Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages<1234>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#21 Posted : Tuesday, August 21, 2007 2:13:37 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào các bạn,

Hôm nay SL xin mời các bạn thưởng thức thêm hai chậu bonsai và bài Nụ Cười Người Xưa dưới đây. Hy vọng các bạn sẽ cười nghiêng ngửa như thiền sư Phật Ấn và thi sĩ Tô Đông Pha trong truyện.Big SmileBig Smile


NỤ CƯỜI NGƯỜI XƯA


Ngu giả TRẦN LIÊM KHẢO


Trong tập “Cái Cười Của Thánh Nhân” của Nguyễn Duy Cần đề cập đến cái “Ngôn Vô Ngôn” trong văn u mặc. Tác giả cho rằng lối văn u mặc khác nào như bóng mờ mờ ảo ảo, hư hư thực thực, nó vừa kín đáo, vừa thâm trầm... bàn không bao giờ cạn lời, nghĩ chẳng thể nào hết ý (*) “Lâm Ngữ Đường đã nói: “U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi, ắt là có một phần rất quan trọng của nhân sinh, mới biết khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi, ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện” (trang 18 Cái cười của Thánh Nhân).
Và trang 19, có đoạn: “Tinh thần u mặc của nước Tàu ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao của Trung Hoa. Trong Kinh Thi thiên Đường phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái “trống không” của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

“Ngài có xe có ngựa, sao không cỡi, không tế...
Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!”

Có nghĩa là... nếu ông không chịu hưởng thụ thì đến khi ông chết rồi kẻ khác sẽ thay ông hưởng hộ những cái gì ông có... Ngựa ông người khác sẽ cưỡi, sẽ tế, tiền của ông họ sẽ ăn tiêu phè phỡn, trong khi đó thì cái xác ông bị vùi sâu dưới lòng huyệt lạnh...
“Than ôi! xe ngựa của ông thì thiên hạ cưỡi, thiên hạ tế!
Đợi đến kiếp sau ông đầu thai sống lại thì ngựa ông sẽ què chân,
tiền bạc sạch sành sanh, mà phải để cho mặt ủ mày chau... !”
Nụ cười người xưa thường bằng mọi hình thức để làm vui lòng người đọc, đẹp dạ người nghe. Nó hồn nhiên và mạnh mẽ. Nó có thể bứng cả cái kiêu ngạo của con người chỉ bằng một lời nói bóng gió. Nó có thể lấp cả cái bề tối tăm của một kẻ đắm chìm trong sân si chỉ bằng một hơi thở nhẹ nhàng khác thường trong lời nói hay bằng một giọng văn hài hước... Như câu chuyện “Thiền” nói về Tô Đông Pha - nhà thơ lừng danh có lắm giai thoại làm cho người đời thích thú.

Tô Đông Pha đời Tống mộ đạo Phật. Người bạn rất thắm thiết của ông là Phật Ấn - nhà thiền sư lỗi lạc đương thời. Tu viện Phật Ấn nằm về phía Tây sông Dương Tử còn Tô Đông Pha có ngôi nhà dựng lên tại phía Đông. Hôm nọ Tô Đông Pha lặn lội đến thăm Phật Ấn, chẳng may nhằm hôm nhà sư đi vắng. Ngồi đợi suốt mấy giờ liền mà nhà sư vẫn chẳng thấy về. Đâm chán họ Tô bèn lấy tờ giấy viết nguệch ngoạc mấy hàng trong đó có mấy giòng: “Tô Đông Pha - người Phật tử vĩ đại này dù có tám ngọn gió thổi cũng chẳng hề lay động được” đoạn để trên mặt bàn, nhưng cũng chưa rời thiền viện đi vội còn cố nấn ná ở đợi thêm trong chốc lát nữa, nhưng bóng cà sa kia vẫn vắng biệt tăm hao. Thấm mệt, họ Tô đứng dậy bỏ ra về. Đến khi Phật Ấn trở về thiền viện nhìn thấy tấm giấy của Tô Đông Pha đặt trên bàn cầm lên đọc, bèn lấy bút viết thêm mấy chữ: “Nhảm nhí! Nhảm nhí! Những gì ông bạn vừa nói chẳng hơn gì “cái rấm” (tức cái trung tiện) của ta”.
Xong xuôi, nhà sư bèn sai chú tiểu mang sang cho ông bạn nhà thơ khét tiếng họ Tô. Tô Đông Pha đọc xong lời lăng mạ của Phật Ấn bèn bước ngay xuống thuyền sang sông gặp nhà sư để hỏi cho ra lẽ.

Khi vào đến thiền viện họ Tô nắm ngay lấy tay Phật Ấn gầm lên như sư tử rống:
- Thầy lấy quyền hạn gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ thô tục như vậy? Tôi há đã chẳng phải là một Phật tử mộ đạo chỉ chuyên chú tâm về việc tu hành đó sao? Ông vốn với tôi là chỗ thân tình mà còn viết lên các lời lẽ thóa mạ như vậy, huống hồ với kẻ khác ông còn viết lên những lời tục tiểu như thế nào nữa?
- À, ông anh bảo tôi viết như thế nào mà giận đến như thế?
- Còn hỏi lại nữa à? Ông dám bảo chỉ mỗi một cái “đánh đùng” hôi hám cũng đủ làm cho họ Tô này bay mất tiêu... ông nghe rõ chưa?
Phật Ấn đưa mắt nhìn ông bạn thân của mình trong cơn thịnh nộ, đợi đến khi họ Tô dứt lời, nhà sư bèn cười lên một tiếng:
- “Ông bạn Tô Đông Pha ơi! Người Phật tử vĩ đại của tôi đã viết rõ rành rành là dù có tám ngọn gió cũng khó lòng lay chuyển nổi... Ôi! Lời văn vẻ nghe oai hùng lắm thay! Ấy mà giờ đây chỉ mới mỗi một cái “rấm” cũng đủ làm cho ông anh bay bổng đến tận thiền viện của bần tăng tận này sang sông rồi!”

Nói xong Phận Ấn cười nghiêng ngửa, khiến họ Tô cũng phải ngửa nghiêng cười.

Thế mới hay cái câu “bát phong suy bất động” của họ Tô tự cho mình cứng như đá, vững như đồng, đụng nhằm phải lời đáp lại “nhất thí đả quá giang”của nhà sư Phật Ấn để đo lường cái “ngộ” của ông bạn thấm thiết chí thân họ Tô có vĩ đại như lời lẽ ông ta viết đó trong mảnh giấy đó không? (*)

Liêm Khảo

* “Bát phong suy bất động, nhất thí đả quá giang”: Có nghĩa, tám ngọn gió thổi cũng không thể lay chuyển được nổi, (mà) chỉ một cái “Rấm” cũng đủ đẩy qua bên này sông rồi!”





Sương Lam
#22 Posted : Wednesday, August 29, 2007 3:25:03 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Thưa các bạn,
Nhân mùa Vu Lan, Sl xin mời các bạn đọc mẫu chuyện dưới đây:

SHOUN VÀ MẸ


Shoun đã trở thành một ông thầy của phái Thiền Soto. Khi ông còn là một thiền sinh cha ông qua đời, để lại cho ông phải chăm nom bà mẹ già.

Mỗi khi Shoun đến thiền đường ông đều dẫn mẹ theo với ông. Vì bà theo bên cạnh ông, cho nên mỗi khi ông viếng các tu viện ông không thể sống cùng các nhà sư. Do đó ông xây một căn nhà nhỏ và săn sóc bà ở đó. Ông thường chép kinh, những bài kệ Phật giáo, và nhờ cách đó mà nhận được ít tiền để mua thực phẩm.

Khi Shoun mua cá cho mẹ ông, người ta giễu cợt ông, bởi vì một ông sư không được ăn cá. Nhưng Shoun chẳng thèm lưu tâm tới. Tuy nhiên, mẹ ông lại đau khổ khi thấy mọi người cười chê con bà. Cuối cùng bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành một ni cô được. Mẹ cũng có thể là một người ăn chay nữa." Bà liền thực hiện điều đó và hai mẹ con tu học cùng nhau.

Shoun yêu thích âm nhạc và từng là một ông thầy về đàn hạc, thứ đàn mà mẹ ông cũng biết chơi. Vào những đêm trăng tròn, hai mẹ con thường hòa đàn cùng nhau.

Một buổi tối có một cô gái trẻ đi ngang nhà họ và nghe thấy tiếng nhạc. Cảm động sâu xa, cô mời Shoun đến thăm cô vào đêm hôm sau và chơi đàn. Ông nhận lời mời. Một vài ngày sau ông gặp cô gái trẻ ở ngoài phố và cám ơn cô về lòng hiếu khách của cô. Những người khác cười nhạo ông. Ông đã ghé thăm nhà của một cô gái đứng đường.

Một hôm Shoun phải đi đến một ngôi chùa ở xa để thuyết giảng. Một vài tháng sau đó ông trở về nhà và mới hay mẹ qua đời. Bạn bè trước đó không biết liên lạc với ông ở đâu, nên tiến hành đám tang.

Shoun bước đến và gõ lên quan tài bằng cây thiền trượng của mình. "Thưa mẹ, con của mẹ đã trở về," ông nói.

"Mẹ vui mừng khi thấy con đã trở về, con ạ!" ông trả lời thay cho mẹ ông.

"Vâng, con cũng rất vui mừng," Shoun đáp lại. Rồi ông loan báo với mọi người ở chung quanh ông: "Tang lễ xong rồi. Quý vị có thể chôn cất thi hài."

Khi Shoun về già, ông biết sắp tới cuối đời. Ông liền gọi các đệ tử đến quây quần chung quanh ông vào buổi sáng, bảo họ rằng ông sẽ viên tịch vào buổi trưa. Đốt hương trước ảnh của mẹ ông và của người thầy cũ của ông, ông viết một bài thơ:

Trong năm mươi sáu năm trời ta đã cố sống cho thật tốt đẹp nhất,
Lang thang trong cõi trần gian này.
Giờ đây mưa đã ngừng rơi, mây đang trôi tản mác,
Bầu trời xanh xuất hiện một bóng trăng tròn.

Các đệ tử của ông tụ họp quanh ông, tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng nguyện cầu.

(Trích trong 101 Truyện Thiền do Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ)


Xin click vào tựa bài hát để nghe nhac.

Dâng Hoa Cúng Phật

nếu không nghe được nhạc thì click vào link dưới đậy

http://www.freewebtown.c...y/313444/aud-219920.wma


Sương Lam
#23 Posted : Monday, September 3, 2007 3:21:20 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)





Chào các bạn,
SL mời các bạn đọc bài Tư' Đại Danh Sơn ở Trung Quốc và hy vọng một ngày nào đó chúng ta có duyên lành đến viếng nơi đây.

SL chưa tìm được hình ảnh tứ đại danh sơn này.Tongue Các bạn nào có hình ảnh về các nơi kể trên xin post vào đây để SL và các bạn khác được cùng xem.beerchug SL xin cám ơn trước.Roseheart
SL


TỨ ĐẠI DANH SƠN”

và việc phát triển du lịch văn hóa Phật giáo
tại Trung Quốc


Tâm Hiếu dịch

Phổ Đà sơn “Hải Thiên Phật Quốc” ở Triết Giang, Ngũ Đài sơn “Thanh Lương Thế Giới” ở Sơn Tây, Nga Mi sơn “Tây Nam Phật Quốc” ở Tứ Xuyên, Cửu Hoa sơn “Liên Hoa Phật Quốc” ở An Huy được mệnh danh là Tứ đại danh sơn của Phật giáo Trung Quốc.

Du lãm văn hóa Phật giáo là du lịch đến những danh lam thắng cảnh văn hóa Phật giáo với mục đích lễ bái, cầu pháp, tham học, nghiên cứu... Hoạt động du lịch thường có liên quan mật thiết với tôn giáo. Lịch sử phát triển của ngành du lịch đã chứng minh rằng, chiêm bái thánh tích tôn giáo là một trong những nguyên nhân thu hút du khách. Trên thế giới hiện có một số thánh địa Phật giáo nổi tiếng như nơi Đản sanh, thành Đạo của Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ, những ngôi danh lam ở Tây Tạng - Trung Quốc, Thái Lan... đều là những điểm du lịch có tiếng.

Tứ đại danh sơn của Phật giáo Trung Quốc từ xưa đến nay luôn là nơi chiêm bái của tín chúng; thiện nam tín nữ, du khách từ nhiều nơi. Ngành du lịch hiện đại phát triển, du lịch văn hóa Phật giáo trong khu vực Tứ đại danh sơn cũng phát triển theo. Như tại Phổ Đà sơn mấy năm gần đây, lượng khách du lịch hàng năm ước tính hơn trăm vạn, đẩy mạnh nền kinh tế thành phố Chu-San. Du lịch văn hóa Nga Mi sơn đã trở thành sức mạnh chủ yếu phát triển kinh tế của thành phố Nga Mi Sơn, với phương châm “Y sơn hưng thị, tựa sơn đằng phi”. Cửu Hoa sơn vị trí địa lý ưu việt, giao thông thuận lợi nên càng hưng thạnh. Ngũ Đài sơn có nền văn hóa được liệt vào “Di sản văn hóa thế giới”. Trong thời gian “Hương hội”, “Pháp hội”, khách du lịch khoảng 1 đến 2 vạn người. Chính quyền địa phương hết lòng ủng hộ trong việc phát triển du lãm văn hóa Phật giáo. Tứ đại danh sơn đối với sự phát triển du lịch văn hóa Phật giáo trong thời kỳ hiện đại, mang lại không ít những điều lợi ích.

Nguyên nhân làm cho Tứ đại danh sơn hưng thạnh chủ yếu là do bốn ngọn núi này được tương truyền là nơi ứng hiện của ngài Quan Thế Âm Bồ tát, ngài Văn Thù Bồ tát, ngài Phổ Hiền Bồ tát và ngài Địa Tạng Bồ tát. Tứ đại danh sơn có thể xem là đại biểu cho tinh thần Đại thừa Phật giáo. Tinh thần vĩ đại này làm xúc cảm vô số trái tim của thiện nam tín nữ, và họ đến lễ bái thánh địa.

Hơn ai hết, mỗi con người thường tự nhận thấy cuộc sống huyễn hóa vô thường, cô đơn trước bao nỗi thống khổ, tiện nghi vật chất không thể giải quyết được nỗi khổ của họ. Với nhịp điệu của cuộc sống hiện đại náo nhiệt, họ khát khao có được đời sống an nhàn, tìm một phút giây dù chỉ là chốc lát trong khung cảnh của chốn thiền môn. Ở đây, ngài Quan Thế Âm đại diện cho tinh thần Đại từ Đại bi độ tất cả chúng sanh thoát ly biển khổ, chỉ cần nghe tên Ngài, niệm danh hiệu Ngài, thấy hình tượng Ngài cũng đều được an lạc. Ngài Văn Thù Bồ tát đại diện cho trí tuệ Bát Nhã. Ngài Phổ Hiền Bồ tát tiêu biểu cho “Thập đại nguyện vương”. Ngài Địa Tạng Bồ tát “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Chính bởi tinh thần vô úy cao cả này của những vị Bồ tát tại những Thánh tích này đã thu hút hàng vạn người về đảnh lễ, chiêm bái danh sơn.

Một trong những yếu tố làm cho Tứ đại danh sơn hưng thạnh, đó là ngoài việc tu bổ điện đường, những ngôi chùa tại những nơi này đã thực hiện đúng tinh thần từ bi của Phật giáo, tạo phúc an dân. Thể hiện qua một số công việc như: ấn tặng kinh sách, tượng Phật, đồ pháp khí... quảng kết thiện duyên. Ngoài ra, trên phương diện từ thiện xã hội, các tổ chức Phật giáo tại Tứ đại danh sơn luôn sẵn lòng cứu tế những người nghèo khó, giúp đỡ học sinh nghèo ham học, phóng sanh hộ vật, trồng cây gây rừng... xác lập được hình tượng Từ bi trong xã hội, xóa bỏ hiểu lầm của người đời đối với Phật giáo. Bên cạnh công việc từ thiện xã hội, trong chùa còn tổ chức bệnh viện Phật giáo, dưỡng sanh Phật giáo, biểu diễn nghệ thuật Phật giáo... Những hoạt động này đem đến nhiều lợi lạc cả thân tâm nên đã có nhiều người tìm đến Phật giáo.

Một điều nữa, Tứ đại danh sơn ngoài nguyên nhân phát đạt do du lịch ra, còn mang sắc thái văn hóa Phật giáo. Vì những ngôi danh lam nơi đây đều có lịch sử văn hóa lâu đời, được nhiều triều đại xưng tụng, ngợi ca. Ngày nay, trong một số ngôi chùa tại những nơi này còn lưu lại những tượng Phật cổ, bia cổ ghi chép đầy đuọ công hạnh tu trì của các bậc cao tăng. Mỗi khi khách hành hương lên núi còn thấy những bài thơ, bức họa tuyệt mỹ. Bên trong Tứ đại danh sơn là một khối liên hợp những tòa kiến trúc Phật giáo cổ kính trang nghiêm, những pho tượng Phật sống động như thật, những bức họa đặc sắc, những bài thơ với bút tích thư pháp ý vị, hòa cùng phong cảnh tự nhiên làm du khách bàng hoàng khó quên.

Còn một điểm nữa luôn được chú trọng tại Tứ đại danh sơn, đó là vai trò của Tăng sĩ với giới luật thanh tịnh, thật tu thật học. Có thể thấy rõ điều này ở đạo tràng “Hán tạng Phật giáo”, nơi đây giới luật tinh nghiêm, chú trọng tu trì, giảng kinh thuyết pháp, người tham học và du khách nghe tiếng nên tìm đến, dần dần phát triển thành nơi du lãm văn hóa Phật giáo. Cũng như “Học viện Luật” của Ni chúng chùa Phổ Thọ Ngũ Đài sơn, khắp trong và ngoài nước đến tham cầu học hỏi, lễ bái đông vô kể. Có thể thấy rằng sức cảm hóa của cao tăng Phật giáo rất lớn. Theo lịch sử phát triển Tứ đại danh sơn, mỗi lần xuất hiện một vị cao tăng giới đức cao dày, hạnh giải tương ưng... thì có nhiều Tăng Ni, Phật tử, văn nhân nho sĩ đều tìm đến cầu pháp. Hơn nữa, đã có một số vị cao tăng sau khi viên tịch, nhục thân không tan rã, hoặc có vị lưu lại xá lợi... đây cũng chính là những đối tượng để mọi người tìm đến xưng tán lễ bái. Như ngài Kim Địa Tạng - Tổ sư khai sơn Cửu Hoa sơn - viên tịch đã lâu mà nhục thân không tan rã. Tháp thờ nhục thân của ngài đến nay vẫn còn. Pháp sư Vô Hạ đời Minh được hoàng đế Sùng Trinh tôn xưng “Bồ tát Ứng thân”, ngài viên tịch đã gần 400 năm nhưng nhục thân vẫn còn nguyên vẹn trong tư thế kiết già, phụng thờ ở Bách Tuế cung. Cửu Hoa sơn được xem là đạo tràng của ngài Địa Tạng Bồ Tát, có hơn 14 vị cao tăng nhục thân bất hoại. Trong thời gian chiến tranh bạo loạn, một số nhục thân bị hư hoại, hiện tại chỉ còn 5 vị, và đó còn là nét đặc thù văn hóa Phật giáo của Cửu Hoa sơn. Từ những nhục thân bất hoại của các bậc cao tăng và đức hạnh tu trì của quí ngài lúc sanh tiền, mỗi năm đã cảm hóa biết bao người. Nên biết rằng, phát triển du lịch văn hóa Phật giáo, không nên chỉ chú trọng về mặt kinh tế, mà cần phải phát huy và bảo trì văn hóa Phật giáo chính thống, bồi dưỡng Tăng tài, như vậy sự nghiệp du lịch Phật giáo mới phát triển được lâu dài.

Nhân vì Tứ đại danh sơn là thánh địa ứng hóa của Tứ Đại Bồ tát, nên nó có địa vị rất cao trong con mắt tín chúng Phật giáo nước ngoài. Mỗi năm có hàng vạn tín chúng và du khách nước ngoài đến chiêm bái, Phật tử Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thường tổ chức thành đoàn leo núi, 3 bước lạy 1 lạy rất thành khẩn. Việc làm này, một mặt xúc tiến tình hữu nghị quốc tế, tăng cường tình đoàn kết dân tộc quốc gia, mặt khác thúc đẩy phát triển ngành du lịch văn hóa Phật giáo.

Du lịch quốc tế đang được ưa chuộng hiện nay là du lịch văn hóa sinh thái. Đây là loại hình du lịch có ích trong việc phát triển ý thức bảo vệ tự nhiên nên được gọi là “Du lịch màu xanh”. Ở điểm này, du lịch văn hóa Phật giáo chiếm ưu thế. Như một bài thơ cổ đã viết “Tiếc rằng sông núi trong thiên hạ, phong cảnh tuyệt trần thuộc về nhà sư”, vì các ngôi cổ tự đa phần tọa lạc tại những nơi có phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp. Phật giáo không sát sanh, từ bi thương xót mọi loài, không chặt cây phá rừng, tự giác bảo hộ truyền thống cân bằng sinh thái, xung quanh chùa trên núi còn trồng rất nhiều cây. Thiền sư Biệt Truyền - cao tăng Nga Mi sơn - đời Minh tụng kinh Pháp Hoa, tuông 1 chữ trồng 1 cây, lạy 1 lạy, theo số chữ trong kinh văn thì ngài trồng cả thảy là 69.770 cây tùng, bách, sam, nam mộc ở xung quanh núi và đống Bạch Long, nay gọi là “Cổ Đúc lâm”, tiều phu không một ai dám kinh động. Trong tự viện còn trồng hoa, trong bài thơ Đường có câu: “Điêu thanh sơn lộ tịnh, Hoa ảnh tự môn thâm”, “Khúc kinh thâm u xứ, Thiền phòng hoa mộc thâm”. Một số tự viện còn có suối nước ao xanh, hương sen ngày hạ, cá đùa tung tăng, tiếng chim thanh thoát, ý đẹp tình thơ khiến cho con người như lạc vào tiên cảnh. Khung cảnh sinh thái thanh nhàn ở chốn thiền môn, cộng thêm tinh thần “từ bi bình đẳng, phổ độ chúng sanh” thu hút khách hành hương mọi tầng lớp xã hội đến chùa lễ bái khấn nguyện, tham thiền học đạo, ngâm thơ họa cảnh, thưởng thức phong cảnh...

Đứng trước cảnh non xanh nước biếc, cảnh sắc u nhã của Phạm Cung Phật tự, tiếng chuông ngân vang, pha lẫn với lời kinh tiếng kệ, khiến cho du khách cảm thấy lòng thơ thới. Những câu đối ở Nga Mi sơn, Phổ Đà sơn... hàm ẩn triết lý Phật giáo sâu sắc, khi đọc đến khiến con người tịnh hóa thân tâm, cảm nhận được tính Từ bi - Trí huệ - Thanh tịnh của đạo Phật, từ đó từng bước cảm nhận ra những giá trị vĩnh hằng của đời sống tâm linh.






Sương Lam
#24 Posted : Saturday, September 8, 2007 3:15:26 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Chủ Nhật cuối tuần , SL mời quý bạn đợc mẫu chuyện Thiền dưới đây và ngắm hoa thủy tiên nở cho vui trong lòng một ít.Big SmileBlush


KHÔNG XA CÕI PHẬT
Một sinh viên đại học khi viếng thăm Gasan đã hỏi ông: "Có bao giờ ngài đọc Thánh Kinh Thiên Chúa không?

"Không, hãy đọc kinh đó cho ta nghe," Gasan nói.

Chàng sinh viên mở cuốn Thánh Kinh và đọc trong phần Thánh Matthew: "Và các ngươi lo nghĩ làm chi về phần đồ mặc? Hãy ngẫm xem hoa huệ ngoài cánh đồng, chúng mọc lớn lên như thế nào. Chúng chẳng hề lao khổ, chúng cũng chẳng kéo chỉ, và tuy nhiên ta nói cùng các ngươi rằng dù cho Solomon vinh quang biết mấy, cũng không ăn mặc được bằng một trong những hoa ấy... Vì vậy cho nên, chớ lo nghĩ gì cho ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo nghĩ cho mọi sự của ngày mai."

Gasan nói: "Bất cứ người nào đã thốt ra những lời đó ta coi như là một người đã giác ngộ rồi."

Chàng sinh viên tiếp tục đọc: "Hãy xin và cái đó sẽ cho ngươi, hãy tìm và ngươi sẽ thấy; hãy gõ và cái đó sẽ mở cho ngươi. Vì mọi người ai xin thì được, và ai tìm thì thấy, và ai gõ thì được mở cho."

Gasan phê bình: "Thật là tuyệt vời. Vị nào đã nói điều đó thời không xa cõi Phật."

(trích trong 101 truyện Thiền do Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch)







hongkhackimmai
#25 Posted : Tuesday, September 11, 2007 5:24:40 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chị Sương Lam mến,

Mot nguoi ban toi o Phap gui den toi PPS na`y.
Khong ngo ta'c gia la` mot co^ hoc tro` cu ma` toi gioi thiê.u voi thien su Thich Thong Triet o Riverside California.
....Thien su Thong Triet la` tha`y cua vo toi, nam nay gan 80, bi VC dua di cai tao 14 nam. Nam nao ong ay cung co kho'a giang o Phap va Duc, moi noi co vai chuc de tu nhung ho quy' ong ay lam. Ong ay la mot ong su dac biet, khong giong nhung su VN khac. Ve mat Thie^`n thi` co`n cao sieu hon thay Nhat Hanh va Thanh Tu nhieu.
Giao Trần




Tôi nghĩ những điều ông Giao Trần nói ở trên không đúng sự thật.
Thầy Thích Thông Triệt, khi mới đến Mỹ, định cư ở Beaverton Oregon một thời gian . Ngày xưa khi còn thanh niên, Thầy Thông Triệt cùng họat động với đoàn thanh-niên-thiện-chí và thanh-niên-chí- nguyện với Đỗ Ngọc Yến (báo Người Việt), cho nên tuổi của thầy CHƯA đến 80. Nhiều lắm lắm là 70.

Thầy Thông Triệt là bạn của... my ex (cũng trong nhóm thanh niên thiện chí) , lớn hơn my ex nhiều lắm là 5 tuổi , tên phàm tục của thầy là Tông. Trước khi qua Mỹ, thầy TT Triệt là đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
Người Phật Tử chân chính không nên so sánh thầy này với thầy nọ, và phân cao thấp. Tôi không đánh giá sự tu hành hay cá nhân thầy Thông Triệt , nhưng có thể quả quyết là không bao giờ thầy Thông Triệt dám nâng mình cao hơn thầy Nhất Hạnh hay thầy Thanh Từ.

Vì sự quen biết ngày xưa, cách đây 3 năm gặp lại, HKKM vẫn quen miệng gọi thầy là.... anh Tông Big Smile
hongkhackimmai
#26 Posted : Wednesday, September 12, 2007 5:28:54 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Hôm nay lại ghé qua đây đọc bài thơ Quét Lá. Bài thơ rất hay cho một người bình thường : đọc thơ và suy nghiệm về cuộc đời.
Nhưng nếu với người (tác giả) đi tầm sư (thầy ThíchThông Triệt) học thiền, thì người này ngay phút đầu đã ấm ớ. Tôi nghĩ thầy đã giao cho cây chỗi để đo lường trình độ của trò trước khi truyền.... nghềWink

Muốn đi sâu vào thiền, có một số điều căn bản phải biết .
Đưa chổi quét lá -----> chỉ làm việc quét lá, không có làm thơ suy nghĩ viển vông về con người và cát bụi , thắc mắc về lá rụng, so sánh cái này với cái nọ. Khi đầu óc suy nghĩ lung tung như vậy, mình vô tình... dán nhản mọi sự trên đời qua cái nhìn chủ quan của mình.

Thiền là gì? là trạng thái KHÔNG LỜI (tịnh tâm)-----> con đường chuẩn bị để đi đến RỬA SẠCH . Mà cô tác giả và ông Giao Trần (đệ tử) đã lắm lời, chưa rửa sạch được những hổn tạp của thế gian .

Thiền là gì? là tư duy TRỐNG RỖNG : hoàn toàn blank, không ý niệm gì hết. Từ đó có BẬT SÁNG (NGỘ) đưa vào CHÁNH NIỆM ------------------------------> CHÂN NHƯ

Nếu không, lòng mang nặng quá nhiều hành lý tư duy, thì thiền.... bán mạng à?

Hai điều nhỏ nhoi kia (Không Lời và Trống Rỗng) chưa vượt qua được, thì khoan nói về thiền




Sương Lam
#27 Posted : Thursday, September 13, 2007 3:13:16 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL cám ơn chị HKKM đã dừng chân nơi MCTNTL đọc bài thơ Quét Lá và góp ý. Theo thiển ý của SL, tính cách xác thực về Thầy Thông Triệt thì chỉ có chính đương sự, Thầy Thông Triệt, mới có thẩm quyền trả lời rằng đúng hay sai mà thôi. SL lại không biết Thầy Thông Triệt nên không dám lạm bàn thêm gì cả.Tongue


SL xin mời các anh chị thưởng thức tiếp vẻ đẹp của những chậu hoa thủy tiên và đọc bài viết dưới đây.
Có những bài viết, bài thơ, hình ảnh, chậu hoa mà theo sự cảm nhận của SL thấy đó là hay, là đẹp cho nên SL muốn được chia sẻ với các bạn những gì SL đã cảm nhận để cùng chung niềm vui với SL.Blush

Nhưng mỗi người có một cảm nhận khác nhau khi xem, đọc hay thưởng thức một bản nhạc, một bài thơ, một chậu hoa, một hòn đá, một tác phẩm văn học nghệ thuật, cho nên SL rất trân trọng cảm nhận riêng của mỗi người.

Nếu SL tìm được người cùng có chung một sự cảm nhận giống như mình thì quả là một phúc duyên cho mình và xin cám ơn những người người bạn này đã đến với SL. Còn bằng không thì chỉ đành chờ một thiện duyên khác đưa đến mà thôi. Smile
Xin chúc các bạn thân an trí lạc.







Cây Nghiêng Về Phía Nào, Thì Sẽ Ngả Về Phía Đó

Như một định luật, cây nghiêng về phía nào thì chắc chắn sẽ ngả về phía đó. Tư tưởng con người cũng vậy. Một người khi tâm tư hướng về đâu, sự suy nghĩ cũng sẽ được quy hướng như vậy. trong sách Veritas có thuật lại một câu chuyện để xác minh điều đó là chính xác:

Không gì đẹp bằng

Trả lời cho một thanh niên mong mỏi được biết rõ về mình. Một cụ già nọ đã kể câu chuyện như sau:
Ngày nọ, tại một đỉnh núi cao, người ta thấy ở chân trời xa tắp có hai bóng đen ôm lấy nhau.
Một em bé ngây thơ buột miệng nói: “Hai bóng đen đó là ba và má đang ôm nhau.”
Một chàng thanh niên đang mơ mộng phát biểu: “Đó là hai tình nhân quấn quýt nhau.”
Một người khác có tâm hồn cô đơn thì nhận xét: “Hẵn họ là 2 người bạn gặp lại nhau sau nhiều ngày xa nhau.”
Kẻ có lòng tham lam chỉ nghĩ đến việc tiền bạc thì lại quả quyết: “Đây là hai thương gia vừa ký với nhau một giao kèo làm ăn.”
Một người đàn bà có trái tim trìu mến thì thốt lên: “Đây là một người cha trở về từ chiến trận, đang ôm lấy đứa con gái của mình.”
Một tên sát nhân đứng gần đó góp ý: “Đây phải là 2 người đàn ông đấm đá vật lộn nhau, trong một cuộc giao chiến một mất một còn.”
Một người đàn ông không màng đến những gì xảy ra xung quanh mình lên giọng: “ Ai mà biết được họ đang ôm nhau hay cắn xé nhau.”
Nhưng sau cùng, một vị thánh có quả tim Thiên Chúa mới mĩm cười giảng hoà: “Không có gì đẹp cho bằng hai người ôm nhau.”
Kể xong câu chuyện này. Cụ già đưa ra kết luận: “ Mỗi một tư tưởng của Bạn để lộ bạn là ai.”

Bạn nên tự vấn lương tâm xem như bạn thường tưởng nghĩ đến những gì.
Hơn bất cứ một bậc thầy nào, những tư tưởng của bạn có thể nói cho bạn biết: Bạn Là Ai!


Peter Nguyễn

(Trích trong Bản Tin của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm số 12 tháng 7 & 8 năm 2007 Portland, Oregon)

Bảo Trân
#28 Posted : Thursday, September 13, 2007 4:07:44 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Gởi đến các ACE một tấm hình thật đẹp.
BT


Sương Lam
#29 Posted : Friday, September 14, 2007 2:48:34 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Bảo Trân ơi,
Tượng đài Đức Quan Thế Âm đứng trên biển cả mênh mông đẹp quá!Blushheart Cám ơn BT nha.Rose Tượng đài này ở đâu vậy hả BT? Ở Thái Lan phải không?
Bảo Trân có hình ảnh hay tài liệu hay đẹp gì thì xin mang vào đây chia sẻ với bạn bè nhé. beerchug Bảo Trân và Hươu giữ vườn vào lập vườn mai bên cạnh các vườn khác của chị LH, DT, và anh Biển Chết đi.Smile
Bảo Trân
#30 Posted : Friday, September 14, 2007 10:57:10 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Chị SL ơi,
Đây là tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải ở trên đảo Hải Nam, không phải ở Thái Lan chị ạ. Tượng đài này khánh thành đâu hồi năm ngoái năm kia. Đây là một danh lam thắng cảnh trong những tour hành hương mới.
BT có thể đem hình ảnh gì vào MCTNTL của chị đây?

BT
Sương Lam
#31 Posted : Friday, September 14, 2007 3:06:02 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

Chị SL ơi,
Đây là tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải ở trên đảo Hải Nam, không phải ở Thái Lan chị ạ. Tượng đài này khánh thành đâu hồi năm ngoái năm kia. Đây là một danh lam thắng cảnh trong những tour hành hương mới.
BT có thể đem hình ảnh gì vào MCTNTL của chị đây?

BT




BT ơi,
BT có thể đem những hình ảnh đẹp hay bài viết, bài thơ nào mà theo sự cảm nhận của BT là đã giúp cho tinh thần của BT an tĩnh, phúc lạc giống như hình ảnh tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải mà BT đã post là tốt quá rồi.Blush Còn khách dừng chân nơi đây có cùng một cảm nhận như BT và SL hay không thì xin hãy để tùy duyên cũng như SL đã đôi lời tâm sự ở trên đó.Smile
Không ngờ cái duyên chúng mình cùng học dưới mái trường Gia Long từ năm xưa mãi đến hôm nay mới đủ duyên phát triển để chúng ta lại được gặp gỡ nhau trên MCTNTL này. Vui quá phải không BT?heart
PC
#32 Posted : Friday, September 14, 2007 6:42:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Thầy Thông Triệt là bạn của... my ex (cũng trong nhóm thanh niên thiện chí) , lớn hơn my ex nhiều lắm là 5 tuổi , tên phàm tục của thầy là Tông. Trước khi qua Mỹ, thầy TT Triệt là đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.


Chị HKKM và SL,
Không biết ông Thông Triệt và Thông Triết có là một không? Vì em cũng tò mò muốn biết về thầy Thông Triệt, nhưng khi vào Suoitumedia tìm nghe giảng pháp thì lại thấy tên Thông Triết chớ không phải là Thông Triệt:

http://suoitumedia1.net/ttthongtriet.htm

Nếu có thể xin chị KM bấm vào nghe thử xem chị có nhận ra giọng của người bạn your ex hay không? Cám ơn chị.
PC
#33 Posted : Monday, September 17, 2007 12:31:55 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Thắc mắc đã được giải đáp: Thích Thông Triết và Thích Thông Triệt là hai vị khác nhau. Hôm nay tình cờ vào xem bản tin của Calitoday.com được biết thầy Thích Thông Triệt đã mở ra một phương pháp tu Thiền mới. Nhìn hình thì thầy có vẻ ở tuổi bát tuần.

http://www.calitoday.com...1f5435829fc948d60b1abb2



Sương Lam
#34 Posted : Monday, September 17, 2007 2:43:23 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Cám ơn PC đã tìm được tài liệu về Thầy Thông Triệt.Approve. PC là một expert về sưu tầm tài liệu và có một trí nhớ đáng phục!Blush
SL đã vào đọc bài viết tường thuật buổi ra mắt sách của Thầy Thông Triệt tại Houston.
Lần đầu tiên SL được biết Thầy Thông Triệt và Thiền Phái Tánh Không của Thầy.
Mỗi người tùy theo duyên lành mà gặp được minh sư hướng dẫn trên con đường tu học. Cooling



Sương Lam
#35 Posted : Monday, September 17, 2007 3:03:54 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL xin mời các bạn vào xem hình ảnh các chú tiểu dễ thương và Kinh Pháp Cú được trích dẫn từ www.buddhismtoday.com













Sương Lam
#36 Posted : Tuesday, September 18, 2007 12:59:08 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL mời các bạn xem tiếp hình ảnh các chú tiểu và kinh Pháp Cú trích trong website buddhismtoday.com












Tonka
#37 Posted : Tuesday, September 18, 2007 1:02:36 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Mấy chú tiểu dễ thương quá chị à Wink
Sương Lam
#38 Posted : Tuesday, September 18, 2007 1:10:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

Mấy chú tiểu dễ thương quá chị à Wink



Đúng rồi Tonka ạ!Blush
SL thích sưu tầm hình trẻ thơ vì nhìn hình ảnh các em bé mình sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản, nhẹ nhàng, bớt phiền muộn hơn.Blush Trẻ thơ vô tư, dễ thương, không sân hận nhiều như...người nhớn.Tongue
Tonka
#39 Posted : Tuesday, September 18, 2007 1:17:58 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nhân chi sơ tính bổn thiện

Ấy vậy mà rồi chúng sinh bỗng đi lạc được hết trơn Eight Ball May mà còn có các bậc thầy níu tay mình lại chớ nếu không thì...thiệt là...hỏng bét Big Smile
Sương Lam
#40 Posted : Tuesday, September 18, 2007 1:43:48 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chúng sinh đi lạc vì tưởng rằng cõi trần này vui quá!
Không ngờ đi lạc vào đây rồi mới thấy mệt và buồn nhiều hơn vui!Tongue








Click vào hình để nghe nhạc


Users browsing this topic
Guest (11)
26 Pages<1234>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.