quote:
Gởi bởi Phượng Các
Nhưng nội dung phim này lại nói về việc cứu vãn các khuôn mặt bị tàn phá của các cô gái Hồi giáo do người chông hay gia đình chồng của họ. (Thiệt tình PC chưa xem phim này hay các bài điểm phim này, chỉ mới thoáng đọc đâu đó mà thôi). Trước đây có tin một cô nọ bị cắt mũi do người chồng, sau đó cô được sửa lại và có khuôn mặt mới. Nếu thế thì dịch là Giữ thể diện trở thành lạc với chủ đề.
[image]http://i262.photobucket.com/albums/ii100/SeeArt/Zakia.jpg[/image]
Hay quá, các bạn. Huệ mới đọc trong tạp chí The Economist, số mới nhất ra ngày 03/03/2012, cũng có một bài ngắn viết về phim tài liệu Saving Face và hình của người thiếu phụ trẻ Zakia sau khi khuôn mặt bị tạt át-xít đã được bác sĩ Mohammad Jawad phục hồi và hóa trang lại.
Nói về phim Saving Face trước. Saving Face là một phim tài liệu của Pakistan, do hai nhà làm phim Sharmeen Obaid-Chinoy và Daniel Junge cùng thực hiện để thuật lại chương trình cứu giúp nạn nhân bị bạo hành bằng át-xít của bác sĩ Mohammad Jawad. Bác sĩ giải phẫu và chỉnh hình Mohammad Jawad mang quốc tịch Anh, người gốc Pakistan. Đã nhiều năm, bác sĩ Jawad vẫn từ nước Anh trở về lặn lội vào các vùng xa xôi, hẻo lánh của Pakistan để tìm và giúp cho các nạn nhân bị bạo hành bằng át- xít. Phim Saving Face được đề cử cùng với bốn phim tài liệu khác và đã được chọn để trao giải Oscar trong Đại Hội Điện Ảnh Oscar tổ chức lần thứ 84. Sau khi nhận giải Oscar, nhà làm phim Sharmeen Obaid-Chinoy đã tuyên bố dà nh số tiền thưởng cho các chương trình giúp đỡ phụ nữ Pakistan. Phim thực hiện được là do nhà làm phim Daniel Junge nghe nói về việc làm từ thiện của bác sĩ Jawad. Cuốn phim cũng cho phép các phụ nữ Pakistan bị bạo hành vì át-xít được nói lên những đau khổ, uất hận và lòng can đảm của những nạn nhân này. Và cũng nhờ đó, chúng ta biết được mỗi năm, tại Pakistan không mà thôi, con số phụ nữ bị bạo hành bằng át-xít có thể lên đến từ 100 đến 150 người.
Khi nghe nói về vụ người chồng tạt át-xít Zakia, bác sĩ Mohammad Jawad liền tìm về Pakistan để giúp đỡ người phụ nữ khốn khổ. Đó không phải là chuyện dễ như đi du lịch, vì vụ Zakia đã rùm beng với nhiều ý kiến cực đoan, đối nghich, bác sĩ Jawad đã phải nhờ đến thần thế ngoại giao cao cấp nhất của Pakistan, qua nhà làm phim Sharmeen Obaid-Chinoy, mới nhập cảnh Pakistan được, với tư cách của một người Ấn Độ. Ông đến và ở lại thành phố Islamabad tám ngày và dùng bảy ngày để giải phẫu và tạo dựng lại khuôn mặt của người thiếu phụ tại một phòng thí nghiệm nha khoa. Khác với những trường hợp ông đã từng làm trước kia, thay vì dùng chất nhựa dẻo silicone làm vật liệu chính, bác sĩ Jawad đã dùng một chất nhựa dẻo khác là acrylic để thay thế khi phục hồi lại cấu trúc khuôn mặt của bà Zakia, để chuẩn bị cho những kỳ tái giải phẫu và chỉnh hình tiếp tục trong tương lai cũng có thể thực hiện được dễ dàng hơn tại các phòng thí nghiệm nha khoa, không cần phải vào viện giải phẫu thẩm mỹ. Phần còn lại sau khi cấu trúc đã dựng xong là đúc một cái khuôn cho tiệp với gương mặt và phủ lên đó một làn da nhân tạo giống như da thật, như chú¬ng ta đã thấy trong hình trên. Làn da này có hai cái kẹp hai bên. Zakia có thể dùng hai cái kẹp này để mang vào và tháo ra, khi cần.
Chi phí chuyến đi và cuộc giải phẫu chỉnh hình lại được một người bạn đồng nghiệp cũ của bác sĩ Jawad là bác sĩ Aswaq Hassan yểm trợ. Bác sĩ Jawad tiết lộ và rất cảm kích về điều này.
Zakia là một người phụ nữ trẻ đã dám đưa đơn xin ly dị chồng sau nhiều năm bị chồng ngược đãi và hành hạ. Sau phiên xử ly dị, ngay trước tòa, Zakia đã bị người chồng tạt át-xít ngay vào mặt. Chỉ trong một tích tắc, khuôn mặt (và cuộc đời) của Zakia biến dạng.
Sau vụ Zakia bị chồng trả đũa bằng cách tạt át-xít và bị dư luận quốc tế lên án, Quốc Hội của Pakistan đã thảo luận để ban hành luật nghiêm cấm và trừng trị tội bạo hành bằng át-xít. Dịp này, nhiều nạn nhân đã lên tiếng, người thì đòi phải có án tử hình, kẻ thì đòi mắt đền mắt, răng đền răng, phải phạt những người tạt át-xít bằng cách tạt át-xít vào mặt họ cho họ biết mũi. Cuối cùng, Quốc Hội Pakistan ra giá phạt là tối thiểu 14 năm ngồi tù. Chồng của Zakia là người đầu tiên được điều luật hình sự mới chiếu cố.
Cũng nên nói thêm, Zakia là một cái tên đặt cho bé gái, có nghĩa là sự trong sạch từ trời, một cái tên rất được ưa chuộng không những ở Pakistan mà còn ở cả nhiều nước Hồi Giáo khác.
Cuộn phim tài liệu thắng giải Oscar năm nay 2012 có tựa đề là Saving Face. Tựa đề bài báo viết về giải Oscar và bác sĩ Mohammad Jawad là Face of an Angel.