Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

39 Pages«<3435363738>»
Viết Cho Vui Với Đời
Phượng Các
#701 Posted : Sunday, January 8, 2012 12:05:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Năm rồi SL phải bỏ chuyến đi cruise với đám bạn QGHC vì không ghé đưọc Istambul của Thổ Nhỉ Kỳ, nên phải chuyển đi tour Đông Âu

Chị SL cho em hỏi thăm là ăn uống trong tour chị đi là như thế nào? Ăn chung bàn theo kiểu Việt Nam hay là buffet.
ngodong
#702 Posted : Sunday, January 8, 2012 11:35:16 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Năm rồi SL phải bỏ chuyến đi cruise với đám bạn QGHC vì không ghé đưọc Istambul của Thổ Nhỉ Kỳ, nên phải chuyển đi tour Đông Âu





Em đuợc đến Istambul, đựoc đi lòng vòng khắp nơi, đến thăm những di tích còn lại của La Mã - biết ngôi nhà của Đức Mẹ - ngôi chợ đầy màu sắc những đền đài lăng tẩm - đi rồi mới biết mình may mắn quá.

Em chưa viết hết chuyến đi của em mà đã...

Em hứa em sẽ...

Chị PC, em đựoc ăn hai kiểu luôn - ăn tối thì ngồi bàn còn cả ngày thì ăn kiểu tự do. Nhân viên phục vụ trên các tàu du lịch bây giờ tòan là ngừoi Mã Lai - Người Miến Điện, có người Việt nữa đó.
linhvang
#703 Posted : Monday, January 9, 2012 2:28:45 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị Ngô Đồng,
Phải viết ngay, không thôi thì lại quên hay mất hứng.
Binh Nguyen
#704 Posted : Monday, January 9, 2012 2:37:52 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Chị Ngô Đồng,
Phải viết ngay, không thôi thì lại quên hay mất hứng.


Blush Blush Bởi dzị em cứ phải tràng giang đại hải, viết ngay những ý nghĩ của mình xuống cho dù không đầu, không đuôi, lan man,... nhưng tích lũy để đó... làm vốn sau này, hì hì... Big Smile
BN.
Phượng Các
#705 Posted : Monday, January 9, 2012 7:26:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
Em hứa em sẽ...


Ý, đừng có hứa chị ơi....Hứa mà không làm xong thì nó cũng trở ngại cho con đường thành đạt ..... đạo quả của mình nữa. Tongue

Anyway, mình hỏi về chuyến đi trên cạn, chớ còn đi cruise thì mình có đi rồi cho nên biết. Phải công nhận là đi cruise buffet nó cho ăn phủ phê và ngon ghê.

Mình hỏi thăm là vì đi các chuyến do nguời Việt tổ chức, mọi nguời phải xếp ăn chung trong mâm. Mà tánh mình ăn uống cùng mâm với nguời lạ là mình không thoải mái.
Sương Lam
#706 Posted : Monday, January 9, 2012 11:02:08 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
PC và quý vị ơi,

SL đi chuyến Đông Âu vừa rồi do AV Travel tổ chức 14 ngày đi máy bay và di chuyển từ nước này sang nước nọ bằng xe buýt. Buổi sáng thì ăn breakfast kiểu continential của khách sạn. Buổi trưa thì ăn tự túc như đa số các tour Âu Châu. Buổi tối thì ăn cơm buffet ở khách sạn hay ăn tại nhà hàng do AV Travel chọn lựa. AV Travel tổ chức tốt nhưng hơi mắc vì ở khách sạn tốt và ăn uống ngon lành .

Thông thường thì mạnh ai nấy ngồi chỗ nào tùy ý, nhưng đa số thì ngồi ăn chung với những người cùng nhóm hay những người mới quen biết mà mình thích muốn ngồi ăn chung với nhau vì trước lạ sau quen. Đôi khi thì chỉ muốn ngồi "hai đứa mình thôi" nhé cho có vẻ tình tứ một ít! Smile!

Ông xã của SL lớn tuổi rồi nên không thích đi cruise nhiều cho lắm vì ăn uống quá nhiều trên tàu (không ăn thì lại tiếc - Hì! Hì) và nhiều khi không ghé được những chỗ mình thích. Ắn tối trên cruise thì do ban tổ chức hay cruise xếp đặt chỗ ngồi ăn. Mình chỉ có quyền chọn giờ ăn đợt 1 hay đợt sau mà thôi chứ không có quyền chọn chỗ ngồi ăn.

Xuống tàu mỗi khi tàu cặp bến thì phải tự túc mua tour đi xem thắng cảnh rẻ hơn mua tour của tàu tổ chức luôn. Nếu họp bạn thì đi cruise tiện hơn vì không phải lo vấn đề tổ chức ăn uống. SL đi họp bạn trên cruise cũng mấy lần rồi, lần nào về cũng lên ký lô nên sợ quá!

Nếu còn trẻ thì đi tự túc theo kiểu bụi đời hay có thân nhân, người quen, bạn bè giúp đỡ thì hay hơn vì muốn đi đâu, ở bao lâu tùy ý nhưng gìà rồi thì lại muốn đi du lịch có người lo hết cho khỏe tấm thân già và không muốn làm phiền ai hết.
Đi cruise hay đi kiểu Travel agency tổ chức, hay du lịch tự túc, hay có sự giúp đỡ của người khác, mỗi cái có cái hay riêng, nhân tâm tùy thích, tùy theo tuổi tác, sức khỏe, đìều kiện tài chính, cách sinh hoạt của mỗi người khác nhau v..v... mà chọn lựa cách nào tốt nhất cho mình.

Theo thiển ý của SL, du lịch kiểu nào, cách nào miễn là mình thấy vui và thoải mái là được dù đôi khi gặp chuyện không vừa ý.

SL
Phượng Các
#707 Posted : Monday, January 9, 2012 4:11:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam.

Thông thường thì mạnh ai nấy ngồi chỗ nào tùy ý, nhưng đa số thì ngồi ăn chung với những người cùng nhóm hay những người mới quen biết mà mình thích muốn ngồi ăn chung với nhau vì trước lạ sau quen.

Cám ơn chị SL đã cho biết, nhưng em chưa rõ là có giống như kiểu ăn theo tour đi Cambodia không? tức là giống như ăn đám cuới VN hay tiệm Tàu đó. Là 10 hay 12 nguời ngồi một mâm, rồi chia nhau các tô dĩa thức ăn trên bàn. Em nhớ hồi đi cruise thì mình chọn bàn theo ý muốn, giống như vô restaurant vậy. Mình order rồi bồi mang tới cho mình. Ai nấy tự ăn thức ăn trong dĩa của họ theo order đó chứ. Nguời Tây phương trong các tiệm ăn lịch sự họ đâu có ngồi với nguời lạ cùng bàn bao giờ.
Sương Lam
#708 Posted : Tuesday, January 10, 2012 3:23:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
PC ơi,
1.-Mỗi tour mỗi khác tùy theo cách tổ chức của Travel agency. Thông thường thì đi tour Á Châu ( TQ, Malaysia, Singapore..) thường có ăn 3 buổi sáng, trưa, chiều vằ ăn chung bàn, 1 bàn 10 người với nhau. Đa số là ngồi chung với nhũng người mình thích hoặc quen biết cùng nhóm. Kỳ đi Sing va Malaysia năm 2009, SL về VN lo đám cưới cô cháu rồi đi chơi luôn . SL đi chung với mấy "quý tộc đỏ" mới nổi lên ở bên đó và có người Việt ở Mỹ về cùng đi trong tour. Phe nào ngồi theo phe đó cho hợp rơ nói chuyện. Nhiều khi bực mình lắm nhưng không tiện nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu rồi.

2.-Đi cruise, theo SL nhớ thì buổi trưa nếu không ăn buffet có sẵn thì có thể vô phòng dành cho ăn trưa order thức ăn riêng theo menu có sẵn. Ai muốn ngồi đâu thì ngồi, và ăn thức ăn mình đã order, ngon hơn buffet nhưng mất thì giờ hơn. Buổi tối thì phải ăn trong phòng ăn riêng theo chỗ ngồi và giờ giấc có ghi sẵn trong cái card đã được hảng cruise cung cấp khi làm thủ tục lên tàu. Thẻ này vừa là chìa khóa phòng ngủ, vừa là credit card mua đồ trên tàu, vừa là thẻ dinner luôn, cho nên nếu mất thẻ này thì mệt lắm.
Hình như SL có viết 2 bài kể lại kinh nghiệm và thủ tục đi cruise khi SL đi họp bạn THĐL năm 2006 và 2008. Hai bài này hình như cũng đã được post ở mục VCVVĐ này của SL.

Tóm lại, nếu đi tour do Travel Agency tổ chức thì phải theo lịch trình và cách tổ chức của họ. Cái này thay đổi tùy theo cách tổ chức của mỗi Travel agency khác nhau.
Chúc vui nhé.
SL
Sương Lam
#709 Posted : Saturday, January 21, 2012 2:01:00 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Đón Mừng Xuân Mới

Thời gian thắm thoát thoi đưa. Chỉ còn mấy ngày nữa là chúng ta sẽ đón mừng Xuân Nhâm Thìn 2012. Thế là tôi đã sống xa quê hương gần 30 năm rồi. Mỗi lần Xuân về Tết đến là tôi lại nhớ đến những ngày xuân cũ và buồn ngẩn ngơ khi đón Tết ở xứ người.

Xuân xứ người trong mưa rơi gió lạnh
Người người còn bận bịu việc mưu sinh
Kẻ cô đơn bên gác trọ một mình
Nhấp chén rượu đón Xuân về lặng lẽ

Ôi! Nhớ quá Xuân năm nào tuổi trẻ
Theo Mẹ Cha con đi lễ Giao Thừa
Dẫu lạ quen ai cũng hỏi chào thưa:
“Chúc Năm Mới Bình An, Nhiều Phước Lộc

(Nhớ Những Ngày Xuân Cũ - Thơ SL)

Tôi nhớ đến hình ảnh người cha già của tôi cẩn thận lau dọn bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên, đèn hương sáng chói. Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu được mâm ngũ quả và bình hoa đẹp mà khi má tôi còn sanh tiền, bà đã chăm chút lo lắng cho ba tôi hài lòng. Thế nào trong mâm ngũ quả của má tôi cũng phải có những trái cây cần thiết như cầu, dừa, đu đủ, xoài và quả sung hoặc trái thơm được trình bày đẹp mắt trong một cái đĩa tròn lớn. Mâm ngũ quả được đặt trên một cái “kỷ”màu nâu được chạm trổ công phu, đặt ở phía bên trái của bàn thờ. Bình hoa cúc vàng loại lớn được đặt phía bên mặt trên bàn thờ theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Má tôi cũng không quên chưng thêm một cặp dưa hấu loại thượng hạng có dán chữ Phúc màu đỏ trên quả dưa. Nhìn vào bàn thờ tổ tiên của gia đình tôi ngày Tết mọi người biết rằng ba má tôi là người nệ cổ như thế nào rồi, bạn nhỉ?

Nhân nói về mâm ngũ quả, người viết xin được chia sẻ cùng với các bạn một ít tài liệu nho nhỏ như sau:

Mâm ngũ quả ngày Tết



… “Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bồng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ.
Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả“(trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu. Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Nhân nhắc đến ông đồ và hoa đào trong ngày Xuân, chắc chắn chúng ta không thể nào quên được bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên:

Ông Đồ



Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên

Miền Bắc Việt Nam đón Xuân với hoa đào hồng tươi. Miền Nam Việt Nam đón Xuân với hoa mai rực rỡ. Mỗi hoa có một vẻ đep riêng của nó nhưng thấy hoa đào, hoa mai nở là biết Xuân đã về rồi.
Hoa mai cũng góp mặt trong thiền truyện qua bài thơ Nhất Chi Mai của Mãn Giác Thiền sư.
Ngài Mãn Giác Thiền Sư đắc đạo vào thời vua Lý Nhân Tôn thế kỷ thứ 11 đã thấy được những cảnh vật trong vũ trụ, tất cả đều dio những huyển tượng không có gi vĩnh cửu. Giống như hoa của mùa Xuân, mùa Xuân hết trăm hoa đều héo rụng, mùa Xuân đến trăm hoa lại đua nở. Đời người cũng như vậy, những lúc tuổi trẻ, công việc hằng ngày từng giây từng phút đi qua trước mắt, mình không để ý, cái già nó đến lúc nào trên đầu mình
mà không hay. Tuy nhiên, đừng tưởng Xuân qua rồi tất cả các hoa đều phải rụng hết mà giữa lúc trời Đông giá lạnh, giữa những cây cối trơ trọi đó, vẫn có một cành mai nở rộ. Ngài Mãn Giác đã thấy được sự Vô Thường, và Ngài vượt ra ngoài cuộc sinh hóa của vũ trụ:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc tận Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Mãn Giác Thiền Sư

Nghĩa là:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Việc đời qua trước mắt
Trên đầu già đến nơi
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai.
(Nguồn: Mùa Xuân và Thiền Sư- Nhất Quán -Tập san Dược Sư số 4)

Xin chúc sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn trong Năm Mới nhé.

Sương Lam
Sương Lam
#710 Posted : Monday, January 23, 2012 3:10:20 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Chúc Mừng Năm Mới

Chào quý anh chị em,

Đầu Năm Mới Sương Lam kính chúc quý anh chị nhiều sức khỏe, Phúc Lộc Thọ tăng trưởng và cùng đi du Xuân với các học sinh Lớp Mẫu Giáo rất dễ thương qua màn vũ Em Đi Chùa Hương.

Màn vũ này do Nina, mẹ của Mya dạy cho 5 cô bé học sinh trường Việt Ngữ Văn Lang tại Portland, Oregon.
Hôm Chủ nhật 1-22-2012 vừa qua, Trường VNVL tổ chức tiệc mừng đón Xuân Nhâm Thìn 2012. Cả gia đình ông bà nội ngoại đều đến dự lễ để khích lệ tinh thần các cháu học sinh, nhất là Mya.
Mya là em bé nhỏ nhất đám, đứng đầu mặc áo tứ thân màu vàng và tím, đội khăn màu hồng là cháu nội của Sương Lam.

Màn vũ này nhiều khán giả thích vì nhạc hay, các em bé mặc áo “yếm đào” đẹp dễ thương, các động tác của Mya’s Mommy dạy dịu dàng, uyển chuyển.
Sương Lam muốn chia xẻ nét dễ thương duyên dáng của các em bé nhỏ trong vũ điệu truyền thống dân tộc này đến với các anh chị trong gia đình PNV để chúng ta cùng có nụ cười niềm vui đầu năm Nhâm Thìn.

Xin click và link dưới đây. Cám ơn quý bạn đã cùng chung vui với gia đình chúng tôi.

http://www.youtube.com/w...tbgY6g&feature=youtu.be
I love you so much! Mya!





Quý bạn thấy Mya mau lớn chưa? Mới hồi nào SL khoe hình Mya mới ăn đầy tháng, bây giờ Mya đã 5 tuổi rồi đó! Thời gian qua nhanh thiệt hén!Tongue

Sương Lam
Binh Nguyen
#711 Posted : Tuesday, January 24, 2012 12:41:57 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Xinh quá chị Sương Lam ơi, vui với gia đình chị. beerchug
"Em bây giờ mới tuổi vừa năm, em còn bé lắm, chứ mấy anh ơi!" Tongue
BN.
Sương Lam
#712 Posted : Wednesday, February 15, 2012 1:56:40 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào quý vị,
Qua Tết rồi, SL mới rảnh chạy vô trò chuyện với quý vị cho vui vì trong Tết, SL và Mya chạy "show" mệt nghỉ! Smile!

BN ơi,
Thấy Mya mau lớn là SL thấy mình "không còn trẻ nữa" rồi. Nhóm chữ này, SL đã cho "đăng bộ" để các hội viên Hội Người Việt Cao Niên ở Portland mà SL là hội viên, được xử dụng khi nói chuyện với nhau (nhất là khi nói chuyện với SL) thay vì dùng chữ "người già" nghe nó buồn làm sao đấy.

Bây giờ SL mời quý vị cùng đi du Xuân với SL trong dịp Xuân Nhâm Thìn 2012 nha.


Tiếu Ngạo Giang Hồ Du Xuân Nhâm Thìn 2012 ở Portland, Oregon



Hôm nay là một tuần lễ sau ngày Tết Nhâm Thìn. Bao nhiêu những náo nhiệt, sôi động, rộn ràng đón chào năm mới đã qua đi. Có những vị cao niên tuổi già sức yếu hay các bạn còn nặng nợ áo cơm không thể tham dự hết các sinh hoạt ngày Tết được. Vì thế, xin hãy xem đây là những lời tâm tình chia sẻ của người viết về những sinh hoạt mừng Xuân đón Tết nơi xứ người gửi đến quý vị này để chúng ta cùng có một niềm vui nho nhỏ khi thấy những gì hay đẹp của văn hoá Việt Nam vẫn còn tồn tại ở một nơi xa cách quê cha đất
mẹ hơn nữa vòng trái đất, bạn nhé.

Người viết được cái duyên may là thích đi “tiếu ngạo giang hồ” một khi sức khỏe còn cho phép. Năm nay tính sơ sơ người viết đã “đi đây đi đó” đến 5 địa điểm khác nhau tại Portland, Oregon để tham dự các sinh hoạt mừng Xuân đón Tết Nhâm Thìn. Mỗi nơi có một màu sắc, đặc điểm khác nhau nhưng theo thiển ý của người viết, sinh hoạt nào cũng dễ thương và đã để lại trong trái tim tình cảm của tôi những kỷ niệm đẹp. Xin phép bạn cho người viết được chia sẻ với Bạn những tình cảm mến thương này nhé.

1.- Giới thiệu sinh hoạt Tết Việt Nam với học sinh Lớp Mẫu Giáo trường Montclair ngày 1-18-2012.

Như đã trình bày trước đây, tôi rất thương con nít và người cao niên vì đó là hình ảnh của tôi trong quá khứ và trong hiện tại.
Trẻ con rất dễ thương và đối với chúng, cái gì cũng mới lạ, cũng thích thú.
Cô cháu nội Mya của tôi là học sinh lớp Mẫu Giáo ở trường Montclair và tôi đã đi làm thiện nguyện 2 ngày trong tuần trong lớp của Mya để được gần gủi và giúp đỡ các học sinh tí hon, bạn của Mya, vì chơi đùa với con nít là “nghề của nàng” trong hai chục năm qua khi tôi còn phục vụ trong ngành giáo dục ở Sở Học Chánh Portland mà lị. “Smile”!
Tôi đã đề nghị với bà giáo Hassold cho tôi được giới thiệu Tết Việt Nam trong lớp của Mya. Dĩ nhiên là bà giáo chấp thuận ngay tức khắc vì đây là cơ hội để học sinh lớp Mẫu Giáo của bà biết thêm về ngày Tết của người Á Châu, đặc biệt là Tết Việt Nam. Người viết đã đem những con búp bê mặc áo dài Việt Nam, đầu lân, ông địa, hoa mai, bao đỏ tiền lì xì, kẹo Tết, hình ảnh Tết của các học sinh ngày trước của tôi vô lớp của Mya để trình bày cho các đấng nhi đồng này biết Tết Việt Nam là gì?
Tôi đã dạy cô giáo và học trò khoanh tay tập nói Chúc Mừng Năm Mới và Cám Ơn bằng tiếng Việt Nam. Dĩ nhiên là tôi đã không quên phát cho mỗi em một phong bao màu đỏ đựng 1 cent tượng trưng tiền lì xì và một cục kẹo màu đỏ. Khỏi phải nói, các thiên thần bé nhỏ này mừng hết sức rồi giống như chúng ta ngày xưa khi được bà hay mẹ cho quà. Nhìn nụ cười của đám học trò tí hon này, tôi thấy mình trẻ đi lại dăm ba tuổi và tôi đã cười. Rất giản dị, rất tầm thường nhưng cũng rất đáng yêu, phải không quý bạn? Bây giờ cô giáo của Mya cũng nhân cơ hội này dạy thêm cho các học sinh của bà về ngày Tết Trung Hoa và Tết Việt Nam qua tập đọc, qua tập viết, qua các trò chơi. Vui quá !

2.- Văn nghệ mừng Xuân tại trường Việt Ngữ Văn Lang ngày 1-22-2012

Ngày hội mừng Xuân của trường Việt Ngữ Văn Lang được tổ chức vào ngày chủ nhật 1-22-2012 tại nhà hàng Legin kế cận nhà trường.
Suốt hơn 20 năm qua, dù người viết không tham gia trực tiếp vào ban điều hành hay ban học vụ của trường VNVL, nhưng tôi vẫn là một “cái bóng” đi bên cạnh các sinh hoạt của nhà trường để khích lệ tinh thần những người đã có công bảo tồn và phát huy văn hoá Việt nơi xứ người qua sự giảng dạy tiếng Việt cho các thế hệ con em chúng ta. Những thiện nguyện viên, những phụ huynh cùng những học sinh của trường thật đáng được khen ngợi. Họ là những chiến sĩ kiên cường trong mặt trận văn hoá nên chúng tôi khen ngợi và ủng hộ họ thì đó là điều phải làm mà thôi.
Đặc biệt năm nay cô cháu nội Mya của tôi lại là học sinh lớp Mẫu giáo của trường. Ba mẹ của cháu đã từng là những thiện nguyện viên trường VNVL, gặp gỡ nhau và nên duyên chồng vợ. Sau một thời gian tạm nghỉ vì Mya còn quá nhỏ, bây giờ Nina, mẹ của Mya trở lại sinh hoạt với trường trong khi Mya đang theo học lớp Mẫu giáo tại nơi đây.
Chương trình văn nghệ mừng Xuân 2012 của TVNVL năm nay là chương trình hay nhất theo lời của MC Đông Y sĩ Vũ văn Thảo vì có nhiều tiết mục mới lạ như màn trình diễn võ thuật và múa lân xuất sắc của đội lân Phi Long, màn vũ hip hop sống động của các hoc sinh nam, các điệu vũ dễ thương của các ban vũ nhà trường, màn trình diễn thời trang của nhóm Nina và các thân hữu, màn văn nghệ giúp vui của các ca sĩ “cây nhà lá vườn” giáo viên, phụ huynh và học sinh qua các bản hợp ca, đơn ca v. Đặc biệt hơn nữa là màn trình diễn vũ khúc Em đi Chùa Hương của các em học sinh lớp Mẫu Giáo trong bộ áo tứ thân miền Bắc, tóc vấn kiểu đuôi gà do Nina, mẹ của Mya hướng dẫn.
Nhìn cô cháu nội Mya, cô bé tí hon nhất, khuông mặt ngây thơ trong sáng, nhớ từng động tác múa nhịp nhàng theo lời ca tiếng nhạc với 4 em bé khác, lòng tôi vui như cùng đi trẩy hội du Xuân với các cháu. Màn này được MC Thảo cho là hay nhất vì các em bé nhất mà múa dễ thương nhất. Dĩ nhiên gia đình ông bà nội, ông bà ngoại là người vỗ tay nhiều nhất, lớn nhất để cổ vũ cho “gà nhà. Vui quá xá là vui!
Màn trao bằng khen thưởng cho các học sinh xuất sắc nhất và màn ăn tiệc mừng Xuân có lẻ là màn phụ huynh chịu nhất. Xin tặng một bông hồng cho Trường Việt Ngữ Văn Lang năm nay vì cái gì cũng hạng nhất, kể cả tờ báo Xuân rất đẹp của trường. Thích nhé!

3.- Đi chùa lễ Phật Mồng Một Tết 1-23-2012.

Năm nay ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán là ngày thứ hai đầu tuần nên nhiều người phải đi làm và học sinh phải đi học.
Chúng tôi phải chờ Mya đi học về rồi gia đình Mya mới đến chúc Tết ông bà Nội và đi chùa lễ Phật vào buổi chiều.
Không khí ngày Xuân ở chùa có vẻ trang nghiêm nhưng vui mắt hơn các ngày lễ thường vì chùa nào cũng có trưng bày cội hoa vàng, hay hoa đào, trái cây, bao lì xì để Phật tử lấy lộc đầu Xuân. Đức Phật trên cao lúc nào cũng nở nụ cười từ bi nhìn xuống đàn con Phật đang cung kính lễ bái.
Lễ Phật xong, gia đình chúng tôi xuống phòng ăn thọ thực món chay của chùa. Ít nhất một năm một lần các Phật tử đều ăn chay vào ngày Mồng Một Tết.
Chùa Bửu Hưng nổi tiếng với món Phở chay hằng năm do các Phật tử ban trai soạn của chùa phụ trách. Trời bên ngoài giá lạnh, ngồi trong phòng ăn ấm cúng mà được ăn một tô phở chay thơm lừng nóng hổi với đầy đủ rau quế, ngò gai, chanh ớt, giá tươi, tương đen, ớt đỏ thì còn gì tuyệt vời cho bằng!
Sư cô Huệ Hương tươi cười mời Phật tử dùng phở. Ban trai soạn phục vụ phở “mệt nghỉ”, tiếng húp nước phở xùm xụp, lời khen “phở ngon, phở ngon” làm cho nhà hàng phở chay của chùa Bửu Hưng vui nhộn hẵn lên.
Chùa Linh Sơn với đội ngũ nhà bếp hùng hậu dưới sự “chỉ đạo nghệ thuật” của sư cô Đồng Phước với các món bì chay, bò bía, gỏi cuốn, cà ri, bánh tét chay, bánh ít chay, mắm thái chay là những món “tuyệt chiêu” của chùa đã hấp dẫn chúng tôi phải ngồi lại thưởng thức tiếp dù chúng tôi đã làm mỗi người hai tô phở ở chùa Bửu Hưng rồi.
Tết đi lễ chùa vui thật vì được lễ Phật đầu năm, vì được ăn chay miễn phí, vì được quý Thầy, quý Cô lì xì, vì được có lộc trái cây đem về, đủ mục tốt lành vui vẻ, nếu không đi được thì hình như thấy thiếu sót một chút gì gì đó, phải không bạn?
Xin chúc tất cả mọi người đều có sức khỏe và thân an trí lạc trong những ngày Xuân mới nhé.

4.- Mừng Xuân mới tại trường Harrison Park ngày 1-27-2012

Hình như người viết có duyên gặp bạn bè cho nên sau khi dự lễ mừng Xuân của TVNVL, tôi lại gặp Cô Quý Nguyễn, người bạn cùng làm việc với tôi trong chương trình ESL của Sở Học Chánh Portland ngày xưa. Cô Quý Nguyễn là một người rất tốt bụng và tích cực trong việc giúp đỡ phụ huynh và học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường ở Portland trong phạm vi trách nhiệm của Cô. Chúng tôi đưọc cô mời đến dự buổi lễ mừng Xuân Mới tại trường Harrison Park vào ngày thứ sáu 1-27-2012. Xin hãy nghe cô Quý Nguyễn tâm tình:
“Vì mục đích muốn duy trì cũng như quảng bá nền văn hóa VN tại cộng đồng trường Harrison Park nói chung và cũng để tạo dịp cho PHHS và các em học sinh VN tại nhà trường nói riêng mừng ngày lễ Tết theo phong tục của người Việt mình nên Quý đã đứng ra kêu gọi PHHS VN của nhà trường cùng nhau chung sức thực hiện buổi lễ. Các PHHS như Nguyễn Sơn, Nguyễn Thảo, Trương Loan, Nguyễn Hương, Lê Kim, Nguyễn Diễm, Nguyễn Thị Oanh, Vũ Nam, Trương Tony, Lê Thu, Lê Hương... đã hưởng ứng rất nhiệt tình cả tinh thần và công sức như cho con em thực tập chương trình văn nghệ, tham gia trong chương trình văn nghệ, tự nguyện nấu nướng phần thức ăn phục vụ cho quan khách trong buỗi lễ, phụ giúp các công việc linh tinh. Quý còn được nhiều người khác giúp đở đặc biệt là các em sinh viên như Nguyễn Mỹ Phương dù bận rộn việc học ở Corvallis nhưng vẫn về phụ giúp, các em sinh viên VN tại các trường PSU như Tạ Hoàng, sinh viên PCC cũng đã góp bàn tay cho việc tổ chức. Trong chương trình văn nghệ có các em HS của trường Harrison Park, của trường VNVL, các em trong đội múa Âu Cơ, và quý vị PHHS đóng góp; phần trang trí sân khấu có Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ phụ giúp, phần âm thanh, chụp hình có các anh Trần Tâm, Phạm Đắc Định của Trường VNVL phụ giúp v.v.. Ngoài ra Quý cũng đã được sự ủng hộ nhiệt tình của Ông Hiệu trưởng Mr. Walden, bà Phó Hiệu trưởng Mrs. Asson và nhân viên của trường Harrison Park trong việc giúp đở những gì mà Quý cần đến cho buổi lễ.
Tham dự gồm có các đồng hương quan khách thân hữu VN, các thành viên trong Hội đồng Quản trị TVNVL, các PHHS và các em học sinh cùng với Ban Giám Hiệu và các nhân viên của cộng đồng trường Harrison Park. Số người tham dự buổi lễ đã đông hơn số dự kiến của Quý, 500 ghế ngồi trong hội trường đã không còn chổ trống, nhiều người đến sau phải đứng trong và ngoài hội trường.”
Cũng nhờ duyên may tham dự buổi tiệc mừng Xuân này mà người viết được gặp gia đình anh chị Hiếu-Toàn và cháu Phúc, những độc giả thân mến của Mục MCTN đã từ lâu
muốn được biết mặt người viết là ai, xấu đẹp ra sao? Vui quá!
Quả đúng là nếu có thiện duyên thì chúng ta sẽ được gặp gỡ, phải không các bạn? Xin cám ơn Phật Trời đã ban phúc lành này cho chúng tôi.

5.- Mừng Xuân Nhâm Thìn với Nhóm Music and Friends ngày thứ bảy 1-28-2012

Đối với những người “không còn trẻ nữa” như chúng ta, ngày nào còn được đùa vui với bạn bè, thân hữu trong tình thương mến thì ngày đó là ân phúc ơn trên ban bố cho chúng ta. Chúng ta sống với nhau cũng vì một chữ Tình này vì bên cạnh tình cảm gia đình chúng ta còn có tình cảm bạn bè thân hữu nữa. Bạn đồng ý chứ?
May mắn thay, người viết có rất nhiều bạn bè của phe anh, phe em và phe của chúng ta cho nên chúng tôi được mời tham dự các tiệc vui mừng Xuân “mệt nghỉ”.
Người viết kính yêu Thầy Hồ Tấn Phát, nguyên Tổng Giám Đốc Công Ty Điện Lực Việt Nam ngày xưa như là một ông “Bố già” dù tôi chỉ là “con dâu” trong gia đình Thân Hữu Điện Lực Việt Nam Hải Ngoại mà thôi. Chính vì chỗ thân tình này, tôi lại được mời đến dự buổi tiệc mừng Xuân có tính cách gia đình thân ái của Nhóm Music and Friends do cô Hồ Tấn Phương, trưởng nữ của Thầy và các thân hữu tổ chức.
Tuy được tổ chức trong vòng thân mật tại trung tâm Hollywood Senior Center nhưng đêm vui này vẫn có đầy đủ các tiết mục múa lân, lì xì, ảo thuật, ca vũ, hát hò, ăn uống đầy đủ hương vị Tết đúng với truyền thống văn hoá Việt Nam.

Người viết hy vọng rằng những tâm tình chia sẻ đầu Xuân này sẽ đem lại những nụ cưòi Xuân đến với tất cả quý bạn vì tôi thiển nghĩ: thêm những nụ cười, thêm những niềm vui thì trái tim tình cảm của chúng ta lại càng thêm nở hoa xinh đẹp và chúng ta càng thêm sống vui sống khỏe hơn lên.

Sương Lam

(Nguồn: Oregon Thời Báo số 509 2-3-2012-MCTN113)

Mời quý bạn xem vài tấm hình SL du Xuân với gia đình cho vui nha. Smile!















Mời xem thêm You tube SL Du Xuân Nhâm Thìn 2012 qua link duới đây cho vui:

Youtube SL_- Xuân Nhâm Thìn 2012

http://www.youtube.com/w...kJZ43GBUrS3ep3fFCnotkbQ
Sương Lam
#713 Posted : Wednesday, March 7, 2012 1:00:05 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Mừng Sinh Nhật Tháng Hai Muộn Màng

Mấy hôm nay trời Portland hình như ấm dần chả bù với khí hậu giá rét của Âu Châu đã làm cho hằng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người lâm vào tình trạng khốn đốn trong tháng qua.

Cũng nhờ khí hậu ấm áp như thế, cho nên những người “không còn trẻ nữa” của Hội Người Việt Cao Niên Oregon mới có thể đến hội họp đông đủ tại TrungTâm Hollywood Senior Center để mừng sinh nhật cho quý vị cao niên có sinh nhật trong tháng Hai và mừng Tân Niên luôn cho tiện việc sổ sách và vui cả làng.

Có đến tận nơi đây nhìn nét mặt nụ cười vui vẻ, sự sốt sắng giúp đỡ để tạo niềm vui cho nhau trong tuổi hoàng hạc mới thấy rằng cuộc đời vẫn còn đẹp lắm, bạn ạ!
Sinh hoạt Hội Người Việt Cao Niên đã được cô Mary Nguyễn, thủ quỹ Hội, người “tay hòm chìa khóa” và là trụ cột trong ban chấp hành Hội, tường trình chi tiết trong Đặc San Xuân Nhâm Thìn CĐVNOR in ra biếu tặng đồng hương trong ngày Hội Chợ Tết 2-4-2012 vừa qua rồi. Xin mời quý độc giả tìm đọc lại để hiểu rõ hơn về HCN vì người viết cũng đã nhiều lần giới thiệu HCN trong mục Một Cõi Thiền Nhàn này (MCTN số 22, 23, 24, 45, 60 75, 95) nên tôi không muốn nhắc lại ở nơì đây nữa nhé.

Điều quan trọng nguời viết muốn nhấn mạnh là tinh thần sống vui sống khỏe và tình cảm thương yêu quý mến nhau của những người “cùng một bến đời lận đận như nhau”, đã được thể hiện trong buổi tiệc mừng sinh nhật và tân niên này.

Sự hiện diện của cựu và đương nhiệm giám đốc trung tâm Amber Kern-Johnson và ông Jim, của ông bà Dư Châu Báu, chủ tịch Cộng Đồng Người Viẹt Clark County (Vancouver), của gia đình ông bà Trần Quang Đệ, chủ tịch CDVNOR, của ông bà Vũ Đăng Khoa, thân hữu HCN và của Ông Hội trưởng HCN Nguyễn Phú, của 30 hội viên mới cũ đã làm cho ngày hội Tết muộn màng này thêm phần thân ái.

Những cành hoa đào màu đỏ, hồng, trắng đang nở thắm tươi của “ông đồ già” Kiên Nguyễn mang đến trang hoàng trong buổi tiệc, những thức ăn đầy đủ hương vị Việt Nam do “bếp nhà ta nấu” hay “món ngon ta mua”, nhất là màn rút thăm trúng vé số đầu năm 330 triệu Mỹ kim do chị Sương Lam phụ trách đã làm không khí Tết ở đây thêm phần vui nhộn và đầy màu sắc đặc biệt.

Ông chủ tịch CĐVNOR Đệ Trần, trước đây là “thầy giáo trẻ” dạy diện toán cho các “học trò già” của HCN đã giúp cho các vị “bô lão” điền thỉnh nguyên thư ủng hộ Việt Khang gửi cho Tổng Thống Obama qua máy điện toán của trung tâm.
Thế là việc nhà việc nước, việc tư việc công, chuyện vắn chuyện dài, hợp ca quý ông, hợp ca quý bà, hợp ca toàn thể, đã được quý vị “không còn trẻ nữa” này thanh toán ráo trọi trong ngày mừng sinh nhật của các hội viên có sinh nhật trong tháng hai (anh chị Lê Trọng Truy, Lê thị Tề, Nguyễn Thi) của tiệc vui ngày hôm nay. Phút giây hiện tại được vui vẻ bên nhau như thế này thật là đáng quý vì nào ai biết ngày sao sẽ ra sao, Qué sera, sera, phải không thưa quý vị?
Người viết xin cám ơn tất cả quý vị đã có mặt trong buổi họp mừng Xuân và sinh nhật của Hội NVCN ngày thứ bảy 2-11-2012 vừa qua vì chúng ta đã giúp nhau tìm lại niềm vui.

Tháng Hai là tháng đặc bìệt trong năm chỉ có 28 ngày, nhưng tháng Hai năm nay lại có 29 ngày. Cho nên những người được sinh vào ngày 29 tháng Hai năm nay, phải đợi đến năm 2016 mới được ăn mừng sinh nhật vì người viết nghe các bạn bè có sinh nhật trong ngày 29 tháng hai nói thế, không biết có đúng không?
Tại sao thế? Có người nói cứ 4 năm thì hiện tượng tháng hai có 29 ngày được xãy ra khi lấy con số của năm đó chia được cho 4. Năm nay là năm 2012 có thể chia được cho 4. Năm 2013, 2014, 2015 không thể chia được cho 4. Mãi đến năm 2016 mới chia được cho 4. Một bài toán giản dị như thế nhưng người viết không biết về phương diện thiên văn, niên lịch đã giải thích như thế nào là hợp lý. Xin các vị cao minh chỉ giáo. Xin đa tạ.
Người viết xin chúc mừng Sinh Nhật Vui Vẻ đến quý vị nào có sinh nhật trong ngày 29 tháng Hai đặc biệt này nhé. “Hooray”!

Tháng Hai lại có sinh nhật của vị Tổng Thống Mỹ Washington nhằm ngày 20 tháng Hai và chính phủ Mỹ đã chọn ngày này làm ngày quốc lễ President’s Day luôn để ghi nhớ công ơn của các vị Tổng Thống Hoa Kỳ. Học sinh các trường công lập và nhân viên các công sở đuợc nghỉ học, nghỉ làm trong ngày thứ hai 20 tháng Hai này. Khi còn đi làm trong các trường công lập tại Portland, người viết rất thích những ngày quốc lễ như thế để được nghỉ ở nhà ngủ nướng. Vui quá! Ai đi làm mà không mong có ngày được nghỉ ở nhà thoải mái có ăn lương, phải không bạn?

Nhưng trong tháng Hai lại có một ngày dù không phải là ngày quốc lễ nhưng lại được đa số quần chúng trên thế giới đón chào trọng thể, nhất là những người đang yêu nhau và những tiệm bán hoa, bán kẹo chocolate, bán thiệp. Không nói ra mà ai cũng biết đó là ngày Valentine’s Day, 14 tháng Hai, Ngày Lễ Tình Yêu nếu dịch sang tiếng Việt.

Đã qua rồi thời kỳ thơ mộng của Tình yêu, nhưng người viết cũng xin được gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những kẻ “tôi còn yêu, tôi cứ yêu, tôi còn yêu mãi mãi, tôi còn yêu dài dài” cho cuộc đời thêm tươi đẹp nhé.

Về lịch sữ ngày Lễ Tình Yêu này chắc chắn đã có người nói rồi trong trang báo này hay nơi báo khác. Người viết chỉ đi sưu tầm những điều lý thú mới nhất về ngày lễ đặc biệt này để chia sẻ với các bạn cho vui mà thôi.

ĐIỀU LÝ THÚ VỀ LỄ TÌNH YÊU

73% người mua hoa trong ngày 14 tháng 2 là đàn ông , 27% là phụ nữ
15% phụ nữ mua hoa gởi cho chính bản thân họ trong ngày lễ tình yêu
3% số người tặng quà cho pets ( con vật nuôi yêu thích)
Khoảng 1 tỷ thiệp Valentine được gởi đi mỗi năm, nhiều thứ hai chỉ đứng sau thiệp Giáng Sinh.
Giáo viên nhận được thiệp Valentine nhiều nhất, tiếp đó là trẻ em, mẹ, vợ, người yêu và thú nuôi yêu thích.
85% người mua thiệp Valentine là phụ nữ.
Món quà Valentine giá trị nhất của mọi thời đại là tháp Taj Mahal ở Ấn Độ do hoàng đế Mughal Emperor Shahjahan xây để tặng cho vợ ông đã mất.
Hàng năm hơn 189 triệu đóa hoa hồng được tặng nhau chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ .
Vào năm 1969, trong việc sửa đổi Lịch các thánh, ngày lễ Thánh Valentine vào ngày 14 tháng 2 đã được đưa ra khỏi Lịch chung của Vatican và được đưa vào hạng đặc biệt (lịch địa phương hoặc thậm chí quốc gia).

Trong Hoa Kỳ, Hội Thiệp Chào Đón ước tính khoảng 190 triệu thiệp valentine được gửi tặng mỗi năm trong Hoa Kỳ. Một nữa trong số ấy được tặng cho những người thân ngoài vợ với chồng, thường thì cho các đứa con. Nếu tính luôn những thiệp làm trong trường thì có thể lên tới 1 tỉ thiệp, và các thầy cô là người nhận được thiệp nhiều nhất.Trong một số nước trên thế giới, các học sinh tiểu học làm thiệp và gửi cho nhau và thầy cô. Trong thiệp của các em cũng bày tỏ cảm xúc mến đến các bạn khác giới.
Vào thiên niên kỷ mới, mới sự ra đời và lớn mạnh của Internet đã dần dần tạo thành những truyền thống tặng thiệp mới. Hàng triệu người trên thế giới bắt đầu sử dụng thiệp in ra được trên mạng hoặc gửi thiệp bằng mạng như e-thiệp. Ước tính khoảng 15 triệu e-thiệp được gửi vào năm 2010.

(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

Nói đến tình yêu, chúng ta không chỉ nghĩ đến tình yêu thơ mộng của chuyện tình nam nữ mà còn có những tình yêu nhẹ nhàng, tình cảm khác cũng cần đưọc nhắc đến và vinh danh.

Người viết xin mời bạn đọc ba câu chuyện cực ngắn dưới đây thật là dễ thương đã giúp ta tìm hiểu tình yêu có thể được diễn đạt qua nhiều hình ảnh khác và món quà trao cho nhau đâu cần phải là bó hoa hồng rực rỡ hay hộp chocolate béo ngọt.
1.-Vòng cẩm thạch

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

2. Quà sinh nhật

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến...

3.-Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: "Cua rang muối thật đó mẹ." Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: "Còn răng đâu mà ăn?!"

( Nguồn: sưu tầm trên internet)

Tình yêu thiêng liêng của Tổ quốc, tình yêu cao cả của mẹ cha, tình yêu thơ mộng của gái trai nam nữ, tình yêu nào cũng có giá trị của nó. Xin chúc bạn lúc nào cũng có một trái tim tình cảm để có thể yêu hết những gì đáng yêu trong chốn bụi hồng này, bạn nhé!

Kính chúc toàn thể quý độc giả và thân hữu nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN115ORTB51121712)
Sương Lam
#714 Posted : Wednesday, March 7, 2012 1:09:22 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Con Rắn Hổ Mang Ngày 8 Tháng 3

Nhiều bạn gái có đề nghị với người viết lâu lâu cũng cần viết một bài về phụ nữ vì quý bà cũng là độc giả trung thành của mục Một Cõi Thiền Nhàn chứ bộ!

Thú thật tâm ý của người viết khi đi sưu tầm các tài liệu đem về đây chia sẻ với độc giả của mục Một Cõi Thiền Nhàn này, người viết hy vọng rằng sẽ đem lại một niềm vui nho nhỏ trong ngày cho tất cả quý vị độc giả không phân biệt nam nữ, tôn giáo, tuổi tác. Hôm nay, nhân Ngày Lễ Phụ Nữ Toàn Thế Giới (Women’s Day) 8 tháng 3 sắp đến, người viết xin phép được viết một bài cho vui lòng quý bà nhé. Tôi không dám binh vực hay mộ phạm đến ai cả. Xin quý ông thông cảm dùm người viết và xin cám ơn quý vị trước nhé.

Sống ở thời đại này, nhất là ở một nơi mà giá trị phụ nữ đang được ưu đãi và nâng cao vì năng lực và phẩm chất của họ đã được dư luận quốc tế công nhận thì sự vinh danh họ cũng là một điều mà quý ông cần phải biết và phải làm để chứng tỏ mình cũng là một kẻ thức thời và biết “galant” một chút chứ lị!
Đa số quý ông Á Đông các thế hệ trước được giáo dục theo khuông mẫu đạo đức Trung Hoa nên vẫn cho mình là “gia trưởng” quyền uy tột đỉnh, lúc nào cũng muốn vợ con phải tuân phục mình như tuân phục một vị hoàng đế. Chuyện đó bây giờ đã “xưa quá đi Diễm” rồi vì thời thế đã đổi thay! Chính người viết đã thấy tận mắt các đấng “ông chồng già” ngày nay, nhất là quý vị đã đi học tập cải tạo về, đã hết lòng thương yêu, giúp đỡ vợ nhà, chăm sóc con cháu, biết nấu cơm giặt quần áo, rửa chén dọn vườn không khác gì các “ông chồng trẻ” ngày nay! Thật là một điểm đáng khen cho quý ông chồng già như thế và cũng thật may mắn cho quý phu nhân nào có được những “tướng công” như thế luôn. Chúc mừng! Chúc mừng!

Tôi phải thành thật nói nhỏ với nhau nghe là cũng nhờ quý ông này có đi học tập cải tạo rồi nên mới hiểu nỗi khổ và sự chịu đựng của quý bà nội trợ ngày xưa như thế nào, cho nên bây gìờ mấy ổng mới biết “thương vợ” mà giúp đỡ vợ con. Chứ ngày xưa khi quý ông còn làm quan to chức lớn, “sức mấy” mà mấy ông giỏi và tốt như bây giờ.
Vòng vo tam quốc như thế là vì người viết muốn các đấng ông chồng ngày nay hãy vinh danh quý bà trong ngày Quốc Tế Phụ nữ ngày 8 tháng 3 sắp đến hay trong những dịp lễ quan trọng trong năm , để cho quý bà vui lòng một chút, chắc không có gì quá đáng, phải không thưa quý ông?

Bây giờ xin mời quý ông đọc cho biết một tí về Ngày Quốc Tế Phụ nữ 8 tháng 3 này nhé.

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
Ngày Quốc tế Phụ nữ được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa ngày 8 tháng 3 năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
Qua nhiều cuộc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ thế giới, cuối cùng rồi ngày 8 tháng 3 ngày được Liên Hiệp Quố công nhận và tổ chức Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina,Uzbekistan và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, vv.vv. Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother's Day).
(nguồn: Trích trong http://vi.wikipedia.org)

Tuy nhiên, trong hiện tại người viết cũng vẫn nghe được nhiều tâm sự “não nề” của quý bà khi đi họp trong các nhóm sinh hoạt hội cao niên hay khi gặp nhau trong các buổi họp mặt thân hữu. Nhiều bà đã than phiền là quý ông hình như “càng già càng đổi tính”, nói năng không dịu dàng thân ái như ngày xưa nữa. Mỗi khi hai vợ chồng già giáp mặt nhau nhau là lại “cãi chí choé” như “hai con khỉ già” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn nữ Nguyên Nhung, người bạn văn nghệ dễ thương, hiền hậu của người viết trên Diễn Dàn Đại Học Văn Khoa, dù câu chuyện phát sinh ra sự cãi vã đó thật ra chẳng có gì là quan trọng cả.

Có bà lại tâm sự rằng quý bà đã phải nhẫn nhịn hết sức để không cãi vã với “đấng lang quân” nữa vì mấy ông cứ “cãi ngang phè”, lại ra oai la lối lớn tiếng lấn áp quý bà hoặc là quý bà rất buồn khi “chàng hoàng tử bạch mã” ngày xưa đã quên mua hoa hay mua quà tặng quý bà trong ngày Mother’s Day, trong ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm ngày cưới, trong ngày Giáng Sinh hoặc đã không giúp đỡ quý bà trong việc nhà v..v.. Thế là quý bà phải tìm người để “trút bầu tâm sự” cho “đỡ tức” trong người. Do đó, nhiều khi người viết được mời làm người cố vấn tâm lý “gỡ rối tơ lòng” cho người khác, còn chuyện của mình thì lại “chỉ rối tùm lum” chưa biết giải quyết ra sao vì mỗi gia đình có những điều phiền muộn khác nhau, không ai giống ai cả. “Smile”!

Nhân việc quý bà tìm nơi để “xả mối ưu sầu này” này, người viết lại nhớ đến câu chuyện hay hay dưới đây xin mời quý bạn cùng đọc và hy vọng mọi người sẽ tìm được một sự cảm thông sau khi đọc xong câu chuyện này.

Sự tích ngày mồng 8 tháng ba..

Ngày xưa, có 1 anh chàng nhà nọ, gặp 1 người con gái xinh đẹp mỹ miều, thùy mỵ dịu dàng... công dung ngôn hạnh đủ cả, anh chàng đem lòng yêu mến và muốn cưới nàng làm vợ. Cuối cùng thì nàng cũng nhận lời... với 1 điều kiện là hàng năm, cô nàng xin phép được 1 ngày vắng nhà để đi xa, còn đi đâu, làm gì, anh chàng không được thắc mắc, không được điều tra, tìm hiểu. Nghe thấy điều kiện quá dễ dàng, vả lại cũng quá sung sướng vì kiếm được cô vợ lý tưởng như vậy, anh chàng gật đầu đồng ý không chút đắn đo.
Cuộc sống 2 vợ chồng trôi qua rất hạnh phúc, chẳng bao giờ họ to tiếng với nhau và cô gái luôn tỏ ra là 1 người vợ đảm đang, hiền dịu. Đến một ngày nọ, khi cô nàng xin phép anh chồng ngày hôm sau được vắng nhà, anh chàng mới nhớ ra lời mình hứa ngày nào. Lỡ hứa rồi, chẳng lẽ không làm, vả lại 1 ngày vợ đi vắng chắc cũng chẳng sao, anh chàng liền đồng ý. Ngày hôm đó mới dài lê thê làm sao khi mà đến tối anh chàng không thấy vợ về. Chàng cứ đứng lên, ngồi xuống, đi ra đi vào ngóng vợ như con ngóng mẹ đi chợ về vậy. Vừa sốt ruột, vừa lo lắng, chẳng hiểu có chuyện gì xảy ra với vợ mình... rồi bao nhiêu những suy nghĩ khác lai bắt đầu dằn vặt anh chàng... Cuối cùng rồi cũng đến sáng. Trời vừa hửng sáng, anh chồng đã thấy vợ mình trở về nhà. Bao nhiêu lo lắng, giận dữ, nghi ngờ dồn nén cả đêm qua chưa kịp bùng lên thì cô vợ đã nhẹ nhàng nhắc tới điều kiện của ngày cưới là nàng được đi 1 ngày và anh chàng không được hỏi han thắc mắc. Đã hứa thì phải giữ lời, nam nhi đại trượng phu là vậy. Những nghi ngờ tuy còn vương vấn trong lòng, nhưng theo thời gian, anh chàng cũng quên đi, cho vào dĩ vãng. Cuộc sống hai vợ chồng êm ả trôi qua.
Một năm nữa lại trôi qua, và cái ngày mà người vợ xin phép vắng nhà lại tới. Vì đã hứa nên anh chàng lại phải để cho vợ đi mặc dù trong lòng, sự lo lắng, nghi ngờ, tò mò ngày càng tăng. Một năm nữa, rồi 1 năm nữa... cứ đến đúng ngày là người vợ lại đi vắng nhà và lại trở về nhà ngày hôm sau vào đúng lúc mặt trời mọc. Trong cuộc sống, người chồng chẳng có điều gì có thể phàn nàn về người vợ của mình được cả, ngoại trừ nỗi tò mò, nghi ngờ ngày càng dày vò anh chàng. Đến 1 lần, vào ngày mà người vợ lại đi vắng như mọi năm, không thể kìm được sự tò mò của mình nữa, anh chàng quyết định bám theo người vợ.
Người vợ cứ cắm cúi đi, không hề biết là người chồng đang bám theo mình. Đi mãi, tới bìa rừng, người chồng thấy vợ mình chui vào trong 1 bụi cây. Chờ mãi không thấy người vợ đi ra, anh chàng rón rén lại gần. Tới nơi, chàng thấy có 1 con rắn hổ mang đang cuốn mình lột xác. Hoảng hốt, sợ hãi, chàng vội cầm con dao chém con rắn. Trước sự ngạc nhiên khôn tả của người chồng, con rắn lại hiện nguyên hình là người vợ nằm trong vũng máu, quằn quại, hấp hối.

Thì ra hàng năm, cứ đến ngày này, người vợ lại biến thành con rắn hổ mang và khi lột xác thì bao nhiêu những bực bội, những giận dữ kìm nén trong 1 năm qua cùng với nọc độc được xả đi hết, để rồi khi trở về nàng lại trở nên xinh đẹp hơn, là một người vợ hiền dịu hơn, chiều chuộng, nhường nhịn chồng hơn. Chỉ vì sự tò mò, lòng nghi ngờ đã làm cho người chồng thất hứa và kết quả thì chàng đã làm 1 điều mà chẳng thể nào cứu vãn được nữa.
(Nguồn: email bạn gửi – Cám ơn anh Thanh Trương)
Dù sao đi nữa thì theo thiển nghĩ của người viết thì sự việc quý ông vinh danh và thương yêu, người vợ, người mẹ, người chị gái, người em gái của mình vẫn là một việc tốt nên làm vì điều đó chứng tỏ tình thương yêu đầy nghĩa tình của tình chồng vợ, của tình mẫu tử thâm tình. Nhiều khi những gì chúng ta đang có trong tay, chúng ta không thấy đáng quý, chỉ đến khi mình mất đi rồi, mình mới thấy nó rất có giá trị, đáng quý bìết là dường nào, nhưng không thể nào có lại được nữa. Bạn đồng ý chăng?
Người viết xin mượn một đoạn văn trong bài giảng dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay bạn nhé.

“Điều mà tôi khám phá ra trong cuộc đời của mình cho đến tận bây giờ, điều mà làm cho tôi hạnh phúc đó là tình thương, sự tha thứ, bao dung. Có thể tôi thực tập yêu thương còn kém, có thể sự tha thứ, bao dung trong tôi còn kém nhưng đó là con đường mà tôi sẽ nguyện đi trên ấy mỗi ngày. Tôi tự nói với chính mình “hãy thương yêu khi có thể, hãy tha thứ, bao dung khi có thể, bởi vì chỉ một giây phút thôi thì những điều này sẽ trở thành không thể.”

(Nguồn: Trích trong bài giảng Hãy Làm Khi Có Thể của Thầy Pháp Nhẫn)


Happy Women’s Day



Kính chúc toàn thể quý độc giả và thân hữu nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN118-ORTB5149812)

Sương Lam
#715 Posted : Tuesday, April 3, 2012 2:55:14 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Mồng Mười Tháng Ba năm Nhâm Thìn
do Hội Ái Hữu Quảng Trị vùng Tây Bắc tổ chức


Hằng năm cứ vào ngày Mồng Mười Tháng Ba âm lịch là những người con dân nước Việt dù ở quê nhà hay ở hải ngoại đều làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để nhớ ơn những bậc tiền nhân đã ra công dựng nước và giữ nưóc.

Năm nay Hội Ái Hữu Quảng Trị vùng Tây Bắc thêm một lần nữa đảm trách việc tổ chức Đại lễ này với sự ủy thác của Ban chấp hành Cộng Đồng Việt nam Oregon tại Trung tâm Cao Niên (Hollywod Senior Center -1820 NE. 40 th Ave- Portland, Oregon) lúc 2:00 giờ trưa ngày Thứ bảy 31 Tháng 3 năm 2012. Đặc biệt ngày Mồng Mười Tháng Ba Nhâm Thìn lại rơi đúng vào ngày Thứ Bảy 3-31-2012 nên việc tổ chức Giỗ Tổ năm nay lại có nhiều ý nghĩa, trang trọng hơn.


Cổ đức xưa có dạy rằng:

“ Cây có cội mới tủa nhành xanh lá
Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông
Phận làm người ai cũng có tổ tông
Phận làm con phải hết lòng lo báo hiếu ”

Thấm nhuần tư tưởng hiếu đạo và trọng nhân nghĩa nói trên, các đồng hương Việt Nam cư ngụ tại Portland, Oregon và các vùng cận Beaverton, Hillboro và đặc biệt là Vancouver, Washington đã đến tham dự đông đảo.

Những vị trưởng lão, ban chấp hành và ban cố vấn CDVNOR, chủ tịch CDVN tại Clark County, Vancouver, WA, đại diện các tôn giáo, các thân hào nhân sĩ, hội viên Hội Người Việt Cao Niên Oregon, hội viên Hội Ái Hữu Quảng Trị vùng Tây Bắc, trường Việt Ngữ Văn Lang dĩ nhiên là không thể vắng mặt trong buổi đại lễ quan trọng này.

Sau phần nghi lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ và phút tưởng niệm anh hùng tử sĩ là phần dâng hương cúng lễ và đọc chúc văn tưởng nhớ công đức Quốc Tổ do Hội Ái Hữu Quảng Trị Vùng Tây Bắc phụ trách.

Bàn thờ Quốc Tổ được bài trí trang nghiêm đầy đủ hương hoa trà rượu bánh trái. Chánh tế, các phó tế, ban chấp sự trang nghiêm trong quốc phục với mũ triều thiên tiến cúng nghi lễ giống như nghi lễ cúng đình cầu an mà người viết đã được tham dự với cha già ở đình làng Quận Phú Nhuận Tỉnh Gia Định ngày xưa.

Lời xướng văn tế lễ trang nghiêm, những lần vị chánh tế, phó tế đứng lên quì xuống vái lạy, giọng đọc sớ rõ ràng trầm bỗng của vị đọc sớ, tiếng trống chiêng rộn rã vang vang trong bầu không khí trang nghiêm đã đưa toàn thể hội trường về với cội nguồn dân tộc mà ở nơi đó có hồn thiêng sông núi nước Việt oai linh anh dũng được tạo nên bằng xương trắng máu đào của tổ tiên và anh hùng liệt nữ Việt Nam.

Xin hãy lắng nghe lời nguyện của những người con dất Việt dù đã “Ly Hương” nhưng “Bất LyTổ” như sau:

“Nơi đất khách nén hương cầu nguyện
Cúi đầu xin Quốc Tổ sáng soi
Chuyển xoay vận nước cho đời thăng hoa
Yêu thương đùm bọc tình nhà Việt nam
Hôm nay thiết lễ báo đền
Cúi xin Quốc Tổ thánh hiền chứng tri”

(Trích trong Văn Tế Giỗ Tổ Hùng Vương 2012 của HAHQTVTB)

Có những nét buồn trên gương mặt được cúi xuống của những cụ già và nét tư lự đăm chiêu của những người trẻ có mặt trong buổi lễ hôm nay! Một số đồng hương đã kính cẩn bái lễ trước bàn thờ Quốc Tổ để tỏ lòng tưởng nhớ đến công đức Quốc Tổ.

Những lời phát biểu của đại diện các vị trưởng lão (Cựu Thượng Nghị Sĩ Bùi văn Giải), của ông chủ tịch CDVNOR Trần Quang Đệ, của đại diện giới trẻ ( Cô Phương Thảo- Hoa Hậu Áo Dài 2010) đã nói lên công đức nghìn đời của các vị tiền nhân và tinh thần đấu tranh bất khuất bảo vệ quê hương của người dân Việt tại hải ngoại.

Xin đừng có quên khuôn mặt trẻ trung nhưng lòng đầy nhiệt huyết phục vụ đồng hương Việt Nam của nữ bác sĩ Trần Chu Thủy, người đã được sinh trưởng và giáo dục trong một gia đình đạo đức, có tinh thần quốc gia vững chắc đang có mặt trong buổi lễ Giỗ Tổ năm nay.
Bác sĩ Trần Chu Thủy sinh tại Việt Nam nhưng lớn lên ở đất Mỹ, hấp thụ đưọc những tinh hoa tốt đẹp của hai nền văn hóa Việt- Mỹ, một khuôn mặt trẻ tích cực trong các sinh hoạt của người Việt Quốc Gia tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, đã dấn thân tranh cử chức vụ Dân biểu Tiểu Bang Oregn để tranh đấu cho quyền lợi của đồng hương Việt Nam nơi chốn nghị trường. Cô kêu gọi đồng hương Việt Nam ủng hộ tài chánh, ghi danh đi bầu, tham gia bỏ phiếu và vận động cử tri bỏ phiếu thay cho mình, nếu mình cư ngụ ngoài phạm vi có thể bỏ phiếu cho BS Trần Chu Thủy. Xin đồng hương Viẹt Nam hãy dồn phiếu cho Bác sĩ Trần Chu Thủy nhé.

Phần văn nghệ đầy tình tự dân tộc của ban Hưng Ca tại Oregon, của anh Lê Minh (hội Việt Fan), của các vị “không còn trẻ nữa” thuộc Hội Người Việt Cao Niên Oregon trong màn hợp ca bàì hát Quyết Tiên rất là hùng hồn khiến cho buổi lễ thêm phần ý nghĩa.

Đặc biệt hơn cả là cháu gái Trâm Khanh, 4 tuổi, cháu ngoại của Ông Hội Trưởng HAHQTVTN Nguyễn Quang Trung, đã làm cho toàn thể quan khách tham dự phải ngạc nhiên và cảm động khi cháu hát bài hát Anh là Ai của Việt Khang và Đáp Lời Sông Núi, rất rõ ràng, duyên dáng, không vấp một chữ nào.
Khuôn mặt ngây thơ xinh đẹp, giọng hát dễ thương của Trâm Khanh đã chinh phục cảm tình của tất cả mọi người hiện diện hôm nay. Xin góp vui và thán phục cho sự giáo dục về lòng yêu quê hương đất nước của ông bà, cha mẹ cháu và sự giỏi dắn, tài ba của cháu Trâm Khanh.

Nào đã hết đâu, Ban Tổ Chức lại phục vụ luôn cả phần ẩm thực cho khách tham dự với những món ăn thuần túy hương vị Việt Nam.

Đã nói dến ngày Quốc Tổ thì chúng ta không thể nào quên được chiếc bánh dầy bánh chưng của Tiết Liêu ngày xưa đã dâng lên để mừng thọ cho vua cha và hôm nay cũng trong ngày giổ này chiếc bánh dầy bánh chưng đó được gia đình ông Nguyễn Kiên dâng cúng lên Quốc Tổ với tất cả lòng thành.

Thật là chu đáo ! Thật là cảm động ! Thật là vui vẻ !

Xin một lời khen ngợi đến Ban Tổ Chức đã phối hợp lo lắng chu toàn mọi việc từ niềm vui của tinh thần đến cái vui của ẩm thực.

Hôm nay người viết xin có lời cảm tạ Ban Tổ Chức và quí vị đã chung vai góp sức, đã tham dự buổi lễ Giổ Tổ Hùng Vương năm nay vì quí vị đã cùng nhau duy trì, phát huy và bảo tồn truyền thống tốt đẹp đầy nhân nghĩa Uống Nước Nhớ Nguồn của đạo đức Việt Nam.

Hy vọng những người trẻ Việt Nam sẽ được truyền thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp này và xin hãy nên nhớ rằng:

“ Một tấc giang sơn là tấc máu
Một gang đá sỏi cũng ân tình !”


Mong lắm thay!

Xin mời quý đồng hương vào You tube để xem các video về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2012 do người viết thực hiện qua các link dưới đây:

You tube Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3-31-2012

1. Dâng Hương 3:34
http://www.youtube.com/w...e_zTshOlnrNjPI3kgIaeQg=

2. Quan khách 1 3:01
http://www.youtube.com/w...e_zTshOlnrNjPI3kgIaeQg=

3.- Quan khách 2 3:22
http://www.youtube.com/w...e_zTshOlnrNjPI3kgIaeQg=

4.-Trâm Khanh hát bài Anh là Ai 1:48
http://www.youtube.com/w...e_zTshOlnrNjPI3kgIaeQg=

5.- Trâm Khanh hát bài Đáp Lời Sông Núi 1:48
http://www.youtube.com/w...e_zTshOlnrNjPI3kgIaeQg=

Sương Lam
Sương Lam
#716 Posted : Thursday, May 3, 2012 11:38:46 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Những Lời Mẹ Dạy


Hằng năm người Mỹ thường tổ chức Ngày Mother’s Day vào ngày chủ nhật của tuần lễ thứ nhì trong tháng Năm. Năm nay Ngày Của Mẹ là ngày Chủ Nhật 13 tháng Năm năm 2012.
Người viết xin mời các bạn đọc những dòng tóm lược lịch sử Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) như sau:

Lịch sử Ngày Của Mẹ

Vào năm 1872 ở Boston (Massachusetts), bà Julia Ward Howe, một nhà hoạt động cộng đồng,một nhà văn, nhà thơ bị mất người mẹ yêu thương đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để nuôi dưỡng bà. Nỗi đau đớn và niềm tiếc thương đã khiến bà phát động cả phong trào kêu gọi mọi người cùng yêu thương tôn kính những bà mẹ trên khắp nước Mỹ. Phong trào được cả nước hưởng ứng nhưng chỉ một thời gian sau thì lần lượt mờ nhạt dần.
Trong khoảng thời gian đó, bà Anna Jarvis là một cô giáo ở Philadelphia (Pennsylvania) với tình thương mẹ ngút ngàn nên đã không lập gia đình mà ở vậy để nuôi mẹ già cho tới lúc bà mẹ chết vào năm 1905.
Từ đó cho đến năm 1907, bà tiếp nối công trình của bà Julia Ward Howe hô hào cả nước Mỹ cùng đứng lên vinh danh lòng Mẹ qua bà mẹ yêu quý của bà với tình thương yêu bao la không quản nhọc nhằn nuôi dưỡng con cái nên người.
Kết quả cuộc đấu tranh thiêng liêng trường kỳ nầy kéo dài trong bảy năm là sự ra đời của nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1914, trong đó Tổng Thống Woodrow Wilson quyết định công nhận ngày Chúa Nhật thứ nhì (2nd Sunday) của tháng Năm mỗi năm là ngày Mother’s Day.
Từ đó mỗi năm người Mỹ ăn mừng ngày lễ Mẹ cho tới ngày nay. Truyền thống cao quý tốt đẹp thiêng liêng nầy bây giờ đã lan tràn khắp nơi trên thế giới.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Dầu rằng trong những ngàỳ Lễ Của Mẹ (Mother’s Day) hay ngày Lễ Của Cha (Father’s Day), các nhà hàng, tiệm bán hoa, bán thiệp, bánh kẹo chocolate, quà tặng tấp nập kẻ bán người mua vì người Mỹ rất thực tế luôn đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế trên hết, nhưng ít ra đây cũng là một dịp nhắc nhở các người con nhớ rằng bạn vẫn là một người con do cha mẹ sinh thành dưỡng dục.

Thế thì người con dù bận bịu việc làm, việc học, việc gia đình tới đâu, ít nhất cũng nên dành một ngày làm cho Mẹ hay Cha vui lòng, sung sướng trong những ngày lễ quan trọng này bằng cách dẫn cha mẹ đi ăn, mua tặng cho mẹ cha một món quà nho nhỏ, một bó hoa xinh xinh, một cú điện thoại chúc mừng hay tình cảm hơn nữa là đi viếng thăm cha mẹ già ở viện dưõng lão đã mỏi mòn trông ngóng con cháu đến thăm trong các viện dưỡng lão.

Chúng ta đang ở một nơi chốn lúc nào cũng tất bật, bận rộn, đa đoan nhiều chuyện suốt ngày, suốt tháng, suốt năm. Đời sống càng văn minh, kỹ thuật khoa học càng phát triển thì càng tạo thêm nhiều nhu cầu, nhiều tiện nghi mới và con người lại phải cật lực làm việc để có nhiều tiền thoả mãn những nhu cầu mới này.

Đời sống vật chất càng phong phú bao nhiêu thì đời sống tình cảm gia đình càng thiều thốn, nghèo nàn bấy nhiêu vì con cháu ai cũng phải lo đi làm, đi học cả ngày.
Con người ở các xứ văn minh tiền tiến, nhất là ở xứ Mỹ này chịu rất nhiều áp lực của công ăn việc làm, của tiền bạc, của nhu cầu vật chất.

Hơn thế nữa, luật pháp xứ Mỹ không cho phép để người già yếu, con nít ở nhà một mình. Việc mướn người chăm sóc cha mẹ già ở nhà thì khó khăn vì không có người chịu làm nghề này hoặc là quá đắc đỏ. Con cái dù có muốn phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bịnh hoạn ở nhà cũng khó lòng thực hiện được ý nguyện này nên đôi khi đành phải đưa cha mẹ già yếu vào ở trong những nhà an dưỡng hay viện dưỡng lão để được săn sóc đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, sự chăm sóc của bác sĩ, y tá, thuốc men ở viện dưỡng lão chỉ để bù đắp về phương diện vật chất mà người con không thể hoàn thiện được nhưng làm sao chửa trị được những nhớ nhung, những thiếu thốn tình cảm gia đình mà người già phải sống cô đơn chịu đựng nơi viện dưỡng lão.
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người. Đồng thời, tôi cũng xin chúc phúc cho quý cụ đã có được con cháu hết lòng hiếu thảo với quý cụ. Âu đó cũng là việc thiện lành cho cả người làm cha mẹ lẫn con cháu.

Theo thiển nghĩ, những ngày như ngày Lễ Của Mẹ hay ngày Lễ Của Cha ở Mỹ rất có giá trị về phương diện tình cảm đối với mọi người mặc dầu quá ít vì mỗi năm chỉ có một ngày. Tuy nhiên, đây vẫn là dịp để con cái nhớ đến công ơn cha mẹ còn sinh tiền để mà làm cho cha mẹ hạnh phúc, vui lòng cũng trong một ý nghiã như ngày lễ Vu Lan của văn hoá Á Đông là dịp để con cái nhớ ơn công sinh thành dưõng dục của mẹ cha còn sinh tiền hay đã qua đời vậy.

Nhân Ngày của Mẹ, chắc hẵn chúng ta ai cũng thuộc một vài câu ca dao Việt Nam nói về Mẹ dưới đây:

“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau

Chiều chiều ra đứng cửa sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu

Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang
Một tiếng anh than hai hàng lụy nhỏ
Có chút mẹ già biết bỏ cho ai nuôi

Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơ!
Đói no đau ốm ai người lo cho

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”

Người viết đã từng làm Mẹ, làm Bà nên rất thấm thía ý nghĩa câu ca dao:

“Lên cao mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”

Một người bạn đã gửi điện thư (email) đến người viết bài sưu tầm về Mẹ dưới đây, tôi xin được chia sẻ với các bạn bài viết này xem có đúng trong trường hợp của bạn không nhỉ?

Những điều mẹ dạy ...

Ngay từ bé tôi đã được mẹ dạy rất nhiều điều, những bài học từ trong cuộc sống hằng ngày đến nay vẫn có giá trị vô song.

Khi tôi bị ngã, mẹ bảo: “Hãy tự đứng lên và nhìn thật kỹ nơi mình vừa ngã xuống để nhắc nhở mình đừng ngã như thế nữa”.

Khi tôi có lỗi, mẹ bảo: “Con hãy nhìn thẳng vào mắt mẹ và nói lời xin lỗi để thấy được con đã làm mẹ phiền muộn biết bao”.

Khi tôi học bài: “Con hãy nhìn vào quyển vở của mình và mỉm cười như với một người bạn. Sự thân thiện ấy sẽ làm con yêu thích học tập hơn”.

Khi tôi ăn cơm: “Con đừng ăn mãi một món ưng ý nhé. Hãy nghĩ xem còn rất nhiều người trong bàn ăn cũng thích món ấy”.

Khi tôi khóc: “Con hãy nhìn những người xung quanh mình xem, đừng làm cho mọi người cảm thấy khó xử vì nỗi buồn của con, họ đang vui vẻ thế kia mà”.

Khi tôi cắt cỏ: “Nếu con có cắt nhằm ngón chân của mình, đừng vội chạy ngay lại mẹ mà hãy tìm cách cầm máu vì không phải lúc nào mẹ cũng ở bên con”.

Khi tôi ôm hôn mẹ mỗi sáng: “Con hãy đi và nhớ đến mẹ, mẹ tuy không ở bên con nhưng lúc nào cũng cầu nguyện cho con bởi vì mẹ yêu con”

( Nguồn: điện thư bạn gửi).

Người viết xin mượn bài sưu tầm về Tình Mẹ dưới đây để làm kết luận cho bài viết hôm nay, bạn nhé.

Tình mẹ

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.

Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu thương. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng bát đĩa xuống sàn.

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên, “Con không đi”.

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem phim. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình tivi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng: “Mẹ không biết thế nào là sành điệu”.

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng bạn.

Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.

Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ “ai” chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp,: “Đó không phải chuyện của mẹ”.

Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời: “Con không muốn giống mẹ”.

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch trong tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu:" Mẹ… con xin mẹ"

Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và nói rằng: “Mẹ yêu con biết bao”. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa.

Khi bạn 30, mẹ gọi điện cho bạn khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cám ơn mẹ bằng cách nói rằng: “Mọi việc giờ đã khác xưa rồi mẹ”.

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của người thân. Bạn cám ơn mẹ bằng câu trả lời: “Bây giờ con thật sự bận lắm”.

Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về “Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào”.

Và rồi một ngày kia… mẹ lặng lẽ ra đi, tất cả những điều bạn chưa kịp làm cho mẹ sụp đổ tan tành.

Nếu mẹ còn ở bên bạn, hãy luôn yêu thương và kính trọng mẹ. Nếu mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của mẹ và nuối tiếc của bạn sẽ ở lại.

Vì cuộc đời bạn chỉ có một người MẸ mà thôi !!!

(Nguồn: trích trong Diễn đàn Đại Học Văn Khoa)

Xin chúc cho những bà Mẹ trên đời có đuợc một ngày vui vẻ và hạnh phúc với người thân trong gia đình trong Ngày Của Mẹ.

Happy Mother’s Day

Kính chúc toàn thể quý độc giả và thân hữu nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc nhé.

Xin mời quý bạn vào xem Youtube “Love” do SL thực hiện qua link dưới đây
http://www.youtube.com/w...3wlCBTLDMw&feature=plcp


(Nguồn: hình ảnh, tài liệu được sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB)

Sương Lam
Sương Lam
#717 Posted : Sunday, May 27, 2012 2:29:08 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Tâm Tình Sau Chuyến Du Nam Mỹ


Chào quý bạn,

Người viết vừa trở về nhà sau chuyến du lịch ở Nam Mỹ do công ty du lịch AV Travel & Tours tổ chức. Chuyến du lịch này rất vui vì đoàn du lịch thương mến nhau và chăm sóc cho nhau trong tình thân gia đình.

Chúng tôi đến viếng thăm di tích Machu Picchu ở Peru, đệ nhất thắng cảnh Nam Mỹ năm 2010 với hành trình trở về sự huyền bí của một “thành phố đã mất của người Incas”. Chúng tôi cũng đã đến xem thác Iguassu rất hùng vĩ ở hai bờ biên giới Argentina và Brazil. Chúng tôi đi cable car lên núi Sugarloaf ngắm toàn cảnh thành phố Rio de Janeiro, viếng thăm tượng Chúa Jesus cao 39,6 mét, nặng 635 tấn ở độ cao 700 mét trên núi Corcovado ở Brazil. Tất cả những địa danh nói trên được đưa vào danh sách để được bình chọn là những kỳ quan thế giới hiện đại.
Trước khi trở về Mỹ, chúng tôi đến viếng thăm ngôi chợ Central Market có từ thế kỷ 19 ở Chile, thăm viếng khu du lịch ở bãi biển Vista Del Mar để thưởng thức một buổi ăn trưa hải sản ngon tuyệt vời.
Chúng tôi phải dùng hơn 10 chuyến bay quóc tế lẫn nội địa để di chuyển từ nước này sang nước khác, chưa kể các phương tiện xe lửa và xe buýt cần thiết để đến các địa đỉểm viếng thăm. Thôi thì còn sức khỏe và còn đủ sức leo trèo, đi bộ nổi thì chúng tôi cứ đi vì đâu biết được sức khỏe của mình ra sao ngày sau, bạn nhỉ?
Cuộc hành trình thật là thú vị và cũng thật mệt vì chúng tôi phải lên ở độ cao trên 11.000 feet ở Cusco- Peru với không khí loãng nên nhiều người đã ngã bịnh mặc dù chúng tôi đã được khuyến cáo phải dùng thuốc trợ giúp hô hấp khi lên ở độ cao thiếu dưỡng khí. Người viết sẽ tường trình chi tiết hơn chuyến du lịch này trong số báo Xuân hằng năm của Oregon Thời Báo để chúng ta cùng du Xuân đường xa xứ lạ như người viết đã thực hiện từ năm 2005 cho đến nay nhé. Xin quý độc giả nhớ đón đọc cho vui mấy ngày Xuân nhé.

Có đi nhiều nơì mới thấy có nhiều điều mình chưa biết và học được nhiều “cái sàng khôn” khi thấy cuộc đời có nhiều điều kỳ lạ và đáng quý.
Người viết cảm nhận rằng dù ở nơi đâu, người dân quê vẫn hiền lành, mộc mạc, thanh thản hơn người dân ở các đô thị lớn, lúc nào cũng vội vã, bon chen, tính toán. Người dân quê ở Peru vẫn hiền lành, chân thật hơn người dân ở các thành phố lớn Brazil, Argentina v..v…và đã để lại nơi tôi nhiều cảm tình tốt đẹp.

Một hình ảnh rất dễ thương khi ngồi trên xe buýt đì ngang qua một ngôi làng nhỏ ở Peru, tôi đã thấy một đôi vợ chồng và một đứa trẻ thơ ngồi bên nhau trên một sân phơi đầy trái bắp mới thu hoạch được trong một không gian vắng lặng, chung quanh toàn là núi đồi. Ngôi nhà nhỏ của họ đơn sơ không có bóng dáng của những tiện nghi vật chất và tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm khi được ngồi bên nhau nhìn sản phẩm mà họ thu hoạch được. Họ có vẻ vui mừng và chấp nhận những gì mà họ đang có do công sức trồng trọt mà họ đã làm ra. Hạnh phúc thật là đơn sơ, thật là giản dị, phải không bạn? Trong khi đó thì ở các thành phố lớn khác, tôi đã thấy những khuôn mặt đăm chiêu, dáng đi vội vã như chạy đua với thời gian để bắt kịp chuyến xe buýt cho không bị trể giờ làm việc, thiên hạ đi tới đi lui đông đảo rần rần. Tôi cũng bị lôi cuốn theo dòng người vội vã đó để đi theo kịp đoàn, nếu không, tôi sẽ bị chìm lẫn trong đám đông và tôi sẽ bị lạc đường. Tôi đi như chạy muốn hụt hơi vì cái chân của tôi đã bắt đầu yếu rồi, không còn nhanh nhẹn như trước nữa.

Đi chơi cũng mệt lắm chứ khi bạn “không còn trẻ nữa”, bạn ạ! Bởi thế, nếu bạn còn sức khỏe thì cũng nên đi chơi cho biết đó biết đây, chứ mai mốt không còn đi nhanh nhẹn được nữa thì bạn phải ngồi ở trong một ngôi nhà đẹp lộng lẫy 4, 5 phòng mà tiếc nuối vẩn vơ.
Trong đoàn du lịch kỳ này có một cụ ông 83 tuổi vẫn trèo lên được gần đỉnh núi ở Machu Picchu thuộc xứ Peru, trong khi người viết leo núi, xuống núi mệt “ná thở”, phải có người dìu đi xuống vì dốc đá cheo leo. Thật là đáng phục cho cụ ông này quá!

Nói đến những vị cao niên, người viết chợt nhớ vợ chồng chúng tôi đã không được tham dự lớp điện toán ngày thứ bảy 5-5-2012 do CĐVNOR tổ chức, ngày mừng sinh nhật tháng 5 của các hội viên HCN cùng ngày Mừng Lễ Mẹ ( Mother’s Day) 5-13-2012 vừa qua. Tuy nhiên cô trưởng đoàn Simone Nga của công ty du lịch AV Travel đã không quên “ngày trọng đại” của quý bà nên đã gửi tặng quý vị phu nhân trong đoàn một món quà nho nhỏ mỗi người một con búp bê độc đáo của nước Peru. Cô Simone Nga thật là dễ thương, thật là tế nhị và cũng thật là đáng khen! Xin cám ơn Cô đã không quên ngày lễ đặc biệt này của văn hoá của Mỹ dù chúng tôi đang “tiếu ngạo giang hồ” ở một nơi không phải là xứ Mỹ. Đôi uyên ương Việt Hùng và Simone Nga của AV Travel đã lo lắng chu đáo cho tất cả mọi người tham dự trong chuyến du lịch này trong tình thân gia đình và đã để lại nơi chúng tôi những kỷ niệm vui nhộn, đáng nhớ và dễ thương. Bravo!

SL cũng xin cám ơn các thân hữu trong “cõi thật” và trong “cõi ảo” đã lo lắng thăm hỏi SL khi SL “tuyệt tích giang hồ” trong một thời gian. Tình cảm thương yêu của quý anh chị và của quý độc giả dành cho SL đã làm cho SL cảm động quá chừng chừng.
Con người đôi khi phải “chết lên chết xuống” vì những tình cảm thương yêu này, Bạn nhỉ? Smile!

Nhắc đến lớp học điện toán (computer), người viết nhớ đến một tài liệu rất hay do một người bạn mới vừa chuyển đến, xin được trích đăng để chia sẻ với quý vị cao niên về lợi ích của việc người lớn tuổi sử dụng computer nhé:


Lợi ích khi nguời lớn tuổi sử dụng Computer

Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện tr¬í nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet. Người lớn tuổi suử dụng Computer thì tốt cho trí¬ nhớ chứ không có hại.

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể cải thiện tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên ( một n¬ữa những cụ thường xuyên lên internet còn nữa kia thì không) với mục đi¬ch tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già?

Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách s¬ử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cẩu khi về nhà vào internet trung bình mổi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lể liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử¬ dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Các nhà khoa học về não bộ của các cụ cao niên trước đây “lười lên internet” giống như một bộ máy xe hơi được nhấn ga tăng tốc độ chỉ sau 2 tuần lễ “lượn ngang dọc” trên mạng (Net). Các cụ thuộc nhóm nay có tuổi trung bình la 66.8 tuổi.
Trước đây, não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nh¬ận thức không gian trong cuộc sống hằng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhậ¬n thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng. Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) ph¬ía trước và trung bộ đã được ki¬ch động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, tr¬í nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tậ¬p trung mạnh mẽ hơn.
Các nhà khoa học còn nhậ¬n thấy là sau cuộc thí nghiệm não bộ của các cụ trước “lười lên internet” nay đã có sức sống giống như não bộ của các cụ thường xuyên sử dụng internet. Các cụ thuộc nhóm sau này có tuổi bình quân là 62.4 tuổi. Ngoài ra, khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nh¬ìn thấy não bộ của họ đã “sử dụng –trí nhớ sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.
¬……
(Nguồn: Email bạn gửi - Cám ơn chị Ngoan Nguyễn)

Như vậy với ích lợi cho trí nhớ như thế quý vị cao niên còn chần chờ gì mà không đến tham dự các lớp điện toán do CDVNOR tổ chức nhỉ?

Người lớn tuổi lại lười không chịu vận động cơ thể. Xin mời quý bạn cùng đọc với người viết tài liệu dưới đây:


VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN

Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: "Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".
Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí, nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.
Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi ngày mỗi gia tăng.
Theo một thống kê của viện thăm dò Gallup, thì vào năm 1960, chỉ có 43 triệu (24%) người dân Hoa Kỳ tập dượt. Đến năm 1986, số này tăng lên là 136 triệu (57%). Năm 1974, người Mỹ bỏ ra 93 triệu Mỹ Kim để mua dụng cụ tập dượt, thì đến năm 1986, số tiền này tăng lên 1.2 tỉ Mỹ Kim.
Vận động tập thể thực hiện lần đầu vào năm 1800 tại nước Phổ, với mục đích lấy lại niềm kiêu hãnh dân tộc sau cuộc chiến với Napoleon. Ngày nay, nó đã trở thành một sinh hoạt gắn bó vào đời sống hàng ngày của đa số dân chúng, trong đó có người cao tuổi. Sinh hoạt này cũng giống như việc tổ tiên ta khi xưa phải dành thì giờ mấy lần một tuần để đi mà tìm kiếm thực phẩm, nước uống. Họ thực sự đi, có khi chạy, đuổi theo để bắt con mồi. Họ vừa vận động vừa kiếm thức ăn.
Với người cao tuổi, sự vận động cơ thể lại càng quan trọng hơn.
Trong tiến trình lão hóa có những thay đổi theo chiều đi xuống về chức năng cũng như cấu tạo của mọi bộ phận con người, những thay đổi mà sự vận động có thể khiến chậm lại hoặc khiến tốt hơn.
Xương già dễ nứt gẫy, cơ thịt già dễ tổn thương, khớp xương già co duỗi giới hạn. Lý do là vì nồng độ nước trong xương, trong sụn bớt đi, trở thành ròn, dễ gẫy khi va chạm. Lại nữa, sự bao che của cơ thịt chống lại sức va chạm giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20% kể từ tuổi 65 trở lên.
Thần kinh kém nhậy cảm, phản ứng chậm tới 10-15% kể từ tuổi 60, do đó dễ gây ra nguy cơ té ngã.
Tim kém hoạt động. Nhịp tim chậm lại từ 6-10 nhịp cho mỗi 10 tuổi cao, máu rời tim sau mỗi lần co bóp ít đi tới 20-30%, huyết áp tăng vì thành động mạch xơ cứng.
Hô hấp giảm, dư khí trong phổi tăng tới 30-50% vào tuổi 70, không khí trao đổi giảm tới 40-50%.
Với sự hóa già cộng thêm nếp sống tĩnh tại của một số người cao tuổi, việc không xử dụng những chức năng của cơ thể, khiến chúng yếu và tiêu mòn đi, trở thành bất khiển dụng.
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Như vậy, những người “không còn trẻ nữa“ như chúng ta cần phải đi chơi nhiều hơn nữa, cần phải vận động nhiều hơn nữa về trí óc bằng cách học hỏi, sử dụng điện toán và chịu khó vận động cơ thể để trí nhớ và thể chất được khỏe mạnh và nhờ thế chúng ta sẽ sống vui sống khỏe, phải không Bạn?


Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB 525-MCTN128)

Mời quý bạn xem thêm một vài hình ảnh của SL về chuyến du Nam Mỹ này nhé.












Phượng Các
#718 Posted : Wednesday, May 30, 2012 4:07:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Bởi thế, nếu bạn còn sức khỏe thì cũng nên đi chơi cho biết đó biết đây, chứ mai mốt không còn đi nhanh nhẹn được nữa thì bạn phải ngồi ở trong một ngôi nhà đẹp lộng lẫy 4, 5 phòng mà tiếc nuối vẩn vơ.

Theo em thì càng có tuổi thì càng nên chạy nuớc rút mà đi cho nhiều thêm, vì cái vô thường tới mà mình phải đi đứng lệt bệt thì nản vô cùng.

Sương Lam
#719 Posted : Saturday, June 9, 2012 10:37:24 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Đúng rồi, PC ạ!
Cho nên SL thường gàm "dám đốc, dám xúi" bạn bè giò cẳng còn khỏe thì cứ đi chơi cho đã đi chứ mai mốt hổng đi được ngồi đó mà khóc hu hu. Smile!

Mời các bạn xem t you tube SL làm tài tử "đóng phin" tiếu ngạo giang hồ Nam Mỹ 2012 dưới sự đạo diễn của anh Minh cho vui cuối tuần nha.

You tube Du lich Nam My 2012
http://www.youtube.com/w...ge2JxKNTXg&feature=plcp

Nếu quý anh chị em còn "quởn", xin mời coi thêm những you tube ngắn ngắn hơn về chuyến du lịch Nam Mỹ của SL mới tập làm đạo diễn đây nè. Smile!

Suonglam’s Channel- Youtube

http://www.youtube.com/user/suonglam/videos

http://www.youtube.com/u.../suonglam?feature=watch

Chúc vui cuối tuần hén.

Suong Lam
Sương Lam
#720 Posted : Saturday, June 9, 2012 11:15:06 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Bây giờ SL mời quý bạn đi du lịch theo kiểu Sinh viên nghèo của SL năm 1983 nha.

Sinh Viên Nghèo Du Lịch



Niềm vui của người viết là được chia sẻ những tin tức hay lạ, được tâm tình với quý vị độc giả và thân hữu một cách chân tình.

Tâm tình sau chuyến du lịch Nam Mỹ đăng trong số báo 526 ORTB vừa qua hay những bài du ký “tiếu ngạo giang hồ” của người viết trên các giai phẩm Xuân ORTB từ năm 2005 đến nay chỉ là những sự chia sẻ niềm vui của người viết, để giới thiệu những nơi chốn xinh đẹp trên thế giới cùng những kinh nghiệm khi đi du lịch của người viết gửi đến bạn bè thân hữu và độc giả mà thôi.

Đức Đạt Lai Đạt Ma cũng từng khuyến khích chúng ta mỗi năm một lần cần đi đến những nơi nào mình chưa đến để mở mang kiến thức, để thấy nhiều cảnh đời khác nhau và từ đó con người của mình cũng sẽ thay đổi về quan niệm sống hiện tại.

Tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, sức khỏe và tài chánh cho phép, bạn và tôi có thể thực hiện những chuyến đi chơi những nơi khác nơi cư trú hiện tại cùng với người thân trong gia đình, cùng với bạn bè nhưng không nhất thiết là chúng ta phải đi du lịch nơi xa hay phải tốn kém nhiều vì đi chơi là cơ hội để chúng ta xum họp gia đình, để nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả, để những mối liên hệ tình cảm với thân nhân trong gia đình, với bạn bè thêm gắn bó hơn. Bạn đồng ý chứ?

Khi mới đến xứ Mỹ năm 1981, tuy vợ chồng chúng tôi là những “sinh viên nghèo” của trường Portland Community College, sống nhờ vào tiền “basic grant” của chính phủ và tiền “work study” ở nhà trường, chúng tôi vẫn có thể dành dụm tiền bạc, thu xếp thời gian được nghỉ trong lúc nghỉ hè làm một chuyến viễn du sang Florida để thăm gia đình bên “tướng công” của người viết bằng phuơng tiện xe buýt Greyhound vào năm 1983. Giá vé xe buýt Greyhound lúc đó rất rẻ chỉ có $99.00 một người cho một chuyến đi đến bất cứ tiểu bang nào dù gần hay xa trên đất Mỹ.

Chúng tôi đã phải đi 4 ngày 3 đêm trên xe buýt, ngủ qua đêm trên xe bus luôn vì xe buýt chỉ đổi tài xế lái xe khi dừng lại tại một tiểu bang nào đó chứ hành khách thì vẫn ngồi y nguyên trên xe buýt đang đi.

Đến mỗi tiểu bang, xe ngừng lại ở bến xe buýt cho hành khách xuống xe hay lên xe hoặc dừng lại tại một trung tâm buôn bán cho tài xế, hành khách nghỉ ngơi, ăn trưa, làm công tác vệ sinh trong một thời gian ấn định rồi lại lên xe tiếp tục cuộc hành trình dài vạn dặm.
Chúng tôi lúc đó còn nghèo nên đã phải cụ bị thức ăn: bánh mì chả lụa, thịt chà bông, trái cây, nước uống đem theo cho cuộc hành trình hoặc là ghé ăn “quoa-loa-re-ment” ở những trạm xe dừng nghỉ. Tắm rửa thì tắm theo kiểu “tắm xẩm” nghĩa là lau rửa mình mẫy sơ sơ với khăn như khi mình bị bịnh vậy đó.

Dừng chân ở tiểu bang nào thì chúng tôi kêu “collect phone” để thăm hỏi bạn bè, thân nhân vì họ đã qua Mỹ trước mình vào năm 1975 nên họ “ngon lành” hơn mình một tí thì nhằm nhò gì việc trả tiền điện thoại “collect phone” chuyện nhỏ này.

Bận đi, khởi hành từ Portland, Oregon chúng tôi đi theo lộ trình miền Nam nước Mỹ qua các tiểu bang California, Arizona, New Mexcico, Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida để đến thành phố Daytona Beach thăm thân nhân bên chồng của người viết. Dĩ nhiên là không có niềm vui nào bằng niềm vui anh chị em được gặp nhau sau cuộc đổi đời năm 1975. Gia đình bên chồng tôi định cư ở tiểu bang Florida miền Đông nước Mỹ, gia đình bên tôi định cư ở Oregon miền Tây nước Mỹ. Chuyến xe buýt xuyên bang Greyhound đã nối liền tình cảm thân yêu Đông Tây gần lại với nhau. Chúng tôi đưọc anh chị chồng đưa đi thăm những nơi nổi tiếng ở Florida như Epcot Center, Disney World, Sea World v…v..

Vui xum họp gia đình 1 tuần lễ, chúng tôi phải trở về Portland. Xin cám ơn các anh chị, thân nhân bên chồng tôi đã tiếp đón nồng hậu khi ch úng tôi đến viếng Florida năm 1983.

Bận về chúng tôi cũng đi xe buýt Greyhound theo lộ trình miền Bắc xứ Mỹ qua các tiểu bang Geogia, Tennesse, Kentucky, Ohie, Indiana, Illinois, Iowa, Nebraska, Wyoming, Idaho rồi trở về mái nhà xưa ở Portland.

Lại cũng phải ngồi xe buýt 4 ngày 3 đêm và làm các thủ tục y chang như bận đi, nghĩa là du lịch theo “kiểu nhà nghèo” chỉ tốn có $99.00 tiền xe buýt cho một người và đem theo thức ăn trong suốt hành trình . Như vậy có thể nói là chúng tôi đã được du lịch vòng quanh nước Mỹ từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông sang rồi, dù rằng với phương tiện xe buýt. Chúng tôi đã ngắm nhìn và viếng thăm hầu hết những địa danh nổi tiếng trong hành trình xe buýt đi qua và dừng lại. Cũng vui thôi!

Trở về lại Portland, vợ chồng chúng tôi tiếp tục dùi mài kinh sử, ra trường, kiếm việc làm. Ông xã tôi phải “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật”, còn tôi phải vừa đi học vừa đi làm, vừa chăm sóc con cái ăn học, rất là khổ cực trong mấy năm đầu tạo lập cuộc đời mới từ con số không cho đến khi ổn định được cuộc sống.

Bây giờ sau hai chục năm làm việc cực nhọc, làm tròn bổn phận công dân đóng thuế đầy đủ cho chính phủ, con cái đã có gia đình sự nghiệp riêng tư rồi, chúng tôi về hưu bắt đầu đi “ngao du sơn thủy” tận hưởng niềm vui tuổi già thì cũng tốt thôi. Mai nầy sức khỏe yếu kém, có muốn đi chơi cũng chẳng được, phải không bạn?

Qua lời tâm tình trên đây của người viết thì du lịch cách nào, kiểu nào cũng có niềm vui của nó miễn là mình vui và hài lòng là được rồi. Bởi thế người viết hay làm “dám đốc, dám xúi” bạn bè hãy vui hưởng cuộc đời của mình. Cuộc đời vô thường mà. Nghèo thì du lịch kiểu nhà nghèo, có tiền thì du lịch kiểu có tiền. Không sao cả! “No Problem”

Tuy nhiên để có thể được hưởng thụ những gì hay đẹp trong cuộc sống hiện tại, bạn cũng như tôi phải đấu tranh gian khổ, chịu khó làm việc thì mới có thể sinh tồn và phát triển mạnh mẻ được. Bài học về con bướm mà người viết đọc được trong diễn đàn ĐHVK mà người viết đang sinh hoạt, theo thiển nghĩ, là bài học rất hay trong cuộc đời, người viết xin được chia sẻ với quý bạn để chúng ta cùng suy ngẫm nhé.

Cánh Bướm

Có một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm. Ngày nọ, khi bước vào một công viên, ông đă gặp tổ kén lạ. Ông liền bứt cành cây đem kén bướm về nhà. Ít ngày sau, ông thấy nhúc nhích bên trong kén, nhưng con bướm vẫn chưa phá kén bay ra.
Hôm sau, kén lại nhúc nhích, nhưng chẳng có gì khác lạ. Lần thứ ba, vẫn thấy như trước, ông liền lấy dao rạch kén, thế là con bướm bay ra ngoài. Tuy nhiên, bướm không tăng trưởng và chẳng bao lâu thì chết.
Sau này, ông được người bạn là nhà sinh vật học cắt nghĩa như sau: Thiên nhiên đă xếp đặt cho con bướm phải đấu tranh mới thoát ra khỏi cái kén, vì nhờ đấú tranh gian khổ mà nó có thể phát triển mạnh mẽ để sinh tồn.

Muốn làm cánh bướm bay trên ngàn hoa rực rỡ, bướm phải làm kiếp sâu lặng lẽ, cô tịch trong vỏ kén lặng lờ, khuất nẻo. Muốn làm con bướm bay trong bầu trời xanh ngắt, bướm ….phải là con sâu đen đủi xấu xa, vặn vẹo đau đớn trong tổ kén đợi chờ.

(Nguồn: trích trong Diễn đàn Hướng Về Chúa)

Xin mời quý Bạn đọc thêm một câu chuyện khác về con bướm nhé được kể lại theo cách khác:

Con Bướm

Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua. Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không và mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để bướm đủ sức bay đi.
Than ôi, vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.

(Nguồn: trích trong website Old Cottage- Vào Thiền)

Tóm lại, muốn sống một cuộc đời tươi đẹp hôm nay thì chúng ta phải tự phấn đấu khắc phục những trở ngại trong quá trình đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn đồng ý chứ?

Người viết xin tạm mượn bài thơ vui dưói đây để làm kết luận cho bài tâm tình của người viết hôm nay. Mong rằng khi đọc xong bài thơ này, Bạn sẽ phì cười và hết mệt ngay sau khi đọc những lời tâm tình chân thật của của người viết nhé. “Smile”

MỆT

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt.
Bài này, người viết không mệt.....người đọc mới mệt.

(Nguồn: trích email của bạn gửi trong diễn đàn ĐHVK)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN129-ORTB527-6712)



Users browsing this topic
Guest (24)
39 Pages«<3435363738>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.