NGÀY XUÂN VÒNG QUANH CÁC RẠP CINÉ SÀIGÒN-CHỢ LỚN-GIA ĐỊNH NĂM XƯA
> Nguyen Tran
>
> P.S: Tuy chưa phải ngày Xuân nhưng đọc bài viết sau đây để hồi tưởng lại
> những kỷ niệm xa xưa vui chơi với bạn bè,
> những buổi hẹn hò di ciné với bồ và bịch...
>
> HYPERLINK
>
> HYPERLINK
> 'http://anthonyha.gotdns.com/NhatLung/Decorations/videologo.gif'
HYPERLINK
>
http://www.mediafire.com/?e2ljtnyjmmw
Thần tượng của tuổi trẻ
>
> Hôm nay nhân ngày Xuân nơi xứ lạnh quê người, chúng ta hồi tưởng lại 'nước
> thanh bình 30 năm cũ' vào khoảng thập niên 50, 60, lúc mà lũ con cháu Hồ
> tặc chưa lê 'đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ' vào thủ đô Saigon để chúng
> ta cùng du xuân một vòng quanh các rạp của hòn ngọc Viễn Đông. Cũng xin
> thưa trước cùng các bạn là những sự việc được ghi ra đây theo trí nhớ có
> hơi hẹp bề khổ của tôi nên nếu có gì sai sót thì xin các bạn đánh cho hai
> chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!
>
> Saigon thân yêu của chúng ta lúc bấy giờ có 2 hệ thống rạp trình chiếu
> khác nhau.
> 1- Rạp thường lệ: có giờ xuất hẳn hoi giống như các rạp ở Canada.
> 2- Rạp thường trực: chiếu liên tu bất tận, ai vô ra bất cứ lúc nào cũng
> được
> Rạp thường trực có cái dở là có khi ta vừa vào rạp thì thấy thằng kép
> chính bị bắn gục rồi một lúc sau lại thấy nó hung hăng đấm đá tưng bừng
> thì thật là mất sướng. Nhưng nó có ưu điểm là khán giả không phải sắp hàng
> chờ đợi giờ, xuất lôi thôi.
> Để bắt đầu cho chuyến du xuân tưởng tượng, mời các bạn đi từ Chợ Lớn trước
> nhé.
>
> Rạp hát đầu tiên chúng ta ghé thăm là rạp Hồng Liên ở đường Minh Phụng
> (dưới dốc cầu Bình Tiên). Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng
> Việt và đặc biệt là con nít ở đâu mà tàu chở hổng hết. Lớp khóc đòi bú,
> lớp khóc vì nóng nực, lại có đám la hét cười giởn om sòm khiến ta có cảm
> tưởng đi lạc vào nhà trẻ. Thôi thì phải 'dĩ đào vi thượng' để tới rạp
> Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Đốc Phương (góc Nguyễn Trải). Rạp này cũng
> thường chiếu phim Tàu (ngay trung tâm China town mà lị) nhưng được cái
> tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.
>
> Quẹo xuống đường Đồng Khánh về hướng Saigon có một lô rạp Lido, Oscar, Hào
> Huê cũng thuộc loại khá. Vì ở lằn ranh giới giữa Saigon Chợ Lớn nên những
> rạp này chiếu phim Tây Tàu lẫn lộn.
>
> Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi
> thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe
> gắn 2 tấm panneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu.
> Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi
> đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram
> (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng.
>
> Đến vùng chợ Thái Bình thì có 3 rạp:
> - Quốc Thanh ở đường Nguyễn Trải, bên hông Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Rạp
> khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng
> đô thường trực.
> - Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão thường chiếu phim Tây.
> Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh nên ai vào xem cũng cứ muốn 'yêu
> nhau cởi áo cho nhau' hết.
> - Trên đường Phạm Ngũ Lão cạnh chợ Thái Bình có rạp Thanh Bình sau này sửa
> sang lại thật lịch sự thì… giặc đến.
> - Rẽ ra đường Trần hưng Đạo có rạp Đại Nam của ông Ưng Thi nổi tiếng sang
> trọng. Vào coi rạp này thì nên ăn mặc cho đàng hoàng một chút. Chứ áo thun
> quần cụt, còn chơi thêm đôi dép Nhật lủng la lủng lẳng như 'Phánh ký Hủ
> tiếu' thì người ta cười…cha mẹ mình.
>
> Đầu đường Nguyễn Thái Học (ngã ba Phạm ngũ Lão) đỗ xuống tận Cầu Ông Lảnh
> là nơi tọa lạc 2 rạp: đình Tân Kiểng và Nam Tiến, dành cho những khán giả
> dể tính, sau này chỉ để cho các đoàn cải lương, hát bộ, hồ quảng. Xuống
> ngay downtown Saigon có rạp Vĩnh Lợi ở đường Lê Lợi gần bệnh viện đô
> thành. Vào xem phim ở đây có cái tiện lợi là nếu 'thả dê' bậy bạ lỡ bị ăn
> guốc 'phun máu đầu' thì chỉ cần mấy bước là tới nhà thương ngay. Rạp thuộc
> loại trung bình. Coi phim xong rồi tạt vô quán Thanh Bạch đá một dĩa cơm
> rang 'bổn tiệm' hay một ổ bánh mì gà thì thiệt là mát trời ông địa.
>
> Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, rạp hát đầu tiên
> có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam). Đây là rạp de
> luxe nhất của thủ đô. Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô
> trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp
> khác nhưng money's worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu
> phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc
> lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang 'mắc
> dịch' nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là
> nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi
> chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh
> 'kêu gọi' này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút
> nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.
>
> Đối điện rạp Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn 'Ô
> Mê ly đời ta'. Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư
> là riêng biệt kín đáo để 'bàn tay đưa anh vào cuộc đời' và 'bú mồm' thả
> giàn. (danh từ bú mồm là do các đồng chí ta sáng tạo) Kế tiếp, ta đi trên
> con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà
> tây đầm coi cũng rất nhiều.
>
> Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại Saigon lúc bấy giờ đều
> nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt ngữ. Phim nói tiếng
> Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu
> thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái Francophonie là tiện việc sổ sách.
> Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn
> thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và nóng
> nực lắm. Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn văn Sâm, (góc
> Hàm Nghi) tương đối còn mới và chiếu phim cũng 'xịn' lắm.
>
> Băng qua đường Pasteur gần ngã tư Lê Lợi có rạp Casino Saigon thuộc loại
> trung bình. Tuy nhiên sau khi xem phim xong, dẫn đào tấp qua bên kia đường
> làm một dĩa bò bía đính kèm ly nước mía Viễn Đông thì cũng có điểm với em
> lắm chứ bộ. Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy
> rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là 'Á sẩm'. Sau đó có lẽ chủ rạp thấy
> tên 'Á sẩm' mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao
> chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này 'ngang cơ' với
> Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước
> mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng
> trong giới có tâm hồn ăn uống.
>
> Nếu muốn thưởng thức văn hóa cari, mời bạn bước chân tới rạp Long Phụng ở
> đường Gia Long, nơi chuyên chiếu phim của hậu duệ ông Gandhi như Công Chúa
> Thủy Tề, Sữa Rừng Thay Sữa Mẹ với các than hầm minh tinh: Ganeshan,
> Savitri…
>
> Để xem nữ sinh Saigon hấp dẫn cở nào, mời các bạn đến rạp Lê Lợi đường Lê
> thánh Tôn. Ở đó bạn sẽ thấy rất nhiều nữ sinh với chiếc áo dài hoa xuân
> thướt tha, thân liễu dịu dàng trông bắt con mắt lắm. Chính vì thế mà dê
> thả vào rạp đông nghẹt đến đổi không còn chỗ ngồi. Tội nghiệp nhiều em
> đứng xem phim mà bỗng cảm thấy như có ai cầm ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi
> vừa ăn kê sát phía sau mình thì đích thị là nó đó! Các cô phải di tản đi
> chỗ khác gấp gấp chứ không thì bị ô nhiểm môi trường rán chịu à.
>
> Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon
> phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó
> là mật khu của VC, ủa lộn, của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà
> tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi
> nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố
> vào restaurant, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi.
> Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.
>
> Đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (ngay ngã ba
> Trần quý Cáp) cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân
> trang và đổi tên là Thăng Long. Tôi còn nhớ (vì chính tôi đi coi chứ ai)
> phim cuối cùng được chiếu trước khi bọn cướp ngày từ rừng rú về thành là
> phim 'The French Connection' do tài tử Michael Caines đóng vai chính.
>
> Gần cuối đường Cao Thắng (ngã tư Phan thanh Giản xéo chợ 20), có rạp Đại
> Đồng Saigon rất ư là bình dân, chiếu toàn phim cũ, giá vé chỉ bằng giá một
> tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt cú
> mèo. Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long
> Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay
> trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh
> Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn
> Lài) mà khán giả vào xem có cái 'thú đau thương' là nếu trời nóng thì tắm
> hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.
>
> Chiều mồng một Tết, ta kéo vài người bạn cùng tới đường Hồng Thập Tự
> (ngang tiệm bàn ghế Phan văn Nhị) để đón xuân bằng tô cháo vịt nóng hổi
> thơm lừng hành hương nước mắm gừng đậm đà rồi đưa cay một ly nước mắt quê
> hương. Sau đó ta băng qua đường vô rạp Olympic xem phim 'Le mirage de la
> vie' do Sandra Dee đóng thì thấy đời còn dễ thương lắm chứ. Rạp Olympic
> sau đó được đoàn Kim Chung từ Aristo, đường Lê Lai, tới bao rạp làm sân
> khấu thường trực.
>
> Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê
> văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của
> bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẻ thanh
> lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi
> nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.
>
> Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt
> để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm
> trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có
> rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn
> là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó. Đang ngồi xem phim mà bạn bỗng 'giác
> ngộ' là có bàn tay năm ngón của thằng ngồi bên cạnh vượt biên vào vùng cấm
> địa của bạn để bấm nốt nhạc thì chính nó đó. Nó định biểu diễn altosax đó.
> Bạn chỉ còn có đi chỗ khác xem cho khỏi ngất ngư con tàu đi. Đi một chút
> tới đường Thoại Ngọc Hầu, rẽ vô chợ Ông Tạ bạn sẽ gặp ngay rạp Đại Lợi
> chiếu đủ thứ phim Âu Á. Sau ngày đứt phim 30-4, bọn VC xử dụng rạp Đại Lợi
> (cũng như nhiều cơ sở khác) làm nhà tù. Quẹo xuống đường Trương Minh Giảng
> có rạp Văn Lang không gì đặc biệt.
>
> Và bây giờ mời bạn ghé vào Đakao để xem rạp Casino Đakao (ngã ba ba Hiền
> Vương - Đinh tiên Hoàng). Rạp này chung một chain với rạp Casino Saigon
> nhưng kém thanh lịch, sạch sẻ hơn. Tuy nhiên bạn có thể tự yên ủi bằng tô
> mì Cây Nhãn danh tiếng gần bên rạp. Đi trên đường Hai Bà Trưng qua khỏi
> Cầu Kiệu tới chợ Phú Nhuận bạn sẽ gặp rạp Văn Cầm Phú Nhuận chung một chủ
> với rạp Văn Cầm Chợ Quán (Nguyễn Biểu- Bến Hàm Tử) Theo tôi đây là rạp nhỏ
> nhất Saigon và giá vé rẽ nhất. Tiền nào của nấy đó các bạn ạ. Nếu không
> muốn vào xem rạp Văn Cầm thì mời bạn quay trở về Tân Định để tới rạp Kinh
> Thành bên hông chợ Tân Định. Rạp này rất xưa nên dưới mức trung bình trên
> mọi phương điện.
>
> Cách đó không xa, trên đường Trần Quang Khải có rạp Văn Hoa. Đây là rạp
> mới nhất của thủ đô Saigon nên màn ảnh, âm thanh tuyệt hảo, ambiance lại
> rất khang trang lịch sự, chiếu toàn phim mới.
> Sau đó, ta cùng hướng về Gia Định qua đường Bạch Đằng (bên hông chợ Bà
> Chiểu) có rạp Cao đồng Hưng, còn đường Nguyễn văn Học (ngã tư Bình Hòa) có
> rạp Đại Đồng Gia Định. Cả hai rạp dưới xa mức trung bình, nạn đứt phim rất
> thường xãy ra. Có điều là cạnh rạp Đại Đồng có quán cơm tấm bì ăn cũng phê
> lắm. Giờ thì bạn hãy đi dọc theo đường Lê quang Định (Gia Định) để đến
> trạm cuối của cuộc du xuân là rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (cạnh
> chợ Gò Vấp). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại
> nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.
>
> Thưa các bạn, sau khi đi một vòng các rạp chiếu bóng Saigon, các bạn có
> thấy bồi hồi nhớ thương quê hương thân yêu của chúng ta hay không? Chắc
> hẳn là có vì không ai trong chúng ta không giữ trong tâm tư những hình
> ảnh, những kỉ niệm êm đềm của một thời hoa mộng. Có thể đó là một buổi tối
> đi bên người yêu giữa trời lất phất mưa dưới hàng me lá xanh rơi nhè nhẹ
> trên mái tóc em. Hay có thể cũng là một ngày về thăm quê Ngoại, ăn bửa cơm
> tép kho canh rau dền trong mái tranh nghèo bàng bạc khói lam chiều, bên
> dòng sông nước lững lờ đẩy đưa đám lục bình tim tím trôi giạt đến một
> phương trời vô định.
>
>