Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages<12345>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#41 Posted : Wednesday, April 7, 2010 12:09:09 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Những người tình “Chu văn An”!

Hoàng Lan Chi

Tôi là dân Bắc kỳ chín nút tức Bắc Kỳ di cư 1954. Bắc kỳ này khi di cư vào Nam còn “nhỏ híu” nhưng “chảnh” lắm, nhất định giữ giọng Bắc của mình cơ chứ không lai căng gì cả. Nhất là tôi lại học Gia Long chứ chả học Trưng Vương vậy mà giọng nói không bị lai là vì yêu tiếng Bắc của mình lắm lắm.

Lý do nào tôi học Gia Long thì đã viết trong nhiều tuỳ bút. Ở đây chỉ nhắc lại là thường thì Gia Long “bồ tèo” với Petrus Ký nhưng cái cô Gia Long Bắc Kỳ này không thân thiết với dân ấy mà lại thích dân “Chu Văn An” cơ. Có gì đâu, cùng tông bắc kỳ mà! Người miền Nam sợ con rể Bắc vì nói con trai Bắc hay có tính gia trưởng này và …láu cá nữa chứ. Còn tôi, tôi chỉ thấy con trai Bắc thông minh, lém, ăn nói dí dỏm làm mình vui chứ mấy ông “Nam Cờ” lắm khi thành thật quá thấy “cù lần lửa” chết đi được!

Tôi chỉ chơi nhiều với dân Chu Văn An khi lên đại học. Lý do chính là “made in con nhà giáo”! Thuở trung học bị ông bố kềm kẹp cấm không có bạn trai thì lấy đâu ra bạn mà chơi. Phí của giời vì:

Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
(Thơ Nguyên Sa)

Cái ông thi sĩ này yêu con gái còn vị thành niên khôn bỏ xừ đi ấy. Tuổi mươì ba là tuổi mới truởng thành, còn ngây thơ vô tội chứ chưa vô số tội! Vì ngây thơ vô tội thì tình yêu sẽ thuần tuý tình yêu và chưa hề tính toán. Nói theo kiểu các bạn trẻ bây giờ là “yêu anh vì đó là anh”!
Tôi quen một dân Chu Văn An ngay đầu năm thứ hai đại học. Trường hợp quen cũng dễ thương tuy không lãng mạn theo kiểu mưa rơi và trú cùng mái hiên. Hôm đó, anh chàng đứng cạnh tôi nơi cửa sổ ghi danh. Một con sâu từ cây còng me tây chơi gian ác đu xuống rồi bình thản đậu trên tay cô nàng Bắc Kỳ chỉ sợ …ma và sâu. Nói nào ngay hồi đó tôi hiền lắm chứ chả như bây giờ. Bây giờ ấy à, chị Ngô Minh Hằng chọc tôi “Người đánh Nam dẹp Bắc mà lại sợ ma và sâu”! Ý chị Hằng ám chỉ việc tôi viết bài “uýnh” việt gian cứ bén như dao bổ cau ấy mà. Con sâu dù bé tí cũng đủ làm hồn vía lên mây và tôi hét lớn. Có lẽ vì âm thanh quá lớn… làm phiền hàng xóm nên anh chàng giật mình và túm cổ con sâu vặt ra làm sáu mảnh! Tôi nhìn anh chàng cười duyên một cái. Này các ông “Chu văn An” ạ, con gái Bắc Kỳ cũng ranh ma lắm đấy chứ chả vừa đâu. Thấy mình có cái gì “đèm đẹp” là lợi dung tối đa. Ví dụ tôi biết có đôi mắt nai rất ư là “tồ và ngố” nên chuyên môn mở to mắt ra cái điều em ngây thơ lắm em chả biết gì đâu. Hay biết mình có cái răng hơi “khênh khểnh” nên gặp dịp tốt là nàng khoe ngay tắp lự! Cũng chả biết ma xui đất khiến thế nào mà sau đó chúng tôi chơi với nhau rất lâu. Nhưng duyên số không có nên sau khi ra trường một năm thì đường ai nấy đi. Mấy chục năm sau chúng tôi gặp lại trên đất khách sau khi gặp nhau ở net! Việc gặp lại này xin nhường cho CVA Đàm Trung Phán (biệt danh Lãng Xẹt) kể nhé:

Lãng Xẹt và Hoàng Lan Chi

Khoảng năm 2001, tôi đọc trên Internet thấy tên một tác giả nghe rất ngộ: Hoàng Lan Chi (HLC) và tôi bắt đầu đọc những bài viết của HLC. Tác giả viết văn theo lối học trò, mang một niềm nuối tiếc không những của thời còn là một nữ sinh Gia Long, một sinh viên trường Khoa Học mà còn cả một bầu trời Miền Nam nước Việt trước năm 1975. Ðiều đặc biệt là tuy tác giả còn đang sống tại Việt Nam mà “Bà Bà LC” cứ thẳng tay mà “vuốt mặt nhà nước”. Thời kỳ này, Lãng tôi bắt đầu vào đọc và viết trên Vietbao Online. Cũng vì vậy mà Xẹt tôi đã có dịp “gặp” HLC vừa trên Phố Rùm (Forums), vừa qua I- Meo.

Một hôm tôi đọc trên Quán Gió bài viết “Những người tình Chu Văn An” của HLC. Tôi nhìn con ruồi bay qua màn hình điện toán và mỉm cười vu vơ, chẳng qua là vì tôi cũng đã là một cựu học sinh của trường Chu Văn An. Ðọc đến đoạn HLC nhắc tới người tình CVA mang tên T nay đã có vợ Mỹ và năm đứa con, tôi cười hô hố và suýt té khỏi cái ghế có năm cái bánh xe. Nhân vật T này rất đặc biệt vì hai “điểm son” đó nhưng lại chẳng có xa lạ gì với tôi: hắn là bà con với bà Cai BN của tôi! Hắn không những đã “dám” lấy vợ Mỹ mà còn “dám” có một lúc 5 đứa con trên cái “cõi-đờí-thiên-hạ-có-ít-con” này nữa. Tôi ngưng cười và gọi BN vào đọc bài viết này. Xẹt tôi bèn I- meo ngay cho “chàng Trương” để nghe hắn tâm sự ra sao. Sau khi tôi được nghe đương sự “thú nhận tội lỗi”, T và BN kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện của thời sinh viên ngày xưa và tôi cũng được trở về với khung cảnh của Việt Nam vào cuối thập niên 60 và trước hồi tháng 4,1975. Vì những kỷ niệm dễ thương của thuở mới vào đời đó mà vợ chồng tôi bắt đầu viết I- meo cho HLC. BN và HLC cùng là dân Bắc Kỳ 9 Nút và cựu nữ sinh Gia Long! Lúc đó, HLC vẫn còn đang kẹt lại ở Việt Nam. HLC và tôi thường hay “gặp” nhau trên Phố Rùm của Vietbao Online.

Vâng, từ CVA Lãng Xẹt Đàm Trung Phán, khi đọc tuỳ bút của tôi, T nhận ra ngay Hoàng Lan Chi chính là QG ngày xưa vì thuở sinh viên chàng ta chuyên bỏ giờ học ngồi bậc thềm xem truyện ngắn của tôi đăng trên các báo thời đó. “Văn QG lúc nào cũng vậy”. T viết như thế. Ngày tôi đến Virginia, thành phố tình nhân xứ hoa anh đào thì T lên gặp tôi. Mấy chục năm hội ngộ nơi đất khách, hai mái đầu đã bạc. Chút kỷ niệm xưa chỉ còn là kỷ niệm.

Khi tôi gửi bài “Những người tình Chu Văn An” đầu tiên lên web Quán Gió khoảng năm 2001 thì giời ơi, bao ông CVA xôn xao. Ông nhận mình là T, ông nhận mình là L…Đó là do ông webmaster tường trình vì chính anh ta cũng khoái “con bé” và nhận làm em gái văn nghệ! Một cựu CVA là ông Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cũng chú ý bài ấy. Năm 2006 có việc phỏng vấn ông Vinh, ông hỏi tôi về bài đó, tôi ngớ người ra vì không dè ông Vinh cũng nhớ bài ấy. Toàn bộ “Những người tình CVA” trong bài viết ấy đều là có thật trăm phần trăm nhưng gia vị mắm muối bột ngọt tôi nêm vào đó thì chỉ có tôi và các đương sự biết!

Nhớ lại thuở trước chúng ta có những nề nếp mà bây giờ đã quá lỗi thời. Nhắc lại nếp xưa sẽ làm chùng tim cao niên chúng ta nhưng với bọn trẻ thời nay thì có khi họ lại ré lên cười. Chẳng hạn như cô em họ tôi “Mẹ em bảo ngày xưa mẹ đi học về, mỗi góc phố đều có người đứng nhìn! Còn em bây giờ mà thấy thằng nào như vậy, em nghĩ thằng đó khùng hay vô gia cư vô nghề nghiệp!”

Ừ nhỉ, đã qua rồi thời chúng ta với thuở quen nhau thật lãng mạn! Tôi còn nhớ chàng T của tôi thuổng ở đâu đó được bài thơ như sau:

Em có biết đường đến trường mấy ngả
Con đường nào anh đếm bước nhiều hơn
Gốc cây nào anh thường quen đứng đợi
Nhớ nhung gì khi bóng ngả hoàng hôn

Hồi đó tôi khờ và tồ lắm, cứ ngỡ thơ của chàng cơ nên tôi viết cho chàng như sau:

Em vẫn biết đường đến trường nhiều ngả
Đường không em anh đếm bước nhiều hơn
Gốc me tây anh thường quen đứng đợi
Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn!

Ấy, tôi viết đúng ‘thực tế” lắm đó nhé. Là nhiều lần chàng đứng đợi tôi nè. Là trường Khoa Học có nhiều cây còng me tây lắm cơ. Chỉ có điều tôi phịa là “Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn”! Chàng viết và hỏi thế thì mình cứ nhận chàng nhớ mình đâu có siu phải không? Nhưng nói nào ngay, chàng này có lời tỏ tình mà tôi đã viết thành một tuỳ bút với cái tựa là “Lời tỏ tình dễ thương” và các netter “nhí” tha đi khắp nơi. Bây giờ chàng chỉ còn là một hình ảnh của dĩ vãng đã vô cùng xa mờ.

Hiện nay tôi có nhiều “Người tình Chu Văn An” khác! Tôi phải “copy” lại cái câu tôi viết vào khoảng năm 2001 trong bài “Hỡi người tình Chu Văn An” nhé. Đó là “Người tình không phải là người tình mà là người tôi có cảm tình”! Ca va! C’est tout! Ấy, từ khi sang xứ Cờ Hoa tôi bực mình vì cái vốn Anh văn của mình quá. Ngày xưa sinh ngữ chính là Pháp, còn Anh Văn chỉ học vỏn vẹn ba năm và xì tốp cả hai thứ khi vào đại học. Do đó sang đây tôi bị trở ngại ngôn ngữ ghê quá. Chính vì thế trong giai đoạn đầu tôi luôn nhờ vả “người tình T” của tôi và sau đó đã viết “Vẫn có anh bên đời” để ám chỉ việc, mấy chục năm sau, “Quỳnh ngày xưa vẫn có anh nhưng …là thông dịch cho Quỳnh!’ Vì thế lâu lâu phải xổ Pháp ra cho đỡ bực mình vì có biết tiếng Anh đâu cưa chứ?!

“Người tình CVA” là “fan” của tôi thì khá nhiều. Đa số quý cụ CVA đọc văn thấy nghịch ngợm, gợi nhớ ngày xưa nên thích. Ai thì tôi cũng chơi hết cả nhưng mức độ thân thì sau này tôi không dám thân với ai. Lý do năm 2001 gì đó, tôi khá thân với một anh vì anh làm thơ, viết văn đều hay cả dù xuất thân ngành khoa học. Chúng tôi chơi công khai ở một forum, nơi có nhiều người tham gia. Anh đã viết một câu chuyện ngồ ngộ làm “netters” thích thú theo dõi và sau đó ở đoạn cuối anh làm các “netters” chưng hửng vì nhân vật nữ chính của câu chuyện đó là …Lan Chi! Chính tôi cũng bị bất ngờ. Tối đó, anh gọi về Việt Nam cho tôi và hai anh em cười vui hể hả. Từ câu chuyện của anh đã gợi hứng cho tôi viết “Bẩy ngày ngà ngọc”, một chuyện tình lồng trong phong cảnh Việt Nam và được nhiều “netters” đón nhận. Thậm chí một trang web nào đó còn lấy ra đọc. “Bẩy ngày ngà ngọc”, nghe thì tưởng “nhảm nhí” nhưng thực ra thì chả nhảm tí nào mà lại rất lãng mạn mơ mộng. Ông chồng cũ của ca sĩ Lệ Thu, ký giả Hồng Dương viết cho tôi “Lan Chi ơi, truyện này dễ thương, giọng văn cao sang lắm…” Tôi không hiểu giọng văn cao sang là sao? Còn Vũ Trung Hiền, em ruột nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cũng khen nhưng bảo tôi “Cái chi tiết hai người kéo nhau lên Ban Mê Thuột mà …chả có gì nghe không thực”! Ơ hay, Vũ Trung Hiền “trần tục” quá đi, tại sao hai người lại “phải có gì”!

Trở lại anh bạn trên. Sau đó khi khổng khi không bà xã anh (cũng sinh hoạt cùng trang net đó và chính chị làm quen tôi trước anh) nổi cơn Hoạn Thư. Từ đó khi gặp quý cụ fan, tôi cũng chơi nhưng sau một thời gian thì “ông/tôi” để các bà khỏi mất công ghen.

Năm 2008 tôi nhận mail của CVA Pat Lâm xin phép phổ bài thơ. Tôi không nhớ nổi thơ nào liên quan đến dân CVA cả để mà chấp thuận đơn thỉnh cầu của đương sự! Pat Lâm kêu trời “Thơ mình mà không nhớ?!”! Sau đó Pat Lâm phải giải thích, đó là một ông CVA gửi truyện “Những người tình CVA” và Pat Lâm thích mấy câu thơ cuối của bài viết và đã phổ nhạc. Anh Bùi Bảo Sơn đưa lên web CVA 65-66 gì đó của anh. Thú thật nghe bản nhạc thấy cũng vui vui và vì tôi thích tiếng huýt sáo! Tôi nói với Pat Lâm “Chắc ngày xưa ông hát hay lắm. Bây giờ nghe hơi khàn khàn nhưng còn chất lắm đó! Sau nữa nghe ông huýt sáo làm tôi nhớ thuở sinh viên của tụi mình quá”. Bản nhạc của Pat Lâm được ai đó làm youtube và khá phổ biến ở net. Buồn cười là từ người xa lại nhận họ hàng với người gần. Nôm na thế này, nghe Pat Lâm kể về web CVA, tôi kể cho Pat Lâm nghe, tôi và Bùi Bảo Sơn chưa gặp bao giờ nhưng không xa lạ vì hai gia đình là bằng hữu từ thuở Thái Bình. Ông Bùi văn Bảo, thân phụ Bùi Bảo Sơn là bạn thân bác và cả cha tôi. Sau đó anh Sơn gửi mail với cái tựa “Nhận họ hàng”!

Một cư dân CVA khác nhưng “duyên” tái ngộ không phải từ diễn đàn CVA mà là từ “group” Tổng Nha Kế Hoạch. Tổng Nha Kế Hoạch, nơi tôi làm việc đầu tiên ngay sau khi ra trường năm 1971, trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia. Năm 2008, vô tình tôi “lụm” được ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc từ “group CP” (nhóm du học thời VNCH với học bổng Colombo, CP là Colombo Plan). Sau đó tôi viết bài “Bác Phó của tôi”. Rồi “Bác Phó” giới thiệu bài với group “Tổng Nha” của bác. Từ đó, tôi lai rai trò chuyện trong group này cũng như group Khoa Học của tôi. Một chuyên viên Tổng Nha, cư dân CVA, đã viết lại kỷ niệm xưa thật dễ thương làm trái tim già cỗi của tôi bồi hồi. Cư dân CVA này viết như sau, thử hỏi quý cụ CVA là có đúng dân CVA “lém” như Lan Chi nhận xét không nhé:

“ Cô Quỳnh Giao này có trí nhớ tốt thật. Tôi nhớ lúc ấy tôi làm ở Nha Viện Trợ. Anh Từ Trì đã chuyển sang Bộ Ngoại Giao. Giám Đốc NHa Viện Trợ lúc đó là anh Trần Hữu Dũng. Khi cô Quỳnh Giao đến làm việc, thấy cô bé này " hay hay" nên mấy anh chuyên viên trẻ thách nhau đến làm quen. Và tôi đã nhận lời đưa cô nhân viên mới này đi giới thiệu khắp nơi. Tôi nhớ mình thắng được chầu cà phê vỉa hè đường Lê Thánh Tôn. It lâu sau tôi chuyển sang làm việc ở trụ sở 244 Phan Thanh Giản, cùng bộ phận nghiên cứu dưới quyền Ông Nguyễn Như Cương và không có dịp gặp lại cố nhân Quỳnh Giao nữa.

Vậy mà đã hơn 30 năm rồi. Năm ngoái, khi đọc lại bài viết của Lan Chi về ngày cô vào làm ở Tổng Nha Kê Hoạch, tôi làm được một bài thơ ngắn, trong đó có mấy câu :

" Một vùng như thể" trên trang Web
Người vẫn nguyên đài các diễm kiều
Có nhớ Saigon ngày xưa ấy
Có kẻ vì ai đã mộng nhiều

"Một vùng như thể " là tôi lấy phần đầu câu Kiều.( Một vùng như thể cây Quỳnh cành Giao )Trên trang Web là cô em gái Đỗ Nghiêm Trinh gởi hình Lan Chi trên e mail cho những anh em Kế Hoạch . Ngay từ ngày Quỳnh Giao vào làm ở Kế Hoạch là tôi nghĩ đến câu thơ này mỗii lần nghĩ đến cô, và hình như tôi nghĩ đến cô hơi nhiều.
LQT”

Oregon hay mưa. Mưa Oregon không gợi nhớ mưa Sài Gòn vì rả rích. Anh bạn CVA bắt viết cho đặc san CVA, không cho Lan Chi “xu huyền” mà Lan Chi thì không biết viết gì nữa. Thôi thì nhắc lại chuyện “Những người tình CVA” vậy! Tình cũ có, tình mới có nhưng điều ngậm ngùi là:

…có những “người tình CVA” mà Lan Chi thấy rất đáng yêu bởi dân CVA lúc nào cũng đáng yêu cả vì thông minh, lém lỉnh, dí dỏm nhưng không yêu được vì quý cụ đang là “chim hót trong lồng”!!!


Thành phố hoa hồng Portland 2010

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#42 Posted : Sunday, April 11, 2010 9:42:39 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tạp ghi Tháng Ba

Tạm biệt thành phố Ngàn Thông

Hoàng Lan Chi



Bây giờ là tháng Ba. Oregon đang cuối đông nhưng hoa đã nở từ tháng trước. Rợp trời hoa mầu hồng và bây giờ những con đường ngập xác hoa tựa xác pháo thật đẹp. Mới ngày nào tôi không yêu Portland vì mưa dầm dề với bầu trời xám xịt thì nay cảm tình chớm gia tăng với ngàn thông còn vi vu và hoa đang tô thắm.
Những ngày nắng hiếm hoi làm Portland đẹp hơn và được cư dân Portland đón chào nhiều hơn. Hồng Khắc Kim Mai từ Dallas về thăm l?i ch?n xua Portland , đón tôi đến nhà chị Sương Lam và thủ thỉ, sau này Mai sẽ trở về Portland . Thế mà người phương xa là tôi thì không thích tí nào. Tôi vẫn nhớ Virginia với hoa đào rực rỡ nghiêng mình bên dòng Potomac , nhớ mùa thu diễm lệ với những con đường quanh co lên đồi xuông dốc, mùa đông với hoa tuyết trắng phau.
Tôi lên đây mang tiếng là đi chơi nhưng thực ra học và làm nhiều hơn. Tôi học về nghề thuế. Nói cho vui chứ tôi không đi sâu mà chỉ là những râu ria. Tôi tiếp khách, chỉ cho họ điền đơn, tôi biết khai form W7 để xin số Itin number cho những người ăn theo (điển hình là xin cho con cái người Mễ), khai form 8862…Tôi biết cả việc trả lời khách hàng khi họ muốn biết tiền “federal refund” và cả “state refund” của họ khi nào về, không về vì sao. Tôi cũng biết cả vụ lên net lấy form 1099, tiền thất nghiệp cho khách hàng. Tôi biết cả việc giúp khách hàng gửi các thông tin về những người phụ thuộc khi tiểu bang “request”. Ối chao, tôi học được nhiều đó chứ nhỉ? Chưa kể, ngày mới tập làm form 1099, phải ngồi nơi yên tĩnh vì hay lộn, sau này vừa tiếp khách vừa làm form 1099 nhanh như gió!
Tôi thích học nên biết thêm cái gì mới cũng thú vị cả. Duy có điều, tôi là người hay thắc mắc mà ông chủ ở đây đã yêu cầu “Trong mùa thuế, miễn thắc mắc. Muốn lật đổ bạo quyền thì phải chờ hết mùa thuế!” Ý anh ta ám chỉ muốn cải tiến cái gì thì chờ hết mùa thuế! Gần hết mùa thuế, tôi có nhận xét sau đây: khách hàng Mỹ và Mễ dễ thương nhất! Còn khách hàng Việt khó thương nhất!
Buồn cười, có lần một ông già Việt cằn nhằn là sao khách cũ cũng phải viết đơn nhiều, tôi rất bực mình vì cái vẻ mặt và cả giọng nói cùng thái độ ông ta nên tôi nghiêm giọng: “Thưa ông, vì là khách cũ nên chúng tôi chỉ xin Tên mà không cần Họ, chỉ xin số nhà mà không cần Đường…Chúng tôi có lý do để xin như vậy vì ….Thưa ông, tôi giải thích như vậy đã đủ với ông chưa?” Trời ơi, cô chủ đứng gần đó phì cười “Chị nói giống radio quá”! Thì phỏng vấn là “nghề của nàng” mà lị nên lắm khi nói năng giống như đang phỏng vấn!
Một cậu em cho tôi đi chơi vài nơi của Portland cũng rất thú vị. Thác nước khá đẹp nhưng tôi thích nhất khi đi xem Nhà Máy Thuỷ Điện bên giòng Columbia. Xem được loài cá nhỏ mà cậu em giải thích rằng cá được nuôi vì ăn rong rêu của hồ nước nên không cần người nhái xuống chà rửa như xưa kia. Khi chúng lớn, do tính thích bơi ngược dòng nên đã bị loài người “xí gạt” xả ống hồ lùa cá ra ngoài. Xuôi dòng, cá là thực phẩm để nuôi cá Strogen. Loài Strogen thịt ngon, chiều dài gần bằng chiều cao của hai người lớn cộng lại. Đến mùa cá đủ lớn, chính phủ chỉ cho phép mỗi người được câu một con. Ngoài ra, cậu em còn cho tôi đến Exit 25. Vào đây vào mùa hè, du khách đóng tiền ở cổng và có một bãi tắm “thiên nhiên” (thoát y trăm phần trăm). Nhưng thú vị nhất là men theo triền dốc lên đồi cao để ngắm nhà và từ đó nhìn xuống thành phố, thung lũng. Tiếc là lễ hội hoa hồng vào tháng Sáu nên tôi không dự được.
Trước khi về lại Virginia tôi gọi cho người bạn, tác giả một bài viết về âm nhạc. Tôi hỏi anh về hiện tượng DVD ca sĩ Ngọc Lan đang được TV, báo chí nhắc tới, khen ngợi, nhắc nhở (như là một tình yêu vô tận... sau chín năm-xa vắng!).Tôi cũng yêu Ngọc Lan. Giọng hát Ngọc Lan khá đặc biệt. Nhẹ nhàng nhưng không mang dáng học trò như Thanh Lan. Nghe giọng hát là liên tưởng đến một yểu điệu thục nữ (như My Fair Lady?). Ngọt ngào nhưng không âm hưởng “cải lương”. Nói chuyện với anh về tình bạn trong sáng giữa Ngọc Lan-và đạo diễn Trần Thăng, tôi hỏi anh “Thế sao làng ca nhac tại hải ngoại mình, không có những trường hợp tạo sự nghiệp như thế với ca sĩ khác?” “Những người khác chỉ có thể hy sinh cho đi vài mươi phần trăm thôi. Tỷ lệ phần trăm này là dựa trên hoàn cảnh cả bên cho lẫn bên nhận. !”.Ý anh là với tình bạn từ xưa giữa Trần Thăng-Ngọc Lan và cả những yếu tố không gian, thời gian thích hợp, Đạo diễn Trần Thăng đã tạo dựng tên tuổi cho Ngọc Lan. Với thuận lợi sẵn có, Trần Thăng đã bắc một chiếc thang cao, dành cho Ngọc Lan trèo lên và sự thành tựu đến cả trăm phần trăm! Trần Thăng đã khôn khéo lựa chọn cho Ngọc Lan xuất hiện qua các giai điệu trữ tình mượt mà của những nhạc phẩm ngoại quốc đã quen thuộc với giới thưởng ngoạn như Bang bang, Mourrir sur scene…..Tự thân nhạc phẩm đã hay, qua giọng hát “lụa Hà Đông” của Ngọc Lan thì đương nhiên sác xuất thành công sẽ lớn. Celine Dion cũng qua bàn tay của người đạo diễn mà thành danh, thì Ngọc Lan bước lên đỉnh danh vọng cũng từ Trần Thăng. Anh bảo tôi “ Người ta hỏi sao bây giờ Trần Thăng mới làm DVD cho Ngọc Lan thì Trần Thăng trả lời một câu rất hay!” “Câu gì?” “Tôi chơi với Ngọc Lan rất thân và không hề nghĩ là Lan đã ra đi. Nên với tôi, chín năm mà ngỡ như mới hôm qua!”. Tôi mỉm cười. Ừ thì hay. Tôi dự định sẽ mua DVD này và sẽ viết cảm nhận của tôi. Như một món quà nhỏ cho người có giọng hát “lụa Hà Đông”! Như một sẻ chia với người đạo diễn vẫn ngẩn ngơ trước mất mát vô cùng.
Những ngày tháng ở thành phố ngàn thông không làm tâm hồn tôi vi vu như thông. Tôi không viết được bài gì về “văn học nghệ thuật”. Đúng hơn là âm nhạc, lãnh vực mà tôi thường thích thú. Tôi viết cho Phạm Anh Dũng rằng “Không có Lan Chi ‘leader’ thì sáng tác mới cứ lình bình!”. Vâng, năm ngoái tôi “leader” cái Sáng Tác Mới và hoạch định kế hoạch hẳn hòi. Khi tôi từ giã, Sáng Tác Mới lại rơi vào tình trạng cũ! Trong con người tôi đang tồn tại hai tính cách có vẻ hơi tương phản nhau. Nôm na là mấy vị ca nhạc sĩ hay nói rằng “Tôi không dính vào chính trị” để biện minh cho thái độ của họ. Và tôi, một mặt hoạt động về âm nhạc, (cứ coi như …không dính chính trị!) một mặt viết bài về cộng đồng! Thực ra, chỉ sau khi từ giã Đài Việt Nam Hải Ngoại, chứng kiến nhiều việc, tôi mới bày tỏ cảm nghĩ của mình trước lằn ranh quốc cộng. Sự việc đẩy đưa, nhóm người giao du với VC lại ngang ngược vu người kia là thi hành nghị quyết 36, cộng thêm một vài người khác ở cộng đồng thì bao che và tôi mới phải tiếp tục viết! Sau này, thì giờ dành cho chính trị nhiều hơn và tôi không viết được gì cho âm nhạc.
Hy vọng tạm biệt ngàn thông về Virginia ngắm hoa đào Potomac, tôi sẽ có cảm hứng để viết về một dòng nhạc mới nào đó. Hay về “lụa Hà Đông” đã ra đi nhưng tình cảm cho Nàng vẫn ngút ngàn. Như thông ngàn đời xanh ngắt cùng trời cao.

linhvang
#43 Posted : Sunday, April 11, 2010 1:38:39 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Loại cá chị nhắc đến được gọi là sturgeon, sống trong dòng Columbia. Cá này mà nấu canh chua thì rất ngon, xương mềm như sụn. Không có bán trong chợ.
PC
#44 Posted : Tuesday, April 13, 2010 5:20:23 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Năm vừa qua con trâu và có vẻ trâu cày vất vả. Nói đến trâu là tôi nhớ đến nhạc phẩm sau:

Ai bảo chăn trâu là khổ
Ngồi mình trâu sướng lắm chứ


Cái ông nhạc sĩ này khéo nguỵ ngôn! Ông ta vẽ vời đủ thứ để thi vị hoá rồi kết luận chăn trâu sướng lắm chứ!

Thật ra thì Phạm Duy dựa vào một bài trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu "Ai bảo chăn trâu là khổ v...v...". Không biết là khi làm một bài hát người ta có nên dành hết cái credit cho mình không hay là nên có một câu cho biết xuất xứ một câu hát trong bài của mình là từ nơi nào mà ra. Ngay cả ca dao, Phạm Duy phổ nhạc rất nhiều mà dường như ông ít khi nào ghi lại. Nào phải đâu chỉ có Linh Phương mới bị bỏ quên (rằng lời trong bản Kỷ Vật Cho Em là của ổng mà PD lờ đi).
hoanglanchi
#45 Posted : Wednesday, April 14, 2010 11:44:43 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Loại cá chị nhắc đến được gọi là sturgeon, sống trong dòng Columbia. Cá này mà nấu canh chua thì rất ngon, xương mềm như sụn. Không có bán trong chợ.



Linh Vang ơi
Anh bạn gửi mail nhắc nhưng chị quên edit tên cá. Làm biếng mà. Nghe anh kia noi và đoán mò tên! tiêc là chị chưa được ăn thì đi về rồi.
Em vui nhé

PC à
Nếu mỗi cái mỗi ghi là trích từ ca dao thì coi bộ hơi...Smile Ghi lời của tác giả XYZ thì đúng, khỏi bàn há.
Sương Lam
#46 Posted : Thursday, April 15, 2010 3:42:47 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

HLC ơi,
HLC về lại W.DC. rối nhỉ? Portland không có gì để HLC lưu luyến sao?
Phải rồi, đã ở quen nơi nào thì nơi đó trái tim đã gắn chặt nối liền ở nơi đó. HLC chỉ là cánh chim bay về Portland trong một thời gian thì làm sao ngàn thông Portland có thể giữ cánh chim luôn tung bay ở phương trời cao rộng được.
Mùa này hoa anh đào nở rộ ở W.DC nên HLC bay về chốn cũ để ngắm hoa đào là đúng rồi .
Chu'c Lan Chi tìm lại kỷ niệm xưa hình bóng cũ ở W.DC nhé. heart


SL

hoanglanchi
#47 Posted : Thursday, May 27, 2010 10:45:12 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
[SIZE="6"]Nguyên Nhung
[/SIZE]




Không nhớ tôi đọc văn Nguyên Nhung lần đầu khi nào. Nhưng lá thư mùa xuân của tôi gửi cho độc giả nguyệt san Mạch Sống mà tôi làm chủ bút thì tôi chỉ ưu ái nhắc đến Nguyên Nhung và một cô ở Việt Nam trong đoạn kết.

Văn NN giản dị không điệu đà tiểu thư nhưng phải nói rất “chuẩn” về hình thức. Hồi đó, tôi rất khốn khổ khi phải “edit” bài của các văn sĩ “cao niên” cho Mạch Sống. Một câu văn là một đoạn! Dấu phẩy bỏ cách một “space” chơi và vân vân thì một lô dấu chấm hay như thế này “ ..v.v….”! NN thì không. Câu văn gọn ghẽ, các dấu chấm, chấm phẩy hay ngoặc đơn ngoặc kép đều rất đúng “quy cách” của Hoa Kỳ. Nội dung sâu sắc. NN không kể chuyện tình và NN thiên về đời sống hàng ngày. Một ưu điểm khác là thi vi hoá, nhân cách hoá và cả tưởng tượng hoá nhiều nhân vật hay sự việc làm văn của NN rất có duyên. Chuyện cái răng là một trong các loại ấy.

NN xem hình tôi và hay khen Lan Chi xinh! Làm tôi cũng phổng mũi!

Năm 2008, tôi đến Houston có việc. Chị bạn đưa đi công chuyện và trên đường về, vô tình chị kể nhà NN gần đây. Tôi nói chị cho đến NN chơi. Xui là cả chị và tôi đều không đem số phone NN theo để gọi báo trước. Vì thế khi đến, bấm chuông dài cổ! NN ra, thấy tôi và xin lỗi chờ chút. Chờ chút mà cũng lâu gớm!

Sau đó vào nhà, NN dắt đi xem vườn thì tôi thích trái lô quất. NN lấy thang hái cho tôi ăn mệt nghỉ. Khi về còn ôm theo một bọc. NN cũng chỉ cho tôi xem cây hoa có hai loại trên cùng một thân mà NN mới viết trước đó.

Lúc gặp tôi NN phán “Hoàng Lan Chi ở ngoài xinh hơn trong hình!” Trời đất ơi?

Ngang tuổi nhau nên sau này chúng tôi hay “đằng ấy và tớ” rất dễ thương. NN nhắc tôi nếu có viết thì nhớ nhắc kỷ niệm bấm chuông ba lần và cho ăn trái lô quất thay cho nước uống nhé.

Trái lô quất ấy, “tớ’ chưa được uống lại lần nào kể từ sau cái ngày đến nhà “đằng ấy”, Nguyên Nhung ạ!


[SIZE="6"]
Lê Hữu[/SIZE]




Người từ xứ mưa, mưa quanh năm nhưng cứ tự hào là thành phố “xanh hoài ngàn năm”!

Tôi quen Lê Hữu là từ duyên âm nhạc. Chúng tôi cùng yêu nhạc của một người. Người ấy chia sẻ với nhóm, bài của những người trong nhóm. Tôi có đọc bài LH và ngược lại.

Rồi chia xa.

Bẵng một thời gian, gặp lại để rồi LH là “người nợ tôi từ muôn kiếp trước!”.

Nợ vì làm chung Nhạc Chủ Đề
Nợ vì phải đọc bài
Nợ vì phải “edit” bài cho chủ bút trong khi …chủ bút bận “edit” bài của thành viên!
Nợ vì phải nghe “cô nương” khóc lóc chửi bới những kẻ “cô nương” không ưa!
Nợ vì phải trả lời “liền tút suỵt” cho cô nương mỗi khi “cô nương” bí tên tác giả hay nhạc phẩm!

Thế nhưng năm 2007, tôi gửi LH ra với “người thế gian” bằng bài viết “Lê Hữu, người tìm ngọc trong đá”.

Từ đó, LH “khốn khổ” với “thế gian”!

Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau!

LH cũng khá hiền. Dường như đa số bạn trai của tôi …đều bị “hiền” vì tôi …chằng quá chăng?

LH có cái dễ thương vì mỗi khi tôi kể về một người bạn trai nào đó của tôi là LH kết hợp cái -người đó nói- để biến thành- cái LH đang nợ tôi!

Ví như LH ký tên là “Bố trẻ, Người nợ em từ muôn kiếp trước NNETMKT” mỗi khi viết cho tôi nhưng khi đọc tạp ghi của tôi và thấy LQT gọi tôi là “đoá tường vi yêu kiều” thì LH “edit” ngay cái chữ ký của mình như sau “Người nợ đoá tường vi yêu kiều từ muôn kiếp trước NNDTVYKTMKT” !

“Bố trẻ” là khi gặp lại, tôi la lên lúc tranh luận cái gì đó “ ..thôi đi bố già ơi”, LH phản đối “Bố già nghe …già quá, lại bị lẫn với PD”.

Thế là LH thành…”bố trẻ”!


“Bố trẻ”ơi, cô nương đã nói rằng cô nương muốn “ bố chẻ” nợ “đoá tường vi yêu kiều” …cả kiếp sau nữa cơ!

[SIZE="6"]Hưng Yên[/SIZE]



Đó là Ông Nhà Quê!

ÔNQ này viết văn về quê thì hết xảy con cào cào. Tôi mê mẩn đọc ÔNQ kể về nhãn Hưng yên và đủ cách hái nhãn gì đấy!

ÔNQ tự nhận mình nhà quê với tôi. Nhà quê như ông thì khối người mong!

Lần đầu gọi đến ông, tôi nhỏ nhẹ “Xin cho gặp ông Cử ạ” “Tôi là ông Cử đây” ! Giời đất ơi, thế là sau đó “ông Cử” nếm mùi “bà chằng” của Lan Chi bà bà!

Tôi thích văn ông kể vì nó có duyên. Rất dí dỏm! Đọc văn ông cứ bật cười. Nhưng tôi khốn khổ vì ông viết theo kiểu hơi xưa. Nghĩa là dài lê thê. Một câu có khi là cả một đoạn. Và hình thức thì ông khá tuỳ tiện. Dấu phẩy cứ chơi bỏ xa xa, không chịu đứng ngay kề chữ gì cả. Lần đầu, tôi “edit” hình thức mờ mắt. Tôi bèn gửi cho ông một bản hướng dẫn cách bỏ dấu theo đúng quy cách vì nếu không khi in, dấu phẩy sẽ chạy xuống hàng rất kỳ cục. Báo khác thì kệ chứ Mạch Sống thì hình thức luôn phải đúng vì Chủ nhiệm Nguyễn Đình Thắng muốn vậy!

Tuổi già khiến ÔNQ không theo kịp. Các bài sau ông vẫn chơi “vũ như cẩn” làm tôi khốn khổ. Tôi bèn gọi phone và ỷ (mình nhỏ tuổi hơn, mình là phái nữ, mình là …người đẹp!), tôi la lối! Tôi còn doạ đòi “uýnh phù mỏ” ÔNQ nữa cơ ! Ông ta chả sợ một ly ông cụ nào mà còn khoái trá cười ha hả!

ÔNQ này thích gọi tôi là “bà bà”. Tôi thì vẫn thích “bắt nạt” lão nhà quê này. Tại sao ư? Không biết nữa! Có lần tôi “bắt nạt” như sau “Người khác thì tôi trả nhuận bút, còn ông thì…miễn!” Lão nhà quê “Thôi mà, tiền Mạch Sống thơm lắm!”

Thật tình, tôi mến cái nhà quê của lão lắm! Đấy, cái áo xanh lè thế kia, không nhà quê thì nhà gì?!


[SIZE="6"]Đỗ Văn Phúc[/SIZE]




Khi làm chủ bút nguyệt san Mạch Sống, tôi cần điều gì đó cho báo và lang thang net tìm. Vô tình đọc bài “Văn hoá nội gián”, tôi thích. Làm quen. Rồi tôi kéo anh Phúc về những nơi tôi sinh hoạt. Đầu tiên là Mạch Sống. Sau đó anh Phúc tham gia Uỷ Ban Dịch Thuật của Ủy Ban Cứu người Vượt Biển. Anh Phúc cũng được mời làm diễn giả trong dạ tiệc gây quỹ của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển ở Houston.

Tôi kéo anh Phúc về giữ mục Xã Luận cho Sóng Thần khi tôi phụ trách chủ bút cho Bán Nguyệt San này. Tôi rủ anh Phúc thực hiện chương trình …tuởng niệm ca sĩ Duy Khánh vì anh là người em thân cận của Duy Khánh.

Tóm lại tôi rủ anh đi khắp nơi, gia nhập tùm lum những chỗ tôi sinh hoạt. Và ngược lại thì tôi và anh Phúc cũng cãi nhau ra trò. Đương nhiên tôi là phụ nữ thì anh phải nhường tôi!

Chúng tôi, Phúc và tôi, vẫn đang cùng một số thân hữu khác làm “người cô đơn”! Cô đơn vì chúng tôi vẫn đang cố gắng giữ vững lằn ranh quốc cộng trong thời buổi đảo điên này!


[SIZE="6"]Vũ Trung Hiền[/SIZE]




Vũ Trung Hiền áo trắng

Không nhớ nổi vì sao quen Vũ Trung Hiền. Nhưng chỉ nhớ là chúng tôi hồi đó ở group Quán Không Cửa. QKC có nhiều cựu dân Chu Văn An-Nguyễn Trãi-Trần Lục và dường như duy nhất chị Hương Kiều Loan là Trưng Vương. Sau này khi tôi vào thì duy nhất tôi là cô Gia Long.

Group nhỏ toàn là bạn hữu biết nhau nên vui đùa trêu chọc. Trong group này hồi đó có hai người tôi khá thân là VTH và anh Nguyễn Trọng Dzũng.

VTH là em ruột nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm nhưng tôi biết nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm qua “một nhánh” khác, không phải từ VTH.

Hiền nhưng có lẽ không hiền và cũng chẳng dữ. Mail lúc nào cũng gọi tôi là “bạn”. Tôi, thuở ấy khi còn ở Việt Nam, kể cho Hiền nghe nhiều chuyện. Đa phần là chuyện trong thế giới ảo. Dù sao ngày đó net mới phổ biến, còn mới mẻ, lạ lẫm và thu hút nhưng cũng nhiều “oan trái”! Những “oan tình”, tôi kể cho VTH nghe. Về phương diện nào đó, VTH như một người bạn gái của tôi!

Khi về Việt Nam, VTH có gọi cho tôi. VTH rất “ngon”, đó là dám mượn xe Honda chạy tỉnh bơ. Nhiều người khác không dám vì đường phố Sài Gòn ngày một đông, ngày một “ẩu”. Nói chuyện tào lao và khi VTH về Mỹ thì mấy thành viên group Quán Không Cửa …tò mò muốn biết Hoàng Lan Chi bên ngoài ra sao. VTH bèn gửi lên diễn đàn, cái hình VTH chụp tôi. Còn nhớ, cô em út trong đó là Bối Sĩ đã vừa chọc vừa có ý khen chị Lan Chi trông cũng …đẹp gái!




Khi qua Mỹ, VTH cùng anh Trần Văn Lương (người làm thơ rất hay) và một anh nữa của Quán Không Cửa đón tôi ở California. Hiền đưa tôi đến nhật báo Người Việt và khu Phúc Lộc Thọ… VTH tặng tôi cuốn “Duyên Anh và tôi”. Qua đó tôi mới biết duyên giữa Duyên Anh và VTH. Duyên Anh thì thuở học trò tôi thích những truyện thiếu nhi của ông và không thích những bài châm biếm vì có vẻ hơi độc. Duyên Anh học ở trường bác và cha tôi ở Thái Bình. Trong truyện gì đấy hồi xưa, Duyên Anh có kể lại kỷ niệm khi học anh văn với cha tôi. Các cô ruột tôi thì không thích Duyên Anh. Các cô nói ngày xưa DA đi học, rất “du đãng”!

Năm 2005, VTH tổ chức Đêm Nhạc Vũ Đức Nghiêm. Trước đó, Hiền tặng tôi cuốn “Vũ Đức Nghiêm, anh tôi”. Tôi đã xem ngay và viết bài giới thiệu ngay.

VTH là người bạn tốt, đứng đắn. Tôi bơ vơ nơi xứ lạ, VTH đã giúp tôi bằng việc giới thiệu những thân hữu của VTH ở Virginia cho tôi. Hiền hát hay, giọng trầm và ấm. Hiền rất gắn bó với nhạc sĩ Thanh Trang. Tôi thì không chú ý nhạc TT nhiều lắm. Tôi yêu nhạc khác.

Đã lâu lắm tôi không liên lạc VTH nhưng vẫn nhớ VTH là người bạn tốt, tâm hiền.

Nhà của tôi, tôi đùa gọi nơi mà Tâm Vô Lệ, cho tôi đất để tôi upload nhạc lên đó, tôi chưa sử dụng thì Tâm Vô Lệ đã cho VTH dùng tạm!


[SIZE="6"]Trần Trung Đạo[/SIZE]




(Trần Trung Đạo trái, thứ hai)

Sông côn, bạn net Đặc trưng gọi phone dụ dỗ bà chị đến Boston. Năm đó, mới đến Virginia và tôi chưa làm biếng như sau này, còn hăng hái đi đây đi đó. Tôi nhận lời.

Chuyến đi đến Boston và tôi có thêm vài bạn mới. Trần Trung Đạo là một. Trần Doãn Nho không cũ không mới. Nho là người trong group những người thích nhạc P.D. Tôi gặp Nho qua bài viết chuyển trong nhóm. Gặp và biết Trần Trung Đạo lần đầu.

Đạo muốn tôi lên dự để khi về, viết bài tường thuật vì Đạo nghĩ rằng, tôi là người mới và sẽ nhận xét khá trung thực.

Đạo tính nết dễ thương. Khéo lắm. Tôi cũng mến Đạo. Nhưng đáng tiếc là năm 2006, khi VC thâm nhập nhiều, tôi vô tình đọc bài “Ông Thiện và Ác” ở Đặc Trưng do ai đó gửi lên. Tôi bất bình vì thấy cái ý hoà giải ở trong đó. Từ đó, ít liên lạc.

Thơ Đạo bình dị không cầu kỳ trau chuốt và vì thế những “người trẻ” ( tức độ tuổi sinh năm 1958,1965…) yêu thích vì dễ hiểu, dễ thấm. Tôi thì không thích lắm. Có lẽ với tôi, thời kỳ thích thơ “hiệu đoàn”, một loại như thơ Nguyên Sa không còn nữa. Tôi thích thơ với ngôn ngữ “cao cấp” hơn một chút. Đạo có một bài thơ mà chính Đạo cũng như bạn bè thích: “Xin đổi thiên thu lấy tiếng mẹ cười”. Thú thật tôi không cảm được tựa đó. Với tôi là vô nghĩa và có gì đó không thật. Tôi thích bài khác của Đạo hơn. Đó là

Em về phố cũ chiều mưa lớn
Vóc ngọc ngà khoe dưới lụa hồng
Ta như giọt nước mùa mưa ấy
Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông.

[SIZE="6"]Trần Doãn Nho[/SIZE]




Trần Doãn Nho, trái thư hai

Người Huế và thích nghiên cứu. Đó là Trần Doãn Nho. Tôi biết TDN khi ở cùng group những người thích nhạc P.D. Tôi đọc bài viết của TDN và ngược lại. Quen từ đó.

Gặp nhau lần đầu ở Boston. Ra mắt sách Thu Thuyền, Trần Trung Đạo, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương gì đấy. Tôi đi xe Đinh Quang Trung cùng Nguyễn Đăng Tuấn và họa sĩ Vũ Hối vì cả bốn chúng tôi đang ở Virginia và Maryland. Khởi hành bẩy giờ và khoảng bốn giờ chiều đến nhà Phan Xuân Sinh. Gặp nhau khá đông ở đó. Hôm sau mới là buổi ra mắt sách.

Trần Doãn Nho đứng trước mặt “Tôi biết chị nhưng chị không biết tôi đâu”. Thường là như thế vì hình ảnh tôi tràn lan net! Nhưng sau đó Trần trung Đạo bật mí và tôi biết, người thỉnh thoảng trò chuyện qua mail với tôi là đó!

Tôi trêu TDN vì cái áo tím. Hôm sau anh giới thiệu bà xã. Chị xinh lắm.
TDN in mấy cuốn đều là dạng kháo cứu. Hai bài công phu của anh về âm nhạc là hai bài về P.D và TCS.

Tôi, giống anh là thích nhạc P.D.
Tôi, khác anh là không thích nhạc TCS.

Có thời kỳ hai anh em chơi với nhau cũng khá vui vẻ. Anh hứa giúp khi tôi cầm tờ báo. Nhưng một số vấn đề xảy ra. Tôi đoán là liên quan đến vụ án NHL và HS. Có dính líu đến nhóm Boston mà TDN là một trong những người đó. Tôi không hiểu nội tình lắm nhưng qua những gì HS lý luận, phân tích, tôi thấy hợp lý. Và lúc đó tôi dành tình cảm cho HS vì HS chống cộng rõ ràng.

TDN và tôi không liên lạc từ đó.

Không chỉ TDN, sau này nhiều người cũng từ từ ít liên lạc. Lý do dễ hiểu thôi, họ cho rằng họ là văn nghệ sĩ, họ không tham gia chính trị!

Tôi, không đồng ý điều đó. Tôi, không hoạt động chính trị theo kiểu tham gia đảng phái nhưng tôi có chính kiến rõ ràng.

Chính kiến đó là:

Không hoà hợp với Vc.
Không đầu hàng VC bằng việc về Việt Nam xin in thơ, sách, nhạc.
Không chấp nhận cho nhạc TCS được vang lên ở các buổi tiệc của cộng đồng tức nơi công cộng do các TCCD hay hội cựu quân nhân tổ chức.
Không chấp nhận cho nhạc của các nhạc sĩ danh tiếng, đang được ưu đãi trong nước, được vang lên ở những nơi công cộng của hải ngoại. Tương tự, không chấp nhận ca sĩ ưu đãi của VC được đứng trên sân khấu của người Việt tị nạn cộng sản.


[SIZE="6"]Trần Quang Thiệu[/SIZE]




Tôi quen Trần Quang Thiệu ở diễn đàn Đặc Trưng.

Có lẽ cùng thế hệ nên khi đọc bài TQT viết về kỷ niệm với bạn bè hải quân, tôi thấy thú vị.

Tôi kéo TQT về cho mục “Một Thời Áo Trận” ở Bán Nguyệt San Sóng Thần khi tôi giữ chủ bút. thật ra tôi giao mục này cho người khác phụ trách nhưng anh ta làm việc hơi bê trễ và tôi đành “cover” luôn.

Cũng đôi khi tôi lấy truyện ngắn của TQT để đăng. “Gió thoảng Tây Hồ”, một truyện ngắn nhẹ nhàng được nhiều độc giả mến.

TQT đã in vài sách. Tôi đọc được một. Đa số truyện TQT nhẹ nhàng, tình cảm và không có sóng gió kiểu nhà binh.

Tôi gọi điện thoại cho TQT để “tào lao” chuyện net. Cũng có khi đồng ý với nhau và cũng có khi khác ý. Khi khác ý thì như thường lệ, có lẽ TQT “đầu hàng” tôi như Đỗ Văn Phúc vậy!

Lợi điểm của phụ nữ là như thế đó!

[SIZE="6"]Tô Vũ[/SIZE]



Giọng nói rất hay, vô cùng ấm, galant chính hiệu “Parisien”, đó là “Tô Vũ của tôi”!

Xem bài Tô Vũ viết về Hoàng Lan Chi ở trang web của Tô Vũ (trong web của cộng đồng Paris gì đó), mấy người bạn của tôi phải phì cười. Cười vì “ông già” “tán” hay quá sức. Là “già” đấy nhé! Đủ biết thời trẻ, “cụ” còn tung hoành ra sao!

TV viết rằng đọc văn Hoàng Lan Chi đã thấy thích rồi nhưng tìm mãi không gặp. Cho đến một ngày…!

Tôi, lúc mới liên lạc, rụt rè “..thưa Tô Vũ có phải là …?” TV cười lớn “Cô là người thứ mấy mươi! Tôi làm sao sáng tác được bản nhạc hay như Em đến thăm anh một chiều mưa cơ chứ!”

Tôi, như thường lệ, toan tính …nhưng Tô Vũ “…cô chỉ bằng tuổi con gái lớn của tôi thôi. Cô gọi bác/chú gì đều được cả”!

TV viết văn hay thơ chịu ảnh hưởng của thời tiền chiến nhiều. Cũng phải thôi vì ‘”chàng” lớn lên thời ấy mà! TV hay viết thơ Pháp. Thì cũng phải thôi vì “chàng” ở Paris bao năm trường!

TV đã từng phụ trách chương trình phát thanh ở Paris từ những năm 80 gì đó. Kỳ cựu thật!

Paris, nơi tôi thầm mong có ngày đến vì từ nhỏ, học Pháp văn, tôi gắn bó nhiều với văn chương Pháp.

Bây giờ Paris, tôi mong hơn vì có nhiều người thân ở đó, TV là một, “lão ngoan đồng” dễ thương của tôi !

[SIZE="6"]
Hồng Vũ Lan Nhi [/SIZE]




“Chị Cả!”
Chị lớn nhất và được mọi người gọi như thế ở forum Trưng Vương và thân hữu ở Việt Báo online. Tôi ở forum này từ khi còn ở Việt Nam.

HVLN vào sau tôi. Tính chị vui vẻ dễ thương và tôi đã nhận xét “ tính chị tồ giống tôi”. “Tồ” là ám chỉ người đó khờ không hiểm độc, ruột để ngoài da.

Khi đến CA, Xuân Hoa đưa tôi đến nhà chị. Chị cao, to. Hồi trẻ chắc đẹp lắm chị có nét.

Chị có hai ba topic và mọi người thích đọc vì chị kể đủ chuyện trong đó. “Lá thư mầu tím” coi như chị viết cho một người tình nào đó và kể chuyện. Từ chuyện văn chương đến chuyện bên ngoài đời, gọi nhau í ới đi họp mặt hay ăn uống…

Chị cũng làm thơ. Thơ chị nhẹ nhàng như tính cách chị. Chị là em ruột GS Lê Hữu Mục.

[SIZE="6"]Phạm Đình[/SIZE]



Không nhớ vì sao tôi quen anh.

Nhưng mục anh phụ trách cho tôi khi tôi làm chủ bút Sóng Thần thì “tuyệt cú mèo”.

Có gì đâu. Mục “Xe cộ” mà. Anh viết dễ hiểu, dí dỏm và hình ảnh đầy đủ.

Anh xem tôi ở Mạch Sống và thích tuỳ bút của tôi. Khi gọi điện thoại, giọng anh ấm, ân cần. Thì anh phụ trách chương trình phát thanh cho công giáo gì đó mà.

Tôi cần người viết dùm thư xin việc. Cầu cứu anh vì anh là thông dịch viên. Chao, anh viết bức thư thật hay! Cô em họ tôi có chồng Mỹ cũng khen “Anh ấy viết rất có ấn tượng”.

Anh “khen” tôi nhiều lắm. Tôi cứ “nghe” và không nói gì cả!

Khi tôi không làm chủ bút, ông chủ nhiệm mời anh tiếp tục. Nhưng “được lịnh” Hoàng cô nương thì anh “ OK Lan Chi ơi, anh theo Lan Chi mà!”

Anh, thật là dễ thương, phải không?
[SIZE="6"]
Lê Quý Đính[/SIZE]





Anh là “dân Tổng Nha Kế Hoạch” với tôi.

Tôi “lụm” được anh khi ông Phó Tổng Giám Đốc của Tổng Nha Kế Hoạch thời tôi làm việc (1971), Trần Lương Ngọc, gửi bài viết “Bác Phó của tôi” vào group TNKH.

Trò chuyện được biết anh là lão làng của ngành an sinh xã hội, tôi “dụ dỗ” anh viết bài. Anh cố gắng viết và bài anh được hoan nghênh. Những mục liên quan đời sống bao giờ cũng được hoan hô!

Anh đang làm công quả cho chùa chiền vùng anh ở.


[SIZE="6"]Từ Trì[/SIZE]




Từ Trì cũng là “dân Tổng Nha Kế Hoạch” với tôi như Lê Quý Đính. Nhưng anh hơn tuổi tôi khá nhiều. Lúc tôi ra trường vào làm ở Tổng nha, anh đã nhận nhiệm vụ khác.

Văn Từ Trì nhuốm nhiều hơi hướng của một thời “Tự Lực Văn Đoàn”. Tôi thích nghe anh kể chuyện thời ấy.

Từ Trì đang là Trung Tâm Văn Bút Hải Ngoại Châu Âu.


[SIZE="6"]Quan Dương[/SIZE]



Không nhớ quen Quan Dương ở đâu và khi nào. Nhưng khi tôi đặt chân lên vùng trời mơ ước, Orange County, QD gọi cho tôi.

Cái giọng đàn ông ồm ồm nghe không hạp lỗ tai cô “bắc kỳ nho nhỏ”! Tôi “chọc quê” và QD bảo, OK tôi là lính mà! Có lẽ vì từ trước đến giờ tôi quen nghe giọng Bắc nhẹ nhàng.

QD viết thơ hay. Có nét lạ. Tôi đọc được một số. Thế là quý vì tôi vốn dĩ không đủ thì giờ để xem thơ. Tôi thích nhạc và văn hơn. Cũng có lý do là sau này Việt Nam nhiều thi sĩ quá. Ai cũng làm thơ cả. Đọc người này và không đọc người kia, lại có kẻ buồn. Tốt hơn …không đọc!

Tôi có đọc một truyện ngắn của QD và có viết bài giới thiệu. Hôm ấy, trời có trăng, cây khế xinh xinh bên hàng xóm toả hương thơm nhè nhẹ và tôi đã ví văn QD trong bài ấy như hương khế quê hương.


http://my.opera.com/quanduong-weblog/blog/


[SIZE="6"]Nguyễn Ngọc Hạnh[/SIZE]




Nguyễn Ngọc Hạnh gốc phi công.

Tôi quen NNH khi NNH tham gia forum Gia Long và thân hữu. NNH có lối kể chuyện rất tếu nhưng cũng khá “bậy bạ”. Đọc văn NNH là bò ra cười. Sở trường của NNH là kể chuyện vùng quê. Nghe NNH kể cũng hấp dẫn y như Hưng Yên. HY là Bắc còn NNH là Nam.

Tôi đã có ý nghĩ nếu NNH có thì giờ để viết thì truyện dài của NNH ăn khách không thua gì “Chú Tư Cầu” cả. IM
Mỗi lần trò chuyện thế nào NNH cũng gửi truyện tiếu lâm cho tôi xem. Năm 2004, tôi đến nhà NNH chơi và được ăn bún bò gì đấy của O Diễm, vợ NNH.
hoanglanchi
#48 Posted : Monday, May 31, 2010 8:57:00 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Hoa Thịnh Đốn có gì lạ?


Ngày 11/9

Ngày thứ bảy, 11 tháng 9 lúc 6:30 pm, có buổi hòa nhạc “Ca Ngợi Tự Do - Ode to Freedom”, tổ chức tại Northern Virginia Community College, Alexandria Campus

• Nhạc phẩm cổ điển của nhiều tác giả nổi tiếng thế giới
• Một số nhạc phẩm của Soạn nhạc gia (composer) Lê Văn Khoa, trong đó có:

o Ca Ngợi Tự Do (Hymn to Freedom) - trong "Bản Giao Hưởng Việt Nam 1975 (Symphony Viet Nam 1975)"
o Bi Ca (Elegy)


Lần đầu tiên:

- Một chương trình nhạc do người Việt ở Hoa Kỳ đứng ra tổ chức với dàn nhạc đại hoà tấu Kyiv Symphony Orchestra & Chorus (KSO&C) với khoảng 100 nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng của quốc gia Ukraine.
- Dàn hợp xướng vùng Hoa Thịnh Đốn sẽ hát một số nhạc phẩm với dàn nhạc giao hưởng KSO&C
- Dàn nhạc giao hưởng của Ukraine trình tấu một số nhạc phẩm do Lê Văn Khoa sáng tác và soạn hòa âm, phối khí ở Hoa Kỳ với một nữ nhạc sĩ Ukraine trong trang phục của Ukraine với đàn dân tộc bandura của Ukraine. (Bandura đã bị cấm trình diễn dưới thời Stalin).
- Khám phá mới: tiếng hát Bích Vân được thính giả nhạc thính phòng yêu mến từ California với giọng hát soprano đặc biệt

Kỷ niệm / Tưởng nhớ:


- Kỷ niệm 35 năm tị nạn, xa xứ của người Việt hải ngoại qua nhạc phẩm "Ca Ngợi Tự Do - Hymn to Freedom" trong "Bản Giao Hưởng Việt Nam 1975 (Symphony Viet Nam 1975)"
- Kỷ niệm 10 năm và tưởng nhớ những nạn nhân bỏ mình trong vụ khủng bố 9/11 qua nhạc phẩm "Bi Ca" (Elegy)

Soạn nhạc gia Lê văn Khoa đến từ California, người đã tổ chức những ngày Văn Hoá Việt, Đêm Nhạc Vàng, khám phá thần đồng vĩ cầm Lưu Danh Bình, thần đồng dương cầm Nguyễn Thiệu Tân, băng nhạc có giá trị nghệ thuật cao “Tiếng chiều rơi”, CD "Symphony Viet Nam 1975", CD "Memories", CD "Souvenir", CD "Lullaby" ... trải dài từ tháng 6/1975 đến nay.


Người Hoa Thịnh Đốn làm gì trong chương trình nghệ thuật đặc biệt này?

Mời xem photoshow và nhạc hoà tấu của Lê Văn Khoa tại:

http://www.photoshow.com/watch/ed2te4KB

Mời xem you tube dưới đây để nghe:
- Soạn nhạc gia Lê Văn Khoa kể về mối duyên âm nhạc với quốc gia Ukraine, từ đó âm nhạc Việt Nam đến với Ukraine và bấy giờ dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng nổi tiếng của Ukraine đến với người Việt!
- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Nam nói về sự hợp tác của một số văn nghệ sĩ, hội đoàn, báo chí, truyền thông quanh vùng Hoa Thịnh Đốn với buổi hòa nhạc "Ca Ngợi Tự Do"

Thực hiện: Bùi Dương Liêm - Bé Bảy
Phỏng vấn: Hoàng Lan Chi

1/ http://www.youtube.com/watch?v=haUxlQodjqY
2/ http://www.youtube.com/watch?v=oeRyHKYhx68
3/ http://www.youtube.com/watch?v=OM-gDyOGDDk


Một số hình ảnh trong youtube: (Truyền Hình Việt Nam- Hoa Thịnh Đốn, Fairfax County, Virginia).















hoanglanchi
#49 Posted : Thursday, June 3, 2010 8:57:57 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Sao anh không về chơi Hoa Thịnh Đốn

Hoàng Lan Chi


Ngày xưa không hiểu sao tôi thích vài câu sau của Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về thăm thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai muớt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Có lẽ vì “xanh như ngọc” và “che mặt chữ điền” chăng?

Tháng Năm, trời xanh ngắt và Hoa Thịnh Đốn đang đẹp. Nắng hè chưa đổ lửa và hoa đang tưng bừng khoe sắc:

Sao anh không về chơi Hoa Thịnh Đốn
Để ngắm rừng phong lúc xế chiều
Để nghe dòng nhạc kiêu hùng ấy
Và thấy thương yêu bỗng thật nhiều!

Nghe “sến” nhỉ?!

Tôi yêu Hoa Thịnh Đốn cũng vì mùa thu diễm lệ với rừng phong lá đỏ. Những con đường quanh co lên đồi xuống dốc và thi thoảng đó đây là rừng trúc mảnh mai. Vì thế nếu rủ rê thì tôi thích rủ đến vào mùa thu. Bây giờ đang là hè và tôi muốn rủ rê anh đến vào mùa thu.

Nhất là thu năm nay! “Thu quyến rũ” không phải vì một tà áo xanh mà thu chơi vơi vì dòng nhạc Lê văn Khoa. Cách đây mấy năm tôi đã nghe nhạc hoà tấu của LVK và thấy hay. Tôi không có cơ hội nghe nhiều nhạc hoà tấu của các tác giả khác và vì thế với tôi, nhạc sĩ Việt là LVK, nhạc hoà tấu hay! Năm nay, với dàn nhạc giao hưởng cả trăm nhạc công, ca sĩ của Ukraine đã là môt điều thú vị rồi. Thú vị khác là nghe hợp xướng Hoa Thịnh Đốn. Thú vị khác nữa là nghe nhạc LVK trong dòng nhạc lịch sử ca.

Tôi biết, anh sẽ bĩu môi với cái thú một và hai. Không hề chi, anh mê dàn nhạc giao hưởng Pháp, Mỹ, có vẻ sang trọng quá! Tôi, lắm khi tôi yêu chân quê. Như tôi yêu:

Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gío nội bay đi ít nhiều!

Yêu “chân quê” nên tôi sẽ thú vị với những Ukraine, với những gì coi như cùng loại với Ukraine!
Và anh không yêu dàn hợp xuớng của Hoa Thịnh Đốn thì cũng phải thôi vì anh có phải là “người Hoa Thịnh Đốn” đâu nào?

Nhưng anh sẽ đồng ý với tôi cái thú vị số ba! Thì chính anh đã réo gọi “ …Em nghe nhạc hoà tấu LVK chưa hả cô Bắc kỳ nho nhỏ của anh? Em cứ hay nghe sáng tác mới để làm gì!”. Ơ, thì phải nghe sáng tác mới để giới thiệu chứ. Anh khó tính và hay chê các nhạc phẩm mới. Tôi làm khó để anh phải gửi nhạc LVK. Năm ấy, tôi nghe nhạc giao hưởng của LVK đúng vào mùa thu. Trong tiết trời se lạnh, trong sắc vàng đỏ của lá phong ngập đường đi, nhạc LVK chiếm trọn hồn tôi. Với “In the moon light”

Một duyên tình cờ mà tôi phỏng vấn LVK cho chương trình “Ca Ngợi Tự Do”. Anh Bùi Dương Liêm là người phụ trách chương trình “Phỏng Vấn và Tìm Hiểu” của đài Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn và anh bận việc bất ngờ nên anh nhờ tôi thay anh.

Nguyên uỷ của Đài Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn là thế này: tại Fairfax County, khi một công ty TV cable nào trúng thầu thì “county” yêu cầu họ phải bảo trợ một vài “chanels” cho county, và đây là sự thành hình của hệ thống truyền hình Fairfax Public Access(FPA).

FPA gồm hai channels một channel gồm những chương trình nói tiếng Anh và một channel dành cho các sắc dân người Mỹ gốc ngoại quốc. Ngoài ra còn có một chanel phát thanh.
Chương trình truyền hình tiếng Việt trong vùng Hoa Thinh Đốn trình chiếu trên đài Fairfax Public Access lấy tên Mỹ là Vietnamese Public Television –( VPTV ), tên Việt là Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, logo do Bùi Dương Liêm “design”.

VPTV hay THVN/HTĐ do Lê Văn Hùng và Ngô Ngọc Hùng sáng lập vào năm 1991 cùng với một nhóm anh em khác, tất cả đều tự nguyện (volunteer)”, bỏ tiền tuí và thời gian để điều hành chương trình. Sau một thời gian phát hình, VPTV nhận được sự yểm trợ của khán thính giả trong vùng qua các cuộc gây quỹ..

Sau khi anh Lê Văn Hùng di chuyển khỏi vùng Hoa Thịnh Đốn, Ngô Ngọc Hùng được anh em bầu làm Tổng Giám Đốc (Trưởng nhóm ). Các “volunteers” thời đó, ngoài anh Ngô Ngọc Hùng là các anh Nguyễn Thành Công, Đinh Quang Trung, Võ Thành Nhân, Nguyễn Văn Thành, Bùi Dương Liêm, Bùi Vũ Đức, Phạm Ngọc Lâm,Nguyễn Uyên, Hùng Vòng, Đỗ Hồng Anh, Nguyễn Văn Hiếu, Giáp Phúc Hưng….và các chị Kiều Thu, Nguyễn thị Bé Bảy, Quỳnh Trang, Lê Chi, Thùy Linh, Ngọc Hạnh…

Chương trình Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn gồm hai phần: phần thứ nhất một tiếng đồng hồ gồm có tin tức, phóng sự, và văn nghệ. Phần thứ hai nửa giờ “Trực Tiếp Phỏng vấn và Tìm Hiểu” do Bùi Dương Liêm làm Giám Đốc.

Từ năm 1997, Ngô Ngọc Hùng ra ngoài để lập Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại và nhóm còn lại vẫn tiếp tục. Anh Đinh Quang Trung được bầu làm Tổng Giám Đốc thay thế anh Ngô Ngọc Hùng. Ông Nguyễn Phúc gia nhập vào năm 1996. Sau khi anh Đinh Quang Trung rút lui, dành thì giờ cho đài phát thanh….. anh em bầu ông Nguyễn Phúc làm Tổng Giám Đốc kể từ năm 2000). Từ đó đến nay ông Nguyễn Phúc vẫn phụ trách chương trình một giờ và Bùi Dương Liêm vẫn lo chương trình “Trực Tiếp Phỏng Vấn và Tìm Hiểu” nửa giờ.

Bùi Dương Liêm thông minh và có lối phỏng vấn đặc biệt của riêng anh. Chương trình của anh không cho biết trước câu hỏi và phát hình ngay buổi tối, không “edit” gì cả. Có thể xem gần gần như là “trực tiếp”. Đã không đưa câu hỏi trước và anh lại hay “bắt bí” nên một số người đã ví von “Chương trình thẩm vấn” thay vì phỏng vấn!

(Thật ra, chương trình này đã thực hiện một cách “ trực tiếp” cho tới năm 1997, nghĩa là khán giả đang coi ở nhà được gọi vào để đặt câu hỏi trực tiếp với người đang được phỏng vấn.)

Tôi cũng nghe đồn “thẩm vấn.” . Vì vậy năm 2009, khi Bùi Dương Liêm mời tôi cắm hoa cho tháng Năm, tháng Châu Á Thái Bình Dương”, tôi hăm he “Anh mà hỏi bí tôi là tôi từ anh ra!”. Coi bộ Bùi Dương Liêm cũng hơi ớn cô Bắc Kỳ này nên dỗ dành “Cắm hoa là nghề của chị, có gì mà bí” nhưng cũng “xỏ lá” “Và tôi sẽ khônghỏi ngày xưa ông xã chị mua hoa ở đâu đâu?”.

Tôi cũng tranh luận với Bùi Dương Liêm về phỏng vấn. Tôi lý sự:
-Chương trình phỏng vấn của tôi là “Trò Chuyện với Lan Chi” nên tôi không bắt bí ai cả. Họ tự do nói và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì họ phát biểu. Họ, không phải là ứng cử viên một chức vụ nào đó, mở cuộc họp báo mà tôi phải hỏi khó. Ở đây là tôi tìm hiểu nên tôi cho câu hỏi trước để họ chuẩn bị và nói cho gọn ghẽ.

Bùi Dương Liêm không chịu. Anh nói rằng anh không muốn đóng kịch, tôn trọng người được phỏng vấn.cũng như muốn dành cho khán thính giả những thích thú bất ngờ. Anh cho bìết nhiều người rất thích lối phỏng vấn của anh, trong đó có ông Du Tử Lê.

Tôn trọng chương trình của Bùi Dương Liêm nên tôi cũng soạn bài nhưng đến lúc phỏng vấn mới đưa câu hỏi cho anh Lê văn Khoa. Hơi trục trặc chút xíu, chị Bé Bảy, bà xã Bùi Dương Liêm nghe nhầm tuởng là chương trình “35 năm âm nhạc LVK, 35 năm tị nạn và 10 năm tưởng nhớ nạn nhân vụ 911”. Đến nơi mới biết là “Ca ngợi tự do”! Gồm nhạc cổ điển, symphony “1975” của LVK, dàn hợp xướng Hoa Thịnh Đốn hát với dàn hoà tấu của Ukraine. Phỏng vấn một vị trong Ban Tổ Chức cũng thay đổi, cuối cùng là nhạc sĩ Nguyễn Đức Nam thay cho XYZ.

Anh Lê Văn Khoa, tôi mới gặp lần đầu. Còn Nguyễn Đức Nam, anh “Hồi xưa, tôi với Lan Chi phỏng vấn nhau hoài!”. Chúng tôi cùng bật cười. “Có trời mới biết anh Nam định nói gì nhỉ”, anh LVK nói. Thực ra, NĐN ám chỉ năm 2005, tôi mời anh hợp tác chương trình “Tác Giả-Tác Phẩm và Thính Giả” với tôi, trong đó tôi và anh cùng bàn luận về một tác phẩm CD.

Tôi hỏi chị Bé Bảy “Hôm nọ phỏng vấn anh Lê Duy San, còn chạy vào bếp để ho được, bây giờ thì sao? “Cứ ho tự nhiên vì không edit đâu!” Trời đất, thế mà khúc sau có ho thật vì khi không giọng khàn đặc nên phải “ho” một cái!

Phần ba của chương trình được đưa lên youtube là phần vui nhất vì tôi chọc ghẹo Nguyễn Đức Nam. Nói cách khác, tôi “hỏi bí” nhưng không có tính cách “thẩm vấn” nên hẳn NĐN không có gì phải “từ” tôi! Ngược lại, cô bạn nhỏ còn thích và khen “Cái ông gì đó bị chị dí nhưng tỉnh như ruồi. Đúng là dân Bắc Kỳ với nhau”.








Tháng Chín, mới chớm vào thu nên rừng phong rất đẹp. Mầu lá chớm đổi nên dưới ánh nắng mai, chút xanh, chút đỏ và chút vàng óng ánh như dát vàng thật dễ làm lòng người xao xuyến. Tôi mong có anh đến vào thời khắc ấy. Chỉ cần có người cùng ngắm, cùng chia sẻ và nhất là lại nghe nhạc không lời của LVK khi dung dăng hay ngồi trên một gốc cây gẫy trong rừng phong, thì còn gì thú bằng phải không?

Tôi nhớ ngày nào ở Đà Lạt, khi tôi mải mê lại gần thác nước, anh kéo tôi “Thôi cô nương ơi, ướt hết tóc bây giờ”. Tôi chúi người suýt ngã vào lòng anh. Cú ngã ấy nếu có sẽ là gì nhỉ? Tôi bật cười nhớ lại chuyện xưa. Anh, đang ràng buộc và tôi thì tự do. Hẳn là lúc đó, anh rất “xao lòng” vì tôi! Linh tính phụ nữ mà. Phái đoàn vào buôn, trời đổ cơn mưa, anh lại kéo tôi “Mưa rồi cô nương ơi, đứng xích vào đi”. Cú kéo ấy không làm tôi suýt chúi vào lòng anh nhưng đã đẩy tôi thoảng qua anh, rất nhẹ. Để rồi tôi đứng vào đoàn người dưới hàng hiên che và anh thì hứng mưa! Tóc anh ướt, mắt anh uớt còn tim tôi thì …ướt!

Bao năm, tôi còn nhớ như thế đó. Phụ nữ, phụ nữ “lãng mạn con nhà giáo” như tôi hay thích những “nho nhỏ” như vậy. Bây giờ cả anh và tôi đều tự do nhưng có gì đó ngăn cản. Phải chăng là tuổi già, là trái tim không dễ bị uớt như xưa, là thay đổi ở tôi - nhiều hơn anh?

Tôi thích symphony “1975” của Lê văn Khoa. Trải dài mười năm để anh hoàn tất, từ 1985 đến 1995. Nhạc không lời được dùng để diễn tả lịch sử cận đại của Việt Nam. Symphony gồm bẩy phần: Dẫn Nhập, Đám Rước, Hội Hè, Trăng Rằm, Trong Đêm Thâu, Trên Biển Cả và Ca Ngợi Tự Do. Mỗi phần có nét riêng nhưng tôi đặc biệt thú vị với “Hội Hè” vì tôi muốn nhớ lại khung cảnh thanh bình của quê hương và “Ca Ngợi Tự Do” được trình diễn bởi Ban Hợp Xướng của Ukraine, hát bằng chính lời Ukraine. Không biết vì sao nghe bản này lại gợi cho tôi nhớ năm đệ thất mới vào Gia Long. Năm đó văn nghệ cuối năm nhạc sĩ Nguyễn Đức dàn dựng “Đại phá quân Thanh”. Năm đó, nghe tiếng Hoàng Oanh ngâm thơ rồi dàn hợp xướng nữ sinh Gia Long cất giọng thật hay. Bao năm tôi qua, tôi vẫn nhớ và vẫn yêu:

Ngàn quân Tầu vượt cầu như gió ngàn
Hàng ngàn hàng ngàn quân Tầu vuợt cầu như thác ngàn
Ngàn quân Tầu vuợt cầu tô sắc mầu sắc mầu Nhị Hà Nhị Hà…

Ngày bé tôi vốn yêu giờ lịch sử nên khi nghe hợp xuớng bản đó, tôi mê mẩn. Giờ đây, ban hợp xuớng Ukraine đem đến cho tôi một cảm xúc khá lạ khi nghe “Ca Ngợi Tự Do”.

Tôi biết, anh lại sẽ có thể không đồng ý vơi tôi. Chẳng hạn, anh sẽ thích phần “Trăng Rằm” vì trong phần này, tiếng chuông ngân nga trong đêm khuya thanh vắng và êm ả mở đầu cho tấu khúc.

Thì đó chính là cái khác biệt giữa tôi và anh.

Anh yêu chuông chùa ngân nga
Tôi yêu hợp xướng hào hùng.

Nhưng dù yêu điều gì thì tất cả đều có ở “Symphony 1975” và tôi lại muốn rủ rê:

Sao anh không về chơi Hoa Thịnh Đốn
Tháng Chín chớm thu và dòng nhạc Lê Khoa
Tiếng chuông chùa sẽ làm anh êm ả
Quên muộn phiền với “Hoàng Thị” xôn xao!

Hoàng Lan Chi


Anh yêu yêu

Năm xưa, anh gửi cho “cô Bắc kỳ nho nhỏ” “In the moon light” này đây:
http://thuvientoancau.or...Chi/Music/MoonLight.mp3


Năm nay cô Bắc Kỳ gửi cho anh, “Full moon” nhé
http://thuvientoancau.or...ngLanChi/Music/Moon.mp3

Nhưng cô Bắc Kỳ lại thích Festival cơ:
http://thuvientoancau.or...nChi/Music/Festival.mp3

Và đây trong đêm thâu nơi biển cả khi đi tìm tự do:
http://thuvientoancau.or...angLanChi/Music/Sea.mp3

Và đây nữa, Ban hợp xướng Ukraine với “Ca ngợi tự do”:
http://thuvientoancau.or...anChi/Music/Freedom.mp3







hoanglanchi
#50 Posted : Monday, June 7, 2010 4:40:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
(Bài viết trích từ mục “Lan Chi viết về bạn hữu” trong trang nhà Hoàng Lan Chi )


[COLOR="Blue"][SIZE="6"] Dương Nguyệt Ánh[/SIZE][/COLOR]



Năm 2004, tôi gặp Dương Nguyệt Ánh đầu tiên.

Khuôn mặt trắng, tươi cười. Điều quyến rũ tôi nhất là …mảng lưng như thạch ngọc. Rất đẹp!

Tôi gọi điện thoại hẹn sẽ phỏng vấn nhưng rồi lu bu với cuộc sống đang nhiều gian nan nên không thành.

Năm sau gặp lại ở đâu đó không nhớ, tôi bật cười khi nghe ông xã DNA kể “ …DNA bây giờ nổi tiếng nên mấy đứa con em bảo, thôi nó đổi họ Dương!”

Rồi mấy năm sau gặp lại, tôi hỏi “Mấy đứa nhỏ còn đòi đổi họ không?” , DNA bật cười “Chị Lan Chi nhớ dai quá. Hết rồi!”

DNA viết “Chị ơi, đọc bài ‘ Bác và cha tôi’ của chị, em rớm nước mắt. Em cũng xuất thân nhà giáo như chị nên đọc bài chị, em thích lắm”.

Cũng DNA làm tôi vui bát ngát khi DNA viết “Cám ơn chị Lan Chi đã có những dòng thơ rất đẹp. DNA cũng thích câu ‘Vàng bay theo áo lùa chân guốc’ lắm và dám liều lĩnh nói rằng 4 câu đầu bài thơ của chị hay hơn của Tản Đà! DNA đang ngồi trên máy bay sang Australia chứ không thì sẽ lo đêm nay nhà đại thi sĩ hiện hồn về bóp cổ con ranh dám khen thơ chị Lan Chi hay hơn!”

Khi xem DVD Aisia “ 55 năm nhìn lại” tôi vô cùng xúc động trước những gì DNA “nói” trong DVD.

Hỏi, DNA nói phải tự viết script cho chính mình. Những điều DNA “nói” trong đó thật cảm động biết bao!

Tôi yêu em vì đa tài, vì gia giáo nếp nhà, nhưng trên hết là người trẻ vẫn còn rất “nặng lòng” với quê hương!

[COLOR="Blue"][SIZE="6"]
Hà Huyền Chi [/SIZE][/COLOR]




Phải nói tôi yêu thơ Hà Huyền Chi. Với tôi, thơ HHC hay.
HHC dễ thương với phụ nữ có lẽ vì tính “trăng hoa”.
HHC, vì thế trở nên khó ưa với đàn ông, đàn ông của nhiều giới.
Tôi cũng không tài nào nhớ nổi vì sao quen. Chỉ biết rằng hồi đó, tôi làm riêng một “topic” cho thơ HHC với tựa “HHC, đạn thơ từ tim vỡ”. Tôi, đã viết cảm nhận cho một bài thơ của HHC viết cho vợ. “Nửa kia ơi”, tôi còn nhớ như thế.

Chị HHC đẹp, tôi thấy thế khi nhìn hình chị ở net. À, sao chưa bao giờ tôi nói chuyện với chị nhỉ? Tôi nói chuyện với HHC nhiều lần và bây giờ mới nhớ chưa bao giờ gặp chị.

Ngày tôi mới đến Virginia, ở nhà cậu kia. Cậu nhắn “Cô ơi, hồi nãy có ông HHC gọi cô. Phải nhà thơ không cô?” “Đúng thế” “Cháu ngưỡng mộ thơ ông ấy mà chưa có dịp.”

Thơ HHC hay bao nhiêu thì giọng nói …chán bấy nhiêu! Sau này thực hiện một chương trình gì đó, tôi nói HHC viết và tôi đọc. “..Thỏ đọc đi, giọng anh vịt đực mà”! HHC nói thế vì tôi thẳng thắn chê “Giọng anh khàn nghe chán quá!”

Tôi, hay đặt tên cho người khác. HHC là người đặt tên cho tôi! Khi xem cái hình tôi ôm gốc cây, HHC bảo giống con thỏ đang đợi chờ. Từ đó, tôi là “Thỏ khờ” của HHC và HHC là “Zùa” của tôi! Hai anh em mail cho nhau thì ký tên TK và Z!

Tôi, phải nói rất yêu một bài thơ HHC làm tặng tôi. Bài “Nhắp chép quỳnh đắng nghét tuổi thơ”.
Có nhiều lý do. Thứ nhất, tên tôi là Quỳnh. HHC viết ngay chén Quỳnh mà không là hoa Quỳnh! Hoa, nhiều người nói. Chén, mới chỉ một HHC! Thứ hai, tuổi thơ và đắng nghét. Có cái gì đó làm lòng tôi chùng xuống.

Trong thơ ấy, tôi yêu nhất câu “Mái tóc em buồn dặm sợi bạc, cũng bạc lòng ta lúc tỉnh say”. Vâng, tôi, không còn trẻ và HHC đã viết cho tôi – đúng như là tôi hiện hữu! Là tóc đã bạc. Bạc tóc và bạc lòng!

Câu thứ hai tôi yêu là “Đêm trôi thật chậm như sông nghẽn”! Lạ, phải thế không? Ví đêm trôi chậm như một dòng sông nghẽn!


NHẮP CHÉN QUỲNH ĐẮNG NGHÉT TUỔI THƠ


Nơi ta không có gì ngoài cây
Ôm chi đời lãng, xanh xao ngày
Con thỏ ngu ngơ chiều phát vãng
Quê trong hoài niệm cũng lưu đầy

Ngọn tóc buồn em dăm sợi bạc
Cũng bạc lòng ta lúc tỉnh say
Nói cười lấp lánh như sao lạc
Mà chút lòng riêng thả gió bay

Nơi ta đâu có gì ngoài hoa
Ong bướm ngây tình gọi thiết tha
Ngõ trước vườn sau hương phấn rụng
Rụng thầm từng cánh mộng gần xa

Nơi ta nào có gì ngoài mưa
Hoa khóc tàn phai, lá ngẩn ngơ
Đêm trôi thật chậm như sông nghẽn
Nhắp chén quỳnh đắng nghét tuổi thơ

Hà Huyền Chi



Hoàng Lan Chi năm 1990

Bài Hoạ

Có một gốc cây đứng lặng buồn
Soi nghiêng dòng nuớc ánh chiều buông
Cành khô trơ trụi không tàn lá
Con thỏ ngẩn ngơ duới cội thuờng

Nơi ta mơ uớc cũng nhiều cây
Phủ kín rong rêu giấc mộng đầy
Ngươi có thay ta về tuốt lá
Cho rừng hoa nở ngát trời mây

Nơi ta thầm mộng cũng nhiều mưa
Từng giọt đung đưa đẫm lệ mờ
Con thỏ ngẩn ngơ nhìn mưa trắng
Ngươi giữ dùm ta chút tình xưa?

Hoàng Lan Chi


Nhiều ngày chơi vui vẻ. Như khi HHC chấm nhan sắc tôi …bẩy điểm, tôi ngúng nguẩy và HHC viết:

Vũ trụ sinh ra với bẩy ngày
Hồn anh bẩy mảnh thả trên mây
Cho em bẩy điểm còn chê ít
Thì tặng cho em cả mạng này!

Tôi thấy hay. Hay vì toàn bẩy, bẩy! Bẩy ngày, bẩy mảnh và bẩy điểm!

Và một ngày không vui. Tôi thực hiện chương trình “Lệ đá, từ nhạc đến lời”. Tôi liên lạc Trần Trịnh, người viết nhạc. Tôi hỏi HHC, người viết lời. Lúc đó, tôi hoàn toàn không biết mấy năm trước đã có lời qua tiếng lại về nhạc phẩm này giữa đôi bên. HHC tính vốn kiêu căng và lắm khi ngang ngược! Nói tôi phải làm thế này làm thế nọ. Tôi nổi sung cự lại om sòm.

Tôi, yêu thơ HHC nhưng không yêu tính nết HHC!

[COLOR="Blue"][SIZE="6"]
Kim Khải[/SIZE][/COLOR]




Tôi thích nghe nhạc nên hay viết cảm nhận về âm nhạc. Vì đó duyên với nhạc sĩ thành danh hay mới viết nhạc, tôi đều có.

Riêng với hoạ thì nói sao nhỉ? Thuở nhỏ, thích vẽ và hay vẽ lăng nhăng ở cuối tập khi không còn sử dụng. Tưởng tượng ra một câu chuyện hoàng tử công chúa nào đó rồi vẽ vẽ và không đưa ai xem cả. Đôi khi cha tôi thấy. Ông la lối. Rằng họa sĩ nghèo, không được đi theo con đường đó. Thì cũng phải thôi. Di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái có một nghề ổn định để tự nuôi thân và không phiền đến ai. Chả thế mà cha tôi tuyên bố như sau “ ..đậu trung học, trả ¼ tự do. Tú tài 1 trả tiếp ¼. Tú tài 2 trả tiếp ¼. Đại Học trả nốt, coi như tự do! Lúc đó mới có quyền nghĩ đến …tình yêu, hôn nhân!

Và tôi từ bỏ hoạ. Chuyên tâm học chữ. Tôi chỉ thích tranh nhẹ nhàng, thơ mộng theo kiểu Tú Duyên. Tôi ghét tranh Picasso. Không hiểu và kỳ cục, làm sao thích được?

Ngày còn ở Việt Nam, tôi đến quán hát với nhau của người bạn. Khải là bạn của chị. Từ khi ra trường đến lúc tuổi đã già, dường như tôi luôn là đối tượng cho ít nhất một người nào đó. Tôi muốn nói, khi tôi xuất hiện là gây chú ý. Với Khải, tôi cũng thế.

Nhưng cái tính Khải ngông. Ngông và ngang. Khổ nỗi, đôi khi tôi lại “yêu” những người có tính đó. Khải đến quán trước, nhờ cậu tiếp tân lại bàn tôi và mời tôi. Với người khác, có khi tôi “ngúng nguẩy” không thèm! Nhưng hôm đó có thể trời đi vắng nên Hoàng Cô Nương bỗng từ bi bất ngờ (!) và tôi đến bàn Khải.

Lâu quá và tuổi già làm tôi quên nhưng chỉ nhớ Khải làm tôi vui vui. Cái “gặp nhau” của tôi-Khải là cùng yêu mến nhạc PD. Nhưng tôi không yêu Phạm cái kiểu của Khải. Khải yêu rất say đắm và đôi phần mù quáng. Khải bênh vực tất cả và còn ngang ngược tự cho là mình đúng tất cả. Thời gian đó PD chưa về nước ở luôn và chưa tuyên bố gì.

Khải lên sân khấu hát tặng tôi bài gì đó của PD, tôi quên rồi.

Khải vẽ tặng tôi một hình theo kiểu gì đó, tôi không nhớ ngành hoạ gọi là gì. Bức Khải vẽ làm tôi nhớ đến người bạn Khoa Học cũ. Anh cũng vẽ tôi theo kiểu đó. Anh cũng thích vẽ nhưng không theo ngành hoạ.

Kỷ niệm về Khải có hai điều.

Một là khi Khải đến nhà tôi chơi và trong khi tôi đang lui cui tìm gì đó, Khải bỏ áo ngoài. Tôi cự, Khải ngang ngược “Anh quen khí hậu Mỹ. Nhà em quá nóng. Em có muốn anh đeo cái bảng đề là Tôi chỉ là bạn cô LC thôi không?”! Nói vậy nhưng Khải vẫn mặc áo vào. Từ đó, không bao giờ tôi để Khải đến nhà. Nhưng, có một điều kỳ lạ là tôi, vốn “cổ xưa” vì giáo dục gia đình, lại không giận Khải!

Hai là chúng tôi có một buổi vui với nhau bên bờ sông Sài Gòn trước khi tôi đi Mỹ. Chỉ là nhóm chúng tôi, những người yêu nhạc PD như tôi, như Khải, như Sơn, như Thuý Nga, như Bùi Hiến, như Khuê..

Thuý Nga hát hay lắm. Lần đầu nghe TN hát, tôi ngỡ Thái Thanh.
Sơn, rất trẻ nhưng nhận xét về âm nhạc thì khỏi nói. Đến giờ này, tôi chưa thấy một người trẻ nào có nhận xét, nhận định về nhạc PD hay thế.

Nga hát. Sơn nhận xét gì đó. Khải phản bác. Tôi không nhớ rõ vì đã lâu nhưng Khải, bản tính ngang ngược, luôn cho mình là đúng, đã cự cậu nhỏ. Sơn, lần đầu gặp Khải, vì “nể” tôi nên Sơn nhịn.

Sơn đã nhịn, Khải làm tới. Và điều mà tôi và Khuê bật cười là “cậu nhỏ” này đâu có vừa gì! Sơn đã nói một câu ám chỉ, Sơn- là người mới của tôi – và Khải là người cũ! Tất nhiên mọi người có mặt hôm đó hiểu là nói về quan hệ những- người- yêu- nhạc PD. Nhưng cái cách ”chơi chữ” của Sơn làm tôi thú vị. Thú vị vì … Khải thua! Không nói được gì! Tôi không hiểu tại sao với Khải, tôi cũng hay nhịn! Có lẽ tôi hay chùng lòng khi gặp những mảnh đời như thế. Những mảnh đời có gì đó u uẩn buồn làm sao!

Tôi không biết Khải nhiều. Chỉ hay là Khải từ Mỹ về Việt Nam khoảng 1990 và làm gì đó. Khải in mấy quyển sách Khải viết về hội hoạ rất đẹp và dày. Khải hay ngồi uống rượu một mình. Một mình và không nói gì cả. Khải đốt đời mình trong men rượu. Cái u uẩn đó của Khải làm mềm lòng tôi và tôi hay “nhịn” Khải.

Ngày mai đi Mỹ, buổi tối hôm đó tôi hẹn gặp hai người đàn ông tôi mến. Tôi mơ hồ đoán là lâu lắm tôi mới về được Việt Nam. Khải là một trong hai người đó.

Khải nói dóc đang ở Vũng Tầu lúc tôi gọi phone nhưng khi tôi nói “Mai em đi rồi đó” thì chỉ khoảng mươi phút sau, Khải đến.

Vẫn say sưa, vẫn buồn não nuột và vẫn “ngang ngược”. Ngang ngược nên tôi có phải là người yêu của Khải đâu mà Khải ôm tôi trong vòng tay! Cái ôm đầu tiên và có lẽ cuối cùng.

Đó là hình ảnh có lẽ cuối cùng về Khải. Giờ này Khải như thế nào, sống ra sao, chết vì rượu chưa, tôi không biết!

Cô đơn và cao ngạo, Khải là thế đó.



Hoàng Lan Chi với Nguyễn Ngọc Sơn, một người trẻ viết về âm nhạc rất hay

[COLOR="Blue"][SIZE="6"] Ngọc Mai[/SIZE][/COLOR]



Ngọc Mai ở diễn đàn Sương Nguyệt Ánh, tôi ở diễn đàn Trưng Vương nhiều hơn. Cả hai diễn đàn ở Việt báo forums. Quen nhau từ cõi ảo và thật là năm 2006, Mai cùng ông xã ghé Hoa Thịnh Đốn thì gặp gỡ.

Em đẹp, nét khoẻ mạnh và hai vợ chồng rất xứng đôi. Đó là suy nghĩ của tôi.

Tôi mến Mai vì nét đứng đắn và đúng mực. Vài nick khác ở cõi ảo có nét “du đãng”, tôi không thích lắm.

Tôi nhờ Mai nghe nhạc và cùng bình luận trong chương trình Tác Giả-Tác Phẩm và Thính Giả của tôi.

Đầu tiên là CD “Bao giờ em biết” của Nguyễn Tuấn phổ thơ Vương Ngọc Long.

Trước đó, tôi doạ Nguyễn Tuấn “Kỳ này cô nương sẽ mời một nữ. Hai bà bình phẩm, cho ma sơ chết!’. Thế nhưng Ngọc Mai đã phá vỡ mưu đồ cho …NT chết của tôi ! Nghĩa là thay vì “moi móc” khuyết điểm ra chê cho tôi …nhờ, NM lại toàn chọn ưu điểm!

NM khéo ấy mà. Khéo quá làm tôi cũng hơi ngan ngán. Lý do, tôi thấy “thiên hạ” viết về nhau, ca nhau quá, áo thụng vái nhau quá, tôi kinh hồn bạt vía. Tính tôi ngang tàng, và vì thế ghét cái vái nhau đó lắm. Vái đúng mức thì được, vái theo kiểu “ tuyệt phẩm, tuyệt tác, anh thư nữ kiệt, thi hào, văn hào..” gì đó làm tôi chỉ muốn …! Do đó khi NM khéo trong việc giới thiệu CD, tôi gọi cho em và cười hí hí chọc em này nọ.

Lần thứ hai, NM hợp tác với tôi và Lê Hữu là CD “Ru em ngọt ngào” của Trần Ngọc, đa số do Phạm Anh Dũng phổ. Trần Ngọc sướng “rên mé đìu hiu” và đăng đi đăng lại trên báo của TN!

NM hay làm MC cho các nhạc hội. NM viết tuỳ bút kể về con cái rất cảm động. Một lần cho con gái đi thi dương cầm và một lần cho con trai đoạt giải nấu ăn.

Về khía cạnh “làm mẹ”, tôi thấy mình rất gần gũi với NM. Về cảm nhận âm nhạc, tôi khó tính hơn em.

Và như thế đồng nghĩa là tôi không khéo như em!
hoanglanchi
#51 Posted : Wednesday, June 9, 2010 8:11:47 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tạp ghi tháng Năm

[SIZE="6"][COLOR="Blue"]Xuân đã tàn và hè đang rực rỡ [/COLOR][/SIZE]


“Bên chị mùa xuân sắp tàn chưa hả chị”, cậu em nói với tôi như thế. Tôi mỉm cười. Câu nói sẽ rất bình thường với người khác, nhưng với tôi là dễ thương. Thế đấy, ngôn ngữ đôi khi chỉ dành cho một người hoặc quá lắm hai người. Năm ngoái, cuối hạ em gọi cho tôi “Bên chị, thu đã về chưa”. Câu nói “bên chị” làm tôi thấy ngộ nghĩnh. Nghe em nói, tôi cứ hình dung là tôi lấy chồng phương xa và em thì thầm hỏi vì:

Mưa bên chồng chắc làm chị khóc
Chắc làm chị nhớ những ngày xưa thân ái…!


Là tôi tưởng tượng thế thôi. Thực tế, tôi ở rừng phong Virginia mà tôi luôn khoe khoang mùa thu diễm lệ, mùa xuân rực rỡ, mùa hạ lộng lẫy và mùa đông thanh thoát và em thì ở nắng ấm Cali. Hai miền cách nhau ba giờ. Nửa đêm của tôi thì mới chỉ là vào khuya của em. Năm nay em gọi vì mới đọc một bài phóng sự ngắn của tôi. “Cậu cả” vẫn đọc bài chị viết và năm ngoái đồng tình về chuyện nọ còn năm nay phản đối về chuyện kia. Được thôi, ta phản kháng tức là ta hiện hữu kia mà. Tôi cũng không phải típ người thích bằng phẳng, thích sóng êm biển lặng.Tôi chưa kịp phản bác những gì em nói thì hai chị em đã nhảy sang chuyện khác. Em khoe tôi sắp trình diễn một chương trình nhạc để giới thiệu ca sĩ Úc Châu T.B. Với tôi, TB hát hay nhưng việc T.B về Việt Nam để đóng phim thì tôi hơi e ngại. Tuổi trẻ lớn lên ở xứ người không biết gì cả và chỉ đam mê nghệ thuật, chả có gì đáng trách nhưng với tôi, những người coi như đã từng biết cộng sản là gì thì đành ngậm ngùi nhìn tuổi trẻ “hồn nhiên” như thế.


Đề tài em phản bác những người trong bài phóng sự của tôi là “Nên hay không hát nhạc TCS ở các buổi tiệc cộng đồng”! Em lý luận rằng nhạc và lý tưởng của người nhạc sĩ là hai cái khác nhau. Rằng “Người con gái VN da vàng nghe hay thấy mồ”! Ơ hay, thì hay nhưng điều quan trọng là có nên cho vang ở tiệc cộng đồng không! Chứ nghe ở nhà thì ai dám cấm! Cá nhân tôi cứ nghe vang nhạc “phản chiến” của TCS là lòng tôi sôi sục. Hôm trước chủ nhà cho hát um sùm những nhạc phẩm loại đó. Tôi bước ra khỏi phòng “Năm 2010 rồi nghe. Cấm nghe lại nhạc phản chiến nghe!” Cậu chủ nhà cười cười “Cô không thích thì con tắt”! Thế đấy, chỉ cần nghe vang dòng nhạc đó là tôi nhớ lại một TCS hèn nhát, một TCS nằm vùng, một TCS đâm sau lưng chiến sĩ! Tôi đã như vậy, nói gì đến một số cựu quân nhân khác?

Tháng trước về lại Virginia nhưng tôi chưa có hứng để viết về âm nhạc mà vẫn bị cuốn hút vào một số sinh hoạt chính trị của cộng đồng. Thì có gì đâu, cái máu “Giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha”. Trong nhóm nhạc sĩ của tôi, tôi vẫn âu yếm gọi thế vì coi như tôi giới thiệu về họ khá nhiều, chỉ nhạc sĩ M.D là hay mail cổ vũ tôi trong chính kiến. Ông là tác giả một nhạc phẩm quân đội nổi tiếng thời xưa. Bây giờ ông viết nhạc tình nhưng “nặng lòng với quê hương” nên ông vẫn theo dõi bước chân tôi đi. Ông là vị nhạc sĩ duy nhất mà thỉnh thoảng tôi gửi những bài viết “chính trị” của tôi.

Tôi không biết dùng chữ nào để diễn tả và cá nhân tôi đẻ ra nhóm chữ “Những người còn nặng lòng với quê hương” để ám chỉ những tâm hồn dù ở tuổi nào vẫn quan tâm đến quê hương, đến đồng bào, đến tổ quốc. Đơn thuần là quan tâm và ngấm ngầm ủng hộ việc làm của người khác chứ cá nhân họ thì không tham gia nồng nhiệt vì nhiều lý do.

Ông bạn già Bùi Xuân C… là một người như thế. Khi đọc bài tôi gửi, ông luôn trả lời và cổ võ tôi. Đọc mail của ông, tôi như thấy nỗi căm hận, oán ghét Vc của ông thể hiện trên từng con chữ. Nhạc sĩ M.D cũng là nhóm người trên nhưng ngôn ngữ của ông không đượm vẻ tức giận hay hằn học nào. Tôi bật cười khi nhớ đến mình. Nhiều lần tôi nói với người ngồi bên cạnh khi cùng ngồi trong xe hơi hay người bên kia đầu dây điện thoại “Thôi không nói nữa. Nói đến VC là tôi nổi nóng lên ngay đây”. Con gái tôi từng kêu tôi “quá khích” kia mà!

Tháng Tư qua rồi nhưng tháng Năm có niềm vui. Trước hết là vô tình tôi xem được DVD Asia “55 năm nhìn lại”. Một số thành tựu của hai nền cộng hoà về vài phương diện như văn học, giáo dục, quân sự …được giới thiệu bằng hình ảnh, thước phim rõ ràng. Điều này giúp thế hệ trẻ lớn lên sau 1975 sẽ có cái nhìn tổng quát để tự họ có nhận định về một Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa! Khi trò chuyện, cô Dương Nguyệt Ánh cho biết cô, Nam Lộc viết script nhiều nhất và sau đó là Việt Dzũng. Qua DVD này, người tôi yêu mến nhất là Dương Nguyệt Ánh. Vẫn thái độ dứt khoát, vẫn khuôn mặt nghiêm và ánh mắt long lanh giọt lệ khi nói về quá khứ Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi chuẩn bị cho trang web cá nhân bằng việc viết về “những người tôi biết”.Không thể gọi “thân hữu” vì tôi có thể quen/từng gặp gỡ nhưng lập trường thì bây giờ không giống nhau. Họ, có thể có nhiều lý do để “hoà dịu” hơn tôi! Điều ngộ nghĩnh là chính các bạn gái của tôi lại thích xem những đoản văn nhỏ ấy. Có lẽ xuyên qua những gì tôi viết về người khác, họ biết thêm về tôi và cả những người đó. Một “netter” không đồng ý với tôi về những gì tôi viết cho Trần Trung Đạo. Tôi trả lời rằng, tôi toàn quyền viết suy nghĩ của tôi và họ cũng thế. Tôi không ép ai phải sáng tác theo chỉ đạo của người khác như “netter” này đã chụp cho tôi. Thật buồn cười khi netter này nghĩ rằng tôi phê bình thơ TTĐ không cao, thì có nghĩa là tôi thích thơ Thanh Tâm Tuyền! Vớ vẩn thật, người mình hay có lối diễn dịch lạ lùng, hay có lối tranh luận ngộ nghĩnh. “Netter” đó không biết rằng tôi ghét thơ Thanh Tâm Tuyền vì “bí hiểm” sao! Và tôi không yêu thơ TTĐ vì tôi cho là ngôn ngữ thơ không “cao cao”! Không “cao cao” nghĩa là không chắt lọc, không có chút hoa mỹ đỏm dáng của thơ, không có chút “thâm trầm” của triết học. Thơ TTĐ giản dị, đôi khi như ca dao tục ngữ. Và vì thế số người trẻ cỡ tuổi bốn mươi thường thích thơ TTĐ.

Tôi, tôi yêu thơ Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán…


Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em chờ anh nước cuốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rộn tình xưa thổn thức
…………

Bước rât nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như bầu trời len lén bước vào xanh
Như chưa lần nào em nói yêu anh
Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại

Bước rất nhẹ như mùa thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh..


(Còn lại- thơ Hoàng Anh Tuấn)



Mình đến tình nhau rất thảnh thơi
Như đôi cá nhỏ lãng quên đời
Em từ thác lệ lao mình xuống
Anh ngược dòng oan bỏ cuộc chơi

Tình cờ không hẹn mà ta gặp
Thấy ở lòng nhau chút biển trời
Thấy nhạc đẫy hồn vui réo rắt
Thơ như triều sóng dục sông trôi

Những lần say khướt quên còn mất
Đã cạn cùng nhau những chén mời
Hé mở niềm riêng phơi sự thật
Đôi bờ xao xuyến nước đầy vơi

Anh thừa ân oán, thừa đơn độc
Em cũng bây giờ, rất lẻ loi
Một kẻ tóc xanh, người bạc tóc
Cùng nhau san sẻ chuyện buồn vui…

(Đủ Lãng Quên Đời -thơ Hà Huyền Chi)


Tháng chạp về rồi bé biết không Một chút mầu xanh một chút hồng
Một chút vàng mơ và tím nhạt
Chưa giao thừa đã tết trong anh..


Tháng chạp về rồi bé biết không
Anh nằm trên cỏ nghe mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông


Tháng chạp về rồi bé biết không Gió đưa làm rơi lá sầu đông
Trong mơ cứ ngỡ mình vừa thoáng
Thấy bóng ai về trong nắng hanh

( Ngợi ca tháng Chạp- Mường Mán)


Bây giờ, tôi cũng yêu thơ …”bác Phó” của tôi. “Bác Phó” đọc bài này đến đây hẳn bác giật mình! “Bác Phó” ám chỉ ông Phó tổng giám đốc Tổng Nha Kế Hoạch thời tôi là chuyên viên. Tôi không được đọc nhiều nhưng chỉ thoang thoảng chút nào đó, đủ cho tôi “thẩm định” thơ “Bác Phó” là hay!

Tổng Nha Kế Hoạch, làm tôi nhớ đến Bộ Kế Hoạch và cuốn sách đang gây nhiều phản ứng của một cựu Tổng Trưởng: “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” của Ông Nguyễn Tiến Hưng. Hai cuốn là đã dư, ông tham lam viết thêm cuốn thứ ba để chuốc ưu phiền. Ông cứ ngỡ bàn tay che được mặt trời, rằng những “trích, ghi chú” công phu ở dưới mỗi bài, rằng cái danh giáo sư Havard đủ bảo đảm cho ông! Nhưng không, thời đại bây giờ là của “internet”! Của tự do khôn cùng. Đã qua rồi cái thời mưa gió thông tin nằm trong tay một nhóm người, một thể chế, một chính quyền. Bây giờ “internet” tạo sự công bằng cho hết thảy. Và vì thế những dối gian, những nguỵ biện của ông đã bị vạch trần. Tôi, ngao ngán cho những con người đã quá “đui mù” vì lợi danh.

Tháng Năm, xuân đã tàn rồi và hè đang rộn rã. Tôi đã gọi “Sao anh không về chơi Hoa Thịnh Đốn” mà quên gọi em, cậu em từ miền viễn tây Hoa Kỳ! Để bây giờ đã chớm qua tháng Sáu, tháng Sáu trời mưa trời mưa không dứt, trời không mưa tôi cũng lạy trời mưa…

À ngày xưa cũng có yêu thơ Nguyên Sa nhưng bây giờ thì không còn nữa…



Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#52 Posted : Saturday, June 19, 2010 4:19:30 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


BÙI BẢO SƠN

(Bài viết trích từ “Lan Chi viết về bạn hữu” trong web Hoàng Lan Chi)



Một ngày không đẹp trời tôi nhận mail từ một cư dân Chu Văn An. Nói không đẹp trời là lúc đó đang long đong đổi nhà! Cư dân CVA này xin phép phổ nhạc bài thơ.

Tôi: “bài thơ nào?”
Cư dân CVA: “Thơ mình mà không nhớ”
-Nhớ gì nổi? thơ người khác thì có thơ mình thì không!
- Đây, bài ‘bà’ viết về dân CVA.
-À bài đó hả. Có 4 câu quèn. No xì ta que, ông cứ việc. Tôi chấp thuận đơn thỉnh cầu của ông! Nhưng ở đâu ông có?
-1 người đưa hình bà, đố anh em. Rồi ai đó gửi bài bà viết. Nghe được không?
-Vậy siu? À, nghe được lắm. Ông hát có duyên. Tôi khoái tiếng huýt sáo của ông! Chắc hồi trẻ ông hát hay? Ai đưa vào web này?
-Sơn. Chúng tôi cùng diễn đàn CVA.
-Tuởng ai. Sơn là con bác Bùi Văn Bảo, bạn thân của bác Lô tôi và vừa vừa của ba tôi!

Thế đó, và sau đó tôi nhận mail từ Bùi Bảo Sơn với tựa “Nhận họ hàng”! Bản nhạc cư dân CVA ở trên là “Người tình CVA” do Pat Lâm phổ và tự hát!

Sơn kể cho tôi nghe về ngày xưa một chút về bà xã anh, con gái bác …, bạn bác Bảo và cũng bạn cha tôi. Thuở ấy, tôi có nghe bác nói về chị Liễu (bà xã anh Sơn) và anh gì đó ( tôi quên rồi) khi bác đến nhà tôi chơi.

Từ đó, tôi gửi bài viết cho Sơn và anh gửi vào các group Chu Văn An của anh.

Tôi thường không thích những dân du học từ tú tài vì tôi “hay vơ đũa cả nắm” là đa số bọn họ …thiên tả (!) nhưng Bùi Bảo Sơn là ngoại lệ!

Sơn đang chống cộng rất “ngon lành”!







JACKIE BÔNG

Đó là một người phụ nữ nhỏ nhắn, rất trẻ so với tuổi và đã đoạt chức Hoa Hậu Cao Niên của Virginia.

Tôi quen chị từ đâu cũng không nhớ. Lúc đó chị đang cộng tác với Đài Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại. Chị mời tôi trong chương trình “Phụ nữ và đời sống” của chị. Lúc đó, ông Đỗ Diễn Nhi là Giám Đốc Truyền Hình. Ông đứng bên ngoài và xem hai chị em trò chuyện với nhau. Tan buổi thu hình, Nhi “Chưa bao giờ tôi thấy một buổi phỏng vấn vui như vậy”!

Trò chuyện rồi khám phá ra ĐDN là bạn anh rể tôi. ĐDN mời tôi làm “reporter” cho Truyền Hình VNHN. Đó là mốc đầu tiên tôi bước chân vào ngành truyền thông ở hải ngoại. Nhưng cuối cùng tôi không đảm trách nữa vì nhiều lý do. Một trong các lý do là có người lúc đó không chịu sự phân chia của ông Nhi: tôi phụ trách phần “reporter” cho tiếng Việt và chị đó phụ trách cho tiếng Anh. Sau này tôi cộng tác với Việt Nam Hải Ngoại nhưng lại là phần truyền thanh chứ không phải truyền hình nữa.

Sau đó chị Jackie Bông gửi tặng tôi cuốn hồi ký “Mây Mùa Thu”. Tôi thú vị đọc và có viết bài giới thiệu. Chị Jackie Bông là phu nhân của cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Sau khi ông bị ám sát chết, bà Nguyễn Văn Thiệu đã giúp đỡ chị Jackie và chị về Hội Việt Mỹ.

Jackie Bông hoạt động nhiều ở Virginia. Chị tham gia cả Ban Văn Nghệ Đông Phưong nữa. Múa hát đóng kịch gì đó đều có chị. Có người không thích điều đó nhưng cá nhân tôi thì không chú ý lắm. Chỉ biết chị hoạt động nhiều nên rất trẻ, đôi khi hoá trang nhìn xa cứ như con gái đôi tám với áo tứ thân, đuôi gà…

BÙI DƯƠNG LIÊM




Cùng ở Virginia thì biết nhau. Nhưng tôi chỉ bắt đầu “chơi” với anh chị Bùi Dương Liêm nhiều hơn từ khi nào thì không nhớ. Chỉ biết anh mời tôi …cắm hoa cho “show” của anh trên đài 30, tức Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn nhân tháng Năm, tháng Châu Á Thái Bình Dương.

Anh BDL đa tài và thông minh. Hôm đó, anh thi cắm hoa với tôi. Thật ra tôi đã chụp hình cho xem trước tôi dự định cắm kiểu gì nên anh mới có thể cắm ngược lại tôi nhanh như thế.

Từ vụ đài Việt Nam Hải Ngoại kéo đến cột cờ. Cột cờ lại dính líu đến BDL vì BDL là một trong một nhóm người tiên khởi ngày xưa.

Tôi, phải lấy bút hiệu khác để viết bài về thời sự mà bênh BDL trong vụ cột cờ. Tôi mến anh chị vì lập trường chống cộng rõ ràng dứt khoát, cứ như chị, cựu đại uý và anh, cựu trung uý, quân nhân thật trăm phần trăm.

Chị hay gọi tôi là “cô nương” giống các ông khác. Lập trường của chúng tôi giống nhau nhiều cái. Ví dụ vụ nhạc TCS, vụ TTĐ, vụ nhóm Boston…Chị, con gái Long An lẽ ra không biết nhiều về Vc đến thế. Nhờ ơn giời phật, có ông chồng Bắc kỳ thứ thiệt mà tôi vẫn đùa nói là (ba que xỏ lá) nên được nghe kể rồi với thời gian chiêm nghiệm mà biết về cộng sản thực sự. Khi tôi chọc như vậy, cựu đại uý Bé Bảy phản đối “Bà già Long An nhưng biết VC chớ sao không vì hồi nhỏ đã nhìn thấy cái thủ đoạn ‘cốt nhục tương tàn’ của Việt Minh. Đó là việc mấy tên du kích, vốn cũng là người bà con trong làng đã ra tay giết chết mấy ông trong Hôi Đồng Xã”. Còn cựu trung uý Bùi Dương Liêm thì “Bà ấy nhờ lấy tôi, biết vụ bà bác tôi bị đấu tố nên mới sáng mắt hơn!”

Tôi thấy anh chị sống hạnh phúc. Họ cãi nhau hàng ngày nhưng hề chi, khi vợ chồng cùng lý tưởng, cùng chính kiến, cùng quan tâm đến thời sự. Anh có tài nói, chị có tài viết. Họ bổ sung cho nhau thật tuyệt vời.

HỒNG PHÚC





Hồng Phúc cộng tác với đài Việt Nam Hải Ngoại trước tôi. Chương trình “Thế Giới Ngày Nay” của Hồng Phúc chuyên phỏng vấn về chính trị nên được nhiều thính giả ưa thích.
Tôi còn nhớ năm 2005 sau khi tôi phỏng vấn Hà Sơn thì ông Lê Ngung kiện đòi phải phỏng vấn cả ông để sáng tỏ. Tôi từ chối. Lê Ngung liên lạc Hồng Phúc. Vô tình đến đài thu hình phỏng vấn ông chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng, lúc ra thì tôi gặp Hồng Phúc chuẩn bị phỏng vấn ông Lê Ngung. Tôi trêu:
-Mai mốt cho anh chết nhé. Một bên Hà Sơn, một bên Lê Ngung nhé.

Năm 2006 tôi được tin Việt Nam Hải Ngoại mời Hồng Phúc phụ trách Giám Đốc Chương Trình. Biết vậy thôi vì lúc đó tôi “full-time” ở một nơi khác và không còn thì giờ làm chương trình nào cho Việt Nam Hải Ngoại nữa cả. Thỉnh thoảng cần thì tôi về thu hình cho chương trình Trò Chuyện với Lan Chi của tôi vậy thôi.

Hồng Phúc đã thay đổi đài Việt Nam Hải Ngoại khá nhiều. Mọi việc được cho dần vào thứ tự nề nếp nhưng điều làm tôi thích nhất là lập trường chống cộng vững chắc của HP. Cấm nhạc TCS, cấm tiếng hát Ái Vân, Elvis Phương…

Hồng Phúc là người hào phóng. Sau này khi tôi về Đài Phát Thanh làm việc nhiều hơn và gặp HP nhiều hơn thì biết HP luôn mua quà hậu hỹ cho mọi người. Tôi mỉm cười nhớ lời mẹ dậy “Phóng kim ngân thu nhân tâm”.

Năm 2009, Hồng Phúc thình lình ngưng cộng tác và gây nhiều tin đồn cả trong lẫn ngoài đài. Lý do, HP đã nâng đài lên một tầm vóc cao hơn, HP trả lời thư tín rất hay dù đôi khi cá nhân tôi nhận xét “biện luận/hay nguỵ biện” quá giỏi! Rồi những sự việc này nọ tiếp diễn khiến HP đưa ra ánh sáng vụ ba vị giám đốc Việt Nam Hải Ngoại giao du với VC. Thời gian đầu, chìm trong gió thoảng. Vùng Hoa Thịnh Đốn không nói vì VNHN là đài phát thanh duy nhất, mọi người dính líu dây mơ rễ má với đài.Các cơ quan truyền thông khác cũng lặng thinh. Chỉ rải rác vài tiếng nói yếu ớt. Tôi từ giã đài VNHN vào tháng Mười và cũng số mệnh đưa đẩy, tôi viết bài chỉ trích hành vi của vài vị giám đốc. Bài tôi viết có thuận lợi là luôn kèm bằng chứng audio. Tôi làm việc nhanh và khá thạo nên chỉ phỏng vấn xong, vài giờ sau bài đã được đưa net kèm audio…

Một mình bôn ba quá mệt, tôi la làng với HP “Anh phải nói anh Đòan Trọng Hiếu tiếp tay chứ”. Như đóm lửa đầu tiên được nhóm, Đòan Trọng Hiếu tham gia rồi nhiều cây viết khác phụ hoạ, từ đó tiếng nói cho chính nghĩa vang mạnh. HP không còn cô đơn, không còn sợ đài VNHN dùng làn sóng để áp đảo, chụp mũ, vu khống ồ ạt như thời gian đầu. “Bà chằng” Hoàng Lan Chi đang thất nghiệp nên viết bài như vũ bão, có thể mỗi ngày mỗi có! Một cựu chủ tịch văn bút hải ngoại ngỡ văn chương mình là “vô tiền Hán” nên viết bài với toan tính đảo ngược thế cờ bằng nguỵ văn xảo ngữ. Ai dè “Phàn Lê Huê” ( biệt danh do nhóm HP tặng cho tôi ) ‘”dập ngay” trong vòng vài giờ. Hai bài sau của ông ta bị “netters”khắp nơi dũa thê thảm.

Và như thế, vô tình tôi giao thiệp với HP nhiều. Thế nhưng, tôi vẫn nói “Nếu ngày nào tôi khám phá ra ông phản bội chính nghĩa cờ vàng, tôi cũng sẽ dập ông đó”. HP cười cười “ Bà cứ tự nhiên!”.

Tôi chưa bao giờ đọc được một tác phẩm văn chương nào của HP nhưng khả năng ngôn ngữ thì tôi rành. Phải nói HP thông minh, bén nhậy và ăn nói lưu loát. Giọng nói HP, với cá nhân tôi thì không hay lắm nhưng biện luận thì rất giỏi. Nhiều lần tôi biết HP “nguỵ biện” với tôi nhưng một là tôi làm lơ, hai là tôi đả kích nhẹ thôi!

Trong “nhóm chúng tôi”, nhóm bốn người mà bạn bè đùa gọi là “Tứ Nhân Bang”, đến với nhau vì cùng chung chính kiến trong vụ đài VNHN, gồm Hồng Phúc, Huỳnh Quốc Bình, Đòan Trọng Hiếu và Hoàng Lan Chi, HP là anh cả vì lớn tuổi nhất, nhưng “đanh đá nhất, nóng tính nhất” lại là … Hoàng Lan Chi!

Vì thế, nhóm gọi tôi là Phàn Lê Huê!






Vũ Hối- Hoàng Lan Chi - Hồng Phúc (ngoài cùng bên phải)


hoanglanchi
#53 Posted : Monday, June 21, 2010 3:29:39 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Lan Chi viết về các chủ nhiệm Trương Lương, Quỳnh Thi, Phạm Kim, Phạm Bá Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Dung


Trương Luơng





Cái “ông nội” này chả hiểu sao tôi cứ nhớ là “Trương Lương”! Mà ông ta có kém/bằng/hay hơn TL đời xưa như thế nào thì tôi đâu có biết!

Nhưng TSL cùng Quỳnh Thi (Việt Nam Nhật báo San Jose), Phạm Kim (Người Việt Tây Bắc Seatlle) Mộng Tuyền (Bút Tre Magazine, Arizona) là những vị chủ nhiệm báo coi là trong mức “giao thiệp con nhà lành” của tôi! Nghĩa là không cãi cọ nhiều.

Khi tôi hỏi dung nhan mùa hạ của Thế Giới Mới, TSL gửi cho tôi một lô năm, sáu cuốn. Ý của “chàng” chắc là muốn tôi ngăm nghía coi giò cẳng tờ báo chăng! Tôi có nhận xét tổng quát là báo Thế Giới Mới của TSL đẹp, “layout” khá đàng hoàng. Bài vở khá phong phú nhưng hơi “khô” vì quá nhiều về thời sự, chính trị. Điểm son của TGM là không tạp nham nghĩa là không câu độc giả bằng những trang “sex” rẻ tiền. Tôi thích vậy. Thà là ít độc giả hay độc giả chọn lọc! Còn hơn biến tờ báo thành nửa công chúa nửa Mari phông tên thì tôi không thích! Còn nhớ một cộng tác viên do tôi mời khi tôi nhận lời làm chủ bút ST đã mail “ ..Lan Chi ơi, anh thấy tội nghiệp cho Lan Chi khi xem tờ báo này vì có vài trang ‘ấy’ quá. Một con người vì nghệ thuật chân chính như Lan Chi mà …” Tôi trả lời “ …đó là trách nhiệm của ông chủ nhiệm. Lan Chi không bao giờ chủ trương cho đăng những bài như vậy! Nhưng phải thông cảm vì nếu không sẽ ít độc giả và như thế khó cầm cự vì ít quảng cáo”. Là tôi nói vậy thôi chứ tờ Phố Nhỏ do Đào Trường Phúc chủ biên vẫn bán chạy dù không cần bất cứ một trang “bí quyết phòng the hay hình ảnh gợi cảm” nào cả!

Thế Giới Mới của TSL có một tầm vóc có vẻ “cao”. “Cao” vì nội dung của nó. Nhưng tôi cũng có nhận xét là TSL đã chọn đăng xã luận của một cây viết, theo tôi là “Nội dung bài viết thì hết hơn phân nửa là trích dẫn”! Trích dẫn nguyên xi chứ không phải “viết lại” nên có khi giống như là đang đọc báo VC vậy!

TSL cũng có điểm “dễ thương” như Phạm Kim là khi nào đăng bài của tôi thì TSL mail và cho biết ở mục nào trên báo on-line!
Một điểm “dễ thương” khác là TSL gọi tôi là “công nương”! “Công nương” hẳn hòi nhá, chứ không phải “cô nương”! “Công nương” là từ do Phan Nhật Nam gọi tôi khi PNN xem hình tôi và PNN bảo phải gọi là “công nương” mới xứng! Ấy, thuở nhỏ xem phim, tôi thích mình được như công chúa nên bây giờ nghe PNN rồi TSL gọi “công nương” tôi có cảm tưởng như về lại thuở xưa còn bé vậy!

TSL có cái bút hiệu ngộ nghĩnh là “Lão Gà Tre”! Chắc để lão viết những bài kiểu Phiếm Luận ngày xưa. Tôi thì trêu nên cứ “lão gà …te” khiến lão bực mình “Tre không phải te” và tôi thì lêu lêu “Ơ hay thì con gà cục tác cục te mà!”

Cách đây không lâu, TSL dám chê tôi “nhà quê” vì cái tội không biết hai ca sĩ Vina và Nini là hai con gái của “chàng”! Ố là la, hai con bé xinh thiệt và đôi mắt to tròn. TSL nói “ Chúng giống mẹ”.

Thế thì TSL này có phước hơn Trương Lương của Tầu vì TSL có vợ đẹp, con xinh và con lại hát hò như cha mẹ nó!



Quỳnh Thi


Trong các chủ báo mà tôi biết, có lẽ Quỳnh Thi là người mà tôi giao thiệp theo kiểu “con nhà lành” nhất! Vài chủ báo khác, có khi tôi tranh luận nhưng với QT thì chưa bao giờ.

Khi còn ở Việt Nam, tôi biết đến tờ Việt Nam nhật báo do ai đó giới thiệu. Tôi gửi bài và nói rõ tình trạng của mình. Vì thế tiền nhuận bút, QT gửi cho người anh họ của tôi ở CA và sau đó anh chuyển về Việt Nam cho tôi. Sang Mỹ, QT vẫn đều đặn gửi nhuận bút cho tôi. Từ tôi , hai vị khác mà tôi giới thiệu là GS Phạm Thị Nhung và anh rể tôi viết bài mà tôi đặt tựa dùm cho là “Nói với đầu gối”, cũng đều được QT trân trọng và … điều tôi khoái trá nhất là tiền nhuận bút cho bài của hai vị này đều chui vào túi tôi. Từ 2006, tôi ít viết vì quá bận với công việc “ full-time” ở nơi kia.

Năm 2008, QT mail khi nhận bài tôi “Lan Chi ơi, tụi em không trả được nhuận bút nữa đâu vì kinh tế xuống quá. Em phải báo cho chị biết kẻo chị hiểu lầm là VNNB vẫn chi”. Tôi nói “Không sao. Cứ đăng. Khi nào khá, thì chi lại!”.

Không lên tiếng ồn ào nhưng bà chủ nhiệm xinh đẹp của Việt Nam nhật báo làm tôi vui với ba điều:

Một, khi tôi còn cộng tác với Việt Nam Hải Ngoại, tôi kêu gọi thân hữu mua vé số ủng hộ và QT đã mua ngay.
Hai, khi xảy ra vụ đài Việt Nam Hải Ngoại, QT an ủi “Chị ơi, thôi đừng buồn nhé”.
Ba, khi tôi gửi bài của Duyên Hà viết về những ưu điểm của DVD Asia 55 năm nhìn lại, thì QT “ ...đang rất bận nhưng cuối tuần sẽ mua vài đĩa chị ạ”.

Còn bốn thì là có lợi cho QT vì ...khi “cô em Quỳnh Thi” của tôi “diet” từ 130 lbs xuống còn 110 lbs với bài viết rất rõ ràng, khoa học nên bà chị Lan Chi …mua hai hộp sữa protein và còn hứa hẹn “Nếu chị xuống ký mà vẫn khoẻ mạnh, chị sẽ quảng cáo cho Quỳnh Thi!”

QT là cô chủ nhiệm báo duy nhất mà tôi có lòng cảm mến dịu dàng và có lẽ sẽ như thế mãi. Có lẽ, có lẽ nhé, do tôi lãnh nhuận bút của QT từ khi còn ở VN và vì (cái này không có lẽ nữa), QT là “Người phụ nữ đẹp”. Tôi, như thường lệ, hay ưu đãi những người phụ nữ đẹp!


Phạm Kim


Ngoài cô chủ nhiệm Quỳnh Thi của Việt Nam Nhật Báo ở San Jose là người mà tôi ví von “giao thiệp theo kiểu con nhà lành” nghĩa là không cãi cọ, tranh luận thì Phạm Kim là người thứ hai và Trương Sĩ Lương (Thế Giới Mới- Houston) là những vị chủ báo “cũng như thế” !

Phạm Kim chủ nhiệm báo Người Việt Tây Bắc, báo này xuất hiện đã khá lâu ở Seattle trên 24 năm. PK cũng chủ biên cho trang văn học của Người Việt Tây Bắc on-line, và biên tập Quán Văn.
Năm 2006, PK có gửi tờ báo cho tôi xem chân dung NVTB ra sao. Bài đăng báo nào, tôi thường chỉ nhận cho biết dung nhan một lần rồi thôi chứ không muốn nhận thường xuyên. Thứ nhất, mất công họ. Thứ hai, tôi không có nhà riêng để chứa và nhiều khi không thì giờ xem hết. Nhưng PK có một điều rất dễ thương là thường gửi báo cho tôi dưới dạng PDF những gì liên quan đến tôi hay bài của tôi. Thế là tôi chỉ việc … fw mail PK cho người mà tôi viết về họ. Xong, khỏi lôi thôi gửi báo làm chi cho mất thì giờ.

PK giỏi, khéo léo và có tài làm báo. Chả thế mà nghe đâu bây giờ ngoài tờ báo chính, còn chủ trương trong giới truyền thông dòng chính qua Anh ngữ do con cái chăm sóc. Nội dung tờ này là đi sát với quyền lợi thế đứng của người dân Mỹ gốc Việt, thế hệ 1.5 và thế hệ thứ hai.

Tôi và PK hay trò chuyện trong lãnh vực âm nhạc. Một phần có lẽ vì PK trước kia nhiều liên hệ trong giới producers/bầu “shows” của nhiều chương trình văn nghệ. PK cũng có vẻ như là “ông bầu lancer ca sĩ”. Tôi nhớ lần nói chuyện vui là khi bàn về ca sĩ như Y.P. PK lý luận “ … nhạc sĩ X đã dành có thể 10/10 cho ca sĩ Y vì sự đồng cảm của hai tâm hồn nên thành công tuyệt đối . Còn phần lớn ‘người ta’ thì chỉ có thể dành cho một ca sĩ nào đó trên dưới 5/10 mà thôi nên…”

Tôi và PK cũng đồng ý với nhau về nhạc của một nhạc sĩ trong nước. Cả tôi và PK đều ưa thích một nhạc phẩm của “cậu nhạc sĩ này”. Con gái tôi cũng vậy. Nhưng vì cậu ta đang nổi tiếng trong nước nên tôi không bao giờ dám giới thiệu nhạc cậu ấy. Tôi chỉ có thể tự nghe, chia sẻ với vài người chứ không chia với hết thảy được. Cho dù gốc tích của “cậu nhạc sĩ này” là con cựu quân nhân VNCH nhưng dù sao bây giờ thì cậu cũng được coi như là “con cưng” của chế độ vì đang được ưu đãi.
Tôi đã một lần viết về Lê Xuân Trường là nếu có đất dụng võ nhiều hơn thì hẳn LXT sẽ là một “ông bầu” thành công lớn. Với PK , tôi có suy nghĩ tương tự. PK có những suy nghĩ rất thực tế và bài bản hợp lý. Còn tôi, chỉ là đơn thuần về cảm nhận dòng nhạc. Tôi không “để tâm hồn treo ngược ở cành cây” nhưng cũng không có tâm hồn “Ba Tầu/Do Thái”! Vì thế bài tôi viết, nếu có, cho một nghệ sĩ nào đó thì đa phần là xuất phát từ tiếng lòng tôi!

Chơi với nhau trong phạm vi các vấn đề văn nghệ là thế nhưng khi tranh luận về thời sự thì vẫn đâu ra đó. Tựu chung chỉ vài lần và PK đã khéo léo can (cũng vì bản tính... hiền lành) “Thôi Lan Chi ơi, không nói chuyện đó nữa…”
Thì đã nói, tôi- luôn ỷ mình là (phụ nữ, nhỏ tuổi hơn và cũng khá… đẹp gái!) để “bắt nạt” các ông. Họ, nhường tôi có lẽ vì ngó một bà “ngồ ngộ” lý sự, cũng vui vui! Viết đến đây lại nhớ ông văn sĩ “Người nhà quê, Hưng Yên”! “Người nhà quê” viết “Bà Bà ơi, gớm sao mà nhõng nhẽo thế? BB đâu có chanh chua, chỉ có giống khế thôi, chỉ khổ một cái không phải là khế ngọt! May mà là ‘người đẹp’ chứ không thì…” “Không đẹp thì ông không nhường tui phải không?” “Còn phải hỏi” “Cái đồ háo sắc!” “Kệ tui!”.
Tôi thích chơi với những “anh nhà quê háo sắc” như Hưng Yên vì …tôi sẽ luôn luôn “nhõng nhẽo” để được nhường!

Phạm Bá Vinh



Đó là người mà tôi “cãi nhau” khá trường kỳ!

Năm 2004 qua giới thiệu của một người mà tôi quen ký giả Hồ Văn Đồng. Lúc đó ông Đồng là chủ bút cho Sóng Thần do Phạm Bá Vinh làm chủ nhiệm. Cũng lúc đó, PBV có ý định về Houston và giao tờ báo lại cho ông Đồng. Ông Đồng nhờ tôi coi mục Văn Học Nghệ Thuật. Nhưng cuối cùng, ông Đồng làm không nổi. Không nổi vì tuổi già, không nổi vì không theo kịp kỹ thuật mới. Đời thuở nào, lúc đó ông Đồng vẫn chưa biết sử dụng e-mail và chỉ giao dịch bằng máy fax!

Tôi cộng tác với Sóng Thần từ đó. Năm 2008, tôi bị thất nghiệp. PBV mời tôi làm chủ bút. Ý PBV là muốn về Houston nghỉ dưỡng già vì các con đều ở đó. PBV muốn giao tờ báo lại cho tôi. Lãnh nhiệm vụ chủ bút, tôi thay đổi bộ mặt Sóng Thần trong thời gian ngắn. Các mục mới được trình diện với “banner” đẹp. Chủ lực chính trị là Đỗ Văn Phúc phụ trách mục xã luận. Tôi viết Thư Chủ Bút và coi trang Văn Học Nghệ Thuật là chính. Các mục Âm nhạc, Kiến Thức Khắp Nơi, Thời Trang, An Sinh Xã Hội, Một Thời Áo Trận, tôi mời người phụ trách. Cũng chính tôi mở Sóng Thần online trên trang “blog” của Thư Viện Toàn Cầu. Nhờ báo online, nhiều “netters” biết đến tờ báo hơn.

Tôi không nhớ nổi tôi và PBV đã cãi lộn um sùm trời đất bao nhiều lần. Mới vài tháng làm chủ bút cho PBV thì xảy ra chuyện, tôi nổi sùng tuyên bố “Tôi không làm chủ bút cho ông nữa”. Và tôi “Tôi không thích nói nhưng nếu tôi nghe sau lưng tôi những tin đồn nào nói rằng ông Vinh cho tôi nghỉ là tôi sẽ công bố các e-mail đó”!

Vinh hay bảo tôi “Tôi là đàn ông thì sao cũng được. Bà là phụ nữ mà không dịu dàng gì cả”! Tôi ré lên cười “Ơ hay, tại sao tôi phải dịu dàng với ông trong khi ông nói ngang như cua? Tôi chỉ yểu điệu thục nữ với người của tôi thôi”!

Coi vậy chứ PBV cũng là một người bạn khá tốt. Cái tính “cương” nên lắm khi PBV đã có những hành động “mạnh mẽ” bất ngờ. Ví dụ một lần, PBV nhất quyết đăng tin về vụ đài Việt Nam Hải Ngoại dù ai đó nói ra nói vào.

Dù sao thì Sóng Thần cũng vẫn có thể coi là một tiếng nói chống cộng khá ở vùng thủ đô. Còn hơn vài tờ báo khác ra rả chống cộng nhưng im thin thít trước “vụ giao du có bằng cớ hiển nhiên” với Tòa Đại Sứ VC của đài Việt Nam Hải Ngoại!

Và PBV dù sao cũng là người coi như có khí khái!


Nguyễn Thị Ngọc Dung




Năm 2004 đến Virginia, ai đó giới thiệu và tôi biết chị. Vậy thôi. Sau đó một lần chị gọi tôi và nói “Nguyễn Đăng Tuấn là Tổng thư Ký của Cỏ Thơm và Tuấn dự định về Florida và Tuấn giới thiệu Hoàng Lan Chi nhưng mình thấy Lan Chi còn mới quá”. Tôi chỉ tủm tỉm cười không nói gì. Có lẽ chị chỉ chú ý giới Hoa Thịnh Đốn và không đọc net nhiều. Tôi đã xuất hiện ở internet khá sớm. Chẳng qua thất nghiệp không có việc, lên net chơi nhưng năm 2000, net chưa phổ biến nên toàn người trẻ. Cuối cùng đệ tử giới thiệu và tôi gia nhập đầu tiên mạng intranet ở Việt Nam có khá đông netter đủ loại và đặc biệt có người già như tôi hay hơn. Từ vn3 này, tôi gia nhập Đặc Trưng rồi Việt Báo rồi Trinh Nữ. Từ vn3, tôi đã nổi tiếng là Sài Gòn bà bà vì hay kể chuyện ngày xưa.

Ít lâu sau chị gọi xin bài và nói nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm giới thiệu vì anh VDN có cộng tác với Cỏ Thơm. VDN khen tuỳ bút của HLC “nức nở” mà. Sau khi đắn đo, ngập ngừng tôi cho NTND hay là tôi mới từ Việt Nam qua và thường thì báo nào muốn có bài ưu tiên của tôi thì vui lòng chi nhuận bút. NTND rât dễ thương, chị đồng ý.

Từ đó tôi hay trò chuyện với chị vì chị ở Virginia lâu năm. Tôi hỏi chị về người này người kia. Năm 2006, khi tôi làm “full time” cho nơi kia thì tôi nói Cỏ Thơm không cần trả nhuận bút cho tôi nữa vì tôi đã có lương đủ sống rồi. Và cũng vì lúc đó tôi mới hiểu tình trạng làm báo ở hải ngoại. Báo không có nhiều độc giả, cả “một thị trường đông đảo” như trước 75 ở Sài Gòn thì không thể có. Số dân sống rải rác và nhất là VA thì không đông như CA hay TX. Đam mê khiến nhiều người mở báo làm báo và lỗ là chuyện thường tình! Do đó, nếu không phải là tuần báo với nhiều quảng cáo thì các bán nguyệt san hay nguyệt san sẽ khó lòng chi nhuận bút cho cộng tác viên.

NTND là người vợ đầu tiên của nhà văn Văn Quang. Sau lần kết hôn thứ hai, chị di cư sang Mỹ cùng các con riêng từ trước 75. Tôi phải nghiêng mình cảm phục chị. Một thân một mình dám ôm bầy con còn nhỏ ra nước ngoài sống. NTND viết mấy cuốn sách hầu như là tự truyện. Vì tự truyện nên gặp phản ứng của vài ông, nhất là mấy ông văn sĩ bạn của Văn Quang. Họ, đàn ông bênh nhau mà.

Cá nhân tôi thấy truyện NTND viết hay, lời văn giản dị trong sáng và chị dám kể thực nhiều điều trong đời sống của chị với nhà văn Văn Quang.

Tôi chơi với cả hai. Khi tôi khoe NTND đã từng chi nhuận bút ngày tôi mới đến Virginia, nhà văn Văn Quang trả lời tôi “Cô ấy vẫn là người hào phóng”.

“Phượng vẫn nở bên trời Hà Nội” với tôi là một tự truyện hay. NTND đang trông coi Cỏ Thơm, một tam cá nguyệt san theo tôi là đứng đắn.
hoanglanchi
#54 Posted : Wednesday, June 30, 2010 10:57:25 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG THƠ

Hoàng Lan Chi

Tôi yêu thơ, điều đó có. Yêu nhiều không. Câu trả lời là ngày xưa nhiều hơn bây giờ.
Thì thuở học trò ai chả yêu thơ. Thơ nói hộ tâm sự kia mà. Ai cũng tẬp tễnh làm thơ nhưng thơ có hay, có sống mãi không và người đó sẽ là thi sĩ hay không lại là chuyện khác.

Tôi yêu thơ nên cũng tập tãnh thơ nhưng ôm mộng làm thi sĩ thì không bao giờ. Ngày nay tôi vẫn “chế diễu” khi mượn những câu sau đây để nói về “người làm thơ”:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây..

Tôi lý luận rằng đã “để tâm hồn treo ngược ở cành cây” thì thi sĩ có nhìn cái gì đúng đắn bao giờ!

Tôi làm thơ từ bao giờ không nhớ. Thuở lên năm lên ba chăng?Có lẽ vậy. Hồi đó mới di cư vào nam. Cha mẹ thuê một căn nhà nhỏ. Nhà vách ván và tôi còn nhớ …báo dán đầy ở vách. Không nhớ nổi tại sao và ai dán. Chỉ biết ra vào đọc bài thơ trên báo dán tường, tôi đã viết một bài thơ hết sức “bất hủ” như sau:

Một mùa thu
Bán cái lu
Được đồng xu
Thích bỏ bu!

Sau này một ông cậu của tôi đã chọc ghẹo tôi như sau:

Anh yêu em yêu từ đầu đến gót
Yêu đôi môi đỏ chót
Yêu cái đầu cao vót…
Yêu đôi giày cao gót

Thế nhưng lạ, đến năm 1963, khi đứng từ lầu một của dãy lớp đệ tứ nhìn xuống sân trường Gia Long, tôi bỗng viết những bài thơ tương đối có vần điệu. Lúc đó những ngày sôi động vụ Phật Giáo và lính dù được lệnh giữ sân trường không cho nữ sinh bạo loạn.

Và tôi viết. Đó chỉ là những tưởng tượng từ một cô em Gia Long gửi người chị Trưng Vương. Từ uớc mơ đầu đời của cô nữ sinh mười bốn tuổi: đi làm lịch sử!

Em sẽ sang thăm chị
Trường Trưng Vương vào một buổi chiều phai nắng
Em sẽ tìm chị trong những tà áo trắng
Rồi chúng ta sẽ bỏ đi thật xa
Dù chúng ta chỉ là con gái
Cứu quê hương cứu cả giống nòi …

Tôi chỉ còn nhớ bấy nhiêu. Và sau đó là bài “Đất Mẹ”. Thơ tám chữ:

Vượt trùng dương con đã trở về đây
Tìm đất mẹ mà con hằng yêu dấu
Quê hương ơi xứ dân nghèo có thấu
Nơi phương trời em gái vẫn chờ mong
Vẫn còn đây mầu áo trắng Gia Long
Mầu nhung nhớ trong nỗi buồn trẻ dại …
Đất mẹ ơi con về không ái ngại
Lối đường xưa lại in bước chân con
Con sẽ đi trên khắp nẻo đường mòn
Nghe hơi mẹ vang lên từng nhịp thở
Nghe đất lành cuộn phù sa mầu mỡ
Nghe tin yêu dâng rộn rịp lòng dân..

Đó cũng là bài thơ tưởng tượng tâm sự của một người xa xứ! Thế nào cũng phải “khoèo” áo trắng Gia Long vào đó. Bài thơ này năm 2000, khi tôi gửi vào một web trong nước, mấy cô cậu trẻ thắc mắc với Sài Gòn bà bà (biệt danh họ đặt cho tôi) làm tôi nổi cáu lên. Họ nói SGBB đi đâu mà nói là về quê mẹ v.v.

Là thi sĩ nghĩa là chuyện tưởng tượng
Chuyện của ai …rồi đem buộc vào mình!

Là thế đấy. Thuở mười bốn tôi không làm thơ tình. Tôi viết thơ quê hương.

Thời sinh viên, tôi cũng viết một số bài và chịu thua không nhớ được. Vì đó là thơ tình. Và đương nhiên tình tưởng tượng! Trong lãnh vực văn chương, có lẽ tôi gặp may. Ai có thể “khắc khoải” chờ thơ hay văn của mình được đăng báo để “sướng rên mé đìu hiu” còn tôi thì không. Vì không coi trọng mộng thi sĩ nên (phải thú thật mộng của tôi là bác sĩ kia!) nên báo đăng hay không tôi không quan tâm. Nhưng thơ và cả truyện của tôi đều được đăng dễ dàng. Tôi còn nhớ Tô Kiều Ngân hồi đó phụ trách cho trang Thơ của tờ báo tôi đã quên tên và tôi gửi thơ ký tên Tô Kiều Nga! Tất cả chỉ vì tôi thích tiếng sáo của TKN! Viết đến đây lại nhớ một cư dân CVA. Anh phổ thơ tôi nhưng cái điều làm tôi thích lại là tiếng huýt sáo khi anh hát. Nó gợi cho tôi nhớ thuở học trò!

Thơ tôi ngày đó đăng báo và cũng có người hoạ. Báo cũng đăng bài hoạ đó. Tôi không sợ bố mẹ la vì bút hiệu, bố mẹ làm sao mà biết được! Thậm chí cả truyện tình tưởng tượng đăng lia chia mà các cụ không khám phá ra được vì tôi ký cả chục bút hiệu. Tất cả chỉ nhằm một mục đích rất thực tế: lãnh tiền nhuận bút để ăn quà vặt! Tôi nhớ trong một tuỳ bút trước đây tôi đã kể về chuyện này và còn “tri ân” nhà văn Thanh Nam mãi vì ông đã chọn đăng bài của tôi liên tục với nhiều bút hiệu khác nhau! Hơn ai hết, ông biết rõ cùng một người. Dễ hiểu quá, ngày đó viết tay nên chỉ một kiểu chữ và ….bài được viết trên những tờ giấy “pelure” đủ mầu: xanh nhạt, hồng phấn, vàng mơ! Kiểu chữ của tôi cũng rất dễ nhớ: không đẹp nhưng rõ ràng và đặc biệt “tròn vo” y như chủ nó và chữ này cách chữ kia cả thước! (Mẹ tôi vẫn bảo rằng tôi là đứa xài hoang!).

Sau 75 mọi cái đảo lộn, mọi cái thê thảm buốt giá chứ không còn “buồn nhiều hơn vui” nữa. Tôi không viết cái gì dù thơ hay văn. Năm 2002 gì đó, hoài niệm dĩ vãng tôi viết “Tóc Thề”. Trong tôi hình ảnh một cô gái tóc thề luôn thấp thoáng. Thời xưa thuở chúng tôi, con gái hay để tóc ngang vai hay quá môt chút và được gọi là “Tóc Thề”. Vì sao có tên gọi ấy, tôi không biết. Nhưng áo trắng học trò với tóc thề ngang vai là một hình ảnh đẹp thánh thiện không chỉ riêng tôi mà còn cho cả giới nam sinh thời đó.

Nhưng “Tóc Thề” mà tôi viết là một nỗi buồn thê lương khi tôi tưởng tượng ( lại tưởng tượng) một cô gái sau 75 đã phải “đi vội vã” để bương chải kiếm sống. Có lẽ vào thời điểm ấy, tôi nhớ lại mình sau 75.

EM ĐI ĐÂU MÀ VỘI TÓC THỀ ƠI

Em đi đâu mà vội
Nắng đã xếp hàng chưa
Tóc còn bờ vai xõa
Cho một lời hẹn xưa

Em đi đâu mà vội
Tóc thề dấu ở đâu
Sao chỉ còn vành nón
Nghiêng nghiêng trên mái đầu

Em đi dâu mà vội
Guốc mộc rộn ràng vang
Áo lụa vàng hớn hở
Tóc thề nào xốn xang

Em đi đâu mà vội
Gió còn ngủ trên cây
Cho tóc thề hờn dỗi
Nằm xõa trên vai gầy

Em đi đâu mà vội
Thơ hồng chưa viết xong
Tóc thề sao vội cắt
Chút tình này long đong

Em đi đâu mà vội
Mà vội
Tóc thề ơi

Hoàng Lan Chi


Tôi không nhớ vì sao người bạn khá dễ thương hiền lành của tôi là nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã phổ bài thơ ấy.

Xuân Thanh đã hát bài này:

http://thuvientoancau.or...hi/Music/TocThe-PAD.mp3

Sau đó vài nhạc sĩ khác cũng phổ. Giai điệu vui là của Lại Tích Phúc, ông anh họ tôi:

http://thuvientoancau.or...hi/Music/TocThe-LTP.mp3


Những bài kia là của nhạc sĩ Đỗ Quân, Hàn Sĩ Nguyên.

Là thế đấy. Tôi luôn tưởng tượng khi làm thơ và thường là tôi –đóng vai trò người đàn ông.
Còn nhớ, Minh Đăng từ Ottawa đã viết hoạ theo “Tóc Thề” và anh có những câu mà tôi ví von “ buồn hơn kiến cắn” như

…Long đong từ dạo bước sang sông,
Mộng ước trôi theo cánh thiệp hồng.
Mái tóc thề xưa đành cắt vội,
Trên cây gió ngủ cũng nao lòng.

Tóc thề em vội tính đi đâu
Dù vội hay không cũng mất nhaụ
Cách trở sơn khê rồi tử biệt,
Cõi riêng giăng kín một khung sầụ..

Khi viết hẳn là Minh Đăng tưởng tượng đến tôi với những nỗi gian truân, long đong được tôi trải dàn trên trang giấy…Tôi thích câu “ Dù vội hay không cũng mất nhau” và “ Cõi riêng giăng kín một khung sầu” Cõi riêng là một đoản văn nhỏ tôi viết lúc bấy giờ về “những vùng rất riêng của tâm hồn tôi”.

Bài thơ “Xin em” cũng là tưởng tuợng mang tâm sự người nam gửi cô gái và “tóc thề” lại được nhắc:


..Xin khép nhẹ cho ta hôn vầng trán
Của tóc thề đang hong nắng cuối đông
Em an giấc mộng cầm chiều tắt nắng
Nửa hồn ta xin làm lá diêu bông!

(trích Xin Em)

Bài thơ duy nhất không tưởng tượng là “Thơ Cho Con Gái”. Rất buồn. Nhưng là sự thực trong đó. Là nỗi lòng người mẹ xa con và nhớ con khi mùa xuân sắp đến. Là tâm sự ngày qua khi người mẹ trẻ phải dữ đòn vì vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Tôi còn nhớ anh Nguyễn Trọng Dzũng đã viết cho tôi “ Qg ơi, tôi thích cái câu Lá uớc chồi non đơm bông trái, thì này thân lá sẵn sàng buông”. Vâng, tôi cũng thích câu ấy vì khi con trưởng thành và tự lập thì là lúc chúng ta có thể an nghỉ!




Bé ơi, năm tháng cùng rồi đấy
Tuổi mới tóc dài bé vui không
Ai đón giao thừa cùng bé nhỉ
Để xem bé đẹp, má môi hồng


Bé ơi hòai niệm ngày tháng cũ
Khi tóc ta buồn mái điểm sương
Con dế vẫn là con dế nhỏ
Cho ta nỗi nhớ súôt đêm trường

Bé ơi, cái thuở cò lặn lội
Dặm đường mưa gió nỗi đơn côi
Bé còn nhớ chứ đòn roi ấy
Cũng chỉ là mong, bé nên người

Bé ơi, lòng mẹ như chiếc lá
Theo với thời gian, cứ úa vàng
Lá ước chồi non đơm bông trái
Thì này thân lá sẵn sàng buông.

Bé ơi ngàn dặm xa xôi quá
Ai đã xui nên nỗi đọan trường
Vận nước, vận ta, ừ chung nhỉ
Thì thôi , đây đó cũng một chương

Bé ơi thôi nhé đôi giòng lệ
Ta nuốt vào trong dấu ngậm ngùi
Dõi mắt trông vời nơi cố lý
Nguyện cầu, bé nhỉ, một ngày vui !




hoanglanchi
#55 Posted : Saturday, July 3, 2010 7:41:30 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Huỳnh Quốc Bình

Cựu chủ tịch TCCD Oregon






Lan Chi -Kim- Huỳnh Quốc Bình

Biết Huỳnh Quốc Bình cộng tác với cùng Đài Phát Thanh nhưng chưa bao giờ tôi nghe. Giản dị thôi, còn bao việc phải làm, đâu có dư giờ nghe radio!

Năm 2008, tôi về đài làm việc nhiều hơn. Đài phải để radio thường xuyên hầu xem có gì trục trặc thì sửa ngay. Và thế là tôi …vừa làm bếp trong đài VNHN vừa nghe Huỳnh Quốc Bình nói.

Cũng trong năm 2008 chương trình “Chúng ta và thời cuộc” của HQB được chọn hạng nhất do thính giả bầu. Sinh nhật đài năm đó, HQB lên dự. Gặp HQB lần đầu tôi khá ngạc nhiên. Dáng mảnh mai rất nho sinh và khuôn mặt rất trẻ, HQB không có vẻ gì là người cầm chịch một chương trình chống cộng sắc bén cả.

Năm 2009, ông Hồng Phúc cựu giám đốc chương trình bất ngờ từ giã và gây thắc mắc trong Đài Phát Thanh. Giờ thư tín, thính giả nêu câu hỏi và Ngô Ngọc Hùng kêu gọi thính giả “năn nỉ” Hồng Phúc quay lại. Bất ngờ tôi nghe HQB “...Chúng tôi là HQB từ xa gọi về và xin có ý kiến. Chúng tôi nghĩ đây là vấn đề giữa anh Hồng Phúc và Ban Giám Đốc. Do đó Ban Giám Đốc hãy giải quyết chứ không thể nói thính giả giải quyết dùm”. Tôi đoán có lẽ HQB biêt sự tình bên trong hơn chăng.

Thời gian kế, những thư trong diễn đàn nội bộ giữa ông Hồng Phúc và Ban Giám Đốc. HQB là người “nổ phát súng” đầu tiên trong diễn đàn nội bộ bằng một mail khá dài, nội dung đề nghị Ban Giám Đốc nên có một buổi họp “mặt đối mặt” càng sớm càng tốt để giải quyết rốt ráo.

Đó là lần đầu tiên tôi đọc được “văn chương” HQB!

Diễn biến tiếp theo khiến tôi càng tò mò hơn vì hỏi thì Hồng Phúc không chịu nói. Tôi bèn hỏi HQB nhưng HQB cũng ầu ơ. Tuy vậy khi HQB “bẻ” vợ chồng Dương Văn Hiệp- Lưu Lệ Ngọc thì tôi nhớ, tôi gửi e-mail riêng hoan hô HQB! Lúc đó tôi vẫn đang làm việc cho đài.

Tháng 9/2009, mọi việc gay go hơn. Tôi gọi điện thoại cho HQB mấy lần để trò chuyện, chia sẻ.. Đúng vào hôm tôi từ giã đài và trong khi nói điện thoại, HQB nhắc “Tối thứ ba có chương trình của chúng tôi, chị LC nhớ đón nghe nhé”.

Đó là số phận! HQB nổ phát súng đầu tiên trong nội bộ bằng một e-mail với tính cách khá “gay gắt”. “Gay gắt” ở đây ám chỉ không nịnh hót bợ đỡ Ban Giám Đốc. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này vì trong Việt Nam Hải Ngoại còn một số kẻ khác mà tôi đã đặt tên cho là “Những người mê micro”! vì mê micro nên họ nịnh Ban Giám Đốc và nhắm mắt bênh bừa !

Đòan Trọng Hiếu là người nổ phát tiếp theo bằng e-mail chỉ trích Ngô Ngọc Hùng và Nguyễn Tường Thuợc đã cư xử không khác gì VC!

Tôi là người nổ phát thứ ba. Nổ đàng hoàng chứ không “nổ cà chớn”! Vài người “nổ cà chớn” nghĩa là ban đầu nổ nhưng chỉ thời gian ngắn là bỏ súng quy hàng.

Tôi “nổ” vì tối ngày 22/9, tôi chứng kiến HQB “bị bịt miệng” trắng trợn ngay trong chương trình của HQB!

Lẽ ra, mấy ông bà giám đốc khôn ngoan hơn một chút thì mọi việc sẽ đỡ tồi tệ. Nhưng các ông bà nghĩ rằng Đài Phát Thanh là của các ông bà, các ông bà cho ai nói là quyền của các ông bà, cho thính giả chửi bới ai cũng là quyền của các ông bà! Vì thế thay vì nhận lỗi, xin lỗi thì mọi chuyện đã êm nhưng các ông bà ngoan cố “chối tội” và còn ngang ngược lên án Hồng Phúc và nhóm người không đồng ý với hành vi “giao du với cán cộng của Tòa Đại Sứ VC” của các ông bà! Tôi không ghét Ngô Ngọc Hùng nhưng tôi không thiện cảm với vài người trong Đài Phát Thanh. Vì thế, chứng kiến họ “ngang ngược”, tôi nổi sung và tôi đã “Nổ”.

Lúc đó đến lượt HQB “chứng kiến văn chương HLC” ! Điều đáng tiếc là HQB biết một HLC cứng rắn đanh thép trước khi biết một HLC thơ mộng lãng mạn!

Ngôn ngữ HQB cũng như văn chưong HQB, đó là rõ ràng, chính xác. Nếu ví, tôi sẽ ví chữ HQB là những viên đạn chắc bắn thẳng mục tiêu, không nổ lép. Nếu ví tôi sẽ ví chữ HQB là con lốc xoáy, cuốn và xoáy rồi phân loại bên trong/ bên đục bên vàng/ bên đá . Những sự việc rối mù chỉ cần vài giòng chữ nhận định của HQB là đủ cho người ngoài cuộc nhận định được chính xác ý đồ của những kẻ trong cuộc. Do đó không ngạc nhiên khi “Chúng ta và thời cuộc” của Huỳnh Quốc Bình được bầu chọn là chương trình hay nhất của Việt Nam Hải Ngoại vào năm 2008.

Thời gian đầu, HQB viết e-mail cho tôi hay xưng “chúng tôi”. Có lẽ đó là ngôn ngữ thường dùng vì HQB vừa phụ trách chương trình chống cộng vừa là mục sư giảng đạo. Thời gian sau, HQB đổi xưng “Em” vì HQB nhỏ hơn tôi.

Trong nhóm “Tứ Nhân Bang” (thân hữu gọi đùa nhóm gồm bốn người trong vụ vạch mặt VG là Hồng Phúc, Đòan Trọng Hiếu, Huỳnh Quốc Bình và Hoàng Lan Chi), HQB hay ghẹo tôi “Nữ tướng Phàn Lê Huê”.

Tôi nghe vo ve bên tai và tôi hỏi thẳng HQB “HQB có là đảng viên VT không”. HQB trả lời “HQB không là đảng viên của VT. HQB chỉ là người nhiệt tình ủng hộ công cuộc đấu tranh. Đặc biệt mười năm trước HQB ủng hô MT và VT một cách công khai qua những công tác đấu tranh chống công tại địa phương và ngay trên chương trình phát thanh của HQB. Nhưng những năm gần đây thì HQB không còn ủng hộ họ nữa”.

Năm 2009 tôi lưu lạc lên Oregon tìm việc làm. Gặp vợ chồng HQB.

Anh chị Bùi Dương Liêm rất hạnh phúc vì cùng chung lý tuởng, chính kiến và mối quan tâm. Vợ chồng HQB cũng vậy. Bà xã HQB nói rằng luôn đi theo chồng… để biểu tình!




Nguyễn Kinh Luân

Chủ tịch TCCD Tarrant





Tôi biết NKL năm 2005 khi tôi đến New York dự buổi bầu Tổ chức Cộng Đồng Hoa Kỳ tổ chức cùng với Ngày Văn Hoá Quốc Tế hàng năm tại đây. Nguyễn Bác Ái, Chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng Oregon được bầu vào Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành. Nguyễn Bác Ái chọn NKL là Tổng Thư Ký.

NKL rất đẹp trai. Trên khuôn mặt sáng như trăng rằm, cái gì cũng đẹp cả. Sau cuộc bầu cử vài tháng, TCCD ra mắt ở Hoa Thịnh Đốn. Tôi mời Nguyễn Bác Ái, Nguyễn Kinh Luân đến phỏng vấn trong chương trình “Trò Chuyện với Lan Chi” của tôi.

Khi NKL về Dallas, thỉnh thoảng tôi gọi cho Luân. Hai chị em trò chuyện chuyện cộng đồng. Cách đây hai năm một chuyện gắn bó chúng tôi. Một phụ nữ chỉ có công góp thêm vào chứ không phải là người đẻ ra chương trình có tầm vóc quốc gia, đã “ngang ngược” cư xử như bà là thống lãnh. Tổ chức đại hội ở Dallas nhưng bà bị gần như hầu hết hội đoàn quân nhân ở đây không cộng tác. Tôi biết tin này nhờ đọc net. Tôi liên lạc vài hội đoàn và không lâu sau là bài viết phổ biến. Cũng chính tôi sau đó liên lạc Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị để phỏng vấn. Cũng là bài viết chủ yếu cho “net” và audio đi kèm. Cuộc chiến net lúc đó bùng nổ giữa hai phe. Một lần, tôi và Luân cùng viết bài chung. Bài có giọng văn Nam của NKL và nét “thâm” của người Bắc. Tôi còn nhớ, tôi viết như sau “ .. những điều tử tế và không tử tế của cái gọi là đại hội những người tử tế”!

Sau đó chúng tôi thường chỉ bàn luận chuyện thời sự hải ngoại. NKL đang bịnh nên dành nhiều thì giờ được cho cộng đồng. Điều tôi thú vị nhất ở NKL là cộng đồng For Worth và sau này là Tarrant, nơi Luân đảm trách, chống cộng rất mạnh. NKL viết văn rõ ràng, rành mạch và ăn nói cũng lưu loát. Cũng có khi ý kiến hai chị em đối nghịch nhau nhưng cãi cọ um sùm thì không.

Tôi cầu mong NKL có sức khoẻ để con đường chính nghĩa luôn rực rỡ vì “em tôi” là người chống cộng khá rõ ràng!

Nguyễn Ngọc Tiên
Chủ tịch TCCD Bắc CA

Trong các vị chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng thì tôi mến Nguyễn Kinh Luân nhất, sau đó là ô Nguyễn Ngọc Tiên. Còn với ô Nguyễn Văn Tần, chủ tịch TCCD VA-Dc-MD ( 2004) thì …tôi thích cái lập trường chống cộng rõ ràng nhưng không thích tính nết nóng nẩy của ông.

Năm 2005, họp bầu cử Tổ Chức Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ tại khách sạn của ông Trần Đình Trường ở New Jork. Sau bầu cử, buổi tối là tiệc mừng ra mắt. Lộn xộn xảy ra khi ô NVT định giới thiệu cựu tướng LTB và ông Tần bỏ ra ngoài. Tôi biết Nguyễn Ngọc Tiên hôm đó. Anh vừa được bầu là …..Tôi chỉ còn nhớ với giọng Bắc trầm, vừa phải, anh khuyên ngăn ông Tần.

Năm đó còn mới mẻ quá và tôi không rõ nhiều việc. Nhưng khi về lại Virginia, thấy nhóm người xấu xuyên tạc sự thực, tôi nổi sung thực hiện phỏng vấn kèm thu âm nhiều vị chủ tịch TCCD. Cá nhân tôi hôm đó ngồi cách sân khấu vài mét, tôi không hề thấy ông Nguyễn Văn Tần thất lễ điều chi với cựu tướng LTB. Trái lại, tôi chứng kiến ông NVT đã cư xử phải nói khá “ thô” với Tần. Một trong những vị chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng địa phương mà tôi phỏng vấn thu âm năm đó là NNT.

Sau đó, tôi liên lạc với Nguyễn Kinh Luân nhiều hơn và chỉ “réo” NNT khi có việc cần gì đó!

Phải nói tôi cũng quý NNT chỉ vì …, anh ít, có thể nói không bao giờ dám “missed” phone Hoàng Lan Chi cả. Dù bận rộn cũng nghe và luôn ân cần, vui vẻ và hay tếu nhộn. Khi thì tôi “chộp” anh lúc anh đang ngồi cạnh ông Tần hay Nguyễn Bác Ái vì Tần/Ái đến CA tham gia cái gì đó và anh hay chọc ghẹo “ ..Anh với Nguyễn Bác Ái đang …”. Và tôi lại ngớ ra “ Ủa NBA đang đến chỗ anh à?”

Năm 2008, tôi theo dõi vụ “recall” Madison và có gọi đến NNT lúc anh đang bù đầu bù cổ. Điểm dễ thương là bù vậy và bị bao người gọi nhưng lúc nào cũng phải giả nhời cô em!

Tình hình CA năm 2009 và 2010 nhiều lộn xộn. Tôi không nhớ được hết chi tiết nhưng NNT viết “..Lan Chi ơi, hôm nào viết hộ anh một bài uýnh tụi việt gian ở CA nhé” …thì hôm nay tôi mới sực nhớ là …chưa giả nhời anh!

Báo Tiếng Dân của anh ở CA là một tờ báo mạnh. Tôi còn nhớ năm 2007, Tiếng Dân đã gây xôn xao net vì những hình ảnh mà sau này giới net gọi là “Áo đỏ sao vàng”!
PC
#56 Posted : Thursday, August 5, 2010 11:42:31 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Tóc thề ngang vai


Theo sự tưởng thức thô thiển của em thì tóc thề là tóc hứa hẹn, thề thốt không có cắt, xén. Và tóc thề chưa chấm ngang vai nghĩa là lời thề chưa lâu lắm, mới vài năm mà thôi, chớ không phải là thề để cho tóc tới ngang vai rồi sau đó tính... sau.
hoanglanchi
#57 Posted : Saturday, August 7, 2010 1:43:22 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Một thoáng Montreal

Hoàng Lan Chi

Năm nay chắc tôi rơi vào tiểu hạn Thiên Di có Thiên mã nên vừa từ giã thành phố hoa đào Virginia đến thủ đô hoa hồng Portland, tiểu bang Oregon thì lại bay sang xứ tuyết Canada!

Đây là lần thứ hai tôi đến Montreal. Không lần nào tôi vui cả. Lần đầu, máy bay làm lạc mất va ly của tôi khi tôi từ Montreal du hí Toronto. Lần này, United Airline đã để hành khách chờ vì máy bay “delay”. Sau đó, họ sử dụng chính gate đó cho hành khách đi Toronto. Nhiều hành khách Montreal chỉ rời gate vài phút để đi “restroom” và khi quay lại thì họ báo chuyến phi cơ đã bay rồi. Thế là phải trả thêm tiền để đi chuyến sau và lại còn phải chờ mấy giờ đồng hồ ở phi trường! Cô em ra đón, nói là nhiều người đã kể về vụ này. Họ bảo những chuyến ngắn, chỉ khoảng hai giờ bay thì luôn ở trong tình trạng đó vì hãng bay tìm cách gom khách cho khỏi lỗ!

Tôi quen với phong cảnh đường phố rộng lớn của Falls Church, Virginia nên không thiện cảm với đường phố nhỏ hẹp, nhà kiểu tây ở Montreal. Nhà gì cầu thang bên ngoài, lại xoắn ốc, đi thấy mà ớn. Nhà kiểu nhà phố, đường nhỏ xíu, hai bên xe đậu chật ních. Đi trong thành phố mà xe cộ chen chúc nhau vì đường nhỏ. Một cô ở Texas hỏi và tôi ngắn gọn “Em cứ nhớ đường phố Sài Gòn mình ra sao thì Montreal y chang. Nhỏ, lại còn thêm hai hàng xe đậu bên lề. Ngoài ra còn ổ gà đi lắc lư. Nhỏ em chị nói mùa đông có tuyết, mình không đi được, mùa hè thì nó lo đường, mình cũng không đi được luôn! ”






Hình 1 : đường nhỏ hẹp, sân trước cũng bé bỏng, nhà có basement nhưng “demi” nên hay có cầu thang ngoài sân!


Sau hai tuần, cô em cho đi chùa Đại Tùng Lâm. Rời thành phố, tôi sướng quá vì tầm mắt được mở rộng như khi ở Virginia! Nghĩa là không bị gò bó bởi nhà nhà khít nhau, cao và đường phố bé tí. Có hai điều ở Montreal và nơi khu phố này làm tôi thấy ngộ nghĩnh: đó là sân sau, có dây phơi quần áo. Thôi thì y như Sài Gòn, quần áo bay phất phới, điều tôi không hề thấy ở Virginia! Thứ hai, phải đem bịch rác bỏ trước sân ở một số khu. Khi mẹ nói, tôi gân cổ cãi “Vô lý. Bên con, người ta bỏ thùng rác ra ngoài sân buổi tối. Xe đổ rác sẽ cẩu cái thùng lên” “ Ở đây không có, phải bỏ bịch rác.” Tôi quan sát và khám phá ra lý do: đường quá nhỏ, hai bên lề đường đầy xe thì chỗ đâu xe rác…cẩu cái thùng cơ chứ. Tôi cười nắc nẻ với mẹ “ Ối trời cái xứ Montreal của bà lạc hậu quá” !




Hình 2: Sau nhà, có dây phơi quần áo, có ròng rọc để kéo dây



Nhưng ở đây vào mùa hè có chợ y như Sài Gòn. Đó là ngồi trên sạp! Chỉ không có nói thách hay trả giá thôi! Thời tiết mùa hè thì nóng, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nữa là nhiều nhà .. không có máy lạnh. Lý do, họ nói chỉ nóng khoảng hai đến ba tuần, vì thế họ chỉ dùng quạt. Cũng ngộ nhỉ!





Hình 3: chợ Jean Talon vào mùa hè, bày sạp y như ở Việt Nam!

Đại Tùng Lâm cách Montreal khoảng hơn giờ lái xe. Chánh điện không đẹp lắm vì quá nhiều tượng nhưng phong cảnh chung quanh thì rất đẹp. Hùng vĩ, đường quanh co, ngoằn ngoèo. Nơi thờ Phật Bà Quan Âm, hai bên đường có nhiều tượng nhỏ. Một tượng Phật nằm được để trong nhà kính rất lớn, sân ở đây rải rác nhiều vị La Hán. Tôi đã nghịch ngợm đứng cạnh các vị La Hán và làm điệu bộ nhái theo quý vị La Hán này.




Hình 4: từ chánh điện ra sân, đường đi hai bên có nhiều tượng






Hình 5: Phật nằm trong nhà kính









Hình 6: Nhái theo cử chỉ của La Hán ở ngoài sân








Hình 7: một sân thờ Phật Bà, hai bên đường có nhiều tượng



Hình 8: tượng Phật Bà Quan Âm rất lớn ở ngoài sân

Hàng năm vào mùa hè nhiều quốc gia đến dự cái gọi là Festival, “Grande Place SAQ”. Tại đây, trình diễn những cái gọi là “đặc thù dân tộc” qua các màn vũ và hát. Ngoài ra, còn có các gian hàng bán đặc sản của mỗi vùng hay quốc gia. Tôi rất thích các dân tộc múa những điệu vũ cổ truyền của dân tộc họ. Nhìn những cái váy chùng thật thú vị vì thuở nhỏ chỉ được xem trong truyện, hay những bước chân nhảy của họ rất ngộ!




Hình 9: sân khấu nơi trinh diễn múa hát.





Hình 10: các gian hàng bán sản phẩm

Còn tại “Biosphère” ( Musee’ de l’environnement”) thì có vòm lưới rất lớn bao phủ và bên trong có nhiều trò chơi cho trẻ em cũng như chiếu phim. Có lẽ hao hao Disney nhưng bé hơn nhiều. Một nơi tập cho trẻ em hứng nước như thuở xưa và một cô bé khá tròn trịa đã chịu khó hứng nước đổ đầy một cái bồn. Một hình thức tập cho trẻ em “lao động” và hiểu thêm về cuộc sống ngày xưa.



Hình 11: Hứng nước vào cái vò như ngày xưa




Hình 12: vòm lưới khổng lồ ở “Biosphère”, bên trong có nhiều phòng chơi cho trẻ em hay chiếu phim


Tôi cũng đến Ottawa vào thăm quốc hội hay lên Quebec viếng chateau cổ. Nói tóm lại là thì đi chơi cũng vui vì coi như “ đi một ngày đàng nhặt một sàng vui” cơ mà.

Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#58 Posted : Monday, September 6, 2010 2:28:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Mùa thu về chưa nhỉ !

Hoàng Lan Chi

Nhớ năm nào tôi viết “Tháng Tám chưa phải là Thu” vì năm ấy thời tiết khá lạ. Chưa Thu mà có ngày như Thu đang rón rén về với trời hơi se lạnh với hoàng hôn tím nhạt về sớm với lá phong lác đác chớm vàng.

Năm nay cuối tháng Tám nhưng Thu còn dạo chơi đâu đó. Thời tiết nóng, lá phong chưa úa mầu dù chỉ là chớm. Mang tâm trạng “buồn như kiến cắn” tôi nghe “Tình thu muộn màng” của Vũ Đức Nghiêm. Hôm nhận, tôi bật cười vì VDN viết “Bé Gia Vinh của bà nội có ngoan không? Cu Vinh dễ thương hết sức vậy đó. Mời bà nội nghe bài hát Tình Thu Muộn Màng”!

Không bật cười sao được khi anh VDN làm biếng bỏ “bà nội” vào ngoặc kép và tôi , đang từ “bé” biến thành bà nội! Chả là vì khi điện thoại thì anh VDN hay gọi tôi là “bé”. Anh xem tôi như em gái anh mà thôi. Hôm trước, tôi gửi hình cháu nội cho nhiều thân hữu xem, trong đó có VDN. Vì thế anh mới hỏi thăm “Bé Gia Vinh của bà nội có ngoan không?”. Nhưng rồi anh mời bà nội nghe “Tình Thu Muộn Màng”!

Nhạc VDN lúc nào cũng nhẹ nhàng. Có lẽ “Gọi người yêu dấu” đã vận vào anh hay cốt lõi con người anh như vậy! Tôi không đam mê cái gì nên vẫn hòai ngạc nhiên trước sự đam mê của các nhạc sĩ. Họ, như con tằm đến chết vẫn còn vương tơ. VDN cũng thế, xưa là nhạc, nay là nhạc. Tự do cũng nhạc, ở tù cũng nhạc.

Lần đầu tiên nghe TTMM, tôi không thấy “người yêu dấu” trong lời của VDN. Ca sĩ hát vừa lạ vừa quen. Tôi gọi cho Vũ Đức Nghiêm. Hóa ra Vũ Trung Hiền hát. Anh Nghiêm biết tôi không thích ca sĩ QL hát vì “quá điệu” nên anh gửi tiếng hát em trai anh. Tôi, không lạ gì tiếng hát Vũ Trung Hiền. Hiền có giọng nói hay, trầm ấm. Và Hiền hát hay. Nhưng tuổi tác đã làm Hiền đôi khi hơi bị đục. Như Pat Lâm, ca sĩ “nhà” của Chu Văn An, hát cũng hay nhưng thỉnh thỏang bị khàn đục chút xíu. Lần này, tôi ngạc nhiên vì không còn thấy “đục” chút nào. Và tôi nói với anh Nghiêm “ …Hiền hát hay hơn hai năm trước! “professinal” hơn nhiều, không thua gì ca sĩ xịn cả”.

Tôi trêu nhạc sĩ “Ôi tiếng gọi Thu ta chết trong lòng, vậy Thu này là gì ? Mùa Thu hay Bích Thu, Hòai Thu, Lệ Thu?” Vũ Đức Nghiêm trả lời “ …câu hát cuối, yêu thương mà không dám nói thương yêu” “Nghĩa là VDN tuy tuổi đời đã già nhưng trái tim không già, vẫn tràn trề thương yêu nhưng không thể nói yêu thương?” “Đúng vậy”.

Tiếc nuối là tâm trạng chung của con người khi bước vào hòang hôn. Thôi thì Lan Chi mời thân hữu nghe Vũ Trung Hiền hát “Tình Thu Muộn Màng” của Vũ Đức Nghiêm nhé. Cuối tháng Chín, Vũ Đức Nghiêm lên Virginia và Lan Chi đã “order” mời anh đến để phỏng vấn. You tube sẽ được gửi sau đó để thính giả xem người cứ hòai “Gọi người yêu dấu” ngày xưa và đang tiếc nuối “ Mùa thu muộn màng” bây giờ ra sao!

http://thuvientoancau.or...sic/TinhThuMuonMang.mp3


Trong khi Vũ Đức Nghiêm không còn “ gọi yêu dấu” thì “người em thân thiết” của anh là Phạm Anh Dũng lại “ Này yêu dấu ơi, mùa thu về chưa nhỉ?”! Nhớ năm nào, khi nghe CD chung VDN-PAD, tôi đã lầm nhạc phẩm này là của Vũ Đức Nghiêm! Bởi vì đa số nhạc VDN, thường “ người yêu dấu”.

Mùa thu chỉ mới rón rén và chưa làm phai mầu lá. Nắng còn hanh vàng, mầu xanh của phong bạt ngàn còn rực rỡ. Nhưng có lẽ chỉ tuần sau, hay tuần sau nữa thì Thu sẽ lững thững cùng ta đi dạo.
Khải Ca, giọng hát có vẻ mới và trẻ nên khá phù hợp với những nốt nhạc nhẹ nhàng, hơi bay bổng, hơi “nũng nịu” của Phạm Anh Dũng trong “Tình Khúc Mùa Thu”.

http://thuvientoancau.or...usic/TinhKhucMuaThu.mp3


Hòang Lan Chi



hoanglanchi
#59 Posted : Friday, September 17, 2010 8:45:08 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Đi hay về …



Nắng ấm Cali đồng cỏ rám
Thỏ xanh chả biết đi hay về ....

(MN)


Virginia chớm vào thu. Năm nay thu về muộn. Tháng Chín, Thu còn lãng đãng dạo chơi. Mới đó đã năm năm. Ngày giã từ Việt Nam , nơi đến đầu tiên là CA. Nơi “cay đắng ngọt bùi” là Virginia . Bây giờ lại trở về nơi ấy. Rồi sẽ thế nào? Sẽ là về hay lại đi?


Thỏ xanh chả biết đi hay về!


Anh bạn nhóm nhỏ viết vài câu thơ trêu tôi. Hẳn là anh nghĩ CA sẽ rám má hồng và tôi sẽ lại trở về Virginia ? Ở đâu rồi quen đó. Năm năm với Virginia dù cay đắng nhiều hơn ngọt bùi nhưng yêu cảnh đẹp và tôi quyến luyến Virgnia. Những con đường ngoằn ngoèo quanh co, những rừng trúc nho nhỏ, và hơn hết mầu lá phong mỗi độ thu về.


Trận gió thu phong rụng lá vàng

Lá từ tường Bắc lá bay sang

Vàng bay mấy lá năm gìa nửa

Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng

(Tản Đà)


Thuở học trò, tôi thích mấy câu thơ này lắm. “Thu phong” và “ hờ hững ai xui thiếp phụ chàng” làm lòng tôi bâng khuâng. Qua đây, tôi được ngắm lá phong đổi mầu vào mùa Thu. Diễm lệ làm sao. Phong cảnh như tranh vẽ.



Tôi yêu cả Virginia khi mùa đông tuyết phủ. Những bông tuyết lác đác rơi đẹp vô ngần. Đêm trăng, tuyết phủ mặt đất và hắt ánh sáng trắng, một mầu trắng tang thương và tôi thấy vẫn đẹp. Tôi có một cái thú không biết có ai giống mình không, đó là uống cà phê sữa …tuyết! Mỗi khi tuyết rơi, tôi lấy ly hứng và uống cà phê. Nó giống như “đá nhận” thôi nhưng xôm xốp và vì tôi nghĩ đó là tuyết, là chút đông của đất trời.

Tôi yêu Virginia với xuân tím trời pensee’, hạ với nắng vàng rực rỡ, thu với mầu lá phong vàng đỏ và tuyết trắng trời đông. Thế mà tôi sắp phải giã từ! Về CA , họ hàng đông hơn nhưng tôi vẫn thấy lòng trĩu buồn vì biết mình sẽ nhớ tuyết trắng và lá phong mùa Thu.


Nghe tin tôi ra đi, vài người ở xa đã hù dọa “CA gió tanh mưa máu” “Tiền share phòng đắt” v.v. Một ông đùa “Chúng tôi đang định ra một tờ báo chống cộng kịch liệt, chúng tôi cần những cây bút mạnh mẽ dám nói như bà vì phụ nữ viết mạnh thường … dễ nghe hơn đàn ông viết, bà đi uổng quá!” Tôi bật cười vì một chị bạn ở xa thì nói “ …mình không về phe họ nhưng cũng chả cần mình lên tiếng!” Tôi tranh luận với chị một chút rồi thôi. Vâng, tôi đã viết “Chọn lựa làm vịt hay thiên nga là quyền của mỗi người!” Tôi, cũng chỉ vô tình mà viết những bài “thời sự” liên quan đến “vụ án đài VNHN bị tố cáo giao du với cán cộng cấp cao của Tòa Đại Sứ VC” chứ tôi không “bước vào” lãnh vực ấy. Nhưng cũng không phải vì thế, tôi chọn thái độ “làm ngơ” khi một điều vô cùng xấu đã diễn ra ngay trước mắt tôi ! Nếu trước kia, Việt Nam bị Tầu hay Pháp đô hộ và toàn thể mọi người dân đều nghĩ như chị bạn tôi thì có lẽ Việt Nam đã bị biến mất trên bản đồ thế giới và lịch sử Việt Nam đã không có những anh hùng liệt nữ để chúng ta được học và được dẫn dắt theo. Tôi vẫn nghĩ rằng, hành động trong phạm vi có thể là trách nhiệm của mỗi con người. Làm ngơ và còn lên án người khác, điều đó không đúng. Xã hội Mỹ được như ngày nay, cũng là kết quả của bao người “tranh đấu”. Không có gì tự nhiên mà có.

Từ giã khi mùa thu sắp về lòng tôi tê tái nhưng biết sao. Cứ bèo giạt mây trôi mãi và bây giờ tôi cố tập cho mình “hững hờ” trước cảnh biệt ly. Xưa kia, mỗi khi từ giã một nơi chốn, tôi bâng khuâng luyến nhớ từ cọng cỏ, gốc cây, mảng tường…

Tôi vừa gọi cho ông Phạm Bá Vinh chủ nhiệm Sóng Thần. Vinh và tôi biết nhau đã lâu, cộng tác với nhau cũng từ lâu, cãi nhau vô hồi kỳ trận và …chắc sẽ còn cãi nhau! Vinh “Tôi làm sinh nhật Sóng Thần vào tháng Mười rồi sẽ về Houston . Cứ ngỡ bà còn ở lại đến đó, ai dè bà đi trước tôi. NĐN cũng đi Dallas . Bây giờ HLC đi CA…” Tôi mỉm cười, đất Virginia lành nhưng chim về già mỏi cánh thường tìm vùng nắng ấm. Tôi nhờ Vinh cho tôi đi thăm lần cuối Virginia và cả Hoa Thịnh Đốn! Từ khi đến đây, tôi lao đầu kiếm sống nên cũng chưa đi được hết Virginia . DC thì khỏi nói, hai lần bị lạc và đều phải nhờ người ra dắt về! Vinh vẫn duy trì Sóng Thần ở Virginia và phát triển thêm ở Texas .

Ra đi bất ngờ như quyết định chóng vánh khiến cô chủ nhà đùa “Cô làm như đi đánh giặc vậy. Mới từ Canada về, tưởng cô đi học ai dè rụp lại bỏ đi CA!”

Nhìn lại hình cũ năm 2008 với mùa thu Virginia, tôi lại thấy bâng khuâng


Rồi sẽ về hay lại đi như thể

Không bến bờ và mãi dạt trôi!

Hoàng Lan Chi
PC
#60 Posted : Friday, September 17, 2010 12:38:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị HLC ơi,
Trung bình một người Mỹ dọn nhà 12 lần trong đời đó chị ạ. Em dọn nhà cầu 20 lần rồi đó! Shy
Users browsing this topic
Guest (5)
17 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.