Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

9 Pages«<789
Điển tích trong Âm Nhạc VN
phamanhdung
#162 Posted : Sunday, April 9, 2006 8:49:25 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
Chị PC:
Bài Vĩnh Biệt (Vàng Phai Mấy Lá) tôi thấy đặc biệt nhất của Đoàn Chuẩn
(Tôi không rõ bài này có phải do Từ Linh đặt lời hay không)
Chắc tại không được nghe trước kia thành thấy hay và đặc biệt
Tuy nhiên, cũng bài này tôi thấy NS Đoàn Chuẩn viết không giống những bài ông viết và được lưu hành trong quá khứ, nghĩa là bài này có nhiều chỗ phát âm khó đúng được
Thành ra người nghe để chép lại chắc cũng khó chép đúng
Ngay câu đầu "Cô Tô Thành" nhạc sĩ viết sao đó thành khi người hát phát âm trở thành "Cố Tô Thành"
Rồi câu sau đó "bao đêm ròng" ông Đoàn Chuẩn viết và người hát phát âm thành "báo đêm ròng"
Một chữ chị hỏi tôi thấy chắc cũng như vậy nghĩa là "oan trái" ca sĩ sẽ hát thành "oán trái"
(Và một vài chữ nữa bài dài thành tôi không nhớ hết)
Còn chữ "phát lầm" thì tôi chịu không biết là gì
Tôi đã được nghe 2 người là Lê Dung và Mai Hương là 2 ca sĩ đều có huấn luyện kỹ càng và cả hai đều phát âm thành như vậy
Tôi không có bài nhạc này thành nhận xét trên có thể sai
Hay cũng có thể vì tôi chưa nhìn được hết cái ý của Đoàn Chuẩn
pad


quote:
Gởi bởi Phượng Các

Anh Dũng kính mến, oan hay là oán như trong bản ở DT? và phát lầm có đúng lời ca như thế không? PC không nghe được bài này (có thể tại cái volume của máy có vấn đề).

Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
..............

Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm phung phí hết xuân xanh


À, lúc này trong thư khố DT khi edit lại thì không hiện ngày tháng edited, anh nhỉ?




Từ Thụy
#163 Posted : Monday, April 10, 2006 8:30:19 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Anh phamanhdung, gửi anh thêm bài Vàng Phai Mấy Lá do Ánh Tuyết hát.

http://s29.yousendit.com...XKMLEK1T9O0KCWK60FUFVYJ

So với version của Mai Hương và Lê Dung, Thụy nghe có khác tí xíu (các chữ in đậm và nghiêng).

Version của Ánh Tuyết có khác ở những câu sau đây:

Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiên Nhẫn vẫn còn mơ

Mây sầu vương chót núi, đường che biên giới, người xa nhau mãi

Em khác gì Quỳnh Dao lúc cắt lầm phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, cũng ghét cho đời,
cũng chán cho đời

Riêng bài hát của Mai Hương và Lê Dung, Thụy cũng nghe khác chút đỉnh so với version của ĐT:

Chịu được sao giông tố, cánh buồm mong manh,
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay

---
Về chữ "phát lầm", Thụy nghe thấy Lê Dung và Ánh Tuyết đều hát là "cắt lầm", riêng Mai Hương nghe là "cát lầm", tuy nhiên cả 3 người Thụy đều không nghe ra chữ "phát lầm". Dù cả 3 chữ Thụy cũng không rõ nghĩa là gì.

Chỉ có Ánh Tuyết hát Tiên Nhẫn, còn Lê Dung và Mai Hương hát Tiêu Nhiễn.

Chữ oán trái hay oan trái chị PC nói trên, Thụy đều thấy cả 3 ca sĩ hát oan trái rất rõ.
phamanhdung
#164 Posted : Tuesday, April 11, 2006 12:12:43 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
TT thân mến
Mới nghe qua Ánh Tuyết 1 lần
Cũng hay lắm
Cám ơn TT
pad
Phượng Các
#165 Posted : Wednesday, September 6, 2006 8:04:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
gởi bởi kimlong:

mới đây khoảng vài tháng em tình cờ nghe được một bảng nhạc có người in mp3 tặng,
em thích quá nên nghe đi nghe lại rất nhiều lần, nhưng em lại thắc mắc không biết ai đã đặt ra bảng nhạc tuyệt cú mèo như vậy nữa. Có chị, anh nào biết ai đã đặt và tiểu sử của người nghệ sỉ thì cho em biết với nhen.
bài đó bắt đầu là : "khi xưa Lưu Nguyễn du tiên..."
và có ai biết Lưu Nguyễn là ai không vậy? em có google mà không ra

cảm ơn các chị, các anh nhùi nhùi trước hén.
kl

Lưu Nguyễn là tên hai người, đó là Lưu Thần và Nguyễn Triệu, tương truyền đi hai người lên núi Đào Nguyên và gặp tiên - đại khái giống như truyện Từ Thức của Việt Nam. Ở đó một thời gian hai chàng nhớ quê tìm về thì cảnh cũ cũng không còn.
Chưa nghe bài hát mà kimlong nghe bao giờ, nhưng Văn Cao có bài Thiên Thai nghe rất hay, kl nghe bao giờ chưa?

Thiên Thai

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền

Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên

Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn

Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên
đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc bồng lai
là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
Đàn xui ai quên đời dương thế
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên

Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần

Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi Chắc không đường về
Tiên nữ ơi!
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.


Văn Cao
PC
#166 Posted : Saturday, August 18, 2007 9:10:57 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phượng Các
#167 Posted : Saturday, June 16, 2012 2:55:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Từ Thụy

Anh phamanhdung, gửi anh thêm bài Vàng Phai Mấy Lá do Ánh Tuyết hát.

http://s29.yousendit.com...XKMLEK1T9O0KCWK60FUFVYJ

So với version của Mai Hương và Lê Dung, Thụy nghe có khác tí xíu (các chữ in đậm và nghiêng).

Version của Ánh Tuyết có khác ở những câu sau đây:

Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiên Nhẫn vẫn còn mơ

Mây sầu vương chót núi, đường che biên giới, người xa nhau mãi

Em khác gì Quỳnh Dao lúc cắt lầm phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, cũng ghét cho đời,
cũng chán cho đời

Riêng bài hát của Mai Hương và Lê Dung, Thụy cũng nghe khác chút đỉnh so với version của ĐT:

Chịu được sao giông tố, cánh buồm mong manh,
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay

---
Về chữ "phát lầm", Thụy nghe thấy Lê Dung và Ánh Tuyết đều hát là "cắt lầm", riêng Mai Hương nghe là "cát lầm", tuy nhiên cả 3 người Thụy đều không nghe ra chữ "phát lầm". Dù cả 3 chữ Thụy cũng không rõ nghĩa là gì.

Chỉ có Ánh Tuyết hát Tiên Nhẫn, còn Lê Dung và Mai Hương hát Tiêu Nhiễn.

Chữ oán trái hay oan trái chị PC nói trên, Thụy đều thấy cả 3 ca sĩ hát oan trái rất rõ.





Thấp cơ thua trí đàn bà,
Trông vào đau ruột, nóí ra ngại lời.
Vì ta cho lụy đến người,
Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh

Từ tiếng “cát lầm” của Nguyễn Du, hai ông Trần Huyền Trân, Đoàn Chuẩn đưa “cát lầm” vào Thơ, Nhạc của hai ông. Chắc còn nhiều ông Thi sĩ, Nhạc sĩ khác dùng tiếng “cát lầm” mà tôi không được biết.

Như vậy, theo ngu ý, “cát lầm” không phải là “cát lầm lẫn” mà là cát lầm lên, cát cuộn lên che lấp những giá trị, những vật đẹp ở đời. Như Thúy Kiều bị cuộc đời vùi dập như viên ngọc bị vùi dưới cát
.

http://hoanghaithuy.word...10/13/cat-lam-ngoc-tran/
Phượng Các
#168 Posted : Saturday, June 28, 2014 1:18:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tìm hiểu ý nghĩa bài hát " Bắc kim thang"


Là bài hát hầu như trẻ em nào cũng hát nhưng hầu như không trẻ em nào hiểu

Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẩy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẩy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say xỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.
Chú bán ếch, ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Thế nên vấn đề còn lại nằm ở hai câu:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

Nói đến “bắc kim thang” thì phải hiểu hơi “hàn lâm” một chút, là từ kim thang ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM -金- tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

Còn cái “kim thang” của con nít ngày xưa là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (do không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo” là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn cốt là để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

Vậy “cột qua kèo, kèo qua cột” là chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể.



Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” cốt để miêu tả mối quan hệ keo sơn, quấn quít, gắn bó vào nhau của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau.

Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích kia, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều lời bàn, tranh cãi xung quanh việc lý giải ý nghĩa cho bài đồng dao này. Điển hình là ông Nguyễn Hữu Hiệp ở An Giang đã phát biểu trong hội thảo khoa học tại trường Đại học Cần Thơ năm 2003, rằng hiểu cho đúng thì bài đồng dao này phải được hát là:

Bắt kim than, cà lang bí rợ
Cột quai chèo, chèo qua chèo lại,
Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít,
Hái lá mít, chùi đít ngựa ô.

Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu.

Vậy nên tôi mới mạn phép truy tìm nguồn gốc, đọc và thẩm định rồi giải thích để mọi người hiểu hơn về bài đồng dao này. Nếu mọi người thấy cách lý giải này là hợp lý thì nhớ đặng mà con cháu có hỏi, thì ta biết trả lời rằng vì sao trẻ con hay hát:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ,
Cột qua kèo, là kèo qua cột…

(Sưu tầm)
nguyen1
#169 Posted : Saturday, June 28, 2014 5:29:26 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)

Quote:

...
Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.
...




Sao không thấy PC bắt lỗi khoa học Blink ?

Thắc mắc: có cần phải "bắc kim thang" cho cả 3 cây “cà, lang, bí rợ” như người giảng không nhỉ Confused ?





Phượng Các
#170 Posted : Saturday, June 28, 2014 11:56:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhờ đọc bài này mới hiểu tại sao nguời ta gọi là Kim Tự Tháp, là tháp chữ Kim, hoá ra cứ phải lệ thuộc Tàu quá chừng. VN nên đặt lại tên cổ vật này đi! Tháp Bánh Ếch đuợc không, giống cái bánh ếch đó. BigGrin
xv05
#171 Posted : Sunday, June 29, 2014 2:33:43 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Tên gì nghe dở ẹt, chán chết, hu hu. Đặt lại tên thì phải cho hay hơn cho tốt hơn mới phải.
nguyen1
#172 Posted : Sunday, June 29, 2014 6:31:12 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Không dùng tiếng H-V thì phải dùng tiếng Nam rồi: Tháp hình nón!


xv05
#174 Posted : Sunday, June 29, 2014 4:31:07 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
nguyen1;130145 wrote:
[left]


Không dùng tiếng H-V thì phải dùng tiếng Nam rồi: Tháp hình nón!


[left]

Applause
xv05
#175 Posted : Sunday, June 29, 2014 5:43:31 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Thêm bài này, anh Nguyen và chị Phượng Các đọc xem thấy sao?




"Bắc kim thang" hay "Bắt kim than"?
Nguyễn Hữu Thiệp


Tình cờ tôi bắt gặp trong tập sách Hát nhạc lớp 2 (do Nguyễn Thị Nhung và Hoàng Long biên soạn, NXB Giáo dục 1997 - in lần thứ năm), ở các bài 26, 27 và 28 có dạy: “Học bài hát: Bắc kim thang”, dân ca Nam bộ, ghi là một bài hát vui của trẻ em nông thôn Nam Bộ, các em hát khi chơi trò “khoèo chân”.

Nguyên văn:

"Bắc kim thang cà lang bí rợ

Cột bên kèo là kèo bên cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi

Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tí tò te".

Là người An Giang – Nam Bộ “chính cống”, ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã từng hát và chơi trò dân gian này nên xin được phép phát biểu vài ý kiến.

Trước hết, về nhan đề bài hát, theo tôi nghĩ, viết “Bắc kim thang” là không đúng, mà phải viết “Bắt kim than”. Vì sao, rất đơn giản, vì con ngựa kim màu nâu sậm. “Bắt kim than” là bắt con ngựa ấy (xin xem Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quốc âm tự vị, in năm 1895).

Với lời bài hát, theo như sách Hát nhạc thì cả về lời và ý nghĩa chừng như không hợp lý. Chẳng những nó hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi – người trong cuộc – đã biết mà còn vô lý không muốn nói là có ác ý, và không mạch lạc. Xin nêu ra mấy nhận xét:

- Ở câu 1: Có lẽ những người biên soạn hiểu “Bắc kim thang” là bắc cái thang màu vàng (hoặc cái thang nhỏ – kim) lên đùa giỡn trên đống bí, tất nhiên phải đổ choài xuống, lăn văng tung toé! Chơi như vậy vừa nghịch ngợm vừa rất nguy hiểm không thể chấp nhận được!

- Ở câu 2: Kết cấu khung sườn nhà, người ta xẻ ngoàm (ngàm) đầu trên của cây cột để nó đội chịu cây kèo, chứ không thể rời nhau kiểu cột một bên kèo một bên. Đối với nhà lá cột tre hoặc “nhà đá nhà đạp”, cột cũng đỡ kèo bằng “con sẽ” xỏ ngang qua, tức nó có sự liên kết chắc cứng chứ không thể “kèo bên cột, cột bên kèo” (hay “kèo qua cột, cột qua kèo) như có một dị bản mà tôi đã bắt gặp trong một sách khác. Tuy có lời lắp láy – dụng ý nhấn mạnh chúng không liên quan gì nhau, nhưng xét ra câu này cũng không đến nỗi quá vô lý.

- Ở những câu còn lại: Không chỉ quá gượng ép mà còn “nhẫn tâm”! Thấy chú bán dầu té cầu (rơi xuống nước, có khả năng bị chết đuối) đã không tim cách cứu mà còn chế nhạo chú bán ếch sao không té theo! Nói “ở lại làm chi” là muốn cho “chú bán ếch” phải té luôn đặng cùng nhau “chết chùm”, đặng cùng nhau cười cho thỏa thích. Tuy nhiên, chỉ chú bán dầu té thôi, lũ le le và bìm bịp cũng đã “nổi trống thổi kèn” lên cười chộ vang rân. Chứng kiến, các em cũng đã tỏ ra rất khoái chí (không một tiếng rầy la phê phán bọn ấy, cũng không tìm cách cứu giúp chú bán dầu, không thương xót, không giúp đỡ người lâm nạn)!

Đề cập đến 2 loài chim, tưởng không thể không nói qua vài nét đặc trưng của chúng:

- Chim le le là loài vịt chuyên sống dưới nước, săn bắt tép, cá, hễ gặp người thì lặn trốn rất tài tình. Nếu không nhờ bẫy lưới giăng ngầm dưới nước thì không ai dễ gì bắt được chúng, do đó le le trở nên quý hiếm. Hiếm thì đã rõ, nhưng vì sao quý? Ta đã biết, thịt chim le le không ngon thậm chí hôi, song dân gian cho rằng rất bổ dưỡng, đặc biệt là cường dương, có tác dụng giải quyết bệnh yếu sinh lý, vì vậy ca dao có câu:

"Thương chồng nấu cháo le le

Nấu canh bông bí nấu chè hột sen"

- Con bìm bịp cũng gọi chim bịp, sách viết là báo triều điểu (khi nước lên thì nó kêu, nên gọi báo triều – Gia Định thành thông chí) to hơn, hình dạng xấu xí, trông rất buồn bã, được cái là có “dược tính”, song “dân số” bìm bịp rất ít nên cũng thuộc loại quý hiếm. Dân gian cho rằng, thịt bìm bịp là vị thuốc, ngâm rượu uống (rượu bìm bịp) trị được chứng tổn thương xương (gãy, trật khớp), đặc biệt là giải quyết được chứng nhức mỏi. Ca dao:

"Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,

Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê"

Như vậy, cả hai loài chim này không hề tiêu biểu cho vui múa lăng xăng (lại luôn luôn tránh xa con người) nên đặc trưng của nó là không thể “đánh trống thổi kèn” vui nhộn!

Còn trò chơi với bài hát này cũng không phải là trò “khoèo” chân với “bộ dạng chết cứng” như trong sách mô tả. Kiểu trò chơi như vậy là hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi ham vui, hiếu động của các em thiếu nhi.

Là người đã từng mê thích trò chơi này thời thơ ấu, và khi đã hết tuổi thiếu nhi, vẫn được nghe “đàn em” trong xóm diễn đi diễn lại nên cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ đích thực bài hát và trò chơi ấy như sau:

"Bắt kim than

Cà lang bí rợ

Cột quai chèo

Chèo qua chèo lại

Bắt ngựa ô

Chạy vô vườn mít

Hái lá mít

Chùi đít ngựa ô"

Bài hát được kết hợp với trò chơi vui nhộn thường được diễn ra lúc trời chập choạng tối, gồm 4 em nắm tay nhau, bung ra thành vòng tròn, em nào cũng chân trái đứng, chân phải đưa thẳng ra phía trước, gác lên chỗ tay của 2 em đối diện đang nắm chặt, 4 chân ấy của các em đan luồn vào nhau “xoắn xuýt” như dây quai chèo. Tuy mỗi em chỉ đứng có một chân nhưng nhờ được chịu vào nhau nên chắc, vững. Vì thế các em không cần nắm tay nhau nữa mà buông ra rồi cùng nhau hát bài này. Vừa hát vừa vỗ tay nghiêng mình qua, nghiêng mình lại ăn rập theo nhịp điệu, hình dung tư thế người chèo mái dài: một chân trụ chắc còn chân kia “thả” để cân bằng khi thân mình chồm tới hay ngã lui, nhịp nhàng theo động tác. Song do chỉ đứng một chân lâu nên không thể không tê mỏi, vì vậy thỉnh thoảng có em phải nhảy khựng khựng để lấy lại thế cân bằng. Một em “điều chỉnh” tất nhiên ba em kia cũng phải nương theo y như mấy con ngựa bị thắng dây cương nhảy dựng dựng tại một chỗ, nên gọi “bắt kim than”.

Bắt xong con ngựa kim màu nâu sậm (kim than) ở cà lang bí rợ (sân rộng chất toàn trái bí rợ – nông phẩm mới vừa thu hoạch ở rẫy, chờ chuyển xuống ghe đem đi tiêu thụ), các em tiếp tục “bắt ngựa ô” – ngựa ô là ngựa có sắc lông màu đen. Khi hát đến câu cuối (chùi đít ngựa ô) thì các em đồng loạt ngưng vỗ tay, đặng em này vỗ đít em kia và cùng phá lên cười ngặt nghẽo. Lúc này cả bốn em đều không thể không té nghiêng té ngửa. Rồi mạnh ai nấy lồm cồm ngội dậy, tiếp tục chơi.

Bởi những lẽ ấy, tên bài hát không thể “Bắc kim thang” mà là “Bắt kim than”. Cần hiểu lại cho đúng.

Đồng thời xin kiến nghị với những người có trách nhiệm hữu quan nên nghiên cứu bỏ ngay toàn bộ bài hát “Bắc kim thang” độc hại ấy, thay vào là bài (và trò chơi) “Bắt kim than” chính xác vừa nêu.

Nguyễn Hữu Thiệp
(An Giang)

http://vietbao.vn/Giao-d...t-kim-than/45124495/202/
Phượng Các
#173 Posted : Monday, June 30, 2014 1:07:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
nguyen1;130145 wrote:
[left]


Không dùng tiếng H-V thì phải dùng tiếng Nam rồi: Tháp hình nón!


[left]


Hình nón còn rộng quá, vì nón có nhiều loại, nhiều kiểu, và nếu làm liên tưởng đến nón lá VN thì sao không khỏi hiểu lầm cái tháp có ruột rỗng bên trong ?

xv wrote:
Tên gì nghe dở ẹt, chán chết, hu hu. Đặt lại tên thì phải cho hay hơn cho tốt hơn mới phải.

Thí dụ như tên gì thì hay hơn hay tốt hơn ? Cái bánh ếch bộ xấu hay dở lắm sao ? Món ăn quốc hồn quốc tuý của dân Việt mà!

Bài đô`ng dao trên chị không biết nên không có ý kiến, có điều bài chị đưa lên có ý phản bác bài của xv nhưng lại không chỉ ra được [Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu]. Với chị cái bài đồng dao khó hiểu và cả hai bài giải thích cũng không làm rõ ràng hơn . Chắc tại khó hiểu như vậy mà nó không vào được sinh hoạt của bọn con nít xóm chị chăng ?
nguyen1
#176 Posted : Monday, June 30, 2014 9:59:08 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Chời ui! PC bắt nạt cái nón trống không nhưng lại thổi phồng cái kim cho đặc ruột!
PC chưa coi mấy phim có xác ướp sao? Mấy ngôi mộ đó có phòng này phòng kia mà!

Tôi thấy hình nón tượng hình hơn hình chữ kim xẹp lép?
Hồi đi học PC có học hình nón, hình trụ, ... không nhỉ Blink ?


---


Đây là lần đầu tiên tôi đọc huyền thoại đó và biết có trò chơi đó!

Đọc 2 bài trên mới đầu tôi tưởng có 2 người Bắc, Nam tranh luận cách viết chữ của từng miền: Bắc kim thang và Bắt kim than!

Nhưng khi nghĩ một lúc thì thấy chúng viết về 2 sự kiện khác nhau: một là câu truyện, một là trò chơi.

Cả 2 bài đều cố cắt nghĩa bài hát mình biết theo tự ý nhưng cả 2 lối giảng đều chưa hoàn chỉnh và có sai thì phải!

Bài PC mang về tôi đã có 1 thắc mắc rồi còn bài XV đưa lên tôi thấy cách xếp đặt tay chân trong trò chơi không ổn? Rồi người viết bảo con ngựa kim màu nâu sậm là do ĐNQÂTV ghi làm tôi mất công đi kiếm. HT Paulus Của viết: Ngựa kim than. Ngựa trắng ít, đen nhiều. Tiếng trống, tiếng kèn trong đám ma là để cười chộ sao? ...

---

Nguyễn Hữu Hiệp hay Nguyễn Hữu Thiệp?


1 user thanked nguyen1 for this useful post.
xv05 on 6/30/2014(UTC)
xv05
#177 Posted : Monday, June 30, 2014 7:38:12 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Vậy ra anh Nguyen và chị PC hồi nhỏ ko có chơi trò Bắc Kim Than(g) sao?
Em nhớ là hồi ở ĐL có chơi hg lúc đó em nhỏ lắm, hình như mấy anh chị lớn trong xóm chơi, em chỉ được ké thôi hay sao á. Bài hát thì em chỉ nhớ 2 câu đầu (Bắt kim than(g) cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột...) nhg trò chơi hình như khg giống với ông NHT nói, khg có gác chân lên mà là bắt tay làm kiệu để cõng mấy đứa nhỏ hơn lên thì phải...

Để một hồi rảnh em vẽ cái hình đem dán vô nhe.
nguyen1
#178 Posted : Monday, June 30, 2014 8:44:12 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Chơi trò làm kiệu khiêng bạn thì có chơi!
Nhưng không có chuyện dùng lá mít à nha!


xv05
#179 Posted : Tuesday, July 1, 2014 3:57:05 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Quấn đề là tại khg có con ngựa ô....
Phượng Các
#180 Posted : Tuesday, July 1, 2014 7:10:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Quote:
con ngựa kim màu nâu sậm


Bài xv đưa lên có câu như trên, nhưng tra trên Net thì lại
Quote:
Có ba loại ngựa: ngựa bạch kim (còn gọi là ngựa kim) - là giống ngựa có da, lông toàn một màu trắng, mũi trắng hồng, chân móng trắng, mắt hồng, lông đuôi cũng tuyền màu trắng. Ngựa bạch kim là giống quý nhất, rất hiếm và khó mua được. Thứ đến là bạch lai cơ bản trắng, nhưng trên thân có đốm màu khác. Xếp hạng ba là giống ngựa có màu vàng nâu, nâu...

http://vietbao.vn/Suc-kh...hoi-phong/45258941/248/

PC cũng nhớ có làm kiệu như anh nguyen nói trên, còn gác chân lên nhau tạo thành một thứ xoắn xuýt như quai chèo do đan luồn vào nhau thì cũng không tuởng tuợng ra nổi các cái chân lại có thể đan luồn đuợc ?
Users browsing this topic
Guest
9 Pages«<789
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.