Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1213141516>»
Phim bộ/phim tài liệu
hongkhackimmai
#262 Posted : Saturday, December 5, 2009 3:54:02 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

"Bỗng dưng muốn khóc" có những đối thoại vui, vừa xem vừa cười vui nhẹ nhàng nhưng cũng có những màn cảm động ApproveApprove và nhất là nói tiếng...nam Big Smile TK xem vài phim VN và phải công nhận là diễn xuất của họ hay hơn, tự nhiên hơn nhiều so với phim làm ở đây. Diễn viên nói tiếng nam hay trung rất hay, nhưng đặc biệt là tiếng bắc thì.... Bữa kia TK xem phim kia mà phải vặn volume nhỏ tối đa vì Tigger cứ hỏi "xem cái gì mà nó nói tiếng ghê quá vậy!" Big SmileTongue




Phim BDMK mấy tụi trẻ trẻ (như đám con của tớ) thích lắm. Hôm con trai tớ về Dallas, hỏi me coi phim ấy chưa? Chưa ! Cu cậu bèn ra chợ mua 1 bộ đem về cho tớ coi. Con trai của tớ nói nhân vật Trúc trong đó giống me (hay hét khi cáu) Tongue
Ừ, mà giống thiệt Big Smile.

Tiếng Bắc của Tonka là tiếng Bắc '45, lai Sè gòn. Còn tiếng Bắc bên nhà bây giờ mình nghe rợn cả người (vì lâu lâu mới nghe một lần nên chưa quen). Hồi '75, dân ngòai kia ào vô, nghe họ phát âm mà ớn cả xương sườn, và họ dùng những chữ rất lạ tai làm mình nhột dễ sợ.
Bây giờ thỉnh thoảng về thăm nhà , thấy mọi người ở đó đã hòa nhập với nhau . Hơn 30 năm rồi còn gì ! Nói chuyện với các chị em, hàng xóm cũ, thỉnh thỏang mình tủm tỉm cười. Họ hỏi chị cười gì ? Tớ nói mấy người bây giờ biến thành người mới hết, dùng danh từ lạ hoắc cần câu hà !!!!
Họ ngẩn người ra một lúc rồi ừ há, tụi tui ở chung với.... họ nên lây ! Big Smile.
Tonka
#263 Posted : Sunday, December 6, 2009 1:22:18 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Ủa, ai nói với chị là phim Người Yêu Danh Tiếng "dở" vậy?


"Bị" xem hết rồi nên mới thấy nó dở Big Smile Khúc đầu thấy ok, càng ngày càng dở, nhưng lỡ xem rồi nên hy vọng nó sẽ khá lên, xem tới hết phim luôn vẫn không thấy hay Tongue

Tui đang xem phim này nè: "Chuyện tình vượt thời gian". Bối cảnh là triều đại cuối của Bách Tế khoảng năm 1300. Cô công chúa nhỏ tuổi xinh đẹp (con cái nhà ai sao mà đẹp thế không biết Wink) vì cảnh nước mất nhà tan, người yêu (là một vị tướng quân) bỏ mạng vì cứu cô, đã nhảy xuống vực thẳm tự tử vì cô cương quyết không theo kẻ thắng trận. Cô mang theo mối hận nước thù nhà (và hận tình nữa) mà rơi, rơi, rơi mãi...đến thế kỷ thứ 21, nơi cô gặp lại những kẻ thắng trận và bại trận trong một không gian mới. Chưa biết kết thúc hay dở thế nào nhưng xem cô công chúa đáng yêu quá là đủ ăn tiền rồi, hèn gì các nhân vật trong phim cứ đánh nhau loạn xà ngầu để giành lấy cô. Phim tình cảm nhẹ nhàng, vui và giả tưởng ApproveApprove

Tonka
#264 Posted : Sunday, December 6, 2009 1:25:33 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Chị HKKM: Những phim nói tiếng bắc mà được quảng cáo dữ dội lắm thì em mới xem. Đài BBC có nhiều xướng ngôn viên nói tiếng này, em nghe mãi mà vẫn không quen được Big Smile
Binh Nguyen
#265 Posted : Sunday, December 6, 2009 2:04:53 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Ủa, ai nói với chị là phim Người Yêu Danh Tiếng "dở" vậy?


"Bị" xem hết rồi nên mới thấy nó dở Big Smile Khúc đầu thấy ok, càng ngày càng dở, nhưng lỡ xem rồi nên hy vọng nó sẽ khá lên, xem tới hết phim luôn vẫn không thấy hay Tongue




Hôm nay, CN, rảnh, mời các anh chị coi tiếp phần cuối của NYDT, để không chị Tonka biểu rạp phim cò mồi, ngừng khúc gay cấn. Big Smile

Lý Mã Lợi đồng ý đóng một phim mới, mà nguyên kịch bản là do Kim Trí Tố viết, được nhà điện ảnh gia chuyển thành phim bản. Phim khai thác chuyện đời thật của diễn viên Lý Mã Lợi, nên LML nhất định đòi đóng cho bằng được, và đòi phải có sự góp ý của người viết truyện khi thực hiện phim. Khi yêu nhau, người ta thường muốn gần nhau, hè hè, chuyện bình thường ở huyện!

Kim Trí Tố vì đồng tiền phải nhận việc, đến phim trường để góp ý cho đạo diễn làm thế nào, thế nào, nhưng cứ nhìn cái cô diễn viên chính là... không chịu được! Anh nói dứt khoát với cô, vì cô đã có chồng khác trên danh nghĩa là Bảo Chấn, nhưng "con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối", những hành động của anh khẳng định rằng anh vẫn yêu LML, who cares là cô ta danh tiếng hay không?

Cũng trong lúc đó, mẹ anh trở về, năn nỉ anh cho bà ta dắt Diệp Lợi đi chữa bệnh ở nước ngoài. Mới đầu anh không chịu, cũng không chịu gọi bà ta là mẹ, cứ một điều "bà", hai điều "bà", nhưng sau nhiều áp lực của mấy bà dì, của Lý Mã Lợi, anh đành phải để em anh đi chữa bệnh ở nước ngoài, tiền bạc thì cũng có phần đóng góp của LML trong đó. Cô nhất định làm tròn bổn phận "dâu con" cho dù KTT nghĩ thế nào cũng mặc!

Bà mẹ của KTT tới gặp Lý Mã Lợi khuyên cô giúp Kim Trí Tố bước qua cái vạch vô hình đó. Cái vạch mà bà đã vạch ra lúc KTT còn nhỏ, và KTT đã không bao giờ bước qua để đạt được những gì mình muốn. Lý Mã lợi đã thành công, cô bắt KTT phải lấy mình. Cô sẵn sàng bỏ hết danh tiếng chỉ để làm người vợ bình thường của chàng giáo viên nghèo. Nhưng KTT khuyên cô vẫn cứ tiếp tục đóng phim, nó chỉ là một cái nghề thôi, người ta vẫn thích mình, mướn mình, có tiền, ngu gì không làm chứ? Big Smile

Hi hi, kết thúc cũng có hậu lắm chứ, đâu như truyện của "mấy bà" PNV, sao chị TK lại kêu là dở kìa? Big Smile

BN.
Tonka
#266 Posted : Tuesday, December 29, 2009 10:02:10 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Phim bộ Đại Hàn "Song Đức Nữ Vương" hay "Queen Seon Duk".
Chị Linh Vang với chị Mèo xem qua chưa? Em mới bắt đầu xem mà thấy rất hay. Đây là một phim lịch sử xưa, tình tiết khá hay và dàn dựng công phu. Nước Đại Hàn tuy không xem trọng phụ nữ, nhưng từ ngàn xưa đã có nhiều nhân vật nữ đã từng thao túng, làm đình làm đám trong chốn triều chính.

Phim tiếng Việt mới tới bộ 13. Phim phụ đề tiếng Anh thì tới bộ 62, có lẽ là trọn bộ, xem ở MySoju.
linhvang
#267 Posted : Tuesday, December 29, 2009 2:40:29 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Hai phim đó, LV chưa xem phim nào cả. Đang có một lô mang từ thư viện về mà cũng chưa xem. Sách báo, phim ảnh ê hề, thật là thích, chỉ tiếc là không đào đâu ra thêm thì giờ.
Binh Nguyen
#268 Posted : Thursday, January 28, 2010 11:43:31 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Đang coi "Cám dỗ chết người" vào cái khúc "lằng nhằng" mà chị Tonka nói. Để kéo dài phim cho người ta coi, nên nhà làm phim hay nhà viết truyện (không biết) phăng thêm cái này, cái kia thành những chuyện vô lý chẳng thể nào có trong đời thực! Vì thế cho nên phim bộ nhiều tập giống như truyện dài nhiều chương cứ kéo dài lê thê, thành những chuyện chẳng có thật trong đời, coi riết cũng bực mình, nhưng không có gì để coi để kể thì... kể vậy. Big Smile

Hai vợ chồng lấy nhau vì cô vợ lỡ mang bầu trước, anh chồng đã "hãm hiếp" cô bạn gái để mang bầu, cô bạn gái Cựu Ân Tài đành phải lấy Trịnh Kiều Băng, để chính thức cho đứa con trong bụng. Cái vấn đề là Trịnh Kiều Băng là con nhà giàu, cha là chủ một công ty nổi tiếng trong nước, Cựu Ân Tài là con nhà nghèo, có anh hai là Cựu Khương Tại, và cô bạn gái là Thân Ái Lợi ở chung nhà vì cha mẹ Thân Ái Lợi chết trong tai nạn, cha mẹ Ân Tài là bạn cha mẹ Ái Lợi, thấy tội nghiệp nên đem về nuôi xem như con trong nhà. Khi những đứa trẻ lớn lên, Khương Tại muốn ấy Ái Lợi làm vợ, cha mẹ Ân Tài cũng hy vong Ái Lợi sẽ thành dâu nhà mình.

Khúc mắc của câu chuyện là Cựu Ân Tài hư thai, đến 7 năm sau cũng không thể có thai lại, vì cô phải hầu hạ bà mẹ chồng khó tính, keo kiệt, dữ dằn, xấu tính, bài bạc, và một bà cô chồng hơi khùng khùng, điên điên, lúc nào cũng đòi hỏi Ân Tài phải chơi với mình, dỗ mình ngủ, cô thương Ân Tài, xem Ân Tài như mẹ, vì không thể vòi vĩnh, nhõng nhẽo được từ bà chị dâu. Em của Trịnh Kiều Băng là Trịnh Tố Băng cũng thương người chị dâu, nên khuyên cha cho anh chị mình đi chơi cho thoải mái lại thì mới có con được. Cái lần đi chơi đó, thì Thân Ái Lợi mới đi du học ở Pháp về cũng đi tới đó, để... phá đám Cựu Ân Tài, vì chính Thân Ái Lợi lúc sang Pháp cũng là để trốn sinh con, vì cô đã dụ dỗ Trịnh Kiều Băng ngủ với cô một lần lúc Ân Tài đi vắng, và cô đã đẻ một đứa con trai cho Kiều Băng, cô trốn qua Pháp đi học, nhờ sự đài thọ của Kiều Băng, và lần này cô về quyết chí dành lại Kiều Băng từ tay Ân Tài, mặc dù Kiều Băng nói là không thương cô.

Khi Thân Ái Lợi làm mọi thủ đoạn để hại Ân Tài, Bình lầm bầm, "đâu mà có một con người "evil" đến như vậy?" Ngoài đời chắc cũng có kẻ xấu nhưng xấu đến như vậy thì đúng là chỉ có trong... phim ảnh!

(Ngừng ngang đây để... "cò mồi" cái đã! ) Big Smile

BN.
Binh Nguyen
#269 Posted : Friday, September 17, 2010 3:04:42 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen


(Ngừng ngang đây để... "cò mồi" cái đã! ) Big Smile



Không cần "cò mồi" nữa, vì Bình cũng không theo dõi nổi, nên không coi hết khúc cuối, hi hi hi...

Hôm nay, lò dò dzô đây là tại tính chiếu phim khác đang coi: "Yêu em ngàn lần". Cô vai chính là con nhà nghèo, ở với cha ruột, mẹ ghẻ, 1 chị ghẻ và với 1 cô em, chắc là cô em cùng cha, khác mẹ. Cô tên Chung Ân Kim. Lúc cha cô bị bệnh, cần chạy tiền để chữa trị cho cha, mẹ ghẻ không đi làm, chị ghẻ không đi làm, cô đang là học sinh, đi làm thêm nhưng không đủ tiền, nên cô đành phải đi đẻ mướn cho người ta để lấy tiền chữa trị cho cha.

Cha cô hết bệnh, cô đi xin được việc làm, trớ trêu ở chỗ cô vào làm đúng ngay cho gia đình đã nhờ cô đẻ mướn. Gia đình này giàu, bà chủ sợ con riêng của chồng chia bớt gia tài của con trai mình, nên lén kiếm người đẻ giùm cho con dâu vì cô con dâu không có khả năng sinh đẻ mà anh con trai lại nhất định không lấy người vợ khác, nên bà bắt con dâu của bà phải giả bộ mang bầu, rồi nhờ người khác đẻ giùm. Vì nhà giầu, bà làm bộ bảo con dâu bà phải đi nước ngoài dưỡng thai, rồi đến 9 tháng 10 ngày đem con người ta đẻ giùm về rồi nói là chính mình đẻ thôi. Tất cả các việc đó đều qua trung gian, nên cả người mướn và người đẻ mướn không biết nhau. Nếu biết hết thì còn phim đâu cho mình coi cơ chứ? Big Smile

Ân Kim vào làm thư ký cho anh giám đốc là anh con trai lớn của ông chủ, họ gọi là... chủ tịch công ty. Anh con trai nhỏ là con riêng của ông chủ lại thích Ân Kim. Anh giám đốc trong thời gian buồn vì vợ mình không đẻ được con mà phải nhờ người khác đẻ giùm, nên có đi lại với một cô gái khác, cô này lại là bạn Ân Kim. Trái đất trong phim này, quả là tròn, vòng vòng cũng chỉ có 4 gia đình đó thôi. Gia đình Ân Kim, gia đình ông chủ tịch và con là giám đốc, vai chính nam lại là anh con trai nhỏ, gia đình cô vợ anh giám đốc, tức là con dâu bà chủ tịch (có một người mẹ là nhà văn mà con gái mình không đẻ được phải nhờ người đẻ giùm cũng không biết, một người dì và một người em trai lại đi yêu thích cô chị ghẻ của Ân Kim, là Nam Giang, trong khi Nam Giang lại đi mê anh con trai con riêng của ông chủ tịch.) Và cái gia đình thứ tư là 2 mẹ con bà làm trung gian dịch vụ đẻ mướn. Bà này có chồng và đứa con riêng, bị ông chồng say sưa, cờ bạc, đánh đập bà cả ngày, còn đứa con gái của bà là bạn của Ân Kim, người con gái yêu anh giám đốc dù biết anh này đã có gia đình nhưng vẫn nhất định bám theo. Đó là phần giới thiệu thôi, chi tiết thì... sẽ bàn loạn sau! Big Smile

Lỡ vào đây để sửa vài chữ, thành ra phải bàn loạn tiếp dù biết mới phần giới thiệu đã làm chị Tonka chóng mặt. Big Smile Cái Bình muốn bàn đầu tiên là cô vợ của anh giám đốc, tức là con trai của ông chủ tịch nhà giàu. Thấy chồng mình mua hai sợi dây chuyền mà chỉ tặng mình một sợi, rồi cứ đi hỏi anh chồng là sợi kia anh tặng cho ai. Thiệt là dở, chẳng lẽ ảnh lại bảo là anh đem tặng bạn gái của anh rồi. Đã lấy chồng, không đẻ được con mà chồng về cứ hỏi mấy câu ngớ ngẩn đến ấu trĩ như vậy thì hắn phải đi kiếm bạn gái khác là phải rồi, thiệt là... bậy bạ! Tí... bàn tiếp. Big Smile

Trong phim này, nhân vật này hơi... hiền! Mà tui nói chữ "hiền" liền với chữ "ngu" một vần. Phải dữ dữ lên một tí mới được. Nghi ngờ cái gì là phải nghĩ ngay đến trường hợp xấu nhất, không thể tin người được, nhất là mấy ông! Hà hà, nói vậy mấy ông lại nhột, nhưng mà... thường là như vậy. Tongue Cái cô này cứ đợi chồng đi làm về mệt là hỏi tới hỏi lui, anh cho sợi dây chuyền cho ai, có phải cho người đàn bà khác không? Mèn, cứ hỏi như vậy thì... bố ai chịu được! Mà... ngu gì nhận?

BN.
Tonka
#270 Posted : Friday, September 17, 2010 5:15:50 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Mới nhập đề thôi mà tui đã thấy chóng mặt rồi Big Smile
Binh Nguyen
#271 Posted : Wednesday, October 6, 2010 12:31:27 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Hồi 2, chương 2,

Sau nhiều lần thấy chồng mình đi với cô bồ, nhưng anh ta trả lời rất khéo để che dấu, và cả người em cũng che dấu cho người anh, cô vợ của anh giám đốc cũng chịu nhận là chồng mình đã có người đàn bà khác. Cô ta làm dữ, dắt con về nhà mẹ mình, làm áp lực để ly dị, vì cô ta không thể nào chịu nổi sự phản bội. Bà mẹ chồng bảo cô ta cho dù là biết chồng như vậy cũng phải làm lơ như không biết để giữ danh tiếng của chồng, để đứa con có cả cha lẫn mẹ, để khỏi phải chia chác tài sản, vân vân và vân vân.

Lúc đó, cũng là lúc Ân Kim và Khánh Hân (em của anh giám đốc, con riêng của ông chủ tịch) đã vượt qua được bao nhiêu khó khăn và đã lấy nhau được, đã thành vợ chồng, chỉ còn một khúc mắc với bà nội chồng và bà mẹ chồng là hai gia đình không môn đăng hộ đối làm cho hai bà mất mặt với bạn bè.

Cô vợ của anh giám đốc, tên Thái Mỹ, trở thành chị em bạn dâu với Ân Kim, nhưng khi Ân Kim về đây làm dâu thì cô vợ của anh Giám đốc lại đòi ly dị anh giám đốc. Cái dở của cái cô này là, cô đòi giữ con, cô ra hỏi luật sư để làm đơn ly dị, nhưng cô ta quên mất một điều là cô ta không phải mẹ ruột của đứa bé, bà mẹ chồng ham tiền rất có thể sẽ tiết lộ cái bí mật mà bà đã giấu bao lâu nay, để giành quyền giữ cháu, vì dù sao nó cũng là cháu đích tôn của bà. Thái Mỹ chán nản, về nhà mẹ ruột ở, không chịu ăn uống, chưng diện nữa, chưa vào cuộc mà đã thấy cô ta thua thủa thùa thua rồi. Shocked

BN.
Binh Nguyen
#272 Posted : Friday, October 8, 2010 1:14:25 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Hồi 2 chương 3:

Vẫn không ai nói gì, tui coi phim tiếp. Big Smile
Hôm qua, coi đến cái tập, sau khi nghe nhiều người chỉ giáo và cũng cảm thấy buồn, Thái Mỹ đồng ý trở về nhà, không ly dị nhưng với một điều kiện, anh chồng phải đi với cô ta tới để nói lời dứt khoát với cô bồ là Yến Nhi. Mới đầu anh chồng không chịu vì bảo làm vậy Yến Nhi sẽ mất mặt, nhưng Thái Mỹ bảo đó là điều kiện bắt buộc để cô ta không ly dị nữa. Anh chồng vì áp lực đó và cả áp lực của bà mẹ là không cho ly dị, nên phải tới để nói lời dứt khoát với tình nhân trước mặt vợ. Yến Nhi không muốn buông Lập Hưng là anh bồ giàu, nhứt định phải giựt ảnh vì cô ta cho rằng Lập Hưng chỉ yêu cô ta chứ không yêu vợ là Thái Mỹ, nên buông lời thóa mạ LH bị LH tát cho một cái trước mặt TM. Hà hà, cô ta chỉ biết đoạn sau chứ đâu biết đoạn trước của cuộc tình Lập Hưng, Thái Mỹ, hai người cũng đã từng tranh đấu để được lấy nhau, vì Thái Mỹ cũng là con nhà nghèo. Lúc bà mẹ Lập Hưng nói con đi lấy người khác để có người nối dõi tông đường, Lập Hưng cũng không chịu bỏ Thái Mỹ để đi lấy vợ khác, như vậy giữa hai người họ cũng có tình yêu đó chớ, cứ đứng ở ngoài mà nhìn vào, thì phán đoán sai bét cả! Nhân vật Yến Nhi là nhân vật được xây dựng lên để thử lòng tất cả mọi người, nhất quyết lăn xả vào Lập Hưng dù biết LH đã có gia đình. Đến lúc Ân Kim biết chuyện, cũng tới giảng moral cho YN nghe, nhưng YN không nghe còn bảo Ân Kim phải giúp đỡ cô ta để cô ta đến với LH, Ân Kim tức giận bỏ về, dứt khoát tình bạn giữa hai người luôn. Làm như ÂK coi bộ đúng hơn, chứ làm như Thái Mỹ coi bộ không chắc ăn lắm. YN có thể mất mặt, nhục nhã trước Thái Mỹ, Lập Hưng có thể dứt khoát với YN trước mặt TM, nhưng sau đó vẫn cứ tới tìm YN thì đã làm sao? Người xưa có câu "cố đấm ăn xôi" là vậy! Cứ làm bộ bỏ nhau trước mặt cô vợ nhưng sau đó tằng tịu tiếp thì ai biết đó là đâu. Thành ra nói TM dở là vậy. Đánh ghen kiểu đó không cao tay bằng Hoạn Thư trong Truyện Kiều, ha ha ha... Cứ ôm chặt anh chàng mà anh chàng phải sống dở, chết dở với mình mới cao tay kìa, ha ha ha...

BN.
Binh Nguyen
#273 Posted : Thursday, October 28, 2010 2:38:37 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Đã đến cái đoạn mọi chuyện đã được phơi bày: Khánh Hân, anh con trai nhỏ của ông chủ tịch, biết mẹ mình hiện tại không phải là mẹ của mình, chàng rất đau khổ khi đi tìm mẹ ruột và biết ra bà ta đã chết. Chàng đau khổ vì tất cả mọi người trong nhà đã giấu chàng chuyện đó. Nhưng điều đó cũng không đau khổ bằng điều Ân Kim là người đẻ mướn cho chị dâu của mình và chị dâu của mình là Thái Mỹ vì sợ Ân Kim giành con nên tìm cách chửi rủa và đuổi Ân Kim ra khỏi nhà. Bà mẹ chồng Thái Mỹ và Ân Kim bây giờ lại trở thành mẹ ghẻ của Khánh Hân cũng tìm cách đuổi Ân Kim ra khỏi nhà vì sợ Ân Kim giành cháu đích tôn của bà, đứa cháu mà bà đã kêu người đẻ mướn để mai mốt nó được chính thức thừa hưởng gia tài.

Nhân vật Thái Mỹ vẫn là nhân vật dở nhất. Đang có quan hệ chị em cột chèo với Ân Kim rất tốt, mà vừa mới biết ra Ân Kim là người đẻ ra Bá Dĩnh là vội vàng quay một góc 180 độ, theo phe với bà mẹ chồng chửi rủa, chì chiết Ân Kim, rằng đã đẻ một lần mà vẫn lấy Khánh Hân, giả bộ như gái còn trinh, và cố ý đi vào gia đình này để giành đứa nhỏ lấy tiền. Ân Kim buồn quá, không biết nói sao, Khánh Hân cũng trách móc và giận dữ với nàng, nên nàng quyết định ra sông tự tử nhưng... chưa hết phim, nên dĩ nhiên là có người cứu rồi đưa nàng tới ở vào một trại mồ côi của các ma-sơ. Một nữ tu khuyên nàng không nên đi tìm cái chết như vậy, chẳng giải quyết được gì. Nàng hứa là sẽ không bao giờ tự tử nữa.

Khánh Hân ổn định lại tinh thần. Chàng trở lại đi làm và quyết định ly dị với Ân Kim để làm vừa lòng bà mẹ ghẻ và chị dâu của mình (hay vì biết Ân Kim không phải là gái còn trinh khi lấy chàng thì... không biết?) Big Smile Để coi rồi chuyện ly dị có thực hiện được không. Tập này ngừng ở đây, để... cò mồi! Hi hi hi... Big Smile

BN.
Binh Nguyen
#274 Posted : Thursday, November 4, 2010 10:53:00 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Lỡ coi rồi thì phải coi cho trót nếu có thời gian. Lỡ kể rồi thì phải kể cho hết nếu thích... nhiều chiện. Smile Lỡ nghe rồi thì nghe luôn cho đến kỳ cùng các anh chị hỉ? Và... Bình kể tiếp hén? (Xin phép rồi đó nha, ai không ưng thì cũng không hoàn lại vé vô cửa đâu nhé!) Big Smile Blush

Khánh Hân ly dị Ân Kim vì muốn làm vừa lòng mẹ ghẻ của mình chứ không phải vì "chữ TRINH đáng giá ngàn vàng"! Thái Mỹ muốn Ân Kim ly dị với Khánh Hân vì đã đẻ con cho ông anh thì không thể lấy ông em làm chồng được, đó là chuyện "loạn luân" ở xứ Hàn chăng??? Bà mẹ chồng muốn Ân Kim ly dị Khánh Hân vì sợ lộ chuyện nhờ người đẻ con giùm cho Lập Hưng con trai của bà để sau này hòng thừa hưởng hoàn toàn gia tài của nhà họ Bá. Người dở và ích kỷ nhất trong phim vẫn là Thái Mỹ, vợ của Lập Hưng, người anh. Cô này không đẻ được con, không chiều chuộng chồng để chồng đi với người khác, bắt chồng phải dứt với cô tình nhân trước mặt mình, đòi ly dị chồng nhưng đòi quyền nuôi con dù mình không đẻ nó ra, đuổi cô em cột chèo ra khỏi nhà và thóa mạ cô ta hết lời khi biết cô là người đã mang nặng đẻ đau giùm mình để có được đứa con. Cô ta tới nói cho bà mẹ ghẻ của Ân Kim biết, bà mẹ ghẻ nhớ ra tất cả là tại Ân Kim muốn cứu ông chồng của bà trong khi Nam Giang, con gái riêng của bà có thể cứu được lại không cứu vì sợ bị phẫu thuật. Ân Kim hy sinh và giấu tất cả để cha mẹ được vui vẻ, cha hết bệnh, và gia đình có nhà ở. Bà mẹ ghẻ của Ân Kim khóc và hối hận và thương Ân Kim nhiều hơn và quyết định giấu không cho ông chồng biết chuyện cháu của Ân Kim lại chính là con của Ân Kim.

Cha Ân Kim khi biết Khánh Hân muốn ly dị con mình, đánh cho KH một trận. Khánh Hân sau khi suy nghĩ lại không chịu ly dị nữa vì thấy thương Ân Kim quá, không bỏ được, bèn bàn với gia đình là chàng và ÂK sẽ dọn qua Mỹ ở thế là xong. Nghe vậy cha ÂK cũng đồng ý vì nếu Khánh Hân không thắc mắc chuyện mang thai của ÂK thì thôi, coi như không có chuyện gì. Nhưng Thái Mỹ thì không muốn như vậy, nàng muốn ÂK phải dứt hẳn với KH, thì mới không đe dọa đến quyền giữ đứa con của nàng, nàng nói không có Bá Dĩnh, thằng con, thì nàng cũng không sống nổi?!?!?! Thế là nàng bèn tới nói cho cha Ân Kim biết hết tất cả sự thật sau khi đe dọa Ân Kim là nếu không bỏ Khánh Hân, thì nếu bất cứ chuyện gì xảy ra là đều do Ân Kim cả. Cha Ân Kim sau khi nghe chính miệng Thái Mỹ nói, ông không ngờ và đột quỵ tại chỗ, phải đem vào nhà thương, có thể nguy hiểm đến tính mạng vì ông đã bị bệnh gan trước đó rồi. Ân Kim nghe tin cha bị vào nhà thương vì Thái Mỹ nói hết sự thật, tức quá, chửi cho Thái Mỹ một trận, rằng tại sao chị lại nỡ đối xử với một người già như cha nàng như vậy? Vì nói trong lúc tức giận, không để ý đến những người chung quanh nên bà nội chồng và ông bố chồng của Thái Mỹ và Ân Kim đều nghe được. Ông bố chồng đùng đùng nổi giận vì vợ và con dâu đã giấu chuyện nhờ người đẻ giùm bao nhiêu năm nay, bèn xua đuổi hết mọi người ra khỏi nhà, nhất là bà vợ gian dối của ông. Thái Mỹ vẫn cố vớt vát là người đáng ra khỏi nhà nhất chính là Ân Kim, cứ nói Ân Kim bỏ Khánh Hân đi là giải quyết được tất cả mọi việc. Cha Khánh Hân cũng nghe lời, kêu Khánh Hân phải ly dị Ân Kim. Cha Ân Kim cũng tỉnh dậy và cũng kêu Ân Kim hãy ly dị Khánh Hân. Khánh Hân và Ân Kim sẽ phải làm sao đây trong khi hai người đều yêu nhau thắm thiết? Đến hồi gay cấn và... sắp hết phim rồi, đừng nôn nóng nhé! Big Smile BN.
Tonka
#275 Posted : Friday, November 5, 2010 12:01:13 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Đến hồi gay cấn và... sắp hết phim rồi, đừng nôn nóng nhé! BN.

Lại thấy chóng mặt nữa rồi. Chắc là đang yêu em đến lần thứ 998 hay 999 rồi phải không Big Smile

Binh Nguyen
#276 Posted : Friday, November 5, 2010 12:24:49 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

quote:
Đến hồi gay cấn và... sắp hết phim rồi, đừng nôn nóng nhé! BN.

Lại thấy chóng mặt nữa rồi. Chắc là đang yêu em đến lần thứ 998 hay 999 rồi phải không Big Smile



Chính xác là 998 lần rưỡi, chỉ còn một lần rưỡi nữa thôi. Đủ ngàn lần thì... thôi, hết yêu em! Yêu em ngàn lần mà lị. Big Smile

Phim này phim Hàn quốc, cũng là phim dài quá nhiều tập nên nó dài dằng dặc coi đến nỗi phát sốt ruột như phim Cám dỗ chết người vậy nhưng dù sao nó cũng đỡ hơn là vì nó ngắn hơn, tình tiết có lý hơn, và người đóng cũng có vẻ hay hơn. Quan trọng nhất là người dịch và người lồng tiếng. Có nhiều phim đóng cũng hay mà họ lồng tiếng nghe gượng gạo quá, chẳng có tự nhiên như đời thường tí nào nên coi cũng mất hay đi. Phim HK họ dịch bình dân, gần như "bạt mạng" nên nghe có vẻ giống thật hơn. Phim HQ bị cái tội nói nhiều quá, lại "văn chương cầu kỳ" quá nên nghe hơi kỳ kỳ, không giống đời thật. Đã nói dài nói dai lại nói đi nói lại mãi nên dễ làm cho người coi thấy chán, đúng là kéo dài phim để lấy tiền thiên hạ mà! Hì hì...

Phim Yêu Em Ngàn Lần, bà mẹ ghẻ của Ân Kim đóng rất khá, mấy câu nói của bà vừa hài mà vừa bi, nhiều khi làm người coi vừa cười lại vừa khóc nên cho dù hơi dài cũng không thấy chán lắm, vẫn còn coi được. Cooling Khi biết Ân Kim phải hy sinh cho cả gia đình nhất là chồng bà bảo toàn tính mạng, bà vừa khóc vừa lẩm bẩm: " Trời ơi, như dzầy mai mốt tui chết tui xuống gặp má Ân Kim, chắc bả đập tui một trận quá!" làm mình vừa muốn khóc lại vừa muốn cười.

BN.
Binh Nguyen
#277 Posted : Monday, November 8, 2010 12:51:08 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Thử coi có trả lời được không.
Đang ngồi chỗ sửa xe, lên net lúc được, lúc không, viết cho cố xác xong nó bay đi hết, đến lúc đánh thử chơi thì nó lại đi, hi hi hi...
Cái cô chị dâu của Khánh Hân là cái cô dở hơi nhất. Nếu mình là mẹ nuôi mà mình còn thương đứa con như vậy thì huống gì là người mẹ ruột? Cô ta vẫn là người ích kỷ, chỉ biết cho mình chứ chẳng biết cho người, sống như vậy dễ thất bại lắm.
BN.
viethoaiphuong
#278 Posted : Sunday, May 8, 2011 7:20:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nghệ thuật múa của Pina Bausch trong mắt đạo diễn Wim Wenders


Tuấn Thảo - rfi - THỨ SÁU 06 THÁNG NĂM 2011

Pina là tựa đề bộ phim tài liệu nói về nghệ thuật của Pina Bausch, nhà biên đạo múa người Đức lừng danh thế giới. Do đạo diễn Wim Wenders thực hiện với công nghệ làm phim ba chiều, tác phẩm này suýt nữa bị bỏ rơi sau khi nhà biên đạo múa đột ngột qua đời vào mùa hè năm 2009.



Tác phẩm Pina là một dự án hợp tác giữa đạo diễn Wim Wenders với nhà biên đạo múa Pina Bausch từ lúc bà còn sống. Ngoài đời, hai người là bạn của nhau và họ quyết định cách đây hơn ba năm thực hiện một cuộn phim nói về các vở múa của Pina Bausch. Ở trong giai đoạn tiền kỳ, Pina Bausch và Wim Wenders đã quyết định chọn lựa 4 vở múa ưng ý, để phản ánh nghệ thuật của Pina Bausch trong lãnh vực nghệ thuật múa ballet đương đại, tiêu biểu nhất là các vở nguyên tác Café Muller, Vollmont và Kontakthof và bản phóng tác của tác phẩm Le Sacre du printemps (Lễ đăng quang mùa xuân) dựa theo nền nhạc của Stravinski.

Nổi tiếng từ giữa những năm 1960 trong làng múa ballet, sau một thời gian đào tạo tại trường nghệ thuật Juilliard School tại Hoa Kỳ, Pina Bausch về làm giám đốc đoàn múa Wuppertal từ năm 1973 trở đi. Uy tín của Pina Bausch lan tỏa và đạt đến tầm vóc quốc tế sau khi bà sáng tạo ra thể loại Tanztheater dung hòa múa ballet và kịch nghệ.

Được mệnh danh là người đi truy tìm một ngôn ngữ mới cho nghệ thuật múa, các tác phẩm của Pina Bausch không những thể hiện những ý tưởng độc đáo, táo bạo mà còn thay đổi các quy tắc truyền thống của ngành ballet. Pina Bausch tìm cách rũ bỏ lớp bụi thời gian dày đóng trên các động tác múa, phá vỡ các khuôn thước thẩm mỹ của ballet, để đưa người xem vào thế giới của trực giác và cảm quan.

Với Pina Bausch, điệu múa không chỉ đơn thuần là những động tác đẹp mắt, mà còn có thể là một cử chỉ bộc phát từ phản xạ, kích thích để diễn đạt cảm xúc thầm kín trong nội tâm, có nhiều kịch tính mà không cần sử dụng đến lời thoại ở trong kịch. Theo lời đạo diễn Wim Wenders, qua bộ phim Pina, ông đã muốn thể hiện một cách gần sát nhất tư tưởng sáng tạo của nhà biên đạo múa. Ống kính ở đây không được đặt ở phía trước, mà lại được đặt ở bên trong vở múa. Bằng cách này, khán giả không ở trong tư thế truyền thống tức là xem tất cả những gì đang diễn ra ở trước mắt, mà lại ở trong tư thế nhập cuộc, nhìn một điệu múa dưới nhiều góc độ khác nhau.

Xem phim Pina, dù khán giả chưa hề tiếp cận với các tác phẩm của Pina Bausch, nhưng họ vẫn có thể hiểu được phần nào cách xây dựng tác phẩm của nhà biên đạo múa. Bà ít có bao giờ chỉ dẫn các diễn viên, mà lại đặt ra nhiều câu hỏi để rồi khuyến khích họ tự tìm câu trả lời thông qua ngôn ngữ của điệu bộ. Tư tưởng sáng tạo của Pina Bausch có thể được tóm gọn trong một câu : bà không quan tâm đến chuyện con người di chuyển như thế nào, mà điều gì đã làm cho họ di chuyển.

Ở trong giai đoạn tiền kỳ, đạo diễn Wim Wenders đã cùng với Pina Bausch chọn ra 4 tác phẩm điển hình cho lối sáng tác kết hợp múa và kịch nghệ. Đây là một dự án hợp tác mà hai nghệ sĩ đã đeo đuổi từ nhiều năm qua. Sau khi bà đột ngột từ trần vào ngày 30/6/2009, dự án này bị gián đoạn trong nhiều tháng liền và suýt nữa không được hoàn thành. Trả lời phỏng vấn của ban tiếng Pháp RFI, đạo diễn Wim Wenders cho biết động lực nào đã thôi thúc ông tiếp tục công việc quay phim để hoàn tất kế hoạch.

Wim Wenders : Bộ phim này thật ra là một dự án mà Pina Bausch và tôi đã ấp ủ từ 20 năm nay. Rốt cuộc thì cuộc đời đã không cho phép chúng tôi cùng hoàn tất dự án này với nhau. Pina qua đời hai ngày trước khi chúng tôi bấm máy quay thử với công nghệ ba chiều. Mặc dù vào lúc đó, giai đoạn tiền kỳ đã được chuẩn bị xong. Cái chết đột ngột của Pina khiến cho toàn bộ dự án bị gián đoạn. Bởi vì chủ đề cuộn phim không phải là đơn thuần thu hình các vở múa của bà mà lại là thể hiện và diễn đạt góc nhìn của nhà biên đạo múa. Nhãn quan ấy đã bất ngờ chợt tắt. Tôi còn nhớ là vào lúc đó cả đoàn múa gồm tất cả là 36 diễn viên ballet hoàn toàn bị sốc. Pina Bausch đang làm việc thì thình lình lại ngã bệnh. Giới bác sĩ phát hiện ra là bà bị ung thư, và chỉ 5 ngày sau bà vĩnh viễn ra đi. Đoàn múa chẳng những mất đi cánh chim đầu đàn, mà còn mất luôn lẽ sống, mất luôn lý do để tồn tại. Họ thuyết phục tôi nên tiếp tục dự án làm phim thay vì bỏ dở. Sau hơn 4 tháng bị gián đoạn, tôi bắt tay trở lại vào công việc quay phim. Đối với tôi, tác phẩm Pina không chỉ là một bộ phim tưởng nhớ người đã khuất, mà còn để làm sống lại tư tưởng sáng tạo của nhà biên đạo múa. Sinh thời, các vở múa của Pina Bausch đã làm cho tôi rung động đến tột cùng. Cảm xúc ấy như một con vi trùng ăn sâu vào xương tủy. Qua bộ phim này, tôi hy vọng rằng con vi trùng cảm xúc sẽ lây lan qua khán giả.

Khán giả đi xem phim Pina nhận thấy ngay là có một sự gắn bó rất lớn giữa đạo diễn Wim Wenders và nhà biên đạo múa Pina Bausch. Người ta có thể giải thích điều đó một phần vì ngoài đời, hai người là bạn của nhau. Nhưng đồng thời cả hai tác giả này có một sự đồng điệu trên phương diện cảm xúc nghệ thuật. Đạo diễn Wim Wenders cho biết từ đâu lại có một sự gắn bó, gần gũi đến như vậy.

Wim Wenders : Nhà biên đạo múa Pina Bausch và tôi có một cách tiếp cận với hình ảnh và nhất là với âm nhạc gần giống nhau. Cho dù chúng tôi không có cùng bộ môn nghệ thuật, nhưng phương cách tạo hình của bà thông qua các vở múa tương tự như lối tạo dựng ngôn ngữ điện ảnh. Khác biệt hay chăng là cách sử dụng lời thoại. Một nhà làm phim buộc phải dùng đối thoại giữa các nhân vật để phục vụ diễn tiến của câu chuyện. Còn trong nhãn quan của nhà biên đạo múa, thì cử chỉ động tác hay điệu bộ tự nó đã đứng vững, không cần đến lời thoại mà vẫn diễn đạt được cảm xúc hay nội tâm của nhân vật. Từ Pina Bausch, tôi học được cách sử dụng âm nhạc. Tiếng động và âm thanh trợ lực cho hình ảnh giúp thể hiện một ý tưởng, một cảm xúc nào đó mà không cần đến lời thoại.

Bên cạnh sự đồng điệu nghệ thuật, còn có một yếu tố khác giải thích cho sự gắn bó giữa tôi với nhà biên đạo múa : chúng tôi là người đồng hương, sinh ra trong cùng bối cảnh của nước Đức sau thời chiến. Mỗi người đeo đuổi một bộ môn nghệ thuật khác nhau vào cùng một thời điểm. Năm 1973, Pina về làm việc với đoàn múa Wuppertal, trước khi sáng chế ra thể loại Tanztheater kết hợp điệu múa với kịch nghệ. Cùng năm ấy, tôi có mặt tại Wuppertal để quay bộ phim Alice trong thành phố. Lúc đó, chúng tôi không hề quen biết nhau, và mãi đến sau này khi trao đổi với nhau chúng tôi mới biết được điều này. Tuy không hề vấn ý nhau nhưng có thể nói là chúng tôi đeo đuổi cùng một tiêu chí nghệ thuật : để tạo ra một ngôn ngữ mới, thì người nghệ sĩ phải xé rào vượt qua những quy tắc truyền thống. Tôi đã thử ứng dụng điều này khi thực hiện những bộ phim. Còn Pina Bausch thì càng đi xa hơn nữa khi san bằng các khuôn thước của nghệ thuật múa ballet để tạo dựng cho mình một ngôn ngữ hoàn toàn mới.

Nhiều nhà phê bình mệnh danh Pina Bausch là nhà tiên tri của nghệ thuật múa hiện đại. Một tầm nhìn xa và sâu rộng hơn so với các tác giả cùng thời. Các vở múa của Pina Bausch không chỉ thể hiện một lối quan sát tinh tế và tỉ mỉ về quan hệ giữa con người với nhau mà còn diễn đạt thế giới của nội tâm. Về điểm này, đạo diễn Wim Wenders cho biết nhận xét của ông.

Wim Wenders : Pina Bausch có một cái nhìn sắc sảo, chính xác và sâu xa hơn tất cả những người mà tôi đã gặp trong đời. Có lẽ cũng vì ngay từ đầu, nhà biên đạo múa đã gạt qua một bên khả năng dùng ngôn từ và lời thoại. Pina Bausch lúc nào cũng có một thái độ nghi ngờ đối với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ. Trong cách nhìn của bà, cảm xúc tâm hồn mất đi tính chân thực của nó một khi trải qua lăng kính của ngôn từ, và ngôn từ càng hoa mỹ trau chuốt chừng nào thì cảm xúc càng không thành thật chừng nấy. Tất cả những diễn viên múa từng làm việc với bà đều nói rằng bà có cái tài nhìn thấu tâm can của họ : phải chăng do linh cảm hay do trực giác đơn thuần mà Pina Bausch có thể nhìn thấy những ray rứt trăn trở của những người làm việc chung với mình. Dù gì đi nữa, bà luôn luôn khuyến khích các diễn viên múa hãy tận dụng những cảm xúc chôn sâu trong nội tâm ấy để rồi diễn tả qua động tác và cử chỉ.

Trong lãnh vực điện ảnh, cũng có một số nhà đạo diễn đi theo trường phái này. Trước ống kính, họ bảo các diễn viên đừng đóng kịch, mà cứ diễn đạt qua ánh mắt hay điệu bộ một cảm xúc nào đó trong một tình huống nhất định. Chẳng hạn như nhân vật muốn thể hiện nỗi buồn của mình trước cái chết, thì thay vì diễn đạt qua lời nói họ nên gắn liền cái cảm xúc đó với một kỷ niệm có thật ở trong đời. Khi hồi tưởng lại cái giây phút từng trải đó, thì cảm xúc trên khuôn mặt của họ là một sự rung động thực thụ chứ không phải là đóng phim giả vờ. Khi làm việc với các diễn viên, Pina Bausch tuy gọi là biên đạo múa nhưng ít khi nào chỉ đạo bằng lời nói, bảo các diễn viên phải làm thế này hay thế nọ. Bà chỉ khuyến khích các diễn viên tìm lại trong ký ức của họ một kỷ niệm, và từ cái cảm xúc của hồi tưởng mà thể hiện một động tác nhưng tuyệt đối không trải qua lăng kính của ngôn từ. Trong nghệ thuật múa của Pina Bausch, có một sự đối chiếu giữa lý trí và tình cảm. Tất cả những gì được thể hiện qua lời nói đều ít nhiều phải trải qua sự sắp đặt, và đâu đó phải vận dụng lôgíc của trí óc. Còn ngôn ngữ múa của bà thì nảy sinh từ cảm xúc nguyên thủy.

Làm thế nào để diễn đạt các tác phẩm của Pina Bausch với công nghệ làm phim ba chiều. Làm thế nào để quay các vở múa dưới dạng tái tạo, xen kẽ các màn biểu diễn trên sân khấu với các màn múa ngoài đường phố mà không làm sai ý tác giả. Đó là thách thức lớn nhất đối với đạo diễn Wim Wenders cũng như đoàn làm phim, khi chuyển thể các vở múa của Pina Bausch lên màn ảnh lớn.

Wim Wenders : Công nghệ làm phim ba chiều buộc tôi phải định nghĩa lại khái niệm của không gian. Khán giả không còn ở trong tư thế thụ động, ngồi xem những gì đang xảy ra trước mắt họ. Công nghệ ba chiều có khả năng lôi cuốn người xem vào trong cuộc, khán giả có cảm tưởng là họ ngụp lặn trong một không gian có chiều sâu và bề dày. Hiện giờ, đa số các bộ phim thương mại sử dụng công nghệ quay phim ba chiều như một hiệu ứng hình ảnh, nó có tác dụng ngoạn mục y hệt như kỹ xảo điện toán khiến cho khán giả phải trầm trồ thán phục. Trong trường hợp của bộ phim Pina, chúng tôi đặt trọng tâm vào các tác phẩm của nhà biên đạo múa.

Công nghệ làm phim ba chiều ở đây chỉ là một phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho nội dung nghệ thuật của các vở múa. Chúng tôi phải quay một cách thật tự nhiên, làm thế nào để cho khán giả chỉ vài phút sau là có thể nhập đề trực tiếp, tức là họ xem các động tác múa chứ không còn để ý tới cách quay phim ba chiều. Ở đây ta có thể so sánh lối quay phim với cách viết văn. Nếu như một người đọc sách ngay từ những trang đầu bị lôi cuốn ngay vào nội dung cốt truyện thì coi như là nhà văn đã thành công. Nếu như độc giả vừa cầm quyển sách vừa chú ý tới cách hành văn của tác giả, thì đâu đó nội dung cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Một cách tương tự, nếu như ngay từ những phút đầu khán giả hòa mình ngay vào các vở múa của Pina Bausch thì coi như là tôi đã đạt được mục đích tối hậu. Bởi vì suy cho cùng, tôi muốn chia sẻ với khán giả những gì đã làm cho tôi thổn thức rung động, tôi thực hiện bộ phim này cho tất cả những khán giả nào chưa từng được dịp xem một vở múa của Pina Bausch trên sàn diễn.
viethoaiphuong
#279 Posted : Friday, June 3, 2011 9:23:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 03 THÁNG SÁU 2011

Phim "Tatsumi" vinh danh cuộc đời và sự nghiệp của danh họa Nhật cùng tên



Yoshihiro Tatsumi trong dòng sáng tác

Thanh Hà
Bộ phim hoạt họa của đạo diễn Singapore, Eric Khoo (Khâu Kim Hải) đã được chú ý đến khá nhiều. Tác giả đã khéo léo kết hợp một phần tiểu sử của danh họa người Nhật là Yoshihiro Tatsumi với 5 trong số vô vàn những truyện tranh mà ông đã sáng tác trong suốt hơn 50 trong nghề.

Tại liên hoan phim quốc tế Cannes vừa qua, « Tatsumi » được chọn tham gia chương trình liên hoan trong hạng mục Nhãn Quan Độc Đáo -Un Certain Regard.

Vào cuối thập niên 50 thế kỷ trước Yoshihiro Tatsumi là họa sĩ đầu tiên nghĩ đến thể loại truyện tranh dành riêng cho "người lớn". Còn đạo diễn Eric Khoo là người đầu tiên chuyển thể truyện tranh của danh họa Tatsumi lên màn ảnh lớn.

Yoshihiro Tatsumi sinh năm 1935 được xem là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh manga vào bậc thầy. Thế chiến thứ Hai kết thúc, vẽ truyện tranh là một phương tiện để họa sĩ trẻ này phụ giúp tài chính cho gia đình. Cũng trong thời kỳ vừa bắt đầu sáng tác, Yoshihiro đã may mắn được gặp « ông phù thủy » của thế giới manga thời đó là Osamu Tezuka. Tezuka từng được mệnh danh là Walt Disney của xứ Hoa anh đào.

Cuộc hội ngộ đó đã đem lại cho Yoshihiro Tatsumi nhiều nguồn cảm hứng mới và đâu đó phong cách vẽ của ông đã được « định hình » cùng với những cuộc trao đổi với danh họa Tezuka.


Một chút thơ mộng trong thế giới của họa sĩ Manga, Yoshihiro Tatsumi

Cho dù đã nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng riêng biệt trong thế giới truyện tranh manga Nhật Bản, nhưng ngay từ năm 1957 Yoshihiro Tatsumi thực hiện một cuộc cách mạng khi ông « phá rào » để truyện tranh không chỉ là một loại sách giải trí của riêng các độc giả tí hon. Tatsumi đã quyết định đưa chân cả những người lớn vào thế giới nghệ thuật này. Để làm được việc ấy, ông đã nhìn thẳng vào những vấn đề xã hội của nước Nhật ở vào thời kỳ hậu chiến tranh.
Yoshihiro Tatsumi đã khơi lên những mảng tối của con người, của cuộc sống chung quanh ông. Tatsumi cũng không ngần ngại đưa những đề tài được coi là cấm kỵ vào sáng tác : trong « Goodbye-tạm biệt » chẳng hạn nhân vật chính Mariko là một cô điếm, bán chôn nuôi miệng nhờ những chàng lính GI của Mỹ. Mariko bị khinh rẻ, nhưng đồng tiền cô kiếm ra lại bị ông bố già nghiện ngập bóc lột …

Hay là trong truyện ngắn « Just a Man, - chỉ là một người đàn ông » tác giả phác họa ra chân dung của Hanayama : một gã đến tuổi về già , chán chường và mệt mỏi sống bên cạnh một mụ vợ đã tặng cho hắn đến mấy cái sừng, bên cạnh một cô con gái mà đồng tiền là trên hết. Hanayma quyết định tặng cho mình một cuộc sống mới trong vòng tay của một thiếu nữ trẻ đẹp. Cho dù hắn có phải đánh đổi cả gia tài để được hưởng một làn gió mới ấy.

« Occupied - Bận» theo thứ tự trong phim thì đây là câu chuyện ngắn thứ tư của họa sĩ Tatsumi đã được đạo diễn Singapore Eric Khoo thu vào ống kính. Trong chuyện này Yoshihiro xoáy vào nỗi ám ảnh và ẩn ức của một chàng họa sĩ vừa bị sa thải và thế là hắn phải vẽ, vẽ thật nhiều, thật nhanh nhưng chỉ vẽ những thân hình nẩy lửa của phái đẹp trong bốn bức tường của các nhà vệ sinh : đấy là nơi mà hắn không bị kiểm duyệt, không bị ai phê phán. Đó cũng là nơi duy nhấn trí tưởng tượng của hắn có thể bay cao, bay xa đến bất tận.


Eric Khoo (trái) và danh họa người Nhật, Y. Tatsumi

Trả lời báo chí đạo diễn Eric Khoo giải thích : lòng ngưỡng mộ vô bờ bến của anh đối với họa sĩ Nhật Bản Yoshihiro Tatsumi là điểm khởi đầu để anh cho ra đời bộ phim hoạt họa dài gần 100 phút :
« Từ 20 năm qua, tôi rất mê những chuyện ngắn của họa sĩ Yoshihiro Tatsumi và tôi đã bị cuốn tiểu sử tự thuật của ông ''A Drifting Life – Cuộc đời Nổi trôi'', dầy hơn 800 trang cuốn hút. Tôi rất xúc động trước đam mê và tình yêu ông dành cho nghệ thuật này cũng như là tất cả những gì ông đã hy sinh để cho ra đời những tập truyện tranh hết sức ý nhị. Yoshihiro Tatsumi không chỉ là một tác giả dùng ngòi bút của mình để kể nên một câu chuyện. Ông còn là một nhà quan sát hết sức tinh tế và nhậy bén về cuộc sống hay tình yêu, về thân phận con người. Đấy mới chính là điều đã ám ảnh và lôi cuốn tôi vào thế giới của ông ».

Nói một cách khác truyện tranh của Yoshihiro Tatsumi lôi cuốn đạo diễn Khoo do, bằng một cách hết sức cô đọng tác giả đã cho người xem thấy được tất cả nỗi đau và tuyệt vọng nơi mỗi con người : với Hell, Địa ngục thì đó là nỗi đau da thịt của những nạn nhân Hiroshima.

Một anh phóng viên chiến trường Koyanagi đã xúc động vì chiếc bóng in trên tường : đó là hình ảnh một cậu con trai đang chồm lên vai mẹ khi quả bom nguyên tử đã phát nổ trên thành phố Hiroshima. Koyanagi trở nên giàu có và nổi tiếng với pô ảnh độc đáo này. Nhưng có mấy ai biết rằng đằng sau câu chuyện cảm động mà anh tưởng chừng là đã ghi lại được vào ống kính là cả một thực tế phũ phàng và buồn tẻ.

Eric Khoo sinh năm 1965 tại Singapore, từng du học tại Úc và Hoa Kỳ. Năm 1990 anh đã trở về nước và thực hiện bộ phim ngắn đầu tiên Barbie Digs Joe. Bộ phim này là bệ phóng đưa điện ảnh Singapore đến với các chương trình liên hoan phim quốc tế.

Bốn năm sau đó Eric Khoo mới thực sự được dư luận biết đến nhiều hơn qua tác phẩm Pain và nhất là Mee Pok Man hay 12 Storeys. Với hai bộ phim này Eric Khoo được coi là một trong những nhà đạo diễn có triển vọng nhất của châu Á. Cả hai đã được trình chiếu tại trên 60 liên hoan phim lớn nhỏ khác nhau.

Năm 2005 anh đến Liên hoan Cannes với Be with me, hãy đứng bên tôi trong khuôn khổ chương trình La Quinzaine des Réalisateurs và bộ phim này của đạo diễn Singapore đã rất được khán giả hoan nghênh.

Ba năm sau đó Khoo trở lại với Cannes, nhưng lần này là để tranh tài trong chương trình chính thức. Tiếc là My Magic –Nhà Ảo thuật của anh đã không chinh phục được ban giám khảo năm đó.

Tatsumi là bộ phim hoạt họa đầu tiên anh thực hiện. Erick Khoo nhắc lại về cuộc hội ngộ với danh họa người Nhật Yoshihiro Tatsumi cũng như cách anh đã chọn đưa 5 sáng tác của ông vào bộ phim này :

« Trước Tatsumi các sáng tác của Yoshihiro Tatsumi chưa từng được đưa lên màn ảnh lớn. Khi tôi có dịp đến Nhật Bản, tôi đã thu xếp và xin được gặp ông. Buổi tiếp xúc đầu tiên diên ra tại một quán cà phê cũ kỹ. Tôi xin giới thiệu với ông một số các bộ phim của tôi và điều thú vị nhất là khi ông tuyên bố : ông cảm thấy gần gũi với mạch sáng tác của tôi, với một số những nhân vật trong các bộ phim của tôi.

Nhưng có lẽ là họa sĩ người Nhật đã đồng ý hợp tác kể từ sau khi ông xem qua tập tranh vẽ, trong đó tôi trình bày dự án và cách sẽ thực hiện bộ phim.

Yoshihiro Tatsumi tán đồng việc kết hợp tiểu sử nói về cuộc đời ông với những tập truyện ông đã sáng tác. Mỗi truyện ngắn của ông là một viên đá quý : các nhân vật trong truyện đều phản ánh đời sống hàng ngày với tất cả những gì cao đẹp, xấu xa, với những gì mong manh, phù phiếm … và cả với những nét u buồn, đơn độc trong đó.

Tôi chọn đưa vào phim « Hell- Địa ngục » vì diễn biến bất ngờ của tình huống. « Beloved Monkey –Chú khỉ dấu yêu » có lẽ là câu chuyện buồn thảm nhất trong sự nghiệp sáng tác của Yoshihiro Tatsumi và đó cũng là tác phẩm được tác giả yêu thích nhất »


"OCCUPIED"


Trả lời báo điện ảnh The Hollywwood Reporter, đạo diễn Eric Khoo cho biết khó khăn lớn nhất anh phải vượt qua là phải làm thế nào để vẫn giữ được nguyên phong cách vẽ của Yoshihiro Tatsumi nhưng đồng thời cũng phải đem lại một chút gì mới lạ, một thoáng « hiện đại », cho những nhân vật đã được ông dựng lên từ thập niên 70 – 80 thế kỷ trước.
Trong quá trình thực hiện bộ phim Eric Khoo đã luôn mời họa sĩ Tatsumi hợp tác và cố vấn. Danh họa người Nhật đã chấp nhận đọc phần thuyết minh trong các đoạn phim nói về cuộc đời ông. Ông cũng đã cố vấn cho Khoo rất nhiều về cách sử dụng màu sắc, lối phát âm theo đúng cung cách của người dân Osaka hơn nửa thế kỷ về trước. Khoo đã hoàn tất bộ phim Tatsumi trong vỏn vẹn 8 tháng với một ngân sách thấp kỷ lục : chưa đây 800 000 đô la.

Một trong những may mắn của nhà làm phim Eric Khoo là do một sự tình cờ anh đã hợp tác với một tổ thợ vẽ của Indonesia : đây là một đoàn họa sĩ trẻ, rất tài hoa mà chi phí tốn kém thì lại thấp hơn rất nhiều so với ở những nơi khác.

Đến Cannes cùng với đạo diễn Eric Khô, họa sĩ Yoshihiro Tatsumi đã có dịp xem toàn bộ tác phẩm vừa hoàn tất từ đầu đến cuối và khi bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông khép lại, thì Tatsumi là người đầu tiên đứng lên bắt tay đạo diễn và cảm ơn Eric Khoo đã tặng cho ông một món quà sinh nhật giá trị và đầy ý nghĩa. Tatsumi cũng đã cảm ơn đạo diễn người Singapore đã kiên trì thuyết phục ông tham gia vào một dự án thú vị và đầy thi vị.
viethoaiphuong
#280 Posted : Sunday, March 25, 2012 11:04:40 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Bảy, 24 tháng 3 2012

Hunger Games sẽ nối gót Harry Potter?

Hàng vạn người Mỹ đã xếp hàng để vào xem buổi chiếu ra mắt của bộ phim The Hunger Games, được dựa trên một truyện giả tưởng ăn khách. Nhiều người cho rằng bộ phim này và những tập kế tiếp sẽ tiếp tục gây ồn ào, giống như Harry Potter đã từng tạo ra trước đây.
Penelope Poulou | Washington



Hình: Lionsgate
Jennifer Lawrence thủ vai Katniss Everdeen trong phim "The Hunger Games."

Mỗi năm, thành phố Capitol của quốc gia giả tưởng Panem bắt buộc 12 quận trong thành phố phải gửi 2 thiếu niên để thi tài trong trò chơi "Hunger Games", một sự kiện được truyền hình trên cả nước, qua đó, các "Tribute" - những người tranh tài - phải đánh nhau cho đến chết, cho tới khi chỉ còn một em sống sót.

Bộ phim được dựa trên quyển truyện best-seller của tác giả Suzanne Collins. Mấu chốt trong tập đầu này là sự hy sinh của người chị cho người em.

Người chị Katniss Everdeen - do Jennifer Lawrence đóng - muốn thay em mình để làm "Tribute" sau khi người em Primrose được quận chọn.

Cho dù bộ phim có vẻ cổ vũ cho bạo động hay mang một thông điệp chính trị gì gì đi nữa, 2.000 rạp hát trên khắp nước Mỹ đã bán sạch vé trong buổi trình chiếu đầu tiên vào khuya thứ Năm, rạng ngày thứ Sáu.

Nhiều người đã lái xe hàng giờ đồng hồ để tới rạp, xếp hàng thêm mấy tiếng nữa để mua được vé.

Nhiều thiếu niên ăn mặc giống như các nhân vật trong phim và hết sức háo hức để chờ rạp mở cửa.


Liệu có nên cho con cái đi xem những phim bạo động như thế hay không? Một bà mẹ dẫn hai đứa con đi xem nói với VOA:

“Bản thân tôi từ nhỏ tới giờ hay đi xem các phim kinh dị và các con tôi cũng vậy. Chúng tôi thích xem những cảnh máu đổ thịt rơi trên màn bạc.”

Hiệp hội phim ảnh Hoa Kỳ bênh vực quyết định của mình khi xếp Hunger Games vào loại “PG-13,” cha mẹ nên cẩn thận vì có những cảnh không thích hợp cho trẻ dưới 13 tuổi, thay vì xếp vào loại “R,” trẻ em đi xem phải có bố mẹ hoặc người lớn đi cùng.


Hiệp hội này chỉ nói bộ phim không khai thác bạo động nhưng nó có thể gây cảm xúc không tốt cho trẻ em quá nhỏ.

Một thiếu niên đứng xếp hàng trước một rạp hát ở Virginia nói phim này sẽ nối gót Harry Potter, bởi vì sau tập này sẽ có một tập mới. Một em khác nói cốt truyện này còn hấp dẫn hơn cả Harry Potter.

Dù dư luận có nói gì đi nữa, trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên trình chiếu, Hunger Games thu về 68,3 triệu đôla trên khắp nước Mỹ, trong đó có 19,7 triệu của buổi ra mắt vào đêm khuya.
viethoaiphuong
#281 Posted : Thursday, July 5, 2012 5:39:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Phim Bạch Tuyết và Thợ săn : Khi nữ quyền lên ngôi




Chuyện Bạch Tuyết được xuất bản lần đầu tiên cách đây 200 năm (DR)

Tuấn Thảo - RFI - THỨ BẢY 30 THÁNG SÁU 2012
Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, mà lại có hai bộ phim Mỹ khai thác chuyện cổ tích của nàng Bạch Tuyết. Sự kiện quay nhiều phim trên cùng một chủ đề không phải là hiếm, nhưng có một điều mà ít ai để ý đến : sở dĩ Hollywood quay cùng lúc hai phiên bản Snow White khác nhau, là vì năm 2012 đánh dấu 200 năm ngày chuyện cổ tích của Grimm ra đời.

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1812, chuyện cổ tích Bạch Tuyết (trong tiếng Đức là Schneewittchen, tiếng Pháp là Blanche Neige, tiếng Anh là Snow White) là của hai anh em tác giả nhà họ Grimm, dựa vào một truyền thuyết dân gian nổi tiếng ở châu Âu, có từ thế kỷ thứ 16 (nhân vật Bạch Tuyết được xây dựng theo một nhân vật có thật tên là Margeretha, con ruột của bá tước Waldeck), chết vào năm 21 tuổi do bị đầu độc bằng thạch tín.

Nguyên tác phát hành vào năm 1812 có một yếu tố đáng ghi nhận. Đó là nàng Bạch Tuyết bị hoàng hậu bạc đãi, nhưng bà hoàng ở đây lại là mẹ ruột của cô chứ không phải là dì ghẻ. Mãi đến nhiều năm sau, yếu tố này được hai anh em Jacob et Wilhelm Grimm chỉnh sửa, hoàng hậu không còn là bà mẹ ruột của Bạch Tuyết, nhưng cũng vì thế mà câu chuyện trở nên phải đạo hơn : quan hệ xung khắc giữa mẹ ghẻ và con chồng là chuyện muôn thuở, quá thường tình chẳng có gì đáng nói. Nhưng chuyện một bà mẹ chẳng những không thương yêu mà còn đi hành hạ bạc đãi con ruột, mới đáng để cho các nhà phân tâm học đem ra phân tích luận bàn.


Vào năm 1916, chuyện Bạch Tuyết và 7 Chú lùn lần đầu tiên được quay thành phim. Từ đó trở đi, câu chuyện cổ tích này đã được chuyển thể cả trăm lần, dưới dạng phim hoạt họa, phim truyện, phim truyền hình, kịch nói, múa ballet hay ca nhạc kịch. Hầu hết các phiên bản chuyển thể đều gần giống với nguyên tác (ngoại trừ yếu tố mẹ ruột – dì ghẻ). Hai phiên bản gần đây nhất phát hành vào năm nay cũng là một cách tái tạo nhân vật Bạch Tuyết trên màn ảnh lớn.

Đầu tiên hết là bộ phim Snow White của đạo diễn người gốc Ấn Độ Tarsem Singh, và tiếp theo đó là Snow White and the Huntsman của nhà làm phim người Anh Rupert Sanders. Cả hai đều xuất thân từ ngành làm phim quảng cáo và video clip, cả hai cũng dựa vào cốt truyện cổ tích của Grimm nhưng mỗi bộ phim lại có cách thể hiện khác nhau, từ lối dàn dựng cho đến cách xây dựng nhân vật.

Bộ phim Snow White của đạo diễn gốc Ấn với thần tượng Julia Roberts trong vai chính, dễ hiểu hơn nhờ bám sát vào tuyến truyện, khai thác các tình huống khôi hài, pha trò dí dỏm. Ngoài trang phục với màu sắc cực kỳ rực rỡ, phim còn cài thêm nhiều hoạt cảnh ca nhạc sinh động, nhảy múa vui nhộn, cho nên có ý kiến cho rằng chuyện Bạch Tuyết được diễn giải theo cách nhìn của một người ghiền xem phim Bollywood của Ấn Độ.

Ngược lại, cuộn phim Snow White and the Huntsman (Bạch Tuyết và chàng thợ săn) của đạo diễn Anh Rupert Sanders, thì lại mở ra một thế giới tăm tối và dữ dội hơn. Kristen Stewart (thần tượng của giới trẻ sau loạt phim Twilight) trong vai Bạch Tuyết, không còn là một cô gái nhu mì yếu đuối, mà lại có cá tính và bản lĩnh, thân mặc áo giáp tay cầm gươm đao sẵn sàng chiến đấu. Hoàng hậu Ravenna do Charlize Theron thủ diễn, là nhân vật có tâm lý phức tạp hơn cả, độc ác tàn bạo nhưng không hẳn là một vai phản diện một chiều. Do có nhiều tầng lớp chồng lên nhau, cho nên Bạch Tuyết và chàng thợ săn chưa chắc gì đã hợp với khán giả nhỏ tuổi.

Tuy cũng gợi hứng câu chuyện cổ tích của Grimm, nhưng phiên bản thứ hai này có phần vượt trội hơn vì nó mở ra nhiều cách đọc khác nhau. Bộ phim giữ lại các tình tiết quan trọng nhất y như trong chuyện cổ tích. Đó là câu chuyện của một cô công chúa, mồ côi mẹ từ khi còn bé. Vua cha đi thêm một bước khi lấy vợ nhì. Đến khi ông vua băng hà, hoàng hậu Ravenna soán ngôi lên nắm quyền.

Hoàng hậu có phép phù thủy, dùng ma thuật để ‘‘hớp hồn’’, hút lấy toàn bộ sinh khí của những cô gái trẻ đẹp. Hầu hết các trinh nữ trong vương quốc đều tự mình làm xấu xí dung nhan, để tránh bị đem vào hoàng cung nộp cho mụ phù thủy. Hoàng hậu này còn nhốt con chồng là Bạch Tuyết vào trong ngục tối, chờ đến khi nàng đến tuổi trưởng thành, sẽ giết đi để móc tim mà ăn, vì chỉ có như vậy, bà hoàng mới trẻ mãi không già, phù thủy mới trường sinh bất tử.

Trong ngục tối, nàng Bạch Tuyết không chờ chết mà lại dùng mưu kế để trốn thoát. Hoàng hậu Ravenna ra lệnh cho một chàng thợ săn lên đường truy lùng Bạch Tuyết, đem về cho bà trái tim trinh nữ. Nhưng rốt cuộc thì chàng thợ săn không giết mà lại đi cứu giúp cô công chúa. Cùng với 8 chú lùn (thay vì 7 chú) trong vùng thánh địa Sanctuary, họ sẽ sát cánh kề vai đối đầu với thách thức, vượt qua những hiểm nguy đang rình rập, và sẽ huy động một đội binh để giành lại ngai vàng mà hoàng hậu Ravenna đã tước đoạt lấy.


Gợi hứng ban đầu từ chuyện của Grimm, đạo diễn người Anh Rupert Sanders đã chuyển thể lên màn ảnh lớn thành một bộ phim thần thoại phiêu lưu, một dạng anh hùng ca theo kiểu Chúa tể các chiếc nhẫn (Lord of the Rings). So với nguyên tác, kịch bản phim đã sửa đổi khá nhiều chi tiết để phục vụ cốt truyện : trong phim cũng có một vị hoàng tử, nhưng vai diễn này rất mờ nhạt so với hai nhân vật chính là nàng Bạch Tuyết và chàng thợ săn.

Trong phim, nhân vật Bạch Tuyết được thể hiện một cách hiện đại, giống như nhiều phụ nữ trẻ tuổi thời nay : không ngồi đấy mà trông chờ một vị hoàng tử, mà lại phấn đấu cho số phận của mình. Cũng cần nhắc lại là chuyện cổ tích Bạch Tuyết được xuất bản vào đầu thế kỷ thứ XIX, phản ánh vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ. Chính cũng vì thế mà giới bảo vệ nữ quyền đã chỉ trích mạnh mẽ nội dung câu chuyện cổ tích : Bạch Tuyết là hình tượng của phụ nữ bị đặt dưới quyền hay lệ thuộc vào phái nam : Bạch Tuyết khi còn sống trong hoàng cung thì phải tôn thờ vua cha, đến khi gặp các chú lùn thì lại trở thành một bà nội trợ lo toan mọi công việc nhà.

Đến tuổi lập gia đình thì Bạch Tuyết cũng không tự định đoạt lấy : ở trong truyện Ngày xửa ngày xưa, Bạch Tuyết có lấy chồng là sau khi được hoàng tử cứu nguy, vì ăn trái táo tẩm độc mà hôn mê bất tỉnh, và nếu không có nụ hôn thì nàng chẳng bao giờ mà hồi sinh. Tựu chung, nhân vật Bạch Tuyết hoàn toàn ở trong thế thụ động, may mắn lắm thì lấy được một tấm chồng tốt, có phúc thì sinh con đầy đàn để rồi an phận nội trợ đảm đang.

Cách nhìn của hai anh em tác giả nhà họ Grimm không còn thích hợp với thời nay, khi mà vai trò của người đàn bà (nhất là ở Âu Mỹ) vào thế kỷ XXI ít bị hạn chế, không còn bị trói buộc bởi trật tự gia đình hay khuôn phép xã hội. Trong phim của đạo diễn Rupert Sanders, Bạch Tuyết là một cô gái có bản lĩnh, đầy cá tính. Nhân vật này không thụ động, chờ bị giết chết hay đợi tình yêu đến, mà lại nhất quyết phấn đấu để vươn lên.


Nhưng đáng chú ý hơn nữa là cách diễn giải quan hệ giữa hoàng hậu Ravenna và nàng công chúa Bạch Tuyết. Đó không chỉ đơn thuần là quan hệ mẹ ghẻ - con chồng mà còn là sự đối chọi giữa hai quan niệm khác nhau về nữ quyền : một bên ôn hòa, bên kia cực đoan. Hoàng hậu Ravenna muốn trẻ hoài đẹp mãi vì sắc đẹp ở đây gắn liền với quyền lực.

Trong phim, nhân vật bà hoàng muốn nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, kiểm soát thế giới xung quanh, áp đặt sự thống trị của mình lên tất cả những người khác, đặc biệt là phái nam. Còn nàng Bạch Tuyết thể hiện cho quan niệm ôn hòa hơn về nữ quyền. Nếu có đấu tranh thì không phải là để trả thù đàn ông, mà chủ yếu là để làm chủ bản thân, để giành lấy cái quyền tự quyết định chứ không để cho người khác suy nghĩ thay cho mình.

Tác phẩm của đạo diễn Rupert Sanders có thể được xem như một bộ phim giải trí, nhưng nhờ cài thêm nhiều ngụ ý, nên nổi trội hơn các phiên bản trước. Để được làm chủ bản thân và tự do định đoạt, Bạch Tuyết phải trải qua một chuyến phiêu lưu đầy rủi ro, có thể được xem như một hành trình cam go (parcours initiatique), để phát hiện chính mình. Tính chất phiêu lưu kỳ thú được thể hiện rất rõ trên màn ảnh, nhân vật chính phải băng qua cánh rừng sâu hun hút, tối tăm u ám, ẩn chứa đầy nguy hiểm và quái vật đáng gờm, để rồi tìm thấy vùng đất trong lành, bình yên rực rỡ, mầu sắc thần tiên.

Nhờ trí tưởng tượng, nên cách dựng phim của Rupert Sanders có nhiều chi tiết táo bạo, ý tưởng độc đáo : cảnh hoàng hậu tắm trong bồn sữa, cải lão hoàn đồng, lột xác trẻ măng, tựa như một cái nháy mắt về thời đại của thuốc botox và kem chống nhăn. Tuy nhiên, kịch bản bộ phim có nhiều chỗ không được gói ghém chặt chẽ, một số chi tiết đâm ra hơi thừa. Nhưng ít ra, phim Bạch Tuyết và Thợ Săn đã tìm cách làm mới một câu chuyện lỗi thời, không cần kem dưỡng da mà vẫn làm trẻ lại một nhân vật già hai trăm tuổi.
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Khánh Linh on 7/5/2012(UTC)
Users browsing this topic
Guest (2)
17 Pages«<1213141516>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.