quote:
Gởi bởi PC
Chị Huệ,
Chắc chị để ý nhiều đến tình hình thời sự! PC thì lúc này ít để tâm tới các vấn đề chính trị thế giới, nên vẫn còn thắc mắc không hiểu vì lẽ gì mà nuớc Mỹ chúng ta lại dính líu tới cuộc chiến tranh ở A Phú Hãn và Pakistan?
Câu hỏi này lớn quá, PC. Mà PC muốn Huệ viết về đề tài này thiệt hông? Thiệt là khổ cho cái thân già của tui. Hỏi tui, tui nói, nghe đừng phát nhức đầu.
Đầu tiên là phải nói cho rõ một chút là hai cuộc chiến tranh mà nước Mỹ chúng ta đang theo đuổi là chiến tranh ở A Phú Hãn và chiến tranh ở Iraq. Pakistan hiện đang là đồng minh của Mỹ. (Nói nhỏ: With friends like that, who needs enemies?)
PC, để trả lời ngắn gọn, Huệ có thể nói tóm gọn cuộc chiến tranh ở A Phú Hãn trong hai điểm: chiến tranh đánh khủng bố tận sào huyệt và chiến tranh chống ma túy.
Dạ thiệt. Và cũng xin hỏi rằng các bạn có biết khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người chế tạo những vũ khí tối tân, những vũ khí tầm nhiệt, những hỏa tiễn tự chui vào hang động tìm Bin Laden, cũng đang tham gia cuộc chiến tranh truy lùng những người lãnh tụ khủng bố này ở A Phú Hãn hay không.
Còn sau đây là nói chuyện dông dài.
Trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ hồi xưa, A Phú Hãn đứng trung lập vì ba nước này không có quyền lợi dẫm chân lên nhau. Giữa A Phú Hãn và Mỹ, thời đó chẳng có vấn đề gì với nhau hết, đèn nhà ai nấy rạng. Về vấn đề ma túy, A Phú Hãn đã trồng nha phiến từ lâu, nhưng cũng không hề hấn gì tới Mỹ. Trước năm 1978, ma túy vào Mỹ bằng con đường Trung Hoa và Nam Mỹ. A Phú Hãn không có dự phần. Vẫn đèn nhà ai nấy rạng.
Nhưng ấy là thời đó.
Còn đây là thời này.
Khi Nga đổ quân vào A Phú Hãn, mặc dầu không có tài liệu chính thức, nhưng ai cũng hiểu rằng cơ quan phản gián Mỹ đã viện trợ ngầm cho kháng chiến quân A Phú Hãn, một số lớn các nhóm kháng chiến quân này được lãnh đạo bởi Bin Laden. Khi Nga rút lui, chính phủ thân Taliban đặt ra những luật lệ phong kiến và cuồng tín. Khi Taliban bị thế giới và Mỹ lên án, họ thù nghịch với Mỹ vì Mỹ cổ võ tự do, dân chủ và những giá trị về nhân vị, nhân quyền, bình đẳng, bình quyền, Taliban cũng lên án Mỹ chống tôn giáo của họ. Xưa là đồng minh (chống Nga xâm lăng A Phú Hãn), nay là kẻ thù.
Đồng thời với việc chính trị, Mỹ cũng khám phá ra rằng khoảng từ năm 1878, đất ma túy lớn nhất của thế giới là vùng Tam Giác Vàng của tay tổ Khun Sa ở biên giới Lào, Thái Lan và Miến Điện đã bị thay thế bởi vùng Lưỡi Liềm Vàng, với ba nước Iran, Pakistan và A Phú Hãn. Tệ hại hơn nữa, ma túy lén lút xâm nhập vào nước Mỹ không còn là độc quyền của Hongkong và Mexico. A Phú Hãn mới là địa bàn hoạt động đáng sợ hơn của những vua ma túy mới và nơi đây mới là điểm nóng, mà cũng là cái double jeopardy của Mỹ.
Tại sao double jeopardy? Đầu tiên, sự thù nghịch của Taliban và al-Qaeda mới còn nằm trong những căn cứ bí mật huấn luyện những nhóm khủng bố bịt mặt. Những hình ảnh do các cơ quan an ninh Mỹ thu thập được cho thấy những chương trình huấn luyện khủng bố rất là đáng ngại cho nền an ninh của nhiều nước trên thế giới. Và quả thật, biến cố 11 tháng 9 năm 2001 đã cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, A Phú Hãn là sào huyệt của khủng bố quốc tế và sự thù nghịch Mỹ đã lên tới mức không còn giới hạn. Double jeopardy vì các hoạt động khủng bố đều được tài trợ bởi tiền bán ma túy. Những nhóm khủng bố đã thật sự bỏ tiền mua người làm cảm tử (suicide killing) và trận đấu giữa al-Qaeda với Mỹ không còn chỉ ở giữa sống và chết mà al-Qaeda nhất định chết để giết hại cho được càng nhiều càng hay những kẻ thù, kể cả thường dân. Điều này bắt buộc Mỹ không còn có thể đặt mình trong thế bị động, phòng thủ hay tự vệ. Ngày nào còn al-Qaeda, ngày đó còn nguy cơ suicide killing.
Nước Mỹ bắt đầu đổ quân vào tấn công các căn cứ bí mật của Bin Laden, san thành bình địa. Tuy nhiên, Bin Laden may mắn trốn thoát được.
Nhưng còn đất nước, chính phủ và người dân A Phú Hãn thì sao? Thì họ cần một chính phủ mới. Nhưng bao nhiêu năm qua, mãi mà A Phú Hãn vẫn không thể có được một chính phủ hữu hiệu, vì nhiều lý do vượt quá phạm vi bài viết này. Mặc dầu al-Qaeda vẫn còn trốn biệt, nhưng hiện giờ Taliban càng ngày càng bành trướng sự hiện diện của mình. Khi người dân trong các bộ tộc xa xôi cần chính phủ hay quan chức, người dân chỉ còn thấy sự hiện diện của Taliban. Sự mỏi mệt trông đợi của người dân tăng dần. Niềm hy vọng về một ngày mới mỏng dần.
Còn vai trò của Pakistan trong cuộc chiến này ra sao? Có lẽ phải lùi rất xa về quá khứ để chúng ta có thể hiểu được nhiều hơn. Kỳ sau viết tiếp.