Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<7891011>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#161 Posted : Sunday, January 15, 2012 10:44:07 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Người thích nấu ăn vì lười!


Hoa Vàng và mầu tím

Tôi yêu hoa hồng nhất, hoa lan thứ nhì. Hồng nhung tôi yêu nhất và lan tím tôi yêu nhì. Thế nhưng giàn hoa thì tôi ưa hoa vàng. Chính vì thế tôi rất thích giàn hoa vàng nhà một người bạn. Họ bảo đó là hoa mai leo. Ngày xưa tôi thích giàn mướp quê hương, hoa vàng ươm. Có lẽ kỷ niệm ấu thơ đã khiến tôi thích giàn hoa vàng. Bình thường tôi chỉ yêu mầu vàng mơ chứ không yêu mầu vàng hoàng hậu. Trời đất sinh ra nhiều mầu và đã nhiều sách nói về ý nghĩa của từng mầu. Có những mầu ta không thể phủ nhận ý nghĩa đã trở nên quá phổ cập như trắng và đen cho tang chế, còn những mầu khác thì đôi khi tôi thích “lý giải” theo suy nghĩ của mình. Cái này tôi áp dụng câu Phật dạy “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành!” đây. Phật không ra giáo điều giáo lý nào “fix” để người đời phải theo răm rắp. Thế thì tôi chả việc gì phải nghĩ rằng hồng là mầu tình yêu, đỏ là mầu chiến thắng, tím là mầu chung thuỷ. Tôi sẽ ương ngạnh nói rằng “Hôm nay tôi mặc áo tím chỉ vì tôi thích mầu tím ‘match’với hàng phượng tím chứ không phải tôi là người thích chung thuỷ. Ngược lại tôi ghét chung thuỷ vì chung thuỷ sẽ rất hạn hẹp tình cảm”. Tại sao lại yêu ai yêu cả một đời? Thật vớ vẩn vì như vậy thiệt thòi chết đi được vì yêu có một tên trong khi chưa chắc cái tên đó có chỉ yêu một mình mình hay không? Tốt hơn hết là như này:

Yêu “ai” yêu chỉ một ngày
Ngày mai yêu tiếp nếu “ai” còn dễ thương!


Như thế phải khôn không nào? “Ai” đó còn dễ thương thì mình yêu tiếp ngày mai. Ngày mai họ dễ thương thì yêu tiếp cho “ngày mai của ngày mai”, thế thôi. Còn “Ai” đó hết dễ thương thì “sayonara”! ( nháy mắt. Một tư tưởng hết sức ‘ba đá’ phải không!)

Áo tím này:




Phượng tím hoà áo tím chứ không phải tôi yêu mầu chung thuỷ nhá!
(2010-Phượng tím California)

Ô hay sao gió bay nhiều thế
Gió tốc cả khăn quàng áo ..tôi !
(nhại bài hát Tà áo tím!)

Đồng hội đồng thuyền

Một ông chủ tịch cộng đồng nọ dùng chữ “ngưu tầm ngưu mã tầm mã” để ám chỉ vài ông khác đã fw bài của một nhân vật mà tôi đặt tên là “du đãng” khiến các ông trên nổi giận. Tôi buồn cười quá góp ý với ông chủ tịch nọ rằng nếu nhóm kia họ không thích thế thì đổi lại “đồng hội đồng thuyền”! Giời, cái gì thì cũng chỉ là ám chỉ những người cùng một nhóm.

Tôi vắt chân …lên trán suy nghĩ và chợt khám phá ra tôi chả có ai là đồng hội đồng thuyền 100% cả. Này nhé, ông A thì hao hao tư tưởng ghét Việt cộng nhưng hễ ông ta ngồi cùng thuyền với tôi một tí là tôi vác mái chèo đẩy ông ý xuống dưới sông! Có gì đâu chẳng qua là vì phương cách làm việc của ông ta khác tôi! Còn ông B nếu hao hao tư tưởng về văn học thì ông ta lại chõi với tôi về tí ti chính kiến. Tôi là dứt khoát ném TCS vào sọt rác còn ông ta thì hơi khều khều! Do đó nếu ngồi chung thuyền nghe “Tôi yêu tiếng nước tôi” thì OK nhưng chỉ cần ổng hơi nghiêng nghiêng cái đầu nghe thuyền bên cạnh “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” thì bảo đảm tôi cũng sẽ dùng mái chèo …đẩy ông ta xuống sông!

Xét về phương diện nào đó thì tôi chỉ trò chuyện được âm nhạc với ông A, truyện ngắn với ông B, thời sự với ông C, gia chánh với ông D (chuyện này có thật 100%- sẽ nói sau!) chứ chưa bao giờ tôi gặp được ông XYZ nào đó bao gồm bốn ông trên để tôi có thể coi là mình có phước là có bạn đồng hội đồng thuyền cả.

Vì thế tôi chán ghê lắm cơ khi đang trò chuyện thời sự vui vẻ nhưng bất chợt tôi xem hay nghe được một bản nhạc hay và tôi muốn chia sẻ với “đương sự” bên kia đầu giây thì coi bộ “đương sự”chớt quớt. Lý do “đương sự”này là dân “guộng” chăm phần chăm nên làm sao có gout nhạc giống tôi được!

Vì thế tôi chán lắm cơ khi tôi đang trò chuyện vê ca sĩ hay về các nhạc sĩ rất vui vẻ nhưng bất chợt đọc được một tin thơi sự nóng bỏng muốn chia sẻ thì “đương sự”chơi tình vờ ! ( “đương sự”này không phải dân “guộng” nhưng hết sức né tin thời sự! Ơ hay làm như thế thì bổn cô nương đây mỗi khi tặc zăng nổi giận về một việt gian nào đó, cô nương không nói được và cứ thế ấm ức!)

Vì thế tôi chán lắm cơ khi tôi đang trò chuyện về gia chánh rất hào hứng nhưng bất chợt đọc tin về nghệ sĩ và tôi muốn chia sẻ thì “đương sự”đang ôm phone với tôi cứ như mán về thành khi nghe tôi nói về tin xe cán chó của vài nghệ sĩ nào đó.

Chán nhỉ? (thở dài!)

Người thích nấu ăn vì lười!

Tôi có một anh bạn và anh là người chỉ tôi nấu ăn. Tôi và anh ta có thể nói chuyện …hai giờ liền về nấu nướng. Đặc biệt nấu nướng của chúng tôi hoàn toàn không phải là “cao lương mỹ vị” mà là “ How to cook for lazy person due to …bận xem net!”.

Trước kia tôi hay đổ đồ ăn vì phải nấu nhiều, ví dụ kho một vỉ thịt hay rim một vỉ gà. Bên Mỹ bán cái gì cũng nhiều mà tôi có một mình ăn không hết. Rim một vỉ gà ăn mấy ngày chưa xong chán chết nên hay “ lạy Phật xin tha tội cho con” rồi đô hỏi đổ! Sau này anh bạn tôi chỉ làm tất cả mọi thứ thành từng túm nhỏ rồi mỗi ngày nấu một tô cho mình ăn thôi thì tôi thơ thới hân hoan vì không còn đổ đồ ăn nữa.

Này nhé, anh ta chỉ tôi nấu nước lèo cho cô đọng lại và nêm hơi đậm đà một tẹo rồi cho vào vỉ đá! Sau khi đông thì gỡ ra bọc nylon bỏ lại vào tủ đá. Mỗi khi cần nấu một tô bún hay tôi canh rau thì chỉ việc lấy một viên bỏ vào nồi. Bún hay bánh phở mua về cũng chia thành túm nhỏ cất tủ đá. Thịt bò xắt sẵn cũng bỏ từng túm nhỏ, mỗi túm khoảng 6 lát thịt rồi bỏ tủ đá. Thịt gà mua thứ không xương không da vê chặt vuông vức, rim cho chín 50 % rồi cũng từng túm nhỏ có khoảng 6 miếng và cũng bỏ tủ đá. Tóm lại, mọi thứ đều làm chín 50% ( trừ bò tái) bỏ túm nhỏ. Khi muốn ăn phở giả dụ vậy thì lấy một viên nước lèo bỏ vào nồi, thêm nước cho đủ một tô phở. Lấy túm gà ra bỏ vào đó vài miếng. Lấy túm bò tái ra cùng túm bánh phở. Bỏ rau sống, một chút bột hồi, chút tương đỏ đen, rau ngò nghĩa là tất tần tật cho vào tô. Bầy bò tái lên mặt. Nước lèo chín trút ra tô. Bảo đảm có vị phở! Ăn thế này ngon bổ vì vệ sinh này, nước lèo không có béo này( vì hớt hết trơn chất béo rồi cơ mà), không có bột ngọt nhiều này!

Một ông nọ ghé chơi và chỉ năm phút tôi cho ra lò một tô bún, ông kinh ngạc “Hay thật đó nghe. Ngon hơn tiệm vì ‘chất lượng’ quá mà.” Tô bún có đủ xương, khoanh giò lụa, khoanh chả quế, khoanh giò heo, cả hành phi nữa.

Từ khi thụ giáo anh bạn chiêu này tôi vô cùng sung sướng vì mỗi ngày được ăn một món! Hôm thì phở, hôm thì bún, hôm thì miến, hôm thì bún măng, hôm thì mì! Tôi chỉ đi ăn bánh cuốn hay bún thịt nướng ở ngoài thôi!

Bên lề, một nhỏ cháu ở cùng tôi vì mẹ cháu tạm đi xa, con bé vô cùng thích thú vì chị ta chỉ mất có năm phút để xong tô phở! Thế là chị ta cứ tì tì ngày nào cũng xơi phở! Trời lạnh đi học về xơi tô phở nóng chả ngon hơn ăn cơm ư!

Hồi mới thụ giáo món phở, tôi đi chợ và vì nhớ không rõ tôi gọi cho anh ta “ Này cô nương mua ngũ vị hương có phải vậy không” Anh ta đi vắng không nghe điện thọai và tôi phone hỏi sư tỉ Gia Long, bả phá ra cười. “ Muội ơi ngũ vị hương để làm cái khác không phải đế cho phở!”. Lò mò mấy hôm rồi tôi cũng mua được gói bột hồi! Ấy cứ cho hồi là thành phở! Cứ cho xả và mắm ruốc vào là thành bún bò Huế!

Có hôm tôi hớn hở khoe anh ta “ Này tự nhiên cô nương thích ăn chè bà ba và ngày nào cn cũng được ăn hết đó. Cứ làm sẵn đậu xanh, đậu phọng, phở tai, bột lọc là OK. Chỉ bột báng là khi ăn cn mới nấu thôi. 10 giờ đêm nào cn cũng xơi một chén chè bà ba cả, hay không!”. (cười toe!)
hoanglanchi
#162 Posted : Saturday, January 21, 2012 1:35:14 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tưởng nhớ nhạc sĩ Nhật Ngân


Hoàng Lan Chi

Nhạc sĩ Nhật Ngân vừa ra đi vào một ngày cuối năm, ngày 21/1/2012. Nhạc sĩ Nhật Ngân, người nổi tiếng với một số nhạc phẩm lính trong đó có một bài làm rung động bao người “Xuân này con không về” qua tiếng hát Duy Khánh.

Trước khi Duy Khánh mất ít lâu, Duy Khánh ngỏ ý nhờ Nhật Ngân viết cho một bản nhạc để Duy Khánh có thể tiếp nối cho “Xuân này con không về” nhưng Nhật Ngân đã không thực hiện được. Sau khi Duy Khánh mất, Nhật Ngân mới viết xong bài “ Xuân này con về mẹ ở đâu” và được thu bởi Quang Lê.

Mùa xuân phải chăng gắn bó với Nhật Ngân nên anh đã viết nhạc phẩm về lính với Xuân rất tha thiết để rồi hôm nay anh cũng ra đi trong một chiều xuân cuối năm.

Tưởng nhớ Nhật Ngân, Hoàng Lan Chi xin được gửi đến quý thân hữu:

Nhật Ngân nói về nhạc phẩm “Xuân này con về mẹ ở đâu” cùng hai nhạc phẩm Xuân này con không về với Duy Khánh và “Xuân này con về mẹ ở đâu” với Quang Lê:

http://thuvientoancau.org/Hoang...ic/TuongNhoNhatNgan1.mp3


“Còn nợ” một nhạc phẩm do Nhật Ngân viết cho tác phẩm cùng tên của Hoàng Đình Báu. Xin nghe những lời tâm tình của Nhật Ngân về “Còn Nợ”, giọng hát Nhật Ngân qua một đoạn nhỏ và sau đó là Quang Minh với “Còn Nợ”:

http://thuvientoancau.org/Hoang...ic/TuongNhoNhatNgan2.mp3


Những phần trên do Hoàng Lan Chi thu âm nhạc sĩ Nhật Ngân vào năm 2009.



hoanglanchi
#163 Posted : Sunday, January 22, 2012 1:28:12 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Phạm Khắc Trung viết về Hoàng Lan Chi

[i]Lan Chi: tôi mới quen Trung. Em ở Canada. Có những người quen lâu nhưng cứ “bình bình” và có những người mới quen mà mau chóng thân thiết. Năm vừa qua tôi hên là “lụm” được 2 cậu em. Cậu nào cũng là “big fan” của tôi và mau chóng trở nên “họ hàng”.



Trước đây tôi đã giới thiệu Trung với “Giá đừng có giậu mồng tơi”. Hôm qua nhận được bài này của Trung, tôi bật cười. Xin mời đọc bài của Trung và cho biết các bạn đồng ý bao nhiêu phần trăm với Trung nhé.



Hoàng Lan Chi [i]

Trong bài Trung nhắc đến vài truyện ngắn của tôi mà Trung đọc. Đây là link đến các truyện đó:



Bảy Ngày Ngà Ngọc

Portland, Tưởng Như Là Ngày Cũ

Một Thuở Gõ Đầu Trẻ






From: Trung Pham [mailto:trungkpham@sympatico.ca]
Sent: Monday, January 16, 2012 2:23 PM
To: LanChi
Subject: Bai viet ve chi HLC




AI BẢO CHỊ “TỒ”?

(Về chị Hoàng Lan Chi)



Phạm Khắc Trung



Âu cũng là cái duyên để tôi quen biết chị.



Số là như vầy: Tôi và chị Tuyết Nga, bạn chị, quen nhau trên một diễn đàn. Vì hợp khẩu nên chị Tuyết Nga cho tên tôi vào cái list friends của chị để trao đổi thông tin. Một hôm, chị Tuyết Nga forward một câu chuyện tiếu lâm vô list, chị Lan Chi gửi email riêng hỏi chị Tuyết Nga rằng, “Lan Chi cũng không hiểu đấy. Nga giải thích được không? Nghĩa là sao?” Chị Tuyết Nga thấy vui mới reply email cho chị Lan Chi, cộng thêm tên tôi vào rằng, “Hahaha… cu Trung ui, chị HLC, bạn chị, không hiểu câu chiện này! Mà chị thì bận quá! Giao cu Trung giải nghĩa dùm nghen! Hehehe…”



Tôi đã biết tiếng chị Lan Chi từ trước, nhất là luôn quý trọng vẻ đẹp của đất trời, nên tôi vội lên tiếng ngay, “Nghe chị Ngỗng gọi, cu Trung không biết trốn đằng nào, đành cúi đầu chào ra mắt chị Lan Chi ạ!” Chị Lan Chi reply lại, “Chào Trung… Lan Chi thì hơi tồ (từ nhỏ đã mang tiếng tồ rồi) nên hỏi riêng bả, ai dè bả chơi bả la làng lên. Ky…y..y..y.y.y… kỳ hông!”



Tôi reply bênh chị Tuyết Nga, “Chị Lan Chi ơi! Xin chị đừng trách chị Ngỗng tội nghiệp, chị Ngỗng (chờ) lợi dụng cơ hội la làng lên… với mục đích giới thiệu và tạo cơ hội cho chị em mình biết nhau thôi….” Bấy giờ chị Lan Chi mới nguôi ngoai, “Chị thì đanh đá cái gì chứ mấy vụ này dở lắm, không giỏi như chị Tuyết Nga đâu. Nói chuyện với chị về mấy cái này sẽ chán phèo đó. Vui được biết em”.



Gớm! Chị làm như tôi chuyên nói tục nói tằn không bằng? Nhưng mà thôi, dẫu gì tôi cũng đã “cua” dính chị. “Cua hang” thì tôi dở, chứ “cua Vườn Đào” thì tôi chả thua ai. Tôi hứa không nói nhây với chị, và chị cho tôi cái webside của chị để tôi đọc bài chị viết mà tìm hiểu thêm.



Tôi rất thích lối viết của chị. Chị trải thẳng tâm tình, gẫy gọn và ngọt như vết cắt của con dao bổ cau: “Bây giờ là tháng mấy? Không nhớ nữa. Thời gian bây giờ với tôi thật lãng đãng vô cùng. Lãng đãng đến độ có hôm chủ nhật tôi xách xe đi học. Đến trường thì ngẩn ngơ vì chỉ có hàng phượng tím cuối hè đang rũ mình sầu muộn. Lãng đãng đến độ nửa khuya thức giấc, nhìn ánh trăng vàng úa nhợt nhạt của khung kính lại vùng dậy tưởng là ban mai đang le lói”. Vậy chứ khi đánh Việt gian, con dao bổ cau đó đã lẹ làng biến thành thanh Đồ Long Đao ngay đấy!



Càng đọc tôi càng thấy quý và cảm thấy gần chị vô ngần. Bài “Con mắt có đuôi” cứ ngỡ như chị víết về tôi vậy, gần đến thế đấy! Tôi thích bài “Một thuở gõ đầu trẻ” thật nhiều, nó gợi cho tôi những xao xuyến bồi hồi, làm tôi nhớ từng cử chỉ, từng nụ cười của quý thày cô đã từng dìu dắt tôi: Tôi nhớ từ dáng đi nặng nhọc lọc cọc đôi guốc mộc của cụ Cửu dạy tôi lớp vỡ lòng, câu chuyên “Hamlet, thù cha phải trả” và người thanh niên yêu nước hết sức cực đoan của thày Chiểu dạy lớp Năm và lớp Ba, cây chổi lông gà nghiệt ngã trong tay thày Thanh lớp Tư, tướng đi lù khù sợ gió thổi bay nên đi đâu cũng dắt theo chiếc xe đạp của thày Dĩnh lớp Nhì, nụ cười hiền hòa của thày Lưu Kiểm Nám dạy chúng tôi bè bản “Hòn Vọng Phu 1”, trình diễn ngày bế giảng lớp Nhất…



Hai lần nói chuyện trên phone, giọng chị thật trẻ trung, hồn nhiên hết sức. Không hiểu sao qua chị tôi lại liên tưởng, nhớ đến người em họ tên Nguyệt, con dì Thiệu ở trên Cây Quéo hồi nào. Ông ngoại tôi có 4 vợ, bác Đán là con bà cả, mẹ tôi con bà hai, bà Bảng thứ ba không con, bà Núi thứ tư sinh ra dì Thiệu. Ở vai em (kiểu phong kiến) nhưng Nguyệt lớn hơn tôi nhiều lắm, những năm trước 60, khi bà ngoại tôi còn sống, lúc đó tôi mới 3, 4 tuổi đầu, còn Nguyệt đang học trung học rồi. Những ngày Tết nhất, giỗ chạp hay nghỉ hè, Nguyệt thường xuống ở lại nhà tôi chơi với ông anh. Một điều Nguyệt cũng gọi tôi bằng anh xưng Nguyệt, hai điều Nguyệt cũng xưng Nguyệt kêu anh. Nguyệt thương và lo lắng cho tôi nhiều lắm, tôi nhớ như in trong đầu, trên cái gác lửng ở nhà tôi, Nguyệt âu yếm vỗ về chăm sóc tôi, nàng làm mặt hề, nhái giọng Tàu ca chọc tôi cười, “Ngộ ở bên Tàu / Ngộ mới qua chơi / Ngộ đạp cứt gà / Ngộ tưởng đường đen / Ngộ nhặt ngộ ăn / Ngộ kêu thúi hoắc”, ai bảo “mấy đời bánh đúc có xương?” Sau khi bà ngoại tôi mất, tình nghĩa họ hàng có vẻ phai lạt mấy màu, nhất là Nguyệt đã trưởng thành, tạo thành một khoảng cách giữa tôi và Nguyệt. Khi tôi lên lớp Nhì thì Nguyệt đi lấy chồng, thấm thoát đã 50 năm rồi tôi không gặp Nguyệt…



Tôi thích viết lăng nhăng, ghi lại những cảm nghĩ bâng khuâng bất chợt. Hồi còn học đại học, tôi có cô bạn học thích đọc những lời ghi vội của tôi. Lâu lâu không thấy tôi khoe thì cô lục tập tôi tìm đọc, đọc xong còn dè bỉu chọc quê… Có lần cô đấm vai tôi cười khúc khích khi đọc thế này, “Tôi yêu giọng miền Nam ngọt ngào như ghim mía hấp: “Bữa nào mời anh lên giường (vườn) em chơi!” Có cô gái Bắc nào mời mọc tôi như thế đâu?”



Đọc “Portland, tưởng như là ngày cũ”, tôi email gửi chị thế này:



“Hôm qua em đọc bài “Portland tưởng như là ngày cũ”. Thấy chị đẹp, lanh, thông minh và lãng mạn ghê đi, chẳng thấy “tồ” chút nào hết. “Tồ” mà biết “ba trợn” rằng “có chè thì xôi sẽ đậm đà hơn”?



“Nghe chị nhắc "Anh Chi yêu dấu" em chợt nhớ đến tên tác giả. Chị và Đinh Tiến Luyện liên quan thế nào? Hồi nhỏ em mê đọc Duyên Anh, Đinh Tiến Luyện, Từ Kế Tường”.



Và đây là cảm nghĩ mà tôi ghi vào note của mình: Ai bảo chị tồ? Câu hỏi này vỏn vẹn có 4 chữ thôi, nhưng tự bản thân nó đã mang 2 ý nghĩa: (1) Rán mà chịu nha chị, ai biểu chị tồ làm chi! (2) Chị tôi không có tồ đâu, đừng tưởng bở!


Tôi vẫn thích những câu hóm hỉnh và chứa đựng nhiều ý nghĩa như thế. Trước 30/04/1975, Giáo Sư Phó Khoa Trưởng trường Truyền Thông Đại Chúng đã đặt cho tôi cái biệt danh là “chuyên viên châm biếm” là vậy.


Tôi có thể hoán chuyển vị trí 4 chữ này để làm thay đổi ý nghĩa câu nói: Ai bảo chị tồ? Ai tồ chị bảo? Ai tồ bảo chị? Ai bảo tồ chị? Chị bảo ai tồ? Chị bảo tồ ai? Chị tồ ai bảo? Chị tồ bảo ai? Bảo ai tồ chị? Bảo ai chị tồ? Bảo chị tồ ai? Bảo chị ai tồ? Tồ ai bảo chị? Tồ ai chị bảo? Tồ chị bảo ai? Tồ chị ai bảo?


Đừng mất công tìm kiếm nghĩa chữ “tồ” trong tự điển. Chữ “tồ” ở đây được dùng tương tự như định nghĩa chữ “xì trum” trong truyện “xì trum”, ai muốn “xì trum” thế nào thì “xì trum”. Tôi vẫn thích lối bỏ lửng không kết luận như vậy!


Chị đã email trả lời tôi:


“Hồi bé cũng thích ĐTL, Duyên Anh em à.

Chị không quen biết gì ĐTL cả.

Portland không… hay bằng 7 ngày ngà ngọc mà”.


Hehe! Tôi đâu có dám gửi chị đọc phần mình tưởng tượng viết thế này đâu: “ Nghe “Bảy ngày ngà ngọc” coi bộ tục chết đi được”. Chị hỏi và tôi nói cái đoạn hai người ngồi chung xích lô ấy! Là tôi tưởng tượng vậy chứ tôi đoán chị chẳng viết tục bao giờ.


Một lần tôi trêu chị:


− Đọc “Những người tình Chu Văn An” em cười nổ ruột!


Chị ngớ ra:


− Có gì đâu mà cười?


− Chị viết thế này có nín cười được không, “… có những “người tình CVA” mà Lan Chi thấy rất đáng yêu bởi dân CVA lúc nào cũng đáng yêu cả vì thông minh, lém lỉnh, dí dỏm nhưng không yêu được vì quý cụ đang là “chim hót trong lồng”!!!


Chị nhăn mặt:

− Có gì đáng cười đâu?

Tôi phân bua:

− Em nghĩ mấy cụ CVA sẽ thẹn đỏ mặt nghĩ thầm rằng, “chim chết trong lồng” rồi, hót hò gì được?


Chị chợt hiểu và phì cười:


− Chị vẫn “tồ” và “ngố” đấy thôi, nhưng những ngôn ngữ “ngớ ngẩn” của chị lại bị em giai thấy cái gì đó… không ngớ ngẩn tí nào…! Thiệt cái tình!


Tôi ngắt ngang lời chị:


− Chị đâu có “tồ” và “ngố”. Chị hồn nhiên thôi!

− Hồn nhiên?

− Dạ! Nhờ “hồn nhiên” nên chị “trẻ mãi không già!”

− Em giai cũng biết nịnh chị đấy à?

− Không phải đâu! Em nghĩ chị là cô tiên trong truyện cổ tích!

− Tiên nào?

− “Cô tiên ướt quần”!

− Vớ vẩn gì nữa đây?

− Này nhé, hồi bé em và đứa em gái kế sắp đặt dọa ma bà chị. Tối hôm đó tụi em lấy chiếc áo dài trắng luồn vào chiếc móc áo, rồi lấy dây treo lên cái móc trên trần. Tụi em xếp cái áo trên kệ cao, giữ lơi đầu dây kia rồi núp vào nơi kín đáo. Lúc nhà tắt đèn đi ngủ, chờ cho bà chị mở cửa bước vào buồng, em giật sợi dây làm chiếc áo dài bung xuống chập chờn đong đưa trước mặt chị. Ối Giời ơi! Chị ấy dậm chân thét rung rinh nhà cửa, tiếng hét hãi hùng chắc cả tổng cùng nghe. Bố mẹ em bật đèn chạy vô, bố em lo giữ yên chị lại, còn mẹ em nắm đầu hai đứa bắt ra ngoài quỳ gối. Mẹ em la, “các con chơi nhả thế, rủi chị sợ quá đứng tim chết bất tử thì sao?” Em hối hận cúi mặt quỳ yên, định bụng sẽ không ghẹo ma chị nữa. Nhưng đứa em gái lại vô tư lự, nó vừa quỳ vừa lê đầu gối đến gần em, rồi hất nhẹ cùi chỏ vào hông em, nó hỏi, “không biết lúc nãy chị đã vãi đái ra quần chưa?” Nếu em dọa ma chị như vậy, liệu chị có đái ướt quần không nào? Dĩ nhiên là ướt chứ gì? Thế nên em gọi chị là cô tiên ướt quần! À há? À há? À há?


Đến đó thì chị hiểu tôi trêu cái tính sợ ma của chị.


Đấy chị “tồ” của tôi, người có cái bút hiệu dễ thương Hoàng Lan Chi nhưng khi Hoàng Lan Chi biến thành Hoàng Ngọc An hay Trương Duy Linh thì nhiều người xách dép chạy toé khói!

hoanglanchi
#164 Posted : Monday, January 23, 2012 12:47:32 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Viết ngắn

Hoàng Lan Chi

Cơn gió thoảng

Em,
Có những niềm riêng không bao giờ mất.
Có những tiếng lòng mãi mãi ngân vang.
Có những vàng son thuở ta mới lớn.
Ngậm ngùi hoài khi đất nước sang trang.

Năm 2003 tôi viết như thế cho cô em net. Hai chị em trò chuyện qua lại về một bài thơ rồi từ từ kéo tư tưởng đi xa về dĩ vãng về những ngày học trò về thuở mộng mơ. Cô này cũng “lãng mạn” một cây xanh dờn. Cô vào topic của tôi làm quen và sau đó hai chị em chơi với nhau một thời gian rồi xa nhau!

Thì bèo dạt mây trôi mà.
Có nhiều bạn net tôi quen từ thuở làm quen thế giới ảo và dường như đa phần như cơn gió thoảng. Đến rồi đi.

Nghe nhạc cuối năm


Hồi xưa, tôi không thích Duy Quang. Tôi nói đàn ông đàn ang gì mà coi “yếu” quá. Mắt thì mơ màng, miệng thì móm và vì cái “yêu yếu” đó, tôi có cảm tưởng anh chàng hơi “yêu yểu”! Tôi cũng nói rằng nhờ ông bố lancer chứ để một mình Duy Quang thì còn khuya mới nổi lềnh bềnh được! Thế nhưng kỳ lạ, càng về già Duy Quang hát càng hay. Giọng ấm, chữ được phát âm rõ ràng nhưng không quá tròn trịa. Duy Quang không có cái chút điều điệu mà ta dễ thấy của Nhật Trường hay cả của Vũ Khanh. Cái ngân cuối của các câu cũng vừa phải không thái quá. Nghe Duy Quang hát “Chuyện tình buồn” thì “phê” không thể tả. Buồn và thấm thía. Tuy cũng yêu giọng Sĩ Phú nhưng với tôi dù Vũ Khanh, Sĩ Phú thì “Chuyện tình buồn” vẫn là Duy Quang hát hay nhất. Diễn tả được tâm trạng của người tình trong cuộc, nghe buồn ơi là buồn. Buồn nhưng thích, đó là điều tôi thường có khi nghe nhạc!

Tôi ghép cả ba giọng ca vào một bài hát, xin nghe thử Duy Quang rồi Sĩ Phú rồi Vũ Khanh nhé:

http://thuvientoancau.org/Hoang...yQuang-SiPhu-VuKhanh.mp3


Tuy vậy cách đây vài năm tôi mê mẩn khi nghe Duy Quang và Lê Hiếu hát “ Bài tình cho giai nhân” của Quốc Bảo (nhạc trong nước). Thật kỳ lạ, hai nam ca sĩ hát mà rất hợp! Xuất hiện trước, Lê Hiếu vừa đàn piano vừa hát, giọng có vẻ hơi cao và trong. Và khi Duy Quang bước ra, ánh mắt nhìn Hiếu, mỉm cười một chút và cất giọng hát. Ô, cái giọng trầm, vững chãi và mạnh vừa đủ của Duy Quang thật hạp để tiếp nối Lê Hiếu.

Xin xem yoututube tại đây:

http:...SYv_Bs

(1) Xem thêm “Bài Tình cho giai nhân” tại đây:

Bài viết về âm nhạc của một người Việt trẻ ở hải ngoại


Tử vi

Tôi xem chơi (nghĩa là xem cho vui chứ không tin một tẹo nào cả) tử vi trong cuốn Xuân của Thế Giới Mới, tôi bật cười khi đọc thấy về tôi như thế này:

Năm nay có người nhắc lại chuyện xưa nhưng:

Xin đừng trở lại mùa thu cũ
Nhặt lá vàng rơi để ngậm ngùi!

Trời đất ơi, tác giả bản tử vi này còn làm thơ nữa chứ mà ông này hơi “zô zuyên” khi bảo người ta đừng trở lại mùa thu cũ.

Thiền Sư Vũ Công Lý

Tôi không biết ông Thiền Sư Vũ Công Lý là ai cả. Nhưng xem ông trả lời trên Phố Bolsa TV, tôi rất thú vị. Ông nói thẳng rằng “Bà Bùi kim Thành là một con khùng”, Nguyễn Phương Hùng là “đồ súc vật” và Phố Blosa TV, Viet Weekly, Nguyễn Phương Hùng website là cộng nô!

Nghe Thiền Sư Vũ Công Lý nói về Bà Bùi Kim Thành: 5 phút

http://thuvientoancau.org/Hoang...Su/VuCongLy-KimThanh.mp3

Nghe Thiền Sư Vũ Công Lý nhận xét về Viet Weekly, PhoBolsaTV và Nguyễn Phương Hùng: 5 phút

http://thuvientoancau.org/Hoang...Su/VuCongLy-PhoBolsa.mp3

“Cô giáo” bị phạt!

Tháng rồi tôi cài lại máy mà hồi đó quên ghost nên phải install lại Unikey. Tôi lên net down version 4.0. Giời ạ, một trục trặc là mỗi lần tắt máy thì nó tắt luôn cái macro cho gõ tắt. Gõ cửa ông thầy Huỳnh Chiếu Đẳng thì giời ạ, ông này dám chê tôi chậm hiểu và đòi tôi chép phạt 100 lần nữa chứ. Lâu quá mới lại có người gọi tôi là “cô giáo”. Hồi đó khi mới chơi net năm 2000, vài ông bạn già hay gọi tôi là “cô giáo”, bây giờ Huỳnh Chiếu Đẳng mới lại gọi tôi như thế. Nguyên nhân là ông gửi PPS nhưng “cô giáo” bảo rằng biết rồi không xem nữa vì xem PPS lâu lắm. Nguyên nhân thứ hai là cái “bảng ghi tắt” của “cô giáo” trước kia khác, bảo unikey thế nào nó biết vậy, nay unikey của HCĐ thì không, vd gõ tắt “lc” thì nó ra chữ thường là lan chi! Còn muốn nó ra chữ hoa thì phải shift một cái cho chữ L thì nó mới ra đúng như khi mình cài là Lan Chi. “Cô giáo” phàn nàn thì HCĐ đòi phạt “cô giáo” chép phạt 100 lần vì không coi PPS! Giê su ma lạy chúa tôi, may mà “cô giáo” không phải học trò của HCĐ nhá.


Người có nhiều giọng điệu!

Phạm Khắc Trung vừa viết một bài về tôi. Viết ý kiến nho nhỏ cho tôi thì nhiều lắm, tôi gom lại cũng khá dài nhưng viết hẳn thành bài thì Trung là người đầu tiên. Tôi quen Trung qua Tuyết Nga và qua một vụ tôi “tồ”. ‘Tồ” nghĩa là “ngây thơ” không hiểu chuyện đó có nghĩa gì. Ai không biết sẽ tưởng tôi “giả bộ” nhưng Tuyết Nga thì hiểu vì Nga từng nghe tôi kể về “nếp nhà”. Tôi không có anh trai, bố tôi là nhà giáo, mẹ tôi cũng xuất thân nho giáo, hai ông bà nổi tiếng trong cả họ hàng là “khó và xưa hơn ông Bành Tổ” thì đương nhiên mọi người phải hiểu tôi rất khờ về phương diện “nói nhảm với hai ba nghĩa và nghĩa kia thường ám chỉ chuyện phòng the”! Coi bộ Trung và nhóm nhỏ của Trung hay đùa mấy chuyện ấy nên khi mới quen tôi giao hẹn không được nói nhây với tôi. Trung dễ thương và em đồng ý. Tôi nhớ đến một câu của các cụ ngày xưa “ Đánh đ.. mười phương cũng chừa một phương lấy chồng”, thì em Trung tôi cũng hiểu là chị Lan Chi không biết nói nhây thì có nói nhây với chị bằng thừa! Chi bằng với chị thì cứ trò chuyện nhẹ nhàng về những đề tài văn học là hơn. Thật ra với đa số bạn hữu tôi trò chuyện bình thường trừ nhóm Thời Sự! Liên quan đến thời sự chính trị thì dễ “nổi sung” hơn. Vì thế nếu nghi ngờ là sẽ làm tôi nổi sung thì Huỳnh Quốc Bình “Chị mà la lớn là em trốn mất đó”, chị Bé Bảy thì “Cô nương đừng la lớn, tui chun vô hang đó” ! Còn người thường xuyên bị tôi “cự nự” là ông Đỗ Văn Phúc thì “Một cái bút hiệu Hoàng Lan Chi đã chằng ăn rồi, thêm hai cái bút hiệu Hoàng Ngọc An và Trương Duy Linh kia là trăn quấn”!

Trở lại với đa số bạn hữu, tôi nói chuyện bình thường không “chằn ăn trăn quấn” mà cũng chẳng “ nũng nịu dễ thương”. Đám cháu gái tôi nói rằng “ Bác Giao có hai bộ mặt y như bác Mai. Bác Mai khi nói với khách hàng thì êm ơi là êm, khi quay qua nói với chồng con thì khác hẳn!” Ơ hay cái “lũ ranh” này buồn cười nhỉ? Nói với người ngoài mà “dùi đục chấm mắm cáy” thì có mà bỏ mạng sa trường! Còn nói với người nhà thì “no xì ta que”! Chúng nó cũng vậy cơ mà, nói chuyện với bạn trai thì “ỏn thót” với bố mẹ thì “dấm dẳng”!

Trung và nhiều bạn net khác tôi nói chuyện với giọng bình thường. Chỉ có vài người là tôi có giọng hơi đặc biệt chút xíu, chút xíu thôi. Ví dụ nếu nghe họ gọi thì tôi sẽ nhẹ nhàng “ Em đây”. ( Với những người khác thì “Cô nuơng đây!”). Nghe “em đây” dễ thương chứ nhỉ? Nó có cái gì đó nhẹ nhàng ngoan và hiền. Một ông bạn mới quen có vẻ cáu sườn khi tôi cứ “ông ông tôi tôi” mà không xưng em. Ơ, làm em có mà bà xã ông vô tình nghe được và hiểu lầm thì chết cha “bổn cô nương”! Vài người mà lỡ xưng em là từ mấy năm trước chứ bây giờ thì “còn phia”!

Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#165 Posted : Wednesday, January 25, 2012 2:36:17 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Nhìn lại một năm qua

Hoàng Lan Chi

Nhớ thuở xưa, cứ mỗi ngày mùng Hai tết, tôi lại lấy giấy bút ra nắn nót đôi giòng theo lời bố bảo:

Tân Niên Khai Thần Bút
Vạn Sự Tổng Giai Thành

Bây giờ thì gõ keyboard nhiều hơn nhưng tôi vẫn thích giữ nếp cũ nên mùng Hai tết cũng vẫn viết tay chơi. Thế thì năm nào cũng “vạn sự tổng giai thành” và thực tế thì có được “tam sự giai thành” không nhỉ?

Thử nhìn lại một năm xem có những gì nào?

Khi thiên di từ vùng đông bắc về đây, mục đích chính của tôi là đi học và cũng vì có khá nhiều họ hàng tại Nam Bắc Cali. Tại Virginia tôi chỉ có duy nhất một cậu em con ông cậu và tôi yêu em lắm. Bắc Cali có mấy bà cô ruột và Nam Cali có gia đình các anh chị con ông bác ruột. Mấy tháng đầu tôi cư trú ở Los Angeles và sau đó lại di cư về Quận Cam.

Tổng quát thì tôi không thích California bằng Virginia. Cali không đủ bốn mùa rõ rệt và mùa tôi yêu nhất là mùa Thu thì Cali không thể sánh với Virginia. Khí hậu Cali tốt vì không quá lạnh như Virginia nhưng có một nghịch lý như sau: ở Cali tôi lạnh hơn Virgnia. Dễ hiểu thôi, Virginia dù lạnh hơn nhưng nhà nhà đều có heat hay máy lạnh để nhiệt độ luôn khoảng 70 nên không thấy lạnh hay nóng quá.

Thứ hai Cali đông người Việt nên có vẻ xô bồ hơn VA nhiều. Nói ra thì buồn cười, lắm khi đi đâu thấy đông người Việt thì …tôi làm lơ, không muốn bắt chuyện, không muốn gia nhập! Thứ ba, trường học ở Cali “có vẻ” không vào nếp như VA. College (Lee Jao center) gì mà tổ chức thi test Anh Văn quá tệ. Xếp hàng từ 7 giờ, đứng ngoài đường lạnh quá và khi computer trục trặc thì chờ mút chỉ cà na! Thi xong thì máy in trong phòng hư và xếp hàng dài dằng dặc để vào xem kết quả và ghi danh. Thật chán mớ đời. Tôi nhớ College Nova của VA. Trường lớn, rất đẹp và “bề thế”. Muốn test Anh văn lúc nào cũng được. Cứ vào văn phòng ghi danh, test, lấy kết quả tại chỗ và họ có ghi gợi ý nên học lớp nào. Có vẻ là vùng “thủ đô” nên college ở VA quy củ hơn, nề nếp khoa học hơn, văn phòng làm việc cũng tề chỉnh hơn chăng? Tôi không biết mấy cái college khác thế nào chứ Coastline College có vẻ “ngheo huyền” quá! Thật tình so sánh cái “center” của Cali cũng có vẻ “ngheo huyền” nữa cơ vì ở VA, center như Plum center rất đẹp và đàng hoàng tử tế còn Lincoln Center của Cali thì thấy cơ sở nghèo nàn chết đi được! (đấy là tôi nói về cái “đuôi voi” mà tôi sờ của Coastline College và Lincoln Center! Có thể nguyên con voi thì đẹp hơn chăng?)

Cali chỉ có một điểm duy nhất hấp dẫn: ăn quà. Cali có nhiều hàng quán và đồ ăn Việt, hầu như không thiếu một cái gì cả.

Về bạn hữu thì tôi đang chán đời và không thích gặp ai trừ vài người khá thân cận. Nói chung thì sinh hoạt hàng ngày của tôi ở Cali hao hao VA. Nghĩa là không thích shopping trừ phi bất đắc dĩ, và bạn bè tứ xứ. Vì bạn bè tứ xứ nên tôi giao thiệp bằng mail và phone. Tôi ghét chat (mất thì giờ vô cùng), ghét cả webcam! Tôi thích nói chuyện sau …giờ hoàng đạo ( tức 9 giờ tối), giờ mà mọi người đã xơi cơm, cell của họ được free. Một vài người bạn khá thân ở xa là những người mà chúng tôi có thể vừa nói chuyện vừa làm việc. Nghĩa là phone nhét vào tai, cứ thế nói tào lao, còn thì chúng tôi cứ việc …viết bài, ăn uống, check mail v.v.! Một sư tỉ Gia Long phục lăn lông lốc khi tôi vừa nói phone với chị vừa viết bài uýnh việt gian! Viết xong trong vòng một giờ và gửi cho chị coi trước xem được chưa! Một anh bạn khác gọi cho tôi khi anh vừa rời sở. Đến nhà vẫn giữ phone và anh chuẩn bị bữa ăn. Dễ thương làm sao khi anh lách cách bát đũa rồi hỏi tôi “Hôm nay em ăn gì, anh ăn cơm với dưa khú ngon ghê!”. Lúc đó tôi ăn rồi và anh thì cứ vừa ăn vừa trò chuyệnvới tôi. Ăn xong, chắc là có đánh răng rửa mặt rồi thì phải, vẫn tiếp tục ôm phone! Khi tôi về Cali thì giờ giấc hai tiểu bang giống nhau nên không bị rơi vào tình trạng như ở VA! Ngày ở VA, khi anh gọi tôi là 8 giờ bên anh thì tôi đã là 11 giờ đêm. Nếu hai anh em có chuyện tào lao thì kéo dài qua 1-2 giờ sáng của tôi là thường! Anh bạn này thông minh và giỏi trong nhiều lãnh vực nên tôi có thể trò chuyện với anh rất nhiều “đề mục”. Anh là một trong vài người hiếm hoi mà tôi “nể”. (Chứ cái bản mặt “ba trợn” của tôi thường ít “nể” đàn ông Việt Nam trên 60 t lắm!!! Nghĩa là tôi hay nể giới dưới 50 tuổi!). Một anh bạn khác cũng ở khác tiểu bang thì tôi còn nhớ đúng hôm Halowen ở Los, anh gọi cho tôi rồi cứ thế chúng tôi ôm phone cả hai giờ liền! (Chắc anh có nhã ý cho tôi khỏi sợ ma!!!). Anh bạn này dễ mến, dễ thương nhưng “hơi gàn”. Ngoài ra còn một ông anh cũng thật “dễ thương” khi tôi cần anh làm tài xế thì anh luôn vui vẻ giúp. Anh coi tôi như “em bé” nên đem quà tết cho tôi còn có thêm bao lì xì 5 đồng với lời ghi làm tôi bật cười “Nhâm Thìn chúc em hay ăn chóng lớn!”. Trên đời chưa thấy ai đạo đức và tốt với bạn hữu như anh. Đó là tôi nhận xét tình nghĩa của anh đối với đồng đội, chiến hữu cũ chứ không phải với tôi. Và còn một “thổ công” Cali để mỗi khi bí là tôi gọi hỏi han, anh cũng rất tử tế!

Đó là bạn cũ, bạn mới thì “lụm” được vài tiểu muội Gia Long có tinh thần chống cộng hết xảy con cào cào, hai cậu em thật dễ thương, một thì như “ông cụ non” và một thì lí lắc phá phách.

Đó là sinh hoạt chung thường ngày. “Chuyện thường ngày ở xã” hồi đó được viết dưới dạng“LanChi Yesterday” (tên này do người bạn có nick name dài nhất thế giới “NNĐTVYKTMKT” tức là “Người nợ đoá tường vi yêu kiều từ muôn kiếp trước” đặt cho) nhưng về sau viết cũng không nổi và tôi đổi thành “Viết ngắn”. Viết ngắn có cái lợi là tôi chỉ nêu nhận xét về nhân vật hay sự kiện khoảng mươi giòng và không cần nhiều. Viết ngắn như thế chỉ mất khoảng nửa hay quá lắm là một giờ.

Nhìn lại một năm qua về loạt bài phỏng vấn (Trò chuyện với Lan Chi) thì tôi phỏng vấn được một số khuôn mặt trẻ. Từ bé Nguyễn Tường Khang, nhà hùng biện 12 tuổi, rồi người sản xuất phim Vũ Tích Văn, Giám Đốc trẻ Tom Lê của Luraco, Hướng Đạo Sinh Kevin Phan rồi Calvin Nguyễn với bằng Master năm 18t, Nghị viên Tarrant Andy Nguyễn, Giáo viên Diane Hyde, và vài khuôn mặt nhạc sĩ cũ… Cảm nhận âm nhạc thì chỉ lai rai vài bài vì không có thì giờ nghe nhạc. Link tại đây:

http://hoanglanchi.com/?cat=9

Còn nhìn lại một năm qua về thời sự thì khoảng đầu năm 2011 đã xảy ra vụ nhà văn ST mỉa mai “lá cờ phủ đống thịt thối”. Ông này có thành tích bênh “những kẻ giao du với Đệ tam tham tá Tòa Đại Sứ VC” ở DC vào năm 2009 và đã bị khắp nơi chỉ trích. Khi trò chuyện với một chị bạn, ông có vẻ “miệt thị” lúc nói chuyện về lá cờ. Chị ấm ức mãi và sau cùng mới viết một bài. Link tại đây:
Hoàng Ngọc An – Lá cờ vàng phủ những đống thịt thối?

Tiếp theo là vụ “Chiến Tranh Chính Trị” gửi thiệp mời có hình ảnh gợi nhớ lá cờ VC. Chuyện cũng um sùm chỉ vì sự ngoan cố của Ban Tổ Chức và bài viết “láo lếu” của một cựu CTCT.
Hoàng Ngọc An – Tội Nghiệp cho con chó của Pavlov

Tại Dallas thì chủ nhân Sài Gòn Mall về Việt Nam và mua lịch mà không để ý nên những “block” lịch có in ngày lễ của VC. Chính Sài Gòn Mall sau khi gửi biếu lịch cho khách hàng, ông bố cô chủ nhân đã thấy ngay sự việc và cho thu hồi. Lẽ ra sự việc tới đó ngưng vì chính họ thấy sơ suất của họ và cũng chính họ thu hồi nhưng khổ nỗi ở Dallas có một nhân vật mà tôi gọi là “kiêu binh” và ông này đã hợp cùng vài người xấu “quậy” lung tung. Chính anh ta là người gửi mail báo cho tôi biết sự việc. Tôi “vào cuộc” và viết vài bài về vụ này. Vụ này lưu trữ ở đây:

http://chungtoimuontudo....BB%8Bch-vc-saigon-mall/

Sau vụ này là vụ “Thụ nhân Phó Bá Long” mà tôi vô tình dính vào. Chả là tôi rất thích khi được xem màn trường ca của Đại Hội Gia Long Thế Giới ở San Jose, có hình lá cờ VNCH với các cựu nữ sinh, giáo sư và cả “rể” Gia Long. Tôi viết bài ca tụng “Tinh thần Gia Long” và nhân đó phê phán ba vụ khác cũng dính líu lá cờ! Một trong ba vụ đó là Đại Hội Thế Giới năm nào đó tôi quên của “Thụ Nhân” (Trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt) đã không chào cờ vì “dường như” BTC đã “theo” ông cố GS Phó Bá Long. Bài của tôi do ai đó fw vào diễn đàn “Thụ Nhân” và “hai mợ” Ngọc Mai, Quỳnh Mai đã nhảy đong đỏng lên. Tôi bèn “dập” cho “te tua lá cải” vài bài và group “bacaytruc” đã đưa vụ này đi xa. Về sau thì biết chính “mợ Quỳnh Mai” ( Ở Đức) cũng là người “như thế như thế” và Lê Khánh Thọ đã viết về sự kiện này trong loạt bài “Bút Chiến Cờ Vàng Thụ Nhân” rất hấp dẫn và dí dỏm. Vụ này ở links sau:

Hoàng Lan Chi -Vụ Cờ Vàng và Đại Hội Thụ Nhân năm 2012
Hoàng Lan Chi Một câu chuyện liên quan đến “Thụ Nhân” Phó Bá Long
Hoàng Lan Chi -Hành Động về Việt Nam xin dạy học của cố GS Phó Bá Long là hành động gì?


Khoảng tháng 10, tổ chức khá lớn quy tụ được gần 50 các tổ chức cộng đồng khắp nơi là Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ tổ chức đại hội thường niên ở Florida và vài ông “tai to mặt lớn” đã có hành động bậy. Mệt với các ông này ghê. “Tai to mặt lớn” là nói cho vui chứ thực tế toàn là “hư danh” và “ảo quyền”. Một cậu em có chân trong tổ chức này (em là nhỏ tuổi hơn, em là trên đường tranh đấu) đưa sự việc ra ngoài và tôi “vào cuộc”. Tôi cho “Báo Túm” chào đời với mục đích là túm các sự kiện thời sự nóng bỏng hay túm các nhân vật mà tôi xếp loại là “mờ ảo, phá hoại”. Báo Túm vừa viết bài bởi ký giả Kiến Vàng vừa phỏng vấn bởi Kiến Vàng hay Kiến Đen. Khi lấy bút hiệu Kiến là chúng tôi ám chỉ những gì rất khiêm nhường nhỏ bé nhưng tinh thần hợp quần thì số một. Vụ này tôi “involve” vào khá nhiều và tôi cho rằng thắng lợi về ta. Đương nhiên thắng lợi về ta vì chúng tôi có chính nghĩa! Với chính nghĩa, với lập luận vững chắc được “củng cố” bởi youtube hay mp3 làm bằng cớ thì đương nhiên Báo Túm phải ca khúc khải hoàn. Nhóm mấy ông chủ tịch làm bậy cứ im thin thít và một ông bạn bảo tôi “họ ngậm miệng ăn …gì không biết!”. Nội vụ này ở tại link sau đây:

http://chungtoimuontudo....ng-nvqg-hoa-k%E1%BB%B3/


Cuối năm thì vụ bà Nancy Bùi Triều Giang kiện cựu Tù nhân chính trị Đỗ Văn Phúc đã xử. Ông Phúc bị phạt 1,9 triệu gì đó. “Mợ” Nancy Bùi Triều Giang và chiến hữu Khúc Minh Thơ của “mợ” tưởng bở là ông Phúc bị phạt có nghĩa là mợ “hoàn toàn trong trắng” nên cho “lâu la” ra viết bài nhố nhăng. Phụ hoạ với mợ là một “chiến hữu chống cộng” của một anh bạn tôi, “mợ Hà Giang” báo Người Việt. “Mợ” Hà Giang rất bậy khi “mợ” viết bài “có vẻ” tấn công vào thành trì người quốc gia chống cộng và tôi “nhóm họp” các chiến hữu “phe ta” yêu cầu mọi người tiếp tay cho “mợ” này một trận. Chị Bé Bảy, Nguyễn Kinh Luân và Duyên Lãng Hà Tiến Nhất và đương nhiên cả tôi với bút hiệu Hoàng Ngọc An đã có bài về vụ này. Chúng tôi đã nhắn nhe, nếu hai mợ biết điều …im thì chúng tôi im, còn hai mợ “quậy” thì chúng tôi sẽ đáp lễ! Vụ này ở đây: (blog chungtoimuontudo.wordpress.com)


Bà Khúc Minh Thơ và ngày hội CTNCT năm 2008
Hà Giang (báo NV) với phóng sự về Bà Betty Tisdale và câu nói của BS Phan Quang Đán
Hoàng Ngọc An- Bà Hà Giang (báo NV) và loạt bài về vụ kiện Cựu TNCT Đỗ Văn Phúc
Nguyễn thị Bé Bảy – Phân Nửa Sự Thật Trong Bài Viết Của Ký Giả Hà Giang Báo Người Việt
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất – Giống như chàng nghệ sĩ đi tìm lá diêu bông
Nguyễn Kinh Luân -Vài suy nghĩ về bài viết của bà Hà Giang [Chụp mũ CS- Những vụ án và tinh thần "McCarthy']
Hoàng Ngọc An – Nhìn lại các dữ kiện cuả vụ án Nancy Bùi kiện Đỗ Văn Phúc trong 3 năm qua

Gần cuối năm lại xảy ra vụ ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc tổ chức tiệc kỷ niệm cho tổ chức IRCC gì đó của ông và không chào cờ. Ông ngoan cố cãi, viết bướng và khắp nơi lên án chỉ trích. Cuối cùng ông xin lỗi nhưng cái kiểu xin lỗi rất “cà chua” và lại làm tốn thì giờ người khác …phải mắng ông! Tôi không “involve” vào việc này, chỉ tiếp tay Fw và viết vài câu trong tạp ghi mà thôi.


Chỉ còn hai ngày là qua năm mới, năm ta, Nhâm Thìn.

Ước mơ lớn nhất vẫn là không còn cộng sản để:

Sài Gòn ơi ta đã trở về!
hoanglanchi
#166 Posted : Monday, January 30, 2012 8:59:01 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Ngày tết ôn chuyện cũ: nghĩ gì khi Dương Văn Minh đầu hàng năm 1975

Hoàng Lan Chi


Không biết sao tự nhiên năm nay đón Xuân mới, tôi lại lẩm cẩm thích tìm hiểu vào đúng thời điểm Dương Văn Minh đầu hàng thì bạn hữu nghĩ gì làm gì và cái tết đầu tiên sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản thì họ đón tết ra sao? Có phải là điềm gì không, tôi không biết.

Với tôi thì không bao giờ tôi quên được đúng lúc Dương Văn Minh đầu hàng, bầu trời Sài Gòn bỗng dưng u tối trong mươi phút cho dù đó là trưa Tháng Tư, nắng như đổ lửa. Lúc đó tôi đang ở nhà bà chị ruột tại Quận 1. Tôi nghe mà không tin, cứ ngỡ như mơ. Tuy vậy, sợ hãi nên sau đó lấy “acetone” chùi hết móng tay, phụ cùng bà chị vứt hết quần áo quân nhân, sách vở có hai bàn tay Việt Mỹ. Trở về nhà ở Gia Định, đường đi không bị kẹt lắm nhưng ngổn ngang rác do mọi người sợ hãi đem vứt. Ngay sáng 1/5 thì vào trường Khoa Học trình diện. Tết năm đó, họ hàng vẫn kéo nhau lên nhà bác tôi (trưởng tộc) nhưng không khí không như xưa vì ai cũng nghèo đi, ai cũng sợ hãi cho tương lai bấp bênh và những ngày tháng đen tối trước mặt…Cả mấy năm sau, tôi vẫn ở tình trạng mơ hồ như thế. Khi đi về miên Tây, tôi cứ tự hỏi “ Quê hương mình như thế này đây, miền Nam mình như thế này đây, bây giờ lại bị lũ đười ươi cướp hay sao?”. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn “khinh rẻ” lũ đười ươi. Với tôi, họ, lũ cán chóp bu, không phải là “người”!

Khi nhận thư trả lời của bạn hữu thì đúng là mỗi người một cảnh và từ đó một suy nghĩ . Nhà văn Từ Trì ở Pháp, lúc đó đang làm ở ngành ngoại giao kể như sau:

Năm 1975, chúng tôi ăn Tết ở Tokyo. Tuy lúc đó tình hình bên nhà chưa đến nỗi nguy ngập lắm nhưng trong thâm tâm của người công dân VNCH có tình trạng bất an. Chúng tôi ở bên ngoài nên thấy rõ tình hình, biết rằng sau hiệp định Paris 1973 cộng quân đang chuẩn bị chiếm miền Nam. Đêm trừ tịch anh em sứ quán gượng vui đến ăn Tết với kiều bào để cố gắng trấn an mọi người. Nhưng tôi cảm thấy ai ai cũng lo lắng.
Ngày 30 - 04 - 1975 : khi tôi tới Tòa Đại Sứ thì thấy sinh viên du học và kiều bào ở Nhật vào đứng đầy chặt trong sân. Khi bị mất nước đồng bào ở ngoại quốc cố bấu víu vào Sứ quán như là một mảnh đất còn lại của quê hương. Ông Đại Sứ và chúng tôi quyết định gia hạn thẻ thông hành (giờ gọi là hộ chiếu) 5 năm cho tất cả các kiều bào để họ có lý do xin chính quyền Nhật cho ở lại trong khi chờ đợi xin tỵ nạn ở nưóc khác.
Trước hôm đó mấy hôm các nhà ngoại giao phục vụ tại Tokyo được Thủ Tướng Nhật mời dự tiệc trong vườn dinh Thủ Tướng để mừng mùa anh đào nở (Cherry blossom) nhưng vì cộng quân tiến dần về Sàigòn nên chúng tôi quyết định không tham dự.
Sau ngày 30/04 vì tôi ngày trước học bên Pháp nên ông Đại Sứ yêu cầu tôi tới Sứ quán Pháp để lo việc xin cho kiều bào xin tỵ nạn tại Pháp. Một đồng nghiệp khác vì đã học ở Mỹ về cũng có sứ mạng tương tự khi đến Sứ quán Mỹ.
Sứ quán Pháp đón tiếp tôi lịch thiệp và dành mọi dễ dàng khi cấp chiếu khán (visa) nhập cảnh Pháp. Sứ quán Mỹ đón tiếp không lấy gì là niềm nở, không hứa hẹn gì vì họ nói chưa nhận được chỉ thị của chính phủ Mỹ.
Gia đình chúng tôi ở lại Nhật cho tới cuối tháng 6 mới qua Pháp vì đợi hết niên học để con cái không bị gián đoạn trong việc học hành. Trong thời gian này chính phủ Nhật vẫn cho chúng tôi giữ nguyên các quyền lợi ngoại giao như đặc quyền đặc miễn (immunity and privileges) cho tới khi rời nước Nhật.

Có lẽ lúc đó ở hải ngoại nên nhà văn Từ Trì lo cho đồng hương và cũng không có thì giờ để nhớ đúng lúc Dương Văn Minh đầu hàng thì mình đang ngủ hay đang làm gì?

Ông Nguyễn văn Tần, lúc 75 là Thiếu Tá Hải Quân thì kể:
Lúc DVM ra lịnh đầu hàng, tôi trên đường ra Côn Sơn họp với Bộ Tư Lịnh Hạm Đội.
Tôi thật sự chết sững vào khoảng 5 phút, không biết mình nghĩ gì. Tết đầu tiên tôi ở Maryland, ngồi buồn rồi đi ngủ, nằm mơ thấy đứa em út của tôi bị VC rượt bắn. Tôi la lên và lăn từ trên giường xuống đất. Ngồi dậy, tôi tỉnh ngủ xuống nhà ngồi chờ sáng để đi làm.

Một “người lính” khác, ô Nguyễn Ngọc Anh ( cựu Chủ Tịch TCCĐ Arizona), vào 75, đang ngành không quân:

Lúc ông DVM tuyên bố đầu hàng, vì đang ở Côn Sơn nên tôi không trực tiếp nghe, mà chỉ nghe mấy cấp chỉ huy nói lại. Bây giờ đọc câu hỏi của chị tôi mới sực nhớ lại là từ rạng sáng 29 tháng 4, sau khi VC pháo vào phi trường TSN, cho đến chiều ngày 30 tháng 4 hình như tôi không có ăn gì cả, chỉ uống nước cầm hơi. Tôi cũng nhớ lại cảm giác khi nghe DVM đầu hàng là tuyệt vọng đến cùng cực, mọi thứ đều trở nhòa đi, và đầu óc như bị "đóng băng". Cảm giác "trí nhớ bị đóng băng" hình như kéo dài đến 5 năm sau, khoảng 1980 thì tôi mới hoàn hồn. Trong suốt thời gian đó tôi như người bị mộng du, không suy nghĩ hay nhớ được điều gì, thành ra không có "kỷ niệm đáng nhớ" nào để hồi tưởng cả.

Còn với một người nửa lính nửa dân thì sao? BS Thú Y Bùi Xuân Cảnh kể: [/b]

Đêm 29 tháng 4 năm 1975, tôi ở trong doanh trại quân y, gần Tổng Y Viện Cộng Hòa, ở Gò Vấp. Cả đêm, nghe đại bác giặc rót vào phi trường Tân Sơn Nhất. Chúng tôi chui vô mấy căn hầm, phòng ngừa bị trúng đạn. Bụng đói, nhưng lòng hoang mang tan nát. Nửa đêm, ông thương sĩ Thường Vụ nấu cháo gà đem tới. Ông nói:" Vợ con binh sĩ trong gia binh đã ra ngoài hết. Tụi em quơ đại mấy con gà nấu cháo. Mình phải có cái gì bỏ bụng mới cầm cự được!” Lúc ấy đã quá nửa đêm . Tiếng đại bác thưa dần rồi im bặt. Một thứ yên lặng chết chóc bao trùm không gian. Không tiếng máy bay gầm rú, không tiếng súng quen thuộc! Bụng đói, nhưng sự lo lắng làm tôi phải cố gắng mới nuốt hết ca cháo gà. Tôi nhớ, lúc ấy chỉ có một ông Thiếu Úy là sĩ quan cấp dưới, còn lại mấy chục người vây quanh đều là hạ sĩ quan và binh sĩ. Thiếu Úy Tố dè dặt nói với tôi: “Có lẽ có thỏa thuận ngưng bắn rồi, đại úy à! Sao tự nhiên êm lặng quá!" Nhưng linh tính báo cho tôi chuyện khác. Tôi nói với anh em: “Chuẩn bị rút ra khỏi doanh trại này ngay. Tụi nó tới rồi, có lẽ nó ở ngay ngoài hàng rào này thôi!” Nhìn nét mặt kinh hoàng của những người bao quanh, tôi biết họ đang cháy lòng chờ đợi một quyết định của tôi. Sau cùng, không thể chờ đợi lâu hơn nữa, ông thượng sĩ Bốn lo lắng lên tiếng:" Sao bác sĩ biết là nó tới sát đây rồi? Nếu như thế, mình làm sao rút ra khỏi trại được?” Nhìn mấy chục cặp mắt xoáy vào mặt tôi, chờ đón một câu giải đáp, như những kẻ chết khát chờ được uống nước. Tôi nói: “Đang đánh nhau mà mọi tiếng súng đều im bặt, thì chỉ có nghĩa là không còn mục tiêu nào để cho địch thanh toán. Có lẽ quân ta quanh vùng này cũng đã rút hết đi rồi! Thôi, tụi bay chuẩn bị vũ khí và tập họp quanh đây. Thiếu Úy Tố sẽ điều động anh em ra khỏi doanh trại, hướng về Ngã Tư Phú Nhuận. Mục tiêu là tìm đường đi xuống miền Tây. Ai không muốn đi, xin tùy ý. Tôi cũng chẳng còn biết xin lệnh của ai lúc này!”.

Trong khi chúng tôi chuẩn bị rời doanh trại thì trời đã lờ mờ sáng. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy dân chúng từ miệt Gò Vấp đang hối hả đổ về đường Võ Di Nguy, hướng về phía Saigon.Tôi mở vòng kẽm gai bên cửa ngách, nắm lấy một anh thanh niên đang hớt hải, hỏi anh ta “Anh ở đâu chạy tới đây vậy ?” Anh ta khoát tay chỉ về phía sau “Em ở gần đây thôi, nhưng nó đến đầy quanh nhà em rồi! Thôi, xin để em chạy ra bến tầu bây giờ!”. Tôi chợt nẩy ra ý định “Sao mình không rút ra bến Bạch Đằng, may ra có tàu!” Tôi quay vào doanh trại, lệnh cho Thiếu Úy Tố [ nay đang định cư ở Pennsylvania ] lấy chiếc xe Jeep còn lại, lấy thêm 2 binh sĩ hộ tống sẵn sàng. Tôi gọi Thượng sĩ Bốn, nói với những người còn lại, nên chạy ra bến Bạch Đằng, may ra có thể đi tàu. Ai không muốn đi, thì về với gia đình.

Chúng tôi ra đi lúc 6 giờ sáng. Xe chạy trên đường từ Tổng Y viện Cộng Hòa về ngã tư Phú Nhuận, tôi thấy nhiều xác lính nằm chết bên ven đường. Chúng tôi qua đường hai Bà Trưng và tới bến Bạch Đằng. Tới nơi, chúng tôi thấy một rừng người. Trên sông là một chiếc tàu, người đã bu đen trên tàu như đàn kiến. Trên mấy cái cột cao ở tàu, người “đậu” như chim! Trên bến , từng loạt đạn vang lên chát chúa. Có lẽ là súng của đám lính bắn dọa nhau, hoặc dành nhau xuống tàu. Thấy cơ sự không thể xuống tàu được, tôi ra lệnh quay xe về. Trên đường quay về, tôi nói với hạ sĩ Nhàn là tài xế, cho tôi ghé qua nhà ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Tôi sợ khi giặc tràn vào, chúng sẽ tàn sát gia đình các sĩ quan ở đây. Đêm hôm qua, tôi đã gọi phone về nhà, để bà xã tôi đem mấy đứa nhỏ và bà mẹ tôi đến nhà cô em ở đường Công Lý, gần Phú Nhuận. Nhưng tôi muốn chắc ăn, nên ghé qua nhà, cũng muốn để coi qua xem có chuyện gì cần làm. Cổng cư xá vẫn có lính gác nghiêm nhặt. Ngoài toán lính thường, còn có lính dù bao quanh. Mở cửa vào căn nhà thân yêu, nhưng vắng bóng người, lạnh lẽo. Mấy anh lính đi theo tôi, lấy đồ trong tủ lạnh ra. Chúng tôi chiên trứng và làm bánh mì, rồi mở radio nghe tin tức. Khi tôi đang quấy ly cà phê và lơ đãng nghe, thì thiếu úy Tố la lên “Chết mẹ! nó đầu hàng rồi!”. Phải mấy giây sau đó tôi mới tỉnh ra, để nghe thấy cái tiếng eo éo của Minh Cồ, đại ý “...anh em binh sĩ buông súng, ở yên tại chỗ, chờ bàn giao cho các anh em phía bên kia!..." Tôi không nghe được cái lệnh đầu hàng! Chỉ là lệnh buông súng và bàn giao! Đó là vào khoảng 10 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975!

Chúng tôi sững sờ, thấy như trời sập đổ, đất sụp dưới chân! Tôi như mụ đi, ra một cái lệnh trong mê sảng “Đi về lại doanh trại!”. Chúng tôi nhả miếng bánh mì và hối hả nhảy lên xe. Nhưng cổng cư xá đã đóng chặt bằng hai lớp kẽm gai. Mấy người lính bảo tôi “Đại úy không ra được! Có lệnh bất xuất, bất nhập!” Tôi xuống xe, gặp một Trung Úy dù chỉ huy toán lính dù, chỉ vào dấu hiệu quân y, nói với ông rằng tôi phải về doanh trại gấp. Ông nhìn tôi thẫn thờ, rồi không nói lời nào, ông phất tay ra lệnh cho anh lính kéo vòng kẽm gai đủ chỗ cho cái xe jeep vọt qua. Tới đầu đường Bắc Hải, tôi muốn cho xe đi về phía chợ Ông Tạ, định đi lối đó về phía Tổng Tham Mưu, rồi lên Gò vấp. Nhưng không thể đươc, vì đường Lê Van Duyệt lúc ấy đã biến thành đường một chiều. Chỉ có thể đi xuôi xuống phía Saigon mà thôi! Đành phải đi xuôi theo lối đó. Đi qua trại Nguyễn Trung Hiếu, ở phía đối diện với cái Nghĩa Trang Chí Hòa, tôi thấy tên mặt đường một lỗ đạn nổ, và xác chết một người dân nằm cạnh.
Xe chạy một khúc đường chưa tới Ngã Sáu Saigon, thì phải qua một doanh trại lớn của quân đội, hình như là Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Người ta túa ra đường như kiến, làm đường kẹt cứng. Lính trên xe của tôi phải bắn chỉ thiên liên hồi mới lách qua được. Tới Ngã Sáu, có con đường Yên Đổ chạy ra đường Công Lý.

Chúng tôi quẹo xe vào đường đó, và vọt ra đường Công Lý, rồi đi ngược về phía Tổng Tham Mưu. Xe chạy trên đường Công Lý một khúc, bỗng nghe có tiếng xe tăng chạy ầm ì ngay phía sau, và cảnh sát dã chiến trên các lầu cao và hai bên đường chợt rút sâu, biến mất. Thiếu úy Tố quay lại phía sau và la lên “Chết mẹ! xe tăng nó ở ngay phía sau mình nè!” Hạ sĩ Nhàn vội quẹo xe vào một con hẻm gần trường trung học Quốc Anh. Chúng tôi hối hả rời xe. Tôi móc túi lấy một nắm tiền dúi vào tay các anh em binh sĩ trên xe, rồi mỗi người đi một ngả. Lúc ấy, mặc quân phục trên người rất dễ làm mục tiêu ăn đạn; nhưng tôi không thể cởi trần truồng ra được. Vả lại, tôi nghĩ, nếu có cởi quân phục , thì cũng là một cách tự tố cáo mình là lính mà thôi! Nhục nhã và bối rối, nước mặt tôi nhạt nhòa. Chợt tôi nhớ ra, tôi đang ở rất gần nhà cô Tâm, em vợ tôi. Tôi đập cổng, và vào lọt nhà em, bên hông vẫn còn khẩu colt chưa kịp quăng đi. Vừa vào tới nhà, thì hai chiếc xe tăng Việt cộng tới ngay trước cửa. Nó dừng lại, và tác xạ dữ dội về phía Tổng Tham Mưu. Khói đạn bay khét lẹt vào căn phòng, nơi chúng tôi đang nằm rạp tránh đạn. Thì ra lúc ấy các chiến sĩ Biệt Cách Dù vẫn còn chiến đấu. Hai chiếc xe tăng này hình như sau đó cũng bị bắn cháy gần tổng tham mưu, vì ngày hôm sau, tôi đi qua đường gần tổng tham mưu để về nhà, vẫn còn thấy hai cái xe tăng cháy,có thằng lính cộng sản nằm ngửa đầu, nón cối văng sang một bên!
Mấy ngày sau đó là những ngày kinh hoàng đối với tôi. Tôi đã cố vùng vẫy để thoát cái lưới oan nghiệt của bọn Bắc Cộng. Tôi ra Vũng Tàu, xuống Rạch Giá, ra Gò Công, Phan Thiết! Nhưng tôi đi như kẻ mê sảng, vì đâu có quen biết ai! Đi đâu cũng thấy lưới thù vây bọc.
Nửa tháng sau, tôi cùng các chiến hữu đau lòng cúi mặt nhìn nhau trong trại “tù cải tạo”, và những tháng ngày khốn nạn cứ theo nhau như bất tận! Tết đến, chỉ gợi những ngày đầm ấm khi chưa mất nước. “Mất nước là mất tất cả!” Còn gì đâu nữa. Tôi đã ăn 5 cái tết trong tù, nhìn bọn người mặt choắt, xanh bủng, trong những bộ quần áo bèo nhèo, nón cối, dép râu, nói ngọng, nhưng ánh mắt đầy thù hận, luôn mồn đe dọa, giết chóc! Lòng vẫn tự hỏi như trong mơ:” Bọn ngợm kia đã thống trị được chúng ta ư!?” Còn gì nữa đâu! Thê thảm kéo theo tuyệt vọng! Tôi chạnh lòng nghĩ tới các chiến hữu nay vẫn còn kẹt lại quê nhà. Nghĩ đến họ, lòng tôi lại sôi lên, không chịu nổi bọn đã lấy xương máu, mồ hôi, nước mắt của chúng tôi để che thân, để yên thân, thoát ra nước ngoài, nay có đứa muốn quay đầu cắn quái, lòn trôn kẻ thù của đất nước, và nhục mạ những người đã lấy máu xương che chở cho chúng nó. Tôi thề với Đất, Trời, tôi không bao giờ dung thứ bọn khốn kiếp này.

Còn đây là tâm trạng của một người du học từ trước 1975, Khê Kinh Kha: [/b]

Khê Kinh Kha nhớ lại năm 1975 lúc ấy đang học Tiến sĩ kỹ sư Hóa Học ở Đại học UMASS (Amherst, Mass). Cả mấy tuần trước 30 tháng 4, mỗi khi có dịp là turn on TV hay radio để theo dõi tin tức về quê hương mình. Và mỗi lần như thế' là tim mình quặn lên vì quê hương cứ tự động tan rã, người dân bồng bế nhau chạy bỏ nhà cửa làng mạc.
Bên đây Tổng Thống Ford thì đi chơi golf ... thế là Mỹ bỏ rơi ...

Cả tuần sau 30/4/75, không thể nào hồi tâm để học được. Còn ngay đêm 30/4 Khê Kinh Kha buồn quá viết bài thơ:

30 tháng Tư, 1975

30 tháng Tư là hôm nay
nhìn nhau, hoảng hốt, òa khóc
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
một ngày tổ quốc tả tơi rách

đúng rồi em, 30 tháng Tư là hôm nay
em hãy thắp cho anh chút nhan đèn
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
rồi mình quì cầu nguyện cho quê hương

một ngày hết chiến tranh mà lắm nước mắt
một ngày hoà bình mà nhiều tan tóc
tại sao quê hương mình đảo điên
em thấy không người cha vừa mất đứa con
em thấy không đứa em thơ vừa mất mẹ
em thấy không người chồng lạc mất vợ
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc

em thấy không chiếc trực thăng cuối cùng vừa cất cánh
em thấy không bao dân mình chôn xác vào đại dương
một ngày, một trang sử mới bắt đầu
một ngày là mãi ngàn sau
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc

đúng rồi em, hôm nay là 30 tháng Tư, 1975
bắt đầu cho một số kiếp lưu vong
của bao vạn dân mình
của đứa con sắp ra đời của mình
(tội cho con chưa ra đời đã làm người mất nước
chưa ra đời đã đội khăn tan cho tổ quốc)
đây là lá cờ vàng ba sọc đỏ
em hãy treo lên tường để tưởng nhớ

em khóc, anh khóc, quê hương oà khóc

ViệtNam ơi
ViệtNam của tôi
của tôi
của tôi

30 tháng Tư, bàng hoàng đứng khóc

khekinhkha

Gần 40 năm trôi qua. Lại một mùa xuân trở về. Mùa xuân, mùa hy vọng. Trong trí tưởng của người lính từng trực diện chiến đấu chống kẻ thù, người sinh viên du học, hay người làm công tác chính quyền, tất cả đều nhớ về ngày tháng cũ “tưởng như một giấc mơ”! Hy vọng giấc mơ ấy sẽ vỡ tan như bọt sóng vào năm Nhân Thìn này để chúng ta có thể hân hoan về quê cũ, về Sài gòn yêu dấu một ngày không xa…

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#167 Posted : Wednesday, February 1, 2012 1:33:35 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Gần

Châu Đình An


Lan Chi giới thiệu: năm 2009 tôi thực hiện “Câu chuyện âm nhạc” với chủ đề “Châu Đình An từ ‘Đêm chôn dầu vượt biển’ đến ‘Khi Cuộc Tình Chia Tay’”.
Có những nhạc phẩm, tôi chỉ biết “yêu” và khó lý giải. Châu Đình An có hai bài trong ngõ “điều khó lý giải” đó với tôi là “Đêm chôn dầu vượt biển” và “Chăn vịt ở phương Nam”. “Đêm chôn dầu vượt biển” đã có không biết bao nhiêu ca sĩ hát và giờ này vẫn còn hát vào mỗi tháng Tư.
Từ nhạc phẩm viết khi bỏ quê hương (Đêm chôn dầu vượt biển) và nhạc phẩm phổ thơ Mường Mán (Chăn vịt ở phương Nam), tôi dành nhiều thiện cảm cho An. Thật ra sự nghiệp âm nhạc của An vẫn tiếp diễn nhưng dòng chảy ấy có phần âm thầm lặng lẽ.
Một tình cờ. “Netter” vào blog tôi và để câu hỏi “ Ông Châu Đình An có liên hệ gì với Sheila Châu Đình?”. Tôi chuyển câu hỏi cho An. Khi trả lời, An hỏi về blog. Thế là tôi làm cho An, chỉ trong hai giờ. Vào hôm qua. Ngày cuối của tháng 1.
Hôm nay ngày đầu của Tháng Tình Nhân, An “mở hàng” cho blog của mình. Cũng hay hay.
Giới thiệu bài đầu tiên để bạn đọc cho “nóng hổi”. Còn blog chắc vài hôm nữa sẽ gửi bạn sau. Còn đang xây cất mà!
Tôi tin rằng blog An sẽ mau chóng thu hút vì An từng viết văn, làm thơ. Một nhạc sĩ nhiều năm lang thang Cali, ngao du khắp chốn thì “kể” của An, có lẽ sẽ không phải “mua vui cũng được đôi vài trống canh” chăng?
Web nhạc của An ở đây: www.chaudinhan.com
Hoàng Lan Chi





Nhìn lại, mới đó mà tôi đã bỏ California 20 năm. Trước, của 20 năm qua là những mảng tối, nhiều hơn ánh sáng. Những đêm ngủ ít, lang thang trên chiếc xe cũ. Những con đường vắng, ánh đèn vàng buồn tựa nghĩa trang như vết chém chằng chịt hắt hiu trên khung kiếng xe. Quá nửa đêm, về lại chỗ nằm, qua song cửa nhạt nhòa mưa, và tiếng mưa vỗ giận dữ. Cám ơn mưa đã cho tôi những suy tưởng.
Tháng chín mùa thu ngập con phố buồn
Tháng chín mùa thu nhìn nước mưa tuôn
Núi khuất mờ xa, đời sao bỗng nhớ…
Tìm dấu son mờ nhạt phai giấc mơ.

Từ giã Cali, phố Bolsa và căn phòng nhỏ có cây đàn guitar cũ. Tôi về sống ở Florida từ tháng hai năm 1992. Có lẽ đất lành chim đậu, nên gót chân phiêu lãng đã dừng bước. Vẫn viết nhạc và làm phòng thu âm, mê quá kỹ thuật nên có bao nhiêu tiền làm ra, ghi danh học Full Sail, ra trường, mua dụng cụ, thiết bị, … mua, bán, update, đổi cái cũ lấy cái mới, có khi mua những cái chẳng cần xài đến, sau vài năm cũng ra hồn cái phòng thu âm, cho là thế giới của kẻ cô độc và có người bạn thân là âm nhạc. Ngoài việc chở con đi học, làm việc vặt cho thương mại của vợ, còn thì giờ bao nhiêu chui đầu vào phòng thu âm, nên cuối cùng, kẻ có bạn nhiều, bây giờ chẳng còn ai. Nhiều năm, chẳng đi ra cộng đồng, nhưng ngồi một chỗ qua network biết đủ thứ đã, đang xảy ra quanh đời sống của nhau, quả là thú vị.

Mới đây, tôi hỏi Hoàng Lan Chi, cây bút được bà con “cư dân mạng” đọc nhiều với các bài tùy bút, chứa chan, sâu sắc, nồng nàn. Dù chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau, theo yêu cầu (năn nỉ) đã thiết kế cho tôi trang Blog thật dễ nhìn, trang nhã, lại còn bày sẵn cho tôi dễ sử dụng. Tôi là dân sử dụng kỹ thuật thiết bị thu âm thường xuyên với nhiều “phần mềm” software khó, phải bái phục chị Hoàng Lan Chi trong vòng vài tiếng đã làm xong trang Blog Châu đình An. (Khoản này phải nhìn nhận phụ nữ lắm khi nhanh hơn đàn ông mình) Có xe phải lái, có trang Blog phải viết. Và tôi bắt đầu trở lại viết, nhưng thú thực chẳng biết viết gì? Phải va chạm thực tế để nếm trải và viết. 20 năm qua, tôi tự “làm khô héo” mình vì cái phòng thu âm. Bây giờ ngồi viết, và tự hỏi viết cái gì đây? Kỷ niệm ư? Nhiều lắm với bằng hữu, sự việc xảy ra còn lác đác trong trí nhớ.

Viết về kỷ niệm của sinh hoạt âm nhạc thời tôi tham dự cần có thì giờ và đầy đủ. Viết về tình yêu thì đôi khi cũng nhảm… vì không đánh mà khai. Lui tới, nghĩ lại, nhiều đề tài để viết xuống. Trong cuộc sống nhiều đề tài như trong bàn giấy nhiều ngăn kéo.

Nghĩ thế, sẽ viết…

Cám ơn chị Hoàng Lan Chi, người bạn viết, tốt bụng, tình cảm, mau mắn, và chân tình, đã giúp làm cho tôi trang Blog như một cơ hội để bắt đầu làm bạn với bạn. Những bạn bốn phương trời, biết rằng xa, nhưng chúng ta sẽ gần nhau, như tôi đã viết ca khúc “Gần”

Nằm với đất, thấy ta xa trời
Đùa với sóng, thấy biển mênh mông
Gần với nắng, trái tim khô cằn
Gần im vắng, thấy ta là ai?

CDA

Nghe “Gần”:

http://thuvientoancau.or...i/Music/Gan-ChauDAn.mp3


hoanglanchi
#168 Posted : Sunday, February 5, 2012 2:58:08 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Xin giới thiệu quý bạn bài viết "Duyên Anh và tôi " của Châu Đình An. Bài trích từ blog An: www.chaudinhan.net

Quý bạn có thể vào xem post, click vô Comment, ghi địa chỉ mail, tên, viết ý kiến, rồi click "post comment", để chia sẻ ý của các bạn với người khác..Xin vui lòng chờ vài phút cho ( admin chấp thuận comment ! Vì chúng tôi không muốn kẻ xấu vào ghi nhảm nhí nên phải chọn option này là mọi Comment phải được Approve, rồi mới xuất hiện được! ). Nếu thích bài viết, xin click vào Rate và chọn nhé.

Cảm ơn mọi ý kiến của quý thân hữu!
Hoàng Lan Chi
==========================
Hôm nay, ngày giỗ Duyên Anh, nhớ về ông. Món “giả cầy” không bao giờ nấu được.(Trích Châu Đình An)

Duyên Anh và tôi
Posted on February 5, 2012


Tôi gặp tác giả Hoa Thiên Lý, Con Sáo của em tôi, Châu Kool, điệu ru nước mắt… ở thành phố Pasadena, California vào khoảng năm 1988-89 trong buổi ra mắt sách của ông do anh Hồ Văn Xuân Nhi đại diện nhóm Tuổi Ngọc tổ chức. Khi bạn tôi, họa sĩ Trần đình Thục giới thiệu tôi với ông, nụ cười và ánh mắt ông trong cái bắt tay siết chặt, rồi ông bảo biết tên tôi qua bài hát “đêm chôn dầu vượt biển” bây giờ mới gặp. Với tôi, nhà văn mà tuổi thơ tôi từng ngưỡng mộ, lúc này đứng bên tôi bằng xương thịt.
Tôi ngắm ông, người tầm thước, khỏe mạnh, tóc đen và dày, khuôn mặt cương nghị, giọng nói và nụ cười thân thiện của ông dành cho người đối diện. Nhà văn Duyên Anh đến Cali từ Paris trong lúc bên ngoài dấy lên một làn sóng chống đối ông, vì dư luận cho rằng, ông đã làm điềm chỉ viên “ăng ten” trong trại tù cộng sản.

Ông trú tại nhà của họa sĩ Trần đìnhThục và ca sĩ Julie ở quận Cam, Cali. Mỗi tuần tôi thường đến thăm và dùng cơm trưa, có khi cơm tối với ông. Dù mới biết tôi, nhưng ông đã dành cho tôi nhiều thiện cảm. Một số bạn trong giới văn nghệ như Dức Huy, Thái Hiền, hay đến chơi tụ tập ăn uống, ca hát và trò chuyện. Duyên Anh nhập bọn, dù ông đứng tuổi hơn bọn tôi, nhưng hòa nhập rất trẻ qua những bài hát của ông viết, và những câu chuyện kể duyên dáng, sôi nổi, tiếu lâm rất hay, và những kỷ niệm này, với tôi vẫn còn mãi.

Sau này, mỗi tuần tôi thường đến hầu như mỗi ngày. Mỗi khi bước vào, ông vẫn ngồi ở bàn ăn nhà bếp, dù đang bận viết cuốn “Sàigòn, ngày dài nhất”, ông vẫn mừng tôi đến như ngày đầu gặp, bằng tiếng gọi nhỏ “A! Châu đình An, vào đây em”. Rồi ông hỏi tôi ăn gì chưa, ông buông bút lăng xăng nấu cơm để hai anh em ăn trưa. Duyên Anh thích nhất cơm nguội chan với nước dưa cải muối, món ăn “nông dân Thái Bình”, ông bảo. Tôi đùa ông, anh viết nhạc thì sang, mà ăn uống thì… Rồi ông cao hứng đọc cho tôi nghe những đoạn văn ông đang viết cuốn sách “sàigòn ngày dài nhất”. Mắt ông đam mê, giọng ông có lửa qua mỗi câu văn như vết dao cắt vào sự dối trá, bất công, và bất lương của chế độ mới sau ngày miền Nam thất thủ. Khi “đã” quá, ông hỏi tôi “mẹ, hết ý chưa? thấy sao, anh bắn những phát đạn này, VC chỉ có chết”. Nghĩa là ông sẽ cho in ra tiếng Anh, tiếng Pháp và xuất bản như cuốn “đồi Fanta” của ông cho thế giới biết về cộng sản như thế nào.

Có những chiều, hai anh em tôi ngồi sau hàng hiên của nhà Trần đình Thục, Julie. Nắng chiều xuống dần. Thuốc lá không hề mất trên môi ông, khói thuốc mờ nhạt, đôi mắt ông buồn và khuôn mặt đăm chiêu hiện vẻ đau khổ nội tâm từ một nhà văn lừng lẫy của nước Việt Nam, lúc này tôi hiểu tâm trạng ông, kẻ thù tìm cách vấy bẩn để triệt hạ, bạn bè ngộ nhận. Tài năng thường sẽ cô đơn, như có lần ca khúc tôi:

“gần ánh sáng, cõi riêng ta ngồi
Núi chập chùng sóng xô muôn trùng”
Và, chắc chắn là:
“gần với ta, cõi nào xa lạ…”

Nơi hàng hiên, ông kể về tuổi thơ nếm trải khổ đau, về bút hiệu “Thương Sinh” làm báo, về nhà văn Duyên Anh của tuổi thơ và du đãng, và ông bảo, cuối đời, dù sức tàn, hơi cạn, ông sẽ dùng ngòi bút “đâm cộng sản” cho đến khi nó không còn. Có lần tôi hỏi ông tại sao ông viết nặng lời về nhà văn Mai Thảo? Không trả lời, im lặng cho đến một tháng sau, ông nhờ tôi chuyển lời mời của ông đến nhà văn Mai Thảo ăn bữa cơm do chính tay ông nấu, món “giả cầy”.
Chưa kịp nấu món giả cầy, ông đã gặp nạn bằng một cú đánh ngay màng tang liệt nửa thân người. Lần cuối cùng tôi gặp ông, khuôn mặt nhăn nhó đau đớn trong bệnh viện sau 3 ngày bị nạn. Tôi nắm tay ông, ông không nói được, bóp nhẹ tay tôi, ông nhắm mắt và khoé mắt ông lăn nhẹ một dòng.

Hôm nay, ngày giỗ Duyên Anh, nhớ về ông. Món “giả cầy” không bao giờ nấu được.



hoanglanchi
#169 Posted : Monday, February 6, 2012 11:08:50 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



HẸN NHAU Ở PARIS EM NHÉ!



Hoàng Lan Chi giới thiệu: Lan Chi tìm thấy bài này ở forum Trưng Vương Việt báo, những ngày tháng cũ 2003. Tác giả, anh Jhon Lê còn có nick Lãng Bạt (gia đình Chu Văn An ở forum này đều là Lãng: Lãng Du, Lãng Bạt, Lãng Quên, Lãng Xẹt…). Anh đã làm mọi netters của phố bị hố vì cứ tưởng anh kể chuyện tình nào đó thật. Đến khúc cuối, mọi người mới ngã ngửa ra là anh bịa và nhân vật “Nàng” trong này chính là … Hoàng Lan Chi! Vì đoạn cuối có những cái như qua Úc đoàn tụ với gia đình, nào là nhớ viết bài cho forum Trưng Vương Việt Báo..
Tuy vậy nhờ truyện này mà Hoàng Lan Chi có hứng viết “Bảy ngày ngà ngọc”, một truyện ngắn được các netters tha đi rất nhiều và có web còn đưa vào “audio”.
Phụ đề ở dưới là ý kiến các netters của Trưng Vương Việt Báo gồm ( người thì Lê Văn Duyệt, người thì Trưng Vương, người thì Gia Long …) về truyện của Jhon Le.
Hoàng Lan Chi thì bảo rằng anh bắt chước văn Lan Chi và anh giả nhời là anh ghi lại những “câu nói” của Lan Chi thì phải giống văn Lan Chi chứ! Những “câu nói” của Lan Chi ngày xưa đó là ( xạo ke, dóc tổ, gì cơ, sao cơ ..!)

Một câu chuyện tình rất nhẹ nhàng lồng trong việc giới thiệu một số nét đặc trưng của Paris, quả là một ý tưởng mới lạ của Jhon Le. Anh từng là Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Vissan ( trước 75).

Hoàng Lan Chi


Bảy Ngày Ngà Ngọc
***************************************************************


Từ Montreal bay qua Paris chỉ mất có trên 6 tiếng đồng hồ, và Paris đi trước Montreal cũng gần 6 giờ! Johnle tính nhẩm như thế!

Thôi thì gặp nhau được chừng 5 tiếng đồng hồ cũng đủ để đưa nàng đi thăm 2 nơi chính của Paris : Tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn!

Máy bay của “nàng”sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Charles de Gaulle lúc 2 giờ chiều, giờ Paris, như thế thì mình cần đến trước chừng 2 giờ thôi là đủ, cũng tại phi trường Charles de Gaulle! Đủ thời gian chán!
Johnle nói với cô bán vé du lịch :
- Vậy chuyến bay 12 giờ khuya từ Montreal là ỌK. đấy cô!
Cô bán vé máy bay quen thuộc của Johnle check lại một lần nữa lịch trình chuyến bay rồi hỏi lại chàng, vẻ thắc mắc :

- Sao lần này anh Johnle đi có một mình thôi à?
- Dạ phải! Có chuyện gấp! Nàng chuyển chuyến bay tại Paris trong 5 giờ đồng hồ, để rồi lại tiếp tục bay đi xa nữa, nên tôi sợ nếu lỡ dịp gặp nàng lần này thì có thể sẽ còn lâu lắm mới có cơ hội để bay qua tận bên đó gặp nàng!

Cô bán vé nhìn Johnle với nụ cười hóm hỉnh và trao chàng xấp vé.
-“Bon Voyage!”
- Merci beaucoup, Au revoir!

Cầm chiếc vé máy bay trong tay, mà Johnle cứ thấy nao nao làm sao!

*********************************************************************


Chuyến bay lần này tuy tương đối ngắn, mà sao tôi cảm thấy thật bồn chồn.

Đọc báo cũng không được - Ngả đầu định ngủ, mà thấy những hình ảnh quay cuồng lộn xộn trong đầu. Tôi cứ tháp thỏm nhìn đồng hồ đeo trên tay. Cuối cùng, tôi phải xin cô “chiêu đãi viên”một ly rượu chạt Vị rượu cay khác thường. Rồi thời gian cũng qua đi trọn vẹn!

Tiếng người phi công trưởng thông báo máy bay sửa soạn để hạ cánh xuống phi trường quốc tế de Gaulle, có kèm theo vài nét dự báo về thời tiết của Paris chiều và tối nay, cùng cám ơn hành khách và phi hành đoàn đã chung bay một chuyến bay an toàn thoải mái...

Xin gài dây an toàn và để vị trí ghế ngồi thẳng lại! Merci!

Vậy là chuyến bay của Johnle khá đúng giờ! 12:30 trưa, giờ Paris.

Chiếc máy bay Boeing 767 vừa chạm mặt đất phi đạo, thì đồng loạt, tiếng thở ra nhẹ nhõm của hầu như tất cả hành khách trên máy bay! Ngồi trên máy bay, khi còn ở trên không, trong lòng ai cũng có cái cảm giác “làm sao ấy”- nhưng chẳng ai nói ra! Cho tới khi bánh xe chạm mặt đất... Cám ơn thượng đế!

Johnle tự nói với chính mình... Nếu chuyến bay của “nàng”cũng đúng theo lịch trình ấn định thì chỉ trên 1 giờ đồng hồ nữa là Johnle sẽ đón nàng đến Paris cũng tại phi cảng này!

Thời buổi “internet”có khác! Chuyện kể như mơ 10 năm trước đây, bây giờ có thể thực hiện được một cách thật dễ dàng! Johnle và nàng thu xếp cho cuộc gặp gỡ toàn bằng e-mail và téléphone!

Johnle rút tấm hình trong túi ra coi lại một lần nữa để cố nhớ lại một vài nét đặc biệt, hầu giúp mình có thể dễ dàng nhận ra “nàng”! Johnle mỉm cười : Ồ! Chiếc răng khểnh! - Ừ! đúng rồi! Chiếc răng khểnh! Nhưng như thế thì phải đợi đến khi nàng cười!Và để nhìn thấy chiếc răng khểnh thì lúc đó nàng đã đến quá gần!
( Hình in ra từ internet nên coi không rõ mấy! )


Johnle nhìn trên màn ảnh ghi chi tiết các chuyến bay. Đúng giờ quá! Chiếc máy bay Airbus từ Sài gòn, quê hương yêu dấu vừa hạ cánh an toàn xuống phi đạo! Chỉ chừng 5 phút sau, hành khách đã bắt đầu ra khỏi máy bay theo đường ống dẫn vào khu phía trong phi cảng.

Màn ảnh nhỏ quá, Johnle không thấy rõ. Hành khách của chuyến bay phần lớn là người Á Châu - hay đúng hơn, người Việt nam! Nhưng quan trọng nhất đối với Johnle lúc này là trong những hành khách từ quê nhà đó có “nàng”!

"Nàng” không cần check out tất cả hành lý, vì chúng sẽ được chuyển qua chuyến bay kế tiếp và sẽ được sắp xếp chu toàn bởi hãng du lịch! Nàng chỉ cần mang theo một xách tay nhỏ là đủ và như thế, nàng s “check out”lẹ lắm! Sao mà hồi hộp! Johnle cảm thấy như là đi coi mặt... vậy!

Từ xa, Johnle lờ mờ nhận ra “nàng”! Nàng theo đoàn người đi ra ngoài. Nàng cứ quay phải, quay trái nhìn hai bên như có ý tìm kiếm ai. Khi nàng tới gần thêm chút nữa. Không thể lầm được! Không thể là ai khác! Hình như có sự thần giao cách cảm! Vì, tuy chưa thực sự gặp nhau lần nào, mà tôi nhận ra được nàng ngay!

Khi nàng vừa đi đến cách tôi một khoảng cách đủ để hai người cùng chìa tay ra là chạm tay nhau, thì nàng mở miệng cười thật tươi và Johnle đã nhìn thấy chiếc răng khểnh! Khi Johnle vừa giang hai tay như để chào mừng nàng đến Paris, thì nàng cũng vừa lúc tự xà vào, ôm Johnle tôi một cách thật tha thiết, và trao những nụ hôn tình bạn đậm đà :

- Anh Johnle!
- Em!

Rồi cả hai đều im lặng!

- Anh không phải dân Parisien mà sao anh cư xử galant như dân Parisien thứ thiệt vây!? Nàng nói và cười.

Johnle chỉ mỉm cười sung sướng và vẫn chưa nói được lời nào! Bất ngờ quá! Cảm động quá! Không giống như lần “tiễn em”tại gare Lyon vào một lần trước! Khi đó, tất cả là do sự sắp xếp của người anh họ!

- Thế em bay có mệt không? - Mình chỉ có 4 tiếng đồng hồ ngắn ngủi thôi đấy!
-Anh sẽ phải đưa em đi coi 2 nơi tiêu biểu nhất của Paris : Tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn!- Sau đó anh lại phải đưa em trở lại phi trường để em đổi chuyến bay - Em xuống Nam bán cầu! và anh sẽ bay trở về Canada!

Mới gặp em mà đã sợ đến giờ chia biệt!

Johnle kinh nghiệm những lần đến Paris trước - Xe taxi là tiện nhất!

Johnle vẫy ngay một chiếc taxi vừa tới :

Johnle mở ngay cửa sau và nói nàng lên nhanh, rồi mình chạy qua bên phía kia, trong khi đó tài xế taxi đã nhảy xuống định chạy đến để mở cửa. Johnle phải làm gấp rút để tranh thủ thời gian.

-“Tour Eiffel, s'il vous plait!”-

Xe taxi của Paris thường nhỏ hơn xe taxi ở Mỹ hay Canada nhiều! Trên đường đi, Nàng nhìn cảnh Paris một cách say sưa, còn tôi thì say sưa ngắm nàng! Trời Paris hôm nay thật đẹp. Nền trời Paris không một chút mây! Gió rất nhẹ!

Khi nhìn thấy tháp Eiffel thấp thoáng phía xa, nàng nhìn Johnle, nhíu đôi mắt, khá duyên dáng :

- Em phải đến tận nơi và chính tay mình sờ vào thanh sắt của tháp Eiffel! Em mơ Paris từ thuở còn ở trung học. Nào là Vườn Luxembourg với “Le livre de mon Ami”của Anatole France! Nào “Thằng gù ở nhà thờ Đúc Bà”của Victor Hugo! Đẹp quá anh Johnle nhỉ. Em thích viếng Nôtre Dame de Paris! Và giòng sông Seine thơ mộng! Ôi những chiếc cầu bắc qua sông Seine - Sous les ponts de paris! Ôi thơ mộng là Paris của tôi! Em chỉ nhớ một điều là “PONT NEUF”lại là cây cầu lâu đời nhất! Nghịch lý anh Johnle nhỉ.

Tôi cứ để yên cho nàng nói - nàng cứ như muốn tự kể cho chính mình! Nàng học Pháp văn là sinh ngữ chính hồi còn ở trung học nên biết khá rành về văn chương Pháp.

Còn cảnh Paris như tháp Eiffel thì tôi quen quá đi rồi!...



Tháp Eiffel nhìn từ dưới để thấy cách cấu trúc

Vừa bước xuống khỏi xe taxi, nàng giơ hai tay như đón chào Paris, như muốn ôm bắt cả cái không khí thoải mái thênh thang của quảng trường rộng lớn lịch sử này!

Không khí ở đây thật trong lành. Ít có thành phố nào, nhất là ở Bắc Mỹ, giữa trung tâm thủ đô mà lại có một khu rộng rãi bao la như thế -không có những toà nhà chọc trời che khuất.

- Chắc em biết, tháp Eiffel có cái tên đó là do kỹ sư Gustave Eiffel, một kỹ sư kiến trúc tạo công trình bằng thép độc đáo này! Tháp cao 300 mét, tức cỡ 1000 bộ Anh, và thêm đài phát tuyến 20 mét nữa! Tổng cộng 320 mét!
- Đâu có phải tháp Eiffel cao nhất thế giới phải không anh?
- Không phải! Mà cao nhất đâu có nghĩa là đẹp nhất em!
- Tháp Eiffel nặng 7000 tấn, nhưng các kỹ sư kiến trúc đã thiết kế để áp suất đè trên nền đất rất nhỏ. Tháp được xây hoàn tất trong 2 năm để cho Hội chợ quốc tế năm 1889 tại Paris hồi đó, em biết không?
- Anh co vẻ rành chuyện này quá ha!
- Thì những vấn đề đó cũng có dính dáng đến nghề nghiệp của anh một chút mà! Thêm chi tiết nữa nghe: tháp xây với 132 nhân công và 50 kỹ sư! - Nói vậy để em thấy, tuy nhìn bề ngoài, kiến trúc có vẻ giản dị, nhưng đòi hỏi sự tính toán rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Hồi đó đâu đã có computer như bây giờ! Thêm nũa nhé! Tổng cộng 1710 bực thang, em dám leo lên không?! -

Nàng cười thật tươi! Tóc nàng bay trong gió Paris!

Lúc sắp đến gần chân tháp, nàng bỏ tay Johnle, ùa chạy tới phía chân tháp, ngửng đầu nhìn lên phía ngọn tháp cao chót vót. Đứng sát chân một cột tháp, nàng nói lớn:

- Anh Johnle chụp cho em tấm hình đứng dưới chân tháp Eiffel đi!
- Em nên đứng xa ra một chút chụp mới đẹp!
- Em thích đứng ngay đây cơ! Một tay sờ vào thanh sắt của tháp!
- Đâu cần phải lấy tay sờ vào tháp!
- Anh nói gì cơ?
- Thôi được! Vậy là đẹp lắm! Cười đi!


Nhà Thờ Notre Dame de Paris


Vườn Versailles - Versailles Park

[imghttp://i1134.photobucket.com/albums/m611/giao3/phongsu/Paris/lesdeuxmagots.jpg" alt=""/>

Sau khi chụp được gần hết một cuộn phim 24-exposures về tháp Eiffel, tôi phải dục nàng tranh thủ thời gian - ( vì nàng sống ở Việt nam trong giai đoạn dài sau ngày 30-4, nên tôi hay bắt chước xử dụng một vài từ mới! )

- Em nghe nói về Khải hoàn môn rồi chứ? Arc de Triomphe đó!
- Arc de Triomphe thì cũng như tháp Eiffel, phổ biến quá mà! Mới đây, em có được coi tường thuật trên TV ngày diễn binh 14 Juillet!
- Đúng rồi - 14 tháng 7 là ngày lễ lớn của Pháp. Cách mạng 1789!
- Hồi còn học trung học, em thích học sử Pháp lắm!
- Được rồi! Chúng mình đi taxi qua khu Champs-Elysées. Gần lắm, nhưng sợ không có đủ thì giờ. Nếu thong thả mà thả bộ thì đây là nơi đi bộ đẹp nhất Paris đấy!

- Em thích đi bộ cơ!
- Để lần khác thong thả hơn mới được!

Nàng nũng nịu :
- Sợ không có lần khác mà anh!!!

Nói vậy, nhưng tôi đã vẫy chiếc taxi, và xe chạy xẹt kề ngay. Tôi giải thích cho bác tài xế : cô bạn tôi ở Saigon mới qua, chỉ lưu lại Paris có mấy giờ đồng hồ, phải tiếp tục chuyến bay, mà muốn được thấy qua mấy cảnh đặc biệt tiêu biểu của Trung tâm Paris, như Notre Dame, Le Louvre, Le Panthéon, Place de la Concorde...Chừng 45 phút tất cả thôi, sau đó trở về Arc de Triomphe! nghỉ uống ca phê trên Champs-Elyseés để chờ ra phi trường lại!

Bác tài xế cười tủm tỉm và nói “45 phút? - dư sức qua cầu”! - Tôi nói thêm :
- Liệu chạy qua Gare de Lyon luôn kịp không?
Bác tài quay lại có vẻ hơi thắc mắc, bác nhắc lại :
-Gare de Lyon?

Nàng hiểu ý, quay lại nhìn bác tài và nói : “thôi được, để lần sau”!

Bác tài làm sao hiểu được ý nghĩa “gare Lyon đèn vàng!” . Tôi nhìn nàng, nháy mắt và nàng hiểu ý ngay, thông cảm. “Chắc gì sẽ có lần sau!". Tôi nói bác tài cứ chạy tốc độ trung bình thôi. Xem được tới đâu hay tới đấy, đừng chạy nhanh quá! Bác đồng ý!




LES INVALIDES- BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI


Toà nhà đầu tiên nàng chú ý là “Les Invalides”, tôi chỉ cho nàng :
- Em thấy chưa? Cái monument đó là “Les Invalides”- Monument này ít thấy trong các sách giáo khoa như các hình tháp Eiffel, Khải Hoàn Mộn.
-“Les Invalides”là toà nhà gì hở anh?
- Đó là bệnh viện quân đội đấy em! Như nhà thương Cộng Hoà cũ của mình khi xưa!

Tự nhiên mắt nàng buồn, mấy tiếng “Nhà thương Cộng Hoà” nhắc nhở nơi nàng kỷ niệm gì buồn chăng. Để phá tan cái không khí hơi chùng lại đó, tôi tiếp :

- Vua Louis 16 đã quyết định việc xây bệnh viện quân đội năm 1670 để chăm sóc cho quân sỹ. Nhà thương nằm bên “tả ngạn”của sông Seine và là một kiệt phẩm về kiến trúc cổ điển Pháp.

Nàng mở mắt thật to tỏ vẻ ngạc nhiên : Bệnh viện từ thế kỷ 17!

Tôi còn thêm :
- Điều này nữa nghe : Tro thiêu xác của nhà quân sự đại tài Napoléon được chôn giữ tại Les Invalides!
- Vậy hả anh? Anh Johnle rành lịch sử quá ta!

Tôi cười :
- Rành nhiều thứ khác nữa chứ. Từ từ em sẽ khám phá ra!

Nàng cười tinh nghịch :
- Thôi chẳng dám đâu!

Bác tài chạy từ từ, thỉnh thoảng quay lại nhìn nàng, mỉm cưòi và như có ý muốn hỏi nàng xem chỗ này đủ chưa, thôi đi chỗ khác nhé? Dân Parisien lái taxi cũng galant với phái nữ!

Nàng chăm chú theo dõi cảnh vật hai bên. Những nơi quen thuộc như Nhà thờ Notre Dame thì nàng nói rành lắm! Tôi chỉ nhìn và cười. Thú thật, tôi thích ngắm miệng nàng nói hơn là nghe nàng nói! Và tôi cũng nghiệm ra rằng, đàn bà con gái, khi họ biết điều gì, thì họ thường cần phải nói cho người khác biết là họ biết! Và mình phải khen!

Khi vừa qua khỏi Notre Dame, nàng chỉ dãy tòa nhà bên mặt :
- Tòa nhà lớn đàng kia là gì vậy anh?
- Đó là “Conciergerie”- Nhà tù đầu tiên ở Paris!
- Nhà thương nhà tù tùm lum vậy anh!
- Đâu có tùm lum! Trước đó là một phần Palace của nhà vua! Và Conciergerie trở thành nhà tù Paris vào năm 1391! - hậu bán thế kỷ thứ 14 nghe em! Nhưng em cần biết sự kiện này : Trong thời kỳ Cách mạng Pháp 1789, nhà tù này đã giam giữ gần 3000 ngưòi, sau đó bị mang ra chém đầu dưới máy chém “guillotine”!





Conciergerie

Sắc mặt nàng tự nhiên không vui. Phải chăng nàng chợt liên tưởng đến những sự chết chóc cũng của hàng ngàn đồng bào mình. Có thể là vụ tàn sát Mậu Thân ở Huế, có thể là nạn nhân của cải cách ruông đất ngoài miền Bắc.
- Cả Hoàng Hậu Marie Antoinette cũng bị xử chém hả anh?
- Đúng rồi! Khi nói tới Cách mạng Pháp 1789, ta thường nhắc tới vụ phá nhà tù Bastilles! Chuyện xảy ra vào ngày 14 tháng Juillet, 1789! Nhưng tình hình chính trị nước Pháp kể từ năm đó về sau, đã trải qua biết bao nhiêu biến đổi. Vua Louis 16, cùng Hoàng Hậu Marie Antoinette bị kết án là phản quốc, và bị đưa lên đoạn đầu đài ngày 21 tháng Janvier, năm 1793! - Nghĩa là 4 năm sau cách mạng 1789!

Sắc mặt nàng vẫn còn lợt lạt làm Johnle hơi lo lắng! Nghĩ chắc phải kể chuyện gì vui cho nàng lấy lại tinh thần. Chỉ còn hơn một giờ đồng hồ ngắn ngủi nữa thôi là đến giờ đưa nàng trở lại phi trường. Tôi nói đùa :

-Hay anh là đưa tiễn em tại “gare Lyon đèn vàng”!

Nàng cười tươi trở lại và tôi thấy an tâm. Tôi nói với bác tài xế chạy về “Arc de Triomphe”bây giờ là vừa đấy. Tôi nói với tài xế :
- Chạy qua Khải Hoàn Môn cho nàng ngắm một chút.

Khi đi qua Khải Hoàn Môn, nàng nhìn tôi:
- Lớn quá anh nhỉ! Em không tưởng tượng là lớn như thế!
Tôi khôi hài :
- Có nhiều cái em cứ tưởng tượng là “lớn”! Nhưng thực tế khi gặp thì lại không lớn! và ngược lại...! Đời thế mới khổ!

Nàng cười thật hồn nhiên! Còn tôi thì cười vì nàng “không hiểu ý tôi muốn nói!”.

- Anh cười gì vậy!
- Cười vì thấy em cười!
- Anh xạo ke!
- Anh thích cả tiếng “dóc tổ”nữa.
- Rồi! Anh nói về Arc de Triomphe cho em nghe đi!
- Không được nói anh xạo ke nữa nghe không?
- Thì anh đừng dóc tổ nữa!

Tôi lấy lại thế ngồi ngay ngắn. Hít một hơi dài, nở đầy lồng ngực :
- Cũng lại Napoléon là người muốn xây Khải Hoàn Môn! Năm 1806, Napoléon quyết định cho xây Khải Hoàn Môn dự định để đón chào đoàn quân chiến thắng trở về! Nhưng em biết đó.Đã không có Đoàn quân chiến thắng trở về! Vì Napoléon thua trận Waterloo năm 1815! Tướng Wellington đánh bại Napoléon!

Lát nữa chạy qua, em sẽ nhân thấy phía dưới là”Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ vô danh”và ngọn”Đuốc thắp cháy đời đời”.

Em chú ý nghe đây nhé : Khải hoàn môn là điểm gặp gỡ của 12 đại lộ tỉa ra 12 hướng! (thập nhị phương!)



Khải Hoàn Môn

Tôi nói và nàng vẫn chăm chú quan sát. Tôi ngừng lại, tưởng nàng không để ý. Nhưng nàng hỏi ngay :

- Champs-Elysées là đại lộ lớn nhất trong 12 đại lộ phải không anh?
- Đúng rồi! Avenue des Champs-Elysées là đại lộ lớn nhất - Và diễn binh là ở đây. Những nhà hàng sang trọng và giá nhà thuê mắc lắm!

Nàng nheo mắt :
-Có lần anh kể cho em nghe là anh ngồi uống café trên đại lộ Champs-Elysées, giá mắc lắm! Em còn nhớ nè!

Tôi biết nàng “nghiện”café! Thực ra thì tôi không nghiện thứ gì trên đời cả! Nhưng nói về café Champs-Elysées, người ta có vẻ ngồi đây để ngắm người qua lại hàng giờ hơn là thưởng thức hương vị café?

Mấy anh bạn “thổ công”Paris cho tôi biết dại khái là “Nhà hàng”Le Café de Paris”ở số 93 Champs-Elysées là rẻ nhất! Còn các quán khác giá mắc mà chẳng phải vì café ngon! Như Café de la Paix! và còn vài quán khác cũng nằm trên Champs-Elysées!

_ Anh muốn em có cái cảm giác “uống café Champs- Elysées”- cũng giống như cảm giác “tiễn em”của nhà thơ Cung Trầm Tưởng, chịu không?

- Dạ được! Nhưng mình đến “Le Café de Paris! cho rẻ đi anh! Nghe tên tiệm thì khá hấp dẫn chứ anh!"

Tôi nói với bác tài xế :

- Le Café de Paris, s'il vous plait! Le savez?



Bác tài gật đầu, quay lại nhìn nàng cười! Bác phải trả lời tôi mới đúng chứ. Hay là bác hiểu câu chuyện chúng tôi nói! Trường hợp gặp bác tài xế Taxi Paris trước kia đã từng sinh sống ở Vietnam! và có vợ Vietnamienne cũng không phải là “impossible!".

Hai tách café nóng được mang ra - Tôi hỏi nàng muốn dùng bánh ngọt, nàng cười và lấy tay vỗ nhẹ mấy cái vào bụng, ý nói dạo này lên cân, cần ăn uống theo “régime”.

Cho tới bây giờ tôi mới có cơ hội hỏi thăm về chuyện Sai-gòn.
- Sai gòn dạo này vẫn thường chứ em?
- Saigòn thì vẫn mưa nắng hai mùa! còn những chuyện khác của em thì”vũ như cẩn”!

Tôi còn thắc mắc chưa hiểu “vũ như cẩn” là tên ai, thì nàng nhìn tôi cười hóm hỉnh : “vũ như cẩn”là”vẫn như cũ” nói lái! anh Johnle ơi! Rõ chán anh quá!

Sao mà chúng tôi ngồi yên lặng cả 15 phút rồi, chẳng ai chịu lên tiếng. Tôi cứ tưởng chúng tôi không có đủ thì giờ để hàn huyên.

Hình như mỗi người chúng tôi đang theo đuổi một suy tư riêng. Có những điều tôi đã định bụng sẽ hỏi nàng, nhưng giờ đây tôi lại thấy “không nên”- và có thể ở nàng cũng vậy.

Nàng nhìn xa về khu quảng trường rộng và chạy dài trước mặt. Tôi thỉnh thoảng liếc nhìn nàng. Cặp mắt nàng thật sắc và thông minh, nhưng đượm buồn. Nàng cười thì rất tươi, nhưng đằng sau những nụ cười, hình như có man mác một nỗi nhớ nhung, một niềm luyến tiếc.

Bỗng nàng nhìn tôi, và hỏi :
- Mấy giờ rồi anh?
- Chắc cũng sắp đến giờ trở lại ra phi trường.
- Anh bay chuyến bay chiều nay mấy giờ?
- Sau em 2 giờ, nhưng anh sẽ về đến nhà trước khi em đến nơi!
- Gặp anh thì vui nhưng lại buồn!
- Thì đời là vui xen lẫn với buồn, có chi là lạ đâu em!
- Vậy mà có người toàn vui với vui thôi!
- Như vậy thì sau này sẽ toàn buồn với buồn thôi!
- Nói chuyện với anh thì không bao giờ chấm hết được!
- Đời người chỉ có một lần chấm hết! Vậy đừng mong chấm hết.
- Thôi, em chịu Anh!
- Em đừng nên “chịu”anh! –“Chịu”anh thì khổ đấy!

Rồi cả tôi và nàng cùng cười.

Trên đường trở lại phi cảng de Gaulle, chúng tôi, cả hai đều nhìn ra ngoài cửa xe, nhưng nàng không còn thấy hào hứng như lúc đầu. Tôi không hỏi nàng câu nào nữa, ngoài một vài câu về chăm giữ sức khoẻ.

- Em cần giữ gìn sức khoẻ! Bớt chừng vài pounds nữa là lý tưởng đấy!
- Lo lắng nhiều thứ thì chắc sẽ xuống cân thôi!

Chúng tôi ngồi chờ ngoài khu phòng đợi để nàng chờ lên máy bay. Khi các hành khách cùng chuyến bay bắt đầu ra cửa để vào ống dẫn vào máy bay, nàng đứng dậy, không nhìn thẳng mặt tôi, uể oải bước về phía cửa ra máy bay.

Tôi nhìn nàng, nói nhỏ đủ để nàng nghe :

-Thôi em đi bình an! Qua Úc đoàn tụ với hai con em nhé!

Nàng lặng lẽ từ giã, tôi thấy đôi mắt nàng rưng rưng.

Lòng tôi như chùng xuống. Để phá tan bầu không khí nặng buồn của chia ly, tôi nhìn nàng, cười gượng, và nói thêm :

- Qua bên đó, em nhớ tiếp tục viết bài cho Forum Trưng Vương nghe! Và chuyện chúng ta gặp gỡ như vậy là sự thật!

Tôi cười và nói tiếp :

- Như vậy, em thấy đấy! Anh đâu có kể chuyện xạo đâu mà bị em bình bầu là người xạo nhất forum Trưng Vương!



Johnle- Lãng Bạt

===========================================

PHỤ ĐỀ


Gửi Anh JohnXạo!

NguyệtTV -The Moon phải tôn anh là Ông Cố nội của Chú Cuội!
Xạo hết chỗ nói.
Cũng như Chị THN, Nguyệt cứ hồi hộp theo dõi xem Anh chàng Johnle với người tình lãng mạn tới đâu. Say mê theo dõi anh như theo người tour-guide dễ thương!
Cho tới phút chót! Nguyệt thật không ngờ anh xạo đến như thế.
Chị Hoàng Lan Chi bầu anh là Xạo số 1 vẫn chưa đủ!
Ai còn dám nghe lời ngon ngọt của anh nữa!

Nguyệt TV


==============
Anh JL à!

THN cũng đã háo hức theo dõi hết câu chuyện cuả anh rồi! Lúc đầu THN cũng cứ nghĩ là một câu chuyện tình đẹp, có thật cuả anh, rất là lãng mạn và rất là mơ.... THN cứ nao nức để xem doạn cuối ra sao.Thế mà, khi đọc câu cuối cùng kết thúc câu chuyện thì....hỡi ơi...lúc dó THN mới thấy lời phê phán cuả chi Hoàng Lan Chi là đúng, anh đã xạo không thể tưởng tượng nổi rồi! Nhưng không sao đâu anh JL ạ, anh cứ tiếp tục xạo nữa đi anh...xa.o nữa đi anh.....Cái xạo đó đã không gây thiệt hại gì đến ai cả đâu và còn ngược lại nữa là đằng khác. Nhờ câu chuyện xạo đó mà THN đã được biết thêm những chi tiết lịch sử cuả Paris hoa lệ này, được cảm thông với mối tình đầy chất lãng mạn và thơ mộng cuả anh.Mong rằng trong cuộc sống, anh sẽ có ngày thực hiện được ước mơ.

Chi HLC nè! Vậy là THN khỏi phải cần kể chuyện về Paris nữa rồi! Vì chị đã được anh JL hướng dẫn cụ thể những cảnh đẹp Paris, chắc lúc đó Paris đang vào mùa hè phải không chị? Một ngày nào đó sang Thu, anh JL sẽ hẹn với chị nữa, lúc đó chị sẽ cảm thấy thế nào là cảm giác đạp trên lá vàng khô chị nhé!

Thân mến!
THN
=========================================
Dedde

Mấy tỷ ơiiiiiii....., dedde nói rồi, dedde ..."ngăn chặn" dùm mấy tỷ từ phia rồi, mấy tỷ mờ tin "anh" John thì .... mình chắc bị super glu dzán dzính thuyền hoa của họ Lãng-Đồ wá !!![]

dedde hổng có ngạc nhiên dzí kí kết cuộc câu chuyện "anh" John kể tí nào cả , thật 100% [].
Mấy tỷ tin thì chứng tỏ mấy tỷ của dedde là những người đàn bà dễ thương, dịu hiền vô cùng, dễ ... mềm lòng trước chiện tình lâm li ===> hông có tỷ nào "đanh đá " cả ===> chứng tỏ một lần nữa, "anh" John đoán tính của mấy tỷ, muội mình XẠO kinh hồn dã man rợ, XẠO wá cở thợ điện luôn
Dedde

Hoàng Lan Chi
Hihi, phải công nhận Lãng bạt Jhonle tài hoa thiệt nhe. Viết chuyên y như ..thật . Nhưng kể chuyện phong cảnh xứ người như đi du lịch mà kể như Jhonle thì công nhận ...có duyên. Xem không ngán. Bắc kỳ 9 nút ngán nhất là những bài lê thê về địa danh, lịch sử . Cứ chêm những câu ngắn, những sự kiện nổi bật thôi . Chứ các chi tiết kia thì ..vô các web site về du lịch, có đầy đủ cả !

Dường như Jhonle ..bắt chuớc cách hành văn của ..Bắc kỳ 9 nút ! Hihi ! Thế mới khổ !

Nhưng Bắc kỳ 9 nút nói cho đại ca hay nhe, phản đối cái vụ “ Đàn bà biết cái gì là phải nói cho người khác biết là họ biết “ ! Ê, cái này thì ai cũng có hết nhe. Đàn bà, đàn ông gì đều có hết đó. Nhưng ..cũng tuỳ chứ bộ ! Có người mình muốn nói cho biết, có người mình không muốn hé răng .

Các bạn, ai rảnh thì qua forum Linhtinh của dactrung.com xem bài Saigon gặp nhau của Bắc kỳ 9 nút , xem có phải Jhonle ..bắt chước cách hành văn của Bắc kỳ hôn ? haha, gần mực thì đen, gần Lan Chi thì ...hoá khỉ !

Anh ơi, tiếp đi anh, tiếp đi anh , tiêeeeeếp đi anh !
Theo Lãng xet, tiếp đến xạo cho đủ bốn nường của phố rùm nhe.

Hoàng Lan Chi

===========
John Le

Em :

Anh đã về đến nhà sau 6 giờ bay.
Khi đó anh biết chiếc máy bay chở em còn đang bay trên tận mây xanh cao ngút. Bên dưới là Thái Bình Dường bao la. Anh biết là đường bay của em cũng băng qua dãy Hy mã lạp sơn hùng vĩ!

Đấy văn của anh thường thì tả cảnh lê thê hoa mỹ như thế đó!

Trong “HẸN NHAU Ở PARIS EM NHÉ”, hơn một nửa bài là anh ghi lại những lời em nói, em diễn tả, nên giống lối hành văn của em là đương nhiên, là trúng quá đi rồi!

Và đó cũng được xem như là bằng chứng : Câu chuyện anh kể là có thực!

Chúc vui

Johnle



Bà xã anh Jhonle Lãng Bạt (thứ 2 từ trái), Hoàng Lan Chi, Bích Nga (Toronto 2004)

[img]http://i1134.photobucket.com/albums/m611/giao3/ban/net/DamTPhan2.jpg" alt=""/>

Hoàng Lan Chi –Lãng Xẹt Đàm Trung Phán ( Toronto 2004) (Anh Phán là ông xã chị Bích Nga)
hoanglanchi
#170 Posted : Tuesday, February 7, 2012 6:44:47 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Hoàng Lan Chi giới thiệu: cách đây vài hôm, Châu Đình An kể tôi nghe câu chuyện này. Khi đang kể, tôi cũng rất tò mò muốn biết cô gái đã ghi cái gì cho ông già khiếm thị.
Tôi đã đoán sai.
Câu kết của phim, quá hay.
An vừa giới thiệu trong blog An. Tôi copy, gửi lại các bạn

Sử dụng sức mạnh của chữ nghĩa cho con đường tránh đấu!
Chúng tôi đã, đang và sẽ làm!

==============================

Sức mạnh của chữ nghĩa


The Power of words là tưa đề của cuốn phim ngắn đang có mặt trên mạng YouTube với gần 13 triệu người nhấn chuột xem.Dù là một phim ngắn không rõ dàn dựng thật hay giả với cảnh quay. Nội dung một người ăn xin hè phố ngửa tay xin tiền khách bộ hành với tấm biển hàng chữ “tôi mù, xin hãy giúp”.


Ngồi suốt, chẳng có mấy ai cho đồng bạc nào. Một phụ nữ đi qua, dừng lại, bà lấy tấm biển viết đằng sau mấy chữ, rồi đặt xuống trong lúc người mù đưa tay sờ chiếc giày để đoán xem là ai? Không biết người phụ nữ viết gì. Chỉ thoáng sau đó khách bộ hành cho tiền không tiếc. Chiều đến, người phụ nữ quay lại, đứng trước người hành khất mù đang đưa tay sờ đôi giày và nhận ra, ông ta hỏi “bà đã viết gì sau tấm biển của tôi?” Phim quay xuống tấm biển với hàng chữ “hôm nay trời đẹp quá, nhưng tôi không thể nhìn được”.

Chỉ một dòng chữ thôi đã đánh động lương tâm của người sáng mắt, xót xa cho kẻ mù lòa, không có được hạnh phúc nhìn được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời. Họ đã cho tiền không tiếc với hành khất mù lòa kia. Quả là chữ nghĩa dấy động, và chữ nghĩa sức mạnh vạn năng.

Các chế độ độc tài, chế độ cộng sản rất sợ hãi sức mạnh của chữ nghĩa, bởi vì chữ nghĩa cảm hóa được con người, chữ nghĩa thay đổi con người một khi sự nhận thức được nhận rõ đen trắng, phải trái. Chữ nghĩa vén lên bức màn dối trá, lừa đảo. Chữ nghĩa làm cho con người tin tưởng đến nổi suốt chiều dài lịch sử nhân loại, con người sống trong chém giết, thù hận bởi chữ nghĩa của mớ lý thuyết từ Angel, Karl Marx, của tư bản luận, của các giáo phái khác nhau. Từ chữ nghĩa dung để chinh phạt, để tàn sát và thống trị lẫn nhau.

Nhà văn, nhà thơ, những người cầm bút chân chính có một sức mạnh ghê gớm trong ngòi bút của anh ta. Nó bắt nguồn từ cái đầu, cái trí tuệ của đất trời ban cho, cái thu nhập từ kinh qua cuộc sống xã hội, nó bắt nguồn từ trong chữ nghĩa giáo dục của gia đình, nhà trường.

ông Bill Clinton thắng đương kim tổng thống Bush khi dùng chữ “change”. Rồi ông Obama làm một bản sao chữ nghĩa “change” (thay đổi) để thắng ông McCain. Mới đây, Steve Jobs, thiên tài của công ty Apple dùng chữ nghĩa “think different” (suy nghĩ khác) cho khẩu hiểu trong tiếp thị. Quả nhiên, chữ nghĩa có sức mạnh chinh phục con người. Càng ngắn gọn, càng suy tưởng, càng hiệu quả.

Con dao, viên đạn. Hại một người. Chữ nghĩa tàn bạo. Hại cả thế hệ

Không có gì mạnh cho bằng : Sức mạnh của chữ nghĩa!

Mời bạn vào xem: http://www.youtube.com/watch?v=... [url]www.chaudinhan.net


Sức mạnh của chữ nghĩa



hoanglanchi
#171 Posted : Monday, March 26, 2012 3:24:07 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Những niềm vui từ “Feedback”



Hoàng Lan Chi



Riêng tặng Chú Nguyễn Huy Hùng, Ô Hồ Văn Kỳ Thoại, Bùi Xuân Cảnh, Bé Bảy và Bùi Dương Liêm, Phan Nhật Nam, Dung Canada, Trinh Australia và Châu Đình An.





Khi viết bài, vui là nhận “feedback”.



Tuần rồi tôi nhận từ cô tiểu muội Gia Long ở Canada thế này “ Chị Lan Chi, I love you. Em rất là yêu thích chị với bài văn "Lan Chi cũng ác ghê", nhất là còn mail cho Phật Bà mới chết chứ hi hi..hi..... Em cũng vậy không xót thương kẻ thù tí ti ông cụ nào cả, nên cứ bị mẹ em hồi còn sống chửi hoài. Em nói Phật dạy từ bi phải có trí tuệ mà mẹ.” [1]



Cô muội này là con gái một đảng viên Quốc Dân đảng. Giòng máu cách mạng chảy, di truyền và tự nhiên như cành nhỏ đâm từ nhánh chính, cô yêu nước và chống cộng. Tỷ muội “gặp nhau” từ sau Đại Hội Gia Long Thế Giới 2011. Tôi viết bài, viết về lá cờ vàng lớn trên sân khấu, hình thành bởi nữ sinh, nam nữ giáo sư và cả “rể” Gia Long. Tôi tự hào về cái đó của trường tôi lắm. Muội tôi cũng thế. Và chúng tôi “gặp nhau” trên …con đường tranh đấu.



Nhiều bài thời sự của tôi, muội luôn đồng tình. Tôi đã nói đùa thế này “Em ơi, chị có cảm tưởng nếu em là đàn ông, chắc em …cầu hôn chị rồi. Vì trong thời buổi hỗn tạp này tìm được người cùng chí hướng, không dễ, đúng không nào”.







Lá cờ vàng tại đại Hội Gia Long Thế Giới 2011 San Jose



Một muội khác, dân “Lê Văn Duyệt” viết cho tôi cách đây vài năm “… a serious question nhé, chị Lan Chi có tính đi vào con đường chính trị sau này không? em mới nói với Hợp xong, là chị HLC hay thật, Nghề báo chí ở bên Mỹ thấy thiên hạ chửi nhau như mổ bò, mà bà ấy có vẻ tính tình thẳng thắn, "hơi ngông" không sợ ai hết, lại có vẻ quân tử, không thủ đoạn, mà bình chân như vại.Trinh.”



Rồi một ông khác sau khi xem “feedback” trên của Trinh, viết rằng “ngắn gọn mà chính xác. Anh cũng nghĩ về Lan Chi như thế”.



Tuy vậy, “feedback” làm tôi “vui vui” nhất là từ một vài cựu quân nhân từ ông Bùi Xuân Cảnh, Đại Tá Nguyễn Huy Hùng ( chủ nhiệm Tiền Tuyến), Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Nữ quân nhân Bé Bảy và ông xã Bùi Dương Liêm , Đại úy Nhảy dù Phan Nhật Nam v.v. về một bài viết rất ngắn của tôi: “Vấn Đề Danh Xưng”!



Đầu tiên ông Đại úy, BS Thú Y Bùi Xuân Cảnh ( ông này là big fan của tôi!) “hớn hở” gõ trả lời ngay sau khi đọc bài viết của tôi như sau:



“Bà Chi à, tự nhiên bà lọt vào trái tim của tất cả các quân nhân chúng tôi! Bà xem, ai cũng cho là bà nói rất đúng. Tôi ngạc nhiên vì một vấn đề có vẻ giản dị như thế (danh xưng) mà bao nhiêu năm quá, vì nghẹn ngào, tức tưởi, chúng tôi đánh mất sự hiên ngang và không nhìn thấy đường ra. Cấp bậc được mua bằng lòng yêu đất nước của cả tuổi thanh xuân, được bồi đắp bằng máu xương của mình và đồng đội, được đồng bào dân tộc đặt trên vai mình , ai có quyền thóa mạ và tước đoạt. Chúng ta đi mang theo quê hương, mang theo cả sức mạnh và ý chí quang phục đất nước, sao nỡ quên đi, nỡ xóa bỏ hình ảnh những người nam nữ trẻ tuổi đã một thời và nay vẫn còn là xương sống cho cuộc giải trừ quốc nạn ! Bà Chi hay thiệt. Sao tự nhiên bà lại nghĩ ra cái chuyện danh xưng này? Lòng yêu nước , hay tình yêu nào đó đã khơi d6ạy trái tim mẫn cảm cuả bà. Ái chà, câu chuyện “danh xưng” này dám gợi ý cho tôi viết nên một chuyện ngăn đấy nhé. Tôi nợ bà một chầu bún bò thật rồi. Bùi Xuân Cảnh”





Tiếp đó là nữ đại úy Bé Bảy từ DC:



Bằng những dòng chữ ngắn gọn, Lan Chi đã giải tỏa được những thắc mắc về " Danh Xưng" QLVNCH. Tuyệt cú mèo. Nói như Phan Nhật Nam, xin hoan hô Hoàng Cô Nương. BéBảy.



Chả là sau khi đọc bài xong, Phan Nhật Nam cảm ơn bằng mấy câu sau “ Đại úy Phan Nhật Nam xin được cảm ơn và hoan hô công nương”. Hồi đó, tôi đọc mail Nam và bật cười. Thật ra, Nam khá sâu sắc. Bình thường Nam có kiểu nói khác. Hôm ấy đọc bài “Danh xưng” của tôi và Nam xưng “đại úy PNN” là Nam có ý đấy thôi. Chị Bé Bảy được tôi fw mail Nam, vì thế chị mới viết như trên.









Nữ đại úy Bé Bảy trước 75



Còn Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại thì gửi cho chú Nguyễn Huy Hùng (Cựu Đại Tá, Chủ nhiệm báo Tiền Tuyến):





Cám ơn chiến hữu Hùng đã chuyển tiếp. Tôi không có email đầu tiên của chị Lan Chi nhưng tôi vẫn nghĩ (như trong quyển Can Trường Trong Chiến Bại) nếu người quân nhân chúng ta không đào ngũ trước khi có lịnh bỏ súng, và chúng ta đã làm bổn phận của chúng ta, ta không nên xấu hổ với bô quân phục và cấp bậc vì đó chỉ là một cách nhận diện vậy thì tại sao chúng ta (không phải địch) tự lột lon lẫn nhau và phá bỏ cái trật tự trong quân đội và cái cấp bậc mà đa số chúng ta “mua” bằng xương và bằng máu. Và đối với địch, chính vì cái cấp bậc đó mà họ không xếp tất cả tù “cải tạo” ngang nhau, thời gian tù đày tùy theo cấp bậc. 32 năm qua toi vẫn gọi các cấp chỉ huy của tôi bằng cấp bậc (gọi cách khác toi cảm thấy, riêng tôi, chưa quen miệng và mất tự nhiên_ và cũng vì cấp bậc đó tôi mới có sự liên hệ với các vị đó.Trong quân chủng Hải Quân thì chúng tôi vẫn tiếp tục gọi các cấp chỉ huy của chúng tôi bằng cấp bậc mà vẫn chưa cảm thấy có dấu hiệu gì về việc xưng hô đó làm giảm tình chiến hữu. Tôi xin chào kính mến chiến hữu Bùi Xuân Cảnh đã nói lên cảm nghĩ của mình một cách thành thật. Hồ văn Kỳ Thoại.







Sách "Can Trường trong chiến bại" của Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại



Trong tôi là hai con người: một Hoàng Lan Chi thích văn thơ nhạc và hết lòng với bạn hữu nhóm này, một Trương Duy Linh (hay Hoàng Ngọc An) thích đấu tranh cho quê hương và cũng hết lòng với “chiến hữu phe ta”.



Như Châu Đình An đã viết trong blog của An : “Sức mạnh của chữ nghĩa” [2], tôi xin cảm ơn Trời Phật đã cho tôi một khí giới và tôi đã sử dụng khí giới đó với tất cả trái tim tôi!



Hoàng Lan Chi

====================================================================================

Bài viết “Vấn đề danh xưng” đăng năm 2007 : Copy lại từ mail chú Nguyễn Huy Hùng



From: Hung Nguyen <..@gmail.com>
Sent: Tuesday, November 27, 2007 11:52 AM
Subject: FW: Van de Danh Xung-







Đại Tá Nguyễn Huy Hùng trước 75

Kính chuyển Quý Vị và Quý Bạn chia sẻ những suy tư của một nữ lưu trung niên, đang hăng hái dấn thân sát cánh bên đồng hương lưu vong tỵ nạn cộng sản và đồng bào trong nước, hoạt động đẩy mạnh cuộc tranh đấu để hạ bệ bạo quyền Việt Cộng, giành lại các quyền Tự do Dân chủ Nhân quyền bình đẳng và cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc Việt Nam.

Chào kính mến, NGUYỄN-HUY HÙNG.

Vấn Đề Danh Xưng

Có những người đặt vấn đề danh xưng. Bài viết này của Hoàng Lan Chi chỉ là một ý kiến nhỏ nhoi cho vấn đề ấy. Xin được nghe thêm từ các bậc trưởng thượng.

Tôi chỉ là một phụ nữ. Chưa bao giờ đứng trong hàng ngũ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng gia đình, họ hàng, bạn bè và cả những người tình một thuở thì có. Thế hệ chúng ta, từ 45 tuổi về trước biết khá rõ về chiến tranh Việt Nam . Thế hệ sau nếu có một tấm lòng, chịu khó tìm hiểu những tài liệu đứng đắn của cha ông (không phải trong thư viện Hoa Kỳ) thì cũng sẽ hiểu một phần. Chúng ta đã bị bức tử. Chúng ta tham gia một cuộc chiến cho toàn nhân loại chống làn sóng đỏ nhưng vì thế lực của vài tư bản mà chúng ta bị bó tay, không được quyền thắng. Nỗi đau lòng ấy, bút nào tả xiết.

Năm 1975, chúng ta bị bán đứng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị Dương văn Minh buộc tan hàng rã ngũ. Chúng ta không tự rã. Dương Văn Minh không đủ tư cách đại diện cho chúng ta. Lịch sử sau này đã chứng minh, Dương Văn Minh là kẻ tội đồ. Vậy thì, dù thời gian có qua đi, quân dân Việt Nam Cộng Hòa lưu vong nơi xứ người nhưng vẫn giữ hồn quốc gia ở

Lá cờ vàng đại nghiã

Quốc ca một thuở

Và như vậy quân đội vẫn là quân đội. Các quân nhân cuả chúng ta, ai vẫn ở binh chủng đó, giữ nguyên cấp bậc vào đúng thời điểm tháng 4/1975. Những lơi ong tiếng ve về một Thực Tế cuả quân đội, xin đừng đếm xiả. Hãy nghĩ rằng, chúng ta còn đây, mầu áo còn đây, mầu cờ còn đây thì chỉ cần có minh quân là ngay lập tức, tất cả mọi binh chủng sẽ nhất loạt có mặt. Và như vậy, trong giai đoạn này, để giữ ngọn lửa cho một ngày về quang phục quê hương, mọi danh xưng - dù Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà hay Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà đều như nhau trước đồng bào, Tổ Quốc và Hồn Thiêng Sông Núi.

Rừng Gió Virginia 2007

Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#172 Posted : Thursday, April 12, 2012 1:52:18 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Tổng kết vụ Thỉnh Nguyện Thư


LGT: Một sự kiện nổi bật của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào tháng 2/2012: Thỉnh Nguyện Thư. Sau gần 2 tháng với mọi diễn biến, hậu chấn vẫn còn. Nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về sự kiện này, xin giới thiệu bài Tổng Kết về TNT với đầy đủ bằng chứng.



1- Ngày 4/2/2012 : Nhạc Sĩ Trúc Hồ và SBTN phát động e mail kêu gọi đồng hương ký Thỉnh Nguyện Thư cho Tòa Bạch Ốc để cứu Nhạc Sĩ Việt Khang. Việt Khang là tác giả bài “Anh Là ai” mà theo lời Trúc Hồ, ông rất thích. Khi biết Việt Khang bị bắt, ông tìm cách cứu. Khi nói chuyện với TS Nguyễn Đình Thắng qua sự giới thiệu của SBTN –DC, Trúc Hồ đã làm theo lời khuyên của Ts Thắng: lập Thỉnh Nguyện Thư gửi lên trang web We The People của Tòa Bạch Ốc. Nội dung TNT là yêu cầu Hoa Kỳ xét lại việc buôn bán vì cộng sản việt nam không có nhân quyền, đồng thời yêu cầu cộng sản việt nam thả các người đang bị giam, trong đó có Việt Khang.

Link Trúc Hồ giải thích vụ TNT:

http://thuvientoancau.org/Hoang...THGiaiThichLyDoCoTNT.mp3


2- Ngày 8/2/2012 : Bản TNT xuất hiện ở We The People vì đã đạt hơn con số 150 người vote ( một TNT muốn xuất hiện chính thức, phải có 150 người ký; muốn được Tòa Bạch Ốc trả lời phải đạt 25,000 chữ ký trong 1 tháng).

Link bản TNT ở web We The People:

https://wwws.whitehouse.gov/peti...se-human-rights/53PQRDZH


Sau đó, cả SBTN lẫn BPSOS của TS Thắng cùng nhiều cơ quan truyền thông, tổ chức cộng đồng, hội đoàn khắp nơi phát động “chiến dịch”. Nhiều thiện nguyện viên đến các địa điểm (chợ, nhà thờ, chùa, trụ sở SBTN…) để giúp cao niên ký online khi quý vị này gọi điện thọai đến và cho các “informations” về họ.

3- Ngày 15/2/2012: Ký giả Linh Vũ đặt vài câu hỏi sau khi SBTN phỏng vấn ô Vũ Trực (Seattle). Nội dung phỏng vấn của SBTN: Ô Vũ Trực cho biết Việt Khang là thành viên của Tổ Chức Tuổi Trẻ Yêu Nước, Việt Khang sáng tác nhạc là lấy ý từ nhạc của Trúc Hồ. Ô Linh Vũ nêu thắc mắc tại sao cứu Việt Khang mà lại cho biết Việt Khang đang thuộc đảng thì bất lợi cho Việt Khang …

4- Ngày 19/2/2012: Nhạc Sĩ Nam Lộc gửi mail cho biết Tòa Bạch Ốc xin gặp chúng ta. SBTN sẽ đảm trách phần đưa đón và hotel, còn chi phí máy bay thì những người được mời tự lo.
Đồng thời Nhạc Sĩ Trúc Hồ trả lời Calitoday cũng cho biết TT Obama sẽ tiếp phái đoàn trong 3 giờ; SBTN dự định sẽ hát 2 bài của Trúc Hồ và 1 bài của Việt Khang..

Link: Nam Lộc- Tòa Bạch ốc xin được tiếp xúc với cộng đồng người Việt

http://wp.me/p1DZcL-14l

5- Ngày 20/2/2012: net phổ biến tin SBTN thông báo sẽ chọn 50 người từ khắp các tiểu bang với hình thức rút thăm, còn lại 50 là của SBTN và các cơ quan truyền thông đã yểm trợ SBTN.

6- Ngày 21/2/2012 TS Nguyễn Đình Thắng lên SBTN -DC đính chính vụ sẽ có TT Obama, thông báo dự trù nội dung buổi nói chuyện sẽ gồm những ai, những gì:

Link: 5 Phút :TS Nguyễn Đình Thắng cho biết những viên chức nào sẽ đến Tòa Bạch Ốc

http://thuvientoancau.org/Hoang...gVienChucNaoSeDenTBO.mp3


Link 5 Phút TS giải thích những vấn đề nào sẽ nói vào ngày 5/3/2012:

http://thuvientoancau.org/Hoang...NoiTaiTBOCuaPhaiDoan.mp3


7-Ngày 5/3/2012: phái đoàn Việt Nam vào Tòa Bạch Ốc. Buổi tối cùng ngày trong buổi họp báo tường trình, Nhạc Sĩ Trúc Hồ đánh giá “huề”, Nhạc Sĩ Việt Dzũng kết tội Tòa Bạch Ốc vô lễ, cử người cấp thấp, nơi tiếp không xứng đáng, dọa đem mấy trăm ngàn chữ ký cho đối thủ của Obama. TS Nguyễn Đình Thắng đến muộn vì còn bận đi cùng vài người gặp dân biểu.

Link Việt Dzũng kết tội:Tòa Bạch Ốc 5 phút

http://thuvientoancau.org/Hoang...u/VietKhang/VietDung.mp3


Link báo Calitoday kết tội những điểm chưa được - 10 phút :

http://thuvientoancau.org/Hoang.../NgheLuDiemKhongDuoc.mp3


8- Ngày 6/3/2012 , Nhạc Sĩ Trúc Hồ lên SBTN-DC cùng Võ Thành Nhân, LS Đỗ Phủ, tuyên bố không cần tới TS Nguyễn Đình Thắng nữa, sẽ đi trực tiếp…Đồng thời một cách gián tiêp khi kể lại là Nhạc Sĩ Trúc Hồ không hài lòng với giòng chữ “leader” trên màn hình chào đón khiến nhiều độc giả ngầm hiểu là Nhạc Sĩ kết tội ông Nguyễn Đình Thắng đã “ không lương thiện” vì đây là của mọi người không dành riêng cho ai cả”. Chữ “leader” gây ngộ nhận vì vào tháng 7/20111, BPSOS đã tổ chức một đại hội “leader” toàn quốc tại DC. Vì những tuyên bố của Nhạc Sĩ Trúc Hồ, Việt Dzũng, Nam Lộc mà xuất hiện nhiều bài net tấn công TS Nguyễn Đình Thắng với tội danh lường gạt, kết bè với Việt Tân, âm mưu để xin fund cho hội Yval (?)…

1-Link Trúc Hồ không đòi giải thể chế độ cộng sản chỉ dòi nhân quyền: 5phút

http://thuvientoancau.org/Hoang.../THKhongDoiGiaiTheCS.mp3


2-Link TS Thắng cho biết Mặt trận vào TBO qua đường dân biểu giới thiệu: 3Phút

http://thuvientoancau.org/Hoang...DangPhaiDiQuaDanBieu.mp3


3-Link TS Thắng nói về vài đảng thiếu đạo đức- 5 phút:

http://thuvientoancau.org/Hoang...gThieuDauDucOThaiLan.mp3


4-Link Trúc Hồ nói rằng từng về Việt Nam nhiều lần- 3phút:

http://thuvientoancau.org/Hoang...g/TrucHoVeVNNhieuLan.mp3

5-Link TS Nguyễn đình Thắng cho biết không trả lời những cáo buộc từ Trúc Hồ vì ….

http://thuvientoancau.org/Hoang...ng/KhongTraLoiTrucHo.mp3

6-Link TS Nguyễn đình Thắng giải thích vì sao chọn người trẻ theo yêu cầu của TBO: 3 phút

http://thuvientoancau.org/Hoang...QuyetDinhChoNguoiTre.mp3


9-Ngày 12/3/2012: TS Nguyễn Đình Thắng trả lời phỏng vấn của Bút Tre, sau đó vài ngày tiếp tục trả lời bà Tuyết Mai, thì một số vấn đề sáng tỏ : LS Đỗ Phủ đòi thay thế ca sĩ Quốc Khanh nhưng bị từ chối vì là phút chót; Nhạc Sĩ Trúc Hồ đã biết tựa đề cũng như nội dung ngày 5/3 qua e mail của Tòa BO; Thắng chỉ mới biết Billy Lê là thuộc tổ chức Phan Bội Châu sau ngày 15/3, không có tổ chức nào là Yval cả; chương trình bị thay đổi bởi Tòa BO vào phút chót; giòng chữ “leader” là do Tòa BO đọc thấy danh sách gửi vào đa số là lãnh tụ cộng đồng, giám đốc…, chỉ có 13 người do SBTN bốc thăm là không có chức danh, toàn bộ còn lại đều là “leader” ; Tòa BO muốn nghe tiếng nói của những người trẻ; Nơi tiếp cũng như phái đoàn Tòa BO tiếp đều là “đúng”; TS Thắng đã giới thiệu SBTN và LS Đỗ Phủ đại diện cho SBTN liên lạc với Tòa BO ngay từ tháng Hai:

Link bài viết: Bút Tre phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về Thỉnh nguyện thư

http://wp.me/p1DZcL-13f


Link bài viết: Tuyết Mai nói chuyện với TS Nguyễn Đình Thắng

http://wp.me/p1DZcL-13I


10-Ngày 14/3/2012: net phổ biến tin Việt Báo phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy (Việt Tân). Ông Duy thừa nhận đảng viên VT vào Tòa BO qua SBTN và đường riêng (nhờ dân biểu).
Link:

11-Ngày 19/3/2012: net phổ biến LS Đỗ Phủ của SBTN trả lời đài Tiếng Nước Tôi thừa nhận trong suốt giai đoạn của TNT, SBTN có “tiếp xúc” mọi đảng phái kể cả Việt Tân.

Link 5 phút:

http://thuvientoancau.org/Hoang...DoPhuDangPhaiChiPhoi.mp3


12-Ngày 25/3/2012, net phổ biến Giám Đốc Luraco, ông Tom Lê viết bài cho biết trước phái đoàn SBTN khoảng 1 tháng, ông cũng nhận được thư mời từ Tòa BO, cũng dự một “buổi gặp gỡ” ( Business Leaders Briefing") với cung cách y hết từ phòng ốc, diễn giả, nội dung. Điều này đã phần nào bác bỏ những cáo buộc vô lý cho Ô Nguyễn Đình Thắng. Ông Tom Le được mời cũng do TS Nguyễn Đình Thắng “lobby” với Tòa BO.


13-Ngày 28/3/2012 net phổ biến ông Huỳnh Kim Thanh, Hạt Tarrant trả lời Bút Tre và một số tiếp tục sáng tỏ. Thư mời từ Tòa BO ghi rõ “ leader” nên Nhạc Sĩ Trúc Hồ ngạc nhiên khi vào Tòa BO là một điều “không hợp lý”.

Link bài viết: Bút Tre phỏng vấn ô Huỳnh Kim Thanh đại diện Tarrant vào Tòa Bạch Ốc ngày 5/3/2012:

http://wp.me/p1DZcL-14p

14-Ngày 10/4/2012 net phổ biến một tài liệu bị “rò rỉ” ra ngoài: một chuỗi mails cho thấy một ủng hộ viên Đảng Dân Chủ, ông Nguyễn Quốc Hùng ( Virginia) đã có những “báo cáo” có lợi cho Đảng Dân Chủ nhưng hoàn toàn “có vẻ gây hại cho ngày 5/3/2012 tức ngày phái đoàn Việt Nam vào Tòa Bạch Ốc”:

Link bài viết:

http://wp.me/p1DZcL-15F

Xem chi tiết tại : www.chungtoimuontudo.wordpress.com
hoanglanchi
#173 Posted : Sunday, April 29, 2012 10:55:32 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Nghe An kể!



Sáng thứ bẩy tuần qua, thường thì những ngày nghỉ không đi học tôi mới bật cell phone, nghe tiếng Châu Đình An gọi, tôi rất vui.


Thứ nhất, nghe chuyện An kể, không bao giờ chán. An như một cái kho vô tận với tôi. An kể chuyện văn nghệ sĩ đã đành, An còn kể chuyện thời sự. Đó là An chưa kể đến cuộc đời tình duyên của An thuở xưa đấy. Tình với Duyên Hằng thì An đã.



Thứ hai, An có giọng nói hay và cách nói hay. Nghĩa là giọng An không lên cao quá khi “chạm” vào những vấn đề dễ gây “sóng gió” như thời sự hay tôn giáo. Lúc nào An cũng có vẻ “làm chủ” được giọng nói và kiểu nói của mình. Giọng Bắc vừa phải, không thuộc tông “kim” mà cũng chẳng quá trầm của “thổ”. Một người bạn của tôi nói rằng ngày xưa có nhạc sĩ đã mời An làm MC cho một chương trình nào đó và người bạn ấy nói rằng An làm MC rất hay.


Thứ ba, An có thể đi loanh quanh nhưng An quành lại khá dễ. Tỉ như An nói quẹo sang điểm kia và “ bây giờ An trở lại cái cũ nhé”. “Chị cho An nói cái này đã! ”


Thứ tư, An nói chuyện có duyên. An hay có những ví dụ dí dỏm hay “cái gì đó” làm tôi bật cười. Tỉ như một lần đang nói thì bị mất sóng, sau đó An gọi lại “Chị ơi, hồi nãy An đi qua cái cầu nên mất sóng. Làm đang nói tự nhiên mất tăm. Sóng ơi sóng về đâu sóng về đâu đừng làm mất An..” Cái giọng An hát nhái “sóng về đâu sóng về đâu” làm tôi phải bật cười.



Lâu lâu tôi “chạy” vào blog An xem có gì “hay hay” thì tha đi giới thiệu với mọi người. Một cô em nói rằng tôi “ưu đãi” An quá. Tôi trả lời cô em rằng, có lẽ có cái duyên là tôi mê nhạc An. Từ bài “ Đêm chôn dầu vượt biển” ( mà tôi lúc nào cũng nước mắt đầm đìa mỗi khi nghe lại) tôi thích bài “Chăn vịt ở phương Nam” rồi đến một lô sáng tác mới sau này của An, tôi cũng thích nữa. Từ cái mê nhạc An rồi khi chị em nói chuyện, khám phá ra “cậu Cả” này là một nghệ sĩ rất đặc biệt thì càng ưu đãi cho An hơn. Cái đặc biệt đó là thông thường giới nghệ sĩ theo kiểu “bình thường” thì họ không chú tâm thời sự chính trị nhưng An thì ngược lại. Họ, những nghệ sĩ bình thường ấy, chỉ muốn nhạc của họ nổi danh. Thế thôi. Họ có vẻ hời hợt về những “vấn đề của lương tâm”. Nhưng An thì khác rất xa. An hiểu vấn đề thời sự chính trị và An viết những bài ngắn theo kiểu đó rất hay. Khi tôi gửi bài An, một vài tờ báo đã đăng bài ấy thay cho những bài xã luận của vài vị khác (các vị này hay viết dài và với tôi thì còn có vẻ lan man nữa.). Vì thế khi nói chuyện “thời sự’ thì chị em chúng tôi vẫn hợp go^ut! Nghĩa là An chống cộng! Anh Nguyên Hà cách đây vài tháng viết cho tôi rằng Châu Đình An là một chiến sĩ kiên cường gì gì đấy. Lúc đó tôi chưa biết “em An” lắm. Bây giờ thì biết nhiều hơn do An kể. Vì thế, tôi mới dám viết rằng em tôi chống cộng rất hay.



Thứ bẩy rồi An kể An mới đi Las Vegas dự MMS (Microsoft Management System) ba ngày tại khách sạn Venetian.



“Chị biết không khi thảo luận An đặt vấn đề là hiện nay ở các quốc gia độc tài đảng trị như Trung Cộng, Việt Nam, họ vẫn ngăn cản được người dân tìm tòi thông tin ở net hay giao thiệp với người hải ngoại qua net, thì mấy ông làm sao để ngăn chặn tình trạng đó. Chị biết không mấy người tham dự kia họ toàn hỏi về technique chỉ An là hỏi cái đó thôi. Họ nói rằng họ thú vị với câu hỏi của An. Họ trả lời rằng đây là một cái game. Khi họ viết cái mới thì nhóm các quốc gia đó cũng bỏ rất nhiều tiền để thuê chuyên viên IT giỏi để có biện pháp ngăn chận. Nôm na là họ thuê chuyên gia dựng tường lửa. Thế là bên này cũng tìm cách phá tường lửa..”


Tôi bật cười khi nghe An kể vậy. Một câu hỏi từ một nhạc sĩ trong một seminar về technique của Microsoft là câu hỏi liên quan đến thời sự!


An kể tiếp “Sau đó An hỏi rằng, ngày xưa khi chưa có máy fax, người ta đã ao ước có một loại máy chuyển hồ sơ đi thật nhanh. Hiện giờ mỗi lần di chuyển rất mất thì giờ, như tôi đi từ Florida sang đây cũng mất bao tiếng. Vậy mấy ông có nghĩ là có một loại phương tiện nào đó có thể “nén” người rồi gửi đi không?”


An mới kể đến đấy, tôi phì cười “Chắc không được đâu An ơi, gửi giấy tờ thì được chứ gửi người theo kiểu nén đó thì làm sao được!”



An cười “Ông đó nói rằng ông ta cũng rất thú vị với câu hỏi của An. Ông ấy nói rằng có rất nhiều “risk” khi làm vậy nếu giả dụ làm được. Ví dụ như bên này nén Châu Đình An gửi qua, ở Cali cũng nén Hoàng Lan Chi gửi qua, giữa đường bị trục trặc kỹ thuật gì đó mà khi giải nén ra bên kia thì một nửa này là An nửa kia là chị thì ..”


Tôi phá ra cười. Đấy, cái kiểu dí dỏm có duyên của An, với tôi là như vậy.


Nghe An kể, là một niềm vui của tôi.


Xin mời các bạn xem An viết nhé:


1-An viết về “Giấc mơ Mỹ Quốc” của nhiều người tị nạn vc và bây giờ là của cả tư bản đó, những kẻ đã từng “chửi đế quốc Mỹ”:



http://chaudinhan.net/20...%E1%BB%B9-qu%E1%BB%91c/



2- “Không chỉ là bản tin” : Bản tin các báo về một người trong nước mua một thị trấn hoang vu ở Cali, An viết và “ cộng đồng coi chừng sẽ có ngày vc treo cờ máu ở đó và …”


http://chaudinhan.net/2012/04/08/609/



3- “Lửa cháy cho tình yêu”: An viết về ngọn lửa cháy ở Tây Tạng, bàn sang vấn đề Việt Nam và đây là câu kết của An “ Góp gió thành bão, và chẳng bao lâu cơn bão sẽ quét sạch chế độ cộng sản Tàu hiện đang phân hoá, lung lay bên trong nội bộ của họ. Gốc cây Tàu sẽ chết, và ngọn cây Hà Nội cộng sản Việt Nam sẽ khô héo. Nhìn người lại nghĩ đến ta. Bao giờ thì ta có hình ảnh của một thanh niên Việt Nam nổi lửa đốt mình để chống Tàu tại Hà Nội?”

http://chaudinhan.net/20...B%ADa-chay-cho-tinh-yeu



4- “Sẽ có một ngày”: An nói về đảng cộng sản hiện nay, về kinh tế và câu cuối của An là:


Đảng cầm quyền không có một mô hình chính thể, chính danh, chính đảng, chính hiến.

Như thế, phân tích những điểm vừa nêu, tôi có thể nói rằng:

Sẽ có một ngày, người Việt Nam chúng ta sẽ:

Về với miếu đường

Mồ mả gia tiên

Mấy chục năm liền

Bức bách lãng quên...

http://chaudinhan.net/20...BD-co-m%E1%BB%99t-ngay/




5- “Niềm tin đi về đâu” nhận định của An liên quan đến vụ thỉnh nguyện thư:


http://chaudinhan.net/20...-tin-di-v%E1%BB%81-dau/


Và nếu bạn đã xem thì mời xem lại “Đêm chôn dầu vượt biển” của Châu Đình An, được dàn dựng rất công phu với tiếng hát Như Quỳnh:

http://chaudinhan.net/
hoanglanchi
#174 Posted : Monday, May 21, 2012 11:58:04 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Xin xin xem từ dưới lên : bài viết của Châu Đình An- mail trả lời của Phạm Anh Dũng- bài cảm nhận của Hoàng Lan Chi

==============================================================

Cảm nhận về “Dựng Lại Mùa Xuân” – Châu Đình An


Hoàng Lan Chi

Gửi tặng Nguyễn Văn Vinh ( Adelaide- Úc Châu)

http://thuvientoancau.org/Hoang...auDAn/DungLaiMuaXuan.mp3

Tối thứ Bẩy, Anh Nguyễn Văn Vinh (Adelaide -Úc Châu) gửi mail cho tôi:

Mời chị nghe lại bài : DỰNG LẠI MÙA XUÂN của Châu Đình An, hơi tiếc là âm thanh hơi bị rè rè. Bài hát này tôi rất thích chị Lan Chi ạ, nó THỰC TẾ và RẤT THẬT (vinh@internode.on.net)

Tôi bèn nghe. Chỉ mới một lần vừa qua đoạn nhạc dạo, tôi đã fw ngay cho Châu Đình An để hỏi An có “version” khác không vì mp3 do anh Vinh gửi, âm thanh rè.

Tôi bảo An “Chị rất thích bài hát này, An biết chị thuộc loại người nào rồi mà. Nhạc hay và An hát cũng hay.”

Loại người nào? Là bên cạnh tình ca, tôi còn là người “đắm đuối” cả hùng ca và nhạc tranh đấu hay phản kháng.

Châu Đình An cho link đến nhacuatui. Thì cũng vậy. Nghe rè. Nhưng tôi “đắm đuối”. Đắm đuối vì lời ca hay đối với tôi và cả cái điệu nhạc dân ca. (như tôi viết cho anh bạn “Dựng lại mùa xuân có âm hưởng ngũ cung dân ca, nét mạnh của An”.)

Chủ nhật tôi nghe đi nghe lại và ghi lời. Hơi khó vì nhiều chỗ nhạc quá lớn át giọng hát. Chuyển cho An và An điền lại cho đúng. Phải là say đắm lắm tôi mới bỏ thì giờ ra nghe và chép lại lời như thế.

Mở đầu giọng tha thiết và chữ năm bẩy lăm rất trôi, rất “smooth” không gượng gạo gì cả:

Ta căm hận mùa xuân trên nước ta vào năm bẩy lăm
Ta căm hận vô bờ, một mùa xuân nhơ nhớp trong lịch sử nước ta ...
Trời âm u chim én kêu thảng thốt
Nụ hoa xuân chưa hé ra vội héo
Khi quân giặc ngu dốt tràn vào
Đoạt mất đi tự do

Chỉ vài giòng để mô tả mùa xuân 75 mà chúng ta căm hận. Đoạn sau hình ảnh thật thực tế với bà mẹ mà tôi đoán đây là những bà mẹ thương những đứa con “lạc loài” cứ ngỡ đi tìm tự do cho quê hương, tranh đấu vì dân chủ cho nước nhà nhưng hỡi ơi, mùa xuân 75 đã khiến bao kẻ ngỡ ngàng thất vọng khi tiến vào miền Nam.

Viết đến đây thì tôi nhớ đến Tấn Lê, người đoạt giải “Người Úc Trẻ” và cũng là một chuyên gia tin học. Tấn Lê đã viết như sau về người cha “Imagine him as the communists enter Saigon, confronting the fact that his life had been a complete waste. Words, for so long his friends, now mocked him. He retreated into silence. He died broken by history.” (Xem Tấn Lê tại đây: Tan Le- My Immigration Story) He died broken by his story!

Tôi rất thích câu này “ Mỉa mai thay đấu tranh giai cấp-Ai cũng hận mùa xuân năm bẩy lăm...”. An đã luyến chữ “Xuân” rất đặc trưng Việt Nam.

Bên hiên nhà mẹ ngồi bật khóc
Thương cho con ròng rã hai mươi năm

Chiến đấu vì độc lập tự do
Nhưng hôm nay mùa xuân sụp đổ rồi
Thương cho con đành xa lìa người
Vì lũ Cộng độc ác, xấu xa, ích kỷ nhỏ nhen, bần hàn
Bưng chén cơm của kẻ nghèo nàn
Đầy đọa người trong xó tối tồi tàn

Mỉa mai thay đấu tranh giai cấp
Ai cũng hận mùa xuân năm bẩy lăm...

Lời nhạc tranh đấu không phải lúc nào cũng “sắt máu”. Chính những chữ nhẹ nhàng mà lại thấm thía tâm can. Ví như đoạn dưới đây, câu làm tôi xúc động chính là “ Em ơi trời sáng rồi. Một lòng đi, em với anh dựng lại đất trời” và câu này trữ tình làm sao “Anh cho em đời anh của ngày nào”. Vâng, còn gì tất cả hơn, nồng nàn hơn, đậm tình hơn với “cho em đời anh của ngày nào”.

II. Ta nuôi lòng hờn căm
Ta xóa tên mùa xuân bẩy lăm
Em ơi trời sáng rồi
Một lòng đi, em với anh dựng lại đất trời
mình quên đi xuân tối đen ngày đó
để cho em vươn cánh tay nghèo khó
ôm nhau vào thương mến dạt dào
Cùng núi sông gọi chào.
Chim hót mừng mặt trời bừng sáng
Ta đi nhanh từng bước sao thân thương
Ánh mắt nào ngập ngừng nhìn nhau
anh cho em đời anh của ngày nào
em cho anh tình yêu mật ngọt

Đoạn cuối là một tương lai được dựng xây với sông núi mình thủy chung. Từ sự hờn căm mùa xuân bẩy lăm, để cùng nhau dựng lại đất trời, xóa đi mùa xuân cũ thì . Câu “và trong ta trái tim nhỏ bé”, An hát chữ “nhỏ bé”, An luyến láy chữ “bé” rất hay. Bình thường giọng ca nữ luyến láy thì tôi không ngạc nhiên nhưng giọng ca nam luyến rất điệu nghệ cho tân nhạc thì dường như tôi chỉ mới thấy An. Năm 2009, An đã luyến chữ “Huế” trong “Tình em chiếc áo dài’ thật hay. Bây giờ chữ “nhỏ bé”, tôi nghe rất dịu dàng. Tuy vậy câu cuối chữ “thật là to” làm tôi hơi bị “chõi”. Tôi viết cho An bảo rằng chị muốn An đổi chữ To ra chữ Xinh. An đồng ý. Hôm sau An lại bảo “ An đổi là Ấm no để có thể ngân dài”. Tôi cũng thấy vậy.

Sông núi mình thuỷ chung với nhau
Gắn bó tựa như tình mình
Trong nắng mai sương ướt lạ lùng
Cả bầu trời trên đất nước thật hùng
và trong ta trái tim nhỏ bé
sẽ làm nên đất nước đẹp giàu, thật là to
Châu Đình An (1980)


Nhưng anh Nguyễn Văn Vinh sau khi nhận lời bài hát do tôi chuyển, anh viết “Chị Lan Chi à, Nếu Nhạc Si Châu đình An cho tôi sửa 3 chữ cuối của bai hát DỰNG LẠI MÙA XUÂN thì tôi sẽ sửa lại là : THÂT TỰ DO vì dân tộc mìnnh ai cũng thèm khát TỰ DO suốt 37 năm roi , toi nghĩ nếu kết thúc bài hát bằng 2 chữ TỰ DO thì vừa ý nghĩa lại cộng thêm cái âm DO cao vút lên nghe HÙNG lắm.
Nguyễn văn Vinh

Tất nhiên tôi đồng ý và khi chuyển cho Châu Đình An thì An cũng đồng ý ngay. Tôi nói An nên hát lại vì bài cũ bị rè. Chỉ một guitar thôi cũng đủ. An hứa sẽ thực hiện.

Xin cảm ơn người chiến hữu từ bên kia bờ đại dương đã yêu mến nhạc phẩm này và gửi đến tôi chia sẻ. Nhạc phẩm viết từ 1980, đã bị quên lãng và bây giờ sống lại.

Rất Thực Tế và Rất Thực. Xin mượn lời của Nguyễn văn Vinh để kết thúc ở đây về một nhạc phẩm tranh đấu.

Giọt cà phê đắng cũng vừa mới bắt đầu! Một kangourou của Úc Châu, một mãn đình hồng vườn nhà và tí tách cà phê từ Florida.






Hoàng Lan Chi 2012



________________________________________
From: Pha.m Anh Du~ng [mailto:phamanhdung1@gmail.com]
Sent: Monday, May 21, 2012 9:13 AM
To: chau dinh an
Cc:
Subject: Re: CHAUDINHAN.NET
Cám ơn anh Châu Đình An gửi cho nghe một băng nhạc hiếm có, chưa được nghe bao giờ

Có một bài không nghe được là Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
Bài này tuy nghe nhiều lần, nhiều người khác hát, nhưng vẫn muốn nghe nữa
Và hơn nữa chắc đó là version đầu tiên
Cho tôi gửi lại lời cảm phục
Vì phải nói so với Tình Ca, Nhạc Tranh Đấu viết khó gấp bội phần
PAD
Phạm Anh Dũng



2012/5/21 chau dinh an <chaudinhan@gmail.com>
Nhạc Phản Kháng
Posted on May 21, 2012

Rate This

Chị Hoàng Lan Chi email nhờ tôi chép lại bài hát tôi viết vào năm 1980 nhan đề Dựng Lại Mùa Xuân. Kèm theo là thư của anh Nguyễn Văn Vinh bên Úc gửi cho chị Lan Chi, có lời bình về bài hát này:
Mời chị nghe lại bài : DỰNG LẠI MÙA XUÂN của Châu Đình An, hơi tiếc là âm thanh hơi bị rè rè. Bài hát này tôi rất thích chị Lan Chi ạ, nó THỰC TẾ và RẤT THẬT
Bạn có thể click vào link này để nghe bài Dựng Lại Mùa Xuân:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=lXZtkhC3sI
Đã 32 năm qua (1980) khi viết một loạt các ca khúc đấu tranh chống lại gian dối, áp bức của chế độ từ khi vượt biển thoát khỏi Việt Nam đến Mỹ, dòng đời như con sông chảy miết, và dòng nước trôi về đâu? Trôi ra biển lớn?
Âm nhạc tôi như con nước. Tôi không giữ lại cho mình cái gì cả. Từ các bài hát, bài viết, thu âm, hát, phổ biến, phát hành.
Đến bây giờ, có lẽ gom lại một phần đời của mình sống qua âm nhạc, cũng là một gìn giữ những cuộc sống nhỏ góp phần trong cuộc sống lớn, của một con người trong giòng chảy chống lại bất công, gian trá. Tôi chợt nghĩ thế khi nghe lại bài hát Dựng Lại Mùa Xuân mà chị Hoàng Lan Chi tình cờ có được, qua lá thư của anh Vinh nêu trên.
Cám ơn những lắng nghe tĩnh lặng trên mạng nối kết internet của những người yêu âm nhạc còn nặng lòng với quê hương chúng ta. Tôi sẽ ghi lại các bài hát này. Mời bạn vào thăm, nghe dĩa nhạc của tôi mang tựa Ngút Ngàn Thương Nhớ, dĩa nhạc thứ 102 do Trung Tâm Thanh Lan thực hiện và phát hành năm 1985. Cám ơn website dưới đây đã đưa lên mạng, gìn giữ.

http://music.hatnang.com..._t_nga_n_thae_ae_ng_nha
Châu Đình An


hoanglanchi
#175 Posted : Saturday, June 9, 2012 11:54:09 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tôi và thầy giáo khóc khi nước Mỹ giết con mockingbird

Sự hư cấu trong tiểu thuyết

Tuần trước nữa, có vài lý do mà tôi chúi mũi vào đọc một cuốn sách. Không phải nghe đồn sách hay. Đơn giản là ơn nghĩa. Đơn giản là không phải chuyện tình.

Thế nhưng chuyện tình đã được lồng vào đấy. Hầu hết các tác giả Việt Nam có óc tưởng tượng thật phong phú về chuyện tình. Sự tưởng tượng thái quá đã đẩy câu truyện lên đỉnh cao của sự “lố bịch”. Tôi gọi đó là “lố bịch” vì hoàn toàn không thực tế. Không mảy may. Tôi đơn cử vài ví dụ. Không gian là xã hội Việt Nam Cộng Hòa vào 1960. Thập niên 60-70 là hai nền cộng hòa. Nền thứ nhất, rất nề nếp. Nền thứ nhì, ít nề nếp hơn nhưng chung cuộc vẫn là một xã hội theo khổng giáo với những quy tắc xã hội bất biến. Nữ sinh của các trường trung học danh tiếng thời đó không vượt lễ giáo. Số vượt, rất hiếm. Vì thế khi một nữ sinh, được mô tả là con duy nhất của một gia đình danh giá, một bác sĩ, dân biểu thất cử, tài sắc vẹn toàn mà lại đòi hiến dâng đời con gái cho một thiếu úy mới ra trường thì tôi thấy quá vô lý. Vô lý một là một ông cựu dân biểu thời đó chả bao giờ có thiện cảm được với người lẽo đẽo theo con gái mình ngoài đường và ngang nhiên gõ cửa cả. Vô lý hai là ông ra lệnh cho cô gái rượu phải lấy chồng sau khi xong Trung Học hoặc vào nội trú Đại Học Huế. Một ông bác sĩ nghĩa là thành phần trí thức thì họ cũng sẽ di truyền cái gien đó lại cho con gái. Cô bé sẽ có nhiều khả năng học y khoa như cha cô. Không ông bác sĩ nào vào thời 1963 lại bắt con gái đi lấy chồng sau khi xong trung học cả. Nếu vào thời xa xưa thì họa may! Vô lý thứ ba là chàng và nàng chưa bao giờ chính thức có tình ý. Theo mô tả, chàng đến trong hai năm chỉ để nghe ông bố nói chuyện thời sự. Vậy mà chỉ chưa đầy năm vắng mặt vì thụ huấn quân trường gì đó, khi trở lại thì cô gái nề nếp, ngoan ngoãn ngày xưa, bỗng dưng biến thành một đệ tử của Francoise Sagan, tân tiến còn hơn nữ sinh Marie Curie. Nghĩa là nàng tỏ tình trước và còn đòi hiến dâng đời con gái để …giữ chàng.

Tôi nhớ vào khoảng 70, sở dĩ thơ phổ nhạc của Nguyễn Tất Nhiên thu hút thính giả vì tính Thực của nó. “Ta hỏng tú tài, ta mất người yêu, ta đợi ngày đi..” Đúng vậy thời đó không phải ai cũng nao nức vào quân trường. Nhiều người đi lính vì rớt tú tài. Nhiều người mất người yêu cũng chỉ vì họ chỉ là những anh, mà tôi nói đùa là “Thiếu úy quèn”. Một điều không chối cãi được là thời đó, những cô gái đẹp, con nhà giàu thường ngắm nghía bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ, dược sĩ hơn là yêu chàng thiếu úy. Nếu có thì đa phần là tình cũ từ thuở còn thơ ấu. Sinh viên Dược, Nha, rất hiếm lấy chồng thiếu úy. Các cô giáo tỉnh nhỏ hay thư ký thì có thể. Vì thế khi thấy tác giả mô tả một chàng thiếu úy mới ra trường mà thu hút toàn con gái đẹp, con nhà nề nếp, danh giá, tương lai mở rộng, tôi thấy kỳ tích còn hơn chuyện công chúa Bokassa.

Dường như các nhà văn Việt Nam luôn tưởng tượng quá đáng những gì mà thực tế họ không có hay thiếu sót trầm trọng. Khoảng năm 2000, tôi biết một ông giáo sư Trung Học vừa đen vừa lùn vừa xấu. Khi viết văn, nhân vật chính đều xây dựng từ ông nhưng vô cùng đào hoa. Đào hoa đến độ vào thời 1960 mà ông mô tả trong truyện là ông ghé nhà cô nữ giáo sư đồng nghiệp để cùng đi chấm thi. Nữ giáo sư mời ông ngồi chơi và cô thì vào phòng tắm. Nghĩa là cô nữ giáo sư xinh đẹp quyến rũ cố tình mời mọc ông. Khi đọc, tôi đã phát ngán vì tính không thực của nó. Hư cấu quá đáng, có lẽ là cố tật của nhiều người viết văn Việt Nam.

Thực, bao giờ cũng hay vì Thực là phản ảnh thực tế.


Tôi và thầy giáo khóc khi nước Mỹ giết con mockingbird!

Cũng thời gian qua, lớp chúng tôi đọc đến những chương hấp dẫn của“To kill a Mockingbird”. Chương 21 theo tôi là chương hay nhất. Ông Luật sư với bài biện hộ thật tuyệt vời. Khi nghe CD đọc những giòng cuối của chương này, tôi khóc. Tôi phải lên bàn thầy giáo lấy “tissue”. Rồi ông thầy bắt đầu giảng lại. Đồng cảm như tôi, khi đọc lại những giòng cuối ấy, mắt ông đong đầy nước. Tôi, khóc lần thứ hai, theo ông.

Buổi tối hôm ấy, anh bạn gọi:
-Hôm nay có gì lạ?
-Em khóc cùng với Thầy giáo vì nước Mỹ đã giết con mockingbird!
-Con mockingbird là con gì?
-Chim nhại. Một giống chim hiền hòa không phá hoại và chỉ biết hót cho người vui bằng cái nhại của nó. Nó nhại được giọng hót của nhiều loài chim khác. “Con có thể giết mọi chim khác trừ chim nhại. Giết chim nhại đồng nghĩa với tội ác vì chim nhại hót cho mọi người vui bằng tất cả trái tim nó”. Ông Luật sư đã nói như thế với đứa con trai khi quà giáng sinh cho cậu là khẩu súng hơi.
-Nó biểu tượng cho cái gì? Ai là mockingbird?

Tôi suy nghĩ.
-Chính thức có hai con mockingbird bị giết. Nhưng con mockingbird tượng trưng cho người da đen là câu chuyện bi thảm nhất. Nó nói về sự bất công của nước Mỹ thời đó đối với người da đen và đồng thời cũng đưa ra một triết lý hao hao đông phương ngày xưa. Đó là “Nhân chi sơ tính bổn thiện hay bổn ác?”. Câu truyện viết về một thành phố nhỏ và cổ ở Alabama vào thời suy thoái của kinh tế toàn cầu. Cuộc sống được hồi tưởng lại qua cặp kính của một nữ văn sĩ. Bà nhớ về thời thơ ấu của mình. Người da đen đó đã được ông Luật sư da trắng biện hộ hết mình. Những bằng cớ quá rõ ràng cho thấy người da đen ấy vô tội. Nhưng bồi thẩm đoàn vẫn bỏ phiếu “ có tội”. Phiên tòa gay go nhất, kéo dài nhất, chưa từng thấy. “Economic word”. Ông thầy nói.
-Nghĩa là sao?
-Chữ nghĩa vô cùng “ đắt”. Không dư không thiếu. Vì nếu dư sẽ làm mọi người buồn ngủ. “Chắt lọc”. Từng câu, từng chữ như nhát dao chém. Câu cuối ông Luật sư nói là “Vì Chúa, xin quý vị thi hành trách nhiệm của mình”. Rồi ông ra về. Không bằng ngõ bình thường. Ông đi qua nơi có nhiều người da đen ngồi. Ba đứa trẻ, trong đó có hai đứa là con ông, độ tuổi chín và mười hai, đã lén lút đến dự. Chúng không tìm được chỗ ngồi. Ông Mục sư da đen đã tìm cho chúng ở balcony cho người da đen. Những câu cuối làm em khóc là “ …Miss Jean Louise?” I looked around. They were standing. All around us and in the balcony on the opposite wall, the Negroes were getting to their feet. Reverent Sykes’s voice was as distant as Judge Taylor’s : “Ms Jean Louise, stand up. Your father’s passing”.
-?
-Em không diễn tả được cho anh hiểu chỉ trong chút xíu của chương 21. Cái hay là bọn trẻ ngồi ở balcony cho người da đen, cái hay là ông Luật sư biện hộ tuyệt vời, cái hay là toàn thể mọi người da đen đều đứng dậy kính cẩn trân trọng khi ông Luật sư đi ngang, cái hay là tác giả viết cái câu, Cô bé Jean Louise, chín tuổi nghe như từ xa xăm vọng lại giọng của ông Mục sư “..cô đứng dậy đi, cha cô vừa mới đi ngang”. Họ, tất cả những người da đen đã kính cẩn đứng dậy khi ông Luật Sư da trắng đi ngang.

Giọng tôi đã hơi nghẹn khi kể lại cho người bạn nghe.
-Rồi sao nữa?
-Trong khi chờ phiên tòa cao hơn, thì một ngày nọ thị trấn được loan tin người da đen ấy tìm cách trốn chạy và …17 viên đạn đã kết thúc đời anh ta. Khi đọc đến đó, ông Thầy nói “They kill a mockingbird”, em gật đầu “Ya, today, they killl a mockingbird”. Nói xong, em cười thầm vì em dùng chữ “today”. Today, vì tụi em đọc đến chương 21, nước Mỹ vào 1930 đã giết một con mockingbird. Con mockingbird ấy hoàn toàn vô tội. Nhưng nó bị giết vì thành kiến, định kiến và vì sự phân biệt chủng tộc.

Tháng trước, ông Obama đã tổ chức một buổi kỷ niệm 50 năm bộ phim “To kill a mockingbird” tại White House. Có sự hiện diện của nữ tài tử đóng vai chính. Tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 1961.

TT Obama kỷ niệm 50 năm cuốn phim To Kill A Mockingbird tại đây:

http://www.whitehouse.go...y-kill-mockingbird-film


Hoàng Lan Chi



hoanglanchi
#176 Posted : Wednesday, June 13, 2012 4:33:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Từ “To Kill a mockingbird” đến “Thời thơ ấu của tôi và cha”


Hoàng Lan Chi


Thoạt đầu đọc “To kill a mockingbird” rất chán. Chán vì tác giả viết bằng ngôn ngữ nói. Nghĩa là mấy câu đối thoại viết như vầy:
-‘s not any furnier’ n yours.
-Now lemme think..reckon we can rock him…

Đọc sang tiếng Việt thấy cũng chán. Nghe CD thì hầu như cả lớp muốn ngủ gục. Tôi kiện với ông Thầy rằng thì là cuốn này chỉ cho lớp cao, not for ESL. Ông thầy bác bỏ “ .. academic”. Hừ, thế thì thầy xem đi, bổn cô nương đây không xem. Tôi bỏ về sớm hai buổi khi đến giờ đọc Mockingbird. Tất nhiên là sau đó chỉ hiểu lơ mơ. Về sau thì chịu khó xem tiếng Việt trước rồi vào lớp nghe tiếng Anh sau. Mọi việc có vẻ OK. Rồi từ lúc nào cuốn sách hấp dẫn tôi thì “I don’t know”. Tôi đoán có lẽ vì mấy chương dính líu đến vụ kiện. Vốn dĩ tôi thích đọc những loại sách “lý luận”. Sau nữa cuốn truyện đưa tôi ngược về thời thơ ấu. Thời mà tôi say sưa với Tâm Hồn Cao Thượng, với Hoàng Tử Bé, với Vô Gia Đình . “Mockingbird” cũng “trình làng” thời thơ ấu của ba đứa trẻ, cũng khắc họa nhân vật “father” thật lý tưởng. Là mẫu người đạo đức, sống cho người khác.

Tôi mê mẩn bài biện hộ của ông Luật Sư. Bình thường tôi không thích nghề luật nhưng khi đọc tôi thấy yêu. Có vẻ tôi trở lại như thời học trò, ảnh hưởng bởi bất cứ cái gì đi qua tim. Và óc.

Ông thầy báo tin sẽ có bài test với 50 câu sau khi đọc hết truyện. Thế là cuối tuần qua tôi vùi đầu vào đọc 376 trang tiếng Anh của “To kill a mockingbird”. Một cuốn tiểu thuyết với rất nhiều bài học đạo đức, những ẩn dụ, những triết lý. Giê su ma lạy chúa tôi, với một người học tiếng Pháp 7 năm, vỏn vẹn tiếng Anh 3 năm thời trung học, bỏ từ 1967 khi vào đại học, lai rai một năm khoảng 1984, lại bỏ, mới cắp sách đến trường năm ngoái mà chúi mũi đọc kiểu sách trên thì tôi phải tự thưởng mình, một ly cà phê thật thơm cho mỗi sáng. Chúi mũi đọc và không trò chuyện với bạn bè vào mỗi tối như thường lệ, không mail nhiều. Tôi cắm cổ đọc, ghi note, ghi chữ khó. Buổi tối thứ hai, 11 giờ đêm tôi gọi cho người bạn “ Mệt quá, giời ơi!” “Lại con mockingbird kill em phải không” “Đúng thế, sáng nay đi học, ông thầy hỏi weekend thế nào, em nhăn nhó chìa cho ổng coi mớ giấy em ghi note và nói rằng con mockingbird của thầy đã giết mấy ngày weekend nên tôi không có gì vui cả. Ông thầy cười quá xá và khen cô học trò siêng năng!”. Anh bạn muốn nói chuyện khác (có vẻ anh ấy vô cùng chán con mockingbird!) nhưng hôm nay tôi không giữ phép lịch sự nữa! Phép lịch sự là nói về điều người khác quan tâm, hôm nay tôi nói về điều tôi quan tâm. Tôi quan tâm bài biện hộ của ông Luật sư. Hay hết xẩy con cào cào. “Tại em hay cãi lộn nên em thích bài biện hộ chứ gì!” “ Đục anh bây giờ. Tại sao dám nói bổn cô nương hay cãi lộn? Cô nương là giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Còn hơn chán vạn kẻ hen huyền!” “ Như anh hả” “ Ừa.” “Sai, anh không có Hen huyền. Anh là tu đã đắc đạo. Anh đã đến cuối đường, em chỉ mới ở giữa thôi”. Tôi hét lên chói lói. Ờ mà vì tôi hay tranh luận (đã gọi là tranh luận thì phải giành phần thắng). Muốn thế phải nói có “lý lẽ”, nên tôi ưa thích những gì biểu lộ sự thông minh sắc bén nhưng tất cả phải là chánh, không được tà. Tà, là tôi “bụp”!

Viết đến đây lại nhớ một ông anh văn chương, MPĐ.

Anh viết khi xem hình bãi biển Laguna của tôi “Một điều đặc biệt của Lan Chi là : Khi đi, đứng hay ngồi hai cái đùi lúc nào cũng khép lại. Thử nhìn lại xem?”
Tôi hỏi why, Anh trả lời tiếp: “Tính tình cô em có chút mạnh bạo của đàn ông, cách nói, cách viết có pha chút ngỗ ngáo, nhưng ngược lại hơi mặc cảm phong kiến nên lại e dè, khép nép ? Sao thế, tớ không hiểu vì chưa được hân hạnh đối diện một lần?”

Tôi buồn cười. Suy nghĩ của anh khá trùng hợp với một cô em, cũng là một “fan”. Cô ta cũng nhận xét tôi là mẫu người có vẻ “hight tech”, biết nhiều thứ thời nay, thông minh như đàn ông (?!) nhưng vẫn có cái “nề nếp gia giáo cũ”. Vậy thì, những ngôn ngữ ở trên là cái “ngổ ngáo” đó chăng? Nhưng cũng có lúc hết sức nhẹ nhàng kia mà. Như PXT đã viết về văn tôi “…nhõng nhẽo một cây”. Tôi bật cười vì PXT đọc thấy những cái “nũng nịu hết sức nữ tính” của tôi trong một số bài văn.

Có bài ngổ ngáo, có bài dịu dàng. Tôi thích vậy. Hôm nay áo đỏ, mai xanh, mốt tím. À, như thế là không chung thủy đấy. Cũng được, không sao.

Trở lại với “nỗi cằn nhằn đêm khuya vì bị mockingbird giết”. Tôi căng thẳng nên gọi cho bạn để cãi nhau cho vui. Sáng hôm sau làm bài test, tôi mở mắt hết lên. Mấy ngày liền vùi đầu đọc cuốn sách với chữ nhỏ tí. Ờ mà Mỹ cái gì cũng to, sao chữ lại nhỏ thế nhỉ. Mấy cái “guide” cho cell phone, đọc muốn đui mắt. Sách cũng vậy. Tôi bị sai khá nhiều. Ông thầy nói cả lớp đa số điểm C là khá rồi vì cuốn sách và câu hỏi là khó. Hừ, khó quá đi chứ. Nhưng kỳ tới, tôi sẽ đọc ngay từ đầu và không để nước đến chân mới nhẩy.

Tuy vậy, bài “writing” thì được P hai cộng. Chả là ông thầy cho viết 3 đoạn. Tất cả dựa vào cuốn Mockingbird mà chúng tôi phải học. Đoạn một viết về thời thơ ấu, một chút về dòng họ và phải giải nghĩa vì sao nhớ lại thời thơ ấu. Đồng thời nhắc kỷ niệm về trường học. Đoạn hai giải thích lý do vì sao thời thơ ấu chấm dứt. Giải thích nếu có một sự kiện đặc biệt nào đó đã chấm dứt thời thơ ấu. Đoạn ba ghi theo luật phối cảnh về cách thức bạn nhìn lại thời thơ ấu. Giải thích bây giờ bạn hiểu ra điều gì mà trước kia không hiểu. Sự lớn lên đã giúp hay ngăn bạn nhìn về quá khứ…

Tôi đọc đề bài mà bắt mệt. Một bài luận văn theo tôi hiểu gồm có mở bài, thân bài, kết luận sẽ khác với ba “paragraph” mà ông thầy yêu cầu viết. Đã thế còn hạn chế một câu chỉ được chín chữ! Có lẽ ông sợ học trò viết dài sẽ sai văn phạm tá lả chăng? Kệ, khi cần tôi vẫn cho dài 12 hay 15 chữ.

Mấy nhỏ trong group nói “Sao cô viết đến ba trang. Con rặn mãi không ra được một trang”. Giời! Nhỏ không biết cô Cindy là zăng sỡi siu? Lan Chi thì lấy tên Cindy cho “thầy bà” dễ gọi! Tôi làm bài “writting” sự thật chiếm đến 80%. Thú vị là ở đoạn mô tả cha tôi không ăn hối lộ, ông thầy viết “How beautiful, he was your Atticus”. Atticus là tên ông Luật Sư trong “To Kill a mockingbird”. Ông là người chính trực.

Đây là bài viết của tôi. Ông thầy sửa khoảng bẩy chỗ về văn phạm. Lý do, trước đó anh NNA đã sửa dùm cho cô em rồi. Không có ông anh, chắc cô em sai các thì của động từ nhiều hơn! Tôi để bản tiếng Việt do tôi tự dịch ở trên và tiếng Anh ở dưới.



Thời thơ ấu của tôi và cha

Thật là khó khăn để viết về thời thơ ấu của mình. Đó là một sự trộn lẫn giữa hạnh phúc và đau khổ. Tôi sinh ra trong một gia đình theo nếp cổ ở Thái Bình. Tôi là đứa con gái thứ hai của cha mẹ tôi. Thời đó các bậc cha mẹ thường thích con trai hơn con gái. Vì thế tôi không có tình thương từ cha mẹ như chị và em tôi. Nhiều người trong đại gia đình tôi hành nghề giáo. Bác và cha tôi mở một ngôi trường nhỏ ở Thái Bình. Một vị Thủ tướng của Việt Nam Công Hòa là học trò của bác và cha tôi, đó là Nguyễn Cao Kỳ. Chúng tôi di cư vào Nam năm 1954 sau khi hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Lúc đó gia đình tôi rất nghèo vì chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng. Để có việc làm sớm, cha tôi phải đi dạy ở Sóc Trăng, một thành phố nhỏ xa Sài gòn. Một năm cha tôi về nhà hai kỳ, nghỉ hè và Tết.

Tôi sống với cô vì mẹ tôi phải đi làm và không ai đưa tôi đi học. Cô tôi cũng là “thầy giáo” và đã dậy những chữ đầu đời cho tôi. Cô rất khó và hay khẻ tay. Tôi khóc mỗi chiều khi tay đau và cũng vì tôi nhớ nhà nữa. Hồi đó tôi ghét cô và bây giờ thì không còn. Bây giờ tôi chỉ còn nỗi buồn mỗi khi nhìn về quá khứ. Tôi nghĩ rằng tôi không có thời thơ ấu đẹp đẽ như những đứa trẻ khác. Có một kỷ niệm hồi đó làm mọi người cười. Số là đồng hồ nhà đi chậm mười phút. Vì thế khi tôi đến trường bằng taxi, thấy đồng hồ chỉ giống ở nhà, khi về tôi bảo cả nhà “ Ồ, hôm nay cháu đi học không mất phút nào!” Mọi người bò ra cười và tôi thì ngớ ra không hiểu vì sao.

Tôi về nhà sống với cha mẹ vào năm lên tám. Lúc đó tôi có thể đi học một mình được rồi. Tôi thích môn Việt Văn. Tôi thích đọc, viết và vẽ. Mỗi hè tôi đắm chìm vào đống tiểu thuyết. Tôi rất thích truyện Pháp như San Famille, Les Miserable. Tôi thích vẽ và giả vờ như mình là nàng công chúa được một hoàng tử đẹp trai đến cứu. Cha tôi không thích tôi vẽ hay viết. Ống nói rằng văn sĩ hay họa sĩ thường nghèo. Đa phần, khi họ nổi tiếng là lúc họ đã qua đời. Dù không đồng ý nhưng tôi vẫn vâng lời ông. Thời thơ ấu của tôi trôi qua êm ả cho đến một ngày kia khi tôi gặp một cậu bé ở nhà thương Nhi Đồng. Em trai tôi bịnh nằm ở đấy và cậu bé kia cũng vậy. Chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện ở balcon. Cậu bé nắm tay tôi và khen mắt tôi đẹp. Dù chỉ gặp một lần nhưng tôi cảm thấy nhớ cậu bé nhiều đêm sau đó. Cho đến bây giờ tôi cũng chả biết tên cậu. Dẫu sao cậu có một khuôn mặt dễ thương mà tôi còn giữ trong tâm trí mình. Đó là vào năm 1959, tôi, lúc đó chỉ mới mười tuổi.

Cha tôi càng ngày càng làm việc gần nhà hơn. Ông là Hiệu Trưởng Bến Lức, Cần Đước khoảng từ 1959-1965. Từ 1966, ông về dậy Anh Văn ở Petrus Ký. Ông dạy tôi và em tôi môn Anh Văn. Nhờ thế tôi được điểm cao. Những quy tắc của ông rất nghiêm khắc và kỷ luật. Ông nói rằng chúng tôi được trả ¼ tự do sau khi có bằng Trung Học. Sau đó mỗi ¼ cho Tú tài 1, 2 và đại học. “Tự do” có nghĩa là được quyền có bạn trai hay gái. Tôi và chị không có thì giờ tìm bạn. Chúng tôi chỉ biết học, học và học. Ông còn là người liêm khiết. Ông ghét hối lộ tham nhũng. Khi làm Chánh Chủ Khảo kỳ thi, đã có người đưa tiền và ông không nhận. Cô tôi nói rằng ông dại quá nhưng mẹ tôi thì đứng về phía ông. Điều đó quá sự hiểu biết của tôi.

Sau khi ra trường năm 1971, tôi là giảng nghiệm viên cho Đại Học Khoa Học và dạy hóa ở vài trường tư thục. Mọi khuyên bảo cho học trò của tôi đều từ cha mà ra. Từ 1973, tôi có dịp gặp nhiều học trò cũ của cha. Họ rất ngưỡng mộ ông. Một người kể rằng trường không có lớp 12. Học trò phải lên Sài Gòn. Khi cha tôi làm Hiệu Trưởng, ông can thiệp để Bộ Giáo Dục phải mở. Từ đó học trò không phải đi xa để học lớp 12 nữa. Những người khác ngưỡng mộ tư cách cha tôi. Ông coi tất cả học trò như nhau, không vì địa vị hay tài sản. Ông luôn từ chối quà hối lộ từ các phụ huynh giàu có.

Bây giờ khi đã trưởng thành và có đời sống riêng, tôi nhận thức rằng cha tôi đúng.

Ông đúng khi buộc chúng tôi phải có bằng đại học.
Ông đúng khi bắt chúng tôi phải có nghề riêng để sống.
Ông đúng khi ông nói rằng phụ nữ cũng phải có nghề riêng như đàn ông để gầy dựng chăm sóc gia đình.
Ông đúng khi không nhận hối lộ.
Ông đúng khi cư xử nhã nhặn và tử tế với mọi người.

Cha tôi là một nhà giáo gương mẫu. Tôi tự hào là con gái ông. Tôi đã và sẽ theo con đường của ông.




My Childhood with my father

It is hard to write about my childhood. It was a mixed bag of innocent joys and sorrows. I was born into an old-fashioned family in Thai Binh. I was the second daughter of my parents. Many Vietnamese parents at that time preferred sons to daughters. So, I did not get much love from my parents as my older sister and my younger brother did. Many members of my family were teachers. My uncle and my father opened a small school in Thai Binh. A former Vice President, Mr. Nguyen Cao Ky, was my father’s student. My family migrated to South Vietnam in 1954 when The Geneva Agreement divided my country. We were very poor because we went with empty hands. To get a job as a teacher, my father had to go to Soctrang, a small city with a small school. My father went back home twice a year for vacation and the Tet Festival.

I lived with my aunt because my mother had to work and nobody could help me go to school. My aunt, who was a teacher, taught me my first words. She was very hard and I was struck many times. I cried in the afternoon just as I remembered the pain in my hand. I used to hate my aunt but I don’t hate her now. I am just very sad when I look back upon my childhood. I don’t think I had a happy childhood as many other children did. I remember a small story that made everyone laugh. When I got in the taxi, my watch showed 6:30AM. However, when we arrived at the school, the clock still showed 6:30 AM. At home that night, with excitement, I shouted: “Hey everyone, today I go to school without losing a minute!” My whole family was laughing, but I did not know why. ! I rejoined my family when I was eight years old. At that age, I could go to school by myself. I could go to school by myself. I learned very good Vietnamese literature. I liked reading, writing, and drawing. Every summer, I immersed myself into a pile of novels. I preferred French fiction such as Les Miserable and Sans Famille. I also drew many pictures and pretended that I was a missing princess that had been rescued by a handsome prince. My father didn’t like that. He told me that writers and painters were usually very poor. They became famous only after their deaths. Although I disagreed with him, I obeyed him nevertheless. Many years had passed before I recognized his wisdom. My childhood had gone peacefully until the day I met a boy at the hospital. My six-year old brother was there because he was sick. So was the boy. We stood together at the balcony. We talked a lot. He held my hand and told me that my eyes were beautiful. Althought I only met him once, I missed him many nights later. To this day, I still do not know his name. However, his beautiful face has remained alive in my memory. The year was 1959, and I was only ten years old!

Gradually, my father found works closer to home. He was the Principal of Can Duoc and Ben Luc Schools from 1959-1965. By 1966, he was hired an English teacher at Petrus Ky High School in Saigon. My younger brother and I learned English from him. Thanks to him, I had good points in class. He set strict rules and discipline. We would earn ¼ of our freedom for each “milestone” that we reached. The milestones consisted of 9th, 11th, and 12th grades. Thus, by graduating high school we would earn three-quarters of our freedom. Total freedom would come after our graduation from university. “Freedom” meant we could “start having boyfriends or girlfriends”! My older sister and I never had time to look around. All we did was study, study, and more study. On the other hand, my father was a righteous person. He despised corruption. As superintendent, he always turned down money offered by people who wanted to pass the baccalaureate exam. My aunts thought he was silly, but my mother was on his side. For me, it was beyond comprehension.

After my graduation in 1971, I became an assistant at The University of Science and teach Chemistry for some schools. The guidance I gave my students was that of my father. Since 1973, I have had many chances to meet many of my father’s old students. They had to hand it to him. They benefited from my father’s assignment to their school. One of my father’s student told me that his school had not had 12th grade classes. Students had to go to Saigon to continue their study. When my father became the principal, he requested the Education Council to establish 12th grade classes for BL School. Because of his effort, students did not have to travel too far for their education. Other people admired my father because of how he treated his students. He loved them equally regardless of their social or financial status. He always turned down bribery from wealthy parents.
Now, more mature and living on my own, I realize that my father was always right. He was right when he insisted that his children had to have college degrees. He was right when he wanted us to have good professions to support ourselves. He was right when he said that it was as important for women as it was for men to have their own careers, which was necessary to build solid family foundation. He was right when he turned down bribes. He was right when he treated others with fairness and kindness.
My father was an exemplary teacher. I am proud to be his daughter. I have and will continue on the road that he paved.


hoanglanchi
#177 Posted : Friday, June 15, 2012 1:02:39 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Gặp người quen cũ, “Lê Xuân Trường”


Hoàng Lan Chi

Tháng 6, 2012.

Tình cờ gặp Lê Xuân Trường.

Trường nhìn thấy tôi, đưa tay và nói “ Tưởng ai, hóa ra chị”. Tôi nhìn. Ngỡ ngàng. Rồi cũng bắt và ngập ngừng: “ Chị chưa biết em?” “Lê Xuân Trường đây”!

Hèn chi tôi thấy có nét gì đó nhưng không nhận ra. Đương nhiên thì Trường nhận ra tôi. “Cậu em” này nhận mail và xem bao nhiêu hình của bà chị thì phải nhận ra chứ.



Dáng tròn một chút, tóc dài một chút và buộc túm phía sau. Cái túm tóc là khác với hình ảnh Trường mà tôi có trong computer. Chỉ thế thôi. Còn đương nhiên thì ngôn ngữ cứ như nước chảy hoa trôi.

“Chị về đây thì em không còn hỏi chị mùa Thu đã về chưa nữa”. Tôi mỉm cười. Mấy năm trước Trường gọi cho tôi thật dễ thương “Bên chị mùa thu đã về chưa?”. Chả là hồi ấy tôi đang ở Virginia, nơi mà mùa thu vô cùng diễm lệ, chả “nắng cháy cỏ khô rám má hồng” như Cali thì Trường gọi và câu mở đầu là như thế. Quá dễ thương. Gợi hứng cho tôi viết. Và đọng lại mãi trong tôi.

Nghe lại nhạc Trường. Và xin giới thiệu lại hai chương trình do Hoàng Lan Chi thực hiện:

Lê Xuân Trường người từ California phần 1:

http://hoanglanchi.com/?p=153

Lê Xuân Trường người từ California phần 2:
http://hoanglanchi.com/?p=156

Bài viết cảm động và nhạc phẩm viết khi ở trên đảo là “Hỏi thế có buồn không” do Lê Xuân Trường thực hiện với tiếng hát LXT và vài ca sĩ Thúy Nga. Bài hát não nuột, buồn não nùng khi nói về đất nước còn quá đau thương:

http://thuvientoancau.or...c/HoiTheCoBuonKhong.mp3

Bài viết khác rất cảm động về Tháng 4 vào năm 2009:

NHỚ MÃI MỘT NIỀM ĐAU

Lê Xuân Trường (Tháng 4/2009)


Tháng Tư tôi không còn trong tôi
Một nửa mất rồi nửa nổi trôi
Tháng Tư tôi không còn nơi tôi
Máu đã khô rồi lệ cũng vơi.


Mùa xuân: Trời đất thơm thơm với mùa lá xanh và sương mai ban sớm. Mặt trời mới
thức dậy và chưa muốn cởi bỏ tấm chăn hồng để ngồi thẳng dậy. Những tia nắng đầu
ngày mới he hé chớm. Mấy con chim nhảy lách tách trong lùm cây xanh trông dễ
thương quá. Lá xanh hăng hăng thơm. Trời nắng cao hơn tí nữa. Những dãi mây trắng
lang thang một cách vô tư lự trên trời xanh. Chả bù cho những ngày qua những hạt
mưa như thác lũ rơi rớt xuống thành phố. Những kỷ niệm nhạt nhòa vội tuôn theo
những dòng nước chảy dài trên khung cửa kính mờ mịt hơi sương. Trong màn sương
trắng đục gió hắt hiu buồn bã, tiếng mưa chảy róc rách, lá rụng lớp lớp trên khung trời
thành phố bé nhỏ. Mùa xuân này nữa là đã ba mươi hai năm rồi con không còn gặp Bố
nữa, vì Bố đã bỏ mình trong trại cải tạo ba mươi hai năm qua.

Ba mươi bốn năm về trước vào tháng Tư buồn ảm đạm; Một cuộc di tản kinh hoàng đã
diễn ra cho những con người Việt-Nam khốn cùng. 30-4-1975. Những giọt nước mắt
tang thương chan hòa rơi xuống trên mảnh đất thân yêu. Cuộc sống thay đổi hẳn sau
cơn bão táp kinh hoàng của loài cộng nô. Đàn chim Việt Nam vỡ tổ rồi, mạnh ai nấy
bay, bay được thì cứ bay, không cần biết là đâu. Dù có ngục tù hay thiên đàng cũng
được. Thành phố Sài Gòn phủ một mầu tang đưa tiễn những anh hùng vị quốc vong
thân về bên kia thế giới trong nghẹn ngào của những ước mơ một thời đã quên mình
nguyện đem thân trai hy sinh cho tổ quốc trong thời chinh chiến.

Con người Việt Nam đổ máu vì thù hận. Những cảnh đói khổ của con người, cực hình
của những tù nhân vô tội, tiếng khóc của những đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh mù quáng.
Những tâm hồn tuổi thơ đã đi qua như những chiếc lá vàng khô trên sân trường. Những
tâm hồn thơ ngây đã chết đi giữa sa mạc muộn phiền. Cuộc sống bỗng chốc trở nên
lạnh lẽo như những pho tượng trong công viên héo hắt đợi chờ. Sự ly tan đổ nát của
thời cuộc phủ đầu trên đất Việt đáng tội nghiệp đưa đẩy con người Việt-Nam tha hương
trên khắp các nẻo đường, trên khắp chốn xa lạ trên thế giới. Những đớn đau ngày càng
chồng chất và cuộc đời vẫn lặng lẽ trôi qua; Người dân Việt xa xứ với cuộc sống tha
phương quá nhiều u sầu buồn tủi. Lặng nhìn hư không. Nghe những hoài vọng dội về từ
tiềm thức; Cay đắng ngập hồn vì quá khứ nồng nàn, vì hiện tại điêu hoang. Quê hương
vẫn quanh quẩn trong nghẹn ngào quây quất. Từng con phố nhỏ, từng góc đường như
ẩn hiện trong đầu để thấy hồn mình như chìm xuống tận đáy lòng của luyến tiếc xót xa
vô vàn.

Bao năm xa quê hương mà lòng con vẫn không vơi đi nỗi sầu nhớ; Và những hình ảnh
thân thương của quê hương dấu yêu vẫn còn ngự trị mãi trong ký ức của con lúc còn bé
thơ. Những góc phố bé nhỏ của Sài Gòn năm xưa, những con đường bụi mờ cát nóng,
con đường đó đã từng và mãi mãi là một ám ảnh không nguôi trong cuộc đời con. Một
cọng cỏ, một đóa hoa mọc bên sườn đồi, một dòng nước trong chẩy qua khe đá, Có
phải sự bình an của thuở thiếu thời, với tình yêu, với âm nhạc, với tuổi trẻ hoa mộng,
với những ngọn đồi hiền hòa, êm ả.. Đã đánh thức trong con những niềm mơ ước viễn
vong? Hai mươi bốn năm qua cũng vẫn để lại trong con một nỗi đau khó quên trong
bóng đêm nghẹn ngào, Việt-Nam vẫn còn trong nỗi đau triền miên của một vết thương
suốt đời không khỏi.

Tháng Tư tôi không còn trong tôi
Một nửa mất rồi nửa nổi trôi
Tháng Tư tôi không còn nơi tôi
Máu đã khô rồi lệ cũng vơi.

Quên làm sao những cảnh đời ly biệt
Ai đã nhìn đã thấy kẻ ra đi
Sau xe tang không người tiễn tử thi
Lòng uất hận là hành trang duy nhất.

Trong một giấc mộng đêm hôm qua. Con mơ thấy được đưa hài cốt Bố về Sài Gòn và
từ Sài Gòn về California nơi mẹ và các con đang sinh sống. Trong giấc mộng buồn vui
lẫn lộn; Bố ơi! Con xót xa về những gian nan phải vượt qua, khi đi tìm mộ Bố, vì tất cả
chỉ là núi rừng hoang dại và mỗi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi
tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho con là khi thấy xác thân
rã mục của Bố còn được bao trong chiếc áo len mẹ đem lên cho Bố lúc còn được thăm
nuôi Bố ở Suối Máu. Chiếc mền dù bao phủ thân Bố vẫn còn nguyên. Miếng giấy khai tử
của Bố con cầm trên tay có ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "ngoan cố chống học
tập cải tạo, bị bắn chết" vừa cũng là để làm giấy thông hành khi đi thăm mộ Bố.

Bố ơi! Bố đã chết rồi mà thân thể còn mang nặng nhục nhằn. Có chế độ nào dã man
hơn chế độ Việt Nam ngày nay? Ngày xưa, Bố hãnh diện biết bao về quê hương và Tổ
Quốc mình. Thật ra quê hương vẫn còn đó. Hai tiếng Việt-Nam vẫn còn sống trong tim
của cả triệu người Việt xa xứ. Nhưng đối với người ở lại, những người đang trả nợ máu,
những người đang vùi thây trong núi rừng, thì hai tiếng Việt -Nam đè nặng trong tâm
hồn. Hôm nay, con nhớ lại những đoạn đường đã đi qua trong đời sao lòng con thật
chua xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi. Khí hậu lạnh
nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương.
Sáng nay bàng hoàng thức dậy như mọi ngày để đi làm; Con bỗng chợt nhớ Bố da diết.
Con nhớ Bố thật nhiều. Tháng Tư làm con mất Bố. Cứ mỗi năm khi tháng Tư trở về, vết
thương trong lòng con lại dấy lên như đang bị nhiễm trùng. Con đau đớn quá! Hai tiếng
"phản quốc" mà bọn người vô liêm sỉ đã gán cho Bố như muôn ngàn lưỡi dao đâm vào
tim con. Bọn họ lên án Bố "phản quốc chống học tập cải tạo" quả là một xót xa.

Con nhớ ngày xưa của thuở nào; Mỗi lần vắng nhà mấy tuần khi Bố phải đi hành quân.
Về đến nhà, Bố bế con. Huy chương của Bố là biết bao niềm hãnh diện. Niềm hãnh
diện; Bố đã đem mạng sống của mình ra để bảo vệ sự thanh bình cho quê hương. Các
huy chương đó, ngày nay lại là bản án tử hình của Bố. Bố ơi! Con vẫn không hiểu nổi
trên cõi đời này lại có những người có những hành vi ngu xuẩn, bẩn thỉu như vậy. Đi
thờ phượng một chủ nghĩa ngu si mà những người lãnh đạo cho đến bây giờ đã là thế
kỷ 21 rồi mà vẫn còn u mê bám víu theo một chủ nghĩa uống máu người như thú. Có
phải chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa không chữ nghĩa. Mà cần gì phải chữ nghĩa khi
những con thú chẳng cần chữ nghĩa cũng vẫn ngang nhiên sống. Chính vì thế họ đã
đánh bóng sai lầm bốn chữ "Độc Lập, Tự Do". Chính vì thế họ mới gán cho Bố hai chữ
"Phản Quốc". Phản Quốc là gì? Phản quốc là chính mình đang đầy đọa đất nước mình
vào con đường lầm than đói khổ. Đưa đẩy dân tộc mình vào những hoàn cảnh khổ đau
cùng cực để hủy hoại đi biết bao nhiêu thế hệ và đất nước càng ngày như một tế bào
đang bị những con vi trùng xã hội chủ nghĩa đang ăn mòn. Đó là phản quốc chứ Bố có
bao giờ làm khổ nhân dân đâu mà họ gán cho Bố hai chữ đó. Thì ra những con người
vô học không chữ nghĩa họ đã định nghĩa từ ngữ sai đó cũng chỉ là chuyện thường phải
không Bố?

Quê hương xứ người đẹp quá, văn minh quá, nhưng sao lòng con vẫn thấy mất mát
ngậm ngùi. Ở California không có tiếng sáo diều lơ lửng ở trên không, cũng không có
nữ sinh áo trắng mỗi sáng đến trường. Sáng nay trên Tivi, con có thấy một nhạc sĩ
người Mỹ tài hoa đang trình tấu một bản nhạc mà con thấy thật cô đơn nhưng đầy ắp
tâm sự. Con chắc người nhạc sĩ đó phải có một nỗi buồn. Phải chi tất cả mọi người trên
trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc thì ngày nay con đâu có mất Bố và Bố đâu phải chết
một cách tức tưởi. Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia sẻ thương đau. Tiếng đàn
mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của quê
hương hiện hữu nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã
vời vợi bay xa. Bố ơi! Tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ kia đã cho con ý thức được
sự mất mát lớn lao của đời con. Tờ giấy khai tử nhục nhã đã nói lên sự uất hận ngàn
đời của người dân Việt xa lìa Tổ Quốc thân yêu như đàn chim bỏ xứ bay tán loạn trong
những nỗi đau kinh hoàng triền miên. Quê hương vẫn còn đó, nhưng đã nhuộm một
màu tang tóc từ biến cố 30 tháng Tư đen xảy đến. Miền nam thua cuộc. Thua cuộc
không vì thất trận. Người chiến sĩ miền Nam không thua trận nào cả, nhưng hình như
vận nước đã được sắp saün. Và người chiến sĩ miền Nam chỉ biết chịu thua định mệnh
của những nhà lãnh tụ đã sắp đặt với nhau.

Tháng Tư năm 1975 khởi đầu cho những trang sử mới chịu nhiều điêu linh, kham khổ.
Con người Việt Nam đang bị những vết thương bầm giập cứ thay nhau in trên da thịt.
Sống như đang bị hấp hối lê lết từng ngày. Những đứa con của mẹ Việt Nam chạy tán
loạn. Và con đường đã rẽ hướng chia cách nhau bằng cả nửa vòng thế giới. Những dư
âm xưa giờ thì như một bóng mờ đưa tay đuổi hoài mà không bắt kịp. Rồi thời gian trôi
qua, con đường chúng ta đi ngày nay càng xa nhau hơn chứ không có gì gặp lại. Những
lá thư từ Sài-Gòn, không dài nhưng lúc nào cũng vội vàng, và luôn luôn bị bỏ lửng như
hạnh phúc bị bỏ quên trong nỗi hy vọng chập chờn. Làm sao chúng mình có thể thay đổi
được thời cuộc. Trong trí nhớ của người dân Việt vẫn còn đọng lại những hình ảnh đầy
những khổ đau chất chồng vẫn còn nhốt giữ trong tim. Có cái gì nghẹn ngào trong tìm
thức, trong trí tưởng. Từ biến cố năm đó con người Việt Nam đã hóa thành con chim
non trúng tên rẫy chết trên trần gian. Những tâm hồn thơ dại đã đánh mất niềm thông
cảm nhiệm mầu thơ dại ngày nào.

Xứ này tuy đẹp, tuy giầu nhưng vẫn thiếu cái đậm đà giữa những người cùng huyết
thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa. California bây giờ thời tiết là những ngày
dài sáng sương mù, trưa nắng cháy và buổi tối với những cơn lạnh se sắt. Và thêm vào
những ngày qua mưa buồn tầm tã rớt. Những năm qua làm hành khách của một chuyến
tầu chạy băng không biết bao nhiêu là cây cỏ, mặt người. Nỗi nhớ quê hương vẫn còn
đọng lại và không gian thời gian sẽ không bao giờ bôi xóa được. Mặc dù những cơn
mưa đi về ngang thành phố đã làm tan nát những cánh hoa, những lá cành gẫy đổ, hoa
lộc chúng ta còn giữ được những gì? Nhưng vẫn hy vọng một chút tia nắng mặt trời để
dành sưởi ấm những chồi non, búp mới. Những năm dài làm nỗi cô đơn nơi quê người,
những mảnh hồn của cuộc đời tan vỡ bỗng dưng mọc cánh bay về chắp nối lại với nhau
như con nước cạn vừa tìm thấy đại dương rộng mở bao la. Thật bình yên như ta với
cây cỏ và ta sẽ không còn thấy những ghê tởm của nhân loại. Ta sẽ hòa nhập vào một
thế giới bao la huyền diệu.

Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Đâu núi sông mình mà gọi quê hương
Dẫu thời gian dập dồn bao dâu bể
Cả giống nòi chìm ngập bấy tang thương.
Ta vẫn gọi Việt Nam là Tổ Quốc
Thì người ơi! Hỡi con rồng cháu tiên
Xin đừng bỏ quên vùng trời đất
Dưới bóng cờ xưa thẹn một lời nguyền.

Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Bỏ quê đi đâu phải chuyện áo cơm
Bàn tay vẫy mắt ai hồng giọt lệ
Núm ruột lìa sao chẳng tím tâm can.
Hãy nhìn bên kia bờ Đông Hải
Mẹ Việt nằm bên kia Thái Bình Dương
Từ Nam Quan đến Cà Mau một giải
Đôi tay gầy mẹ ôm kín Trường Sơn.
Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Bởi sa cơ đành tạm bước lưu vong
Đâu hạnh phúc bằng quê hương của Mẹ
Sữa ngọt ngào đã nuôi xác thân con.

Xưa Bố lấy "Tổ Quốc" làm lẽ sống và giờ đã chết vùi thây khắp các núi rừng gần trại “cải
tạo” với hai chữ "phản quốc" đè nặng linh hồn. Quê Hương! Quê Hương! Con đang nhớ
nhung hay đang thù hận đây? Ngày xưa đi học lúc còn bé, con học lịch sử thì rất hãnh
diện về quê hương gấm vóc, oai hùng bao nhiêu thì giờ hai chữ "phản quốc" người ta
kết án Bố, con lại càng thấy sợ hãi nhìn lại một quê hương tràn ngập hận thù. Con sẽ
thay Bố mang tấm thẻ bài vào cổ. Con sẽ mang nó với một niềm hãnh diện của một
người đã có Bố hy sinh cho lý tưởng. Con sẽ mang nó để nhắc nhở những người xa xứ
hãy hướng về quê hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.
Tuổi trẻ Việt Nam ơi! Có nghe quê hương mình gào thét, có thấy tim đồng bào mình rỉ
máu, và có nói lên những lời tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam? Có đứa con nào
được sinh ra trong một mái ấm gia đình với sự yêu đương và đùm bọc của Bố Mẹ, Anh
Chị Em và tình thân ái của bạn bè để rồi khi mới trưởng thành đã quên đi bổn phận
trách nhiệm đối với gia đình, với Tổ Quốc? Quê Hương ở ngay trong tế bào, trong dòng
máu, trong hơi thở của mỗi con người. Ta chỉ tách rời sự thiêng liêng ấy khi ta thực sự
về với cát bụi.

Thật ra thì đã ba mươi bốn năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư
vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những
nhu cầu cấp bách hằng ngày đã làm tâm hồn nhạt dần chí khí. Trong tận cùng linh hồn,
con chắc người dân nào khi xa quê hương cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất
gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi
nhà cũ. Nếu loại cá Salmon hàng năm lũ lượt bơi ngược dòng nước để trở về nguồn dù
hầu hết chúng phải chết thê thảm trước khi trở lại được nguồn, thì con người Việt Nam
hãy đốt nóng lại ngọn đuốc gọi hồn sông núi. Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa
Đông của những người Việt xa xứ đang mất mát như con. Tiếng đàn tức tưởi của người
nhạc sĩ nào đó cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin. Thôi; Bố
hãy yên giấc.

Lê-Xuân-Trường
Cali 30-04-2009

hoanglanchi
#178 Posted : Sunday, June 17, 2012 12:58:47 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Khi các “quan viết” “hư cấu” hơi nhiều!



Ở tuổi này, thể loại tôi thích đọc nhất là những đoản văn ngắn mà tên gọi thì có khá nhiều: tạp văn, tạp chí, tạp bút, tạp ghi. Những loại này dễ đọc vì ngắn và đa phần nói về nhân vật hay sự kiện quanh ta. Thể loại mà tôi ngán nhất là truyện ngắn ( đôi khi truyện dài) của vài nhà văn tài tử (đặc biệt giới cựu quân nhân) mà tôi xin phép được gọi họ bằng cái tên vui vui là “quan viết”. Một vài vị làm tôi rối mù bởi không gian, thời gian và cả những cái tưởng tượng xa rời thực tế mà thời chúng tôi gọi đó là “hư cấu”. Xin nhắc lại là vài vị nhé chứ tôi không vơ đũa cả nắm đâu đấy.

Nhiều khi đọc đến khoảng phân nửa một truyện ngắn mà tôi cũng không hiểu bối cảnh xảy ra là lúc nào trong khi nội dung câu truyện cần phải mô tả điều đó. Tôi nghĩ không có gì khó mà sao các “quan viết” hay quên thế. Tôi trộm nghĩ chỉ một giòng cũng để mô tả kia mà. Ví dụ “ Một ngày của Hè 1942”. Hay “Một sáng khai trường của năm 1960” hoặc “ Một chiều thu Đà Lạt cuối 1964”.


Bàn về sự tưởng tượng thái quá của vài “quan viết” tôi không hiểu họ nghĩ gì. Với tôi chính những điều đó có thể được bỏ qua bởi những độc giả dễ dãi và hời hợt nhưng với người “biết đọc” thì thế nào? Người “biết đọc” chỉ một thoáng đã biết ngay những tình tiết nào trong truyện là “tưởng tượng xa rời thực tế”. Những tưởng tượng này không vô hại mà chính nó đã làm giảm giá trị tác phẩm của họ rất nhiều và có vẻ các “quan viết” không để ý.


Hãy xem qua vài ví dụ của sự “tưởng tượng” của vài “quan viết”:

Một cô gái con một, nhà giàu, gia giáo, nề nếp, địa vị cha mẹ là cao sang. Một ngày cha mẹ cô tử nạn phi cơ và chỉ một sớm một chiều cô bé đi bán snack bar của Mỹ (Không gian là xã hội Việt Nam Công Hòa năm 1962-1964 gì đó). Trời đất, đã là cao sang nề nếp thì khi cha mẹ mất, sẽ còn ông bà cô dì chú bác thu xếp cho cô bé về ở chung và tài sản để lại vẫn đủ sức cho cô bé học hết đại học. Cổ nhân ta có câu “Sẩy cha còn chú”. Điều này có nghĩa là trong một đại gia đình nếu một người cha mất thì chú là người có nghĩa vụ “trông coi”. Trở lại nhân vật trên, cho dù gia đình cô bé này thuộc loại mồ côi không có họ hàng gì đi chăng nữa thì tôi vẫn cho rằng tom góp tài sản, bán nhà to mua nhà nhỏ vẫn đủ sức cho cô bé học tiếp. Sau đó vừa học vừa làm. Thời xưa sinh viên đi học và dạy kèm là chuyện thường tình. Khi tưởng tượng như vậy, vô tình tác giả đã “bêu xấu” những người con gái xuất thân gia đình nề nếp của xã hội Việt Nam Công Hòa! Phải chi đó là cô gái quê nhà nghèo, cha mẹ làm nông lam lũ, một bầy em nheo nhóc và sau nhiều cố gắng, cô gái mới sa chân vào con đường bán snack bar, còn có vẻ hợp lý đôi chút.

Một cô gái (bán snack bar) yêu một chàng và khi biết chàng định để dành tiền cưới một cô nữ sinh thì khi lấy chồng Mỹ, cô này đã tặng lại cho chàng ngôi nhà cùng 20,000 Mỹ Kim. Trời đất ơi, cái này còn hơn cổ tích Bokassa. Trên đời này làm gì có người con gái nào như thế, quan tưởng tượng như vậy và cho là mối tình đẹp và thơ mộng thì đúng là tôi hết ý kiến. Quan không chú ý điều sau đây: người lính hay viên sĩ quan Mỹ nào đó lấy cô ta cũng đâu phải giàu đến độ cô này bỏ lại 20,000 Mỹ Kim cho người tình. Vào 1963 thì 20,000 Mỹ Kim có lẽ phải gần 2 triệu bây giờ? Sao quan không hỏi một cô gái lấy chồng Mỹ để biết họ nghĩ gì trước khi viết? Theo một người lạ về xứ xa xôi thì cô gái Việt Nam nào cũng lo sợ và nếu "thủ" được là họ "thủ". Ở quê nhà còn có bà con bạn bè để nương tựa hỏi han chứ xứ Mỹ xa xôi nếu xảy ra việc gì thì làm sao đây? Một cô gái bán snack bar không bao giờ ngây thơ đến độ đặt hết lòng tin vào tình yêu chung thủy của người chồng Mỹ cả. Vì thế số tiền 20,000 Mỹ Kim là cả một gia tài để cô gái có đủ kinh nghiệm đem theo khi lập nghiệp nơi xứ lạ. Không cô nào điên đến độ để lại cho người tình ( chỉ là một chàng thiếu úy mới ra trường) nguyên một căn nhà và số tiền lớn đó để người tình lấy vợ nữ sinh cả.

Một ông cựu quân nhân qua Mỹ và hành nghề địa ốc bán được căn nhà 6 triệu ở DC! Tôi tự hỏi khi một người có khả năng mua nhà 6 triệu thì có thèm nhờ đến realtor người Việt không nhỉ?!

Một bà mẹ đùa với cô con gái qua điện thọai “Thế Bảo có đang cùng giường với con không đấy? Mấy cô bây giờ là ghê lắm!”. Thiên địa quỷ thần ơi, bà mẹ nào mà nói với con gái như vậy? Cho dù đó là bà mẹ vc đi chăng nữa thì tôi nghĩ cũng không bà mẹ nào nói giọng đó cả. Khi viết, quan đã gán câu của bạn bè chọc nhau vào miệng một bà mẹ Việt Nam. Quan viết kiểu này thì có vẻ hơi cẩu thả rồi. May phước mà quan không cho bà mẹ này là cựu nữ sinh Gia Long!

Một cô du học sinh con vc chính cống bà lang trọc, ở lại Mỹ học tiếp cao học. Chỉ nghe một ông cựu quân nhân Việt Nam Công Hòa nói về tượng đài hay công viên kỷ niệm gì đó ở DC là đã quay 180 độ về tư tưởng. Nghĩa là trước kia cô được vc giáo dục vầy vầy, cha mẹ cô dậy vầy vầy (họ là vc chính cống luôn) bây giờ chỉ cần nghe ông già nói vài câu là úm ba la, hiểu rõ ngọn ngành. Trời, tôi nghĩ thầm hồi đó Việt Nam Cộng Hòa không biết tài nghệ của “quan viết” này để mời ông làm Bộ Trưởng Chiêu Hồi!

Một Việt Kiều về nước và gặp một cậu bé đánh giày rồi có vài tình tiết liên quan cái gì đó mà ông VK này móc túi cho cậu bé 800 Mỹ Kim. Giê su ma lạy chúa tôi, người nhà của tôi nếu có về Việt Nam cũng chỉ dám cho bà con dòng họ 100 là khá. Ai mà dám cho một cậu bé đánh giày quen ngoài đường số tiền 800 MK ngay tắp lự như thế bao giờ. Chắc tác giả là triệu phú Mỹ!

Còn nhiều nữa, cứ liếc một vòng qua truyện ngắn của vài “quan viết” thì biết. Quan thì hư cấu như cổ tích, Quan thì hư cấu xa rời thực tế. Có quan toàn gặp những tình cờ định mệnh vô cùng bất ngờ. Sáu bảy truyện của quan, truyện nào cũng “kỳ tích” như vậy cả.

Thiệt cái tình, truyện Mỹ cũng hư cấu nhưng cái hư cấu của họ dựa trên thực tế nên rất hợp lý.

Tôi bâng khuâng tự hỏi bao giờ các quan viết nhà ta bớt coi thường độc giả qua sự hư cấu quá đáng? Và bao giờ độc giả của ta bớt “kiểu đọc dễ dãi” (vì nhiều quan đọc cứ fw những truyện như vậy khiến tôi chả hiểu các quan đọc, trước khi fw có đọc không và khi đọc xong, vài quan đọc này có hiểu vài quan viết đã viết “hư cấu quá lố” không?!)


Hoàng Lan Chi




hoanglanchi
#179 Posted : Monday, June 18, 2012 1:24:06 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Nét nữ tính: bông tai

Tôi thích bông tai. Nhìn một khuôn mặt phụ nữ với bông tai cùng mầu với áo trông rất đẹp. Khi họ nói chuyện, cái bông tai “lúc lắc” theo cái đầu, tôi thấy có duyên. Tôi thích bông tai dài chứ không thích bông kẹp vào tai. Với bông tai dài thì nó mới cử động mỗi khi người phụ nữ nói chuyện và trông rất sinh động dễ thương.
Đôi bông tai làm tăng sự duyên dáng của phụ nữ. Nhớ năm 1971, mốt bây giờ là bông tai bằng hoa vải. Tôi mua đủ loại, hoa hồng, hoa cúc. Đủ mầu tiệp với áo dài. Sau 75 coi như chả còn gì để mà “điệu”. Khoảng 1990, khi chụp hình thì tôi mới đeo bông tai trở lại chứ bên ngoài thì không. Có gì đâu, công việc không cần đến “điệu”. Bây giờ nhìn lại hình ảnh của thời đã qua với đủ mầu bông tai, cũng thấy vui vui. Cả một quá khứ trôi về, dù là buồn nhiều hơn vui nhưng nhìn ngày cũ, lòng cũng bâng khuâng.


Bông tai hồng áo hồng cánh sen 1990



Bông tai trắng tiệp áo trắng 1990



Bông tai hồng nhạt 1987



Bông tai vàng tiệp áo vàng ( áo len vàng vì Hà Nội mùa đông 1993)

http://i1134.photobucket.com/al...o3/portrait/bongtai4.jpg

Bông tai tím nhạt 1990


Bông tai đỏ tiệp áo đỏ-Toronto-Canada 2004


Bông tai tím nhạt -Montreal 2010


Bông tai tím nhạt tiệp áo tím bên trong chứ không có bông tai đen- Bên giòng Potomac-Washington DC 2010

Bông tai tím nhạt tiệp khăn quàng tím- Redondo Beach 2011


Bông tai mầu đồng- Hình Nguyễn Kỳ- Nam Cali 2011


Bông tai tiệp dây đeo mầu cam. Cô em họ tặng và không dám đi ra ngoài, chỉ chụp hình thôi! 2012



Bông tai tím to đùng, cũng cô em họ tặng và chỉ dám để chụp hình mà thôi! May 2012

Năm 2004 qua Mỹ, tôi mới lại có dịp dùng bông tai khi xuất hiện ở truyền hình. Nhưng cũng bận rộn nên cũng ít dùng. Một hộp lớn toàn bông tai đủ thứ mà thật phí vì không có dịp tòng teng lúc lắc! Một cô em họ mua một lô bông tai và xâu chuỗi rất "xì tin" để bà chị lên "tàng hình"! Tôi phá ra cười " Em ơi, chương trình ca nhạc hay người ta còn trẻ thì mới dám dùng mấy thứ em tặng chị. Chứ cái mặt chị bà già, chương trình chị là chương trình phỏng vấn đàng hoàng, làm sao chị dám đeo mấy thứ đó? Đi chơi chị có thể mặc trẻ trung chút xíu chứ lên truyền hình thì lúc nào chị cũng đồ veste, very đứng đắn cả."
Còn nhớ thuở mới ra trường đi dạy, tôi điệu ơi là điệu. Áo dài hồng thì bông tai hồng, giày hồng, khăn buộc tóc hồng. Áo xanh thì tất cả cũng mầu xanh. Mấy đứa con gái nhỏ xíu, lớp 6 hay 7 thấy cô giáo điệu quá, bọn chúng cứ tò tò đi theo sau mỗi giờ ra chơi làm tôi ngượng quá. Học trò mình lớp 10, chúng không như vậy. Mấy vị nam giáo sư thì cứ tủm tỉm cười.
Nhìn lại chuỗi hình trên, tôi thích cái áo trắng, chuỗi bạc và bông tai trắng năm 1990. Mầu trắng thật cao sang tinh khiết.
Là phụ nữ thì phải làm đẹp. Danh ngôn đã nói không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp, tôi thấy đúng vậy. Tôi thích ngắm người phụ nữ có trang điểm. Sau đó tôi nhìn đến cách phục sức. Cuối cùng tôi mới nhìn đến cái giỏ xách hay đôi giày.
Nhưng gì thì gì, đôi bông tai là nét trang sức đẹp nhất, nữ tính nhất của người phụ nữ. Tôi nghĩ thế.

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#180 Posted : Tuesday, June 19, 2012 8:28:07 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Khăn quàng

Tôi đã viết về bông tai, một trang sức dễ thương thể hiện nét nữ tính của người phụ nữ. Nhiều “fedback”. Đa số đồng ý, đặc biệt một anh bạn còn chia sẻ vui vui như sau:

Đồng ý với những gì nói về bông tai, và với câu kết: "Là phụ nữ thì phải làm đẹp. Danh ngôn đã nói không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp, tôi thấy đúng vậy. Tôi thích ngắm người phụ nữ có trang điểm."

Các nữ sinh theo học tôi tại các lớp tư gia, ai cũng phải mang bông tai, bằng không thì bị .... trừ điểm.

Về chuyện điệu và diện thì có một câu chuyện thật 100% như sau: Hôm đó, cô bạn gái của tôi ngỏn nghẻn ... thú tội: Em có thói xấu là thích diện, có sao không anh?

Tôi đã trả lời, "Không sao! Con gái phải diện, không diện còn.... có tội!".

Như vậy là biết lập trường của tôi ra sao về vấn đề này.

Hôm nay tôi xin được bàn về khăn quàng. Ở Sài Gòn sẽ rất ít cơ hội làm duyên với khăn quàng. Đà Lạt thì có vì trời còn lạnh. Tôi cũng mê khăn quàng như mê bông tai vậy. Ngày xưa chỉ được quàng khắn vào những hôm hiếm hoi của “se lạnh cho vừa giọt nhớ nhung”. Một khăn quàng mỏng cột nơ và tiệp với mầu áo ở cổ, cũng làm tăng vẻ duyên dáng và “nữ tính” của người phụ nữ. Một khăn quàng dày và dài vòng cổ và buông lơi trước ngực có đến hai tác dụng: thứ nhất làm tăng duyên dáng, thứ hai che được bớt vẻ “đẫy đà” nếu như người phụ nữ đã đứng tuổi, thứ ba giúp không bị ho vì lạnh.

Xem này, bạn thử hình dung xem nhé, nếu không có cái khăn choàng này, hiển nhiên là trông tôi sẽ phô cái “béo” ra rất rõ. Đây là hình chụp năm 2008 với KHG Dương Nguyệt Ánh. Tôi dùng khăn choàng trắng mỏng và phủ che hết thân hình "bụ bẫm" của mình:



Năm 2008

Và đây cũng hôm đó năm 2008, ngoài bìa là họa sĩ Vũ Hối. Tà áo mầu hoa đào rất dễ thương ( do một nhà may ở Atlanta tặng cho toàn thể các cô của Đài Phát Thanh) và khăn choàng trắng sẽ nổi bật, duyên dáng và che cả cái "phì nhiêu".



Năm 2008

Khăn choàng cũng như bông tai, tôi nghĩ rằng cùng mầu (ton si ton) hay trái mầu (ton sur ton) với áo dài đều đẹp cả. Thường thì tôi thích chọn "ton si ton". Áo tím và khăn quàng tím. Nếu không có khăn, sẽ thấy "béo" hơn và cái khăn có phải là làm người phụ nữ trông "sang" hơn không? Vừa sang vừa rất nữ tính lại không bị ho vì lạnh!




Năm 2004-DC

Đây là lúc chị Jackie Bông phỏng vấn tôi. Áo veste đen và với khăn quàng sẽ vừa làm dịu cái cứng của áo veste vừa giúp cho mầu đen bớt buồn bã:




Năm 2004-DC

Dưới đây cũng áo dài tím nhưng tôi lại chọn khăn choàng trắng. Chị ngồi bàn dường như cũng có khăn choàng đen. Nếu nhìn hai người đã có tuổi, bạn có đồng ý với tôi là người có khăn choàng sẽ thấy đỡ béo hơn và duyên dáng hơn, phải thế không!



Cũng áo tím đó, tôi chọn một khăn choàng tím đậm hơn. Hình chụp với nữ văn sĩ Ngọc Dung năm 2005



Năm 2005-DC

Miên Thụy đến DC năm 2004, cũng một khăn choàng đen mỏng nổi bật trên áo vàng nâu.



Dưới đây là màn hợp ca của Đài Phát Thanh. Hai người có khăn choàng cùng mầu với áo dài. Áo này cũng do một khách hàng là tiệm may ở Atlanta tặng các cô của Đài Phát Thanh.




Năm 2007-DC


Áo tím đậm, tôi chọn khăn tím nhạt. Một chút ở cổ sẽ giúp cổ trơn đỡ trơ hơn, đỡ phô vết nhăn ở cổ, duyên dáng hơn, phải thế không:



Năm 2011-Cali

Dưới đây cái áo thun tím ôm người và sẽ làm mình ...rất tròn trĩnh.Tôi "ăn gian" vừa bằng áo khoác ngoài vừa bằng khăn choàng. Thế là vừa ấm vừa khăn rất nữ tính: ( chùm hoa cầm là phượng tím, rắt đặc trưng cho mùa hè Cali)



Năm 2012- Cali



Khăn choàng có rất nhiều kiểu. Hôm trước có người cho link đưa đến cả trăm kiểu thắt khăn mà tôi học không nổi vì họ làm nhanh quá. Thôi thì ráng học khoảng 10 kiểu tôi nghĩ cũng đủ dùng rồi.


Hãy chọn cho mình bông tai và khăn choàng, tôi nghĩ bạn sẽ có vẻ rất nữ tính, mềm mại và vô cùng duyên dáng.

Hoàng Lan Chi
Users browsing this topic
Guest (13)
17 Pages«<7891011>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.