Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
17/04/2020 - 10H30 GMT Trên toàn thế giới (193 quốc gia và vùng lãnh thổ) : 2,167,955 ca / 146.055 chết
671,425 Hoa Kỳ / 33.286 chết / 3,420,394 test 184,948 Tây Ban Nha / 19.315 chết 168,941 Ý / 22.170 chết 147,101 Pháp / 17.941 chết 138,135 Đức / 4.093 chết 104,150 Anh / 13.759 chết 83,756 Hoa Lục / 4.636 chết 77,995 Iran / 4.869 chết 74,193 Thổ Nhĩ Kỳ / 1.643 chết 36,138 Bỉ / 5.163 chết 32,008 Nga / 273 chết 30,973 Canada / 1.231 chết 30,891 Brazil / 1.952 chết 29,383 Hoà Lan / 3.327 chết 26,732 Thuỵ Điển / 1.281 chết 18,841 Bồ Đào Nha / 629 chết 14,510 Áo / 410 chết 13,495 Ấn Độ / 448 chết 13,271 Ireland / 486 chết 12,855 Israel / 148 chết 12,540 Thuỵ Điển / 1.333 chết 12,491 Peru / 274 chết 10,635 Korea, South 9,231 Japan 8,807 Chile 8,225 Ecuador 8,214 Poland 7,707 Romania 7,268 Denmark 7,025 Pakistan 6,905 Norway 6,522 Australia 6,437 Czechia 6,380 Saudi Arabia 6,297 Mexico 5,923 Indonesia 5,878 Philippines 5,825 United Arab Emirates 5,318 Serbia 5,182 Malaysia 4,662 Ukraine 4,427 Singapore 4,204 Belarus 4,103 Qatar 4,016 Panama 3,755 Dominican Republic 3,489 Finland 3,444 Luxembourg 3,233 Colombia 2,700 Thailand 2,673 Egypt 2,669 Argentina 2,605 South Africa 2,528 Morocco 2,268 Algeria 2,207 Greece 2,154 Moldova 1,838 Bangladesh 1,791 Croatia 1,763 Hungary 1,739 Iceland 1,700 Bahrain 1,524 Kuwait 1,480 Kazakhstan 1,459 Estonia 1,434 Iraq 1,409 New Zealand 1,380 Uzbekistan 1,283 Azerbaijan 1,268 Slovenia 1,201 Armenia 1,167 Bosnia and Herzegovina 1,149 Lithuania 1,081 North Macedonia 1,069 Oman 996 Cameroon 977 Slovakia 906 Afghanistan 862 Cuba 825 Bulgaria 822 Tunisia 735 Cyprus 712 Diamond Princess 688 Cote d'Ivoire 682 Andorra 682 Latvia 663 Lebanon 642 Costa Rica 641 Ghana 609 Niger 591 Djibouti 546 Burkina Faso 539 Albania 502 Uruguay 489 Kyrgyzstan 465 Bolivia 449 Kosovo 442 Honduras 442 Nigeria 438 Guinea 426 San Marino 412 Malta 402 Jordan 395 Taiwan* 374 West Bank and Gaza 370 Georgia 335 Senegal 324 Mauritius 303 Montenegro 287 Congo (Kinshasa) 268 Vietnam 246 Kenya 238 Sri Lanka 214 Guatemala 204 Venezuela 199 Paraguay 177 El Salvador 171 Mali 143 Jamaica 138 Rwanda 136 Brunei 122 Cambodia 117 Congo (Brazzaville) 114 Trinidad and Tobago 111 Madagascar 95 Gabon 94 Tanzania 93 Monaco 92 Ethiopia ... ...
Covid-19 - Tây Ban Nha : Số ca tử vong trên thực tế cao hơn số liệu chính thức
Thu Hằng - RFI - 17/04/2020 Tây Ban Nha là nước bị dịch Covid-19 tác động nặng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Ý), với 19.130 người chết tính từ đầu mùa dịch, theo số liệu ngày 16/04/2020. Tuy nhiên, hai vùng Madrid và Catalunya nghi ngờ số liệu do chính phủ công bố.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau cho biết thêm chi tiết :
« Thực sự có bao nhiêu người chết vì đại dịch Covid-19 ? Câu hỏi được đặt ra từ một tuần nay trong khi nhiều nhà dịch tễ học cho rằng số liệu chính thức thấp hơn nhiều so với thực tế vì chỉ có những ca tử vong ở bệnh viện được thống kê.
Cuộc tranh luận trở nên rõ nét hơn vì hai vùng Catalunya và Madrid, vốn bị dịch tác động nghiêm trọng nhất, nêu cùng một vấn đề khi phản đối số liệu thống kê của trung ương. Chính quyền vùng Catalunya khẳng định số người chết ở nhà và trong các trung tâm dưỡng lão đã không được tính trong thống kê tử vong. Chính quyền vùng Madrid cũng đề cập đến vấn đề này và có cùng ý kiến với vùng Catalunya khi cho rằng có ít nhất 3.000 ca tử vong không được gộp vào số liệu chính thức.
Ông Fernando Simón, giám đốc Trung tâm cấp cứu dịch tễ, hiện là người chịu trách nhiệm điều phối dịch Covid-19, đính chính rằng số ca tử vong chính thức chỉ gồm những người đã được xét nghiệm nhiễm Covid-19 trước đó.
Tại cả hai vùng Catalunya và Madrid, người dân khẳng định rằng có những người tử vong, về mặt chính thức, không được coi là do virus corona, nhưng trên thực tế họ có cùng triệu chứng nên phải được xếp là nạn nhân của đại dịch ».
Châu Âu vẫn trong tâm bão
Tính đến tối 16/04, châu Âu đã vượt qua ngưỡng 90.000 người chết, chiếm hơn 65% tổng số ca tử vong trên thế giới, trong đó có 22.170 ca tại Ý. Dù có « một số dấu hiệu đáng khích lệ » tại một số nước, nhưng châu Âu vẫn nằm trong tâm bão, theo nhận định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chi nhánh châu Âu.
Trong khi một số nước như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo … bắt đầu tính đến dần đến việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, Anh Quốc, nơi có 13.279 người chết vì virus corona (chỉ tính riêng số liệu của bệnh viện), sẽ tiếp tục phong tỏa thêm ba tuần, đến hết ngày 08/05, vì theo bộ trưởng Y Tế Anh, hiện giờ « còn quá sớm để thay đổi ».
Thủ đô Sofia của Bulgari cũng bị phong tỏa kể từ ngày 17/04 cho đến khi có lệnh mới. Phần lớn số ca nhiễm bệnh (tổng cộng 800 ca) và tử vong (38 ca) đều được được ghi nhận ở Sofia.
Bỉ, với 11,5 triệu dân, được coi là một trong những nước có tỉ lệ tử vong/số dân cao nhất (419 ca tử vong/triệu dân). Giải thích về số liệu này, thủ tướng Bỉ khẳng định chính phủ minh bạch và gộp tất cả các ca tử vong ghi nhận ở bệnh viện và các viện dưỡng lão : Tính đến tối 16/04, con số này đã lên đến 4.857 người.
Mỹ ngưng tài trợ, ảnh hưởng WHO ra sao?
VOA - 17/04/2020 Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngưng tài trợ Tổ chức Y tế Thế giới, tước bỏ nguồn tài trợ lớn nhất của tổ chức này, có thể có những hậu quả xa hơn nữa trong những nỗ lực chống bệnh tật và làm cho việc chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Lệnh của ông Trump xoáy vào cách thức đáp ứng của tổ chức này đối với đại dịch virus corona, và ông không phải là người duy nhất chỉ trích những hành động và những lời tuyên bố của tổ chức này.
Một số nước đã bất bình với những nỗ lực của WHO vào lúc dịch bệnh COVID-19 lây lan, thất bại trong việc báo cáo về bùng phát hay bất cần những qui luật quốc tế.
Tuy nhiên WHO chịu trách nhiệm nhiều hơn là ứng phó với dịch bệnh, và hiện nay đang gặp khó khăn về tài chánh vì đang kẹt trong cuộc tranh chấp chính trị tại Mỹ.
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về tổ chức này.
Tổ chức Y tế Thế giới làm gì?
Được thành lập sau Thế chiến Thứ hai trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tổ chức có trụ sở tại Geneva với khoảng 7.000 nhân viên tại 150 văn phòng tên toàn thế giới, không có quyền hành trực tiếp đối với các nước thành viên. Thay vào đó, tổ chức là một cơ quan lãnh đạo quốc tế trong lãnh vực y tế công cộng bằng cách báo động cho thế giới về những đe dọa, chống dịch bệnh, đưa ra chính sách và cải thiện việc tiếp cận với chăm sóc y tế.
Trong trường hợp khẩn cấp như virus corona, WHO được xem như một trung tâm phối hợp—hướng dẫn chế ngự, tuyên bố khẩn cấp và đưa ra khuyến nghị--với các nước chia sẻ thông tin để giúp các nhà khoa học giải quyết dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên dù WHO có ảnh hưởng rộng rãi, cơ quan này thiếu quyền thực thi và chịu những áp lực về ngân sách và chính trị, đặc biệt là từ các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc và những nhà tài trợ như Gates Foundation.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres bênh vực WHO trong một tuyên bố ngày 14/4, nói rằng tổ chức này “phải được hỗ trợ, vì tổ chức tuyệt đối cần thiết trong nỗ lực của thế giới thắng trong cuộc chiến chống COVID-19.”
Ông nói đây “không phải là lúc giảm nguồn lực đối với những hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới hay bất cứ cơ quan nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống virus.”
WHO được tài trợ như thế nào?
Tài trợ đến từ các nước thành viên và các tổ chức tư. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, chiếm 14,67% ngân sách.
Tiền đóng góp của các thành viên chỉ bằng chừng một phần tư số tiền Mỹ hiến tặng cho WHO; khoản tiền này được tính tương đối căn cứ trên sự giàu có và dân số. Số còn lại đến từ các đóng góp tự nguyện và số lượng có thể thay đổi theo từng năm.
Trong năm 2019, Mỹ đóng góp khoảng 553 triệu đô la. Ngân sách mỗi hai năm của WHO khoảng 6,3 tỉ đô la trong hai năm 2018-2019.
Hầu hết tiền của Mỹ dành cho những chương trình như xóa bệnh bại liệt, phát triển vaccine và tăng cường tiếp cận với những dịch vụ y tế và dinh dưỡng trọng yếu. Chỉ có 2,97% tiền đóng góp của Mỹ dành cho các hoạt động khẩn cấp, và 2,33% dành cho phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh bùng phát.
Ông Lawrence O. Gostin, giám đốc Viện O’Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói khoảng 70% tiền tài trợ của Mỹ dành cho những chương trình cột mốc như bệnh AIDS, những chương trình sức khỏe tâm thần, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
“Ưu tiên cao nhất là kiểm soát và chuẩn bị dịch bệnh,” ông nói, “Nhưng đây thực sự là điều ít quan trọng nhất WHO đã làm trong lịch sử.”
Đóng góp của Mỹ cao gấp đôi nước đóng góp lớn kế tiếp là Anh. Số tiền Anh góp chiếm khoảng 7,79% ngân sách WHO, Quỹ Bill và Linda Gates đóng góp vào 9,76% ngân sách của WHO.
Tại sao ông Trump và những người khác chỉ trích WHO?
Tổng thống cáo buộc WHO phản ứng chậm trễ đối với đe đọa của virus corona và thiếu chỉ trích Trung Quốc. (Ông Trump cũng bị chỉ trích như thế. Ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch từ tháng 1 và ông cũng liên tiếp ca ngợi chính phủ Trung Quốc về cách thức đối phó với virus.)
WHO cương quyết khuyến nghị chống lại hạn chế đi lại, cho rằng không hữu hiệu mà lại có thể ngăn chặn những nguồn lực cần thiết gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên ông Trump thường xuyên đề cập đến quyết định của ông hạn chế đến Trung Quốc vào cuối tháng 1 là bằng chứng rằng ông xem đe dọa của virus là nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích WHO. Một số chuyên gia nói rằng WHO chậm tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng và quá tin vào chính phủ Trung Quốc vì nước này ngày càng có ảnh hưởng đối với WHO. Bắc Kinh lúc đầu đã cố gắng che giấu phạm vi dịch bệnh bùng phát.
Ông Gostin nói tổ chức này đã lung lay vì những lý do cơ cấu và chính trị và hậu quả là rất dè dặt.
Ông Gostin nói “Chúng ta cần xây dựng một tổ chức khác có nguồn lực dồi dào và luôn luôn có hậu thuẫn chính trị khi nói lên sự thật trước sức mạnh và lên tiếng với các nước không có thái độ đúng đắn.”
“Sự kiện Tổng thống Trump giữ hay ngưng tài trợ thì đúng là một ví dụ quan trọng của nguyên nhân tại sao chúng ta trong tình trạng rối bời này,” ông nói. “Ông Tổng giám đốc lo ngại là bất cứ lúc nào ông đưa ra một quyết định sai lầm, thì họ sẽ rút hay cắt tài trợ cho cơ quan vì lý do chính trị,”
WHO nói gì và làm gì về virus corona?
Trong suốt tháng 1, WHO đưa ra khuyến nghị về sự nguy hiểm của virus. Từ ngày 22/1 về sau, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, hầu như họp báo hàng ngày để cảnh báo thế giới là virus đang lây lan, và cửa sổ cơ hội để chặn đứng virus đã đóng.
Tuy nhiên tổ chức này lúc đầu đã ngần ngại công bố khẩn cấp y tế toàn cầu ngay cả khi virus lây lan bên ngoài Trung Quốc.
“Đây là tình trạng khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng chưa thành khẩn cấp y tế toàn cầu,” Tiến sĩ Tedros nói ngày 23/1. “Có thể chưa đến như thế.”
Vào ngày 30/1, WHO ra tuyên bố chính thức, yếu tố vốn thường khiến cho các chính phủ có hành động. Không lâu sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo người Mỹ tránh đến Trung Quốc.
Trong nhiều tuần lễ WHO ban hành hướng dẫn và cảnh báo, chính thức công bố dịch bệnh bùng phát là một đại dịch vào ngày 11/3, kêu gọi các chính phủ cùng nhau làm việc để chống virus.
Các chỉ trích nói rằng cả hai tuyên bố của WHO đều quá trễ và những quyết định sớm có thể đã động viên được các chính phủ nhanh chóng hơn.
rong khi WHO có ý định phối hợp đáp ứng toàn cầu, nhưng không mấy được sự đoàn kết trên thế giới, chứng tỏ quyền lực hạn chế của tổ chức. Tổ chức có kế hoạch nhưng ít quốc gia tuân theo.
Ông Gostin nói trong dài hạn, quyết định của Tổng thống Trump cắt tài trợ WHO có thể đưa đến việc tái cơ cấu WHO, với giới lãnh đạo quốc tế mới, liên minh y tế mới, và kiểm soát lớn hơn đối với ngân sách của tổ chức này.
Ông nói Hoa Kỳ cũng đã là “một cái gai bên hông” WHO trong nhiều năm, ngăn chặn những nỗ lực của tổ chức tiếp cận thuốc men hay hạ giảm những kế hoạch hành động toàn cầu về di dân và người tị nạn.
“Tôi nhìn vào việc này như một đám cháy rừng không kiểm soát được, bởi vì, trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ, đã khai quang các bụi rậm và cho phép cây mới mọc lên, ông nói.
Tuy nhiên ông nói thêm “Tôi nghĩ Tổng thống Trump trong hành động này đã đi quá xa.”
“Việc này sẽ xói mòn đáng kể ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và y tế toàn cầu và các vấn đề quốc tế giữa dịch bệnh chưa từng có trước đây,” ông nói. “Chúng ta sẽ mất tiếng nói, ngay cả đối với đồng minh của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta không có tiếng nói gì thêm về việc chuyện này sẽ diễn tiến ra sao.”
(Nguồn New York Times)
tin tức cập nhật / yahoo fr 17/04/2020
BFMTV 17 avril 2020 - Coronavirus: gần 33.000 người chết tại Hoa Kỳ Hoa Kỳ ghi nhận thêm 4.491 người chết trong 24 giờ, theo kiểm số của đại học Johns Hopkins lúc 20h30 (00h30 GMT). Với số người chết 4491, đây là con số vượt xa hôm thứ năm 2569 người chết tính theo một ngày. Tổng số người chết tại Hoa Kỳ tính đến 20H00 GMT bởi trung tầm phòng chống dịch bện (CDC), kiểm số 31.071 người chết, trong đó có thể 4141 người chết có liên quan đến Covid-19. Số này ít hơn so với kiểm số của đại học Johns Hopkins.
4h20 - Equateur : số người chết tăng lên gấp 3 trong 15 ngày gần đây tại Guayas, một vùng của Equateur. Trước khi có dịch bệnh, từ hôm 29 tháng 2 tại nước đất nước này, chỉ có trung bình 2.000 người chết/tháng. Nhưng trong 15 ngày đầu tiên tháng 4, có tới 6.703 người chết", theo như báo cáo của chính quyền tại Guayas. Vùng này chiếm hơn 70 % trong số 8.200 ca Covid-19, trong đó cót 403 người chết, theo như kiểm số hôm thứ năm tại Equateur.
5h58 - Hoa Lục : số thống kê Covid-19 được điều chỉnh đột ngột hôm thứ sáu, với thêm 1.290 người chết tại Vũ Hán. Đưa tổng số người chết tại Hoa Lục = 4.632.
11h20 - Bỉ : vượt ngưỡng 5.000 người chết vì Covid-19. Vớí 313 người chết ghi nhận trong 24 giờ vừa qua, nâng tổng số người chết tại Bỉ = 5.163, trong một đất nước dân số 11,5 triệu cư dân. Một nửa số người chết (2.586) là trong các nhà hưu trí, theo như báo cáo của chính phủ trong một cuộc họp báo.
12h15 - Tây Ban Nha, tổng số người chết gần 19.500 thêm 585 người chết ghi nhận trong 24 giờ.
13h50 - Iran : số người chết ghi nhận giảm trong ngày thứ 6 liên tiếp Iran thống báo hôm thứ sáu có thêm 89 ca tử vong, như vậy số người chết một ngày dưới 100 được thấy trong 4 ngày liên tiếp. Tổng số người chết vì Covid-19 = 4.958.
14h55 - Anh : thêp 847 người chết trong 24 giờ => tổng số người chết = 14.576. Tổng số người nhiễm bệnh =108.692 (+5.599).
AFP - 17/04/2020 : Coronavirus - điểm tình hình thế giới Paris (AFP) - Những số thống kê mới, theo các chỉ số mới, làm sáng tỏ nhiều điều : Tổng số người nhiễm bệnh đã vượt 2.1 triệu ca. - Trung quốc diều chỉnh số liệu : bị nghi ngờ báo thấp con số thống kê về coronavirus, TQ đã thông báo có thêm gần 1.300 người chết tại Vũ Hán, nâng tổng số người chết tại Hoa Lục = 4.632. Pékin dément toute "dissimulation" mais reconnaît "des retards, des omissions et des imprécisions" dans l'enregistrement des décès au début de l'épidémie, du fait de l'engorgement des hôpitaux. - Đức thông báo dịch bệnh "đã được kiểm soát", kể từ tháng 8, ,sẽ sản xuất 50 triệu khẩu trang, trong đó có 10 triệu khẩu trang loại chuẩn FFP2. Đức ghi nhận số ca nhiễm bệnh = 133.830, trong đó có 3.868 người chết, tỉ số nhiễm bệnh là 0,7% theo viện Robert Koch. - Âu châu hơn 94.000 người chết. Với hơn 2.182.740 ca nhiễm bênh trên toàn thế giới, trong đó ít nhất có 145.673 người chết, theo kiểm số của AFP hôm thứ sáu, lúc 11H00 GMT từ những nguồn dữ liệu chính thức. Âu châu chiếm 94.021 người chết/1.099.211 ca. Hoa Kỳ là quốc gia bị nặng nhất, với 33.286 người chết/671.425 ca nhiễm Covid-19. Tiếp theo là Ý (với 22.170 người chết), Tây Ban Nha (19.478), Pháp (17.920) và Anh (13.729). Tây Ban Nha, số thống kê chính thức, chỉ tính số người đã được xét nghiệm dương tính Covid-19, bị nhiều vùng phản đối cho là sẽ có hàng nghìn người chết chưa được kiểm số. - 4,5 tỉ người bị phong toả ít nhất 4,5 tỉ người, tức là 58% dân số thế giới, được kêu gọi ở yên trong nhà, theo như kiểm số được thực hiện hôm thứ sáu, dựa trên các số liệu các nước cung cấp cho AFP. Ít nhất 110 nước và vùng lãnh thổ áp dụng lệnh phong toả.
16h35 - Pháp : số người chết tại Pháp tăng bất ngờ vào tháng ba và giảm bớt vàp đầu tháng tư. Tại Pháp, có 76.246 người chết từ 1 tháng 3 tới 6 tháng tư 2020, so với 63.686 cùng thời kỳ năm 2019 và 71.003 cùng thời kỳ 2018, thep số thống kê sơ khởi về số người chết từ các địa phương được thông báo trên báo mỗi thứ sáu bởi Insee trong lúc đang có đại dịch Covid-19.
17h05 - Nga : số ca nhiễm bệnh đã trên 32.000 tại Nga. Nga báo cáo tổng số ca nhiễm bệnh, tính đến thứ sáu =32.008 (+4.070) . Gần một nửa số ca nhiễm bệnh mới ghi nhận hôm thứ sáu là ở Moscou (+1.959). Tiếp thep là vùng xung quanh thủ đô (+472) và Saint-Pétersbourg (+424). Tổng số người chết = 273 (+41).
18h38 - Ý : số người được chữa khỏi Covid-19 tăng lên kỷ lục. Nước này thông báo số người được chữa khỏi bệnh Covid-19 riêng một ngày hôm nay = 2.563, một con số kỷ lục kể từ khi dịch bệnh. Tổng số người chết = 22.745 (+575) và hiện còn 2.812 người cấp cứu hồi sức (tiếp tục giảm).
19h32 - Pháp : tổng số người chết = 18.681 kể từ đầu dịch bệnh tại nhà thương và các nhà dưỡng lão. Trong đó, số người chết tại bệnh viện = 11.478 (+418) và số người chết tại các nhà dưỡng lão = 7.203(+343). Hơn 1.000 người khỏi bệnh (xuất viện) => tổng số người được chữa khỏi Covid-19 = 34.420. Tổng số người đang còn điều trị tại bệnh viện +31.190 (+2.167), đây là ngày thứ 3 liên tiếp con số này giảm (-115). Số người đang còn cấp cứu hồi sức = 6.027 (+243), nhưng so với số người ra khỏi đây => tổng số còn lại - 221, đây là ngày thứ 8 liên tiếp giảm.
21h20 - Thế giới vượt ngưỡng 150.000 người chết, theo kiểm số của đại học John Hopkins. Trong đó, Hoa Kỳ (36.000), Ý (22.700), Tây Ban Nha (19.600), Pháp (18.600), Anh (14.500)
|