Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

89 Pages«<8081828384>»
Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui
ngodong
#1621 Posted : Monday, April 18, 2011 11:20:58 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi Huệ


Tháng Tư, nhớ về Hoàng Tử Bé với muôn ngàn vì sao lấp lánh trên cao.

Có phải những vì sao trên cao kia vẫn lấp lánh dịu dàng vì Hoàng Tử Bé đang cười trên một trong những vì sao ấy.....
RoseRoseRose


Chị đọc nhưng giữ trong lòng. Nụ cười dễ thương không bao giờ tan em há.
ngodong
#1622 Posted : Monday, April 18, 2011 11:21:57 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái

xv à, chị mơ zai chứ nào phải vô tình, may mà có Huệ Wink





Chị Liêu Thái Thái à ơi, sao em nôn nao quá xá quà xa vậy nè.
xv05
#1623 Posted : Tuesday, April 19, 2011 10:39:45 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
KissesRoseheartheartheartfloating đến tất cả các chị
Black Eye
Shy
Huệ
#1624 Posted : Tuesday, April 19, 2011 11:39:05 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cảm ơn tất cả các bạn. Nắm tay cái nhe. heart Kisses
Huệ đi lục bếp xong sẽ kể chuyện Tây Tạng tiếp. Rose
Huệ
#1625 Posted : Tuesday, April 19, 2011 1:29:49 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Sau khi lập gia đình, cô Sonam dọn nhà xa hơn chỗ cũ, cưỡi ngựa đường trường thì cũng phải mất chín tiếng đồng hồ mới tới. Mỗi năm cô được cha đến xin phép nhà chồng cô cho cô về thăm cha mẹ một lần. Cũng như nhiều nàng dâu khác, mùa về thăm cha mẹ thường là vào tháng tư, khi việc gieo mạ và cấy lúa đã xong. Mỗi lần về thăm, cô Sonam luôn được mẹ may cho quần áo mới đủ mặc cả năm, những bộ áo màu tươi, thời trang của phụ nữ khá giả. Mẹ cô cũng may thêm y phục để làm quà cho chồng và cha mẹ chồng cô, gọi là để tình thông gia thêm có sự thông cảm với nhau cho con gái được nhờ.

Cô Sonam làm dâu là gánh hết khó nhọc cho nhà chồng. Ngoài cha chồng mỗi ngày đều hai chuyến ra đồng làm lụng, là lao động thật sự, mẹ chồng chỉ trông nom thợ cấy và chồng cô thì càng ít lo việc làm ăn hơn. Bà mẹ chồng sạch sẽ, tinh tươm lắm, nhà quét không ra một cái rác. Bà dùng bữa trên cái kang, con dâu thì ăn dưới bếp và phải đứng mà ăn chứ không có ghế ngồi. Tuy vậy, bà cũng tử tế, rộng rãi và công bằng với con dâu.

Chồng cô tánh thật thà, thẳng thắn, nhưng độc đoán và nóng nảy. Khi mới cưới, chú rể còn quá trẻ, mới mười bảy tuổi, thích phi ngựa, thích vui chơi, mê những cuộc đỏ đen, ít khi ở nhà, ruộng mạ giao hết cho vợ, không cần biết mùa màng ra sao cả. Những người em trai và em gái chồng thì khá hơn, luôn luôn phụ giúp một tay khi có dịp.

Mỗi ngày, từ một giờ sáng cô đã thúc dậy, ra giếng xách nước cho cả nhà và nhân công dùng. Giếng nước giờ đó thế mà cũng đã đông người sắp hàng chờ lượt. Múc nước thì phái cẩn thận thả gầu cho nhẹ để khỏi khuấy động đáy bùn, người khác khỏi phải phiền hà. Thường thường cô gánh độ năm sáu gánh, hôm nào cần nhiều thì mười gánh. Mùa đông gánh nước rất cực, nước lạnh cóng, cô phải thoa mỡ cừu vào hai bàn tay cho bớt lạnh. Gánh nước xong, bảy giờ sáng cha mẹ chồng thức giấc là cô lo mời trà. Pha trà mời cha mẹ chồng xong, cô lo quét tước trong ngoài, lo nhóm bếp, rồi lại lo pha thêm một tuần trà nữa cho thợ. Tám giờ rưỡi sáng, mọi người ra đồng thì cô ở nhà vắt sữa trâu, sữa dê, rồi cho gia súc ăn. Năm sáu ngày một lần, cô quét dọn cái kang rồi thêm phân khô để đốt bếp cho đầy đủ. Đến trưa, cô đem cơm ra đồng cho thợ. Cơm trưa xong, cô hòa vào đám thợ, buông tay nọ, bắt tay kia, làm lụng với họ cho đến tận năm sáu giờ chiều. Năm sáu giờ chiều thợ từ đồng trở về, vừa đi vừa ca hát. Còn Sonam thì bương bả chạy về nhà. Làm sao thì làm, cơm tối phải nấu cho xong đúng bữa cô mới khỏi bị mẹ chồng rầy.

Mỗi ngày là như vậy, Sonam chỉ có ba bốn tiếng đồng hồ để ngủ (những ngày phải xay bột, thường là từ tám đến mười ngày, còn vất vả hơn, gọi là khỏi ngủ). Nhiều khi lợi dụng lúc đi lặt phân trâu, cô ngồi xuống bên đường, dựa gốc cây mà thiếp đi một lúc. Có khi khổ thân quá, cô kiếm chỗ váng ngồi khóc một mình. Nhưng tuyệt nhiên cô chẳng hề hé răng to nhỏ một lời than vãn với ai, kể cả với chồng.

Sonam làm miết, cho tới khi mẹ chồng mất. Cô túm chùm chìa khóa, thay bà cai quản đám thợ, lo việc mua bán nông phẩm, lo quán xuyến tiền bạc của gia đình. Cô không phải ra đồng nữa.
Sương Lam
#1626 Posted : Tuesday, April 19, 2011 2:53:13 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Huệ ơi,
Phim dài nhiều tập về Tây Tạng của Huệ hấp dẫn quá!Approve
Nang dâu Tây Tạng và nàng dâu Việt Nam ngày xưa sao có những điểm giống nhau ghê! Nàng dâu Việt Nam bây giờ thì lại khác!Tongue Nói chi xa, SL có bao giờ biết làm dâu đâu.ShyBig Smile
Vũ Thị Thiên Thư
#1627 Posted : Tuesday, April 19, 2011 10:08:34 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị SL
Ông anh họ kể lại " con dâu tui khen Bố pha cà phê ngon quá , thế là thay vì con dâu hầu cha mẹ chồng, mình lại thức sớm pha cà phê cho nó uống...Mình khó khăn bắt bẻ, mai mốt nó không thèm về thì mình mất cả con trai lẫn cháu nội đó thím ơi !! "
..!!..
Huệ
#1628 Posted : Wednesday, April 20, 2011 2:51:53 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Dạ chào chị Sương Lam và Thiên Thư. Huệ ghé vô chút rồi chạy ra, mai sẽ tiếp tiếp nha. Chúc các chi ngủ ngon.
Huệ
#1629 Posted : Thursday, April 21, 2011 2:46:19 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Đôi vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc hôn nhân, chồng tuổi 17 và vợ tuổi 16. Hơn 18 tuổi thì Sonam sinh đứa con đầu lòng, một bé gái. Rồi từ đó suốt 25 năm sau, mười lăm em bé nữa cứ sắp hàng theo nhau bò ra mà chào đời. Trong mười sáu lần sinh thì đôi vợ chồng cô nuôi được bảy đứa con đến lớn. Đứa con sau này trở thành Đạt Lai Lạt Ma là người thứ năm trong số bảy người con này.

Sonam vẫn đều đặn mỗi ngày ra đồng làm lụng, bất kể bụng nhỏ hay to, làm cho đến ngày sinh luôn. Cô không mệt mỏi, không bị ốm nghén, vì khi nào mang thai cô cũng ăn uống theo cách gia truyền. Lần sinh con so, Sonam còn được người gia nhân đến phụ cắt nhau. Những lần sau thì thôi, khỏi. Sonam sinh xong là tự cắt nhau lấy một mình. Lần nào cô cũng vào chuồng trâu mà sinh cho khỏi phiền đến ai hết, vì việc sinh nở bị coi là xui xẻo nên ít ai muốn dính líu tới. Hàng xóm biết nhà bên kia có em bé vừa sinh là nhờ nghe tiếng hài nhi khóc oe lên. Tuy không ai tổ chức tiệc mừng gì, nhưng hàng xóm thường đến chia vui và mừng quà, quần áo sơ sinh, mền em bé, hay bánh mì, chẳng hạn. Để tặng sản phụ thì hàng xóm đem sang xôi nếp nấu với trái chà là. Họ cũng có tục lệ làm lễ đầy tháng cho em bé, như người Việt mình vậy. Họ cũng trông mong có con trai hơn là có con gái, nên bé gái đầu lòng sinh ra thì bà nội cũng không vui mấy, nhất là bà chỉ mong có đứa cháu trai sinh ra để hồn của người em trai bà, người vừa mất ít lâu, có chỗ mà đầu thai vào.

Sinh xong đứa con đầu lòng, Sonam được mẹ chồng cho nghỉ ngơi một tuần. Từ đứa con thứ hai, mẹ chồng đã mất nên không có ai cho nghỉ nữa, Sonam chỉ được nghỉ ngơi một hai ngày rồi lại địu con lên lưng mà ra đồng làm việc như thường lệ.
xv05
#1630 Posted : Thursday, April 21, 2011 4:25:10 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em lại tưởng mẹ chồng mất rồi thì Sonam được nghỉ lâu chứ vì hết ai dòm ngó Shy
Đúng là sanh ra làm con gái cũng tội thiệt, mà họ thích con trai để lấy con gái ng` ta về hầu nhà mình...
Vũ Thị Thiên Thư
#1631 Posted : Monday, April 25, 2011 10:38:25 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
XV
Phụ nữ có bao giờ hết việc?? !!
Chị nghe bên AUS được nghỉ việc đến sáu tháng sau khi sinh con Blush
Bêb US chỉ được 6 tuần thôi...Sad
chantrau
#1632 Posted : Tuesday, April 26, 2011 12:16:27 AM(UTC)
chantrau

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 10
Points: 0

Đọc chuyện kể của chị Huệ hay quá.Rose
Huệ
#1633 Posted : Tuesday, April 26, 2011 10:37:32 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cảm ơn chantrau nha. Huệ rất vui khi thấy có thêm bạn vào đọc và thưởng thức câu chuyện kể từng kỳ. Rose
xv05
#1634 Posted : Tuesday, April 26, 2011 11:02:23 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư

XV
Phụ nữ có bao giờ hết việc?? !!
Chị nghe bên AUS được nghỉ việc đến sáu tháng sau khi sinh con Blush
Bêb US chỉ được 6 tuần thôi...Sad

Chị Thiên Thư,
Bên Mỹ được 6 tuần là 6 tuần nghỉ hộ sản có lương đó phải không chị? Còn nếu nghỉ khg ăn lương thì chắc được lâu hơn?

Bên em thì được nghỉ 12 tháng không có lương trừ khi muốn đi làm lại sớm hơn (công ty giữ việc chờ mình trở lại nhg khg trả lương), chỉ có các bộ sở chính phủ thì trả 12 tuần lương cho nhân viên của họ (trong thời gian 12 tháng nghỉ nói trên). Tuy vậy các bà mẹ (dù đi làm hay không) lại được trả $5K cho mỗi em bé mới sinh(Baby Bonus) từ Bộ An sinh Xã hội, nếu sinh đôi sinh ba thì được gấp đôi gấp ba.
Mới đây luật vừa thông qua, bắt buộc các công ty tư hay công phải trả 18 tuần lương tối thiểu (tính ra khoảng $10K) cho nhân viên nghỉ hộ sản (vẫn được nghỉ 12 tháng) , còn các bà mẹ khg đi làm thì vẫn được tiền Baby Bonus từ Bộ XH như trước.
Em quen con nhỏ kia con nó bị bệnh thận lúc sinh ra, cty cho nó nghỉ đến 2 năm.

Luật là vậy nhg nếu mình làm cho các cơ sở nhỏ thì ít chỗ chịu giữ việc 12 thg' cho m` lắm.
Huệ
#1635 Posted : Tuesday, April 26, 2011 12:09:10 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hi Thiên Thư và XV. Nghe chuyện bên Úc mà ham. Chị cứ nghe nói an sinh xã hội bên Úc tốt lắm, về bảo hiểm sức khỏe, về trợ giúp tài chánh cho người cần, bây giờ mới hiểu. Bên Mỹ không phải ai cũng được nghỉ hộ sản 6 tuần có lương đâu XV. Cũng không phải là đương nhiên mà được nghỉ 12 tháng không ăn lương, sở giữ việc cho mình trở lại. Điều này tùy thuộc vào nơi mình làm việc. Thường thường đa số các công ty cho phép nhân viên nghỉ hộ sản đâu chừng hai ba tháng. Đầu tiên là họ trừ vào sick leave, nghỉ bệnh trước, rồi sau đó tới annual leave hay vacation, sau nữa là tính vào sổ nghỉ không ăn lương. Có điều là theo luật Family Act thì người chồng cũng có thể xin nghỉ hộ sản nếu có vợ sinh em bé, hay xin nghỉ để làm thủ tục xin nuôi con nuôi (trong nước hay ngoài nước).

Hồi xưa chảng ai quan tâm đến quyền của người phụ nữ. Những xứ có tục lệ phong kiến lại càng tệ hơn nữa. Chẳng nói đâu xa, ngay ở Phú Vinh, năm 1959-1960, có người sản phụ trẻ vào bệnh viện sinh mà mẹ chồng cứ vào hối thúc về nhà cho lẹ để còn lo vào rừng đốn củi, mà rừng ở Vĩnh Thông, Đồng Bò thì có nhiều cọp lắm (cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận). Cô còn trẻ lắm, mới 19 hay 20 thôi. Cô sợ cọp quá, không dám về nhà mẹ chồng. Mẹ ruột lại không chịu chứa cô. Mẹ của Huệ làm việc ở bệnh viện (lúc đó bà cũng chừng 30 thôi), thấy thế mới giúp cho cô ôm con trốn đi mất, sau đó chồng cô tìm cách liên lạc trốn theo cô luôn. They lived happily ever after.

Thủng thẳng Huệ sẽ kể tiếp chuyện Tây Tạng nhé.
xv05
#1636 Posted : Wednesday, April 27, 2011 10:07:40 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Vậy mà chưa nhằm gì đâu chị Huệ ơi. Con nhỏ em bạn dâu với em bên Đức (chồng nó là em của ax em) nói là bên đó cho nghỉ đến 3 năm lận đó

Nghỉ hộ sản có 2-3 tháng mà trừ vô sick leave and annual leave thì còn gì nữa đâu! Thường thì bên đây tụi em thích giữ lại mấy thứ đó, chỉ lấy 12 tháng nghỉ trơn thôi, để dành phòng khi trở vô làm , em bé có bịnh (con nít mà, cho vô nhà trẻ là bịnh lia cu chia) thì còn ngày để nghỉ.
Nhg có nhiều ng` cũng chỉ nghỉ chừng 3 hay 6 tháng rồi đi làm sớm tùy theo hoàn cảnh cá nhân.

Nói về luật xin con nuôi (từ trong hay ngoài nước úc) thì cũng bắt buộc hoặc cha hoặc mẹ nuôi phải ở nhà toàn thời tối thiểu 12 tháng để chăm sóc đứa bé. Mèn, con mình đẻ ra thì mình muốn nghỉ 12 tháng hay ít hơn là quyền của mình, còn con nuôi thì m` khg được ọ ẹ gì hết.
Đã vậy m` còn phải chứng minh m` đủ điều kiện tài chánh (income tối thiểu phải là bao nhiêu đó)và sức khoẻ để nuôi con nuôi trong khi con đẻ nếu m` thất nghiệp ăn welfare đi nữa mà muốn đẻ bao nhiêu cũng được, khg ai ọ ẹ gì hết. Chưa hết đâu nha, mỗi năm (cho đến khi đứa nhỏ đủ 18 tuổi hay sao đó) cha mẹ nuôi còn phải báo cáo tài chánh và tình trạng sức khoẻ cho họ nữa, coi coi m` có còn đủ điều kiện hay khg. Mà nếu m` có gì thay đổi , khg đạt tới mức luật định, hổng lẽ họ lấy đứa con nuôi lại (?)

quote:

Hồi xưa chảng ai quan tâm đến quyền của người phụ nữ. Những xứ có tục lệ phong kiến lại càng tệ hơn nữa. Chẳng nói đâu xa, ngay ở Phú Vinh, năm 1959-1960, có người sản phụ trẻ vào bệnh viện sinh mà mẹ chồng cứ vào hối thúc về nhà cho lẹ để còn lo vào rừng đốn củi, mà rừng ở Vĩnh Thông, Đồng Bò thì có nhiều cọp lắm (cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận). Cô còn trẻ lắm, mới 19 hay 20 thôi. Cô sợ cọp quá, không dám về nhà mẹ chồng. Mẹ ruột lại không chịu chứa cô. Mẹ của Huệ làm việc ở bệnh viện (lúc đó bà cũng chừng 30 thôi), thấy thế mới giúp cho cô ôm con trốn đi mất, sau đó chồng cô tìm cách liên lạc trốn theo cô luôn. They lived happily ever after.
Mẹ của chị Huệ thật là Cooling mà ông chồng trong chuyện cũng Cooling luôn.

Tonka
#1637 Posted : Wednesday, April 27, 2011 12:23:31 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Nghỉ hộ sản có 2-3 tháng mà trừ vô sick leave and annual leave thì còn gì nữa đâu!



Chỗ làm này đặc biệt nên mới bị trừ như vậy đó XV ơi. Trong paycheck của họ không có phần khấu trừ SDI (short term disability) như những hãng khác cho nên họ không thể xin tiền khi nghỉ hộ sản. Không đóng thì xin cái gì mà xin. Tuy vậy, những người làm trên 3 năm thì sick leave and annual leave của họ cũng hậu hĩ lắm, họ có thể gom lại nghỉ một lèo 6 tháng cũng được, tức là có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, trong khi nghỉ vẫn tiếp tục earn sick leave and annual leave. Nhưng mà nghỉ lâu thì buồn chết người đi được. Bây giờ mà kêu TK nghỉ 1 tuần lễ không cho động đến việc thì buồn như chấu cắn Big Smile Tongue
xv05
#1638 Posted : Thursday, April 28, 2011 11:03:11 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

khi nghỉ vẫn tiếp tục earn sick leave and annual leave.
Cái này sướng à chị TK. Bên em hình như hông được vậy đâu.
quote:
Nhưng mà nghỉ lâu thì buồn chết người đi được. Bây giờ mà kêu TK nghỉ 1 tuần lễ không cho động đến việc thì buồn như chấu cắn Big Smile Tongue


Vậy chớ còn bên Đức hắn nghỉ 3 năm, mèn, nghỉ lâu dzậy chừng trở vô làm, cái hãng nó dọn đi đâu mất tiêu Tongue
Huệ
#1639 Posted : Thursday, April 28, 2011 11:48:45 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cảm ơn Tonka và XV.

Bà mẹ chồng của Sonam xem ra cũng không phải là khắc nghiệt. Có lẽ bà cũng như những người phụ nữ đi trước đều lậm cái văn hóa cổ truyền là thiên chức của người phụ nữ là phải hy sinh, nên các bà mẹ chồng cứ mắng mỏ và o ép con dâu hy sinh, theo thói quen vô ý thức mà thôi. Bà mẹ chồng của Sonam khi thấy cô sinh đứa con đầu lòng là gái thì...sùng lắm. Bà không tỏ ra bực bội với nàng dâu, nhưng trút hết sự thất vọng, chán chường lên đầu người cha trẻ. Chồng của Sonam phải năn nỉ, dỗ dành bà mãi, nhưng bà cứ lầu bầu than phiền con dâu không sinh con trai vậy là người em trai của bà vừa mới mất làm sao mà đầu thai lại vào nhà bà mới được chớ. Đừng có nói là thôi để lần sau hy vọng Sonam sẽ sinh con trai nghe, bà không chịu đâu, vì bà tin rằng linh hồn của em trai bà đâu biết đàng mà đợi, thế nào cũng phải đầu thai vào nhà khác mất thôi.

Người Tây Tạng coi trọng gia đình và họ tộc. Họ quyến luyến những người đã khuất và vì tin vào sự luân hồi nên ngày đêm trông mong những người thân yêu đã khuất của họ cũng quyến luyến gia đình mà trở lại đầu thai. Hay có lẽ đối với họ những người đã khuất không hẳn là "chết" mà chỉ là tạm khuất sang một thế giới khác rồi sẽ có ngày trở lại đoàn viên trong thế hệ kế tiếp.

Có lẽ niềm tin này đã tạo nên tục lệ đi tìm vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai trong những cậu bé mới một hai tuổi, những cậu bé này có tiền thân là những vị Đạt Lai Lạt Ma đã vãng sinh. Người con trai thứ của Sonam và Taktser sau trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tức là Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đầu thai thành. Trong quyển hồi ký Dalai Lama, My Son, bà mẹ tin rằng con trai bà tiền thân vốn là Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Hẹn các bạn kỳ tới.
Phượng Các
#1640 Posted : Friday, April 29, 2011 1:07:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv, Nhân đây chị xin hỏi là ở Úc sau khi về hưu thì mọi người đều được lãnh tiền như nhau phải không? (bằng với tiền thất nghiệp hay trợ cấp xã hội).
Users browsing this topic
Guest (12)
89 Pages«<8081828384>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.