Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
tin tức cập nhật / yahoo fr
01/04/2020 - 9H00 GMT Trên toàn thế giới (185 quốc gia và lãnh thổ ) : 861,305 ca / 42,365 chết / 178,718 khỏi bệnh
189,633 Hoa Kỳ / 4.081 chết / 7.136 khỏi bệnh 105,792 Ý / 12.428 chết / 15.729 khỏi bệnh 95,923 Tây Ban Nha / 8.464 chết / 19.259 khỏi bệnh 82,308 Hoa Lục / 3.316 chết / 76.382 khỏi bệnh 71,808 Đức / 775 chết / 16.100 khỏi bệnh 52,836 Pháp / 3.532 chết / 9.522 khỏi bệnh 44,605 Iran / 2.898 chết / 14.656 khỏi bệnh 25,499 Anh / 1.793 chết / 179 khỏi bệnh 16,605 Thuỵ Sĩ / 433 chết / 1.823 khỏi bệnh 13,531 Thổ Nhĩ Kỳ / 214 chết 12,775 Bỉ / 705 chết / 1.696 khỏi bệnh 12,667 Hoà Lan / 1.040 chết / 253 khỏi bệnh 10,298 Áo / 128 chết / 1.095 khỏi bệnh 9,887 Hàn quốc / 165 chết / 5.567 khỏi bệnh 8,591 Canada 7,443 Bồ Đào Nha / 160 chết 5,812 Brazil / 202 chết 5,591 Israel / 21 chết 4,862 Úc 4,651 Na Uy 4,435 Thuỵ Điển / 180 chết 3,330 Czechia 3,235 Ireland 3,043 Denmark 2,766 Malaysia 2,738 Chile 2,347 Poland 2,337 Russia 2,302 Ecuador 2,245 Romania 2,178 Japan 2,178 Luxembourg 2,084 Philippines 2,042 Pakistan 1,771 Thailand 1,590 India 1,563 Saudi Arabia 1,528 Indonesia 1,418 Finland 1,353 South Africa 1,314 Greece 1,215 Mexico 1,181 Panama 1,135 Iceland 1,109 Dominican Republic 1,065 Peru 1,054 Argentina 926 Singapore 906 Colombia 900 Serbia 867 Croatia 802 Slovenia 781 Qatar 745 Estonia 716 Algeria 712 Diamond Princess 710 Egypt 708 New Zealand 694 Iraq 669 Ukraine 664 United Arab Emirates 638 Morocco 581 Lithuania 571 Armenia 567 Bahrain 525 Hungary 463 Lebanon 446 Latvia 430 Bosnia and Herzegovina 412 Bulgaria 394 Tunisia 376 Andorra 369 Kazakhstan 363 Slovakia 353 Moldova 347 Costa Rica 338 Uruguay 329 North Macedonia 322 Taiwan* 298 Azerbaijan 289 Kuwait 274 Jordan 262 Cyprus 261 Burkina Faso 243 Albania 236 San Marino 223 Cameroon 212 Vietnam 210 Oman 196 Afghanistan 186 Cuba 179 Cote d'Ivoire 175 Senegal 173 Uzbekistan 172 Honduras 169 Malta 163 Belarus 161 Ghana 143 Mauritius 143 Sri Lanka 143 Venezuela 139 Nigeria 129 Brunei 120 Montenegro 119 West Bank and Gaza 115 Bolivia 115 Georgia 112 Kosovo 111 Kyrgyzstan 109 Cambodia 98 Congo (Kinshasa) ... ...
Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang
RFI - 31/03/2020 Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu.
Khi rừng già bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘không tránh khỏi’’. Mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI xin tổng hợp nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực sinh thái học, về chủ đề ‘‘Cội rễ của đại dịch Covid-19’’.
Vì sao phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang là cội nguồn dẫn đến đại dịch?
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm xung quanh sự xuất hiện của virus corona mới gây bệnh Covid-19, tên khoa học là SARS-CoV-2, đang khiến toàn thế giới chao đảo, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh không tạo điều kiện cho giới khoa học quốc tế đến thành phố Vũ Hán, nơi dịch bùng phát, tiếp cận hiện trường. Không ít người đặt giả thiết loài virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về các virus nguy hiểm. Thậm chí có người còn cho virus SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học bí mật. Không đi vào các nhận định, suy luận khó kiểm chứng này, về đại dịch Covid-19, giới sinh thái nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: virus SARS-CoV-2, gây dịch Covid-19 có nguồn gốc động vật hoang dã, cũng giống như khoảng một nửa số loài virus tấn công con người, từ gần một thế kỷ nay.
Từ virus gây bệnh Sida (được cho là truyền từ loài vượn), đến Ebola ở Tây Phi (truyền qua dơi), hay virus H5N1 (truyền qua chim), hay bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay Zika tại châu Mỹ (truyền qua muỗi)… virus SARS xuất hiện tại châu Á năm 2002 (được truyền từ cầy hương)… Việc phá hủy rừng, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang tiếp xúc với động vật nhà, với con người, khiến virus dễ dàng bành trướng.
Trong một bài trả lởi phỏng vấn báo Libération, ông Serge Morand, giám đốc nghiên cứu CNRS, chuyên gia về sinh thái học y tế, nhấn mạnh đến tình trạng, kể từ những năm 1960 đến nay (tương đương với thời kỳ công nghiệp hoá mãnh liệt trên quy mô toàn cầu), ‘‘ngày càng có nhiều bệnh dịch trong năm hơn, dịch bệnh lan rộng hơn…’’, tỉ lệ các dịch bệnh được gọi là ở quy mô ‘lịch sử’’ nhiều hơn (bài '‘La crise du coronavirus est une crise écologique / Khủng hoảng virus corona là một cuộc khủng hoảng sinh thái’’, ngày 26/03/2020).
Theo nhà sinh thái học Serge Morand, có ba nhân tố đồng thời khiến dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát. Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học.
Thứ nhất là sự suy giảm ngày một nghiêm trọng của đa dạng sinh học, nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng các giống loài gia tăng.
Thứ hai là nông nghiệp ngày càng biến thành một ngành công nghiệp, nhân tố góp phần mạnh mẽ vào sự suy giảm đa dạng sinh học.
Thứ ba là sự phát triển đột biến của ngành giao thông hàng hoá và vận tải người. Sự phát triển về giao thông này vừa là nhân tố khiến dịch bệnh dễ dàng lan rộng, do các tiếp xúc gia tăng giữa người với người, về tần số, về số lượng, vừa là yếu tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất coi khai thác ‘‘tài nguyên’’ thiên nhiên hoang dã là mục tiêu. Giao thông tăng trưởng gắn liền với kinh tế tăng trưởng, nhưng cũng là con đường giúp dịch bệnh tăng trưởng đột biến, dễ dàng di chuyển từ vùng này đến vùng khác.
Một vài con số minh hoạ: Thế giới hiện nay có 1,5 tỉ bò nuôi, 25 tỉ gà nuôi, hàng tỉ con heo… Tất cả thường được nuôi bằng các loại hạt được trồng theo phương thức công nghiệp hoá, như đậu tương. Để có diện tích nuôi gia súc, gia cầm, đất trồng cây làm thức ăn cho chúng, các diện tích rừng khổng lồ đã bị hủy diệt… Các loài động vật hoang dã, bị dồn đuổi, ngày càng đến gần hơn, nhiều hơn với thế giới con người… Vận tải hàng không, tăng gấp 12 lần giữa năm 1960 đến 2018, giao thông hàng hải cũng tương tự… Tất cả những yếu tố này quá đủ làm nguyên liệu cho "những trái bom’’ dịch bệnh, sẵn sàng phát nổ.
Những con đường đưa các sinh vật ‘‘nguy hiểm’’ đến với thế giới con người
Nhà sinh thái học Rodolphe Golza, giám đốc nghiên cứu IRD, trong bài trả lời tuần báo L’Obs, lưu ý đến tập quán buôn bán động vật hoang dã, làm thực phẩm hay vì các mục tiêu khác, trở nên hết sức phổ biến, với quy mô lớn tại Trung Quốc, tạo nên một không gian lý tưởng cho sự tăng trưởng của nhiều loài siêu vi, kênh truyền virus dễ dàng từ động vật sang người (bài ‘‘ ‘Le Covid-19 était inévitable, et même prévisible’ du fait de notre impact écologique / ‘‘ ‘Covid - 19 là không thể tránh khỏi thậm chí có thể báo trước’ do tác động sinh thái của xã hội con người ’’, ngày 17/03/2020).
Giám đốc nghiên cứu sinh thái học, Viện IRD, nhấn mạnh đến việc khi không gian sinh sống truyền thống của các loài sinh vật hoang dã bị phá hủy, do con người hay do thiên tai, các mầm bệnh được truyền đi khắp nơi, trong quá trình này, trong một số điều kiện nhất định, chúng có thể tìm được các vật trung gian phù hợp hơn, trở thành các phương tiện truyền bệnh hiệu quả hơn. Ông đặc biệt chú ý đến việc một số không gian sinh sống bị phá hủy dẫn đến sự diệt vong của một số giống loài tuy mang các bệnh truyền nhiễm, nhưng khả năng lây lan không cao, việc chúng bị hủy diệt khiến virus bành trướng, phát triển theo nhiều con đường bất thường. Đây là điều mà ông gọi là ‘‘hiệu ứng lan toả’’.
Để virus từ một động vật hoang dã truyền được đến con người và trở thành yếu tố gây dịch bệnh, virus thường phải sự đột biến về gen, mới có thể xâm nhập vào tế bào người. Cụ thể về dịch Covid-19, theo giáo sư Serge Morand, virus corona mới xuất phát từ loại dơi (‘‘khả năng chắc chắn đến 98%’’), việc biến đổi về gen để thích ứng với cơ thể người xảy ra trong quá trình chúng sống ký sinh trên một động vật trung gian (có thể là qua loài tê tê hoặc một loài khác). Và loài vật trung gian này thường là một loại vật hoang dã có nhiều tiếp xúc với con người.
Thuần hóa các động vật hoang: Một kênh truyền bệnh chính
Theo các nhà sinh thái học, việc thuần hóa các động vật hoang dã đã từng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh truyền nhiễm hiện nay, như cúm, sởi, sởi Đức, bệnh đậu mùa hay quai bị… Loại người chúng ta cùng với chó, bò hay lợn, có nhiều căn bệnh chung hơn là so với giữa người với thỏ, bởi với ba loài trên, thời gian thuần hoá diễn ra vào khoảng 17.000 đến 10.000 năm trước, loài thỏ mới chỉ được thuần hóa từ 2.000 năm nay. Bệnh truyền nhiễm cũng đến từ loài chuột (sống cạnh loài người từ khoảng 10.000 năm). Loài chuột làm trung gian truyền các bệnh từ các loại gặm nhấm hoang dã sang người, loài chó truyền các bệnh từ chồn hay sói. Về phía các loài chim, vịt nhà là nơi trung gian truyền các virus gây cúm từ vịt hoang… Việc thuần hóa một số giống loài mới đây, ví dụ như nuôi chồn tại nhiều nước Đông Nam Á, để phục vụ cho ngành sản xuất ''cà phê chồn'', có thể là các kênh truyền bệnh mới.
Triệt phá môi trường nuôi dưỡng các siêu vi có phải là giải pháp ?
Một số người muốn tận diệt một số giống loài được coi là mang bệnh để huỷ bỏ hết nơi trú ẩn của virus, giúp loài người không còn bị dịch bệnh quấy rối. Giấc mơ này cũng tựa như việc tiêu huỷ hết rừng để không còn bị cháy rừng. Theo các nhà sinh thái học, thì cần phải làm điều ngược lại. Có một thực tế là số lượng bệnh truyền nhiễm càng tăng khi các giống loài càng bị tiêu diệt, siêu vi sẽ tản đi khắp nơi để tìm đường sống. Chuyên gia Serge Morand lưu ý là chính việc bảo vệ các môi trường tự nhiên, phong phú về hệ sinh thái, khiến các loài virus có thể gây bệnh, tuy hiện diện nhiều, nhưng chúng sống gắn liền và phụ thuộc vào một số địa bàn cụ thể, hay nói cách khác ăn ở yên lành tại đấy, không thể di chuyển dễ dàng sang nơi khác, để gây các dịch lớn.
Về dịch bệnh và chăn nuôi, nhà sinh thái học Serge Morand tố cáo phương pháp dập dịch gia cầm bằng cách tiêu diệt ồ ạt các giống gia cầm địa phương, để thay thế bằng các giống công nghiệp, được cho là thích hợp với ‘‘chăn nuôi lớn’’, như trong dịch H5N1 tại Thái Lan (năm 2004), dịch cúm gia cầm H5N8 ở Hàn Quốc (năm 2016)... Chính Tổ Chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khuyến khích cách làm này, trong khi bản thân FAO cũng thừa nhận kể từ đầu thế kỷ XX, nhân loại đã mất đi khoảng 30% giống gà, 20% giống heo…, vốn là sản phẩm của quá trình tiến hoá, lai tạo hàng trăm, hàng nghìn năm. Điều căn bản mà nhiều người không hiểu là, chính sự đa dạng về di truyền của các vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm không dễ lây lan, biến thành đại dịch. Nhiều giống vật nuôi lâu đời, sống gắn với một địa bàn cụ thể, thường có khả năng kháng cự rất tốt với dịch bệnh. Tính đa dạng sinh học cũng cản trở virus tác oai, tác quái.
Nhìn chung, theo giáo sư Rodolphe Golza, trong kỷ Nhân Sinh (Anthropocène), thuật ngữ địa chất học dùng để chỉ thời kỳ con người trở thành thế lưc có khả năng làm biến đổi sâu sắc toàn bộ hành tinh, thì rất có nguy cơ nhiều bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới xuất hiện. Do sự huỷ hoại các không gian sống tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã, do tính siêu kết nối của nhân loại hiện nay (như đã nêu), nhưng đặc biệt cũng do Biến đổi khí hậu, có khả năng tác động rất lớn đến thế giới sinh vật hoang dã (đặc biệt do sự thay đổi của nơi cư trú), đến quan hệ giữa con người với các động vật hoang dã.
Học thiên nhiên để sống với thiên nhiên
Bên cạnh việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chuyên gia sinh thái Serge Morand đề xuất phát triển mạnh các hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, trồng rừng thuận tự nhiên, chăn nuôi thuận tự nhiên…, để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, điều kiện để các loài virus nguy hiểm không dễ dàng trực tiếp đến với con người. Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh từ các loài động vật hoang dã truyền sang người là một lĩnh vực còn đầy bí ẩn, cần phải có sự phối hợp nghiên cứu giữa giới y khoa, thú y, sinh thái học, cũng như những nhà nghiên cứu xã hội, chính trị, để có các chính sách phù hợp ‘‘tránh cho các bệnh dịch không biến thành khủng hoảng y tế".
Để có một chiến lược phù hợp trong vấn đề mang tính sống còn này, xã hội con người cần thay đổi triệt để cách tiếp cận. Nhà nghiên cứu Aleksandar Rankovic, Viện tư vấn về Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDRRI), nhấn mạnh là cần thay thế lối suy nghĩ theo kiểu con người khai thác, thống trị thiên nhiên lâu nay, bằng một cách nghĩ thật sự khiêm nhường, để con người có cơ hội hiểu được sự kỳ diệu của tự nhiên, để biết học cách chung sống với tự nhiên (theo nhà sinh thái Rodolphe Golza, cùng đối mặt với khủng hoảng nhưng một số quốc gia, đặc biệt là các nước châu Á, như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và kể cả Trung Quốc, đã có truyền thống đối phó với dịch bệnh thường xuyên, nên có một số phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn).
Khủng hoảng Covid-19 là một khủng hoảng sinh thái, ‘‘khủng hoảng mang tính hệ thống’’, một cuộc đại khủng hoảng. Một bộ phận giới chính trị dường như đã bắt đầu thừa nhận điều này. Chỉ có các phối hợp tập thể trên quy mô toàn cầu mới có khả năng giúp nhân loại tìm được lối thoát cho cuộc đại khủng hoảng hiện nay.
(Trọng Thành - RFI)
RFI - 01/04/2020 - Covid-19: Pháp bước vào tuần lễ phong tỏa thứ ba, số tử vong vẫn tăng vọt Thiệt hại nhân mạng do siêu vi Corona chủng mới gây ra chưa có chiều hướng giảm sút tại Pháp.Số tử vong đã lên hơn 3.500 với 499 nạn nhân được ghi nhận trong ngày 31/03/2020. Tính trung bình mỗi phút có ba người chết. Biện pháp di tản bệnh nhân giải tỏa áp lực tiếp tục được tăng tốc áp dụng cho Paris và vùng phụ cận. Theo bộ Y Tế, một phần ba bệnh nhân từ trần trong khi được cấp cứu là từ các bệnh viện ở Paris và vùng phụ cận, đang mấp mé quá tải. Sau khi hoành hành ở các tỉnh vùng đông nước Pháp, đại dịch lan đến thủ đô từ những ngày qua. Để giảm áp lực, hôm nay chuyến TGV trang bị đặc biệt được sử dụng để di tản một số bệnh nhân ở Paris về các khu vực ít dịch. Phương án này đã được thực hiện nhiều lần ,cũng trong mục đích giảm nhẹ công việc cho các bệnh viện tại miền đông, ổ dịch đầu tiên. Tổng cộng cho đến hôm nay, các bệnh viện ở vùng Bretagne và miền tây nam nước Pháp đã nhận 288 bệnh nhân di tản. Song song với nỗ lực này, ba nước láng giềng Thụy Sĩ, Đức và Luxembourg tiếp tục nhận bệnh nhân của Pháp.
(Tú Anh - RFI)
HTMT dịch sang tiếng Việt bài mới nhất trên báo điên tử Pháp / yahoo fr >>
Coronavirus : Tại sao tỉ lệ tử vong ở Đức rất thấp?
Oihana Gabriel 20minutes.fr•1 avril 2020 Khi đối chiều tỉ lệ tử vong vì coronavirus ở Đức chỉ khoảng 0,7 % so với Pháp 4 % và Ý 8 %. Các con số vẫn tiếp tục tăng lên hàng ngày.
Đấy là một câu hỏi luôn được trở lại nhiều lần. Làm thế nào nước Đức láng giềng lại làm giảm hẳn tỉ lệ tử vong, thật sự như một tảng đá vuông vức để chống lại coronavirus ? Tính đến hôm, 30 tháng 3, Đức chỉ có 455 người chết trên số 57.298 người nhiễm bệnh. Và, trong khi đó đất nước sát biên giới Pháp không chọn lệnh giới nghiêm ?
Tỉ lệ tử vong này được tính bằng số người bị chết vì Covid-19 trên tổng số người bị nhiễm bệnh.
Thật ra, tỉ lệ tử vong này sẽ rất phức tạp để so sánh. Để có con số này, cần phải xác định được số người bị nhiễm bệnh. Điều này chưa thể ngay lúc này. Tuỳ theo mỗi nước, không có sự phân biệt số người chết vì Covid-19 và vì cúm và vì một bệnh liên quan tới hô hấp", theo như bà Michèle Legeas, giáo sư giảng dạy tại Trường nghiên cứu cấp cao về y tế (EHESP). Cũng có nghĩa rất nhiều người bị bệnh lọt qua các máy rà (radar), vì họ có rất ít hay hoàn toàn không có triệu chứng của bệnh rất đặc biệt này.
Một điều khác nữa : là một số nước tiến hành xét nghiệm đại trà trên nấc thang dân số, như trường hợp Đức và Hàn quốc. Đấy cũng là điều dễ hiểu khi nhìn thấy tỉ lệ tử vong của Đức rất thấp so với các nước láng giềng Âu châu. Điều đó có nghĩa là : càng nhiều xét nghiệm thì càng tăng số ca nhiễm bệnh, và số người chết sẽ giãn bớt. Cho tới cuối tháng ba, Đức đã tiến hành khoảng 500.000 xét nghiệm một tuần...Nhưng, không hẳn điều này sẽ giải nghĩa tất cả ?
Có một hiệu ứng chậm?
Không hẳn vậy, "Rất khó tìm ra lời giải đáp, người ta không thể tạo ra một giả thử, Michèle Legeas, một chuyên gia về phân tích và dự tính các tình huống bất trắc y tế. Trong thời điểm này, người ta nhìn thấy tại Bồ Đào Nha và Đức là 2 nước có tỉ lệ tử vong thấp nhất. Tôi tự hỏi sự khác lạ này..."
Nếu như biểu đồ số ca nhiễm coronavirus tiếp tục tăng vọt, như thấy ở nhiều nước bị dịch nặng, tỉ lệ này có nguy cơ sẽ tăng lên. Hay sẽ giảm bớt. Như tới lúc này, cho thấy tỉ lệ tử vong từ 0,7 % đã nhích lênh 0,8 % vào những ngày về sau. "Điều này có khả năng sẽ đối diện với hiện tượng đến chậm", theo ý kiến của nhà nghiên cứu.
Ưu thế về khả năng của các bệnh viện....
"Thêm vào cho việc giải đáp tỉ lệ tử vong, đó là Đức có rất nhiều giường bệnh cho các đơn vị điều trị bệnh nhân nặng so với đa số các nước Âu châu", bà Michèle Legeas cho hay. Chẳng hạn như, tại Đức có tới 28.000 giường bệnh cấp cứu hồi sức, trong khi Pháp chỉ có 5.500 và Ý có 5.100. Tình trên đầu dân số, có tới gấp hai đến gấp ba lần cao hơn về giướng bệnh cấp cứu ở Đức. Những con số lúc trước khi xảy ra khủng hoảng y tế, vì Pháp cũng như Ý hiện đã tăng khả năng của mình.
Thêm một điều nữa mà Michèle Legeas dẫn giải : "Hiện không có con số về số người phải nhập viện. Để chúng ta có thể nói rằng bệnh nhân điều trị tai Đức tốt hơn nơi khác, hoặc nếu như những người bệnh này không cần nhập viên"
Đức có chỉ số đặc biệt về hệ thống y tế.
Theo như so sánh của OCDE, Đức có tỉ lệ 4,3 bác sĩ cho 1.000 dân cư vào năm 2018, trong khi tỉ lệ này chi là 3,4 tại Pháp. Ngay cả về y tá : Đức có 12,9 y tá cho 1.000 dân cư, trong khi chỉ là 10,8 ở Pháp. Đức được tính là nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới, thế nhưng theo Angela Merkel, đại dịch cũng đã cho thấy hệ thống y tế của Đức vẫn còn những lỗ hổng.
"Những tháng gần đây, có một số giưỡng bệnh cấp cứu đã phải đóng cửa vì không đủ nhân viên có kinh nghiệm", như ông Reinhard Busse, chuyên gia kinh tế về sức khỏi của đại học kỹ thuật Berlin nói với AFP. Mặt khác, nhiều năm trở lại đây, khoảng 17.000 chỗ y tá không được thế chân.
... Và, nguồn cung ứng công nghiệp
Điểm này, Đức dường như được trang bị tốt hơn để đối phó với khủng hoảng. Trước nhất là nhờ có công nghệ đáng nể phục. "Một điều rõ ràng là, Đức có sản phẩm tại chỗ, bà Michèle Legeas thừa nhận. Với các trang bị như các máy trợ thở hay các nguồn cần cho làm test (xét nghiệm), họ tốt hơn hẳn Pháp. Chúng ta nằm trong số các nước đã để các nhà máy di dời sang nơi khác trên thế giới, tệ hơn nữa, chính những nơi này cũng lại bị cô lập (cách ly bất di bất dịch), và thế là chúng ta bị kẹt ở giữa"
Thêm nữa, chính phủ Đức đặt mua 10.000 máy trợ thở của hãng Dräger. Không nghi ngờ gì, láng giềng của chúng ta có ngay lập tức số lượng khẩu trang, kits xét nghiệm và máy trợ thở, những công cụ không thể thiếu để chống lại virus lúc này, và đang còn gian nan trong những tuần lễ tới đây.
Le HuffPost 1 avril 2020 : SCIENCE tính đến thứ tư, Pháp có số ca tử vong Covid-19 = 4032 (+509). Hôm qua, tổng số ca tử vong cuả Đức = 732. Tức là tỉ lệ tử vong ở Đức khoảng 1% trong khi là 7% ở Pháp. Nhiều lý do không đủ để lý giải : Thoạt đầu người ta nghĩ đến việc, như Covid-19 tấn công những người già, Và Đức có dân số trẻ nhiều hơn Pháp. Nhưng tuổi y tế trung bình ở Đức là 47,1 và Pháp là 41,4. Người ta cũng nói đến việc dịch bệnh bắt đầu muộn hơn ở Đức. Lý giải này không có cơ sở, vì tới ngày 1 tháng 3, Đức có số ca nhiễm bệnh = 111, trong khi Pháo là 100. Đức từ đầu dịch bệnh cho làm xét nghiêm từ 300.000 đến 500.000 test/tuần, trái lai Pháp chỉ 35.000 đến 85.000 test/tuần, và chỉ dành cho những ca nặng và làm tại bệnh viện.
tin tức nước Pháp / yahoo fr 01/04/2020
Paris (AFP) : Chính phủ vẫn giữ quyết đinh thuyên chuyển bệnh nhân covid-19 từ những vùng bị nặng đến các vùng bị nhẹ hơn.
1 tàu TGV bênh viện đã chuyển 24 bệnh nhân từ Paris đi về Bretagne (phía tây) và 1 tàu TGV thứ nhì sẽ chuyển 12 bệnh nhân vào chiều nay. Theo số thống kê hôm thứ ba, tại Pháp có 3.523 người thêm phải nhập viên. Số người phải cấp cứu hồi sức tăng lên gấp đôi trong 1 tuần lễ : 5.565 (+458). Nhiều bác sĩ phụ trách bộ phận cấp cứu đều phải thừa nhận họ đã không tiên liệu trước tình hình quá tệ hại một cách nhanh chóng như thấy hiện nay
AFP - 01/04/2020 : Sau Đức, Thuỵ Sĩ, Luxembourg, từ hai tuần lễ nay đã giúp Pháp giảm bớt việc quá tải bệnh nhân ở vùng phía đông, hôm nay, đến lượt Áo là nước đầu tiên không có biên giới chung với Pháp, đã nhận 3 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nguy kịch sang chữa trị giúp. Áo là quốc gia có 8,8 triệu dân số, thứ ba cũng đã vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm bệnh, và 128 người chết, nhưng vẫn còn giường cho cấp cứu hồi sức.
13h57 : 337.000 công ty, hãng xưởng báo với chính phủ để được hưởng thất nghiệp bán phần, theo như báo cáo của bộ trưởng lao động Muriel Pénicaud. Số đề nghị này liên quan đến 3,6 triệu người làm công. Trong đó, phần lớn là các công ty nhỏ.
14h53 : vùng đông của Pháp (Grand Est) đã vượt ngưỡng 1.000 ca tử vong. Đến thứ ba, số người bị chết ở đây là 1.015, với 4.246 phải điều trị tại bệnh viện vì Covid-19, trong đó có 890 ca tình trạng nghiêm trọng,
19h15 : thêm 100 bệnh nhân được chuyển khỏi Ile-de-France (vùng Paris) từ giờ đến trưa thứ năm.
tin tức cập nhật / yahoo fr 01/04/2020
MADRID (Reuters) - Tây Ban Nha ghi nhân 864 ca tử vong trong vòng 24 giờ đồng hồ, nâng tổng số người chết = 9.053 tính đến thứ tư. Số ca nhiễm bệnh : 102.136 (tăng 8,18%, trong 24 giờ) Tây Ban Nha, là nước thứ nhì trên thế giới về số ca tử vong, sau Ý (12.428 tính đến thứ ba)
12 h 08 - Iran : số ca tử vong đã vượt ngưỡng 3.000 Iran cho biết có thêm 138 người chết vì coronavirus, trong vòng 24 giờ, và nâng tổng số lên trên 3.000 kể từ đầu dịch bệnh
15h23 - Anh : 2.352 chết (+563)
19h53 - Pháp : số ca tử vong tại bệnh viện = 4.032 (+509) và 56 989 ca, trong đó số người phải điều trị tại bệnh viện = 24.639 (+1.882), trong số này 6.017 người phải hồi sức cấp cứu (+452). Số người khỏi bệnh = 10.935.
Italie : chết 13 155 (+727) và số ca nhiễm bệnh 110 574 (+4 782). Số người khỏi bệnh 16 847.
Paris (AFP) - Trên thế giới (187 quốc gia và lãnh thổ) với hơn 900.000 người bị nhiễm bênh (trong đó có hơn 200.000 tại Hoa Kỳ) và hơn 45.000 người bị chết (trong đó Hoa Kỳ là 4.476), số thống kê của AFP theo nguồn của các chính quyền)
|