Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Góc VĂN Đỗ Thành
Do Thanh
#41 Posted : Wednesday, January 25, 2006 1:33:36 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Lạc đêm cuối năm 2

Chín giờ tối, tôi vơ vội cái áo khoác bước ra đường. Gió ùng ùng thổi. Lạnh. Mặc kệ, tôi không thiết quay vào nhà mặc thêm cái áo ấm. Biết đâu trời lạnh sẽ làm tôi đỡ nhức nhối hơn.

Tôi nhớ cái quán chỗ góc phố tôi vẫn vào. Hằng đêm, gọi một ly martini rồi câu dầm ở đó. Quán có chương trình nhảy khỏa thân, nhưng tôi không để ý gì đến các em bé diễn viên. Thì tựu chung vẫn giống nhau : cái dài, cái ngắn, cái thâm, cái nâu, có em còn bôi loe loét son đỏ lòm trên đó.

Anh waiter đã quen mặt, dơ tay chào, gọi tôi là boss. Mả mẹ mày, bốt với biếc cái gì, đang buồn chết mẹ đây. Giá lì lì một chút, nhào vào đầu xe chết quách cho khoẻ. Anh ta trợn tròn mắt nhìn tôi. Mọi lần gọi như thế, bao giờ anh cũng nhận món tip nhỏ, chỉ một tờ one dollar thôi, nhưng góp gió thành bão mà.

Lần này thấy cái mặt đưa đám của tôi, anh ta băn khoăn. Rồi nghiêng cái mõm của anh vào sát tai tôi, lào khào như anh vừa hãm bi thuốc lào : what's going on, boss? are you ok? Tôi nói như quát vào tai anh ta : let me alone, please.

Tôi na cái ly ra một góc bàn. Một em thơm như múi mít xà vào gạ : can I share the seat with you. Tôi không trả lời, cô ta chưng hửng nhìn tôi rồi bỏ đi. Xập xình trên sạp choi choi ba bốn em bé ngoáy mông lắc đít, hàng họ bày tứ tung, tôi thấy cay nồng trên mắt.

Một tay mẽo e chừng hiểu biết về tết nhứt của mình, nên va vít làm quen : này uống đi cưng, rồi về mà lo đón Tết. Cái chữ " tết " hắn nói cực khó khăn, nghe như tét (tét đầu, tét háng).
Tôi gật gù : ừ tét, đúng vậy.

Hắn lại hỏi vào tai tôi : mày gọi New Year Eve là gì nhỉ. Tôi bảo nó : giao thừa, biết chưa đồ ăn hại. Hắn cười nhăn nhở : tao ăn Tết ở xứ mày một lần rồi. Mẹ kiếp tao sợ chết cha chết mẹ mà tụi bay thi nhau đốt pháo, làm tao chẳng phân biệt được súng với pháo là cái nào.

Tôi mắng mỏ hắn : đồ chết nhát. Tụi tao mỗi ngày nướng nhau hàng trăm, hàng chục thằng, có sao đâu. Mày mới cho đi chỗ khác chơi có mấy vạn đã kêu rinh lên rồi bỏ cuộc. Hắn gãi đầu gãi tai : đó là việc của mấy cha nội ngồi trên đầu mình, chứ còn tao biết gì.

Rồi để tôi không mè nheo thêm, hắn nói lảng đi. H. có đẻ cho tao một đứa con gái, ngày tao xa nước mày, tao không kịp đưa nó theo. Bây giờ chắc nó lớn lắm, chưa chừng suốt ngày chửi rủa tao.

Tôi hét vào mặt hắn : tụi mày đáng bị chửi thiệt. Mẹ kiếp, đàn bà con gái xứ tao bọn mày quơ gọn, xấu đẹp tất tật. Bọn mày đi rồi, các bà các cô bị hành còn đau thương hơn nữa. Quá khứ xẹp rồi mà vết thương cứ nhức nhối mỗi bận cuối năm.

Tội nghiệp, hắn to như cái vâm mà nghe tôi nói thế mủi lòng khóc ngất. Nước mắt nước mũi đổ tùm lum. Tôi thương hại bảo hắn : mày có khóc cũng không cứu vãn được gì. Nếu mày còn một tấm lòng, mày hãy trở sang bên đó tìm lại người đàn bà mà mày có dạo ấp ôm rồi nhận con mày về, đền bù cho nó những ngày sống khốn khổ.

Hắn gật gù : you are right, man. Độ này bọn tao có phong trào rủ nhau về thăm lại chiến trường cũ, có thằng còn gom góp để xây dựng một cái gì đó bên xứ mày. Mẹ kiếp, chính trị rắc rối thật, hồi đánh nhau đi đâu cũng bị chửi, bị gọi là đế quốc, còn bây giờ thành bạn tri kỷ với nhau.

Tôi bảo hắn : tại bọn mày giàu, chứ còn trên răng dưới dế như tao thì còn lâu, cưng ạ. Hắn không hiểu ý tôi, nên quát lên : what? Tôi hét lại : bo ****. Cả hai cùng lăn ra cười.
Do Thanh
#42 Posted : Monday, January 30, 2006 12:15:52 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Lạc bước đêm xuân 3

Mười giờ tối, Loan gọi lại. Giọng hốt hoảng : trời đất, anh ở đâu vậy. Em gọi anh ở nhà, không thấy anh. Có sao không?

Tôi đang say, đang ngấu nghiến với nỗi buồn mọc mụn trong lòng. Tôi không muốn trả lời. Loan nài nỉ : nói đi anh, nói đi anh.

Tôi quay quay cái đầu. Nỗi giận còn phừng phừng. Tôi lè nhè với Loan : còn gì đâu mà nói. Lúc anh cần thì em lảng đi, bây giờ anh đang xỉn thì em gọi lại. Cuộc đời sao cứ là cuộc cúc bắt nhau, em nhỉ.

Loan lấp liếm nhận tội : vâng, em biết, mọi sự tại em gây ra. Nhưng mà em cũng nẫu ruột lắm anh. Người ta có mùa xuân, còn em đang lạc bước. Anh có thấy tội nghiệp em không ?

Tôi sửng cồ với Loan : ừ, em tội nghiệp lắm, nhưng còn ai tội nghiệp cho anh. Anh đang vui đùa với thằng mẽo con, nó đã từng ở quê ta rồi đó. Nó có đứa con gái, anh vừa chửi nó một trận, bắt nó phải đi tìm về. Bỏ lây bỏ lất đám ruột của mình là có tội. Nó khóc tu tu, em thấy có đáng tức cười không ?

Loan nỉ non : em đang nói chuyện nghiêm túc với anh, mà anh cứ đưa chuyện lăng nhăng vào phá đám. Sắp giao thừa rồi anh, về đi, rồi gọi cho em, em sẽ ru anh ngủ.

Tôi gúc gúc trong cổ. Những gợn rượu cứ chợt thi nhau vọt từ bao tử ra ngoài. Tiếng ót ót nghe rõ trong cell, Loan có lẽ đang cũng nhợn. Nàng nói : các anh uống gì lắm thế, bộ thiếu rượu là không chịu được sao ?

Tôi nói như giảng giải : em không là đàn ông nên không sao hiểu được. Em phải một lần sống như bọn này mới thấu đáo được giá đắng cay lênh láng chừng nào.

Loan bảo : em biết, em biết. Nhưng có phải tại em lơ đãng với anh đâu. Chả nhẽ em cứ đành đợi chờ, để rồi như cây già hết nhựa. Thôi, về đi anh. Cho em xin.

Tiếng nàng tha thiết quá. Tôi đứng lên ngồi xuống mấy lần. Chân muốn bước ra mà thân thì lảo đảo. Tôi nghĩ nếu cố đi một mình thì chỉ đến cửa là ngã sóng soài. Tôi phải đánh trống lảng : trời đang mưa mà em, anh ra về sẽ ướt hết. Rồi tôi lẳng nhẳng hát : tôi đưa em sang sông, trời mưa, mưa rơi trong lòng... Tôi nghe tiếng Loan nức lên.

Thấy tôi đứng không vững, thằng nhỏ vụt đỡ lấy tôi : are you Ok, do you need a help ? Tôi vùng vằng hất tay nó ra, khẳng khái : I can stand-up, man. Don ' t touch me, all right ? Nó gục gặc đầu như hiểu.

Tôi chệnh choạng bước ra khỏi quán. Mỗi bước chân xé toang hình ảnh Loan lợn cợn trước bóng mình. Tôi nói mà không nhớ là nói vào đâu : ừ, anh về đây.

Rồi tôi không biết gì nữa...
Do Thanh
#43 Posted : Saturday, February 4, 2006 12:36:11 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Lạc bước đêm xuân 4

Mười một giờ. Nhớ quay, nhớ quắt. Sầu héo cõi lòng. Chực cất lên tiếng hát " xuân này con chưa về ", nhưng lại thấy lòng nẫu như quả dưa hư. Trời vẫn mưa, mưa như mưa mau, đốt thui lòng đất khách.

Từ cái ngã sóng soài, tôi không cố ngồi dậy, mà cứ nằm đó cười khan. Chợt thấy mình là con ễnh ương nằm phềnh bụng trong vũng nước. Ồm ộp, tôi cất tiếng kêu, nghe như tiếng sợi dây cứa vào thanh nứa.

Thằng nhỏ bỏ quán ra gọi tôi : where are you ? Tôi nín thinh. Tết với nhất sắp đến nơi mà nó còn muốn phá. Tôi mơ về một góc trời nào, nơi có những lá me bay đầy con phố. Tết này là tết thứ bao nhiêu rồi, tôi bỏ xứ ra đi.

Mỗi sợi tóc nổi loạn trên đầu là như một nhát dao ngoáy vào tim ứa máu. Bóng mẹ chập chờn huyền ảo xa xôi. Ơi, Loan ơi, anh chết mất khi giao thừa đến.

Văng vẳng có tiếng chuông chùa đâu đây thanh thả gióng lên. Cầu xin đức Như Lai độ đường cho kẻ lạc lối. Tôi nghĩ đến sư cụ đã ủi an tôi một bữa nào. Tôi dốc tâm tìm một cõi an bình dưới thế mà lòng vẫn có những con sóng trào khuấy động. Tôi buồn vô cùng khi mất mẹ đã lâu.

Ngày xưa xuân đến, xa nhà mà không khóc. Bây giờ chỉ nhớ thôi đã thấy mắt lệ mờ. Tiếng súng nào thay tiếng pháo đêm xuân, người lính bắn bâng quơ để lòng nguôi đi cô độc. Bấy giờ mệnh hệ mình chỉ sợi nhỏ mong manh, vậy mà lòng lúc nào cũng ăm ắp lửa. Bây giờ có đốt cả bao diêm, lòng vẫn nguội lạnh tanh.

Điều gì đã làm cho tôi không còn thấy niềm vui khi xuân đến. Phương chi Loan lại vừa gọi báo tin nàng còn ở xa lắc, xa lơ. Em ơi, nếu đêm nay trời ngưng đi đừng trôi chảy nữa, liệu chúng mình có bỏ hết giận hờn. Để còn dựa vào nhau cho thấy ít nhiều ấm lại.

Mười một giờ rồi, Loan, em có nghe tiếng thời gian chậm chạp bước chân. Ừ nhỉ, cả em, cả anh, hai ta vẫn còn dàu dàu lạc bước. Xuân này em không về, tết này anh vẫn xa quê, cái nghìn trùng đăng đăng đê đê vẫn dàn ra trước mặt. Đau gì hơn, có phải không, em ?

Tôi nuốt cục sầu u vào sâu trong dạ. Vẫn nghe tiếng róc rách của giọt mưa tỉ tê trên đầu. Trời làm mưa rơi, mưa rơi, cho nét em buồn, em đi, em đi. Vậy còn trời làm mưa rơi, mưa rơi, có một chút gì để lại cho tôi đừng thấy mình lẻ loi ngày Tết.

Tôi rùng mình khi cứ lẩn quẩn, loanh quanh trong mớ suy nghĩ hỗn tạp vô cùng.

Do Thanh
#44 Posted : Wednesday, February 8, 2006 4:17:03 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Lạc bước đêm xuân 5


Mười hai giờ. Pháo dậy lên khắp nơi. Đùng, tạch tạch, xen lẫn tiếng xì xịt tịt ngòi. Xuân rồi, tết rồi, giao thừa đang ùng ùng trỗi dậy. Ai dù có ngủ mơ say sưa cũng choàng dậy để đón bóng xuân sang.

Đêm ba mươi, đốt cái pháo tống thằng bần ra khỏi cửa. Sáng mùng một giang rộng tay đón ông phúc vào nhà. Đôi câu đối mẹ thuê viết năm nào cũng dán hai bên cửa, chẳng thấy đâu ông phúc, ông lộc xông đất vào nhà. Còn ông thọ thì đang nhởn nhơ đâu đó, mẹ nằm rên hừ hừ trên bộ phản ngày xuân. Bố còn đang ngao du với bè với bạn.

Đó là những mùa xuân thuở nhỏ quê nhà. Đứa bé xun xoe trong tà áo mới nghe sột soạt. Túi nặng tiền mừng tuổi những đồng xu. Thằng ranh đầu xóm gạ đặt sòng bầu cua thua sạch túi. Nó ăn hết tiền còn chọc quê mình " tội thằng nhỏ xui ghê ". Nghe chỉ muốn đấm vào mõm nó cho đổ máu, đổ mủ.

Về dấu mẹ dấu cha, khóc rưng rức tiền rơi đâu mất. Mẹ biết tỏng tòng tong, nhưng thương thằng con dại, đền cho đồng bạc mới. Chị em quây quần chơi tam cúc ăn đẹt mũi đầu năm. Cứ chăm chăm kết tốt đen là bị chị đè tốt đỏ đau điếng. Nổi sùng quẳng con bài vội vã đứng lên.

Những cái tết êm đềm lăn tăn như sợi khói. Bây giờ nằm sóng soài nghe pháo nổ mà chưa chắc là xuân đã đến hay chưa ? Sáng qua, sáng nay còn ấp ôm Loan kịp về vui tết, lúc này buồn thiu người mới thấy nỗi cô độc dâng cao. Loan em, đầu năm em tặng anh chi lưỡi dao bào sắc lẻm. Em cứa vào tâm hồn anh như dứt đứt thịt da.

Tết này anh chênh vênh như trượt trên triền dốc. Nghe lăn tăn hương bưởi rộ đâu đây. Nhớ nụ hôn vụng dại trao nhau ngày mới lớn. Em thẹn thò cứ chực đẩy anh ra. Tất cả đó chỉ còn là dĩ vãng. Tàn lụi dần để nỗi nhớ, nỗi thương.

Đêm xuân này, cả hai cùng lạc bước. Ta mệt nhoài trong bong bóng trời mưa. Giao thừa mới đây đã chóng tàn, chóng rụi. Con đường vắng dần để chỉ còn mỗi mình anh. Đi nhặt chút dư âm thừa của người ta làm Tết.

Để rồi kịp nhận ra mùa xuân vừa khuất ở góc phố đèn vàng. Ôm ấp câu thơ hồi nao viết cho chị : chị ngồi chơi tam cúc, em khép nép chầu rìa, bài hên chị cười rúc, em liếng thoắng nói lia. Chị nhìn em khẽ bảo : yên để chị kết đè. Em vùng vằng chẳng chịu, nhìn chị lòng say mê. Chị nghiêm trang căn dặn, còn bé chớ học đòi, em nghe thì nghe vậy, nhưng lòng vẫn choi choi. Bao la lòng yêu chị, mùa xuân xám trong hồn, sắc hồng trên môi chị, khiến em nhìn héo hon.

Ngày chị đi lấy chồng. Em tủi lòng trốn biệt. Chị theo thuyền sang sông, em nhìn theo khóc miết. Đó là mùa xuân cuối cùng tôi còn nán lại quê nhà. Để rồi " khi ra đi là không ước hẹn ngày về, vui chia ly là luôn xóa bao lời thề..." nên tết nào cũng thấy mình lạc bước.

Có phải vậy không, Loan ?
Do Thanh
#45 Posted : Thursday, February 9, 2006 1:02:22 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Phận cá lòng tong

Tôi về thăm nhà sau gần 10 năm xa cách. Bây giờ thứ gì cũng thấy lạ. Tôi không đề cập đến chuyện thiên hạ ngoài đường, chỉ nhắc đến trong nhà chị em tôi đã có vô vàn thay đổi.

Lần trước khi chưa ra đi, tôi thỉnh thoảng vẫn đến cơm nước với cô em. Hai đứa ra vào quần quật trong bếp, nấu nấu xào xào, món ăn thứ nào cũng bốc khói. Cô em cứ than van với tôi : chị có thấy các ông thật là đoảng. Vợ con lăn lưng vào bếp, khói đổ nước mắt nước mũi tùm lum, các bố cứ ngồi với nhau chuyện trên giời dưới đất. Chốc nữa đây chị em mình dọn bàn, các bố ngồi vào lại hoạnh hoẹ món này ngon, món kia dở.

Tôi thở dài phụ họa với em : thì tại dì chứ, nhà có đồng ra đồng vào, dì không thuê lấy một người giúp cho đỡ cực. Dì cứ ôm hết vào người rồi xoa xuýt ai nghe.

Cô em chưa chi đã rơm rớm nước mắt. Của đáng tội, thời thế không cho phép ai thuê bắt người khác hầu hạ gia đình mình. Thành ra cực mấy, các bà các cô cũng đưa lưng mà chịu. Vào lớp hùng hục giảng bài, mãn học chạy ào ra chợ đèo mớ rau, củ khoai hộc tốc về nấu nướng để đấng ông chồng về là có cái sơi ngay.

Cô bà nào xun xoe tỉ tê gạ chồng cho thuê một em giúp việc là y như gặp ngay phản ứng tức thời : này đừng có giở trò ngày xưa đấy nhé. Bây giờ xã hội chủ nghĩa rồi, chẳng ai cho phép bắt người nào hầu hạ cho ta. Mình tranh đấu mãi mới tẩy đi cái trò buộc người làm nô lệ. Bà vợ nghe mà chợt tối tăm mặt mũi, các quan chỉ lớn mồm mà có giúng tay vào bất cứ việc chi đâu. Ai cà khịa là bị lưu ý ngay tức khắc : này lãnh đạo không bao giờ làm thay dân dã nhé.

Vậy mà bây giờ về thăm em thấy nhà đông đúc thật vui. Ngẫm bà con xa lạ nào còn ai đâu mà người sao lắm thế. Chừng cô em biết ý nên khều tay nói nhỏ với tôi : đấy là các ô sin nhà em đấy chị. Tôi tròn xoe mắt ngỡ ngàng : ô sin là cái gì chị chả hiểu.

Cô em lại nhỏ nhẹ giảng thêm : chả từ ngày cái phim Nhật chiếu nhiều tập ở đây gọi tên các cô đi giúp việc là ô sin nên giờ ai cũng gọi thế. Tôi à lên như vừa chộp được chân lý vừa đi lạc vào đây. Tôi hỏi em : vậy chú ấy không phản đối sao ?

Cô em vẫn quảng diễn ra sâu hơn : cũng là ô sin nhưng mỗi thời một khác. Dưới chính thể ta, ô sin đâu có bị hành hạ như hồi nào. Tôi gật gù lấy lệ dù trong tâm vẫm mang máng chưa tin. Tôi nghĩ mấy hôm ở lại với em dần dà rồi cũng biết.

Giờ cơm dọn ra, bàn bày biện đàng hoàng. Cái quạt máy vù vù thổi hơi mát mòng mòng khắp chốn. Vợ chồng chú em và bọn nhóc chễm chệ ngồi tản khắp nơi. Cô ô sin vẫn xớ rớ chạy quanh lo chuyện này, chuyện khác. Tôi giục em : bảo cô ấy vào chỗ đi, rồi ta bắt đầu.

Cô em hứ lên như vừa nghe chuyện lạ : gia đình mình cứ ăn còn các ô sin sẽ tiếp tục ăn sau. Tôi điếng người như vừa cắn phải miếng ớt hiểm. Mặt tôi đỏ dừ như vừa ăn cái tát ai tặng cho.
Do Thanh
#46 Posted : Sunday, February 12, 2006 11:56:25 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Phận cá lòng tong 2

Tôi chợt nhiên thấy đắng miệng không tài nào nuốt nổi tiếp bữa cơm. Tôi ậm à ậm ừ ăn nháo nhào thêm mấy miếng, rồi uể oải đứng dậy. Cô em bảo : chị ăn ít thế, hay chị chê món ăn không thích hợp, để em bảo ô sin nấu món khác chị sơi.

Tôi phải giả tảng xua tay, lấy cớ đi đường nhọc không ăn được, mai lại sức sẽ ăn nhiều hơn. Rồi tôi xin phép cáo từ, lên buồng nằm. Chị ô sin lo việc sắp đặt phòng và dọn chăn màn đi theo. Tôi khơi gạ chuyện : chị vào làm đây lâu chưa ? Cô gái nhỏ nhẹ : thưa, mới. Và thế là cô rụt rè muốn lảng. Tôi phải giữ cô ta lại, ôn tồn bảo để cô đỡ sợ : chị cứ nhẩn nha giúp tôi, không sao đâu. Tôi là chị của cô ấy, vừa đi xa có dịp về, chị đừng sợ khi phải tiếp xúc với tôi. Cô ấy có nói gì tôi sẽ đỡ cho.

Tuy nói thế, nhưng cô gái cũng quáng quàng thu vén công việc cho nhanh rồi lủi mất. Còn lại một mình, tôi lăn kềnh ra giường, mắt đăm đăm nhìn vào mái ngói mà miên man nghĩ. Thời thế bây giờ khác rất nhiều. Tôi nhớ ngày đất nước vừa yên hàn, chú em rể vào gặp gia đình tôi. Biết tin chồng tôi còn phải đi cải tạo, chú ấy đã căn dặn : chị cứ yên tâm để anh ấy đi học tập tốt rồi về. Chị đừng tìm cách chạy vạy và mua chuộc như ngày trước mà anh ấy sẽ gặp rắc rối thêm. Cho dù chị có loay hoay lo lót thì cũng chả ai giúp gì được cho chị. Chính thể này khác lắm, từ cây kim sợi chỉ cũng chẳng vướng bận tơ hào, có thế ngày nay mới chiến thắng được.

Tôi nghe mà lòng rất xót xa. Nghĩ lại cái thế yếu mình đang bị, buộc ràng vào đó, nên câm miệng cho xong. Lần ấy, chồng tôi đi miết cả dăm ba năm vẫn chưa được về, tôi ở nhà sắp đặt tìm đường chạy trốn sau khi đã bàn bạc với anh. Tôi dắt đám nhỏ đi lọt ngay từ lần ra khơi thứ nhất.

Đến đảo rồi, người vật vã như bị bẻ ráo các khớp xương. Lên đất liền cả tuần, vẫn thấy lênh đênh, dập dềnh lặn hụp trên sóng. Gia đình tôi là những người đến nơi vào hồi cuối cùng của việc nhân đạo cứu người. Mặc dù vậy những lời đồn đãi lăng xăng vẫn làm cho những ai chưa được phái đoàn hỏi han đến đều băn khoăn lo lắng.

Phận mình và con cái vẫn chưa đâu vào đâu mà tối tối ngồi trông ra biển khơi mù mù tăm tối, cứ nghĩ đến chồng còn lận đận nơi trại tập trung là mắt lại nhòa dấu lệ. Có khi thút thít khóc như trẻ con, mắt mũi tèm lem như có màn nước che mờ phía trước.

Thế rồi vào phỏng vấn, may còn lận theo được thẻ quân nhân của chồng, nên mẹ con được ký nhận cho vào đất nước tự do. Thêm mấy năm nữa, anh ấy mới về được, rồi vợ con kêu gào cho việc ra đi của anh. Vợ chồng đoàn tụ mừng mừng tủi tủi, lo làm ăn, nuôi nấng các cháu ăn học nên người.

Kỳ này tôi về, rủ rê anh đi theo, anh vẫn chưa nguôi cơn hận hồi nao. Tôi đi một mình vì các cháu còn đang bận đi học . Chị em lâu không gặp nhau nên nước mắt ngắn, nước mắt dài. Vậy mà về đến nhà, cơ hồ như cái hố sâu vẫn lù lù ra đó. Chị em vẫn hủ hỉ vui cười, nhưng cứ ngồi với nhau là y như có lời răn bảo. Tôi là phận chị mà cứ phải nghe những câu bổ vào óc, những là thế này thế khác nên không mấy khi vui.

Chú em vốn bên thành phần thắng trận nên lúc nào cũng kẻ cả khệnh khạng buông lời. Chú rất mực khuyên vợ chồng tôi nên chí thú làm ăn đừng tính này, tính nọ. Tôi nghe đến rức cả đầu, nhưng chả lẽ vừa về lại kiếm chuyện đi ngay.

Bây giờ lại cụng đầu vào việc gia đình em nuôi nhiều cô ô sin lắm thế. Cô lo bếp núc, cô hầu bàn ăn, cô dọn giường nằm, cô chăm sóc trẻ em và đưa đón chúng đi học. Chú em đã đến hạn hưu rồi, suốt ngày cứ ườn ra không dúng tay vào việc nào cả. Cô em trước đã là hiệu trưởng, nay cũng hưu nên quản thủ mọi việc nhà.

Sẵn đươc cấp căn nhà ngay trước cổng trường cấp 3, nên cô em ngày ngày nhận trông giữ xe cho các em học sinh và bán thêm bình trà, phong kẹo hay chai nước ngọt, kiếm mót lai rai. Giá như trước thì cuộc sống thế đã là sung sướng, nhưng đua nhau người này người khác bán bớt đất đai được cas^'p cho để xây cơi nới chỗ mình ở được cao đẹp lên. Thế là lo tự mình không xuể phải thuê mướn người giúp đỡ cho mình.

Có đồng tiền thuê người giúp việc thì cứ gọi thẳng băng công việc đã sao. Đằng này lại bày đặt tây tàu gọi tránh đi là ô sin, ô xiếc. Cái danh được cải sửa đi, nhưng bản chất thì có khác gì đâu, chưa chừng lại còn thậm đi xa hơn là khác.

Ngày trước người ăn người ở trong nhà, có khi chủ tớ thân như ruột thịt. Ngày bố mẹ tôi sa cơ, u em nuôi từ khi chúng tôi còn bé, mà khi mẹ tôi buộc lòng cho bà nghỉ vì không thể trả nổi đồng lương thì bà nhất định không đi đâu cả. Mẹ tôi cứ phải năn nỉ xin bà thôi cho thì bà cứ một hai : mợ để tôi ở với các em, tôi chấp nhận không nhận tiền mợ trả.

Mãi đến ngày bà quá lớn tuổi muốn về quê, anh cháu từ ngoài nhà vào đón, hôm chia tay u vẫn sụt sịt khóc hoài. Sau đó, đất nước phân ly, u về Thanh Oai Hà Đông rồi bặt không còn tin gì nữa. Vậy mà người trong Nam vẫn cứ bị phán phê là bóc lột người làm. Bao miệng lưỡi bị trói buộc nên chẳng ai còn mở môi phân giải được .
Do Thanh
#47 Posted : Thursday, February 16, 2006 4:10:57 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Phận cá lòng tong 3


Nằm trằn trọc mãi, tôi không tài nào dỗ giấc ngủ được. Mắt cay sè, nhưng cứ hễ chợp đi một chút là lại nháo nhào tỉnh dậy. Một chút gì đó rất bâng khuâng, rất nhè nhẹ, len lén vào lòng mà không chút gì rõ rệt.

Tôi trở mình đi trở mình lại để thấy sự xa vắng tận đâu đâu. Thì nhà đây còn gì nữa, dù chẳng phải là căn từ đường do bố mẹ để lại, song vẫn là căn nhà hiện diện trên mảnh đất quê hương, vậy mà tôi như người xa lạ.

Nỗi xa lạ không phải đến lúc này tôi mới nhận rõ, thực ra nó đã lãng đãng theo bước chân tôi từ lúc mới đặt chân lại nơi mảnh đất này. Nỗi xa lạ của một người mong rất mong một lần về thăm lại nơi đã dứt bỏ ra đi, rồi về thì thấy mình không còn một chút gì thuộc về đất đai đó.

Tôi lạc lõng và cảm thấy bơ vơ, vô cùng sâu đậm hơn khi còn ở nước người. Nhớ lại những ngày xưa còn bé, chị em tôi rất mực quí yêu nhau, vui buồn gì cũng đều chia xẻ. Vậy mà chỉ một loáng bể dâu, dì ấy với tôi như mặt nhật, mặt nguyệt đối kề nhau mà không sao nắm được lấy tay nhau.

Tôi đã hi vọng lúc này dì ấy sẽ vào với tôi để chị em có dịp nhắc lại kỷ niệm xưa. Một lối đi nhỏ nhoi trong vườn với những bụi thủy tiên tràn khắp, chiều chiều có bầy bướm vàng chao lượn nhởn nhơ, em vẫn ước có một ngày lớn lên để được làm chuyện gì đó.

Hồi ấy dì nó hăm hở vô cùng. Trong đầu nuôi toàn những cơn mộng lớn. Còn bây giờ nhìn dì còm cõi như con sâu róm, vai, khổ người dì quay quắt tí teo. Giá như chẳng phải là dì thuộc vào một đẳng cấp có chút vai trong xã hội thì tôi đã nghĩ dì thuộc vào khổ người thiếu ăn.

Sự sung túc và một cơ ngơi hoành tráng vẫn không đủ là chất xúc tác làm cho dì thêm tươi mát. Trái lại, dì khô khan quá, như cây tre đực, già nua đứng lẻ loi bên đống bình vôi xứt mẻ vứt cạnh xó đình. Cái hình ảnh lem luốc ấy như mũi kim nhọn đâm sâu vào hồn tôi những lần đau nhoi nhói.

Đêm vào sâu vô cùng. Tiếng con dế chinh chích kêu nghe cũng rụt rè, khép nép. Tôi nhìn lên xà nhà, cố tìm một chút dư âm sót lại của ngày xưa. Không, tất cả vẫn là không, chẳng còn gì nữa.

Các ô sin của dì giờ chắc cũng đã an phận đi nằm, song liệu các cô có ngủ được một giấc an bình không hồi hộp. Trong tâm trạng từng người chắc cũng đang day dứt vì một nỗi xót xa. Lìa bỏ chồng con, mẹ cha, chị em, các cô đành gạt lệ lên phố tìm cái nuôi thân và mong gửi về giúp gia đình. Ngày xưa, người đi làm có khi cũng như người nhà với chủ. Thản hoặc có người cũng gặp cảnh éo le, bị hành hạ rẻ khinh, nhưng số đó thật vô cùng ít ỏi, nhiều khi lác đác không trọn mấy ngón trên một bàn tay.

Ngược lại có người dốc lòng quí yêu gia đình chủ, hết sức lo toan thu vén trong nhà, đến thành như tay hòm chìa khóa. Sự tin yêu khiến cho ranh giới giữa chủ tớ xóa mờ đi, lắm khi bạn bè hỏi đến, người ta đã tránh cho nhau thứ bậc để chỉ còn gọi nhau như anh chị em trong nhà.

Sự tương kính làm cho giữa hai bên không còn một cách ngăn trăn trở. Nhiều đứa trẻ lớn lên đã yêu thương người nuôi mình ngang với mẹ cha, khiến nhiều bậc phụ huynh ghen thầm trách nhỏ.

Ăn cùng ăn, ở cùng ở, không có trên có dưới, không phân biệt trước sau. Giờ cơm, cả nhà ngồi quây quần như chỉ chờ có nhau đông đủ mới ngon miệng. Tối đến gia đình ngồi nói chuyện không có đâu là chuyện riêng tư. U em, chị vú nhắc về miền quê nào đó mình đã sống. Ngày tư ngày tết, nếu chị đã nghỉ việc, có vựa hàng buôn dưa hấu hay bánh mứt thì vẫn không quên chọn ra một cặp dưa thật ngon, một cân mứt thật dẻo để đưa sang kịp cúng tối giao thừa.

Ôi cái tình sao mà đậm đà ý vị quá. Cho nên con cái lớn òm rồi mà vẫn quyến lấy u, lấy vú như lúc bé tí teo. Vào lớp học, được điểm nào cao, bên cạnh phần quà dâng gia đình, cậu nhỏ cũng không quên chạy ù ra thưa với u, với vú cho đồng.

Cái cân tình nghĩa không có bên nặng bên nhẹ. Trăm lần đặt lên đều có trọng lượng như nhau. Không thể có cái phận của con cá lòng tong dập dềnh theo con nước, suốt đời thân lép kẹp nhỏ nhoi.
Do Thanh
#48 Posted : Sunday, February 26, 2006 12:27:36 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Phận cá lòng tong 4

Tự dưng tôi thấy người mệt nhoài. Đâm tiếc chuyến về không dự đoán nổi. Giá như tôi nghe theo lời anh ấy để đừng hăm hở cố đi, có lẽ tôi đã không phải ân hận. Có khi nhờ đó tình chị em còn giữ được lâu bền.

Tôi đã hoàn toàn dự đoán sai hết cả. Người em gái hồi nào rất có chị có em với tôi bây giờ trở nên xa lơ xa lắc. Dì ấy không còn cái nét của ngày xưa nữa. Một hai cái gì xảy ra ở phía bên tôi dì đều khăng khăng là tại cái xã hội bệ rạc hun đúc nên những con người và tình huống như vậy.

Còn chuyện xấu xa của phía bên dì thì nhất quyết đó chỉ là một đốt mía sâu tự nó sẽ bị hủy hoại đi. Tôi không muốn cãi, vì thời gian chị em gặp nhau sẽ rất chóng vánh, rồi đường ai nấy đi, xa hoài biền biệt. Cho nên tôi cố trân quí chút tình nghĩa của những ngày ngắn ngủi họp mặt sum vầy.

Tôi muốn khi chị em chia tay đừng xảy ra hiềm khích. Ích gì đâu chuyện giận lẫy với nhau, phương chi bao nhiêu năm cách chia, mỗi người đã có riêng một định hướng, một ý chí. Xã hội đã ban phát cho vợ chồng dì ân huệ lớn quá nên bây giờ dì phải giữ riệt để khỏi bị mất đi.

Thế nhưng có thứ gì gọi là bất di bất dịch. Những ô sin của dì rồi cũng có lúc phải dời xa, chứ chẳng lẽ cứ chờ một cái bánh vẽ nào đó bất chợt rơi vào miệng đang há to chờ đợi.

Tôi lặng lẽ sống nốt những ngày đã lỡ nói trước với dì. Nhưng tôi kiếm hết cớ để được đi ra ngoài nhiều hơn là cùng ở chung trong nhà. Tôi không muốn phải ngồi đó để trông cảnh một nếp sống kênh kiệu, học đòi mà vẫn cứ nghĩ là luôn luôn ưu việt.

Tôi vốn chẳng hoan hỉ bằng lòng gì với cuộc sống ngày xưa, nhưng thà là huỵch toẹt đối xử với nhau ra hẳn chủ tớ hơn là cứ vờ vịt tỏ ra quí trọng nhau mà trái lại khinh miệt nhau. Xã hội chẳng dính dáng gì đến từng vị trí mỗi người, chính đức độ mới làm cho con người phân biệt nhau rành rọt.

Thế rồi những ngày vui tạm lại qua mau. Ngày tôi đi trời trở mưa rất lớn. Tôi nài nỉ dì đừng tiễn đưa nhau. Tôi mượn cớ trời làm cơn giận dữ, dì cứ để tôi được từ giã tại nhà. Tôi bước chân đi mà lòng còn nặng trĩu. Buồn cho tình đời, buồn cho tình người xoay trở đổi thay.

Tôi biết rằng lần này đi là hết. Chị em chỉ còn là chút bóng mờ sót lại từ xưa. Cho đến lúc ngồi lên khoang máy bay rồi tôi mới để tràn mắt lệ. Tôi vội đeo chiếc kính đen vào để dấu sự cay đắng đang ngùn ngụt dâng lên. Tôi tránh để không ai thấy sự chua xót đang ào ào tuôn đến trong cõi lòng tôi nát ngấu.

Phi cơ lên cao dần, cao dần, nâng cơn nhộn nhạo trong tôi lên mãi tận mây xanh. Tôi lẩm bẩm : giã từ, giã từ, ôi quê hương đất nước.

Từ đó không lần nào tôi còn tính chuyện quay về. Vâng tôi cũng là phận của một con cá lòng tong lăng quăng trong lòng con mương hẹp. Chẳng là gì nên chịu cảnh hẩm hiu.
Do Thanh
#49 Posted : Monday, February 27, 2006 12:42:36 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Màu hoa daffodil

Lần đầu tiên, bất chợt nhìn thấy hoa xuất hiện, cô vô cùng sửng sốt. Cô không tin vào mắt mình nữa, có lẽ nào giống hoa sen bỗng nhiên lại nhảy tót lên nở tùm lum trên một cành cây tựa như thân ổi. Mà hoa lại nở thật nhiều, tràn lan khắp các nhánh, y hệt như búp sen. Cũng khum khum từng đóa như nắm tay, màu hồng pha sắc phớt tím nơi cuối đài, có khác chăng là không có mùi thơm nhẹ lâng như sen và đặc biệt là không có cả ngó.

Người ta trồng ở bốn góc vườn, cứ sau dịp Tết một tí là hoa nở bung ra khắp lượt. Hoa trông rất đẹp, rực rỡ dưới trời đông của đất người, rung rinh trong gió, lả lướt trong nắng và rạo rực bên các chàng bướm tung tăng bay lượn. Ai nhìn cũng trầm trồ, mắt ai cũng nheo nheo như sợ hoa biến đi mất.

Vậy mà chỉ được dăm hôm là các đóa hoa rã cánh, rớt tùm lum trên cỏ. Những cánh hoa nhàu nát, lẫn lộn với nước mưa, rã ra như bị ai vò xé. Đến lúc đó thì hoa chẳng đáng một xu, trái lại còn gây cho khu vườn một cảnh nhớp nháp khó chịu.

Có người ví hoa như đóa phù dung, mạnh nở nhưng chóng tàn. Ví như một thiếu nữ kiêu sa vừa lóa lên cái sắc đẹp lộng lẫy làm choáng bao chàng trai nhìn ngắm, nhưng chưa kịp nhận hết vẻ đẹp thì nàng đã úa tàn.

Ấy thế mà các người trọ trong khuôn viên biệt thự xem chừng nâng niu, tha thiết với hoa lắm. Năm nào họ cũng xăm xăm mời nhau chờ đón cánh hoa trổ đầu tiên. Họ dọn hẳn bàn ăn ra vườn, sắp đầy những chai rượu, bánh trái rồi vừa ăn, vừa uống vừa đợi chờ hoa nở.

Người ta hồi hộp như ngày cuối năm tựu lại quảng trường chờ đợi tân niên. Có người nín thở hồi hộp chờ người khởi xướng đếm ngược từ 10 đến 1 để rồi òa lên chảy cả nước mắt. Cô buồn cười vì những trò giải trí của con người, làm như chỉ có hoa này mới là tuyệt mỹ nên mọi người phải trang trọng đón hoa.

Cây càng ngày càng cỗi, mỗi năm người ta gọi gây quỹ để mua thêm các cây mới về trồng. Cho hoa cứ nối nhau đời này sang đời khác để thấy tuổi tác của mình vẫn như vậy, chẳng đổi thay. Các cụ lớn lớn tuổi thường hay buộc sự kiện các cụ kể với một lần hoa nở nào đó. Các cụ kháo nhau : ấy chị còn nhớ năm chị mới đến ở đây, hoa cũng đúng ngày đang rộ. Chị đã reo lên như hạnh phúc tràn vào. Thế mà giờ đã mấy mùa rồi, nhiều chị em chúng ta không còn dịp ngắm hoa nữa. Nói đến đó, các cụ ngậm ngùi, có cụ sụt sịt tưởng như chính mình cũng sắp đến hồi lỡ dịp.

Một hôm, cô đã đưa anh vào xem hoa. Hoa chỉ còn lác đác nên vườn vắng tanh, vắng ngắt. Chị nắm tay anh đứng dưới cội già, tẩn mẩn hỏi anh về tên loài hoa đang sắp hết. Anh nhìn sâu vào những đóa rung rinh, chợt nói đùa : sao hoa tươi vui như môi em vậy. Cô nguây nguẩy giận anh : người ta cố khoe hoa với anh mà anh cứ cà rỡn, rách việc. Anh cười khềnh khệch làm hòa.

Anh cũng chịu không sao đoán ra tên của loài hoa đang ngắm. Bởi vì anh chợt hình dung vẻ ẻo lả và sự chóng tàn của hoa mà gờn gợn cả da. Cô chê anh chẳng biết gì cả, sau này cô hỏi dò mới được các bà gọi tên là hoa daffodil. Cô nắn nót làm một bài thơ khi tối đó :

Những cánh hoa rung rinh
Màu thời gian ngưng đọng
Phù dung trông thật xinh
Đời tàn phai nhanh chóng
Mai kia hoa rã rời
Tình trôi theo ảo mộng
Người ơi là người ơi
Vì đâu em mong ngóng

Cô đem khoe bài thơ với anh. Anh bảo : em thật nhảm, hai đứa mình đang yêu nhau tận lòng, sao em lại làm thơ buồn vậy. Cô lặng lẽ bùi ngùi, ngước nhìn anh như sắp khóc. Anh kéo cô sát vào người, dỗ : nín đi, nín đi.

Mùa xuân năm sau, tự dưng hai người cách biệt. Cô hững hờ với trời xuân ở bên ngoài, anh lửng lơ như không mong gì ngày Tết đến. Tình yêu thật lạ, nó tung tăng như con diều lượn vui ghê, rồi không dưng lại lật nhào, đứt dây chúi xuống.

Cô chẳng trách chi anh và anh cũng chẳng trách chi cô. Ai cũng nghĩ thế lại hay vì không kéo nhau buồn dai dẳng. Thành phố không còn những ngày nắng chan hòa. Cô xin nghỉ khỏi biệt thự có cánh hoa đã gây nhớ, gây thương. Cô xin về một tiểu bang khác để chôn chặt vào lòng nỗi sầu vạn cổ.

Nhiều hôm nhớ đến anh, cô cũng thấy bâng khuâng. Nhưng chẳng lẽ lại tìm anh để nài nỉ một lần nối lại. Cho nên cô phải bấm bụng giữ lấy ý chí của mình.
Do Thanh
#50 Posted : Wednesday, March 1, 2006 1:29:39 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Màu hoa daffodil

Cô đi để lại khu hoa viên nỗi sầu. Những cánh hoa daffodil cũng rụng dần sau thời xuân sắc ngắn, các cụ già cứ ngẩn ngơ thương xót màu hoa. Mỗi mùa hoa đi qua, tuổi các cụ đi dần về cõi đất. Có cụ như ngẩn ngơ nhớ nhớ điều gì. Người già hay lẩn thẩn, có cụ cứ lẩm bẩm một mình : ấy hồi xưa... Chẳng ai rõ cái hồi xưa của cụ nó ám vào thời gian nào nữa. Có cụ mới chạng vạng tối đã đòi dọn ăn sáng cho cụ điểm tâm, ôi tuổi lão sao lắm điều lẫn lộn.

Cô đi, anh như bờ cây khô rộc. Có dịp ngang qua vườn, anh chợt thấy nhớ hoa. Những cánh hoa daffodil lần nào cô đã kể cho anh về đời hoa ngắn ngủi. Thương cho đời hoa sớm nở tối tàn (TO), bây giờ những cánh phù dung đã rụng đầy trên cỏ, màu hoa úa tàn bầm dập thấy ghê. Anh muốn nhặt một cánh hoa ép khô để lòng đừng dằn vặt, nhưng có cánh hoa nào còn nguyên vẹn nữa đâu.

Anh thở dài một mình. Khu biệt thự mênh mông và trĩu màu chờ đợi. Anh là người đi nhặt cánh hoa khi mà bướm đã xa lìa. Anh cố hít vào lồng ngực cho đầy không khí để xua đi nỗi nghẹn bủa vây. Cô đi là bẻ tan tất cả những gì thơ mộng nhất.

Một đêm nào đó không ngủ được. Anh ngồi lên và bắt chước cô, anh tập làm thơ. Những dòng thơ lạnh tanh như màu sắt rỉ, mốc meo như chiếc lá bị bỏ quên. Anh đọc đi đọc lại lời anh viết :

Bây giờ là bao giờ
Màu hoa thêm tàn rụi
Nhớ nhau thì thật nhớ
Lòng ai riêng tui tủi
Ôi cánh hoa daffodil
Thời gian như xé nát
Lòng ai thêm tan tác
Tình ai thêm bồng bềnh
Bây giờ là bao giờ
Mông mênh đầy mông mênh.

Anh dúi mặt vào trang giấy. Những con chữ như dập dềnh đẩy tuột anh đi. Sông có sóng mà anh không lo chao đảo. Chữ nhẹ tênh mà anh thấy nghiêng ngửa như say. Anh cố cất tiếng gọi cô, nhưng cổ họng dường tắc nghẽn.

Anh vội rời khu biệt thự với nỗi bực trong lòng. Đó là một ngày anh chờ đợi cao nhất, hẳn nhiên là chờ để không còn gặp được cô.

Ít lâu sau thì anh nghe tin cô lấy chồng. Lòng sát muối, anh rã rời rũ liệt. Anh tiếc là không ủ được một cánh hoa daffodil để mừng cưới cho cô. Anh chắc cô thấy cánh hoa sẽ đo được hồn anh nuối tiếc.

Người con gái khi dứt đi đều quyết liệt. Ai dám gọi các cô là phái yếu được nào. Lòng các cô lạnh tựa sao băng, vun vút đi như mũi tên bật ra khôi lẫy nỏ. Đám đàn ông ngẩn tò te khi tim bị bóp vầy. Ứa dòng máu mà cười lên sằng sặc.

Anh không đến dự ngày vui của cô dù nhận được thiệp đỏ. Vui gì đâu khi nhìn cảnh người ta. Chẳng lẽ đem cái mặt bí xị ngồi vào bàn để bị coi là ám quẻ. Nên anh đành âm thầm nhận lấy nỗi đau.

Mùa hoa daffodil năm kế tiếp, anh lìa xa thành phố. Núi rừng nào đón bước chân anh, không ai nắm được một chút tin rõ rệt. Chỉ biết rằng từ đó vắng anh thành phố cũng trở nên buồn. Và thời gian cứ trôi, cứ trôi, như chẳng có chi xảy ra.

Những cánh hoa daffodil cứ nở nhanh và tàn sớm trong khu biệt thự để trang điểm cho tuổi các cụ chút màu sắc loé tươi. Rồi sau đó, ai còn ai mất, cũng không ai biết kịp.
Do Thanh
#51 Posted : Thursday, March 2, 2006 4:02:33 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Màu hoa daffodil

Cô gửi thiệp cho anh với lòng thiết tha mong anh sẽ đến dự ngày vui của cô. Nhưng gần ngày rồi mà chẳng thấy tin anh, cô ngại là anh sẽ không về. Đột nhiên cô thấy buồn. Con đường tình tuy không cùng nhau đi trọn vẹn, nhưng ngày lấy chồng cô vẫn phải báo với anh. Tại sao anh cứ im hơi lặng tiếng như thế. Vào ra cô thẫn thờ, buồn bã, biếng nói, biếng cười. Phía chú rể nhận ra vẻ dàu dàu của cô nên tìm lời gạn hỏi. Cô cứ chối quanh vì hồi hộp âu lo chứ nào có gì đâu.

Về đêm, khi bên trai về nhà họ, cô cứ ngồi một mình nhóng hỏi hiện giờ anh ở đâu. Chợt nhiên cô nhớ về mùa hoa daffodil nở. Cô tự vấn mình liệu anh có tìm về khu biệt thự để nhìn lại dáng hoa. Cô biết anh sẽ buồn ghê lắm vì hoa vẫn còn đó mà cô đã xa rồi. Cô nhớ lại bài thơ làm hôm nào. Đột nhiên tay chân cô ngứa ngáy. Cô vào bàn lấy tờ giấy cố nắn nót dệt thơ. Cô viết một lúc rồi đọc :

Tình tang đêm quạnh quẽ
Mùa hoa này xa nhau
Đêm buồn tênh vắng vẻ
Chợt nhớ ai lòng sầu
Em giờ về người khác
Ai có đau dùm nhau
Ôi cuộc tình bàng bạc
Hoa vừa nở đã nhàu
Giọt thời gian quánh đặc
Hẹn hò chi kiếp sau.

Cô long lanh hạt lệ. Bấc lên xuống bập bùng. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, cô nghẹn ngào như đang nói trước mặt anh : hãy hiểu cho nhau, đi anh. Đừng buồn em, tội nghiệp. Em đã đứng bên này lề, xin anh hãy vẫy tay lần cuối cho nhau.

Sương ướt dầm vai lạnh. Cô choàng lên người chiếc áo ngày xưa, chiếc áo anh đã mua cho khi còn bên nhau hò hẹn. Bây giờ áo không giữ ấm được cho cô, dù lòng cô vẫn rừng rực nhớ anh.

Cô thắc mắc tại sao cô vẫn thương anh mà cuộc tình đành đổ vỡ. Tại anh, tại cô hay tại bên ngoài tác động cả hai. Đời cô như cánh hoa daffodil chỉ kịp rực lên một vài ngày rồi tàn úa. Cô đã khen hoa nên hoa ứng vào cô. Cô nhớ khu biệt thự với những cụ bà ngồi ngóng hoa nở.

Cô tự hỏi sang năm nay cụ nào còn, cụ nào mất thêm đi. Con đường đất viền quanh khu đó năm nay còn ai lững thững đi dưới ánh chiều tà. Chiếc ghế gỗ nơi góc đồi có ai còn ngồi thở ra vì nhọc mệt. Ai đã phải ngồi xe lăn để có người đưa đẩy đi rong. Tất cả cùng một lúc ập xuống cô biến thành một dằn vặt luông tuồng lớn rộng.

Ngày hợp hôn anh vẫn không về. Cô choàng cái áo cưới vào mà như choàng chiếc áo tang trắng muốt tiễn cuộc tình nhè nhẹ tan đi. Cô gương cười đi khắp các bàn chào hỏi, mà lòng cô băng giá tựa mùa đông.

Ảnh nào chụp, cô cũng rặn nụ cười cho phải lệ, nhưng hồn dửng dưng trôi dạt tận bến nào. Bó hoa trên tay như nặng nề quá quắt, hoa chẳng nói được gì mà như kim chích thịt da. Cô ủ rũ bệch người ra ngây ngô như đá, mắt rưng rưng nhìn về mãi đâu đâu.
Do Thanh
#52 Posted : Thursday, March 9, 2006 12:58:59 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Toa tàu cuối năm

Tôi đà tự nhủ lòng chớ có chọn đi đâu vào ngày tư, ngày tết. Vừa mệt nhoài người, rách cả áo, tọac cả quần, mất toi tiền vì chen lấn vào đến tận cửa bán vé rồi mà tay bị trăm ngàn người nghiến chẹt đau điếng, đành phải mở tay ra mà rút, bỏ kệ tiền rơi vãi lung tung. Ấy là chưa nói có khi còn bị đè đầu, cưỡi cổ. Ông anh hay chú nhóc leo trèo trên chỗ đội nón của mình còn đỡ, vô phúc nhìn lên lại thấy cái mông lớn chần vần của cô, bà nào đó đang chông chênh trên vai và (xin lỗi) ở đó đang bay ra cái mùi thum thủm của lâu ngày không tắm thì có nước xui ít nhất là ba, bốn năm.

Thế nên chả dại, các cụ ạ . Cả năm mình mệt nhọc vì cơm cháo gạo tiền rồi, ngày tư ngày tết kiếm cái gì thảnh thơi để thở ra một chút. Chốn đông người là cõi bon chen, dù là xi nê, rạp hát cũng vậy. Vào không dưng đã độp cái nóng vào người, gặp tuồng dở lăng nhăng lại càng chán chết. Đến sở thú xem đười ươi, khỉ đột cũng chẳng nên, đi mình ên thì ỉu xìu, còn rước đèn thêm mợ nào, khi thấy cảnh bọn khỉ đánh ghen khọt khẹt cũng lo mà chạy cho sớm.

Bây giờ phương tiện hà rầm. Ti vi, cát xét, i-pot tía lia, chương trình lại hoa lá cành, trăm hoa đua nở, trăm nhà đua khoe, lại chẳng phải trả đồng xu nào, cứ ở nhà phanh trần ra, nướng dăm ba con khô mực, vài nạm tôm khô và chừng lưng chai đế, vừa ăn vừa xem, vui đáo để. Chỗ nào cô ca sĩ hát bài quen thuộc thì nghêu ngao rống theo, cũng nghệ sĩ chứ kém ai.

Ấy dặn thì dặn thế, mà tết vừa rồi tôi cũng lại mon men lên tàu. Của đáng tội nào tôi có ý định, song tàng tàng qua ga thấy tàu vắng thì cũng nặng lòng du lịch một phen. Chẳng cần biết đâu là nơi đến, cứ lên toa rồi sẽ liệu sau. Ông soát vé hỏi giấy tàu, tôi lắc đầu chưa có, ông vẫn ừ ào nói cứ lên rồi ông sẽ bán cho.

Chọn cái toa giường nằm vào một phòng cửa còn để ngỏ. Một cô bé choai choai đã chễm chệ trong toa. Nhìn thấy tôi, cô ta " hai " một tiếng. Đáng lẽ tôi nên chọn ngay cùng dãy với cô ngay từ đầu mới phải, đằng này thấy chân buồn buồn nên ngồi phệt luôn tại giường đối diện của cô. Tàu cà xịch cà xịch chạy rồi, mới thấy dại ơi là dại. Lỡ rồi, bây giờ mà bò lên giường trên của dãy cô thì một trăm phần trăm cô cũng nghĩ là gặp tay già dê mắc dịch.

Bằng ngồi yên vị tại chỗ thì đắng cay ơi là cay đắng. Con nhỏ cứ rục rịch hoài hoài, hết ngồi lên lại nằm xuống. Con gái con nứa gì mà tác hoác tang hoang. Cái váy gin chỉ cao chừng hai tấc rưỡi là hết sức. Mỗi lần cô ả đổi thế là y như tôi phải nhắm ngay mắt lại không nổ con ngươi. Nói các cụ tha cho chứ đùi nó ngồn ngộn thấy mà nhức mắt. Ấy chẳng thà cô ta để thông thốc đã đành, đằng này lại lơ tơ mơ nửa kín nửa hở, cái đó mới hại điện cho thời buổi hiện đại ngày nay.

Thoáng một cái, quần xì bẹo ra loang loáng, cái ngõ nhìn vào sâu hun hút màu hồng. Cô ả biết nhỡ tàu hớ hênh lại còn cười ngoại giao mới chết. Rồi giả vờ làm thân vung vít hỏi tôi : chú đi đâu bữa nai, giọng đặc biệt miền tây nam bộ. Tôi ú ớ không biết trả lời sao nữa vì đến khi này tôi cũng chưa biết rõ ghé đâu. Tôi trả lời xuội lơ : thì đi một chỗ nào đó. Con nhỏ tưởng tôi ghẹo nên xề môi mắng cho : đồ lãng nhách.

Ấy đó đã biểu quê mùa thì nên sanh đâu ở đó, bày đặt đi giang hồ để bị mắng đầu năm. Tôi vuốt mặt quê một cục, con nhỏ lom lom có vẻ lạ lùng. Thấy tôi không muốn bắt chuyện, con nhỏ khích vô : sao khi không im lặng vậy tía. Tía má gì, tao còn độc thân tại chỗ, nhỏ ơi, tôi định phản đối với nhỏ như thế.

Con bé lại hiểu lầm khi thấy cái mặt chừ bự của tôi. Nó xí một cái, liếc đuôi mắt như lưỡi lam, miệng dẩu ra rồi nói liền cái rụp : giỡn một chút mà làm mặt giận. Tôi phải bật cười, con nhỏ khen : phải vậy coi được hơn hôn. Tôi chịu thua cái lí lắc của nó.

Tôi ngồi lên nghiêm trang. Hắng giọng một cái rồi hỏi : nhỏ còn cái quần nào khác hôn. Nhỏ cười khục khục : chèn đéc, người ta bận cho nó mát mà cha nội đòi thay cái khác. Bộ cha sợ gì sao thì xin đổi chỗ khác đi. Tôi lắc lắc cái đầu.

Con nhỏ moi cái máy CD ra gắn vào tai. Bản nhạc nào cà xình trong đó mà thấy bé búng búng ngón tay, đít ẹo qua ẹo lại, miệng lâm râm nhún nhảy. Tôi thấy mình nghệch ngờ, bắt nhìn ra phía ngoài đường tàu. Một con sông bập bềnh ở đó, tàu đang bò qua cầu sắt khua động ầm lên. Dăm cô gái, bà chị đang tắm cuối năm xả xui, gặp tàu chạy qua, vội đưa tay che ngực. Chà gió mát hây hây, da sáng bóng thấy muốn nhìn hoài. Con nhỏ nhướn lên nhìn thấy cười rinh rích : coi bộ đã con mắt hả, ông chú.

Tôi hổng trả lời trả vốn gì nó, cứ gằm gằm cái mặt làm thinh. Con nhỏ móc ở túi ra cái bật lửa jippo, mở lên mở xuốn kêu lách cách. Nó mằn mò hết túi này túi khác tìm gì đó, rồi a hè hỏi tôi : có thuốc hôn tía. Tôi lắc đầu, con bé thất vọng thấy rõ.
Cù lần
#53 Posted : Saturday, March 11, 2006 11:53:55 PM(UTC)
Cù lần

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0

ShockedBig SmileApprove
CL
Do Thanh
#54 Posted : Sunday, March 12, 2006 2:22:18 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Toa tàu cuối năm

Tàu vẫn cà xịch cà đụi chạy, khè khè thở như người bị suyễn. Toa dập dềnh lên xuống bực cả mình, chậm như rùa và thoảng mùi hôi kỳ lạ. Con nhỏ nằm tréo ngoảy trên nệm, nhét cái ống nghe vào lỗ tai. Bản nhạc nào xập xình trong đó mà thấy hai chưn nó cà giựt cà giựt. Cái váy chạy tuốt lên trên, lòi cái quần xì hồng láng lẩy, coi hấp dẫn hết nước.

Tôi bảo nó : cô làm ơn khép bớt cái giò lại. Con nhỏ bĩu cái môi dài thòn, xỉ vả tôi : ai biểu cha dòm chi. Tôi chịu thua quay đi.

Con tàu băng ngang một cái trạm nào đó, có tiếng lao xao của người hời. Con nhỏ nằm hỏi ngang : trạm hay ga nào dậy, tía. Nó lười chẩy thây, vậy mà tôi cũng lồm cồm đứng lên, nghiêng mình ra ngó.

Trời chạng vạng tối, tàu lướt qua băng băng, tôi chỉ kịp thấy một chữ Lâm ở cuối, tôi nói đại cho con nhỏ : trạm Ma Lâm. Con nhỏ than chậm gì chậm dữ. Tới nhà chắc người ta ăn tết qua rồi. Tôi ghét không thèm đẩy đưa.

Con nhỏ thiệt xắc mắc. Chừng như cái miệng nó để im hổng được, hay là nó e chừng nếu ngậm miệng lâu, hai môi bị khằn dính nhau chăng. Nó lập lại cái câu xưa lắc như trái đất : chớ tía hổng có một chỗ rõ rệt để dìa thiệt sao. Tôi gúc gúc cái đầu.

Con nhỏ đang nghe nhạc, cái chưn còn cà giựt mà cũng hát riễu tôi được : ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu. Tôi muốn bể cái đầu vì bị phá rầy từng chập.

May đâu có hai người khác do tay soát vé dẫn vào. Thời buổi cũng vui, khách đi hạng nào hổng cần biết, có tí tiền dúi cho anh kiểm vé là có thể nhét vô bất cứ chỗ nào muốn. Bởi vậy mấy bà đi buôn mới xin thuê luôn buồng nghỉ của mấy chả, và có trời mới biết chuyện lình xinh gì xảy ra ở trỏng.

Con nhỏ dáo dác dòm. Bác nhân viên chỉ hai người lên giường tầng trên, khi không tôi bị nằm dưới vô cớ. Tôi định phản đối, song trên tàu mấy ổng là dzua, có kêu đến cả đời cũng hổng có đèn trời nào soi xuống. Tôi làm thinh với cõi lòng ấm ức. Đi tàu ngày tết nhiêu khê và bực mình như vậy.

Con nhỏ thấy tôi cà hoay, cà hoay thì cứ mủm mỉm cười. Nó lắc lư cái mông nhịp nhịp theo lời nhạc, mảnh quần hồng bay phơi phới. Nó chọc giận tôi : chú là đàn ông con trai, người ta có leo lên trên hổng sao, chớ cỡ tui mà bị đè là ngộp thở. Rồi nó co hai vai lại, cười hí hí. Thiệt dễ ghét.
Do Thanh
#55 Posted : Tuesday, March 14, 2006 4:11:08 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Toa tàu cuối năm

Nhân dẫn khách vào toa, tay nhân viên chợt nhớ ra tôi chưa có vé. Hắn xìa tay về phía tôi, nói gọn lỏn : vé. Tôi chơi chữ lại với chả : nhiêu. Chả cũng lanh miệng : xuống ga nào. Tôi ngập ngừng lúng búng : cũng hổng rõ nữa. Chả hơi bực mình xi nẹt tôi : có nhiêu đưa đây.

Tôi thọc tay vô túi, mân mê mấy tờ giấy ở đó và rút ra một nạm đưa cho chả. Chả đếm đếm rồi nói : hổng đủ trả tiền phạt hết đoạn đường. Nói vậy mà hắn cũng đút tiền vão túi sắc đeo bên hông, dặn tôi : chừng nào muốn ghé đâu, kiếm tôi nhận vé.

Tôi phản đối kịch liệt : rủi hổng gặp ông thì lấy chi tôi ra khỏi ga, cha. Hắn biểu tôi : ối, chừng đó ông giúi cho họ chút tiền là ra được hết. Tôi ngán ngẫm về cái hệ thống vòng vèo này. Rồi tôi cũng hỏi thêm : lỡ rồi họ hổng nghe thì sao.

Cha nhân viên có vẻ bất mãn : họ chỉ làm khó ai định đi quịt vé, còn ông trả tiền mà. Con nhỏ nãy giờ nằm nghe chiện, đã bỏ ống nghe máy ra khỏi tai. Nó tham gia vô : chú ghi cho ổng cái vé xuống Đà Nẵng. Hồi nãy tôi có rủ ổng dìa ăn tết với tôi, ổng lình xình chưa chịu. Giờ chú cứ ghi dậy cho ổng, bề gì cũng phải xuống đó mà.

Tôi chịu cái nước cà tửng của con nhỏ. Nó lanh giàng trời, tôi không theo kịp nó một chút. Tôi dòm nó, con nhỏ coi bề cũng biết cố giữ một phương để lấy chồng, nên nó đã nằm khép giò lại, cái váy phía lối đi được nó vắt dấu dưới bắp chưn. Tôi gật đầu ngầm khen nó. Con nhỏ cười mím chi cọp.

Tay nhân viên ghi gì đó 3 chữ, xé cái rẹt đưa tôi một tờ, rồi lại nhét tờ giấy than xuống cặp giấy đôi kế tiếp. Tôi cầm đọc : ga đi cách Đà Nẵng 2 ga, ga đến Đà Nẵng. Tôi lơ đãng nhét vé vào túi, dựa người ra nghỉ. Tôi ngại nằm xuống, sợ lại xốn con mắt vì cái váy của cô em.

Con nhỏ nhét ống nghe vô tai và cái đít lại bắt đầu ngoáy ngoáy bắt nhịp. Trời tối xuống một cái rầm, tàu chui vô hầm, chạy thông thống. Gió u u hun hút, thổi lểnh loãng khắp nơi, mùi hăng hăng của dầu ma dút đốt không cháy hết nghe khét lẹt.

Con nhỏ nói lớn tiếng : toa giường nằm mà tối như... Tôi loáng thoáng nghe một tiếng rất tục nên không dám lập lại. Còn chưa trả vốn, trả lời sao thì con nhỏ tiếp theo : kệ, tối càng dễ ngủ, lỡ có làm sao cũng hổng ai " gầy ". Cái tiếng đặc sệt nam bộ mà lại về miền trung ăn tết.

Tôi khó hiểu con nhỏ thiệt tình. Đã vậy nó còn hát ông ổng : trời khuya tối hít tối hà, bậu đi cho khéo, sa đà sẩy chưn. Và cười cà hích, cà hích, thiệt nực.

Tới khuya thì tàu vào ga Đà Nẵng. Ga lớn nên hàng gánh bán đông. Tiếng rao : cơm gà đây, cháo vịt đây, rồi cả trà huế nóng, bắp luộc đây. Hành khách nhoài ra mua, có người lo dọn đồ bước xuống.

Con nhỏ nhắc tôi : xuống chớ ông. Tôi lắc đầu, rị ngồi lại. Con nhỏ nói : tôi vô Huế, ông nên đi một lần cho biết. Rồi ư ử hát : ai vô xứ Huế thì vô. Ai về là về Bến Ngự, ai về là về Nam Giao. Tiếng nó loãng dần nơi cuối toa. Tôi ngả đùng ra chỗ nằm.

Tàu cà rịch cà tang chờ tránh và đổi nhóm soát vé. Rồi bắt đầu chạy lại khi trời tối mịt mùng. Con tàu chạy ngược đầu lại theo vòng tròn để băng qua một hướng khác về phía bắc. Trời rét mạnh lên, gió nghe khác hoàn toàn.

Đột nhiên tôi thấy buồn, thật buồn. Vì mùa xuân bắt đầu chạy lui theo con tàu. Một phần tôi thấy thiếu con nhỏ, một phần tôi lại tự hỏi tại sao tôi ngồi đây. Cứ thế lòng tôi xàng xê theo bánh sắt và nát rữa lần đi với tiếng gió xé dưới toa.

Tôi quay nhìn xung quanh. Tiếng thở đều của mọi người say ngủ. Có chăng chỉ mình tôi còn thức. Thế là những giọt nước mắt cứ ứa ra, ứa ra...
Do Thanh
#56 Posted : Thursday, March 16, 2006 4:15:13 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Đoạn đường bất tận

Chị Nhụ ngồi ở mép chõng, chân để thõng trên đất. Đôi guốc nhỏ với cái quai bè bè dồn chân chị đùn lên có ngấn. Màu da đen đủi, sần sùi, tôi nhận không ra.

Giá bảo chị là hiện thân của một người cách đây hơn nửa thế kỷ như tôi đã biết, chắc chẳng ai tin. Ngày xưa chị đâu có thiểu não đến thế này, cho dù chị ở quê. Gọi là quê, song chỉ cách Hà Nội chừng 15 ki lô mét, cuối tuần nào tôi cũng về thăm, mang biếu chị ít quà.

Chị cứ bảo : người thành phố thật kiểu cách. Thăm nhau được rồi, còn quà cáp làm chi. Vậy rồi hai chị em cùng ngồi ăn và chia xẻ với nhau chuyện trong làng, trên phố. Dạo ấy chị rất đẹp, một cái đẹp thật dịu dàng, kín đáo và thấm đậm nét nghiêm trang.

Tôi say mê chị với tấm lòng của đứa con trai mới lớn. Rất thật thà, ngây ngô, vụng dại và lúng túng rất nhiều. Chị cũng cảm thấy như thế, nhưng không cản ngăn. Chị em thường trèo lên cây sấu, ngồi đung đưa chân, vừa hái vừa ăn. Gặp trái nào thật ngọt, chị cắn một miếng rồi đưa tôi tất. Chị bảo ăn đi để thưởng thức chất ngọt của trời.

Chị thường mặc cái áo phin trắng mà loáng thoáng tôi vẫn bắt gặp mấy sợi dây lờ mờ của chiếc lót bên trong. Dạo ấy chưa có loại cài khuy hay cài móc ở sau lưng như hiện giờ mà chỉ được giữ bằng một chiếc khuy con ở ngay dưới vú. Nhiều hôm trời nực, chị ngứa ngáy, cứ rục rịch gãi luôn. Tôi phải nhìn tránh đi cho chị khỏi ngượng.

Tôi ở quê được hai ngày rồi lại trở lên phố. Nếu mỗi lần về háo hức bao nhiêu thì lần đi lại lần chần bấy nhiêu. Chị phải khuyên : con trai không được ủy mị, phải lo học sau còn đỡ vợ con. Tôi rụt rè không nói gì với chị, nhưng thâm tâm thì vẫn ước ao sau lớn sẽ chỉ lấy chị thôi. Tôi dạo đó nhỏ hơn chị chừng hai ba tuổi gì đó nên cũng cứ cho là không chênh lệch lắm đâu.

Có lần tôi cùng chị dạo chùa, chị em nắm tay nhau tha thẩn dọc theo con đường đất. Chị thanh thản đi, còn tôi một hai khi cố tình bóp mạnh vào tay chị. Chắc chị biết nên kêu lên ngứa quá và buông tay ra gãi. Rồi chị không nắm lại tay tôi. Tôi tẽn tò đi cạnh chị bâng khuâng.

Năm 54, đột nhiên có vấn đề đặt ra giữa đi hay ở. Trên phố người ta bàn ra tán vào rất nhiều, ai nhanh chân đều chạy ngay vào Nam trước. Tôi đem chuyện về nói với chị và rủ rê chị cùng đi một thể. Chị cứ ngần ngừ bảo thư thả xem sao. Tôi thuyết phục chị rất nhiều, người ta có cơ ngơi còn bỏ hết, chị có gì mà lại nuối chưa đi. Chị cứ hứa, bao giờ tôi gần đi thì về đón chị.

Đến lúc đùng cái mọi người vội lên đường, tôi không thể về được và bỏ theo luôn. Hơn 50 năm trôi qua, giờ gặp lại chị như thế này đây. Chị ngồi nhìn chăm chăm xuống đất, tránh ngước lên, sợ chạm ánh mắt của tôi. Chị di di ngón chân trong quai guốc như có con gì cắn.

Chị ậm à ậm ừ, mấy lần định nói gì lại thôi. Có lúc tôi thấy như chị rơm rớm nước mắt. Đột nhiên chị nói nhẹ trong tiếng thở dài : dạo ấy chị chờ cậu mãi. Cho đến ngày mọi con đường đóng lại rồi, chị mới tin là chị hoàn toàn mất hướng rồi. Và thế là... chị ngưng không nói tiếp.

Tôi gục đầu nhận lỗi. Lẽ ra tôi phải giải thích với chị một lần, nhưng thấy chẳng cứu vãn được gì nên im. Chị nhẩn nha nói tiếp : chị chẳng trách cậu đâu. Ấy nhưng nếu dạo đó cậu về đón thì e chị đi thật.

Chị luôn phang chữ cậu với tôi như muốn ngăn bằng một cái then rành rành ra giữa hai đứa. Tôi không chịu vậy nên gỡ gạc : không chị vẫn là chị của ngày xưa, của những ngày mộng mơ tuổi nhỏ. Chị khua khua tay bảo đừng vì thời gian đã trùm lấp hết rồi.

Và chị khỏa khuê xoay sang một hướng khác. Chị nói thao thao một mạch, làm như nếu ngưng sẽ bị tình cảm cuốn hút theo. Chị ví giống một chiếc phao lềnh bềnh chợt vướng vào một bờ nào đó, song còn phân vân không biết nên bám hay buông.

Chị kể lại khoảng thời gian xa cách. Chị lờ mờ nhắc về những ngày gia nhập toán mở đường. Chị không đả động sâu vào sợ làm cho giữa chị và tôi lại một lần ngăn cách. Chị nói thản nhiên như người đang dở lại những trang nhật ký ngày xưa. Thỉnh thoảng chị lại ngưng kể, nói vung vít mấy câu, chẳng đâu nhập vào đâu hết.

Thấy tôi tròn xoe mắt ra nhìn, chị vội chữa : ấy tại nghe bom đạn nhiều quá nên giờ chị vẫn còn hốt hoảng và trở nên lẩn thẩn. Lắm đêm vẫn tưởng như còn ở vùng đất Quảng Bình, cả dãy Trường Sơn ào ào cây đổ, người với người thoắt vừa còn đó, thoắt đã mất thây. Ngày lo trốn chui trốn nhủi, cứ nghe tiếng máy bay là lủi vội vào khe, vậy mà bom vẫn cứ cày xới tung lên, ai chết thì tan bét, kẻ còn thì cứ ngơ ngẩn hóa điên.

Tôi càng thương quí chị thêm nhiều. Tôi ngần ngại đưa tay tìm lấy tay chị, chị không vùng tay ra. Tôi xoa lên lưng bàn tay : chiến tranh chẳng có gì là nhân đạo cả. Chỉ có điều tại sao cùng người mình mà lại giết nhau cực kỳ bi thảm như vậy.

Chị gật gật đầu đồng ý. Chị không tò mò hỏi tôi về hoạt động ngày bỏ đi vì chị biết người ở bên này hay ở bên kia đều gặp chung một con đường bất tận như nhau hết.
Do Thanh
#57 Posted : Tuesday, March 21, 2006 11:50:21 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Đoạn đường bất tận 2

Chị Nhụ kể về những ngày trần ai khổ ải với thứ giọng chậm rãi và nhẹ còn hơn gió thoảng. Tôi chăm chú lắm mới loáng thoáng nghe ra vì chữ còn chữ mất. Tôi không ngờ chị yếu thế, nói như người sắp hết hơi.

Ngày xưa chị đâu có như vậy. Mỗi lần nghe tôi về, chị đon đả nói to, liếng thoắng như sáo sậu. Chị cười vồ vập hỏi rất nhiều điều, tiếng to mạnh và khoẻ. Còn bây giờ tiếng chị nhỏ quá, tôi mường tượng như đó là dấu ấn những ngày chị miệt mài lăn lộn nơi đất Quảng Bình, nơi đã có lúc người ta đã kháo lên huyền thoại " tiếng hát át tiếng bom " để đè nén nỗi sợ của con người ở đó.

Chị kể : dạo đó sợ lắm cậu, lắm khi tưởng chết đến nơi. Nhiều người chịu đạn bom không nổi, hóa rồ, cởi toang áo quần ra mà chạy rồi luôn kêu cha kêu mẹ. Có chị bị mảnh bom ghim vào da, máu loang ra ướt cả người mà chị vẫn không biết. Đến khi cả bọn hốt hoảng kêu lên, chị ấy sờ thấy máu, mặt mày choáng váng và ngã phịch xuống, ngất liền.

Tôi nhìn sâu vào mắt chị hỏi dồn : thế còn chị thì sao. Chị Nhụ cố nuốt một nỗi sầu nào đó xuống và lơ đãng nhìn sang một hướng khác trả lời tôi : hẳn nhiên là chị cũng sợ, con người xương thịt mà. Nhưng rồi có sợ cũng không thoát ra được, đành phó mặc cho may rủi cuộc đời.

Chị ngưng một chút rồi tiếp : lắm khi chợt thấy lởn vởn chút bóng hình của ngày xưa cũ, nhớ cây sấu và những lúc ngồi đu đưa, Nhụ vẫn hỏi còn có được một lần nào về ngồi vắt vẻo trên đó nữa chăng. Dạo ấy, Nhụ vẫn hỏi vớ vẩn rằng lúc này Bảo ở nơi nào, cuộc sống có gian lao, vất vả và nguy hiểm như Nhụ không?

Hỏi để rồi bâng khuâng, tiếc nuối và bỗng trở nên yếu đuối kỳ lạ. Mỗi con người có một số phận của mình, Nhụ không trách Bảo vì biết sự mình ở lại cũng vì Nhụ không dứt khoát. Nên chỉ buồn vì mình chậm chạp và không thấu suốt.

Tôi chăm chăm nhìn sâu vào mắt chị. Thấy lần vầng một bóng sáng lảng vảng và tan nhanh. Tôi kể với chị về sự cắn rứt lương tâm khi đã vội vàng hứa với chị bằng con tim của một thời thanh thản, để rồi khi thời cuộc biến động quá nhanh, lời hứa không sao giữ được.

Chị Nhụ chặn lời tôi : Nhụ biết, Nhụ biết, Bảo đừng dằn vặt làm khổ mình. Tôi bạo dạn cầm lấy tay chị, xoa nhẹ lên lòng bàn tay và ngần ngừ rồi đưa lên môi hôn. Chị Nhụ rùng mình luôn mấy cái, nhưng không rút tay ra. Chị để yên nụ hôn chuyển dịch lên làn da rám nắng của chị mà thở dài.

Tôi lầm thầm kể về một đoạn của đời mình. Chị chăm chú nghe, sau cùng nói như an ủi : trong Nam ngoài Bắc thì cũng thế, chẳng một ai tự làm chủ được định mệnh và cả thân xác của mình. Bảo cũng gặp những bất trắc oan khiên, tất cả vì những nhân danh người ta khoác lên đó.

Tôi lại nói với Nhụ : chị gầy quá. Nhụ cướp lời tôi : và già nữa chứ gì. Ai chả vậy, cậu. Thoát được cái chết đận vừa rồi phải nói là phúc lớn lắm. Bây giờ tóc đã bạc, lưng đã còng, da mồi, tay chân run rẩy, còn gặp được Bảo là may mắn lắm đó, chứ còn biết bao anh chị em cùng đi với Nhụ, chẳng một ai còn về nữa.

Nói xong, chị nhướn mắt nhìn về tít tắp mù xa, dường như đang kiểm lại những khuôn mặt thân yêu của đoàn mở đường ngày trước. Tôi thấy tim nặng trĩu, hơi thở nóng bỏng rã rời. Tôi an ủi chị : chúng ta đều không may cả, chị nhỉ ? Nhụ gật gật đầu.

Tôi không nói ra, nhưng hình ảnh lần sau cùng về quê với chị hiện lên rõ rệt. Mùa hè hanh quá quắt, ham ăn sấu bỏ cả cơm, cơn sốt ập vào tôi nằm liệt một chỗ. Chị Nhụ cuống quít chăm sóc cho tôi, nấu từng bát cháo, vắt từng cái; khăn để đắp lên trán cho cơn nóng mau giảm. Tôi nằm lười để được chị săn sóc. Có lần tôi giả tảng lên cơn mê hoảng kêu ú ớ, chị Nhụ sợ vô cùng.

Chị chẳng còn rụt rè gì nữa, cứ nằm lên ôm chầm lấy tôi để mong cho chứng động kinh thuyên giảm xuống. Tôi im lặng đón nhận sự từ tâm của chị cho tôi. Khi hết bệnh, chị than thở : Bảo làm chị sợ muốn chết. Tôi cười thầm mà không dám thố lộ tài vặt ranh mãnh của tôi.

Lần ấy trở lên Hà Nội, tôi lúc nào cũng bị ám ảnh về hành động của chị. Tôi cứ ước gì mình lại được đau như vậy, trở tới trở lui hoài. Vì chỉ có đau thì mới được chị Nhụ lo lắng và chăm chút cho như thế.
Do Thanh
#58 Posted : Tuesday, March 28, 2006 11:06:14 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Lời chia tay bất đắc dĩ

Tôi bắt đầu cộng tác với diễn đãn PNV kể từ 14.8.2005. Nếu không có sự trắc trở ngày hôm nay, tôi vẫn chưa hề để ý đến thời gian góp phần tô điểm cho diễn đàn lại đã hơn 7 tháng trời rồi.

Trước đây, khi gởi bài đầu tiên lên diễn đàn, tôi rất dễ dàng sử dụng máy gõ tại gia mà không gặp bất cứ trở ngại nào, dù nhỏ nhặt. Gần đây, biết bao lần tôi đã thử vào mạng từ nhà thì không sao nhập được.

Tôi đã mằn mò bằng nhiều cách để lọt được vào mà nhất định máy vẫn không cho. Mặc dù khi tôi khỏ niêm hiệu của diễn đàn thì vẫn thấy show-up, song khi tôi yêu cầu mở trang để viết bài thì lại luôn bị từ chối.

Thành ra ít lâu nay cứ phải nhờ vả máy khác để gửi bài đi. Nay tôi sắp phải rời nơi đang có máy mà tôi vẫn dùng được, nên không rõ là khi trở lại sử dụng máy ở gia đình liệu mạng có nhận cho tôi nhập vào chăng nữa.

Nếu như mạng cứ ì xèo như hiện giờ thì tôi đành bó tay chịu gián đoạn với bạn bè thân quen từ hơn 7 tháng qua đã cùng tôi trao đổi suy nghĩ hoặc tâm tình. Những điều tôi viết ra thật chưa có gì gọi là lớn, là hay, là sắc sảo, tuy nhiên với tâm tình những người sống xa quê hương, đất nước, thiết tưởng những bài văn, dòng thơ hay tùy bút của tôi cũng đã giúp những ai tìm đến có được những phút giây " mua vui cũng được một vài trống canh ".

Tôi đã định âm thầm rút đi nếu hoàn cảnh không cho phép nữa, song nghĩ làm thế sẽ khiến các vị, các bạn đọc sẽ bỗng thấy ngỡ ngàng. Cho nên xin mượn những dòng tâm sự này tạ lỗi cùng tất cả bè bạn gần xa.

Tôi sẽ thử thêm nhiều lần vào mạng nữa. Nếu may mắn tôI nhập được thì chúng ta vẫn còn cơ hội qua lại với nhau để gửi cho nhau thêm ít nhiều mảnh đời khác. Còn như vạn nhất tôi không còn cơ hội lọt vào mạng nữa thì xin coi đây là lời giã từ bất đắc dĩ của tôi.

Hơn 7 tháng qua, bạn đọc đã bắt gặp ở đây một chút kỷ niệm nào đó của một vùng trời quê hương xa lắc. Có thể bạn đã buồn, có thể bạn đã vui, song chẳng có quá khứ nào đáng gọi là hoan hỉ cả.

Chúng ta rời bỏ quê hương đã là một điều bất đắc dĩ. Hội nhập vào cuộc sống mới, xã hội mới, con người mới, nhiều khi chúng ta cũng đã phải trầy vi tróc vẩy vì ngôn ngữ, tập quán, suy tưởng bất đồng. Thế nhưng chúng ta còn trụ được đến ngày hôm nay, phải nói là mỗi một chúng ta đều đã phải hết sức vất vả, cố gắng.

Nay đem tâm tình đó dàn trải trên những mục của diễn đàn chẳng qua chúng ta muốn lưu lại một chứng tích sự hiện diện của mỗi một chúng ta trên mảnh đất lưu xứ này.

Xin chân thành cám ơn tất cả quí vị, quí độc giả đã quí mến theo dõi những bước chân văn thơ của tôi. Nếu có gì sơ sót, xin được miễn thứ. Ước ao lại sớm có dịp tái ngộ cùng quí vị và quí độc giả.

Thân mến,

Đỗ Thành
Phượng Các
#59 Posted : Tuesday, March 28, 2006 8:08:37 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Anh Do Thanh,
Rất ngỡ ngàng khi đọc message trên đây. Không dè là lại có chuyện anh không vào được forum tại một máy computer nào đó. Thật lạ quá. Vì PC không rành về kỹ thuật nên không biết làm cách nào để giải quyết vấn nạn trên. Anh thử delete hết các cookies trong máy thử chưa? Hay có một software nào trong máy đã tạo nên trở ngại trên? Trước kia, khi trong máy PC có cài photoshop thì cũng bị trở ngại nào đó không sao viết bài được, thế là Pc đành hy sinh unsinstall cái photoshop ra khỏi máy để có thể đăng bài vào forum.

Trong trường hợp bất đắc dĩ như trên, nếu anh gởi bài qua email thì PC sẽ đăng lên forum. Với văn tài của anh thì sự ra đi của anh là một mất mát cho trang Văn này.

Thân kính,


Tonka
#60 Posted : Wednesday, March 29, 2006 1:33:10 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cũng có thể là trong cái program dùng cho Virus Alert (tự nhiên quên mất tên nó gọi là gì Question), mình vô tình set an option to block một cái gì đó và nó đã ảnh hưởng đến việc ra vào PNV chăng Eight Ball
Users browsing this topic
Guest (4)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.