Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

9 Pages«<45678>»
Bàn về ca dao, tục ngữ, thành ngữ
PC
#101 Posted : Saturday, May 24, 2008 3:09:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
ăn ốc nói mò

xem giải thích ở đây:

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=5307

PC
#102 Posted : Saturday, June 28, 2008 4:33:10 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
xv05
#103 Posted : Monday, July 7, 2008 4:06:03 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin


Tại sao đôi bông thì trả, đôi vàng thì xin? Không lẽ người đàn bà nước mình mang thói tham lam?
Sự thiệt nó có tích như vầy: đôi bông là vật cha mẹ chồng cho nàng dâu hồi đám nói; đôi vàng là của riêng mà hai vợ chồng trẻ nhờ dành dụm sắm được lúc sau. Nàng dâu than vãn bà mẹ chồng khắc nghiệt, sẵn sàng "trả đôi bông" lại cho mẹ chồng. Nhưng nàng vẫn thương chồng - "xin giữ đôi vàng" - nài nỉ chồng cất nhà ở riêng để thoát ách. Câu hát đó cao sâu lắm! Hồi xưa khách qua đường hễ nghe nó là hiểu được tánh tình của bà mẹ chồng như thế nào. Bởi vậy, người hát phải biết hát, người nghe phải biết nghe.

Sơn Nam

(Miễu Bà Chúa Xứ -
- Hương Rừng Cà Mau)
phamanhdung
#104 Posted : Wednesday, July 9, 2008 2:42:00 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
“Há Miệng Mắc Quai.”

Thường để chỉ hành vi né tránh, không dám nói đến khuyết điểm, sự không phải của người khác vì chính mình đã mắc một khuyết điểm liên quan đến khuyết điểm hay sự không phải của người kia rồi.

Ví dụ: Một chức quyền đã trót nhận hối lộ của ai đó, khi người này xin một ân huệ không chính đáng, muốn từ chối thì “há miệng mắc quai,” không còn cách nào thoái thác nữa vì đã nhận của đút lót của người ta rồi.

Nghĩa chữ “quai” trong thành ngữ này được hiểu với nhiều cách lý giải khác nhau. Trước hết, quai thường gặp trong quai giỏ, dùng để xách, treo lên hay buộc miệng giỏ lại. Quai cũng được hiểu là các loại dây buộc ở một số đồ dùng như gùi hay giỏ của người vùng cao, khi muốn mở nắp đậy, dây nhợ vướng vít làm khó khăn. Cũng có lập luận cho rằng chữ Quai ở đây là viết tắt của “quai thiếc” hay “hàm thiếc” ở miệng con ngựa. Khi ngựa mở miệng để ăn cỏ, nhai cỏ, quai thiếc sẽ ghì lại. Tuy nhiên, sát với “há miệng mắc quai” thì chữ Quai được hiểu là do “quai hàm” mà ra. Quai hàm điều khiển toàn bộ hành động ăn/nói của con người. Ngậm đầy thức ăn trong miệng mà há mồm để nói thì trái khoáy, khó nói hoặc không nói được. Cho nên, “há miệng mắc quai” là tình trạng “kẹt giỏ,” ấp úng không ra được nửa lời!

Ví dụ: “Ông ta trót nhận của lễ rồi, bây giờ há miệng mắc quai, còn nói gì được nữa?

Báo Người Việt (Westminster, California)
Monday, April 21, 2008
PC
#105 Posted : Sunday, October 19, 2008 5:03:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hòai sợi dây

Ca dao
quote:

Sợi dây dài còn đó, giếng cạn thì cuộn sợi dây lại đem vô cất chớ có mất đi đâu


Theo tôi thì sợi dây này vốn dài, đã bị cắt ra nối cho có từng mắc để người ta có thể bám vào đó mà trèo xuống. Cho nên tiếc sợi dây đã bị cắt đứt ra rồi không giống như hồi chưa bị cắt và nối.

Câu ca dao này đọc lên ta hiểu ngay nghĩa bóng chớ không phải nghĩa đen. Việc khuyên bảo "chớ có mất đi đâu..." thuộc dạng "gỡ rối tơ lòng" của các "bà Tùng Long" thì đúng hơn là cắt nghĩa một câu ca dao. Tongue
SKlang
#106 Posted : Monday, October 20, 2008 6:52:20 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi tonka

quote:
Gởi bởi Phượng Các
Muốn hiểu thêm thì nên đọc sách về văn học truyền khẩu VN đi tonka ơi....




Học hàm thụ cho nó lẹ chị ơi Tongue
Buổi trưa đi làm về, thỉnh thoảng nghe đài Little Saigon có chương trình ca dao tục ngữ do Chí Tâm và Chu Ly phụ trách. Họ đọc, họ ngâm, có khi hát nữa, hay lắm Smile



tonka thân mến,

Ca dao là một lọai thơ, được làm bởi dân gian không tên tuổi, rải rác từ đời nầy sang đời khác. Hầu hết ca dao được làm bằng thơ lục bát, là thể thơ truyền thống và thuần túy Việt Nam.

Không có chữ viết, ca dao của dân gian được truyền miệng với nhau, và được lưu giữ bằng trí nhớ, từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Bởi chỉ được truyền miệng, ca dao thóat khỏi khuôn sáo và sự kìm hãm của những điều cấm kỵ của thời phong kiến. Thuộc Văn Học Dân Gian, ca dao cho thấy tính chất hồn nhiên, tinh thần tự do phát biểu, tiếng nói phản kháng, và sự phóng khoán trong ý nghĩ; đó là điều khó tìm thấy trong Văn Học Bác Học.

Việt Nam là một đất nước rất nghèo từ xa xưa cho đến ngày nay; tuy nhiên, ca dao cho thấy dân gian ít khi tỏ ra than trách về cảnh nghèo của mình. Ca dao cũng không nói đến những cái xa vời. Qua ca dao, dân gian thường nói về cái gần nhứt, ở ngay trong lòng họ: tình yêu. Phần lớn ca dao nói về đời sống lứa đôi và tình yêu trai gái. Bởi đó, Nguyễn Văn Ngọc đã gọi công trình sưu tầm ca dao của ông là Tục ngữ phong dao. Phong dao có nghĩa là ca dao nói về tình yêu.

MỘT ÍT CA DAO ĐƯỢC GHI LẠI Ở ĐÂY, ĐỂ TONKA ĐỌC CHO ĐỠ BUỒN

Trăm năm trăm tuổi trăm chồng
Yêu ai thì lấy, tơ hồng nào xe!


Ước gì ta ở chung nhà
Ra vào đụng chạm để mà thương nhau.


Xa xôi dịch lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ!


Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.


Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vê viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Không may quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.


Bao nhiêu giá một ông chồng
Thì em cũng bỏ đủ đồng ra mua.


Hỡi thằng cu bé! Hỡi thằng cu lớn!
Cu tí cu tị cu tì ơi!
Con dậy con ăn con ở với ông
Để mẹ đi lấy chồng kiếm lấy em con.


Tham giàu em lấy thằng bé tỉ tì ti
Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ

Em đem thân cho thằng bé nó giày vò
Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng
Cũng đa mang là gái có chồng
Chín đêm trực tiết nằm không cả mười
Nói ra sợ chị em cười
Má hồng bỏ quá một đời xuân xanh
Em cũng liều mình vì thằng bé trẻ ranh
Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn
Buồn mình em lại bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì
Nó ngủ nó ngáy tì tì
Một giấc đến sáng còn gì là xuân
Chị em ơi! Hoa nở mấy lần?


Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.


Em đẻ đứa con trai
Chẳng biết nó giống ai!
Cái mặt thì giống ông cai
Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.


Bộ Binh Bộ Hộ Bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.


Thuyền than em đậu bến than
Cậu cai bước xuống ôm quàng ngang lưng
Thôi thôi van cậu rằng đừng
Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa.


Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.


Đêm qua có ngủ xin thề
Phần thì muổi đốt phần mê sự tình

(sự tình = việc phòng the)

Có chồng càng dễ chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai.


Trời mưa nước chảy qua sân
Em lấy ông lão qua lần mà thôi
Bao giờ ông lão chầu trời
Thì em lại lấy một người trai tơ.


Đêm trăng anh mới hỏi nàng
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?


Đêm qua anh nằm nhà ngòai
Để em thở vắn than dài nhà trong
Ước gì anh được vô phòng
Loan ôm lấy phượng phượng bồng lấy loan.


Nước chảy láng linh chảy ra Vàm Cú
Thấy dáng em chèo cặp vú muốn hun.


Của chua ai thấy chả thèm
- Em cho chị mượn chồng em vài ngày
- Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm


Vú em chum chúm chủm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền
Vú em chỉ đáng một tiền
Cho anh bóp cái anh đền quan năm.


Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay xé vuông nào cho ai?


Thương anh em cũng muốn theo
Sợ mẹ anh nghèo bán váy em đi.


Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời


Còn đêm nay nữa mai đi
Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.


Ra về để áo lại đây
Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng.


Chuột kêu chúc chíc trong rương
Anh đi cho khéo, đụng giường mẹ hay.


Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dỡ mùng chun vô.


Hỡi cô gánh cỏ đường vòng
Vai anh không gánh nhưng lòng anh đau.


Em đang vút nếp nấu xôi
Nghe anh có vợ thúng trôi nếp chìm.


Tới đây thủ phận đưa đò
Trước đưa quan khách sau dò ý em.


Rượu nằm trong nhạo chờ nem
Anh nằm phòng vắng chờ em một mình.


Áo người mặc đoạn cởi ra
Chồng người ấp mượn, canh ba lại hoàn.


Thương nhau chẳng quản xa gần
Cầu không tay vịn cũng lần mà sang.


Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường
Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình.


Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Trông mau tới sáng ra đường gặp em.


Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần l . . . ám ảnh cũng mê mẩn người.


Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.


Ca dao mới:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em té xuống sình . . . cũng xinh!


Còn nhiều. Tạm ngưng.

SKlang
Tonka
#107 Posted : Tuesday, October 21, 2008 12:46:26 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang
MỘT ÍT CA DAO ĐƯỢC GHI LẠI Ở ĐÂY, ĐỂ TONKA ĐỌC CHO ĐỠ BUỒN



Tonka xin cám ơn thầy SKlang đã bỏ công viết một mớ ca dao để TK đọc
  • Có những câu đã biết và nhiều câu chưa nghe qua. Mong được đọc thêm.
    Cách xưng hô trong tiếng Việt quả thật là khó khi mình không biết người mình đang đối thoại như thế nào. Tonka xin tạm dùng chữ "thầy", nếu có gì không đúng thì xin thầy sửa dùm Wink

  • xv05
    #108 Posted : Tuesday, October 21, 2008 5:57:02 PM(UTC)
    xv05

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,044
    Points: 3,390
    Woman
    Location: Lục điạ hình trái táo

    Thanks: 340 times
    Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
    quote:
    Gởi bởi PC

    Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
    Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hòai sợi dây

    Ca dao
    quote:

    Sợi dây dài còn đó, giếng cạn thì cuộn sợi dây lại đem vô cất chớ có mất đi đâu


    Theo tôi thì sợi dây này vốn dài, đã bị cắt ra nối cho có từng mắc để người ta có thể bám vào đó mà trèo xuống. Cho nên tiếc sợi dây đã bị cắt đứt ra rồi không giống như hồi chưa bị cắt và nối.

    Câu ca dao này đọc lên ta hiểu ngay nghĩa bóng chớ không phải nghĩa đen. Việc khuyên bảo "chớ có mất đi đâu..." thuộc dạng "gỡ rối tơ lòng" của các "bà Tùng Long" thì đúng hơn là cắt nghĩa một câu ca dao. Tongue


    Ăn cơm mới hai ngày rồi mà vẫn còn nói chuyện cũ!!!
    (Xin được xóa bỏ một câu trước đây ở đây, thành thật xin lỗi!)

    Theo em hiểu thì câu ca dao trên ý nói tình cảm, sự quan tâm hay sự nhiệt tình của một người (ví như sợi dây dài) đối với một người khác (ví như cái giếng); tưởng đâu đối tượng cũng cần mình hay chân tình đối với mình (tưởng cái giếng sâu nên nối sợi dây dài). Nhưng rồi vỡ lẽ ra rằng đối tượng thờ ơ, không hưởng ứng (ngờ đâu giếng cạn); nên người đó cảm thấy hối tiếc cho tấm chân tình hay sự nhiệt thành của mình đã dành cho đối tượng (tiếc hoài cái sợi dây).
    PC
    #109 Posted : Wednesday, October 22, 2008 5:13:10 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Ơ hay, bà Nam Thành mắc mớ gì trong đây mà lôi bà ta vô.

    Phần quote là gỡ rối tơ lòng, đề ra phương hướng giải quyết cho nỗi lòng kẻ "tiếc hòai sợi dây". Giải nghĩa của PC là giải thích nghĩa đen. Giải nghĩa kiểu xv ở post mới nhất là giải thích cái nghĩa bóng. Giải nghĩa đen của PC tôi nếu bù trớt thì phải đưa ra cách giải thích nào không bù trớt cho mọi người coi thử, chớ phán bù trớt tỉnh queo như vậy ư ?
    ductriqueanh
    #110 Posted : Thursday, October 23, 2008 1:16:17 AM(UTC)
    ductriqueanh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,295
    Points: 345
    Location: Westminster, CA

    Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
    Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
    Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hòai sợi dây
    Ca dao


    Em nghĩ cách giải thích nghĩa đen của chị PC là chính xác. Tui tiếc cái dây (dài) đương lành lặn, vì một lý do hõng... đáng mà bị cắt nối tùm lum tà la, thiệt là tiếc wá cỡ. Mà trong cái tiếc đó còn phảng phất chút... giận, tự giận mình sao... ngu Big Smile, tại vì chính tay mình nối cái dây chứ có ai xúi (dại) đâu.
    Em nghĩ nghĩa bóng của câu này khá rộng, hay nói theo một topic khác của mục Trau Dồi Ngôn Ngữ là nghĩa của câu này có "độ kém chính xác cao". Nghĩa chung chung của câu này muốn nói đến sự tiếc nuối một điều gì đó mình tưởng là quan trọng, lớn lao, mình bỏ công sức hay tâm trí vào nhưng cuối cùng chẳng có gì lớn lao cả, quan trọng cả. (như ý của chị xv nhắc đến)
    Câu này có thể áp dụng trong chuyện gỡ rối tơ lòng. Mình tưởng người ta rối thiệt, mình đâm đầu vô gỡ, hóa ra là người ta chỉ bịa chuyện hỏi chơi (em nói chung chung thôi nha, xin đừng có ai cho là em ám chỉ người nào nhá)
    Câu này cũng có thể áp dụng trong chuyện tình cảm. Ban đầu mới quen một người, tưởng người đó có lòng với mình, mình chịu khó mình thương (sẵn sàng... trèo xuống giếng), ai dè gặp phải giếng cạn, té cái bịch... (cái này là em cũng nói chung chung thôi nha).
    Hoặc một trường hợp khác. Mình tưởng người ta tài giỏi mình phò, cuối cùng mới biết người ta hỗng biết gì... hơn mình hết (cũng nói chung chung làm ví dụ thôi nha Wink)
    PC
    #111 Posted : Thursday, October 23, 2008 6:14:55 AM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Ơ, đọc lại câu ca dao thấy có vẻ gì là phảng phất chút giận mình trong đó đâu. Tiếc và Giận là hai tình cảm khác nhau. Đương sự chỉ cho thấy rõ ràng là tiếc cái sợi dây thôi, chỗ mô đâu mà cho là giận mình, và lại còn cho là mình ngu nữa. Đi quá xa trong việc diễn giảng một câu ca dao chăng?

    Bài học từ câu ca dao này theo tôi thì rất sâu sắc. Đó là tại ta hay tưởng tượng cho nên mới thất vọng. Cái giếng người ta cạn queo mà mắc gì mình cho là cái giếng của họ sâu. Sau đó lại còn vô duyên gì đâu khi trách người ta sao mà cạn quá vậy.
    Tongue
    PC
    #112 Posted : Tuesday, January 6, 2009 5:23:41 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Vừa đọc trong một bài kia thấy tác giả dùng câu na ná như tục ngữ: bóng đổ đèn, đèn đổ bóng để chỉ việc đổ thừa cho nhau sau một thất bại hay một tình huống xấu xa. Theo tôi thì câu này chính ra là bóng đổ thầy, thầy đổ bóng. Bóng đây là người làm nghề đồng bóng, cùng với thầy pháp chạy một show làm ăn, chữa bệnh cho một bệnh nhân chả hạn. Nhưng vì cuộc chữa bất thành, có thể con bệnh lăn ra dãy đành đạch, cho nên bóng mới đổ thầy, thầy mới đổ bóng. Người nay có lẽ không hiểu nghĩa bóng này là bóng cô bóng cậu, lại tưởng bóng đèn cho nên tự động "chế" ra cái câu tục ngữ trên.
    PC
    #113 Posted : Monday, March 16, 2009 9:16:04 AM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Rung cây nhát khỉ


    quote:
    “Rung cây nhát khỉ”: khỉ ở ngọn cây, người ta rung thân cây, khỉ sợ té, la chí chóe. Nếu ôm cứng sao té được? Có khi rung cây bên cạnh mà khỉ cũng la hét, thật ngu như khỉ. Cảnh nầy giống người bố nhịp nhịp cái roi để hù quý tử ham chơi hơn ham học, chưa có roi nào mà quý tử đã ôm đít la chói lói! (Lê Mai)


    Tôi lại hiểu là con khỉ sống trên cây là chỗ quen thuộc của nó. Nó có thể chuyền cành hay phóng sang cây khác một cách dễ dàng. Nó có sợ gì cái chuyện rung cây, thành ra rung cây nhát khỉ là làm một hành động đe dọa người khác một cách vô hiệu quả.
    PC
    #114 Posted : Tuesday, June 2, 2009 5:36:11 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Lươn ngắn lại chê chạch dài
    Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm

    Theo tác giả Vĩnh Phúc thì đúng là chai chớ không phải trai. Chai là cá chai, hay cá lưỡi trâu. Con cá này mình bẹt, có cái miệng lệch hẳn sang một bên, thuộc họ với dove sole, lemon sole trong tiếng Anh.

    PC
    #115 Posted : Friday, July 3, 2009 4:37:24 AM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    đừng ngồi chiếu lệch giường nghiêng,
    ngồi cho ngay ngắn cũng thiêng bằng thần
    cd
    PC
    #116 Posted : Tuesday, October 20, 2009 5:44:47 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    Có nguời hỏi câu tục ngữ chết con nhọn mũi nghĩa đen là gì? PC không rõ nên xin đưa vào đây hỏi quý vị. Cám ơn.
    viethoaiphuong
    #117 Posted : Tuesday, October 20, 2009 5:51:28 PM(UTC)
    viethoaiphuong

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,291
    Points: 11,028

    Thanks: 758 times
    Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
    quote:
    Gởi bởi PC

    Lươn ngắn lại chê chạch dài
    Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm

    Theo tác giả Vĩnh Phúc thì đúng là chai chớ không phải trai. Chai là cá chai, hay cá lưỡi trâu. Con cá này mình bẹt, có cái miệng lệch hẳn sang một bên, thuộc họ với dove sole, lemon sole trong tiếng Anh.





    Chị PC cắt nghĩa đúng lắm về câu ca dao trên.
    VHP bái phục à.
    Rose
    viethoaiphuong
    #118 Posted : Tuesday, October 20, 2009 6:25:10 PM(UTC)
    viethoaiphuong

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,291
    Points: 11,028

    Thanks: 758 times
    Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
    VHP thấy có bài này rất hay, nhưng không biết trong topic này đã có rồi chưa.. nếu bài bị trùng lặp xin quí chị "gõ đầu" VHP giúp ạ. Thanks
    Chúc tất cả & tất cả luôn vui vẻ & an hòa
    Rose
    VHP


    Nói Về Miền Nam

    NHẬN XÉT VỀ CA DAO HẬU GIANG

    Trong số những Ca dao xuất xứ từ miền Hậu Giang, có lẽ lọai “sấm vãn” là xưa nhất. Không đi sâu vào nội dung, chúng ta chỉ ghi nhận vài điểm: Vãn là bài thơ, văn vần. Sách xưa nêu rõ thí dụ: Nhị độ Mai, Văn (Les pruniers refleuris, poeme tonkinois). Bản in địa phận Sài Gòn 1894, hoặc hựu việt, Văn viết trong tuồng hát bội. Vì lối phát âm không rõ rệt của người miền Nam nên Vãn bị lầm là Giảng và Sấm Giảng nghĩa là một bổn băn vần truyền tiên đóan thiên cơ, giảng giải đạo lý.

    Vài đọan thơ gọn gàng dưới đây đủ chứng tỏ mức diễn đạt của vài tu sĩ hồi đầu thế kỷ thứ XX:

    Hai Võ phân nói thiệt thà:
    “Kinh kệ áo dà, để lại chốn đây
    E khi đi có gặp Tây,
    Nó coi thấy đặng, sắp bây không còn”.
    Tính thôi đã một buổi tròn,
    Xuống thuyền ra biển, hởi còn canh hai!
    (Vãn núi Tà Lơn của ông Cử Đa)

    Hư nên các việc tỏ bày
    Tôi không có ép có nài chi ai.
    Thương thay ông lão Bán Khoai.
    Lên non xuống núi hôm mai dạy đời.
    Thân sao nay đổi mai dời.
    Xóm kia làng nọ, khổ thay thân già!
    Nam mô đức Phật Di Đà
    Khiến người trở lại thảo gia của người .
    Bạc bảy đâu sánh vàng mười.
    Hiền lương đâu xứng với người hung hăng.
    (Vãn ông Sư Vãi Bán Khoai)

    Nhưng vì các lọai thơ truyền khẩu kể trên vì quá mang nặng tâm lý địa phương nên thiếu tánh chất phẩ biến. Vùng Hà Tiên, Châu Đốc vốn là một biên trấn với nền kinh tế nông nghiệp tự túc. Từ xưa, kiều bào Việt Nam đã khai thác tận vùng biên giới Kampot, núi Tà Lơn (chaine de l’Eléphant). Lúc ban sơ, Mạc Cửu đến miền duyên hải vịnh Xiêm La với hòai bão bài Mãn phục Minh.

    Năm 1878, sử chép việc Hà Hỉ Văn thuộc Thiên Địa Hội đem đòan Tàu Ô đến qui phục chúa Nguyễn Ánh ở đảo Cổ Cốt. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều đạo sĩ Việt Nam cố gắng biến chuyển khẩu hiệu “bài Mãn phục Minh” trở thành lý luận chống thực dân Pháp. Họ phát triển và áp dụng các quan điểm về phong thủy vào vùng Thất Sơn, Cửu Long, dùng những danh từ: Hớn Chúa, Minh Chúa v.v. . .
    * *
    *
    Bên cạnh những ẩn sĩ, còn nhiều khách tục, những kiều bào tha phương cầu thực. Vào khỏang 1916, họ nhắn vọng về cố quốc:

    Tà Lơn xứ rày con tạm ở
    Nghiệp lưới chài nhiều tháng náu nương
    Gởi thơ cho cha mẹ tỏ tường.
    Cùng huynh đệ cho hãn ý
    Kể từ con đăng trình vạn lý
    Đến bây giờ có bảy tháng dư
    Nghiêng mình nằm nhớ tới mẫu từ
    Ngồi chờ dậy ruột tằm quặn thắt.
    . .
    Vận bất tề nay trẻ nổi trôi
    Thời bất đạt nên con xa xứ
    Con cũng biết mười ơn vẹn giữ
    Dạ lâm bền ba thảo ghi lòng
    Câu tam niên nhủ bộ bất vong
    Nghĩa thập ngoại lòng con lo trả
    Khó vì nỗi anh thì một ngả
    Cực lòng thay em ở một nơi
    Bảy ngày Xuân con chịu tả tơi
    Ba bữ Tết khoanh tay ngồi ngó
    . . .
    Việc ở ăn nhiều nỗi đắng cay
    Vái Trời phật xin về quê cũ
    Xứ hiểm địa, chim kêu vượn hú
    Dế ngâm sầu nhiều nỗi đa đoan
    Ngó dưới sông: cá mập lội dư ngàn . .
    Nay con tới nơi nguồn cao nước đục
    Lọai thú cầm nhiều thứ chỉnh ghê!
    Giống chằng tinh lai vãng dựa bên hè
    Con gấu ngựa tới lui gần xó vách
    . . Bầy chồn cáo đua nhau lúc ngúc
    Lũ heo rừng chạy giỡn bát lọan thiên . .
    . . .Trên chót vót, nai đi nối gót
    đôi vượn bạch nựng con thảnh thót
    Cặp dã nhơn kếu tiếng rảnh rang
    Ngó sau lưng: con kỳ lân mặt tợ như vàng
    Nhìn trứơc mặt: ông voi đen huyền tợ thổ.
    Hướng đông Bắc, con công kêu tố hộ.
    Cỏi Tây Nam, gà rừng gáy ó o . .

    Còn nhiều câu khác vừa tả chân vừa hài hước; đọc bài văn Tà Lơn, hẳn thân nhân của thi sĩ vô danh nọ cũng mỉm cười, được an ủi phần nào. Ác thú ở Ta Lơn tuy nhiều thứ những thi sĩ vẫn sống nhăn như người đi du ngọan ở Thảo Cầm viên, ngày xuân.
    **
    *
    Ngòai miền đồi núi An Giang, ở Hậu Giang còn một miền địa lý thứ nhì ăn suốt bờ biển Kiên Giang, phần lớn Ba Xuyên và tòan tỉnh An Xuyên. Nơi đây, đất quá thấp vì mới bồi, các rạch nhỏ bắt nguồn từ biền để theo thủy triều đổ vào đồng sình lầy. Dưới sự đốc suất của Thọai Ngọc Hầu, kinh Vĩnh Tế và kinh Núi Sập (Thọai Hà) đã hoàn thành từ đầu thế kỷ XIX, dẫn nước ngọt từ Hậu Giang đem tưới các ruộng vườn xa lánh, vừa rửa cho đất sạch phèn, vừa giúp việc lưu thông vận tải. Bài vè kinh Vĩnh Tế nói lên công trình khó nhọc của tiền nhân đã phục dịch giữa nơi khí hậu bất lợi. từ làng quê đến chỗ đào kinh, họ phải qua nhiều vùng nguy hiểm để làm mồi cho sấu cọp. Rất tiếc là bài vè ấy mới sáng tác lúc sau nên giá trị về sử liệu còn quá kém cỏi.

    Đáng chú ý hơn hết là việc đào kinh bằng phương tiện cơ giới :phối hợp kỹ thuật cơ giới Tây Phương và đức kiên nhẫn, siêng năng của người Việt” hồi đầu thế kỷ thứ XX

    Kinh Xà No (Phong Dinh) khởi công đào năm 1901, hòan tất năm 1903.
    Hệ thống kinh Xáng Ngã Năm, Ngã Bảy (Phong Dinh) thành hình từ 1906-1908.

    Nhờ vậy tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh ) đứng hạng nhứt ở toàn Nam Kỳ về sản xuất lúa gạo. Lúa gạo bán tăng giá. Mức sống của mọi từng lớp lên cao. Những người dân hai Huyện (trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên) bấy lâu nổi tiếng là người dinh (dân sang trọng, chánh gốc, ở vùng dinh quan chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh) gặp cơ hội thuận lợi để di cư khắp vùng mới đào kinh Xáng để làm thầy dạy hò hát.

    - Đời phải đời thạnh trị
    Cuộc phải cuộc văn minh
    Kìa là gió mát trăng thanh
    Nầy bớ em ơi! Biết đâu nhân đạo bày tình cho vui . .
    - Nước bích non xanh
    Người bạn lành khó kiếm
    Đây em cũng có hiếm, chẳng lựa đặng chỗ nào
    Mãn lo mua bán ra vào Cần thơ . .

    Đa số các thầy vốn là đào kép hát bội, giải nghệ - được học trò rước đem về nhà để dạy hò – dạy ăn tiền.
    Trong ngôn ngữ bình dân, không nghe nói đến danh từ ca dao. Căn cứ vào nạhc điệu, trường hợp xử dụng, họ gọi đó là hát đưa em, hát huê tình, hát đối, hò chèo ghe, hò xay lúa, hò cấy.
    Câu hát đưa em:

    - Chờ em cho mãn kiếp chờ
    Chờ cho rau muống vượt lên bờ trổ bông.
    Có thể đưa ra đồng lúa, trên sông rạch để trở thành câu đối hát. Và khi gặp người đáp lại khéo léo:
    - Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ
    Ai biểu anh chờ mà anh kể công ơn.
    Thì cả hai vế được gìn giữ đem về nhà trở thành câu hát đưa em.
    Xu hướng “kéo dài, bổ túc các câu sẵn có” đã tạo thêm được nhiều câu hát đưa em đáng lưu ý:
    - Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi
    Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm
    - Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
    Cưới vợ có chử về thổi lửa queo râu.
    Hoặc:
    Khế với chanh một lòng chua xót
    Mật với gừng một ngọt một cay
    - Ra về bỏ áo lại đây
    Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng
    - Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp
    Trả áo cho anh về đi học kẻo trưa.

    Người thọ giáo không cần học vỡ lòng về luật bằng trắc, yêu vận, cước vận vì ai nấy đã từng thở không khí lục bát và các biến thể của lọai thơ ấy từ khi nằm trên võng.
    Theo quan niệm các thầy thì câu hát đối đối chia ra ba loai, từ sở trường, sở đoản từng người mà áp dụng.

    1. HÒ VĂN dùng cách ngôn Khổng Mạnh (trích trong Minh Tâm Bửu giám, để gợi hứng, gieo vần:

    Vật bạc tình bất thủ
    Nhơn phi nghĩa bất giao
    Anh nguyền thưởng bậu một dao
    Răn phường lòng dạ mận đào lố lăng . .
    Hoặc:
    Tay cầm quyển sách Minh Tâm anh đọc:
    Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.
    Cao phi viễn tấu khả nan tàng
    Từ khi anh xa cách con bạn vàng
    Cơm ăn chẳng được như con chim phụng hòang bị tên.

    2. HÒ TRUYỆN dùng điển tích trong truyện Tàu để gợi hứng gieo vần hoặc nêu câu hỏi:

    Văng vẳng bên tai
    Tiếng ai như tiếng con Điêu Thuyền?
    Anh đây Lữ Bố kết nguyền thuở xưa
    - Từ trên trời xuống mặt nước mấy trăm ngàn thước
    Từ mặt nước xuống âm phủ đi mấy ngày đường?
    Một bộ Tây Du mấy cuốn?
    Mộ cuốn mấy trang
    Một trang mấy hàng chữ?
    Nói cho có ngăn có ngũ, gái má đào mới chịu thua!
    - Đó ở dưới thuyền buôn,
    Thả luông tuồng theo nhịp?
    Có phải là: Ngũ Hồ ký tính Đào Công vi nghiệp
    Tứ hải ngoa du Yến Tử phòng
    Linh đinh nay lớn mai ròng
    Vậy đà có chốn loan phòng hay chưa?

    3. HÒ MÉP : dùng lời lẽ nôm na, không điển tích, không cách ngôn:

    Đèn tọa đăng để tước bàn thờ
    Vặn lên nó tỏ, vặn xuống nó lờ
    Xuống sông hỏi cá, lên bờ hỏi chim
    Trách ai làm cho thế nọ xa tiềm Em xa người nghĩa mà nằm điềm chiêm bao.

    Lúc đầu, lọai hò văn và hò truyện được ưa chuộng. Truyện Tây Du, Phong Thần, Tiền Đừng, Hậu Tống, sách Minh Tâm Bửu Giám lần lần xây dựng cho mọi người một vốn liếng về cổ học, nhân bản của Á Đông. Việc phổ biến ấy ngày càng thêm sâu rộng nhờ mức sống của nông dân và tiểu thương lên cao, nhờ phương tiện chữ quốc ngữ. Bắtđầu ấn hành từ đầu thế kỷ XX tại Sài Gòn; các bản dịch ấy phải đợi non 30 năm sau mới thấm vào giới trung lưu và bình dân ở thôn quê Hậu Giang – như thể kể cũng nhanh chóng.

    Sơn Nam
    PC
    #119 Posted : Wednesday, October 21, 2009 4:19:24 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi viethoaiphuong
    Chị PC cắt nghĩa đúng lắm về câu ca dao trên.
    VHP bái phục à.
    Rose



    Đó là của ông Vĩnh Phúc cắt nghĩa, PC chỉ chép lại thôi.
    viethoaiphuong
    #120 Posted : Wednesday, October 21, 2009 9:30:14 PM(UTC)
    viethoaiphuong

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,291
    Points: 11,028

    Thanks: 758 times
    Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

    PHÂN TÍCH BÀI CA DAO ĐÊM QUA RA ĐỨNG BỜ AO


    Đã là người Vn thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người.Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lện một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi.Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có...mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả 1 cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao.tooi nhớ có một bài ca dao thế này:

    Đêm qua ra đứng bờ ao,
    Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
    Buồn trông chênh chếch sao Mai
    Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?

    Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    ...

    Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?

    Đó chính là " buồn trông"- 1 điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao.Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái.Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Ngoại cảnh mà như tâm cảnh.Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.Bởi:

    Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

    Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao.Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh.Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu?Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng.Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai.Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào.Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.

    Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau.Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

    trích tu vatgia. com
    Ngày gửi: 02/12/2008 - 10:27


    # posted by HVLN / TV- VB
    Users browsing this topic
    Guest (12)
    9 Pages«<45678>»
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.