Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<2021222324>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#421 Posted : Tuesday, November 9, 2010 6:31:11 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Những con ma đáng sợ và ngày lễ Halloween

Thế rồi ngày lễ Halloween của tháng Mười cũng qua đi. Trẻ em nào ở xứ Mỹ cũng náo nức chờ đón ngày lễ này để được mặc những bộ quần áo hoá trang thành ma quỷ, những nhân vật trong phim nhi đồng, bác sĩ, phi hành gia, những con vật dễ thương như chó, mèo, Mickey Mouse v..v.. Các em xách đồ đựng kẹo đi gỏ cửa nhà nào có đốt đèn sáng ở bên ngoài để xin kẹo sau khi lên tiếng “Trick or Treat”. Cô cháu nội Mya yêu quý của tôi năm nay thích hoá trang thành một nữ cảnh sát để đi bắt kẻ tội phạm. Nhìn trẻ em xúng xính trong những bộ đồ hoá trang, tíu ta tíu tít lăng xăng chạy tới chạy lui xin kẹo dưới sự theo dõi của mẹ cha trong cơn gió lạnh, tôi thấy chúng dễ thương hết sức. Người lớn cũng nhân cơ hội này tổ chức các buổi dạ vũ hoá trang thật là vui nhộn.

Đối với những người Á Đông chúng ta những gì liên quan đến ma quỷ đều không tốt vì ma quỷ tượng trưng cho những gì xấu xa, tội lỗi, chết chóc, ghê sợ v..v…

Kinh sách đã định nghĩa Ma là quỷ sứ cám dỗ, quấy nhiễu, cản trở con đường tu tập của kẻ tu hành. Đức Phật trước khi thành đạo cũng bị Ma Vương đến quấy phá nhưng Ngài đã chiến thắng được Ma Vương và đã thành đạo dưới cội bồ đề.

Nhiều kinh sách đã định nghĩa, phân loại nhiều loại ma khác nhau như:

Thập ma: Uẩn ma, phiền não ma, nghiệp ma, tâm ma, tử ma, thiên ma, thiện căn ma, tam muội ma, thiện trí thức ma, bồ đề pháp trí ma.

Lại kể thêm:
Ma cảnh, ma duyên, ma chướng, ma đàn, ma đạo, ma lực, ma thuật, ma ngoại, ma phạm, ma thiền, ma sự.

Sao nhiều ma quá, bạn nhỉ? Đáng sợ thật!

Trở về truyền thuyết Halloween thì “Jack-o-lanters” nói về một chàng trai tên Jack đã chết không được lên thiên đàng vì hắn là một người xấu, tham lam, không hề bố thí cho ai. Thế mà hắn cũng không thể xuống địa ngục được vì hắn chơi đùa và có công thả quỷ nên quỷ cũng không bắt anh xuống địa ngục. Thế là vong hồn của Jack lang thang vất vưởng trong chốn u hồn với quả bí đỏ có chút than hồng bên trong đó do quỷ tặng. Jack phải đục thủng quả bí để có ánh sáng chiếu ra soi đường cho Jack đi lang thang. Bởi thế ngày nay chúng ta thấy trong ngày lễ Halloween, thiên hạ chạm khắc trái bí đỏ đã được làm rỗng ruột và đốt một ngón nến bên trong, trông giống như đèn Trung Thu Tháng Tám của Trung Hoa, để trước sân nhà là thế.

Ngày 31 tháng Mười giống như ngày Rằm tháng Bảy âm lịch của ta là ngày vong hồn được trở về trần thế. Truyền thống lễ hội Halloween Âu Mỹ đã dành một ngày để cho Jack trở lại cõi dương trần vui chơi thoải mái vì người sống đã hoá trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có thể trà trộn vào cho bớt cô đơn.
Jack là một con người cô đơn, tội lỗi, là một con ma.
Jack là tượng trưng cho con người nếu chơi đùa với quỷ sẽ học những tính xấu xa, làm những hành vi sai lầm, không tốt có hại cho bản thân, nhân quần, xã hội.

Có nhiều người nằm ngủ thấy Ma. Bạn có thấy ma không?

Thật ra, Ma nằm trong tâm trí ta, trong tâm thức của ta. Ma chính là sự vô minh, là bản năng thú tính, thúc đẩy sai sử ta làm những chuyện để thoả mãn những dục vọng tham lam, ích kỷ, sân hận, si mê của ta. Chính sự vô minh kích động ta tạo nghiệp, trói buộc ta vào thế giới luân hồi mãi mãi.
Nếu ta tỉnh thức, ta có thể đuổi con ma đó ra khỏi tâm thức vì ma chỉ là những ảo ảnh không thực. Thay vào đó, ta mở rộng lòng từ bi, khoan dung, tạo những nghiệp lành thì ta sẽ không bị ma quấy nhiễu nữa vì nhà Phật đã có dạy: “Nhất thiết do tâm tạo”. Thiên đường hay địa ngục đều phát xuất từ Tâm của chúng ta.

Tóm lại: “Người ta nghĩ rằng ma chỉ có thể hiện ra trong kẹt cửa hay trong những nơi đầy bóng tối, nhưng thật ra thì chúng đang ẩn nấp trong các ngõ ngách u tối phía sau tấm màn vô minh trong tâm thức của mỗi người trong chúng ta. Khi nào chúng ta vun xới tâm thức mình để biến cải nó thành một ngôi vườn đầy hoa thơm và cỏ lạ, tràn đầy lòng Từ bi và rộng lượng, chan hòa ánh hào quang của Phật tính, thì khi ấy trong tâm thức ta tức là ngôi vườn chan hoà ánh sáng đó sẽ không còn có bóng dáng của một con ma nào ẩn nấp.”
(Nguồn: Có Ma hay không? Hoàng Phong)

Người viết xin chia sẻ một câu chuyện khác có liên quan đến con ma giận dữ, nóng nảy mà chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã có lần được gặp. Chính con ma này nhiều khi đã làm mất đi một sinh mạng và đã làm cho ta suốt đời phải ân hận, hối tiếc giống như Thành Cát Tư Hãn trong PPS Khan do một người bạn vừa mới chuyển đến. Người viết xin được chia sẻ với bạn nhé.
Người viết xin tóm lược câu chuyện dưới đây:

Thành Cát Tư Hãn và Con Chim Ưng

Câu chuyện kể rằng: trong một buổi đi săn với tùy tùng, Thành Cát Tư Hãn đem theo một con chim ưng quý mà ông rất yêu thích bởi vì nó bắt mồi nhanh hơn và nó có thể bay cao vút lên trời cao nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy. Trời mùa hè nóng bức, ông quá khát nước. Ông chợt thấy một dòng nước nhỏ chảy từ một tảng đá ngay trước măt ông. Ông lấy chiếc cốc bằng bạc mà ông thường đem theo hứng lấy dòng nước đó. Khi ông đưa cốc nước lên định uống thì con chim ưng bay lên giựt cốc nước và vứt xuống đất, nước đổ ra tung toé. Ông nghĩ rằng con chim có lẻ cũng khát nước nên muốn uống nước. Ông lại tiếp tục hứng đầy cốc nước khác và định uống thì con chim lại bay lên làm đổ nước tung tóe một lần nữa.

Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và, sau đó, sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hoá nổi chỉ một con chim.
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.

Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối. Ông kinh ngạc khi thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.
Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, ôm theo xác chết của con chim ưng. Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:
.
“Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó mà anh không thích, người đó vẫn là bạn của anh”

Còn cánh chim bên kia, ông sai khắc câu:

“Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”

(Nguồn: Trích trong PPS Thành Cát Tư Hãn và Con Chim Ưng – Tác giã Margaret Jull Costa. Hoàng Ngọc Trâm dịch – Cám ơn anh chị BTC chuyển đến)

Bạn đã học được bài học gì trong câu chuyện kể trên?

Riêng thiển ý của người viết, tôi đã học được bài học là không nên hành động gì trong lúc đang giận dữ, sân hận trong lòng vì lúc đó chúng ta đang bị cái tâm Ma chế ngự nên có thể làm những chuyện sai lầm như mắng chửi, nói năng những lời độc ác hay hành động tàn bạo như đã nói trên, để rồi sau đó dù chúng ta có hối hận thì cũng đã muộn rồi.

Nhân ngày Halloween khi nhìn những ma quỷ, những bà phù thủy tí hon hoặc người lớn xuất hiện đầy đường trong đêm 31 tháng 10 vừa qua, người viết cảm thấy vui thích đi sưu tầm tài liệu về ma quỷ chia sẻ với các bạn cho vui nhé.

Thật ra ít nhiều gì chúng ta cũng có những con ma trốn ẩn sâu trong tâm thức của ta chờ ngày để xuất hiện nhát ta, nhát người, làm cho ta lo sợ, phải không Bạn?

Chúng ta cần phải cố gắng tu tập để có được cái tâm thanh tịnh, để có được lòng khoan dung từ ái, để có được trí tuệ sáng suốt hầu chiến thắng các ma vương tham lam, sân hận, si mê đã có sẵn trong ta. Bạn và tôi cùng cố gắng nhé!

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi = ORTB số 446 ngày11-5-10)


bienchet
#422 Posted : Friday, November 26, 2010 5:23:17 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vị Thần Tượng Thời Nay

http://vietlinhweb.com/D.../vithantuongthoinay.html
Sương Lam
#423 Posted : Wednesday, December 8, 2010 10:28:58 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Bài Thơ Cảm Tạ

Thế rồi ngày Lễ Tạ Ơn năm nay cũng đã qua. Không biết bao nhiêu chú gà tây đã được hoá kiếp gà để được đi đầu thai làm kiếp gì nữa trong vòng sinh tử luân hồi nơi chốn trần gian. Ít nhất cũng có được 2 chú gà tây được Tổng Thống nước Mỹ Obama “ân xá miễn tội chết” trong này Lễ Thanksgiving và được đưa về sống an lành ở một trang trại nào đó theo truyền thống nhân đạo của các vị tổng thống tiền nhiệm. Đó cũng là một tin mừng vì ít nhất con người vẫn là “nhân chi sơ tánh bản thiện”. Con người trở thành con người tội lỗi, phạm tội ác một phần chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, của môi trường xã hội mình đang sống.
Sự biết ơn của chúng ta không phải chỉ được phô bày, trình diễn trong ngày lễ Thanksging mà thôi mà phải được trân trọng, khắc ghi trong lòng, trong từng giây phút của đời sống chúng ta. Tuy nhiên vì những bận rộn trong đời sống hằng ngày, chúng ta hình như hơi quên lãng những người đã giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống trong sự thương yêu và chia sẻ, dù rằng người ấy là bậc mẹ cha, thân bằng quyến thuộc hay bạn bè thân hữu lâu năm hoặc vừa mới sơ giao.

Chúng ta sống trong cõi đời này, lúc nào cũng cần có sức mạnh của “tự lực” và “tha lực” như cành nho trong mẫu chuyện nho nhỏ dưới đây:

Câu chuyện cây nho

Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nuớc khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó

Nhưng 1 ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Thật tội nghiệp! Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của 1 cành nho khác: "Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi".

Cành nho do dự trước đề nghị ấy. Từ trước đến giờ cành nho bé nhỏ đã quen tự mình giải quyết mọi khó khăn 1 mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức...

Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. "Bạn đừng sợ bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thẳng trong mưa bão" - Cành nho kia nói. Và cây nho bé nhỏ đã làm theo.

Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì.

Có những khó khăn chúng ta có thể vuợt qua bằng chính sức lực của mình. Nhưng có những thử thách lớn mà chúng ta chỉ có thể vượt qua nhờ tình yêu thuơng, đồng lòng gắn bó và chia sẻ với nhau như những cành nho bé nhỏ kia.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Đây là một bài học khuyên chúng ta phải biết dựa vào nhau mà sống và đừng quên sự giúp đỡ của những người đã giúp đỡ chúng ta, dù người ấy là người tầm thường bé nhỏ.
Bạn có đồng ý với tôi chăng?

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, người làm ơn cũng cần quên đi những gì ta đã ra công giúp đỡ người khác theo tinh thần “thi ân bất cầu báo” mà người xưa đã dạy.
Khi chúng ta làm được một việc lành như giúp đỡ kẻ neo đơn, giúp đỡ kẻ nghèo khổ bịnh tật đáng thương, ta thấy vui trong lòng một ít. Đó chính là phần thưởng mà ta đã nhận được từ những việc thiện lành đó rồi, đừng mong mỏi sự đền ơn trả nghĩa nơi người vừa mới thọ ơn của ta. Người viết tin tưởng rằng: “Ngẩng đầu cao ba thước đã có thần linh” cho nên việc làm thiện ác, tốt xấu của chúng ta, xét về phương diện tâm linh đã có trời cao phán xét. Và riêng với lương tâm cá nhân chúng ta, bạn cũng sẽ thấy hạnh phúc, vui vẻ khi làm được việc thiện lành họặc lo lắng sợ hải khi làm nên chuyện xấu ác. Bạn có nghĩ như thế không?

Nhiều khi bạn không nhận được sự trả ơn của người mà bạn đã ra tay giúp đỡ mà bạn lại nhận được sự giúp đỡ của người xa lạ khác trong những trường hợp hay hoàn cảnh khác khi bạn cần sự giúp đỡ. Bạn đã có kinh nghiệm này hay chưa? Chắc chắn là phải có rồi ít nhất là một lần trong cuộc đời của bạn cũng như của tôi.

Chúng ta bây giờ đã không còn trẻ nữa, chúng ta chắc hẵn đã biết giá trị của sự cho và sự nhận cho nên:

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi lòng mình rộng mở và tim mình thắp sáng lên niềm tin yêu vào cuộc sống.

Hoặc là:

Đến nột lúc, chúng ta chợt thấy quy luật sâu xa nhất của hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn là cho đi.

Dĩ nhiên chúng ta phải nói lên lời cảm tạ để tỏ lòng biết ơn của chúng ta đến những người đã ban ơn và giúp đỡ chúng ta. Người viết hy vọng rằng những lời cảm tạ dưới đây của người viết cũng là ý nghĩ của quý bạn vì chúng ta cùng một tâm cảm như nhau, phải không bạn?

Bài Thơ Cảm Tạ

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến Phật, Trời ban hồng phúc thiện duyên
Giúp cho tôi, hiểu nghiệp quả nhân duyên
Nhận ân nghĩa, phải tri ân đền đáp

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến Cha Mẹ tôi, hai đấng sinh thành
Dưỡng nuôi tôi, bé nhỏ đến thành danh
Chưa đền đáp, Mẹ Cha đà khuất bóng!

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Thầy cô dạy tôi hai chữ nghĩa ân
Truyền cho tôi những kiến thức thiết cần
Cho đời sống tôi thăng hoa tốt đẹp

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến bạn bè, thiện tri thức, thiện nhân
Giúp đở tôi những giây phút tôi cần
Chia xẻ cùng tôi vui buồn cuộc sống


Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến những người vì Tổ Quốc hy sinh
Để cho tôi có cuộc sống an bình
Nơi xứ lạ, trong Tự Do, Hạnh Phúc

Tôi viết xuống đây bài thơ cảm tạ
Đến người dân nơi tôi sống tạm dung
Mở rộng vòng tay, để tôi được sống cùng
Trong hạnh phúc, trong tự do, nhân bản

Và sau hết, tôi đây xin cảm tạ
Đến người thân gia đình bé nhỏ của tôi
Xẻ chia với tôi ấm lạnh cuộc đời
Tôi vui khổ, họ cùng tôi vui khổ

Sương Lam


(Trích trong tập thơ Đời Sống Quanh Ta của SL)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi -
bàì 58 MCTN-ORTB số 449-11-26-10)
Sương Lam
#424 Posted : Thursday, January 20, 2011 1:41:50 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Con Đường Thoát Khổ

Chủ nhật vừa qua, người viết đi dự lễ kỷ niệm ngày Phật Thành Đạo nơi tu viện Bửu Hưng ở Vancouver, WA.

Ngày Phật Thành Đạo là ngày thái tử Tất Đạt Đa sau khi rờì khỏi cung vàng điện ngọc ra đi tìm chân lý để cứu độ chúng sanh, đã chứng thành đạo quả sau 9 năm khổ hạnh rừng già và 49 ngày đêm tham thiền nhập định dưới cội cây bồ đề ở Bồ Đề Đại Tràng. Và cũng từ đó đạo Phật đã ra đời, trở thành một tôn giáo hoà bình đem an vui, hạnh phúc đến cho nhân loại trong tinh thần từ bi hỷ xả.

Ngày thành đạo của Đức Phật đã chứng minh sự nổ lực của cá nhân để chiến thắng mọi khó khăn trở ngại trong đời sống nhân loại và chúng ta phải tự cải thiện tư tưởng, hành động, lời nói của chính cá nhân mình để trở thành một con người an vui thoát khổ theo tinh thần “tự giác, giác tha, giác hành viên mãn” của Phật Pháp.

Sau khi thành đạo, Đức Phật liền nghĩ đến việc đem giáo lý của Ngài vừa mới chứng được để truyền bá đến chúng sinh. Để làm tròn nhiệm vụ hoá độ của Ngài, Phật đã dùng phương tiện nói pháp Tứ Diệu Đế là phương pháp Tiệm giáo để cho chúng sinh dễ bề tu hành. Ngài đi đến vườn Lộc Uyển để thuyết pháp với nhóm ông Kiều Trần Như gồm 5 người đã cùng tu hành với Đức Phật trước đây. Sau khi nghe Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế, thành kiến mê lầm sụp đổ, trí tuệ sáng suốt xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo và trở thành năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca. Từ đấy về sau, Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản về Tiệm giáo (phương pháp tu chứng từ từ) và đã giác ngộ rất nhiều Phật tử. Tứ Diệu Đế là bốn sự thật chắc chắn có công dụng nhiệm mầu vô cùng lợi ích để người tu hành có thể từ địa vị tối tăm, mê mờ đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc chắn không sai chạy, nếu được thực hành đúng đắn. Pháp môn này được phổ biến nhất thế giới và phổ thông cho cả hai phái Tiểu thừa và Đại thừa.

Tứ Diệu Đế là bốn sự thật hay đẹp, quí báu, chắc chắn, rõ ràng, đúng đắn nhất. Đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.

Khổ đế: Trình bày sự thật Đời là bể Khổ. Đức Phật ví đời là bể khổ mênh mông đầy mồ hôi và nước mắt. Căn cứ vào kinh Phật, có thể phân loại ra tam khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ) và bát khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tằng hội ngộ khổ.
Tập đế: Trình bày nguyên nhân của những sự khổ. Cội gốc của sinh tử luân hồi là do phiền não, mê lầm mà ra. Có 10 phiền não gốc là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
Diệt đế: Trình bày những quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sinh sẽ đạt được khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và nguyên nhân của đau khổ. Quả vị ấy chính là Niết Bàn.
Đạo đế:Trình bày về những phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật.

Phương pháp giáo dục của Phật Pháp là tự giáo dục bản thân, có thể gọi là phương pháp “giáo dục đánh thức” để phát huy tiềm năng tốt đẹp của con người, để đưa đến sự an lạc ngay từ trong bản thân của con người. Con người thường chạy theo bên ngoài để tìm những gì quý đẹp hơn mà quên đi chính tự mình đã có viên ngọc trong tay mà không biết sử dụng đến, đó là bản tâm thanh tịnh, lòng từ bi và trí tuệ của con người.

Một vị Phật không phải từ trên trời giáng xuống, không phải từ lòng đất chui lên. Một vị Phật “tùng địa dũng xuất”, như trong Kinh Pháp Hoa đã dạy, nghĩa là từ nơi tâm địa của mỗi con người chuyển hóa mà thành, chuyển hóa từ xấu xa thành tốt đẹp, chuyển hóa từ tâm tham sân si ô nhiễm, trở về bản tâm vốn thanh tịnh. Một vị Phật thành đạo từ nơi con người biết tu tâm dưỡng tánh, đi đúng Chánh Đạo, hành đúng Chánh Pháp. Người nào chưa đạt được hoàn toàn như vậy,là những người đang trên bước đường tu tập. Công phu tu tập được bao nhiêu, người đó được an lạc và hạnh phúc bấy nhiêu, chứ không phải do van xin cầu nguyện mà được.
Đức Phật đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, ngươi là Phật sẽ thành” để nói về những ai nếu chịu khó tu tập hành trì đúng Chánh Pháp và chịu đựng nổi những áp lực thường xuyên của cuộc đời thì người đó có thể trở thành một vị Phật trong tương lai.

Trong cuộc đời thực tế có những trở ngại khó khăn có thể chôn vùi đời sống chúng ta, nhưng với ý chí cương quyết chiến thắng những trở ngại này và ý chí tiếp tục tiến bước, chúng ta sẽ thành công và có thể tiếp tục sống còn như con lừa trong câu chuyện dưới đây, xin mời bạn đọc từ từ nhé:

Chuyện con lừa

Ngày kia, có một con lừa của anh nông phu bị rơi xuống một cái giếng khô. Nó kêu la inh ỏi nhiều tiếng đồng hồ rất là tội nghiệp. Anh nông phu không biết phải làm sao. Cuối cùng quyết định con vật già cả lắm rồi, cái giếng đang cần được lấp, kéo nó lên thật là uổng công lao. Nghĩ vậy, anh gọi những người hàng xóm sang giúp chôn sống con lừa ngay dưới giếng, kết liễu khổ đau càng nhanh càng tốt.

Mọi người lấy xẻng, bắt đầu xúc đất thả xuống giếng. Mới đầu con lừa nhận thấy những gì đang xảy ra, nó lại càng kêu la hoảng sợ. Rồi mọi người ngạc nhiên thấy nó đột nhiên yên lặng. Vài xẻng đất nữa thảy xuống giếng, anh nông phu cuối cùng nhìn xuống, vô cùng kinh ngạc trước cảnh tượng anh đang thấy. Với mỗi xẻng đất rớt lên lưng, con vật làm một việc lạ thường. Nó giũ mình mẩy cho đất rơi xuống rồi bước lên một bước!
Những người hàng xóm cứ tiếp tục đổ đất lên lưng lừa, nó cứ tiếp tục giũ xuống rồi bước lên từng bước. Chẳng bao lâu, mọi người ngạc nhiên thấy con vật lặng lẽ bước ra khỏi miệng giếng rồi lon ton chạy mất!

Lời bàn:
Giống như chú lừa kia, đời sẽ thảy đất vào chúng ta, đủ thứ loại đất. Mẹo để được ra khỏi giếng cuộc đời là giũ sạch trần ai rồi tiến lên một bước. Mỗi thất bại ở đời là một xẻng đất đổ lên mình mẩy chúng ta. Mỗi khó khăn trở ngại là một bậc thang cho chúng ta bước
lên. Chúng ta có thể ra khỏi hố sâu nhất của cuộc đời bằng cách không dừng lại, và đừng bao giờ bỏ cuộc! Phủi sạch rồi bước lên một bước! Ðiều tưởng chừng như có thể chôn sống con lừa kia lại thật tình trở thành phước báu -- nhờ cách đối phó của nó trong nghịch cảnh. Ðây là chìa khóa cho chúng ta mở một trong những bí mật của cuộc đời. Nếu có gặp khó khăn, hãy đối lại một cách lạc quan, đừng để những sợ hãi, chua cay làm chúng ta lùi bước. Những bất hạnh tai ương xảy đến muốn chôn vùi chúng ta, nhưng trong đó thường chứa những tiềm lực có thể làm lợi ích và trở thành một phước báu cho mình!

Còn tùy vào chúng ta phải nhớ trau dồi đức tính bỏ qua, tha thứ và hướng đến mục tiêu. Chúng ta cần tiếp tục phát triển lòng tin, niềm hy vọng và khả năng biết yêu thương vô điều kiện. Ðây là những công cụ sẽ giúp chúng ta "giũ sạch trần ai và tiến bước”, ra khỏi giếng sâu mà mình đang mắc phải.

Hãy nhớ năm điều để được hạnh phúc:

1. Lòng không sân hận.
2. Tâm không lo lắng.
3. Sống đơn sơ..
4. Cho nhiều hơn.
5. Ðòi hỏi bớt đi.

(Nguồn: trích trong hotmit.com)

Trên đường Đời hay trên đường Đạo cũng thể, chúng ta cần phải có tinh thần Bi-Trí-Dũng khi hành xử mọi sinh hoạt của chúng ta trong cuộc sống thì chúng ta mới thành công được, phải không bạn?

Một câu chuyện khác đã làm cho người viết phải suy nghĩ và thấy cần nên chia sẻ với quý bạn hôm nay. Xin mời bạn tiếp tục đọc nữa nhé:

Cát và Đá


Chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: "HÔM NAY NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ TÁT TÔI".
… Họ lại tiếp tục đi, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lên một phiến đá: "HÔM NAY NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ CỨU TÔI".
Người bạn đã đánh cũng đã cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi: "Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?"
Người kia mỉm cười và đáp: "Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỷ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xóa đi được!"

Liệu chúng ta có thể học được CÁCH VIẾT LÊN CÁT VÀ LÊN ĐÁ như vậy chăng?

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Bạn có thấy thích thú, vui vẻ khi đọc hai mẫu chuyện trên đây không nhỉ?

Riêng người viết, nhân ngày kỷ niệm Phật Thành Đạo hôm nay là một dịp để người viết bày tỏ lòng tri ân đến Đức Phật đã khai sáng cho những mê lầm, ngu dốt của chúng sinh, trong đó có tôi. Hôm nay tôi có dịp ôn tập lại bài học quý báu Tứ Diệu Đế để mình có thể “tự thắp đuốc lên mà đi” như Phật đã dạy để tìm sự an lạc cho chính bản thân mình và chia sẻ những lợi lạc này đến những người thân trong gia đình và thân hữu của tôi.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam


(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-
MCTN 64-ORTB số 456 ngày 1-14-11)
viethoaiphuong
#425 Posted : Friday, January 21, 2011 11:29:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chị SL kính mến,
Em mới thấy bài dưới nầy trong Net, nghĩ ngay tới chị SL và topic nầy .. không biết chị SL có ok không, nếu chị thấy cần chuyển vào chỗ khác hay xóa đi.. chị nhớ nhắc VP với nhé,
Em thăm và chúc chị an vui
VHP


Thế giới [huyền bí] trong hạt cát: mandala of colored powders

Tram Thien Thu


Hàng triệu hạt cát được công phu kết nối trên một nền bằng phẳng trong nhiều ngày để tạo nên bức tranh cát tuyệt đẹp. Khi hoàn tất, để biểu tượng hoá tính tạm thời của những gì hiện hữu, những hạt cát màu được gom lại và đổ vào con sông hoặc dòng suối gần đó để nước chuyển tải khả năng chữa bệnh đi khắp thế giới.
Nghệ thuật cát Tây Tạng gọi đó là dul-tson-kyil-khor, nghĩa là “vòng tròn bột màu” (mandala of colored powders, vòng tròn tượng trưng tôn giáo của vũ trụ).


Nghệ thuật cát Phật giáo Tây Tạng


Biểu tượng tổng thể

Theo truyền thống, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhists) dùng vòng tròn cát để giúp thiền trong các nghi lễ tôn giáo.



Chủ đề của tranh cát Tây Tạng được biết ở Sanskrit như một vòng tròn, hoặc là biểu đồ vũ trụ (cosmogram), có nhiều dạng. Vòng tròn biểu hiện nơi tưởng tượng được chiêm ngưỡng trong khi thiền (meditation). Mỗi khách thể trong đó đều quan yếu, biểu hiện một phương diện khôn ngoan hoặc nhắc nhớ người thiền về một quy luật hướng dẫn. Mục đích của vòng tròn là giúp biến hình trí tuệ bình thường thành trí tuệ được giác ngộ (enlightened) và giúp chữa bệnh. Mỗi hệ thống có một vòng tròn riêng, và như vậy mỗi hệ thống biểu hiện một phương pháp hiện hữu và tâm linh.

Quá trình tạo vòng tròn cát

Tạo tranh cát hình tròn bắt đầu bằng một nghi lễ khai mạc, trong đó các tu sĩ (lama) dâng cúng vị trí đó và phát huy các năng lực điều thiện. Các tu sĩ tụng kinh và múa trong y phục lộng lẫy.
Các tu sĩ khởi công bằng cách phác hoạ vòng tròn trên nền gỗ, có thể mất cả ngày. Những ngày tiếp theo sẽ thấy lớp cát nhuộm màu, được làm bằng cách đổ cát ra từ những chiếc phễu truyền thống gọi là chak-pur. Mỗi tu sĩ cầm một chak-pur trong một tay trong khi chạy một que kim loại trên bề mặt được mài giũa. Độ rung làm cho cát chảy ra như chất lỏng.



Kế đến, bắt đầu từ giữa và xoay ra ngoài, các tu sĩ dùng phễu kim loại đổ hàng triệu hạt cát nhuộm màu thành những hình tỉ mỉ. Cát ở Đại sảnh Thành phố Manchester được mài ra bởi cẩm thạch từ Nam Ấn. Các chất phổ biến khác được tán từ hoa, cỏ và các loại hạt. Ngày xưa người ta dùng bột tán từ đá quý.



Theo truyền thống, hầu hết các vòng tròn cát đều bị phá không lâu ngay sau khi hoàn thành. Làm vậy là ẩn ý rằng cuộc đời mau qua, chỉ là tạm bợ. Cát được thu lại và đổ vào thùng, để hoàn thành chức năng chữa bệnh, một nửa được phân phát cho những người đến xem, phần còn lại được chuyển tới đổ vào con sông gần đó. Dòng nước sẽ mang “phước lành chữa bệnh” ra biển, và từ đó sẽ chuyển đi khắp thế giới để chữa bệnh cho cả hành tinh.

Trầm Thiên Thu


Sương Lam
#426 Posted : Monday, January 24, 2011 2:19:39 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
VHP ơi,
Cám ơn VHP đã nghĩ đến SL và đã đem tài liệu về cách thực hiện một Mạn Đà La của Phật Giáo Tây Tạng vào nơi đây để SL và các bạn cùng được học hỏi để mở mang kiến thức thêm.Blush Đó là một hảo ý của VHP đáng được tán thán công đức .
Chúc VHP và gia đình ăn Tết vui vẻ và giữ mãi niềm đam mê trong việc sưu tầm tài liệu hay lạ để chia sẻ với bạn bè.

Thân mến,
Sương Lam
Sương Lam
#427 Posted : Monday, January 24, 2011 2:34:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Hai Chữ Bình An

Chúng ta đang bắt đầu một năm mới 2011. Năm cũ 2010 đã trở thành quá khứ với những biến động chính trị, văn hóa, xã hội, thiên tai địa hoại đau thương, khủng khiếp. Chúng ta còn đang hiện diện an lành trên cõi trần trong giây phút hiện tại này quả là ân phúc của Trời Phật ban cho chúng ta. Xin cảm tạ ơn trên đã ban phúc lành cho chúng ta.

Trời Portland bây giờ lạnh quá! Quấn mình trong chiếc mền ấm, ngồi xem phim truyện truyền hình của đài SBTN trong ngôi nhà ấm cúng bên cạnh những người thân trong gia đình, bạn có thấy mình hạnh phúc lắm không? Hãy tưởng tượng cũng trong giờ phút này, có những kẻ vô gia cư đang nằm co ro nơi gầm cầu hay bên hè phố, họ có đáng thương, đáng tội nghiệp chăng?

Tại sao cũng cùng một kiếp người mà lại có người nghèo khổ, kẻ giàu sang, bạn nhỉ?

Tôi cũng thường tự hỏi:

“Giòng định mệnh mỗi một người mỗi khác
Người sang giàu, kẻ nghèo khổ đau thương
Kẻ chăn êm, người vất vưởng ngoài đường
Ta tự hỏi: Ấy phải chăng duyên nghiệp?

Đây cõi tạm ta trải bao nhiêu kiếp
Trăm năm xưa ta ở tận nơi đâu
Nẽo nhân gian bao sương tuyết dãi dầu
Buông tay xuống ta về đâu chẳng biết?”


(Trích trong Giòng Sông Sinh Tử - Thơ Sương Lam)

Cuộc đời đầy những đau thương nên chúng ta vẫn thường chúc nhau và cầu nguyện đưọc sống bình an trong đời sống.
Nhưng thế nào là bình an?
Có người đã quan niệm như sau:

Bình an

Bình an không có nghĩa là được ở chỗ tĩnh lặng, không phiền toái, khỏi nhọc nhằn. Bình an là ở ngay trong chốn náo loạn, nhiễu phiền, đầy gánh nặng, mà cảm nhận được rằng lòng mình vẫn êm tịnh làm sao.
Vô Danh

Lại có một câu chuyện kể như sau:

Bức tranh bình an

Trong triều của một vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau.
Một hôm nhà vua phán: “Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an”.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: “Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng”.
Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: “Đây đâu phải là một cảnh bình an”.
Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: “Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem”.
Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra.
Nhà vua nói: “Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời”. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức hoạ này.
(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

Bạn có đồng ý với nhà vua và nhà hoạ sĩ thứ hai không?
Riêng nguời viết hoàn toàn đồng ý với người họa sĩ này vì ông đã có cái tâm tĩnh lặng và biết hưởng thụ phút giây an bình trong hiện tại, mặc cho tình huống xáo động bên ngoài.

Xin mời quý bạn đọc thêm mẫu chuyện kế tiếp dưới đây

Một ngụ ngôn


Phật kể một ngụ ngôn trong kinh:

Một người đàn ông băng qua một cánh đồng gặp một con cọp giữa đường. Anh ta chạy trốn, cọp đuổi theo. Đến một vực sâu, anh nắm được rễ nho và đu mình sang bên kia. Cọp ở trên dọa anh ta. Sợ hãi, người đàn ông nhìn xuống, dưới xa, một con cọp khác đang đợi anh ta. Giúp anh ta chỉ có dây nho.
Hai con chuột một trắng một đen, từ từ bắt đầu gặm mòn rễ nho. Người đàn ông thấy một trái dâu thơm ngon gần đó. Một tay nắm dây nho, một tay thò qua hái trái dâu. Ôi! Trái dâu mới ngon ngọt làm sao!

( Nguồn:Trích trong Góp Nhặt Cát Đá - Giai thoại Thiền của Thiền Sư MUJU. Người dịch : Đỗ Đình Đồng. Người hiệu đính và đề tựa: Xạ Thụy)

Các nhà hiền triết, thánh nhân đều khuyên ta hãy sống vui với giây phút hiện tại với những gì mình đang có trong tầm tay của mình với yêu thương và nhân ái. Chỉ cần biết dùng một ít“chút xíu” nữa, bạn sẽ thấy mình đang sống hạnh phúc trong cõi đời này rồi. Bạn ạ!

1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Đầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Độ lượng nhiều hơn một chút nữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc thiện nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mỉm cười thêm một chút xíu nữa.

Bạn thấy có đúng không?

Để kết luận cho bài viết đầu năm chủ đề Bình An, người viết xin phép mượn những vần thơ dưới đây thay cho lời Chúc Mừng Năm Mới 2011 của tôi gửi đến quý bạn nhé!

Trong Tinh Tấn ta quyết tâm tận diệt
Những ác nhân, nên làm chuyện thiện lành
Quay về ngay với bản thể tinh anh
Tánh bản thiện nhân chi sơ sẵn có

Tâm Tĩnh Lặng thì Niết Bàn là đó
Mỗi một người có Phật tánh trong ta
Nếu nhận ra dẫu trong cõi Ta Bà
Ta tìm thầy thiên đường nơi trần thế


(Trích trong Giòng Sông Sinh Tử - Thơ Sương Lam)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-
MCTN 63-ORTB số455 )
Sương Lam
#428 Posted : Tuesday, February 15, 2011 2:19:10 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Chào các bạn,

Ai cũng thích đón nhận tình thương mến và lời nói ái ngữ để chúng ta thấy rằng giữa cõi trần gian đau khổ này vẫn còn có một cái gì đáng yêu đáng quý.

Từ ý nghĩ muốn chia sẻ với các bạn những bài sưu tầm, hình ảnh, thơ văn, âm nhạc có tính cách thiền nhàn hầu giúp cho SL và các bạn có những giờ phút thanh thản, tĩnh lặng để quên đi những phiền muộn trong cuộc đời, SL đã phụ trách mục Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 1 và 2 trên Diễn Đàn Phụ Nữ Việt này ngay từ khi SL mới gia nhập PNV năm 2005.
Sương Lam xin cám ơn Phưọng Các,các bạn trong ban điều hành PNV và các anh chị em trong gia đình PNV đã khích lệ và ủng hộ SL trong thờì gian qua.

SL cũng tham gia vào Hội Cao Niên Oregon và rủ rê phu quân tham gia các công tác cộng đồng tại địa phương để tìm một chút niềm vui cho mình và cho người trong cái "tuổi không còn trẻ nữa" này.

Trong khi sinh hoạt cộng đồng tại địa phương, SL gặp rất nhiều các vị cao niên và từ đó SL có ý nghĩ muốn đem những gì SL đã làm ở PNV về tại địa phương mình để giúp cho các vị cao niên quên đi những phiền muộn mà vui sống với tuổi gíà.

Bởi thế SL mới chia sẻ những bài sưu tầm này với các vị cao niên trên Oregon Thời Báo ở Portland với hình thức một bài viết, một bài tâm tình hay một bài tường trình sinh hoạt địa phương.

SL không ngờ quý vị độc giả ở Portland lại thích thú và khích lệ SL tiếp tục viết tiếp cho nên ORTB đã dành một trang đặc biệt cho chủ đề Một Cõi Thiền Nhàn của SL kể từ năm 2009 đến nay. Tính đến nay SL đã đóng góp được 67 bài viết xuất hiện hằng tuần trên ORTB. Quả là một phút duyên tốt đẹp đến với SL.

Bác Nguyễn Ngự Bình năm nay gần 80 tuổi, cùng đi sinh hoạt với vợ chồng SL trong Nhóm Sinh Hoạt Người Việt, đa số là những cụ già trên 60 tuổi, là một trong những người yêu mến SL, đã khích lệ tinh thần SL rất nhiều qua bài tâm tình của bác được đăng trên ORTB số 449 ngày 26 tháng 11 năm 2010.

Hôm nay vẫn là những ngày đầu năm mới Tân Mão 2011, nhân khi đọc lại những bài viết cũ để tìm ưu khuyết điểm, SL thấy lại bài viết của bác NNB. SL "thấy vui trong lòng một ít" nên xin phép các bạn cho SL đuợc chia sẻ niềm vui này đến với quý bạn để chúng ta cùng vui với nhau trong ngày Xuân mới nhé. Cám ơn quý bạn nhiều lắm. Xin mời quý bạn cùng đọc lời tâm tình của Bác NNB dưới đây:


Đọc “Một Cõi Thiền Nhàn” của Sương Lam



Chào quý bạn,

Đây là bài thứ năm mươi bảy của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Có những lời nói ái ngữ và tình thương mến được trao cho nhau làm cho chúng ta thấy hạnh phúc và yêu đời hơn, phải không bạn? Niềm vui và hạnh phúc đến với người viết hôm nay là những lời nói ái ngữ và tình thương mến của bác Nguyễn Ngự Bình thuộc Nhóm Sinh Hoạt Người Việt đã trao cho SL qua bài tâm tình của Bác. Người viết thật rất cảm động và xin được chia sẻ hạnh phúc và niềm vui này đến với quý bạn qua bài tâm tình của Bác NNB dưới đây. SL xin phép được đăng nguyên văn bài viết này và xin chân thành cám ơn bác NNB.


Đọc “Một Cõi Thiền Nhàn” của Sương Lam

Từ hơn một năm qua, độc giả miền Tây Bắc Hoa Kỳ có dịp đọc loạt bài “Một Cõi Thiền Nhàn” của Sương Lam trên tuần báo Việt ngữ Oregon Thời Báo.
Sương Lam sử dụng thơ và văn để giới thiệu chủ đề mà cô muốn truyền đạt: tuổi già quên đi những nỗi ưu phiền để sống cuộc đời an lạc. Đối tượng của cô là các vị cao niên Việt Nam.
Văn, thơ của Sương Lam giãn dị mà hấp dẫn, lôi cuốn độc giả, khiến cho các cụ, cứ vào mỗi chiều thứ sáu hằng tuần là tìm Oregon Thời Báo cho được, để đọc ‘Thiền Nhàn” của cô.

Sương Lam là ai?

Vào đầu tháng 5, 2010, trong một buổi thuyết trình đề tài: “Nét đặc thù của tiểu bang Hawaii” do thuyết trình viên người Mỹ trình bày tại Trung Tâm Sức Khỏe Á Châu Portland, Sương Lam đã tình nguyện làm thông dịch, và sau đó, cũng mặc váy Hạ Uy Di, khiêu vũ cùng với thuyết trình viên, biểu diễn các điệu vũ xứ này. Thật là sinh động và vui nhộn, khiến các cụ ngồi xem thích thú.
Là một nữ sinh Sàigòn, tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành trước 1975, SL may mắn thoát khỏi mọi hệ lụy của cuộc trả đủa, riêng các bạn đồng môn của cô, nam giới, với chức vụ Phó Quận trưởng, đã bị đi cải tạo mút mùa ngoài Bắc từ 9 đến 12 năm. Sương Lam qua Mỹ khá sớm và có cơ hội học tiếp và thành công nơi xứ người.
Cuộc đời của cô ‘Thuận buồm xuôi gió” trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Vì vậy, văn thơ của cô trong sáng, bình dị, nhân bản, không vương vấn hận thù, dễ đi vào tâm hồn người đọc.
Tôi đã đọc 55 bài trong Oregon Thời Báo trong năm 2010, tôi mến phục lối viết đều tay, nhiệt tình, “ăn cơm nhà, vác ngà voi” bất vụ lợi, chỉ để phục vụ đồng hương của Sương Lam
Cô tâm sự, cô chỉ là một cư sĩ Phật giáo, không phải xuất gia, nên chuyện “Thiền” của cô là tham khảo tài liệu học hỏi trên internet. Nhưng tôi cảm nhận SL đã “Ngộ” được lẽ vô thường của kiếp nhân sinh.
Vào năm 2005, khi thân phụ cô qua đời, thay vì khóc lóc bi lụy, cô đã bình tỉnh làm thơ tiễn đưa. Ta hãy xem bài thơ Tiễn Cha về xứ Phật của cô.

Tiễn Cha Về Xứ Phật
Kính dâng hương hồn Cha
SL

Tiếng chuông mõ nhịp nhàng câu phổ độ
Lời kinh buồn đưa tiễn khách ra đi
Cõi trần này tạm bợ chẳng có gì
Cha đã dứt nghiệp duyên nơi trần thế

Ơn Cha Mẹ cao sâu hơn trời bể
Chưa báo đền Cha Mẹ đã ra đi
Dẫu biết rằng đời sinh ký tử qui
Phút vĩnh biệt đau lòng người ở lại

Con thành kính lạy cha già ba lạy
Chút lòng thành hiếu kính tạ ân Cha
Dưỡng sinh con không quản tuổi trẻ già
Nuôi con trẻ Cha nhọc nhằn lao khổ

Cuộc tử sinh Trời cao đà định số
Nẽo luân hồi duyên nghiệp với trả vay
Được duyên lành ta hội ngộ kiếp này
Tình phụ tử cha con ta thương mến

Rồi nghiệp dứt sự chia ly phải đến
Cha an lòng rời bỏ chốn trần gian
Nén đau thương trong ngấn lệ dâng tràn
Con cầu nguyện tiễn Cha về xứ Phật

Người ở lại tiếc thương người đã mất
Cuộc trần là sum họp với chia ly
Kiếp phù sinh nào có luyến tiếc gì
Miền Lạc Cảnh Cha thảnh thơi nhẹ bước

Kiếp nhân thế người vẫn còn xuôi ngược
Với nghiệp duyên lui tới nẽo luân hồi
Hết duyên rồi đành vĩnh biệt mà thôi
Xin thành kính tiễn Cha về xứ Phật


Sương Lam
Thu 2005

Trong mấy chục năm qua, văn thơ hải ngoại mang nhiều màu sắc độc đáo. Đa số vương vấn một nỗi buồn xa xứ, than thân trách phận: “Lũ chúng ta một lớp người sinh nhầm thế kỷ.” Hay “Tự hào hoặc oán trách vu vơ. Ta hãy đọc một đoạn thơ Cao Tần diễu cợt cuộc đời:

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mày qua bên Mỹ học được củ gì?
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mầy hay ông thượng đỉnh cu li.

Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan

Ông học được Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người (một số) nhỏ hơn que tăm
Những đứa hồn nhiên giống bầy trẻ nít,
Còn hồn ông: già cốc cở nghìn năm
………..
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp,
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là “Ngụy”
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

Cao Tần

Đương nhiên Cao Tần bực mình một lúc nào đó mà viết như vậy. Chứ chúng ta ai cũng biết, người Mỹ cưu mang chúng ta một cách đại lượng mà các dân tộc khác không có, chứ đâu phải nhỏ hơn que tăm?
Có một vài bạn ôm nỗi buồn gắc trọ, đóng cửa sống cô đơn một mình, để nhớ lại một thời xa xưa đã mất. Mời bạn đọc bài thơ “Cúi mặt”

Xin hỏi ông vì sao ông không nói,
Đời vui tươi sao ông mãi u buồn?
Đây tự do thoải mái ngập tình thương
Đây cuộc sống trọn đời không thù oán.

Xin hỏi ông vì sao ông cúi mặt,
Lầm lũi đi dưới ánh nắng chiều tà
Thành phố Portland ngập ánh nắng chan hòa,
Sao mắt ông còn vương sầu muôn thuở?

Người biết không ta buồn đời tráo trở,
Nhớ trăng xưa trên bến bến nước Đồng Nai,
Nhớ Đắc Tô, Bình Giã, Đồng Xoài,
Nhớ Ngự Bình, Mậu Thân oanh liệt.

Nhớ rừng xanh, mây hồng núi biếc,
Nhớ phá Tam Giang, Quảng Trị cờ bay,
Nhớ thật nhiều và nhớ đến hôm nay,
Xin đừng hỏi vì sao ta cúi mặt

Nguyễn Ngự Bình

Từ những tâm sự ngổn ngang kể trên, ta mới thấy thơ, văn Sương Lam như một làn gió mát thổi qua sa mạc mênh mông, mà các cụ cao niên chúng ta tìm thấy niềm vui an ủi tuyệt vời.
Ngoài văn tài và thiện chí, người ta còn tìm thấy nơi Sương Lam, một tâm hồn đại lượng vị tha. Bởi vậy, ai có dịp diện kiến với cô, đều cảm thấy yên vui, yêu đời.

“Bể khổ mênh mông sóng ngập trời.” Không phải ai cũng có cơ may rong chơi thoải mái trong khu vườn “Thiền Nhàn” của Cô. Nhưng, cánh én bé nhỏ, đang đem lại mùa Xuân cho mọi người.

Nhân mùa tạ ơn Thanksgiving 2010, xin cám ơn người Mỹ, đã đùm bọc chúng ta và cám ơn Sương Lam, về những dòng thơ quý báu mà Cô đã dùng tim, óc yêu thương trao tặng cho đời.

Nguyễn Ngự Bình
Portland, Thu 2010

Một lần nữa, SL xin cám ơn lòng thương mến của bác NNB đã dành cho SL. Kính chúc bác và quý quyến cùng quý thân hữu, quý độc giả mục Một Cõi Thiền Nhàn được nhiều sức khỏe, vạn sự an lành. SL cũng xin cám ơn ban điều hành ORTB đã đặc biệt ưu ái SL trong mấy năm vừa qua và trong hiện tại. SL xin cố gắng tiếp tục đem những niềm vui nho nhỏ đến với toàn thể quý vị để tạ tình tri kỷ và lòng thương mến của quý vị đã dành cho SL. Xin chúc quý vị Một Ngày Lễ Tạ Ơn đầy ý nghĩa và hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình và bạn hữu.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam
(Nguồn ORTB số449 ngày 11-26-2011 MCTN 57)

Xin cám ơn các bạn đã cùng chung vui với SL qua bài viết nói trên.
Cầu nguyện Phật Trời gia hộ và ban phước lành cho bạn và gia đình bạn.

SL
Liêu thái thái
#429 Posted : Saturday, February 26, 2011 2:34:48 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Chị SL Kisses,
em mới nhận được bài này dễ thương wá, mượn vách nhà chị dán lên chia sẻ với mọi người nha!


Có Tội Hay Không Có Tội?

Tác giả: Lệ Hoa Wilson

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ, từng là học trò năm đệ nhứt tại Gia Long. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên là tự sự về “chuyện đời lộn xộn” của một phụ nữ Việt thời chiến tranh, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø “Hai đứa gặp nhau tại Đà Nẵng khi ông xã làm việc tại bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ, núi Non Nước Đà Nẵng. Cưới nhau: 1972, hiện có 5 con. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach.”
Chuyện hơn 40 năm, giữa đủ loại ngang trái từ tập quán, văn hoá tới tôn giáo, rất khó gom lại vài trang giấy. Nhờ cách viết bộc trực, bài viết cho thấy được tấm lòng của người vợ, người mẹ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Tôi thật không biết phải bắt đầu từ đâu để câu chuyện đời lộn xộn của mình có được một chút ngăn nắp để bạn hiểu tôi hơn. Thôi thì bắt đầu vào một ngày nắng đẹp, tôi bước ra khỏi toà án Saigon với cái giấy ly dị trên tay. Tôi có một trai và một gái và quan toà đã rộng lượng xử cho tôi được trọn quyền giữ cả hai với điều kiện là không nhận được chu cấp từ người chồng. Tôi hoan hô quan toà cả hai tay. Đó là năm 1969.

Bà chị tôi có hãng thầu cung cấp dịch vụ hớt tóc, giặt quần áo, bán hàng kỷ niệm cho quân nhân Mỹ tại Việt Nam và hàng ngàn xe đá để hãng RMK làm phi trường. Đó là một công cuộc làm ăn lớn lao có tới vài trăm nhân viên nên chị nhận cho tôi theo làm để nuôi con. Do đó tôi gặp Ron, người chồng hiện tại.
Bạn ơi, không biết tôi đã tốn bao nhiêu nước mắt cho cuộc hôn nhân nầy. Không biết tôi đã nhận được bao nhiêu lời sỉ nhục khi đi sánh đôi với người chồng Mỹ tại Việt Nam. Nếu phải đếm hết những danh từ thô bỉ, những ánh mắt chê bai, những đối xử khinh bạc của bạn bè, của những người quen biết cho đến những kẻ qua đường vì tôi "lấy Mỹ" thì chắc tôi phải biến thành con rết khổng lồ với cả ngàn chân tay mới đếm hết nổi. Thôi thì chẳng qua là cái nghiệp. Chắc mình đã dè bỉu, chê bai bao nhiêu là người ở những kiếp trước nên kiếp nầy nhận lại "gậy ông đập lưng ông" thôi mà.

Mỗi lần bị "tai nạn" như vậy, tôi giả vờ phớt tỉnh. Những dòng nước mắt tủi hổ cứ chực tràn ra. Ông xã cứ hỏi là "họ nói gì vậy?", tôi thì cứ "ai biết đâu, họ dùng danh từ em không hiểu!". Nhưng ông xã thì biết vì anh có rất nhiều nhân viên Việt Nam làm việc cho anh và chắc họ đã giải nghĩa cho anh hiểu địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội khi họ vô phước kết hôn với ngươì Mỹ.

Sau khi anh hiểu được, tôi không bao giờ quên được ánh mắt của anh nhìn tôi trong những lần "tai nạn" đó. Đôi mắt anh chứa đầy những biết ơn, những chia sẻ, những đau thương, những căm giận, những cảm thông.. Anh cầm tay tôi nói: "Thật là không công bình cho em. Anh rất biết ơn em. Sự chịu đựng những nỗi nhục nhằn của em làm tan nát tim anh. Anh cảm thấy không xứng đáng với sự hy sinh của em." Tôi chỉ nói nhỏ: "Cả hai, em và họ đều là nạn nhân, mỗi người mỗi cách. Có phải chúng ta đã hứa là sẽ cùng chung chịu những niềm vui và nỗi khổ trên đời không? Vậy đó không phải là sự hy sinh. Đó chỉ là sự chia sẻ."

Và tôi đã sát cánh cùng anh nổi chìm trong cõi ta bà, trong nụ cười khi gia đình xum hợp, trong nuớc mắt khi một đứa con sớm vội ra đi, trong thành công, trong thất bại suốt bốn chục năm qua.

Rồi Trời Đất nổi cơn gió bụi. Năm 1975 tôi dắt díu các con về Mỹ sống tại California. Bà mẹ chồng ở tận Boston qua CA thăm cháu nội và dâu lần đầu tiên.
Mẹ ruột kẹt lại quê nhà, mẹ chồng ở kề cận, thôi thì hãy vui với hiện tại và những gì mình có. Gạo trồng ở Việt Nam hay trồng ở Mỹ thì cũng nấu thành cơm. Mẹ ruột hay mẹ chồng thì người đàn bà đó cũng đã thương yêu và duỡng nuôi người mình yệu dấu. Bà hỏi chớ các cháu đã được rửa tội chưa? Tôi nói ngắn gọn "Dạ chưa. Con đạo Phật." Bà mỉm cười không nói gì và không bao giờ nhắc lại.
Hình như người Mỹ có tâm hồn rộng rãi hơn. Bà thường hay lục lọi và gởi về cho cháu nội những quyển thánh kinh rất cũ của gia đình. Tôi nhận và trân trọng giao lại cho các con. Mẹ chồng gần với con dâu hơn người con ruột.

Thời gian qua, một hôm thằng con cả báo cho mẹ biết là nó muốn cưới vợ. Mình đã già rồi mà không hay bạn ơi. Khi nghe con trình bày mọi điều, bà chị la làng chói lói. Trời ơi, nó là con trai lớn nhứt mà theo đạo Chúa thì lấy ai mà thờ phượng em? Bạn ơi, bạn nghĩ sao? To be or not to be? Nói Yes, con cứ tiếp tục lo hôn lễ hay nói No, No Way.

Hừm, thờ phượng là nó sẽ nhớ tới ngày mình theo Phật, mua một mâm đủ cả heo quay, gà vịt, có cả bia rượu, bưng lên bàn thờ để một tiếng đồng hồ rồi dọn xuống mời bạn nhậu? Hay là nó cúng mâm chay nhưng lại không ăn? Hay là nó tới chùa nhờ thầy đọc một thời kinh? Thầy lo đọc, nó lo nhớ tới cái đầu gối hơi đau vì quì lâu! Hay nó dọn một cái bàn thờ trong nhà, chưng cái hình mình lên. Có ai đó hỏi con nó chớ hình của ai vậy thì thằng cháu nội nhìn hình và nói "I don't know"!

Chỉ còn cách hỏi nó.
Cô đó hiền không? Dạ hiền. Cô đó giỏi không? Dạ giỏi. Cô đó thích săn sóc con cái, nhà cửa không? Dạ thích. Cô đó thương con không? Dạ thương. Vậy thì Yes, con ơi, Yes. Mẹ chỉ cần thấy con được hạnh phúc, an vui. Mẹ tin vào sự khôn ngoan và lựa chọn của con (cho con học bao lâu chắc con không ngu đâu, phải không). Vợ chồng con thương yêu nhau và tử tế với Mẹ khi Mẹ còn sống là con đã "thờ phượng" Mẹ rồi. Trong con đã có dòng máu của Mẹ. Con làm một người chồng tốt, một người cha tốt, một con người tốt là con thờ phượng Mẹ đó, phải không? Bạn ơi, bạn có thấy tôi quá "văn minh" không? Quá... quá... tiếng gì hả mà người Mỹ thường hay chỉ mấy ông nghị viên trong đảng dân chủ đó? À à, quá "liberal" không?

Vậy là tôi có hai thằng con theo đạo Chúa của vợ và năm đứa cháu nội biết Phật là Budha chớ chẳng biết Nam Mô. Quên cho bạn hay là tôi đã không rửa tội hoặc bắt các con theo đạo nào hết. Tôi để cho chúng tự do chọn lựa khi chúng đến tuổi trưởng thành (hoặc "được" vợ dẫn dắt). Tuy nhiên tôi cũng thường đem các con đi chùa khi chúng còn nhỏ và mỗi khi tết tôi đều dạy chúng lạy bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Cho đến bây giờ vẫn vậy. Phải lạy bàn thờ. Đó là điều kiện duy nhứt tôi đòi hỏi gia đình các suôi gia trong ngày cưới, dù họ là đạo nào. Tôi kính trọng tất cả các đấng dẫn dắt linh hồn.
Mỗi khi gia đình tụ họp tại nhà thằng con cả, nhằm ngày ăn chay, tôi luôn có ít nhứt một món chay rất ngon do con dâu Công giáo nấu. Tôi biết ơn chúa Jesus quá đỗi vì con dân của Ngài quả là một người đầu bếp giỏi và là một đứa con dâu rất hiếu thảo.

Thế là tôi trở thành minority, có nghĩa là thiểu số trong gia đình tôi. Ông xã, hai thằng con, hai cô dâu, năm đứa cháu nội, tất cả là mười người con Chúa. Một đứa con gái và chồng cùng ba đứa con tin tưởng cả Phật lẫn Chúa. Ngày lễ Giáng Sinh và cuối tuần thằng cháu ngoại mười hai tuổi đi đờn violin trong nhà thờ. Khi về nhà ngoại thì vô lạy Phật và... ngồi thiền!

Thằng con út thì , bạn có thể gọi nó là người vô tôn giáo, khuyên các cháu không nên mỗi chút mỗi đổ thừa cho Chúa và khi xin tội thì phải nhớ chừa cái tội đó đừng lặp lại và nhận xét rằng thuyết nhân quả của nhà Phật rất hay nhưng đôi khi Phật tử lạm dụng thuyết nhân quả để chê đè nguời khác và vì thế làm cho người ta đau khổ. Bạn thấy nó đúng không? Nó mới hai mươi bảy tuổi và đôi khi nó nói chuyện đạo Phật làm tôi cũng ngẩn ngơ. Nó nghiên cứu đạo Phật bằng tiếng Mỹ. Tôi học Phật bằng tiếng Việt. Không biết có khác nhau nhiều không?

Nói cho bạn mừng giùm là dù thiểu số nhưng đạo Phật trong nhà tôi vẫn thịnh vượng. Tôi chưng bày tượng Phật tùm lum, trong vườn hoa đằng trước, trong sân đằng trước, trong vườn hoa đằng sau, trong sân đằng sau, ngay giữa vườn, trong luống hoa, giữa bụi lan... Bàn thờ Phật ở phòng khách, bàn thờ Phật trong phòng thờ, tượng Phật trên đàn dương cầm, tượng Phật trên đầu ti vi. Đây cũng là một tội ăn hiếp người (chồng) quá đáng, chắc kiếp sau lại phải trả thôi.

Rồi cách đây hai tháng, khi anh và tôi cùng ở tuổi bẩy mươi, phải bạn ơi cái tuổi 'thất thập cổ lai hi' đó, thì có một người quen từ Việt Nam qua chơi. Người nầy đã đi tu Chúa khi còn con gái mười bẩy tuổi và hiện nay năm mươi bẩy tuổi và đã được lên chức Mẹ Bề Trên. Trong khi trò chuyện, Sơ (xin tạm gọi như thế cho gọn) khám phá ra là chồng thì đạo Chúa chánh gốc (quên nói cho bạn biết là mẹ chồng mình gốc gác người Ý), đã được rửa tội, đã hưởng hết các phép ban ơn v.v.. mà lại đi cưới một người vợ ngoại đạo, lại còn không bắt vợ theo đạo của mình. Thế thì khi chết sẽ không được vào nước Thiên Đàng, sẽ không được Chúa tha thứ, sẽ xuống địa ngục v.v.. Và Sơ chỉ cho tôi nên đi kiếm Cha để xin Cha làm phép, xin Chúa tha tội cho ông xã để ông xã được trở về với Chúa.

Tôi hoảng hồn nghĩ mình thật là tội lỗi, bấy lâu nay chỉ lo cho linh hồn của mình, còn người bạn đời thì mình lại thờ ơ, may mà có Sơ nhắc nhở. Tôi bèn dịch lại những lời Sơ nói. Ông xã vẫn làm thinh (lại cho bạn biết anh là người ít nói nhứt thế gian, bạn có biết tại sao không? Vì chị vợ đã nói hết thời gian rồi, anh chồng làm gì còn chỗ và thời gian để nói nữa, đã cưới nhau bốn mươi năm rồi, phải quen tánh quen nết chớ, phải không bạn?). À hình như anh có lầm thầm cái gì là anh chưa từng bao giờ bỏ Chúa thì tại sao phải trở lại? Tôi thì sợ hãi nên thúc giục anh mau đến tìm Cha.

Bạn có thấu hiểu được nỗi đau lòng của tôi không? Chắc là không. Vì để hiểu được bạn phải ở trong hoàn cảnh nầy và tôi thì không muốn cho bất cứ ai vướng vào cái vòng tục lụy nầy hết. Giống như cái ông gì đó (trí óc tôi lúc nầy chậm chạp quá, đã quên béng tên ổng) đang làm quan lớn với đầy đủ vợ đẹp, con khôn, quyền cao, chức trọng thì bỗng giựt mình tỉnh giấc nam kha thấy mình vẫn đang ngồi dưới đất, vợ con không, lầu đài không, tiền bạc không, quan chức không.

Giống như bạn, tôi đã "cho anh cả cuộc đời", những tưởng mình đã cùng ai chung chịu nhục nhằn, hạnh phúc, đã cùng ai nở nụ cười, lau nước mắt, đã cùng ai ngẩng mặt, cúi đầu... Ngờ đâu bừng con mắt dậy thấy mình tay không! Mình đã đẩy người ta xuống địa ngục, mình là nguyên nhân để người ta xuống địa ngục. Bạn khuyên tôi phải làm sao? Người ta xuống địa ngục chưa thì tôi không biết, mà tôi thì đã ở trong đó rồi. Lòng tôi tan nát, bạn ơi. Tôi phải đọc tụng kinh gì hả bạn? Lương Hoàng Sám? Thủy Sám? Mà tụng thì ăn thua gì! Nếu tụng mà hết được tội đẩy người xuống địa ngục thì tôi nguyện đọc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút , từ đây cho đến hết cuộc đời.

Ngày hôm sau khi ngồi ăn cơm, dưới cái dĩa, tôi thấy một cái bao thơ, giống như cái card chúc tết hay chúc sinh nhựt vậy. Tôi ngạc nhiên vì không phải tết, cũng chẳng là sinh nhựt. Anh chẳng nói gì. Tôi mở card ra đọc những dòng chữ có thể dịch ra Việt ngữ như sau:

"Nếu phải xuống địa ngục và vĩnh viễn bị cấm cửa thiên đàng thì anh sẵn sàng và hạnh phúc chấp nhận. Ngày em nhận lời làm vợ anh là ngày Chúa đã ban ơn phước cho anh và chấp nhận anh vào cõi Thiên Đàng và anh đã ở Thiên Đàng từ dạo đó, nay sao lại còn phải xin xỏ để trở vào? Anh không ăn năn. Anh không ân hận. Anh không van xin. Anh chắc rằng Sơ đã không nhìn thấy những giọt nước mắt của em đã đổ ra cho anh, vì anh, vì hạnh phúc của anh, vì tội lỗi của anh. Nếu thấy thì anh lại tin chắc rằng Sơ sẽ bảo anh : "Con hãy cám ơn Chúa đã cho con gặp người vợ ngoại đạo nầy". Em hãy yên lòng, đừng thúc giục anh tìm Cha. Chúa rất nhân từ và thông cảm. Anh đang ở Thiên Đàng."

Đọc xong, tôi ngẩng lên nhìn anh. Tôi lại để cho nước mắt chảy ra thấm ướt tờ thư. Đã lâu rồi tôi không khóc. Lần nầy tôi không cố ngăn lại. Khóc được cứ khóc bạn ơi. Chỉ sợ rằng mình không khóc được và không được khóc!

Bạn có thấy dị không khi một bà già bẩy muơi tuổi còn khóc được vì một lá thư.. (có thể gọi là thư tình không bạn?). Không, đây không phải là thư Tình! Đây là thư Nghiã! Tình yêu sôi nổi với dục vọng, với ghen tương, với giận hờn đã qua lâu rồi. Đây là sự thương yêu, nâng đỡ, dắt dìu nhau của hai con người đang đi vào đoạn cuối của cuộc đời mà không lãng quên những hứa hẹn ở buổi ban đầu. Đây là Nghiã Vợ Chồng. Dù cho bạn có thành hôn với người Việt Nam, người Mỹ, người Trung Quốc, người Đại Hàn, người Pháp, người da đen, da trắng, da màu... thì nó vẫn tồn tại và rực rỡ trong tâm bạn.
Tôi hy vọng mãnh liệt rằng Chúa sẽ không bắt tội anh vì tôi tin rằng anh đã sống giống như ý Chúa: Thương Yêu, Trung Thành và Nhân Ái.

Đây là một phần câu chuyện đời lộn xộn của tôi và tôi xin chia sẻ cùng bạn với tất cả trái tim tôi. Có tội hay không có tội? Anh đã đi trật đường của Chúa dạy? Anh đang từ bỏ Thiên Đàng và trên đường xuống địa ngục ? Anh thật không biết. Tôi là tên ác quỷ đang đẩy người vào chốn tối tăm? Tôi thật không biết. Chúng tôi chỉ biết cầu xin Chúa và Phật cho chúng tôi được có mặt bên nhau những khi hoạn nạn, được giúp đỡ nhau những lúc vấp ngã, được nấu cho nhau chén cháo trong lúc ốm đau, được nắm tay nhau mỉm cười khi mở cửa nhà đón đàn con cháu.

Bạn ơi, tôi không cần phải có bàn thờ và anh thì không cần phải kiếm Cha để rửa tội. Tôi vẫn là một Phật tử thuần thành và anh vẫn làm dấu thánh giá. Chúng tôi không quá "liberal" phải không bạn ? Thiên Đàng và Niết Bàn của chúng tôi có nghĩa là " in the here, in the now" như Sư Ông Nhất Hạnh vẫn nói. Không biết chúng tôi có hiểu đúng ý của Sư Ông không?
Hai chúng tôi Tội Lỗi và Hạnh Phúc ngang nhau. Cả Phật, cả Chúa đều rất Bác Ái và Công Bằng, Bạn đồng ý không?

Le Hoa Wilson
Ba Tê
#430 Posted : Sunday, February 27, 2011 5:45:35 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Thăm chị Sương Lam mạnh khỏe Rose

Y ơi , bài này mới đăng ở Việt báo hôm qua đó Blush
Phượng Các
#431 Posted : Monday, February 28, 2011 6:43:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Bạn ơi, không biết tôi đã tốn bao nhiêu nước mắt cho cuộc hôn nhân nầy. Không biết tôi đã nhận được bao nhiêu lời sỉ nhục khi đi sánh đôi với người chồng Mỹ tại Việt Nam. Nếu phải đếm hết những danh từ thô bỉ, những ánh mắt chê bai, những đối xử khinh bạc của bạn bè, của những người quen biết cho đến những kẻ qua đường vì tôi "lấy Mỹ" thì chắc tôi phải biến thành con rết khổng lồ với cả ngàn chân tay mới đếm hết nổi. Thôi thì chẳng qua là cái nghiệp. Chắc mình đã dè bỉu, chê bai bao nhiêu là người ở những kiếp trước nên kiếp nầy nhận lại "gậy ông đập lưng ông" thôi mà.


Có lẽ bị khinh bỉ là vì người ta tưởng là bà làm nghề bán ba hay làm điếm, chớ còn kết hôn đàng hoàng thì chắc ít bị khinh bỉ hơn.

Liêu thái thái
#432 Posted : Monday, February 28, 2011 9:27:44 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
vậy huh K? chắc có ai đó lấy về rồi meo đi vòng vòng Big Smile

Có thể đấy PC, mà với người nghĩ rộng một chút, còn đa số người bình dân mình thì hay vơ đũa cả nắm, cứ đi với tây thì me tây đi với mĩ là me mĩ tuốt thôi
Phượng Các
#433 Posted : Sunday, March 6, 2011 11:03:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhưng mà là hồi trước kìa, sau này thì đi với Tây thì hãnh diện lắm, chị ạ.
Khánh Linh
#434 Posted : Sunday, March 6, 2011 12:01:26 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Thế còn đàn bà Tây hay Mỹ mà đi với người mình thì gọi là chi hở các chị? (Me mít Question) Hồi KLinh còn đi học Anh văn ở Hội Việt Mỹ, có lớp bà giáo là người Mỹ, bà ấy nói chồng là tổng trưởng VN Bộ Ngoại giao hay gì đó KLinh quên rồi. Bà này vừa cao vừa to mập, đôi khi cũng xen vô mấy câu tiếng Việt và làm điệu bộ tức cười lắm, câu bà ấy hay nói là: ú cha cha! Big Smile Có hôm còn dẫn đứa con trai cỡ chừng 10 tuổi vô lớp, trông có nét lai Á Đông.
Sương Lam
#435 Posted : Sunday, March 6, 2011 2:39:25 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

SL cám ơn Ltt đã post một bài vừa có tính cách thời sự vừa có nét thiền vị trong đó. Mấy hổm rày SL cũng đã được đọc bài này trong các email bạn gửi đến. Mỗi người một duyên phận. Chồng Mỹ, chồng Tây, chồng Mít hay chồng quốc tịch nào đi nữa, nếu ai lo lắng thương yêu mình thì đó là phần phúc của mình trong hiện tại. Còn trái lại chỉ là oan nghiệt mà thôi!

Hồi xưa khác chứ bây giờ nhiều cô gái VN lấy chồng Tây, chồng Mỹ nhiều lắm và họ sống rất là hạnh phúc vì chồng Mỹ có học thức hình như chiều vợ, quý vợ, lịch sự hơn chồng VN.Eight Ball?] Hổng biết có đúng không ???
Wink Bạn bè của SL có dâu, có rễ ngoại quốc khá nhiều và các cháu hạnh phúc lắm.

Cám ơn chị Ba Tê đã vào thăm vườn MCTN và còn thăm hỏi chủ vườn nữa. Cooling Chị đi chơi vui vẻ và giữ gìn sức khỏe nhé.
PC, KL và các bạn cứ góp ý và bàn luận thoải mái khi xem hoa ngắm cảnh ở đây.Smile
Chúc quý vị vui nhiều.

Sương Lam
Liêu thái thái
#436 Posted : Sunday, March 6, 2011 5:46:15 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Nhưng mà là hồi trước kìa, sau này thì đi với Tây thì hãnh diện lắm, chị ạ.

Thì thời đại mới lòng người đổi mới chứ sao, có thế chị mới hãnh diện làm... bà nội tây (lai) Big Smile

KL, đàn bà tây hay mĩ đi với người ngoại quốc thì bị gọi bằng tiếng tây tiếng mĩ chứ đâu "me mít" Big Smile. Gọi gì cũng tùy địa phương, chị chỉ nhớ là con lai, ngay cả "lai giai cấp" hay bị chửi là "đồ ba ta!" (batard: con hoang, con lai, chó tạp không thuần chủng, hổng phải giày Bata đâu heng Big Smile)
Khánh Linh
#437 Posted : Monday, March 7, 2011 1:12:11 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Cám ơn chị Sương Lam. Chị đã bật đèn xanh cho phép thì KLinh em mới dám dzô tiếp đó nghen. Chúc chị lúc nào cũng tươi trẻ với nụ cười ngàn vàng. Big Smile


Dạ chị Liêu có KLinh yêu quý của chị đây nè!QuestionEight Ball

“me mít” tiếng tây tiếng mỹ là chi em hổng có biết đó chị Liêu, thành ra em cứ suy ra suy dzô lẩn thẩn vậy mà. Hổng biết bên Tây thì sao chớ dân Mỹ thường là lai tới mấy giống lận chị ơi! Vô wiki thì biết ngay à!
Mà đúng ra người VN mình cũng đâu có thuần chủng từ lâu lắm lận. Sở dĩ em biết là vì bạn của bà nội em trông Tây lai quá chừng. Có khi em lại có cô bạn có nét Ấn (độ) trắng, cha mẹ cũng VN 100%. Em nghĩ mấy người đó đã có gene lai từ mấy đời trước, rồi tới đời cháu chắt cái gene nó mới vô đó chị. Chị Liêu là biologist chắc biết nhiều về cái vụ lai giống, chị giải thích dùm nha.

Phượng Các
#438 Posted : Tuesday, March 8, 2011 2:26:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Không biết "me" có phải là bắt nguồn từ mère của tiếng Pháp hay không, chị Liêu nhỉ?
Sương Lam
#439 Posted : Friday, March 11, 2011 10:11:47 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời



Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”

Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.

Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v…Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

(nguồn:http://www.daophatngaynay.com)

___________________________________________________________

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.

Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nhìn ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu hình phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng lòa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc mình. Hãy trở về Phương Ðông, hãy vực dậy Hồn Việt.

Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện võ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng. Không kể các bậc thầy đã xa như Ðức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,… hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Ðăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,… Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào. Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đã ra đi.

Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965. Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê bình sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:

“Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lý Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Ðặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,… Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.

Ðể đưa tiễn nhà thơ triết gia, không gì bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao, Là Bình Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đã sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản: Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im.”

Ðã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

(Phạm Công Thiện, Ði, tr. 22, Trên tất cả…)
6 giờ 22, 9 tháng 3, 2011

© Viên Linh

Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”

Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.

Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v…Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

(nguồn:http://www.daophatngaynay.com)

___________________________________________________________

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.

Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nhìn ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu hình phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng lòa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc mình. Hãy trở về Phương Ðông, hãy vực dậy Hồn Việt.

Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện võ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng. Không kể các bậc thầy đã xa như Ðức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,… hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Ðăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,… Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào. Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đã ra đi.

Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965. Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê bình sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:

“Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lý Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Ðặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,… Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.

Ðể đưa tiễn nhà thơ triết gia, không gì bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao, Là Bình Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đã sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản: Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im.”

Ðã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

(Phạm Công Thiện, Ði, tr. 22, Trên tất cả…)
6 giờ 22, 9 tháng 3, 2011

© Viên Linh

(Nguồn: Email bạn gửi - Cám ơn anh Tùng Đỗ, anh Cường Trần)

Muốn biết thêm chi tiết về Ông Phạm Công Thiện xin click vào link dưới đây:

http://vi.wikipedia.org/...C%C3%B4ng_Thi%E1%BB%87n
Sương Lam
#440 Posted : Friday, March 11, 2011 2:57:58 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Mời quý bạn đọc thêm một bài viết nữa về Phạm Công Thiện và xem một video rất hay, dẹp dưới đây:
http://www.youtube.com/w...bRX6p7WOA&feature=email

Trang Thơ Nhạc cuối Tuần:
Nhạc:
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông.
Thơ: Phạm Công Thiện
Nhạc: Lê Uyên Phương
Giọng hát: Lê Uyên Phương



Giáo sư Phạm Công Thiện, Nhà thơ, nhà Tư tưởng, Pháp Danh Nguyên Tánh, vừa từ giã cõi thế vào ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ. Để tưởng nhớ đến những đóng góp của Ông cho nền Thi ca, Văn học, Triết học, và Giáo dục của Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, NNS xin chuyển đến Thân Hữu 1 bài viết, 1 bản Nhạc, 1 bài Thơ của Ông như là một nén Tâm nhang thắp cho Người quá cố Tài hoa, Uyên bác qua nhiều lãnh vực từ Văn chương, Triết lý, đến Phật học.

NNS ngày nào có đọc câu sau đây của Nguyễn Ngọc Tuấn (viết) mà nhớ mãi:

"Phạm Công Thiện có một cái tài đặc biệt rất hiếm người có là ông có thể làm cho độc giả đọc ông một cách thích thú, say mê và thán phục mặc dù, khi gấp sách lại, người ta hoàn toàn không hiểu là ông nói cái gì cả. Bởi vậy, mặc dù tác phẩm của ông nổi tiếng là khó hiểu, ông vẫn có một lượng độc giả khá lớn, khá trung thành, và đôi khi khá bình dân...".

NNS xin cầu nguyện cho Giác Linh cố GS Phạm Công Thiện sớm vãn sinh Miền Cực Lạc.

Tình Thân,
Kính.
NNS
..........................................................................................

Nguyễn Mạnh Trinh

Khi thi ca thành tôn giáo:

Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện biographie
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học

Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời?

Vào những năm thập niên 60 ở Sài gòn, Phạm Công Thiện xuất hiện như một hiện tượng. Sách vở của ông đã được đón đọc nồng nhiệt và trong giới sinh viên học sinh đọc sách của ông là một thời thượng. Họ thích nói về “Ý thức mới trong văn nghệ & triết học”. Họ tán thưởng “Ngày sinh của rắn”. Có người thú nhận thích đọc ông dù chẳng hiểu bao nhiêu. Và trong cái gọi là “họ” ấy có tôi. Một cậu sinh viên mê sách vở và tràn ứ mơ mộng lãng mạn.

Lúc đó, tôi đã nghĩ Phạm Công Thiện là một người viết phê bình như viết tùy bút và viết tùy bút như viết bằng thơ. Tóm lại, với tôi, ông là một thi sĩ dù ông làm thơ không nhiều lắm.

Đọc lại những bài viết về những nhà thơ của ông, tôi thấy điều đó tới bây giờ vẫn còn chính xác. Ông viết về thơ với cả tâm hồn mình, và với những thi sĩ, ông cũng đồng cảm trong cái chia sẻ không cùng của những sợi đàn rung cộng hưởng vì chung tần số.

Tôi đọc thử một đoạn viết về Cung Trầm Tưởng để dẫn tới thơ tình yêu của Appollinaire. Những trang sách cũ đã ố vàng của “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”.

“... Tôi ngạc nhiên. Tim tôi máy động. Cung Trầm Tưởng là ai mà làm thơ tài hoa vậy. Tôi mơ màng. Tôi hình dung những chiếc lá rơi. Tôi nhìn thấy dòng sông Seine lững lờ trôi chảy. Kia là tả ngạn River Gauche… Kia là đường phố Aumont - Thieville và L’ Avenue des Ternes… Kia là những quán cà phê và những kẻ tứ chiếng giang hồ... Kia là cầu Mirabeau… Kia là mùa thu mưa rơi… kia là Pont Neuf. Ôi. Paris. Souvenir. Souvenir. Remember to remember…

Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Appollinaire. Ừ, chỉ có Appollinaire mới có những dòng thơ bất tuyệt để làm sống lại Paris. Nói đến Paris là nói đến Kỷ Niệm, là nói đến Nghệ sĩ, là nói đến tình yêu và tuổi trẻ. Paris là thành phố của những kẻ tứ chiếng giang hồ, của những clochards, của những femmes de joie, của những Henry Miller, những Hemingway, những Gertrude Stein, những Picasso, những Appollinaire…

Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín dỏ trái sầu.

Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Appollinaire:

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps Brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Cũng vào mùa thu, Cung Trầm Tưởng ngóng chờ người yêu ”kiên khổ phút giờ” và “chín đỏ trái sầu” ngóng chờ mong đợi như Appollinaire đã ngóng chờ mong đợi giữa hương thời gian và mùi lá cỏ

Odeur du temps Brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Trời đã tối hẳn rồi. Tôi bước vào giường nằm ngủ, mắt nhắm lại, những dòng thơ của Hàn, của Cung, của Appollinaire chan hòa thướt tha đưa tôi vào giấc ngủ triền miên...

Viết về thơ, theo như Phạm Công Thiện không phải là phê bình xếp loại mà phải là ca tụng khen ngợi thơ. Ông khẳng định ”Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng Đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh là blasphème.

Những thi sĩ không phải là loài người họ là những Thiên Thần, những thánh hoặc những quỉ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì ta phải im lặng; còn nếu chấp nhận họ thì ta phải ca tụng cho hết lời. Ta không được quyền có thái độ của học giả hoặc giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những nhà phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xanh.

Anh không thể cảm thơ của người ta thì anh hãy im lặng; còn nếu cảm được thì anh hãy thiết tha ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người; không có ai làm thầy ai cả. Phê bình văn nghệ ư? Buồn lắm…”

Thi sĩ ca tụng thi sĩ? Đúng quá rồi. Và trong cái bí nhiệm như của một tôn giáo, thi ca đã làm cho chúng ta luôn luôn mơ mộng và suy tư.

Như khi nhìn những con sông cạn cợt của quận Cam…

Không hiểu sao mỗi lần lái xe đi ngang qua những con sông cạn ở thành phố Westminster hay Santa Ana tôi lại thấy bồi hồi. Có một liên tưởng nào từ lòng sông tráng xi măng ở giữa chơ vơ một dòng nước chảy nhỏ nhoi cạn cợt. Cái cảm giác của thiên nhiên bị khuất phục ấy của một dòng nước mùa nắng nhắc tôi tới nguồn nước ào ào sục sôi sau những cơn mưa. Một thi sĩ đã viết :

“Ừ, ta bây giờ như sông cạn
Nước vũng làm sao thành biển khơi
Chí lớn dưng không thành chuyện vãn
Mỉm cười còn mất chuyện muôn đời…”

Có hay không, cái tượng hình của Dịch Kinh, hà trung vô thủy? Sông mà không có nước, có phải là sông không? Hay chỉ là gợi ý tới những đi mà không đến. Một câu thơ của Seamus Heaney, thi sĩ giải Nobel văn chương năm 1995 trong thi tập The Haw Lantern, chỉ có hai câu :

“The riverbed, dried up, half full of leaves.
Us, listening to a river in the trees.

(Lòng sông, cạn khô, một nửa phủ đầy những chiếc lá
Cho chúng ta, đang lắng nghe một dòng sông chảy trong cây)

Thi sĩ Phạm Công Thiện đã viết như sau về hình ảnh sông cạn rất thơ mộng này mà chúng ta nhiều khi ít quan tâm khi ngang qua trong nhịp đời hối hả mỗi ngày :

“… Tiếng nói của thơ là dòng nước tuôn chảy bất tận, dù lòng sông có cạn khô chăng nữa thì hồn sông vẫn chảy mãi trên cao… Sông đang chảy trên cây và trong cây lá, và sự lắng nghe ở đây đã nhập lưu (sơ ư văn trung / nhập lưu vong sở), không phải chúng ta lắng nghe dòng sông mà chính dòng sông đã chảy vào trong thi nhân, lòng sông khô cạn ở dưới đã nhập vào con sông chảy trên cây; lòng sông khô cạn nửa đầy những chiếc lá thả hồn rào rạt với sông lá trên cao (Hồ Dzếnh: ”có một nghìn cây rũ rượi buồn / Một nghìn sông rét vạn hoàng hôn. Vũ hoàng Chương “Đáy sông bừng dựng Lầu Thơ? Giấc mơ Hồ Điệp chẳng mơ cũng thành”… Tại sao phải làm thơ? Tại sao phải lắng nghe một lần như chưa từng biết nghe trọn đời? Tại sao phải nhìn thấy được một lần duy nhất như chưa từng biết thấy bao giờ? Thi nhân đã một lần nhìn thấy; còn chúng ta thì hãy lắng nghe một dòng sông chảy bất tận trong rặng cây rào rạt chiều hôm nay… “

Phạm công Thiện khi viết về kỷ niệm với nhà văn Võ Hồng, trong tập thơ Ngày Sinh Của Rắn có hai câu thơ, tả cảnh mà tả tình, đẹp một cách đơn giản như phong vị của những câu Hai-Ku:

“Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông”

Và, hình như từ hai câu thơ này, Võ Hồng đã viết truyện ngắn ”Hoa khế lưng đồi” như một cách thế đáp tạ người tri kỷ.

Trong một lá thư gửi cho tác giả “Hoài Cố Nhân”, thiền sư thi sĩ họ Phạm viết:

...”Anh V.H. ạ, anh có cần gì phải thuyết giảng philo? Tất cả những trang văn anh, những trang văn rất từ tốn khiêm nhượng kia đều tiềm tàng những tư tưởng triết học rất sống. Nó cao hơn philo nữa, bởi nó là sagesse của quả tim.

Và một Triệu trang giấy Triết Học cũng không đáng giá bằng một tiếng đập của con tim. Anh có nghe rõ chưa? Tôi muốn hét to lên như vậy.

Anh có nghe tim con người đập trong những trang “Xuất hành năm mới”, trong “Trận đòn hòa giải”? “Xuất hành năm mới” còn cảm động muôn vạn lần hơn những chuyện mà người ta cho rằng buồn nhất! Những đứa nhỏ Hằng, Hào, và Thủy trong “Xuất hành năm mới” và “Trận đòn hòa giải” là những hình ảnh đau thương nhất trên đời, là những hình ảnh tượng trưng cho tất cả những đứa trẻ ở trần gian này…”.

Phạm Công Thiện tâm sự như thế, dù trong ngôn ngữ của ông có một chút gì hơi phấn khích nhưng cũng khá thành thật.

Phạm Công Thiện là một khuôn dáng văn chương rất có ảnh hưởng với những lớp sinh viên học sinh ở miền Nam của thập niên 70, 80. Thời gian ấy, những cuốn sách như “Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học”, “Hố Thẳm của Tư Tưởng“, “Ngày Sanh của Rắn “,… là những cuốn sách cầm tay của giới trẻ. Từ tác phẩm của ông, mở ra nhiều những cánh cửa. Trước hết, ông là một người sáng tạo nhiều suy tư về cái Mới, về những ngã đường có thể khá lạ lùng đến khi kỳ dị nhưng hấp dẫn. Văn học sẽ phải có những thay đổi, nhất là trong hoàn cảnh một đất nước chiến tranh như Việt nam. Ngay cả khi làm thơ, thi sĩ như người của hành tinh lạ lạc đến, với ngôn từ khá lạ lùng như đoạn VI của tập “Ngày Sanh của Rắn”

“tôi chấp chới
đắng giọng
giữa tháng ngày mơ mộng
nốt ruồi của hương
hay nốt ruồi của rigvéda
tôi mửa máu đen
trên nửa đêm Paris
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
mặt trời có thai!
Mặt trời có thai!
Sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt “

Nếu bảo giải thích từng câu từng chữ thì có lẽ chính cả tác giả cũng lúng túng. Thơ là những hình ảnh rải rác, thoạt tưởng không liên quan với nhau nhưng trong trình tự cảm nhận lại có một ý nghĩa nào len vào bất chợt những liên tưởng. Có người cho rằng những từ ngữ như thủ dâm thương đế, giao cấu mặt trời, mặt trời có thai,,, tạo ra cảm giác tức thì với hình tượng có hơi dung tục ấy. Đó là một cảm nhận. Nhưng, ngay ở thời điểm bây giờ, đọc lại câu thơ, chúng ta vẫn có thể bắt gặp được nét khai phá một cách rõ ràng. Thơ là một cái gì, khác thường lắm, có lúc rất gần cận cuộc sống mà có lúc lại xa nghìn trùng…

Tôi nhớ có lần nhà thơ Phạm Công Thiện nói chuyện với tôi về kinh nghiệm đọc thơ của ông. Lúc ấy, đêm đã khuya và ông có ngôn ngữ của một Lưu Linh đang trong cơn đồng thiếp. Ông đọc thơ Pháp, thơ Anh, thơ La tinh, thơ Việt Nam tiền chiến và hiện đại. Đọc xong rồi bình, hình như văn chương đã lôi ông vào một cơn mộng.

Nói về kinh nghiệm để có thể tiếp cận với thơ, ông đọc một bài thơ thật nhiều lần và sau mỗi lần đọc như thế đều tìm ra những cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy bắt nguồn từ giây phút rất thiêng liêng để con người bắt gặp được những sáng ngời lộng lẫy. Sự kiện ấy James Joyce đã gọi là “a sudden spiritual manifestation” (biểu hiện tâm linh bất ngờ) hay “epiphany” (sự linh hiện). Tương tự, như Xuân Diệu : “phất phơ hồn của bông hường / trong hơi phiêu bạc còn vương máu hồng / nghe chừng gió thoáng qua song... “ đó, chính là hồn của thơ, của những giây phút linh hiện mà chỉ có những người tài tử cảm nhận được.

Ở Phạm công Thiện, cái chất thơ đã thành nét đặc thù tinh tế cho văn chương ông. Viết khảo luận, ông mang cái kiến thức rộng lớn tích tụ từ sách vở cùng với hồn thơ để thành những bước đi lãng mạn vượt qua những khô khan câu thúc. Là một triết gia, cái nhận thức để thành những trang giấy cũng có chút thi ca bồng bềnh vào để thành một triết gia thi sĩ. Cái chất lãng tử trong văn chương là một nét thấy rõ. Phạm Công Thiện viết :

“… tất cả đời sống văn xuôi tẻ nhạt, những công thức, những danh vọng, những khuôn mòn lối cũ, những địa vị xã hội, những mẫu mực khuôn xếp đã thụt lùi ra đằng sau, chỉ còn lại nước chảy của dòng sông và mây chiều của đại dương: mây ở trên cao trôi dưới dòng nước rong rêu của khe biển nhỏ. Thi nhân từ bỏ tất cả lại đằng sau lưng và bước tới trước băng qua cây cầu gỗ mong manh…”

Viết về thơ Seamus Heaney, nhưng trong dòng chữ có cảm khái riêng của một người mà thi ca đã thành máu xương da thịt cho đời sống. Viết những cuốn sách triết học giữa hồn thơ lai láng, cũng giống như viết những trang tùy bút mà chữ nghĩa đã thành những trân trọng nâng niu nhất. Cầm cây bút trong trạng thái tuy phong trần từng trải nhưng vẫn còn sót nét ngây thơ của một người tin tưởng vào những điều nghĩ rằng cần phải tìm kiếm được bằng suy tưởng. Với đời thường, ông sống như lạc lõng bất kể. Nhưng với văn chương, ông là người tinh tế và có can đảm rủ bỏ tất cả để đi lại những bước khởi đầu.

Nhà thơ Nguyên Sa đã có bài thơ vẽ lại chân dung của một nhà thơ tiêu biểu cho một phong cách sống đặc biệt của một người cũng đặc biệt trong một thời kỳ văn học mà sự khao khát những phương trời mới những vóc dáng mới đã thành động lực mạnh mẽ cho sáng tạo. Bài thơ “Nói chuyện phải quấy với Phạm Công Thiện:

“Người vào tịnh thất sống ba năm
cất tiếng không lời để nói năng
buổi sáng thinh không chiều tới chậm
tiền kiếp chen vô cạnh chỗ nằm
Ta muốn cùng người một tối nay
Đầu sông uống rượu cuối sông say
Người từ trên núi ta từ biển
Từ giấc mơ nào đã tới đây
Dưới bóng tường im, giữa nhạc không
Đời như phía trước bỗng mông lung
Thơ như hữu thể mà vô thể
Có cũng xong mà không cũng xong
Sáng dậy ta nhìn tục lụy ta
Những đi không tới đến không ngờ
Xóa luôn thì dứt nhưng tâm thức
Kinh Pháp Hoa nào dậy cách xa?
Trong chín ngàn âm có hải triều
Còn thêm một kiếp nữa phiêu lưu
Này người bỏ sóng sang thuyền tĩnh
Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu…”

Nhưng không phải tất cả thơ ông chỉ chuyên chở ý tưởng. Mà, còn chuyên chở cảm giác nữa. Thơ để mang tới những giây phút linh hiện, để người đọc thơ và làm thơ một giây phút tình cờ nào đó gặp nhau trong giao thoa cảm xúc. Có một bài thơ trong tập thơ mỏng về số trang nhưng dầy về ý tưởng, Ngày sanh của rắn, VIII, có những hình ảnh nối liền nhau để thành một chuỗi sinh động liên tưởng luôn biến dịch. Gió, như một cuộc hành trình đi qua đồi tây, đồi đông, đi qua những chặng thời gian tưởng ngắn như một sát na nhưng dài vô tận. Thế mà, trong cái lãng đãng tâm thức ấy, ngôn ngữ nhẹ nhàng như một hồi tưởng để níu kéo cảm nhận của người đọc trong một cảnh giới mơ hồ :

“Mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ bồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông”

Với suy nghĩ của tôi, Phạm công Thiện là một thi sĩ nghệ sĩ. Klhông phải là cung cách một phù thủy chữ nghĩa hoa tay bùa chú vào hư vô để thành một văn phong khúc mắc khó hiểu. Mà, là một người ôm tất cả những rộng khắp vào lòng và đi vòng quanh để tìm chân lý. Cái tâm thức vốn tịch lặng của một người thâm cứu Phật Giáo pha trộn vào ý thức muốn nổi loạn phá bỏ cung cách cũ khiến văn chương trở thành một hành trình của một người luôn xông tới đằng trước và không dừng lại. Trong đời sống, phong cách du tử, làm những điều mình thích khiến ông thành một người luôn thấy đêm ngày là hoang vu...

Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:

“Sinh ngày 1-6-1941 tại Mỹ Tho. Trong gia đình, Thiện là người anh cả “Người anh không giúp ích gì được cho gia đình, nhìn thấy mọi người cha mẹ em út đang lâm vào cảnh sa sút túng bấn. Mà mình thì lận đận lao đao chẳng giúp ích được gì.”

Đó cũng là một lý do, khiến có lúc Thiện bỏ đi tu ngoài Nha Trang. Thiện đã có lần cùng chúng tôi đem bán từng va ly “Anh Ngữ Tinh Âm” của anh soạn để lấy tiền ăn bánh mì trong những lúc đói rách nhất. Mặc dầu lúc đó báo Phổ thông và Dân ta của Nguyễn Vỹ bán chạy, lương của Thiện trên mười lăm ngàn (bằng khoảng 150 ngàn đồng bây giờ mỗi tháng) tiền lãnh ra, Thiện đem uống rượu say rồi gọi tất cả đám trẻ nít đánh giày, các bọn bán báo nghèo đói lại phân phát tất cả cho chúng trong một khắc đã hết sạch. Qua ngày hôm sau, kiếm lại vài chục uống cà phê là sự thường…”

Có người cho ông là thần đồng, soạn “Anh Ngữ Tinh Âm“ lúc 16 tuổi. Có người cho ông là một triết gia, tư tưởng gia luôn luôn vật vã với suy tư. Có người cho ông có hiểu biết rộng, thông hiểu nhiều ngoại ngữ. Có người cho ông là một người đọc sách chuyên cần với óc thông minh và nhớ lâu không quên. Cũng như có người gọi ông là lãng tử, là một người thích gì làm nấy và luôn miệt mài trên con đường độc hành tìm kiếm những điều bất khả trong cuiộc sống…

Với tôi, ông là một thi sĩ và là người viết về thi ca mà tôi yêu thích. Dù, ông “đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” để tìm “ý thức mới trong văn nghệ và triết học“ qua “hố thẳm của tư tưởng“ để “im lặng hố thẳm“ và, cứ thế hành trình…
....................................................................................
Thơ
Phạm Công Thiện

Anh Sẽ Hiện

Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện
Cả rừng cây không ai lên tiếng
Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang
Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến

Kiến lửa ngày xưa đốt mộng mơ
Nằm nghe con ngựa nhảy qua bờ
Em về bên ấy quên đi nhé
Anh chẳng bao giờ biết đến thơ

Một hàng áo trắng phất trong sương
Vũ trụ chiều nay sao quá buồn
Tôi đắp kín mền trong gác lạnh
Nghe mùa xuân dậy ở Đông phương

Đông phương xanh lửa dậy tung hoành
Đông phương vàng giãy chết chim oanh
Trời Paris chiều nay nhân loại ngủ
Em đi đi và nhớ quên anh

Đời anh buồn trần gian đi chợ
Mặt anh buồn như chim không thở
Cả sông này cả đời này nứt vỡ thành thơ
Rừng thơ hiện Đông phương im tiếng

Anh về rồi mây mọc bên hiên
Ồ em ơi trời đất chìm rồi
Đông phương lặn bướm ngày tan biến.



Phụ chú của Hoàng Ngọc-Tuấn:
Năm 1995, trong một buổi uống rượu tại nhà Phạm Công Thiện ở vùng Earlwood, Sydney, tôi được nghe anh cao hứng đọc bài thơ trên. Sau đó, tôi hỏi xin một bản làm kỷ niệm, thì anh trao cho tôi một mảnh giấy đã rất cũ, trên đó có bài thơ do anh chép tay. Tôi hỏi bài thơ làm lúc nào. Anh nói: "... thời còn ở Paris." Tôi không hỏi rõ, nhưng đoán rằng Phạm Công Thiệm làm bài này trong những năm 70.
..................................................................................
Kính.
NNS


(Nguồn: email 3-11-11 của sư huynh L5- cám ơn sư huynh)
Users browsing this topic
Guest (10)
26 Pages«<2021222324>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.