Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages<1234>»
Đãi "Chữ"-Vàng Trong Biển-Net = Tìm Tình-Người Trong Nhân-Gian
viethoaiphuong
#21 Posted : Monday, March 17, 2008 9:08:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Văn Tế Tưởng Niệm
Vong Linh Anh Hùng Phục Quốc


Hôm nay,
Ngày mồng Tám tháng Hai năm Mậu Tý
Nơi đất khách quê người.
Chúng tôi tụ hội về đây, lòng tưởng nhớ khôn nguôi
Ngưỡng vọng vong linh Anh Hùng Phục Quốc.
Vì Đại Nghĩa nghìn năm Dân Tộc
Nguyện lòng quyết chí hy sinh.
Vì Lý Tưởng Tự Do, một thuở quên mình
Thủy chung vẹn toàn Sĩ Khí.
Tổ Đình từ nay an vị
Tên vàng Nghĩa Sĩ Hùng Anh.
Khói nhang từ nay quyện với lòng thành
Hòa chung Hồn Thiêng Sông Núi.
Đồng xin cúi lạy
Anh Linh Liệt Vị Quốc Tổ Hùng Vương
Cùng Chư Hùng Tổ Mẫu.
Anh Linh quý Đấng Minh Quân nghĩa cả kiên cường
Bao đời dựng Nước.
Xin chứng giám tình son qua vạn đường xuôi ngược
Từ trời hải ngoại tha phương
Đã có những Người Con về lại quê hương
Với Tâm Nguyền lòng Trung giữ vẹn.
Đã có những Người Con không hề tủi thẹn
Sống hiên ngang, gục ngã kiêu hùng.
Hởi ôi !
Nhớ thuở Các Anh lên đường vạn nẻo lao lung
Xuyên rừng xẻ núi
Sương lạnh đất trời.
Đường Các Anh đi gai góc, mỏi mòn hơi
Băng ngàn vượt suối
Máu trộn mồ hôi.
Biên giới Thái Lào dặm trình heo hút đơn côi
Hành trang nghèo như quê nghèo gian khổ.
Bỏ lại sau lưng thành phố
Đèn vàng nghiêng ngả đình hoa.
Đau lòng vợ cách con xa
Quằn vai nặng hờn vong quốc.
Có những người chiến binh Quân Lực Cộng Hòa
Chưa bao giờ bỏ cuộc.
Có tuổi trẻ thanh xuân đăng trình tiếp bước
Song hành về lại Quê Cha.
Dù gian nguy nhưng hồn chẳng phai nhòa
Lời huyết thệ ghi tên vào thanh Sử.
Các Anh mang tuổi lính, tuổi tù và tuổi đời lưu vong viễn xứ
Cùng vận nước gian nan.
Các Anh từ bốn phương trời trong thế giới thênh thang
Tụ về chung một hướng.
Dâng đời cho Lý Tưởng
Cùng toàn dân đòi lại Tự Do.
Cho bao triệu con người được hạnh phúc ấm no
Thoát ra khỏi vòng bủa vây khổ nạn
Dưới chế độ bạo tàn Cộng Sản
Đang dày xéo giang san.
Các Anh đi, vượt núi băng ngàn
Xuyên đất lạ, nghe lệnh truyền Tổ Quốc.
Hởi ôi !
Một sớm bên nhau hay một chiều đơn độc
Giữa rừng núi bao la.
Một sáng mưa rơi hay một tối trăng tà
Vùng biên cương heo hút.
Các Anh đã sa cơ, nghẹn lòng tan cuộc,
Mộng đời gửi lại rừng sâu.
Hiên ngang nơi xạ trường, Các Anh ngẩng cao đầu
Bất khuất chốn tù lao, Các Anh nằm trên máu.
Chấp nhận hy sinh, hồn Các Anh ngời cao tinh đẩu
Soi đường dẫn lối ngàn sau.
Dòng máu Các Anh tươi thắm vẫn nguyên màu
Hòa chung vào lòng Dân Tộc.
Tên Các Anh rạng ngời trang Phục Quốc
Vạch phương chỉ hướng từ nay.
Hồn Các Anh, xin tụ hội về đây
Trong nhang khói nơi Tổ Đình viễn xứ.
Với Trách Nhiệm chu toàn cùng hào quang Danh Dự
Dẫn chúng tôi đi thẳng lối ngay hàng.
Chung phương giác về Chính Nghĩa vinh quang
Cùng Dân Tộc viết nghìn trang Sử mới.
Hồn Các Anh từ muôn trời cao vợi
Xin về đây chứng nhận tâm thành.
Đến nghìn sau Dân Tộc mãi vinh danh
Vong linh Anh Hùng Phục Quốc.

(Võ Đại Tôn kính bút)
Hải ngoại 15.3.2008
Mồng 8 tháng 2 năm Mậu Tý.

http://nguoivietquocgia.blogspot.com/
viethoaiphuong
#22 Posted : Tuesday, March 18, 2008 8:01:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một tư liệu lịch sử quý giá

Lê Quỳnh, BBC Việt ngữ

Nguyên tác được in lần đầu ở Paris tháng 11-1975, và bản dịch tiếng Việt ra mắt năm 2007
Từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, ở cả trong và ngoài nước đã có vô vàn tác phẩm viết về nhiều khía cạnh khác nhau của một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất thế kỷ 20.
Mỗi nghiên cứu về sau đều hứa hẹn có phát hiện mới lạ, và những tài liệu đươc viết khi tiếng súng vừa tạm ngưng có nguy cơ thành lỗi thời, xưa rích.

Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên, in lần đầu ở Pháp tháng 11-1975 và bản dịch tiếng Việt chỉ vừa ra mắt cuối năm ngoái, thuộc vào số may mắn hơn, tức là nó vẫn chứng tỏ mình là một tài liệu lịch sử quý giá để người đọc hôm nay hiểu hơn về một thời kỳ quá khứ.

Tác giả của nó, Pierre Darcourt, sinh năm 1926 ở Sài Gòn. Theo tiểu sử, ông gia nhập du kích chống Nhật ở Đông Dương sau biến cố tháng Ba 1945; sau đó làm lính nhảy dù Pháp cho đến 1954.

Ông trở thành phóng viên chiến trường Việt Nam, đi qua nhiều mặt trận, quen biết hầu hết các gương mặt tướng lĩnh và chính khách – thuộc cả chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và đối lập.

Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên (bản dịch của Dương Hiếu Nghĩa) ghi lại những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa và một vài tháng sau ngày 30-4.

Nhà văn Uyên Thao, chủ của Tủ sách Tiếng Quê Hương (bang Virginia), nơi ấn hành bản tiếng Việt của tác phẩm, gọi điều "đáng trân trọng" qua cuốn sách này là "tâm tư chia sẻ của tác giả với những thống khổ của đồng loại mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng phải ao ước là sẽ hiện hình trong con tim của hết thẩy những người đang mang dòng máu Việt Nam".

Binh đao máu lửa

Năm 1969, Tổng thống Nixon loan báo học thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh", và bắt đầu rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nó đánh dấu việc Mỹ từ bỏ mục tiêu buộc Hà Nội công nhận chính thể miền Nam, ngừng đưa quân xâm nhập miền Nam. Trong cuốn The Vietnam War Files (2004), Jeffrey Kimball cho biết trong ghi chép của Henry Kissinger khi chuẩn bị cho cuộc gặp bí mật với Trung Quốc năm 1971, viên cố vấn tổng thống thừa nhận "nếu người Việt Nam quyết định thay đổi chính phủ hiện tại, chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó."


Những giờ phút hỗn loạn trong ngày 30-4-1975

Hiệp định Paris tháng Giêng 1973 tạo điều kiện cho Mỹ chứng kiến một "nền hòa bình trong danh dự" (chữ của Nixon): quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tù binh Mỹ được trao trả, quân đội hai bên ở nguyên vị trí tại miền Nam.

Nhưng chiến sự nhanh chóng tái tục, với hàng loạt các trận đánh trong năm 1973. Tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cấm tổng thống nếu chưa có chấp thuận của Quốc hội thì không được dùng quân Mỹ để phòng thủ "bất cứ phần đất nào của Đông Dương". Sang năm sau, Nixon mất chức vì vụ Watergate; Quốc hội Mỹ cũng cắt bớt một nửa viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam.

'Một dân tộc khốn khổ'

Pierre Darcourt có mặt ở Sài Gòn những ngày này chứng kiến chính phủ "bước vào một thời kỳ nguy kịch". Mô tả sinh động của tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng không khí miền Nam trong giai đoạn khủng hoảng chính trị. Pierre cũng chứng kiến tận mắt những ngày cuối cùng từ sau cuộc tổng tiến công của Bắc Việt năm 1975. Kết luận chua chát của tác giả - "Đừng bao giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ như một đồng minh" – chắc sẽ được sự chia sẻ của đa số những ai có mặt ở Sài Gòn trong giờ phút nghiêng ngửa ấy.

Chương 21, Ông Dương Văn Minh là ai?, là một trong các chương hay nhất của cuốn sách. Tác giả có những nhận xét sắc sảo về sự nghiệp của viên tổng thống cuối cùng của VNCH, một người thực tế "không phải là nhà chính trị". Qua chương này, người ta cũng hiểu hơn về những rối ren của chính trường miền Nam.


Chiến tranh để lại nhiều vết thương trong lòng người

Có mặt tại chỗ trong những ngày khói lửa, Pierre Darcourt viết cảm động về hoàn cảnh bi đát của những đoàn người chạy loạn "bỏ tất cả lại sau lưng, từ làng mạc trù phú đến nhà cửa ruộng vườn, mùa màng, và cả mồ mả ông cha nữa". Những cảnh tượng đau lòng như những hạt cát trong biển máu chiến tranh, để tác giả đặt bút viết: "Một dân tộc khốn khổ bị dày vò, bị bóp họng, bị tàn phá chỉ vì bị xô vào cái bẫy của một tấn tuồng chính trị bi hài ngu xuẩn và khủng khiếp mà chính họ cũng không hề hiểu gì cả."

Một ưu điểm của cuốn sách là sự tái hiện sắc sảo, từ một người cùng thời, về những nhân vật thời cuộc của miền Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ "một đồng mình trung thành và chắc chắn, là thành lũy cuối cùng chống chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á" trở thành "một người cô đơn, chua chát và thất vọng". Tướng Trần Văn Đôn, "từng cổ võ quân đội phải bảo vệ đất nước đến hơi thở cuối cùng", lại bị bắt gặp trên chuyến bay đi Bangkok cùng một phụ nữ đẹp, người được ông trao cho tấm ngân phiếu "ông ký ngay tại ghế ngồi". Còn nhiều những chi tiết như thế về một hệ thống đã rệu rã trong giờ phút cuối.

Nhưng đồng thời tác giả cũng bộc lộ cái nhìn thiện cảm với những con người sống chết vì một lý tưởng mà họ tin theo. Một tướng Lê Minh Đảo khẳng khái "binh sĩ của tôi đã dũng cảm chiến đấu, làm sao tôi có thể bỏ rơi họ?" Thiếu tướng Phạm Văn Phú, bị Tổng thống Thiệu đổ trách nhiệm cho việc mất Cao nguyên Trung phần, đã tự sát để "đính chánh lời cáo buộc". Trên hết, tác giả thương cảm cho số phận của một dân tộc, không phân biệt Bắc hay Nam, "bị chia xé với quá nhiều xương máu, tóc tang và đau đớn." Nhận định ở trang cuối của sách, viết ra hơn 30 năm trước, nhưng vẫn còn tính thời sự: "Cách duy nhất để hàn gắn các vết thương còn tuôn máu và nhức nhối này là người chiến thắng phải dẹp bỏ sự tự kiêu chiến thắng để tuyên bố ngưng tranh đua về ý thức hệ và chứng tỏ sự khoan hòa. Cuộc thống nhất thật sự phải trải qua sự hòa bình của những con tim, trở về với truyền thống khôn ngoan và độ lượng từ xa xưa."

Một tác phẩm ra đời ngay khi các sự kiện lịch sử vừa diễn ra lẽ dĩ nhiên không tránh khỏi thiếu sót. Về thái độ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc chiến, tác giả cho rằng "từ năm 1954, Liên Xô đã thúc đẩy Hà Nội mở cuộc tấn công quân sự quy mô và quyết định để chiếm Miền Nam. Ngược lại Bắc Kinh thì lại khuyên Hà Nội chỉ nên tăng cường các khu vực đã giải phóng và tiến hành một cuộc chiến tranh gậm nhắm lâu dài (trường kỳ kháng chiến)" (trang 71). Những tài liệu mới, đặc biệt của Ilya Gaiduk và Qiang Zhai, đã cho phép người ta có cái nhìn đầy đủ hơn về những đồng minh của Bắc Việt.

Phần cuối của sách viết về mấy tháng đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất. Pierre Darcourt nhận xét: "Miền Bắc có thể đi tới đích mà họ muốn, nhưng còn mất nhiều thời gian…và thời gian đôi khi lại thuận lợi cho kẻ chiến bại". Một nhận xét mà sau 30 năm, người ta thấy chúng mang tính tiên tri.

"Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên", do NXB Tiếng Quê Hương, Virginia, phát hành. Bản dịch tiếng Việt của Dương Hiếu Nghĩa.


viethoaiphuong
#23 Posted : Wednesday, March 19, 2008 8:12:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nỗi lòng
(ĐTTVN bị vây bắt tại trụ sở 86 Lê Ngô Cát.)



Cứ như định kỳ, tuần thứ tư trong tháng, tôi phải mua sắm thức ăn khô để thăm nuôi chồng. Tuy rằng mới đó, như sự mong chờ thì thời gian dường như chậm lại. Hình ảnh đêm giao thừa lúc ẩn lúc hiện trong tôi. Cái đêm 30 tết (2007) cay nghiệt khó quên không đoàn tụ hạnh phúc gia đình mà lại là "cái đêm" chia ly không kịp vẫy tay chào.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quan Hệ Quốc Tế. chồng tôi không chịu ngồi yên vì phải cỏng trên vai một gia đình vợ và 3 con dại. tuy rằng vẫn có sự giúp đỡ của gia đình ông bà nội của mấy cháu.

Anh Phong đã kiếm được việc làm ở cảng Chân Mây. Với đồng lương 500USD/tháng cũng tạm đủ sinh hoạt cho gia đình. Thế mà đùng một cái anh cho tôi biết là anh đang bị cô lập và đe đuổi việc, bởi anh đã mang tập san TDNL phân phát cho công nhân và cán bộ đọc.

Thế là mọi việc như dự tính lệnh đình chỉ công tác…

Trong bữa cơm tối gia đình, anh vẫn bình tĩnh và cười nói với các con. Anh còn nói với tôi "Em phải chứng tỏ gan dạ và chịu đựng mọi cay đắng sắp tới. vì anh sẽ lấy địa chỉ nhà mình làm trụ sở ĐTTVN." Thế là ít hôm sau tôi thấy trên tập san TDNL có lời giới thiệu sự có mặt của ĐTTVN và trụ sở đặt tại 86 Lê Ngô Cát – Huế. Anh phong đã quyết tử đánh bài lật ngửa với chính quyền cộng sản.

Có nhiều lần anh nửa đùa nửa thật nói với tôi "Em hãy tự lo lấy nhé và tập làm Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo thăm chồng tiếng khóc nỉ non".

Ngày mai lại đến kỳ thăm nuôi chồng, tôi cứ băn khoăn không biết lần này có khó khăn như lần trước không? Vì thường, sau khi hết giờ thăm chúng tôi còn tiễn nhau chừng vài bước. Thế mà lần thăm vừa rồi lại bị cấm.

Mọi khó khăn,vất vả sẽ được vượt qua bằng sức chịu đựng và nhẫn nại. Tôi còn nhớ có lần chồng tôi kể về các triều đại vua nhà Nguyễn từ 1802 -1954. Anh đã cố tình nhắc nhở đến các vua như Hàm Nghi, Duy Tân… các vị đang sống rất hạnh phúc trong vị thế của một ông vua của một nước. Chốn cung đình đầy đủ sơn hào hải vị, cung phi mỹ nữ, vui chơi không thiếu.

Thế mà họ dám nghĩ và dám làm một cuộc cách mạng hầu tìm cho dân tộc trị vì của mình có tính độc lập, tự chủ. Gần chúng ta nhất là vị vua Bảo Đại đã mạnh dạn múc một gáo nước tạt vào nước Pháp với câu nói bất hủ mang tính lịch sử thuộc địa "Ta thà làm dân một nước độc lập còn hơn là vua một nước nô lệ".

Câu chuyện kể của anh, tôi nghe lúc ấy không mấy hấp dẫn … Nhưng bây giờ, tôi thấy chồng tôi có một sự lựa chọn trong tim chân thành và quyết liệt. Lời kể như nhắn cho tôi hãy xem đó như là cả một tấm gương trong suốt của lịch sử, của một dân tộc, của những con dân có lòng yêu tổ quốc, quê hương và nhất là yêu Tự Do – Dân Chủ.

Thân phận chồng tôi có xá gì đâu đối với các bậc đế vương. Nhưng chồng tôi là con dân của một nước. Ý thức trách nhiệm và bổn phận làm dân phải biết vun xới cây Tự Do cây Dân Chủ ngày càng xanh tươi. Việc làm của anh không nhiều thì ít cũng làm cho tôi đau khổ biết nhường nào? Không phải vì thế mà tôi giận hờn trách anh hơn thế nữa tôi luôn tôn trọng cách hành xử của anh đối với chính quyền cộng sản.

Dù là hạt mưa sa thân gái bọt bèo, nhưng bổn phận làm vợ, làm mẹ nhất là người phụ nữ Việt Nam. Tôi luôn chia sẻ mọi sự khổ đau của chồng tôi. Tuy đôi vai gầy mòn nhưng cũng quyết gánh hai chữ Tự do – Dân chủ cho chồng khi lâm nguy.



Huế, này 19 tháng 03 năm 2008

Phương Thúy
viethoaiphuong
#24 Posted : Sunday, March 23, 2008 6:54:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lấy Chồng Homeless

DƯƠNG THỊNH .

Việt Báo Thứ Ba, 3/18/2008, 12:02:00 AM
Tác giả: Dương Thịnh
Bài số 2252 -1626-29-vb3180308

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt, thường chú ý tới đề tài quan hệ giữa Việt kiều và quê cũ. Sau đây là bài viết mới của ông, một chuyện tình lạ trong phố Việt tại Mỹ.

Nhìn cảnh 3 cha con đang ngồi trên bộ ghế sofa chỉ trỏ, đùa giỡn nói cười vui vẻ trước màn hình TV đang trình chiếu bộ phim hoạt họa Tom ... Jerry, hình ảnh chú mèo to lớn run rẩy, sợ hãi trước chú chuột bé tí, làm 3 người họ cười rũ rượi. Chị Thu cảm thấy vui sướng, ấm lòng hơn bao giờ hết. Chị không ngờ và không bao giờ nghĩ tới là mình lại có được một mái ấm gia đình lý tưởng hạnh phúc như ngày hôm nay. Một tổ ấm trên thuận dưới hòa, con cái ngoan, học giỏi. Chồng thì hiền lành, thương yêu vợ con, chăm sóc gia đình, và biết dậy dỗ con cái. Chị tự mỉm cười nghĩ lại câu chuyện cách nay 7 năm về trước.

*

Trước kia chị đã từng lập gia đình với một người thanh niên lớn hơn chị 5 tuổi. Năm đó chị mới có 19 tuổi, cái tuổi bắt đầu bước vô ngưỡng cửa đại học, cái tuổi mộng mơ, cái tuổi mới lớn muốn tìm hiểu dủ mọi thứ. Trong một tiệc mừng đám cưới, chị đã quen được với một chàng trai vui tính, ăn nói duyên dáng. Sau đó là những ngày hẹn hò liên tục. Chị đã bỏ lỡ chuyện học hành, mải lo vui chơi, cha mẹ có nói nhưng cũng không thể nào ngăn cấm được. Năm sau chị thúc hối cha mẹ làm đám cưới. Vì chiều ý con và cũng không muốn cho cuộc tình này kéo dài sẽ không tốt về sau , nên cha mẹ chị đã chấp thuận mặc dầu trong lòng ông bà không mong muốn tí nào, vì con còn qúa trẻ

Sau ngày đám cưới, hai vợ chồng chị sống thật hạnh phúc, vui vẻ. Chồng chị lại là người rất chiều chuộng vợ, đi đâu gặp bạn bè đều khen vợ mình là đẹp là giỏi, có món ngon vật lạ gì cũng không quên đến vợ. Mọi người đều khen chị là người thật diễm phúc. Chị thật mãn nguyện.

Vì học hành chẳng ra sao, lại không có bằng cấp nên chị đã đi học làm tóc, nails, cái nghề ở xứ Mỹ này dễ kiếm ra tiền. Qủa đúng như vậy! Sau khi đã đậu hai ngành này, chị kiếm được một chỗ làm rất tốt, đông khách, toàn Mỹ trắng tiền công và tiền tip rất cao; do đó cuộc sống của gia đình chị càng ngày càng khá hơn, tốt đẹp hơn. Chị đã tưởng rằng cuộc sống hạnh phúc của chị từ đây càng ngày càng tăng hoa kết trái, bền vững lâu dài; dù rằng từ khi lấy nhau đến giờ đã mấy năm rồi chị vẫn chưa sanh nở lần nào. Nhưng không, dạo này công việc làn ăn của chồng chị lại tỏ ra không khá, anh thuờng bị cho nghỉ việc, ví anh không có tay nghề cao. Anh chỉ làm Assemble cho các hãng điện tử, lương không đủ chi tiêu trong gia đình. Trong tình trạng này chị đã khuyên anh nên tạm thời ở nhà ít lâu trong nom gia đình, một mình chị có thể cáng đáng nổi việc ăn ở; từ từ mai mốt đây xem có công việc nào tốt rồi hãy tính sau.

Từ đó, mỗi khi chị đi làm là anh lại lái xe ra mấy quán cà phê, rủ mấy thằng ban ngồi đấu láo, nhìn ngắm mấy em hở đùi hở ngực châm trà, ngồi la cà mấy tiếng đồng hồ mới về. Cứ mỗi lần chị gọi phôn về thì ư nhu là anh đang ngồi trong quán. Hết cà phe rồi lại tới karaoke. Tuần nào cũng như tuần nấy kéo bạn bè về nhậu hò hét inh ỏi, hàng xóm phải kêu cảnh sát tới warning. Có lần vì có công việc cần, chị phải về nhà để lấy giấy tờ, mở cửa vào nhà thấy anh dẫn gái về nhà ngủ, chỉ giận run người nhưng vẫn nhẫn nhịn cho qua. Như thể được đà, càng ngày anh càng làm tới, nhiều lúc chuyện chẳng có gì anh cũng gây chuyện sinh sự, đập phá đồ đạc, rồi moi móc tiền bạc. Một lần vì không chịu nổi sự qúa quắt này, chị đã cự lại liền bị anh bóp cổ. Sự việc đến nước này chị đành đi bác sĩ chứng thương, làm đơn xin ly dị.

Từ ngày ly dị chồng, chị sống một cách rất thảnh thơi, ngao ngán hết chuyện đời; tuy có hơi buồn. Có nhiều người vợ bỏ hay bỏ vợ hoặc dã ly dị muốn tục huyền với chị. Có người còn độc thân cũng muốn xin kết hôn, nhưng chị đều thối thác. Một lần đã lầm lở chị không muốn có lại lần thứ hai. Những lới nói ngọt ngào tỏ tình, những cử chỉ săn đón nịnh bợ, những món qùa lấy lòng, chị đã từng nghe qúa nhiều trước đây, giờ nghe lại chị cảm thấy sao mà nó gỉa dối, vô duyên, trơ trẽn làm sao ấy! Nhất thời chị không thể nào chấp nhận được.

*

Trước đây chị không bao giờ uống cà phê, không hiểu sao bây giờ chị đâm ghiền. Có phải vì nỗi buồn trống rỗng hay cần phải có ly cà phê để đánh tan đi giấc ngủ trong khi làm tóc, làm móng cho khách? Chắc cả hai! Cứ mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị đều phải vô tiệm ăn mua thức ăn, ly cà phê dùng cho một ngày. Tù ngày ly dị chồng đến giờ mấy năm nay chị đâm ra lười nấu nướng, mà có nấu cho một người ăn chỉ thêm dính nồi dính chảo, chẳng bõ công! Vả lại chị đi làm tới 9-10 giờ đêm mới về tới nhà, lái xe đường xa mệt mỏi, làm việc mệt nên chỉ muốn tắm rửa, nghe nhạc đi ngủ.

Cả tháng nay, không hiểu sao chị có một nỗi buồn vu vơ, trong lòng như thiếu vắng nhớ nhớ một cái gì ấy, làm cho chị cứ phải để tâm nghĩ tới! Hay là tại người ấy?
Như mọi buổi sáng bình thường, chị bước vô nhà hàng ăn quen thuộc để mua đồ ăn. Chị thấy một thanh niện, vóc dáng khỏe mạnh, diện mạo sáng sủa, tóc dài tới vai, quần áo luộm thuộm, mặt mũi lem luốc đang ngồi đọc sách phía ngoài cửa tiệm, bên cạnh dựng cây đàn guitar. Anh cúi đầu đọc sách một cách say mê, không hề ngó ai. Trước mặt anh có để một cái mũ, trong đó chị thấy có vài đồng bạc giấy và tiền cắc.Chị ra vô nhà hàng này nhiều lần, chưa từng thấy anh bao giờ, chắc có lẽ anh từ đâu tới mới "định cư" ở đây. Sau khi mua đồ ăn xong ra ngoài, chị cũng bỏ vào mũ anh 2 đồng. Tò mò chị liếc vào cuốn sách xem anh đang đọc gì, một cuốn truyện bằng tiếng anh.

Ngày qua ngày, tháng qua tháng. Có lần chị thấy anh đọc sách, có lần thấy anh chơi đàn. giọng ca anh rất hay trầm ấm. Anh hát những bài ca đều mang tâm trạng như người thất tình. Đặc biệt anh không chìa tay xin ai cả, ai muốn bố thí thì bỏ tiền vào nón, anh cũng chẳng ngửng đầu lên nói một lời cám ơn. Anh cũng không hút thuốc, cà phê hay ăn nói tục tằn, chửi thề như những người homeless khác Mỗi lần đi mua đồ, chị không bao giờ quên "tặng" anh dăm ba dồng.

Vào buổi sáng kia, chị không thấy anh ngồi đó nữa, không hiểu sao lòng chị như sợ hãi, đưa mắt ngó quanh quất tìm kiếm. Nhìn trong góc phía xa, chị thấy một thân hình đang nằm co quắp ngủ, túi ngủ chùm kín đầu, nhưng chị biết là anh, vì trong góc tường có dựng cây đàn, cạnh đó là cuốn sách toán học. Chị đi lạj gần, nhưng không dám nhìn lâu vì thấy hơi kỳ kỳ. Chị bỏ 5 đồng trên cuốn sách của anh và bỏ đi. Trên đường lái xe tới chỗ làm việc, chị cứ mải nghĩ về anh, tự đặt câu hỏi: không biết có phải anh bị bệnh hay vì lý do nào khác mà không thể dậy nổi, khi ấy trời đã sáng, mọi cửa tiệm dã mở cửa bán hàng. Lúc đi làm về chị lại lái xe tới cửa hàng, không thấy anh còn ở đó nửa, người chị nóng nhu lửa đốt, chị cuống cuồng hoang mang như mất người thân. Chị lái xe quanh khu vực buôn bán chẳng thấy hình bóng anh đâu, đầu óc chị rối bời, bất giác hai dòng lệ chẩy trên gò má, chị đưa tay gạt lệ mà trong lòng chẳng hiểu vì sao.

Sáng sớm mai chị ra sớm, cũng chẳng thấy hình bóng anh đâu. Chị phôn cho chủ tiệm, nói là hôm nay chị bận việc phải đi làm trễ. Thế rối chị lái xe quanh các khu vực buôn bán, chợ búa của người Việt hy vọng sẽ tìm đuợc anh, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Người chị như thẫn thờ. Rồi cả mấy tháng trời trôi qua, ngày lại ngày mòn mỏi trông đợi, không nhìn thấy anh mỗi ngày chị như thấy nhớ nhớ, thiếu thiếu một cái gì đó, làm cho chị bồi hồi xao xuyến.

Trong khi chị đang dần dần mất niềm hy vọng, và từ từ lãng quên thì bất ngờ không biết ở đâu anh lại lù lù chui ra, đóng đô ngay nhà hàng cũ. Gặp lại anh, chị mừng rỡ khôn xiết và cũng chẳng cần e ngại giữ ý tứ gì nữa. Chị hỏi anh: "Sao lâu qúa không thấy anh ở đây nữa và bấy lâu nay anh đã đi đâu?" Gặp lại người thường cho tiền mình, anh cũng mừng, cho biết: "Tôi nằm bệnh viện hơn tháng nay. Ngày nọ tôi đang di trên đường thì ngã lăn ra ngất xỉu, nguời bên đường gọi 911 , xe cứu thương đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi khỏi bệnh tôi gặp người bạn Mỹ homeless rủ đi thủ đô Washington chơi, thăm viếng thắng cảnh, ở đó một thời gian lạnh qúa nên lại về đây."

Càng nói chuyện với anh chàng này, chị càng thấy anh ăn nói rất có duyên và là người có trình độ học vấn cao. Chị bạo gan đề nghị để chị chở anh về nhà chị, cắt tóc, tắm rửa, thay quần áo. Lúc đầu anh ngần ngừ chẳng biết tính sao. Chị cũng không tiện thúc hối. Cuối cùng anh gật đầu.

Sau khi tắm rửa, cạo râu, cắt tóc, thay quần áo (của chồng cũ chị để lại) trông anh chàng cũng bảnh bao, đẹp trai ra phết. Ai nhìn vào không thể nào nhận ra anh chàng Homeless bệ rạc trước kia. Rồi chị cũng nhờ anh trông coi, chăm sóc nhà cửa trong khi chị đi làm. Anh không từ chối. Điều làm chị sung sướng nhất là anh có cuộc sống rất ngăn nắp, thứ tự, sạch sẽ. Anh còn biết nấu nướng đồ ăn, mỗi lần chị đi làm về thấy nhà cửa rất tươm tất, gọn gàng , lại có cơm canh sẵn sàng, lòng cảm thấy vui vui. Từ đó chị không còn đi mưa thức ăn ở ngoài nữa. Nhận thấy anh rất ham đọc sách, chị mua nhiều sách báo về nhà, bất cứ loại sách báo gì anh cũng đọc dù Việt hay Mỹ. Anh chỉ có cái tội là hay nói lảm nhảm một mình, nhiều lúc chị thấy anh ngồi thừ mặt suy tư như đưa hồn về cõi xa xăm nào đó, chị tới gần mà anh cũng không hay.

Để gần nơi làm việc và cũng để tránh sự dị nghị của bà con, bạn bè, chị dọn về thành phố núi, nơi có ít người Việt cư ngụ.

Sau này chị mới biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy anh đi vào con đường homeless.

*

"Năm, 1975 cha mẹ anh gửi anh cho một người bà con đi vượt biên bằng đường thủy, lúc ấy anh mới 12 thuổi. Qua đến Mỹ, anh cố gắng học hành để khỏi phụ lòng cha mẹ. Anh ra trường Highschool với điểm cao, được chuyển thẳng lên Đại Học và chọn môn học về Quản trị Kinh doanh.

Có bằng cấp trong tay anh xin việc rất dễ dàng. Cứ 2 tháng một lần anh đều gởi thùng qùa về cho gia đình bán, để tiêu pha và trang trải nợ nần ngày anh ra đi. Cuộc sống của anh tưởng chừng không có gì thay đổi, nhưng một "biến cố" xẩy ra đã làm thay đổi số phận của anh: anh đã mê muội trên con đường tình ái.

Anh đã theo đuổi, yêu say đắm một người con gái làm cùng sở, cô ta mới vào làm việc được mấy tháng nay. Cô gái có một nét đẹp thùy mị, xinh xắn, dễ thương. Anh đã bị hớp hồn ngay ngày đầu tiên khi cô ta mới tới làm việc. Điều măy mắn đến với anh có được dịp làm quen với người con gái, là anh đã được ông chủ đề nghi anh giúp đỡ, chỉ dẫn cho cô những vấn đề gì cô không hiểu trong công việc, vì cô là nhân viên mới. Dần dà anh đã yêu cô ta lúc nào không hay. Anh đã đêm nhớ ngày mong. Nhớ những ngày lễ lớn trong năm, ngày sinh nhật của nàng, ngay cả ngày lễ tết cổ truyền dân tộc Việt Nam để anh có dịp tặng hoa, tặng qùa rủ người đẹp đi chơi.

Nhân dịp ngày lễ cuối năm, sở có tổ chức Party cho tất cả nhân viên vui chơi, anh đã bạo dạn tỏ lời cầu hôn cùng nàng nhưng đã bị từ chối khéo, chỉ coi anh là bạn. Sau này anh mới biết là nàng đã có bạn trai làm cùng sở nhưng khác phòng và họ sắp làm đám cưới, điều này trong sở ai cũng đều biết chỉ riêng anh thì không.
Qúa tuyệt vọng, chán chường, trong một giây phút thiếu suy nghĩ, anh đã làm một quyềt định điên rồ: uống thuốc tự vận. Vì uống thuốc qúa liều nên anh đã bất tỉnh. May nhờ có người bạn cùng sở tới nhà chơi đã phát giác kịp thời đưa anh đi bệnh viện làm CPR hồi sinh, rửa ruột. Anh đã được cứu thoát kịp thời, giữ được mạng sống, nhưng đầu óc lại có vấn đề. Kể từ ngày đó anh không còn hoạt bát, lanh lợi như xưa. Công việc lại có phần trễ nải, hết phạm lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, cuối cùng anh bị cho nghỉ việc.

Ở nhà buồn chán, nghĩ vẩn nghĩ vơ, bạn bè không ai thăm hỏi, lui tới. Anh đi lang thang ngoài đường, sáng đi tối về, dần dà 1-2 ngày mới về nhà một lần, 1 tuần về một lần; sau cùng anh không còn thiết tha gì đến nhà cửa nữa. Anh đã thực sự gia nhập đội ngũ "Cái Bang"

*

Nhờ công việc làm tóc, nails chị Thu quen rất nhiều người thuộc đủ mọi giới, mọi ngành nghề trong xã hội. Trong lúc làm việc cho khách, chuyện trò qua lại, chị có đề cập dến trường hợp muốn cứu giúp một người đang mắc bệnh tâm thần. Không ngờ lời yêu cầu của chị được mọi người sốt sắng sẵn sàng giúp đỡ, trong số đó có 2 vị: một là Bác Sĩ trị về bệnh tâm thần và vị kia là khoa trưởng Dược Khoa. Họ đã tới nhà thăm hỏi, khám bệnh và cho thuốc.

Nhờ uống thuốc và tập thể dục đều đặn anh Homeless của chị đần dần khá hơn rất nhiều. Trước kia anh như người sống trong mộng, hồn vía để đâu đâu, sống bên cạnh chị mà coi chị như "chiếc bóng bên đường" không bao giờ quan tâm hay hỏi thăm đến một câu. Bây giờ anh đã khác hẳn, sống thực tế nhiều hơn. Anh dã biết khen chị hôm nay mặc bộ quần áo đẹp, bữa khác có mái tóc đẹp. Chị đi làm về cũng hỏi được vài câu: có mệt không? Có đông khách không? Có chuyện gì vui buồn không? Nhất là anh dã biết nhìn thẳng vào mắt chị mỗi khi nói chuyện. Chị nghĩ: Anh đã "sống" lại rồi!

Thấy tâm trí của anh tạm ổn định, chị liền đưa anh đi làm lại toàn bộ giấy tờ mà anh đã làm mất hay đã bị anh chàng Cái Bang nào móc túi. Một điều may mắn là anh còn nhớ lại được số An Sinh Xã Hội nên việc làm lại giấy tờ cũng không khó khăn gì bao nhiêu, chỉ thời gian hơi lâu mà thôi.

Để đánh dấu ngày anh được coi như lành bệnh (theo nhận định của Bác sỹ) chị đã tổ chức ngày sinh nhật cho anh. Chị đã mời tất cả những khách hàng đã từng giúp đỡ hay khuyến khích chị trong việc chữa trị cho anh. Họ tất cả rất hân hoan đến tham dự. Trong bữa tiệc một người đã đưa ra một offer: Hiện trong xưởng của chồng bà ta đang thiếu một nhân viên làm kế toán tài chánh, vì người làm cũ xin nghỉ dọn đi Tiểu Bang khác. Bà có ý muốn anh làm công việc này. Nhìn anh, chị hồi hộp, lo sợ không biết anh có làm nổi không? Không biết anh sẽ trả lời ra sao đây? Thật không ngờ anh trả lời rất trôi chẩy, lại còn pha trò làm mọi đều cười ồ. Chị thở phào nhẹ nhõm.

Thế là anh có việc làm. Những ngày đầu tiên anh đi làm chị lo lắng hết sức, không hiểu sẽ có chuyện gì xẩy ra cho anh không?. Hỏi anh, anh chỉ mỉm cười. Mấy tháng sau bà khách offer job có dịp gặp lại chị và báo một tin mừng: "Chồng bà khen anh làm việc đắc lực, rất giỏi. Không chừng nay mai sẽ cất nhắc anh lên làm chỗ cao hơn" Nghe thế, chị khấp khời mừng thầm.

Cũng ngày hôm đó anh đã chính thức nghỏ lời cầu hôn, đeo nhẫn cưới vào tay chị, cái ngày mà chi hằng mong mỏi từng giây từng phút .Cái ngày mà...

-Em đang suy nghĩ gì vậy?

Câu hỏi đã kéo chị trở về với thực tại. Anh Homeless và các con đã đứng sau lưng chị hồi nào mà chị không hay. Chị ngước mắt nhìn chồng, nhìn con mỉm cười sung sướng.

DƯƠNG THỊNH
viethoaiphuong
#25 Posted : Monday, March 24, 2008 4:28:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tây Tạng giá băng !

Đưa đôi tay chống điên cuồng nghiệt ngã
Dùng tấm thân đỡ bạo lực tham tàn
Bởi bá quyền bao truyền kiếp dã man
Làm đất nước, người dân tôi, khốn nạn

Da thịt nào không nát, trước lằn tên mũi đạn
Máu xương nào không rơi, giữa khói lửa tan hoang
Nào quân đội, nào vũ khí, xe tăng
Bắn xối xả, lớp lớp người ngã gục

Tiếng đàn bà, trẻ em, khóc la ơi ới
Tiếng thanh niên, nam nữ, rên rỉ phì phèo
Kẻ nằm im, trên vũng máu, cong queo
Kẻ thảng thốt, giật bắn mình, tung tóe

Tiếng bé thơ, lượn bò quanh, mẹ mẹ
Tiếng trẻ thơ, rờ thân xác, cha cha
Trông lạnh lùng, vắng ngắc, tựa hồn ma
Đàn con dại, giữa hung tàn bạo lực

Rừng núi hoang vu, điệp trùng Hy Mã
Cha mẹ đâu rồi, một cõi tuyết băng
Chết tre, bỏ lại mầm măng
Tấm thân côi cút, khó khăn muôn bề
Còn chi, mà nói vỗ về
Còn chi, mà nói não nề đắng cay

Nâng đôi tay, đỡ khung trời sụp đổ
Níu đôi chân, dẫm vùng đất tiêu sơ
Trời nghiêng, con trẻ dại khờ
Đất nghiêng, con trẻ bơ vơ một mình

Đâu phải chỉ riêng em
Đâu phải chỉ riêng chị
Đâu phải chỉ riêng anh
Cả quê hương, trơ lá trụi cành
Cả dân tộc, triền miên thống khổ

Hơn năm mươi năm, không còn lời than thở
Nửa thế kỷ trôi qua, thế giới cũng bó tay
Kẻ xâm lăng, quyết một mực xéo dày
Quyết đồng hóa triệt tiêu tên Tây Tạng

Hơn năm mươi năm, hơn một triệu người nằm xuống
Hơn nửa thế kỷ, từng đợt dân lành xương thịt nát tan
Đất nước này, gánh chịu bao thảm khốc, kinh hoàng
Dân tộc này, hứng lấy bao tang thương, tủi nhục

Máu đã đổ rồi em
Máu đã rồi rồi chị
Máu đã đổ rồi anh
Hỡi thế giới hôm nay, có nghe tiếng thất thanh
Hỡi nhân loại hôm nay, có nghe tiếng trầm thống
Cái bộ mặt bá chủ, bá quyền Trung Cộng
Cái bộ mặt nước lớn, nước mạnh Hán Tàu
Làm cho người dân Tây Tạng chìm sâu
Làm cho đất nước Tây Tạng xóa sổ ???

Máu đã đổ xuống
Người đã ngã gục
Niềm đau tủi nhục
Thống thiết đọa đày
Rừng Hy Mã tuyết trắng mù bay
Người Tây Tạng mịt mờ băng giá !!!

Tháng 03 – 2008
Mặc Giang
viethoaiphuong
#26 Posted : Monday, March 31, 2008 1:20:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Việt Luận phỏng vấn Giáo sư S.B.YOUNG về

TÌNH HÌNH VIỆT NAM NGÀY NAY
Thế lực cầm quyền, đối ngoại, biểu tình, Hoàng Sa và Trường Sa



LGT . Giáo sư S.B.YOUNG là người rất quen biết của Cộng đồng việt nam hải ngoại . Trước 30 / 04 / 1975, ông là Phụ tá đặc biệt cho Đại sứ Hoa kỳ tại Sài gòn . Về Hoa kỳ, ông giảng dạy tại Đại học Luật khoa Harward và làm Phó khoa trưởng . Sau đó, ông về sanh sống tại Minnesota và giảng dạy văn hóa việt nam tại Đại học Hamline .

Hiện nay, ông làm Tổng Giám đốc một Tổ chức Tài chánh và Tín dụng quốc tế .

Ông cho xuất bản một số tác phẩm biên khảo về văn hóa, lịch sử việt nam . Quyển có giá trị cao là Nhân quyền ở Tàu và Việt nam, Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ .

Trong gần đây, ông có xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu chung quanh đề tài " kinh tế và đạo lý " .

Xin mời quí độc giả theo dỏi bài phỏng vấn của VL dưới đây .

Việt Luận .

VL. Theo ông thì trong năm 2007 những thành quả dân chủ nào tại Việt Nam được xem là đáng chú ý nhất?

S.YOUNG . Theo tôi, trong năm 2007, trong những sự việc xảy ra ở Việt nam đáng chú ý và hoan nghên hơn hết là những cuộc biểu tình của tuổi trẻ ở Sài gòn và Hà nội chống sự bành trướng của Trung Quốc xâm chiếm lảnh thổ Việt Nam. Từ 1975, Việt nam chưa có xảy ra cuộc biểu tình nào vì một chính nghĩa chính trị . Hai sự việc mà Đảng Cộng sản sợ nhứt là một ông Gorbachev sẽ lên làm Tổng Bí thơ và thanh niên, sinh viên sẽ xuống đường như vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nổ lực của cấp lãnh đạo đảng là dùng đủ mọi khả năng và mọi thủ đoạn để tránh hai sự việc đó xảy ra .

VL . Ông có nghĩ là cộng đồng người Việt tại hải ngoại có hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước đúng mức chưa?

S.YOUNG. Xin lỗi mà nói từ 1975 đến hôm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại chưa bao giờ hổ trợ công cuộc tranh đấu cho dân tộc, cho tổ quốc một cách đúng mức .

Tôi đã dám thật lòng nói bao nhiêu lần mỗi khi có dịp thăm viếng, nói chuyện với cộng đồng người việt ở Úc Châu, Pháp, Bỉ, Canada, Mỹ, là cộng động người Việt ở hải ngoại nên cố gắng tự mình chế giảm bớt sự chia rẻ, sự ganh tị người này với người kia, đè nén bớt tham vọng cá nhân phải mình mới làm lãnh đạo, vân, vân…

Thí dụ, ở trong nước, những người dân chủ cần phương tiện tài chánh để hoạt động . Ở hải ngoại, có nhiều người việt nam thiếu gì tiền bạc vì có nhiều người việt nam làm ăn giàu có lắm rồi, nhưng cộng đồng nói chung chưa thiệt tình sẳn lòng đóng góp đều đặng để yểm trợ những người tranh đấu ở trong nước và nhứt là những người vì tranh đấu, biểu tình bị tù tội, gia đình lâm vào cảnh khó khăn . Như vậy, bộ máy Công an cộng sản không có gì để lo sợ ở sức mạnh của cộng đồng ngườiViệt hải ngoại. Hơn nữa, họ còn đánh giá cộng đồng ấy là bất lực, thiếu khả năng, làm việc không có hiệu quả .

Thí dụ thứ hai . Công An sợ Cộng đồng người Việt Nam hải ngoại sinh hoạt thành một lực lượng chính trị đối với các Chính phủ dân chủ ở Úc, Canada, Mỹ, Âu Châu để ảnh hưởng đến các vị Dân cử và Chính phủ các nước này sẽ nghe theo các yêu cầu của Cộng đồng người Việt đối với quê hương . Nhưng vì những tranh chấp thường vô ích vì phe cánh với nhau mà vô tình làm suy mất uy tín nhau, vân vân,…Rồi Cộng đồng Việt Nam hải ngoại bị chia rẻ thành nhiều mảnh vụn, nhiều phe nhóm, có cả những nhóm nhỏ xiếu, và, vì lý do đó mà không có ảnh hưởng lớn đúng mức lẻ ra phải có .

Thi dụ thứ ba . Sự ganh tị cá nhân, sự tham vọng cá nhân, tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhóm Phản gián của Công an để họ phá các tổ chức có uy tín và hoạt động ít nhiều hiệu quả Họ nhằm đánh mạnh những người lãnh đạo có uy tín, có lòng yêu nước thiệt, có tài giỏi và biết làm việc. Công an đã nói với tôi rằng: "Ở hải ngoại, không có tổ chức nào mà không có chúng tôi " . Nếu họ không chụp mủ vu cáo anh này hoặc xúi bà vợ của anh kia ghen phá, ngăn cản không cho anh ấy tham gia tranh đấu . Nếu thấy ngăn cản không được "việc anh đang làm ", thì họ mua chuộc vợ, em ruột, bố mẹ bằng cách đề nghị những cơ hội làm ăn tại Việt nam . Họ có thể giới thiệu một cô hay một bà đẹp và thông minh cho anh . Nếu anh không thích gái đẹp, thì họ tìm cách cho người sẳn quen với vợ anh để nói với vợ anh là anh ấy có "mèo". Thiếu gi cách làm để phá uy tín, làm hoang mang tinh thần của những người có tiếng là sáng suốt, có tâm hồn tốt, có thiện chí .

VL. Ông nhận xét thế nào về những áp lực chính trị quốc tế hiện nay đối với Hà Nội trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ? Và phản ứng của Hà Nội ra sao?

S.YOUNG. Nói thật mà buồn . Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản không sợ áp lực chính trị quốc tế. Họ có Trung Quốc ủng hộ sau lưng mà . Họ đã dâng đất, dâng biển để mua chuộc rồi . Ngày nay, người cộng sản hà nội chỉ muốn lấy tiền cho nhiều , cho họ sống sung sướng bù lại trước đây cực khổ, cho con cái ra ngoại quốc ăn học để ngày mai thay thế họ tiếp tục cầm quyền nữa . Họ đâu có muốn làm chính trị thật sự lo cho dân gì nữa . Các tôn giáo đã có một thỏa thuận tạm thời với Đảng để được hưởng một chút tự do tôn giáo như làm lễ, xây chùa, nhà thờ, in kinh sách ... Trong nước không có lực lượng chính trị nào mà Cộng sản lo sợ. Vì vậy, nếu người việt ở nước ngoài muốn gây áp lực đối với Đảng cộng sản, thi họ vận động ai? Lấy đâu làm sức mạnh ?

Kinh tế phát triển mạnh và đương lên . Đảng và Nhà Nước có đủ tiền trả lương Công an cao để Công an sẳn sàng ngăn chặn những những ai đòi hỏi tự do, nhân quyền,… có ảnh hưởng xấu đến chế độ . Họ còn sợ gi nữa chớ ?

VL. Chính sách của Hà Nội bị ảnh hưởng của Trung Quốc rất nhiều, ông có thể cho biết thêm về điều này?

S.YOUNG. Theo tôi, một nhóm của Đảng đã quyết định làm đệ tử trung thành của Đảng Cộng sản Tàu để dựa vào thế lực của Trung Quốc làm cho các đảng viên cộng sản việt nam khác nể sợ, không dám tranh giành quyền lực với họ . Như vậy, Đảng phải cởi mở đối với dân chúng về mặt kinh tế xã hội . Đảng làm kinh tế thị trường để dân chúng, ai có điều kiện làm ăn, cứ làm ăn, làm giàu nhưng phải có chổ dựa thì công an không đàn áp, hà hiếp như hồi xưa . Nhưng về chế độ cai trị, Đảng cộng sản vẫn không nhượng một chút nào. Trung Quốc khéo lắm . Họ cho phép Việt nam chơi với Mỹ một chút ít, chớ không nhiều, như để Việt nam được cởi mởi về kinh tế . Và đó cũng là cơ hội để cho Trung quốc làm giàu trên đất nước Việt nam . Dĩ nhiên Đảng cộng sản việt nam cũng kiếm được chút tiền lì-xì của ông chủ Tàu trong các vụ làm ăn này .

VL. Ông có nghĩ là trong nội bộ Đảng Cộng Sản VN hiện đang chia làm hai nhóm – nhóm thân Mỹ và nhóm thân Tàu, và theo ông thì nhóm nào đang chiếm ưu thế hơn?

S.YOUNG. Đúng . Theo tôi thì có hai phe thực sự. Phe chống Trung Quốc thì gồm có những người có lương tâm biết yêu Việt nam . Họ muốn đi với Mỹ nhiều hơn để bảo vệ quê hương. Phe này gồm đa số những người trẻ trong Đảng và Quân đội và có cả một số không nhỏ có chức vụ cao trong Chính phủ . Nhưng, phe đi với Trung Quốc thật sự nắm quyền Công an . Chúng ta chưa quên vụ T2 tới nay không có ai đủ sức giải quyết nghiêm minh đúng theo luật pháp . Vậy ai cũng thấy rỏ hiện nay ai cai trị thật sự Việt nam ? Người Việt nam hay người Tàu ? Cả Đại tướng anh hùng Điện biên phủ Võ Nguyên Giáp cũng phải chịu dơ hai tay đầu hàng để được sống yên thân tuổi già !

VL. Ông dự đoán thế nào về tình hình chính trị của VN trong thời gian sắp tới?

S.YOUNG. Phe nhóm Công an theo Trung Quốc sẽ có đủ thế lực để điều khiển thực hiện các quyết định lớn cho 5 năm nữa .

VL. Trong năm cuối cùng còn tại chức, theo ông, chính sách của TT Bush có thay đổi gì nhiều đối với VN hay không?

S.YOUNG. Ông Bush sẽ không lưu ý tới Việt nam chút nào đâu . Ông sắp về hưu và đã bắt đầu không lo làm việc nữa .

VL. Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đã có một chiến lược ngắn và dài hạn cho vùng Đông Nam Á trong đó có VN

S.YOUNG. Sự lo ngại số một, số hai, số ba, số bốn của nhóm Ông Bush là chiến tranh Iraq và chiến tranh chống khủng bố Al queda và Taliban. Ngoài những điều đó, không còn bao nhiêu sự tính toán, sự lo ngại, cho các công việc khác. Ở Á châu, nhóm Bush lo nhất về Bắc Hàn có bom nguyên tử . Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam á hồi giáo thường là công việc của các viên chức trung cấp ở Bộ Ngoại Giao lo và trách nhiệm nhiều hơn .

VL. Theo ông thì người Việt trong và ngoài nước gần phải làm gì trong lúc này để gây áp lực buộc chính quyền đảng CSVN phải cởi mở hơn, dân chủ hơn?

S.YOUNG. Tổ chức sinh viên, lao động, nghiệp đoàn, thành phần trí thức tìm lấy những chủ trương bí mật của Đảng, tài sản của Đảng, đem phổ biến cho dân nghe và biết. Giải thích cho dân chúng hiểu rỏ những cái sai trái gây thiệt hại đến các quyền lợi chánh đáng của dân mà lẽ ra ở một nước tự do dân chủ, người dân được luật pháp bảo vệ . Gây sự chia rẻ trong hàng ngũ Đảng Cộng sản . Phơi bày những hành vi tham những, hà hiếp dân chúng của các đảng viên từ địa phưong như tỉnh ủy, huyện ủy,… để cho họ mất uy tín lãnh đạo . Cụ thể, thiết lập hồ sơ các vụ tham nhũng, hồ sơ tài sản, nhà cửa, các công ty của cán bộ đảng viên, và công bố những sự thực đó lên internet để thiên hạ biết rỏ ở Việt nam ngày nay, ai có tiền, ai vẫn nghèo đói, rách rưới hơn trước đây nhiều . Tố cáo, vạch mặt những đảng viên Công an hoạt động ở hải ngoại, xăm nhập đánh phá Cộng đồng người việt ở khắp nơi .

VL. Sang vấn đề Hoàng sa và Trường sa, ông có nghĩ là Trung Quốc chiếm 2 hòn đảo này nằm trong chiến lược lâu dài muốn làm bá chủ vùng biển Thái Bình Dương?

S.YOUNG. Đúng lắm . Từ 20 năm nay, Trung Quốc có chiến lược mới đối với Đông Nam Á . Trong lịch sử 3,000 năm Trung Quốc chưa bao giờ có một kế hoạch chiến lược như vậy. Họ chỉ đánh vào Việt nam vài lần rồi rút về phía bắc. Nhà Nguyên đánh Miến điện một lần . Thế thôi. Bây giờ, họ dựng lên và nuôi dưởng một Chính phủ tướng lãnh để thay mặt họ cai trị dân Miến điện, họ làm cố vấn cho Hun Sen tại Cam- bốt, ủng hộ phe mạnh trong Đảng Cộng sản Lào, và " ăn nói ngon ngọt " với Nhà Vua Thái Lan .

Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn luật biển của họ nói rằng cả Biển Nam Hải là lãnh thổ nội địa của Trung Quôc. Hồi xưa có Bắc Triều nhưng đã có nói ngang ngược như vậy không ?

Bây giờ Trung Quốc đương nổ lực phát triển và canh tân hải quân cho lớn mạnh, có khả năng tác chiến cao . Để làm gì ? . Tôi nghĩ ai cũng có thể trả lời rồi !

VL. Tại sao phản ứng của chính quyền CSVN rất dè dặt, phản ứng lấy lệ và thậm chí ngăn cản sự biểu tình chống Trung quốc của giới trẻ tại Saigon và Hà Nội?

S.YOUNG. Theo tôi, trong Đảng hiện nay, có nhiều đảng viên không đồng ý với nhóm cầm quyền ở trên muốn nhờ thế Trung Quốc để tiếp tục cầm quyền lâu dài và cai trị Việt nam dể hơn, theo đường lối giống Trung quốc, nên họ mới dám cho phép sinh viên biểu tình nhưng họ theo dỏi và kiểm soát . Họ phải ngăn chặn để tránh cuộc biểu tình có thể bung lớn ra mà họ không kiểm soát được nữa . Và đó cũng là một "dấu hiệu" cho phía Trung Quốc lo ngại để không ép Đảng cộng sản hà nội quá mức .

VL. Trước hoàn cảnh thực tế hiện nay, theo ông thì cộng đồng người Việt trong và ngoài nước phải làm gì để có thể lấy lại chủ quyền của hai đảo Hoàng sa và Trường sa? Và pháp lý có cho phép lấy lại được không khi Vviệt nam có một chế độ khác, như một chế độ dân chủ tự do ?

S.YOUNG. Phải có một số người Việt Nam là đại diện thiệt tình của Việt nam ở trong và ở ngoài nước, nói với tính cách long trọng, các lý do tại sao Chính phủ Hà nội không phải là đại diện chính thức của nhân dân việt nam . Họ không có đủ tư cách chính thống để nhượng cho Trung Quốc bất kỳ cái gì . Mọi việc nhượng ngày nay chỉ là sự thỏa thuận trong bóng tối . Như buôn bán chợ đen . Và nói thêm rằng một ngày nào đó, Việt nam có đủ tư cách pháp lý chính thống sẽ lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa .

Thí dụ, " Đại diện Việt nam " nói ở trên đây gởi thơ cho Liên Hiệp Quốc, cho Tòa án quốc tế, cho các Chính phủ thế giới, …kêu gọi sự quan tâm giúp đở Việt nam, một thành viên cộng đồng thế giới, bị nước láng giềng dùng bạo lực quân sự xăm chiếm lãnh hải và lãnh thổ .

Tôi xin nhấn mạnh rằng mọi cuộc xăm lăng, mọi sự chiếm lấy đất đai bất hợp pháp thì không bao giờ có hiệu lực đối với luật pháp quốc tế . Nước nào bị mất tài sản quốc gia thì nên biết giử chính nghĩa về phap lý của mình . Không bao giờ nên thừa nhận chính thức hoặc công khai sự gian manh ăn cướp của kẻ láng giềng hung bạo .

VL. Xin trân trọng cảm ơn ông YOUNG .
viethoaiphuong
#27 Posted : Monday, March 31, 2008 3:39:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
*Hấp Hối

Ta giãy giụa trên giường
Kêu la như ác thú
Những hung thần kinh sợ
phủ phục rất dễ thương
Ta chết đói tình người
Quơ quào lòng thương hại
Ngốn ngấu thói đời cay
Đã thưa dần hơi thở
*Nợ
Ôi! mười năm gồng gánh mộng tan nhanh
bảy năm Lính ngỡ bạc đầu xuân xanh
tự dỗ dành mốt mai mình còn sống
khập khểnh về mơ nốt chuyện ân tình...
*Người hay ta
Guốc khuya đau hồn dã
Ta nằm chết cong queo
Y viện buồn sụp đổ
Đôi tay người hư vô
Đêm vỗ trán ran rát
một giọt sương lạc loài
xin hôn hoài ngây dại
cúi đầu chạm tương lai
côn trùng chợt vỗ cánh
ta giật mình rơi nhanh
người ơi còn gì nữa
đời mặc áo vô tình...
Guốc khuya dòn cô độc
Ngôi nhai thời gian ngon
dường như mình đang khóc
hay ta đào huyệt chôn...
Vì sao nào ngu muội
Làm kẻ chứng nhân điên
Vò đầu từng con muỗi
hỏi thăm chuyện tình riêng
Ta xới nhầu giấc ngủ
Xem có gì lạ không
thế sao lừng khừng mãi
Ta hay người qua sông ?...
Sa Chi Lệ

viethoaiphuong
#28 Posted : Monday, March 31, 2008 3:54:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phận má hồng

1
Đã biết từ xưa phận má hồng
Lòng nào có ngại chuyện gai chông
Đôi đường đã hẳn thân đơn chiếc
Muôn dặm dù cho núi chập chùng
Đêm họp hội đoàn buồn đứt ruột
Ngày nhìn cán bộ giận cành hông *
Tổ chim đã vỡ thôi đành chịu
Nói nữa làm chi chỉ não lòng

2
Nói nữa làm chi chỉ não lòng
Nước chung thì hận cũng là chung
Nhìn về thêm tủi cùng tiên tổ
Ngoảnh lại càng sầu với núi sông
Hai chữ tự do cân vạn lạng
Một trò cách mạng đáng bao đồng
Dân nghèo dân khổ như trâu ngựa
Mà đảng ngồi trên cứ kể công

3
Mà đảng ngồi trên cứ kể công
Tình dân ai có hiểu cho cùng
Nghĩ thân ngày vắng đoàn xe rộn
Buốt dạ khua về ngọn gió đông
Kẻ khóc tàn canh đêm bất tận
Người buồn suốt tháng hận lưu vong
Bế con trăng lại soi bên cửa
Chỉ thấy mây xanh núi chập chùng

4
Chỉ thấy mây xanh núi chập chùng
Bao giờ món nợ trả cho xong
Nước bao nhiêu mối tình bao thuở
Mây mấy từng xa biển mấy trùng
Nỗi nhớ niềm thương là bạn hữu
Câu đau chữ nhục cũng tương đồng
Nay con thành đạt là may mắn
Một chút vui riêng cũng đủ mừng

5
Một chút vui riêng cũng đủ mừng
Nhìn con lòng mẹ thấy rưng rưng
Đã trời Nam trước tình thân thiết
lại biển Đông xưa sóng hãi hùng
Tình mẹ, vốn đẩy lùi sỏi đá
Lòng son đâu có sợ mưa giông
Con ơi mau lớn con thương mẹ
Nhắc đến tình con mắt lệ tròng

6
Nhắc đến tình con mắt lệ tròng
Nhớ ai hay chỉ nhớ mông lung
Không tin lại cứ cầu thư đến
Chẳng đợi mà sao lại vẫn mong
Chẳng để kẻ thù cười giữa mặt
Lẽ nào chịu chúng đạp trên lưng
Vần thơ gọi gửi lời thâm tạ
Năm hết nghe như oán hận chồng
Huệ Thu
*nhớ những năm tháng kẹt lại VN đêm đêm họp hội đoàn ban ngày ngoài lề đường bán sách nhìn cán bộ lộng hành!
viethoaiphuong
#29 Posted : Wednesday, April 2, 2008 11:01:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đàn Chim Việt Văn Cao
http://members.shaw.ca/S...1977/Saigon/DaoPhu2.html

Một Đêm Đàn Lạnh Trên Sông Huế
Văn Cao

Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời

Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru

Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
Em nghe anh dạo khúc thu xa
Thuyền xuôi về bến mô thuyền hỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà

Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi

Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thủy(*) gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương

Em cạn lời thôi anh đứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh

Văn Cao


(*) Tên gọi khác của sông Hương


** nguồn : SươngThu - VietBao
http://forums.vietbao.co...PIC_ID=39384&whichpage=4
viethoaiphuong
#30 Posted : Saturday, April 5, 2008 11:53:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CUỘC TRANH LUẬN TRONG CÂU CHUYỆN NGUỜI MÙ SỜ VOI

Từ hôm ngưng tuyệt thực đến nay, tôi đã có dịp đọc một số bài nhận định về kết quả cuộc đấu tranh giành lại tên Little Saigon của Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali nhưng chưa có dịp góp ý và trả lời. Do đã trình bày một số nét sơ khởi trong phần phát biểu tại buổi Văn Nghệ của New Land Tivi và Việt Báo tổ chức tại GI Forum tối 29/3/08, tôi sẽ giải thích với nhiều chi tiết hơn trong bài này để Đồng Bào tại San Jose nói riêng và khắp thế giới nói chung đã, đang quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tên Little Saigon tại Khu Thuơng Mại trên đường Story hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện và lý do đưa đến quyết định ngưng Tuyệt thực cuả tôi vào sáng ngày 13/3/2008.

I . DIỄN TIẾN NỘI VỤ:
Vào chiều ngày 12/3/08, ngày Tuyệt thực thứ 27 và Tuyệt ẩm thứ 7, tôi quá mệt nên nằm lì trong lều ngủ thay vì ra ngồi với thân hữu từ 9 giờ sáng đến 10 giờ rưỡi tối như thường lệ. Nhiều Đồng Bào muốn gặp nhưng tôi từ chối không tiếp vì quá mệt. Chỉ khi Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Ngọc Tiên baó có chuyện quan trọng cần bàn, tôi mới mở phẹc mơ tuya lều để hỏi xem chuyện gì. CT Tiên chồm toàn thân người vào trong lều, thò 2 chân bên ngoài, trần tình với vẻ phấn khởi: “Đã có giải pháp hoàn hảo. Thị Trưởng Chuck Reed, Phó Thị Trưởng Dave Cortese và Nghị Viên Sam Liccardo đã đồng ý cho dựng cổng chào Little Saigon theo yêu sách cuả mình. Thành phố cũng sẽ cấp một ngân khoảng tương đương với số tiền chúng ta gây qũy được. Chúng ta có thời hạn tạm thời tối đa 3 năm để gây qũy, thiết kế theo đúng quy định an toàn và những quy trình, quy phạm khác theo Điều Luật 9.3 của HĐTP và dựng lên cổng chào ‘Welcome To Little Saigon’ vĩnh viễn tại giao lộ Đường Story và Mc Laughlin. Anh có thể sửa đổi văn bản nầy nếu muốn.” Nói xong, CT Tiên đưa bản Recommendation tiếng Anh cho tôi xem. Tôi phần mệt, mắt mờ, trong lều lại tối nhưng cố tập trung tư tưởng để hiểu đúng nội dung văn bản. Điều gây ấn tượng nhất là bức hình cái Cổng chào Little Saigon (lúc đó tôi tưởng do Cơ Quan Tái Phát Triển cuả Hội Đồng Thành Phố San Jose thiết kế theo chỉ thị cuả Thị trưởng Chuck Reed). Đọc xong, tôi hỏi: “Phần Hội Đồng Thành Phố cấp ‘matching fund’ đâu không thấy?” CT Tiên trả lời: “Ngày mai họ sẽ thêm vào trong văn bản chính thức. Tối nay, Nghị Viên Sam Licarrdo sẽ xuống gặp anh và ngày mai anh sẽ lên phòng Chuck Reed để ký Agreement.” Tối hôm đó, NV Kansen Chu tới gặp tôi đầu tiên. Tôi bảo ông: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa hiệp với Thị Trưởng Chuck Reed. Ông nhớ yêu cầu Pete Constant và Pierluigi Oliverio yểm trợ thoả hiệp nầy để chúng ta có đa số 6 phiếu!” Sau đó NV Pete Constant cũng đến gặp tôi (do NV Kansen Chu mời theo lời tôi nhắn) và yêu cầu được nói chuyện riêng. Constant cần gặp riêng vì muốn thảo luận với tôi về thỏa hiệp, muốn biết quyết định của tôi, muốn biết rõ tôi yêu cầu ông ta làm gì và luôn tiện thông báo Phiên họp ngày 25/3 ông vắng mặt vì bận công tác xa . Tôi trình bày sơ về thỏa hiệp và yêu cầu ông ta yểm trợ cho giải pháp nầy bằng cách ký chung Memo với NV Chu và Oliverio . Chuyện riêng chỉ đơn giản vậy, chẳng có gì ghê gớm như câu chuyện tưởng tượng của một cây bút thuộc loại Tào Tháo, dám “bôi nhọ” một Nghị Viên đã tận tụy yểm trợ tên Little Saigon từ đầu đến cuối, cũng như kẻ sẵn sàng hy sinh mạng sống để giành cho được tên Little Saigon bằng cuộc Tuyệt thực và Tuyệt ẩm trong suốt 28 ngày, qua đoạn thủ đoạn bịa đặt đầy ác ý và xảo quyệt sau đây: “Thực tế là khi Nghị viên Pete Constant vào buổi chiều 12/3/2008 đến viếng Ông Lý Tống và yêu cầu được nói chuyện riêng với chiến sĩ Lý Tống, một người sức cùn, lực kiệt, thần trí đâu còn đủ minh mẫn sau 27 ngày tuyệt thực thì hà cớ gì Pete Constant lại thảo luận riêng lẻ với chiến sĩ Lý Tống mà không có đệ tam nhân chứng kiến, tôi đặt dấu hỏi về trường hợp mờ ám nầy của Pete Constant, những sự kiện thiếu minh bạch nầy đưa đến một tình thế mâu thuẫn mà dường như có một sự thỏa hiệp ngầm nào đó do Hội Đồng Thành Phố San Jose dàn dựng để chia rẽ Cộng Đồng. Tại sao tôi lại nêu dấu hỏi trên Pete Constant mà không là Sam Liccardo hoặc là ai khác trong 6 Nghị Viên chống đối danh xưng Little Saigon? Thử hỏi các bạn, Lý Tống và các bạn có thể nào tín nhiệm Sam Liccardo hay một NV nào trong nhóm 6 người của họ khi trao đổi điều gì về Little Saigon ngoài Pete Constant, Kansen Chu hoặc Pierluigi Oliverio ra. Để củng cố cho sự nghi ngờ của tôi qua hành động đi đêm của Pete Constant cùng Lý Tống mời các bạn theo dõi các diễn biến kế tiếp…”
Phó Thị Trưởng Dave Cortese cũng đến gặp tôi và sau cùng là NV Sam Liccardo. Tôi ngồi trong lều, thò đầu ra ngoài nói chuyện. Sam phải quỳ vì đứng thì quá cao còn ngồi chồm hỗm lại không quen. Tôi nhờ anh em đem ghế cho Sam ngồi vì thấy để Sam ở trong tư thế đó hơi “kỳ cục.” Tôi nhấn mạnh: “I’m ready to die. I’m willing to sacrifice my life as a Justice Defender! Nếu ông muốn giải quyết vấn đề này, ông phải tiến hành gấp trước khi tôi bị bất tỉnh.” Mặc dù tôi thường bảo: “Đối phương chỉ quan tâm giải quyết khi tôi bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê, hoặc biết chắc tôi sẽ chết.” Nhưng qua kinh nghiệm 21 năm tù, tôi biết rằng những tên tù “đầu gấu, đại bàng,” những mafia thứ dữ trong nhà tù và ngay cả những tên cai tù hung hãn, độc ác nhất, chúng chỉ “nể” khi nghe tôi được xưng tụng “Hero,” nhưng chúng thực sự “sợ” khi biết tôi là “Không tặc!” Những lời “I’m ready to die, I’m willing to sacrifice my life…”, như lời một thân hữu bình luận, cuả một kẻ đã có 2 tiền án Không tặc có tác động “tâm lý” đối với Hội Đồng Thành Phố nặng hơn là tình trạng bất tỉnh của một “Hero,” bởi họ có thể suy diễn rằng … biết đâu tay Không tặc, thay vì Tuyệt thực, Tuyệt ẩm đến chết, lại “nổi cơn, lên cơn” phóng vào phi trường chôm một máy bay hay ôm một khối chất nổ chơi đòn kamikaze thì tán mạng cả đám. Và có thể đó là một trong những lý do chính yếu tại sao họ chịu khoan nhượng khẩn trương, gấp gáp trong khi tôi chưa bị bất tỉnh ! Đỗ Hùng cũng đã phân tích: “Hôm Diễn hành Tết, khi xe qua khán đài, MC giới thiệu anh là Không Tặc, đã cướp máy bay Air Bus của Hàng Không VC, anh cứ than phiền bảo: ‘Đưa một bản tiểu sử ngắn hấp dẫn không đọc, lại cứ copy nguyên văn mẩu chuyện Không tặc từ Website. Ở Mỹ giờ nầy nghe nhắc đến Không tặc thiên hạ nổi da gà và có ác cảm .’ Không ngờ nhờ vậy mà nay có ép phê thuận lợi cho vụ Tuyệt thực !”
Riêng về Agreement, Đỗ Hùng cũng đã thảo luận cùng Thị Trưởng Chuck Reed về những Điều Khoản trong Bản Thỏa Hiệp trước khi chính thức thông báo những thỏa thuận đạt được và buổi ký kết vào ngày hôm sau cho Đồng Bào hiện diện trước Tòa Thị Chính ủng hộ cuộc Tuyệt thực của tôi vào khỏang 10 giờ 30 tối ngày 12/3 sau chương trình Văn nghệ hàng đêm . Việt Nam Nhật Báo đã loan tin nầy . Vậy mà VPH lại áp dụng đúng đường lối, chính sách của bọn Vẹm khi bịa đăt, hư cấu những tin tức và dữ kiện từ đầu óc bệnh hoạn của mình để lên án người khác với những từ ngữ bố láo mà nếu áp dụng cho chính bản chất VPH lại hoàn toàn phù hợp! Sau đây là hai trích đoạn của bài VPH viết: “Tại floor thứ 18, vào 9:45 AM, March 13, 08, Lý Tống và Nguyễn Xuân Vinh đã hấp tấp ký tên vào Memorandum mà Chuck Reed và HĐTP San Jose cố tình không đưa Memorandum ra cho Cộng Đồng tham khảo các điều khoản trong đó trước khi Lý Tống và Ông Nguyễn Xuân Vinh hạ bút ký; về chiến sĩ Lý Tống thì có còn đủ minh mẫn nhận định rõ ràng trắng đen sau 28 ngày tuyệt thực không? Còn Ông Nguyễn Xuân Vinh thì tại sao phải hạ bút chứ?” và “Chuck Reed và tập đoàn bất lương tạo ra một bảng Ghi Nhớ mơ hồ, lấp liếm, lươn lẹo và đi đêm để lôi kéo gấp rút hai nhân vật hỗ trợ là Lý Tống và Nguyễn Xuân Vinh ký mà không cần có thời gian nghiên cứu và tham khảo mà lại không giao Memorandum nầy cho ông Đỗ Hùng và ông Nguyễn Ngọc Tiên, hai nhân vật lãnh đạo chủ chốt và hợp pháp đại diện danh chánh ngôn thuận cho Cộng Đồng Người Việt San Jose, phải đặt bút ký đầu tiên mới hợp pháp . Đây là một hành động lừa đảo đánh phá thâm độc có tính toán, cố tình lũng đoạn, âm mưu gây chia rẽ trong nội bộ Cộng Đồng Người Việt đang đoàn kết chặt chẽ và đang điều hành công cuộc tranh đấu cho Dân Chủ, Công Lý, cho Danh Dự của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản có hiệu quả đang trên đà thắng lợi, thế mà vì tánh kiêu binh tự mãn để sa vào bẫy rập của tập đoàn chính trị gia gốc Caucasian mainstream cấu kết với đám Việt Gian CS một cách ấu trĩ tệ hại như thế nầy thật đáng nguyền rủa, những kẻ ngu dốt hám danh ảo huyền, mang bệnh thích làm lãnh tụ mà cáo già Chuck Reed đã bắt đúng mạch nên hốt thang thuốc “We are the leaders in the Vietnamese Community” thì kể như im hơi lặng tiếng mà bán đứng Cộng Đồng . Thật đáng thương cho tầng tầng lớp lớp chẳng ngại đêm ngày gió táp mưa sa, giá rét lạnh lùng mà lòng đã sắt son, kiên trì biểu dương .” Ở Hải ngoại có hai loại người thích “chôm credit.” Một loại khi thấy ai, tổ chức nào thành công, họ nhảy vào ăn có, như thể chính mình đã có công lớn trong thành quả đó . Loại tệ mạt hơn lại áp dụng thủ thuật đi tắt “Sát Phật Thành Phật,” tìm những kẻ nổi danh, những chiến tích lừng lẫy để tấn kích, khích bác bằng những dữ kiện, bằng chứng bịa đặt, bóp méo, và những luận điểm hồ đồ, mị dân, lời văn, từ ngữ nặng mùi, thiếu giáo dục để được người đời biết đến .
Sáng ngày 13/3/08, tôi muốn biết số pounds chính xác đã mất vào ngày Tuyệt thực thứ 28 nên cởi hết quần áo để cân và quay phim, chụp hình làm bằng chứng. “The scale doesn’t lie” (Cái cân không biết nói dối). Cân chỉ đúng số 118 lbs. Từ 155 lbs xuống còn 118 lbs, tôi sụt đúng 37 lbs. Bức hình do Nhiếp ảnh gia HM Nhựt chụp với tựa đề: “28 Days Of Little Saigon” với bộ xương cách trí cũng đủ chứng minh tác hại của 28 ngày Tuyệt thực và 8 ngày Tuyệt ẩm. Vậy mà gã thối mồm, tác giả bài: “Little Saigon: Thành Công Hay Thất Bại,” lại trắng trợn viết một cách vô liêm sỉ: “Ăn như thế cứ như người lâu nay vẫn đang ăn uống bình thường ấy. Cái đứa thối mồm nào đó -- đứa thối mồm nào ngoài chính tác giả của bài nầy? -- lại còn dám nói Lý Tống lo ăn liền chứ không thôi tí nữa vào bệnh viện, xét nghiệm máu thì bác sĩ biết tỏng tòng tong là lâu này có đói khát gì!!! Bởi vậy ăn trước khi vào bệnh viện là thượng sách…” (Đúng là thối mồm chỉ thối chuyện bởi sau khi ăn sáng xong, tôi trở về nhà chứ đâu có đi bệnh viên ngay ?)
Khoảng 9 giờ sáng, CT Tiên và một số thân hữu đến đón đưa tôi lên phòng Thị Trưởng Chuck Reed. Phe Hội Đồng Thành Phố có 3 nhân vật chính: Chuck Reed, Dave Cortese và Sam Liccardo. Phe ta có khoảng 20 người . Chuck Reed hỏi tôi muốn ông đọc Agreement không ? Tôi quyết định tự mình đọc cho chắc ăn. Bản Agreement nầy không hoàn toàn giống bản Recommendation tối hôm trước, nhưng các sai biệt không quan trọng. (Hai bản Recommendation và Agreement nầy tôi chỉ thấy và đọc vào hai dịp nầy thôi, chưa từng có một copy nào bằng Anh ngữ, chỉ đến hôm nay, khi viết bài nầy, mới được đọc lại trên Internet.) Tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy “matching fund” như CT Tiên đã hứa. Tôi hỏi và Chuck Reed giải thích điều kiện nầy chưa thể chấp thuận , cần phải thảo luận trong buổi họp về Ngân sách Thành phố trước. (Điều nầy phù hợp với lời giải thích trong bức thư Phó Thị Trưởng Dave Cortese viết cho tôi đề ngày April 2, 2008: “However the decision as to whether these redevelopment monies can be or will be used for Little Saigon signs must be decided in this year’s budget process, which is already in progress.”) Tôi nghĩ rằng nếu cứ khăng khăng đòi Hội Đồng cấp một hai trăm ngàn Mỹ Kim biết đâu sẽ có phản hồi ngược, tức các Cộng Đồng khác như Mễ, Tàu, Nhật, Mỹ ... sẽ ghét Cộng Đồng người Việt vì số tiền này và họ sẽ trả thù, trừng phạt bằng cách bác bỏ việc recall Madison Nguyễn sau này. Chúng ta có cả 100 ngàn người Việt tại san Jose, chỉ cần mỗi người đóng 5-10 MK cũng góp được cả 500 ngàn hay cả triệu MK lo gì. Vì vậy tôi bảo Chuck Reed: “Chúng tôi có khả năng gây quỹ xây Cổng chào Little Saigon. Thành Phố cấp hay không cấp cũng không sao. Nhưng phần đề cập đến các Chủ Cơ sở Thương mại không chấp thuận tên Little Saigon ông muốn ngụ ý gì?” Chuck Reed giải thích: “Cộng Đồng có quyền xây Cổng Định Danh Cộng Đồng dù Chủ các Cơ sở Thương mại có đồng ý hay không.” Vì nghe Chuck Reed bảo Agreement nầy có thể không cần phải vote nên sau khi là người đầu tiên ký vào góc trái, bên trên “Phụ Bản Ủng Hộ” dưới hàng chữ đánh máy sẵn tên mình và tuyên bố sẽ tặng cho Cổng Little Saigon năm (5) ngàn Mỹ Kim, tôi đề nghị nên thêm tên 3 Nghị Viên Kansen Chu, Pete Constant và Pierluigi Oliverio, những người ủng hộ tên Little Saigon, để có đa số 6 người, sau này không thể bị lật ngược lại. Chuck Reed thực hiện lời yêu cầu của tôi bằng cách ghi thêm “And Elected Officials” vào câu: “We Are Leaders In The Vietnamese-American Community And Elected Officials Who Will Support A Privately Financed ‘Little Saigon’ Community Sign On Story Road, And We Will Call For Peace Among All Members Of Community” (Chúng Tôi Những Người Mỹ Gốc Việt Lãnh Đạo Của Cộng Đồng Và “Những Viên Chức Dân Cử" Ủng Hộ Bảng Hiệu Cộng Đồng ‘Little Saigon’ trên Đường Story Do Tư Nhân Tài trợ Và Chúng Tôi Kêu Gọi Hòa Bình Giữa Những Thành Viên Của Cộng Đồng) trên Agreement có Chủ Đề: “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNAGE BEARING THE NAME ‘LITTLE SAIGON’ ALONG STORY ROAD" (Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng Tên "Little Saigon” Trên Đường Story) đã được Thị Trưởng Chuck Reed, Phó Thị Trưởng Dave Cortese và Nghị Viên Sam Liccardo ký sẵn. Michael Lưu đã ghi tên 3 Nghị Viên này dưới tên tôi . Sau khi Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh ký tên vào góc phải có đánh máy sẵn tên của ông đối diện với tên tôi (tôi không biết Giáo Sư đã có dịp đọc văn bản này trước tôi chưa ?) thì có nhiều người định nhào vào ký, nhưng Chuck Reed đã kịp thời lấy lại Ageement vì sợ vi phạm Luật Brown Act.
Thật hồ đồ và trắng trợn khi có bài báo viết tôi đặt điều kiện Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh phải ký trước tôi mới chịu ký và sau đó Chuck Reed có đề cập lại vấn đề nầy nhưng không nghe tôi phủ nhận , cũng như lập luận chỉ Chủ Tịch Cộng Đồng Nguyễn Ngọc Tiên và Phát Ngôn Viên Phong Trào Đỗ Hùng mới có thẩm quyền, danh chính ngôn thuận để ký Agreement, không phải tôi hay G/S Vinh. Tại sao tôi phải ký đầu tiên? Đơn giản là nếu tôi không ký, Agreement nầy sẽ “go no where.” Tôi ký, tôi ngưng tuyệt thực là vấn đề cốt tử để giải quyết vấn nạn. Không ai có ảnh hưởng đối với các quyết định của tôi và tôi chỉ lắng nghe và chấp thuận những ý kiến đúng, phù hợp với ý định, kế hoạch của mình . G/S NX Vinh đã từng hướng dẫn một Phái Đoàn Đại Diện Các Tôn Giáo Và Hội Đồng Tướng Lãnh đến gặp tôi, khuyên tôi ngưng Tuyệt thực, nhưng tôi vẫn tiếp tục phương án đã vạch sẵn . Tại sao phải có chữ ký của G/S Vinh tôi mới chịu ký? Thật là một sự bịa đặt ngu xuẩn và phi lý ! HĐTP trân trọng mời G/S Vinh ký hay mời họp chung với Phái đoàn Cộng Đồng và Phong Trào vì họ nể danh tiếng và uy tín của Giáo Sư . Chỉ những loại “đầu tôm” mới bêu rếu một người có thân thế như vậy. Mặc dù Bà Vinh bị bệnh phải nằm bệnh viện, Giáo Sư vẫn thường ra lều Tuyệt thực thăm tôi và trước kia cũng tranh thủ gặp tôi mỗi khi có dịp. Các vị Tướng Lãnh cũng vậy. Điều đó chứng tỏ các Đại Niên Trưởng rất khiêm cung, sẵn sàng nâng đỡ đàn em và không ngại vinh danh những người xứng đáng dù thuộc cấp . Tôi và G/S Vinh chỉ ký ở Phụ Bản, còn CT Nguyễn Ngọc Tiên và Đỗ Hùng ký vào Chính Bản, trên cả tên của Thị Trưởng, Phó Thị Trưởng và NV Riccardo, như vậy không chính danh chỗ nào ?
Việc Chuck Reed loại bỏ tên 3 Nghị viên và cho phép Madison Nguyễn và phe Our Voice ký tên vào Agreement không có gì sai trái . Thứ nhất: Michael Lưu tự động ghi tên 3 Nghị Viên nầy vào Agreement mà chưa được sự chấp thuận của họ là việc làm sai trái. Sai thì phải sửa, phải bỏ tên họ ra . Thứ nhì: Đưa tên 3 Nghị Viên này vào Agreement còn vi phạm Luật Brown Act. Phạm luật thì bị phạt. Loại bỏ tên họ là tôn trọng luật pháp. Thứ ba: Việc Madison Nguyễn và phe Our Voice ký vào Agreement là có “lợi” cho phe Little Saigon. Trước kia phe Little Saigon chỉ có đa số, dù đa số tuyệt đối, nhưng khi phe Our Voice cùng ký yểm trợ Cổng chào Little Saigon, chúng ta có sự đồng thuận của cả 2 phe, và như vậy sau này sẽ không còn ai có thể chống lại tên Little Saigon, và Hội Đồng Thành Phố cũng không còn viện dẫn được lý do “có phe chống đối” để bác bỏ tên Little Saigon như trước kia . Thay vì “cám ơn” vì những thuận lợi bất ngờ, ta lại phẫn nộ và lên án Chuck Reed “cùng đồng bọn” đã coi thường luật pháp, coi thường Cộng Đồng . Đây là một sai lầm phát xuất từ nhận định có tính chủ quan và nặng tinh thần phe phái, thiếu công minh .
Sau khi ký xong Agreement, một phóng viên truyền hình Mỹ đã hỏi tôi: “Chấm dứt Tuyệt thực, điều anh muốn làm trước tiên là việc gì?” Tôi trả lời: “Qua Phở LAN uống mấy ly đá chanh và ăn phở!” Khi trả lời như vậy và đi ngay qua quán phở, tôi muốn đánh đòn tâm lý, cho người Mỹ thấy chuyện Tuyệt thực và Tuyệt ẩm là một việc kinh khủng, thậm khó khăn, cần phải tự đấu tranh với cái đói, cái khát ghê gớm vì một mục đích cao cả . Chứ nếu tôi cứ tà tà, chẳng quan tâm đến chuyện ăn uống sau 28 ngày Tuyệt thực và 8 ngày Tuyệt ẩm, họ có thể nghi ngờ tôi bị bệnh “biếng ăn” như một số người Mỹ khác, họ sẽ “cụt hứng” vì đã hồi hộp theo dõi những diễn tiến ly kỳ trong suốt cả tháng qua! Tôi ngồi ăn trước mặt phóng viên Đài truyền hình số 5, chỉ nhai thịt lấy nước, nhả bỏ bã, và uống liên tiếp 5 ly đá chanh vì quá khát nước, và sau đó trở về nhà . Vậy mà gã “thối mồm” dám phịa chuyện “sợ vào bệnh viện xét nghiệm máu thì bác sĩ biết tỏng tòng tong là lâu nay có đói khát gì!!!”

II . CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ NGHỊ
1. Ngưng Tuyệt Thực: Tác Giả Bài “Little Saigon: Thành Công Hay Thất” Bại Mao Tôn Cương bàn: “Giá mà Lý Tống ngưng tuyệt thực đi (ngang giai đoạn Chuck Reed mang thư ra giảng hòa) thì bây giờ ta vẫn cứ tà tà tranh đấu tới cùng chứ chưa chịu cái cổng chào thôi đâu .” hoặc “Lý Tống trở thành cái kim đâm xì hơi quả bóng đấu tranh, vì nếu anh ta ngưng tuyệt thực để cùng với mọi người đấu tranh tiếp tục thì chưa biết cục diện xoay tới đâu .” Nếu Lý Tống làm đúng theo “ngu ý” này thì “cục diện sẽ xoay tới … vũ như cẩn” tức là chúng ta sẽ tiếp tục biểu tình vào mỗi Thứ Ba Đen đến lúc “cức trâu hóa bùn” theo chính sách “câu giờ,” “trì hoãn chiến” của phe Chuck Reed . Những từ ngữ sau đây của tác giả rất phù hợp để áp dụng cho bản chất đu gió tìm danh của chính mình: “nói nhăng nói cuội,” “đánh hôi trả thù cá nhân,” hay “để người ta nhớ/biết tới mình,” “hữu dõng ngu mưu …” Chính những kẻ hôm trước chống phá Little Saigon một cách điên cuồng, hôm sau lại nhào vào xin ký tên, chúc mừng thắng lợi Little Saigon và đồng bọn mới đúng là những tên “Hề” diễu dở. Trên trường văn, trận bút có một loại nhà văn, nhà báo chuyên nghề “đâm thuê, chém mướn” vì bẩm chất “nghiện/ghiền” công kích, phá hoại hoàn toàn ngự trị, điều khiển tư duy và hành động của họ . Trường phái “chuyên trị chửi” khi khích bác, chỉ trích ai thì thánh nhân bổng trở thành tên vô lại, và khi góp ý xây dựng thì công trình xây dựng của họ còn tệ hơn đống đổ nát mà họ đã tàn phá ! Từ tỉ lệ bỏ phiếu cho Little Saigon 8/3, 7/4 đến 9/0; từ Vietnam Town, Saigon Business District đến Little Saigon, một bước tiến nhảy vọt bằng đôi hia vạn dặm mà không phân biệt được giữa “thành công” và “thất bại,” giữa ván bài “lật ngửa” và “tháu cáy” thì không thể hiểu những tác giả các bài viết bêu rếu thành quả Little Saigon có kiến thức, nhận định thuộc hạng gì?
2. Biểu Tình: Tiếp tục biểu tình ngày thứ Ba đen + Biểu tình qui mô hàng tuần vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật… kéo dài vô tận là một đề nghị thiếu thực tiễn và không hiệu quả bởi 14 lần biểu tình đã qua chẳng hề được báo chí, truyền thông Mỹ lưu ý và chẳng có tác động gì đến quyết định của HĐTP. Sức người có hạn. Biểu tình thứ Ba đen đã tắt thở , kiếm đâu ra người biểu tình quy mô mỗi cuối tuần ? Cứ theo dõi các cuộc biểu tình chống Việt Weekly và Báo Người Việt ở Nam Cali sẽ đoán được tính khả thi của đề nghị nầy .
3. Tuyệt Thực Xa Luân Chiến: Đề nghị thay phiên nhau mỗi ngày 5-10 người tuyệt thực từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm (12 tiếng) hay kêu gọi Cộng Đồng VN tại các Tiểu Bang khác kéo về San Jose mỗi nhóm chia phiên tuyệt thực vài ngày theo kiểu xa luân chiến hạ thấp giá trị và tầm quan trọng của biện pháp Tuyệt thực . Trong thời gian Tuyệt thực 28 ngày, tôi đã đồng ý và thực hiện ý kiến của 2 người. Đỗ Thành Công đề nghị nên Tuyệt ẩm luôn để rút ngắn giai đoạn khổ hình và tranh thủ thời điểm nóng . Do đó tôi đã quyết định Tuyệt ẩm từ ngày 5/3/08. Từ khi Hội Đồng Thành Phố chấp thuận Cổng chào Little Saigon đến nay, không hề thấy ĐTC liên lạc tôi để chào mừng thắng lợi trong đó ĐTC có công góp ý ! Đặng Thiên Sơn đề nghị tôi cùng tuyệt thực vào khoảng đầu tháng 1/2008. Tôi hẹn lại vì thời gian đó quá bận với nhiều chuyện cần giải quyết . Nhưng khi tôi quyết định Tuyệt thực vào ngày 15/2/08, ĐTS lại không tham gia tuyệt thực. Giờ này lại đề nghị Tuyệt thực “vô tận,” không biết ai sẽ tình nguyện thực hiện ý định nầy? Như đã trình bày, Nguyên tắc Tuyệt thực có 2 yếu tố cơ bản:
a. Đối phương chỉ thực sự quan tâm khi người Tuyệt thực bắt đầu hôn mê hoặc có khả năng chết . Tuyệt thực kiểu “cà nhõng,” sáng ăn một bụng thật no rồi tối về nhà ăn tiếp, ngủ lấy sức… hoăc Tuyệt thực vài ngày, dưỡng sức vài ngày thì Tuyệt thực “vô tận” đến ngàn năm cũng chẳng có ma nào dòm tới, nói gì đến chuyện yêu sách sẽ được thỏa mãn! b. Người Tuyệt thực ít nhất phải có một chút “thân thế” nào đó mới được báo chí, truyền thông Mỹ quan tâm, chú ý để gửi phóng viên đến phỏng vấn, quảng bá tin tức Tuyệt thực. Những người bình thường, lại Tuyệt thực 12 giờ, hay Tuyệt thực thay phiên chắc chắn sẽ “kéo dài vô tận,” sẽ “go no where!” chưa kể có thể bị Cảnh sát “hốt” nếu dựng lều che mưa nắng như thời gian qua .

III . CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ SẼ THỰC HIỆN
1 . Buổi Điều Trần Và Biểu Quyết Ngày 25/3/08
Trong thời gian nằm khám bệnh tại Bệnh viện Regional Medical Center, tôi đã “tranh cãi” với nhiều thân hữu về ý nghĩa của cụm từ: “Cổng chào tạm thời 3 năm.” Tôi giải thích dựa theo lời CT Tiên trình bày trước đó : “Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần một thời gian hạn định để thực hiện, không thể kéo dài vô tận . Vì muốn Cộng Đồng có ngay một Cổng chào Little Saigon để ăn mừng, HĐTP chấp thuận cho Cộng Đồng xây ngay Cổng chào tạm với thời hạn 3 năm . Trong thời gian nầy, nếu Cộng Đồng nộp đơn xin xây Cổng vĩnh viễn có đồ án phù hợp với tiêu chuẩn an toàn và các quy định khác theo Điều Luật 9.3 của HĐTP, HĐTP sẽ chấp thuận quy chế vĩnh viễn và chúng ta có thể xây Cổng vĩnh viễn bất cứ lúc nào hội đủ các điều kiện trên và đã quyên góp đủ tiền, chứ đâu phải HĐTP chỉ cho ta xây một Cổng chào tạm thời trong vòng 3 năm và sau đó phải phá bỏ? Tuy vậy, cứ nghe mãi những nguồn tin bất lợi được tung ra, những lời chỉ trích độc địa về thỏa hiệp nầy theo thủ thuật của Bộ Trưởng Tuyên Truyền Đức Quốc Xã, của Cộng Sản: Điều đối trá được lập đi lập lại trăm lần sẽ có người tin, chính bản thân tôi cũng hơi nao núng bởi không có copy của 2 văn bản nầy và chỉ được đọc mỗi bản một lần, nói gì những người không hiểu rõ nội tình câu chuyện ? Có lúc tôi tự hỏi: “Trong lúc sức khỏe đang suy kiệt vì Tuyệt thực và Tuyệt ẩm, không biết mình có đủ sáng suốt để hiểu thấu các mánh lới, thủ đoạn (nếu có) được gài đặt trong Agreement không ?” Bởi vậy sau khi nghe Nhà Báo Quỳnh Thi góp ý, tôi dễ thông cảm với tâm trạng hoang mang của ĐTS, nhất là sau đó tác giả bài “Welcome To Little Saigon”: Có Danh Nhưng Không Có Phận đã kịp thời điều chỉnh với Một Món Quà Bất Ngờ rất đạt .
Tại phiên họp ngày 25/3, khi xem qua chi tiết của Chương trình Nghị sự, tôi lại confused (đúng như NV Kansen Chu đã phát biểu) khi đọc hàng chữ “Cổng chào tạm thời sẽ không được giữ lại quá 3 năm” Tôi suýt lên án HĐTP, đặc biệt Chuck Reed, Dave Cortese và Sam Liccardo, đã lừa gạt tôi . Nhưng do thời lượng phát biểu chỉ 1 phút, tôi đành viết các yêu cầu ngắn gọn như sau : “Chào Quí vị . Trước hết tôi cám ơn Quí vị đã đưa giải pháp thỏa hiệp đúng lúc để kết thúc cuộc tranh đấu đầy bi kịch cho tên Little Saigon và vãn hồi sự hòa bình và hòa thuận giữa các cư dân, cộng đồng tại San Jose. Trong ngày 13/3 cả hai phe Phong Trào và Our Voice đều đã đồng thuận về tên gọi Little Saigon, cùng ký vào Agreement. Như vậy, tôi đề nghị HĐTP hôm nay sẽ biểu quyết chỉ định Khu Bán Lẻ trên đường Story là Khu Thương Mại của Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam, bầu cho tên gọi Little Saigon và chấp nhận qui chế vĩnh viễn cho Cổng chào Little Saigon ngay, nếu không vấn nạn Little Saigon sẽ không bao giờ được xem là đã được giải quyết một cách dứt khoát và trọn vẹn. Cám ơn Quí vị.”
2 . Các Cuộc Tiếp Xúc Và Thương Lượng Kế Tiếp
a . Nghị Viên Kansen Chu: Hôm 28/3, tôi gọi điện thoại cho NV Kansen Chu và bảo: “Đáng lẽ tôi không nên ngưng Tuyệt thực cho đến khi đòi HĐTP phải chấp thuận Qui chế Vĩnh viễn cho Cổng chào Little Saigon, và Khu Vực Bán Lẻ trên đường Story được chỉ định là Khu Thương Mại của Cộng Đồng Tị Nạn VN.” Chu trả lời : “Anh đã quyết định đúng . Đây là những thủ tục thông thường cần tiến hành .” Tôi hỏi kết quả vụ nạp Motion về Quy chế Vĩnh viễn . Chu cho biết hôm đó không ai chịu ký vào Kiến nghị kể cả các thành viên phe ta. Tôi hỏi : “Vậy cần làm gì nữa mới được thông qua Quy chế Vĩnh viễn?” Chu trả lời : “CT Tiên phải nộp đơn xin Quy chế Vĩnh viễn gấp thì Motion của Chu mới được xét trong thời hạn vài tháng đến .” Tôi yêu cầu Chu cung cấp mẫu đơn cho CT Tiên gấp để điền và nộp cũng như giúp ý kiến để công tác này đạt hiệu quả mỹ mãn . Tôi ngạc nhiên khi Chu cho biết Michael Lưu có nhiều đóng góp trong việc hình thành bản Recommendation .
b . Chủ Tịch Nguyễn Ngọc Tiên : Ngay sau khi nói chuyện với Chu, tôi gọi CT Tiên, báo các điều tôi đã bàn thảo với Chu và hỏi rõ về quá trình thương thảo của bản Recommendation CT Tiên cho tôi xem vào tối 12/3 : “Anh đã gặp những ai trước khi hình thành bản Recommendation này ?” CT Tiên trả lời : “ Michael Lưu đã gọi điện thoại cho tôi 4, 5 ngày trước đó, đã bàn về đề nghị nầy mấy lần . Sau đó tôi được Chuck Reed và Dave Cortese mời đến văn phòng để thảo luận về giải pháp này trước khi có văn bản tạm thời đem cho anh xem.” “Anh có thấy có gì bất ổn về Agreement đã ký như các tin đồn bất lợi vừa qua không ?” Tôi hỏi dò la . CT Tiên đáp : “Trong phiên họp 25/3 tôi cũng răn đe HĐTP nếu họ không thực hiện đúng lời hứa và điều đó có thể tổn thương danh dự Cộng Đồng .” Tôi nhắn thêm : “Anh nhớ liên lạc với Kansen Chu để nhận mẫu đơn làm thủ tục Quy chế Vĩnh viễn gấp dùm .” (Hôm 4/4 tôi check và CT Tiên cho hay anh đang trên đường đến Tòa Thị Chính để lo vụ này, nhưng hôm nay 5/4 khi gặp CT Tiên tại San Francisco trong vụ Biểu tình lên án Trung Cộng vi phạm Nhân quyền và yêu cầu các Cường Quốc Phương Tây và các Vận Động Viên tẩy chay Olympic tại Bắc Kinh, CT Tiên thông báo công tác chưa hoàn thành do trở ngại mẫu đơn .)
c . Phó Thị Trưởng Dave Cortese : Tối 29/3 trong buổi Văn nghệ do New Land Tivi và Việt Báo tổ chức, tôi đã thảo luận với Cortese về vụ Little Saigon. Tôi than phiền : “Hình như có điều gì lắc léo trong bản Agreement tôi ký ngày 13/3. Có người bảo tôi bị lừa gạt. Có thể tôi đã lầm khi quyết định ngưng Tuyệt thực! Bao giờ ông chính thức chấm dứt nhiệm kỳ nầy ?” “Vào tháng 12/08.” Cortese trả lời . Tôi nhấn mạnh : “ Nếu từ đây đến đó ông lo xong vụ vĩnh viễn hóa Cổng chào Welcome To Little Saigon và đặt khu vực đường Story là Khu Thương Mại của Cộng Đồng VN, chúng tôi sẽ yểm trợ ông tối đa trong cuộc chạy đua vào chức vụ Giám Sát Quận Hạt Santa Clara tháng 6/08. Còn không, tôi sẽ không bỏ qua vụ này .” “ Anh đừng lo.” Cortese khẳng định: “Các thủ tục sẽ được tiến hành gấp để vĩnh viễn hóa Cổng chào Little Saigon . Michael Lưu đã deal xong với một số thương gia và họ chịu tài trợ cho mọi chi phí của Cổng Little Saigon.” Cái lạ là từ CT Tiên đến NV Chu, Cortese và cả văn bản ghi lời phát biểu của thành viên HĐTP ngày 25/3 đều ghi nhận phần đóng góp quan trọng của Michael Lưu trong thỏa hiệp nầy, nhưng không thiếu người lên án Michael Lưu nhảy vào giờ phút chót để “ăn có,” không tin tưởng vào động cơ của Michael Lưu. Họ còn nghi anh ta có thể “phù phép” làm cái Cổng có ẩn tượng ngược ý muốn của Cộng Đồng hoặc chỉ tồn tại đúng 3 năm thì dẹp bỏ chẳng hạn . Cortese hứa hẹn : “Tôi sẽ viết một văn thư chính thức gửi cho anh giải thích rõ các thủ tục và các cam kết của tôi về vấn đề Little Saigon . Thứ Hai anh sẽ nhận được.” Phụ tá Cortese đem tài liệu đến tận nhà tối thứ Ba 2/4 .
3. Thư Và Tài Liệu Của Phó Thị Trưởng Dave Cortese
Ngày 2/ 4/ 2008
Freedom Fighter Lý Tống
3115 Impala Dr. #A
San Jose, Ca 95117

Ông Lý Tống kính mến :
Cám ơn ông đã dành thì giờ chia sẻ với tôi cuối tuần qua những quan tâm còn tồn đọng của Cộng Đồng VN về Bảng Hiệu cho “Little Saigon.” Dưới đây là câu trả lời về những vấn đề ông đã nêu .
* Tại Sao Bảng Hiệu Tạm Thời Rồi Vĩnh Viễn? Hội Đồng Thành Phố biêủ quyết cho phép Bảng hiệu tạm thời vì loại Bảng hiệu này có thể được dựng ngay, không qua thủ tục rườm rà . Một khi Cộng Đồng quyết định xong mẫu của Bảng hiệu tạm thời, Bảng hiệu có thể được chế tạc và dựng lên ngay lập tức . Trong lúc Bảng Hiệu tạm thời đang ở tại vị trí , có thể nộp đơn xin Bảng hiệu vĩnh viễn . Bảng hiệu tạm thời không cần thiết giữ nguyên hết 3 năm . Có thể hạ xuống ngay khi Bảng Hiệu vĩnh viễn được phê duyệt. Bảng hiệu vĩnh viễn có thể được chấp thuận trong vòng vài tháng, nếu đơn được nộp đúng lúc .
* Cộng Đồng có được cam kết về việc Bảng hiệu vĩnh viễn được dựng lên không?
Tôi có thể cam đoan với Cộng Đồng rằng Bảng hiệu vĩnh viễn là ý định cơ bản của HĐTP. Cả hai bản tóm lược và ghi chép (xem bài gửi kèm hay tìm trong trang mạng www.sanjoseca.gov) đều phản ảnh ý định của Hội Đồng cho cả hai thủ tục Bảng hiệu tạm thời và Bảng hiệu vĩnh viễn được tiến hành đồng thời và nhanh chóng . Tôi cũng đề nghị ông đọc những câu tôi hỏi Giám Đốc Kế Hoạch Joe Horwedel cũng như lời bình luận của tôi với NV Madison Nguyễn, cả hai điều nầy đều làm sáng tỏ ý định của Bảng hiệu vĩnh viễn .
* Tại sao lại cần thời hạn 3 năm cho Bảng hiệu tạm thời ? HĐTP tu chính Sắc Lệnh Bảng Hiệu Thành Phố để cho phép Bảng hiệu tạm thời được giữ tối đa 3 năm bởi vì phải có thời hạn, Bảng hiệu mới được gọi tạm thời nếu không phải gọi vĩnh viễn . Tuy nhiên như đã nêu trên, chúng tôi dự tính rằng Bảng hiệu vĩnh viễn có thể được phê chuẩn trong vài tháng tùy thuộc vào việc nộp đơn .
* Có thể nhận được tài trợ từ Thành Phố San Jose để dựng Bảng hiệu mang tên “Little Saigon” không ? Vâng . Có thể . Tôi đã đặt vấn đề nầy trong buổi họp HĐTP ngày 25/3 và Thị Trưởng Reed đã tái xác nhận số tiền trước kia dành cho Bảng hiệu (từ Cơ Quan Tái Phát Triển) vẫn còn nằm trong ngân sách . Tuy nhiên quyết định có thể dùng hay sẽ dùng tiền này cho Bảng hiệu Little Saigon phải được quyết định trong quá trình chi ngân sách năm nay đang được tiến hành . Công chúng có cơ hội phát biểu trong buổi họp ngân sách của Hội Đồng để bày tỏ nguyện vọng được có số tiền dành cho Bảng hiệu hay mục tiền khác trong ngân sách cho vấn đề đó . Nếu ông muốn phát biểu trong buổi điều trần ngân sách, hãy cho tôi biết và nhân viên của tôi sẽ thông báo ông thời điểm của những buổi họp này .
* Thời điểm nào có thể dựng Bảng hiệu (tạm thời hay vĩnh viễn) ? Như Giám Đốc Kế Hoạch Joe Horwedel đã trình bày, ông bảo rằng nếu mẫu thiết kế tương tự cái mà ông đã được xem thì việc dựng lên sẽ theo sau nhanh chóng . Đối với Bảng hiệu vĩnh viễn, như tôi hiểu, hiện chưa có đơn nào được nộp trong hồ sơ bởi bất cứ tổ chức nào (Cộng Đồng hay Khu Thương Mại) để xin đặt Bảng hiệu . Ngay khi nhận được đơn, Giám Đốc kế Hoạch đã được HĐTP chỉ đạo sẽ xúc tiến thủ tục Bảng hiệu vĩnh viễn . Một lần nữa ông ta đã cho biết rằng thủ tục có thể hoàn thành trong vòng vài tháng .
* Tên Little Saigon có khả năng sẽ trở thành vĩnh viễn đối với Khu Bán Lẻ dọc theo đường Story không ? Có . Có 2 cách để đặt tên một khu vực . Một cách là Khu Vực Thương Mại làm đơn và nộp đơn . Cách thứ nhì thông qua thủ tục Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng . Ngày 25/3 HĐTP đã phê chuẩn tên Little Saigon thông qua thủ tục Bảng Hiệu Định Danh Cộng Đồng . HĐTP để ngỏ việc hoặc Khu Vực Thương Mại muốn thực hiện Bảng hiệu hoặc Cộng Đồng muốn thực hiện thông qua thủ tục Bảng hiệu tôi đã đề cập ở trên . Theo quyết định của Hội Đồng ngày 25/3, một trong hai cách hay cả hai cách đều có thể thực hiện được.
Để kết luận, tôi cam kết với ông rằng, trong khả năng của một Phó Thị Trưởng, tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp ông trong nỗ lực giải quyết những thủ tục nộp đơn khác nhau để thỏa mãn ý muốn Cộng Đồng trước khi nhiệm kỳ tôi chấm dứt . Nếu có thắc mắc gì xin đừng ngần ngại tiếp xúc tôi tại số điện thoại (408) 535-4908 .
Chân Thành
Dave Cortese
Phó Thị Trưởng
4 . Các Giải Pháp Cần Thực Hiện:
a . Nộp Đơn : Chủ Tịch NN Tiên cần tiến hành gấp việc nộp đơn yêu cầu HĐTP vĩnh viễn hóa Cổng chào Welcome To Little Saigon.
b . Treo Phướng: Treo một số Phướng đã được các Thương gia trên đường Story yểm trợ...
viethoaiphuong
#31 Posted : Tuesday, April 8, 2008 11:47:58 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
http://www.jucelinodaluz.com.br
Jucelino Nóbrega da Luz

Jucelino sinh vào tháng 3 năm 1960 tại thành phố Maringa thuộc tiểu bang Parana của nước Ba Tây.

Hiện nay đang cư ngụ tại một vùng ngoại ô của Ba Tây tên gọi là Thánh Pao lồ.

Ông đã sanh được 4 người con gái và đang là giáo sư giảng dậy môn Anh văn.

NGƯỜI TIÊN TRI VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI TRÊN THẾ GIỚI
(Lời Nhập Dẫn)


http://www.martin-wagner.org/prophecies.htm
Nhà tiên tri Juselino sanh năm 1960 tại nước Ba Tây. Ông từng dự đoán nhiều sự kiện và các thảm họa đã xảy ra trên thế giới bao gồm sự kiện 911, chiến tranh Iraq và sự bại trận của Tổng thống Saddam Hussein cùng sự bị bắt giữ và xử tội của ông ta, trận động đất cùng sóng thần (tsunami) tại quần đảo Indonesia, và sự tạ thế của đức Giáo hoàng Phao Lồ đệ nhị.


Vào ngày 30 tháng 4 năm 1997, Juselino đã gửi đến cho tổng thống nước Indonesia một lá thư về sự dự đoán của ông là vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, vào lúc 7 giờ, sẽ có một trận động đất với cường độ 8.9 và nó sẽ tạo nên một cơn sóng thần cao đến 10 mét. Juselino nhận được thư phúc đáp của vị Tổng thống này là: “……. có rất nhiều sự việc mà chúng tôi không thể không đi làm nhưng chúng tôi không thể giải quyết những việc chưa phát sinh. “ Juselino cũng có rất nhiều dự đoán rất kinh hồn và đồng thời cũng đang sắp sửa tới trước mắt của chúng ta.


Năm 2008: vào tháng 7, tại Nhật Bản, sẽ có một trận động đất và cơn sóng thần với chiều cao 30 mét. Vào ngày 17 tháng 12, tại Mỹ, sẽ có khủng bố xảy ra. Vào ngày 18 tháng 9, tại Trung Quốc, sẽ có một cuộc động đất với cường độ trên 9.1 Địa điểm xảy ra động đất là Nam Kinh (Linh ?) và đảo du lịch Hải Nam là trung tâm địa chấn. Cơn sóng thần cao của nó cao đến 30 mét, sẽ mang đến sự tử vong cho hàng triệu người. Tuy rằng sau Thế Vận Hội Olympic mới có động đất này, trước Thế Vận Hội đã có các triệu chứng báo hiệu là các cơn động đất nhỏ. Vì chính phủ Trung Quốc đang đổ dồn hết sức lực để lo cho việc tổ chức Thế Vận Hội nên sẽ lờ đi các cơn tiền chấn này, không chuẩn bị trước các sách lược để đối phó. Chính phủ Trung Quốc cũng có ý muốn ém nhẹm sự kiện này. Những hành động này của chính phủ Trung Quốc, nếu có, thì sẽ mang đến tai họa thảm khốc và trùng hợp với câu trích dẫn của Mr. “Time Traveler” John Titor rằng “Thế Vận Hội Olympic 2004 tại Hy Lạp sẽ là cái cuối cùng.của thế giới


Năm 2010: tại nhiều quốc gia ở Phi Châu, nhiệt độ sẽ lên cao đến 58 độ Celcius và đồng thời có sự khan hiếm nước nghiêm trọng. Vào ngày 15 tháng 6, thị trường Stock Dow Jones của NewYork sẽ bị sụp đổ và kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.


Năm 2011: phương pháp trị liệu ung thư thành công, nhưng đồng thời có một loại bệnh độc lạ xuất hiện. Người nào bị nhiễm cơn bệnh này thì sẽ chết ngay sau đó 4 tiếng đồng hồ.


Năm 2013: ngoài bệnh ung thư bướu não, phương cách trị liệu các bệnh ung thư khác đều thành công. Tại vùng quần đảo Canary của Tây Ban Nha, từ ngày 1 cho đến ngày 25 tháng 11, vì sự bộc phát của núi lửa, địa chấn phát sanh ra. Tiếp sau đó sẽ có một cơn sóng thần với độ cao 150 mét . Khi dồn vào đến quần đảo Canary, nó còn cao đến 80 mét. Tại Mỹ và Ba Tây cũng chịu ảnh hưởng của cơn sóng thần, nước biển sẽ tràn sâu vào đất liền khoảng từ 15 đến 20 dặm Anh. Ngoài biển, trước cơn sóng thần này, nước biển sẽ rút xuống 6 mét và các loài chim bay đầy trên bầu trời.


Năm 2014: có một tiểu hành tinh đến gần và sẽ có sự va chạm với địa cầu. Sự va chạm này có thể mang đến sự diệt vong nhân loại.


Năm 2015: trong tháng 11, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ đạt đến 59 độ Celcius và thế giới đại loạn sẽ phát sinh.


Năm 2016: vào trung tuần tháng 4, Typhoon sẽ phát sinh tại Trung Quốc; một số thành phố lớn bị phá hoại. Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ khẩn cấp nhập viện về bệnh trạng ảnh hưởng đến tính mạng.


Năm 2026: vào tháng 7, tại San Francisco sẽ xảy ra một cuộc động đất kinh thiên động địa (The Big One) vô tiền khoáng hậu. Đất tại lằn nứt Saint Antonio bị phá và làm tiểu bang California bị sụp đổ. Rất nhiều núi lửa sẽ phát sinh và các cơn sóng thần cao trên 150 mét.


Từ những dự đoán của Juselino, nhiệt độ của địa cầu đến năm 2012 tại Phi Châu sẽ đạt đến 58 độ Celcius và nạn thiếu nước trầm trọng sẽ xảy ra. Sự gia tăng nhiệt độ tiếp tục gia tăng đến năm 2015 sẽ đạt tới 59 độ Celcius; nhiều người bị nóng chết và nhân loại trên toàn cầu bị rơi vào khủng hoảng. Bất luận như thế nào, sự gia tăng nhiệt độ của địa cầu thì nhanh chóng hơn là sự suy đoán của các khoa học gia trên thế giới đã cho là rất chậm.


Những sự kiện này nếu đúng thì thời gian cho nhân loại không còn lai bao nhiêu !


Năm 2007: những thời gian cuối của năm 2007 là thời gian cảnh tỉnh cho nhân loại. Mr Juselino kỳ vọng rằng trên thế giới có sự biến chuyển ý thức hệ rất là lớn.



Người Chiêm Tinh Đoán Biết Tương lai của Nhân Loại và Địa Cầu


Juselino sanh năm 1960 chức nghiệp hiện tại là giáo sư . Đang sống với 1 vợ và 4 con gái, sinh hoạt rất là thanh đạm. Ông là người rất thẳng thắn, công minh. Tất cả những lờì tiên đoán về những đại nạn phát sinh của ông đều ghi đầy đủ rõ ràng ngày tháng năm. Để cho bất cứ nhũng người nào muốn xác thực tính chân thực của các dự đoán này, Juselino đã đem đăng ký các lời giải đoán này trong Bưu Điện Ba Tây để làm phương tiện xác định.


Những dự đoán của Juselino đã liên tục phát sinh. Nếu trong mộng của thấy được những chuyện mà đối tượng là một cá nhân thì ông sẽ chỉ nói với riêng biệt với cá nhân đó thôi. Nhưng nếu đối phương là một vị nguyên thủ quốc gia hoặc là người có địa vị trong xã hội có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, thì ngoài cá nhân của người đó ra, Juselino cũng thông báo cho các sơ quan sở tại như các cơ quan thông tin của nhà nước và quần chúng.


Juselino và những người tiên đoán khác có chỗ không giống nhau là những gì Juselino thấy được trong mộng thì hoàn toàn được bộc lộ và trực tiếp truyền đạt đến đương sự. Ngoài ra, như đã tường thuật như trên, những sự kiện được tiên đoán đều được đăng bộ và có những chỉ dẫn rõ ràng cho những người nào muốn đến sao lục tìm tòi các lời tiên đoán này. Juselino cũng bỏ vào các điện tín mà ông đã gửi đến cho các đương sự.


Thường thường Juselino phải mất từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày để giải quyết việc sắp xếp các hồ sơ tiên tri này. Có khi Juselino cũng phải chi trả nhiều tiền cho các dịch vụ đăng ký, đăng bộ, gửi thư, đánh fax mà tất cả tiền bạc đều chỉ từ bản thân cá nhân của Juselino, từ sự tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống thanh bần dạy học của ông.


Có người hỏi Juselino từ tuổi nào thì ông đã bắt đầu có sự tiên tri từ giấc mộng của ông. Juselino đáp rằng việc này đã khởi sự từ lúc năm ông lên 9 tuổi (năm 1969). Trong 1 giấc mộng, ông có thể thường trông thấy được 3 sự kiện và có lúc nhiều nhất lên đến 9 sự kiện. Juselino nói rằng những giấc mộng từ sự bất tri bất giác của ông. Ông không có khả năng tự chủ với các giấc mộng này.


Vào lúc ông 19 tuổi, Juselino đã có dịp gặp nhà tiên tri nổi tiếng. Francisco Shabiz. Ông Francisco đã 2 lần được đề nghị cho giải Nobel. Ông này là một người có đặc dị công năng (phép thần thông) đồng thời cũng là một nhà từ thiện .


Từ sau sự gặp gỡ này, cho đến ngày nay, tổng số các sự kiện mà Juselino dự đoán đã lên đến hơn 80 ngàn.


Hồ tưởng lại một sự kiện Juselino đã dự đoán trên thế giới và đã trở thành thực tế là việc ám sát công nương Dianna: Vào ngày 4 tháng 3 năm 1997, từ sở Bưu điện Bazil, một thư cảnh cáo đã gửi cho Dianna. Trong thư, Juselino nói: “Tôi nhận được tin tức từ Thượng Đế cho biết rằng có người ác ý thiết kế mưu sát Ngài bằng một tai nạn xe cộ. . Bảy vị Thiên sứ đã nói với tôi rằng, trong viêc xe cộ này, sanh mạng của Ngài cũng bị mất đi. Các chuyêng gia sẽ cho là một tai nạn bình th ường, không phải là sư ám sát nhưng mà họ hoàn toàn trật lất hết. Người hung thủ sát nhân là người thân cận Ngài . Việc này sẽ xảy ra trước năm 2000.”


Juselino cũng đem sự cảnh cáo này đến cho các tờ báo lớn nhất của nước Anh như là Times, Daily Telegrah và Gardian. Nhưng tin tức này bị ém nhẹm không được đăng tải, Đến 5 tháng sau đó, vào tháng 8 năm 1997, khi tai nạn xe cộ này đã xảy ra như lời Juselino, báo chí Anh mới làm rùm beng việc này lên. Và đúng như Juselino nói, chính quyền Anh đã xem việc này như là một tai nạn xe cộ không cần lưu ý. Sự chính xác của lời tiên tri không chỉ làm cho thế giới chấn động mà còn là sự chấn động rằng sự âm mưu ám sát từ Hoàng Gia Anh.


Mặc dầu Juselino dự đoán rằng là việc này phát sinh ra trước năm 2000 nhưng ông đã có gửi cho tổng thống Ba Tây Cardodo 2 năm trước đó (thư này có đóng mộc đăng ký) đề cập từ khoảng từ 1997 và 1998 Vương phi Dianna sẽ bị tử nạn.


Trung Tâm Mậu dịch Thế giới (trung tâm 2 tầng lầu ở New York):
Năm 1989, Juselino gửi tổng thống Mỹ và lãnh sự quán Anh ở Mỹ cũng nhận được thư cảnh cáo (ngày 26 tháng 10 năm 1989). Lá thư cảnh cáo này có đăng ký tại Panama trong văn phòng thị thực của ông Klicheeba.


Trong thư cảnh cáo này, Juselino nói rằng, vào năm 1993, trung tâm mậu dịch thế giới sẽ bị một sự công kích lần thứ nhất, nhưng không xác định ngày tháng rõ ràng. Tuy nhiên, ông đã cho biết sự công kích lần thứ 2 vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Cũng như sự dự đoán của Juselino, 3 năm sau đó, vào ngày 26 tháng 2 năm 1993, có một vụ nổ ở bãi đậu xe làm khá nhiều người chết. Và lần thứ hai, 12 năm sau, sự kiện 911 đã làm kinh động toàn thế giới.


Những sự việc làm cho mọi người kinh ngạc hơn là, sau 911, sự bùng nổ chiến tranh giữa A Phú Hãn và Iraq. Iraq bị thua trận và tổng thống Saddam Hussein sẽ chạy đến trung bộ của thành phố Dawool để lẫn trốn trong đó.


Như các vị đã biết, tất cả mọi việc Juselino đoán đều đã phát sinh. Thư cảnh cáo này cũng có gửi cho Tổng thống Mỹ Bush cha ngày 28 tháng 10 năm 1989. Dự báo thư này cũng gửi cho Bill Clinton. Trong thư cho Bill Clinton, Juselino trình bày sự quan tâm đến sự khủng bố tại Manhantan, “Hai toà nhà sẽ bị một quả cầu bao vây. Có thể có người sẽ xem đó là một việc giỡn chơi, không cho đó là 1 việc thành thực vì thế tôi mới gửi thư đến các tờ báo Mỹ để hy vọng được đăng tải.”


Như trên tường thuật, với tất cả sự kiện phát sinh trong xã hội như vậy, Juselino đều công khai thông báo. Ông không chỉ thông báo mà vẫn còn đem nội dung công hàm đến cho các nhà báo.


Nhưng cho đến nay, hầu như không có một đài truyền thông nào tiếp nhận một cách công khai và loan báo các sự kiện này cho thế giới biết. Cũng như ở Miami, nhà báo Helleroot có gửi thư trả lời cho Juselino như thế này: “Cơ quan thông tin của chúng tôi có nhận thư của ông vào ngày 26 htháng 10 năm 1989 là ông có đoán Trung Tâm Mậu dịch ở Manhantan sẽ bị khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng tôi đánh giá cao sự tiên đoán này sau đó ông cũng có đụ đoán Mỹ sẽ có chiến tranh với Iraq và Saddam Hussein sẽ bỏ chạy vào Trung bộ của Iraq tên là Dawool. Những tình tiết xảy ra rất chính xác nhưng chúng tôi không dám tiết lộ vì sợ rằng mang đến sự khủng hoảng trong quần chúng…”


Đối với sự trốn chạy của Saddam Hussein phát sinh vào ngày 13 tháng 9 năm 2001. trong thư Juselino gửi thư đến tổng thống Bush mô tả về chỗ hầm núp của Juselino. Ông có cho biết ngoài hầm trú ẩn, nằm sát bên con song Chigulus, có một tờ báo viêt về Noah’s Ark. Trên hầm này có một miếng gỗ đậy và chỗ ra vào của miệng hầm có những rác rưởi che để che mắt thiên hạ. Sau này, người ta đọc lại tất cả chi tiết tường thuật về chỗ này thì thấy đúng tất cả.


Thực tế, những dự đoán kinh thiên động địa của Juselino vẫn không ngừng. Về vấn đề Saddam Hussein bị bắt thì chúng ta biết là ông bị kết tội và bị kết án tử hình vào ngày 30 tháng 12 năm 2006 sẽ bị tử hình. Và sau đó, quốc hội Iraq và Shiai đối nghịch với nhau rất kịch liệt, nhất thời mở ra cuộc nội loạn. Ngày đêm đều làm chết rất nhiều người.


Sự phán tội cho Saddam Hussein và nội chiến của Iraq tất cả đều đúng với sự tiên đoán Juselino. Trong lá thư 3 mà ông đã gửi đến đài phát thanh Pass FM của vào ngày 29 tháng 5 năm 2006: “Quốc hội Iraq phán Saddam Hussein có tội có thể bị tử hình vào ngày 30 tháng 12 năm 2006. Toàn quốc Iraq vì việc này trở thành sự đấu tranh và cướp đi nhiều sanh mạng”. Ngoài những việc này ra, trong mộng Juselino cũng thấy được thiên tai nhân họa của thế giới. Với khả năng nhìn thấu tương lai nhân loại, ông không phải là người bình thường.


Về cơn song thần ở Indonesia, tại đảo Sumatra, Juselino có gửi thư cảnh cáo đến đại sứ quán Ấn Độ tại Ba Tây 8 năm trước. Thư cảnh cáo này có nôi dung “vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, ở Indonesia đảo Sumatra tỉnh Ache sẽ phát sinh động đất với cường độ 8.9 Soeharto.

viethoaiphuong
#32 Posted : Wednesday, April 9, 2008 5:03:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THÁNG TƯ RỒI, QUÊ ƠI !

Chu Tất Tiến

Một sáng , ta hỏi nắng:
Sao em không tròn giọt
Mà như hạt lệ vàng?
Nắng rơi, nghe thánh thót:
-30 tháng 4 !

Một trưa, ta hỏi hoa:
Hồng ơi, sao không nở,
Dáng em, sao lạ xa?
Hồng cúi đầu, rơi nụ:
-30 tháng 4 !

Một chiều, ta hỏi chim:
Sơn ca, sao không hát,
Làm buổi chiều đứng im?
Lòng chim như tan nát:
-30 tháng 4 !

Một tối, ta hỏi trăng:
Sao giữa hè, bỗng lạnh,
Sao u tối cung Hằng?
Mặt trăng như lấp lánh:
- 30 tháng 4 !

Một ngày, ta hỏi ta:
Bạn ơi, sao mắt đỏ,
Mi bạn như đang nhoà?
Ta rùng mình, ngưng thở:
-Tháng Tư rồi, quê ơi !
- 30 tháng 4 !
viethoaiphuong
#33 Posted : Wednesday, April 9, 2008 6:09:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
http://www.vietbaoonline...pid=75&pid=59&nid=124011
Giới Thiệu Sách Mới:

Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên
Việt Báo Thứ Sáu, 2/22/2008, 12:02:00 AM
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia vừa phát hành sách mới “Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên,” dầy 440 trang, không kể bìa cứng, trình bày thật đẹp, do Dương Hiếu Nghĩa dịch theo nguyên tác của Pierre Darcourt. Đây là một trong những trang tài liệu quý góp vào tủ sách viết về cuộc chiến tranh bi hùng của những người lính Việt Nam Cộng Hòa gìn giữ quê hương trước làn sóng đỏ.

Pierre Darcourt là một cây bút quen thuộc của các tờ báo nổi tiếng như L’Express, L’Aurore, Sud-Ouest, Piji Press… và cũng là một trong số các chuyên gia hàng đầu về các vấn đề châu Á. Ông là người Pháp, sinh năm 1926 tại Sài Gòn và từng theo học Đại Học Luật Khoa Hà Nội trước 1945.

Khi Nhật đảo chánh Pháp tháng 3-1945, Pierre Darcourt tham gia du kích chống Nhật tại Đông Dương và sau đó gia nhập binh chủng Nhảy Dù Pháp. Rời quân ngũ năm 1954, Pierre Darcourt bước vào nghề báo với tư cách phóng viên chiến trường và đã sống với cuộc chiến Việt Nam ở hầu khắp các mặt trận từ Quảng Trị, Khe Sanh, Kontum, Pleiku tới An Lộc…

Năm 1975, ông là một trong số những phóng viên có mặt tại trận đánh Xuân Lộc cho tới ngày cuối cùng và chỉ rời Sài Gòn vào trưa 29-4-1975. Tác phẩm “Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils?”do Editions Albatros, Paris ấn hành lần đầu vào tháng 11-1975 là tập họp những điều ghi nhận về các diễn biến quân sự, chính trị và cảm nghĩ của tác giả vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.

Tập sách gồm 27 chương tuần tự như sau:

Một Năm Sửu Thuận Lợi, Hà Nội Đánh Phá Uy Tín Của Sài Gòn, Chiến Dịch Hồ Chí Minh, TT Thiệu Cố Giữ Thế Chủ Động Chính Trị, Tướng Lãnh Tức Giận Vì Thấy Mình Bị Nhục, Dinh Tổng Thống Bị Dội Bom, Linh Mục Thanh: Đội Quân Thanh Lọc, Đừng Bao Giờ Tin Cậy Hoa Kỳ Như Đồng Minh, Trận Xuân Lộc Đẫm Máu, Chúng Tôi Không Hèn-Chúng Tôi Không Sợ Chết, Với Đoàn Người Chạy Loạn, Với Người Pháp Lớn Tuổi Ở Sài Gòn, Quốc Hội Hoa Kỳ Bàn Về Ngân Sách – Người Dân Miền Nam VN Lo Chôn Con Mình, Phnom Penh Thất Thủ- Triệu Chứng Đáng Buồn Cho Sài Gòn, Thời Kỳ Của Các Trái Bom Thí Nghiệm, Tổng Thống Thiệu Từ Chức, Đại Sứ M. Mérillonn Lên Sân Khấu, Những Ngọn Đèn Cuối Cùng, Tướng Dương Văn Minh Xuất Hiện, Những Trò Chơi Vô Vị Cuối Cùng, Ông Dương Văn Minh Là Ai?, Buổi Lễ Trao Quyền Đầy Sóng Gió, Cái Chết Của Một Thành Phố, Bộ Đội Xâm Nhập Thủ Đô, Sự Hiện Diện Của Người Pháp?, Ngày Mai Chua Chát Của Cuộc “Giải Phóng”, 30 Năm Chiến Tranh: Không Giải Quyết Được Gì.

Với cái nhìn lạnh lùng không kém phần khách quan, trung thực, tác giả Pierre Darcourt đã mô tả từng sự kiện của cuộc chiến, mang lại cho người đọc nhiều nỗi buồn nhiều hơn vui, nhưng chắc chắn sẽ rất cần thiết, giúp chúng ta nhìn về cuộc chiến ở nhiều góc độ…Từ góc độ của một ngoại kiều, Pierre Darcourt cung cấp cho những người Việt chúng ta nhiều thông tin giá trị về cuộc chiến mà ông, một nhà báo, một cựu binh Pháp đã thu thập được.

Xin đọc thử đoạn trích của chương 23: “Cái Chết Của Một Thành Phố” dưới tài chuyển dịch hết sức khéo léo và hấp dẫn của dịch giả Dương Hiếu Nghĩa:

“Sài Gòn bắt đầu hấp hối từ buổi chiều thứ hai 28 tháng 4 với cuộc nổ súng như đùa giỡn tiếp sau bài diễn văn của vị tân nguyên thủ quốc gia…Khi những trái bom đầu tiên rơi xuống Tân Sơn Nhứt và các loại súng bắn loạn xạ khắp nơi trong một thành phố sắp bùng lên một cơn bão, dân chúng chưa hề nhận một lời giải thích nào nên hốt hoảng nằm sấp xuống các rãnh bên lề đường hoặc chạy vào nấp bên các cửa phố. Nhưng dân chúng cũng biết là chiến cuộc vẫn tránh xa thủ đô từ 30 năm giặc giã, nay đã đến đây rồi…và không bao lâu, có thể trong vài ngày hay chỉ vài giờ nữa, bàn tay sắt máu sẽ giáng xuống Sài Gòn để bắt thành phố này phải phục tùng họ…”




*
Đọc “Vietnam – Qu’as-tu fait de tes fils?” của Pierre Darcourt

bản chuyển ngữ của Dương Hiếu Nghĩa do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành

________________________________________________________________________

ÂM VANG MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG KHÓI LỬA

˜ Uyên Thao

Ấn hành lần đầu tại Paris, tháng 11-1975, tác phẩm là một tập hợp tư liệu về các sự kiện chính trị, quân sự … cuối cùng tại miền Nam VN. Ký giả Pierre Darcourt rời Sài Gòn vào trưa 29.4.1975, sau nhiều ngày có mặt bên cạnh các chiến binh giữa lửa đạn tại Xuân Lộc, Hố Nai… gặp gỡ các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Minh Đảo…cùng nhiều nhân vật chính trị, quân sự và chia xẻ nhiều thảm cảnh não nề của các đám đông dân chúng cố rời xa vùng Cộng Sản chiếm đóng. Tác phẩm không chỉ dựng lại một đoạn đường khói lửa mà còn là tiếng gào thét phẫn nộ bất bình đối với các hành động tàn ác phi nhân và thái độ dối trá hèn mạt từng có ở khắp nơi trước những oan khiên nhức nhối cũng như ý chí kiên cường bất khuất của quân dân miền Nam bị dồn vào cảnh bị bóp họng trói tay để buộc phải từ bỏ nguyện vọng duy trì cuộc sống trong tự do. Theo Pierre Darcourt, cuộc chiến VN ngưng tiếng súng từ tháng 4.75, nhưng vẫn tiếp tục và trận tuyến đã mở rộng trên toàn cõi VN với một phía là tập đoàn CS đam mê quyền lực tới mức thản nhiên trước mọi đau thương tang tóc của người dân và một phía là dân tộc VN đã bị tước đoạt mọi quyền sống tối thiểu của con người…



Pierre Darcourt chấm dứt tác phẩm bằng mối băn khoăn: “Phải chăng chỉ là giấc mơ không thể thực hiện nổi? — Giấc mơ tháo gỡ bức màn đẫm máu đã trùm phủ mảnh đất bị dày vò tàn nhẫn và nỗ lực nhận ra những gì có thể kiến tạo một đất nước không còn hận thù, chém giết giữa những người chung huyết mạch để cùng cố gắng tìm lại nẻo đường hạnh phúc.” ([1])

Pierre Darcourt băn khoăn vì không thể bôi xoá các ấn tượng đã hằn sâu trong ký ức — “Rất nhiều kỷ niệm và lý lẽ hiện ra trong trí tôi. Tôi đã trải nhiều biến cố, qua nhiều trận đánh hay các vòng vây hãm, đã theo sau nhiều võng cáng trên mảnh đất ngập tràn tang chế và đầy rẫy thây ma này”.



Gần như mỗi địa danh Việt Nam đều là lời gợi nhắc một thảm cảnh kinh hoàng.

Huế là hình ảnh lúc khai quật những mồ chôn tập thể sau cuộc tàn sát ghê rợn Tết Mậu Thân 1968 trước những gương mặt thảm não, những dòng nước mắt chan hoà của hàng hàng lớp lớp người mẹ, người vợ, người con ngơ ngác với những mảnh khăn tang chen chúc tạo thành những con sóng nhấp nhô trắng xoá.

Quảng Trị là đoạn đường 40 cây số mà màu nhựa đen trên mặt đường phủ kín một lớp màu nâu đỏ sạm của máu khô với hàng chục ngàn xác chết gồm hầu hết là đàn bà, trẻ nít gục ngã bởi những chùm đạn pháo tập trung xối xả trút xuống, và tiếp tục bị tung lên nhiều lần xé thành mảnh nhỏ.

An Lộc là đống gạch vụn và ngôi nhà thờ bay hết nóc với cả trăm thi hài chồng chất, thối rữa giữa các hàng ghế nát vụn dưới bục thờ Chúa. Hai tuần lễ trước, một chiến xa T.54 đã dùng đại bác bắn trực xạ vào đám tín đồ đang cầu nguyện giết không còn một ai và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ.

Cùng chung một gợi nhắc là hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Đông Hà, Phù Ly, Phù Cũ tới Pleime, Dakto, Ben Het… và thậm chí từ cả những vùng đất không tên:



“Tôi đã đi xuyên qua một ngôi làng ở Dakson bị huỷ diệt bởi một tiểu đoàn Bắc Việt. Chân tôi bước trên những đống tro tàn còn hơi nóng, ngập đến mắt cá, tro của các căn nhà tranh bị đốt bằng súng phun lửa. 250 xác người Thượng trong đó có 103 trẻ em gục chết khắp nơi trên mặt đất đang âm ỉ cháy. Một cảnh tượng ghê rợn, tàn ác, không thể chịu nổi với các tử thi sình trương bị nướng phồng dưới ánh mặt trời, tương tự những con heo quay có đầu người…”

“… Lúc 5 giờ chiều ngày 12-4-1975, một xe vận tải nhẹ từ Xuân Lộc đi liên lạc với Trảng Bom. Tôi nhảy lên xe đó… Đi được khoảng 3 cây số, cách chúng tôi hơn 100 thước, một xe chở dân chúng bị trúng một quả pháo. Tiếp theo tiếng nổ chói tai là bụi, lửa bắn lên tung tóe. Cả chiếc xe và người trên xe đều không còn gì! Chỉ còn trên đường một chấm đen lớn và vung vãi thịt xương tóc tai người chết với mấy mảnh kim khí của hộp số…Vậy là chỉ trong một giây đồng hồ, hơn 20 người vô tội đã bị xóa tên trên danh sách người Việt.”



Những hình ảnh đó không thể không khiến dấy lên những băn khoăn. Với Pierre Darcourt là: “Tôi muốn gào lên, muốn hét thật to để cả thế giới cùng nghe: Hãy để cho họ được sống! Hãy chấm dứt sự đau khổ của họ!” Nhưng tiếng gào của một cá nhân hay của cả một dân tộc chỉ là âm vang mong manh thoáng gợn rồi nhanh chóng rơi chìm giữa sa mạc mênh mông. Nguyện vọng hoà bình luôn được nhắc nhở như ngọn đuốc soi đường để thúc đẩy mọi nỗ lực, đòi hỏi mọi hy sinh… vẫn phải nhường gần trọn 5 năm cho các cuộc bàn thảo về một bản hiệp định ngừng bắn, trong đó có hơn 10 tuần lễ tranh cãi về hình dạng chiếc bàn hội nghị. Tầm mức hình dạng chiếc bàn là dài, tròn hay vuông không chỉ đo riêng bằng ngày tháng mà bằng xương máu của hàng chục ngàn nạn nhân vô tội đã cho thấy mọi lời lẽ tuyên xưng mục tiêu hoà bình chỉ là các mỹ từ vô nghĩa.



Cho nên, ngay sau khi hiệp định ngưng bắn Ba Lê

được ký kết, hoà bình vẫn xa thẳm.



Ngày 27 tháng Giêng 1973 được ghi lại như ngày chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ trên đất nước VN, nhưng trên thực tế chính là ngày mở ra một giai đoạn mới gia tăng gấp bội lần mức độ tàn phá. Với danh nghĩa vãn hồi hoà bình, bản hiệp định chỉ là bước chuẩn bị cho các mưu đồ hoàn toàn xa cách nguyện vọng hoà bình của dân tộc VN. Bằng các tính toán chi li, mỗi phía đều cần có bản hiệp định để đạt mục tiêu và việc ký kết không ngoài mưu đồ đó.



Với Nhà Trắng, bản hiệp định thành hình là điều kiện toàn hảo nhất về mọi mặt từ pháp lý, đạo đức tới uy danh để có thể rút chân khỏi vũng lầy mà 10 năm trước họ đã quyết lao vào bằng mọi giá với lý do giữ gìn truyền thống bênh vực tự do và học thuyết domino đòi hỏi củng cố một tiền đồn ngăn chống hiểm hoạ CS. Lý do vẫn còn đó nhưng những bất cập trầm trọng trong quyết định tham gia cuộc chiến, trong phương sách tiến hành chiến tranh đã dẫn đến tình trạng quyền lực bị đe doạ nặng nề và trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp thời giải quyết.



Để vượt khó khăn mà vẫn có thể biện giải không buông rơi ngọn cờ chính nghĩa từng dựng lên, không rũ bỏ các cam kết từng tuyên hứa, ý nghĩ về tác dụng mở đường thoát hiểm bằng pháp lý qua một bản hiệp định đã hiện hình với quyết tâm biến thành thực tế bất kể cái giá phải trả ra sao.



Trên thực tế, có lẽ đã có sự cân nhắc cái giá phải trả là không nặng lắm đối với nước Mỹ. Tổn thất hơn 50 ngàn binh sĩ và tốn phí 300 tỉ Mỹ kim là chuyện đã xong. Cái giá này ít nhất cũng đã giúp chuyển đổi cuộc cờ thế giới với thái độ mới của hai đối thủ Nga Xô, Trung Quốc. Cả hai thủ đô Mạc Tư Khoa - Bắc Kinh đều đã mở rộng cửa đón tiếp người cầm đầu Nhà Trắng là hiệu báo cụ thể về một thời kỳ mà học thuyết domino không còn lý do tồn tại. Từ đây, giá trị chiến lược của cái tiền đồn tự do Đông Nam Á là miền Nam VN đã giảm hẳn tầm quan trọng so với thời tổng thống Eisenhower.



Do đó, bản hiệp định có thể mang bất kỳ nội dung nào, dẫn tới bất kỳ hậu quả nào miễn là được ký kết để người Mỹ nắm trong tay một yếu tố pháp lý giúp thoải mái rút chân khỏi vũng lầy VN. Mọi chuyện tiếp nối ra sao đều không còn ý nghĩa với nước Mỹ, bởi cuộc cờ thế giới đã đổi thay và người dân VN dù bị dồn vào cảnh huống trói buộc khốn khó nào vẫn phải gánh trọn trách nhiệm về số phận tương lai của mình. Cho nên, ngay thời điểm đó, một nhà ngoại giao Đại Hàn đang có mặt tại Sài Gòn đã thốt ra những lời phát biểu đầy giận dữ: “Nền hòa bình trong danh dự của ông Nixon hả? Chỉ là một trò gian lận quái đản của thế kỷ!’’



Ngày 27 tháng Giêng 1973, vì thế, chỉ ghi dấu thành tựu của Nhà Trắng trong nỗ lực tháo gỡ một tình thế nan giải bất chấp cách tháo gỡ sẽ trút xuống đầu người dân VN mọi hậu quả khốc hại ([2]), và đương nhiên không hề liên quan tới vấn đề vãn hồi hoà bình cho VN.



Với Bắc Việt, ngày 27 tháng Giêng 1973 trở thành ngày mở đầu hối hả cho các nỗ lực tăng cường chiến tranh, dù họ không ngừng nhắc hai tiếng hoà bình.



Ngay sau khi ký hiệp định, Bắc Việt đã đánh chiếm các quận Sa Huỳnh, Đức Phổ tại Quảng Ngãi ngày 29-1-73, căn cứ Cửa Việt tại Quảng Trị ngày 30-1-73. Căn cứ Cửa Việt do một đơn vị nhỏ Thuỷ Quân Lục Chiến trấn giữ nên bị tràn ngập nhưng tại Sa Huỳnh, Đức Phổ, lực lượng Bắc Việt bị Sư Đoàn 2 đẩy lui vào ngày 16 tháng 2. Các cuộc tấn công với mọi cấp độ của Bắc Việt tiếp tục lan rộng. Ngày 25-3-1973, quân Bắc Việt tràn ngập căn cứ Tống Lê Chân tại Bình Long, đồng thời chiếm căn cứ Đức Huệ tại Kiến Phong và nhiều làng xã tại Kiên Giang, An Xuyên, Chương Thiện… Cuối tháng 10-1973, Bắc Việt mở chiến dịch tấn công Quảng Đức, đồng loạt uy hiếp các căn cứ Bu Prang, Bu Bong, Dakson, quận lỵ Kiến Đức. Trận đánh chỉ chấm dứt hơn một tháng sau khi quân đội miền Nam đẩy lui các đơn vị địch.



Tình trạng ngưng bắn da beo theo bản hiệp định cho phép Bắc Việt diễn tả bất kỳ vùng đất nào họ tiến chiếm sau ngày 27 tháng Giêng 1973 cũng là “vùng giải phóng” thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam ([3]) và mọi hành động chiến đấu tự vệ hoặc phản công tái chiếm của miền Nam đều bị buộc là hành động hiếu chiến, vi phạm hiệp định ngưng bắn.



Rõ ràng không hề có ngưng bắn và tình hình còn căng thẳng tới mức trong tháng 3 và tháng 5-1973 phòng không Bắc Việt đã ngang nhiên bắn hạ 2 trực thăng của Uỷ Ban Quân Sự Kiểm Soát Đình Chiến khiến Canada tuyên bố rút khỏi Uỷ Ban này ngày 7-5-1973, tức chỉ sau 3 tháng tham gia.



Tác động quốc tế cũng theo chiều hướng tương tự.

Trong khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho miền Nam từ 2 tỉ 300 triệu xuống 964 triệu và cuối cùng bác bỏ luôn ngân khoản này thì Nga Xô tăng mức viện trợ quân sự năm 1974 cho Bắc Việt lên gấp đôi là 1 tỉ 700 triệu. Trung Quốc cũng gửi qua Bắc Việt 500 ngàn súng cá nhân với 90 triệu đạn, 21 ngàn súng cộng đồng với 4 triệu 500 ngàn đạn và ngót 3 triệu quân trang, quân phục… Trong khi quân đội Mỹ cùng các quốc gia đồng minh rút khỏi miền Nam thì tàu hàng Nga Xô chở đầy ắp chiến cụ nối nhau cập bến Hải Phòng.



Cuối tháng 2-1973, tức vỏn vẹn 30 ngày sau hiệp định ngưng bắn, phi cơ quan sát đã ghi nhận 175 xe vận tải và 223 chiến xa Bắc Việt băng qua khu phi quân sự vượt đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập miền Nam. Cuộc xâm nhập không còn lén lút vì quân đội Mỹ đã rời cuộc chiến và hiệp định ngưng bắn cũng loại bỏ hoàn toàn khả năng ngăn chặn bằng không quân của quân đội Miền Nam. Cuối tháng 4-1975, tin ghi nhận cho biết đã có 18 ngàn lượt xe vận tải công khai chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh chở vào Nam gần 80 ngàn quân cùng hàng trăm ngàn tấn chiến cụ, các loại đại pháo, hoả tiễn tối tân của Nga Xô và 650 xe tăng…



Giữa năm 1974, tin tình báo xác định 17 sư đoàn cơ giới chính quy Bắc Việt đầy đủ quân số và trang bị võ khí tối tân gồm nhiều loại đại bác hạng nặng, hoả tiễn phòng không … đã hiện diện tại miền Nam. Tin chi tiết cho biết lực lượng xâm nhập được bố trí 7 sư đoàn tại Vùng I, 5 sư đoàn tại Vùng II, 3 sư đoàn tại Vùng III, 2 sư đoàn tại Vùng IV. Ngoài ra, một lực lượng trừ bị cũng đã tập trung tại nhiều căn cứ thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia với quân số 40 ngàn tại Campuchia và 50 ngàn tại Lào. Mấy tháng sau, lực lượng xâm nhập được ghi nhận tăng lên 23 sư đoàn và một sư đoàn đặc công thành lập tại Nam Kinh, Trung Quốc đã được đưa về vùng Thượng Du Bắc Việt để sẵn sàng tham chiến.



Bản thống kê năm 1974 về tình hình an ninh miền Nam chỉ gồm các mũi tên hướng thượng với những con số ghi mức trung bình hàng tháng gia tăng gấp bội lần so với thời gian trước khi có hiệp định ngừng bắn: các vụ ám sát tăng từ 22 lên 48, các vụ bắt cóc tăng từ 50 lên 120, các cuộc tấn công tăng từ 200 lên 320…

Tình hình đã biểu hiện viễn cảnh miền Nam khó tránh bị vùi dập trong lửa đạn qua tiến trình chuẩn bị hối hả của cả Hà Nội, Bắc Kinh lẫn Nga Xô, đặc biệt là Trung Quốc công khai đưa lực lượng hải quân chiếm quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng Giêng 1974. ([4])



Thời gian Lê Duẩn chỉ thị cho toàn quân tấn công miền Nam với trận đánh mở đầu tại Đồng Xoài dẫn đến việc Bắc Việt kiểm soát gần trọn lãnh thổ tỉnh Phước Long cũng là thời gian phái đoàn quân sự cao cấp Nga Xô do đại tướng tham mưu trưởng V. A. Jukilov cầm đầu liên tục tới VN hai lần, giữa tháng Chạp 1974 và đầu tháng Giêng 1975. Nối gót sau đó là Nicolai Firyubin, một nhân vật đặc biệt thuộc hàng ngũ ngoại giao cao cấp Nga Xô xuất hiện tại Hà Nội. Đối với giới quan sát quốc tế, cứ mỗi lần Firyubin xuất hiện ở khu vực nào thì gần như chắc chắn tại đó sẽ bùng nổ một đột biến quân sự hoặc chính trị.

Hơn 3 tuần sau, cuối tháng Hai 1975, tướng Yang Yung, cựu phụ tá tư lệnh chí nguyện quân tại Triều Tiên, cầm đầu một phái đoàn quân sự Trung Quốc cũng tới Hà Nội để thực hiện một cuộc viếng thăm kỳ lạ chưa từng có: viếng thăm dài hạn!

Mọi diễn biến tiếp nối không là chuyện ngạc nhiên.

Nhưng suốt thời gian từ sau ngày 27 tháng Giêng 1973, trên hầu khắp thế giới lại tiếp diễn liên tục một hiện tượng không thể không ngạc nhiên.

Ngày thứ tư 13-3-1975, Pierre Darcourt đã không kìm nổi sững sờ trước bản tin trên báo France Soir về trận tấn công của 3 sư đoàn Bắc Việt vào Ban Mê Thuột. Bản tin viết:



“Trong khi các trận đánh ở Phnom Penh tiếp diễn thì MTGPMN chiếm một phần thị xã Ban Mê Thuột, sau khi chiếm quận lỵ Đức Lập. Tấn chiếm như vậy là kháng chiến quân miền Nam Việt Nam muốn ngăn chận một sự can thiệp của quân đội Sài Gòn vào Campuchia để giải vây cho Phnom Penh. Kế hoạch can thiệp này có sự không trợ từ không lực Hoa Kỳ được đề nghị với Tổng Thống Thiệu gần đây. Vị nguyên thủ miền Nam Việt Nam đã dự trù tiến tới một hành động như vậy. Ông hy vọng có hai điều lợi: trên phương diện tài chánh ông sẽ được tăng cường một ngân khoản viện trợ từ phía Hoa Kỳ, trên phương diện chính trị sẽ tăng cường được vị thế... Sự tấn công của kháng chiến quân đặt lại tất cả mọi vấn đề, từ nay quân lực miền Nam có rất ít khả năng để hành động ở Campuchia.”

Pierre Darcourt tự hỏi do đâu mà ký giả này biết chắc quân đội miền Nam sẽ tấn công Phnom Penh với hàng loạt chi tiết cụ thể như Hoa Kỳ yểm trợ không lực, tăng tiền viện trợ… trong lúc khoản viện trợ ngót 1 tỉ Mỹ kim do Nhà Trắng đề nghị dành cho miền Nam đã bị Quốc Hội Mỹ bác bỏ, do đâu mà ký giả này nắm rõ cả ý nghĩ đang trù tính cùng niềm hy vọng chỉ nhen nhúm trong đầu tổng thống Thiệu, và do đâu mà quân đội chánh quy cơ giới Bắc Việt trang bị chiến xa, súng phòng không, hỏa tiễn, đại pháo tầm xa hạng nặng lại biến thành “kháng chiến quân” miền Nam?...



Càng gây sững sờ hơn là không chỉ riêng một tờ báo Pháp mà hầu hết báo chí Tây Phương kể cả báo chí Mỹ đều loan những tin tương tự, thậm chí có những tin mà Pierre Darcourt mệnh danh là hoang đường như tin xuất hiện trên tờ Le Figaro: “14 thành phố, 13 quận lỵ và một tỉnh lỵ đã rơi vào tay “những người nổi dậy’’ từ khi Hiệp Định Paris được ký kết. Đó là do lực lượng cánh tả ở miền Nam đang đánh bật từng chốt do quân chính phủ Miền Nam kiểm soát”



Cho đến khi tấn công thị xã Ban Mê Thuột, quân Bắc Việt chỉ vừa chiếm được tỉnh lỵ Phước Long nhưng bản tin trên đã xuất hiện trên báo Le Figaro. Tờ báo cũng cho xuất hiện một “lực lượng nổi dậy” tại miền Nam với lối gợi ý là dân chúng miền Nam đang đứng lên chống chính quyền Sài Gòn và chính quyền này đang trên đà thất bại. Tương tự, giữa lúc trận chiến Xuân Lộc tiếp diễn, hãng thông tấn Mỹ UPI cũng loan tin thị trấn này đã rơi vào tay quân Bắc Việt, một cách loan tin quen thuộc vào thuở đó.



Phóng viên quốc tế vẫn có mặt thường trực tại miền Nam và chứng kiến tận mắt từng sự việc, nhưng tin tức loại trên cứ thường trực xuất hiện trên nhiều tờ báo Tây Phương. Gần như đã có một dàn hoà tấu trỗi lên những tấu khúc nhịp nhàng bằng tiếng đại bác của quân đội Bắc Việt và các lời lẽ mô tả tình hình miền Nam VN trên báo chí quốc tế. Vào thời điểm hàng chục sư đoàn cơ giới Bắc Việt chiếm hết các tỉnh duyên hải miền Trung và tiến sát Sài Gòn, dàn nhạc hoà tấu lại trình diễn một tấu khúc mới diễn tả chính quyền Sài Gòn đang phá vỡ hiệp định Ba Lê.



Sự việc không chỉ giới hạn trong hoạt động báo chí.

Suốt thời khoảng này, chính giới từ Hoa Thịnh Đốn tới Paris cũng tập trung nỗ lực theo hướng loại bỏ mọi yếu tố pháp lý biểu hiện bằng quyền đầu phiếu của người dân và quan hệ quốc tế đã có của chế độ Cộng Hoà tại miền Nam VN, cùng ý chí tự vệ và mọi khả năng đề kháng không chấp nhận CS.



Quốc Hội Mỹ không những bác bỏ việc viện trợ cả về quân sự lẫn kinh tế cho miền Nam mà còn thông qua đạo luật giảm quyền hạn của người lãnh đạo Nhà Trắng không cho phép nhúng tay vào vùng Đông Nam Á. Các giới chức từ Hoa Thịnh Đốn tới Paris luôn đề cao tác dụng vãn hồi hoà bình của hiệp định Ba Lê theo cách khăng khăng nêu rõ điều kiện thi hành hiệp định là chính quyền Sài Gòn phải được giao cho thành phần nhân sự phù hợp yêu cầu của Hà Nội — một điều kiện ngược ngạo không đặt trên nền tảng thuận tình hợp lý tối thiểu nào và cũng không hề có trong nội dung bản hiệp định. Các đạo quân cơ giới Bắc Việt với đủ loại khí giới tối tân tràn ngập gần khắp miền Nam trở nên hoàn toàn vô hình trong khi chỉ riêng sự hiện diện của chính quyền Sài Gòn bỗng biến thành một bóng đen khổng lồ đang phá bỏ bản hiệp định mà chính quyền đó là một thành viên ký kết.



Ngày 26-4-1975, tại Tân Sơn Nhất, phát ngôn viên Võ Đông Giang của phái đoàn CPLTCHMN vẫn mở họp báo tố cáo chính quyền Sài Gòn cản trở việc vãn hồi hoà bình và nêu một loạt đòi hỏi:

— Thi hành Hiệp Định Ba Lê.

— Loại bỏ tất cả những người đã nằm trong guồng máy của Thiệu.

— Từ bỏ đường lối hiếu chiến, phát xít, áp bức và đàn áp đối với nhân dân.

— Hủy bỏ tất cả luật lệ phản dân chủ. Bảo đảm tôn trọng tự do dân chủ.



Giữa tiếng súng tấn công của quân đội Bắc Việt đang nổ ran ngay tại Hố Nai, đòi hỏi trên không chỉ lộ hình xảo trá trắng trợn mà còn mang đầy tính bi hài nhưng vẫn được loan truyền như một sự việc nghiêm túc. Chuyện còn vượt xa mức tưởng tượng khi hình ảnh những đám đông trốn chạy khỏi các vùng sắp rơi vào tay quân miền Bắc được kèm theo lời tố cáo của đại diện CPLTCHMN tại Ba Lê về “tội ác ép buộc dân chúng di tản của chính quyền Ford và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu”. Đại diện của cái chính phủ được chính quyền Pháp biệt đãi nhưng không người dân VN nào biết đến đã quả quyết “hàng trăm ngàn người bị hăm dọa dưới họng súng đã phải lìa bỏ nhà cửa và nơi chôn nhao cắt rún để chết đói, chết bệnh trên đường di tản. Nhiều ngàn người khác đã bị hành quyết vì không chịu chạy trốn…!”



Hành vi biến đổi trắng, đen này không chỉ nhắm tạo thêm một “tội ác Mỹ-Ngụy” mà chủ yếu nhắm diễn tả người dân miền Nam khao khát hướng về kháng chiến quân giải phóng. Nối theo việc bíến chính quyền Sài Gòn thành hung thần đe doạ hủy hoại nỗ lực vãn hồi hoà bình là việc vẽ lại hình ảnh người dân khiếp hãi CS đang lao vào cuộc trốn chạy đầy hiểm nghèo để hy vọng tìm tới nơi hợp với tâm nguyện. Những người dân này được choàng cho lớp áo nạn nhân khốn khổ của chính quyền Sài Gòn đang trông đợi sự che chở của Cộng Sản đã được cải danh thành kháng chiến quân giải phóng hoặc lực lượng cánh tả đang nổi dậy — dù mọi diễn biến thực tế vẫn phơi bày rõ cội nguồn cảnh ngộ tàn khốc kinh hoàng không thể tả nổi của hàng triệu người dân từ Cao Nguyên, từ các tỉnh địa đầu miền Trung…



Một cụ già còn giữ được mạng sống trong cuộc tháo chạy từ Pleiku về Phú Yên theo tỉnh lộ 7B đã kể với một nhà báo Sài Gòn về đoạn đường của mình:“Chúng tôi gồm hơn 100 ngàn người đi bộ, gồng gánh tất cả những gì có thể mang theo…Con đường nhỏ xuyên qua rừng giữa những bụi rậm và tre dày đặc. Chúng tôi không có thức ăn, tuyệt đối không có gì để uống và đi suốt 3 ngày 3 đêm như vậy… Khi gần tới sông Ba thì từ trong rừng xuất hiện một toán bộ đội có người cầm cờ đi đầu. Người chỉ huy toán bộ đội phát loa ra lệnh cho chúng tôi ngừng lại và quay trở về. Nhưng làm sao được bây giờ vì có quá nhiều người ở phía sau cứ đùn chúng tôi đi tới. Tất cả bị dồn cứng thành một khối không nhúc nhích nổi. Thế là bọn cộng sản bắn với tất cả các loại súng họ đang có… các loại pháo nặng nhẹ, súng cối, súng không giật… nã thẳng vào chúng tôi dọc theo con lộ đang bị kẹt cứng. Tất cả đều nổ đồng loạt. Một trái đạn pháo đã chém ngang con gái tôi và hai đứa con của nó. Trên đoạn đường dài 3 cây số thây nằm la liệt, lẫn lộn kẻ chết người bị thương. Hàng trăm xe đủ loại bị cháy, nổ ì ầm như người ta ném đạn vào lửa vậy. Tôi ôm đứa cháu chín tuổi, cố gắng chạy bừa tới đâu hay tới đó. Đứa bé bị một mảnh đạn pháo xuyên qua lưng. Nó khóc thét lên nhắc đi nhắc lại: “Ông ơi, ngực cháu thủng rồi, đau lắm’’. Rồi đùng một cái, tôi không nghe nó nói nữa. Tôi nhìn lại, đôi môi của nó đen hết rồi. Nó đã chết ”…



Riêng Pierre Darcourt ghi lại hàng loạt sự việc…

— 15-4-1975 tại Xuân Lộc: “Tôi nhập với đoàn người lánh nạn dài dặc rời khu đồng trống. Nhiều người bị thương, một ông già lạ thường áo trắng, nón cối kiểu thực dân, một vết thương to bằng nắm tay trên vai đang lảo đảo bước. Chừng trăm thước ông ngã quỵ xuống. Tôi cố đỡ ông dậy, nhưng ông không còn nhúc nhích nữa, ông chết rồi!… Bên phải tôi, một bà mặt mày lơ láo lo sợ và đau khổ, vừa đi vừa lớn tiếng cầu nguyện. Bà ôm cứng đứa con gái khoảng 4, 5 tuổi bị trúng đạn ở đầu, tóc tai bê bết máu…”



— 23-4-1975 giữa Biên Hoà và Long Thành: “Tôi dừng tại một đoạn quốc lộ. Quốc lộ gần như vắng tanh. Dân chúng đã cân nhắc kỹ nên tránh xa quốc lộ, băng đồng mà đi. Xa hơn một chút, nhưng tôi hiểu ngay tại sao. Phía bên trái cách lề đường chừng 20 thước có 2 xe vận tải bị vỡ tan vì đạn pháo cộng sản, đang cháy và bốc lên mùi khét rất khó chịu của dầu lẫn thịt người. Phía bên phải, một sườn xe nát vụn của chiếc xe ba bánh Lambretta làm tôi nổi da gà: tử thi một đứa trẻ khoảng 10 tuổi treo lủng lẳng phía sau thùng xe, hai tay lòng thòng, đầu bị mảnh đạn cắt đi quá nửa đến cặp mắt. Trong một góc thùng xe phía sau còn hai xác chết, một người đàn bà và một bé gái ôm nhau nằm bất động, ngực và mặt đều bể nát máu me vung vãi. Cách đó 2 thước gần một lỗ được đào hơi cạn dựa nền đường nhựa còn một mảnh kim khí cong vẹo đánh dấu nơi viên đạn rốc kết đã nổ và gây ra sự tàn sát bẩn thỉu mù quáng này…”



Đã có 52 nhà báo ngoại quốc tử nạn suốt cuộc chiến VN, và người tử nạn cuối cùng là Michel Laurent bị bắn gục tại Hố Nai ngày 27-4-1975. Thảm cảnh tàn khốc mà người dân VN phải gánh chịu cùng diện mạo kẻ sát nhân cho tới cuối cuộc chiến không hề thiếu thực tế chứng minh. Nhưng Pierre Darcourt vẫn phải thắc mắc:Tại sao khắp nơi chỉ nhắc tới vụ thảm sát Mỹ Lai, chỉ nhắc tới tấm hình viên tướng miền Nam bắn hạ một cán bộ chỉ huy cộng sản giữa trận giao tranh trên đường phố Sài Gòn và tấm hình một bé gái trần truồng chạy giữa khói lửa đạn bom?



Vài cảnh đau lòng đó chỉ là những hạt cát trong núi xương sông máu của cuộc chiến kéo dài mấy thập kỷ và mức ghê tởm trong hành vi điên loạn nhất thời của vài cá nhân không thể sánh với mức ghê tởm của các chủ trương thúc đẩy tội ác, nhưng các chủ trương này luôn được né tránh không hề nhắc tới.



Trong tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng Tàu cuối tháng 4-1975. Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng. Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách”. Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.



Sự kiện trên không chỉ xẩy ra lần đầu tại Vũng Tàu vào cuối tháng 4-1975 mà xẩy ra tại nhiều nơi như tác giả Michel Tauriac từng ghi trong tác phẩm Vietnam, le dossier noir du Communisme: “Không xa Mỹ Lai bao nhiêu là một ngôi làng nhỏ Quảng Ngãi… Trong đêm Tết Mậu Thân 1968, quân Cộng Sản xông vào một bệnh viện tại đây. Y tá, bác sĩ, bệnh nhân nằm trên giường bệnh đều bị giết chết, súng cứ nhả đạn thả dàn. Khi người Cộng Sản ra đi, thần chết đã mang theo hết mọi người …” Và, Michel Tauriac cũng đã tự hỏi y hệt như Pierre Darcourt: “Tại sao tới nay báo chí không thốt lên tiếng kêu khiếp hãi nào về những vụ tàn sát man rợ đó mà chỉ nói tới riêng vụ Mỹ Lai ?” ([5])



Cho đến tháng 4-1975, không ít tin tức và chứng nhân đã nhiều lần kể về lệnh xích chân binh sĩ trên chiến xa của quân đội Bắc Việt trong cuộc tấn công mùa hè 1972, về những cuộc “truy điệu sống” thương binh trước khi tàn sát họ để giảm nhẹ gánh nặng và hạn chế số binh sĩ miền Bắc rơi vào tay miền Nam hầu tránh các tác động tâm lý bất lợi, đặc biệt là cái khẩu hiệu “sinh Bắc tử Nam” phi nhân tới giờ này vẫn được đề cao như biểu hiện của tinh thần dũng cảm. Ngay cả trường hợp hết thẩy thanh niên miền Bắc đều tự nguyện chấp nhận cái chết để xâm nhập miền Nam, hết thẩy đều tự nguyện đưa chân vào còng trên các chiến xa trước khi lâm trận, hết thẩy thương binh đều thanh thản xếp hàng để nhận những viên đạn của đồng đội kết thúc mạng mình thì tính nhẫn tâm tàn bạo của chủ trương trên vẫn không sút giảm để có thể không gọi là tội ác đối với nhân loại. Trên thực tế không hề có tình trạng tự nguyện như vậy, vì không ít thương binh đã tìm mọi cách trốn để sau đó thành tù binh và kể lại mọi việc như anh bộ đội bị thương tên Danh đã gặp được một đơn vị miền Nam tại vùng Phương Lâm đầu năm 1970, cùng tâm tư của những người đã ngã trên các trận địa còn lưu lại qua chữ viết của họ, như mấy câu thơ ký tên Huyền Trân tìm thấy trên tử thi một bộ đội mà Bảo Tàng Viện Quân Sự Alberdeen, Maryland đang lưu trữ:



Từ buổi con lên đường xa Mẹ,

Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung

Non xanh nước biếc chập chùng

Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ

………………………………………….

Đã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ

Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu

………………………………………..

Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá cầu

Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau

Đã nhiều lần tay con run rẩy

Khi gài mìn để rồi sau bỗng thấy

Xác người tung máu đổ chan hoà

Máu của ai, máu của bà con ta

Của những người như con, như mẹ

………………………………….

Con ra đi, biết rằng mình thua cuộc

Lệnh cấp trên! Nào dám cãi được đâu

Đời của con nay sương gió giãi dầu

Con cảm thấy lòng của mình tê tái.



Pierre Darcourt đã nghĩ tới một lời giải đáp: U tối hay xảo trá bất nhân?

Dù là gì thì lời giải đáp cũng hoàn toàn vô nghĩa nếu chỉ để hiểu lối nhìn vấn đề của những người xa lạ. Nhưng, đặt thắc mắc trong hướng nhận chân diện mạo một đoạn đường để xác định cội nguồn thảm hoạ mà người dân VN phải gánh chịu nhiều thập kỷ thì tìm lời giải đáp vẫn là một yêu cầu khẩn thiết.

Cuộc chiến VN thường được diễn tả như cuộc chiến chống ngoại xâm với tiếng súng mở đầu đêm 19-12-1946 tại Hà Nội chống thực dân Pháp và sau đó, từ 1954 là chống ách đô hộ Mỹ tại miền Nam.



Cách diễn tả này hình thành từ sự có mặt đoàn quân viễn chinh Pháp và quân đội Mỹ trên một chiến tuyến và do đó đã khẳng định chiến tuyến bên kia là lực lượng dân tộc kháng chiến VN. Đây là cách diễn tả theo tuyên xưng của chính quyền Hà Nội được tán dương phổ biến bởi khối CS Quốc Tế từ Nga Xô, Trung Quốc tới hết thẩy các quốc gia Đông Âu và các tổ chức tả khuynh khắp thế giới. Cách diễn tả này nhắm thúc đẩy dấy lên nỗi bất bình của dư luận với các lực lượng ngoại bang đồng thời thổi bùng nhiệt tình yêu nước từ đáy tim mỗi người dân VN và hình ảnh cuộc chiến chỉ đơn giản là hình ảnh trực diện đối đầu giữa người Việt Nam với những đoàn quân xâm lược.



Nhưng nhiều sử gia đã nhìn về các yếu tố hậu trường để cho rằng cuộc chiến VN không khởi từ tiếng súng kháng Pháp đêm 19-12-1946 tại Hà Nội mà từ giữa thập kỷ 1920 do chủ trương độc bá chính trường của CS phủ nhận mọi lực lượng dân tộc đấu tranh. Võ khí ở thời điểm này là lời lẽ đả phá, nhục mạ những người yêu nước không chấp nhận CS, là sự cộng tác với mật thám Pháp để phá vỡ các tổ chức yêu nước ([6]), là những mũi dao găm đâm lén trong bóng tối hạ sát các phần tử kiên quyết chối từ chủ thuyết CS …



Cuộc chiến tiếp diễn sau khi triều đình Huế tuyên cáo xé bỏ mọi hiệp ước ký kết với Pháp trong thế kỷ trước để mở đầu kỷ nguyên độc lập cho Việt Nam từ ngày 11-3-1945 ([7]) và căng thẳng hơn sau khi Bảo Đại tuyên bố trao quyền cho Hồ Chí Minh ngày 30-8-1945 — dù lúc này, các tổ chức yêu nước đều chủ trương đoàn kết mọi xu hướng với niềm tin người VN dù theo ý hệ chính trị nào cũng đấu tranh vì dân vì nước như chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã phát biểu.

Chính niềm tin xuất phát từ nhiệt tình yêu thương đồng bào và đất nước này đã đẩy...
viethoaiphuong
#34 Posted : Wednesday, April 9, 2008 6:11:34 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đến bao giờ em có một mùa Xuân

Em sinh ra tháng Tư thời Cộng sản
Có bao giờ em thấy một mùa Xuân
Xuân của em chỉ thấy Mẹ nợ nần
Cha chạy gạo từng cuốc xe đón khách

Xuân của em ! Ôi! mùa Xuân xa cách
Tình vợ chồng gạt nước mắt ra đi
Bỏ con thơ vợ trẻ tuổi xuân thì
Anh đi tù chốn rừng sâu nước độc

Xuân của em ! Bao thảm họa dân tộc
Từng lớp người liều bỏ mạng ra khơi
Tìm Tự Do ? Nhưng nào đến được nơi
Chết đói khát vùi thân ngoài biển cả

Xuân của em ! Những mùa Xuân tơi tả
Những trẻ thơ lam lũ mồ côi Cha
Bữa đói no ngơ ngác cảnh không nhà
Nơi em ở ? Trên vỉa hè đường phố

Thương cho em một kiếp đời thống khổ
Đến bao giờ em có một mùa Xuân ?

Hồng Nga
viethoaiphuong
#35 Posted : Friday, April 11, 2008 6:04:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
PALAWAN LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐẢO LỚN NHẤT, NẰM VỀ HƯỚNG TÂY NAM CỦA PHI LUẬT TÂN...
TRẠI TỴ NẠN PALAWAN NẰM Ở BẾN BỜ ĐÔNG CỦA ĐẢO ( TỪ BỜ BIỂN NÀY KHÔNG HƯỚNG ĐƯỢC VỀ QUÊ HƯƠNG, CÁCH BỞI RẶNG NÚI Ở BỜ TÂY ),
TRỰC THUỘC THÀNH PHỐ LỚN NHẤT, THỦ ĐÔ CỦA ĐẢO PALAWAN LÀ PUERTO PRINCESA...
TRẠI NÀY VÀO LÚC ĐÔNG NHẤT LÊN ĐẾN HƠN 10,000 NGƯỜI...MỘT TRẠI TỴ NẠN TƯƠNG ĐỐI QUY CỦ, DỄ THỞ NHẤT, KHI SO SÁNH VỚI NHỮNG TRẠI Ở CÁC QUỐC GIA KHÁC TRONG VÙNG ...
NGƯỜI DÂN THÂN THIỆN ( VÀ CŨNG VÌ VẬY CÓ MỘT SỐ NGƯỜI SAU NÀY, RỚT THANH LỌC ĐÃ CHỌN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG THỨ HAI , MÀ KHÔNG TRỞ VỀ VỚI VẸM ),
THANH PHỐ MẠI DỊCH GIA TĂNG, PHỒN THỊNH LÀ NHỜ TRẠI TỴ NẠN PALAWAN...
KHÔNG NHƯ NHỮNG TRẠI KHÁC XUA ĐUỔI, Ở ĐÂY NGƯỜI DÂN CÒN MUỐN NGƯỜI TỴ NẠN Ở LẠI CÀNG LÂU CÀNG TỐT..
ĐÂY CŨNG LÀ TRẠI TIẾP NHẬN HẦU HẾT NHỮNG THUYỀN NHÂN ĐƯỢC VỚT TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA NHỮNG TÀU L'ILE DE LUMIERE ( CỦA PHÁP ) VÀ CAP ANAMUR ( CỦA ĐỨC ) ...
ĐÂY CŨNG LÀ TRẠI TỴ NẠN ĐÓN NHẬN NHIỀU NHẤT, NHỮNG ĐỒNG BÀO VƯỢT BIỂN ĐI TỪ MIỀN TRUNG, VÙNG CAM RANH, BA LÀNG.... TẤT CẢ ĐỀU ĐI BẰNG THUYỀN BUỒM...
NHỮNG ĐỒNG BÀO NÀY RẤT GIỎI VIỆC LÁI THUYỀN THEO MÙA GIÓ ... HỌ ĐI VƯỢT BIỂN MỘT CÁCH DỄ DÀNG..KHÔNG NHƯ NGƯỜI Ở VÙNG KHÁC...
VÀ ĐÂY CŨNG LÀ TRẠI TIẾP NHẬN NHIỀU NHẤT NHỮNG ' TÀU CHẾT ' LÀ NHỮNG TÀU SAU MỘT THỜI GIAN LÊNH ĐÊNH TRÊN BIỂN , KHÔNG ĐƯỢC VỚT, TÀU HƯ,
CỨ NHƯ THẾ TRÔI LỀNH BỀNH TRÊN BIỂN SAU NHIỀU TUẦN, NHIỀU THÁNG, ĐÃ PHẢI ĂN THỊT NHỮNG NGƯỜI MỚI CHẾT, HOẠC GIẾT NHAU ĐỂ ĂN THỊT NHỮNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI, ĐỂ SỐNG ....CUỐI CÙNG THÌ TRÔI DẠT VÀO MỘT ĐẢO NÀO ĐÓ CỦA PHI, HOẶC ĐƯỢC CÁC TÀU ĐÁNH CÁ HAY HẢI QUÂN PHI CỨU ĐEM VỀ....TRẠI PALAWAN....
CHÚNG TÔI, SAU MƯỜI HAI NGÀY VÀ ĐÊM , ĐÃ TUYỆT VỌNG, CUỐI CÙNG , CÙNG VỚI 127 NGƯỜI ĐỒNG HÀNH , ĐÃ ĐẾN ĐƯỢC CĂN CỨ HẢI QUÂN PHI Ở ULUGAN BAY, BÊN BỜ TÂY CỦA ĐẢO PALAWAN...
ĐÓ LÀ VÀI NÉT VỀ TRẠI TỴ NẠN PALAWAN....NƠI TÔI ĐÃ ĐƯỢC SỐNG VỚI NHỮNG ĐỒNG BÀO, ĐỒNG CẢNH VỚI TÔI....
VÀ GIÚP ĐIỀU HÀNH TRẠI NHIỀU THÁNG...TRƯỚC KHI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI HK....
.... NƠI ĐÃ ĐƯỢC ANH TRẦN TRUNG ĐẠO NHẮC ĐẾN TRONG BÀI THƠ...
VÀ NHẠC SĨ PHAN VĂN HƯNG...ĐÃ VIẾT VÀ HÁT , TRONG NHẠC CẢNH SAU ĐÂY....

XIN MỜI QÚY VỊ, QUÝ NT VÀ CH CÙNG THƯỞNG THỨC.....
XIN CLICK VÀO LINK DƯỚI ĐÂY...

http://video.google.com/...6910531642976&pr=goog-sl

NHAC CANH: EM BE VA VIEN SOI

Trinh bay: CA /NHAC SI PHAN VAN HUNG


TUONG NIEM QUOC HAN LAN THU 33...

40 NAM. KHONG QUEN, QUAN cong san DA MAN, TAN SAT DONG BAO CO DO HUE, TRONG TET MAU THAN 1968.



Em bé Việt Nam và Viên Sỏi

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

- Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị
Viên kẹo lớn này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này ...là phần Bé đấy

Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện môt. mình
Như nói với xa xăm

- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng này thôi
Em nhớ kỹ trong lòng

Em chỉ ra ngoài Đông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác

Mẹ em đâu ?
- Ngủ ngoài biển cả

Em của em đâu ?
- Sóng cuốn đi rồi

Chị của em đâu ?
- Nghe chị thét trên mui

Ba em đâu ?
Em lắc đầu không nói
- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa

Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Đã sống sót sau sáu tuần trên biển

Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi

Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Đã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt

Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chẳy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại

- Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị
Viên kẹo lớn này để lại cho em
Còn viên kẹo thật to này ... là phần Bé đấy

Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẩm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
- Thật trễ làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc
Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai này ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển

Nơi cha chết không trống kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

:::Trần Trung Đạo :::


(English version)
http://www.vietfederatio...Poems/EmBeVN_English.htm

The suffering of the Vietnamese boat people
http://www.fortunecity.c...ement/golf/200/viet.html


Boat people: A refugee crisis
http://www.lyhuong.net/w.../article.php?storyid=239
viethoaiphuong
#36 Posted : Monday, April 14, 2008 4:08:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bài này nhận được từ bản viết tay của một người bạn, không ghi tên tác giả.
Cám ơn bạn nhiều lắm.


Chuyện người thương binh
Ðây là một câu chuyện thật đau lòng xẩy ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Chuyện kể về một người lính trẻ Hoa Kỳ trở về nhà sau khi tham chiến tại Việt Nam.
Từ thành phố San Francisco người lính trẻ gọi điện thoại về nhà cha mẹ.

"Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà, nhưng con có một điều xin cha mẹ. Con có đem theo một người bạn thân"

"Ðược" - cha mẹ người lính trẻ trả lời bên kia đầu giây điện thoại - "Cha mẹ thích nó đi cùng con về đây và muốn được gặp nó"

"Nhưng có một điều con muốn thưa với cha mẹ," - người con nói tiếp - "bạn con bị thương tích trầm trọng trong lúc giao chiến. Nó dẫm phải mìn, mất một cánh tay và một chân. Nó không có nơi nào để ở, và con muốn nó về ở chung với gia đình ta"

"Con ơi! Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều đó. Chúng ta có thể giúp nó tìm một nơi nào đó cho nó ở"

"Không, con muốn nó về ở với con, với gia đình ta"

"Con" - người cha nói - "con không biết con đang nói cái gì. Một người tàn tật sống với gia đình chúng ta, sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Chúng ta có một đời sống riêng, và chúng ta không thể để việc đó ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Cha mẹ nghĩ rằng con nên về nhà và quên đi người bạn này. Bạn của con sẽ có thể tự tìm cuộc sống cho chính nó"

Nghe đến đây người con chết lặng người, không thể nào nói thêm được điều gì nữa và cúp máy điện thoại. Người cha không còn nghe thấy gì nữa.

Vài ngày sau đó, cha mẹ người lính trẻ nhận được điện thoại từ sở cảnh sát San Francisco báo tin người con của họ đã chết sau khi rơi từ trên lầu một cao ốc. Cảnh sát tin là nạn nhân đã tự tử.

Cha mẹ người con đau khổ đáp máy bay đến San Fransisco, vào thẳng nhà quàng thành phố nhận diện xác con. Họ xác nhận nạn nhân chính là đứa con trai yêu quý của họ, mà họ mới nói chuyện với nó vài ngày trước đây.

Nhưng đau đớn thay, họ đã khám phá ra một điều mà họ đã không biết, đứa con trai của họ chỉ có một chân và một cánh tay!!!

Dưới đây là lời bàn của người kể lại chuyện này:

Cha mẹ người lính trẻ trên đây cũng giống như số đông chúng ta.
Chúng ta chỉ thích yêu những người đẹp đẽ, khỏe mạnh, cơ thể lành lặn hay những cái gì vui thích chung quanh chúng ta.
Chúng ta không thích những người có thể gây rắc rối và phiền phức đến chúng ta.
Chúng ta thích xa lánh những người bệnh hoạn, ốm đau, tật nguyền, ngu si, đần độn.

Cảm ơn đến những người không có tâm như vậy. Có những người mở rộng vòng tay thương yêu đón nhận chúng ta vào gia đình họ, không điều kiện, không màng đến hậu quả có thể xảy ra sau đó.
Ðêm nay, trước khi đi ngủ, hãy nguyện cầu cho chúng ta có khả năng chấp nhận những hoàn cảnh tương tự, và giúp chúng ta thấu hiểu những người khác biệt hoàn cảnh với chúng ta...

from Hải Âu - VietBao


viethoaiphuong
#37 Posted : Wednesday, April 16, 2008 6:38:31 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM V.N sau 32 năm dưới chế độ CS
PHÓ THƯỜNG DÂN -


Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi , tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực .

Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với : Những khách sạn 5 sao , 4 sao lộng lẫy . Đổi mới với những nhà hàng '' vĩ đại '' trên các tuyến đường du lịch . Với những trung tâm ''thư giản'' sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh .Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội . Với những trường Trung học tư thục mangtên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ - 600US$ đến 1000US$ /tháng . (giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con?)

Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử ''đỏ'', các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau , các quan chức đỏ đô la đầy túi . Họ đến đây để ''thư giản'', uống rượu , đánh bạc ,cá độ và tìm gái . Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP , XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XỌ Vụ MPỤ18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là một thí dụ cụ thể . Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi...'' lắc'' suốt đêm .Vài hôm sau - đâu cũng vào đó

Tôi cũng thấy Sàigòn- người,xe và phố xá dầy đặc ,nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa,có cái trông giống như chiếc hộp quẹt .. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại .Vật liệu nhập cảng đắc tiền . Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi ,nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên.. ,lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường...

Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ , ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi..Và hệ thống cống rảnh lạc hậu ..mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa . Hệ thống đổ rác còn lạc hậu.. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhun nhúc như kiến.. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ ..hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể.. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra . Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận,không dám một lời phản kháng . Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1000 đô la Mỷ ..chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế , rẻ mạt.. Thuốc lá và bia - bia nội,bia ngoại - có đủ .. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn . Đảng viên,cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu .. Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu . Hút thì khỏi nói .. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê,bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5 , Craven A,trong túi . Lãnh đạo hút,cán bộ hút , dân chúng hút - thậm chí con nít 9,10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá.. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở . Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng.. nhưng bộ răng hô ,mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc .. cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên Tỉnh .

Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng '' tiếm công vi tư'' lộng hành,ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc ,xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ .. bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên , xây nhà gạch dùng làm quán cà phê .. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng .. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy . Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ ,ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ .

Còn nhiều.. rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công,lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn . Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn Tao đàn ( có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà , xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du , trị giá mỗi căn ,nhiều trăm ngàn mỷ kim - ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ .. trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi,quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo ,chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng ..Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ ,bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo ,giày vớ thể thao .. buôn bán ầm ỉ ,náo nhiệt suốt ngày.

Công an chiếm đất công , xây nhà tư . Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe , bịt kín cả lối đi vào nhà . Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn .Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai?Tất nhiên là phải thưa với công an.Không lẽ công an xử công an ? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : ''Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng . Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao ? '' ( Nhật ký ''Rồng rắn'' của Trần Độ ) .

Nón cối,nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi,Lê thánh Tôn,Tự do những ngày trước 75 nữa . Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng ''khẩu trang'', găng tay dài đến cùi chỏ ,cỡi Honda chạy như bay .. trên đường phố .

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống ...những bà cụ già,những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường.. những anh phế binh cụt tay,cụt chưn,lê lết trên một miếng ván gổ ...đi bán vé số ( một cách ăn xin trá hình)

Bộ mặt Sàigòn ''đổi mới'' bằng những khách sạn lộng lẫy , những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng , những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại , những vũ trường cực kỳ tráng lệ , những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền .. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa .. những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt .. choáng váng , cho là ''Việt Nam bây giờ tiến bộ quá''. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục , mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng.. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng : 555 US$ năm 2007 ( Hà Nội bốc lên 730 US $ )chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh . So với các nước láng giềng : Thái Lan : 2550 US$ - Phi luật Tân : 1040US$ - Nam Dương : 1160US$ .Tân gia Ba 24840US$ .( The Economist World, năm 2007 - p.158,176,238 ) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa . Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi : Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn ,những biệt thự lộng lẫy kia ? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai ? giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do , mua bán làm ăn mà có ? ?

HIỆN TƯỢNG NGƯƠI BẮC XA HÔI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MAI QUAN TRONG Ở SAIGÒN - KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM..

Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng ''đánh Tây,đuổi Mỷ'' - cho dù che giấu, lấp liếm , giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam ( gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập , chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàgòn . Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn .. và các khu phố sầm uất nhứt .. vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc . Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài,Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai,tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc ,Phạm thị Trước .. hiện nay ,một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại ..nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở ,công ty thương nghiệp,dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ .. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn.. thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN . (Tất nhiên là vợ con,thân nhân cán bộ lớn ) .Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS ( do các cô tự nói ra ) . Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc..Cán bộ,công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc .

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ Tỉnh thành đến quận lỵ,thị trấn , làng xả gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ .Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại.. chủ nhân cũng là người Bắc XHCN . Từ chính trị đến văn hóa , từ giáo dục đến truyền thông,từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi,sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ .

Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy . Còn những vàng bạc, kim cương,đô la ,tài sản tịch thu,chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản,cải tạo công thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo ,của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại , những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung,miền Nam - được đem đi đâu ? - Không ai biết .

Thông thường - những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ.. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau . Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN ( Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang) .Ông lớn lấy tài sản lớn .Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ . Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4,5 căn nhà . Ở không hết ... đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem '' bán non'' những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước . Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ . Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ . Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu . Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN .

Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp ,tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá ..đều bị '' giải phóng'' ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở ,cho cán bộ vào ở chung( chủ nhà chịu không nổi... phải bỏ đi ) , đổi tiền để vô sản hoá người dân , khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn , cuối cùng chịu không nổi , phải bán nhà với giá rẻ bỏ..để vô hẻm ở , ra ngoại ô hoặc về quê ... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào ''mua'' nhà Saigòn với giá gần như cho không...và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn .

Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô,AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên ''xẻ dọc Trường Sơn'' bằng máu , nước mắt và xác chết ... vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là ''giải phóng'' nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai , của cải, đuổi dân Saigòn ( gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la ,vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc , những địa chủ đầy quyền lực .. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc.( Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển hình) . Như vậy hành vi nầy gọi là gì ? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình - các ông tự gọi mình đi .

Đến thời ''mở cửa'' - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn..gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc , bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc , các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá , xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt .. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn.. no bóc ké.. Nhiều công trình vừa xây cất xong ..đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu . Một thí dụ diển hình : Một bệnh viện gần chợ '' cua'' Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo .. đã muốn sụp . Hiện đóng cửa không sử dụng được.

Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực , chiếm hữu nhà cửa,phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ . Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử . Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên .. Khoản cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt ..Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực .

Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời ''Bắc thuộc'' :


- ''Năm Bắc thuộc thứ 2 : Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh .
- Năm Bắc thuộc thứ 6 : Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12 : Trong ngục thất quê hương ấy , có những bộ xương thôi tập khóc cười ..''

Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

BÔ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi , mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản . Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua . Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện . Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối . Đường sá có tu sửa phần nào ..Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn ( đường xóm Cái nứa,Cái chuối xã Long Mỷ VL) ,xe Honda và xe đạp chạy qua được. ''Cầu tre lắt lẻo'' , cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván ,cầu đúc ( vật liệu nhẹ ) . Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cáibè, Cái răng ) nay không còn thấy nữa . Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn . Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất ..xen kẻ những mái lá bạc màu . Vùng Trà ốp,Trà cú (Vĩnh Bình) , chợ Thầy Phó (Vĩnh Long ) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá,nhà tôn . Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..

Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc,Hà Tiên,Rạch Giá ,Cần Thơ . Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt . Nhà cửa ,hàng quán dầy đặc , động cơ ồn ào,người ta chen chúc .. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở . Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất .. hoặc thụt sâu vào trong , không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè ,An Hữu , vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương ..

Dưới sông - từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn ,phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2,3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau . Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống,phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi . Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá .. Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài ..Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh . Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A , chèo ghe tam bản , bơi xuồng như thời trước 75 nữa .. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng,được trả lời : '' Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi !'' Tôi hỏi thêm : '' Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm , nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi,đánh đập .. các cô gái nầy không sợ sao ông ? - '' Biết hết - mấy cổ biết hết ,báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch . Cô khác thấy vậy ham . Phần nghèo ,phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may.'' Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn,Đài Loan hiện không ai là không biết .

Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài : '' Nỗi đau từ những con số''- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già,tàn tật đui mù , làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy : ''Tại một tổ chức kết hôn lậu,hàng chục cô gái đang ''bày hàng'' để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm,ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình '' Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007 ,viết : ''Hơn 60 cô gái ,tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển .Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ ,chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái .Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng .Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6,10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện .Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm''.

Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ :Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học ,để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm ,được anh trả lời : ' '' Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn . Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng . Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa.''. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ .. khoản chừng 18 đến 20 ..đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề .

Song song với tổ chức chánh thức ,còn có một tổ chức '' môi giới hôn nhân lậu''- sự thật là một tổ chức buôn người ,chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái , nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia,Thá i Lan ,Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục..các cô gái làm điếm .. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ .. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An . Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh , quận 11..Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu.. hậu quả cũng gần giống nhau . Chánh thức thì có giấy phép , có công an làm thủ tục , chánh phủ thu tiền lệ phí . Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An . Hậu quả gần giống nhau . Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan , Đại Hàn bị ngược đãi,đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại ..( Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng ) Còn lậu thì .. bán thẳng vào ổ điếm . Biết bao nhiêu thảm cảnh .. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại .Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu ..lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời !

Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ,ngược đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không ? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện ? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở ? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..?

Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN . Họ còn phải vay tiền mua sắm , ăn diện , hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan , Đại Hàn ?

Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp . Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau : Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt,chương trình công nghiệp hóa,đô thị hoá..vừa bãi,không được nghiên cứu cẩn trọng.. đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng..Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào .. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẩn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến ..khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ .Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75 ) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ .. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt nặng danh dự,sĩ diện như thời trước.. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng .. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo.. ;

NGHÈO.......

Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan ... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực , vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH ) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998 : ĐBSC : 37% . ĐBSH : 29% . Năm 2002 : ĐBSCL : 13 % . ĐBSH : 9% . ( Nhà x.b Thống kê - Hànội ,trang 13 - LVB trích dẫn ) Dù theo tiêu chuẩn nào : tiền tệ ( tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống ( bao gồm lương thực , nhà ờ, mức sống văn hóa ) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá .

Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học . Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt , nghe tận nơi của người viết : Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau , ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân , nhà dột nát .. khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà ,phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc... Cái nghèo của một người đi mượn tiền , muợn gạo.. tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp .. cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa,mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân .

Tục ngữ bình dân có câu : Ít ai giàu 3 họ,khó 3 đời .- Có . Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới.. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép .. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay ( 2007 ) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te .Đời ông nội - nghèo ! Đời cha nghèo ! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu .Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền ..trong khi dân số lại gia tăng quá tải . Cho nên thất nghiệp không thể tránh . Nghèo là hiện thực . Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng,viết : ''Nông dân đã nghèo,đất đã kém đi ,nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn,lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được ? ''

MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ĐÔ C.S .

Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa . Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt .. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia ,để tài trợ các chương trình y tế ,giáo dục ( hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con ) - các chương trình tạo công ăn việc làm , phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không ? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch ? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể .. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả , chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẩn uất , kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh ! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ) . Như vậy có gọi là phát triển không ?

KẾT LU ẬN

- 32 năm nhìn lại :Người ta thấy miền Bắc đã ''giải phóng'' dân Sàigòn ra khỏi đất đai,nhà cửa của họ . Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau . ''Giải phóng'' miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ.''Giải phóng''quân nhân,viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà ,để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển ...'' Giải phóng'' phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm ''vợ nô lệ'' , đi làm điếm ở Kampuchia , TháiLan ..

- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ .Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website(2003) - bị trưng bày trong lồng kính ,cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005) . Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc . (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre ,báo L'expresse ngày 29-8-2002 :'' Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó . Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn . Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó ''

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc .
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :'' Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Mất cả đất đai,sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu(Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

PHÓ THƯỜNG DÂN

viethoaiphuong
#38 Posted : Thursday, April 17, 2008 10:34:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Moi doc va nghe va pho bien Phong Su:
Vinh Danh Khoi 8406


http://www.rfa.org/vietn...anniversary_honored_HVy/


O VietNam, neu bi tuong lua, thi vao link nay:

http://nguyenhienvy.blog...-v-cc-nh-u-tranh-dn.html


HV
--
http://nguyenhienvy.blogspot.com
viethoaiphuong
#39 Posted : Friday, April 18, 2008 11:26:30 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tiểu Sử Ni Sư Trí Hải

http://members.cox.net/n...61/Tieusu_NiSuTriHai.htm
&
Muốn rõ nguồn gốc về cái chết của Ni Sư Trí Hải xin đọc bài dưới này :

Duyên Nợ Hoàng Triều Cương Thổ của Đức Hoàng Thái Hậu Đoan Huy
Tâm Tràng Ngô Trọng Anh (NTA)
Kể từ lúc mới về nước (1955) tôi nhận ngay nhiệm vụ tại Nha Công Chánh Cao Nguyên Trung Phàn tục gọi là Hoàng Triều Cương Thổ. Nếu núi Ngự Bình là bình phong của Hoàng cung Huế, thì dãy Trường Sơn Cao Nguyên Trung Phần được xem là bình phong rộng lớn của Hoàng Triều Cương Thổ Việt Nam. Những bậc Cao tăng hay Đại cư sĩ lãnh đạo, từ năm 1932 Hội An Nam Phật Học cho đến năm 2008 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đều có tổ tiên trực tiếp với phong trào Cần Vương (từ thời Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân); tất các ngài đều sinh quán trong vùng Bình Trị Thiên, Lào ngoại trừ Bác Sĩ Lê Đình Thám sinh quán Quảng Nam:
1- Bà Từ Cung, khuê danh Hoàng Thị Cúc, gốc Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
2- Hòa thượng Thích Trí Thủ sinh quán làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong, Quảng Trị.
3- Hòa thượng Thích Đôn Hậu, sinh quán làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1946 Ngài bị quân đội Pháp sắp sữa đem chôn sống thì có người chạy về cấp báo với Đức Từ Cung kịp thời cứu Ngài.
4- Thượng Tọa Thích Trí Quang sinh năm Giáp Tý (1924), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình.
5- Lê Mạnh Thát hay Thượng tọa Thích Trí Siêu sinh ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại Quảng Trị
6- Phạm Văn Thương hay Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ sinh ngày 15-2-1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình.
7-Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh Ni Sư Thích Nữ Trí Hải sinh ngày 09 tháng 03 năm 1938 tại Vỹ Dạ, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.
8- Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đông Mỹ (Phú mỹ, phủ Điện Bàn, tỉnh tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức. Khi ra trường với danh hiệu Y sĩ, đúng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, bào huynh Y sĩ Lê Đình Dương bị Pháp tù đày tại Buôn Mê Thuột. Năm 1932 Hội An Nam Phật Học ra đời; chư Cao Tăng mời Bác Sĩ làm Hội trưởng.
Âu cũng nhờ tiền duyên túc trái may mắn thế nào mà tôi (NTA) gặp ngay HT Thích Trí Thủ (HTTTT viết tắt Ngài HT3) nhiều lần ở Đà Lạt, NhaTrang, Buôn Mê Thuột, Huế, Đà nẳng và Saigon. Trong thời gian ấy (1956), Ngài HT3 được bầu làm Ủy viên Giáo dục của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đồng thời được giao nhiệm vụ Giám viện Phật học viện Nha Trang, thành lập tại chùa Hải Đức trên núi Trại Thủy. Phật học viện chỉ đào tạo Tăng sinh đến bậc Trung học, sau đó họ phải vào Sài Gòn theo học bậc Đại học. Để giúp đỡ số Tăng sinh này có nơi ăn ở đi học mà vẫn giữ được nếp sinh hoạt thiền môn, năm 1960 Ban Quản Trị ủy cho Ngài vào Sài Gòn mua một sở đất (ở đường Lê Quang Định) tại xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp, xây dựng chùa Gia-Lam. Tại Buôn Mê Thuột tôi được hân hạnh gặp TT Thích Viên Đức Trú Trì Chùa Khải Đoan do bà Từ Cung sáng lập ( chùa lấy tên Vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu). Đồng thời tôi gặp TT Thích Quảng Hương Phó Trú Trì đệ tử trẻ thân thương của Ôn Trí Thủ. Thời ấy tôi hâm mộ những sách phiên dịch của Thầy Viên Đức về pháp môn Mật Tông tại chùa Thiền Tịnh (Thủ Thiêm Saigon) và chùa Dược Sư ở Cây Số 3 Quốc Lộ 14. Sau khi Thầy Quảng Hương tự thiêu, HT Trí Thủ quá thương tiếc bèn đổi tên chùa Già Lam thành Tu viện Quảng-Hương Gia-Lam. (Kỹ sư Kiều Lộ Bùi Nhữ Tiếp giúp Ngài xây rãnh thoát nước cho con đường kiệt vào chùa). Nơi đây cũng là trú sở của Ngài sau năm 1963. Năm 1964, Ngài làm Viện trưởng viện Cao Đẳng Phật học đặt tại chùa Pháp Hội, tiền thân của Viện Đại Học Phật giáo Vạn Hạnh. http://www.phatviet.com/gioithieu/thichtrithu.htm.
Từ Paris tôi vê Việt Nam đúng lúc gặp Ngài HT3 để lãnh Nghiệp (công quả Phật Sự) từ đấy mãi đến giờ (1955-2008). Trước tiên, Ngài bảo tôi phải cọng tác về Hoằng Pháp và Giáo Dục, giúp đở ngài giảng dạy Phật pháp bằng phương pháp Tây Phương và kiến thiết phát triển hệ thống Trung Học và Đại học Phật Giáo. Tôi tuân hành Ngài xây dựng từ A đến Z hai Trung Học Bồ Đề Buôn Mê Thuột (1960) và Đà Nẳng (1964). Ngài HT3 chủ tọa lễ đặt viên đá xây dựng Đại học Vạn Hạnh thay thế cho viện Cao Đẳng Phật học qua sự giúp đở của Cư Sĩ Nghiêm Xuân Hồng Bộ trưởng Phủ Thủ Tường (1965).
Nhân danh Ủy viên Giáo dục của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Ngài HT3 yêu cầu tôi làm Phó Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, Đặc trách Kiến Thiết – Phát Triển (1964-75) giúp HT Tiến sĩ Phật học Thích Minh Châu. Vì thiếu thầy chuyên khoa nên tôi phụ trách tạm thời những môn nào cần giáo sư như Phật học, Triết học hay Phương pháp Khoa học đồng thời hợp tác với các Giáo Sư sáng lập Tập San Tư Tưởng.
Bức hình 5 cao Tăng sau đây chụp tháng Sáu năm 1966 nhân ngày lễ nhậm chức của Ngài Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Hoa với sự hiện diện của Chư Tôn Đức Giáo Phẩm cao trọng (từ phải sang trái): 1- HT Đôn Hậu (1905-1992) Năm 1968 Ngài bị Cộng Sản bắt tại Tổ Đình Linh Mụ, Huế vào lúc 01 giờ khuya ngày 20 tháng giêng năm Mậu Thân (17-02-1968), trong khi Ngài đang lên cơn suyển). 2- HT Giác Nhiên (1877 - 1979) Từ năm 1973, HT Gíac Nhiên Trú trì chùa Thuyền Tôn đảm nhận trọng trách Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đến năm 1979 thì viên tịch, thọ 102 tuổi. 3- HT Giác Nguyên (1873 - 1980) (tức Ôn Tây Thiên Thọ 107 tuổi là Đệ Nhị Tổ Tây Thiên thay Tổ Tâm Tịnh Trú trì chùa Tây Thiên kể từ năm 1924.) 4- HT Trí Quang (bị Tướng Nguyễn Cao Kỳ bắt đem về gởi dưỡng đường Duy Tân của BS Nguyễn Duy Tài sau vụ chính biến Miền Trung 1966. Theo Hồ sơ giải mật CIA Declassified CIA Documents on the Vietnam War thì Ngài không phải Công sản, mà muốn đem chủ nghĩa Duy Thần lại cho miền Nam)
(http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=view&id=64)
5- HT Thiện Hoa (1918-1973) Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự. Năm 1966, Ngài đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Trong giai đoạn này mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng Ngài vẫn vững vàng chèo chống, lấy sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại làm đường lối lãnh đạo. Năm 1968, Ngài được toàn thể đại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Lúc ấy dù căn bệnh đã bộc phát, nhưng Ngài vẫn không nề hà gánh lấy trách nhiệm Giáo Hội càng ngày càng nặng nề. Trong giai đoạn này, mọi Phật sự đáng kể ở miền Nam đều được Ngài khuyến khích trợ giúp đến thành công. Ngài viên tịch ngày 23 tháng Giêng năm 1973.
Thay thế HT Thích Thiện Hoa vừa viên tịch, Ngài Trí Thủ lãnh thêm trách nhiệm hết sức quan trọng và nặng nề là Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Từ Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 5 và kỳ 6 HT Trí Thủ ngoài chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo, năm 1975 kiêm cả chức phụ tá Đức Tăng Thống”. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của đất nước cũng như Giáo Hội. Người lãnh đạo lèo lái con thuyền Giáo Hội phải đủ nghị lực, can trường và sáng suốt mới đi đúng hướng, đúng đạo pháp được. Cùng trong năm 1975, HT Đôn Hậu trở về chùa cũ và Ngài được cung thỉnh làm Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội PGVNTN, Ngài trở về miền Nam sau 8 năm kinh nghiệm ê chề về sự độc hại của Phật Giáo quốc doanh ngoài Bắc nên ngài chống đối mãnh liệt mọi áp lực của Nhà Nước Nghĩa Xã. Nhưng Ngài lại quên rằng Việt Cộng sau mùa xuân đại thắng 75, hiện nguyên hình là xích quỷ giết người tàn bạo hơn cả thời Mậu Thân. Vụ tự thiêu 12 Tăng Ni tại Thiền Viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ ngày 02 tháng 11 năm 1975 (ngày 29 tháng 9 Ất Mão) là ngòi nỗ đầu tiên làm bùng lên cao trào Pháp Nạn cộng sản, từ đó lại lan rộng ra khắp nơi tiếp tục tranh đấu bằng phương pháp tự thiêu, một phương pháp quá khích chỉ có giá trị thời đệ nhất Cộng hòa mà thôi.
Trong bản tuyên bố Đại Đức Huệ Hiền và 12 vị Tăng Ni nêu rõ: “chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn chánh pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới Tăng sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc... Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú”... “chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo... Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân”…
Ôn Trí Thủ với chức vụ Phụ Tá Tăng Thống và Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đâu có yên lòng để nhìn thấy lớp lớp tăng ni trẻ tự thiêu chống tà thuyết mãi vậy được. Khách thập phương vào phòng khách Tu Viện Quảng Hương Gia-Lam có tấm hình vĩ đại của Cố Hòa Thượng Thiện Minh bị Việt Cộng tra tấn đến chết trong ngục tù.
Tuy vẫn quý trọng Ôn Cố Vấn Đôn Hậu nhưng Ôn Trí Thủ chủ trương con đường riêng táo bạo : Ôn quyết hy sinh uy tín và tính mạng để ngoài mặt hợp tác Nhà Nước Xã Nghĩa qua Giáo Hội PGVN quốc doanh, bằng cách đứng ra làm bình phong với 3 mục đích mà ngài cho là tối mật nhưng cộng sản đã gài người từ trước và biết hết (như HT Từ Mẫn).
Mục đích 1- làm bình phong che phong ba bảo táp duy vật vô thần, tạo nơi tu học giúp tăng ni trẻ duy trì Chánh Pháp ở Miền Nam với HT Minh Châu và HT Trí Tịnh, ở Miền Trung: HT Thiện Siêu và HT Mật Hiển (Giáo Hội PGVN quớc doanh).
Mục đích 2- làm bình phong âm thầm giúp những tu sĩ cật ruột theo đường lối cứng rắn GHPGVNTN của Ngài Đôn Hậu (HT Đức Nhuận, HT Từ Mẫn (lúc đầu)).
Mục đích 3- làm bình phong 1 và 2, gồm ba tu sĩ trung niên rường cột tương lai của Phật Giáo đó là Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát và Thích Nữ Trí Hải.
Trên căn bản nhìn bề ngoài không có gì là mâu thuẫn giữa mục đích 1 và 2 vì cả hai đều là bình phong. Nhưng Cộng Sản nhờ biết trước, bèn tương kế tựu kế bằng cách nâng cao bình phong 1 và tiêu diệt bình phong 2. Nói một cách khác, Cộng sản biết nhị vị Đôn Hậu và Trí Thủ tuy chống nhau nhưng vẫn là một gốc Triệu Phong, Quảng Trị.
Mười năm sau, kể từ 1994 tôi có đăng một loạt bài Bốn Xu Hướng Phật Giáo trên tuần báo Chánh Đạo do Cựu Huynh trưởng GĐPT Nguyên Trung (Gíáo Sư Ngô Văn Bằng) làm chủ nhiệm với mục đích phản bác đường lối duy nhất hòa giải hòa hợp kiểu suy tôn Việt cộng của Thiền sư Nhất Hạnh và bị nhóm Giao điểm chống đối (Hoàng Văn Giàu). Bốn Đường Hướng Của Phật Giáo gồm Thầm lặng, Hòa hợp, Bùng nổ và Bình phong 1- Thầm lặng. gồm tất cả mọi xu hướng Phật Giáo chống cộng sản, tạm chia a) vì thiếu chữ Dũng, như HT Trí Quang. b) sợ liên lụy đến gia đình, c) nương tựa Cao Tăng làm bình Phong để tu học lo giải thoát bản thân d) Âm thầm nấp sau Bình Phong gặp thời cơ thì bùng nổ. 2- Hòa hợp là lẽ đương nhiên, trên căn bản dung hóa của Phật giáo, nhưng không thể nào hòa hợp, với ác đạo đấu tranh giai cấp. 3- Bùng nổ chống đối Việt cộng như Chư Tăng Ni và Phật tử (trong đó có một số nguyện làm Pháp đăng tự thiêu, hoặc chống đối bằng Trí tuệ Bát Nhã với Chư Cao Tăng dày kinh nghiệm như Chư HT Đức Nhuận, Huyền Quang, Quảng Độ, ngoại trừ HT Đôn Hậu ban đầu chống HT Trí Thủ (vì lầm tưởng hòa giải thật), đặc biệt HT Thiện Siêu bị ép tháp tùng Nông Đức Mạnh ngày 21-2-1995 sang Âu Châu lo giải độc cho Vụ Đàn Áp Phật Giáo Thống Nhất. Ngài im lặng hoàn toàn vô ngôn bất động như ở quê nhà, không trả lời ký giả. 4- Bình phong phải hòa hợp với Giáo Hội quốc doanh bề ngoài, nhưng rất dễ bị lộ vô cùng nguy hiểm. Ngoài Bi và Trí phải có Dũng hy sinh thân mạng đứng mũi chịu sào. Ngài Trí Thủ theo con đường của HT Thiện Hoa tiền nhiệm vạch ra.
Trong cương vị Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, HT Trí Thủ triệt để không chấp nhận lối tu thờ Ma vương mê tín dị đoan, đồng thời liên hệ với các vị tôn túc lãnh đạo các hệ phái và các tổ chức Phật giáo khác trong cả nước để bàn bạc việc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Tại Đại hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 7, họp tại chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, ngày 23.01.1977 gồm 160 đại biểu của 54 đơn vị trong Giáo Hội, mà HT Trí Thủ nhân danh Viện trưởng tân nhiệm kỳ đã ký thông bạch 7 điểm trong đó có điểm thứ 6 nguyên văn như sau: “ Đại hội cẩn ủy Giáo hội Trung ương (quốc doanh) tiếp tục vận động thống nhất Phật giáo cả nước trong tinh thần Đạo pháp và truyền thống Dân tộc”.
Năm 1977, Đại Hội Kỳ VII của GHPGVNTN tại Ấn Quang, Ngài Đôn Hậu được suy cữ chức vụ Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.
Năm 1979, Đức Đệ Nhị Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Chùa Thuyền Tôn, Huế viên tịch. Đại Hội kỳ VIII vì nhà cầm quyền Cộng Sản không cho phép tổ chức suy cử Ngài Đôn Hậu làm Đệ Tam Tăng Thống, Hội Đồng Lưỡng Viện cung thỉnh Ngài Trí Thủ kiêm nhiệm chức vụ Xử Lý Viện Tăng Thống.
Năm 1978, Ngài Đôn Hậu chính thức gởi văn thơ phản đối Cộng Sản Hà Nội bắt giam trái phép những nhà lãnh đạo của GHPGVNTN. Cũng trong văn thơ này, Ngài cương quyết đòi Cộng Sản phải trả tự do vô điều kiện cho các nhà lãnh đạo Phật Giáo trong đó có cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngài đã có công nuôi dạy, tác thành cho tất cả Tăng Ni, Phật tử trong đó có các vị học thức cao, hữu dụng cho Phật pháp và xã hội như thầy Thích Trí Chơn (Hoa Kỳ), thầy Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát khi ấy đang còn bị giam giữ trong ngục tù Cộng sản.
Sau khi ban vận động thống nhất Phật giáo thành hình, HT Trí Thủ được bầu làm trưởng ban vận động, và khi hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội ngày 7.11.1981, HT đắc cử chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên mà cũng là nhiệm kỳ cuối cùng. Năm 1983, đắc cử Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhà Nước Xã Nghĩa cần chấm dứt ngay nhiệm vụ của Ngài HT3 khi Giáo hội PGVN quốc doanh ra đời xong. Họ sợ để Ngài ở lại trong Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc ngày nào thì nguy hiểm ngày đó.. Nghề vắt chanh bỏ vỏ là sở trường của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Âm thầm chịu nhẫn nhục, Ôn Trí Thủ mãn báo thân 76 tuổi đời, 56 tuổi đạo khi xe Công An đặc nhiệm đến Tu Viện Quảng Hương Gia Lam chiêu ngày 1 tháng 4 năm 1984
chở Ôn lên Bệnh Viện Thống Nhất tra tấn đến chết ngay đêm đó vào hồi 21g30. Chiều hôm sau ngày 2 tháng 4, chiếc xe bệnh viện đưa nhục thân Ôn về trả lại chùa lúc 22 giờ 45 phút.
Trường hợp Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát, tháng 6 năm 1969 được Đại hội đại biểu Việt cộng miền Nam bầu làm Thủ tướng Việt Nam Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến ngày thống nhất. (tức ngày 30-4-75). Nói một cách khác Ông Phát cũng như quý ông Bà trong Mặt Trận Giái Phóng (Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Duơng Quỳnh Hoa, kể cà HT Thích Trí Độ) mắc mưu quỷ kế cộng sản mà không biết. Còn Ôn Trí Thủ lại biết trước sau gì bình phong cũng phải bùng nổ bằng cái chết mà thôi, và ngài chuẩn bị những gì phải làm trước khi Cộng sản bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ nhưng không kịp. Sau ngày 1-4-1984 Cộng sản vẫn bị bất ngờ trở tay không kịp khi gặp phản ứng Phật tử toàn quốc mạnh quá sức tưởng tượng.
Vào khoảng trung tuần tháng 3 năm 1984 tôi dự lễ phục tang cho gia đình Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, với tư cách vừa bà con bên ngoại (Mẹ tôi Nguyễn Khoa Diệu Quế) vừa bạn học lớp Tú Tài Trung Học Khải Định năm 1945 (GS Nguyễn Văn Hai ngồi trước mặt bảng đen, giũ sổ điểm danh, Nguyễn Khoa Nam ngồi bàn chót lưng dựa vách gần BS Nguyễn Khoa Nam Anh). Tang lễ được tổ chức tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, nơi mà tôi thường lui tới trước và sau ngày “đi cải tạo về”. Sau đây xin trích Lễ Phục tang tại Quảng Hương Già Lam do Ông Nguyễn Khoa Phước em ruột Cố Thiếu Tướng trình bày
“Cuối tháng 3 năm 1998, anh Thời, cựu SVSQ khóa III Thủ Ðức đến nhà tôi mượn tấm ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam và tặng tôi một số đặc san NKN do các anh đồng khóa ấn hành từ mấy năm nay. Anh Thời đã yêu cầu tôi viết vài hàng về anh Nam, người anh ruột của tôi….
Tháng 3 năm 1984, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước từ Sài Còn về Cần Thơ xin hốt cốt, lúc này tôi (Phước) đang ở tù tại trại Nam Hà - Ba Sao). Khi hài cốt được đưa lên, nhà tôi thấy còn nguyên bộ xương, đặc biệt hàm răng còn rất tốt chưa trám và hư hỏng cái nào, một thẻ bài quân nhân có tên Nguyễn Khoa Nam, một quyển kinh Phật đựng trong bao nylon và một khẩu Browning. Bộ xương đã được thiêu liền khi đó. Khi thiêu xong tro hài cốt được gia đình đựng trong bình xứ, đem về Sài Gòn ngay hôm đó.
Vài ngày sau lễ phục tang được tổ chức tại Chùa Già Lâm với sự tham dự đông đủ thân nhân và bà con nội ngoại. Hiện nay tro hài cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đặt thờ tại chùa Già Lâm, đường Lê Quang Ðịnh, quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Ðịnh”.
Vì bà con thân quyến nội ngoại Nguyễn Khoa quá đông nên tôi phải tránh né vì biết thế nào công an mật vụ cũng có mặt tại hiện trường trong khi mình đang làm thủ tục đi theo diện ODP nay mai. Chừng tuần lễ sau, ngày 1 tháng 4 năm 1984 thì tôi được hung tin Ngài bị công an đến chở Ngài lên bệnh viện Thống Nhất tiêm thuốc an thần và ngày hôm sau giao trả nhục thân lại cho Tu Viện Gia Lam, máu me đầy mồm. Vì ăn gian nói dối quen thói, Việt Cộng dấu đầu hở đuôi nên mô tả lời lẽ và giờ giấc khác nhau trong vụ giết Ôn Gia Lam với một link dài dòng Tường Thuật Tang Lễ: http://www.quangduc.com/...%ACT%20L%E1%BB%84%20TANG
1- Sự Thật về cái chết của HT Trí Thù
http://dansinh.tripod.com/hr/ttsvts.htm
Thích Tuệ Sỹ và Trí Siêu Lê Mạnh Thát.
“Ngày 1 tháng 04-1984 công an đã bao vây chùa Quảng Hương Già Lam và đã bắt đi Thượng Tọa Trí Thủ cùng các Thượng Tọa Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ và sư bà Thích Trí Hải. Thượng Tọa Thích Trí Thủ đã bị tra tấn đến chết ngày đêm đó vào hồi 21g30.
Sau bốn năm bị giam cầm, trong một phiên tòa những ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1988, hai Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Trí Siêu bị tuyên án tử hình, các vị khác bị khổ sai chung thân.
Theo bài tường thuật của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 29/09/88 thì từ giữa năm 1977, Phạm Văn Thương (tức Thượng Tọa Tuệ Sỹ) và Lê Mạnh Thát (tức Thượng Tọa Trí Siêu) là những phần tử phản động trong giới Phật Giáo đã cùng “đồng bọn” tổ chức nhiều hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. “Bọn chúng” thành lập tổ chức “phản cách mạng” với danh xưng Lực Lượng Việt NamTự Do (hợp nhất từ hai nhen nhóm “phản cách mạng” Mặt Trận Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam do Từ Mẫn làm chủ tịch, Phạm Văn Thương làm cố vấn với nhen nhóm “phản cách mạng” do Phan Văn Ty và Trần Thắng Tài cầm đầu hoạt động tại khu vực Bình Tuy. “Bọn chúng” đã lợi dụng nơi tôn nghiêm, thường xuyên tụ họp tại chùa Tập Thành (Bình Thạnh) và thư viện chùa Già Lam để bàn kế hoạch, phân công thực hiện và thông qua tuyên ngôn, cương lĩnh, điều lệ, màu cờ... do Phạm Văn Thương soạn thảo. Phạm Văn Thương còn viết nhiều tài liệu tuyên truyền với nội dung cực kỳ “phản động” như Con Đường Giải Phóng, Những Rặng Trường Sơn và thành lập tờ báo Dân Chủ nhằm tuyên truyền Xuyên tạc tình hình trong và ngoài nước, đả kích Đảng và Nhà Nước ta. Theo đường lối hoạt động đề ra từ đầu, “bọn chúng” lần lượt thành lập các mật khu: Núi Bé (Bình Tuy), Sông Lạnh (Đồng Nai), Cây Gạo (Đồng Nai) làm nơi tích trữ lương thực, vũ khí tài liệu và huấn luyện quân sự. “Bọn chúng” còn móc nối với các tổ chức “phản động” ở nước ngoài và nhận hàng chục ngàn đô -la do các tổ chức này viện trợ thông qua “các tên” Trần Thắng Trí, Trần Thắng Chiến, Việt kiều tại Pháp và Thụy Sĩ mang về nước để mua vũ khí và lương thực chuẩn bị hoạt động. Theo yêu cầu của “bọn phản động lưu vong”, “bọn chúng” đã chuẩn bị đốt rạp Bến Thành để gây tiếng vang, nhưng kế hoạch chưa thực hiện được thì từ năm 1982 đến năm 1984 “bọn chúng” đã lần lượt bị bắt (hết trích báo Sài Gòn Giải Phóng).
Trong phiên tòa, các Thượng Tọa đã dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi tranh đấu cho toàn dân. Trước một chính thể đi ngược lại ý nguyện của quần chúng, đem lại nghèo đói cho dân tộc, chúng tôi không tiếc đem thân mạng hy sinh để tranh đấu... Chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do bình đẳng, cho cơm no áo ấm của đồng loại... Chúng tôi không cần xin lượng khoan hồng của ai. Tất cả việc chúng tôi làm để lịch sử phán xét. Không có một chế độ nào có quyền phán xét chúng tôi...”
Sau khi nghị án, Thượng Tọa Trí Siêu, Tuệ Sỹ bị tuyên án tử hình, các bị can khác từ chung thân đến bốn năm rưỡi tù.
Nhưng sau khi bị cộng đồng Việt Nam hải ngoại biểu tình chống đối, sự can thiệp của hội Ân Xá Quốc Tế và áp lực của các chính phủ đã viện trợ rất nhiều cho Việt Nam như Thụy Điển và Úc Đại Lợi dọa cắt giảm viện trợ, bản án tử hình của hai Thượng Tọa đã được biến thành 20 năm tù.
Hiện nay, Thượng Tọa Thích Trí Siêu bị giam tại trại tù K3, Xuân Lộc, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ bị thuyên chuyển từ trại A20, Phú Yên ra trại Ba Sao, Nam Hà.”

* * * * *
Posted on February 28, 2008 by hoanghaithuy
Năm 1982, ở tù hai năm trở về mái nhà xưa và vòng tay gầy của người vợ hiền, qua anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, tôi được quen anh Cao Hữu Đính. Anh Đính đã qua đời năm 1992 trong căn nhà của anh ở khoảng giữa nhà thờ Bùi Phát và cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn. Anh nguyên là Tổng Thư ký Liên Ban Tôn Giáo Chống Độc Tài Ngô Đình Diệm năm 1963, nhà nghiên cứu Phật giáo và là giáo sư Đại Học Vạn Hạnh. Anh hơn tôi gần hai mươi tuổi.Tôi gặp anh Cao Hữu Đính lần đầu ở nhà anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Năm ấy - năm 1982 - ở tù lần thứ nhất trở về, tôi viết một số bài kiểu Tạp Ghi kể chuyện linh tinh về cuộc sống của nhân dân ta ở Thành Hồ Cờ Đỏ, tôi gửi những bài viết này sang Mỹ, Pháp, Úc. Tôi đưa vài bài để anh Đính đọc. Anh nói: Trước kia tôi có nghe tên anh nhưng tôi không đọc anh. Tôi vẫn tưởng anh chỉ viết được tiểu thuyết, không ngờ anh viết chính luận được quá. Từ đó anh Đính mến tôi, hay đến nhà tôi, đưa tôi đi ăn những chỗ anh thấy có thức ăn ngon, anh chị giúp đỡ vợ chồng tôi tất cả những gì anh chị có thể giúp. Anh chị Cao Hữu Đính những năm ấy sống tương đối thoải mái hơn nhiều người, anh chị có bẩy, tám người con, năm người sống ở nước ngoài, tất cả các con anh chị đều thành đạt. Là nhà nghiên cứu Phật giáo và tích cực tham gia phong trào chấn hưng đạo Phật từ những năm 1940, anh Đính biết khá nhiều về giới giáo sĩ Phật giáo ở miền Trung Việt Nam. Những lúc vui chuyện anh kể cho tôi nghe những chuyện về tiểu sử, đời tư, hạnh kiểm, hành động, cá tính của nhiều vị lãnh đạo Phật Giáo như HT Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, HT Thích Trí Thủ, các vị Thượng Tọa Thiện Minh, Quảng Độ, Đức Nhuận, Trí Quang, Nhất Hạnh vv…
Là người ngoại đạo, tôi nghe những chuyện trên rồi quên ngay. Tháng 3 năm 1984 anh Đính cho tôi biết: Lại có chiến dịch khủng bố Phật Giáo đồ. Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích Nữ Trí Hải bị bắt hôm qua. Cả ba cùng bị bắt trong một buổi sáng. Chưa biết còn những ai bị bắt nữa. Anh nhấn mạnh: Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Trí Hải là.. la crème du Bouddhisme… tinh hoa của Phật giáo.. Vài ngày sau anh cho tôi biết thêm về vụ bắt bớ lớn ấy:
Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Trí Hải là những người con cưng của HT Thích Trí Thủ. Tuệ Sĩ, Trí Siêu bị bắt ở Chùa Già Lam, Phú Nhuận. Cô Trí Hải đang lập một tịnh xá ở Hố Nai, làm chỗ cư trú cho những tăng ni, phiêu dạt trong cuộc biển dâu năm 1975, không có tên trong sổ hộ khẩu chùa nào cả. Công an Thành Hồ đi xe đến tận nơi mời cô Trí Hải về Sài Gòn. Buổi sáng HT Thích Trí Thủ được mời đến Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc. Trong lúc HT đi khỏi chùa Già Lam, Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Ở Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc, HT Trí Thủ được mời nghe cuộn băng ghi tiếng nói của một tăng sinh can tội phản động bị bắt. Tăng sinh này khai Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát và Ni cô Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo tổ chức phản động. Nghe nói tổ chức này lớn lắm, định lập chiến khu, gây bạo động ở thành phố, có súng. Khi HT Trí Thủ trở về đến chùa, nghe báo Tuệ Sĩ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát bị bắt, HT ứa nước mắt.
Tai họa dồn dập đến với những phật tử Việt Nam. Khoảng bẩy ngày sau anh Đính cho tôi biết HT Thích Trí Thủ, Pháp Chủ Phật Giáo Việt Nam, đột ngột tạ thế. Đấy là những ngày cuối tháng Ba năm 1984. Tình trạng cá nhân tôi cũng đen tối không kém. Nhiều sự kiện xẩy đến làm tôi lờ mờ cảm thấy xe bông của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh lại sắp sửa đến nhà tôi rước tôi đi lần nữa.
Tháng Giêng năm 1984 chúng tôi bắt đầu nghe tin mới có một đài phát thanh chống Cộng phát thanh từ hải ngoại. Tết năm ấy một số người ở Nha Trang tình cờ bắt được tiếng nói của đài phát thanh này. Tin ấy truyền về Sài Gòn. Đầu tháng Hai 1984 anh Đính bắt được đài trước, anh truyền bí Đó là Đài Phát Thanh Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh.. ….
Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ, cô Trí Hải bị bắt ngày 25 tháng 3, 1984, chừng một tuần sau ba vị tu sĩ bị bắt HT Thích Trí Thủ viên tịch. Hai giờ sáng rạng ngày mùng 2 tháng 5 năm 1984 Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đem xe bông đến nhà rước tôi đi.
Tôi lại trở vào cái gọi là Trại Tạm Giam Số 4 Phan Đăng Lưu, trung tâm thẩm vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi bốn năm trước tôi đã sống hai năm và đã ra thoát. Trở vô lần này tôi lại vào biệt giam Khu C Một. Lần trước tôi nằm phòng biệt giam — xà-lim — số 6 cũng khu này, lần thứ hai này tôi nằm phòng biệt giam số 10.
Sau thời gian chịu thẩm vấn, cai tù đưa tôi sang phòng tập thể số 6 cùng khu. Vào phòng tôi được xếp nằm cạnh một thanh niên trạc ngoài ba mươi tuổi. Chú kém tôi đến mười tuổi nên tôi gọi chú là chú, chú gọi tôi là bác. Nằm bên nhau chúng tôi nói chuyện làm quen. Khi nghe chú nói chú là tu sĩ chùa Già Lam, tôi vội hỏi tên chú — Anh Đính có cho tôi biết tên người tăng sinh chịu không nổi khổ cực vì bị nằm sà-lim dài hạn nên đã phải cung khai — khi biết chú không phải là tăng sinh cung khai, tôi cho chú biết tin HT Trí Thủ đã viên tịch.
Chú không biết tin ấy, chú cũng chỉ lờ mờ biết dường như hai ông Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát mới bị bắt. Chú cho tôi biết chú bị bắt đã ba năm, năm đầu chú bị giam ở đây - Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu — năm thứ hai chú sang Nhà Tù Chí Hòa và bây giờ chú mới được đưa từ Nhà Tù Chí Hòa về đây khoảng một tuần nay để lại bị thẩm vấn. Chú bị đưa trở lại đây chịu thẩm vấn thêm vì công an vừa bắt Tuệ Sĩ, Trí Siêu và Ni cô Trí Hải. Nghe tôi nói linh tinh và nói vanh vách về những chuyện Phật giáo, phật tử ..vv..chú hỏi tôi:
Bác không phải là phật tử, sao bác biết những chuyện ấy?
Ông Cao Hữu Đính cho tôi biết — Tôi trả lời — Tôi hay gặp ông ấy. Nhờ anh Đính kể, tôi được biết một nhóm tu sĩ Phật giáo và phật tử liên kết với một số tín hữu Thiên Chúa Giáo — đa số là người Việt miền Trung — thành lập một tổ chức chống Cộng có tầm cỡ khá lớn. Nhiều người trong tổ chức đã bị bắt từ ba năm trước — 1981 — nhưng họ không chịu khai ra những người lãnh đạo họ. Vì họ không chịu khai nên họ cứ bị VC giam mãi. Mới đây một người trong nhóm bị nằm xà-lim mút chỉ ba năm trong Nhà Tù Chí Hoà, không được nhận đồ gửi vào nuôi, ta gọi là tiếp tế, không được ở phòng tập thể có anh, có em, chịu không nổi đã cung khai. Lời khai của người này được thâu vào băng, HT Trí Thủ đã được công an Sài Gòn mời đến Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc nghe cuộn băng cung khai. Do đó Tuệ Sĩ, Pham Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Ni cô Trí Hải bị bắt. Trại Tạm Giam Số 4 Phan Đăng Lưu, cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định, nhìn sang Chợ Bà Chiểu và Lăng Ông, là trung tâm thẩm vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Gần như tất cả những người Sài Gòn bị bắt đều bị đưa vào đây thẩm vấn. . . …Nhóm Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi bị bắt sau Tổ Chức Chống Cộng Già Lam một tháng. Chúng tôi ở Số 4 Phan Đăng Lưu 12 tháng: anh Doãn Quốc Sĩ ở khu C Hai, Khuất Duy Trác ở Phòng Tập Thể 1 khu C Một, Dương Hùng Cường Phòng Tập Thể 3 khu C Một, Trần Ngọc Tự Phòng Tập Thể 5 và tôi ở Phòng Tập Thể 6 khu C Một. Nhóm Già Lam đi sang Nhà Tù Chí Hòa trước chúng tôi. . . . . Người Sài Gòn bị bắt đi tù nếu chưa vào Khám Chí Hòa thì vẫn chưa biết tù đày đích thực là gì. Nhìn lên những tầng lầu cao tôi bồi hồi tự nhủ: “Đây Chí Hòa.. Với người tù Sài Gòn Nhà Tù Chí Hòa là Trường Đại Học giống như Đại học Harvard của sinh viên Mỹ, Eton của sinh viên Anh, Sorbonne của sinh viên Pháp..” Tâm trạng tôi lúc ấy như dòng suối cuồn cuộn trôi. Tôi sợ hãi và tôi kiêu hãnh. Sống dưới cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa đi tù vì tội chống đối bọn cộng sản là một thành tích tốt. ….. Bằng những năm tháng tù đày này tôi trả được một phần nào cái nợ sống, được đóng góp một phần công nhỏ của tôi trong công cuộc chống Cộng chung của dân tộc. …. Rất có thể và chẳng có gì lạ nếu tôi sẽ không còn sống mà đi ra khỏi những vách tường này nhưng ngày nào trở ra được, ngày nào sống ở ngoài tôi sẽ thầm kiêu hãnh vì tôi từng sống trong Nhà Tù Chí Hòa. Bẩy anh em chúng tôi — anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt đã sang Chí Hòa tháng trước — Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự, Lý Thụy Ý, Nguyễn thị Nhạn và tôi cùng từ Số 4 Phan Đăng Lưu sang Thánh Địa Chí Hòa trong một chuyến xe. Vào Khu ED — Ơ Đê — cai tù chia chúng tôi ra và đưa chúng tôi mỗi người vào một phòng. Khu ED là khu giam tù chính trị, tù vượt biên, tù xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa,…. Cộng sản không đưa những vị tù Phòng 2 khu ED Chí Hòa đi trại cải tạo, không đưa ra tòa, các vị cứ bị giam miệt mài đã cả mười năm. Tháng Năm 1985 ở Phòng 2 đó có các ông Vũ Tiến Hỉ, Thái Lăng Nghiêm, Như Phong Lê Văn Tiến, Nguyễn Đan Quế, Trần Thành và chừng hai mươi vị khác. Sau chừng nửa giờ đoàn tụ ở trên tù xa anh em chúng tôi lại tan hàng, Lý Thụy Ý, Nguyễn thị Nhạn vào hai phòng nữ 3 và 4 ở dưới đất, ni cô Thích Nữ Trí Hải đang ở một trong hai phòng nữ ấy. Dương Hùng Cường, Trần Ngọc Tự vào hai phòng lầu Hai, Khuất Duy Trác vào phòng 9, tôi vào phòng 10 lầu Ba, anh Doãn Quốc Sĩ lên lầu Bốn, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, từ Số 4 Phan Đăng Lưu sang Nhà Tù Chí Hòa trước chúng tôi một tháng, ở phòng 9 Lầu Ba khu ED. Tôi gặp Trí Siêu Lê Mạnh Thát trong phòng 10 khu ED. Lê Mạnh Thát, cùng nhóm Già Lam, sang Chí Hòa trước tôi một tháng. Hai chúng tôi có chung một người bạn tù rất tốt. Anh bạn tù trẻ của chúng tôi là tu sĩ Thiên Chúa Giáo: Lê Văn Bẩy đã học xong nhưng không được Việt Cộng cho thụ phong linh mục. Bẩy ăn chung, nằm cạnh tôi ở Phòng 6 Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Bẩy sang Chí Hòa cùng chuyến xe với Lê Mạnh Thát. Bẩy quí mến Lê Mạnh Thát còn hơn Bẩy quí mến tôi. Bẩy đang ăn chung, nằm cạnh Thát nên nhờ Bẩy, vừa vào phòng 10, tôi được ngay người quen đón tiếp, lo cho đủ thứ. Tôi ăn chung, nằm cạnh Bẩy và Thát.. . . . .Vụ văn nghệ sĩ phản động bị gọi là bọn Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi bị giam tới bốn năm mới đem ra xử, vụ Tổ Chức Già Lam phản động có Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Ni cô Thích Trí Hải, Thượng Tọa Thích Đức Nhuận trong ban lãnh đạo — những người bị bắt đầu tiên năm 1980, những người bị bắt cuối cùng khoảng cuối Tháng Năm 1984 — bị ngâm tôm ở Nhà Tù Chí Hòa đến bẩy năm mới đưa ra tòa. Đúng ra vào đầu năm 1986, trước kỳ họp Đại Hội Đảng lần 6, công an Thành Hồ đã quyết định đưa nhóm bị chúng gọi là Bọn Biệt Kích Cầm Bút ra tòa xử, lệnh ra tòa đã được đọc cho anh em chúng tôi nghe, hai tờ tuần báo Công An Thành Hồ và Tuổi Trẻ đã om xòm loan tin về vụ xử và đăng những bài viết kể tội chúng tôi. Lần ấy họ khép chúng tội vào tội Gián Điệp, mức án phạt tội Gián Điệp tối thiểu tù 12 năm, tối đa tử hình. Nhưng đến phút cuối cùng họ hoãn xử. Một năm rưỡi sau — 1988 — họ mới lại đưa anh em chúng tôi ra tòa xử. Lần này họ đổi tội danh của chúng tôi sang tội “Tuyên truyền chống chính quyền cách mạng”, mức án phạt tối thiểu tù 2 năm, tối đa tù 12 năm. Lãnh án 8 năm tôi ôm chiếu, xách giỏ, rời khu ED sang khu FG, nằm chờ kháng án lên cái gọi là tòa trên. Sau vụ xử chúng tôi chừng ba tháng, vụ Già Lam ra tòa. Can phạm trong tổ chức Già Lam đến hai mươi người. Chỉ nội cái việc người tù phải đứng nghe đọc lý lịch và cáo trạng kết tội từng người cũng đã mất một ngày. Tòa phải xử đến hai ngày. Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương bị án tử hình, nhiều người 20 năm, 15 năm, Thượng Tọa Đức Nhuận lãnh án 10 năm, Ni cô Trí Hải 4 năm. Trong buổi chiều ngày xử thứ hai T.T. Đức Nhuận quá mệt, ngất sỉu. Hai tên công an vào phòng xử khiêng ông ra ngoài. Những tu sĩ Già Lam sau đó trở về Nhà Tù Chí Hòa mà không có Thượng Tọa cùng về trên xe. Mọi người yên trí là bọn công an áp giải tù đã đưa Thượng Tọa đi bệnh viện hay đưa ông về bệnh xá Nhà Tù Chí Hòa để điều trị. Nhưng Thượng Tọa không được cai tù cộng sản chú ý đến như thế. Mãi trưa ngày hôm sau chúng tôi thấy cai tù đưa Thượng Tọa về phòng giam. Thì ra ông bị bỏ quên trong xe chở tù. Xe chở tù, nghe nói, tôi không được đi xe này khi tôi ra tòa, của Liên Xô viện trợ, có ngăn riêng kín mít để nhốt tù tử hình hoặc những tù làm dữ, la hét, nguy hiểm. Khi Thương Tọa Đức Nhuận ngất sỉu bọn công an không đưa ông đi bệnh viện mà cũng chẳng chạy chữa, cứu cấp gì cả, chúng khiêng Thượng Tọa ra xe bỏ ông vào ngăn nhốt tù nguy hiểm, khóa cửa lại. Xe chở tù từ Tòa Án về Nhà Tù Chí Hòa, chẳng thằng nào nhớ có ông sư tù còn ở trong xe, chúng bỏ...
viethoaiphuong
#40 Posted : Friday, April 18, 2008 11:36:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Kính mời quý bạn đọc báo Thời Nay với những tấm gương sáng Vẻ Vang Dân Việt :
http://www.thoi-nay.net/tam_guong_sang/index.asp
Roseheart
Users browsing this topic
Guest (4)
5 Pages<1234>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.