Trong khi chờ đợi các mẫu móc mới được hoàn tất và triển lãm tiếp, hôm nay Huệ sẽ mạn đàm về nguồn gốc tên gọi các tấm khăn rộng làm bằng những mũi móc là "afghan". Tại sao những tấm khăn này được gọi là afghan?
Thật sự cũng chưa ai có thể nói chắc tại sao, nhưng chữ afghan này là một phần của chữ Afghanistan, A Phú Hãn, một xứ nằm giữa lục địa, không tiếp giáp với bờ biển nào, mà lọt thỏm vào giữa những nước láng giềng như Pakistan, Ấn Độ, Trung Hoa, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan. Xứ A Phú Hãn nằm giữa con đường nối từ miền Trung Á qua các xứ Trung Đông (như Irak, Iran), nên chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Á châu và Trung Đông. Tuyệt đại đa số dân A Phú Hãn theo Hồi giáo. Dân tộc A Phú Hãn có một nền văn minh lâu đời, đã từng giàu có và hùng mạnh trong lịch sử. Thủ đô Kabul hiện nay vẫn còn hãnh diện về vườn ngự uyển Moghul, cũng là nơi có lăng của hoàng đế A Phú Hãn Zahiruddin Muhammad Babur. Hoàng đế Babur, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, đã dẫn quân sang chinh phục Ấn Độ năm 1526 (khoảng thời gian quân Mông Cổ sắp sang xâm lăng nước ta lần thứ nhất) và bắt đầu thiết lập vương triều Moghul tại Ấn Độ. Bốn năm sau, năm 1530, hoàng đế Babur băng hà tại cố đô Agra của Ấn Độ và được đưa về thủ đô Kabul của quê hương A Phú Hãn, chôn cất trong lăng của vườn ngự uyển Moghul. Tuy hoàng đế Babur băng hà sau bốn năm ngắn ngủi, nhưng triều đại Moghul vẫn tiếp tục đứng vững tại Ấn Độ cho đến cả 300 năm, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật, trong đó nổi tiếng nhất là lăng Taj Mahal, do hoàng đế Moghul Shah Jahan xây để tưởng nhớ hoàng hậu Mumtaz Mahal vào cuối thế kỷ 17.
Nếu lăng Taj Mahal làm Ấn Độ hãnh diện như thế nào thì nghệ thuật khắc chế hoa văn về kiến trúc, trang trí, dệt thảm, dệt vải, thêu đan của A Phú Hãn cũng làm người dân xứ này tự hào như thế ấy. Chữ afghan có lẽ có lịch sử ban đầu bắt nguồn từ những hoa văn kiểu A Phú Hãn.
Kiến trúc vang bóng một thời của A Phú Hãn
Cũng có thể vì tấm khăn A Phú Hãn lớn đến thế này, khác với những khăn quàng của phụ nữ các xứ khác,
Các cô bé gái trình diễn trong trang phục cổ truyền tuyệt đẹp của A Phú Hãn.
Trong trang phục thường ngày, thời bình yên...
Bên trên là hình ảnh điển hình của một thiếu nữ A Phú Hãn ngày nay. Hình ảnh này đã được một phóng viên chụp làm hình bìa của tạp chí National Geographic năm 1985 (lúc đó Huệ cũng đang đặt mua định kỳ tạp chí này, nên Huệ cũng có tờ tạp chí có hình của cô). Bức ảnh với đôi mắt khó tả của người thiếu nữ đã đánh động trái tim của thế giới về một đất nước A Phú Hãn đau thương. Mười bảy năm sau, người phóng viên của National Geographic trở lại tìm và tìm được cô gái năm xưa, có đăng tiếp một bài trên cùng tạp chí.
Câu chuyện còn dài...