Dà...
Em xin chào mấy chị.
Chào chị PC, chị ba tê, chị vx... mấy chị an khương đều chi hén ? Lóng ni em lu bù bề sở máy chị ôi. Nghề ở đợ vốn là nghề đầy stress. Ở đợ không lương thì stress càng gấp đôi.
Dịch thuật theo em hổng khó cũng hổng dễ. Thì mình đọc thế nào, hiểu ra sao là cứ vậy mà biên xuống theo cái khả năng chữ nghĩa của mình. Mà cái đống chữ của em nó vốn bình dân học vụ, nên rồi đọc các chữ bác học đỉnh cao thì em hết hồn !
Dà... chị vx. Em biết mấy chị đang dỡn chớ sao không, nhưng cái term "giấc ngủ giai nhơn" thì có thiệt. À, tiện thể em xin dơ tay thắc mắc, tên chị có ý nghĩa chi hôn dzậy ? Chời ơi chời... trí nhớ em về mấy cái tên nó vốn cụt ngủn, nhứt là tên viết tắt, thành dza dzồi... em phãi tự ý diễn nghĩa nó dza trước khi download, vậy mà tên chị thì thiệt hổng biết diễn cách nào, bị tại thì mà là... mấy con số nó cứ dzớt dza hoài, kỳ cục quá xá !
Trờ lợi với dịch dzật... xí lộn dịch thuật. Em nghĩ term "công chúa ngủ trong rừng" dịch sát sạt từ tựa truyện cổ tích "La belle au bois dormant" hén chị PC.
Hổng rõ xuất xứ của nó từ nước nào, nhưng y hình được ghi trong sách pháp đầu tiên với cái tựa dzậy, rồi nó theo chơn thực dân dzô VN, rồi nó biến thành "công chúa ngủ trong rừng". Dziệc nam mình dịch hổng sai nha, đám anh mỹ mới sai đó chị.
Google cái, em mới hay đã có màn "văn chương biến hóa" trong cái tựa. Vậy mà hồi đó giờ hổng biết, em vẫn yên trí participe présent "dormant" là của chữ bois - dormir là ngủ hén - thành cứ nghĩ khu rừng nớ đang ngủ, còn công chúa thì... thức triền miên chờ người - một hoàng tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi, cỡi tuấn mã trắng phi trong sương mù, vô hôn nàng một cái và giải lời nguyền.... -
Nay té ra... chữ dormant nớ hổng dành cho khu rừng mà cho công chúa. Nàng mới ngủ, còn khu rừng thì thức. Thành dza dzồi... dịch tiếng việt "công chúa ngủ trong rừng" đúng quá xá đúng.
Nói cho mấy chị thương dùm... chời ơi chời... chữ nghĩa VC em nhá hổng nổi... huhu... nhứt là bắc kỳ VC thì em kị còn dữ nữa. Nó sao đó nha... kỳ cục lắm... nó dài nó dai và nó tối hù cái kiểu cúp điện ! Mà cái đám nớ, từ trên xuống dưới, chúng ấm ớ y chang nhau.
Đọc báo trong nước rồi sanh lẩm cẩm, em bèn theo dõi chữ "ấn tượng". Ắn tượng hàm nghĩa "tạo ra và giữ lại một cái chi đó", thường là hình ảnh & cảm xúc. Bình dân học vụ của mình hồi đó giờ kêu bằng "đập vào mắt", term đường phố là... "hết xảy".
Nhưng ăn nói vậy thiếu văn hoa, nó lộ ra cái "quá trình" giai cấp "cực" vô sản ! Thế là... cả nhà, cả nước ấn tượng y chang nhau. Mà ấn tượng không thôi thì chưa đủ... "ấn tượng", người ta bèn kèm theo chữ sau sắc cho ấn tượng thêm... hoành tráng sắc màu. Chời ơi chời... ấn tượng sâu sắc là loại ấn tượng vừa sắc vừa sâu, té vào nó cái là coi như... đi đứt !
Mấy chị hổng tin em hén ? Thì chịu khó đọc báo online đi, kiếm đại bài nào đó, bất kể bài viết thuộc "diện" nào, rồi đếm dùm coi hai chữ ấn tượng và sâu sắc xuất hiện bao nhiêu bận. Cứ đếm đi... hổng đủ lóng tay lóng chơn mà tính nữa lận !
Nhưng... đừng tưởng dân bắc kỳ ăn nói cả vậy mà lầm to.
Hồi về VN gặp họ ngoại ngoài bắc, em nghe mắy dì dượng cậu mợ nói chuyện... chời ơi chời... cách nói và giọng nói của những người muôn năm trước ấy thiệt sự chưa đổi, hổng đổi. Nó là thứ tiếng văn hóa ngàn năm chưa nhuom máu me vô sản chủ nghĩa. Đám con họ bề chi cũng còn giữ được ít nhiều nền nếp cũ. Chửng ra đường thì... ô hô ai tai... em nghe tiếng việt đường phố mà phải cần thông dịch, trời ạ. Nó là thứ tiếng lờ lợ dấu, chữ nghĩa lại khó hiểu tới lạ lùng.
Dzồi... em tha dzìa mấy cái DVD ca nhạc, kép em nghe đám MC mồm miệng tía lia, chả há hốc miệng, hỏi em bộ nó nói tiếng việt hở !
Dà... chuyện này nói ra em hay nghe xỉa xói, rằng chữ nghĩa vốn có chơn, hổng theo kịp nên mới rớt lợi. Thành dza, em thương ông Lưu Nguyễn tới tắt bếp luôn.
À... ông Lưu Nguyễn là trong truyện tàu, cho dù họ là Lưu là Nguyễn - Hihi... nhớ hồi nhỏ, em cứ yên trí chuyện Lưu Nguyễn là chuyện của diệc nam không hà, ngu quá xá ngu - Ông đi lạc tới tiên cảnh, ở chơi mấy bữa, chừng trở dzìa thì quê hương đã... ngàn năm !
Em đi chơi cũng mới vài chục năm thôi... !!!