Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages123>»
Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn
np
#1 Posted : Friday, June 9, 2006 4:00:00 PM(UTC)
np

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn
Ngày 28/05/2006 - Trần Gia Phụng.


Người Việt Nam không có tập tục dùng tên người để đặt địa danh; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc.

1.- TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, người Âu Châu tìm ra hai hải trình để qua Á Châu giao thương. Thứ nhất, họ đi xuống phía nam Phi Châu, qua Mũi Hảo Vọng, vòng theo bờ biển đi lên, và qua Ấn Độ. Thứ hai, họ qua Mỹ Châu, vượt Thái Bình Dương đến Phi Luật Tân. Người Tây Ban Nha dùng hải trình thứ hai, còn các nước khác dùng hải trình thứ nhất. Năm 1521, người Tây Ban Nha đặt chân lần đầu đến vùng quần đảo sau nầy là Philippines (Phi Luật Tân). Sau đó họ lập thành phố Manila năm 1571.

Theo hải trình thứ nhất, sau khi đến Ấn Độ, người Bồ Đào Nha chiếm Malacca năm 1511, kiểm soát việc buôn bán hương liệu tại eo biển nầy và quần đảo Mã Lai. Người Bồ Đào Nha tiếp tục qua vịnh Xiêm La (Thái Lan), vòng theo Chân Lạp (Cambodia), đi lên phía bắc, đến Champa (Chiêm Thành), Đại Việt, rồi đến Trung Hoa, Nhật Bản. Người Bồ Đào Nha chính thức thiết lập trung tâm thương mãi tại Áo Môn (O Moon), ở Quảng Châu (Trung Hoa), năm 1557, mà từ đây họ gọi là Macau (chữ Pháp là Macao), dưới đời vua Trung Hoa là Minh Thế Tông (trị vì 1522-1566, niên hiệu là Gia Tĩnh).

Qua lại trên vùng biển từ Malacca lên Trung Hoa, chắc chắn người Bồ Đào Nha đã ghé lại buôn bán với các nước dọc bờ biển họ đi qua, từ Mã Lai trở lên. Đặc biệt, người Bồ thường hay trao đổi với người Chăm ở Cam Ranh và Phan Rang. Nếu Champa và các nước phía nam liên kết với người Bồ Đào Nha, để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm, chẳng những cho xứ Đàng Trong và còn nguy hiểm cho cả nước ta.

Lúc bấy giờ, tại nước ta cuộc Nam Bắc phân tranh bắt đầu từ năm 1627. Cai trị Đàng Trong là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên. Ông là con của Nguyễn Hoàng, lên thay cha cầm quyền từ 1613 và từ trần năm 1635. Ông vừa lo xây dựng miền Nam, vừa phải đối phó với miền Bắc, vừa tiếp tục kiếm cách mở đường Nam tiến.

Nguyên vào năm 1611, người Chăm đem quân tấn công miền biên giới. Nguyễn Hòang cử chủ sự Văn Phong cầm quân, đẩy người Chăm xuống tới núi Đèo Cả, lấy vùng đất mới, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân (phía tây) và Tuy Hòa (phía đông). Nói cách khác, biên giới phía nam nước ta thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên mới chỉ ngang Phú Yên mà thôi.

Phía nam Phú Yên, từ Bình Định ngày nay vào đến Bình Thuận ngày nay là nước Champa. Phía nam Champa, tức phía nam Bình Thuân ngày nay, vùng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, là nước Chân Lạp (Cambodia). Vùng nầy thật ra, thời xa xưa là nước Phù Nam (Funan), một vương quốc hiện diện từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu. Vào giữa thế kỷ thứ 6, Chân Lạp đem quân xâm lăng và sáp nhập Phù Nam vào Chân Lạp. Địa bàn gốc của Chân Lạp cao nên gọi là Lục Chân Lạp. Nước Phù Nam cũ, thấp, thường bị ngập lụt, nên gọi là Thủy Chân Lạp.

Người Chăm vốn rất thiện chiến, lại thường hay gây hấn với nước ta. Nếu trong lúc giao thương với Bồ Đào Nha, người Chăm liên kết với người Bồ và được người Bồ trang bị võ khí tối tân, để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm chẳng những cho xứ Đàng Trong, mà còn nguy hiểm cho cả nước ta. Sãi Vương, với một tầm nhìn chiến lược xa rộng, đã hóa giải ngòi thuốc nổ phương nam, hết sức êm thắm.

Trước đây, không có tài liệu nào ở trong nước, kể cả Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, viết về các hoạt động ngoại giao của Sãi Vương trong giai đoạn người Tây phương mới xuất hiện. Theo giáo sư Phan Khoang, trong Việt sử xứ Đàng Trong, lúc nầy có hai điểm đáng chú ý sau đây: Thứ nhất, bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi viết về bốn người con gái của Sãi Vương, đến mục “Ngọc Vạn” và “Ngọc Khoa”, đã ghi rằng: “Khuyết truyện”, tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử của hai người nầy. Thứ hai, dựa vào tài liệu Chân Lạp và Pháp, ông Phan Khoang phát hiện ra rằng có một công nữ, con của Sãi Vương, đã qua Chân Lạp làm hoàng hậu năm 1620. Căn cứ trên hai yếu tố nầy, ông Phan Khoang đoán rằng hoàng hậu Chân Lạp lúc đó phải là một trong hai cô gái của Sãi Vương, nhưng không biết là người nào?

Tài liệu gần đây, bộ gia phả của gia đình chúa Nguyễn, ấn hành năm 1995, cho biết Sãi Vương đã gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II (trị vì Chân Lạp 1618-1628) năm 1620; và đã gả người con gái thứ ba là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Champa là Poromê (trị vì Champa 1627-1651) năm 1831. Sách Thế phả không cho biết lý do, cũng như diễn tiến hai cuộc hôn nhân nầy.

Đưa hai người con gái ra nước ngoài làm hoàng hậu hai vương triều lân bang, là hai quyết định ngoại giao thầm lặng của Sãi Vương, để theo dõi hoạt động của các nước chung quanh, và nhất là hoạt động của người Tây phương tại vùng Đông Nam Á. Có thể Sãi Vương không muốn làm ồn ào hai cuộc hôn nhân nầy, mà chỉ lặng lẽ tổ chức hôn lễ cho hai con, nên các bộ chính sử nhà Nguyễn không viết ra.

Cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn cho thấy rõ cả hai bên Đàng Trong Đại Việt và Chân Lạp đều muốn dựa vào nhau để tồn tại. Vua Chân Lạp là Chey-Chetta II (trị vì 1618-1628) muốn cầu thân với Đàng Trong để chống lại áp lực của Xiêm La (Thái Lan). Lúc đó, Sãi Vương mới lên cầm quyền, tình hình giao thiệp với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài bắt đầu căng thẳng. Những tin tức về sự xuất hiện của người Tây phương làm cho nhà chúa càng thêm lo ngại. Ông gả con gái mình để tạo quan hệ ngoại giao trong khu vực, và đồng thời để hướng đến một tương lai xa cho đất nước. Đoàn tùy tùng của bà Ngọc Vạn khá đông đảo. Có người sẽ giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp. Riêng bà Ngọc Vạn, bà lập một xưởng thợ và nhiều hiệu buôn tại gần kinh đô. Rồi đây, bà Ngọc Vạn sẽ cho chính quyền Đàng Trong nhiều tin tức quan trọng về tình hình chính trị Chân Lạp

Về cuộc hôn nhân của bà Ngọc Khoa, tài liệu ngoại quốc cho biết rằng vào năm 1639, tức 8 năm sau hôn lễ, cuộc giao thương giữa Champa và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa. Phải chăng việc nầy do ảnh hưởng của bà Ngọc Khoa ở Champa? Theo truyền thuyết Champa, bà Ngọc Khoa đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua Poromê, khiến ông chặt bỏ cây “kraik”, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Champa. Vì vậy sau đó vương quốc Champa sụp đổ.

2.- HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

Ba năm sau cuộc hôn nhân của bà Ngọc Vạn (1820), Sãi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp (Cambodia) năm 1823, xin vua Chey-Chetta II nhượng cho người Việt khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác.

Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp. Mô Xoài là bàn đạp để người Việt dần dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1698, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (cầm quyền 1691-1725) cử Nguyễn Hữu Cảnh (hay Kính) làm kinh lược đất Chân Lạp, lúc đó vẫn còn phần đất đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Đồng Nai (người Hoa gọi là Nông Nại) đặt thành huyện Phước Long, lấy đất Sài Côn đặt thành huyện Tân Bình. Hai huyện nầy được đặt dưới quyền của phủ Gia Định.

Cuối cùng, người Việt tiến xuống tới mũi Cà Mau vào khoảng giữa thế kỷ 18. Năm 1744, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (cầm quyền 1738-1765) cải tổ hành chánh, chia Đàng Trong làm 12 dinh, trong đó có 3 dinh thuộc Chân Lạp cũ là Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), và Long Hồ (Vĩnh long).

Đất Sài Côn thuộc dinh Phiên Trấn, nguyên là một thị trấn nhỏ trước khi người Việt đến định cư. Theo ông Vương Hồn Sển, trong sách Sài Gòn năm xưa, ấn hành ở Sài Gòn năm 1960, thì địa danh nguyên thủy của đất nầy là Sài Gòn, theo cách đặt tên của người Chân Lạp, nhưng khi phiên âm qua chữ Nho (chữ Hán), thì người ta đọc là Sài Côn.

Ngay từ khi người Việt đến định cư, do vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn biến thành trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1731 (tân hợi), để thống nhất sự lãnh đạo quân đội Việt ở tại đây, chúa Nguyễn lập Sở Điều khiển ở Sài Côn hay Sài Gòn (Gia Định). Khi chúa Nguyễn bỏ Phú Xuân chạy vào nam năm 1775, Sài Côn trở thành thủ phủ mới của chúa Nguyễn. Lực lượng nhà Tây Sơn nhiều lần đánh chiếm miền Nam, cũng đặt bộ chỉ huy tại Sài Côn.

Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Sài Côn năm 1787, ông ra lệnh xây thành Sài Côn năm 1790 theo kiểu Tây phương, gần như bát giác, được gọi là "Quy thành" (thành rùa, vì có hình dáng như con rùa), còn có tên là "Gia Định kinh". Tại đây, chúa Nguyễn đặt triều đình và bộ chỉ huy các chiến dịch hành quân chống Tây Sơn. Thành rất kiên cố, được xây bằng đá ong Biên Hòa, cao khoảng 4,8m., có tám cửa ra vào, nằm ở thôn Tân Khai, tổng Bình Dương lúc đó. Thành nằm ở khu vực bao quanh bằng các đường ngày nay là Lê Thánh Tông (đông), Nguyễn Đình Chiểu (sau 1975, tây), Đinh Tiên Hoàng (bắc), và Nam Kỳ Khởi Nghĩa (sau 1975, nam). (Nguyễn Đình Đầu dịch của Trương Vĩnh Ký, Ký ức về Sài Gòn và các vùng phụ cận, Nxb Trẻ, TpHCM, 1997, tt. 9 và 53.)

Sài Gòn, Sài Côn hay Gia Định kinh không phải chỉ thuận lợi trong giao thông nội bộ, mà còn thuận lợi trên hải trình đông tây và bắc nam. Sài Gòn gần như nằm giữa con đường từ Ấn Độ qua Phi Luật Tân, từ Trung Hoa xuống Indonesia. Vì vậy, chẳng bao lâu, Sài Gòn trở thành một hải cảng quốc tế sầm uất, giúp chúa Nguyễn phát triển nền kinh tế. Nhờ vậy, Nguyễn Phúc Ánh mới có điều kiện tăng cường quân lực, tiến đánh nhà Tây Sơn.

Sau khi thống nhất đất nước và lên ngôi vua năm 1802, vua Gia Long chia nước thành ba phần: Bắc Thành, Trung ương và Gia Định Thành. Gia Định Thành từ phía nam Bình Thuận trở vào. Thủ phủ của Gia Định Thành là thành Gia Định hay Sài Côn hoặc Sài Gòn.

Năm 1832, trong đợt cải tổ hành chánh, vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Thành, nhưng Gia Định vẫn giữ vai trò trung tâm của miền Nam. Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định, và tự động công bố Sài Gòn là hải cảng thương mại tự do ngày 22-2-1860. Trong bốn tháng đầu tiên, 60,000 tấn gạo đã được xuất cảng. Đến cuối năm đó thì có 111 tàu Âu Châu, 140 thuyền buồm Trung Hoa và gần 100,000 tấn hàng đã xuất cảng.

Sau khi triều đình Huế ký hòa ước 1874, nhượng toàn bộ sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngày 8-1-1877, chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn (grande municipalité), hoặc thành phố hạng nhất (municipalité de première classe).

Pháp bảo hộ Việt Nam bằng hòa ước 1884, thành lập Liên Bang Đông Dương ngày 17-10-1887. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là viên toàn quyền (gouverneur général), do tổng thống Pháp bổ nhiệm. Ngày 12-11-1887, tổng thống Pháp ra sắc lệnh đặt Sài Gòn làm thủ phủ của Liên Bang Đông Dương và đặt phủ toàn quyền tại Sài Gòn.

Hiệp định Genève chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17. Chính phủ quốc gia, và sau đó các chính phủ Cộng Hòa, đã chọn Sài Gòn làm thủ đô của miền Nam. Như thế, dầu nhiều lần đổi chủ, Sài Gòn vẫn giữ tên Sài Gòn và luôn luôn giữ vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa, quan trọng chẳng những trong toàn quốc mà cả Đông Nam Á nữa. Trước năm 1975, các nước Đông Nam Á đã mệnh danh Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn đông”.

3.- MỘT SỰ ÁP ĐẶT THÔ BẠO Trái với hiệp định Paris (27-1-1973), Bắc Việt đưa quân cưỡng chiếm Nam Việt tháng 4 năm 1975. Năm sau, nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức bầu cử quốc hội ngày 25-4-1976 trên cả nước, theo công thức “đảng cử dân bầu”. Dân chỉ được bầu những người do Mặt trận Tổ Quốc thuộc đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) tuyển chọn. Trong phiên họp ngày 2-7-1976 tại Hà Nội, quốc hội mới, theo lệnh của đảng Lao Động, quyết định đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chọn Hà Nội làm thủ đô, và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM).

Tại Tây phương, có một số nước dùng tên danh nhân để đặt tên thành phố. Ví dụ Alexandria ở Ai Cập, St. Petersburg ở Nga. Khi chọn như thế, danh nhân được chọn phải là người có công và được dân chúng quý trọng. Ngược lại, nếu không được dân chúng quý trọng, thì dân chúng sẽ xóa bỏ ngay nếu gặp hòan cảnh thuận lợi. Ví dụ thành phố St. Petersburg hay Petrograd của Nga được nhà nước cộng sản Liên Xô đổi thành Leningrad năm 1924, và thành phố Volgograd đổi thành Stalingrad năm 1925, đều đã bị dân chúng Nga loại bỏ và thay thế bằng tên cũ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Tại Việt Nam, người Việt Nam hoàn toàn không có tập tục dùng tên danh nhân để làm địa danh. Ví dụ tại Huế, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, khánh thành năm 1889, dưới triều vua Thành Thái (trị vì 1889-1907) nên được đặt tên là cầu Thành Thái. Sau khi vua Thành Thái bị lưu đày năm 1916, cầu được đổi tên là Chémenceau, để kỷ niệm vị thủ tướng đã đưa nước Pháp đến chiến thắng trong thế chiến thứ nhất (1914-1918). Tuy nhiên, trước sau dân chúng vẫn chỉ gọi là cầu Trường Tiền.

Ở Hà Nội, cầu Long Biên khánh thành năm 1902, được gọi là cầu Paul Doumer, tên của vị toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ 1897 đến 1902, nhưng dân chúng vẫn chỉ gọi là cầu Long Biên hay cầu Sông Cái.

Năm 1945, khi cướp chính quyền, ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh đã dùng tên những nhân vật lịch sử để đặt tên thành phố hay tỉnh. Ví dụ thành phố Đà Nẵng gọi là thành phố Thái Phiên. Tỉnh Quảng Nam gọi là tỉnh Trần Cao Vân... Dầu Thái Phiên, Trần Cao Vân đều là người Quảng Nam, và đều là những nhà ái quốc vĩ đại, đã hy sinh thân mạng khi khởi nghĩa chống Pháp, rất được dân chúng kính trọng, nhưng dân chúng vẫn không hưởng ứng việc dùng tên danh nhân để đặt tên địa phương. Sau đó, Đà Nẵng và Quảng Nam trở về với tên gọi truyền thống như cũ.

Việc đổi tên Sài Gòn thành TpHCM là một sự áp đặt gượng gạo và thô bạo. Người Việt Nam không có tập tục dùng tên người để đặt địa danh; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Sài Gòn là thành quả của cuộc Nam tiến, bao nhiêu xương máu của tiền nhân đổ ra để xây dựng nên thành phố Sài Gòn; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là cướp công tiền nhân, phủ nhận lịch sử đất nước. Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn đông”; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là làm hoen ố “Hòn ngọc Viễn đông”. Sài Gòn là thủ phủ của miền Nam từ mấy trăm năm nay; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là xúc phạm đến dân chúng miền Nam nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung.

Năm 1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiền thân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng đã từng sinh sống và làm việc tại Hà Nội khoảng 15 năm, từ 1954 đến 1969. Nếu Cộng Sản Việt Nam dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho thành phố Hà Nội, dân chúng Hà Nội nói riêng và dân chúng toàn quốc nói chung, có chịu không? Cần nhớ lại rằng tổng đốc Hoàng Diệu là vị tướng lãnh duy nhất trong lịch sử dân tộc, đã hy sinh theo thành, khi Hà Nội lọt vào tay quân Pháp năm 1882, nhưng dân chúng cũng không hưởng ứng việc lấy tên Hoàng Diệu để đặt tên thành phố Hà Nội vào năm 1945.

Trong khi đó, đối với Sài Gòn, Hồ Chí Minh chỉ là một kẻ xa lạ, ghé bến Sài Gòn trong thời gian ngắn, để xuống tàu, trốn qua Pháp, nhắm mục đích xin vào học trường Thuộc Địa Pháp năm 1911, mà bị Pháp từ chối. Sau đó, Hồ Chí Minh qua Liên Xô, theo đường lối chính trị cộng sản, về Việt Nam cướp được chính quyền, rồi sinh sống ở Hà Nội, không trở lui Sài Gòn ngày nào, làm sao có thể dùng tên Hồ Chí Minh để áp đặt lên thành phố Sài Gòn?

Do đó lâu nay, ngoài giấy tờ văn phòng liên hệ đến nhà nước cộng sản, dân chúng Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, không ai gọi là TpHCM, mà đều gọi là Sài Gòn. Chắc chắn nhà cầm quyền Cộng Sản biết rõ điều nầy. Biết thì biết, nhưng vì tự ái, vì muốn lợi dụng tên ông Hồ cho những mưu đồ chính trị, nhất là vì muốn đề cao một thứ “lá diêu bông” chính trị, gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn cương quyết duy trì tên TpHCM. Ngoan cố và không biết phục thiện, không chịu sửa sai, là một trong những căn bệnh ấu trĩ của Cộng Sản Việt Nam.

Lịch sử cho thấy rằng tất cả những chế độ độc tài, trước sau gì cũng sẽ bị đào thải. Theo trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, nhanh hay chậm, chế độ CS toàn trị sẽ phải thay đổi. Bạo lực CS cũng sẽ không còn nữa. Những gì của Cộng Sản đi ngược với lòng dân, sẽ đi theo đảng Cộng Sản.

Rồi đây, tên TpHCM của Cộng Sản Việt Nam sẽ cùng chung số phận như tên Leningrad, Stalingrad của Cộng Sản Liên Xô, sẽ phải bị loại bỏ. Ngược lại, Sài Gòn tự nhiên sẽ trở lại Sài Gòn. Như St. Peterburg trở lại St. Petersburg. Như Volgograd trở lại Volgograd. Địa danh Sài Gòn sẽ mãi mãi tồn tại với dân tộc Việt Nam, với truyền thống văn hóa cổ truyền. Đó là quy luật tự nhiên của lịch sử. Đó là điều chắc chắn không thể chối cãi. Bằng chứng là trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, ở trong cũng như ngoài nước, dù cường quyền CS hiện còn đó, không ai muốn nhận mình là người TpHCM, mà thường hãnh diện rằng mình là dân Sài Gòn, và ai ai cũng thích thú chia sẻ với nhau bài ca: “Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai / Đường xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay / Nếp sống vui tươi nối chân nhau tới nơi đây / Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi! ”.

Vâng, Sài Gòn đẹp lắm. Sài Gòn sẽ trở lại Sài Gòn. Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn.

TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 23-5-2006)

oc huong
#2 Posted : Monday, June 12, 2006 3:39:09 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
.Người Việt Nam không có tập tục dùng tên người để đặt địa danh; dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Sài Gòn là đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc.


Khong phai chi co nguoi Viet moi khong co phong tuc dung ten nguoi de dat dia danh ma ca tren lich su the gioi, ngoai tru cac nuoc cong san, luon dat cao mot ca nhan de lam chieu bai TON THO nhu mot ton giao.

Tu 1975 den gio, Oc Huong khong bao gio noi den chu thanh pho... Angry. Chi khi nao trong giay to khi o VN cung nhu khi ve tham VN, bat buoc lam moi dung, luc do nguong ngao, kho so ghe lam Dead.
Tai sao phai doi ten Sai Gon ho troi !!!Black EyeAngryDead
OH

Binh Nguyen
#3 Posted : Thursday, June 22, 2006 12:29:20 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Chào các anh chị,

Thứ Bảy này 24/06/2006, sử gia Trần Gia Phụng có buổi thuyết trình "Hãy trả tên Sài Gòn lại cho Sài Gòn", ở Toronto, nếu anh chị nào có ở gần đâu đây, muốn tới dự, thì PM cho Bình.

BN.
PC
#4 Posted : Saturday, October 20, 2007 10:53:39 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Sài Gòn,
một thời của một đời

14. 08. 2007

Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm.



Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh - Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan“ là “Sài Gòn tối đi học một mình“, là Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”...



Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành / để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ / tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá / cả âm thanh của cuộc sống mọi người / một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi / trên tim nóng trong linh hồn tất cả /...”



Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: ”vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta / và mỗi chúng ta trên một bóng hình / tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm / trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông / mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng / tôi chạy điên trong một bánh xe tròn / và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống / ôi chiếc cầu, ôi sở thú. ôi giòng sông /..”



Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn / mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi / mưa hay trời cũng thế thôi / đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang /..”



Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người / thấy em nhức nhối nói cười lượn qua / mini-jupe trắng nõn nà / vàng thu gió lộng chiều sa gót giày / ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay / hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên /”



Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ“ những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng / em chở mùa hè của tôi đi đâu / chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám / tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”..



Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.



Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.



Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.



“nằm trên cỏ nhìn trời cao

lung linh sợi nắng thuở nào phai phai

nhìn tượng Chúa dưới tàng cây

giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh

mùa hạ mấy bước đi quanh

cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi

ngày mai đi bốn phương trời

mây phiêu lãng chợt thương đời phù du..”



Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:



“Thành phố ấy, xôn xao tà áo trắng

nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu

guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn

bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù

mây vào áo lồng lộng bay chiều gió

lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò

sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở

tóc ai buông dài xõa những câu thơ.

Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ

Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường

Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở

Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..”



Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.



Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, , mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:



”Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ

Chọn không gian tổ quốc mênh mông

Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ

Vào lửa binh không chút nao lòng

Chia sẻ với nhau thời bão gió

Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn

Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ

Tử sinh ai luận chuyện mất còn?

Ngồi uống cùng nhau các hảo hán

Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường

Sách vở giảng đường thành dĩ vãng

Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”



Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm, những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt :



“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê

lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng

vào ra lối rẽ ngập ngừng

mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa

cầu thang quẩn dấu chân qua

đời như hạt nước mưa sa bóng chiều

từ rừng máu giọt gót xiêu

thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người

đỏ bầm ánh điện đường soi

cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên

nhìn soi mói nụ cười đen

mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”



Về trình diện công an khu vực, nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.

Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…



“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi

ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng

Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến

Người trở về từ cuộc chiến lãng quên

Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác

Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời

Người thua trận phần thịt xương bỏ lại

Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời

Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ

Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa

khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ

Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa

Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc

Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay

Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược

Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy

Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã

Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm

Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá

Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên

Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến

Cho máu xương không uổng phí ngày mai

Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện

Cho lỡ làng không chĩu nặng bờ vai

Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ

Đây thịt xương còn sót lại một đời

Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ

Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười

Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc

Mặt trời lên xua tăm tối cho đời..”



Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng.

Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt. May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác.



Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân. Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm gíac của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường. Lúc ấy, ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử, giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tọc ta.



Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bằt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.



“... hè phố rác lạc loài hoa dại

nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi

cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái

ươm bao năm dầu dãi nụ cười

ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ

ho khan ai quằn quại phổi khô

tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ

nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ

rưng não tủy bầu trời tháng chạp

cành cỏ khô héo mãi phận mình

ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc

đêm bến xe tưởng chốn u minh

đường bảy nhánh chỗ nào phải lối

ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm

như tiếng cú rúc trong huyệt tối

người lao xao cõi tạm cuồng điên

gío nhọn hoắt ngon lành da thịt

mưa giọt soi mộng dữ chân người

ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp

bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”



Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.



Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ. Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ



“ta thắp nến đọc hoài trang sách kể

Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời

Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy

Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi

Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc

đường phải đi cho đến lúc xuôi tay

sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt

giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày

Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa

Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng

Đời hiện tại xích xiềng theu bão lửa

Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương thân

Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội

Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao

Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói

Về phương đông nơi bến đỗ tay chào

Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận

Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường

Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận

Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương

Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối

Dù giặc thù vây bủa cả không trung

Còn một chén nốc ngụm men vời vợi

Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường

Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối

cạn láng rồi thử thách với phong ba

ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi

đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”



Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…


Nguyễn Mạnh Trinh




hongkhackimmai
#5 Posted : Sunday, October 21, 2007 1:13:16 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Sài Gòn,
một thời của một đời




Ta về thăm Sàigòn
Đứng giữa giòng người chợ Bến Thành
Nghe đất bồi hồi
Kể dông dài nỗi sầu nỗi nhớ nỗi tiếc nỗi thương
Cho chính ta
Cho chính Sàigòn
Dúm tro buồn đem khơi lại
Vết thương chưa tàn

Ta dựa gốc me
Trong lòng công viên
Đếm tủi buồn một đời lưu vong
Trên nhánh cây cỗi mòn
Thân bèo bọt
Phận người phận cây
Những tháng những năm
Long đong chất chở
Lội ngược giòng bên kia sông
Thấm đòn

Muốn ở lại không đành tâm về
Muốn níu áo Sàigòn
Tìm bắt chuỗi ngày khôn lớn
Chập chững học làm người
.......................
..................

HKKM
Pearl
#6 Posted : Wednesday, January 2, 2008 11:49:24 AM(UTC)
Pearl

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 37
Points: 0

NGÀY XUÂN VÒNG QUANH CÁC RẠP CINÉ SÀIGÒN-CHỢ LỚN-GIA ĐỊNH NĂM XƯA
> Nguyen Tran
>
> P.S: Tuy chưa phải ngày Xuân nhưng đọc bài viết sau đây để hồi tưởng lại
> những kỷ niệm xa xưa vui chơi với bạn bè,
> những buổi hẹn hò di ciné với bồ và bịch...
>
> HYPERLINK
>
> HYPERLINK
> 'http://anthonyha.gotdns.com/NhatLung/Decorations/videologo.gif'
HYPERLINK
> http://www.mediafire.com/?e2ljtnyjmmw
Thần tượng của tuổi trẻ
>
> Hôm nay nhân ngày Xuân nơi xứ lạnh quê người, chúng ta hồi tưởng lại 'nước
> thanh bình 30 năm cũ' vào khoảng thập niên 50, 60, lúc mà lũ con cháu Hồ
> tặc chưa lê 'đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ' vào thủ đô Saigon để chúng
> ta cùng du xuân một vòng quanh các rạp của hòn ngọc Viễn Đông. Cũng xin
> thưa trước cùng các bạn là những sự việc được ghi ra đây theo trí nhớ có
> hơi hẹp bề khổ của tôi nên nếu có gì sai sót thì xin các bạn đánh cho hai
> chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!
>
> Saigon thân yêu của chúng ta lúc bấy giờ có 2 hệ thống rạp trình chiếu
> khác nhau.
> 1- Rạp thường lệ: có giờ xuất hẳn hoi giống như các rạp ở Canada.
> 2- Rạp thường trực: chiếu liên tu bất tận, ai vô ra bất cứ lúc nào cũng
> được
> Rạp thường trực có cái dở là có khi ta vừa vào rạp thì thấy thằng kép
> chính bị bắn gục rồi một lúc sau lại thấy nó hung hăng đấm đá tưng bừng
> thì thật là mất sướng. Nhưng nó có ưu điểm là khán giả không phải sắp hàng
> chờ đợi giờ, xuất lôi thôi.
> Để bắt đầu cho chuyến du xuân tưởng tượng, mời các bạn đi từ Chợ Lớn trước
> nhé.
>
> Rạp hát đầu tiên chúng ta ghé thăm là rạp Hồng Liên ở đường Minh Phụng
> (dưới dốc cầu Bình Tiên). Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng
> Việt và đặc biệt là con nít ở đâu mà tàu chở hổng hết. Lớp khóc đòi bú,
> lớp khóc vì nóng nực, lại có đám la hét cười giởn om sòm khiến ta có cảm
> tưởng đi lạc vào nhà trẻ. Thôi thì phải 'dĩ đào vi thượng' để tới rạp
> Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Đốc Phương (góc Nguyễn Trải). Rạp này cũng
> thường chiếu phim Tàu (ngay trung tâm China town mà lị) nhưng được cái
> tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.
>
> Quẹo xuống đường Đồng Khánh về hướng Saigon có một lô rạp Lido, Oscar, Hào
> Huê cũng thuộc loại khá. Vì ở lằn ranh giới giữa Saigon Chợ Lớn nên những
> rạp này chiếu phim Tây Tàu lẫn lộn.
>
> Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi
> thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe
> gắn 2 tấm panneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu.
> Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi
> đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram
> (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng.
>
> Đến vùng chợ Thái Bình thì có 3 rạp:
> - Quốc Thanh ở đường Nguyễn Trải, bên hông Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Rạp
> khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng
> đô thường trực.
> - Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão thường chiếu phim Tây.
> Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh nên ai vào xem cũng cứ muốn 'yêu
> nhau cởi áo cho nhau' hết.
> - Trên đường Phạm Ngũ Lão cạnh chợ Thái Bình có rạp Thanh Bình sau này sửa
> sang lại thật lịch sự thì… giặc đến.
> - Rẽ ra đường Trần hưng Đạo có rạp Đại Nam của ông Ưng Thi nổi tiếng sang
> trọng. Vào coi rạp này thì nên ăn mặc cho đàng hoàng một chút. Chứ áo thun
> quần cụt, còn chơi thêm đôi dép Nhật lủng la lủng lẳng như 'Phánh ký Hủ
> tiếu' thì người ta cười…cha mẹ mình.
>
> Đầu đường Nguyễn Thái Học (ngã ba Phạm ngũ Lão) đỗ xuống tận Cầu Ông Lảnh
> là nơi tọa lạc 2 rạp: đình Tân Kiểng và Nam Tiến, dành cho những khán giả
> dể tính, sau này chỉ để cho các đoàn cải lương, hát bộ, hồ quảng. Xuống
> ngay downtown Saigon có rạp Vĩnh Lợi ở đường Lê Lợi gần bệnh viện đô
> thành. Vào xem phim ở đây có cái tiện lợi là nếu 'thả dê' bậy bạ lỡ bị ăn
> guốc 'phun máu đầu' thì chỉ cần mấy bước là tới nhà thương ngay. Rạp thuộc
> loại trung bình. Coi phim xong rồi tạt vô quán Thanh Bạch đá một dĩa cơm
> rang 'bổn tiệm' hay một ổ bánh mì gà thì thiệt là mát trời ông địa.
>
> Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, rạp hát đầu tiên
> có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam). Đây là rạp de
> luxe nhất của thủ đô. Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô
> trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp
> khác nhưng money's worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu
> phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc
> lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang 'mắc
> dịch' nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là
> nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi
> chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh
> 'kêu gọi' này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút
> nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.
>
> Đối điện rạp Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn 'Ô
> Mê ly đời ta'. Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư
> là riêng biệt kín đáo để 'bàn tay đưa anh vào cuộc đời' và 'bú mồm' thả
> giàn. (danh từ bú mồm là do các đồng chí ta sáng tạo) Kế tiếp, ta đi trên
> con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà
> tây đầm coi cũng rất nhiều.
>
> Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại Saigon lúc bấy giờ đều
> nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt ngữ. Phim nói tiếng
> Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu
> thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái Francophonie là tiện việc sổ sách.
> Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn
> thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và nóng
> nực lắm. Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn văn Sâm, (góc
> Hàm Nghi) tương đối còn mới và chiếu phim cũng 'xịn' lắm.
>
> Băng qua đường Pasteur gần ngã tư Lê Lợi có rạp Casino Saigon thuộc loại
> trung bình. Tuy nhiên sau khi xem phim xong, dẫn đào tấp qua bên kia đường
> làm một dĩa bò bía đính kèm ly nước mía Viễn Đông thì cũng có điểm với em
> lắm chứ bộ. Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy
> rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là 'Á sẩm'. Sau đó có lẽ chủ rạp thấy
> tên 'Á sẩm' mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao
> chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này 'ngang cơ' với
> Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước
> mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng
> trong giới có tâm hồn ăn uống.
>
> Nếu muốn thưởng thức văn hóa cari, mời bạn bước chân tới rạp Long Phụng ở
> đường Gia Long, nơi chuyên chiếu phim của hậu duệ ông Gandhi như Công Chúa
> Thủy Tề, Sữa Rừng Thay Sữa Mẹ với các than hầm minh tinh: Ganeshan,
> Savitri…
>
> Để xem nữ sinh Saigon hấp dẫn cở nào, mời các bạn đến rạp Lê Lợi đường Lê
> thánh Tôn. Ở đó bạn sẽ thấy rất nhiều nữ sinh với chiếc áo dài hoa xuân
> thướt tha, thân liễu dịu dàng trông bắt con mắt lắm. Chính vì thế mà dê
> thả vào rạp đông nghẹt đến đổi không còn chỗ ngồi. Tội nghiệp nhiều em
> đứng xem phim mà bỗng cảm thấy như có ai cầm ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi
> vừa ăn kê sát phía sau mình thì đích thị là nó đó! Các cô phải di tản đi
> chỗ khác gấp gấp chứ không thì bị ô nhiểm môi trường rán chịu à.
>
> Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon
> phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó
> là mật khu của VC, ủa lộn, của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà
> tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi
> nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố
> vào restaurant, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi.
> Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.
>
> Đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (ngay ngã ba
> Trần quý Cáp) cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân
> trang và đổi tên là Thăng Long. Tôi còn nhớ (vì chính tôi đi coi chứ ai)
> phim cuối cùng được chiếu trước khi bọn cướp ngày từ rừng rú về thành là
> phim 'The French Connection' do tài tử Michael Caines đóng vai chính.
>
> Gần cuối đường Cao Thắng (ngã tư Phan thanh Giản xéo chợ 20), có rạp Đại
> Đồng Saigon rất ư là bình dân, chiếu toàn phim cũ, giá vé chỉ bằng giá một
> tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt cú
> mèo. Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long
> Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay
> trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh
> Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn
> Lài) mà khán giả vào xem có cái 'thú đau thương' là nếu trời nóng thì tắm
> hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.
>
> Chiều mồng một Tết, ta kéo vài người bạn cùng tới đường Hồng Thập Tự
> (ngang tiệm bàn ghế Phan văn Nhị) để đón xuân bằng tô cháo vịt nóng hổi
> thơm lừng hành hương nước mắm gừng đậm đà rồi đưa cay một ly nước mắt quê
> hương. Sau đó ta băng qua đường vô rạp Olympic xem phim 'Le mirage de la
> vie' do Sandra Dee đóng thì thấy đời còn dễ thương lắm chứ. Rạp Olympic
> sau đó được đoàn Kim Chung từ Aristo, đường Lê Lai, tới bao rạp làm sân
> khấu thường trực.
>
> Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê
> văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của
> bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẻ thanh
> lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi
> nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.
>
> Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt
> để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm
> trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có
> rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn
> là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó. Đang ngồi xem phim mà bạn bỗng 'giác
> ngộ' là có bàn tay năm ngón của thằng ngồi bên cạnh vượt biên vào vùng cấm
> địa của bạn để bấm nốt nhạc thì chính nó đó. Nó định biểu diễn altosax đó.
> Bạn chỉ còn có đi chỗ khác xem cho khỏi ngất ngư con tàu đi. Đi một chút
> tới đường Thoại Ngọc Hầu, rẽ vô chợ Ông Tạ bạn sẽ gặp ngay rạp Đại Lợi
> chiếu đủ thứ phim Âu Á. Sau ngày đứt phim 30-4, bọn VC xử dụng rạp Đại Lợi
> (cũng như nhiều cơ sở khác) làm nhà tù. Quẹo xuống đường Trương Minh Giảng
> có rạp Văn Lang không gì đặc biệt.
>
> Và bây giờ mời bạn ghé vào Đakao để xem rạp Casino Đakao (ngã ba ba Hiền
> Vương - Đinh tiên Hoàng). Rạp này chung một chain với rạp Casino Saigon
> nhưng kém thanh lịch, sạch sẻ hơn. Tuy nhiên bạn có thể tự yên ủi bằng tô
> mì Cây Nhãn danh tiếng gần bên rạp. Đi trên đường Hai Bà Trưng qua khỏi
> Cầu Kiệu tới chợ Phú Nhuận bạn sẽ gặp rạp Văn Cầm Phú Nhuận chung một chủ
> với rạp Văn Cầm Chợ Quán (Nguyễn Biểu- Bến Hàm Tử) Theo tôi đây là rạp nhỏ
> nhất Saigon và giá vé rẽ nhất. Tiền nào của nấy đó các bạn ạ. Nếu không
> muốn vào xem rạp Văn Cầm thì mời bạn quay trở về Tân Định để tới rạp Kinh
> Thành bên hông chợ Tân Định. Rạp này rất xưa nên dưới mức trung bình trên
> mọi phương điện.
>
> Cách đó không xa, trên đường Trần Quang Khải có rạp Văn Hoa. Đây là rạp
> mới nhất của thủ đô Saigon nên màn ảnh, âm thanh tuyệt hảo, ambiance lại
> rất khang trang lịch sự, chiếu toàn phim mới.
> Sau đó, ta cùng hướng về Gia Định qua đường Bạch Đằng (bên hông chợ Bà
> Chiểu) có rạp Cao đồng Hưng, còn đường Nguyễn văn Học (ngã tư Bình Hòa) có
> rạp Đại Đồng Gia Định. Cả hai rạp dưới xa mức trung bình, nạn đứt phim rất
> thường xãy ra. Có điều là cạnh rạp Đại Đồng có quán cơm tấm bì ăn cũng phê
> lắm. Giờ thì bạn hãy đi dọc theo đường Lê quang Định (Gia Định) để đến
> trạm cuối của cuộc du xuân là rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (cạnh
> chợ Gò Vấp). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại
> nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.
>
> Thưa các bạn, sau khi đi một vòng các rạp chiếu bóng Saigon, các bạn có
> thấy bồi hồi nhớ thương quê hương thân yêu của chúng ta hay không? Chắc
> hẳn là có vì không ai trong chúng ta không giữ trong tâm tư những hình
> ảnh, những kỉ niệm êm đềm của một thời hoa mộng. Có thể đó là một buổi tối
> đi bên người yêu giữa trời lất phất mưa dưới hàng me lá xanh rơi nhè nhẹ
> trên mái tóc em. Hay có thể cũng là một ngày về thăm quê Ngoại, ăn bửa cơm
> tép kho canh rau dền trong mái tranh nghèo bàng bạc khói lam chiều, bên
> dòng sông nước lững lờ đẩy đưa đám lục bình tim tím trôi giạt đến một
> phương trời vô định.
>
>
PC
#7 Posted : Thursday, January 3, 2008 5:01:56 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê
> văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của
> bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẻ thanh
> lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi
> nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.

Tác giả lộn với đường Sương Nguyệt Ánh hoặc Bùi Thị Xuân chớ đường Huyền Trân Công Chúa nằm ở phía sau Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất).

Tu Le
#8 Posted : Thursday, January 3, 2008 1:56:50 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê
> văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của
> bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẻ thanh
> lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi
> nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.

Tác giả lộn với đường Sương Nguyệt Ánh hoặc Bùi Thị Xuân chớ đường Huyền Trân Công Chúa nằm ở phía sau Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất).

.



Chị PC,

Là ngã ba Nguyễn Du-Lê Văn Duyệt đó chị PC.

Tình thân,

tư lé.
PC
#9 Posted : Friday, January 4, 2008 2:41:22 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Anh Tánh có nhớ chính xác là ngôi nhà nào không? Vì nếu là tòa building USAID thì ở phía mé góc đường Sương Nguyệt Ánh có một tòa, còn Tổng Liên Đoàn Lao Công VN thì mé bên kia đường, gần vườn Tao Đàn.
Lần về VN vừa qua, PC đi dạo với người bạn ở vườn Tao Đàn thì được bạn chỉ cho thấy một ngôi mã cũ. Hôm đó trời mới mưa, đất cát lầy lội quá nên không vào xem được ngôi mộ là mộ ai. Người bạn cho biết ngôi mộ này không có ghi tên ai nằm dưới đó cả. PC ngờ rằng đó là mộ của Ông Thượng, vì vườn Tao Đàn trước kia có tên là vườn ông Thượng. Không biết đây là nhân vật lịch sử nào đây.



PC
#10 Posted : Friday, January 4, 2008 6:32:09 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt
> để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm
> trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có
> rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn
> là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó.

Tui thì chỉ nghe nói là rạp Vĩnh Lợi (nằm trên đường Lê Lợi - không thấy có nói trong bài) mới là cái ổ bê đê. Rạp này chuyên chiếu phim cũ, có lần vô coi thấy khán giả toàn là đàn ông con trai, không có bà hay cô nào cả! Shocked

Tu Le
#11 Posted : Friday, January 4, 2008 3:15:34 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi PC


Anh Tánh có nhớ chính xác là ngôi nhà nào không? Vì nếu là tòa building USAID thì ở phía mé góc đường Sương Nguyệt Ánh có một tòa, còn Tổng Liên Đoàn Lao Công VN thì mé bên kia đường, gần vườn Tao Đàn.
Lần về VN vừa qua, PC đi dạo với người bạn ở vườn Tao Đàn thì được bạn chỉ cho thấy một ngôi mã cũ. Hôm đó trời mới mưa, đất cát lầy lội quá nên không vào xem được ngôi mộ là mộ ai. Người bạn cho biết ngôi mộ này không có ghi tên ai nằm dưới đó cả. PC ngờ rằng đó là mộ của Ông Thượng, vì vườn Tao Đàn trước kia có tên là vườn ông Thượng. Không biết đây là nhân vật lịch sử nào đây.







Ngày xưa, khoảng đầu thế kỷ 19, Tổng trấn Gia Ðịnh là Lê Văn Duyệt đã lập một vườn hoa và cây kiểng để đi dạo tiêu khiển và dùng làm nơi xem hát bội, mà dân chúng thời xưa gọi là Vườn Ông Thượng. Chữ “Thượng” ở đây có nghĩa là thượng quan, chỉ chung các vị quan chức lớn của triều đình Huế đứng đầu cai trị một vùng lãnh thổ của nước Đại Nam. Sau khi Lê Văn Duyệt mất, vườn kiểng trở thành khu đất hoang, có nhiều ngôi mộ hoang, ở cổng sau phía đường Nguyễn Du-Trương Công Định sát trường Quốc Gia Âm Nhạc (trước 30-04-1975) vẫn còn một cái miếu. Thời Pháp thuộc dân chúng quen gọi là vườn Bờrô. Ngay cả ông Vương Hồng Sển cũng không biết rõ xuất xứ của mấy chữ vường Bờrô nhưng theo sự suy định riêng của chúng tôi thì Vườn Bờrô là từ Jardin de la ville pour Promenade (Promenade có nghĩa là dạo chơi, đi dạo) vào thời quân xâm lược Pháp mới tiến chiếm thành Phiên An tức thành Quy Gia Định/SàiGòn do hoàng đế Gia Long xây dựng) mà người người bình dân miền Nam ít học rút gọn và phát âm chữ Promenade thành chữ Bờrô (Ngày nay , ở ngoại quốc, có những đại lộ gọi là Grand Promenade). Cho đến thời toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902), vườn nầy người Pháp vẫn gọi là Jardin de la Ville rồi về sau chính quyền lấy tên của toàn quyền Đông Dương Maurice Long (1919-1923) để gọi vườn nầy là Parc Maurice Long.
Năm 1926 ở góc đường Chasseloup-Laubat (Hồng Thập Tự) và Verdun ( Lê Văn Duyệt) chính quyền Bảo hộ lại xây thêm Viện Dục nhi (Institut de puériculture).
Sau khi người Pháp rút lui Dinh Toàn quyền Đông Dương trở thành phủ Tổng thống và tên Vườn Ông Thượng hoặc vườn “Bờ rô” đổi là "Vườn Tao Đàn." Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng Hoà. Vườn Tao Đàn vẫn giữ là công viên chính của thành phố Sài Gòn trước 30-04-1975.

*
IV. Một chút gì để nhớ: (trích đăng từ Biên Khảo của soạn giả Nguyễn Công Tánh: Thay Đổi Tên đường của thành phố Sài Gòn từ thời 1928 đến 1995)


Chỉ có một đoạn ngắng của đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8) từ ngã 6 Sài Gòn đến đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) nằm trên phạm vi của Q1. Trên đoạn đường nầy có một cổng đi vào vườn Tao Đàn và gần sát cổng là một kiến trúc khá rộng lớn mang số 14 mà dân Sài Gòn trước ngày 30-04-1975 thường gọi là Nhà Kiến dùng làm trụ sở của Tổng Liên Đoàn Lao Động (Lao Công) Việt Nam. Trụ sở nầy trở thành nhộn nhịp huyên náo khi có những kỳ tổ chức tranh giải bóng bàn, những dịp kỹ niệm những ngày lễ Phật Đãn hay thuyết giảng Phật pháp.

Cũng trên đoạn đường nầy nơi gốc đường Lê Văn Duyệt và đường Nguyễn Du (nay vẫn là đường Nguyễn Du) thuộc khung viên của vườn Bồ Rô, tức vườn Tao Đàn, trước 30-04-1975 người ta thấy một trụ sở thể thao nằm gần Nhà Kiến gọi là Câu Lạc Bộ Kỵ Mã Sài Gòn - Cercle Hippique Saigonnais của người Pháp với một dãy dài các chuồng nuôi và chăm sóc ngựa của các hội viên. Suốt vòng rìa chung quanh chu vi Sân Tao Đàn thời đó có một con đường rộng, cát đầy phủ ngập dùng cho các hội viên Hội Kỵ Mã Sài Gòn phi ngựa.

Ngoài ra, đối diện với Tổng Liên Đoàn Lao Động (Lao Công) Việt Nam là rạp chiếu bóng Kinh Đô sạch sẻ thanh lịch. Rạp chỉ hoạt động được vài năm rồi nhường địa điểm lại cho cơ quan viện trợ USAID của Mỹ. Trong những ngày Sài Gòn sắp mất, nơi đây là một điểm hẹn di tản cho những nhân viên Việt Nam làm việc cho cơ quan USAID.

Tư Lé
PC
#12 Posted : Saturday, January 5, 2008 11:40:00 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Ngoài ra, đối diện với Tổng Liên Đoàn Lao Động (Lao Công) Việt Nam là rạp chiếu bóng Kinh Đô

Vậy thì rạp Kinh Đô ở gần góc đường Bùi thị Xuân hay Sương Nguyệt Ánh rồi, chớ không phải góc đường Nguyễn Du - Lê Văn Duyệt đâu anh Tánh ơi.

Còn vườn Bờ Rô thì trước đây cứ tưởng là từ chữ Peugeot của Pháp.

Anh nói tới ông Vương Hồng Sển thì mới nhớ tới giai thọai coi cọp. Không biết ông VHS hay ông Sơn Nam cắt nghĩa về hai chữ coi cọp mà PC không đồng ý.

PC
#13 Posted : Thursday, January 10, 2008 12:00:15 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi
> thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe
> gắn 2 tấm panneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu.
> Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi
> đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram
> (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng

Rạp Long Phụng cũng hay có màn quảng cáo kiểu này.
Tu Le
#14 Posted : Friday, January 11, 2008 6:30:08 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Ngoài ra, đối diện với Tổng Liên Đoàn Lao Động (Lao Công) Việt Nam là rạp chiếu bóng Kinh Đô

Vậy thì rạp Kinh Đô ở gần góc đường Bùi thị Xuân hay Sương Nguyệt Ánh rồi, chớ không phải góc đường Nguyễn Du - Lê Văn Duyệt đâu anh Tánh ơi.

Còn vườn Bờ Rô thì trước đây cứ tưởng là từ chữ Peugeot của Pháp.

Anh nói tới ông Vương Hồng Sển thì mới nhớ tới giai thọai coi cọp. Không biết ông VHS hay ông Sơn Nam cắt nghĩa về hai chữ coi cọp mà PC không đồng ý.





Chị PC,

Chữ coi cọp là sản phẩm riêng của dân miền Nam và có thể là biến thể từ hai chữ "cặp chung" với nhau. "Cặp "có nghĩa là từ 2 người trở lên. Coi cặp là 2 hoặc 3 người cùng coi chung với nhau một tờ báo, một quyển sách hoặc cùng xem chung một cuốn phim hay một buổi trình diễn văn nghệ...Nhớ hồi còn nhỏ, TL thường hay đi coi hát bóng "cọp" bằng các cách cặp tay một người lạ có mua vé để nhờ họ đưa vào bên trong rạp vì thời đó trẻ em dưới 10 tuổi khỏi mua vé nếu có cha mẹ hoặc anh chị mua vé cùng đi xem. Như vậy coi hát bóng miễn phí, "coi cọp" phải chăng từ chữ cặp tay người khác? Đây chỉ là suy đoán riêng của Tl. Có người cũng cho rằng chữ cọp ở đây là biến thể của chữ cọp dê (Copier). Lần hồi chữ cọp được áp dụng cho những trường hợp "hưởng thụ" mà khỏi tốn hao hay chi phí tiền bạc.

TLEight Ball
xv05
#15 Posted : Tuesday, January 15, 2008 12:31:03 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Tu Le



Chị PC,

Chữ coi cọp là sản phẩm riêng của dân miền Nam và có thể là biến thể từ hai chữ "cặp chung" với nhau. "Cặp "có nghĩa là từ 2 người trở lên. Coi cặp là 2 hoặc 3 người cùng coi chung với nhau một tờ báo, một quyển sách hoặc cùng xem chung một cuốn phim hay một buổi trình diễn văn nghệ...Nhớ hồi còn nhỏ, TL thường hay đi coi hát bóng "cọp" bằng các cách cặp tay một người lạ có mua vé để nhờ họ đưa vào bên trong rạp vì thời đó trẻ em dưới 10 tuổi khỏi mua vé nếu có cha mẹ hoặc anh chị mua vé cùng đi xem. Như vậy coi hát bóng miễn phí, "coi cọp" phải chăng từ chữ cặp tay người khác? Đây chỉ là suy đoán riêng của Tl. Có người cũng cho rằng chữ cọp ở đây là biến thể của chữ cọp dê (Copier). Lần hồi chữ cọp được áp dụng cho những trường hợp "hưởng thụ" mà khỏi tốn hao hay chi phí tiền bạc.

TLEight Ball


Chaò anh Tu Le, xv nhớ có đọc qua giai thọai "coi cọp", lâu quá không nhớ lắm nhưng hình như không giống như anh suy đoán thì phải. Lại còn nhớ mang máng là trong đó, có... con cọp... nữa đó.Question
xv05
#16 Posted : Tuesday, January 15, 2008 2:11:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Ông Sơn Nam nói về "coi cọp" trong "Hương Rừng Cà Mau/Hát Bội Giữa Rừng" ở đây nè anh Tu Le

http://www.vanhoc.datvie...=6552&dang=uni&cochu=10

viethoaiphuong
#17 Posted : Tuesday, April 15, 2008 4:59:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
23 bản nhạc thương nhớ về SaiGon
http://thongtinberlin.ne...saigon/vietvesaigon.htm
Roseheart
viethoaiphuong
#18 Posted : Wednesday, February 18, 2009 5:35:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


VÒNG QUANH CÁC RẠP CINÉ SÀIGÒN NGÀY XƯA


Nhắc đến các thú vui của dân tộc ta trong 3 ngày Tết mà không có mục xem ciné thì quả là một điều thiếu sót giống như cầu thủ bóng tròn ra sân cỏ mà trái banh… bị bà xã ôm ở nhà vậy đó. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tiền lì- sì Tết được bao nhiêu là tôi cúng hết cho mấy ông chủ rạp hát bóng và mấy cha bầu cua cá cọp ráo trơn. Thú thật là tôi mê ciné từ lâu lắm rồi, khoảng một ngàn chín trăm…hồi đó. Mấy công thức toán học, vật lý thì tôi ù ù cạc cạc chứ còn phim ảnh thì tôi rành 6 câu. Phim gì? Hãng nào? Ai đóng? Ai đạo diễn sản xuất? là tôi thuộc vanh vách. Thậm chí đến cả ngày giờ sanh của tài tử điện ảnh tôi cũng nằm lòng luôn mặc dù đôi lúc tôi quên sinh nhật của ba má tôi và của cả …chính tôi nữa. Mấy tấm vách ở nhà tôi dán đầy những posters của Gary Cooper, John Wayne, Burt Lancaster, Robert Mitchum, Kirk Douglas…, Ava Gardner, Yvonne de Carlo, Susan Hayward, Jane Russell, Rita Hayworth…

Thỉnh thoảng tôi "dợt le" với đám con nít lối xóm:

- Liz Taylor mới ly dị với Mike Todd.
- Nathalie Wood vừa làm đám cưới với Robert Wagner
- Tuần rồi, James Dean bị tử nạn xe hơi.
- Phim Quo Vadis tổn phí tới 5 triệu mỹ kim

Nghe tôi thuyết trình, tụi nhỏ chỉ có há mồm trố mắt thán phục. Tụi nó cứ tưởng như tôi vừa đi Mỹ…tho mới về. (mà thực sự tôi là người Mỹ…tho chứ bộ) Dần dà, tôi được coi như là kim chỉ nam "hát bóng" của cả xóm. Hể có tranh cải nhau về điện ảnh là mọi người kéo đến gặp tôi để nhờ phân xử. Lẽ dĩ nhiên tôi tuyên bố vung vít (nghề của chàng mà lị), còn nếu có chỗ nào bí, tôi tự động phịa luôn thì cũng chẳng chết thằng Tây nào và cũng chẳng ma nào mà biết được. Tụi nhỏ có lúc mượn tên tôi để bảo đảm cho câu chuyện của chúng: "Anh Lộc, anh ấy nói dzậy đó". Giá mà có cuộc thi kiến thức điện ảnh lúc bấy giờ thì… "chưa chắc thằng này hơn thằng nào đó nghe".


Ấy chết, từ nãy giờ tôi đã đi lạc đề hơi xa, xin mời các bạn trở lại câu chuyện đầu năm rạp hát. Hôm nay nhân ngày Xuân nơi xứ lạnh quê người, chúng ta hồi tưởng lại "nước thanh bình 30 năm cũ" vào khoảng thập niên 5, 60, lúc mà lũ con cháu Hồ tặc chưa lê "đôi dép râu dẩm nát đời son trẻ" vào thủ đô Saigon để chúng ta cùng du xuân một vòng quanh các rạp của hòn ngọc Viễn Đông. Cũng xin thưa trước cùng các bạn là những sự việc được ghi ra đây theo trí nhớ có hơi hẹp bề khổ của tôi nên nếu có gì sai sót thì xin các bạn đánh cho hai chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!

Saigon thân yêu của chúng ta lúc bấy giờ có 2 hệ thống rạp trình chiếu khác nhau.

1- Rạp thường lệ: có giờ xuất hẳn hoi giống như các rạp ở Canada.
2- Rạp thường trực: chiếu liên tu bất tận, ai vô ra bất cứ lúc nào cũng được

Rạp thường trực có cái dở là có khi ta vừa vào rạp thì thấy thằng kép chính bị bắn gục rồi một lúc sau lại thấy nó hung hăng đấm đá tưng bừng thì thật là mất sướng. Nhưng nó có ưu điểm là khán giả không phải sắp hàng chờ đợi giờ, xuất lôi thôi.


Để bắt đầu cho chuyến du xuân tưởng tượng, mời các bạn đi từ Chợ Lớn trước nhé.

Rạp hát đầu tiên chúng ta ghé thăm là rạp Hồng Liên ở đường Minh Phụng (dưới dốc cầu Bình Tiên). Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng Việt và đặc biệt là con nít ở đâu mà tàu chở hổng hết. Lớp khóc đòi bú, lớp khóc vì nóng nực, lại có đám la hét cười giởn om sòm khiến ta có cảm tưởng đi lạc vào nhà trẻ. Thôi thì phải "dĩ đào vi thượng" để tới rạp Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Đốc Phương (góc Nguyễn Trải). Rạp này cũng thường chiếu phim Tàu (ngay trung tâm Chinatown mà lị) nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.

Quẹo xuống đường Đồng Khánh về hướng Saigon có một lô rạp Lido, Oscar, Hào Huê cũng thuộc loại khá. Vì ở lằn ranh giới giữa Saigon Chợ Lớn nên những rạp này chiếu phim Tây Tàu lẫn lộn.

Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe gắn 2 tấm paneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng.


Đến vùng chợ Thái Bình thì có 3 rạp:

- RạpQuốc Thanh ở đường Nguyễn Trải, bên hông Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
- Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh nên ai vào xem cũng cứ muốn "yêu nhau cởi áo cho nhau" hết.
- Trên đường Phạm Ngũ Lão cạnh chợ Thái Bình có rạp Thanh Bình sau này sửa sang lại thật lịch sự thì… giặc đến.
- Rẽ ra đường Trần hưng Đạo có rạp Đại Nam của ông Ưng Thi nổi tiếng sang trọng. Vào coi rạp này thì nên ăn mặc cho đàng hoàng một chút. Chứ áo thun quần cụt, còn chơi thêm đôi dép Nhật lủng la lủng lẳng như "Phánh ký Hủ tiếu" thì người ta cười…cha mẹ mình.

Đầu đường Nguyễn Thái Học (ngã ba Phạm ngũ Lão) đỗ xuống tận Cầu Ông Lảnh là nơi tọa lạc 2 rạp: Đình Tân Kiểng và Nam Tiến, dành cho những khán giả dể tính, sau này chỉ để cho các đoàn cải lương, hát bộ, hồ quảng. Xuống ngay downtown Saigon có rạp Vĩnh Lợi ở đường Lê Lợi gần bệnh viện đô thành. Vào xem phim ở đây có cái tiện lợi là nếu "thả dê" bậy bạ lỡ bị ăn guốc "phun máu đầu" thì chỉ cần mấy bước là tới nhà thương ngay. Rạp thuộc loại trung bình. Coi phim xong rồi tạt vô quán Thanh Bạch đá một dĩa cơm rang "bổn tiệm" hay một ổ bánh mì gà thì thiệt là mát trời ông địa.


Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam). Đây là rạp de luxe nhất của thủ đô. Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp khác nhưng money's worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang "mắc dịch" nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh "kêu gọi" này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.


Đối điện rạp Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn "Ô Mê ly đời ta". Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư là riêng biệt kín đáo để "bàn tay đưa anh vào cuộc đời" và "bú mồm" thả giàn. (danh từ bú mồm là do các đồng chí ta sáng tạo) Kế tiếp, ta đi trên con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà tây đầm coi cũng rất nhiều.

Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại Saigon lúc bấy giờ đều nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt ngữ. Phim nói tiếng Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái Francophonie là tiện việc sổ sách. Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và nóng nực lắm. Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn văn Sâm, (góc Hàm Nghi) tương đối còn mới và chiếu phim cũng "xịn" lắm.

Băng qua đường Pasteur gần ngã tư Lê Lợi có rạp Casino Saigon thuộc loại trung bình. Tuy nhiên sau khi xem phim xong, dẫn đào tấp qua bên kia đường làm một dĩa bò bía đính kèm ly nước mía Viễn Đông thì cũng có điểm với em lắm chứ bộ. Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là "Á sẩm". Sau đó có lẽ chủ rạp thấy tên "Á sẩm" mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này "ngang cơ" với Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng trong giới có tâm hồn ăn uống.


Nếu muốn thưởng thức văn hóa cari, mời bạn bước chân tới rạp Long Phụng ở đường Gia Long, nơi chuyên chiếu phim của hậu duệ ông Gandhi như Công Chúa Thủy Tề, Sữa Rừng Thay Sữa Mẹ với các than hầm minh tinh: Ganeshan, Savitri…

Để xem nữ sinh Saigon hấp dẫn cở nào, mời các bạn đến rạp Lê Lợi đường Lê thánh Tôn. Ở đó bạn sẽ thấy rất nhiều nữ sinh với chiếc áo dài hoa xuân thướt tha, thân liễu dịu dàng trông bắt con mắt lắm. Chính vì thế mà dê thả vào rạp đông nghẹt đến đổi không còn chỗ ngồi. Tội nghiệp nhiều em đứng xem phim mà bỗng cảm thấy như có ai cầm ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn kê sát phía sau mình thì đích thị là nó đó! Các cô phải di tản đi chỗ khác gấp gấp chứ không thì bị ô nhiểm môi trường rán chịu à.

Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó là mật khu của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố vào restaurant, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi. Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.

Đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (ngay ngã ba Trần quý Cáp) cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân trang và đổi tên là Thăng Long. Tôi còn nhớ (vì chính tôi đi coi chứ ai) phim cuối cùng được chiếu trước khi bọn cướp ngày từ rừng rú về thành là phim "The French Connection" do tài tử Michael Caines đóng vai chính.

Gần cuối đường Cao Thắng (ngã tư Phan thanh Giản xéo chợ 20), có rạp Đại Đồng Saigon rất ư là bình dân, chiếu toàn phim cũ, giá vé chỉ bằng giá một tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt cú mèo. Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái "thú đau thương" là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.

Chiều mồng một Tết, ta kéo vài người bạn cùng tới đường Hồng Thập Tự (ngang tiệm bàn ghế Phan văn Nhị) để đón xuân bằng tô cháo vịt nóng hổi thơm lừng hành hương nước mắm gừng đậm đà rồi đưa cay một ly nước mắt quê hương. Sau đó ta băng qua đường vô rạp Olympic xem phim "Le Mirage de la Vie" do Sandra Dee đóng thì thấy đời còn dễ thương lắm chứ. Rạp Olympic sau đó được đoàn Kim Chung từ Aristo, đường Lê Lai, tới bao rạp làm sân khấu thường trực.

Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẽ thanh lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.

Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó. Đang ngồi xem phim mà bạn bỗng "giác ngộ" là có bàn tay năm ngón của thằng ngồi bên cạnh vượt biên vào vùng cấm địa của bạn để bấm nốt nhạc thì chính nó đó. Nó định biểu diễn altosax đó. Bạn chỉ còn có đi chỗ khác xem cho khỏi ngất ngư con tàu đi. Đi một chút tới đường Thoại Ngọc Hầu, rẽ vô chợ Ông Tạ bạn sẽ gặp ngay rạp Đại Lợi chiếu đủ thứ phim Âu Á. Sau ngày đứt phim 30-4, bọn VC xử dụng rạp Đại Lợi (cũng như nhiều cơ sở khác) làm nhà tù. Quẹo xuống đường Trương Minh Giảng có rạp Văn Lang không gì đặc biệt.




SaiGonNamXua_BietBaoGioTroLai.pps


Và bây giờ mời bạn ghé vào Đakao để xem rạp Casino Đakao (ngã ba ba Hiền Vương - Đinh tiên Hoàng). Rạp này chung một chain với rạp Casino Saigon nhưng kém thanh lịch, sạch sẻ hơn. Tuy nhiên bạn có thể tự yên ủi bằng tô mì Cây Nhãn danh tiếng gần bên rạp. Đi trên đường Hai Bà Trưng qua khỏi Cầu Kiệu tới chợ Phú Nhuận bạn sẽ gặp rạp Văn Cầm Phú Nhuận chung một chủ với rạp Văn Cầm Chợ Quán (Nguyễn Biểu- Bến Hàm Tử) Theo tôi đây là rạp nhỏ nhất Saigon và giá vé rẽ nhất. Tiền nào của nấy đó các bạn ạ. Nếu không muốn vào xem rạp Văn Cầm thì mời bạn quay trở về Tân Định để tới rạp Kinh Thành bên hông chợ Tân Định. Rạp này rất xưa nên dưới mức trung bình trên mọi phương điện.

Cách đó không xa, trên đường Trần Quang Khải có rạp Văn Hoa. Đây là rạp mới nhất của thủ đô Saigon nên màn ảnh, âm thanh tuyệt hảo, ambiance lại rất khang trang lịch sự, chiếu toàn phim mới. Sau đó, ta cùng hướng về Gia Định qua đường Bạch Đằng (bên hông chợ Bà Chiểu) có rạp Cao đồng Hưng, còn đường Nguyễn văn Học (ngã tư Bình Hòa) có rạp Đại Đồng Gia Định. Cả hai rạp dưới xa mức trung bình, nạn đứt phim rất thường xãy ra. Có điều là cạnh rạp Đại Đồng có quán cơm tấm bì ăn cũng phê lắm. Giờ thì bạn hãy đi dọc theo đường Lê quang Định (Gia Định) để đến trạm cuối của cuộc du xuân là rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (cạnh chợ Gò Vấp). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.



Saigon_Con_Mai.pps


Thưa các bạn, sau khi đi một vòng các rạp chiếu bóng Saigon, các bạn có thấy bồi hồi nhớ thương quê hương thân yêu của chúng ta hay không? Chắc hẳn là có vì không ai trong chúng ta không giữ trong tâm tư những hình ảnh, những kỉ niệm êm đềm của một thời hoa mộng. Có thể đó là một buổi tối đi bên người yêu giữa trời lất phất mưa dưới hàng me lá xanh rơi nhè nhẹ trên mái tóc em. Hay có thể cũng là một ngày về thăm quê Ngoại, ăn bửa cơm tép kho canh rau dền trong mái tranh nghèo bàng bạc khói lam chiều, bên dòng sông nước lững lờ đẩy đưa đám lục bình tim tím trôi giạt đến một phương trời vô định.
Nhưng cảm động nhất có lẽ là chuyến tháp tùng đoàn học sinh ngày đầu xuân đi thăm tiền đồn Dakto, Ben-Het. Đến thăm để mà cảm thương cho cuộc đời chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa nơi rừng núi âm u, áo bạc màu chiến trận, thân dãi dầu phong sương, tay ghì chặt súng để sẳn sàng chiến đấu. Tất cả đã bỏ lại thành phố những người thân yêu mòn mỏi đợi chờ, những cuộc vui tuổi trẻ, những ước vọng thanh xuân.

Đối với lính, Xuân chỉ là:

"Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền"
(Phiên Gác Đêm Xuân, Nguyễn văn Đông)

hoặc:

"Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở, Anh đâu biết Xuân về hay chưa?"
(Đồn Vắng Chiều Xuân, - Trần Thiện Thanh)

hay chua xót hơn:

"Quà Xuân anh chẳng có, gác giặc từng giờ,
Đời lính chiến lấy gì về tặng em"
(Phút Giao Mùa, Trần Thiện Thanh)

Trở lại chuyện coi phim Tết, ta không thể không nói đến bói tuồng đầu năm, một tập tục rất thú vị của dân tộc. Này nhé! bạn đừng xem trước quảng cáo phim mà cứ đi thẳng tới một rạp nào đó rồi xem phim mà đoán vận mạng trong năm. Nếu gặp phim cao bồi đấm đá chẳng hạn như Gunfight at the O.K.Corral thì bảo đảm trong năm có chuyện thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Còn nếu xem nhằm phim bài bạc như Casino thì quanh năm sẽ ngồi sòng hơi nhiều. Nếu coi trúng phim travel như "Around the world in 80 days" thì cứ chuẩn bị mà đi du lịch. Nếu không đi Mỹ…Tho thì cũng đi Tây… Ninh hoặc Đức… Hòa vậy, Còn như ai mà lỡ coi phải phim cấm trẻ em như Nam Nữ Y Học Bửu Giám "thì cầm chắc là phải tới nhà thuốc Võ văn Vân mua một lô 'Tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn" nếu là quý ông, còn quý Bà thì sao? Mắc cở gì mà hổng chịu xài "Dưỡng thai nhành mai" cho fetus nó được nhờ.

Cũng trong mục bói tuồng đầu năm, có một điều mà cho tới bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc là hồi Tết Ất Mão (1975), không hiểu có rạp nào chiếu phim "Chúng tôi muốn sống" (Lê Quỳnh, Mai Trâm, Thu Trang…) hay "Ánh sáng miền Nam (Lê Quỳnh, Khánh Ngọc) hay không và đa số đồng bào ta có xem không mà suốt năm phe ta ùn ùn xuống tàu, xuống ghe, xuống bè, xuống cả cần xé để vượt biên quá chừng chừng. Dĩ nhiên trong số những người "chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa" có cả bần bút nên mới có được ngày hôm nay ngồi viết lếu láo góp vui cùng các bạn trong ngày đầu Xuân Kỉ Mẹo và nhất là để chúng ta cùng hoài niệm về một "Saigon đẹp lắm! Saigon ơi! Saigon ơi!"

Nguyên Trần
(Nguồn:làngchài.com)




PC
#19 Posted : Saturday, May 9, 2009 1:50:44 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh -





hinh suu tam tren Net
Liêu thái thái
#20 Posted : Saturday, May 9, 2009 4:40:15 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
bài Tám phố Sài gòn của NS có câu (nhớ mang máng Smile)
Ngón tay hoàng yến để trong gant
PC hay có ai biết nghĩa là sao không?
tò mò Big Smile
Users browsing this topic
Guest
12 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.