Rank: Advanced Member
Groups: Registered, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 4,945 Points: 1,581 Location: Đông Bắc Gia Trang
Thanks: 1 times Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
|
GIAO THIỆP
Một người bạn của tôi để con vào trường tư vì họ nghĩ là con họ sẽ được chỉ dẫn tận tình hơn. Về sau bà ta khám phá ra là con bé chẳng được học gì cả mà chỉ được trông coi, cho ăn giống như trông một đứa nhỏ 2 tuổi vậy, mặc dù lúc đó nó đã 8 tuổi. Họ không có chương trình học hành gì đặc biệt cho con bé cả, bà bạn tôi vội vàng cho con bé về và cho học trường công bình thường.
Dĩ nhiên không phải trường tư nào cũng vậy, cũng có nhiều trường tốt. Những người cho con đi học trường riêng, họ cho rằng một thầy dạy một trò thì con họ sẽ học hỏi được nhiều hơn, nhưng theo ý tôi, thực tế không phải như vậy. Con bạn cần phải có sự giao thiệp, giao tiếp với những đứa trẻ khác như trong một xã hội thu nhỏ. Chúng cần phải được học hỏi không phải chỉ từ thầy cô, cha mẹ, gia đình, mà còn phải từ bạn bè của chúng nữa. Tôi tin và mong rằng, khi chúng ra đời, gặp những phũ phàng, giông tố hay hạnh phúc ở ngòai đời chúng dễ dàng nhận thấy và đối diện với những sư việc đó, hơn là nhút nhát, sợ sệt, trốn tránh.
Trở lại chuyện đi bơi. Con tôi nhỏ xíu, nó mặc áo phao và dám nhẩy xuống chỗ sâu nhất của hồ bơi. Tôi khen nó, thế là con giỏi hơn mẹ rồi, vì mẹ cũng không dám ra cái chỗ sâu nhất đó cho dù có phao. Thế nhưng nó nói với tôi là nó sợ, nó hy vọng ngày hôm sau, cô dạy nó sẽ không bắt tụi nó nhẩy từ cái "diving board" đó nữa. Tôi thấy mình còn dở hơn nó nên rất thông cảm với nỗi sợ của nó, nên cũng chẳng biết khuyến khích như thế nào. Ngày hôm sau, cô dạy bơi lại cho nó ra chỗ sâu tiếp, mà lần này còn can đảm hơn là không có áo phao mà chỉ có "cọng mì", tiếng Anh gọi là cái "noodle", cái phao dài giống cọng mì khổng lồ. Tôi nghĩ con tôi sẽ từ chối không làm, nhưng không, những người bạn cùng lớp nó làm trước, nó làm sau, nhưng mà nó vẫn làm. Tôi thật bái phục nó, nó thật can đảm hơn tôi. Ngày hôm sau nữa, cô giáo dạy bơi chỉ còn cho mỗi đứa cầm hai cái phao tay nhẩy xuống chỗ sâu nhất, và tất cả cũng đã làm giống như hôm trước. Tôi thật bái phục mấy đứa nhỏ, đặc biệt là con tôi vì nó nhỏ con và nhỏ tuổi nhất trong lớp.
Con tôi can đảm làm, có thể vì nó nhìn thấy bạn cùng lớp nó làm được, nên nó cố gắng chăng? Hay cũng có thể nó không muốn khác người ta, thành ra bạn nó làm, nó cố gắng làm theo? Hay cũng có thể, nó không muốn khác người ta, thành ra người ta làm, nó làm. Cái đó giống như sống trong một xã hội, nhìn xem người chung quanh mình làm cái gì, cái gì tốt thì làm theo, còn cái gì xấu, thì thường thường thầy cô, cha mẹ, người chỉ dẫn đã chẳng kêu mình làm. Tuy vậy, sự khuyến khích, dạy bảo của thầy cô hay cha mẹ, thường không ảnh hưởng mạnh mẽ bằng của bạn bè, thành ra nên cho lũ trẻ có bạn chơi, và cho chúng chơi với bạn. Tốt nhất là cho chúng vô trường đông người, và cố gắng theo dõi chúng, chỉ cho chúng thấy đâu là bạn tốt, đâu là bạn xấu. Bạn tốt thì khuyến khích chúng chơi để học hỏi, bạn xấu thì nói cho chúng biết tại sao xấu, và nếu tránh được thì nên tránh.
Nếu không cho con mình giao thiệp, chơi với bạn bè, thì làm gì có sự tốt xấu để so sánh. Đến lúc gặp cái tốt, nó không hay, gặp cái xấu nó không tránh, cứ lầm lũi mà đâm đầu xen "cái mũi" của chúng vào, thì thật là tai hại lắm thay!
Bình Nguyên 26 tháng 8, 2006.
|