Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<3536373839>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#721 Posted : Friday, November 11, 2011 11:33:56 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Bá Nha – Tương Như – Lily Bee


Âm Nhạc! Music! Musik! Musica! Música! La Musique! My3blka! Định nghĩa của những chữ trên tựu chung về đôi tai, sau đó lan lên não, truyền xuống tim và rồi con người thay đổi nó cho hợp với tâm trạng ý thích, chắc chắn không ai có thể khuyên nhủ hay ép uổng ai, phải thích nghe âm thanh này, thay cho âm thanh khác, bỏ nhạc cải lương nghe nhạc cải cách, bỏ nhạc mùi nghe nhạc sang, bỏ nhạc Tây nghe nhạc Tàu, bỏ nhạc chuyên nghiệp, nghe nhạc tự biên tự diễn vân vân và vân vân . . .

Chưa hết, lại còn các công cụ tấu lên âm thanh nữa, các âm thanh ấy do sự điều khiển hỉ nộ ái ố từ các ngón tay mân mê nó, gây nên xúc tác gieo đổ mọi thứ tình vào người được nghe, khiến họ si mê đắm đuối, mơ màng tương tư, có khi gây nên tử vong không thuốc thang nào chữa được.

Bàn luận theo kiểu bác học phải nhắc đến hai ông Bá Nha Tử Kỳ, tên tuổi của hai ông được nhắc mãi cho đến bây giờ xuyên qua sách vở cổ thi, qua các cuộc đối ẩm “chén chú chén anh”, lanh chanh góp chuyện cùng “tách em tách chị” kể lể, truyền cho nhau tìm đọc, trên các trang báo sưu tầm bay bay trên mạng!

Bá Nha nghĩ đến núi để đánh đàn, thì Tử Kỳ tấm tắc tiếng đàn nâng cao vút như Thái Sơn mờ mờ trong sương - Bá Nha nghĩ đến sông để đánh đàn, y như rằng Tử Kỳ khen tiếng đàn ngân dồn dập như sóng cuộn gió xô! Lắm khi tên của hai ông bây giờ bị “mang tiếng!” Lý do vì các bà dùng để “mắng xéo” chồng kiểu thế này: “Đừng theo cái tên Bá Nha ấy mà vào cà phê Quyên cà phê Lú nhé!” dĩ nhiên Bá Nha này, có tên thật khác hẳn, bà chỉ mượn tích xưa người cũ răn đe chồng thế thôi, đừng tưởng bà không hiểu ý tứ trong câu xướng rủ rê cà phê cà pháo mà lầm! Nguy nguy hồ như Thái Sơn, dương dương hồ như lưu thủy. (Lã thị Xuân Thu: Bá Nha cổ cầm. Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết thính chi)

Kinh điển hơn nữa là trong truyện Kiều, âm thanh được tạo ra từ những ngón tay ngà ngọc Vương Thúy Kiều đã khiến anh Kim Trọng thương nhớ muôn đời không thể nguôi ngoai:

Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đ èn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Đụng đến chữ Âm đã thấy ồn ào, kèm thêm chữ Nhạc phải mở toang bao nhiêu cửa, nào ý nào tình, nào lời nào chữ, giống như tò mò soi mói từng góc cạnh thân thể cùng tâm linh, để đưa ra ý kiến riêng tư của một cá nhân. Đưa ra ý kiến có khi bị chê là “ấm a ấm ớ hội tề”, chưa kể bị mắng là “đàn gẩy tai trâu” người ta biết thăng giáng đồ rê mi phá phần mình nhìn đen trắng chửa thông, đứa nằm dòng một, đứa thượng dòng năm, đứa chơi vơi lơ lửng, đôi khi rớt tỏm đâu mất.

Người biết diễn tả tâm hồn qua âm thanh, đụng vào bất cứ nhạc cụ nào cũng tạo ra nhã nhạc, chẳng cần biết đen trắng thấp cao, cuốn lá chuối lá dừa thổi hơi vào đã tạo nên thanh âm dìu dặt, gõ ống tre ống nứa cũng đã thả được tình ý bay xa. Lang dùng chiếc tù và gởi tín hiệu tình yêu sâu lắng, Biang bỏ làng bỏ cha bỏ tộc mà theo, để cùng chàng chịu chết, biến thành ngọn núi LangBiang mơ màng sương phủ, cô con gái út về Việt Nam thăm quê Đà Lạt, chụp hình về hỏi chuyện tình của họ thế nào?

Lan man kể chuyện tình âm nhạc, sẽ không thể nào chấm dứt được, từ tù và đến kèn ống đàn tà rưng, đàn đá, những nhạc cụ cổ truyền, những âm thanh não nuột Á đông, những chuyện tình liên quan đến âm thanh quyến rũ từ tiếng đàn giọng hát, đến nỗi người phụ nữ nghe xong đã bỏ nhà theo người cất tiếng hát theo đàn, cho dù bị gia đình từ bỏ, xã hội lên án chê cười vì tội theo trai.

Phượng đã về đây qui cố hương
Loan buồn vò võ chốn khuê phòng
Ước gì Phượng được kề Loan nhỉ?
Chắp cánh cùng bay dệt mộng vàng!

Cả bài Phượng Cầu Hoàng dài thậm thượt của Tràng Khanh - Tư Mã Tương Như, gom lại đúng bốn câu là đủ hiểu lý do khiến nàng Trác Văn Quân bỏ nhà bay theo chàng rồi. Theo khoa tâm lý phụ nữ học thời nay, chẳng có gì sai trong câu chuyện này, nàng trẻ đẹp đã góa chồng, lại bị đủ mọi thứ nhốt kín tù túng, có người gợi ý tháo cũi xổ lồng cho, dại gì lại không bay nhỉ?

Đang nghĩ đến thanh âm ngày xưa, thì nhận được thư của cô bạn học cùng trường thưở nọ, con gái của cô sẽ ghé San Jose trong chuyến lưu diễn từ Orange County đến Seattle vào tối thứ sáu ngày 18 tháng 11 tại quán cà phê Fracati số 315 South Frist Street – San Jose, CA 95113 – số phone của quán cà phê là 408 - 287 – 0400 . Tên của cháu là Lily Bee.
Chuyến lưu diễn Northwest Tour sẽ đi qua các vùng Yorba Linda – Redondo Beach – San Jose – San Francisco – Portland và Boston College.

Mở Face Book tìm tên Lily Bee, tìm trên Youtube nghe Lily Bee hát, xem các phim Lily Bee đạo diễn cùng các bạn, những âm thanh Lily Bee sáng tác, ý tưởng truyền đạt đến người nghe.

Âm thanh quen thuộc vương vấn từ thời Tư Mã Tương Như – đến tiếng đàn Thúy Kiều – xáng xê xừ cống – đổi mới được hơn chút “mi là đồ phá”! Ra ngoại quốc, học từ con từ cháu cách đọc C – D – E – F – G – A – B – C, nay trầm ngâm nhìn ngắm Lily Bee hát trong vườn đầy bí đỏ, bài hát có tên If I Ever Had A Dream, tiếng hát quyện thêm tiếng vọng từ các cháu bé đang chạy chơi, tiếng leng keng từ những vật dụng trang trí trong những ngày trước lễ Halloween. Bài hát này Lily Bee hát để tặng người ái mộ giọng hát – âm nhạc riêng của Lily Bee và thông báo về chuyến lưu diễn của cô cùng các bạn yêu nhạc đồng hành.



Bước vào thế giới âm nhạc của con cháu, thế nào cũng có chút ngập ngừng, khen hay không biết phải khen thế nào, đồng cảm không biết phải giải thích ra sao? Chỉ thấy một trời ước vọng của mình đã không đạt được ước nguyện, (ai lại không ôm ấp một trời mộng ước nhỉ ?) Lily Bee sinh ra tại Mỹ - bị mẹ bắt đi học đàn dương cầm thưở lên năm tuổi, Lily kể là cô đã hậm hực khó chịu ngay cả chống đối những buổi bị đi học nhạc kiểu này. Đến tuổi mộng mơ 13 – 14 cô lén vào phòng của mẹ, nghịch cây đàn guitar, và từ đó cô mày mò tự học đánh các hợp âm, tự sáng tác nhạc riêng cho tuổi mộng mơ của cô. Mười bốn tuổi, cô đã viết trong nhật ký – nếu có ngày đứng trên sân khấu trước khán giả cô sẽ dùng tên Lily Bee – Âm Bee tựa như âm Bùi, trên giấy khai sanh Lily Bui.

Lứa tuổi hai mươi đầy năng động, chỉ trong vòng một năm sau khi quyết định theo trái tim si mê nhạc jazz, hơn si mê ngành luật, cô đã đụng chạm vào âm nhạc, sở thích từ trái tim sau khi hoàn thành chương trình đại học, tên tuổi của Lily Bee đã được biết đến qua 2000 bài hát được gởi đi khắp nơi trên mạng Youtube – hơn nửa triệu lượt xem và nghe, cô đã tự mình cùng một nhóm bạn thu hình, thu nhạc, những ý tưởng lạ đơn giản đầy tính thuyết phục – phong thái tự tin, giọng hát chưa thật sự chín mùi kỹ thuật, nhưng giàn trải niềm đam mê tự trái tim. Hỏi dò cô bạn, cháu có biết đàn hát nhạc Việt Nam không ? cô bạn gởi thư trả lời, có một bài Trúc Đào – thơ của Nguyễn Tất Nhiên – nhạc của Duy Quang.
Đọc từ http://www.lilybeemusic.com/#!biography, biết chính xác cô 24 tuổi, đã từng chạy xong chặng đường 42 ki lô mét marathon, đã làm việc trong Capitol Hill, phục vụ cho AmeriCrops, điều phối viên múa hip – hop, đang làm việc cho Ghostwriter. Đã viết kịch bản và đạo diễn một vở nhạc kịch – cd đầu của cô thực hiện là Daydream Midnight tại thủ đô của nước Mỹ, trong ngày bão tuyết lạnh, mang suy nghĩ tuổi mới lớn của cô đặt vào làn điệu nhạc jazz cổ điển để tặng cho thanh niên thiếu nữ cùng trang lứa.

Lily Bee hãnh diện trả lời ca sĩ Thanh Lan phỏng vấn trên chương trình truyền hình Việt Nam, niềm si mê âm nhạc này phát xuất từ mẹ cô, một phụ nữ Việt Nam dịu dàng đã từng dạy đàn dương cầm tại Việt Nam. Đọc đến đây tôi muốn thêm vài chi tiết về người mẹ dịu dàng của Lily Bee, Mẹ của Lily Bee đã mê âm nhạc say đắm, trời mưa vẫn địu chiếc đàn guitar đi học nhạc, những ngón tay của mẹ Lily Bee nay không còn bay trên phím gỗ như ba mươi năm về trước được nữa, nhưng trái tim si mê âm nhạc ắt hẳn không bao giờ thay đổi. Thay đổi chăng là thời đại, con người được sinh ra và sống trong nó.

Theo từng liên kết trên trang face book của Lily Bee, đọc những lời giới thiệu về cô ca sĩ dễ thương gốc Việt, nhìn cô dùng chiếc đàn ukelele một loại nhạc cụ phát xuất từ Hawaii, đang được giới trẻ khắp nơi trên thế giới yêu thích, vì hình dáng kích thước và âm trong thanh, vang vọng tùy theo bass - alto – tenor – soprano. Cần đàn vừa đủ dài, thùng đàn vừa đủ ôm gọn trong lòng, bốn dây thay vì sáu, các hợp âm dùng tương tự như đàn guitar, dễ điều khiển hơn chiếc guitar nguyên thủy phát xuất từ Tây Ban Nha vào thế kỷ 15 (!) Thứ sáu 18 tháng 11 tôi sẽ rủ thật đông bạn bè ghé quán cà phê Fracati nghe Lily Bee hát. Tôi biết trước tôi sẽ rất hứng thú khi được nghe hát trong quán cà phê, vì kỷ niệm thời con gái sẽ được tôi nhớ lại. Khung cảnh có khác, ngôn ngữ có lạ, nhưng tuổi hai mươi nào lại chẳng giống nhau, đam mê ngùn ngụt, mơ ước ngút trời.

Nhìn gót chân Lily Bee bước đến ước mơ dễ thương quá, âm nhạc khởi đi từ tâm hồn như thế này, tôi cần gì tìm xem ai Bá Nha ai Tử Kỳ - quên luôn cả việc tò mò dò xem Thúy Kiều dùng đàn gì để gẩy – tối thứ 6 ngày 18 tháng 11, tôi sẽ được chạm tay vào chiếc ukelele của Lily Bee.

Thân mến chúc Lily Bee hạnh phúc tràn đầy với những thành công do chính Lily tạo ra cho riêng mình. Và dĩ nhiên mong ước tuổi trẻ Việt Nam trên đất Mỹ luôn năng động trong tất cả mọi phương diện, tìm tòi hạnh phúc cho chính mình để chia sẻ niềm vui và tài năng cùng thế giới.
ngodong
#722 Posted : Tuesday, December 6, 2011 12:18:52 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


Cửa nhà ha



Giống như có ai ghé chơi để lại quà cho mình ha



Lại gần ha la làng ha: Ti ơi con chim thiệt, hai má con vừa đi chợ về. Thế là vòng ra cửa sau vào nhà lấy máy hình ra chụp làm bằng chứng: Có con chim màu thật đẹp ghé chơi sợ nó bay đi mất.

Ai ngờ chụp hình xong chú chàng (có lẽ là chú chàng vì màu đẹp quá) nhìn mình tha thiết, đưa tay ra leo ngay lên vai còn lấy mỏ rỉa tóc mình nữa chứ,



Trời đã trưa vẫn lạnh, mang chú chàng vào nhà. Đi rao cùng khắp hàng xóm hỏi có ai bị mất chú chim xinh xinh hay không? Không ai mất, lại có cô bé hàng xóm cho cái lồng nuôi chim kèm theo lời nhắn: Chim lạ đến nhà là của mình, mình không mang vô nhà thì mèo nó ăn mất! You see, I had two little parakeets, they end-up inside Rondo (con mèo màu đen to hơn con chó con!)





Mở webcam cho hai cháu xem, hai đứa nó mở tròn mắt nhìn con két trên vai bà ngoại, gọi báo cho animal control và để lại số phone, cho chủ cũ biết ai đang giữ nó. Nhìn chân chú chàng có đeo số, hẳn là chủ cưng lắm đây, bảo nó kiss kiss, nó kiss ngay miệng phát ra tiếng hẳn hoi "chút chút"... wowwwwww

Ngộ há chim chóc thích ghé nhà chơi ha -



Năm trước



Mỗi năm

Phượng Các
#723 Posted : Wednesday, December 7, 2011 1:47:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chèn, vui quá há. Chị chụp hình cửa nhà chị trông đẹp quá. Nhìn hình chị và chị VTTT chụp mà nản cái máy của mình ra hình nhạt nhẽo.
Binh Nguyen
#724 Posted : Wednesday, December 7, 2011 9:45:17 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Người ta bảo "Đất lành chim đậu" đó chị. Cooling

BN.
ngodong
#725 Posted : Thursday, December 8, 2011 12:10:45 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Người ta bảo "Đất lành chim đậu" đó chị. Cooling

BN.



Kho^ng bie^t' sao, nhu+ng co' chim lai. phai? lo the^m cho chim, ddi cho+i goi+? ai dda^y chu+'.
Phượng Các
#726 Posted : Monday, December 12, 2011 2:35:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôm nay có ai nhận chim đi lạc chưa vậy chị?
ngodong
#727 Posted : Monday, December 12, 2011 12:08:01 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chưa chị ơi, anh chàng coi bộ . . . khoái ở nhà em rồi đó .
Phượng Các
#728 Posted : Tuesday, December 13, 2011 1:47:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vậy có đi đâu thì mang nó theo.
ngodong
#729 Posted : Friday, February 3, 2012 12:52:44 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Vậy có đi đâu thì mang nó theo.









ngodong
#730 Posted : Saturday, April 28, 2012 1:43:23 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Hai tuần đã qua, cơn say máy bay vẫn còn, sức lực chưa trở lại bình thường - nhớ quên lẫn lộn giữa đêm ngày . Sáu chị em bên nhau được đúng tám ngày - tám ngày đầy vui buồn cười khóc. Kỷ niệm thuở còn cha còn mẹ, mái nhà hiền hòa Sài Gòn, theo nhau về lại vườn trà cà phê xưa để nhớ một thời rau củ sau ngày 30 tháng 4 1975, Bố bị bắt đi tù, con cái bị ép phải hồi hương lập nghiệp.
Người chủ vườn bây giờ đã xây nhà gạch, móm mém cám ơn "lộc" của bà cụ của các cô để lại. Nhớ lại ngày bà nội đào tung phá hết bao nhiêu gốc cà phê đang thời thu hoạch vì trước nhà bị cắm bảng "nhà địa chủ", khi các em lên ở với bà !




cây cà phê đơm hoa, đã có lần bị say khi ngủ mở toang cửa sổ

tea

gốc trà già mé hàng rào



cây bơ sáp ngon thật ngon, khác hẳn bơ nước trồng ở miền tây, tháng tư chỉ mới có hoa.



cây hoa hòe lá non mơn mởn, hoa nở li ti phơi khô uống với trà mộc tuyệt vời



Trở lại vì nghĩa trang Bình Hưng Hòa giải tỏa, lần này cởi tung áo quan Bố Mẹ, ngắm nghía đời người cát bụi nhỏ nhoi, rước Bố Mẹ về thăm mái nhà ấm cúng, nơi tràn đầy hạnh phúc ngày xưa cùng các con



và rồi nghỉ ngơi nhẹ nhàng trong cung Thánh



Bố Mẹ hẳn rất vui khi thấy các con quây quần ngày thay áo mới, nên luồng ánh sáng từ đâu hiên đến thế này .

ngodong
#731 Posted : Thursday, June 7, 2012 5:22:27 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Thời gian trôi nhanh quá! Câu nói được nghe hoài hầu như mỗi ngày, ngay cả chính mình cũng hay bật thốt.
Mới hôm nào không xa còn nắm tay dạy con bước, nay các con khôn lớn trưởng thành, làm cha mẹ chỉ mong các con nên người, chỉ mong các con có một đời sống tương đối hạnh phúc hơn mình.
Dùng chữ hạnh phúc ở mức độ tương đối - yêu được yêu - có đủ thu nhập để sống theo ý mình - không xa hoa không nghèo đói - lo được cho thân mình nghĩ đến mọi người thân quen - biết chia sẻ không ích kỷ - hạnh phúc có thiên hình vạn trạng, ngay cả khi lo lắng đau khổ gặp trắc trở gian nan cũng có thể là nguồn hạnh phúc - người ta gọi là thú đau thương chi đó.

Tám năm về trước, con bé lìa nhà đi học xa, xa hơn hai tiếng lái xe trên xa lộ, với tốc độ 70 dặm một giờ, khoảng cách từ nhà đến trường là 109 dặm = 179 kilomet - mẹ phập phồng lo lắng, khóc khô cả mắt vì sự trống rỗng trong căn nhà nhỏ, cho dù "chàng" vẫn kề bên. Rồi cũng quen!


Sau bốn năm đại học, cô nàng bay xa hơn, thay vì 109 dặm (179 Km), thành 2595 dặm (4176 Km). Máy bay đổi hai lần nếu muốn về San Jose Airport - một lần nếu về San Francisco. Mỗi lần ngồi chờ tin "con đã đến nơi" là một lần thao thức - cô nàng tiết kiệm tiền mua vé giá thật rẻ, nên chuyến bay luôn vào nhừng giờ không ai muốn đi.

[

Tháng 1 trời còn lạnh, mặt hồ đóng băng, ngọn hải đăng sừng sững ngắm nhừng cô cậu sinh viên hạnh phúc nhập trường - khoác chiếc áo trắng lần đầu, chuẩn bị cho nhừng năm học xa nhà, nhớ món ăn mẹ nấu, đánh vật với sách vở, phải nhớ nhừng tên thuốc dài ngoằn đầy chữ, đầy gốc tích họ hàng nhà thuốc rồng rắn, có đứa hợp nhau, có đứa ghét nhau, chỉ một sơ xuất của người thầy thuốc đủ kết liễu một sinh mạng!



Chẳng biết con học hành thế nào, chỉ biết cô và hai bạn cùng lớp thắng giải nhất trong cuộc thi toàn tiểu bang (LECOM PHARMACY STUDENTS WIN STATE COMPETITION) giữa các trường Y Dược, lại chạy marathon nữa chứ - tuổi trẻ thật nhiều sinh lực. Mùa đông con gái phải cào tuyết đi học, đây cũng là một trong nhưng lý do cô thích đi học xa tít tắp, rời khỏi vùng nắng ấm hiền hòa California.

Thế mà, nay cũng đã xong, ngày lễ tốt nghiệp long trọng, áo mũ xênh xang. Bà mẹ của cô nàng áo mũ xênh xang ấy hẳn vui hơn ai hết, sao lại không vui nhỉ, bao nhiêu điều ấp ủ trong lòng bao nhiêu ước vọng thuở thiếu thời của bà, nay các cô con gái thay bà thực hiện. Đôi khi sự khoe khoang cần được khoan hồng, cho những người như bà - người không hoàn thành hết học trình đại học, võ vẽ đôi điều hiểu biết căn bản qua học trình trung học. Tất cả hành trình học hành của bà, vốn liếng hiểu biết của bà chỉ được trui rèn trong trường đời khúc khuỷu, gian nan sau năm 1975.


Chắc chắn một điều, không chỉ một mà hàng ngàn hàng vạn bà mẹ Việt Nam trong số vài triệu người Việt tha hương sống trên toàn thế giới, mang nỗi vinh hạnh khi con cái thành công trên xứ sở chỉ có 10 phần trăm tốt nghiệp các chuyên khoa liên quan đến sức khỏe con người.

Trong ngày lễ tốt nghiệp trang trọng, những giọt nước mắt long lanh trong mắt các bậc phụ huynh, có con tốt nghiệp sau những năm tháng học hành vất vả, hẳn đẹp hơn nước mặt hồ Erie trong tiểu bang Pennsylvania

Nếu có cô chị cùng dự lễ, sẽ là người phủ khăn choàng cho cô em như vài gia đình khác - cha - mẹ - anh chị em cùng có một lý tưởng, một hướng đi .

Tonka
#732 Posted : Thursday, June 7, 2012 6:26:09 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
đáng được khoe khoang lắm chứ. Thành quả hôm nay đâu phải tự nhiên mà có được. Tất cả vẫn là sự hy sinh của cha mẹ và nhất là sự cố gắng của chính cô.
Chúc mừng anh chị và cô út RoseRoseRose
ngodong
#733 Posted : Thursday, June 28, 2012 9:09:43 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Từ Montreal đến thủ đô của Canada cần hai tiếng lái xe, con đường đẹp thơ mộng như tranh vẽ, cây cỏ xanh ngát hữu tình, nhất là đi chung cùng vợ chồng của bạn, tình thiên nhiên, tình bạn hữu, Robert, một người bạn còn hơn cả bạn theo lời anh Tân giới thiệu. Montreal nói tiếng Pháp, một Âu Châu thu nhỏ duyên dáng, dân tình thân thiện, đời sống an lành, nhàn nhã. Anh Tân, người bạn đời của Hà, cũng là bạn cũ của tôi, chúng tôi cùng sinh họat trong nhóm Dân Vũ Quốc Tế của sư huynh Nguyễn Thành Trung, người qua đời ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Đến nơi, lần đầu gặp lại thầy dậy Lý Hóa Trần B Hổ tôi xúc động khôn cùng, tình thầy trò bao năm xa cách, thầy vẫn như xưa, đĩnh đạc nghiêm nghị, tóc thầy đã bạc nhưng ánh mắt vẫn tinh anh. Thầy giới thiệu trang web riêng thầy viết và hứong dẫn phương pháp tập Thái Cực Quyền vì nhóm chúng tôi đến trễ, nên thời gian trò chuyện cùng thầy rất ít –

Ít nhưng cô đọng lời thầy nói: “Trong cuộc đời mỗi người, hạnh phúc đau khổ không thể dùng chữ “có tài – giỏi giang – dại khờ ngu dốt” để giải thích, tất cả đều do định mệnh sắp xếp!”

Chị Kim Nga của gia đình Sương Nguyệt Anh Ottawa, người chị đầu đàn tôi mến phục đã lâu, sau nhừng năm dài cùng chị sinh họat, tôi thương mến chị nhiều hơn khi được cùng chị đi bộ buổi sáng, sinh họat cùng anh chị và các cháu dưới mái nhà tuyệt đẹp, anh chị đã hợp công gầy dựng từ hai bàn tay trắng. Công Dung Ngôn Hạnh là nền tảng chị dùng để làm nền móng vừng chắc cho cả gia đình.

Ngắm các cháu Vi Vân – Hải Phụng – con của anh chị nói chuyện chia sẻ buồn vui với tôi, cảm xúc trong tôi nghẹn hẳn lại vì không biết phải nói lời tri ân đến anh chị và các cháu sao cho đủ, vì chỉ cần biết bạn của mẹ từ trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh, thì dù là lần đầu tiên gặp mặt đã thân thiết như quen biết tự lâu. Mối tình đồng môn Sương Nguyệt Anh của chúng tôi phải dùng ngàn trang giấy mới có thể tả hết ra được. Cháu Vy dẫn cô đi uống rượu, về nhà cô lăn ra ngủ, ngủ ngon hơn con mèo dễ thương của Vy, nhất là hai cô cháu cùng tập một bài yoga buổi tối.



Gia đình chị Kim Nga có vài cô con gái cùng học trường Sương Nguyệt Anh, giống gia đình tôi, buổi họp vội vã có thêm chị Lân – Ngân, Thu – Hoàn – Hòa, các anh rể Sương Nguyệt Anh lúc nào cũng bên cạnh vợ, ngay cả ngôn ngữ bất đồng vẫn hăng hái tham gia, và luôn chắt lưỡi ngạc nhiên không biết lý do gì mà vợ mình lại có được tình bạn keo sơn gắn bó vững bền đến như thế! Anh chị Kim Nga và cháu Vy dẫn vợ chồng tôi đi ngắm cảnh đẹp của thủ đô Canada, ngắm dòng sông hiền hòa ngay gần nhà chị, khu nhà biệt lập, lần đầu tiên tôi thấy tận mắt: một người dùng một dụng cụ đặc biệt, để trồng một cây 10 năm tuổi xuống đất trong vòng nửa giờ đồng hồ .






Binh Nguyen
#734 Posted : Friday, June 29, 2012 5:21:01 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Originally Posted by: ngodong Go to Quoted Post
Đến nơi, lần đầu gặp lại thầy dậy Lý Hóa Trần B Hổ tôi xúc động khôn cùng, tình thầy trò bao năm xa cách, thầy vẫn như xưa, đĩnh đạc nghiêm nghị, tóc thầy đã bạc nhưng ánh mắt vẫn tinh anh.

Lần đầu tiên em từ Ottawa đi xuống Toronto, em cũng đi chung với con gái của thầy Trần Bá Hổ, hình như cô ấy tên Mai thì phải, lâu quá rồi em không gặp lại nên không nhớ. Té ra trái đất cũng tròn hỉ?

Chắc là chị Ngô Đồng phải cho em lại cái "chứng chỉ" để liên lạc, vì cái hộp thư cũ của em, em chẳng giữ lại cái thư nào cả, em "gởi gió cho mây ngàn bay" hết rồi! Hello chị Tonka, từ giờ trở đi chị cứ ăn ngon, ngủ yên hen, khỏi cho tiền L/S. BigGrin Razz Em xin chị N Đ cái "chứng chỉ' để qua thăm chị đó, quyết định rồi! Chị chuẩn bị nhà cửa đón khách "wí" đi nghen. Tongue

BN.
ngodong
#735 Posted : Saturday, July 7, 2012 2:38:25 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Bánh Tằm Bì


Một món ăn trong kỷ niệm thời học trò của tôi. Món ăn có đón đưa, có mắc cỡ đỏ mặt mím môi . . . rồi thôi. Người bạn đi ăn chung, cũng có người đưa đón, cũng mắc cỡ đỏ mặt mím môi . . . cũng rồi thôi không đi đến đâu hết!

Câu chuyện món ăn lồng vào kỷ niệm không ít, từ những món ngọt ngào: những ly chè đậu bánh lọt nước dừa, dừa tươi, dừa nước, chuối – bắp nướng, cà phê, kem Hoàng Gia – Mai Hương, bánh ngọt Givral, đến những món mặn mà: bột chiên, bò bía, bún riêu, canh bún, bánh bèo, bánh tằm bì, bánh mì thịt nguội, mì, phở . . . Món ăn hòa với kỷ niệm có nhiều khía cạnh, từ bình dân tăng dân lên trung lưu, đôi khi “đột phá” đụng đến giai cấp thượng lưu một lần cho biết với người ta, bất chấp tiêu mất một tháng tiền để dành.
Đưa người mình “để ý” đi ăn uống là giai đọan bắt đầu tiến đến “xa hơn” chút xíu trên con đường “Tình Ta Đi”. Con đường ấy, thoạt tiên phải có tả phù hữu bật, chỉ hai người với nhau khó ăn khó nói, thêm một người bạn thân làm cảnh, làm nhân nhị đẩy đưa cho mình dễ ngỏ lời, tại sao lại không?

Lý do tại sao, cách đây gần nửa thế kỷ, các trường trung học nam riêng nữ riêng, khi hẹn hò đi ăn uống thường đi thành nhóm, hai – ba cặp là đủ vui đủ đẹp.
Các anh hay dùng cụm từ “đi kéo ghế” để nháy nhó hẹn hò riêng với nhau, không cho bạn cùng lớp biết, các cô không có cụm từ nào đặc biệt, chỉ viết vài dòng giúi vào tay bạn hẹn hò tan học đi chung!

Uống cà phê – bánh ngọt, ăn kem uống nước dừa Hồ Con Rùa sau lưng nhà thờ Đức Bà, hay ăn chè đậu đỏ bánh lọt chùa Xá Lợi – trường Gia Long là chuyện dễ thực hiện vừa túi tiền, các chàng học trò có thể nhịn ăn sáng ba ngày là làm được! Vào kem Hoàng Gia, tiệm bánh Givral phải muợn thêm tiền chị em gái ở nhà, hay nhịn đói vài tuần. Các nàng, nếu thật tình có ý riêng tư thương chàng thường không đòi hỏi Hoàng Gia – Givral, chỉ đòi chè bánh lọt – bò bía, cắc cớ không thương không có ý gì mới “ác ôn” đòi chuyện tốn tiền.

Có nhiều cô nàng cẩn thận, không muốn thiếu nợ “người dưng” đòi đãi “trả quả” – đây là chuyện bình thường nếu các nàng mời các chàng uống cà phê ăn kem, hay ăn chè đậu. Chỗ ngồi tương đối với ghế đẩu, bàn xếp, hay ngồi ngay trên xe đạp, ăn xong thong thả đạp xe đi loanh quanh ngắm trời đất lá hoa, nắng có xiên có xế chi cũng đẹp, mưa có ngả có nghiêng mưa vẫn dịu dàng. Đằng này các nàng oái oăm bắt các chàng xà vào gánh bánh bèo – gánh bánh tằm bì – gánh bún riêu bún ốc canh bún, bún thịt nướng, các món này có nước mắm có chua cay. Đến các nơi này lý do sâu kín là thử xem “tình” chàng dành cho mình tới đâu, có chấp nhận nổi kiểu:

Đi chợ thì hay ăn hàng
Chồng yêu chồng bảo ăn hàng đỡ cơm!
Tà áo dài vén gọn, tay bưng đĩa bưng tô, gắp húp xuýt xoa, nhìn khác hẳn với từng muỗng cà phê be bé, múc chút kem, chút đậu đưa vào miệng nhâm nhi, nhấp ly chanh đường cho chàng đê mê tưởng tượng “uống môi ai ngọt”.
Nước mắm – mắm tôm hành phi, rau húng rau quế, rau tía tô . . . hương ơi là hương, vị ơi là vị.

Thuở ấy! đàn ông con trai không được vào bếp, cái bếp là gian san của mẹ, chị, em gái, gian san của đàn ông con trai là góc bàn kê ngay cửa sổ, hay trên gác gần lan can để dùi mài kinh sử học lấy bằng cấp, học để không vướng vào lưới “chinh nhân” – câu “rớt tú tài anh đi trung sĩ” ám ảnh các chàng kinh khiếp, có tú tài khi nhập ngũ sẽ có mai có sao, có xe jeep, có dáng cho các nàng tương tư !

Vì lý do to lớn ấy mà chuyện chợ búa ăn hàng lê la không bao giờ thấy dáng húi cua. Nhưng, nếu không theo thì bị các nàng chê là “nhát cáy - thỏ đế” ngay cả tình đầu thả gió mây bay – đành sao? Thế là sau khi suy tính thiệt hơn, đành chai mặt theo nàng “kéo ghế”, cũng ghế đẩu như trong quán cà phê, nhưng không có bàn, cặp hay túi sách để ngay xuống đất, ngồi chung quanh quang gánh, ngay bên hè đường!

Đường Phan Đình Phùng gần chợ Vườn Chuối, hè đường rộng, gánh bún ốc bún riêu buổi chiều chỉ bán vài tiếng, xe bột chiên phải chờ đến bảy giờ! Khu Nguyễn Thiện Thuật cả một xóm bán thức ăn đêm, nào xâm bổ lượng, bánh ướt, mì hoàng thánh, chè chén . . . Bún ốc nồi đồng chợ Phú Nhuận, bún thịt nướng chợ Bàn Cờ. Hôm nay chợt nhớ món bún tằm bì của bà Hai, bắt đầu bán từ 2 giờ trưa, góc đường Tạ Thu Thâu – Nguyễn Trung Trực, cũng là nơi có gánh xôi bắp (xôi lúa) của bà Bắc – khu vực này bán vải quần áo, các cửa hàng trang phục, gần thương xá Tax.

Bà Hai pha nước mắm rất ngon, cách xắp xếp gánh tằm bì gọn gàng, phía bên tay trái trên cái mâm là hũ nước mắm pha màu hổ phách, kề bên là keo nước dừa trắng có điểm lá hành thái nhuyễn xanh xanh, hũ ớt xay, keo đồ chua củ cải cà rốt, thố đậu phọng giã dập vừa đủ.

Dưới cái mâm là thau bánh tằm trắng muốt, bột gạo nhồi ủ chắt nước lấy độ dai, sau đó lấy trùng chung với cốt dừa cho dẻo, rồi dùng khuôn ép thành con tằm xuống nồi nước sôi, vớt ra để nguội.

Rổ rau thơm giá sống tươi trong, lâu lâu bà lại lấy trái dưa leo ra bằm cắt nhuyễn để “có bán” , phía tay phải là chồng dĩa sâu, ống máng đũa, thau bì trộn thính thơm lừng mùi tỏi, đậy lại bằng miếng ny lông trong, mở hé một góc đủ gắp bì, thố mỡ hành phi xanh ngăn ngắt. Tay bà thoăn thoắt bốc nắm rau thơm giá sống, dưa bằm cho vô dĩa, bánh tằm đặt lên trên, quay qua gắp bì để lên mặt, mỡ hành đậu phọng, muỗng nước mắm, muỗng nước dừa đồ chua là món cuối cùng, cặm đôi đũa bên hông bà đưa dĩa bánh cho khách đang ngồi chờ, rồi quay qua làm dĩa khác.

Khách ăn hàng chỉ cần trộn tất cả mọi thứ cho đều là “ngậm mà nghe” vị béo của cốt dừa, của đậu phọng, hòa với rau thơm giá dưa sần sật, nước mắm ngọt ớt cay, đồ chua níu theo trước khi hòa tất cả hượng vị món ăn thành một, lan tỏa từ lưỡi tuột dần qua thanh quản. Xuống tới bao tử rồi vị ngọn còn lưu luyến trên môi, không ít người đòi thêm đĩa nữa, trước khi trả tiền đứng lên.

Hẹn hò đám bạn gái với nhau không có gì đặc biệt, có thêm vài “trự húi cua” mới có chuyện để nhớ, các ông chàng lúng túng với đĩa với đũa, không biết làm sao ăn, trong khi đám con gái ăn hàng xoen xoét chẳng chút mắc cỡ ngại ngần, kề môi húp nước mắm cho đúng kiểu ăn bánh tằm bì dân giã.

Mà rồi những hẹn hò đầy mùi vị ấy có đi đến đâu hay chăng, chẳng nghe ai kể tiếp, chỉ biết sau khi ghé ăn hàng kiểu thân thiết đến thế, dưng không mạnh cặp nào cặp ấy hẹn hò riêng, không cho người khác biết. Cặp nào không chịu đựng nổi sẽ âm thầm “tan vỡ”, để lại nàng đi ăn hàng tiếp với đám bạn “thứ ba” sau quỷ dưới ma.
Hôm nay, làm lại món tằm bì, muốn nhớ lại thuở xưa, sao cũng đủ mọi vị mà ăn vào không thấy gì ngon! có lẽ thiếu tiếng cười, tiếng chòng ghẹo lẫn nhau, thiếu không gian ồn ào vừa đủ, thiếu chút hơi nóng ẩm, thiếu cả nỗi phập phồng, không biết môi có bị bóng lưỡng vì nước dừa không!
1 user thanked ngodong for this useful post.
Khánh Linh on 7/12/2012(UTC)
ngodong
#736 Posted : Friday, August 31, 2012 7:46:34 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Tôi khựng hẳn lại, chững lại, không muốn di chuyển, viết – nói – khóc – cười, dù chung quanh mọi sự dường như bình thường không thay đổi! Đúng thật là trái đất vẫn đang quay, mặt trời vẫn đang mọc hướng đông, lặn ở hướng tây, mùa đang thay đang sang thu.

Bên cửa lá xanh pha màu úa!
tôi tự lay vai tôi:
này này có đến có đi
này này có sinh có diệt
này này có có có mất

Mỗi sự mất mát cho tôi một bài học, bài học khắc vết dọc – vết ngang trong tim tôi.
Khoa học không chứng minh nổi tần số của đau khổ – hình như họ có đo được tần số của hạnh phúc qua nụ cười. Nước mắt của hạnh phúc, nước mắt của đau khổ có cùng một công thức hóa học nên người ta không thể phân tích chăng?
Bao lần trong đời nhìn thấy con người khóc, hình như thấy hoài mỗi ngày, ít ai trầm trồ: “cô ấy – anh ấy khóc!” Họ thích nói về con chó con mèo: “Hình như chúng nó biết khóc, đến con bò cũng biết khóc thì phải, mắt con bò nhìn buồn thiu!” Sự thật cua giọt nước mắt không ai đóan được, khi người ta cảm nhận điều gì ấy tuyến nước mất cương lên và tràn ra khỏi lỗ hở thật nhỏ bên khóe mắt. Người có tuyến nước mắt khỏe, làm việc đều đặn được xem là người có đôi mắt đẹp long lanh như hồ thu (!). Khi tuyến nước mắt bị nghẽn, mắt khô đỏ, toàn khuôn mặt bị lây cái khô khốc ấy mà thành u uẩn, nhìn không tươi nhuận! Thuyền buồm nào bơi lội được trong hố mắt khô! Chẳng câu thơ nào đối nghịch lại hai câu:

mắt em là một dòng sông – thuyền ta bơi lặng trong hồ mắt em (trăng lên – Lưu Trọng Lư)

Mỗi lần ra vườn cắt cành cắt hoa khô, vô tình vắt vào chiếc nụ, tôi hay ta thán một mình: “Á” và vội vàng xin lỗi nụ, tôi đã vô tình không để nụ được sống đời hoa cho biết với “hoa ta”. Mới là nụ, chưa biết cảm giác e ấp nở, chưa thích thú tỏa hương, chưa ngạo nghễ phô sắc, chưa lả lơi đùa nắng cợt gió, tôi xin lỗi nụ là phải! Những điều mất ấy, làm tôi hụt một nhịp thở, chưa đủ để nước mắt tôi ứa ra.

Chiếc nụ tôi vừa bị mất, không tại tôi, tại Thượng Đế – tại số mệnh – tại vô số lý do con người có thể đưa ra, phần vì muốn an ủi, phần vì muốn giải thích một lý do bất ngờ xẩy đến – dưới ánh sáng của mặt trời tất cả mọi sự cố đều phải có một nguyên nhân. Tôi lắng nghe tất cả mọi nguyên nhân từ trăm ngàn vạn phía, từ khoa học đến phản khoa học, từ lạc quan đến bi quan, từ chấp nhận được đến không chấp nhận được, gom hết lại tôi chấp nhận được một sự thật hiển nhiên là MẤT . Giải thích thế nào thì giải thích, tôi bị mất – gia đình tôi bị mất – xã hội bị mất – hành tinh bị mất, mất một sinh mạng, mất một người thân.
Mỗi ngày, bao nhiêu người bị mất, bao nhiêu gia đình bị mất, hành tinh xoay chuyển – mất mát! không còn! chấm hết!
Tôi nhìn lá thấy lá uốn éo đau, nhìn hoa thấy hoa tàn tạ đau, lẩy trái trĩu cành cũng thấy đau, cái đau của cắt đứt chia lìa.
Ai kể lể đâu đó về nỗi đau, chỉ là một kiểu viết, một kiểu cảm nhận, khi kể ra được có nghĩa là vết thưong đã được chăm sóc đã khép miệng, máu đã cầm không còn chảy, các sợi gân cảm giác đã thôi thổn thức truyền tín hiệu lên não. Mấy tuần nay tôi vẫn bình an, như không có gì xảy ra, vẫn bình an khi nhìn mặt trời mọc hướng tây lặn hướng đông, hai hướng lẫn lộn vì tôi bình an mà không biết bên nào phải bên nào trái.

Tôi đi làm, gặp bạn bè, gặp những người bệnh nhân dễ thương của tôi, nghe hỏi: “Cô khỏe không?” tôi nhỏen cười như thường lệ: “dạ khỏe!” và luôn nói thêm: “ngày hôm nay đẹp qúa, lá xanh, nắng vàng, ấm áp!”. Nếu ai có mắt nhìn xuyên thấu thịt da, sẽ thấy toàn thân tôi chi chít nỗi niềm khó tả, nó chỉ lờ lờ một màu xám đen đậm nhạt.

Hôm nay thứ sáu 31 tháng 8 – ngày lễ tang cho bác của tôi – hôm 13 tháng 8, ông ngã trong nhà dưỡng lão – hai con số thay đổi vị trí – Ngày 13 tháng 8 ngày lễ tang của Maria Crystal – 20 tuổi – ngày 31 tháng 8 ngày lễ tang của Guise 85 tuổi. Tôi như người ngủ trong lúc thức – và thức trong giấc ngủ. Chồng tôi biết điều gì đó trong tôi đau đớn lắm, nên anh chỉ biết quàng vai kéo tôi gục vào bờ ngực. Bạn làm chung biết tôi tan nát kiểu gì đó, nên cũng hay choàng ôm vai tôi từ phía sau lưng.

Tôi hứa với riêng tôi, như mọi lần, mỗi khi gặp bất trắc trong đời sống, tôi sẽ đối mặt với nó, tôi sẽ chạm đôi tay của tôi vào nó, tôi không buồn hỏi tại sao, tôi bắt tôi làm điều gì đó có thể làm ngay trước mắt. Tôi rất nghiêm khắc với trái tim mè nheo của mình, tôi cấm nó yêu quá – nhớ quá – thương quá! cái tuổi thương vay khóc mướn đã qua, bây giờ là tuổi chấp nhận, không suy diễn không thắc mắc, chỉ nhận thật điều đang đã sẽ xảy ra thế thôi.

Đến và Đi – ai muốn đi thì đi đi, tôi đã đến còn đang tồn tại, nhìn bóng lưng của những người đã bỏ đi, có người tôi hét lên gào lên: “Sao bỏ con mà đi Mẹ ơi!” – có người tôi không hét không gào được, chỉ lặng lẽ chùi nước mắt vào gối quần thủ thỉ “Con mang Bố về cùng Mẹ!” khi ngồi bó gối rửa từng lóng xương ngày bốc mộ từ trại cải tạo. Bao người tôi khóc thương khóc nhớ, hai ông bà cụ hiền lành đã ban cho tôi một người chồng tốt, một người bạn đời quí giá. Bóng lưng các bác, các bậc trưởng thượng trong gia đình tôi khóc thương khóc nhớ! Có cái bóng của con bé Crystal là tôi không hét không khóc, chỉ ngẩn ngơ bảo cháu:
- Đi đi, đi bình an nhé con, bên kia cuộc đời này, bác mong có cỏ hoa đan lối, có thật nhiều hoa cúc trắng vàng trên nền cỏ xanh mơn mởn, có chập chùng những áng mây mang hình quả tim màu đỏ, con quay vòng múa hát những bài hát yêu thương không vướng vấp, hai tà áo xoắn xuýt gót chân, nụ cười xinh của con không bao giờ khép!
Viết được thế này, hẳn trái tim mè nheo của tôi có thể hài lòng một chút, để có thể đập hẳn hoi cho giờ phút sắp đến trong buổi lễ hôm nay – cầu cho linh hồn Giuse 1927-2012 mà không buồn bã lắm khi nhớ đến Maria 1991 – 2012 ./. chấm hết .
linhvang
#737 Posted : Friday, August 31, 2012 11:12:04 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Thành kính chia buồn cùng chị Ngô Đồng và gia đình.
Liêu thái thái
#738 Posted : Saturday, September 1, 2012 12:06:18 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Ấu ơi!
chị ômmmmmmmmmm em
heart
xv05
#739 Posted : Saturday, September 1, 2012 4:08:14 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em khóc cùng chị, chị của emheart
Nguyệt Hạ
#740 Posted : Saturday, September 1, 2012 7:23:16 AM(UTC)
Nguyệt Hạ

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 7/12/2012(UTC)
Posts: 81
Points: 243
Woman
Location: Phố Núi

Thanks: 19 times
Was thanked: 16 time(s) in 15 post(s)
Cho em chia với chi nỗi đau buồn này, chị thương mến.
Users browsing this topic
Guest
47 Pages«<3536373839>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.