quote:
Gởi bởi PC
quote:
Gởi bởi ductriqueanh
Các chị ui
Hình như đã bàn chữ trỏ với chỏ rồi ha, mà em tìm hoài không ra, chỉ trỏ hay chỉ chỏ vậy các chị? Em thường viết là chỉ trỏ (tại vì người ta thường dùng ngón trỏ để... chỉ)
Chỉ chỏ là một từ láy (láy ở phụ âm kép đầu).
Trỏ động từ là chỉ, danh từ là ngón tay kế ngón cái.
Chỉ chỏ là một từ gồm hai âm tiết. Chỉ trỏ là hai từ (mỗi từ có một âm tiết). Chỉ và trỏ đồng nghĩa nên dùng chung là rườm (dư).
Bình đồng ý với chị PC,
. Chị PC giải thích mọi thứ một cách rất khoa học, và có lý! Nhớ hôm nọ chị Phượng Các giải thích chữ "mắc cở",
người Nam thường dùng, Bình cũng rất thích và rất đồng ý.
Bình ít theo từ điển, mà thường "nghe" theo số đông. Nào giờ chỉ nghe "mắc
cở", và cũng viết "mắc
cở", nhưng nếu
tác giả viết "
mắc cỡ" thì Bình cũng sẽ để y nguyên "
mắc cỡ", vì đa số các chị trong đây "phán" như vậy.
[/quote]
Chị Bình nói đó nghen, hy vọng không bị tác giả than phiền, hai bà bắt chí mà còn để lại mấy con... làm diên
[/quote]
Trả lời ĐTQA trong câu trên rồi đó, welcome vô thế giới bắt bọ! Sửa chưa biết sai thành đúng, hay đúng thành sai, nhưng có thể "hurt feeling" của tác giả đó, QA ạ!
Còn nữa,
Một người nói tiếng "
trọ trẹ", khó nghe, hay "
chọ chẹ" khó nghe?
Nếu Bình là tác giả, Bình sẽ viết "trọ trẹ", vì Bình thường "nghe" và "thấy" như vậy (không biết từ điển dùng chữ nào!)
Nhưng xét ra, "chọ chẹ" cũng không sai, nó có tính cách lặp lại cái âm thanh mà mình nghe được, và nó tùy theo cảm giác của người nghe. Cho nên, Bình sẽ giữ y nguyên chữ của tác giả, không thể bắt người ta nghe theo cái mình nghe được. Bình chỉ sửa những chữ quá rõ ràng là sai, còn những chữ chưa rõ ràng như vậy, hãy giữ y nguyên chữ của tác giả, dù sao ai cũng là "nhà văn"!
Hi hi hi, phải cười vô đây, để không, các chị bị căng thẳng quá, sẽ "tẩu hỏa nhập ma",
BN.