quote:
Gởi bởi phamanhdung
quote:
Gởi bởi phamanhdung
quote:
Gởi bởi phamanhdung
quote:
Gởi bởi như-nguyện
quote:
Gởi bởi La tham
Trong bài “Hương Xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến, có những câu như sau:
"Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó."
Xin giải thích : Nhị Hồ, Nguyệt Cầm, Cô Tô, Quỳnh Như.
LT
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa …
Hình như …, câu trên nói lên tâm trạng của chàng Kim vẫn yêu Thuý Kiều tha thiết ,dù rằng đã bị…Thuý Kiều gá nghĩa phu thê cho Thuý Vân !
Trong truyện Kiều thì Thuý Kiều là một giai nhân luân lạc vì số kiếp , ngoài tài văn chương thi phú nàng còn là một nghệ nhân của đàn Cầm ( còn gọi là Hồ Cầm , đàn 5 giây tượng của Ngủ Hành – Kim Mộc Thuỷ Thổ Hỏa , trổi lên Ngũ Âm – Thanh Thương Giốc Chủy Vũ , đàn làm bằng gổ ngô đồng nên tiếng trong và thanh - lệ luật đàn Cầm của người xưa thật là khắc khe , …
… nhưng thường không là người tri kỷ quyết không đàn !
…Hoành cầm ,tiếu bất đàn !
trong bài Sở Bất Cảm của của Phạm Đình Hổ
Thuý Kiều có 2 người được Nguyễn Du miêu tả là tri kỷ : Kim Trọng và Từ Hải .
Đối với 2 người này Thuý Kiều có tâm tình khác biệt :
Với chàng Kim thì đây là mối tình đầu lưu luyến ngây thơ .
Với Từ Hải thì Kiều cảm ân nghĩa và khí thế độ lượng anh hùng .
Chàng Từ có thể là tri kỷ nhưng không thể nào là bạn tri âm cùng Kiều được, nếu so với Kim Trọng khi gặp lại Kiều sau 15 năm xa cách , chàng Kim vẫn xem Thuý Kiều như những …ngày xưa !
…tình xưa lai láng khôn hàn
thong dong lại hỏi tiếng đàn ngày xưa .
Câu “ Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa …”
là ám chỉ một chân tình tha thiết !
Gửi các anh chị em
Theo tôi
1. Nhị hồ là cây đàn nhị, lọai đàn có 2 dây, âm thanh hơi giống vĩ cầm
2. Nguyệt cầm là cây đàn nguyệt, là thứ đàn có thùng tròn (như mặt trăng)
Ở miền Bắc gọi là đàn nguyệt, ở trong Nam gọi là đàn kìm
Tôi nghĩ vì anh Cung Tiến (hay những người chép lời nhạc) đã viết hoa thành nhiều người nghĩ là danh từ riêng và suy luận thêm
Xin các anh chị em góp ý kiến
pad
Gửi tất cả các quý vị
Ý kiến trên đây của tôi chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi và không có gì chứng minh là đúng cả
Cám ơn tất cả các anh chị em đã góp ý để cùng học hỏi
Nhưng có lẽ ý kiến đúng ý NS Cung Tiến là ý kiến của chính... Cung Tiến
Tôi sẽ hỏi anh Cung Tiến về chuyện này và khi có trả lời sẽ cho mọi người cùng xem
pad
Tôi gửi cho 1 anh bạn:
From: Pham Anh Dung 1 <phamanhdung1@yahoo.com>
Date: Fri Nov 25, 2005 12:08 pm
Subject: Tran Dai Phuoc -----> Cung Tien (nhi ho - nguyet cam) phamanhdung1
Offline
Send Email
Anh Tra^`n DDa.i Phu+o+'c o+i
To^i nho+' anh co' lie^n la.c vo+'i NS Cung Tie^'n
Nho+` anh ho?i anh Cung Tie^'n chi tie^'t sau
Trong ba`i “Hu+o+ng Xu+a” cu?a nha.c si~ Cung Tie^'n,
co' nhu+~ng ca^u nhu+ sau:
"Ti`nh Nhi. Ho^` va^~n ye^u a^m xu+a
Cung Nguye^.t Ca^`m va^~n thu+o+ng Co^-to^
Theo to^i
1\. nhi. ho^` la` ca^y dda`n nhi., lo.ai dda`n co' 2
da^y, a^m thanh ho+i gio^'ng vi~ ca^`m
2\. nguye^.t ca^`m la` ca^y dda`n nguye^.t, la` thu+'
dda`n co' thu`ng tro`n (nhu+ ma(.t tra(ng)
O+? mie^`n Ba('c go.i la` dda`n nguye^.t, o+? trong
Nam go.i la` dda`n ki`m
Kho^ng hie^?u to^i nghi~ co' ddu'ng y' anh Cung Tie^'n
kho^ng \?
pad
Đây là kết quả:
From: Tran Dai Phuoc <phuocdaitran@...>
Date: Fri Nov 25, 2005 5:38 pm
Subject: Re: [nhacviet] Re: Tran Dai Phuoc -----> Cung Tien (nhi ho - nguyet cam) phuocdaitran
Offline
Send Email
Anh Du~ng,
To^i vu+`a ho?i anh CT qua ddie^.n thoa.i va` anh a^'y xa'c nha^.n nhu+~ng ddie^`u anh ne^u ra la` ddu'ng ca?.
Rie^ng ve^` su+. tu+o+ng ddu+o+ng giu+~a nguye^.t ca^`m va` dda`n ki`m, co' le~ xin anh chi. na`o ra`nh ve^` co^? nha.c Vie^.t Nam kie^?m la.i ho^..
TDP
Xin mời các bạn đọc của Tuệ Chương - Hoàng Long Hải :
Tỳ Bà hay Nguyệt Cầm Đàn tỳ bà có hai dây, hình dạng như trái lê, đầu dưới to, đầu trên nhỏ. Đầu nhỏ cũng là cần đàn. Đàn nguyệt (hay nguyệt cầm) như tên gọi của nó cho thấy có bầu đàn hình tròn như mặt trăng (nguyệt) và cần đàn nhỏ và dài. Đàn nguyệt có bốn dây. Về hình dạng, đàn tỳ bà đẹp hơn đàn nguyệt và cũng là đề tài cho các họa sĩ khi vẽ người đàn bà ôm đàn, một nửa cần đàn che một phần hay nửa khuôn mặt người nữ nghệ sĩ. Có lẽ họ lấy ý ở câu thơ trong Tỳ Bà Hành: “Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.”
Trong văn học nước ta, Tỳ Bà Hành là một tác phẩm văn chương rất nổi tiếng. Tỳ Bà Hành là một bài hành, nguyên tác bằng Hán văn của Bạch Cư Dị, được Phan Huy Vịnh dịch ra thơ Nôm. Từ khi có chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn (chính phủ Trần Trọng Kim, thời Nhật) đến năm 1956, Tỳ Bà Hành được đưa vào chương trình Việt Văn lớp Đệ Tứ. Khi đi học, tôi may mắn được học tác phẩm nầy. Tuy Tỳ Bà Hành không sánh được với truyện Kiều nhưng rất nhiều người say mê Tỳ Bà Hành còn hơn truyện Kiều. Sách Văn Đàn Bảo Giám viết:
Tỳ Bà Hành là một bài hành của Bạch Cư Dị đời Đường, gồm có một bài tự và tám mươi tám câu hát. Dưới đây là nguyên văn bài tự và bài dịch của Phan Huy Vịnh (xem phụ lục)
Bản dịch bài tự:
Niên hiệu Nguyên Hòa thứ mười, ta phải đổi ra làm tư-mã quận Cửu Giang. Mùa Thu năm sau, đi tiễn khách ở bến Bồn. Đêm nghe thấy người gảy đàn tỳ-bà ở trong một chiếc thuyền kia, những giọng đàn lanh lảnh có tiếng ở kinh kỳ. Hỏi ra mới biết là một người xướng nữ ở Trường An thường học đàn ở hai nhà thiện tài họ Mục và họ Tào, đến khi tuổi cả sắc suy mới gởi thân làm vợ một anh lái buôn. Liền bảo đặt rượu và gảy mấy khúc đàn chơi. Gảy xong, người ấy buồn bã, tự kể khi trẻ trung thì vui thú chừng nào, nay phải lưu lạc tiều tụy ở nơi giang hồ. Ta ra làm quan ở ngoài đã hai năm, vẫn thường lẵng lặng tự dưng, đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mới để ý đến nỗi mình bị giáng trích, nhân làm bài ca trường thiên để tặng. Cả bài có sáu trăm mười sáu lời, đặt tên là “Tỳ-bà hành”.
Ngay bài tự, Bạch Cư Dị cũng không nói thật. Ông vì lòng ngay thẳng, lời nói thật mà bị bọn nịnh thần xàm tấu với vua nên ông bị biếm ra đất Giang Châu. Điều đó không làm cho Bạch buồn sao? Vậy mà Bạch viết: Ta ra làm quan ở ngoài đã hai năm, vẫn thường lẵng lặng tự dưng. Không, ông thể “lẵng lặng tự dưng” được, mà chính lòng ông ôm một mối u hoài vì lòng ngay thẳng của ông không được vua thấu rõ, lại còn đày ông ra nơi nầy. Ông không thể “đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mới để ý đến nỗi mình bị giáng trích.”
Câu thơ sau đây mới là nỗi lòng thật của ông:
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai
Và:
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích
Tai chẳng nghe đàn địch suốt năm
Sông Bồn gần chốn cát lầm
Lau vàng trúc võ âm thầm quanh hiên
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối
Quốc kêu sầu vượn nói véo von
Hoa xuân nở nguyệt thu tròn
Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng
Há chẳng có ca rừng địch nội
Giọng líu lo nhiều nỗi khó nghe
Trong chế độ phong kiến độc đoán Tống Nho, một lời oán trách, buồn phiền nhà vua cũng là một trọng tội, “khi quân” thành ra chữ “lẵng lặng tự dưng” ông nói ở trên chỉ là lời nói khéo để khỏi bị triều đình bắt tội mà thôi.
Các nhà phê bình văn học cổ cho rằng bản dịch chữ Nôm của Phan Huy Vịnh còn hay hơn cả bản chính chữ Nho của Bạch Cư Dị, chứng tỏ cái tài của hàng nghệ sĩ nước ta.
Câu chuyện người kỹ nữ ôm đàn sang thuyền của Bạch đàn ca bị người đời sau chê nàng là người thiếu thủy chung với người chồng đi vắng. Trong truyện Kiều, Thúy Kiều thề ước với Kim Trọng “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” cũng là muốn nói lòng thủy chung của cô với chàng Kim vậy. Vậy mà cuối cùng, vì gia biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Than ôi! Xưa cũng như nay, vì hoàn cảnh hay tự lòng mình không vững bền, mấy ai giữ được một tấm lòng chung thủy!
Bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị do Phan Huy Vịch dịch, có ảnh hưởng rất lớn trong văn học Việt Nam, không chỉ trong cổ thi mà còn cả trong thi ca lãng mạn tiền chiến. Rõ nhất là ở bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu:
Nguyệt Cầm
Xuân Diệu
Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tràn như lệ ngân.
Mây trắng trời trong đêm thủy tinh
Lung linh bóng sáng bỗng run mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm thu nước xanh
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề...
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Một đêm trăng, Bạch Cư Dị (BCD) tiễn bạn ra bến sông Bồn (Tầm Dương). BCD viết: Thuyền không đổ bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng. Hoặc: “Nước mênh mông đượm vẻ gương trong”. Hoặc: “Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt, Một vầng trăng trong vắt lòng sông”. v.v... Như thế, nói chung, người ta có thể hiểu là đêm tiễn bạn ấy trăng nước mênh mông và lạnh lẽo. Từ ý đó. Xuân Diệu (XD) viết: “Trăng lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước lạnh trời ơi”. Và: “Mây trắng trời trong đêm thủy tinh, Lung linh bóng sáng bỗng run mình.”
Về chỗ bến sông Bồn (Tầm Duơng), BCD viết: “Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.” Xuân Diệu như linh cảm, nghe được cả tiếng sỏi kêu dưới chân kẻ đưa, người tiễn: “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận.” Chính XD cũng xác nhận bài thơ Nguyệt Cầm của ông mô tả tiếng đàn đêm nào trên bến Tầm Dương: “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...”
“Người” XD nói ở đây là ai? Bạch Cư Dị và người bạn Bạch đưa tiễn? Không! “Người” XD nói đó chính là người ca kỷ già trong Tỳ Bà Hành. Ở một câu khác, XD nói rõ người đó hơn:
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm thu nước xanh.
Về người kỷ nữ đó, BCD mô tả:
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Về sắc đẹp khi còn trẻ thì:
Ả Thu nương ghen lúc điểm tô,
Cũng giống như cô Kiều: Hoa ghen sắc thắm, liễu hờn kém xanh vậy.
Những câu khác của XD dùng để tả tiếng đàn của kỷ nữ:
Mỗi giọt rơi tràn như lệ ngân.
Bạch Cư Dị thì viết:
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi
Lệ ai chan chứa hơn người
Xuân Diệu viết một câu khá hay và nghe khá “ớn lạnh” có vẽ ghê rợn như trong “Bài Thơ Chiêu Niệm” của Đinh Hùng:
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm thu nước xanh
Từ bài thơ nầy của Xuân Diệu, nhạc sĩ Cung Tiến soạn bản nhạc Nguyệt Cầm. Nhìn chung, lời ca trong bài hát Nguyệt Cầm không khác với thơ Xuân Diệu, tuy ở vài câu, Cung Tiến có phát triển thêm ý thơ của Xuân Diệu mà thôi. Tôi ghi lại lời ca trong bài hát “Nguyệt Cầm” như sau đây để độc giả có thể thấy cái tài nhạc của Cung Tiến và luôn cả tài thơ của ông. Quí vị nào đã xem Paris by Night 58, tất có nghe Nguyễn Ngọc Ngạn phỏng vấn Cung Tiến về việc phổ nhạc bài thơ nầy.
Nguyệt cầm
Cung Tiến,
phổ thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu
Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi xa
Sầu thu, sầu lên vút mịt mù
Mà e nhớ, hương mùa thu
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng
Từng thoáng lệ ngân
Mà hồn phân vân cuồng điên nhớ
Long lanh tiếng nguyệt cầm, tiếng đàn trầm
Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát...
Chết theo nước xanh...Chết theo nước xanh...
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...
Long lanh long lanh, trăng chiếu một mình
Khơi vơi khơi vơi, nhạc lắng tơ ngời
Nguyệt cầm ơi từng lệ ngân Chết từng mùa Xuân...
Đêm ngời men nhớ... Nhạc tê ngời thủa xưa
Trăng sầu riêng chiếc... Trăng sầu riêng chiếc
Sầu cho đến bao giờ?
Hồn ghê bốn bề sao, ngập hồn xanh biếc trời cao
Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương
Nhớ nhạc lòng đêm ấy thuyền neo bến ấy
Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu...
Có hàng mây trắng về đâu... mắt chìm sâu
Đêm lắng đời sâu
Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu.
Khơi mãi nguồn đêm
...Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
Ngập ngừng xa suối Thu dồn lá úa trôi qua.
Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùØa Thu.
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân
Mà hồn phân vân cuồng điên nhớ long lanh tiếng Nguyệt cầm tiếng đàn trầm.
Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát
Chết theo nước xanh chết theo nước xanh.
Ô đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.
Người ta có thể thấy một giòng trôi của thơ, hay thi ca, hay văn học, từ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị bên Tàu, sang Việt Nam Phan Huy Vịnh dịch thành thơ Nôm, tới Nguyệt Cầm của Xuân Diệu và ngày nay, Nguyệt Cầm của Cung Tiến bằng Quốc Ngữ.
Tuy nhiên, tôi vẫn có một thắc mắc mà chưa giải đáp đươc.
Tại sao từ cây đàn tỳ bà của Bạch Cư Dị bên Tàu nay biến thành cây đàn Nguyệt của Xuân Diệu và Cung Tiến? Quí vị nào từng nghiên cứu thơ văn, các nhà nghiên cứu âm nhạc, nhứt là nhạc cổ của ta như Giáo Sư Trần Văn Khê, và Trần Quang Hải, và cả Cung Tiến nữa, người đã phổ nhạc bài thơ của Xuân Diệu, nếu có chút thì giờ,
xin trả lời câu hỏi nầy? hoanglonghai/tuechuong
Mass, cuối mùa lạnh.
Ghi chú:
Vào cửa Thượng Tứ, rẽ trái, đi dọc theo trường thành, xưa là đường Cột Cờ (vì đường nầy đi ngang cột cờ Ngọ Môn), sau nầy là đường Ông Ích Khiêm (họ Ông của người Chàm, không phải là tiếng để gọi như Ông, Bà...) được một đổi, quí vị thấy bên trái, phía tường thành, một gian nhà nhỏ xinh xắn, mái lợp ngói đỏ, vách tường màu vàng, trên tường có hình cây đàn tỳ bà; cổng có tấm biển ghi: “Tỳ Bà Trang”. Đó là ngôi nhà của cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Ông người làng Đạo Đầu, tỉnh Quảng Trị, người ta thường gọi là “Cậu Ba”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gọi ông là Cậu Ba lé (vì ông bị lé (lác) mắt). Ông nổi tiếng giỏi cả tân lẫn cổ nhạc, chơi được nhiều loại nhạc khí cổ, cũng như nhạc khí Tây phương. Trước 1945, ông là Hội Trưởng Hội âm nhạc Quảng Trị (điều nầy không chắc lắm) hoạt động tích cực trong ngành âm nhạc ở tỉnh nầy. Sau 1945, ông là giáo sư âm nhạc ở trường Khải Định nhỏ (cấp hai, Khải Định lớn là cấp 3).
Năm 1955, tôi cùng vài người bạn tổ chức một đêm văn nghệ tại rạp Julien Frère ở thành phố Quảng Trị, có dựng vở nhạc kịch “Thu Khói Lửa” là một bản nhạc của Nguyễn Hữu Ba. Tôi đến “Tỳ Bà Trang” để nhờ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba hướng dẫn dựng vở ca kịch nầy. Hôm tôi đến, nhạc sĩ đang ngồi chơi với vài cô gái Huế trong một căn chòi tranh, nằm theo triền dốc thượng thành, là vườn ổi của ông ở sau nhà. Họ đang nói cười vui vẻ lắm. Tôi đến cũng đường đột. Vì muốn đi gấp nên tôi trình bày thẳng ý muốn với ông. Khoảng 10 phút là tôi xong việc, giã từ. Lúc bấy giờ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba chưa lấy vợ, ông ở Tỳ Bà Trang với mẹ già. Đó là lần độc nhứt tôi tới “Tỳ Bà Trang”. Ở Huế, người ta đồn khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon thành lập, lệnh của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là mời nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba vào Saigon làm giáo sư âm nhạc dân tộc trường nầy. Vì vậy, ông rời Huế khoảng 1957. Mãi đến sau 1975, ông mới trở về Huế sống ở Tỳ Ba Trang cho đến khi qua đời.
Tỳ Bà Hành
Bạch Cư Dị
Phan Huy Vịnh dịch
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa, khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ty
Say những luống ngại khi chia rẽ
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong
Tiếng tỳ đâu thoảng trên sông
Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi
Lần tiếng sẽ hỏi ai đàn tá,
Bẳng tiếng đàn nấn ná làm thinh
Rời thuyền gạn hỏi thăm tình
Chong đèn chuốc rượu còn dành tiệc vui
Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Vặn đàn vài tiếng dạo qua
Tuy chưa nên khúc tình đà thoáng hay
Nghe não nuột mấy giây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
Mày chau tay gảy khúc sầu
Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu
Dây to dường đổ mưa rào
Tỉ tê dây nhỏ như chiều chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy
Mâm ngọc đâu lần nảy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh dây manh ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ
Âm thầm đau giận ngẩn ngơ
Xem ra lặng lẽ bây giờ càng hay
Bình bạc vở tuôn dầy mạch nước
Ngựa sắt rong sàn sạt tiếng đao
Cung đàn lựa khúc tiêu tao
Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
Ngậm ngùi đàn đã gảy xong
Áo xiêm sửa sáng dậy mong giải lời
Rằng xưa vốn là người kẻ chợ
Cồn Hà Mô trú ở lân la
Hay đàn từ thuở mười ba
Giáo phường đệ nhất bộ đà chép tên
Gã thiện tài sợ phen dựng khúc
Ả Thu nương ghen lúc điểm tô
Ngũ lăng công tử ganh đua
Biết bao the thắm chuộc mua tiếng đàn
Vành lược bạc gãy tan nhịp gõ
Mãnh quần hồng hoen ố rượu rơi
Năm năm lần lữa vui cười
Mãi gió trăng chẳng đoái hoài xuân thu
Buồn em trẩy lại lo dì thác
Lần hôm mai đổi khác hình dung
Cửa ngoài xe ngựa vắng không
Về già phải kết duyên cùng khách thương
Khách trọng lợi khinh đường ly cách
Mãi buôn chè sớm tếch ngàn khơi
Thuyền không đổ bến mặc ai
Quanh thuyền trăng giải nước trôi lạnh lùng
Đêm thâu sực nhớ vòng tuổi trẻ
Lệ trong mơ hoen vẻ phấn son
Nghe đàn ta đã chạnh buồn
Lại rầu thêm nỗi nỉ non mấy lời
Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Từ xa kinh khuyết bấy lâu
Tầm Dương đất khách gối sầu hôm mai
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích
Tai chẳng nghe đàn địch suốt năm
Sông Bồn gần chốn cát lầm
Lau vàng trúc cỗi âm thầm quanh hiên
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối
Quốc kêu sầu vượn nói véo von
Hoa xuân nở nguyệt thu tròn
Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng
Há chẳng có ca rừng địch nội
Giọng líu lo nhiều nỗi khó nghe
Tiếng tỳ bỗng lắng canh khuya
Dường như tiên nhạc gần kề bên tai
Hãy ngồi lại đàn chơi khúc nữa
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca
Tần ngần dường cảm lời ta
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây
Nghe não nuột khác tay đàn trước
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.