Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

28 Pages<12345>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#41 Posted : Thursday, September 20, 2007 2:31:25 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL mời các bạn download link duới đây để xem nghệ thuật tạo hình với cát rất kỳ thú.Blush
Hy vọng rằng các bạn có được một niềm vui nho nhỏ trong ngày.beerchug


http://www.mediafire.com/?11uyuys41gv

Các bạn phải download file xuống computer của các bạn và open, xem với Window Media Player mới được.


Sương Lam
#42 Posted : Tuesday, September 25, 2007 2:28:31 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào các bạn,

SL xin mời các bạn thưởng thức bài học về những điều quan trọng trong cuộc đời dưới đây mà từ lâu rất có thể chúng ta đã quên và cho rằng không quan trọng.Wink

















Như Phương
#43 Posted : Wednesday, September 26, 2007 9:48:55 AM(UTC)
Như Phương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 312
Points: 0

Chị SL ơi

Cooling beerchug


quote:
Gởi bởi Sương Lam


Chào các bạn,

SL xin mời các bạn thưởng thức bài học về những điều quan trọng trong cuộc đời dưới đây mà từ lâu rất có thể chúng ta đã quên và cho rằng không quan trọng.Wink



















Sương Lam
#44 Posted : Sunday, September 30, 2007 3:07:24 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
NP ơi,
Cám ơn NP đã dạo chơi nơi này.heart
Bây giờ niềm vui của SL là sưu tầm những hình ảnh, tài liệu hay, đẹp từ các nơi hoặc do các bạn gửi đến SL rồi đưa lên đây chia sẻ với bạn bè. beerchugheart Quý bạn nào thích xem thì xem cho vui, còn không muốn xem thì cũng không có sao đâu.Big Smile
Sương Lam
#45 Posted : Sunday, September 30, 2007 3:26:17 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào các bạn,
Hôm nay SL xin mời các bạn cùng đi viếng Hoàng Hạc Lầu với SL nhé.
Đây là những hình ảnh được trích từ PPS Hoàng Hạc Lầu do chị Thu Hoa, một thân hữu điện lực và là một người chị văn nghệ của SL thực hiện.
Chị Thu HOa đã làm nhiều PPS rất hay, nghệ thuâ.t và có giá trị. Blush
SL xin cám ơn chị TH đã cho phép SL đem những hình ảnh và tài liệu này chia sẻ với bạn bè.
Có được một người bạn cùng tâm cảm với mình là một phúc duyên tốt đẹp, các bạn đồng ý chứ?Blush

Xin mời các bạn cùng đi viếng Hoàng Hạc Lầu với SL nhé.
































Tonka
#46 Posted : Monday, October 1, 2007 2:54:34 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
[ Bây giờ niềm vui của SL là sưu tầm những hình ảnh, tài liệu hay, đẹp từ các nơi hoặc do các bạn gửi đến SL rồi đưa lên đây chia sẻ với bạn bè. beerchugheart Quý bạn nào thích xem thì xem cho vui, còn không muốn xem thì cũng không có sao đâu.Big Smile


Chị cứ post, em vẫn xem Wink
Sương Lam
#47 Posted : Tuesday, October 2, 2007 3:20:04 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka
Chị cứ post, em vẫn xem Wink



Tonka ơi,
SL vẫn post.beerchug Các bạn xem hay không xem thì xin hãy tùy tâm, tùy ý, tuỳ duyên.Wink

Hôm nay, SL xin mời các bạn chịu khó download PPS Hoàng Hạc Lâu do Brenda Dzun Gabney thực hiện. Các sư huynh của SL vừa gửi đến chia sẻ với SL để nghe giọng hát Quỳnh Giao và nhiều hình ảnh đẹp khác nữa.Blush
Phụ nữ Việt không có dịch vụ Power Point Slideshow, cho nên SL phải upload file lên MediaFire và đưa link này vào PNV. Các bạn download xong, open thì sẽ xem được PPS này.
Hy vọng quý bạn nào bắt đầu bước vào tuổi "lục thập thuận thiên nhĩ" sẽ thích xem các bài thơ nổi tiếng này, Smile và cảm thâ'y tâm hồn mình an tĩnh, nhẹ nhàng lâng lâng như ngàn cánh hạc!Question

Xin mời các bạn click vào link dưới đây, download và open file PPS Hoàng Hạc Lầu.

http://www.mediafire.com/?2xe9tid2gdh







Sương Lam
#48 Posted : Wednesday, October 3, 2007 3:22:23 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Thầy Huyền Diệu trong quyển Khi Hồng Hạc Bay Về xuất bản tháng 8 năm 2005 đã tâm tình "Chỉ vì tình thương chân thành với chim hạc mà đã đem đến cho tôi nhiều cơ hội để làm việc thiện ích nên tôi đi đến kết luận nếu chúng ta đem lòng yêu quý tất cả chúng sanh khác thì điều lợi lạc mình nhận được sẽ còn lớn lao biết đến chừng nào. Đây quả là một sự mầu nhiệm. Rồi cũng chính sự mầu nhiệm này giúp tôi nhận thức rằng hầu như mỗi cử chỉ, mỗi hành động dù nhỏ nhặt nhất đều có thể dẫn đến những kết quả lành hoặc dữ cụ thể, mà tác động của nó ảnh hưởng đến không chỉ cuộc đời của chính chúng ta mà cả những người xung quanh"(Trang 112)

SL rất khâm phục và ngưỡng mộ Thầy Hyền Diệu, người đã lập hai ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lâm Tì Ni và Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) mà SL đã có dịp đề cập ở topic Về Miền Đất Phật. Thầy là người có thiện tâm săn sóc, bảo vệ loài chim hiếm quý này khi chim hồng hạc bay về trú ngụ ở ngôi chùa của Thầy. Có đến xứ Phật ở Lâm Tì Ni rồi mới thấy những công tác lợi lạc mà Thầy đã làm cho người khác trong môi trường xã hội mà Thầy đang sống.
SL xin được chia sẻ những hình ảnh và lời tâm tình của Thầy Huyền Diệu về chim hồng hạc, để từ đó chúng ta có thể học thêm một bài học về tình thương và sự nhiệm mầu có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta.















Sương Lam
#49 Posted : Thursday, October 4, 2007 5:31:14 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Tuần lễ này SL say mê với các PPS về Hoàng Hạc Lầu do Nhóm Tha Hương và Hạc Vũ do người bạn tên TQT gửi đến.Blush SL xin phép được tiếp tục chia sẻ niềm vui này với các bạn đồng điệu.beerchug
SL xin cám ơn các đại huynh trong Nhóm Tha Hương và anh TQT đã gửi đến chia sẻ với SL nhiều PPS rất có giá trị.Rose
Hôm nay SL xin mời các bạn xem tiếp tài liệu về Hồng Hạc của Thầy Huyền Diệu và hình ảnh chim Hồng hạc vũ được trích trong PPS Hạc Vũ. Hy vọng khi xem xong những hình ảnh này, các bạn sẽ thấy tâm hồn mình lâng lâng như lạc vào cõi đào nguyên trong nhạc khúc Tiếng Sáo Thiên Thai.
Bạn nào tìm được nhạc khúc Tiếng Sáo Thiên Thai, xin vui lòng post vào đây để mọi người cùng thưởng thức. SL xin đa tạ.heart

























Như Phương
#50 Posted : Thursday, October 4, 2007 7:35:16 AM(UTC)
Như Phương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 312
Points: 0

Cám ơn SL cho xem những hình ảnh đẹp quá và truyện kể của thầy Huyền Diệu mà np đã đựoc nghe trong CD và rất thán phục
Sương Lam
#51 Posted : Saturday, October 6, 2007 2:52:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào Các Bạn,

Chủ Nhật nằm nhà đọc bài viết dưới đây để có những phút giây an lạc cũng như là chúng ta đã được đến nước Đức tham dự pháp hội của Đức Đạt Lai Đạt Ma



Đức Đạt-La Lạt-Ma tại Hamburg, Đức-quốc
THÍCH-HẠNH-THỨC
. Nguồn: Việt Báo Thứ Tư, 10/3/2007, 12:02:00 AM


Quang cảnh Pháp hội.



Nguyện đem công đức nầy –nếu có- hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật đạo. (Hạnh-Thức)


Đức Đạt-La Lạt-Ma đã đến Hamburg, Đức trong mười ngày từ 19 đến 28-7-2007. Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất. Ba lần ghé thăm trước, 1982, 1991, 1998 với tính cách cá nhân. Tất cả đều do Trung Tâm Tây Tạng tại Hamburg -được thành lập năm 1977 dưới sự bảo trợ của Ngài- mời. Chiếc phi cơ riêng của Ngài ghé xuống phi trường Hamburg lúc 10g51´ trong một buổi sáng đẹp trời ngày 19-7-2007. Chính quyền địa phương đã trải thảm đỏ từ phi cơ đón ngài. Buổi chiều, Ngài được đưa đến thăm viếng tòa thị chính thành phố, tiếp xúc với chính quyền địa phương và dân chúng, ký vào sổ vàng lưu niệm (chỉ dành cho các bậc quốc khách Quốc vương, Tổng thống…). Tối đó, ngài đến thăm và nói chuyện tại Trung Tâm Tây Tạng.

Ngày 20-7 ngài đến tham dự và ban đạo từ cuộc hội thảo vận động thành lập Ni Bộ Tây Tạng, do Ni sư Jampa Tsedroen (Carola Roloff) thuộc Trung Tâm Tây Tạng Hamburg đứng ra tổ chức, với sự thỏa thuận của Ngài. Trên 300 diễn giả là các bậc cao tăng, cao ni và các học giả, giáo sư đại hoc, nghiên cứu Luật tạng… gồm 19 quốc gia trên thế giới câu hội. VN có Thượng Tọa Dr. Prf. Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Huệ Hương (Từ Việt Nam qua), Thượng Tọa Thích Quảng Ba (từ Úc Châu) và sư cô Hạnh Trì (Mỹ) tham dự, (TT Trí Siêu thuyết trình về đề tài: “Về Lịch sử của Ni Bộ Phật Giáo tại Việt Nam”/ On the history of Buddhist Nun Order in VietNam). Đây là cuộc hội thảo đầu tiên trên thế giới, được tổ chức qui mô với mọi truyền thống Phật Giáo, để vận động thành lập lại Ni Bộ tại Tây Tạng (và các nước Nam Tông), đã biến mất từ hơn 2000 năm nay. Ngài đã ban đạo từ, tán thành việc tái lập nầy. Ngoài ra, Ngài còn dành cho các cơ quan truyền thanh truyền hình, báo chí v.v…những cuộc phỏng vấn, tiếp xúc….
Trong suốt tuần lễ còn lại, từ thứ bảy 21-7 tới hết ngày thứ sáu tuần sau 27-7, ngài dành trọn thì giờ để thuyết giảng cho Chư Tăng Ni và Phật tử khắp nơi tại sân vận động quốc tế tranh giải tenis lớn nhất nầy.
Chính quyền Hamburg dự trù, có khoảng 30.000 người từ 32 quốc gia trên thế giới đến tham dự. Vé tham dự là 55,00€ một ngày. Chư tăng ni được miễn (nhưng phải đăng ký trước một năm!)…


Đức Đạt La Lạt Ma năm nay 72 tuổi, sinh ngày 6-7-1935 tại một làng nhỏ miền Đông Bắc Tây Tạng với tên khai sanh là Lhamo Dhondrub. Lúc 2 tuổi (1937) Ngài được công nhận là tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIII. Năm 4 tuổi, ngài được đưa về cung điện Potala ở Lhasa để huấn luyện trở thành một tu sĩ lãnh đạo Phật Giáo với Pháp danh là Tenzin Gyatso. Năm 15 tuổi (1950) Ngài được tấn phong lãnh đạo thế quyền và giáo quyền Tây Tạng. Không lâu sau đó, Tây Tạng bị Trung Quốc chiếm. Ngài có sang Trung Quốc vận động với chủ tịch Mao Trạch Đông về vấn đề nầy, nhưng không thành công. Năm 1959 Ngài trốn chạy khỏi Tây Tạng, xin tị nạn tại Ấn Độ. Chính quyền Ấn Độ đồng ý cho Ngài cư ngụ tại Dharamsala, một vùng đất hoang vu, núi rừng bao phủ, giáp giới với Trung Quốc. Ngày nay, nơi đó đã biến thành một nơi sầm uất, trung tâm du lịch và tu học trên toàn thế giới. Năm 1989 Ngài đoạt giải Nobel hòa bình. Trong cuộc trưng cầu ý kiến mới nhất ngày 14-7-2007 của tuần báo nổi tiếng “der Spiegel“ (tấm gương), Ngài được người dân Đức có cảm tình nhiều nhất (44%), trong khi Giáo Hoàng Benedikt XVI chỉ được 42% (Đây là một sự chấn động, vì Giáo Hoàng là người Đức và Công Giáo là quốc giáo của nước nầy!). Ngài được người dân Đức mến mộ vì Ngài tỏa ra sự chân tình, lôi cuốn, có năng lực, điềm đạm, trầm tỉnh, và đặc biệt là cho họ được những lời khuyên hữu ích…


Hai ngày đầu Ngài giảng cho tất cả mọi tầng lớp thính chúng bằng tiếng Anh, đề tài “học hỏi hòa bình - sự thực hành của bất bạo động “(Frieden lehrnen- die Praxis der Gewaltlosigkeit) . Thế giới ngày nay bị khủng hoảng trầm trọng, từ cá nhân đến xã hội. Chiến tranh, khủng bố, bạo động, nghèo đói, bất công… lan tràn. Con người sống trong hoang mang, sợ hãi, đau khổ, thất vọng… Làm sao để đối phó? Câu trả lời là: phải kết hợp giữa Trí tuệ và bất bạo động. Hòa bình bên trong (nội tâm) là điều kiện cho hòa bình bên ngoài (thế giới)” (innerer Frieden ist die Voraussetzung fr ußeren Frieden). Nếu mỗi người biết sống an lạc, hòa bình thế giới sẽ được thiết lập. Cá nhân Ngài là một điển hình: một ông thầy tu, người lãnh giải Nobel hòa bình, nhà lãnh đạo tinh thần đáng tôn kính. Ngài là tấm gương sáng cho sự đồng cảm và bất bạo động.

Buổi chiều chủ nhật 22-7 Ngài giảng về “Sự đồng cảm trong một thế giới toàn cầu hóa“ (Mitgefhl in der globalisierten Welt). Trong thời đại mới, mọi người, mọi quốc gia đều liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Trong tinh thần đó, làm sao để phát huy tình người, hạn chế những tiêu cực như bất bình đẳng, hủy hoại môi sinh, cạnh tranh bất chính? Ngài dạy, mỗi hành động của chúng ta, dù nhỏ nhặc, đều ảnh hưởng đến toàn thể vũ trụ. Sự phúc lợi của đại đa số phải được đưa lên hàng đầu. Mọi người đều có quyền sống hạnh phúc, nhưng điều đó có thực hiện được hay không là do thái độ của mỗi người chúng ta. Tây phương ngày nay thừa mứa vật chất, nhưng đồng thời cũng lắm khổ đau. Phải tập phát triển lòng thương yêu, sự đồng cảm, khoan dung để trấn áp những cảm nhận tiêu cực, sự giận dữ, lòng căm thù... Thái độ tinh thần (mentale Einstellung) tích cực đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta…


Sau mỗi phần thuyết giảng Ngài trả lời những câu hỏi (gạn lọc) của thính chúng, và trao đổi với những vị quan khách được mời lên khán đài. Mỗi lần mời độ 4 vị, lên ngồi hai bên Ngài (hình chữ V rộng). Các vị được hân hạnh mời là: BS giáo sư tâm thần Prof. Manfred Cierpka, đại học Heidelberg, người sáng lập chương trình “không gây hấn“ (Faustlos) ngăn ngừa sự bạo động trong giới thanh thiếu niên; nhà văn thiền sư Niklaus Brantschen; Prof. Weiße, giáo sư khoa giáo dục đại hoc Hamburg, giám đốc trung tâm “ddối thoại giữa các tôn giáo“; nữ ký giả Beate Strenge; nữ mục sư Annegrethe Stoltenberg, chủ bút tạp chí “Hinz und Kuntz“; ông Jakob von Uexkll, sáng lập ủy ban “cố vấn thế giới tương lai“ (Weltzukunftsrats) ; bà Bosiljka Schedlich, đồng sáng lập hội “Văn Hóa Đông Tây“ giúp đở nạn nhân chiến tranh, người đã được đề cử giải Nobel hòa bình năm 2005; và nữ danh ca Judith Holofernes. Trong những lần trao đổi nầy, ngài luôn luôn kêu gọi sự thương yêu, đoàn kết, phát tâm từ. Ngài kêu gọi thành lập một Ủy Ban phi chính phủ, không có mặt các chính quyền, chỉ gồm toàn những người có đạo đức, không thành kiến, để cố vấn cho thế giới, giải quyết những xung đột hiện nay (ghi chú: đây là một đề nghị rất đáng lưu tâm!)…

Trong 2 ngày giảng công cộng đó, khán giả ngồi chật kín cả khán đài không còn chỗ trống (có sức chứa 13.000 người), và ngồi cả trên mặt sân đánh tennis (dành cho Tăng Ni và người bảo trợ, mua vé với giá cao hơn ấn định). Ước tính tổng cọng khoảng độ 17.000 người (theo lời của một nhân viên người Việt thuộc ban tổ chức).


Năm ngày kế tiếp trong tuần Ngài giảng bằng tiếng Tây Tạng sâu vào giáo lý, qua 400 bài kệ của ngài Thánh Thiên Aryadeva.
Ngày cuối cùng là lễ Điểm Đạo (Quán Đảnh) Văn Thù Sư Lợi (rất tiếc ngày nầy tôi không tham dự được, vì phải theo xe buýt đi dự khóa Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 19 tại Thụy Điển).

Ngài Thánh Thiên Aryadeva sinh trưởng trong một gia đình quí tộc tại Tích Lan, sống vào cuối thế kỷ thứ II và thứ III sau Thiên Chúa, là đệ tử lớn của tổ 14 Long Thọ (Nagarjunas) , xiển dương Đại Thừa, trước tác nhiều tác phẩm về Trung Luận, được xem là một trong những người khai sáng Trung Luận Tông. Tập “Tứ bách luận“ nầy với suy luận biện chứng phủ định, giải thích giáo pháp vô ngã và tính không; phá bỏ quan niệm sai lầm, ảo tưởng về thường hằng, nhầm lẫn giữa thú vui nhất thời với hạnh phúc thật sự…

Trước khi giảng Ngài hướng về phía thính chúng và nói “đây là một cuốn luận rất quan trọng trong sự tu tập, chúng ta cần phải học tập. Nhưng không phải dể, có nhiều chổ rất khó hiểu, nhiều câu đối với tôi cũng không có dễ”, Ngài cười và thêm “nhiều câu tôi chỉ đọc thôi!' (mọi người cười).

Ông Christof Spitz dịch từ tiếng Tây Tạng ra tiếng Đức rồi thầy Hạnh Tấn dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt cho chúng tôi nghe. Ông Christof Spitz dịch cho Ngài suốt khóa tu, cả từ tiếng Anh và tiếng Tây Tạng ra tiếng Đức rất trôi chảy.
Ngài nói liên miên bất tận 10´, 15´, ông đều ghi tốc ký vào sổ, đến khi nào ngài dừng thì ông ta mới nói, trôi chảy không vấp. Thật là quá tài giỏi, ai cũng trầm trồ khen ngợi.
Sau đây, tôi xin ghi lại những điều tôi đã được nghe:

Những câu kệ đầu, Ngài Thánh Thiên nhắc ta về sự vô thường. Trong 25 câu đầu, ngài dạy làm thế nào để chấm dứt quan niệm về sự thường hằng. “Quá khứ hình như ngắn ngủi, nhưng bạn sẽ nhìn tương lai hoàn toàn khác: cái mà ta cho là giống hoặc không giống, chính là một tiếng gọi của sự kinh sợ.” (Die Vergangenheit scheint dir kurz, doch die Zukunft siehst du ganz anders: Dass du Gleiches als ungleich betrachtest, gleicht deutlich einem Ruf des Schreckens). “Nếu sự gặp gỡ làm bạn vui sướng, vậy tại sao lại không vui sướng khi chia lìa? Bạn không nhận thấy rằng sự gặp gỡ và chia lìa cùng sánh vai nhau tay trong tay đó sao?”…
Khi mới sanh ra thì cái chết cũng đã có mặt. Nếu chỉ sống với vật chất hưởng thụ, tạo ra những ác nghiệp… là một sự sai lầm rất lớn. Phải luôn luôn nghĩ đến vô thường, Đế thứ I: Khổ Đế. Có 3 điểm cần chú ý:
1.- Chết là điều chắc chắn xảy ra.
2.- Thời gian, lúc nào chết.
3.- Chết không mang theo được gì cả, tài sản, vợ con….
Chỉ có Nghiệp đi theo mà thôi. Nếu mỗi mười năm nhìn lại thân ta, sẽ thấy sự khác biệt lớn (còn nếu cứ nhìn hoài sẽ không thấy). Sự thay đổi diễn ra từng sát-na. Thay đổi nầy không do yếu tố bên ngoài tác động, mà chính là bản chất của nó. Một vật được tạo ra, kèm theo sự vô thường, thay đổi, nên nó cũng chính là sự hủy diệt. Phải nhận ra, đừng quên. Sự chết. Từng sát-na một… Ai sống lâu cũng có lúc già. Phải chấp nhận sự già nua bệnh tật. Tại sao ta buồn khổ khi người thân ta chết? Ta buồn đau người thân, còn sự vô thường của chính ta thì sao? Sự ra đi của người thân là một dấu hiệu cho chính chúng ta. Đó là một điều đương nhiên, tại sao lại bất ngờ? Vì vô minh nên không thấy thôi. Sự chết đi và sự sinh ra của mọi người đều do nghiệp cả. Bởi vậy ta không nên buồn khổ. Chính ta cũng là nạn nhân của vô thường mà.
Có sự buồn khổ đó là do bởi sự chấp thủ. Nếu sự chết xảy ra với người ta ghét, ta có buồn không?. Cha mẹ thương con nhiều hơn con thương cha mẹ. Tình thương ta nhận được của một người nào đó làm ta thích thú. Nhưng đó chỉ là tương đối. Nếu chấp thủ vào đó, sẽ đau khổ. Đó chỉ là một sự trao đổi… Sự chia lìa làm ta khổ, và thời gian là liều thuốc tốt nhất xóa nhòa đi tất cả. Tất cả mọi người, ai cũng khổ đau. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Gặp gỡ thì vui, xa cách thì buồn? Không đúng! vì gặp là chia tay rồi. Gặp gỡ là nhân của chia lìa… Quá khứ vô thỉ, tương lai vô chung. Chúng ta xuất hiện như một điểm nhỏ trong vô tận đó, không nghĩa lý gì. Thời gian là sat-na đến đi, được nhận biết qua bốn mùa. Thời gian là kẻ thù. Đừng nên chấp thủ, thích thú. Sự chia tay là điều chắc chắn. Nên hướng trí tuệ về những điều đó. Đức Thế Tôn đã chỉ ra Khổ Đế. Ai trong chúng ta cũng đều muốn thoát khổ, muốn có được hạnh phúc. Nhưng điều nầy không thể đương nhiên mà có.
Trước hết phải nhận thức ra nguyên nhân của khổ, rồi tìm cách chuyển hóa nó: phải từ bỏ các ác pháp (tham, sân, si, mạn, nghi, biên kiến, tà kiến, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo…). Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Nếu tu theo thập thiện (10 điều thiện) sẽ đoạn được khổ-khổ trong tương lai. Vô thường đưa đến hoại diệt, là nguyên nhân của hoại khổ. Hành khổ rất vi tế, vì có nghiệp dẫn dắt, được hướng dẫn bởi tham sân si, biên kiến, tà kiến…. Phải từ bỏ quan niệm cố chấp về sự hiện hữu của chúng ta. Phải vượt qua mọi tri kiến sai lầm về các pháp. Khổ đau. Phải luôn luôn ý thức điều đó, nhận rõ nguyên nhân, sẽ tìm ra cách giải thoát. Như người bị bịnh, phải tìm ra nguyên nhân của bệnh thì mới trị được. Đức Phật đã chỉ ra con đường để vượt qua khổ đau, Đệ Tứ Đế, Đạo Đế. Tam bảo quy y là để vượt khổ đau, dùng Phật pháp để đối trị. Sự chấp thủ là một nguyên nhân (của khổ đau), dùng Trí Tuệ để phá. Chỉ có Phật giáo mới hướng dẫn ta đi vào vô ngã. Chúng ta cần Phật, cần Pháp, và cũng cần Thiện hữu tri thức. Quy y là bước ban đầu. Nghiên cứu, kiến giải, tinh tấn… là những bước theo sau. Bốn trăm bài kệ nầy là bổ sung cho những tác phẩm của ngài Long Thọ, nghiên cứu nó, ta sẽ dễ dàng hiểu được Ngài Long Thọ hơn…

Ngài ngừng lại, và kể một câu chuyện: vào khoảng thập niên 1960, có một người đàn bà Tây phương trẻ đẹp nói với Ngài rằng “người Tây Tạng không có tôn giáo!” Ngài rất giận, nhưng không giận được, vì bà ta rất đẹp (cười). Cũng vậy, một ông Giám Mục bên Mỹ nói: “Giáo lý của chúng tôi rất thực tế, còn những người Tây Tạng rất là đáng thương!...”. Đó, như thế đó. Những người đó không hiểu. Sự tu tập Phật pháp không cần có chùa chiền, mà do nơi mỗi người chúng ta, tự tu tập, tự chuyển hóa lấy. Trong sự tu tập Phật pháp, điều quan trọng là phải học hỏi giáo lý (vỗ tay rất lâu!).

Tất cả khổ đau đều nằm sâu trong tâm thức, mặc dầu là khổ do thân thể đi chăng nữa. Một cuộc sống thiếu đạo đức sẽ bị nhiều khổ đau. Do vậy, nên tập sống một đời sống có đạo đức. Không phải chỉ để tránh tù tội… Nên tu tập Bồ đề tâm. Khi bị khổ đau, ta nguyện rằng, tôi sẽ chịu tất cả khổ đau cho mọi người. Khi sung sướng, ta nguyện cho tất cả đều được sung sướng. Không nên chờ đợi, phải bắt đầu tu tập ngay. Sự chết không có chờ đợi ai. Thân tâm ta đang bị hoại diệt từng sát-na!

Một câu hỏi của thính giả được ngài trả lời: “Chúng tôi có thể tu tập các Pháp môn nầy không, khi tôi là người theo đạo Công giáo?” Ngài trả lời rằng: “Nếu mới vô thì không thấy gì khác, vì hai tôn giáo hầu như giống nhau, đều dạy về thương yêu, nhân từ, bác ái… Nhưng nếu đi sâu hơn, thì có sự khác biệt, như tánh không, giải thoát, bồ tát hạnh… hầu như không thích ứng với nhau, nên rất khó khăn. Vậy nửa Chúa, nửa Phật được không? Tốt nhất là nên đi sâu vào một cái thôi“…

Có thân nầy là có sự đau khổ. Ngay từ trong bụng mẹ, chịu nóng, chịu lạnh (nếu mẹ uống lạnh, ăn nóng). Khi sinh ra đau đớn, khổ. Lớn lên khổ… Triền miên. Nhưng nếu ta biết xử dụng thân nầy một cách có ích, biết tu tập, sẽ tạo nên nhiều công đức… Thường thường người ta hay chạy theo trụy lạc. Sự vui sướng đó tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm, luôn luôn kèm theo sự nguy hiểm, và qua đi rất mau! Trong khi đó cái khổ đến rất tự nhiên, ngay cả trong lúc ta đang tận hưởng dục lạc. Người thông thái thì bị khổ vì tâm thức dày vò, người phàm phu thì bị thân xác. Khổ đau đầy rẩy, vui sướng chỉ thoáng qua như tia chớp. Trong vui sướng có khổ đau, nhưng trong khổ đau không có sự vui sướng… Cuộc sống bắt đầu bằng một tâm niệm vô minh. Nên tu tập Tứ Niệm Xứ, trong đó Thân thể được quán niệm một cách kỹ lưỡng, rất tốt cho việc tu tập… Tất cả ngoại duyên, các đối tượng… sẽ không bao giờ làm cho ta thỏa mãn. Chỉ khi chúng ta biết tự đủ thì mới đủ (ghi chú: tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc!). Thấy một người đàn bà đẹp ta mê đắm? Tất cả sự thương, ghét… đều do nhận thức sai lầm của tâm thức mà ra. “Nàng là của tôi “là một sự sai lầm lớn! Khi mình có mụn nhọt ngứa, gãi cho là sướng. Nhưng tốt hơn là không có mụn nhọt mới thật là sướng (mọi người vỗ tay cười). Cũng vậy, khi thỏa mãn được dục lạc, ta cho là sướng, nhưng tốt hơn là không nên có sự tham dục đó. Dù chúng ta có xức bao nhiêu dầu thơm, có rửa sạch mấy đi chăng nữa, cũng không thể làm cho thân thể nầy sạch được (mọi người cười ồ!). Nên quán Bất tịnh để đối trị tham dục…

Muốn đi vào thiền định, phải có một sự an lạc nào đó (ghi chú: phải trừ bỏ ngũ cái: trạo cử, hôn trầm, dục, sân, nghi). Còn vướng ngã chấp thì không thể giải thoát được. Nếu chỉ thiền định, không phá ngã, thì không thể thành công, đạt tới niết bàn. (Ghi chú: Chỉ và Quán phải luôn luôn song hành)… Phải tích tụ công đức, trau dồi trí tuệ. Kinh Lăng Già: Tất cả điều chúng ta nhận biết được, đều không thật có (ghi chú: là “tiếng gọi của sự kinh sợ“). Ngã mạn sẽ tạo ra ác nghiệp. Không ngã mạn sẽ tạo ra công đức. Phải biết khiêm nhường. Người có trí không bao giờ nghĩ rằng mình hơn người. Nghĩ đến tương lai thì đừng tạo ác nghiệp. Có bốn quan niệm sai lầm thường mắc phải: thế gian nầy thường còn, cuộc đời là vui thú, có một cái ngã chắc chắn, các Pháp là thanh tịnh… Giữ giới là một việc rất quan trọng, và luôn luôn tỉnh thức chánh niệm, phát triển trí tuệ qua thiền định…DDó là những bước đầu căn bản. Dần dần tiến lên những bước cao hơn, như phát bồ đề tâm, tu bồ tát hạnh…v...v…

Đó là những điều tôi được nghe Ngài giảng về “400 bài kệ của ngài Thánh Thiên“. Rất tiếc tôi không được tham dự 2 ngày sau vì phải đi Thụy Điển. (Nghe nói một nửa cuốn sách còn lại Ngài giảng lướt qua rất nhanh, và chấm dứt mỗi buổi giảng rất trễ, vì phải chạy đua với thời gian).
Trong những ngày Pháp hội đó, đạo tràng tuy rất đông, 17.000 người, nhưng rất trang nghiêm thanh tịnh, không hề xảy ra một điều gì đáng tiếc cả, dù là nhỏ nhặt. Thật là một điều hi hữu. Tất cả đều nhẹ nhàng, an lạc, trật tự. Một sự yên lặng hùng tráng! Sự tổ chức phải nói là rất hay, chu đáo, khéo léo, khoa học. Từ lối trang trí, lên chương trình, chia ban, cách làm việc… đều rất chu đáo, có kế hoạch. Đặt biệt nhất là mọi người ai cũng tỏ ra hân hoan, vui sướng được tham dự, học hỏi giáo lý. Những ánh mắt thành khẩn, nụ cười tươi tắn, nét mặt rạng ngời! Những cử chỉ nhẹ nhàng thanh nhã, nâng niu trân trọng, từ tốn có ý thức!… Tất cả nói lên nỗi niềm sâu kín chất chứa lâu ngày của những người vừa bắt gặp được chân lý. Họ sung sướng ra mặt, cảm thấy như vừa được tái sanh, bừng tỉnh sau những ngày tháng lặn hụp, tìm tòi, mệt mỏi trong biển đời khổ đau, lạc hướng lẽ sống. Bây giờ họ đã về, đã tới… Từ đây, họ đã có một con đường để đi, một mục đích để theo đuổi, một cuộc đời đáng quí để nâng niu trìu mến. Ôi, còn gì sung sướng cho bằng …./.
Viết xong 28-8-2007
t_hanhthuc@gmx. net

Những tài liệu tham cứu:
- Sách “First International Congress on Buddhist Women´s Role in the Sanga Bhikshuni Vinaya and Ordination Lineages with H.H.the Dalai Lama in Hamburg”
- Tự điển Phật học Chân Nguyên - Nguyễn Tường Bách
- Tự điển Phật học Thiện Phúc
- Đặc san Buddhismus aktuell số 2/2007 phỏng vấn Jampa Tsedroen
- Tuần báo Der Spiegel 14-7-2007
- Tạp san KSG Special Dalai Lama tại Hamburg 7/2007
-http://de.wikipedi a.org/wiki/ Tenzin_Gyatso
- http://www.dalailam a-hamburg. de/
- Audiotorium Netzwerk/ Frieden lernen…
- Filasofia, Forum fr geistige Entwicklung/ Mitgefl in der globalisierten Welt
THÍCH-HẠNH-THỨC
Sương Lam
#52 Posted : Thursday, October 11, 2007 1:58:56 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

SL xin mời các bạn thưởng thức bản nhạc Dặn Dò Thơ Y Nguyên, NMChâu phổ nhạc, qua tiếng hát cuả Mai Trang. Bài thơ phổ nhạc này đã được đang trong Tuyển tập Góp Nhặt Hương Sen mới phát hành trong dịp Lễ Vu Lan, tháng 8 năm 2007. Ý thơ và lời nhạc nhẹ nhàng, thanh thóat. SL xin phép chị Y Nguyên và anh NMinh Châu cho phép SL được chia sẻ với khách dừng chân nơi MCTNTL này để chúng ta cùng nhau có những phút giây lắng đọng của tâm hồn sau một ngày mệt nhọc vì cuộc sống. Xin đa tạ.heart





Xin click vào dấu x hay link dưới đây để nghe nhạc.


http://www.freewebtown.c...y/325896/aud-221323.mp3





















SL xin mời các bạn xem tiếp những hình ảnh và đọc những lời khuyên dưới đây để từ đó nhớ lại mình đã vô tình hay hữu ý... đóng một vài cây đinh nào đó mà mình không biết? Black EyeShocked



















Liêu thái thái
#53 Posted : Friday, October 12, 2007 6:24:10 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chào các bạn,

SL xin mời các bạn thưởng thức bản nhạc Dặn Dò Thơ Y Nguyên, NMChâu phổ nhạc, qua tiếng hát cuả Mai Trang.

dạ, đa tạ chị SL đem về chia sẻ với mọi người Kissesheart

yn xin đính chính chút xíu, là nhạc nmchau (có trước), ynguyên ghép lời, không phải thơ phổ nhạc. Và nhất là do Mộng Trang hát, không phải Mai Trang ạ Smile
RoseRoseRose
Sương Lam
#54 Posted : Friday, October 12, 2007 1:33:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chào các bạn,

SL xin mời các bạn thưởng thức bản nhạc Dặn Dò Thơ Y Nguyên, NMChâu phổ nhạc, qua tiếng hát cuả Mai Trang.

dạ, đa tạ chị SL đem về chia sẻ với mọi người Kissesheart

yn xin đính chính chút xíu, là nhạc nmchau (có trước), ynguyên ghép lời, không phải thơ phổ nhạc. Và nhất là do Mộng Trang hát, không phải Mai Trang ạ Smile
RoseRoseRose



Úi chu choa! Không ngờ Y Nguyên vẫn giữ đúng y nguyên kiểu "ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau" ngày xưa ấy,Rosevà lúc nào cũng "bên anh luôn có em" Approve Bravo!
Cám ơn lời đính chính của Ltt và SL xin lỗi chị Mộng Trang nhé.Tongue
Cám ơn Ltt và anh NMChau đã vui lòng cho phép SL đem Dặn Dò về đây để chia sẻ với mọi người.Kissesheart
Sương Lam
#55 Posted : Monday, October 15, 2007 3:19:35 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL mời quý bạn xem những hình ảnh Thiền Hành và bài ca Thiền Hành được trích trong PPS Thiền Hành do Võ Tá Hân thực hiện. SL đã sưu tầm được từ website Tu Viện Quảng Đức đem về đây chia sẻ với quý bạn. Hy vọng quý bạn sẽ có niềm vui đầu tuần trong an lạc.Rose
















Click vào dấu x để nghe nhạc


















Sương Lam
#56 Posted : Wednesday, October 17, 2007 2:42:40 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Hôm nay SL xin mời các bạn cùng nở một nụ cuời vui nhé.













Nụ cười


Một nụ cười không làm mất mát gì cả, nhưng lại ban tặng rất nhiều. Nó làm giàu có những ai đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Nụ cười chỉ nở trên môi trong khoảnh khắc phù du, nhưng ký ức về nó đôi khi tồn tại cả một đời.

Người dù giàu sang đến đâu đi nữa cũng cần đến nụ cười, và người dù nghèo hèn cùng tột cũng sẽ được nụ cười làm cho trở nên giàu có.

Nụ cười nuôi dưỡng hạnh phúc trong gia đình, gầy dựng thiện ý trong làm ăn, và làm lớn mạnh mối tương giao trong tình bạn, mang đến sự thư giãn những khi ta mỏi mệt, niềm hi vọng những khi tuyệt vọng và ánh sáng những khi ta tăm tối trong muộn phiền.

Nụ cười, cũng như tình yêu, là cái không thể mua bán vay mượn, hay thậm chí đánh cắp từ người khác. Bởi vì, khi đó, nó chỉ là cái gì đó khiên cưỡng và vô nghĩa.

Có những người không bao giờ nở một nụ cười với bạn. Không hề gì, bạn cứ trải lòng mình ra và tặng họ nụ cười của bạn. Họ là những người không còn nụ cười để cho, vì lẽ đó, họ chính là những người cần nụ cười của bạn hơn ai hết.

Hãy tươi cười với mọi người. Chúng ta chẳng những không mất gì cả, mà trái lại, sẽ nhận được rất nhiều.

CA DAO

(dịch từ Internet)

--- o0o ---
Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn

Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật: 01-09-2005
Sương Lam
#57 Posted : Sunday, October 28, 2007 2:24:30 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào các bạn,
Hôm nay SL xin mời các bạn đọc mẫu chuyện Thiền dưới đây :

MÙI CỦA LƯỠI KIẾM BANZO

Matajuro Yagyu là con trai của một tay kiếm nổi danh. Cha chàng, tin rằng tài nghệ của con mình quá tầm thường khó mong đạt được đến mức làm thầy, đã ruồng bỏ chàng.
Vì thế Matajuro đến núi Futara và ở tại nơi đó đã tìm thấy tay kiếm lừng danh Banzo. Nhưng Banzo xác nhận lời nhận xét của người cha. "Anh muốn học kiếm thuật dưới sự chỉ dẫn của ta à?" Banzo hỏi. "Anh không có đủ các điều kiện cần thiết đâu."
"Nhưng nếu con tập luyện chuyên cần, con phải mất bao nhiêu năm để có thể trở thành một bậc thầy?" chàng thanh niên nài nỉ.
"Cả quãng đời còn lại của anh," Banzo trả lời.
"Con không thể chờ đợi lâu như thế" Matajuro giải thích. "Con sẵn lòng trải qua bất kỳ sự gian khổ nào nếu thầy nhận dạy con. Nếu con trở thành người giúp việc tận tâm cho thầy, thì phải học mất bao lâu?"
"Ô! có thể mười năm," Banzo nói khoan dung.
"Cha của con sắp già rồi, và chẳng bao lâu con phải chăm sóc ông ấy," Matajuro nói tiếp. "Nếu con tập luyện nỗ lực hơn nữa, thì con sẽ mất bao lâu?"
"Ô, có thể ba mươi năm," Banzo nói.
"Sao lại như thế?" Matajuro hỏi. "Thoạt tiên thầy nói là mười và nay lại là ba mươi năm. Con sẽ chịu đựng mọi sự thử thách gay go để quán triệt môn nghệ thuật này trong thời gian ngắn nhất!"
"Được thôi." Banzo nói, "trong trường hợp đó anh sẽ phải ở lại với ta trong bảy mươi năm. Một người nôn nóng muốn đạt kết quả như anh ít khi mà học hỏi cho nhanh chóng được."
"Rất tốt," chàng thanh niên tuyên bố, sau cùng chàng hiểu ra rằng mình bị khiển trách vì thiếu kiên nhẫn, "Con đồng ý."
Matajuro được bảo cho biết là đừng bao giờ nói về kiếm thuật và đừng bao giờ đụng đến một thanh kiếm. Chàng ta nấu ăn cho thầy của chàng, rửa chén đĩa, làm giường cho thầy, dọn dẹp cái sân, chăm sóc khu vườn, tất cả mọi việc mà không có một lời nói nào về kiếm thuật cả.
Ba năm đã trôi qua. Matajuro vẫn cố gắng sức làm lụng. Nghĩ đến tương lai của mình, chàng buồn. Ngay cả chàng cũng chưa bắt đầu học môn nghệ thuật mà chàng đã hiến dâng cuộc đời mình cho nó.
Nhưng một ngày Banzo bò tới sau lưng chàng và đánh cho chàng một cú đau kinh khủng bằng một thanh kiếm gỗ.
Ngày hôm sau, trong lúc Matajuro đang nấu cơm, Banzo lại nhảy vọt đến chàng một cách bất ngờ.
Sau đó, ngày và đêm, Matajuro phải tự phòng vệ mình để tránh những cú tấn công bất thình lình. Không một giây phút nào trôi qua trong bất kỳ một ngày nào mà chàng lại không phải nghĩ tới mùi của thanh kiếm Banzo.
Chàng học hỏi thật nhanh, chàng mang lại những nụ cười tới khuôn mặt ông thầy của chàng. Matajuro trở thành tay kiếm vĩ đại nhất trong nước.

(Trích trong 101 chuyện Thiền do Ngô Tằng Giao chuyển dịch)


Sương Lam
#58 Posted : Tuesday, October 30, 2007 1:22:53 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Hôm nay SL xin mời các bạn cùng SL du ngoạn bến Phong Kiều và đọc bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc nhé.

Xin mời các bạn click vào link dưới đây để nghe nhạc trong khi xem hình và đọc thơ.



http://www.freewebtown.c...y/325896/aud-221325.mp3



























Chúc các bạn một ngày vui.RoseSmile
Sương Lam
#59 Posted : Tuesday, November 6, 2007 6:42:36 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

SL xin mời các bạn đọc mẫu chuyện Thiền dưới đây:

DẠO CHƠI NỬA ĐÊM
Nhiều môn sinh đang học thiền định với thiền sư Sengai. Một người trong nhóm họ thường hay thức dậy vào ban đêm, leo vượt qua tường thiền viện, và đi ra phố dạo chơi.
Sengai, khi kiểm tra khu phòng ngủ, một đêm thấy môn sinh này vắng mặt và cũng khám phá ra cái ghế đẩu cao mà anh chàng này dùng để trèo tường. Sengai dời cái ghế đẩu đi và đứng vào đó thay chỗ cái ghế.
Khi anh chàng đi hoang trở về, không hay biết rằng Sengai là cái ghế đẩu, anh chàng đặt chân mình lên đầu ông thầy và nhảy xuống mặt đất. Khám phá ra được điều mà anh chàng đã làm, anh ta thất kinh.
Sengai nói: "Trời thường lạnh buốt vào buổi sáng sớm. Hãy cẩn thận đừng để bị cảm lạnh nhé con."
Chàng môn sinh không bao giờ đi ra ngoài vào ban đêm nữa.


(Trích trong 101 chuyện Thiền do Ngô Tằng Giao chuyển ngữ)


Chàng môn sinh của Sengai không dám trèo tường đi ra ngoài ban đêm nữa mà ở trong chùa chăm sóc các chậu bonsai của sư phụ để tập tánh nhẫn nại và an tĩnh khi làm việc. Smile!













Xin click vào link duới đây để nghe bản nhạc Đề Thiền Duyệt Thất.

http://www.freewebtown.c...ry/332389/aud-222065.wma
Sương Lam
#60 Posted : Wednesday, November 7, 2007 5:57:42 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Mời các bạn thưởng thức câu chuyện thiền dưới đây:

ĐỐI THOẠI DÀNH CHỖ TRÚ NGỤ

Nếu mở một cuộc tranh luận về Phật pháp và thắng được các người đang cư trú ở nơi đó thì bất kỳ một nhà sư nào lang thang đi thuyết pháp cũng có thể được lưu lại trong một thiền viện. Nếu nhà sư đó bị bại, sư phải đi nơi khác.

Trong một thiền viện ở miền bắc Nhật Bản có hai ông sư huynh đệ kia đang cư ngụ cùng với nhau. Sư huynh thì có học thức, nhưng sư đệ thì ngu dốt và chỉ có một con mắt.

Một nhà sư lang thang ghé đến và xin trú ngụ, đã chính thức thách họ tranh luận về giáo pháp thượng thừa. Sư huynh, ngày hôm đó đã mệt mỏi vì nghiên cứu nhiều, nói sư đệ thay thế mình. "Đi ra và đề nghị đối thoại trong tĩnh lặng" sư huynh cẩn thận dặn dò.

Bởi thế nhà sư trẻ và người khách lạ cùng đi tới trước bàn thờ Phật và ngồi xuống.

Một lát sau đó, người du khách đứng dậy rồi đi vào gặp sư huynh và nói: "Sư đệ của ông quả là một tay phi thường. Ông ấy đánh bại tôi rồi."

"Hãy thuật lại cuộc đối thoại cho tôi nghe," sư huynh nói.

"Được chứ!" người du khách kể, "thoạt tiên tôi giơ lên một ngón tay, tượng trưng cho Đức Phật, đấng Giác Ngộ. Cho nên ông ấy liền giơ lên hai ngón tay, biểu hiệu cho Đức Phật và giáo pháp của ngài. Tôi giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Đức Phật, giáo pháp của ngài và các môn đệ của ngài sống một cách hòa đồng. Lúc đó ông ấy liền giơ nắm đấm vào mặt tôi, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ một sự chứng ngộ. Như vậy là ông ấy đã thắng và vì thế tôi không có quyền lưu lại nơi đây."

Nói xong, người du khách ra đi.

"Cái tên đó đâu rồi?" sư đệ chạy vào hỏi sư huynh.
"Ta biết rằng sư đệ đã thắng cuộc tranh luận."

"Chẳng thắng cái quái gì cả. Tôi sẽ đập cho hắn một trận."

"Kể cho ta biết đề tài tranh luận," sư huynh hỏi.

"Tại sao à! Ngay lúc hắn vừa trông thấy em hắn giơ một ngón tay lên, sỉ nhục em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một con mắt. Vì hắn là người lạ nên em nghĩ rằng em nên lịch sự với hắn, bởi thế em giơ lên hai ngón tay, chúc mừng hắn rằng hắn có hai con mắt. Rồi thì tên hèn hạ vô lễ lại giơ lên ba ngón tay, muốn tỏ lộ rằng giữa hai người chúng ta chỉ có ba con mắt. Cho nên em phát điên lên định đấm hắn, nhưng hắn lại chạy ra mất và rốt cuộc chỉ có vậy thôi!"

(Trích 101 chuyện Thiền do Ngô Tằng Giao chuyển ngữ)



Xin click vào link dưới đây để nghe nhạc.

http://www.freewebtown.c...y/325896/aud-221324.mp3







Users browsing this topic
Guest
28 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.