Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<89101112>
Luân Đôn
PC
#181 Posted : Monday, January 25, 2010 6:40:53 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
St Albans

Nhà cửa ở London mắc mỏ quá, cho nên nhiều người chọn chỗ ở xa xa một chút rồi hàng ngày đi xe lửa tới thủ đô đi làm. Trong các nơi được chọn lựa đó có St Albans. Cách London 22 dặm, đi xe lửa chỉ mất 25 phút là tới trạm Kings Cross, hoặc 40 phút tới trạm London Bridge, cũng khá tiện lợi. Dĩ nhiên là xe lửa cũng bỏ nhiều trạm, tùy chuyến.

St Alban là tên của vị thánh đầu tiên của Anh tuẫn đạo. Tên của Ngài được lấy làm tên thành phố nhỏ này. Đây là nơi Đức Giáo Hoàng Adrian IV đi học thời niên thiếu. Ngài là người Anh duy nhất lên ngôi vị Giáo Hoàng La Mã.
Và ngôi thánh đường là địa điểm được nhiều du khách thăm viếng khi tới chơi ở thị trấn này. Do thị trấn còn có các di tích của thời La Mã chiếm đóng xứ Anh nên lại là thêm một yếu tố cho du khách tới thăm. Ngòai ra lại còn có tháp đồng hồ (Clock Tower) đứng giữa khu thị tứ làm cho thành phố tăng phần cổ kính. Cạnh đó có bảng ghi lại một số thông tin về các sử liệu quanh khu vực này. Nhờ vậy ta biết tháp Đồng Hồ này được dựng lên trong khoảng từ năm 1403 đến 1412, cao 23.5 mét. Chuông trong tháp nặng 1 tấn, được đúc tại Algate London bởi William và Robert Burford vào khoảng 1371 - 1418. Bên trong có khắc dòng chữ Latin có nghĩa là: "My name is Gabriel sent from Heaven". Vào thuở đó đồng hồ là vật hiếm có cho nên tháp chuông rất tiện dụng cho dân cư thị trấn biết giờ khắc trong ngày. Tiếng chuông mang âm thanh của nốt F.
Tại tháp này trước đây có một đài thánh giá, xây để kỷ niệm thi thể của Hoàng Hậu Eleanor được nghỉ tại đây. Khi bà băng hà vào ngày 28 tháng 11 năm 1290 tại Harby thuộc hạt Lincolnshire, thi thể của bà được đưa về Lincoln. Bộ đồ lòng của bà (entrails) được lấy ra và chôn ở Lincoln, trái tim thì được lấy ra chôn ở nhà thờ Dominican (Black Friars) ở London. Di thể được ướp và mang về Westminster qua 12 giai đoạn. Ở mỗi nơi quan tài được đặt nghỉ qua đêm, vua Edward đệ nhất đã ra lệnh xây một đài thánh giá để tưởng niệm. Trong số 12 đài thánh giá được dựng lên trong vận sự này, nay chỉ còn ba đài vẫn còn tại vị, ở Waltham, Northampton và Geddington. Đài ở St Albans đã được phá bỏ vào năm 1701.



Thánh đường (Cathedral) này không lấy tiền vô cửa, có lẽ vì bên trong không còn gì nhiều sau biến cố lịch sử tịch thu tài sản giáo hội công giáo của vua Henri đệ bát và thành lập Anh giáo. Trong giai đoạn khủng khiếp đó, quan tài chứa thi thể của thánh Alban bị đem đi mất, hình các thánh trên tường bị lột bỏ, chén thánh, đồ thờ tự bị cướp đọat, xâu xé. Vua ban quyền quản lý thánh đường cho một người không phải là tu sĩ, và ông này lại ít có mặt ở nhiệm sở, và chỉ lo vơ vét tài sản của thánh đường và tu viện. Sau cùng thì cơ ngơi thánh đường bị cắt xén bán lại cho địa phương làm trường học và cho cư dân nhà giàu trong vùng. Thánh đường không phục hồi nổi giai đoạn vinh quang lẫy lừng của nó.





Giáo đường tiếp giáp với một công viên rộng rãi, có hồ thả vịt, thiên nga bơi lội tung tăng. Trong khuôn viên bao la có di tích của thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh quốc, và rải rác vài miếng vách cột còn sót lại của bức tường thành La Mã xưa.


Một quán ăn với kiến trúc kiểu xưa.


Bảo tàng La Mã ở St Albans.
PC
#182 Posted : Monday, February 15, 2010 9:47:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Winchester

Winchester là một thành phố nổi tiếng ở Anh. Khi đọc sách sử tôi có thường được nghe nhắc đến nơi này. Tôi đến nơi đây vào hôm có báo hiệu mưa lớn cho nên cuộc đi có vội vội vàng vàng. Thành phố nằm bên con sông rất xinh đẹp. Nhà cửa hai bên thật là thơ mộng.



Nơi đây còn lại di tích của một bức tường xây vào thế kỷ thứ 3 di tích của người La Mã.

Ngòai ra còn có di tích lâu đài Wolvesey xây thời trung cổ, nơi cư ngụ xa hoa của các giám mục (bishops). Những mảnh tường đổ nát được giữ lại. Khi nào công cán bảo quản tốn kém thì người ta lấy tiền vô cửa, còn như nơi đây thì không. Nhưng di tích vẫn được ghi chú cẩn thận. Thật ra không phải nơi nào cũng làm việc chu đáo tử tế như các nước Hoa Kỳ, Anh, Úc về các di tích lịch sử....Nhiều nước có vẻ coi thường (hay không đủ ngân sách) để làm việc này.



Ngôi thánh đường cathedral của Winchester rất lớn. Và cũng như nhiều thánh đường Công giáo khác trên toàn quốc, trong thời bị tịch thu bởi Henry đệ bát, nhà thờ bị hư hại nhiều. Các cửa sổ kính (stained glass) bị đập nát. Nhìn bức kính sau đây ta thấy tình trạng đau thương này, các miếng kính được gắn trở lại không ra hình ảnh gì cả. Chỉ là một mớ lộn xộn.







Lần theo bản đồ chỉ dẫn và cũng phải hỏi han người bán sách đầu đường, tôi tìm ra ngôi nhà mà nhà văn Jane Austen cư ngụ trong thời gian cuối cùng trước khi từ trần. Cứ đinh ninh nó phải được biến thành bảo tàng thì hóa ra không phải. Nhà đó đang sang tay qua chủ khác. Và có lẽ bị du khách làm phiền khá nhiều cho nên ngòai cửa sổ có gắn mảnh giấy nhỏ cho người ta biết là nhà này hiện là tư gia, xin đừng làm phiền hay chi đó. Ai biểu gắn làm chi cái bảng đồng làm chi cho thiên hạ tò mò. Theo tôi có lẽ ở Anh di tích lịch sử, ai từng ở trong một nhà nào thì chủ nhà phải chấp nhận cho gắn. Sợ làm phiền thì bán dọn đi, khối người muốn mua lại. Người Tây phương thích ở nhà có kỷ niệm của các danh nhân, dù là có thành ma họ cũng ưng. Nhưng người Đông phương (như tôi) không thích mấy. Ở mà cứ bị thiên hạ đi qua đi lại nhòm ngó, chụp hình cái nhà mình, thật là mất tự nhiên.





Tôi che dù đứng ngắm ngôi nhà của Jane Austen ở trước khi chết. Có một ông đi ngang qua ngó tôi: Hôm nay là ngày giỗ của bả nè! Tôi giật mình sửng sốt, điềm gì đây? Một lát có hai người phụ nữ tới đứng chỉ chỏ ngắm nghía, tới phiên tôi đem lại cho họ một niềm ngạc nhiên thú vị. Lạ quá, lạ quá, ai cũng trầm trồ, vui thú vì chuyện đó.

Vì là một danh nhân, Jane Austen được chôn cất trong ngôi thánh đường của thành phố.

PC
#183 Posted : Wednesday, February 24, 2010 7:03:16 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Freud Museum

Ra khỏi trạm xe lửa Finchley Road thì thấy có bảng chỉ dẫn bảo tàng Freud. Lần theo hướng đó đi theo. Nhớ lần đầu đi lạc phải bỏ cuộc. Lần sau thì in bản đồ vị trí mang theo cho chắc ăn. Đi ngang qua một nhà sách thấy quảng cáo toàn là sách về tâm bệnh học, tâm lý học, tôi có ghé vào ngó sơ qua. Mỗi lần vô nhà sách hay thư viện là tôi lại thấy như thân quen. Tôi còn nhớ ước mơ hồi nhỏ của tôi là mở một tiệm sách nhỏ hay làm thủ thư một thư viện. Bây giờ thì chỉ còn vương vấn mở một tiệm sách. Gọi là vương vấn vì tôi vẫn thích sách tiếng Việt, nhưng mà không lẽ bây giờ về VN mở hiệu sách? Trong phim You've Got Mail, Meg Ryan thủ vai cô gái phải dẹp tiệm sách nhỏ của mình trước sự cạnh tranh của tay tư bản do Tom Hank đóng. Và mới đây trước lọai hình bán sách qua mạng thì một nhà sách cỡ lớn của Mỹ cũng phải dẹp tiệm. Nhưng ở London tôi vẫn còn thấy nhiều nhà sách nho nhỏ. Không biết cho tới bao giờ thì các tiệm sách mới biến mất trước sự ra đời của internet?



Nếu có thì giờ và phương tiện để mà tìm hiểu xem chủ nhà sách Karnac có ăn nhậu gì với bảo tàng Freud không chắc cũng là điều thú vị. Ai đi viếng bảo tàng từ xe lửa tới mà lại không đi ngang qua tiệm sách này?
Tới sát ngân hàng Nat West thì gặp một ngõ nhỏ lên dốc, Trinity Walk. Rẽ vào đó đi thêm vài phút nữa thì trổ ra đầu đường Marefield Gardens. Freud Museum nằm ở con số nhà 20. Đường vắng vẻ, ít người qua lại.



Tới nơi thấy cửa đóng nhưng ở ngòai có manh giấy nhỏ cho biết là bảo tàng mở cửa. Đẩy cửa bước vào thì thấy hai cô gái đang ngồi tán gẫu ở cái bàn tiếp khách. Một cô bảo vào mua vé ở phòng bán đồ lưu niệm ở phía sau. Cô kia đi trước tới gift shop để bán vé. Giá 6 anh kim. Cô đưa cho một tờ giới thiệu sơ sơ. Nếu muốn nghe audioguide thì trả thêm 2 anh kim nữa. Tôi lắc đầu. Cô cho biết là không được chụp hình. Điều này làm tôi thất vọng hết sức. Chắc họ sợ nếu chụp hình quảng bá tùm lum ra thì rồi ai mà còn đi tới đây coi làm gì chăng?
Căn nhà này là địa chỉ cuối cùng của Sigmund Freud ở trên trái đất này. Tuy vậy ông chỉ ở đây có một năm rồi từ trần vì bệnh ung thư. Trước đó ông hành nghề tại Vienna, Áo quốc. Và ông di cư qua London để lánh nạn thời Đức quốc xã vì ông là một người Do thái. Sau khi ông từ trần thì vợ ông Martha, em (hay chị?) dâu ông Minna Bernays, cô con gái út của ông Anna Freud và người giúp việc Paula Fitchl tiếp tục ở đây. Sau này lại có thêm bạn của Anna là Dorothy Burlingham dọn vào ở chung. Theo ý muốn của Anna thì sau khi cô mất, nhà này sẽ được biến thành viện bảo tàng. Và bà đã qua đời vào năm 1982, và bảo tàng mở cửa cho công chúng vào tháng 7 năm 1986, nghĩa là rất mới mẻ.
Cái nơi dành cho người tiếp tân vốn là nơi khách bước vào nhà để chuẩn bị vào tiền sảnh. Tiền sảnh này rộng, trần cao, có cầu thang đưa lên tầng trên. Từ tiền sảnh đi vào phòng ăn, và sau đó là phòng gift shop. Một cánh cửa mở ra khu vườn sau nhà. Nghe cô tiếp khách bảo là trên lầu đang chiếu phim về Freud, tôi bèn nhanh nhẩu chạy lên cầu thang. Chui tọt vào phòng chiếu phim để coi các đoạn phim về Sigmund Freud. Trong phòng đang có một người ngồi coi. Năm 1933, sách vở của Freud bị phát xít Đức thiêu hủy. Có lẽ vì ông là Do thái nên sách ông bị vậy chớ không phải tại nội dung "phản động" hay "đồi trụy"? Năm sau thì các thành viên trong cộng đồng phân tâm học gia Do Thái ở Đức và Áo phải di cư. Nhưng Freud từ chối ra đi. Cho tới khi Áo bị Đức thôn tính vào năm 1938 và đứng trước nguy cơ toàn gia sẽ bị hành hạ, ông đành ra đi khỏi căn nhà mà ông đã định cư suốt 47 năm, tại Berggass 19, Vienna. Ngày 6 tháng 6 họ tới London và mướn căn nhà tại số 39 Elsworthy Road. Ngày 27 tháng 9 năm 1938 gia đình dọn tới địa chỉ hiện tại. Nơi đây con trai ông Earst và bà quản gia Paula Fichtl sắp đặt lại cho ông khung cảnh giống như tại nhà ông ở Vienna.
Thực ra ông đã bị ung thư vòm miệng suốt 16 năm qua, nhưng ông vẫn không ngừng làm việc. Ở Anh ông hoàn tất quyển Moses and Monotheism và bắt tay vào quyển cuối cùng: Outline of Psychoanalysis. Ngòai ra ông vẫn tiếp tục chẩn bệnh và có được một số bệnh nhân khách hàng tại Maresfield Gardens.
(sẽ gõ thêm vào nếu có.... duyên Tongue)

Ra khỏi nhà bảo tàng thấy còn sớm, tới đường Finchley Rd tôi đứng thơ thẩn trên đường, thấy có chiếc xe bus ghi điểm đến là Golders Green, chợt nhớ nơi đây có nghĩa địa nơi Freud an giấc ngàn thu, tôi bèn phóng lên. Tới nơi, tôi còn phải dò bản đồ có sẵn gắn trên tường để xem nghĩa địa ở đâu. Thì ra đó là nghĩa địa dành cho người Do Thái. Rị mọ thêm một chút để dò xem tuyến xe bus nào đi ngang đó, tôi leo lên bus số H2. Lọai xe bus này nhỏ, chỉ đành để đi vào khu chật và ngắn và sẽ trở lại đúng nơi nó khởi hành, chớ không phải điểm đi và đến khác nhau như các tuyến xe bus bình thường. Chắc vùng này đông người Do thái cho nên mới có riêng một nghĩa địa cho đạo này. Thì ra đạo Do Thái không thờ thánh giá vì tôi thấy mồ mả không cái nào có thánh giá cả. Nghĩa địa vắng vẻ và trời mây âm u, tôi bỏ ý định đi vào tìm mộ ông Freud. Nghĩa địa mênh mông, biết ông nằm ở đâu? Chỉ chụp lại một tấm hình kỷ niệm. Ông từng là một tác giả mà tôi phải học ngày còn mài miệt trên ghế nhà trường.

PC
#184 Posted : Saturday, February 27, 2010 6:16:20 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


(tiếp theo)


Thật ra không cần phải hấp tấp vào xem phim, vì phim sẽ được chiếu đi chiếu lại suốt ngày (nhà mở cửa từ 12 giờ tới 5 giờ chiều từ thứ tư tới chúa nhật hàng tuần). Phim cho thấy cảnh nhà ở Đức, cảnh phát xít Đức đốt sách, thảy vào đống lửa. Ngòai ra còn phần gia đình của Freud khi ở London.

Xem xong phim thì tôi ra phòng kế bên chưng bày khái quát cuộc đời của Freud. Chỉ là những tấm bìa cứng dán trên tường. Tôi hơi khó tập trung khi đọc chúng vì tiếng thuyết minh từ phòng phim cứ eo éo vọng ra. Có khi chả ai trong đó mà cũng cứ được phát.

Cạnh phòng phim phía trái là phòng chưng bày về Anna Freud. Anna sinh năm 1895, là con út và là thứ sáu trong số con cái của Sigmund Freud và Martha. Năm 1914 bà bắt đầu được huấn luyện thành một cô giáo tiểu học nhưng tới năm 1918 thì bà bắt đầu được huấn luyện làm nhà phân tâm học (lay psychoanlalyst), nhận phân tích các bệnh nhân từ cha bà. Tuy nhiên, nhờ có kinh nghiệm dạy học cho nên bà đi vào lãnh vực tâm lý trẻ con (child psychology). Sách Introduction to the Technique of Child Analysis xuất bản năm 1927 và cuốn The Ego and the Mechanisms of Defence ra đời năm 1936. Từ năm 1923 trở đi bà trở thành thư ký và người đại diện cho cha bà.
Trong phòng của Anna tôi thấy có một tủ sách lớn còn đủ sách dựng trong đó. Có một giường ngủ của bà. Giường nhỏ thôi, đơn giản. Cạnh đó là cái ghế dài dành cho bệnh nhân. Ngành phân tâm học được chữa theo kiểu bệnh nhân nằm trên ghế, và kể lể cho thầy thuốc nghe. Từ từ họ sẽ thố lộ tất cả mọi chuyện trong quá khứ thường là nguồn gốc của các chứng rối loạn tâm lý (có khi đi vào thân bệnh). Cạnh cửa sổ còn một khung cửi. Anna rất mê môn dệt, thêu, đan móc...Dường như là trong khi phân tâm bệnh nhân thì bà vừa đan móc thì phải. (?). Trên tường thấy treo nhiều bằng cấp của bà.


PC
#185 Posted : Monday, March 1, 2010 6:25:48 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Mới đầu tôi còn tưởng đâu bà Anna muốn dựa hơi cái danh giá của cha bà, nhưng đọc thêm tiểu sử bà thì thấy bà họat động cũng khá. Bà có sang Mỹ diễn giảng và trở lại quê hương cũ sau này.

Ở phòng Landing có chưng các bức họa. Tôi thấy có bức Deli' vẽ Sigmund Freud. Tranh của Deli' thì ra hình ảnh khác thường chứ không phải chân dung bình thường. Ngòai ra còn bản gia phả của gia đình ông Freud làm tôi cũng đứng ngó hồi lâu. Nhớ lại chương trình "Who do you think you are" của đài truyền hình Anh, có người đi tìm nguồn cội của mình từ đời ông cố lũy nào cũng rán tìm cho ra.

linhvang
#186 Posted : Monday, March 1, 2010 7:14:14 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Viết kỹ lưỡng như thế này mà không chịu cho đăng báo (giấy)!


Vẫn muốn xin bài và hình ảnh chị chụp (đẹp quá!). Tongue
PC
#187 Posted : Monday, March 1, 2010 4:13:19 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nếu muốn đăng thì phải sửa chữa lại cho tử tế một chút, mà PC thì không có thì giờ làm vụ đó chị LV ơi.
PC
#188 Posted : Monday, March 8, 2010 3:27:59 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ở tầng dưới là phòng ăn kế gift shop, phòng chính là phòng nghiên cứu và thư viện. Phòng này được bà Anna giữ gìn sau khi cha bà qua đời. Cái ghế dài để bệnh nhân nằm được mang từ Áo sang vẫn nằm đó. Nhà phân tâm học ngồi ở ghế ở sau cho bệnh nhân khỏi thấy mặt để bệnh nhân dễ dàng thổ lộ tâm can.
Phòng khá lớn nên còn đủ chỗ để chưng bày các đồ cổ sưu tập từ Hy Lạp, La Mã, Ai Cập và Đông phương. Ông có đi thăm vài nơi khai quật cổ tích nhưng phần lớn các món này ông mua từ các nhà mua bán đồ cổ ở Vienna. Tủ sách vẫn còn giữ nhiều sách mà Freud chọn mang qua từ cuộc di tản. Thị hiếu của ông là nghệ thuật, khảo cổ, triết lý, sử học, y học, tâm lý và tâm phân học. Tủ sách sau bàn làm việc của ông còn các sách của các tác giả như Goethe, Shakespeare, Flaubert, Heine và Anatole France. Ngòai sách ra thư viện còn chứa vài bức hình như bức Oedipus and the Riddle of the Sphinx, The Lesson of Dr Charcot cùng ảnh của Martha Freud, Lou Andreas-Salome, Yvette Guilbert, Marie Bonaparte, Ernst von Fleischl.
Căn nhà này, địa chỉ cuối cùng nơi Freud sinh sống và làm việc đã cho người thăm viếng một cái nhìn sâu sắc về sự thiết lập nên môn học được coi là một phát kiến vĩ đại cho ngành tâm lý học Tây phương.

Khi đứng trong căn phòng ấm cúng nơi ông làm việc khi xưa, bỗng dưng tôi nghe bồi hồi rung cảm. Căn nhà này đúng là kiểu nhà lý tưởng của tôi.
Tôi trở lại gift shop, không có ai ở đó, nhìn ra ngòai sân sau, thấy chỉ có cỏ mà không có hoa lá gì cả. Có một con chó cỡ lớn như chó berger, ở ngòai cửa và rên hư hư muốn vào nhà. Vậy là nhà này vẫn còn người thân nhân hay ai đó ở giữ. Và số phận của con chó là cứ hễ museum mở cửa đón khách là nó bị nhốt bên ngòai ở sân sau như vậy chăng?
PC
#189 Posted : Monday, March 8, 2010 4:14:52 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Nghĩ lại thì tôi thấy con chó có lẽ thuộc về một người nhân viên đi làm rồi dắt theo thì có lý hơn. Vì một museum thì khó thể nuôi con chó trong đó được.

Khánh Linh
#190 Posted : Friday, March 12, 2010 2:23:05 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)

Chị PC đã đi xem "Mắt Luân Đôn" chưa vậy?

PC
#191 Posted : Saturday, March 13, 2010 6:41:43 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị Khánh Linh,
Lục lại hình trong hồ sơ thì có hai tấm đã cho vô photobucket. London Eye được coi là vòng cao nhất Âu châu và cũng trở thành một biểu tượng cho London hiện đại. Ngồi trên đó đi một vòng thì mất 30 phút. Theo thiển ý thì "no big deal!".



Khánh Linh
#192 Posted : Saturday, March 13, 2010 10:01:11 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Cám ơn chị PC. Hình chụp từ trên xuống rất đẹp!Approve

Mắt Luân Đôn đặc biệt ở chỗ người ta cho rằng Paris có tháp Eiffel thì Luân Đôn bây giờ có “London Eye,” còn được gọi là “Bánh Xe Thiên Niên Kỷ” hoàn tất năm 1999, cũng là sự tương phản giữa hiện đại và cổ điển của Luân Đôn. KLinh xin đăng thêm hình để mọi người thấy rõ hơn:


PC
#193 Posted : Thursday, March 18, 2010 5:40:09 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Salisbury



Mme Ngô
#194 Posted : Friday, March 19, 2010 1:52:49 AM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Salisbury....

À... dòm cái hình nhớ Rouen thì thôi nha. Con đường đi bộ tới nhà thờ của đám Vikings, chỗ Joan of Arc bị thiêu sống trên giàn hỏa trong trận chiến trăm năm giữa anh và pháp.
Đọc lịch sử thì Salisbury lập từ trào romain (la mã) lận. Nhưng kiến trúc ni tiêu biểu thời trung cổ, đọc tới nữa té ra nó có dính líu dây dưa tới William the Conqueror. Quang Trung William tặng Salisbury cho một bộ hạ thân tín để tưởng thưởng lòng trung.
Dà, đây là kiến trúc trung cổ, thế kỷ 14-15, các lãnh địa có pháo đài vọng lâu để canh gác. Sau dần dà... nhà cửa được cất thêm xung quanh, nên rồi mới ra như vậy hén.

Bữa hổm bên kia tui mới mào đầu cổ sử âu châu, chưa đâu vào đâu cái bị khỏ phù mỏ (cho đáng kiếp ai biểu). Nay thì chử nghỉa rơi rớt từ từ hết dzồi, chỉ còn nhớ mỗi William đệ nhứt, vua nước Anh kiêm quận công xứ Normandy, chư hầu của vương triều pháp. Kế đó chúng khởi binh úynh qua úynh lợi mần màn tranh ngôi báu của nhau, khởi đầu cho trận chiến trăm năm (thực ra thì tới 113 năm lận).

Ah William hồi chưa thành Quang Trung Nguyễn Huệ (nghĩa là chưa mang binh qua thâu phục gọn xứ anh) thì đem lòng luyến ái một cô kia chỉ cao có hơn 4 feet (alleeeeee lú ú a). Cô ni tì tì sanh cho ông đâu đó 7-8 đứa con thì phải. Tổ tiên William dòng dõi vikings Normand từ bắc âu tràn xuống rồi dần dà nới rộng lãnh thổ và được phong tước quận công Duke od Normandy. Tới William (y hình) là đời thứ ba, thần phục và trở thành chư hầu của vua pháp.
Sau này Từ hải anh hùng biến thành Quang Trung Nguyễn Huệ. Thành lập vương triều Normandy ở Anh, nhưng theo cổ tục thời đó, vẫn là quận công Normandy và vẫn phải thần phục hoàng đế pháp quốc, hàng năm vẫn phải thân chinh triểu cống và nộp thuế đầy đủ. Chuyện thân chinh triều cống từ từ xìu xẹp, William không đi mà chỉ cử người đại diện thay mặt mà thôi.
Chị Lầu... ba cái ni có trong cột google ha chị.


PC
#195 Posted : Saturday, March 20, 2010 4:35:54 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Mme Ngô
À... dòm cái hình nhớ Rouen thì thôi nha. Con đường đi bộ tới nhà thờ của đám Vikings, chỗ Joan of Arc bị thiêu sống trên giàn hỏa trong trận chiến trăm năm giữa anh và pháp.

Chị đi Rouen hồi nào? Sao không nghe chị kể gì hết trơn hết trọi vậy?
quote:
Bữa hổm bên kia tui mới mào đầu cổ sử âu châu, chưa đâu vào đâu cái bị khỏ phù mỏ (cho đáng kiếp ai biểu).

Hồi nào, chắc ở đâu đó chớ hổng phải ở forum này đâu nha. Ở đây ai cũng chiều chị như chiều ....công chúa (em cũng chưa biết công chúa nào để đem ra làm ví dụ đây).

Trong khi chờ đợi ngày chị và em dung dăng dung dẻ đi khám phá Âu châu thì chị cứ tự nhiên tra trong google đi. Chắc chắn là tìm hiểu trước như vậy khiến cho cuộc du lịch sẽ đậm đà ý vị hơn nhiều, nhiều lắm lận.

Chị có để ý thấy nhà cửa tụi nó không có lan can không? Em nghe đâu là vua cấm không cho thường dân làm nhà có lan can (bao lơn) để đứng ngó ra ngòai đường. Em đoán có lẽ là để khi vua chúa đi ngang không có ai được quyền ra đứng ngó (sợ ám sát chăng?). Chị nghĩ sao?

PC
#196 Posted : Sunday, March 21, 2010 3:31:17 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Từ trạm Waterloo lấy chuyến 9:20, tới Salisbury sẽ là 10:42. Vậy là chỉ có 1 giờ hai mươi phút hơn mà sao giá khứ hồi tới 29:50 bảng Anh. Hãng South West Trains đảm trách địa bàn này. Xe lửa không đầy hành khách, có lẽ là do ngày thứ bảy chăng. Đi xe lửa ở Anh thỏai mái như vầy thì làm sao mà chịu nổi các chuyến xe ở các nước Á hay Phi mà tôi thường thấy trong các phim tài liệu về du lịch thường chiếu.
Ra khỏi trạm Salisbury là cứ tà tà đi bộ về trung tâm thị trấn theo hướng tháp nhọn của nhà thờ. Nhà thờ là điểm quan trọng của các thị trấn cổ Âu châu, giống như ngôi đình ở làng xã Việt Nam xưa kia. Hai bên đường dẫn vào khu thị tứ tôi cũng thấy có tiệm ăn Tàu, và Thái. Có để ý xem có tiệm VN hay không thì chưa thấy, có thể có tiệm nails VN vì tôi cũng thỉnh thoảng thấy tiệm nails với các khuôn mặt Á Châu sau cửa kính ở nhiều thị trấn khác mà tôi có dịp viếng thăm. Người VN đã và sẽ chiếm lĩnh thị trường làm móng ở khắp nơi trên thế giới chăng?
Salisbury nằm trên con sông Avon. Thị trấn cũng đủ xinh xắn cho một ngày du ngoạn. Cũng có khu thương mại tân thời cho ai muốn mua sắm. Tôi đi về hướng ngôi thánh đường nổi tiếng của Salisbury. Từ xa nhìn thấy ngôi vương cung thánh đường nằm trên khu đất rộng và đang được sửa chữa với các giàn giáo bao quanh một phần. Có các giàn này là chụp hình hết đẹp rồi. Đặc biệt trong sân cỏ có một tượng gọi là Walking Madonna. Tôi còn đang thắc mắc không biết Madonna có phải có nghĩa là Đức Mẹ Maria hay không. Nếu không thì bà là ai? Tượng bằng đồng, dựng năm 1981, điêu khắc gia là Dame Elisabeth Frink.



Bước vào thánh đường thấy du khách cũng lai rai, không đông đúc như các điểm du lịch ở Luân Đôn nhưng cũng không vắng vẻ. Tôi không thích nơi nào quá đông mà cũng ngại tới chỗ quá vắng, cứ lai rai khách du ngoạn là thỏai mái nhất. Trong thánh đường hiện còn đang chưng bày cái đồng hồ trung cổ có lẽ xưa nhất còn xài được, làm khoảng năm 1386.



Sau khi xem qua các tượng, các kính vạn hoa, các bảng khắc tưởng niệm các danh nhân, các ngôi chôn cất, du khách chắc chắn không thể nào bỏ qua vật vô giá của thánh đường chính là lý do cho nhiều người chọn nơi đây làm điểm viếng thăm: bản Magna Carta.
Magna Carta là tiếng Latin, dịch sang tiếng Anh là Great Chapter, được thiết định dưới thời King John, năm 1215. Đây là một trong bốn bản nguyên gốc còn lại tới nay. Ba bản kia hiện lưu ở British Library và Lincoln Castle.



Tôi không nhớ người Việt mình dịch sang tiếng Việt là gì, có lẽ là Đại Hiến Chương chăng? Các nguyên tắc căn bản của Đại Hiến Chương đã được dùng xây dựng nên các bản hiến chương về dân quyền và nhân quyền của Hoa Kỳ, của Liên Sô,của Nhật, của Đức, khối Thịnh Vượng Chung và nhiều nước khác.

Chapter House là căn phòng chứa bản Đại Hiến Chương. Phòng rất đẹp với chung quanh là kiếng stained glass, có vẻ mới xây dựng theo sau sự công nhận của UNESSCO Memory of the World. Bản này được nằm ở một tủ kiếng có vách ngăn hơi tối, chắc không để ánh sáng chiếu vào. Tuyệt đối không được chụp hình, chắc sợ làm hư bản giấy quý giá này. Thật ra nó chỉ là một bản giấy, đã được chụp lại và phổ biến khắp nơi. Bản nguyên văn La tin và bản dịch sang tiếng Anh đều để bán ở nhà gift shop. Giá khoảng hai hay ba anh kim gì đó. Tôi mua để làm gì cơ chứ? Thành ra chỉ đứng ngó rồi lưu luyến cho lắm thì cũng chỉ mươi phút là nên đi ra để nhường chỗ cho khách tới sau.

Huệ
#197 Posted : Sunday, March 21, 2010 5:42:44 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Đặc biệt trong sân cỏ có một tượng gọi là Walking Madonna. Tôi còn đang thắc mắc không biết Madonna có phải có nghĩa là Đức Mẹ Maria hay không. Nếu không thì bà là ai? Tượng bằng đồng, dựng năm 1981, điêu khắc gia là Dame Elisabeth Frink.
Chữ Madonna là tiếng Ý, dùng để chỉ Đức Mẹ Maria, tiếng Việt thường dịch chữ Madonna này là Thánh Mẫu, người Anh gọi Madonna là Our Lady. Nhà điêu khắc Elisabeth Frink dựng nên một trường phái mới về điêu khắc, nên thật cũng không biết bà có đặt tên cho bức tượng nổi tiếng này là tượng Thánh Mẫu hay không, Huệ không chắc. Chỉ biết chắc chắn Madonna là tên người Ý gọi Mẹ của chúa Jesus. Nhưng nhìn hình dáng khiêm cung của bức tượng, có lẽ bà Elisabeth Frink đã đặt tên cho bức tượng theo tên của Đức Mẹ. PC học tiếng Ý chắc còn nhớ donna là người đàn bà, donne là những người đàn bà.

Bức tượng Walking Madonna này nằm trong phần đất của giòng Devonshire, mà người con trai cả của vị Quận Công thứ 10 của giòng Devonshire là chồng của Kathleen Kennedy, chị ruột cố tổng thống John F. Kennedy. Người chồng của bà Kathleen Kennedy mất vì công vụ ở Bỉ năm 1944, còn bà Kathleen Kennedy thì tử nạn máy bay mất sớm sau đó mấy năm.

viethoaiphuong
#198 Posted : Tuesday, March 23, 2010 8:28:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
1,600 năm trước: La Mã rút khỏi nước Anh

Wednesday, March 17, 2010

Lê Mạnh Hùng

Chủ Nhật vừa qua, một buổi lễ kỷ niệm 1,600 năm ngày đế quốc La Mã rút khỏi nước Anh đã được tổ chức tại bức thành Hadrian, một bức tường thành tương tự như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được người La Mã xây dựng chạy băng ngang nước Anh từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía Tây ở phần tiếp giáp với Scotland để ngăn chặn các đám dân dã man (Scott, Irish) tiến sâu thêm vào lãnh thổ của đế quốc.

Việc đế quốc La Mã rút ra khỏi nước Anh là một sự kiện trọng đại số một trong lịch sử nước này. Tình trạng suy thoái kinh tế sau khi đế quốc La Mã sụp đổ đã khiến cho những cuộc suy thoái kinh tế sau này, kể cả cuộc Ðại Khủng Hoảng mà người ta vẫn thường nói như là những chuyện nhỏ không có gì đáng để ý.

Hãy thử tưởng tượng chúng ta sống tại Anh vào thời buổi cách đây 1,600 năm. Ðó là năm 410. Năm đó thành phố La Mã vừa bị đám dân du mục Goth chiếm và cướp phá trước khi rút đi. Và đế quốc quyết định rút bỏ khỏi quần đảo Anh vì không còn đủ lực lượng. Với sự triệt thoái của quân đội La Mã, nước Anh rơi vào cảnh cướp bóc và xâm chiếm của những tộc người dã man Anglo Saxon và cũng là buổi đầu của một tình trạng suy thoái kinh tế mà có thể nói là tệ hại nhất trong lịch sử.

Theo các sử gia, tuy rằng những dữ liệu kinh tế của nước Anh vào thế kỷ thứ năm không có bao nhiêu và hầu hết dựa vào những khai quật khảo cổ, nhưng chúng đều cho một hình ảnh rõ rệt của một tình trạng cực kỳ bi thảm. Trong thời gian sống dưới sự cai trị của đế quốc La Mã, được hưởng những tiện nghi của một nền kinh tế tương đối phát triển với một tiền tệ ổn định làm bằng ba thứ kim loại - vàng, bạc và đồng -bảo đảm cho các giao thương được dễ dàng. Nhưng trong thập niên đầu của thế kỷ thứ năm, tiền mới từ các trung tâm phát hành của đế quốc đã không đến được nước Anh, và tuy rằng một số tỉnh thành có cố gắng tìm cách phát hành tiền thay thế, nhưng những cố gắng này chẳng mấy chốc đã bị thất bại, và trong vòng ba trăm năm sau đó, kể từ năm 420, kinh tế Anh hoạt động hầu như không dùng tiền.

Hậu quả xảy ra gần như lập tức. Công nghiệp và thủ công nghiệp sụp đổ. Tuy rằng vẫn còn một số những hoạt động sản xuất những món hàng xa xỉ đặc biệt là đồ kim loại và trang sức cho giới quý tộc để chứng tỏ sự giầu có và uy quyền của họ, nhưng ở mức độ bình dân, trong những món hàng thường dùng thì người ta thấy có những sự thay đổi lớn toàn theo hướng xấu đi, Nước Anh dưới thời La Mã chẳng hạn được có thừa mức những món đồ sắt thường dùng, từ cái đinh, con dao cho đến những lưỡi cầy bừa. Nhưng chúng cũng như những đồng tiền La Mã đều đã mất biến đi ngay từ đầu thế kỷ thứ năm. Tương tự như vậy ngành đồ gốm dưới thời La mã đã đạt đến một trình độ đáng kể với những món hàng thực dụng và hấp dẫn sản xuất dùng bàn quay. Nhưng từ đầu thế kỷ thứ năm và trong khoảng 250 năm sau đó, cái bàn quay, dụng cụ căn bản của ngành đồ gốm đã biến mất tại Anh. Và những bình độc nhất sản xuất trong giai đoạn này được nặn bằng tay và nung không phải trong những lò chuyên dùng như dưới thời La Mã mà có vẻ như được nung trong những bếp lửa thường.

Chúng ta không biết rõ những gì đã xảy ra trong suốt những năm tháng đó vì không những không có những ghi chép gì về giai đoạn này mà ngay cả đến những hiện vật khảo cổ cũng hiếm hoi vì người ta không có bao nhiêu sản nghiệp để có thể để lại hoặc chôn theo. Tuy nhiên, người ta biết rằng, nước Anh dưới đế quốc La Mã đã được đô thị hóa một cách khá dầy đặc với các khu thị tứ đi từ những thành phố lớn như Luân Ðôn hoặc Circencester vốn là những trung tâm hành chánh cho đến những thị trấn nhỏ mọc lên dọc theo những đường lộ hoặc kênh đào dùng làm nơi buôn bán giao dịch. Nhưng đến khoảng năm 450 thì tất cả những thành thị đó đều đã hoặc bỏ phế hoặc là trên đường đi vào hoang phế. Phải đến thế kỷ thứ 8 thì cuộc sống đô thị mới bắt đầu trở lại nước Anh với sự thành lập những vương quốc của người Saxon và nhờ đó những trung tâm thương mại như Luân Ðôn hoặc Southampton bắt đầu xuất hiện trở lại.

Thành ra trong suốt gần ba trăm năm, bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, kinh tế của nước Anh đi thụt lùi lại tới mức còn lạc hậu hơn là khi bị đế quốc La Mã chinh phục vào năm 43. Và yếu tố đáng ngạc nhiên nhất của sự sụp đổ này là tầm mức to lớn của nó và sự đột ngột xảy ra của nó. Nếu sau khi rời khỏi đế quốc La Mã, nước Anh quay trở lại một nền kinh tế tương tự như trước khi bị La Mã chinh phục thì không đáng ngạc nhiên. Nhưng nước Anh trước khi bị La mã chinh phục là một quốc gia có một nền kinh tế tiến bộ hơn nhiều: dân địa phương đã có một tiền tệ riêng bằng bạc, một kỹ nghệ đồ gốm tiến bộ dùng bàn quay và một số thành thị tuy rằng không lớn. Nhưng tất cả những cái này đều không có ở thế kỷ thứ năm và thứ sáu; và chỉ đến thế kỷ thứ tám thì nước Anh mới bò lên trở lại trình độ trước khi bị La Mã chinh phục. Và nền kinh tế Anh chỉ thật sự phục hồi trở lại mức dưới thời La Mã vào khoảng năm 1100. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế tại Anh sau đế quốc La Mã như vậy là kéo dài đến khoảng 700 năm.

Ðối với chúng ta, đó là một bài học để suy ngẫm. Hầu như chắc chắn sự sụp đổ mau lẹ và tuyệt đối của kinh tế Anh sau khi đế quốc La Mã rút đi là vì mức độ tiến bộ và chuyên môn hóa của nền kinh tế đã đạt đến một mức cao. Người dân thành thị Anh đã quen với việc đi mua những món đồ gia dụng như đinh, dao, đồ gốm và những món hàng căn bản khác từ những nhà sản xuất chuyên môn, nhiều khi ở cách xa hàng trăm dậm. Và những nhà này cũng trông cậy vào một thị trường lớn đủ để bảo đảm rằng những món hàng của mình được tiêu thụ. Nhưng cái cơ sở an ninh chính bảo đảm cho hoạt động này bị mất đi, cả tòa lâu đài bằng cát đó sụp đổ, để lại một dân chúng không có những món hàng họ cần và cũng không có tay nghề để sản xuất. Phải mất nhiều thế kỷ mới xây dựng lại được một mạng lưới sản xuất và trao đổi hàng hóa tương đương với dưới thời La Mã.

Một nền kinh tế càng phức tạp lại càng mong manh và sự sụp đổ của nó lại càng tuyệt đối. Kinh tế của chúng ta hiện nay còn phức tạp hơn nhiều so với thời đế quốc La Mã. Các món hàng mà chúng ta dùng không chỉ được sản xuất cách chúng ta vài trăm mile mà có thể từ nửa kia của thế giới trong khi môi trường thanh toán của chúng không còn là tiền mặt nữa mà là tiền điện tử hoặc có khi chỉ là những bút ký. Nếu vì một lý do nào đó mà nền kinh tế của chúng ta sụp đổ thì hậu quả có thể làm cho cuộc đại khủng hoảng giống như một trò chơi.


PC
#199 Posted : Wednesday, March 24, 2010 5:43:47 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cám ơn chị Huệ. Bức tượng mang tên Walking Madonna và khắc ở vách, cho nên mới biết tên như thế. Tên một bức tượng thì chắc thường là tác giả đặt chớ, nhất là trong thời hiện đại.
Huệ
#200 Posted : Wednesday, March 24, 2010 10:17:00 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


PC, ý Huệ là nói tác giả đặt tên tác phẩm là Walking Madonna, nhưng không biết tác giả có quy tên Madonna về nghĩa Thánh Mẫu hay Madonna chỉ là một cái tên riêng, như bao tên riêng khác, không ngụ ý là mẹ của Chúa Jesus.
Users browsing this topic
Guest (8)
12 Pages«<89101112>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.