Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages<1234>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#21 Posted : Monday, August 10, 2009 12:07:50 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tạp Ghi

Tháng tám, chưa phải là Thu!



Hoàng Lan Chi


Mùa thu sắp về chưa nhỉ? Mới tháng Tám thôi mà. Chợt nhớ lại bài thơ cũ từ lâu lắm:

Tháng tám gửi anh

Tháng tám về rồi anh biết không
Nắng trốn sau lưng áo lụa hồng
Mây xám hững hờ lưng trời thẫm
Khung cửa trường xưa mây trổ bông

Tháng tám về rồi anh biết không
Lá đỏ rơi theo gót bé hồng
Hoa soan thềm cũ chừng như nhạt
Khi gió thu về báo chớm đông

Tháng tám về rồi anh biết không
Heo may gió thổi lạnh môi hồng
Vai ấm xin cho đầu em tựa
Một chút tình thôi biết có không?

Tháng tám về rồi anh biết không
Đèn lồng ai khéo vẽ tiên rồng
Lơ lửng trăng treo trên ngọc trúc
Lòng buồn theo gió tiễn hư không!

Tháng tám về rồi anh biết không
Trăm năm ước hẹn chuyện vợ chồng
Một thoáng như mơ lời hẹn cũ
Tan vào phiêu lãng …lá diêu bông!

Hoàng Lan Chi

Sáng nay Lê Xuân Trường gọi và hỏi “Bên chị Thu đã về chưa? California đã chớm Thu rồi đấy”. Tôi mỉm cười thú vị. Thú vị vì nhiều cái. Vì những tâm hồn văn nghệ nhờ net mà dễ gặp nhau. Tâm hồn văn nghệ mới hỏi nhau đầu câu chuyện như thế chứ thương gia chả nói vậy bao giờ.

Chương trình phát thanh về LXT vừa gửi ra đã có mấy “feedback”. Người thì “Bài Mưa qua vùng tóc rối” thấy không hay lắm, bộ Lan Chi không chọn được bài hay hơn à”. Người thì thắc mắc, con số bẩy mươi cho Trung Tâm Thúy Nga có đúng không. Người thì “Cảm ơn anh Bùi Bảo Sơn đã chuyển tin này. Chúng tôi là chú của LXT và rất hãnh diện vì LXT đi nước ngòai khi mới chín tuổi vậy mà nó viết lời nhạc và cả nhạc của nó đều rất Việt Nam.” Người thì “Hoan hô anh LXT có công giới thiệu nhạc phẩm mới như thế”.

Về nhạc phẩm “Mưa qua vùng tóc rối”, thì như đã nói khi lang thang net để tìm nhạc cho “Mưa Hạ” tôi nhặt được hai bài và thích cả hai: “Mưa qua vùng tóc rối” và “Thành phố mưa bay”. Tôi tìm hai tác giả và chỉ gặp một. Tôi đã viết một bài riêng cho “Tóc rối” vì tôi thích và thấy hay với tôi. Còn không hay với người khác, đó là chuyện khác nữa. Chuyện quan trọng khác là Lan Chi chưa bao giờ lấy của ai một xu để viết bài ca tụng người ấy. Những gì Lan Chi viết đều xuất phát từ trái tim Lan Chi. Và con tim có những lý lẽ riêng của nó. Nó rung động bởi nhạc phẩm nào là chuyện của nó! Lan Chi tâm sự với nhóm nhỏ thân hữu rằng, Lan Chi thường thích những nhạc phẩm nói về quê hương đất nước và không còn say đắm tình ca đôi lứa nữa. Vì thế, Lan Chi đã yêu mến “Chăn vịt ở phuơng Nam” hay “Tình em là chiếc áo dài” của Châu Đình An và bây giờ là “Hỏi thế có buồn không” của Lê Xuân Trường. Những nhạc phẩm thuộc lọai này thường phải do chính tác giả hát mới hay vì nó lột tả được những gì nhạc sĩ gửi gấm. Lan Chi cảm ơn đã được nghe những tình tự quê hương ấy.

Trở lại, vì yêu mến “Mưa qua vùng tóc rối” mà tôi trò chuyện với Lê Xuân Trường và vì LXT nói rất hay nên tôi thực hiện tiếp một chương trình phát thanh cho LXT. Trước đó, tôi không hề biết và chưa bao giờ nghe nói đến LXT!

Lúc Trường gọi và cho biết 70 tác phẩm là tính cả CD chứ không phải DVD thì tôi biết lỗi về phần tôi đã hiểu lầm khi nghe LXT nói. Tôi ngỡ DVD và đã viết trong bài “LXT, người từ California với hơn 70 tác phẩm vang trên sân khấu Thúy Nga”!


Anh, bận rộn với bao công việc nhưng cũng nghe hết chương trình “LXT người đến từ California” để rồi tôi nhận e-mail như thế này từ anh:

“Zời ơi, Cô nương HLC ơi,

Số phone em là mấy? Chẳng lẽ anh sai? anh lại quên? mất rồi, cho lại đi anh nhớ lộn qua số khác gọi vào nhà người lạ. Hay là em đã về nhà chồng, trời ạ!”


Tôi bật cười thú vị. Tính tôi thích những cái trêu đùa nhẹ nhàng như vậy! Thế cho nên phải cảm ơn …Lê Xuân Trường vì nhờ có Trường, tôi nhận “feedback” và cả cái e-mail ngộ nghĩnh ấy. Khi gọi tôi anh lại trêu “Tưởng em lấy chồng Mỹ rồi vì hồi nãy anh gọi lộn và nghe Mỹ nói”. Có gì đâu, anh chỉ muốn cùng tôi “bàn loạn” về “LXT, người đến từ California!”

Mới tháng Tám, Thu chưa về đâu đấy
Tóc rối buồn và anh …cũng dễ thương
Những ngày qua tóc rối rất muộn phiền
Và nghe ấm tiếng anh cười…hinh hích!


Một người bạn khác cho tôi biết tờ báo mà Lê Xuân Trường làm chủ bút đã viết bài cho rằng nhạc sĩ Anh Thy không có…Tôi mỉm cười. Điều gì đã khiến nhiều người quan tâm đến “cậu em” LXT của tôi vậy nhỉ! Vì những gì tôi phỏng vấn LXT và đã khiến em được quan tâm đặc biệt vậy ư? Thì cũng tốt thôi. Như loạt bài tôi phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc về nhạc trẻ cũng được tha đi khắp nơi rất nhanh và một số báo tin cũng đăng. Xuất hiện cả trên tờ Little Sài Gòn nhưng tôi chỉ nghe nói chứ chưa thấy vì không mua báo đó. Bút Tre Magazine cuả Mộng Tuyền 73 Arizona cũng đăng và báo của Tuyền đẹp, nội dung khá phong phú. Rồi đến Francois, người chủ trang web vietnam4all.net cũng liên lạc xin đăng. Khi đọc mail Francois tôi bật cười vì …em lịch sự xin. Thời buổi bây giờ trên net là của chùa, ai muốn lấy thì cứ “vô tư”! Hóa ra Francois du học Canada từ xưa và cũng vì em xuất thân nghề giáo như tôi nên mới lịch sự xin như thế. Tuy vậy web của Francois như một cái siêu thị tùm lum thứ và nhiều “icon” của các video trông “mát mẻ” quá khiến một số thân hữu cao niên của tôi hơi ngại. Francois thì hùng hồn “Web em ban đầu là làm cho Tây coi. Mới có tiếng Việt đây thôi! Coi vậy chứ cả mấy chục ngàn click vào web em đó”. Tôi cũng dễ tính nên để mặc em gửi các chương trình phát thanh của tôi ngay đầu web của em.

Tiền thì thiếu vì đang thất nghiệp nhưng Tình (Bạn thôi nhé) thì không! Tình bạn từ khắp nơi cứ nảy nở do những gì chảy ra từ trái tim tôi! “Hạnh phúc ở đâu đây, hạnh phúc ở quanh ta”, năm 1990, tôi viết như thế và giờ tôi vẫn muốn lặp lại, nghe một bản nhạc hay, xem một bài thơ dễ thương, đọc một quyển sách sâu sắc, nhâm nhi một tách cà phê ngon buổi sớm, tất cả đều là hạnh phúc.

Những giọt Tình( lại phải mở ngoặc đơn Bạn!) của tôi là hạnh phúc không bao giờ vơi.

Rừng Gió Virginia tháng Tám (chưa là Thu)

Hoàng Lan Chi
PC
#22 Posted : Monday, August 24, 2009 5:34:04 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Tiền thì thiếu vì đang thất nghiệp

Nhiều khi không thất nghiêp, có việc làm mà cũng thiếu tiền, hoặc còn mắc nợ dữ dội hơn nguời thất nghiệp. Nhớ hồi mới qua có chị nọ ở Mỹ lâu năm cho biết là ở đây chỉ có hai hạng nguời là sướng, hoặc là nghèo rớt mồng tơi để nhà nuớc lo hết, còn không thì phải thật là giàu, còn cứ nhỡ nhỡ ương ương thì khổ lắm, lo hoài, lo tới bị stressed với depressed liên miên, chị HLC ạ.
Ba Tê
#23 Posted : Tuesday, August 25, 2009 1:30:16 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
3T làm em buồn cừoi quá đi. À khi em nói trúng số là vì nó dính líu nhiều thứ lắm cơ. Vd em đang muốn được về "hiu" như 3T và đi ta bà chơi chứ hổng muốn đi làm. Cực thân không nói làm gì mà là cực tinh thần nữa chứ

Em chưa đi đâu cả trừ ...đến Texas có việc thôi. Anh Phán vẫn lưu trữ những trang web của nhóm Trưng Vương Gia Long và thân "hĩu"


HLC,
Chị ghé lại mới biết em vẫn "niên nạc" với bác LX hả? Sau này không thấy bác "neo nên lết" nữa á? Còn số phône của bác không em? Để chị mời bác ghé QE của chị , bọn mình "nhậu" một bữa xem nào Big Smile
Hà hà , nhớ lại thấy vui quá LC à. À mà Quán Gió bên CVA còn không em nhỉ? Xuống Sa Đéc chơi đi em .


Chị Sương Lam :
3T cũng nghĩ như chị vậy đó . Ở đời tan hợp là chuyên thường. Hết duyên này thì duyên khác lại nối tiếp ...Chỉ tội cho cái nghiệp vẫn đeo . Thế nên chọn nghiệp lành , lánh nghiệp dữ trên bước lữ hành ...

hoanglanchi
#24 Posted : Sunday, September 6, 2009 8:25:05 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
3T ơi, em thỉnh thoảng mail với bác Lãng xẹt thôi chị à
chị vui nhé
hoanglanchi
#25 Posted : Sunday, September 6, 2009 8:26:54 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Tháng Chín thu mới về rón rén!

Hoàng Lan Chi


Tháng chín, thu về chưa nhỉ hay thu chỉ mới thỏang về như một chút heo may?


Xin em

Xin bước nhẹ cho ta nghe áo lụa
Thoáng qua hồn như một áng mây trôi
Em xinh đẹp trong Nghê Thuờng điệu múa
Nửa hồn ta em đã lấy mất rồi

Xin hát nhẹ cho ta nghe hơi thở
Của mùa thu vừa thoảng gió heo may
Em duyên dáng trong chuyện tình bỡ ngỡ
Nửa hồn ta em ru giấc nồng say

Xin khép nhẹ cho ta hôn vầng trán
Của tóc thề đang hong nắng cuối đông
Em an giấc mộng cầm chiều tắt nắng
Nửa hồn ta xin làm lá diêu bông!

Hoàng Lan Chi

Tóc thề hong nắng

Xin bước nhẹ cho hồn nương áo lụa,
Nghe thầm thì tuổi dại đã xa trôị
Con đường xưa, nỗi đau màu trăng úa
Tình vụt bay, nắng cũ cũng phai rồi

Xin hát nhẹ cho tim tròn nhịp thở,
Cho hồn em đầy ắp hoa cỏ may
Gió thu về xào xạc mà em ngỡ,
Có anh ngồi vuốt nhẹ tóc em say

Xin khép nhẹ nụ hôn đầu trên trán,
Để ấm tình se lạnh buổi sang đông.
Tóc thề xưa, đợi anh, chờ hong nắng,
Chậu lan vàng bên dậu lại đơm bông...

Minh Đăng (Ottawa)


Nghiệp quảng cáo!



Mùa thu mùa lãng mạn nhất trong năm có vẻ đang rón rén về. Rón rén vì tiết trời chỉ hơi se lạnh vào đầu hôm hay đêm khuya.

Nhớ thu năm ngóai tôi gửi hình với lá phong vàng đỏ của Virginia cho một số thân hữu đặc biệt. Thân hữu đặc biệt của tôi thì chỉ là đàn ông và mấy ông thì thích trêu ghẹo tôi. “Còn ngon lắm đó” “Anh in ra treo đầy chung quanh giường ngủ!”.

Hôm trước tôi trò chuyện với một người bạn về nghiệp. Nghiệp nào cũng có niềm vui nỗi buồn. Nghiệp giới thiệu sáng tác mới, nghiệp viết lách, nghiệp phỏng vấn …

Có lẽ nghiệp phỏng vấn đem cho tôi niềm vui nhiều hơn vì sau khi phỏng vấn tôi biết nhiều hơn về lãnh vực mà người được phỏng vấn nói. Nghệ sĩ Nam Lộc nói rằng “Tôi ít nhận lời phỏng vấn vì e mình nói hố là dễ bị người ta vặn vẹo. Nhưng Lan Chi làm việc rất professional”. Tôi yêu cầu chứng minh. Anh bảo “Thường thì người ta bị rơi vào hai trường hợp. Một là không tôn trọng độc giả và hai là không tôn trọng người được phỏng vấn. Lan Chi balance được hai cái đó”. Tôi hỏi tiếp, vì sao anh biết và anh trả lời “Xem bản câu hỏi của Lan Chi là biết người làm việc thế nào”. Tôi mỉm cười khi nghe Nam Lộc nói vậy. Cách đây vài năm, ông boss cũ của tôi cũng rất thích bài tôi phỏng vấn nhà văn Quyên Di. Tạo cơ hội cho Quyên Di nói và “link” ngay điều Quyên Di với mục đích của sở! Cái tít tôi ghi như sau “Phỏng vấn Quyên Di về nền văn hóa của BPSOS, phục vụ chứ Không Chỉ Huy - Cộng Tác chứ Không Chỉ Thị”. Tựa như thế, bảo sao “boss” không thích?

Với những người khác như Hạo Nhiên, Đỗ văn Phúc và một số nhạc sĩ khác thì tôi nghĩ họ rất vui lòng với bài phỏng vấn của tôi.

Một anh bạn nói rằng khi phỏng vấn ai, anh không thích sắp xếp trước và sau khi phỏng vấn là phát ngay không “edit” gì cả. Tôi trình bầy với anh, đa phần phỏng vấn của anh là về chính trị thì làm như vậy được. Với tôi thì khác. Chương trình ngày xưa tôi đã chọn tên là “Trò Chuyện với Lan Chi” thì đương nhiên rất lành. Chỉ là trò chuyện và không bắt bí ai cả. Đối tượng của tôi không phải là ứng cử viên dân biểu và đang trả lời họp báo, vì thế tôi không muốn đưa câu hỏi khó khăn cho họ. Người tôi phỏng vấn đa số là nghệ sĩ và tôi chỉ muốn tìm hiểu về họ, những gì họ làm trong lãnh vực nào đó. Tôi không thích xóay vào đời tư cá nhân ai và tôi luôn tạo cơ hội cho họ được nói tâm tình của họ, hòai bão của họ. Một điều khác, tôi luôn ưu ái cho người phụ nữ đằng sau sự thành đạt của những người đàn ông mà tôi phỏng vấn. Câu hỏi cuối thường dành cho họ nói về người phụ nữ đáng yêu ấy.


Một nghiệp mới và ban đầu tôi không thích nhưng bây giờ thấy vui vui. Đó là nghề làm quảng cáo! Vô tình bước chân vào và sau những giây phút đầu ngán ngẩm thì tôi cảm nhận chút vui vui. Có lẽ cũng do vô tình tôi viết một script “very nice” và do hai diễn viên “văn sỡi” đóng cũng …khá nice! Hai diễn viên ấy là hai diễn viên chưa từng diễn kịch bao giờ, chưa từng diễn quảng cáo bao giờ. Bị đem ếch bỏ dĩa. Chính là …tôi và một người bạn. Script quảng cáo cho một công ty điện thoại. Tôi chọn nhạc phẩm “Lời của gió”. Ngay sau những lời rất dễ thương do người ca sĩ hát “ Em có nghe anh nói gì không, em có nghe gió nói gì không” thì anh bạn thủ thỉ “Em có nghe anh nói gì không” và tôi thì nhí nhảnh “ Có chứ, nghe hàng ngày. Sao giàu vậy” Đến anh bạn “Không, chỉ là VNU thôi” Và tiếp theo là quảng cáo về VNU. Nhưng điều làm tôi thú vị là vì máy móc trục trặc, tôi thu âm anh bạn đến lần thứ mười và so với lần đầu thì anh diễn nhuyễn hơn rất nhiều đến độ bạn hữu nghe và nói “Sao hai ông bà này diễn tình ghê ta”!

Một script khác, tôi cho ca lại bài vọng cổ thuở nhỏ mà nhắc lại có lẽ những vị “cao niên” sẽ nhớ rất nhiều:

Ai đang đi trên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần nylon
Dzô đi em Sài Gòn đây bán biết bao nhiêu đồ!

Và tiếp theo là quảng cáo cho …Sài Gòn supermarket!

Một script khác cũng do tôi và anh bạn đóng vai trò hai vợ chồng Bắc kỳ:

-Mình ơi, em muốn uống trà Ginseng
-Mình à, hãy đến N@N Maxim
-Mình ơi, em muốn mua kem chống nắng, muốn mua son cho con út muốn mua dược thảo cho ba…
-Mình à, hãy đến N@N Maxim!
-Mình ơi, em muốn…
-Khỏi ơi, hãy đến N@N Maxim


Trời ơi, tôi thì nũng nịu như con gái mười sáu “Mình ơi” và anh bạn thì dài giọng “Mình à”. Bản nhạc “Mình ơi” của Diệu Hương được làm nền cho script thật tuyệt hảo! Khi viết, tôi nhớ lại mục “Mình ơi” của ông Nguyễn Vỹ thì phải!

Tôi cảm thấy thú vị vì …”producer” được cả quảng cáo, một lãnh vực mà tôi ngỡ khó nhá với một tâm hồn lãng mạn như tôi. Thực ra thính giả của đài Việt Nam Hải Ngoại đa số cao niên thích vui vui nên tôi viết script có chút hài. Cá nhân tôi thích những script mượt mà, sâu lắng. Tôi đã suy nghĩ như thế cho một script quảng cáo CD nhạc hay một cuốn sách.

Con tim với những lý lẽ của nó!


Nghe câu này cải lương nhưng sự thật là như thế. Tháng trước vài người tranh luận với tôi về một nhạc phẩm. Tôi bảo vệ đến cùng lý lẽ của trái tim tôi. Trái tim tôi rung động với nhạc phẩm ấy và tôi yêu mến nó. Cũng như trái tim tôi cùng tần số với giọng nói này và không với giọng kia. Hai tháng trước, tôi gọi cho người bạn cũ ở quê nhà. Không xưng tên, không gì cả, tôi chỉ giản dị “Em đây” khi nghe anh “Alo”. Vâng, chỉ “Em đây” nhưng anh nhận ra tôi ngay. “Em đây” luôn vang lên mỗi khi anh gọi tôi hay ngược lại. Và đã năm năm không nghe tiếng gọi ấy nhưng chỉ “Em đây”, anh cũng nhận ra ngay. “Sao biết em?” “Làm sao quên được giọng em!”

Một người bạn khác cũng làm tôi vui vẻ mỗi khi tôi cúp máy “OK em”. Tôi không biết nhưng câu “OK em” nghe rất dịu dàng. Cho dù trước đó chúng tôi đang tranh luận điều gì đó, thậm chí cãi nhau ỏm tỏi nhưng nếu tôi nói “Thôi bye anh” thì anh luôn luôn “OK em” rất ngọt ngào, không cần biết tôi vừa “gào” lên với anh.

Một người bạn khác thì lại rất kỳ khôi, rõ ràng anh gọi tôi chứ không là ngược lại nhưng anh hay thế này “Rồi rồi anh đây”! Tôi bật cười vì câu anh nói cứ như tôi gọi anh từ… muôn ngày trước và không gặp anh vậy! Nói “muôn ngày” lại nhớ đến một người bạn khác. Anh diễu cợt khi tự nhận anh là “Người nợ em từ muôn kiếp trước!”. Chả là anh bảo anh thích bài thơ “Tóc Thề đi đâu mà vội” của tôi và anh đề nghị Hoàng Lan Chi cho phát nhạc phẩm ấy trong một chương trình nhạc. Tôi bảo tên người yêu cầu là gì để tôi đọc. Anh cà rỡn “Thì cô nương cứ ghi là một thính giả có nick name là ‘Nợ Em Từ Muôn Kiếp Trước’!”. Tất nhiên tôi rất thú vị vì nó nói lên cái anh …nợ tôi. Vì nợ từ kiếp trước nên kiếp này cứ bị cô nương HLC đì.

Một nhạc sĩ có lẽ không biết là sở dĩ tôi ưu ái cho anh vì anh đã khuyên được một câu chí lý với tôi “Thưa chị, Tôi biết chị yêu nhạc PD cũng như biết bao người khác. Nhưng chị hãy giữ những gì chị đã viết về ông là những gì trung thực của tháng ngày chị cảm nhận, rung động về một tài hoa lớn của đất nước. Những người chung quanh không thể muốn chị làm theo cách của họ. Tôi nghĩ nhân cách Hoàng Lan Chi là Hoàng Lan Chi.”. À vâng, tôi yêu mến nhạc và đã viết những cảm xúc chân thành từ trái tim tôi với dòng nhạc đó, tại sao lại bắt tôi phải phá hủy những rung động ấy? Tôi- phải lựa chọn thái độ chính trị- nhưng tôi không thể đốt cháy những gì tôi đã viết chỉ cho dòng nhạc, không cho nhạc sĩ?.

Một nhạc sĩ trẻ khác thoạt đầu chinh phục tôi ở một nhạc phẩm nhưng sau đó thì “Virginia đã vàothu chưa hả chị” làm tôi thú vị. Và con tim già cỗi của tôi thì chỉ thích những dịu dàng nho nhỏ, những lãng mạn học trò nên nó đã sai khiến trí óc tôi làm những gì nó thích.
Dù gì thì như một thính giả nói với tôi “Nhờ chị, em mới biết bài đó hay ở chỗ nào và em nghe nó thấy thích hơn”. Từ lý lẽ của con tim tôi, cảm xúc đã được sẻ chia và cảm xúc cũng được nhân lên từ đó!


PC
#26 Posted : Sunday, September 6, 2009 4:28:09 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Một script khác, tôi cho ca lại bài vọng cổ thuở nhỏ mà nhắc lại có lẽ những vị “cao niên” sẽ nhớ rất nhiều:

Ai đang đi trên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần nylon
Dzô đi em Sài Gòn đây bán biết bao nhiêu đồ!


Bài này là bài nhái lời của một bản nhạc mà đôi song ca Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết hay hát đó chị.

hoanglanchi
#27 Posted : Sunday, September 6, 2009 10:34:22 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Hello PC

Dường như bài Gạo trắng trăng thanh gì đó đúng không? nghe lại Ngoc cẩm NHT hát song ca cũng vui.
PC
#28 Posted : Sunday, September 6, 2009 11:21:57 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Em không nhớ rõ tên bài cho nên không có viết ra đó chị.

Không dè chị làm cái nghề cũng vui quá nhỉ? Tử vi chị có sao gì mà danh tiếng khắp năm châu rồi. Big Smile
hoanglanchi
#29 Posted : Monday, September 21, 2009 12:55:24 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Mặt trận miền tây chưa yên tĩnh



Những ngày đầu thu nhiều sóng gió. “Mặt trận miền tây chưa yên tĩnh”, tôi viết như thế thì có lẽ chỉ những người từ khoảng năm mươi trở lên là hiểu vì đó là tựa đề một cuốn truyện dịch khá nổi tiếng, nghĩa là khá quen thuộc với giới trẻ thập niên 70. (Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh)

Nói cho cùng từ khi có chủ nghĩa cộng sản phi nhân thì bất kỳ đất nước nào lỡ có một tên điên nào đó du nhâp chủ thuyết vào, đều sẽ khốn đốn cả. Nghĩa là với các quốc gia như Đại Hàn, Việt Nam, Trung Cộng thì “mặt trận miền tây chưa yên tĩnh”, nhất là Việt Nam.

Hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam khiến mặt trận không bao giờ yên tĩnh được cả. Càng xáo trộn hơn kể từ khi VC đưa ra nghị quyết 36.

Cách đây vài hôm, ông cựu Giám đốc chương trình của Việt Nam Hải Ngoại đưa lên net một bức thư chính thức cáo buộc Ban Giám Đốc đài, có hành vi giao du với sứ quán VC. Chỉ trong vòng 24 giờ, tôi nhận được nhiều e-mail từ khắp nơi hỏi tôi về việc này. Đặc biệt có một e-mail làm tôi bực mình vì yêu cầu tôi giải thích! Cứ làm như tôi là người trong Ban Giám Đốc vậy!


Một thính giả từ Paris có nick name Mohamet, người thường xuyên viết thư cho đàiViệt Nam Hải Ngoại viết e-mail cho tôi “Cô Lan Chi ơi, đài Việt Nam Hải Ngoại theo VC rồi, đâu còn chống cộng nữa đâu”. Tôi bật cười. Mọi việc còn đang chờ Ban Giám Đốc Việt Nam Hải Ngoại giải thích nhưng mọi người xem thư và cứ thế kết luận!

Về những điều tố cáo Ban Giám Đốc đài Việt Nam Hải Ngoại, tôi không biết gì cả. Tôi đến với Việt Nam Hải Ngoại hoàn toàn tình cờ. Năm 2004, tôi theo một vị của đài Việt Nam Hải Ngoại đi xem biểu tình chống Phan Văn Khải và nhân đó tôi phụ với anh tường thuật “live” về đài. Sau đó thì đài mời tôi cộng tác. Nhiệm vụ chính là tường thuật về các sinh họat cộng đồng. Ngòai ra tôi có vài chương trình mà một chương trình chính họat động thừong xuyên và xuất hiện cả ở truyền hình là chương trình “Trò Chuyện với Lan Chi”. Đầu năm 2006, khi phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng trong chương trình “Trò Chuyện với Lan Chi” về họat động của Ủy Ban Cứu người Vượt Biển trong vụ cứu trợ đồng bào bị bão Katrina thì sau đó ô Thắng mời tôi về làm việc cho Ủy Ban Cứu người Vượt Biển. Từ đó tôi không còn thì giờ làm chương trình nào cho Việt Nam Hải Ngoại cả.

Năm 2008, thất nghiệp và tôi quay về Việt Nam Hải Ngoại nhưng chỉ để phụ các việc linh tinh chứ Ban Giám Đốc không hề giao cho tôi phụ trách một chương trình phát thanh nào cả. Nếu quý độc giả hay thính giả có thấy tôi gửi bài lên net với tên Việt Nam Hải Ngoại thì đó là chương trình Sáng Tác Mới của Nguyễn Đăng Tuấn và tôi phụ.


Mới đây, tôi xin nghỉ volunteer khỏi Việt Nam Hải Ngoại vì có ý định sang Canada kiếm sống. Tại đây cô em có một restaurant. Tuổi già, Anh ngữ không giỏi, tôi không kiếm việc dễ dàng ở Mỹ nên mới có ý định trên. Mọi việc của Việt Nam Hải Ngoại, tôi không biết và có lẽ đa số nhân viên cũng vậy vì họ là cấp thừa hành. Chúng tôi cũng đang mong mọi việc được sáng tỏ càng sớm càng tốt.

Duy có điều tôi tự hỏi nếu Việt Nam Hải Ngoại tắt tiếng thì có lẽ người buồn đến chết sẽ là các vị thính giả cao niên đang rất cô độc. Họ vặn radio 24/24 vì không có ai là bầu bạn. Các bà nội trợ mới từ Việt Nam qua cũng thế. Họ chưa có điều kiện học Anh văn, không ra ngoài làm việc nên phương tiện duy nhất để biết tin tức khắp nơi và cả các chương trình giải trí tinh thần là cái radio. Thứ hai, Việt Nam Hải Ngoại xưa nay chống cộng mạnh với chương trình “Chúng ta và thời cuộc” của ông Hùynh Quốc Bình (chương trình này được chọn là hay nhất qua cuộc bầu năm 2008) thì nếu đài tắt tiếng hay ông Hùynh Quốc Bình tự tắt thì quả là thiệt thòi cho người Việt tị nạn cộng sản.

Tôi đang chờ đợi dù tôi không còn cộng tác với đài. Hy vọng mọi việc rõ ràng trong ngày gần nhất.

Thuở trung học, tôi đọc “Dọc đường gió bụi” của một nhân sĩ (dường như cụ Trần Trọng Kim?) và cụ viết “..cuối cùng một lũ già đầu đều bị VC bịp”. Rồi người lớn trong họ hàng kể cho nghe về các thủ đọan của VC. Và kể cả số năm bị kẹt lại và bắt buộc phải sống với VC, tôi hiểu những gì những người đã trải qua kinh nghiệm với VC đều nói đúng cả. Cá nhân tôi, có những thành phần tôi không ưa. Đó là những vị du học tự túc trước 75; những vị đi từ 75 và một số nghệ sĩ yếu đuối. Những thành phần trên có vẻ khá lơ mơ về VC. Họ, hoặc bị VC tà thuyết khi họ xa quê hương và bị nhiễu thông tin; Họ, sau khi ổn định cúôc sống vì đi từ 1975 thì muốn có chút danh ở Việt Nam và đã để VC mua chuộc; Họ, không ca hát ở Hoa Kỳ được nhiều nữa vì tuổi tác và bán rẻ linh hồn cho quỷ đỏ. Công bằng thì cũng phải kể những người không thành công lớn ở Hoa Kỳ, muốn có chút danh hão do VC nhứ. Họ, đã có tự do và tự do ấy đã trả bằng nước mắt, xương máu vậy mà không quý và đang tâm phản bội.

Tôi cảm thấy không đủ kiên nhẫn để trò chuyện, thuyết phục những kẻ mà tôi không biết gọi là gì. Họ, quy kết cho chúng tôi là chống cộng cực đoan quá khích. Họ chủ trương vào hang cọp để bắt cọp con. Họ ngây thơ hay giả vờ ngây thơ cho rằng VC ngu và khờ đến độ cho họ bắt cọp con, cải tạo tư tưởng cọp con? E rằng cọp con không bắt được và bản thân họ còn bị cọp con xé nát. Họ chủ truơng biết người biết ta trăm trận trăm thắng bằng việc xông vào hay giao du với VC. Tại sao họ không học kinh nghiệm xương máu từ cha ông? Cứ nghe đến những cái gọi là hòa hợp, hòa giải là tôi nối sung rồi.

Cá nhân tôi chứng tỏ qua một số hành động như không giao du với những kẻ về Việt Nam in sách, giới thiệu nhạc; không hỗ trợ những Tổ Chức Cộng Đồng nào chủ trương không đấu tranh mà tăng cường họat động trong lãnh vực văn hóa.

Trời chớm thu và lá phong chưa nhuốm vàng. Mầu hồng hay đỏ mới lác đác trong vòm lá. Năm 2007, tôi viết bài nói về “Người dưng cùng họ” của tôi, Phó Giám đốc Việt Nam Hải Ngoại, Đinh Quang Trung. Anh Trung không khỏe hơn một năm nay và mới nhận lãnh nhiệm vụ lèo lái con thuyền Việt Nam Hải Ngoại qua cơn sóng gió. Tôi tin tưởng vào lập trường chống cộng của Đinh Quang Trung và tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho anh thành công

Trả lời PC: PC thích tử vi quá nhỉ? Ở đâu mà danh tiếng? Tử vi co Khốc Hư tại Ngọ!
PC
#30 Posted : Monday, September 21, 2009 5:28:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Thuở trung học, tôi đọc “Dọc đường gió bụi” của một nhân sĩ (dường như cụ Trần Trọng Kim?)
....
Trả lời PC: PC thích tử vi quá nhỉ? Ở đâu mà danh tiếng? Tử vi co Khốc Hư tại Ngọ!


Cuốn của Trần Trọng Kim là Một cơn gió bụi. Có lẽ ổng mượn từ câu thơ của Chinh phụ ngâm:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khốc Hư tại Tý Ngọ - bingo! Chị nổi danh là phải.

Nếu tử vi chị không có sao nổi tiếng thì em sẽ hỏi tiếp coi hai cái tai của chị có trắng hơn mặt không. Đó cũng là tướng danh tiếng đó chị. Tongue
hoanglanchi
#31 Posted : Saturday, October 3, 2009 4:19:44 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Những điều nghe thấy mà đau đớn lòng


Mùa thu mùa đẹp và lãng mạn nhất trong năm vừa chúm chím lá hồng, lá vàng mà vùng trời Virginia với tôi sao u ám một mầu ảm đạm.



Từ khi thoát khỏi Việt Cộng VC, một điểm tôi quý nhất đó là TỰ DO.



Tự do ơi tự do tôi trả bằng nước mắt

Tự do ơi tự do tôi trả bằng máu xương



Không biết có phải điềm không mà mới tháng trước, tôi thực hiện một chương trình phát thanh về nhạc di tản của Nam Lộc mà với tôi bài ấy rất hay.



Từ khi ông Hồng Phúc, nguyên Giám Đốc chương trình của đài Việt Nam Hải Ngoại nghỉ vào giữa tháng Sáu và sau đó là những bức mail qua lại, tôi giữ im lặng. Ngay cả khi ông Hồng Phúc gửi thư tố cáo Ban Giám Đốc Việt Nam Hải Ngoại có giao du với cán bộ VC của Tòa Đại Sứ ra ngòai internet, tôi vẫn giữ im lặng. Với tôi lúc đó là “wait and see”. Chưa đối chất công khai giữa nguyên đơn và bị cáo, tôi chưa dám bày tỏ điều gì.



Khi rời đài Việt Nam Hải Ngoại ngày 14 tháng 9, tôi chỉ viết “Mặt trận miền tây chưa yên tĩnh” nói lên nỗi ngậm ngùi của tôi. Thế nhưng ngày 22 tháng 9 vừa qua, tôi chứng kiến một sự việc mà tôi kết luận là “trắng trợn và bỉ ổi”. Đó chính là sự việc cướp diễn đàn trong chương trình “Chúng ta và thời cuộc” của ông Huỳnh Quốc Bình. Trước đó, Ban Giám Đốc kêu gọi các chương trình bày tỏ ý kiến của mình qua sự việc BGĐ bị tố cáo nên ông Bình đã dành để trình bày về vấn đề này.



Trong khi Ông Bình đang trưng dẫn các bằng chứng e-mail thì người điều hợp, cô Nam Anh cho hay có ông Nguyễn Tường Thược ở đầu dây. Ông Bình “Ông Thược có giờ của ông ấy, chị để tôi trình bày hết” thế nhưng chỉ chưa đầy vài phút sau, cô Nam Anh trắng trợn “Ông Thược muốn được nói” và cô đã ngang nhiên cúp ông Bình để ông Thược vào làn sóng. Tôi quá sức ngạc nhiên trước hành vi trắng trợn này. Đây là xứ Hoa Kỳ và là năm 2009! Thế mà con người cư xử không khác gì VC! Ngang nhiên cướp như Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Và sau đó cô Nam Anh lần lượt mời tất cả các cộng tác viên (là những người ủng hộ BGĐ) vào phát biểu ý kiến. Cô kêu gọi ông Bình trở lại làn sóng nhiều lần nhưng cô cho thính giả biết cô không thể nào liên lạc được với ông! Ông Thược trở lại lần thứ hai, gào thét và đòi thưa ông Hồng Phúc ra tòa! Vẫn biết Ô Nguyễn Tường Thược là con người võ biền nhưng tôi không tưởng tượng được cách hành xử mà tôi đánh giá là rất thiếu văn hóa lại có thể diễn công khai trên làn sóng như thế.



Mãi đến gần cuối chương trình ông Bình mới được trở lại. Ông nói ngay “Tôi vẫn ở đây. Vẫn nghe được hết. Tôi thông cảm cho chị Nam Anh nhưng chị để tôi nói hết phần tôi đã rồi mới cho người khác vào. Sao chị làm kỳ vậy chị Nam Anh?” Cô Nam Anh nín thinh, không trả lời được tiếng nào. Đến đọan đọc bằng chứng là lá thư bà Lưu Lệ Ngọc, ông Bình cũng chặn ngay “Xin chị Nam Anh giữ kỹ thuật để tôi đọc hết thư nghe chị” !



Sau này, ông Đòan Trọng Hiếu nhận xét về những cộng tác viên trong buổi phát thanh của ông Bình “…Họ là những người học vị có, tuổi tác có và đã nhảy vào thô bạo cướp diễn đàn một cách không dân chủ. Điều đó không chấp nhận được ..”



Tôi mang tâm trạng khó tả. Vừa tức giận vừa buồn vừa xấu hổ. Thì dù sao Việt Nam Hải Ngoại cũng là nơi tôi cộng tác bao năm! Tôi đã từng quảng bá hình ảnh Việt Nam Hải Ngoại trên internet. Tôi trút cơn giận ngay tối hôm đó với ông Phạm Bá Vinh, Chủ nhiệm Sóng Thần. Ngày hôm sau, tôi viết mail cho Đinh Quang Trung, nguyên Phó Giám Đốc VNHN. Trung cho rằng trục trặc kỹ thuật. Tôi phản bác.





Nỗi đau trong tôi chưa lên da non thì phải nghe tiếp chương trình ông NTT và NVK. Tôi không tuởng tượng được các cộng tác viên ấy dám buông những lời hàm hồ như thế. Mọi bằng chứng có ở mail. Làm sao họ có thể quên và nhắm mắt nói bừa. Họ đang nói nửa sự thật và đồng thời lên án người khác nói nửa sự thật! Tôi không biết người nào trong Đài Phát Thanh đã chủ trương như vậy? Khi làm như thế, họ đã tự giết mình. Họ ngỡ những gì họ mớm, làm thính giả hiểu sai lệch mục tiêu là họ thành công sao? Thính giả đâu thấp kém đến độ đó đâu? Mục đích chính là lằn ranh quốc cộng! Mục tiêu không phải là ông Hồng Phúc. Hồng Phúc đã tố giác những điều khả tín. Lẽ ra các cộng tác viên, những con người tị nạn VC, đến với Việt Nam Hải Ngoại vì chung lý tưởng, phải cùng với Ban Sáng Lập thúc hối Ban Giám Đốc có một buổi họp mặt đối mặt để ÔB Dương Văn Hiệp giải thích thay vì đổi hướng sang tấn công ông Hồng Phúc, chụp mũ Hồng Phúc thi hành nghị quyết 36, âm mưu phá họai đài để đài tắt tiếng nói! Không thể tưởng tượng được! Tại sao các cộng tác viên không cám ơn ông Hồng Phúc đã báo động cho chúng ta biết? Nếu nghĩ rằng Đài Phát Thanh là tiếng nói chung của cộng đồng người Việt tị nạn VC thì càng phải cám ơn ông Hồng Phúc và phải làm sáng tỏ vấn đề thay vì che đậy dấu diếm!



Nhân vô thập tòan. Con người có thể có lỗi nhưng biết nhận lỗi, biết sửa lỗi là điều quan trọng. Chúng ta không buộc tội vu vơ chiến hữu, chúng ta không đẩy người lỗi lầm chốc lát sang bên kia chiến tuyến. Nhưng chúng ta cũng không thể vì lý do này nọ mà không dám cắt bỏ vết nhọt cho cơ thể lành mạnh hơn.



Trời đang mưa. Ông Đòan Trọng Hiếu tin tuởng sau cơn mưa trời lại sáng. Tôi cũng tin vậy. Chính nghĩa bao giờ cũng về ta!








Chúng tôi cắt và chỉ để khoảng 8 phút. Chú ý ngay khúc đầu vài phút, ông HQB đã bị cắt làn sóng. Ông Bình bị tắt tiếng trong 45 phút.



www.dosite.net/lanchi/CTChungTaVaThoiCuoc.mp3



hoanglanchi
#32 Posted : Saturday, October 3, 2009 4:20:35 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
“Những người trẻ” muốn vào hang cọp



Hoàng Lan Chi



Cách đây vài năm tôi đã nghe luận điệu “vào hang cọp để bắt cọp con”. Luận điệu này có lẽ hỗ trợ cho quan điểm hòa hợp hòa giải.



"Những người trẻ" nói câu trên là những người không thực sự trẻ. Họ đã ở lứa tuổi trên dưới năm mươi. Nói trẻ là để phân biệt với lớp người già, đã trưởng thành trước 75. Ngày xưa, năm mươi đã coi như rất cứng cáp vì là “ngũ thập tri thiên mệnh”. Đã tri thiên mệnh, biết mệnh trời là hiểu lẽ cuộc đời. Nhưng ngày nay, thế giới trẻ ra rất nhiều. Vì thế năm mươi vẫn tràn trề nhựa sống, vẫn hăng hái lao mình về phía trước, vẫn tìm tòi khám phá để tự khẳng định.



“Những người trẻ 50” , tôi xin phép dùng như thế để gọi về họ. Khi mất nước, họ mới khoảng mười bốn, mười lăm. Chưa trưởng thành đối với quy định 18 tuổi của luật pháp. Chưa xong bậc phổ thông trung học. Nhưng cũng may họ đã được hấp thu một số căn bản đạo đức của nền giáo dục Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng Khổng Nho. Hành trang bước vào đời của họ có nền tảng nhưng chưa bén rễ vững chắc. Ở xứ người, họ hấp thu một nền văn hóa có nhiều phần trái ngược với nền văn hóa cũ. Cái mà họ cảm thấy sung sướng nhất và muốn phát huy ngay, đó là DÂN CHỦ.



Tinh thần dân chủ trong học đường của Hoa Kỳ có điều hay nếu áp dụng cho các lãnh vực khoa học kỹ thuật và có nhiều khiếm khuyết trong phạm vi giáo dục đạo đức. Bao sự việc xảy ra đã khiến các nhà giáo dục Mỹ phải có những lúc nhìn lại hệ thống luân lý của mình. Chừng mực nào đó, họ nhìn nhận vài giá trị của Đông phương mà trước kia họ đả phá. Trong khi người Mỹ nhìn lại thì người trẻ của chúng ta lại không. Mang trong mình những cái mà cho là “gông cùm” của nền giáo dục Việt Nam trước 75, họ đả phá và lao mình như thiêu thân cho những hành vi mang nhãn hiệu dân chủ. Trong phạm vi nhỏ hẹp, đã có những xung đột đáng tiếc cho nhiều gia đình vì sự dân chủ quá mức ấy của những người trẻ.



Tuy vậy, hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu như họ khăng khăng áp dụng cái gọi là dân chủ trong công cuộc đấu tranh cho quê hương. Họ yêu nước, đúng, rất đáng quý. Họ có lý tuởng, đúng, rất đáng quý. Thanh niên bao giờ cũng là một lực lượng đáng kể và đáng nể để đi trước và làm nên lịch sử. Họ, với sức lực trẻ trung, với nhiệt huyết, với hòai bão cho tổ quốc, lao mình tiến mà thiếu Trí thì cái Dũng của họ đã giết chính họ.



Nhìn về quá khứ, từ cuộc kháng chiến chống Pháp vào thập niên 40-50, chủ nghĩa ngoại lai du nhập và gây bao khốn đốn cho dân tộc Việt Nam đến tận bây giờ. Một số các nhà ái quốc đã bị Việt Minh lường gạt. Người khôn ngoan như cụ Trần Trọng Kim cũng phải ngậm ngùi than “ Một đám già đầu vẫn bị gạt”. Người thông minh như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng bị HCM gạt, nhận chức Bộ Trưởng hầu “đòan kết dân tộc” và cuối cùng cũng bị VC cho vào tròng.



Sau 1954, VC lại tiếp tục thủ đọan cài người ở lại miền Nam bằng nhiều cách kể cả những thủ đọan đê hèn như những cuộc kết hôn vội vã và cài người vợ ở lại miền Nam và năm 1960, chúng đẻ ra cái gọi là “Mặt trận giải phóng miền Nam ”. Mặt trận này đã có sẵn những người được cài nằm vùng ở tại miền nam và với đủ mọi thủ đọan như dọa nạt dân quê, quỷ ngôn với tầng lớp thanh niên cộng cả cái chiêu bài bịp bợm “chống Mỹ cứu nước”, chúng cũng đã lường gạt được khá nhiều người non dạ!



Tiếp theo là hiệp định Paris rồi cả sau 1975, những lường gạt dối trá của VC đã phô bày trắng trợn. Nhiều thanh niên đã từ bỏ Vc ra đi tìm tự do. Thế những sau những năm biểu tình tranh đấu của 1975, 1985…, một số người trong đó vì nhiều lý do đã bắt đầu tiếp xúc với cán bộ VC.



Họ, những người trẻ khi rời quê hương, đã quên mất một điều cha ông dặn “ Hãy kính nhi viễn chi với những gì mà ta linh cảm nguy hiểm. Đừng tạo cơ hội cho nó đến gần ta”. Họ, kiêu ngạo với lòng tự tin và tự tôn của người trẻ “tam thập nhi lập” vào các năm 1985, kiêu ngạo với lý thuyết dân chủ vừa được học hỏi, hiên ngang tiếp xúc với quỷ đỏ!



Họ có gì? Chỉ là trái tim bừng bừng lửa cháy, chỉ là sôi sục máu dân tộc, chỉ là nỗi đau cho thân phận nhược tiểu của giống nòi. Họ không được trang bị bởi một kiến thức lịch sử vững chắc và chân chính. Họ không được trau dồi một khả năng lý luận sắc bén. Họ dấn thân vào một nơi mà bản thân họ đang còn rất mù mờ nhiều thứ. Trong hoàn cảnh đó, điều họ bị ma quỷ cám dỗ là chuyện thường tình.



Quyến rũ thanh niên bằng những mỹ từ, bằng những kích động lòng ái quốc, bằng kêu gọi trả thù cho thân phận tiểu quốc, bao giờ VC cũng thành công. Làm sao thanh niên có thể ngơ khi được kêu gọi đi làm lịch sử lưu danh hậu thế? Làm sao thanh niên có thể ngơ khi đi theo lý tưởng phục vụ dân tộc? Làm sao thanh niên có thể ngơ khi trả thù lũ “cường quốc” Mỹ đang muốn đè đầu dân Việt Nam ?



Với đầy ắp lý tưởng ấy, họ đi vào hang cọp với hành trang chỉ một tấm lòng. Trong khi đó VC đã được trang bị từ răng đến chân. Từ biết bao kiến thức lịch sử bóp méo được dấu trong vỏ điều, từ những lớp huấn luyện khả năng hùng biện, từ bao nguồn (source) do cả một ê kíp luôn có sẵn để cung cấp ngay khi cần thiết, những kẻ đóng vai trò “người trẻ sinh sau đẻ muộn của VC muốn biết sự thực” từ phía VC đã dấu hết nanh vuốt vũ khí, khoác bộ áo hiền lành để tiếp đón các người hùng của mặt trận quốc gia đang mang trong lòng hòai bão chiêu hồi VC!



Con cọp con mỉm cười tiếp đón các chú cừu. Mặt trận “debate” đầu tiên, chiến thắng về ta. Ta nói và cọp con nghe gật gù. Mặt trận “debate” thứ hai cũng chiến thắng về ta. Các người hùng trở về từ hang cọp hớn hở và đã mang trong lòng một Nữ oa đội đá vá trời. Mặt trận “debate” thứ ba, ô hay cọp con rụt rè nêu ý kiến. Chỉ là một ý kiến trong ngàn ý kiến vàng ngọc của các người hùng. Người hùng hân hoan giải độc và ra về thơ thới. Mặt trận “debate” thứ tư, cọp con nêu ý kiến nhiều hơn. Người hùng của chúng ta còn đủ lý luận và kiến thức để trả lời. Nhưng chút mây mờ vừa phủ!



Các mặt trận “debate” tiếp theo, cọp con với trợ giúp của cả một guồng máy sau lưng đã trấn áp các người hùng của chúng ta. Khả năng lý luận kém, không tiếp viện, người hùng lảo đảo trước hỏa mù.



Thời gian, người hùng bỗng quay 180 độ và ngỡ những luận điệu gian trá là thực và họ tuởng họ ngộ! Cái họ tuởng là “ngộ” chính là cái ảo tưởng mà Vc đã nhồi cho họ! Thiếu người già hướng dẫn lúc đó và cả lòng tự tôn của tuổi trẻ, các người hùng không muốn ai tiếp viện. Thế là ngày một ngày hai, người hùng thay vì cải tạo cọp con thì "đã được cọp con cải tạo"! Chỉ bằng những xảo ngôn ngụy ngữ và cả những thủ đoạn gian manh như gài bẫy, làm “săng ta” và cả những lợi danh, người hùng đã đầu hàng vô điều kiện!



Ôi tôi chỉ là một phụ nữ đã già, tôi lại học ngành khoa học, tôi không đủ vốn liếng để viết được nhiều hơn, diễn tả được chính xác hơn cái nguy hiểm khi “những người trẻ 50 tuổi” đang muốn dấn thân vào hang cọp.

Khi vào Nam tôi mới khỏang bốn, năm tuổi. Nhưng tôi biết nghe người lớn kể, tôi biết đọc sách do người lớn viết. Kinh nghiệm không phải lúc nào cũng phải từ chính bản thân mà kinh nghiệm còn như nước được rót từ ly lớn sang ly nhỏ! Tôi không bị cái vỏ mỹ miều dân chủ mê hoặc, tôi biết kính nhi viễn chi với thuốc phiện không dám thử e đời mình sẽ tàn khi dính đến nó…Sau 1975, tôi cũng đã hơi bị mê hoặc bởi những mỹ từ nhưng chỉ sau một năm chung sống với Vc, tôi hiểu VC là gì. Không thể nào tin tưởng được VC. Tôi không dại để ôm trong lòng cái hoang tuởng cải tạo những con cọp con xuất thân từ giai cấp cọp đảng viên kỳ cựu của Tòa Đại Sứ VC, điều mà Đài VNHN đang ôm!

hoanglanchi
#33 Posted : Saturday, October 10, 2009 2:44:16 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Truyền thông có nhiệm vụ “chiêu hồi” Tham tán Tòa Đại Sứ không ?

Hoàng Lan Chi

Thế hệ một rưỡi, chúng ta làm gì với họ?

Khi tôi viết “Những người trẻ muốn vào hang cọp” thì chỉ một tựa đề cũng qúa rõ. Tôi phê bình việc dấn thân vào hang cọp để bắt cọp con của những người “trẻ 50 tuổi” qua Hoa Kỳ năm họ chưa đủ 18. Tôi chỉ nói đến khía cạnh đó mà thôi. Tôi không nói đến thế hệ 1,5 hay 2 ở xứ người.

“Những người trẻ 50 tuổi” có lập trường vững vàng, không bao giờ có ý định giao du với VC cao cấp của Tòa Đại Sứ để “chiêu hồi” chúng cả. Điển hình là Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh. Cô xác định rõ ràng tư thế, vị trí của một người tị nạn cộng sản trên đất nước Hoa Kỳ. Trong phạm vi nghề nghiệp, cô cố gắng và đã đem hãnh diện cho cộng đồng người Việt. Trong phạm vi gia đình, cô gìn giữ những truyền thống đạo đức tốt đẹp và hướng dẫn cho các con hiểu đúng đắn về lịch sử, cội nguồn. Cô không ôm cái ảo tưởng “chiêu hồi” cán bộ cấp cao của Tòa Đại Sứ. Khi đi nói chuyện, cô khéo léo kể về quá khứ, về những gì cô chứng kiến, kinh nghiệm cá nhân cô đối với cộng sản và đó là cô đã thực hiện một phần trách nhiệm một người Việt Nam chân chính. Là công dân Hoa Kỳ, cô đóng góp cho xứ sở này tài năng của cô và cũng chính tài năng đó là niềm tự hào của chúng ta với người Hoa Kỳ. vậy, người trẻ 50 tuổi khi sang Hoa Kỳ tuổi lên mười thì sống và làm việc như cô Dương Nguyệt Ánh là rất đúng.


Suy nghĩ về thế hệ 1,5 là một điều làm nhức nhối tâm can chúng ta. Sự khác biệt của hai nền giáo dục là trở ngại lớn. Đối phó với trở ngại này trong phạm vi gia đình đã làm các bậc phụ huynh quá đau đầu trong khi phải lo sinh nhai. Làm sao cho con trẻ nói tiếng Việt trong nhà là đã khó, nói gì đến những việc lớn lao hơn là giúp họ học sử Việt đúng đắn, giúp họ nhận thức chính xác về cuộc chiến vừa qua. Bên cạnh đó làm sao ngăn cản được họ không bị nhiễu thông tin từ những tài liệu của thư viện Mỹ. Tôi không bao giờ quên được buổi gặp gỡ đầu tiên của tôi với cô Dương Nguyêt Ánh năm 2005 “ Em rất đau lòng khi con cái chúng ta bị học sai lạc từ học được của Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh quốc cộng”.

Thuyết phục thế hệ này tham gia các sinh họat cộng đồng và sau đó thay thế cha anh đảm trách nhiệm vụ như ÔB Đinh Hùng Cường (Virginia) đã làm cho các con ông cũng đã coi như một kỳ công rồi. Ví dụ cụ thể, từ 2008, tổ chức ngày July 4th ở DC , Ông Đinh Hùng Cuờng đã trao lại cho thứ nữ và cô làm rất thành công với tinh thần ttách nhiêm cao.

Làm gì để thế hệ một rưỡi chịu nghe chúng ta và cùng họat động chung với cha anh trong công cuộc đấu tranh cho quê hương, chúng tôi sẽ lần lượt phỏng vấn nhiều người và sẽ gửi các thông tin lên đây.

Nhiệm vụ chính yếu của một Đài Phát Thanh


Về Đài VNHN, vụ vừa qua, tôi chưa có một kết luận chính thức vì hòan tòan chưa có đối chất công khai giữa hai bên. Tôi chỉ bày tỏ sự phản đối hành vi (mà) tôi cho là “bịt miệng” ông Huỳnh Quốc Bình. Tuy vậy, Ô Ngô Ngọc Hùng đã hỏi tôi hai câu như sau:

1) “Lỡ gặp bà con du lịch Hoa Kỳ ở Eden thì làm sao gặp gỡ họ mà không bị chụp mũ”!

2) Trong email gừi ra về chuyến đi BaLan trước đây Hùng có viết như sau :

Trong những cuộc tiếp xúc chúng tôi có nhận định như sau:
- Có những đảng viên CS là người yêu nước, họ lo lắng cho đất nước và dân tộc
- Có người đã bỏ đảng và hoạt đông công khai như anh Lê Diễn Đức
- Có những người đang hoạt động ngầm vì còn có gia đình tại VN
- Có những người chưa hoạt động nhưng đang có những dự định khi thời gian tốt hơn

Thưa chị Lan Chi, nhóm người thứ 1 và nhóm thứ 4 là 2 nhóm cần được vận động mạnh mẻ để chiều hồi về chính nghỉa quốc gia. Với 2 nhóm trên, Hùng chỉ vận động cho họ về phe chúng ta khi gợi ý về những ngày Balan trước và sau cộng sàn qua những câu hỏi của Hùng cho họ. BS Nguyễn Ý Đức lại bỏ qúa nhiều thì giờ để để lôi kéo họ qua những câu chuyện gia đình, con cái, quê hương Bắc Kỳ, các món Bắc... Quá thân thân thân....Tốn nhiều thì giờ...Theo tôi phải dành nhiều thì giờ để đi đạp đầu tượng Lenin ... vẩn còn tại các công viên.... Trả thù dân tộc ( một cách đạo đức )

Nếu chị phải rơi vào hoàn cảnh nầy chị sẻ làm sao?

Tôi hứa trả lời sau vì câu này chả có gì phải suy nghĩ nhưng là tôi muốn viết thành bài để chia sẻ với thân hữu khắp nơi.

Về việc cảnh giác với VC, cá nhân tôi suy nghĩ rằng người bình thường cũng phải có sự cảnh giác đối với các thủ đọan của VC, đừng nói gì đến người đứng đầu một tờ báo, một Đài Phát Thanh chống cộng nhất nhì ở hải ngọai.

Ở cương vị ông Ngô Ngọc Hùng, đương nhiên không nên về Việt Nam dù VC có cho về! Với bọn lưu manh đó, chúng không ngại gì dàn cảnh một tai nạn xe cộ. Lý do, Ngô Ngọc Hùng chưa là cá đủ mập để VC sợ dư luận quốc tế! Ngay cả khi công tác nước ngòai như Thái Lan, Âu châu, Ngô Ngọc Hùng cũng phải cẩn thận vì làm “săng ta”, cài sinh tử phù là chuyện quá dễ dàng với VC!

Việc gặp gỡ thân nhân: Với bà con bình thường, Ngô Ngọc Hùng có thể tiếp tại nhà. Với những người đang giữ địa vị cao và nhất là trong ngành ngọai giao như Đệ tam tham tán của Tòa Đại Sứ VC, dứt khóat không tiếp tại nhà và cả nơi công cộng. Vô tình gặp cũng làm ngơ. Tôi nghĩ rằng, đã làm công tác đấu tranh thì phải hy sinh một phần cá nhân. Cha đau mẹ chết cũng không thể về! Và tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ cũng không hề ép con cái phải về khi biết con mình đang giữ trên mình trọng trách cho đại cuộc.

Năm 2005, khi tham dự buổi bầu cử củaTổ Chức cộng đồng Việt Nam Hoa Kỳ, tôi rất đồng ý khi một quy định được biểu quyết “Nếu đắc cử vào bất cứ ban nào, cá nhân người đó không được về Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình”. Điều đó rất đúng vì chỉ nhằm mục đích bảo vệ người mình không bị VC cấy sinh tử phù!

Về nhiệm vụ của một cơ quan truyền thông đấu tranh, tôi nghĩ rằng, bên cạnh việc không ngừng nâng cao phẩm chất nội dung chương trình, bên cạnh những nỗ lực tìm quảng cáo duy trì hoạt động cho đài, thì chủ yếu là yểm trợ các công tác đấu tranh. Đó là kêu gọi đồng bào tham gia biểu tình, dành giờ cho các Tổ Chức Cộng Đồng, đoàn thể đấu tranh. Bằng ấy việc nếu làm cho tròn thì cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Việc tíếp xúc tìm hiểu với chiêu bài “chiêu hồi”, thiển ý cá nhân tôi không nằm trong phạm vi hoạt động của một cơ quan truyền thông nhỏ bé. Nếu ông Ngô Ngọc Hùng muốn tìm hiểu giới trẻ thì nên tham gia các diễn đàn có cả các thành viên trẻ trong và ngoài nước. viết bài, tranh luận ở các diễn đàn này có cơ hội gửi thông diệp đến cả ngàn người! Đặc biệt có cả các thành phần thanh niên trong nước trung lưu, tầng lớp mà chúng ta cần cấy những mầm dân chủ tự do. Họ không phải đảng viên, không chức cao quyền trọng, họ sẽ thấm nhuần và có thể giúp chúng ta phổ biến những điều đó đến dân chúng theo cấp số nhân!

Việc tiếp xúc với Đệ tam tham tán của Tòa Đại Sứ Vc được giải thích là tìm hiểu để chiêu hồi, ai cũng thấy thật yếu ớt và có phần coi thuờng thính giả. Tầng lớp này cũng như thành phần du học tự túc hay học bổng của nhà cầm quyền cộng sản là những thành phần khó bỏ đảng. Huống chi như tôi đã viết, ông Ngô Ngọc Hùng qua Hoa Kỳ từ khoảng mười tuổi, tốt nghiệp kỹ sư trước khi dấn mình vào công cuộc đấu tranh cho quê hương xuyên qua vũ khí truyền thông thì ông không hề được đào tạo qua bất cứ một trường lớp chính trị, một khoa lý luận nào. Đó chính là điều tôi nói: vũ khí sơ sài mà đòi vào hang cọp bắt cọp con!

Như vài vị cao niên nhận xét, sự việc vừa xảy ra là một bài học cho các vị trong Ban Giám Đốc VNHN khi các vị chơi dao! Các vị còn non nớt quá mà dám đương đầu với lũ gian manh VC bằng hành động vào hang cọp giao du với cọp con!

Một bài học nữa cho những ai hoang tưởng vào hang cọp để bắt cọp con!


hoanglanchi
#34 Posted : Saturday, October 10, 2009 2:46:02 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tâm tình gửi anh chị báo chí vùng Hoa Thịnh Đốn
Hoàng Lan Chi

Mùa thu về với tháng mười và lá phong bắt đầu nhuốm vàng nhiều hơn. Có lẽ chỉ cuối tháng thôi là lá sẽ rụng.

Tôi nhìn mầu lá phong vàng. Rất đẹp. Nhưng không dưng bỗng ngậm ngùi khi biết rằng lá vàng chỉ còn chưa tròn tháng là lìa cành. Sao vội thế, tuổi lá vàng của chúng tôi có vội thế không!

Trong e sợ của tuổi vàng chóng rụng, e sợ mình đã không kịp làm điều phải, tôi xin gửi chút tâm tình nhỏ nhoi đến quý anh chị báo chí vùng Hoa Thịnh Đốn.
Trong các anh chị, có người tôi biết có người không. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta mang trên mình một thiên chức cao quý. Chúng ta góp phần cải tạo xã hội, chúng ta nói hộ những oan khiên, chúng ta giúp người hùng thêm vũ khí, chúng ta chận kẻ gian tà. Đi trước và đem những thông tin chính xác đến đồng bào là chúng ta đủ mãn nguyện đã làm xong phận sự.

“Mặt trận miền đông sao vẫn yên tĩnh hả Lan Chi”? Nghe anh hỏi từ vùng biên giới Canada xa xôi mà lòng tôi thê lương. Vâng, từ khi rời bỏ nơi làm việc ấy, nơi mà tôi từng yêu mến vì lập trường chống cộng vững chắc của vài người lãnh đạo, lòng tôi không yên ắng. Những sự kiện rành rành mà tôi chưa dám kết luận! Tại vì sao? Vì những người ấy nhất quyết từ chối một cuộc đối chất công khai, nhất quyết khước từ mọi phỏng vấn của báo chí …vùng khác! Họ, có uẩn khúc gì sao không thể giải bầy? Sự im lặng thật đáng sợ! Nó làm tôi bối rối.

Bằng chứng hiển nhiên và rành rành về sự giao du với Tòa đại sứ VC của họ. Lần đầu tại Diamond và ông Tổng Giám Đốc “debate” với cán bộ. Lần thứ hai ngay tại tư gia ngày tất niên của ÔB Giám Đốc đầy quyền uy vì nắm hầu bao, sự hiện diện của cán bộ Tòa đại sứ tiếp tục. Lần này lại là “debate” giữa VC với ông Phó Giám Đốc. Lần thứ ba, cũng nhân vật Tòa Đại Sứ và người “debate” là ông Giám Đốc chương trình!

Ba lần đều có sự hiện diện của cán bộ Tòa Đại Sứ. Ba lần đều như có bàn tay sắp đặt của ÔB tài chánh quyền uy với hầu bao huyết mạch. Ba lần đều như các vị giám đốc còn lại “bị” gặp cán! “Vô tình” bị gặp và sau đó là cố tình “debate”! Tại sao và tại sao? Tại sao họ, ông bà Giám Đốc ấy giao du quá mật thiết và công khai với cán bộ cấp cao của Tòa Đại Sứ? Tại sao họ sắp đặt cho ông giám đốc chương trình, người chống cộng vững chắc gặp VC? Và bây giờ khi sự việc vỡ lỡ thì họ cứ ngậm tăm như hột thị? Những giải thích loanh quanh không thuyết phục được ai.

Điều ngậm tăm của họ nếu cố tình lý giải thì có nguyên nhân. Nhưng điều ngậm tăm của giới báo chí vùng Hoa Thịnh Đốn thì tôi không biết có lý do gì?

Không, tôi không tin các anh chị báo chí ấy muốn hòa hợp với VC! Hơn giới nào hết, báo chí là thảnh phần có nhiều thông tin nhất, các anh chị thừa hiểu chiêu bài hòa hợp là bịp bợm.

Không, tôi không tin các anh chị báo chí ấy vì những lần đến “nhậu nhẹt” với “họ” để rồi há miệng mắc quai. Tại xứ này, đồ ăn không là của hiếm, và gặp gỡ thân tình là điều chính. Các anh chị báo chí ấy đều đã già như tôi hay hơn tôi nghĩa là hấp thụ nền giáo dục xưa kia để thừa biết câu “nợ nước trọng hay tình nhà hơn”. Dăm buổi ăn nhậu nếu có ngăn cản điều phải được gióng lên thì chỉ có thể là một vài người đã bị thủ đoạn thu âm và gài bẫy.


Không, tôi không tin các anh chị báo chí ấy bị mua chuộc. Tự do, hai chữ thiêng liêng, cao quý mà tôi tin các anh chị báo chí ấy đều phải trả một giá rất đắt để có. Liêm sỉ, hai chữ nạm vàng mà tôi tin các anh chị báo chí ấy đang bồi đắp cho con mình.

Những người xa đã lên tiếng hoặc tiếp tay.

Trong trận chiến này, người tôi yêu mến là Bùi Bảo Sơn. Từ anh, những thông điệp đã được gửi đến những người con một thời ưu tú của học đường: các cựu dân Chu văn An trong các diễn đàn Chu Văn An khắp nơi. Từ những người con này, thông điệp tiếp tục lan xa. Xin cảm ơn dòng dõi Chu Văn An!

Trong trận chiến này, người tôi ngưỡng mộ là Ngô Minh Hằng. Chị tiếp tay ngay và vài bài thơ chào đời sau đó. Nhưng đáng kể nhất là đêm khuya, tôi thủ thỉ “ Em đang cô độc ở vùng này” “Không, Lan Chi không cô độc đâu. Nhiều người yêu Lan Chi lắm sau khi Minh Hằng gửi bài viết của Lan Chi cho họ!”

Trong trận chiến này, người tôi cảm phục là mũ xanh Nhung. Đã lâu lắm mới nghe tiếng anh. Giọng nói trầm, mạnh trong các ngày lễ ở Eden dạo nào còn vang trong tôi. Mang trong mình căn bệnh thời đại nhưng giọng nói ấy vẫn hùng mạnh, rắn rỏi khi lên án những kẻ bội phản.

Còn nhiều nữa. Từ xa, tiếng nói của công lý đã vang. Chốn gần, còn im ắng.

Không, tôi tin rằng, tiếng nói của báo chí vùng Hoa Thịnh Đốn không im ắng mà đang chuẩn bị cho một cơn bão lớn. Con kình ngư sẽ vượt sóng. Giương cao móng vuốt để cho SỰ THẬT phải được phô bày. Các anh chị báo chí sẽ ép buộc được những kẻ đang dấu diếm sự thật kia phải nói rõ họ đã làm gì trước mặt thính giả và sau lưng thính giả! Họ, đã nhân danh chống cộng nhưng lại công khai giao du với VC thì lẽ nào báo chí vùng thủ đô làm ngơ được? Khắp nơi vẫn coi Hoa Thịnh Đốn là gưong đầu cho đấu tranh thì có lẽ nào hiện tượng quan trọng nhường ấy lại như hoa sóng tan vào đại dương?

Vâng, con kình ngư báo chí vùng thủ đô sẽ cho khắp nơi biết tuy kình ngư già nua, chiếc lá đã úa vàng nhưng kình ngư sẽ yên nghỉ với một lương tâm thanh thản, sẵn sàng đối diện với Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh!




hoanglanchi
#35 Posted : Saturday, December 19, 2009 6:24:27 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tạp Ghi Tháng Mười Hai: Mưa Trên Ngàn Thông



Hoàng Lan Chi


Lại sắp hết một năm. Thời gian như bóng câu cửa sổ. Tôi đang trở lại một vùng nhiều mưa. Mưa như mưa Sài Gòn nghĩa là mưa xối xả, mưa trắng trời trắng đất hay ít ra cũng là mưa lớ . Tôi không yêu mưa như thế. Tôi yêu mưa bụi hay chỉ rả rích và đừng lê thê.
Trở lại sau chín năm. Chỉ cần năm năm không gặp cũng đã bao đổi thay nói gì đến chín năm. Ngày đó, từ Sài Gòn tôi đến thung lũng hoa vàng của California đầu tiên và sau đó là vùng mưa này đây. Tôi đã mê mẩn với lá phong vàng của mùa thu diễm lệ. Tôi chạy theo ngàn lá đổ ngập phố phường. Tôi gom lá về phòng ngỡ sẽ đem được về quê hương. “Portland tưởng như là ngày cũ”, tôi đã viết từ hứng khởi của thu vàng ngày mưa tại đây.

Chín năm trở lại. Mùa thu đã qua đi và đông đang vào mùa. Ối chao, lạnh sao mà lạnh thế. Đêm đầu tiên lạnh quá. Vài ngày sau, Portland đông đá. Ngày đó mọi cái là lạ, bây giờ thì không. Tôi nhìn Portland với đôi mắt của người quan sát. Quan sát và so sánh. Người Portland sẽ chẳng yêu tôi vì tôi đang thì thầm “Portland không đẹp như Virginia của tôi”. Virginia với những con đường quanh co lên đồi xuống dốc và lá phong diễm lệ, anh đào lộng lẫy.

Tôi lên đây không phải để lãng du như chín năm xưa. Về lại đây là mong tìm một việc làm kiếm sống. Gia đình cô em họ gần gũi. Tôi đến nơi cô làm để học việc. Tôi chẳng thích kinh doanh, tôi ưa đời công chức nhưng cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu.

Ông chủ trẻ, trẻ là so với tôi chứ anh ta cũng đã là “tri thiên mệnh”, có lẽ nghe cô em họ giới thiệu về tôi nên cứ một hai gán cho tôi cái mác “nghệ sĩ”. Trời ạ, tôi có chút văn, tí thơ nhưng con người tôi là khoa học. Tôi yêu khoa học. Văn thơ chỉ để làm dáng. Tôi chán khi ai đó gọi tôi là nghệ sĩ!

Đó là một người có nghị lực và thành công. Dù chỉ còn một mắt, một tai nhưng với vài cơ sở, cũng là đáng nể phải không. Tôi chưa học được gì ở anh ta trong thương mại vì chưa chính thức “vào mùa” (mùa làm việc của anh ta) nhưng tôi cảm ơn anh ta đã cho tôi theo anh ta qua Van Couver, giáp ranh Seattle. Tôi thích du lịch mà. Trên đường về, anh ta cho tôi lên một ngọn đồi, như đồn ngày xưa. Từ đó nhìn bao quát một vòng Portland. Trái là giòng sông Columbia, Núi tuyết trước mặt và phải là phi trường Portland. Ở vùng giáp ranh này tôi gọi cho người bạn “Em ở cách anh có ba giờ thôi đó” và “Người nợ tôi từ muôn kiếp trước” “Cô nương đang ở gần bố trẻ lắm đó nhe”!

Thông ngút ngàn. Từ khung cửa sổ, khung cửa sổ này rộng chả hẹp như của Andre Gide tí nào, ngắm thông thoai thoải và rặng núi mờ. Không dưng tôi lại nhớ bản nhạc “Đường về Việt Bắc”. Lẽ ra đi học nghề, gặp người thân và sống không khí gia đình, tôi phải vui. Thế nhưng lòng tôi vẫn chưa được yên. Đài Việt Nam Hải Ngoại, nơi tôi vô tình cộng tác đầu tiên đã làm tôi đau đớn. Giờ phút này, tôi ghét hết thẩy, kể cả “người dưng cùng họ” của tôi. Tôi thấy đó là một lũ xảo quyệt, phản bội, lường gạt. Với những bằng cớ rõ ràng, “chúng” không thành tâm xin lỗi thính giả mà vẫn quanh co dối trá. Tôi tức điên người khi thấy lão văn sĩ già bán rẻ lương tâm. Tôi “cáu” cả với một ông cựu tướng trước kia tôi quý. Thì là vì ông đã không dám có một tiếng nói nào dù ông là người lính đã ở lại, đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng để sau đó hơn mười năm tù ải. Ngược lại, ông còn “xin” tôi tìm hiểu kỹ trước khi viết bài về vị chủ tịch của cái hội mà ông là một thành viên.

Tôi phải theo dõi và hỗ trợ cho vụ này vì nếu không, bọn VC sẽ “móc nối” được nhiều hơn! Về một phương diện nào đó, “chúng” đã thành công. Vì ba chương trình chống cộng tắt tiếng và một sắp sửa tự tắt.

Trong cơn lốc của vụ phản bội đó, nhiều niềm vui nhỏ. Từ “Tạp Ghi tháng Một, Hỏi thế có buồn không”, tôi đọc bài “Viết cho bố vào tháng Tư” của Lê Xuân Trường thật cảm động. Cũng từ bài viết này, tôi bật cười khi đọc e-mail reply của Dương Nguyệt Ánh trên bài viết đó:

Ánh viết:

“Cám ơn chị Lan Chi đã có những dòng thơ rất đẹp. DNA cũng thích câu "Vàng bay theo áo lùa chân guốc" lắm và dám liều lĩnh nói rằng 4 câu đầu bài thơ của chị hay hơn của Tản Đà. DNA đang ngồi trên máy bay sang Australia chứ không thi sẽ lo đêm nay nhà đại thi sĩ hiện hồn về bóp cổ con ranh dám khen thơ chị Lan Chi hay hơn!
:-)
DNA”

Không bật cười sao được khi Ánh dí dỏm nghịch ngợm (nhà đại thi sĩ hiện hồn về bóp cổ con ranh dám khen thơ chị Lan Chi hay hơn) trong khi “con ranh” là “bomb lady”! Dương Nguyệt Ánh chế bom chứ Ánh hiền hoà và dí dỏm nghịch ngợm trẻ trung. Ánh chẳng khô khan tí nào. Ông xã Ánh cũng vậy. Đích thân ông xã Ánh chọn kiểu và mầu áo cho vợ khi Ánh được vinh danh năm 2007 của Hoa Kỳ. Đó là mầu xanh nửa rêu nửa ve chai. Tôi thầm phục vì quả là Ánh rất hạp với mầu đó. Tôi hỏi ý kiến Ánh trước khi viết bài vì tôi muốn cho mọi người thấy bên cạnh một khoa học gia, Ánh là một phụ nữ dòng dõi Dương Khuê nên yêu văn thơ, vẫn có cái hồn nhiên dí dỏm của “trẻ thơ”. Sau nữa đương nhiên tôi phải thích vì Ánh đã cho rằng bốn câu thơ sau của tôi hay hơn Tản Đà (!):

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi đường phố lối em sang
Vàng bay theo áo lùa chân guốc
Nắng hạ vì em, đã úa tàn


Năm 2009, nhóm Khoa Học chúng tôi mất vài người. Gần nhất là Thầy Thuỷ, ông xã cô Thu Vân. Cô Thu Vân là cháu ruột cháu GS Lê Văn Thới và cô dậy tôi môn thực tập hoá vô cơ. Trước đó, bà xã một anh bạn Ban Vật Lý từ trần. Sau đó khoảng hơn tháng, một anh bạn khác “QG ơi sao cô không gọi cho PTT?” “Còn bận uýnh lũ việt gian ở đài VNHN!” “Cô uýnh nó, nó chả suy suyển đâu. Nhưng cô không gọi, anh PTT sẽ buồn. Cô đặt lại bàn cân đi”. Trời đất! Anh bạn này đúng là dân Bắc kỳ…đểu! Ngày xưa, anh là một trong vài người đẹp trai của Nhóm Lý Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Đặc biệt anh cùng Ban Vật Lý Địa Cầu với tôi. Lém lỉnh, ăn nói lưu loát và đôi mắt nâu rất đẹp. Có lẽ ỷ mình đẹp trai nên anh làm tàng. Còn tôi cũng giống anh, ỷ mình đẹp gái nên cũng … làm tàng luôn! Hai cái làm tàng đụng nhau là phải. Nhưng vào 2000, khi tôi từ Sài Gòn qua California, anh nghe tin đến đưa tôi dự buổi họp mặt với nhóm Trưng Vương. Anh hơi ngớ người khi nhìn tôi sau bao năm không gặp. Tôi biết chứ. Họ ngỡ từ Việt Nam qua, chắc QG ngày xưa sẽ ….gìa lắm, sẽ xấu lắm! Ai dè QG ngày xưa vẫn còn phong độ lắm, phải không Quyền?

Người tôi mới biết mặt năm ngoái, người mà chương trình anh phụ trách được bầu là ưa thích nhất năm 2008 của Đài VNHN, người vô tình đứng chung chiến tuyến với tôi trong vụ Đài VNHN vừa qua, Huỳnh Quốc Bình cũng ở Oregon nhưng Bình ở thủ đô. Portland, thành phố lớn và có khá nhiều dân Việt mới là nơi tôi đã đến và đang trở lại. Bình mời tham dự tiệc ra mắt của một tờ báo chống cộng nhưng tôi ngại. Trước đó, anh cũng mời tôi tham gia nói về lằn ranh quốc cộng cho chương trình mới mở lại của anh trực thuộc đài Tiếng Nước Tôi Atlanta nhưng tôi cũng ngại luôn. Tôi đâu có ngại nói! Tôi từng phụ trách phỏng vấn cho Truyền Hình VNHN từ 2005 kia mà nhưng tôi ngại cái khác. Tôi thích tự do và độc lập. Tôi không thích thuộc một tổ chức đảng phái nào. Nhiều người gửi mail khen tôi viết “cứng”, lập luận vững, câu văn khúc chiết rõ ràng…Tôi buồn cười. Vậy thì về một phương diện nào đó, tôi nên cảm ơn những con người “phản bội” của Đài VNHN? Vì tức giận họ mà “cây bút” Lan Chi thơ mộng lãng mạn, nhẹ như sương khói (Giáo Sư Lê Vân Tú –Úc Châu nói vậy, “văn em như khói mỏng lam chiều”!) đã cứng rắn, lập luận chắc? Một khía cạnh khác của mình và ta vừa khám phá ư?

Thật tình mà nói, tôi cũng không muốn thế. Viết bài “uýnh” việt gian là điều chẳng đặng đừng, tôi vẫn thích bình phẩm nhạc, thơ hơn. Ngay sau vụ VNHN, dù Hoàng Bách không có gì với cá nhân tôi nhưng thấy tư tưởng Hoàng Bách “bênh vực” cho VNHN, tôi gửi mail xin tạm ngưng chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc ngay.

Oregon nhiều thông nhưng phong cảnh có lẽ không bằng Đà Lạt chăng? Thiếu một Hồ Xuân Hương lững lờ, một Hồ Than Thở lãng đãng? Thiếu quanh co đồi núi? Nhưng mưa thì không thiếu. Mưa trên ngàn thông bay bay. Giá không phải ra đường thì cũng có thể nhìn mưa bay, nhâm nhi tách cà phê và nghe giòng nhạc nhẹ, cũng là một hạnh phúc nhỏ nhoi quanh quẩn nơi này.

Sẽ từ giã thành phố mưa buồn với ngàn thông xanh ngắt. Virginia vẫn còn sóng gió lắm nên niềm mong trở về không thôi thúc. Năm cũ qua đi trong bộn bề cuộc sống, trong đảo điên lòng người hải ngoại, chợt nhớ những vần thơ cho con gái, thuở nào cũng cuối năm:

Bé ơi năm tháng cùng rồi đó
Tuổi mới tóc dài bé vui không
Ai đón giao thừa cùng bé nhỉ
Để xem bé đẹp má môi hồng

Bé ơi hoài niệm ngày tháng cũ
Khi tóc ta buồn mái điểm sương
Con dế vẫn là con dế nhỏ
Cho ta nỗi nhớ suốt đêm trường

Bé ơi cái thuở cò lặn lội
Dặm đường thân gái nỗi đơn côi
Bé còn nhớ chứ đòn roi ấy
Cũng chỉ là mong bé nên người


Bé ơi lòng mẹ như chiếc lá
Theo với thời gian cứ úa vàng
Lá ước chồi non đơm bông trái
Thì này thân lá sẵn sàng buông

Bé ơi thôi nhé đôi dòng lệ
Ta nuốt vào trong dấu ngậm ngùi
Vận nước vận ta ừ chung nhỉ
Thì thôi đây đó cũng một chương


Không viết được thơ mới, thơ cũ bị mất và cũng chẳng nhớ được đoạn cuối,

…như mưa rơi trên đồi thông ngập ngừng, dang dở rồi lại tiếp nối….

Hoàng Lan Chi

Portland vào đông 2009





hoanglanchi
#36 Posted : Friday, January 15, 2010 3:55:34 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tạp ghi tháng Giêng

Hoàng Lan Chi


“ Người nợ đoá tường vi yêu kiều từ muôn kiếp trước”!

Đêm đã khuya. Trời Oregon hơi huyễn hoặc với cây thông đen sẫm. Không lạnh lắm. Tôi chợt nhớ đêm nào Đà Lạt. Cũng thông, cũng se lạnh và niềm vui nho nhỏ. Hôm ấy cả đoàn đến buôn làng. Thịt heo rừng và rượu cần cùng câu chuyện dí dỏm của người chủ “buôn”.. Hôm ấy tôi cảm nhận được một người đàn ông “đẹp” của núi rừng cao nguyên. Khuôn mặt khá đẹp trai với tất cả “đều”. “Đều” từ khuôn mặt, sống mũi, đôi mắt, vành môi. Dáng đẹp. Cao, chân thẳng. Anh ta quấn xà rông và phô một thân hình khoẻ, đỏ của cao nguyên. Việt-Anh-Pháp, anh ta nói đủ ba thứ tiếng. Tôi thầm nghĩ Nguyễn Ngọc Ngạn chưa chắc có duyên bằng. Niềm vui nho nhỏ hôm ấy là anh ta đùa cái gì đó tôi không nhớ và cuối cùng “Tất cả có thể về, để một mình cô này ở lại thôi”! Tôi bất ngờ. Không bất ngờ sao được vì năm đó tôi đã già. Không phải trẻ hay sồn sồn để mỗi khi xuất hiện ở đâu đó thì cũng được chú ý. Nhưng trong phái đoàn trẻ già như thế và anh ta chỉ chú ý mình tôi thì có lẽ mình cũng còn gì đó có vẻ “hay hay” chăng?

Niềm vui nho nhỏ năm nay ở thành phố ngàn thông là tôi thấy mình như sống lại tuổi ngọc ngà của một thuở nào xa lắm. Sống lại không vì hoàn cảnh bên ngoài mà vì bạn hữu khơi kỷ niệm xưa. Nhất là kỷ niệm của thuở tôi mới ra trường. Ngày ấy tôi viết bài báo “Một thuở chuyên viên” để kể về những ngày tôi làm “chuyên viên viết lách” ở Tổng Nha Kế Hoạch. Bây giờ chúng tôi gặp lại chục người trong group “Tổng Nha Kế Hoạch”. Người làm quen tôi đầu tiên ở Tổng Nha Kế Hoạch ngày đó, bây giờ viết cho tôi vài câu như sau:

“Việc Lan Chi đổi tên làm tôi nhớ đến câu thơ của Shakespeare: A rose, by any other names, would smell as sweet. Tặng QG mấy câu:

Dù Lan Chi hay Quỳnh Giao
vẫn em đài các thanh cao khác gì
Dù Quỳnh Giao hay Lan Chi
Vẫn là em đoá tường vi yêu kiều"


Tôi rất thú vị với những câu thơ của anh. Ngày đó khi tôi ngơ ngác bước chân vào Tổng Nha Kế Hoạch, anh kể rằng, thấy “cô bé hay hay” và đám nam chuyên viên đố nhau. Anh đến làm quen và thắng chầu cà phê. Cô bé “hay hay” ngày xưa ấy là Quỳnh Giao. Mấy chục năm sau gặp ở net thì Quỳnh Giao thuở trước là Hoàng Lan Chi thuở này.

Cũng đêm khuya Portland. Tôi gửi mail cho người có nick name “nợ em từ muôn kiếp trước” để “hành” anh! Đồng thời kể cho anh nghe về nhóm bạn cũ kế hoạch ngày xưa, về bốn câu thơ “đáng yêu”.

Người có nick name “nợ em từ muôn kiếp trước” sau khi làm xong việc tôi nhờ vả, anh ký tên “Người nợ ‘đoá tường vi yêu kiều’ từ muôn kiếp trước”! Tôi bật cười. Anh lấy ngay câu thơ của anh bạn kế hoạch để thêm vào nick name của anh thật “duyên dáng”. Cũng khéo “nịnh” nhỉ! “Nịnh” để tôi vui thôi chứ tôi “hành” anh nhiều hơn trong tình bằng hữu. Vì thế anh mới có nick “Nợ em từ muôn kiếp trước”. Anh nhắc tôi Portland là thành phố hoa hồng nhưng tôi cứ thích gọi là “thành phố ngàn thông”. Vì đông sang, hồng không thấy chỉ thấy ngàn thông còn xanh ngắt. Từ vuông cửa sổ là thông. Từ đường đến sở là thông. Thông của Nguyễn Công Trứ. Sừng sững, thách đố cùng giá rét. Thông có vẻ không già, thông trường tồn vĩnh cửu? Tôi mong anh “nợ tôi từ muôn kiếp trước, thêm kiếp này và cả… kiếp sau!”

[COLOR="blue"]Tình Mất[/COLOR]

Một bạn cũ gửi cho tôi “Tình Mất” của Huy Cận.

Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,
Chân xa mau, lòng chưa kịp giao thân,
Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,
Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ..
Một lời nói nếu có gan ướm thử;
Một bàn tay đừng lưỡng lự trao thơ;
Một lúc nhìn thêm, đôi lúc tình cờ,
Chắc có lẽ đã làm nên luyến ái...

Yêu biết mấy nếu có lần gặp lại!

Tôi vụng về, tôi ngơ ngác, nên chi
Người bên tôi mà để người đi,
Tôi làm nũng, quyết giữ lòng kiêu hãnh;
Người ở đó, tôi làm như ghẻ lạnh;
Người đi rồi, thôi mong mỏi gì đâu!
Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau,
Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến.

Ôi! Những kẻ cùng tôi không hứa hẹn!
Người không quen nhưng tôi chắc sẽ yêu;
Mặt vừa nhìn mà chân đã muốn theo;
Tình mới chép một hai dòng nhật ký;
Tên viết tắt, tin rằng lòng nhớ kỹ
Bạn một hôm đi đến rất tình cờ;
Tình quên đi ở trong những bức thơ
Viết không gửi, xếp nằm trong sách cũ;
Ôi! Bao kẻ chỉ một lần gặp gỡ!
Bởi vì sao lòng tôi rất thương đau
Khi nghĩ thầm: "nếu ta đã gần nhau!..."
(Huy Cận)


Đêm khuya. Cũng đêm khuya, dường như về khuya, tâm tình dễ dàn trải hơn? Tôi đọc cho chị bạn nghe. Chị nói tôi fw sang cho chị. “Tình Mất”, hình thức không tuyệt lắm nhưng nội dung thì quả là đúng. Có những người mà tôi nghĩ “gặp nhau quá muộn trong đời”. Khi gặp gỡ, có thể một người đang ràng buộc và mối ràng buộc đó còn keo sơn, giao tình mới thì ngắn ngủi nên đường đời đành đôi ngả. nhưng tôi cũng nhớ hai câu đâu đó:

Tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới
Áo không mầu nên áo chẳng hề phai.


Và như thế phải chăng cũng chẳng cần tiếc nuối những “tình mất” trong suốt cuộc đời? “Tình mất” và kỷ niệm còn đọng. Chỉ kỷ niệm không thôi cũng đủ đầy tim.

Trời đang sáng. Buổi sáng tinh mơ, bầu trời thật trong và xanh. Nhưng chỉ khoảnh khắc thôi, thời gian trôi và mầu xám bao phủ. Một cư dân Chu Văn An từ “thành phố hoa đào” của xứ tình nhân (Virginia) viết cho tôi: “Virginia với bốn mùa, phong cảnh hữu tình mà có người bỏ đi thật uổng”. Tôi đâu bỏ đi. Chỉ là tạm biệt. Ngàn thông không réo gọi nhưng ngàn thông xô kỷ niệm lũ lượt tràn về vì trời Portland sầu thảm quá. Trong vẻ sầu của đất trời, kỷ niệm nhỏ dễ khơi nguồn trỗi dậy.

@ Tôi nhớ con đường Phùng Khắc Khoan mà tôi đặt tên là “Con đường mùa đông”. Hai hàng me cao, lá xanh ngắt và hơi se lạnh mỗi khi vào đây. Anh đến nhà đón và đưa tôi đến trường chỉ một đường này. Ngày đó anh đã có “bồ” nhưng anh vẫn chiều tôi. Và tôi nhớ một lần trong giảng đường nhỏ, tôi vào giờ của anh. Đang giảng bài bất chợt thấy “con bé” ở cuối lớp, anh lúng túng và ngôn ngữ có phần hơi “lộn xộn”. Lúc đó tôi thú vị lắm vì thấy mình cũng “oai oai” khi khiến người lúng túng!

@ Tôi nhớ áo len xanh mầu nõn chuối dù Sài Gòn không lạnh giá đã làm anh ngẩn ngơ. Chậu “Dao” trước văn phòng anh trơ trọi và thiếu Quỳnh. Mười lăm năm trước lần đầu gặp gỡ, anh như bị lôi cuốn và chỉ chăm chăm nhìn một mình “cô nhỏ” trong bốn cô đang ngồi cùng nhau một băng ghế. Nhưng anh đã có vợ. Khi gặp lại, tôi không ràng buộc và anh thì đang xa. Chút tình từ anh- “tưởng là tình mất” nhưng nối lại và quá mong manh. Khi từ giã Sài Gòn tôi gặp anh một chút. Bốn năm sau, từ xứ người tôi gọi về. Chỉ vỏn vẹn “Em đây”và anh đã nhận ra ngay. Cũng thú vị phải không khi tiếng nói mình đã nằm sâu trong tâm khảm một người!

@ Tôi nhớ Nhà Thờ Đức Bà một ngày xưa đã đón hai người ngoại đạo. Hôm ấy Sài Gòn mưa bụi. Mưa Sài Gòn hay tầm tã nhưng ngày ấy trời tháng tám và mưa thì lất phất. Anh rủ tôi đi mưa. Dáng cao lớn và vòng tay che chở nâng đỡ mỗi vũng mưa nhỏ. Quỳ trong Nhà Thờ, tôi chả biết cầu gì vì anh đang có “bồ” và tôi thì cũng chỉ mới quen. Nhưng chút kỷ niệm nhỏ nhoi ấy đọng trong tôi có lẽ vì tâm hồn lãng mạn thích thơ văn và hay nghĩ ngợi chăng?

@ Tôi nhớ tối Sài Gòn khuya lơ khuya lắc. Em- không thể là anh-vì emthua tôi bốn tuổi- dù tôi gọi là “anh” sang nhà tôi. “Có phiền không?”. Em hỏi thế và tôi thì chẳng biết trả lời sao! Khuya thì hẳn là phiền nhưng với Em, sao lại phiền được khi Tôi và Em mỗi khi gặp là trò chuyện như pháo mùa xuân. Rồi một tối khác, đường Sài Gòn với ngọn xanh ngọn đỏ. Em và tôi – sau những ngọn xanh ngọn đỏ ấy, trú mái hiên nhà với giàn nho thật thơ mộng. dễ dầu gì nhìn được giàn nho ở Sài Gòn phải không. Lúc trở về, em cười nho nhỏ. Tôi hỏi và em “Ngồi xa thế, có bắt cóc mất đâu mà sợ!”. Nếp “con nhà giáo” thuở đó còn đậm lắm và tôi không dám nhận tình em.

Để bây giờ, là chút tiếc nuối cho những tình mất!

Giấc Mơ và “Người tình Chu Văn An”!


Có những giấc mơ thật lạ kỳ. Ví như trong mơ ta là người tình của một người ta rất ghét! Tôi đã mơ như thế và khi tỉnh dậy tôi bật cười. Nếu “người tôi ghét” biết rằng tôi vừa mơ thấy “hắn ta” rất gần tôi, kề bên tôi và vừa “thủ thỉ” với tôi ,chả hiểu “hắn” nghĩ gì? Có bao giờ ngược lại với tôi như thế không nhỉ! Tôi không ghét những giấc mơ ấy, có vẻ nó sẽ làm tôi “dễ thương” hơn vì dường như sau giấc mơ, tôi sẽ bớt ghét người ta! Bớt ghét một người, thương thêm một người là hạnh phúc mà phải không!

Một cư dân Chu Văn An vừa khiến tôi “vui vui”. Mấy năm trước anh làm tôi bực mình vì một chuyện gì đó. Cách đây không lâu anh mail nhờ tôi viết bài. Viết xong thì tôi hơi nghi ngờ vì cái tên qua e-mail của anh. Tôi hỏi anh có phải là người ấy không! Cái giọng “láu cá” của dân Chu văn An trả lời tôi như sau “Trùng tên và người là chuyện thường. Nhưng ca dao có câu ‘Ta với người tuy hai mà một, người với ta tuy một mà hai’”. Đương nhiên, Cô “Bắc Kỳ chín nút” là tôi phải hiểu anh là ai rồi. Tôi xí xoá chuyện cũ chứ vì bao giờ tôi cũng ưu tiên cho “Những người tình Chu văn An” của tôi cơ mà. Danh sách “Những người tình Chu Văn An” của tôi cứ dài theo năm tháng nhưng xin đừng hỏi gì thêm vì “bí mật”!

Thành phố ngàn thông 2010

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#37 Posted : Monday, February 22, 2010 4:08:25 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
[COLOR="Indigo"]Tạp ghi tháng hai, hẹn mùa hoa đào.

Hoàng Lan Chi

Tháng hai, đào Virginia có lẽ đang ươm nụ để tháng ba, hoa sẽ rực rỡ nghiêng mình bên dòng Potomac . Xứ mưa, mưa trên ngàn thông đang rải rác đào đón xuân con hổ. Những cây đào nhỏ nhắn mang chút dáng dấp của đào Hà Nội chúm chím hoa. Giá như trời đừng mưa, giá như mây đừng u ám thì Portland sẽ quyến rũ hơn. Nhưng mưa vẫn rơi và mây vẫn đen để lòng tôi không chút nào vương vấn xứ ngàn thông.

Nhớ Sài Gòn mưa nắng hai mùa. Mưa Sài Gòn có trải dài sáu tháng thật đấy nhưng mưa Sài Gòn không lê thê, không day dứt. Mưa thường ào một trận là xong. Mưa có khi bên này sông và bên kia sông thì không. Điều này quả thú vị đã khiến một nhạc sĩ viết:

Tôi đứng bên này sông, trời bên kia sông mưa…

Vì thế mưa Sài Gòn không làm não lòng người ở. Xứ ngàn thông, thành phố hoa hồng thì không thế. Mưa hoài và trời u ám mãi làm ủ dột người ở và không quyến rũ người mới đến.

Hôm nay mùng hai tết. Nhớ ngày xưa, mỗi mùng hai là lúc chúng tôi nắn nót theo lịnh cha:

Tân niên khai thần bút
Vạn sự tổng giai thành


Năm nào cũng khai bút như thế và chả năm nào được “ngũ sự” thành, nói chi đến vạn sự thành! Và tôi đã bật cưòi khi nghe bạn hữu chúc “Vạn sự như ý” vì chỉ cần hai sự như ý là cũng đủ vui rồi nói gì đến “vạn sự”!

Năm vừa qua con trâu và có vẻ trâu cày vất vả. Nói đến trâu là tôi nhớ đến nhạc phẩm sau:

Ai bảo chăn trâu là khổ
Ngồi mình trâu sướng lắm chứ


Cái ông nhạc sĩ này khéo nguỵ ngôn! Ông ta vẽ vời đủ thứ để thi vị hoá rồi kết luận chăn trâu sướng lắm chứ! Còn tôi nói trâu năm qua nhiều vất vả vì có đến vài vụ um sùm mà một trong các vụ đó là vụ vài vị Giám Đốc của đài Việt Nam Hải Ngoại bị tố cáo giao du với cán cộng cấp cao của Tòa Đại Sứ VC. Qua vụ này, tôi nghĩ cộng đồng người Việt hải ngoại hẳn có nhiều suy nghĩ. Suy nghĩ một là rất nhiều vị chống cộng nhưng nay không dám lên tiếng vụ Việt Nam Hải Ngoại chỉ vì các vị ấy đang nhờ vả đài để đọc thông cáo. Suy nghĩ hai là một số cơ quan truyền thông nín thinh trước việc này. Có lẽ họ e sợ một ngày nào đó báo/Đài Phát Thanh của họ cũng sẽ bị tố như vậy chăng nên họ im lặng? Suy nghĩ ba là người Việt tị nạn đã nhận thức được sức mạnh của internet. Vâng, chỉ bằng internet mà vài vị Giám đốc Việt Nam Hải Ngoại không dám cho chìm xuồng. Chỉ bằng internet mà chủ tịch cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn không dám “ếm nhẹm” vụ VTV4.

Tôi không tuổi trâu mà năm qua vất vả theo trâu. Có gì đâu, chỉ là khi ông Hồng Phúc tố cáo, mọi việc như chìm trong quên lãng. Tôi, vốn xuất thân từ đài Việt Nam Hải Ngoại và chứng kiến mọi việc từ đầu nên tôi đã lên tiếng. Cũng may là tôi viết khá nhanh nên mọi việc được tường trình đầy đủ cho dư luận khắp nơi được rõ.

Vất vả viết nhưng bên cạnh đó có một niềm vui khác. Anh, người đàn ông đầu tiên đưa tôi lang thang qua những con đường cây cao của phố Sài Gòn, người đàn ông đầu tiên quỳ trong Vương Cung Thánh Đường với tôi đã viết cho tôi những giòng chữ dễ thương. Anh ví tôi là đoá tường vi. Tôi là Quỳnh của cha, là một đoá quỳnh trong “gia đình Quỳnh” nhưng tôi lại không yêu hoa quỳnh lắm. Tôi yêu hoa hồng và sau hồng là lan. Tôi không chú ý tường vi. Có lẽ khi anh viết thơ thì tường vi cho vần với cái tên Lan Chi chăng!

Điều vui nhưng “rưng rưng” là sau bao năm “gặp lại” thì điều tôi nghĩ về anh giống như anh nghĩ về tôi.

Anh gửi bài thơ “Tình Mất”

Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,
Chân xa mau, lòng chưa kịp giao thân,
Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,
Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ..

(Huy Cận)


Tôi và anh không chỉ “chào một bận” mà có những ngày Sài Gòn mưa lất phất, con đường Lê Thánh Tôn nhỏ hẹp với hai hàng cây cao, anh che dù cho tôi và cùng nhau đi mưa. Từ bé cho đến giờ, tôi vẫn mơ mộng những điều thật thơ. Như thích đi mưa nho nhỏ, thích được dạo trong rừng phong lá đỏ với một người bạn “thân hơn bạn nhưng không phải người tình”! Vì thế kỷ niệm đi mưa với anh vẫn nằm trong một góc hồn tôi.

Tôi yêu Sài Gòn với những ngày mưa tầm tã hay những cuối đông chỉ hơi se lạnh. Tôi hết sức chán những người thích ca tụng Hà Nội trong khi họ chả biết Hà Nội là gì. Chỉ là họ a dua thôi. Một ví dụ a dua của họ là họ làm thơ, viết văn và cả ti toe nhạc để nói về …hoa sữa. Có gì đâu chỉ là một nhạc phẩm trong nước nói về hoa sữa và thế là hoa sữa lên ngôi. Dân Hà Nội có người nói với tôi “Con đường nào có nhiều hoa sữa là đại hoạ vì mùi nồng nặc chịu không thấu!” Tôi đã thấy hoa sữa và chả thấy nó đẹp gì hết cả. Một chùm hoa trắng nhỏ xíu và mùi sữa thì có gì hay cơ chứ! Vì sữa là thực phẩm nên mùi sữa theo tôi là rất trần tục! Tôi yêu hương hoa hồng, tôi thích mùi hoa ngâu. Còn nếu nói về hương trái cây thì giời ạ, tôi thích đứng dưới gốc hoa bưởi hay khế kia! Mùi hoa nhẹ, thoang thoảng và rất chân quê. Viết đến đây lại nhớ truyền hình đêm ba mươi với dàn ca sĩ:

Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…


Các cô mặc áo tứ thân đủ mầu loè loẹt mà nói “hương đồng gió nội” cái gì! Tôi lại “hết sức chán” khi thấy áo tứ thân đủ mầu như thế. Áo tứ thân chỉ đẹp với mầu nâu non thôi. Đó mới là tứ thân “chính hiệu con nai vàng”!

Nói đến tứ thân lại muốn lan man sang vành khăn hoàng hậu. Thuở xưa, vành khăn này chỉ dành cho cô dâu và đặc biệt vành khăn với nhiều lớp là biểu tượng cho người phụ nữ quyền uy của một quốc gia: Hoàng Hậu. Ngày nay vành khăn bị lạm dụng nhiều quá. Ai cũng đội khăn hoàng hậu, kể cả các mợ “vừa béo vừa già” cũng diện khăn hoàng hậu. Chả ra sao cả. Một anh bạn nói rằng, “Lẽ ra trong buổi lễ, chỉ nên để một cô tương đối trẻ và đẹp đội khăn ấy thì người ngoại quốc hẳn sẽ phải trầm trồ nguỡng mộ. Đằng này nhìn một rừng khăn với những thân hình ‘bồ tượng’ của các mợ, với những khuôn mặt tròn như bánh bao, tôi có cảm tưởng chính họ đã làm xấu chiếc khăn của quê hương!” Nghe anh ta nói tôi thấy cũng có lý!

Những ngày cận tết ở xứ người không như ngày xưa. Ngày xưa ở quê nhà đón tết sao mà vui thế. Bây giờ tất bật làm ăn, thì giờ đâu đón tết. Không nhớ đã bao năm tôi chả biết gì đến giao thừa, đến chúc tết. Năm nay ở thành phố hoa hồng nhưng tôi cũng chả có thì giờ đi xem chợ tết. Bận và mệt với việc “học nghề”. Nói “học nghề” cho oai chứ già rồi, học gì được nữa. Chỉ học “tà lọt” của nghề thôi. Toàn đi và đứng suốt sáu giờ đồng hồ và đêm về, chân mỏi rũ. Sáng dậy hết mỏi và lại cày tiếp. Con gái mail “Mẹ than mệt nhưng sao vẫn còn sức cãi nhau ở net vậy!” Chả là nó xem những bài tôi viết về vụ đài Việt Nam Hải Ngoại giao du với VC mà! Con với chả cái. Đệ tử tôi có lần trêu tôi như nó “Tội nghiệp bé Tí. Mẹ mải yêu quê hương nên quên cả yêu bé” ! Tôi từng “lý sự” với một bà cô như sau:
-Cháu hỏi cô, quỹ thời gian của một người chỉ là 24 như nhau. Do đó nếu ngày xưa bà Nhất Linh cứ nhất định bắt ông Nhất Linh phải chu toàn bổn phận làm chồng/cha thì ông chỉ là một ông đồ nho tầm thường. Nhưng bà đã thay ông nuôi dạy con và ông mới có thì giờ lo việc lớn. Nhờ đó chúng ta mới có được “một thời kỳ văn học Tự Lực Văn Đoàn tiêu biểu”, mới có người viết bài đả kích những hủ lậu và cổ vũ cho nếp sống mới, giải thoát người phụ nữ Việt Nam…

Chả là vì bà cô tôi mỉa mai mấy ông không lo chuyện nhà chỉ lo chuyện bao đồng!

Tháng tư tôi sẽ trở về thành phố hoa đào. Giòng sông Potomac thuở tôi mới đến Virginia , hoa đào lộng lẫy. Tôi nhớ đến anh bạn, chụp cho tôi rất nhiều hình nhưng có một tấm tôi rất thích vì anh ghi chú phía sau “Em tôi”. Tôi không có anh trai vì thế tôi rất thích “nũng nịu” với “anh trai hờ”. ‘Em tôi” gợi cho tôi nhớ bài hát của Lê Trạch Lựu. “Em tôi” có cái gì đó ẩn chứa dịu dàng bao dung. Mới đó mà đã năm năm trôi qua kể từ ngày anh đến Virginia đi với tôi và hoa đào cuối mùa…

Thời gian lúc nào cũng như vó câu. Biết nhưng để tận hưởng thời gian thì đôi khi quá sức người. Như tôi vẫn đang lo kiếm sống và những “ngậm ngùi” của một thời đã qua vẫn cứ là “ngùi ngậm”. Tôi chợt nhớ đến “ông” Trương Sĩ Lương của báo Thế Giới Mới Houston. Anh viết “Công nương ơi gửi hình cho tôi đăng báo bài tạp ghi”. Tôi bùi ngùi “Các bạn thường gọi Lan Chi là cô nương vì Lan Chi hay xưng vậy. Chỉ có một mình … Phan Nhật Nam là gọi Lan Chi bằng công nương thôi. Anh gọi thế làm Lan Chi nhớ Nam quá!”. Nói là nhớ nhưng bận rộn và mãi sau mới đi tìm lại e-mail của Phan Nhật Nam để hỏi “ …Anh chết chưa vậy?! Trương Sĩ Lương khi không bắt chước anh gọi Lan Chi công nương làm Lan Chi nhớ đến anh !!!” Nam trả lời “ …sắp chết rồi nhưng trước khi chết phải gặp công nương đã”. Trong cuộc sống, có những cái vui nho nhỏ thế. Già nhưng vẫn trêu ghẹo nhau như hồi trẻ.


..Trời tháng giêng tháng bẩy buồn như nhau
Gió vẫn đưa mùi hoa bưởi hoa ngâu
Rồi tết đến rồi lòng anh nhớ quá

Khi em về bước xưa chừng xa lạ
Và cỏ hoa tất cả đã lặng im
Giấc ngủ ấy một đời anh ao ước
Từ máu mình hoài dứt khỏi đường tim …
(thơ Nguyễn Đình Toàn)


Với Nguyễn Đình Toàn trời tháng giêng tháng bẩy buồn như nhau còn với tôi trời Oregon buồn chả như Virginia !

Virginia dù buồn nhưng vẫn đẹp
Với rừng phong lá đỏ mỗi chiều thu
Với tường vi yêu kiều bên hàng dậu
Và lan vàng thơm ngát lối người đi!


Hoàng Lan Chi



[/COLOR]
PC
#38 Posted : Wednesday, February 24, 2010 7:56:51 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Tháng tư tôi sẽ trở về thành phố hoa đào. Giòng sông Potomac thuở tôi mới đến Virginia , hoa đào lộng lẫy

Chị trở về đó để thăm chơi hay là trở về luôn?

Hình như khi mới tới từ VN qua ở đâu thì nguời ta dành nhiều cảm tình cho nơi đó. Em có chị bạn nọ khi mới qua Mỹ thì ở Texas, sau đó dọn về California để kiếm sống. California đất lành và ấm áp, vậy mà chị ấy không nguôi nỗi nhớ về Texas (đối với nguời ở Calif thì Texas nóng quá, chịu không nổi). Còn dự tính khi về già sẽ trở lại Texas. Dĩ nhiên ở chừng một chục năm thì hết có đi đâu đuợc.
hoanglanchi
#39 Posted : Saturday, February 27, 2010 6:58:30 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Tháng tư tôi sẽ trở về thành phố hoa đào. Giòng sông Potomac thuở tôi mới đến Virginia , hoa đào lộng lẫy

Chị trở về đó để thăm chơi hay là trở về luôn?

Hình như khi mới tới từ VN qua ở đâu thì nguời ta dành nhiều cảm tình cho nơi đó. Em có chị bạn nọ khi mới qua Mỹ thì ở Texas, sau đó dọn về California để kiếm sống. California đất lành và ấm áp, vậy mà chị ấy không nguôi nỗi nhớ về Texas (đối với nguời ở Calif thì Texas nóng quá, chịu không nổi). Còn dự tính khi về già sẽ trở lại Texas. Dĩ nhiên ở chừng một chục năm thì hết có đi đâu đuợc.




Về và về..
Virginia cảnh đẹp, không mưa suốt ngày như Oregon em ơi !
PC
#40 Posted : Sunday, February 28, 2010 6:47:13 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nhiều khi qua Virginia rồi thì chị lại nhớ Oregon. À, mà sao chị không nghĩ tới việc định cư tại California?
Users browsing this topic
Guest
17 Pages<1234>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.