Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
SHANGHAI/PEKIN (Reuters) - 05/02/2020 : tại Hoa Lục đã có 490 người chết, 24.324 người bị nhiễm bệnh (thêm 3.887 người trong 24 giờ) Thượng Hải trong tình trạng báo động. Và, thêm ba thành phố lớn khác ở Chiết Giang - Thái Châu, Ôn Châu và Ninh Ba - đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại đối với khoảng 18 triệu người.
Các chuyên gia Trung Quốc nghi virus corona khởi phát từ dơi
VOA - 05/02/2020 Một nghiên cứu được công bố hôm 03/02 trên tạp chí Nature cho biết các chuyên gia của Viện Virus học Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về virus, cho biết loại virus mới này giống 96% về mặt di truyền với một loại virus tìm thấy ở loài dơi trong tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra gene của virus corona mới giống 80% với virus SARS đã giết chết hơn 800 người trong năm 2002 và 2003.
Virus corona: Hồi ký Vũ Hán của ba phóng viên AFP
Thu Hằng - RFI - 05/02/2020 Ngày 23/01/2020, Leo Ramirez, Hector Retamal và Sebastien Ricci lên chuyến máy bay cuối cùng (hoặc gần như cuối cùng) đến thành phố Vũ Hán. Phi hành đoàn và số hành khách ít ỏi trong máy bay nhìn họ với ánh mắt ái ngại : Tại sao đi vào ổ dịch, trong khi nhiều người muốn thoát khỏi đó ?
Họ đến Vũ Hán lúc 10 giờ, giờ địa phương, khi thành phố vừa được lệnh bị cách ly hoàn toàn. Ra thì khó, nhưng vẫn có cách để vào. Trong suốt 8 ngày, bộ ba của AFP là cơ quan báo chí nước ngoài duy nhất hoạt động ở thành phố hơn 11 triệu dân hoàn toàn bị cách ly.
Leo Ramirez, 32 tuổi, là điều phối viên mảng video ở Trung Quốc, không hề thiếu kinh nghiệm sau 10 năm bươn trải làm báo ở Venezuela, quê hương của anh, cũng như ở Nam Mỹ. Hector Retamal, 44 tuổi, nhiếp ảnh gia gốc Chilê, từng sống ở Haiti và từng chứng kiến dịch tả, là tác giả của nhiều bức ảnh gây ấn tượng về hòn đảo này trong những năm vừa qua. Người thứ ba, Sébastien Ricci, nhà báo Pháp 38 tuổi, sống ở Bắc Kinh từ gần 10 năm nay và từng hoạt động ở Iran, vùng của người Kurdistan, Afghanistan và Bắc Triều Tiên.
Bộ ba phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP đến Vũ Hán, ngày 23/01/2020. Ảnh chụp từ màn hình.
« Đây là chuyến đưa tin lớn nhất mà tôi từng làm kể từ khi tôi bắt đầu làm việc cho AFP, cách đây 10 năm », nhà báo video Leo Ramirez cho biết. Ở ngay giữa lòng trung tâm dịch virus corona, « kể lại câu chuyện này mà không được để bị nhiễm, biết rằng bạn phải tự bảo vệ, nhưng lại không biết phải làm gì, làm như thế nào ».
« Mỗi lúc, tôi đều tự hỏi liệu mình có đau họng không. Nhưng khi tôi muốn ho, tôi lại nuốt nước bọt (miếng) » vì sợ bị giữ lại. Tôi tự nhủ « miễn là mình không hắt hơi, mình không ho, rồi găng tay không bị rách… và liệu người này đã hắt hơi bắn lên áo khoác của mình chưa ? », Leo Ramirez kể lại qua điện thoại, chỉ vài giờ sau khi hạ cánh xuống miền nam nước Pháp, trên chuyến bay đầu tiên tiên hồi hương khoảng 200 kiều dân Pháp.
Sébastien Ricci, nhà báo Pháp, kể lại : « Những hành khách hiếm hoi đi cùng chuyến bay sửng sốt nhìn tôi. Chỉ có khoảng 30 người trong máy bay. Điều này làm tôi nhớ lại chuyến công tác đầu tiên ở Bắc Triều Tiên. Những nữ tiếp viên đeo khẩu trang, tất cả mọi người quan sát nhau đầy vẻ nghi ngờ. Những người Trung Quốc trong chuyến bay về đoàn tụ gia đình ». Trước ngày Tết nguyên đán, « ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc », họ chỉ thấy một thành phố ma.
Trong vòng một tuần, ngày nào ba nhà báo của AFP cũng rời khỏi khách sạn, đi bộ trên những con phố vắng lặng với hy vọng kể lại đời thường của những người dân Trung Quốc bị cắt khỏi thế giới. Họ có cách riêng « để kể câu chuyện như vô hình, câu chuyện về con virus ».
Đáng ngạc nhiên là « người dân đến nói chuyện với chúng tôi », Sébastien nhớ lại. « Chúng tôi thấy những bệnh viện chật cứng người, nhiều người phải đợi tận hai ngày để được khám, người dân căng thẳng và cảnh sát, thường thì có lẽ đã cấm chúng tôi quanh quẩn gần các bệnh viện, lúc đó thì lại quá bận ở những nơi khác ». Hector Retamal nhớ lại : « Người dân muốn dẫn tôi đi để chỉ cho tôi thấy chuyện gì xảy ra ở bên trong ».
Người dân Vũ Hán xếp hàng chật hành lang bệnh viện Chữ Thập Đỏ để được xét nghiệm, ngày 25/01/2020. Hector RETAMAL / AFP
Ngày cuối cùng, Leo Ramirez, ra khỏi khách sạn cùng với Hector Retamal, làm chuyến cuối cùng quanh thành phố, bỗng nhiên gọi gấp cho Sébastien, ở lại khách sạn để viết bài. Leo nói như ra lệnh : « Lấy xe đạp và đi đến đây, ngay bây giờ » nhưng không thêm lời giải thích nào.
Trên vỉa hè, không xa một bệnh viện lắm, một người đàn ông nằm bất động mà không ai dám lại gần. « Chúng tôi không bao giờ có thể kiểm chứng xem liệu có phải ông ấy chết vì virus corona hay không. Nhưng ở một đất nước như Trung Quốc, một người bị bỏ rơi suốt hai giờ trên vỉa hè, chỉ cách lối vào bệnh viện có khoảng 50 mét, thì thật sự phải là điều gì đó nghiêm trọng », Sébastien kể lại. Sau đó, « nhiều cảnh sát mặc trang phục bảo hộ » đến gần người đàn ông nằm bất động, vẫn đeo khẩu trang trên mặt. Cuối cùng, họ mang người đàn ông đó đi.
Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020. Hector RETAMAL / AFP
Sau khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó, sau đó là nhìn thấy một xe cứu thương chở một người phụ nữ cao tuổi trên băng ca, Leo, Sébastien và Hector phải qua bước giờ đã trở thành thông lệ : đo nhiệt độ bắt buộc để vào khách sạn. Mỗi lần như thế « tôi đều sợ kết quả. Khi thấy nhiệt kết không vượt quá 36,5 độ C, bạn thở phào. Một lần nhiệt kế hiện lên 37,5 độ C, một lần, hai lần, ba lần, cả khách sạn đổ đến xem. Tôi rất sợ… Họ đi tìm một nhiệt kế khác, nhiệt kết thủy ngân cổ hơn. Đúng là cái nhiệt kế kia có trục trặc », Leo Ramirez nhớ lại.
Vào giữa tuần mà lẽ ra phải đông vui hội hè đó, Leo Ramirez, Sébastien Ricci và Hector Retamal cũng có được một cuộc gặp đáng nhớ đêm giao thừa. Pen Lixing và Wang Yangong, một cặp vợ chồng không gặp được con vì lệnh cách ly ở thành phố, đã mời ba nhà báo AFP đến nhà. Khi nhóm tới, họ đã chuẩn bị bàn ăn với các món ăn mời những vị khách đến từ phương xa. Sébastien kể lại : « Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, họ thì vui khi tiếp chúng tôi » mà không sợ bị lây virus. « Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rủi ro khiến họ nhiễm virus. Chúng tôi ở lại một tiếng, chúng tôi vẫn đeo khẩu trang và sau đó, họ mời chúng tôi uống trà. Chúng tôi không muốn làm họ phật lòng đâu, chúng tôi không muốn tháo khẩu trang để tránh nguy hiểm cho họ ». Sébastien cảm thấy « một cử chỉ ấm áp của con người », trong khi mọi người nghi ngờ lẫn nhau.
Sau đó, ba nhà báo của AFP đã lên máy bay A 340 đưa họ về Pháp. Trong sân bay vắng lặng, họ được cấp một vé máy bay, không có số chuyến bay và cũng chẳng có điểm đến. « Hẹn đến miền đất lạ » là điều mà Sébastien Ricci nghĩ trong đầu. Những hành khách thì đùa nhau về chuyến đi như « đi trại hè ». Với Leo Ramirez, « bản năng nhà báo bảo bạn ở lại, nhưng lý trí thì bảo phải đi ».
Bên trong máy bay đầu tiên hồi hương công dân Pháp từ Vũ Hán, ngày 31/01/2020. Hector RETAMAL / AFP
Cùng với toàn bộ hành khách trên chuyến bay, cả ba nhà áo hiện bị cách ly từ ngày 31/01 trong vòng 14 ngày ở Carry-le-Rouet, bên bờ Địa Trung Hải. Khi « hồi ký » của họ được đăng trên Facebook của AFP, một số người chỉ trích họ vô trách nhiệm, lao mình vào chỗ nguy hiểm. Nhưng một số khác thì lại cảm ơn để có được những thông tin hiếm hoi về bên trong Vũ Hán.
Hàng ngàn khách trên 2 du thuyền châu Á bị cách ly vì virus corona
VOA - 05/02/2020 Hôm 5/2, hàng ngàn hành khách và thuyền viên trên hai tàu du lịch ở vùng biển châu Á, trong đó có một tàu đến Việt Nam, đã được kiểm dịch khi con số thiệt mạng vì chủng mới của virus corona lên gần 500, theo Reuters.
Khoảng 3.700 người đang phải đối mặt với ít nhất hai tuần bị cách ly trên một tàu du lịch neo đậu ngoài khơi Nhật Bản sau khi các quan chức y tế xác nhận hôm 5/2 rằng 10 người trên tàu đã cho kết quả dương tính với virus này.
Tại Hong Kong, hơn 1.800 hành khách và thuyền viên đã bị giam lỏng trong du thuyền cập cảng tại thành phố này khi diễn ra quá trình kiểm tra virus, sau khi ba người trên tàu đã có kết quả xét nghiệm dương tính.
Hành khách trên du thuyền Diamond Princess xuất phát từ Nhật Bản, cho biết tình trạng của họ trên mạng xã hội, đăng tải hình ảnh các quan chức đeo khẩu trang và áo bảo hộ kiểm tra sức khỏe, cung cấp thức ăn, phục vụ phòng, trong khi bên ngoài boong tàu thì vắng vẻ, đìu hiu.
“Đây không phải là một tình huống tốt”, ông David Abel, hành khách người Anh, cho biết nói trong một video quay trong cabin tàu và đăng lên trang Facebook cá nhân.
Ông cho biết tất cả các hành khách bị buộc phải ở lại trong cabin của họ vào sáng ngày 5/2, và thức ăn được nhân viên giao đến tận phòng.
Tại Hong Kong, nhà chức trách cho biết họ không rõ du khách trên tàu World Dream sẽ bị giam lỏng trong bao lâu. Con tàu này, do tập đoàn Dream Cruise khai thác, đã phải cập cảng Hong Kong sau khi cảng Cao Hùng của Đài Loan từ chối đón khách hôm 4/2.
Truyền thông Việt Nam trích lời Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cho biết chuyến cuối cùng gần đây nhất, du thuyền World Dream có đến Hạ Long vào ngày 14/1/2020 và dời đi vào ngày 15/1/2020.
Sau đó khoảng 1 tuần, tàu này lại trở lại Việt Nam nhưng đi Nha Trang, Đà Nẵng, và không đến Quảng Ninh.
|