Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1213141516>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#261 Posted : Wednesday, September 4, 2013 5:45:15 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trò Chuyện với Lan Chi

Với “Một Người Lính Viết Văn”: Phan Nhật Nam


LGT: Phỏng vấn Nhà Văn Phan Nhật Nam đã có một số người như Trần Vũ, Lệ Hằng, Lê Quỳnh Mai và viết như Nguyễn Bá Trạc. Tuy vậy, có vẻ như với tôi không được rõ ràng liền lạc lắm, chưa kể vài chi tiết lại đối nghịch nhau từ cả các tác giả coi như thân cận với PNN. Vì lý do đó, HLC đã thay đổi chủ đề, thoạt đầu là định để nhà văn kể chuyện của Saigon Muôn Năm Cũ sang trò chuyện với “người lính viết văn” Phan Nhật Nam.


Một trong các phóng viên chiến trường nổi tiếng thời trước 75 là Phan Nhật Nam. Bút ký chiến tranh Mùa Hè Đỏ Lửa được Giải Thưởng Phóng Sự Chiến Trường. Một giải thưởng mà nhà văn Chu Tử đã cho rằng trị giá không tương xứng và có ý định trao một giải khác có phần thưởng vật chất cao hơn. Một tác giả mà cuốn sách đầu tiên được nhà phê bình Hải Lưu (Đỗ Quý Toàn) đưa ngay lên màn ảnh nhỏ của TV với những lời giới thiệu trân trọng trong khi ông chưa hề gặp mặt PNN. Một tác phẩm tiêu thụ trong thời gian ngắn với số lượng 5.000 quyển và được tái bản nhiều lần.

Tôi quen anh vào khoảng 2006. Dáng khá cao, tính tình giản dị, tận tuỵ với bạn bè. Trí nhớ thì thật siêu phàm. Anh nhớ được nhiều chi tiết rất nhỏ.


Hè 2013, tại Quận Cam, tôi nghe Phan Nhật Nam trải lòng…


Tôi sinh năm 1943 ở Huế với tên đầu tiên là Phan Ngọc Khuê nhưng giấy khai sinh là ngày 28/12/1942 và đổi thành Phan Nhật Nam. Thuở bé tôi từng ở chiến khu với cha mẹ vì hai ông bà đều là cán bộ Việt Minh. Năm 1952, tôi vào Đà Nẵng học tiểu học ở Saint Josept. Từ 1955 đến 1960 vào Nha Trang ở với ông cậu Hai một thời gian, đi tận Sài Gòn để ở nhờ với một ông anh họ khác .. Nhưng rốt cuộc về lại Đà Nẵng học trường Phan Chu Trinh đến năm 1960. Ngôi trường này tôi rất yêu quý. Tôi cho rằng đây là một nơi sản sinh nhiều nhân tài tầm cỡ thế giới. Những bạn học của tôi, những người cùng lớp sau nầy đều là những người thành công, đóng góp cho xã hội nhiều mặt. Tất cả đều con nhà nghèo, gia đình bình thường nếu không nói là tầm thường. Năm 1959, mẹ tôi dắt em gái thứ hai vào Sài Gòn kiếm sống. Một mình ở lại Đà Nẵng, và năm 1960 tôi ra Huế vì Đà Nẵng không có Đệ Nhất.Dù nhà nghèo, học dốt (thường đứng gần chót) tôi cũng lấy được bằng tú tài, hạng bình thứ vào 1961. Mẹ tôi mất đầu năm 1961 tại Huế, chưa đầy 40 tuổi


PNN có đôi mắt quá là buồn khi kể chuyện xưa, trái hẳn với vẻ sôi nổi khi nói về thời sự chiến tranh. Thì ai chả thế. Khi mà quá khứ không phải là nệm ấm chăn êm, không phải là cha ngồi đọc báo, mẹ ngồi khâu. Cái hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước đã cướp mất của PNN những tháng ngày êm đẹp của tuổi thơ. PNN không chọn nơi sinh ra và càng không trách nhiệm gì về quyết định của bậc sinh thành. Tuy vậy những ngày tháng trong chiến khu đã giúp PNN “nhìn” thấy, hiểu được bản chất của cộng sản cho dẫu chưa đủ trí khôn của đứa trẻ lên mười. Đôi mắt trẻ thơ đã biết sợ hãi khi chứng kiến sự dối lừa, sự tàn độc, và không biết có phải vì thế mà mẹ PNN không hề “tuyên truyền” điều gì với Nam. Hẳn là bà, vì mạng sống chồng cũng như bản chất quá đổi nhu thuận, hiền lành một đời không hề nói tiếng lớn chứ đừng nói tranh cãi với ai.


Không cha mẹ, nhà quá nghèo không thể tiếp tục học, PNN vào Võ Bị Đà Lạt, Khoá 18 (Đúng ra đã vào Sài Gòn khám bệnh để đi khóa 17 (1960). Nhưng do lý lịch của cha mẹ nên trường Đà Lạt không nhận). Đến Khóa 18, an ninh quân đội xét lại hồ sơ mới cho nnhập học (23/11/1961). Ra trường ngày 23/11/1963. Lúc ấy, tại miền Nam, lịch sử chỉ vừa mới lật trang Đệ Nhị Cộng Hoà chưa được bao lâu. Đơn vị lần lượt là Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù Biên Hoà; TĐ 9 (1965), TĐ 2 (1968) Sàigòn; Lữ Đoàn 2 (1968) Long Bình, Thủ Đức. Bị lột lon vì tội đánh lộn năm 1970. Từ nhảy dù chuyển về Quân Đoàn III Biên Hòa; Tiểu Khu Phước Tuy, TK Long An (1970), Biệt Động Quân (1972), Ban Liên Hợp Quân Sự 4; 2 Bên từ 28/1/1973 cho đến ngày 29 /4/1975.


Tôi cắc cớ hỏi vì sao bị lột lon, vì với tôi, Nam không có vẻ gì là một người lính “ba gai”. Cái “ân cần” của PNN có từ trong máu, tôi nghĩ thế. Những năm còn nhỏ, chiều chiều PNN rửa chân cho các em, quen chăm sóc em khi mẹ đi làm chưa về. Khi mẹ mất thì càng yêu thương em hơn, phản ứng nầy đã tạo nên một PNN chú ý từng nhỏ nhặt như khi một lần đến đây, ngồi ăn ngoài sân, Nam nhỏ nhẹ nhắc tôi “Cô mặc áo ấm vào, lát nữa trời lạnh đấy” hay khi tôi chuẩn bị đổ rác từ “sing” rửa chén, Nam đã rời bàn ăn vội vã đứng dậy lấy chân mở sẵn thùng rác cho tôi. Cả khi tôi cần đi sang thành phố khác, dù bận vô chừng, PNN cũng lái xe cả hơn giờ giúp tôi. Quan sát những nhỏ nhặt ấy, tôi thấy rằng PNN sẵn tính tận tuỵ với bạn bè. Phải chăng có được điều ấy là vì PNN được dạy dỗ trong phong trào Hướng Đạo và sống cùng với bạn bè từ thuở thiếu niên cho đến hôm nay. Tuy tận tuỵ ân cần nhưng khi tranh luận, PNN cũng là một người với bản chất khá nóng nảy.


Thôi đừng nhắc, chẳng hay ho gì. Nam gây sự ẩu đả với người bạn của gia đình Tướng Đỗ Cao Trí trước Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn khi Tướng Trí đang giữ chức tư lệnh.
Thế vì sao anh lại được về Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên? – Vì anh Võ Tín, niên trưởng của tôi trước ở nhảy dù là Chánh Văn Phòng cho Tướng Ngô Dzu. Ông Dzu lúc đó là trưởng phái đoàn. Sau đó trưởng đoàn là Tướng Dư Quốc Đống. Ông Đống là Tư Lệnh Nhảy Dù nên ông biết tôi; phó đoàn là Tướng Phan Hòa Hiệp là vai anh nhưng từ nhỏ tôi lại gọi bằng cậu.


Tháng Tư 1975, tan hàng. PNN không ra đi do một xếp đặt như là định mệnh dù đang giữ nhiệm vụ của sĩ quan Ban Liên Hợp đưa người lên phi cơ đi Mỹ tại cơ quan DAO. Quyết định ở lại như một lần anh bày tỏ với Trần Vũ “Thôi thì chấp nhận đi ở tù vài ba năm cho xong chuyện. Có gì cũng được ở lại trên đất nước mình, như quyết định có thật của Boris Pasternak. Đã sống, chiến đấu cạnh người Mỹ suốt cuộc chiến (Nhảy Dù VN là đơn vị đầu tiên phối hợp hành quân với các đơn vị Không Kỵ, Nhảy Dù Hoa Kỳ từ 1965), nếu không hiểu biết nhiều thì cũng có được vài nhận định khách quan thế nào là người Mỹ hay quân đội Mỹ. Từ 1973 lại ngồi chung với họ trong bàn hội nghị Ban Liên hợp Quân sự ở Tân Sơn Nhất. Nhưng bao trùm tất cả là “quan niệm”: Là Người Việt với nhau, “hy vọng” sau chiến thắng chung cuộc rồi, người cộng sản “Cộng sản Việt Nam” hẳn cũng không đến nỗi nào?” để rồi sau đó là sự dày vò triền miên “Tại sao có thể như thế? Những ngày dài suốt thời gian từ 7/9/1981 đến 29/5/1988 tôi chỉ ao ước được đưa bàn tay ra khỏi khung cửa sổ nhà giam để xem gió mát như thế nào! Tôi thù hận ai đây? Mơ ước gì khi đã hiểu ra điều đơn giản cuối đời: Sự Thật lớn nhất là Cái Chết. En attendant Godot chăng? Không, con người chỉ chờ Cái Chết. Khác nhau chăng là chúng ta làm gì trong khi chờ lần chung kết kia.”


Ngay sáng ngày 30 tháng 4, Kim Cương, Vũ Hạnh, Cung Tích Biền lùng sục tìm người viết văn, làm báo… PNN trốn trong Trường Colette. PNN trốn ở đó cùng Chử Quân Anh vì Nam là con nuôi của ông Chử Ngọc Liễn (Ông Liễn là Đổng Lý Bộ Nội Vụ). Chử Quân Anh lấy vợ quốc tịch Pháp và khu Colette lúc đó coi như nơi trú ngụ của Pháp Kiều.


Rời Colette, PNN trốn về Bà Rịa làm ruộng. Cuối cùng vợ khuyên, PNN ra trình diện ngày 23/6/1975. Cuộc đời lao tù bắt đầu từ đó cho đến ngày 19/1/1989. Xem như 14 năm tù VC với hai đợt kiên giam hơn 8 năm nằm hầm tối liên tục. Đến bến bờ tự do năm 1994.

-HO bao nhiêu? Coi như HO 22 nhưng thực tế là RD # 4. ( Rapid Departure). Đây là một chương trình đặc biệt do Trung Tướng John Vessey, đặt vấn đề với Hà Nội đầu tiên. Cũng có vài người từng nằm trong RD như Doãn Quốc Sĩ, Như Phong..Ngày đó dù có tên RD nhưng xin “passport” mãi không được. Cuối cùng nhờ BS Phạm Đức Vượng (hiện đang cư trú San Jose) dắt xuống Cần Thơ làm passport rồi mới được phỏng vấn.

Tôi hồi tưởng lại bài Trần Vũ phỏng vấn PNN. “Tôi đi Mỹ cứ như hắt cặn nước. Tôi đi Mỹ nhẹ tênh vất điếu thuốc. Quê hương gầm gừ khinh miệt. Đất xa trọn chốn lưu đầy… Trần Mạnh Hảo khi tiễn ra phi trường (5/11/1993) có lời cảm khích: Thế nào ông cũng khóc khi ra khỏi nước! Thế nhưng tôi đã không biết phi cơ cất cánh lúc nào, ngủ ngay khi vừa ngồi xuống ghế trên máy bay. Nhìn đâu ra Sàigòn của Miền Nam khi toàn phi hành đoàn phát âm giọng Bắc vùng Thanh, Nghệ… Nghe ngang ngang, cứng cứng; thái độ khinh khỉnh, xấc xược (do biết chuyến bay thuần là người tỵ nạn đi diện H.O). Những năm đầu tiên ở Mỹ (1994-1996) tôi luôn ở trên đường xa như nhân vật trong phim Forrest Gump.


Sao thế nhỉ. Hắt cặn nước? Nhưng tôi không muốn suy nghĩ lâu về điều ấy. Tâm trạng ra đi rất khác cho mỗi người. Tôi không phải là Nam, người lính VNCH có cha tập kết, có mẹ hoạt động nội thành, có em gái tự tử bỏ ba con thơ, có người cha vào trại thăm, nhìn nhau coi như không có, nên tôi không thể có cảm giác hắt cạn nước. Cũng như cái cảm giác của Forest Gump. Chạy mãi, chạy mãi…
PNN có bảy tác phẩm trước 1975: từ tác phẩm đầu tiên Dấu Binh Lửa, Dựa Lưng Nỗi Chết, Dọc Đường Số 1, Ải Trần Gian, Mùa Hè Đỏ Lửa, Tù Binh Hoà Bình. Nhà xuất bản sách đầu tiên cho PNN là Đại Ngã của Nguyên Vũ, sau đó là Sáng Tạo của Doãn Quốc Sĩ và sau cùng, quan trọng nhất là Hiện Đại của Nguyễn Văn Thành.

PNN được khá về toánvì do các bạn cùng lớp kèm lại (Sau nầy là các giáo sư Tôn Thất Tuấn, Tôn Thất Hải, Trương Công Nghệ, Lê Tự Hỷ của giới toán học, khoa học quốc tế.. ); nhưng rất kém về Việt văn. Nhờ cô giáo Quế Hương (người chồng là Bác sĩ Nguyễn Khoa Nam Anh, anh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) coi bản điểm thì mới biết chỉ “1. ¼” nên hỏng kỳ đầu khóa thi 1960; Từ thi Trung Học Đệ Nhất cấp cho đến hai lần tú tài đều hỏng oral, hoặc kỳ đầu là vì Việt Văn.


Tôi cảm thấy thú vị “Thế Nam bắt đầu viết từ khi nào? Vì lý do gì?”
-Nguyên Vũ là bạn cùng lớp thân nhau từ ngày di cư vào Đà Nẵng, 1954. Lúc bấy giờ, 1968 anh chàng đã nổi tiếng, kiếm ra tiền nhờ viết sách . Vào dịp cộng sản công tổng kích Mậu Thân, khi cùng chung phòng hành quân Lữ Đoàn 2 Dù Vũ là sĩ quan liên lạc pháo binh nhẩy dù). Tôi hỏi Vũ viết sách như thế có tiền không. Vũ nói bản quyền đến 80.000 đồng trong khi vàng chỉ 8,000 đồng một lượng. Nghe hơi hướng 80.000 đồng trong khi lương cấp uý của tôi bấy giờ chỉ 7, hoặc 8000, nên tôi bảo sẽ viết hay và thật hơn. Vì là lính bộ binh nhẩy dù nên hiểu sức nặng của nón sắt trên đầu, ba- lô trên vai.. ”


Do sự thúc đẩy của Nguyên Vũ, PNN viết. Nguyên cớ có thể nói là do viết sách sẽ được nhiều tiền hơn lương lính tác chiến. Tuy vậy, làm sao người “dốt” Việt văn lại có thể viết được nhỉ? Nam cười lành: “Nhà nghèo, tôi không có sách để đọc nên rất dở Việt văn từ thuở trung học như đã nói. Thời gian ở Võ Bị Đà Lạt, không có tiền ra phố, vì lương sinh viên sĩ quan không bao nhiêu lại phải gởi về nuôi em. Ngày Chủ Nhật, khi mọi người đi chơi thì tôi cỡi ngựa của trường, hoặc vào thư viện tìm đọc sách các tác giả viết, dịch sang Pháp văn. Tôi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các cuốn La Vingtcinqieme Heure, , La Second Chance, Vol de Nuit… Tôi áp dụng những hiểu biết, kỹ thuật nầy khi viết Dấu Binh Lửa. Họ viết câu ngắn, giản dị nên lần lần tôi thấm hiểu các ông Constantin Gheorghiu, A. Camus, Hemingway, Saint Exupery, Chekov.. Nhưng tôi nể phục nhất là Dostoievsky”


Định mệnh đã mỉm cười với PNN. Nguyên Vũ đọc, khen hay rồi xuất bản. “Dấu Binh Lửa”, tác phẩm đầu tay, dày trên 300 trang, in lần đầu 5.000 cuốn. Bán hết trong thời gian ngắn vì người lính đọc rất nhiều. PNN nói rằng anh viết về họ đúng như đời sống thật. “Giới văn học ngoài Bắc cũng không thể phủ nhận như Vương Trí Nhàn, Tô Hoài.. dù tỏ vẻ đả kích cho đúng lập trường.. Một ông từ Hà Nội (tôi đoán là Hà Minh Tuân) lên trại tù Yên Bái (1978) để tỏ lời ngơi khen cũng từ cuốn nầy” PNN nói. Nhà phê bình Hải Lưu (Đỗ quý Toàn) đem lên chương trình Văn Học Nghệ Thuật của TV Sài Gòn quảng cáo, khen ngợi. Hải Lưu cứ ngỡ tác giả là một người tóc lớn tuổi và từng kinh qua nhiều chiến trường. PNN chỉ gặp Đỗ Quý Toàn mấy năm sau khi Nam đầu quân với Tuần Báo Đời của Chủ Bút Trùng Dương, Nguyễn Thị Thái.


Trước đó, Võ Bị Đà Lạt có báo Đa Hiệu, PNN tập tành viết vở kịch “Sau Cơn Lụt”. Vở kịch này được gửi cho Bách Khoa và “bị” Lê Ngộ Châu chê “yếu” quá. Năm 72, PNN mới viết cho báo Diều Hâu của Phạm Huấn, Nguyễn Đạt Thịnh, chuyên phóng sự chiến trường. Tuy thế, vẫn chưa thành nhà nghề, giới viết văn Sài Gòn vẫn không nhận vào hàng ngũ của họ vì coi Nam chỉ là một anh lính nhẩy dù lỡ nhẩy vào văn chương mà thôi. Mấy mươi năm sau ở hải ngoại cũng thế, “các ông gọi là nhà văn” có những sinh hoạt riêng tư, Nam không tham dự. Sau Nhà Xuất Bản Đại NgãSáng Tạo của Doãn Quốc Sĩ. Tuy thế, PNN bắt đầu “bật” lên từ vận động của Nguyễn Văn Thành. Ông Nguyễn Văn Thành trước kia bán sách dạo cho con nít trước chợ Tân Định. Khi khá, ông mở NXB Hiện Đại. “Đấy là một người rất giỏi” PNN nói. “Ông ta đã lobby như thế nào đó để các tác phẩm của Hiện Đại đồng loạt đoạt giải. Trong một năm, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ đoạt giải thưởng 1,2,3 bộ môn văn; Du Tử Lê đoạt giải thơ với cuốn Đời Ở Mãi Phương Đông”, PNN tiếp: “Cũng qua bàn tay ông nầy, Mùa Hè Đỏ Lửa mới thành hình vì nguyên thủy chỉ là những bài đăng rải rác ở Sóng Thần, Đời, Diểu Hâu…” . Ông nầy còn tạo nên hiện tượng Lệ HằngViệt Hóa Nhạc Trẻ với những bài hát như “ Thuở nhỏ em với anh chơi bắn súng ben..ben..”


Kể từ khi ra hải ngoại, sách của PNN tiếp tục được xuất bản bởi Nam Á của Mai Trung Ngọc ở Pháp, Tú Quỳnh, Kháng Chiến nhưng tự xuất bản thì nhiều hơn: Những Chuyện Cần Được Kể Lại, Đường Trường Xa Xăm, Mùa Đông Giữ Lửa, Đêm Tận Thất Thanh, Mùa Hè Châu Âu, The Stories Must Be Told, Chuyện Dọc Đường, Tù Binh Hoà Bình bản tiếng Mỹ; và gần nhất là Vietnam War Epilogue do Thư Viện Toàn Cầu dịch và xuất bản.


Ngoài số lượng sách trên, PNN viết các bài ngắn, dài theo nhiều đề tài đăng khắp nơi. PNN thường viết về con người, sự kiện và các vụ việc liên quan đến VN bao gồm cả trước và sau 1975. Theo PNN, những bài đặc biệt là viết về Nguyễn Chí Thiện, bài về Việt Cộng Nằm Vùng, bài về Hiện Tượng Phân Hoá trong cộng đồng người Việt hải ngoại. PNN cũng thú vị với những đề tài về những người cộng sản phản tỉnh như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa... Nam chỉ có hai bài duy nhất về giới nghệ sĩ là bài viết về Trần Thiện Thanh và một bài về tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa.

Cái lý do viết vì tiền nói ra lúc đầu thật ra chỉ là nói cho vui. Sự cần thiết viết từ Mậu Thân 1968 đến nay đã được PNN giải thích gọn lỏn bằng bốn chữ: Bất Bình Tắc Minh.

Tại sao phải bất bình nhiều thế? – Thì cô coi, một anh thiếu úy 21 tuổi lần đầu đựng trận lớn ở Bình Đại, Kiến Hòa thì thấy cái gì? VC ư? Là mấy thằng con nít mặt búng ra sữa móc ở ao bèo lên. VC ư? Là hai ông bà già từ hầm chui ra sợ hãi vái lia lịa. Vc ư? Là cô tên Lai, tay cầm một bọc vòng vàng, ngồi ngớ ngẩn giữa đám nhà cháy. Do quá kinh hãi, cô vất gói vàng xuống đất, tôi kêu cô ta lấy lại thì..Khổ quá, cô ấy tưởng tôi không lấy vàng thì có nghĩa cần “cái khác” và tính cởi khuy áo. Tôi dẫn cô ta ra bến thuyền qua Mỹ Tho gặp lại bà mẹ, cô ta mới hoàn hồn. Cũng trong một ngày đó, 20 tháng 8, 1964 khi trở về Sài Gòn dẹp biểu tình thì bị ném đá, bị chửi rủa. Chỉ một ngày, tôi chứng kiến bao sự việc như thế. Bằng ấy thứ dồn nén trong con người tôi. Phải viết ra. Không viết thì chỉ có nổi điên lên.


Thì ra thế. Là chứng nhân và thôi thúc viết từ những gì nhìn, nghe. Mà những gì PNN “nhìn”, “nghe” thì từ chiến trường, từ mỗi thước đất đi qua với cảnh khổ, cảnh chết của người dân, người lính miền Nam trước 1975, nên thứ văn chương xa hoa, lãng mạn tình yêu, tình ái, anh, em hoàn toàn xa lạ đối với anh.
Tôi tủm tỉm cười “Ngôn ngữ anh/em thì xa lạ trong văn chương Nam chứ bên ngoài thì Anh/Em với bao người rồi? Mấy vợ mấy con và mấy người tình?”. PNN không nói. Anh cho rằng gia đình là những gì rất riêng tư, không nên nói ra. Người đọc là muốn đọc điều mà người ta có tham dự trong đó, liên quan với nó. Anh thương yêu ai là chuyện riêng của anh, viết vào trong sách nghe tầm phào. Gia đình không là yếu tố của chuyện viết lách. Chỉ một lần viết về vợ con là cuốn Bi Ký viết trong tù (1979-1981). PNN cũng kể vui câu chuyện là Tết năm 1974 qua 1975, Chu Vị Thuỷ, vợ của Họa sĩ Đằng Giao là bạn thân thiết có hỏi sao không thấy Anh Nam có liên hệ này nọ thì hôm sau PNN mới đưa vợ con đến. Vậy thì có lẽ độc giả nào tò mò cũng đành chịu thôi.


Kỷ niệm đáng nhớ trước 1975 là lần ra Bắc trao trả tù binh, Ngày 4 tháng 3, năm 1973 có mang theo cuốn “Mùa Hè Đỏ Lửa” theo lời cố vấn của Nguyễn Văn ThànhĐỗ Ngọc Yến. Kể từ khi cha tập kết, chưa bao giờ có liên lạc, ngày trao trả đó có Bùi Tín đi cùng theo một dư mưu mà sau nầy mới rõ. Bùi Tín hỏi PNN có muốn gặp cha không, anh trả lời có. Nhưng PNN dí dỏm tự ví mình như Vi Tiểu Bảo bằng sự ma mãnh như sau: Đoạn đầu, anh trả lời rằng muốn ở lại Hà Nội để gặp cha, đồng thời còn bịa rằng người phóng viên bên cạnh là bạn học cũ. Lúc ấy có khoảng 30 phóng viên quốc tế, đa số thuộc khối xã hội chủ nghĩa hay Đông Âu vây quanh. Đoạn sau thì bất ngờ PNN nói ngược: “Tôi vừa nói láo mà các ông đã tin!! Cái láo sơ đẳng nhất mà sao các ông tin được? Tôi là người Huế, anh ta là người Bắc thì làm sao là bạn học thuở nhỏ được? Tôi là người Huế nơi mà người cộng sản vừa chôn mấy ngàn người, có chứng cớ đây.” PNN đưa tài liệu là hình ảnh do anh chụp trong cuốn mùa Hè Đỏ Lửa. PNN tiếp “ Tôi chỉ mới nói láo sơ đẳng vậy mà các ông đã tin, thì các ông biết gì về những trò hiểm độc, dối trá của CS?” Bùi Tín lúc đó là sĩ quan báo chí của phái đoàn Bắc Việt thấy mưu định “chiêu hồi” PNN ở lại Hà Nội không thành nên thúc dục Nam lên máy bay để đi về. Nhưng Đài Hà Nội cho phát lời PNN nói trong đoạn đầu (với ý muốn gọi là “muốn ở lại Hà Nội để gặp cha”) và không phát đoạn sau nên khi trở về PNN bị phạt 60 ngày trọng cấm về tội phát biểu bất lợi cho quốc gia và tội phổ biến tác phẩm bất hợp pháp.


PNN đến San Jose cuối năm 1993. Từ đó di chuyển qua nhiều tiểu bang, đi khắp thế giới, xuống đến Úc, lên tới Bắc Âu để gặp bạn bè phổ biến các sách mới xuất bản. Sau đó vì con gái mua nhà ở Houston và PNN về ở đây đến 1998. Trong thời gian này PNN có ghi danh học University of Houston. Năm 1998, PNN đến Minnesota làm social worker cho VSS, một văn phòng xã hội của chính phủ do Đại Tá Lữ Mộng Chi, em Trung Tướng Lữ Lan làm giám đốc. Ông Chi là một trong những sĩ quan giỏi về tổ chức và tham mưu của QLVNCH. Nam cũng làm chuyên viên thuế cho Sở Thuế Vụ Minnesota và đi học ở U of M. Đi học là do thích học chứ không phải vì trọng khoa bảng, công danh. Cho nên đến giờ nầy vẫn không có cấp bằng nào cả. PNN nói rằng anh thích Đỗ Ngọc Yến là vì điểm nầy.
Nói về những ngày tháng đi học, PNN bày tỏ: “Tôi rất thích lối giáo dục của Mỹ. Thật tuyệt vời. Họ dùng câu văn ngắn gọn và focus vào sự kiện. Còn nói về thuế thì ở cấp độ cao thế nào tôi không biết chứ người thường thì rất khó trốn thuế, một cent cũng không thể thiếu.” Tôi bật cười khi nghe nói vậy. Một quốc gia tân tiến bậc nhất với bao kinh nghiệm từ những đầu óc siêu việt thì đương nhiên người thường làm sao có thể qua mặt phạm luật pháp được.


Năm 2003 PNN bị mổ gan mật nên anh về Denver ở hai năm với gia đình em gái út, Phương Mai, với sự giúp đỡ hào hiệp của Nguyễn Trọng Hùng, đại uý của Đơn Vị 101. Năm 2005 do Denver lạnh quá, PNN bèn quay lại California nhưng chọn miền Nam. Tại đây sinh hoạt viết bài cho các báo vùng Orange Countycũng như các nơi khác ở Gia Nã Đại, Úc.. Trong khoảng thời gian này, PNN thuê phòng của nhà Hồ Văn Sinh ở cùng Nguyễn Chí Thiện, người quen từ Trại Ba Sao, Hà Nam Ninh trước khi về Nam,1981.


Một cơ duyên đến. Nam Lộc mời PNN làm show ASIA 50 về Trần Thiện Thanh, do đã làm một lần năm 1972 với cơ sở Tiếng Hát Đôi Mươi của Trần Thiện Thanh về Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, với bài Người Ở Lại Charlie. Sau đó SBTN mời PNN làm biên tập viên cho đến hôm nay. Một số chương trình PNN biên tập hay thực hiện riêng như: Những Vấn Đề Của Chúng Ta, Văn Học Nghệ Thuật; hay nhũng chương trình dài hạn như Sống Cùng Mệnh Nước Nỗi Trôi của Ngọc Đan Thanh; hoặc Kim Nhung Show như Lịch Sử VN Cận Đại; 1975, Một Cuộc Đổi Đời; Trên Hành Trình Tự Do và mới nhất là Thời Sự Ngày Mai với Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa..
Báo Sống là một trường hợp đặc biệt. Nhân xem các chương trình do PNN biên tập, thực hiện một mình hay làm chung, các bạn trẻ của Tuần Báo Sống đề nghị PNN biên tập lại các bài để đăng Sống.

Tháng 10 sắp tới đây, Người Lính Viết Văn lại dong ruổi lên đường đến Dallas, San Jose, Sacramento để giới thiệu hai tác phẩm: Cuốn Phận Người Vận Nước, tập trung các bài viết về người và tình thế Việt Nam từ 1945 đến 1975 ; cuốn kia là Chuyện Dọc Đường bao gồm các chuyện khá thật nghe được, chứng kiến, tham dự, sống cùng từ 1975 đến nay khắp nơi Nam-Bắc Việt Nam, ở các trại tù, trên đường đi xuyên nước Mỹ, nghe ra trên Xe Đò Hoàng..

Ai cũng có mơ ước dù to hay nhỏ. Trước khi tạm biệt, tôi cũng hỏi PNN về mơ ước của anh.
Câu trả lời nhanh gọn là: “Không mơ ước gì cả. Tất cả những gì muốn, có khi mất rất dễ dàng. Như hồi bé nhà quá nghèo, có mơ cũng không có. Khi ở tù cũng vậy, ước cũng chẳng được. Kinh nghiệm nằm 8 năm kiên giam lần hai cho tôi biết rõ như vậy. Có cái bắp ngô mong được ăn mà bỏ vào miệng lại phải lấy ra vì chạm vào cái răng sâu. Thế nên bây giờ tôi chỉ có hai nhu cầu về vật chất: Được ngủ và tắm chứ ăn cũng không cần”. PNN ngậm ngùi tiếp: “Lẽ tất nhiên rất mong được ngồi yên không phải ra đường để viết, đọc.. và được yên ổn vụ nhà cửa. Hiện tại đang bị rắc rối dẫu là nhà đi thuê; sau 20 năm ở Mỹ dọn nhà 21 lần nên quá kinh sợ chuyện dọn nhà với mấy ngàn cuốn sách. Nếu được ở yên khỏi đi làm, coi chừng tôi lại đi học tiếp. Nợ Direct Loan đến hơn $7,000, không học chính phủ cũng bắt phải trả tiền lời.”

Hoàng Lan Chi cũng chỉ có một nhu cầu bây giờ: Gửi tâm tình này của người lính viết văn Phan Nhật Nam đến độc giả và tôi tin rằng những cái tưởng chừng không phải là mơ ước của Phan Nhật Nam sẽ được độc giả khắp nơi đón nhận bằng việc ủng hộ thật nồng nhiệt cho hai tác phẩm của Nam. Tôi hy vọng những người yêu người lính viết văn sẽ đến gặp Nam trên đường thiên lý sắp tới từ San Jose đến Dallas, Dc…vào tháng Mười 2013.
Quận Cam mùa hè 2013

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#262 Posted : Saturday, September 14, 2013 3:43:50 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tào lao thứ Sáu-Xin đừng điệu quá như thế


Hôm qua sau khi tôi gửi nhạc cuối tuần thì nhận mail từ Lão Gà Tre, chủ báo Thế Giới Mới. Lão viết “Cả hai đều hát hay. Giọng nam Ấm, Sang. Giọng nữ đài các, sang trọng, thu hút người nghe.”. Tôi mỉm cười. Chả là tôi giới thiệu Hoa Nắng, nhạc Phạm Mỹ Lộc , một thì qua chính tiếng hát Lộc và một thì qua tiếng hát Bích Hợp.

Trong bài viết, tôi nói rằng em gái tôi, Bích Hợp, hát hay hơn. Lão Gà Tre đã trả lời như vậy.

Thật ra mà nói tôi công nhận Lão Gà Tre nói đúng nhưng khi viết bài thì mình cũng hơi hơi nga ngả về em mình một tẹo!

Như đã viết, tôi từng thích những giọng hát không phải ca sĩ nhưng hay.

Giọng Lộc trong bài Hoa Nắng đúng như Lão Gà Tre nhận xét, có cái “sang” trong đó. Phát âm của Lộc không rõ ràng, rành rọt từng chữ như Phạm Đức Nghĩa. Có thể vì Lộc trong ngành Luật, không phải lính như Nghĩa.

Nghe thêm bài này sẽ thấy cái sang, ấm của giọng Lộc:

Tháng Tư Buồn (có lẽ bài này Lộc viết từ thuở một nghìn chín trăm hồi ấy)

https://soundcloud.com/phammyloc/th-ng-t-bu-n

Vi Vân hát Hoài Hương của Phạm Mỹ Lộc:

https://soundcloud.com/phammyloc/ho-i


Sáng nay tôi gửi bài nhạc sĩ Lê Dinh nhận xét về nhạc xã hội chủ nghĩa. Lê Dinh nêu nhận xét về ca sĩ trong nước lúc này hay gào thét. Một người bạn trả lời tôi như sau “Cô (bà ngoại) Ý Lan ngoài này cũng uốn éo nghe nhột cả người”.

Tôi bật cười. Ừ nhỉ nét đặc trưng cho ca sĩ trong nước là gào thét như mèo kêu cọp rú, cho hải ngoại là uốn éo như rắn rít.

Tôi không chịu được cái điệu quá là điệu của bất cứ ai. Hơi điệu một tí thì OK. Ngày xưa trong lãnh vực cải lương, tôi rất ác cảm với Bạch Tuyết vì điệu. Sau này ra hải ngoại trong lãnh vực tân nhạc thì ác cảm với Ý Lan. Ai cũng phải kêu Ý Lan ở cái khoản điệu. Nhiều người trước có thể thích giọng hát Ý Lan, sau thì “ớn da gà” hết nghe nổi. Vậy sao không ai nói cho Ý Lan biết nhỉ?

Một người bắt chước cô (bà ngoại) Ý Lan ở cái khoản điệu là mợ Quỳnh Lan. Mợ này là ca sĩ trong nước nhưng không nổi tiếng. Có lẽ vì không ai đỡ đầu, cũng có thể do mợ hơi nhạt nhẽo, nhan sắc hơi kém. Một cơ duyên cho Phạm Ngọc về nước gặp mợ. Phạm Ngọc làm thơ thì hay và nhiều nhạc sĩ phổ. Phạm Ngọc bèn thực hiện CD trong nước. Từ đó, Quỳnh Lan bắt đầu nổi. Quỳnh Lan chỉ chuyên trị CD cho các bác sĩ, dược sĩ hải ngoại thôi.

Thời gian đầu, Quỳnh Lan hát hay. Về sau, mợ bắt chước Ý Lan, mợ tưởng mợ đẹp (!!) nên mợ điệu, mợ ẻo lả, mợ rên thấy mà khiếp. Mợ rên, rên kinh khủng làm tôi phát điên lên mỗi khi nghe mợ hát. Tôi chịu không nổi, tôi tắt. Thế nhưng đa số các ông bà bác sĩ, dược sĩ, kỹ sĩ (ủa quên kỹ sư…) hay khoán cho một người thực hiện. Người ấy lại chọn Quỳnh Lan vì quen từ trước. Thế là đa số CD có tiếng hát Quỳnh Lan. Tôi thì có thời gian phụ trách sáng tác mới nên phải nghe. Tôi ghét quá, tôi ignore mỗi khi có Quỳnh Lan. Các ông bà tác giả nhạc sĩ phản đối tôi! Họ nói, họ không được chọn ca sĩ mà tôi thì ghét cái rên của Quỳnh Lan nên có nhiều bài hay của họ mà tôi không nghe được. Tôi phản đối lại “Thì quý vị phải góp ý kiến với người thực hiện CD. Nói họ bảo mợ Quỳnh Lan đứng thẳng người hát cho tử tế, mợ không việc gì phải ẻo lả rên rỉ như con rắn bị đánh dập đầu vậy. Mợ đã không đẹp mà còn điệu quá như thế, ai mà chịu được!”

Năm ngoái, vô tình ai đó nói mợ đã đến Houston định cư do kết hôn với …

Tôi nghe thử. Á, lúc này mợ hết rên rỉ, uốn éo, thì nghe hay trở lại.

Tóm lại, thiển ý tôi là các mợ đừng điệu quá, coi chừng tác dụng ngược đó.

Ca sĩ Phượng Vũ viết ở facebook “Nếu không dịu dàng được thì hãy ngang tàng!”

Tôi thấy vô tình tôi lại rơi vào cái điều Phượng Vũ nói. Tôi không dịu dàng được nữa và tôi ngang tàng!

Lại bật cười khi nhớ hôm nọ Phan Nhật Nam viết cho tôi “Gởi thơ mời ra mắt sách cho “tui” đây. Nhà văn, nhà báo mà không nói được lời dịu dàng?! N

Hoàng Lan Chi

9/2013

Bài liên quan:

Nhạc cuối Tuần: Phạm Mỹ Lộc, Phạm Đức Nghĩa và ca sĩ Phượng Vũ

hoanglanchi
#263 Posted : Monday, October 7, 2013 7:15:23 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chuyện Gia Long và chuyện Đại Việt Đảng

Ngày mai lại đầu tuần và công việc linh tinh lại đầy ắp.

Mọi tuần cứ vào chiều thứ Năm hay thứ Sáu, tôi thích lan man hoặc nghe nhạc.


Tuần này bị vài phiền muộn phải giải quyết. Thứ nhất là vụ Đại Hội Gia Long thế giới kỳ 6 ở Sydney. Bạn hữu tới tấp gửi hay chuyển tiếp bài viết của một Gia Long giấu tên tố cáo MC Tuyết Lê lũng đoạn đại hội.
Ngay khi nhận bài tố cáo vào khoảng 26 tháng 9/2013, tôi đã gửi <nobr>mail</nobr> ngay cho người bị tố cáo, Mc Tuyết Lê.Tôi chỉ giản dị hỏi “Cho chị biết những điều gì không đúng”.

Tuyết Lê, Gia Long 73 (ra trường 1973), làm quen tôi năm ngoái. Hồi ấy, Tuyết Lê lang thang net và vô tình gặp trang web của Hoàng Lan Chi. Tuyết Lê rất thích bèn mail nhận tỷ muội và nhắn là có thể lấy bài từ web HLC để làm chương trình âm nhạc cho SBS Úc châu. Sau đó không lâu Tuyết Lê gọi điện thoại và hai chị em tỉ tê khoảng một giờ.

Bẵng đi một thời gian khá lâu tôi không liên lạc gì với Tuyết Lê. Tuần trước nữa, khi liên lạc lại thì lại là sư tỉ HLC hỏi tiểu muội về những điều em bị tố!

Khoảng ngày 28 tháng 9, tôi gọi điện thoại. Tuyết Lê đưa phái đoàn đi du ngoạn hậu đại hội chưa về. Tôi gặp ông xã Tuyết Lê. Trò chuyện một chút thì tôi hỏi thẳng về tin viết trong bài, ông xã Tuyết Lê cho hay anh không phải bộ đội vc. Anh nói rằng anh là giáo viên Hà Nội. Gia đình thuộc đảng phái VNQDĐ và bị vc cho vào sổ đen. Tôi nhắn khi nào Tuyết Lê về, bảo em đọc mail tôi.

Một ông ở Úc tánh nóng như lửa. Sau vài ngày không thấy Tuyết Lê trả lời, Ông bảo tôi như vầy “Thưa Bà, Coi bộ cô Tuyết Lê không có thì giờ để trả lời <nobr>email</nobr> của Bà. Bà vào <nobr>xem</nobr> bộ ảnh của Đại Hội Gia Long tại Sydney và xin vui lòng cho tôi biết cô nào là Tuyết Lê, để sau này nhỡ mà gặp mặt, tôi phải kính nhi viễn chi.”

Tôi nói chờ đi. Chỉ sau vài ngày, ông lại tống mail như sau:

Thưa Bà.
- Đến nay vẫn chưa có email giải thích các vấn đề gây khúc mắc trong đại hội GL thế giới tại Sydney.
Thôi, chỉ xin hỏi một câu thôi, và cũng xin bà hỏi giùm ban tổ chức một câu thôi. Tại sao không có nghi lễ chào cờ Úc Việt trong đêm khai mạc đại hội.
- Lý do vì sự có mặt của một vài giáo sư và nhiều “em Gia Long Minh Khai” và nhiều em “Minh Khai 100%”. Lý do để số người này không bị trở ngại khi về lại VN.
- Ô hô như vậy là mắc mưu CS nữa rồi. Không chào cờ Vàng, dù rằng có mời ông Chủ tịch Cộng đồng, dù rằng có mời Đại tá Nguyễn xuân Vinh….

Hừ, đến đây thì tôi nổi sùng và tôi quạt “Ông nhiều chuyện quá. Ông phải để họ thở với chứ. Đại hội vừa xong, họ lại phải đưa mọi người đi du ngoạn. Tôi mới gọi cô kia. Nó bảo ông xã Tuyết Lê đang đi tìm vợ vì không biết Tuyết Lê ở group du ngoạn nào! Sau nữa họ có chào cờ ngày đại hội mà. Sau nữa tôi cũng mới gửi thư cho chị Hội trưởng. Phải chờ coi bả về chưa chứ”.
Ông này thấy tôi tặc dzăng nổi giận thì cười hì hì như vầy “ – Xin lỗi bà. Có lẽ tôi bị lây cái nóng tính và cái nhiều chuyện của … phụ nữ. Hễ đụng chạm đến chuyện Quốc gia và CS là tôi không dằn lòng được.
- Tôi cũng xin lỗi là đã nói đêm đại hội không có chào cờ (nay thì theo email giáo sư Toàn, là có chào cờ). Tôi xem toàn bộ hình ảnh, thấy sân khấu không có lá cờ nào hết, nên nói bậy.
- Vâng, tôi xin im lặng chờ đợi tiếng nói chính thức của ban tổ chức”

Thứ sáu qua, tôi gọi sang Úc và gặp được chị Kim Yến, hội trưởng, Trưởng Ban Tổ Chức. Chị em nói chuyện vui vẻ. Tôi hỏi chị ra trường năm nào (Gia Long chúng tôi có cái đáng yêu đấy. Gặp nhau là hỏi ra trường năm nào để xác định tỷ muội). Khi biết chị ra trước, tôi giả vờ thở dài “Thế là chị là sư tỉ rồi. Chị biết không, mỗi khi em hỏi đứa nào thấy nhỏ hơn là em khoái chí, ê tao làm sư tỉ! Bữa nay phải làm sư muội rồi!”


Chị Kim Yến cho tôi cảm giác một bà chị Gia Long chân chất hiền lanh thật thà như lúa miền Nam. Chị thừa nhận tuốt mo nhiều thứ với tôi. (có trục trặc vụ bản nhạc Đáp Lời sông núi, có vụ xếp bàn không đúng, có vụ Gia Long trẻ ăn mặc mát mẻ…) Tôi góp ý là chị cần chính thức trả lời thư tố cáo. Sau khi suy nghĩ chút xíu, chị đồng ý. Chị cũng cho tôi điện thọai của GL Tuyết Mai nhưng tôi chưa có thì giờ gọi.
Qua nói chuyện mới biết chị chưa nhận được thư tôi. Tôi nhắc chị là yêu cầu người giữ hộp thư đại hội fw lại cho chị mail của tôi. Cúp điện thọai xong, chỉ nửa giờ sau, chị cho hay người phụ trách hộp mail của đại hội mới check mail tức thì và gửi cho chị.

Hai ngày sau, Tuyết Lê gọi cho tôi. Mở đầu, sau khi hỏi thăm sức khoẻ, tiểu muội hỏi một câu làm tôi bối rối “Tỉ tỉ có nghĩ là em cố tình phá đại hội không?”.
Nói chuyện gần giờ. Tôi cũng khuyên em nên nhận những thiếu sót của mình.


Có lẽ nay mai Hội Ái Hữu cựu NS Gia Long Úc Châu, Chủ Tịch Lê Kim Yến sẽ chính thức trả lời. Ông bạn “nhiều chuyện” ở Úc của tôi sẽ không réo tôi nữa. Thiệt tình ông làm tôi muốn phát điên lên vì ông! Sau thư trả lời của hội, tôi cũng sẽ có một bài nhận định riêng.

Vì vụ Gia Long này, hôm nay tôi mới viết bài “Một vài lưu ý khi tổ chức đại hội”.

Thế đấy, vì Gia Long mà tôi đã không viết được gì vào thứ sáu qua và cũng không có thì giờ nghe nhạc. Tôi cũng đã phải bỏ không viết về buổi Tưởng Niệm lần thứ 23 GS Nguyễn Ngọc Huy vào chủ nhật trước.
Chủ nhật ngày 29/9, lần đầu tiên tôi đi dự một sinh hoạt ở OrangeCounty. Thú thật bình thường tôi chả đi đâu cả. Lý do thì có nhưng không muốn kể! Lần này vì một ông anh mà tôi dự. Phần khác, tôi vẫn dành cảm tình cho vài đảng phái. Đại Việt là một trong các đảng đó.

Ngày tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy đã được ba hệ phái của Đại Việt cùng tổ chức và cùng ngồi với nhau để thảo luận về hiện tình đất nước. Đề tài khá hữu ích.

Chắc tuần sau, tôi sẽ gửi vài câu hỏi về hiện trạng đất nước cho cả ba vị Đại Việt là Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách mạng đảng và Tân Đại Việt. Tôi cũng sẽ gửi cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, Trần Trọng Đạt, là người ăn nói lưu loát, nhã nhặn, lịch thiệp. Tôi chưa tiếp xúc với hai vị Đại Việt còn lại. Vị Bí thư đảng vụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng thì tôi có trò chuyện qua phone. Có lẽ mục Trò Chuyện với Lan Chi tháng 11, HLC sẽ dành để …trò chuyện về thời sự chính trị với vài đảng phái!



Nguyễn Sơn Hà, Tổng Uỷ Viên Ngoại Giao ĐVQDĐ, Hoàng Lan Chi, Trần Trọng Đạt, Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng



HLC- Trần Trọng Đạt Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng



Với ca sĩ Lâm Dung tại Lễ tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy

Sài Gòn Muôn Năm Cũ của tôi sẽ gác lại vì bạn tôi nói rằng anh hy vọng …tôi sẽ phỏng vấn anh ở Hồ Con Rùa Sài Gòn vào năm 2014 hay 2015.

Hoàng Lan Chi 10/2013
hoanglanchi
#264 Posted : Sunday, October 13, 2013 1:06:53 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Hỏng phải dân Gia Long đâu à ngheo!

Cali mới “ỏn ẻn” vào thu thôi.
Vì ỏn ẻn nên cô nàng chỉ hơi se lạnh buổi sáng hay đêm khuya và trưa thì có khi còn nóng nữa.
Có lẽ giữa tháng Mười, mới thật là Thu chăng?

Tôi không yêu mùa Thu Cali vì chán chết đi được. Không thể nào so sánh được với mùa Thu Virginia. Mèn đét ơi, Thu ở Virgina thì cứ tha hồ cho tôi ngẩn ngơ nhìn cảnh đẹp như tranh vẽ. Lá mapple dưới nắng trời cứ y như dát vàng vậy đó. Nhìn xa xa thì tửng mảng hồng, vàng, đỏ .., úi chao không tranh vẽ sao được? Thảm lá dưới chân thì lại úi chao nữa, xào xạc đúng là đạp trên lá vàng khô nhé.

Vàng bay theo áo lùa chân guốc
Nắng hạ vì em đã úa tàn

Hồi ấy, cảm hứng từ Gió Thu của Tản Đà, tôi viết Thu Phong. Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn phổ nhạc và cô em Lâm Dung hát. Cách đây vài hôm, Nguyễn Tuấn gửi một youtube nói là của ai đó hổng biết ở net làm cái nì, cô nương nhớ coi. À, Thu Phong. Tôi bận đến độ chính Thu Phong của mình mà cũng coi theo kiểu “mì ăn liền” nghĩa là chạy nên đã hỏi Nguyễn Tuấn “ Đẹp. Ma sơ làm à”. Nguyễn Tuấn kêu trời “ Ma sơ làm sao làm được. Cô nương không coi đến cuối rồi. Có để là Đức đó”.
Hôm nay xem lại và chụp vài hình đèm đẹp từ youtube. Công khó của người làm youtube cũng không nhỏ nhỉ? Phải tìm hình, cho lời phù hợp v.v.

Nếu “hưởn” và thích nghe chút gì đó nhẹ nhàng thì mời quý cụ vào đây nhá:

http://www.youtube.com/watch?v=...ubQ&feature=youtu.be


Còn nếu không hưởn và là người hay chú ý đến thời sự thì tôi xin mời quý cụ “đùng đùng Tặc Zăng” nổi giận cùng với tôi chiện này nè:
Thế này, cuối tháng 9/2013, Gia Long iu quý của tôi bị nổi sóng. Lý do là mấy mợ bên Úc Châu tổ chức Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ 6 ở Sydney cái kiểu gì mà mới vừa xong, đã bị chính cựu nữ sinh Gia Long tố cáo là MC lộng hành này nọ. Tôi phải vội vàng xì tốp vài người là chờ Ban Tổ Chức du ngoạn trở về giả nhời đã. Đừng gửi tùm lum tà la rồi việt gian sẽ trà trộn, đóng vai người Gia Long/thân hữu Gia Long để bênh/chống loạn xà ngầu lên. Thế là chia rẽ tơi bời hoa lá cành. Thế là Vc ngồi rung đùi. Tuy thế sau khi điều tra điều bố sự thực từ các nữ sinh tham dự thì tôi gửi thêm thư thứ hai có tính cách nội bộ và chỉ gửi cho người Gia Long thôi. Để chi zậy? Thì để mấy mợ Úc Châu làm sai rút kinh nghiệm và mấy mợ sắp sửa …làm sai cũng rút kinh nghiệm luôn. Chèng đéc ơi, đúng là “nhờ ơn vc” nên hải ngoại cứ là rút kinh nghiệm dài dài. (thở dài sườn sượt).


À, trở lại chuyện Tặc zăng nổi giận. Tôi viết trong nội bộ Gia Long rồi nhưng chuyện này thì phải “gào” lên cho bá quan văn võ hay vì ức quá mà. Đời thuở nhà ai hỉ, xưa nay á, nữ sinh Gia Long chúng tôi rất ư là tự hào với cái “nếp trường”, vậy mà bây giờ mấy mợ bên Úc Châu, chắc đến tuổi hồi xuân hay sao mà dám cho một ả như thế này lên sân khấu coi bực không cưa chứ.


Hứ, tôi nhớ ngày xưa bà Huỳnh Hữu Hội, Hiệu Trưởng thời tôi lót tót vào Gia Long rất nghiêm khắc về nếp đi đứng trang phục của nữ sinh trong trường. Mấy chị nào mà chơi mặc áo chít eo là chết với mấy bà giám thị. Mấy chị nào đánh tóc rối phồng cao cũng chết luôn. Mấy chị nào bầy đặt đánh phấn khi đi học cũng chết luôn. Thế mà đại hội Gia Long thế giới mới được ca tụng ở San Jose năm 2011 với hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa to đùng được làm bởi các nữ giáo sư của chúng tôi và còn mời dăm ông rể Gia Long nữa chứ, thì năm ni Úc Châu chơi ngay một màn xé toang toàng toàng. Tôi hoàn toàn không hiểu nổi Ban Tổ Chức đành đoạn cho một “con ranh” như thế này lên sân khấu trình diễn được hay sao? Mà tôi cũng ức các tỷ muội của mình nữa. Giời ạ, mấy mợ thấy cái quạt đỏ đỏ, mấy mợ biết la ó dẹp tiệm nhưng thấy “con ranh” này với y phục cứ như một cô ca sĩ hạng bét lang thang ngoài đường phố mà mấy mợ hỏng dám làm gì cả?! Why why and why???
Một đại hội của một ngôi trường nữ lớn nhất Sài Gòn tức number one của quốc gia ngày xưa, bao nhân tài từ đó thành hình thì văn nghệ phải nói lên cái hay, cái đẹp, cái tự hào trong quá khứ chớ. Có đâu cho một con ranh trẻ không ra trẻ, già không ra già với y phục kiểu này thì có khác gì mấy mợ Úc Châu bôi tro trét trấu vào gia đình Gia Long chúng tôi không? Hở? Hở? Hở?

Đây, hình đây. Xin quý vị Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương, Hồ ngọc Cẩn, Lê Văn Duyệt…, coi cho kỹ nhá. Vị nào ở Úc làm ơn có gặp ngữ này thì que xera xera dùm nghen.
Và nhớ là hong phải Gia Long thứ thiệt đâu à ngheo. (ức quá, khóc tấm tức)

Hoàng Lan Chi


Năm 2011 tại San Jose, trường ca Hội Trung Dương với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ( nữ giáo sư áo đỏ, nữ sinh áo vàng)



Úc Châu 2013 với một em như vầy mà Ban Tổ Chức dám cho “con ranh” lên sân khấu?!


<dl>





</dl>
hoanglanchi
#265 Posted : Sunday, November 10, 2013 5:01:57 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tháng Mười Của Tôi


Năm nay dường như mùa Thu về muộn. Giờ này mà chưa lạnh lắm, thậm chí buổi trưa còn hơi nóng.


Tháng Mười vừa mới qua.


Năm 2011, sau Đại Hội Gia Long Thế Giới tại San Jose, tôi nhặt được một cậu em. Sau đó khi vào web tôi đọc thơ, cậu em khám phá ra Tháng Mười là của tôi. Một món quà nhỏ gửi muộn màng. Bà chị là tôi tuy “ngúng nguẩy” bên ngoài nhưng bên trong thì vui. Lâu quá tôi quên chỉ còn nhớ vài giòng:



Ừ nhỉ tháng mười hai mươi ấy

Thời gian vó ngựa cứ dồn bay

Ngọn nến đêm nay em không thổi

Anh ở muôn trùng anh có hay.




Năm nay cũng tháng Mười và cũng Đại Hội nhưng bên kia bờ đại dương. Xứ Úc hiền hoà với chú Kangouru mắt to tròn. Sydney, thủ phủ của người Việt tự do được chọn là nơi kỷ niệm 100 năm Ngày Thành Lập Áo Tím–Gia Long.



Lẽ ra đại hội kết thúc là tôi đã có bài viết giới thiệu cho bạn bè cũng như người hải ngoại khắp nơi biết về trường tôi. Thế nhưng vài trục trặc đã xảy ra và mất một tháng sau tôi mới làm được điều ấy.


Có lẽ kỷ niệm gắn bó nhất đời người là thuở trung học. Gắn bó, nhiều kỷ niệm và cũng dễ là niềm tự hào. Hầu hết các học sinh nếu có xác định, một dạng “identify”, thì thường là ngôi trường trung học. Hiếm có tiểu học hay đại học được nhắc nhở với mọi tình cảm thương yêu trìu mến như trường trung học. Có lẽ vì tiểu học thì hãy còn thơ và đại học thì đã lớn, pha trộn nhiều.


Vì thế, Gia Long là một cái gì thiêng liêng với tôi. Tình cảm ấy đã thành giai thoại vầy về tôi “Cô N và cô KO nói đừng ai đụng đến Gia Long của Quỳnh Giao. Nói xấu GL của nó là chết với nó!”.


Mà sự thật như thế. Hôm nọ, có một chị vô tình kể rằng bạn chị nói là “Sao GL kỳ vậy? Đến màn vui là bỏ về?”. Ý người bạn đó nói rằng một đại hội tổ chức và khi đến màn khiêu vũ thì GL bỏ về. Tôi "nộ khí xung thiên" vì tôi cho rằng đã từng có vài mợ, gốc trường khác và chê Gia Long của tôi là nhà quê, là không biết nhảy này nọ. Thế là tôi lý sự như thế này:


“Ba em nói rằng chỉ học chữ là khó nhất sau cái học làm người. Còn những cái ăn chơi như khiêu vũ, đánh bài, cờ quạt thì học nhanh lắm. Để có mảnh bằng Tú Tài hầu bồi bổ kiến thức cá nhân, có nghề nuôi sống bản thân, trả hiếu cho cha mẹ, trả nợ cho xã hội thì con người mất 13 năm để hoàn tất. Còn nhảy, ba em nói chỉ cần từ ba đến năm tháng là khá giỏi. Học đánh bài cũng thế. Một tuần miệt mài là biết. Ba tháng miệt mài là giỏi. Do đó, nếu chị nào chê GL quê mùa không biết nhảy thì cần coi lại lời phê bình của mình.Thứ nhất, vào thời trước 75, Gia Long là một ngôi trường nề nếp với kỷ luật nghiêm minh. Đa số phụ huynh nếu đã chọn cho con thi vào GL thì thường là những phụ huynh cũng có tính nghiêm khắc. Như thế, hai nền giáo dục gia đình và học đường cộng lại, rồi cộng thêm xã hội Việt Nam Cộng Hòa trước 1963 thì phải nói con gái Gia Long ngoan lắm. Đa số chỉ biết học thôi, chả biết gì. Không được phép đàn đúm, không được phép học nhảy, không được phép se sua chưng diện v.v. và v.v. Những người con gái Gia Long ấy đã miệt mài thức khuya học để có mảnh bằng trong tay làm vui lòng cha mẹ, thầy cô, đem lại vinh dự cho trường. Ngôi trường sẽ hãnh diện vì tỷ lệ đậu tú tài cao, vì sỉ số đậu hạng ưu, bình cao; vì đoạt giải cao trong các kỳ thi Văn Chương Toàn Quốc hay Trung Học Toàn Quốc. Chả có ngôi trường nữ danh tiếng nào lại tự hào về số nữ sinh ăn mặc đẹp, có nhiều bồ, tham gia hết “boom” này, “boom” nọ. Cũng chả có cha mẹ nào hãnh diện vì con gái mình nhảy giỏi. Cũng chả có ông chồng nào hãnh diện vì vợ mình nhảy giỏi. Nếu có khoe vợ với bạn bè thì thường là “Bà xã tui dân GL đó nghe. Học giỏi mà còn nấu ăn ngon, dạy con khéo”. Tất nhiên, thời buổi bây giờ và ở hải ngoại thì khác. Khiêu vũ là một nét đẹp văn hoá của Tây Phương. Nhưng nếu nghĩ rằng đang ở Mỹ để rồi chê những người Gia Long của thập niên 50, 60 là “quê” vì không biết nhảy thì em cực lực phản đối. Những người Gia Long ấy đã làm rạng danh trường, đã bảo toàn thanh danh trường, đã gìn giữ cho trường. Những người nhảy giỏi đã làm được gì cho tiếng tăm của trường hay có khi lại là làm tai tiếng cho trường vì sự ăn chơi của họ?”.


Cũng do tình cảm ấy mà tôi đã cố bảo vệ trường khi có trục trặc sau Đại hội GL Thế Giới. Sự bảo vệ ấy đã làm tôi khá mỏi mệt. Vì sao ư? Vì có những cái có vẻ như mâu thuẫn. Tôi ghét cộng sản như nhiều người khác ở hải ngoại. Vài dấu hiệu lờ mờ không rõ làm tôi bối rối. Có bàn tay lông lá nào đằng sau không? Có âm mưu nào đằng sau không? Hay chỉ là do vài cá nhân háo danh mà thôi?


Tôi cầu nguyện Phật Bà Quan Âm cho tôi sáng suốt trong nhận định. Tôi không muốn bỏ sót hay chê lầm dẫn đến hậu quả không hay cho trường. Cuối cùng thì cảm ơn Trời Phật, tôi nghĩ rằng tôi đã phần nào hoàn thành trách nhiệm. Trường vẫn được bảo vệ. Mọi âm mưu nếu có, đã bị thất bại và mọi âm mưu tương lai, nếu có cũng sẽ bị chận.


Có những con cừu non nhưng cứ ngỡ mình là cọp. [1]Ý thức chính trị chỉ có thế, kinh nghiệm máu xương với cộng sản chỉ có thế nhưng có vẻ bả lợi danh đã làm mờ mắt và vài con cừu đã thi nhau be be. Tôi không nỡ vì đó là đàn em. Thế nhưng vài người lại có cái đuôi không phải Gia Long nên cung cách, thái độ không giống chúng tôi. May mắn một tiểu muội của tôi đã đứng bên tôi. Khi tôi viết dở dang những giòng này thì tôi nhận được Tâm Bút của em. Đọc những giòng sau, tôi bồi hồi cảm động:

[INDENT]

Một chị bạn gửi thư cho tôi đọc ké. Chị muốn cùng các chị em đồng môn trao đổi ý kiến và tài liệu về một câu chuyện hiện đang sôi nổi, có liên quan đến thanh danh của ngôi trường xưa. Tôi suy nghĩ mãi, có tiếp tay với chị hay không? Lý do là vì mới đây, khi tôi chỉ mới lên tiếng về chuyện này với các bạn học đồng khoá thì nhận ngay các tràng đại liên phản pháo. Thế là tôi bèn sang ngay số de và tự nhủ, sẽ không bao giờ chen chân vào. Nhưng khi tôi đọc tiếp cái thư của chị bạn viết riêng và chỉ phổ biến trong nội bộ, ôi những cái chuyện đau lòng lũng cũng, muối đường vàng đỏ hoà nhau do các bàn tay phù phép che chở làm cho tôi ngán ngẫm cái sân chơi bé nhỏ, tự lòng tôi lại thôi thúc tiếng nói của lương tâm, phải đi tới trên con đường chính nghĩa và tôi cám ơn chị bạn đã dấn thân vì đại cuộc. Chị là tấm gương cho tôi. (Trích GL Tuý Hương)[/INDENT]



Tuý Hương ơi, một lần nói chuyện với Lão Gà Tre về những việc này, ông ấy kể lại rằng Thầy trụ trì một ngôi chùa đã nói thế này với Lão Gà Tre “Không, khi con dấn thân vào đời, làm việc nghĩa thì cũng giống như con làm việc phước. Con đã giúp trừ ta ma quỷ quái cho những người quanh con. Không có những người như con thì thế gian còn lắm nhiễu nhương và người thân của con còn bị tai ương vì đám ma đó”. Vậy thì, chị biết em là một Phật Tử thuần thành, hãy nghĩ rằng, đã sinh ra trên cõi đời này thì hãy làm trọn bổn phận con người. Bổn phận đối với cộng đồng, xã hội bao quanh. Hành động buông xuôi, bỏ mặc cho quỷ dữ lộng hành là điều không đúng. Em đã đứng cạnh chị, chị nghĩ đó là một tâm đạo của người Phật Tử.


Cũng qua tâm bút của tiểu muội, tôi được biết Tháng Mười của em.


Tháng Mười rồi sẽ qua đi. Và tháng Mười sang năm lại đến. Đại Hội Gia Long đã, đang và sẽ rực rỡ bởi những người Gia Long.



Hoàng Lan Chi



Một người Gia Long của tháng Mười






[1] Một bài viết từ 2009 của HLC với tựa đề “ Những người trẻ muốn vào hang cọp” khi xảy ra vụ một vài giám đốc của một đài phát thanh giao du với cán cộng cấp cao trong Tòa Đại Sứ VC như sau:



“Những người trẻ” muốn vào hang cọp


Hoàng Lan Chi


Cách đây vài năm tôi đã nghe luận điệu “vào hang cọp để bắt cọp con”. Luận điệu này có lẽ hỗ trợ cho quan điểm hòa hợp hòa giải.


Những người trẻ nói câu trên là những người không thực sự trẻ. Họ đã ở lứa tuổi trên dưới năm mươi. Nói trẻ là để phân biệt với lớp người già, đã trưởng thành trước 75. Ngày xưa, năm mươi đã coi như rất cứng cáp vì là “ngũ thập tri thiên mệnh”. Đã tri thiên mệnh, biết mệnh trời là hiểu lẽ cuộc đời. Nhưng ngày nay, thế giới trẻ ra rất nhiều. Vì thế năm mưoi vẫn tràn trề nhựa sống, vẫn hăng hái lao mình về phía trước, vẫn tìm tòi khám phá để tự khẳng định.


“Những người trẻ 50” , tôi xin phép dùng như thế để gọi về họ. Khi mất nước, họ mới khoảng mười bốn, mười lăm. Chưa trưởng thành đối với quy định 18 tuổi của luật pháp. Chưa xong bậc phổ thông trung học. Nhưng cũng may họ đã được hấp thu một số căn bản đạo đức của nền giáo dục Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng Khổng Nho. Hành trang bước vào đời của họ có nền tảng nhưng chưa bén rễ vững chắc. Ở xứ người, họ hấp thu một nền văn hóa có nhiều phần trái ngược với nền văn hóa cũ. Cái mà họ cảm thấy sung sướng nhất và muốn phát huy ngay, đó là DÂN CHỦ.


Tinh thần dân chủ trong học đường của Hoa Kỳ có điều hay nếu áp dụng cho các lãnh vực khoa học kỹ thuật và có nhiều khiếm khuyết trong phạm vi giáo dục đạo đức. Bao sự việc xảy ra đã khiến các nhà giáo dục Mỹ phải có những lúc nhìn lại hệ thống luân lý của mình. Chừng mực nào đó, họ nhìn nhận vài giá trị của Đông phương mà trước kia họ đả phá. Trong khi người Mỹ nhìn lại thì người trẻ của chúng ta lại không. Mang trong mình những cái mà cho là “gông cùm” của nền giáo dục Việt Nam trước 75, họ đả phá và lao mình như thiêu thân cho những hành vi mang nhãn hiệu dân chủ. Trong phạm vi nhỏ hẹp, đã có những xung đột đáng tiếc cho nhiều gia đình vì sự dân chủ quá mức ấy của những người trẻ.


Tuy vậy, hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu như họ khăng khăng áp dụng cái gọi là dân chủ trong công cuộc đấu tranh cho quê hương. Họ yêu nước, đúng, rất đáng quý. Họ có lý tuởng, đúng, rất đáng quý. Thanh niên bao giờ cũng là một lực lượng đáng kể và đáng nể để đi trước và làm nên lịch sử. Họ, với sức lực trẻ trung, với nhiệt huyết, với hòai bão cho tổ quốc, lao mình tiến mà thiếu Trí thì cái Dũng của họ đã giết chính họ.


Nhìn về quá khứ, từ cuộc kháng chiến chống Pháp vào thập niên 40-50, chủ nghĩa ngoại lai du nhập và gây bao khốn đốn cho dân tộc Việt Nam đến tận bây giờ. Một số các nhà ái quốc đã bị Việt Minh lường gạt. Người khôn ngoan như cụ Trần Trọng Kim cũng phải ngậm ngùi than “ Một lũ già đầu vẫn bị gạt”. Người thông minh như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng bị HCM gạt, nhận chức Bộ Trưởng hầu “đòan kết dân tộc” và cuối cùng cũng bị VC xơi tái.



Qua 1954, VC lại tiếp tục thủ đọan cài người ở lại miền Nam bằng nhiều cách kể cả những thủ đọan đê hèn và năm 1960, chúng đẻ ra cái gọi là “Mặt trận giải phóng miền Nam”. Mặt trận này đã có sẵn những người được cài nằm vùng ở tại miền nam và với đủ mọi thủ đọan như dọa nạt dân quê, quỷ ngôn với tầng lớp thanh niên cộng cả cái bịp bợm “chống Mỹ cứu nước”, chúng cũng đã lường gạt được khá nhiều người non dạ!


Tiếp theo là hiệp định Paris rồi cả sau 1975, những lường gạt dối trá của VC đã phô bày trắng trợn. Nhiều thanh niên đã từ bỏ Vc ra đi tìm tự do. Thế những sau những năm biểu tình tranh đấu của 1975, 1985…, một số người trong đó vì nhiều lý do đã bắt đầu tiếp xúc với cán bộ VC.


Họ, những người trẻ khi rời quê hương, đã quên mất một điều cha ông dặn “ Hãy kính nhi viễn chi với những gì mà ta linh cảm nguy hiểm. Đừng tạo cơ hội cho nó đến gần ta”. Họ, kiêu ngạo với lòng tự tin và tự tôn của người trẻ “tam thập nhi lập” vào các năm 1985, kiêu ngạo với lý thuyết dân chủ vừa được học hỏi, hiên ngang tiếp xúc với quỷ đỏ!


Họ có gì? Chỉ là trái tim bừng bừng lửa cháy, chỉ là sôi sục máu dân tộc, chỉ là nỗi đau cho thân phận nhược tiểu của giống nòi. Họ không được trang bị bởi một kiến thức lịch sử vững chắc và chân chính. Họ không được trau dồi một khả năng lý luận sắc bén. Họ dấn thân vào một nơi mà bản thân họ đang còn rất mù mờ nhiều thứ. Trong hoàn cảnh đó, điều họ bị ma quỷ cám dỗ là chuyện thường tình.


Quyến rũ thanh niên bằng những mỹ từ, bằng những kích động lòng ái quốc, bằng kêu gọi trả thù cho thân phận tiểu quốc, bao giờ VC cũng thành công. Làm sao thanh niên có thể ngơ khi được kêu gọi đi làm lịch sử lưu danh hậu thế? Làm sao thanh niên có thể ngơ khi đi theo lý tưởng phục vụ dân tộc? Làm sao thanh niên có thể ngơ khi trả thù lũ “cường quốc” Mỹ đang muốn đè đầu dân Việt Nam?


Với đầy ắp lý tưởng ấy, họ đi vào hang cọp với hành trang chỉ một tấm lòng. Trong khi đó VC đã được trang bị từ răng đến chân. Từ biết bao kiến thức lịch sử bóp méo được dấu trong vỏ điều, từ những lớp huấn luyện khả năng hùng biện, từ bao nguồn (source) do cả một ê kíp luôn có sẵn để cung cấp ngay khi cần thiết, những kẻ đóng vai trò “người trẻ muốn biết sự thực” từ phía VC đã dấu hết nanh vuốt vũ khí, khoác bộ áo hiền lành để tiếp đón các người hùng của mặt trận quốc gia đang mang trong lòng hòai bão chiêu hồi VC!


Con cọp con mỉm cười tiếp đón các chú cừu. Mặt trận “debate” đầu tiên, chiến thắng về ta. Ta nói và cọp con nghe gật gù. Mặt trận “debate” thứ hai cũng chiến thắng về ta. Các người hùng trở về từ hang cọp hớn hở và đã mang trong lòng một Nữ oa đội đá vá trời. Mặt trận “debate” thứ ba, ô hay cọp con rụt rè nêu ý kiến. Chỉ là một ý kiến trong ngàn ý kiến vàng ngọc của các người hùng. Người hùng hân hoan giải độc và ra về thơ thới. Mặt trận “debate” thứ tư, cọp con nêu ý kiến nhiều hơn. Người hùng của chúng ta còn đủ lý luận và kiến thức để trả lời. Nhưng chút mây mờ vừa phủ!



Các mặt trận “debate” tiếp theo, cọp con với trợ giúp của cả một guồng máy sau lưng đã trấn áp các người hùng của chúng ta. Vốn liếng kiến thức cạn, không tiếp viện, người hùng lảo đảo trước hỏa mù.


Thời gian, người hùng bỗng quay 180 độ và “ngộ ra là chính nghĩa ta không có, chúng nó ác độc nhưng chúng nó không 1, không 2 không 3” v.v. Cái họ tuởng là “ngộ” chính là cái ảo tưởng mà Vc đã nhồi cho họ! Thiếu người già hướng dẫn lúc đó và cả lòng tự tôn của tuổi trẻ, các người hùng không muốn ai tiếp viện. Thế là ngày một ngày hai, người hùng thay vì cải tạo cọp con thì đã được cọp con cải tạo! Chỉ bằng những xảo ngôn ngụy ngữ và cả những thủ đoạn gian manh như gài bẫy, làm “săng ta” và cả những lợi danh, người hùng đã đầu hàng vô điều kiện!


Ôi tôi chỉ là một phụ nữ đã già, tôi lại học ngành khoa học, tôi không đủ vốn liếng để viết được nhiều hơn, diễn tả được chính xác hơn cái nguy hiểm khi “những người trẻ 50 tuổi” đang muốn dấn thân vào hang cọp.


Khi vào Nam tôi mới khỏang bốn, năm tuổi. Nhưng tôi biết nghe người lớn kể, tôi biết đọc sách do người lớn viết. Kinh nghiệm không phải lúc nào cũng phải từ chính bản thân mà kinh nghiệm còn như nước được rót từ ly lớn sang ly nhỏ! Tôi không bị cái vỏ mỹ miều dân chủ mê hoặc, tôi biết kính nhi viễn chi với thuốc phiện không dám thử e đời mình sẽ tàn khi dính đến nó…Sau 1975, tôi cũng đã hơi bị mê hoặc bởi những mỹ từ nhưng chỉ sau một năm chung sống với Vc, tôi hiểu VC là gì. Không thể nào tin tuởng được VC. Tôi không dại để ôm trong lòng cái hoang tuởng cải tạo những con cọp con xuất thân từ giai cấp cọp đảng viên kỳ cựu của Tòa Đại Sứ VC!


hoanglanchi
#266 Posted : Sunday, November 17, 2013 6:10:28 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Đỗ Anh Tài-Lá vàng rơi trên những trái tim hồng của Mùa Thu Áo Tím Gia Long


Hoàng Lan Chi xin giới thiệu bài viết của Rể Gia Long về CT Văn nghệ của Nam Cali. Khi đọc đến đoạn tả các nữ sinh áo tím, trắng cầm hoa lên nghiêng mình trên mộ chiến sĩ vô danh, HLC đã khóc đấy.
Vâng, cảm động quá. Xin cảm ơn Nam Cali. Tinh thần Gia Long Nam Cali thật tuyệt vời. Bài Triệu Con Tim được dàn dựng thật đẹp, thật cảm động.

Những người lính Việt Nam Cộng Hòa khắp bốn phương ơi, chúng tôi, những người em gái hậu phương thuở nào thêu khăn tay gửi ra tiền tuyến thì hôm nay những mái tóc thề ngày xưa ấy giờ đây vẫn một lòng son sắt, thuỷ chung với người lính mình.

Bài hát tưởng nhớ đồng đội của các anh năm xưa đã bỏ mình cho quê hương giờ đây vẫn được những em gái thuở nào hát.

Lá cờ vàng quốc gia trân trọng trên sân khấu. Bức ảnh của tượng Tiếc Thương năm nào trong Nghĩa Trang Quân Đội, tất cả, tât cả được Em gái Gia Long chăm chút.

Còn gì đẹp hơn khi cuộc chiến đã qua đi hơn 30 năm mà tình quân dân vẫn thắm thiết phải không người lính Việt Nam Cộng Hòa?

Hãy tin đi. Chúng ta sẽ trở về Sài Gòn với cờ vàng tự do tung bay trên khắp nẻo đường.
Hoàng Lan Chi
(GL 60-67)

Lá vàng rơi trên những trái tim hồng
của Mùa Thu Áo Tím Gia Long
Thầy giáo già




Đó là hình ảnh lưu lại đậm nét nhất trong lòng người ở Thủ đô Tỵ nạn Little Saigon, sau buổi tham dự Ngày Họp mặt Thu Hội Ngộ của Hội Cựu Nữ Sinh Trung Học Gia Long-Nam California vào cuối tuần vừa qua. Khởi đi từ hình ảnh và thanh âm của mùa “Thu Vàng” đẹp lãng mạn mơ màng, trải dài trên tấm nền màu tím thiết tha của tà áo Gia Long, để kết lại với màu hồng tươi thắm sắt son của “Triệu Con Tim Việt Nam trên Khắp Thế Giới” đang réo gọi nhau “Sẽ là Ngọn Gió Đổi Thay cho quê hương Việt Nam”, hình ảnh tổng hợp đó kết thành một thông điệp thật ý nghĩa !


Mùa thu đang trở về lãng đãng trong những đợt gió se lạnh đầu mùa cuốn theo bao cánh lá vàng rơi hững hờ, khiến cho lòng người tỵ nạn xa quê hương chợt chùng xuống, thấm thía nỗi xót xa “như chim lạc tổ, như ma lạc mồ”. Người ta vội ríu rít tìm đến nhau, họp bạn, hội ngộ, đại hội trùng phùng …, hết nhóm này đến hội kia, ái hữu, đồng hương, đồng nghiệp, đồng khóa…, làm sao để sưởi ấm lòng nhau cho vợi niềm thương nhớ.

Họp bạn trong mùa thu ở đây như thế là điều rất đẹp, rất đáng yêu, và cũng là một nhịp điệu rất quen thuộc, bình thường.
Nhưng có một điều không là bình thường quen thuộc khiến cho người ta phải đi từ ngạc nhiên, xúc động, đến cảm phục khi tham dự chia sẻ trọn vẹn chương trình buổi Thu Hội Ngộ vừa qua của các cựu nữ sinh Áo Tím Gia Long.



Hợp ca “Thu Vàng” với ban Văn Nghệ Áo Tím Gia Long


Văn nghệ mùa thu dĩ nhiên phải có “Thu Vàng” của Cung Tiến. Ban hợp ca cựu nữ sinh Trường Áo Tím đã đưa mùa thu về trong tiếng hát dặt dìu truyền cảm, và trong cả những cánh lá úa vàng rơi rắc trên vai, trên tóc, trên những vạt áo tím thướt tha rồi rơi xuống đầy trên mặt sàn gỗ nâu sân khấu hội trường.
Rồi tiếp theo là những tà áo kimono tươi thắm của vũ điệu mùa thu Đông Kinh…, là dáng áo dài tứ thân lả lướt huyền thoại của vũ nhạc cảnh Lá Diêu Bông…, là những chậu hoa Lan ân tình ghi nhớ công ơn Thầy Cô dạy dỗ…, là những dải lụa tím thướt tha mang hình sắc các loài hoa quý của đất trời quê hương trong điệu thi vũ nhạc cảnh rất độc đáo nghệ thuật “Hoa trong Thi Văn Việt Nam”, mà vừa được mang đi trình diễn rất thành công ở kỳ Đại Hội Gia Long Thế Giới lần thứ 6 tổ chức rất quy mô đông đảo ở Sydney-Úc Châu vào tháng 9 vừa qua …


Và cứ như thế, chương trình văn nghệ Mùa Thu Áo Tím kéo dài suốt hơn 3 tiếng đồng hồ trong tiếng vỗ tay tán thưởng của hơn năm trăm tấm lòng Đại Gia Đình Gia Long và Thân Hữu…, cho đến 2 tiết mục kết thúc rất đặc sắc, là hoạt cảnh “Chiến Sĩ Vô Danh” và “Triệu Con Tim”. Đây mới chính là điều người viết muốn đề cập đến cách đặc biệt trong bài chia sẻ này.


Thông thường lâu nay, nhất là trong thời gian ít năm gần đây, trong các buổi sinh hoạt, văn nghệ, họp mặt… của các hội đoàn “Ái Hữu” ở hải ngoại, người ta thường chỉ gặp thấy những chương trình có nội dung thiên về tính cách vui chơi giải trí, nhắc nhớ kỷ niệm một thời tươi đẹp xa xưa nơi quê nhà…, một nội dung thường là nhẹ nhàng “vô thưởng vô phạt”, tránh đụng chạm đến “chuyện nước non”(mà cho là “chuyện chính trị” ”nhạy cảm”!), miễn sao cho khỏi “phức tạp”, “rắc rối” mất công!
Vậy mà hôm nay, tham dự buổi họp mặt “Thu Hội Ngộ” của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trung Học Gia Long-Nam California, người ta đã gặp thấy gì qua 2 tiết mục được trình diễn rất đặc biệt vào lúc-cao-điểm-cuối để khép lại chương trình đó?



Hoạt cảnh “Chiến Sĩ Vô Danh” trong Thu Hội Ngô Gia Long


Trong hoạt cảnh “Chiến Sĩ Vô Danh”, dưới ánh sáng mờ tối của đa số đèn tắt, chỉ thấy sáng lên hình ảnh ngôi mộ phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ uy nghi với hình tượng người “Chiến Sĩ Vô Danh” (hình bức tượng “Tiếc Thương” người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa), các cựu nữ sinh Gia Long áo tím và áo trắng đứng quanh, trên tay mỗi người cầm ngọn nến sáng hoặc cành hoa trắng lần lượt đem tới nghiêng mình đặt trên mộ trong tiếng hợp ca buồn thương và nhớ ơn người chiến sĩ anh hùng không tên tuổi đã anh dũng hy sinh thân mình cho Tổ Quốc, Dân Tộc Vệt Nam.





Hoạt cảnh “Triệu Con Tim” trong Thu Hội Ngô Gia Long


Rồi ngay tiếp liền sau đó và để kết thúc cuộc trình diễn, là hoạt cảnh “Triệu Con Tim”(lời và nhạc của Trúc Hồ). Nếu xem trình diễn bài hát Triệu Con Tim ở trong buổi nhạc hội (và trong đĩa nhạc DVD sau đó) của Trung Tâm ASIA, người ta đã bị lôi cuốn trong dòng xúc cảm mãnh liệt để đồng loạt cùng đứng dậy vỗ tay say sưa hưởng ứng lời hát mời gọi như thế nào, thì ở đây, hôm nay, niềm xúc động trào dâng còn thiết tha mạnh mẽ hơn nữa.

Bởi vì ở đây không phải là từ những tiếng hát điêu luyện của các ca sĩ chuyên nghiệp trình diễn, mà đây chính là nỗi lòng, là tiếng nói đầy xúc cảm bồi hồi của quần chúng trong cuộc sống thực tế thường ngày, của những người cựu nữ sinh của trường nữ Trung học Gia Long ngày nào ở Thủ Đô SàiGòn của nước Việt Nam Tự Do thân yêu. Những người đẹp duyên dáng trong tà áo “tím cả một trời nhung nhớ…”, đang vừa cất cao tiếng hát say sưa, thúc giục, mời gọi, vừa giơ lên cao đưa theo làn sóng những Trái Tim màu hồng thắm, là hình ảnh “những Con Tim Việt Nam ở Mỹ, … ở Canada,…ở Úc, …ở Pháp,…ở Đức…”,
và cả“những Con Tim Yêu Nước ở Quê Nhà Việt Nam”,
cùng với 2 hàng chữ như cũng đang bay lên theo làn gió
TRIỆU CON TIM VIỆT NAM TRÊN KHẮP THẾ GIỚI” “SẼ LÀ NGỌN GIÓ ĐỔI THAY CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM”.


Và trong giây phút xúc động ngập tràn ấy, tất cả hội trường đã cùng đứng lên, cùng vỗ tay giơ cao và say sưa hòa theo tiếng hát, cùng hô to tiếng gọi “VIỆT NAM”, “VIỆT NAM” !…


Cái Thông Điệp Từ Trái Tim đã được gửi đi thật rõ ràng:

“chúng tôi tuy khởi đi từ tấm tình bạn bè, “ái hữu”, nhưng chúng tôi không quên căn tính của mình vốn từ có mặt ở đây là người tỵ nạn chính trị, vì không chấp nhận chế độ cộng sản tàn bạo gian dối, coi rẻ giá trị con người. Chúng tôi hằng ghi ơn những “Chiến Sĩ Vô Danh” Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh thân mình cho Tổ Quốc, Dân Tộc, Quê Hương, và cho chính cả chúng tôi. Chúng tôi càng không quên bổn phận công dân của mình đối với Quê Nhà Việt Nam. Trong giờ phút này khi quê hương dân tộc tôi đang phải gánh chịu bao oan trái, mọi giá trị xã hội và con người đang bị hủy hoại tàn phá đến tận cùng, Quốc với Gia cùng đang lâm nguy, chúng tôi càng không thể “vô cảm”, làm “kẻ bàng quan” đứng ngoài cuộc, mà chúng tôi xin nguyện cùng sát cánh với “Triệu triệu con tim Việt Nam” trên toàn thế giới, hợp cùng với “những con tim Yêu Nước” tại quê nhà, tất cả chúng ta sẽ trở thành NGỌN GIÓ ĐỔI THAY cho Quê Hương Việt Nam ! ”

Xin cảm ơn các tác giả bài ca “Chiến sĩ vô danh” và “Triệu Con Tim”,

và xin cảm phục những tấm lòng son sắt cựu nữ sinh trường Nữ Trung Học Gia Long !

Đỗ Anh Tài
hoanglanchi
#267 Posted : Friday, November 22, 2013 12:12:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Những giọt mưa từ mái Trưng Vương, Chu Văn An và Nguyễn Trung Trực

Bây giờ là tháng Một. Người Bắc gọi tháng mười một là Một và sau đó là Chạp.
Cali hiếm khi mưa. Đêm qua mưa cả đêm. Không lớn. Mở cửa sổ sẽ nghe được tí tách tiếng mưa như của một ngày xưa Sài Gòn.
Tin vui có từ Chủ nhật trước nhưng vài việc nho nhỏ cuốn hút.
Tin vui ấy là Hội Gia Long miền Đông đã họp và kết quả với đa số tuyệt đối: nhóm 75-82 chỉ tham gia với tư cách thân hữu.

Tại sao lại có chuyện ấy ư? À thì là vc làm đại hội 100 năm Áo tím-GL-NTMK trong nước, rồi một cựu GS Gia Long, ông Trịnh Văn Long viết thư từ VN gửi hải ngoại đòi cho nhóm (75-82) được công nhận là thành viên chính thức của ĐH Gia Long Thế Giới năm 2013 ở DC. Cựu Hội Trưởng Hội GL miền Đông, bà Kim Dung cũng hứa sẽ làm hết mình cho nhóm (75-82). Bằng ấy điều kết nối với nhau sẽ cho thấy điều nguy hiểm nếu để người Gia Long chung với kẻ “gia long gian” (nếu có!)


GL Tuý Hương đã gửi Thư Kêu Gọi các cựu nữ sinh ghi danh bày tỏ sự đồng ý bảo vệ Hội. Mới được hai ngày thì Hội Ái Hữu GL miền Đông đã bầu với kết quả tuyệt vời.

Xin cảm ơn những Gia Long sáng suốt của Hội GL miền Đông.

Nhưng điều làm tôi cảm động hơn cả là từ người chị Trưng Vương của tôi.

Ngay sau khi đọc Thư Ngỏ, xem thư của GS Trịnh Văn Long, xem bài về đạu hội của vc trong nước, chị tôi, dù rất bận bịu, cũng gọi điện thọai cho tôi với giọng sôi nổi.
Mở một dấu ngoặc ở đây. Chị tôi, con gái út của bác ruột tôi, bằng tuổi tôi, sinh trước tôi bẩy ngày, cùng cầm tinh con chuột nhưng khi vào Nam, gia đình chị khai năm sinh cho chị trước tôi một năm vì thế chị học hơn tôi một lớp. Chị tôi, kỳ trước cũng “dòng dõi Hai Bà nổi giận” khi xem chuỗi bài viết về vụ Bức Tượng Người Lính ở Dallas. Chị viết thư ngắn bầy tỏ cảm nghĩ gửi cho Liên Hội CCS DFW và Liên Hội cũng rất tử tế trả lời cho chị ngay. Đóng dấu ngoặc.


Kỳ này, chị tôi, dân Trưng Vương, cũng “bực bội” khi đọc tin và Thư Ngỏ. Thì tuổi giống nhau nên tâm tình có đôi phần giống nhau. Chị tôi có thể thuộc rất nhiều thơ quê hương tổ quốc ngày xưa thuở trung học và chị đọc vanh vách còn hơn tôi. Lại phải mở ngoặc là một lần, tôi, một Gia Long thú vị ngắm chị tôi, một Trưng Vương đang làu làu:

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.

Kết thúc cuộc gọi ,chị tôi nói, dù chị là Trưng Vương nhưng bảo vệ Gia Long không chỉ của người Gia Long mà còn là của người Trưng Vương, người Chu Văn An, người Petrus Ký, người Nguyễn Trãi, người Trần Lục…Cộng sản có thể tấn công Gia Long hôm nay và ngày mai sẽ là Trưng Vương, Chu Văn An…


Tôi cảm động vô cùng kể. Người Trưng Vương bên cạnh người Gia Long, còn gì đẹp bằng phải không? Một ngôi trường nữ tượng trưng cho gái Bắc và một ngôi trường nữ tượng trưng cho gái miền Nam.
Tôi nói chị chịu khó gõ vài dòng gửi cho GL Tuý Hương. Đây là thư của chị tôi, Trưng Vương 59-66 Đinh Thị Thu (Los Angeles):
Thân gửi GL Túy Hương
Tôi là Đinh Thị Thu Trưng Vương 59-66. Qua những tin tức do GL Hoàng Lan Chi chuyển.Tôi được biết những diễn tiến dẫn đến lời kêu gọi của Túy Hương, với mục đích bảo vệ chính danh của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh GL. Tuy không phải là người trong cuộc, nhưng với tư cách một thân hữu GL , cùng được đào tạo dưới mái trường VNCH, tôi xin phép được đứng bên cạnh và ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của các bạn. Chúc các bạn giữ vững niềm tin và lý tưởng, có chúng tôi Trưng Vương bên cạnh Gia Long.

Sau chị tôi là một cựu dân Chu Văn An, Chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng Michigan, anh Dương Đức Vĩnh. Anh Vĩnh là bạn chiến hữu của tôi. Lại một cảm động khác. Thư anh Vĩnh như sau:

Thưa chị Lan Chi,
Chúng tôi đã đọc Thư Kêu Gọi của chị Tuý Hương do chị gửi tới. Xin hoàn toàn đồng ý với những gì các chị đang làm.
Chúng tôi là một cựu học sinh Chu Văn An. Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Petrus Ký trước kia luôn đồng hành trong môi trường giáo dục. Ngày nay nơi xứ người, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn đồng hành trong việc bảo vệ lý tưởng quốc gia. Lý tưởng quốc gia phải là tôn chỉ hàng đầu cho các hội Ái Hữu cựu học sinh các trường trung học tại Saigon trước kia. Vì thế thư kêu gọi của các chị dù chỉ nhằm vào các cựu nữ sinh Gia Long nhưng xin ghi tên tôi như một thân hữu của Gia Long.
Thân kính,
Dương Đức Vĩnh CVA 69-76
If you can find a path with no obstacles, it probably doesn’t lead anywhere.
Frank A. Clark


Thế là đúng như chị tôi bày tỏ, ngoài người Trưng Vương còn người Chu Văn An cũng đứng cạnh Gia Long chúng tôi.


Tuy thế, chúng tôi lại có cả một người rất xa xôi tận Rạch Giá nữa nhé. Đây là thư từ anhNguyễn Kinh Luân, Chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng Tarrant (Texas). Tương tự anh Dương Đức Vĩnh, anh Luân cũng là một “chiến hữu” của tôi. Vì thế có tên trong list mails của tôi và cũng đồng ý với những gì người Gia Long suy nghĩ, hành xử.

Chị Lan Chi thân mến,
Là một học sinh hấp thụ nền giáo dục dươi chế độ VNCH dạy cho con người biết sống đạo đức, nhân bản và thấm nhuần những truyền thống tốt đẹp, em hòan toàn tán thành Thư Kêu Gọi về việc bảo vệ chính danh Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long. Cho nên dù là cựu học sinh trường trung học Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá (không liên quan gì đến Gia Long), em cũng xin lên tiếng ủng hộ những nhận định trong Thư Kêu Gọi.
Thân mến.
Nguyễn Kinh Luân
Cựu học sinh trung học Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá

Cali hiếm khi mưa. Những giọt mưa hiếm hoi của hai ngày nay, tôi đang nhìn ngắm và nghe, có vẻ như tôi đang ôm trong lòng những giọt mưa từ mái Trưng Vương, Chu Văn An, Nguyễn Trung Trực đang bay đến tụ hội với mái trường Gia Long yêu dấu của tôi.
Nào, GL Hoàng Lan Chi đang chờ người Petrus Ký, người Nguyễn Trãi, người Trần Lục, người Hồ Ngọc Cẩn, người Võ Trường Toản, người Võ Tánh Nha Trang, người Võ Bị Đà Lạt, người Thủ Đức và nhiều người khác…


Hoàng Lan Chi
(GL 60-67)

Danh sách các Gia Long đồng ý bảo vệ chính danh của Hộ i ái hữu cựu nữ sinh GIA LONG

Tuý Hương- Những tấm lòng GIA LONG

Tuý Hương- Thư Kêu Gọi về việc bảo vệ chính danh hội ái hữu CNS GIA LONG
hoanglanchi
#268 Posted : Saturday, December 7, 2013 2:19:27 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

Hai Người Tôi Muốn Gặp Bây Giờ


Chiều thứ Năm là ngày nghỉ cuối tuần của tôi. Đó là ngày mà tôi “tào lao thiên hạ sự” để viết LanChiYesterday.


Mấy hôm trước, tôi gọi được cho ca sĩ Hà Thanh. Chị đang ở Boston. Tuy sức khoẻ kém nhưng Hà (trong tình thân, tôi vẫn gọi chị là Hà theo tên thật Lục Hà) vẫn lạc quan. Với Hà thì mọi sự là vô thường mà. Hà vẫn “líu lo” hát cho tôi nghe:


Đến tuổi này không đau mới lạ

Chuyện ốm đau là chuyện bình thường

Chỉ xin trời Phật độ và thương

Đau in ít đừng đau tất cả.


Đến tuổi này không quên mới lạ

Chuyện lãng quên là chuyện bình thường

Chỉ xin Trời Phật độ và thương

Quên ít ít đừng quên tất cả


Có thể tôi không nhớ chính xác lắm nhưng ý là thế. Hà nói đó là thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và Hà “bịa” thành nhạc để hát. Tôi muốn đi thăm Hà lắm mà không có điều kiện vì kẹt tùm lum thứ.


Một nhà sản xuất quen nhờ tôi liên lạc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để xin phép phát hành nhạc phẩm của ông. Tôi viết cho Nguyễn Văn Đông như sau “Anh à, em nói rằng nhạc phổ cập là Phiên Gác Đêm Xuân hay Sắc Hoa Mầu Nhớ nhưng tiêu biểu nhạc lính Nguyễn Văn Đông thì là Mấy Dặm Sơn Khê. Ông sản xuất nói rằng bảo đảm Hoàng Lan Chi sẽ ưng ý khi nghe ca sĩ của ổng hát Mấy Dặm Sơn Khê. Em bật cười vì cứ làm như Hoàng Lan Chi là tác giả của Mấy Dặm Sơn Khê vậy!”.


Tôi cũng có một ao ước nhỏ: gặp Nguyễn Văn Đông. Tôi từng viết cho Đông rằng tôi thích được ngồi trong rừng phong lá đỏ của mùa Thu Virginia và nghe anh kể chuyện ngày xưa.


Coi như tôi có hai ao ước bé dành cho hai người tôi yêu mến và hai người này lại là “quyện với nhau trong nhạc và ca”.


Gặp Hà Thanh để được ôm Hà trong tay, nghe Hà hát “chay” và để được Hà “đút cho một miếng mì”. (Qua điện thoại, Hà rất hay đùa. Ví dụ: "chị đang chuẩn bị ăn chiều. Có mì ngon lắm. Hoàng Lan Chi há miệng ra chưa, chị Hà đút cho một miếng, hỉ!”


Gặp Nguyễn Văn Đông để được nghe vô số chuyện ngày xưa. Anh Đông cũng đang không được khoẻ lắm.


Hai người, một với giòng nhạc và một với giọng ca, tôi từng đắm đuối và vẫn đắm đuối.


Là hai người mà tôi muốn gặp bây giờ.


Cũng Vui Vì "Ta" Còn Chút "Tình"


Vài hôm trước vui vì Mai Vàng gửi mail nói rằng buổi ra mắt sách của Phan Nhật Nam ở Dc rất thành công dù hơi gấp gáp.

Vui vì Ta, ( chúng ta) còn chút Tình ( với người lính).


Thời buổi internet, chữ nghĩa rẻ như bèo vì ai cũng viết được và tha hồ thả thì Ta (chúng ta) vẫn dành tiền mua sách thì quả là đáng quý. Một ông bảo rằng người ta đến đông vì tên tuổi của Nam, vì họ tò mò muốn gặp, muốn bắt tay Nam…Còn tôi thì nghịch ngợm viết cho Nam như thế này “Công nương cho rằng Nam bán được nhiều sách là nhờ hồng phước của công nương!!! Mấy kỳ trước có được đình đám như vậy không? Sau bài cn phỏng vấn Nam, nhiều người thương Nam hơn chứ bộ”. Phan Nhật Nam thì vốn dĩ rất “hiền lành” với Hoàng Lan Chi (chỉ phải tội lâu lâu cãi bướng tí thôi) nên cũng ừ và còn rủ rê Hoàng Lan Chi sang năm đi Azirona để ra mắt sách với Nam. Tôi chảnh “Để công nương xem nếu cn hưởn thì sẽ đi với Nam”. Mộng Tuyền, chủ báo Bút Tre thì “Hoan hô. Cô chú cứ qua ở nhà con, con sẽ lo chu đáo tất cả”. Gì chứ Mộng Tuyền mà tổ chức thì sự thành công bảo đảm đến chín mươi phần trăm rồi.


Lời cảm ơn cho Ta (chúng ta) vì vẫn dành Tình cho người lính Việt Nam Cộng Hòa.


Chuyện buồn



Một chuyện buồn be bé mà làm lòng tôi hơi trĩu trĩu.


Trĩu là vì buồn quá. Ơ mà nói buồn be bé mà bây giờ lại buồn quá, kỳ nhỉ?


Là thế này, có lẽ tôi là thuộc “đồ cổ", cộng thêm gốc “nhà giáo” nên chuyện khó tính là chuyện bình thường ( Hà Thanh hát, chuyện ốm đau là chuyện bình thường của tuổi già). Vì khó tính nên khi đọc “ Bài Viết Tạ Lỗi Các Thầy Trường Chu Văn An” của Việt Nguyên do một người bạn chuyển đến, tôi bực quá.


Bực vì không thể tưởng tượng được một bác sĩ đã ngoài sáu mươi, từng học Chu Văn An lại có thể viết một bài với ngôn ngữ “xấc láo” như thế. Ông ta kể những chuyện cũ mà theo tôi chỉ những học trò thiếu giáo dục mới như vậy. Ông ta viết như sau “Nếu trường Chu Văn An có nhiều thầy như các giáo sư Bùi Đình Tấn và Đào Văn Dương thì tôi không phải xin lỗi các thầy” để rồi sau đó trong bài viết là người cựu học sinh Chu Văn An này tố khổ, mạ lị nhiều thầy cũ và có lẽ mặc cảm tự ti là hồi xưa học Chu Văn An “không ra gì”, bây giờ may mắn học được bác sĩ và viết lách tí tỉnh nên như một cựu nữ sinh Trưng Vương nhận xét “Mắc bệnh tự ti nên mồm miệng văn chương phải tự tôn, khoác lác, thiếu lễ độ”.


Đây tôi xin đơn cử vài ví dụ: Ông Việt Nguyên này đã đùa cợt trả lời thầy giáo là “Lớn lên em sẽ lấy con gái thầy!”. Hoặc chọc ghẹo thầy giám thị có tên Mốc là “Mốc xì”. Hay trả lời thầy giáo về câu thơ “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, nàng là phận gái ta là phận trai” trong Lục Vân Tiên rằng “không phải vậy thầy ạ, sau khi đánh cướp, Vân Tiên quần bị tụt phải sửa soạn lại y phục không cho Kiều Nguyệt Nga ra xe vội phải nhìn cảnh kém thuần phong mỹ tục” hay trả lời khi giáo sư triết hỏi có muốn học không ( ông phạt cả lớp vì tội ồn ào và không dậy mấy buổi) “môn triết chỉ cần về nhà học bài đọc sách là có thể đi thi”.


Đấy chỉ đơn cử vài ví dụ, tôi nghĩ rằng dân Chu Văn An chính cống cũng sẽ thấy đây là một loại "lạc loài" chứ không phải học trò Chu Văn An nữa. Tôi thấy nó toát ra cái vẻ thiếu giáo dục từ gia đình trong toàn bộ hành động của Việt Nguyên trong sân trường Chu Văn An. Ngoài ra, Việt Nguyên còn kể những chuyện bây giờ mà có lẽ VN ngỡ là hay nhưng thực chất toát ra vẻ tự cao hợm hĩnh và một người đã phải kết luận “ tên này bé đã mất dậy, già vẫn mất dậy”. Đây là câu của Việt Nguyên “Mãi đến những năm 2000 sau này tôi mới hiểu, nhà báo Ngô Nhân Dụng đã có con mắt tinh đời, biết tôi sẽ viết báo nổi tiếng nên đã dìm tài Việt Nguyên từ năm tôi 16 tuổi! Năm 2008, ra mắt sách “Từ bàn viết Houston” ở tòa soạn báo Người Việt, tôi đã trả được mối thâm thù với ông thầy cũ trung học: “đọc văn Việt Nguyên nếu quí vị thấy văn chương lơ mơ lờ mờ tối tăm, khó hiểu thì quý vị cũng rõ đây là kết quả của một năm học việt văn đệ tam trường Chu Văn An với thầy tôi….giáo sư Đỗ Qúy Toàn”!


Chuyện buồn thật sự là, một người bạn Chu Văn An viết “Vài vị chính gốc Chu Văn An đọc xong còn nói rằng họ chả thấy gì cả, chỉ là chuyện đùa nghịch thuở học trò”.


Hỡi ôi


cái học ngày này đã hỏng rồi






cái “đọc” ngày nay cũng quá tồi. [1]




Cali những ngày mưa cuối năm 2013


Hoàng Lan Chi

***************************************************************


[1] Xem đầy đủ bài viết của Việt Nguyên, cựu Chu Văn An, đăng trong đặc san Chu Văn An thế giới 2013 và ý kiến phản đối từ Chu Văn An Nguyễn Khánh Do cùng vài vị khác tại đây:

Nguyễn Khánh Do-Mấy điều về Đại Hội CVA Toàn Cầu 2013 và về bài viết của Việt Nguyên



hoanglanchi
#269 Posted : Wednesday, December 18, 2013 10:15:20 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Tặng một người



Mưa Sài Gòn mưa Cali


Những ngày cuối tháng Một, Cali không dưng mưa. Mưa khá nhiều và mưa đêm. Tôi sợ trời mưa lắm. Miền Nam mưa nắng hai mùa thì xem như tôi đã chìm trong mưa hơn nửa đời người. Nhớ những ngày đi học, mưa ồ ạt và lắm khi tôi không đủ kiên nhẫn trú mưa, cứ thế đi dưới mưa để về nhà run trong giá lạnh. Qua Mỹ, thời gian đầu ở Virginia, có những hôm mưa trắng xoá cũng gợi nhớ mưa Sài Gòn nhưng cảm giác lúc ấy thật tuyệt. Tuyệt vì được ở trong nhà. Tuyệt vì được ngắm mưa ở rừng lá phong. Virginia nhiều rừng và cây thì phủ khắp đường phố.



Mấy năm sau có dịp qua Oregon vài tháng. Đụng độ mưa và tôi sợ quá. Mưa gì mà ảm đạm thê lương cả ngày. Tôi chỉ có chút lãng mạn chứ không phải hoàn toàn chìm đắm nên rất sợ những ngày mưa buồn ấy.



Về Cali, nơi mà ca sĩ Phượng Vũ có lần viết đùa trên facebook “Cali mưa một năm được chừng …một ly”, tôi không “gặp” mưa nhiều để sợ nữa.



Tuy vậy, những ngày cuối tháng Một, Cali bỗng mưa. Thật không gì thú vị bằng mưa đêm rả rích. Nghe tiếng mưa đêm tí tách có chút gì đó buồn. Buồn nhưng thích. Thì là một thú đau thương mà lại.


Giờ này Cali chỉ se lạnh.

Giờ này Sài Gòn cũng chớm lạnh.


Giờ này Cali mưa hiu hắt.

Giờ này Sài Gòn cũng hắt hiu mưa.





Kỷ niệm của thời xưa vẫn đâu đó vì đã bỏ lại ở Sài Gòn. Ai có thể mang theo được kỷ niệm của thời đi học trên con đường Phan Thanh Giản hay Nguyễn Đình Chiểu để sống lại những cảm xúc xưa? Ai có thể mang theo kỷ niệm của những ngày vùi đầu làm toán với radio bên cạnh và nghe nhạc lồng lộng để tìm lại nguyên vẹn cảm xúc cũ?


Có những điều không mang được và vĩnh viễn ở lại đó. Không gian không mang được và cảm xúc ấy chỉ ở đó.


Nhưng có nhiều khi người của không gian đã tìm đến nhau để rồi dường như không gian không còn là ngăn cách nữa.



Mưa Sài Gòn đã phủ xuống hồn tôi.

Mưa Cali đang phủ bước chân tôi.


Giờ này Sài Gòn hẳn đang mưa. Trời tháng Chạp sẽ vội vã cho kịp đón mùa mới. Người cũng vội vã vì thời gian không chờ nữa.



Mau lên chứ vội vàng lên với chứ

Em em ơi tình non đã già rồi

Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi ơi

Mau với chứ, thời gian không đứng đợi

(Xuân Diệu)



Giờ này Cali có vẻ mưa. Trời tháng Chạp cũng vội vã cho mùa Xuân kịp gõ. Tôi cũng vội vã vì thời gian không chờ nữa.



Mưa nơi ấy đong đầy kỷ niệm cũ

Mưa nơi này gạt nỗi nhớ vừa đơm

Ngàn trùng xa chỉ còn là sợi tóc

Ngàn kiếp sau vừa đủ một nụ hôn.

(Hoàng Lan Chi )


Cali cuối năm 2013


Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#270 Posted : Friday, December 20, 2013 4:19:49 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Anh ơi, tình ơi, bạn ơi


“Anh ơi”!
Gọi anh trong buổi chiều tà
Thương người ở lại cách xa muôn trùng

Tuần qua đang đi học nhưng có người làm tôi nhớ đến một người và tôi gọi “Anh ơi”. Khi Hoàng Lan Chi gọi “Anh ơi” thì nó có vẻ nũng nịu nhỉ? Đấy là một người mà tôi yêu mến. Có những người ta yêu mến mà không thể giải thích tại sao, hỉ! Ai bảo là HLC như đàn ông? Hổng dám đâu, cũng có lúc rất nữ tính cơ mà. Ví như năm ngoái, tôi viết về Khăn quàng với bông tai vậy. Người có nhiều nữ tính thì mới thích làm duyên với khăn quàng và bông tai chứ nhỉ. “Nũng nịu” gọi Anh ơi làm tôi nhớ đến chuyện kia. Cô bạn ở Sài Gòn kể rằng tết năm ngoái, cả đám đến chúc tết Giáo Sư Khoa Trưởng Đại Học Khoa Học Sài Gòn năm xưa, Thầy Nguyễn Chung Tú, thì thầy nhắc đến tất cả các cô của Khoa Lý. Với tôi, GS Tú bảo “Cô ấy có nét đẹp như Tây nhưng giọng nói thì ỏn à ỏn ẻn!”. Tôi bật cười. Thầy nói chính xác nét đặc trưng của Quỳnh Giao. Nhõng nhẽo, làm nũng.

“Anh ơi” của tôi là người mà tôi rất muốn được gặp, được nghe kể nhiều chuyện của một thời chinh chiến điêu linh. Nhưng biết đến bao giờ hay là không bao giờ?
Mai sau dù có bao giờ.
(Viết ngày 23/10/2013)

Tình ơi!

Gọi tình của những năm xưa
Ôm tình trong trái tim mùa cuối Thu.
Năm 2003, tôi viết “Những người tình Chu Văn An”. Bài đăng ở Quán Gió của Chu Văn An Đặng Vũ Thám (Úc). Hồi ấy, net chưa phổ biến và có mảnh đất như Quán Gió là oai lắm. Bài viết gợi lên hình ảnh tuổi học trò nên nhiều ông Chu Văn An xôn xao. Ông nào cũng muốn nhận mình là nhân vật được viết trong bài với những tên tắt.

Mở ngoặc tí nhé, trong bài tôi có viết rằng “Những người tình là những người Hoàng Lan Chi có cảm tình. Người tình nhưng không phải là người tình, là thế!”. Hoàng Lan Chi thì rất hay “nghịch ngợm” chữ nghĩa.

Đóng ngoặc nhé, bài “Những người tình Chu Văn An” là thật một ngàn phần trăm chứ không phải trăm phần trăm nữa. Ví dụ T là Dương Đức Tuấn. Tuấn là em ruột nhà văn Dương Hùng Cường tức Dê Húc Càn, đã chết trong lao tù cộng sản. P là Đào Quốc Phúc, tôi mới “nhặt” lại được cách đây vài tháng! K là Lý Thái Khôi, bạn thân Tuấn và Phúc. L là Võ Như Lân, người anh lớn, Ban Đại Diện Khoa Học ngày đó. Tuấn, Phúc, Khôi đang ở Mỹ và anh Lân còn kẹt ở VN.


Tình cảm dành cho bạn thời đại học là thứ tình cảm dễ thương. Dễ thương vì không quá bé như người tình 13 tuổi của Nguyên Sa và cũng chưa quá già để tính toán so đo. Với tôi thì lại cứ như chưa phải là mười tám. Có lẽ vì bản chất khờ, tồ, cộng thêm bị chế độ khắc nghiệt của ông bà via (!) (từ mà chúng tôi gọi cha mẹ ngày ấy) nên ngố.

Vì tồ, ngố nên ngôn ngữ ngày ấy cũng ngoan hết biết và nó cũng toát lên cái đặc trưng của Hoàng Lan Chi ngày ấy: nhõng nhẽo.

Diệu Hằng, con gái nhà văn Võ Hồng, cao lớn như con trai, ngày ấy đã nghịch ngợm cho tôi là “vợ” của Hằng.

Nhóm bạn gái dễ thương ngày ấy là từ chứng chỉ COD tức Hoá Mô Tả. Ngày ấy tôi đã viết “Tình Ca COD” cho Hồ Thị Phi, cho Đinh Ngọc Mỹ, cho Uyển Trang…


Dư Âm của “Mưa Cali mưa Sài Gòn”

Hôm qua tôi nhận thư từ người bạn và có hứng viết “Mưa Cali mưa Sài Gòn”. Mưa Sài Gòn mưa Cali

Hoàng Lan Chi thường hay viết thật. Ở tuổi này cuộc sống đã đầy ắp thì làm sao lại phải tưởng tượng như thuở còn thơ. Nhớ ngày học trò, thường làm thơ tưởng tượng. Còn bây giờ có những nỗi niềm lại phải dấu che.

Viết thật vì người bạn nói Sài Gòn đang mưa.
Viết thật vì Cali hôm qua cũng mưa.
Viết thật rằng có những điều ta không thể nào có được nữa. Ấy là cảm xúc. Làm sao chúng ta có lại xúc cảm của một ngày đi trong mưa Sài Gòn. Làm sao chúng ta có lại được xúc cảm của những ngày học thi những vẫn vừa học vừa nghe nhạc để những giòng nhạc ấy còn mãi mãi trong ta cho đến bây giờ.

Nhưng có vài điều, Hoàng Lan Chi không cố tình ẩn dụ nhưng “chỉ người trong cuộc” mới hiểu.

Vài người bạn thích “Mưa Sài Gòn mưa Cali”.
Có lẽ gợi kỷ niệm xưa về ngày tháng cũ bao giờ cũng làm mềm lòng người.

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, cô em gái ngoan hiền vô cùng kể của tôi viết thế này:
Chị LC oi, cám ơn chị đã làm đẹp một buổi sáng thứ bảy của em bằng bài viết lãng đãng sương, gió và nước mưa của chị. Tâm hồn em như mới được uống một chung trà nhẹ nhàng thơm ngát trước khi bắt đầu một ngày hối hả trong đời sống vội vã này.
Thân yêu
Dương Nguyệt Ánh

Bạn Hải Quân, Trần Quang ThiệuBài này dễ thương. Cho phép tôi mang vào cất trong thư viện của vnthuquan.net và Đặc Trưng nhé?”.

Tôi đồng ý và Thiệu nghịch như thế này:

Bạn thân,
“Mưa Cho Tình Nồng” là một truyện ngắn tôi viết đã khá lâu, tuy nhiên nói mãi chuyện mình cũng nhàm nên hôm nay tôi gửi bạn một bài viết rất dễ thương của Hoàng Lan Chi, một người bạn mà tôi thường gọi đùa là “Bà Già Giết Giặc” vì những bài nghị luận chống Cộng, và nhất là chống Việt gian, một cách gay gắt, thế nhưng khi viết về tình yêu thì cũng tình ơi là tình. J
Tôi gửi hai hình tôi mới chụp ở sân sau nhà cho Thiệu. Và đây là đoạn cuối trong bài giới thiệu của Thiệu:



Xoè tay hứng giọt mưa sa



Ghế cô đơn quá, mưa Cali sũng buồn!


Bạn thân,
Đọc xong bài viết tôi hỏi HLC về hai câu thơ cuối cùng mới biết là “người ấy” hiện ở Sài Gòn thế nhưng khoảng cách cũng chỉ bằng một sợi tóc, và ngàn kiếp sau cũng chỉ vừa một nụ hôn. Tình không? Tôi gửi lại lời đồng cảm bằng bốn câu thơ cũ:

Chỉ là những lời
Nói với người ở xa
Nhớ nhau không đo bằng ngàn dậm
Mà bằng cả tinh hà.


Còn Lưu Quân ở Virginia thì đây là trò chuyện giữa tôi-Quân, ở face book:
Quan C. Luu
“Qua Mỹ, thời gian đầu ở Virginia, có những hôm mưa trắng xoá cũng gợi nhớ mưa Sài Gòn nhưng cảm giác lúc ấy thật tuyệt.”
Có dịp cô về lại Virginia để tìm lại mưa và cảm giác “thật tuyệt”, cô cho cháu biết. Hong hiểu sao, đọc 4 câu thơ sau của cô, cháu nhớ đến “Hai Sắc Hoa Ti Gôn”!

Mưa nơi ấy đong đầy kỷ niệm cũ
Mưa nơi này gạt nỗi nhớ vừa đơm
Ngàn trùng xa chỉ còn là sợi tóc
Ngàn kiếp sau vừa đủ một nụ hôn.

LanChi Hoang: Không phải đâu là không phải đâu. Hai sắc hoa ti gôn có air khác, thơ cô có air khác.
Quan C. Luu: Nói vui với cô tí thôi chớ thơ của cô lạc quan, lãng mạn và tình tứ hơn nhiều cả về không gian và thời gian!
Cô: “ngàn trùng xa” = “1 sợi tóc” … “ngàn kiếp sau” = “1 nụ hôn” <= quá tình tứ và lãng mạn.
Còn TTKH: “Người xa xăm quá, tôi buồn lắm” Hoặc là: “Từ đấy thu rồi, thu lại thu; Lòng tôi còn giá đến bao giờ”.
Còn vài người khác thì nổi hứng viết thơ tặng tôi nhưng không cho đăng. Ừ thì thôi.

Chủ nhật, Anh ơi, Tình ơi và Bạn ơi.

Cali tháng Chạp 2013

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#271 Posted : Sunday, December 22, 2013 6:35:59 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


“Tình nghĩa”



Mùa Giáng Sinh nên khắp nơi chộn rộn quà. Xứ Mỹ chi cho quà khá nhiều. Đủ thứ ngày, thấy mà phát mệt. Nhớ Việt Nam mình chỉ có Tết Nguyên Đán và Trung Thu thôi. Sau này bầy đặt thêm sinh nhật chứ thời xưa, mấy ai chú ý đến sinh nhật. Người mình cũng như đa số dân Á Đông khác, chú ý đến ngày giỗ nhiều hơn.


Cách đây mấy hôm nhận quà của Diều Hâu, Florida. Một hộp bánh to đùng rất ngon của Belgium. Ông kia bảo tôi “Hiệu này ngon lắm đó”. Tôi tủm tỉm cười. Năm ngoái bị chê, năm nay lão phải gửi đồ ngon, chứ không mợ Phàn Lê Huê HK lại cự cho!



Buổi tối tôi mail cho Diều Hâu như vầy:


“Mợ mới nhận quà của lão. Ối giời thời gian đi nhanh quá. Mới năm ngoái, mợ ở trường ra, ngồi trong xe gọi cho lão rồi “Mợ Phàn đây”. Từ đó vài người khác cũng gọi mợ là mợ, buồn cười quá. Thế là “tình nghĩa đôi ta” đã được một năm rồi đấy hỉ! Ơ mà lão gửi check nhưng lão để tên Lan Chi thì làm sao mợ lãnh được. Chán lão quá. Báo lão chỉ có mình mợ mà lão cũng không nhớ được tên thật của mợ nữa”.


Thế đấy, chúng tôi “chiến hữu” chơi với nhau như vậy đấy. Ai bảo bạn net không đậm đà tình nghĩa? Tôi có nhiều “người tình net”, cả nam và nữ, dễ thương vô cùng. Tôi có kiểu định nghĩa của tôi, người tình là người tôi có cảm tình chứ không phải người tình! Như hồi đó, viết “Người tình Chu văn An” vậy.



“Dịch zật”




Tôi đoạt được học bổng của Coca Cola từ một tổ chức là APIASF. Tổ chức này nhằm mục đích hỗ trợ sắc dân Châu Á Thái Bình Dương. Họ hoạt động gần 10 năm với gần 60 triệu Mỹ Kim học bổng cho toàn 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Mỗi người đoạt học bổng phải viết thư cám ơn cho người tài trợ cho mình.


Tôi nháp bằng tiếng Việt và nhờ cô em dịch dùm. Cô nàng kêu trời “Chị viết kiểu này chắc em thành dịch vật quá”. Tôi bật cười “Em quên chị là zăng sĩ Ziệt Lam à”. Cô nàng đáp “ Nhưng em không phải là nhà dịch thuật và cũng không phải zăng sĩ Ziệt Lam chị ơi”.


Sau đó cô nàng phải nhờ bọn trẻ lớn lên bên này coi lại. Tôi không được phép phổ biến thư tiếng Anh bây giờ (khoảng tháng Giêng thì được) nhưng đây là đoạn cuối bản tiếng Việt của tôi. Khi tôi đọc qua phone cho một “người tình net”, anh la trời “Sao mà trong bụng em lúc nào cũng sẵn chữ nghĩa vậy!” Tôi lại bật cười vì anh nói y chang LS Trần Thanh Hiệp. Ông chú bắn cà nông không tới của tôi cũng có lần nói thế, là Hoàng Lan Chi lúc nào cũng sẵn chữ nghĩa! Tôi đã đi vào đúng trọng tâm, các công ty đóng góp cho học bổng với mục đích giáo dục của Hoa Kỳ để giữ vững vị trí “leader”. Cô em bảo bức thư của tôi ngắn nhưng rất xúc tích. Ơ hay, Hoàng Lan Chi sau này luôn viết ngắn. Tôi rất sợ kiểu viết “giây cà ra giây muống” của các “cựu trào” Việt Nam.


Đoạn cuối bức thư của tôi:


Một lần nữa xin cảm ơn công ty Coca Cola đã có những quỹ học bổng giúp học sinh hiếu học. Sự đóng góp này của quý công ty, đặc biệt cho cộng đồng người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương là một đóng góp rất lớn cho sự cường thịnh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong tương lai. Sự khuyến khích thế hệ trẻ từ các cộng đồng này bước chân vào con đường đại học là một mục đích đúng đắn của quý công ty để quốc gia được phát triển và tôi tin rằng nhờ đó Hoa Kỳ sẽ luôn giữ vai trò hàng đầu trên thế giới.



Hoàng Lan Chi



12/2013


hoanglanchi
#272 Posted : Tuesday, December 31, 2013 12:55:34 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Lời Chúc cho Hưng Ca sau sự ra đi của Việt Dzũng




Một chị bạn hỏi tôi có xem đám tang Việt Dzũng không. Tôi nói không vì quá bận nhiều việc riêng. Nhưng sự ra đi bất ngờ của Việt Dzũng cũng làm nhiều người bâng khuâng, trong đó có tôi. Chỉ vài ngày sau lại được tin một ông anh rể mất bất ngờ. Sự ra đi bất ngờ của những người “coi là trẻ” làm lòng người ở lại trĩu nặng.


Chị bạn kể về đám tang Việt Dzũng. Tôi ngạc nhiên vì ngỡ tổ chức là SBTN vì ngay sau khi Việt Dzũng mất, tôi đọc thông báo cho biết SBTN sẽ làm tang cho Việt Dzũng ở Tượng Đài Việt Mỹ. Hoá ra không phải vậy. “Tang lễ được Gia Đình Hưng Ca đảm nhận. Họ làm rất chu đáo và nghiêm chỉnh. Họ có người canh, thấy canh rõ ràng. Minh Phượng ngồi tụng kinh lần hạt và ai đến thì cũng nhắc nhở cầu nguyện cho Việt Dzũng.”


Sau khi chị bạn kể, tôi vào net và đọc được một số mails. Gs Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu Việt Dzũng, người mà nữ sinh Gia Long chúng tôi gọi là “Cô Nhung Cali” là để phân biệt với GS Phạm Thị Nhung của tôi ở Paris, đã có một quyết định sáng suốt. Bà cho biết sau khi nghiên cứu nghi lễ quân cách của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bà quyết định không phủ cờ cho Việt Dzũng.


Cá nhân tôi nhận thấy gia đình Hưng Ca đã có những suy nghĩ chín chắn, đứng đắn và đã cùng GS Nguyễn Thị Nhung tổ chức chu đáo tang lễ cho Việt Dzũng. Sự việc SBTN dự định tổ chức tang lễ cho nhạc sĩ Việt Dzũng ở Tượng Đài Mỹ Việt, theo tôi là không được đúng lắm. Nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhạc đấu tranh và là một hình ảnh quen thuộc ở các chương trình ca nhạc của SBTN cũng như đại hội quyên góp cho Thương Phế Binh. Tuy thế, nghi lễ quân cách được tổ chức ở Tượng Đài Mỹ Việt chỉ dùng cho những ai ở trong quân đội. Ngoài ra, sự kiện tang gia còn đang bối rối vì sự ra đi bất ngờ của người nhạc sĩ trẻ, Trúc Hồ và SBTN đã thực hiện một chương trình ca nhạc Việt Dzũng xem ra giống như một chương trình Nhạc Chủ Đề Thính Phòng chiếu TV . Thân mẫu và hiền thê của Việt Dzũng phải ngồi đó hàng mấy giờ xem mọi người hát mà không được lui về một nơi thinh lặng để tưởng nhớ người đã ra đi: cũng là một điều thiếu tế nhị. Một chương trình vinh danh có thể thực hiện sau, không phải bây giờ. Hy vọng trong tương lai, nhạc sĩ Trúc Hồ sẽ không còn những ứng xử kém tế nhị đối với thân nhân người đã chết như thế nữa.



Sự ra đi của Hưng Ca Việt Dzũng đã vẽ lên một bức tranh đẹp: gia đình Hưng Ca từ khắp nơi bay về tề tựu, chăm sóc, lo lắng, chu toàn từng chi tiết nhỏ cho buổi tiễn đưa một thành viên Hưng Ca về với những anh hùng dân tộc thuở trước.


Xin gửi đến gia đình Hưng Ca lời chúc sức khoẻ, đoàn kết, gắn bó và đồng hành cùng nhiều tổ chức, hội đoàn khác trong việc giải thể chế độ cộng sản ở Việt Nam.


Hoàng Ngọc An

Sau khi gửi bài này qua hệ thống mails, Hưng Ca Trương Sĩ Lương cho biết tang lễ do Radio Bolsa ( Nguyễn Chí Thiện là TB Tổ Chức) cùng gia đình Hưng Ca đảm trách. Cá nhân tôi chỉ chú ý vụ làm lễ ở Tượng Đài Mỹ Việt do Trúc Hồ chủ xướng. Sau khi đọc net, được biết GS Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu Việt Dzũng đã quyết định làm tang lễ cho VD bình thường ở nhà quàn, cũng không nhận phủ cờ vì bà đã tìm hiểu về lễ nghi quân cách, tôi nghĩ rằng Bà đã hành động sáng suốt.
hoanglanchi
#273 Posted : Thursday, January 2, 2014 7:26:21 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Xin ghi rõ nguồn nếu trích đăng. Hình nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông 2014 do nhạc sĩ cung cấp cho Hoàng Lan Chi.

Hà Thanh, Tiếng Hát Hoa Đào Vừa Rụng

“Tiếng hát hoa đào” là mỹ từ mà Hoàng Lan Chi tặng cho ca sĩ Hà Thanh. Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân với vẻ đẹp nồng ấm, ngọt ngào, thanh thoát. Tiếng hát Hà là như thế. Không cao quá mà vẫn có cái lồng lộng của một cánh đào trước gió. Không quá nồng nàn quyến rũ mà có cái dịu dàng đằm thắm của một cánh hoa phớt hồng.

Năm 2006, tôi thực hiện chương trình Hà Thanh-Nguyễn Văn Đông. Trong ấy, tôi nói về Hà Thanh, người được coi như hát những bản nhạc tiêu biểu của Nguyễn Văn Đông thành công nhất như Mấy Dặm Sơn Khê, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Hải Ngoại Thương Ca. Tôi chỉ nói về giòng nhạc lính ấy và tôi để Nguyễn Văn Đông trải tâm tình. Tôi không hề phỏng vấn Hà.

Ngày ấy là một mùa đông của Virginia. Tuyết phủ trắng xoá trên những con đường dốc quanh co, tôi nghe Nguyễn Văn Đông kể về ngày tháng cũ với một giọng Nam trầm buồn. Giọng kể ấy nhuốm buồn hơn vì nhạc sĩ đang ở cách tôi cả nửa vòng trái đất. Ông vẫn đang ở tại quê nhà, nơi từng là thủ đô của một miền Nam tự do. Còn tôi thì đang trú ngụ cũng thủ đô nhưng lại là thủ đô của một cương quốc thế giới, một quốc gia đã song hành cùng vận mạng với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hai mươi năm. Nhạc sĩ kể về Hà Thanh với mối duyên văn nghệ. Ông biết Hà Thanh qua nhạc sĩ Mạnh Phát. Ông khen tặng Hà có những nốt luyến láy mà theo ông “rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm nhạc phẩm của ông thăng hoa cả về giai điệu lẫn lời ca”. Điều mà Nguyễn Văn Đông chia sẻ ấy thì hẳn là giới thưởng ngoạn của thập niên 60-70 đều tỏ. Về Mái Nhà XưaHải Ngoại Thương Ca là hai nhạc phẩm đã được Hà Thanh luyến láy những nốt không ai trình bầy được như thế và như vậy giai điệu của nhạc phẩm đã trở thành độc đáo.

Hà Thanh với Nguyễn Văn Đông


Đại Tá Nguyễn Văn Đông 1975



Nguyễn Văn Đông 2014


Chương trình được nhiều khen tặng và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vui bát ngát khi tôi chuyển cho ông những lời ấy. Những người của một Sài Gòn thuở nào, từng khoác chiến y hay chỉ dính líu một phần nhỏ nhoi, cũng không thể nào quên những nốt nhạc của Chiều Mưa Biên Giới, của Mấy Dặm Sơn Khê, của Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp. Một tầng lớp khác thì không thể nào quên Nhớ Một Chiều Xuân, Phiên Gác Đêm Xuân, Thầm Kín…

Tôi không nhắc gì đến ca sĩ. Tôi yêu tiếng hát Hà nhưng lúc ấy tôi chưa nghĩ đến Hà.
Rồi tình cờ ai đó viết mail “Chương trình nay hay quá mà không cho Hà Thanh biết thiệt là uổng”. Một chút xao động trong tôi. Ừ nhỉ, người đã chắp cánh cho những nhạc phẩm lính mênh mông ấy, lẽ nào không được biết?


Thế là tôi đi tìm Hà.
Tôi gọi cho chị vào năm 2007, hơn một năm sau của chương trình. Hà Thanh bất ngờ nhưng rồi mừng rỡ. Chị ríu rít như chim “Trời ơi, Hoàng Lan Chi, chị đi tìm em hoài. Chị về Cali và nghe mấy người có cả Nhất Tuấn hỏi chị là nghe chương trình phát thanh của em chưa!”. Sau đó tôi mail cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông báo tin hai chị em chúng tôi “tám” cả hơn một giờ. Nguyễn Văn Đông trả lời “Nghe cô đã liên lạc được cô Hà Thanh, nói chuyện vui vẻ, tôi mừng lắm. Nhưng hai bên nói chuyện lâu một tiếng rưỡi đồng hồ thì tôi lo ngại lắm. Tôi lo cô Hà Thanh xúi cô xuống tóc vào chùa thì còn gì Hoàng Lan Chi nữa. Tôi có bằng chứng là cô Hà Thanh đã gởi tặng tôi nhiều CD Kinh Phật, khuyến khích đi tu. Nhưng tôi đức mỏng, phận bạc nên Phật chưa đồng ý”. Sau đó khi tôi “mét” Hà là anh Đông lo lắng chị dụ dỗ Hoàng Lan Chi đi tu, Hà Thanh chỉ bật cười. Một năm sau tôi thực hiện một chương trình phát thanh khác. Hà Thanh chia sẻ tâm tình của chị khi hát lại Mấy Dặm Sơn Khê ở hải ngoại:

https://dl.dropboxusercontent.co...e/HaThanhNoiVeMDSKhe.mp3

Tôi thích trò chuyện với Hà Thanh dù rằng giọng Huế hơi khó nghe với tôi. Điều thích đó là chị rất hồn nhiên, đùa nghịch líu lo như trẻ thơ. Có lần tôi trêu chị “Trên Asia, thấy chị đoan trang nghiêm chỉnh quá vậy? Bên ngoài chị đâu có thế?” Hà bật cười. Chị kể cho tôi nghe thuở xưa chị chơi với Trịnh Công Sơn thế nào. Chị bảo ngày đó có “tam Ba” chơi với nhau rất thân là Ba Hà, Ba Hải, Ba Sơn cùng nhau nghịch ngợm viết giấy thề không ai lập gia đình cả! Tờ giấy đó Ba Sơn tức Trịnh Công Sơn giữ! Chị còn kể một điều làm tôi cười ngặt nghẽo. Đó là có một nhạc phẩm ngộ nghĩnh lắm lắm, một tác phẩm học trò từ thuở xa xưa của nhạc sĩ Lê Vân Tú. Chị còn nhớ lõm bõm lời và tôi cười thú vị khi nghe chị hát. Mấy hôm sau tôi nghịch ngợm gọi sang Úc cho nhạc sĩ Lê Vân Tú và nối “three calling” với Hà Thanh. Chị cứ một điều Tú hai điều chị làm tôi buồn cười. Lý do, trong đầu tôi là một Hà Thanh trẻ trung, mặt kia là một giáo sư đại học Lê Vân Tú già dặn. Vì thế tôi không thể nào vẽ trong đầu một Hà Thanh như vai vế chị của GS Tú.

Một lần khác, chị vừa nói chuyện với tôi vừa chuẩn bị ăn chiều. Tôi hỏi hôm nay ăn gì. Hà Thanh cười rất hồn nhiên “Ăn mì nì ngon lắm. Hoàng Lan Chi há miệng ra, chị Hà đút cho một miếng, hỉ”. ‘Rồi há miệng ra chưa!”.

Có lần tôi la lên là tại sao làm mất số phone của tôi hoài, Hà Thanh rất ngoan “Thôi bây giờ để chị Hà ghi số của Hoàng Lan Chi lên cánh cửa hỉ. Vậy là không mất”. Quả là lần sau đó thấy chị gọi được cho tôi.
Hà Thanh bịnh đã khá lâu nhưng chị không cho tôi biết. Một lần qua Lê Hữu, tôi được tin chị mới vào bệnh viện. Tôi gọi cho chị, lúc đó là cuối năm 2012 thì phải. Lúc đó chị mới cho hay chị bị ung thư máu và bác sĩ không thay tuỷ vì đã ngoài sáu mươi. Hà Thanh vẫn lạc quan. Có vẻ chị sùng đạo Phật, ăn chay trường đã lâu nên sinh tử là chuyện không ảnh hưởng nặng nề với chị. Tôi báo tin cho anh Nguyễn Văn Đông thôi vì Hà không muốn ai biết. Anh chỉ lặng lẽ cầu nguyện cho chị.

Tháng Ba năm 2013, sau khi nói chuyện với Hà, tôi viết “Hà Thanh, tiếng hát hoa đào”. Tôi không cho ai biết đó là chương trình tôi viết riêng để tặng Hà Thanh vì tôi biết rồi chị sẽ ra đi. Vương Trùng Dương xin phép đăng trên Báo Sài Gòn Nhỏ. Rồi Hà Thanh kể “Chị đi chùa, có mấy người gọi chị nói là thấy có báo viết về chị”. Tôi mail cho Vương Trùng Dương, nhờ anh nói toà soạn Sài Gòn Nhỏ gửi báo cho Hà. Hai tuần sau gọi lại, Hà bảo không nhận được. Tôi trách Vương Trùng Dương thì anh trả lời rằng anh đã nhờ toà soạn gửi chứ cá nhân anh không lo chuyện đó. Đến giờ này tôi cũng quên không hỏi VTD nữa nhưng chắc chị Hà không nhận được rồi.

Tháng Mười Một 2013, tôi linh cảm và tôi gửi bài Tiếng Hát Hoa Đào cho Bút Tre. Sau khi báo đăng, tôi nhắn chủ nhiệm Mộng Tuyền gửi cho Hà. Mộng Tuyền là một chủ báo dễ thương nhất trên đời. Mọi yêu cầu của cô Hoàng Lan Chi bao giờ cũng được Mộng Tuyền chu đáo. Chu đáo hơn cả yêu cầu. Hà Thanh nói với tôi “Chị nhận hai báo Bút Tre rồi. Có cả thiệp và một cái áo thun nữa. Báo đẹp lắm. Mà họ lấy đâu được mấy bức hình cũ đẹp hỉ”. Tôi nói “Em chỉ gửi cho Bút Tre một tấm thôi, còn họ tự tìm đấy”. “Nói dùm là chị Hà cảm ơn nhiều, tốt quá hỉ. Chị cho em gái chị một cuốn, còn chị giữ một cuốn”.


Tôi hài lòng. Ít ra, tiếng hát hoa đào ấy, người hát lồng lộng trời cao, không điệu đà, không điều tiếng gì, người mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã ngậm ngùi “Con chim hoạ mi quý đã bỏ mình tôi cô đơn trên con đường nghệ thuật kể từ khi cô đi lấy chồng” , cũng xem được một bài viết về chị từ một người phụ nữ khác; một người phụ nữ yêu mến tiếng hát Hà với tất cả chân tình, viết về Hà với tất cả dấu yêu.
Sau đó, thỉnh thoảng tôi gọi coi tình hình sức khoẻ Hà Thanh ra sao. Có khi Hà báo tin lên ký chút đỉnh vì không ăn chay nữa do bác sĩ yêu cầu. Cách đây khoảng hơn hai tuần, tôi gọi. Hà Thanh mới từ bệnh viện về. Tuy mệt nhưng giọng chị vẫn reo vui. Chị nói có vẻ y học đầu hàng gì đó. Tôi im lặng không biết nói gì. Hà Thanh cười “Không sao. Sống chết là chuyện bình thường”. Tôi cũng không thích an ủi lẽ thường tình vì Hà Thanh là người ngoan đạo lắm. Tôi bảo “Hà hát mấy câu gì Đến Tuổi Này đi, em thích cái đó lắm”. Hà Thanh, có lẽ giống như nhiều ca sĩ khác, nghe đến hát là không biết mệt hay đau là gì. Hà líu lo hát ngay. Hát xong, Hà nói “Hoàng Lan Chi hát đi. Hát đi mới thuộc được”. Tôi chiều chị và hát đại. Nghe dở ẹt vì vốn dĩ hát dở mà lại chưa thuộc melody nên cứ ngang phè phè. Tôi bật cười khi nghe chính giọng mình “Thôi em hát không được đâu!” Hà dỗ dành “Thì cứ hát đi”. Lúc ấy, tôi không hiểu vì sao Hà có vẻ dỗ dành tôi thế. Hà có vẻ như muốn tôi phải thuộc giai điệu mấy câu thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương mà Hà “chế” thành nhạc! Sau vài lần thất bại, tôi nói “Để em thu âm Hà cho rồi. Em sẽ nghe đi nghe lại thì sẽ thuộc điệu nhạc.” Hà ngoan ngoãn cúp điện thọai để tôi gọi lại sau khi mở Cool Edit. Laptop với win7 không fix với Cool Edit cũ này nên tôi không chỉnh được audio như trước kia. Đành thu đại bằng cách mở speaker của cell phone.

Đó là những âm thanh cuối cùng của Hà Thanh. Đó là những giai điệu nhạc do Hà chế ra từ thơ Tôn Nữ Hỷ Khương. Đó là lần cuối tôi nghe Hà nói.


https://dl.dropboxusercontent.co...e/HaThanh-DenTuoiNay.mp3

Tối mùng Một của tết tây 2014, tôi nhận mail từ Ns Nguyễn Văn Đông “Anh vừa nhận được Phone của TQB ở Cali, báo tin cô Hà Thanh vừa qua đời vì bệnh ung thư máu cách đây 2 tiếng đồng hồ. TQB đề nghị anh viết về Hà Thanh. Anh viết gì nổi bây giờ nên anh vào Blog HLC, chép bài viết năm xưa “Hà Thanh với nhạc sĩ NVĐ”gởi cho TQB rồi. Ở Việt Nam bây giờ là 11 giờ sáng ngày 2/1/2014. Anh Đông”.

Tôi không bất ngờ vì biết trước nhưng lòng vẫn trĩu nặng. Trước đó, ngày 7 tháng 12/ 2013, tôi viết “Hai người tôi muốn gặp bây giờ”. Trong đó tôi ám chỉ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và ca sĩ Hà Thanh.

Hà Thanh đã không bao giờ gặp mặt tôi. Hai chị em như hai người tình net.

Tuần trước một ông anh rể mất và một ông anh viết “Nước mắt nào cho đủ để tiễn nhau đây”.

Dường như với Hà, tôi cũng vậy. Cũng dường như khi người ta yêu quá thì nước mắt không hề chảy.
Từ hôm qua đến giờ, tôi chưa hề nhỏ lệ cho Hà Thanh.

Tiếng hát hoa đào của tôi vừa rụng. Cánh hoa tung trong gió ngàn và có lẽ vì thế không cần đến giọt lệ Hoàng Lan Chi.

Cali ngày 2 tháng 1, 2014

Hoàng Lan Chi

Hai Người Tôi Muốn Gặp Bây Giờ

Hà Thanh, Tiếng Hát Hoa Đào
hoanglanchi
#274 Posted : Sunday, January 12, 2014 6:49:44 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Nắng đẹp Cali tưởng nhớ Hoàng Sa


Hôm nay trời đẹp quá. Nắng nhẹ nhàng và tiết trời chỉ se lạnh. Thỉnh thoảng trời đẹp và lòng mình có chút vui vì vẻ đẹp của đất trời. Nếu như ngày nào trời cũng đẹp thì hẳn là mình sẽ không còn thấy vui nữa. Tôi nhớ một câu. Nó thế này “Hạnh phúc chỉ có giá trị khi có sự hiện diện của đau khổ”.
Những câu danh ngôn thường là đúng.

Trời chỉ đẹp khi hôm qua trời xấu
Lòng chỉ vui khi hôm qua tim trĩu nỗi buồn!

Có bao giờ bạn thích sau một tuần thì “kiểm kê” lại bẩy ngày qua, được/mất những gì không nhỉ? Tôi hay có cái thú ấy. Nhìn lui một chặng đường nhỏ và xem niềm vui/nỗi buồn, yêu thương/giận hờn ra sao. Nhìn lại rồi chia sẻ. Một tiểu muội Gia Long viết rằng cô thích xem những cái “lăng nhăng” ấy của tôi. Nó nhẹ nhàng và như một giải trí nhỏ. Còn những vụn vặt nào mà có chút thơ mộng, có chút hoài niệm của ngày tháng cũ, của Sài Gòn ngày ấy thì thế nào, Dương Nguyệt Ánh cũng viết cho tôi.


Tuần qua, sau khi đưa tiễn ông anh rể thì một số suy nghĩ của tôi lại thay đổi. Có vẻ như cái chết của người thân luôn tác động lên tư tưởng của mình. Tôi bảo một người bạn net ở xa mới đến Cali “Hôm trước không muốn gặp anh nhưng hôm nay, đến đón em đi uống cà phê đi”.


Tuần trước tôi cũng làm được một việc hữu ích. Từ cảm tình riêng cho ca sĩ Hà Thanh, tôi nảy ra tư tưởng mở blog “Góc Hoài Niệm” để tưởng nhớ những người ta yêu mến. Tôi giao cho một cựu Trung Tá việc sưu tầm lại tài liệu về Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường để tôi đưa vào blog Hoài Niệm. Về cố nhạc sĩ Quân Trưởng Quân Nhạc Hiếu Anh, tôi mới giao cho nhạc sĩ NT.
Tôi còn giao cho một ông anh ở Boston việc đến tiễn biệt Hà Thanh cho tôi. Tiếc là tôi gửi địa chỉ muộn, ông check mail muộn nên khi biết thì lẽ đã xong. Ông anh này cũng thật dễ thương. Ông mail bảo rằng tôi cho địa chỉ, ông lì xì. Tôi vòi vĩnh “Em không thích nhận bao đỏ. Anh phải mua quà rồi đi gửi cho em. Quà phải là cái gì mà em khoe được!”


Bên cạnh vui vui là buồn buồn. Buồn là một vụ mới xảy ra ở VA. Một ông cựu quân nhân về VN và bị vc giữ tại phi trường và sau đó trục xuất ông về Mỹ vì ông không cộng tác với họ. Một tin tức hữu ích cho cộng đồng hải ngoại. Vậy mà một bà chụp mũ là buổi phỏng vấn này làm tê liệt guồng máy đấu tranh! Một bạn net cho ý kiến thật “dữ dội” về vụ này.

Chả hiểu (mà có lý do chứ chả có gì chả hiểu) vì sao trong nước bỗng tập trung vụ Hoàng Sa. Họ phổ biến và ca tụng quân đội VNCH ngày ấy. Đây là bản tường trình của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn Tư Lệnh Hạm Đội về trường hợp tử trận của các chiến sĩ hải quân thuộc Nhật Tảo (HQ 10).




Còn đây là hình ảnh những anh hùng vì nước và đã thuỷ táng:



Cứ mỗi khi nhìn danh sách người tử trận, tôi không cầm được nước mắt. Như một ngày sau 1975, vào Nghĩa Trang Quân Đội, chịu không nổi khi nhìn thấy bao gương mặt những người con của tổ quốc, những khuôn mặt sáng láng, hồn hậu. Nhìn vào danh sách trên, có phải “người phe ta” không hề có nét gì sắt máu cả, phải không.

Từ quê nhà, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa gửi cho tôi toàn bộ các files của nhạc phẩm Trường Sa, một sáng tác mới của ông.
KA, một cô em họ của tôi đã nhận lời bảo trợ cho một nhóm nhạc ở Nam Cali để trình diễn bài này. Khi nào nhóm tập dượt xong, tôi sẽ gửi file mp3.Tôi hy vọng nhóm này sẽ hát rất hay nhạc phẩm này.

Tôi cũng gửi cho Cộng đồng Dallas và Michigan để nếu được thì sẽ hát vào hội chợ Tết năm nay. Tôi nghĩ rằng giòng nhạc hùng tráng sẽ khơi dậy niềm tin “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” và sẽ làm nức lòng người hải ngoại. (1)

Tuấn Kiệt hát nhưng không đạt yêu cầu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì solo và thiếu bè:

https://dl.dropboxusercontent.co...ingle/TuanKiet-TruongSa- NguyenVDong.mp3

Ngày mai một tuần lễ mới sẽ bắt đầu.
Hy vọng sẽ là vui vẻ và an bình.

Hoàng Lan Chi

(1) Vị nào cần các files (lời, hoà âm, nhạc mp3..) liên lạc với Hoàng Lan Chi
(2) Hình ảnh Hoàng Sa từ blog Năm Ròm
hoanglanchi
#275 Posted : Wednesday, January 15, 2014 7:28:17 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Kỷ niệm: Những khoá học hữu ích mà tôi đã mở năm 1998 (ở Việt Nam)




LGT: Đây chỉ là kỷ niệm cũ. Vả lại, khi đang sống trong nước thì đương nhiên phải làm việc để sống. Không ai hớp không khí mà tồn tại cả. Các cựu quân nhân một thời ngang dọc khi bị tù vc thì cũng phải ép mình. Đương nhiên những người cũ như tôi cũng tìm đường vượt biên nhưng thoát hay không: còn là số. Năm 1987 nếu tôi nhớ không lầm, quốc tế đóng cửa và làn sóng vượt biên bằng thuyền không còn nữa. Thay vào đó là chương trình định cư chính thức. Song song với việc nộp hồ sơ đi chính thức, chúng tôi cũng phải làm việc. Một trong các việc làm ngày đó của tôi là ở một đại học tư. Tại đây tôi đã mở một vài khoá học ngắn hạn để kiếm thêm tiền nuôi con. Điều tôi muốn nói, cho dù thử bước vào con đường “thương mại” nhưng với bản tính trời sinh, tôi đã chọn con đường thương mại liên quan đến giáo dục: mở khoá học. Bài này ghi về kỷ niệm cũ và tôi rất tự hào khi mình đã có ích cho nhiều người trẻ như thế.


Họ hàng rồi gia đình đa số vào ngành giáo dục nhưng tôi không thích. Tôi yêu y khoa nhưng cái số nên dù không thích nghề giáo nhưng cuối cùng tôi lại cũng “chui” vào.

Năm 1997, khi phụ trách phòng máy vi tính cho một khoa của một trường đại học tư mà Việt Cộng VC gọi là “đại học dân lập”, tôi nảy ra ý định mở các lớp học buổi tối cho riêng mình.

Có vài lý do. Thứ nhất, việc làm quản lý phòng máy vi tính sau khi cho vào nề nếp rồi thì không có gì bận bịu nhiều. Thứ hai, tôi muốn có gì đó dự phòng cho việc kiếm tiền nuôi con. Thứ ba, tôi thích làm việc. Thứ tư, việc mở lớp học ngắn hạn tương đối có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho cá nhân tôi. Trong giai đoạn đầu, hòan toàn có thể xin miễn hay giảm tiền thuê phòng học vì đằng nào khoa cũng mở cửa buổi tối và các phòng trống còn nhiều.

Tôi phác họa sơ kế họach và … một mình tôi bắt tay ngay. Nhanh là một ưu điểm nhưng có lẽ đôi khi là nhược điểm của tôi.

Tôi trình bầy với khoa trưởng. Đương nhiên ông ta đồng ý vì chỉ có lợi cho khoa. Tôi- lấy danh nghĩa khoa để mở, coi như quảng cáo không công cho khoa. Sau nữa, khi khá, nộp cho khoa 5% và nộp cho trường 10%.

Chủ nhiệm khoa làm công văn gửi trường. Đương nhiên công văn do tôi sọan và chủ nhiệm khoa chỉ việc ký. Nhận được sự đồng ý, tôi gọi phone cho các giáo viên tôi chọn. Lớp đầu tiên tôi mở là “Đào tạo thư ký”. Bao gồm thư ký cho các công/tư sở và đặc biệt cho văn phòng đại diện của các công ty người ngòai. Năm 1998 là năm mà các công ty nước ngòai đang dọ dẫm bước vào thị trường Việt Nam.


Soạn đại cương chương trình giảng dạy cho tất cả các môn cũng là tôi. Tôi yêu cầu các giáo viên phải soạn theo đúng chương trình của tôi để phù hợp thời gian đào tạo là 6 tháng. Tất nhiên giáo viên nào cũng vui vẻ cả vì kiếm thêm được tiền, có thêm tiếng tăm. Họ chỉ việc đến lớp dạy và lãnh tiền thù lao. Còn mọi công việc khó nhọc khác thì người mẹ đẻ ra nó là tôi phải lãnh đủ. Lớp lời hay lỗ, họ không cần biết.


Chuẩn bị xong giáo viên, thời khóa biểu và “giáo trình”, tôi tự viết cái gọi là “Thông báo chiêu sinh”, đăng trên hai tờ báo có số lượng phát hành cao nhất Sài Gòn bấy giờ. Song song tôi mua một số “văn phòng phẩm” cho lớp học. Tôi có một tất xấu đến giờ chưa chừa. Đó là khi làm việc, tôi thích có tiện nghi ngay. Tất nhiên nếu công việc xuối chảy thì việc sắm tiện nghi là điều cần thiết. Còn mới mở, chưa biết đi về đâu thì nên du di. Tôi thì không, tôi mua ngay tủ sắt để hồ sơ, máy fax…

Vì cái thông báo chiêu sinh hấp dẫn nên người gọi đến khá nhiều. Tôi có phòng riêng cho việc quản lý phòng máy vi tính, điện thoại riêng nên việc tiếp xúc trả lời dễ dàng. Coi như giai đoạn đầu, giám đốc là mình, thư ký cũng mình và loong toong cũng mình. Không biết thực sự cầm tinh con gì mà khổ hơn trâu!


Tôi còn nhớ những lúc vừa trả lời độc giả vừa nghe sinh viên, giáo viên qua phòng tôi càm ràm, kỳ kèo chuyện gì đó, thực sự tôi muốn phát điên. Căng thẳng hết sức. Nhớ một lần, tôi rên lên một mình trong phòng làm việc “Bi, bé lớn mau mau đi làm, mẹ mệt quá rồi!” Năm đó, cu Bi của tôi mới mười chín và bé Ly mới chín tuổi!


Khóa một khai giảng đúng ngày dự định với số học viên cũng khá, gần 40 gì đó. Đương nhiên tôi rất vui vì ra quân lần đầu mà được như vậy là khá rồi. Những tối có lớp học này, tôi phải ở đến hơn chín giờ đêm mới về nhà. Sau một ngày “lao động là vinh quang” (khẩu hiệu bấy giờ của Việt Cộng VC ) về nhà mệt nhòai. Con gái có nỉ non kể chuyện gì ở lớp học của nó, coi như bị mẹ nạt ngang là cái chắc.


Tôi theo dõi xem các giáo viên dậy có đúng chương trình do tôi đề ra không. Mặt khác, tôi cũng gọi điện thoại hỏi học viên về giáo viên. Tất cả chỉ vì tôi muốn lớp học do tôi mở phải đàng hoàng. Tôi ghét tình trạng dậy cho có, không lương tâm chức nghiệp. Quyền mời giáo viên ở tôi, tôi không hề bị áp lực từ ai thì tại sao tôi không thể hình thành một ê kíp giáo viên “ngon lành” cho tôi phải không? Cũng may là những giáo viên tôi mời đều khá hay giỏi. Họ mến tôi nên dậy đàng hoàng. Phần khác, họ thừa hiểu nếu không dậy đàng hoàng, tôi sẽ thay thế giáo viên khác.

Từ lớp “Thư ký cho văn phòng đai diện” này, một phần nhỏ của khóa học được mở thành một khóa học khác. Đó là khóa học rất ngắn, chỉ 4-5 ngày có tên gọi “Nghệ thuật phỏng vấn xin việc” (NTPVXV).
Lúc bấy giờ chữ “nghệ thuật” được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam dù rằng có thể không đúng. Xin miễn bàn về tên gọi khóa học ở phạm vi tùy bút này vì đã là dĩ vãng. Tôi chỉ muốn kể lại chuyện đã qua. Chính ra NTPVXV là một chương trình học nhằm trợ giúp học viên lớp thư ký để họ qua được kỳ sát hạch khi xin việc. Nhưng sau thành công của NTPVXV thì tôi mở một khóa riêng.

Vì sao thành công? Hãy đặt vào bối cảnh Việt Nam những năm 1995.. Sau một lọat những cái ngu xuẩn, VC cảm thấy phải “mở cửa”. Khi mở cửa, phải sử dụng lại người cũ rất nhiều vì một số người ở miền Nam cũ tương đối thông thạo con đường tư bản chủ nghĩa và biết cách “nói chuyện với Tây Phương”. Từ ngôn ngữ đến thái độ và các hợp đồng. Phỏng vấn từ các nhà tuyển dụng theo tiêu chuẩn tây phương thường khó. Vì thế lớp “Nghệ Thuật Phỏng Vấn Xin Việc” thành công.


Bốn buổi học được phân bố như sau: ba buổi cho các kiến thức để trả lời về nghề nghiệp, tâm lý và buổi cuối cùng là thực tập. Trong buổi thực tập này, học viên tùy chọn nghề. Sau đó chúng tôi gồm hai giáo viên từng giảng dạy lý thuyết là Ô Lê Đình Huấn và cô Thu Hiên, thêm tôi là ba. Chúng tôi đóng vai trò “Ban tuyển người” của công ty. Tùy ngành nghề do học viên chọn mà Ô Huấn đặt câu hỏi về nghề nghiệp, cô Thu Hiên về tâm lý và tôi về tình huống khó xử. Sau khi sát hạch, chúng tôi hội ý và cho ứng viên biết kết quả ngay tại chỗ. Tất nhiên đa số …rớt và chúng tôi phân tích từng ưu/khuyết điểm của ứng viên.

Cuối giờ, nhiều học viên với giọng nói rất xúc động, bày tỏ lòng biết ơn của các em đối với khóa học hữu ích này vì giúp các em chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để sẵn sàng tham dự khi phỏng vấn xin việc. Những khuyết điểm mà chúng tôi nêu ra trong buổi “xin việc thử” sẽ giúp các em nhiều khi chính thức bị phỏng vấn!


Sau đó Nhà Văn Hóa Thanh Niên mời Ô Lê Đình Huấn đến nói chuyện. Con số 800 người tham dự chật ních hội trường cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ đối với nội dung. Tiếp theo là Nhà Văn Hóa Thanh Niên cũng mời “ê kíp” chúng tôi qua đó giảng dạy. Đến lượt tôi được trả tiền thay vì mình chi!
Tôi cũng nhớ sau đó, báo NLD có mời tôi cộng tác trong chuyên mục “Xử lý các tình huống khó xử” và “Hướng dẫn trả lời các câu hỏi phỏng vấn”.

Bất đắc dĩ vào nghề giáo nhưng giờ phút này, nhớ lại thời đã qua thì chính lớp học ngắn hạn “Phỏng vấn xin việc ” để lại trong tôi nhiều êm đềm.Tôi đã giúp ích được nhiều thanh niên mới tốt nghiệp hoặc thậm chí ra trường đã lâu, vững chắc hơn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn và vượt qua kỳ sát hạch để có việc làm.

Hoàng Lan Chi


Phụ chú: hình trích từ báo NLD chụp buổi kết thúc khóa học “Nghệ Thuật phỏng vấn xin việc” với ba giáo viên phụ trách. Lan Chi ngòai cùng bên trái (1998).Báo này không biết từ đâu mà biết và đã cử phóng viên đến tham dự lớp của tôi và về viết báo khen ngợi là một lớp học hữu ích.


Vài câu hỏi do Hoàng Lan Chi biên soạn khi phụ trách một mục trên báo:
hoanglanchi
#276 Posted : Sunday, January 19, 2014 10:37:28 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trò Chuyện với Cựu Đệ Nhất Tham Vụ Sứ Quán VNCH tại Nhật Bản ( 1975)

LGT: Trong chiều hướng tìm về Sài Gòn muôn năm cũ để người đã qua thì ôn lại, người chưa trải thì được biết, để so sánh một VNCH trước 1975 và một Việt Nam cộng sản sau 1975, chúng tôi trò chuyện với Ông Từ Trì. Ông hiện là Phó Chủ Tịch Văn Bút Âu Châu. Hội Văn Bút này đã tách rời Văn Bút Hải Ngoại của Hoa Kỳ. Du học Pháp, về nước 1964 giữ Giám Đốc Nha Viện Trợ (Tổng Nha Kế Hoạch). Năm 1975, ông là Đệ Nhất Tham vụ, Trưởng Phòng Kinh Tế Tài Chánh Xã Hội của Sứ quán Việt Nam tại Nhật. Xin mời nghe ông kể về VNCH của thời ông sống và phục vụ.








Từ Trì (giữa) tại Canada

HLC: Xin chào nhà văn Từ Trì. Được biết hiện nay ông là Phó Chủ Tịch Văn Bút Châu Âu. Đã từng đọc vài truyện ngắn của ông, HLC có cảm nghĩ vầy: từ hình thức đến nội dung phảng phất hình ảnh của một Tự Lực Văn Đoàn ngày nào. Tuy vậy hôm nay chúng ta nói chuyện về Sài Gòn của chúng ta nhé. Ông biết Sài Gòn khi nào?
Từ Trì: Tôi sinh trưởng ở Hà Nội và sau đó đi du học bên Pháp nên chỉ được biết Sàigòn vào tháng 11/1964 khi trở về phục vụ chính phủ quốc gia

HLC: Gia đình ông di cư năm 1954. Là một công chức, hẳn thân phụ ông di cư bằng phi cơ và mang được tài sản?
TT: Đúng vậy, cha mẹ tôi di cư vào Nam bằng phi cơ. Các anh em tôi thì phần lớn là vào Nam bằng đường hàng không. Nhưng tôi có một người em trai đi bằng tầu thủy, mà người ta gọi là “tầu há miệng” của quân đội Pháp.
Tài sản thì chẳng có gì nhiều để mang vào. Chỉ có cái nhà ở Hà Nội thì đành phải để lại.


HLC: Năm 1954, khi đất nước chia đôi và gia đình di cư vào Nam, ông đang du học Pháp. Cảm giác của ông lúc đó? Ví dụ, nhớ nhung Hà Nội và lo lắng cho gia đình ở miền Nam?
TT: Mất đi một phần đất nước, nơi mà mình đã chôn rau cát rốn ai không buồn. Nhất là Hà Nội với bao kỷ niệm êm đềm, nơi tôi học tiểu học ở trường Hàng Kèn và trung học Chu Văn An.
Tôi không lo lắng gì nhiều cho gia đình vì cuộc di tản năm 1954 được tổ chức trong trật tự và hiệp định Genève ấn định có tới ba trăm ngày để đồng bào đi lại tương đối dễ dàng. Tôi nói tương đối vì phe cộng sản Việt Minh làm đủ mọi cách để ngăn chặn không cho đồng bào ở nơi vùng họ kiểm soát ra đi.


HLC: Thời 1953, du học tự túc Pháp thì mỗi tháng được chuyển ngân thế nào? VC hoạt động ở Pháp rất mạnh. Ông có thể kể những “mời gọi, dụ dỗ” từ các hội thiên tả hay của cộng?
TT: Hồi tôi đi du học bên Pháp năm 1953 thì chính phủ cho gia đình những du học sinh tự túc được chuyển mỗi tháng 35, 000 quan. Vì hối suất thời đó là mỗi đồng bạc Đông Dương (hồi đó ba quốc gia Việt, Mên, Lào cùng chung một tiền tệ do chính phủ Pháp phát hành trong khuôn khổ “các quốc gia liên kết”) trị giá 17 đồng phật lăng. Do đó mỗi gia đình có thể chuyển hằng tháng 2058 đồng cho con du học bên Pháp. Nhưng không phải gia đình nào cũng có khả năng chuyển ngân tối đa như vậy. Tôi ở nội trú trong trường tiền ăn ở chỉ phải trả có 30 000 quan mỗi tam cá nguyệt quan nên gia đình tôi chỉ cần chuyển 2 nghìn đồng là tôi đủ sống trong 3 tháng.
Sau khi các gia đình người Bắc di cư vào Nam những sinh viên Việt Nam và các hội thân cộng thường đến o bế mời các sinh viên khác đi dự các buổi liên hoan, các trại hè nhưng chúng tôi từ chối vì chúng tôi thấy mình đã là nạn nhân của cộng sản thì làm sao mà giao hữu với họ được. Ngoài ra Tòa Đại Sứ VNCH cũng giúp đỡ các sinh viên bị gián đoạn với gia đình bằng cách cấp cho những người nào chưa được liên lạc với gia đình ở bên nhà 10 000 quan.

HLC: Trong thời gian ông du học, có xung đột nào lớn giữa sinh viên quốc cộng không?
TT: Trong thời gian tôi du học ít có những cuộc xung đột lớn vì phe cộng sản lúc đó chưa có sứ quán, chưa tổ chức chặt chẽ nên chỉ tìm cách lấy lòng phe quốc gia ở bên này thôi.
Ngoài ra chính quyền Pháp vừa thua trận ở Việt Nam nên còn “cay”. Cảnh sát Pháp thẳng tay đàn áp các vụ bạo động của phe cộng.


HLC: Được biết năm 1964, Tướng Trần Văn Đôn qua Pháp “cầu hiền”. Xin ông kể chi tiết?
TT: Năm 1964 Trung Tướng Trần Văn Đôn sang cầu hiền. Ông có mời sinh viên tới họp với ông tại Tòa Đại Sứ VNCH. Buổi họp rất thoải mái vì ông Đôn còn có tên Pháp là André Đôn tỏ ra rất hoà nhã cởi mở. Ông lại “đẹp trai” nữa” nên buổi họp được diễn ra trong vòng thân mật. Ông yêu cầu những anh chị em nào đã tốt nghiệp thành tài rồi nên về phục vụ đất nước. Ông nói là chính thể mới rất dân chủ, nhân dân hoàn toàn tự do. Ông còn nói đùa là lệnh cấm khiêu vũ của bà Nhu đã bị hủy bỏ nên dân Sàigòn nhẩy thả giàn khiến cử tọa phá lên cười.
Hôm ấy có vài người Cộng sản tới định mạt sát chính phủ miền Nam nhưng mỗi khi họ phát biểu ý kiến thì lại bị phe quốc gia la ó che lấp lời nói của họ. Họ đành chịu thua.

HLC: Qua điều ông kể, chúng tôi rất thú vị. Thú vị vì ít ra có một vị tướng đã biết sang Pháp cầu hiền. Lúc đó, chỉ mới bước qua nền đệ nhị cộng hòa được một năm. Theo đánh giá của ông, sự cầu hiền của Tướng Đôn thành công mỹ mãn hay chỉ một phần?
TT: Theo sự đánh giá của tôi thì sự cầu hiền này đã thành công. Vì khi tôi về nước thì gặp lại trong nước nhiều bạn cũ đã du học cùng thời với tôi ở bên Pháp

HLC: Được biết ông là học sinh Chu Văn An (Hà Nội), khi du học, ông theo ngành Chính trị ngoại giao. Như vậy, khi về nước, nhiệm sở đầu tiên của ông là gì, ở đâu?
TT: Khi tôi về nước nhiệm sở đầu tiên của tôi là Tổng Nha Kế Hoạch, trực thuộc Phủ Thủ Tướng.

HLC: À, thì ra ông về làm Giám Đốc Nha Viện Trợ, Tổng Nha Kế Hoạch. Tôi tò mò hỏi lúc ông về thì là thời của Tướng Nguyễn Khánh rồi? Trụ sở TNKH bấy giờ ở đâu?
TT: TNKH khi đó đặt trụ sở ở Hội Trường Diên Hồng, trên bến Chương Dương. Khi mới về tôi làm chuyên viên nha nghiên cứu. Đến năm 1967 tôi mới được cử làm Giám đốc Nha Viện Trợ Kỹ Thuật.
Vào năm 1967 khi Đệ NHị Cộng Hòa được thành lập thì TNKH chuyển trụ sở sang 30 Lê Thánh Tôn và trực thuộc Phủ Tổng Thống.

HLC: Ông có thể cho biết mức lương giám đốc bấy giờ là bao nhiêu và các phụ cấp?
TT: Vì tài nguyên Nhà nước không được dồi dào nên lương một giám đốc chỉ vào khoảng 20 ngàn đồng thêm một chút phụ cấp đắt đỏ. Nhưng chính phủ có tổ chức tổng cục tiếp tế và khi mua bán các nhu yếu phẩm qua TCTT thì giá cả rẻ hơn ở ngoài.

HLC: Xin kể về thời gian ông làm ở Viện Trợ? Việc chính của cơ quan này có phải là xin viện trợ quốc tế không? Trình tự của những việc này? Mình phải tìm xem có nguồn viện trợ không rồi mới xin hay là sao, thưa ông?
TT: Tôi làm giám đốc Nha viện trợ kỹ thuật nên chỉ lo xin các tổ chức quốc tế và các nước bạn gửi chuyên viên ngoại quốc tới huấn luyện các đối tác người Việt và đồng thời xin họ cấp các loại học bổng để VN gửi sinh viên và công chức đi du học hay tu nghiệp ở ngoại quốc trong các ngành kỹ thuật cần thiết cho việc phát triển nước nhà. Để xin viện trợ thì có hai cách : một là các cơ quan cấp viện đề nghị và cho biết khả năng viện trợ của họ, hai là mình đưa ra bản ghi rõ nhu cầu của mình để họ xét xem có thể đáp ứng được với yêu cầu nào để cấp viện trợ.
Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1971 tôi có xin được của Tây Đức một cái máy cạo lông lợn cho Lò sát sinh Chấn Hưng. Từ khi đó cho đến năm 1975 chưa bao giờ thịt heo ở Sàigòn được cạo lông kỹ như vậy. Tôi nghe nói sau này khi cộng sản chiếm miền Nam họ lấy cái máy này gửi sang Đông Đức để trả nợ.

HLC: các chương trình viện trợ của quốc tế do cơ quan nào điều phối? Ý tôi muốn nói, Nha Viện Trợ xin và giả dụ Nhật cấp thì lúc đó cơ quan nào tiếp nhận và điều phối ra sao? Có những áp lực gì hay chỉ thị ngầm gì từ cấp trên về vấn đề phân chia viện trợ? Nước tài trợ kiểm soát việc thi hành như thế nào?
TT: Việc điều phối viện trợ quốc tế thì tùy thuộc vào các loại viện trợ khác nhau. Viện trợ kinh tế thì do Bộ Kinh tế điều phối, viện trợ xã hội thì tùy thuôc bộ xã hội v.v.
Tổng nha KH thì điều phối viên trợ kỹ thuật.
Áp lực thì chắc là có vì một ông Tổng Trưởng nào ở vào thế mạnh thì bộ của ông được nhiều viện trợ hơn bộ khác.
Chính sách viện trợ thì do Ủy ban liên bộ thuộc quyền Thủ Tướng đìều hợp.
Những cơ quan quốc tế hay các nước cấp viện thường thường cử phái đoàn sang kiểm soát việc xử dụng viện trợ và nếu cần thì cố vấn hay đề nghị bổ túc.
HLC: Được biết năm 1972, ông chuyển qua Bộ Ngoại Giao. Xin kể nhiệm sở mới?

TT: Năm 1972, tôi được chuyển qua Bộ Ngoại Giao. Tôi giữ chức vụ Phó Giám Đốc Nha Kinh Tế tài Chánh và Xã Hội, với nhiệm vụ móc nối liên lạc giữa các cơ quan công quyền cũng như các xí nghiệp công hay tư của Việt nam và các đối tác của họ ở nước ngoài hầu đẩy mạnh quan hệ kinh tế, tài chánh và xã hội giữa nước ta và ngoại quốc.
Sau đó khi tôi được chuyển sang Tòa Đại Sứ VNCH ở Tokyo thì công việc cũng tương tự giữa VN và Nhật.

HLC: Năm 1975 mất nước, ông có thể kể lại toàn bộ diễn tiến mọi việc ở Tòa Đại Sứ VNCH tại Nhật?
TT Hôm 30 tháng 4 năm 1975, khi tôi tới sở làm việc như mọi ngày thì thấy kiều bào đứng đầy chặt sân Tòa Đại Sứ vì khi “mất nước” như cô nói mỗi người Việt Nam thấy cần phải bấu víu vào mảnh đất cuối cùng của quê hương. Khuôn viên Tòa Đại Sứ theo quốc tế công pháp là lãnh thổ của nước mình đại diện. Họ cũng lo lắng không biết tương lai ra sao? Ở lại Nhật hay đi nước khác? Nước nào nhận cho tỵ nạn?

Anh em đồng nghiệp chúng tôi trong sứ quán quyết định gia hạn thẻ thông hành cho mỗi kiều bào 5 năm để họ được ở lại Nhật trong khi chờ đợi làm thủ tục xin đi tỵ nạn tại quốc gia khác.

Ngày hôm sau cái gọi là chính phủ lâm thời miền Nam gửi telex sang“ra lệnh” cho chúng tôi phải tiếp tục hoạt động, nếu không sẽ bị trừng phạt. Ông Đại Sứ và toàn thể nhân viên Sứ quán VNCH ra thông tư đóng cửa Sứ quán và trao Sứ quán cho chính phủ Nhật quản lý.

Vì tôi trước học ở Pháp nên ông ĐS yêu cầu tới Sứ quán Pháp xin dành mọi dễ dàng nhập cảnh cho các đồng bào VN muốn sang tỵ nạn ở Pháp. Tôi được Sứ quán Pháp đón tiếp niềm nở và hứa sẽ cấp chiếu khán mau lẹ cho người VN cư ngự tại Nhật.
Ngược lại, một người bạn đồng nghiệp vì tốt nghiệp ở Mỹ nên được ông ĐS giao cho nhiệm vụ tương tự. Nhưng khi đến Sứ quán Mỹ anh không được tiếp vì Sứ quán Mỹ chưa nhận được chỉ thị về vụ này.

HLC: xin cảm ơn Ô Từ Trì.

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#277 Posted : Wednesday, January 22, 2014 4:35:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Sợi nghĩ trong đêm




Tách trà chiều từ gói quà quê nhà gửi sang đã làm tôi mất ngủ. Để giờ này ba giờ khuya lại ngồi vào computer. Trong đêm khuya vắng lặng và tiếng gió Santa Ana không còn, tôi lặng nghe giòng nhạc cũ.



Một năm.



Nhớ năm ngoái, tôi viết “Forgive or forget” khi PD mất. Tôi đã chọn forget để forgive. Cái tài sản âm nhạc đồ sộ với những tình ca quê hương đã thấm đẫm hồn tôi từ thuở ấu thơ đã đưa đến quyết định ấy. Tôi vẫn nói với bạn hữu rằng, tôi thích nhiều nhạc sĩ nhưng có hai người là tôi quý nhất: một viết cho tình ca quê hương và một viết cho người lính bảo vệ quê hương.



Với tôi, không tình ca quê hương nào có thể vượt qua “Tình Ca”.



Cũng với tôi, không nhạc phẩm nào về lính có thể hơn “Mấy dặm sơn khê” và “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”.



Như Dương Như Nguyện, tôi đắm đuối “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa mà không thấy thương người mẹ già..”



Hôm trước khi giới thiệu “Chiếc phong cầm của bố tôi” của Dương Như Nguyện, tôi viết “Chỉ những sản phẩm của Luân lý giáo khoa thư mới có đủ tâm hồn Việt Nam để nhìn và nhận giòng lịch sử từ thời lập quốc cho đến thuở lưu vong”. Tôi không dùng những lời hoa mỹ sáo diều nào cả. Ngôn ngữ tôi đôi khi sắc lạnh như tiếng kiếm mài trăng. Để rồi ngậm ngùi, ai có thể hiểu?



Hai người phụ nữ đã đồng cảm. Đồng thốt lời cảm ơn vì chưa bao giờ đọc được một bài viết sâu sắc như thế, thâm trầm như thế, hay như thế. Một trong hai là đồng môn Gia Long của tôi: ca sĩ Đăng Lan từ xứ Úc. Đăng Lan ngày xưa học ban C còn tôi học ban A. Tôi bâng khuâng khi thấy hai người phụ nữ thấm cái gọi là sản phẩm của Luân lý giáo khoa thư. Sao thế nhỉ? Không lẽ đàn ông đi phớt, nghĩ phớt thế ư?



Trong đêm khuya, những sợi nghĩ cứ nhảy múa từ hình tượng tuyệt mỹ “tôi yêu bác nông phu một ngàn năm đứng trên đất nghèo,mình đồng da sắt không phai mầu” cho đến não nùng “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa mà không thấy thương người mẹ già” rồi đến “hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề gìn giữ quê hương”.



Kennedy cũng có một câu tuyệt vời “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Với tôi, câu thề gìn giữ quê hương là câu thề đẹp nhất cho một đời người. Âu hay Á, Đông hay Tây, tổ quốc là trên hết, quê hương là tất cả.



Tôi đang nghe một nhạc phẩm khác. Với tôi là hay. Dường như chỉ những nhạc phẩm như thế này là xâm chiếm hồn tôi ngay tức khắc: “Anh”.



Chia sẻ với bạn những lời “..Xin hết lòng chung lo, bản dư đồ ông cha nhọc khó.” “lúc cơ cầu ta có bên nhau” “ôi nước mắt dân Hời, thành quách một thời, tan tành vì đâu” “trên bước đường tương lai, kết tâm đồng một giải non sông, bắc nam cùng một giống tinh anh”



Mời nghe:



Khánh Ly hát



https://dl.dropboxusercontent.co...yenVDong/Anh-KhanhLy.mp3



Anh Khoa và Giao Linh:



https://dl.dropboxusercontent.co.../Anh-AnhKhoaGiaoLinh.mp3
hoanglanchi
#278 Posted : Friday, January 24, 2014 8:50:27 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Cô nữ sinh Gia Long của Phượng Linh

Hôm nọ tôi nhận bài nhạc “Cô nữ sinh Gia Long” từ người bạn. Tôi mới nghe câu đầu sao mà giống “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu” quá, tôi máy móc gửi mail ra và cho đó là lời 2 của CMBG và còn hỏi không biết Nguyễn Văn Đông có biết bài này không?
Tuy vậy, một tiểu muội Gia Long mail nói là bài này xưa rồi. Tôi nghe lại và thấy đúng vậy, cũ và không phải lời 2 của Chiều Mưa Biên Giới. Rồi lu bu nên chưa kịp đính chính thì ông Nguyễn Văn Đông “mắng mỏ” rằng “Sao chị hỏi là tui có biết bài này không. Nhạc của tui sao tui không biết, ai nói với chị đó là lời 2 của CMBG, tui gửi bìa bản nhạc cho chị coi đây”.



Hứ, các bạn có thấy không, bài Cô Nữ Sinh Gia Long ký tên Phượng Linh mà. Làm sao Hoàng Lan Chi biết đó là nhạc Nguyễn Văn Đông được cưa chứ. Thiệt cái tình! HLC nghe một số bài thấy nổi tiếng, nhớ nhưng không nghĩ ra đó là Nguyễn Văn Đông. Ca sĩ Phượng Vũ cười cười nói rằng “Ổng dùng bút hiệu khác để viết mấy bài có hơi hướng ‘sến’ đó mà. Còn tên Nguyễn Văn Đông là để viết mấy bài cao cao như Mấy Dặm Sơn Khê, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”. Tôi bật cười. Lại thiệt cái tình! Nếu vậy thì nếu HLC có ngộ nhận nhạc phẩm Cô Nữ Sinh Gia Long là ai đó chôm chỉa nhạc Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông thì cũng “phải đạo” chớ bộ. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nói rằng ông viết vì có một cô giáo Gia Long thích anh lính chiến quốc gia. Khi xuất bản ra mắt năm 1965, cô giáo chê trách hình bìa vẽ cô nữ sinh Gia Long có mặt sầu bi luỵ không giống ai nên nhạc sĩ không cho tái bản. Hừ, “nữ sinh Gia Long Hoàng Lan Chi” cũng thấy cái mặt nữ sinh trong bản nhạc hỏng đẹp. Đây, quý bạn coi có phải HLC nói đúng không nào:



Mời nghe Cô nữ sinh Gia Long do Diệu Thanh và Chế Linh ca:


https://dl.dropboxusercontent.com/u/89792831/NguyenVDong/CoNuSinhGL-DieuThanhCheLinh.mp3



Năm mới sẽ có chuyện mới -cũ



Tôi là người thích nghịch, kể cả nghịch chữ nghĩa. Ví dụ khi tôi nói “Người tình Chu văn An là người tình chứ không phải người tình”. Nói thế thì “bố bảo” ai mà hiểu được phải không? Thật ra phải như thế này:
Người tình CVA là người (mà HLC có tình cảm) chứ không phải người (mà HLC yêu).


Hoặc vầy nè:
Người tình net là người tình net chứ không phải người tình net, thì nghĩa cũng hao hao như trên thôi.


Vậy thì năm mới HLC sẽ có chuyện mới cũ, nghĩa là chuyện bây giờ mới kể của vài “lão ông” ( lão ông thì mới là chứng nhân của thời Việt Nam Cộng Hòa chứ) về những chuyện cũ ngày xưa.
Những cái tò mò của HLC thì có lẽ không giống của đa số phụ nữ khác. Các bà hay tò mò về đời sống tình cảm của mấy nhân vật, HLC thì rất ít. Ví dụ hồi phỏng vấn Phan Nhật Nam, HLC nghĩ là mấy mợ thích biết thì hỏi dùm nhưng khi Nam trả lời “Chuyện Nam thương ai, lấy ai là chuyện riêng của Nam, chả dính líu gì đến tác phẩm của Nam cả..” thì tôi tỉnh bơ “OK, cho qua phà”!
Tuy thế, lần này có một câu liên quan đến chuyện tình yêu (muôn đời kiếp nhớ nhau. Nàng cứ hẹn và chàng cứ quên hẹn hoài. Mấy câu này HLC nghe Nhật Trường hát thấy hay và không nhớ bản nào) nhưng HLC hỏi vầy nè “Mẫu người phụ nữ lý tưởng của thuở đôi mươi, bốn mươi, sáu mươi và tám mươi của ông có chân dung thế nào?”



Ai trả lời câu này?



Xin xem hồi sau sẽ rõ ( cái này bắt chước truyện kiếm hiệp đăng nhựt trình thời Việt Nam Cộng Hòa)


Hoàng Lan Chi 1/2014
hoanglanchi
#280 Posted : Friday, January 24, 2014 11:23:46 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Văn Quang-Có âm mưu đảo chánh năm 1975 không


Thưa quý vị


Khi đọc bài "Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân" của nhà văn Văn Quang, tôi chú ý chi tiết về vụ đảo chánh năm 1975. Tôi có mail hỏi ô Văn Quang. Sau đây là câu trả lời từ ông.

Nhận định của tôi là: có thể có kế hoạch đảo chánh thật. Suy nghĩ của Văn Quang về việc so sánh Nam Hàn với VNCH lúc đó là đúng, nghĩa là nếu đảo chánh thành công, "bảo vệ' 2,000 gia đình người Mỹ ở Sài Gòn thực chất là giữ làm "con tin" thì thời cuộc có thể biến chuyển khác. Sự sụp đổ của Sài Gòn sẽ không nhanh chóng vội vã và biết đâu một giải pháp trung lập đã thành hình và như vậy: sẽ không có chuyện hàng trăm ngàn người vượt biển Đông tìm tự do và hàng ngàn ngàn người chết trong lòng biển cả, sẽ không có những thảm trạng cướp bóc hãm hiếp của hải tặc Thái Lan, sẽ không có những trại tù "khốn nạn" nhất của vc đối với quân nhân VNCH, sẽ không làm Việt Nam bị tụt hậu so với Triều tiên, Singapoor, Thái Lan, sẽ không có một Việt Nam như ngày nay.


Hoàng Lan Chi





- Câu hỏi của Lan Chi
Trong bài anh viết “Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân”, lý do nào anh không tiết lộ tên "người đứng đầu cuộc đảo chánh". Anh tham gia với tư cách gì và làm gì? Anh có định viết lại toàn bộ chi tiết về cuộc "đảo chánh hụt" này không?

- Văn Quang trả lời:

Anh cũng dự đoán là sẽ có nhiều độc giả muốn biết điều này. Anh cảm ơn tất cả độc giả đã chịu khó theo dõi loạt bài của anh. Về chuyện tên người đứng đầu cuộc đảo chánh, anh chỉ có thể tiết lộ là vị này cũng đã “nằm xuống”. Ngay khi vị đó còn sống, anh cũng chẳng muốn viết bởi có thể gây ra sự hiểu lầm có mâu thuẫn hoặc anh muốn “bới lông tìm vết” người đã từng giữ chững chức vụ cao trong quân đội, đó là điều anh vẫn tránh. Có biết tên người đó cũng chẳng để làm gì. Chỉ biết có kế hoạch đó thật. Anh được mời tham gia vì ông đó biết anh là bạn khá thân với ông Bùi Thế Lân và cùng khóa với vài tướng lãnh thời kỳ đó chỉ huy những đoàn quân tinh nhuệ của Quân Đội VNCH như tướng Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng… Thật ra suốt thời kỳ ở trong quân đội, anh vẫn phản đối chuyện “đảo chánh” như anh đã viết trong truyện dài Chân Trời Tím vào năm 1963 là anh không muốn thấy cảnh “quân ta bắn quân mình”. Ai thắng thì cũng quân đội cũng thiệt thòi và anh đã nhận định rõ ràng trong đoạn kết của truyện dài đó là “Quân đội không phản bội ai cả, chỉ có người ta lợi dụng quân đội thôi”.

Vì vậy, dù suốt thời kỳ đó xảy ra vài cuộc đảo chánh, anh quen biết khá nhiều anh em tham gia và anh trả lời rõ ràng: “Tôi không tham dự”. Nhưng sau khi đảo chánh xong, họ thường nhờ anh “coi giùm mấy Đài Phát Thanh và Truyền Hình dân sự”. Khi cụ Trần Văn Hương mới lên làm Thủ Tướng, cụ nhờ quân đội coi luôn cả việc kiểm duyệt báo chí. Anh cử sĩ quan sang trông coi thời kỳ đầu chứ tuyệt đối anh không sang. Tuy nhiên anh vẫn chịu tránh nhiệm. Em có quen biết Thiên Hà, anh ấy viết là một cuốn sách của anh ấy xuất bản do chính anh ký tên là vì lẽ đó chứ anh có làm việc ở Bộ Thông Tin bao giờ đâu.

Anh nói để em biết quan niệm dứt khoát của anh nên dù qua bao cuộc “chính biến” tại miền Nam VN, anh vẫn chỉ ở lại Phòng Báo Chí và sau đó là Đài Phát Thanh Quân Đội. Bởi đó là nghề chuyên môn và cũng là chỉ số chuyên môn của anh. Tài sức của anh chỉ làm được vài công việc đó thôi, sang bên “Hành Chánh”, chắc anh không làm nổi.

Nhưng vào những ngày tháng 4-75, anh đi Đài Loan, về đến Hồng Kông là anh biết rõ tình hình rồi và về Đài Phát Thanh hàng ngày nhận tin tức, anh biết “tình hình nguy cấp lắm”, ông bạn đồng minh nhất định không viện trợ và tháo chạy. Nói thật anh cũng tính đường chuồn, viên cố vấn của Đài liên lạc thường xuyên với anh, ông ta cũng chuẩn bị cho anh “ra đi”, anh cũng đề nghị sắp xếp cho toàn thể anh em của Đài đi cùng. Nhưng rồi người đứng đầu chủ trương đảo chánh mời anh tới nhà và bày tỏ ý định phải “cứu đất nước”, làm được cái gì bây giờ phải làm thôi. Anh cũng nghĩ thê nên đồng ý giúp ông ấy một tay. Trước hết là liên lạc với ông tư lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và xem tình hình các đơn vị khác, tinh thần anh em thế nào. Giữ vững chương trình các Đài PT và Truyền Hình hoạt động theo đường lối “đảo chánh”. Đó là nhiệm vụ của anh. Kế hoạch được vạch ra khá chu đáo. Anh không thể kể hết ở đây. Anh nghĩ nếu làm được như vậy may ra tình hình có thể thay đổi, cứ để ông bạn đồng minh xen vào trong khi ông ấy muốn bỏ cuộc thì chỉ có nước chết. Với tất cả những gì còn lại, nếu giữ được vùng 4 trong một khoảng thời gian thì hy vọng sẽ có người khác giúp về mặt này mặt khác, có thể sẽ có một cuộc thương thuyết, may ra ông bạn đồng minh có thể thay đổi thái độ. Có lẽ ý nghĩ của anh lúc đó là “ngu xuẩn” chăng? Bởi chưa biết rõ bộ mặt thật của Kissinger và Nixon.

Anh nghĩ tới việc quân đội Nam Hàn rút lui tới Pusan rồi cũng chiếm lại phần đất đã mất, chỉnh đốn lại hàng ngũ và vẫn chiến đấu được, họ còn mạnh cho tới ngày nay. So sánh về tinh thần thì Quân Đội VNCH cũng mạnh như hoặc hơn Hàn Quốc vào thời kỳ đó.

Nhưng “cú lừa ngoạn mục” của anh Trung Tướng của tòa Đại Sứ Mỹ tại VN đã khiến người đứng đầu cuộc đảo chánh buông tay làm nhiều anh em chết dở sống dở. Anh và một số anh em khác không “di tản” được cũng vì chuyện này. Mặc dù có nhiều chỗ để đi. Ngay cả anh Hà Huyền Chi và anh Phạm Bá Cát có sẵn chỗ đi rồi, gọi cho anh để đi, nhưng anh kẹt vào chuyện “đảo chánh” nên đành chịu. Vả lại nếu anh bỏ đi sớm 1 ngày thì ai sẽ làm nhiệm vụ ở Đài PT QĐ. Mấy ông phụ tá của anh đi hết rồi. Chẳng lẽ để nó ngưng phát thanh nửa đời cửa đoạn sao? Anh phải ở lại đến phút chót, khi đài phát tuyến Quán Tre bị chiếm, Đài QĐ không lên sóng được nữa.

Sau cùng, anh trả lời LC là anh sẽ không bao giờ viết lại cuộc “đảo chánh hụt” và … vô duyên này nữa. Anh nghĩ nói như thế cũng đủ rồi.

VQ

**************************
Bài liên quan:

Văn Quang- Tưởng Nhớ Tướng Bùi Thế Lân





Phượng Các
#279 Posted : Saturday, January 25, 2014 8:13:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: hoanglanchi Go to Quoted Post



Tuy thế, lần này có một câu liên quan đến chuyện tình yêu (muôn đời kiếp nhớ nhau. Nàng cứ hẹn và chàng cứ quên hẹn hoài. Mấy câu này HLC nghe Nhật Trường hát thấy hay và không nhớ bản nào)

Hoàng Lan Chi 1/2014

Là bản Chuyện Hẹn Hò của Thanh Trân Trần Thị đó chị HLC. Nhưng hiện nay lại thấy ghi tác giả là Trần Thiện Thanh, vậy chắc TTT lấy tên khác khi xuất bản bản này . Nghe cái "e" nhạc thì chắc của TTT.
Users browsing this topic
Guest (7)
17 Pages«<1213141516>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.