Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<1819202122>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#381 Posted : Friday, June 6, 2008 11:19:04 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cuộc Đời

Bốn mươi ba tuổi, chưa vào mùa thu cuộc đời, sao có thể ra đi hả Ann?

Sau những ngày nghỉ cuối tuần bận rộn, sáng đầu tuần trở lại đi làm, nghe tin Ann đã thở hơi cuối cùng vào ngày thứ bảy 31 tháng 5, những đôi mắt mọng nước buồn thiu.
Bác sĩ phát hiện ra bệnh ung thư ruột (colon cancer) mười tám tháng qua, trước đó Ann đã được chữa trị bệnh đau lưng kinh niên vài năm, lý do vì liên quan đến nghề nghiệp (!).
Đau lưng thường xảy ra cho mọi người, nên bác sĩ cho thuốc giảm đau, khám sơ sài và bệnh nhân Ann yên tâm mình chỉ bị đau lưng vì làm việc nặng. Đến khi Ann gục xuống vì đau, nhà thương xúc tiến việc chụp hình MRI toàn thân, thử nghiệm mọi thứ, kết quả tìm ra là Ann vướng ung thư, và các tế bào điên cuồng ấy đã lan quanh ổ bụng.
Đủ thứ hóa trị, phóng xạ được truyền vào Ann hy vọng giữ Ann cho chồng và hai con 16 – 13 tuổi – sự hy vọng này đã kết thúc vào ngày thứ bảy 31 tháng 5.

Tôi nhớ hoài khuôn mặt của Ann, dáng đi nụ cười tiếng nói. Lần đầu nghe tiếng cô trên điện thoại, là khi tôi vừa được anh cô nhận vào làm việc. Nghe tôi tự giới thiệu, Ann nói ngay, cô biết tôi là nhân viên mới, giọng cô cười ròn rã trên máy, khi tôi yêu cầu cô nói chậm lại và rõ hơn để tôi có thể ghi xuống giấy, điều cô muốn nhắn đến anh cô về ngày thực tập cứu hỏa, cả hai đều là tình nguyện viên chữa cháy của thành phố.
Một người năng nổ làm việc, vui vẻ yêu đời, cô mạnh khỏe gấp mấy lần tôi, với dáng người nhỏ nhắn, không to lớn như những phụ nữ ngoại quốc tôi được tiếp xúc. Cô bình dị biết bao, người phụ nữ làm công việc của đàn ông, cô lái xe cẩu, làm việc ngoài công lộ, chiếc áo màu cam cô mặc, chiếc nón kết cô đội, dáng đi nhanh không điệu bộ, cô cười nói vang vang, thú vui của cô là đi xe gắn máy phân khối cao, đi câu và cắm trại .
Khi tóc cô đã rụng hết vì hóa trị, cô vẫn vào văn phòng tôi làm việc, thay vì nghe lời an ủi, cô cười và an ủi chúng tôi, những người bình thường, có người nhìn cô với ánh mắt tội nghiệp.
Tôi chào hỏi cô như mọi khi, cố dấu sự cảm xúc của mình, vì tôi hiểu với cá tính mạnh mẽ, người ta không thích thấy sự thương hại của người khác, khi lâm vào hòan cảnh ngoài khả năng họ có thể thu xếp được. Tôi nhớ cô nháy mắt nói với tôi: “Rose nè, thuốc đâu có làm tôi đi chậm lại phải không?” Tôi trả lời: “Ann làm cho thuốc đi chậm lại thì có!” Cô phá ra cười nói với tôi: “You are funny, Ann làm cho thuốc chậm lại làm sao thuốc chữa bệnh cho Ann được?” Siết vai tôi cô nói thêm: “Cuộc đời là thế, khi còn thở phải tận hưởng hết mình, phút cuối chẳng biết khi nào!”
Có lẽ lý thuyết về cuộc đời, ai cũng biết như Ann đã nói hôm nào với tôi, nhưng sống thế nào, tận hưởng thế nào lại là điều khác. Mỗi con người là một tinh cầu biệt lập, mỗi khối óc có những sự suy nghĩ riêng tư, cầu vồng có bảy sắc, nhưng kết hợp tất cả những sắc mầu ấy, nó trở thành màu trắng trong suốt.
Tôi quí trọng từng sắc mầu khác biệt, tôi sống chan hòa cùng mọi người tôi gặp và tiếp xúc mỗi ngày, giống như Ann luôn có nụ cười trên môi, luôn nói những câu làm người khác cảm thấy ngày của mình đáng sống biết bao, khi hiến tặng nụ cười chia sẻ, nhìn thấy những góc cạnh đẹp, trên bức tranh đời đầy vệt màu loang lổ, đôi khi không hề dính líu vào nhau.
Cái duyên nào cho tôi gặp Ann trên cuộc đời này, người phụ nữ Á Châu khép kín, người phụ nữ Tây Phương mở toang lòng dạ, cùng có những điều suy nghĩ giống nhau, chăm sóc con từng li từng tí, bên cạnh chồng chung sức xây dựng mái ấm gia đình, phù phiếm xa hoa cô không màng, nâng niu cỏ cây, môi trường sống, nghĩ đến người chung quanh trước khi nghĩ đến bản thân.

Không phải vì Ann đã khuất, mà tôi chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp từ Ann. Mỗi ngày trong đời sống, duyên may cho tôi gặp được bao người, người thế này kẻ thế khác, với tôi họ là những tấm gương soi được chính mình, nụ cười là mẫu số chung bất kể chiếc gương thế nào, trong suốt hay tì vết, giống hình dạng chiếc gương của mình hay không – không cần thiết, chỉ biết nụ cười toát ra từ tấm lòng và trái tim chân thật.

Những tháng cuối của Ann, không còn ai được gặp, vì thuốc giảm đau khiến Ann không còn di chuyển được, cô về nhà cha mẹ trong trang trại đầy những con vật cô thương yêu chăm sóc, hai chú ngựa trắng, đàn dê sữa, vài con bò. Nhà riêng của cô chưa xây xong, căn nhà nằm trên núi hai vợ chồng dựng kèo cột một mình. Cả gia đình sống tạm trong căn nhà tiền chế (mobile home) bên cạnh, chưa có đường dây diện thoại, chưa có hóa đơn điện nước, tôi ghé thăm một lần khi tuyết phủ sân tuyệt đẹp, nhà tôi dưới chân núi, lái xe vòng vèo lên lưng chừng thì đến nhà Ann.
Thiên nhiên hùng vĩ có nhớ nhung gì con người nhỏ bé tên Ann, gom bao nhiêu đá kết thành chiếc lò sưởi thiên nhiên, để bạn bè ghé đến quây quần, cô khơi giòng suối cho đám cá từ đâu không biết ghé đến chơi trong chiếc hồ trước nhà, chúng đến và ở lại không đi. Thương Eric không còn mẹ, hai tháng trước thằng bé 13 tuổi đã giải cứu được con cừu, sau khi chạy vội vào nhà lấy chiếc súng săn, bắn chỉ thiên đuổi con cọp núi đang cố sức phá cửa chuồng – Eric kể một cách tự hào mình đã dùng cây súng săn của mẹ cậu như thế nào. Phần cô bé tóc dài Kelly, khi lái chiếc xe truck to trong nông trại của nhà mình, không ai thấy tài xế đâu, vì rơm rạ chất đằng sau thùng xe, và vì cô cũng nhỏ nhắn giống mẹ.
Tôi nhớ đến Ann nhiều quá, tiếc cho mình vừa mất đi một người bạn tốt, tiếc cho xã hội mất đi một thành viên năng động, cuộc đời mất đi một phần tử xứng đáng.
Chris chồng của Ann sau hai tuần túc trực bên giường bệnh, chiều qua đã nở nụ cười nói khẽ: “Ann muốn có một buổi tiệc liên hoan vui vẻ trước khi đem thiêu.” Đôi mắt của anh mờ nước.

Bạn tôi ơi hãy an nghỉ bình an, tôi mang nụ cười tự tin của bạn trong lòng, để tận hưởng hết mình những điều tốt đẹp chung quanh, cùng lúc tôi làm hết sức tôi cho cuộc đời thêm đẹp, như bạn đã làm .

Vĩnh biệt Ann.
Huệ
#382 Posted : Saturday, June 7, 2008 12:49:56 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Mất một người bạn như Ann thật là xót xa, phải không Ngô Đồng. Nhưng nhớ Ann đã mất sớm buồn bao nhiêu thì nhớ cô đã sống như thế nào lại được an ủi bấy nhiêu. Sức sống của người phụ nữ ấy mạnh mẽ, lôi cuốn, chan hòa, quả là một cuộc sống xứng đáng.

Nắm tay nha. RoseheartRose
ngodong
#383 Posted : Saturday, June 14, 2008 11:00:17 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)

Lưu Bút Ngày Xanh


“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!”

Ba tháng hè của ngày xưa, thời còn đi học tại Việt Nam có vẻ dài đăng đẳng – buồn thê thảm khi nghĩ đến nghỉ hè, còn khoảng hai tháng trước ngày nghỉ, phía nam ‘húi cua’ ra sao không biết, phía nữ ‘phe kẹp tóc – phe tóc dài’ thì xôn xao lắm- xôn xao vì những quyển sổ giấy ca rô, đóng gáy dầy, vẽ hoa vẽ bướm, trang đầu là bốn chữ “Lưu Bút Ngày Xanh” – có quyển đơn giản chỉ vẽ hai chữ “Lưu Bút.”


Nét vẽ thường bằng bút mực lá tre – có cô kiểu cách hơn dùng bút lông hòa mực tàu để vẽ, loại mực này viết không khéo dễ bị thấm xuống các trang sau, tốt nhất là dùng bút chì đen vẽ bóng. Thuở ấy chưa có máy vi tính, tất cả phải viết tay, dễ thương làm sao, lại thêm ngu ngơ dán tấm hình “ngố” của mình vào ngay góc trang đầu. Có lẽ nghệ thuật nhất là dùng tóc dài xoắn đôi lại, nhúng vào mực, sau đó in mực xuống trang giấy thành hình giọt nước, năm sáu giọt như vậy hóa thành một đóa hoa xinh xinh, chỉ cần vẽ thêm vài chiếc lá, vài nhành cây là trang trí xong một trang – búng mực cũng là một cách trang trí khác, cắt hoa văn trên giấy, trải trang giấy đã cắt lộng lên trang giấy trắng, sau đó dùng bàn chải đánh răng, chải lên ngòi bút lá tre, mực sẽ búng thật nhẹ lên trên mặt giấy – rồi hoa ép, rồi xương lá bồ đề - và thật nhiều dòng nước mắt. Dòng nước mắt trong những vần thơ ngây ngô lạc vận. Lưu bút thời đệ thất (lớp sáu) chưa than thở gì nhiều, càng lên lớp lớn hơn, những trang lưu bút càng nhiều nỗi niềm được trao gởi, con gái thời ấy đôi tám – đôi chín đã có người “bỏ trầu cau” thành ra học đệ tam (lớp mười) khi viết lưu bút đã có người từ giã, không chắc được gặp lại năm sau.

Tặng nhau một tấm ảnh này
Ghi tình thương mến tháng ngày bên nhau
Dù cho ảnh có phai màu
Xin bạn đừng xé đau lòng người cho.


Bốn câu thơ này, hầu như quyển lưu bút nào cũng có, tác giả không biết là ai, lại còn đo tình cảm của nhau qua trang lưu bút nữa, “đứa” bạn nào thương mình nhiều mới viết dài, “đứa” nào viết ít là không thương, không ít chuyện ghen tương vì chuyện này. Người chủ của quyển lưu bút ngây thơ, nên khi có người đòi mang về nhà viết, mai đem trả, có nghĩa là người ta đọc được hết những bài của người khác, sau đó họ so sánh với quyển lưu bút của họ và ganh tị. Thầy cô giáo cũng được học trò đưa lưu bút, ai được học trò yêu thích nhiều thì mỏi tay nhiều, ai khó khăn khắt khe quá, học trò trốn không dám đưa ký tên – thật ra thầy cô càng khó, viết lưu bút càng vui và dài lê thê, vì thế nào thầy hay cô cũng giải thích trong quyển lưu bút của trò, tại sao mình lại phải khó.


Bài Thơ Vu Qui có câu: “Thôi bạn học cũ sách vở từng năm, đâu người xõa tóc ôn bài dưới trăng, . . .” chắc chắn người tóc xõa này chỉ là cô học sinh trung học, chưa là sinh viên đại học, bốn mươi năm về trước, thời con gái ngắn ngủi – đời thiếu phụ ngoằn ngèo.


Mỗi năm các trường học tại Mỹ, in kỷ yếu để bán cho học sinh. Học sinh trung học, nhất là các em học năm cuối, dùng ngay quyển kỷ yếu, có in hình từng khuôn mặt bạn bè, làm lưu bút. Ở Việt Nam có vài trường trước năm 1975 có in, nhưng rất quí và đắt tiền.
Có người giữ kỷ yếu và lưu bút thật kỹ, để làm kỷ niệm, có người chán đem bán garage sale. Có lần tôi tẩn mẩn mở xem một quyển kỷ yếu (yearbook) năm 1977, đọc xem họ viết gì trong đó. Những dòng chữ dưới hình chân dung của người viết, gởi cho người chủ quyển sách, những câu chữ lưu luyến, có câu thật vui nhộn, có nhiều câu hứa hẹn mười hay hai mươi năm sau, đâu đó cũng vẽ hoa vẽ bướm.


Không tính đến không gian, thời gian và địa lý, tình cảm con người luôn luôn giống nhau, và đời người cũng có những khỏang thời gian giống nhau – thơ dại – chín chắn – già cỗi.


Thuở thơ dại là thuở tuyệt vời nhất, tình cảm tự nó tỏa hương, những lý tưởng ngây ngô lấp biển vá trời, mang yêu thương xóa bỏ hận thù, mang ánh sáng vào nơi tối tăm, mang ủi an đến chốn lỗi lầm .v.v


Thuở chín chắn hơn, bắt đầu nhập cuộc, mới biết những điều viết trong “lưu bút ngày xanh” là bút tích của ngây thơ, với trái tim chưa đủ máu đen để suy nghĩ lo toan tính toán. Đến khi các con đã qua khỏi ngưỡng cửa học trò, nhìn lại quyển kỷ yếu, những tấm hình các con chụp cùng bạn trai, hay gái trong đêm dạ tiệc (prom) tại trường trung học, khi chín mùi tuổi teenager đôi tám, với evening dress, tuxedo, khuôn mặt lấm tấm mụn tuổi dậy thì, mới hay ra rằng cuộc đời đã khẳng định “kinh hòa bình” là “kinh khổ.” Ganh ghét, chiến tranh, thù hận là “kinh hân hoan.” Những quyển “lưu bút ngày xanh” giống như quyển Thánh Kinh được dấu trong ngăn kéo tủ, trong các khách sạn Las Vegas.

Thành ra

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau lúc đầu,
giờ như nước trôi qua cầu.

Phượng không đỏ ở California, phượng có màu tím. Ve không nức nở ở sân trường, ve nức nở trong rừng, thế mà lẩm nhẩm hát Nỗi Buồn Hoa Phượng của Thanh Sơn lại thấy rực trời hoa đỏ, não nùng giọng ve. Và tôi vẫn ngây ngô mỗi ngày hát Kinh Hòa Bình, dù tuổi đời không còn thơ dại.


Chúc mừng các cháu đã hòan tất niên học, chúc mừng các gia đình có con tốt nghiệp đại học. Ước gì quyển Lưu Bút Ngày Xanh là một quyển “Kinh Hạnh Phúc” cho từng người mang theo, để khi ánh chiều xiên nhìn lại những ngây ngô ngày đầu, mỉm nụ cười thanh thản .
LanHuynh
#384 Posted : Sunday, June 15, 2008 7:36:54 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Chị ơi! ước gì mình còn giữ được những quyễn lưu bút ngày xanh, đọc lại chắc là hay hay lắm, LH còn nhớ hình như mình cũng có một vài quyễn như vậy. Bây giờ thì chắc là không làm sao có được, chắc đã có người còn giữ giùm, mà không biết chủ nhân là ai! Hay đã vào những tiệm tạp hóa dùng để gói bán kẹo cũng nên. Bao nhiêu vật đổi sao dời phải không chị !
ngodong
#385 Posted : Saturday, June 21, 2008 11:37:39 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


Đời Thường

Sáng nay ngắm những đóa hoa trong vườn, nghe tiếng chim khuyên ríu rít ngoài hiên, đời bỗng nhẹ như cánh chim ong (humming bird) xinh xắn .
Miền đông nước dâng cao gây lụt lội - miền tây khói của những đám cháy rừng, khiến cả bầu trời sụp hẳn xuống. Tưới nước cho hoa cỏ mà trong lòng mang cảm giác “có tội.”
Sáng thứ hai, vừa vào văn phòng, nhìn qua khung cửa kính, trên những viên đá tròn trĩnh, bảy chú vịt con lông xám đầu vàng, dưới cánh mẹ. Văn phòng làm việc của tôi nhìn ra một hồ nước, mỗi đầu xuân đôi vịt trời ghé đến, bơi đùa tung tăng. Bao năm rồi, đây là lần đầu tôi nhìn thấy những chú vịt con xinh xắn này. Cả ngày làm việc của tôi thú vị biết bao, dõi mắt xem bầy vịt bơi – nghỉ, lại bơi lại nghỉ. Vịt mẹ nằm cạnh các con, hai cánh không đủ rộng để cả bảy đứa chui vào, vài đứa phải nằm ngoài, nhưng chỉ vài phút sau, nó ráng len lỏi nằm sát đụng vào người mẹ.
Thiên nhiên mỗi ngày là một câu chuyện kể - bao năm nay cô vịt xấu xí chỉ biết rỉa lông, chỉ biết bơi nhàn nhã quanh hồ, cùng chú vịt cồ có lông cổ màu xanh ngọc, lần này bỗng lột xác đẹp kiêu kỳ, bằng chiếc cổ vươn cao bơi trước đàn con bảy đứa. Cô vịt xấu xí đã thành bà hoàng vì được làm mẹ. Vài tuần trước tôi có ý thắc mắc, năm nay ít khi thấy đôi vịt đứng bên nhau như mọi năm, lúc thấy cô thì không thấy chú, khi thấy chú lại chẳng thấy cô, thì ra cả hai bận rộn ấp trứng.

Tôi không biết phải gọi buổi “baby shower” là gì bằng tiếng Việt. Trước ngày khai hoa nở nhụy, trước ngày đi biển mồ côi, trước ngày đi sanh em bé trong bệnh viện, gia đình và bạn bè tổ chức một buổi họp mặt, có bánh có trà và có “bà bầu” để nói chuyện và tặng những vật dụng cần thiết như quần áo, chăn gối, bình sữa giỏ xách, tã lót, xe đẩy, ghế ngồi trong xe hơi, vân vân và vân vân cho em bé. Điều chính yếu là các lời khuyên của người đi trước, người đã “nằm lửa” đôi lần dành cho bà mẹ trẻ sắp đến ngày sanh.

Viết đến hai chữ “nằm lửa,” tôi lại nhớ cảnh đi thăm bà dì sanh con so, làm dâu trong một gia đình thủ cựu. Chiếc phòng tối che kín mít, dưới giường là một lò than nhỏ, dì phải quấn khăn che kín tóc, mặc áo tay dài, mùi dầu khuynh diệp bác sĩ Tín nồng nặc, da mặt của dì màu vàng khè, vì được bôi nghệ đã ngâm trong rượu mấy tháng trước. Tôi nhẹ giọng nói: “Dì ơi, sanh xong mà khổ thế này cháu ở vậy không lấy chồng.”

Dì cũng nhẹ giọng giải thích, sau khi sanh thay đổi máu huyết, mình càng kiêng cữ kỹ lưỡng, mai này về già càng trẻ (!)

Mẹ chồng bắt dì nằm lửa để các lỗ chân lông khép lại. Ở trong phòng kín kiêng gió máy, bôi nghệ để sau ba tháng mười ngày, da sẽ trắng hồng. Không được ngồi lâu - tránh đau lưng, không được khóc nhớ nhà – tránh yếu mắt, không được gội đầu sớm – tránh rụng tóc, và một điều cấm kỵ là cấm không được gần chồng. Điều cấm cuối cùng này, là một lý do giải thích tại sao, ngày xưa các bà sinh năm một nhiều quá. Đến nay, các điều cấm kỵ này vẫn còn được nhắc đến trong vài buổi “baby shower”, lời nói chắc như đinh đóng cột của bà ngoại – bà nội tương lai là: “Con so sánh xem, mẹ nhìn trẻ hơn bà Rita hàng xóm, đúng không nào!” để con gái – con dâu tập theo các bà.

Trong cuộc họp mặt này, đàn ông không được tham dự, chỉ có đàn bà và con gái mà thôi. Con gái là các cô chưa chồng, tha hồ được nghe chỉ dẫn, các bà đã có chồng tha hồ cho ý kiến, kinh nghiệm bản thân.
Tôi thích những khoảng thời gian “chỉ có đàn bà” này, chắc chắn những câu chuyện kể dễ dàng hơn, khuyên nhủ có , than thở có, nhất là những câu chuyện mở đầu bằng hai chữ “ngày xưa” để so sánh.
- Ngày xưa phải đi xin quần áo cũ cho con so mặc lấy hên, hay ăn chóng lớn.
- Ngày xưa không có tã dùng rồi vất đi, phải may tã bằng vải tám, trong tháng đầu giặt ngày một thau đầy, gặp mùa mưa, phải hong than mới đủ.
- May mắn có chồng giặt rồi phơi phụ, không may mắn thì về mẹ ruột nằm ổ v.v.
Làm mẹ vừa mang nặng vừa đẻ đau, con lớn lên ngoan ngoãn không sao, con hư chút thôi bị nghe mỉa mai: “con hư tại mẹ.”

Nơi đây, các ông bố cũng được hân hạnh đi học ít nhất ba ngày để giúp vợ trong thời gian đầu, sau khi sanh nở, nhất là được vào phòng sanh, cầm tay vợ khi nàng chuyển bụng. Phải nhìn tận mắt sự đau đớn này, các ông mới trở thành người giúp vợ không điều kiện.

Lời của ông Obama người đang tranh chức tổng thống Mỹ được báo chí nhắc đến nhiều nhất trong ngày lễ thân phụ 15 tháng 6 vừa qua là .
- Any fool can have a child. That doesn't make you a father. It's the courage to raise a child that makes you a father.

Làm đúng vai trò của người cha không phải dễ, vừa phải lo toan cho công ăn việc làm, vừa phải chỉ dậy cho con từng ly từng tí khi con bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa học đường, mẹ là người cho con ngọt ngào, cha là người cho con sự cứng cáp. Trong thiên nhiên sự chung sức lo toan cho con, của cha và mẹ hiếm thấy, nhưng khi thấy được, mới biết rằng vai trò làm cha quan trọng hơn vai trò làm mẹ rất nhiều.

Chẳng biết chú vịt bố đi đâu mất, để mỗi cô vịt mẹ bận rộn với bẩy đứa con thơ, có thể nào khi đêm xuống, vịt bố mới xuất hiện để dẫn con ra đường tập đi không?

Đời thường của một gia đình vịt, đơn giản hơn đời thường của một gia đình Việt Nam tị nạn, cô con gái sắp đến ngày sanh, lo lắng nên nghe theo lời mẹ hay nên theo những điều trong sách, được viết từ các bác sĩ chuyên khoa.

Huệ
#386 Posted : Sunday, June 22, 2008 3:42:11 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Kể chuyện làm cha mẹ nè. Sau 1975, có giai đoạn chị trở về sống nơi căn phòng của mình thời con gái. Phòng khá rộng, quạt trên trần, cửa sổ bốn cánh phía đầu giường, có những đêm trăng tràn vào lênh láng, có những sớm mai nắng dọi vào ngập cả gian phòng. Nhà có con chó Kiki và con mèo Mimi (tên của chị khi còn là búp bê). Nhà cũng có một đám con nít, cháu chắt của bà nội chị, xúm lại sống chung kiểu tứ đại đồng đường. Dĩ nhiên là bà nội và các cô chú bề trên của chị cũng ở hết tại đây. Chắc là nhà chị dân số đông đúc như vậy nên chim chóc cũng rủ nhau về làm tổ - mà chị không biết. Sáng nghe chim hót, cứ tưởng đó là tiếng cười ngoài đầu cành. Một hôm chiều gần tối, trên cái quạt trần bỗng rớt xuống cái phịch hai bé chim non chưa ra ràng, lông còn thưa, mình vẫn còn hơi trụi. Chắc hai bé chê cái ổ quạt trần chật, thử nhúc nhích xem nó có chịu lớn theo hai bé được chút nào chăng. May mà chị đang ở trong phòng và may mà dưới nền có một mớ đồ chơi may bằng vải hứng được hai bé. Thế là chị triệu tập hết đám con nít xì lô cố vào và đuổi chó mèo ra. Phiên họp quyết định nuôi hai bé chim non trong cái giỏ rác nhựa cao, đáy kín cao đủ bảo vệ chim non, phía trên giỏ nhựa có những song thưa bằng nhựa, lấy khoảng trống cho chim non thở. Một đứa lấy cái giọt thuốc nhỏ mắt cho chim uống sữa...bò và nước lọc. Chị lấy cái khăn đắp lên trên, rồi tấn thêm cái gối để anh chó Kiki và chị mèo Mimi không kiếm chuyện nhậm xà hai bé khách quý. Trước khi buổi tối sập xuống, đôi chim cha mẹ đi tìm mồi bay về, lao vào cửa sổ, thấy cái tổ trống trơn, cha mẹ hót lên tiếng thống thiết. Hai em chim non ở trong giỏ chưa...biết nói, chỉ chíp chíp mấy tiếng yếu ớt. Chị thì lính quýnh, không biết làm sao, mà cũng chưa kịp làm sao thì đôi chim cha mẹ đã cất cánh lao ra ngoài cửa sổ.

Thế mà sáng sớm hôm sau, khi tia nắng đầu tiên dọi vào cửa sổ, đôi chim cha mẹ quay trở lại, ríu rít những tiếng kêu. Chị đánh thức đám xì lô cố dậy xem, rôi đi nhốt Kiki và Mimi trong một phòng khác. Đôi chim cha mẹ vẫn bay ra vào cửa sổ, la chói lói. Chị lại cho hai bé chim non uống nước, uống sữa, cho một hai hạt cơm vỡ, rồi thả chúng ra ngoài giỏ, trên nền nhà. Hai bé chập chững đôi chân yếu ớt, đôi cánh mỏng manh, ráng bay lên, nhưng cứ té ịch xuống hoài. Cha mẹ thì vẫn chao lượn trên trần nhà, vẫn la chói lói (chắc cũng có mắng mỏ chị chút đỉnh). Sự việc diễn ra như thế trong chừng 15 phút, mọi người nín thở. Bỗng trong chớp mắt, cha mẹ chim bay xà xuống, nâng đôi cánh của một đứa con, cả ba cùng bay lên, qua cửa sổ và bay mất dạng. Lâu quá rồi, chị không nhớ là bao lâu sau, nhưng cha mẹ chim đã bay trở lại và đón đứa con thứ hai cũng trong cách ấy, nâng cánh con lên, bay cao, bay về tổ mới để cùng đoàn tụ. Chắc vậy.

Nếu không được chứng kiến, chắc chị không thể nào tin. Nhưng chứng kiến được cảnh đẹp này mà không kể lại cho những bậc cha mẹ nghe thì cũng thật là thiếu sót. Cảm ơn Ngô Đồng viết bài Đời Thường, để tình cờ (hay là cái duyên) chị có dịp kể thêm câu chuyện này. heart
LanHuynh
#387 Posted : Sunday, June 22, 2008 5:11:37 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Chi Huệ ơi! câu chuyện chị kể cảm động quá! Lòai chim mà còn biết bảo vệ con mình, đem con về tổ, nhưng em không hiểu sao! lòai người lại có khi bỏ con mình lúc mới sanh ra.Black Eye
Tonka
#388 Posted : Sunday, June 22, 2008 7:09:07 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Đời thường của một gia đình vịt, đơn giản hơn đời thường của một gia đình Việt Nam tị nạn, cô con gái sắp đến ngày sanh, lo lắng nên nghe theo lời mẹ hay nên theo những điều trong sách, được viết từ các bác sĩ chuyên khoa.




Người xưa có cái đúng nhưng em không chắc tất cả đều đúng.
Bác sĩ đời này bảo như thế này thế nọ (theo sách vở được dậy dỗ) nhưng chưa chắc là hay. Nhiều vị bác sĩ còn trẻ măng chưa có gia đình con cái thì làm sao có cái kinh nghiệm thực tiễn.
Hãy để các cô làm những gì các cô thấy thoải mái.
ngodong
#389 Posted : Friday, June 27, 2008 12:07:33 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Niềm Vui

“Con vui quá! - Cám ơn ba má đến với con.”

Ánh mắt long lanh nụ cười rạng rỡ như ánh nắng đầu hè, con thỏ thẻ với má bằng tiếng Việt khi má giúp con mặc áo, đội mũ.

Cũng cái mũ vuông vắn như cách đây bốn năm, ngày con học xong trung học. Má đã viết cho con ngày ấy, ngày mà con không thích nói tiếng Việt, dù ba cùng má chở con đi học tiếng Việt, tại trung tâm Văn Lang, mỗi cuối tuần, năm năm dài ròng rã.

Ti yêu của má.
Sáng nay trời thật đẹp, nắng rực rỡ. Buổi sáng như mọi ngày , cũng trên con đường má thường chở con đi học , cũng trên con đường ba má cùng đi với con bao lần , sao lòng má lâng lâng vô tả - hôm nay ngày con ra trường- hôm nay lần sau cùng má và ba cùng đến trường với con.

Ngôi trường trung học xinh xắn , bao bọc chung quanh là những ngọn đồi xanh ngắt vào mùa đông Xuân, vàng úa cuối xuân sang hè. Những lần dự lễ ra trường trước của anh chị con, má không có những rung động mạnh như lần này , con, cô con gái út của má.

Nhớ mới ngày nào đưa con đi học mẫu giáo , lo lắng con không biết tiếng Anh, làm sao nói cho cô giáo hiểu khi con cần nhu cầu vệ sinh, - ba phải viết cho con tờ giấy, để khi cần con đưa cho cô giáo.
Bây giờ khi má viết những dòng này, má không nghĩ con có thể hiểu hết những điều má muốn bày tỏ cùng con, vì má viết bằng tiếng Việt.

Tối qua con ủi chiếc áo choàng màu xanh dương đậm , sáng nay con uốn quăn đuôi tóc , tô chút son môi, con của má xinh quá. Má cứ lẳng lặng nhìn con, nghe con thúc hối đi sớm , má hiểu nỗi bồn chồn, sung sướng con đang có trong lòng , bốn năm trời con đi học , bao cố gắng đêm ngày, để có ngày hôm nay áo mão xênh xang nhận tờ giấy chứng nhận đã hoàn tất chương trình trung học.

Trong khi chờ buổi lễ khai mạc, lời cám ơn thầy cô – cám ơn cha mẹ được các học sinh đã ghi danh từ trước, thay phiên nhau đọc sau hậu trường. Má không chờ giọng con cất lên, vì tính con nhút nhát, không thích phô bày tình cảm trước đám đông , nhưng các bạn con đã nói giúp con, phải không cô út của má?

Khi đoàn học sinh từ từ tiến đến nơi hành lễ , trong tiếng nhạc Pomp and circumstance , tất cả mọi người đứng lên chào đón, Ti của má đâu trong đám đông chập chùng mũ áo. Má biết nơi con ngồi, dẫy ghế thứ hai bên phải khán đài , người thứ ba từ trái đếm sang , con cẩn thận cho má biết rõ vị trí. Khi con vào vị trí, con quay đầu nhìn lên nơi con đoán có ba má , má leo lên ghế cho con thấy , và con thấy má, như má thấy con bé bỏng trong khối học sinh đông đúc ấy. Nước mắt má chảy dài , mai mốt khi con vào đời, muốn nhìn thấy con, tìm thấy con còn khó đến đâu?

Nghe tên con xướng lên, con bước lên khán đài nhận bằng , dáng con bé bỏng. Tấm bằng trung học chỉ là một viên gạch nhỏ cho con xây tiếp tục tương lai riêng con. Ba viên gạch đầu mẫu giáo, tiểu học , trung học con có ba má bên cạnh , giúp con từng ngày, theo con từng tháng , những viên gạch tiếp theo sau, ba má chỉ còn đứng nhìn con từ xa, chờ đợi con quay đầu lại tìm, chờ đợi con kêu má ba khi con cần đến.
Ti yêu của má ,
Ngày con trưởng thành đang đến mỗi giây mỗi phút, má khóc vui mừng khi nhìn con tự tin bước bên cạnh bạn trong khung cảnh ngày ra trường. Má liên tưởng mai này cũng dáng vẻ tự tin ấy, con của má sẽ xoải cánh bay thật cao. Má không biết má có cho con hết những thương yêu lo lắng chưa? Nhiều khi má muốn con mạnh dạn hơn, bằng cách bắt con chịu khổ một chút, bắt con dùng xe buýt đến trường, rồi má lo lắng, lại chở con đi.
Có khi má cao giọng mắng con, bắt con làm thế này, thế khác theo đúng ý má , má chỉ mong con hiểu, má đang rèn cho con một điều gì đó. Những lần nhận bằng khen mẫu giáo, tiểu học, và ba năm đầu trung học , luôn có ba và má, năm nay con đi dự một mình , ba má chỉ chờ ngòai cổng, ba má tôn trọng ý con, vì biết con muốn khẳng định chính con. Má biết con tập trưởng thành, và má cũng biết con đã hiểu ra , tại sao má hay bắt con phải vào một khuôn phép nào đó, khi nhìn con biết chu toàn mọi công việc nhà một cách nhẹ nhàng.

Má mong gói hành trang ba má vun quén cho con mang vào đời tạm đủ, dù hai nền văn hóa Việt Mỹ có nhiều điều không thật sự dễ dàng để giải thích cùng con. Ba má đã làm hết sức ba má có thể.


Và bây giờ con nói tiếng Việt, âm hưởng ngọt ngào ngôn ngữ Việt Nam, con cứng cáp hơn, con độc lập hơn, con biết nguồn cội từ đâu, con biết mái tóc đen thẳng dài chỉ có được trong dòng máu Á Đông da vàng, cùng màu mắt nâu hiền hậu.

Trong hội trường hơn tám trăm chiếc mũ giống nhau, má vẫn tìm ra chiếc mũ của con, và con cũng tìm thấy ba má trong đám đông hàng ngàn người đến dự lễ ra trường.

Con có quyền kiêu hãnh về thành quả con đạt được lần này, vì ba má không đủ kiến thức, để giúp đỡ con như ngày con học trung học nữa. Thành công trên đường học vấn, chưa đủ để tạo thành một con người thật sự, còn phải có tấm lòng nhân hậu, chân thật, vị tha mang theo bên mình nữa, trong ánh mắt của con má thấy được những điều này.

Cám ơn con gái út của má, đã cho ba má chia sẻ cùng con niềm vui, ngày con nhận bằng cử nhân sinh – hóa tại trường đại học Davis - California.
ngodong
#390 Posted : Friday, June 27, 2008 12:18:14 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị Huệ ơi - cặp chim cu đất nhà em, năm nay đẻ hai lứa rồi, lứa đầu 3 em bé, khi chị Bảy ghé em -ẹm Vừa rồi hai em bé nữa, hôm qua chim ra ràng bay đi - sáng nay em thấy chim mẹ nằm ổ một mình, không biết có đẻ thêm trứng không nữa.

Ở nơi em làm việc thì cô vịt cho em ngắm bảy đứa con xinh xắn .







Tonka ơi, các bà ngoại hay có ý kiến với con gái lắm, hơn 100 % lận đó, chị mong đến khi chị có cháu, chị sẽ không làm phiền con mình nhiều. Tongue
ngodong
#391 Posted : Friday, June 27, 2008 12:19:56 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
LanHuynh chị ơi - mấy tháng rồi ha - nhớ.
camel
#392 Posted : Friday, June 27, 2008 2:36:18 AM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Chị Ngô Đồng... chúc mừng anh chị ! Thấm thóat đã là 4 năm... cô út khó tính mặt hay nhăn nhăn của chị đã thành Cô Tú ! ApproveWink

Còn 1 chuyện nữa... chị làm ơn sài chút tiền sắm máy hình mới dùm em cái... mấy tấm hình gần đây của chị hơi bị "xã xệ" rồi đó , tụi digital cứ vài năm tự nó xuống cấp... may mà máy ngày càng rẻ Big Smile
PC
#393 Posted : Friday, June 27, 2008 5:30:11 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi camel
tụi digital cứ vài năm tự nó xuống cấp...

Ơ, có chuyện này nữa sao?

Chúc mừng chị ngodong nhé. Trách nhiệm làm cha mẹ tới đây là khoẻ quá rồi phải không chị?
ngodong
#394 Posted : Friday, June 27, 2008 11:08:42 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Camel ơi cô CỬ chứ - lần trước Camel gặp là lần chị dẫn cô TÚ đi chơi - bây giờ thì hết dẫn được rồi - chị resize cho hình nhỏ đi đó - còn hình của chị thì quả là chị có xã xệ thật đó.

Huệ
#395 Posted : Friday, June 27, 2008 12:35:03 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chúc mừng cô Tân Khoa và chung vui cùng Ba Má cô. Do bao thương yêu, bao công lao khó nhọc của Ba và Má dìu dắt, cô Cử mới được ngày nay. Niềm vui nào vui bằng thấy con đang tiến những bước vững chắc về phía tương lai. Huệ chúc cháu còn được nhiều thành đạt nữa trên con đường khoa cử.

Chị chờ bài viết này lâu lắm rồi nhen. Đọc thật cảm động. Rose

LanHuynh
#396 Posted : Friday, June 27, 2008 3:16:25 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


Chúc mừng cùng gia đình chị, cháu Út ra trường, thật không phần thưởng nào cao hơn nữa. Khi nhìn đôi cánh chim con tự mình chắp cánh, bay lên nền trời xanh, tìm cho mình tương lai mới. Không gì vui sướng hơn bằng tấm lòng cha mẹ. Chúc cháu gặp nhiều may mắn và luôn thành công như ý. Roseheart
linhvang
#397 Posted : Friday, June 27, 2008 6:00:03 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Ngạc nhiên khi thấy chị N Đ người Bắc mà con cái chị lại không kêu cha mẹ là bố mẹ mà là ba má (giống như nhà LV).
Huệ
#398 Posted : Friday, June 27, 2008 10:43:39 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Nhà thương Nguyễn Văn Học là nơi con chào đời. Cái cổng sắt lạnh lùng của nó, lạnh lùng vì những người gác cổng, vì những chính sách luật lệ, giáo điều ngăn cản chồng bên vợ, cha bên con trong phút giây huyền diệu ấy.

Khi con thôi thúc đòi góp mặt với đời, má nghiến răng gọi Mẹ ơi- Mẹ ơi con đau quá. Má ao ước Mẹ - bà ngoại của con - bên cạnh. Bà ngoại mất khi má 17 tuổi, mỗi khi nghe tiếng Mẹ là má khóc, ngay cả các dì cũng vậy, và đó là lý do tại sao má tập cho các con gọi Má thay bằng tiếng Mẹ, má để dành riêng trong lòng khi cần thì thầm nói chuyện với Mẹ.

Tác giả: Ấu Tím

(Chị Huệ tà lanh nè, Linh Vang)



Binh Nguyen
#399 Posted : Friday, June 27, 2008 11:15:47 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Niềm Vui

Nước mắt má chảy dài , mai mốt khi con vào đời, muốn nhìn thấy con, tìm thấy con còn khó đến đâu?

Ngày con trưởng thành đang đến mỗi giây mỗi phút, má khóc vui mừng khi nhìn con tự tin bước bên cạnh bạn trong khung cảnh ngày ra trường.



Chúc mừng chị và cô Cử! RoseRoseRoseRoseRose
Mong rằng cháu bước vào đời vững chãi và được nhiều người yêu mến như mẹ cháu. Rose

BN.
linhvang
#400 Posted : Saturday, June 28, 2008 12:19:58 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Cảm ơn chị Huệ. Cái lý do thật là buồn và cảm động (touching). Roseheart
Users browsing this topic
Guest (6)
47 Pages«<1819202122>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.