Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<34567>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#81 Posted : Sunday, February 20, 2011 4:30:16 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
PC, nghe bác sĩ nói chứ chưa đến trình độ "thiền trong động" Smile
hoanglanchi
#82 Posted : Sunday, February 20, 2011 4:31:06 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



LanChiYesterday

Bão ngòai trong lặng


Bây giờ là tháng Hai. Mùa gì nhỉ? Với quê nhà là mùa xuân và vùng này, cuối đông. Los Angeles vừa có những ngày “bão rớt”. Là tôi đặt tên như thế. Vì gợi cho tôi nhớ những ngày Sài Gòn bão rớt. Cũng u ám, mưa và lạnh. Đường phố vùng tôi ở không đẹp, bằng phẳng, không cây cối nên mưa làm não lòng thêm. Vì mầu u ám của trời, vì tiết lạnh của bão.

Ngòai thì bão, kể cả cơn bão “cách mạng hoa lài” nhưng trong thì lặng. Một người Việt trẻ hỏi tôi ngay khi xôn xao cơn bão Tunisie mới khởi đầu “Cô Phàn Lê Huê, hy vọng Việt Nam thế nào?” “Thì cô cầu xin chứ biết sao vì Việt Công thì quỷ quyệt, mưu mô nên đối phó với họ, người dân Việt Nam sẽ phải lâu dài hơn và khó khăn hơn”. Trong thì lặng vì tôi đang tu! Chị BB cười “Cô nương tu hú thì có”. Hễ tôi nói tôi tu, ai cũng cười. Kỳ nhỉ? Vì tu nên tôi chỉ mắng HDH in ít thôi. Thử tôi không tu, tôi “đào mồ” hắn lên ấy chứ!!! Cái tên lưu manh, xảo quyệt. Kể cả đám truyền thông “cà chua” ở Houston! “Họ” đã gạt chị Hinh Trần khi phỏng vấn chị. Tôi nhớ năm nào, “họ” đã gọi đến tôi và khen VT “làm hết mọi thứ ở VN đó chị”. Nghe “họ” nói, tôi sững sờ và im re. Tôi không nói gì nữa cả và không giao du từ đó.

Tu nên tôi hiền và anh bạn đã ngạc nhiên “Sao hôm nay em hiền thế. Mọi lần em dữ quá mà!” Thì anh không nói chuyện “thời sự”, tôi không có lý do gì để dữ cả. Đụng đến Việt gian hay mấy vụ hòa hợp, hòa giải là tôi dễ “nổi sung”! “Lặng” còn một lý do khác: tôi lại lên đường. Rời xa Los Angeles, thiên về vùng khác và từ vùng này có lẽ sẽ là một vùng đất bên kia đại dương! Tôi từng mơ ước đến vùng đất ấy khi xưa. Mơ ước không đạt và tôi đi Mỹ. Ở Mỹ, tôi yêu hết thảy. Từ khoa học kỹ thuật hiện đại đến phong cảnh, khí hậu, và cả cái quyền tuyệt vời nhất của con người ở thế kỷ này: TỰ DO! Tôi tự do mắng tổng thống Hoa Kỳ nếu tôi không thích và không ai bắt bớ tôi. Tôi tự do kiện cáo một viên chức chính quyền hay một công ty nào đó nếu họ làm sai. Nhớ ngày mới đến Los Angeles, tôi gọi phone phàn nàn “Bank America” và còn đòi gặp “manager” để nói chuyện. “Chằng” quá, Bank cũng ớn, phải gửi ngay “check book” tút suỵt cho tôi bằng “Feedex” và phải cho tôi ngay một cái hẹn với manager. Nay, phải rời xa Mỹ, tôi buồn. Khi buồn, người ta dễ trở nên hiền! Vùng đại dương mới đó là Úc. Hai con không đứa nào chịu qua Mỹ. Khi đất không chịu trời, thì trời phải chịu đất!

Trong “lặng” là hai nốt vui. Tôi liên lạc Bác Sĩ Thái Minh Trung và bài được in rất đẹp ở “Bút Tre”. Bút Tre ở Arizona là một tờ báo khá đẹp, phong phú với nhiều mục. Ưu ái giới thiệu Bút Tre cũng vì BT gửi nhuận bút. Các báo khác, tôi gửi bài và có khi tôi lấy báo, có khi không. Nốt vui nhỏ nữa là tôi đang nhung nhớ “thần tượng” Duy Thức của tôi thì hôm nay tôi gặp một cậu bé khác. 11 tuổi, khá đẹp trai, tự tin, chững chạc, bé Nguyễn Tường Khang đoạt giải nhất cuộc thi “hùng biện” ở Virginia. Trò chuyện với cha cậu, thì “ Cháu lucky cô ạ, vì cả hai anh em chúng nó đều không thích game, thích học và đam mê nhiều thứ như võ…Hùng biện học từ nhỏ, học hàng ngày với một vị giáo sư nước ngòai.” Ừ, những bậc cha mẹ không cần hò hét con cái, đó là “lucky”. Gọi cho Nguyễn Tường Khang, tôi hỏi “Con biết nói tiếng Việt không?” “Dạ một chút” “Thế bà nói tiếng Việt, con hiểu không” “Dạ một chút!”. Tôi bật cười, nghe tiếng Việt của cậu bé cũng rõ ràng!
You tube Nguyễn Tường Khang http://www.youtube.com/watch?v=WxlcGCGUG5o
Tuy vậy, trước “lặng”, trước “hai nốt vui” là một niềm bâng khuâng. Net luân chuyển thư tìm kiếm thân nhân cho Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường. Tôi nghe tin và rưng rưng. Liên lạc với đồng đội của ông thì được biết, ông đến nhà người cháu chơi, bật nước nóng trong phòng tắm và vì chân yếu nên không bước ra ngòai bồn kịp. Phỏng và vì tiểu đường, huyết áp thấp nên vấn đề diều trị khó khăn. Tôi hỏi, ông thiền mà vì sao lại yếu thế? Người bạn nói, từ khi sang Úc tìm vợ con không gặp, ông xuống tinh thần và suy sụp. Tôi rưng rưng. Từ ngày còn ở Việt Nam, ông ở tù và tôi biết chuyện ông thuộc loại tù “mồ côi”. Vợ con vượt biên gì đó và ở Úc nhưng không biết đến ông nữa. Chú tôi, bạn thân của ông từ Mỹ gửi tiền về và anh họ tôi đi thăm nuôi Tường. Tội nghiệp hòan cảnh Tường lúc đó, tôi cũng mua ít quà và chỉ ghi “ QG, cháu ĐTL gửi biếu chú”. Bẩy, tám năm sau, vô tình gặp ông ở chùa Vĩnh Nghiêm, ông nhận ra cô cháu gái QG, người không hề quen biết, đã gửi quà cho mình. (Vì tuy ông là bạn chú tôi nhưng tôi không gặp ông và ngược lại). Hai chú cháu trò chuyện, đa phần là về …thiền. Ông tặng tôi một cuốn sách thiền ông viết tay, chữ ông viết đẹp và trong đó có một trang đặc biệt, ông luận giải một chút về cái tên QG của tôi. Năm 92, bố tôi đến gặp ông “Chú được đi Mỹ, chú gíup anh đưa cháu QG đi cùng được không vì cả gia đình anh sẽ đi Canada, chỉ cháu QG bị kẹt lại”. Ông từ chối nói là không muốn đi, chỉ muốn thiền và đang phải trông nom một bà cô già. Năm 2000, du lịch Mỹ, nghe chú nói ông đang ở San Diego, tôi xin phone và gọi điện thoại mắng vốn “Sao chú nói không đi nên không giúp QG được mà sau này chú lại đi?”. Ông trần tình, ông ở danh sách Mỹ đưa cho VC yêu cầu cho đi mà ông từ chối không đi hai lần khiến họ cũng kẹt. Sau nữa bạn bè nói, nếu ông ở lại sẽ nguy hiểm cho tính mạng nên ông phải đi …

Không hiểu sao, khi đi Mỹ năm 2004, bỏ lại Việt Nam nhiều thứ mà tôi lại ôm theo cuốn Thiền của Tường! Khi nghe tin ông bịnh, tôi đã nhủ thầm “Chú ráng khỏe đi, Qg sẽ đến chăm sóc chú, cho dù hồi xưa, chú thấy ghét đã không cứu QG!”. Thế nhưng tin tức cứ lạc quan chút rồi bi quan và cuối cùng, anh bạn gọi ngay sau khi ông ra đi “Ổng đi rồi chị à”. Không thân nhân nhưng đồng đội đã làm tang lễ cho ông trọn vẹn. Hình ảnh ông như xưa, 1992 lúc tôi gặp ông. Đã gần 20 năm! Đọc hồi ký của vài vị viết về ông, tôi vừa buồn vừa cảm động. Ông đã sống Hùng và đầy đủ chí trai thời chiến. Đường tình cảm không vui, ông yêu một người tài sắc vẹn tòan nhưng Nàng không yêu ông. Duyên số ông lập gia đình và tình Nước nặng làm nghĩa Phu Thê nhẹ khiến người trăm năm hờn giận.

Khi nào về Little Sài Gòn tôi sẽ đến thăm ông. Chỉ biết nhủ thế. Chỉ biết làm thế.

Trong “lặng” còn là sợi nhớ. Nhớ về những trường ca thuở nào. Con đường Cái Quan rồi Hòn Vọng Phu. Bây giờ mấy ai còn viết trường ca?

Tôi nhận CD mới nhất từ Minh Duy, Úc Châu với Trường Ca Bốn Mùa. Tôi yêu “Hè và Thu”. Bạn hãy nghe cùng tôi và viết cho tôi nhé, cảm tưởng của bạn được không:

http://thuvientoancau.or...i/NhacChuDe/ThuDong.mp3
Phượng Các
#83 Posted : Monday, February 21, 2011 2:08:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị HLC nay sang Úc ở...Nếu chị sang đó đuợc làm thường trú nhân thì tốt quá rồi. Rose
hoanglanchi
#84 Posted : Wednesday, February 23, 2011 11:45:38 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trò Chuyện Với Lan Chi


Nguyễn Tường Khang 11 tuổi và giải nhất hùng biện tại Virginia



Bài trích từ Nguyệt San Bút Tre Arizona số tháng Hai 2011


LGT: Trung tuần tháng Hai/2011, một e- mail được chuyển đi với nôi dung nói về một bé trai 11 tuổi đọat giải nhất trong một cuộc thi .tại Virginia. E- mail này nhanh chóng được chuyển đi nhiều lần. Chúng tôi đã liên lạc được với gia đình Nguyễn Tường Khang. Xin mời xem buổi trò chuyện nhỏ giữa Hoàng Lan Chi và Nguyễn Tường Khang. Bản dịch của Đỗ Văn Phúc




Nguyễn Tường Khang giải nhất và nhỏ tuổi nhất cuộc thi



Nguyễn Tường Khang với các Giám Khảo



Nguyễn Tường Khang với em trai

Link youtube cuộc thi của Khang

http://www.youtube.com/watch?v=WxlcGCGUG5o



HLC: Chào cháu Khang! Cháu có thể cho tôi biết vài điều về bài thuyết trình của cháu trên Youtube?

Khang: Cháu có ba bài để dự thi được đăng trên Youtube. Các đề tài là: “Sự tự nhận thức”, “Hoà bình có ý nghĩa gì cho Tôi”, và “Giáo Dục” . Bài thuyết trình được nhiều người xem nhất là về Cảm Hứng trong Giáo Dục.Dù bài này không đoạt giải, nhưng đó là bài quan trọng nhất của cháu. Sở dĩ cháu cho là quan trọng nhất, là vì cháu nhận thấy các bậc cha mẹ đã không chịu dành thì giờ với con cái. Bài luận văn này như là một thông điệp khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm đến vào việc học hành của con cái, chứ không thể cứ đổ thừa cho trường học và các thầy giáo về sự kém cỏi của con mình. Bài thuyết trình mà cháu đọat giải nhất là với đề tài: Hoà Bình có Ý Nghĩa Thế Nào Với Tôi.

HLC: Ai đứng ra bảo trợ cho cuộc thi? Cuộc thi tiến hành ra sao? Ai tài trợ? Cháu đã tham dự như thế nào? Có điều kiện gì không?
Khang: Cuộc thi do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu (NAACP) bảo trợ, và được tổ chúc tại thành phố Suffolk, Virginia, với sự yểm trợ và tài trợ của Tổ Chức Thi Đua Diễn Thuyết Cộng Cộng. Tổ chức này do bà Lauren Davis lập ra. Tuỳ theo lứa tuổi, cuộc thi được chia ra làm 4 nhóm. Người đoạt giải trong nhóm sẽ được vào vòng bán kết; người đoạt giải vòng bán kết sẽ vào chung kết. Cháu đã đoạt giải nhất và vào chung kết với bài diễn thuyết về Sự Cảm Hứng trong Giáo Dục. Trước đây, cuộc thi dành cho lứa tuổi từ 13 đến 19. Nay họ nới ra thêm, từ 11 đến 19 tuổi. Người tham dự không phải đóng lệ phí nào. Ai muốn dự thi, có thể ghi danh tại trang web www.thepublicspeakingcontest.com

HLC: Năm nay, đề tài là gì? Cháu mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc thi?
Khang: Có rất nhiều đề tài khác nhau. Năm nay, có 8 cuộc thi, kể cả chung kết. Cháu tham dự 4 cuộc thi. Đó là; “Haiti”, “Tự Nhận Thức”, “Hoà Bình có Ý Nghĩa Gì với Tôi”, và “Giáo Dục.”
Cháu dành từ 1 đến 4 tuần để nghiên cứu, soạn bài nói và thực tập. Vì phải còn nhiều bài vở ỏ trường, thì giờ rất eo hẹp. Cháu phải thực tập bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà cháu có dịp. Ví dụ như lúcx ăn trưa, trên xe búyt, khi ăn sáng, hay lúc ngồi trên xe đi đây đó.

HLC: Chaú đã từng dự thi bao nhiêu lần. Tôi thấy cháu tự tin và có vẻ người lớn, cháu có thấy lo âu khi tham gia lần đầu không?
Khang: Cháu từng tham dự nhiều cuộc thi như bơi lội, cờ vua, Wushu, Thái Cực Đạo. Nhưng đây là lần đầu cháu tham dự diễn thuyết trước công chúng. Lần này, cháu dự thi 4 đợt. Tuy nhiên, cháu đã được huấn luyện trong 3 năm về thuyết trình trước công chúng tại Young Speaker Club, nơi mà cháu phải diễn thuyết mỗi tuần một lần.

HLC: Khi ban Tổ Chức xướng tên người thắng giải từ dưới lên, cháu có cảm giác thế nào? Cháu nghĩ thế nào? Cháu có nghĩ rằng cháu sẽ đoạt giải nhất không?
Khang: Lúc đó, cháu đang ngồi trên ghế. Ba cháu nghiêng qua cháu và khen cháu. Khi Ban Tổ Chức tuyên bố rằng các vị giám khảo đã có kết quả chung kết, cháu đứng thẳng lên và nghe rất chăm chú. Ông điều hợp viên rút tên ra chậm chậm. Cháu thấy như mọi người đều căng thẳng chờ nghe kết quả chung kết. Ông ta rút tên người đoạt giải tư. Không phải cháu. Cháu thở hắt ra. Rồi vị giám khảo rút tên người giài nhì. Ông ta chậm rải đọc:Ông...” Cháu rất bồn chồn lắng nghe. Nhưng ông ta không kêu tên cháu. Ba cháu lại nghiêng qua nói rằng cháu đã đoạt giải nhất. Cháu nhìn ba cháu và nhận biết rằng ông rất nghiêm chỉnh khi nói thế. Vị chủ toạ, ông Charles Gates, Chủ Tịch NAACP, rút tên người đoạt giải nhì và nói: “Tôi thích phần này, và ghi nhớ rằng tất cả mọi người đều là người thắng giải.” . Ông ta đọc tên một người nào đó, và lúc đó, là cháu biết chắc mình đoạt giải nhất.

HLC: Ai hướng dẫn cháu đi vào lãnh vực này? Khi mới vào cuộc, cháu có cảm giác ra sao? Cháu có thấy hứng thú và nhiệt tình trong việc học hỏi hay bất cứ gì khác không?
Khang: Ba năm trước, lúc cháu mới 8 tuổi, ba cháu đưa cháu đến một lớp học về diễn thuyết trước công chúng tại một trung tâm giải trí địa phương. Cháu không biết gì về lớp này; cháu cũng không biết gì về diễn thuyết. Cháu đén vì ba cháu bảo rằng lớp này rất quan trọng. Sau khi xem đuợc về lớp học, cháu nghĩ rằng ý của ba cháu rất hay, ví những gì cháu làm sẽ ảnh hưởng đến tương lai mình.

HLC: Cháu học ăn nói ở đâu? Ai là thầy cháu, và diễn trình học thế nào?
Khang: Cháu học tại Câu Lạc Bộ Những Diễn Giả Trẻ (YSC), một tổ chức bất vụ lợi tại Fairfax, Virginia. Chương trình một khối kéo dài 8 tuần. Mỗi tuần một giờ, hoặc Thứ Tư, Thứ Bảy hay Chủ Nhật. Sau đợt này, có vài tuần nghỉ trước khi tiếp đợt khác. Có ba cấp. Cháu học ở cấp cuối cùng, là cấp cao. Chúng cháu có nhiều thì giờ tranh luận, huấn luyện về truyền thông, và sử dụng huấn cụ. Cháu muốn học đi học lại nhiều lần để thêm kinh nghiệm. Cháu cũng học hỏi từ Youtube, xem các giải vô địch thế giới và huấn luyện viên.

HLC: Hiện cháu đang học trường nào? Ngoài giờ học ở trường, cháu có tham gia sinh hoạt thể thao, nghệ thuật?
Khang: Cháu đang học chương trình cấp tiến tại Trường Tiểu Học Hunters Woods. Cháu chơi đàn Violin, cờ Vua, tham gia Nhiệm vụ tuần tiểu, hoà giải tại trường. Ngoài trường, thì cháu học Thái Cực Đạo và Wushu mỗi tuần 7 giờ. Cháu sắp lên đai đen Thái Cực Đạo, và cấp Xanh của Wushu.
Từ năm 7 tuổi, cháu đã dự thi bơi lội. Mỗi mùa hè, cháu bơi với toán Raston Swim Team – Rifge Height Sharks sáu ngày 1 tuần. Cháu tham dự Swim-a-thon để gây quỹ. Năm ngoái, cháu bơi 198 vòng, khoảng 3 dặm. Cháu thích bơi bướm. Cháu cũng theo học tại trường Việt Ngữ Thăng Long. Cháu cũng học ba năm về diễn xuất, một năm hội họa, vẽ chân dung.

HLC: Với khả năng diễn thuyết như thế, cháu có nghĩ rằng mình sẽ theo nghề này không?
Khang: Cháu còn nhỏ và đang còn khám phá, nên chưa quyết địng nghề nghiệp tương lai. Cháu phải còn học hỏi. Nhưng cháu chỉ biết hể làm điều gì, thì phải làm hết sức.

HLC: Cháu có chia sẻ với bạn đồng lứa phương thức học hỏi và làm việc không?
Khang: Thật ra, cháu chẳng có phương thức nào cả. Cháu sử dụng Quizlet (một loại câu hỏi trắc nghiệm) nhiều. Đó là là chương trình dùng các bản để giúp ghi nhớ các dữ kiện cho bài thi. Cháu tin sự cố gắng; không bao giò bỏ cuộc trước khi hoàn tất công việc. Cháu cũng tin vào sự khoáng đạ, điều gì cũng thủ, và chấp nhận thử thách.

HLC: Trong việc học hỏi, cháu có gặp điều gì khó khăn? Và cháu làm sao để vượt qua?
Khang: Cháu thường hỏi ba cháu giúp ý kiến. Cha mẹ biết nhiều do họ đã từng trải qua. Ba cháu có thể ngồi và cùng làm việc với cháu cho đến khi cháu thực sự hiểu và vượt qua các khó khăn.

HLC: Gia đình cháu có nói cho cháu biết gốc gác của mình không? Cháu có suy nghĩ sẽ làm gì cho Cộng đồng Việt Nam mai sau?

Khang: Có chứ, cha mẹ cháu kể chuyện họ đã sinh sống ra sao ở Việt Nam, và bao nhiêu người trong gia đình đã tìm cách vượt thoát, và bị giam giữ ở Việt Nam. Cháu cũng xem được hình ảnh trường học của ba cháu bị suy sụp, nơi các trẻ em phải vui đùa nơi nghĩa trang thay vì sân chơi.
Cháu cũng đã phân phát các truyền đơn tại trường Việt Nam để khuyến khích các bạn học diễn thuyết trước công chúng, rất có lợi cho tương lai. Có nhiều bạn đã tham gia Câu Lạc Bộ Diễn Giả Trẻ, nhưng họ không chịu ở lại lâu. Ba cháu cũng nói với cháu làm sao để trở thành người quan trọng và làm nên lịch sử trong tương lai. Cháu còn nhỏ nên chẳng biết nhiều về chi tiết và sẽ làm gì, nhưng cháu nghĩ phải làm gì cho Việt Nam.


HLC: xin cảm ơn cháu và chúc cháu thành công.





HLC: Hello NTK! Please let me know about the speech competition(s) posted on YouTube?
NTK: There are three speeches I did for competitions on YouTube. The topics are self-perception, what does peace mean to me, and education. The one that most people look at on YouTube is the Inspirational speech on Education. This was my most important speech even though I didn’t win. This is my most important speech because after seeing so many parents not spending time with their kids. I gave this speech as a message to the parents to get involve with their children’s education, not blaming the teachers or schools for their failure. The one that I placed first prize is the one about “What Does Peace Means to Me?”

HLC: Who sponsor the competition? How does the competition operate? Who fund the competition? How do you participate? What’re the requirements to participate?
NTK: National Association for the Advancement of Colored People (NAACP) hosted the contest in Suffolk, VA. They host the contest under the umbrella The Public Speaking Contest - a non-profit organization found by Ms Lauren Davis and funded the contest. The contest is divided into 4 groups depending on your age group. The winner of the groups goes to the final round. The winner of the final round goes to the finale. I was the first place winner of that contest and went to the finale, where I gave the education inspirational speech. The original age requirement to participate was 13 to 19. Later they extended the age from 11 to 19 so I can participate. There is no entry fee for the competition. You register for the competition at www.thepublicspeakingcontest.com.

HLC: What is the topic for this year? How much time do you have to prepare for the contest?
NTK: The topic for the year has a great variety. There are 8 competitions this year, including the finale. I attended 4 of them. There are “Haiti”, “Self Perception”, “What Does Peace Mean to Me?” and “Education”.
I spent about 1 to 4 weeks to research, write, and practice the speech. When not enough time, it gets really hard since I have a lot of homework from school. I would practice any time, any where I can get my chance. For example, I practice during lunch, on the bus, while I eat breakfast, in the van to places (blockbuster, Giant, weekend activities).

HLC: How many times have you competed? Because I see you look very confident and mature, were you nervous the first time?
NTK: I have done a lot of competitions in Swimming, Chess, Wushu, Taekwondo, but this is the first year I compete in public speaking. I competed four times in speaking. However, I had three years in public speaking training with Young Speakers Club (www.youngspeakersclub.net ) where I do roughly one speech per week.

HLC: When the host announced the name of winner from bottom to top, how do you feel? What went through your mind? Do you think you will win the first place?
NTK: There I was, sitting on the chair. My dad leaned over and said good job. When the host said that the judges had the final results I sat up straight and listened very closely. The host pulled out the names slowly. I can feel everyone in the room tense listening for the final results. The host pulled out the fourth placed winner. It wasn’t me, I took a deep breath. The judge slowly pulled out the second. The first word out was “Mr.” I tensed up and listened. He didn’t say my name. My dad leaned over and said that I won. I looked at him and I could tell that he was serious. The host, the president of VA NAACP Mr. Charles Gates, pulled out the second place card and said “I love this part and remember everyone is a winner” he said the other person’s name, then and only then I knew that I got first place.

HLC: Who direct you go into this field? Upon entering, how do you feel? Were you interested and passionate about learning or anything?
NTK: Three years ago when I was eight, my father took me to a public speaking class offered at the local recreational center. I did not know anything about this class; I didn’t know anything about public speaking. I just came because my dad said it’s important. When I saw what the class was, I thought this was a good idea because everything I do now will affect my future.

HLC: Where do you study oration? With whom and what’s the schedule like?
NTK: I study public speaking with Young Speakers Club (YSC), a non-profit organization in Fairfax, VA. We have class in a block of 8 weeks session. The class is one hour every week, on either on Wednesday, Saturday, or Sunday. After the session, we have a couple of weeks break; the class would start again. There are three levels. I am in last level, which the advance class. We spend more time doing debate, media training, and using speaking equipment. I would repeat the class many times to gain more speaking experience. I also learn a lot from YouTube, watching world champions and trainers.
.

HLC: Right now what school do you attend? After school , do you also participate in any activity, such as sports, art?
NTK: I am in the Advance Academic Program at Hunters Woods Elementary. I do violin, peacemakers, patrol duty, and chess club in the school. Outside of school hours I practice Taekwondo and Wushu seven hours weekly. I am a black belt candidate in Taekwondo and a green sash in Wushu.
I have been swimming competitively since 7 years old. Every summer I swim with Reston Swim Team - Ridge Heights Sharks six days a week. I did two swim-a-thon for fund raising. The last swim-a-thon, I swam 198 laps, which is about 3 miles. My favorite stroke is butterfly.
I used to go to Vietnamese school in Saturday at Thang Long. I also did 3 years of acting, and learn portraiture drawing for one year.

HLC: With ability to speak like that, what do you think is the profession you will follow?
NTK: I am still young and still exploring the world. I have not decided on what profession I’ll be studying. I just know that whatever I do, I’ll do my best.

HLC: Could you share with friends around your age your methods of learning, how you study and work?
NTK: I don’t really have a method of learning. I do use Quizlet a lot. It is flashcard program on the internet that helps me remember facts and study for tests. I also believe in hard work, and don’t quit until you are done with your work. I also believe in open mind, trying new things and taking challenges.

HLC: What difficulties do you have in learning and what do you do to overcome these difficulties?
NTK: I would ask my dad for advices and helps. Parents know best as they have been through things I am facing. My father would sit down and work with me until I understand and overcome the difficulties.

HLC: Does your family tell you about your origin? And have you thought about do something for the Vietnamese community in the future?
NTK: Yes, my parents spoke about how they live in Vietnam, and how my father family attempted to defect Vietnam and went to jail for it. I also have seen pictures of his rundown elementary school, where the local graveyard is the students’ playground.

I’ve passed flyers to Vietnamese school in the weekend to encourage Vietnamese kids to do public speaking to have better future. Many of the kids have joined Young Speakers Club, but they normally don’t stay there long. My father has also talked to me a lot about becoming somebody important in the future and making history. I am still young and don’t know all of the details or what I will be doing but I think it has something to do with Vietnam.
Sương Lam
#85 Posted : Friday, February 25, 2011 2:38:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Hello Hoàng Lan Chi,

"Nay, phải rời xa Mỹ, tôi buồn. Khi buồn, người ta dễ trở nên hiền! Vùng đại dương mới đó là Úc. Hai con không đứa nào chịu qua Mỹ. Khi đất không chịu trời, thì trời phải chịu đất!"
Ví von thật hay!
Với tài năng của HLC thì dù ở nơi nào, ở thời gian HLC cũng vẫn là HLC giỏi dắn, khôn ngoan mà. Sợ gì phải không HLC?
Dầu sao đi nữa, HLC ở gần con gần cháu vẫn có tình cảm gia đình hơn là sống "đơn thân độc mã" ở Mỹ. Biết đâu ở Úc lại là nơi HLC "phát triển tài năng" hơn ở Mỹ?
Question
Chúc HLC tìm được niềm vui mới nơi đất mới nhé và gặp thêm nhiều bạn mới nữa nhé. Cooling
hoanglanchi
#86 Posted : Monday, February 28, 2011 8:08:41 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chi ơi
Cảm ơn chị. Mùa đông này, vùng Oregon lạnh không? em ở CA, đỡ lạnh nhiều. Mong sẽ được như chị chúc chị nhé
em
hoanglanchi
#87 Posted : Monday, February 28, 2011 8:09:51 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


LanChiYesterday


Một ngày vùng mới


Sáng sớm

Chắc năm nay Thiên Mã cư Di hay sao mà tôi đi hòai. Lại mới từ giã thành phố biển, về đồng bằng! Về đúng hôm trời rất lạnh ( là với người California). Đêm lại bị cúp điện bất thình lình và tôi trùm hai mền. Vậy mà ngủ ngon (nhờ viên thuốc ngủ?). Đêm thứ nhì cũng lạnh nhưng không thuốc ngủ và đã có heat. Vẫn ngủ ngon.

Tuy Virginia lạnh hơn nhưng trong nhà hầu hết là 70 độ dù hè hay đông. Vì thế rất dễ chịu. Trừ vài nhà “cà chua”, nghĩa là trùm sò quá đáng, đã tắt heat ban ngày khiên tôi bị lạnh ( đương nhiên là sau đó kiếm đường vù!), còn nhà sau cùng tôi share thì khá dễ chịu. Một người bạn nói rằng “Dân California buồn cười. Ở nhà to đẹp nhưng cóc dám mở heat và cứ co ro vì lạnh. Cũng vì điện ở đây mắc.” Văn sĩ Nguyên Nhung cũng kể với tôi rằng một lần về CA vào mùa hè, chị sợ quá. Vì nóng, nóng nhưng chủ nhà không dám bật máy lạnh! Nguyên Nhung nói với ông xã “ Em không về CA ở đâu, sợ quá rồi”!!!

Tuy khỏang 40 độ nhưng ngòai đường CA khá dễ chịu. Chỉ mặc áo dày là đủ. Về vùng này, tôi sẽ tha hồ “cơm hàng cháo chợ”, khỏi cần nấu nướng chi cho mệt. Bánh khúc ngon hơn ở Việt Nam. Bún chả cũng vậy. Phở cũng thế. Xôi same same! Chỉ có bánh cuốn, tôi chưa thấy nơi nào như Tây Hồ ở Dakao của tôi cả.

Hôm dọn nhà, vì phải thu dọn đồ đạc từ mấy hôm trước nên khi lái xe trên free way, khá mệt. Đó là thứ bẩy, tương đối ít xe đấy. Hơn hai tháng, tôi ngủ ít vì tình trạng lạnh nóng. Cứ lạnh, bật heat. Khoảng một giờ sau, nóng, bò dậy tắt. Giờ sau lại lạnh, bật! Cứ vậy xáo trộn giấc ngủ. Đi học lơ mơ, quên bài, quên cả những cái rất dễ. Điều này gợi cho tôi nhớ năm nào, học chăm quá nên khi vào thi Y khoa bị rớt vì đầu óc quá mệt mỏi, rơi vào khoảng không, chả nhớ gì dù là phản ứng HCL với Na! Khi đi, cái tôi tiếc là …lơp học Anh văn. Ông thầy dậy rất hay. Tận tâm và sống động. Những cái review hàng ngày của ông giúp tôi hệ thống hóa và nhớ lại khá nhiều. Ông cũng sửa “pronunciation” khá kỹ.

Thôi thì thời gian còn ở đây, cứ ăn quà cho sướng vì chỉ ở vùng này, quà là giống Việt Nam nhiều nhất!

Sáng không sớm !

Sáng, tôi vừa ra Brookurst. Về nhà, ăn bò bía và uống một lúc ba thứ: cà phê sữa đá, yaourt và nước mía! Sợ mập nên mỗi thứ một chút rồi cất tủ lạnh, chiều thanh tóan tiếp! Nước mía ngon thật đấy! Viết cho người bạn “Cuộc đời Lan Chi hôm nay sẽ là cơm hàng cháo chợ!”

Căn phòng mới không nhìn ra cảnh như VA nhưng bầu trời xanh ngắt và nắng không rọi. Nắng chênh chếch nên phòng sáng trưng. Thú vị nhất là …cái bàn! Lùn vừa tầm tôi. Vì gõ computer nhiều nên lúc nào tôi cũng cần bàn thấp. Khi mới dọn về CA, ở thành phố biển, tôi khổ vì bàn cao và hẹp. Nay bàn dài, thấp, tôi thú vị.

Đi hỏi lớp học. Cuối tháng Ba. Vậy còn long nhong một tháng. Có lẽ sẽ đi chơi vài nơi trước khi sang Úc.
Khi dọn về đây, cái tôi tiếc nhất là …lớp Anh Văn! Ông thầy dậy rất hay. Những cái “review” hàng ngày của ông giúp tôi nhớ lại và hệ thống lại. Ông cũng sửa giọng khá kỹ. Ngòai ra tôi còn … hai con gái ở đây! Đi đâu tôi cũng có con gái cả. Ngày làm SOS, Julie là con gái vì Julie đẹp! Sau đó là Celine. Vì Celine đẹp! Tôi thích ngắm người đẹp nên một cô nhân viên SOS nói “…cứ đứa nào đẹp là con trai/con gái của cô Lan Chi hết!” Bây giờ Sachiko từ Nhật, đẹp và Jessica từ Cambodia, cũng đẹp! Tôi hay đi sớm và dành chỗ cho hai đứa con gái. Một chuyện buồn cười: chị Chinese nói Jesscia nhà xa lắm. Tôi trả lời “ I don’t know where she is”. Một cậu ngồi gần đó nghe lỏm được bèn ré lên “Why? You’ re Jessica’s mother!”. Tôi bật cười! Một số trong lớp biết tôi nhận là mẹ Jesscia và Sachiko! Khi biết tôi sẽ nghỉ học tạm move đi nơi khác, cả hai đứa đều buồn. Hôm cuối, mấy mẹ con rủ nhau đi ăn phở tiễn biệt. Tôi “biệt phái” cho Jessica mỗi ngày phải lấy bản “ review” cho tôi, hàng tháng phải lấy bài test và DVD rồi gửi cho tôi.



Sachiko, Lan Chi, Gale, Jesscia




Với hai con gái Jessica và Sachiko

Trưa

Vô tình ai đó gửi, tôi xem được Câu Chuyện Âm Nhạc do chị BH thực hiện với LH ( người có nick name dài nhất thế giới NNĐTVYKTMKT). Tôi mail cho LH “Ơ, tên chương trình giống Câu Chuyện Âm Nhạc của cô nương, nhỉ?”. Khi nào có dịp, tôi sẽ thực hiện trở lại chương trình này.

Chủ nhà mua rất nhiều báo. Tôi liếc sơ. Báo NV tôi ghét vì cái vụ “chậu rửa chân” (!), báo VB tôi không ưa vì cái gì quên rồi (!), báo Little Sài Gòn thì vô cảm ( cũng dành vô cảm cho Viễn Đông). Báo Viet Herald có vẻ ngon lành vì in khá đẹp và có lẽ bài vở cũng khá (chưa xem nhưng đóan là hình thức như vậy thì nội dung khó …là quá tệ!). Tào lao cho vui chứ tôi không đọc báo, xem net là đủ. Bác sĩ Thái Minh Trung nhận Bút Tre và khen báo đẹp, bài vở giá trị. Tôi công nhận. Chủ nhiệm Mộng Tuyền dễ thương ( không phải vì MT chi nhuận bút cho tôi đâu nhé!) mà MT mặt dễ thương, tính dễ thương và làm báo cẩn thận. Làm ẩu chỉ chết cái danh của mình. Ngày còn ở Hoa Thịnh Đốn, tôi hứa hẹn bao giờ Mộng Tuyền đến, tôi sẽ phỏng vấn Mộng Tuyền cho chương trình “Phỏng Vấn và Tìm Hiểu” của anh chị Bùi Dương Liêm ( Truyền hình Hoa Thịnh Đốn vùng Fairfax) nhưng chưa kịp thực hiện thì tôi bay sang California.

Tháng vừa qua, nhóm Hoa Thịnh Đốn xôn xao vì người giám đốc cũ của đài Việt Nam Hải Ngoại là bà Lưu Lệ Ngọc đã …mở đài phát thanh mới! Đài này chỉ on-line. Anh Đoàn Trọng Hiếu viết ở net “..tôi không tin đây là một đài phát thanh phục vụ đồng bào tị nạn cộng sản vì với thành tích giao du với đệ tam tham tán của Tòa Đại Sứ VC! Tôi thì chỉ khá ngạc nhiên là mình …ở ngay vùng Hoa Thịnh Đốn mà khờ ghê. Họ, giao du với Tòa Đại Sứ VC từ lâu. Họ, rủ rê móc nối cho nhiều vị “tăm tiếng” của cộng đồng gặp gỡ tên Đệ Tam Tham Tán Tòa Đại Sứ VC cũng từ lâu mà tôi không biết gì cả. Hèn chi khi vụ này nổ ra, nhóm Hoa Thịnh Đốn cứ im thin thít! Báo chí im, có lẽ từng dính chấu ăn uống với Việt Cộng? Nhà ngọai giao cũ im, có lẽ vì cũng dính chấu gặp Việt Công ở tư gia Lưu Lệ Ngọc? Chủ tịch cộng đồng im, thậm chí còn trao bằng khen (và bị khắp nơi chửi tóe khói), có lẽ cũng từng ăn úông với Việt Công ở nhà riêng Lưu Lệ Ngọc? Ố là la, người ta “Ngày chửi VC, đêm ôm VC” tá lả như thế ngay vùng tuyến đầu là Hoa Thịnh Đốn mà cô nương Lan Chi chả biết! Ngây thơ thật đấy chứ nhỉ?!

Chưa hết ngày nhưng thích dừng.

Tình chỉ đẹp khi tình dang dở
Ngày sẽ vui khi chưa hết một ngày!

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#88 Posted : Thursday, March 3, 2011 1:22:43 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)




LanChiYesterday

Vụn vặt nửa khuya

Trời đẹp, khá lạnh nhưng không gió. Tôi đem hồ sơ Úc ra nghiên cứu. Sau đó điện thoại cho người bạn để anh gọi dùm vài nơi. Số tôi có tả phù hữu bật nên tuy sống một mình không con cái bên cạnh nhưng những gì cần mà tôi không làm được đều có quý nhân phò trợ. Phải nói rõ tôi không làm được! Lý do, tính tự lập khiến tôi luôn tự làm nếu được. Chả thế mà ngày ở Virginia, đi làm rất gần, tôi chả đi free way bao giờ nhưng tình thế ở CA khiến tôi phải “hiên ngang xa lộ”! Việc hỏi nơi này nơi kia nếu là những dịch vụ như ngân hàng, điện thoại …, tôi tự gọi. Nói chuyện được thì tốt không thì tôi ra lệnh “Tìm interpreter cho tôi”. Và tôi kể cho bạn ở Việt Nam nghe “Đó tôi sống ở Mỹ sướng như vậy. Tôi là chủ, khách hàng đúng là thượng đế. Còn ‘thằng’ Việt Công nó rêu rao nhân dân làm chủ nhưng chính chúng nó bóp cổ nhân dân! Ở Việt Nam làm sao tôi dám chửi ‘thằng’ bí thư, ở Việt Nam làm sao tôi hoạnh họe được ngân hàng hay công ty điện thoại”! Các vàng “cô nương” đây cũng cóc về Việt Nam sống dù “cô nương” là người yêu quê hương lắm lắm. Như ai đó nói chỉ trừ phi bọn VC chóp bu …chết hết, (chết thê thảm như lời chúc của LS Lê Duy San! Cứ nhớ Tết vừa qua, ông Lê Duy San chúc VC chết thảm thương, Việt gian chết thê thảm gì đó, tôi buồn cười) giới trẻ lên lãnh đạo thay đổi đất nước đi theo con đường dân chủ tòan cầu thì họa may tôi về và lúc đó đóng góp ra sao, thế nào thì tùy hòan cảnh mỗi người…Còn những việc dính líu đến cảnh sát hay chính quyền thì để mau lẹ, tôi nhờ bạn liên lạc. Nhờ anh giúp xong, tôi chọc “Anh ạ, em đang học ESL nên phải nhờ anh thông dịch. Hai năm nữa, bổn cô nương sẽ tự thông dịch cho mình, và hai năm nữa cô nương sẽ thông dịch cho người khác như anh vậy” ! Không biết bốn năm nữa, Anh văn của Hoàng Lan Chi sẽ đến đâu nhưng cứ phét như vậy chơi. Anh mà.

Đang nghiên cứu hồ sơ, tôi lái xe ra khu trung tâm mua ly cà phê sữa đá ở Văn Bakery và hộp mít tươi về nhâm nhi. Ở đây sướng vậy đó. Tôi quá chán ở Los Angeles, vì hàng quán Việt Nam ít và đa số dở ẹt. Làm xong hồ sơ tôi liên lạc nhà nhiếp ảnh Nguyễn Kỳ. Nhớ ngày xưa Sài Gòn bỗng rộ phong trào chụp hình ở Nguyễn Kỳ. Ông “lancer” mốt chụp hình “mờ ảo”. Tiếc là hồi đó tôi chăm học và có lẽ bị cha mẹ nhốt quá kỹ nên chả biết gì và chưa hề chụp tấm nào ở Nguyễn Kỳ. Lần này, bà già Lan Chi sẽ chụp! Thực ra thời buổi bây giờ, “photoshop” làm tất. Nhưng để chụp được một tấm hình đẹp cũng cần tài nghệ của người chụp, biết lấy góc cạnh nào…Tôi rất thích phỏng vấn tìm hiểu những nét hay khía cạnh văn hóa của “Sài Gòn ngày ấy”! bài phỏng vấn Nguyễn Kỳ hứa hẹn nhiều thú vị vì ông chụp hình cho rất nhiều người. Tôi sẽ “khều” để ông kể về việc chụp hình cho “em gái Dạ Lan”.

Chủ nhiệm Sóng Thần, Phạm Bá Vinh còn lần khân chưa dọn về Dallas. Hôm trước Vinh còn rủ tôi về Dallas đấy. Tôi chơi tùm lum nhưng Phạm Bá Vinh là người mà tôi mô tả “cãi nhau trường kỳ” với tôi! Với Vinh, tôi như người bạn trai. Với vài người thì “bà chằng” Lan Chi lại có khi ngoan …hơn mèo! Đỗ Văn Phúc gửi mail “Bà chằng, tháng Tư tôi về CA dự đại hội CTCT. Mong gặp bà để xem bên ngoài bà chằng cỡ nào?!” Tôi gõ trả lời “Chằng hơn ở mail và phone là cái cẳng!”.

Này anh, em có chằng bao giờ với anh không nhỉ? Dường như không?
Này anh, em chỉ chằng với anh khi nói chuyện thời sự phải không?

LH thì viết “Cô nương có hai bộ mặt. Bộ mặt khi viết LanChiYesterday thì hiền từ giả nai, bộ mặt kia thì ‘đâm mấy thằng gian bút chẳng tà’”! Trong khi đó thì “Người tình CVA” của tôi ngày xưa viết rằng “Anh chỉ hiền với QG thôi!” Hôm nào tôi phải lan man về “hiền và dữ” mới được! Tất nhiên là phải có bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên trong đó nói về những cô Bắc Kỳ nho nhỏ!

Muốn viết tùy bút mà chả có thì giờ. Lớp lo học, lớp lo mục “Trò Chuyện Với Lan Chi”, lớp lo hồ sơ di trú…

Năm ngóai giờ này tôi chuẩn bị giã từ thành phố Ngàn Thông Portland về lại Virginia. Năm nay, giã từ thành phố biển Redondo Beach (Los Angeles) về Little Sài Gòn để chuẩn bị một vòng sang Brisbane! Một người quen viết mail “Chào mừng Hoàng Lan Chi người tình CVA đến Quận Cam”! Đọc mail anh tôi bật cười. Chả là anh, cũng một cựu dân CVA và từng biết nhóm CVA có thời xôn xao về bài viết “Hỡi người tình CVA” của tôi.

Khuya rồi, đi ngủ. Để nghe lại “Người tình CVA” do Pát Lâm phổ thơ Lan Chi tí vậy. Pat Lâm húyt sáo nghe hay, giọng Pat Lâm thuở trẻ chắc “gồ ghề” lắm!


http://www.youtube.com/watch?v=gV6tJQ_L0XM


( LanChiYesterday là những vụn vặt hàng ngày của Hoàng Lan Chi)

Khánh Linh
#89 Posted : Thursday, March 3, 2011 4:52:41 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi


LanChiYesterday

Vụn vặt nửa khuya

Số tôi có tả phù hữu bật nên tuy sống một mình không con cái bên cạnh nhưng những gì cần mà tôi không làm được đều có quý nhân phò trợ.


Có Tả Hữu Quang Quý thì đi đâu chị Lan Chi cũng không lo. Smile
quote:

Nhớ ngày xưa Sài Gòn bỗng rộ phong trào chụp hình ở Nguyễn Kỳ. Ông “lancer” mốt chụp hình “mờ ảo”. Tiếc là hồi đó tôi chăm học và có lẽ bị cha mẹ nhốt quá kỹ nên chả biết gì và chưa hề chụp tấm nào ở Nguyễn Kỳ.


Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Kỳ trước ở khu Tân Định, đường Trần nhật Duật trong một ngõ hẻm lớn đó chị.

Chúc chị may mắn và gặp nhiều cơ duyên tốt trong chuyến đi Úc châu sắp tới nha.

Rose
hoanglanchi
#90 Posted : Tuesday, March 8, 2011 1:21:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



[SIZE="3"]Nên chia sẻ tin tức thế nào?[/SIZE]

Hoàng Lan Chi


Thời buổi internet, việc chia sẻ tin tức hết sức cần thiết và thuận lợi. Trong hàng triệu tin tức, người A nhận được và chọn lọc để gửi, người B cũng vậy. Như thế tiết kiệm thì giờ đọc cho rất nhiều người. Nhưng vấn đề hôm nay tôi muốn đặt ra là : Chia sẻ tin tức thế nào cho tiện lợi nhất?

Tiện lợi nghĩa là sao? Đó là người gửi và cả người nhận không tốn nhiều thì giờ. Tuy hiện nay tốc độ internet đã tiến nhiều nhưng thực tế, có nhiều gia đình vẫn mua “plan” tối thiểu, vì thế rất chậm. Khi net chậm, download mail sẽ là một vấn đề phải nghĩ tới.

[COLOR="red"]Về phía người gửi[/COLOR]: nếu chỉ thỉnh thỏang gửi vài tin tức mà mình thú vị thì cứ FW ngay cái tin/e-mail nào đó mà mình thích. Người nhận sẽ không có gì phiền hà nếu trung bình một ngày nhận được 1-2 mail như thế từ bạn.

Nhưng nếu người gửi, muốn gửi nhiều thì nên chọn cách gửi, tạm gọi là “professional”.

[COLOR="blue"]Chọn lựa tin tức để gửi: [/COLOR]

1) Nếu là bài từ một trang web nào đó: bạn hãy right click để chọn properties, chọn đường link,copy đường này và bỏ vào e-mail sẽ fw.
2) Nếu là bài trong e-mail của một netter nào đó, xin copy bỏ vào word. (Cũng là cách mà bạn lưu trữ trong máy của mình. Vì bạn chọn cách “Người gửi tin chuyên nghiệp” thì phải mất thì giờ làm như thế!
3) Sau đó, hãy gửi một ngày khoảng 3 lần, sáng trưa tối. Mỗi lần khỏang 10-20 tin. Tất nhiên khi có tin vô cùng “hot”, thì gửi ngay nhưng nên để ở subject lời giới thiệu.

Như vậy người nhận khi xem những file attach, họ có thể chọn lựa để: 1) Xem tin nào họ thích 2) Tùy chọn delete vì không cần hay đã nhận từ người khác và đã xem rồi.

Điều này giúp người nhận: 1) Không bị nhận lắt nhắt một ngày cả 10-20 e-mails từ một netter nào đó. 2) Tiết kiệm thời gian nhận và download từ người nhận. Đây là cách tôn trọng thì giờ của bạn hữu khi bạn muốn gửi tin tức nhiều.

[COLOR="blue"]Cách gửi cho nhanh[/COLOR]

Nên lập nhiều “categories” trong “contact option”. Vd category Friend, Cousin, Family…

Khi gửi, click vào bcc để không ai biết địa chỉ ai và cũng là một cách tôn trọng bạn hữu, không để lộ địa chỉ e –maill của họ tràn lan ở net.
Tùy chọn để add tất cả các “categories” mà người gửi muốn. Vd tin nào chỉ gửi cho category Family và Cousin, tin nào gửi cho cả Family và Friend…, tin nào kèm file PPS mà có người thích/không thích nhận (vì net của người nhận, tốc độ download chậm…)

[COLOR="red"]Thái độ người nhận[/COLOR]

Nếu nhận có tính cách “professinal” như trên, thì không có gì để phàn nàn. Lý do : 1) Không bị nhận lắt nhắt 1 ngày/20 tin từ một người và như thế có thể nhận …100 tin từ 10 người gửi! 2) Tòan quyền chọn tin muốn xem.

Vì không bị “làm phiền” nên cứ nhận và không cần cám ơn. Lý do người gửi đã gửi rất nhiều tin. Trừ phi bạn muốn góp ý điều gì đó thì hãy “reply”.
hoanglanchi
#91 Posted : Tuesday, March 8, 2011 11:10:39 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)






Hoàng Lan Chi trân trọng giới thiệu nguyệt san Bút Tre số tháng Hai. Báo in đẹp và nhiều mục phong phú

Đặc biệt mục mà Lan Chi cộng tác với Bút Tre: Trò Chuyện Với Lan Chi !

Kỳ này Lan Chi giới thiệu Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông nói về Thanh Tuyền, Hà Thanh, Giao Linh và cảm hứng khi viết nhạc phẩm “Phiên gác đêm xuân”…

• Nguyễn Văn Đông lần đầu tiên tô son điểm phấn cho một người con gái. Đó là Thanh Tuyền! Để Thanh Tuyền làm gì?
• Nguyễn Văn Đông là người “lancer” Nữ Hoàng sầu muộn Giao Linh. Khi lần đầu đến gặp Nguyễn Văn Đông, Giao Linh như thế nào?
• Nguyễn Văn Đông đã có những bút hiệu gì khi viết tân cổ giao duyên, khi đạo diễn các vở cải lương Nửa đời hương phấn, Sân khấu về khuya…?
• Hãng dĩa Continental do Nguyễn Văn Đông làm giám đốc kỹ thuật đã lần đầu thực hiện các album riêng cho các ca sĩ như Khánh Ly, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long, Thanh Tuyền, Giao Linh..Đó là những album tên gì?

Tại sao quý vị không thử mua Nguyệt San Bút Tre để biết những điều thú vị trên, đồng thời xem thử Bút Tre có xứng đáng để quý vị coi là người bạn trong nhà không ?

Chỉ với 3 Mỹ kim, quý vị sẽ được giao báo tận nhà!

Lan Chi mời quý độc giả đặt mua Bút Tre tại : 480-459-9530


Trích đọan bài báo:

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời…..


Trích đọan 2

Với Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini Velo Solex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đỡ. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô. Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gỡ đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô. …

Trích đọan 3:

…Khi chấm dứt bài hát, Như Mai ngước nhìn tôi. Tôi hiểu ý nên mời cô bé lên gặp tôi trên khán đài và hỏi: “Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?”. Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi gập thân sinh của Như Mai và bàn chuyện đưa cô bé về Saigòn để đào tạo thành ca sĩ. Khi ấy, tôi còn độc thân, ngày ngày ăn cơm chợ, tối tối ngủ ở đơn vị, thật không tiện chút nào để đỡ đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế nên, sau khi bàn bạc với Ban Giám Đốc Hãng Dĩa Continental, tôi nhờ nhạc sĩ Mạnh Phát lên Đàlạt rước Như Mai về Saigòn, tá túc trong gia đình của ông, cũng là gia đình cũa đôi nghệ sĩ tài danh Minh Diệu-Mạnh Phát thời bấy giờ. Mọi phí tổn ăn ở do Hãng Đĩa Continental đài thọ. Tôi lên chương trình đào tạo và đặt tên mới cho Như Mai là Thanh Tuyền, ý muốn nói là giòng suối xanh của Cao nguyên Đàlạt.

Xin đặt mua Bút Tre để xem tiếp...!


hoanglanchi
#92 Posted : Sunday, March 13, 2011 12:43:28 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

1 số photoshows về các thân hữu Lan Chi



Photoshow các thân hữu ca nhạc sĩ của Hoàng Lan Chi

http://www.photoshow.com/watch/ms4xB7iH


Photoshow các thân hữu văn thi sĩ của Hoàng Lan Chi


http://www.photoshow.com/watch/fu8QY4ZQ


Photoshow thân hữu nhóm Thời Sự

http://www.photoshow.com/watch/hx8Re2Yx



Photoshow thân hữu nhóm Truyền Thông

http://www.photoshow.com/watch/dC3EX6xG


Photoshow nhà có hoa vàng và Lan Chi tại Redondo Beach ( Los Angeles)
hoanglanchi
#93 Posted : Sunday, March 13, 2011 9:45:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Hình Nguyễn Kỳ- February 2011


GIÓ THỔI ĐỒI TÂY HAY ĐỒI ĐÔNG

LGT: chúng tôi vừa được tin từ net, nhà thơ Phạm Công Thiện đã ra đi vào nơi xa lắm. Hoàng Lan Chi tìm trong ngày cũ, một bài viết của Lan Chi từ thuở sinh viên (1970) đăng trên báo Tiếng Vang, nguồn cảm hứng từ một bài thơ của Phạm Công Thiện. Xin gửi lại đây như một tưởng nhớ, rất khói sương về người thơ năm cũ.

Hoàng Lan Chi

Bài thơ này của Phạm Công Thiện đã được Lê Uyên Phương phổ, xin nghe tại đây

http://www.youtube.com/w...=N-Pbt...&feature=email



Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Mưa hạ ly hương nước ngược giòng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một thoáng em về trong giấc mộng
Mây trời bay trắng cỏ rừng cây
(Thơ Phạm Công Thiện)

Bây giờ là tháng chạp!
Trời tháng chạp u buồn đầy thương nhớ! Từng cơn gió heo may thổi lạnh lùng. Từng chiếc lá vàng úa rơi rơi. Tôi đứng trên đồi tây nhìn về phía đối diện. Ôi! Căn nhà xưa còn đó, kỷ niệm xưa còn đó. Nhưng nàng còn đó hay không?
Mười năm xưa, tôi đứng trên đồi đông, trong căn nhà yêu dấu, nghe tháng chạp về bằng những đợt gió heo may. Những đợt gió thổi ngang đồi đông mang theo cái rét mướt cắt da nhưng ngọt ngào êm ái. Cái rét đặc biệt của gió heo may miền bắc ngày xưa.
Mười năm qua, bây giờ tôi đứng trên đồi Tây nhìn về căn nhà dĩ vãng. Gió vẫn thổi, từng cơn gió lạnh lùng. Điếu thuốc gắn trên môi, tỏa làn khói xanh ngoằn ngoèo trong bầu trời trong vắt. Tôi nhìn theo luồng khói, đưa hồn về kỷ nhiệm ngày xưa.



Một
- Chú Văn!
Tôi giật mình quay lại. Trong bóng tối, đôi mắt Lê Huy sáng long lanh, nhìn tôi âu yếm, tôi hờ hững đáp:
- Anh gọi gì em?
Lê Huy đặt lên vai tôi, tôi khẽ nghiêng người tránh. Không hiểu sao, tôi có cảm tưởng cử chỉ ấy của Huy, cử chỉ mà mọi lần tôi rất vui thích đón nhận, hôm nay lại có vẻ giả dối vô cùng. Huy dịu dàng cất tiếng:
- Chú Văn! Dường như chú có điều gì phiền anh?
Tôi lắc đầu phủ nhận:
- Không! Em đâu dám thế? Huy xoay người tôi lại nhìn thẳng vào đôi mắt:
- Đừng dối anh, Văn! Anh biết chú buồn anh. Đôi mắt chú đã tố cáo điều đó. Nói cho anh nghe đi, chú buồn điều gì?
Tôi cúi đầu nhìn xuống đất, mắt chớp nhẹ.
Chú buồn điều gì! Làm sao tôi có thể nói được? Vâng! Lê Huy nói đúng! Tôi đang buồn anh! Cái buồn vô lý và vô lối. Tôi biết thế nhưng sao vẫn cứ buồn. Buồn héo hắt, buồn âm thầm và câm nín. Vâng! Làm sao tôi có thể nói với Lê Huy rằng tôi buồn anh chỉ vì anh sắp cưới vợ! Anh không còn là của riêng tôi, của đứa em trai 18 tuổi, ngang tàng, bướng bỉnh, kiêu căng, tự phụ nhưng tâm hồn đa cảm, đa sầu và luôn cả đa tình?
Không? Tôi không thể nói điều đó vì tôi biết nếu tôi nói, Huy sẽ vì tôi tất cả. Như thế chả hóa tôi ích kỷ lắm ru? Tôi đã trả ơn Lê Huy, người anh họ nuôi nấng, dạy dỗ tôi từ tấm bé với tất cả lòng thương yêu, công lao tựa trời biển không kém gì đấng sinh thành như thế ư?

Không! Lê Huy, người tôi yêu dấu nhất trên đời, Lê Huy thần tượng tôi mãi mãi tôn thờ, phải được sung sướng! Anh đã vì tôi, cho tôi tất cả. 18 năm trời nuôi nấng tôi, anh vừa là một người cha, vừa là một người mẹ, vừa là một người anh và luôn cả một người thầy nữa! Một người cha kính ái, một người mẹ hiền từ mẫu mực, một người anh bao dung và một người thầy tận tâm! Anh đã đem đến cho thể xác tôi sự sống và hơi thở! Anh đã đem đến cho linh hồn, trí tuệ tôi sự thông minh, suy luận. Anh đã khai sáng tâm hồn tôi, mở mang kiến thức tôi. Anh đã dạy tôi biết lẽ phải, cách xử thế và sống sao cho xứng đáng với danh nghĩa “người” bằng mọi giá tôi phải làm cho anh sung sướng! Hơn nửa đời người anh đã sống cho tôi, bây giờ là lúc anh sống cho anh. Tôi không thể ích kỷ giữ anh làm của riêng mình, bắt anh sống đời đời với tôi. Một cuộc đời đơn độc, không tình yêu, không gia đình! Không! Tôi không thể ích kỷ như thế được!
- Văn? Nói cho anh nghe, chú buồn điều gì?
Tôi ngẩng đầu lên, vòng tay ôm Huy vào ngực. Mùi hương quen thuộc xông vào mũi, tôi thấy lòng mình nghẹn ngào vì tình yêu thương đang cuồn cuộn dâng cao:
- Không! Em không có gì buồn cả! Anh đừng bận tâm vì em, Huy! Em quý anh! Em thương anh quá!
Huy mỉm cười nhìn tôi trong bóng tối. Đôi mắt anh vẫn tràn đầy âu yếm, nụ cười vẫn bao dung và giọng nói vẫn dịu dàng:
- Chú bé này hôm nay vớ vẩn tệ!

Hai

Hôm đám cưới Huy tôi vịn cớ có người bạn thân bị đau nặng thình lình để bỏ đi từ sáng sớm. Lê Huy có vẻ buồn. Tôi biết thế nhưng không thể nào ở nhà được. Từ một tuần lễ trước sự nhộn nhịp của Hoàng Mai Trang làm tôi bực mình. Khắp cả thị trấn nghe tin Lê Huy cưới vợ, đổ xô về trang trại chúc mừng. Người ta chăng đèn, kết hoa, thay rèm cửa, sơn quét tường vôi. Người ta dọn dẹp nhà cửa, cắn xén vườn hoa, rải sỏi lối đi. Tất cả chỉ để đón tiếp một người con gái, một người tôi ghét cay ghét đắng. Người con gái ấy sẽ là vợ Huy!
Từ một tháng trước, khi ngỏ ý cưới vợ với tôi, Huy có nói về người chị dâu tương lai ấy của tôi. Nhưng tôi chỉ hờ hững nghe. Xưa nay, tôi luôn luôn kính phục Huy, coi những lời Huy dạy bảo là vàng ngọc. Nhưng lần này, tôi đã nhếch mép cười khi nghe Huy nói về người chị dâu. Những lời Huy khen tặng nàng tôi cho là giả dối. Đối với tôi, nàng là cái gì xấu xa nhất trên đời! Tại sao tôi không cần biết! Tôi chỉ biết tôi ghét nàng, ghét tận xương tận tủy chỉ vì nàng là vợ Huy! Nàng là người Huy yêu thương là người đã san sẻ tình yêu của Huy cho tôi!
Cả ngày hôm đám cưới Huy tôi đi lang thang trong rừng. Súng trên vai nhưng tôi không buồn săn trong khi mọi ngày, săn bắn là thú vui tôi thích nhất! Tôi tìm một giòng suối, ngồi trên bờ ngắm giòng nước trong veo nghe nỗi buồn gậm nhấm con tim. Tôi buồn, buồn khủng khiếp và cô đơn lạ lùng. Cuộc đời tôi chỉ có Huy, bây giờ Huy không là của riêng tôi nữa, tôi còn có ai nhỉ? Tôi ngước mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Vài cụm mây trắng bay bay. Tôi yêu vùng trời Đà Lạt khi ngồi trong rừng bên bờ suối, ngắm mây bay. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy ghét Đà Lạt. Vì Đà Lạt đang tưng bừng mở hội để đón một người con gái xứ Thần Kinh về làm chủ Hoàng Mai Trang. Người con gái đã đem đến cho Lê Huy mùa xuân nhưng với tôi là cả một mùa đông lạnh giá như tên nàng: Tôn nữ Sầu Đông.
Sầu Đông! Sầu Đông! Tôi viết tên nàng lên bờ cát rồi hằn học dùng chân xóa đi. Tôi ước ao sao nàng cũng sẽ tan biến đi như tên nàng bị chân tôi vùi lấp để Lê Huy lại là của riêng tôi, chỉ một mình tôi!

Ba
Bây giờ là tháng chạp!
Trời tháng chạp u buồn đầy thương nhớ!
Từng con gió heo may thổi lạnh lùng. Từng chiếc lá vàng úa rơi rơi. Tôi đứng tì tay lên thành cửa số nhìn ra ngoài gió lồng lộng thổi. Không biết gió thổi đồi tay hay đồi đông? Tôi chỉ thấy gió làm thành từng cơn lốc xoáy hết tạt ngang đồi đông rồi đến đồi tây. Ừ! Mà không hiểu sao tôi lại thắc mắc gió thổi đồi tây hay đồi đông? Tại sao? Tôi cũng không hiểu sao? Cũng như tại sao, tại sao tôi lại yêu nàng?
Vâng! Tại sao tôi lại yêu Nàng? Nàng! Người con gái tôi ghét cay ghét đắng hồi chưa gặp mặt, Người con gái, tôi đã ước ao nàng tan biến như tên Nàng dưới chân tôi vùi lấp. Tại sao? Tôi không hiểu tại sao? Nàng đã hiện diện trong căn nhà trắng trên ngọn đồi đông này vừa tròn ba tháng. Ba tháng hiện diện của nàng, biết bao thay đổi đời tôi. Tôi vẫn biết từ trước cuộc sống của tôi sẽ không còn như xưa khi nàng về đây. Nhưng tôi cứ ngỡ rằng sự thay đổi đó chỉ là những nỗi buồn, cô đơn, thất vọng mà Nàng sẽ đem đến. Có đâu ngờ ngàng đã mở rộng cả một trời yêu đương cho lòng tôi.
Tôi yêu Nàng! Yêu ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ! Ôi! Những nỗi thù hận, oán ghét đã chắp cánh bay cao khi tôi nhìn vào đôi mắt nhung đen đẹp tuyệt vời. Đôi mắt u buồn, lặng lẽ, chất chứa một mùa đông lạnh giá. Tôi bị mê hoặc bởi mắt Sầu Đông từ giây phút ấy. Những ngày tháng kế tiếp chung sống bên nhau, giúp tôi hiểu nàng hơn và càng yêu nàng hơn. Những lời khen tặng của Huy trước đây về Nàng tôi thấy không đủ. Ở nàng tất cả đều toàn mỹ. Nhưng có một điều tôi không hiểu tại sao Nàng nhận lời làm vợ Huy. Tôi biết Nàng không yêu Huy. Cử chỉ, thái độ, lời nói và nhất là đôi mắt! Người ta chả bảo mắt là cửa sổ linh hồn gì đó. Nàng và Huy là hai thái cực. Bề ngoài Nàng có vẻ nghiêm trang ít nói nhưng tôi biết thật ra Nàng rất đa cảm, đa sầu, Nàng biết nhạc và yêu thơ. Ở Nàng tràn đầy tính chất mơ mộng và lãng mạn. Còn Huy, hoàn toàn trái ngược lại. Nhưng con người Nàng lại rất hợp với tôi. Chúng tôi nói chuyện có vẻ tương đắc, rất hợp ý nhau. Chính sự hòa hợp đó đã khiến tình yêu trong tôi ngày một dâng cao. Và sau này, một đôi khi nhìn vào đôi mắt nhung đen, tôi ngỡ ngàng thầm hỏi “Có phải… có phải Nàng đã yêu tôi?” Nhưng dù Nàng có yêu tôi thì chúng tôi cũng không thể yêu nhau. Tôi không quên nàng là vợ Huy, là chị dâu tôi. Tôi không được đặt tình yêu sái chỗ như thế. Vậy là tội lỗi vậy là đáng trách. Đáng phỉ nhổ. Vì tôi trả ơn Lê Huy, người cha thứ hai của tôi như thế ư? Không! Tôi không thể như thế được! Tôi không thể phụ tình người tôi kính yêu nhất trên đời như thế được. Giữa Huy và Nàng tôi phải chọn một! Và tôi đã chọn Huy! Nhưng không phải tôi quyết định được điều đó dễ dàng. Tôi đã băn khoăn nhiều. Thao thức nhiều. Đớn đau nhiều. Nhưng tối kia tôi mới quyết định hẳn: Chính Huy đã giúp tôi! Chỉ vô tình mà thôi! Vâng! Tối ấy, trong phòng khách, chúng tôi ngồi nói chuyện gẫu Huy đã mỉm cười ngâm tặng Nàng bài thơ trong ấy có nhắc đến lá Sầu Đông, Sầu Đông tên Nàng:
Tháng chạp về rồi bé nghe không
Gió đưa làm rơi lá Sầu Đông
Anh đem nắng nhốt vào đôi mắt
Nung chảy tim thành vạn giọt sương

Tháng chạp về rồi bé biết không
Không dưng lòng bỗng thấy băn khoăn
Xé tờ lịch cũ vơi năm tháng
Tình có phai dần theo tháng năm

Tháng chạp về rồi bé thấy không
Anh nằm trên cỏ nghe mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông
(Thơ Mường Mán)

Bài thơ thật hay! Thật dễ thương! Nhưng tôi bỗng ngỡ ngàng.
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông
Vâng! Hai câu thơ ấy đã khiến tôi ngỡ ngàng! Nhưng đã thức tỉnh lòng tôi! Phải! tôi không thể vô tình như biển: đã quên nước sông! Và tôi quyết định lựa chọn. Giải pháp cho sự lựa chọn là chuyến đi xa. Ngày mai, tôi sẽ rời khỏi nơi này. Tôi không thể ở đây trong khi tôi yêu Nàng. Yêu say đắm. Yêu thiết tha. Yêu điên cuồng. Ra đi để tìm quên. Để giữ trọn vẹn hạnh phúc cho người tôi yêu kính. Thôi! Giã từ Đà Lạt! Giã từ những người yêu! Giã từ đồi Đông! Ôi! Gió vẫn lạnh lùng cho lòng thêm tê tái.
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Mưa hạ ly hương nước ngược giòng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
(Phạm Công Thiện )

Bốn

Bây giờ là tháng chạp!
Tôi trở về đây sau mười năm xa cách. Đứng trên đồi tây nhìn về căn nhà dĩ vãng, nghe kỷ niệm khơi dậy theo giòng khói thuốc xanh. Mười năm qua gió thổi đồi Tây. Mười năm tôi long đong theo bóng chim gầy. Mười năm giấc ngủ cô đơn một đời tôi ôm ấp. Em có về trong giấc ngủ đêm nay? ôi! Tôi thấy mây trời mây trời bay trắng cả rừng cây…
Hoàng Lan Chi

( Vạn Kiếp năm 1970)




hoanglanchi
#94 Posted : Sunday, March 27, 2011 1:41:46 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Anh, sẽ bất tử như “Quê Hương Ngạo Nghễ”





Thế là chuyện phải đến. Anh đã ra đi thật rồi. Khi anh nằm bệnh viện, người bạn chuyển tin anh ra đi, tôi buồn. Rồi không phải. Dù đa đoan công việc, tôi cũng cố gắng cầu nguyện cho anh. Anh ra đi hơi sớm so với tuổi bây giờ.

Nhớ lại ..



Lan Chi phỏng vấn Nguyễn Đức Quang tại Virginia năm 2005


Thuở sinh viên, không biết từ đâu tôi nghe được bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”. Khỏi nói, tôi mê mẩn ngay tức khắc. Vì tôi yêu nhạc hùng, dân hùng và chí khí hùng. Tôi ghét ủy mị sướt mướt nên những câu như “Lê sau bàn chân gông cùm của thời xa xăm, đôi mắt ta rực sáng ..” mê hoặc tôi vô cùng.

Một bài khác cũng làm tôi xúc động không kém là “.. Không phải là lúc chúng ta ngồi mà cãi suông. Không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai bắc cầu?”
Tuy mê nhưng tôi bận học và không tham gia cái gì ngòai xã hội nên không hề biết tác giả là Nguyễn Đức Quang. Phong trào du ca ra sao, tôi cũng không tỏ tường.

Năm 2005, tôi gặp NĐQ đầu tiên khi anh đến Virginia để tham dự chương trình nhạc gây quỹ cho trẻ em gì đó ở Việt Nam. Ấn tượng sâu đậm nhất là khi tôi hỏi rằng đa số nhạc sĩ vê già, hay có khuynh hướng nghiêng về đạo có thể Phật, Chúa hay Thiền thì NĐQ trả lời , không bao giờ NĐQ viết những loại nhạc đó! Nghĩa là trái tim NĐQ lúc nào cũng thế, cũng rất trẻ trung, sôi nổi và luôn yêu đời, trong đời, chưa bao giờ muốn thóat đời..

Cũng trong 2005, tôi viết bài về một nhạc phẩm của NĐQ. Tiếc là tôi bị thất lạc bài đó. Chả hiểu web duca còn lưu lại không.

Nghe youtube ĐQAT phỏng vấn Quang, tôi mỉm cười. Rất ngang tàng khi Quang nói “ tôi thích thiên tả vì ..”.

Tôi không biết du ca nhiều nhưng nói rằng NĐQ phản chiến tức thiên tả theo nghĩa thích cộng sản thì tôi nghĩ có lẽ không phải. Những con người sống động, thích họat động xã hội thì luôn như thế. Anh đã đóng góp nhiều và nhạc phẩm “Quê hương ngạo nghễ” của anh là một hùng ca bất tử. Cho tuổi trẻ Việt Nam ngày xưa. Cho tuổi trrẻ Việt Nam ngày nay. Và cả cho tuổi trẻ Việt Nam ngày mai.

Ngủ yên, bình an nhé.

Anh, sẽ bất tử như Quê Hương ngạo nghễ..

Hoàng Lan Chi














hoanglanchi
#95 Posted : Thursday, April 7, 2011 1:37:50 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)




Thế Giới Mới -Dallas và bài Lan Chi

tapchithegioimoionline.com



Nhìn Lại Thoáng Ngày Xưa

Hoàng Lan Chi


Ra trường năm 71, tôi làm cho Tổng Nha Kế Hoạch ba tháng. Lúc đó ông Nguyễn Văn Hạnh là Tổng Giám Đốc. Sau này ông là Giám Đốc Văn Phòng Tị Nạn của chính phủ Hoa Kỳ. Cơ duyên bão Katrina xui khiến tôi gặp lại ông sau bao năm. Cũng từ Katrina mà văn phòng của ông cấp ngân khoản cho UBCNVB và đẩy đưa tôi có cơ hội phỏng vấn Ts NĐT để rồi sau đó về Uỷ Ban làm việc.


Sau ba tháng làm chuyên viên Nha Phối Hợp Viện Trợ cho Tổng Nha Kế Hoạch, tôi trở về Khoa Học, tiếp tục cao học và sau đó làm cho Ban Vật Lý Địa Cầu (VLDC). Lúc bấy giờ, quy chế của chúng tôi chỉ là 12giờ/1 tuần nên thì giờ còn lại, chúng tôi thường dạy thêm ở các trường tư. Tất nhiên phải chừa giờ để học cao học. Hồi đó, tôi dạy Hoá lớp 10 cho các trường Đồng Tiến (gần chợ Trần Quốc Toản), Truờng Thống Nhất (nằm trong khuôn viên của Binh chủng Dù- khu Bảy Hiền), đôi khi dạy thế cho vị giáo sư nào đó- ở Nguyễn Bá Tòng hay vài trường khác…về môn Việt văn.

Tôi còn nhớ năm 1975, tình hình sôi động nhiều ngay từ đầu năm. Khi Ông Trần Văn Hương lên làm tổng thống, chính phủ cho phép phụ nữ và trẻ con được xuất ngoại với điều kiện phải đóng tiền. Thuở ấy, một phần ngây thơ, một phần rất yêu quê hương nên đọc tin ấy, tôi thấy buồn lắm. Tôi không có ý tìm đường ra đi chút nào. Tôi còn nắm tay cậu em họ cùng tuổi, hiên ngang phán " Dù có ăn rau muống, quê hương vẫn là hơn"!

Tuy vậy, những ngày tháng tư, Vc pháo kích nhiều. Mẹ tôi lo lắng. Anh chị em thì chỉ mới có bà chị cả có gia đình. Chồng chị là truởng phòng của Đài Truyền Hình Sài Gòn cũng tìm cách ra đi. Cậu em kế tôi cũng vậy. Tôi thì ngây thơ, cứ nghĩ rằng " Làm sao Mỹ bỏ rơi được miền Nam, tiền đồn chống cộng sản! ".

Ngày 20, chàng Hải Quân qua nhà và mẹ tôi bảo "Hay cô đi với nó đi". Tôi bĩu môi. Tôi không yêu anh ta, chả có lý do gì tôi phải đánh đổi cuộc đời mình để đi theo anh ta ra nước ngoài. Nhưng nghe anh ta dặn dò "Pháo kích nhiều quá, tối ngủ Quỳnh cẩn thận nhé', tôi có chút xao xuyến.

Ngày 22, ở tư thục Đồng Tiến tôi mở đầu giờ dạy bằng:
-Các em đi được thì đi nhé. VC tàn bạo, không sống được đâu.

Ngày 25, tôi ở nhà. Ngơ ngác. Nghe radio, đọc báo và chẳng biết gì hết. Mình khờ, gia đình cũng khờ. Chị tôi vẫn chưa tìm được"tuyeau". Em trai tôi cứ lang thang bến tầu rồi về.

Ngày 29, pháo kích nhiều hơn. Tâm trạng ở nhà khác, có vẻ yên tâm hơn ở nhà mình làm tôi chạy lên nhà chị ở đường Tự Đức. Thật khờ, đó là vùng cửa ngõ tiến vào Sài Gòn và ngay sát Đài Phát Thanh.

Trưa 30, nghe tin Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng, tôi tuởng như mình nằm mơ. Bầu trời Sài Gòn lúc ấy đang nắng bỗng sầm tối trong chốc lát. Một giờ sau, tôi phụ chị đem tất cả quần áo quân đội, sách Anh Văn, hình ảnh, tất tật những gì dính líu đến Mỹ đem ra bỏ ngoài đường. Chung quanh mọi người cũng vậy. Tôi bôi sơn móng tay, cắt ngắn móng và trở về nhà ở Gia Định.

Trưa mùng 1, một cậu trong ban Vật Lý Địa Cầu đến nhà. Tôi ào ra mừng rỡ. Tưởng như trải qua một cuộc bể dâu rất lâu. Cậu nhắn tin thầy Nguyễn Hải bảo tôi vào trường trình diện ngày mai. Lúc đó tôi ngây thơ không biết. Sau này mới tỏ cậu ta gốc Bến Tre và bây giờ, cậu ta đang là ...Khoa Trưởng Khoa Lý của Đại Học Khoa Học Sài Gòn!

Mùng 2 tháng Năm, chúng tôi tụ tập trong sân trường. Bọn VC nằm vùng như La Thị Cang, giảng nghiệm viên cùng Ban VLDC với tôi, đang ở trong phòng của Uỷ Ban Quân Quản để ra các chỉ thị. Một số VC nằm vùng khác lộ mặt, đa số xuất thân từ Ban Địa Chất của Ô Trần Kim Thạch. Số VC nằm vùng này được hỗ trợ bởi bọn 'ăn theo' mà chúng tôi gọi là "Cách mạng Ba Lẻ Bốn". Các phòng đều bị niêm phong. Có lẽ Vc sợ mọi máy móc, tài sản bị phá huỷ chăng. Nhưng phải thừa nhận, y hệt cuộc cuớp chính quyền của Việt Minh năm 1945, tại Đại Học Khoa Học, VC nằm vùng chuẩn bị sẵn nên họ đã vãn hồi trật tự ngay từ những ngày đầu tháng Năm.

Chúng tôi ngồi nói chuyện ở sân trường chờ đợi đến phiên vào ghi danh.

Sau đó khoảng ít tháng, cái gọi là Uỷ Ban Quân Quản UBQQ của Khoa Học phổ biến việc học chính trị. Tôi còn nhớ, các giáo sư trung học (Vc gọi là giáo viên) chỉ học vài tháng, còn chúng tôi phải học một năm. Tất cả các trường đại học của Sài Gòn tập trung học lý thuyết ở Đại Học Luật Khoa vì trường này mới xây, giảng đường khá lớn. (Sau này VC đổi là Đại Học Kinh Tế). Khi thảo luận tổ thì trường nào về trường đó.

Khi đi học, chúng tôi trở lại nghịch ngợm như thuở học trò. Đám chúng tôi lên lầu 2 và giỡn nhiều hơn học. Tuy vậy, tôi còn nhớ một lần cán bộ giảng như sau:
-Chúng ta phấn đấu để làm sao mỗi nhà có một loa!

Cả đám trên lầu chúng tôi phá ra cười. Nếu mỗi nhà có một loa chắc ..mọi người phát điên hết? Lập tức ngày hôm sau, Thành Uỷ phải cử một cán bộ khác đến giảng.

Tôi cũng nhớ, khi thảo luận tổ, tôi là người thắc mắc "Tại sao yêu nước lại là yêu xã hội chủ nghĩa?". Vô lý quá, nước là thực thể ám chỉ quốc gia Việt Nam và tôi yêu quê hương tôi. Không dính líu gì đến cái gọi là chủ nghĩa cả. Chủ nghĩa chỉ là một chính thể áp dụng cho một quốc gia như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản. Tất nhiên Vc còn nhiều cái ngu xuẩn và ngang nguợc khác mà tôi không muốn nhắc lại vì đã có quá nhiều người viết rồi.

Một lần trong giờ thảo luận tổ, tôi đã nghịch ngợm sửa dấu phẩy trong câu " Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tâp thể" thành "Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ tập thể"! Tuyệt vời, chỉ đổi cái dấu phẩy, khẩu hiệu của VC bị biến nghĩa nhưng là nghĩa đúng chứ không nguỵ nghĩa như VC rêu rao. Đó là đảng thâu tóm tất cả mọi thứ trong tay mình từ lãnh đạo nhà nước rồi quản lý nhân dân và kiêm luôn cả cái làm chủ tập thể! Nghe nói ngòai tôi cũng có ai đó sửa như thế. Xem như chí lớn gặp nhau. Cũng như lúc đó chúng tôi rất thú vị với câu đối của vô danh:

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do!

Sau một năm học chính trị, chúng tôi cũng được cấp cái gọi là "Chính Trị Mác Lê". Ban Giám Hiệu, tên mới của bộ phận điều hành trường- trường cũng đổi tên là Đại Học Tổng Hợp (Văn Khoa bị sát nhập vào với chúng tôi và chỉ coi như cơ sở 2. VC không đánh giá cao những bộ môn như Văn Sử Địa và nhất là Triết.) – xét vào biên chế. Công nhân viên-cũng tên gọi mới, ở trong tình trạng hồi hộp…

Đích thân Hiệu Trưởng Lý Hoà mời tôi lên văn phòng vì tôi ở vào trường hợp khá đặc biệt; tôi tốt nghiệp Cử Nhân Hoá Hữu Cơ nhưng làm bên Ban VLĐC tức tréo cẳng ngỗng. Lý Hoà đề nghị tôi coi thư viện khoa lý. Tôi nhận lời gấp vì sau 75, tự nghĩ còn học hành gì nữa, thôi thì về một mình một cõi cho yên thân.

Mà một cõi thật vì sách giáo khoa mới rất ít nên các "cán bộ giảng dạy" phải vào mượn sách nơi tôi. Cán bộ giảng dạy là tên mới gọi chung tất cả chúng tôi. Truớc 75, Giáo sư đại học phải có bằng tiến sĩ quốc gia hay tiến sĩ đệ tam cấp. Còn dạy thực tập thì gọi là giảng nghiệm viên hoặc chưa vào ngạch giảng nghiệm viên thì gọi là nghiệm chế viên. Tôi ghét tên cán nào thì khi hắn mượn sách tôi bảo" Người khác mượn hết rồi!". Hành xác hắn chừng hai, ba lần mới cho mượn! Còn với "phe ta" thì khỏi nói. Vào tận kho tha hồ lựa và tha hồ mượn, không giới hạn số lượng!

Tôi làm ở đây đến 1983 thì xin nghỉ với lý do gia đình, thực tế là nộp đơn xuất cảnh Úc do cô em chồng bảo lãnh.

Bao năm trôi qua, giờ đây nhớ lại ngày ấy năm xưa mà lòng ngậm ngùi vô hạn. Bao tang thương dâu bể cho chúng tôi. Từ Giáo Sư Nguyễn Hải, Trưởng Ban Vật Lý Địa Cầu, Giám Đốc Hải Học Viện Nha Trang, "patron" của tôi, chết trên đường tìm tự do cùng hai con; đến anh bạn Huỳnh Kiêm Diên ban Hạt Nhân sau bao gian nan, đến được vùng đất hứa thì than ôi, năm 2006, anh bị du đãng Mỹ giết chết.

Nhóm Khoa Học, ban Lý chúng tôi giờ đây nơi đất khách quê người còn dăm mống, vẫn liên lạc với nhau qua e-mail, chia sẻ chút vui buồn đời tị nạn.

Hoàng Lan Chi


hoanglanchi
#96 Posted : Saturday, April 9, 2011 12:59:06 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
"LanChiYesterday" : “Ngòi bút” của tôi!


Năm này Mèo. Mất nước năm Mèo. Tôi không yêu mèo. Không phải vì tôi tuổi chuột mà vì tôi không thích súc vật bằng hoa.

“LanChiYesterday” là gì nhỉ? “Nhật ký” thì phải là hàng ngày, nhưng ở đây không phải. Tôi không viết hàng ngày hay hàng tuần, hàng tháng mà chỉ viết khi nào có hứng! Như vậy có lẽ “lai rai ký” thì đúng hơn chăng cho những vụn vặt của tôi? Những “lai rai ký” là viết về đời sống quanh cá nhân tôi, với những người tôi đã hay đang quan hệ, với những sự việc tôi đã hay đang trải…Hiện nay, nhiều netters viết “lai rai ký” của họ trong các mục Tùy Bút hay Tâm Tình của một trang web nào đó. Với tôi, "LanChiYesterday" được gửi đi cho nhiều “categories” của tôi, dễ đến mấy trăm người, đồng thời gửi lên vài web. Từ các thân hữu, đôi khi họ “post” lại ở web cá nhân, hay đăng báo của họ, hay tiếp tục fw, nếu họ muốn chia sẻ …

Tôi không thích đi Úc nhưng vì hai con ở đó mà phải đi. Tôi thích ở Mỹ hơn. Đôi lúc tôi lẩn thẩn và hối tiếc, hối tiếc rằng, phải chi tôi lập gia đình khác vào năm 90, có chồng, đẻ con khác, biết đâu bây giờ cuộc đời có hướng khác. Theo “phải chi” có tính “ chủ quan”, có thể là mái gia đình mới, hai con mới và biết đâu cả gia đình đang ở Mỹ!

Tháng vừa qua lại có việc phải về Los Angeles. Sáng đi, trời còn lạnh. Trưa về, trời nóng. Và tôi mail cho một người bạn với “subject” như sau “Cởi áo trên xa lộ”! Anh bạn reply “Ngày xưa, qua cầu cởi áo cho nhau. Bây giờ qua xa lộ, LC cởi áo cho ai thế?’”! Tôi phá ra cười “Trời nóng và xa lộ đang kẹt, một chuỗi dài xe, LC bèn cởi bớt áo ngoài . Xui, vừa cởi xong thì đường thông. LC cài lại “belt” không được vì nó trở chứng. Phải ba lần, LC mới cài được. Tội thì thôi, mấy cái xe phía sau phải chờ cho bổn cô nương cởi áo xong mới được đi!”

Một chuyện khá tiếu lâm khác. Một anh bạn từ xa ghé chơi. Tôi, không thích ngồi đồng ở quán cà phê, chỉ yêu thiên nhiên. Rủ nhau ra một cái “park” nhỏ. Đi lang thang cả hơn hai giờ, khi muốn quay về thì trời ạ, anh ta không nhớ xe để đâu. Mà anh ta thì đã xơi ba tô phở trước khi đến đón tôi! Tôi thì chẳng những không có tô phở nào mà lại theo đúng “regime” hàng ngày là sáng trái cây, trưa sữa, chiều mới là “big meal”. Vậy là đói lả người. Nơi công viên chả có gì, trong túi tôi và anh bạn cũng chả có gì, vì tôi đâu biết là bị đi bộ nhiều như thế. Tìm chưa ra, tôi đi không nổi nữa vì …đói quá, bèn nói anh bạn tìm một mình rồi lái xe lại đón. Chờ mười phút, tôi gọi cho một người bạn khác, (cư dân Orange County) “Anh làm ơn kíu bồ LC với. Tai nạn!” “Tai nạn gì!” “Em đói quá, ở đây đang không có gì ăn. Anh ghé cho em về nhà!” “Trời đất ơi?”! Tôi giải thích, anh bạn nói khoảng bẩy phút sau anh sẽ gọi. Khi anh liên lạc lại, báo tin đang làm việc dở, cũng phải mất nửa giờ mới lại đón, thì anh bạn kia cũng gọi “Cô nương ráng nhịn …đói, tôi tìm thấy xe rồi. Sẽ đón ngay! Cho ăn cá nướng!”

Ố là la! Trên đường đi, tôi cằn nhằn “Anh không biết tôi là huyết áp thấp sao. Mấy người huyết áp thấp xấu đói lắm. Khi đói, dễ lả người!”. Dù sao thì sau đó ăn cá nướng cuốn bánh tráng với “chấm chấm mút mút” mắm nêm thì coi như đền bù !

Tối về, mail cảm ơn anh bạn kia thì anh ta dám chọc tôi “…không những xấu đói mà còn xấu tính nữa vì bỏ bạn giữa đường!” Ơ, phải thanh minh thanh nga là nếu tôi đói quá, bị xỉu, ông kia chở vào nhà thương thì còn ra thể thống gì cơ chứ! Thôi rút kinh nghiệm! Từ nay, ông nào rủ đi chơi, tôi sẽ thủ bằng cách xơi ….ba tô phở trước khi đến hẹn!

Lần đầu tiên, đi chùa ở CA kể từ khi đến. Tìm cũng vất vả vì khi gọi, ông thì không biết vì theo đạo chúa, ông thì không nhớ địa chỉ, chỉ biết khúc đó đó…! Tôi ghé chùa Sư Nữ, be bé chỉ có tám cô tu. Chùa Việt Nam gần đó thì lớn, khuôn viên bên ngoài hao hao chùa Xá Lợi.



Một chuyện không vui là tôi “bị” nhận mail từ một ông ở Dallas. Ông này là lính, tạm gọi là A. Ông ta gửi lần thứ nhất bài viết “Ai Phản bội chúng tôi”, tôi delete không đọc. Sau đó vài hôm, tôi lại nhận từ A, nội dung là …chửi B ( một chủ tịch TCCD mà tôi cũng quen). Sau khi đọc, tôi “reply all” với bút hiệu Trương Duy Linh (là bút hiệu thứ hai, tôi dùng đã nhiều năm nay, thường để viết bài về thời sự). Tôi nhận xét cả 3 đều có phần khuyết điểm: A, B và cả Saigon Mall.

Nội dung tóm tắt là dịp tết vừa qua, Saigon Mall tặng lịch có ngày lễ của Việt Cộng; Saigon Mall đã thu hồi; 2 thân chủ không trả; bây giờ môt nick nặc danh là Nguyễn Ngọc Thanh gửi bài viết trên, với nửa sai nửa đúng, nội dung là “nhục mạ” 2 cộng đồng và cả Hội Cao Niên Dallas For Worth là làm “khuyển mã” cho Saigon Mall.

Sau đó cả B lẫn Saigon Mall đều gọi, kể cho tôi nghe tự sự. Lẽ ra sự việc ngưng ở đó thì không sao nhưng … A ngang ngược, nhất định vu cho là B “chửi” mình (trong bản Tường Trình của Tổ Chức Cộng Đồng DFW do B viết) và A bắt B phải xin lỗi! Tôi nghe nguồn tin A …sẽ xách động liên hội, xách động chiến sĩ để …biểu tình chống B!

Tôi, nộ khí xung thiên (!) vì sự ngang ngược của người lính A này, vì rất thương B (Là chủ tịch cộng đồng tương đối trẻ, đang mang trọng bịnh, nhưng vẫn tranh đấu và tham gia cộng đồng rất hữu hiệu.) Dallas For Worth, theo tôi nhận xét, là một vùng đất nhỏ nhưng giữ lằn ranh quốc cộng thì không đâu bằng. Vùng tuyến đầu, Hoa Thịnh Đốn nơi tôi cư trú trước kia, thua xa vì chống cộng rất …ỡm ờ, nhất là dưới thời của Đỗ Hồng Anh! Chính Dallas For Worth đã tổ chức hết sức thành công với cuộc biểu tình có cả trên 5,000 người tham gia để chống vụ treo cờ đỏ ở Đại Học UT. Cũng chính DFW, đã biểu tình thành công rực rỡ, chống văn công Đàm Vĩnh Hưng! Cũng chính DFW, vì cuộc biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng, đã bị bọn việt gian kiện!

Vậy mà nay, “cậu em tôi’ (tôi đùa gọi Chủ tịch Tarrant như thế vì chúng tôi giao hảo đã nhiều năm trong cùng chiến tuyến người Việt quốc gia) đã trọng bịnh, đã hy sinh làm việc cộng đồng như thế mà chỉ vì ganh ghét/đố kỵ cá nhân, người lính A đã tung net bài không kiểm chứng của Nguyễn Ngọc Thanh, lại còn ngang ngược đòi “em tôi” phải xin lỗi, cái lỗi mà “em tôi” không hề có. Quả là ngang ngược của một kiêu binh! Chẳng qua, chỉ vì A “thân thiết” với Chủ tịch Liên Hội CCS và nghĩ rằng, A có thể lèo lái Liên Hội theo ý kiến cá nhân của A! “No way”, Liên Hội chỉ là cầu nối giữa các Hội đòan quân nhân và tôi tin các người lính khác của Dallas, biết rõ trắng đen!

Tôi thực hiện phỏng vấn 4 vị liên quan: 2 chủ tịch Tổ Chức Cộng Đồng, chính cơ sở Saigon Mall và Chủ Tịch Liên Hội CCS. Cả 3 người trên trả lời, ông Chủ Tịch Liên hội thì từ chối với lý do “chờ liên hội”! Qua những câu tôi hỏi Chủ tịch Liên Hội, “ người ngu xuẩn” nhất, cũng đóan được vì sao Chủ Tịch không dám trả lời. Nội một câu thôi “Ông biết vụ lịch từ bao giờ”, đủ cho Chủ Tịch ngắc ngứ! Đa số mọi người biết Chủ tịch Liên Hội khá “thân thiết” với A!

Bài phỏng vấn với 3 người trả lời, đã nói rõ vấn đề.

Nhưng một điều hết sức bất ngờ đã xảy đến. Bà XYZ, một trong hai vị thân chủ, từ chối không trả lại lịch khi Saigon Mall đòi, đã không dưng nhảy xổ vào với thái độ…rất khó hiểu. Đó là bà ta, vào topic Văn của tôi ở web ABC (vì bà ta cũng là thành viên của web này, như tôi vậy) , rồi liên tục viết PM (Private Message) và cả post chính thức trên net, trong Văn (coi như nhà của tôi) với những hành động như bịa đặt, sỉ nhục, lăng mạ…Tôi không thèm chấp dù bà ta lớn tuổi hơn tôi, tôi chỉ yêu cầu Ban Điều Hành trang web ABC , delete những post đó, sau khi tôi yêu cầu bà ta xóa nhưng bà ta cứ lỳ lợm không làm. Ban Điều Hành web ABC đã “delete” hết những post của bà ta và xóa luôn cả topic, tôi nêu khiếu nại với Ban Điều Hành.Tôi đóan họ muốn giữ cho web của họ được “an bình”! Trước khi Ban Điều Hành “delete”, mọi “vết tích” đã được tôi “print screen” đầy đủ. Mục đích, tôi muốn lưu trữ mọi hành động “quậy” của XYZ để trình tòa sau này nếu bà ta tiếp tục hành động bậy! Tôi, không bao giờ trả lời nick ảo, nhưng với người thật, tôi đối thoại thẳng thắn! Mọi vu khống, bịa đặt từ “người thật”, sẽ được trình tòa khi cần!

Vài người Dallas gọi cho tôi kể về vụ bà và ông chồng ở quán ăn đã này nọ nhưng tôi coi đó là chuyện cá nhân của bà. Tôi chỉ suy nghĩ, như vài người bạn của tôi, đó là có mối giây liên hệ nào giữa bà XYZ này với nhân vật Nguyễn Ngọc Thanh chăng? Phải chăng, NNT là đồng tác giả của vài người và bà là một? Chỉ điều đó mới giải thích được thái độ “điên cuồng” của bà khi không dưng, chạy vào topic của tôi viết linh tinh!

Cách viết của bà giống như ngăn cản tôi tìm hiểu Nguyễn Ngọc Thanh là ai!

Bà lầm!

Tôi không có nhiệm vụ gì ở đây. Tôi, đã phỏng vấn cho sáng tỏ vụ lịch Saigon Mall. Hết.

Việc điều tra Ai là Nguyễn Ngọc Thanh, là việc của cộng đồng DFW. Họ đã bị NNT sỉ nhục, lăng mạ, coi là “khuyển mã” của Saigon Mall, thì họ có nhiệm vụ tìm hiểu!

Việc tìm hiểu vì sao người lính A lại tiếp tay Nguyễn Ngọc Thanh, gây xáo trộn cho cộng đồng bằng hàn động đưa bài viết của NNT lên net, là nhiệm vụ của các người lính vùng Dallas. Họ, sẽ phải “làm sạch” để tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Tôi, đã giúp “em tôi”, người Chủ Tịch Tarrant, đến thế là đủ.

(xem vụ này tại đây:
http://tvvn.org/forum/en...%BB%9F-Dallas-For-Worth)

Dùng “ngòi bút” để hỗ trợ người quốc gia, đó là một đóng góp nhỏ nhoi, trong phạm vi có thể, của tôi!

Tôi đã và đang nghĩ thế!

Hoàng Lan Chi





hoanglanchi
#97 Posted : Sunday, April 10, 2011 4:16:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
"LanChiYesterday" có tại Dăc trưng

http://dactrung.net/dtphorum/m492182.aspx

ThuVienToanCau

http://tvvn.org/forum/en...ot-c%E1%BB%A7a-t%C3%B4i

Từ bao năm nay, các web trên, Lan Chi đăng bài cùng lúc với với PhuNuViet.

Trước kia, còn có o TheGioiNguoiViet. net. Từ khi web này làm lại, Lan Chi chưa mở lại.

Sẽ mở lại.

như tùy bút /tạp ghi/Trò Chuyện Với Lan Chi, Câu Chuyện Âm Nhạc ..., Lan Chi hiên diện ở 4 web, và hệ thống mail gần 1,000 người qua 5 categories của Lan Chi




hoanglanchi
#98 Posted : Sunday, April 10, 2011 8:31:43 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Trò Chuyện Với Lan Chi: Vũ Tích Văn, người Việt trẻ dạy Havard Và phim “Yes, Yesterday”

LGT: “Trò Chuyện Với Lan Chi” là một chuyên mục của Bút Tre Arizona với mục đích phỏng vấn người và việc trong cộng đồng người Việt hải ngọai khắp nơi. Kỳ này mời độc gỉa xem buổi trò chuyện giữa Hoàng Lan Chi với Vũ Tích Văn, người Việt trẻ được mời dạy tại Đại Học Havard, Johns Hopkins, Claremont Mckenna College, đồng thời cũng là tác giả phim “Yes, Yesterday”. Phim này đoạt giải nhất trong một cuộc thi ở New York. Xin mời nghe tâm tình Vũ Tích Văn với Hoàng Lan Chi.


Bản dịch của ô Đỗ Văn Phúc ( Austin )





HLC: Xin chào Vũ Tích Văn. Tôi được biết ngòai việc Văn là tác giả cuốn phim “Yes, Yesterday” đọat giải tại New York Festival 2010, thì Văn còn được mời dạy tại một số Đại học ở Mỹ. Xin kể chi tiết? VD dạy ra sao, môn gì…
VTV: Xin chào cô Lan Chi. Thưa cô, Công ty Training The Street, nơi cháu đang làm việc, là công ty đứng đầu trong việc cung ứng các lớp học về khuôn mẫu tài chánh và lượng giá cho các ngân hàng đầu tư trên Wall Street, các trường cao đẳng và đại học về doanh nghiệp. Cháu từng phụ trách về đầu tư cho Merrill Lynch và các dịch vụ mua bán tri gia 2.8 tỷ đô la của International Securities Exchange cho Deutsche Boerse, và 3.4 tỷ đô la tiền vốn cho US Bancorp. Cháu cố gắng dạy cho sinh viên khả năng họ cần có để làm các dich vu chuyển nhượng mua bán như thế, và các lớp kế toán, tài chánh công ty, lượng giá, và lập mô hình tài chánh. Để biết hết các lớp, xin xem ở trang web
www.trainingthestreet.com.

HLC: khi dạy như vậy, Văn có những thuận lợi và bất thuận lợi gì?
VTV: Cháu rất thích việc giảng dạy, vì thế có rất nhiều thuận lợi. Thật thích thú khi mình nói với các sinh viên về điều mà họ đang phải vật lộn; rồi thì họ chợt hiểu ra một cách rõ ràng. Cháu rất hài lòng khi dạy ở vài trường nổi tiếng. Cháu cũng làm cho lớp học sôi nổi thêm bằng cách chiếu các video và cho nghe nhạc, điều mà các giáo sư khác không làm. Cháu cũng gặp nhiều người thú vị. Có lần một sinh viên hoàng tộc Qatar mời cháu đến nơi ở anh ta vì cháu muốn đến xem các con báo. Anh ta mời cháu ăn bữa ăn truyền thống rất ngon, có nguyên một cái đùi cừu và con cá dài đến 3 feet. Tất cả đều ngồi bệt trên sàn nhà và ăn bốc trong khi nghe họ tranh luận nhau về con quỷ là do đất hay bụi hạt là chất kỳ ảo nào đó. Nhưng xui cho cháu là các con báo đã được người anh đem đi tắm, nên cháu không được xem.
Điều bất thuận lợi là phải đi đây đi đó nhiều quá. Nhưng dù sao cũng là điều hay.

HLC: Sinh viên có kỳ thị giáo sư Á Đông không?
VTV: Cháu dạy nhiều nơi, từ Ohio cho đến New York, Luân đôn đến Dubai, Bắc Kinh, Brazil nhưng chưa hề thấy sự kỳ thị. Các sinh viên của cháu là những người giỏi từ các trường danh tiếng. Họ rất phóng khoáng và co kien thuc hieu biet rong ve the gioi.

HLC: Văn qua Mỹ năm nào, trường hợp gì, bao nhiêu tuổi và học đại học nào?
VTV: Cháu sinh ra và lớn lên ở Seattle. Cha mẹ cháu giáo dục cháu theo cách của truyền thống Việt Nam. Cháu nhớ ơn cha mẹ về tất cả mọi điều mà các vị đã dành cho cháu và vì cha me đã dạy cháu tính kỷ luật, là điều kiện để thành công. Hơn thế, gia đình cháu rất gần gũi nhau và luôn đề cao giá trị gia đình. Anh em cháu coi nhau như bạn thân, hiện chúng cháu cùng ở chung tại New York. Chính em ấy là người đã phụ cháu thực hiện cuốn phim. Chúng cháu cũng có đại gia đình và rất biết săn sóc nhau. Tinh thần gia dinh va cộng đồng Việt Nam rất quan trọng đối với cháu, dù cháu đang ở New York, nơi không có nhiều người Việt Nam.
Về việc học, tuy cháu có cơ hội theo học các trường Ivy (là trường đứng đầu), nhưng cháu chọn Claremont McKenna College, là một trường khoa học nhân văn ở California. Lý do, là cháu thích học trong các lớp ít sinh viên và thích ở vùng biển phía Tây.

HLC: Chia sẻ kinh nghiệm của Văn khi học đại học?
VTV: Đại học là nơi đã mở cho cháu tầm mắt nhìn ra thế giới xung quanh để nhận ra có nhiều tiềm vọng trong cuộc sống. Cha mẹ cháu trước tiên muốn cháu trở thành bác sĩ y khoa, hay kỹ sư điện toán. Nhưng cháu lại thích nghành khác. May thay, cha mẹ cháu hiểu được rằng cháu sẽ thành đạt về một ngành nào đó khi có sự thích thú, và họ đã rất ủng hộ cho sự lựa chọn của cháu. Điều quan trọng nhất là khi mình đã chọn làm điều gì, thì phải làm việc cật lực trong tinh thần kỷ luật de duoc thành đạt. Vì thế, cuối cùng cháu chọn các ngành Triết, Chính Trị, và Kinh Tế. Và quả thật, các ngành này đã cho cháu nhiều kinh nghiệm quý báu. Mỗi tuần, cháu đọc từ 4 đến 5 cuốn sách, viết những tiểu luận dài 15 trang giấy, và tranh luận về quan điểm. Ngành học của cháu chỉ có 12 sinh viên mà ai cũng phải nộp đơn xin theo học. Vì thế, chúng cháu biết rõ về nhau và những cuộc tranh luận rất sôi nổi. Thêm vào đó, cháu còn học các lớp văn chương, nghệ thuật, phim ảnh, triết học mà cháu rất thích. Cuối cùng, vì phải tìm cho ra một công việc làm, cháu lại học ngành đầu tư. Trước đây dù cháu đã thực hiện được vài cuốn phim, viết vài bản nhạc, nhưng hồi đó cháu không nghĩ là mình sẽ thật sự trở thành một nghệ sĩ.

HLC: Được biết ngòai nghề chính, Văn còn đam mê về điện ảnh. Cho hỏi, đam mê này xuất phát từ đâu, khi nào?
VTV: Cha mẹ cháu không cho xem TV, nên cháu dành hết thì giờ đọc sách. Vì thế, cháu đâm ra mê các câu truyện. Mỗi tuần một lần, chúng cháu đến thăm gia đình bà con và cháu đã dán mắt vào màn ảnh TV, vì ở nhà, cháu không được xem. Thật kỳ ảo khi mình bay vào một thế giới khác mà xem những điều khác hẳn với điều trong sách. Có lẽ đó là điều làm cháu thích thú về hiệu năng của thị giác. Cháu cho rằng mình luôn luôn thích thú về nghệ thuật, mà phải nhiều năm sau, mới nhận ra rằng có điều nào đó mà mình nên hy sinh cho nó. Làm việc 100 giờ một tuần ở một ngân hàng đầu tư làm cho cháu tự hỏi thực chất cuộc sống là gì? Và cháu quyết định rằng đó không phải là làm ra tiền, và vì cháu còn trẻ, cháu phải theo đuổi những gì mà cháu quan tâm đến. Vì thế, cháu không làm quá nhiều về tài chánh nữa mà dành thời giờ làm phim.

HLC: Văn có cố hết sức để thỏa mãn niềm đam mê của mình bằng mọi giá không hay vẫn ưu tiên cho nghề nghiệp?
VTV: Đa số những giám đốc, nhà văn đều có công việc chính thức của mình cũng như cháu vậy. Dĩ nhiên có thể có sự khác biệt về công việc chính. “Training The Street” là một nơi làm việc rất tốt, vì nó cho phép cháu có thì giờ viết phim.

HLC: bộ phim ngắn đầu tay của Văn là gì, được thực hiện năm nào?
VTV: Phim đầu tay của cháu là “Yes, Yesterday”, là một phim ngắn về một dịp mà anh con trai gặp lại người bạn gái thửa xa xưa. Phim rất khá, và trình chiếu tại Liên Hoan Phim Ảnh Slamdance năm 2010 - một liên hoan đứng đầu ở Hoa Kỳ. Phim cũng được chọn tham dự Liên Hoan Phim Mỹ gốc Á tại San Francisco. Đây là liên hoan lớn nhất về phim của người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ. Sau đó, phim đuợc chiếu tại nhiều Liên Hoan Phim, kể cả New York United Film Festival, nơi phim của cháu đoạt giải “Jury Prize” từ những nhà phê bình cùng với các giải thưởng từ khán giả. (xem tại link http://yesyesterday.com)


HLC: những khó khăn và thuận lợi nào khi thực hiện phim?
VTV: Làm phim là việc khó nhất theo kinh nghiệm của cháu. Khi làm một nhà đầu tư, cháu làm việc 80 giờ một tuần và không ngủ trong nhiều ngày. Nhưng so ra thì vẫn còn dễ hơn khi làm phim “Yes Yesterday”. Trong thời gian quay phim, nhiều căng thẳng vì tất cả trách nhiệm trên vai mình. Nếu mình không nhận được giấy phép khi thay đổi nơi quay phim vào phút chót, hay nếu các nhân viên không đến đúng giờ với các trang bị, thì sẽ hư việc hết. Nhưng đồng thời, thì đó cũng là phần thưởng quý nhất về những gì cháu từng làm được. Thật khó mà diễn tả cái cảm giác khi mình ngạc nhiên nhận ra sự sáng tạo, tìm ra những ý mới, suy nghĩ đến hình ảnh mới, cắt ráp thành công các đoạn phim.. Dù sao, thì cũng là những cảm giác lý thú và căng thẳng. Cái cảm xúc thần kỳ, vui sướng là một trong các lý do mà cháu làm phim và làm những điều gì mà đáng làm.

HLC: Nói về phim “Yes, yesterday”, Văn thai nghén ý tưởng khi nào và vẽ kế hoạch thực hiện ra sao?
VTV: Phim “Yes, Yesterday” là về mối quan hệ nhất thời và ngắn ngủi của con người, cùng với những ký ức về những giây phút bất thường đó. Cháu cố gắng đưa vào cảm xúc là chính – cái cảm xúc khi mình biết một điều sắp mất đi, nên mình cố kéo dài nó.Và cháu thấy những cảm xúc đó là những gì đơn giản nhất, như là cùng đi với một ai đó trước khi nói lời tạm biệt.

HLC: khi gửi phim, Văn có hy vọng gì không? Vd có dự cảm sẽ vào chung kết, sẽ đoạt giải nhất… Và khi thực sự đọat giải nhất, cảm nghĩ của Văn lúc đó?
VTV: Cháu từng có nhiều cơ may được vào các Đại Học danh tiếng, cũng như nhiều cơ may tham dự những liên hoan phim ảnh như Slamdance. Việc được thu nhận cũng làm cháu sung sướng. Giải thưởng của New York United Film Festival đã khích lệ cháu, giúp cháu thêm sức để làm các phim khác. Nhưng cháu lại nhận ra rằng đây chỉ là bước đầu trong sự nghiệp, rằng nếu cháu tiếp tục việc đó, thì quan trọng là sự sáng tạo chứ không phải vì các giải thưởng.

HLC: Sau phim này, Văn dự định sẽ làm phim gì?
VTV: Cháu đang viết dở dang một cuốn phim khác Cháu không muốn nói về những điều mình chưa hoàn tất. Khi nào viết xong, cháu sẽ cho cô biết.

HLC: Văn nghĩ gì về Việt Nam hiện tại và Văn có suy nghĩ là mình nên đóng góp ra sao cho việc đem lại tự do dân chủ cho quê nhà hay Văn chỉ muôn hành nghề, học và làm phim theo ý thích cá nhân?
VTV: Cháu tin rằng những sự thay đổi thực sự là từ cảm xúc. Cháu học Triết Học, cháu có thể tranh luận về lý thuyết hàng giờ mà không thay đổi được quan điểm dù cho lý luận có mạnh đến đâu. Còn nếu nói về Việt Nam thì cháu nghĩ rằng, trong những tình thế như tình thế Việt Nam hiện nay, mục tiêu là để thắng chứ không phải để hiểu. Cái chìa khoá để làm cho người khác lắng nghe thay vì tranh cãi là nói bằng cách gợi cảm xúc của họ chứ không phải lý luận. Và kể những câu chuyện là cách hay nhất để đánh vào “cảm xúc” của họ. Khi mà họ đã cảm nhận, thì sự thay đổi sẽ đến trong thâm tâm họ; ngược lại với những gì mình áp chế họ từ bên ngoài. Sự thay đổi này tuy thầm lặng, nhưng sâu xa. Cứ xem những gì đang xảy ra bên Egypt, Libya, Tunisis và những nước Trung Đông thì thấy.

HLC: trước khi tạm biệt, xin cho hỏi ước mơ tương lai của Văn?
VTV: Cháu thích làm phim ở Việt Nam. Nếu điều đó được thực hiện tốt đẹp, thì đó sẽ là phim giúp mọi người nhận thức về thế giới, và rồi thì, từ nhận thức đó sẽ có thể ảnh hưởng đến những ý thức như Tự Do, và cái quý báu của Tự Do.

HLC: xin cảm ơn Văn và chúc Văn thành công tiếp ở bộ phim thứ hai, cũng như đạt nhiều kết quả trong công việc giảng dạy tài chánh đầu tư cho các đại học.


Talking with Lan Chi: Vũ Tích Văn

Vũ Tích Văn, a young Vietnamese American who has been offered a teaching job at Harvard University, Claremont Mckenna College. He is the maker of the movie “Yes, Yesterday”, that won the first prize in...
Now, please, listen to Mr. VTV in this interview with HLC.

HLC: I learn that you are offered a teaching job at some Universities. Please, tell us the details, such as what courses.
VTV: The company I work for, Training The Street, is the world's leading provider of instructor-led courses in financial modeling and corporate valuation training to Wall Street investment banks, business schools, and colleges. I used to be an investment banker at Merrill Lynch and worked on transactions such the sale of the International Securities Exchange to Deutsche Boerse for $2.8 billion and the issuance of $3.4 billion of capital for US Bancorp. I try to teach my students the skills they'd need in order to work on transactions such as that, and this includes accounting, corporate finance, valuation, and financial modeling. For the full list and details of the courses, go to www.trainingthestreet.com.

HLC: What are the advantages and disadvantages?
VTV: I love teaching so there are a lot of advantages. It's a great feeling to say one little thing to a student that maybe struggling with a concept and then suddenly it becomes all clear to them. It is very gratifying to be teaching at some of the top schools. Also I try to make my classes a lot of fun so I do things most teachers wouldn't like show videos and play music. I meet interesting people too. For example one of my students in Qatar was a blood prince of the royal family, and he invited me over to his compound because I had wanted to see his pet cheetahs and we had a fairly traditional meal that included several entire lamb legs and fish that measured three feet long. We ate this all with our hands sitting on the ground while I listened to them argue about whether the Devil was made of dirt or dust or a magical substance. Unfortunately his brother had taken the cheetahs out to be cleaned so I didn't get to see them.

The disadvantages are that I work and travel a lot, but that's also a good thing!

HLC: Do you feel any discrimination from your students?
VTV: I've taught in many different places ranging from Ohio to New York to London to Dubai to Beijing to Brazil and I have never experienced any discrimination. My students are the top performers from the best schools and as a result are very open and globally minded.


HLC: When and how did you come to the U.S., at what age? What schools did you attend?
VTV: I was born in Seattle and grew up there. My parents raised me the traditional Vietnamese way. I owe everything to them because of what they provided me, and also because they taught me self-discipline, which has been the key to my success. Beyond that, my family was very close and we always emphasized family values. My brother and I are best friends and we live together now in New York, and he was even a producer on my film. We also have a large extended family that I care about very much. This sense of community that was very important to me, even though now I live in New York where there aren't many Vietnamese people.

For college I had the option of going to an Ivy league college, but I went to Claremont McKenna College, a liberal arts school in California, because I wanted very small classes and to stay on the west coast.

HLC: Can you tell us some of your experience when in college?
VTV: College was when I first really opened my eyes to the world around me and realized the many possibilities available in life. Originally my parents had wanted me to become a doctor or study computer science, but I found that I was interested in other things. Luckily, my parents understood that if I was going to be truly successful at something, I had to truly enjoy what I was doing so they were supportive of my choices. The most important thing was that whatever it was I chose to do, I would have the self-discipline to work hard and succeed. I ended up entering a special major called Philosophy, Politics, and Economics which was really an incredible experience. Every week we would read four to five books, write 15 page essays, and debate our positions. My major only had 12 students and you had to apply to get in, so we got to know each other very well and our discussions were very intense. In addition to that, I took a lot of classes on literature, art, film, and philosophy, which I enjoyed immensely. In the end, however, I thought that I'd need to get a real job, so I picked investment banking. Back then, even though I made experimental films and made music, I never really entertained the idea of really becoming an artist.

HLC: Beside your major profession, you are interested in making films. How this came up to you?
VTV: My parents wouldn't let us watch TV so instead I would spend hours and hours every day reading books, and that's how I fell in love with stories. Once a week though, we would get to go over to our cousins house and I'd be glued to the TV watching movies because I never got to watch them. It was like magic how I could escape into another world and actually see things in a way that's different from reading a book, and I think that's what made me interested in the visual aspect. So I guess I've always been interested in the arts, but it took many years before this grew into something that I'd actually make sacrifices for. Working 100 hour weeks at an investment bank made me question what life was really about, and I decided it wasn't just about money and that I was still young so I should just go after what I really cared about. So I quit to make films.


HLC: Will you try your best to make your dream come true at any price? I mean the movies. Or you still devote to your main career?
VTV: Most emerging writers and directors have day jobs just like I do, though their day jobs may be different. Training The Street is a great place to work because it allows me to work on my writing and my films.

HLC: What is your first master piece? in what year?
VTV: My first film is called "Yes, Yesterday" and it's a short film about a chance meeting between a man and a girl from his past. It has done extremely well, premiering at Slamdance Film Festival in 2010, which is one of the top festivals in the US. It was also selected for the San Francisco Asian American Film Festival, which is the biggest asian american festival in the US, and has since played at a number of other festivals, including the New York United FIlm Festival where it won the Jury Prize from the critics along with the audience award.

HLC: What are the advantages/disavantages when you produce the film?
VTV: Making films is the hardest thing I've ever done. When I was an investment banker, I would regularly work 80 hours in a week and not sleep for several days. That was actually easy compared to what I went through to make Yes, Yesterday. During the actual shoot, I worked just as many hours, but the stress was much more intense because the everything was on my shoulders. If we didn't get a permit for a last minute location change or if someone didn't show up on time with the right equipment, it was my film that would suffer.

At the same time, it's been one of the most rewarding things I've ever worked on. It's hard to describe the feeling you get when you surprise yourself creatively, like when you come up with a new idea, or think of a new image, or make a new cut to the film, but it's really an incredible and exhilarating feeling. That feeling of wonder and amazement is one of the reason I make films and makes everything else worth it.


HLC: About "Yes, Yesterday", when did the idea come to you? How you plan to produce?
VTV: The film is really about the momentary and fleeting connections that people make, and the memory of those rare moments. I was trying to capture a feeling more than anything - the feeling you get when you know something is going to end so you try to make it last as long as possible, and I find I get these feelings from the simplest things, like taking a walk with someone before you tell them good bye.


HLC: Did you hope to to win a prize when you entered the film contest? Did you think you would win the first prize? And after you did win, how did you feel?
VTV: You have about the same chance of being admitted into the top colleges as you have getting into a festival such as Slamdance, so even just getting accepted made me very happy. Winning those prizes at the New York United Film Festival really made me feel appreciated and gave me strength to continue trying to make films. But I also recognize that this is really just the beginning of my journey, and that if I'm going to keep doing this I have to appreciate the creative process, and not just the rewards at the end.


HLC: What are you planning after “Yes, Yesterday”?
VTV: I'm in the middle of writing my next film! I would tell you more, but I don't like to talk about my work until it is finished. When I have the final script I'll be sure to tell you more about it!


HLC: Do you have any though about Vietnam today and in future? Do you think you should contribute to the noble cause to restore Democracy and Freedom to your motherland? Or do you just want to live an American life with your good job and continue to make movies as your hobby?
VTV: I really believe that the best way to create change is through emotion. As a philosophy major I would have theoretical arguments that would last for hours and opinions would never change despite how strong my logic was. This is because in those types of situations, the objective is to win, not to understand. The key to getting someone to actually listen instead of fight, is to speak to their emotions instead of just their logic, and stories are one of the most powerful ways to access emotion. And once they begin to feel, then the change will come from inside, as opposed to you forcing something upon them from the outside. That type of change, while quiet, is profound. Just look at what's going on in Egypt, Libya, Tunisia, and many other places in the middle east.


HLC: Before leaving, could you please tell me how is your plan in the future?
VTV: Someday I would love to make a film in Vietnam. If I did it well, it'd be a film that helped people reconsider the world, and then maybe, it'd affect them so that concepts such as freedom and beauty take on a new meaning.



hoanglanchi
#99 Posted : Thursday, April 14, 2011 2:49:56 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trò Chuyện Với Lan Chi là một chuyên mục của Bút Tre Arizona, nhằm phỏng vấn người và việc của cộng đồng hải ngọai. Kỳ này xin mời quý độc giả theo dõi Nguyễn Kỳ photo, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn ngày xưa.
Xin vui lòng ghi rõ Nguồn: Bút Tre Arizona




Trò Chuyện Với Lan Chi



Nguyễn Kỳ Photo, “Điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn” ngày xưa.

Cali một ngày không ấm, tôi ghé Nguyễn Kỳ Photo trên đường Bolsa của Quận Cam.

Nguyễn Kỳ, một tên tuổi không xa lạ.
Nguyễn Kỳ, điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thập niên 60-70.
Nguyễn Kỳ, người chụp hình cho “Em Gái Dạ Lan” của Đài Phát Thanh Quân Đội và 2,500,000 ảnh đã được phát hành để tặng cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cả các thính giả.

Ẩn trong một diện tích vừa phải, chung với một cơ sở khác, Nguyễn Kỳ Photo NKPT là nơi đón nhận khách theo hẹn của chủ nhân.

Bước vào trong, điểm thu hút tôi là hai tác phẩm nhiếp ảnh “Tiếng Sáo Thiên Thai” và “Cung Đàn Năm Xưa”.

Bàn làm vịêc của chủ nhân ở một góc. Sau khi chụp cho tôi vài kiểu, chủ nhân đã “retouche” ngay tại chỗ. Khi tôi nhìn thấy một bức hình rất đẹp và người mẫu trong hình trông rất sang, lại ở một vị trí “luôn kề cận chủ nhân”, tôi hỏi, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Bà xã tôi đấy, bà kiểm soát tôi coi như ngày đêm, Lan Chi thấy sợ không!”



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ đang sửa hình Hoàng Lan Chi trên “computer” 2011. Bên phải ông là chân dung bà Nguyễn Kỳ

Nói về tác phẩm “Tiếng Sáo Thiên Thai”, Nguyễn Kỳ chia sẻ: Năm 2003, tác phẩm này đoạt Bằng Danh Dự cuộc thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế của Hội Photographic Society of American (PSA) tại Houston. Qua năm sau, 2004, đoạt 5 huy chương vàng thế giới: 2 huy chương ở Châu Mỹ, 2 ở Châu Âu và 1 ở Châu Á. Các cuộc thi này đều được tổ chức bởi các quốc gia sở tại, dưới sự bảo trợ của PSA (Hoa Kỳ). Nguyễn Kỳ giải thích thêm về các cuộc thi “Mỗi quốc gia nào , khi tổ chức nhiếp ảnh mang tính quốc tế thì phải được một trong hai tổ chức nhiếp ảnh lớn của thế giới công nhận là PSA ( Châu Mỹ) và Fiat ( Châu Âu).” “Tiếng sáo thiên thai” còn có một vinh dự khác, đó là sau khi đọat giải Huy Chương Vàng Châu Á tổ chức ở Ấn Độ thì đã được nước này xin phép treo ở Bảo Tàng Viện Nhiếp Ảnh ở IIPC.

Đặc biệt, tuy đoạt giải Huy Chưong Vàng ở Áo năm 2004 nhưng năm 2005, Nguyễn Kỳ mới qua Áo lãnh vì Ban Tổ Chức muốn mời tác giả tham dự nhân dịp khánh thành Trung Tâm Văn Hóa lớn nhất của Áo ở Linz là Design Center.



Tiếng Sáo Thiên Thai



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ (bên phải hàng trên) và BS Chris Hinterrobermaier tại Áo năm 2005.


Ngoài “Tiếng Sáo Thiên Thai”, còn có số tác phẩm khác đọat Huy Chuơng Bạc và Đồng như Tiếng Đàn Năm Xưa, Xuân Thì, Ưu Phiền, Cao Sang, Cô Đơn…



Cung Đàn Năm Xưa

Trò chuyện về cuộc đời mình những ngày đầu tiên ở vùng đất mới, Nguyễn Kỳ cho biết ông đến Hoa Kỳ năm 1999 trong một chương trình đòan tụ. Cùng đi với ông là bà xã và một con, còn lại Việt Nam là bốn.

Khoảng 3 tháng sau khi đến Mỹ, từ Canoga Park ông dọn về Little Sài Gòn và Nguyễn Kỳ bắt tay vào làm việc ngay. Đầu tiên là “designer” cho báo Người Việt nhưng sau đó ông xin nghỉ vì mức lương khá khiêm nhường. Tiếp đó ông nghiên cứu để mở riêng. Trong khi tìm hiểu thị trường nhiếp ảnh của cộng đồng người Việt, ông khá bất ngờ khi khám phá ra rằng, lúc đó, Little Sài Gòn hoàn tòan chụp hình theo kiểu cũ, nghĩa là chưa có “digital”. Chẳng riêng gì Little Sài Gòn mà toàn Hoa Kỳ, chưa có một phòng nhiếp ảnh digiatl nào của người Việt cả.

Một trong các nguyên do, theo Nguyễn Kỳ phỏng đóan thì người Việt mình cứ nghĩ rằng, chi phí cho một phòng hình “digital” quá tốn kém, trên vài trăm ngàn mỹ kim theo đúng tiếu chuẩn của Hoa Kỳ. Do đó nhiều nhiếp ảnh gia ngần ngại. Riêng Nguyễn Kỳ, với kinh nghiệm từ thuở xưa, ông biết rằng nếu khéo léo theo kiểu các cụ “khéo ăn thì no khéo co thì ấm” nên ông đã thiết lập một studio với giá chỉ vài chục ngàn Mỹ Kim.

Thời gian đầu, để chuẩn bị cho tiệm ảnh riêng, người mẫu của Nguyễn Kỳ lúc đó hòan tòan là con cháu trong nhà. Cuối năm 1999, Nguyễn Kỳ triển lãm những tác phẩm digital của ông tại Thương Xá Phúc Lộc Thọ, đồng thời cũng là ngày khai trương studio riêng. Nhiều người ngạc nhiên vì họ không thể tưởng được một anh “coi như nhà quê vì mới từ Việt Nam qua” lại đã có thể hoạt động được trong lãnh vực “digital imaging” ở bên Mỹ này.

Nhắc lại chuyện này, Nguyễn Kỳ cười vui “ Đúng là nhiều người hồi đó khi nghe tôi nói, họ tưởng tôi nói xạo. Thật ra tôi sử dụng kỹ thuật digital từ 1995. Lúc ấy, tôi đang cộng tác với công ty Agfa của Đức. Họ thiêt lập dây chuyền sản xuất ảnh mầu tự động bằng máy minilab của Đức, thế hệ mới nhất MSC-2. Agfa mời chúng tôi dự hội chợ photo Kina ở Đức năm 1994. Tại hội chợ này, tôi được thấy kỹ thuật nhiếp ảnh digital đầu tiên. Khi trở về, tôi đặt mua máy móc, sofware từ CA qua một công ty nhà nước, tự học và mở riêng cho mình một phòng thiết kế mẫu. Thời gian này tôi thiết kế mẫu lịch, bao bì, flyer… hoàn toàn bằng digital”.




Chụp chung với Giám Đốc Agfa ở Cologne (Đức)





Buổi triển lãm và khai trương tiệm hình Nguyễn Kỳ ở Phuớc Lộc Thọ Little Sài Gòn năm 1999

Khai trương tiệm hình xong, Nguyễn Kỳ có khách ngay nên không gặp khó khăn về tài chánh. Công việc thuận buồm xuôi gió đến 2000 thì biến cố 911 xảy ra. Vốn dĩ Phước Lộc Thọ “mạnh” về khách du lịch, nay nguồn này giảm hẳn nên Nguyễn Kỳ phải dọn studio về 18042 Magnolia, Westmingter. Địa điểm mới này rộng và có thể thực hiện được cả hình cho đám cưới.

Năm 2006, do tình trạng sức khỏe cá nhân, Nguyễn Kỳ nhường tiệm cho người cháu và đến 2008 thì đóng. Qua 2009, Nguyễn Kỳ dọn đến địa chỉ hiện tại 9351 Bolsa Ave, Westmingter CA 92683, và người con trai trông nom chính. Bản thân ông làm việc theo sở thích, đó là chụp theo hẹn. Đam mê nghề nghiệp và cả ước muốn cống hiến những hình ảnh đẹp cho mọi người, Nguyễn Kỳ cũng nhận lời đi các tiểu bang nếu có người đứng ra tổ chức. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân hay một nhóm nào đó tổ chức, lấy danh sách khách hàng tại địa phương, cho hẹn và Nguyễn Kỳ sẽ bay đến.

Ngược dòng quá khứ, chia sẻ về đam mê nhiếp ảnh đến với ông khi nào, Nguyễn Kỳ kể rằng năm 1954, di cư vào Nam, lúc đó ông đang học đệ tứ. Nhân một buổi dã ngọai cuối năm, Nguyễn Kỳ mượn máy hình của người anh và đã chụp hư. Thật ra hồi đó máy hình phức tạp hơn bây giờ nhiều nên để chụp được thành thạo sau vài giờ học là điều không tưởng. Tức tối, Nguyễn Kỳ tự học và sau vài lần chụp thành công, ông trở nên đam mê bộ môn này. Những người mẫu của ông lúc đó chỉ là em gái trong nhà, rồi sau lan đến bạn các cô ở trường Văn Lang. Điểm đặc biết là lúc đó nl hoàn tòan chụp “miễn phí”.

Tiếng lành đồn xa, khách đến càng ngày càng đông. Lúc đó, Nguyễn Kỳ thầm nghĩ không thể chụp miễn phí mãi được. Vậy là ông chế biến gara (nơi đang là phòng học) thành studio. Về máy móc, lúc đó Nguyễn Kỳ chưa đủ tiền để mua. Thời may, một người bạn thân của Nguyễn Kỳ, Phạm Mạnh Tuấn, con trai Long Biên (một công ty nhiếp ảnh lớn ở Sài Gòn) tặng cho Nguyễn Kỳ một ống kính cũ, loại cổ điển nhà nghề để chụp mờ. Nguyễn Kỳ phải dùng ống nước và gỗ để tự đóng lấy máy ảnh cho phù hợp với ống kính này. Cũng chính từ ống kính này, Nguyễn Kỳ đã cho ra đời những hình chụp mờ lạ mắt.



Nữ sinh Trưng Vưong Thanh Hà, ( Nguyên Hội Trưởng Trưng Vương Nam CA), năm 1961




Nữ sinh Trưng Vưong (Nhà văn Bích Huyền) năm 1962

Về phòng tối rửa hình, Nguyễn Kỳ cũng phải tự học, tự chế biến ngay tại “studio-gara” . Nhưng cũng chính từ phòng tối, kỹ thuật làm “mờ ảo” đã khiến Nguyễn Kỳ thành công rực rỡ. Từ gara khiêm nhường của thuở ban đầu, sau này Nguyễn Kỳ đã phát triển thành 3 địa điểm: địa điểm chính nơi Nguyễn Kỳ chụp theo hẹn cho khách quen là 27 B Trần Nhật Duật, Tân Định địa điểm số hai ở Lê Văn Duyệt Quận 3 và địa điểm số 3 ở Công Lý, cạnh chùa Vĩnh Nghiêm.

Bùi ngùi nhắc lại quá khứ nhưng cũng rất nhân hậu khi Nguyễn Kỳ nhắc đến người em họ: Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Xuân Mậu. Nguyễn Kỳ kể rằng khi tiệm đông, ông mời Nguyễn Xuân Mậu về hợp tác. Lúc đó , Mậu nguyên là từ “lò” nhiếp ảnh “Lợi Ký” Đà Lạt, đang ở Lào, Vientiane. Chính kỹ thuật phòng tối chuyên nghiệp của Mậu đã giúp Nguyễn Kỳ nổi tiếng. Hiện nay Nguyễn Xuân Mậu đang ở Maryland và Phạm Mạnh Tuấn thì ở Virginia.

Biến cố 1975 xảy đến. Để bà xã và cô em gái trông coi tiệm, Nguyễn Kỳ ra Phan Rang làm nghề chài lưới và sản xuất nước mắm. Tại đây, ông mua tàu, chuẩn bị vượt biên cả gia đình vào năm 1976. Việc không thành, vợ con ông được thả còn bản thân ông thì bị tù mãi đến 1980.

Trở về Sài Gòn năm 1980 từ trại giam, Nguyễn Kỳ cũng phải trình diện hàng tháng như người khác tại công an Phường. Lúc đó, số hàng dự trữ cho tiệm ảnh từ trước 75, gia đình đã dùng gần hết. Vì thế Nguyễn Kỳ không chụp chân dung nữa vì hàng của xã hội chủ nghĩa rất xấu. Sau đó thông qua người nhà ở Mỹ, ông mua phim mầu. Tuy nhiên còn vấn đề rửa ảnh! Nguyễn Kỳ tiết lộ, chính ngày xưa, nhờ học một năm “stagère” của Dược Khoa, “cân đong đo đếm” hóa chất mà Nguyễn Kỳ áp dụng và chế biến thành công, thuốc rửa hình mầu từ nguyên liệu mua ở kho Long Bình. Vào thời gian này, Sài Gòn có 3 lò rửa hình mầu nổi tiếng: Nguyễn Kỳ, Thai Thúc Nha và Tân Tiến. Khách hàng đa số là các anh em chụp hình dạo ở các công viên, tụ điểm vui chơi.

Công việc in lịch, mẫu mã bao bì sản phẩm rất phát đạt và khi công an có vẻ “nhòm ngó” thì may mắn Nguyễn Kỳ được gọi đi Hoa Kỳ do em bảo lãnh.



Mẫu bao bì Cà phê còn sử dụng bây giờ

Bây giờ với giọng nửa đùa nửa thật, Nguyễn Kỳ nói với Hoàng Lan Chi rằng “Tôi thật là nửa Thầy nửa Thợ!’ nhưng cá nhân Lan Chi nghĩ khác. Nguyễn Kỳ chính là một tấm gương tiêu biểu cho câu châm ngôn mà các cụ xưa thừơng dạy “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Vâng, một nghề tinh tường, yêu nghề, sống hết với nghề, thế mà sống vinh quang, giàu có sung túc với nghề…Cho dù với con đường “quan lộ” bình thường thì Nguyễn Kỳ đã không đi trọn như Nguyễn Kỳ thường tự diễu mình là “đầu Ngô mình Sở”. Rớt Tú 1, học Mỹ Thuật. Đậu Tú 1, bỏ Mỹ Thuật để học Tú 2. Rồi học Luật song song với Dược Khoa. Rồi lại bỏ Dược theo Kiến Trúc. Cuối cùng thì khách hàng nữ sinh đến chụp hình nườm nượp làm Nguyễn Kỳ đi hẳn vào con đường “thương nghiệp” và từ giã quan trường.

Bàn về nghệ thuật đã đưa Nguyễn Kỳ đến con đường “Nhà nhiếp ảnh của nữ sinh”, những tiết lộ thật thú vị. Ông nói rằng khi chụp cho các cô, ông nhận thấy đa số con gái Việt Nam không có mái tóc đẹp và kiểu “mode”. Điều đó làm suy giảm vẻ đẹp của bức hình khá nhiều. Nguyễn Kỳ suy nghĩ và nảy ra ý tưởng cho mái tóc mờ đi. Tất nhiên, “làm mờ” cũng chỉ là một điều trong chương trình học nhưng biết “áp dụng” vào một trường hợp cụ thể nào đó, để có kết quả lớn, mới là đìêu đáng nói.

Thoạt đầu chỉ là mờ mái tóc. Về sau, mờ cả những cái gọi là ‘khuyết điểm”. Sách dậy làm mờ là bôi vaseline một lớp mỏng và ở giữa là chỗ trong suốt. Trong phòng tối, thì rọi mặt vào chỗ trong suốt, còn tóc và người ở chỗ có vaseline. Nhưng kêt quả là chung quanh mặt bị mờ hết. Làm sao đây? Cuối cùng, Nguyễn Kỳ đã “phát minh” ra được một kỹ thuật chưa từng có và sẽ không bao giờ có: bôi vaseline thật mỏng nhưng bôi bằng cách nào đây để các chi tiêt như sợi tóc nhỏ vẫn xuyên qua và xuống được.

Nếu dùng ngón tay thì cũng không đạt vì sẽ có vân tay. Nhưng nếu sau khi di mỏng bằng tay mới “ịn” kính vào da mông, thì vân tay bị xóa hết và tạo một độ trong hơi mờ. Và mái tóc vẫn được thấy từng sợi nhỏ nhưng hơi mờ ảo.





Diễm My :hình gốc



Diễm My qua vaseline





Qua ( vaseline và da mông)



Diễm My,mẫu lịch 1998. Bức hinh ưng ý nhất trong đời nhiếp ảnh của Nguyễn Kỳ


“ Bí quyết” này đã làm nhiều người thợ đến Nguyễn Kỳ học nghề nhưng không học lén được cách dùng làn da mịn ở mông để tán đều vaseline! Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể. Cách đây nhiều năm, tôi đến một tiệm hình quen và khám phá ra rằng, hình lịch đẹp, hòan tòan nhờ vào nước miếng và nước lã của người thợ “chấm hình”! Với cây cọ nhỏ và miếng giấy đặc biệt có nhiều mầu, người chấm cứ thế chấm từng điểm li ti cho da mặt mịn, cho sống mũi cao, cho mắt to, cho cả viền môi sắc sảo. Bây giờ qua Nguyễn Kỳ, thì thêm một điều, những hình chụp chân dung đẹp của thời đó lại nhờ vào làn da mông của người thợ hình!

Từ nghệ thuật này dẫn dắt tôi đến một sự kiện lý thú trong cuộc đời Nguyễn Kỳ: việc chụp hình cho “Em gái Dạ Lan”. Nguyễn Kỳ kể rằng, vào khoảng 1964, Trung tá Lê Huy Linh Vũ, Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến đến gặp và nhờ ông chụp cho Dạ Lan. Lý do, chương trình “Em gái Dạ Lan” trên Đài Phát Thanh Quân Đội thành công rực rỡ, nhiều chiến sĩ đòi xin hình Dạ Lan. Ông đã nhờ vài người chụp nhưng không hài lòng.Trung Tá cũng hỏi một ngày “sở hụi” của Nguyễn Kỳ photo là bao nhiêu. Sau khi Nguyễn Kỳ trả lời, Trung Tá đồng ý sẽ trả trọn vẹn với một điều kiện, Nguyễn Kỳ dành hẳn một ngày để chụp Dạ Lan.

Sau đó Dạ Lan được Trung Tá Lê Huy Linh Vũ đưa đến. Nguyễn Kỳ kể “Bên ngòai cô ấy không xấu, có duyên là khác. Nhưng đến khi Dạ Lan ngồi trước máy ảnh, tôi toát mồ hôi hột”. Tôi hỏi vì sao, Nguyễn Kỳ kể “Chụp hình chân dung có trường hợp người mẫu ăn ảnh hay không. Dạ Lan là trường hợp không ăn ảnh tức là bên ngòai thì khác nhưng chụp hình thì không đẹp. Vì thế tôi hiểu lý do vì sao các anh em nhiếp ảnh của Cục Tâm Lý Chiến đã không chụp được. Hôm đó cả buổi sáng tôi bấm máy rất nhiều (nhưng đa số là không có phim) để tạo hứng khởi cho Dạ Lan. Đến gần trưa, tôi nghĩ thầm chắc mình cũng thất bại vì chưa có tấm nào ưng ý. Máy hết phim, trong khi chờ thay, Dạ Lan bỗng ngửa cổ “Thôi em mệt quá rồi”. Chính khoảnh khắc đó, tôi bắt được nét đẹp ấy của Dạ Lan. Ở vị trí đó, đã che được rất nhiều những khuyết điểm trên chân dung của Dạ Lan.”

Sau khi rửa, Trung Tá Lê Huy Linh Vũ hòan tòan hài lòng. Hình đầu tiên là đen trắng. Sau đó, họ yêu cầu dùng mầu nước để tô ảnh mầu. Ấn bản đầu tiên, 1,5 triệu ảnh được in để tặng cho các anh em chiến sĩ khắp bốn vùng chiến thuật. Sau này, Dạ Lan cho Nguyễn Kỳ biết Đài Phát Thanh Quân Đội đã in thêm 1 triệu nữa. Như thế, trong cuộc đời cầm máy ảnh của Nguyễn Kỳ, “Em gái Dạ Lan” là người mẫu có 2,5 triệu tấm hình được in!



Em gái Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân Đội

Mới đây, qua phát hiện của net, Nguyễn Kỳ được biết người mẫu cho ông là Dạ Lan số 1 phụ trách chương trình trong hai năm, thời gian còn lại do Dạ Lan 2 đảm nhận đến khi mất nước năm 1975. Dạ Lan 1 còn ở Việt Nam và Dạ Lan 2 đang cư trú Houston.

Trả lời vì sao khách hàng của ông thời ấy đa số là nữ sinh, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Hồi đó, học đường hay có vụ Lưu Bút Ngày Xanh, Lan Chi còn nhớ không? Cứ mỗi hè, các cô chuyền Lưu Bút cho nhau, viết mấy câu thơ , tặng tấm hình. Vì thế cô nào cũng thích lưu dấu kỷ niệm trong cuốn Lưu Bút của bạn bè!”. Quả đúng vậy, thời đó, học trò hay sắm một cuốn sổ đẹp, trong sổ cứ mỗi tờ giấy trắng lại có một tờ giấy pelure hồng hay xanh rất “điệu đà”. Và câu thơ “bất hủ” thường được các anh chị viết cho nhau là:

Thương nhau mới tặng ảnh này
Xin đừng xé bỏ mà đau lòng mình

Chính vì thế, giới học trò đặc biệt là các nữ sinh đã đồn nhau về tài nghệ chụp hình của Nguyễn Kỳ để rồi hầu như mỗi nữ sinh đều cố gắng có một kiểu “Nguyễn Kỳ” cho mình. Như đã nói, kiểu chụp của Nguyễn Kỳ với hình ảnh được làm mờ ảo, và còn lồng vào đó nhiều cảnh hay bìa của một bản nhạc, đã đánh đúng vào thị hiếu thời đó của nữ sinh! Những tựa bản nhạc được nữ sinh thời đó ưa chuộng là “Giấc ngủ cô đơn” hay “Đừng bỏ em một mình”.

Thị hiếu ấy, bây giờ nhìn lại, chúng ta sẽ nghĩ “sao cải lương thế”, nhưng vào thập niên 60-70, thì đấy chính là mode!


Tò mò hỏi người tình trăm năm của ông có phải là khách hàng không, Nguyễn Kỳ cười “Cô ấy là nữ sinh Trưng Vương và GS Lữ Hồ đã đặt cô ấy tên Dung Calypso chỉ vì cuối khóa cô đã nhảy điệu Calypso trên sân khấu. Vũ Thị Dung có đến Nguyễn Kỳ chụp một lần nhưng không phải tôi ‘cưa đổ’ nàng bằng nhiếp ảnh đâu. Tôi gặp Dung ở sân trường Luật Khoa. Sau đó Dung có lấy một chứng chỉ Anh Văn ở Văn Khoa nhưng cuối cùng thì Dung lại tốt nghiệp ở một đại học khác!” Tôi ngạc nhiên “Đại Học nào?” Nguyễn Kỳ cười lớn “Thì Đại Học Nguyễn Kỳ! Đại Học Nguyễn Kỳ cấp cho Dung thêm 5 chứng chỉ thế là Dung đậu thủ khoa!”. Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể về người tình trăm năm như thế.



Hình cưới ngày 15/1/1966

Hỏi về mơ ước tương lai, Nguyễn Kỳ bày tỏ “Tôi mong được chụp các nhân vật của cộng đồng và sau đó trưng bày tại một phòng triển lãm”. Một mong ước nhỏ nhưng thực hiện được hẳn sẽ nhiêu khê. Xin chúc Nguyễn Kỳ sẽ đạt được uớc vọng đó trong một ngày gần đây.

Nhìn về quá khứ với một hiện tượng đã qua nhưng cũng từng là một nét trong đời sống văn hóa của miền Nam trước 1975, hẳn đã gây bồi hồi cho không ít người. Vâng, “Nguyễn Kỳ photo”, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thửa xưa, với chủ nhân, một nhà nhiếp ảnh dễ mến, có một giọng nói trầm ấm, dịu dàng và đặc biệt một bàn tay vàng! Bàn tay vàng ấy đã giúp “hàng hàng lớp lớp” nữ sinh lưu dấu hình ảnh đã qua của mình trong album gia đình, trong Lưu Bút Ngày Xanh của bạn bè.

Nguyễn Kỳ bây giờ cũng đóng góp cho “Vẻ vang dân Việt” bằng những tác phẩm nhiếp ảnh đọat giải quốc tế.

Chúng tôi lưu luyến từ giã nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ và xin được gửi những giòng chữ này như một thoáng hương xưa đến quý độc giả.

Xuân Tân Mão ngày Đinh Dậu

Hoàng Lan Chi



Phượng Các
#100 Posted : Friday, April 15, 2011 2:14:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Em xin phép chị hoanglanchi và ông Nguyễn Kỳ được đem tấm hình Dạ Lan vào trong mục Nhân Vật Nữ.

Bài phỏng vấn này rất lý thú. Em cũng nhớ hồi đó Nguyễn Kỳ và Đống Đa là hai ảnh viện nổi tiếng ở Sài Gòn và giai thọai về Dạ Lan trên đây. Nhưng lúc đó chụp ảnh ở hai ảnh viện này khá mắc cho nên không phải ai cũng đi chụp được.
Users browsing this topic
Guest (95)
17 Pages«<34567>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.