Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages123>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#1 Posted : Saturday, February 7, 2009 4:00:00 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Một


Mùa đông buồn

...và viết nhảm chơi!

Hoàng Lan Chi



Trời Virginia mùa đông buồn và lạnh. Mấy hôm trước chỉ còn 18 độ. Tôi đã “unsubcribe” nhiều group vì không muốn đau đầu. Chỉ còn một vài. Khi xem e-mail báo động và sau đó xem youtube về buổi họp báo, tôi giận run người. Hội Vaala vừa triển lãm nghệ thuật và có hai bức tranh rất “láo xược” gây tức giận cho cộng đồng người Việt chống cộng khắp nơi.Tôi chụp hình Brian Đòan trên youtube, thu lại giọng nói cậu ta chỉ khỏang năm phút và chuyển đi qua hệ thống các group net của tôi. Rồi vô tình vào DT, xem topic về Trịnh Công Sơn và thấy nổi sung. Nhưng sau đó thì thấy người ấy...chả đáng để mình phí lời nên say bye.

Tôi thường làm việc rất nhanh. Có bàn với Nguyễn Đăng Tuấn trước nhưng Tuấn cứ uởi ơi. Hôm chủ nhật, báo cho Tuấn rồi gọi cho các nhạc sĩ. Vừa dặn dò họ trước vừa hướng dẫn cách thức. Tôi yêu cầu các vị phải viết câu của mình và “reply all” cho tòan thể đều biết hầu tránh sự trùng lặp và hẹn họ lúc 11g30 đêm của Hoa Thịnh Đốn tôi sẽ xúc tiến cuộc hội luận. Mới thử nghiệm skype lần đầu cho hội luận nhưng diễn tiến khá tốt. Chỉ cell phone của tôi âm thanh tệ quá nên sau đó phải thu lại. Xem như đêm 29, chương trình Sáng Tác Mới có cuộc hội luân giữa Hoàng Lan Chi và năm nhạc sĩ từ nhiều nơi.

Vương Huyền chủ web Hồn Quê mới mail báo tin “Em đưa lên HQ 52 nghe chị”. Thường thì các chương trình của tôi được gửi ra cho các group của riêng mình và từ đó có vài vị tiếp tay gửi sang các group khác. Trở lại Hồn Quê, năm 2002 gì đó khi Trường Đinh giới thiệu và tôi gửi bài, Vương Huyền rất thích đã mail “Sao Trường Đinh tìm chị HLC ở đâu ra hay quá.” Một thời gian, mở web HQ là thấy bài HLC ở đó khá nhiều. Sau này bận bịu nên ít gửi. Nhưng năm 2008 thì tôi “add” tên Vương Huyền vào group và tùy VH. Thích cái gì thì VH đăng lên HQ thôi.

NĐT cứ theo rủ rê bà chị vào văn bút. Tôi say No nhiều lần. Tôi không thích ở bất cứ hội đoàn, nhóm nhiếc nào hết. Cũng chẳng thích in sách. Chỉ thích độc lập và đi dung dăng dung dẻ khắp chốn. Người chỉ mê y khoa, không mặn mà với sinh họat văn nghệ thì trời đất xui khiến vào cuối đời làm những việc liên quan đến truyền thông. Thuở học trò hay sinh viên chỉ xem viết lách vớ vẩn cho vui và để lấy tiền nhuận bút ăn quà vặt. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp cử nhân khoa học thì việc làm đầu tiên có được cũng nhờ một bài báo! Khi lang thang sang Mỹ thì cũng vì net mà cộng tác với đài phát thanh. Việc làm ở SOS cũng có sau khi phỏng vấn ông giám đốc. Nghĩa là, nhờ việc làm truyền thông mà có nghề để sống!

Sáng nay ông tiến sĩ gọi chúc tết. Anh nói anh có bao giờ khoe anh là tiến sĩ đâu. Chỉ khi anh đại diện Hoa Kỳ dự đại hội quốc tế ở Geneve, bắt buộc họ phải nêu và từ đó người Việt mới biết anh là tiến sĩ. Tôi đùa vui:
-Có gì phải thắc mắc? Anh là tiến sĩ thì cứ giới thiệu tiến sĩ. Trừ phi anh làm thơ và ký tên ở dưới là tiến sĩ thì mới đáng lên án. Còn đảng của anh hoạt động thì cứ giới thiệu anh là tiến sĩ! Mấy người cứ trách người khác khoe bằng cấp. Giỏi thì họ học đi, lụm bằng tiến sĩ đi rồi có khoe không thì biết! Em vẫn nhớ bố em nói là học chữ khó chứ học ăn chơi dễ ẹt. Mà em thấy đúng á. Lụm cái bằng cử nhân là trày vi tróc vảy nhất là thời xưa, thời của anh và em chứ không phải thời tú tài IBM hay thời bây giờ ở hải ngọai. Còn học khiêu vũ hay đánh bạc em thấy học mau lắm.
-Nhiều người không ngờ gốc anh là quân đội đó nghe. Anh qua Mỹ từ 72.
-Ờ qua trước hèn chi có tiến sĩ cũng phải. Không có tiến sĩ mới là lạ!
-Cái cô này!

Tôi phá ra cười. Tôi có lối nói chuyện rất ba gai với bạn hữu nhất là đàn ông. Tất nhiên trừ số ít thì mình cũng yểu điệu thướt tha! Tôi gọi Ông xưng Tôi cứ ngon ơ. Để mấy bà vợ khỏi ghen mất công.

Một người bạn gửi bài viết xem chơi. Tôi ngứa mắt và edit lại. Méo mó nghề nghiệp chủ bút mà lị. Nhớ cái hồi phải edit bài cho Mạch Sống, tôi thấy …hãi hùng. Nhân viên đa phần không chuyên viết, không thạo tiếng Việt mà bắt buộc phải viết để nộp cho “funder” nên tôi là người lãnh đủ. Sửa chính tả, sửa câu cú và cả sửa những lỗi lẩm cẩm như dấu phẩy cách mấy space, vân vân là thế nào. Lắm khi “edit” bài xong, chóng cả mặt vì phải tập trung để hiểu tác giả muốn nói gì. Tôi lại nhớ đến Trần Viết Minh Thanh. Thỉnh thỏang tôi viết thư chủ bút xong và không có thì giờ xem lại bèn đưa Minh Thanh edit. Đúng là tréo cẳng ngỗng. Chủ bút edit bài nhân viên còn bài chủ bút nhờ bạn edit. Thậm chí có hôm còn bắt cả con gái edit bài tôi viết! Sung suớng là được viết theo nguồn cảm hứng rồi sau đó người khác edit dùm! Tôi có người như vậy và anh ta rên la là mắc nợ tôi từ kiếp trước!

Mấy hôm trước xem cuốn truyện của Nguyễn Thành Châu. Lôi cúôn hấp dẫn làm tôi xem hết trong hai ngày. Hôm kia có hai ông bà đến đài phát thanh và tặng quà cho đài. Tôi cảm ơn và khi biết đó là Nguyễn Thành Châu, tôi cười khì:
-Trời ơi mai mốt tôi sẽ dành một chương trình Sáng Tác Mới để giới thiệu cuốn sách của anh. Tôi biết có nhiều cái anh xạo nhưng đọc thấy vui lắm!
-Cô là ai mà định giới thiệu sách tôi?
-Goàng Nan Chi!
-Wow, Hoàng Lan Chi hả? Tui đâu ngờ Hoàng Lan Chi đẹp dzậy đâu?

Tôi phì cười. Chúng tôi có trò chuyện qua điện thoại và chưa gặp nhau bao giờ. Ông nội này viết văn giỡn như quỷ nên bên ngòai cũng vậy. Còn nhớ anh LVP. Cứ đến đài là xem bói và sờ má các xướng ngôn viên. Hôm gặp Hoàng Lan Chi cũng vậy. Nhưng vì ai cũng biết anh LVP là tếu nhộn và đùa nên việc anh sờ má các cô biến thành một “trade mark” của LVP!

Cuối năm thấy buồn. Vừa vào webshot để set “non public” cho folder Phạm Duy. Chả là hồi đó đang mò mẫm làm nên chưa biết và thấy bạn hữu và cả không bạn hữu xem nên tôi mặc kệ. Đúng ra không có thì giờ. Việc này việc nọ cứ tùm lum. Tính tôi hay thích tìm hiểu về computer nên tự mò và tự học. Sau này còn dùng showmypc.com để hướng dẫn chỉ cho mấy ông …gà mờ về computer môt số điều họ muốn học. Họ ngồi nhà và khi thấy tôi log in được vào computer của họ, làm việc trên máy họ y như họ khiến họ kinh ngạc và thích thú. Chiêu này tôi học lóm lại từ Tâm Vô Lệ của Thư Viện Việt Nam. Hôm đó TVL định chỉ tôi cái gì đó và e ngại tôi sẽ gà mờ nên TVL yêu cầu dùng showmypc. Tôi làm theo ngon ơ và hôm sau viết bài hướng dẫn kèm hình ảnh cho dễ học và bắt đầu dạy lại người khác! Cậu em TVL khen bà chị già mà học computer nhanh! Chính vì hay tự mò học sofware nên làm biếng set cho folder Phạm Duy. Cho đến hôm nọ thấy nick kia viết là tôi khoe hình chụp với PD và tại sao vẫn thích nhạc PD? Tôi thấy câu hỏi vô duyên bỏ mạng. Yêu/ghét là quyền cá nhân, viết về ai dù khen hay chê cũng là quyền cá nhân kia mà.

Ngày xưa mê nhạc Phạm Duy và cũng muốn giới trẻ trong nước biết về những tình ca quê hương rất hay của PD mà tôi viết bài cảm nhận cho vài nhạc phẩm của ông. Tự ông xem net và thấy rồi làm quen tôi. Chứ cái bản mặt tôi bị giáo lý Khổng Nho từ bố tôi nhồi sọ, đời nào tôi làm quen giới nghệ sĩ! Ấy là nói hồi xưa, bây giờ “sửa sai” rồi (sửa sai là nhạo chữ VC). Từ đó hai chú cháu hay mail qua lại. Cũng có điện thoại. Những nguồn tin như “Chống gậy chứ không chống cộng. Cho 10,000 là làm nhạc ca tụng ngay”, ông đều kể và gửi “data” cho tôi xem. Ông nói đó là cuộc “gió tanh mưa máu”. Tôi không hứng thú với việc đó. Tôi cũng không hứng thú với việc mọi người đàn ông lên án nết đào hoa của ông. Thì ông tài hoa, một số đàn bà lăn xả vào ông trước và mèo đâu có chê mỡ đưa tận miệng? Tất nhiên trong chuyện với ca sĩ KN thì ông sai.Tôi mê tình ca, nhạc quê hương của PD và tôi không quan tâm lắm đời tư của ông. Nhưng với Trịnh Công Sơn là chuyện khác. Anh ta sáng tác nhiều nhạc ru ngủ. Sau này Phạm Duy viết “Kỷ vật cho em” và cũng bị lên án là làm nhụt chí quân nhân. Rồi cả Nguyễn Văn Đông thuở xưa cũng bị lên án ở “Chiều Mưa Biên Giới”. Thế nhưng cả Phạm Duy và Nguyễn Văn Đông không sáng tác thể lọai đó nhiều. Những nhạc phẩm quê hương của Phạm Duy, nhạc phẩm về lính của Nguyễn Văn Đông làm tôi mê mẩn!

Cuối năm vì dính líu vào topic kia mà tự nhiên nhớ bố già. Phải chi ông cứ về Việt Nam hát hò và đừng nói nhiều? Hay đó là cái giá mà VC mặc cả với ông để ông và các con được tự do mở phòng trà và sinh hoạt ca nhạc? Tôi vẫn mê lắm Tình Ca, Chuyện Tình Buồn, Ngày Xưa Hòang Thị, Ngày Trở Về…Ôi vì VC khốn kiếp mà đồng bào tôi chém giết lẫn nhau, bao thanh niên ưu tú của cả hai miền đều chết trận, chết trong khi bao mộng ước chưa tròn, và đến bây giờ bao người không nhìn mặt nhau chỉ vì khác chính kiến? Như tôi phải nghỉ chơi bố già, tôi cũng buồn não ruột! À, “tên” Bùi Hiến” anh họ Bùi Giáng đi đâu ấy nhỉ. Gọi phone cho “hắn” hai lần không gặp. Nhớ hôm đến nhà hắn, chụp với bức tranh Bùi Giáng toàn bằng rễ cây rất đẹp. Nhớ cả lần hắn dám chở ba gồm tôi và cô em kia nhưng không bị tóm vì chạy trong hẻm nhỏ! Tôi cũng yêu một số bài thơ của Bùi Giáng. Ví dụ như:

Tuổi thơ em có buồn nhiều
Xin em hãy để nắng chiều trôi qua
Giấc mơ chợt tỉnh sơn hà
Còn sơ nguyện mộng bên tà áo xanh!

Men, tuổi thơ tôi buồn chết bà cũng vì lũ VC khốn kiếp và làm sao tôi để nắng chiều trôi qua được, làm sao tôi chợt tỉnh sơn hà được cưa chứ.

Bài “Lá Thư Người Lính Chiến” của Nguyễn Văn Đông hay tuyệt. Mùa đông và tết. Cả “Phiên Gác Đêm Xuân” của Nguyễn Văn Đông cũng hay ớn. Thôi stop. Phải suy nghĩ để làm một chương trình cho Nguyễn Văn Đông chứ!


hoanglanchi
#2 Posted : Sunday, February 8, 2009 3:38:38 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Hai


Tạp bút hai

…Năm mới
Cầu trúng vé số nhé!


Hoàng Lan Chi

Anh bạn nói “‘cô nương’ là người chúa chuyện nọ xọ chuyện kia”! Thì đúng thế. Cái số con trâu dù không cầm tinh nó. Cực thấy mồ cố tổ. Làm việc trí óc nhiều thứ nên nhớ lộn là ‘‘chuyện thường ngày ở huyện”. Nhớ nhầm người và cả nhầm chuyện!

Anh bạn vừa nhắc “Lá thứ gửi mẹ” là của Nguyễn Hiền thì ngay sau đó tôi nhận mail nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông “‘Lá thư người lính chiến’ mới là của anh Đông. Gửi cô hai bản nhưng anh Đông thấy KL hát tình cảm hơn. Năm mới cô Lan Chi đổi ‘ton’ viết hả”. Có phải đổi đâu mà giọng văn có nhiều lọai. Viết chuyện tình thì thơ mộng lãng mạn nhẹ nhàng. Còn khi “cà khịa” thì giọng văn ba đá chứ!


Hôm nọ đang làm việc chung với Chân Như thì bỗng nhớ con trai và khóc lả tả. Thằng nhỏ với dáng bề ngòai “ngầu” nhưng thật ra lại khác. Nó lặng lẽ đi xuống bếp lấy tissue cho cô và cũng lẳng lặng đưa cô không nói tiếng nào. Nhớ năm 97, tựa cửa phòng máy computer nhìn sinh viên và nhớ con trai lại khóc! Kỳ lạ. Có lẽ suốt năm hay trò chuyện meo miếc với con gái nên tết đến không nhìn ai mà nhớ bé để khóc cả. Nhưng cứ cuối năm nhìn con trai nào đó trạc cu Bi là khóc vì nhớ con. Vài bạn hữu mới quen sau này “théc méc” và tôi “…ba mẹ con ba nơi nhờ ơn VC!”. Bởi thế, nói đến VC là tôi dễ nổi sung. Nói đến việt gian lại dễ nổi sung hơn. Tôi biết mình đang công tác ở ngành truyền thông lại phỏng vấn phỏng véo tùm lum nên cố gắng hạn chế. Hạn chế nhưng ấm ức lắm chứ.

Nhiều lúc ngẫm nghĩ thôi thì cái số con rệp ráng chịu cho rồi. Ít ra được nói không bị bưng bít và bịt miệng như khi còn trong nước. Hồi đó tôi cũng nổi tiếng “ba gai” ở trường Khoa Học và may mắn lũ khỉ chưa cho học tập. Tôi ghét VC thậm tệ nên những gì dính líu đến chúng là tôi bực mình lắm lắm. Mấy ông nội du học từ khuya, nhờ học bổng Colombo của ngọai quốc, trốn được lính và sau này một số ông làm trò khỉ, chịu không được! Nào là quê hương là chùm khế ngọt, nào là tôi không dính đến chính trị, nào là tôi chỉ muốn đem kiến thức đã có để phục vụ đồng bào v.v. Hứ! 10 giờ đêm tôi gào lên với ông giáo sư đại học kia “Ai cho anh phục vụ? Bộ VC tạo điều kiện cho anh phục vụ mà không có điều ràng buộc à? Bộ nó dễ dãi như Việt Nam Cộng Hòa để anh làm gì thì làm chắc? Bộ nó cho anh về giảng dạy luật này nọ kia mà không kèm điều kiện gì chắc”. Với ông ở Úc, tôi “bụp” không thương tiếc “Giào! Chẳng qua quý vị ở nước ngòai không thành công lắm. Nay về già cứ ngỡ với cái văn bằng ngoại quốc là VC vồ lấy rồi trao cho quý vị chức cao để quý vị làm le với họ hàng gia đình con cháu. Chứ quý vị thương quê hương cái cóc khô!” Còn với một ông khác thì bảo tôi đừng nói vụ ông về Việt Nam giúp thành lập ngân hàng, tôi cười khì “Thế lúc này anh hết hứng về giúp chúng nó rồi à?” “Đâu có, hồi đó anh về vì theo chương trình quốc tế”. Ông nói vậy thôi chứ tôi biết tỏng là ông và nhóm du học từ khỏang thập niên sáu mươi có ý định gì với VC!

Thôi stop. Nói đến là bực mình. Xui xẻo. Sắp hết năm rồi.

Đã lâu lắm rồi không viết gì cả. Bận kiếm sống mệt phờ râu. Tuổi già lủi thủi một mình nơi xứ lạ, làm gì cũng mình ên, lắm khi thấy đuối sức. Tuần nào cũng siêng năng mua mega chỉ mong trúng vừa đủ để được du lịch đó đây rồi tiếp tục làm nhưng tự do nghĩa là không bị lệ thuộc ai cả. Vậy mà lâu lâu trúng được…hai đồng! Chán mớ đời.

Tết năm ngoái bất ngờ nhận quà anh mà anh không báo trước. Thấy vui vui. Nhớ ngày mới đến Virginia, đêm khuya ngồi thu lu góc bếp khóc ti tỉ với anh. Sau này anh còn ong óng chọc tôi “ Tại bắc kỳ đanh đá mà” !Hứ, có trong chăn mới biết chăn có rận. Nếu ngày nay tôi ra nông nỗi đanh đá là bởi mấy tên đàn ông cà chua chứ ngày xưa thuở Gia Long mình hiền còn hơn ma sơ!

Dự định cho 2009 là Sáng Tác Mới phải giới thiệu cả văn, thơ thêm vào. Chứ nhạc không thì cực quá vì phải nghe, phải chọn, phải viết bài…

Lại nghe tin vài người ở sở cũ ra đi vì không chịu nổi. Không chịu nổi từ cung cách đến áp lực công việc.“Too much work”. Cậu nhỏ coi về IT hồi xưa nói với mình vậy.

Nhớ năm ngóai, thuê một aptment một phòng vì ngỡ con gái sẽ qua nhưng nó chưa học xong nên đi tìm người ngủ chung, cực quá xá. Nhờ người này người kia…Cuối cùng một ông quen nhận lời giúp. Buồn cuời tôi gọi ra cho cô tiếp tân “ …có ông kia mỗi tối đến ngủ với chị” “What?” “ Chị có một ông mỗi tối đến ngủ với chị!” Cô ấy phá ra cười. Đến đó tôi cũng buồn cười cho cái kiểu “nói tắt” của mình. Chỉ hai tuần gặp trục trặc ông đó bận không đến ngủ canh ma cho tôi được nữa nên tôi phải réo đến cậu nhỏ coi IT của sở. Lúc đó nó đã nghỉ việc và đi làm nơi khác. Nó cằn nhằn tôi “Cô nghỉ đi” “Cô đâu được như con. Cô sang muộn, anh văn kém nên xin việc không dễ. Chứ nếu cô qua sớm khỏang bốn mươi tuổi, cô cũng không ngán. Cô sẽ học lại mấy hồi. Bây giờ già, học xong ai thèm mướn?”. Thằng nhỏ rất láu cá. Nó về khuya khi tôi đã ngủ và giả bộ để xô lệch cái gì đó nhưng sau đó nó biến! Ban đầu tôi cũng bị nó gạt. Cứ tưởng mỗi đêm nó ngoan ngoãn về ngủ … canh ma cho cô. Về sau tôi khám phá ra cái mánh đó, tôi “Thôi con khỏi phải giả bộ về nữa!” và tôi thì chuẩn bị đủ thứ cần thiết trong phòng ngủ và trước khi đi ngủ thì chận con dao to tổ bố ngay cửa phòng! Chưa hết, thêm một con dao nhỏ dưới gối. Tôi không sợ người mà sợ ma! Quái đản vậy đó! Một anh bạn trêu “Cô nương kiếm một mền da đi. Vừa ấm vừa canh ma cho cô nương!”.

Không biết qua năm mới có trúng số không để còn du lịch và khỏi phải đi làm nữa! Tranh đấu hoài mệt quá. Chỉ cầu trúng vài trăm ngàn thôi mà ông địa ơi!
hoanglanchi
#3 Posted : Sunday, February 8, 2009 3:40:38 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tạp ghi bốn



Lời của nhạc phẩm




Hoàng Lan Chi

Những ngày vừa đông vừa xuân thật lạ. Đông của người và không khí xuân “của mình” qua những thư chúc tết và hội chợ cùng nhạc xuân vang vọng khắp nơi.

Khi làm chương trình phát thanh về Sài Gòn tôi phải đi tìm vì số CD do các nhạc sĩ tặng, có rất ít. Chương trình số một về Sài Gòn phát thanh và sau đó một nhạc sĩ gửi đến tôi, nhạc phẩm viết về Sài Gòn của anh. Tôi mở ra xem ngay và gửi mail cho anh với số điểm chấm “ 8,5/10”! Sau khi thực hiện xong chương trình Sài Gòn số hai, tôi đặt bút viết cho bài nhạc ấy của anh. Tôi e- mail cho anh biết rằng nhạc phẩm ấy gặp may vì vài lý do: là nhạc về Sài Gòn nên tôi nghe ngay chứ không “ngâm tôm”; tôi đang có thể viết cảm nhận vì không phải bù đầu như hai năm trước; quan trọng nhất là nhạc phẩm hợp “gôut” tôi. Đó là những nhạc phẩm mang âm điệu dân ca và man mác buồn. Tôi không thích những bài ảo não rên rỉ mà chỉ phảng phất buồn. Một may khác mà nói ra thật buồn cười: ba năm nay tôi rất dị ứng với cô ca sĩ kia. Trước đó tôi từng nghe cô hát khi tôi còn ở Việt Nam và tôi đã nhủ “Hát khá nhưng chắc không ‘nổi’ vì dung nhan không khá và cách trình diễn hơi nhạt”. Đúng vậy. Không thấy cô xuất hiện ở đài truyền hình sau này nhiều nữa. Có lẽ vì ít ai mời chăng? Ngày xưa Như Quỳnh khi còn ở trong nước đoạt giải nhất về cuộc thi “Tiếng hát truyền hình” và cũng được Đài “lancer” cùng ưu ái thực hiện riêng một chương trình cho Như Quỳnh (trong nước thì Như Quỳnh là Quỳnh Như) nhưng cô “không nổi” được vì thiếu cái duyên của sân khấu dù bên ngòai Như Quỳnh rất xinh xắn. Chỉ sau khi ra nước ngòai, dưới bàn tay đạo diễn của Thúy Nga thì Như Quỳnh sống động và nhí nhảnh hơn. Để từ đó Như Quỳnh “nổi”.

Trở lại cô ca sĩ kia, cách thể hiện hao hao Như Quỳnh khi NQ còn ở trong nước. Nghĩa là cứ ẻo lả với suối tóc dài và rất chậm buồn. Cái này ai chịu nổi khi xem trên màn hình nhất là thời buổi bây giờ! Giới trẻ không thích và có lẽ cả giới già như tôi cũng vậy. Sau này tiếng hát cô xuất hiện nhiều ở CD do các nhạc sĩ tài tử viết. Ban đầu còn hát hay. Càng về sau càng “ẹo”, chịu hết nổi.Thú thật ngày xưa tôi mê tiếng hát Thái Thanh nhưng khi cô “ẹo” quá, tôi cũng tắt khỏi nghe! Nghe “nũng nịu” một vài lần thôi chứ nghe hòai ai chịu cho thấu? Tính tôi lại như đàn ông ấy. Nóng hơn lửa và làm gì cũng nhanh như điện xẹt. Cách đây hai năm, tôi nói với một cậu em “Em làm ơn đừng kêu …hát nhé. Chị ớn giọng cô ta lắm rồi” “Nhưng tương đối cô ta hát hay. Giá cả phù hợp. Đợi mai mốt cô ta già sẽ không hay nữa” “Nhưng CD nào cũng giọng cô ta, chị ớn tận cổ đó”.

Vì ớn và không thích cái “ẹo ẹo” cùng cái rên rỉ và rung quá nhiều mất tự nhiên nên cứ thấy cô ta hát là tôi skip không nghe! Đến nỗi một nhạc sĩ kia viết “Anh bạn tôi khóc khi nghe bài …Tôi biết chị không thích giọng cô này nhưng biết sao vì tôi chỉ có bài đó về chủ đề ấy”. Hì, anh không biết rằng tôi đã nghe bài đó rồi từ CD anh gửi tặng cách đây hai năm và sau khi ráng nghe hết bài, cũng lại chịu không ổi cái “ẹo qua ẹo lại” của ca sĩ mà tôi “ignore” không giới thiệu nhạc phẩm đó. Tự biết mình “cà chua” thiệt nhưng biết sao, tôi cũng là người mà, not thần thánh! Tôi phải nghe, phải viết lời dẫn nhập mà bắt tôi nghe cái giọng “điệu tàn cơn gió biển” đó rồi phải giới thiệu thì cũng bất công cho thân già của tôi lắm chứ vì tôi làm việc “fờ ri” chứ bộ. Trừ phi nào giọng hát ấy chịu sửa đổi nghĩa là bớt điệu, bớt rên rỉ ảo não, bớt “ẹo qua sàng lại” thì tôi sẽ chịu khó nghe nàng hát! Chợt nhớ thuở xưa, cả nhà tôi … không thích Bạch Tuyết cải lương cũng chỉ vì “ẹo như con rắn” (mẹ tôi phán như thế!)

Dài dòng về giọng hát này vì anh nhạc sĩ ấy “kết” giọng nàng! Nhạc tình của anh tòan do nàng hát. Thế có khổ không cưa chứ! Thế thì còn khuya tôi mới nghe tình ca của anh được! Tôi cảm ơn Trời Phật là bài viết về Sài Gòn, anh đã nhờ một giọng nam hát. Nếu là nàng hát tôi đã không nghe và như thế bài viết cảm nhận của tôi không thể chào đời được! Phải chân thành xin lỗi tất cả các nhạc sĩ tài tử và cả không tài tử là nếu tôi không nghe nhạc phẩm của quý vị, không phải vì nhạc không hay mà đơn giản chỉ vì tôi dị ứng với cái giọng hát quá điệu đó. Nói trộm bóng vía ca sĩ Nhật Trường tí, anh cũng điệu nhưng trong phạm vi chấp nhận được!

Cũng trong bài cảm nhận tôi đã nêu một nhận xét là một vài sáng tác mới làm tôi ngỡ nhạc ngọai quốc vì lời kỳ cục quá. Có lẽ tác giả quên tiếng mẹ đẻ rồi. Nhớ đến người bạn. Khi trò chuyện về nhạc phẩm “Bài tình cho giai nhân”, anh kể rằng anh đi theo dấu vết nhạc sĩ sau khi đọc bài tôi viết và “Nhạc sĩ nói ngày nào cũng đọc sách để làm giàu cho ngôn ngữ mình!” Có thế chứ. Tiếng Việt rất phong phú và phải trau dồi nếu không sẽ không có hoặc quên vì đang sống ở nước ngoài. Đó cũng là một thiệt thòi cho các nhạc sĩ hải ngoại chăng vì không được nghe, đọc và nói tiếng mẹ đẻ hàng ngày?

Khi trò chuyện với một người bạn khác, tôi cũng đồng ý với anh ấy là nhạc phẩm “Gọi người yêu dấu” của Vũ Đức Nghiêm xuất hiện thập niên bẩy mươi nổi tiếng vì lời quá dễ thương chứ giai điệu nhạc chỉ ở trên trung bình một chút.

Thật vậy, thuở đó sinh viên học sinh nào mà không mê khi “Gọi người yêu dấu xa vời, thương em mong manh như một nhành lan hay gọi người xa cách muôn trùng…”. Vũ Đức Nghiêm cũng là thi sĩ nên lời nhạc phẩm của anh hay. Kể cả bài “Mùa thu cho em” của Ngô Thụy Miên, với tôi cũng là một trường hợp tương tự như “Gọi người yêu dấu”.

Ai nói rằng giai điệu chiếm phần lớn và lời nhạc chỉ non nửa thì tôi phản đối liền tút suỵt. Nhạc Việt Nam mà sử dụng lời vô nghĩa và ngô nghê thì còn khuya mới nổi chót vót được. Lềnh bềnh thì họa may! Ngày xưa, PD với vốn sống phong phú và cũng vì dòng dõi nho gia nên lời nhạc của ông đa số hay và ý nghĩa. Hay Văn C.. cũng vậy. Lời rất hay.

Lời nhạc lính của Nguyễn Văn Đông theo thiển ý cá nhân tôi là “sang” nhất! Này nhé:

Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu (Chiều mưa biên giới)
Anh đến thăm áo anh mùi thuốc súng, ngoài mưa khuya lê thê qua ngàn chốn sơn khê (Mấy dặm sơn khê)
Nghìn sau nối nghìn xưa…
Xác hoa tàn rơi trên báng súng ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá bay!


Tôi không chê nhạc “sến” nhé. Có một bài nhạc sến mà tôi rất mê đó là “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm; bầy trẻ thơ chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới, ba ngày xuân đi khoe xóm giềng”. Nghe nhạc đã hay mà lời hết sức có nghĩa!

Tôi cũng nói với một anh bạn nhạc sĩ là CD đầu tiên của anh nghe hay hơn những cái sau này vì anh phổ thơ những vị thi sĩ khá nổi tiếng và cả lời của riêng anh hồi đó cũng “chắt lọc” hơn sau này!

Một cô bé gọi phone và nói tôi thẳng tính lắm và cô ấy thích cái thẳng đó. Trời đất ơi, trên đời ai cũng thích người nói khéo và chả ai thích người nói thẳng cả. Tôi cũng múôn nói khéo theo kiểu như sau:

-Sao thơ anh hay quá, em đọc mãi không chán.
-Nhạc anh tuyệt ghê đi, em nghe hòai đó.
-Truyện anh viết hay quá, em mê lắm đó.

Muốn lắm nhưng trời sinh tôi là người không thể như thế được. Khen thì khen đúng và chê thì ráng cố gắng cho dịu bớt chun chút! Phải chứng minh chứ. Ví dụ anh bạn đưa nhạc phẩm và đâu ngờ tôi – sau bao năm kiếm sống- “no time” để viết cảm nhận cho một nhạc sĩ nào cả thì bỗng nhiên tôi viết cho bài của anh. Tôi không nhận cái gì từ anh để múa bút ca tụng mà chỉ đơn giản nhạc phẩm ấy làm tôi rung động. Mấy ai biết được bên ngoài, tôi còn “vặn vẹo” anh ta về vài thứ khác! Hoặc tôi giới thiệu thơ của một người tôi không hề biết tên thật họ là gì! Chỉ thấy hay thì giới thiệu. Thế thôi. Tôi biết, đó là di truyền từ cha tôi mà cả lũ con đều có tính ấy. Còn nhớ trong một tùy bút, tôi có kể rằng ngày xưa, cha tôi làm chánh chủ khảo một hội đồng thi tú tài. Phu nhân ông Đổng lý văn phòng có đứa cháu thi ở đó và cho người đến đề nghị cha tôi hạ điểm xuống để có gì cháu bà …sẽ đậu vớt và không phải đi quân dịch! Cha tôi từ chối liền túy sụyt và sau đó Bộ Giáo Dục “đì” hết cả hai anh em là Bác và Cha tôi! Chuyện này là do tôi nghe bác kể lại trong một dịp… trà dư tửu hậu giữa tôi và bác.

Tuy vậy hy vọng rằng sau một thời gian, người quen sẽ hiểu để thấy rằng thà là nghe… Hoàng Lan Chi nói thẳng còn hơn nghe (Quỳnh Giao) nói khéo! (Không ám chỉ ca sĩ Quỳnh Giao).

Rừng gió Virginia

Hoàng Lan Chi






hoanglanchi
#4 Posted : Sunday, February 8, 2009 3:41:52 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tạp ghi năm



Nghiệp gì đây?


Hoàng Lan Chi


Trời Virginia hôm nay chuẩn bị từ giã mùa đông hay sao mà chợt nắng ấm bất ngờ. Tôi mới thực hiện một chương trình Sáng Tác Mới và lần đầu giới thiệu thơ. Từ khi phát thanh năm 2004 dường như chương trình nghiêng về nhạc nhiều hơn. Thoạt đầu tôi định chen nhạc cũ vào thơ nhưng anh Nguyễn Đăng Tuấn không chịu. “Thính giả sẽ ‘confused’. Chị ráng tìm nhạc mới đi”

Ráng! Cái “Ráng” ấy ngốn của tôi… hai ngày! Quả là thực hiện một chương trình thơ nhạc hòan toàn mới không cho cũ chen vào, thật là cực. Ví dụ nếu là thơ cà phê thì trong nhạc cũ đã có “Cô hàng cà phê” hoặc nếu nói đến hoa soan thì là “Hoa soan bên thềm cũ” của Tuấn Khanh. Còn bây giờ tôi phải đi tìm và nghe nữa chứ vì nếu nhạc phẩm đó không hay lắm thì cũng thôi đành không chọn!

Tôi than thở với anh bạn. Anh viết “Không ai bắt chúng ta làm cả. Chẳng qua là ‘đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng xin đừng trách trời gần trời xa’. Công việc của chúng ta đều hữu ích.”

Tôi không biết Nghiệp gì đây! Nhưng quả thật đã hơn ba mươi năm, nếu không ai chịu khó nghe, chịu khó giới thiệu thì âm nhạc hải ngoại sẽ thế nào? Hai trung tâm lớn bắt buộc phải giới thiệu nhiều nhạc phẩm cũ và chỉ chen ít nhạc mới và toàn là nhạc của họ hay thân hữu họ. Tự giới thiệu trên net thì cũng nhiều. Nhưng giới thiệu trên làn sóng phát thanh thì dường như chỉ có Đài Việt Nam Hải Ngoại là thực hiện “vô tư” nghĩa là không lấy bất cứ một khỏan tiền nào để giới thiệu nhạc cả! Công việc của chương trình Sáng Tác Mới hoàn toàn vô vị lợi.

Tôi – với chương trình giới thiệu thơ mới còn chứng tỏ cho thấy, tôi rất ghét hiện tượng áo thụng vái nhau vì tôi đã chọn thơ của một thi sĩ mà tôi không hề biết họ là ai, tên thực là gì. Đơn giản chỉ là tôi “đọc” họ khi lang thang net, thấy hay và giới thiệu. Thế thôi. Tôi rất ghét bị “chỉ bảo”. Đừng nghĩ rằng vì là mà …rồi tôi phải giới thiệu. Không, công việc này của anh Nguyễn Đăng Tuấn và cả Hoàng Lan Chi - không phải là “job” có trả tiền. Dù có trả tiền thì có lẽ với cá nhân tôi, cũng “còn khuya” mới bảo tôi đặt bút khen một bản nhạc hay một bài thơ …dở ẹt!

Có lẽ tôi thích được giúp đỡ bạn bè, thích chia sẻ những gì mình cảm nhận nên tôi đã làm với mọi đam mê. Khi đọc một cụốn sách hay, tại sao không giới thiệu cho bạn bè cùng biết? Khi nghe một nhạc phẩm có hồn, sao không viết ra cho thân hữu cùng tường? Bởi lẽ có nhiều người biết thơ hay, phim xúc động, nhạc có hồn nhưng họ không có khả năng hoặc không có thì giờ viết- để chia sẻ- thì trời cho mình cái khả năng đó- tại sao không làm để phục vụ tha nhân? Ngoài nhạc, tôi cũng từng có những hành vi tương tự với văn và thơ! Tương tự cả với những gì mà tôi xếp lọai là “Có ích cho cộng đồng”. Lấy ví dụ khi một cựu quân nhân cần tôi viết bài hỗ trợ cho một sự kiện nào đó của tập thể quân nhân, tôi sẵn sàng. Khi một nhân vật của một tổ chức cộng đồng hay một đảng phái nào đó cần tôi phỏng vấn, tôi cũng sẵn sàng…

Tôi có hai niềm vui vào những ngày đầu xuân Kỷ Sửu. Một có liên quan đến cái “Nghiệp” và cái kia thì không. Cái đầu là tôi đã thuyết phục được một người bạn bỏ tên những văn nghệ sĩ trong nước ra khỏi web của anh.

Tôi chỉ ra các lý do sau:

Thời buổi bây giờ net rất thông dụng. Vì thế để có blog hay web riêng không còn là một xa xí phẩm. Vậy nếu các văn nghệ sĩ trong nước muốn giới thiệu tác phẩm, họ hãy tự làm việc đó. Với các văn nghệ sĩ của Việt Nam Cộng Hòa, nếu nghèo và ở xa thì tạm thời anh có thể giúp bằng cách đăng bài của họ trong web của anh.

Tôi cũng thẳng thắn bầy tỏ với anh về quan điểm của tôi: những người còn kẹt lại trong nước vì phải kiếm sống nên phải vào Hội Nhà văn này nọ thì chúng ta thông cảm nhưng không thể để tên những người này chung trong hàng ngũ người Việt hải ngọai không chấp nhận cộng sản. Trừ phi nếu một vị nào đó mở một trang web và chạy tít “ Đây là web của một người hải ngọai nhưng không chống cộng sản” thì thiển ý cá nhân tôi là lúc đó họ tòan quyền giới thiệu các văn thi sĩ trong nước với cái tiểu sử “Hội viên Hội Nhà văn thành phố …”!

Anh đã “remove” một số các văn sĩ trong nước và tôi vui về điều đó. Ước gì VC “sập tiệm” và lúc ấy những bạn hữu đó của anh sẽ không còn cái (hội viên hội nhà văn thành phố …) sẽ cùng đứng cạnh anh ở web của anh.

Cảm ơn anh về điều đó nghe anh. Em hy vọng rằng anh sẽ ngộ, đời là phù du, có tác phẩm để đời hay không chẳng có gì quan trọng mà quan trọng là khi sống, ta đã sống đúng không hổ thẹn với lý tưởng của ta.

Tin vui nhỏ thứ hai là con dâu mới mail báo tin tôi sẽ lên chức “bà nội”! Tôi hy vọng ôm được cháu nội đầu tiên sẽ chào đời năm nay tại xứ sở kangourou. Cho dù “nhờ ơn VC” mà tôi đã không dự được đám cưới của cha mẹ nó!

Rừng Gió Virginia

Hoàng Lan Chi





hoanglanchi
#5 Posted : Saturday, July 18, 2009 10:26:49 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Cái số…. “tháo giày”!




Họ hàng rồi gia đình đa số vào ngành giáo dục nhưng tôi không thích. Tôi yêu y khoa nhưng hẳn tại cái số nên dù không thích nghề giáo nhưng cuối cùng tôi cũng “máng” vào.

Năm 1997, khi phụ trách phòng máy vi tính cho một khoa của một trường đại học tư mà VC gọi là “đại học dân lập”, tôi nảy ra ý định mở các lớp học buổi tối cho riêng mình.

Có vài lý do. Thứ nhất, việc làm quản lý phòng máy vi tính sau khi cho vào nề nếp rồi thì không có gì bận bịu nhiều. Thứ hai, tôi muốn có gì đó dự phòng cho việc kiếm tiền nuôi con. Thứ ba, tôi thích làm việc. Thứ tư, việc mở lớp học ngắn hạn tương đối có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho cá nhân tôi. Trong giai đoạn đầu, hòan toàn có thể xin miễn hay giảm tiền thuê phòng học vì đằng nào khoa cũng mở cửa buổi tối và các phòng học còn trống nhiều.

Tôi phác họa sơ kế họach và … một mình tôi bắt tay ngay. Nhanh là một ưu điểm nhưng có lẽ đôi khi là nhược điểm của tôi.

Tôi trình bầy với khoa trưởng. Đương nhiên ông ta đồng ý vì chỉ có lợi cho khoa. Tôi- lấy danh nghĩa khoa để mở, coi như quảng cáo không công cho khoa. Sau nữa, khi khá, nộp cho khoa 5% và nộp cho trường 10%.

Chủ nhiệm khoa làm công văn gửi trường. Đương nhiên công văn do tôi sọan và chủ nhiệm khoa chỉ việc ký. Nhận được sự đồng ý, tôi gọi phone cho các giáo viên tôi chọn. Lớp đầu tiên tôi mở là đào tạo thư ký! Bao gồm thư ký cho các công/tư sở và đặc biệt cho văn phòng đại diện của các công ty người nước ngòai. Năm 1998 là năm mà các công ty nước ngòai đang dọ dẫm bước vào thị trường Việt Nam.

Soạn đại cương chương trình giảng dạy cho tất cả các môn cũng là tôi. Tôi yêu cầu các giáo viên phải soạn theo đúng chương trình của tôi để phù hợp thời gian đào tạo là 6 tháng. Tất nhiên giáo viên nào cũng vui vẻ cả vì kiếm thêm được tiền, có thêm tiếng tăm. Họ chỉ việc đến lớp dạy và lãnh tiền thù lao. Còn mọi công việc khó nhọc khác thì … người mẹ đẻ ra nó là tôi phải lãnh đủ. Lớp lời hay lỗ, họ không cần biết.

Chuẩn bị xong giáo viên, thời khóa biểu và “giáo trình”, tôi tự viết cái gọi là “Thông báo chiêu sinh”, đăng trên hai tờ báo có số lượng phát hành cao nhất Sài Gòn bấy giờ. Song song tôi mua một số “văn phòng phẩm” cho lớp học. Tôi có một tật xấu đến giờ chưa chừa. Đó là khi làm việc tôi thích có tiện nghi ngay. Tất nhiên nếu công việc xuối chảy thì việc sắm tiện nghi là điều cần thiết. Còn mới mở, chưa biết đi về đâu thì nên du di. Tôi thì không, tôi mua ngay tủ sắt để hồ sơ, máy fax…

Vì cái thông báo chiêu sinh hấp dẫn nên người gọi đến khá nhiều. Tôi có phòng riêng cho việc quản lý phòng máy vi tính, cả điện thoại riêng (một xa xí phẩm vào năm 1998! Cả khoa chỉ có một điện thoại và mình tôi một số riêng) nên việc tiếp xúc trả lời dễ dàng. Coi như giai đoạn đầu, giám đốc là mình, thư ký cũng mình và loong toong cũng mình. Không biết thực sự cầm tinh con gì mà khổ hơn trâu!

Tôi còn nhớ những lúc vừa trả lời độc giả vừa nghe sinh viên, giáo viên qua phòng tôi càm ràm, kỳ kèo chuyện gì đó, thực sự tôi muốn phát điên. Căng thẳng hết sức. Nhớ một lần, tôi rên lên một mình trong phòng làm việc “ Bi, bé lớn mau mau đi làm, mẹ mệt quá rồi!!!” Năm đó, cu Bi của tôi mới mười chín và bé Ly mới mười ba!

Khóa một khai giảng đúng ngày dự định với số học viên cũng khá, gần 40 gì đó. Đương nhiên tôi rất vui vì ra quân lần đầu mà được như vậy là khá rồi. Những tối có lớp học này, tôi phải ở đến hơn chín giờ đêm mới về nhà. Sau một ngày “lao động là vinh quang” (khẩu hiệu bấy giờ của VC) về nhà mệt nhòai. Con gái có nỉ non kể chuyện gì ở lớp học của nó, coi như bị mẹ nạt ngang là cái chắc.

Tôi theo dõi xem các giáo viên dậy có đúng chương trình do tôi đề ra không. Mặt khác, tôi cũng gọi điện thoại hỏi học viên về giáo viên. Tất cả chỉ vì tôi muốn lớp học do tôi mở phải đàng hoàng. Tôi ghét tình trạng dậy cho có, không lương tâm chức nghiệp. Quyền mời giáo viên ở tôi, tôi không hề bị áp lực từ ai thì tại sao tôi không thể hình thành một ê kíp giáo viên “ngon lành” cho tôi phải không? Cũng may là những giáo viên tôi mời đều khá hay giỏi. Họ mến tôi nên dậy đàng hoàng. Phần khác, họ thừa hiểu nếu không dậy đàng hoàng, tôi sẽ thay thế giáo viên khác.

Từ lớp “thư ký cho văn phòng đại diện” này, một chương trình nhỏ được mở thành một khóa ngắn hạn khác. Khóa này mang tên “Nghệ thuật phỏng vấn xin việc” (NTPVXV) và chỉ bốn ngày.

Lúc bấy giờ chữ “nghệ thuật” được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam dù rằng có thể không đúng. Xin miễn bàn về tên gọi khóa học ở phạm vi tùy bút này vì đã là dĩ vãng. Tôi chỉ muốn kể lại chuyện đã qua. Chính ra NTPVXV là một chương trình học nhằm trợ giúp học viên lớp thư ký để họ qua được kỳ sát hạch khi xin việc. Nhưng sau thành công của NTPVXV thì tôi mở một khóa riêng.

Vì sao thành công? Hãy đặt vào bối cảnh Việt Nam những năm 1995, 1996 .. Sau một loạt những cái ngu xuẩn, VC cảm thấy phải “mở cửa”. Khi mở cửa, phải sử dụng lại người cũ rất nhiều vì một số người ở miền Nam cũ tương đối thông thạo tư bản chủ nghĩa và biết cách “nói chuyện với Tây Phương”. Từ ngôn ngữ đến thái độ và các hợp đồng. Phỏng vấn từ các nhà tuyển dụng theo tiêu chuẩn tây phương thường khó. Vì thế lớp “Nghệ Thuật Phỏng Vấn Xin Việc” thành công. Chính ra phải dùng chữ khác cho chính xác.

Bốn buổi học được phân bố như sau: ba buổi cho các kiến thức để trả lời về nghề nghiệp, tâm lý và buổi cuối cùng là thực tập. Trong buổi thực tập này, học viên tùy chọn nghề nghiệp để được phỏng vấn. Sau đó chúng tôi gồm hai giáo viên phụ trách giảng dạy lý thuyết là Ô Lê Đình Huấn và cô Thu Hiên, thêm tôi là ba sẽ phỏng vấn ứng viên. Chúng tôi đóng vai trò “Ban tuyển người” của công ty. Tùy ngành do học viên chọn mà Ô Huấn đặt câu hỏi về nghề nghiệp, cô Thu Hiên về tâm lý và tôi về tình huống khó xử. Sau khi sát hạch, chúng tôi hội ý và cho ứng viên biết kết quả ngay tại chỗ. Tất nhiên đa số …rớt và chúng tôi phân tích từng ưu/khuyết điểm của ứng viên.

Cuối giờ, nhiều học viên với giọng nói rất xúc động, bày tỏ lòng biết ơn của các em đối với khóa học hữu ích này vì giúp các em trang bị kiến thức và kinh nghiệm để sẵn sàng tham dự khi phỏng vấn xin việc. Những khuyết điểm mà chúng tôi nêu ra trong buổi “xin việc thử” sẽ giúp các em nhiều khi chính thức bị phỏng vấn!

Tôi không biết từ đâu mà Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố biết về lớp học này của tôi. Họ mời giáo viên, Ô Lê Đình Huấn đến nói chuyện với thanh niên về nghề nghiệp. Con số 800 người tham dự chật ních hội trường cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ đối với nội dung. Và sau buổi đó, Nhà Văn Hóa Thanh Niên mời “ê kíp” chúng tôi qua đó giảng dạy. Đến lượt tôi được trả tiền thay vì mình chi!

Tôi cũng nhớ sau đó, báo NLD có mời tôi cộng tác trong chuyên mục “Xử lý các tình huống khó xử” và “Hướng dẫn trả lời các câu hỏi phỏng vấn”. Hiện tại tôi vẫn còn giữ các bài báo này.

Bất đắc dĩ vào nghề giáo nhưng giờ phút này, nhớ lại thời đã qua thì chính lớp học ngắn hạn “Phỏng vấn xin việc” để lại trong tôi nhiều êm đềm.Tôi đã giúp ích được nhiều thanh niên mới tốt nghiệp hoặc thậm chí ra trường đã lâu, vững chắc hơn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn và vượt qua kỳ sát hạch để có việc làm.

Tựa do nhà văn Vũ Thất đặt. Tuy tác giả là nữ nhưng VT muốn nói lái nên đành coi như nam (Tháo giày nói lái là thầy giáo)

hoanglanchi
#6 Posted : Saturday, July 18, 2009 10:31:04 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Hạ vui hè buồn!




Vào hạ và trời khi nóng khi lạnh. Chợt nhớ Sài Gòn với khi mưa khi nắng. Tâm tình trộn lẫn vui buồn.

Vui khi thực hiện chương trình Nhạc phim nói về hai phim “Chân trời tím” và “Loan Mắt nhung” thì anh bạn “dzàng” của tôi viết như sau:

Về rồi mà đang lu bu đọc.. bù. Kể cả dọc và nghe bài của HLC.

1. Chương trinh âm nhạc lần này... đúng ý tôi. Phục LC quá. Làm sao mà có đủ điên thoại để liên lạc các nghệ sĩ thì... tài thật. Chương trình rất quý giá cho VHNT. Tác giả sẽ đi vào thiên thu và tiếng nói của họ còn thiên thu nhờ LC. Hai nữa giúp độc giả hiểu được sự tình, lịch sử các nhạc phẩm đặc biệt.
Tôi không dồng ý với Văn Quang. Tôi đã xem phim Chân Trời Tím và đã ứa nước mắt khi nghe Kim Vui (giọng hát Thái Thanh) hát (hoàn cảnh KV, vũ trường). Nửa Hồn Thương Đau hay hơn CTT dù tôi rất thích Nhật Trường. Riêng LC, ông VQ khen Minh Hiếu hát CTT hay mà sao lại cho phát tiêng hát Ngọc Lan?
2. Về Loan Mắt Nhung, ông Nguyễn Thụy Long bậy bạ quá. Bản nhạc Loan Mắt Nhung hay như vậy mà quên tác giả (không thể đổ thừa già yếu). Còn HLC không tìm ra giọng ca ấn tượng Hùng Cường sao mà phát cái giọng trung bình Sơn Tuyền?
Dù sao, chương trình này giúp tôi hiểu biết thêm.
Thanks...



Tôi nói anh là “bạn dzàng” vì anh thường xuyên xem và nghe mọi cái từ tôi và góp ý cho tôi. Lúc gửi bài tôi mail hỏi “bạn dzàng du lịch về chưa” và anh trả lời như trên.

Tôi tuy già nhưng thích nghịch ngợm. Vì thế tôi fw cho nhà văn Văn Quang và tôi chạy cái tựa như sau “Một thính giả của em phản đối Văn Quang đây”! Đương nhiên, “ông già” Văn Quang dù có túi bụi với “Lẩm Cẩm thiên hạ sự” cách mấy nhưng đọc mail từ cô em gái như thế thì VQ phải rét và run chứ. (Cái này là tôi suy như thế!). Sau đó thì Văn Quang trả lời:

Lan Chi ơi,
Dù sao cũng cảm ơn bạn đọc đã chịu khó nghe và góp ý với Lan Chi về Chân Trời Tím. Thật ra đây không phải là sự phản đối mà là sự bất đồng ý kiến trong phạm vi thưởng thức nghệ thuật nói chung. Chuyện đó là rất bình thường. Bà xã anh cũng có thể không đồng ý với anh về điều này. Điều cảm động hơn là bao nhiêu năm qua rồi bạn đọc này đã còn nhớ rất rõ ràng cảm xúc của mình khi xem Kim Vui đóng CTT. Xin cảm ơn một lần nữa.
Cần nói thêm là anh thấy bản nhạc của Nhật Trường làm từ cảm xúc chân thành sau khi đọc Chân Trời Tím cũng như anh Nguyễn Hiền đọc xong Tiếng Hát Học Trò là sáng tác bản nhạc này. Còn Phạm Đình Chương cũng là bạn thân của anh, nhưng chính anh đã chứng kiến anh Quốc Phong (Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh làm phim CTT) đã "đặt hàng" PĐC làm nhạc chính cho phim. Ảnh hưởng bởi nhận xét đó anh thích CTT của Nhật Trường hơn chăng? Dù có phần chủ quan, song đó là ý nghĩ thật của anh.
Văn Quang



Tôi thú vị vì đem niềm vui nho nhỏ đến cho bạn dzàng và cả cho Văn Quang. Một nhạc sĩ khác cũng viết cho tôi sau khi đọc Nhạc phim như sau:

Chị LC,

Hy vọng chị vẫn còn giữ lại hết những bài. Nếu tương lai chị xào nấu lại cho ra chương ra hồi, viết lại thành sách thì đây là một tài liệu âm nhạc rất ư là quí.

Năm xưa khi học xong chương trình Cử Nhân, định học lên Cao Học luôn và sẽ viết một luận án về nhạc VN. Ông thầy đỡ đầu bật đèn xanh nên tôi làm một lô phỏng vấn "live" một số nhạc sĩ ở Cali, tìm tài liệu về lịch sử âm nhạc VN v.v. Rất tiếc học chưa đâu vào đâu thì bỏ dở nên ý định không thành.

Bài học trong vụ này: tài liệu chân chính (có giá trị nghiên cứu hoặc biên khảo về nền âm nhạc VN thì quá hiếm hoi, bài viết lặt vặt về bài hát về nhạc sĩ thì lai rai thôi. Cho nên nếu người tây phương và ngay cả con cháu chúng ta muốn tìm hiều về nhạc VN rất khó.

Chị đang nắm trong tay một số tài liệu thì viết lại là một điều rất nên. Viết thành tài liệu biên khảo thì tôi không dám nói (vì mất thì giờ công sức gấp 3-4 lần, mà cũng cần nhiều điều kiện khác) nhưng viết sách lại làm tài liệu về sau thì rất có ý nghĩa.

Xúi dại xúi khôn như thế, chị suy nghĩ thử xem.
.........


Ừ thì có ai bảo chị in truyện của chị đâu, hiệu đính và in lại tài liệu âm nhạc là điều tôi muốn nói.

Điều quan trọng hơn hết là chị có một vị trí trong "trường chữ nghĩa" VN mà tụi này không có: mắt thấy tai nghe về những đề tài chung quanh âm nhạc trước 75, mà chị ít nhiều cũng quen biết nhiều nhân vật trong thời gian này, và mãi về sau ở hải ngoại.

Chịu khó theo dõi, viết lách về tác giả tác phẩm “mớ” từ khi đặt chân sang Mỹ. Cái hay là chị không thiên vị ai hết.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói ở đây.


Thực hiện bất cứ cái gì cũng mong có người đón nhận và cho ý kiến. Nên nhận mail từ từ bạn hữu, tôi rất quý. Tuy vậy hôm nay chen trong vui là một bực mình.

Một anh bạn viết cho tôi:

Tôi thấy nhạc VN mới sao nghe mà lê thê buồn bã qúa. Yêu với đương tối ngày. Nhắc mất nước mà nước thì mất về tay VC rồi sắp mất về tụi Trung Cộng nữa.
Tôi đâu có nghe bao giờ đâu cô, nhạc VN nghe nghèo nàn thấy mồ. Cô tin tôi di, cô nghe nhạc cổ điển rồi cô mới thấy nhạc VN nhất là các tác giả gần đây âm hưởng chả có gì để làm mình thích thú cả.


Tôi tức mình quạt cho anh bạn một trận như sau:

Đài Phát Thanh có nhiều mục và nhân tâm tùy mạng mỡ. Nguời thích nhạc “shang” người thích nhạc “shến”, người thích nhạc giựt, người thích dzọng cổ... Cũng như ăn xòai có cái ngon riêng so với ăn nho ăn táo... Anh không thích không có nghĩa người khác cũng vậy. Lan Chi làm tiết mục Câu Chuyện Âm Nhạc cho Đài Phát Thanh chứ không làm mục Nhạc Cổ Điển!

Thứ hai, nguyên tắc sơ đẳng khi gia nhập mail là nếu anh nhận dưới hình thức trong một group thì cái gì không thích cứ việc “delete”. Còn muốn góp ý thì anh có thể viết “ à tôi thấy bài này không hay vì ...” chứ anh không được viết là “Cô nên nghe nhạc cổ điển đi bla bla ..” ! Cái này giống như trả lời cho người ta “Sao anh cứ gửi mail quảng cáo thuốc nam hòai vậy? Nghe lời tôi đi, thúôc tây hay hơn thuốc nam”! Được rồi, tôi sẽ “remove” anh ra khỏi group của tôi!

Anh bạn la làng “Cám ơn cô đã cho tôi ra khỏi nhóm nhạc tào lao đó nhưng cô vẫn giữ liên lạc với tôi chứ. Cô đừng remove tôi ra khỏi whatever (con tim, your mind...). Nhưng sao cô giống VC quá. Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa! Tôi không đồng ý với cô đâu có nghĩa là tôi không nhớ cô đâu!”

Trời đất, đúng là dân bắc kỳ bẻm mép! Tôi trả lời:

Này, nếu anh không đồng ý cái gì thì anh nói. Ví dụ “Cô nói nhạc ông A hay còn tôi không thấy hay vì ...” Thì tôi sẽ tranh luận với anh. Còn đằng này khi không anh bảo tôi “Cô đừng nghe nhạc mấy ông nhạc sĩ Việt Nam nữa. Nghe lời đi, nghe nhạc cổ điển sẽ thấy hay hơn.” Vậy ở đây ai là người độc tài trước vậy? Tôi thích nhạc Việt Nam kệ tía tôi, tại sao bắt tôi nghe nhạc tây?

Một điều khác làm tôi bâng khuâng. Vài nhạc sĩ Việt Cộng VC nổi tiếng trong nước cùng hè nhau “đánh” Phạm Duy. Nguyễn Đắc Xuân viết một bức thư khá dài và rất công phu mang tiếng trả lời mấy vị nhạc sĩ trên nhưng thực chất là một cái tát tai đau cho mấy vị nhạc sĩ Việt Cộng VC này. Phạm Duy về Việt Nam theo nghị quyết 36 và đây là cái giá mà PD phải nhận. Tôi không hiểu sau vụ này còn những ai muốn như sau:

Tôi về hát cho đồng bào tôi nghe!
Tôi in sách trong nước cho đồng bào tôi đọc!
Tôi xuất bản thơ trong nước cho đồng bào tôi xem!
Tôi ra mắt nhạc trong nước cho đồng bào tôi nghe!

Họ vì cái danh hão đã lụy Việt Cộng VC duới hình thức nào đó để xuất bản sách, thơ, nhạc và trơ tráo nói như trên! Tôi thầm nghĩ “Đồng bào trong nước đang cần cơm no áo ấm. Cóc cần thơ mấy vị và cũng cóc cần nhạc mấy vị.” Nhớ một lần không lâu tôi đã phân tích như sau với một nhạc sĩ khi biết tin anh trình diễn nhạc ở Việt Nam:


Phân tích hậu quả:

1) Giả dụ nhạc anh tuyệt vời và nổi đình đám ở Việt Nam. Anh có cái danh mà anh đang ao uớc. Nguợc lại, anh mất một vài bạn hữu "chống VC mạnh mẽ" ở cả trong và ngòai nước. Anh tự phản bội lại những gì anh từng làm trong quá khứ (như anh nói với Lan Chi). Xa hơn nữa, nếu ai đó ghét anh, họ sẽ viết bài tung net và sự việc của anh sẽ lan khắp.

2) Nếu nhạc anh không nổi ở VN, xác suất này khá lớn vì các lý do sau : (1)Nhạc anh chỉ nghe được chứ tuyệt vời thì e rằng không (2) Các nhạc sĩ VC gạo cội trong nước không bao giờ cho anh nổi. Họ bảo vệ nồi cơm của họ. Họ sẽ trù dập anh tối đa. Họ nhịn Phạm Duy vì đường lối của lũ chóp bu. Anh chả là cái gì để họ phải nhịn cả.

3) Cuối cùng thì tiền mất, danh không có, bạn "vàng" mất, chỉ còn đám bạn "nửa vàng nửa đỏ". Đồng thời nhạc anh cũng sẽ không được vài người ở hải ngọai tiếp tục giới thiệu (trong đó có Nguyễn Đăng Tuấn và Hoàng Lan Chi).


Vừa viết cho anh đầu tháng Năm thì bây giờ một việc đã xảy ra: các nhạc sĩ gạo cội trong nước đánh Phạm Duy!

Cũng mong qua bài học này số văn nghệ sĩ đầu hàng Việt Cộng VC sẽ không còn nhiều!






hoanglanchi
#7 Posted : Saturday, July 18, 2009 10:32:36 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


“Tạp Bút” nghiệp!




Hè đã về nhưng nóng chưa hun người. Rừng phong xanh ngút tầm mắt, hoa pensee tím vàng trước ngõ ...Tôi yêu mầu hoa tím của penssee khi đứng cạnh cúc vàng. Hỗ trợ cho nhau và không làm chìm nhau. Tím vẫn đẹp và vàng vẫn xinh.

Nhớ về Sài Gòn xưa khi tôi còn nhỏ. Thuở ấy dường như khí hậu không quá khắc nghiệt như bây giờ. Đường phố còn thênh thang , chưa bụi bặm nhiều, chưa hỗn độn xe gắn máy và tiếng chim buổi sáng còn véo von... Nhà tôi từ khi di cư vào nam đều ở Gia Định, vùng này cónhiều phong cảnh đượm đồng quê. Hàng rào cao với hoa dâm bụt đỏ đã gợi hứng cho tôi viết “Mối tình hoa dâm bụt” khi tôi học năm thứ nhất đại học. Tôi bật cười khi nhớ đến anh bạn “Đã bụt rồi mà còn dâm”. Rồi những ngôi chùa nhỏ với trúc kiểng rất xinh. Những căn nhà cổ với cột gỗ, giếng nước hiên nhà... Tôi mê hết thảy những cái đó. Tôi từng ao uớc có được một ngôi nhà kiểu thôn quê với ao súng dậu trúc. Người ta thường nói ao sen dậu trúc nhưng tự thâm tâm tôi yêu súng hơn sen nhiều. Với tôi súng mầu vàng chanh đẹp bội phần so với sen.

Không biết bao giờ tôi mới về lại Sài Gòn. Di cư vào nam từ khi còn bé tí nên quê hương miền Bắc với tôi không sau đậm như là Sài Gòn. Tình yêu quê hương làm tôi căm hận Việt CộngVC và ghét lây những kẻ thỏa hiệp. Tháng vừa qua, tự nhiên tôi nhận e-mail nặc danh, lời lẽ thô tục bẩn thỉu. Tôi ngạc nhiên vì mình chẳng cãi cọ ai, chẳng gây thù chuốc oán ai. Suy nghĩ hồi lâu, tôi nhớ đến tạp ghi kỳ trước. Tôi chia sẻ với một người bạn và anh bảo “Anh nghĩ có hai lý do.Thứ nhất, em đụng vào nghị quyết 36 của VC. Em chê trách các nhạc sĩ về Việt Nam tổ chức nhạc. Thứ hai, em viết rằng cái thư trả lời của lão Nguyễn Đắc Xuân cho bọn nhạc sĩ VC chóp bu là một cái tát đau cho bọn nhạc sĩ này. Tác giả e mail bẩn thỉu này chỉ có thể là bọn du học sinh và còn trẻ. Chúng nó mới có giọng điệu ‘mất dậy và cay cú đó’.”

Tôi nhờ người truy IP và được biết xuất phát từ California. Vậy chắc tác giả bức thư bẩn thỉu đó là du học sinh Việt Cộng như anh bạn nói hoặc là con cháu của bọn nhạc sĩ gộc của cái gọi là Hội Âm Nhạc ...chăng? Tôi đã đưa e-mail cho cảnh sát và không quan tâm tới nữa. Dường như các nhạc sĩ trong nước chửi Phạm Duy ...vẫn không trả lời được thư của Nguyễn Đắc Xuân? Nhưng điều quan trọng là sau vụ này và có lẽ cả sau cái tạp ghi “mỉa mai” của tôi, số nghệ sĩ đang đu dây ...có vẻ bớt đu dây rồi!


Cuốn hồi ký của ông nhạc sĩ Việt Cộng VC Tô Hải khi mới xuất hiện, tôi cảm thấy không thích. Tôi và cả một số lớn bạn bè của tôi có cảm tuởng rằng một số người ở hải ngọai có thái độ lạ lùng là luôn tung hô bất cứ cái gì phế thải từ Việt Cộng VC! Những cán bộ Việt Cộng VC này “phản tỉnh” thật không hay chỉ là trò hề và ma giáo? Nào ai biết được!

Cái chết của vua nhạc pop Michael Jackson làm tôi cũng bùi ngùi. Tôi nhớ mãi hình ảnh MJ với các em bé cầm ngọn nến và hát. Bản nhạc thật hay. Thương cảm vì con người tài hoa nhưng thượng đế đã khiến anh không được bình thường trong tình cảm. Anh không có được một mái gia đình đúng nghĩa.

Tùng Giang ra đi không gây bất ngờ nhưng cũng ngậm ngùi trong tôi . Tôi không biết về anh nhiều và cũng chẳng thích phê phán đời tư của anh. Tôi chỉ biết tôi yêu vài nhạc phẩm của anh. “Tôi với trời bơ vơ” là bài tôi yêu nhất, sau đó là “Anh đã quên mùa thu”. Về già tôi dễ tính nhiều, không lên án các nghệ sĩ về tính “đào hoa” của họ như khi tôi còn trẻ. Có lẽ họ “lý sự” đúng. Là cảm xúc cho người vợ đã không còn và họ chỉ viết được nhạc khi có xúc cảm mới với người tình mới?

Một điều tâm lý cũng khác trong con người tôi. Ngày xưa, tôi đọc hay nghe tác phẩm và hòan toàn không chú ý đến tác giả. Nhưng bây giờ, thì khác. Với tác phẩm mình yêu thường thì tôi nương tay với tác giả khi phê phán về lập trường chính trị chao đảo của họ; tôi chú ý đến tác giả nhiều hơn. Một nhạc sĩ của thời xưa mà tôi luôn ưu ái chỉ vì tôi yêu dòng nhạc về lính của ông: Nguyễn Văn Đông. Ai chê nhạc Nguyễn Văn Đông không sang, tôi không biết nhưng với tôi thì nhạc lính của ông không ủy mị mà có nét hùng. Các chương trình tôi thực hiện về Nguyễn Văn Đông với tiếng hát Hà Thanh luôn được ưa chuộng. Mỗi khi nghe nhạc Nguyễn Văn Đông là tôi chỉ tưởng tượng đến hình ảnh ông vào năm ...1975, quân phục đại tá và trông khá đẹp giai. Tôi không thèm xem, không thèm nhớ đến “ông già Nguyễn Văn Đông” bây giờ dù tôi thường xuyên có hình mới từ ông! Nguyễn Văn Đông chắc sẽ cú đầu cô em gái về cái tội này đây! Hoặc tôi cũng thích một số nhạc phẩm của Châu Đình An như “Chăn vịt ở phương Nam”, “Tình em là chiếc áo dài” và khi nghe là tôi nhớ đến vẻ mặt hiền lành trông cũng khá beau giai của CDA cách đây...mười năm!

Tóm lại, tôi là người “háo sắc” nên chỉ thích nghe nhạc và tuởng tượng đến hình ảnh các tác giả thời trẻ! Tuổi già chán thật. Tóc thưa đầu hói, da nhăn, mặt bủng, má xệ...! Viết đến đây tôi nhớ tháng trước mạng internet lưu truyền hình ảnh bây giờ của người đẹp Bình Dương ngày xưa. Một bà A kia bảo tôi “TTH chết rồi vì sửa sắc đẹp nhiều quá”. Tôi ngạc nhiên nói bà ta cho tôi cái e-mail mà bà nhận từ bạn bà. Khi xem youtube của mail do bà fw đến, tôi đã trả lời “Chị lộn rồi. Đây là đám ma của một cô nào đó chứ không phải của TTH đâu”. Tuởng thế là xong. Ai dè tuần sau gặp, bà vẫn khăng khăng là TTH đã chết! Tôi cảm thấy hoang mang. Không lẽ bà ta xem thấy ở nơi khác nữa? Tôi bèn mail cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và chỉ hỏi khéo “ Nghe nói TTH bịnh hả anh” chứ tôi không dám hỏi “chết hả anh”! Nguyễn Văn Đông trả lời tôi là TTH bình thuờng chỉ không vui vì những rủa xả độc địa. Tôi bèn mail cho bà A báo tin TTH chưa chết theo tin chính thức từ Nguyễn Văn Đông. Tôi chỉ muốn cho bà ta có thông tin xác thực để nếu ai hỏi thì bà nói đúng chứ đừng tung tin người ta chết trong khi họ còn sống. Với tôi đó là vấn đề “khẩu nghiệp” trong đạo Phật. Mà cũng vô lương tâm khi bảo một người đã chết trong khi người ta còn sống. Chưa hết, sau khi nhận mail tôi, bà A trả lời bằng một mail “chửi bới” tôi là vô duyên! Tôi không hiểu bà ta quan niệm thế nào là một hành động có duyên và vô duyên? Đính chính một sự nhầm lẫn là vô duyên? Thật hết biết! Đúng ra tôi chẳng dính vào cho dù bà ta tung tin Obama chết. Chẳng qua vì nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà tôi cảm mến đang phải an ủi TTH mà tôi đính chính tin thất thiệt do bà ta cứ cố tình cho là tin đúng!

Không biết cái tạp ghi mới này có gây cho một du học sinh hay một VC con nào để họ lại phải gửi mail thô tục? Tôi đâu sợ. Mọi mail cứ chuyển cho cảnh sát. Đường ta ta cứ đi, chó sủa mặc chó, dường như “danh ngôn” tây phương nói như thế!


PC
#8 Posted : Monday, July 20, 2009 7:13:10 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Paris sắp tới có lạ! Vì Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ IV, do Hội Ái hữu Gia Long Ấu Châu (HAHGL Âu Châu) đảm trách, sẽ tổ chức tại Ile de France vào giữa tháng sáu tới đây.


Chị HLC ơi,
Bài này chị viết năm nào tháng nào. Để độc giả còn biết đường mà rờ chớ!

hoanglanchi
#9 Posted : Monday, July 20, 2009 10:23:52 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Paris sắp tới có lạ! Vì Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ IV, do Hội Ái hữu Gia Long Ấu Châu (HAHGL Âu Châu) đảm trách, sẽ tổ chức tại Ile de France vào giữa tháng sáu tới đây.


Chị HLC ơi,
Bài này chị viết năm nào tháng nào. Để độc giả còn biết đường mà rờ chớ!





Hì, năm nay và đại hội mới xong thì phải
chị post lung tung chen cũ mới...Hì Blush
Ba Tê
#10 Posted : Tuesday, July 21, 2009 12:45:03 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Hi HLC !
Té ra em không có đi dự Đại Hội Gia Long tại Paris vừa rồi à?
Chị có chị bạn ở Houston đi dự và tham gia tour Đông Âu nữa đó.
Chị ấy nói ĐH thì vui mà tour thì tổ chức dở ẹc ! Cũng may cho chị không "tháp tùng" chị bạn này nên đỡ phải tứcBlack Eye
Sao em không đi để "gặp" cô Nhung? Năm ngóai chị gặp cô vẫn còn xinh lắm. Em muốn xem ảnh cô không?
linhvang
#11 Posted : Tuesday, July 21, 2009 2:13:25 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi


nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà tôi cảm mến đang phải an ủi TTH


Là thế nào? Thấy họ chụp hình chung với nhau.
Sương Lam
#12 Posted : Tuesday, July 21, 2009 2:48:10 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chị Ba Tê cũng là "học trò trường áo tím" ngày xưa?Question
Chị rành về Gia Long quá vậy hén?Wink Cũng có thể chị BT là sư tỷ cuả SL chăng?Question Nếu đúng, tiểu muội SL xin chào sư tỷ Ba Tê.beerchug Cooling
hoanglanchi
#13 Posted : Tuesday, July 21, 2009 10:14:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Ba Tê ơi

Em không đi đựoc vì...không trúng số.
Cô Nhưng mới gặp em lần 2 ở Mỹ năm 2008 mà. Hình thì lúc nào em chả có mới nhất hả chị
cảm ơn chị nha

Linh Vang
Anh chị Nguyễn Văn Đông là bạn với TTH

linhvang
#14 Posted : Tuesday, July 21, 2009 10:50:30 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam


Chị Ba Tê cũng là "học trò trường áo tím" ngày xưa?Question


Hình như là học trò của khung cửa mùa thu TV đó. Mèn, trong đây dân TV cũng nhiều!
PC
#15 Posted : Tuesday, July 21, 2009 3:21:09 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê

Hi HLC !
Té ra em không có đi dự Đại Hội Gia Long tại Paris vừa rồi à?
Chị có chị bạn ở Houston đi dự và tham gia tour Đông Âu nữa đó.
Chị ấy nói ĐH thì vui mà tour thì tổ chức dở ẹc ! Cũng may cho chị không "tháp tùng" chị bạn này nên đỡ phải tứcBlack Eye
Sao em không đi để "gặp" cô Nhung? Năm ngóai chị gặp cô vẫn còn xinh lắm. Em muốn xem ảnh cô không?


Cái tour dở chỗ nào hở chị BT? Em muốn biết để có đi Đông Âu thì dòm chừng. Em muốn xem ảnh cô Nhung nè.
PC
#16 Posted : Tuesday, July 21, 2009 4:14:52 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi

Ba Tê ơi

Em không đi đựoc vì...không trúng số.


Chị muốn đi theo kiểu tiết kiệm thì rán kiếm coi có ai quen để mình ở nhà của họ cho đỡ tốn tiền khách sạn. Đi chơi đây đó thì thân hữu chia nhau "phụ trách" mỗi người một hai bữa gì đó. Chớ mà chờ trúng số thì hơi....phiêu chị ơi.
Sương Lam
#17 Posted : Wednesday, July 22, 2009 3:16:35 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Khi nào rảnh LC tiép tục tâm sự nữa đi nhé. SL mong sẽ được đọc tiếp.Approve
Bây giờ còn khoẻ, nếu sắp xếp được công việc thì cũng nên đi chơi đây đó chứ chờ trúng số thì... phiêu như PC đã nói đó. LC ạ!

Thế là dân Gia Long và dân Trưng Vương ngày xưa họp mặt nhau ở PNV cũng đông nhỉ? Bây giờ chị em mình chung một nhà PNV hén, vui quá!Smilebeerchug
Ba Tê
#18 Posted : Tuesday, July 28, 2009 10:53:01 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:

Chị Ba Tê cũng là "học trò trường áo tím" ngày xưa?
Chị rành về Gia Long quá vậy hén? Cũng có thể chị BT là sư tỷ cuả SL chăng? Nếu đúng, tiểu muội SL xin chào sư tỷ Ba Tê.


Xin lỗi mọi người nha , 3T ít đi dạo phố trên net nên khi trở lại thì mọi việc đã qua rồi!

@Chị SL ơi : 3T không mặc "áo tim" khi còn là học trò mà khóac "áo xanh" khi chuyển cấp 3 vào TV. Chị SL thuộc hàng tiền bối của 3Tmà Smile.
Trước khi mở quán tại PNV , 3T mặc áo Tiểu Thư, kinh doanh tới 7 cái quán ở Phố Rùm Beng bên Việt Báo đó chị. Big Smile Trong 2 năm làm ăn khắm khá lắm.Sau cuộc cách mạng cải cách ruộng đất , lãnh đạo không anh dũng lãnh đạn mà hám danh hơn hám việc nên 3T dẹp tiệm và lê chân đi ta bà khắp chốn. Đi dưới đất vững chắc hơn đi trên trời, rơi xuống lúc nào không hay Tongue Vì thế mới có cái nick 3T đó chị Wink

@ Lan Chi: Đi du lịch kiểu bohemian thì đâu tốn kém nhiều đâu em. Muốn đi nhiều nơi thì chọn tour vừa túi tiền,chỉ cần chịu cực một chút . Có thể theo cách của PC nếu như ta có bạn tốt . Em đã qua Cali bao lần rồi? Có xuống Sa Đéc chưa?
hoanglanchi
#19 Posted : Tuesday, July 28, 2009 1:31:46 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:

Trước khi mở quán tại PNV , 3T mặc áo Tiểu Thư, kinh doanh tới 7 cái quán ở Phố Rùm Beng bên Việt Báo đó chị. Big Smile Trong 2 năm làm ăn khắm khá lắm.Sau cuộc cách mạng cải cách ruộng đất , lãnh đạo không anh dũng lãnh đạn mà hám danh hơn hám việc nên 3T dẹp tiệm và lê chân đi ta bà khắp chốn.



3T làm em buồn cừoi quá đi. À khi em nói trúng số là vì nó dính líu nhiều thứ lắm cơ. Vd em đang muốn được về "hiu" như 3T và đi ta bà chơi chứ hổng muốn đi làm. Cực thân không nói làm gì mà là cực tinh thần nữa chứ

Em chưa đi đâu cả trừ ...đến Texas có việc thôi. Anh Phán vẫn lưu trữ những trang web của nhóm Trưng Vương Gia Long và thân "hĩu"

Gửi bài anh Đàm trung Phán viết cho web của nhóm CP ở Úc nè . Chỉ vì ai đó gửi bài Lan Chi phỏng vấn Nguyễn Văn Đông và Hà Thanh rồi vì Hà Thanh là em anh Trần Kiêm Tịnh ( cũng torng nhóm CP du học Úc trước 75) ở Úc nên Lan Chi bị lôi vào group này. Webmaster yêu cầu anh Phán viết bài giới thiệu

NHÂN VẬT HOÀNG LAN CHI



Lãng Xẹt và HLC



Khoảng năm 2001, tôi đọc trên Internet thấy tên một tác giả nghe rất ngộ: Hoàng Lan Chi (HLC) và tôi bắt đầu đọc những bài viết của HLC. Tác giả viết văn theo lối học trò, mang một niềm nuối tiếc không những của thời còn là một nữ sinh Gia Long, một sinh viên trường Khoa Học mà còn cả một bầu trời Miền Nam nước Việt trước năm 1975. Ðiều đặc biệt là tuy tác giả còn đang sống tại Việt Nam mà ”Bà Bà LC” cứ thẳng tay mà “vuốt mặt nhà nước”. Thời kỳ này, Lãng tôi bắt đầu vào đọc và viết trên Vietbao Online. Cũng vì vậy mà Xẹt tôi đã có dịp “gặp” HLC vừa trên Phố Rùm (Forums), vừa qua I Meo.



Một hôm tôi đọc trên Quán Gió bài viết “Những người tình Chu Văn An” của HLC. Tôi nhìn con ruồi bay qua màn hình điện toán và mỉm cười vu vơ, chẳng qua là vì tôi cũng đã là một cựu học sinh của trường Chu Văn An. Ðọc đến đoạn HLC nhắc tới người tình CVA mang tên T nay đã có vợ Mỹ và năm đứa con, tôi cười hô hố và suýt té khỏi cái ghế có năm cái bánh xe. Nhân vật T này rất đặc biệt vì hai “điểm son” đó nhưng lại chẳng có xa lạ gì với tôi: hắn là bà con với bà Cai BN của tôi! Hắn không những đã “dám” lấy vợ Mỹ mà còn “dám” có một lúc 5 đứa con trên cái “cõi-đờí-thiên-hạ-có-ít-con” này nữa. Tôi ngưng cười và gọi BN vào đọc bài viết này. Xẹt tôi bèn I meo ngay cho “chàng Trương” để nghe hắn tâm sự ra sao. Sau khi tôi được nghe đương sự “thú nhận tội lỗi”, T và BN kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện của thời sinh viên ngày xưa và tôi cũng được trở về với khung cảnh của Việt Nam vào cuối thập niên 60 và trước hồi tháng 4,1975. Vì những kỷ niệm dễ thương của thuở mới vào đời đó mà vợ chồng tôi bắt đầu viết I meo cho HLC. BN và HLC cùng là dân Bắc Kỳ 9 Nút và cựu nữ sinh Gia Long! Lúc này, LC vẫn còn đang kẹt lại ở Việt Nam. HLC và tôi thường hay “gặp” nhau trên Phố Rùm của Vietbao Online.



Ðầu năm 2002, chúng tôi bắt đầu mở “TRANG GIAO HỮU TRƯNG VƯƠNG - CHU VĂN AN VÀ THÂN HỮU” trong Vietbao Online dưới đây:



http://forums.vietbao.co...opic.asp?TOPIC_ID=20319



Dĩ nhiên là tôi không quên mời HLC “tham dự cuộc chiến thơ văn” giữa Phe Húi Cua và Phe Kẹp Tóc để nhớ lại cái thuở chúng tôi còn là những cô cậu học trò của những trường lớn như Trưng Vương, Gia Long, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bá Tòng…Phe Húi Cua của chúng tôi là con cháu của hai dòng họ Lãng và họ Ðồ: Lãng Bạt, Lãng Xẹt, Lãng Nhách, Lãng Quên, Lãng Phí, Lãng Trí, Ðồ Dỏm, Ðồ Xàm, Ðồ Liêm, Ðồ Lãng Xẹt … Phe Kẹp Tóc không thuộc những “dòng họ nhớn” như phe Húi Cua nên họ không có cùng một “surnames” như phe con giai của chúng tôi!



Các “đào kép” trong “gánh Xiếc” và khách khứa ra vào Quán thật là tấp nập. “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”, HLC đã ai oán mà gieo vận:



Bớ này các bác Lãng ời ơi
Các bác dừng chân, em có lời
Nói nhỏ mà nghe đừng la lớn
Kẻo mấy o kia lại đứng cười!

Này nhé chỉ mình Lan cô độc
Saigon sáng nắng lại chiều mưa
Các bác nhận Lan làm em nhé
Đời bác thêm vui thật đó mà.

Tháng một, John Lê là anh cả
Mua tặng cho Lan chiếc áo hồng
Qua đến tháng hai là Lãng xẹt
Gửi đến cho Lan một đôi bông! (kim cuơng à nhe)

Tháng ba hoa sữa mùi thơm ngát
Lãng Quên nhớ gửi số cô là (chocolat)
Tháng tư hoa buởi vừa chớm nụ
Lãng Ròm có nhớ lọ nước hoa? (Chanel số 5 nhe)

Tháng năm mây phủ buồn ghê quá
Lãng Ðãng mua Lan áo lạnh da (nhớ da cá sấu nhe)
Tháng sáu trời mưa, mưa không dứt
Lãng Tử gửi Lan khăn quàng nha.

Tháng bẩy mưa ngâu Lan buồn lắm
Du gửi cho Lan sách đọc nhe (Lãng Du)
Tháng tám trung thu Lan thui thủi
Lan chờ Ròm gửi đèn lồng tre (Lãng Ròm)

Còn lại bao nhiêu Lan chờ Dỏm (Đồ Dỏm )
Lan thích cái gì, Dỏm chiều không?
Thế nhé, phân chia đều họ Lãng
Làm anh như thế, phải vui không?



Cách xưng hô của đại gia đình hai họ Lãng-Ðồ của chúng tôi rất là đặc biệt: già, trẻ, lớn bé, liền ông, liền bà…, chúng tôi đều gọi tên nhau là “Bác” hết, theo kiểu Bắc Kỳ di cư 54 mà “Bác A Chì” (Bác Chi à) tự mệnh danh là Lan Chi Bắc Kỳ 9 nút. Vài “Bác” gái tuổi mới độ trăng tròn 4 bó, thấy bị kêu tên bằng “Bác” bèn là oáng lên vì thấy … mình già! Nhưng “sau cơn la, đời hết lạ”, các “Bác” ấy vào thả thơ ào ào.



Lãng Xẹt thấy “Bác A Chì” HLC đã thả thơ xin đôi bông tai để làm quà, Xẹt ừa ngay với vần thơ dưới đây:



BI CHUỐI CHO LAN CHI


Lão Lãng Xẹt vốn giòng Lãng Xẹt
Xếp bút nghiên theo việc tào lao
Computer nằm ăn vạ từ khi nào
Làm Lãng Xẹt hết vào náo động!

Hôm nay vào, Xẹt thấy phây phây
Nguyệt, Chi lôi kéo Dê đây một đàn
Họ hàng nhà Lãng đàng hoàng
Nhắm rượu, ngâm thơ, chẳng huênh hoang!

Cớ sao Nguyệt, Dê cứ oang oang
Ðòi “tổng động viên”, gọi cả làng?
Hoàng Lan Chi HÃI cảnh sống lang thang
Bèn xin làm con nuôi nhà họ Lãng.

Lãng Xẹt tui đang say chuếnh choáng
Kiếm ngay Bi Chuối đeo thử tai nàng!
Hoàng Cô Nương rét quá bèn la hoảng:
“Bi chuối để ăn, sao sài sang?“

Ới các Bác Gái ơi! Chớ chơi ngang!
Ra quân đòi uýnh Lãng đầu hàng?
Sẵn có đồ ăn, xin cứ….phạng
Vào ăn, uống đi, rồi…ra hàng!

(Go shopping, í mờ!)



Rồi HLC sang đất Mỹ và vợ chồng chúng tôi mời LC sang thăm chúng tôi vào tháng 3, năm 2004. Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi gặp LC tại phi trường Toronto . Tôi đã dặn Bác A Chì đợi tôi tại quầy hãng máy bay và đợi phía bên trong cho đỡ lạnh. BN ở nhà để nấu ăn và chờ điện thoại của chúng tôi. Tôi tới phi trường đúng giờ nhưng không kiếm ra được Bác A Chi. Hết chỗ để kiếm, ngó qua cửa kính, tôi thấy một thầy đội xếp xứ Cà Ná đang khoa chân múa tay rồi đứng ỳ ra như “Từ Hải chết đứng” trong khi đó một phụ nữ Á Châu đang dơ hai tay vẽ một vòng tròn trong không khí, ý như là bà ta đang vẽ chân dung “khuôn trăng đầy đặn, nét ‘ngài‘ nở nang” của Lãng Xẹt vậỵ. Tôi thích thú mỉm cười đứng xem vở kịch không nghe tiếng nói này. Khi cả thầy đội xếp và bà du khách da vàng đều dơ hai tay đầu hàng, tôi phải chạy vội tới và nói tiếng Anh với thầy đội: ”Chắc là Thầy đang giúp bà này đi kiếm một người đàn ông Á Châu?” Thầy đội mở tròn con mắt: ”Rõ khỉ, tôi phải nói chuyện bằng chân tay với bà này vì tôi đâu nói được tiếng Việt của quý vị!” Quay sang vị khách quý, tôi chưa kịp “Say Hello”, tôi đã phải tránh né ngay một “cái thụi bằng ánh mắt”. HÃI thật, nếu mà “người ta” đã trèo lên máy bay trở về lại đất Mỹ thì Lãng tôi chỉ còn biết lội tuyết mà về. Biết nói gì với Madame Warden đang chờ cơm ở nhà nhỉ?



Xin nhường lời cho HLC kể chuyện tiếp.



Lãng Xẹt đã quên, thưa các bác. Lan Chi thụi thật chứ không bằng ánh mắt tí nào. Giời ơi, vào cái năm 2004 ấy, Xẹt chưa thèm sắm Cell và Lan Chi thì mới từ Việt Nam qua, cũng làm gì có Cell. Lan Chi đã nhờ một ông ở phi trường gọi cho Xẹt, nói rõ Lan Chi đứng ở cột nào. Sau muời phút, mình ra ngay cột đó để chàng đi ngang xớt cho nhanh. Giời ơi, trời mùa đông Toronto làm Lan Chi lạnh cóng và run bần bật. Mưa tuyết nữa chứ. Rồi Lan Chi phải tóm một ông cảnh sát đang trực bên ngoài. Họ thấy Lan Chi run như cầy sấy, họ kêu vào trong. Vì thế thụi cho Lãng xẹt một quả là đúng lắm. Trên đường về, thấy cô em sụt sịt, Xẹt đưa một lọ thuốc bảo bôi đi, dầu cù là chánh hiệu con hổ đấy. Hứ, người gì mà keo vậy không biết. Dầu cho vào cái lọ bé tí mà lại hết. Lan Chi phải moi mãi ra được một chút.

Dạ, phút đầu tiên gặp Xẹt, Lan Chi chấm điểm như sau: trông mặt Xẹt rất là ngây thơ … vô số tội.



Sau đó ở nhà Xẹt, được bà Cai cho ăn đủ các món vì bà cai vốn nổi tiếng về gia chánh. Ngay chiều hôm đó, vài "thân hĩu” gọi và hỏi Lan Chi đến chưa. Vui nhất là anh LÐ, chủ group Quán Không Cửa (Quán là nơi mà Lan Chi gia nhập qua sự giới thiệu của Vũ Trung Hiền, em nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm) đã lái xe khá xa đến chơi. Chả là cái quán này, nhiều vị cũng tò mò muốn biết mặt cô Bắc kỳ 9 nút Goàng Nan Chi lắm.



Gặp dịp Lễ Hai Bà Trưng, Lan Chi theo bà Cai đến dự. Thú thật, bao năm được nhìn lại lá cờ vàng thân yêu, được hát "quốc ca mình", Lan Chi đã khóc vì xúc động. Tiếp theo đến dự buổi ca nhạc do LH tổ chức. Lãng Xẹt và bà Cai đưa Lan Chi đi thác Niagara , thăm vuờn hoa. Trong cái nhà kính, thể theo lời yêu cầu ngày ấy của Lan Chi, Xẹt đã lấy cái sào khoèo chùm hoa bi chuối để làm bông tai cho Lan Chi. Xẹt còn xin bà Cai cho Lan …muợn cái lưng. Ấy nguyên nhân là cái hồi Lan Chi vào Quán Gió (sao mấy ông Chu Văn An thích quán thế nhỉ. Hôm nào, Lan Chi mở Quán …không tên để cạnh tranh mí được), Lan Chi có viết bài “Mượn bờ vai...” gì đó. Xẹt ngẫm nghĩ, thấy cái lưng coi bộ cho thuê … sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nên òn ỷ và sau khi bà Cai chấp thuận, cái lưng Xẹt được Nan Chi thuê với giá 99 xu. Khuyến mãi mà. Đề nghị bác Xẹt gửi cái hình Lan Chi đang thuê lưng Xẹt nhé.



Trang "Giao Hĩu" như Xẹt kể bên trên với các bác, đa số là dân húi cua Chu Văn Ăn với gia đình họ Lãng và phe kẹp tóc thì có Trưng Vương, Gia Long và cả Sương Nguyệt Ánh… Ối, chúng tôi vào đó đùa giỡn, trêu ghẹo nhau bằng thơ con cóc. Nơi ấy, thời gian như đứng lại, nhường cho tuổi học trò nghịch ngợm thuở xưa.



Bây giờ Xẹt kéo Lan Chi đến với nhóm Colombo Plan Úc và Tân Tây Lan, Lan Chi xin trân trọng kính chào quý anh chị ở đây và gửi lời chúc bình an đến tất cả.



March 1, 2008

Sương Lam
#20 Posted : Wednesday, July 29, 2009 4:58:02 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị Ba Tê ơi,

Hãy nghĩ cuộc đời như một sân khấu và mỗi người thủ diễn một vai trò trong vở kịch cuộc đời trong một thời gian nào đó. Chị Ba Tê đã khoát áo tiểu thư trên Việt báo mấy năm rồi, khi đã hết duyên thì thay đổi vai trò khác cũng vui thôi. QuestionĐi ta bà trên cõi ảo hay dưới đất đều có cái vui, cái buồn, cái mệt riêng của nó.Blush Đó cũng là một dịp để mình học hỏi thêm kinh nghiệm và cũng là cơ hội để mình "biết ngưởi biết ta" hơn chút nữa.Big Smile Gần 5 năm sinh hoạt trong PNV, SL học được nhiều cái hay lắm từ những người trẻ hơn mình và từ nơi quí ông tham gia PNV nữa đấy.Blush

SL lúc nào cũng nghĩ đến hai chữ duyên nghiệp, cũng như nghe danh HLC từ lâu, nhưng không ngờ hôm nay mới đủ duyên trò chuyện với Lan Chi trong nhà PNV này.Wink

Lan Chi ơi,
Đọc các bài viết trong các Forum của Forumvietbao.com, SL thấy vui vui, LC ạ!
Users browsing this topic
Guest (29)
17 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.