Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<7891011>»
Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn
Huệ
#161 Posted : Friday, August 7, 2009 6:04:21 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Nhà bà nội Huệ năm đó ở số 83 Trần Khắc Chân. Chắc bà nội mua bánh cuốn Thanh Trì ở quán bánh cuốn mà Khánh Linh nói đó. Cooling

PC
#162 Posted : Friday, August 7, 2009 6:16:29 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Chị Ba Tê ui, chai lá dứa nè:
Khánh Linh
#163 Posted : Friday, August 7, 2009 6:16:48 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ


Đúng rồi, Khánh Linh nhắc mới nhớ, bánh cuốn Thanh Trì sang phải có cà cuống và Tân Định là nới nhiều người Bắc buôn bán, có tiệm lớn. Huệ không nhớ quán bánh cuốn Thanh Trì này nằm chỗ nào ở Tân Định, nhưng nhớ là có. Khánh Linh còn nhớ tiệm thịt bò Thành Thể ở gần chợ Tân Định không? Cuối tuần tiệm có bán thêm thịt bê thui, mua về pha tương gừng, chấm. Uuuuuu! beerchug

Trước khu nhà thờ Tân Định có đường Đinh Công Tráng (?), bên phải có nhà bảo sanh An Kỳ, bên trái có một quán bán trong nhà, vườn rộng, có đủ chỗ cho khách đậu xe. Lúc Huệ còn ở SG thì quán này không có tên, nhưng khách đông nghẹt. Khi nào đãi bạn đi ăn, Huệ hay đến đây, có bánh xèo dòn tan, gỏi gà, bánh canh...món nào cũng rủ mình lần sau trở lại, ăn lại những món đã ăn rồi, vì ngon ơi là ngon, ngon không nỡ lòng nào gọi món mới.

Cuối tuần này Huệ lên máy bay đi chơi xa, tuần sau về mới nấu bún riêu được nha Khánh Linh. Blush




Chị Huệ,

KLinh nhớ bánh xèo ở Đinh công Tráng, nhưng không nhớ tiệm thịt bò Thành Thể. Hồi đó KLinh ít ăn thịt bò vì có chị bạn kể là đang thái thịt bò thì thấy có sán chui ra nên chị ấy liệng luôn cục thịt bò. Tongue

Chị Huệ cứ đi chơi cho vui vẻ thoải mái, bao giờ về thì tính chuyện nấu bún riêu nha.

Rose
hongkhackimmai
#164 Posted : Friday, August 7, 2009 11:14:28 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)


Cả tuần nay cả nhà PNV được dọn cho ăn hương hoa của các món ăn Saigon trước 1975.và được đưa dạo chơi các ngõ ngách Saigon.
Ngày nay nhiều đường sá đã thay đổi tên, nhà cửa phố phường đã đổi chủ. Nhưng Saigon ẫn muôn đời là Saigon. Người ở đó đã sáng tạo ra rất nhiều món mới. Không phải chỉ có rắn rít muông thú trên rừng, chim chóc trên trời, các lòai hải sản dưới biển đều được các nhà bếp biến hóa thành các món ăn lạ miệng , mà ngay cả những sâu bọ như cào cào, châu chấu, dán, thằn lằn, chuột cống cũng bị vào nồi hết !!!!!!
hoanglanchi
#165 Posted : Friday, August 7, 2009 11:37:19 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Lan Chi lang thang và mới nhăt được ở net bai này. Viết hay. Gợi nhớ Sài Gòn ghê

Me Sàigòn

Xuân Phương



Sanh ra - Lớn lên, rồi phải xa Saigon. Hỏi lòng dạ nào mà không nhớ, không thương? Thương từ đầu con hẻm thương đi, thương tuốt qua cuối dãy phố, thương chạy băng ngang con đường; Thương từ cơn mưa, thương đến cái nắng; Thương tới giọng nói, thương cả nụ cười, thương trầm, thương lắng con người Saigon, nhất là thương luôn con gái Saigon!!! Nhớ từng ly nước mía, nhớ đâu cuốn bò bía, nhớ gì một trái me ngâm cam thảo... Thương thương, nhớ nhớ - Vấn vấn, vương vương - Thả hồn lan man à Bất chợt tâm tôi bỗng nổi “ sân si “ với những bài thơ, văn ca tụng “ những con đường Hà Nội với cây sấu, cây bàng à “, hay “ Huế với những cây xà cừ, long não à “. Trời ơi! Saigon cũng có những con đường me với lá bay bay là đà xao xuyến hồn người góp phần, chớ bộ thua kém gì sao?

Saigon nơi đó tôi đã lớn
Bỏ lại mảnh tình dưới hàng me - HMP

Những chiếc lá me li ti bay lất phất, nhẹ vướng tóc người yêu ngày nào - Thơ mộng não nùng - Không vậy mà nữ văn sỹ Hoàng Lan Chi trong bài tùy bút “ Đường không em anh đếm bước nhiều hơn “ đã có câu: “ Những con đường đẹp bao giờ cũng phải có cây cao, bóng mát, nhất là có hai hàng me xanh chụm đầu vào nhau thì thật là tuyệt và... đừng có nhiều xe “.
Theo chị, ngoài đường Bà Huyện Thanh Quan của thời trung học ( vì chị là dân Gia Long ), thì đường Cộng Hòa, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, là con đường đẹp nhất nhì của các trường đại học, đâu phải chỉ có một mình con đường Duy Tân ( Phạm Ngọc Thạch ) “ cây dài, bóng mát “ hay được xưng tụng mà thôi:

Chiều nghiêng trên lối Cộng Hòa
Lá me tơi tả rơi vào tóc ai
Có người nhìn theo gót hài
Cổng trường Petrus nối dài hàng me - HMP

Đường Cộng Hòa mà chị cho là đẹp chạy từ khúc bùng binh ngã bảy Nguyễn Hoàng( Trần Phú ),Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thiện Thuật, Hồng Thập Tự( Nguyền Thị Minh Khai ), Phạm Viết Chánh đến khoảng đường Thành Thái ( An Dương Vương ), chạy dọc ba trường: trung học Trương Vĩnh Ký ( trường chuyên cấp ba Lê Hồng Phong), đại học Khoa Học ( Tổng Hợp ) và đại học Sư Phạm Saigon.Gần đó có trường trung học Bác Ái ( Cao Đẳng Sư Phạm ) và Trung Thu. Con đường này thuở đó vắng vẻ và rất rộng, ngoài đường chính lớn có hai chiều xe chạy, còn có hai con đường nhỏ hai bên giành cho xe đạp, nên vỉa hè tha hồ cho bà con lê la tán dóc, ăn hàng ngoài đường. Khúc đường này lại rợp bóng mát của những hàng me tây gốc to, tàn rộng xòe ra để “ nắng che, mưa đậy “ cho khách bộ hành, nhất là các đấng học sinh, sinh viên mọi thời. Chị Hoàng Lan Chi cũng có một kỷ niệm nhỏ gắn liền với khúc đường này qua bốn câu thơ:

Em vẫn biết đường đến trường nhiều ngã
Đường không em anh đếm bước nhiều hơn
Gốc me tây anh vẫn thường đứng đợi
Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn

Hữu cảnh – Hữu tình. Trường Trương Vĩnh Ký ngày đó, bên cạnh những hàng me tây chạy dọc trước trường, ngay cổng trường còn có hai cây phượng , mỗi lúc hè sang nở hoa rực rỡ cả một góc trời. Hỏi sao mà các đấng húi cua không “ tức cảnh sinh tình “ như PKý HMP trong đoạn văn dưới đây, trích trong truyện ngắn Phượng Hồng của anh:
“Tiễn Thu ra khỏi trường, ngoài kia đường phố vẫn đông người qua lại, họ thờ ơ trước nỗi buồn của hai người học trò chia tay. Minh dừng lại trước cổng trường, nhìn theo dáng Thu bước nhẹ về cuối đường, hai hàng me rung nhẹ theo gió, lá me bay lả tả, tà áo trắng phất phơ trong gió, mái tóc thề cuốn về một bên. Hàng me dần khép theo từng bước xa dần. Bâng khuâng chàng ngước mặt nhìn ngôi trường lần cuối, nắng nhẹ lên cao, xác phượng rơi lả tả khắp sân, rưng rưng hè đã về và phượng đã hồng “.
Cũng có rất nhiều PKý thẫn thờ, thờ thẫn ra thơ, chẳng hạn anh PQT:

Khi không nhớ một trời đầy
Lá me xao xác cả trời bâng quơ
Cả trời mây đến lưa thưa
Cả trời trong mắt em vừa chớm ... say

Dân kẹp tóc Gia Long thì ngu ngơ, vu vơ, thở nhẹ ra thơ như chị Vàng Anh:

Nhớ ơi nhớ tuổi thơ xưa
Hàng me lá nhỏ đan thưa nắng vàng
Đơn sơ tóc thả dịu dàng
Con đường trắng mượt thênh thang lụa chiều

Hay con đường lá me của Gia Long Trần Thị Tâm:

Con đường nào học trò
Tan học về qua ngang
Thả hồn bay lang thang
Trên những lá me vàng

Trường Gia Long ( Minh Khai ) được bao bọc bằng bốn con đường: cổng chính Phan Thanh Giản ( Điện Biên Phủ ), Ngô Thời Nhiệm, Đoàn Thị Điểm và Bà Huyện Thanh Quan. Chỉ có đường Bà Huyện Thanh Quan khúc gần Trần Quý Cáp, Phan Đình Phùng mới có nhiều hàng me, còn ba đường kia có rất nhiều cây sao, cây dầu và cây nhạc ngựa. Trong khi con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần trường Trưng Vương mới thực đầy bóng lá me, mà mỗi buổi trưa tan trường, có biết bao nhiêu anh chàng “ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ “:

Me xanh lá đứng thuở giờ
Điểm trang vạt áo tiểu thơ trắng ngần
Trưng Vương từ đó rất gần
Trái tim đem bỏ mấy lần … còn không ?- TTSH

Trường nam trung học Võ Trường Toản nằm sát bên trường nữ trung học Trưng Vương:” có sẵn địa lợi “ đã đành. Trường nam Chu Văn An thường được ghép đôi với trường nữ Trưng Vương: yếu tố “ thiên thời “, cùng là hai trường trung học lớn nhất Hà Nội vào Saigon. Các nam sinh Pê Ký chỉ còn nhờ vào vấn đề “ nhân hòa “ mà thôi, nhưng ngày ấy phe ta cũng nhất định không bỏ cuộc, bởi vì “ xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều “ như PKý Việt Hải:

Trưng Vương khung cửa rủ hè
Đường về hai dãy hàng me thì thầm
Gió lùa kỷ niệm xa xăm
Gió đưa tà áo về thăm lại trường

Ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Saigon còn có rất nhiều con đường lá me đẹp khôn cùng với ắp đầy kỷ niệm như Phan Đình Phùng ( Nguyễn Đình Chiểu ), Sương Nguyệt Anh à

Ta vẫn nhớ em về qua lối đó
Hàng me bên đường mở ngỏ em đi - HMP

Hay “ đường cũ” Trần Quý Cáp ( Võ Văn Tần ),Hồng thập Tự ( Nguyễn thị Minh Khai ):

Con đường Trần Quý Cáp
Con đường Hồng Thập Tự
Anh còn nhớ không
Một thời yêu đương cũ
Hàng me già ướt đẫm trong mưa – Trần Mộng Tú

Và “ Saigon trên đường Nguyễn Du “ như trong thơ thi sỹ Nguyễn Tất Nhiên :

Và lá me rớt trên nụ cười
Đường Nguyễn Du còn thơ
Dù có đau ngẩn ngơ

Những con đường tình ta đi của Saigon với những hàng me xao xác, xào xạc lá, đã từng “ trầm ngâm nghiêng mình “ chứng kiến bao nhiêu là chuyện tình của thời mới lớn, đã im lặng “ đứng làm nhân chứng “ cho những bước chân nhẹ nhàng, những giọng nói thì thầm, những lời nói khe khẽ bên môi “ Nói cho vừa mình anh nghe thôi”- NĐQ

Anh sẽ nhớ Saigon ngày mới lớn
Thuở áo dài em trắng cả đường đi
Lối xưa nào chẳng có lá me bay
Em lồng lộng mà em gần gũi vậy - TTSH

Những cành lá me mơn mởn, biên biếc tàn xanh đan chồng với nhau như tay người trong tay ta - Trên cao líu lo chim hót trong nắng - Rợp bóng mát những buổi trưa hè - “ Hàng me cao lá hát như ru “. Cái màu lá me xanh tươi “ thật thà ” của ngày cắp sách đến trường. Không biết những cây me già, thuộc loại cổ thụ này của Saigon đã được trồng tự bao giờ ? Chắc phải cả trăm năm về trước.

Hàng me xanh ngắt
Có tự bao giờ
Mà nay đứng đó
Cho em làm thơ
Con đường ta qua
Đến nay bao tuổi
Em qua trăm buổi
Em lại nghìn lần
Mà sao bối rối
Khi cầm tay nhau – Nguyễn Nhật Ánh

Saigon không có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Saigon chỉ có hai mùa mưa nắng đi đi, về về, nên Saigon chỉ có mùa lá rụng. Khi đó, những lá me mỏng manh vàng bay bay giữa trời, ngập ngừng một thoáng trong gió,rồi nhẹ rơi la đà trên bãi cỏ, bên vỉa hè hay dọc theo những con đường.

Saigon chẳng có mùa thu
Chỉ có những mùa lá rụng
… Từng chiếc lá rơi xao mặt đường
Cành me già thoảng chút hơi sương - Phạm Thành An

Mặc dù không có mùa thu, nhưng Saigon cũng có chút heo may se lạnh, tươi mát những buổi sớm mai cuối năm làm bâng khuâng lòng phố, lòng người như trong thơ thi sỹ Trương Nam Hương:

Saigon cũng có heo may
Không tin em thử giơ tay hứng thầm
Phố thêm một chút duyên ngầm
Kìa em, cành lá me nằm rất ngoan

Trong thi ca, khi nói đến những con đường me, người ta nói đến hàng me, cây me, tàn me, gốc me ... rồi đến cành me, nhánh me, nhưng được nhắc nhở nhiều nhất vẫn là lá me. Những chiếc lá me xôn xao mộng tình đầu:

Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh
Như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh – Nam Lộc

Lá me là loại lá kép chẵn, không có lông, lá me mỏng manh nhỏ, hẹp và dài. Đọc thử bài “ Thơ tình Trên Lá” viết với lá me của nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên :

Lá me đứng như dấu sắc
Nằm im như một dấu huyền
Lại cũng giống như dấu nặng
Trên mặt đường làm duyên
Lá me rơi đầy trên tóc
Buông dài như dấu chấm than
Có người đi qua muốn nhặt
Lá cong như dấu hỏi vàng
Lá đi theo em xuống phố
Bỏ thời mực tím sau lưng
Vẩn vơ lá như dấu ngã
Trước những bước chân ngập ngừng
... Những bài thơ tình trên lá
Từng mùa xanh biếc trên tay
Những dấu sắc huyền hỏi ngã
Viết làm sao hết tình đầy ?

Kiếp người như “ mưa gió bay buồn lá me” trong thơ thi sỹ Trần Vấn Lệ:
Đời người bao mất mát
Theo lá trôi.. về đâu
Ờ thì tôi đứng lại
Bạn cũng dừng bước chưa ?
Ở lề đường nào xưa
Lá me Saigon rụng

Bông me cũng nhỏ, lấm tấm màu vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; Lá đài trắng, cánh hoa vàng có gân đỏ hồng .

Dưới tán me già hoa điểm vàng phai
Bông me vàng
tháng tư
lanh canh bóng nắng
... Bướm lẫn vào bông me
Bông me hòa trong nắng – Nguyễn Lập Em

Cây me thuộc loại thân đại mộc,cao chừng 20m. Vì “ bần giòn, ổi dẻo, me dai “ nên gỗ me dùng làm thớt rất tốt vì trơn tru, không tỳ vết, ít bị mối mọt. Nhưng phần thực dụng nhất của cây me vẫn là trái me, bởi vậy ca dao miền Nam có câu:

Tiếc công vun bón cây me
Me không có trái, chim mè đậu lên
Tiếc công rày xuống, mai lên
Mòn đàng, đứt cỏ không nên tại trời

Những hàng me với vô số chùm trái chín đong đưa trên cao, như đang chọc thèm, như đang mời gọi, như đang dụ dỗ bầy con nít:

Lâu lâu ngồi nhớ ngày xưa
Buổi trưa thường hái trộm me
Thằng trèo, thằng đứng làm thang
... Cây cao mấy cũng trèo lên
Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe... mắt tròn xoe - NQH

Nếu không có người trèo lên hái hay dùng những cây sào có gắn móc sắt để khoèo, thì chỉ có nước đợi cho gió mạnh làm rớt chùm me chín xuống mà thôi! Chùm me chín mà các bà, các cô Saigon mong đợi là me thường, không phải là me tây hay me keo. ( Me tây: trái dẹp,dài chừng gang tay, giống như trái điệp vàng, khi chín màu đen, ươm đầy mật, rất ngọt, nhưng ăn dễ bị gắt , khé cổ. Me keo: trái quăn, xoắn như lò xo, nạc me keo chín xôm xốp, màu ửng hồng, hơi ngọt, ăn dễ bị bón ).
Trái me còn xanh thì cứng, vỏ dính chắc vào cơm me, ăn rất chua. Dần dà trái lớn lên thì cơm dày lên, hạt to ra, rồi thành me giốt: me vừa chín tới, vỏ xốp đi, cơm me hơi bột, ăn chua chua, ngọt ngọt. Khi trái me chín hẳn thì cơm me ngả màu nâu đậm, nạc me chắc hay nhão, ngọt ít hay nhiều còn tùy theo loại me như me ván, me đũa, me ươn, me mật à Người Saigon dùng trái me để ăn từ sống tới chín bằng nhiều kiểu. Hồi xưa, hồi “ Bảo Đại còn ở truồng “, người ta có câu dzỡn : “ Saigonnais ăn me... ẻ chảy “!!!
Me sống hột còn non ( ăn nhằm hột non rất chát ), được cạo vỏ nấu canh chua hay ăn sống: chấm muối ớt, mắm ruốc hay nước mắm đường kẹo như xoài tượng, cắn một cái giòn hết biết! Me chưa chín hẳn, hột còn xanh, được dùng làm me dầm cam thảo, me ngâm nước đường, mứt me. Me giốt thì ăn sống, có một ngôi vị vững vàng trong lòng dạ các bà, các cô Saigon, hiếm thấy ai chê! Cơm trái me chín dùng nấu canh chua; Làm me ngào đường; Làm kẹo me; Làm ô mai me; Làm sauce đặc biệt ăn với thịt heo quay, vịt quay cho bớt ngán, vì vị chua làm giảm bớt cái béo ngậy của món quay; Làm nước mắm me để chấm các loại cá chiên, các loại khô cá hay trộn gỏi; Làm tôm, cua rang me; Làm nước đá me à

Chiều nay nhớ người theo từng món
Quà vặt bên đường dưới bóng me
Trái chua ngày ấy sao ngọt lịm
Đong đầy lưu luyến tuổi mộng mơ - SLH

Me chín có mùa nên người ta phải muối me để dùng quanh năm. Trái me bỏ vỏ,cho muối vào phần cơm nạc me còn để luôn hột, để phòng ngừa hư mốc. Me muối được vô bịch, khằn lại, bán khắp nơi: từ Nam ra Bắc, xuất cảng ra nước ngoài. Bây giờ, vận dụng kỹ thuật tân tiến, điều kiện vệ sinh cao hơn, người ta sản xuất ra những gói me bột sấy khô, những viên gia vị me cô đặc rất tiện lợi, dễ dàng cho người tiêu thụ, nhưng người ta vẫn còn ưa chuộng me muối để nấu ăn như thường.

ME NGÂM, ME DẦM:

Me là loại trái khó tách vỏ nhất. Người ta phải ngâm me trong nước muối đặc qua nửa ngày. Vớt me ra, làm từng trái. Dùng dao mỏng, bén, mũi nhọn cạo vỏ cuống me, rồi tách , gỡ vỏ me ra sao cho còn nguyên phần gân vỏ bao quanh mỗi trái me và cuống mới khéo. Mổ dọc thân trái me, moi bỏ hột và phần vỏ hột còn bám bên trong ruột me, nếu còn sót vỏ hột sẽ bị đắng. Làm đến đâu ngâm me vào nước lạnh đến đó. Vớt me ra để ráo. Nấu nước, đường và một ít cam thảo bắc cho sôi, để nguội hoàn toàn, rồi bỏ me vào ngâm.
Có hai loại cam thảo: bắc và nam. Cam thảo bắc - Licorice, được bán ở các tiệm thuốc bắc dưới hình thức những lát mỏng phơi khô, màu vàng đậm, thơm, vỏ sần sùi, vị ngọt thanh. Cam thảo nam sắc vàng lợt, gần như trắng, vỏ trơn, không thơm.
Me ngâm trong nước đường cam thảo chừng nửa này là có thể nhấm nháp được rồi, ăn rất giòn, nhưng không để lâu được. Còn ngâm me lâu hơn, từ 3-10 ngày tùy theo ý thích thì me giữ được lâu hơn, nhưng không giòn vì teo bớt. Sau khi ăn hết me, nước ngâm me này được dùng như một loại syrup giải khát, nhất là nước ngâm me khoảng 10 ngày, sẽ có mùi rượu nhẹ vì lên men.

MỨT ME

Làm mứt me rất công phu, đòi hỏi sự khéo léo, tay nghề cao: từ chọn lựa me, tách vỏ... đến sên me. Trước hết phải chọn trái me không những dài, thẳng thớm để dễ làm, mà còn phải to ngang, tròn đều để nạc dày. Người ta có thể tách vỏ me bằng cách thủ công là ngâm nước muối đặc như làm me dầm, me ngâm, nhưng nếu muốn sản xuất số nhiều thì có cách khác: Pha nước muối đặc, cho me sống vào nấu sôi, nhỏ lửa khoảng 30 phút hay hơn, sau đó để me ngâm trong nước nóng cho đến khi nguội hẳn mới lấy ra. Tách vỏ sẽ dễ dàng hơn, nhưng me không được cứng và giòn, cho nên sau đó, người ta phải ngâm me vào nước vôi hay vài hóa chất nào đó cho me săn lại.
Sau khi tách vỏ xong, me được ngâm vào nước muối một lần nữa để me trắng đều, nhả bớt chất chua. Rồi lấy hột xăm lỗ me và xả lại nước nhiều lần cho me hết mặn. Để ráo. Sên đường: giai đoạn quan trọng nhất. Đến khi đường đã được sên chặt, đem me ra hong cho ráo bớt. Thắng nước đường thật kẹo, nhúng trái me sên rồi vào vài lần, cho đường ngấm vào me không nhả được. Đem me ra phơi nắng, rồi thoa một lớp nước đường mỏng lên cho trái me có màu vàng tươi trong, bóng mượt thì bọc lại bằng giấy bóng kiếng. Mứt me là một trong những loại mứt quý, mắc tiền của ngày lễ Tết. Nghe nói bây giờ người ta còn chế thêm món mứt me mới gọi là mứt me cay.

Ô MAI ME

Saigon không có trái mơ, trái sấu như ngoài Hà Nội, nên người ta “ sáng kiến “ dùng trái me làm ô mai me chua chua, ngọt ngọt, cay cay, thơm thơm, rỉ rả cả ngày cũng thông cổ lắm. Nạc me chín lấy hột, bỏ chút nước sôi, trộn chung với đường; Gừng (lột vỏ, luộc sơ cho bớt cay rồi xay nhuyễn ); Trần bì ( Vỏ quít khô bán ở tiệm thuốc bắc. Dùng vỏ quít tươi phơi khô lấy ở nhà thì thơm , ngon hơn ); Cam thảo bột; Chuối khô xay nhỏ; Chút ớt bột nếu muốn cay cay. Sên tất cả các thứ trên lửa nhỏ cho đến khi đặc lại. Phơi nắng cho khô hẳn rồi gói lại bằng giấy bóng kiếng trong.

CANH CHUA ME

Canh chua là món đặc biệt của người miền Nam. Nói về canh chua thì “ tràng giang, đại hải “, cứ như là “ khen phò mã tốt áo “, bởi vì: Tùy theo địa phương - Có gì nấu đó - Thể hiện sự trù phú về động, thực vật của sông nước miệt vườn và tánh tình thực tiễn, linh hoạt, không câu nệ của con người miền Nam. Bài sưu tầm này chỉ xin nói về canh chua nấu bằng me mà thôi.
Người ta dùng lá me non, trái me sống và nạc me chín để nấu canh chua. Lá me non, trái me sống cho vị chua thanh. Còn me chín thì chua đậm đà hơn để đi với cái ngọt của đường giậm vô canh chua. Lá me non được bóp nhẹ, để tuốt cành và làm hơi dập lá, rồi bỏ thẳng vào nấu như trái me sống. Còn me chín thì phải dầm lấy nước cốt nấu, để đừng làm đục nước canh chua.
Me thường được nấu canh chua với nhiều loại cá như: cá hú, cá linh, cá mè vảnh, cá ngát, cá ngạnh, cá tra ( cá basa ), cá úc, cá vồ ... nhưng xuất sắc vẫn là cá lóc hay cá bông lau. Phần ngon nhất để nấu canh chua là đầu cá. Dân “ điệu nghệ miệt vườn “, ngoài cơm ra, còn ăn canh chua với bún tươi., rồi từ đó chế thêm món lẩu canh chua. Lẩu canh chua cũng có: bạc hà, đậu bắp, giá, cà chua... nhưng được dọn riêng để ăn đến đâu, nhúng tới đó chứ không bỏ luôn vào nồi nấu sẵn như canh chua. Người ta bỏ lên mặt ngò om, ngò gai xắt nhỏ rí hay tỏi phi, để hơi nóng bốc lên tỏa mùi thơm điếc mũi. Canh chua me thường được dọn chung với chén nước mắm ngon nguyên chất, dầm ớt thiệt cay. Ngoài cá ra, me còn dùng để nấu canh chua với tôm, lươn .
Cũng “ dài dòng văn tự “ để nói thêm canh chua me không phải là canh me, chỉ khác có chữ chua mà “ hai phương trời cách biệt “ ( như trường hợp canh gà Thọ Xương hay được kể lại như một mẩu chuyện tiếu lâm mà có thật ).
Khoảng năm 50, 60 của thế kỷ trước ( thế kỷ 20 ), tại Saigon có thịnh hành một hình thức cờ bạc gọi là “ đánh me “ hay “ hốt me “.Thay vì sử dụng hột súc sắc( xí ngầu), người ta dùng hột me để chơi. Người làm chủ sòng, còn gọi là nhà cái lấy đại một số hột me bằng cách úp chén lại, hay dùng thanh cây gạt ngang, rồi đếm coi số hột me bất kỳ đó chẵn hay lẻ. Người chơi/ nhà con đặt tiền theo hai cửa chẵn hay lẻ. Các con bạc ít tiền, hoặc tính kỹ, đâu có dám đặt tiền liên tục, thường có thói quen đoán hoặc canh chừng, thí dụ sau năm ,ba lần chẵn thì đặt lẻ “ chẳng lẽ chẵn hoài mà chẳng lẻ “ hay là canh chừng coi ai đang vận đỏ, thường trúng liên tiếp thì đặt theo, cả hai kiểu canh chừng, theo dõi này đều được gọi chung là CANH ME. Danh từ canh me này đầu tiên phát xuất từ trong giới cờ bạc, truyền khẩu trong dân gian, và dần dà được dùng “ rộng rãi “ hơn để ám chỉ những hành động “ thừa nước đục thả câu “ thành ra: dân canh me, canh me vượt biên, canh me chôm chỉa v.và( Càng không phải là canh chừng me chín rụng để lượm ăn đâu nghe hì, hì)
Dân cờ bạc dùng hột me để chơi trò đánh me ăn tiền, sát phạt nhau, chứ bản thân hột me nào có tội tình gì. Hột me chín màu nâu đen, dẹp, nhẵn bóng, cỡ bằng móng tay còn được dùng để nấu chè, làm nước đá me là một thứ giải khát hấp dẫn của miền Tây.

NƯỚC ĐÁ ME

Hột me chín được lảy vỏ lấy nhân đem rang chín vàng, rồi hầm thật kỹ khoảng 6, 7 tiếng cho mềm, nhưng không để bị nát. Cơm me chín dầm nước, lọc xác, nấu nhỏ lửa , bỏ nhân hạt me rang vào sên, đảo luôn tay cho nước me chua sánh lại như kẹo, bọc quanh nhân hột me, gọi là hột me sên. Khi uống , người ta bỏ hột me sên vào với nước đá bào hay đập nhỏ, nước đường trắng và đậu phọng rang giã giập.
Hồi trước, muốn có me chín để ăn, dân Saigon phải đợi đến đúng mùa me rộ: “ mùa nào, thức ấy “. Bây giờ, có một giống me nguồn gốc từ Thái Lan rất ngọt, có hầu như quanh năm. Giống me này được du nhập vào Việt Nam cũng khá lâu, từ vài thập niên trước, nhưng người ta biết đến nhiều trong thời gian gần đây thôi. Trái me Thái Lan này ngắn, vỏ khô, ruột không đầy đặn như me thường, các ngấn me rất sâu, làm các đốt me nổi tròn vung lên như vỏ hột đậu phọng, nên được gọi bằng một cái tên khác rất tượng hình là me đậu phọng. Các siêu thị Việt Nam ở California cũng thường bày bán, gọi là me ngọt.
Ngọt thì phải công nhận loại me này ngọt thiệt tình, nhưng mà (lại nhưng mà! ) tánh tôi thuộc kiểu hoài cổ, khuôn sáo à cho nên vẫn cứ ưng bụng là trái me dù chín ngọt cũng phải có chút chua chua, mới phải là me. Nè nghe! Me là tên Việt Nam mình, còn người Tàu gọi là Toan đậu ( Toan là chua rồi còn gì nữa). Các nhà thực vật học thì gọi tên khoa học của me là Tamarind Indica L, thuộc họ Đậu ( Fabaceae ). Tên tiếng Anh là Tamarind. Tên tiếng Pháp là Tamarinier - Me cứ mãi mãi, hoài hoài còn chua để trái me xanh ai chia cho một nửa ngày xưa không bị chìm vào quên lãng thời gian, mà thấm sâu trong ký ức tiếng hít hà ê răng như bốn câu thơ của thi sỹ Mường Mán :

Về ngang qua trường cũ
Không dưng thèm vu vơ
Trái me ai chia nửa
Đến bao giờ thôi chua ?

Về ngang qua trường cũ - Về trên con đường xưa - Về thăm lại Saigon - Saigon ngày em về :

Saigon ngày em về
Chẳng biết buồn hay vui
Lòng bàn chân đo phố
Gần xa- Bao ngậm ngùi
Saigon ngày em về
Mùa xuân còn để dấu
Trên vai người sớm khuya
Chiếc lá me buồn nẫu - TTSH

Về nối lại những vòng tay của bè bạn ngày nao - Về tìm lại những tình thân lạc dấu:
Em tội nghiệp như cành me trụi lá
Hạt sương khuya nuôi ngọn cỏ sân trường
Đêm tháng sáu, mưa có làm em nhớ
Đêm mưa nào, tôi bỏ trốn quê hương – Trần Trung Đạo
Người có về thì giờ tóc đã hoa râm, ngậm ngùi nhìn lại bàn ghế nơi quán nhỏ, băng đá nơi công viên ngày xưa; Để nhớ lại những lần hẹn hò, những tiếng khóc nụ cười; Để tìm lại những khuôn mặt giờ đã ngút ngàn, đã chập chùng hư ảo nơi góc biển chân trời nào đó, xa xăm. Nhạc sỹ Trần Chí Phúc trong bài hát “ Saigon một thoáng 30 năm “ có đoạn:

Tôi ngồi đây, cà phê quán cóc
ngắm lá me rơi ngập đường
Nguyễn Du tên cũ mơ áo em bay chiều nao
Chuyện đâu quá khứ như giấc chiêm bao

Còn “ người đi xa qua biển sông ngàn phương “ vẫn ôm nỗi nhớ mong cũng như nỗi lòng của thi sỹ Trần Vấn Lệ :
Chiều hôm nay, nghe lạnh, biết là thu
Anh nhớ quá lá me vàng hồi đó …
Hồi đó em còn là cô bé nhỏ
Tóc thề buông che kín nửa bờ vai
Em tan trường về giữa lá me bay
... Anh chỉ nhớ đã hôn em ở mắt
Mắt em chao như thể lá me bay
... Saigon bây giờ, em không nhớ đến ai
Lá me bay, mùa thu, hẳn buồn- Em đã lớn
Lá me xanh khi đã nhuốm sắc vàng
Rồi sẽ rụng, trải lên đường quá khứ
à Saigon bây giờ, nếu anh về làm khách lữ
Em làm gì, có nhoẻn nụ cười duyên ?
… Lá me vàng, mùa thu nào vẫn sáng
Chắc vẫn còn gài trên tóc em thôi
à Saigon bây giờ ra sao ?
Anh hỏi mỏi, hỏi mòn
Lá me rụng trong hồn bay tứ tán
Bạn bè anh còn mãi tuổi xuân xanh
Như em vậy... Làm cho anh thương nhớ !
Saigon ơi, tại sao thương không ở
Nhớ mà đi, đi được, trời ơi!

SAIGON ƠI, TẠI SAO THƯƠNG KHÔNG Ở ? NHỚ MÀ ĐI, ĐI ĐƯỢC , TRỜI ƠI!!! Một tiếng than gởi đến ông trời có làm vơi bớt nỗi niềm ? Tiếng kêu, tiếng rên, tiếng la xuất phát từ bên trong con người bật ra để giảm bớt áp lực, xung đột của nội tâm. Cả hai câu thơ là một tiếng kêu như rên, gói trọn một tâm sự, chứa đựng một âm vang dằng dặc, lắng đọng lại nơi đó chờ sự đồng cảm, đồng điệu của người đồng cảnh ngộ.
Mỗi cảnh ngộ một tâm trạng. Không phải chỉ có người ra đi mới vẫn mãi mãi còn yêu, còn lưu luyến nhớ nhung Saigon như một khối tình:

Đêm nay ta nhớ về Saigon
Để thấy ai đó, còn ai mất ai
Để thấy trong gió chút me bay
Để thấy còn gì lúc tàn phai - HMP

Cho dù năm tàn, tháng lụn cứ trôi qua, kẻ ở lại cũng yêu thương Saigon, cũng nhớ nhung Saigon với một nỗi niềm riêng, một u tình canh cánh bên lòng - thấy cái đã mất mà sợ cái đang còn rồi cũng mất khi Saigon đã biến đổi,và sẽ biến đổi nhiều hơn:

Đi dưới hàng me – Đời lận đận
Phút giây chìm lắng bước khoan thai
Ta xưa chong mắt tình thơ dại
Ngát bóng me cao ngả rất dài à - TTSH

Dù là kẻ ở hay người đi, ta vẫn hằng ấp ủ trong tim ta một mối tình từ ngàn xưa còn tiếp tới ngàn sau với Saigon. Saigon của ta - Có còn không tiếng lá me hát như reo vui trong gió - Có còn không tiếng chim ríu rít trên cành cao chào nắng sớm - Có còn không những vòng xe đạp quay êm ả trên đường - Có còn không những dấu chân mà bước ai đi còn in lại:

Từ những cây me lá mướt xanh
Thong dong cho gió rúc thơm cành
Chẳng hay gió nói hay me nhắc
Em chớ vô tình đạp quá nhanh – Lê Hân

Chỉ còn là kỷ niệm - Những hình ảnh đã mù khơi diệu vợi, nhưng trở về trong những giấc chiêm bao, lại vẹn nguyên trong ký ức - Đâu cần phải bước chân đi mới là chia lìa, người ta có thể đánh mất nhau ngay trong cả những phút giây gần gũi, kề cận nhau đó mà quên lãng, xa xôi - Saigon trong tâm vẫn long lanh, vẫn sáng ngời, vẫn đong đầy và chất chứa:

Saigon
vừa nắng đã mưa
Me chưa thu
đã ngu ngơ
rơi đầy
Chưa lơi lỏng
nửa vòng tay
Đã nghe
văng vẳng
những ngày xa nhau
Saigon
tươi rói cơn đau
Bóng ai
hẫng
một chiều sâu lạ thường - TTSH

Saigon của tôi với những hàng me thủy chung, dù đã phải trải qua bao thăng trầm thay đổi, bao dâu bể đoạn trường của năm tháng, dù đã khép kín tâm sự, dù đã u uất chán chường. Đã có bao nhiêu con đường me bay giờ đang u sầu, thảm thương với những mé cây bị cụt nhánh, những đầu cây bị đốn mất, những rễ con, rễ cành bị chặt đứt từng mảnh ra khỏi rễ cái, những thân cây còn sống bị lột da, bóc vỏ. Làm sao mà cây không khô héo đi ? Làm sao mà cây không chết cho được ? Làm sao cây còn cơ hội sống còn ? Những cây me nói riêng, những cây xanh nói chung, những bộ máy hô hấp thiên nhiên của Saigon đang dần dần “ bỏ phố... về trời “.

Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều
Về vạt nắng bình minh
… Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác bên đường
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau
nhân danh cơm áo – Đỗ Trung Quân

Người ta nói Saigon bây giờ đang “ thay da, đổi thịt “ để cho kịp “ vươn lên tầm cỡ quốc tế “ với những tòa nhà, những cao ốc “ hiện đại, đa văn hóa “ đủ cỡ cấu trúc cũng như đủ kiểu kiến trúc. Có người kể Saigon bây giờ khác ngày trước nhiều lắm, Saigon bây giờ là mảnh đất của những sự khác biệt đối chọi nhau chan chát, thậm chí triệt tiêu nhau không thương tiếc mà ... vẫn cùng nhau tồn tại. Có người than Saigon bây giờ đầy bụi bặm, khói xe:ô nhiễm không thua bất kỳ thành phố lớn nào trên thế giới !!!

Cuồn cuộn đường trong biển người
Cà phê giọt đắng ngậm ngùi cố hương
Em ơi! Em có còn thương
Hàng me xanh mát con đường em đi - HMP

Vẫn luôn nghĩ mình là người Saigon - Vẫn luôn coi mình là người Saigon dù không còn “ trú mưa, che nắng “ dưới một mái nhà xây trên đất Saigon, không còn sống ở Saigon, không còn hít thở không khí Saigon - Lòng người Saigon xa Saigon này không khỏi khắc khoải, ưu tư : “ Saigon bây giờ có còn là một Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi à như trong nhạc phẩm của nhạc sỹ Y Vân cách đây vài thập niên trước nữa hay là không rồi ? “.

Saigon cơn mưa bất chợt
Hàng me ngày đó phai nhợt lung lay
Chốn cũ giờ em có hay
Hàng me tơi tả ngày nay đổi dời - HMP

Tôi đang ở cái tuổi lưng chừng nửa đời “ trời còn xa, đất chưa gần “, gọi nôm na là sồn sồn - Chưa đủ kinh nghiệm, từng trải để là một bậc cao niên mang trong lòng những hình ảnh “ Saigon năm xưa “ của thời tác giả Vương Hồng Sển, hay lâu hơn nữa của thời “ đất thanh bình hàng trăm năm trước “ - Cũng đã quá xa cái tuổi nhỏ chỉ thu trong tầm mắt một Saigon hiện tại - Saigon của tôi ở trong ký ức mỗi ngày mỗi phai một chút của chính tôi, cộng thêm những hình ảnh, những văn chương thi phú tôi thu thập qua sách vở, báo chí. Cho nên cỡ gì thì tôi nhìn Saigon cũng theo kiểu chủ quan của mình cho mà coi . Bởi vì vậy :

Anh phải nói với Saigon mưa nắng
Những tàn me óng ánh cả hoàng hôn
... Anh phải nói với Saigon ngai ngái
Những hương nồng nấn ná chẳng tan đi
Anh sẽ nói với lời anh ảo thệ
Em hay người hồ dễ khó quên nhau
à Anh phải nhắc với Saigon vời vợi
Bởi yêu em nhớ mãi tháng giêng hồng - TTSH

THÁNG GIÊNG – MÙA XUÂN – HY VỌNG . Tháng giêng là tháng dần, gọi là “ Tam Dương khai thái “ với quan niệm tam dương đồng hành, sẽ mở ra sự tươi đẹp của vũ trụ và đời sống con người: vì dương khí tràn đầy, vạn vật hồi sinh. Mùa xuân ứng với quẻ Chấn ( sấm ) trong dịch lý, có ý nghĩa rung chuyển, rạo rực; Mùa xuân mang hình ảnh của cỏ cây xanh biếc, hoa lá mơn mởn: thiên nhiên tươi tốt ; Mùa xuân là thời điểm âm dương giao hòa và khai mở niềm vui, tình yêu thương. Mầm hy vọng nảy chồi. Niềm lạc quan dâng đầy - Saigon không lạc mất tên - Tên Saigon vẫn tồn tại, vẫn luôn được nhắc nhở trên môi, trong lòng, trong hồn của nhiều, rất nhiều người .
“Địa danh là một cái tên được thành hình không chỉ trong một giờ, một phút, một giây... nào đó, khi có một ông ngồi cao ngất ngưởng đặt bút ký tên vào một tờ văn bản, là xong. Địa danh, nó phải được truyền lưu bằng miệng từ người này sang người khác, từ thời này sang thời khác – Nó là lịch sử, không thể khác – Một con người dù vĩ đại cỡ nào, dù công trạng có vá trời lấp bể, vẫn không nên, không phải khi trở thành một địa danh. Một con đường, một dòng kinh, một tòa tháp, một lăng tẩm à đã là quá đủ - Một thành phố, vượt lên rất nhiều, ngoài công sức của con người, nó còn là một tập hợp nhiều lẽ cao hơn, rộng hơn trong cả một quá trình hình thành. Một cái tên người, dứt khoát không đủ rộng, không đủ sâu để dung chứa nó. Từng cá nhân,không là gì cả, trước sự vĩ đại của nhân loại kéo dài theo lịch sử. Bất cứ gượng ép nào rồi cũng tàn phai, mai một, đó là điều chắc chắn “ - BC

Đi dưới hàng me – hồn hạnh ngộ
Thăm thẳm xanh vào nửa tỉnh, mê - TTSH

Saigon dù rất đỗi nắng mưa: chợt mưa, chợt nắng , nhưng Saigon lại đặc biệt chính nhờ Saigon rất bền chặt, thủy chung với hai mùa mưa nắng đó. Dẫu là nắng hay là mưa, người Saigon “ lỡ trót đều ưa “, đã buồn vui theo Saigon mưa nắng. Nếu ta còn luôn luôn nhớ nhung, luôn luôn thương yêu, luôn luôn tin tưởng và không bao giờ ngưng hy vọng thì một ngày không xa, trong tương lai gần: Saigon sẽ dựng xây trở lại hình ảnh “ Hòn Ngọc Viễn Đông “ - Để ta còn được đi dưới những hàng “ mưa me” của Saigon chân tình của nắng trong mưa.

Xuân Phương







PC
#166 Posted : Sunday, August 9, 2009 5:29:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cà cuống có bán trong chai hay không thì Pc không biết, nhưng trong truyện Xóm Cầu Mới của Nhất Linh có cô Mùi bán bánh cuốn. Cô dạy cho Bé bán phụ cô và Bé có khi bắt chước cô Mùi nói với khách hàng:"Có cả cà cuống ở Hà Nội mới về". Vậy thì cà cuống ở Hà Nội về cái xóm Cầu Mới bằng cách nào?

hongkhackimmai
#167 Posted : Sunday, August 9, 2009 5:44:37 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)


Wikipedia

In Vietnamese cuisine
The Vietnamese name for the insect and its extract is cà cuống. The insect's essence (a pheromone produced by the male to attract mates) is harvested by collecting its liquid-producing sacs. That liquid is then placed in small glass containers. The insect is claimed to be scarce, and demand for the extract is high. Most of the cà cuống essence on the market is therefore imitation, with the actual essence fetching a high price.

Cà cuống is typically used sparsely and eaten with bánh cuốn (rice noodle rolls) by adding a drop to the nước chấm (dipping sauce).

PC
#168 Posted : Sunday, August 9, 2009 5:52:05 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
That liquid is then placed in small glass containers

Như vậy cà cuống được lấy ra và cho vào chai rồi đưa tới các hàng bánh cuốn. Chứ không phải là người ngồi ăn bánh cuốn được dòm thấy nước cà cuống bỏ vô dĩa bằng cách thức mà ông Tu Le mô tả. Và cô Mùi mới đem về xóm Cầu Mới bằng chai đựng nước cà cuống.
hongkhackimmai
#169 Posted : Sunday, August 9, 2009 6:04:49 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Cà Cuống
Nguồn : www.yduocngaynay.com

Ts Dược Khoa Trần Việt Hưng và Ts Bùi Quốc Quang


Tên khoa học: Lethocerus indicus (tên cũ là Belostoma indica), thuộc họ sâu bọ Belastomatidae.
Cà cuống có cơ thể hình lá, dẹp giống như con gián. Thân dài khoảng 7-8 cm, rộng 3 cm.

Cà-cuống Mỹ (Giant waterbug) hay Lethocerus americanus, còn có tên là 'toe biter', thường sống tại các ao hồ hay giòng nước chảy chậm, rất nhiều tại Florida. .
Tại Việt Nam, có lẽ do ở những thay đổi về sinh thái hay bị đánh bắt quá mức nên trở nên hiếm, và được ghi trong danh mục các sinh vật cần bảo vệ.

Cách lấy tinh dầu theo phương pháp dân gian tại Việt Nam là đặt cà cuống ở vị thế úp bụng xuối phía dưới, đưa lưng lên; lấy thanh tre chuốt nhọn rạch ngang lưng cà cuống ( nơi tiếp giáp với ngực hay ở nơi đôi chân thứ ba), gấp bụng cà cuống để lồi hai bọng dầu lên, và dùng tăm hay đầu nhọn của tre để lấy 2 bọng dầu ra. Tỷ lệ trung bình khoảng 1000 con cà cuống đực cung cấp được 20 ml tinh dầụ.
Trước 1975, tại đường Trần quý Khoách Tân Định-Sàigòn, có tiệm bán bánh khúc nhân cà cuống/đậu xanh mỡ hành rất đặc biệt
.
Tinh dầu cà cuống:
Tinh dầu trong tuyến thơm của Cà cuống là một võ khí săn mồi đồng thời cũng là phương tiện tự vệ của chúng!
Trung bình khoảng 1000 con cà cuống đực mới cung cấp được 20 ml tinh dầu.
Tinh dầu là một ester acetic phức tạp, lỏng màu trong suốt, rất dễ bay hơi, cấu trúc hóa học loại transđelta-hexen 1-oxalo-aceta te. Vì lý do hiếm nên trên thị trường có những loại tinh dầu nhân tạo, dĩ nhiên mùi không hoàn toàn giống được tinh dầu thiên nhiên.
Theo Ông Đinh Nguyên thì tinh dầu cà cuống có thể 'tạm' thay thế bằng Acetate d'hexyle (Hexylacetate) và tổng hợp bằng ester-hóa n-hexanol bằng anhydride acetique, rồi chưng cất để có thành phẩm, tuy nhiên xin quý vị thận trọng..khi tìm mua anhydride acetiquẹ.vì hóa chất này theo dõi bởi Cơ quan kiểm soát chất ma túy DEA ( đây cũng là một nguyên liệu để tổng hợp methamphetamine !), và chưng cất để lấy ester cũng không phài là đơn giản.

..... Các tác giả Việt Nam cho rằng tinh dầu cà cuống là võ khí tấn công con mồi, gây tê liệt đối phương, tuy nhiên giả thuyết này không vững vì chỉ có cà cuống đực mới có tinh dầu.
Tinh dầu cà cuống, khi dùng liều nhỏ, được cho là có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, kích thích ham muốn tình dục.


2) Cà Cuống Synthetic
Ts Bùi Quốc Quang
... Tôi không ăn cà cuống synthetic vì tất cả đều là hóa chất có một đặc tính chung là solvent (dung môi). Hexyl-acetate (CAS 142-92-7) thì trong phòng thử nghiệm hóa học nhiều lắm, và như tất cả các solvents khác thì sẽ làm "eye and skin irritation", ngửi vào có thể gây ra "irritation of the throat and mucous membrane"......

Những hoá chất khác nhại theo cà cuống là nhóm hexanol (acetate và butyrate), những fatty acids solvents, ngửi ít thì thơm ngửi hoài khó chịu.

.... Pheromone chứa esters của C16 va C18 fatty acids và alcohol (including hexanol) có đặc tính antiaphrodisiac ở phái nữ (at least in butterflies - Heliconius erato) làm cho chị bướm cái không thích lang thang nữa và chung tình với bướm đực lang quân tiết ra pheromone đó. Vậy thì nếu chàng mà mời nàng chấm nước mắm cà cuống, coi chừng đấy, chàng đòi sở hữu chủ đấy, enforcing monogamy...[b]

.....Tóm lại nếu bạn muốn biết cà cuống Thái Lan synthetic có độc hay không, dễ lắm, thử nhỏ một giọt xuống bàn ăn có đánh vernis xem sao. Tôi cam đoan là bạn sẽ không thích cà cuống synthetic nữa đâu, vernis còn bong huống chi epithelium của thành ruột
...
Ts Bùi Quốc Quang

Muốn đọc chi tiết, xin vào đây :
www.yduocngaynay.com/8-8...Hung_BQQuang_CaCuong.htm
hongkhackimmai
#170 Posted : Sunday, August 9, 2009 6:42:16 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Gởi bởi PC



Chị Ba Tê ui, chai lá dứa nè:

không có gì bảo đảm chai lá dứa này làm từ lá dứa

Gửi bởi Ba Tê :
Lá dứa mọc um tùm ở góc vườn nhà ( cha mẹ) bên VN nè.
Có lẽ những mùi vị này không cần phải xài hóa chất.


Lá dứa mọc như cỏ dại, nhưng chế tạo ra một chai lá dứa này + chai, nhản ----> số thành mắc hơn một chai lá dứa làm bằng chất hóa học . Để lời nhiều, con buôn có nhiều mánh

Lá dứa thật, hoặc lá dứa đông lạnh có bán đầy các chợ và rất rẻ.
Tốt hơn hết nên mua lá tươi hoặc đông lạnh mà dùng. Mỗi khi nấu nước đậu nành hoặc làm mầu cho bánh, chỉ cần 1 lá là tha hồ, chuyện gì phải mua nước (cho dù là thật đi nữa) có sẵn trong chai luôn có chất hóa học để giữ cho khỏi hư ?

Đọc được thành phần của một chai nước lá dứa làm ở Thái Lan :
Ingredients: Propylene glycol, ethylene alcohol, water, pandan flavor (artificial), artificial color. Product of Thailand.
Có gì là lá thật ở trong ingredients list này ????




PC
#171 Posted : Sunday, August 9, 2009 9:31:18 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Không phải ở chỗ nào cũng mua được lá dứa đâu chị ơi.
Cà cuống vì hiếm nên làm bằng hóa chất thì chịu đi. Tới lá dứa mọc um như vậy mà cũng làm bằng hóa chất thì đáng chán thật.
.
hongkhackimmai
#172 Posted : Sunday, August 9, 2009 11:12:58 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)

Không phải ở chỗ nào cũng mua được lá dứa đâu chị ơi.


Nếu không mua được thì đừng ăn. Không ăn cà cuống hay lá dứa thì có chết đâu nào ? Thà không ăn, hơn là ăn thuốc độc Thử tưởng tượng cứ mỗi ngày có chút thuốcđộc này thuốc độc nọ bỏ vào người (tích tiểu thành đại) ------> bệnh tùm lum ra !

Ngay cả vanille người ta bán thứ thiệt đầy trên thế giới , mà cái chai nước va ni bán để làm bánh trong các chợ cũng là thứ vani dỏm (imitation) thay.

Bạn có piết, cây vanilla thuộc lọai phong lan không ? khi hoa của cây này tàn thì cho ra trái giống các lòai đậu, gọi là vanilla pods
Voi
#173 Posted : Monday, August 10, 2009 5:12:57 AM(UTC)
Voi

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 303
Points: 0

Sài-gòn biến thành :
" cà cuống "
hihihihihihi
Voi thì cứ lẩm bẩm : " Cà cuống chết đến đít ....... còn cay ! "
Lẩm bẩm rồi gãi đầu : " Chả hiểu câu này ra sao ! "
Ốii làng nước ôi !
Ai hiểu cái câu này thì làm phúc " giải " cho voi thông tỏ một tí .
Làm phúc đi mà .

hihihihi

Ăn mãi
thì phải nghĩ đến các chuyện khác nữa chứ ? Chẳng nhẽ Sài-gòn chỉ ăn thôi à ?
TongueTongueBig SmileBig Smile
Sài-gòn ngoài ăn còn ....................
nhảy nữa chứ .
Ai còn nhớ chỗ bùng-binh chợ Bến Thành không ?
Đối-diện chợ là bến xe buýt , cái cầu sắt đi bộ bắc qua đường vòng quanh bùng-binh chỉ tồn tại có vài năm là phá bỏ . Bên hông " Nha hoả xa " trên bờ tường ngày đó còn có " hệ-thống quang báo " ---- hihihihihihi nghĩa là khoảng 5 hay 6 giờ chiều có hàng chữ chạy bằng bóng đèn loan các tin tức nóng hổi trong ngày ; giống như các board quảng-cáo chạy bằng đèn chớp chớp bây giờ á , và đối- diện với " Nha hoả xa " ----- chỗ mà sau này có lần Ông Nguyễn Cao Kỳ làm cái pháp-trường cát để xử bắn " gian-thương " Tạ Vinh ! ---- đối-diện đó là cái toà nhà (? ) dài , dưới là chỗ gửi xe hai bánh , trên là vũ-trường Hoà Bình.
À há !
Chỗ nhảy ........ đầm đó !
Ai còn nhớ không ?
Và ngay khi qua bãi trống đó mới là đến cái nhà ga xe lửa .

Ăn !
Nhảy !
chỗ nhảy thời ông Diệm cũng nhiều lắm lắm .
Bồng Lai , Thanh Thế , Tour d'ivoire .....
còn nhảy cái ........ khác thì phải qua sông bên kia Khánh Hội (cầu Hàng ) hay là đi Ngã Ba Chú ía gì gì đó ...
Gr .... gr .........

Big SmileTongue
Nhảy chưa đã thì đi nhậu tiếp .
Đi Lăng Cô bên kia cầu Trịnh minh Thế : quán Lai Rai ... quán này có món nhậu " ốc dừa " không phải ốc nấu với nước dừa ... mà là ốc nuôi trong quả dừa ...... gà ống tre ...... lươn um ......
Bên này của kinh Tàu Hủ thuộc Khánh Hội , đường Tôn Thất Thuyết dọc theo bờ sông có quán nhậu Ngọc Sơn , Mỹ Hạnh .... ( hai ba cái tên nữa voi quên tiệt rồi ! ) có lẩu cá lóc bông , cá chẽm ( chả biết cá gì ? hihihihhi ) hấp gừng ....
Còn không thì đi " Ngã tư quốc-tế " đường Bùi Viện , chỗ các nhà " zăng " nhà " báo " ( báo đời hay báo hại chăng ? ) các tay phét lác vang- danh- môt- thời hay đóng đô ở đây ! hihihihi quán Đà Lạt ...gì gì đó
Nhậu say quá thì lúc này mới đi ..................... nhảy !
Ah !
Cái nhảy này mới là cái NHẢY mà voi ghi bên trên á !
hic ... hic ... hi ..... hi .......

Còn bên cột cờ Thủ Ngữ có cái quán nhậu ....... ( quên tên zồììììììììi ! ai nhớ nhắc dùm đi ! tên cái gì mà có chữ đình đình gì á ! ) thì toàn là dân ........ thứ xịn , như dân Tây ( tây đui ! ) dân Mỹ ( Mỹ tho chợ gạo ! ) mới ghé đít vào được .
Ăn
Nhảy
Nhậu
xong rồi quá nửa khuya thì mới bò về nhà ................. để .....ngáo
Thời ông Diệm chưa có giới-nghiêm , hình như chỉ có sau ngày đảo-chánh hụt năm 1961 ( ? )
TongueApproveApprove


Voi ( loại cà cuống ...... hihihihi )
Nhớ zồìììììììììììììììììììììììììììì
Nhà hàng Ngân Đình bên cạnh cột cờ thủ Ngữ !
Tu Le
#174 Posted : Monday, August 10, 2009 3:53:45 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Voi

Voi ( loại cà cuống ...... hihihihi )
Nhớ zồìììììììììììììììììììììììììììì
Nhà hàng Ngân Đình bên cạnh cột cờ thủ Ngữ !




Chị Voi Phượng Đỏ thân kính,

Nhà Hàng Ngân Đình chính là nhà hàng.....Cột Cờ thủ ngử.... Point des Blagueurs thì phải... chứ không phải bên cạnh.


Nằm gần Cột cờ thủ ngử là nhà hàng nổi Mỹ Cảnh Cooling

Cà cuống đít cai thì TL chưa thấy....mà nếu có thì chắc cũng chưa có ai dám nếm thử !Shocked

Tình thân,

TL,

Voi
#175 Posted : Tuesday, August 11, 2009 11:51:25 AM(UTC)
Voi

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 303
Points: 0

Thanks cụ Tu Le !

Nhà cụ nhớ dai thật .

Mỹ Cảnh ! Nhà hàng nổi trên sông Saì-gòn , voi mơ nhưng chưa được đặt chân lên đó . Còn nhớ năm nào nhà hàng bị gài bom ,
Ầm !
khách hàng đổ xô chạy trên cầu để lên bờ và
Đùng !
Quả mìn định-hướng nổ chậm ; đặt ngay bên kia đường nhắm đúng nhóm người đang tìm đường thoát nạn ; bồi thêm .
Người ngã .
Chiến-tranh !
Ôi các lãnh-tụ có bao giờ ngồi ngẫm lại cảnh đó không ?
" Lòng trần còn tơ vương khanh tướng , thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều .....em ơi ! " ( Nhạc : Nguyễn văn Đông )

Người giết người !

Còn cái tầu Bạch Tuyết chở du khách một vòng từ bến sông đi dọc xuống Nhà Bè nữa chứ .
Voi ngày đó cũng chỉ đứng trên bờ để mơ ngày được leo lên chiếc tàu như vậy .
Giấc mơ sau đó đã thành .
Vâng ! Giấc mơ đã thành !
nhưng mà leo lên tàu để chạy trối chết ra .................... biển và thành
kẻ tha hương lênh đênh , bồng bềnh kiếp sống thừa chờ ngày ............
" .... khi lià trần có mấy người đưa .... " ( nhạc VTA , thơ Nguyễn đình Toàn ? )

hihihihi

voi .
Voi
#176 Posted : Tuesday, August 11, 2009 12:39:31 PM(UTC)
Voi

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 303
Points: 0



Vũ-trường Tour d'ivoire năm 2006 :




voi .
PC
#177 Posted : Tuesday, October 27, 2009 5:20:55 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Sài Gòn 10/1967
viethoaiphuong
#178 Posted : Saturday, December 12, 2009 8:08:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phong Trần Quán: Sài Gòn hòn ngọc … “bể”

Friday, December 11, 2009

[img] http://www.nguoi-viet.co...ium_VN-PhongTranQuan.jpg[/img]
Nếu làm theo lệnh bà Phạm Phương Thảo, những người bán hàng rong
sẽ có nguy cơ thất nghiệp. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)

Quán chủ Trần Phong

Lời Tòa Soạn:
Phong Trần Quán là mục phiếm luận thường xuyên của báo Ngày Nay ở Houston, Texas. Nay tác giả rời quán về báo Người Việt theo yêu cầu của một số thân hữu và độc giả.

Kể từ khi bị thay họ đổi tên một cách cực kỳ láo lếu, Sài Gòn mỗi ngày một lấm láp, ô trọc. Ðấy không phải là nhận xét “phản động” của “Việt kiều” bị về thăm đất nước đâu mà là tuyên bố chính thức của “đảng ta” đấy.

Báo điện tử Vietnamnet (của Ðảng đấy) ngày 11 Tháng Mười Hai, 2009 nói rằng bà Phạm Phương Thảo, chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân (HÐND) thành phố, tuyên bố sẽ quyết tâm quét sạch 6 “hành vi thiếu văn hóa” để thực hiện nếp sống văn minh.

Sáu “hành vi thiếu văn hóa” là: Bán hàng rong trước cổng trường học. Phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố. Xả rác, nước thải ra lòng lề đường, rải vàng mã trên đường phố. Nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi. Chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.

Ối chao ôi ! Người Sài Gòn được lời như cởi tấm lòng. Hơn ba thập kỷ sống trong “thành phố mang tên Bác” ô nhiễm từ ngoại hình tới tim gan phèo phổi nay bỗng dưng được bà chủ tịch hứa sẽ “sáng, xanh, sạch, đẹp” thành phố thì lòng dân như nở hoa hay lại rầu thối ruột.

Những người bán hàng rong trước cổng trường nghe tin này là “bức xúc” lắm vì mất cần câu cơm thì lấy gì đút vào miệng đàn con. Lũ học sinh nghèo không có miếng ăn sáng rẻ tiền sẽ ôm bụng đói vào lớp. Hay là ban giám hiệu các trường mở “căn-tin” để trước là thêm lợi nhuận sau là làm phúc.

Phát tờ rơi. Ðứa nào phát và tờ rơi gì vậy? Tờ rơi chống Ðảng hay chống tham ô, móc ngoặc? Thủ tướng đã có lệnh cấm tự do in ấn mà sao chúng lại dám vi phạm luật nhỉ. Mấy tờ rơi này có “đi trên lề đường phải” của ông “Tôi Như Rứa” không?

Sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn bị cấm là phải vì dám cạnh tranh bất chính với hệ thống loa tuyên truyền của Ðảng có mặt trên từng cây số.

Người Sài Gòn “mới” sống rất vô tư nên xả rác rất thoải mái: Trong tiệm ăn, trường học, ngoài đường phố, đình chùa, miếu mạo. Có người cám cảnh quá phải nhại thơ của Trần Dần rằng, “Tôi đi giữa phố phường, không thấy nhà, thấy cửa, chỉ thấy mưa sa trên rác rưởi.”

Về khoản nói tục chửi thề thì dân Sài Gòn thua dân thủ đô XHCN vài bực. Thế hệ trẻ XHCN nói tục như hát hay. Người Sài Gòn cũ gọi dân chửi thề văng tục là nói tiếng Ðức (chắc vì âm thanh khó nghe). Bây giờ người ta bảo là nói tiếng Hoa (chắc vì không ai dám cãi lại các quan nhà Thanh). Thanh niên thanh nữ Hà thành nào không biết văng tục chửi thề bị coi là dân ruộng hay nặng hơn là dân “thất học.” Ấy vậy mà ở thủ đô XHCN không thiếu gì các con phố dơ dáy chẳng thua ai mà vẫn được bình bầu là “Khu Phố Văn Hóa.” Ðừng có ngạc nhiên mà tổn thọ. Ngay cả khu Văn Miếu còn bị phóng uế nữa là mấy con phố “Văn Hóa” đàn con đàn cháu này.

Chế độ nào có văn minh đó. Chế độ “Dân Chủ Vờ” thì đẻ ra “Văn Minh Ðểu”. Cái đống rác “hoành tráng” nhất chạy dài từ ải Nam Quan (của Tàu) đến mũi Cà Mau (bao lâu nữa sẽ thành của Tàu) là rác tham nhũng, rác hối lộ, rác đàn áp, rác cửa quyền, rác cướp đất, rác bán đất, bán biển... và sắp tới đây là rác bâu-xít.

Ôi không thấy rác, không nghe văng tục chửi thề thì đâu còn cảm giác “đi giữa lòng thành phố mang tên Bác” hay đi giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Sang năm Hà Nội làm đại lễ kỷ niệm “Một Nghìn Năm Thăng Long”, đi đâu cũng sẽ thấy khẩu hiệu : “sáng xanh sạch đẹp” như hồi có hội nghị APEC năm 2006. Dân Hà Nội lo lắm. Thay vì dọn rác, thành ủy lại dọn sạch cửa hàng rong, xe xích lô, và đội quân “cái bang” để tô son trát phấn bằng biểu ngữ, băng-đơ-rôn... mang các khẩu hiệu đao to búa lớn kêu như loa quảng cáo hàng đểu của Trung Quốc...

Sài Gòn lắm rác thật nhưng xét cho cùng thì không có thứ rác nào độc hại bằng rác cộng sản.

Giá bà Phạm Phương Thảo quét hết được rác cộng sản thì nhân dân cả nước sẽ tri ân bà.


PC
#179 Posted : Thursday, December 17, 2009 12:49:05 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tên đường Sài Gòn, rối như canh hẹ
Sài Gòn Cô Nương/Người Việt
đăng ngày 16/12/2009


“Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Ðường, Hàng Muối trắng tinh”

Chỉ nghe tên biết được ngay phố ấy bán thứ gì. Thật ra phố Hà Nội phải có đến gấp đôi con số đó, ba mươi sáu là chỉ một phần.

Ðà Lạt phô bày đặc điểm của mình bằng cách lấy tên loài hoa như đường Mimosa, đường Mai Anh Ðào... nhưng chỉ có thế là hết. Thật tiếc khi không có đường Tú Cầu, Ðỗ Quyên hay Phượng Tím, Trà Mi...

Ở những xứ lịch sử ngắn, không đủ danh nhân đặt tên đường thì cứ đặt số. Ðường song song được đánh số chẵn hay lẻ tùy hướng ngang hay dọc như bàn cờ xem ra lại đơn giản và tiện lợi. Cứ đọc con số đường có thể ước được ngay vị trí của nó nằm ở khoảng nào.

Nhưng Việt Nam thì khác. Bốn ngàn năm lịch sử tạo nên số danh nhân đủ để đặt tên đường. Các vua quan, tướng tài, văn nhân, các trận chiến lớn... tỏa rộng phủ khắp thành phố.


Sài Gòn trước kia chỉ có tám quận gọi chung Sài Gòn-Chợ Lớn, chung quanh là tỉnh Gia Ðịnh. Vì thế có đường Lê Lợi-Sài Gòn hay Lê Lợi-Gia Ðịnh, Phan Chu Trinh-Sài Gòn hay Phan Chu Trịnh-Gia Ðịnh, Bùi Thị Xuân-Sài Gòn hay Bùi Thị Xuân-Gia Ðịnh...

Bây giờ thì vô số đường mới mở, lắm nơi chỉ là con hẻm thông được đổ bê-tông, gắn tấm bảng là biến thành đường. Ðường nhiều quá, tên đường trở nên thiếu phải đặt trùng nhau. Rất nhiều địa chỉ đường phải chú rõ, không phải thuộc tỉnh nào mà là thuộc quận nào. Như Phạm Ngũ Lão-quận 1 hay Phạm Ngũ Lão-Gò Vấp, Cao Thắng-quận 3 hay Phú Nhuận... Cô Giang, Cô Bắc, Huỳnh Thúc Kháng... ở trung tâm thành phố là những con đường rộng rãi nhưng khi ra quận, huyện khác, đó chỉ là những con đường mới mở nhỏ hẹp: Lê Lai nằm ở quận Một, Tân Bình và Gò Vấp còn Phan Chu Trinh, Chu Văn An, Lê Lợi... có mặt vừa quận Một, vừa Phú Nhuận vừa Tân Phú... Cho nên đi tìm nhà mà không nói rõ con đường đó nằm ở quận nào thì không thể mò ra được.

Chưa kể nhiều con đường dài cả mấy cây số, đi qua nhiều quận nên cũng rắc rối đôi chút. Cùng một đường, nhưng quận 1 là Trần Hưng Ðạo, thuộc quận 5 là Ðồng Khánh, sau 1975 đổi thành Trần Hưng Ðạo A và Trần Hưng Ðạo B và cuối cùng là Trần Hưng Ðạo-quận 1, Trần Hưng Ðạo-quận 5; Hồng Bàng ở quận 5 và quận 6; Nguyễn Tri Phương thuộc quận 5 và quận 10...


Một con đường chạy lượn theo sông nhưng thay đổi tên tùy đoạn, đi ngang rạch Bến Nghé có tên Bến Chương Dương, đến kinh Tàu Hủ là Bến Hàm Tử, qua kinh Bến Nghé thành Trần Văn Kiểu. Ðối diện với bờ bên kia là Bến Vân Ðồn, Hưng Phú và Bến Bình Ðông...

Tên đường đặt theo từng cụm danh nhân như khu vực Cầu Ông Lãnh có nhóm “Khởi nghĩa Yên Bái”: Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Cô Bắc, Phó Ðức Chính, Ký Con, Nguyễn Khắc Nhu...

Nhóm “đời nhà Trần” ở khu Tân Ðịnh gồm Trần Nhật Duật, Trần Khát Chân, Trần Quang Khải, Trần Quí Khoách...

Trận đánh thì có Hàm Tử, Chi Lăng, Chương Dương, Bạch Ðằng, Vân Ðồn, Nhật Tảo...

Nhóm nhà thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Ðặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Tú Xương... ở liền kề nhau nơi những con đường biệt thự yên tĩnh, rợp mát bóng cây, cách xa ồn ào thế sự để xướng họa thi ca mây nước.

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh song song hai mặt cửa Ðông và cửa Tây chợ Bến Thành, một bên bàn chuyện Ðông du, một bên cải cách theo Tây. Chí hướng hai cụ tuy gần mà xa, xa mà gần, tuy giống mà khác, khác mà giống là vậy.

Tên các danh nhân ngoại quốc như Pasteur, Yersin, Calmette...


Tên đường theo khu vực như đường Bàn Cờ, Chánh Hưng, Xóm Củi, Phú Thọ, Phổ Quang, Hạnh Thông Tây... Hương lộ 80B có nghĩa đường làng được lên cấp thành đường Nguyễn Ánh Thủ.

Các cư xá đặt tên đường nội bộ riêng. Cư xá Tân Sơn Nhất có đường Lam Sơn, Yên Thế, Trà Khúc... Khu dân cư Miếu Nổi đầy những hoa: đường Hoa Cau, Hoa Phượng, Hoa Sứ... mặc dù hoa nhưng nghe vẫn thấy “nôm na” làm sao!

Hay nhất là cư xá Bắc Hải. Con đường xương sống rộng nhất chạy dài chính giữa là Trường Sơn. Dọc Trường Sơn là Bạch Mã, Ba Vì, Châu Thới... Ngang Trường Sơn là Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long... Tên đường đặt vang lên vừa hào hùng đất nước lại vừa quê hương tự tình.


Hiện nay thành phố đã nới rộng ra hai mươi bốn quận huyện, một số quận mới thành lập như 2, 7, 9, 12, nhiều khu dân cư mới được xây dựng, mạnh nơi nào nơi ấy đặt tên. Bên cạnh Ðô Ðốc Lộc, Lê Sát... là Ðộc Lập, Bác Ái, Tự Do... Trần Hưng Ðạo, Châu Vĩnh Tế, Tây Sơn đều chen chúc ngang nhau.

Các vị vừa qua bị choán chỗ cũng ráng tìm nơi nào đó dung thân: Trần Quý Cáp đến Bình Thạnh. Thành Thái, Duy Tân cũng thế. Không biết khi nào đến phiên Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Võ Tánh... bởi vì trong thực tế Lăng Ông vẫn là một di tích lịch sử, nơi thờ cúng linh thiêng của dân chúng thành phố và trường Trung học Ba Tri (Bến Tre) đã đổi tên thành trường Phan Thanh Giản, sắp tới tỉnh cũng sẽ cho dựng tượng cụ Phan. Viện Sử Học đã kết luận: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau.” Vì vậy chắc các vị này thế nào cũng sẽ trở lại tên đường.


Ðặt đường bằng tên không đủ nên nhiều nơi phải dùng con số kèm theo tên khu dân cư. Ví dụ đường số 2 khu Lý Chiêu Hoàng, đường số 15 khu Bình Phú, đường D1 khu Văn Thánh Bắc... Ðã có đường Lê Thánh Tôn ở quận 1 lại thêm Lê Thánh Tông ở quận Tân Phú, đường Huyền Trân Công Chúa ở quận 1 và đường quận 1... Những con đường mới mở này thường được quy hoạch bằng nhau, các danh nhân ngồi cạnh bình đẳng chứ không phân chia công trạng để ngự trên các con đường dài ngắn, rộng hẹp khác nhau như trong nội thành. Quận Bảy mặc dù một số đường có đặt tên: Lưu Trọng Lư, Trần Văn Khánh... nhưng xem chừng đường ngang ngõ dọc không hết nên đặt theo số: đường Số 3, Số 8... cho đến đường Số 22, Số 37, 53...

Ðó là các khu mới mở, đường sá vẽ trước từ trên dự án nên rất ngay ngắn, đánh số rất dễ kiếm. Nhưng hiện nay dân số thành phố đã lên tới tám triệu, nhiều khu dân cư bình dân tự phát mọc lên như nấm khắp nơi. Trong khi đợi nhà nước đặt tên thì họ tự đặt tên đường với nhau. Như đường Hẻm Sinco, đường Bên Hông Trường Mầm Non, đường Kế Xí Nghiệp Ðông Lạnh, đường Bờ Sông, đường Sông Suối...


Nhà nước cũng chịu không nổi, đổi tên mới đàng hoàng nhưng vẫn còn sót đường Nhà Kho Pepsi, đường Giao Thông Hào Ấp 3, đường Bờ Tuyến... Tên những con đường này dĩ nhiên không nằm trên bản đồ thành phố, đi đến tận khu vực lần hỏi thăm dân địa phương may ra mới tìm thấy.

Ông Cao Lỗ xây thành ốc cho vua An Dương Vương yên vị bên quận Tám qua cầu chữ Y tới ngay, trong khi bà Bát Nàn vẫn lăm le vác đơn đi kiện. Tại sao cùng nữ tướng dưới trướng Trưng Vương mà bà Lê Chân đường hoàng có tên đường và cả tên trường học mà Bát Nàn đại tướng quân không được đoái hoài tới. Trình Minh Thế là một nhân vật lịch sử quá gần nên mất tên là đương nhiên.


Sau năm 1975, đường mang tên các vị vua nhà Nguyễn bị dẹp bỏ hết trừ vua Hàm Nghi, Gia Long thành Lý Tự Trọng, Khải Ðịnh thành Nguyễn Thị Tần, Ðồng Khánh thành Trần Hưng Ðạo B. Ngoài ra còn Tự Ðức thành Nguyễn Văn Thủ, Minh Mạng thành Ngô Gia Tự. Riêng vua Thành Thái không hiểu sao lại nhường chỗ cho An Dương Vương, nhà vua lui về ở nép dưới đuôi Nguyễn Tri Phương nối dài. Duy Tân bị Pháp bắt và đày lên đảo Réunion ở Ấn Ðộ Dương thành Phạm Ngọc Thạch, ngoài việc là một nhà vua yêu nước thì con đường cây dài bóng mát đó đã “Trả Lại Em Yêu,” mất đi mỹ hiệu con đường tình nhân của một thời.

Yên Ðổ mất tích ở quận 1, dành chỗ cho Lý Chính Thắng, sau này mới thấy cụ lấp ló hiện ra ở một con đường nhỏ xíu mới mở bên Tân Phú, cùng số phận như vậy là Phan Ðình Phùng. Ðường Cộng Hòa chạy từ chợ Nancy (Trần Hưng Ðạo) tới bùng binh Cộng Hòa biến thành Nguyễn Văn Cừ trong khi bùng binh vẫn giữ tên công trường Cộng Hòa và đường Cộng Hòa ở quận Tân Bình thì vẫn chạy dài miên man. Trần Quốc Toản chỉ là một cậu bé chưa nhiều công trạng! Chiếm một đại lộ vừa rộng vừa dài thật phí nên rút lui cho Ba Tháng Hai, chạy qua chiếm chỗ Nguyễn Ðình Chiểu. Cũng như cụ Yên Ðổ, cụ Ðồ Chiểu vốn văn nhân, lại hỏng mắt làm sao đấu tay đôi với tiểu tướng họ Trần nên lẳng lặng chuyển qua quận 3 và Phú Nhuận.

Nguyễn Văn Thoại công lao đào kênh Vĩnh Tế ở An Giang bị Lý Thường Kiệt thay thế, ông đành rời bỏ nội ô để ra trấn giữ một con đường dài từ quận Tân Phú sang Bình Tân...

Hằng trăm con đường mới được thành lập, các vị danh nhân thi nhau đổi chỗ và đặt chỗ mới. Cho nên việc đặt tên đường còn rắc rối dài dài.








viethoaiphuong
#180 Posted : Saturday, January 2, 2010 6:28:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ôn Cố Tri Tân



Gọi tên là biết Sài Gòn



Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn thành phố Sài Gòn vốn trước đó chỉ được đánh số thứ tự.
Trải qua 311 năm xây dựng và phát triển, Sài Gòn - Saigon hiện có hơn 1.500 con đường lớn, nhỏ và từ lâu đã rối như canh hẹ bởi chuyện đường trùng tên, thiếu tên đặt cho đường. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có một điểm trọng yếu là chúng ta không mặn mà với những tên gọi gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất mình đang sinh sống.

Đường xưa lối cũ
Đường Mã Lộ nằm trên địa bàn phường Tân Định, Q.1, dài chừng 120m, lộ giới 14m, bắt đầu từ đường Nguyễn Hữu Cầu đến đường Bà Lê Chân. Đường này ngắn nhưng thuộc loại rất xưa của vùng Sài Gòn, có từ khi xây cất chợ Tân Định, năm 1928. Thời Pháp thuộc, đường này mang tên Lê Văn Duyệt. Từ ngày 16-10-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Mã Lộ và được dùng cho đến ngày nay.

Con đường này nằm phía sau chợ Tân Định. Ngày xưa chưa có các loại xe lam, xích lô, ba gác thì phương tiện đi lại chủ yếu để người ta đi lại và chuyên chở hàng hóa là xe ngựa. Những chiếc xe thổ mộ lóc cóc từ các vùng ngoại ô: Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Tân Bình… chở người và hàng về chợ bán mua. Sau khi đổ hàng, xuống khách, các xà ích cho xe ngựa tập trung ở một đoạn đường sau chợ cho ngựa nghỉ chân, ăn cỏ, uống nước, người tranh thủ chợp mắt hay túm năm tụm ba trò chuyện, chờ chợ tan lại đón hàng và người về. Lâu dần, đoạn đường này được gọi bằng cái tên thân thuộc: Mã Lộ (đường của ngựa).

Ở Q.3 có một con đường mà khi gọi tên ta đã nghe giăng mắc ô thửa, đó là đường Bàn Cờ, chạy từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Điện Biên Phủ, thuộc địa bàn phường 2 và 3, dài khoảng 460m. Lịch sử tên gọi đường này cũng rất độc đáo. Năm 1910, dưới thời Pháp thuộc, TP Sài Gòn được mở rộng về phía tây. Khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ ngang, vạch dọc như bàn cờ để phân cho dân chúng xây nhà. Thấy đường sá ở đây cắt ô như bàn cờ tướng, người ta liền gọi là khu Bàn Cờ. Con đường chính băng qua khu này mặc nhiên được gọi là đường Bàn Cờ. Theo truyền văn thì khi mới làm tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đặt ga đầu ở khu này. Đầu máy về tới đây, muốn quay lại để đi xuống Mỹ Tho, phải trướn lên một cái mâm hình tròn, quay trên một trục vững chắc để công nhân đẩy xoay đầu lại. Cái mâm ấy gọi là bàn cờ. Đường chạy qua khu có cái mâm ấy được gọi là đường Bàn Cờ.

Ở Q.4 có một đường mang tên nghề gắn liền với giấc ngủ của con người từ xưa đến nay: đường Xóm Chiếu. Con đường thuộc địa phận phường 15 và 16, dài 905m này mang tên một địa danh của đất Gia Định xưa, có từ đời vua Minh Mạng (1884). Chả là, từ thời Gia Long, vùng này chỉ có thôn Khánh Hội và Bình Ý nằm gần kinh Bến Nghé và sông Sài Gòn. Phía trong toàn bưng sình, mọc đầy cây bàng (thảo câu) và lác. Tận dụng nguồn nguyên liệu này, dân chúng quy tụ thành một xóm làm nghề dệt chiếu và lập chợ để bán. Từ đó, tên Xóm Chiếu ra đời.
Cũng thuộc ngạch đường mang tên nghề nghiệp của người dân sở tại, ở Q.5 có đường Xóm Cải (thuộc địa bàn phường 11, dài 125m, chạy từ đường Nguyễn Trãi đến đường Mạc Thiên Tích; Xóm Cải là địa danh của đất Chợ Lớn xưa kia, là nơi cư ngụ của những người chuyên nghề trồng rau cải để bán), Xóm Chỉ (thuộc địa bàn phường 10, từ đường Phan Phù Tiên đến đường Tản Đà, dài khoảng 118m; Xóm Chỉ là địa danh của đất Chợ Lớn (cũ), xưa kia, dân vùng này chuyên làm nghề kéo chỉ), Xóm Vôi (địa danh cũ của đất Gia Định, nơi có người dân lập thành xóm chuyên chở đá xanh từ vùng Hà Tiên lên để nung vôi bán cho người ta xây dựng, ăn trầu), Q.6 có đường Lò Gốm, quận Tân Bình có đường Vườn Lài (dân sở tại trồng cây hoa lài (nhài) để ướp trà, Q.9 có đường Lò Lu, huyện Củ Chi có đường Xóm Thuốc (thuốc lá để hút)...

Ai có tâm hồn ăn uống, nhắc đến tên đường Vườn Thơm, thuộc xã Lê Minh Xuân và Bình Lợi, huyện Bình Chánh, chắc phải tứa nước miếng. Quả vậy, dưới thời Pháp thuộc, đây là một đồn điền bạt ngàn thơm (dứa).

Ở tỉnh Chợ Lớn cũ có một vùng kênh rạch chằng chịt, ghe thuyền đi lại tấp nập. Dân trong vùng trồng rất nhiều cây sao để lấy gỗ đóng ghe, thuyền. Hằng năm, từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa cây sao ra bông, đậu quả, không biết cơ man nào mà kể. Mỗi cơn gió thoảng qua, bứt bông sao khỏi cành thổi bay lơ lửng trên không trung một hồi rồi mới rơi xuống rải đầy mặt đất, mặt nước, trông đẹp như tiên cảnh. Thế là người dân lấy tên Bông Sao để gọi con đường chạy qua vùng. Nay đường này thuộc P.4, Q.8.

Chỉ về sự ấm no thì ở P.15, Q.8 có đường Mễ Cốc, dài 2.350m, lộ giới 20m. Mễ Cốc nguyên là một kho lúa, sau thành địa danh. Nghe tên đường, ta đã gợi nhớ đến vùng đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa của miền Nam. Từ ngày một số người Hoa không phục nhà Thanh, qua đây xin chúa Nguyễn cho lập nghiệp ở vùng Chợ Lớn, lúa được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Rồi từ ngày người Pháp lập cảng Sài Gòn thì vùng này mỗi ngày có hàng trăm ghe, thuyền từ các tỉnh miền Tây đổ về Chợ Lớn, lúa được bốc lên các kho, vựa trên bến để rồi chuyển đến các nhà máy xay xát. Thế là bến mang tên Mễ Cốc (bến lúa gạo).

Để gợi nhớ thưở đất rộng người thưa, ta hãy về xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi tản bộ trên đường Mít Nài dài 1.500m. Mít nài là giống mít mọc hoang dại ở ven rừng, có trái na ná mít vườn nhưng không ăn được, gỗ chỉ dùng làm củi. Xã Phước Thạnh trước đây cả thế kỷ chỉ là rừng, mít nài mọc hoang vô kể. Cũng trên địa bàn huyện Củ Chi, có những tên đường mà khi gọi lên ta đã thấy thiên nhiên gần gụi: Cây Bài (xã Phước Vĩnh An), Cây Điệp (xã Nhuận Đức), Cây Gõ (xã An Phú), Cây Trắc (xã Phú Hòa Đông), Cây Trôm (xã Phước Hiệp, Thái Mỹ).

Ai yêu chim muông, mời về xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đi trên con đường dài khoảng 6.000m thỏa thê nghe tiếng le le lội nước và ngắm cánh cò bay lả bay la. Đường tên là Láng Le - Bàu Cò mà! Đây là địa danh cũ của tỉnh Gia Định chỉ một vùng đất sũng nước, nơi cư ngụ của cơ man nào là le le và cò. Đường Hố Bò ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi thì nhắc ta rằng thời xa xưa, vùng này sâu trũng, cây cối rậm rạp, là nơi nương náu của rất nhiều loài bò rừng.

Để trí tưởng tượng bay xa hơn nữa, mời bạn đến đường Gò Cẩm Đệm ở P.10, quận Tân Bình. Sở dĩ con đường dài 840m, lộ giới 12m này mang tên vậy là do nơi đây xưa kia là một gò đất cao, rộng 3 dặm, nằm phía sau Giác Lâm cổ tự, thuộc địa phận xã Phú Thọ Hòa, huyện Bình Dương. Khi xưa trên gò, cỏ thơm mọc dày như trải đệm, cây cao bóng mát tỏa như lọng che nên dân chúng gọi tên là gò Cẩm Đệm rồi thành địa danh, từ ngày 13-7-1899 thì là tên đường.

Đất Sài Gòn - Gia Định rộng lớn, người hào sảng mà tâm hồn mơ mộng nên cũng luôn là đất văn chương thi phú. Điều ấy ghi dấu ở tên đường Bình Dương Thi Xã, P.5, Q.1 mang tên một hội thơ nổi tiếng và bề thế nhất tại huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định hồi đầu thế kỷ XIX. Nổi danh nhất của thi xã này là 3 danh sĩ: Trịnh Hoài Đức (chủ hội), Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh mà đương thời gọi là Gia Định tam gia…

Quyến rũ chừng… 10%
Tôi ngồi tỉ mẩn đếm đếm tính tính theo các tài liệu về tên đường ở Saigon, quỹ tên đường của Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng Saigon thì thấy một con số đáng báo động, những tên đường độc đáo, thân thuộc, gọi là biết ngay Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định như kể trên chỉ chiếm chừng 10%.

Trong khi đó, xưa nay, chúng ta quá say sưa với những tên nhân vật lịch sử. Tất nhiên, việc tôn vinh công đức của tiền nhân là điều cần thiết, nhưng cũng đừng hồn nhiên nghĩ rằng cứ đặt tên một con đường, xây dựng một tượng đài thì chắc chắn sẽ làm được việc giáo dục truyền thống.

Có một chuyện nhỏ diễn ra đã dăm năm rồi nhưng vẫn làm tôi mỉm cười mỗi khi nhớ lại. Lần ấy, Alain Thomas - bạn tôi - từ Pháp sang. Theo bản năng, đến bữa, tôi dẫn anh đến một nhà hàng Pháp thuộc loại sang ở thành phố. Tưởng anh sẽ vui lắm khi có một người bạn Việt Nam chiều chuộng mình, đến một nơi xa lạ mà vẫn được sống trong không khí quê nhà. Ai dè, anh chối đây đẩy và nằng nặc đòi tôi dẫn đến một quán vỉa hè. Và chúng tôi đã ngồi bên hồ Con Rùa uống bia Sài Gòn xanh, ăn bò bía và tán chuyện hăng say về vùng đất của tôi. Alain bảo đó mới là điều thu hút anh ấy “chứ sang đây mà vẫn ăn đồ Pháp, nói chuyện nước Pháp thì tôi ở nhà cho xong”.

Trở lại chuyện tên đường cũng vậy. Đến mỗi địa phương, đi trên những con đường mang đậm dấu tích văn hóa của vùng đất, con người nơi ấy, chắc chắn chúng ta thấy thú vị hơn rất nhiều khi gặp những tên đường mà ở đâu cũng có.

Chẳng hạn, ở Sài Gòn, 146 năm trước, me là cây đầu tiên được người Pháp mang trồng ở hai bên đường. Hầu hết các con đường trên địa bàn thành phố đều có bóng me; me đã là nhạc, là thơ, là hơi thở của người dân xứ này! Đến Sài Gòn mà được tản bộ trên con đường mang tên Lá Me Bay và giơ tay bắt những lá me chao trong gió, nếm vị giôn giốt của trái me thì thật là ấn tượng đặc biệt. Ai biết ở Saigon, từ giữa tháng 5, trái dầu rái bứt khỏi cành, tạo thành những chiếc chong chóng xoay tít khắp phố phường để mơ về một con đường mang tên Dầu Rái?
Cũng vậy, nếu chúng ta cởi mở và lãng mạn hơn, trên những nẻo đường đất Việt sẽ có những tên đường, phố độc đáo, gắn với những sản vật của địa phương như: đường Hoa Ban ở Điện Biên, phố Hoàng Lan ở Hà Nội, đường Phượng Bay (từ cảm hứng trong những chiều đi trên đường này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết “Đường phượng bay mù không lối vào” (Mưa hồng) ở Huế… là một nét thi vị và luyến nhớ cho cả dân địa phương và du khách. Đồng cảm với chúng tôi về vấn đề này, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu - Phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Saigon chia sẻ: “Theo tôi, nên lưu giữ những địa danh dân gian để đặt tên đường phố hay tên đơn vị hành chính mới trong quá trình đô thị hóa. Dân gian hay đặt tên cho một khu vực nào đó theo đặc điểm về tự nhiên hay truyền thuyết của khu vực ấy, hoặc cũng hay gọi một cách không chính thức nhưng lại dễ nhớ, dễ tìm. Vì vậy, tên các loài cây, hoa - nếu là đặc điểm, đặc trưng của một khu vực, một con đường, một ngõ hẻm... rất nên dùng để đặt tên cho khu vực, đường, hẻm ấy. Nó sẽ làm cho người dân trân trọng và gìn giữ các loài cây, hoa đó, góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên nét đẹp văn hóa đa dạng của TP. Những giá trị văn hóa vật thể như thế qua thời gian sẽ lắng đọng, trở thành di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của từng địa phương”.

Cũng theo bà, trong các khu đô thị mới hiện nay, cần khuyến khích người dân trồng các loại cây, hoa làm đẹp, mang lại bóng mát cũng như mảng xanh cho thành phố. Và cũng rất hay nếu như đặt tên đường, khu phố mới theo tên các loài thực vật đó.

... Biết đâu chừng, một ngày, giữa Sài Gòn ồn ã, kẻ lãng đãng là tôi lại được tủm tỉm nhắn nhe lũ bạn rằng: «Nhà tôi ở hẻm Cây Điệp, đường Chiêu Liêu. Sáng sáng, sau khi tản bộ trên đường Nhạc Ngựa, tôi đến đường Đủng Đỉnh uống cà phê rồi về làm việc ở đường Long Não»...

Box:
- Năm 2008, Hội đồng thị trấn Dartford, London, Anh đã phê chuẩn đặt tên 13 đường phố trong một khu dân cư mới xây dựng lấy cảm hứng từ tên các ca khúc của ban nhạc Rolling Stones như: Sympathy Street (cảm hứng từ ca khúc Sympathy for the devil), Cloud Close (từ ca khúc Get off of my cloud), Rainbow Close (She’s a rainbow), Babylon Close (Bridges to babylon), Dandelion Row (Dandelion), Ruby Tuesday Drive (Ruby Tuesday)...

- Nếu chúng ta cởi mở và lãng mạn hơn, trên những nẻo đường đất Việt sẽ có những tên đường, phố độc đáo, gắn với những sản vật của địa phương.

- Đến mỗi địa phương, đi trên những con đường mang đậm dấu tích văn hóa của vùng đất, con người nơi ấy, chắc chắn chúng ta thấy thú vị hơn rất nhiều khi gặp những tên đường mà ở đâu cũng có.

Hàn Mai tự, Saigon, 19-8-2009
Users browsing this topic
Guest (2)
12 Pages«<7891011>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.