Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

97 Pages«<94959697>
Một góc trời Tây Bắc
ngodong
#1904 Posted : Thursday, August 18, 2016 5:49:35 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Công nhận Linh Vang "lì" thật - mình bây giờ đi chơi với các cháu là chính - nhìn hai cháu lớn nhanh bà "woại" không muốn làm gì khác nữa hết chỉ muốn "nổi tiếng" với hai cháu còn những người khác không cần nữa .

Sang năm "con cọp cái" đi lấy chồng thế là xong bổn phận.

linhvang
#1905 Posted : Thursday, August 18, 2016 6:34:09 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Xong bổn phận thì anh chị lại tha hồ đi nhiều há?
Tối qua, LV đã lên chương trình đi chơi cho năm tới.
(Vẫn không nhả việc! BigGrin )
linhvang
#1906 Posted : Thursday, August 18, 2016 6:41:04 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chưa gọi là Cụ được đâu!
Tôi nhìn bức ảnh chụp một ông lớn nào đó được người khác cõng từ cửa xe vào một tòa nhà vì đoạn đường bị nước lụt.
Sao không tháo giày ra, xắn ống quần lên mà lội lõm bõm chứ! Nhìn xứ sở kém văn minh, còn kiểu hống hách quan liêu mà bắt ghét.
Báo giải thích “rằng thì là” cụ bảo vì chân cẳng cụ yếu nên mới phải để cho cõng như thế. Đọc tiếp thì hóa ra “cụ” mới có 58 tuổi! Tôi lầm bầm phải phản đối ngay, chưa, chưa gọi ông này là cụ được đâu. Chẳng lẽ tôi cũng bị gọi là “cụ” hay sao? Cụ LV! Nghe buồn cười quá!
Hôm nay, đọc một đoạn quay cảnh một thanh niên Việt Nam nhảy xuống nước để cứu một bà Mỹ trắng ở trong cái xe đang chìm dần dưới giòng nước lũ. Bà kêu to là bà sắp bị chết đuối. Sau khi được cứu và bà đã ôm được cái phao thì bà kêu làm ơn hãy giúp bà cứu luôn con chó cưng của bà nữa. Chàng thanh niên hụp đầu xuống nước, sau trồi lên với con chó nhỏ màu trắng.
Phải khen anh chàng Việt tên David Phụng này, làm mình hãnh diện là người Việt ghê (ừ, người Mỹ gốc Việt đúng hơn).
Vũ Thị Thiên Thư
#1907 Posted : Thursday, August 18, 2016 1:31:12 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
chị LV
ThumpUp
Phượng Các
#1908 Posted : Friday, August 19, 2016 7:27:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Xem bà Nữ hoàng 90 tuổi vẫn phải tự cầm dù, người Tây phương họ có tinh thần tự lập mạnh mẽ!
linhvang
#1909 Posted : Sunday, February 5, 2017 11:01:21 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Xin mời đọc Văn Hữu, số 35, mới nhất:
http://www.art2all.net/t...uu/vanhuu35/vanhuu35.htm
1 user thanked linhvang for this useful post.
ngodong on 2/13/2017(UTC)
linhvang
#1911 Posted : Monday, July 10, 2017 9:50:31 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
http://www.vandanthoidai.../ThoVan1706030454.shtml

Houston, Một Lần Trở Lại

Hình ảnh che dù đi dưới mưa, hẳn nhiều người vào tuổi đôi mươi đã thích. Thơ mộng, dễ thương! Chắc chắn nó đã đi vào thơ văn, nhất là nếu thêm màn chàng cầm dù che mưa cho nàng, romantic. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn ao ước được đi dưới mưa, mà thấy mưa là ngán lắm, vì nơi tôi ở có tới 9 tháng mưa. Đã lê thê mưa thì chớ, bầu trời lại còn xám xịt làm cảnh vật trông buồn thảm não nuột, người ở đây dễ mắc bệnh buồn buồn, chán đời là vì vậy. Có cả một cái tên dài dòng cho căn bệnh này, Seasonal Affective Disorder hay viết tắt là SAD, thường thấy ở Seattle - mà người từ nơi khác mới tới ở chỉ ngắn gọn gọi là "the Seattle thing".
Mùa đông Tây Bắc năm nay lại dài. Tôi nói với người anh, chỉ mong mùa xuân tới thật mau. Được nghe trả lời, thời tiết mùa xuân có khác chi đâu mà mong nó tới mau...thì mình lại...mau già thêm.
Thôi thì không chờ mùa xuân mà chờ cơ hội đi ra khỏi Seattle vào lúc này. Sẵn dịp Văn Bút Nam Hoa Kỳ ở Houston có hội ngộ mừng mùa xuân là tôi chụp lấy ngay. Bởi đang từ nơi mưa gió với cái lạnh 45 độ mà tới nơi nắng ấm 80- 85 độ, sao không chụp ngay cho được chứ. Dù chỉ là một cuối tuần kéo dài thêm vài ngày.
Thảnh thơi đi chơi, được nhìn cảnh nhộn nhịp kẻ đến người đi, thật là vui. Tôi nhớ một bài báo đã đọc lâu lắm rồi, có nói nếu bạn buồn thì cứ đến phi trường nhìn cảnh, nhìn người là sẽ hết buồn ngay.
Đi chuyến đêm, vì vào ngày đó chuyến ban ngày không còn chỗ, dĩ nhiên là vẫn cứ cố chọn hãng máy bay có HQ, văn phòng chính ở Seattle của mình: Alaska Airlines. Vì vé chuyến đêm rẻ cả trăm bạc nên Ng và tôi thêm tiền đổi ngồi ghế premium, rộng chỗ, duỗi chân cho khỏe. Nghĩ đi chuyến đêm thì sẽ ngủ trên máy bay. Nhưng có ngủ gì được đâu: ở hàng ghế trước có một thằng bé chừng 2 tuổi cứ khóc nhè nhè với mẹ nó, còn vùng vằng làm đổ sữa qua phía tôi ngồi. Thấy người đàn ông ngồi cạnh chẳng giúp gì, chẳng hạn ẵm dỗ thằng bé. Bố gì vô tích sự vậy. Sau này mình mới biết hóa ra là ông ta chẳng liên hệ gì với mẹ con bà mẹ trẻ này.
Bốn tiếng đồng hồ bay liên tục, êm ái, không gặp turbulence, làm tôi nghĩ là nhiều lúc máy bay như đứng yên một chỗ.
Đến nơi, 5 giờ sáng mà trời Houston ấm 73 độ, thấy người đi đón chỉ phong phanh trong áo T-shirt và quần short ngắn, làm mình ganh tị quá đi. Đường sá vắng vẻ, yên tĩnh. Tôi khen trời ấm áp thích quá. Mới hay là chỉ mới nắng ấm ngày hôm nay thôi, ngày hôm trước mưa gió đó. Thời tiết Houston cũng đôi lúc thất thường chứ không phải nắng ấm hoài như tôi tưởng.
Quả là mình hên vì ở phi trường Seattle, nhìn thông cáo nơi quầy của hãng Alaska cho biết là Houston có thunderstorm, sấm chớp mưa bão, cũng có ngạc nhiên, thunderstorm ở đâu?
Bốn ngày Ng và tôi ở chơi, thời tiết quá đẹp. Tôi cứ phơi cái mặt trần ra nắng - và đùa là để hấp thụ vitamin D. Tôi được gặp bạn văn. Ng được gặp bạn Không Quân. Được đưa đi xem thắng cảnh và tới những tiệm quán có món ăn ngon. Ai ai cũng đến với những săn sóc chân tình, ấm áp. Cảm ơn nhà thơ Yên Sơn và phu nhân của anh - chị Ngọc Bích, người chị rất dễ thương của em, đối xử rất tốt với bạn bè. Cảm ơn gia đình nhà biên khảo Bích Hoài: anh BH, Thủy, Thanh, Trâm. Cứ đưa đi ăn hoài. Còn có nguyên một ngày để chở đi chơi biển: Galveston Island. Vừa thấy tấm bảng Galveston chào đón khách, tôi mở phôn, viết ngay trong Fb của tôi: Hello Galveston. Bạn Fb, là dân địa phương, dặn ngay, đừng tắm biển nha chị, nước không được sạch. Và có bạn Fb lại bảo, bãi biển không đẹp bằng bãi biển Washington, Oregon của chị đâu. Tôi ở tiểu bang Washington, nhưng cô em của tôi lại có nhà nghỉ mát ở bãi biển thuộc tiểu bang Oregon, nên gia đình thường đi nghỉ mát ở dưới đó. Ng để ý thấy nhà cửa ở gần bãi, cất kiểu nhà sàn (hóa ra là ở Mỹ cũng có nhà sàn!), nghĩa là tầng giáp mặt đất chỉ có những cột trụ, không vách. Có mấy khách sạn cũng cất như vậy, và tầng đó làm chỗ đậu xe. Chắc là sợ nước ngập nhà. Tiếc là đã không chụp những cái nhà này để làm kỷ niệm. Nghe nói cả một khu giải trí nhộn nhịp nằm trên bãi biển bị trận bão Katrina năm nào tàn phá, giờ vẫn chưa gầy dựng lại.
Ghé thăm Moody Gardens - được thấy những bông hoa của miền nhiệt đới, nhất là bông dâm bụp, hoa tượng trưng cho tiểu bang Hawaii. Cảm ơn Thanh đã sốt sắng làm tài xế.
Thế nào rồi cũng trở lại Galveston, nếu mà tính đi cruise Nam Mỹ từ hải cảng này.
Chị Nhị với tôi đã hứa hẹn với nhau là lần sau sẽ sắp xếp để cùng qua Houston chơi (vì gia đình anh BH là người thân của chị).
Cảm ơn nhà văn Điệp Mỹ Linh với bữa ăn ngon và nhà thơ Song Thy tặng quà cáp mang về lại Seattle. Cả hai lần khách xa đến Houston- mà những chủ nhà chưa cạn bể quý mến, yêu thương.
Chị ĐML nói, mình ngạc nhiên khi thấy báo ở một nơi và chủ bút ở một nơi.
Báo Kỷ Nguyên Mới phát hành ở tiểu bang Virginia, còn tôi là chủ bút lại ở tiểu bang Washington.
Tôi cười. Ở mặt bên kia và ở mặt bên này nước Mỹ phải không chị? Thời buổi Internet mà, tất cả qua e-mail, ở đâu chẳng được.
Những chỗ đông dân Việt thì có nhiều đầu bếp nấu ăn ngon, mới mở nhà hàng được, nấu dở thì cạnh tranh sao nổi. Kỳ này ăn những món khác kỳ trước, không hủ tiếu Mỹ Tho, phở, bún bò, cơm tấm bì, mà là hủ tiếu Nam Vang, Japanese Buffet, bánh cuốn, hoành thánh mì, cơm phần canh chua cá kho tộ, cá rô chiên. Cái thực đơn ở bữa tiệc Văn Bút năm nay cũng khác năm ngoái.
Đi chơi về, không lên pound mới là điều lạ. Tôi nhủ thầm, chắc sẽ phải ăn salad một tuần, rồi mới dám leo lên cái cân.
Tôi thấy khu phố VN ở Houston không đông đúc, ồn ào, xô bồ như ở Nam Cali. Cứ nhìn những bãi đậu xe, thấy đậu xe dễ thì đoán như vậy. Ở phố Little Saigon, Cali, kiếm một chỗ đậu xe, rất khó.
Vui mừng khi gặp lại những bạn văn của Văn Bút Nam Hoa Kỳ: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, nhà thơ Túy Hà, nhà thơ Phạm Tương Như, nhà thơ Vĩnh Tuấn, nhà văn Lê Thị Hoài Niệm, nhà văn Huỳnh Q Thế,...
Và nhất là bạn FB Bạch Hạc, một người đa tài. Chị ca hát, ngâm thơ rất hay. Ngay kể chuyện tiếu lâm cũng rất hay, rất bạo.
Gái Huế gộc mà nói giọng Bắc mới hay chứ!
Cảnh đẹp, món ăn ngon,...tôi hay chụp hình đưa lên FB để bạn bè coi. Bởi vậy, một buổi chiều, không tìm ra cái phôn đâu, sau khi đổ tung đồ trong cái xách tay ra, tôi cứ thẫn thờ khi được gia đình anh Bích Hoài đưa đi ăn tối có cả món tôm hùm hấp dẫn. Tôi nhớ tôi còn cầm nó khi từ trong chợ đi ra. Hy vọng là đã bỏ quên trong xe - chứ đừng làm rớt đâu đó. May mắn sao, năm tiếng sau, nhận cú phôn của chị Ngọc Bích cho biết là đã tìm thấy cái phôn thật đã rớt trong xe. Người nhẹ nhõm gì đâu! Sợ làm phiền anh chị YS, tôi dặn, bữa đưa lên phi trường, nhớ mang cho em cũng được. Anh YS chen vào cười nói, sáng mai sẽ đem tới cho LV ngay, với một người lúc nào cũng "làm việc" trên cái phôn, không có nó thì bó tay chịu sao nổi? Anh biết tôi sử dụng Facebook, Instagram, Twitter mà.
Không biết mỗi tuần tôi mất bao nhiêu giờ cho mấy cái thứ này, khác nào có một cái giốp part-time chứ. Một cô em văn nghệ của tôi đã từng "la" tôi, chị dẹp mấy cái FB, Twitter đi, để thì giờ mà viết lách, báo tháng ba, hết tháng rồi mà báo (KNM) còn nằm ở nhà in. Tôi cười hì hì, chứ không hứa gì cả.
Tôi có thấy một bài báo có tựa đề sốt dẻo như thế này: Mạng xã hội là một thứ ma túy!
Nhưng vì tôi không muốn chữa cơn nghiện này nên không có đọc phần nội dung viết cái gì.
Thống kê cho biết bây giờ thiên hạ mất trung bình 20 giờ mỗi tuần để dạo net, đọc e-mail. Trong thống kê này, không thấy nhắc tới mấy cái thứ mạng mà tôi đang sử dụng. Vậy là tôi...có lẽ có một cái giốp full-time nữa đó chứ! Chưa kể hai cái giốp thật sự được trả lương.
Ngay lúc tôi không có cái phôn thì cái phôn của Ng cũng trở chứng. Khi có ai gọi tới, hay mình gọi đi, nó phát tiếng rè rè, không nói chuyện được. Dự định sáng hôm sau sẽ đem phôn tới một tiệm T-Mobile nào đó nhờ họ sửa.
Bây giờ mà không có cái phôn thì cứ như người mất hồn.
Cũng may nhờ kể lể với anh YS mà tìm ra bệnh của nó và tự sửa được.
Lại chợt nhớ. Nghe bạn đi du lịch nhiều có kinh nghiệm cho biết khi qua những nước khác, mình phải giữ sổ thông hành, vé máy bay, ít tiền bạc, thẻ tín dụng, phôn, của ai thì người nấy giữ, đừng đưa cho ai, vì lỡ lạc nhau thì phiền. "Hồn ai nấy giữ", cho dù là người thân, là honey, darling, dear, cũng không đưa cầm giùm.
Ngày vui qua mau. Buồn cười là trên chuyến bay trở về, Ng và tôi lại gặp hai mẹ con mà đã gặp bữa đi. May là lần này đã không ngồi gần nhau.
Nhưng tôi với bà mẹ trẻ có chào nhau, cười thân thiện. Nụ cười của cô như là xin lỗi, còn của tôi thì là thông cảm.

Chuyến đi chơi, chạy trốn,...giúp quên đi thời tiết lạnh lẽo, nơi Seattle luôn luôn thiếu ánh sáng mặt trời; làm nhớ mãi những người bạn Houston đã quen được nhờ cùng yêu quý chữ nghĩa, viết lách. Những tình cảm ấm áp, chân tình, thân thương, mỗi năm mỗi sâu đậm thêm.
Cho một chuyến đi ân tình...Cảm ơn người Houston!
"Bao giờ lại gặp nhau nữa đây?"
Linh Vang
Phượng Các
#1912 Posted : Monday, August 21, 2017 4:04:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
"Bao giờ lại gặp nhau nữa đây?"

Tưởng mỗi năm mỗi họp chứ .
linhvang
#1913 Posted : Wednesday, August 23, 2017 9:51:44 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Vừa đi họp vừa đi chơi luôn, mà đi hoài một nơi, cũng chán. Định cùng nhau đi cruise để họp mặt. BigGrin
Phượng Các
#1914 Posted : Tuesday, August 29, 2017 7:38:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
cruise là good idea đó chị LV.
Vũ Thị Thiên Thư
#1915 Posted : Saturday, September 2, 2017 9:59:47 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Cruise rất thuận tiện
linhvang
#1916 Posted : Tuesday, September 5, 2017 11:06:58 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
http://thovanyenson.com/?p=9892

Ân Tình Tây Bắc
(Viết gửi hai Bác để thay lời cám ơn nồng hậu)

Yên sơn

Nhân chuyến đi chơi vùng Tây Bắc nước Mỹ thăm bạn bè, chúng tôi được vợ chồng anh Ngọc (tên giấy tờ là Châu nhưng được gọi theo tên đệm là Ngọc, Ngọc của Hồn Bướm Mơ Tiên) và Linh Vang mời về nhà ở chơi với nhau vài hôm.

Tôi quen biết Linh Vang từ trong sinh hoạt Văn Bút. Đã gặp nhau nhiều lần, ở Seattle hoặc Houston nên trở thành thân thuộc. Hai vợ chồng không bị ràng buộc bởi con cái, có cuộc sống vật chất sung túc nhưng đơn giản. LV rất thích đi làm vì theo nàng “làm khoẻ mà có tiền chi tiêu thoải mái, tại sao không”. Làm hai việc mỗi ngày, ban ngày cho tiểu bang và chiều tối cho thư viện. Làm để có tiền nuôi hai tờ tạp chí Văn Học cùng một lúc (tập san Văn Hữu và Kỷ Nguyên Mới) mà chính nàng làm chủ bút, làm từ thiện, tặng bạn bè văn nghệ khi cần đến. Nói chung, nàng cốt ý làm việc để có tiền chi trả cho nghiệp chữ nghĩa và từ thiện. Với năng lực vô tận đó, tôi đã gọi nàng là “thiên tài tây bắc”.

Anh Ngọc, cựu Không Quân VNCH, đã nghỉ hưu non, ngoài những lúc được hãng cũ kêu làm những projects ngắn hạn, còn thì ở nhà làm “tổng giám đốc” nhiều thứ, gồm việc trông coi nhà in riêng, giúp LV lay out in ấn tờ báo ở nhà và của thân hữu; trông coi nhà cửa, vườn tược; làm tài xế cho nàng mỗi khi nàng đi đâu (sau bao năm lái xe đi làm xa, giờ nàng không chịu lái nữa); làm chàng rể quý của ông bà Cụ vợ; và đôi khi có dịp lại đưa nhau “tiếu ngạo giang hồ”. Nhưng việc quan trọng nhất của chàng là trông coi và chìu đãi một thiên tài tây bắc. Và tôi quen biết chàng kể từ khi quen biết Linh Vang.

Chúng tôi sống ở Vùng Houston không đồi không dốc, đã quen với sự phẳng lì của diện địa chung quanh nên khi về đây thấy chỗ nào cũng đẹp. Và dĩ nhiên, khu University Place này quá đẹp so với khu rừng thông bạt ngàn nơi tôi chọn để tu thiền mấy chục năm qua

Sau giấc ngủ bình yên, tôi dậy sớm hơn chủ nhà vì Houston có hai tiếng đi trước. Cố nằm nướng để không kinh động mọi người mà thấy như đang lãng phí thời gian. Rón rén xuống nhà, bước ra khu vườn nhỏ để chiêm ngưỡng những hoa tươi cỏ lạ của nhà LV. Khu vườn nhỏ, dưới bàn tay chăm sóc của anh Ngọc, cây lá tươi tốt, nhiều cụm hoa hồng đại đoá màu sắc rực rỡ; tôi say sưa, loanh quanh với chiếc máy ảnh trên tay một lúc thì đã thấy anh Ngọc và LV xuất hiện. LV chỉ cho tôi một bụi cây lá xanh um hỏi tôi có biết cây gì không? Dĩ nhiên là không biết. LV nói đó là bụi cây lá gai để làm bánh ít, loại bánh nổi tiếng của dân miền Trung. Tôi tỏ vẽ hào hứng:

– Đó là loại bánh anh thích nhất. Bánh họ bán ngoài chợ thường nhuộm màu chứ khó tìm được đủ số lá gai cần thiết.
– LV trồng lá gai cho má. Má LV chuyên môn làm bánh ít mà LV không hảo lắm. Mỗi lần má cho, hầu hết mang vào sở cho bạn bè… ai cũng thích!
– Đúng là bụt nhà không thiêng, phí của giời!

Loanh quanh mãn nhãn, chúng tôi được chủ nhân đưa đi quán cà phê Starbucks gần nhà, nơi quen thuộc của LV. Nhà văn của chúng ta rất thích uống Mocha ở hiệu cà phê này. Mỗi người chúng tôi mua loại cà phê tuỳ sở thích, thêm mấy cái bánh ngọt, ngồi nhâm nhi ngó ông đi qua bà đi lại được một lúc rồi đưa chúng tôi đi dạo công viên Chambers Bay rất nổi tiếng trong vùng.

Đây là một công viên rộng thênh thang sát bên bờ Vịnh với sân cù nổi tiếng đã từng tổ chức giải vô địch US Open 2015. Sát bờ nước là đường rầy xe lửa và nhiều dấu tích thành quách cũ mà chính vợ chồng Ngọc-LV cũng không thông lịch sử.

Đứng trên đồi cao nhìn quanh bờ Vịnh thấy nhiều nhà cửa, dinh thự, thuyền bè nằm chen chúc với cây cối bên sườn đồi hoà trộn với màu nước xanh xanh thành một bức tranh tuyệt mỹ, phô trương sự giàu sang sung túc của một vùng. Xa xa là những hòn đảo liền nhau theo đường cong bờ Vịnh. Nhìn xuống, thấy sân cù như nằm gọn trong lòng chảo, bao bọc bởi lối đi bộ chung quanh tạo cho người nhìn một cảm giác êm ả, thanh thản. Tạo cho người thanh thản, êm ả nhưng tạo cho tôi ngứa tay, ngứa chân khi nhìn thấy người ta đang đánh cù. Xưa kia, thuở còn đi đây đi đó buôn bán với người, tôi cũng đã học chơi môn thể thao này hơn ba năm với không biết bao nhiêu banh đã mất trong bụi cây hoặc trong hồ nước. Tôi đã nghỉ chơi cũng khá lâu rồi sau khi bị trật xương vai và cũng không còn giao tiếp với “giới” này nữa; chỉ còn có thể chạy theo lượm banh cho con rể, con gái mỗi khi chúng nó tranh giải mà thôi.

Chúng tôi đi quanh hết một vòng công viên dài hơn 3 dặm lên đồi xuống dốc. Ghé qua cây cầu sát bờ Vịnh. Cây cầu được mệnh danh “chiếc cầu không đi về đâu” vì nó chỉ nửa vời; và cuối đường cầu ngó ra Vịnh là nơi có hàng ngàn “ổ khoá tình yêu” ràng rịt, chồng chất bên nhau. Những kẻ yêu nhau đã đem nhau đến đây “thề non hẹn biển”, nguyện khoá đời nhau, thể hiện bằng một ổ khoá bằng thép, khoá vào hàng rào kẽm mắt cáo rồi ném mất chìa khoá xuống bờ đá hoặc lòng nước. Theo LV, lâu lâu thành phố phải cắt bỏ sạch sẽ nhưng chỉ một thời gian sau lại đầy trở lại. Tôi mỉm cười tưởng tượng, không biết đã có bao nhiêu người hối hận sau khi đã buộc được đời nhau; bao nhiêu đơn ly dị đã nộp ở toà; bao nhiêu gia tài đã được chia chác và đã có bao nhiêu đứa trẻ đang thiếu cha hoặc thiếu mẹ!

Xong một vòng công viên thì mọi người đã mướt mồ hôi. Theo lời yêu cầu, chúng tôi được vợ chồng Ngọc-LV cho tới nhà thăm Ba Mẹ của LV, ở không xa nhà của hai người cho lắm.

Theo chuyện kể của LV, Ba của LV rất không muốn con mình theo nghiệp chữ nghĩa từ khi nàng còn đi học. Nhưng có lẽ cái gì bị cha mẹ cấm đoán cũng tạo sự hấp dẫn, thế nên LV phải viết lén (viết từ lúc còn ở VN, được trả nhuận bút 800 đồng khi một đĩa bánh cuốn chả lụa lúc bấy giờ chỉ tốn 120 đồng) cho tới khi bài được báo đăng và nằm trên tay ông Cụ. Dù là một bài viết được nhiều người khen hay nhưng ông Cụ vẫn tỏ vẻ không bằng lòng. Dù chuyện thăm viếng ông bà Cụ là do tự nguyện, nhưng khi nhớ tới việc Cụ không hoan nghênh nghiệp cầm bút của con gái cưng, khiến tôi cũng có chút áy náy khi được giới thiệu là bạn văn của nàng; tuy vậy, khi được chàng rể quý với con gái rượu đưa bạn đến thăm, ông bà Cụ tỏ ra rất cởi mở, vui vẻ và thân tình.

Sau này, LV cho biết thêm là bây giờ ông Cụ lại hãnh diện có cô con gái viết văn. Còn bà Cụ lại là người đọc hết những truyện ngắn, tùy bút của nàng, đôi khi cũng phê bình bài nào hay, bài nào dở. Nàng khen bà Cụ phê bình rất chính xác!

Đã được báo trước, ông bà Cụ đón chúng tôi rất niềm nở. Cụ bà còn khoẻ mạnh nhưng Cụ ông đã bị chứng run tay chỉ mới mấy tháng qua. Có lẽ vì thân quen với vợ chồng Ngọc-LV từ lâu, đã được LV kể nhiều về cuộc đời lắm bôn ba, thăng trầm của hai Cụ từ những ngày huy hoàng xa xưa cho tới lúc mang bầy con trốn chạy cộng sản lưu lạc xứ người, vượt mọi trở lực để nuôi dạy đàn con nên người và thành đạt; vì thế, dù chưa một lần diện kiến nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi, thân tình và hết sức tự nhiên đối với hai Cụ như bậc thân sinh. Cụ bà ít nói như trong truyền thống gia đình xưa để nhường phần cho Cụ ông giao tiếp. Cụ ông vẫn rất tinh anh, dáng vẻ quắc thước. Qua câu chuyện kể, được biết ông bà Cụ đã làm công chức cho tiểu bang Washington 25 năm, nay đã về hưu sau khi tất cả con cái thành tài. Là một người năng động nay tự nhiên bị bệnh sợ không lo được cho cả bản thân mình nên ông Cụ rất buồn rầu tới mất ngủ. Tôi rán líu lo để ông Cụ quên bớt nỗi buồn phiền và hứa sẽ hỏi thăm một người bạn thân về toa thuốc tây, theo họ, trị chứng run tay rất đại tài với chứng minh thực tế từ một người quen biết. Nghe tôi nói, ông Cụ cũng vui vẻ với chút hy vọng.

Khi được LV cho đi quanh nhà xem hình ảnh gia đình, tôi lại thấy trên bàn ăn có đĩa bánh ít lá gai… Không biết tôi đã nói gì mà lúc tiễn chúng tôi ra về, Cụ bà đưa cho LV hơn chục chiếc bánh ít tặng chúng tôi “đem về ăn lấy thảo”. Tôi cám ơn rối rít trong khi cái bụng đã thấy thèm.

Từ giã ông bà Cụ, chúng tôi được cặp chủ nhà dễ thương giới thiệu một tiệm phở nổi tiếng trong vùng. Vâng, phở ngon không thua gì ở Houston của chúng tôi. Và buổi chiều còn lại, vợ chồng LV đưa chúng tôi tới thăm các cơ ngơi sát bờ hồ American Lake của các em trai của nàng (một em trai kế cũng ở University Place nhưng đang bận đi công tác xa, một cậu em khác đang xây dựng tương lai ở San Diego. Nàng có một cô em gái mà hôm đó chúng tôi cũng có gặp). Được cả hai cậu em (út và kế út) cho chạy tàu quanh hồ, được hát với dàn Karaoke âm thanh tuyệt hảo, được ăn chiều trong tình thân… Chúng tôi rất lấy làm thán phục về sự thành đạt của các gia đình này và đặc biệt là họ đối xử với chúng tôi như anh chị em trong gia đình dù mới gặp nhau lần đầu.

Sau hai ngày rong chơi không mệt mỏi với cặp Ngọc-LV, chúng tôi trở về Rừng Vua mang theo ân tình của người Tây Bắc, đặc biệt hơn nữa là chục bánh ít mà Mẹ LV đã ân cần gửi tặng. Bánh ít chúng tôi đã chia với gia đình và ai cũng rất thích. Tôi gọi điện thoại cho LV nhờ chuyển lời tới bà Cụ là mọi người bên này gửi lời cám ơn và những lời khen ngợi bánh ngon. LV nói bà Cụ rất vui và cảm động và hứa có dịp sẽ đặc biệt tặng thêm.

Bánh ít được người miền Trung chính hiệu làm thì nhất định phải ngon và đặc biệt hơn bất cứ ai khác làm. (Dạ thưa Bác, bánh Bác làm ngon thiệt chứ không phải vì nó có “mùi nhang” đâu nghen.) Ăn bánh ít để sống lại cả một thời ấu thơ ở miền Trung khô cằn sỏi đá. Tôi lơ mơ thấy như tôi vừa về tới nhà sau cuộc rong chơi với bạn bè hàng xóm, trên trán vẫn còn lấm tấm mồ hôi… được mẹ cho một chiếc bánh ít đen tuyền, ngọt lịm đỡ lòng. Chiếc bánh nhỏ nhắn, khiêm nhượng chứ không phải to lớn và ruột đầy nhân đậu như chiếc bánh bà Cụ đã cho.

Tôi ngỡ việc tặng thêm cũng sẽ rất khó thực hiện nếu tôi không trở lại thăm Cụ lần nữa… nhưng không ngờ đã có thể biến thành hiện thực khi “my house” khám phá nàng đã để quên cái điện thoại blackberry trong phòng ngủ nhà Ngọc-LV. Không biết LV nói với Cụ ra sao nhưng tuần lễ sau đó chúng tôi nhận lại cái blackberry đặt trong thùng quà bánh ít mấy chục cái, kèm theo mấy gốc cây lá gai mà đáng lẽ tôi dự định mang về Houston để trồng lúc ở Seattle về nhưng đã bỏ quên khi lên phi cơ. Chúng tôi càng cảm động với sự lo lắng và tấm lòng của ông bà Cụ đã gửi kèm trong gói quà bánh; và dĩ nhiên đại gia đình tôi lại có dịp chia nhau thưởng thức những chiếc bánh tình nghĩa này.

Viết mấy dòng này để cám ơn thâm tình mà vợ chồng anh Ngọc-LV đã dành cho vợ chồng chúng tôi. Đặc biệt cám ơn ông bà Cụ. Cầu chúc Cụ ông chóng lành bệnh để ông còn có thể đưa chàng rể quý và con gái rượu ra phi trường mỗi lần họ đi xa như ông đã từng làm thuở trước.

Yên Sơn
Rừng Vua, giữa tháng 8/2017
1 user thanked linhvang for this useful post.
viethoaiphuong on 4/9/2018(UTC)
Phượng Các
#1917 Posted : Monday, October 23, 2017 5:28:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vui hỉ!
linhvang
#1918 Posted : Sunday, April 8, 2018 10:04:20 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
1 user thanked linhvang for this useful post.
viethoaiphuong on 4/9/2018(UTC)
linhvang
#1919 Posted : Friday, May 25, 2018 10:00:48 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Tường thuật buổi Ra Mắt Sách và CD của Yên Sơn

Linh Vang

Chủ nhật, ngày 20 tháng năm, năm 2018, vào lúc 2:15 chiều, tại Trung tâm Cao Niên Sunrise Mai Vàng, góc đường Wilcrest và Bissonnet, có buổi giới thiệu Sách và CD của Yên Sơn.

Lâu nay, Yên Sơn được biết tới như là nhà thơ vì anh làm thơ và đã cho ra hai tập thơ: "Cho Quê Hương - Tôi - Và Tình Yêu", "Một Đời Tưởng Tiếc". Không ai biết là anh còn viết văn và làm nhạc. Nên hôm nay việc anh ra mắt tập truyện Mưa Nắng Bên Đời và CD Góp Chút Hương Cho Đời là một điều ngạc nhiên lẫn sự thán phục đối với nhiều người.

Tuy bị trùng với rất nhiều cuộc họp mặt trong ngày, cũng như Picnic Hè của Hội Không Quân Houston, lễ Phật Đản, lễ ra trường, hay nhiều người đi nghỉ hè xa, nhưng cũng có hơn 200 quan khách đến dự, ngồi rải rác trong một hội trường có sức chứa 300 chỗ ngồi.

Mở đầu chương trình là phần nghi thức khai mạc do ông Đặng Minh Hùng điều khiển cùng với Ban Hợp Ca Anh Thư Thiện Nguyện, trong những tà áo dài xinh đẹp Việt Nam.

Tiếp đó là phần giới thiệu hai MC điều khiển chương trình: một Thu Nga duyên dáng của đài SBTN - Dallas và một Sơn Huy thiên tài khéo léo, đầy kinh nghiệm, cựu Xướng Ngôn Viên chủ lực của đài VOVN Houston.

Nhà văn, nhà thơ Túy Hà, đương kim Chủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ, một sĩ quan thuộc binh chủng Biệt Cách Dù 81 đã ân cần chào mừng quan khách. Ngoài những khách địa phương như nhà báo Lê Phú Nhuận, nhà văn (NV) Đặng Phùng Quân, NV Trần Ngọc Tự và NV T. Vấn, nhà thơ (NT) Vĩnh Tuấn, NT Song Thy, cựu Chủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ NV Phạm Ngũ Yên về từ Austin, cựu phóng viên RFA Hiền Vy, nhà thơ Phạm Tương Như… khách phương xa đặc biệt có nhà thơ nữ Hạt Cát từ tiểu bang Pennsylvania, nhà văn nữ Linh Vang từ Seattle, Washington và nhiều bằng hữu, thi hữu về từ các thành phố lớn của Texas như Dallas, Austin, San Antonio.

Các diễn giả đã giúp giới thiệu và chia sẻ nội dung của 2 tác phẩm đến độc giả và khán giả một cách trung thực.

Giới thiệu tập truyện là nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân, cựu Chủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ. Là một nhà văn quân đội, một cựu sĩ quan đại đội trưởng của một đơn vị bộ binh, đã can trường chiến đấu đến giờ phút cuối cùng bảo vệ Miền Nam. Rất nổi tiếng về tài ứng khẩu giới thiệu các tác phẩm văn chương lôi cuốn và sâu sắc trong giới cầm bút tại địa phương và những thi văn hữu từ các nơi về Houston.
Vẫn như thường lệ, giọng anh sang sảng, phân tích sâu sắc, nói năng mạch lạc… đưa khán giả đi qua từng giai đoạn, từng phần của tập truyện Mưa Nắng Bên Đời. 20 phút nói chuyện của anh đã lôi cuốn, hấp dẫn người nghe tạo một không gian tĩnh lặng bất thường.
Xin được chia sẻ đoạn cuối của bài nói chuyện của NV Nguyễn Mạnh An Dân với độc giả. “Gã tha hương đã có gần như tất cả những gì đời thường mơ ước nhưng anh vẫn thiếu một thứ mà anh cần là quê hương và những mộng ước mà anh kiên trì theo đuổi suốt 42 năm của đời lưu lạc đó là ngày tự do, dân chủ nở hoa trên đất nước mình, cho đồng bào mình; ngày anh và bè bạn có thể được trở về cố quốc, hoà nhịp đời cùng đồng bào thân yêu trong niềm hoan ca hạnh phúc.
Yên Sơn không viết truyện để giải trí hay để giải trí cho người đọc. Yên Sơn cũng không viết truyện cho mình mà anh muốn nói thay cho nhiều người về một giai đoạn nhiều đau thương nhưng cũng lắm tự hào nhất của dân tộc mình. Hãy đọc “Mưa Nắng Bên Đời” của Yên Sơn để ít nhiều gặp lại mỗi chúng ta trong đó.”

Tiếp đến là nhà thơ Bùi Huy, một nhà thơ đa năng, tinh thông thơ Hán Nôm, thường có những nhận định và phê bình văn học rất thâm thúy và sắc bén, cho biết cảm tưởng và nhận xét của ông về tác giả YS. "Người ta hay nói: Văn tức là người. Vậy thì đọc văn Yên Sơn chúng ta thấy gì ở con người ấy? Có nghe thấy tiếng quyền tiếng cước vù vù của Đệ Bát Đẳng Huyền Đai đó không?
Nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân trong phần lời tựa cũng bảo,“Yên Sơn viết văn không phải để giải trí cho mình, mà cũng không phải để giải trí cho người đọc.” Thế thì Yên Sơn viết văn để làm gì vậy? Và chúng ta, những người độc giả đọc văn Yên Sơn, nếu đọc không phải để giải trí thì chúng ta đọc để làm gì?
Thưa quý vị, tôi không thể nói hộ anh Yên Sơn là anh ấy viết văn để làm gì... Nhưng trong tư cách một người đọc, tôi xin vụng về trả lời câu hỏi: Tôi đọc văn Yên Sơn để làm gì? Dĩ nhiên, câu trả lời chỉ dựa trên cái nhìn cổ hủ, quê kệch của tôi. Tôi đọc văn Yên Sơn tôi thấy mình yêu dân tộc, yêu đất nước Việt Nam này quá đi thôi. Làm sao không yêu được cái đất nước có những con người lành như cây cỏ, hồn nhiên như nắng mưa, khí khái, chính trực như trong truyện cổ tích, như Yên Sơn Trương Nguyên Thuận..."

Về hình thức: "Đây là một truyện dài, chứ không phải là một tập truyện ngắn. Tuy nó được cắt ra thành từng lát, từng truyện riêng rẽ. Nhưng có một sợi dây xuyên suốt, kết nối những mẩu chuyện ấy lại với nhau. "

Về nội dung: “Là câu chuyện dài của một thanh niên Việt Nam, từ lúc thơ thẩn giữa núi sông, ruộng đồng nước Việt, lớn lên giữa tình thương yêu của cha mẹ, anh em, xóm giềng bè bạn, đến lúc lớn khôn, nghe thấy thôi thúc trong lòng tiếng gọi của trách nhiệm, tiếng gọi lương tri của kẻ sĩ sống giữa thời đao binh, loạn lạc. Không muốn đi theo con đường hoạn lộ trở thành bác sĩ, anh mộng trở thành một phi công phản lực bay tới tận cung Hằng ngắm nàng Hằng Nga xinh như mộng, rồi lộn trở về bảo vệ non sông, gìn giữ tự do cho dân tộc.
Ông Trời chỉ chiều anh một nửa, không cho anh có cơ hội lái phản lực, nhưng mở lối cho anh sang Mỹ học lái máy bay chong chóng, rồi trở về lái máy bay bắn đại liên yểm trợ đồng đội ở dưới đất. Nhưng rồi tai ương đã vội chụp xuống miền Nam, biến cố lịch sử ấy đã đưa đẩy chàng thanh niên ấy trở lại đất Mỹ… để bây giờ ở đây, có mặt tại căn phòng này.
Những năm đầu tiên sau 1975, người Việt tỵ nạn đặt chân trên đến đất Mỹ được rải tung ra khắp nơi, khắp các tiểu bang, sống tan hoà vào cái xã hội mới, với đầy những bỡ ngỡ trước lối suy nghĩ, cách sống, cách ăn uống khác hẳn những gì mình quen thuộc từ trước đến giờ. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, mỗi cách khác nhau, đã đương đầu với sự va chạm của hai nền văn hoá dị biệt. Và cái cách đương đầu, ứng xử ấy chính là nét son của cái gọi đích danh là văn hiến dân tộc, mà với nó, chúng ta, những người dân miền Nam nước Việt đã hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
Câu chuyện đời trên đất Mỹ của người thanh niên phi công ấy trong 43 năm vừa qua là một chuỗi những kỷ niệm tương tự như mỗi chúng ta đã gặp; nhưng ở Yên Sơn chúng có những nét đặc thù, cảm động, hào hứng, gay cấn riêng của nó...
...là một tuyển tập góp nhặt những kinh nghiệm sống như thế. Những chuyện buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, thành công, thất bại, chuyện nuôi dưỡng dạy dỗ con cái, chuyện vừa hãnh diện vừa lo âu khi tiễn con lên đường tham chiến ở Iraq, vân vân, ..."

Và nhà phê bình Bùi Huy khuyên "có lẽ quý vị cũng nên mua thêm vài quyển nữa để tặng cho những người bạn nào đó của quý vị, những người mà với họ quý vị đã chia sẻ những ngày tháng đầu tiên sống trên đất Mỹ."

Tiếp theo là phần giới thiệu CD Nhạc Góp Chút Hương Cho Đời của nhạc sĩ Viễn Phương - một nhạc sĩ tên tuổi đã và đang hoạt động rất
mạnh trong lãnh vực âm nhạc từ thập niên ‘60; thường xuyên hát trên đài phát thanh Sàigòn và Quân đội trước 1975. Là một nhạc sĩ có sức sáng tác rất mạnh, nhiều thể loại, nhất là Thánh ca. Ông cũng là một trong những thành viên đầu tiên của phong trào Hưng ca VN tại hải ngoại; là Giám khảo các chương trình “Houston Hát” trên đài truyền hình SGN 51.3 và “Giọng Ca Vàng” của ABTV 55.4 tại Houston, TX. Ngoài ra, ông hiện là Trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo xứ Lavang và Trưởng Ca đoàn TRI ÂN.

Sau đây là một số nhận xét của ông về CD Nhạc của Yên Sơn được ghi nhận:

1- Dòng nhạc của Yên Sơn, tuy lạ nhưng rất DỄ NGHE, rất gần gũi với tâm trạng chung của mọi người, tuy có thi vị hóa ngôn ngữ nhưng lại rất đời thường, những rung cảm của Yên Sơn được thể hiện trong ca khúc cũng là những rung cảm chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày.

2- Yên Sơn vốn là một thi nhân, nên phần LỜI anh viết rất đẹp! Đây là một ƯU THẾ mà nhiều tác giả khác không có được, nhất là những
tác giả trẻ thời nay. Mà đối với âm nhạc Việt Nam, phần LỜI giữ một vai trò quan trọng, có thể chiếm trên 50% giá trị Ca khúc.

3- Một số ca khúc của Yên Sơn trong CD Góp Chút Hương Cho Đời, từ giai điệu đến tiết tấu nghe rất lạ, vượt ra khỏi những khuôn mẫu thông thường, nhưng rất dễ đi vào lòng người, cũng ví như thời xa xưa, khi người ta làm thơ, người ta thường dựa vào những mẫu mực của THƠ ĐƯỜNG, nhưng từ khi phong trào THƠ MỚI ra đời, đã nhanh chóng đi vào lòng quần chúng.

4- Với CD đầu tay này, Yên Sơn đã may mắn tìm được một giọng ca tuyệt vời để diễn tả các ca khúc của anh; giọng ca Thanh Ngọc thanh thoát, ngọt ngào, nhẹ nhàng và rất tự nhiên, không đỏm dáng, không trau chuốt nhưng dễ làm mềm lòng người.

Cuối cùng, là lời chúc mừng của Ông dành cho Yên Sơn "đã cho ra đời một đứa con vừa xinh đẹp vừa dễ thương."

Nhà thơ Phạm Tương Như, đương kim Tổng Thư Ký Văn Bút Nam Hoa Kỳ, giới thiệu tác giả Yên Sơn là bạn thân, là một chiến hữu phục vụ cùng đơn vị, cùng thuê nhà chung vách một thời gian khá dài ở khu Lăng Cha Cả; là một trong những người từng bị bắt buộc tập võ với Yên Sơn tại sân cờ Bộ Chỉ Huy Không Đoàn trong những ngày không đi bay.

Tác giả Yên Sơn đã ngỏ lời cám ơn nồng nàn đến Ban Tổ Chức, đến quan khách và bạn bè. Anh giới thiệu Mẹ già gần 100 tuổi đến tham dự cùng với các anh em dâu rể đề huề; có Cụ bà sui gia với Mẹ, có ông bà sui gia của anh. Sau hết anh trình diện với mọi người một gia đình hạnh phúc, có đầy đủ các con trai, gái, gồm cậu con út làm việc ở tiểu bang xa về, con rể; đặc biệt có cô cháu quý Hạ-Vy Ellie Vu gần được 9 tháng. Một gia đình mà với anh là động lực giúp anh tạo nên các tác phẩm về văn chương và âm nhạc để trình làng với quan khách hôm nay.

Xen kẽ giữa những bài nói chuyện là phần trình bày hầu hết những nhạc phẩm trong CD Góp Chút Hương Cho Đời.

Tất cả các ca sĩ đã hầu hết hát rất chuyên nghiệp, xuất sắc như: Ban Hợp Ca Anh Thư với Chạnh Nhớ Ngày Qua, Phương Nga với Dòng Đời Trôi, Kim Phượng với Trăng Tôi và Biển, Xuân Diệp với Mùa Đã Thay Rồi, Bích Vân với Chiều Thu Trên Biển Vắng, Như Ly với Phượng Của Ngày Xưa, Hoàng Long với Cuộc Tình Khôn Nguôi… và một lần nữa Nhóm Anh Thư hợp ca bản Cho Quê Hương Thống Khổ.

Ban Tổ Chức cũng khoản đãi nhiều món ăn ngon miệng, rất sung túc và đặc biệt thấy có mấy chục chai rượu vang đỏ để khách nhâm nhi với những đĩa đậu phọng rang thơm ngon trên mỗi bàn khi gặp gỡ, hàn huyên trước khi buổi ra mắt sách và CD bắt đầu.
Chương trình được sự bảo trợ của các cơ quan truyền thông OB Dương Phục Vũ Thanh Thuỷ và BGĐ đài Saigon Houston 900AM, Thu Nga và BGĐ Saigon Dallas 1560AM, Dương Thượng Trúc và BGĐ Việt Radio 1650AM, OB Đỗ Hạnh-Thu Nga và BGĐ SBTN TV, Nhạc sĩ Hoàng Văn và BGĐ ABTV, Nam Sơn và nhân viên Tuần Báo Trẻ.

Tác giả đã ký sách kỷ niệm liền tay, chụp hình liên tục… và số đông quan khách cũng nán lại đông đầy cho tới giờ phút cuối.

Chương trình kết thúc lúc 5g chiều như dự định, lúc trời bên ngoài vẫn còn nắng đẹp.

Buổi ra mắt được quan khách và thân hữu đánh giá rất thành công đối với một cộng đồng lớn luôn có quá nhiều sinh hoạt cuối tuần; đặc biệt ngày 20 tháng 5 năm 2018.

Linh Vang
University Place, Seattle 5/2018
1 user thanked linhvang for this useful post.
viethoaiphuong on 5/26/2018(UTC)
Phượng Các
#1920 Posted : Saturday, May 26, 2018 5:29:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Rose

À, hình avatar mới của chị là tác phẩm hoạ của ai vậy ? New
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/27/2018(UTC)
linhvang
#1921 Posted : Saturday, May 26, 2018 6:47:41 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Họa sĩ Nguyễn Sơn ở bên Đức. Anh vẽ rất kỹ, thấy từng nốt ruồi đen của mình, không thiếu cái nào. BigGrin
1 user thanked linhvang for this useful post.
viethoaiphuong on 5/27/2018(UTC)
Phượng Các
#1922 Posted : Saturday, May 26, 2018 9:05:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hình nhỏ nên mình không thấy nốt ruồi .
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/27/2018(UTC)
linhvang
#1923 Posted : Sunday, May 27, 2018 8:27:56 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Hy vọng mọi người xem được:

https://www.instagram.com/linhvang/
Phượng Các
#1924 Posted : Monday, May 28, 2018 5:15:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ke'o xuống cả dọc mới thấy có tấm hình có nốt ruồi, ở cánh mũi trái phải không ? Xưa giờ chưa thấy ai có nốt ruồi tại chỗ đó cả.
Users browsing this topic
Guest (2)
97 Pages«<94959697>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.