Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

7 Pages«<4567>
Dạy con từ thuở còn thơ...
Binh Nguyen
#101 Posted : Monday, December 25, 2006 11:47:06 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen



Cái chuyện này còn nhiều điều để nói lắm




  • Thì chị Tonka cứ từ từ mà nói đi, cho Bình học kinh nghiệm với. Bình bắt đầu như vầy, "dạy con bằng cả trái tim và lý trí..."

    BN.
    Tonka
    #102 Posted : Tuesday, December 26, 2006 3:27:33 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,649
    Points: 1,542

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
    Hôm qua nghĩ tới vấn đề này nhưng không viết xuống ngay nên chữ nghĩa và ý tưởng nó rong chơi đâu mất rồi chị B ơi Big Smile

    Nếu trong gia đình mà anh chị em thương yêu kính nể lẫn nhau thì việc người bác dạy cháu trong một chừng mực nào đó thì tk thấy chấp nhận được và dĩ nhiên ở đây mình chỉ nói tới "dạy con bằng cả trái tim và lý trí..." chứ hổng có chuyện dạy sai nha Wink
    Có lần tk nghe đứa cháu nói chuyện với mẹ nó mà tk thấy nực quá. Không những tk thôi mà cả ông bà cùng cô cậu khác cũng phải mở máy giáo huấn cho nó một chập không cần xin phép xin tắc mẹ nó gì cả, những mong lời giáo huấn đó nó nghe "thủng" lỗ tai mà nên người. Vì thương yêu mà dạy bảo, không nên để việc "mặt mũi" làm kỳ đà cản mũi Big Smile

    Từ từ nha, tui nhớ tới đâu thì sẽ nói tới đó Tongue



    Binh Nguyen
    #103 Posted : Tuesday, January 2, 2007 5:20:40 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    quote:
    Gởi bởi tonka

    Hôm qua nghĩ tới vấn đề này nhưng không viết xuống ngay nên chữ nghĩa và ý tưởng nó rong chơi đâu mất rồi chị B ơi Big Smile

    Vì thương yêu mà dạy bảo, không nên để việc "mặt mũi" làm kỳ đà cản mũi Big Smile

    Từ từ nha, tui nhớ tới đâu thì sẽ nói tới đó Tongue



    Bởi vậy, nghĩ gì phải viết xuống ngay, kẻo quên, chị Tonka ơi. Đây nè:

    ĐÁNH CON

    Năm đó tôi chưa có đứa nào, về thăm chị tôi, chị cho con bé khoảng 7 tháng ăn một tô cháo to chàm vàm. Nó không ăn, chị đánh nó, tôi can: "Nó có biết gì đâu mà chị đánh nó? Sao lại đánh con đau quá vậy. Em nghĩ dạy con, không nên đánh con." Chị tôi phang ngay một câu mà tôi biết tôi sẽ nhớ mãi: "Mày có con đi rồi mày biết". Sau này, tôi có con, nghĩ lại, chị tôi nói đúng, nhiều khi không đánh, không được, nó làm mình bực mình quá đi, nói nó không nghe, thì chỉ còn cách đánh mà thôi. Nhưng tôi tuyệt nhiên, cố gắng hết sức, không bao giờ đánh con vì ép nó ăn không được.

    Ngày xưa, lúc tôi còn nhỏ, mẹ tôi, bác tôi, cứ muốn cho chúng tôi ăn, cứ dụ khị, "ăn đi con, ăn đi cháu, ngon lắm!" Cái chữ "ngon lắm" hết bị bác tôi chế nhạo, rồi đến bố tôi chế nhạo, tôi thấy thường thường là nó phản tác dụng, nhất là ở xứ sở "dư bơ, nhiều mỡ" này, mà cái vấn đề là tại nó không ngon, thì nó mới còn đó thôi, chứ thử ngon coi, khỏi cần phải mời, chúng vẫn tranh nhau ăn hết, người ta bảo "của không ngon, nhà đông con cũng hết" mà lị. Tôi chơi chiêu khác, ngon hay không ngon gì, tôi cũng ra vẻ ơ hờ, ăn đi con, không ngon lắm đâu, nhưng không ăn bây giờ, chút nữa đói, mẹ không nấu cái gì cho ăn đâu, không ăn bây giờ chút nữa hết ráng chịu. Cái chiến lược nấu ăn của tôi khác với nhiều người, nấu cái gì tôi cũng nấu in ít, chưa kịp phát giác ra đồ ăn dở thì chúng cũng hết rồi, khỏi lo sợ ế, rồi phải mời, mệt!

    Tôi vẫn không đồng ý với chị tôi về việc đánh con để bắt chúng ăn. Té ra, ăn uống mà bị tra tấn như vậy thì ai mà dám ăn nữa? Muốn chúng ăn đồ ăn nào mà mình cho là tốt thì nên nấu theo khẩu vị của bọn chúng, đừng nấu theo khẩu vị của mình, rồi ngồi đó năn nỉ. Lắm lúc, tôi phát cáu, tôi bảo những người mẹ đó, chị hay cô thử ăn một miếng coi, tôi nhìn mà còn thấy ngán thì huống gì là bọn con nít, đừng coi thường tụi nó như vậy chứ.

    Đánh con vì những lỗi nhỏ nhặt cũng không nên. Cái bóng đèn bị bể vì quả banh tung lên, cái chén bị bể vì tay trơn, tay chân bị trầy vì bị té, là những điều không thể tránh khỏi đối với con nít, thì đánh chúng nó để làm gì? Tuy nhiên, nếu mình nhìn thấy nó có thể bể, có thể trầy, mình nói với chúng một lần, hai lần rồi, mà chúng vẫn làm, thì lúc đó tôi sẽ đánh, và đánh thật mạnh tay. Có người đánh con xong, thấy chúng đau, lại thấy thương hại, rồi xin lỗi chúng. Tôi thì không làm như vậy, đánh xong, bắt chúng khoanh tay lại xin lỗi tôi, cho dù con có đau, con cũng phải xin lỗi mẹ, vì đánh con đau, mẹ còn đau hơn, con làm cho mẹ đau, con phải xin lỗi mẹ, đơn giản là như vậy.

    Có người cho tôi là típ người lạnh lùng, cứng rắn đối với con cái. Xin thưa, dạy con thì phải cứng rắn, chứ thật lòng, bà mẹ nào cũng rất mềm yếu. Có một lần, một người bạn đến nhờ tôi giữ giùm con chị. Tôi hỏi tại sao không nhờ người em của chị ấy vẫn thường giữ con chị trước kia, chị nói, người em đó đánh con chị, trước mặt chị, mặc dù cái lỗi đó không phải của nó. Tôi không được nhìn thấy cảnh đó, nhưng tưởng tượng một con bé 3 tuổi, ốm yếu, bị tát đến đỏ cả mặt, ngay trước mặt mẹ nó, tôi ứa nước mắt, khóc ngon lành, mặc dù chỉ là con chị bạn, chứ không phải con mình. Như vậy, tôi cũng đâu phải là típ người cứng rắn lắm đâu phải không? Và nếu đứa bé đó là con tôi thì tôi sẽ còn xót xa đến thế nào nữa?

    Bình Nguyên

    Tháng giêng, 2007.
    Binh Nguyen
    #104 Posted : Saturday, January 6, 2007 2:18:27 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    CON CÁI HAY GẮT GỎNG

    Trước tiên phải tìm hiểu xem điều gì đã ảnh hưởng đến tâm lý của bọn chúng. Gia đình đổ vỡ, không hạnh phúc thường ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ. Trẻ con thường học những hành vi, cử chỉ của cha mẹ, và làm theo người lớn ở chung với chúng. Gia đình đổ vỡ, chính người lớn cũng đâm ra gắt gỏng, khó chịu, thành ra những đứa trẻ cũng sẽ gắt gỏng, khó chịu giống người lớn.

    Tại sao mình phải gắt gỏng? Cuộc đời này, nhiều chuyện vô lý, dồn ép, khiến mình chịu không nổi, phải gắt gỏng lên, là chuyện thường tình. Hãy cố gắng kiểm sóat những hành động, tâm lý của mình trước, thì mình mới kiểm sóat được những hành động của con em mình. Hãy cố gắng kiếm tìm những niềm vui, vui theo con cái những niềm vui của chúng, thì lúc đó, mới có thể tìm hiểu, nói chuyện với chúng để biết là chúng nghĩ gì, điều gì làm chúng buồn và gắt gỏng.

    Con cái mình hay gắt gỏng, hãy tìm hiểu xem, mình có gắt gỏng với chúng vài ngày trước đó không, bạn nhé?

    BN.
    Tonka
    #105 Posted : Saturday, January 6, 2007 8:34:41 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,649
    Points: 1,542

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Binh Nguyen

    ĐÁNH CON


    , nhưng tưởng tượng một con bé 3 tuổi, ốm yếu, bị tát đến đỏ cả mặt, ngay trước mặt mẹ nó,

    Cái này thì quá đáng rồi. Đứa bé 3 tuổi thì đánh đít cũng được rồi việc gì mà phải tát má nó đến đỏ mặt [}:)] Thế này thì mẹ nó cũng có vấn đề khi để con bị đánh như vậy Question

    Có những việc không thể giải thích bằng lời với đứa trẻ tuổi còn non được. Thí dụ như đứa trẻ thấy đốm lửa lập loè đẹp đẽ của ngọn nến thì có thể đưa tay bắt nắm. Làm sao nói cho chúng hiểu ánh lửa tuy có đẹp nhưng cũng có thể làm chúng đau tay. Chỉ còn cách "phát" vào tay chúng nếu chúng có hành động đưa tay vào ngọn nến để thử và như vậy lần sau chúng sẽ "chừa" Big Smile

    Mẹ chồng tôi bảo rằng trong hai vợ chồng thì phải có đứa thiện và đứa ác trong việc dạy con. Đứa ác thì cầm roi và đứa thiện thì dụ ngọt. Tôi luôn làm tròn vai trò "ông Ác" của mình, phát cho vài hèo là xong rồi chồng tôi sẽ dỗ nó "Lần sau không được làm thế, nghe chưa!" Big Smile Còn nếu anh ta làm ông Ác thì anh chỉ dám "đưa cao đánh khẽ" Tongue bởi vì khi cầm roi thì anh áy náy không dám hạ thủ, đâm ra cái roi cứ được "dứ dứ" ở trên không. Đối với người đang bị phạt thì hành động đó còn có nghĩa là đang bị tra tấn tinh thần vì không biết khi nào cái roi sẽ "rơi" xuống đít và thời gian chịu phạt lại bị kéo dài ra Big Smile

    Binh Nguyen
    #106 Posted : Friday, January 12, 2007 1:59:27 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    quote:
    Gởi bởi tonka

    quote:
    Gởi bởi Binh Nguyen

    ĐÁNH CON

    nhưng tưởng tượng một con bé 3 tuổi, ốm yếu, bị tát đến đỏ cả mặt, ngay trước mặt mẹ nó,

    Cái này thì quá đáng rồi. Đứa bé 3 tuổi thì đánh đít cũng được rồi việc gì mà phải tát má nó đến đỏ mặt [}:)] Thế này thì mẹ nó cũng có vấn đề khi để con bị đánh như vậy Question

    Có những việc không thể giải thích bằng lời với đứa trẻ tuổi còn non được. Thí dụ như đứa trẻ thấy đốm lửa lập loè đẹp đẽ của ngọn nến thì có thể đưa tay bắt nắm. Làm sao nói cho chúng hiểu ánh lửa tuy có đẹp nhưng cũng có thể làm chúng đau tay. Chỉ còn cách "phát" vào tay chúng nếu chúng có hành động đưa tay vào ngọn nến để thử và như vậy lần sau chúng sẽ "chừa" Big Smile

    Mẹ chồng tôi bảo rằng trong hai vợ chồng thì phải có đứa thiện và đứa ác trong việc dạy con. Đứa ác thì cầm roi và đứa thiện thì dụ ngọt. Tôi luôn làm tròn vai trò "ông Ác" của mình, phát cho vài hèo là xong rồi chồng tôi sẽ dỗ nó "Lần sau không được làm thế, nghe chưa!"




    Cho nên, người mẹ không nói được người em, mới đến khóc với Bình. Đứa nhỏ 3 tuổi, kể ra cũng chưa biết gì để đánh như vậy. Nếu nó biết làm cho người khác vừa lòng, nó đã là 30 tuổi (Bình trộm nghĩ, không biết chú nó đánh nó, đã biết làm cho cô nó vừa lòng chưa, mẹ nó vừa lòng chưa?)

    Con của Bình không bao giờ bốc ớt ăn thử, vì Bình luôn luôn đùa với nó, ớt ngon lắm, ăn thử một miếng coi. Ớt cay lắm, con có biết cay là thế nào không? Chúng biết cay là thế nào, nên không bao giờ bốc thử, và biết mẹ chúng hay nói đùa, hi hi hi.

    Cũng người em đánh con người chị đó hỏi tôi, "ở nhà chị, tụi nhỏ sợ chị, hay sợ anh?" Tôi cười, tụi nó sợ cả hai. Tôi cũng là "ông ác" luôn, chứ không làm "ông thiện". Nhưng trong cái "ác" của tôi, luôn luôn là cái "thiện". Muốn biết cái "thiện" đó như thế nào, để tôi từ từ nghĩ rồi sẽ hầu chuyện quý vị tiếp.

    BN.
    Tonka
    #107 Posted : Friday, January 12, 2007 3:19:35 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,649
    Points: 1,542

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
    Tui không muốn con tui "sợ" tui, bởi vì sợ thì nó sẽ xa mình. Phải chi mình nói gì nó nghe nấy thì sướng biết mấy hở. Bây giờ con tui đang bước vào tuổi teenager, nó nghe nhạc tôi không nghe, nó mặc quần áo nó mua chứ không phải tôi mua, nó thích đi chơi với bố nó bởi vì bố nó tính tình xuề xòa hơn ít khi vào kỷ luật (cái tính đã từng làm cho ông/bà nội lo) và tôi bắt đầu đi vào cái lo của chị Thanh Long.

    Ới chị Thanh Long, con trai chị bây giờ ra sao, mau vô đây chia xẻ tâm tình đi nè Wink
    http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=1745
    Song Anh
    #108 Posted : Friday, January 12, 2007 3:26:44 AM(UTC)
    Song Anh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,004
    Points: 18

    quote:
    Gởi bởi Binh Nguyen
    ...Muốn biết cái "thiện" đó như thế nào, để tôi từ từ nghĩ rồi sẽ hầu chuyện quý vị tiếp.

    BN.



    ...Tới đoạn " gay cấn " thì cho độc giả...đợi màn kế tiếp như phim bộ vậy hén...WinkBig Smile

    S.A không thường hay đánh con...thường thì lấy ví dụ chung quanh mà chỉ cho nó thấy... và giải thích tại sao mình không nên làm thế này hay thế nọ..., nếu như nó "chậm hiểu" thì phải để ý nó kỹ hơn...vì nhiều khi đứa bé có vấn đề tâm lý mà mình không hay...

    Chờ đọc tiếp nha...
    beerchugRose
    Tonka
    #109 Posted : Friday, January 12, 2007 3:33:37 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,649
    Points: 1,542

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Song Anh

    quote:
    Gởi bởi Binh Nguyen
    ...Muốn biết cái "thiện" đó như thế nào, để tôi từ từ nghĩ rồi sẽ hầu chuyện quý vị tiếp.

    BN.



    ...Tới đoạn " gay cấn " thì cho độc giả...đợi màn kế tiếp như phim bộ vậy hén...WinkBig Smile

    Chờ đọc tiếp nha...




    Tongue
    Thanh Long
    #110 Posted : Friday, January 12, 2007 12:21:56 PM(UTC)
    Thanh Long

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18
    Points: 0

    Chào chị tonka, nghe chị gọi TL vội lên tiếng đây.

    Con trai TL vẫn mê chơi game hơn làm việc nhà, học hành thì điểm tốt (nên chị không thấy TL vào đây bán thanTongue) và còn chưa có bạn gái Blush.

    Những khi cháu hỗn, TL thường để ox rầy la và đôi khi đánh đít (mục đích chỉ để cháu biết sợ khi thấy cha mình thật sự tức giận). Đó là TL lấy kinh nghiệm từ bản thân mình, chỉ biết sợ cha mà không sợ mẹ, bên cương bên nhu, bị cha rầy la nhưng biết có mẹ quan tâm thương yêu nên luôn cảm nhận được mái ấm gia đình.

    TL cũng đồng ý với chị BNguyên là cha mẹ nên là những tấm gương tốt để con cái noi theo. Một người cha hút thuốc uống rượu thì không cấm được con mình đừng uống rượu hút thuốc vì sẽ tạo sự bất mãn (hay bất phục) nơi con.

    TL vẫn thường vào đây, mong sẽ học hỏi thêm những kinh nghiệm dạy con từ các chị.
    Tonka
    #111 Posted : Saturday, January 13, 2007 12:20:01 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,649
    Points: 1,542

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Thanh Long

    Chào chị tonka, nghe chị gọi TL vội lên tiếng đây.



    Big Smile
    Té ra chị đang ngồi lim dim mắt nghe bàn tán đấy hở Wink
    Chẳng mấy đứa trẻ thích làm chuyện nhà. Hai đứa của tk thích được mẹ sai vặt khi lẫm chẫm biết đi, vài năm sau thì hết rồi Big Smile Cái bệnh lười biếng, không làm việc nhà, bừa bãi hình như nó di truyền thì phải a. TK thường than thở với mấy chị chồng là "nhà em ba đứa bày, một đứa dọn" là mấy chị biết ai rồi bởi vì mấy chị ấy cũng bày kinh khiếp lắm Tongue Thành thử ra khi tk kêu gọi mọi người xếp dọn cho gọn ghẽ thì bị nói là "nói nhiều" quá Shocked mà không nói thì có ai chịu làm đâu Question



    Binh Nguyen
    #112 Posted : Saturday, January 13, 2007 7:30:52 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    quote:
    Gởi bởi tonka

    quote:
    Gởi bởi Thanh Long

    Chào chị tonka, nghe chị gọi TL vội lên tiếng đây.



    Big Smile
    Té ra chị đang ngồi lim dim mắt nghe bàn tán đấy hở Wink
    Chẳng mấy đứa trẻ thích làm chuyện nhà. Hai đứa của tk thích được mẹ sai vặt khi lẫm chẫm biết đi, vài năm sau thì hết rồi Big Smile Cái bệnh lười biếng, không làm việc nhà, bừa bãi hình như nó di truyền thì phải a. TK thường than thở với mấy chị chồng là "nhà em ba đứa bày, một đứa dọn" là mấy chị biết ai rồi bởi vì mấy chị ấy cũng bày kinh khiếp lắm Tongue Thành thử ra khi tk kêu gọi mọi người xếp dọn cho gọn ghẽ thì bị nói là "nói nhiều" quá Shocked mà không nói thì có ai chịu làm đâu Question




    Dễ chừng chị tưởng ai cũng có thể nói nhiều như mình đấy phỏng? Big Smile

    Chúc mừng chị Thanh Long trở lại diễn đàn.

    BN.
    Binh Nguyen
    #113 Posted : Monday, January 15, 2007 6:48:19 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    Thôi, chưa nghĩ ra cái "thiện" như thế nào, tôi xin quote bài này của Mme Ngô, quý vị đọc cho biết:

    quote:
    Gởi bởi tonka

    Một bài học nhớ đời

    Cách đây đã lâu lắm rồi tui có việc phải qua Tây một tháng rưỡi. Tui đưa con gái nhỏ - khi ấy mới được hai tuổi rưỡi - đi theo cho có bạn ... đồng hành. Anh em họ hàng tui ở Tây khá đông, có người đi từ khi tui chưa sanh nữa kìa, nhưng vì thế hệ trước sống gần gũi nên thế hệ sau cứ thế mà noi gương. Tụi tui thân thiết với nhau như anh em ruột thịt cho dù lắm khi ngôn ngữ có bất đồng chút đỉnh !

    Đại khái màn đầu của chuyến du lịch nó đầy phập phồng và quá mệt nhọc là dzậy nhưng tới màn hai thì cũng chẳng khấm khá gì hơn, tui kể ra đây để các bạn nghe chơi mà rút kinh nghiệm.

    Sau khi về tới miền Nam thì con gái tui lăn ra mè nheo liên tục. Nó hổng chịu ăn hổng chịu uống gì ráo, cứ thế khóc tỉ tê, khóc mãi thì ngủ, ngủ xong thì lại khóc tiếp. Nó sốt nhè nhẹ, uống thuốc cảm thì hết rồi qua bữa sau lại sốt trở lại, nó gầy rạc người thấy rõ, ăn không đủ, ngủ không sâu và khóc chăm chỉ ! Tui thì cũng đã quá đuối sức rồi ! Xin mời bạn nghe tiếp ha.

    Tới một bữa ăn đút cơm thì nó ... phun ra hết. Bà chị dâu, vợ ông anh la lên : trời ơi sao con ni nó khó tính quá dzậy em. Ông anh cũng la lên : à phải dạy nó từ từ đi nghe, hổng thôi là kẹt lắm đó. Tới đây thì tui hết còn giữ được bình tĩnh nữa rồi, tui lôi con nhỏ ra dùng cây đũa bếp khện vô đít nó ba cái cật lực. Xui cái là con nhỏ mới vừa bỏ tã xong, bữa đó nó lại bận quần short mỏng nữa nên lãnh đủ. Con nhỏ khóc rống lên, nhưng tui vì muốn chứng tỏ khả năng giáo dục của mình nên cấm hổng cho nó khóc, nó cứ tức ta tức tưởi như thế, khóc không được mà nín cũng không xong, mãi đến đêm trong giấc ngủ vẫn còn nghe nó nấc !

    Ngó bộ ba cái đũa bếp đó đã làm nên hai vết thương : Vết thương thể xác trên đứa nhỏ và vết thương tinh thần trong tim mẹ nó. Rồi tui đâm oán vợ chồng ông anh, tối đó tui tỉ tê khóc thế con. Người dưng khác họ của tui phôn qua, nghe tui xì mũi sồn sột thì hổng hiểu chuyện chi, hắn tung hê việc làm, búc vé máy bay đi liền đêm đó !

    * * *

    Sau này khi trở lại Paris và hoàn hồn, nhìn ngó sự việc một cách đúng đắn hơn thì tui chẳng trách ai hết, chỉ trách mình thôi, tui đấm ngực ăn năn thảm thiết lắm, tui xin lỗi con gái tui (nhưng nó thì cười ngỏn nghẻn mà hổng hiểu gì ráo), rồi tui học được một bài học xương máu về lòng nhân ái và khả năng tự kiểm soát. Điều nghiên sự cố thì nó thế này :

    - Con cái ông anh bà chị tất cả đều lớn, họ lại chẳng bao giờ dẫn con đi xa. Xa nhất là qua tới Thụy sĩ hay Tây ban Nha là cùng, nghĩa là không có màn thay đổi giờ giấc. Chuyện trẻ con đi chơi xa (từ bắc mỹ) giấc ngủ khí hâu thất thường, do đó chúng đâm quạu co, họ không biết hề biết nên không thể thông cảm , rồi con mình khóc hoài , bắt họ nghe hoài cũng sốt ruột và tội nghiệp cho họ !

    - Trẻ con khi đi xa như thế thì cần nghỉ ngơi, ít nhất là 1-2 ngày đầu. Người ta tính trung bình mỗi khoảng cách 1 múi giờ thì cần 8 tiếng đồng hồ để thích ứng, nghĩa là nếu bạn đi tới một nơi cách bạn 3 múi giờ thì bạn phải cần cả 1 ngày mới fit vô cái sinh hoạt mới. Con gái tui suốt 3 –4 ngày đầu đi tới đi lui như thế nó đã không thể chịu nổi, mà má nó cũng không chịu nổi luôn, thế mới kẹt !

    - Khi mệt nhọc thì dễ sinh sự nóng giận và khó tự chế. Sự việc xẩy ra sau đó, như các bạn đã biết, có lẽ làm self esteem của tui xuống thấp tới mức hổng ngờ. Từ đó về sau tui biết mỗi khi giận thì nên đi ra ngoài hóng gió chút đỉnh, ở trong nhà nói chi hay làm chi đó với chồng với con có thể gây ân hận sau này, tui sẽ không thể nào tự tha thứ cho mình nữa !

    - Tất cả con cháu của anh em bạn bè khi tới chơi nhà, nếu chúng mè nheo nghịch ngợm chi đó sơ sài thì tui lấy đó là chuyện bình thường thay vì tức giận vô lý. Cha mẹ chúng có bối rối vì chúng thì tui phải tìm cách nói với họ sao đó, cho họ hiểu rằng chuyện đó bình thường thôi, trẻ con mà, đứa mô chẳng vậy để họ đừng thắc mắc (thay vì ... đổ thêm dầu vào lửa !)


    Cách đây hai năm, tụi tui đi công vụ, vì mùa hè nên dẫn đám trẻ con theo rồi ghé Las Vegas, đang đứng xớ rớ bổng nghe tiếng quen quen, quay lại thì ô hô gặp ngay anh chị từ Tây qua nghỉ hè với đám con cháu. Thằng cháu ngoại của họ cũng làm màn nhèo nhẹo bài bản y chang, thì ra đoạn trường ai có qua cầu mới hay ! Con gái tui cười cười chào hai bác, hai bác hỏi sao thế cháu hết khóc rồi à ? Ngó bộ hai bác nhớ chuyện cũ tuy rằng đã lâu lắm rồi. Chuyện thông cảm con cháu ruột của mình thì họ có đấy, nhưng thông cảm con cháu người thì chắc là không, vì vợ chồng tui lại nghe những lời bình phẩm loại tưới dầu xuống đất, mà đất ngoài đường ở Las Vegas thì má ơi bốc lửa là thường. Hoá ra có những người học mà không tiêu, lại có những người tiêu nhưng chóng quên, thành ra cũng chẳng học được gì cả !


    Kết : Bài học ở đây là chi ? Là bạn dạy con bằng cái đầu và trái tim của chính bạn, dạy con vì con và cho con. Dạy con vì bạn và cho bạn, bạn lầm lẫn đã đành, dạy con vì người khác và cho người khác thì thiệt chính bạn đáng đem đi đánh đòn và sau đó mang ... câu sấu !



    À há, "đoạn trường ai có qua cầu mới hay"!

    BN.
    metamorph
    #114 Posted : Sunday, February 11, 2007 5:01:20 PM(UTC)
    metamorph

    Rank: Newbie

    Groups:
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 91
    Points: 0

    Một bài học dạy con khác.

    - Con! Bỏ rác vào thùng đựng rác chứ không được vất bừa bãi nghe chưa.
    - Hôm qua ba coi xong tờ báo, ba cũng để mẹ dẹp. Ba cũng có khác gì con.
    - Khác nhiều lắm chứ con. Ba đã xin lỗi mẹ và không tái phạm lần sau, còn con thì vạch lỗi ba để chữa lỗi của con.

    Người lớn chúng ta lắm khi cũng mắc cái tật tìm lỗi kẻ bắt lỗi ta để "trả thù".
    Binh Nguyen
    #115 Posted : Tuesday, June 26, 2007 7:05:34 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    CHẠY XE ĐẠP

    Tuần trước tôi dạy đứa nhỏ nhất nhà tôi chạy xe đạp. Chúng tôi ra công viên, tôi nắm cái yên xe và biểu nó đạp đi. Thỉnh thoảng tôi bỏ tay ra, nó loạng choạng chực té, nhưng cũng đi được một, hai mét một mình. Cái bánh xe xẹp, có lẽ lủng lỗ đinh, tôi không biết phải làm sao, hỏi bố nó, bố nó bảo, "năm, sáu đồng gì đó cái ruột xe mới, dễ ẹc!" Tôi hỏi thay cái ruột xe mất bao lâu, bố nó nói, "chắc khoảng một tiếng". Tôi nói: "Vậy ngày mai em mua hai giờ của bố nhé?" Bố nó ngạc nhiên, tôi bèn kể chuyện "Một giờ của bố" cho bố nó nghe. Trong đây, chắc ai cũng biết rồi. Chuyện như vầy:

    Có một thằng bé vào phòng bố nó và hỏi bố nó một vấn đề gì đó. Người cha đang bận, nên nói với con: "Con ra ngòai chơi đi, lúc nào rảnh, bố sẽ trả lời." Thằng bé chợt hỏi: "Bố ơi, một giờ làm việc của bố, ông chủ bố trả cho bố bao nhiêu tiền?" Bố nó trả lời cái số lương giờ của ông ta, và bảo nó ra ngòai chơi cho ông ta làm việc. Thằng bé bỏ ra ngòai. Mấy hôm sau, nó vô phòng bố nó nữa và hỏi xin tiền, bố nó hỏi xin tiền làm gì. Nó nói, nó đã để dành được một số tiền, nhưng chưa đủ. Bố nó lấy tiền ra cho nó, nó cộng vào với tiền của nó và đưa hết cho bố nó và nói: "Bố ạ, con muốn mua một giờ của bố."

    Tôi vừa kể chuyện vừa rươm rướm nước mắt. Chỉ sợ, câu chuyện không đủ thuyết phục, việc làm thì "dễ ẹc", nhưng mà không có thời gian. Bố nó hiểu câu chuyện, ngày hôm sau sửa cái xe cho con đàng hoàng.

    Trở lại chuyện tôi tập xe cho cháu. Lần này, có xe ngon lành rồi, tôi tập cho cháu chạy ngay trước sân nhà mình và hàng xóm. Tôi vẫn giữ cái yên xe cho cháu chạy, lúc giữ lúc không. Khoảng một trăm thước, tôi cho cháu vòng xe lại, tôi vẫn chạy theo, giả bộ như đang nắm cái yên xe, chứ thật tình tôi đã bỏ tay ra, và cháu đã chạy được một mình.

    Ngày hôm sau tôi tập cho cháu thêm một lần nữa. Lúc về nhà tôi nói với bố nó, "Anh có biết hôm nay em tập cho con đạp xe như thế nào không? Em dạy cho nó "ngừng" trước tiên, em nói với nó là: "Khi nào con điều khiển cái xe cho nó ngừng được theo ý con muốn, thì con sẽ biết lái xe." " Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đó là sự thật. Ngay cả các việc khác cũng vậy, khi nào mình muốn ngừng làm một việc gì mà mình ngừng được thì có nghĩa là mình kiểm soát được cái việc đó.

    Thí dụ, khi nào muốn ngừng lên net, không lên net nữa, mà mình có thể làm được, muốn ngừng lúc nào thì ngừng, muốn lên lúc nào thì lên, thì có nghĩa là mình kiểm soát được cái việc lên net của mình, để mà không mê quá, sợ bị rầy, hi hi hi...

    Bình Nguyên
    Tháng 6, 2007.
    Binh Nguyen
    #116 Posted : Saturday, October 11, 2008 2:17:39 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Binh Nguyen

    CHẠY XE ĐẠP

    Trở lại chuyện tôi tập xe cho cháu. Lần này, có xe ngon lành rồi, tôi tập cho cháu chạy ngay trước sân nhà mình và hàng xóm. Tôi vẫn giữ cái yên xe cho cháu chạy, lúc giữ lúc không. Khoảng một trăm thước, tôi cho cháu vòng xe lại, tôi vẫn chạy theo, giả bộ như đang nắm cái yên xe, chứ thật tình tôi đã bỏ tay ra, và cháu đã chạy được một mình.



    Chuyện trên là chuyện xảy ra năm ngoái, thế mà đã hơn một năm. Cháu bé năm nay không còn cần mẹ vịn xe để chạy nữa, mà đã có thể chạy một mình. Bước đầu cái gì cũng khó, nhưng khi đã biết làm rồi, thì nó dễ như trở bàn tay. Cháu không những không cần mẹ giúp đỡ, mà còn có thể chạy chiếc xe lớn hơn của anh chị, không thèm dùng chiếc xe nhỏ xíu nữa. Khi người biết chạy xe đạp rồi, thì cái xe đạp lớn không là vấn đề nữa. Nhưng cũng giống như người đi xe, đi cái xe lớn rồi, thì khi phải đi lại cái xe nhỏ, thấy khó chịu làm sao ấy! Có lúc tôi kêu cháu đi xe nhỏ, để xe lớn cho anh nó đi, nó có vẻ không bằng lòng. Tôi chợt nghĩ, mới chỉ năm ngoái, tôi chỉ cầu cho nó giữ được thăng bằng cho cái xe nhỏ, để chạy một mình, thiệt...!

    BN.
    Binh Nguyen
    #117 Posted : Friday, October 2, 2009 11:42:42 PM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    Đang tính viết tiếp, nhưng chưa có thì giờ, chạy cái đã, tí về viết. Big Smile

    BN.
    Binh Nguyen
    #118 Posted : Saturday, October 3, 2009 6:38:42 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    Còn có bao nhiêu việc để dạy con? Nhiều, rất nhiều, chắc cả trăm ngàn cũng nói không hết, nhưng để viết xuống thành bài bản đàng hoàng thì lại là một vấn đề khác hẳn. Đứa con hỗn láo, hay chửi thề, thì thường là đã học ở môi trường cha mẹ đầu tiên hết.

    Chuyện này là chuyện thật xảy ra cho bạn của bạn của một người quen biết với tôi. Nghe như xa xôi, nhưng thật ra gần xịt, thôi, nói cho đơn giản là chuyện xảy ra cho bạn của bạn tôi! Chị gọi cho bạn và khóc lóc vì thằng con chửi chị ta là "Con đ... mẹ!" Chị bù lu, bù loa khóc, chị bạn phát cáu, bảo làm sao nó biết được cái từ đó, có phải vì cha nó hay chửi mẹ nó như vậy không? Y như rằng, cha nó đã từng chửi mẹ nó như vậy, nên nó bắt chước những lúc nó giận dữ khi mẹ nó không làm theo ý nó. Những ông đàn ông, những bà đàn bà nhiều khi nói mà không biết những câu nó được in vào trí con mình, đến lúc nó dùng thì lại bực mình lên với nó. Những câu trong lúc giận dữ mà những bậc cha mẹ có thể dùng là "Tao đánh chết cha mày bây giờ", "Tao đánh chết mẹ mày bây giờ", "Đồ cái thứ quỷ sứ", "Đồ hỗn hào", "Đ... mẹ mày", "Con cái gì đâu mà mất dạy!", vân vân và vân vân. Mới nghe thì có vẻ tầm thường nhưng thật ra nó thấm vào đầu con thơ từ lúc nào không biết.

    Cả khi người lớn giận dữ thường la lớn lên, hay đập phá đồ đạc, thì đến lúc con cái mình giận dữ nó cũng bắt chước la lớn lên, đập phá đồ đạc. Hoặc nếu cha mẹ hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì con mình nó cũng sẽ cóp-pi y chang, dụng võ mỗi khi nói chuyện. Cha mẹ hay bỏ nhà đi chơi, đi nhậu được thì đến lúc con anh chị lớn lên nó cũng sẽ đi chơi được. Cho dù lúc đó anh hay chị đã thay đổi, đã ở nhà thường xuyên, thì cái dấu ấn đi chơi cũng đã in vào tâm trí nó, và lúc đó anh chị có nói, nó cũng không nghe. Thường thì, lúc đó cha mẹ hay bảo: "Người lớn nói, con nít phải nghe", "Đừng có cãi người lớn", "Con cái không được hỗn hào", "Tao đẻ ra mày, tao biết nhiều hơn mày, đừng có cãi tao!" Ơ hay, vậy là người lớn qua cái tuổi làm bậy rồi được quyền hơn con nít hở? Thiệt là chẳng công bằng tí nào!

    BN.
    Binh Nguyen
    #119 Posted : Tuesday, November 10, 2009 12:23:58 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    Con bé chạy xuống kiếm mẹ, mặt buồn thiu và nói: "Cái bà đó lấy chỗ của con, lấy cái giá để nhạc của con, rồi không cho con thổi kèn cho ban nhạc luôn." Cái chỗ dành cho ban nhạc nhỏ xíu, không đủ chỗ vừa cho nhạc công vừa cho ca đoàn ngồi. Tôi nhìn con bé ái ngại, rồi nhìn cả mẹ nó đang đứng kế bên tôi mà ái ngại. Mẹ nó đã chở nó đi tập dượt bao nhiêu ngày, bỏ cả công ăn việc làm để chở nó đi, không ngại trời sáng, trời tối, trời nóng, trời lạnh, chỉ vì đứa con nhỏ thích tham gia những sinh hoạt như vậy, mà vợ chồng chị thì cưng và chiều con (mà thử hỏi cha mẹ nào không cưng con?) Bao nhiêu công lao bỏ ra để rồi đến ngày trình diễn (trình diễn giúp giùm không lấy công) lại không được trình diễn. Tôi lo lắng, người mẹ và cả người cha sẽ bộc phát cơn bực tức lớn, chứ không chơi!

    Vợ chồng anh chị bạn giận dỗi chở con về sau khi trình diễn, và thề sẽ không bỏ công ra giúp đỡ ai nữa hết. Chuyện được kể lại ngày hôm sau, do một bậc phụ huynh khác kể lại, tôi không ngạc nhiên vì đã đoán trước chuyện sẽ xảy ra như vậy. Nghe chuyên xong, tôi quay qua nói với con gái tôi, cũng là một đứa trong ban nhạc: "Con có biết chị T đã không được trình diễn hôm đó không?" Nó trả lời: "Vâng hình như như vậy, con cũng không để ý lắm, vì đông quá mà!" Tôi hỏi thử con tôi, vì muốn biết nhỡ như chuyện đó xảy ra cho nó thì nó sẽ phản ứng ra sao, và tôi sẽ phản ứng ra sao: " Nếu người nào đó lấy chỗ của con và đuổi con ra, không cho con thổi clarinet nữa, thì con sẽ làm sao?" Nó trả lời bằng tiếng Anh: "Con còn khoái nữa, vì được nghỉ, khoẻ re!"

    Nghe con trả lời như vậy, tôi yên tâm. Tôi muốn nó phải có thái độ thản nhiên và vô tư như vậy. Làm được, giúp đỡ được cho ai thì tốt. Không được làm, không giúp đỡ được cho ai, cũng không phải là xấu, không cần phải giận dữ lên, cũng không cần phải sốt sắng quá đáng cho bõ cái công mình đã bỏ ra. Lỡ đã bỏ nhiều công ra để tập dượt, thì tài năng, bài học nó cũng đã được tiếp thu vào người mình rồi, trình diễn hay không trình diễn cũng không phải là vấn đề lớn. Bài học đó hay tài năng đó đợi một dịp khác để trổ ra, kể cũng không muộn!

    Cha mẹ nên dạy con mình cách xử thế ở đời. Mình xử thế như thế nào thì mai mốt con mình cũng sẽ xử thế y như vậy. Mình dễ dàng giận dữ, thì mai mốt đây con mình cũng không khó giận dữ trong bất cứ vấn đề gì.

    Cho nên muốn dạy con em mình phản ứng với sự việc bất ngờ như thế nào, các bậc phụ huynh phải coi phản ứng của mình như thế nào cái đã.

    BN.
    Binh Nguyen
    #120 Posted : Tuesday, July 6, 2010 12:00:02 AM(UTC)
    Binh Nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 4,947
    Points: 1,587
    Location: Đông Bắc Gia Trang

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
    Con cháu tôi từ thành phố khác tới nhà chúng tôi chơi vài ngày, một tuần lễ sau mẹ cháu sẽ lên đón cháu. Tôi chở mấy đứa con tôi đi tập nhạc dĩ nhiên phải chở cháu theo, chị bạn tôi gặp cháu thích lắm hỏi cháu biết chơi nhạc cụ nào không, chả là ban nhạc của chị đang thiếu nhạc công trầm trọng. Cháu bảo cháu biết chơi piano, tôi nói cháu ở xa không chơi thường xuyên được đâu, cho dù ban nhạc có cần người chơi piano cũng không làm sao được. Chị bạn bỏ qua vì thật sự trong những ban nhạc ở trường cho các cháu nhỏ ở đây họ cũng không dạy piano, cũng như không dạy những nhạc cụ có dây. Ai muốn học những món đó phải học thêm ở ngoài, rất mắc! Con tôi không giàu nhưng cũng không nghèo, tôi hỏi chúng nó có thích học dương cầm không, nếu chúng thích tôi sẽ cho chúng học, chúng bảo không, nên tôi cũng chẳng tốn tiền cho việc đó làm gì. Những môn nghệ thuật không chỉ đòi hỏi năng khiếu không thôi mà còn đòi hỏi phải có ý thích nữa. Bắt buộc các cháu chơi những môn nghệ thuật mà các cháu không thích, không những tốn tiền vô ích mà hiệu quả lại không cao!

    Khi chị tôi tới đón con, tôi hỏi chị và cháu thích đi đâu chơi, cháu bảo cháu thích đi shopping, mẹ cháu cũng đồng ý ngay, vì chị cũng thích trải hàng giờ bên những tiệm quần áo, để lựa những bộ quần áo mà mua về nhiều khi cũng chẳng mặc tới, năm bữa nửa tháng lại đem bỏ. Tôi cười bảo chị, cháu giống bác nó, tức chị ruột tôi, thích chưng diện, nhưng không sao người ta bảo "phi trang điểm bất thành phụ nữ" mà, tụi nó là con gái thích chưng diện là chuyện thường! Tôi không dám bảo cháu giống chị, chị là khách lâu lâu mới tới nhà chơi, làm vừa lòng chị còn không hết, làm mất lòng chị làm gì? Nhưng đó là điểm tôi muốn nói, cha mẹ là tấm gương cho các con của mình, mình thích chưng diện, mua sắm, thì đừng hỏi sao con mình lại thích chưng diện, sắm mua! Chị so sánh sao con tôi không đòi đi shopping mà con chị lại đòi đi, tôi nhủ thầm chính vì tôi không mất thời gian trải hàng giờ vô bổ trong các shopping để làm gì nên các con tôi cũng học theo như vậy, nhưng hễ chúng cần mua cái gì, tôi bảo chúng xem báo ở đâu có bán rẻ món đó thì tới đó mua thôi, chứ không lòng vòng qua các cửa tiệm rồi cuối cùng lại khiêng về những thứ đồ cả năm không dùng tới.

    Khi tôi kêu cháu ra ngoài ăn, cháu bảo cháu không muốn đi vì cháu chưa tắm rửa, trang điểm, mặc dù cái trang điểm của cháu cũng chẳng lâu la gì, chỉ là chải cái đầu, ủi cái áo cho thẳng thớm, xịt tí keo lên tóc cho đẹp đẹp. Tôi ngồi lại, bình chân như vại, bảo cháu "Con đi tắm đi, cô đợi, nhưng chính vì cô và các em đợi cho nên cháu phải tắm thật nhanh, không được quá lâu!" Tôi nói với các con tôi, sống ở đời phải nhìn người chung quanh, coi mình có làm phiền đến ai không, mình có làm mất thì giờ của ai không, nếu việc gì mình phải làm, không làm trước cũng phải làm sau thì nếu có thời gian nên tranh thủ làm ngay, đừng để người khác đợi mình. Chị không đặt nặng, không kỷ luật các cháu về vấn đề thời gian cho nên các cháu cũng hững hờ, không coi trọng thời gian của chính mình và của người khác.

    Thế nào cũng có người thắc mắc tôi kể những chuyện trên đây để làm gì? Xin thưa, tôi muốn nói về cách ứng xử của tôi đối với các cháu nhỏ. Có một số người khi gặp trường hợp như vậy thì bắt đầu la mắng các cháu, lấy quyền làm cô, làm chú ra la mắng, và kêu các cháu phải làm như vầy, như vầy ngay. Các cháu không nghe thì bắt đầu chửi "đồ mất dạy", chửi này là chửi cha, chửi mẹ chúng, không phải chửi chúng, lại càng phản tác dụng mà còn mất lòng bố mẹ chúng. Cứ từ từ, coi cái nào sai, phải sửa cái sai đó như thế nào, đưa ra phương pháp để sửa. Chứ cứ chửi toáng lên, hối thúc chúng nhanh lên, rồi la mắng om xòm không phải là cách dạy dỗ con nít. Nói cho chúng biết cái nào sai, cái nào đúng rồi để chúng toàn quyền quyết định, cho chúng thời gian để quyết định, không cần "dục tốc bất đạt" để làm gì.

    Bình Nguyên
    Tháng 7, 2010.
    Users browsing this topic
    Guest
    7 Pages«<4567>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.