Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

28 Pages«<2122232425>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#441 Posted : Tuesday, March 22, 2011 7:07:32 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

[


Thành Trụ Hoại Không Trong Cõi Đời

Bạn và tôi vẫn còn bàng hoàng sợ hãi và thương xót cho số phận của những cư dân Nhật Bản sống ở những vùng có cuộc động đất và sóng thần lớn nhất thế giới trong vòng 110 năm nay đã xãy ra trong ngày 3-11-2011 vừa qua ở Sendai và những vùng phụ cận.

Tin sơ khởi tính đến ngày hôm nay, số người tử vong có thể lên đến 10,000 người và sự thiệt hại vật chất dĩ nhiên là rất lớn. Không điện, không nước, không phương tiện thông tin liên lạc. Mọi sinh hoạt đều ngưng trệ. Chính phủ và thế giới đang lo ngại ảnh hưởng nguy hiểm của các phóng xạ do sự rò rỉ của các nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima. Hình ảnh một cuộc hồng thủy và viễn ảnh tận thế đã đến với nhiều người hiện đang sống trên cõi đờitrần thế này.

Có nhìn những hình ảnh trước và sau của những vùng bị động đất này, người viết mới thấy thấm thía nguyên lý Thành, Thịnh, Suy, Hủy trong Dịch học và nguyên lý Thành, Trụ, Hoại, Không của nhà Phật. Tất cả mọi sự việc trên đời đều có sinh có diệt.

Hiện tại, các nạn nhân đang cần sự giúp đỡ tài chánh để xây dựng và kiến thiết lại những
gì đã bị phá hủy. Dĩ nhiên sự giúp đỡ này cần được thực hiện bởi các chính phủ và nhờ vào lòng từ thiện của nhiều đoàn thể, nhiều cá nhân trên thế giới. Công thự, nhà cửa, đường xá, cầu cống v..v… thì có thể khôi phục, tái thiết lại được; nhưng người đã chết rồi thì làm sao mà khôi phục lại được, bạn nhỉ? Đó là sự mất mát lớn nhất của những nạn nhân còn sống sót khi thân nhân, bạn bè của họ đã bị mất mạng trong cuộc động đất, sóng thần vừa qua. Người viết xin thành thật chia buồn cùng các nạn nhân trong cuộc động đất, sóng thần ở Nhật Bản ng ày 3-11-2011.

Mới mấy ngày qua, họ còn vui vẻ nói cười, trò chuyện với nhau. Họ còn có những dự tính, những hoài bảo cho tương lai, cho cá nhân, cho gia đình, cho đất nước của họ.
Nhưng chỉ trong vòng những phút giây ngắn ngủi, họ đã bị vùi thây trong đống gạch vụn, trong sóng nước mảnh liệt, hung tàn. Có thể, những linh hồn ấy và ngay cả chính chúng ta trong hiện tại, cũng phải phân vân tự hỏi:

“Đây cõi tạm ta trải bao nhiêu kiếp
Trăm năm xưa ta ở tận nơi đâu
Nẽo nhân gian bao sương tuyết dãi dầu
Buông tay xuống ta về đâu chẳng biết?

Nghiệp thiện ác theo ta qua kiếp khác
Như bóng hình, như nhân quả chẳng sai
Chuyện trả vay, vay trả, tiếp tục hoài
Nơi trần thế, ta luân hồi muôn kiếp”


(Trích trong Giòng Sông Sinh Tử - Thơ Sương Lam)

Cũng trong vòng mấy ngày qua, tôi cũng đã được gặp mặt hoặc trò chuyện với những người bạn cao niên của tôi. Nhiều người đã già yếu, đau bịnh và cũng đang lo ngại không biết ngày nào sẽ “lên chuyến xe cuối cùng đi vào cõi vô thường”?

Tôi vui khi còn được gặp mặt họ để được nói đùa dăm ba câu với họ. Tôi mừng vì còn được nghe họ tâm sự với tôi chuyện gia đình, chồng con, cháu nhỏ, chuyện công ăn việc làm của họ. Tôi không biết nói gì hơn là chúc họ có sức khoẻ tốt, vui được chút nào mừng chút nấy trong những phút giây hiện tại, và làm được nhiều chuyện thiện lành nho nhỏ. Nhiều bạn của tôi thường đi chùa lễ Phật, cầu an, cầu siêu, ăn chay, niệm Phật. Nhiều bạn khác đi lễ nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện cho hoà bình thế giới, giúp đỡ kẻ neo đơn già yếu. Nhiều bạn khác nữa đã bớt đi tánh nóng nảy, giận hờn, nói lời nặng nhẹ với chồng, với vợ, với con cháu, với bạn bè v..v...
Vui hơn nữa, đã có nhiều bạn gặp tôi, gật đầu chào hỏi tôi với nụ cười vui vẻ, nói lên những lời ngọt ngào, từ ái với tôi. Đó là những niềm vui nho nhỏ của tôi trong ngày khi tôi thấy những người thân trong gia đình của tôi, bạn bè của tôi được an lành, sống vui sống khỏe trong hiện tại. Còn ngày mai sẽ ra sao thì xin cứ thuận theo “Ý Trời”, phải không bạn?
“Qué sera! sera! What will be will be!” Bài hát Qué Sera, Sera do Doris Day hát ngày xưa là bài hát “tủ” của tôi đấy, bạn ạ!

Dĩ nhiên trong cuộc đời của bạn, đôi lúc bạn đã, đang và sẽ gặp những phút giây làm cho bạn “không được vui cho lắm” như những lúc có “chiến tranh” với chồng của bạn, với vợ của bạn, với con cháu của bạn, với những người thân của bạn, với bạn bè thân hữu của bạn và ngay cả với những người bạn không hề quen biết bao giờ. Họ mắng chửi bạn, họ mạ lị bạn, họ nói những lời khó nghe với bạn và đôi khi họ còn muốn hành hung với bạn nữa đấy! Ghê chưa! Bạn sẽ làm gì đây nhỉ?

May quá! Sau khi đọc xong quyển sách Vô Ngã Vô Ưu (Being Nobody- Going Nowhere) của Ni sư Ayya Khema, người viết đã học được một bài học rất hay dưới đây, tôi xin được chia sẻ cùng các bạn. Bạn thử áp dụng xem có được hay không, bạn nhé?

Chính Kiến

Một người Bà la môn đến mắng chửi, mạ lị Đức Phật bằng mọi lời lẽ không đẹp.
Khi người Bà la môn đã hết lời chửi bới, Đức Phật, từ nãy giờ đã ngồi im lặng nói:
- Này ông Bà la môn, ông thường có khách đến nhà không?
Người Bà la môn trả lời:
- Dĩ nhiên là tôi luôn có khách đến viếng nhà”.
Đức Phật lại nói:
- Khi có khách đến nhà ông có tiếp đãi họ không?
Người Bà la môn trả lời:
- Dĩ nhiên rồi, dĩ nhiên là tôi cho họ đồ ăn, thức uống.
Đức Phật lại tiếp:
- Vậy nếu họ không nhận sự tử tế, họ từ chối không nhận những đồ ông cho thì những món đồ đó thuộc vế ai?
Người Bà la môn nói:
- Cùa tôi, của tôi
Đức Phật nói:
- Đúng vậy ông Bà la môn, khi ta không nhận những món đồ của ông, Chúng thuộc về ông.”

Đây là câu chuyện đáng cho chúng ta nhớ. Bất cứ sự công kích, sân hận đe dọa nào đều thuộc về người nói ra những lời ấy. Chúng ta không phải nhận chúng là của ta.

(Nguồn: Trích trong Vô Ngã, Vô Ưu ( Being Nobody- Going Nowhere- Meditation On The Buddhist Path của Ni sư Ayya Khema (1923-1997) Dịch giả : Diệu Liên- Lý Thu Linh- Cám ơn chị Hồng Châu đã cho tôi mượn quyển sách này để đọc)

Như vậy, qua câu chuyện Thiền kể trên, nếu chúng ta không nhận, xem như không nghe, không thấy, không biết những gì người khác công kích, sân hận với ta, thì những cái đó thuộc về người đó rồi, và người đó phải giữ nhận lại những thứ ấy mà thôi.
Khoẻ rồi! Phải không bạn?

Khi chúng ta thấy không còn phải thắc mắc về những gì người khác đã làm cho mình không vui, bạn sẽ thấy “vui trong lòng một ít” và bạn sẽ cảm thấy con tim của mình ấm áp vô cùng chứ không còn phiền muộn, tức giận như trước đây nữa.

Bây giờ là tháng Ba rồi. Trong nắng Xuân ấm áp, hoa Daffodil, hoa đào trong vườn của bạn, trong vườn của tôi đã nở. Đẹp quá! Phải không bạn?
Nhìn hoa Xuân đang đua nở, bạn có thấy ấm áp chăng? Nếu chưa, xin mời Bạn thử tìm một chút hơi ấm của tình cảm qua những lời nhẹ nhàng dưới đây, chắc chắn bạn sẽ thấy ấm áp ngay. Lãng mạn, trữ tình lắm, bạn ạ!

Ấm Áp

Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu.

Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo.

Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh không?”.

Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn.

Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Và sau hết, người viết xin mượn những câu thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay của người viết, bạn nhé!

“Vui tình cảm, không tính bằng con số.
Đơn vị nào đo được trái tim yêu
Chỉ biết rằng: ta cảm thấy vui nhiều
Khi ta thấy người xung quanh vui vẻ”



(Thơ Sương Lam)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)


Sương Lam
#442 Posted : Tuesday, March 29, 2011 1:25:58 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Từ Bi và Nhân Ái


Tâm ý của người viết khi lập ra khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn là tạo ra một nơi chốn để cho quý thân hữu và ngay cho cả người viết, có nơi dừng chân nghỉ ngơi dăm ba phút hầu quên đi những sự phiền muộn, những sự mệt nhọc trong ngày và học hỏi thêm những điều hay lạ khác.

Mảnh vườn nho nhỏ này đã được người viết lập ra từ năm 2006 trên forum Phụ Nữ Việt qua những bài sưu tầm về những mẫu chuyện Thiền, qua những Power Point slide show, qua những hình ảnh đẹp, qua những bài ca điệu hát có tính cách thiền vị. May mắn thay, mảnh vườn nhỏ bé này đã được nhiều khách viếng thăm và khích lệ.

Rồi từ đấy, trong khi sinh hoạt văn nghệ và cộng đồng tại địa phương, SL có dịp tiếp xúc với nhiều vị cao niên, SL cảm thông với những tình cảm trống vắng đơn độc, khắc khoải lo âu của những người “không còn trẻ nữa” này. Từ đó, SL có ý định muốn được chia sẻ những gì mà SL đã thực hiện thành công trên “cõi ảo”, đem về đây để giúp nhau tìm niềm vui trong “cõi thật” với những thân hữu và quý vị cao niên nam nữ ở Portland qua những lời tâm tình, những bài viết được đăng hằng tuần trên Oregon Thời Báo (đến nay được 72 bài rồi kể từ năm 2009).

Một điều không ngờ là những bài viết này cũng được giới “trung niên” và “giới trẻ” ở Portland đón đọc vì có lẻ họ cũng tìm thấy qua những câu chuyện được dẫn trình trong bài viết, có những bài học hay hay có thể áp dụng được trong đời sống bình thường của họ hoặc giúp họ được “thư giãn” dăm ba phút sau những giờ phút làm việc mệt nhọc. Vui quá!

Nhiều độc giả còn đề nghị SL viết thêm về đề tài phụ nữ và nhi đồng! Chờ xem sau nhé nếu có duyên hội ngộ! Hy vọng cứ vươn lên!

Xin được cám ơn Ban điều hành ORTB đã dành cho SL nhiều sự ưu ái và quý độc giả đã hiểu được ý tình của người viết nên đã hết lòng ủng hộ và khích lệ người viết trong việc ”giúp nhau tìm lại niềm vui " và để sống vui sống khỏe.

Bằng cấp ngày xưa bây giờ chỉ là những kỷ vật đáng yêu để mà nhìn ngắm, để mà thương tiếc ngậm ngùi.
Bằng cấp hiện tại chỉ là một phương tiện để kiếm sống, để có tiền trả ‘bill” nhà, “bill” xe, bill bảo hiểm và để trả nợ áo cơm mà thôi.

Mỗi người trong chúng ta đều có những nhớ thương về dĩ vãng và những lo lắng, những phiền muộn trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Chính những thứ ấy đã làm chúng ta đau khổ ít nhiều trong chốn “bụi hồng lao xao” này, phải không Bạn?

Chính bản thân người viết cũng đã đôi lần cảm thấy:

Có những lúc hình như ta chán sống
Thấy cuộc đời nào có nghĩa gì đâu?
Chỉ quanh đi, quẩn lại chuyện đau đầu:
Chuyện cơm áo, chuyện tình yêu, danh lợi

Bừng mắt dậy biết bao nhiêu chuyện tới
Phải tính toan, suy nghĩ chuyện hơn thua
Cuộc hí trường, người ta mãi ganh đua
Từng lời nói, bả lợi danh hư ảo

Kiếp nhân thế là đa mang phiền não
Đời có vui sao lại chẳng cười tươi?
Lúc sinh ra, sao lại khóc chào đời?
Ấy có phải khóc cuộc đời nhân thế?”


để rồi cũng có lúc Bạn và tôi sẽ “Ngộ” được rằng:

“Có những lúc tâm hồn ta lắng đọng
Thấy cuộc đời là không sắc, sắc không
Tử sinh rồi tan hợp lại nối vòng
Để chỉ tạo thêm oan khiên, chướng nghiệp

Rồi mê mải trong luân hồi kiếp kiếp
Tham, Sân, Si, bào ảnh với phù vân!
Mà quên đi, đời trần thế chỉ cần:
Tâm Thanh Tịnh trước nghiệt oan cám dỗ

Thập thiện đạo ta vun bồi tu bổ
Nghiệp duyên lành, tinh tấn tạo nhiều thêm
Lấy Từ Bi, Trí Tuệ dựng gốc nền,
Làm sao để lợi dân và ích nước

Ta sẽ xóa những nghiệp oan chướng trước
Tạo lại bằng Hỷ Xả với Từ Bi,
Đem nụ cười, thân ái rải đường đi
Ừ có thế! Đời mới còn nghĩa sống »


(Trích trong Sắc Không Trần Thế - Thơ Sương Lam)

Người viết rất kính ngưỡng Đức Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 vì tấm lòng từ bi nhân ái, với lời dạy về « Ý nghĩa thực sự của cuộc đời» của Ngài:

Ý nghĩa thực sự của cuộc đờ

“Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm. Trong quãng thời gian đó, với cuộc đời của chúng ta, ta phải cố gắng làm những điều tốt lành và ích lợi. Nếu quý vị góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, quý vị sẽ tìm thấy mục đích chân thực, ý nghĩa thực sự của cuộc đời.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

( Nguồn: by H.H. The 14 th Dalai Lama)

Ngài còn dạy thêm:

“MỖI NGÀY, KHI THỨC DẬY, QUÝ VỊ HÃY SUY TƯỞNG:

HÔM NAY TÔI THẬT MAY MẮN ĐƯỢC THỨC DẬY,
TÔI CÒN SỐNG, TÔI ĐÃ CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU,
TÔI SẼ KHÔNG LÃNG PHÍ NÓ,
TÔI SẼ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NĂNG LỰC CỦA TÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.
ĐỂ MỞ RỘNG TRÁI TIM TÔI TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC,
ĐỂ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÌ LỢI LẠC CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH,
TÔI SẼ CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG TỐT LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC,
TÔI SẼ KHÔNG GIẬN DỮ HAY NGHĨ XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC.
TÔI SẼ LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT TRONG KHẢ NĂNG CỦA TÔI.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

(Nguồn: Một Đời Người Quý Báu - Bản dịch Việt Ngữ của Thanh Liêm)

Người viết cũng phải kính phục lòng bác ái của vợ chồng tỉ phú Bill Gates (Ông vua không ngai trong thế giới Microsoft) qua những trích dẫn trong bài viết dưới đây:


Tấm lòng bác ái của vợ chồng tỉ phú Bill Gates vĩ đại như thế nào?


Melinda, phu nhân của Bill Gates đã nói:
"Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động"

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ.

Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Tính đến đầu năm 2005, nhà tỷ phú này đã cam kết chi số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Ông đã đem cho đến 38% tổng tài sản của mình)”
(nguồn: Email bạn gửi)

Hôm nay chắc chắn bạn và tôi đã học được những bài học về lòng Từ Bi và Nhân Ái để rồi từ đó, Bạn sẽ thấy cuộc đời này vẫn còn đẹp sao vì con người vẫn còn Trái Tim Từ Bi và Nhân Ái, phải không bạn?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)

Sương Lam
#443 Posted : Sunday, April 3, 2011 2:27:27 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Chữ Tâm và Thiền

Từ ngày tôi phụ trách mục Một Cõi Thiền Nhàn trên Oregon Thời Báo đã gần hai năm qua, có nhiều người quen biết tôi và có nhiều bạn bè gặp tôi, khi chào hỏi, họ không còn gọi cái tên “trên căn cước” hay “bút hiệu” của tôi nữa, mà lại gọi chào tôi là “Một Cõi Thiền Nhàn”.
Mèn ơi! Thiện tai! Thiện tai!

Nhiều bạn của tôi lại còn nói đùa rằng: “Bạn viết Một Cõi Thiền Nhàn này khiến cho bạn đọc của Bạn lo “tu thiền và hưởng nhàn” hết ráo!”
Trời đất! Tội lỗi! Tội lỗi!

Nhiều lần tôi cũng đã thưa rằng: tôi chưa được phúc duyên làm đệ tử chính thức của một vị thiền sư nào cả và tôi cũng chưa thực tập Thiền một cách rốt ráo. Tôi chỉ là một người chịu khó đọc sách báo, sáng tác thơ văn, bỏ công đi sưu tầm, lượm lặt những tài liệu hữu ích có tính cách thiền vị đem về đây chia sẻ với các bạn bè đồng tâm cảm, để chúng ta có được một ít phút giây tĩnh lặng trong ngày sau những lúc mệt mỏi, phiền muộn trong cuộc sống mà thôi. Đây cũng là cơ hội để chúng ta cùng nhau học hỏi, tu tâm dưỡng tánh, sống vui sống khỏe trong giây phút hiện tại này.

Và quý bạn cũng đã thấy “nửa hồn thương đau”của tôi và tôi, dù bận rộn lo vun xới khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn, chúng tôi vẫn xuất hiện “trên khắp tầng cây số” trong sinh hoạt cộng đồng ở Portland chứ đâu có phải chỉ lo tu thiền và hưởng nhàn mà thôi đâu nhỉ?

Hơn thế nữa, tôi lại có thêm nhiều bạn mới khi sinh hoạt ở Hội Người Việt Cao Niên và Nhóm Sinh Hoạt Người Việt nữa đấy, sau khi họ đã đọc MCTN của tôi. Thế có phải là tôi bị “oan ơi ông địa” vì tội xúi dục bạn đọc tu thiền và hưởng nhàn hay chăng? Chu choa ơí! Vui nhỉ?

Trong quyển “Thiền là gì?” có đoạn nói : « Sở dĩ những thất bại khổ đau trong đời phần lớn là do chúng ta không làm chủ được chính mình, luôn tạo ra với cái tâm điên đảo vọng tưởng, tham đắm và bám víu nhiều quá! Thiền giúp chúng ta lắng tâm, vượt qua mọi chướng ngại để đạt đến trí tuệ toàn diện. Cho nên Thiền không phải là học thuyết để tranh luận, hoặc tín điều bắt buộc con người phải tin theo, mà chỉ cần áp dụng, thực hành để tìm về chân lý Giác Ngộ và Giải thoát »

Nhà Phật có dạy: «Nhất thiết duy Tâm tạo» tất cả mọi sự việc trên đời đều do Tâm tạo ra.
Tâm bình thế giới bình, tâm lọan thế giới loạn.

Xin mời quý bạn dành một chút suy tư với Chữ Tâm được trích dẫn dưới đây nhé:

Một phút suy tư: Chữ TÂM

Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:

- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …

Cho nên, ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:

- Ðặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Ðặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Ðặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Ðặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Ðặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Ðặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.

Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.


( Nguồn: sưu tầm trên internet)

Có nhiều bài học nói về chữ Tâm sẽ được người viết từ từ dẫn trình sau để chúng ta cùng học hỏi. Hôm nay, người viết xin mời quý bạn đọc một bài học ngắn ngắn dưới đây:

Tâm bình thường

Tăng hỏi Thiền sư: « Phải nỗ lực tu hành như thế nào mới hợp đạo ? »
- Đói ăn, mêt ngủ.
- Như vậy thì người bình thường nào làm chẳng được.
- Không, không. Người bình thường không giống như thế. Vì khi ăn họ không chăm chú ăn, mãi lo nghĩ trăm điều. Khi ngủ, họ không chịu ngủ, lại tơ tưởng ngàn chuyện. Vì thế khác với người tâm bình thường.

Bình: Thiển tổ Nam Tuyền bảo: « Tâm bình thường là Đạo ». Đi cũng thiền, đứng cũng thiền, nói, nín, động tịnh thảy an nhiên.
Cảnh giới tâm bình thường này khác xa phàm phu vọng loạn một trời một vực »

(Nguồn : Thiền là gì ? – Biên soạn : Thích Giác Nguyên)

Tuy nhiên, người viết thích nhất là câu chuyện Thiền dí dỏm dưới đây qua hình ảnh cô lái đò cho có vẻ tình tứ, thơ mộng một tí ti, bạn nhé,

Cô Lái Đò

Một lần, có một Thiền sinh có việc phải sang sông. Ngồi trên đò, sư tỏ ra ngạc nhiên vì nhan sắc dễ coi của cô gái miền quê.
Đến lúc lên đò. Hành khách mỗi người phải trả một quan. Sư cũng định thế, không ngờ cô gái hóm hỉnh bảo:
- Xin Thầy trả cho tôi hai quan.
Sư còn đang ngạc nhiên thì cô gái đã tiếp:
- Một quan cho tiền đi đò và một quan về khoản ngắm người lái đò.
-
Không tranh cãi lôi thôi, sư liền trả cô hai quan tiền, nhưng trong bụng hơi tấm tức.
Bận về sư cứ dí mũi xuống sàn thuyền không dám nhìn lên. Nào ngờ lần này cô lái bảo:
- Xin Thầy cho em bốn quan.
Không nhịn được nữa, sư cãi:
- Nhưng tôi có nhìn cô đâu nào?
Cô gái cười mỉm:
- Đồng ý là Thầy không nhìn tôi bằng mắt, nhưng Thầy lại nhìn bằng tâm… Vì thế mà tôi tăng giá gấp đôi lên đó!

( Nguồn: Trích trong Thiền Tâm Vi Tiếu và Vô Niệm Thiền- Cư Sĩ Nhất Tâm)

Khi quý bạn và người viết đọc những bài viết có chút thiền vị với cái tâm vui vẻ, chắc chắn bạn và người viết cũng thấy “đời bỗng thêm vui” và tự mỉm cười một mình . Người ta thường nói: “Một nụ cười bằng mười liều thuốc bổ” đấy! Khi được uống thuốc bổ thì bạn sẽ khỏe thêm, bạn sẽ thấy yêu đời thêm, bạn sẽ sống vui sống khoẻ thêm. Như thế, học Thiền cũng có nhiều lợi ích chứ nhỉ, phải không Bạn?

Người viết thích thơ văn, nên khi đọc một bài thơ nào hay hay thì “chớp” ngay để dành trong “tàng kinh các” của người viết, để lâu lâu lấy ra ngâm nga hoặc chia sẻ với bạn bè khi có dịp.

Hôm nay người viết đọc lại bài thơ này, tôi thấy có chút gì thiền vị hay hay, nên dù chưa biết tác giả là ai, tôi cũng xin phép tác giả cho tôi được chia sẻ cùng với quý bạn để cùng với tôi sống được ít phút giây với tâm hồn nghệ sĩ của mình nhé. Xin cám ơn tác giả và xin mời quý bạn cùng thưởng thức bài thơ dưới đây:

MỘT NỬA

Sống trên đời mới chỉ là một nửa.
Biết bao giờ tìm được nửa thứ hai.
Dẫu biết rằng 1 +1 = 2
Nhưng cũng có 2: 2 =1.
Một người buông tay 1 người ngã
Môt người cất bước 1 người mong
Môt người ra đi 1 người khóc
Một người quay lưng 1 nguời buồn
Một người đang quên 1 người nhớ
Hy vọng tắt đi khi bạn ngừng tin tưởng
Tình yêu mất đi khi bạn ngừng quan tâm
Tình bạn mất đi khi bạn ngừng chia sẻ
Häy mở lòng và xích lại gần nhau


Không biết tên tác giả
.
(Nguồn: email bạn gửi- Cám ơn anh Long Đặng đã chuyển đến)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)
Sương Lam
#444 Posted : Tuesday, April 26, 2011 6:52:34 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Bức Tranh Thư Pháp

Đây là bài thứ bảy mươi bảy của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Portland chiều nay có mưa lạnh. Ngồi bên khung cửa sổ nhìn những hạt mưa rơi trên sân cỏ, tôi buồn nhớ đến những buổi chiều mưa ở Saigon. Khúc phim dĩ vảng quay về với tôi qua những giọt mưa rơi rơi tí tách:

“Tuổi mười tám, những mộng mơ ấp ủ
Tuổi học trò, tôi thích ngắm trời mưa
Bên người yêu, mưa rơi nhẹ cho vừa
Đủ ướt áo cho anh truyền hơi ấm!

Bên hè phố đôi ta cùng lặng ngắm
Những giọt mưa rơi tí tách trên đường
Mưa lạnh buồn, mưa tạo mối yêu thương
Dưới dù nhỏ, đôi ta cùng chung bước”


( Trích trong Nhìn giọt mưa rơi - Thơ Sương Lam)

Tuổi thư sinh có những mối tình học trò đẹp quá phải không bạn? Mưa chiều nắng sớm nào cũng khiến cho những ai có tâm hồn nghệ sĩ cảm thấy trái tim mình xúc đông cả. Cũng thấy hay hay!

Tôi quay về bàn viết vào internet đi tìm tài liệu viết bài. Một email đặc biệt với những tấm hình có chữ thư pháp thúc dục tôi phải mở ra xem ngay vì tôi rất thích tìm hiểu nghệ thuật thư pháp. Theo thiển ý của người viết, thư pháp là một phương tiện để thư giãn và hành Thiền. Bạn nghĩ sao?

Ngày xưa các tao nhân mặc khách Trung Hoa đã dùng bút lông mực xạ viết chữ Hán với một phong cách đặc biệt để diễn tả nội tâm, tư tưởng kiến thức của mình và đã đưa cách viết chữ Hán này thành một bộ môn nghệ thuật gọi là “Thư Pháp”.
Theo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, một số tác phẩm của các thư pháp gia phương Đông như Trương Xu Liêu, Vương Hy Chi, Vương Duy đều mang tính cách Thiền, được thể hiện bằng những nét uốn lượn thanh cao.

Người Nhật đến với môn thư pháp không phải để viết chữ đẹp mà có mục đích tu hành cụ thể là luyện tâm, nhiếp tâm, an tâm. Người Nhật lại đưa bộ môn nghệ thuật đậm nét Đông Phương này lên một tầng bậc cao hơn với tên gọi mới. Đó là môn HITSUZENDO, tức là thư pháp Thiền.

Ở Việt Nam vào thời điểm này, bộ môn Thư Pháp rất được nhiều người ưa chuộng. Phong trào viết thư pháp đã được thịnh hành trong vòng 10 năm qua. Nhiều câu lạc bộ thư pháp được thành lập. Nhiều “ông đồ” trẻ đã xuất hiện “bên phố đông người qua” trong các lễ hội Xuân hay trong các buổi triển lãm thư pháp.

Người viết thư pháp phải có tâm hồn nghệ sĩ, có nét bút tài hoa, có năng khiếu viết chữ để thể hiện đường nét “rồng bay phưọng múa” và còn phải “nhiếp tâm” với những gì mình sắp sữa viết ra nữa. Như vậy họ phải có tâm hồn thanh thản, phóng khoáng và khi thực hiện tác phẩm, họ phải “nhất tâm bất loạn” du nhập vào thế giới tĩnh lặng của thư pháp. Có như thế thì tác phẩm mới đẹp, mới thanh thoát hương vị Thiền.

Ở Mỹ hiện nay, người viết thư pháp nổi tiếng là nghệ sĩ Vũ Hối. Ở Việt Nam, thư pháp của các nhà thơ Trụ Vũ, Song Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Đức được xem là những mẫu thư pháp đẹp.

Hình ảnh ông đồ của Vũ Đình Liên với
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

đã được phục hồi! Tốt thay! Lành thay!

Trở về câu chuyện cái email có những bức tranh thư pháp mà tôi nhận được sáng nay thực sự đã làm tôi ngạc nhiên và cảm động vì trong đó có một bức tranh thư pháp do một người “thân quen xưa cũ” viết 4 câu thơ của ngưòi viết được đăng trong bài số 69 MCTN-ORTB để tặng tôi:

Sương Lam

“Xin chúc Bạn: Thiện Tâm luôn tinh tấn
Xin nguyện cầu: Nhân Ái trải muôn phương
Để mọi người sống An Lạc, Yêu Thương
Thì trần thế sẽ thiên đàng, hạnh phúc”


(Trích trong bài thơ Sông Cho Biển Nhận - Thơ Sương Lam)

Thời gian trôi qua nhanh quá và có những thay đổi, đổi thay trong cuộc sống đã làm cho chúng ta vui vẻ hoặc đau buồn. Có những người thân quen ngày xưa bây giờ phải nghìn trùng xa cách cả một đại dương và cũng có những người đã ra đi không bao giờ còn được gặp lại nhau nữa.

Bức tranh thư pháp này đã đưa tôi trở về kỷ niệm ở Bộ Xã Hội “vang bóng một thời” vì tác giả là một “đàn em” của tôi ngày xưa. Khi tốt nghiệp HVQGHC năm 1967, người viết được bổ nhiệm về Bộ Xã Hội làm việc ở Sàigòn. Đây là một nhiệm sở mà người viết chọn lựa để làm việc khi ra trường vì tôi thích sinh hoạt trong lảnh vực xã hội. Đa số các bạn nam sinh viên cùng khóa Đốc Sự 12 với tôi phải lên đường về địa phương làm Phó Quận hoặc Trưởng Ty.
Với hoài bảo phục vụ đồng bào, tôi làm việc rất tích cực trong công tác cứu trợ nạn nhân chiến cuộc để giúp đỡ các nạn nhân đã bị thiệt hại về nhân mạng và nhà cửa trong chiến tranh. Có thấy sự mất mát đau khổ của đồng bào ở các vùng hỏa tuyến Quảng Nam, Quảng Ngải, Quảng Trị, Kon tum, Pleiku, Bến Tre, Vĩnh Long v..v…, tôi mới biết rằng: những ai còn được sống an lành với gia đình êm ấm trong chiến tranh thật là có phúc vô cùng.” Người viết và hơn 20 cộng sự viên đã làm việc với nhau một cách hăng say, một cách tích cực để cho những đồng bào nạn nhân đáng thương kia được nhận tiền trợ cấp giúp đỡ của chính phủ trung ương càng sớm càng tốt để an ủi phần nào sự đau thương, mất mát mà họ phải bị gánh chịu vì chiến cuộc.

Rồi vận nước đổi thay, Bộ Xã Hội phải bị giải thể. Các cấp chỉ huy kẻ phải đi học tập cải tạo, người tìm đường vượt biên. Các nhân viên đều bị cho “về vườn. Dĩ nhiên tôi và các cộng sư viên của tôi phải chia tay từ đấy, không còn tin tức liên lạc với nhau được vì “mạng ai nấy lo, hồn ai nấy giữ”.

Từ một viên chức chỉ huy của chế độ cũ, tôi trở thành một kẻ đôi khi phải hành nghề “chà đồ nhôm” đem ra chợ bán để có tiền mua thực phẩm “bồi dưỡng” cho gia đình. Và tôi cũng đã trở thành một người bán bánh mì thịt ở vĩa hè, vụng về đến nỗi khách mua bánh mì phải nói: “Bà không phải là người bán bánh mì chuyên nghiệp”.

Đúng quá rồi! Còn chối cãi gì nữa bây giờ!’

Thế rồi sau 5 năm ở lại sống trong “thiên đường Cộng Sản”, gia đình nhỏ bé của chúng tôi phải tìm đường vượt biên để tìm tự do nơi xứ lạ. Nhờ Phật Trời gia hộ, chúng tôi đã đến được bến bờ tự do bình an và định cư ở xứ Mỹ này gần 30 năm trời.

Thời gian cứ lặng lẻ trôi qua. Vợ chồng chúng tôi bắt đầu một cuộc sống mới nơi xứ người từ con số không với hai bàn tay trắng. Chúng tôi trở lại học đường, “học đại” đại học để có tiền trả bill nhà, bill địện , bill nước, thực phẩm, quần áo v..v…với số tiền Basic Grant do chính phủ tài trợ khi đi học và tiền làm work study ở trường. Tan học về, phu quân tôi phải đi làm janitor nơi các công sở mới có đủ tiền mưu sinh trong cuộc sống. Một đôi khi tôi và cậu con trai nhỏ đi theo phụ giúp chàng. Thật là vất vả, thật là đau buồn nhưng chúng tôi phải chấp nhận để mà vươn lên vì chúng tôi vẫn nghĩ “không ai giúp mình được bằng mình tự giúp mình”.

Rồi chuyện gì cũng qua, chúng tôi cũng “xênh xang áo mũ” ra trường thêm một lần nữa ở nước Mỹ. Rồi ông xã tôi phải đi cày hai jobs, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật” để có tiền mua nhà mua xe, lo cho con cái đi học. Tôi an phận làm một cô giáo tầm thường nơi xứ người. Sau 20 năm trả nợ áo cơm, chúng tôi bây giờ vui thú điền viên, an hưởng tuổi già, vui đùa với cô cháu nội Mya yêu quý của chúng tôi. Thời gian rảnh rổi, chúng tôi đi sinh hoạt cộng đồng, dạo internet tìm tài liệu về chia sẻ với bạn bè cho vui. Thế là đủ rồi! Thế là hạnh phúc rồi! Quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, Chúng tôi vui hưởng hạnh phúc với những gì đang có trong tầm tay của mình trong hiện tại mà thôi! Bạn thì sao?

Không ngờ cô nhân viên bé nhỏ và đắc lực nhất của tôi ở Bộ Xã Hội ngày xưa bây giờ lại là một “thư pháp gia” có cửa hàng thư pháp dưới đây ở Việt Nam:

Thư Pháp NGỌC CHÍNH
319 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P7 Q3
TPHCM

Cô vẫn còn nhớ đến tôi và viết thư pháp thơ của tôi để gửi tặng tôi. Đó là một điều đáng quý vì chúng tôi vẫn còn nhớ đến nhau, vẫn còn giữ một chút ân tình thương mến nhau dù bao nhiêu là thay đổi, đổi thay trong cuộc sống.

Cô là một Phật tử cho nên thường viết thư pháp những bài thơ có tính cách thiền vị với cái tâm tĩnh lặng của người con Phật. Xin cảm ơn em Ngọc Chính đã còn nhớ đến cấp chỉ huy của mình ngày xưa và xin chúc em thành công trong công viêc phục vụ nhân sinh với cái tâm của một người nghệ sĩ yêu hai chữ Thiền Nhàn.

Xin giới thiệu với các bạn người bạn nghệ sĩ này và nếu có thiện duyên, xin mời các bạn đến thưởng thức những bức tranh thư pháp đầy thiền vị của Thư Pháp Ngọc Chính.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)




Sương Lam
#445 Posted : Wednesday, May 11, 2011 5:05:13 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Một chữ XẢ

Tác Giả: Jacqueline & Jean-Paul CHUMONT
Thứ Bảy, 26 Tháng 2 Năm 2011 06:26

Nếu cục than bỏ trong tay, trong da, trong thịt thì sao? Nóng, khó chịu.

Vậy mà lòng mình chứa một trăm cục than thì người này khổ nhiều ít? Khổ thứ nhất là khô héo vì ngủ không ngon, ăn không ngon. Giận quá làm sao ăn ngon, ngủ ngon được. Khổ thứ hai là giận làm cho mình dễ xấu. Quí vị thấy mỗi lần nổi giận lên gương mặt mình thế nào? Nổi giận lên thì con mắt đỏ ngầu, mặt đổi màu đổi sắc, không còn tốt đẹp nữa. Cả trăm cái giận ở trong lòng thì nó đốt riết mình khô héo, xấu xa. Như vậy ôm ấp cái giận mấy chục năm là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan?

Bởi vậy nên người biết tu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu! Ôm cái giận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu: “Tăng hận bất cách túc” nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá một đêm. Chúng ta là Phàm tăng nên tham sân si cũng còn, vì vậy gặp việc trái ý cũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa.
Người thế gian thường thích chứa, chứa năm này qua năm nọ. Họ tưởng như vậy là hay, là khôn mà không ngờ đó là tự chuốc họa vào mình, tự đeo khổ cho mình chớ không có lợi gì hết. Vì vậy nên Phật dạy phải XẢ hết những giận hờn. Chứa chấp vừa bị khổ trong hiện tại, mà còn khổ cả vị lai nữa.

Trong kinh Phật dạy, người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đi theo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúng ta ngồi ôn lại trong lòng, thì nhớ những người mình thương và những người mình ghét nhiều nhất phải không? Ghét không mất, thương cũng không mất. Vì vậy càng chứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗ thương hoặc chỗ ghét.

Do đó khi chúng ta thọ thân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toàn chuyện buồn phiền, hờn giận, không vui. Có bao giờ chúng ta muốn gặp những người mình ghét không? Không muốn. Ai cũng muốn gặp người mình thương. Nhưng trong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫn mình gặp lại những người thù oán. Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn. Điều này rất thiết yếu.

Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứa chấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui. Đó mới là điều đáng lưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả? Nên xả.. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp. Đó là điều thứ hai.

Điều thứ ba, chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai. Bởi vì ở thế gian này không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mở miệng nói với ai cũng “Tôi nghĩ thế này là đúng”. Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩ của họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề? Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến. Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.

Như vậy chỉ một chữ Xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại quí vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội… Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.

Vậy mong Quí Vị nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươi cười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu./.

(Nguồn: Saigonecho)
Sương Lam
#446 Posted : Sunday, May 22, 2011 8:38:36 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Cái Lẽ Sống Chết

Chào quý bạn,

Tâm lý con người không thích nghe những chuyện buồn nhưng việc tử sinh, sinh tử trong cuộc đời là chuyện bình thường nơi trần thế. Trong thời gian qua có những cái chết làm xúc động lòng người với những lời phê bình tốt xấu khiến người ít quan tâm đến thời cuộc nhất cũng phải để ý tới như cái chết của ông trùm khủng bố Osama Bin Laden và bà Trần Lệ Xuân.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết chỉ muốn mời các bạn đọc qua những mẫu chuyện nho nhỏ liên quan đến việc sống và chết do người viết sưu tầm đem về đây chia sẻ với quý bạn để chúng ta cùng học hỏi cái lẽ vô thường của kiếp người mà sống như thế nào cho tốt trong hiện tại.

Xin mời quý bạn đọc mẫu chuyện thiền dưới đây:

An trú hiện tại

Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:
- Đời người bao lâu?
Tăng đáp:
- 50 năm.
Phật bảo: Không đúng.
- 40 năm.
- Không đúng.
- 30 năm.
Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở.

Bình: Chúng ta bôn ba xuôi ngược đủ thứ để tìm cầu hạnh phúc. Song cái quý nhất của đời người là hơi thở mà ít ai để ý. Thiền giúp ta sống lại với hạnh phúc đơn sơ, nhưng rất chân thật với chính mình.
« Thở vào tâm yên lặng. Thở ra miệng mỉm cười. An trú trong hiện tại. Giờ phút đẹp tuyệt vời.”
(Nguồn: Thiền là gì? Giác Nguyên)

Cũng có nhiều người thắc mắc sau khi chết người ta sẽ đi về đâu như nhà vua Goyozer trong câu chuyện dưới đây:

Sau khi chết người ta đi về đâu

Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.-
- Bạch thầy, Sao khi chết ta sẽ về đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết ?
- Vì tôi chưa chết.
- ???
Lời bình : Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Mời Bạn tiếp tục nghe các nhà biện thuyết Trung Hoa bàn về việc sống chết xem có thấy khác lạ gì không nhé?

Cái lẽ sống chết

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử : “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”
Dương Tử nói :”Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”

-Thế cầu sống lâu có nên không ?

-Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vã chăng sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy, xưa cũng như nay; việc đời gian khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay, cái gì cũng đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?

-Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhẩy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?

-Không phải thế! Ðã sinh ra đời, thì lúc sống cứ tự nhiên, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết cũng tự nhiên, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống , lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?
(Nguồn: trích từ website Vườn Thiền)

Người viết tuy là một Phật tử nhưng vẫn cảm nhận được ý nghĩa sâu xa lời Chúa dạy: “Cát bụi trở về với cát bụi” và rất lấy làm xúc động mỗi khi nghe Thế Sơn hát bài “Trở Về Cát Bụi của nhạc sĩ Lê Dinh:

“Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất.
Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen
Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em
Người ơi xin nhớ cát bụi là ta ...mai này chóng phai
Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi
Xin người nhớ cho”

(Nguồn: trích trong bài hát Trở Về Cát bụi của Lê Dinh)

Riêng người viết cũng có một vài cảm nghĩ về chuyên tử sinh của một kiếp người qua tâm tình dưới đây:

“Ngàn năm vẫn mãi luân hồi ,
Trong vòng Nghiệp Quả miếng mồi lợi danh ,
Ngàn năm kiếp sống mong manh ,
Một trăm năm tuổi thoáng nhanh kiếp đời !!

Ngàn năm tan hợp đổi dời,
Ngàn năm sinh tử cuộc đời thế nhân,
Ngàn năm người vẫn phải cần:
“Sống trong Tỉnh Thức, tâm thần an nhiên”


(Nguồn:Trich trong Ngàn Năm Mây Trắng Vẫn Bay- Thơ Sương Lam)


Chúng ta vẫn là con người tầm thường trong cõi nhân gian này. Ai cũng có cha mẹ, anh em, bà con thân bằng quyến thuộc. Có nhiều người sống độc thân để theo đuổi một lý tưởng cao đẹp nào đó và cũng có nhiều người sống đời sống vợ chồng bình thường.
Tình yêu thương sâu sắc và thiêng liêng nhất vẫn là tình cảm gia đình, cho nên chúng ta phải quý trọng và thương yêu những người đã cùng chia ngọt xẻ bùi với chúng ta trong suốt cuộc đời của ta. Đó là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu và những họ hàng thân quyến chúng ta. Trong giây phút hiện tại, những giờ phút được sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau trong một mái ấm gia đình là một phúc duyên tốt đẹp nhất mà ta nên trân quý, dù biết rằng tất cả mọi sự việc trên đời này chỉ là phù du, tạm bợ.

Người viết xin mượn đoạn văn dưới đây của tác giả bài viết “Hãy yêu thương khi ta còn có thể” để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay:

“Bạn có từng nghĩ rằng một ngày nào đó những người thương của bạn sẽ không còn sống bên bạn nữa không? Chúng ta không một ai có thể biết chắc được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Thậm chí chúng ta cũng không thể biết chắc được điều gì sẽ xảy ra vào một giờ sắp tới đối với những người thân của chúng ta, hay thậm chí đối với bản thân mình.

Khi chúng ta giao tiếp, cư xử với người xung quanh với ý thức rằng có thể ngày mai ta sẽ không có cơ hội nghe được giọng nói của người đó nữa. Có thể ngày mai ta sẽ không còn thấy được nụ cười tươi trên khuôn mặt người đó nữa. Thì tự nhiên ta sẽ trân quí sự có mặt của người đó, và ta sẽ không nỡ nói hay làm những gì có thể gây tổn thương cho người đó.

Người đó có thể là ba mẹ chúng ta. Người đó có thể là chồng hay là vợ của chúng ta. Và người đó cũng có thể là con cái,thân bằng quyến thuộc, bạn bè chúng ta… Chúng ta sống với ý thức về sự vô thường, ngắn ngủi của một kiếp người càng sâu sắc, thì cách sống của chúng ta, cách hành xử của chúng ta cũng sâu sắc và yêu thương hơn”


(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Trải qua kinh nghiệm đau thương của các nạn nhân của cuộc sóng thần động đất ở Nhật vừa qua chắc chắn Bạn và tôi sẽ xúc động vô cùng và cũng sẽ đồng ý với tác giả bài viết nói trên, phải không Bạn?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-Bài số 80MCTN-ORTB số 474)
bienchet
#447 Posted : Sunday, June 12, 2011 11:01:44 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Kính mời các anh chị click vào link dưới đây để xem toàn bộ video
Lễ Hội Quán Thế Âm
Ngày Hành Hương và Cấu Nguyện năm 2011

Do Tiểu Ban Phim Ảnh TTPG Chùa Việt Nam
phát hành


http://www.vietlinhweb.c...dex.php?showtopic=14143

Kính chúc các anh chị thân tâm thường an lạc
bienchet
Sương Lam
#448 Posted : Tuesday, June 28, 2011 7:47:58 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Biển Chết và BBNB ơi,

Chị SL đã vào xem rồi. Đẹp lắm! BC bây giờ bận rộn dữ hén.Big Smile Chị cũng rứa!Tongue
Sau những giờ phút lo cho Mya là tụi này đi làm việc "chùa" cho vui với tuổi "không còn trẻ nữa". Gửi lời thăm BBNB và Minh Anh nha.

Chúc vui khoẻ cả nhà.
Chị SL
Sương Lam
#449 Posted : Tuesday, June 28, 2011 8:25:05 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Tháng Năm An Vui Thiện Lành

Tháng 5 cuối Xuân đầu Hạ hoa nở khắp vạn nẽo đường tô điểm thêm hương sắc cho những ngày lễ quan trọng ở Mỹ: Ngày của Mẹ (Mother’s Day), lễ Chiến sĩ Trận Vong (Memorial Day) và đặc biệt hơn cả là Ngày Lễ Phật Đản được tổ chức rất long trọng tại các chùa trên toàn thế giới để mừng Đức Phật đản sinh ra đời mà theo tài liệu Phật Giáo đây là lễ Phật Đản lần thứ 2635.
Là Phật tử, chúng ta đón mừng ngày Phật ra đời trong sự vui mừng và thành kính cám ơn Người đã thị hiện giáng trần, khai sáng đạo Từ Bi cứu khổ chúng sinh.

Năm 2007, người viết đã có phúc duyên đến chiêm bái vườn Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật ra đời ở thành Ca Tỳ La Vệ thuộc Ấn Độ ngày xưa. Ngày nay, Lâm Tỳ Ni nằm dưới chân dãy Himalaya, cách cổ thành Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavastu) 25 km về hướng Đông. Lâm Tỳ Ni toạ lạc tại quận Rupandehi, khu vực Lumbini thuộc Vương quốc Nepal, nằm cách biên giới Sonauli của Ấn Độ khoảng 36 km. Có đến nơi đây rồi chúng ta mới biết Đức Phật là một nhân vật có thật chứ không phải là một nhân vật đầy huyền thoại.

Năm 1997, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) chính thức liệt kê Lâm Tỳ Ni trở thành di sản văn hoá thế giới, tiếp tục khai quật, trùng tu và tôn tạo Lâm Tỳ Ni ngày một xinh xắn, tú lệ theo đúng như tên gọi ban đầu của khu thánh địa Phật giáo này.

(Nguồn: Phật Giáo Đại Chúng)

Năm 1999, Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Khánh Đản của Đức Thế Tôn trở thành Ngày Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc. Năm nay 2011, Phật lịch 2555, Thái Lan là nước chủ trì tổ chức Đaị Lễ Vesak.

Người viết đã có duyên may được bạn bè gửi đến nhiều tin tức, hình ảnh về lễ Phật Đản được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Cali rất là huy hoàng, trọng thể. Người viết đã được đọc các thông điệp chúc mừng lễ Phật Đản của Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và của bà Irina Bokova, Giám đốc UNESCO. Một người tượng trưng cho Đông Phương (Ông Ban Ki Moon - Nam giới), một người tượng trưng cho Tây Phương (Bà Irina Bokova- Nữ giới) đã nói lên tinh thần không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da và mọi người đều có Phật tánh như nhau như Đức Phật đã dạy: yêu chuộng hoà bình, nhân ái, sống từ bi hỷ xả, buông bỏ những điều tàn ác, hận thù, thực hành những việc thiện, đem an vui đến mọi người được trình dẫn qua thông điệp dưới đây của Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc:

“Tôi hân hoan gởi lời chúc mừng nồng hậu đến toàn thể quý vị tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 8 tại Thái Lan.
Quý vị đã chọn chủ đề về sự phát triển kinh tế xã hội, một chủ đề có tính hiện đại, nhưng cốt lõi của nó lại là vấn nạn về khổ đau của nhân loại mà chính Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy và đã nhấn mạnh cách đây hơn 2.500 năm, khi Ngài từ giã hoàng cung, từ bỏ những thứ sở hữu của thế tục để xuất gia tầm đạo.
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu và kho giáo lý ấy có thể định hướng cho những nỗ lực giải quyết các vấn đề nghiệm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay.
Lời huấn thị của Ngài chống lại ba thứ độc hại, đó là tham lam, sân hận và si mê. Lời huấn thị ấy có thể khơi dậy những cuộc hội đàm đa phương về sự đói kém đang ảnh hưởng đến gần một tỷ người trong thế giới giàu có của chúng ta, về sự bạo lực đầy thú tinh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm, và về sự tàn phá môi trường một cách vô tội vạ gây nguy hại cho ngôi nhà duy nhất của chúng ta, trái đất mà chúng ta đang sống.
Rất nhiều tổ chức của Phật giáo đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Tôi vô cùng cảm ơn sự ủng hộ của họ đối với những hoạt động của Liên hiệp quốc nhằm đạt được Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, đối với kế hoạch chi tiết nhằm giải quyết những thách thức về kinh tế xã hội mà thế giới đang phải đối mặt.
Nhân ngày Đại lễ Vesak, tôi hy vọng là tất cả mọi người có thể dựa vào những lời dạy có giá trị phổ quát trong đạo Phật để hành động trong tình đoàn kết với những người đang khổ đau, để góp phần tạo nên một thế giới nhiều tình thương yêu hơn, nhiều sự tỉnh giác hơn cho tất cả chúng ta.
(Nguồn: sưu tầm trên internet- Minh Nguyên chuyển ngữ)
Đây mới chính là điều quan trọng mà người Phật tử chúng ta phải ghi nhớ và thực hành giống như lời thuyết giảng của Thượng Tọa Thích Tâm Hoàn trong bài pháp nhân ngày Mừng Lễ Phật Đản tại Bửu Hưng Tu Viện ngày 5-29-2011 vừa qua. Thật là đầy ý nghĩa!
Cũng trong tinh thần thương yêu và nhân ái này, ViệtOregonLove4Japan gồm tất cả các anh chị em văn nghệ sĩ thiện nguyện cùng với Cộng đồng Việt Nam Oregon, các cơ sở thương mại, các hội đoàn, các tôn giáo tại Oregon và vùng phụ cận đã tổ chức một đêm văn nghệ, ăn tối và dạ vũ nhằm gây quỹ cưú trợ thiên tai Nhật Bản tại nhà hàng Legin lúc 5:00PM chiều ngày chủ nhật 29 tháng 5 cùng ngày.
Vợ chồng người viết cũng đã có đến tham dự buổi tiệc gây quỹ này và thầm cảm phục tấm lòng nhân ái của ban tổ chức, của các thiện nguyên viên và của các đồng hương ủng hộ. Có thấy MC Nhật Nguyễn đẹp trai, đa tài, năng động cùng MC Mai Hương xinh đẹp duyên dáng điều khiển chương trình rất nhịp nhàng, hấp dẫn, thành công; có thấy các em bé bưng từng dĩa thức ăn đến mời quan khách; có thấy các văn nghệ sĩ từ Cali và địa phương hát thiện nguyện với tất cả tấm lòng; có thấy sự lo lắng, nhiệt tình giúp đỡ của các thiện nguyện viên thuộc mọi giới mọi ngành, sự góp mặt góp tình của các đồng hương tại Oregon, chúng ta mới thấy rằng cuộc đời sẽ bớt khổ đau hơn khi có tình thương hiện diện. Xin mời quý bạn đọc câu chuyện dưới đây để thấy rằng việc cứu giúp các nạn nhân khốn khổ vì thiên tai bảo lụt, đói khổ, bịnh dịch ngay trong những lúc cần thiết nhất phải được xem là việc làm thực tế và có giá trị hơn là ước nguyện ấn tống kinh điển.

Ấn tống kinh điển

Tetsugen [Triệt Thông Đạo Tuyên, Tetsugen Doko (J), 1630-1682, Lâm Tế tông Nhật - LND], một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.
Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.
Nhưng lúc ấy sông Uji (Hữu Thời - LND) gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.
Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.
Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku (Chùa Hoàng Bá - LND) ở Kyoto.
Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

(Nguồn: Trích trong 101 Chuyện Thiền)

Tháng 5 cũng là tháng bận rộn nhất của mùa tốt nghiệp ra trường của sinh viên, học sinh. Gia đình người viết cũng có hai cô cháu tốt nghiệp đại học và đặc biệt cô cháu nội yêu quý Mya Ngọc Vy của tôi cũng tốt nghiệp …..Preschool ngày 5-26-2011 vừa qua. Vui và lạ lắm nhỉ, phải không quý bạn?

Phải đấy, nguời Mỹ ở đây lúc nào cũng sống vui vẻ, thoải mái cho nên các cô giáo Mỹ của trường Dove Chìstian Preschool này cũng muốn tạo niềm vui cho các học sinh và gia đình phụ huynh có được một đêm vui bên nhau trước khi nghỉ hè. Dĩ nhiên vợ chồng chúng tôi và ba mẹ Mya làm sao có thể vắng mặt trong ngày “tốt nghiệp Presschool” quan trọng và độc đáo của cô cháu nội yêu quý Mya cho được. Yahoo! Hooray!

Chưa đến giờ làm lễ mà hội trường đã đông đầy ông bà nội ngoại, cha mẹ, cô bác chú dì anh chị em của các học sinh tốt nghiệp rồi. Người nào cũng đem máy quay video, máy chụp hình để chụp hình kỷ niệm. Những hình ảnh này rất quý giá khi các cô cậu này lớn lên nhìn thấy lại hình ảnh xưa, bạn bè cũ của tuổi ấu thơ.
Cả hội trường theo dõi DVD sinh hoạt của các học sinh trong lớp học hay khi đi du ngoạn bên ngoài một cách hào hứng. Quan khách vỗ tay, cười to, la hét khi thấy “gà nhà” của mình xuất hiện trên màn ảnh. Vui thật!

Úi chào! có thấy 16 “Graduates” tí hon này ca hát líu lo trên sân khấu dưới sự “hướng dẫn nghệ thuật” của hai bà giáo mới thấy tuổi thơ thật là vô tư, đáng yêu làm sao!

Rồi cũng có màn phỏng vấn các “sinh viên tốt nghiệp” khi được hỏi “Mai sau sẽ muốn làm gì? Đa số “nam sinh viên” trả lời là “Rock Star”, trong khi các “nữ sinh viên” chọn nghề y tá, nha sĩ, bác sĩ. Thế mới biết “con trai” ham chơi, ham vui hơn con gái ngay từ thưở còn thơ!? Không biết có đúng không nhỉ?

Rồi cũng có màn xướng danh, phát bằng,tặng hoa cho các “Graduates”. Các cô cậu hí ha hí hửng chơi đùa với các bằng tốt nghiệp này một lát rồi trao lại cho ba mẹ để đi ăn bánh kem uống nước ngọt ngon hơn! Vui thật!

Xin cám ơn các bà giáo trường Dove Christian Preschool đã bày trò tốt nghiệp này để tạo niềm vui nụ cười và kỷ niệm đẹp cho học sinh lẫn gia đình phụ huynh học sinh. Cuộc đời cần nhất là những phút giây vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương nhau, phải không bạn?

Xin cám ơn tháng Năm hoa xinh cỏ đẹp đầy yêu thương vui vẻ nơi đất Mỹ.

Xin cám ơn tất cả những ai đã làm cho cuộc đời này thêm đẹp thêm vui với tấm lòng bao dung, nhân ái và đặc biệt là người con Phật, lúc nào chúng ta cũng phải ghi nhớ và cám ơn đấng Từ phụ đã dạy:
“Không có hận thù khi nước mắt cùng mặn. Không có giai cấp khi dòng máu cùng đỏ. Không có tranh chấp giết hại lẫn nhau khi mọi loài đều cần có sự sống và tôn trọng sự sống”.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-ORTB476)




Binh Nguyen
#450 Posted : Wednesday, June 29, 2011 6:09:44 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Cháu bé càng lớn càng giống nội. Kisses
BN.
Sương Lam
#451 Posted : Thursday, June 30, 2011 3:16:29 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Bình Nguyên ơi,
Má bầy trẻ và các tiểu thư còn hát hò vui vẻ gì nữa chăng? Có cô cậu nào ra trường năm nay không?
Cám ơn BN nói Mya càng ngày càng giống bà nội.Blush Thật đúng y chang vì cái miệng thì cười toe, thích xí xọn, thích xã giao...hì hìBig Smile

Có lẻ đúng đấy giống như trong tài liệu dưới đây hình như của PC gửi cho SL từ "năm một ngình chín trăm oảnh tẹt" nào đó, SL khoái quá giữ để dành cho tới bây giờ.

Mời quý vị cùng đọc cho vui nhé:

Tại sao bà nội thường quý cháu gái hơn?




Tỷ lệ gene giống nhau giữa bà nội và cháu gái cao hơn hẳn so với cháu trai, vì thế mà cháu gái luôn có nhiều điểm tương đồng với bà nội hơn.


Telegraph cho biết, các nhà khoa học của Đại học Cambridge sử dụng quy luật di truyền để tìm hiểu mức độ tương đồng về gene giữa một phụ nữ với các cháu. Kết quả cho thấy, nếu tính trung bình thì khoảng 25% gene của bà giống hệt các cháu (cả nam và nữ).

Tuy nhiên, những khác biệt trong cách thức truyền nhiễm sắc thể X từ phụ nữ tới các thế hệ sau đồng nghĩa với việc một số cháu sẽ có tỷ lệ gene giống bà cao hơn hẳn những đứa khác.

Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu mà các sử gia thu thập từ 7 xã hội trên khắp thế giới trong giai đoạn từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 21 để tìm hiểu. Họ nhận thấy, nếu một phụ nữ sinh con trai và người con đó sinh ra con gái thì tỷ lệ gene giống nhau giữa bà và cháu nội là 31%. Nếu người con trai sinh con trai thì tỷ lệ gene giống nhau giữa bà và cháu giảm xuống còn 23%. Ngược lại, nếu người phụ nữ sinh con gái thì các cháu ngoại đều có 25% gene giống bà, bất kể họ là nam hay nữ.

Trên bài viết đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, nhóm nghiên cứu giải thích: “Người bà có thể nhận ra những điểm tương đồng về gene với cháu bằng một số đặc điểm trên cơ thể, chẳng hạn như mùi mồ hôi hay những nét giống nhau trên khuôn mặt”.

Theo Telegraph, nếu áp dụng kết quả nghiên cứu trên vào hoàng gia Anh thì có thể nói con gái của hoàng tử Andrew - Beatrice và Eugenie - sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chiếm cảm tình của Nữ hoàng so với hai con trai của thái tử Charles là William và Harry.

Theo VNE

Cũng sẵn dịp, mời quý vị xem "tân khoa tí hon" Mya ra trường vui như thế nào qua link dưới đây, nớ mở Full Screen ra xem cho rõ hơn.

Mya’s Graduation 2011

http://www.slide.com/r/2...ils=9%3A0&view=original

Chừng nào hai em bé của Xv05, 2 cháu nội của NĐ và LTT ra trường đây nhỉ?Big Smile..
Chúc quý vị ngủ ngon và mơ nhiều mộng đẹp nhé.Cooling

Sương Lam
Binh Nguyen
#452 Posted : Friday, July 1, 2011 1:53:51 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Bình Nguyên ơi,
Má bầy trẻ và các tiểu thư còn hát hò vui vẻ gì nữa chăng? Có cô cậu nào ra trường năm nay không?
Cám ơn BN nói Mya càng ngày càng giống bà nội.Blush Thật đúng y chang vì cái miệng thì cười toe, thích xí xọn, thích xã giao...hì hìBig Smile

Tỷ lệ gene giống nhau giữa bà nội và cháu gái cao hơn hẳn so với cháu trai, vì thế mà cháu gái luôn có nhiều điểm tương đồng với bà nội hơn.


Cám ơn chị Sương Lam đã hỏi thăm, má bầy trẻ và... cả bầy trẻ vẫn đi hát đều đó chị, vì là ca "sỉ" chuyên thất nghiệp mà? Big Smile Đến nỗi mỗi lần ông ngoại các cháu kêu các cháu vào coi các cháu được lên TV kìa, chúng đều không tha thiết lắm, vì chúng nói chúng lên TV hoài, có gì lạ đâu mà coi? Hi hi, chị xem chúng có... chảnh không? Big Smile Có cái cậu ra trường tiếu học để lên trung học thì em kể cho chị nghe ở quán cóc rồi đó.

Hì hì, em cũng giống bà nội em nè chị, và hợp với bà lắm, nhưng thương nhất hay không thì không biết vì bà em còn có nhiều cháu trai, gái khác nữa, và cũng vì em hay... chọc bà em lắm, bị cô em la hoài, em nói cô em, cháu chọc bà cho bà giận lên để có chuyện tranh cãi mới... vui, hi hi hi...

BN.
Sương Lam
#453 Posted : Saturday, July 16, 2011 9:30:14 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Bận Rộn và Vô thường

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ tám mươi ba của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Trong chốn “bụi hồng lao xao” này hình như lúc nào chúng ta cũng bận rộn: tuổi trẻ bận rộn việc học hành, kẻ trung niên thì bận rộn làm việc để mưu sinh, có người “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật nữa chứ”, người già thì bận rộn với cháu nội cháu ngoại v..v… Có mấy ai tâm trí được thảnh thơi, không cần lo nghĩ.

Có nhiều khi chúng ta đang sống trong cảnh an nhàn thanh đạm, bình an mà không biết lại mơ tưởng, tìm đến chốn phồn hoa, náo nhiệt để rồi lúc nào cũng phải lo sợ phập phòng như câu chuyện chuột nhà và chuột đồng dưới đây:

Chuột Nhà và Chuột Đồng

Một con chuột nhà một hôm ghé thăm bạn ở đồng quê. Bữa trưa, Chuột Đồng dọn bữa ăn chỉ toàn là thân, rễ, và lỏi bắp, với một chút nước lạnh để uống. Chuột Nhà chỉ ăn lấy lệ, nhấm nháp một chút món này, một chút món kia, và chẳng cần giấu giếm gì nó nói rằng nó ăn với chuột đồng một chút là chỉ để cho vui thôi.

Sau bữa ăn, hai con chuột trò chuyện rất lâu, nói cho đúng là Chuột Nhà cứ kể chuyện về cuộc sống của mình ở thành phố còn Chuột Đồng thì chỉ ngồi nghe. Rồi chúng vào trong một cái tổ chuột ở bờ rào và ngủ một giấc êm ái và thoải mái cho đến tận sáng hôm sau. Trong giấc ngủ, Chuột Đồng mơ thấy mình được ở thành phố với đủ mọi tiện nghi sang trọng và sung sướng mà nó đã được nghe bạn kể. Thế là sáng hôm sau, khi Chuột Nhà mời Chuột Đồng về nhà với mình ở thành phố, nó sung sướng nhận lời ngay.

Khi chúng về đến ngôi biệt thự mà Chuột Nhà sống, chúng thấy trên bàn ăn còn lại những thứ thức ăn thừa của một bữa tiệc rất sang trọng. Có cả bánh kẹo, mứt, phó mát, thực vậy, những thứ thức ăn hấp dẫn nhất mà Chuột Đồng có thể tưởng tượng được. Nhưng ngay khi Chuột Đồng vừa sắp nhấm nháp một chút bánh ngọt, nó nghe thấy tiếng con mèo kêu thật lớn và tiếng móng vuốt của nó nghiến trên sàn nhà. Quá sợ hãi, hai con chuột vội vàng tìm chỗ nấp, chúng nằm im một lúc lâu, hầu như không dám thở mạnh. Khi vào lúc cuối cùng chúng đánh bạo quay trở lại bàn tiệc, cánh cửa bỗng dưng mở ra và người đầy tớ bước vào dọn bàn, theo sau là một con chó nhà lớn.

Chuột Đồng vội cầm lấy nón và bị nói rằng:
“Bạn có thể có những thứ xa xỉ và những món ăn ngon mà tôi chẳng có,” nó vừa nói vừa chạy, “nhưng tôi lại thích những thứ thức ăn thanh đạm và cuộc sống giản dị ở đồng quê luôn có sự yên bình và thanh thản hơn”.

(Nguồn: Những Truyện Thìền- Oldcottage.net)

Một người bạn của người viết đã chia sẻ với tôi một slide show và một bài viết vể bận rộn cũng hay hay . Người viết cũng xin chia sẻ với các bạn cùng đọc cho vui:

BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc

BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại

BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn

BẬN RỘN làm cho sự sống của ta ngắn lại

BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu

BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt ...

Đời sống bận rộn là đời sống ... bất hạnh nhất trên đời ... !

Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà ... BẬN RỘN.

Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái "BẬN RỘN" về bên kia thế giới?

Hãy biết dừng lại

Hãy biết ngơi nghĩ

Hãy tập thanh thản

và buông xả, thảnh thơi ...

thì khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm ... KHÔNG ... BẬN RỘN .... !!!
(Nguồn: email bạn gửi- Cám ơn chị Phước Đạo)


Con người suốt đời bận rộn bon chen trong cuộc sống, phải vất vả đau khổ vì hai chữ lợi danh nhưng một khi cái chết đã đến, rồi cũng phải buông tay ra đi với hai bàn tay trắng. Chắc chắn khi đọc mẫu chuyên “Ba ý muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế” dưới đây chúng ta sẽ thấm thía cái lẽ vô thường mà nhà Phật đã dạy:

Ba ý muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Đại Đế Alexandre III (-356 -323) (Alexandre le Grand): gốc Macédoine, học trò của Aristote. Được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt 3 ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:

1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những ý muốn kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao.

Ngài Alexander đã giải thích như sau:

1 - Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và đến cuối cuộc đời, khi chúng ta đã cạn kiệt kho tàng quý giá nhất là thời gian, thì chúng ta cũng sẽ rời khỏi thế giới với hai bàn tay trắng.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Và cuối cùng, người viết xin mượn ý tưởng sau đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay:

“Có lẽ cũng nên thay đổi cách nhìn. Cái mà người ta quen cho là bi quan chán đời không phải trường hợp nào cũng đúng vậy. Ở Trần Nhân Tông, không phải là tâm trạng bi quan mà chính là trạng thái đạt đạo trong tâm hồn. Ông đã bình thản trước mọi cám dỗ vật dục. Phải chăng toàn bộ tinh thần đạo Thiền Trúc Lâm của ông đã quy tụ trong bài kệ :


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Ðối cảnh vô tâm mạc vấnThiền.

Tạm dịch:

Sống ở trên đời theo với hoàn cảnh mà vui với đạo
Ðói thì ăn, mệt thì ngủ
Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm
Ðứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì.”


Người viết rất tâm đắc bài kệ nói trên, còn bạn thì sao?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-ORTB477)

bienchet
#454 Posted : Saturday, July 30, 2011 8:39:26 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0



Lâu qúa BCh không vào đây và cũng thấy mảnh đất này vắng teo, càng ngày tất cả mọi người đều bận rộnShy, thôi thì tạm gửi con rùa ở đây vậyBig Smile
Binh Nguyen
#455 Posted : Sunday, July 31, 2011 12:34:43 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi bienchet
Lâu qúa BCh không vào đây và cũng thấy mảnh đất này vắng teo, càng ngày tất cả mọi người đều bận rộnShy, thôi thì tạm gửi con rùa ở đây vậyBig Smile


Chào anh Biển Chết, lâu quá không gặp anh? Hôm lâu Bình có cám ơn anh chị đã cho Bình tập ảnh đức Phật và Quan Thế Âm chưa nhỉ? Chà chắc là... chưa! Cám ơn anh chị nhiều nhiều nhe, hình đẹp lắm ạ!

Còn con rùa này, sao Bình ngồi đợi hoài mà không thấy nó hiện lên rõ ràng vậy? Cooling

BN.
Sương Lam
#456 Posted : Thursday, August 25, 2011 6:07:09 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
BC và BN ơi,
Rùa bơi hơi chậm như mà thắng cuộc đua đấy nhé. Big Smile Cứ từ từ bơi trong MCTN này rồi cũng tới bến mà lị. Smile
Chị SL gửi lời thăm BBNB và Minh Anh nha.Kisses
Sương Lam
#457 Posted : Thursday, August 25, 2011 6:29:56 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Tháng Tám Với Những Ân Tình

Về đến Portland đã hai tuần rồi nhưng vợ chồng người viết vẫn còn mệt “lắc lư con tàu đi” vì bị cảm nặng trong cái “tuổi không còn trẻ nữa” của mình khi dầm mưa đi chơi nơi xứ lạ đường xa! Nhớ lại hồi còn bé suốt ngày tắm mưa Saigòn có sao đâu? Thế mới biết sức khỏe rồi cũng có lúc suy tàn theo thời gian, bạn nhỉ?

Cả hai vợ chồng già bảo nhau: “Chúng ta nên nấu một nồi nước xông hơi cho khỏe sau khi cả hai đã uống hết 2 chai thuốc ho và 2 hộp thuốc trị cảm rồi nhưng chẳng thấy kết quả gì cả.” Thế là tôi lẹ làng đi nấu nồi xông ngay. Nếu cô cháu nội yêu quý Mya của tôi thấy ông bà nội tự nhiên vô ngồi trùm mền với nồi nước nóng sôi thơm lừng mùi sả, 15 phút sau bước trở ra ngoài, mồ hôi mồ kê nhỏ giọt, mặt mày đỏ ké, chắc chắn cô nàng sẽ la lên: “Ông bà nội làm gì mà thấy “weird” (kỳ dị) quá vậy!” Con nít sinh ở xứ Mỹ là thế! Chúng nào biết những phương pháp chửa trị bịnh theo lồi dân gian của ông bà ngày xưa công hiệu như thế nào?

Thú thật, sau khi xông hơi xong, người viết thấy khỏe thật đấy, bạn ạ!
Xông hơi giống như cạo gió vậy. Mỗi lần bị cảm bịnh, người viết bắt “nữa hồn thương đau” của tôi cạo gió cho tôi và ngược lại, tôi cũng làm y chang “đáp lễ” khi người “long thể bất an”. Người viết nhớ lại khi còn làm nghề “godautre” ở Portland, người viết đã nhiều lần được kêu lên văn phòng để giải thích tại sao học sinh Việt Nam lại có những dấu bầm tím trên lưng, có phải là bị cha mẹ đánh đòn hay “abuse” hay không? Sau khi quan sát chứng tích kỹ càng, tôi phải làm một màn đóng vai “đông y sĩ” giải thích cặn kẻ công dụng của việc cạo gió cho quý vị hiệu trưởng và nhân viên văn phòng hiểu và còn hùng hồn xác nhận: chính tôi cũng đã chửa trị với phương pháp cạo gió này mỗi khi bị cảm và rất có công hiệu đấy quý vị ạ!. Chắc chắn họ sẽ nói thầm: “Sao mà chửa bịnh kiểu gì “weird” quá!”, nếu so sánh với phương pháp chửa bịnh của Âu Mỹ.

Tuy chưa hết bịnh, người viết vẫn phải làm những màn không phải để “trả nợ tình xa’ như một bài hát đang được ưa thích hiện tại, mà là để “giữ mãi tình gần” với những bạn bè thân mến của tôi. Chúng tôi đi dự tiệc sinh nhật của Từ Công Phụng và góp mặt góp lời trong tiệc mừng sinh nhật tháng 7 và tháng 8 của quý vị trong Hội Người Việt Cao Niên nữa đấy. Ngon lành chưa?

Về đến Portland hôm trước là hôm sau chúng tôi tham gia ngay vào buổi tiệc mừng sinh nhật của Từ Công Phụng, người bạn văn nghệ và là bạn đồng môn QGHC của tôi, để mừng người nhạc sĩ tài hoa này đã thoát khỏi cơn bạo bịnh mà năm trước báo chí Việt Nam đã đăng ầm ĩ, lo lắng cho sức khỏe của người.
Nhóm bạn hữu QGHC của tôi ở Portland là một nhóm nhỏ sinh hoạt trong tình thân gia đình mà thôi, không ồn ào náo động. Chúng tôi gặp gỡ nhau trong những dịp quan hôn tang tế. Chúng tôi đau buồn khi có kẻ ra đi vĩnh viễn. Chúng tôi mừng vui còn được găp nhau để đùa giỡn khi ai nấy vẫn còn mạnh khỏe. Hôm nay thấy Từ Công Phụng mặt mày hồng hào, đã lấy lại phong độ cũ với mái tóc “thật” bồng bềnh nghệ sĩ, tôi đã đùa chọc chàng nghệ sĩ này:

“Một năm rồi không gặp
Anh vẫn già như xưa” “Smile!”

Tôi vẫn thường nói đùa với TCP rằng vì ông già trước tuổi rồi nên bây giờ ông không thể nào già hơn được nữa. Nói đùa chơi cho vui thôi nhé, TCP và phu nhân, xin đừng giận người viết tội nghiệp và mất vui!
Rồi chúng tôi đùa vui với mái tóc “giả” của TCP của một người bạn đã tặng cho TCP khi anh phải bị rụng tóc vì chạy chemo năm rồi.

Đúng như người xưa đã nói: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Mấy ông bạn tóc bạc của tôi và ngay cả phu quân của người viết khi đội mái tóc giả này hình như người nào người nấy “đẹp trai” hơn một tí vì mái tóc bạc đã được che kín rồi. Cho nên ông nọ chuyền đến ông kia mái tóc giả này đội lên chụp hình để thấy mình trẻ lại dăm ba phút phù du.

Người viết mừng cho Từ Công Phụng đã có được một ngày sinh nhật vui vẻ với bạn bè QGHC ở Portland. Chiếc bánh sinh nhật do chị Đinh Mạnh Sử làm năm nay lớn và đẹp hơn bánh sinh nhật năm rồi trong ý nghĩa niềm vui ngày một to lớn và tốt đẹp hơn.
Xin chúc cho sức khoẻ của anh TCP và tình thân của nhóm QGHC chúng ta ngày một tốt đẹp hơn lên nhé

Sẵn dịp đây, người viết cũng xin giới thiệu chương trình nhạc thính phòng
“Từ Công Phụng, 50 năm Tình Ca, một lần nhìn lại"
sẽ được tổ chức lúc 2:00 PM Ngà y Chủ Nhât 28 tháng 8 năm 2011 tại Embassy Suites, 7900 NE 82nd Ave, Portland, OR 97220
Với các tiếng hát Trần Thu Hà, Anh Tuấn, Thanh Hà, Y Phương và các ca sĩ được ái mộ ở Portland
Với các MC đến từ California như Nhà văn Bích Huyền, Uyên Diễm, Đại Dương, Linh Vũ
Với sự tham dự của nhà thơ Du Tử lê, nhạc sĩ Đăng Khánh, Nguyên Bích, Ngô Thụy Miên.

Xin mời quý bạn tham dự để thưởng thức những bài tình khúc nổi tiếng của Từ Công phụng, bạn nhé.

Tháng Tám dương lịch năm nay cũng là tháng bảy âm lịch với ngày lễ hội Vu Lan được tổ chức trọng thể ở các chùa để tưởng nhớ công ơn ông bà cha mẹ hiện tiền và cầu siêu cho ông bà cha mẹ đã qua đời.
Năm nào cũng vậy, cứ đến Ngày Vu Lan là có nhiều giọt nước mắt chảy dài trên má của những người con đã mất mẹ hoặc cha hay mất cả hai đấng sinh thành.
Hình như khi cha mẹ còn sống, tình thương yêu cha mẹ không được con cái tỏ bày tha thiết như khi cha mẹ đã mất. Có trăm nghìn lý do để viện dẫn cho sự thiếu sót này: bận lo gia đình riêng, bận lo công danh sự nghiệp, bận lo việc nước non, bận lo việc học hành v..v… Lý do nào cũng chính đáng để biện minh cho sự thiếu sót này. Đợi đến khi cha mẹ mất đi, chúng ta mới biết thương yêu cha mẹ thì đã muộn rồi. Rồi đợi đến ngày giỗ hay ngày lễ Vu Lan, chúng ta lại ngồi bên nhau kể lể tiếc thương, lại mắt hoen lệ đổ khi nghe tụng kinh Vu Lan với lời vàng của Đức Phật nói về công đức của mẹ cha.

Đặc biệt năm nay, người viết đã phải rơi lệ khi nghe một em bé người Mông Cổ 12 tuổi tên Uudam cất cao tiếng hát trong bài ca “Mother In The Dream” (Mẹ trong giấc mộng) đã làm cho hằng nghìn người rơi lệ. Nét mặt như thiên thần, gịọng ca trầm buồn của một đứa bé mồ côi cha mẹ từ thưở còn thơ, Uudam hát một bài hát nhớ đến Mẹ, em đã chinh phục hàng vạn khán thính giả You Tube trong 2 tháng nay. Uudam cho biết em thường hát bài hát này nơi đồng cỏ bao la xứ Mông Cổ mỗi khi nhớ đến Mẹ và hôm nay em trình bày bài hát này trong buổi trình diễn thi tài năng ở Trung Quốc.

Bạn hãy nghe em hát:
“Trong đất trời bao la. Mẹ đang ở một nơi rất xa. Và đang chờ đợi em trở về. Em lại nghĩ về vẻ mặt ân cần của mẹ. Mẹ ở thiên đường và cầu nguyện cho em một cuộc sống hạnh phúc bình an! Hãy đến đây với con. Con mơ cỡi hạc trên bầu trời.”

Tôi thấy giám khảo chấm thi đã khóc, tôi thấy hằng nghìn khán giả đã khóc và tôi cũng đã khóc vì sự xúc động chân thành của em khi diễn đạt tình cảm thương nhớ mẹ của em.

Xin mời bạn vào xem và nghe bài hát hay nhất trong mùa Vu Lan năm nay qua link dưới đây:

http://www.youtube.com/w...3moK3wg&feature=related

Nghe em bé Uudam hát, tôi cũng chợt buồn nhớ tới Mẹ tôi đã qua đời hơn 10 năm qua. Mỗi lần đi chùa cúng lễ Vu Lan là tôi lại càng nhớ đến mẹ tôi. Người viết xin được chia sẻ tâm tình này đến với các bạn đã mất mẹ để cùng cảm thông với tôi qua bài thơ dưới đây:

Lên Chùa Nhớ Mẹ

Kính tặng Mẹ tôi.
Kính tặng những ai đã mất mẹ để cùng cảm thông.
SL
Đường dẫn đến chùa xa thật xa
Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà
Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững
Nhẹ bước tìm về dấu vết xa

Nhớ thuở Mẹ còn, mẹ dắt con
Ngày Rằm Tháng Bảy lúc trăng tròn
Đến chùa lạy Phật, Vu Lan lễ
Cúng lễ cầu siêu, đạo hiếu tròn

Thuở ấy con thơ chẳng biết gì
Lên chùa vui lắm! Cứ theo đi
Mẹ cha quỳ lạy, con quỳ lạy
Mà thật trong lòng chẳng biết chi

Phật Tổ Trên cao ngó xuống cười
Nhìn con bé bỏng tuổi xuân tươi
Cũng ngồi kính cẩn hai tay chấp
Cũng niệm Nam Mô! Phật mĩm cười

Mẹ bảo: "Hôm nay có cúng chay
Thức ăn thức uống Lễ Rằm này
Tương rau mọi thứ đều thanh đạm
Con được ăn chay! Phước lắm thay!"

Đậu hủ canh chua, chùa nấu ngon
Món kho, bì cuốn, chả giò dòn
Thức ăn hương vị! Ôi! Ngon lạ!
Thuở bé ăn chay! Con thấy ngon

Bây giờ Mẹ đã khuất ngàn xa
An nghỉ rời xa cõi Ta Bà
Con đã lớn khôn, đầu đã bạc
Mẹ còn đâu nữa! Ôi! Xót xa !

Lên chùa con nhớ chuyện ngày qua
Dáng Mẹ thân yêu nét dịu hòa
Nhắc nhở đàn con Rằm Tháng Bảy:
"Đi chùa lễ Phật gia đình ta!"

Bông hồng cài áo! Hoa màu trắng
Nhắc nhở con đây mất Mẹ rồi
Lại đến Vu Lan, Mùa Đại Lễ
Lên chùa nhớ Mẹ thuở xa xôi!

Sương Lam

Chúc các bạn một ngày lễ Vu Lan đầy ý nghĩa trong năm nay, bạn nhé !

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi)

Mời các bạn xem một vài hình ảnh họp bạn với TCP của nhóm QGHC Portland.







Sương Lam
#458 Posted : Sunday, September 25, 2011 8:16:08 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Chấp Ngã và Sống Vui Khỏe

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi hai của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo

Sống ở xứ Mỹ hình như thời gian qua mau hơn vì ai cũng vội vã và bận rộn. Đã một lần người viết có nói về niềm vui của “Một Ngày Không Vội Vã” ở Canada của tác giả Hoàng Thanh trong ý niệm hưởng Nhàn, như chính phủ Canada đã khuyến khích người dân: "Hãy “enjoy” từng phút giây hạnh phúc, bình an của ... một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng hạnh phúc ở quanh ta ", ví dụ như "Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê, và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và .. vân vân " (bài số 45- MCTN-ORTB-8-30-2010).
Người viết cũng đã nhiều lần thực hiện ‘một ngày không vội vã” này và cảm thấy “nhàn nhã, hạnh phúc” thật, bạn ạ!

Tuy nhiên, đôi khi sự bận rộn lại đem đến cho ta niềm hạnh phúc khác vì chúng ta được gặp gỡ bạn bè để vui đùa cười giỡn, để tìm lại được những hình ảnh xưa, tình cảm cũ sau bao nhiêu ngày xa cách, để làm được những việc từ thiện tốt lành cho người, cho gia đình, cho cá nhân ta và nhất là để không phải ngồi bên cửa sổ nhìn thời gian trôi qua chầm chậm và than trách mình đã già rồi!

Trong tuần qua, người viết bận rộn với sự họp mặt của các thân hữu điện lực bên “tướng công” của tôi. Một khi đã “an cư lạc nghiệp” nơi xứ người sau bao nhiêu năm đi cày ‘bở hơi tai”, con cái bây giờ đã công thành danh toại, chúng ta có khuynh hướng muốn tìm gặp lại những người bạn ngày xưa đã một thời học chung với nhau hay làm việc chung với nhau để chung vui với nhau, để biết được ai còn ai mất, để cho tình thân ái tiếp tục duy trì, để các hội viên có cơ hội gặp gỡ, để ôn lại kỷ niệm trường xưa bạn cũ, để chia sẻ kiến thức về văn hoá, khoa học kỹ thuật, văn nghệ, âm nhạc và nhất là để biết tin tức nhau mà giúp đỡ, an ủi lẫn nhau v..v...
Thế là nhiều hội ái hữu này, nhóm thân hữu kia được thành lập để thực hiện các mục tiêu nói trên. Nếu bạn có thời giờ lên “xa lộ thông tin internet”, bạn sẽ thấy hàng nghìn websites, hằng vạn yahoogroups.com, gmailgroups.com đang hoạt động ào ào, nối kết tình cảm yêu thương của những người đang sống khắp mọi nơi trên thế giới. Vui nhỉ!

Người viết là con người năng động, sống nhiều về tình cảm nên thích gặp gỡ bạn bè để chuyện trò, học hỏi những điều hay lạ tốt đẹp nơi những người bạn cũ hay mới này để cho đời sống tình cảm, tinh thần, tâm linh và kiến thức mình ngày một phát triển tốt đẹp hơn. Tôi cảm thấy vui và có hạnh phúc khi gặp mặt với bạn bè. Rồi từ đó, người viết chia sẻ niềm vui này đến những nguời bạn khác hoặc độc giả của tôi với hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng được vui và cùng được hạnh phúc trong một ít phút giây giữa chốn bụi hồng lao xao này.

Người viết hoàn toàn đồng ý với quan niệm sống của một tác giả vô danh mà tình cờ tôi đã đọc được: “Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.” Bạn thì sao?

Tôi có rất nhiều bạn: bạn của tôi và bạn của ông xã tôi vì tôi quan niệm “thêm được một người bạn tức là bớt đi được một người thù” nếu chúng ta đối đãi thật tình quý mến nhau. Tôi vẫn tin rằng “Ngẩng đầu cao ba thước đã có thần linh” cho nên mọi việc làm tốt xấu của mình đều có thần linh, Trời Phật ở trên cao nhìn thấy và ngay chính trong lương tâm chúng ta phán xét việc làm đó là đúng hay sai rồi.

Chúng ta đã “không còn trẻ nữa”, sống nay chết mai, hơi đâu mà để ý những chuyện không vui làm cho mình bực mình một ít phút giây (thú thật người viết cũng có đôi lúc bực mình đấy chứ, nhưng tôi tự bảo hãy quên ngay đi, đừng thèm nghĩ tới nữa vì tôi sợ hao mòn nhan sắc, vì tôi sợ có thêm nhiều vết nhăn trên trán, có thêm nhiều “dấu chân chim” trên đôi mắt ngà. Tội gì phải làm thế, phải không thưa quý bạn?).

Chúng ta cần học tập sống vui sống khỏe như đức Phật Di Lặc có nụ cười vui vẻ, sảng khoái, không chừng lại được tăng tuổi thọ nữa như ôngThọ có cái nhân trung dài kia. Mình có lo nhiều quá con bò cũng vẫn trắng răng và con người vẫn sống phây phây, nếu chưa tới số chết. Chuyện sinh lão bịnh tử là chuyện tự nhiên và chúng ta cần tâm niệm rằng tất cả mọi sự việc trên đời đều là vô thường, là do duyên nghiệp mà ra cả. Chuyện gì tới thì sẽ tới, có chạy đằng trời cũng không tránh khỏi, phải không bạn? Bài hát Qué sera, sera do Doris Day hát ngày xưa là bài hát mà tôi ưa thích nhất và hay ngâm nga nhất mỗi khi tôi gặp chuyện không vui để tự an ủi mình.

Sẵn đây người viết xin được chia sẻ với quý bạn một tài liệu hay hay do người viết sưu tầm đuợc. Xin mời bạn đọc nhé.

Bí quyết sống vui sống khỏe

1.- Hãy dành thời gian vui đùa nhiều hơn với những người trên 65 tuổi và dưới 6 tuổi.
2.- Hãy đọc nhiều sách hơn.
3.- Hãy dẹp bỏ tất cả những gì không tốt, không đẹp hoặc không làm cho bạn vui.
4.- Hãy làm những điều bạn cho là đúng để tâm hồn luôn thư thái.
5.- Hãy sống với 3 C: Chân tình, Cởi mở và Cảm thông với mọi người.
6..- Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ về bạn, đó không phải là chuyện của bạn.
7.- Đừng để lòng giận ghét làm bạn sống khó chịu bực bội, vô ích nhé.
8.- Hãy nhớ rằng dù cho hoàn cảnh có tốt hay xấu đến đâu đi nữa, thì nó cũng sẽ thay đổi.
9.- Hãy ý thức rằng cuộc đời như trường học và bạn đang ở đó để học tập.
10.- Những vấn đề chỉ như các bài toán đố được đưa ra trong chương trình học, được giải đáp xong rồi biến mất. Nhưng bài học rút ra thì sẽ giúp ích cả đời.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Tuần vừa qua tôi có bạn phương xa từ miền Aix in Provence bên Pháp đến tham dự đại hội họp mặt thân hữu điện lực hải ngoại năm nay ở Portland. Đó là anh chị Võ Văn Hoàng và Dung, chủ nhân của “ngôi nhà êm đềm” mà người viết đã giới thiệu với độc giả Oregon thời báo trong số báo Xuân ORTB năm 2004 sau chuyến vợ chồng người viết đi họp bạn THĐL ở Paris về. Nếu đã một lần được viếng thăm ngôi nhà êm đềm này, các bạn THĐL và vợ chồng tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh tuyệt đẹp của ngôi nhà và tình cảm thân thương của vợ chồng chủ nhân đã dành cho chúng tôi. Năm nay chúng tôi có duyên may gặp lại nhau trong kỳ đại hội THĐLHN ở Portland. Mỗi năm một lần, những người đã có một thời làm việc chung với công ty điện lực Việt Nam ngày xưa tổ chức họp mặt gặp gỡ nhau ở nơi này hay nơi khác trên thế giới để chung vui với nhau. Người viết sẽ nói chi tiết hơn về các buổi họp mặt này sau nhé. Mời bạn nhớ đón đọc. Xin cảm tạ!

Tôi chỉ là “con dâu” của đại gia đình THĐL bên “tướng công” của tôi, và ngược lại ông xã tôi là “con rễ” của đại gia đình QGHC bên tôi. Thú thật, tôi thích cách tổ chức họp bạn bên THĐL hơn vì họ đến với nhau bằng tình cảm nhiều hơn chứ không đặt nặng vấn đề “lễ nghi hành chánh” như bên QGHC của tôi. Quá khứ đã qua rồi, nếu ai còn luyến tiếc, chấp nê với quá khứ vàng son oanh liệt ngày xưa chỉ khổ tâm khổ trí mà thôi. Những vị “hét ra lửa, mửa ra khói” ngày xưa, nếu đã ý thức được thời thế đã đổi thay thì cũng nên thay đổi cách giao tế trong vấn về tương quan nhân sự với nhau, chứ nếu còn giữ thái độ hách dịch, quan quyền như xưa nữa thì sẽ chẳng có ai “chơi” với mình nữa vì trong hiện tại rất có thể những đàn em, đàn cháu ngày xưa của mình bây giờ “ngon lành” hơn mình nhiều lắm đấy. Trường giang sóng sau dồn sóng trước mà lị!
Người viết vẫn nghĩ nếu chúng ta quý mến nhau vì tư cách đạo đức và tình cảm chân thành đối đãi với nhau chứ không phải vì sợ hãi uy quyền trong lúc đương thời thì chúng ta sẽ được nhiều người thương mến thực sự và lâu dài hơn. Càng khiêm cung, nhã nhặn bao nhiêu thì càng được nhiều người thương mến, muốn gần gũi kết bạn bấy nhiêu. Bạn đồng ý chăng? Xin mời quý bạn đọc mẫu chuyện Thiền nho nhỏ dưới đây để xem giá trị của một danh thiếp như thế nào, nhất là đối với các vị thiền sư nhé.

Danh Thiếp

Keichu, đại thiền sư thời Minh trị, là người đứng đầu của Tofuku, một tu viện ở Kyoto. Một ngày thống đốc của Kyoto đến viếng thăm ngài lần đầu tiên. Người hầu cận của Ngài trình một tấm thiếp của vị thống đốc, đọc thấy là: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.
“Ta không có việc gì dính dáng với một kẻ như thế.” Keichu nói với người hầu cận của ngài: “Hãy bảo ông ấy ra khỏi nơi đây”
Người hầu cận mang tấm danh thiếp ra với lời cáo lỗi.
“Đó là sự lầm lẫn của tôi”, vị thống đốc nói và lấy bút chì gạch bỏ đi mấy chữ Thống đốc Kyoto.
“Hãy thưa lại với thầy anh.”
Ồ! Đấy là Kitagaki ư?” thiền sư reo lên khi nhìn thấy tấm thiếp. “Ta muốn gặp ông bạn đó.”
(Nguồn: 101 Truyện Thiền- 101 Zen stories, transcribed by Nyogen Senzaki và Paul Reps- Tâm Minh NgôTằng Giao chuyển ngữ)

Chúng tôi đã mời anh chị Hoàng Dung đến ở với chúng tôi trong ngôi nhà nho nhỏ, bé bé xinh xinh với hoa vàng trước ngõ, khóm trúc bên hiên của tôi thay vì ở khách sạn Embassy Suite sang trọng, lộng lẫy để chúng tôi có thể “chiêu đãi đáp lễ “ anh chị đã tiếp đãi nồng hậu chúng tôi năm 2004 . Dĩ nhiên là chúng tôi đã có những ngày vui bên nhau một cách thân tình và chắc chắn anh chị Hoàng Dung sẽ không chấp và phiền trách cho những sơ sót, nếu có, của chúng tôi trong thời gian qua vì chúng tôi đã “do the best we can” rồi để làm vui lòng anh chị HD, phải không thưa anh chị Hoàng Dung quý mến?
Người viết cũng xin cám ơn chị Dung đã chia sẻ với SL bốn câu thơ đầy thiền vị và có giá trị dưới đây, mà theo thiển ý, sẽ giúp tôi bớt đi rất nhiều những điều phiền muộn trong cuộc sống vì hai chữ Ngã Chấp này:

“Một chấp, hai chấp, ba cũng chấp
Chất chứa trong lòng chi mà khổ
Trăm điều bỏ, ngàn điều bỏ
Thong dong tự tại, thế mà vui”


Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-ORTB92-488)
Sương Lam
#459 Posted : Thursday, October 27, 2011 7:47:01 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Người Cho Nên Cám Ơn

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ chín mươi tám (98) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Trong thời gian gần đây người viết đã đi tham dự nhiều buổi cơm chay gây quỹ của các chùa. Nhìn các Phật tử đã phát tâm lo việc nấu nướng những thức ăn chay ngon lành bổ dưỡng, lắng nghe các ca sĩ chuyên nghiệp hay tài tử địa phương “hát chùa” để giúp vui văn nghệ, thấy các Phật tử tham gia ủng hộ các buổi tiệc gây quỹ vui mừng hớn hở vì nghĩ mình cũng đã “góp phần công đức” giúp chùa (kẻ góp công, người góp của), người viết cũng thấy vui trong lòng một ít.

Người viết không có đi chùa thường xuyên nhưng lúc nào cũng tán thán công đức những người làm việc thiện nguyện tại các chùa với cái tâm vô vị lợi vì ít ra trong những lúc bạn bận rộn việc Phật sự như thế, bạn đã chia sẻ cái tâm từ bi hoan hỷ đến với mọi người nên bạn không có thì giờ để nghĩ đến những việc ác khác. Đó là một việc làm tốt lành.

Người viết vẫn thường tâm niệm rằng: Một xã hội nếu xây thêm được một trường học cho tuổi trẻ, thành lập thêm được một nhà dưỡng lão cho tuổi già, cất thêm được một ngôi chùa hay một ngôi giáo đường cho nhiều người tu học, bắt thêm được một nhịp cầu, một con đường cho thiên hạ qua lại, thì vẫn tốt hơn là xây thêm một tòa án, một nhà tù, một lò nguyên tử phục vụ chiến tranh. Bạn có đồng ý hay chăng?

Khi chúng ta đi cúng chùa, làm được một việc thiện phước lành tức là chúng ta đang tu tập học hạnh bố thí mà chư Phật đã dạy. Theo nghĩa thông thường, thì bố thí cũng là một hình thức giúp đỡ (bố thí tài vật, bố thí pháp ngữ v..v…) tạo một ân phước nào đó đối với người nhận, nghĩa là trong việc này có kẻ cho và có người nhận.

Người xưa thường dạy “thi ân bất cầu báo”. Dù là bậc tăng già, cư sĩ hay đại chúng bình thường, khi đã thực tâm thực hành hạnh bố thí thì đừng mong cầu một sự cám ơn nơi người nhận mà đôi khi chúng ta cần phải cám ơn người nhận vì chính nhờ có người nhận nên người cho mới có thể thực hành sự bố thí đó được như trong câu chuyện mà người viết sưu tầm được trong 101 chuyện Thiền do Trần Đình Hoành dịch và bình dưới đây:

Người cho nên cám ơn

Lúc Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.
Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.”
Umezu trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này không nhận được cả một tiếng cám ơn.
“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.
“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.
“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.
“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.
“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.
“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.”
.
Bình:

• Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).
• Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.”

Câu này có nhiều tầng triết l‎ý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp).

Bố thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì ắt như người vào trong tối không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”

(Ghi chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là chân ngộ của Bồ tát).
Bố thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.
• Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một bài học về Phật pháp.

• Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?
Thưa, vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.
Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.
• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.
Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ. Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta.
Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: Người cho phải cám ơn người nhận.
( Nguồn: 101 Chuyện Thiền- Trần Đình Hoành dịch và bình)

Với lòng từ bi và bình đẳng, Đức Phật cũng đã dạy cho các tăng chúng cần phải biết rằng: Với lòng kính ngưỡng Phật Pháp thì việc cúng dường hai lít dầu thắp đèn của một bà lão nghèo nàn cũng có công đức ngang hàng như việc cúng dường hàng vạn ngọc ngà châu báu của vua Lương Võ Đế. Vì vậy chúng ta không nên phân biệt kẻ giàu sang quyền quý hay người cơ cực bần hàn trong việc tu tập công đức hay làm chuyện thiện lành. Bạn đồng ý chứ?

Đồng thời bây giờ nhiều người thường hay nói về lợi ích của sự tu tập thiền định. Người viết xin được chia sẻ một kinh nghiệm quý báu về đề tài Thiền và sức khỏe trong bài viết được chuyển gửi qua email của một người bạn đồng môn của người viết. Xin mời bạn đọc theo dõi.

Thiền, Stroke, Và Trái Tim..

“…. Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.

Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là run nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.

Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền ! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”

Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra.. Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng….”
( Nguồn: Trích trong email của anh Chu Tất Tiến chuyển gửi đến bạn bè. Xin cám ơn anh CTT)

Hy vọng rằng những lời chia sẻ tâm tình hôm nay của người viết sẽ đem lại cho quý bạn một chút niềm vui nho nhỏ trong ngày.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN98-494-10711)
Sương Lam
#460 Posted : Friday, November 25, 2011 1:38:57 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Duyên Nghiệp và Bài Thơ Cám Ơn

Chào quý bạn,

Đây là bài thứ một trăm lẻ một (101) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Ngưòi xưa thường nói: “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” người viết tạm hiểu là “Mỗi một miếng ăn miếng uống, mỗi một sự việc nào cũng đều đã được trời định sẵn trước rồi.

Tôi cũng lại nghe nói: “Tu một trăm năm mới được đi chung một chiếc thuyền. Tu một ngàn năm mới nên duyên chồng vợ”

Mèn ơi! Không biết các câu nói trên có đúng không, chứ khi xem phim kiếm hiệp Hồng Kông hay phim tình cảm xã hội Đại Hàn, bạn và tôi thường nghe những nhân vật chính trong phim khi gặp cảnh trái ngang, trắc trở thường hay nói “Xin hẹn lại kiếp lai sinh” hoặc là “Xin hẹn lại kiếp sau để chúng mình gặp lại nhau”, chứ đâu cần phải chờ đến một trăm năm để được cùng đi chung một chiếc thuyền, hay một nghìn năm để được cùng làm đám cưới nên duyên chồng vợ. Lâu quá trời!

Người viết dài dòng văn tự để mở đầu câu chuyện cho vui mà thôi chứ người viết là một Phật tử nên luôn luôn tin tưỏng mọi việc trên đời đều là do duyên nghiệp mà ra.
Có những thuận duyên và cũng có những nghịch duyên. Nếu gặp thuận duyên thì vui vẻ, hòa hợp, thương mến nhau. Nếu gặp nghịch duyên thì buồn phiền, chia rẻ, oán ghét nhau. Nếu chúng ta cùng gieo duyên lành thương yêu, quý mến nhau thì chúng ta sẽ được cùng nhau sống chung hoà bình vui vẻ, tâm ý hòa hợp. Nếu chúng ta lở tạo nghiệp xấu do tham, sân, si thì chúng ta sẽ sống trong chiến tranh thù hận, oán ghét nhau. Chúng ta ai cũng muốn yêu thương và được yêu thương cả, nhưng vì các ác nghiệp tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến kia đã dẫn dắt chúng ta làm những điều sai trái, tạo nên những ác nghiệp và những nghịch duyên làm cho ta phải sống “Khổ” như nhà Phật đã dạy.

Xét lại trong thân tình gia đình cha mẹ, con cái, anh chị em, thân nhân của chúng ta, tại sao có cha mẹ may mắn có phúc có con cái hiếu để thương yêu giúp đỡ cha mẹ, lại cũng có cha mẹ bất hạnh vô phúc gặp con cái bất hiếu gây phiền buồn đau khổ cho mẹ cha? Có gia đình anh chị em hòa thuận nhau nhưng cũng có gia đình anh chị em ghét bỏ nhau?

Nhiều người cho rằng tiền bạc, vật chất đã tạo nên sự thương yêu hay oán ghét đó. Điều này chưa hẵn là đúng vì cũng có nhiều gia đình giàu sang, danh vọng đầy đủ nhưng vẫn sống không có hạnh phúc, vẫn oán ghét thù hận nhau. Đời sống của những gia đình thuộc hoàng gia quý tộc Anh Quốc hay của nhiều quốc gia khác trên thế giới đã cho ta thấy điều này là sự thật. Bên cạnh những giá trị của vật chất, tiền bạc, còn có giá trị của tình cảm, tâm linh, đạo đức nữa. Nhiều khi những giá trị tình cảm, tâm linh, đạo đức này lại có ảnh hưởng nhiều, lại quyết định cả cuộc đời của bạn và tôi. Bạn có đồng ý chăng?

Riêng cá nhân người viết, nhờ có phúc lành được gieo duyên với Phật pháp, trải qua bao sóng gió của cuộc đờì và theo với tuổi đời, trong hạnh phúc hay trong đau khổ, người viết chấp nhận những gì đã xãy ra trong cuộc đời của mình, cố gắng tu tập hạnh lành, tránh làm việc ác, như người viết đã tâm tình trong bài viết “Âu cũng là duyên nghiệp” trước đây của SL.
Và cũng với tâm ý đó, người viết đã cố gắng “Do the best I can” trong việc tạo niềm vui cho mình, cho người để chúng ta sống cuộc đời an vui, tươi đẹp hơn trong cõi hồng trần.

Nhờ duyên lành, người viết đã lập được khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn để tâm tình, để chia sẻ những gì người viết biết được, đọc được, sưu tầm được qua sách vỡ, qua internet, qua email bạn gửi để chúng ta cùng có được một niềm vui nho nhỏ trong ngày. Dĩ nhiên sự hiểu biết về Phật pháp, về thiền định, về khoa học kỹ thuật, về văn học nghệ thuật, về nhiều vấn đề khác nữa của người viết rất giới hạn vì có những bậc cao minh thức giả khác hiện đang có mặt ở nơi đây, nhưng họ “không” hay “chưa” xuất hiện mà thôi. Chúng ta hãy chờ họ xuất hiện nhé. Mong thay!

Người viết chỉ xin làm:

“Tôi xin làm đốm lửa.
Một đốm lửa nhỏ thôi.
Sưởi ấm tình cô lữ
Nơi xứ lạ quê người

Mộng tầm thường bé nhỏ
Làm đốm lửa, vầng mây
Làm thuyền xưa, hoa nụ,
Chấm phá bức tranh quê »


(Thơ Tôi Xin Làm của Sương Lam)

Được tâm tình với thân hữu, với độc giả bốn phương, nhất là với quý vị cao niên ở Portland là niềm vui trong ngày mà người viết đã chọn.
May mắn thay, có những thuận duyên đã đến với người viết trong khi phụ trách mục Một Cỗi Thiền Nhàn này. SL xin kể cho bạn nghe nhé.

1. Thứ nhất là ban điều hành ORTB đã cho phép SL được « khẩn hoang lập ấp » trong giang sơn của ORTB, nhờ thế SL có được một khu vườn nho nhỏ MCTN ở trang 35 của ORTB (số đặc biệt này dễ nhớ lắm đấy). Quý vị này luôn luôn dành mọi sự ưu ái đặc biệt để SL được tự do canh tác khu vườn này trong suốt 2 năm qua. Xin cảm tạ lòng ưu ái của ban điều hành ORTB.

2. Thứ hai là «phu quân» của người viết, tuy không phải là người thuộc giới «văn thơ nghệ sĩ», nhưng vẫn âm thầm ủng hộ và khích lệ cho «nội tướng» của mình đi làm những việc thiện lành, đem niềm vui nụ cười đến cho mọi người trong lúc «tuổi không còn trẻ nữa» Nói vậy chứ SL phải «an viêc nhà» xong rồi mới đi «lo việc thiện hạ » được để không bị ông xã «càm ràm». Xin cám ơn «tướng công».

3. Thứ ba là độc giả bốn phương trên «cõi ảo internet» và quý vị nam nữ cao niên ở «cõi thật Portland» đã đón nhận và chịu khó theo dõi tâm tình của SL trên ORTB hằng tuần. Có nhiều cụ bà, nhiều cụ ông trong khi đi chợ mua sắm, ăn uống, hay đi sinh hoạt cộng đồng đã đến gặp người viết và nói lên lời ái ngữ, khích lệ tinh thần người viết. Thật rất cảm động. Thật rất vui mừng. Xin cảm ơn quý vị độc giả mục MCTN.

Trong tuần qua, một độc giả tên là Cao niên Rose City (thú thật người viết không biết vị này là ai) đã nói lên những cảm nghĩ cuả Cụ qua bài thơ Cám Ơn dưới đây được đăng trong ORTB số496 ngày 21-10-2011, đã làm cho người viết hết sức cảm động vì đã có người cảm thông được tâm ý cuả tác giả mục MCTN này.
Xin cụ Cao niên Rose City và quý bạn cho phép SL được chia sẻ niềm vui này đến với quý độc giả ORTB qua bài thơ Cám Ơn của Cụ Cao Niên Rose City và bài thơ đáp họa của SL nhé để chúng ta cùng vui chung với nhau. Trân trọng cám ơn Cụ và quý bạn.

Cám Ơn

Cao niên lảnh hội Cõi Thiền Nhàn
Năm tháng cuối đời vẫn lạc quan
Sau cuộc tương tàn còn sống sót
Qua cơn hồng thủy vẫn an khang
Sống vui sống đẹp thôi phiền não
Hiểu Đạo hiểu Đời dứt trái oan
Nghiên cứu sưu tầm không mệt mỏi
Cám ơn người viết Cõi Thiền Nhàn

Cao niên Rose City, Thu 2001

SL xin đáp họa lại bài thơ Cám Ơn của Cụ Cao Niên, Rose City
Kính cảm tạ Cụ - SL

Cám ơn người ghé Cõi Thiền Nhàn
Cùng một tâm hồn, một cảm quan
Vô ngã, vô thường không bận trí
Có không, không có vẫn an khang
Cuộc đời phiền não thêm chi nữa
Trần thế an vui, bớt trái oan
Chia sẻ niềm vui, tâm tĩnh lặng
Bạn, tôi vui với Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam

Để làm vui lòng quý thân hữu và độc giả muốn đọc lại những bài viết MCTN và các bài viết cũ của SL đã được đăng trong ORTB trước đây, SL đã cố gắng thực hiện xong một Blogspot và một website với danh mục Một Cõi Thiền Nhàn và SươnglamPortland. SL sẽ cập nhật hóa mỗi khi có bài viết mới.

Xin mời quý thân hữu và quý độc giả tìm đọc lại các bài viết này trong Blogspot và trang nhà của Sương Lam qua link dưới đây:

http://suonglam-tran.blogspot.com/

http://suonglamportland.wordpress.com/

Người viết xin mượn câu chuyện Thiền ngắn ngắn dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé..

Thiên Đàng

Một đệ tử bị ám ảnh bởi ý nghĩ về cuộc sống sau khi từ trần; Minh Sư nói với anh: "Tại sao con phải mất thời giờ nghĩ tới thế giới bên kia?"
"Nhưng có thể nào không nghĩ tới được sao?”
“Được chứ.”
“Như thế nào?”
“Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay tại bây giờ và nơi đây.”
“Và thiên đàng ở đâu?”
“Ở tại nơi đây và bây giờ."
(Nguồn: Trích trong Một Phút Minh Triết với Anthony de Mello)

Giây phút được sống trong hiện tại với cái tâm an bình, với cái tình thân ái có phải là đang sống ở thiên đàng không? Bạn nhỉ?

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi, ORTB 497-101-1028-2011)
Users browsing this topic
Guest (2)
28 Pages«<2122232425>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.