Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

9 Pages«<56789>
Điển tích trong Âm Nhạc VN
như-nguyện
#121 Posted : Thursday, December 22, 2005 10:59:22 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư


Các anh chị thân mến
TThư nghe bàn nhau về từ " Ngựa Hồng " trong thi ca và âm nhạc , thú thật là chính bản thân khi dùng từ nầy để ám chỉ tuổi thanh niên đầy sức sống
Trong các lần chuyện trò cùng bằng hữu khi xưa, bàn chuyện " Chiến trường xa ngưạ " không thể gom hết ý từng người , khi nhắc lại các bậc anh hùng thì luôn luôn nhắc thanh gươm và chiến mã. Ngưạ là bạn đường lkề cận , trong các loại chiến mã khi xưa , có nhắc đến loài ngựa hiếm quí , sau khi lâm trận mạc về luôn được chăm chút lau mồ hôi , loại ngưạ nầy mồ hôi tiết ra có màu huyết hồng [ Không biết có thật là màu hồng như chúng ta thường thầy bây giờ không ?? ]
Cho nên khi ngựa hồng là ám chỉ sức sống mảnh liệt , hình ảnh đi đôi với anh hùng [ Anh Hùng thì chúng ta đều biết , không có tàn năng trí tuệ không có sự nghiệp thì không gọi tên nầy ]
Thiển ý cuả TThư thì từ Ngưạ hồng trong Thi ca và Âm nhạc biểu hiện cho sức sống , hùng tráng , cương mảnh
Chúc các anh chị một muà Giáng Sinh an vui hạnh phúc




Chị !

nn... trộm nghỉ nếu nói Anh Hùng mà chỉ nói về phái Nam không thôi thì thật là...thiên vị và bất bình đẳng !

Có những vị anh thư mà nn này...không đủ ngôn từ diễn đạt lòng kính phục đến với họ ,

Đâu là Hai Bà Trưng thù nhà nợ nước xá mọi hiểm nguy vung tay kiếm cứu dân thóat ách đô hộ.
Kìa là Bà Triệu...quyết đạp cơn sóng dữ cởi voi chúa xông vào lửa đạn
Xa xa là bóng hình Hoa Mộc Lan vì hiếu vì quốc gia dân tộc
Đâu đây bóng hình của Jeane d' Arc ngời sáng...

Nhiều vô kể....mà đầu óc ngu ngơ của nguyện chỉ có thể biết đến trong hiểu biết hạn hẹp của mình !

Họ cũng một ngựa một gươm một lòng quyết tử vì lý tưởng cao quí !

nn...nghỉ hình như chữ Ngựa Hồng bao gồm hai ý nghĩa từ một con Hản Huyết đến những ý nghĩa của các bậc anh hùng liệt nữ...

Cật ngựa thanh gươm...
quan san vũ nhược phi...
lưu thủ đan tâm chiếu hản thanh !

Há chẳng riêng gì phái Nam chỉ có một lần Chết !

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử !

Well...các bạn nghỉ sao ?

Đôi dòng...

Chúc các bạn vui thật nhiều !

Ps : Có lẽ nn phải vắng mặt một thời gian , đưa vợ con về thăm mẹ thăm anh chị !

La tham
#122 Posted : Thursday, December 22, 2005 9:39:18 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:

nn... trộm nghỉ nếu nói Anh Hùng mà chỉ nói về phái Nam không thôi thì thật là...thiên vị và bất bình đẳng !


Wow !


Chúc anh như-nguyện và gia đình được bình an, hội ngộ vui vẻ với những người thân.

Khi nào rảnh lại vào phòng điển tích góp ý ... ngu ngơ (?TongueShocked) cho vui nhé !

Lt ngu ngơ … thứ thiệt, chỉ xin được nghe thôi. Eight Ball

Smile
Lt
phamanhdung
#123 Posted : Friday, December 23, 2005 6:31:56 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
THIÊN THAI của Văn Cao là một tuyệt tác phẩm với nhiều điển tích
Bài sau đây của Trần Trúc Lâm viết về Đào Nguyên, Thiên thai, Bồng Lai, Ngọc Tuyền, Lưu Nguyễn, Bầy Tiên và Khúc Nghê Thường vv...
pad


ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN THIÊN THAI

Trần Trúc-Lâm


Khi đời càng loạn thì con người càng thích hoang tưởng. Hình như người Việt chúng ta mỗi khi nhắc đến hai chữ Thiên Thai thì trong tâm tưởng ít nhiều vương vấn đến bản nhạc tiền chiến cùng tên của nhạc sĩ Văn Cao. Ông đã tóm gọn ý nghĩa của Thiên thai bằng những lời lẽ quyến luyến trong đoạn dẫn của cuộn video chủ đề về nhạc của ông được nhà nước Việtnam cho phép phát hành trong thời kỳ đổi mới:
"Tại sao tôi nói đến Thiên thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà một cái đất hứa thì không ai tìm được ở trên cái thế gian này. Nhưng đi tìm mãi trong những cái hoài niệm của mình ở tuổi thanh niên thì nhớ rằng có lần tìm ra được…"
Giọng nói trầm buồn ấy vẫn còn lảng vảng, gợi lại một khuôn mặt già nua khắc khổ của một người nghệ sĩ tài hoa nhưng sinh bất phùng thời mỗi khi nghe lại bản nhạc bất hủ này do ca sĩ Ánh Tuyết hát.
"Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên… Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến. Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền. Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời. Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan. Quê hương dần xa lấp núi ngàn. Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc tuyền. Ai hát trên bờ Đào Nguyên.
Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian. Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Thiên tiên, chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm. Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn.
Đèn soi trăng êm, nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ. Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi. Đàn xui ai quên đời dương thế. Đàn non tiên, đàn khao khát cuộc tình duyên. Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian. Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.
Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn cùng bầy tiên đàn ca bao năm. Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về tiên nữ ơi! Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về. Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao? Những khi chiều tà trăng lên, tiếng ca còn rền trên cõi tiên."
Văn Cao quả là một nghệ sĩ lãng mạn, dòng nhạc đã ngất ngây mà lời ca thực tuyệt vời đã đưa tâm hồn người nghe lạc vào … thiên thai trong giây phút. Vậy, thiên thai bắt nguồn từ đâu trong văn học Hoa Việt mà đã ảnh hưởng đậm đà biết bao văn, thi, nghệ sĩ như thế? Bản nhạc có nhắc đến mấy dữ kiện quan trọng: Đào nguyên, thiên thai, bồng lai, ngọc tuyền, Lưu Nguyễn, bầy tiên và khúc nghê thường vv... Ta thử "cổ thư lần dở trước đèn" để truy nguyên xem sao.

Đào Nguyên:
Đào Nguyên, viết đủ là Đào hoa nguyên, nghĩa là suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích. Những từ này bắt nguồn ở bài "Đào Hoa Nguyên Ký" của Đào Tiềm.
Đào Tiềm (365 – 427) còn có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, tằng tổ tức ông cố là Đào Khản là một danh tướng của Đông Tấn làm đến chức Đại Tư Mã, tước Quận Công; ông nội và cha đều làm Thái thú; nhưng đến đời ông thì sa sút vì gặp thời loạn lạc, giặc giã liên miên mà sử Trung quốc ghi là "Ngũ Hồ thập lục quốc"; thời đắc thế của những kẻ gian hùng hoặc anh hùng.
Bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc còn trẻ, ông mang rất nhiều hoài bảo muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng toại nguyện, cho nên nhiều lúc nhà không đủ cơm ăn. Năm 29 tuổi xin được chức Tế tửu ở Giang châu nhưng chỉ được ít lâu lại lui về cày ruộng; và việc cày cấy không đủ nuôi gia đình. Trước cửa nhà ông có năm cây liễu, nên ông còn lấy biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh.
Năm 35 tuổi, vì sinh nhai ông lại xin làm tham quân, là một chức quan nhỏ cho Lưu Dụ (lúc bấy giờ là tể tướng). Nhưng rồi ông thấy chốn quan trường ở Kinh đô Kiến Khang (thời Đông Tấn) đầy rẫy dã tâm tranh danh đoạt lợi dẫn đến sự tương tàn nên chán nản xin đổi về địa phương. Ông được cử về làm huyện lệnh ở Bành Trạch (thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay). Lương bổng huyện lệnh chẳng là bao mà Đào Tiềm vốn thanh liêm nên gia cơ cũng chẳng mấy sung túc.
Một hôm trên quận phái một viên Đốc bưu, chỉ là một tên quan nhỏ, xuống huyện Bành Trạch thu thuế giữa lúc ông đang cao hứng ngâm thơ trong nội thất với thường phục. Một tên nha lại ở huyện đường vội thúc giục khuyên ông nên mặc quan phục với đai thắt lưng chỉnh tề để đón tiếp viên Đốc bưu. Cảm thấy nhục nhã, ông thở dài nói: "Ta không muốn vì năm đấu gạo (là số lương của huyện lệnh), mà phải khom lưng trước bọn tiểu nhân đó." Nói xong, không ra gặp tên Đốc bưu, ông liền cởi ấn thụ trao cho tên nha lại và từ quan rồi lui về quê ở Tử Tang; bấy giờ ông đã 41 tuổi. Từ đó, khi thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dã, tìm vui vào đạo Lão Trang, lãng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu. Giai đoạn này ông lại sáng tác nhiều nhất, mà đến nay vẫn còn lưu bộ "Đào Uyên Minh tập" gồm 10 cuốn.
Ông nghiêng về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều bình dị tự nhiên mà ý tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nỗi những bậc kỳ tài về sau như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.
Trong các trước tác của ông có bài Đào Hoa Nguyên Ký (Chép Chuyện Suối Hoa Đào), vốn là bài tựa cho bài thơ tựa "Đào hoa nguyên thi" hết sức nổi tiếng trên văn đàn, được dịch đại lược như sau:
"Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn (ghi chú: Tấn Hiếu Vũ Đế - 371 TL.), có một người ở Vũ Lăng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền theo dòng lạch mà đi quên mất đường xa gần. Không biết tự lúc nào con thuyền dẫn đến một rừng đào, phong cảnh như nhung thêu gấm dệt, cỏ thơm xanh mướt, sắc hoa rực rỡ.
Người ngư phủ bị cảnh đẹp lôi cuốn cứ bơi thuyền mãi đến cuối rừng đào thì thấy một ngọn núi, rồi có một cửa động lờ mờ như có ánh sáng, bèn bỏ thuyền theo động mà vào. Ban đầu động rất hẹp, nhưng qua một đoạn bỗng thấy rộng rãi sáng bừng, và một thôn xóm rất lớn hiện ra trước mắt với đất đai phì nhiêu, bãi dâu xanh tốt, nhà cửa chỉnh tề, ruộng tốt ao đẹp, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau, già trẻ trai gái đi lại tấp nập, lao động vui vẻ, sống một cuộc sống thanh bình vô tư lự.
Mọi người thấy có khách lạ đến thì đều kinh dị nhưng sau khi nghe ngư phủ kể lể đầu đuôi liền vồn vã nhiệt tình đãi đằng rượu thịt. Người đánh cá hỏi chuyện, mới biết người trong thôn đều có tổ tiên chạy lánh nạn tới đây vào những năm loạn lạc cuối đời Tần, từ đó cách biệt hẳn với bên ngoài. Họ không biết đến đời Hán, nói chi đến đời Ngụy và Tấn sau đó nữa.
Sau mấy ngày lưu lại vui chơi, người đánh cá mới từ biệt ra về; có người dặn "Đừng kể cho người ngoài biết làm gì nhé!" Trên đường đi anh ta chú ý đánh dấu kỹ càng chuẩn bị sau này lại đến thăm. Về đến Vũ Lăng, anh ta báo cáo với quan Thái thú. Thái thú cảm thấy thú vị, liền cử người theo anh đánh cá trở lại chốn cũ, nhưng tìm mãi không sao thấy cửa động đâu nữa.
Đào Tiềm viết bài này trong thời kỳ nhiễu nhương đen tối của Trung quốc và ông muốn nói lên cái ước vọng khát khao tốt đẹp của người đương thời trong hoàn cảnh xã hội lúc đó.
Cái khéo ở đoạn kết là khi ngư phủ trở lại để tìm Đào Nguyên thì đường đi mất dấu không thể nào tìm lại được nữa, ngụ ý rằng cõi thiên thai không thực, nó chỉ là ước mơ gặp trong giấc mộng chập chờn ngắn ngủi, khi thức giấc thì vẫn phải đối diện với trần gian khổ não. Mà đâu có phải chỉ ở bài Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm mới có đoạn kết như thế. Về sau ta sẽ thấy rằng trong các truyện về Lưu Nguyễn và Từ Thức cũng đều tương tự như vậy cả.
Thực ra Đào Tiềm đã chịu ảnh hưởng của Lão Trang, vì trong, chương 80 của Đạo đức kinh (TaoDeJing – gồm 81 chương), Lão Tử có viết phác hoạ một quốc gia lý tưởng như sau: "Nước thì nhỏ, dân thì ít. Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi, có gươm giáo mà không bao giờ đem bày. Bỏ hết văn tự, bắt người trở lại dùng lối thắt dây thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm việc ăn no mặc ấm, ở yên ổn, vui với phong tục của mình. Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, ở nước này có thể nghe thấy được tiếng gà tiếng chó của nước kia (kê khuyển chi thanh tương văn), nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại với nhau". (1)
Hoa đào chiếm một địa vị đặc biệt rong văn học Trung quốc; khi hoa đào nở thì phải là mùa xuân và hầu như bài Đường thi nào hay thường được truyền tụng đều có rừng đào hay cánh hoa đào rơi lả tả, chưa kể đến bài thơ nổi danh "Đế Đô Thành Nam Trang" của Thôi Hộ (618-907):
"Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đong phong"
Và Văn Cao cũng không khỏi vương vấn với hình ảnh đẹp ấy:
"… Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần".

Bồng Lai - Thiên Thai - Lưu Nguyễn -Từ Thức:
Trở lại với việc truy cứu ngôn tự, "Bồng lai" là tên một ngọn núi, và Thiên Thai là tên của một dãy núi gần biển thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết giang bên Tàu có ngọn Hoa Đảnh, địa thế cheo leo, hiểm trở và theo truyền thuyết của Trung quốc thì đó là cõi tiên ở.
Tương truyền, Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai chàng trai rũ nhau đi hái thuốc trên núi Thiên Thai, rồi lạc lối và gặp hai Tiên Nữ, và cùng hai nàng kết duyên thành vợ chồng. Sau khi ở cảnh Tiên được nửa năm thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu chợt nhớ quê nhà, cùng đòi về thăm. Khi trở lại quê hương thì phong cảnh hoàn toàn đổi khác, hỏi ra mới biết đã đến đời cháu thứ sáu rồi. Không còn ai quen thuộc, lòng buồn bã hối hận, hai chàng tìm đường trở lại núi Thiên Thai nhưng than ôi, đường xưa lạc lối nên không tìm lại được cõi Tiên nữa. Từ đó người ta chẳng còn thấy hai chàng nơi nao.
Tưởng cũng nên nhắc thêm rằng vào năm 576, Đại sư Trí Khải một vị cao tăng Phật giáo trụ trì Tu Thiền Tự (do vua nước Trần là Tuyên Đế đã sắc tứ vào năm 578) tại núi Thiên thai đã lập nên "Thiên thai tông" lấy bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh làm tông chỉ.
Câu chuyện vừa kể lại giống như chuyện truyền kỳ trong văn học Việt nam nói đến Từ Thức như sau:
"Vào khoảng niên hiệu Quang Thái nhà Trần (tức đời Trần Thuận Tông 1388-1398), có ông Từ Thức là quan Tế huyện Tiên du, tỉnh Bắc Ninh. Nhân mùa xuân, cây mẫu đơn hiếm quí của ngôi chùa trong huyện nở hoa, người các nơi trẩy hội đổ đến xem, ngựa xe dập dìu. Trong số người thưởng ngoạn có một thiếu nữ tuổi độ 16, sắc nước hương trời lỡ làm gẫy cành hoa bị người canh gác giữ lại đòi bồi thường. Mãi đến tối chẳng thấy người nhà đến nhận, Từ Thức chợt nghe chuyện bèn thương cảm trao áo bạch cẩm cừu để chuộc tội cho cô, và nhờ thế cô mới được thả.
Về sau, Từ Thức treo ấn từ quan lui về ẩn dật ở huyện Tống sơn, ngày ngày lãng du khắp danh lam thắng cảnh với túi thơ bầu rượu. Một hôm nhìn thấy ngoài cửa biển Thần Phù hiện đám mây ngũ sắc, vội chèo thuyền đến xem thì thấy có một quả núi đẹp; nhìn quanh lại nhận ra một lối hẹp dẫn lên núi. Đến đỉnh núi lại thấy bày ra lầu đài cực kỳ tráng lệ; đang ngỡ ngàng thì có thanh y đồng nữ đến bảo:
- "Phu nhân tôi xin mời tướng công nhập điện."
Đến nơi thấy có một tiên nương đang ngự trên giường thất bảo, ôn tồn nói:
- "Ta là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc cai quản 6 động của 36 động ở Phù Lai. Được biết tiên sinh có lòng nhân hay cứu người khốn đốn, và mới đây đã cứu con gái yêu của ta nên hôm nay mới mời đến nơi này diện kiến".
Đoạn bà gọi tiên nữ ra chào, hóa ra là cô gái đã làm gẫy cành hoa, rồi nói tiếp:
- "Con gái ta tên là Giáng Tiên vẫn nhớ ơn cứu độ, nên ta muốn nó kết làm giai ngẫu với tiên sinh để bồi đền".
Dĩ nhiên là Từ Thức rất vui lòng chấp thuận; từ đấy chàng sống hoan lạc ở cõi tiên. Thắm thoát đã một năm trôi qua, Từ bỗng nhớ cố hương bèn xin phép về thăm. Biết Từ chưa thoát được lòng trần nên tiên nương cấp cho một cẩm vân xa để đi lại. Vợ chàng bịn rịn trước khi chia tay trao cho Từ một phong thư bảo khi về đến nhà hẳn mở ra xem.
Đến nơi thì mọi cảnh và người đã hoàn toàn đổi khác. Từ giới thiệu tên họ của mình mà hỏi thăm các phụ lão thì có người bảo:
- "Thuở nhỏ tôi có nghe nói chuyện ông cụ tam đại nhà tôi có cùng tên họ như ông đi vào núi và biệt tích đến nay cũng phải cả trăm năm".
Bấy giờ Từ mới hối tiếc bùi ngùi muốn lên xe mây để về núi nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất. Bèn mở thư của Giáng Hương ra đọc thì thấy ghi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; Phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân." (Kết bạn loan trong mây duyên trước đã dứt; Tìm núi tiên trên biển hội sau khôn cầu).
Thất vọng, Từ bỏ vào núi Hoàn sơn ở huyện Nông cống thuộc tỉnh Thanh hóa và tứ đó tuyệt tích.

Ngọc tuyền - Bầy tiên và khúc nghê thường:
Nói đến bầy tiên với khúc nghê thường hay "Nghê thường vũ y khúc" thì cũng có đôi truyền thuyết. Theo sách Dị Văn Lục thì vũ khúc này do Đường Minh Hoàng sau khi du nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát. Sách ghi:
Vào niên hiệu Khai nguyên nhà Đường (713-741), nhân một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng (hay Đường Huyền tông Lý Long Cơ) thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung hằng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện.
Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những nàng tiên cực kỳ xinh tươi trong xiêm y lộng lẫy, đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc du dương làm mê hồn người. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất, quên cả trời gần sáng đến nỗi La Công Viễn phải nhắc nhở nhiều lần mới chịu rời gót.
Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y" để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh hoàng và Dương quí phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng hàn nơi nguyệt điện.
Sách "Đường Thư" lại chép: Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Dương Kính Thuật từ Tây Lương về, đem khúc hát Bà-la-môn đến hiến, Đường Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê thường vũ y".
Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Nghê là ráng hồng, hoặc mây sắc đỏ và thường là xiêm y. Vậy nghê thường là xiêm y màu ráng đỏ (tựa như màu rượu vang đỏ theo lối nói ngày nay). Vài nơi khác lại giải thích "Nghê thường vũ y" là các tiên nữ mặc quần ngũ sắc và áo lông có hình cánh chim và "Nghê thường vũ y khúc" là bài hát múa ở cõi thần tiên do bầy tiên nữ biểu diễn.
Thực ra dựa vào sử liệu lúc bấy giờ thì những điệu múa hát này bắt nguồn từ Ấn-độ đã được truyền vào Trung quốc sau khi đã được cải biên ở nước Khuất Chi, qua huyện Đôn Hoàng, thuộc đất Tây Lương, và dần dần được biến đổi cho hợp với truyền thống và văn hóa của nước du nhập.
Đôn Hoàng trước thời nhà Đường đã là một thành phố giao lưu văn hóa và thương mãi rất quan trọng của con đường tơ lụa nối liền Trường An đến Địa trung hải. Đôn Hoàng nằm cạnh sa mạc tử thần Taklimakan (hay Gobi), và cũng là một thánh địa Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 và nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều di tích qúy giá trong các vách núi đá vôi.

Nước Khuất Chi ở đâu?
Còn nước Khuất Chi (Kutsha, Kucha; còn được gọi là Nhục Chi, hoặc Quy Tư, hoặc Dao Tần; nay là huyện Khố Xá hay Khố Đông, khu tự trị Duy Ngô Nhỉ tỉnh Tân Cương) xưa vốn là một nước phồn thịnh, có một nền văn hóa tiến bộ và nổi tiếng về âm nhạc và vũ khúc. Phụ nữ nước Qui Tư rất xinh đẹp và điêu luyện về múa hát. Y phục rất sặc sỡ với nhiều nét thêu thùa tinh xảo khéo léo. Cũng ở vùng núi nước Khuất Chi có những ngọn "suối đàn". Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm trầm bổng tựa như khúc nhạc. Có thể nơi đây đã gợi cho văn nhân thi sĩ ý tưởng về "ngọc tuyền" và Tây thiên là nơi thần tiên cực lạc chăng?
Nước Khuất Chi cũng đã từng được nhắc nhở nhiều lần trong văn học Phật giáo Trung quốc. Chính ở xứ này, đã xuất hiện một vị Tổ sư Phật giáo danh tiếng là Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344-413). Vị Tổ sư này, thân phụ là người Ấn Ðộ, thân mẫu là công chúa của nước Khuất Chi. Khi còn nhỏ Ngài sang Kashmir tầm đạo, đến hai mươi tuổi Ngài trở về Khuất Chi thì bị một đạo quân viễn chinh của Trung Hoa sang xâm chiếm nước này và bắt Ngài về Trường An. Ở đây Ngài truyền giáo Ðại thừa và phiên dịch kinh điển.
Than ôi! vật đổi sao dời qua nhiều thời đại. Chỉ cần xem qua bộ "Phật Quốc Ký" do Đại Sư Pháp Hiển ghi lại sau khi đã qua Ấn độ cầu pháp năm 399 và "Đại Đường Tây vực ký" của Ngài Huyền Trang sau khi đi thỉnh kinh năm 629 ta cũng đã thấy sự sự sinh diệt của những quốc gia này như mây nổi.
Đại cương về địa dư thì Ngài Pháp Hiển ghi: "Khởi đi từ Trường an, vượt đất Lũng, đến nước Càn qui, rồi tới nước Nhục đàn, vượt núi Dưỡng lâu, đến trấn Trương dịch, sau đó mới đến xứ Đôn hoàng. Sau đó tiếp tục về hướng tây sẽ đến các nước Thiện thiện, Ô-di (Agni; còn gọi là Y Ngô), Cao Xương, Vu điền, Kế tân (Hetian hay Khotan), Tử hợp, Dãy núi Tuyết (Pamirs), Ô Trường (Udỳana), Huy, Kiệt xoa (Kashi hay Kashgar), và Ðột Quyết và nhiều nước nhỏ khác trước khi đến Ấn độ".
Trong vòng 230 năm sau đó xứ Đôn Hoàng đã lọt vào tay Trung quốc rồi. Vậy mà đến khi ngài Huyền Trang Tây du còn phải đi qua 26 nước lớn nhỏ kể từ Đôn Hoàng. Cuốn "Đại Đường Tây vực ký" ghi lại cuộc hành trình thỉnh kinh gian khổ trong 16 năm, có ghi tên vài nước: Y Ngô (Agni, còn gọi là Ô Di), Cao Xương, A-Kỳ-Ni (nay là huyện Yên Kỳ, xứ Tân Cương). Rồi phải vượt qua con sông lớn Giao Hà, vòng quanh chân núi Ngân Sơn, mới vào nước Khuất Chi. Sau Khuất Chi đi về phía Tây 60 dặm, phải qua một sa mạc nhỏ, đến nước Bạt Lộc Già (hay Cô Mặc, tức Bái Thành và A Khắc Tố thuộc Tân Cương), rồi đến núi Tăng Sơn thuộc Thông Lĩnh (Thiên Sơn). Ra khỏi Tăng Sơn, theo dòng sông Cáp Lạp Thập, vượt qua núi Khách Lạt Côn Luân, đến một cái hồ lớn gọi là Nhiệt Hải (tức là Issik-kol, thuộc Liên Xô cũ). Đi theo bờ hồ về phía Tây bắc độ 500 dặm, thì đến thành Tô Ðiệp (Tokmak, thuộc Liên Xô cũ) của nước Ðột Quyết (đây là xứ Tây Đột Quyết, chứ Đông Đột Quyết sắp bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân tiêu diệt vào năm 630). Cứ thế lặn lội qua bao gian nguy mới đến được Tây trúc.
Đến nay thi chỉ trong vòng chưa đến 2 ngàn năm, bao nhiêu nước lớn nhỏ quanh con đường tơ lụa đã bị bọn dân Hán bá quyền thâu tóm cả.

Tản mạn đôi điều:
Như thế, ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn đã có từ ngày con người biết mơ mộng. Sử sách ở Đông phương ghi chép lần đầu là chương 80 trong Đạo đức kinh của Lảo tử (thế kỷ thứ 6 trước CN); Ngài đã mô tả đến một xứ sở lý tưởng an bình, no ấm và không áp bức mà mãi đến thế kỷ 16, vài triết gia Tây phương như Thomas Moore và Rabelais mới dùng chữ Utopia để nói đến một nơi chốn tương tự, nhưng lại là một hải đảo xa xôi chứ không phải ở vùng non cao mây phủ.
Đến thời Đào Tiềm, nước Tàu đã trải qua biết bao cơ man nhiễu loạn, dân chúng lầm than, sinh linh bị sát hại không ngừng vì chiến tranh liên miên từ Xuân thu, chiến quốc qua đến Tam quốc và đến Nam bắc triều. Đời sống thực mong manh, kẻ sĩ phu bất lực trở nên bi quan yếm thế chỉ đành ẩn cư nơi thôn dã hoặc chốn cao sơn cùng cốc để tránh tai hoạ, và bài "Đào hoa nguyên ký" ra đời liền được tán tụng. Các văn nhân thi sĩ đời sau cứ dựa vào ý tưởng ấy mà thêu dệt thêm thắt vào chuyện Lưu Nguyễn, Từ Thức, nghê thường vũ y cho cõi thần tiên càng thêm hư ảo. Và cứ cái đà liên tưởng ẩn dụ, các tiểu tiết của chuyện này đem trộn qua chuyện nọ. Ngay trong câu hát của bản Thiên thai ta cũng thấy lù mù thiên địa rồi:
"Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên…"
Lưu Nguyễn nào mà lạc tới Đào Nguyên, chỉ có một anh đánh cá thôi!
Nhưng cho dù có thêm thắt gì đi nữa rồi cũng chỉ loanh quanh với cung vàng điện ngọc, từng đàn tiên nữ trẻ đẹp tuyệt vời trong xiêm y rực rỡ múa lượn những điệu vũ mê hồn, cùng với nhạc phách du dương và lời ca tiếng hát vang lừng, với ê hề sơn hào hải vị và bồ đào mỹ tửu thơm nồng được rót mềm môi….quên cả thời gian lẫn không gian. Có nghĩa là toàn những thứ ước mơ rốt ráo của một đời người … đàn ông, tìm kiếm được chăng chỉ là trong giấc mộng. Rõ là những điều hoang tưởng cho bõ những khốn khó bủa vây hằng ngày nơi trần thế mà mình không muốn trực diện.
Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi … (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.
Vì sao? có lẽ vì thiên thai đã được khai sinh vào một thời đại cổ xưa khi nam nhân làm chủ mọi việc, từ trong gia đình ra đến xã hội – nam trọng nữ khinh và có quyền năm thê bảy thiếp – Hoặc vì thể chất giống đực dễ thích nghi với những chuyện phiêu lưu thám hiểm, và dễ thoát ly gia đình và xã hội hơn một khi bất mãn; ví dụ bỏ vào núi để làm cách mạng chẳng hạn.
Hay vì cái mơ ước của người phụ nữ vốn thực tế hơn. Hạnh phúc của họ đơn thuần chỉ mong có được một người chồng chung thủy, đem lại kinh tế ổn định để trao thân gởi phận mà gầy dựng một gia đình đầm ấm với bầy con xinh khỏe. Các ông thực có cùng mộng ước chăng? Nghi lắm.
Bây giờ dưới triều đại của Bush con, nhìn quanh thấy ai cũng bi quan chán nãn với kinh tế tụt hậu, thất nghiệp tràn lan, khủng bố phá hoại khắp nơi, nay đánh Afghanistan, mai dọa Iraq, mốt hù Bắc Triều tiên, công ăn việc làm khó khăn ngay cả trong ngành y tế, thầy thuốc với y-hiệu cứ phải chi nhiều thu ít, nên cũng muốn lui về ở ẩn sớm như Đào Tiềm cho yên thân già.
Nhưng thôi hãy tạm quên tất cả những nhiễu nhương nhân thế trong dịp đầu xuân, khi khí trời đang dần ấm áp vào một buổi chiều hanh nắng, hoa đào (ở vùng tây bắc này) còn đang cười với gió đông, chim chóc hót vang ngoài sân, ta hãy ngồi dựa thoải mái vào cái love-seat, gác chân lên cái ottoman trong căn phòng vắng chỉ một mình ta với ta, bên cửa sổ nhìn ra một sân đầy hoa đủ màu sặc sở, nhấp một cốc nhỏ XO Rémy Martin Cognac (có hơn được bồ đào mỹ tửu không nhỉ?), mở dàn nhạc, bỏ cái CD có bài Thiên thai của Văn Cao và chìm vào trong giấc mơ thần tiên với giọng ca Ánh Tuyết. Bạn có gặp Đường Minh Hoàng và Dương quý phi cùng bầy tiên với nghê thường vũ y khúc chăng?

Trần Trúc-Lâm
Đầu Xuân Quý Tỵ
Phượng Các
#124 Posted : Friday, December 23, 2005 9:40:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi phamanhdung
Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi … (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.



Big SmileShockedBig SmileTongue


nguyen
#125 Posted : Friday, December 23, 2005 12:19:15 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi La tham
Cảnh chiều tà trên Hồ Tây đẹp ghê anh nguyen ơi ! Ở Hà Nội phải không anh?
Lt



Đó là cảnh hoàng hôn hồ Tây ở Hà Nội.
Và đây là lục bình và châu chấu ở gần bờ hồ:

[img]http://h1.ripway.com/nguyen0101/HTlucbinh.JPG [/img]

nguyen
#126 Posted : Friday, December 23, 2005 12:32:28 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi La tham

Đền Hai Bà trông trang nghiêm nhưng có vẻ buồn man mác anh ạ. Những ngày lễ Tết có nhiều người đến không anh? Anh đã vào bên trong xem chưa và thấy như thế nào thì anh tả cho Lt và các ace PNV nghe nhé ! Cám ơn anh nguyen.

Lt



Ở Hà Nội trừ 1 vài nơi như đền Ngọc Sơn, Trấn Quốc, phủ Tây Hồ,... có nhiều người viếng
Đền Hai Bà, Đài QuangTrung,... vắng vẻ. Chắc chỉ đông người vào ngày giỗ, ngày lễ hội thôi !?

Cổng vào đền:






Bàn thờ:





La tham
#127 Posted : Saturday, December 24, 2005 12:10:19 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Cám ơn anh nguyen về những hình anh đã gửi, thật đẹp và đăc biệt. Approve

Thấy anh nói đến chữ hoàng hôn, Lt lại nhớ tới bài hát “Tôi đi giữa hoàng hôn” của ns Văn Phụng.

Bà Huyện Thanh Quan đã làm bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, thành Thăng Long ở đâu và có đổi tên không hả anh ?

Cổng vào đền Hai Bà trông rất uy nghi, cây cối xanh mướt. Bàn thờ đẹp lắm, toàn chữ Hán, tiếc là Lt không hiểu được nghĩa.

Chùm hoa lục bình ở bờ hồ có ba màu Lt chưa từng thấy bao giờ đó anh !

Nếu có dịp về chơi Lt sẽ đến Hà Nội để thăm viếng các đền, chùa như anh đã kể.

Chúc vui mùa Giáng Sinh và năm mới. Sleepy

Smile
Lt
nguyen
#128 Posted : Saturday, December 24, 2005 4:48:40 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi La tham

Cám ơn anh nguyen về những hình anh đã gửi, thật đẹp và đăc biệt. Approve

Thấy anh nói đến chữ hoàng hôn, Lt lại nhớ tới bài hát “Tôi đi giữa hoàng hôn” của ns Văn Phụng.

Bà Huyện Thanh Quan đã làm bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, thành Thăng Long ở đâu và có đổi tên không hả anh ?

Cổng vào đền Hai Bà trông rất uy nghi, cây cối xanh mướt. Bàn thờ đẹp lắm, toàn chữ Hán, tiếc là Lt không hiểu được nghĩa.

Chùm hoa lục bình ở bờ hồ có ba màu Lt chưa từng thấy bao giờ đó anh !

Nếu có dịp về chơi Lt sẽ đến Hà Nội để thăm viếng các đền, chùa như anh đã kể.

Chúc vui mùa Giáng Sinh và năm mới. Sleepy

Smile
Lt




Thăng Long là tên cũ của Hà Nội. Người ta đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm thành lập.
Năm nay là năm thứ 995. Nếu Lá thắm về vào năm 2010 chắc sẽ có nhiều lễ hội để xem.

Hàng chữ đó là: " Trưng Thánh Vương Điện".

Chúc mọi ngưới vui mùa nghỉ lễ cuối năm.
nguyen
La tham
#129 Posted : Saturday, December 24, 2005 9:17:19 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Cám ơn anh Pad đã gửi bài "ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN THIÊN THAI " của Trần Trúc Lâm.

Merry Christmas and Happy New Year !!!

Smile
Lt
qsan
#130 Posted : Saturday, December 24, 2005 11:53:09 PM(UTC)
qsan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 17
Points: 0

quote:
Gởi bởi phamanhdung

quote:
Gởi bởi phamanhdung

quote:
Gởi bởi phamanhdung

quote:
Gởi bởi như-nguyện

quote:
Gởi bởi La tham

Trong bài “Hương Xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến, có những câu như sau:

"Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó."

Xin giải thích : Nhị Hồ, Nguyệt Cầm, Cô Tô, Quỳnh Như.

LT





Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa …

Hình như …, câu trên nói lên tâm trạng của chàng Kim vẫn yêu Thuý Kiều tha thiết ,dù rằng đã bị…Thuý Kiều gá nghĩa phu thê cho Thuý Vân !

Trong truyện Kiều thì Thuý Kiều là một giai nhân luân lạc vì số kiếp , ngoài tài văn chương thi phú nàng còn là một nghệ nhân của đàn Cầm ( còn gọi là Hồ Cầm , đàn 5 giây tượng của Ngủ Hành – Kim Mộc Thuỷ Thổ Hỏa , trổi lên Ngũ Âm – Thanh Thương Giốc Chủy Vũ , đàn làm bằng gổ ngô đồng nên tiếng trong và thanh - lệ luật đàn Cầm của người xưa thật là khắc khe , …

… nhưng thường không là người tri kỷ quyết không đàn !

…Hoành cầm ,tiếu bất đàn !

trong bài Sở Bất Cảm của của Phạm Đình Hổ

Thuý Kiều có 2 người được Nguyễn Du miêu tả là tri kỷ : Kim Trọng và Từ Hải .
Đối với 2 người này Thuý Kiều có tâm tình khác biệt :
Với chàng Kim thì đây là mối tình đầu lưu luyến ngây thơ .

Với Từ Hải thì Kiều cảm ân nghĩa và khí thế độ lượng anh hùng .

Chàng Từ có thể là tri kỷ nhưng không thể nào là bạn tri âm cùng Kiều được, nếu so với Kim Trọng khi gặp lại Kiều sau 15 năm xa cách , chàng Kim vẫn xem Thuý Kiều như những …ngày xưa !

…tình xưa lai láng khôn hàn
thong dong lại hỏi tiếng đàn ngày xưa .

Câu “ Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa …”
là ám chỉ một chân tình tha thiết !




Gửi các anh chị em
Theo tôi
1. Nhị hồ là cây đàn nhị, lọai đàn có 2 dây, âm thanh hơi giống vĩ cầm
2. Nguyệt cầm là cây đàn nguyệt, là thứ đàn có thùng tròn (như mặt trăng)
Ở miền Bắc gọi là đàn nguyệt, ở trong Nam gọi là đàn kìm
Tôi nghĩ vì anh Cung Tiến (hay những người chép lời nhạc) đã viết hoa thành nhiều người nghĩ là danh từ riêng và suy luận thêm
Xin các anh chị em góp ý kiến
pad



Gửi tất cả các quý vị
Ý kiến trên đây của tôi chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi và không có gì chứng minh là đúng cả
Cám ơn tất cả các anh chị em đã góp ý để cùng học hỏi
Nhưng có lẽ ý kiến đúng ý NS Cung Tiến là ý kiến của chính... Cung Tiến
Tôi sẽ hỏi anh Cung Tiến về chuyện này và khi có trả lời sẽ cho mọi người cùng xem
pad



Tôi gửi cho 1 anh bạn:

From: Pham Anh Dung 1 <phamanhdung1@yahoo.com>
Date: Fri Nov 25, 2005 12:08 pm
Subject: Tran Dai Phuoc -----> Cung Tien (nhi ho - nguyet cam) phamanhdung1
Offline
Send Email

Anh Tra^`n DDa.i Phu+o+'c o+i
To^i nho+' anh co' lie^n la.c vo+'i NS Cung Tie^'n
Nho+` anh ho?i anh Cung Tie^'n chi tie^'t sau
Trong ba`i “Hu+o+ng Xu+a” cu?a nha.c si~ Cung Tie^'n,
co' nhu+~ng ca^u nhu+ sau:
"Ti`nh Nhi. Ho^` va^~n ye^u a^m xu+a
Cung Nguye^.t Ca^`m va^~n thu+o+ng Co^-to^
Theo to^i
1\. nhi. ho^` la` ca^y dda`n nhi., lo.ai dda`n co' 2
da^y, a^m thanh ho+i gio^'ng vi~ ca^`m
2\. nguye^.t ca^`m la` ca^y dda`n nguye^.t, la` thu+'
dda`n co' thu`ng tro`n (nhu+ ma(.t tra(ng)
O+? mie^`n Ba('c go.i la` dda`n nguye^.t, o+? trong
Nam go.i la` dda`n ki`m
Kho^ng hie^?u to^i nghi~ co' ddu'ng y' anh Cung Tie^'n
kho^ng \?
pad


Đây là kết quả:

From: Tran Dai Phuoc <phuocdaitran@...>
Date: Fri Nov 25, 2005 5:38 pm
Subject: Re: [nhacviet] Re: Tran Dai Phuoc -----> Cung Tien (nhi ho - nguyet cam) phuocdaitran
Offline
Send Email

Anh Du~ng,

To^i vu+`a ho?i anh CT qua ddie^.n thoa.i va` anh a^'y xa'c nha^.n nhu+~ng ddie^`u anh ne^u ra la` ddu'ng ca?.

Rie^ng ve^` su+. tu+o+ng ddu+o+ng giu+~a nguye^.t ca^`m va` dda`n ki`m, co' le~ xin anh chi. na`o ra`nh ve^` co^? nha.c Vie^.t Nam kie^?m la.i ho^..

TDP




Xin mời các bạn đọc của Tuệ Chương - Hoàng Long Hải :

Tỳ Bà hay Nguyệt Cầm


Đàn tỳ bà có hai dây, hình dạng như trái lê, đầu dưới to, đầu trên nhỏ. Đầu nhỏ cũng là cần đàn. Đàn nguyệt (hay nguyệt cầm) như tên gọi của nó cho thấy có bầu đàn hình tròn như mặt trăng (nguyệt) và cần đàn nhỏ và dài. Đàn nguyệt có bốn dây. Về hình dạng, đàn tỳ bà đẹp hơn đàn nguyệt và cũng là đề tài cho các họa sĩ khi vẽ người đàn bà ôm đàn, một nửa cần đàn che một phần hay nửa khuôn mặt người nữ nghệ sĩ. Có lẽ họ lấy ý ở câu thơ trong Tỳ Bà Hành: “Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.”

Trong văn học nước ta, Tỳ Bà Hành là một tác phẩm văn chương rất nổi tiếng. Tỳ Bà Hành là một bài hành, nguyên tác bằng Hán văn của Bạch Cư Dị, được Phan Huy Vịnh dịch ra thơ Nôm. Từ khi có chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn (chính phủ Trần Trọng Kim, thời Nhật) đến năm 1956, Tỳ Bà Hành được đưa vào chương trình Việt Văn lớp Đệ Tứ. Khi đi học, tôi may mắn được học tác phẩm nầy. Tuy Tỳ Bà Hành không sánh được với truyện Kiều nhưng rất nhiều người say mê Tỳ Bà Hành còn hơn truyện Kiều. Sách Văn Đàn Bảo Giám viết:

Tỳ Bà Hành là một bài hành của Bạch Cư Dị đời Đường, gồm có một bài tự và tám mươi tám câu hát. Dưới đây là nguyên văn bài tự và bài dịch của Phan Huy Vịnh (xem phụ lục)

Bản dịch bài tự:

Niên hiệu Nguyên Hòa thứ mười, ta phải đổi ra làm tư-mã quận Cửu Giang. Mùa Thu năm sau, đi tiễn khách ở bến Bồn. Đêm nghe thấy người gảy đàn tỳ-bà ở trong một chiếc thuyền kia, những giọng đàn lanh lảnh có tiếng ở kinh kỳ. Hỏi ra mới biết là một người xướng nữ ở Trường An thường học đàn ở hai nhà thiện tài họ Mục và họ Tào, đến khi tuổi cả sắc suy mới gởi thân làm vợ một anh lái buôn. Liền bảo đặt rượu và gảy mấy khúc đàn chơi. Gảy xong, người ấy buồn bã, tự kể khi trẻ trung thì vui thú chừng nào, nay phải lưu lạc tiều tụy ở nơi giang hồ. Ta ra làm quan ở ngoài đã hai năm, vẫn thường lẵng lặng tự dưng, đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mới để ý đến nỗi mình bị giáng trích, nhân làm bài ca trường thiên để tặng. Cả bài có sáu trăm mười sáu lời, đặt tên là “Tỳ-bà hành”.

Ngay bài tự, Bạch Cư Dị cũng không nói thật. Ông vì lòng ngay thẳng, lời nói thật mà bị bọn nịnh thần xàm tấu với vua nên ông bị biếm ra đất Giang Châu. Điều đó không làm cho Bạch buồn sao? Vậy mà Bạch viết: Ta ra làm quan ở ngoài đã hai năm, vẫn thường lẵng lặng tự dưng. Không, ông thể “lẵng lặng tự dưng” được, mà chính lòng ông ôm một mối u hoài vì lòng ngay thẳng của ông không được vua thấu rõ, lại còn đày ông ra nơi nầy. Ông không thể “đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mới để ý đến nỗi mình bị giáng trích.”

Câu thơ sau đây mới là nỗi lòng thật của ông:

Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai

Và:

Chốn cùng tịch lấy ai vui thích

Tai chẳng nghe đàn địch suốt năm

Sông Bồn gần chốn cát lầm

Lau vàng trúc võ âm thầm quanh hiên

Tiếng chi đó nghe liền sớm tối

Quốc kêu sầu vượn nói véo von

Hoa xuân nở nguyệt thu tròn

Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng

Há chẳng có ca rừng địch nội

Giọng líu lo nhiều nỗi khó nghe

Trong chế độ phong kiến độc đoán Tống Nho, một lời oán trách, buồn phiền nhà vua cũng là một trọng tội, “khi quân” thành ra chữ “lẵng lặng tự dưng” ông nói ở trên chỉ là lời nói khéo để khỏi bị triều đình bắt tội mà thôi.

Các nhà phê bình văn học cổ cho rằng bản dịch chữ Nôm của Phan Huy Vịnh còn hay hơn cả bản chính chữ Nho của Bạch Cư Dị, chứng tỏ cái tài của hàng nghệ sĩ nước ta.

Câu chuyện người kỹ nữ ôm đàn sang thuyền của Bạch đàn ca bị người đời sau chê nàng là người thiếu thủy chung với người chồng đi vắng. Trong truyện Kiều, Thúy Kiều thề ước với Kim Trọng “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” cũng là muốn nói lòng thủy chung của cô với chàng Kim vậy. Vậy mà cuối cùng, vì gia biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Than ôi! Xưa cũng như nay, vì hoàn cảnh hay tự lòng mình không vững bền, mấy ai giữ được một tấm lòng chung thủy!

Bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị do Phan Huy Vịch dịch, có ảnh hưởng rất lớn trong văn học Việt Nam, không chỉ trong cổ thi mà còn cả trong thi ca lãng mạn tiền chiến. Rõ nhất là ở bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu:


Nguyệt Cầm

Xuân Diệu

Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tràn như lệ ngân.


Mây trắng trời trong đêm thủy tinh

Lung linh bóng sáng bỗng run mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm thu nước xanh


Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi...

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người


Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề...

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

Một đêm trăng, Bạch Cư Dị (BCD) tiễn bạn ra bến sông Bồn (Tầm Dương). BCD viết: Thuyền không đổ bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng. Hoặc: “Nước mênh mông đượm vẻ gương trong”. Hoặc: “Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt, Một vầng trăng trong vắt lòng sông”. v.v... Như thế, nói chung, người ta có thể hiểu là đêm tiễn bạn ấy trăng nước mênh mông và lạnh lẽo. Từ ý đó. Xuân Diệu (XD) viết: “Trăng lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước lạnh trời ơi”. Và: “Mây trắng trời trong đêm thủy tinh, Lung linh bóng sáng bỗng run mình.”

Về chỗ bến sông Bồn (Tầm Duơng), BCD viết: “Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.” Xuân Diệu như linh cảm, nghe được cả tiếng sỏi kêu dưới chân kẻ đưa, người tiễn: “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận.” Chính XD cũng xác nhận bài thơ Nguyệt Cầm của ông mô tả tiếng đàn đêm nào trên bến Tầm Dương: “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...”

“Người” XD nói ở đây là ai? Bạch Cư Dị và người bạn Bạch đưa tiễn? Không! “Người” XD nói đó chính là người ca kỷ già trong Tỳ Bà Hành. Ở một câu khác, XD nói rõ người đó hơn:

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm thu nước xanh.

Về người kỷ nữ đó, BCD mô tả:

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa

Về sắc đẹp khi còn trẻ thì:

Ả Thu nương ghen lúc điểm tô,

Cũng giống như cô Kiều: Hoa ghen sắc thắm, liễu hờn kém xanh vậy.

Những câu khác của XD dùng để tả tiếng đàn của kỷ nữ:

Mỗi giọt rơi tràn như lệ ngân.

Bạch Cư Dị thì viết:

Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi

Lệ ai chan chứa hơn người

Xuân Diệu viết một câu khá hay và nghe khá “ớn lạnh” có vẽ ghê rợn như trong “Bài Thơ Chiêu Niệm” của Đinh Hùng:

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm thu nước xanh

Từ bài thơ nầy của Xuân Diệu, nhạc sĩ Cung Tiến soạn bản nhạc Nguyệt Cầm. Nhìn chung, lời ca trong bài hát Nguyệt Cầm không khác với thơ Xuân Diệu, tuy ở vài câu, Cung Tiến có phát triển thêm ý thơ của Xuân Diệu mà thôi. Tôi ghi lại lời ca trong bài hát “Nguyệt Cầm” như sau đây để độc giả có thể thấy cái tài nhạc của Cung Tiến và luôn cả tài thơ của ông. Quí vị nào đã xem Paris by Night 58, tất có nghe Nguyễn Ngọc Ngạn phỏng vấn Cung Tiến về việc phổ nhạc bài thơ nầy.

Nguyệt cầm

Cung Tiến,

phổ thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu

Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...

Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi xa

Sầu thu, sầu lên vút mịt mù

Mà e nhớ, hương mùa thu

Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng

Từng thoáng lệ ngân

Mà hồn phân vân cuồng điên nhớ

Long lanh tiếng nguyệt cầm, tiếng đàn trầm

Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát...

Chết theo nước xanh...Chết theo nước xanh...

Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...


Long lanh long lanh, trăng chiếu một mình

Khơi vơi khơi vơi, nhạc lắng tơ ngời

Nguyệt cầm ơi từng lệ ngân Chết từng mùa Xuân...


Đêm ngời men nhớ... Nhạc tê ngời thủa xưa

Trăng sầu riêng chiếc... Trăng sầu riêng chiếc

Sầu cho đến bao giờ?

Hồn ghê bốn bề sao, ngập hồn xanh biếc trời cao

Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương

Nhớ nhạc lòng đêm ấy thuyền neo bến ấy


Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu...

Có hàng mây trắng về đâu... mắt chìm sâu

Đêm lắng đời sâu

Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu.

Khơi mãi nguồn đêm

...Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...

Ngập ngừng xa suối Thu dồn lá úa trôi qua.

Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùØa Thu.

Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân

Mà hồn phân vân cuồng điên nhớ long lanh tiếng Nguyệt cầm tiếng đàn trầm.

Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát

Chết theo nước xanh chết theo nước xanh.

Ô đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.


Người ta có thể thấy một giòng trôi của thơ, hay thi ca, hay văn học, từ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị bên Tàu, sang Việt Nam Phan Huy Vịnh dịch thành thơ Nôm, tới Nguyệt Cầm của Xuân Diệu và ngày nay, Nguyệt Cầm của Cung Tiến bằng Quốc Ngữ.

Tuy nhiên, tôi vẫn có một thắc mắc mà chưa giải đáp đươc.

Tại sao từ cây đàn tỳ bà của Bạch Cư Dị bên Tàu nay biến thành cây đàn Nguyệt của Xuân Diệu và Cung Tiến?

Quí vị nào từng nghiên cứu thơ văn, các nhà nghiên cứu âm nhạc, nhứt là nhạc cổ của ta như Giáo Sư Trần Văn Khê, và Trần Quang Hải, và cả Cung Tiến nữa, người đã phổ nhạc bài thơ của Xuân Diệu, nếu có chút thì giờ, xin trả lời câu hỏi nầy?


hoanglonghai/tuechuong

Mass, cuối mùa lạnh.


Ghi chú:

Vào cửa Thượng Tứ, rẽ trái, đi dọc theo trường thành, xưa là đường Cột Cờ (vì đường nầy đi ngang cột cờ Ngọ Môn), sau nầy là đường Ông Ích Khiêm (họ Ông của người Chàm, không phải là tiếng để gọi như Ông, Bà...) được một đổi, quí vị thấy bên trái, phía tường thành, một gian nhà nhỏ xinh xắn, mái lợp ngói đỏ, vách tường màu vàng, trên tường có hình cây đàn tỳ bà; cổng có tấm biển ghi: “Tỳ Bà Trang”. Đó là ngôi nhà của cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Ông người làng Đạo Đầu, tỉnh Quảng Trị, người ta thường gọi là “Cậu Ba”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gọi ông là Cậu Ba lé (vì ông bị lé (lác) mắt). Ông nổi tiếng giỏi cả tân lẫn cổ nhạc, chơi được nhiều loại nhạc khí cổ, cũng như nhạc khí Tây phương. Trước 1945, ông là Hội Trưởng Hội âm nhạc Quảng Trị (điều nầy không chắc lắm) hoạt động tích cực trong ngành âm nhạc ở tỉnh nầy. Sau 1945, ông là giáo sư âm nhạc ở trường Khải Định nhỏ (cấp hai, Khải Định lớn là cấp 3).

Năm 1955, tôi cùng vài người bạn tổ chức một đêm văn nghệ tại rạp Julien Frère ở thành phố Quảng Trị, có dựng vở nhạc kịch “Thu Khói Lửa” là một bản nhạc của Nguyễn Hữu Ba. Tôi đến “Tỳ Bà Trang” để nhờ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba hướng dẫn dựng vở ca kịch nầy. Hôm tôi đến, nhạc sĩ đang ngồi chơi với vài cô gái Huế trong một căn chòi tranh, nằm theo triền dốc thượng thành, là vườn ổi của ông ở sau nhà. Họ đang nói cười vui vẻ lắm. Tôi đến cũng đường đột. Vì muốn đi gấp nên tôi trình bày thẳng ý muốn với ông. Khoảng 10 phút là tôi xong việc, giã từ. Lúc bấy giờ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba chưa lấy vợ, ông ở Tỳ Bà Trang với mẹ già. Đó là lần độc nhứt tôi tới “Tỳ Bà Trang”. Ở Huế, người ta đồn khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon thành lập, lệnh của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là mời nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba vào Saigon làm giáo sư âm nhạc dân tộc trường nầy. Vì vậy, ông rời Huế khoảng 1957. Mãi đến sau 1975, ông mới trở về Huế sống ở Tỳ Ba Trang cho đến khi qua đời.


Tỳ Bà Hành

Bạch Cư Dị

Phan Huy Vịnh dịch


Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách

Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu

Người xuống ngựa, khách dừng chèo

Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ty

Say những luống ngại khi chia rẽ

Nước mênh mông đượm vẻ gương trong

Tiếng tỳ đâu thoảng trên sông

Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi

Lần tiếng sẽ hỏi ai đàn tá,

Bẳng tiếng đàn nấn ná làm thinh

Rời thuyền gạn hỏi thăm tình

Chong đèn chuốc rượu còn dành tiệc vui

Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa

Vặn đàn vài tiếng dạo qua

Tuy chưa nên khúc tình đà thoáng hay

Nghe não nuột mấy giây buồn bực

Dường than niềm tấm tức bấy lâu

Mày chau tay gảy khúc sầu

Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn

Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt

Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu

Dây to dường đổ mưa rào

Tỉ tê dây nhỏ như chiều chuyện riêng

Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy

Mâm ngọc đâu lần nảy hạt châu

Trong hoa oanh ríu rít nhau

Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh

Nước suối lạnh dây manh ngừng đứt

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ

Âm thầm đau giận ngẩn ngơ

Xem ra lặng lẽ bây giờ càng hay

Bình bạc vở tuôn dầy mạch nước

Ngựa sắt rong sàn sạt tiếng đao

Cung đàn lựa khúc tiêu tao

Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây

Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông

Ngậm ngùi đàn đã gảy xong

Áo xiêm sửa sáng dậy mong giải lời

Rằng xưa vốn là người kẻ chợ

Cồn Hà Mô trú ở lân la

Hay đàn từ thuở mười ba

Giáo phường đệ nhất bộ đà chép tên

Gã thiện tài sợ phen dựng khúc

Ả Thu nương ghen lúc điểm tô

Ngũ lăng công tử ganh đua

Biết bao the thắm chuộc mua tiếng đàn

Vành lược bạc gãy tan nhịp gõ

Mãnh quần hồng hoen ố rượu rơi

Năm năm lần lữa vui cười

Mãi gió trăng chẳng đoái hoài xuân thu

Buồn em trẩy lại lo dì thác

Lần hôm mai đổi khác hình dung

Cửa ngoài xe ngựa vắng không

Về già phải kết duyên cùng khách thương

Khách trọng lợi khinh đường ly cách

Mãi buôn chè sớm tếch ngàn khơi

Thuyền không đổ bến mặc ai

Quanh thuyền trăng giải nước trôi lạnh lùng

Đêm thâu sực nhớ vòng tuổi trẻ

Lệ trong mơ hoen vẻ phấn son

Nghe đàn ta đã chạnh buồn

Lại rầu thêm nỗi nỉ non mấy lời

Cùng một lứa bên trời lận đận

Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau

Từ xa kinh khuyết bấy lâu

Tầm Dương đất khách gối sầu hôm mai

Chốn cùng tịch lấy ai vui thích

Tai chẳng nghe đàn địch suốt năm

Sông Bồn gần chốn cát lầm

Lau vàng trúc cỗi âm thầm quanh hiên

Tiếng chi đó nghe liền sớm tối

Quốc kêu sầu vượn nói véo von

Hoa xuân nở nguyệt thu tròn

Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng

Há chẳng có ca rừng địch nội

Giọng líu lo nhiều nỗi khó nghe

Tiếng tỳ bỗng lắng canh khuya

Dường như tiên nhạc gần kề bên tai

Hãy ngồi lại đàn chơi khúc nữa

Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca

Tần ngần dường cảm lời ta

Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây

Nghe não nuột khác tay đàn trước

Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi

Lệ ai chan chứa hơn người

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

nguyen
#131 Posted : Sunday, December 25, 2005 6:14:44 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi nguyen

quote:
Gởi bởi La tham

Cám ơn anh nguyen về những hình anh đã gửi, thật đẹp và đăc biệt. Approve

Thấy anh nói đến chữ hoàng hôn, Lt lại nhớ tới bài hát “Tôi đi giữa hoàng hôn” của ns Văn Phụng.

Bà Huyện Thanh Quan đã làm bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, thành Thăng Long ở đâu và có đổi tên không hả anh ?

Cổng vào đền Hai Bà trông rất uy nghi, cây cối xanh mướt. Bàn thờ đẹp lắm, toàn chữ Hán, tiếc là Lt không hiểu được nghĩa.

Chùm hoa lục bình ở bờ hồ có ba màu Lt chưa từng thấy bao giờ đó anh !

Nếu có dịp về chơi Lt sẽ đến Hà Nội để thăm viếng các đền, chùa như anh đã kể.

Chúc vui mùa Giáng Sinh và năm mới. Sleepy

Smile
Lt




Thăng Long là tên cũ của Hà Nội. Người ta đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm thành lập.
Năm nay là năm thứ 995. Nếu Lá thắm về vào năm 2010 chắc sẽ có nhiều lễ hội để xem.

Hàng chữ đó là: " Trưng Thánh Vương Điện".

Chúc mọi ngưới vui mùa nghỉ lễ cuối năm.
nguyen




Hello Lá thắm:

Đây là 1 vài hình:

Múa rồng nhân ngày kỷ niệm năm thứ 995 tại đài vua Lý Thái Tổ trước hồ Hoàn Kiếm:


La tham
#132 Posted : Sunday, December 25, 2005 9:50:11 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Hello anh nguyên,

Cảnh múa rồng vừa vui mắt, lại có vẻ trang nghiêm vì đã được tổ chức ở trước đài vua Lý Thái Tổ. Ở đây vào dịp Tết cũng có múa lân ở các chợ lớn VN . Lt thấy có cả người Mỹ ở trong đội múa nữa . Smile

Cây cổ thụ ở góc bên trái của hình có những cành lá tỏa rộng, phơ phất mong manh trên nền trời xanh, trông hùng vĩ mà lại thơ mộng. Hà Nội với nhiều di tích lịch sử, dù qua nhiều thay đổi vẫn đẹp như đã được diễn tả trong văn, thơ, nhạc. Cũng may là các đền đài có lẽ vẫn được trùng tu thường xuyên.

Kiệu voi chắc đã được đúc lâu lắm rồi phải không anh ? Tác giả của những chữ Hán trong đền Hai Bà là ai đó hả anh?

Cám ơn anh đã gửi thêm hình ảnh về Hà Nội.

Lt
La tham
#133 Posted : Wednesday, December 28, 2005 9:31:50 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

như-nguyện
#134 Posted : Friday, December 30, 2005 4:36:03 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0


quote:
Sách "Đường Thư" lại chép: Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Dương Kính Thuật từ Tây Lương về, đem khúc hát Bà-la-môn đến hiến, Đường Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê thường vũ y".
Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Nghê là ráng hồng, hoặc mây sắc đỏ và thường là xiêm y. Vậy nghê thường là xiêm y màu ráng đỏ (tựa như màu rượu vang đỏ theo lối nói ngày nay). Vài nơi khác lại giải thích "Nghê thường vũ y" là các tiên nữ mặc quần ngũ sắc và áo lông có hình cánh chim và "Nghê thường vũ y khúc" là bài hát múa ở cõi thần tiên do bầy tiên nữ biểu diễn.



Trong ""Đuòng Cung Thập Nhị " cua Hứa Khiếu Thiên thi :

Khúc Nghê Thường....là do Dương Qúi Phi vì …ghen với Mai Phi về vũ khúc Kinh Hồng , tâm tình bực dọc rồi thiếp đi …mơ lạc vào cung Quảng Hàn chứng kiến một vủ khúc tiếp đón của các Tiên Nữ , tỉnh giấc và theo đó mà sáng tạo ra vũ khúc Nghê Thường . Tuy vậy , vủ khúc này không có từ nên Dương Qúi Phi nhờ Đường Minh Hoàng triệu Lý Bạch vào cung …
Từ đó ra đời bài Thanh Bình Điệu ( là ngôn từ của vũ khúc Nghê Thường ) :

Vân Tưởng Y thường hoa tưởng dung …

Và do nhạc sư Lý Duy Niên cùng nhóm Lê Viên tấu nhạc , cùng tiếng sáo ngọc của Đường Minh Hoàng …

Riêng về Tiết Độ Sứ Dương Kính Thuật mang về kinh bài Lương Châu Từ rất nổi tiếng về tiến kinh …Nhưng thật không bằng với bài Thanh Bình Điệu trong khúc Nghê Thường …

Đôi dòng …



như-nguyện
#135 Posted : Friday, December 30, 2005 4:41:15 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0


Trước thềm năm mới 2006 , như-nguyện kính chúc các anh chị :

Vui Vẻ và An Nhiên

La tham
#136 Posted : Sunday, January 1, 2006 1:30:22 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

như-nguyện
#137 Posted : Monday, January 2, 2006 2:04:21 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
Gởi bởi phamanhdung

THIÊN THAI của Văn Cao là một tuyệt tác phẩm với nhiều điển tích
Bài sau đây của Trần Trúc Lâm viết về Đào Nguyên, Thiên thai, Bồng Lai, Ngọc Tuyền, Lưu Nguyễn, Bầy Tiên và Khúc Nghê Thường vv...
pad




Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi … (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.


Trần Trúc-Lâm
Đầu Xuân Quý Tỵ



...nghe ớn qúa !

ngẫm nghỉ trong chuyện Tây Du , Huyền Trang cùng các đệ tử đi ngang qua Mẫu Tử Quốc , chỉ có Thiên Bồng là...khoái chí tử !


Well...

Rượu không làm ta say , chỉ ta tự say !
Sắc không làm ta mê , chỉ ta tự mê !

Thật là như thế chăng !


Cám ơn anh pad .

nguyen
#138 Posted : Tuesday, January 3, 2006 4:49:16 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Chào La tham:

Múa lân ngày Tết, ngày Trung Thu do ảnh hưởng của TH.
Múa rồng có vẻ VN hơn, được tổ chức để kỷ niệm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La với tên mới là Thăng Long. (Riêng đời nhà Hồ TL có tên là Đông Đô, và được đổi là Hà Nội từ đời nhà Nguyễn). Nay đã được gần 1000 năm.

Đầu Lân:




Đầu Rồng:




Đài kỷ niệm vua Lý Thái Tổ mới được kiến tạo nhưng các cây cổ thụ ở chung quanh đã có từ xưa. Một trong những cây đó là cây gạo. Đàng sau đài là cây của 1 công viên.

Dạo này có 1 số đền, đài, chùa, phủ,... được trùng tu như tôi có gặp:




-Kiệu voi đó chắc làm bằng gỗ (?), nếu không thì quá nặng cho các người khiêng trong ngày lễ.
-Tôi không thấy đề tên tác giả bức hoành phi đó. Có bia ghi sự tích nhưng tôi chỉ đọc lõm bõm được vài "đại tự" thôi, hàng chữ nhỏ cũng khá mờ!

Trưng Vương Sự Tích Bia Ký:

[img]http://h1.ripway.com/nguyen0101/BiaHBT.jpg [/img]


Chúc mừng năm mới!

nguyen
La tham
#139 Posted : Tuesday, January 3, 2006 10:11:56 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Chào anh nguyen,

Năm mới vắng bóng anh Lt đang tự hỏi anh có khỏe không ? Hôm nay định nhắn tin trên “net” thì lại đọc được post của anh. Big Smile

Nhờ có các hình anh gởi Lt mới thấy rõ sự khác biệt giữa đầu lân và đầu rồng . Khi đi xem múa lân Lt chỉ đứng xa ở vòng ngoài thôi.

Lt có nghe một bài hát có chữ “Đông Đô “, thì ra đó cũng là tên cũ của Hà Nội . (Ôi Đông Đô hùng thiêng núi sông còn in nơi đây . Ôi Thăng Long ngày nay … )

Còn kiệu voi thì Lt lại tưởng là bất di bất dịch, không mang đi đâu hết .

Cám ơn anh về những hình thật đẹp và hiếm.

Chúc mừng năm mới anh nguyen !

PS:

quote:

Gởi bởi phamanhdung
Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi … (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.



Một vài người đã có "phản ứng" về đoạn trên đấy anh nguyên ạ, tô vàng, gạch xanh tùm lum cả . Chắc mọi người đang đợi ý kiến của anh. SmileTongue

Lt
nguyen
#140 Posted : Wednesday, January 4, 2006 6:03:48 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Hello Lt:

Nhân được nghỉ cuối năm tôi đi chơi mấy ngày!

-Khi nhà Hồ dời đô vào Tây Đô (Thanh Hóa), chắc để cho dân chúng dễ quên nhà Trần đồng thời tránh áp lực của quân Minh đang lăm le tiến sang xâm lấn, Thăng Long được gọi là Đông Đô. Ngòai ra Đông Kinh, Bắc Thành là những tên không được thông dụng.

"Ôi Đông Đô hùng thiêng núi sông còn in nơi đây"

Đông Đô tuy bị quân Minh chiếm đóng nhưng cũng có lịch sử oai hùng khi Bình Định Vương vây Vương Thông ở đây. Khi đó nhà vua đóng quân ở chùa Bồ Đề, bên kia bờ sông Hồng :

Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.




Users browsing this topic
Guest (46)
9 Pages«<56789>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.