Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<1415161718>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#301 Posted : Friday, May 18, 2007 11:47:46 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị SL ơi, em sẽ đợi đến khi nào tất cả đều "bị" bắt làm khi ấy em gái em sẽ. Còn thì em không muốn dời ông bà cụ lần nào nữa hết, đã hai lần cho ông cụ, và một lần cho bà cụ. Nhắc đến lại đau lòng.

Con số hơn 80 triệu dân trên diện tích gần bằng tiểu bang California, chị nghĩ xem buồn không? Nhìn lại buồn đứt ruột. Thương biết lấy gì mà nâng chị ơi, em có duyên gặp gdt, gặp Tiểu Phong nắm tay nhau mà nghẹn thôi hà. Tin có nhân quả số phần, nhân quả nào cho các bạn trẻ Việt Nam, số phần nào cho con cháu riêng mình.

Thành phố đã không còn những hình ảnh đau lòng năm 1991 trước khi em ra đi, không còn ăn xin, không còn cụt tay chân lê la ngoài đường, nhưng có những gia đình phải cho con ở nhà vì không đủ tiền lo cho con đi học. Dĩ nhiên ở thành phố Sài Gòn còn dễ chịu, nhưng cô giáo bị phụ huynh đến mắng té tát trong lớp học là nỗi khổ tâm của các giáo viên còn yêu nghề đứng lớp.

Còn mộ phần cha mẹ ông bà, còn em ruột ở lại, còn cô còn chú thì ai cũng đau đáu trong lòng phải trở lại xem sao, chưa tính đến nhà cửa còn vướng víu giấy tờ, không lo chạy chọt cho xong, thì gia đình ở lại cũng bị "hỏi thăm" vì giá đất lên cao kinh khủng, nhất là nhà có mặt tiền.

TonKa ơi, lý do N Đ trở lại thăm nhà là thế đó.

Sam ơi chị "thực tế" để biết không phải... lỗi tại ai đâu Sam, các cô con gái trẻ mất phương hướng cho cuộc sống tương lai là có thật. Trái tim chị không đủ lớn để chia hết tình người, nên lòng chị nặng trĩu vò tơ. Không khí nằng nặng đè lên tất cả mọi người đang sống trong nó.
Tonka
#302 Posted : Saturday, May 19, 2007 12:10:47 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Em không còn dây mơ rễ má gì ở đó mà khi nhìn qua những tấm hình các em nhỏ ông già bà lão, hoàn cảnh của bao nhiêu con người mà cuộc sống còn quá nhọc nhằn lao đao làm cho em không dám trở lại để phải nhìn tận mắt, bởi sẽ không chịu đựng được cái shock đó. Chỉ nghe chị kể thôi là đã thấy lòng xốn xang, hai con mắt thật là cay.
ngodong
#303 Posted : Saturday, May 19, 2007 11:33:12 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Mẹ và cơm


Món ăn Việt Nam có tràn đầy tại San Jose, tại Sài Gòn Nhỏ, tại khắp mọi nơi có người Việt định cư trên đất mới, từ Mỹ đến Pháp, đến Đông Âu, Tây Âu, món gì cũng có, các món ăn đặc trưng của từng miền, canh cua rau đay, canh bún, bún riêu, bún ốc, phở bò, phở gà đặc thù của miền Bắc. Bánh nậm, bánh khoái bánh đập, bánh lá chạo tôm, mì quảng, cơm hến đặc thù của miền Trung. Lẩu mắm, mắm và rau, cá kho tộ, canh chua cá bông lau, đặc thù của miền Nam. Kê khai vài món đặc biệt thế thôi, nếu kể ra cho bằng hết các món ăn, thì hơn trang viết, cũng không đủ để kể về sự phong phú, trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Từ những ngày mới định cư, theo lời kể của các bạn đã lìa quê tự những năm 1975 và đầu thập niên 1980, là những món ăn tự chế, nấu thế nào cho gần giống với món ăn “ở nhà” từ cách làm nem bằng thịt ham đóng hộp, đến cách dùng xì dầu pha chế sao cho giống vị nước mắm, dùng bột mì, bột bắp đổ bánh cuốn, mày mò xay thịt gói giò, từ từ chậm chậm mà bây giờ chả giò, gỏi cuốn, phở len lỏi vào khẩu vị của người bản xứ.

Các bà nội trợ, từ lúc non nớt “người tình” đến khi trưởng thành làm vợ, làm mẹ đến thời già cỗi “bà ngoại, bà nội” niềm vui chung là đụng nồi chõ. Thời chàng vừa ghé thăm nhà đã vội trổ tài bếp núc, thì tiếp theo mãi trong cuộc đời, có pha mắm muối, đường tiêu, bột ngọt mỗi ngày là điều thật dễ hiểu. Tình yêu bền vững phải được xây dựng trên nền móng “Thực” thực thà, thực tế, thực dụng và thực phẩm, viết được thế này là nhờ người viết đã dùng bàn phím thay cho ngòi bút lá tre chấm mực mồng tơi, nếu vẫn gò lưng nắn nót kiểu mực tím thì đã không dám định nghĩa tình yêu như thế, mạnh tay lắm cũng chỉ phơn phớt “tình yêu trước khi đến trái tim phải đi ngang bao tử.”

Ngày lễ mẫu từ vừa qua, cũng chỉ loanh quanh trong bếp. Ở ngay khu thị tứ đầy tiệm thức ăn nấu sẵn, giúp các bà “làm biếng” nghe con từ UC Davis về thăm thỏ thẻ, nhớ món... của mẹ lại động lòng, dẹp cơn lười biếng sang một bên, đi chợ nấu cho con có cái mang theo lên trường mà ăn. Vừa nấu hai mẹ con vừa nói chuyện về cô Angelina Jolie, một người mẹ trẻ thật đặc biệt, vừa nhận thêm một cậu bé Việt Nam làm con nuôi, sau một Maddox người Cam-Bốt và cô bé Zahara người châu Phi, con gái hỏi: “Cô ấy sẽ nấu nướng như thế nào nhỉ, món ăn sẽ ra sao?” Nghe câu con hỏi, tôi biết trong lòng con định nghĩa về MẸ thật đơn giản, Mẹ đồng nghĩa với biết nấu nướng cho các con ăn.

Nghĩ cũng đúng, từ thời “Mẹ nhai cơm bón, lưỡi lừa cá xương” đến khi dùng máy xay sinh tố, dùng thức ăn đóng sẵn cho em bé, ấn tượng đầu mẹ cho con chính là thức ăn. Tôi biết con gái tôi thích món cá nục kho dưa, món đậu hũ chiên kho cà chua, thịt kho tàu cùng trứng đã luộc xong phải chiên vàng lớp da ngoài, chưa kể món cá hấp, cá nướng, bún riêu, bún bung, mì quảng, chả giò. Con đưa mẹ lên mây khi nói: “Đi ăn ở đâu cũng không bằng mẹ nấu.”

Như tôi, khi nào cũng nhung nhớ món ngon được nấu từ trong bếp của mẹ tôi. Món nộm rau muống vị mắm tôm không nồng, miếng thịt ba chỉ thái vừa mỏng, con tôm hồng luộc vừa chín, vài hạt mè thơm lừng, cùng vị rau muống chần nước sôi giòn sần sật. Đến đĩa tép tươi nhảy roi rói, me tôi rang xong còn nóng, vắt chanh hay khế trộn vào ăn với cơm nóng hai món này tôi bày ra làm mãi vẫn không sao tìm lại được hương vị đặc biệt từ mẹ đã nấu cho ăn. Chẳng đâu xa, ngay đến các ông “thực bất tri kỳ vị” cũng thèm thức ăn của mẹ, nên hay bảo vợ: “Không ngon giống mẹ anh nấu.”

Nhìn tô bún bung có dọc mùng (bạc hà) đơn sơ, nước dùng lóng lánh màu vàng của nghệ, miếng thịt giò bó (đùi heo) thái mỏng, có những nhánh hành trần trang điểm thơm ngọt ngào mùi Hà Nội, tôi nhớ Mẹ của cụ thân sinh ra tôi. Hưởng một phần công thức của bà qua giai đoạn phụ bếp ngày còn trẻ thơ, cho đến nay, lưỡi tôi biết phân biệt Nam Trung Bắc, dù có chung công thức, vào tay bà Bắc sẽ hơi mặn, màu của thức ăn chỉ phơn phớt tị nuớc màu. Vào tay bà Nam ngòn ngọt vị đường, thêm màu sắc đậm đà như làn da bánh mật của các cô gái miền Nam. Vị cay chảy nước mắt với màu sắc trắng bạch suông tình, chắc chắn bà bếp phải là người miền Trung.

Bà nội tôi nấu những món Bắc Kỳ chính gốc, bà gói những thứ bánh cũng chính gốc Bắc Kỳ, bánh nếp, bánh gai, bánh đúc, bánh dẻo, bánh đậu xanh, bánh cốm. Vị hoa bưởi từ thơ từ ca dao len lỏi vào vị giác, khứu giác, tan đứ đừ trên lưỡi, ngơ ngẩn cả hồn phách người ăn miếng bánh cốm bà làm.

Tôi có phàm ăn hay không nhỉ, tôi có thực tế quá hay không nhỉ, mà tình mẫu tử mang mang bỗng nhẹ thênh thênh trong các món ăn đơn giản, ngày nọ sang ngày kia tẩm đẫm vào máu thịt các con các cháu Việt Nam, cho dù sống ở đâu nơi nào, gần hay xa quê hương, hương vị các món ăn là cội rễ cho tình gia đình luôn bền vững.
linhvang
#304 Posted : Sunday, May 20, 2007 3:22:19 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong


Các bà nội trợ, từ lúc non nớt “người tình” đến khi trưởng thành làm vợ, làm mẹ đến thời già cỗi “bà ngoại, bà nội” niềm vui chung là đụng nồi chõ. Thời chàng vừa ghé thăm nhà đã vội trổ tài bếp núc, thì tiếp theo mãi trong cuộc đời, có pha mắm muối, đường tiêu, bột ngọt mỗi ngày là điều thật dễ hiểu. Tình yêu bền vững phải được xây dựng trên nền móng “Thực” thực thà, thực tế, thực dụng và thực phẩm, viết được thế này là nhờ người viết đã dùng bàn phím thay cho ngòi bút lá tre chấm mực mồng tơi, nếu vẫn gò lưng nắn nót kiểu mực tím thì đã không dám định nghĩa tình yêu như thế, mạnh tay lắm cũng chỉ phơn phớt “tình yêu trước khi đến trái tim phải đi ngang bao tử.”


Khi chị gõ bài này, anh của chị đang ngồi đánh cờ bên cạnh phải không? Big Smile
Liêu thái thái
#305 Posted : Sunday, May 20, 2007 4:10:24 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

quote:
Gởi bởi ngodong


Các bà nội trợ, từ lúc non nớt “người tình” đến khi trưởng thành làm vợ, làm mẹ đến thời già cỗi “bà ngoại, bà nội” niềm vui chung là đụng nồi chõ. Thời chàng vừa ghé thăm nhà đã vội trổ tài bếp núc, thì tiếp theo mãi trong cuộc đời, có pha mắm muối, đường tiêu, bột ngọt mỗi ngày là điều thật dễ hiểu. Tình yêu bền vững phải được xây dựng trên nền móng “Thực” thực thà, thực tế, thực dụng và thực phẩm, viết được thế này là nhờ người viết đã dùng bàn phím thay cho ngòi bút lá tre chấm mực mồng tơi, nếu vẫn gò lưng nắn nót kiểu mực tím thì đã không dám định nghĩa tình yêu như thế, mạnh tay lắm cũng chỉ phơn phớt “tình yêu trước khi đến trái tim phải đi ngang bao tử.”


Khi chị gõ bài này, anh của chị đang ngồi đánh cờ bên cạnh phải không? Big Smile


chị thì không thắc mắc, chỉ thấy wả thực là rất... “Thực” Blush
còn thấy xa hơn nữa là thực như... hoa Wink
heart

linhvang
#306 Posted : Sunday, May 20, 2007 6:14:52 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị Liêu,
Em hỏi với ý đó, chị ơi! Đâu phải tự nhiên mà viết Hoa. Big Smile
ngodong
#307 Posted : Sunday, May 20, 2007 6:40:18 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị và Linh Vang rõ ràng thấy cả đời hoa em gắn liền vào Thực há.

Chị và LV vui nha.
LanHuynh
#308 Posted : Sunday, May 20, 2007 7:35:58 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Chị ngô Đồng ơi! đã khoẻ chưa?
Chúc chị luôn vui, khoẻ.Rose
ngodong
#309 Posted : Wednesday, May 23, 2007 11:25:18 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
2/ Sáng tinh mơ tôi bật dậy qua giấc ngủ chập chờn, và mở cửa đi bộ. Tôi đi lang thang thăm thú ngõ hẻm, đường phố chung quanh nhà ngày xưa tôi ở. Khu chợ bông Hồ Thị Kỷ tôi thật sự không biết đến tên người phụ nữ lạ lùng này, có thể là một cô du kích chết trẻ, có thể là một huyền thoại được dựng lên một cách mù mờ như Lê Văn Tám lấp lỗ châu mai v.v Những anh hùng được tôn vinh mà chưa chắc họ đã được sống hẳn hoi cho đúng với kiếp con người ngắn ngủi của họ - được đặt tên cho một chợ hoa theo tôi cũng an ủi được linh hồn của chị một phần, nếu linh hồn chị biết Sài Gòn là nơi nào để ghé đến.

Chợ Hoa có nhiều hoa lạ quá, tôi gặp lại hoa hoàng điệp, hoa rẻ nhất chợ vì đơn giản không lạ không kiêu kỳ, cắm vào nước nó sống hoài vài tuần dễ dàng




hoa sen thật nhẹ nhàng, hoa này mới đúng là hoa Việt Nam. Những hình tôi xem trên nét, hoa to quá do được bón nhiều phân tôi ngắm thế thôi chứ không đặt lòng mình vào nó.



còn một loại hoa sen nhật này nữa lần đầu tôi thấy, chị bán hoa nói là nó được trồng trên Đà Lạt




Bạn thấy mồ hôi lạnh chưa ?
ngodong
#310 Posted : Wednesday, May 23, 2007 11:26:23 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Tôi về thăm lại Hóc Môn, con đường lạ không nhận ra, ngã Tư An Sương bây giờ thành xa lộ, trời vừa tạnh mưa, mây còn dầy xám ngắt.





Phố bỗng thành giòng sông cuốn mau,





Giàn hoa hoàng anh ngày xưa,





Tìm mãi mới ra gốc cườm thảo vàng ngày cũ.



Cây bàng trong sân trường





Dấu mặt thế này làm sao thấy nhau?




Đường dành riêng cho xe tải, anh bán cá đi vào đây đỡ bị người khác làm phiền.



Giúp nhau lên dốc cầu mới xây bên chợ lớn hình như ngày xưa là cầu nhị thiên đường?????



Bề bộn thế này biết sắp xếp làm sao?



Một góc đối diện với nhà cao cửa rộng - Sài Gòn tôi.

xv05
#311 Posted : Sunday, May 27, 2007 1:10:10 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong






Chào chị Ngô Đồng,
Em mở cho mấy người bạn Úc làm chung xem mấy cái hình chị gởi lên ở trên đó.
Mấy bả thấy cái hình (trên) có chữ Hotel, bảo em dịch ra nghe xem nó nghĩa là gì.
Em nói một giờ giá 50 ngàn.
Mấy bả tá hỏa, hỏi khách sạn loại gì mà người ta nhảy ra nhảy vô có một tiếng đồng hồ, lạy trời tao có đi Vn dừng gặp loại này...Sad
linhvang
#312 Posted : Sunday, May 27, 2007 2:03:57 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Con mắt của xv05 tinh ha! Thấy được 50 ngàn (một) giờ.
Vậy 130 ngàn (một) đêm rõ ràng rẻ hơn rồi. Big Smile
xv05
#313 Posted : Sunday, May 27, 2007 2:57:55 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Rẻ hơn thiệt đó, giá sỉ mà.
Mà chị có dám...ở không chớ hả?
gdt
#314 Posted : Monday, May 28, 2007 8:30:36 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

quote:
Gởi bởi ngodong

Dấu mặt thế này làm sao thấy nhau?







Một thói quen mới của người Saigon bây giờ để tránh bụi và nắng (chủ yếu là bụi) nhưng mấy cô , mấy chị này còn thiếu cái mắt kiếng đen nữa chị Big Smile

ngodong
#315 Posted : Friday, June 1, 2007 11:54:59 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Trăng Úa

“Vầng trăng xanh – blue moon,” tháng này đang có, một tháng hai lần trăng tròn, vầng trăng tròn cuối tháng có cái tên dễ thương đến thế. Hai năm bảy tháng, chàng đất gặp nàng trăng hai lần một tháng mà có “Vầng Trăng Xanh” đấy chăng.
Đất trời tuy xa mà gần, thì đường bay hai ba ngàn cây số có chi xa?
Lòng tôi lại quay về đêm xuống.
Đêm xuống, đêm ở Sài Gòn làm cho khói bụi lắng xuống một chút, tóc tôi kẹp ngược lên, không cho gió nghịch. Bất ngờ khi đi ngang qua cầu Thị Nghè, tôi kêu lên: “Cát đằng trồng đầy đường thế này mà hỏi không ai biết" người bạn chở tôi trên chiếc xe “a còng” hỏi: “Cát đằng đó sao?” “Ừ cát đằng đó!”
Cát đằng của một thuở làm thơ của một thuở mê đọc thơ– là dây cát, dây đằng - em mọc ở cội tùng - là phượng hoàng - em tìm cành ngô mà đậu - tìm không ra cành ngô, hãy bật lời thảm tử - chẳng thấy cội tùng - hãy tự héo khô đi! (thơ Hoàng Lộc)
Bây giờ tôi không làm thơ nữa, không dám đọc thơ nữa, vì mơ mộng đã cạn theo dấu nhăn khóe mắt.
Gặp lại cát đằng, tôi chợt muốn hát nghêu ngao: “Khi bước chân ta về đêm khuya nhìn đường phố, thành phố hoang vu” như thuở xưa, trên chiếc xe đạp đòn giông, đạp về nhà sau buổi học tối hay hát cho mình nghe . . . mà giọng bị mất khan .
Thôi thì cũng là một chút kỷ niệm vấn vương, một lần về lại, khi bước chân ta về đêm khuya nhìn... bụi phủ đóa hoa xưa, lòng mềm như lệ nến.


Và lại nhớ, mười sáu năm trước phi trường Tân Sơn Nhất hoàn toàn khác với bây giờ, nhiều người nói - kể về nó, những con đường vành đai sân bay đã mất, khuôn viên trại Hoàng Hoa Thám đã được nhà cửa phủ kín là điều tôi có thể nhìn thấy từ trên cao. Máy bay hạ cánh tôi sợ lắm, nhưng lần này nỗi lòng tôi tràn cảm xúc, tôi muốn nhìn, muốn thấy, muốn ôm chầm, muốn chạy ù đến muốn, muốn . . . và sự mong muốn của tôi có thể ví von như người tình chung đã hứa hẹn đợi chờ, nay trở lại, tôi khao khát thấy, tôi bồi hồi nhìn những thay đổi. Nóc nhà màu đỏ, những tầng cao cao, đẹp hơn hình ảnh khi máy bay đáp xuống Đài Loan. Dĩ nhiên thế vì “dân tộc tính” trong tôi vẫn cuồn cuộn, vì tính “thiên vị” trong tôi vẫn thấy đúng như thế, nhà tôi luôn đẹp hơn nhà họ, cho dù có thế nào có ra sao.
Nhân viên hải quan chưa học xong bài học về cười, dù trong sách vở các cụ đã khẳng định: “Người Việt ta gì cũng cười” làm sai cũng cười, làm đúng cũng cười, bẽn lẽn cũng cười, không biết cũng cười, buồn cũng cười nhưng từ ngày chính thể tự do bị mất, chính quyền khiển thế nào mà nhân viên, bỗng không còn biết cười, họ buồn và nghiêm là chính, dù các tà áo dài lăng xăng màu xanh và màu nâu đồng nhỏ nhắn xinh xinh lôi cuốn, cũng không che được việc thiếu hẳn nụ cười, hay tôi nhìn thẳng vào khuôn mặt người đối diện mà tìm ra điều ấy? Thủ tục nhập cảnh nhanh, họ hỏi tôi hai câu, tên - và nơi sanh trưởng. Giấy tờ của tôi vẫn họ tên mẹ cha đã đặt, tôi vẫn có quê quán là Hà Đông - Thái Bình, thì có gì mà khó để trả lời!
Hành lý lấy ra cũng nhanh, tôi chẳng mang theo gì ngoài kẹo, bánh bút viết làm quà cho vui, cái chính là tôi mang tôi về, mang tâm hồn tôi về, mang lòng dạ nhớ nhung tha thiết của tôi về - tháng năm làm tôi sứt mẻ bớt đi những lấp biển vá trời, bào mòn bớt đi những hão huyền không thật, cuộc đời cho tôi biết từng phút trong đời là một hạnh phúc khi gặp lại, khi thấy nhau. Mừng nhau đang vươn đến cái đẹp ở độ nghiêng vừa phải, hạnh phúc khi biết chắt lọc điều hay để học, điều xấu để sửa dần, dù đôi khi không tránh khỏi điều đau lòng khi phải đập vỡ kỷ niệm cũ để xây dựng điều mới hơn.
Trong đầu tôi chất chứa hình ảnh của mười sáu năm xưa, tôi gặp lại nó vội vã ghi vào ống kính, những hình ảnh đối với tôi là đẹp là quí, đối với người khác nhìn vào lại nghĩ tôi đang lẩm cẩm, giòng sông uốn quanh một thời tôi thả thuyền giấy, một thời tôi ngắm nó cuồn cuộn khi trú mưa, rồi khi mưa tạnh nó lại biến mất như không có thật, con dốc cầu cao vợ chồng giúp nhau lên dốc, những bãi sông bồi rồi cạn. Mười sáu năm tôi thấy nhà chọc trời, cao ốc mỗi ngày, thì hình ảnh ấy tôi gặp lại tại Sài Gòn làm sao lôi cuốn được tôi.

Tôi không vào các siêu thị, mà thích đi vào chợ chồm hổm, tôi không thích vào các trung tâm thương mại có cầu thang cuốn có cửa kính máy lạnh, tôi thích nắng nóng, thích bụi, thích che mặt ra đường thích đeo găng tay cao, thích sống thích hòa vào với bạn bè tôi, anh chị em tôi và Việt Nam tôi. Tôi sợ nhất là người ta quên mất mình từ đâu ra đi, để khi về thăm nhà cũ chê bai ... sao nó không sạch, sao nó không sang. Tôi thích ấm ớ, tôi chỉ buồn một điều tôi đã không được ngồi xà vào hàng ốc Nguyễn Tri Phương mà kêu một thau nghêu ăn cho thỏa nhớ, thân xác tôi sau mười sáu năm đã không như ngày xưa.


Hình ảnh của mười sáu năm trong kỷ niệm với tôi là kỷ niệm, chẳng lẽ tôi cầu mong đất nước tôi mãi có những giòng sông uốn quanh sau cơn mưa tầm tã, chẳng lẽ dân tôi mãi còn xe đạp để vợ phụ chồng đẩy xe lên dốc cầu? Những tấm bảng “khu phố văn hóa” làm tôi có cảm giác “thiếu văn hóa,” nơi nào không có mới cần khẩu hiệu kêu gào, ngày bước lên máy bay bỏ nước ra đi, tôi còn thấy tấm bảng “không có gì quí hơn độc lập tự do” tôi cay đắng nói với anh tôi: “Vì thế mà mình phải bỏ đi anh nhỉ.”

Gặp lại các bạn cũ, vài bạn đã thoải mái hơn, giàu có hơn, tốt đẹp hơn, vì biết buôn bán, biết dành cô-ta may hàng xuất khẩu, câu cô bạn thương gia nói với tôi: “Mày vô tư đi nha, tao biết bên đó mày cực khổ hơn tao, đừng nghĩ là Việt Kiều mà lo thanh toán."
Tôi hỏi nó: “Việt kiều là gì? Là người Việt? Chẳng lẽ mày không là người Việt à!" Nó cười ha ha và nói: “Mày vẫn thích bắt bẻ hả 'con'!" (ngày đi học chúng tôi gọi nhau, đùa nhau như thế.) Phần đông các bạn khác của tôi vẫn chật vật, sống vì còn thở thế thôi.
Hơn tám mươi triệu dân Việt-Nam bị cai trị bởi hai triệu đảng viên cộng sản, nếu tôi còn ở lại, tôi cũng bị nén như họ, nén dưới những tầng không khí nặng nề u uất. Tin tức người dân không hề được biết, hỏi đến anh Lý Tống thả truyền đơn, những phiên tòa, không một ai biết, từ anh tài xế - chị bán hàng rong - chị bán tiệm vàng, chị làm cho công ty ngoại quốc, đến các em đi dậy học - sinh viên kiến trúc, tôi trò chuyện với mọi người, dĩ nhiên không được tiếp xúc cùng khối “hai triệu” ở trên.


Có vài đoạn đường, người dân rõ mười mươi bên trong là tre thay cho thép, không biết nó sẽ “bở” khi nào? Có vài đoạn cầu họ thay xi măng bằng cát, những lời ta thán chưởi rủa “sau lưng” đầy dẫy, nhưng hình ảnh cha “Lý” bị bịt miệng là hình ảnh của hơn tám mươi triệu dân bây giờ. Có lẽ đó là lý do làm cho không khí Việt Nam bị nén nặng nề đến thế, tôi nghĩ khí nén chỉ cách đầu dân khoảng một gang tay là cùng.



Vầng trăng xanh đang mơ màng, bỗng buồn thiu úa chảy cùng tôi.
ngodong
#316 Posted : Friday, June 1, 2007 11:57:18 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
xv05 ơi có đẹp có xấu, có ngồ ngộ, có bùi ngùi, có nghẹn có òa vỡ, lung tung thứ N Đ không biết phải bắt đầu từ đâu.

xv05
#317 Posted : Sunday, June 3, 2007 9:34:28 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị ơi, lạ là lạ với người ngoài thôi chớ những tấm hình của chị (và cả chị Vi Hoàng nữa), gợi lên trong em cả một thời mới lớn. Dù có cực khổ, khó khăn nhưng tràn đầy kỷ niệm và tình người.

Em có người chị họ khá thân, hai chị em chia tay, chị đi Mỹ em đi sang đây cách nhau trước sau 16 ngày. Mười năm sau, má em sang Mỹ thăm bà con - tất cả bên ngoại của em đầu ở Mỹ, má gọi điện thoại cho chị, vừa chỉ nghe tiếng má em trong điện thoại: "Dì ..... mới qua đây nè con!"
Chị ấy òa khóc nức nở: "Chỉ mới nghe tiếng của dì, đã làm con nhớ lại khoảng đời ở Vn, sao mà tràn đầy tình người..."

Những tấm hình của chị post lên, em xem không chán, xem kỹ từng chi tiết nhỏ, từng cọng rác, cái lon vất bên đường... Em về Saigon ai cũng lấy làm lạ. Vì ngày xưa "Tí điệu" một cây, giờ chỉ quần Jean áo thun, chân tay trần trụi. Rau dưa chi với bạn bè cũng không từ, tụi nó bảo mày sao không điệu bộ như người ta... Em bảo mình cũng từ nơi này mà ra. Em gọi xe ôm của mấy anh đầu đường, họ thấy mình lạ mặt, chở mình đi mà mình cứ trầm trồ lung tung, hỏi cô ở "bển" mới dìa hả, em nói mới dưới quê lên nên cái chi cũng thấy lạ...

Thú thật, em cảm thấy guilty nếu tỏ ra vẻ mình hơn người mình ở bển. Chỉ tại mình may mắn hơn mà thôi.
ngodong
#318 Posted : Sunday, June 3, 2007 11:45:06 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
N Đ cũng cảm thấy "có tội" giống như xv05 - người ta nghĩ N Đ về từ Đà Lạt, vì N Đ nói tiếng Việt y chang dân Sai Gòn, dùng đúng các chữ họ dùng, có lúc bị ấm ớ chút xíu khi trả giá nhưng N Đ sửa lại được ngay.

Bây giờ ngồi nhớ muốn khóc.
ngodong
#319 Posted : Sunday, June 24, 2007 12:48:06 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
“ Con không cha như nhà không nóc” câu tục ngữ bao lâu nay nhắc nhở đến Cha như thế, Cha là cái mái nhà che chở cho con tít trên cao, nên đôi khi các con không thấy, nhất là trong giai đoạn chỉ mình cha đi làm đem tiền từng tháng về đưa cho mẹ “tay hòm thìa khóa”. Các con đâu hay nếu tiền không đủ chi dụng cha ray rứt khốn khổ đến thế nào? Nhất là các ông cha mang nghiệp chiến chinh xa nhà, mỗi lần về phép con đã cao thêm được vài tấc. Chỉ cách đây không lâu, cha là nhân vật xa xăm thế đấy, nên con cái muốn gì thường phải “thông qua” Mẹ. Mẹ gần gũi hơn, dễ năn nỉ, dễ xin, dễ động lòng, bản tính của mẹ là đàn bà, “nhìn gần trông cạn,” không như cha “nhìn xa trông rộng,” các con chỉ muốn được việc mình mà quên đi nỗi lo đau đáu của cha. Ai không từng nhờ mẹ xin cha, cho mình được phép đi chơi xa cùng bạn lần đầu xa nhà? Ai không từng nhờ mẹ xin cha cho thêm tiền để mua . . . . xe, mua áo, mua quà cho bạn gái? Trong lớp tuổi thanh niên?
Nhập đề lung khởi để viết về Cha như thế, vì ngày Nghiêm Phụ sắp đến cùng với ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng sáu. Người cha Mỹ thế nào tôi không biết, nhưng người cha Việt Nam của tôi đáng được ca tụng tôn vinh, yêu quí biết bao?
Tôi đọc bài của anh bạn hải quân đi tu nghiệp vào thời điểm 1975, mãi sau vợ anh cùng con gái, mới vượt biển sang được. Anh viết cho con mà tôi không cầm được nước mắt:
Ngày bố xa nhà con còn nằm trong bụng mẹ. Lần đâu tiên bố gặp con trong Camp Pendleton, lúc đó con đã gần hai tuổi. Bố ôm con nước mắt lưng tròng, con tròn mắt nhìn người đàn ông xa lạ nhưng con không khóc, chỉ e-dè gọi ‘Mẹ’ vì con chưa biết gọi ‘Bố’ ra sao.
Bố nhủ lòng là từ đây bố sẽ yêu thương chăm sóc con, đền bù cho con những ngày bố không có mặt khi con ra đời. Những ngày thơ dại đó bố con mình đã sống với nhau khăng khít. Bố ngồi nhà loay hoay viết cho xong luận án ra truờng, trông con để mẹ con tạm thời đi bán Mc. Donald, nuôi hai bố con mình. Con ngồi trên ghế cao, xem cartoon nhưng mặt buồn buồn. Bố bồng con lên xoa mớ tóc mềm: “Con muốn gì bố lấy cho.” Con vòng tay ôm cổ bố, nép đầu trên vai, nói nhỏ đủ để bố vừa nghe: “Mẹ!” Bố nghe lòng xót xa: “Mẹ đi làm. Để bố đưa con tới gặp mẹ nhé.” Con mở lớn đôi mắt nhìn bố, chỉ gật đầu, không nói một câu.
Buổi chiều Mc. Donald vắng khách, mẹ con đứng trong bếp, đưa tay vẫy khi thấy bố bồng con vào. Bố đặt con ngồi trên counter, mua cho con gói khoai chiên, nhưng con chỉ cầm lấy mà không ăn. Bố dỗ dành: “Con ăn đi. Muốn gì nữa bố mua cho.” Con tần ngần ngước nhìn bố rất lâu, nói nhỏ như cầu xin: “Mẹ.” Bố bồng con lên, bùi ngùi: “Mẹ kia kìa, con vẫy tay chào mẹ đi. Bố đưa con ra công viên chơi, tối mẹ về nấu cơm cho con ăn, nghe chưa.”
Chiều thu nhạt nắng, bố mang con ra công viên, đặt con ngồi trên chiếc đu, đong đưa nhè nhẹ, nhìn con vừa ăn những miếng khoai chiên nho nhỏ vừa vẫy tay gọi những con bồ câu quanh quẩn gần kề.
Thoáng đó mà đã hơn 30 năm rồi đấy con. Buổi sáng mùa thu năm ngoái con mặc chiếc aó dài mầu hồng lần đầu tiên trong đời, cúi lạy trước bàn thờ gia-tiên, nghe bố khấn nho nhỏ, cầu xin cho con hạnh phúc suốt đời. Buổi chiều con thay áo trắng, khoác tay bố, đi giữa hai hàng quan khách ngoài vuờn hoa khách sạn Estancia, khách sạn sang trọng hàng đầu trên thế giới, vì bố đã hứa với con khi con còn thơ dại là bố sẽ đền bù cho con những ngày bố không có mặt.
Rồi con sẽ có con. Bố mong rằng con của con sẽ gọi ‘Mẹ’, như con lúc xưa, và như bố bây giờ. Tháng rồi bố phải vào bệnh viên vì những cơn đau quặn ruột. Bà nội của con vào thăm bố, bàn tay già nua xoa trên bụng bố nhẹ nhàng: “Con cố lên cho mau khỏi, đừng lo nữa, có mẹ đây”. Bố tưởng chừng như mình nhỏ lại, bé bỏng như xưa, mỗi lần đau được mẹ bồng. Nước mắt bố ứa ra, và bố gọi thầm: “Mẹ.”
Con không cần đợi đến ngày ‘Mother Day’ để gọi mẹ. Mẹ con lúc nào cũng đợi con. Bố bây giờ khỏe lại rồi. Chắc là bố không còn dịp nào đưa con ra công viên, để con ngồi trên chiếc đu cho bố đong đưa nhè nhẹ, thế nhưng bố vẫn đợi ngày con dẫn con của con về, bố sẽ lại dẫn cháu ra công viên, ngồi trên ghế đá, nhìn cháu chơi với những con bồ-câu quanh quẩn bên mình.
Muà thu năm nay đã về. Những cây phong trước nhà lá đã đổi mầu. Mùa thu thay áo, nhưng tình mẹ thì không bao giờ như lá thu phai, con biết không? Trần Quang Thiệu
Đọc được lời người cha viết như thế chắc chắn lòng con tan chảy, vì rất hiếm khi cha nói nên lời hay tỏ lộ tâm tình cho con biết, nhất là đối với con gái. Còn bao nhiêu người cha khác vì tù đầy học tập, khi gặp con, con không nhận ra?
Người cha trong lòng tôi là một điều quan trọng vô biên. Mẹ tôi mất sớm, ông đã trang bị cho các con đủ hành trang vào đời khi còn niên thiếu, tôi nhớ sau khi me tôi mất tôi vào độ tuổi trăng tròn, khỏang tuổi thay đổi từ con nít, thành thiếu nữ, tâm sinh lý xáo trộn, cha tôi đã khéo léo bên cạnh tôi cùng bốn cô em gái, cách tuổi năm một, một cậu út cách cô con gái út hơn sáu năm, thay mẹ tôi.
“Dậy con đèn sách – em là phụ thân” trong “Chinh Phụ Ngâm” có lẽ dễ hơn tình cảnh gà trống nuôi con của thân phụ tôi lúc ấy. Nhắc đến ông, tôi luôn kể đến một việc mà mãi đến bây giờ tôi mãi ân hận là tôi ghen thay mẹ, tôi khó khăn với ông, ông không thể nào có bạn gái hay . . . . người phụ nữ nào khác thay me tôi được, thế mà ông chăm lo cho chị em chúng tôi không thiếu một thứ gì từ manh quần tấm áo đến tinh thần. Ông cho chúng tôi học nữ công gia chánh, học âm nhạc, gia nhập mọi sinh hoạt từ Hướng Đạo đến Nghĩa Sinh, điều này khiến cho tôi “biết đủ thứ” dù không giỏi nhưng đời sống của tôi “giàu có” dường nào. Nỗi nhớ lòng thương kính phục của tôi, đến cha tôi ngày mỗi tăng lên, khi tôi có gia đình, nhìn anh chăm sóc con, từ những muỗng bột, muỗng cháo, những cây nhang đuổi muỗi phải thắp mỗi đêm đến khi kèm cho con học. Con lên đại học lại giúp con phải chọn môn nào? Xe của con hư, hai cha con nói chuyện điện thoại phải sửa cái gì? Viết để ca tụng người “Cha” tôi sẽ viết được “thiên chương vạn quyển” mỗi người cha là một câu chuyện, chuyện buồn chuyện vui, chuyện thương chuyện ghét. Núi Thái Sơn bây giờ có thể thấp hơn, nhưng tình cha bây giờ cao hơn núi, khi các ông bố thời nay đã biết thay tã, biết cho con bú bình, biết cho con ăn khi vợ bận đi làm. Nhìn đâu cũng thấy các ông Cha “tay xách nách mang” ngay cả địu con giúp vợ, tình cha ngày nay tôi nghĩ phải ví: “Công cha như núi (Hy Mã) Lạp Sơn.”
Ngày nào tôi cũng nịnh chồng, ngày Nghiêm Phụ tôi sẽ thì thầm vào tai anh: “Tạ ơn anh đã là người cha tốt cho các con em.”
ngodong
#320 Posted : Saturday, July 7, 2007 10:41:54 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cuốn Theo Chiều Gió, một tác phẩm được dịch sang hai mươi sáu ngôn ngữ khác nhau, số lượng sách xuất bản chỉ thua quyển thánh kinh được phát hành hầu như trên toàn thế giới.
Người viết là một phụ nữ đã nghiên cứu học hỏi, thu thập sử liệu về cuộc nội chiến đã xảy ra trước khi có bà, từ những người sống và chứng kiến cuộc nội chiến giải phóng nô lệ Nam Bắc Mỹ, nữ văn sĩ chỉ có độc nhất một tác phẩm, bà Margaret Mitchell.
Tôi được ghé thăm nhà bảo tàng The Gone With The Wind tọa lạc tại:
990 Peachtree Street
Atlanta, Georgia 30309
404-249-7015
Nhà bảo tàng ghi lại tiểu sử và hình ảnh của nữ văn sĩ gốc Ái Nhĩ Lan này, cùng với bộ sưu tập về cuốn phim "Gone With The Wind" đã được trình chiếu vào cuối thập niên 30. Một tác phẩm, một bộ phim không thể quên, không thể không xem và nhất là mãi đọng lại trong lòng của bao người Việt Nam lứa tuổi trên duới năm mươi. Ai không biết tài tử Clark Gable trong vai đại úy Rhett Butler người đàn ông mạnh mẽ rộng lượng, cô Vivien Leigh trong vai Scarlett O'Hara người đàn bà bản lãnh tự tin đến nỗi quên đi tình yêu thật, để chạy theo ảo tưởng biến anh chàng Ashley Wilkes nhu nhược thành người đàn ông nàng muốn bảo bọc do Leslie Howard đóng, khiến cuộc tình vòng tròn này ảnh hưởng đến Melanie người đàn bà hiền lành chịu đựng, vợ của Ashley do Olivia de Havilland thủ diễn trong bối cảnh xã hội ngập tràn máu lửa 4 năm nội chiến.
Tác phẩm của bà đã làm thành phố nhỏ Jonesboro, có trang trại Tara nay là đại lộ Tara (Tara Blvd.) trở nên nổi tiếng, trở thành con đường huyền thoại quyến rũ du khách ghé thăm?
Điều tôi suy nghĩ là, tại sao tôi có thể nhớ lịch sử của Mỹ Pháp dễ dàng hơn nhớ lịch sử của Việt Nam? Có phải họ có các quyển sách hay, có phải họ có các bộ phim lôi cuốn, có phải họ có tấm lòng gìn giữ từ chút một di tích lịch sử, cho dù bên thắng hay bên thua, lịch sử là lịch sử phải giữ gìn và trân trọng.
Tôi đứng giữa nghĩa trang của các chiến sĩ vô danh Nam Bắc, gần nơi thị tứ, những mộ bia nằm im lìm dưới rặng cây sồi, cổng vào nghĩa trang mở rộng, vài bó hoa héo kề bên bốn bia mộ được khắc rõ cấp bậc - trung đòan - đại đội, ngày mất đều là ngày 31 tháng tám năm 1864, còn các bia mộ xếp hàng theo sau, chỉ là tấm bia trống.
Sống chết trong một cuộc chiến là điều vô nghĩa, khi đã có một lý tưởng để theo. Thái độ sau cuộc chiến là điều tôi nghĩ đến, hình ảnh người lính bẻ gãy gươm, buông bỏ súng được khắc bằng tia sáng laser lên vách núi trọc, Stone Mountain trong Georgia Park làm lòng tôi thật sự chùng xuống. Tôi đến Atlanta vì đại hội Thủy Quân Lục Chiến được tổ chức tại Georgia, những người lính đã một thời ngang dọc, nay tóc trắng mắt mờ, từ cựu thiếu tướng tư lệnh đến anh lính trẻ nhất binh chủng, người ra khỏi quân trường hai ngày trước khi chiến cuộc thảm thiết chấm dứt đều ghi vào lòng tôi, nỗi ngậm ngùi không biết sao để bày tỏ.
Tôi biết rõ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa qua anh, người tôi bầu bạn mỗi ngày. Từng câu chuyện trong những ngày còn dọc ngang đường hành quân nắng mưa xuôi ngược, lên dốc xuống đèo, đồi hoa sim tím hòa vào chân trời chiều buông biền biệt, thăm thẳm mịt mờ tương lai người trai thời loạn, đến những nỗi căm phẫm nhục nhằn ngày thành kẻ thua cuộc phải nuốt nước mắt vào trong. Ngày đại hội Thủy Quân Lục Chiến, những tên tuổi được vinh danh vì đã chẳng nghĩ gì đến mạng sống chính mình để bảo vệ cho bạn bè, bảo vệ cho một điều thật đơn giản "tự do," cũng là dịp để bạn bè đã từng lấy máu đào nhuộm màu áo trận, gặp lại nhau, kể lại những chiến tích và tìm sự thật, những sự thật dưới ánh nhìn của tôi là điều không cần thiết nhưng với thế hệ tiếp nối, với tương lai trước mặt, nhân chứng sống theo thời gian sẽ bị đào thải mất dần đi.
Ngày lễ Độc Lập 4 tháng 7 đến, những lễ hội những cuộc họp mặt, những dịp đi chơi xa trong ngày lễ. Dân chúng Mỹ tràn ra đường bất kể giá xăng lên cao, tôi chào mừng ngày lễ Độc Lập tại Georgia, tại công viên Stone Mountain của tiểu bang, một công viên có hòn đá trọc khổng lồ, nơi ấy cũng là đài kỷ niệm của ba vị thống lãnh nổi tiếng trong Civil War là Jefferson Davis - Stonewall Jackson và Robert E. Lee. Đặc biệt là ba vị thống này đã thua trận. Hình ảnh của các ông được khắc thật rõ nét trên nền đá, cũng là nơi họ trình chiếu hình ảnh tuyệt đẹp bằng tia sáng laser, kỹ thuật ánh sáng không thể tưởng tượng nếu không thấy. Một nơi nên đến thăm, với lời chào mừng thân tình "The Citizens of Georgia welcome you to their park" ngay cổng vào.
Ngày lễ nên họ vinh danh các chiến sĩ đang vất vả ngoài trận tuyến, họ kể về quá khứ đau thương của các anh hùng thất trận, (hình ảnh tôi đã kể ở đoạn trên,) vị tướng bẻ gãy gươm xuống ngựa trong nỗi ngậm ngùi lưu luyến, thể hiện bằng giọng ngân rưng rức của Ray Charles, qua nhạc phẩm Georgia On My Mind. Chung quanh tôi, biển người vỗ tay sau khi bài hát chấm dứt, tiếng súng đì đùng, nhưng không là tiếng đạn bom trong chiến tranh mà là tiếng đì đùng của pháo bông kỷ niệm ngày Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ lần thứ 231.
"Cựu" có nghĩa là đã qua, đã là trong quá khứ, các hội "cựu...." là các hội đã qua đã trong quá khứ, nếu còn tồn tại còn sức sống người ta đã không thành lập hội, đã không phải lập tượng đài, đã không tưởng nhớ. Và trong sự suy nghĩ rất "đàn bà" của tôi, hình như các tượng được khắc trên đá trong công viên Stone Mountain Park in Georgia là các tượng "thua trận", người chiến thắng đã thành tổng thống, đã tiếp tục lăn hòn đá lịch sử, hình ảnh của họ vì còn sống nên không cần tạc tượng trên đá, nên không cần lập hội "cựu... " để tưởng nhớ, đôi khi sự ngậm ngùi tiếc nuối khiến kẻ thua trận tìm đến với nhau, nhắc nhở về một thời trong quá khứ có đau đớn, có hy sinh bên thanh kiếm đã bị, hay đã được bẻ gãy.
Tôi ghi địa chỉ Stone Mountain Park xuống đây để nếu có dịp bạn nên một lần ghé đến, xem những tia sáng tạo thành phim rọi trên vách đá trọc thẳng đứng, âm thanh vang vang giữa rừng, ánh sáng đủ màu bao trùm cả một khoảng không gian rộng lớn.
Stone Mountain Park
U.S. Highway 78 East, Exit 8
Stone Mountain, GA 30087
Users browsing this topic
Guest (68)
47 Pages«<1415161718>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.