Rank: Advanced Member
Groups: Moderator, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 3,437 Points: 1,167 Thanks: 85 times Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
|
Tin hay không tin thì năm 2014 cũng đã tận, năm mới 2015 đã đến. Sáng sớm hôm nay, bầu trời xanh ngát, gió bão đã tan dần dù khí lạnh còn nguyên, chưa tan hết, hai vợ chồng thức dậy nhìn nhau: – 2015 rồi đó!
- Ừ tối qua không biết người ta có bắn pháo bông không? Hàn thử biểu chỉ con số dưới 40, đến gần nhìn kỹ chỉ có 32 độ F = 0 độ C. Đêm qua, không sao thức nổi để đón giao thừa dương lịch, mở truyền hình thật to nghe nhạc từ Time Square – New York, nhìn lớp lớp người đội nón mang khăn găng áo có màu đỏ và con số 2015, sân khấu có máy sưởi chung quanh, các cô ca sĩ vẫn mặc áo đầm ngắn lộ da thịt, trong khi các xướng ngôn viên than thở phải mặc bao nhiêu lớp áo. Mọi việc vẫn đều đặn như bao nhiêu năm trước, có khác chăng năm nay cảnh sát phải lo lắng nhiều hơn, sau vụ hai viên cảnh sát bị bắn tử thương ngay trên xe của họ. Đi dự thánh lễ đầu năm, nhà thờ chật kín đầy người, không chỉ có mình muốn đến tạ ơn Thiên Chúa đã xuống thế cứu chuộc nhân loại, đã ban phát niềm tin cứu rỗi, để nhân loại có nơi bám víu khi thế gian ngày càng có lắm điều điên đảo. Trong thánh lễ, lời cầu nguyện cho các gia đình mất người thân trong chuyến bay định mệnh Air Asian làm lòng mình chao đi một nhịp. Tin tức buổi sáng buồn quá, thêm vài chục người chết ngay trong ngày chào đón năm mới tại một tỉnh bên Trung Quốc. Trời còn lạnh tanh, đường vắng, vào Nordstrom vắng hoe, đến quầy tính tiền xin trả chiếc ví, quà của con tặng “ông ngoại” Ông ngoại nói: – Hết đi làm rồi tiền đâu nừa mà cần bóp! Anh nhận cho con nó vui, anh không thích cái này. – Vậy đổi cái anh thích! Nhất định trả lại không đổi, nhìn hóa đơn, 300 đồng – ông càm ràm: – Có mà điên dùng cái bóp chút xíu 300 đồng! Mình cần đôi dép đi trong nhà thôi. Buôn bán như Nordstrom khách hàng ai cũng thích, không có hóa đơn gốc, chỉ mang món quà đến, họ dùng máy soi lên hàng số mật mã định giá code price, xong ngay, tiền trở về thẻ tín dụng của người mua. (Cố tình viết bằng tiếng Việt, không biết có đúng không nữa.) Quà của “bà ngoại” cũng là cái ví, nhưng bà ngoại thích quá giữ luôn. Không biết tại sao năm nay được quà toàn là thứ để đựng tiền, mà tiền ở đây có đâu mà đựng, chỉ vài cái thẻ là hết. Thẻ căn cước có hinh xấu ơi à xấu, thẻ Capital One, thẻ Costco, thư viện, ngân hàng, thẻ hành nghề, thẻ bảo hlểm xe, tổng cộng sáu cái vừa xinh trong chiếc ví nhỏ xinh, nằm gọn trong bàn tay cô Út mua cho từ nước Ý, dùng cả chục năm trời chẳng hao mòn chi, màu có bạc đi chút đỉnh. Cái ví nằm gọn trong lòng bàn tay này được cho vào bên trong chiếc khác to hơn bằng da bò, khoác lên vai gần 20 năm, mua từ tiệm Good Will mới toanh, còn cả giá tiền thật sự trên trời ở bên trong ví, chủ nhân của nó là ai không biết, có lẽ cũng nhận quà từ ai đó mà không thích, nên đến ngày đẹp trời dọn dẹp nhà cửa, quăng nó vào thùng đem cho trất, gười mua chỉ trả môt món tiền tượng trưng, thích thú vì món hàng rẻ đẹp bền. Cái ví tòng teng màu da bò ấy sao mà tiện quá, cái khóa xinh xinh chắc chắn, để vừa chiếc điện thoại cầm tay, thỏi son, chùm chìa khóa vài món lỉnh kỉnh khác, nó chẳng làm phiền đến hai bàn tay, cứ khoác vào người là xong, không sợ quên – mất. Bạn bè con cái ai cũng hỏi sao không dùng cái khác đẹp hơn, nhất là sau khi sợi dây khoác vai bị chú két Mango cắn chơi suýt đứt.
Đi xa thì có một cái túi to chứa được đủ mọi thứ trong ấy, cái hiệu (logo) hai nửa vòng tròn đỏm dáng mạ vàng bị phai mầu nhưng da vẫn bóng đẹp cho dù bị quăng ném lung tung, trên máy bay – trên xe buýt, đã bảo cái túi dùng để phiêu lưu cùng chủ nhân mà lại, tuổi của nó cũng đã gần hai mươi từ ngày vào tay mình, cũng từ tiệm Good Will, tiệm đầu tiên được bạn đưa đến để mua đồ đạc khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Lúc mới sang định cư, có biết gì về “đồ hiệu” có hay gì về xe đẹp, miễn sao sống đủ đã là may mắn, tay trơn với vài va li quần áo vặt vãnh. Các cô em họ sang Mỹ từ năm 1975 mang đến cơ man quần là áo lượt, bà chị cứ thế mặc thoải mái, đi đâu cũng được khen: “mới sang đã diện đúng ‘mốt’ theo sát với ‘mô đen'” Bây giờ gần 1/4 thế kỷ cũng được lập lại y như thế, biết “đồ hiệu” biết “xe sang” nhưng cũng vẫn là của cho của tặng, đi vào Nordstrom mỗi năm vài lần, ông chủ trả tiền để nhân viên mặc quần áo cùng “tông” màu giống nhau (!) hai cô con gái có sư nghiệp, mỗi lần mua sắm “một tặng một” lại xách về cho má, sinh nhật, giáng sinh, bọc to bọc nhỏ gởi UPS đến ngay cửa, mở ra tròn mắt nhìn ngắm “hàng hiệu” tìm trên online xem giá trị, rồi cất vào tủ, viết email cám ơn, gọi phone cám ơn. Đầu giây bên kia tíu tít kể: – Con mua rẻ lắm 70% off, lấy ra dùng đừng cất, mọt nó nhấm hết! Nghĩ trong bụng, dùng chỗ nào chứ, đi nhà thờ – đi chợ – đi làm – đi tập mang ví bóp đẹp làm gì, hội họp mặc áo dài, đi đám cưới vài đám, trong vai bác, vai bà của cô dâu chú rể ai thèm nhìn nữa, thuở còn trẻ đi đám cưới trong vai bạn cô dâu – bạn chú rể còn mong có người ngắm nghía. Thế là năm nay có thêm hai cái bao vải, có tên hiệu hẳn hoi leo vào nằm trong tủ.
Đấy là viết chút xíu về bề ngoài đã lan man thế, sang phần ẩm thực, chỉ chưa hết hai tuần đã “ngốn” vào bao tử món ăn Greece- Himalayan – Japanese – Korean – American – chưa kể cá nướng, mì, phở lung tung cả lên, bánh trái ê hề, kẹo chocolate như núi, than thở thầm thì “xứ sở gì mà quá đáng” từ lý do này, mở computor lên là thấy diet – thấy clean food – thấy đủ mọi cách để làm cho xuống ký – Ôi chao thời “mình hạc xương mai” đã qua, thời má xệ bụng xề đã đến, con gái nói với má, có cháu gọi là cố rồi má còn muốn trẻ với ai? Đúng ghê, lý do tại sao con gái tặng má đủ thứ để che giấu tàn phai, người đối diện mải săm soi “đồ hiệu”, mải ngắm nhấp nháy, quên mất nhìn nếp nhăn má xệ.
Có gặp có thấy “bà ngoại” xách ví đầm nhớ khen ví đẹp, nhưng đừng nghĩ “bà ngoại” có tiền tội nghiệp, trả không được, bán không đành thế thôi hà.
|