Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<151617
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#321 Posted : Saturday, August 22, 2015 8:41:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Bản dịch: Khôi An-Hoàng Tích Hương

Phỏng vấn Richard Botkin, tác giả “Ride The Thunder” Sắp tái chiếu ở Nam CA



LGT: Cuốn phim Ride The Thunder vừa được trình chiếu tại Orange County vào tháng 3/2015.Thu hút cả ngàn người trong những buổi chiếu đầu tiên vì đây là một phim nói về cuộc chiến Việt Nam, thực hiện bởi một chiến binh TQLC Hoa Kỳ, mục đích vinh danh quân đội VNCH, bác bỏ các luận điệu của giới truyền thông Hoa Kỳ 1970 là người lính VNCH không chiến đấu anh dũng, giới lãnh đạo chỉ tham nhũng.

Tác giả cuốn sách cùng tên, xuất bản năm 2006, dày 800 trang, cựu Thiếu Tá TQLC Richard Botkin đã có vài buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt trên các màn ảnh nhỏ vào tháng 3/2015. Hôm nay, Hoàng Lan Chi xin được gửi buổi trò chuyện của ông với HLC. Tóm lược bộ phim là nói về tình bạn giữa hai người: cố vấn John Ripley và Trung Tá Lê Bá Bình. Bối cảnh là trận chiến Đông Hà. Nơi đây, cả hai đã quyết định phá cầu Đông Hà để bảo vệ Huế. Sự phá cầu này không dễ vì cầu rất kiên cố, không nhờ được Không Quân yểm trợ vì thời tiết, và dưới làn mưa đạn của cộng sản. Cảnh tù đày sau 1975 cũng được diễn tả.

Richard Botkin chưa từng tham dự cuộc chiến VN nhưng để viết cuốn sách “Ride The Thunder”, ông đã mất gần mười năm nghiên cứu, cùng cựu TT Lê Bá Bình đi về VN bốn (4) lần để tận mắt nhìn Đông Hà, Quảng Trị..

Cuốn sách đã được một nhóm người Việt dịch sang tiếng Việt. Richard Botkin cùng đạo diễn Fred Koster và vài thân hữu đã thực hiện bộ phim chỉ với một kinh phí tự góp hết sức nhỏ bé: một triệu Mỹ Kim. Phim được quay ở Hawaii. Tài tử Josept Hiếu rất xuất sắc trong vai TT Lê Bá Bình. Tài tử Mỹ, Eric St. John, cũng xuất sắc trong vai Ripley.

Trong thời gian gấp gáp này, chúng tôi xin gửi bản phỏng vấn ô Richard Botkin chỉ về cuốn phim. Trong tương lai, sẽ có một buổi thứ hai đi sâu vào cuốn sách. Song song là một buổi phỏng vấn với Cựu TT Lê Bá Bình, ông đang cư ngụ ở San Jose.

Để yểm trợ cho người làm phim, có thể tiếp tục thực hiện đề tài tương tự, lấy lại danh dự và vinh quang cho quân lực VNCH, xin quý vị hãy vào trang web sau đây để “vote” cho phim được trình chiếu rộng rãi: http://www.ridethethundermovie.com/contact/. Đồng thời xin quý vị cùng nhau đi xem phim, rủ cả gia đình, bạn hữu cùng đi.



Hoàng Lan Chi

Xem youtube TS Phan Quang Trọng phỏng vấn ô Richard Botkin nhân dịp phim chiếu ở San Antonio tháng 5/2015: https://www.youtube.com/...Q8&feature=youtu.be

Lan Chi: Xin chào ông Richard Botkin. Phải nói là đa số người Việt tị nạn cộng sản đều dành cảm tình cho cuốn sách và cả cuốn phim “Ride The Thunder”. Không phải chỉ vì phim vinh danh quân lực VNCH, xé toang màn u ám bao phủ cuộc chiến bởi giới truyền thông Hoa Kỳ thập niên 70, mà còn vì có rất nhiều “người trẻ” tham gia. Những người này chưa hề biết cuộc chiến VN, thậm chí chưa hề sống ở VN nhưng họ tham gia và nồng nhiệt trong sứ mạng viết lại lịch sử. Tính từ buổi công chiếu đầu tiên, tháng 3/2015 đến nay, phim đã được chiếu tại những tiểu bang nào và kết quả ra sao?

Richard: Bộ phim của chúng tôi đã trình chiếu ở Westminster, San Jose, Houston, Phoenix/Tempe, Las Vegas, Oceanside and San Antonio. Thứ sáu tới đây ngày 19, sẽ được chiếu tại Prescott, AZ. Prescott là nơi mà chúng tôi đã quay rất nhiều cảnh trong bộ phim này. Đây sẽ là một thử thách cho chúng tôi vì nơi đây cộng đồng VN không đông. Lần ra mắt phim đầu tiên là ở Westminster CA. Chúng tôi chỉ chiếu một tuần lễ ở một rạp chiếu phim. Chúng tôi đã thành công rực rỡ cho lần chiếu này. Trong tuần lễ mở màn, số vé bán cho từng xuất chiều đạt chỉ số cao nhất trong toàn nước. Chúng tôi đã ngừng chiếu sau tuần lễ đầu tiên vì chúng tôi muốn giữ con số này. Chúng tôi cũng điều chỉnh lại một số đoạn phim mà chúng tôi nghĩ là quan trọng. Có một điều chúng tôi sửa đổi lại là bỏ thêm phụ đề tiếng Việt để những người Việt không nói được tiếng Anh có thể hiểu. Chúng tôi cũng biết rằng một số người Vietnam giúp chúng tôi dịch lại bộ phim này là những người thích Cộng sản nên có những đoạn dịch hoàn toàn khác nghĩa với điều chúng tôi muốn nói. Nhưng sau đó chúng tôi may mắn gặp được những người bạn Việt Nam tốt bụng đã giúp sửa đổi lại những phần này. Chúng tôi hy vọng việc sửa đổi này sẽ được hoàn tất trong tuần tới. Sau khi xong, chúng tôi dự định sẽ trình chiếu lại tại những thành phố đông người Việt cư ngụ.

Về việc chiếu bộ phim này ở những thành phố khác trên nước Mỹ, chúng tôi đã thành công ở Houston và Phoenix, tàm tạm ở San Jose và Las Vegas, còn ở Oceanside và San Antonio thì không được khá. Chúng tôi rút kinh nghiệm rằng chúng tôi cần phải chọn địa điểm trình chiếu một cách tốt hơn. Trong tương lai, chúng tôi biết mình sẽ phải chiếu ở những nơi gần cộng đồng người Việt. Và chúng tôi cũng cần có nhiều hỗ trợ để việc quảng cáo bộ phim được hữu hiệu hơn.

Lan Chi: Ông kỳ vọng những gì ở bộ phim này? Lợi nhuận nếu có ông sẽ tiếp tục đầu tư để thực hiện một bộ thứ hai về Việt Nam? Chủ đề nào sẽ được chọn? Cuộc chiến đấu anh dũng qua từng trận đánh hay đời người lính sau khi miền Nam bị bỏ rơi?

Richard: Trước đây, tôi chưa từng sản xuất phim nên tôi không mong đợi gì cả, mặc dù khi làm phim này tôi có ý định là ít nhất phải huề vốn. Kế hoạch riêng của tôi: nếu phim thành công thì sẽ chia sẻ ít nhất 50% lợi nhuận với những cơ quan từ thiện mà tôi thấy là quan trọng. Cơ quan đầu tiên là Semper Fi Fund để giúp đỡ những chiến sĩ bị thương từ Iraq và Afghanistan. Cơ quan thứ hai là is Agape International Ministries. Cơ quan này giải thoát những bé gái khỏi những cuộc buôn bán nô lệ tình dục ở Cambodia. Từ 1988, mỗi năm đến tháng 11, tôi đều đi với một nhóm nhỏ gồm các bác sĩ, nha sĩ đến làm việc ở Cambodia 2 tuần. Ở đó, chúng tôi làm việc với Agape. Bên cạnh các cơ quan kể trên, có một điều tuy tôi chưa biết tường tận, nhưng tôi biết rằng có nhiều cựu chiến binh Việt Nam ở Mỹ không được hưởng các phúc lợi như các cựu chiến binh Mỹ. Nếu chúng tôi may mắn có được phương tiện, tôi muốn giúp đỡ nhóm người bị thiệt thòi này. Về những dự định trong tương lai thì tôi sẽ trả lời cặn kẽ trong các câu tới, nhưng câu trả lời ngắn gọn là “Có”, có rất nhiều điều cần phải làm trong nỗ lực nói lên sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Lan Chi: Chi phí thực hiện rất khiêm nhường và do sự đóng góp của nhóm bạn hữu. Nếu được cấp ngân khoản gấp 50 lần, ông sẽ ưu tiên thực hiện phân đoạn nào cho phim? Ý tôi muốn nói, cảnh nào là ưu tiên để gửi thông điệp đến khán giả, một thông điệp mà tôi cho là quan trọng vì dính líu đến bộ mặt của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh?

Richard: Câu hỏi rất hay. Nếu chúng tôi không bị giới hạn về tiền bạc thì chúng tôi sẽ có nhiều người tù hơn ở trong các cảnh về trại tù “cải tạo”. Chúng tôi cũng có thêm nhiều cảnh tại chiến trường, kể cả cảnh cầu Đông Hà bị nổ tung.

Lan Chi: Mục đích của ông là trả sự thật cho lịch sử. Theo ông, giới thuyền thông Mỹ “thiếu tử tế” thập niên 70 sẽ có phản ứng gì về phim này? Ông sẽ làm gì với những phản ứng đó?

Richard: Những người đứng về phía Tả, tức là những người theo phe VC hoặc là ghét người Mỹ sẽ không thích bộ phim này. Chúng tôi đã thấy rõ điều này qua một số ý kiến. Có rất nhiều người Mỹ ở độ tuổi phục vụ quân đội trong chiến tranh VN đã tin rằng HCM là một người tốt và việt cộng sản tấn công Miền Nam VN chỉ là cuộc nội chiến, họ cũng tin rằng MNVN tham nhũng và bỏ cuộc, và cộng sản thật ra không phải là điều xấu. Vì tin vào điều như vậy, họ đã không tham dự cuộc chiến và bản thân họ không hề cảm thấy tội lỗi khi đã đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi quốc gia. Sự thật mà chúng tôi bày tỏ trong cuốn phim làm cho họ cảm thấy khó chịu, xấu hổ và mất danh dự.

Lan Chi:Tôi đã được nghe ông nói rằng mục đích của ông khi viết sách, cũng như khi chung tay sản xuất phim với bạn hữu là vì ông muốn nói lên sự thật. Xin hỏi, động cơ chính cho việc nói lên sự thật là gì và ông đã lên tiếng bao lần cho những vấn đề hay con người nào, nhân danh nói sự thật?

Richard: Tôi tin rằng Thượng Đế đã hướng dẫn tôi trong việc viết cuốn sách và thực hiện bộ phim này. Tôi bắt đầu viết cuốn sách này vào năm 2003. Tôi mất 5 năm để viết vào thời gian rảnh rỗi của mình. Trước khi cuốn sách được hiệu đính, nó dài 800 trang. Bây giờ, nó chỉ còn 600 trang thôi. Tôi về VN 4 lần, đi vòng quanh địa điểm trận chiến và những đường phố của Saigon để có thể có cái nhìn rõ hơn về đất nước này. Có một chuyến tôi đi chung với nhân vật chính là Lê Bá Bình. Ông ấy đã đưa tôi đến nơi ông ấy sinh trưởng và lớn lên, và những nơi ông ấy đã từng chiến đấu chống cộng sản. Tôi cũng đã gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều chiến binh Mỹ cùng vợ con của họ để viết về họ trong cuốn sách của tôi. Tôi đã học được rất nhiều điều so với trước khi tôi viết cuốn sách này. Điều quan trọng nhất mà tôi hiểu được là cuộc chiến VN không cần phải chấm dứt theo cái kiểu đó. Tôi được biết rằng người Miền Nam VN đã cố gắng hết sức để giữ lại VN khỏi tay cộng sản cho đến năm 1973, họ đã bị chính phủ Mỹ bỏ rơi và cắt viện trợ cho VN vào 1973, 1974, và 1975. Điều này gần như bảo đảm rằng cuộc chiến sẽ bị thất bại. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, phong trào cộng sản ở Liên Xô và Tàu đang tiến triển rất mạnh. Thêm vào đó, chương trình có tênFlbirgh-Aiken Amendment vào mùa hè năm 1973 đã không cho phép Tổng Thống Nixon giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu đi theo hiệp định Paris. Những người MNVN yêu chuộng từ đó là nạn nhân của American Watergate. Sau khi cuốn sách xuất bản, tôi nhận ra rằng rất ít người thích đọc những cuốn sách “nghiêm chỉnh”. Phần lớn người Mỹ thích nói về thể thao hoặc là những chương trình TV, nhưng họ rất ít nói về lịch sử; hay là những điều đó không biết có phải là vấn đề ưu tư của họ hay không nữa. Tôi đã gặp cộng sự làm phim của tôi là Fred Koster và chúng tôi đã chia sẻ với nhau cùng một quan điểm rằng phim ảnh sẽ có sức ảnh hưởng đến quần chúng. Điều đáng buồn là những phim về chiến tranh VN thường rất tàn nhẫn. Những phim như “Apocalypse Now,” “Deer Hunter,” “Platoon,” “Full Metal Jacket,” “Rambo,” luôn tạo ra những hình ảnh người lính Mỹ cũng như lính VN rất tồi tệ. Nếu chúng ta không làm gì cả thì những hình ảnh sai lạc này về cộng sản và những người chống lại Mỹ sẽ trở thành “lịch sử” cho thế hệ sau.

Lan Chi: Cá nhân tôi cho rằng có một sự huyền nhiệm nào đó đã xui khiến một cựu chiến binh TQLC Hoa Kỳ đã bỏ 12 năm trời để tìm hiểu về cuộc chiến VN, đặc biệt trận chiến Đông Hà mùa hè 1972, phối hợp giữa TT Lê Bá Bình và cố vấn John Ripley. Theo ông, chỉ đơn giản là muốn trả sự thật hay còn một lý do thầm kín nào đó? Cho lần đòi sự thật này, ông đoán mình sẽ thành công bao nhiêu %?

Richard: Tôi không phải là cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam. Thời tôi ở trong Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ là thập niên 80. Nhưng những người chỉ huy của tôi là cựu chiến binh Việt Nam và tôi hết sức cảm phục họ. Tôi cũng yêu nước mình sâu đậm. Từ khi tham gia vào công trình (làm phim) năm 2003, tôi đã thêm kính trọng những người người Mỹ đã phục vụ (trong quân đội) nhưng không có được sự biết ơn xứng đáng. Quan trọng hơn cả sự quý trọng mà tôi có được đối với nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam là việc tôi được học hỏi – và vẫn còn đang học sau 12 năm – về cái giá vô cùng to lớn mà người Việt phải trả cho sự tự do. Tôi thật sự ngẩn ngơ trước những điều mà người Việt tại hải ngoại đã làm được. Tôi cũng biết rằng mọi lời lẽ khó mà nói hết sự tàn độc của cộng sản. Lời lẽ cũng không thể nói hết những lợi lộc mà nước Mỹ đã nhận được từ những người Việt lưu vong. Bên cạnh sự chăm sóc cho gia đình riêng, tôi tin rằng Trời đã trao cho tôi nghĩa vụ tranh đấu cho sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam cho tới cuối đời. Tổng thống Nixon nói “Cuộc chiến Việt Nam là một sự kiện bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thời đó, cuộc chiến đã bị tường trình sai. Bây giờ, cuộc chiến lại bị sai khi nhớ lại.”Chúng ta không thể làm gì được về sự tường trình sai lạc. Điều đó thuộc về quá khứ. Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách người ta nhớ về cuộc chiến. Đó là nhiệm vụ của phim “Ride the Thuder”. Chúng tôi muốn thay đổi ký ức của thế giới về chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi muốn đem sự thật ra ánh sáng, và đền đáp ít nhiều cho những người Việt và người Mỹ đã hy sinh rất nhiều cho một mục đích rất xứng đáng.

Lan Chi Thinkhi viết về chương tù vc, ông đã phỏng vấn được bao nhiêu người? Vì sao những cảnh tượng dã man cuả vc đã được hạ xuống khá nhiều khi đưa vào phim? Phải chăng, trên tâm lý người Mỹ, ông và đạo diễn không dám cung cấp những cảnh quá bạo lực?

Richard: Đây là một câu hỏi rất hay. Tôi phỏng vấn nhiều người bị tù sau cuộc chiến, nhưng tôi phỏng vấn ông Lê Bá Bình nhiều nhất vì đây là câu chuyện của ông ấy. Kinh nghiệm của ông ta cũng là điều xảy ra với nhiều người khác, nhưng không phải tất cả mọi người. Thí dụ, tôi biết rõ rằng nhiều bà vợ đã bị cai tù hãm hiếp khi đi thăm chồng, và nhiều người tù đã chịu khổ rất nhiều hơn so với những gì chúng tôi chiếu trong phim. Cùng lúc đó, chúng tôi không muốn thay đổi câu chuyện của ông Bình vì tôi biết rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ chú ý đến chúng tôi và tôi cần phải đi sát với những gì ông Bình và vợ ông ta đã chia sẻ. Trong mọi cuộc phỏng vấn, bà ta chưa bao giờ có ý nói rằng bà ta bị cai tù xâm phạm.

Tương tự thế, con số mà chúng tôi dùng về những người chết trong tù, bị xử tử hoặc những thuyền nhân bị chết được giữ ở mức khá thấp. Chúng tôi làm vậy để những người cộng sản không thể vu cáo rằng chúng tôi thổi phồng các con số. Như tôi đã nói, tôi tin rằng ai có thể nói quá về sự tàn ác của cộng sản, hoặc nói quá về những điều mà người gốc Việt phải chịu đựng, cho tới nay, rất nhiều người vẫn đang bị trầm cảm. Càng ngày tôi càng biết nhiều hơn về những điều đó.

Lan Chi:Với Jane Fonda và John Kerry, ông đã trả lời rằng bàn tay những người đó đã dính máu. Nếu tôi nói rằng họ chỉ là a dua theo, bề mặt nổi, còn tảng băng chìm, chính giới tài phiệt Do Thái mới là bàn tay dính máu, thì ông nghĩ sao?

Richard: Tôi không biết tài phiệt Do Thái nào. Tôi vẫn tin rằng Jane Fonda, John Kerry, và cả triệu người phản chiến cùng với hàng tá Thượng Nghị Sĩ và Hạ Nghị Sĩ Hoa Kỳ trong những thập niên 1960, 1970 đều có trách nhiệm trong việc khuyến khích kẻ thù. Hành động của họ làm cho họ có trách nhiệm với những cái chết và những khổ sở của hàng triệu người Việt yêu tự do, và những chiến sĩ Hoa Kỳ đã phục vụ với danh dự.

Lan Chi: Với tôi, ông đã tròn nhiệm vụ: nhiệm vụ người trai với những năm trong TQLC,nhiệm vụ gia đình với cương vị từng vice president của một công ty, nhiệm vụ với nhân loạikhi viết sách rồi thực hiện phim Ride The Thunder. Theo ông, nhận xét của tôi sai hay đúng hay chưa đủ? Ngoài ra, nếu mỗi người Việt đều đến nói với ông như tôi đã viết cho ông trong bức mail đầu tiên khi quen biết “Our duty is to be with you and your work” thì ông nghĩ gì?

Richard: Cám ơn bạn đã nói rằng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Thật ra, tôi và Fred Koster tin rằng chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi còn rất nhiều việc để làm. Lịch sử của chiến tranh Việt Nam rất phức tạp và một cuốn phim vỏn vẹn 105 phút không đủ để chính xác hóa mọi điều. Một trong những người bạn Việt Nam gợi ý rằng chúng tôi có thể dựng một bộ phim Ti Vi dài 40 tuần dựa trên 40 chương của quyển sách “Ride the Thunder”, giống như bộ phim“Band of Brothers”. Như vậy chúng tôi có thể nói rõ hơn về nhiều chi tiết của cuộc chiến và cung cấp kiến thức cho nhiều người hơn. Để làm việc đó, chúng tôi cần nhiều tài nguyên hơn là những gì tôi có thể cung cấp. Chỉ với cuốn phim này, tôi đã thật sự dùng hết tiền dành dụm cả đời cùng với sự tài trợ của vài người bạn.

Người Mỹ gốc Việt có thể giúp chúng tôi bằng cách nào? Làm ơn kêu gọi mọi người di dân gốc Việt đều đến xem phim và mời theo những người bạn Mỹ cùng với những người bạn từ các sắc dân khác. Nếu chúng tôi có thể làm được những công trình khác, đó chỉ vì những công dân yêu mến đất nước này đến bên chúng tôi và cùng cộng tác.

Lan Chi: Trước khi tạm biệt, xin một câu hỏi cá nhân, gia đình, nhất là bà nhà và các con ông đã đóng vai trò gì trong việc đi tìm sự thật để trả lại vinh quang và danh dự cho những người lính Mỹ và Việt xưa trong cuộc chiến chống cộng sản?

Richard: Tôi đặc biệt may mắn có được một người vợ đã giúp đỡ tôi trong mọi nỗ lực với cuốn sách và cuốn phim. Chúng tôi đã lấy nhau được gần 33 năm. Chưa bao giờ bà ấy than phiền về thời gian và tài chánh tôi đã dùng để làm những công trình như thế này. Các con tôi cũng đồng lòng giúp đỡ tôi như vậy. Tôi nghĩ chúng cũng hiểu rằng đây là một cuộc tranh đấu cho tâm hồn của đất nước. Nước Mỹ đã làm một việc đúng đắn khi đương đầu với Cộng Sản tại Việt Nam. Sự liên hiệp của người Việt và người Mỹ, dù không đem lại kết quả như ý muốn, đã cung cấp thời gian cho các nước Á châu còn lại được lớn mạnh ngoài sự thống trị của Cộng Sản. Nếu không có nỗ lực tại Việt Nam, cục diện châu Á ngày nay sẽ rất khác. Và tôi luôn nghĩ rằng điều quan trọng cần phải nói rõ là Hoa Kỳ đã may mắn có được 2 triệu công dân mới từ Việt Nam, những người yêu hòa bình và quý trọng giá trị cuộc sống của một công dân Hoa Kỳ hơn hầu hết các người khác. Người Việt di dân đã đem đến Hoa Kỳ những lợi lộc không đo lường được.

Những lời cuối, tôi cũng xin được nói rằng, công trình làm phim đã được giúp đỡ rất nhiều từ những người bạn vô cùng quan trọng trong cả hai cộng đồng Việt, Mỹ. Nếu không có sự giúp đỡ liên tục và quên mình của họ, chúng tôi đã không thể đạt được điều mà chúng tôi hướng đến. Những người bạn đó đã không làm vì tiền bạc, họ giúp chúng tôi vì họ có cùng nguyện vọng ‘làm đúng lịch sử’, vì tình yêu mến sâu đậm dành cho nước Mỹ, cho những cựu chiến binh Mỹ, và tất cả các thành viên của quân lực VNCH đã hy sinh quá nhiều và quá lâu cho sự tự do của họ. Chúng tôi – Fred Koster và cá nhân tôi – không thể nào đi một bước xa như vậy nếu không có sự yêu mến và nâng đỡ của họ. Chúng tôi gọi họ là “Gia đình Ride the Thunder“. Có tất cả 30-40 người trong gia đình này. Tôi có thể viết một câu chuyện dài về mỗi người. Nếu không có họ, điều chúng tôi làm được sẽ rất nhỏ nhoi.

Hoàng Lan Chi thực hiện tháng 6/2015

hoanglanchi
#322 Posted : Saturday, August 22, 2015 8:48:16 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Bản Anh Ngữ

Interview Richard Botkin about “Ride The Thunder”

Introduction: the movies Ride The Thunder has just played in theater at Orange county in 03/2015. Hundreds of people attended during these first shows. This is the film about the Vietnam War, created by the US Veteran with the purpose to honor the Vietnamese soldier. He is also the author of the same book of 800 pages long published in 2006. The Veteran of the US Marine, Lieutenant Commander Richard Botkin had met with Vietnamese community through video chats. Today, Hoàng Lan Chi has the honor to send you a short talk between Mr. Botkin and Lan Chi. The movie is about a friendship between the U.S Counselor John Ripley and Vietnamese Major Le Ba Binh. The background is Dong Ha battle. In this battle, both agree to destroy Dong Ha bridge to protect Hue City. This was a tough mission since the bridge was built very firmly and they could not get the help from Air Force due to the rainy season plus they were under serious communists’ attack. The captivity of soldier under communist regime after 1975 was also shown.

Richard Botkin was not attended the Vietnam War but in order to complete his book, he spent 10 years to research and made 4 trips to Vietnam with Major Le Ba Binh to see the Dong Ha, Quang Tri City.

The book is translated into Vietnam by a group of Vietnamese people. Richard Botkin together with Director Fred Koster and some friends complete Ride The Thunder movie with the minimum budget of one million dollars. The film was done in Hawaii. The actor Joseph Hieu and Eric St. John are excellent in the role of Major Le Ba Binh and Counselor John Ripley.

For the time being, I can only introduce you to the interview with Mr. Botkin about the film only. I hope that in the near future, we will focus more about the book. At the same time, I will interview Major Le Ba Binh, who is currently living in San Jose, CA.

In order to support those who are willing to create similar movies which reveal the truth and honor VNCH soldier, please go the following website and vote for this movie to be shown in all theaters. http://www.ridethethundermovie.com/contact/

Hoàng Lan Chi

www.hoanglanchi.com

Lan Chi: Hello Mr Botkin, I have to admit that most of Vietnamese refugee are deeply impressed by both the movies and the book ” Ride The Thunder”, specially there are many young Vietnamese who willingly involved this film, even some of these young ones who were not born in VN, had no idea or knowledge about the true historical Vietnam War but they enthused to participate in recovering the historical events. The South VN and American solders were smear by the unfair mainstream media. Mr Botkin, how successful the movie so far since it was shown in March?

Richard: Our film has shown in Westminster, San Jose, Houston, Phoenix/Tempe, Las Vegas, Oceanside and San Antonio. This coming Friday the 19th we will premiere in Prescott, Arizona. Prescott is where we filmed many of the domestic US scenes. It will be a true test of the film where there will be very little Vietnamese support.

Our initial premier was in Westminster California. We showed the film for one week only in one theater with two screens. We had an incredibly successful showing there. During the opening weekend, the film had the highest revenue per screen of any film in the entire country. We pulled the film after the first week as we wanted our initial numbers to look very strong.

We also pulled the film to make some changes to it that we thought were important. One thing we are working on is producing a version that has Vietnamese language subtitles so that the older people who do not understand much English, will understand what we are trying to say. We have also learned that the people who initially translated our film into Vietnamese must have been pro-communist as the translations came back, in some cases saying the exact opposite of what we meant. We are fortunate to have trusted Vietnamese friends to ensure we get the correct translation. We hope to have that done in the next week or so. When we have that ready, we intend to go back into the main markets where the Viet Kieu live.

In regards to the other markets where we showed the film, we did well in Houston and Phoenix, so-so in San Jose and Las Vegas, and poorly in Oceanside and San Antonio. We have learned the hard way that we need to have better control over the locations of the theaters we show the film in. Going forward we need to make sure the film is in or near Vietnamese neighborhoods. And we also need greater resources to market the film more effectively.

Lan Chi:What do you expect from this movie? If there is any profit, would it be used to invest in making another film about VN? And if so, what topic would be- the brave fight or the soldier life after being abandoned?

Richard: I have never made a movie before so I had no expectations, although I did this with the intention that we would at least break even. My personal plans, if the film is a success is to share at least 50% of the profits with a few charities which are important to me. The first is the Semper Fi Fund which support wounded warriors from Iraq and Afghanistan. My second charity is Agape International Ministries. They rescue young girls from the sex slave trade in Cambodia. Every year since 1998 I take a small team of dentists and physicians and we go to Cambodia for two weeks in November. We work with Agape there.

In addition to those charities, and I do not know much about it yet, but I do know that there are many Vietnamese veterans here in the US who receive none of the services American vets receive. If we are blessed with resources, I would love to assist this underserved group. In terms of future projects, I answered that in a later question, but the short answer again is, yes, there is much more work to be done in telling the truth about the Vietnam War.

Lan Chi: I understand that you keep the cost of making the movies to the minimum with the helps of friends and family. If you can have a bigger budget, 50 times bigger, what part of the movie do you think you will allocate this amount to redo it? What I mean is what part is important to you and through that part, you believe that you can send a complete message to the viewers, the message that is related to the US foreign policy.

Richard: This is a great question. If we had had an unlimited budget then we would have had more prisoners for the reeducation camp scenes. We also would have had several combat scenes to include blowing up the Dong Ha Bridge.

Lan Chi: Your intent is to give the truth back to history. How do think the “negative” media in the 70′s will react with this movie? How do you handle these if any?

Richard: People on the Left, those who are pro-communist or who hate America will not like this film. We have seen that already in some reviews. Many Americans who were of military age back during the Vietnam War made themselves believe that Ho Chi Minh was a good man, that the communist invasion of South Vietnam was just a civil war, that the South Vietnamese were corrupt and cowardly, and that communism was not so bad. By allowing themselves to believe this, these people who would not serve did not have to feel guilty about their cowardice and looking out only for their own self interest. The truth we display in the film disturbs their beliefs that protesting the war and failing to serve was somehow honorable, when in fact is was completely shameful and dishonorable.

Lan Chi: I have said that the purpose of writing this book as well as making this movie is toTell The Truth. I would like to ask what is the motive to get you to do this? Have you ever mentioned this to anyone or raising your voice in any way before just for the sake of the truth?

Richard: I believe that God had a direct hand in guiding me to write the book and then produce the film. I began work on the book in 2003. It took me five years to write it in my spare time. Before it was edited it was 800 pages long. Now it is ‘only’ 600 pages. I went to Vietnam four times to walk the battlefields and the streets of Saigon to gain the best perspective that I could. One of my trips was with my main character Le Ba Binh. He showed me where he grew up, the places he played as a boy, and many of the places he fought the communists. I also criss-crossed the US many, many times interviewing and re-interviewing many of the American Marines and their wives and children who are in the book.

I learned many things I did not know before I began my research. The most important thing I learned is that the war did not need to end the way it did. I learned that the South Vietnamese, who were keeping the communists in check up through 1973, were doomed mostly because the American congress cut their funding in 1973, 1974 and 1975. That guaranteed their loss, especially since the Russians and Chinese, while the US was cutting funds, the communists got much greater support. In addition, the passage of something called the Fulbright-Aiken Amendment in the summer of 1973 basically outlawed President Nixon from honoring the personal commitments he had made to President Thieu to get him to agree to go along with the Paris Peace Accords. The freedom-loving people of South Vietnam were the biggest victims of the American Watergate crisis.

After the book came out, I began to realize that very few people read serious books. Most Americans can talk about sports or what is on reality TV, but they know very little about history or things that really matter. I met my film partner Fred Koster, and we realized that the way to influence people’s attitudes is with film. Unfortunately, the film record for the Vietnam War is horrible. Movies like “Apocalypse Now,” “Deer Hunter,” “Platoon,” “Full Metal Jacket,” “Rambo,” and on and on all portray the American fighting man poorly and our Vietnamese allies even worse. If we do nothing, it will be these pro-communist or at least anti-American films that will become ‘history’ to those generations who come after us.

Lan Chi: In my own view, I think there must be something else that urge you, a US veteran to devote 12 years to learn about VN war, especially the Dong Ha mission in 1972 which was cooperated by Lieutenant Le Ba Binh and Counselor John Ripley. So, is this simply to pay back to history or is there any other reason deeply kept in your heart? When doing this, what percentage of success do you think will be?

Richard: My time as a Marine was in the 1980s. The men who were my leaders though were all Vietnam veterans and I have tremendous regard for them. I also love our country deeply. Since becoming involved in this project in 2003, I have gained greater respect for the Americans who served without getting the recognition they deserved. More importantly than greater appreciation for the American effort in Vietnam, is that I am learning—still learning after 12 years—of the tremendous prices paid by the Vietnamese to fight for their freedom. I am really am in awe of what the Viet Kieu have done. I do know that it is not possible to overstate how evil the communists are. It is also not possible to overstate what a blessing to the US the Vietnamese diaspora have become.

Aside from taking care of my family, I believe to my soul that God’s mission to me for the remainder of my life is to fight for the truth about the Vietnam War. President Nixon said : “The Vietnam War is the most misunderstood event in American history. It was misreported then. It is misremembered now.” There is nothing we can do about the misreporting. That is history. But we can change the way the war is remembered. That is our mission with “Ride the Thunder.” We intend to change the way the world remembers the Vietnam War. We want to bring the truth to light, and give some recognition to those Vietnamese and Americans who sacrificed so much in a very worthy effort.

Lan Chi: When writing about the Communist prison, how many people did you interview? Why was the cruelty of the way the communist treated the prisoner “softened” in the movie? Is this because the director did not want to include too much violence in the movie?

Richard: This is a great question. I interviewed several men who went to prison after the war, but I interviewed Le Ba Binh the most because this is his story. His experiences are meant to represent what happened to many people, but not to everyone. I am well aware, for example, that many wives were raped by prison guards when they came to visit their husbands, and that many prisoners suffered much more than we showed in the film. At the same time we did not want to change Binh’s story because we know that the communists will come after us and I need to stick with what Binh and his wife shared with me. In my interviews with her, she never indicated that she was raped by prison guards.

Similarly we kept the figures we used for the numbers of those who died in prison, those who were executed and those who died as Boat People low. We did this so that the communists could not accuse us of inflating the numbers. As I mentioned above, I do not believe it is possible to overstate how evil the communists are, nor is it possible to overstate the suffering of the Viet Kieu, so many of whom are still suffering from depression today. I am more and more aware of that.

Lan Chi: With Jane Fonda and John Kerry, you said that there is blood in their hands. If I say that they are just followers, the secret behind all of these is the Jewish tycoon, how do think?

Richard: I am not aware of any Jewish tycoon. I still believe people like Jane Fonda, John Kerry, the millions who protested the war and the dozens and dozens of US senators and congressmen from the 1960s and 1970s are responsible for encouraging our enemies. Their actions make them responsible for the deaths and suffering of the uncounted millions of freedom-loving Vietnamese, and the American fighting men who honorably served

Lan Chi :To me, you have completed your responsibility as a soldier to serve in the Marine, as a family man of your company, as a person to serve our human race to create the Ride The Thunder movie. What do think about my views? Do I miss anything? Beside that, what do think if each and every Vietnamese comes to see you and says that “Our duty is to be with and your work” (just like I wrote to you in my first email)

Richard: Thank you for saying that I completed my duty. Actually, it is my belief and that of my partner Fred Koster, that we are only just beginning. We have a great deal of work left to do. The history of the Vietnam War is extremely complex and a movie of 105 minutes is not enough to get it all correct. One of our Vietnamese friends has suggested that if we could take the entire book “Ride the Thunder” and turn it into a 40-week television series (the book has 40 chapters), sort of like “Band of Brothers,” then we could really tell more details of the history and educate many more people. To do that we need far more resources than I am able to provide. I really do have all my life savings in the film, along with the help of a few friends.

How can the Viet Kieu help us? Please make sure that every single Vietnamese citizen here sees the film and invites their non-Vietnamese, American friends to come. If we are able to do further projects, it will only be because citizens who love our country come alongside us to partner with us.

Lan Chi: Before saying goodbye, I would like to ask a personal question, what roles have your family, especially your wife and kids played in your adventure to find the truth to honor the US and Vietnamese soldiers in the fights against the communists through your book?

Richard: I have been especially blessed to have a wife who has supported me in all my efforts with the book and film. We have been married nearly 33 years. She has never once complained about the time or the funding I have taken to do these projects. My children have likewise been very supportive. I think they also understand that there is a battle for our nation’s soul. America was correct to fight the communists in Vietnam. The combined effort of the Vietnamese and Americans, while not the outcome we wanted, did at least buy time for the rest of Asia to grow free of communist domination. If it weren’t for our effort there, the rest of Asia would look very different today. And I always feel it important to point out that the biggest upside to the war’s outcome was that America has been greatly blessed to have two million new citizens from Vietnam who love freedom and value their citizenship here more than most. The Vietnamese have blessed America beyond measure.

And the last words I want to say that Our film effort has been aided greatly by a number of extremely important friends in both the American and Vietnamese communities. Without their selfless and continuing assistance, we could not have done what we are attempting to do. And these are people who are not doing this for the money. They have helped because they are likewise committed to ‘getting history right’ and have a great love for America, the American veterans, and for all the people of the Republic of Vietnam who suffered so much for so long to gain their freedom. We–Fred Koster and I–would not have been able to get this far without their love and support. We call these friends our “Ride the Thunder Family.” There are about 35-40 people in this group. I could write lengthy stories about each one of these folks. Without them, we would have accomplished very little.

Hoàng Lan Chi

6/2015
hoanglanchi
#323 Posted : Sunday, September 13, 2015 9:09:08 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích LanChiYesterday- Những vụn vặt đời sống quanh tôi

Chữ "li" trong "Biệt li" có phải là của Vc không

Mấy hôm nay có vụ Hội Việt Học (Nam CA) mời mọi người tham dự “Đêm Văn Nghệ Chủ Đề "Biệt Li" của CLBVN Viện Việt Học”. Vì hai chữ “Biệt li” này mà Hội Việt Học bị nick chuyen.9811@gmail.com mỉa mai là Hội Thất Học. Mail mỉa mai này được mọi người ào chuyển tiếp theo kiểu “hồ hởi phấn khởi” vì bắt được quả tang Hội Việt Học dùng chữ Vc (cười).

Cá nhân tôi trước đây cũng bị ngộ nhận như thế. Đơn giản thôi, kiểu “biệt li” không có thời trước 1975 và hiện tại trong nước thì vc dùng nhiều. Theo tam đoạn luận thông thường thì xem như vc là chủ xị của kiểu chữ đó. Tôi chỉ được giải tỏa vào năm 2014 qua một tình cờ thôi.


Sự thể như vầy, tôi được sư huynh Lê Anh Kiệt gửi tặng cuốn “Mặt Trận Đại Học thời VNCH” của bạn sư huynh là Bạch Diện Thư Sinh. Khi đọc, tôi rất khó chịu vì một số Y bị viết thành I. Tôi mail bày tỏ với BDTS là mấy năm trước tôi lang thang net và có đọc bài của anh nhưng nó làm tôi “bối zối”. ( cười). Bối rối vì nội dung là “phe ta” mà hình thức lại dùng “chữ của VC”.


Bạch Diện TS gân cổ lên cãi với tôi. Anh nói rằng khi được học môn Ngôn Ngữ Học ở Văn Khoa thì nhóm anh đã được biết những “điều chỉnh” đó. Lẽ ra nếu không vì tình hình chiến tranh thì Bộ Quốc Gia Giáo Dục sẽ phổ biến và như thế một số quy tắc mới “I/Y” sẽ được phổ cập từ bậc tiểu học.


Tôi ngán ngẩm nói rằng, nếu Bộ đã không kịp phê chuẩn thì bây giờ cứ viết kiểu cũ đi. Chớ nếu viết vậy, mọi người không hiểu, sẽ cho là “sản phẩm made in VC”. Cộng đồng hải ngoại vốn đã rối ren nhiều thứ thì đừng làm rối ren thêm vì “I/Y”. Tuy tôi nói vậy, BDTS vẫn ngoan cố không nghe. Thôi thì trong lãnh vực ngôn ngữ , “đường lão lão Go, đường mợ mợ Go” vậy!


Hôm thứ sáu ngày 11 tháng 9, 2015 tôi nhận mail từ một muội Gia Long. Cô này fw mail từ nick kia, nội dung chỉ trích Viện Việt Học đã viết “biệt li” và mỉa mai “Viện Thất Học”. Tôi chuyển cho Bạch Diện Thư Sinh và hỏi “ Họ viết Biệt li có đúng không lão?” thì lão giả nhời vầy:


Lão nể Mợ cho nên đã đánh máy nguyên tắc 5 điểm này để "hầu" Mợ coi chơi.


I, Y và UY (GS Đoàn Xuân Kiên)

Nguyên tắc năm điểm:

Viết Y trong những trường hợp sau đây:

1) Khi tổ hợp âm /IÊ/ ở đầu một tiếng:

Thí dụ: yên, yêu, yết.

2) trong các tổ hợp âm chúm môi /UI/ và /UIÊ/ (viết là UY, UYÊ, UYA)

Thí dụ: uy, chuyện, khuya, nguy, tuy.

3) ở sau âm ngắn của A [trong chính tả hiện nay cũng viết bằng đồ vị /A/ và âm ngắn của Ơ [tức là đồ vị /Â/].

Thí dụ: cay, dày, dạy, mây.


Viết I trong những trường hợp sayu đây:

4) khi âm /I/ là nguyên âm, hay là phần âm chính của âm tiết.

Thí dụ: ỉ, bí, chim, hí, kim, lì, lính, sĩ, tị, vì, vinh.

5) Khi âm /I/ là âm cuối, đứng sau phần âm chính ở thể thường, để khép âm tiết.

Thí dụ: ngùi, đói, người, củi, hời, trai.

(Trích GS Đoàn Xuân Kiên (Anh Quốc). Bài "Nói Thêm Về Chữ I và Y Trong Chính Tả Tiếng Việt". Trang 45. Tạp chí Định Hướng, Số 32, Mùa Thu 2002. Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ)


Tuy vậy, hôm nay, ngày 13 tháng 9 2015 khi có tên “khỉ” kia mạo nhận cựu nữ sinh Gia Long để viết mail chụp mũ cho Hội Ái hữu Cựu NS Gia Long Nam CA là “cố ý dùng I thay cho Y” và tôi bực mình vì đụng đến trường tôi nên tôi fw cho Bạch Diện TS thì lão “đùng đùng” vầy:

1. Không! Lão không tranh cãi với ai. Lão chỉ nhẹ nhàng bảo là không nên chụp nón cối cho ai viết I thay Y mà thôi. Chưa có hàn lâm viện, chưa có luật thống nhất chính tả thì ai viết sao thì viết. Lão tôn trọng tự do.

2. Lão không "ngoan cố". Lão theo tinh thần đại học khai phóng, tìm kiếm "khoa học". Ngữ Học là môn khoa học nhưng nó không cố định. Nó có đời sống, có tiến triển. Năm 1950 khác 2015.

Lão nhờ ơn Trời cho tới cái tuổi "chống gậy", "Thất thập cổ lai hi". Lão thấy cái gì đúng, nên làm thì làm. Vị nào muốn nói chuyện Ngữ Học thì lão hoan nghênh và học hỏi với điều kiện họ cống hiến cái học thức, chứ còn cứ chửi vung xích chó lên, cứ tố cáo, cứ chụp mũ mà không đưa ra lí cứ, học thuật thì (xin lỗi) lão không việc gì phải quan tâm.


Nể tình lão là bạn ‘tử tế’ nên tôi gửi lên đây bài lão viết về I/Y với hy vọng mai mốt bạn hữu tôi sẽ hiểu thêm và sẽ không nghĩ rằng đó là sản phẩm “made in Vc” nữa. Chẳng qua sau này trong nước, họ dùng thì người quốc gia cứ ngỡ đó là của vc mà thôi.


Tôi còn nhớ hồi làm cho BPSOS thì chúng tôi, những người cũ, cũng “đụng độ” Nguyễn Đình Thắng về vụ ngôn ngữ này ( cười). Chúng tôi học thời VNCH và quen viết “hòa” hay “Ủy”. Ông Nguyễn Đình Thắng, có lẽ khi phải làm tờ Mạch Sống đã học lại Việt ngữ và ông đã học quy tắc bỏ dấu từ Đoàn Xuân Kiên (Anh Quốc) (tôi đoán vậy). Đó là bỏ dấu ở âm mạnh (strong, chính ). Vì thế bài tôi và các vị cao niên viết đều bị ô Thắng sửa “hòa” thành hoà” hết (cười) (ví dụ vậy). Sau vài tháng, ô Thắng “rầy rà” tôi là sao để staffs bỏ dấu sai hoài. Tôi “gào” lại với staffs và cộng tác viên. Hồi đó tôi rất “cáu” với ô Thắng. Khi tôi cãi, (ai bỏ dấu kiểu gì thì kệ họ) thì Thắng bảo, tờ Mạch Sống phải là một tờ báo “chuẩn mực” (Giê su ma lạy chúa tôi!). Dường như về sau, tôi có buổi “conference” huấn luyện cho staffs viết bài thì vài satff gào lên với tôi, phản đối vụ bỏ dấu. Tôi mail “report”cho Thắng và Thắng quyết định “ từ nay Thắng sẽ theo chúng tôi, phe đa số” vì Thắng không muốn bài ở Mạch Sống bỏ dấu khác nhau. Sau đó thì chuyện gì xảy ra thưa các bạn? Ô Nguyễn Đình Thắng nhà tôi “bỏ dấu tầm bậy” vì ông ta nghĩ là kiểu cũ của chúng tôi bỏ thế! Ông không hiểu, có những cái thì “cũ/mới” đều bỏ dấu giống nhau. Khi “edit” bài Thắng, tôi cười lăn cù chiêng với chữ này “óan”. Thế đó, một số người sau này học quy tắc bỏ dấu hay I/Y từ Đoàn Xuân Kiên và thế là bị chụp cái mũ "dùng chữ VC"!


Đây là bài viết về I/Y của Bạch Diện Thư Sinh. Mong rằng sau khi đọc xong, có lẽ chúng ta sẽ không cò nghĩ “biệt li” là sản phẩm “made in vc” nữa. Hội Việt Học ở Nam CA đâu thể nào “xài chữ đặc quyền của Vc” được? (cười).


Hoàng Lan Chi

9/2015

VIẾT ‘I’ HAY ‘Y’

Bạch Diện Thư Sinh

Báo Trẻ số 657 ra ngày 07.01.2010 có bài “Tiếng Việt ngày nay: Chữ và Nghĩa” của tác giả Quốc Thái đã gây cho tôi nhiều thiện cảm vì tác giả là một bạn trẻ sống ở hải ngoại mà rất quan tâm tới việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt; hơn nữa lại còn có tinh thần chống chế độ Cộng Sản độc tài, độc đảng rất cao.


Tôi tán đồng hầu hết những điều tác giả Quốc Thái nêu ra trong bài viết, nhất là đoạn tác giả nhắc nhở cho vài vị cựu tù Cộng sản “không có ý thức”. Quốc Thái viết: “Trong công ty tôi có một Bác xưa là sĩ quan cao cấp của Quân lực VNCH mà nói với tôi rằng ‘hồi giải phóng vô, sau đó Bác đi học tập cải tạo, đất nước mình nghèo và lạc hậu, bây giờ đổi mới và phát triển rất nhiều so với thời VNCH và lúc mới giải phóng’. Tôi hỏi Bác, ai là giải phóng? Tại sao Bác gọi kẻ thù mà một thời Bác từng cầm súng chống sự xâm lăng của họ và bảo vệ miền Nam là giải phóng, họ giải phóng Bác và nhân dân miền Nam à? Và tại sao Bác lại nói rằng Bác ‘đi học tập cải tạo’, như vậy Bác tự cho rằng lý tưởng Quốc gia của Bác khi xưa là sai hay sao? Vậy tại sao Bác hiện diện ở xứ sở này để làm gì?”


Chỉ có một điều tôi xin tác giả Quốc Thái xem xét lại. Đó là việc tác giả khẳng định rằng “CS hay viết I thay cho Y, ví dụ: mỹ, thì họ viết là mĩ, kỹ thì họ viết là kĩ, v.v. và Y thì lại thay cho I, ví dụ như sỹ quan, nhạc sỹ, bác sỹ. Lối viết này tôi thấy rất nhiều trên báo của người Việt hải ngoại”.


Thiển nghĩ đây không còn phải là vấn đề Quốc - Cộng nữa mà là một vấn đề thuộc lãnh vực của môn ngữ học.

Đã có biết bao nhiêu người thắc mắc, tự hỏi viết I hay Y trong chính tả chữ quốc ngữ, cách nào đúng? Có quy tắc gì không? Xưa nay,trong từ điển cũng như trên các sách vở báo chí rõ ràng đã có chuyện viết bất nhất hai chữ này; còn trong đời thường đã từng xẩy ra biết bao nhiêu cuộc cãi vã, thiếu điều ‘thượng cẳng tay hạ cẳng chân’ với nhau chỉ vì viết I hay viết Y mà ra!

Do đó, dường như tất cả những ai quan tâm tới chữ quốc ngữ đều mong ước các nhà chuyên môn về ngữ học nghiên cứu và thống nhất với nhau về cách viết chính tả tiếng Việt, trước khi nhà nước, học đường, các nhà làm từ điển và các cơ quan truyền thông làm phần việc của họ để sớm hoàn tất việc định chuẩn hoá cách viết chính tả tiếng Việt, trong đó cách viết hai chữ I và Y nổi bật lên.

Hôm nay, nhân đọc bài viết trên báo Trẻ của tác giả Quốc Thái, tôi nhớ lại trước đây trên Mục Sưu Khảo của Vietcatholic News, tôi đã được đọc một bài viết của Linh mục Nguyễn Ngọc Huỳnh, CssR, cũng bàn về chữ nghĩa, và về cách viết chữ I và Y. Mặc dù ngày xưa tôi có “giật” được Chứng chỉ Ngữ học Việt Nam (tại Văn Khoa/Đh Saigon) thật, nhưng tự nhận, tôi không chuyên môn về ngữ học, mà chỉ là một trong muôn vàn người quan tâm tới việc thống nhất chính tả Việt ngữ và muốn học hỏi thêm với các nhà chuyên môn, và tôi đã mạo muội đúc kết ý kiến của các vị đó thành một bài ngắn nêu lên lí do và quy tắc cho việc thống nhất cách viết hai chữ I và Y trong chữ quốc ngữ .

1. Kỹ thuật hay kĩ thuật, tu sỹ hay tu sĩ?
Lm.Nguyễn Ngọc Huỳnh cho là viết cách nào cũng được vì đọc lên nghe giống nhau cả, linh mục nói thêm: nếu viết tất cả bằng chữ I thì “gọn” hơn và tốt hơn cho việc thống nhất chính tả.

Nói như Lm. Nguyễn Ngọc Huỳnh thì vấn đề vẫn còn tùy tiện. Thiển nghĩ, nên viết thống nhất bằng chữ I trong trường hợp này. Viết I trong trường hợp này là đúng theo nguyên tắc do Alexandre De Rhôdes đưa ra từ năm 1651: (a) chữ I dùng để ghi nguyên âm của âm tiết, có thể là nguyên âm đơn /i/ hay nguyên âm đôi /iê/ : bí, biết. (Xin đọc Gs. Đoàn Xuân Kiên. Nói Thêm Về Chữ I Và Chữ Y Trong Chính Tả Tiếng Việt. Định Hướng số 32, tr.43).

[SIZE=22. Chú ý hay chú í, y học hay i học?[/SIZE]
Đây là trường hợp chữ I đứng một mình, không phụ âm đầu, không phụ âm cuối, chẳng có bán nguyên âm đệm, chẳng có bán nguyên âm cuối. Lm. Nguyễn Ngọc Huỳnh cho rằng trường hợp này viết Y sẽ có “thẩm mĩ hơn”, đỡ “tội nghiệp” hơn.

Giáo sư Đoàn Xuân Kiên cũng nghĩ như vậy. Ông nêu lí do vì có “sự thiên vị trong tâm lí ngôn ngữ”: “ Trong chính tả hiện nay, khi âm /i/ đứng ở đầu âm tiết thì khi viết có tình hình nước đôi: ý tưởng, nhưng í ới. Nếu theo đúng nguyên tắc (a) của De Rhodes thì phải nhất loạt viết là I mà thôi. Tuy vậy, trong khi chúng ta viết âm ỉ, ầm ĩ, đi ỉa theo đúng nguyên tắc âm vị học thì sự thiên vị trong tâm lí ngôn ngữ đã dẫn đến thói quen viết y thị, ý kiến, ỷ lại.”

Nếu tôi không lầm về thời điểm thì vào năm 1983 (không dám chắc lắm), lúc đó tôi đang ở Trại A 20 (Trại Xuân Phước, Mật khu Kì Lộ, tác giả Nguyễn Chí Thiệp gọi là Trại Kiên Giam) và đã đọc được bài báo đưa tin về Hội nghị các nhà ngữ học VN (Bắc cũng như Nam) tại Đại học Tây Ninh, tức Đại học Cao Đài trước 1975. Hội nghị này đã khuyến cáo: Tạm thời có thể tùy ý viết I hoặc Y trong trường hợp chữ này đi một mình.

3.Quy hay qui, quý hay quí, quỷ hay quỉ, quỳ hay quì, quỹ hay quĩ, quỵ hay quị?
Xin đồng ý ngay với Lm. Nguyễn Ngọc Huỳnh khi ông cho rằng quỷ là q+uỷ, nhưng bảo củi là q+ủi thì không chính xác.

Vì trong tiếng Việt, k viết trước các nguyên âm “i”, “e”, “ê”: ý kiến, kén chọn, kênh kiệu.

c viết trước các nguyên âm khác: ca hát, con cá, cô cậu, cúc cung.

q viết trước bán nguyên âm đệm “u”: qua loa, quan tòa, luẩn quẩn, loạng quạng.

Lm. NguyễnNgọc Huỳnh nhấn mạnh “u” ở đây là bán nguyên âm, vì nếu là nguyên âm thì theo nguyên tắc ta phải viết “cu”. Thế nhưng ông lại chủ trương viết được cả hai cách các chữ quy hay qui, quý hay quí, v.v., lấy lí do khi đọc lên, viết cách nào,thì nghe cũng giống nhau cả!

Đang khi đó, giáo sư Đoàn Xuân Kiên cũng nói âm /k/ được kí hiệu bằng 3 chữ cái c, k,q tùy trường hợp. Nhưng giáo sư nhấn mạnh trường hợp chữ q đi với tổ hợp âm chúm môi /ui/. Ông nhận xét trong tiếng Pháp, không bao giờ q viết một mình mà luôn luôn đi kèm với u cho nên người ta dễ lầm tưởng qu ở đây chỉ là phụ âm đầu trong trường hợp âm chúm môi và sẽ viết quí, quít vì âm /i/ nay là nguyên âm đứng làm phần âm chính của âm tiết. Sự thực thì phần chính của âm tiết chúm môi là /ui/ chứ không là /i/, cho nên nếu đã viết quyết, quyền thì tại sao lại viết quí mà không viết quý.

Tóm lại, theo giáo sư Đoàn Xuân Kiên (cư ngụ tại Anh quốc), có nguyên tắc gồm 5 điểm để viết I và Y do Alexandre De Rhodes để lại như sau:

Viết Y trong những trường hợp:

1) Khi tổ hợp âm /iê/ ở đầu một tiếng.

Thí dụ: yên, yêu, yết.

2) Trong các tổ hợp âm chúm môi /ui/ và /uiê/ (viết là uy,uyê,uya).

Thí dụ: uy, chuyện, khuya, nguy; (do đó đương nhiên sẽ viết: quy, quý, quỷ, quỳ, quỵ).

3) Ở sau âm ngắn của a [trong chính tả hiện nay cũng viết bằng đồ vị /a/ và âm ngắn của ơ [ tức là đồ vị /â/].

Thí dụ: cay, dày, đây, mây.

Viết I trong những trường hợp:
4) Khi âm /i/ là nguyên âm, hay là phần âm chính của âm tiết.

Thí dụ: ỉ, bí, chim, hí, kìm, lì, lính, sĩ, tị, vì, vinh.

5) khi âm /i/ là âm cuối, đứng sau phần âm chính ở thể thường, để khép âm tiết lại.

Thí dụ: ngùi, đói, người, củi, hồi, trai.

Trên đây là câu chuyện của những người quan tâm tới việc thống nhất chính tả tiếng Việt. Song dù các nhà ngữ học có công lao nghiên cứu đến đâu cũng chẳng đủ thẩm quyền để bắt mọi người phải viết theo nguyên tắc. Hơn nữa trong lãnh vực phong tục tập quán nói chung, lãnh vực ngôn ngữ nói riêng, vốn đã có một quy luật, đó là: thói quen là luật. Không dễ gì trong một sớm một chiều mà có thể thay đổi được một thói quen. Tuy nhiên, hãy cứ cổ võ, hãy cứ học hỏi với các nhà chuyên môn này. Hi vọng một ngày không xa, nhà nước, các học đường, các nhà làm từ điển và các cơ quan truyền thông sẽ đứng ra lãnh trách nhiệm san định, định chuẩn hóa tiếng Việt hầu có thể thống nhất chính tả Việt ngữ, làm cho tiếng Việt tiến lên trong sáng và trưởng thành. Khi đó một học sinh, sinh viên khi làm bài thi sẽ hết còn phải lo âu, như chính chúng tôi đã từng lo âu trước đây, không biết thầy mình ưng mình viết yêu quí hay yêu quý, nước Mĩ hay nước Mỹ, nhà Lí hay nhà Lý, hi sinh hay hy sinh, v.v., nếu không may viết trái ý thầy có thể sẽ bị đánh giá là lố lăng, lập dị thì rất tai hại cho kết quả thi cử.


Tới đây, mong rằng tác giả Quốc Thái và quý độc giả hiểu việc viết I hay Y không phải là vấn đề chính trị, cũng không phải là chuyện lố lăng hay lập dị, mà là chuyện ngữ học, chuyện thống nhất chính tả Việt ngữ. Muốn thống nhất thì phải dựa trên những nguyên tắc hợp lí, phải được Quốc hội chân chính (được bầu lên một cách dân chủ thực sự) chấp thuận và chính phủ ban hành thành luật. Lúc đó mới có thể bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ một cách viết chính tả duy nhất đúng.


Hiện nay tuy điều mong ước ấy chưa thành, vẫn còn tình trạng tùy tiện khi viết hai chữ I và Y, nhưng xin đừng ai quy kết cho nhau là học theo lối viết của Việt Cộng hay là lố lăng, lập dị khi viết: nhà Lí, nước Mĩ, li rượu, kĩ nghệ…hay là viết quý mà không viết quí, v.v., đang khi đó vẫn viết ỷ y, y tế, ý kiến (biệt lệ), nhưng lại viết y sĩ…, vẫn viết yêu, yên, yết, nhưng viết Ngã Ba Chú Ía, ỉa đái (xin lỗi)…. Bởi vì viết như vậy là đang áp dụng quy tắc của Alexandre De Rhodes đưa ra từ năm 1651. Quy tắc này rất hữu lí và có thể làm căn bản cho việc thống nhất cách viết hai chữ I và Y trong chữ quốc ngữ.

Bạch Diện Thư Sinh
hoanglanchi
#324 Posted : Sunday, October 11, 2015 2:16:50 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Giọt Bâng Khuâng Tháng Mười

Tôi vẫn cảm ơn internet vì đã giúp chúng ta mở rộng quan hệ nhiều và nhanh. Từ internet, tôi có những “cộng đồng mạng nhỏ” của riêng tôi. Nhóm nói chuyện văn nghệ, nhóm bàn chuyện thời sự, nhóm nói chuyện gia chánh.

Internet cũng đem đến cho tôi những người tôi ái mộ. Tôi ái mộ họ có thể là văn, có thể là thơ, có thể là nhạc, có thể là trí thức, có thể là sự thành công trong xã hội Hoa Kỳ, có thể là tâm tình họ với quê hương VN, và buồn cười là vì sắc đẹp của họ nữa.

Hôm qua nói chuyện với một cô em, tôi sôi nổi nói về một nhan sắc. Đó là một người mẫu Pháp-Việt. Tôi chưa thấy ai đẹp hoàn hảo như vậy. Người mẫu thì thân hình đẹp rồi miễn bàn đến. Tôi nói về sắc đẹp. Cô này, người bên phải trong hai người dưới đây, có khuôn mặt rất tuyệt, không có một lỗi nào và hết sức sang trọng, quý phái.



Buổi tối lang thang tìm bài cũ trong computer, tôi nhặt ra được một bài thơ của CPSN mà tôi vẫn thích. Bốn câu cuối của bài đó đây:

Tôi không biết bên ấy có buồn không
Cũng chưa lần nào nghe ai nói
Nhưng cứ từng mỗi hòang hôn
Gió nhắn trên sông như lời chị gọi

Tôi chuyển cho một cậu em, chủ tịch cộng đồng, có nghĩa đó là một người trong nhóm thời sự vì cậu là người rất thích thơ. Cậu viết trở lại cho tôi vài câu thật dễ thương, nhái theo bốn câu thơ trên:

Tôi không biết bên Úc có buồn không
Cũng chưa lần nào nghe ai nói
Nhưng cứ từng mỗi hòang hôn
Gió nhắn trên biển như lời chị gọi

“Các chú lo liệu đừng để CS lấy mất CĐVN”

Dễ thương và làm tôi bật cười. Bật cười vì cậu vẫn cảm ơn tôi đã làm nhiệm vụ “giải độc”, “quét rác” cộng đồng.

Tôi viết tặng lại cho cậu, bài thơ tự do sau. Tôi chưa đặt tựa. Thôi thì nhờ người được tặng, đặt hộ vậy.

Mai mốt chị về bên ấy

Gió mùa Thu có buồn như nơi đây

Trời mùa Đông chắc tuyết cũng chả phủ dầy

Như năm xưa DC phủ trắng mầu trăng lạnh

Rồi mùa Hạ cũng không rực hoa giấy đỏ

Và mùa Xuân, sẽ sao nhỉ

Em ơi!

Cuộc đời như những chuyến tầu

Mỗi khoảnh khắc qua ga là một thời không trở lại

Người tiễn đưa hay kẻ ở chắc giống nhau

Như tâm trạng và nỗi buồn chia cách

Phải không em!

Mai mốt chị về bên ấy

Sóng trùng dương vị mặn cũng như nhau

Xanh trời kia cũng chẳng khác chi nhau

Lòng tự hỏi rồi có gì khác biệt

Xuân, Hạ, Thu, Đông

Xuân Hạ rồi lại Thu Đông

Thế, em nhỉ!

Hoàng Lan Chi

10/2015
hoanglanchi
#325 Posted : Monday, February 8, 2016 11:46:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Ngày Tháng Cũ Với Quà Mới:

http://hoanglanchi.com/?p=8625

Bão Tuyết Mùa Đông

http://hoanglanchi.com/?p=8613

Một Cậu Em Mới Nhặt Được Bên Kia Bờ Đại Dương:

http://hoanglanchi.com/?p=8609

GT Ts Phan Quang Trọng với " Freedom Flyers: Chuyến Bay Solo Cuối của Người Tù"

http://hoanglanchi.com/?p=8600

"Bà Chằng" Hoàng Lan Chi:

http://hoanglanchi.com/?p=8592

Tôi và cá nhân bà Hoàng Dược Thảo:

http://hoanglanchi.com/?p=8591


Hoàng Lan Chi gặp gỡ hai vị chủ báo Thế Giới Mới và Bút Tre ở CA:

http://hoanglanchi.com/?p=8585

Trò chuyện Hoàng Lan Chi- Ts Phan Quang Trọng, CT Tổ Chức Cộng Đồng San Antonio:

http://hoanglanchi.com/?p=8541
Phượng Các
#326 Posted : Thursday, May 17, 2018 2:09:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Góc Hoài Niệm
do Hoàng Lan Chi và Trần Kiêm Thuý Vy (em ruột Hà Thanh) lập để tưởng nhớ Hà Thanh

https://mottroithuongtiec.wordpress.com/
Users browsing this topic
Guest (6)
17 Pages«<151617
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.