Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1112131415>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#241 Posted : Monday, April 15, 2013 8:02:44 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Mơ!

Hôm qua tôi nhận mail về một “job” ở DC. Thấy mà mê. 184,000/năm. Đây là cái job summary:

The Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) is one of the most respected forces in America's financial community. Our mission is to maintain stability and public confidence in the nation's financial system by insuring deposits, examining and supervising financial institutions, and managing receiverships.

Đây là cái duties:

DUTIES:
Back to top


  • Serves as a recognized technical expert in the area of IT portfolio management and iterative software development methodologies such as Rational Unified Process (RUP) and its successors.
  • Responsible for guiding efforts to fully implement comprehensive programs for identifying, prioritizing, monitoring and evaluating enterprise-wide IT work efforts.
  • Under the general direction of the Chief, Program Management Office (PMO), incumbent brings forward industry best practices for broad organizational use and advises senior management on policies, methodology enhancements and process improvements in the project, program and portfolio management areas.
  • Assists in cultivating organization-wide adoption of structured, efficient and risk-based portfolio management techniques.




Sau khi xem, tôi viết cho bà con họ hàng rằng tôi mơ, phải chi tôi đến Mỹ năm 80 tức là chỉ mới ngoài 30 tuổi, thì tôi sẽ học về computer vì tôi mê nó sau y khoa. Khi mình mê cái gì thì mình sẽ làm giỏi về cái đó, đúng không nào. Tử vi của tôi cho thấy tôi là người rất thích “leader” (lũ em trong nhà gọi tôi là Bà Tổng!), “leader” trong công việc thôi nhé, chứ không phải “leader” về mấy cái chính ttrị đâu đấy, thì tôi sẽ cố gắng trong lãnh vực “manager”. Tôi nghĩ là tôi có thể “cover” cái “duty” này ở tuổi 45, nghĩa là sau khi đến Mỹ học và đi làm trong 15 năm. 10 năm cho sự phát triển skill manager, đâu có gì quá đáng phải không nào.

Con gái tôi nói tôi mơ. Ờ thì mơ vì dream đâu có tốn tiền!

Người Việt Ngây Thơ

Khi tôi gửi bài của Ngô Kỷ, một bà viết cho tôi như sau:

Cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ bước đầu tiên hiện nay là bất bạo động. Khi cần thiết hãy qua bạo động. Vì thế Trúc Hồ nói có gì là sai trái đâu vì càng tiết kiệm được xương máu thì càng tốt.Chỉ đổ máu khi cần thiết. Trúc Hồ đã bỏ công sức viết những bài hát tranh đấu chống cộng rất hay, khuấy động lòng yêu nước thương dân. Chúng ta cần cẩn thận, tránh tất cả mọi hiểu lầm, thêu dệt, vạch lá tìm sâu những hành động ném đá nối dài bàn tay tiền bạc CS.

Đọc mail bà ta, tôi …chán đến tận cổ và tôi vắn tắt cho biết tôi không thích tranh luận với những người hời hợt kiểu đó nữa.

Tuy vậy, tôi có cảm tưởng đám đông dân chúng hời hợt ngây thơ giống bà trên thì phải.

Ơ hay, Ngô Kỷ tố cáo Trúc Hồ đã có những câu phát biểu trên các show TV của anh ta hầu như có lợi cho cộng sản. Vậy thì trước khi muốn phát biểu hãy “nghe” cái đã. Không chịu “nghe” rồi phát biểu, cái mà tôi gọi là “ngây thơ, hời hợt”.

Một, Ngô Kỷ không nói gì về cuộc đấu tranh nên bạo hay bất bạo động. Việc bà lý luận nên đấu tranh bất bạo động là lạc đề và vô duyên.

Hai, Ngô Kỷ không hề nói Trúc Hồ sáng tác nhạc dở. Việc bà khen Trúc Hồ viết nhạc hay cũng là lạc đề và vô duyên. Mở dấu ngoặc ở đây, nếu bà cho rằng Trúc Hồ là người đáng tin cậy vì bỏ công sức ra viết nhạc đấu tranh hay, khuấy động lòng dân, thì điều đó chứng tỏ sự ấu trĩ của bà. Trước Trúc Hồ, đã có bao nhiều người “bỏ công sức” để sáng tác nhạc đấu tranh, bà biết không? Không! Chỉ vì bà quá hời hợt, bà không tham gia đọc bài net. Bà chỉ là một “mợ già’ xem TV. Vì chỉ xem TV nên với phương tiện truyền thông của Trúc Hồ, bà cho rằng nhạc đấu tranh của Trúc Hồ hay lắm. Trời đất ơi là trời đất ơi. Với tôi, các bản nhạc đấu tranh của Trúc Hồ và kể cả “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang, là một thứ nhạc trung bình. Điều bà phát biểu càng chứng tỏ cho mọi người thấy, cái “nguy hiểm” của người nắm truyền thông trong tay mà họ có tư tưởng “mờ ảo”.

Ba, những câu nói của Trúc Hồ được trưng ra như một bằng cớ hiển nhiên mà bà nói “hiểu lầm, thêu dệt, vạch lá tìm sâu”? Lý luận kiểu đó, ai mà chịu được? Có ai thêu dệt nhét điều không nói cho Trúc Hồ không? Có ai hiểu lầm Trúc Hồ không? Có ai vạch lá tìm sâu câu Trúc Hồ nói không? Không! Trúc Hồ nói rất rõ và không ai ép anh ta phải nói cả. Anh ta cứ việc nói con đường dân chủ. Không ai dí súng sau lưng bắt anh ta phải nói “Quốc Hội Mỹ phải giúp VN. Không kêu gọi lật đổ vì như vậy là sai. Phải mang tình yêu xóa hận thù. [1]

Trình độ dân trí như vậy chả trách cộng đồng vẫn còn bị gạt dài dài bởi những kẻ hoạt đầu. Cách đây ít lâu, vô tình lang thang net, tôi bắt gặp nhiều hình ảnh “ rất mật thiết” của Trúc Hồ với Hồng Thuận, đảng viên VT. Bên cạnh đó nhiều người cho biết sau này VT xuất hiện nhiều trên SBTN của Trúc Hồ.

Do đó nếu cộng đồng có “phiền muộn” về Trúc Hồ là vì dường như anh ta đang đi với VT. Vì thế anh ta mới tuyên bố theo kiểu “rất hòa hợp hòa giải”.




Khi Cô Giáo Làm Học Trò

Tôi không biết những người gõ đầu trẻ khác khi họ có cơ hội là học trò thì họ nghĩ gì về người thầy? Cá nhân tôi, tôi tự thấy mình thuộc loại “chĩu khọ”.

“Chĩu khọ” vì tôi ngắm nhìn và xét nét người thầy bằng lăng kính của một người thầy. Term này tôi nghĩ rằng tôi hên vì tôi gặp được một vị giáo sư tận tâm. Sức học của cả lớp tiến bộ hẳn. Tôi sẽ không phải càu nhàu “ Xin vài người hãy tôn trọng người đi học lấy kiến thức là tôi!”

Đây là bài tôi viết về vị giáo sư tôi yêu mến. Cần gấp để đăng báo Bút Tre nên tôi không kịp dịch và đành nhờ người khác dịch:




Cô Giáo Dạy Anh Văn của Tôi

Trước 75, dù không thích nghề gõ đầu trẻ nhưng cuối cùng ma đưa lối quỷ dẫn đường và tôi lại cũng chui vào nghề giáo. Khỏi dài dòng, mọi người có thể đoán rằng tôi là một cô giáo khó tính. Thì đúng thế! Xuất thân là con nhà giáo, lại là một loại nhà giáo cổ xưa thì đương nhiên tôi rất khó tính.

Sau mấy chục năm, tôi lại làm học trò. Khi làm học trò, có vẻ như tôi bị ảnh hưởng bởi những gì ngày xưa khi tôi từng là giáo sư. Nghĩa là tôi quan sát cách dạy của các giáo sư và có nhận định về những cách đó.

Ngày ở trung học Gia Long, tôi học Pháp Văn là sinh ngữ chính và Anh Văn là sinh ngữ phụ. Sinh ngữ phụ chỉ được học ba năm từ đệ tam đến đệ nhất. Khi vào đại học năm 1967, tôi đã không có cơ hội học hay trau dồi thêm về cả Anh văn lẫn Pháp văn.

Đến Mỹ muộn ở tuổi 55, (muộn vì nhờ ơn VC không cho đi!) và giai đoạn đầu, tôi phải đi làm để kiếm sống nên không có thì giờ đi học. Việc làm của tôi lúc đó lại toàn là những việc trong cộng đồng Việt, vì thế tôi không có cơ hội nào để nói hay nghe tiếng Mỹ cả.

Thời buổi kinh tế khó khăn, sau khi bị laid off, tôi chuyển về Cali để đi học. Sở dĩ chuyển về Cali vì tại đây có đông họ hàng và học phí không đắt như ở VA. Tôi có ý định lấy một chứng chỉ về “web designer” sau khi học tiếng Anh kha khá. Tôi rất thích web và computer. Có lẽ sau y khoa thì computer là lãnh vực mà tôi ưa thích.

Đầu tiên tôi ghi danh học ESL ở các center vì chưa đủ “in state”. Tôi rất mến hai vị giáo sư ESL ở Lincoln center là cô Dinane Hyde và Thầy Davis Mejia. Niên khóa vừa qua, tôi bắt đầu vào “college” ở Cali là Coastline Community College. Khi làm test, họ xếp tôi ở level cao hơn nhưng tôi tự biết khả năng nghe và nói của mình rất kém, chỉ có văn phạm là khá (lý do: ngày xưa Gia Long dậy rất kỹ) nên tôi đòi học level 2. Term vừa qua, tôi rất hài lòng với sự tận tâm của Bà Sue Chase. Term này, tôi hài lòng hơn nữa với Bà Katherine Sleep.

Tất nhiên tôi không hoàn toàn đồng ý với tất cả mọi phương cách giáo dục của Bà nhưng tôi nghĩ rằng đa số các cách của bà đem lại nhiều kết quả tốt.

Trước tiên tôi muốn nói về cái cách bà “control” lớp. Để việc học có kết quả cho mọi học sinh thì trước tiên phải đưa các học trò “thiếu kỷ luật” vào nề nếp. Trong lớp, có vài vị không học nghiêm chỉnh. Họ có nhiều tật xấu: quên tắt cell phone, nói chuyện ồn ào trong lớp. Bà Sleep đã hỏi ý kiến cả lớp và từ đó bà áp dụng nghiêm ngặt: 25 cents cho (nói tiếng Việt trong lớp, không tắt cell). Bên cạnh đó, bà chịu khó đi xuống bàn chót đứng ngay sau lưng những nhân vật “hơi làm biếng” để xem bài vở của họ. Ngoài ra, bà không ngần ngại đổi chỗ ngồi. Những “cặp đôi” thích nói chuyện bị tách, một người phải lên bàn nhất ngồi cạnh người khác. Đối phó với học sinh dù ngồi bàn nhất vẫn không chừa tật nói chuyện, bà gọi người đó liên tục trong năm câu hỏi liên tiếp.

Thật tuyệt vời. Bà đã control được lớp học mà không phải la lối, tức giận hay mỏi miệng. Từng đi dạy nhưng tôi đã không biết áp dụng phương pháp đó của bà. Kết quả to lớn nhất mà tôi nhận thấy là cả lớp rất tiến bộ, ngay cả những vị nghịch ngợm cũng trở nên chăm học hơn. Bà, mới chính là người thực hiện được đúng câu sau đây “Sự thành công của học sinh là mục đích của chúng tôi!”

Thứ hai, bà có một phương cách rất hay giúp học sinh ESL nhớ từ mới. Mỗi ngày, bà có thể đọc “dictation” từ một đến hai lần về những chữ mới trong bài mà bà vừa giảng. Những chữ khó được bà đọc chính tả nhiều lần. Cá nhân tôi vô cùng biết ơn bà về cách này. Nó giúp tôi nhớ được nhiều từ mới. Cách làm này rất nhanh vì chỉ cần giấy nháp để viết khoảng 15 từ. Chính khi nghe bà đọc, chúng tôi học được về cách phát âm và cả nhớ mặt chữ.

Thứ ba, trong môn Writing, bà giúp học sinh nhớ những lỗi của họ bằng cách phát những “sample”. Mỗi sample gồm 3 bài mẫu về cùng một đề tài. Bài 1, dở; bài 2, khá hơn; bài 3, hoàn chỉnh nhất. Những sample này giúp học sinh thấy rất rõ và nhanh những lỗi thông dụng của mình.

Thứ tư, bà phát các bài “conversation” ngắn. Chúng tôi nghe bà hướng dẫn lần đầu và thực tập đọc ở nhà. Sau đó, bà gọi ngẫu nhiên hai người lên thực tập bằng cách đứng trước cả lớp để đối thoại. Vì bài ngắn, chúng tôi học dễ dàng và đọc khá trơn tru.

Thứ năm, bà muốn chúng tôi sử dụng nhuần nhuyễn từ điển Oxford nên mỗi ngày đều thực tập một ít. Phần này thì đa số chúng tôi không thích. Lý do, phải đem theo từ điển rất nặng. Thứ hai, chữ trong từ điển quá nhỏ khiến chúng tôi rất mỏi mắt khi tra cứu. Chúng tôi nghĩ rằng, tra trong e-condictionary hay từ điển online, tiện dụng hơn nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, bà nên chia lớp làm bốn (4) nhóm. Mỗi nhóm cùng sử dụng một cuốn từ điển Oxford. Bà nên phát khoảng ba (3) tờ hướng dẫn và nhóm sẽ làm việc theo sự hướng dẫn đó. Điều này giúp học sinh tiết kiệm không phải mua từ điển Oxford vì đa số chúng tôi sử dụng e- dictionary hay online. Điều hai, chúng tôi không phải mang nặng mỗi ngày. Học sinh ở những lớp chuyên ngành của college sẽ tự mua và sự dụng từ điện giấy này ở nhà.


Thứ sáu, về Reading, bà cho chúng tôi đọc trong “VOA-learning English”. Phần này, chúng tôi cũng không mặn mà. Lý do: trình độ ESL 2B không cần những news của VOA. Chúng tôi cần những “reading” giản dị, hấp dẫn, tương tự như “True Story”. Khi lên lớp cao hơn, trên net có những bài về Reading rất hay, với nhiều levels khác nhau. Mỗi bài đều có câu hỏi ở dưới. Điều đó giúp học sinh mau tiến bộ về “đọc” và “hiểu”.

Tóm lại, bốn giờ với bà Sleep, chúng tôi làm việc đôi khi “cật lực”. Tuy vậy chúng tôi rất hài lòng vì chúng tôi cảm thấy mình tiến bộ nhiều.

Tôi nhớ lại môt câu nói mà ngày xưa tôi từng nói với học trò: “Tôi được trả tiền để dạy các em học. Nếu tôi vào lớp và chơi,không dạy thì coi như tôi là một kẻ ăn cắp. Tôi ăn cắp tiền của chính phủ và ăn cắp thì giờ của các em”.

Tôi viết bài này với mục đích tri ân bà Sleep đã tận tụy trong nghề của bà, sau nữa là hy vọng các vị giáo sư khác cũng suy nghĩ, tìm tòi ra nhiều phương cách để dạy cho có hiệu quả cao nhất.

Sự tiến bộ của học trò là phần thưởng lớn nhất cho các giáo sư vì ngoài sự tri ân của chúng tôi, còn là sự tri ân của các phụ huynh và cả sự tri ân của xã hội.

Cindy


My English Teacher

Bản dịch NNM

Before 75, though not interested in pedagogical career, but in the end as though leading by demons, I ended up joining the profession. Not beating around the bushes, everyone can guess that I was a demanding teacher. That it should be so. Being descendant of a teacher who observed traditional methods, of course, I am a difficult one.

After some decades, I once again became students. The problem is that during my high school years at Gia Long High, my primary foreign language was French while I only studied English for three years. I did not learn any foreign language in college. Arriving late in the United States at age 55 (because the Communist would not let me migrate earlier), and having to work to make a living, I did not have time to go to school. My work revolved around the Vietnamese community, so I did not have the needs or opportunities to speak or listen to English.

After being laid off during the economic downturn, I moved to California to go back to school because that is where I had many relatives, and tuition was not as expensive as in VA. I intend to obtain a certificate of "web designer" after my English gets better. I love the webs and computer. Perhaps after medical field, computer is my favorite area.

I first could only enroll in ESL at English language centers because I had not earned "in state" status. I love the two ESL teachers at Lincoln center: Hyde Dianne and Davis Mejia. During the past school year, I began to go to "college". After taking the test, I was put at a higher level. However, except for grammar (thanks to my old school) my listening and speaking ability was poor, so I requested to be put at level two. I was very pleased with the dedication of Mrs. Sue Chase during the last term, and I am even more satisfied with Mrs. Katherine Sleep during this term.

Of course, I do not always agree with all of her teaching methods, but I think the majority of her ways brings good results.

First, I want to talk about how she "controls” the class. To have good results, all "undisciplined” students must first be put into order. Several uninterested students do not take learning seriously. They have many bad habits: forgetting to turn off the cell phone, talking loudly in class. Mrs. Sleep took a poll of the class about “punishment”, and we all agreed that each violator would pay 25 cents for each incident: speak Vietnamese in class, not turning off the phone etc…). In addition, she would go down to the last table and stand right behind the character that was "a little lazy" to check their papers. She does not hesitate to make students change their seats. The ones who like to talk would be separated; one person would be moved to the front-row table. As for those who are at the front rows but continue to talk, she would have him/her answer five consecutive questions.

It works marvelously! She gains control of the class without having to do all the shouting or getting angry… While I was teaching, I never thought of these methods. The most noticeable results are that the whole class moves along nicely; even the naughty ones become more studious. She practices the exact essence of the logo: "The success of our students is our goal!"

Second, she has a very good way to help ESL students remember new words. Each day, she reads “dictation” once or twice the new words in the lessons she has taught, and rereads difficult words several times. Personally, I am extremely grateful to her for this. It helps me remember new words. This method is very fast because one has to write just about 15 words on scrap paper. Upon listening to her, we learn how to pronounce and remember the words.

Third, in writing, she helps students remember their errors by giving out samples. Each sample consists of three samples of the same subject. Sample 1: bad; sample 2: better; last sample: best. The samples help students see clearly and quickly the common errors.

Fourth, she distributes short "conversation" paper. We first listen to her guidance and practice at home. Then she randomly called two people to practice by reading in front of the whole class. Because the lesson is short, we learn easily and read quite smoothly.

Fifth, she encourages us to be familiarized with the Oxford dictionary by learning from it a few words each day. A majority of us do not like this part because we have to carry the heavy dictionary, and the letters in the dictionary are so small that we become very tired after looking up them up for a while. In our opinion, e-dictionary or online-dictionary is much handier. It would be better if she gave out instructions to three groups and had them practice with about four dictionary in the offices. That way, by working in groups, we would still understand the lessons without having to buy dictionaries.

Sixth, as for reading, she let us read "VOA-learning English". We are not interested in this part because at ESL level 2B, we do not need VOA news. We need simple, attractive "reading" materials similar to the True Story. At higher levels, the Internet offers better reading materials for many different levels. Each post is accompanied with questions, which help students progress faster in their "reading".

In summary, we sometimes have to work “hard” during the four hours with Mrs. Sleep. However, we are pleased with our progress. When I was teaching, I often said to my students, "I have to teach you properly, and, in return, you must learn accordingly. If I did not teach, then I would be a thief of two things: one is money from the government that was paid to me; and two, I would steal the time of the studious students. You set aside the time for my class when I am not teaching, that is thievery on my part.”

I write this article to show my gratitude to Mrs. Sleep, who has dedicated her life to her career, as well as to help other teachers think and explore ways that are more effective.

The progress of students is the biggest reward for teachers, for in addition to the students’ gratitude, they also also get thanks and appreciations from their parents and the societies.



Hoàng Lan Chi



Trúc Hồ nói:


“Đã đến lúc Quốc Hội phải là người Hoa Kỳ thật sự, đã đến lúc Quốc Hội phải giúp đở nước Việt Nam của chúng ta. Chuyện quan trọng đầu tiên Quốc Hội cần phải làm giúp chúng ta là cái gì? Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản) hay là bạo động hay là gì hết, cái đó hoàn toàn sai. Trong thế giới chúng ta đang sống bây giờ, chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động một cách nói chuyện với nhau. Nước Việt Nam chúng ta quá nhiều chiến tranh, chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù, mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù. Chúng ta là những người Việt đã từng bị nạn nhân của nhiều chuyện, nhưng mà thôi, chúng ta đã vượt qua tất cả rồi, chúng ta phải hãnh diện chúng ta đã vượt qua cái sự chết, và chúng ta đã sống lại, và chúng ta sống lại để giúp người chứ chúng ta không phải sống để mà moi cái này, móc cái kia, để mà nói người này nói người kia cái nọ.”

“Chúng ta không có đòi hỏi nhiều, chúng ta chỉ xin là quyền căn bản làm người thôi, cái quyền đó nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn là họ phải chấp nhận theo cái gọi là Bản Tuyên Ngôn, Hiến Chương Về Nhân Quyền mà đã ký năm 1948, chắc chắn họ phải bắt buộc

“Trong năm nay chúng ta không kêu gọi gì hết, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi bạo động, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

“Và Quân Đội Nhân Dân, những người lính, những người mà Hồ kính phục, kính nể, phải làm thiên chức của người lính là phải bảo vệ quê hương đất nước của mình

“Ba mươi mấy năm qua chúng ta đã thấy gì? Chúng ta không thấy gì hết! Chúng ta chỉ thấy chúng ta biểu tình và chúng ta đi về”…(ngưng trích)

hoanglanchi
#242 Posted : Thursday, April 18, 2013 9:31:23 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Trò Chuyện với Lan Chi
Sài Gòn Muôn Năm Cũ Với Văn Quang


LGT: Nhà văn Văn Quang còn ở Sài Gòn và “Lẩm Cẩm Thiên Hạ Sự” của ông vẫn được gửi ra hải ngoại. Trong công việc tìm về quá khứ để giúp người cũ nhìn lại và người mới hiểu thêm, HLC xin mời quý độc giả theo dõi Sài Gòn ngày tháng cũ trong các lãnh vực báo chí văn nghệ qua hồi tưởng của Văn Quang.Vì bận với sách sẽ in nên còn một số câu hỏi, nhà văn Văn Quang xin khất vào dịp tới. Bài trích từ NS Bút Tre số tháng 4/2013


Hoàng Lan Chi: xin chào nhà văn Văn Quang. Cali hôm nay nhiều nắng. Vả lại Cali là vùng nắng ấm, không như Virginia. Hồi đó vào mùa đông tuyết phủ của VA, Lan Chi đã viết “Xin gửi cho em chút nắng vàng” cho anh, anh còn nhớ không? Hôm nay Lan Chi thích được nghe anh kể về Sài Gòn muôn năm cũ. Hẳn là anh có nhiều kỷ niệm lắm vì khi vào Nam, trong khi Lan Chi còn bé tẻo tèo teo thì anh cũng đã lớn đủ để quan sát và “thưởng thức”.
Văn Quang:
Sài Gòn muôn năm cũ thì kể… đến muôn năm chưa hết đâu. Hàng ngàn chuyện, hàng trăm đề tài và ngay cả kỷ niệm cũng hàng tấn, bây giờ không nhớ hết, cứ nhớ chuyện này lại nhảy sang chuyện khác, đang văn nghệ báo chí, nhảy sang tình cảm lớn và tình cảm vụn vặt, đang tình cảm nhảy sang chuyện lính tráng, tù đày… lúc nào nghĩ tới là nó cứ linh tinh nhảy múa, cứ như nằm mơ giữa ban ngày ấy. Kể gì bây giờ?

HLC: Thì đúng là như thế. Đang ở chuyện này lại xọ sang chuyện kia. Nhưng thôi mình đi theo thứ tự thời gian nhé. Bắt đầu từ cuộc di cư. Anh vào Nam năm nào và bằng phương tiện gì? Anh biết những gì về cuộc di cư lúc đó, nghĩa là quy mô của nó, cách thức tổ chức, thực hiện?
VQ:
Tôi có tự mình di cư đâu. Tôi vào Nam từ lúc chưa có hiệp định Paris nên chưa có di cư. Vua Bảo Đại bắt phải vào Nam đấy chứ. Hồi đó, năm 1953, tôi đang dạy học ở Hải Phòng thì được lệnh động viên vào Khóa 4 Trường SQ Trừ Bị Thủ Đức, tôi còn nhớ giấy gọi nhập ngũ có tên là “Lệnh gọi nhập ngũ dưới cờ” theo sắc lệnh của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại. Có xe cảnh sát hộ tống đàng hoàng lên trình diện tại Đệ Tam Quân Khu, Hà Nội. Sau đó được đưa vào trại Ngọc Hà và sáng hôm sau lại có cảnh sát hộ tống xuống sân bay Cát Bi Hải Phòng, đưa vào trường SQ Thủ Đức. Lúc đó đã là 6 giờ chiều, vào miền Nam rồi nhưng chưa biết Sè Gòn ra làm sao cả. Hai tháng sau mới được đi phép ra Sè Gòn. Ôi, cái cảm tưởng lần đầu tiên đặt chân vào thành phố mơ ước này thú vị lắm. Ở miền Bắc hồi đó chưa có taxi nên bạn đồng ngũ chỉ cho anh “mán Hải Phòng” này taxi nó thế nào. Thì ra nó là cái xe 4 chevaux có chữ Taxi trên mui và bên cửa chứ có gì đâu. Leo lên taxi, đồng hồ chỉ số 00 chứ không như bây giờ. Chạy một lèo vào Chợ Lớn mất có 12 đồng. Sướng ghê.
Còn gia đình tôi mới là “dân di cư” chính hiệu. Năm 1954, tôi ra trường và sau 15 ngày phép về Hải Phòng, tôi được chuyển về làm Huấn luyện viên tại trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang (CITR N0 4bis) sau đó đổi thành Ecole Commandos từ Vật Cháy chuyển vào. Hồi đó còn độc thân, gia đình tôi di cư cùng với một đơn vị Công Binh bằng tàu biển và cũng vào Nha Trang. Nếu hỏi về Nha Trang hồi đó thì tôi “rành” lắm. Bởi còn trẻ 22 tuổi, độc thân, tương đối nhiều thì giờ đi ngắm biển và ngắm cái gì tùy ý.

Về quy mô của cuộc di cư, theo tôi, đó là cuộc vĩ đại lớn nhất trong lịch sử VN năm 1954. Cuộc di cư có “tình”, có “nghĩa”, có lý do; quân đội Pháp và QĐVN thực hiện rất trật tự. Nhờ vậy hàng triệu gia đình từ Bắc vào Nam sinh sống được chăm sóc chu đáo, định cư an toàn và ngày một an cư lạc nghiệp.

Nó khác hẳn với cuộc được gọi là “di cư” năm 1975. Đó là cuộc tháo chạy vô lý, thảm thương nhất trong lịch sử, làm chết hàng triệu người dưới biển, trong các kiểu trại tù. Không biết bao nhiêu triệu gia đình tan nát. Vết thương còn để lại cho tới ngày nay, gia đình tôi cũng vậy. Tại sao ư? Điều nay phải hỏi lại anh Do Thái Kissinger và ông Nixon. Nhiều tướng lãnh Mỹ đã phải cúi đầu xin lỗi QĐVN vì đã phản bội đồng minh. Nhân dân Mỹ chẳng có lỗi gì trong chuyện này, ngay cả những người “phản chiến”, họ cũng bị bọn tài phiệt lũng đoạn chính trị lợi dụng thôi. Tưởng bắt tay anh Trung Quốc là “ngon ăn” ư? Bây giờ nhìn ra biển Đông là thấy ngay nó “ngon” cỡ nào? Hai cuộc “di cư” khác nhau hoàn toàn là như thế đó.

HLC: Nghe anh kể thật là thú vị. Nhờ đó, Lan Chi được biết anh học gì mà có một năm là ra làm Huấn Luyện Viên cho một trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang. Vâng, Lan Chi cũng thấy cuộc di cư năm 1954 khá tốt đẹp. Ngoại trừ vài nơi như Thái Bình, quê hương của anh và cũng của Lan Chi đã bị dối lừa về ngày xuống tầu nên nhiều người bị trễ. Còn chuyện di cư năm 1975 thì quả là tang thương. Anh đã vào Sài Gòn trước, gia đình vào sau đúng 1954, vậy anh có thể cho một cái nhìn tổng quát về miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng của những năm đầu khi hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam?
VQ:
Mãi đến năm 1957 tôi mới đổi vào Sài Gòn. Làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý - Bộ Quốc Phòng, ở Đường Thống Nhất, đối diện với nhà hát Norodom. Đó là bắt đầu quãng đời dài tôi sống với Sài Gòn cho tới nay (trừ hơn 12 năm nằm trong các “trại cải tạo”). Lúc đó đời sống của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam đã tạm thời ổn định. Sinh viên học sinh đã đi học lại, các công tư chức đã có nơi ở và đã đi làm bình thường, những vùng dành cho người di cư được thành hình. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, dường như vui hơn, linh động hơn vì có thêm số người di cư. Nhiều người cho rằng ở miền Nam dễ sống, dễ kiếm việc làm, có đất đai khai phá, chẳng mấy lúc mà khá giả. Sài Gòn lúc đó còn ít dân và ít xe nên đường phố thoáng đãng, cuộc sống khá thảnh thơi. Mặc dầu sau đó chiến tranh lan đến nhiều nơi, nhưng TP Sài Gòn vẫn sinh hoạt như trong thời bình. Sau này đôi khi bị pháo kích, vài nơi như phòng trà bị khủng bố đặt bom mìn, nhưng những hoat động đó chỉ rất “manh múm”, không đáng kể trong đời sống chung. Sài Gòn vẫn là “hòn ngọc Viễn Đông” như người ta đã phong tặng cho TP này hay như nhạc sĩ Canh Thân: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi”. Đó là kết luận gọn gàng nhất.

HLC: Dường như năm 1956 là năm khá thanh bình vì Ngày Quốc Khánh năm đó vào tháng 10 rất nhộn nhịp. Dân chúng thoải mái đi coi đốt pháo bông và không sợ cái gì cả. Anh còn nhớ tình hình báo chí văn nghệ vào những năm 54 đến 60?
VQ:
Chẳng phải chỉ có năm 1956 mà là nhiều năm như thế, đúng nghĩa là “những ngày hội của toàn dân”. Về báo chí và văn nghệ, ban đầu chỉ có vài tờ báo của miền Nam rồi những tờ báo miền Bắc xuất hiện, mỗi báo có một sắc thái riêng nhưng “sống chung hòa bình”, anh nào hay hơn đẹp hơn sẽ thắng. Hầu hết là báo tư nhân, báo “nhà nước”, báo quân đội, báo đảng phái tha hồ bày tỏ lập trường của mình. (Từ 1956 đến 1960 chưa có báo đối lập). Cũng có kiểm duyệt của Bộ Thông Tin, cũng đục bỏ nhưng rất ít và không có bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Hoạt động văn nghệ chưa hoạt động rầm rộ như thời kỳ từ 1960 đến 1975.

HLC: Trước 54, anh có viết báo hay viết văn gì không? Khi vào Nam, anh bắt đầu sinh hoạt báo chí khi nào và với báo nào? Anh cho cái nhìn tổng quát về tình hình báo chí trong thời đệ nhất cộng hòa?
VQ:
Trước năm 1954 là một anh “mới ra lò”, tôi viết kiểu “tài tử” cho tuần báo Cải Tạo của ông Phạm Văn Thụ ở Hà nội, sau đó có thời kỳ làm phóng viên tin tức tại Hải Phòng cho tờ báo Thân Dân của cụ Nguyễn Thế Truyền và đăng truyện, thơ trên vài tờ báo ở Hà Nội. Truyện dài đầu tay của tôi cũng đăng trên nhật báo Thân Dân khi tôi đang theo học tại trường SQ Thủ Đức. Năm 1957 tôi về làm ở phòng báo chí Nha Chiến tranh tâm lý Bộ Quốc Phòng, phụ trách biên tập cho nguyệt san “Phụng Sự” dành cho sĩ quan, bán nguyệt san “Quân Đội” (sau đổi tên thành báo Chiến Sĩ Cộng Hòa) và tuần báo “Thông Tin Chiến Sĩ” dành chung cho Quân Đội VNCH. Cùng làm chung ở 3 tòa soạn này có Huy Sơn, Tô Kiều Ngân, Huy Vân, Tường Linh, Viêm Hồng và chừng hơn 10 anh em khác. Sau đó, tôi viết cho các tuần báo tư nhân như Truyện Phim, Kịch Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Tuần San… rồi viết feuilleton cho nhiều nhật báo như Chính Luận, Tiếng Vang, Tiếng Chuông, Thời Thế…

Nhìn chung từ 1956 đến 1975 là thời kỳ văn học nghệ thuật, các ngành từ văn chương đến âm nhạc, hội họa… đều đua nhau nở rộ. Có thể nói đó là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn nghệ VN. Chính thời kỳ này đã nổi lên nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, các tác phẩm danh tiếng thuộc nhiều trường phái khác nhau. Tuy nhiên việc xuất bản tác phẩm văn nghệ nói chung hình thành một trật tự hơn chứ không “loạn đao” kiểu tự do ai có tiền cứ in.

Tôi nhận xét rất chân thành đó cũng là thời kỳ tự do của văn học nghệ thuật miền Nam. Thí dụ, nếu không có tự do thì nhạc Trịnh Công Sơn không bao giờ có mặt được trên thị trường. Nhạc Trịnh đã có thời kỳ bị cấm trên các đài phát thanh, nhưng sau đó vì quyền tự do nên đã có nhiều đề nghị xem xét lại. Chính tôi đã tham dự một “hội nghị bàn tròn” của Đài Phát Thanh Quân Đội, hồi đó còn do anh Phạm Hậu tức nhà thơ Nhất Tuấn làm quản đốc, tổ chức “bàn tròn” ngay tại phòng vi âm, bàn về việc có nên cho nhạc Trịnh Công Sơn phổ biến trên đài PT QĐ hay không. Cuối cùng một số lớn nhạc Trịnh được phổ biến cả trên PT QĐ và đài Phát Thanh Sài Gòn. Rõ ràng nếu không có tự do ở miền Nam, nhạc Trịnh đã bị bóp chết ngay từ đầu, sẽ không có Trịnh Công Sơn. Và một điều nữa tôi nhận thấy nhạc Trịnh chỉ hay trong thời kỳ trước 1975, và hầu hết thính giả chỉ thích nhạc Trịnh vào thời đó. Sau này nhạc Trịnh không còn được như xưa nữa. Tôi hy vọng nhận định của tôi không hề thiên vị hoặc mang tính thời sự chính trị gì vào đây, chỉ là một nhận định khách quan, thuần túy mang tính văn nghệ của một người đã từng là thính giả, là người hoạt động trong lãnh vực truyền thông từ trước những ngày 1975.

HLC: Lúc đó có khoảng bao nhiêu tờ báo? Các giải thưởng như thế nào, các nhà xuất bản ra sao? Thế còn bước qua nền đệ nhị cộng hòa? Tình hình văn học, báo chí so với đệ nhất thì ra sao? Thành tựu gì nổi bật?
VQ:
Tôi không phân biệt đệ nhất hay đệ nhị cộng hòa trong lãnh vực này. Qua các thời kỳ đó, tôi vẫn là… tôi trong mọi công việc, chức vụ và sinh hoạt riêng tư cũng như sáng tác. Hầu hết các bạn tôi quen biết cũng vậy, không chịu ảnh hưởng nào sau các biến chuyển từ Đệ nhất sang Đệ nhị Cộng Hòa tại miền Nam. Vì vậy tôi đã nói chung tình hình này ở trên.
Khác chăng lúc đó có một vài tờ báo đối lập, đó là cái quyền tự do ngôn luận, tất nhiên họ đi khác với một số chủ trương đường lối của chính quyền, họ bị kiểm duyệt gay gắt hơn, song báo của họ vẫn ra, các ông chủ báo vẫn sống nhăn và sống “huy hoàng” hơn cánh ký giả rách. Tôi không nhớ rõ lắm có bao nhiêu tờ báo. Khoảng vài chục báo hàng ngày kể cả “lớn” “nhỏ”. Tuần báo và nếu kể cả tạp chí cũng khá nhiều, khoảng năm bảy chục tờ của tư nhân hoặc nhóm này nhóm khác. Mỗi tờ có sắc thái riêng, nhằm đến một loại độc giả riêng.

Còn giải thưởng, tôi không nhớ rõ là bao nhiêu loại giải thưởng nhưng đáng kể nhất là Giải Văn Học Nghệ Thuật hàng năm của Tổng Thống VNCH. Giải này do Văn Hóa Vụ thuộc Phủ Tổng Thống phụ trách. Giải dành cho tất cả các bộ môn Văn học Nghệ thuật miền Nam như giải văn, thơ, nhạc, điện ảnh… Tôi không nhớ hết. Các Ban Giám Khảo do Văn Hóa Vụ thảo luận với Bộ Thông Tin đạt giấy mời, gồm nhiều thành phần của các bộ môn đó.

Tôi được mời làm giám khảo trong giải Điện Ảnh khoảng 3 năm sau cùng nên chỉ nói lại đôi điều về giải này. Ban Giám Khảo gồm đại diện nhà văn, nhà báo, nhà sản xuất phim, đài truyền hình. Giải Điện Ảnh chọn ra phim hay nhất trong năm, đạo diễn xuất sắc nhất, nam nữ tài tử chính và phụ xuất sắc nhất, truyện phim hay nhất, nhạc phim hay nhất, hình ảnh đẹp nhất…

Tất cả những điều tôi đã kể ở trên làm nên cốt lõi của văn học nghệ thuật miền nam từ 1954 đến 1975 và cũng là thành tựu chung của tất cả những vị đã góp công góp sức xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ đó cho đến tận ngày nay. Tôi tin rằng nhiều tác phẩm từ thời kỳ đó sẽ còn lại mãi với văn học nghệ thuật VN.

Tất nhiên tôi không thể trả lời đầy đủ một đề tài quá tổng quát như thế này và cũng không tránh khỏi nhầm lẫn vì tôi không phải là “nhà nghiên cứu” hay phê bình văn học. Tôi chỉ trả lời theo trí nhớ, lâu năm chắc không tránh khỏi khiếm khuyết.

HLC: xin cảm ơn nhà văn Văn Quang. Được biết anh đang nhuận sắc lại Lẩm Cẩm Thiên Hạ Sự để chuẩn bị in sách, xin chúc anh nhiều may mắn. Là một người viết văn trải dài từ trước 54 và hiện giờ vẫn viết mạnh, anh là một nhân chứng và có khá nhiều điều để kể. Còn một số vấn đề như nhận định, xem xét về tình hình xuất bản cũng như một số báo chí “đối lập” đã “thành công” những gì trong việc chống phá chính quyền VNCH ngày đó, xin hẹn với quý độc giả, nhà văn Văn Quang sẽ trả lời vào dịp khác.

Hoàng Lan Chi thực hiện 2013





hoanglanchi
#243 Posted : Sunday, April 21, 2013 10:25:01 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Từ “Cụ già” Văn Quang đến “Cụ già made in France from Vietnam, Trần Thanh Hiệp”


Tháng trước tôi gửi bài phỏng vấn về Sài Gòn muôn năm cũ cho nhà văn Văn Quang. Bình thường cách làm việc của tôi như sau: 1) nếu chưa biết thì tôi nói chuyện cho biết khoảng nửa giờ, 2) sau đó gửi câu hỏi, 3) dựa vào những gì trả lời, tôi soạn thêm câu hỏi. Vài lần mails qua lại thì bản phỏng vấn hoàn tất. Như đã thưa nhiều lần, “Trò Chuyện với Lan Chi” là gửi tâm tình của một người đến mọi người và người được/bị phỏng vấn hoàn toàn chịu trách nhiệm trên những gì họ phát biểu. Đọc tâm tình một người nào đó để “hiểu”. Không phải họ ra ứng cử một nhiệm vụ gì mà phải “bắt bí”. “Hiểu” thì dễ cho cả đôi bên, người được/bị phỏng vấn và độc giả (coi như giám khảo). Tôi cho rằng những bài phỏng vấn viết kiểu này sẽ cô đọng. Người kia có thì giờ nghĩ và nói gọn vào vấn đề. Nhận định về câu trả lời của người ấy, là đúng/sai hay chỉ “làm dáng” là tùy vào khả năng “đọc và hiểu” của độc giả. Phỏng vấn “nói” hay rơi vào tình trạng giông dài, lan man vì số người “nói thạo” không lạc đề thường hiếm. Sau nữa, nghe phỏng vấn nói rất mất thì giờ. Thời buổi net, ai có đủ can đảm bỏ thì giờ quý báu để nghe cả giờ hay hai giờ về một vấn đề được trình bày bởi một ông bà nào đó? Có lẽ chỉ có những vị về hưu, đang làm việc tại nhà hay nội trợ. Trái lại, đọc thì không mất nhiều thời gian như thế. Với một bài phỏng vấn dài sáu trang, được trình bầy sáng sủa, theo tôi đoán chỉ mất từ bẩy đến mười phút. “Đọc” còn có cái lợi là khi cần chú ý điểm nào, chỉ việc “tua” và “lướt” lại rất nhanh. “Đọc” cũng có cái lợi là chuyển đi dễ dàng. Youtube cũng chuyển nhưng như đã nói, phải đặc biệt lắm mới đủ kiên nhẫn nghe hay xem.

Trở lại với Văn Quang. Sau khi đọc một số câu trả lời của ông, tôi gửi thêm câu hỏi. Văn Quang hứa sẽ gõ. Cuối cùng ông rên rỉ “Bà xã đau, anh cơm hàng cháo chợ. Lại phải edit Lẩm Cẩm cho Uyên Thao”. Tôi chán ông anh này quá vì bài phỏng vấn ngắn. “Chán” thứ hai là ông nói rằng rất nhiều hình ảnh cũ nằm trong computer mà ông đã bị tịch thu. Tôi gào lên “Anh nói họ phải trả computer cho anh chớ. Muốn tịch thu bài viết thì cứ xóa hết bài đi, còn thơ tình của anh, hình ảnh ngày xưa này nọ của anh, phải trả chớ”.

Sau khi tôi gửi bài phỏng vấn ra, Văn Quang bảo “Anh tìm được hình rồi. Còn Hỏi Đáp dài mà. Anh sẽ gõ trả lời những câu còn lại cho em”

Đó là chuyện Văn Quang. Dù sao trong bài “Sài Gòn muôn năm cũ với Văn Quang”, tôi nghĩ có hai điểm “good” mà Văn Quang đã dám nói trong khi ông đang ở Việt Nam và đã từng bị tịch thu computer, bị cấm viết một thời gian.

Từ Văn Quang (một ông già nhé) chả hiểu trời xui đất khiến thế nào, tôi lang thang và xem (chỉ 30 phút) LS Trần Thanh Hiệp (một ông già khác nhé) nói về sự bịp bợm của vc trong màn sửa đổi hiến pháp.

Tôi xin mở ngoặc chút xíu ở đây. Có một câu chuyện ngụ ngôn nói về một ông vua đòi giết người già vì cho là họ vô tích sự. Cuối cùng thì nhà vua và cả mọi người đều ngộ rằng “người già có cái khôn ngoan của họ”. Tôi cũng nghĩ vậy. Tôi quý sự nhạy bén thông minh của tuổi trẻ và tôi cũng quý sự khôn ngoan từng trải của người già.

“Ông già” Văn Quang vẫn tỉnh táo, sáng suốt để viết về mọi sự chung quanh và cũng vẫn dí dỏm lưu loát khi kể về ngày tháng cũ.
“Ông già” Trần Thanh Hiệp vẫn tỉnh táo, sắc bén trong chính trị và tư tưởng.

Cách đây vài hôm, LS Trần Thanh Hiệp gửi cho “cô cháu bắn súng cà nông không tới” (là tôi, Hoàng Lan Chi!) ba bài. Thú thật, sư muội Gia Long gửi nhạc, tôi không có thì giờ nghe chứ “chuyện cũ và tư tưởng” thì tôi dành thì giờ xem ngay.

Trong các bài của Trần Thanh Hiệp, tôi “đắm đuối” bài này nhất: “Trí thức trước bạo quyền hay Vai Trò Biểu Tượng của Tri Thức VN Trước Nền Văn Hóa Thứ Ba”.

Tôi đọc rồi “hight ligh”, tô xanh đỏ và chuyển cho “nhóm nhỏ” của tôi xem để chia sẻ và hỏi ý kiến. Đồng thời tôi viết cho ông chú “bắn cà nông không tới” như sau:

Ông chú,
Tháng trước, nhóm nhỏ tranh luận về một talk show trong nước. Cô cháu đồng ý với người được phỏng vấn là " khi mình thương/yêu/giao thiệp" với một người coi là "tài năng" thì mình được lợi nhiều cái. Đơn giản, cô cháu cũng là người "đói kiến thức" và không gì bằng khi chơi với người có kiến thức, mình được san sẻ. Như thế nhanh hơn là mình tự mò đi trên con đường vì kiến thức mênh mông quá.

Cô cháu rất thú vị, khi đọc những bài tự bạch của ông chú. Sau khi ông chú kể về Sáng Tạo, cô cháu hiện giờ tạm, hình thành vài cái để trò chuyện tiếp với ông chú. Đọc ông chú, cô cháu "biết" thêm. Thanks ông chú.

Mail tiếp theo, tôi viết:
Cô cháu thấy ông chú là một mẫu người sót lại của cái "made in France from Vietnam" nên nghĩ là mình moi được vài cái thú vị cho độc giả! Cô cháu vốn chán những người rỗng tuếch. Ờ mà thế giới bây giờ dường như hight tech đã làm người ta bị què ở cái não thùy tư tưởng và phát triển ở phần khoa học? Như thế, tương lai thế giới sẽ đi về đâu, như thế nào nhỉ?

LS Trần Thanh Hiệp có vẻ thú vị với cái “Made in France from Vietnam” lắm. Ờ mà tôi nghĩ là ông chú “hiểu” tôi muốn nói gì về cái “from VN” mà lại “Made in France”.

Đây là bài viết của Trần Thanh Hiệp mà tôi “đắm đuối”. Nào xin mời quý bạn cùng “trao đổi ý kiến” nhé. HLC sẽ trò chuyện về đề tài này với “người già khôn ngoan Trần Thanh Hiệp”, quý bạn đón xem nhé:

Trí thức trước bạo quyền

Hay là

VAI TRÒ BIỂU TƯỢNG CỦA
TRI THỨC VIỆT NAM
TRƯỚC NỀN VĂN HOÁ THỨ BA
Trần Thanh Hiệp

Để mở lại Hồ sơ “trí thức” ở Việt Nam
Nhân dân các nước vùng Bắc Phi Trung Đông đã nổi dậy, dưới nhiều hình thức khác nhau, với ý chí rõ rệt trục xuất ra khỏi vũ đài lịch sử những lãnh tụ và bộ máy cầm quyền độc tài, gian ác, tham nhũng, thối nát để thiết lập dân chủ.
Trong khi đó, ở Việt Nam, trong nước, 50 nhà trí thức đã lấy sáng kiến đạo đạt lên tập đoàn cầm quyền đảng trị cộng sản ở Hà Nội, nguyện vọng và ý kiến của họ, mong thấy cơ cấu lãnh đạo này chu toàn nhiệm vụ chống xâm lược Trung Quốc, đối ngoại, mở rộng và củng cố quan hệ ngoại giao trên thế giới cũng như trong vùng, đối nội, cải thiện chế độ, thực hiện phát triển bền vững đất nước. Ở ngoài nước, một đằng, 36 nhân vật, nhân danh “trí thức hải ngoại”, đã gửi cho cho các “nhà lãnh đạo” cộng sản ở Hà Nội một “lá thư ngỏ” tỏ bày nguyện vọng trông đợi bộ máy cai trị đất nước sớm thực hiện một đợt cải cách cơ bản, có hiệu lực đoàn kết nhân dân, dân chủ hóa chế độ, xiết chặt hàng ngũ, chuẩn bị ứng phó với mối nguy ngoại xâm trước mặt, đến từ phương Bắc. Đằng khác, cũng từ nước ngoài, 14 nhà trí thức khác, đã lên tiếng bằng một văn thư, “chia sẻ [với nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội] suy nghĩ về một cuộc cải cách toàn diện cần thiết - cải cách thể chế - con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển đất nước”.
Việc làm này của các nhân vật văn hóa nói trên, tuy vậy, chỉ gặp được sự im lặng kéo dài của phía cầm quyền, nhưng đồng thời, trái lại, đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi gay gắt ở phía dân chúng, nhất là trên các diễn đàn của người Việt ở ngoài nước.

Tình trạng đúng sai, phải trái lẫn lộn đã dẫn đến nhu cầu phải đặt lại cho rõ, trước công luận, vấn đề trí thức ở Việt Nam, đặc biệt về các mặt giá trị tri thức, vai trò, chức năng, trách nhiệm của trí thức trong đời sống xã hội. Mở lại hồ sơ “trí thức” như vậy là để thử trả lời cho câu hỏi đã được dư luận nêu lên, rằng, trước những sự thật hiển nhiên về bản chất phi-pháp, phi-nhân của chế độ cộng sản đang hiện hữu ở Việt Nam, trước những tội ác chồng chất của chế độ này đối với nhân dân và, điều cần nhấn mạnh, trước sự kiện chế độ ấy đã cam tâm làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc - bá quyền vùng Trung Cộng - thái độ cũng như những ứng xử của các “trí thức” nhắc đến ở trên, có thể coi là thích đáng hay không?

Xin xác định ngay, việc duyệt xét này sẽ tạm gác sang bên cuộc tranh luận, chưa ngã ngũ, về các định nghĩa của danh từ trí thức, để chỉ chú trọng nhận diện, cho thật rõ thêm, hiện tượng xã hội có tên gọi là trí thức Việt Nam, trong quá khứ cũng như trong sinh họat chính trị chung hiện tại. Trí thức Việt Nam là những ai, họ đã giữ những vai trò xã hội nào và đã làm được những gì lợi ích cho đất nước v.v. ?

Ba ngộ nhận cần đính chính

Về điểm này có ba ngộ nhận cần được đính chính trước khi xét lại vấn đề trí thức ở Việt Nam.

Sự ngộ nhận thứ nhất là việc đồng hóa“kẻ sĩ “với“trí thức”. Vấn đề trí thức đã có tự ngàn xưa và dưới nhiều dạng thức khác nhau, cho nên có thể nói, nó đã được gắn liền với lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử. Các dạng thức này thay đổi theo địa dư, bởi vậy, cái được gọi là trí thức ở phương Đông đã không giống cái được gọi là trí thức ở phương Tây. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Công Trứ, kẻ , nhân vật mang những tính cách mà ở phương Tây người ta coi như tương đương với trí thức, đã có vai trò xã hội [lâu đời rồi]: “tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” (tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên). Nhân vật “kẻ sĩ” này, thật ra, đã được du nhập từ Trung Quốc, nhưng chỉ dưới dạng đơn giản hóa, nên loại hình “” ở Việt Nam và loại hình “” ở Trung Quốc, cả hai loại hình này không đồng nhất về hình thức cũng như về nội dung. Dù vậy, cả hai loại hình “” đó đều khác với những nhân vật được gọi là “trí thức” ở phương Tây. Giáo sư Diệp Khải Chính, Khoa Xã hội học Trường Đại học Đài Loan, chủ trì rằng nguồn gốc của khái niệm “trí thức” ở phương Tây có thể tìm thấy nơi hai từ “intelligentsia” (tầng lớp trí thức) và “intellectuel”, intellectual” (người trí thức).

Intelligentsia là một lớp người ở Nga và ở Ba Lan, có kiến thức cao, có óc phê phán và có tinh thần phản kháng đối với hiện trạng xã hội, họ hình thành nên một tầng lớp riêng biệt trong xã hội.

Còn intellectuel, tiếng Pháp hay intellectual, tiếng Anh, đã được dùng để chỉ một mẫu người như nhà văn người Pháp, Emile Zola, ngày 13-01-1898, đã viết một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Pháp, dưới đầu đề “Tôi lên án”, đòi hỏi xét xử lại Vụ án Dreyfus, bất công, vì đã dựa trên vu cáo. Bức thư ngỏ này lại đã được đăng trên tờ báo “Tia sáng”, dưới tựa đề “Tuyên ngôn của giới trí thức” (Manifeste des Intellectuels). Từ đó về sau, Intellectuels là tiếng dùng để chỉ những nhà văn, nhà giáo, nghệ sĩ nổi tiếng về học thuật, dám công khai ngay thẳng phê phán nền chính trị đương hành và, do đó, nó trở thành trung tâm của ý thức xã hội đương thời. Điểm cần lưu ý, người “trí thức, Intellectuel”, tuy rất quan tâm đến đất nước nhưng không mang ý nghĩa giai cấp xã hội, mà chỉ phản ánh tâm thái cá nhân cùng vai trò của mình trong xã hội.

Vậy nhìn dưới độ góc từ ngữ, có thể nói, theo quan điểm được tỏ bày từ phía chính những nhà nghiên cứu Trung Quốc, “” của Trung Quốc cổ đại khác với “Trí thức” của Phương Tây thời cận đại ở 2 điểm cơ bản:

Một, “sĩ” của Trung Quốc không truy cầu tri thức như trí thức Phương Tây, mà lấy tư tưởng Nho gia là cốt lõi, chú trọng luân lý đạo đức, truy cầu sức mạnh đạo đức để ràng buộc mình, nhào nặn nên nhân cách cho mình. Hai, trí thức Phương Tây thời cận đại là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, họ lấy “xã hội thị dân” làm môi trường sinh tồn, có thể dựa vào tri thức và kỹ năng của mình để tìm chỗ đứng trong đời, làm nghề tự do, mưu sinh độc lập, được tương đối tự do bay bổng trong môi trường xã hội…..
(Xem Trí thức là gì? Chức Sa Mộng, bài viết bằng Hoa ngữ đăng trên mạng Internet, bản dịch của Quốc Trung, passim…)

Bởi thế, khi bàn về trí thức ở Việt Nam, nên tránh đừng đồng hóa ”” với “Trí thức”.

Ngộ nhận thứ hai, cũng vẫn là một sự đồng hóa, là quan điểm theo đó, những người trí thức ra đời trong môi trường xã hội dân chủ tự do, và, những người trí thức xuất phát từ trong lòng chế độ cộng sản, đều là trí thức như nhau cả.
Nếu qui chiếu vào ý kiến của một trong những người lãnh đạo cộng sản hàng đầu trên thế giới là Lenin thì phải nói rằng không co một cơ sở nào để đồng hóa như vậy. Thật thế, “trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15-09-1919, Lenin viết rằng: Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức - đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt” (Nguyễn Đình Đăng trích dẫn, Lênin Toàn tập, tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49). Về sau, theo gót Lenin, Mao Trạch Đông cũng gọi trí thức tư sản là “cứt”. Rõ ràng là, đối với cộng sản, không có hề có “trí thức tư sản” chỉ có “trí thức xã hội chủ nghĩa” thôi, vậy làm sao có thể đồng hóa hai loại hình này để coi là một được ? Hệ luận tất yếu sẽ không thể là gì khác hơn lời kết luận rằng, dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam, đã không có những người “trí thức đúng như mẫu phương Tây”.

Sau cùng, ngộ nhận thứ ba, là ý kiến cho rằng ở Việt Nam thực sự đã có những nhà trí thức, hoặc là những người tiếp diễn, trong thời đại mới, nếp sống của những kẻ “Sĩ” thời cổ đại ở Trung Quốc - những “độc thư nhân, người đọc sách” - giống như “trí thức” ở Phương Tây, hoặc là những người bằng xương bằng thịt, có tâm hồn, có thái độ sống của “trí thức” phương Tây đích thực . Nhiều người thường hay nói ở Việt Nam đã có một tầng lớp “trí thức” đúng với tên gọi ở phương Tây. Nhưng thật ra, ở Việt Nam, chỉ có những người mang trong đầu hình ảnh - thay vì thực sự có nếp sống và thực chất - của kẻ “” cổ đại Trung Quốc hay của “trí thức” phương Tây. Cho nên khẳng định rằng Việt Nam đã có một tầng lớp trí thức là một điều khiên cưỡng.
Dư luận trong và ngoài nước về “trí thức” ở Việt Nam
Nhận định khe khắt này có vẻ như không có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên cũng khó mà có thể tìm ra cách nhìn vấn đề nào khác - có tính thuyết phục cao hơn nhận định này - để giải nghĩa sự kiện dư luận ở trong cũng như ở ngoài nước, với những cách lý giải khác nhau, đều đồng thanh nói rằng, ở Việt Nam không có “trí thức”, hiểu theo nghĩa phương Tây của danh từ.

Trong nước, trao đổi với Đài BBC nhân dịp bước sang năm mới 2012, Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hiện là ủy viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tuyên bố rằng"Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam […] Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng". Vẫn theo Giáo sư Chu Hảo, “Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức”.

Ngoài nước, nhiều ý kiến tuy có nội dung không hoàn toàn giống lời tuyên bố của Giáo sư Chu Hảo ở trong nước nhưng đều gặp Giáo sư Chu Hảo ở điểm, theo đó, ở Việt Nam không có tầng lớp trí thức kiểu phương Tây.

Nhà văn Phạm Thị Hoài, khuôn mặt văn học nổi bật trên các trang nhà ở Berlin, đã nhận xét rằng những người mang danh là trí thức ở Việt Nam chỉ lo “phò chính thống” hay là làm“quan văn cũng vậy” và bà xếp loại ông Chu Hảo là trí thức trung thành với Đảng. Trung thành theo nghĩa là những nhà trí thức biết cách thỉnh cầu Đảng [để] được đảm đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để phát ngôn trong một không gian nhất định, còn được phép dấn thân vào những dự án tâm huyết chừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, còn được xuất hiện như một nhân vật của công chúng, chừng nào ông biết làm cho hình ảnh của mình giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai. Nói cách khác, dưới mắt bà Hoài, trí thức trong nước đã chỉ làm công việc mà bà gọi là "Giải phẫu thẩm mỹ cho một chế độ toàn trị, giúp nó tồn tại mỹ miều hơn."

Một nhân vật khác, cũng ở ngoài nước, ông Nguyễn Đình Đăng, từng du học ở Nga, đã phát biểu như sau: trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà còn phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lý tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xã hội, bao gồm: sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), thái độ và hành động hướng tới phê bình xã hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những gì cản trở sự phát triển quốc gia (vai trò của những người gánh vác lương tâm xã hội), và khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị xỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).

Khi bàn tới trí thức ở Việt Nam, ông Nguyễn Đình Đăng không ngần ngại khẳng định “Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệm интеллигенция, thì Việt Nam từ đó không còn giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đã chết yểu”.

Một quan điểm khác, liên quan đến “trí thức Việt Nam” được Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Pháp, đưa ra dưới hình thức một nghi vấn. “Các nước dân chủ đã có dân chủ nhờ có được một đội ngũ trí thức xứng đáng. Thay vì biện luận một cách xúc phạm là dân trí Việt Nam thấp, trí thức Việt Nam nên lương thiện nhìn nhận là chính mình kém. Trí thức Việt Nam quả là một ngoại lệ. Và một ngoại lệ lớn đến nỗi cần phải đặt lai câu hỏi chúng ta có những trí thức đúng nghĩa hay không”. Rồi kỹ sư Kiểng đãtự mình giải đáp nghi vấn ông đã nêu lên khi ông cho rằng “Trí thức Việt Nam ngày nay là hậu thân của giai cấp sĩ phu ngày trước. Mối liên hệ phụ-tử vẫn còn rất thắm thiết. Kẻ sĩ vẫn còn là mẫu mực của rất nhiều trí thức Việt Nam. Ngày nay người ta vẫn còn tự hào là có tư cách của kẻ sĩ, người ta vẫn còn khen nhau là có thái độ của kẻ sĩ, […] một mẫu người tồi hèn, vong thân. Và vì thế vẫn còn mang cái tật nguyền này của kẻ […]. Nho Giáo không tạo ra kẻ sĩ để làm một con người tự do, để chịu trách nhiệm trước xã hội và để lãnh đạo xã hội, mà chỉ tạo ra kẻ sĩ để làm dụng cụ cho một guồng máy và làm thủ hạ cho các vua chúa. Trong suốt dòng lịch sử, kẻ sĩ Trung Hoa và Việt Nam đều chỉ biết sống với số phận tôi tớ. Sĩ là một nghề, nghề đi học và nghề làm quan. Trước sau là nghề quì. Quì trước mặt thày để học, với ước vọng thành đạt để được quì trước các vua chúa.Lập luận của kỹ sư Kiểng, coi những người trí thức Việt Nam hiện nay chỉ là những bản sao của “kẻ sĩ”- tạm gác sang bên không bàn tới dụng ý cường điệu của tác giả - là một một cách giải thích, có thể còn cần bàn cãi thêm, vì sao loại hình trí thức kiểu phương Tây đã vắng mặt tại Việt Nam.

Dưới một cách diễn tả khác, nhà toán học có tầm cỡ quốc tế, Ngô Bảo Châu cũng xác nhận tình trạng ở Việt Nam không có trí thức kiểu phương Tây khi ông phát biểu rằng "Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội". Tiếng nói của giáo sư Ngô Bảo Châu đã phản ánh một luồng dư luận, của cả trong lẫn ngoài nước, gián tiếp biện minh cho quan điểm khẳng định rằng ở Việt Nam thiếu một tầng lớp trí thức kiểu phương Tây, những người được coi như có một “quyền uy tinh thần” đặc biệt, nhờ ở “tài năng”và “phẩm hạnh” vượt trội hơn người. Người ta kính trọng những người nhân vật này vì tin rằng họ có thể là cứu tinh, là mẫu mực của xã hội khi cần. Nếu vì chút danh, chút lợi riêng, hay vì nhát sợ, họ lại chẳng dám “chống lại” dù bằng lời nói quyền lực cai trị - nghĩa là chẳng dám phản biện – thì đâu còn “quyền uy tinh thần”, đâu còn là trí thức nữa.

Đối với trong nước, điều này có những lý do khách quan. Đường lối toàn trị của nhà cầm quyền cộng sản, qua Nghị Quyết số 27-QT/TW ngày 06-08-2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ gọi là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã cho thấy loại hình trí thức, như trí thức phương Tây, không chịu phục tùng đảng không điều kiện vì muốn được độc lập về mặt tư tưởng đối với Đảng cầm quyền, loại hình này không được phép hiện hữu trong chế độ. Vì thế, trong chế độ, chỉ có chỗ đứng cho những người trí thức đã được “thuần dưỡng” sẵn sàng chịu làm công cụ cho đảng - những trí thức xã hội chủ nghĩa - mà thôi.

Còn ở hải ngoại, sự kiện thiếu vắng trí thức kiểu phương Tây, như đã được chứng tỏ qua những đợt “thư ngỏ”, “kiến nghị” trực tiếp hay gián tiếp v.v…có thể được giải thích là sự thiếu hụt về cả hai mặt “tài năng” lẫn “phẩm hạnh”, tiêu chuẩn của trí thức kiểu phương Tây. Nói khác đi, Việt Nam đã không có một tầng lớp “intelligentsia” như ở Nga và Ba Lan trước đây, đã không có những nhân vật công khai chống vụ án Dreyfus, hay nói theo ngôn ngữ của Albert Camus, đã không có những người không phục vụ phía “làm lịch sử” mà chỉ phục vụ những nạn nhân phải “nhận chịu lịch sử”.

Trí thức ở Việt Nam và chế độ chính trị cộng sản : nỗi đau thương lịch sử

Tình trạng chỉ có được những “trí thức bất túc”, như đã trình bày trên đây, là sức đẩy đã nâng cao tuổi thọ cho tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Việt Nam.

Dù sao, nói cho cùng, giả dụ như Việt Nam đã có được một tầng lớp trí thức kiểu phương Tây thì điều này cũng không có nghĩa là đã nắm được trong tay những phép lạ để chấm dứt cho đất nước thảm họa độc tài đảng trị cộng sản. Vì trí thức, nói chung, cũng mang trong mình nó những khuyết tật, như Albert Einstein, khoa học gia kiêm triết gia hàng đầu của thế kỷ XX, đã viết trong tập Tiểu luận về Nhân bản ông phổ biến năm 1950 rằng : “Thời đại chúng ta rất hãnh diện về những tiến bộ đẩy mạnh sự phát triển của con người. Điểm đặc sắc này được phản ánh rõ nơi phẩm chất tinh hoa của các bậc tu sĩ cũng như các nhà trí thức. Con người trí thức có được con mắt sắc sảo về phương pháp và công cụ, nhưng lại mắc cái tật mù lòa về mục đích cũng như về giá trị. Cho nên không có gì là lạ khi cái kiếp đui mù ấy lưu truyền từ già tới trẻ, cho đến nay, đã bao trùm hết cả một thế hệ.

Trong Thông Điệp gửi cho giới Trí Thức của Albert Einstein, người ta đọc thấy đoạn sau đây : “Chúng ta ngày nay, với tư cách là các bậc trí thức và học giả của đa quốc gia, mang trên vai một trách nhiệm lớn lao về lịch sử. Từ lịch sử thương đau, chúng ta thấu hiểu được rằng tư duy duy lý không đủ để giải quyết các vấn đề xã hội của chúng ta. Những thâm cứu và công trình khoa học thường mang theo những nỗi niềm hàm chứa đau thương cho nhân loại : một mặt, tạo ra những phát minh giải thoát cho con người khỏi cảnh lao động cực hình, giúp cho đời sống dễ chịu hơn và cỏn có thể giàu có hơn; nhưng mặt khác, lại tạo ra sự bất ổn trầm trọng cho cuộc sống, biến con người thành nô lệ cho sinh môi, kỹ thuật - một tảm họa - tự tạo phương cách tự hủy diệt hàng loạt. […]

Trong khi loài người tạo ra các học giả thành công lớn trong địa hạt khoa học và kỹ thuật thì đồng thời cũng lại đã trải qua một thời gian rất dài, bất lực không tìm ra được những giải pháp thích hợp chấm dứt được những cuộc xung đột chính trị và những vụ căng thẳng kinh tế đang bủa vây chúng ta. […] Một nỗ lực tranh đấu vĩ đại quả thật là cần thiết cho hiện nay.”

Việc kẻ sĩ, trí thức ở Việt Nam đã không giúp giải cứu được nhân dân khỏi thảm họa bạo quyền cộng sản là nỗi đau thương của lịch sử mà Aslbert Eistein đã cảm chiêu được khi ông gửi thông điệp cho trí thức, cách đây trên nửa thế kỷ. Đến nay thông điệp ấy vẫn còn giữ được tính thời sự.

Thời thế đã thay đổi

Nhưng thời thế đã thay đổi.

Phải mượn tầm nhìn của những chuyên gia về khảo sát tương lai học như C.P. Snow, John Brokman và Edouard Cornish v.v…thì mới có được một vài ý niệm về những thay đổi đang dồn dập tới.

Theo sự tiên đoán của nhà tương lai học Edouard Cornish thì nhân loại hiện đang trải qua một cuộc biến đổi toàn cầu có ảnh hưởng tới mọi người khăp nơi trên thế giới mà ông gọi là một “Cuộc Đai Biến Đổi” (Great Transformation). Ray Kurzweil, một chuyên gia khác về tương lai học, dự báo rằng “Thế kỷ XXI sẽ tương đương với hai mươi ngàn năm tiến bộ so với mức tiến bộ ngày nay, [tức là]sẽ gấp khoảng ngàn lần hơn thế kỷ XX”.

Cuộc Đại Biến Đổi” này bắt nguồn từ hiện tượng “Kỹ thuật bùng nổ”, nghĩa là một loạt những bùng khởi của những tân kỹ thuật đầy sức mạnh tiềm năng như, kỹ thuật ứng dụng « gin », trí thông minh nhân tạo và kỹ thuật tái tạo cơ năng với Siêu-vi-kỹ thuật (nanotechnology) và khoa học nhận thức với não bộ và tế bào thần kinh. Những hoạt trường này, quy tụ lại, nhờ vào tiến trình thông tin rộng lớn và thần tốc của máy điện toán, đã đi những bước phát triển thần kỳ, giúp cho con người vượt qua được sự hạn chế của sinh học, trở thành siêu-nhân-loại (transhumans). Một khi ý thức rõ rệt được sự tiến hóa và giới hạn của chính mình, con người sẽ chiến thắng được những câu thúc này để, rốt cuộc, trở thành con người hậu-hiện-đại của xã hội “Người và máy sống chung” (Cyborg-power society). Con người, như vậy, hiện đang đứng trước một viễn tượng biến đổi chóng mặt, ngoài sức tưởng tượng của chính nó. Theo nhà tương-lai-học Edouard Cornish, sự thay đổi đầy đảo lộn này sẽ tạo ra những nhu cầu mới, gây nên những xung đột mới, khiến cho các cá nhân cảm thấy bất ổn trong đời sống. Và sẽ chẳng một ai, chẳng một vật nào, có thể đứng ngoài cơn lốc đổi đời lịch sử này.

Chính vì vậy nên, dù muốn hay không muốn, nhân loại cũng phải tiếp tục xây dựng cuộc đời. Về điểm này, dưới con mắt của Albert Einstein, “con người trí thức được coi là những tiến sĩ tiền phong đắc lực nhất”.

Hơn nửa thế kỷ qua, thực tại xã hội, trong nước cũng như ngoài nước, cho thấy thảm họa một nước Việt Nam thiếu cả tầng lớp lẫn cá nhân trí thức xứng đáng với tên gọi.

Tương lai của trí thức ở Việt Nam trên Nền Văn Hóa Thứ Ba

Thời thế đã tạo ra một nước Việt Nam không trí thức, theo tiêu chuẩn phương Tây. Nhưng thời thế đang mang thai những trí thức mới cho Việt Nam. Trong tương lai, trước mắt, xã hội Việt Nam sẽ có “trí thức” và phải có “trí thức”. Bước đầu trong thực tiễn sẽ chỉ mới có sự đột xuất của những biểu tượng trí thức trên địa hạt văn hóa.

Tưởng cần lưu ý rằng văn hóa trong thời đại thế kỷ XXI này đã chuyển sang Nền Văn Hóa Thứ Ba(Third Culture). Nền văn hóa này không còn là công trình trước tác của tầng lớp trí thức cổ truyền. Những tác giả này đã tự tách rời khỏi các nhà khoa học như Norbert Wiener, Albert Eistein, Niels Bohr, Werner Heiseigerg v.v..và tự nhận là Văn Nhân (Men of Letters), và theo đuổi mục đích vạch rõ ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời, ôm ấp giấc mơ xác định lại “ta là ai và ta là gì v.v…”. Sự thay thế này theo họ là để đáp ứng nhu cầu phải lấp hố ngăn cách giữa các trí thức “Văn Nhân” và các trí thức “Khoa Học”. Trong cuốn sách “Nền Văn Hóa Thứ Ba” (The Third Culture), xuất bản năm 1963, nhà tương-lai-học John Brochman cho biết các nhà trí thức của Nền Văn Hóa Thứ Ba có khuynh hướng tránh né lớp người trung gian (middleman). Vì họ muốn tự chính họ tìm được cách biểu thị tư tưởng thâm hậu của mình, sao cho lớp trí thức bình dân có thể bắt kịp đà chuyển hóa đã tới cực đỉnh và khoa học trong đời sống con người, đã giữ một vai trò rất quan yếu. Bởi thế, trí thức còn phải có vai trò truyền đạt tư tưởng. Người trí thức không phải chỉ là những người am tường mọi điều, mà còn phải là những người nhào nặn tư tưởng cho thế hệ của mình. Người trí thức là một nhà tổng hợp, một thông tín viên thời sự, nói gì ai cũng hiêu, nói tóm lại, trí thức của nền Văn Hóa thứ Ba là trí thức “bình dân”. Con người biểu tượng cho nền Văn Hóa Thứ Ba phải là nhân vật gắn liền với quần chúng, hay đại chúng gồm đủ mọi tầng lớp của toàn thể dân tộc.

Muốn trở thành biểu tượng trí thức của dân tộc thì con người trí thức phải gắn liền với lịch sử dân tộc, mang trong mình ấn tích “tiêu thức sơ nguyên” (archetype) tức là những vang vọng đời sống tâm linh của dân tộc trong quá trình sống, còn, nối, tiến, hóa, trải qua sinh hoạt thăng trầm của cộng đồng. Cứu nước dựng nước là sự nghiệp chung của toàn thể dân tộc. Tuy nhiên sự kết tinh sáng tạo, theo cách nhìn của Albert Einstein, lại chỉ đến từ cá nhân, dù trong khuôn khổ nghiên cứu tập thể.

Bạo quyền đảng trị trong nước, cuộc sống loạn động ở ngoài nước, đang bóp chết nguồn sáng tạo cá nhân này.

Lịch sử, quốc dân đang chất vấn trí thức Việt Nam. Và thời đại cũng đang đặt tầng lớp này trước những thử thách gay go. Nhưng đó lại chính là cơ hội cho trí thức Việt Nam triển khai tài năng và phẩm hạnh để mở đường phục hưng và tiến hóa cho dân tộc. /.

Trần Thanh Hiệp
hoanglanchi
#244 Posted : Sunday, April 28, 2013 4:31:08 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Quý Vị Có Biết Vài Quy Tắc Của Mail Không?

Tai nạn mail lại vừa xảy ra cho tôi !

Chuyện thế này: tôi rất bận bịu với nhiều thứ linh tinh nên khi nói chuyện chính thức với một vài người, vd Lan Cúc Đào, về một vấn đề nào đó, thì tôi để Lan hay (Lan, Cúc, Đào) ở TO.

Đôi khi tôi hay để thêm một hay vài người Trúc-Sơn-Quốc (có liên quan đến vấn đề) cùng xem vấn đề, nhưng 2 nhóm không biết nhau nên tôi để (Trúc-Sơn-Quốc) ở BCC.

Tai nạn sẽ xảy ra khi nhóm ở BCC, ví dụ ông Sơn “dấm dớ”, đọc “xớn xác” rồi reply “xớn xác” nghĩa là thay vì chỉ REPLY cho Sender (là Tôi) mà thôi, thì ông này RELY ALL. Mấy mợ Lan, Cúc, Đào sẽ “bật ngửa” ra mà “bối zối” vì chả hiểu tại sao mấy mợ đang nghe mợ Lan Chi bàn luận về cái đẹp “thổ tả’ của mấy tên đàn ông Ả rập, lại chui ở đâu ra cái cậu Sơn ấm ớ nào đó cũng nhào ra bàn loạn!

Khổ quá, trước khi reply xin quý ông bà cậu, mợ, cô, dì, chú, bác làm ơn coi mình Where? Nếu ở BCC thì tuyệt đối cấm, cấm, cấm không được REPLY ALL!

Muốn biết mình ở bcc hay không hả? Trời ơi, khi nhận chính thức thì Sơn dấm dớ sẽ thấy tên mình ở To, đúng không nào? Còn nhận không chính thức, tức bcc, thì Sơn dấm dớ chỉ nhìn thấy 3 mợ Lan-Cúc-Đào ở To, còn tên mình…thì chả thấy đâu cả. Zậy thôi. Muốn biết bcc là sao thì quý vị cứ thử gửi cho một địa chỉ mail khác của mình coi?


Một tai nạn khác mà tôi rất không ưa là khi chuyển tiếp rộng rãi, vài người đã không chịu khó “delete” cái tên và địa chỉ bạn mình. Lý do: nếu người nhận lại chuyển tiếp cho group của họ thì có phải địa chỉ mail bị lộ tùm lum không? Chúng ta chỉ không “delete” địa chỉ “sender” khi mình gửi trong nhóm nhỏ mà mọi người biết nhau rồi.

Một tai nạn khác là nhiều vị vội vàng hay chuyển tiếp mail mà không “delete”bởi những cái mail đầu tiên . Điều này sẽ làm: 1) mail dài như sớ táo quân, 2) đôi khi làm lộ điều gì đó trao đổi trong nhóm nhỏ ở vài mail đầu tiên.

Hay nhất là khi reply thì:

-Nếu không cần thiết, hãy delete hết nội dung trong mail từ sender, chỉ “quote’ câu nào của đương sự mà mình muốn trả lời rồi gõ câu trả lời của mình ở ngay dưới câu “quote” đó.
-Với những mails có nhiều hình ảnh mà cứ reply đi reply lại rất mất thì giờ nếu để nguyên. Xin hight ligh hay CTrl A ( phím tắt, quý bô lão nhớ dùm, là chọn tất cả) rồi delete hết đi trước khi gõ trả lời.
-Cũng có thể chọn option trong mail là khi reply thì “ không include nội dung mail từ sender”. Cách này có bất lợi là lắm khi mình muốn giữ để trả lời point to point..

Hoàng Lan Chi 2013

hoanglanchi
#245 Posted : Friday, May 3, 2013 7:29:11 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

Vui Buồn Tháng Tư
Trò chuyện với tài năng, thật có lợi!


Bây giờ là mùa xuân.

Hoa đang nở ngát trời Cali. Tháng Tư, mùa Quốc Hận đã qua. Dù có vài sóng gió từ những người say sưa đi xin nghị quyết cho Ngày Quốc Hận, còn thì mọi việc vẫn như mọi năm. Những bài viết, hình ảnh được chuyền nhau.

Một nhóm học sinh Úc du lịch Việt Nam và gửi hình ảnh về cái gọi là “Khu di tích Trại giam tù binh cộng sản ở Phú Quốc" mới được ít lâu thì “Phe Ta” đã trưng đầy đủ hình ảnh thật sự về trại tù vc. Thật cảm ơn internet. Phe ta sau này làm quen với net càng ngày càng nhiều và tài liệu cũng càng ngày càng dồi dào. Một cái tát vào mặt bạo quyền Hà Nội. Một cái vỗ cho tuổi trẻ hải ngoại, những người vốn khờ dại, nặng tình quê hương nhưng quá ngây thơ trước cộng quyền.

Cũng trong tháng Tư, một người bạn từ VA, PXT, viết “ Nhieu van de cua cong dong qua, nhuc dau qua. Lan Chi remove toi khoi distribujtion list cua Lan Chi dum nhe. Thank you”.

Cũng trong ngày tôi nhận từ Đức, huule60@gmail.com “Cám ơn HLC. LTS (is it from you?) và những hình ảnh trên đây đủ để phản biện mạnh mẽ bộ máy truyên truyền điêu ngoa của đảng CSVN. HLC có phổ biến bài này ở trong nước không? You did an excellent job, it does impress me! Đức”

Thế đấy. Cùng là vấn đề thời sự và một người kêu nhức đầu, một người cảm ơn. Thế là tôi lọc được “hàng ngũ phe ta” phải thế không?

Và Phan Ni Tấn thì làm tôi vui nho nhỏ với câu viết : Cái này tuy vụn vặt, cũ rích mà hay. Vì LC lúc nào cũng hay. Quí mến. pnt”

Nhưng cái vui nhất là …từ “ông chú bắn cà nông không tới” Trần Thanh Hiệp.

Bài phỏng vấn ông chú, tôi rất thú vị. Khi ông chú mới viết được một nửa, ông gửi tôi coi trước và hỏi cô cháu là có phù hợp với đề tài của Sài Gòn muôn năm cũ không. Tôi trả lời là phù hợp và ông viết rất hay. Tôi chuyển cho CC của tôi được xem trước ( CC là người ngắm khi tôi đeo ngọc mà.), CC cũng mê tơi.

CC bảo rằng “Viết Văn thế này mới là cao cấp. Đọc như mấy ông thầy viết hồi xưa”.

Rồi CC lại viết tiếp: “Em đọc nhiều hồi ký của TT Mỹ và các chính khách, từ Nixon , Ford, Carter, Clinton, Kissinger. Trong nhóm này, người viết mà rất là sophisticated là Nixon và Kissinger. Mấy người khác viết không bằng. Đọc bài nhỏ của LS chú chị, cái lối viết và sự lý luận làm em nhớ lại lúc đọc ông N và K. Đọc xong vài câu mình giật mình, phải đọc chậm lại không thôi sợ không thấm ý. Ít có ai mà viết cỡ này bây giờ”
Đúng, viết như thế, bây giờ, rất hiếm.

Tôi mê mẩn là phải vì tôi từng thú nhận tôi là người “đói kiến thức” cơ mà. Cái tiết lộ về khoảng 1954 là quãng thời gian lịch sử bỏ trống để những chàng thanh niên như Don Quichotte sôi nổi đi tìm một vùng đất mới ở nước non cũ.

Rồi “Thật ra sự ngông cuồng này cũng chỉ là những biểu hiện của sự tự do trời cho, tức là vào thời điểm những xiềng xích cũ bị chặt đứt chưa được xiềng xích mới thay thế. Con sông Bến Hải chia đôi đất nước thật đó, nhưng cùng lúc lại ngăn được làn sóng độc tài đỏ phương Bắc không tràn ngập phần còn lại của đất nước ớ phía Nam. Bộ máy cai trị ở miền Nam thì chưa lắp ráp kịp để chiếm đóng xã hội.”
Nghe tuyệt vời quá phải không? Tôi đã thốt lên ghen tị khi thấy bốn chàng trai Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền vào năm 1955 được múa gươm sĩ phu Bắc Hà trên giải đất miền Nam hiền hòa.

Tuy vậy tôi cũng “xí xọn” “tranh luận” với ông chú. Chả là ông chú ca tụng Thanh Tâm Tuyền và tôi thì cho rằng ảnh hưởng của TTT không lớn, bằng cớ là chả có thi sĩ nào thành danh sau này đi theo “con đường thơ tự do bí hiểm” của TTT cả!
Trò chuyện với tài năng, thật là có lợi. Cảm ơn ông chú nói riêng và những “tài năng” khác mà tôi sẽ gặp, sẽ trò chuyện!

Hoàng Lan Chi 2013
hoanglanchi
#246 Posted : Monday, May 20, 2013 2:27:22 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

Thứ Sáu Tào Lao


Hàng tuần, thứ sáu là ngày mà tôi gọi là “tào lao”. Nghĩa là “tào lao” đủ thứ.

Trước tiên là trả lời ai đó nếu trong tuần chưa có thì giờ.
Thứ hai là tạm nghe nhạc, ai đó giới thiệu!
Thứ ba là đọc văn hay mà ai đó giới thiệu.
Thứ tư là hỗ trợ “chiến hữu” nếu vấn đề không gấp trong tuần.


Ông chú băn súng cà nông không tới của tôi, Ls Trần Thanh Hiệp gửi mấy link nhạc ngoại để cô cháu nghe. Tôi giả nhời rằng thì là tôi vẫn biết tân nhạc VN mới có khoảng 1940 gì đó làm sao mà sánh được nhạc ngoại. Tôi cũng biết rằng thì là mà đa số nhạc sĩ VN là sáng tác chứ không phải biết đủ ba thứ di sản về đơn điệu (mélodie), về nhịp điệu (rythme) và về hòa âm (harmonie). Tôi cũng nói rằng thưởng thức nhạc không lời thì để đêm khuya chứ bình thường tôi thích nghe nhạc có lời. Tôi cũng nói rằng đa số thính giả là người thích nghe lời nhất là thính giả VN. Bằng chứng hùng hồn nhất là nhạc TCS rất giản dị về melody nhưng một số lời có vẻ “hay hay” hay “bí hiểm kiểu triết học nửa vời” đã mê hoặc giới thanh niên thập niên 70. Ấy xin các fans của TCS đừng có đùng đùng nổi giận với tôi nhé. Vì thế ở tuổi này, chả hiểu sao vẫn bộn bề nhiều thứ thì tôi vẫn không thể dành thì giờ nghe nhạc ngoại không lời. Giời ạ, tôi nghe nhạc Việt có lời vẫn sướng hơn chứ.

Tào lao thứ hai là cô em Bích Vân. Cổ nói rằng “Có vẻ chị chẳng ngán ai khi viết”. Tôi trợn mắt “Có vẻ gì nữa. Hiển nhiên như hai với hai là bốn. Bà chị của em chả ngán ai cả. Một cô kia còn nói vầy nè: Khi đọc chữ và tìm hiểu nghĩa, luôn luôn hiểu theo nghĩa tốt trước để con người được thánh thiện hòa bình với nhau, khỏi sinh chiến tranh. Chị Lan Chi là mẫu người này. Khi sự thật hiển nhiên không bỏ qua được, really contrary to her belief, lúc đó chị mới ‘phang’. Hoặc là chị thẳng ngay trong khoảng thời gian 5 phút đầu. Chị không ganh tị hay hiểm độc thiếu công bằng mà có lý tưởng. Khi chị áp dụng lý tưởng của chị, chị làm phật lòng người ta chị cũng không ngại”.

Bích Vân muốn ám chỉ những cái tôi viết trong bài phỏng vấn LS Trần Thanh Hiệp! Thú thật, tôi ngưỡng mộ tài năng của mấy vị Sáng Tạo lắm trừ Thanh Tâm Tuyền! Tôi “ghét” TTT từ thuở xa xưa, khi đang học trung học và tình cờ đọc thơ “bí hiểm” của ông. Tôi yêu tiếng nước tôi nhé, tôi yêu thi ca Việt Nam nhé, tôi yêu những ngôn ngữ nhẹ nhàng trong sáng làm giàu cho vốn tự tình dân tộc. Vì thế, ngày ấy, tôi cho là TTT ảnh hưởng cái đám “ triết học Pháp” như Jean Paul Sartre, Beaudelaire gì đó rồi làm thơ bí hiểm phá hỏng ngôn ngữ “tiếng nước tôi’! Còn tôi rất kính trọng Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Sỹ Tế. Ông chú bắn súng cà nông không tới Trần Thanh Hiệp, ngày ấy tôi không chú ý. Tuy vậy, cái ấn tượng mà bây giờ vài người lớn nhắc lại thì tôi nhớ: đó là bài thơ “Cửa sổ” của Trần Thanh Hiệp.

Trở lại bài phỏng vấn, tại vì thì là mà ông chú ca tụng Thanh Tâm Tuyền nên cô cháu hơi “nổi sùng” bèn nói “Ơ, ông bồng Mai Thảo, ông bế TTT lên chiếc chiếu hoa cạp điều!”. Mà ông chú cà nông bồng bế nhóm ông thật đấy chứ. Tuy thế, ông chú là “đại bàng” là “tài năng”, ổng đâu thèm chấp một “con ranh” như Hoàng Lan Chi nên ông đâu thèm giận. Bích Vân khéo lo xa. Vả lại, Bích Vân phải hiểu một điều như thế này: cũng là ngông nhưng một ông già bẩy mươi không tài cán sẽ dễ làm người khác bực mình, còn nếu một phụ nữ ngông hay ngang thì …sẽ dễ thương khi người ấy diêm dúa điệu đàng! (Ai hiểu thế nào thì hiểu nhé. Cái nhúm chữ diêm dúa điệu đàng ấy mà)

Coi vậy chứ HLC rất “feminin” khi trêu chọc nên chả ông nào giận được hết. Cứ xem như lão kia, HLC chê giỏ chocolat lão gửi là đồ dỏm mà lão có dám giận đâu, lão còn hề hề “ Còn gói Kẹo, là tôi gởi cái lòng của tôi trong đó, đắng cay ngọt bùi ráng mà chịu. Lần sau sẽ gởi cho mợ chai rượu đỏ Napoleon, keọ chocolat ngon để mợ nhâm nhi khoái tỉ”. Thì ông chú bắn súng cà nông không tới cũng vậy thôi. Ông thừa biết “con ranh” không đủ data nên ông không tranh luận với con ranh. À, đàn ông biết “nhường” đàn bà kiểu đó, tôi cho là “bản lãnh đàn ông” đấy. Tôi chúa ghét đàn ông cãi tay đôi với tôi! (ghét khôn nhỉ?)

Tào lao nữa là tôi gửi bài tôi viết về vị giáo sư dậy tôi cho chủ bút tờ News của college thì ông, cũng là một vị giáo sư Anh văn, viết cho tôi như sau:

“ Hi Cindy,

Thank you so much for your very nice message.

It's great that you are so enthusiastic about your instructor! Coastline has so many wonderful instructors, and I love reading student feedback about my amazing colleagues. When you get to English 099, please take my class! I can tell that you are a dedicated and hard-working student.

The last Academic Senate News and Views for the year came out a few days ago, so I'm sorry to say that I can't feature this is that particular newsletter.

However, I'm sharing your message with the ESL Program Coordinator (Prof. Kuntzman) and the Director of Marketing and Public Relations (Michelle Ma) for their consideration.

Anyway, thanks again, and have a great day and a great weekend ahead!”


Trước đó, cô giáo của tôi cũng viết “We’re lucky to have you in our class”. Hôm qua, cô còn viết cho tôi “Cindy - Thanks again for all of your feedback during the semester. It really helps the class to have dedicated students who are always thinking and asking questions. Your ability to write in English is very good - I hope you keep it up next semester. And thank you again for making the lovely flower arrangement for Teachers Day”.

Tào lao cuối cùng là cô chủ nhiệm trẻ đẹp của Bút Tre đề nghị cô Lan Chi viết mục tương tự “What I Know For Sure” nhưng tôi cũng chưa bắt đầu nổi dù rằng “hỏng phải viết chùa”! Tôi thích cái gì đó của mình cơ, chứ không theo bà Oprah hoàn toàn. Đành hẹn đến hè, sẽ suy nghĩ nên mở mục gì.

Hướng thượng, luôn là chủ đích của tôi cho những mục trên báo. Viết, để thỏa mãn mình và giúp ích cho đời phải thế không?

Hoàng Lan Chi 2013




hoanglanchi
#247 Posted : Monday, May 27, 2013 3:36:14 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Về Dương Như Nguyện, Thôi Thúc Viết đến từ Thôi Thúc Của Trí Thức

Như đã viết một lần, bài thơ đầu của tôi là một bài thơ cho quê hương. Năm đó đệ tứ và tình hình lúc ấy sôi sục vì vụ đàn áp Phật Giáo. Cô bé Gia Long là tôi ngày ấy thường hay tưởng tượng mình là nam. “Đất Mẹ” trong đó có những câu như [1]

..Nghe đất lành cuộn phù sa mầu mỡ
Nghe tin yêu dâng rộn rịp lòng dân..


Mấy chục năm sau khi hít thở không khí tự do của đất Hiệp Chủng Quốc nhân chuyến du lịch năm 2000, tôi viết:

Quê hương ơi tiếng sáo diều ai thổi
Buổi chiều vàng ngọn trúc khẽ đong đưa..

Và như thế tôi kết luận rằng, yêu quê hương thì ai cũng có nhưng sẽ là nhiều hay ít mà thôi. Cái nhiều hay ít ấy lại là do “trời sinh”. Tôi không muốn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân mà chỉ thích giản dị gán lên đó hai chữ “trời sinh”.

Thế thì “trời sinh” Ls Dương Như Nguyện và cả tôi đều chất chứa “tự tình dân tộc" đầy ắp trong tim. Trong những lúc trò chuyện, bao giờ những đề tài “kiểu đó” đều cuốn hút Dương Như Nguyện và tôi. Hai chị em say sưa sôi nổi bàn thảo về những đề tài ấy.

Tuần qua, tôi gửi bài viết của Đồng Phụng Việt với tựa đề “Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là con nhà luật”. Nội dung là một người bạn cũ nhắc nhở chủ tịch Việt Nam cộng sản là “Anh là con nhà luật, hấp thụ chương trình luật của VNCH được giảng dạy bởi các giáo sư cũa của trường Luật ngày xưa thì anh hãy thực hành anh là nhà luật”.

Dương Như Nguyện nói gì đó và tôi trả lời cho nhóm “VC đâu phải đứa nào cũng rất ư tồi tệ. Ví dụ trong bài của Đồng Phụng Việt có nhắc đến Hiệu Trưởng ĐH Tổng Hợp Nguyễn Ngọc Giao. Cũng theo Đồng Phụng Việt, chính Giao, ở cương vị đó đã can thiệp xin Bộ Giáo Dục cho dạy thử nghiệm chương trình Luật trở lại. Chương trình này do người cũ dạy nên rập khuôn luật tư bản và quốc tế. Như thế coi như tên Giao cũng có điểm tốt. Ngày xưa, đa số chúng tôi ở Khoa Lý ĐH Tổng Hợp đối với Nguyễn Ngọc Giao thì có cảm tình vì Giao là một trong vài cán bộ tương đối có tư cách, trình độ.”

Dương Như Nguyện bày tỏ “Chị Lan Chi có cái nhìn rất cởi mở. Cả nước 80 triêu dân dưới chung một nhãn hiệu. Điều đó không phải 80 triệu ai cũng xấu. Dưới nhãn hiệu gì chăng nữa cũng sẽ có người tốt, nhân bản, yêu nước”.

Tôi kể cho Nguyện nghe có những người không thoát được năm 1954 mà phải sống ở miền Bắc và họ hoàn toàn căm ghét chế độ cộng sản. Có vẻ những con người “khoa học” ít sắt máu hơn bọn quân đội thì phải.

Sau đó Dương Như Nguyện bày tỏ quan điểm về các nhà văn Nga với trí thức không cộng sản. Đọc mail của Nguyện, tôi thích quá nên tôi chuyển cho anh bạn để nhờ anh bỏ dấu dùm. Sau đó tôi xin phép Dương Như Nguyện cho tôi công bố những suy nghĩ này của Nguyện.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Nguyện là các nhà văn Nga xuất thân ở giai cấp thượng lưu nhưng họ lại chính là những người quan tâm đến giới bần cùng của xã hội. Tôi liên tưởng đến Việt Nam. Nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” cũng được coi là một ví dụ. Họ là nhóm trí thức tư sản, giòng dõi quan lại. Thế nhưng những gì họ làm cho quê hương, cho tổ quốc, cho đồng bào, phải chăng là do tình yêu đối với giới nông dân cùng khổ, giới phụ nữ bị áp bức?

Dương Như Nguyện viết và tôi đặt tựa theo người bạn là “Thôi thúc viết đến từ thôi thúc trí thức” :

Trong thời gian này của cuộc đời, N nhìn lại tiểu sử và tư tưởng các văn hào mình ngưỡng mộ, thấy rõ ràng mình kính trọng các văn hào Nga trước cuộc Cách Mạng 1917. Họ không những là người viết văn mà còn là những hiền triết đầy nhân bản, thuộc dòng dõi quý phái, trí thức mà tâm tư luôn luôn chua xót cho nông dân và người bình dân. Trong cuộc đời họ luôn đứng về phía những người đau khổ, làm việc cho những người đau khổ, chứ không phải chỉ ngồi viết hoang tưởng. Từ Anton Chekhov thông cảm nỗi khổ của cảnh tù đày, cho đến Tolstoy thương yêu những giai cấp lao động của xã hội Nga thời ấy, gây ảnh hưởng đến cả Martin Luther KingGhandi của Ấn Độ.

Theo tiểu sử, thì Tolstoy đã từng nghiên cứu về đạo Phật và tư tưởng của Khổng Tử. Ở cuối cuộc đời, ông đi vào tư tưởng của Thiên Chúa Giáo. Ông cũng đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ trong đời sống gia đình và hôn nhân.

Tolstoy là giai cấp quý phái, vì thế ông viết nhiều về sự "cảnh tỉnh" của giai cấp quý phái khi nhìn thấy sự cực khổ của nông dân Nga. Trong tác phẩm của Tolstoy luôn luôn có một nhân vật tượng trưng cho trí thức Nga. Còn Anton Chekhov là con nhà buôn bán, hồi còn nhỏ sống rất khổ sở trong cảnh nghèo túng của gia đình đông con, hồi còn nhỏ ông đã phải làm việc ở quán để giúp đỡ cha mẹ. Tuy nhiên, cha của ông, (dù là) một người cha không toàn thiện, vẫn cố gắng cho con trai đi học trường tốt. Khi lớn lên Chekhov phải tự lực cánh sinh, và quyết chí học để trở thành bác sĩ. Từ đó ông vừa viết văn vừa làm bác sĩ, và sau khi đã nhìn thấy sự cực khổ của kiếp tù đầy, ông chọn con đường tranh đấu cho tù nhân. Ông làm hai nghề, cũng như Nabokov đã phải làm hai nghề, rồi nổi tiếng về văn chương và kịch nghệ.

Dĩ nhiên N luôn luôn mãi mãi giữ hình ảnh của Vladimir Nabokov, là người di dân đến từ Nga, theo đuổi 2 nghề khác hẳn nhau cũng như N. Trước khi viết tiếng Anh ông viết bằng tiếng Nga, chịu bao nhiêu đau khổ ê chề vì những sự chia rẽ nghi ngờ và thù nghịch đến từ cộng đồng người Nga tị nạn ở Âu Châu.

Nabokov là một trong những cây bút rất hiếm hoi của trí thức Mỹ đã ủng hộ cuộc chiến ở VN, cùng với John Updike (lý do giản dị: chính ông cũng là nạn nhân của cộng sản). Chắc chị Lan Chi nên cho độc giả Việt biết chi tiết này.

Suy ngẫm lại cuộc đời của Nabokov, chắc N sẽ để thời giờ dịch cuốn Mùi Hương Quế Chín Chữ của Nàng qua tiếng Anh rồi tìm cách xuất bản. Vì đó là 2 tập truyện viết thẳng bằng tiếng Việt. Trước khi thành danh trong văn chương Mỹ, Nabokov viết khoảng 9 tác phẩm bằng tiếng Nga.

Thời buổi này không còn những cây bút như mình ngưỡng mộ nữa, nhưng chỗ đứng của họ vẫn còn, và tấm gương họ dựng cho mình vẫn sáng rực ở đó. N không hề thấy những văn hào thế giới có đời sống ngược lại những gì họ viết về khía cạnh đạo đức con người. Họ không nói một đàng làm một nẻo.

Ở VN trong hoàn cảnh lịch sử tranh tối tranh sáng của những ngày vai trò của thực dân ở Á Châu sắp chấm dứt, có những nhà văn góp phần vào việc phát triển chữ quốc ngữ, viết vì lý tưởng, như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, vân vân. Bị cho là sản phẩm của "tiểu tư sản," tác phẩm của họ hướng về nông thôn và tình tự dân tộc, pha trộn với tư tưởng tự do cá nhân và sự bình đẳng trong cách suy luận đến từ ngọn gió Tây Phương.

Theo gương họ, N không viết để tìm công danh, huống chi là "danh" ở cộng đồng mình. Thôi thúc viết đến từ thôi thúc của trí thức, nhu cầu thích đi học, nhu cầu muốn nhìn thấy con người được quyền theo đuổi tự do cá nhân, và nhu cầu nhân bản muốn nhìn thấy lòng bác ái với đồng loại trong cảnh khổ, trong đó có cả nhu cầu muốn đặt lại vấn đề tự do cho phụ nữ. Tự do trong tư tưởng không có nghĩa là chấp nhận phi đạo đức hay vô đạo đức, hay sự phóng túng bản thân.

Những nhu cầu ấy chính là nhu cầu thúc đẩy làm cho mình viết mà thôi (intellectual needs). ( DƯƠNG NHƯ NGUYỆN )

Ông chú bắn súng cà nông không tới của tôi, Trần Thanh Hiệp đã về lại Pháp. Nhóm Sáng Tạo của ông “có vẻ” không ưa nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Chả sao. Giới thanh niên chúng tôi thời ấy, bây giờ đang ở độ tuổi “nhi nhĩ thuận” hay “nhi tùng tâm sở dục bất du củ” khi nhìn lại quá khứ để so sánh hai nhóm thì chúng tôi đều biết rằng Tự Lực Văn Đoàn đã làm những gì.

Họ, nhóm Tự Lực Văn Đoàn là những trí thức văn sĩ tử tế, tôi nghĩ thế! Dù sao tôi cũng thích nếu nhận được ý kiến đóng góp thêm của ông chú bắn súng cà nông về suy nghĩ của “cô cháu Dương Như Nguyện”. Còn tôi, đương nhiên tôi đồng ý với Nguyện.

Hoàng Lan Chi 5/2013

Bài liên quan:

Dương Như Nguyện với giải nhất International Book Awards 2012

Từ “Tiếng Chim Hót trong bụi Mận Gai” đến “ Con gái sông Hương” Dương Như Nguyện




[HR][/HR][1][1]

Đất Mẹ

Vượt trùng dương con đã trở về đây
Tìm đất mẹ mà con hằng yêu dấu
Quê hương ơi xứ dân nghèo có thấu
Nơi phương trời em gái vẫn chờ mong
Vẫn còn đây mầu áo trắng Gia Long
Mầu nhung nhớ trong nỗi buồn trẻ dại …
Đất mẹ ơi con về không ái ngại
Lối đường xưa lại in bước chân con
Con sẽ đi trên khắp nẻo đường mòn
Nghe hơi mẹ vang lên từng nhịp thở
Nghe đất lành cuộn phù sa mầu mỡ
Nghe tin yêu dâng rộn rịp lòng dân..
Mẹ yêu ơi con thương mẹ vô ngần
Khi thấy mẹ vẫn còn sầu ly biệt
Tiếng kêu than như oán hờn tha thiết
Ách bạo tàn đang xiết chặt nơi nơi
Nước dâng lên như ngập bốn phương trời
Con chua xót không bút nào tả xiết
Chỉ nhủ lòng sẽ về thăm đất Việt
Dù xa xôi dù cách trở gian nan
Mẹ thấy không con vượt suối băng ngàn
Về với mẹ cánh đồng thơm lúa chín
Mẹ đây rồi miền phù sa cát mịn
Việt Nam ơi, con ôm trọn vòng tay!

Hoàng Lan Chi
(1963)
hoanglanchi
#248 Posted : Saturday, June 1, 2013 1:41:27 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tranh Luận với “Thế Hệ Hậu Chiến”



Phượng Tím Cali


Thế là hè lại về. Phượng tím Cali đang rợp trời. Sau này nếu ai hỏi yêu gì nhất của Cali thì có lẽ câu trả lời không ngập ngừng của tôi sẽ là “Phượng tím”.
Người khác yêu Cali vì khí hậu ấm áp, vì cộng đồng đông, vì đồ ăn Việt phong phú còn tôi thì chỉ yêu vì phượng tím. Khí hậu có ấm thật khi ra đường không phải manteau dầy. Còn trong nhà thì lại không ấm như Virginia. Thật là nghịch lý phải không. Thì đúng là như thế vì ở Cali nhiều nhà không bật heat. Dân Cali chịu nóng lạnh rất giỏi. Nhiều bạn hữu phương xa đã nói thế với tôi trước khi tôi về Cali. Trời lạnh họ mặc nhiều áo, trời nóng họ bật quạt máy. Thế thôi. Trừ phi hôm nào quá lạnh thì mới bật heat chút đỉnh. Đó là lý do tôi nói “lạnh hơn Virginia” là thế. Mùa Thu hay Đông, Virginia luôn có heat để giữ nhiệt độ trong nhà là 70 độ. Cali thì lắm hôm ở trong nhà nhiệt độ chỉ còn 64 độ thì tôi phải mấy lớp áo thêm khăn choàng, vớ dày là đúng rồi.

Cộng đồng đông thì cũng có cái vui và cũng có cái “xô bồ”. Người Việt có kẻ tốt và người xấu. Người xấu thì đi học phất phơ cốt lấy tiền nên vào lớp chỉ nói chuyện làm mình xấu hổ với teacher quá. Hoặc mua đồ xài cho đã rồi đem trả. Hay nói năng ồn ào nơi công cộng. Hoặc gian lận đủ thứ.
Đồ ăn phong phú thì cũng thích thật nhưng vì tôi không có tâm hồn ăn uống nên mục này cũng không hấp dẫn tôi lắm.

Và vì thế, Cali chỉ hấp dẫn tôi ở phượng tím.


Phượng Tím trải đầy sân (2013)

Tranh Luận với “Thế Hệ Gạch Nối”

Tôi thích giao thiệp với đàn ông hơn đàn bà, thích người trẻ hơn cao niên. Thì cũng có lý do. Có thể với tôi, những cái đố kị, ghen tị của phụ nữ làm tôi không thích. Ví dụ vầy nhé, khi tôi yêu quý LS Dương Như Nguyện vì tài năng thì có vẻ vài “mợ” khác không thích. Còn lý do thích người trẻ thì tại vì họ ít gàn hơn, họ bắt kịp một số “hight tech” hơn các lão niên. “Có vẻ”, “có vẻ” nhé, quý bô lão rất lười học computer nhưng xem “hình ảnh mát mẻ” thì rất tận tình!
Đàn ông trẻ qua Mỹ khoảng đôi mươi mà tôi thường gọi họ là “thế hệ gạch nối”. Với nhóm người này, tôi có thể tranh luận ỏm tỏi nhưng khi chấm dứt thì chị vẫn là chị, em vẫn là em. Cả đôi đều hiểu rằng, ta cùng chiến tuyến và chỉ khác biệt phương cách hành động. Vấn đề là thế hệ gạch nối chưa đủ tài thuyết phục tôi cũng như thế hệ cao niên (là tôi) chưa đủ mạnh để lôi kéo thế hệ trẻ. Chúng tôi không chụp mũ nhau và cũng chẳng vì thế mà ghét nhau hay tạ từ nhau. Tranh luận đúng tinh thần dân chủ.

Một người thuộc “thế hệ gạch nối” là Chủ Tịch Michigan, ông Dương Đức Vĩnh. Tôi và Vĩnh tranh luận ỏm tỏi về việc có nên cho phép du sinh được tiếp xúc với cộng đồng không. Nói cả giờ nhưng chưa ..sùi bọt mép và tuần trước, khi đi công tác Cali thì Vĩnh gọi, nói rằng muốn gặp tôi. Hai chị em hẹn nhau đi ăn. Khi nhắn tôi gửi hình, Vĩnh nói như sau làm tôi bật cười “Khi về Michigan, em sẽ nói cho mọi người biết, hôm nay tôi đi gặp Hoàng Lan Chi bằng xương bằng thịt thật đó nghe!”. Tôi hiểu ý Vĩnh nói gì. Chả là vài ông cựu quân nhân ở đó cũng tò mò không biết bà HLC ngoài đời có “dữ dằn” như bài viết uýnh việt gian của bà không!



Với Chủ Tịch TCCĐ Michigan Dương Đức Vĩnh 2013


Tranh Luận với “Thế Hệ Hậu Chiến”!


Hôm qua nhận báo Bút Tre. Cô cháu, chắc cũng thuộc thế hệ một rưỡi, chủ nhiệm Bút Tre thật giỏi và cũng may mắn. Người khác ngắc ngoải, Bút Tre vẫn sống và báo lại càng càng ngày càng dày, quảng cáo càng ngày càng nhiều dù là nguyệt san! Sự thành công theo tôi nghĩ có lẽ do sự kết hợp già trẻ của Mộng Tuyền. Tờ báo có nhiều bô lão (như tôi) và Mộng Tuyền rất trân trọng người già. Ngoài ra, bên cạnh Tuyền là những người bạn trẻ. Sự nhiệt huyết và hiện đại của người trẻ vẫn được “gìn vàng giữ ngọc” bởi các cô chú.

Tôi “scan” bài viết cho LS Trần Thanh Hiệp xem. Ông rất thích và ngỏ ý nhờ tôi xin Bút Tre gửi báo cho ông. Tôi nói rằng Bút Tre luôn cư xử rất lễ độ và tử tế. Năm kia, Bút Tre đã gửi hẳn một “package” gồm ba cuốn cho nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và tết vừa qua cũng gửi thiệp tết làm ông anh nhạc sĩ của tôi cảm động quá. Do đó Bút Tre sẽ sẵn sàng gửi báo qua Pháp cho LS Hiệp.


Bài phỏng vấn LS Trần Thanh Hiệp của HLC ở Bút Tre ( 2013)


Trước đó tôi trêu LS “Ông chú ơi, ông chú coi chừng nhé. Hè này, cô cháu sẽ trò chuyện với LS Dương Như Nguyện về nhóm Sáng Tạo đó”. Ông chú bắn súng cà nông không tới dù đã ngoài tám mươi nhưng chả lẫn tí nào nói rằng ông có giao thiệp với cha mẹ cô Dương Như Nguyện và ông cũng “ái mộ” tài của Nguyện.

Tôi nói thế vì trong bài “Sáng tạo thảo luận: Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết[1]thì câu viết của Thanh Tâm Tuyền làm tôi bất bình. Câu đó như sau:
Thanh Tâm Tuyền: Điểm đó cũng là thành công của một vài tiểu thuyết gia lớn của Mỹ như Faulkner, Passos. Sự thất bại của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đối với người đọc hiểu biết ngày nay là có những đoạn tả cảnh rất đẹp, nhưng thừa. Bằng chứng cụ thể là đọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn có thể nhẩy những đoạn thừa đó mà vẫn biết rõ cốt chuyện.

Tôi viết cho vài người bày tỏ suy nghĩ của tôi. Dương Như Nguyện trả lời:

Câu phê bình về TLVD hoàn toàn đặt nhầm chỗ. TLVD mở đường cho văn học chữ quốc ngữ và thiết lập ngôi vị cho văn chương trong việc cải tạo xã hội. TLVD không viết để chúng ta đem so sánh với…Sartre hay bắt cứ ai khác!

“No exit” của Sartre là một tác phẩm lớn, nhưng người VN thời đó bị méo mó tối ngày là “nghe” lời Sartre! Tôn sùng không đúng chỗ. Vì Sartre không nổi tiếng ở cái đẹp của văn chương! “No exit” có tầm vóc lớn là vì nó biểu tượng cho existentialisme của Sartre. Nhưng Sartre không sáng chế ra Thuyết Hiện Sinh (existentialism). Tây phương có thuyết đó đã từ lâu, để đi ngược lại với thuyết hữu thần tin vào thượng đế và đường lên “trời”.

No exit (Huis Clos-1944)– tác phẩm lớn của Sartre – là một vở kịch 3 màn (CHECK) — tương đối ngắn, không phải một cuốn tiểu thuyết!

Tiểu thuyết đúng nghĩa phải có chi tiết. Cũng giống như tranh của Rembrandt (Nightwatch). Bác Doãn Quốc Sĩ có cốt cách. Tô Thùy Yên là người có trí thức và kiến thức. Trong một buổi diễn thuyết, ông ấy có đến nghe, và ông ấy đã bắt kịp làn sóng với N khi nói về tư tưởng cách mạng trong Symphony #9 của Beethoven (phổ thơ của Schiller). Nếu nghe Beethoven, nếu đọc Schiller thì đã tránh được Holocaust, có thể, và có thể tránh luôn cái thế giới đại đồng của Karl Marx.

Có loại truyận ngắn như bức tranh thủy mạc. Nhưng tiểu thuyết thì không thể.

Chị Lan Chi có quá nhiều khả năng, để trở thành nhịp cầu nối cho thế hệ thứ nhất, về đủ mọi phương diện. Tiếc rằng hiện giờ N thiếu hụt thì giờ đến mức trầm trọng để nói chuyện thêm.
Tôi nói đùa rằng những người như ông chú và Sáng Tạo được coi như “thế hệ hậu chiến” thì hãy đợi đấy, thế hệ gạch nối sẽ và có thể làm công việc, như các ông đã làm với Vũ Hoàng Chương hay nhóm Tự Lực Văn Đoàn của những năm 1954-1960.
Còn tôi, như Dương Như Nguyện nói, là nhịp cầu cho sóng sau tiếp sóng trước.
Hoàng Lan Chi không bao giờ thích Trường Giang, sóng sau xô sóng trước mà sóng sau hãy tiếp nối cho sóng trước [2]

Hoàng Lan Chi 6/2013

[HR][/HR][1] Xem tại đây:
Thảo luận của nhóm Sáng Tạo: Nhân vật trong tiểu thuyết

[2] Bản dịch của Phan Kế Bính

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, thành, bại, thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng.
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong
Một bầu rượu vui vẻ tương phùng
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc nói cười suông.
hoanglanchi
#249 Posted : Sunday, June 16, 2013 10:37:05 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Nước Mỹ và Pháp



Nước Pháp và nước Mỹ, đôi khi tôi so sánh và tự hỏi, tôi thật sự nghĩ gì về hai nước này? Hôm nay, câu hỏi đó lại lởn vởn trở về khi một người bạn chuyển tiếp bài “Những cái nhất của nước Pháp” ( Bài này tôi bị đọc lần này là lần thứ 4!)

Không chối cãi là tôi bị ảnh hưởng văn hóa Pháp. Lý do dễ hiểu: Thuở trung học, tôi học Pháp Văn là sinh ngữ chính trong bẩy năm. Bố mẹ chọn cho ba đứa lớn, đẻ ngoài Bắc, học sinh ngữ Pháp có lẽ vì các cụ giỏi tiếng Pháp. Thật vậy, mẹ tôi kèm chúng tôi về Pháp văn. Thời tôi, Gia Long còn tuyểnbẩy (7) lớp Pháp và bẩy (7) lớp Anh. Sau đó số lớp Pháp giảm dần. Anh văn giờ đây là ngôn ngữ quốc tế.

Vì học Pháp văn nên thuở nhỏ tôi có cảm tình với văn hóa Pháp. Giống như mọi người thuở ấy, tôi thích Notre Dame, thích lá vàng rơi trên những pho tượng trong vườn Lục Xâm Bảo, thích giòng sông Seine, thích Ga Lyon đèn vàng…Ngày đó, tôi cũng nghĩ rằng Pháp lịch sự, văn minh. Paris thuở ấy là kinh đô ánh sáng, thời trang. Trong khi đó, Mỹ như một anh “nhà quê” mới giàu nổi. Thời gian trôi qua, bao diễn tiến, bao sự kiện và giờ là lúc tôi cảm thấy không còn thích Pháp như ngày xưa nữa.


Xem tiếp:

Nước Mỹ và Pháp



Tóc Thề trong nhạc

Tóc Thề

Tôi thích tóc thề mà chả bao giờ tìm hiểu vì sao có tên gọi như thế. Ngày xưa các cụ bảo rằng “Cái răng cái tóc là góc con người” thì tôi thấy cũng đung đúng nhưng với tôi còn phải thêm “cái mắt” nữa kia. Như vậy tóc là một cái gốc hay góc con người đấy.

Thuở tôi còn bé thì đa số con gái nhỏ để tóc ngang mà thời ấy gọi là “bom bê”. Có lẽ nói trại ra từ tiếng “poupee'" chăng vì giống như tóc búp bê vậy. Mái trước của tóc có khi xõa ngang trán và nếu dài thì sẽ được cái cặp ba lá kẹp lại như vầy nè. Đây là tuổi lên bốn lên năm với tóc sẽ là tóc thề cho mười năm sau, có thể là tuổi 13.

Xem tiếp ở đây:


Tóc Thề Trong Nhạc
hoanglanchi
#250 Posted : Sunday, June 30, 2013 9:58:19 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Vui nhỏ cuối tuần-Mục mới “Chia Sẻ” trên báo Bút Tre-Ari zona



Bắt đầu hè rồi đấy. Trời đã khởi sự nóng chứ không còn mát như giữa tháng Sáu.
Hôm nay cuối tuần có một chuyện vui nho nhỏ.

Tôi mới nhận báo Bút Tre.

Trong Lá Thư Chủ Nhiệm, Mộng Tuyền trân trọng giới thiệu mục mới “Chia Sẻ” do “Cô Hoàng Lan Chi phụ trách”.





Mở vào bên trong, tôi mỉm cười. Trang mầu với chữ tím, hoa tím. Ngày xưa thuở học trò tôi yêu mầu hồng. Ngày nay tuổi tuyết trắng tôi yêu mầu tím. Bút Tre đã “layout” trang báo thật nhu nhã dễ thương với mầu tím tôi đang yêu.





Cách đây vài tháng, Mộng Tuyền, Chủ Nhiệm Bút Tre mail nói rằng “Cô ơi, con thích mục của bà Oprah lắm. Cô viết giống vậy được không”. Tôi search net coi đó là những đề tài gì. (Thời buổi net thích thật, cứ search là ra câu giải đáp cho hầu hết mọi câu hỏi!). Tôi trả lời là “Cô không thích giống hoàn toàn nhưng để hè cô suy nghĩ thêm. Viết ngắn mà phải cô đọng có ý nghĩa khó hơn là viết tán dông tán dài”.
Hè, tôi mới có thì giờ suy nghĩ đề tài và cả “tựa”.

Loanh quanh thì tôi lại trở về với “những gì mình mơ ước”. Mơ ước cải tạo xã hội là mơ ước xưa nhất của tôi. Mơ ước ấy có từ thuở sinh viên lận. Tôi yêu quê hương và tôi …ghét nước Nhật lắm. Tôi mong Việt Nam hùng cường …nhất Châu Á, bỏ rơi Nhật. Muốn thế phải bồi đắp giới trẻ vì họ là những người cầm vận mệnh quốc gia tương lai mà, phải thế không. Muốn thế phải giáo dục giới trẻ ngay từ thuở nhỏ, từ gia đình, học đường rồi xã hội.

Mở dấu ngoặc, nếu năm 2004, tôi chọn “Trò Chuyện với Lan Chi” để tìm hiểu “tài năng” và giới thiệu họ với mọi người, thì cũng là một hình thức “Nêu gương hay cho người khác làm theo” đúng không nào.

Năm nay, tôi chọn “Chia Sẻ”.

Trong đời, ai cũng có kinh nghiệm cho riêng mình phải không? Rút kinh nghiệm là việc làm có thể suốt đời. Rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm ấy với người chung quanh là một điều hay và tốt.

Chia Sẻ” vừa khởi đầu trên báo Bút Tre số tháng 6/2013.

Như trong lời giới thiệu, tôi ước mong nhận được những chia sẻ từ thân hữu khắp nơi. Hoàng Lan Chi xin làm cầu nối để kinh nghiệm từ người này được gửi đến người khác.
Hoàng Lan Chi 6/2013



**************************************************************



Giới thiệu mục mới: Bút Tre hân hạnh giới thiệu mục mới: Chia Sẻ do cô Hoàng Lan Chi phụ trách. Nội dung là chia sẻ những gì mà chúng ta “rút kinh nghiệm” được từ chính bản thân mình hay có khi chỉ là kinh nghiệm của người khác chia cho ta như rót nước từ ly lớn sang ly nhỏ. Mục này hân hoan đón nhận mọi chia sẻ từ độc giả. Xin gửi những suy nghĩ của bạn để chia sẻ kinh nghiệm của mình trong cuộc sống về: hoanglanchi@gmail.com

Sức Mạnh của Tư Tưởng

Khoảng 1969, tôi tò mò hỏi cô bạn học giỏi “Sao lúc nào bạn cũng đậu major vậy?”. Cô nói “Mình học bình thường nhưng trước khi thi, mình thường tập trung vào sách và suy nghĩ xem đề thi sẽ ở chương nào. Thường thì mình đoán đúng”.

Tôi suy nghĩ và thử áp dụng. Ngày ấy, tôi đang học chứng chỉ VLDC. Tôi quý vị GS trưởng ban lắm vì ông nhu nhã, lịch sự và rất thương sinh viên. Tôi tập trung tư tưởng và đoán thử đề thi sẽ là gì khi dò lại bài lần cuối. Thật kỳ diệu, không hiểu sao tôi lại nghĩ rằng “Thế nào cũng có một câu không ai ngờ là câu này ở chương này”. Đúng y chang, tôi “trúng tủ” câu ấy và nhờ đó tôi có điểm thi viết cao nhất.

Có lẽ “cái số” đã khiến tôi quên bẵng chuyện ấy và không áp dụng nữa. Khoảng 1990, tôi phải ở tại một nhà kia, thừa hưởng từ bà chị đi nước ngoài. Trước đó, bà nói nhà bà có “ông tiền chủ”nghĩa là có “ma”. Khi nghe nói vậy tôi rất sợ vì tính tôi nhát. Tôi bày tỏ với bác hàng xóm. Bác khuyên tôi như sau “Không cúng gì cả. Cứ nói chuyện với họ bình thường.” Tôi nghe lời khuyên của bác, thử áp dụng bằng cách thắp nén nhang rồi nói chuyện với “tiền chủ”. Tôi bảo rằng người chết không phải lo cái gì nữa cả. Cái đói chỉ là ảo tưởng. Chỉ người sống như tôi mới là đang phải mưu sinh. Vậy thì tốt hơn hết, không ai đụng ai v.v. Sau buổi “nói chuyện với người chết cũ trong nhà” ấy, tôi thấy tự tin hẳn và không còn sợ hãi nhiều. Tôi cũng không cúng mà không sợ “tiền chủ” hiện về vòi vĩnh như chị tôi nói vì “đói là ảo tưởng chứ có thân xác đâu mà đói?”.

Những cái trên tạm coi như là “sức mạnh của tư tưởng”. Khi ta dùng tư tưởng để suy nghĩ về một điều gì đó thì có thể điều đó sẽ thành sự thật. Khoa học đôi khi gọi cái này là “tự kỷ ám thị”. Sách luyện tập tinh thần ngày xưa mà tôi đọc cũng khuyên ta tập thể dục cho tinh thần bằng hình thức tự kỷ hàng ngày những gì ta muốn.
Sức mạnh tinh thần hay tư tưởng đã được khoa học chứng minh ở vài điều. Chẳng hạn sức mạnh của tư tưởng có thể khiến một người bỗng có một khả năng khác hẳn bình thường. Ví dụ một người vì quá tiếc của, tư tưởng của họ tác động mạnh khiến họ có sức mạnh vượt trội để có thể vác một cái tủ nặng khi nhà bị cháy. Còn biết bao gương cho thấy sức mạnh của tư tưởng đã khiến người mẹ đã làm được những việc không thể ngờ cho con mình.

Trong kiếm hiệp cũng có mô tả trường hợp một vị thầy đã dùng “kiếm ý” mà ông tu luyện để đánh bại một đệ tử phản phúc.

Lúc gần đây, tôi dùng sức mạnh tư tưởng để bắt mình phải làm một việc gì đó. Ví dụ, tôi vừa đi bộ vừa lẩm bẩm “Nhất định ta phải làm được việc đó” hoặc tôi tự vẽ ra một quyền lợi nào đó để tự dỗ dành mình khi buộc phải làm một điều gì. Ví dụ trước kia không bao giờ tôi đi bộ được nửa giờ chứ đừng nói một giờ. Sau này tôi tự dỗ mình “Mất có một giờ mà được bao nhiêu cái lợi. Nào là cholesterol xuống, đường thấp, chân dẻo dai, hít thở không khí trong lành…Vả lại, vừa đi bộ vừa đọc kinh Phật ngắn, rồi suy nghĩ về những đề tài sẽ viết thì cũng đâu có mất thì giờ”. Nhờ tự dỗ, nhờ sức mạnh tư tưởng mà sau này hầu như ngày nào tôi cũng đi bộ được một giờ vào buổi chiều tối. Hoặc cũng có lúc tôi tự thả mình theo tư tưởng xấu “Tại sao cứ phải nhịn hoài. Kệ nó, ăn đi cho sướng” thì lập tức tôi có cảm tưởng mình hay đói, hay thèm và ăn nhiều. Nhưng khi nhìn gương người khác xuống ký dễ dàng hay đọc bài báo nói về những nguy hiểm của những bệnh do phát phì gây ra, tôi có cảm giác sợ hãi và tự nhủ mình không vậy nữa thì thật kỳ lạ, tối đó tôi không thèm ăn vặt hay không còn đói nhiều. Xem ra, thường xuyên đọc sách báo tốt cũng là một hình thức cung cấp thực phẩm cho tư tưởng, tinh thần chúng ta.

Khi dùng sức mạnh tư tưởng tác động trên một việc hay một sự kiện, tôi nhận thấy việc đó tôi đã làm được hoặc không còn khó khăn đối với tôi như trước nữa.

Hoàng Lan Chi 2013
hoanglanchi
#251 Posted : Sunday, July 7, 2013 6:07:20 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)




Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)


Hình Thức Bài Viết Tựa Như Phục Sức Của Một Người

Hoàng Lan Chi


Tháng Bẩy mưa ngâu của sách vở quê nhà. Tháng Bẩy Cali chợt có những ngày mát và hơi se lạnh khi hoàng hôn rủ. Tiết trời mát làm tôi thấy mình “dịu”. “Dịu” và “kiên nhẫn” khi đọc bài.

“Dịu” thứ nhất là tôi chỉ hơi khó chịu với một câu trả lời của một cuộc phỏng vấn chứ không “bực mình”. Câu ấy kiêu, tự phụ. Tôi không thích câu trả lời và tôi hỏi. Làm sao một bìa nhạc lại có thể khẳng định chỗ đứng trong hội hoạ được nhỉ? Tôi tự hỏi các hoạ sĩ nổi tiếng và cả giới yêu tranh sẽ ngắm một người từ hoạ phẩm của họ hay từ một bìa nhạc? Câu trả lời lại lần hai vẫn như thế. Niềm thắc mắc của tôi còn nguyên vẹn.

“Kiên nhẫn” là khi tôi đọc bài trả lời phỏng vấn từ ông bạn cũ từ thuở Virginia. Là một bác sĩ thú y, gia nhập quân đội và cấp bậc cuối “đại uý”, cũng bị tù vc, người bạn cũ của tôi là “một ông già vui tính”. Vui tính với kiểu “viết và nói tục theo kiểu Bắc kỳ 9 nút”,ví dụ như “Cái project nào không dính tên tôi, thì tôi mặc mẹ nó, ai làm sao, tôi không ý kiến”. Khi “edit” bài phỏng vấn, tôi phải gỡ bỏ cái “mặc mẹ nó”! Thứ hai là dù tôi đã viết “hàng tỷ” bài hướng dẫn gửi cho ông thì khi viết bài, ông vẫn "vô tư" đành lòng quên. Quên “rule” về dấu phẩy (ôm sát chữ đằng trước, không được có space), quên “rule” về dấu ngoặc kép mở/ đóng. Đó là chưa kể ông "chơi" viết hoa cũng khá tuỳ tiện. Tôi mất hơn một giờ để “edit” bài cho ông. Khi nhận lại bài mình do tôi edit, ông viết cho tôi mail sau. Lá mail dí dỏm, nghịch ngợm làm tôi bật cười.

Điều mà tôi rút ra từ câu chuyện kể của ông là về cách phục sức của GS Nghiêm Toản. Các vị giáo sư ngày xưa của chúng ta đa số như vậy. “Y phục xứng kỳ đức”. Mẹ tôi cũng thường dạy chúng tôi như thế. Nhà giáo thì càng cẩn thận hơn khi ra ngoài. Tôi nhớ từng đọc đâu đó khi còn ở phổ thông trung học: trước khi người ngoài biết đến “tâm hồn” của ta thì cái mà họ tiếp xúc đầu tiên, đánh giá đầu tiên chính là cái nhân dáng của ta. Vì thế phải chăm chút cách phục sức. Lần đầu gặp gỡ, một phục sức cẩu thả luôn để ấn tượng không hay.

Tương tự, một bài viết hay thì trước tiên hình thức phải “sạch sẽ”. “Sạch sẽ” nghĩa là đạt một số điều tối thiểu về “format”.

Mail từ người bạn:

Bà Chi à,
Cảm ơn bà đã sửa lỗi. Bà viết kỹ thật! Tôi đã nói rồi, tôi viết lách tào lao và quên cả những chuyện rất căn bản. Bây giờ là còn khá, mai mốt bà bảo tôi viết thì bà còn sửa mệt nghỉ.

Tôi được hai thầy giáo dạy Việt văn chỉ bảo và rèn luyện rất kỹ. Nhưng chứng nào tật nấy, bây giờ vẫn thế !

Giáo sư dạy Việt văn lớp Đệ Tứ của tôi là thày Thạch Trung Giả (Người Trong Đá). Chẳng trò nào biết tên thật của thầy là chi. Thày phê vào học bạ của tôi : "Có năng khiếu, nhưng thiếu căn bản từ ngữ. Cần tránh xử dụng từ ngữ bừa bãi, không đúng chỗ. "

Trong năm học, Thầy thường bảo tôi "Viết khác với Nói ! Có những chữ dùng để nói chuyện thì không sao, nhưng đặt nó vào câu văn thì hỏng. Phải chú ý, ngẫm nghĩ kỹ, khi dùng những từ ngữ không thanh tao..."

Tôi thì vẫn cứ "nói sao, viết vậy ", quên lời Thầy dạy và thường văng tục ngay trong văn chương. Tù đầy, chèn ép trong đời sống, bất mãn với những chuyện khó chịu xảy ra hàng ngày đã là nguyên nhân tạo ra cái sự ưa nói bậy của tôi vậy.

Thầy dạy văn năm Đệ Nhị của tôi là giáo sư Hạo Nhiên Nghiêm Toản. Khi còn ở nhà quê miền Bắc, tôi được đọc tác phẩm giáo khoa của cụ, nhan đề "Luận Văn Thị Phạm ", thấy hay quá, nhưng vẫn théc méc, không hiểu Thị Phạm là Thị gì? Chắc hổng phải là Thị Quỳnh Giao! Lúc ấy, tôi cũng tưởng tượng ra cụ là một ông đồ nho, khăn đóng áo dài.

Năm 1957, được làm học trò cụ, tôi mới...té ngửa, khi nhìn thấy cụ là một người khác hẳn với trí tưởng tượng của tôi : cụ diện complet trắng toát, cavát màu, đầu chải bóng, đeo mục kỉnh, coi rất oai phong.

Cái lớp học của trường Văn Lang ở đường Cô Bắc, Saigon có gần trăm học sinh ngồi kín; lại không máy lạnh. Mùa nào ở Saigon cũng nóng. Lớp học như cái lò bánh mì thế nhưng giáo sư Nghiêm Toản vẫn complet, cavat đàng hoàng khi vào lớp.

Cụ Nghiêm gọi chung học trò trong lớp là "các thày Tú ", có lẽ vì chúng tôi sắp là các thí sinh thi Tú tài. Đối với cá nhân từng học sinh, cụ kêu là "tiên sinh". Hãi chưa!

Cụ nghiêm khắc kinh khủng và không tha thứ một lỗi nhỏ nào trong các bài luận của học sinh. Cụ đặc biệt chú ý đến cách chấm, phết trong câu. Và hỡi ơi, cụ thất vọng xiết bao với đám học sinh mới tập viết trong đó có tôi.

Một bữa nọ, cụ vào lớp, dở tập bài đã chấm coi qua, lắc đầu và thở dài sườn sượt. Rồi cụ nói: "Các thày Tú không biết viết đã đành, nhưng các thày không biết cả cách chấm, phết, bỉ nhân đây rất lấy làm kinh ngạc. Vậy nên, kể từ hôm nay, cho tới nửa niên khóa, trong bất cứ bài luận văn nào, bỉ nhân sẽ không xét đến những ý tưởng hay lời lẽ nhả ngọc phun châu của các thày. Ai viết gì cũng đặng hết, duy phải chấm, phết cho đúng. Nếu được như vậy, bỉ nhân bảo đảm các thày sẽ có điểm trung bình 10/20. Ngược lại, nếu chỉ có một dấu chấm hay dấu phết sai chỗ, bỉ nhân dành quyền rút lại các con số, trừ số không "

Và cụ làm đúng như thế. Tôi là tội phạm đầu tiên phải nhận hình phạt này. Bữa đó, khi vào lớp, cụ buồn bực thấy rõ. Cụ dở sấp bài đã chấm, lật qua lại, trong không khí lặng tanh của cả lớp đang hồi hộp muốn đứt gân máu. Cụ hắng giọng, rồi lên tiếng : "Ah, thưa tiên sanh Bùi Xuân Cảnh chẳng hay hôm nay có hiện diện nơi đây không ạ?"

Như có dòng điện giựt trong người, tôi rùng mình, rồi cảm thấy như đất sụt dưới chân.

Các bàn học phía trên ngoái cổ trông xuống, các bàn phía dưới nghển cổ trông lên. Cả trăm con mắt đổ dồn dzô chỗ tôi ngồi. Có cả những đôi mắt phượng đẹp như mắt Quỳnh mắt Giao !

Mặt tôi đỏ nhừ, hai tai rát bỏng như hơ lửa, chưa biết loay hoay cách nào để dấu mình đi. Chợt lại có tiếng nói rất dõng dạc của Thầy Hạo Nhiên: "Xin tiên sanh hạ cố đứng dậy để chúng tôi được hân hạnh chiêm ngưỡng dung nhan"

Tôi còn biết làm thế nào. Tôi lom khom đứng dậy truóc cả trăm con mắt đổ dồn vào, thiêu cháy tôi. Thầy Nghiêm Toản kéo trễ đôi mục kỉnh trên sống mũi để quan sát tôi cho rõ; xong thầy cúi xuống, tìm bài viết của tôi. Thầy sửa giọng rồi nói : "Đây ! tôi xin hân hạnh đọc một câu văn trong bài viết vô giá của tiên sanh BXC để các thày Tú thưởng lãm."

Rồi cụ cao giọng, hít một hơi dài, và liến thoắng đọc một mạch cái câu văn dài...vô tận của tôi! Đọc xong, cụ ra vẻ tiếc rẻ, than rằng: " Ôi ! tài nhả ngọc phun châu như thế mà tìm mãi, chả thấy những cái dấu phẩy, dấu chấm đâu cả! Cái tài này, tôi đã cố nhắm mắt cho 10. Nhưng rồi tôi thấy nó thiếu những cái chấm phết nhỏ nhít, không có đáng chi, cho nên tôi đã rút lại con số zéro! Số zéro chỉ là số "không", chẳng có giá trị gì; không nên dùng cho điểm câu văn vô giá của tiên sanh BXC! "

Tức là tôi được 1 điểm ! Tôi không đau khổ vì con số 1 điểm, nhưng mặt tôi hôm ấy như dầy ra, nó khiến tôi cứ phải cúi xuống khi gặp các đôi mắt phượng.

Bây giờ các thày tôi đã quy tiên hết! Tôi đâu có sợ ai nữa. Chỉ còn bà Chi, tha hồ chấm điểm và sửa lỗi đến ...gãy tay!
(BXC)

Hoàng Lan Chi 7/2013
hoanglanchi
#252 Posted : Saturday, July 13, 2013 8:51:38 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Làm Thế Nào Để Cắt Nợ?!


Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

“Cắt Nợ”

Dường như trong đời những người ruột thịt của mình lại có vẻ hay gây thương tổn cho mình nhất thì phải? Nói theo đạo Phật thì một là Duyên hai là Nợ, phải thế không nhỉ. Nếu là Duyên thì Vợ chồng yêu nhau, Anh chị em thương nhau, con cái có hiếu với cha mẹ. Bằng ngược lại, Nợ thì Vợ chồng cãi cọ, Anh chị em “chọ xó”, con cái bất hiếu ..

Lúc sau này tôi tự rút bài học cho mình. Tự rút cho cá nhân tôi thôi. Là tôi “cắt” nợ! nếu cảm thấy đó là Nợ thì tôi cắt. “Cắt” thế nào ư? Nếu là chồng thì ly dị. Sống mà cứ làm khổ nhau thì sống với nhau làm gì? Anh chị em thì nếu cảm thấy ai đó là Nợ thì tôi né, ít giao thiệp. Con cái nếu cảm thấy là Nợ thì tôi buông, không nói tới. Có như thế, mình sẽ không đau lòng khi bị cục Nợ làm mình buồn. Vì đau lòng hoài, có lúc nổi sung lên, mình trả đũa thì hoá ra Nợ cứ vậy còn hoài. Chi bằng chả dính dáng nữa thì Nợ sẽ không còn.

Nói Ngay

Tôi cũng thích “nói ngay”. Nói ngay là sau khi uốn lưỡi ba lần là quyết định Nói hay Đừng! Thuở xưa tôi có cái dở là không nói. Nhịn. Đến khi nước vỡ bờ thì không be kịp nữa. Giờ, thì tôi nói. Uốn lưỡi ba lần thôi.

Nói gì ư?

Nói với một ông bạn vầy nè “Tôi cũng quý ông lắm. Ông là một big fan của tôi. Nhưng thú thật tôi có một khuyết điểm là thích người đẹp giai. Không cần như Phan An nhưng cũng khá một tí. Vì thế mỗi tối ông chịu khó đọc kinh đi. Kiếp sau nếu ông đẹp giai hơn thì tôi sẽ lấy ông. Nhưng ông nhớ là tôi không hứa lèo nhưng cũng không hứa lãnh nhé. Tôi hứa lơi. Vậy ông đừng có đeo theo tôi đòi nợ là khổ tôi lắm đó!”

Ông bạn này của tôi cũng thuộc loại tiếu lâm. Có lần ông viết cho tôi thế này “ …Tôi làm điều đó là vì tôi yêu bà quá lắm dù bà lỗi hẹn với tôi. Tôi chỉ muốn nghe lệnh bà thôi chứ tôi chả muốn gì sất!”

Đấy, chúng tôi trò chuyện thẳng thắn, hết sức thẳng thắn, vô tư mà đúng không?!

Nói Ngay là như thế này nữa. Một người bạn nói rằng ông ý đã cắt cái label có chữ viết tay của tôi ở cái thư bưu điện. “Nói chuyện và đọc qua mail thì nhiều nhưng đây là cái thật từ em. Anh muốn giữ làm kỷ niệm.”

Wow, con người có tâm hồn và sâu sắc quá phải không? Tôi cảm động muốn rơi nước mắt cá sấu. Tôi nói ngay, khen ngay. Rằng “Anh dễ thương và đáng yêu lắm”. Trước kia thì chả. Chả nói. Bây giờ thì tại sao không nói? Phải nói chứ, đúng không nào.

Nhờ nói ngay suy nghĩ như thế mà tôi tiếp tục “nhặt” được món quà khác. Quà đó là đây

Thì vậy đó !

... nếu không giữ người được một đời,
thì chỉ xin giữ người một năm, một tháng,

nếu không giữ người được một năm một tháng,
thì em ơi hãy cho một phút, một giờ...

Em ơi (chỉ) một phút giây thôi- nắng long lanh ngoài kia...
Nếu không lặn lội được chìm sâu trong trái tim,

... thì cũng đôi lần phất phơ thấy một hình ảnh,

một dòng chữ thôi...
vào đôi lúc yếu mềm

Ố là la, dễ thương quá phải không? Không giữ được tôi một đời thì một giờ. Không được một giờ thì một giòng chữ. Nghe “cải lương” nhưng đáng yêu mà, đúng chưa nào!

À quên, chàng còn thoòng cho tôi một câu “ Người gì dữ dằn làm bao kẻ khiếp vía mà chữ thì tròn tròn như trẻ con. Lẽ ra chữ của em, anh tưởng tượng phải giống chữ các cô giáo tiểu học. Cứng, nghiêm chỉnh, rõ ràng.”

Tôi bật cười. Chữ viết tay của tôi thì quả là rất trẻ con. Tròn tròn. Đúng vậy. Tôi có thể già đi theo năm tháng nhưng chữ viết thì không. Như vài tính nết của tôi vậy. Femme enfant. Ngày xưa Cù An Hưng đã “thầy bói” về tôi như vậy!

Nói Ngay còn là như thế này nữa.

“ Em yêu chị vì tâm tình chị với đất nước. Nhưng cái cách chị thời trẻ thì em không đồng ý. Nó làm hoen ố hình ảnh một người chiến sĩ VNCH.”

Hoặc nói ngay thế này nữa. “Theo phép lịch sự tối thiểu của một con người có giáo dục là…”. Bạn biết tôi viết cho ai không? Một người lớn hơn tôi đấy. Cả tuổi. Cả cương vị. Ngán gì cơ chứ khi đôi lúc “người trên ở chẳng chính ngôi” phải không nào.

Hoàng Lan Chi 2013

hoanglanchi
#253 Posted : Saturday, July 27, 2013 9:41:53 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)




Chia Sẻ tháng7/NS Bút Tre


Giới thiệu mục mới: Bút Tre hân hạnh giới thiệu mục mới: Chia Sẻ do cô Hoàng Lan Chi phụ trách. Nội dung là chia sẻ những gì mà chúng ta “rút kinh nghiệm” được từ chính bản thân mình hay có khi chỉ là kinh nghiệm của người khác chia cho ta như rót nước từ ly lớn sang ly nhỏ. Mục này hân hoan đón nhận mọi chia sẻ từ độc giả. Xin gửi những suy nghĩ của bạn để chia sẻ kinh nghiệm của mình trong cuộc sống về: hoanglanchi@gmail.com


Quý độc giả thân mến, sau khi mục Chia Sẻ chào đời và sau khi vừa nhận báo, HLC bèn chụp hình trang “Chia Sẻ” và gửi internet. Số lượng độc giả từ “báo in” hay “báo net” thì có thể coi như bổ sung cho nhau. Bài vừa gửi, lập tức đã có ý kiến ý cò.

Ông NGUYỄN NGỌC ANH, người ở ngay vùng Arizona viết:

"Khi dùng sức mạnh tư tưởng tác động trên một việc hay một sự kiện, tôi nhận thấy việc đó tôi đã làm được hoặc không còn khó khăn đối với tôi như trước nữa."
Giỏi.
Vỏn vẹn một chữ “Giỏi” thôi vì cá tính của ông Cựu Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng AZ là vậy. Rất ư là tiết kiệm lời nói.

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm ở San Jose thì đã ngoài 80 nên ông để tâm hồn đi vắng chút xíu. Đi vắng vì ông mail cho HLC và cả Mộng Tuyền là:

Cám ơn HLC đã chia sẻ và cám ơn Bút Tre đã có mục rất hấp dẫn này. Xin hỏi nhỏ nhé: Bút Tre có đăng bài hát không. Sẽ gửi cả pdf và mp3. VĐN

Trời, báo in thì làm sao gửi mp3. Tuy thế, HLC sẽ “dụ dỗ” ông kể một kinh nghiệm có thể chia sẻ cho những người thích sáng tác nhạc vậy.

Thiên Phương thì:

Đúng vậy.
" Khi dùng sức mạnh tư tưởng tác động trên một việc hay một sự kiện, tôi nhận thấy việc đó tôi đã làm được hoặc không còn khó khăn đối với ta như trước nữa ".

Cảm ơn Chị đã posted bài viết này. Không phải lúc nào ý chí cũng giúp ta tất cả nhưng phần lớn ta đều nhờ nó mà vượt qua những lúc lúng túng hay gặp tình thế nan giải.
Tình thân.
TP

HLC cũng “dụ dỗ” Thiên Phương viết bài chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của Thiên Phương thì TP rất “nghịch ngợm” trả lời:

"SỨC MẠNH TƯ TƯỞNG " CỦA LAN CHI!

Sáng cuối tuần thức dậy, vào trang mail thấy ngay bài "tản mạn" của Chị LC tuần này.
Từ đầu tới cuối quả là có sự tự tin đấy, nhưng vẫn tiềm ẩn đâu đó chuyện hên xui!
Này nhé:
- Nếu những lần đi thi đậu " major " mà không có cái hên (đoán đề....trúng ! ) nó bám chặt đến thế thì sức mạnh tư tưởng có làm nên một Lan Chi hôm nay không nhỉ?
- Nếu không nhờ đến sự "Tự Kỷ ám thị" (nhắc tới nhắc lui trong đầu) để bớt sợ ma trong căn nhà vắng ấy, rốt cuộc không thấy ma đâu, và về sau khi vào đời làm những việc chưa hẳn đã thuận tay, phỏng vấn những "cây đa cây đề" trong làng văn bút mướt rượt đến thế, thì Lan Chi mới vững tin tiến bước đến nay như vậy chứ!
Thì ra, trong mỗi chúng ta, bên cạnh một sức mạnh tinh thần do ta vun quén vẫn ẩn khuất đâu đây sự thành tựu khó ngờ.
Câu chuyện sức mạnh đã làm nên một Lan Chi xông xáo sẽ không lạ chút nào nếu thỉnh thoảng (dòm qua dòm lại, không có ai trong căn nhà vắng ), ta biết lặng lẽ cúng nải chuối tạ ơn đấng quyền năng luôn đồng hành cùng ta từ những niềm vui cho đến bao nỗi buồn trong cõi đời này.
TP

Còn “ông chú” Trần Thanh Hiệp thì “khẽ khàng” hỏi cô cháu rằng “Tìm trong các tự điển thì hình như không có chữ "sẻ" theo nghĩa san sẻ. Cô cháu ráng coi lại và cho ông chú biết kết quả.” Á à, HLC nhớ rằng vụ “Chia sẻ và chia xẻ” cũng từng bị tranh cãi. HLC bèn search net và gửi vài links cho ông chú. Gửi lại đây hai ý kiến nhé:

Ý kiến thứ nhất: Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên thì giải thích thế này ạ:
Chia sẻ: "Cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu. Chia sẻ với nhau từng bát cơm. Chia sẻ vui buồn. Chia sẻ một phần trách nhiệm".
Chia xẻ: "Chia thành nhiều mảnh làm cho không còn nguyên một khối nữa. Chia xẻ lực lượng"
Vì vậy theo em nếu dùng với hàm ý tốt thì nên dùng "chia sẻ". Còn "chia xẻ" có vẻ là chia nhỏ, chia rẽ nhiều hơn ạ. (Kaoru)
Ý kiến thứ hai: Hoctro mới hỏi thăm chữ này với bố mẹ, ngạc nhiên thay cả hai cụ đều nói rằng "chia sẻ" mới đúng. Bố mình có học chữ Hán và Nôm cho biết chữ "sẻ" là chữ thuần Việt, khi viết xuống bằng chữ Nôm phải dùng chữ "sĩ" tiếng Hán làm chữ, rồi thêm dấu với một chữ trước nó cho nó thành chữ "sẻ". Ông cũng có cho xem một entry chữ "Sẻ" trong một quyển tự điển khác do một Linh Mục biên soạn, thì quả là có thí dụ "chia sẻ".(Hoctro)

Bây giờ HLC xin giới thiệu chia sẻ từ Lê Hữu (Seattle). Anh viết về “khái niệm” bạn của chúng ta. Mong rằng sau khi suy ngẫm đãi lọc chúng ta sẽ nhận chân được ai là “bạn” và ai chỉ là “bè”. Mấy ông cần phải có cố vấn của các bà đấy nhé vì có vẻ như vài người theo nhận định của bà xã chỉ là “bè” mà các ông cứ nhất định đó là “bạn”.

Hoàng Lan Chi 2013
===============



Bạn thật, bạn giả

Lê Hữu

Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?
Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là cách nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy” này nọ như nhỉều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương. “Bè” trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không mấy hay ho. Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn”, thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn (và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè).

Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật, đến với ta vì lợi ích nào đó chứ không vì tình thật. Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiện nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Khác với bạn giả, bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình và vui sướng trông thấy bạn mình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân cũng như không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống. Bạn thật luôn nói tốt về bạn mình sau lưng bạn. Bạn thật là người đến với ta trong lúc ta trần trụi hay trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, và cũng là người mà ta có thể đến gõ cửa một cách thoải mái khi cần sự giúp đỡ.

Những người bạn như thế làm sao có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Đến một tuổi nào đó người ta khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, cảm thông và tin cậy.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.”

Lê Hữu

hoanglanchi
#254 Posted : Tuesday, July 30, 2013 9:19:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Vụn Vặt Tháng Bẩy-Đọc Và Viết Thơ!


Nam Cali mấy hôm nay bỗng trở lạnh nhiều vào sáng sớm và đêm khuya. Có hôm lại mưa đêm nữa. Sài Gòn mưa nắng hai mùa làm tôi sợ mưa nhưng mưa đêm thì thú vị. Nghe tiếng mưa tí tách ngoài cửa sổ thật dễ chịu. Một người bạn còn nói rằng mỗi khi trời mưa thì Mỹ giống Sài Gòn quá!

Khi tiết trời se lạnh thì dễ cho người ta có hứng viết thơ. Tôi không thích thơ, dù là đọc hay viết và chỉ thỉnh thoảng mới “đụng” đến nàng thơ. Nói cho chính xác thì tôi không thích kể từ khi ra hải ngoại. Lý do là sau này nhiều thi sĩ quá. Cứ như lá mùa thu ấy thôi. Người người làm thơ, nhà nhà in thơ. Trong lúc mình đang long đong, đang vất vả kiếm sống hay đang “bực bội” “cáu sườn” với việt gian mà phải đọc thơ thì trời ơi là một cực hình. Không chỉ thơ mà nhạc nữa kia. Tôi chỉ dành thì giờ thưởng thức những thứ ấy khi không âu lo một chuyện gì đó, tinh thần thoải mái. Cũng như hoạ hoằn lắm tôi mới nổi hứng lăng quăng vài câu thơ.

Cuối tuần trước tôi nhận bó muguet từ người bạn. Bình thường Nhận, thì rất nhiều thứ từ thân hữu. Nhưng nhận với vài giòng đặc biệt của riêng người ấy thì nó sẽ khác. Nôm na là vầy tôi có thể nhận cả “một đống hoa lá cành” từ người A rất đẹp nhưng tôi chỉ liếc sơ và không xúc cảm gì cả. Ngược lại, có khi tôi chỉ nhận một giỏ hoa muguet hay một chùm hoa giấy từ người B với vài giòng chữ thì lại gây xúc cảm cho tôi. Quà net được fw không ai giống ai là vậy. Vì thế, sáng thứ Bẩy, tôi biết là người ấy bận, bận ghê lắm nhưng vẫn dành thì giờ gửi một bó muguet cho tôi kèm một giòng nhắn thì tôi thấy vui vui.

Tôi bèn viết vài vài giòng thơ tự do. Thơ tự do dễ, khỏi cần vần điệu. Thơ tân hình thức càng dễ viết hơn nữa! Tôi chọn lọc người nhận. Thì một người trong nhóm reply all với một bài thơ. Tôi hơi đau khổ khi nhận! Vì bài thơ mang hơi hướng Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH! TTKH là một tác giả mà tôi rất ác cảm. Tôi không thích thơ TTKH. Với cá nhân tôi, thơ TTKH dở và quê chết đi được. Hai câu tôi ghét nhất là “Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi người ấy có buồn không”. Tôi nói rằng Hỏi gì vô duyên lãng nhách. Đương nhiên là phải buồn khi người yêu đi lấy chồng!



Với tôi thì không phải mọi bài thơ thuở tiền chiến đều là hay, là khuôn mẫu cho mình noi theo và hít hà. Vào thời kỳ phôi thai của chữ quốc ngữ, giai đoạn mà phụ nữ còn bị kín cổng cao tường thì một bút danh nữ xuất hiện với những câu “bạo dạn” theo kiểu “Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, Ái ân lạt lẽo của chồng tôi” đã có ấn tượng mạnh cho giới văn chương cũng như độc giả thời đó. Còn thật sự có hay không thì câu trả lời của cá nhân tôi là Không.

Thật tình mà nói, có hai điều đọc từ nghệ thuật mà tôi không ưa là câu thơ trên (Ái ân lạt lẽo của chồng tôi!) với (Vũ Thành An- Mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng). Tại sao ư? Tôi nghĩ là đa số phụ nữ thời tôi đều biết câu trả lời cho tại sao!

Trở lại thơ tiền chiến thì tôi cũng không thích vài bài của Nguyễn Bính. Với tôi nó quê mùa và giống vè, ca dao quá. Có một bài tôi hay nhại là:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh lè!
Tuy thế, Chân Quê của Nguyễn Bính có những câu hay như:
Nào đâu cái áo lụa sồi
Cái khăn mỏ quạ nhuộm mầu nâu non..
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi…

Tôi thích thơ hùng vì thế thuở bé tôi thích những câu thơ hào hùng của Huỳnh Văn Nghệ viết khi ông đang kháng chiến chống Pháp. [1]

Hay mấy câu của Vũ Hoàng Chương
Trả ta sông núi! Từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha,
Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta!
(Vũ Hoàng Chương) [2]


Tương tự sau này tôi “đắm đuối” với “Ta Về” của Tô Thuỳ Yên vì có những vần thơ hào hùng:

Làng ta ngựa đá đã qua sông..
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này.
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ..
Phạm Thiên Thư có mấy câu này rất hay:
Xưa em là chữ biếc,
nằm giữa lòng cuốn kinh,
anh là thiền sư buồn,
ngồi tụng dưới ánh trăng

Lạ một điều là tôi thích thơ Hà Huyền Chi và không cảm được Du Tử Lê.

Người làm thơ bây giờ với tôi thì Phạm Ngọc có thể nói là khá hay rồi Trần Vấn Lệ và một nick trên net có cái tên kỳ cục Cà Phê Suốt Ngày! Nick này làm thơ tự do khá hay. [3]

Một số câu rải rác từ nhiều bài thơ của Cà Phê Suốt Ngày:

Ai hay sỏi nhỏ tan thành cát
Vào đỉnh không trung bụi cuốn trời
Có lẽ triệu năm còn vẩn thể
Trong vòng vô định để rong chơi.


Nén hương thở khói như ngừng đọng
Đôi mắt ban thờ hiện rất trong
Và cái mỉm cười âu yếm nhớ
Con sông già, đẵm nước lá dong.


Đêm vành vạnh trăng 15, 16
Ngày trắng sân trường đệ Tứ, đệ Tam
Lá Phượng Vĩ xanh mà lòng anh như nắng
Hoa nung trời tô đẫm lên son.


Tôi đem dăm cánh hoa Gạo ra ngòi
Xếp chồng lên nhau làm con thuyền bé
Chở sang bên kia bờ tâm tình non trẻ
Để buổi chiều chị bớt xa xăm.


Một người bạn cũ mà tôi nhốt rất kỹ trong ngăn tủ, chép cho tôi bài “Tình Mất” của Huy Cận, tôi thấy thích vì nói hộ mình vài điều.

Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,
Chân xa mau, lòng chưa kịp giao thân,
Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,
Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ..

Ôi! Bao kẻ chỉ một lần gặp gỡ!
Bởi vì sao lòng tôi rất thương đau
Khi nghĩ thầm: "nếu ta đã gần nhau!..."
[4]

Ơ, bảo rằng mình không thích thơ mà từ sáng đến giờ tìm thơ, đọc thơ!
Hoá ra Quỳnh nói thế nhưng mà không phải thế!

Hoàng Lan Chi 7/2013

[1] Trích từ Wikipedia về Huỳnh Văn Nghệ

Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:

Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").
Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.

[2]
Đoản văn:

Trả Ta Sông Núi Từng Trang Sử

Hoàng Lan Chi

Trả ta sông núi! Từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha,
Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta!
(Vũ Hoàng Chương)



Chỉ còn vài tuần là hết một năm. Thời gian lúc nào cũng như bóng câu qua cửa sổ. Trời cuối năm, sau những tưng bừng của Giáng Sinh là mưa phủ và giá lạnh. Giờ đây, tôi bắt đầu thèm nắng ấm Sài Gòn. Núi sông kia, ta mất đi và sông núi này là vay mượn. Hơn nửa đời hư với bao thăng trầm. Ngoảnh đầu, mái tóc đã sương pha. Ngoảnh đầu, cố quận cũng vời xa.

Chuyến ra đi thứ nhất với bao vất vả mà bản thân thì quá bé nên hồn nhiên vô tư lự. Từ Thái Bình luồn lách bao chặng đến Hải Phòng. Lênh đênh tầu cuối vào Nam. Mọi cái người lớn lo. Những năm tháng thanh bình ngắn ngủi. Nhưng chỉ một thời đó thôi mà bao nền móng được dựng xây và trăm hoa nở rộ vuờn văn hóa. Từ những ngàn hoa này, tôi được biết về nơi sinh ra và phải bỏ đi. Đuợc biết núi sông này, ai chia cắt và những ai đang đòi lại lịch sử hùng oai. Ngày đó, tôi chỉ biết học. Nhưng đâu chỉ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn mà còn là hai chữ Biết Ơn.

Không nói suông như ai kia cải lương chữ nghĩa. Chốn học đường theo kêu gọi của Thầy Cô, tôi với thư hậu phương gửi người tiền tuyến và quà cho chiến sỹ miền xa.

Thế cuộc đảo điên. Người tâm huyết thì đồng minh bức tử. Kẻ tiểu nhân thì chễm chệ vị ngôi. Nhìn xứ người, lao đầu kinh tế khi bị trói tay quân sự mà ngậm ngùi. Cũng Á Châu mà xứ hoa đào với giấc mộng bá quyền đã thăng hoa khiến Tây Phương kiềng mặt. Còn Việt tôi, ôi Trưng Triệu nữ nhi vung gươm để lưu danh thiên cổ. Lý Lê Trần bao anh hùng sách sử còn ghi. Nay đâu?

Cuộc di cư thứ hai với vô vàn khổ ải. Bởi xứ người, ngôn ngữ, tiết thời, văn hóa, thẩy thẩy làm dân tôi điêu đứng.

Thế mà chỉ mới hơn 30 năm. Hờn vong quốc, ai là người đã quên mối hận? Ai là người toan tính bắt tay? Ai là kẻ hám danh quên đi những tháng ngày xưa ấy?

Không đòi, ai trả núi sông ta !
Ai là kẻ không đòi mà còn trói tay kẻ khác?

Việt Nam ơi, ta nhỏ lệ cho người.

Hoàng Lan Chi 2006

[3]
Một số thơ của nick Cà Phê Suốt Ngày

Viết cho chị

Thế là chị về bên ấy
Hàng Xoan mùa này đã tím lắm rồi
Tôi nhớ một trưa nắng vàng bóng nhẫy
Quá khứ là con diều giấy trên đê


Thế là nơi đây còn lại giấc mơ
Dòng sông thủy chung êm đềm chẩy
Và mùi hương Ngâu mỏng hơn tơ
Tất cả những gì ngày xưa vẫn vậy

Tôi đem dăm cánh hoa Gạo ra ngòi
Xếp chồng lên nhau làm con thuyền bé
Chở sang bên kia bờ tâm tình non trẻ
Để buổi chiều chị bớt xa xăm

Tôi không biết bên ấy có buồn không
Cũng chưa lần nào nghe ai nói
Nhưng cứ từng mỗi hòang hôn
Gió nhắn trên sông như lời chị gọi


Phượng Vĩ

Mùa để thương con đường Vĩ đỏ
Em ngày xưa có khác bây giờ?
Ga, bến cuộc đời xa nhau vẫn nhớ
Má, môi hồng hực lửa cháy trang thơ


Đêm vành vạnh trăng 15, 16
Ngày trắng sân trường đệ Tứ, đệ Tam
Lá Phượng Vĩ xanh mà lòng anh như nắng
Hoa nung trời tô đẫm lên son

Thềm chiều lịm ngất bờ nón nghiêng
Trăm mái tóc dài gió bay một hướng
Phượng Vĩ trên cao và hồn anh bướm lượn
Đậu nhé em ghé xuống vai mềm

Mắt che tay bao quá khứ chưa quên
Ngát hương thơm của mùa rộn rã
Nào phải đâu là hoa là lá
Phấn thơ ngây trăm buổi đợi tan trường

Ai ghép được tim thời gian rạn vỡ
Níu màu trời thổn thức tuổi say mơ
Những con đường ướt đằm ký ức
Phượng Vĩ xưa còn thắm đến bây giờ


Hà Nội anh về

Mình bắt đầu từ đâu?
Ngày phố chưa có những căn nhà lấn lòng đường nhức nhối ?
Ngày góc Trần Hưng Đạo, Cơm Nguội trải màu vàng cội?
Ngày Nhị hà sôi nổi phút chờ trông ?
Bắt đầu từ nhớ mong
Hà Nội sang mùa thay son mới
Những vạt áo ngày xưa vẫn giấu vẻ thẹn thùng
Mái ngói thương mưa
Qua mùa nắng đợi
Má tiểu thư từ độ biết tô hồng
Em bắt đầu từ bài thơ suông
Anh cảm nhận một lần xa xứ
Bức thư đêm không bao giờ ngủ
Trằn trọc khuya từng chữ hiện về

Gió máy lê thê
Con đường một mình và lằn xe cũ
Hoa bắt đầu từ nụ
Mình bắt đầu sau cái hôn mềm
Dễ gì quên
Như bàn tay hơn ngàn lần nắm
Như hàm răng trắng
Môi cười khuyết vành trăng

Em ươm chuỗi tháng năm
Thức sáng những ngôi sao để Đông về ăn cưới
Ngư phủ bấp bênh dong buồm đợi
Sóng, nước chờ em và đôi mắt trả lời

Anh về, mình sẽ có đôi
Hà Nội thèm cơn say
Rượu cẩm ngoại thành còn ai cất nữa ?
Chiều nay em dạo phố, mũ, khăn len hãy đủ….
Giữ hộ anh hơi ấm một lần thôi


Những ngày cận Tết

Cận kề Tết, độ mươi hôm nữa
Bánh chưng năm ngoái vẫn còn nguyên
Trong ngăn đá, đủ đầy khoanh, cũ
Ngoài kia huyền thoại rụng êm đềm

Con sông già trôi ngang ký ức
Những buổi chiều hăm mấy cuối năm
Mẹ, khăn quấn, sau bàn, xếp lá
Da thời gian, trán bố, nhăn nhăn

Tết sẽ cận kề mươi hôm nữa
Chợ lại đầy, đỏ ối xác bao
Cuối tuần soạn áo quần, phẳng nếp
Bận bịu còn quà kiếc xôn xao

Hôm nay sáng sớm sương nhiều lắm
Rồi bỗng rưng rưng chuyển nắng vàng
Có mấy loài chim không tránh rét
Bay về trong lúc sắp xuân sang

Trên đồi đã thấy xinh tươi lại
Đôi lần mưa đến trải niềm tin
Nửa đêm đánh thức như lay gọi
Ngỡ nước sôi già, thả bánh chưng

Không dám bật đèn, yên lặng sợ
Ánh điện làm biến mất xa xăm
Víu cơn mộng mị, lo lo quá
Trở mình nhẹ thế cũng qua đêm

Nén hương thở khói như ngừng đọng
Đôi mắt ban thờ hiện rất trong
Và cái mỉm cười âu yếm nhớ
Con sông già, đẵm nước lá dong

Tết sẽ cận kề mươi hôm nữa
Vắng vẻ không người, bếp cũng không
Ngăn đá vẫn ắp đầy nguyên vẹn
Một mình, ai gói bánh chưng xanh


Uống rượu với trăng

Chia đôi nậm rượu cùng trăng cổ
Nửa ngược sông dài, nửa bến xuôi
Chợt gió đâu về đơn lẻ quá
Ngoảnh nhìn chỉ thấy bóng mình thôi


Em cười vui bước xa ta dạo…
Ước hẹn trên môi cuộc trở về
Ta cũng phong trần miền dạ thảo
Gối đầu chờ đợi buổi đam mê

Ai hay sỏi nhỏ tan thành cát
Vào đỉnh không trung bụi cuốn trời
Có lẽ triệu năm còn vẩn thể
Trong vòng vô định để rong chơi

Tội cho ta quá về nơi cũ
Tìm lại giang đầu vớt lá xưa
Triều thủy đâu còn nguyên vẹn nữa
Cuối nguồn nhân thế chịu tang mưa

Tôi quì xuống lạy vùng dương thế
Trả kiếp trăng ngần xuống đáy sông
Trời hỡi bàn tay tôi giá lạnh
Những điều tôi khấn tự tâm linh
Đêm nay trăng uống hồn e thẹn
Giấu mắt môi xinh, giấu dáng hình
Tôi vẫn gối quì trong thăm thẳm
Ngậm vào cho máu bớt rưng rưng


[4]
Tình Mất

Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,
Chân xa mau, lòng chưa kịp giao thân,
Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,
Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ..

Một lời nói nếu có gan ướm thử;
Một bàn tay đừng lưỡng lự trao thơ;
Một lúc nhìn thêm, đôi lúc tình cờ,
Chắc có lẽ đã làm nên luyến ái...


Yêu biết mấy nếu có lần gặp lại!
Tôi vụng về, tôi ngơ ngác, nên chi
Người bên tôi mà để người đi,
Tôi làm nũng, quyết giữ lòng kiêu hãnh;

Người ở đó, tôi làm như ghẻ lạnh;
Người đi rồi, thôi mong mỏi gì đâu!
Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau,
Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến.

Ôi! Những kẻ cùng tôi không hứa hẹn!
Người không quen nhưng tôi chắc sẽ yêu;
Mặt vừa nhìn mà chân đã muốn theo;
Tình mới chép một hai dòng nhật ký;

Tên viết tắt, tin rằng lòng nhớ kỹ
Bạn một hôm đi đến rất tình cờ;
Tình quên đi ở trong những bức thơ
Viết không gửi, xếp nằm trong sách cũ;

Ôi! Bao kẻ chỉ một lần gặp gỡ!
Bởi vì sao lòng tôi rất thương đau
Khi nghĩ thầm: "nếu ta đã gần nhau!..."


Huy Cận
hoanglanchi
#255 Posted : Friday, August 2, 2013 7:48:14 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Chân Lý Bên Này Pyrenee’

Kiêu Kiêu



Ai có quyền kiêu nhỉ?



Tôi nghĩ có nhiều người chứ nhỉ nếu hiểu rằng kiêu là hãnh diện cái mình có. Còn nếu hiểu kiêu là tự cho mình tài giỏi rồi khinh người khác thì số kiêu này chỉ rơi vào những người “thần kinh”.



Những người có tài thật thì có phải là họ tự cho mình tài không? Tôi không nghĩ thế. VD nhạc sĩ danh tiếng thì là họ có tài thật chứ đâu phải họ tự cho. Vì có tài thật nên đôi lúc họ có vẻ hơi lên mặt một tí thì có sao đâu? Cô hoa hậu xinh đẹp thỉnh thoảng vênh mặt một tí có sao đâu? Ơ nhìn trẻ con thì cũng đủ biết trời sinh ra còn người kiêu hãnh là “nhân chi sơ tính bổn kiêu” cơ mà. Mấy cô bé con xinh xinh là cái mặt cứ vác lên, đi đứng xoè áo đầm điệu hạnh. Còn mấy cô bé xâu xấu mà không ai vồn vã, nựng nịu thì có bao giờ vênh mặt đâu cơ chứ? Đấy, suy từ trẻ con ra thì sẽ thấy người lớn khi có chút tài năng hay nhan sắc gì đó thì thế nào cũng hơi kiêu kiêu.



Tóm lại, với tôi thì hơi kiêu kiêu là cái nét độc đáo của tài năng và nhan sắc mà tôi chấp nhận được.



Còn người khác thì sao nhỉ? Có ai “đồng điệu” với tôi không?



Chân Lý Bên Này Pyrenee’



Tôi là người Bắc, Bắc Kỳ 54 và học Gia Long nên không còn là Bắc Kỳ rặt nữa. Chẳng hạn như tôi không mầu mè loanh quanh mà nói thẳng. Tuy vậy tôi có những cái khó tính đặc biệt của dân Bắc. Hôm nay tôi hơi bối rối vì đụng phải một chuyện từ một ông Nam Kỳ. Tôi bèn gửi lên đây để hỏi các vị Nam Kỳ khác nhé.



Thế này tôi là người tham gia viết bài trên net từ năm 2000. Thuở ấy net còn hiếm hoi người tham gia lắm. Hầu hết là giới trẻ vì bọn chúng thông thạo kỹ thuật và vài người già ở hải ngoại. Có lẽ tôi là bà già duy nhất trong nước tham gia forum, phố rùm rất sớm. Chỉ sau một năm là tôi biết cách “upload” cả hình lên forum. Từ đó các bài viết của tôi tưng bừng hình ảnh. Điều tôi muốn nói là nếu ai theo dõi mợ HLC thì sẽ biết tỏng ngay rằng thì là mà mợ này học ở đâu, làm gì, đang lang thang nơi rừng gió Virginia, nơi ngàn thông Oregon hay nơi đường phượng tím Cali! Cũng biết tỏng ngay dung nhan mùa hạ của “mợ ta” mỗi năm. Nghĩa là tôi là một người không hề ngại khi gửi hình mình.



Cách đây không lâu khi trò chuyện với một ông Nam Kỳ, nhân nói đến cái gì đó, tôi bèn gửi hình tôi với lời chú thích “Tôi là bà già rồi nhé. Nhưng coi bà già đã gần bẩy mươi mà còn ngon không?” Sở dĩ gửi vì tôi cho rằng ông này mới quen sẽ không xem được nhiều hình từ tôi mà hình đưa net thì cũng chọn lọc còn hình gửi riêng thì sẽ khác.



Bình thường nhóm bạn “masculin” made in Bắc Kỳ của tôi sẽ có phản ứng sau: họ sẽ reply là ờ tuy bà già nhưng trông còn ngon lắm. Chỉ thế thôi. Nhưng ông Nam Kỳ này thì ... “ lại quả” cho tôi bằng một cái hình của ông ta với lời chú thích “Chưa ngon, cái này mới ngon nè”.



Tôi hơi chưng hửng. Đàn ông ít ai gửi hình. Thậm chí có một ông, tôi quen mấy năm, chơi cũng thân và vui vẻ mà tôi không hề biết mặt ông nên có lần tôi “gào” lên “Ông gửi hình cho tui coi mặt mũi ông ra răng?” Ông bạn hì hì “Bà bà ơi, mặt tôi giống khỉ đột, làm sao đẹp như bà bà mà gửi?!” Tôi lại chí choé “Ông vừa phải thôi. Bà bà đục ông bi giờ. Tôi nghiệm thấy người nào nói mình xấu thì lại đẹp như Phan An tái thế!”. Cho đến giờ phút này lão hải quân NKC ý vẫn “ngoan cố” không gửi hình cho tôi coi đấy!



Vì thế với ông bạn Nam Kỳ này tôi chưng hửng. Tuy giao thiệp nhưng mức độ “rất thân” thì không có vì tôi hoàn toàn không tìm hiểu ông làm gì, mấy vợ, mấy con…Vì thế, đương nhiên tôi không có nhu cầu tìm hiểu xem dung nhan mùa hạ của ông có oi ả hay không!



Sau này khi tôi nêu thắc mắc trên thì ông giải thích là “Theo phép lịch sự, khi người ta gửi hình thì mình gửi lại”.



Ố là la, thưa quý ông “made in Petrus Ký”, mần ơn cho HLC biết có phải tất cả dân made in Nam Kỳ Quốc đều có phép lịch sự đó không vậy? (cười)



Hoàng Lan Chi 8/2013
hoanglanchi
#256 Posted : Tuesday, August 6, 2013 10:25:14 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Chủ Nhật tìm Ngũ Cung để thơm ngát Hương Ngọc Lan


Một- Ngũ Cung

Một người bạn hỏi tôi về Ngũ Cung. Tôi tóm tắt với anh là “Ngũ cung coi như chỉ có 5 notes. 2 notes cao của Tây Phương không được dùng. 5 notes còn lại nghe êm dịu, ngọt ngào”. 2 notes mà Phương Đông ít dùng là Fa và Si.

Thật tình về Ngũ Cung, tôi chỉ nhớ được như thế. Tôi đi tìm chương trình của Vĩnh Lạc nói về Ngũ Cung. Phải nói rằng nghe Vĩnh Lạc nói chuyện thì rất thích. Người gì mà nói năng cứ như nước chẩy hoa trôi. Kiến thức của Vĩnh Lạc đáng cho nhiều người nghiêng mình nhất là “Chữ và Nghĩa”.

Nghe có cái gì lơ mơ gì đấy.” Vĩnh Lạc mở đầu chương trình nói chuyện để nói về Ngũ Cung rất có duyên như vậy. Đúng là nghe lơ mơ chứ không hiểu tường tận (tất nhiên trừ nhạc sĩ chuyên nghiệp). Nhiều năm trước, khi tôi thích bài viết về vợ của cố nhạc sĩ Hiếu Anh, anh nói rằng nó là ngũ cung. Tôi nghe thì đoán rằng ngũ cung là một cái gì đặc biệt của Phương Đông. Rồi một nhạc sĩ khác cũng tâm sự với tôi “Những bài …là tôi viết theo ngũ cung đấy chứ”.

Cho đến khi nghe được Vĩnh Lạc nói chuyện, có đệm đàn minh hoạ thì tôi hiểu được ngũ cung. Hiểu nhưng không diễn tả lại được cho gẫy gọn. Chỉ tóm một phát là “Cung phải hiểu là tone mà thôi. Có 4 loại ngũ cung: 2 ngũ cung Mông Cổ, một Trưởng một Thứ (là sườn để phát triển các loại ngũ cung khác), ngũ cung Nhật, ngũ cung Tây Nguyên của Việt Nam”.

Đây là link chương trình phát thanh nói về Ngũ Cung trong “nhà Huỳnh Chiếu Đẳng” của Vĩnh Lạc:

http://ndclnh-mytho-usa.org/Aud...The%20Ngu_Vinh%20Lac.mp3

Hai- Nhạc Tây Nguyên

Phải nói tôi rất thích nhạc Tây Nguyên.

Hai câu “Còn một chút gì để nhớ để thương” ( Phạm Duy) và “Đèn soi..Là cả một cõi thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi”, (Văn Cao) theo Vĩnh Lạc, hoàn toàn là từ ngũ cung Tây Nguyên.

Nhạc Tây Nguyên nghe có gì đó vô cùng quyến rũ. Nghe là gợi được hình ảnh của một núi rừng hùng vĩ, gió lồng lộng. Vĩnh Lạc cho rằng lời của Bóng Cây Konia tuy dở ẹt (nhạc sĩ trong nước) nhưng về nhạc thì ăn đứt “Em Pleiku má đỏ môi hồng” của Phạm Duy dù cả hai đều khai thác ngũ cung Tây Nguyên. Tôi công nhận Vĩnh Lạc nói đúng.

Hôm nay đặc biệt nghe nhạc trong nước, núi rừng tây nguyên bởi một người đã mất: Y Moan

http://nhacso.net/nghe-nhac/doi-chan-tran.W11ZWkda.html

http://nhacso.net/nghe-nhac/em-...-thuong-ai.XV5VW0NY.html


Giờ này tôi bỗng ao ước một nho nhỏ: một sân vườn ngát hương ngọc lan, một ao súng be bờ với sỏi và cuội, lửa bập bùng trong tiết trời se lạnh và nghe nhạc tây nguyên! (có vẻ tôi bội thực bởi nhạc mì ăn liền lướt thướt của các nhạc sĩ gốc khoa học gia chăng?)

Ba- Hương Ngọc Lan

Trên đời này, mùi hương quyến rũ tôi nhất là hương ngọc lan rồi đến hương nhài. Tôi yêu hoa hồng nhưng kỳ lạ hương hồng không ở vị trí số một với tôi.

Hương hồng cho tôi cái ấn tượng sang cả quý phái. Tôi thì không thuộc loại người thích “sang trọng”. Tôi yêu những gì “dân dã”. Đó là lý do tôi say đắm hoa súng.

Trở lại với hương ngọc lan. Mùi hương ấy có lẽ theo tôi từ thuở ấu thơ. Người Bắc có vài “tục” mà ngọc lan trong chùa là một. Tôi nghe nói chùa ngoài Bắc hay trồng ngọc lan. Chùa trong Nam mà tôi có dịp ghé thường xuyên là Chùa Xá Lợi thì dường như không có. Khi còn bé, bà ngoại tôi mỗi lần đi chùa về là thường có ngọc lan. Những búp ngọc lan trắng muốt và hương thơm thật là tinh khiết. Năm đệ nhị, tôi “yêu say đắm” GS Việt Văn, Cô Phạm Thị Nhung. Ngôi nhà số 38 Đinh Tiên Hoàng của cô mà tôi đến thường xuyên có cây ngọc lan rất lớn ngày đầu ngõ trong sân. Cũng gần đó nhưng không phải trong sân mà là ngoài đường là cây bằng lăng tím. Mùi hương của ngọc lan rất nhẹ nhàng và đem đến cho chúng ta sự cảm nhận tinh khiết.

Ngoài hương ngọc lan, hương nhài cũng đem cho tôi một cảm giác dịu dàng, thanh thản. Có lẽ tôi yêu hương nhài vì ngày đó trà hay được ướp hoa nhài. Yêu một cái gì đó thường có xuất xứ từ tuổi thơ.

Tôi còn nhớ một quán nhạc ở Gia Định. Tôi thích đến đây chỉ vì đó là cà phê sân vườn rất ấm cúng. Đặc biệt mỗi bàn để một dĩa xinh xinh có ít hoa nhài. Trong đêm vắng, hương nhài thoang thoảng và nghe Hòn Vọng Phu hay Người Về thì thật tuyệt.

GS Phạm Thị Nhung có một bài về Hương Ngọc Lan rất hay. Xin giới thiệu:



TÂM TÌNH VỀ HOA NGỌC-LAN

Phạm Thị Nhung
(Cựu GS Gia Long)



Thân tặng các em Hoàng-Lan-Chi, Ðỗ Quân và Kim-Thu


Ngọc Lan Ấu Thơ- Đỗ Quân phổ thơ GS Phạm Thị Nhung. Xin nghe Đỗ Quân hát

http://thuvientoancau.org/Hoang...i/Music/NgocLanAuTho.mp3


Mẹ tôi là một phụ nữ nổi tiếng đẹp trong giới nữ lưu Hà thành thanh lịch nửa đầu thế kỷXX. Mẹ ăn diện đúng mode LE MUR Nguyễn Cát-Tường, áo dài quần cùng mầu, trông vừa sang trọng vừa mĩ miều chải chuốt; và đặc biệt mẹ rất thích hoa ngọc-lan.
Ngay khi vừa tậu được ngôi nhà gạch đúc hai tầng lầu rộng thênh thang ở số 11 bis phố Phủ Doãn Hà Nội, năm tôi mới ba tuổi, bố biết mẹ yêu hoa ngọc-lan, đã cho trồng một cây ngọc-lan tán xoè rầt đẹp ở ngay trong sân nhà.

Mẹ tôi có mái tóc mây vừa rậm dài, vừa óng ả tha thướt, mỗi khi gội đầu, mẹ sai chị bếp nấu một nồi nước thật to với hoa ngọc-lan để người xả tóc; Và trên mái tóc rẽ đường ngôi lệch, vấn trần của mẹ, đến mùa ngọc-lan, không khi nào thiếu vắng một búp lan trắng muốt, ngát thơm giắt tóc.

Vào mỗi độ hoa, xuân thu nhị kỳ, đêm nào có trăng thanh gió mát, bố mẹ tôi lại ra ban công ngồi uống trà, thưởng thức hương lan, chúng tôi ríu rít vây quanh. Bố mẹ đã truyền cho tôi lòng yêu thích hoa ngọc-lan từ đó.

Tôi lại là một cô bé không biết do bẩm sinh, hay ảnh hưởng từ tâm tính bố mẹ, mà đa cảm và lãng mạn quá cỡ. Mới bốn tuổi đầu, nghe mẹ đi phố về kể với bố chuyện người đẹp Tố Uyển, con bà Tư, đã phụ tình thi sĩ Vũ Hoàng Chương để lấy ông cử Cương (sau được bổ làm tri huyện ở Quế Dương). Nào tôi có biết mặt mũi Vũ Hoàng Chương ra sao, cái khổ thất tình thế nào, nhưng tôi đã linh cảm và thương cảm đến nỗi bỏ cả ăn, trốn vào một xó tủ, ngồi khóc sưng cả mắt.

Những ngày Mỹ chống Nhật phát xít, thả bom Hà Nội (1944), gia đình tôi, gia đình ông cậu, và gia đình một người bạn thân của bố mẹ tôi, rủ nhau về Cót (tức làng Yên Quyết), quê nội tôi để lánh nạn. Quê tôi đẹp lắm, trước cổng làng có cây si cổ thụ, cành lá xum xuê, nhiều tàn lá lả xuống, la đà trên mặt nước sông Tô Lịch. Trong làng, nào vườn tược cây trái với những giàn nhót trĩu trịt những quả đỏ chín mọng, với những chùm khế ngọt vàng ửng; nào ao cá, bèo tấm; nào đầm sen ngát hương ; nào ngõ trúc quanh co dẫn vào ngôi chùa cổ kính ; nào lũy tre xanh bao bọc lấy làng. Bên ngoài thì đồng ruộng bát ngát, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những vườn rau xanh mướt với đủ loại húng quế, thơm, mùi, hành, hẹ…

Hồi tránh nạn bom Mỹ, gia đình cậu tôi và gia đình người bạn bố mẹ tôi ở đậu nhà người làng, riêng gia đình tôi thì vào ngụ ngay trong chùa Cót, ngôi chùa do sư bà Thanh Tuệ trụ trì. Sư Bà là học trò của sư tổ Mễ Sơn, anh ruột của ông nội tôi, đã trốn nhà đi tu từ hồi bẩy tuổi, nay đã lên chức Hoà Thượng. Hồi ấy, người vẫn còn trụ trì tại chùa Mễ Sơn tỉnh Hà Ðông. Sư Bà đối với chúng tôi như người trong một gia đình, gia đình sư tổ Mễ Sơn.

Chúng tôi về chùa, không phải chỉ vì mê món bánh đúc lạc chấm tương bần, hay món nộm bún với rau cần, trộn thêm đậu phụ với vừng rang, ăn ngon hết biết, mà còn vì mê cây ngọc- lan cổ thụ trong sân chùa. Thường khi mẹ tôi tới thăm chùa, vào mùa hoa ngọc-lan, thế nào sư Bà cũng sai sư cô hái cho một đĩa đầy hoa ngọc-lan, trước để mẹ cúng Phật, sau lấy phước giắt tóc, tắm mát. Chị em tôi thì đua nhau nhặt cánh lan rơi,ních đầy túi áo, đem về nhà, bắt chước mẹ, đòi u già đun nước tắm cho thơm da, mát thịt.

Những chiều nhàn rỗi, trong khi người lớn vào nhà trai nghỉ ngơi, thì mấy anh chị lớn rủ nhau sang sân chùa Láng, bên kia con đường cái quan để vui chơi. Riêng tôi ở lại chùa Cót, tôi đi tha thẩn trong vườn, loanh quanh bên cây hoa ngọc-lan, ngắm những cánh hoa ngà ngọc rơi rớt và trải thảm trên mặt đất mà không khỏi tiếc nuối…; tôi lại mượn sư cô chiếc chiếu nhỏ, trải xuống đất, nằm ngủ dưới gốc ngọc-lan.

Tôi lắng nghe tiếng chim líu lo trên những tàn cây, say sưa nhìn những đàn bướm đủ mầu đang bay lượn trên không, và tận hưởng những làn gió nhẹ lướt qua mặt, đem hương ngọc-lan tới gần, rồi dần dần lan tỏa khắp không gian.
Hương ngọc-lan đã đưa tôi vào mộng, những giấc mộng thần tiên như trong những truyện cổ tích mà mẹ vẫn thường kể cho chị em chúng tôi nghe :

Búp lan vương tóc mẹ
Cánh lan níu áo con
Những trưa trời oi ả
Ngủ dưới tàn hoa thơm.

Hương lan ru hồn mộng
Chim trỗi khúc tưng bừng
Bướm ong,bầy tiên nữ
Múa hát trên không trung.

Mỗi lần về kẻ Mơ, quê ngọai, cũng vậy. Vừa thấy bố mẹ xuất hiện ở đầu ngõ, bác trai tôi đã vội vàng cho kê bộ bàn ghế bằng m ây đan, đặt ngay ngoài hiên, cạnh gốc cây ngọc-lan để anh em rỉ rả chuyện trò. Chị em chúng tôi thì theo mấy ông anh họ đi vặt ổi, bẻ khế hay hò nhau lấy thuyền thúng chèo ra đầm hái sen. Tôi lần nào cũng tìm cớ về trước để được một mình nằm đu đưa trên chiếc võng đay, mắc dưới những tàn hoa ngọc-lan. Tôi nhắm mắt hít thở hương thơm dịu dàng của hoa ngọc-lan, và có cảm tưởng hương lan đang thấm dần vào da thịt, vào tận đáy tâm hồn tôi.
Ngọc-lan quả đã hiện diện và chia sẻ niềm hạnh phúc vô biên trong suốt quãng đời thơ ấu của tôi:

Ngọc-lan trên Cót thượng
Ngọc-lan dưới kẻ Mơ
Quê nội và xứ ngoại
Ngọc-lan, đời ấu thơ !

Ôi những ngày thơ dại
Bên mẹ cha êm đềm
Hương lan quyến luyến mãi
Quê hương, xứ thần tiên!

Bố mẹ thân yêu nay đã chẳng còn nơi thế gian, quê hương thì ngàn trùng xa cách. Có ai ở hoàn cảnh này chắc sẽ dễ dàng chia sẻ quan điểm với tôi khi nghe Ðỗ Quân hát Ngọc-Lan Ấu Thơ mà cho rằng, tiếng hát Ðỗ Quân tuy chưa thật cao và dài để có thể diễn tả hết những tình ý của lời thơ, nhưng cái giọng đó lại đủ trầm và đủ cao để diễn tả một cách xuất sắc một số đoạn thơ của tôi. Như khi tiếng hát Ðỗ Quân vừa để thoát ra ba tiếng -chợt thảng thốt- rồi hạ giọng xuống một chút để lấy đà lên cao dần:

Chiều nay chợt thảng thốt
Thoáng một mùi hương xưa
Một mùi hương thanh khiết
Thánh hóa cả chiều hoang

Và rồi cuối cùng hạ giọng trầm hẳn xuống trong hai câu:

Mùi hương hoa cố quốc
Ôi hương hoa ngọc-lan!

Thì tôi đã bị lôi cuốn và xúc động đến cực điểm, cũng như khi tôi vừa hạ bút ghi được những dòng chữ ấy trong bài thơ, tôi cũng đã bị xúc động đến cực điểm,nước mắt lã chã, và lòng thổn thức mãi mới viết tiếp được những câu sau.

Ðiều này chứng minh, Ðỗ Quân đã đưa được hồn thơ vào nhạc, và sau đó lại đã đưa được tiếng hát vừa gợi cảm, vừa gợi tình mà truyền được cảm xúc đến người nghe.

Trở lại câu chuyện tâm tình về hoa ngọc-lan. Sau khi di cư vào Nam (năm1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước, bố mẹ tôi đã đưa gia đình vào Sài Gòn ), Cũng vì muốn có một cây hoa ngọc-lan trong nhà như ngày nào ở ngoài Bắc,bố tôi bèn cho trồng một cây ngay nơi sân trước, gần cổng ra vào; chẳng ngờ hai cụ chủ nhà bên hàng xóm cứ băn khoăn sợ sâu rơi vào nhà, mẹ tôi nể tình đành cho đốn cây ngọc-lan, làm tôi khóc mãi.

Nhưng một cơ may đưa tới, tôi và ngọc-lan lại có duyên gắn bó với nhau. Khi vừa tốt nghiệp ÐHSP ban Việt Hán tôi liền được bổ vào dạy chuyên khoa về môn Việt văn tại trường Nữ Trung Học Gia-long Sài Gòn. Sau đó, tôi lập gia đình ;chưa đầy hai tháng thì nhà tôi bị gọi động viên, rồi phải chuyển lên làm việc hơn ba năm tại Bệnh Viện 2 Dã Chiến Kontum. Thời gian nhà tôi đi xa, tôi đã sinh cháu trai đầu lòng, hai mẹ con về nương náu nhà ngoại.

Năm 1965, nhà tôi được đổi về Sài Gòn, làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa (hơn một năm sau mới được biệt phái về dạy học tại Ðại Học Dược Khoa ). Vừa chân ướt chân ráo trở lại Sài Gòn, nhà tôi còn đang băn khoăn chưa biết sẽ cùng vợ con ở đâu, thì bỗng nhiên bác BDC, người bạn chí thân của bố tôi từ hồi còn độc thân, đến chơi; thấy nói chúng tôi chưa có nhà ở, bác rút ngay một chùm chìa khóa trong túi áo ra, ném xuống bàn và bảo : bác giao chùm chìa khóa này cho hai cháu về 38 Ðinh Tiên-Hoàng mà ở, cái villa bác vừa mua, mới lấy chùm chìa khóa về, chứ nhà cũng chưa đi xem !.

Chúng tôi mừng quá, ngay tối hôm đó hai vợ chồng mò đến cái villa ở ÐTH, Ðèn đóm chẳng có, ánh sáng ngoài phố hắt vào không đủ sáng. Cửa ngõ thì xộc xệch, khóa sắt hoen rỉ, hí hoáy mãi chúng tôi mới mở được cổng vào. Cả một khung cảnh hoang vu hiện ra trước mắt, cây cối mọc tùm lum, cỏ cao hơn đầu người. Nhìn vào nhà trong thì cửa chính, cửa sổ đều có những cây gỗ đóng đinh chắn ngang; biết chẳng làm gì được hơn, đành ra về.

Sáng hôm sau trở lại, hỏi thăm hàng xóm thì được biết, nhà này chủ nhân đã mất từ lâu, để hoang phế từ đó đến nay, có người con ở ngoại quốc mới về bán nhà. Ngôi nhà này, ngoài vườn, chúng tôi thấy có hai cây cổ thụ, một là cây vú sữa, còn cây kia, cao hẳn hơn, chính là cây hoa ngọc-lan ! Tôi mừng rú lên như vừa gặp lại được người bạn cố tri sau bao năm thất lạc, nước mắt tôi tự nhiên cứ ứa ra…Phá cửa vào được trong nhà thì thấy tường mốc, mái lở, cửa sút, gạch long, mạng nhện giăng khắp chốn…Bố tôi phải cho thợ đến sửa gần một tháng trời ngôi nhà mới trở nên tươm tất cho chúng tôi có chỗ an cư. Ngoài vườn, sau khi cho phạt hết những cây cỏ dại, chúng tôi đã tự tay trồng thêm cây hoa sứ trắng ở gần cổng ra vào, và cây bằng-lăng hoa tím đỏ nơi giáp với hàng rào bên hàng xóm.

Nơi đây, chúng tôi đã sống những năm tháng hạnh phúc nhất, thơ mộng nhất trong cuộc đời. Chúng tôi đã sinh thêm được ba cháu gái, gia đình tôi không bao giờ ngớt tiếng cười của trẻ thơ, với hương thơm của hoa ngọc-lan tỏa ngát không gian, với những cánh lan trắng nuột nà trải thảm khắp sân vào mỗi mùa hoa nở:

Ngôi nhà ai rợp mát
Mái rêu phong nghiêng nghiêng
Cây ngọc-lan cao ngất
Hoa trắng rải đầy thềm.

Hương lan thơm vời vợi…
Nâng niu giấc mộng đời
Cánh lan đùa trước gió
Trẻ thơ rộn tiếng cười.

Ôi quê hương mình thần tiên như thế, ngôi nhà mình thơ mộng như thế mà sao mình phải ra đi biệt xứ, chẳng thể về? Vì đâu? Tại sao? Oan nghiệt này còn đầy đọa dân tộc tôi đến bao giờ ?!

Từ ngày quê hương xẩy ra biến cố 75, cũng như cả triệu đồng bào khác, những cánh chim Gia-Long lạc bầy, bay loạn khắp bốn phương trời, tưởng rồi sẽ đá nát vàng phai,nào ngờ ở nơi đâu Gia-long cũng trỗi dậy vẻ vang, nhập cuộc với đời và tìm về được với nhau, thành lập các hội Ái Hữu.

Ngày 29 tháng 6, Ðại Hội Gia-long Thế Giới để kỷ niệm 80 năm thành lập trường đã được tổ chức linh đình tại Paris. Các cánh chim GL từ VN cũng như từ 27 vùng trời trên thế giới đã bay về tụ hội.

Ngày Ðại Hội quá bận rộn nhưng cũng đầy xúc động. Mấy em GL trong Ban Chấp Hành và tôi, giáo sư cố vấn, trách nhiệm tổ chức. Số người đếm không quá 10 đầu ngón tay, chúng tôi đã phải đôn đáo lo toan, sắp xếp đủ chuyện sao cho Ðại Hội được thành công. Từ 27 bàn ghi danh đóng tiền trước, giờ phút cuối cùng lên đến 31 bàn, các bạn cũng có thể tưởng tượng lúc đầu không khí ồn ào, rối loạn đến thế nào. Ðã vậy thầy trò, bạn bè xa cách đã mấy chục năm, nay gập lại nhau tránh sao khỏi reo mừng, thăm hỏi. tíu tít... Kết quả Ðại Hội đã thành công lớn.

Xuất sắc nhất là chương trình văn nghệ. Ngoài kịch thơ Nhiếp Chính Ỷ-Lan, có hai bài đồng ca : Cô Gái Việt và Gia-Long Hành Khúc do cô Như-Mai điều khiển.

Ðơn ca có Họa-Mi với bài Con Thuyền Viễn Xứ, Giấc Mơ Hồi Hương, Anh Ði Rồi và bài Mười Năm Yêu Anh; Tố-Lan với La Vie En Rose, Kim-Thu với Em Ði Ðâu Mà Vội,Tóc Thề Ơi ! (lời của GL Hoàng-Lan-Chi, phổ nhạc Ðỗ Quân)…(2)

Ngày hôm sau, 30-06, Ngày Gia-Long Hàn Huyên. Ngôi biệt thự rộng 2 ngàn mét vuông tại tỉnh Le Vésinet, vùng phụ cận Paris, đã được GL Phương Thúy cho mượn làm nơi đón tiếp các thầy cô và các GL về dự hội.

Ngôi biệt thự quá đẹp như một thiên đường nhỏ, với nhiều cây cao bóng cả, được điểm trang bằng đủ các loại hoa, đủ sắc mầu, đã cho thầy trò tôi những chỗ ngồi lý tưởng để chuyện trò và chụp hình lưu niệm. Ngoài chuyện thưởng thức những món ăn đặc sắc đủ món tây, ta, tầu do các GL Paris tự làm lấy, còn có đọc tham luận, có trình diễn nghệ thuật cắm hoa …Ðến mãi 10 giờ tối chương trình văn nghệ mới bắt đầu.

Tôi cảm động hết sức khi nghe Kim-Thu hát Ngọc-Lan Ấu Thơ,và được phụ họa bởi hai tiếng đàn guitare của nhạc sĩ Vũ Trí-Hưng và nhạc sĩ Hoàng Chí-Trạch. Kim-Thu đã để hết tâm hồn vào bài ca. Giọng hát em khi trong veo, cao vút, khi trầm ấm thiết tha; nhất là em lại say sưa hát đi hát lại đến ba lần, tạo nên một âm hưởng ngân vang lưu luyến, làm xoáy vào tâm tư người thưởng thức. Cứ mỗi lần em hát đến hai chữ "cố quốc", nước mắt tôi lại rưng rưng, lòng lại thổn thức mãi.

Khi tiếng hát chấm dứt, tiếng vỗ tay vang dội,và đó đây có nhiều tiếng xì xào: hay quá, hay quá !

Ðiệu nhạc và lời ca Kim-Thu còn vương vấn hồn tôi suốt trên đường về.

Hơn 12 giờ khuya mới trở lại nhà. Tôi mệt rũ. Nhà tôi biết tính vợ, dù mệt thế nào, trước khi đi ngủ cũng mò vào phòng đặt computer, mở xem có tin gì lạ của Hoàng-Lan-Chi không, nên đã in sẵn vào giấy những emails của em, để trên đầu giường cho tôi.

Vừa nhìn thấy, tôi đã biết ngay, vội cầm lên xem. Tờ trước là lời Ðỗ Quân mời các bạn vào nghe nhạc phẩm Ngọc-Lan Ấu Thơ, do Ðỗ Quân phổ nhạc bài thơ của tôi, và bài thơ cũng đã được in trọn vẹn ngay đó. Tờ sau là bài Hương Ngọc-Lan do Hoàng-Lan-Chi viết. Em đã làm cho tôi, đêm nay thêm một lần nữa xúc động đến tận tâm can, khi em nhắc lại hai kỷ niệm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của tôi nơi miền Nam nước Việt dấu yêu. Ðó là:

-Những ngày dậy học tại thiên đường Gia-Long:

Các em mừng vui tay rộng mở đón cô về
Thiên đường Gia-Long từ thưở đó mà đi...
Mộng hay thực cô nào hay, nào biết
Chỉ cảm nhận rằng mỗi giờ lên lớp
Như có tiên chắp cánh cho cô bay
Ðứng trên bục cao, phấn trắng cầm tay
Sau lưng bảng đen và các em trước mắt
Cô đã say sưa luận giảng văn chương
Thầy trò ta đã thực sự sống những giờ phút thần tiên…
Cùng với tình yêu thơ ngây, si dại mà em đã dành cho tôi…

-Và sau đó, em còn nhắc đến ngôi nhà thơ mộng, thơm ngát hương hoa ngọc-lan của chúng tôi tại 38 Ðinh Tiên-Hoàng, Dakao, Sài Gòn.
Dĩ vãng lại ùa về và nước mắt cứ thi nhau tuôn rơi trên gối:

[h=4]Ngọc-Lan Cố Hương[/h]
Có những chiều rỗi rảnh
Mẹ hay kể chuyện xưa
Về ngôi nhà thơ mộng
Nơi quê hương mịt mù…

Ngôi nhà ai rợp mát
Mái rêu phong nghiêng nghiêng
Cây ngọc-lan cao ngất
Hoa trắng rải đầy thềm.

Hương lan bay bát ngát
Khách qua cổng dừng chân
Ngước nhìn lên tấm tắc
Chao cây hoa ngọc-lan !

Yêu…vì yêu ngọc-lan
Trời cho ba đứa em
Bố, mẹ, Bằng tìm kiếm
Chọn lan nào đặt tên.

Tố trước rồi Mộng, Mặc
Ba bé gái xinh tươi
Ba đoá lan hương sắc
Nhà mình thêm đông vui.

Chiều chiều như hẹn ước
Bố mẹ và bốn con
Ríu rít ngoài sân trước
Vui vầy cùng ngọc-lan.

Hương lan thơm vời vợi…
Nâng niu giấc mộng đời
Cánh lan đùa trước gió
Trẻ thơ rộn tiếng cười !

Nay quê người xa lắc
Xuân, Thu mỗi độ hoa
Trong mơ còn thảng thốt
Ðâu ngọc-lan ngày qua?

Ngọc-lan, yêu tha thiết
Trọn đời mãi nhớ thương
Vì sao hoài cách biệt
Hỡi ngọc-lan cố hương !
(P. T. N. )




Paris, mùa ngọc-lan Xuân Ắt Sửu (1985)

Cả hai bài thơ, Ngọc-Lan Ấu ThơNgọc-Lan Cố Hương, mới đọc ai cũng thấy lời thơ rất giản di, tình ý rất dịu dàng, chỉ gợi lại những kỷ niệm êm đềm trong những tháng năm hạnh phúc với người thân nơi quê nhà. Nhưng mấy ai đã đoán biết chúng đã được viết với rất nhiều xúc động của tác giả.

Tại sao tôi lại yêu hoa ngọc-lan tha thiết đến thế?

Trong cả hai bài thơ, hương hoa ngọc-lan không chỉ được nhắc đến với những cánh hoa trắng muốt, với hương thơm ngát mà còn là vời vợi, tinh khiết, thiêng liêng đến độ thánh hóa cả chiều hoang Paris.

Ai cũng biết kinh thành Paris được nổi tiếng trên thế giới là một thành phố thơ mộng, với con sông Seine tình tứ, với tiếng chim vang lừng chào đón mỗi sớm mai và líu lo những khi chiều xuống nơi các công viên, nhiều vô số kể trong thành phố. Còn hoa thì phải nói tràn ngập phố phường, lúc nào cũng như Paris đang trẩy hội, khắp cả bốn mùa, mùa nào hoa nấy với hoa đủ loại, đủ mầu sắc để điểm trang cho Paris thêm vẻ mỹ miều, diễm lệ. Nhưng đối với con người lúc nào cũng nặng tình thủy chung, mặn lòng cố quốc thì Paris nhiều khi vẫn chỉ là hoang vắng, vô hồn.

Thế rồi một chiều nao, mùi hương xưa thoáng hiện về đã làm tôi bàng hoàng, thảng thốt... Mà làm gì có mùi hoa ngọc-lan ở cái xứ này? chẳng qua đó chỉ là một mùi hương hoa ngọc-lan bất ngờ hiện về từ những âm vang của kỷ niệm, từ cõi sâu thẳm của tiềm thức. Thế nên hương hoa ngọc-lan ở đây đã vượt khỏi thế giới bên ngoài mà đi vào thế giới nội tâm. Ngọc-lan trở thành một loài hoa tâm tưởng; từng hiện ra nuôi dưỡng hồn thơ và ru êm những nỗi nhớ nhung thương tiếc cuả con người nặng tình yêu dấu.

Vâng, tình yêu hoa ngọc-lan đã bắt nguồn, và đồng thời cũng chính là tình yêu mẹ cha, tình yêu anh chị em, tình yêu lứa đôi, tình yêu con trẻ, tình yêu học trò...

-Hoàng-Lan-Chi ơi, em cũng là một cành hoa ngọc-lan tâm tưởng của cô, em đã chứng kiến và chia sẻ những hạnh phúc tuyệt vời mà cô đã từng được hưởng dưới mái trường Gia-Long, và trong ngôi nhà thơ mộng ngát hương hoa ngọc-lan ở 38 đường Ðinh Tiên-Hoàng, Dakao, Sài Gòn.

Ý thơ còn vượt xa hơn cả những tình cảm thân thương kia, giờ đây hương hoa ngọc-lan còn là Mùi hương hoa cố quốc, còn là Ngọc lan cố hương. Có nghĩa là hoa ngọc-lan đã hóa thân, đã đồng hóa vớI "cố quốc",và " tình yêu hoa ngọc-lan" chính là "tình yêu cố quốc" của tác giả hai bài thơ nhỏ bé kia.

Trong bài thơ Ngọc-Lan Cố Hương, khi tôi bật ra được 5 tiếng: Hỡi ngọc-lan cố hương! thì nước mắt tự dưng trào ra. Tiếng nói sâu thẳm nhất trong đáy tiềm thức đã thoát ra được rồi, thì tất tác giả sẽ không thể nói gì thêm ngoài nước mắt?

Tác giả ước mong những lời tâm tình về hoa ngọc-lan này, không chỉ được những người thân yêu chia sẻ, đồng cảm mà còn được tất cả các anh chị em độc giả vô tình hay hữu ý lướt qua những dòng chữ này.

Thân mến

Phạm thi Nhung 2005
(cựu gs Gia-Long Sài Gòn )


Phụ Lục

Bài viết “Hương Ngọc Lan” của Hoàng Lan Chi viết về “Ngọc Lan Ấu Thơ” của Cô Phạm Thị Nhung


Ngọc Lan Ấu Thơ

Bao năm trời viễn xứ
Cỏ bồng theo gíó đưa
Chiều nay chợt thảng thốt
Thoáng một mùi hương xưa.

Một mùi hương thanh khiết
Thánh- hóa cả chiều hoang
Mùi hương hoa cố quốc
Ơi hương hoa ngọc-lan !

Ai ngàn xưa thường nói
Mưa lưu bước người đi
Nơi đây trời lữ thứ
Hương gọi dĩ vãng về...

Ngọc-lan trên Cót thượng
Ngọc-lan dưới kẻ Mơ
Quê nội và xứ ngoại
Ngọc-lan, đời ấu thơ !

Búp lan vương tóc mẹ
Cánh lan níu áo con
Những trưa trời oi ả
Ngủ dưới tàn hoa thơm.

Hương lan ru hồn mộng
Chim trỗi khúc tưng bừng
Bướm ong, bầy tiên nữ
Múa hát trên không trung.

Ôi ! những ngày thơ dại
Bên mẹ cha êm đềm
Hương lan quyến luyến mãi
Quê hương, xứ thần tiên!

Hương lan quyến luyến mãi
Quê hương, xứ thần tiên!...

Phạm thị Nhung



Hương Ngọc Lan

Hoàng Lan Chi viết


Muời sáu tuổi.
Mộng mơ rủ hoa bướm về trên trang mực tím. Lá me bay khơi nỗi nhớ ngọt ngào. Đoá tường vi tung ước mơ trời cao gió lộng

Con đường bé nhỏ. Một cây bằng lăng tím thả những bông hoa buồn mỗi cuối đông. Một villa thênh thang. Lối vào sâu hun hút. Đầu ngõ ngọc lan xoè bóng mát

Ngôi nhà ấy là nơi – tôi biết yêu lần đầu. Muời sáu tuổi. Tôi mê học hơn hết thẩy mọi thứ trên đời. Trong tôi là hai điều trái ngược : thích khoa học nhưng tâm hồn ăm ắp văn chương. Có lẽ thừa hưởng từ họ ngoại. Và cô bé ngày xưa là tôi luôn chiếm giải nhất về môn Việt văn.

Năm đệ nhị. Cô quá đẹp. Dạy quá hay. Thương cô như thương bao nguời thầy khác. Rồi một ngày. Sáng mai. Nắng rất nhẹ và gió rất dịu dàng. Gió mơn man hôn má cô để tóc mai loà xoà. Tóc mai xoã cho tình ươm đầy mộng. Nào tóc mai thề thốt để lỡ hẹn xưa.

Một “coup de foudre”. Say đắm từ đó.

Và ngôi nhà -bằng lăng tím đầu đường- hoa ngọc lan trong sân là nơi tôi mòn gót tuổi mười sáu ….

Ngọc lan cao. Cành cây cứng cáp xoà tán rộng. Những búp ngọc lan như bàn tay người trong mộng đang gảy tỳ bà thánh thót đêm trăng. Cánh xếp lớp. Khá dày. Ít nhuỵ vàng e ấp dấu trong. Và hương ngọc lan ! Hương ngọc lan toả ngát một vùng trời thơ ấu. Hương ngọc lan dội từ trên không xuống vòng xe đạp nhỏ hờ hững dựa bên bờ tường. Hương ngọc lan sà xuống ôm tóc thề Gia Long. Tôi ngây ngất trong hương lan. Tôi chở về đầy giỏ xe búp lan trắng. Cặp học trò thơm ngát tinh khôi…

Hương ngọc lan nhà cô giáo tôi đấy. Của một thời - năm tôi mười sáu tuổi.

Rồi thời gian. Qua đi. Qua đi. Qua đi. …

Vun vút như bóng câu. Nhìn lại đời mình, sương phủ trắng bờ vai mà chút mơ mộng như nắng chiều phai trong tàn thu. Xoè bàn tay. À không một bàn tay không măng búp ấn nhẹ keyboard.

Ngọc lan. Hương ngọc lan lại toả ngát trong phòng. Hương ngọc lan ấu thơ. Nhạc ngọc lan trầm bổng..

Hương ngọc lan năm muời sáu. Hương ngọc lan của tuổi học trò.

Nhìn nghiêng. Vần thơ diễm ảo. Này là bao năm xa xứ. Chợt một chiều thảng thốt tìm lại hương xưa. Đập gương xưa mong tìm bóng cũ nhưng hương xưa thì chẳng gọi mà cứ từng buớc lén nhẹ từ quá khứ trôi về :

Bao năm trời viễn xứ
Cỏ bồng theo gíó đưa
Chiều nay chợt thảng thốt
Thoáng một mùi hương xưa
.

Nguời nhớ lại mùi hương cố quốc. Tôi não lòng khi đọc chữ “cố quốc”. Nuớc mắt long đong trên bàn phím. Cô ơi, cố quốc đau lòng người viễn xứ. Cố quốc ơi, bao giờ ta trở lại? Mùi hương như thần thánh hoá cả chiều hoang Paris, cả giòng sông Seine đang lờ lững :


Một mùi hương thanh khiết
Thánh- hóa cả chiều hoang
Mùi hương hoa cố quốc
Ơi hương hoa ngọc-lan !



Người xưa nói mưa giữ buớc chân ta nhưng giờ đây hương xưa từ dĩ vãng gọi hồn ta nơi trời ngoại :
Ai ngàn xưa thường nói
Mưa lưu bước người đi
Nơi đây trời lữ thứ
Hương gọi dĩ vãng về..
.


Ôi này, ngọc lan từ thuở ấu thơ. Ngọc lan trên Cót thượng. Tuyệt vời quá. Đã lâu lắm tôi mới tìm lại dòng chữ xưa “Cót thượng”. Ai là người nhớ chăng những “Cót thượng” của vùng quê bắc ấy?
Ngọc-lan trên Cót thượng
Ngọc-lan dưới Kẻ Mơ
Quê nội và xứ ngoại
Ngọc-lan, đời ấu thơ !



Búp lan thơm ngát trời xanh vuớng mái tóc mẹ hiền rồi cành lan quấn quýt áo con thơ. Ta ngủ nhé, hương lan đã nồng đấy :


Búp lan vương tóc mẹ
Cánh lan níu áo con
Những trưa trời oi ả
Ngủ dưới tàn hoa thơm.




Hương lan ru nguời ngủ. Trong mộng lan là chim vỗ cánh bay, là buớm la đà vườn trinh nữ là tiên nữ khúc nghê thường :
Hương lan ru hồn mộng
Chim trỗi khúc tưng bừng
Bướm ong, bầy tiên nữ
Múa hát trên không trung


Tỉnh giấc nam kha. Ôi hương xưa tưởng nhạt nhoà mà trong giây lát đã đưa ta về vùng kỷ niệm. Này mẹ cha âu yếm. Này quê ta sáo diều :
Ôi ! những ngày thơ dại
Bên mẹ cha êm đềm
Hương lan quyến luyến mãi
Quê hương, xứ thần tiên!



Nhắm mắt. Hương lan vẫn nồng đượm ắp trong hồn. Quê hương ơi, tuổi thơ ơi, ngọc lan ơi …ta nghe niềm quyến luyến đang dâng.. đang dâng …vẫn mãi dâng …
Hương lan quyến luyến mãi
Quê hương, xứ thần tiên!...



Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#257 Posted : Saturday, August 10, 2013 6:12:56 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday
(Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

HậuKhi cụ cao niên ‘dốt email’”


Hôm qua HLC vì “bức xúc’ (cười hì hì vì dùng chữ Vc đó nghe) nên viết bài “Khi cụ cao niên ‘dốt email’”. [1]

Ngay sau đó, tôi nhận từ một người bạn ở Seatlle như vầy:

“Anh rất thích và cảm kích bài viết này của Lan Chi, đúng quá đi thôi, nhiều "khứa lảo" đến tuổi sắp về chầu Chúa /Diêm Vương vẫn luôn ngoan cố tưởng mình nhân vật "cỏi trên" nên thường hay tỏ ra ta đây trí thức hơn người không ai sánh bằng nên thường cải chày cải cối lý luận lung tung như Lan Chi đã đề cập.
Ngoài ra nhiều anh già với bản chất tự cao tự đại vẫn luôn muốn tên tuổi của mình được đánh bóng...vì ta đã một thời và cứ như vậy miệt mài tham vọng. Thiệt là chán cái đám già nua khốn khổ này.
Thân,”


Tôi biết tỏng anh bạn “bức xúc” cái gì nhưng vì nghịch ngợm, tôi vẫn reply như sau “Ủa mà anh có zậy hong!”.

Hôm nay thì nhận từ một người San Jose như vầy:


Hello Lan Chi,

Chuyện các cụ cao niên xử dụng E-Mail không đúng cách là chuyện dài thiên hình vạn trạng, xảy ra hàng ngày, không ai phủ nhận. Nhưng từ đó kết luận rằng "các cụ dốt" và "không chịu học hỏi bọn trẻ", theo tôi, là không đúng.

Nếu vì không xử dụng E-Mail đúng cách mà gọi là "dốt" thì có lẽ nhiều người, trong đó có tôi, đứng vào hàng ngũ này. Lý do : kỹ thuật thay đổi liên tục, chỉ nói nội cái Yahoo Mail Free Version thôi, thời gian gần đây làm nhiều thay đổi khiến cho người xử dụng không khỏi bối rối, không theo kịp. Đồng ý là những thay đổi này là tốt, nhằm mục đích giúp người xử dụng, nhưng người xử dụng phải học để làm quen với nó trước.

Với phần lớn các cụ cao niên, "học" là chuyện xa xưa rồi. "Bộ nhớ" trong đầu óc các cụ bây giờ chẳng còn "dư chỗ" cho chuyện học hỏi những cái mới nữa. Nhưng cho dù có cụ nào muốn học cũng chẳng phải dễ. Có 2 nơi để các cụ học hỏi :
* Học hỏi từ các bài hướng dẫn trong HELP hay từ các câu hỏi đáp FAQ : chuyện này chẳng dễ, vì ngoài vấn đề ngôn ngữ, HELP và FAQ thường được viết ngắn gọn, chẳng phải ai cũng tiếp nhận được một cách dễ dàng.
* Học hỏi bọn trẻ : nói thì dễ, nhưng thực tế không dễ. Con cháu ngồi chỉ vẽ cho các cụ, chúng nó vừa nói ào ào, vừa làm thoăn thoắt. Nếu kiên nhẫn lắm, chúng sẽ ngồi kèm cho các cụ tự làm từ A đến Z một lần. Biết thân biết phận, các cụ cũng rán ghi chép, nhưng sợ mất thì giờ của con cháu, các cụ không thể ghi chép từng chi tiết rành rọt, chỉ ghi lại một cách vắn tắt, bằng cách viết tắt, tốc ký dùng 1, 2 chữ thay cho cả một câu. Khốn nỗi, ghi chép kiểu này, đến khi đọc lại để làm một mình thì không hiểu ... câu mình đã ghi (?!)
Còn một cách thứ 3 nữa là học hỏi bạn bè. Nhưng các cụ "đồng trang lứa, cùng như rứa" thì làm sao mà chỉ cho nhau được!Những nhận xét trên tôi viết lại từ kinh nghiệm bản thân, song tôi nghĩ là không ít các cụ cao niên cũng từng gặp.

Tóm lại, tôi đồng ý với Lan Chi về một số những "tai nạn" mà chúng ta gặp phải khi ngồi trước E-Mail. Một số những "tai nạn" này xuất phát từ các cụ cao niên, nhưng tôi không đồng ý với nhận định của Lan Chi cho rằng các cụ "dốt email" và "không chịu học hỏi bọn trẻ". Hãy chấp nhận những tai nạn đó, cũng giống như khi lái xe, phải chấp nhận những rủi ro do người khác gây ra, mà chính họ không cố tình.

Nếu ông Trần Văn Trạch còn sống đến bây giờ, chắc ông sẽ có một hát hài hước về i-meo giống như bài "Tai nạn tê-lê-phone" (?) chúng ta đã được nghe trong thập niên 1950-60. Tôi nhớ cuối bài hát có câu "Ôi cái tê-lê-phôn! Ôi cái tê-lê-phốn!" (âm cuối cùng cất cao, khi hát lên có thêm dấu sắc. Bây giờ sẽ là "Ôi i-meo! Ôi i-méo!".

Chúc Lan Chi những ngày cuối tuần vui.
TDz

Tôi thấy thú vị nên xin phép sử dụng mail anh để viết “Hậu Cụ cao niên ..”

Chuyện là thế này: tai nạn đó có thật và tôi là một nạn nhân gián tiếp. Ý tôi nói các cụ cao niên đã không biết hết các “feature” của e-mail thì khi “đụng chuyện”, cần phải gửi mail hỏi bạn bè cho rõ trắng đen trước khi tiếp tục gây chuyện.

Trong câu chuyện tôi kể: ông B la làng là không gửi mail cho tôi; tôi copy cái list receiver từ ông, tô vàng khè cái địa chỉ mail của tôi thì lẽ ra ông nên nhận lỗi, xin lỗi. Đây nè, tôi copy chút xíu cái danh sách dài từ “cao niên cao ngạo” đó nhe:

<sainttuan@yahoo.com>; Simone Verellen <svsaigonpplsvc@sbcglobal.net>; phong Trao <phongtraogiaodan@aol.com>; Phong Vien <lanchi7@yahoo.com>; Phung Truong <truongphung1934@yahoo.com>; Huong Que <phradio@aol.com>; theresa tran <thetran@umich.edu>; phamvanthanhvsa@yahoo.com; Tich Truong <truongngoctich@yahoo.com>; huyen_nguyen1@yahoo.com

Lẽ ra, nếu là một “cao niên tử tế”, thì khi thấy tôi tô vàng khè cái địa chỉ của tôi thì tự biết mình sai, đúng không nào? Thế nhưng vị cao niên này có lẽ cao ngạo nên cụ ta tiếp tục như sau: “Vì bà lấy danh hiệu Phong Vien nên …” Đấy, không chịu Hỏi, còn chụp mũ tôi lấy danh hiệu Phong Vien nữa chứ!

Vì cái “đã dốt mà lại còn ..ngoan cố” của cụ cao niên ấy mà tôi phải viết bài tạp ghi vì tôi đoán có thể có nhiều cụ không biết cái vụ đó thật.

Tuy vậy lá mail từ người San Jose làm tôi thú vị.

Anh nói rất đúng là:

1- Nếu nói dốt thì chắc 99 % cao niên là “dốt e mail” kể cả “cao niên HLC”! Thế nhưng “cao niên HLC”, mỗi khi đụng chuyện, thấy cái gì đó ngồ ngộ, mờ mờ thì “cao niên HLC” hay tự mò hoặc lười mò thì quăng mail hỏi “đệ tử”. Ví dụ cách đây nhiều năm, khi nhận mail từ public, tôi ngạc nhiên thấy địa chỉ mail của mình được lưu dưới những cái tên như DuyLinh, LanChi Dc, LanChi CN, Hoàng Ngọc An…Ơ, kỳ nhỉ, tôi khai báo với Yahoo tên là LanChi cơ mà? Sau khi gãi đầu gãi tai, tôi tự mò. Mò xong thì khám phá ra sự thật sau: khi mình save new contact, mình hoàn toàn đặt cho người đó một cái tên theo ý mình muốn. Lấy ví dụ, tôi đã mới save cái địa chỉ mail của một anh bạn với cái tên do tôi đặt là “Ông già chịu học hight tech”! (Tôi để địa chỉ này ở To khi gửi bài viết này; mọi người ở bcc). Kết luận là có 2 loại cao niên: cao niên dốt nhưng không chịu học hỏi (rơi vào các cụ ông) và cao niên dốt nhưng chịu học. (rơi vào các cụ bà) (lại cười hì hì. HLC là hay …đả kích các cụ ông lắm! Ai tức là dại!)

2- Anh bạn nói chúng ta phải chấp nhận tai nạn. Ok, chấp nhận một số tai nạn do cao niên không rành vì kỹ thuật email cứ đổi hoài nhưng không OK khi tai nạn đó xẩy ra gây hậu quả không hay cho receiver là mình. Tai nạn tôi gặp, rõ ràng là do ông cụ kia dốt mà không chịu mình dốt, lại còn đổ thừa cho tôi là người lấy tên Phong Vien khiến cụ ta đi tìm không ra. Nếu cụ kia không cao ngạo, biết hỏi người khác“Vì sao như thế”, thì hiển nhiên cụ ta đã không vướng vào cái lỗi tiếp theo là chụp mũ cho tôi là có danh hiệu Phong vien!

3-Anh bạn nói “lũ ranh, con cái chúng ta là một lũ ..cà chua” thật chí lý. Cái “lũ ranh”, chúng ỷ vào tuổi trẻ, được học bài bản, nên khi cha mẹ hỏi, chúng cứ ào ào gió cuốn. Cuối cùng thì như anh bạn tôi viết, cha mẹ phải ghi tháu rồi thì cuối cùng các bậc cha mẹ cũng không biết chính mình ghi chữ gì! Đến đây tôi nhớ có một cụ cao niên, cao hơn tôi mươi tuổi. Tôi hướng dẫn cụ về e mail. Mỗi khi nói cái mới, tôi ra hẹn như vầy “Anh ghi theo ý anh cho anh hiểu đi. Rồi bây giờ, yêu cầu anh tự thực tập tại chỗ 7 lần!” Hí hí, “cô giáo cao niên HLC” bắt “học trò cao niên” làm đi làm lại 7 lần! Ấy, nhờ cái bắt làm 7 lần mà cụ ta không quên. Và cũng khó có cô giáo cao niên nào tử tế như cao niên HLC à nghe!

Túm lại là “cao niên” phải “Hỏi” trước khi “phang” người khác nếu vấn đề dính đến “hight tech”. Bằng không, HLC sẽ xếp vào loại “Cao niên dốt mà còn ngoan cố!”.

Có một cụ ông rất giỏi hight tech: cụ Huỳnh Chiếu Đẳng!

Hoàng Lan Chi

(Cao niên dốt nhưng chịu học hỏi người khác!)





Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

Khi cụ cao niên “dốt email ”


Hoàng Lan Chi


Tuần qua, một “tai nạn” mail xẩy ra cho một vị cao niên (lại cao niên! Cơ khổ, tuổi già không được học computer đến đầu đến đũa nên cứ gặp tai nạn hoài) và nạn nhân gián tiếp là tôi.

Chuyện thế này: một cụ la làng là không hề gửi mail đến tôi. Tôi bèn copy cái list receivers từ cụ và chỉ cho cụ thấy nơi tôi “đứng”. Cụ này người Huế thì phải, không phải Quảng Nôm mà sao hay cãi quá. Thay vì xin lỗi thì cụ lại hí hửng như vầy: “Rõ ràng tôi không thấy tên Lan Chi. Cái tên của địa chỉ mail của bà là tên “ phong vien”.

Khổ thì thôi. Cụ già mà chả chịu học nơi bọn trẻ gì cả, cứ phát ngôn ẩu cho người ta cười cho. Đã thế, cụ còn tự xưng cụ là một nhân sĩ ở địa phương cụ ở đấy. Nhân sĩ gì kỳ quá. Nhân sĩ phải ăn nói viết điềm đạm và “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” thì cụ cũng phải “uốn keyboard bẩy lần” trước khi gõ chứ nhỉ.

Trở lại vấn đề. Này nhé, khi mình (là tôi hay quý bạn ấy mà) ghi danh (tức register) địa chỉ mail với một nhà cung cấp mail (vd yhaoo, gmail, aol…) thì mình khai tên gì, tên mình sẽ tự động xuất hiện lúc mail được gửi đi.

Tuy vậy, khi một người nhận mail từ mình, họ lại có thể “save” mình dưới cái tên mà họ thích. Ví dụ, khi ông X muốn “add” tôi vào list contact của ông, ông chọn new contact. Yahoo sẽ gợi ý ở những ô Tên, Display, địa chỉ mail…Nhưng ông X này cắc cớ, ông không thích cái tên Hoàng Lan Chi …mỹ miều của tôi, ông có mối thù truyền kiếp với tôi cơ, nên X xoá cái gợi ý của yahoo và ông điền vào đó cái tên mà ông đặt cho tôi, vd “Bà chằng lửa”.

Khi ông gửi mail cho tôi, ông cứ gõ “Bà” ở To, yahoo sẽ gợi ý tên tôi đầy đủ để ông chọn là “Bà chằng lửa”.

Một ngày đẹp trời, ông X gửi mail cho một list gồm nhiều người trong đó có cả tôi và dưới cái tên “Bà chằng lửa”. Ông B, là một receiver trong list của ông A, rất thích cái list receiver này, bèn cất đó để dành.

Năm năm sau (năm năm rồi yên ngủ, từ khi anh gửi mèo (mail)…), ông B hứng chí gửi mail cho cái list receivers trên. Khi nhận mail từ B, tôi giả nhời cho B là vầy vầy..

Ông B ngạc nhiên khi thấy mợ Hoàng Lan Chi ở đâu chạy ra giả nhời mình. Ông bèn check tên Hoàng Lan Chi ở list. Giời ạ làm gì mà có cơ chứ. Ông B lại “dớ dẩn” là không chịu check kỹ địa chỉ mail nữa cơ. Ông cứ nhắm mắt đi tìm “mợ Hoàng Lan Chi” cơ. Tìm không ra, ông la làng lên là “Em không có đâu em, em chỉ là một cái bóng ma”.

Hừ, HLC Tặc Dzăng nổi giận, rà cái list của B và chỉ cho B thấy HLC đang đứng ở đâu bằng cách tô vàng khè cái địa chỉ mail của mình. Ông B rất ư là ngoan cố. Ông không chịu nhận lỗi của mình mà còn la làng như thế này “Tôi chỉ thấy tên Bà chằng lửa là tên của cái địa chỉ mail của bà thôi. Hoá ra là bà còn danh hiệu Bà chằng lửa nữa cơ à”!

Ối giời ơi, thế này thì botay.com!

Làm sao mà HLC lại có thể khai báo với yahoo, cái tên mình lúc thì là Hoàng Lan Chi, lúc thì là Bà chằng lửa được cơ chứ.

Rõ là “dốt” mà còn ngoan cố là các cụ cao niên, đàn ông Việt Nam! (cười hì hì rồi chạy mất. ) [1]

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#258 Posted : Wednesday, August 21, 2013 8:17:41 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Hướng Dẫn Tạo Blog với WordPress






Tôi là người dốt computer vì đã lớn tuổi, không có điều kiện để học “tử tế” từ đầu, nghĩa là “mất căn bản”. Những gì tôi biết là tôi tự tìm tòi, quá lắm thì hỏi “đệ tử”.

Blog với wordpres cũng vậy. Tôi đọc rồi mò mẫm và làm. Dựa trên kinh nghiệm bản thân, viết lại cho cao niên, như tôi, nghĩa là những người không được học về database, về HTML…Tóm lại, chỉ nhắm mắt làm mà thôi.

Tất nhiên không dành cho cao niên quá I tờ rít. Cao niên, chớ cũng phải biết những cái tối thiểu về window, winword, lướt net, sử dụng mail thành thạo.



hoanglanchi
#259 Posted : Tuesday, August 27, 2013 7:44:15 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Hướng Dẫn Register với soundclound.com để post nhạc



Có những web cho free để chúng ta upload nhạc của chúng ta lên cho bà con nghe điếc con ráy chơi. Hoặc quý cụ có blog cũng có thể upload âm thanh quý cụ đọc diễn văn (!) (các cụ là thích lên khán đài đọc diễn văn lắm!) hay đang ca vọng cổ cho bà nó nghe chơi..
Hoàng Lan Chi xin gửi bài hướng dẫn các cụ cao niên, chứ người trẻ thì không cần vì họ thạo rồi nghe.
Hoàng Lan Chi

Register 1 account với soundclound.com để load nhạc

1-Vào www.cloundsound.com

2-Register bằng cách khai địa chỉ gmail và password ( không cần là password của cái gmail trên. Chọn cái gì cũng được). Nhớ chọn Agree.



3-Nó cho user số.... Click Save and continue

4-Nó hiện dòng chữ sau. Choose your favorite kinds of music & audio.

Đừng chọn gì cả. Ở bên trên cùng, trái, tìm cái nào mà rê mouse hiện Home thì click vào. Bên trên, phải có Upload. Click vào. Home nè:



5-Hiện ra như dưới đây. Có 2 option: upload file có sẵn hay recording




6-Nó đòi confirm địa chỉ mail. Theo nó chỉ dẫn mà tiếp tục làm


[h=1]

[/h]7-Hoàng Lan Chi mới upload nhạc “TocThe”. Đây, HLC load cả hình, nó sẽ ra như thế này. Có 4 items dưới bản nhạc. Cứ click vào coi nó nói cái giống gì nghe các cụ.






8-Nếu click vào chữ Share, nó ra một lô như sau. Copy cái Link gửi cho bạn bè. Họ cứ click vào đó là họ nghe được.


[h=1][/h]
hoanglanchi
#260 Posted : Friday, August 30, 2013 2:54:05 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 407
Points: 411

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Hoàng Lan Chi- nhận xét về sự việc NS Nguyễn Ánh 9 với việc phê bình ca sĩ



Nhận xét ngắn của Hoàng Lan Chi:

1-Tuần trước net (trong và ngoài ) luân lưu bài nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét về các giọng hát "vàng bạc kim cương đá quý" trong nước. Những nhận xét này đã gây sóng gió. Một là vì Nguyễn Ánh 9 là 1 nhạc sĩ lớn tuổi, có tiếng từ trước 1975, được coi như một loại "cổ thụ" nghĩa là có đầy đủ tư cách, trình độ, thẩm quyền để cho những nhận xét ấy. Nói rõ hơn, kiến thức âm nhạc âm nhạc bảo vệ cho nhận định của ông. Cương vị nhạc sĩ không bảo kê cho một ca sĩ nào, bảo vệ cho nhận xét của ông vì không rơi vào cái gọi là "gà tức nhau tiếng gáy".

2-Ngay lập tức, Đàm Vĩnh Hưng trả lời. Dư luận sau đó đã rất nhiều lời chê trách. Cá nhân tôi cho rằng, chế độ ấy cộng với giáo dục hoc đường và xã hội kiểu ấy, đương nhiên sẽ đào tạo ra khá nhiều ( không phải tất cả) những con người kiểu ấy. Vì thế với sự hỗn hào, vô giáo dục có từ những thanh niên trẻ kiểu Đàm Vĩnh Hưng, tôi không quan tâm. Bởi nếu quan tâm tôi sẽ phải truy tận gốc rễ là cái đường lối giáo dục tại học đường của bọn vc.

3-Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lên tiếng sau bức thư hỗn hào của Đàm Vĩnh Hưng. Có vài nhạc sĩ gạo cội có tiếng tăm của cộng sản (nghĩa là nhạc sĩ Hà Nội CS cây đa cây đề) đều đồng ý với Nguyễn Ánh9. Trong số đó có cả Chủ tịch hội nghệ sĩ của cái gọi là thành hồ thì phải. Ca sĩ lớn tuổi, cũ của VNCH ( Lan Ngọc) thì đương nhiên đồng ý với Nguyễn Ánh 9. Ca sĩ của Vc sau này, thuộc loại "tử tế" như Cao Minh, Ánh Tuyết cũng đương nhiên đồng ý với Nguyễn Ánh9.

4-Tôi không sa đà vào việc phê phán tư cách Đàm Vĩnh Hưng hay "tư cách người thầy khi nói về đàn em" của ns Nguyễn Ánh 9. Tôi chú ý vào cái ẩn đằng sau. Tôi đọc được cái ẩn đó vì NA 9 không phải là người ngu, không phải là người sồn sồn, không phải là người kiêu căng tự phụ..Ông là người nhu nhã xưa nay, ông đã già.

Con chim già nua nhìn thế giới quanh nó, cất tiếng hót cuối cùng, tiếng hót mang vị mặn của máu vì muốn thế giới càng ngày càng được tô điểm bởi những bài ca véo von từ sơn ca chứ không phải đắm chìm trong những âm thanh của loài "cú". Nghìn năm trước, "cú" chỉ được hót ban đêm, nào đâu tiếng cú được nhìn ánh sáng mặt trời?

Nguyễn Ánh 9 đã chọn con đường ấy để hót. Tôi đau đớn khi có cảm tưởng con chim ấy hót từ bụi mận gai.

Con đường ấy ông biết trước, lường trước được mọi hậu quả.

Và tôi, từ bên kia bờ đại dương, nhìn về ông với tất cả sự kính trọng biết ơn.

Tôi cũng biết ơn mọi người, những người đã "nhận thức" được vấn đề chính.

Nhận thức được thì cứu vãn được nền âm nhạc trong nước hiện nay.

Theo tôi, đây là những đối tượng chịu trách nhiệm chính trong sự nhào nặn ra "thế giới âm nhạc" hiện nay của VN cộng sản:

Giới truyền thông bao gồm báo chí, truyền hình, truyền thanh.
Giới nhạc sĩ sồn sồn và trẻ chạy theo lợi nhuận vô tội vạ
Giới ca sĩ đánh mất phẩm giá đích thực khi dùng tiền từ thân xác để lũng đoạn giới truyền thông và giới thưởng ngoạn.
Cuối cùng là giới thưởng ngoạn. Hãy tự trách mình là "quá dễ dãi, quá hời hợt, quá bồng bột", để cuối cùng cả nước có một nền âm nhạc như thế! (1)

Hoàng Lan Chi
8/2013

(1) Tại hải ngoại, cũng cần phải coi lại với những bài hát mới vớ vẩn từ các trung tâm ca nhạc.

==================

Giới thiệu bài viết dưới đây, khá chính xác.

Mọi phê bình có thể xem cho biết ở đây: http://www.mautam.net/forum/vie...4414d5018d410c7d738dc834




======================

[h=1]Phiếm đàm: Tâm thư bảo vệ ca sĩ Chai-En[/h]Thứ Sáu, ngày 30/08/2013, 08:10 AM (GMT+7)


>> Sự kiện: Phiếm đàm Cuộc sống
T



Kính thưa các cụ nhạc sĩ và dư luận!

Con là Doraemon (còn gọi là Đô-rê-mon), sinh năm 2112, là fan “hâm” mộ ca sĩ Chai-En cuồng nhiệt! Con cũng là fan mộ dòng nhạc phổ biến nhất Đại Cồ hiện nay - nhạc thị trường, nên con gửi tâm thư này vừa là để bảo vệ quan điểm về gu âm nhạc, vừa là bảo vệ thần tượng của mình.


Lời đầu tiên con xin gửi tới các cụ lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Lời thứ hai con xin phép được gọi các cụ là cụ, bởi vì con là lớp hậu sinh, tất nhiên các cụ phải nhận được sự kính trọng. Nhất là với các cụ nhạc sĩ, hẳn nhiên tuổi nghề cũng cao hơn con rất nhiều.

Thưa các cụ! Trong làng nhạc Đại Cồ, những lời nhận xét của các cụ về các ca sĩ đình đám vừa qua, hầu như dư luận đều công nhận đó là lời nhận xét đúng, thẳng thắn và chân thành, ngoại trừ một vài ca sĩ bị các cụ chê. Trong số đó, có người lên tiếng, có người im lặng, không biết là trong bụng nghĩ gì? Nói chung rất khó đoán, khó như đoán giới tính của một số ca sĩ vậy. Nhưng nổi đình đám nhất là tâm thư của anh Chai-En gửi các cụ, nó khiến các cụ ồn ào, nên làm cho bàn phím mòn thêm rất nhiều.

Nói thật với các cụ, con rất hay nghe anh Chai-En hát, nhạc gì anh ý cũng hát, lúc thì gào thét quằn quại, khi thì rên rỉ thở hắt ra, cũng vui tai ra trò. Ở quê, nhiều nhà bị trâu bò đến phá lúa đuổi mãi không được, họ truyền nhau kinh nghiệm, rằng thì là cứ mở đĩa Chai-En ra là trâu bò chạy hết, tất nhiên là tếu vậy thôi nhưng cũng ý nghĩa đáo để!

Với tư cách là người hâm mộ nhạc thị trường kiểu như anh Chai-En, lời nói của các cụ khiến con cũng có tí ấm ức (mặc nhiên là con không hề dám nói những lời bức xúc, chứ đừng nói là dám hỗn láo với các cụ). Cho dù người ta bảo các cụ nhận xét đúng, nhưng đúng để làm gì? Để giải quyết vấn đề gì?
Thứ nhất là đang yên đang lành các cụ lại đi chọc tổ kiến lửa. Lẽ ra các cụ phải hiểu, ca sĩ thị trường kiểu này đông như kiến, fan như con còn đông hơn kiến, mà chỉ cần vài con cắn cũng đủ khiến các cụ ngứa ngáy rồi.

Thứ hai là lời nói thật của các cụ đặt không đúng chỗ. Chuyện hát hò người ta vẫn gọi nôm na là diễn, mà đã là diễn thì tất nhiên không cần phải thật, hơn nữa “diễn” đến mức thành nghệ thuật thì chỉ có ca sĩ thị trường đỉnh của đỉnh mới làm được. Họ diễn trên sân khấu, diễn ngoài đời, trên báo chí, với đồng nghiệp, diễn với fan hâm mộ... rất nhuần nhuyễn. Ai mà không biết rằng những ông hoàng, bà chúa tự phong đó vốn thích được khen, không ai khen thì tự khen qua khen lại lẫn nhau cho nó nhộn nhịp, tục gọi là tự sướng. Thà rằng cứ để người ta tung hô nhau, lôi nhau lên đỉnh phù vân thì có phải vui cả làng không, đằng này các cụ lại bất ngờ chọc phát, khối anh giật mình rơi bẹt xuống sình, tức lắm chứ. Cho nên có biết các cụ nói đúng vẫn phải gồng lên mà chửi đổng.

Các cụ chê Chai-En hát dở, nói anh ấy không đáng mặt ca sĩ? Ai cũng biết anh Chai-En có cả đống giải thưởng, to có, bé có, lúc to lúc bé cũng có, các cụ chê anh ấy hóa ra các cụ chê trách các nhà tổ chức đã trao giải tào lao cho anh Chai-En? Dù thực lòng thì con cũng không đoán được trong đống giải đó, cái nào được trao vì giọng hát?

Các cụ chê anh Chai-En hát dở khác nào các cụ đã tát vào mặt hàng trăm nhà báo đã và đang mải mê tung hô anh Chai-En, khi các cụ đã kết luận anh Chai-En hát dở, thì có nghĩa là các cụ đã xỉ vả rằng mấy tay làm báo đó hoặc là “đàn gẩy tai trâu”, hoặc là để “nén bạc đâm toạc tờ báo”.

Các cụ chê anh Chai-En hát dở đồng nghĩa với việc các cụ mắng hàng triệu người nghe anh Chai-En hát, rằng họ quá kém về âm nhạc! Điều này đã chạm vào tự ái của con, cũng giống anh Chai-En, con không thể ngồi yên. Chúng con có lý lẽ riêng để bảo lưu quan điểm của mình: Thứ nhất, chúng con chưa bao giờ được chỉ dạy về âm nhạc, chả biết thế nào là hay, nên chỉ nghe những thứ dễ nghe nhất, đỡ phải suy luận nhức đầu; Thứ hai, cũng vì cần đơn giản nên chúng con không quan tâm đến việc hát, cứ hở hang, nhảy nhót, ồn ào, lòe loẹt vui mắt là tụi con xem; Thứ ba, những người xem nhạc như con rất đông, mà đã đông thì báo đài ắt phải tìm đến, vì thế việc họ tung hô “ca sĩ của đám đông” như anh Chai-En là điều dễ hiểu. Thế là quanh năm suốt tháng họ chỉ đưa tin và phát nhạc loại này khiến tụi con lại càng quen tai hơn, quen riết thành say.
Kính thưa các cụ! Trong bản năng con người có sự tò mò, thích soi đời tư hơn nghe hát, thích lạ hơn thích chất. Báo chí nhiều khi cũng vì câu khách nên phải chiều khách, phải thỏa mãn sự tò mò của khách hàng bằng cách khai thác đời tư ca sĩ một cách triệt để. Ca sĩ đau bụng tiêu chảy cũng lên báo, ca sĩ thích ăn rau muống xào hơn rau muống luộc cũng lên báo, rồi ca sĩ đánh đề không trúng cũng lên báo... Báo sống nhờ ca sĩ, ca sĩ nổi nhờ báo, thế là “cặp đôi hoàn cảnh” này cứ tung hứng, lôi ra đủ các chiêu trò.

Vì vậy các cụ phải hiểu cho rằng nhiều ca sĩ nổi lềnh phềnh nhưng hát dở không phải do lỗi của họ, mà là do luật cung cầu, mà nhu cầu của chúng con chỉ có vậy. Các cụ có trách thì trách báo chí đã hùa vào, trách nhà quản lý đã không định hướng tốt làm cho cái dở ngoi lên. Các cụ đi phê bình ca sĩ kiểu như anh Chai-En là một sai lầm sâu sắc.

Thưa các cụ! Ca sĩ sống được là nhờ có fan, càng nhiều fan càng nhiều kim cương và hàng hiệu. Các cụ lên báo nhận xét người ta thẳng tuột như thế có thể khiến cho nhiều fan giật mình tỉnh giấc từ bỏ thần tượng bất tài. Như vậy khác nào các cụ vô tình đạp đổ nồi cơm của người ta, thế nên họ sẽ giãy lên như đỉa phải vôi và phản pháo lại. Anh Chai-En viết tâm thư chưa chắc đã xuất phát từ cái tâm, có khi là để chữa quê với fan, có khi lời qua tiếng lại với mục đích khiến báo chí vào cuộc, không cần thể diện. Ứng xử thông minh thì sẽ dụ được fan, nhưng không cần dụ fan thông minh, kiếm được tiền từ fan thông minh khó lắm.

Theo thuyết phản xạ có điều kiện, khi quyền lợi bị đụng chạm người ta sẽ phản ứng, tuy nhiên mỗi người có cách phản ứng khác nhau. Đối với những người lịch sự, có đạo đức và văn hóa thì những lời nhận xét chân thành của một người thầy, người cha như các cụ là rất đáng kính trọng. Ngược lại họ sẽ nhảy dựng lên đáp trả bôm bốp, không cần biết các cụ là ai.

Mặc dù hầu hết mọi người đều kính trọng thêm các cụ muôn phần vì đã dám nói thật, nói thẳng. Nhưng sự ca tụng đó lại nói lên một điều hết sức chua chát rằng: Lời nói thật, nói thẳng ngày càng trở nên xa xỉ và hiếm hoi trong trong giới showbiz, hiếm đến mức cứ thỉnh thoảng có người dám nói thật là thiên hạ lại rầm rộ khen ngợi.

Sự thật vẫn âm thầm là sự thật, khi mà còn nhiều người thích xem hát hơn nghe hát, khi mà giáo dục âm nhạc phổ thông chưa được chú trọng, khi mà quản lý chưa triệt để, khi mà báo chí vẫn lá cải hóa... thì cho dù các cụ hay hàng trăm người như các cụ lên báo hay lên vệ tinh Vinasat nhận xét thế nào đi nữa thì cũng chả cứu vãn nổi tình hình, nền âm nhạc trước mắt vẫn trong cơn bát nháo. Những ông Hoàng, bà Chúa, Thổ Địa, Thần Tài, Hề Hát... của nhạc thị trường sẽ không bao giờ thua trong những trận đấu như thế này!
Kính các cụ!

Hienmq
Users browsing this topic
Guest
17 Pages«<1112131415>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.