Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<1314151617>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#281 Posted : Friday, February 23, 2007 11:05:35 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chấp nhận ngày một nhạt phai, nhưng không ai cấm đươc nhớ nhung nhung nhó. Tôi hay định cho mình vài điều trong một ngày nhất định, sau đó quên hẳn đi, khi nhớ lại giật mình: "mây trôi"

Hôm nay tôi nhớ bạn, thế đó một năm đã qua. Người ta nghĩ đến một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày. Tôi nghĩ đến một năm đã có và đã mất gì. Năm nay tôi không viết nhiều, chỉ đứng lại đọc miên man.

Bạn đã viết nhiều hơn khi đi lang thang ra khỏi vỏ ốc bạn thích. Những dòng chữ nhảy múa, những dòng chữ đau đầu gối, những dòng chữ tham lam nhìn ngắm từng con phố nhỏ, từng ánh mắt quen, từng con thú lạ, từng bức tranh lập thể bạn thấy qua lăng kính của bạn, người khác không thể thấy như thế. Kiếp lãng du có tiếng lục lạc dưới chân . Dõi đọc điều bạn kể tôi ước gì mình thành con lừa nhỏ bên cạnh cô Bohemien, tôi vẫn chưa mường tượng được đời sống của dân du mục, dù khi còn trẻ hát vang nhà: "đẹp như kiếp bô hê miêng", tôi thích làm cô gái du mục, mặc áo đầm dài, tóc xõa kết đầy hoa có con lừa trắng như đã đọc trong truyện: "Thằng Gù trong Nhà Thờ Đức Bà", rồi sau đó lại được xem phim, nét lãng mạn truyện tình của cô với anh chàng lính Hoàng Gia, người truy tìm để bắt dân du mục, truyện tình lâu năm tôi có quên đi, định hôm nào đọc lại rồi lại thôi vì biết tình yêu nào không thế như cái vòng tròn kẻ chạy trốn kẻ kiếm tìm .

Bạn là khung cảnh, không gian đã có cùng nhau để nhớ và nghĩ đến khi không còn chung không gian, khung cảnh. Người ta hay lý sự, hay tự cho phép hay biện bạch không còn thời gian v.v. nên không còn bạn. Với tôi, bạn là buổi sáng đi bộ lang thang, chỉ nhau chiếc lá, nhành hoa một lần thôi nhưng sẽ nghĩ đến ngàn lần trong đời sống, huống gì đã vài lần, huống gì đã hậm hực như con nít tranh nhau ai đúng ai sai: "con đó là con vịt", "con ngỗng Canada mới đúng" rồi nhận ra hai đứa xuýt nữa đạp lên phân của vịt của ngỗng, cả hai đều đúng nhưng đứa thấy con vịt, đứa nhìn con ngỗng rồi kết luận tất cả trên hồ đều là một thứ. Nhìn nhau cười xòa.

Bạn có nhớ không, năm trước chúng mình cùng nhau viếng Chùa, cùng nhau xin xâm, cùng nhau trên đoạn đường khúc khuỷu, những đốm nắng len lỏi qua đám lá dầy tạo thành hình ảnh khó diễn tả nôm na, xiên khoai hay thắp nến, những đốm nắng lung linh nhè nhẹ, không khí thanh thản hương trầm, gõ nhẹ vào chiếc chuông tiếng ngân nga trầm thống buồn thiu. Lại hậm hực: "Ai nói tiếng chuông thanh thản, tiếng chuông luôn đánh thức tâm linh con người đời là bể trầm luân", "Ứm ừm, tiếng chuông kêu êm êm bảo nhắm mắt lại hít hơi vào, thả hơi ra theo tiếng ngân, khổ hay sướng tại tâm".

Thế đó một năm đã qua, không biết bạn nơi nào, giọt nắng rơi xuống hiên nhà thảng thốt sau cơn mưa đêm qua, đỉnh núi trắng màu tuyết, nụ hoa đang đơm chồi , mong bạn ghé thăm để bạn cằn nhằn: "sao ôm đồm nhiều thế".

Bạn có nghe tiếng bạn gọi không? Truyền trong không gian lời nhắn gởi bình an.
ngodong
#282 Posted : Sunday, March 4, 2007 10:06:46 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Than Thở


“Người Mỹ dùng xăng và điện nhiều nên họ không biết than”.

Nghe nói vậy đó trong phòng tập thể dục. Ai sao không biết, chứ tôi nghe thấy câu nói quen quen. Không than thở, không ta thán không là người Việt tị nạn. Viết thế này có hơi quá phải không ạ, xin các bạn đang đọc tha cho tội dám vơ đũa cả nắm, dám gom hoa cả cụm, dám đầu năm đầu tháng đã thở đã than.
Nhưng không than không thở làm sao mà sống vui sống mạnh, trên các đài phát thanh, những vị bác sĩ cộng đồng luôn khuyên nhủ là phải giữ cho cân bằng trí óc, không được căng thẳng lo toan, không được giận hờn yêu thương thái quá mà thành cao huyết áp, mà thành nghẽn van tim, mà thành lung tung lửng tửng. Mọi thứ bệnh hoạn tai ác đều từ uất ức phiền muộn mà ra, không tin các bạn thử vào rừng sống xem có thọ như tiên không thì biết. Hình như thuở xa xưa các ông bà tiên không có xe hơi nhà lầu, không có máy vi tính điện thư, email address, cell phone tự động blue tooth vành tai nên họ bay được trên không trung thì phải.
Tuần này đã bước vào tuần cuối của tháng hai dương lịch, nghe tiếng ai lảnh lót than thở chuyện ông chồng đùng đùng đi sắm cái xe đợt giảm giá ngày lễ tổng thống mà quên mua cho bà chiếc nhẫn kim cương ngày Tình Nhân vĩ đại, chiếc xe ngoài bãi đậu làm sao thích thú cho bằng ánh chiếu lấp lánh trên ngón thứ tư, vừa lãng mạn vừa tôn giá trị bà lên biết bao. Ừ nghĩ cũng tức thật cơ chứ, ngàn vàng vì ai mà hao mòn theo năm theo tháng, ngày còn con gái ai cần chi cái lấp lánh ngón thứ tư. Chỉ khi nằm lửa vài phen, khóe cười thôi lúng liếng mới là lúc cần bồi đắp thêm cho cái ngàn vàng bằng trang sức phải chăng? Thêm giọng trầm trầm chuyện ‘ông ấy’ khó ăn, nấu gì cho ăn cũng chê, có mỡ thì đay: “mong chồng mau chết” cho chút bột ngọt thì nghiến: “mong chồng bại liệt”, mua thịt bò thì bảo quên bệnh cao máu của ngài, mua cá biển ông kêu toàn là độc chất, cho ăn chay ông kêu thèm thịt. Muốn góp chuyện: “Ông ấy đang than để không bị căng thẳng đầu óc đấy thôi, ông cứ nói thế nhưng vẫn cơm nhà quà vợ cơ mà, đâu có ra ngoài ăn phở đâu mà chị lo”. Chỉ nửa tiếng đồng hồ nghe được hai câu chuyện chồng con.
Theo đúng sách vở thì đàn ông ít tỏ lộ can tràng, dấu kín mọi điều suy nghĩ. Nhưng nay, theo lời khuyên của bác sĩ, các ông cũng đã cởi mở hơn, thích than thở hơn, thích chạm vào điều ngày xưa các ông cho là mất đi thể diện khi héo lánh vào, đó là chốn dầu sôi lửa bỏng. Ngồi im trong góc, tôi học được món dưa giá ông dậy theo công thức của ‘má tui’: “Lấy đường dấm nấu cho nóng đừng sôi, đổ vô keo giá sống có cà rốt bào chỉ, mai ăn với đồ kho không ngán”. Cậu mới có vợ góp chuyện: “nó không biết nấu, tui nấu cho nó ăn luôn, ba cái nấu nướng đâu có khó, tại mình không thèm làm thôi chớ”.
Nghĩ cũng đúng, thời dùng cái cà ràng nấu bếp, ông lò nấu cơm, nào than nào củi, chỉ người “bị” mới phải làm, chứ ai mà thèm cơ chứ, lại nhớ thuở đổ nước nhồi than, nắm thành hình quả bàng phơi cho khô queo khô quắt, mới nhóm được lửa thì có ai mà thèm thật. Bây giờ quay nút vặn high – medium – low mà không thèm thì thèm gì nhỉ.

“Vừa bước vào nhà đã nghe vợ em than chị ơi – đi làm về mệt muốn chết”. Lại phải trả lời! Phương tiện nhiều, vật chất nhiều vợ em cũng phải đi làm, con thì còn nhỏ, đón đón đưa đưa, tắm cho con, lo quần lo áo, bài đọc bài viết trong trường, học võ, học bơi, học đàn, đi hướng đạo, đi thiếu nhi vợ em có mọc thêm ba đôi tay may ra mới đủ sức mà xoay trở, chịu khó nghe vợ than tí nha em, muốn cô ấy bớt than em chỉ việc ôm cô vào lòng siết nhẹ, nói nhỏ vào tai: “Anh biết em mệt” là đủ.

Than thở đôi khi là một cách tỏ lộ tình cảm từ phụ nữ mà các ông quên đi mất, gặp người lạ chả quen biết chi hết, các bà các cô đã kể lể tâm tình đủ thứ với nhau, thì trong gia đình khi gặp chồng cũng tình thật kể lể phân bua. Sách vở cùng các nhà tâm lý học, tha hồ in, tha hồ khuyên, tha hồ viết cách bảo vệ hạnh phúc gia đình; điều quan trọng nhất là không càm ràm khi thấy người phối ngẫu mệt mỏi, phải luôn tươi tỉnh nở nụ cười vân vân và vân vân. Tôi đọc ngàn bài dậy, bài khuyên như thế, nhưng hỡi ơi mang thân phận con người hỉ hả thì ít, sân si thèm muốn thì nhiều, có mai năm cánh muốn ép uổng sao cho thành sáu bảy tám chín mười cánh, được như điều ước rồi lại thấy mai ít cánh thanh mảnh đẹp hơn, nên vừa thấy dáng chàng bước vào cửa là kể, nào là vòi nước rỉ, nào là cái bồn rửa chén (sink) bị nghẹt, kể vì mừng thấy chồng đi làm về đấy thôi, có hàm ý gì đâu, có bắt sửa chữa gì đâu? Hàm ý chăng là: “Anh đi làm, em được nghỉ ở nhà, đứng trong bếp mới hay vòi nước rỉ, mới biết cái sink nghẹt. Em mà đi shopping thì làm sao biết sự việc nước rỉ sink không thông kia chứ”.

Chẳng biết còn ai dùng chiêu thức than thở trên cánh tay chàng sau ngày cưới hay không, nhất là sau hai mươi ba mươi năm trong cái phần “trăm năm hạnh phúc” của bạn bè chúc tụng ngày mắt biếc môi thơm về với nhau. Chuyện than thở này đôi khi cũng làm tô chén lục cục lắm khi.

Dĩ nhiên khi viết thế này, người viết hoàn toàn nhìn ở góc độ phụ nữ, nếu có bất kỳ ý kiến gì từ góc độ quí ông, xin gởi điện thư đến người viết autim@autim.net .
ngodong
#283 Posted : Saturday, March 10, 2007 1:34:56 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chịu Đựng

Bạn đang mạnh khoẻ - dòng đời đang trôi thanh thản nhẹ thênh, bỗng nhiên bạn đối diện với một điều bất ưng ý, một sự kiện bất ngờ lủng củng nào đó làm cho ngày tháng, công việc của bạn tự dưng cũng bị ảnh hưởng theo. Trong nhà có người bị bệnh phải vào nhà thương.

Tôi lại nhớ đến nhà thương ở Việt Nam, nhớ đến bệnh viện nhi đồng, từ phòng nhận bệnh đến phòng chữa trị, đến từng ngóc ngách của bệnh viện , cả cái mùi ngai ngái trong phòng mổ khoảng năm 1978-79. Rồi bệnh viện Sùng Chính, bệnh viện Trưng Vương, Triều Châu - Phước Kiến. Bệnh Viện Từ Dũ những ngày chưa thay đổi cho đến sau này, bệnh viện Cộng Hòa khu Ngã Năm chuồng chó, bệnh viện Sài Gòn đối diện với bùng binh Quách Thị Trang, bệnh viện Chợ Rẫy thuở còn những khu nhà thấp, đến khi xây cao mấy tầng từ viện trợ của Mỹ. Tất cả các bệnh viện tôi biết, không vì tôi yếu ớt hay bị nằm bệnh viện, mà vì tôi đi nuôi bệnh nhiều quá. Vào bệnh viện ít khi nào thấy những khuôn mặt hớn hở, cho dù là bệnh viện Từ Dũ nơi các em bé chào đời. Khuôn mặt của bác sĩ - y tá, không biết sao lại có vẻ lành lạnh. Dù đối với tôi, họ là những người đáng quí trọng. Mạng sống con người trong tay họ.

Ngày xưa vào bệnh viện, nguy cơ không trở về nhà nhiều lắm, nghe chữ vào bệnh viện có nghĩa là sắp sang bên kia thế giới. Nay vào bệnh viện, nhất là ở Mỹ, với kỹ thuật khoa học tiến bộ, tỉ lệ trở về nhà rất cao. Vào bệnh viện đồng nghĩa với sửa sang đổi mới, tim đau, phổi yếu, gan chai, dây thần kinh rối, sẽ được thông tim, sẽ có tim mới, phổi gan cũng mới, rối trí sẽ được gỡ ra, hết đau đầu thống, không cần xuyên tâm liên, lá đu đủ, củ hà thủ ô, trái mướp đắng, trái bưởi, trái bòng. Trong bệnh viện dĩ nhiên phải khác ở nhà, đèn đóm sáng trưng, y tá bác sĩ túc trực ngày đêm, người về kẻ đến. Bệnh nhân được đo nhiệt độ, đo nhịp tim, mỗi khi y tá đổi ca, chưa kể chiếc máy, nối vào lung tung thứ họ dán trên ngực, kim họ đâm sẵn trên tay, chuẩn bị cho việc truyền nước biển, truyền máu, nói chung là vô cùng tiến bộ, toàn là máy máy và máy. Tôi nghĩ ngay cả đến tôi, người vào nuôi bịnh cũng trở thành máy, sau một thời gian liên tục vào ra phòng bệnh. “Máy” có nghĩa là không lo sợ, không nghi ngờ, không thắc mắc, như một con ốc trong bộ máy vận hành nhuần nhuyễn, cuốn theo thế thôi. Tôi vẫn đi làm, đến giờ đã sắp xếp sẽ lái xe vào nhà thương thăm bệnh nhân, sinh hoạt của tôi không có thay đổi gì khác cả, ngoài việc từ chối đi ăn uống, hội họp linh tinh lang tang. Tiền bệnh viện có bảo hiểm lo, chính phủ lo, nên nhiều trường hợp vào bệnh viện vì muốn “chắc ăn” không bị vỡ tim, không bị nghẽn mạch máu. Tính mạng con người quan trọng hàng đầu, kế đến mới là con số trong ngân hàng, con số tuổi.

Và tôi nghe hơn chục lần, lời khen từ các cô y tá là bệnh nhân Á Châu dễ thương, dễ chịu, không hề than van, không hề đòi hỏi dù sau ca mổ thật nặng, thật đau. Chính tôi đã chứng kiến một bà người Mỹ chỉ mổ ruột dư, rên rỉ suốt đêm, bấm nút gọi y tá mỗi mười phút , đòi ăn đòi uống ngay cả đòi hút thuốc. Bà còn hăm he tháo ống truyền nuớc biển bỏ về, nếu không cho bà ra ngoài hành lang hút thuốc! trong khi bệnh nhân người Á Đông nằm cùng phòng, cắn răng chịu đau sau khi bị cắt bỏ tử cung.

Hôm qua tôi lại nghe y tá khen: “Bà thật là dễ thương, lần đầu tôi không bị la vì thay áo cho bệnh nhân”. Thật ra có muốn la cũng có biết phải la như thế nào cho họ hiểu, thôi thì cứ lặng im cho xong, đã bao lâu im lặng bất bình, đã bao lâu được dậy dỗ khép nép, xin vâng. Thật ra nói phải nói cho hết, cũng có người la hét, đòi này hỏi nọ, nhưng nếu tiếng Anh tiếng Tây không chuẩn, sẽ bị người nghe giả vờ không hiểu, lờ đi, rồi cũng xong. Chỉ là một góc nhìn của tôi, cái máy ngồi thu mình trong chiếc ghế, nhìn mông lung qua khung cửa kính từ một bệnh viện có rất nhiều tầng, để suy nghĩ không đòi hỏi, không khiếu nại có là một nguyên nhân của sự chậm phát triển hay không trên đất nước tôi? Nơi đây, trong nhà thương tôi thấy sự tiện nghi thừa thãi, những dụng cụ thật đơn giản nhưng giúp cho bác sĩ - y tá - bệnh nhân, dễ dàng tìm đuợc sự thoải mái và hiệu quả. Có phải nó xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi hợp lý từ bệnh nhân, từ các y tá làm việc trong bệnh viện, từ các bác sĩ, nói chung là từ tất cả mọi người có liên quan, trong cùng một môi trường làm việc chung?

Nhiều lúc mình nên khiếu nại và đòi hỏi, phải không? Tôi sẽ đề nghị nhà thương gắn chương trình truyền hình Việt Nam để các bệnh nhân người Việt đã lớn tuổi, không biết tiếng Anh thoát khỏi những cơn hoảng loạn vì quá căng thẳng, không nghe được âm thanh tiếng mẹ đẻ chung quanh. Tôi sẽ viết vào sổ ý kiến bệnh nhân, tôi sẽ yêu cầu điều đơn giản ấy vì tôi biết khi hỏi sẽ có câu trả lời, khi đòi đúng sẽ được cho. Một mình tôi đòi hỏi có thể không ai nghe, một trăm một ngàn người khác cùng đòi hỏi, cùng đề nghị điều giống tôi sẽ có người nghe, và các cụ cao niên người Việt Nam có cơ hội được xem ti vi trong bệnh viện Mỹ, trong lúc đợi chờ con cháu vào thăm, có mang theo thức ăn được nêm bằng nước mắm hiệu ba con cua.
Phượng Các
#284 Posted : Saturday, March 10, 2007 7:31:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
không đòi hỏi, không khiếu nại có là một nguyên nhân của sự chậm phát triển hay không trên đất nước tôi?

Blush
xv05
#285 Posted : Thursday, March 15, 2007 10:50:32 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Ngô Đồng ơi, đọc hoài mà không thấy lúc nào chị nhắc đến bà vợ của ông "chủ" của chị, bà vợ bị bướu não đó, giờ bà ra sao rồi?

Không hỏi thăm chị mà lại đi hỏi thăm người khác, vô duyên chi lạ chị nhỉ !
ngodong
#286 Posted : Thursday, March 15, 2007 11:23:28 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Như một phép lạ xv05 ơi, hôm qua N Đ vừa gặp bà, tóc phía sau vẫn còn, vết mổ từ giữa chân tóc ngay trán dài xuống vành tai được dấu trong cái băng-đô cùng màu áo , bà xanh và ốm, nhưng tất cả cho đến bây giờ đã qua lúc nguy hiểm. Dù thuốc men làm mệt mỏi nhưng bà vẫn sinh họat bình thường - không đi làm, nhưng vẫn làm việc nhà, đi bộ.

N Đ nghĩ ý trí và tinh thần lạc quan rất quan trọng khi chữa trị.
Phượng Các
#287 Posted : Thursday, March 15, 2007 3:44:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
N Đ nghĩ ý trí và tinh thần lạc quan rất quan trọng khi chữa trị.


Nhưng mà tiền thì quan trọng hơn hai cái đó. Quan trọng hàng đầu là số mạng. Số chưa chết thì dù có muốn chết cũng không làm sao chết được!

ngodong
#288 Posted : Friday, March 16, 2007 10:52:25 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Phụ Nữ


Nàng như hoa hàm tiếu, nàng như giọt nắng lên, như sương long lanh nhánh lá, như . . . mọi thứ gì thật đẹp khi nàng còn đôi tám, khi chàng chưa đụng được tà áo, chưa nắm được bàn tay và chưa cưới nàng làm vợ.

Ngày phụ nữ mùng tám tháng ba, ngày cuối mùa đông giá chuyển dần sang mùa xuân đầy nụ hoa, đầy chim ríu rít chuyền cành, trên báo chí liên mạng tôi thấy chúc mừng ngày phụ nữ toàn thế giới mà báo chí của địa phương nơi tôi cư ngụ, truyền hình chỉ đưa bản tin thật đơn giản. Chính yếu là các khu thương mại, khu mua sắm (shopping center) không có một thay đổi gì hết. Tôi nêu thắc mắc và được trả lời, nơi nào phụ nữ không được tôn trọng nhiều, nơi đó họ tổ chức ngày phụ nữ thật long trọng, còn nơi đây các bà được trân trọng hàng đầu thì tổ chức bằng thừa, vừa mới xong ngày Tình Nhân, tháng năm sẽ ca tụng Mẹ, bầy thêm ngày tám tháng ba nữa thì nhiều qúa, sức nào các các ông chịu cho nổi?

Nghĩ cũng đúng, từ thời cổ Hy-Lạp các ông bắt các bà chỉ ở trong cung, ăn mặc đẹp, trang sức vàng bạc hoa lá , để các ông gây hấn đánh nhau, khi thắng trận trở về các bà ra cổng rước vào nhà hầu hạ, cứ thế hết đời này sang đời khác, phụ nữ Hy-Lạp đau khổ ngồi chờ tin chồng chết, hay vội vàng điểm phấn thoa son ra đón chồng về mà bà Lysistrata đã nhất định chống lại các ông để các ông nghĩ lại, đừng đánh nhau mãi quên đi vợ con đau khổ chờ đợi ở nhà. Người ta truyền câu chuyện từ bà Lysistrata, đến những người phụ nữ can đảm nào tiếp theo, âm thầm chống đối các ông nữa không biết, nhưng ghi lại trên văn bản chính xác là từ năm 1857 đến năm 1911 là tại Mỹ. Thời ấy tại New-York, phụ nữ phải làm việc mười hai tiếng một ngày với mức luơng thấp hơn nam giới trong xưởng dệt, nên ngày 8 tháng 3 năm 1857 các bà đã cùng nhau đứng dậy đòi hỏi quyền làm việc và lương bổng giống như các ông. Hai năm sau, vào năm 1859 cũng vào tháng ba các bà thành lập công đoàn phụ nữ và dành được quyền lợi khả quan. Nhưng phải đợi đến nửa thế kỷ sau là năm 1908, họ mới rầm rộ trương khẩu hiệu “Bread and Roses - Bánh Mì và Hoa Hồng” xuống đường đòi quyền hạn thực tế. Con đường dài chiến đấu dành quyền lợi cho phụ nữ bắt đầu khởi đi từ Mỹ mà bây giờ vào ngày này, tổng thống cũng chỉ nhắc đến một cách thật nhẹ nhàng về bà Rice là hết.

Tôi biết xã hội tôi đang sống, phụ nữ hoàn toàn đuợc bình đẳng cùng các ông, từ việc khó nhất như lái xe tải, xe xi-măng, xe xúc đất, lên mặt trăng, thượng nghị sĩ, mom mem dòm ngó chức tổng thống đều có các bà, tội thay chỉ các ông là muôn đời không bao giờ được bình đẳng cùng các bà trong việc cưu mang chín tháng mười ngày, dù đã có một phim do thống đốc tiểu bang California đóng vai chính là vị bác sĩ, dùng chính mình để thí nghiệm mang thai thay cho đàn bà, dĩ nhiên các ông xem và phì cười, dại gì mà đòi bình đẳng cái phần đau đớn ấy.

Nói đến đàn ông và đàn bà, hay và dí dỏm không ai bằng nhà văn nữ Kathy Trần, chị đã viết chị thương hết tất cả các “ngòi bút nữ”, có bác cũng dí dỏm không kém hỏi tôi “ngòi bút nữ” khác với “ngòi bút nam” thế nào? Không biết bác có hỏi thẳng chị Kathy chưa, nhưng khi nghe bác hỏi, tôi bỗng chợt ngẫm ra đến cả vật dụng cũng có thể chia thành phái tính thật. Chẳng hạn cây bút mực paker ngày xưa của tôi, có cái áo đuợc may bằng nhung hay được đan bằng len bọc lại cẩn thận, dĩ nhiên cái ngòi bút của tôi cũng thanh mảnh không bị tòe loe, khi viết phụ nữ viết nhẹ nhàng, cẩn thận hơn các anh, các ông, nên ngòi bút dĩ nhiên nhìn vào biết ngay là ngòi bút nữ, những chuyện phụ nữ viết xuống giấy, ghi vào nhật ký cũng thế, toàn chuyện tình cảm gia đình, rộng hơn chút nữa xã hội chung quanh, xa hơn chút nữa thân phận phụ nữ, sâu hơn chút nữa là mong muốn thay đổi hoàn cảnh sống, cách sống, nhưng tựu chung cũng rất dễ đọc, không có khói lửa, không gang không thép, không hùng hổ khí thế, không cay đắng chán chường, không thất cơ lỡ vận và dĩ nhiên không hạ câu: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều em ơi” như trong bài hát Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Nhắc đến nhà văn nữ, tôi phải nói đến hai tháng Việt Read của thư viện cộng đồng San Jose, bắt đầu từ ngày 10 tháng ba và chấm dứt ngày 5 tháng năm, có năm “ngòi bút nam” năm “ngòi bút nữ”và chị Kathy Trần là một. Rất đề huề, bình đẳng.

Nhìn vào chương trình, tôi thấy ngay khác biệt “ngòi bút nam”, thi văn tù đầy- Nguyễn Chí Thiện, Việt-Nam sau chiến tranh – Đỗ Quang Trình, lịch sử di dân người Mỹ gốc Việt - Andrew Lâm, ngang ngửa văn hóa - Đinh Linh. Trong khi “ngòi bút nữ” bình dị nhẹ nhàng về món ăn - Andrea Nguyễn, ký ức tình yêu cuộc sống - Dương Như Nguyện, trăn trở con gái con trai - Đào Strom, đường Tự Do Sài-Gòn - Nhã Ca, phụ nữ Việt-Nam qua ca dao - Kathy Trần.

Và giống như chị Kathy Trần đã viết, tôi thương những người nữ cầm bút, nghĩ đến các bà các cô ngày xưa không được đi học, trong xã hội trọng nam khinh nữ, vin vào cớ “có biết chữ cũng để viết thư cho giai” mà vẫn có bà Huyện Thanh Quan, bà Đoàn Thị Điểm, bà Hồ Xuân Hương, bây giờ dù cho các bà các cô đã có tự do đi học, tự do viết, tự do nói tôi vẫn thương người cầm viết phụ nữ, vì một điều thật đơn giản khởi đi từ “chín tháng mười ngày”, sẽ đến tã lót, sẽ bú mớm nâng niu, sẽ cơm sáng cơm chiều, sẽ tiếp tục mãi cho đến khi thành bà nội bà ngoại, những phút giây được cầm bút, lại cảm thấy có lỗi với chồng con, nên tôi đọc được những câu có ý “cám ơn anh cho phép em hoàn thành tác phẩm này” rất nhiều lần.

Thứ bảy ngày 24 tháng ba tại thư viện Hillview trên đường Hopskin chị Kathy Trần sẽ thuyết trình về đề tài Phụ Nữ qua ca dao Việt Nam từ hai giờ đến bốn giờ tôi sẽ hỏi tại sao chị thương các “ngòi bút nữ” khi phụ nữ đã hoàn toàn bình đẳng ngoài xã hội, có phải tại vì : Nàng như đóa quỳnh hương gục đầu buổi sáng, nàng như đám lá vàng rụng đầy vướng víu như . . . mọi thứ gì thật khó chịu, sau khi đã nắm được tay đã cột được tà áo và đã lấy được về nhà?

ngodong
#289 Posted : Friday, March 16, 2007 10:53:35 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi ngodong
N Đ nghĩ ý trí và tinh thần lạc quan rất quan trọng khi chữa trị.


Nhưng mà tiền thì quan trọng hơn hai cái đó. Quan trọng hàng đầu là số mạng. Số chưa chết thì dù có muốn chết cũng không làm sao chết được!





Bảo hiểm trả up to 1M. Chi PC nói đúng há Hummmmmmmmm.
Phượng Các
#290 Posted : Saturday, March 17, 2007 7:35:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Phụ Nữ
Con đường dài chiến đấu dành quyền lợi cho phụ nữ bắt đầu khởi đi từ Mỹ mà bây giờ vào ngày này,


Không biết khởi đi từ Mỹ hay Pháp, hay Anh hay .... Việt Nam? Có lẽ cũng phải xét quyền lợi gì? Bàn về chuyện này thì chắc phải có cả một sự khảo cứu sâu rộng, hay cả một môn học - feminism. women rights!
quote:
tổng thống cũng chỉ nhắc đến một cách thật nhẹ nhàng về bà Rice là hết.

Wink


xv05
#291 Posted : Sunday, March 18, 2007 8:40:41 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi ngodong
N Đ nghĩ ý trí và tinh thần lạc quan rất quan trọng khi chữa trị.


Nhưng mà tiền thì quan trọng hơn hai cái đó. Quan trọng hàng đầu là số mạng. Số chưa chết thì dù có muốn chết cũng không làm sao chết được!


Bà ấy thật là may mắn, em xin mừng cho bà.

Em cũng nghĩ là do số mạng và sự may mắn nhiều hơn. Cũng có thể ý chí khiến mình quyết tâm tìm thầy chạy thuốc chớ không chịu ngồi chờ thần chết tới gõ cửa.
Một yếu tố khác là sự quan tâm chăm sóc của người thân cũng khiến người bệnh giữ vững tinh thần. Nhưng gì thì gì cũng do chưa tới số, chớ "ổng" tới gõ cửa rồi thì no way chạy trốn.

Có một vài người sau khi được chữa trị hết bệnh nan y thì viết sách khuyên mình nên giữ vững tinh thần và lạc quan v.v... để vượt qua.
Em nghĩ họ quên là họ may mắn và chưa... tới số đó thôi.
Chớ biết bao người trong cùng hoàn cảnh cũng cố gắng giữ tinh thần, cũng lạc quan mà... đâu có cơ hội sống sót để viết sách kiếm bạc cắc gì đâu.
ngodong
#292 Posted : Sunday, March 25, 2007 10:00:32 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
“Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”

Nghe thấy dễ mà hình như không dễ chút nào hết. Nói, viết luôn tạo cho người nghe, người đọc cảm giác dễ dãi, khi phải làm mới biết “khó thấy mồ”.

Dạy con lúc con khỏang ba bốn tuổi, tiếng bi bô bắt chước người lớn, câu hỏi thơ ngây không kết thúc, vui biết bao, sung sướng biết bao, hạnh phúc biết bao vì mình nói gì con nghe và làm theo đến đấy. Khi con lên năm sáu tuổi, tiếng đọc bài tiếng hát, tiếng cười, khiến cha mẹ thi nhau dậy con đủ điều hay điều đẹp. Có đôi khi con học vài điều lạ trong trường mang về nhà, chỉ khác điều mình dậy dỗ chút thôi, cũng đã khiến bậc làm cha mẹ hết cả hồn, nhất là trường học ở Mỹ, văn hóa Mỹ.
Đến khi con trưởng thành, lên trung học vào đại học là xong, các cô các cậu như diều gặp gió, như suối ra đại dương tha hồ vùng vẫy, tự các cô các cậu dựng nên nhân cách riêng cho chính mình, những điều răn dậy ngày xưa từ mẹ, chỉ là phần ký ức, có muốn dạy thêm điều gì cũng khó. Nhưng chắc chắn một điều phần uốn nắn để con trẻ có được nền tảng vững vàng phải thực hiện ngay khi con tuổi còn thơ là cần thiết.

Dạy vợ dĩ nhiên khó hơn dậy con nhiều lắm, dù là dậy tự thuở bơ vơ mới về. “Mới về” chắc chắn còn hiền còn e lệ, nhu mì và các ông chồng lúc ấy còn rất galang chiều chuộng thì giờ nào mà dậy vợ. Viết thế này là nương theo hai câu tục ngữ ở trên, đã truyền tụng trong nhân gian Việt Nam từ rất lâu, còn mãi đến bây giờ thế thôi, thực hiện chuyện dậy vợ bây giờ còn hay không còn, rất khó mà khẳng định. Chỉ biết là được nghe lời uớc ao làm sao để giữ con cái bé hoài, đừng lớn; vợ cứ “mới về” mãi, đừng xưa.

“Phải mà bà ấy được như cây bonsai trong chậu!” Câu nói ấy tôi được nghe trong ngày dự buổi triển lãm bonsai của Việt-Bonsai trong tháng Giêng Tết Đinh Hợi vừa qua. Câu nói càng làm cho câu “ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” là không dễ, vì nếu dạy được đã không phải ao ước như trên.

Bonsai là một nghệ thuật uốn nắn, gìn giữ tạo hình và thu nhỏ cây cảnh mà vẫn giữ đuợc dáng uy nghi hùng vĩ của cây trong thiên nhiên. Khởi thủy từ quần đảo Nhật Bản đất đai hiếm ít, người ta tạo những khu vườn hài hòa sơn thủy, cùng các cây có dáng dấp đặc biệt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Nghệ thuật trang nhã này tuy dễ hơn dậy con dậy vợ, nhưng muốn thành nghệ nhân trồng được bonsai không phải dễ, nó đòi hỏi sự si mê, đòi hỏi sự tận tụy lâu dài, không được chểng mảng. Giữ làm sao để đất nuôi cây lúc nào cũng ẩm vừa đủ, nhiều nước quá rễ úng, ít nước quá rễ khô, chưa kể đến ánh nắng, đến nhiệt độ, phải bao nhiêu nắng, bao nhiêu ấm. Có khác nào chăm sóc con thơ.

Tôi mê cây cối, tôi nhúng tay vào uốn cây, tôi tìm cách làm cho mình một góc bonsai nho nhỏ mà rồi sự si mê chưa đủ, nên cây bonsai tôi nuôi đã phình to ngoài ý muốn và tôi phải cho ra chậu trồng bình thường, không muốn cây bị chết.

Tôi đã có duyên để quen biết anh chị Trọng-Vân, theo tôi anh chị là bậc thầy tại thành phố San-Jose về bonsai. Nhìn chị say mê dùng sợi dây đồng quấn từng nhánh cây tùng, gốc được đào trong các bãi đất sa mạc khô cằn, thành dáng vẻ tuyệt vời thanh thoát, mới thấy muốn thành một nghệ nhân không phải dễ. Dưới mắt người thường, nhìn cái gốc cây gần chết, thì có lẽ để nó héo rũ chết luôn, nhưng dưới đôi mắt nghệ nhân bonsai, cây được giữ lại chăm sóc bằng cách dùng đất phân bón, nước và tình si mê để nâng cây sống lại. Ngắm thân cây một bên đã chết khô, một bên nhánh mới trổ mầm, lá xanh lộc nõn tôi cứ ngẩn cả người. Dây đồng dùng để uốn cây có đủ mọi cỡ, phù hợp cho từng nhánh cây, nhờ có dây đồng cuốn chung quanh thân lá mà nghệ nhân có thể điều khiển cây mọc theo dáng hình mình muốn. Khi cành đã vững, rễ đã bám vào đất, là khi thay chậu. Điều kỳ diệu là hoa là trái, cây mai tứ quý nhỏ nhắn mang nặng hoa là hoa, cây tắc cũng thế, trái vàng tươi lúc lỉu. Tôi yêu nhánh trúc thủy trồng chung cùng nhánh hoa ấu cạn, sự hòa hợp tuyệt bích.













Và dĩ nhiên, khi đã yêu thương đặt hết tâm hồn vào nhánh cây bé bỏng, nghệ nhân xem chậu bonsai của họ như những đứa con thân yêu, họ đã mang nặng đẻ đau nên nó. Tôi ngắm bonsai của anh chị Trọng-Vân mỗi năm trong hội Xuân, tôi nhận ra những “đứa con” của chị ngoan quá, năm nào gặp tôi chúng cũng tưng bừng chào đón, bằng nụ e ấp, bằng hoa hàm tiếu, bằng rực rỡ khoe hết nhụy hương. Niềm đam mê của anh chị, là sức mạnh để anh mang từng “đứa con” lên xe chở đi khoe, chở đi triển lãm, không có niềm đam mê này, ai có sức để chưng bày hơn ba mươi chậu bonsai, chậu nặng nhất cần ba bốn người khiêng mới nổi.

Ghé thăm căn nhà bonsai của anh chị, tôi cứ ngẩn ngơ trước những gốc cây già đến cả trăm năm. Ngắm nghía cách uốn cây, cách làm nổi sự khác biệt giữa sống chết, và học cách thế của cây có tên gì, tôi liên tưởng đến con trẻ, tôi nghĩ đến dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Tôi nghĩ ngợi về sự thanh thản khi ngắm nhìn, khi chăm sóc cây cối khác xa với sự dạy dỗ con cái, nhiều người khẳng định khi chăm sóc cây cảnh là tuổi già đang đến, tôi thì không nghĩ thế. Chăm sóc đuợc cây cảnh chính là chăm sóc phần tâm linh sâu kín của con người, không cây hoa nào bị bỏ luống lại trổ hoa. Bonsai là một nghệ thuật đòi hỏi niềm say mê cao độ, và nó cũng kén chọn người để gởi gấm thân phận chính nó. Bonsai đẹp vào tay trần tục khác nào bông hoa nhài cắm bãi phân trâu, con rồng vàng tắm bãi ao tù.

Không biết bao giờ bonsai mới ghé mắt thăm tôi, anh Thành một nghệ nhân trong hội Vbonsai nói: “chơi bonsai là tập Thiền đó chị!”.

Trang nhà của hội Bonsai Việt-Nam là http://www.vbonsai.org
linhvang
#293 Posted : Monday, March 26, 2007 12:57:05 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị Ngô Đồng,
Dạo này chị viết lách siêng ghê nha. Approve Chị giữ cái mục í, dù có muốn lười biếng thì cũng không lười biếng được.
Hôm nào rảnh sẽ nói chuyện với chị nữa.
ngodong
#294 Posted : Monday, March 26, 2007 4:08:43 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
N Đ viết thôi đâu có lách đâu nè LV.
Đang thử xem mình giữ được đến bao lâu - N Đ đang học sao có tính bền bỉ như LV đó .

Nói với nhau vui biết bao ha LV .
ngodong
#295 Posted : Friday, March 30, 2007 2:16:51 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chơi Vơi

“Nếu còn sống cháu đã hơn mười chín tuổi. Ngày nhận tin được đi định cư ở Úc, là ngày nó chết, nên tôi nhớ hoài. Nó chết lúc một tuổi, hai tháng, bảy ngày, mười tám năm qua rồi, tôi vẫn còn nhớ.”
Buổi sáng, lái xe đi làm, nghe chương trình Chào Bình Minh trên băng tầng AM 1500, giọng nói của người đàn bà từ Úc trở lại đảo Galang thắp nhang trên mộ đứa con trai làm lòng tôi chùng hẳn xuống. Đã gần đến ngày 30 tháng 4, thời điểm đặc biệt để tưởng niệm để bùi ngùi nhớ nghĩ đến một giai đoạn lịch sử Việt Nam.
Bây giờ đã giữa tháng Ba. Giữa tháng Ba của hơn ba mươi sáu năm về trước, tôi vẫn chưa thực sự hiểu gì về chiến tranh, ngoài những hình ảnh trên truyền hình, nghe loáng thoáng đâu đó chuyện đánh nhau, chuyện di tản, tôi vẫn mải lo thi tú tài, mải lo vào đại học, mải lo chợ búa thường nhật, làm sao trách được tôi, khi tôi chỉ là cô thiếu nữ chanh cốm, sống ngay giữa Sài Gòn hoa lệ. Để rồi sau tháng Tư – 1975 tôi bừng mắt dậy, thấy mình chơi vơi. Chơi vơi như buổi sáng hôm nay, nghe lời tâm tình của người phụ nữ Việt Nam qua làn sóng phát thanh kể lể.
Chương trình “Về Biển Đông, khóc người thác oan, thăm lại bến bờ tự do” đã được phát động từ vài năm trước, tôi cũng chỉ nghe loáng thoáng, vì tôi không là thuyền nhân, cũng như ba mươi sáu năm về trước, tôi không sống ở vùng chiến tranh, nên chiếc cuộc, đối với tôi cũng chỉ nghe loáng thoáng. Đọc báo biết rằng, các thuyền nhân đã thành công, đã có cuộc sống thịnh vượng, tìm lại chốn cũ, nơi đầu tiên tiếp nhận chiếc thuyền con, nơi đầu tiên cho tầu cập bến, để dựng bia đá tri ân quốc gia đã mở lòng cưu mang mình, dựng bia mộ nhớ đến các hồn linh đã thác, vì đói vì nhục vì bao nhiêu điều trớ trêu kinh khủng, không bút mực nào tả ra cho hết. Tôi chơi vơi khi nghe giọng run run tâm tình của người phụ nữ tôi không biết mặt, kể về ngôi mộ lấp vội cho con trai trước ngày lên đường đi Úc.
Là phụ nữ, đã mang nặng đẻ đau, tôi chơi vơi trong nỗi niềm đau đớn của người mẹ mất con, mất trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Tôi tính tóan trong đầu, khỏang thời gian của chị còn trên đảo là khỏang năm 1986, giai đọan cuối cùng cho các thuyền nhân được nhận vào nước thứ ba, có thể chị đã có thai trên đường đi vượt biển, cũng có thể chị ẵm con theo để vượt biên, cả hai điều đều làm lòng tôi chơi vơi suốt cả ngày làm việc. Chòng chành biển sóng, mù mịt mơ hồ về nơi sẽ đến, tương lai vô vọng, sống chỉ một phần, chín phần là chết, động lực nào, sức mạnh nào đẩy được bao lớp người ra đi. Tôi cũng đã vài lần bỏ gia đình, chồng con để đi vượt biên, không thóat. Đôi lúc nghĩ lại, nếu thoát ra khỏi hải phận, có bao nhiêu phần trăm tôi đến được đảo Galang, hay đảo Bidong? Nghĩ thôi đã lạnh hết cả người.
Trên đường đi Đà Lạt, giữa chân đèo B’lao có miếu “Ba Cô”, ba cô gái trẻ chết vì tai nạn xe hơi, thành hồn ma vất vưởng. Tôi nhớ các anh lơ xe đò thời buôn trà, cà-phê lậu, khi đến miếu luôn mang nhang đến thắp cho các cô, để các cô phù hộ cho qua khỏi trạm kinh tế thị trường Định Quán. Nghe đến khu miếu Ba Cô dưới gốc đa to ở trại Galang, không chết vì tai nạn xe hơi, nhưng chết vì tự treo mình lên nhánh cây cho thoát khỏi những chòng ghẹo, thóa mạ nỗi bất hạnh bị hải tặc hãm hiếp trên tàu, tôi bỗng dưng chới với. Tại sao lại thế nhỉ, có phải khi đến tột cùng đau đớn, con người bỗng chai lì với sự bất hạnh của kẻ khác, thay vì thông cảm đỡ nâng.
Đã cũ lắm rồi các câu chuyện thương tâm về vượt biển, về hải tặc, về mất con mất chồng mất vợ. Đã xưa lắm rồi những chuyện đói khát tù đầy. Có nhiều người đã quên vì tự nhiên mà quên. Có nhiều người cố tình quên vì không muốn nhớ, không muốn nhắc, và cũng không ít người, đau đáu ghi hoài trong lòng một hình ảnh không thể xóa nhòa, không thể phai nhạt, buồn hay vui khó có thể xét đoán nếu họ không kể ra.
- Lần này đến thăm, tôi cảm thấy vui hơn năm 2005, vì thấy các mộ phần được chăm sóc, có nhiều người trở về thăm lại khu barrack ngày xưa, các Thầy, các Cha đã đến làm lễ cầu siêu, và trong tương lai ba ngôi mộ tập thể sẽ được xây dựng.

Lời của người phụ nữ tôi không biết, cùng lời tường thuật của anh phóng viên báo Việt Tide về đảo Galang, đảo Bidong chắc chắn làm nhiều người chơi vơi giống tôi, dù thời gian có là liều thuốc quên tuyệt hảo, tôi chắc chắn một điều vào những ngày tháng Ba – tháng Tư rất nhiều gia đình làm đám giỗ cho một hay nhiều người thân cùng một lúc, không có đám giỗ thật sự, thì cũng là một ngày giỗ cho một đoạn thời gian đã qua.

Càng ngày dịch vụ bán vé máy bay trở về Việt-Nam càng phát triển, bao nhiêu đường bay quốc tế hân hoan chở người Việt tị nạn về thăm quê hương thì liều thuốc thời gian đã tăng thêm phần hiệu ứng. Lòng tôi vẫn còn chơi vơi, chới với đấy thôi. Làm sao để quên?

ngodong
#296 Posted : Sunday, May 13, 2007 5:23:23 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


Tiếng kèn xe là điều khiến tôi biết tôi đang ở đâu, không phải San Jose, không phải Little SaiGon, không phải Houston Texas, cũng không phải ở Pháp, Na-Uy, hay Đức quốc.
Tôi đang ở trong cơn mộng mỗi đêm 16 năm, tôi đang ở ngay trong tiềm thức mơ màng thảng thốt 16 năm. 16 năm chưa một lần nằm mơ thấy hình ảnh xứ sở mới nơi tôi đang sống trong ấy.

Trở lại trong cơn mưa đầu mùa, hơi đất ẩm bốc lên là lạ. Không còn cỏ để mùi mưa thơm như xưa, không còn những giàn hoa tim vỡ, không còn những lá me xưa che khoảng đường vắng lá đuổi theo tà áo vờn bay, khiến lòng tôi rưng rưng nghèn nghẹn.

Đám nhau của tôi được chôn có lẽ đã tan mục thành thức ăn cho cây cỏ, ngay cả cỏ cây đã chẳng còn tồn tại phần bụi cát đám nhau xưa. Nơi cắt rốn đã vũng biến đồi, đồi hóa vũng, lồng ngực râm ran nhoi nhói.

Đông người quá, đời sống bận rộn hơn, 32 năm sau 1975, Sài Gòn thành khối bê tông xám buồn thay cho những hàng dậu ngày xưa. Công viên hè phố các giàn hoa được trồng không đủ thay cho tảng màu xanh đã mất, trên bức tranh hòn ngọc viễn đông.
Mắt tôi dừng lại trên các giàn hoa phấn, giàn hoa cát đằng được trồng bên đường, đoạn cầu Thị Nghè, đoạn cầu Tân Thuận, đoạn vườn Tao Đàn. Người Sài Gòn có thể lơ là với các giàn hoa, ngay cả tên hoa nhiều người không màng biết đến! Biết để làm gì, khi lái xe mải nhìn trái phải len lách tìm lối, kẻo không đâm đầu xe vào nhau.
Giàn hoa cát đằng hoa tím nở đầy dướí ánh nắng gay gắt hừng hực phố Tây ba lô, tôi không kịp chụp hình vì được dặn mọi thứ be bé, phone cầm tay, máy chụp hình phải cất kỹ kẻo bị bay đi mất. Giàn hoa cát đằng chiếc lá hình trái tim thật đẹp, tôi thương ngày bà nội tôi cho hoa leo lên hàng giậu căn nhà ở Xóm Mới, những chiếc hoa màu tím loa kèn xinh xinh quyến rũ bướm ong, giàn hoa phấn hai màu hồng trắng, tỏa mùi hương nhẹ như hộp phấn cotti mẹ tôi hay dùng, chấm nhẹ lên mặt, thuở bé tôi hay mở nắp hộp dí mũi vào hít lấy hít để mùi hương, đến tuổi trăng tròn, có những đêm tôi cùng các bạn rủ nhau đạp xe tìm hương hoa trên đường Hồ Xuân Hương, đường Tú Xương thinh lặng.
Ai là người còn thèm biết đến hương hoa, tên hoa như tôi? Cô bé tên Ny dễ thương tôi gặp khi ghé vào sạp bán cây kiểng, bon sai, trên đoạn đường mới mở xuyên qua khu đất quân sự ngày xưa, đã thành thạo giải thích từng tên gọi âm hưởng Nhật Bản, Hàn Quốc xa lạ, cho các loại cây tôi biết có tên Việt Nam rất hay, như nhánh hoa vàng lủng lẳng thuộc họ muồng – ô môi, khi xưa khoảng năm 1974 chỉ có hai cây, một trên đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ), một trên đường Tú Xương, nhánh hoa màu vàng hoàng anh thõng thãnh đong đưa, tôi gọi là hoàng mai vũ, nay tên là ô si ma hay âm gì đó na ná như thế.
Tôi dáo dác tìm cây cườm thảo vàng, chỉ thấy các tán hoa bằng lăng thay thế. Tôi ngơ ngác tìm dù biết theo thời gian mọi sự phải thay đổi. Thay đổi tốt hay xấu đều tùy thuộc vào một định mệnh nào đó, đành dùng chữ định mệnh như một bất lực đau lòng.

Quán nhậu từ 10.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tiền Việt Nam tại mỗi con đường trong thành phố Sài Gòn, nên người ta thích ra đường ăn nhậu, uống cà phê hơn là ở trong nhà ngột ngạt. Cô bạn Sài-Gòn thỏ thẻ với tôi dưới gốc cây trong quán cà phê rất đặc trưng của thành phố. Tôi dùng chữ đặc trưng có nghĩa là phải có vài bực thang lát đá dẫn lên thềm, để sau đó là cửa kính kín, dẫn vào căn phòng có máy lạnh, có che rèm, có bàn ghế đẹp, nhân viên phục vụ có đeo bảng tên, đến cổng có người giữ xe, khung cảnh trang trí mỹ thuật kỹ càng, như cô gái biết làm đẹp bằng mỹ phẩm. Tôi có cám tưởng thành phố giống như thau bột làm bánh bao, đang nở phồng, những con men mỗi giây ngắn ngủi tăng trưởng theo cấp số nhân.

Tôi trở về vì lý do nghĩa trang Bình Hưng Hòa thông báo cuối năm 2007 là hạn cuối để dời tất cả các nấm nhà của người đã khuất đi nơi khác, để có đất xây khu chung cư mới cho người đang sống. Tôi chắc rằng khu chung cư đó không có chỗ cho những người như chị Thanh, chị Nhung những người đang sống chung cùng các ngôi mộ. Căn nhà che bằng vật liệu xây dựng mua lại, lỗ chỗ đấu đinh.
Tôi đến thăm mộ hai đấng sinh thành dưới cơn mưa đầu mùa lắc rắc, chị Nhung cùng ba đứa cháu gầy giơ xương đến xúm xít chung quanh, chị mang cho tôi xô nước để lau rửa mộ bia, công việc này giúp cho chị có một khoản tiền trôi nổi để nuôi cháu. Suy nghĩ mãi mỗi ngày có bao nhiêu người đến thăm mộ, bao nhiêu người cho chị chút tiền để sống? Bây giờ là tháng năm, chỉ còn non bảy tháng nữa thôi là đến hạn, nhưng nhìn chung quanh hàng hàng lớp lớp các ngôi mộ vẫn nằm lặng im câm nín, ngay cả vài ngôi mộ còn ướt lớp đất mới chôn.

Đất ở Việt Nam bây giờ thành vàng, sau khi cửa ngõ mở rộng mời vốn nước ngoài, cha mẹ anh em họ hàng bỗng thành kẻ thù, sau khi chia chác không đồng đều miếng đất ruộng ngày xưa, họ đã dè bỉu không ngó ngàng, thì nghĩa trang có nên tồn tại không? Thông báo, niên yết, rồi chắc sẽ kêu người đầu tư, khi ấy sẽ có bao nhiêu công ty đến để tha hồ các ông cán bộ, các bà kế toán được hưởng lợi, mua thêm vàng, xây thêm nhà, mua thêm đất, gởi con ra nước ngoài du học. Đám cháu của chị Nhung, đám con của chị Thanh sẽ vẫn mãi lang thang đâu đó trên mảnh đất Bình Hưng Hòa đã không còn hàng cau, vạt vườn vàng ươm màu hoa vạn thọ. Cánh tay gầy khẳng khiu của cô con gái hơn mười tám tuổi, con của chị Thanh khiến tôi liên tưởng đến bức tranh màu đen có đôi bàn tay giơ ra chụp bắt hình ảnh hào quang viễn mộng chàng hoàng tử ngoại quốc Trung Hoa, Đại Hàn xa lạ.
Tôi đứng tại một trung tâm có tên Vật Lý Trị Liệu, để thấy hình ảnh người đàn ông dừng lại hỏi đường, sau lưng ông cô gái mặc bộ quần áo quê mùa khẩu trang che kín mặt lúng túng e dè, khoanh hai tay cúi đầu gật chào anh chàng giữ xe sau khi có câu trả lời, đoạn phim quay thật chậm, tôi mơ màng nghe câu đối đáp có những chữ tìm việc, dưới quê, hôn nhân, gả bán... cần bao lâu thời gian để cô bé ấy biến thành cô gái có vài lọn tóc màu vàng, mặc áo hở lưng đứng cách tôi hơn ba mét đang nói chuyện trên điện thoại di động, tôi nghe: “Em không yêu anh nữa mà, anh đừng kêu em nữa!” Giọng cô to đủ cho câu nói, truyền vào tai tôi vượt qua khối ồn ào trên đường phố bận rộn.
Tôi hỏi han thì biêt, khu nghĩa trang chưa chắc đã giải tỏa theo đúng hạn kỳ đã niên yết. Có vài công trình đã phải đình lại, sau khi hợp đồng không thỏa mãn đủ túi tham của người có chức có quyền. Nếu muốn làm việc gì khi chưa đến lúc chín muồi, ở thành phố này có nghĩa là phải đối đầu với hoạnh họe và quát nat.
Vài hôm nữa thôi tôi đã phải “về”, mọi sự kể từ lúc tôi “đi” đến nay vẫn y nguyên như thế, có lẽ nó đã phát triển đến mức siêu phàm hơn điều tôi có thể tưởng ra.

Lại suy nghĩ về chữ đi về, câu thơ hay câu nhạc gì đó đã viết: “Ta đang về hay ta đang đi” – “ Đi với Về cùng một nghĩa như nhau” 'Trong tôi quê hương bây giờ là một nơi mình đang đặt đôi chân, và một nơi khác vẫn nằm trọn vẹn trong tim' dù thời gian có khắc những vết hằn tàn tạ.
Mượn lời thơ khắc khoải giải thích cho đôi hạt lệ cứ chực tràn ra khóe mắt
Một vòng luân lạc - Về hay là đi - Mấy vòng luân lạc - Về cũng như đi
Đi là sắp về - Về để lại đi - Thuyền đi hết biển – Lại về bến xưa
Mất mà như còn – Tưởng còn lại mất – Mù mờ thua được – Còn không – Không còn.(thangtram)

Ấu Tím
Sai-Gòn ngày 3 tháng năm 2007

ngodong
#297 Posted : Sunday, May 13, 2007 5:24:41 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chiều Cao

“Những đổi thay chóng mặt” câu nói của vài người từ nước ngoài trở về sau nhiều năm xa cách. Có lẽ chóng mặt vì không ở trong nó, có lẽ sự chuyển biến vùn vụt chỉ được thấy khi người ta đứng bên ngoài nhìn vào. Chắc chắn một điều, có nhiều vệt màu không hài hòa trong bức tranh lập thể Việt Nam.
Nhà hàng máy lạnh, quán cà phê, nơi tẩm quất, tất cả đều khang trang bề thế, sừng sững ngạo nghễ những cao ốc nhiều tầng, đá hoa đã được thay bằng đá hoa cương, đá granite, những tảng đá hoa vân thật đep. Nhà cửa ngày càng được xây cao hơn, cao hơn nữa, tranh nhau ngoi lên hứng ánh sáng mặt trời.
Căn nhà bốn mét chiều ngang, dài mười tám thước, ngoài mặt tiền đường Hùng Vương, đã được thông báo theo qui hoạch phải cắt vào hơn một phần ba, nhường phần cho đường phố, mặc dù chỉ vừa sáu năm trước đã bị cắt vào bốn mét, tính từ tim đường. Cứ thế mà diện tích nhà ở ngày một bé đi nên bắt buộc phải có nhiều tầng.
Vào thăm căn nhà đã được xây lại với tổn phí khoảng năm mươi triệu đồng Việt Nam – tương đương với hơn ba mươi ngàn My~ kim, cao năm tầng, tầng trệt cho thuê làm cửa hàng buôn bán điện thoại di động, giá hơn ba trăm My~ kim một tháng, tầng thứ hai là nhà bếp, có trang trí đẹp hơn nhà bếp của Shapell, giàn tủ gỗ cẩm lai, bếp ga mặt nằm, hai tầng tiếp theo là phòng ngủ, phòng cao nhất là nơi để máy giặt, sân phơi ngay ngoài lan can nên không cần máy sấy. Điều “sung sướng” nhất là chủ nhà không cần đi làm vất vả, chỉ đi ngủ, đi chợ và đi chơi. Lý do tại sao bây giờ Sài Gòn thức khuya hơn, ngủ dậy trễ hơn và . . . . các thầy cô giáo bị xem thường hơn, khi được xếp vào danh sách “nghèo khó.”
Trong khu quận nhất, nơi các cao ốc thương mai được xây dựng chóng măt. Dân chúng sống trong khu vực bị giải tỏa được “bồi thường” chút đỉnh. Nếu định rằng một căn nhà ổ chuột, được bồi thường một ngàn đồng Việt Nam một thước vuông, thì ngay sau khi đó, “họ” bán lại cho các công ty xây dựng nước ngoài với giá vài triệu theo tỉ giá US đồng dù theo qui định chính thức là giá khác hẳn.
Theo qui định trên giấy tờ của thành phố, đường Lê Lợi quận một giá một mét vuông đất là 43.000 đồng Việt-Nam, nhưng dân chúng sống trong đó không biết, nên khi thương lượng họ trả đồng giá với hương lộ Hóc Môn cũng có tên đường Lê Lợi giá chỉ khoảng hơn một ngàn đồng. Tình trạng giá cả này bùng nổ sau năm 2005 . Nghèo đi liền với dốt, ai lên được mạng mà đọc giá đất như tôi đang đọc, nên nhiều gia đình được nhận một số tiền “to” theo cách nhìn của họ đã hăng hái gia nhập vào đội quân “vô gia cư” ngay cả tìm một khoảnh đất ở đâu đó ngoài ngoại thành, ngay cả bên mồ mả người đã chết để sống “vô tư.”
Phòng nhà đất xếp hàng dài rồng rắn, các căn “hộ” được thay đổi giấy tờ từ xanh sang hồng xang đỏ, mỗi lần thay sổ là dân chúng một lần phải đối mặt với lạnh lùng xa lạ, với gằn giọng ra oai và với giấy tờ chữ nghĩa, từ phường lên quận, lên thành phố, chưa kể phải liên hệ với đại sứ quán tại các nước người Việt đã được định cư để làm giấy tờ ủy quyền, giấy tờ từ chối tài sản thừa kế cho người thân còn ở lại Việt Nam.
Qui định không thống nhất, giấy tờ ngập mặt, một tờ là có vài chữ ký, từ lúc bắt đầu với thuốc lá Sông Cầu Samit, đến vàng và bây giờ là “đô” được thỏa thuận bằng miệng bên bàn cà phê, trước khi chính thức nói chuyện bên bàn làm việc trong cơ quan chủ quản.
Đất chỉ có thế không tăng trưởng, người tăng lên, con cháu đầy nhà. Nên đường phố cần nới rộng hơn. Xe du lịch không đủ cung cấp cho các chuyến du li.ch ngày một nhiều hơn từ Nam ra Bắc, giá vé máy bay còn xa lạ với người dân vì giá một vé gần bằng tiền mua một chiếc xe gắn máy loại trung.
Xe buýt giúp dân chúng di chuyển trong thành phố, tất cả hòa lẫn vào nhau tạo thành nạn kẹt xe mãn tính, chữa trị được căn bịnh mãn tính này chắc cần phải có thuốc tiên. Nếu may mắn (tôi tha thiết chờ mong sự may mắn) nhờ sự ý thức, nhờ chất xám được ký gởi đúng mức may ra có phương cách giải quyết ổn thỏa căn bệnh kẹt xe bên trong “hòn ngọc viễn đông” một thời đã xa lăng lắc.
Nạn ô nhiễm đã trầm trọng hơn khi các xe tải chở thiết bị xây cất cho các khách sạn, nhà hàng mỗi đêm thải ra từng đám mây đen bụi khói ngột ngạt, các xe du lịch mang nhãn hiệu Mecerdez nhưng ống khói phả ra màu đen cùng mùi dầu cháy, bắt gặp một vài xe “con” đời mới nhất chen lẫn trong dòng đường đi du ngoạn Vũng Tàu, lằn đường ngăn ranh giới xe hai chiều từ Biên Hòa hình như không có tác dụng, khi người dân thoải mái leo qua tim đường, thoải mái đập một đoạn nhỏ để lái xe qua lại, lý do giải thích tại sao phải có tiếng kèn xe, cũng như con số ba mươi người chết mỗi ngày vì tai nạn xe cộ.
Nhìn các công trình đang xây dựng, ngay cả công trình dây cáp treo từ đỉnh núi xuống bãi biển Vũng Tàu để vui chơi, ước ao nếu họ đang xây dựng vài con đường treo, cho dân chúng đi lại nhỉ?
Vũng Tàu, đèn như đom đóm ban đêm, sóng vỗ “biển nhớ tên em gọi về,” vài chiếc bao ny lông trôi trôi, bãi trước bãi ô quắn bãi dâu bãi dứa, bãi sau triền dốc phủ đầy quán cà phê, nhà hàng nhà khách. Bên bờ biển các cánh cổng gỗ gõ, chạm hình thọ hỉ, bề thế, trang trí đèn hoa thay cho các quầy bán lưu niệm, quán bia rượu có các anh lính Mỹ ngầy ngật ngày xưa. Cảm giác đất đá, cây cảnh con người đều nghèn nghẹn, như gốc bàng lá xanh lá đỏ, chẳng ai buồn nói gì, sống như đu dây.
Khách du lịch vì tò mò! Khách du lịch vì muốn nhìn lại, tìm lại! Khách du lịch vì muốn hưởng thụ! Khách du lịch . . . Tỉ giá hối đoái 1/16.000 cũng thêm vào lý do tại sao Việt Kiều hăng hái về thăm quê hương nhiều hơn, bên cạnh lý do gia đình vướng víu . Khẩu hiệu “tất cả dành cho khách du lịch vì khách du lịch” không treo hẳn lên tường nhưng ai cũng thấy, tự hỏi bao giờ thì cho dân Việt Nam?
Ngơ ngác tôi ơi! Biển gọi về, có lẽ trong tương lai các con các cháu tôi sẽ trả lời, phần tôi tiếng sóng như òa òa khóc thay tôi.
Sương Lam
#298 Posted : Monday, May 14, 2007 3:00:40 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

NĐ ơi,
Thế là nguời đẹp NĐ đã quay về mái ấm gia đình sau mấy tuần trở về nơi xưa chốn cũ ở VN.Blush
SL cảm động khi đọc vài dòng tâm tình của NĐ khi trở lại quê nhà để thấy bao nhiêu là cảnh đổi thay, thay đổi!
SL cũng đã về VN hơn tháng trời nhưng mà có viết được gì đâuTongue, chỉ biết nằm nhà nói chuyện với các người thân trong gia đình và tìm một sự an tĩnh để tránh cái náo nhiệt, ồn ào, để tránh nhìn hay tham dự vào những gì có thể làm mình đau lòng trước bao nhiêu là đổi thay, thay đổi của một nơi mà mình đã nữa đời đã sống! Nhưng không hiểu sao mình lại vẫn về VN nhiều lần rồi !QuestionSad
Đúng là tình cảm con người thật phức tạp!Black Eye, NĐ ạ!
SL cũng có mộ người thân chôn ở gần lò thiêu Bình Hưng Hoà, nhưng thân nhân của mình không có nói gì cả về việc bốc mộ cả. NĐ có thể cho SL biết tin tức này rõ ràng hơn để SL báo tin lại với cô em của mình ở VN lo liệu việc bốc mộ. Cám ơn NĐ nhiều lắm.
Chúc NĐ vui nhiều khi về lại mái ấm gia đình của mình.heart
Tonka
#299 Posted : Monday, May 14, 2007 11:43:27 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
Khách du lịch vì tò mò! Khách du lịch vì muốn nhìn lại, tìm lại! Khách du lịch vì muốn hưởng thụ! Khách du lịch . . . Tỉ giá hối đoái 1/16.000 cũng thêm vào lý do tại sao Việt Kiều hăng hái về thăm quê hương nhiều hơn, bên cạnh lý do gia đình vướng víu . Khẩu hiệu “tất cả dành cho khách du lịch vì khách du lịch” không treo hẳn lên tường nhưng ai cũng thấy, tự hỏi bao giờ thì cho dân Việt Nam?
Ngơ ngác tôi ơi! Biển gọi về, có lẽ trong tương lai các con các cháu tôi sẽ trả lời, phần tôi tiếng sóng như òa òa khóc thay tôi.



Black EyeSad
Em và chị Linh Vang không muốn về ClownClownClown
samantha
#300 Posted : Tuesday, May 15, 2007 1:08:48 AM(UTC)
samantha

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 468
Points: 27

Thanks: 1 times

quote:
Em và chị Linh Vang không muốn về ClownClownClown


Em cũng vậy ClownClown
Rose
Users browsing this topic
Guest (41)
47 Pages«<1314151617>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.