Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

9 Pages«<45678>»
Điển tích trong Âm Nhạc VN
La tham
#101 Posted : Monday, December 19, 2005 9:10:16 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:
Gởi bởi Triển Chiêu

quote:
- hồng mao : lông chim !

điểu = chim Smile



Chào anh Triển Chiêu tái xuất giang hồ. Smile

Lt
La tham
#102 Posted : Monday, December 19, 2005 9:20:03 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:


Đây là truyện Tiêu Sử - Lộng Ngọc trong Đông Chu Liệt Quốc:

Tần Mục Công có một người con gái bé; lúc mới sinh, gặp có kẻ đem dâng viên ngọc phác, Mục Công sai thợ đẽo dũa đi, thành một viên ngọc sắc biếc đẹp lắm. Ðến lúc con gái đầy tuổi, trong cung bày đồ toái bàn, người con gái nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, bởi vậy Mục Công đặt tên cho con là Lộng Ngọc.
Lộng Ngọc lớn lên, nhan sắc tuyệt trần, lại thêm tính trời thông minh, tài thổi ống sinh lắm, không học ai cả, mà thành âm điệu. Mục Công sai thợ làm một cái ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổi. Nàng thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng. Mục Công yêu lắm, lại lập một cái lầu cho nàng ở, đặt tên là Phượng lâu, trước lầu có xây một cái đài cao, gọi là Phượng đài. Năm Lộng Ngọc đã mười lăm tuổi, Mục Công muốn kén rễ cho nàng, Lộng Ngọc tự thề rằng:
-Người nào có tài thổi sinh, có thể họa với ta được, ta mới chịu lầy làm chồng, còn ai thì ta cũng chẳng thiết.
Mục Công sai người đi tìm, chẳng được một người nào vứa ý. Một hôm Lộng Ngọc ở trên lầu cuốn rèm lên ngắm cảnh, thấy trời tạnh mây trong, trăng sáng như gương, gọi thị nữ đốt lên một nén hương, rồi đi cái ống sinh bằng ngọc bích, đến bên cửa sổ mà thổi. Tiếng sinh véo von vọng lên vòm trời gió hây hây thổi, bỗng nghe như có người họa lại, khi gần khi xa. Lộng Ngọc không khỏi băng khoăn, bèn ngừng lại không thổi nữa, có ý để nghe xem sao. Tiếng họa bỗng im đi, nhưng dư âm còn lẽo đẽo không dứt. Lộng Ngọc bâng khuâng trước gió, như một ngưới vừa đánh mất vật gì. Chốc đã nữa đêm, trăng xế hương tàn, nàng đem ống sinh để trên đầu giường, gắng gượng đi nằm. Nàng đang thiêm thiếp, bỗng thấy về phía tây nam trên trời, cửa mỡ rộng ra, hào quang ngũ sắc, rực rỡ như ban ngày, có một chàng trẻ tuổi, mũ lông áo hạc, cưỡi con chim phượng ở trên trời xuống, đứng trước Phượng đài bảo nàng rằng:
-Ta đây làm chủ ở Thái Hoa Sơn, Ngọc Hoàng thượng đế cho ta kết duyên với nàng, đến ngày trung thu này thì đôi ta gặp nhau, ấy là duyên số định sẵn như vậy !
Chàng trẻ tuổi ấy nói xong, thò tay bên mình, cởi ống ngọc tiêu, rồi đứng dựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên, cũng vươn cánh ra, vừa kêu vừa múa.
Tiếng phượng cùng với tiếng ngọc tiêu xướng họa, cùng nhịp với nhau như một, theo điệu cung thương, nghe rất êm ái. Lộng Ngọc mê mẩn tâm thần, hỏi rằng:
-Khúc này là khúc ở đâu?
Chàng trẻ tuổi ấy nói:
-Ấy là khúc “Hoa Sơn Ngâm” đó!
Lộng Ngọc lại hỏi:
-Khúc này có học đưọc không?
Chàng trẻ tuổi ấy nói:
-Khi ta đã kết duyên với nàng rồi thì khó gì mà ta không dạy nàng được.
Chàng trẻ tuổi ấy đến gần trước mặt , cầm lấy tay của Lộng Ngọc. Nàng giật mình tỉnh dậy, thì ra một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau, Lộng Ngọc thuật lại chuyện chiêm bao cho Mục Công nghe. Mục Công sai Mạnh Minh cứ theo như hình tượng người trong mộng mà đến dò tìm ở Thái Hoa Sơn. Kẻ nông phu ở đấy trỏ lên núi mà bảo Mạnh Minh rằng:
-Hôm rầm tháng bảy mới rồi, có một người lạ mặt, đến làm nhà ở trên núi nầy, ngày nào cũng xuống mua rượu uống, đến buổi chiều lại thổi chơi khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng lấy làm thích lắm, không biết là người ở đâu. Mạnh Minh lên núi, quả nhiên thấy có một người mũ lông áo bạc, trông như một vị thần tiên. Mạnh Minh biết là không phải người thường, mới đến trước mặt vái chào, mà hỏi họ tên người ấy. Người ấy nói:
-Tôi họ Tiêu, tên Sử, chẳng hay ngài là ai? Ðến đây có việc gì?
Mạnh Minh nói:
-Tôi là chức hữu thứ trưởng nước này, tên gọi Mạnh Minh. Chúa công tôi có một người con gái yêu, còn đang kén chồng. Người con gái chúa công tôi, tài thổi ống sinh, muốn tìm một người như thế nữa mà kết duyên, nay nghe ngài am hiểu âm nhạc, vậy chúa công tôi sai đến đón!
Tiêu Sử nói:
-Tôi không có tài cán gì, chỉ gọi là có biết âm nhạc đôi chút mà thôi, có đâu tôi dám vâng mệnh.
Mạnh Minh nói:
-Xin ngài cứ đi cùng tôi xuống yết kiến chúa công.
Khi về đến kinh thành, Mạnh Minh vào tâu Mục Công trước, rồi sau đưa Tiêu Sử vào. Mục Công ngồi ở trên Phượng đài, Tiêu Sử sụp lạy mà tâu rằng:
-Chùng tôi ở thảo dã chưa biết lễ nghi, có điều gì sơ suất, xin chúa công miễn thứ cho.
Mục Công thấy Tiêu Sử hình dung thanh tú, không phải là ngưòi thường, trong lòng đã có mấy phần vui vẻ, mới cho ngồi ở bên cạnh mà nói rằng:
-Ta nghe nhà ngươi tài thổi ống tiêu, tất cũng tài thổi cả ống sinh nữa !
Tiêu Sử nói:
-Tôi chỉ biết thổi tiêu, không biết thổi ống sinh.
Mục Công nói:
-Ta định tìm một người tài thối ống sinh, nếu chỉ biết thổi ống tiêu thì không sánh đôi với con ta được !
Mục công nói xong, bảo Mạnh Minh đưa Tiêu Sử ra. Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Mục Công rằng:
-Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta đã có tài thổi ống tiêu thì sao chúa công không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài.
Mục Công lấy làm phải, lại bảo Tiêu Sử thổi ống tiêu. Tiêu Sử mới thổi một khúc thì thấy có gió mát hây hây, thổi đến khúc thứ hai thì mây che bốn mặt, đến khúc thứ ba thì có đôi hạc trắng múa lượn trên không, lại có mấy đôi khổng tước bay về, và các giống chim kêu ríu rít; một lúc lâu rồi mới tan đi. Mục Công rất bằng lòng. Bấy giờ Lộng Ngọc đứng ở trong rèm trông thấy, cũng bằng lòng mà nói rằng:
-Người ấy thật đáng làm chồng ta !
Mục Công lại hỏi Tiêu Sử rằng:
-Nhà ngươi biết ống sinh và ống tiêu làm ra từ đời nào không?
Tiêu Sử nói:
-Ống sinh làm ra từ đời Nữ Oa, ống tiêu làm ra từ đời Phuc Hị.
Mục Công nói:
-Nhà ngươi hãy thử kể rõ nguyên ủy cho ta nghe.
Tiêu Sử nói:
-Nghề tôi ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguyên ủy ống tiêu: Ngày xưa vua Phục Hi ghép trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng, tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn gọi là Nhã tiêu, ghép liền hai mươi ba ống, dài một thước bốn tấc, thứ nhỏ gọi là Tụng tiêu, ghép liền mười sáu ống, dài một thước hai tấc. Cả hai thứ gọi chung một tiếng là Tiêu quản, còn thứ không có đáy thì là Ðỗng tiêu. Về sau vua Hoàng Ðế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê, chế làm ống địch, ống địch có bảy lỗ, cầm ngang mà thổi, cũng giống tiếng chim phượng, trông giản dị lắm ! Người đời sau thấy tiêu quản nhiều ống quá, mới chỉ dùng một ống rồi cầm mà thổi dọc. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch, bởi vậy ống tiêu đời nay, không phải như ống tiêu đời xưa.
Mục Công lại hỏi:
-Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có giống chim bay đến?
Tiêu Sử nói:
-Ống tiêu dẫu mỗi đời một khác, nhưng tiếng thổi bao giờ cũng vẫn giống tiếng chim phượng. Chim phượng là đầu các giống chim, bởi vậy các giống chim nghe tiếng phượng, đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc “Tiêu Thiều” mà chim phượng còn hay bay đến, huống chi là các giống chim khác !
Tiêu Sử ứng đối trôi như nước chảy, tiếng nói lại sang sảng. Mục Công càng bằng lòng lắm, bảo Tiêu Sử rằng:
-Ta có một người con gái, tên gọi Lộng Ngọc, cũng có biết âm nhạc, không muốn gả cho phường ngu ngốc, vậy xin cùng với nhà ngươi kết duyên.
Tiêu Sử nghe nói, nghiêm nét mặt lại, rồi sụp lạy hai lạy mà từ chối rằng:
-Tôi vốn là người thôn giã, có đâu dám sánh với bậc tôn quý !
Tần Mục Công nói:
-Con gái ta vốn có lời thề nguyện, có chọn được người nào tài thổi ống sinh thì mới lấy làm chồng. Nay nhà ngươi mới thổi ống tiêu mà lại cảm động được đến trời đất và muôn vật, như vậy thì lại hơn người thổi ống sinh nhiều lắm. Vả con gái ta khi trước đã có điềm mộng, ngày nay lại chính là tiết trung thu rằm tháng tám, duyên trời định sẵn, nhà ngươi chớ nên chối từ.
Tiêu Sử lạy tạ. Mục Công sai quan thái sử chọn ngày để làm lễ cưới. Quan thái sử nói:
-Hôm nay là ngày trung thu, trăng vừa tròn bóng, xin chúa công cho làm lễ cưới, để hợp cái nghĩa ân ái vẹn tròn.
Mục Công truyền cho Tiêu Sử tắm gội, thay mũ áo mới, rồi sai người đưa đến Phượng lâu, để cùng với Lộng Ngọc kết duyên. Ngày hôm sau, Mục công phong cho Tiêu Sử làm trung đại phu. Tiêu Sử dẫu làm trung đại phu, nhưng không dự gì đến quyền chính cả, ngày nào cũng vui chơi ở chốn Phượng lâu, lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu mà thôi. Lộng Ngọc học được phép tiên của Tiêu Sử, cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy nàng thổi ống tiêu. Vợ chồng ở với nhau ước được nữa năm thì một đêm, bóng trăng vằng vặc, hai vợ chồng đem ống tiêu ra thổi, bỗng thấy một con phượng xuống đậu ở bên tả, và một con rồng xuống phục ở bên hữu.
Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc rằng:
-Ta vốn là người tiên trên trời, Ngọc Hoàng thượng đế thấy sử sách ở trần gian, nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ Tiêu nhà Chu để sửa sang lại. Người nhà Chu thấy ta có công về sử sách, mới gọi là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng thượng đế cho ta làm chủ ở Thái Hoa Sơn. Vì ta cùng nàng có tiền duyên với nhau, nhưng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng cùng phượng đã đến đón ở đây, chúng ta nên cùng đi.
Lộng Ngọc toan vào từ biệt với cha. Tiêu Sử can rằng:
-Không nên ! Ðã là thần tiên thì chớ nên quyến luyến chút tình riêng !
Bấy giờ Tiêu Sử cưỡi con rồng, Lộng Ngọc cưỡi con phượng cùng bay lên trời. Ngày hôm sau, nội thị vào báo với Mục Công. Mục Công thở dài mà than rằng:
-Giả sử bây giờ rồng phượng đến đón ta thì ta cũng chẳng thiết gì ngôi vua nữa !
Mục Công liền sai người đến núi Thái Hoa Sơn để tìm, nhưng chẳng thấy Tiêu Sử đâu cả, mới truyền lập đền thờ, gọi là đền Tiêu Nữ. Mục Công bấy giờ chán việc chiến tranh, giao hết quốc chính cho Mạnh Minh, rồi ngày nào cũng ham mê đường tu luyện. ...
... Một hôm Mục Công ngồi ở trên Phượng đài, ngắm cảnh trăng sáng, lại nhớ đến Lộng Ngọc, bỗng chợp mắt ngủ đi, trông thấy Tiêu Sử và Lộng Ngọc đem một con phượng đến đón, Mục Công cưỡi phượng lên chơi cung trăng, khí lạnh buốt vào tận xương. Ðến lúc tỉnh dậy, liền bị bệnh cảm hàn, sau mấy ngày thì tạ thế. Ai cũng cho là Tần Mục Công đắc đạo thành tiên.


PS:
Truyện này xẩy ra trong thời Xuân Thu.




Anh nguyen kể truyện hay quá ! ApproveSmile

Lt
phamanhdung
#103 Posted : Monday, December 19, 2005 10:53:57 PM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi như-nguyện

quote:
Gởi bởi phamanhdung

Gửi như- nguyện:
Cám ơn như-nguyên đã cho thêm chi tiết về Lộng Ngọc
Chữ "ngàm" tôi cũng nghĩ là "ngâm" nhưng như-nguyện đã giải thích thật rõ
Còn về "khôi khôi" thì là nguyên tác của Hoàng Thi Thơ từ bản nhạc chép ra và có chú thích của HTT giải thích chữ này ông dùng theo ý của ông
pad




Gởi pad !

…lâu rồi , hồi còn trong nước nn thường thấy Lê Uyên Phương ( 2 vợ chồng ) , Trần Thiện Thanh , Hoàng Thi Thơ ,…và một số đông nhạc sĩ đến khu phố nn in nhạc ( đối diện nhà nn là một nhà in …lậu không có trương bảng hiệu , người chủ là 2 vợ chồng người Hoa nói tiếng Việt lơ lớ…) , thường vào những buổi chiều .
nn và ông bà chủ nhà quen nhau khá thân , xem nn như em . Chiều tối , chúng tôi thường hay nói chuyện vặt , trên trời dưới đất , và ông anh này thường cho nn những bài nhạc mới toang , … , và nn có chỉ ông anh đã in sai ít nhiều tiếng Việt trong đó . Ổng chỉ cười hề hề , nhạc sĩ không bắt bẻ sao nn… lại bắt bẻ !
In lậu ( dù rằng bài nhạc được Bộ Thông Tin Văn Hóa chấp nhận và kiểm duyệt có ấn số , nhưng nhạc sĩ phải đi kiếm nhà in , tự tay làm lấy … In tại những nhà in không bảng hiệu thì rẻ nhiều hơn và …lời nhiều hơn ) rẻ tiền thì cũng phải có sơ sót …( một khi đã in rồi thì không sửa đổi lại được , tự tay sửa lấy …) .

Well , lúc đó nn cũng không quan tâm lắm , miễn sao đàn được , đọc được là ...ok !
Và nn nghỉ các nhạc sĩ cũng không quan tâm nhiều vì …có lẽ họ rất bận rộn !

Và bây giờ …thì sao ?

Sao cũng được !






Gửi anh Như Nguyện
Cám ơn anh rất nhiều trong những ý kiến thường rất vững chắc
Tôi đọc mà thấy phục anh
Tuy nhiên về chuyện "khôi khôi" thì chắc chắn không phải lỗi tại nhà in
Vì ở trong bài nhạc đã viết là "khôi khôi"
cuối bản nhạc có giải thích chữ "khôi khôi" = lồng lộng, rộng lớn
Tôi cũng có đưa ra nhận xét là chả thấy ai dùng chữ "khôi khôi" bao giờ trừ NS HTT
Đây vẫn là ý của NS HTT chứ không phải nhà in
pad
La tham
#104 Posted : Tuesday, December 20, 2005 2:57:07 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:


Gởi pad !

…lâu rồi , hồi còn trong nước nn thường thấy Lê Uyên Phương ( 2 vợ chồng ) , Trần Thiện Thanh , Hoàng Thi Thơ ,…và một số đông nhạc sĩ đến khu phố nn in nhạc ( đối diện nhà nn là một nhà in …lậu không có trương bảng hiệu , người chủ là 2 vợ chồng người Hoa nói tiếng Việt lơ lớ…) , thường vào những buổi chiều .
nn và ông bà chủ nhà quen nhau khá thân , xem nn như em . Chiều tối , chúng tôi thường hay nói chuyện vặt , trên trời dưới đất , và ông anh này thường cho nn những bài nhạc mới toang , … , và nn có chỉ ông anh đã in sai ít nhiều tiếng Việt trong đó . Ổng chỉ cười hề hề , nhạc sĩ không bắt bẻ sao nn… lại bắt bẻ !
In lậu ( dù rằng bài nhạc được Bộ Thông Tin Văn Hóa chấp nhận và kiểm duyệt có ấn số , nhưng nhạc sĩ phải đi kiếm nhà in , tự tay làm lấy … In tại những nhà in không bảng hiệu thì rẻ nhiều hơn và …lời nhiều hơn ) rẻ tiền thì cũng phải có sơ sót …( một khi đã in rồi thì không sửa đổi lại được , tự tay sửa lấy …) .

Well , lúc đó nn cũng không quan tâm lắm , miễn sao đàn được , đọc được là ...ok !
Và nn nghỉ các nhạc sĩ cũng không quan tâm nhiều vì …có lẽ họ rất bận rộn !

Và bây giờ …thì sao ?

Sao cũng được !





Cám ơn anh như-nguyện đã chia sẻ với ace PNV những điều trên.

Lt
như-nguyện
#105 Posted : Tuesday, December 20, 2005 4:14:28 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0



...Chỉ là góp ý thôi anh , nếu không... góp ý thì anh...có chán và bỏ đi chăng ?

nn chỉ là vui vui khi được trò chuyện cùng các anh chị trong PNV mà thôi.

Chúc anh và gia quyến Giáng Sinh vui vẻ ! Rose

TÌNH THÂN .




như-nguyện
#106 Posted : Tuesday, December 20, 2005 6:01:14 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0


quote:


- hồng mao : lông chim !






Anh nguyen !


Chim Hống là một loài Ngỗng trời …( Tàu gọi là Ngỗng trời ( Geese ??? ) lông tơ nhẹ , nhẹ đến nổi có thể nổi trên mặt nước !

…nn chỉ là góp ý thôi , chứ thật không muốn để anh PAD …than buồn chán trong diễn đàn !

Ngoài ra , trúng trật gì cũng được !

Mong các anh chị góp ý thêm !

Chúc các bạn mùa Giáng Sinh vui vẻ beerchug


Tình thân





nguyen
#107 Posted : Tuesday, December 20, 2005 7:14:27 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:
Gởi bởi La tham

Truyện này xẩy ra trong thời Xuân Thu.




Anh nguyen kể truyện hay quá ! ApproveSmile

Lt
[/quote]

Đó là truyện Tiêu Sử - Lộng Ngọc người ta dịch từ bộ Đông Chu Liệt Quốc. Tôi chỉ sửa 1 vài điểm nhỏ của bản dịch khi đọc qua.
nguyen
#108 Posted : Tuesday, December 20, 2005 9:08:46 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Có những chuyện đúng hay sai là do quan điểm của từng người. Nhưng cũng có những điều như điển tích hay trích dẫn,... có thể kiểm lại được!

Bàn chuyện không phải của mình thực là khó. Vì làm sao biết được tác giả nghĩ gì khi viết xuống những câu đó, không dễ dàng như kiểm các câu trích dẫn. Từ "ngựa hồng" như thuộc vào trường hợp này. Nếu có bàn thì cũng chỉ là đoán mò thôi!

Tôi đoán mò như sau:

Ở đây có người bảo ngựa hồng là ngựa có làn da đặc biệt, hơi mỏng nên trông hồng hồng (rosy pink) bởi các mạch máu ở dưới, lọai này như dễ bị bệnh ngòai da (?). Như vậy chắc không phải là ngựa lý tưởng! Không biết các nhạc sĩ có biết điều này không?

Đọc/nghe qua các bản nhạc tôi nghĩ nên chia ra : ngựa hồng trong nhạc tình cảm và ngựa hồng trong nhạc có it nhiều màu sắc chiến chinh.

-Trong nhạc tình cảm "hồng" như tượng trưng cho tươi đẹp, thương yêu, mối tình đầu, thơ mộng,...: ngựa hồng, mây hồng, mưa hồng, thung lũng hồng,...

--Trong nhạc có màu sắc chinh chiến "hồng" có thể có nghĩa đỏ hay gọi chung các màu có pha đỏ, nhiều hay ít, nước sông Hồng (Red river)cũng chỉ đo đỏ, lờ lợ, ... . Nghĩa bóng 1 chút thì ngựa hồng có thể dùng làm biểu tượng cho các loại ngựa, và màu đỏ là màu tượng trưng cho chiến tranh hay xa hơn nữa đó là kẻ chinh phu.

Bây giờ xin đoán mò thêm: ngựa Hồng có thể ám chỉ ngựa Việt hay người Việt (Lạc Hồng) ?

Vài hàng lạm bàn.













như-nguyện
#109 Posted : Tuesday, December 20, 2005 11:58:56 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
Gởi bởi nguyen

Có những chuyện đúng hay sai là do quan điểm của từng người. Nhưng cũng có những điều như điển tích hay trích dẫn,... có thể kiểm lại được!

Bàn chuyện không phải của mình thực là khó. Vì làm sao biết được tác giả nghĩ gì khi viết xuống những câu đó, không dễ dàng như kiểm các câu trích dẫn. Từ "ngựa hồng" như thuộc vào trường hợp này. Nếu có bàn thì cũng chỉ là đoán mò thôi!

Tôi đoán mò như sau:

Ở đây có người bảo ngựa hồng là ngựa có làn da đặc biệt, hơi mỏng nên trông hồng hồng (rosy pink) bởi các mạch máu ở dưới, lọai này như dễ bị bệnh ngòai da (?). Như vậy chắc không phải là ngựa lý tưởng! Không biết các nhạc sĩ có biết điều này không?

Đọc/nghe qua các bản nhạc tôi nghĩ nên chia ra : ngựa hồng trong nhạc tình cảm và ngựa hồng trong nhạc có it nhiều màu sắc chiến chinh.

-Trong nhạc tình cảm "hồng" như tượng trưng cho tươi đẹp, thương yêu, mối tình đầu, thơ mộng,...: ngựa hồng, mây hồng, mưa hồng, thung lũng hồng,...

--Trong nhạc có màu sắc chinh chiến "hồng" có thể có nghĩa đỏ hay gọi chung các màu có pha đỏ, nhiều hay ít, nước sông Hồng (Red river)cũng chỉ đo đỏ, lờ lợ, ... . Nghĩa bóng 1 chút thì ngựa hồng có thể dùng làm biểu tượng cho các loại ngựa, và màu đỏ là màu tượng trưng cho chiến tranh hay xa hơn nữa đó là kẻ chinh phu.

Bây giờ xin đoán mò thêm: ngựa Hồng có thể ám chỉ ngựa Việt hay người Việt (Lạc Hồng) ?

Vài hàng lạm bàn.






Anh nguyen !

nn...đoán là thuốc súng ? ( vì trong thuốc súng có chứa chất lưu hùynh ( sulfur ) và ngày xưa ra trận người ta thường bắn đại pháo , đạn dược không có tinh vi như ngày nay , nghe mùi khét rồi khói tỏa v.v...


... áo chàng đỏ tựa ráng pha

nhớ in hình trong những chuyện dã sử tả vua Quang Trung đại phá quân Thanh " áo chiến bào và ngựa đẩm một màu đỏ v.v...)

Chỉ là góp ý cùng anh !













La tham
#110 Posted : Tuesday, December 20, 2005 9:17:41 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:


Và Hai Bà có giao chiến mãnh liệt ở hồ Lãng Bạc mà có người cho là Hồ Tây bây giờ:

Hồ Tây - đây chốn tranh hùng Trưng Nữ Vương
Khiến người như thấy bâng khuâng
(Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng)

Nguyễn Du cũng nhắc đến nơi này khi làm thơ hỏi Mã Viện có nhớ lúc hối hận khi giao chiến mãi mà vẫn không ngã ngũ:

Dâm Đàm di hối cánh hà như ?

(Tên trước của Hồ Tây là Dâm Đàm )

quote:

Chiều tà trên Hồ Tây:






Cảnh chiều tà trên Hồ Tây đẹp ghê anh nguyen ơi ! Ở Hà Nội phải không anh?

Đền Hai Bà tại Hà-nội:








Đền Hai Bà trông trang nghiêm nhưng có vẻ buồn man mác anh ạ. Những ngày lễ Tết có nhiều người đến không anh? Anh đã vào bên trong xem chưa và thấy như thế nào thì anh tả cho Lt và các ace PNV nghe nhé ! Cám ơn anh nguyen.

Lt
La tham
#111 Posted : Tuesday, December 20, 2005 9:38:24 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

quote:
Gởi bởi nguyen

Có những chuyện đúng hay sai là do quan điểm của từng người. Nhưng cũng có những điều như điển tích hay trích dẫn,... có thể kiểm lại được!

Bàn chuyện không phải của mình thực là khó. Vì làm sao biết được tác giả nghĩ gì khi viết xuống những câu đó, không dễ dàng như kiểm các câu trích dẫn. Từ "ngựa hồng" như thuộc vào trường hợp này. Nếu có bàn thì cũng chỉ là đoán mò thôi!

Tôi đoán mò như sau:

Ở đây có người bảo ngựa hồng là ngựa có làn da đặc biệt, hơi mỏng nên trông hồng hồng (rosy pink) bởi các mạch máu ở dưới, lọai này như dễ bị bệnh ngòai da (?). Như vậy chắc không phải là ngựa lý tưởng! Không biết các nhạc sĩ có biết điều này không?

Đọc/nghe qua các bản nhạc tôi nghĩ nên chia ra : ngựa hồng trong nhạc tình cảm và ngựa hồng trong nhạc có it nhiều màu sắc chiến chinh.

-Trong nhạc tình cảm "hồng" như tượng trưng cho tươi đẹp, thương yêu, mối tình đầu, thơ mộng,...: ngựa hồng, mây hồng, mưa hồng, thung lũng hồng,...

--Trong nhạc có màu sắc chinh chiến "hồng" có thể có nghĩa đỏ hay gọi chung các màu có pha đỏ, nhiều hay ít, nước sông Hồng (Red river)cũng chỉ đo đỏ, lờ lợ, ... . Nghĩa bóng 1 chút thì ngựa hồng có thể dùng làm biểu tượng cho các loại ngựa, và màu đỏ là màu tượng trưng cho chiến tranh hay xa hơn nữa đó là kẻ chinh phu.

Bây giờ xin đoán mò thêm: ngựa Hồng có thể ám chỉ ngựa Việt hay người Việt (Lạc Hồng) ?

Vài hàng lạm bàn.











Anh nguyen mà bàn về ngựa hồng chắc các ông tướng... văn (chương) thích lắm. Lt đọc thấy cũng hay nữa.
Anh sưu tầm được hình "người tuyết" trông ngộ ghê. ApproveSmile

Cám ơn anh.

Lt
Phượng Các
#112 Posted : Wednesday, December 21, 2005 2:52:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thưa ba anh pad, nguyen và như nguyên

Trong hai câu thơ của Chinh Phụ Ngâm thì cái chí của người thanh niên nằm ở chỗ xem cái chết nhẹ nhàng và nên là cái chết ở ngòai trận mạc. Con ngựa, PC đang ngờ ngợ con vật này có khi nào tượng trưng cho người đàn ông hay cái chí của người đàn ông hay không? Con ngựa trong cái nhìn phương Đông là con vật để bị cưỡi, có người bảo trong các con thú thì hình dáng con ngựa có lẽ là đẹp nhất, nhất là khi nó chạy! Nhưng con ngựa có khi nào tượng trưng cho hòai bão của con người hay chưa? Con ngựa có lẽ tượng trưng cho sức mạnh, vũ bão, còn tại sao người Tàu gọi mã đáo thành công thì PC chưa rõ, nhưng con ngựa còn tượng trưng cho một sự sung sức về bản năng tình dục cho nên trong tiếng Việt ngựa hay dùng để mắng đàn bà con gái nhiều ham muốn tình dục Black Eye

Đồng ý với anh nguyen về ý nghĩa màu hồng trong văn thơ, nó tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc, vui tươi, trẻ trung. Không có con ngựa màu rose thật bên ngòai, sự ghép chữ này phải chăng chỉ nhằm phả cái hạnh phúc vào trong tình ý của thơ nhạc.
như-nguyện
#113 Posted : Wednesday, December 21, 2005 4:38:28 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Thưa ba anh pad, nguyen và như nguyên

Trong hai câu thơ của Chinh Phụ Ngâm thì cái chí của người thanh niên nằm ở chỗ xem cái chết nhẹ nhàng và nên là cái chết ở ngòai trận mạc. Con ngựa, PC đang ngờ ngợ con vật này có khi nào tượng trưng cho người đàn ông hay cái chí của người đàn ông hay không? Con ngựa trong cái nhìn phương Đông là con vật để bị cưỡi, có người bảo trong các con thú thì hình dáng con ngựa có lẽ là đẹp nhất, nhất là khi nó chạy! Nhưng con ngựa có khi nào tượng trưng cho hòai bão của con người hay chưa? Con ngựa có lẽ tượng trưng cho sức mạnh, vũ bão, còn tại sao người Tàu gọi mã đáo thành công thì PC chưa rõ, nhưng con ngựa còn tượng trưng cho một sự sung sức về bản năng tình dục cho nên trong tiếng Việt ngựa hay dùng để mắng đàn bà con gái nhiều ham muốn tình dục Black Eye

Đồng ý với anh nguyen về ý nghĩa màu hồng trong văn thơ, nó tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc, vui tươi, trẻ trung. Không có con ngựa màu rose thật bên ngòai, sự ghép chữ này phải chăng chỉ nhằm phả cái hạnh phúc vào trong tình ý của thơ nhạc.




Thưa chị PhươngCac !

…Thiệt tình là câu “ Ngựa Hồng “ này tui …bí lù !

Chẳng qua là góp ý cho vui để anh PAD khỏi cảm thấy lẻ loi .
Thành ra chị thấy đầu đề mở đầu là :” nn …nghỉ nó xuất xứ từ 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm . Tui nghe nó xuôi lổ tai , post vào cho các bạn thêm ý …
Chắc chắn là không xác định Ngựa Hồng …là từ đó mà ra .



Thế thôi !

Anh pad …thì lịch sự và tế nhị “ ờ nghe cũng có lý ! “
Anh nguyen thì có ý kiến riêng , nhưng mà anh nguyen hay ở chổ viết thêm câu “ đoán mò “ mà tui đồng ý 100 % !

Well, tui nghỉ chỉ có thế …!

Dài dòng biện luận ra thì …tui cũng lẩn quẩn trong ý nghỉ đó , thôi thì chị cho biết cao kiến vậy !

Chúc chị muà Giáng Sinh vui vẻ .

nhưnguyện
Vũ Thị Thiên Thư
#114 Posted : Wednesday, December 21, 2005 5:30:47 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Các anh chị thân mến
TThư nghe bàn nhau về từ " Ngựa Hồng " trong thi ca và âm nhạc , thú thật là chính bản thân khi dùng từ nầy để ám chỉ tuổi thanh niên đầy sức sống
Trong các lần chuyện trò cùng bằng hữu khi xưa, bàn chuyện " Chiến trường xa ngưạ " không thể gom hết ý từng người , khi nhắc lại các bậc anh hùng thì luôn luôn nhắc thanh gươm và chiến mã. Ngưạ là bạn đường lkề cận , trong các loại chiến mã khi xưa , có nhắc đến loài ngựa hiếm quí , sau khi lâm trận mạc về luôn được chăm chút lau mồ hôi , loại ngưạ nầy mồ hôi tiết ra có màu huyết hồng [ Không biết có thật là màu hồng như chúng ta thường thầy bây giờ không ?? ]
Cho nên khi ngựa hồng là ám chỉ sức sống mảnh liệt , hình ảnh đi đôi với anh hùng [ Anh Hùng thì chúng ta đều biết , không có tàn năng trí tuệ không có sự nghiệp thì không gọi tên nầy ]
Thiển ý cuả TThư thì từ Ngưạ hồng trong Thi ca và Âm nhạc biểu hiện cho sức sống , hùng tráng , cương mảnh
Chúc các anh chị một muà Giáng Sinh an vui hạnh phúc
như-nguyện
#115 Posted : Wednesday, December 21, 2005 6:26:49 AM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư


Các anh chị thân mến
TThư nghe bàn nhau về từ " Ngựa Hồng " trong thi ca và âm nhạc , thú thật là chính bản thân khi dùng từ nầy để ám chỉ tuổi thanh niên đầy sức sống
Trong các lần chuyện trò cùng bằng hữu khi xưa, bàn chuyện " Chiến trường xa ngưạ " không thể gom hết ý từng người , khi nhắc lại các bậc anh hùng thì luôn luôn nhắc thanh gươm và chiến mã. Ngưạ là bạn đường lkề cận , trong các loại chiến mã khi xưa , có nhắc đến loài ngựa hiếm quí , sau khi lâm trận mạc về luôn được chăm chút lau mồ hôi , loại ngưạ nầy mồ hôi tiết ra có màu huyết hồng [ Không biết có thật là màu hồng như chúng ta thường thầy bây giờ không ?? ]
Cho nên khi ngựa hồng là ám chỉ sức sống mảnh liệt , hình ảnh đi đôi với anh hùng [ Anh Hùng thì chúng ta đều biết , không có tàn năng trí tuệ không có sự nghiệp thì không gọi tên nầy ]
Thiển ý cuả TThư thì từ Ngưạ hồng trong Thi ca và Âm nhạc biểu hiện cho sức sống , hùng tráng , cương mảnh
Chúc các anh chị một muà Giáng Sinh an vui hạnh phúc





Chào chị Vũ Thị Thiên Thư !

Wow. tên chị nghe hay quá !

Góp ý cùng chị đôi dòng …

Nn cũng nghe đôi điều về loại Hản Huyết Lương Câu …

Hình như giống ngựa này người Tàu họ thích lắm , nhưng ngặt nổi họ không có loại ngựa này. Mà chúng thường sống trong các vùng hoang mạc ( sa mạc Gobi ) dọc dài theo mạn Bắc trong lãnh thổ của Hung Nô , Khiết Đan ….
Nghe nói , loại ngựa này thiệt là không thua gì Xích Thố của Quan Công , con Ô Truy của Hạng Vũ hay Hoàng Phiêu của Tần Thúc Bảo , nghĩa là chạy ngàn dậm một ngày ( 1 dậm Tàu chắc chỉ bằng 1/3 dậm bây giờ ( 1600 mét ) . ( khỏi nói cũng biết là hùng vĩ cao lớn ) .Đặc điểm là mồ hôi ngựa toát ra có màu đỏ , mà Tàu khoái kinh khủng !

Gọi là giống Hản Huyết

Hán Vũ Đế khoái …đủ thứ , mà thích nhất là Ngựa và Trúc .
Sai Lý Lăng dẹp Hung Nô với chỉ 5000 quân tính dọn đường qua …cho Lý Quảng Lợi , Trương Kiềm …mua giống ngựa này !
Chung cuộc …mua được 2,3 trăm con mà …chết không biết là bao nhiêu binh sĩ và tiền bạc quốc gia , luôn cả tướng tài Lý Lăng , kèm thêm Tư Mã Thiên bị tội “ Cung Hình “ vì binh vực Lý Lăng hàng Hung Nô .

Hản Huyết Mã thiệt là …mắc kinh khủng !

Mà chung cuộc cũng không bằng giống Mông Cổ thật là bền sức ( nhỏ con hơn ! )

Đôi dòng...

Chúc chị Giáng Sinh vui vẻ !


Vũ Thị Thiên Thư
#116 Posted : Wednesday, December 21, 2005 9:32:45 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Anh Như Nguyện
Cảm ơn Anh nhắc lại Hản huyết Lương câu
Ngưạ Hản Huyết sống vùng Ngoại Mông vì điạ thế thích hợp , mang về bình nguyên chưa hẳn đã giữ được...
Tâm ý cuả con người , lòng tham chiến , những điều nầy từ xưa lịch sử đã chứng minh, khi lòng tham thôi thúc biện minh cho hành động xâm lăng...
Ngưạ dù có hay nhưng không có chủ tốt thì gẫm ra có phải là phí đi năng lưc thiên sinh chăng??

Chúc anh Muà Giáng Sinh an bình
phamanhdung
#117 Posted : Wednesday, December 21, 2005 9:59:48 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi nguyen


Đọc/nghe qua các bản nhạc tôi nghĩ nên chia ra : ngựa hồng trong nhạc tình cảm và ngựa hồng trong nhạc có it nhiều màu sắc chiến chinh.

-Trong nhạc tình cảm "hồng" như tượng trưng cho tươi đẹp, thương yêu, mối tình đầu, thơ mộng,...: ngựa hồng, mây hồng, mưa hồng, thung lũng hồng,...

--Trong nhạc có màu sắc chinh chiến "hồng" có thể có nghĩa đỏ hay gọi chung các màu có pha đỏ, nhiều hay ít, nước sông Hồng (Red river)cũng chỉ đo đỏ, lờ lợ, ... . Nghĩa bóng 1 chút thì ngựa hồng có thể dùng làm biểu tượng cho các loại ngựa, và màu đỏ là màu tượng trưng cho chiến tranh hay xa hơn nữa đó là kẻ chinh phu.




Gửi anh nguyen
Tôi đọc chỗ này thấy có lý dù là anh đoán... mò
pad
như-nguyện
#118 Posted : Wednesday, December 21, 2005 12:11:40 PM(UTC)
như-nguyện

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 116
Points: 0

quote:
[
nầy ]
Thiển ý cuả TThư thì từ Ngưạ hồng trong Thi ca và Âm nhạc biểu hiện cho sức sống , hùng tráng , cương mảnh




Chị !

...hình như là sau này từ " Ngựa Hồng " được hiện đại hóa cho thích nghi với ngôn ngữ , chứ nn nhận thấy trong Cổ văn Việt Nam hay Trung Hoa gì cũng hay dùng " ra tài hản mã , cúc cung tận tụy vì quốc gia "

như : Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo , Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trải , Hịch Tướng Sĩ ...Nguyễn Văn Thành ,

Xuất Sư Biểu của Gia Cát Lượng hay Chính Khí Ca của Văn Thiên Tường...

nhiều lắm , đại khái họ dùng pháp Ám Tỉ trong Mỹ Từ Pháp nói lên cái chí khí cao cả trong ngôn từ khiêm cung...của họ.

Đọc mà nhiều khi...cảm thấy ngây ngất !

Đôi dòng...

La tham
#119 Posted : Wednesday, December 21, 2005 9:33:09 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Vũ Thị Thiên Thư
#120 Posted : Wednesday, December 21, 2005 10:57:32 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi như-nguyện


Chị !

...hình như là sau này từ " Ngựa Hồng " được hiện đại hóa cho thích nghi với ngôn ngữ , chứ nn nhận thấy trong Cổ văn Việt Nam hay Trung Hoa gì cũng hay dùng " ra tài hản mã , cúc cung tận tụy vì quốc gia "
...
đại khái họ dùng pháp Ám Tỉ trong Mỹ Từ Pháp nói lên cái chí khí cao cả trong ngôn từ khiêm cung...của họ.

Đọc mà nhiều khi...cảm thấy ngây ngất !

Đôi dòng...






Anh Như-Nguyện
Cái hay của từ ngữ khi đọc mà thấu đáo...Mỹ Từ Pháp là một cách truyền đạt ẩn dụ đòi hỏi cách dùng chuẩn xác
Khi đọc mà cảm được là người viết thành công... sảng khoái...
Cảm ơn anh
Users browsing this topic
Guest (4)
9 Pages«<45678>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.