Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

28 Pages«<2324252627>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#481 Posted : Thursday, December 6, 2012 10:39:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Trà Thiền


Chào quý bạn,


Portland mấy hôm nay mưa nhiều. Khí trời đã bắt đầu lạnh sau ngày lễ Thanksgiving. Trong cái lạnh của mưa, của những ngày đầu lập Đông, bạn và tôi ngồi trong ngôi nhà ấm, uống ly trà cúc nóng, đắp mền xem phim Đại Hàn, còn gì sung sướng và thú vị cho bằng. Bạn nhỉ?

Tôi vẫn nghĩ thú uống trà là một thú vui tao nhã của những bậc thi nhân ẩn sĩ. Nhiều tài liệu đã nói về cái thú tao nhã này. Xin hãy đọc những dòng chữ giới thiệu về thú uống trà của Nguyễn Duy Chính qua Lời Mở Đầu trong bài viết “Trà Tàu và Ấm Nghi Hưng” của ông dưới đây:

“Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái hình ảnh đó qua truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm).
Sách vở viết về trà lại càng ít ỏi. Tại Việt Nam thời trước, ngoài cuốn Vang bóng một thời chỉ lác đác một vài ba cuốn khác. Trà đạo kiểu Nhật thì có bản dịch cuốn Trà Thư (The Book of Tea) của Okakaura Kakuzo của Bảo Sơn
Một tiểu thuyết cũng viết nhiều về thú uống trà là cuốn Trà Thất của Minh Đức Hoài Trinh.
Ở hải ngoại, cuốn Trà Kinh của Vũ Thế Ngọc là một biên khảo tương đối công phu. Ngoài ra, thỉnh thoảng có một đoản thiên nghiên cứu về trà Tầu hay ấm trà đăng rải rác trong tạp chí. Mới đây tôi được đọc bài của Phan Quốc Sơn về ấm Nghi Hưng rất thú vị.
Trong tác phẩm Sống Đẹp, Lâm Ngữ Đường cho rằng uống trà là một phát minh quan trọng nhất trong đời sống. Trà là một phần và cũng là một biểu tượng của sự nhàn nhã, Ông để hẵn một mục để bàn về Trà và Tình Bạn.
Viết về cách uống trà, thưởng thức trà thì Tây Phương có hằng trăm cuốn nhưng phần lớn viết theo cách nghiên cứu một loại thực phẩm. Người Trung Hoa cũng có nhiều sách viết về trà, nghệ thuật uống trà, còn người Nhật thì đưa hẳn lên thành một đạo sống (Trà Đạo).
Riêng Việt nam mặc dầu uống trà rất thịnh hành nhưng lại ít ai để tâm nghiên cứu. Vũ Thế Ngọc, tác giả cuốn Trà Kinh đã ngậm ngùi mà than rằng: “viết về trà thì gần như chưa có ai viết” hoặc “viết vô cùng sơ lược”. Nhận xét đó có lẻ không sai. Và vì thế ông tự cho rằng cuốn sách ông soạn “là quyển sách đầu tiên về nghệ thuật uống trà bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả” thì cũng không ngoa”.

(Nguồn: Trà Tầu Và ấm Nghi Hưng của Nguyễn Duy Chính)

Tản mạn dông dài về thú uống trà, người viết lại nhớ đến tách trà Triệu Châu dưới đây:

Trà Triệu Châu


Tăng đến tham bái, Triệu Châu hỏi:
- Ông đã từng đến đây chưa ?
- Tăng đáp :
- Dạ đến rối.
- Vào trong uống trà đi.
Lại hỏi một Tăng khác:
- Ông đã từng đến đây chưa?
- Thưa con mới đến.
- Vào trong uống trà đi.
Viện chủ thấy vậy thắc mắc:
Quái! Đến rồi cũng uống trà đi, chưa đến rồi cũng uống trà đi. Tại sao vậy cà?
Triệu Châu gọi:
- Viện chủ.
- Thưa vâng.
- Vào trong uống trà đi.

Bình: Trà Triệu Châu bình đẳng, đối với kẻ cũ người mới đều thể hiện tâm bình thường.
Viện chủ không bình thường mới thắc mắc nên cũng cần uống trà đi.
(Nguồn: Thiền là gì? Gíác Nguyên)

Chúng ta là người tầm thường, chắc chắn sẽ cùng một ý nghĩ như vị viện chủ nói trên vì chúng ta còn cái tâm phân biệt kẻ trước người sau, kẻ lớn người nhỏ. Nhưng với Triệu Châu, một bậc thiền sư chân chính, Ngài đã dùng với cái tâm bình đẳng đối đãi mọi người như nhau, nên với ai Ngài cũng mời ai uống trà là thế đó!

Cũng nhân việc uống trà, người viết xin mời Bạn đọc tiếp một chuyện uống trà khác nữa nhé.

Chén trà Thiền lý

Có một học giả đến hỏi thiền nơi Thiền sư Nam Ẩn.
Sư mang trà ra rót vào chén để đãi khách. Trà tràn đầy ra ngoài mà sư vẫn cứ rót.
Học giả bèn thưa:
- Sư phụ, trà đầy rồi xin ngừng tay lại.
Nam Ẩn đáp:
- Ông có khác chi chén trà này, trong lòng đầy ấp những tri giải, định kiến. Nếu ông không cạn chén trà tri giải nơi mình trước. Ta biết làm sao nói Thiền cho ông nghe.

Bình: Hãy cạn chén trà tri giải của bạn đi. Nếu không, bạn chỉ trông mặt mà bắt hình dong, nhận giặc làm cha. Dầu gặp Phật ra đời khai thị cũng không tỏ ngộ được, đừng nói gì là Nam Ấn.
(Nguồn : Thiền Là gì?)

Hôm nay người viết sẽ đưa quý bạn vào thế giới của Trà qua các bài viết rất hay mà người viết sưu tầm được trên net để quý bạn tìm thấy được một chút gì thiền vị khi uống trà và không chừng bạn và tôi sẽ học được một chút gì về Thiền Trà. Mong lắm thay!

Mời quý bạn đọc thêm một bài viết liên quan đến Thiền Trà dưới đây. Bài viết này rất dài, nguời viết chỉ xin trích dẫn những đoạn văn giản dị, không dùng nhiều từ ngữ Phật pháp cao siêu khó hiểu có thể làm cho người đọc khó có thể lĩnh hội hết được nét đẹp thi vị của Trà trong Thiền, bạn đồng ý chứ ?



TRÀ, THIỀN, NHÂN GIAN CÕI TỊNH


Trà thường có vị đắng, chát, rồi sau đó lẫn vào một chút ngọt ngào, cũng như cuộc đời ai cũng phải trãi qua bao đắng cay chua chát, nhưng nếu vẫn bền gan vững chí, thì cuối cùng rồi cũng gặt hái được những thành quả ngọt ngào của câu chữ “Khổ tận cam lai” còn nếu như không có một chút gì hồi đáp, thì âu cũng là “duyên số” mà thôi.
Hương vị của Trà hàm chứa đầy đủ các chất liệu hương vị của cuộc đời, cho nên thường thì khi còn niên thiếu rất ít có ai thích uống trà, vì vị của Trà không ngọt ngào như tương lai và mơ ước của những người trẻ tuổi, nhưng khi trãi qua hết thảy mọi xúc cảm thăng trầm vinh nhục, được mất có không của cuộc đời, đến tuổi xế chiều, ngồi thưởng thức một chén trà lại là cơ hội để bạn già ôn lại chuyện xưa, để người đi xa nhắc về những kỷ niệm, để bao cuộc đời bể dâu, thăng trầm trôi nổi nối lại duyên xưa.
Khách phong trần nhìn lại cuộc đời của mình, để rồi ăn năn hay tỉnh thức, hoặc giả tự mình vui với chính sự thành công của mình, hay tự an ủi mình trong những gì không được may mắn hay thất bại, người trong nhân gian thấm sâu vị đắng chát hay ngọt ngào của trà là như vậy đó, thưởng thức trà, hương trà trong được mất của thế nhân.
Trà pha với nước như người với cuộc đời, khi thả trà vào nước lá trà lúc nào cũng trôi nổi bềnh bồng, chẳng khác gì ta khi bước vào đường đời nổi trôi chưa có nơi cố định, hoặc giả công việc thời thế chưa đến lúc hanh thông. Rồi màu của trà vị của trà, dần dần đậm lại, như màu sắc cuộc đời trãi qua những thăng trầm thêm kinh nghiệm sống trong ta, vị trà đắng rồi lại ngọt, mách bảo cho ta hương vị của cuộc đời không bao giờ đắng mãi và cũng không có ngọt bùi khi không có sự nổ lực của chính tự thân.
Trà khi pha nổi rồi chìm, đắng chát ngọt ngào không khác cuộc đời được mất hơn thua, vinh nhục, cay đắng, trà vẫn thế không thay hương vị, đời vẫn vậy chưa từng đổi thay, trà vị có chát hay ngọt cũng chỉ có người thưởng thức mới biết được, đời vui hay buồn, vinh hay nhục cũng chỉ có người trãi qua rồi mới cảm nhận được thôi.
Trà được xưng là Trà Đạo vì theo quan niệm của cổ nhân trong trà có ba điều đạo lý.
Điều thứ nhất: trà có vị đắng cay như cuộc đời.
Điều thứ hai: hương của trà thơm như ái tình của cuộc sống.
Điều thứ ba: đắng rồi lại ngọt, như cuộc khổ lại cam qua, trong trà gói trọn bao nhiêu triết lý của cuộc đời, biểu hiện hết thảy ngọn ngành cảnh giới của nhân sanh.
Cuộc đời chẳng khác gì trà khi trải qua ba giai đoạn, nếu được rèn dũa tôi luyện thì phần còn lại đó là trà sẽ là vị ngọt, còn cuộc đời sẽ là sự thành công hay trọn đầy bao ước nguyện.
Trà được người kính trọng bởi vì trà có đầy đủ những gì người muốn có, theo kinh nghiệm của người xưa uống trà có thể huân tập được 10 đức tính như; tán u uất, dưỡng sinh, dưỡng khí, trừ bịnh, lễ giáo, biếu kính, thưởng vị, dưỡng thân, hành đạo, nhã chí. Vì vậy trà được đưa vào Thiền môn vì những tính chất đặc hữu của mình, trải qua sự vận dụng của Thiền định trong trà, đạo của trà thâm nhập vào thế giới của Thiền tư thành Thiền Trà.
Thiền sư đem trà cúng dường Phật, với tâm trọn thành trong niệm cúng dường cảm ân, lấy trà để mời khách là nguyện niệm lân mẫn cúng dường, hai pháp cúng dường, nhưng chỉ trong một niệm hoan hỷ, Phật hay chúng sanh cũng chỉ trong tâm tâm bình đẳng. Lấy trà để cúng dường, ý diễn trà cũng là sắc thân, dùng trà để bổ trợ cho sắc thân đầy đủ thắng duyên tu hành thành Phật. Trong bài Ẩm Trà Ca của Thầy Hiểu Nhiên đời Đường có câu: “uống trà một ngụm điều dứt hôn trầm, tinh thần sảng khoái mãn trần gian, uống thêm ngụm nữa tâm thanh ý tịnh thần tự tại, bổng thấy lòng mình mát rượi như hạt mưa bay, đang sái gội trần gian”.
Trà Thiền chỉ trong chén trà mà ta đang thưởng thức, đây là một câu ngạn ngữ trong cửa Thiền khi nói đến đạo của Trà và Thiền. Thiền sư uống trà, trà trở thành “Thiền”, thế nhân uống trà, trà trở thành “Lễ”, lễ trong ý kính, Thiền trong trong niệm tịnh, kính và tịnh hợp nhất thành tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh rồi trần cảnh không hai, thế gian, cõi thiền là một, Thiền sư là khách, khách cũng là thiền, như trà chỉ một vị, khách thiền cảm nhận như nhau, không sai không khác, như vậy là “Trà Thiền một vị, Tăng Tục không hai”.
* Thích Tâm Mãn (nguồn:chùa)
Úi chào! Uống ngụm trà này là chúng ta tỉnh ngay thật vì trong phân tích hoá học, trà có chất caffeine làm chúng ta có thể tỉnh như sáo sậu, giống như khi ta uống cà phê để thức khuya học bài ôn cho các kỳ thi Tú Tài ngày xưa vậy đó. Bởi thế có nhiều người khuyên bạn và tôi không nên uống trà nhiều vào buổi tối, nếu không bạn và tôi sẽ trằn trọc suốt canh thâu, sẽ khong thẻ mơ nhiều mộng đẹp bây giờ.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam


( Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN155-Ortb553-12512)


Mời quý bạn xem Youtube Trà THiền do SL thực hiện qua link dưới đây:
http://www.youtube.com/w...YyB5xlc&feature=plcp
2 users thanked Sương Lam for this useful post.
Khánh Linh on 12/8/2012(UTC), xv05 on 12/9/2012(UTC)
Sương Lam
#482 Posted : Sunday, January 6, 2013 4:14:51 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Chào quý anh chị em Phụ Nữ Việt,

SL cám ơn Khánh Linh và XV05 đã dừng bước giang hồ nơi đây và đem nniềm vui nục cười đến với SL.
Năm rồi SL bận quá chừng chừng. Năm mới SL xin "tái xuất giang hồ" lại nơi MCTN này nhé. Smile!

Mời quý bạn thưởng thức bài sưu tầm Thư Pháp và Nhân cách do một anh Trinh Huỳnh sưu tầm dưới đây
:




Thư pháp và Nhân cách





Nét chữ thể hiện nết người. Rèn thư pháp chính là rèn nhân cách.

Từ xa xưa các sách dạy thư pháp Trung Quốc đều chủ trương rằng: "Học tập thư pháp có thể tu thân, dưỡng tánh, trui luyện tâm tình". Từ đó, họ kính cẩn tôn thư pháp lên thành Ðạo (Thư pháp giả, đạo dã), để rồi ở xứ sở mà thậm chí uống trà cũng là đạo thì người Nhật có nệ chi mà chẳng gọi thư pháp là thư đạo (shodo)!

Chữ Hán: Thư là viết chữ; Pháp là cách thức. Hiểu ngắn gọn, thư pháp là cách viết chữ. Trong ngôn ngữ phương Tây (chẳn hạn tiếng Anh), từ calligraphy gồm calli + graphy. Calli do gốc Hy Lạp kalli, phát sinh từ kallos (vẽ đẹp); graphy do gốc Hy Lạp graphen (viết chữ). Vậy thư pháp là cách viết chữ đẹp. Xét như thế, thư pháp rõ ràng không phải là một nghệ thuật của riêng một dân tộc nào; mọi dân tộc đã có chữ viết đều có thể tạo ra thư pháp cho mình.

Thời xưa, khi nghề in chưa có (hoặc đã có mà chưa tinh vi), những văn kiện quan trọng hay tác phẩm thiêng liêng đều cần những nhà thư pháp (calligraphers) nắn nót, trau chuốt từng nét một. Các bản hiến pháp của nhiều nước phương Tây từng được viết bằng bút lông ngỗng là một thí dụ. Ðặc biệt với kinh điển của nhiều tôn giáo, các nhà thư pháp còn dốc lòng tôn kính, trọn gìn trai giới và kiêng tửu sắc trong suốt những ngày tháng tỉ mỉ chép kinh thành những tác phẩm mỹ thuật, mà ngày nay một số kiệt tác còn may mắn giữ được đã trở thành tài sản văn hóa vô giá của các viện bảo tàng tên tuổi trên thế giới.

Như nói trên, thư pháp không bao giờ là độc quyền của một hệ thống chữ viết nào. Họa sĩ Từ Băng (Trung Quốc) từng đến New York dạy cho người Mỹ viết thư pháp bằng tiếng Anh, rất được hoan nghênh (1996). Từ lâu, người Việt đã sớm biết "cách tân" thư pháp chữ Hán thành thư pháp chữ Việt

Lời cầu nguyện của thi hào R. Tagor đã được vị danh sĩ đất Hà Tiên dịch ra song thất lục bát rồi viết bằng bút lông với mực nho trên cánh quạt giấy (1959), được trân trọng lưu giữ ở Ấn Ðộ.

Mỗi nhà thư pháp tên tuổi đều có bút pháp riêng. Về mặt mỹ học, người ta lý luận rằng bút pháp đó có thể mang những tinh chất như: gân cốt, khí lực, uyển chuyển, cân xứng (quân chỉnh) v.v... Vậy căn cứ vào đâu để nhận ra thư pháp nào đẹp hay chưa đẹp? Người xem cần phải biết khá nhiều lý thuyết và kỹ thuật của các "nhà" rồi mới đủ sức cảm nhận cái đẹp của thư pháp không? Trộm nghĩ, cái gì tự nó là đẹp, được cảm thụ trực tiếp và tự nhiên, há phải đợi những biện giải chi li với rườm rà phân tích!

Người viết vốn dĩ từ chỗ xuất kỳ bất ý mới có thể để lại đời nét mực thần với dường bút thánh. Người thưởng ngoạn cũng nên lấy tâm không để lĩnh hội tài hoa. Ðứng trước bức thư pháp, hãy buông xả mọi định kiến và dư luận; hễ tự lòng ta thấy nó đẹp và thực sự thích thú thưởng ngoạn, thế là đủ lắm rồi, dẫu ai kia khác ý thì cũng mặc tình, nào có sao đâu!

Nét chữ thể hiện nết người. Rèn thư pháp chính là rèn nhân cách. Từ xa xưa các sách dạy thư pháp Trung Quốc đều chủ trương rằng: "Học tập thư pháp có thể tu thân, dưỡng tánh, trui luyện tâm tình". Từ đó, họ kính cẩn tôn thư pháp lên thành Ðạo (Thư pháp giả, đạo dã), để rồi ở xứ sở mà thậm chí uống trà cũng là đạo thì người Nhật có nệ chi mà chẳng gọi thư pháp là thư đạo (shodo)!

Người khổ luyện thực hành thư pháp có thể dùng cái đẹp của chữ và mực để rèn dũa tâm hồn đã đành, mà người chơi thư pháp cũng có thể mượn nét bút tài hoa của người khác để trau tria đời sống tinh thần. Với chủ định này, giờ đây chữ Hán, chữ Việt hay là tiếng Pháp, tiếng Anh chi chi chăng nữa cũng chẳng còn ngăn ngại, miễn sao thực tâm thích cái đẹp của tấm chữ để rồi chọn treo nơi nào mình hay chạm mắt tới. Ngày ngày, ra vào thấy chữ là ngắm nghía trầm ngâm, ngẫm nghĩ răn lòng...

Tùy xu hướng tâm linh, tùy nhu cầu tình cảm, và tùy mục đích đang đeo đuổi mà chọn một chữ, lựa một câu trong thiên kinh vạn quyển của văn hoáa Ðông Tây, cổ kim nhân loại. Giữa buổi lừa lọc, xa hoa có người treo chữ Tín, chữ Kiệm. Bậc chức trọng quyền cao biết giữ cái tâm có thể treo cả câu Quan nhất thời, dân vạn đại. Biết võ vẽ chữ Nho, treo hai chữ Tích thời chỗ học hành hay nơi làm việc, ấy là tự răn mình phải quý tiếc ngày giờ, đừng lãng phí thời gian. Lắm khi chỉ trơ trọi một chữ Nhẫn tung hoành trên giấy mà hàm súc biết bao ý tình hối ngộ của kẻ quen tánh nóng giận buông lung, đang gắng tập kềm thúc ngọn lửa lòng sân nộ.

Lấy chữ làm tranh, mượn cái đẹp ngoại vật hiển bày để làm phương tiện trau dồi cho nên cái đẹp nội tâm tàng ẩn, đó là một trong nhiều cách Học Làm Người. Tự mình nhắc nhở mình bằng lời lẽ trang trọng treo trên vách, ý thức đó và hành vi đó mới đẹp làm sao? Thư pháp và Nhân cách, hai cái đẹp cứ ngỡ rằng biệt lập cách ngăn mà hóa ra vẫn liên hệ tương quan nhiều lắm vậy.



http://www.ptisd.org/use.../Anchor/goldanchor2.jpg
lính thủy,sưu tầm.
(Trích đăng tập san Hoa Nghiêm)


Sương Lam
#483 Posted : Wednesday, February 13, 2013 11:21:03 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Nụ cười Thiền viết bởi các Phật Tử Tây Phương



Tuệ Viên sưu tầm và phỏng dịch


Lời giới thiệu: Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói đùa trào phúng. Người Tây Phương, nhất là người Mỹ hay có tính hài hước ưa dùng những chữ ý nghĩa bóng bảy để bông đùa vô hại (joke). Sau đây, ta hãy xem những lời lẽ bông đùa của những Phật Tử Tây Phương viết về Thiền. Nếu bạn đọc nào cảm thấy đây là những điều xúc phạm thì vui lòng bỏ qua cho, vì Đạo cũng có những nguồn vui ý nhị riêng của nó.

* Cỗ xe
Bất kể bạn đi xe lớn hay xe nhỏ (1), nếu bạn đậu lại không đúng cách, bạn sẽ bị câu xe đi và phạt vi cảnh.
(1) Nhận xét : Trong danh từ nhà Phật xe lớn là Đại Thừa, xe nhỏ là Tiểu Thừa. Đại ý đây còn có nghĩa là dù ta tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa, nếu ta tu không đúng cách, thì sẽ nặng nghiệp.
(Arana Dey)

* Tu đạo giống như xây nhà

Bạn phải bắc giàn để xây cất nhà. Khi xây cất nhà xong bạn có còn giữ lại những giàn đó không??2)
(2) Nhận xét: Đây là lời ví kiểu mới hợp với đời sống hiện đại . Lời ví này này giống như lời ví dùng bè vượt qua sông, khi sang đến bờ bên kia , "đáo bỉ ngạn", thì ta có còn mang theo cái bè không?
(Luke C Bairan)

* Cái ngã

Cái "ngã" (3) giống như những ổ gà làm bạn chậm tiến trên con đuờng tới Niết Bàn.
(3) Nhận xét: Đúng! Cái "ta" đúng là những chướng ngại lớn nhất đã cản trở con đuờng tu của chúng ta để đạt tới chốn Niết Bàn thanh tịnh.
(Slug13@aol.com)

* Ăn Chay
Người Á Đông ăn chay thường dùng những rau, đậu, nhưng đa số lại thích nấu món ăn cho có mùi vị giống như những món thịt heo, thịt gà , thịt vịt và gọi tên nó là heo chay, gà chay, vịt chay.
Nhận xét: Quả có đúng như vậy, chúng ta lấy tên các món thịt để gọi món chay. Ăn chay mà vẫn còn vọng tưởng tới các món mặn thì có còn là ăn chay không?
(Allan Adasiak)

* Niết Bàn
Một người hỏi : Niết Bàn là gì? Vị thiền sư trả lời : Là chẳng có gì xảy ra kế tiếp đó.

* Nơi an lành

Người đệ tử : Xin Thầy chỉ cho con nơi an lành tịch mịch.
Thiền Sư : Nếu ta chỉ cho ngươi nơi đó, thì chốn đó không còn an lành tịch mịch nữa.
(Neil Wood)
Sương Lam
#484 Posted : Sunday, February 24, 2013 9:13:17 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Mời quý anh chị thưởng thức You Tube Đường Về - Hy Văn- Nguyễn Tuấn- Thơ Tuệ Kiên
Xin ckick vào link dưới đây:





Kính chúc thường lạc.
Sương Lam
Sương Lam
#485 Posted : Sunday, March 17, 2013 10:23:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Giá trị cuộc sống

Hi!Hai sưu tầm & minh họa

Nếu ai đã có lần.
.
.
Mul 95


Một mình trước biển...

Sẽ thấy con người nhỏ bé làm sao

http://www.khoahoc.com.v...072012/28/contrung1.jpg
nhìn những con sóng dữ thét gào....


Mới hiểu được vì sao mình tuyệt vọng

http://files.myopera.com...og/round7_rain_2412.jpg

Nếu ai đã có lần....
...bất cần sự sống

Hãy đón hạt sương mai trên một cành hoa...


Ngắm nụ cười của lứa đôi mới được làm mẹ, làm cha

http://sphotos-a.xx.fbcd...149035_1302315356_n.jpg
... Sẽ hiểu được vì sao chúng ta cần phải sống...


Nếu ai đã có lần...
...Thấy giữa lòng khoảng trống

http://eva.vn/upload/4-2...-nguoithuba-tam-eva.jpg
Hãy hiểu rằng trong vũ tru kia còn có những lỗ đen...

Lỗ đen - một trong những không gian kỳ lạ nhất của vũ trụ.
...Ai rồi cũng sẽ quen
với những phút giây lòng mình trống vắng...

Beautiful Rain Seen On www.coolpicturegallery.us

Nếu ai đã có lần...
Nghe lòng cay đắng...


...Nghe xót xa sau 1 cuộc chia tay...


Hãy vui lên vì trong cuộc đời này...
Sau mỗi cuộc chia tay là khởi đầu rất mới

Beautiful Rain Seen On www.coolpicturegallery.us

Nếu ai đã có lần...
cảm thấy mình chưa hiểu


thật nhiều điều đang có ở xung quanh...
Hãy cứ cười lên vì đời vẫn màu xanh

Hình ảnh đã đăng
cuộc sống vẫn thú vị khi còn khám phá...

Nếu ai đã có lần...
..sống trong vất vả


...Giữa những dòng đời hối hả trôi nhanh...

http://3.bp.blogspot.com...JXvK4ao/s1600/mua+2.gif
Sẽ thấy yêu sao những phút thanh bình...

Beautiful Rain Seen On www.coolpicturegallery.us
Ngoài khung cửa nghe bình minh chim hót


Nếu ai đã có lần...
...thấy lòng dịu ngọt

http://tiin.vn/medias/4e...0-aaa7-da489dcdfeda.jpg
...Trước một nụ cười, một ánh mắt, một vòng tay...


Chẳng cần tìm khắp đó đây
...vì hạnh phúc đơn giản là vậy đó!
(ST)
Free Image Hosting
Have a Nice day !
Sương Lam
#486 Posted : Saturday, March 30, 2013 4:30:48 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Ngồi thiền giúp não thông minh hơn



Ngồi thiền tác động tích cực đến chức năng hoạt động của não, giúp não xử lý thông tin nhanh hơn và cải thiện khả năng đưa ra các quyết định quan trọng.
Trợ lý giáo sư của Đại học California (Los Angeles, Mỹ) Eileen Luders và đồng sự đã phát hiện những người ngồi thiền lâu năm sở hữu một lượng lớn gyrification (chỉ nếp gấp vỏ não, cho phép não hoạt động nhanh nhạy) hơn người không ngồi thiền.

Các chuyên gia cũng tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa số lượng các gyrification và thời gian thực hành phương pháp tịnh tâm này.

Để rút ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu của Luders đã phân tích kết quả quét MRI của 50 người tập luyện bộ môn ngồi thiền trong thời gian trung bình khoảng 20 năm, gồm 28 nam và 22 nữ, và so sánh với 50 người không ngồi thiền có cùng độ tuổi, tay thuận và giới tính.

Nghiên cứu đăng trên chuyên san Frontiers in Human Neuroscience đã cung cấp thêm bằng chứng về khả năng thích ứng của não trước sự thay đổi môi trường.
Sương Lam
#487 Posted : Sunday, April 28, 2013 10:29:57 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




10 Bí quyết để giữ tâm bình an.




1- Giảm thời lượng đọc sách báo, xem ti vi.

2- Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực.

3- Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ.

4- Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có tự trọng thấp, và tự xem mình thấp hơn người khác.Điều nầy một lần nữa làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.

5- Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi.Điều nầy tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.

6- Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng,điều ấy thật tốt, nhưng điều nầy không phải luôn luôn có thể thực hiện chúng, phải học gói ghém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái..

7- Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và sự việc.

8- Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân, một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dững dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần nầy rồi lần nữa trong biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng .

9- Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong chúng.

10- Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều nầy giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta. Hãy thực hành Thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.


Tuệ Uyển dịch theo PEACE
(sưu tầm)


Mời quý bạn xem Youtube về Phật Giáo hay dưới đây

Budda Mantra

Sương Lam
#488 Posted : Saturday, May 11, 2013 9:57:31 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Gieo hạt mỗi ngày



Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành. Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Chọn hạt tốt để gieo. Nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.Nhưng các hạt đó là những gì?

Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm.
1. Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền dịu.
2. Tiền tài: nếu có thể cho ai một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho ai mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.
3. Công việc: nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ ai có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một cách kiếm tiền thì dạy.
4. Kiến thức: nếu có thể dạy ai đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo đức và triết lý sống: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
6. Cách tự sống vững trên hai chân: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.

Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy ra vài hạt trong túi ném ra bên lề đường mình đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “tình yêu”.
Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy ra.
Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao.
Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.

Vườ
n Thiền - VThi Post
Sương Lam
#489 Posted : Sunday, June 30, 2013 10:48:41 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Phật Ở Đâu?


Chào quý bạn

Đây là bài thứ một trăm bảy mươi tám (178) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Bây giờ là Mùa Phật Đản PL 2637. Khắp nơi đều tưng bừng tổ chức đại lễ mừng ngày Phật ra đời. Vợ chồng người viết cũng đã đến chùa Bửu Hưng ở Vancouver, WA để làm công quả và để được nghe Thượng Tọa Thích Tâm Hoàn, trụ trì chùa Giác Hoa Virginia thuyết giảng bài pháp “Đường Vào Ánh Sáng Nội Tâm” và chứng minh buổi lễ Phật Đản.
Buổi lễ được tiến hành trong không khí trang nghiêm, pháp lạc. Mọi người hoan hỷ ra về sau khi dùng tô bún măng chay nóng hổi ngon lành do ban trai soạn chùa Bửu Hưng khoản đãi. Xin cám ơn ban trai soạn chùa Bửu Hưng.

Có lẻ quí vị cũng đồng ý với người viết là mỗi khi chúng ta vào chùa chiêm bái, lễ lạy tôn tượng của Đức Phật và của các bậc Bồ Tát không ít thì nhiều chúng ta thấy tâm hồn mình an tĩnh và ngưỡng phục hạnh nguyện của các Ngài và cố gắng học tập được những đức tính này được chút nào mừng chút nấy chăng?

Hơn thế nữa, mọi sự việc trên đời đều bắt đầu từ ý niệm. Nếu ý niệm tốt lành thì chắc chắn việc làm sẽ gặt hái được chuyện tốt lành, còn nếu bắt đầu bằng một ý niệm xấu thì không nhiều thì ít sẽ đưa đến những hệ quả xấu. Cũng từ những suy nghĩ đó, cho nên người viết muốn đưa những hình ảnh an lạc nơi đất Phật lên đây để chúng ta khởi niệm cái tâm an lạc và từ bi của Đức Phật trong cuộc sống hằng ngày, đừng gây thêm ân oán giang hồ, chia rẻ, sân hận làm chi nữa. Mệt quá!

Người viết được phúc duyên tham dự phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ trong vòng 12 ngày do công ty du lịch East Sea Travel tổ chức.

Cuộc hành hương chú trọng vào 4 nơi quan trọng mà trong nhà Phật gọi là Tứ Động Tâm. Đó là:

1.- Nơi Đức Phật đản sinh ở vườn Lâm Tì Ni.
2.- Nơi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng.
3.- Nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 anh em Kiều Trần Như trong Vườn Lộc
Uyển.
4.- Nơì Đức Phật nhập Niết Bàn ở Vườn Sa La Song Thọ.

Ngoài 4 Phật tích quan trọng này, SL được viếng thăm những Phật tích khác mà chúng ta khi đọc kinh sách thường tụng niệm hay đã đọc qua như Kỳ Viên Tịnh Xá của Ông Cấp Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà dâng tặng, Trúc Lâm Tịnh Xá, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda v..v..
Hơn thế nữa SL cũng đã được viếng thăm sông Hằng, con sông thiêng của Ấn Độ, ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng ở Agra, có thể nói là một kỳ quan thế giới hiện đại, thủ đô của Ấn Độ v..v...

Sau chuyến hành hương 12 ngày này, SL học hỏi được rất nhiều đìều hữu ích cho đời sống tâm linh trong bước đầu sơ cơ học đạo của mình.

Xin mời quí thân hữu cùng SL Về Miền Đất Phật qua các những nét chính dưới đây:

Vài nét về khu vườn Lâm Tỳ Ni

Lâm Tỳ Ni thuộc quận Rudendehi của Nepal là nơi hoàng hậu Maya sinh thái tử Tất Đạt Đa dưới cây vô ưu. Trước khi đến Lâm Tỳ Ni , SL đã ghé qua Sravasti, tên ngày xưa là Xá Vệ, kinh đô của Vương Quốc Kiều Tất La , vua là Ba Tư Nặc để thăm vườn Kỳ Viên Tịnh Xá do Ngài trưởng giả Cấp Cô Độc dùng vàng trải khắp mặt đất để mua cúng dường cho Đức Phật làm nơi thuyết pháp.
Từ Sravasti, phái đoàn của SL đi xe van 12 chỗ ngồi chạy gần 5 tiếng đồng hồ mới đến biên giới Nepal làm thủ tục nhập cảnh Nepal và phải đi thêm khỏang 1 tiếng đồng hồ nữa mới đến khách sạn Lâm Tỳ Ni ở cách vườn Lâm Tỳ Ni 10 phút đi bộ.

Chúng ta phải mua vé vào cửa để vào vườn Lâm Tỳ Ni ( khoảng 10 USD). Trong khu vườn thiêng có đền thờ hoàng hậu Maya được xây dựng từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên, bên trong có phiến đá khắc họa sự tích Đức Phật Đản Sinh. Bên ngoài đền có trụ đá của vua A Dục mà mãi đến năm 1896 mới được tìm thấy lại trong cuộc khai quật do nhà khảo cổ người Đức, tiến sĩ Alois Fuhrer phụ trách. Tuy nhiên phải đợi đến nằm 1967,vùng Lâm Tỳ Ni mới được thế giới chú ý đến khi ngài U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến viếng Phật tích và tiến hành Lễ khai mạc Chương trình Phát triển Lâm Tỳ Ni. Hiện tại đã có hơn 13 quốc gia đóng góp tài chánh cho kế hoạch phát triển này và xây dựng các ngôi chùa nằm rải rác xung quanh khu rừng thiêng Lâm Tỳ Ni như chùa của Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc v..v…do chính phủ các nước đó tài trợ việc xây cất. Riêng Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lâm Tì Ni thì lại do Thầy Huyền Diệu và các phật tử Việt Nam ở khắp thế giới đóng góp xây dựng. Thật là một công tác Phật sự đáng được tán thán!
Trong vườn thiêng Lâm Tỳ Ni còn có hồ nước Pushkarni, mà theo huyền sử là nơi rồng hiện ra tắm Phật. Bên cạnh hồ là một cây bồ đề to lớn treo đầy những lá phướng của phái đoàn hành hương Tây Tạng. Phái đoàn hành hương của Sri Lanka trong đống phục màu trắng đang quì khấn lạy cung kính trước trụ đá của vua A Dục và trước cội bồ đề.

Người viết cũng đã có phúc duyên gặp được Thầy Huyền Diệu, người đã có công xây dựng hai ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, một ở Lâm Tì Ni bên Nepal, và một ở Bồ Đề Đào Tràng bên Ấn Đô. Người viết có đến viếng ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của Thầy Huyền Diệu ở Lâm Tì Ni bên Nepal. Tại nơi đây Thầy Huyền Diệu đã nuôi và chăm sóc được gần 10 con chim hồng hạc vì dân chúng ở nơi đây biết thầy Huyền Diệu yêu quí loài chim hạc này nên mỗi khi gặp chú chim mồ côi vì cha mẹ chim bị rắn cắn hay chó sói vồ chết, họ bèn đem đến cho Thầy nuôi. Khi người viết đến thăm chùa thì được may mắn thấy được 2 con chim hồng hạc Thầy đang nuôi vì đây là loài chim hiếm quý đang trên đà tuyệt chủng.

Khi phái đoàn của chúng tôi đến VNPQT ở Lâm Tì Ni thì không gặp thầy Huyền Diệu vì Thầy phải về lại Ấn Độ để tiếp đón và hướng dẫn phái đoàn hành hương từ bên Úc sang. Tôi tự nhủ trong lòng: nếu có duyên thì sẽ gặp được Thầy, người mà SL hết lòng ngưỡng mộ qua hạnh nguyện cao đẹp của Thầy, thì quả nhiên, SL khi đi thăm viếng sông Hằng thì lại được gặp Thầy phải đụt mưa trong một cái ghat (bến sông) ở sông Hằng. Ấy có phải là là một duyên lành hay không, vì bờ sông Hằng có rất nhiều Ghats để khách hành hương thăm viếng thì tại sao tôi lại được đụt mưa cùng một ghat với Thầy Huyền Diệu để được gặp Thầy như lòng mong ước?
Bởi thế câu nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng” đôi khi cũng đúng đấy, Bạn nhỉ?

Ở bên Mỹ cũng có nơi tổ chức hành hương Ấn Độ, đôi khi do các Thầy đứng ra tổ chức. Nếu các bạn có ý nguyện muốn đi hành hương Ấn Độ thì có thể chờ cơ duyên này từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau mà thôi vì sau tháng ba, Ấn Độ rất nóng nên công ty East Sea Travel không có tổ chức đi Ấn Độ được mà chuyển sang hành hương Tứ Đại Danh Sơn ở Trung Quốc.

Trong một dịp khác, người viết sẽ kể cho bạn nghe về các nơi còn lại của tứ động tâm nhà Phật bạn. Xin hãy ráng chờ nhé. “Smile”

Nhân ngày ra đời của đấng cha lành của người Phật tử. Người viết xin mời quý bạn đọc bài viết dưới đây được người viết sưu tầm trên internet đem về đây chia sẻ với quý bạn.

Phật ở đâu?


Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài cho bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "

Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:

- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.

Ông lão mĩm cười:

- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư?.

- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.

Ông cụ cười ha hả:

- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư?

- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao?

- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không?

- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.

- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.

Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con.”

( Nguồn: Posted 5th January 2011 by Tôn Thất Khoa)
Xin được mượn những lời thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay của người viết.


Lời Chúa, Phật như suối từ ngọt mát
Chúa giáng trần hay là Phật đản sinh
Để dạy ta sống với một chữ Tình:
“Tình Nhân Loại với Thiện Tâm sẵn có”

Chữ Phúc Đức chúng ta đều hiểu rõ
Khi con người sống đạo đức thiện tâm
Thì phúc duyên là dòng nước chảy ngầm

Mang an lạc, thiện lành cho ta đó!

( Nguồn: Thơ Sương Lam)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam



(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN178-ORTB576-6113)


Mới quý vị uốn gmột ngụm trà thiền qua youtube SL thực hiện dưới đây. Xin click vào hình sẽ xem được Youtube



http://www.youtube.com/watch?v=IActYyB5xlc





Sương Lam
#490 Posted : Sunday, August 11, 2013 10:27:27 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)







Lời Nói



Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng không đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…
Một lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết. Cái chết của cô làm cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn không hay về cô vô cùng ân hận và hối lỗi… Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt… Hắn tìm đến cụ già nhất làng và là người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông một lời khuyên.
Cụ già nghe xong mọi chuyện không nói gì dẫn hắn lên trên ngọn đồi của làng.Cụ xé chiếc gối và thả xuống.Những bông gòn theo gió bay đi mọi hướng. Cụ già bảo hắn đi nhặt lại những bông gòn đó rồi dồn lại vào gối. Hắn ngạc nhiên lắm, vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ. Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:
- Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, không thể nào lấy lại được. Khi lời đã nói ra thì làm sao có thể rút lại được.

Sưu tầm từ mạng Internet

Sương Lam
#491 Posted : Sunday, August 11, 2013 10:39:48 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Vội

Thích Tánh Tuệ

Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã, rời...
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
''Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...
Vội quên, vội nhớ, vội đi về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
''Hỏa trạch'' bước ra, dứt não nề...

Sương Lam
#492 Posted : Sunday, September 8, 2013 8:53:34 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Tâm Tình Của Người Con Trong Ngày Vu Lan

Chào quý bạn

Đây là bài thứ một trăm chín mươi mốt (191) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Bây giờ là mùa Vu Lan. Các chùa ở Portland thay phiên nhau tổ chức Đại Lễ Vu Lan rất trang nghiêm để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ còn hiện tiền hay đã quá vãng.

Mẹ là hình bóng thân thương nhất mà người con nào cũng kính yêu dù cả cha lẫn mẹ đều chung sức nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái.

Năm 2011, người viết đã cảm động khi xem you tube của cậu bé mồ côi 12 tuổi Uu Dam, người Mông Cổ, trình bày bài hát Mother In the Dream (Người Mẹ Trong Mơ) trong buổi tuyển lựa của China’s Got Talent. Câu bé này hát thật là xuất thần, truyền cảm khi diễn tả tình cảm thuơng nhớ Mẹ và mong gặp Mẹ trong giấc mơ đã khiến một vị nữ giám khảo và nhiều khán giả phải rơi lệ. Youtube này đã được phụ đề Việt ngữ và đã được 3,504.937 người vào xem. Mời quý bạn tìm lại tình cảm thưong nhớ Mẹ rất tha thiết này qua link dưới đây:

Uu Dam hát “Mother In The Dream” Phụ Đề Tiếng Việt
http://www.youtube.com/watch?v=ydrfBtkvIdo

Năm nay, người viết thêm một lần xúc động khi xem phim Chú Tiểu Tìm Mẹ (A Little Monk) kể lại câu chuyện một chú tiểu 9 tuổi tên Do Nye Om do Kim Tae Jin đóng thật xuất sắc.

Chú tiểu đáng thương này có một cuộc đời bất hạnh kể từ khi mới sinh ra đời. Mẹ của cậu đã đành đọan bỏ lại đưá trẻ do mình mang nặng đẻ đau trước cổng chùa và không bao giờ trở lại. Cậu được vị sư trụ trì nuôi nấng chung với Jung Sim, lớn hơn chú vài tuổi. Câu chuyện xoay quanh giữa ba thầy trò sống cô độc trong một ngôi chùa nằm sâu trong vùng núi hẻo lánh ở Đại Hàn.
Chú tiểu sống rất là cô đơn vì thiếu bạn bè. Những đứa trẻ trong làng thường hay bắt nạt, ăn hiếp chú. Chú chỉ có một cô bạn gái cùng tuổi binh vực chú và xem chú như là bạn mà thôi. Nhưng rồi cô bạn bé bỏng này cũng rời xa chú vì phải dọn nhà về Seoul. Trong lòng chú luôn khao khát được có một bà mẹ để ôm ấp, thương yêu chú với tình mẫu tử thiêng liêng như bất cứ một đứa trẻ thơ nào khác. Khi bị sư phụ đánh đòn vì chú đã vi phạm giới luật đã ăn miếng thịt gà do cô bạn tử tế kia mời gọi. Chú chạy ra cánh đồng có cây phon g khắc dấu sự tăng trưởng của chú và khóc lớn gọi hai chữ “Mẹ Ơi” thật cảm động!
Cuối cùng chú đành phải rời xa sư phụ, lầm lủi vượt núi băng rừng giữa mùa Đông giá lạnh, tuyết trắng phủ đầy để đi tìm Mẹ. Chính hình ảnh này đã gây xúc động mạnh mẻ đối với khán giả tại buổi liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương năm 2003.
Phim mang nhiều triết lý Phật Giáo rất sâu sắc khi tìm lại chính mình. Hình ảnh trong phim rất đẹp với lá thu vàng mùa Thu, với tuyết trắng mùa Đông. Hình ảnh cuối cùng một chú bé con đi tìm Mẹ trong băng tuyết đã để lại một ấn tượng rất cảm động về tình yêu thương Mẹ, một tình cảm tự nhiên và thiêng liêng của con người. Và có thể chính vì vậy phim này đã đoạt đưọc giải
“Phim Xuất Sắc” trong buổi liên hoan phim 2003.
Mời quý bạn tìm lại những tình cảm ấm áp khi xem phim Chú Tiểu Tìm Mẹ qua link dưới đây:

Chú Tiểu Tìm Mẹ - A Little Monk
http://www.youtube.com/watch?v=SCSoXg_nKSw

Trong mùa Vu Lan năm nay, chủ nhật vừa qua vợ chồng người viết cũng đã đến chùa Bửu Hưng ở Vancouver dự đại lễ Vu Lan do Thượng Toạ Thích Tâm Hoàn, trụ trì chùa Giác Hoa, Virginia chứng minh buổi lễ và thuyết giảng thời pháp “ Chân Nghĩa Bàn Tay của Mẹ”.
Phật tử ngồi chật cả chính điện. Nhiều người phải đứng hay ngồi ở bên ngoài để nghe pháp và làm lễ.
Buổi lễ thật trang nghiêm cảm động vì ai cũng thương yêu Cha Mẹ. Người viết cũng góp phần tâm tình của mình qua bài viết “Tâm Tình của Một Người Con Trong Ngày Vu Lan” qua sự diễn đọc của cô Hạnh Thảo. Giọng đọc trầm ấm, truyền cảm của cô HạnhThảo đã diễn đạt được ý tình của những người con trong ngày Vu Lan rất là cảm động. Xin cám ơn Cô Hạnh Thảo đã chuyển đạt thành công tình cảm thương yêu này đến với đại chúng trong buổi lễ. Sau đó là màn lễ Bông Hồng Cái Áo và dự cơm trưa chay ngon lành vui vẻ.

Xin mời quý bạn nghe tâm tình của những người con tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, trong đó có người viết, qua bài viết dưới đây:

Tâm Tình Của Một Người Con Trong Ngày Vu Lan


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiều Liên Bồ Tát.

Hằng năm vào Tháng Bảy âm lịch, các chùa tổ chức đại lễ Vu Lan để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ đã qua đời hay còn tại thế.
Có lẽ bạn cũng như tôi sẽ thật xúc động khi nhìn hình ảnh một chim hạc trắng xoè cánh che chở cho 4 chú hạc con và khi hạc mẹ đang mớm mồi cho con. Hình ảnh này đã khiến tôi liên tưởng đến những bà mẹ lúc nào cũng dang cánh tay yếu ớt của mình để bảo vệ cho đàn con yêu quý trước những phong ba nguy hiểm của cuộc đời và chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ cho con thơ bé nhỏ.
Hình như khi còn trẻ, chúng ta không biết hay chưa biết thương yêu cha mẹ vì chúng ta còn bận lo những chuyện khác mà ta cho rằng đó là quan trọng đối với chúng ta hơn như học hành, yêu đương, rong chơi với bè bạn, theo đuổi lý tưởng hay sự nghiệp v…v…

Bởi thế có đôi lúc ta đã:
“Có đôi lúc ta quên thời gian qua
Đường ta càng xa, vòng tay Mẹ ngắn lại”

Chúng ta vẫn nghĩ là tình yêu của cha mẹ đối với con cái là một điều tự nhiên và đó là bổn phận và trách nhiệm của mẹ cha. Cha mẹ nếu thương con thì phải thỏa mãn những đòi hỏi, mong muốn của con cái. Nếu không làm đúng theo ý muốn của con cái thì sẽ bị con cái phiền trách và đổ tội là chẳng có thương con. Chúng ta chỉ nghĩ đến cái lợi cho mình mà không quan tâm đến sự khó khăn hay nỗi khổ tâm của cha mẹ nếu họ không đáp ứng nhu cầu của con cái. Phải đợi đến khi chúng ta làm cha làm mẹ rồi chúng ta mới biết thương cha mẹ hơn như người xưa thường nói: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.”

Hôm nay Mùa Vu Lan lại về, chúng ta quây quần dưới mái chùa Bửu Hưng thân yêu này để cùng góp vui với những người con có cha mẹ còn sống trên cõi nhân gian này vì họ còn có cơ hội để nói lên một lời yêu thương cha mẹ hay lời cám ơn công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha vì một mai cha mẹ đã mất đi rồi thì dầu họ có muốn nói lời yêu thương hay tạ tội thì cũng đã muộn rồi.
Mừng cho bạn nhận đưọc cánh hoa màu hồng cài trên ve áo và cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền biết quy ngưỡng Tam Bảo, thân an trí lạc, phước huệ song tu.

Cũng xin được chia sẻ nỗi buồn đau của những người đã không còn cơ hội để nói lên những lời yêu thương hay tạ tội này vì cha mẹ đã qua đời

“Nay mất mẹ, bây giờ tôi mới hiểu
Thế nào là tình mẫu tử thiêng liêng
Ngôn từ nào định nghĩa chữ Mẹ hiền:
Là Đức Mẹ, là Quan Âm, thị hiện” (Thơ Sương Lam)

Xin mượn lời của thi sĩ Đỗ Trung Quân nói lên lời tâm tình của người con nhân ngày Vu Lan và cầu nguyện cho mọi người con trong trần thế hãy kính yêu Cha Mẹ khi còn tại thế để:

“Con sẽ không đợi một ngày kia,
Khi Mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi Mẹ già nua … “

Và bạn sẽ đau buồn khi nhận trên tay cánh hoa hồng màu trắng:

Ôi! Buồn lắm! Hoa hồng màu trắng đó!
Trên áo tôi! Tôi mất Mẹ lẫn Cha
Mùa Vu Lan khi nghe đến bài ca
Bông Hồng Cài Áo! Lệ nhòa đôi mắt!
(Trích trong bài thơ Màu Hoa Hồng Cài Áo của Sương Lam)


Xin cầu nguyện cho Cha Mẹ đã quá vãng sớm siêu thoát nơi miền lạc cảnh.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiều Liên Bồ Tát Ma Ha Tát

Sương Lam
Mùa Vu Lan 2013

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

Sương Lam
#493 Posted : Friday, October 18, 2013 10:16:24 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Định Mệnh Con Người


Chào quý bạn

Đây là bài thứ một trăm tám mươi tám (188) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Năm nay mùa hè ở Mỹ hình như nóng hơn mùa hè các năm trước. Portland là xứ mưa hết 300 ngày một năm thế mà nhiệt độ ngoài trời có ngày hơn 90 độ rồi. Trời nóng thì ai cũng thích đi vào các mall để hưỏng ké không khí mát lạnh của máy điều hoà không khí bự chảng của các mall. Chỉ có người không còn trẻ nữa là tội nghiệp nhất vì có nhiều người không biết lái xe hay không dám lái xe phom phom dạo phố như ngày xưa nữa vì thị lực và phản ứng không còn nhanh như hồi còn trẻ nữa như người viết, thôi thì ở nhà xem phim truyện Đại Hàn cho đỡ buồn vậy.

Thật tình mà nói bây giờ người viết không thích ôm máy truyền hình xem phim nhiều như ngày xưa vì tôi cũng đã qua cái tuổi trái tim thổn thức với những mối tình tuyệt đẹp thơ mộng như trong Tivi nữa. Đôi khi người viết còn nói đùa với ông xã rằng: Cứ cho hai nhân vật chính lấy nhau đi thì mối tình sẽ hết đẹp ngay tức khắc vì những thực tế trong cuộc sống hôn nhân đôi khi làm người ta vỡ mộng đấy bạn ạ! Người viết cũng không thích xem phim bạo lực hay phim ma Halloween nữa vì không muốn hình cảnh máu đổ thịt rơi, ma quái ám ảnh mãi trong đầu. Tuy nhiên, tối đến tôi cũng cùng chàng cùng ngồi xem phim chiếu trên SBTN cho có chút tình điệu tuổi không còn trẻ nữa một tí, kẻo chàng quên tuốt luốt rằng “bên anh luôn có em” bây giờ. Smile! Khi xem phim, người viết đã học được nhiều bài học rất hay, xin được chia sẻ với các bạn nhé.

Chúng ta thường chấp nhận mỗi ngườì có một số phận cuộc đời khác nhau. Có người giàu sang, có người nghèo khó. Có người có nhan sắc có thể đi dự thi hoa hậu phu nhân hay hoa hậu áo dài được và cũng có người có nhan sắc của một “nguời đàn ông không đẹp trai” như Thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao ngày xưa. Có người lương thiện và cũng có người độc ác. Có người hiền lành và cũng có người dữ dằn…

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã phải thốt lên:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Nhưng khi xem bộ phim Đông Siêu Phục Thù chiếu trên đài SBTN vào tháng 5 vừa qua, người viết rất tâm đắc với lời dạy của Thần Kiếm Kim Quang Trạch dạy cho học trò Bách Đông Siêu: “Định mệnh tốt hay xấu là do mình tạo nên” khi chàng thanh niên này quá mệt mỏi vì những thất bại trong cuộc đời nên đã muốn buông xuôi chấp nhận số mệnh mà ông trời đã ban cho.
Cũng nhờ nghe theo lời dạy quý báu đó mà Đông Siêu đã khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm luyện tập kiếm pháp, sống cuộc đời nhân ái nên cảm hóa được tên ma đầu Hắc Sơn của Hắc Sát Hội và cuối cùng đã chiến thắng được kẻ gian ác Hồng Đại Thụ. Còn người bạn Liểu Dân của Đông Siêu vì đã chọn sai sư phụ và hưóng đi của cuộc đời trong vai trò Thiên Vương của Hắc Sát Hội nên cuối cùng phải buông tay chịu chết dưới lưởi kiếm của Đông Siêu để chấm dứt những sai lầm của mình.
Nhà Phật đã dạy tất cả là do duyên nghiệp với thuyết Nhân Quả. Làm việc thiện lành thì đã tạo được nghiệp lành và sẽ được hưởng phúc báo tốt. Làm việc độc ác thì đã tạo nên nghiệp ác và sẽ bị nhận lảnh kết quả nghiệp tội xấu.

Nhà Phật cũng đã dạy thêm rằng: Nếu chúng ta tu hành chân chính, cải tà quy chánh thì chúng ta có thể chuyển được nghiệp. Ngài lấy một thí dụ: Một nắm muối nếu hòa tan trong một ly nước thì uống không được. Nhưng nếu hòa tan trong một bể nước thì có thể uống đưọc. Ta thấy việc ác như nắm muối, còn tu hành như bể nước có thể hóa giải nắm muối (Tu là chuyển nghiệp: Hòa Thượng Thanh Từ).
Có lẻ Tố Như tiên sinh cũng đồng ý với quan điểm Tu là chuyển nghiệp này, nên khi Kim Trọng khuyên Kiều, tiên sinh đã viết:

“ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”

( Nguồn: Trích trong Đạo Phật và Truyện Kiều- Tâm Huệ Đỗ Hoài Nam)

Nhà Phật cũng dạy: Tâm là chủ mọi sự việc trong đời. Mời quý bạn đọc câu chuyện Thiền dưới đây để thấy rằng cảnh giới Thiên đường hay Địa ngục là do tự cái Tâm ta tạo ra trong cuộc sống hiện tại chứ không phải đợi đến lúc chết đi rồi mới có.

Địa Ngục, Thiên Đường

Tướng quân đến Thiền sư Bạch Ẩn hỏi:
Thực sự có thiên đường địa ngục không?
Bạch Ẩn hỏi:
- Ông làm gì?
Tướng quân đáp:
- Tôi là một danh tướng.
Bạch Ẩn cười to:
- Ha ha ha! Một kẻ ngu si như ông mà làm tướng à! Ta trông ông giống tên đồ tể sát nhân.
Tướng quân tức giận rút kiếm hét lớn:
- Cái gì? Hãy xem ta lấy mạng của ngươi.
Bạch Ẩn thản nhiên nói:
- Đó, cửa địa ngục mở rồi, ông thấy không?
Tướng quân thu gươm về xin sám hối:
- Bậy quá! Xin Thầy tha cho sự lỗ mãng của con.
- Tốt lắm! Cửa thiên đàng do đây mà rộng mở.

Lời bình: Thiên đường hay địa ngục không phải cảnh giới sau khi chết mới có, mà chính nơi hiện tại. Niệm ác vừa dấy, cửa địa ngục rộng mở. Niệm thiện vừa khởi, cảnh thiên đường hiện tiền. Phải biết tất cả do Tâm tạo.

(Nguồn: Thiền là gì? Biên soạn Giác Nguyên)

Người viết xin được chia sẻ thêm một bài viết hay hay khác do một người bạn vừa mới gửi đến hôm nay.

Một Sự Chọn Lựa Giữa Nhân Ái, Tài Phú và Thành Công

Vào một buổi chiều mùa đông giá lạnh, từ trong căn nhà, người Vợ trông thấy như có thấp thoáng bóng ai đó đang đứng ở trước cửa nhà. Người Vợ mở cửa bước ra ngoài, và nhìn thấy có 3 cụ già tóc bạc phơ đang ngồi ngay cửa của nhà mình. Nhìn thấy họ có vẻ xa lạ, chắc là những người từ phương xa qua đường dừng chân lại đây trong khi chưa tìm được chỗ trọ. Thấy tội nghiệp, người Vợ liền lịch sự lên tiếng mời:
"Chào quý cụ, tuy tôi chẳng biết quý cụ từ đâu đến, nhưng chắc quý cụ cũng đã rất mệt vì cuộc hành trình, và chắc cũng đã đói lắm rồi, kính mời quý cụ vào trong nhà tôi nghỉ ngơi và ăn chút gì lót dạ cho nó đỡ đói".
3 cụ già đồng thanh lên tiếng hỏi:
"Xin hỏi, Ông chủ nhà có ở nhà không?"
Người vợ nhanh nhẹn trả lời:
"Dạ thưa quý cụ, chồng tôi đi vắng ạ."
3 cụ già bèn nói:
"Thế thì chúng tôi không vào nhà được".

Ðến tối, khi người chồng về tới nhà, người Vợ bèn đem câu chuyện 3 cụ già trước cửa nhà kể lại cho Chồng nghe. Nghe xong, nguoi chong bèn bảo Vợ:
"Thật tội nghiệp cho họ. Vậy thì bây giờ em ra bảo họ, anh đã về tới nhà đây rồi, và mời họ vào nhà nghỉ ngơi."
Người Vợ đi ra ngoài cửa và mời 3 cụ già vào nhà.
3 cụ già đồng thanh trả lời:
"Chúng tôi không thể đồng loạt cùng vào nhà".
Người Vợ bèn hỏi:
"Tại sao vậy?"
Một cụ già trong nhóm bèn lên tiếng giải thích, vừa giơ tay chỉ từng cụ già và giới thiệu:
"Cụ này là người giàu có, tên là Ðặng Tài Phú, cụ kia là một người thành công lẫy lừng tên là Ðặng Thành Công, còn tôi là người chuyên về việc bác ái có tên là Ðặng Nhân Ái", nói đoạn, cụ già ngước nhìn bà chủ nhà và nói tiếp: "Bây giờ bà hãy vào thương lượng với chồng bà, trong 3 người chúng tôi, gia đình bà muốn mời người nào vào trong nhà?"
Người Vợ bèn vào nhà và kể lại cho Chồng nghe tất cả mọi chi tiết. Nghe xong, người chồng vui mừng khôn tả và bảo Vợ:
"Thì ra là như vậy, thế thì chúng ta hãy mời cụ Giàu Có (Tài Phú) vào nhà!"
Nghe chồng nói, người Vợ không đồng ý nên nói:
"Này Anh, hay là chúng ta mời cụ Thành Công vào nhà được không anh?"
Cô Con Dâu trong nhà nãy giờ nghe được câu chuyện hai vợ chồng đang thảo luận, bèn lên tiếng góp ý kiến:
"Thưa Ba Mẹ, chúng ta nên mời cụ Nhân Ái vào nhà có hay hơn không?"

Nghe thế, nguoi chồng bèn bảo Vợ:
"Vậy thì em hãy ra mời cụ Nhân Ái vào nhà nghỉ ngơi"
Người Vợ nghe lời Chồng, đi ra cửa nói với 3 cụ già:
"Thưa quý cụ, trong quý cụ ai là cụ Nhân Ái, gia đình chúng tôi rất hân hoan mời cụ vào nhà ạ?"
Nghe bà chủ nhà nói xong, cụ Nhân Ái bèn đứng lên và chuẩn bị đi vào nhà. Hai cụ già kia cũng đứng lên theo và cùng tiếp bước vào nhà. Người Vợ thấy thế thì ngạc nhiên nên lên tiếng hỏi cụ Thành Công và Cụ Tài Phú:
"Nghe lời quý cụ bảo, gia đình chúng tôi đã lựa chọn kỹ và quyết định là mời cụ Nhân Ái vào nhà, tại sao bây giờ cả 3 cụ đều đồng ý vào nhà rồi vậy?"
Cụ già lớn tuổi nhất trong nhóm lên tiếng giải thích:
"Nếu quý gia chủ mời cụ Thành Công hoặc cụ Tài Phú vào nhà, thì 2 cụ còn lại sẽ không vào, nhưng nếu quý gia chủ mời cụ Nhân Ái vào nhà, thì bất kể cụ Nhân Ái bước đi đâu chúng tôi đều cất bước đi theo. Ở đâu có Nhân Ái thì ở đó có Tài Phú và Thành Công".

Thưa các bạn, nghe xong câu chuyện, chắc các bạn cũng đã có những quyết định riêng tư cho đời mình, chuẩn bị để mời cụ Nhân Ái, cụ Tài Phú hay cụ Thành Công rồi nhỉ?
(Nguồn: email bạn gửi. Cám ơn MN nhé)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Nguồn: Hình ảnh và tài lệu sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN188-ORTB586-8813)


Mời click vào link dưới đây để xem Youtube Đườn g Về - Nhạc hay
http://www.youtube.com/w...ure=em-share_video_user





Sương Lam
#494 Posted : Wednesday, April 23, 2014 1:40:57 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người




Đây là bài thứ hai trăm mười chín (219) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Thông thường con người không thích nói chuyện đau buồn, chết chóc vì ai ai cũng còn ham sống sợ chết. Tuy nhiên sinh tử là chuyện rất bình thường trong kiếp sống con người nhưng không ai dám đương đầu với sự thực đớn đau này.
Sau khi đi dự tang lễ của gia đình một thân nhân có người cha vừa mới qua đời, người viết lại nhớ đến một câu chuyện nhà Phật đã đọc từ lâu: “ Có một bà mẹ đau khổ vi đứa con mà bà yêu thương nhất mới chết. Bà khóc lóc đến cầu xin Đức Phật cứu cho con bà được sống lại. Đức Phật bảo bà rằng: Nếu bà xin được một hạt cải trong gia đinh nào trong làng mà không có người thân đã chết đem về cho Phật thì Phật sẽ ra tay cứu sống con bà. Bà đi đến tất cả mọi nhà sống trong làng để xin hạt cải, nhưng không thể nào xin được hạt cải đó vì gia đình nào cũng có người thân đã chết, không ông bà cha mẹ, thì cũng thân nhân họ hàng. Bà trở về bạch cùng Đức Phật thì được Phật dạy rằng: Không phải chỉ riêng một mình bà đau khổ vì người thân đã qua đời mà tất cả mọi người trên thế gian này đều cũng đã đau khổ như bà vì ai ai cũng có người thân đã qua đời: ông bà, cha mẹ, anh em, thân nhân trong gia đinh v..v.. Đời sống thế gian là có sinh ắt phải có tử. Đó là quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không tự nhiên của kiếp sống con người. Từ đó, bà mẹ này đã ngộ được chuyện tử sinh của kiếp người mà không còn đau khổ nữa, tinh tấn tu hành học đạo và đã được chứng đắc đạo quả.
Người viết lại mời bạn đọc thêm một câu chuyện Thiền khác thâm thúy dưới đây:

Sống Chết Có Thứ Tự

Có một phú ông đến xin Hòa Thượng Tiên Nhai chữ viết để mừng thọ đầu Xuân.
Ngài hạ bút: Cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết.
Phú ông xem qua không mấy hài lòng:
- Trời! Tôi nhờ Ngài viết chúc thọ mong được phước lành, sao lại đùa giỡn như thế?
Hoà thượng từ tốn bảo:
- Chữ viết có ý nghĩa tốt lắm đó. Giá như con ông chết trước ông, chắc ông đau khổ hết sức. Và nếu cháu nội ông chết trước con ông, thì ông và con ông cũng hết sức đau xót.
Nếu như nhà ông đời nào cũng chết thứ tự như chữ tôi viết. Đó là hưởng tận tuổi trời, mới thực sự hưng vượng đó.
Phú ông đổi buốn thành vui liền nói:
- À! Có lý!
Bình: Sinh thì đời người vui, nên họ tổ chức ăn mừng sinh nhật. Chết thì đời người buồn, nên khóc lóc kể lể, khi cúng gọi là kỵ. Song sinh tử là qui luật luật tự nhiên. Nếu ai ai cũng hưởng tận tuổi trời theo thứ tự không phải là phúc đức lớn sao?
(Nguồn: Trích trong Thiền Là Gì? Biên soạn: Giác Nguyên)

Gia đình thân nhân của người viết cũng vừa có chuyện đau buồn vì đã mất đi một người chồng, người cha trong gia đình. Dĩ nhiên là gia đình buồn lắm vì từ nay sẽ không bao giờ còn đưọc gặp người thân yêu đã khuất. Người viết đã tham dự hết những buổi lễ cầu siêu và cúng vong cho người đã khuất. Mỗi lần cùng nhau đọc tụng những câu kinh cúng vong, chắc hẵn thân nhân trong gia đinh và bạn hữu sẽ hết sức đau buồn khi đọc tụng đến câu:

“Cuộc hồng trần xoay vần quá ngắn
Kiếp phù sanh tụ tán mấy luân hồi.
Người đời có biết chăng ôi
Thân người tuy có, có rồi lại không”

Hoặc là:

“Phù du sớm tối một mai
Giàu sang cũng chết, xạt xài cũng vong
Thông minh tài trí anh hùng
Ngu si dại dột cũng chung một gò”

(Nguồn: Trích trong bài tụng cúng vong)

Khi lo việc hậu sự cho người thân đã chết, có nhiều vấn đề được đặt ra.
Có gia đình chọn cách an táng nơi nghĩa địa để thân nhân có thể đến viếng thăm, gặp gỡ trò chuyện như lúc họ còn sống. Có người chọn cách hoả thiêu cho gọn gàng, cho linh hồn mau sớm siêu thoát, cho khỏi bận lòng con cháu vì con cháu khi cha mẹ còn sống đã bận rộn không đến viếng thăm săn sóc thưòng xuyên thì nói gì đến việc đã chết rồi. Còn nếu có thờ cúng ông bà, cha mẹ, có viếng thăm mộ phần thì cũng chỉ được một hai thế hệ rồi cũng sẽ bị lảng quên vì những kẻ thờ phụng này qua thời gian rồi cũng sẽ nằm xuống cùng với cát bụi. Và Không vẫn lại hoàn Không!

Khi nói tới việc lo hậu sự cho người chết, người viết đã phải bật cười khi tình cớ đọc bài phiếm luận Khoan Chết của nhà văn Huy Phương được bạn bè cõi ảo gửi đến người viết trong tuần qua.
Qua bài viết 4 trang, nhà văn Huy Phương đã liệt kê chi phí tang ma khi chọn cách an táng nơi mộ phần hay thiêu đốt thành tro cốt. Theo ông phân tích thì thì chôn dưới đất dĩ nhiền là đắt hơn là thiêu xác rồi vì “Ðất dành cho người sống càng ngày càng đắt, đất cho người chết cũng vậy! Ðất chôn quá đắt thì chúng ta phải nghĩ đến chuyện thiêu!” Ở Portland, chi phí cho một tang lễ chôn dưới đất trung bình khoảng 17,000 $USD theo lời của thân nhân của người viết có người cha mới qua đời kể lại.

Nhưng mà thiêu rồi thì tro cốt cất ở đâu? Có người thì đem rải xuống sống, có người thì đem hủ tro cốt ký gửi ở nhà thờ hay nhà chùa để cho linh hồn thân nhân được gần gũi với kinh kệ. Có nhiều chùa ở Cali đã hết chỗ để gửitro cốt nên phải xây dựng thêm bảo tháp mới rộng lớn, khang trang hơn. Theo sự sưu tầm của ông Huy Phương thì tuỳ theo nhà thờ , nhà chùa lớn nhỏ, khang trang khác nhau mà giá cả ký gửi tro cốt trong các hộc đựng tro cũng khác nhau từ 1,000 đồng đến 15.000 đồng $USD.

Cuối cùng nhà văn Huy Phương đã kết luận bài phóng sự Khoan Chết của ông như sau:

“Qua ba kỳ báo, chúng tôi đã sơ lược cho các bạn những con số chi phí đáng kể và cũng đáng sợ. Ðối với những gia đình đã mua bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance) hay giàu có muốn tổ chức tang lễ cho đúng với địa vị và hoàn cảnh, nếu chúng ta không có khả năng tài chánh hay không chuẩn bị trước, có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn bất ngờ!
Sau khi viết bài phóng sự này, tôi chỉ có một điều mong muốn gửi đến tất cả mọi người:

“Ðừng vội chết! Xin trì hoãn được ngày nào hay ngày đó, vì cái chết không rẻ như ta tưởng!”
Huy Phương”

Một vấn đề khác khiến người viết lan man nghĩ đến là vấn đề phúng đìếu hay miễn phúng điếu khi đăng cáo phó khi có thân nhân qua đời.
Nhiều gia đình đã ghi rõ “Xin Miễn Phúng Đìếu và Vòng Hoa” trong cáo phó. Mỗi gia đình có một quan niệm riêng về vấn đề này mà chúng ta phải tôn trọng. Có thể là do di ngôn của người chết không muốn mắc nợ ai, có thể do thân nhân người chết muốn giữ gìn măt mũi vì nếu nhận tiền phúng đìếu thì sẽ bị chê cười là không đủ tài chánh để lo việc tang ma, và có thể do nhiều lý do khác nữa. Tuy nhiên người viết cũng đã từng thấy nhiều gia đinh vẫn nhận tiền phúng điếu và đã ghi rõ số tiền phúng đíếu này được cống hiến toàn bộ cho các viện nghiên cứu y học về ung thư, tiếu đường, bịnh Alzheimer v.. v…hoặc gửi tặng các cơ quan từ thiện giúp đỡ trẻ mồ côi, khuyết tật, giúp thương phế binh ở Việt Nam v… v..
Trong một đám cưới không có trang hoàng hoa đẹp hay trong một đám tang mà không có vòng hoa thì cũng mất đi phần ấm cúng, màu sắc của buổi lễ. Góp vui hay chia buồn với những lời chúc mừng, phân ưu trên báo chí, với quà tặng hay tiền mừng trong đám cưới, với vòng hoa hay tiền phúng điếu trong đám tang, mỗi phương cách có một ý nghĩa, có một cái hay, có một giá trị thiết thực riêng tư tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình người sống hay người chết, không thể nói phương cách nào là “perfect” của sự chọn lựa của chúng ta.
Riêng người viết thiển nghĩ, chúng ta cần chọn lựa phương cách nào có thể lợi lạc cho cả người chết lẫn người sống, tạo phước đức cho người chết đồng thời đem lợi lộc, sự an vui đến cho người sống, có được như thế vẫn tốt hơn. Không nên xử dụng số tiền phúng điếu cho lợi lộc riêng tư cá nhân mình mà cần góp sức vào những công trình nghìên cứu y khoa có ích lợi cho nhiều người sau này hay giúp đỡ những người kém may mắn hơn ta có được một mài nhà, một số tiền nho nhỏ trong cuộc sống để an ủi sự bất hạnh của họ. bạn đồng ý chứ?
Riêng cá nhân của gia đình người viết, cô em gái của người viết ở Việt Nam, đã dùng toàn bộ số tiền phúng điếu trong việc tang ma phụ thân của người viết, thọ 99 tuổi đã qua đời năm 2005 ở Việt Nam để xây cất 2 ngôi nhà tình thương, giúp cho những người nghèo không có nhà ở có được một mái ấm gia đình. Chắc hẵn ba mẹ của người viết ở một nơi chốn xa xăm nào đó, cũng đồng ý và hài lòng với quyết định này của cô em người viết.
Dầu với cách chọn lựa nào đi nữa, nếu tất cả mọi người trên thế gian này được “sống hạnh phúc, chết bình an” như lời dạy của Đức Đạt Lai Đạt Ma thì quả thật là là một phúc lạc vô biên cho kiếp người, bạn nhỉ?

Xin mượn mẫu chuyện Thiền ngắn ngắn dưới đây để là kết luận cho bài viết hôm nay:

An trú hiện tại

Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:
- Đời người bao lâu?
Tăng đáp:
50 năm.
Phật bảo: Không đúng.
40 năm.
Không đúng.
30 năm.
Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở.

(Nguồn: Trích Trong Thiền Là Gì. Biên sọan: Giác Nguyên)
Như vậy, khi chúng ta còn hơi thở thì chúng ta cần sống và hành xử như thế nào cho trên hợp với thiên đạo, dưới hoà với nhân tình, tạo nhiều thiện nghiệp. Có như thế thì mới có thể sống hạnh phúc, chết bình an được, phải không Bạn?
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửim NCTN 219-ORTB 619-32114)

Xin mời quý anh chị cùng thưởng thức Youtube Trở Về Cát Bụi qua tiếng hát của Mạnh Quỳnh

Trở Về Cát Bụi – Mạnh Quỳnh

https://www.youtube.com/watch?v=as2526S4Voc
Phượng Các
#495 Posted : Thursday, December 25, 2014 7:51:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Quote:
Thiệt tình là dạo này SL bận quá trời, vừa là "bà nội đảm đang" vừa là "đồng hương tốt trong cộng đồng VN ở Portland" (Nghe sao "ngon lành" quá nên phải "Vắt giò lên cổ chạy" hoài. )
SL cũng có "nháng" vào Forum chứ nhưng chạy vô chạy ra chứ không có thời giờ tâm sự chuyện ngắn, chuyện dài" như ngày xưa được. Smile! PC vô trang nhà của SL thì biết liền! Hì! Hì!

Tuy nhiên Forum PNV vẫn là nơi SL thương mến nhất vì quý vị trong Ban Điều rất dễ thương và có nhiều thiện chí tốt đẹp. Thật đấy. Hy vọng sẽ quay vè chốn cũ một ngày rất gần. Smile!
Gửi lời SL thăm hỏi hết qúy vị trong Forum PNV nha.
Gửi PC va Forum PNV cái link Youtube SL chúc Xmas và New Year cho tron bộ chúc Xmas nha và xem Mya lớn như thế nào?Smile!

Youtube Minh và Sương Lam chúc Xmas và Happy New Year
http://youtu.be/qjm6oRyanIQ
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Sương Lam on 12/25/2014(UTC)
Sương Lam
#496 Posted : Thursday, December 25, 2014 7:57:59 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Phượng Các và các bạn PNV ơi,

Câu nói đầu tiên là SL cám ơn PC đã chuyển giúp youtube SL chúc Xmas và lời thăm hỏi của SL đến qúy bạn PNV trong dịp Xmas năm nay.
[img][/img]
Lời tâm tình thứ hai là SL vẫn nhớ quý chị em đã cùng SL một thời “quậy” trong Forum PNV trước đây nên có đôi lúc SL làm một màn “lối cũ ta về” xem các mục của quý bạn rồi “dzọt” nhanh vì SL thiệt tình quá bận chuyện nhà và chuyện của thiên hạ. Hì! Hì!BigGrin
SL rất vui khi thấy những bạn bè xưa cũ vẫn còn sinh hoạt ở nơi đây, nhất là ban điều hành PNV. Bravo!

Hôm qua anh Biển Chết và SL có liên lạc chúc Xmas lẫn nhau trên YM sau mấy năm xa vắng vì cả hai cũng bận quá xá. Laugh

SL hiện giờ có job là “ người giữ vườn” cho mục Một Cõi Thiền Nhàn trên Oregon Thời Báo để “tâm tình miễn phí” với qúy vị cao niên ở Portland cho vui tuổi hoàng hạc vì họ ở cùng tại địa phương Portland với SL và nhiều người không biết sử dụng computer nên họ vẫn được ưu tiên hơn. SL rất cảm động khi có những cụ già gặp SL trên phố chợ nói hai chữ cám ơn SL vì SL đã chịu khó viết tâm tình với họ hằng tuần trên báo. Bao nhiêu đó cũng đủ làm cho SL chịu khó thức khuya mỗi buỗi tối thứ hai viết bài cho họ có chút niềm vui nho nhỏ tuổi già.Love

Mya bây giờ đã lớn rồi và đang học lớp 3 trường Mỹ, lớp 1 trường Việt. Mỗi tuần hai ngày anh Minh và SL lên nhà Mya lo cơm nước cho tụi nhỏ. Mấy ngày kia thì tụi này đi sinh hoạt trong các nhóm người cao niên tại Portland. Xàng qua xê lại là hết cả ngày giờ rồi. May là SL không tham gia vào các nhóm văn nghệ, thơ văn khác nữa đấy, nếu không thì phải bỏ bê anh Minh ngồi buồn hiu bi giờ. Smile!Laugh

Vài lời tâm tình cuối năm với qúy bạn PNV để thông cảm với SL nhé. SL sẽ “nháng tới nháng lui” ở PNV. “Đò có lưng” nhé.

Chúc toàn thể qúy chị em PNVvui vẻ, nhiều sức khỏe nha.heart Rose

[img]http://s86.photobucket.com/user/suonglam_2006/media/Cam%20On/Thankyou3-1.png.html][/img]

Sương Lam
Phượng Các
#497 Posted : Thursday, August 20, 2015 3:20:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nghe giọng oanh vàng của chị Sương Lam:

https://www.youtube.com/watch?v=qedn7gNsAXQ
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Sương Lam on 9/13/2015(UTC)
Sương Lam
#498 Posted : Sunday, September 13, 2015 3:53:21 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Nghe giọng oanh vàng của chị Sương Lam:

https://www.youtube.com/watch?v=qedn7gNsAXQ



Mèn ơi! PC làm một màn "điệp viên00 thấy" hồi nào mà lụm được youtube này hay quá vậyConfused BigGrin

Đúng rùi. Chính y thị SL cười nói um sùm vì có bạn hơn 10 năm không gặp từ phương xa tới thăm Sương Lam.

Hôm nay SL "nháng" vô thăm quý vị bà con cô bác Forum PNV và rất vui khi thấy phe ta vẫn còn hoạt động mạnh quá xáWub ThumpUp.

Thú thật từ ngày phụ trách mục MCTN trên ORTB , SL bận quá trời quá đất. Lại còn bày đặt mở thêm "tàng kinh các" để cất tài liệu riêng của mình nên SL đành phải "hô biến" ở trang này, nhưng "dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng" nên thỉnh thoảnh chạy vào xem tin tức rồi âm thầm dzọt lẹ vì hổng có đử thì giờ "tám" như ngày xưa được. Quý vị thông cảm nha.
SL mới viết bài viết Cười Cho Vui Với Đời để giới thiệu mục CCVVĐ mà SL góp vui với thiên hạ trước đây trên PNV cho dân Portland của SL biết mà cười cho vui ti tị.RollEyes

Vài hàng thăm hết tất cả bà con PNV và chúc qúy vị luôn vui khỏe nha. Smile!BigGrin BigGrin BigGrin
Sương Lam




1 user thanked Sương Lam for this useful post.
ngodong on 9/16/2015(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư
#499 Posted : Sunday, September 13, 2015 5:40:34 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị SL
Một chút bụi hồng ...
Sương Lam
#500 Posted : Tuesday, September 15, 2015 1:24:55 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Thiên Thư khỏe không? Đã an cư lạc nghiệp chưa?
Đôi khi một chút bụi hồng làm cho đời bỗng thêm vui đấy. Smile!

Post Cuoi Cho Vui Voi Doi
https://suonglamportland...3/cuoi-cho-vui-voi-doi/

Xin cám ơn ban điều hành PNV đã cho SL được "khẩn hoang lập ấp" nơi đây.

Chúc tất cả bạn bè Forum PNV an vui nhé.
Sương Lam
Users browsing this topic
Guest
28 Pages«<2324252627>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.