Chúc mừng gia đình Thiên Thư. Khi nào Thiên Thư sẵn sàng kể thì chị Huệ sẽ sẵn sàng nghe nha.
Lavang ơi, chị Huệ đang kể chuyện đám cưới của thân mẫu và thân phụ Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Lavang có muốn đi theo xem cô dâu chú rể đội rế trên đầu thì nhanh lên nha.
Khi Sonam gần mười sáu tuổi thì hai bên gia đình cho đôi trẻ làm lễ hỏi, trước lễ cưới hai tháng. Tục lệ của họ có khác tục lệ của người Việt mình nhiều, nhưng vẫn có những chỗ tương đồng. Trong khi bà con họ hàng của cô dâu dùng hai tháng này để ráo riết chuẩn bị cho buổi đưa dâu thì nhà trai cũng bận rộn không kém để dọn đường mà đón cô dâu mới. Trước ngày hôn lễ, ngày lành tháng tốt do thầy chọn tùy theo tuổi của đôi trẻ, nhà trai đưa sang bộ áo cưới tặng cho cô dâu, rồi giầy, rồi các vật trang sức, luôn cả một con ngựa đẹp để cô dâu có phương tiện mà...sang sông. Con ngựa này sẽ được phủ khăn gấm trong ngày hôn lễ của cô dâu chú rể. Ngày đó cô dâu cũng phải kiêng cử đủ thứ, nhất là không được đụng vào những người góa bụa, hiếm muộn, hay đang có thai. Một điểm tương đồng nữa là khi hai họ gặp mặt trong buổi đón dâu, họ cũng có tục lệ hát hò và đối đáp, nhiều khi đối đáp tới mức chan chát, như hơn thua nhau cho tới kỳ cùng. Điểm nữa là ngày hôn lễ là ngày vui của nhà trai và ngày xa cách, khấp như thiếu nữ vu quy nhât mà...nhà gái tỏ ra buồn bã, đứt ruột, chỉ có cha và anh trai mới được đi theo đoàn đón dâu chứ bà mẹ vợ thì không được đi theo đâu.
Tới giờ hoàng đạo thì cô dâu nói lời từ giã gia đình. Sonam vào bàn thờ lạy ba lạy, rồi vào bếp lạy ba lạy. Xong cô ra sân đi quanh cột phướn ba vòng trước khi leo lên lưng con ngựa phủ khăn gấm. Cô đội một chiếc khăn che mặt và che hai bàn tay tự chắn trước mặt, không được nhìn quanh, chỉ ngồi trên kiệu nhỏ xíu đặt trên lưng ngựa và lên đường. Bà mẹ cô thu hết quần áo của cô dâu mặc hồi trước đem đốt hết trong lò, vừa gọi tên con gái vừa khóc để tỏ lòng lưu luyến, theo tục lệ. Những người phụ nữ đi họ nhà gái thì đi theo cô dâu cho trọn nửa đoạn đường.
Tất cả mọi người trong đoàn đưa dâu đều đi ngựa, vừa đi vừa hát những khúc hát cổ truyền. Cô dâu cũng đem theo quần áo mới may, giày và mũ nữa, để làm quà cho chú rể, mẹ chồng và cha chồng. Những người họ gần (bên chồng) thì được quà là những tấm khăn choàng.
Đi độ ba tiếng đồng hồ, được nửa đoạn đường sang nhà trai, thì những người phụ nữ trong đoàn đưa dâu từ giã, quay về, chỉ chừa lại hai người già để theo phụ giúp cô dâu. Gần đến nhà chú rể thì tất cả những người đang đợi cỡi ngựa phi nhanh đến để đón mừng và bày tỏ sự vui mừng bằng cách hí hởn giựt nón mũ của nhau.
Khi còn một đoạn đường ngắn nữa để tới nhà chú rể thì cô dâu và đoàn đưa dâu xuống ngựa. Các vị tăng đã đợi sẵn, bắt đầu tụng những câu kinh. Sonam vãn còn lấy hai lưng bàn tay che mặt, không cho ai nhìn mà cũng không nhìn ai. Lúc này chú rể mới xuất hiện, đem ra một tấm áo mới và một chiếc khăn cưới tặng Sonam.
(mỏi tay rồi)