Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Câu Chuyện Dòng Sông - Hermann Hesse
Huệ
#41 Posted : Friday, November 21, 2008 2:14:36 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


XV đọc Câu Chuyện Dòng Sông khi còn bé tí mà hiểu được như đã viết ở trên là hay. Khi nhỏ chị đọc không hiểu gì nhiều ngoài cốt truyện và chút ít tư tưởng đơn giản, lúc đó "nhỏ" thì cũng gần hai mươi rồi. Nhưng hai mươi thì hai mươi, nhưng đọc xong là quên ngay. Bây giờ đọc lại mới thật là đọc và mới hiểu tại sao Hermann Hesse là một trong những tác giả Đức được đọc nhiều nhất ở khắp nơi. Tìm hiểu thêm chút nữa về Bà La Môn, về Sa Môn, về thời của câu chuyện, về thân thế của tác giả, về thời gian tác phẩm được xuất bản, được giới thiệu ra ngoài, lại càng muốn nghiền ngẫm. Nhưng phải nói thật là Huệ không thấy tư tưởng của Hermann Hesse nặng về tôn giáo, chỉ thấy nặng về triết lý nhiều hơn. Hermann Hesse có ở Ấn Độ một thời gian khoảng 1911 và nghiên cứu tư tưởng phương đông. Sau đó ông sang sống ở Thụy Sĩ, trải qua những cuộc khủng hoảng trong gia đình và trong đời sống thuộc linh. Ông có gặp bác sĩ tâm lý Joseph Lang, môn đệ của bậc thầy - nếu không muốn nói là cha đẻ - của môn tâm lý học mới psychoanalysis, Carl Gustav Jung. Hermann Hesse được bác sĩ Joseph Lang chữa bệnh bằng phương pháp phân tích nội tâm của Carl Jung. Huệ không biết Hermann Hesse viết Câu Chuyện Dòng Sông vào những năm nào, nhưng tác phẩm xuất bản năm 1922, sau khi ông đã chịu nhiều ảnh hưởng của Carl Jung. Câu Chuyện Dòng Sông đặt trọng tâm vào việc tìm về cái thân, cái ngã của một người và giới thiệu những tư tưởng, những cái nhìn mới về cuộc đời và sự vật. Nhiều người điểm sách cho rằng nhân vật Tất Đạt mượn từ cuộc đời của Cổ Đàm...

Hết giờ ở sở rồi, Huệ sẽ viết thêm sau, nhưng cũng ráng nói thêm về ảnh hưởng của khoa psychoanalysis của Carl Jung, những phân tích của Carl Jung vẫn còn ăn khách cho tới bây giờ, như những phương pháp phân tích cá tính của Briggs-Myers chẳng hạn...

Huệ
#42 Posted : Friday, November 21, 2008 11:52:01 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Huệ không có sự hiểu biết sâu xa về Phật học và cuộc đời Đức Phật để nhận định nhân vật Tất Đạt có phải được xây dựng mượn từ cuộc đời Đức Phật hay không. Nhưng đọc kỹ tác phẩm và suy nghĩ về nhân vật, tư tưởng, chủ đích, Huệ có cảm tưởng Hermann Hesse mượn nhân vật Tất Đạt để tự do sáng tạo những suy tưởng của Tất Đạt mà giả thuyết rằng Cổ Đàm đã tìm được sự giải thoát như thế nào. Cổ Đàm đã là đấng Giác Ngộ có thật, nên một nhà văn, một nhà tư tưởng hậu thế như Hermann Hesse khi muốn viết về Cổ Đàm không thể nào sáng tạo, sáng tác để gán sự sáng tạo của mình thành nội tâm của Cổ Đàm được. Vì Phật học đã được giảng dạy bao thế kỷ, Hermann Hesse cũng không thể nào mượn ánh đạo vàng để làm khải ngộ mới của Tất Đạt. Tác giả mượn dòng sông, dòng sông đang miên man chảy, dòng sông hằng hữu, hiện hữu, không quá khứ, chẳng tương lai, một biểu tượng nhiều ý nghĩa nhất để làm hình ảnh của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà nhân vật Tất Đạt có nhiều điểm tương tự như Cổ Đàm. Dưới ngòi bút của Hermann Hesse, những điểm tương tự này khi ẩn khi hiện, để rồi cuối cùng ông mượn Thiện Hữu để khẳng định rằng Tất Đạt đã tìm được giải thoát. Hermann Hesse không nói thẳng Tất Đạt chính là Cổ Đàm (nghĩa là không nói thẳng rằng ông mượn nhân vật Tất Đạt để kể nội tâm và thiền quán của Cổ Đàm) hay không nói thẳng Tất Đạt là một vị Phật khác đã thành. Hermann Hesse dành sự suy nghĩ đó cho độc giả. Ông chỉ viết thế này:

“Mặc dù ngạc nhiên, chàng do một tình thương lớn thúc đẩy, phải vâng lời Tất Đạt. Chàng cúi sát gần Tất Đạt và kề môi vào vừng trán. Một cái gì thần diệu xảy đến với chàng. Khi chàng đang còn vương vấn vì những nỗi kỳ dị của Tất Đạt, khi chàng nhọc công khổ trí một cách vô hiệu để đuổi xa ý niệm thời gian, để tưởng tượng Niết Bàn và Khổ Đế là một, khi cả đến một ý niệm khinh bỉ đối với lời lẽ của bạn đang mâu thuẫn với một niềm yêu thương kính phục vô bờ, thì điều kỳ diệu ấy xảy đến với chàng. Chàng không còn thấy mặt của bạn chàng là Tất Đạt nữa.Thay vào đấy, chàng thấy những nét mặt khác, nhiều nét mặt, cả một loạt, một dòng liên tiếp những nét mặt, trăm ngàn nét mặt, chợt hiện rồi chợt biến, nhưng đồng thời cũng dường như đều ở đấy, thay đổi không ngừng và mới lạ luôn luôn, tuy thế tất cả đều là Tất Đạt.

********************
Và Thiện Hữu thấy rằng nụ cười phớt trên bao nhiêu hình hài ẩn nấp kia, nụ cười của sự Nhất Thể phảng phất trên bao hình hài tuôn chảy, nụ cười của sự Đồng Thời ở trong muôn ngàn cái Sinh và Tử -- trong sinh có tử và ngược lại – nụ cười của Tất Đạt, chính thực là nụ cười trầm tĩnh, sâu xa, khôn dò, nụ cười vừa có vẻ ban ân vừa có vẻ chế diễu, nụ cười Trí Tuệ, nụ cười muôn mặt của Thế Tôn, Đức Phật, mà chàng đã bao lần nhìn thấy, lòng tràn đầy uy phục. Thiện Hữu biết rõ nụ cười kia chính là nụ cười của đấng Toàn Giác. Không còn biết nữa thời gian có hiện hữu hay không, cảnh trước mắt đã hiện ra trong một giây hay tròn thế kỷ, không còn biết nữa đấy là Tất Đạt hay đức Thế Tôn, một Tiểu Ngã hay cái gì khác, Thiện Hữu như vừa nhận mũi tên thần diệu đâm sâu vào trong chàng đem lại cho chàng niềm hân hoan. Vô cùng mừng rỡ, Thiện Hữu vẫn đứng một lúc, nghiêng mình trên nét mặt bình an của Tất Đạt mà chàng vừa hôn lên, nét mặt đã là sân khấu cho tất cả những hình hài hiện tại, vị lai. Vẻ mặt chàng không đổi sau khi làn gương của muôn ngàn hình sắc đã biến mất. Tất Đạt mỉm cười bình an, hiền từ, nụ cười có vẻ đầy ân huệ, cũng có vẻ đầy châm biếm, hệt như đấng Giác Ngộ đã cười."


Một khi độc giả (Huệ) đã đọc được những ẩn ý này của Hermann Hesse, thì độc giả (Huệ) cũng sẽ trở lại đoạn Tất Đạt "chất vấn" Cổ Đàm và cho rằng những lời thuyết giảng của Cổ Đàm vẫn có một "khe hở nhỏ" để bừng tỉnh và nghiệm ra rằng "khe hở nhỏ" này là sự cố ý của Hermann Hesse, để ai muốn đi tìm giải thoát thì hãy tự mình trám lấy nó để được trọn vẹn, nghĩa là ông chừa chỗ cho người ấy hãy tự thiền quán mà ngộ đạo. Điều này cũng chính là một trong vô vàn tinh hoa của Phật học, nếu Huệ hiểu không lầm. Và như thế thì những sóng gió độc giả nói trước đây cũng chỉ là những thử thách giành cho những người có duyên phước trước khi tìm thấy được nhiệm mầu.

Một lần nữa, những cảm nhận của Huệ khi đọc Câu Chuyện Dòng Sông vẫn là những cảm nhận chủ quan và rất cá nhân, có thể phiến diện nữa. Hy vọng càng đọc, Huệ sẽ còn tìm thấy được những điều đối với Huệ đang còn tàng ẩn.

Chỉ muốn chia xẻ mà thôi.

Huệ
#43 Posted : Friday, November 21, 2008 9:57:00 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Ngô Đồng, chị chưa đọc tác phẩm Hatter's Castle. Có gì hay trong đó Ngô Đồng kể cho chị nghe với.

Tonka, phim Siddhartha được dựng thành phim năm 1972, dựa theo tác phẩm Siddhartha của Hermann Hesse. Phim này có bán và có video cho thuê xem. Chị chưa xem và sẽ không xem, vì nghe nói nhiều người xem rồi về thất vọng. Những bài điểm phim trên mạng chỉ thuật lại cốt truyện, nhưng cũng đủ cho người đọc thấy người dựng phim hình như không hiểu Hermann Hesse mà chỉ kể lại câu chuyện với tình tiết hời hợt bên ngoài. Nữ diễn viên điện ảnh Romesh Shama đóng vai Kamala (Kiều Lan) thì rất đẹp. Có bài điểm phim còn nói hình ảnh Siddhartha trong phim làm người ta bực mình với đạo diễn. Chị có tìm được một cái you tube sau đây có một đoạn soundtrack của phim, ca nhạc khá hay, mình có thể coi ké chút xíu vài cảnh trong phim.

http://www.youtube.com/w...QK0e0lA&feature=related

XV, chị chia xẻ phần chị xong rồi. Bây giờ tới lượt VX.

PC
#44 Posted : Saturday, November 22, 2008 7:38:44 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Coi thêm về CCDS ở đây:

http://www.phunuviet.org...topic.asp?TOPIC_ID=1362

Chị Huệ,
Phùng Thăng là em ruột của Phùng Khánh. Bà đi vượt biên với đứa con sau năm 75 và mất tích trên đường vượt biên.
Phùng Khánh còn dịch một truyện nữa là Bắt Trẻ Đồng Xanh từng được Tưởng Năng Tiến hâm mộ.

Cả hai truyện này được dịch khi bà Phùng Khánh chưa xuất gia, nên chúng ta vẫn giữ tên đời của bà. Đọc tiểu sử bà thì dường như sau khi trở thành ni cô Trí Hải thì bà chỉ còn dịch và viết các kinh sách Phật giáo thuần túy trong lãnh vực viết lách.
PC
#45 Posted : Saturday, November 22, 2008 7:48:25 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Cho đến năm ngoái, một lần em có nói với chị PC là em vẫn ước được đọc lại quyển đó thì chị PC chỉ cho em biết nên tìm ở đâu. Thanks chị PC. (Ấy vậy mà gần đây em mới biết là chị PC lại cũng chưa đọc truyện này!!!)


Thật ra thì chị cũng đọc từ hồi nhỏ xíu nên không còn nhớ gì nhiều. Quên hết rồi thì không còn dám nhận là mình đã đọc. Không biết có can đảm đọc lại hay không, vì không còn hứng thú nữa. Cũng giống như đã đọc về tâm theo Phật giáo thì không còn hứng thú theo dõi các sách nghiên cứu về phân tâm học nữa.
xv05
#46 Posted : Sunday, November 23, 2008 11:10:12 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em cám ơn những phân tích của chị Huệ, thật là hay và mới mẻ quá.
quote:

Gởi bởi Huệ
Nhưng phải nói thật là Huệ không thấy tư tưởng của Hermann Hesse nặng về tôn giáo, chỉ thấy nặng về triết lý nhiều hơn.

Dạ phải, em cũng thấy như vậy. Có thể vì vậy nên sách của ông được đọc nhiều chăng, vì dù có đạo (bất cứ đạo nào) hay không, độc giả vẫn có thể thưởng thức được, trong khi sách về tôn giáo thì chỉ giới hạn đến một số độc giả nào mà thôi.

Mặc dù CCDS (qua người dịch) sử dụng nhiều danh từ Phật học và trong khi chị Huệ và nhiều người khác có thể đặt câu hỏi hoặc suy tuởng rằng tác giả có thể đã mượn nhân vật Tất Đạt để suy diễn nội tâm cuả đức Thích Ca khi ngài tu hành, thiền quán (lắng nghe dòng sông có thể tượng trưng cho sự thiền quán và suy tư) cho đến khi ngài đắc đaọ . Cũng có thể tác phẩm này khiến cho một số độc giả chưa hiểu về đaọ Phật sẽ muốn tìm hiểu về đạo.
Riêng em, em thấy mình hâm mộ tác phẩm (dù chưa bao giờ dám cho rằng mình đã hiểu sâu sắc về nó) vì khiá cạnh triết lý và phân tích những trăn trở nội tâm hơn là về khiá cạnh tôn giáo.

Một điều khác mà em thấy qua CCDS là - nếu mình không quá “chấp” rằng đó là những từ ngữ dành riêng cho tôn giáo và cho một tầng lớp riêng biệt - thì “đạt đạo” hay “giác ngộ” chỉ có một ý nghiã tương đối và mọi ngươì đều có thể “đạt đạo” hay “giác ngộ” ở một chừng mực nào đó.
PC
#47 Posted : Sunday, November 23, 2008 7:28:46 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Thật ra đạo Phật là một tôn giáo hay là một triết lý? Điều đó khó mà nói được. Vì có rất nhiều người hâm mộ giáo lý Phật mà không hề coi Phật giáo là một tôn giáo. Nếu tôn giáo hiểu theo nghĩa có giai cấp tăng lữ, có lề luật phải tuân theo, có nghi thức hành trì hàng ngày chẳng hạn. Với PC tui thì Phật giáo trước hết là một khoa tâm lý siêu đẳng. Người ta cho rằng khám phá về vô thức của Sigmund Freud ở đầu thế kỷ 20 là một phát kiến vĩ đại của tâm lý học, vậy có nghĩa là Tây phương trước đó không hề nghiên cứu coi ông Phật nói cái gì về TÂM, trong khi Phật pháp hầu như là cái học về Tâm, và tu hành của Phật chỉ là làm sao cho cái tâm thanh tịnh.

Người Tây phương đọc Hermann Hess, Schopenhauer, Leon Tolstoi thì mới biết về đạo Phật rồi mới bắt đầu nghiên cứu xem đạo Phật nó là cái gì. Đã đành là như vậy, nhưng còn chúng ta là người ở phương Đông, tuy Việt Nam chưa phải là cái nôi của Phật giáo (đúng ra ngay cái nôi của Phật giáo là Ấn độ thì hiện nay chỉ còn độ 5% dân số theo Phật giáo) nhưng chúng ta lại quen thuộc rất nhiều với các khái niệm của Phật giáo, vậy mà chúng ta lại cứ theo vết của học giới Tây phương. Muốn học Phật thì cứ phải đi qua mấy ông Đức, ông Nga, ông Anh, ông Pháp thì mới là học Phật.
Phải chăng chỉ có tinh thần duy lý của phương Tây mới thuyết phục được ta hay đó chỉ là thể thiện tinh thần sính Tây vẫn còn nặng trĩu?

quote:
Một điều khác mà em thấy qua CCDS là - nếu mình không quá “chấp” rằng đó là những từ ngữ dành riêng cho tôn giáo và cho một tầng lớp riêng biệt - thì “đạt đạo” hay “giác ngộ” chỉ có một ý nghiã tương đối và mọi ngươì đều có thể “đạt đạo” hay “giác ngộ” ở một chừng mực nào đó
.

Với Phật Thích Ca thì đạt đạo tới một chừng mực nào đó là Phật cũng chưa vừa lòng đâu, phải là đạt luôn cái đạo giải thóat thì Ngài mới chịu. Chính vì vậy mà Ngài có theo học hai vị thầy mà không thầy nào đưa được tới cái đạo giải thoát mà Ngài muốn, cho nên Ngài mới "bỏ thầy" và tự đi tìm con đường tu riêng để rồi sau đó đắc đạo (mà Ngài claim là đạo giải thóat).

Nhiều người cũng muốn "noi gương" Phật Thích Ca, tự đi tìm con đường riêng để tu, trong đó có cả con đường hưởng thụ tối đa cho các giác quan .... Có sao đâu, đời của mình, mình sống mà! Phật làm gì được! Big Smile

Huệ
#48 Posted : Sunday, November 23, 2008 11:09:34 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

Riêng em, em thấy mình hâm mộ tác phẩm (dù chưa bao giờ dám cho rằng mình đã hiểu sâu sắc về nó) vì khiá cạnh triết lý và phân tích những trăn trở nội tâm hơn là về khiá cạnh tôn giáo.

Một điều khác mà em thấy qua CCDS là - nếu mình không quá “chấp” rằng đó là những từ ngữ dành riêng cho tôn giáo và cho một tầng lớp riêng biệt - thì “đạt đạo” hay “giác ngộ” chỉ có một ý nghiã tương đối và mọi ngươì đều có thể “đạt đạo” hay “giác ngộ” ở một chừng mực nào đó.
Theo chị thấy, CCDS lôi cuốn nhiều độc giả và lôi cuốn nhiều độc giả đọc đi đọc lại nhiều lần vì tác phẩm chứa đựng những tư tưởng mà người đọc có thể liên hệ được nhưng lạ thay vẫn là những tư tưởng mới và kỳ bí. Những tư tưởng này kỳ bí vì mỗi lần đọc lại, chị vẫn khám phá ra những thấu hiểu mới (giống như được thưởng vì trở lại tìm sự thiếu sót của mình) và ngưỡng mộ Hermann Hesse thêm hơn. Khi xưa đọc rồi quên, kỳ này đọc đi, đọc lại, và còn để CCDS theo mình, không chừng những tư tưởng của Hermann Hesse dám còn len lỏi vào trong cuộc sống của chị lúc nào mà chị không hay.

Một điều thú vị nữa là Hermann Hesse dùng nhân vật Thiện Hữu để liên tục đối thoại với Tất Đạt, hay như XV nói, để dẫn chuyện. Chị thấy có lẽ Hermann Hesse còn dùng Thiện Hữu như tiếng nói thứ hai của mỗi con người trong tâm thức của chúng ta. Tiếng nói này vang lên trong mỗi chúng ta không phải chỉ để tự đối chất, nhưng để cân nhắc, tự thử thách, đặt vấn đề, dám dấn thân vào những góc cạnh riêng tư nhất của nội tâm mỗi người (the innermost), tạm gọi là đối lập với chính mình, để khám phá bản thân và tìm được đâu là giải thoát của riêng mình. Chị thấy vậy vì ở đầu câu chuyện, Tất Đạt là thần tượng của Thiện Hữu (nghĩa là hai mà gần như một), sau đó từ từ khác nhau, đi khác hướng, chia xẻ những xung đột của nội tâm (tiếng nói thứ hai)...Đọc mãi mà chị vẫn chưa đọc xong thì phải.

Huệ
#49 Posted : Sunday, November 23, 2008 11:24:46 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cảm ơn PC đã cho chi tiết về người dịch Phùng Thăng, Huệ vừa cảm phục vừa thương tiếc. Riêng về Phùng Khánh, bây giờ Huệ nhớ ra đó là người đã dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh, khi xưa Huệ có đọc ở Việt Nam (trong tủ sách nhà Huệ bên này có nguyên tác). Suốt những năm 1971 - 1973 Huệ đến thư viện trường Đại Học Vạn Hạnh học mỗi buổi chiều, thường thấy bóng ni cô Thích Trí Hải trong trường và trong thư viện. Những ngày đó thỉnh thoảng Huệ cũng có thấy thầy viện trưởng Thích Minh Châu nữa. Thật là những duyên phước lớn.

Huệ
#50 Posted : Monday, November 24, 2008 2:34:19 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hôm nay Huệ mới có dịp đọc hết những trang web mà PC giới thiệu bên kia về CCDS và ni sư Thích Trí Hải. Từ trang nọ qua trang kia, Huệ biết thêm được là Phùng Khánh và Phùng Thăng có cùng dịch một tác phẩm nữa của Hermann Hesse là quyển Sói Đồng Hoang (Der Steppenwolf - 1927). Quyển này thì Huệ chưa đọc bao giờ nhưng sẽ đọc.

Rồi lần hồi không biết sao Huệ lại nhin thấy trên mạng bản dịch Thiền Luận, nguyên tác của thiền sư Nhật Daisetz Teitaro Suzuki, do hai thầy Trúc Thiên và Tuệ Sĩ dịch. Năm xưa ở Việt Nam, Huệ thấy đàng sau bìa sách có trích một câu của thầy Thanh Nguyên, môn đệ của lục tổ Huệ Năng, bây giờ vẫn còn nhớ như thế này: "Khi tôi chưa biết đạo, thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước. Khi tôi học được đạo, thấy núi chẳng là núi, nước chẳng là nước. Đến khi tôi hiểu được đạo, lại thấy núi chỉ là núi, mà nước chỉ là nước."

Tonka
#51 Posted : Monday, November 24, 2008 10:10:05 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cám ơn chị Huệ với cái link để nghe và xem ké một đoạn phim. Hôm trước em thử mấy lần nhưng không xem được làm em tưởng máy mình có vấn đề gì. Cô Kiều Lan cũng như đa số những người phụ nữ Ấn độ, khuôn mặt họ có những đường nét thật đẹp.

Trong một post của XV ở trên có nhắc đến cuốn "Hành Trình Về Phương Đông". TK có đọc một cuốn có tựa như vậy nhưng không để ý tác giả là ai, nhưng dịch giả là Nguyên Phong. Nếu là cuốn sách của cùng tác giả thì TK thấy cuốn này hay, giản dị và...dễ nuốt hơn Big Smile

xv05
#52 Posted : Monday, November 24, 2008 1:05:40 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

Gởi bởi PC
Người Tây phương đọc Hermann Hess, Schopenhauer, Leon Tolstoi thì mới biết về đạo Phật rồi mới bắt đầu nghiên cứu xem đạo Phật nó là cái gì. Đã đành là như vậy, nhưng còn chúng ta là người ở phương Đông, vậy mà chúng ta lại cứ theo vết của học giới Tây phương. Muốn học Phật thì cứ phải đi qua mấy ông Đức, ông Nga, ông Anh, ông Pháp thì mới là học Phật.

Phải chăng chỉ có tinh thần duy lý của phương Tây mới thuyết phục được ta hay đó chỉ là thể thiện tinh thần sính Tây vẫn còn nặng trĩu?


Em không đọc nhiều về các sách Phật học như chị PC nên không biết các sách đó nói thế nào.

Khi đọc các sách có chút ít về triết thì thật tình là em chỉ đuợc đọc qua các tác giả Tây phuơng nên không thể so sánh được .

Còn nếu có thắc mắc rằng taị sao chúng ta là người ở phương Đông mà phaỉ theo vết cuả Tây phương khi tìm hiểu về triết học và triết Đông phuơng?
Em có thể đoán mò là nhìn về khiá cạnh triết học thì người Tây phương có caí nhìn tỉnh táo, cách trình bày và lý luận rành mạch, thuyết phục hơn nên người đọc ở một trình độ naò đó, cảm thấy dễ theo dõi và bị lôi cuốn hơn chăng.
Không biết có tác giả Đông phuơng naò luận về triết và triết Đông phuơng hay hay không, caí này thật tình là em chưa biết.
Tinh thần sính Tây? Em chẳng biết cái mùi sính Tây nó ra làm sao. Cái gì em có được thì em đọc, mà có được nhưng đọc chán quá thì em bỏ ngang.

Em chưa được đọc các tác phẩm khác của Hermann Hess như Nhà Khổ Hạnh và Gã Lang Thang hay Đôi Bạn Chân Tình nhưng đoán chắc cũng hay tương tự như CCDS khi tác phẩm cũng nặng hơn về triết và lồng trong bối cảnh liên quan đến tôn giaó.

Nói ra ngoaì lề một chút, không phải tác giả Tây phương naò cũng viết hay khi viết liên quan đến tôn giaó của Đông phương (ở đây là đaọ Phật), nhiều tác giả Á châu cũng vậy vì họ để cho tác phẩm cuả mình nhuộm màu sắc huyền bí hoặc mê tín quá nên em đọc cho biết thôi chớ khó mà nghiền ngẫm được. Nhiều sách bảo, cứ tin đi, đừng hoaì nghi gì hết, niềm tin không thể đi đôi với sự hoài nghi. Em thì thấy... Big Smile
Ý chủ quan cuả em thôi nha.
xv05
#53 Posted : Monday, November 24, 2008 1:46:44 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
xv05:
Một điều khác mà em thấy qua CCDS là - nếu mình không quá “chấp” rằng đó là những từ ngữ dành riêng cho tôn giáo và cho một tầng lớp riêng biệt - thì “đạt đạo” hay “giác ngộ” chỉ có một ý nghiã tương đối và mọi ngươì đều có thể “đạt đạo” hay “giác ngộ” ở một chừng mực nào đó


quote:

PC:
Nhiều người cũng muốn "noi gương" Phật Thích Ca, tự đi tìm con đường riêng để tu, trong đó có cả con đường hưởng thụ tối đa cho các giác quan .... Có sao đâu, đời của mình, mình sống mà! Phật làm gì được!


Khi em noí đến điều trên thì em không liên hệ đến việc tu hành hay phải dấn thân tìm đạo theo kiểu Tất Đạt, em chỉ ngụ ý rằng mỗi cá nhân (một cách tương đối) đều có thể đạt giác ngộ theo ý nghĩa đề cập trong CCDS: chấp nhận, tha thứ, bao dung để yêu thương người , yêu thương đời; bớt kiêu hãnh một chút, thức tỉnh một chút để, nếu có khổ đau hãy trải nghiệm nó để hiểu được nỗi khổ đau của kẻ khác, của kiếp người để học tha thứ, học yêu thương...
(nói vậy mà có làm vậy được hay không thì chưa biết à nhen Big Smile)

Một điều khác nữa là, người sa đọa hay lầm lỡ nếu biết thức tỉnh trước khi quá muộn thì biết đâu giác ngộ lẹ hơn người tu hành nhưng luôn kiêu hãnh vì mình tu cao hơn người khác chỉ vì họ đã thiếu đức bao dung. Sad
xv05
#54 Posted : Monday, November 24, 2008 1:55:41 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka



Trong một post của XV ở trên có nhắc đến cuốn "Hành Trình Về Phương Đông". TK có đọc một cuốn có tựa như vậy nhưng không để ý tác giả là ai, nhưng dịch giả là Nguyên Phong. Nếu là cuốn sách của cùng tác giả thì TK thấy cuốn này hay, giản dị và...dễ nuốt hơn Big Smile


Chị Tonka,
Cuốn sách chị nói ở trên không phải của ông Hermann Hesse, trùng tên thôi, phương Đông là cái gì hấp dẫn mấy ông Tây lắm hay sao í Big Smile.
Cuốn chị nói, nó ở đây nè:
http://www.quangduc.com/...68hanhtrinhphdong06.html
Tonka
#55 Posted : Monday, November 24, 2008 2:16:30 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cám ơn XV đi lục lọi dùm Wink
Chuyện phương đông không có giải thích rõ ràng thành ra nghe như chuyện cổ tích Big Smile
xv05
#56 Posted : Tuesday, November 25, 2008 9:34:52 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

Gởi bởi Huệ
Theo chị thấy, CCDS lôi cuốn nhiều độc giả và lôi cuốn nhiều độc giả đọc đi đọc lại nhiều lần vì tác phẩm chứa đựng những tư tưởng mà người đọc có thể liên hệ được nhưng lạ thay vẫn là những tư tưởng mới và kỳ bí. Những tư tưởng này kỳ bí vì mỗi lần đọc lại, chị vẫn khám phá ra những thấu hiểu mới …


Không biết cảm tưởng của em có giống chị Huệ khi đọc CCDS hay không nhưng ngộ nghĩnh là nếu em đọc một chuơng nào đó ngày hôm qua và hôm nay thay vì đọc chương tiếp theo, em lại mở nhằm ra chương cũ đọc lại thì lại thấy như mình vẫn chưa đọc nó.

Trong khi những chương cuối mới là đỉnh cuả tác phẩm khi Tất Đạt lắng nghe dòng sông (thiền ??) rồi giác ngộ thì em thấy hai chương “Giữa Xã Hội” và “Khổ Đau” thì gần với đời trần và biết đâu nhiều người cũng từng trăn trở như vậy. Khi em đọc chuơng “Khổ Đau”, phần Tất Đạt mê cờ bạc đỏ đen đó, càng tuyệt vọng với sự sa đọa thì người ta lại càng để mình bị nhận chìm vô đó một cách vô thức để trốn tránh mặc cảm.
Em nhớ cách đây nhiều năm, một lần em nhận đuợc thơ của một đứa bạn ở đông Âu, nó vốn là một đứa có cá tính và sống nội tâm, gia đình nề nếp, nó hỏi em tại sao khi nó biết nó sống buông thả như vậy là sai mà nó cứ tiếp tục để bị cuốn đi như thế, rằng nó đâu phải là đứa tệ hại gì … thì em trả lời với nó rằng nó nhận ra nó sai nhưng rồi nó mặc cảm tội lỗi nên nó muốn trốn tránh cái mặc cảm tội lỗi đó, nó laị càng lao vào sự buông thả để dối mình, để thách thức … rồi thì càng làm vậy nó sẽ lại càng tự dằn vặt mà đau khổ thêm, lún sâu thêm …
Khi đọc CCDS gần đây thì em thấy ông HH mô tả tâm trạng của Tất Đạt lúc đó thật không khác gì khi em trả lời với đứa bạn, rất gần với đời thường.

Chương “Đứa Con” cũng rất gần gũi với đời thường. Khi đứa trẻ hư hỏng, nó biết nó trái khoáy, nó muốn nguời lớn phạt nó, rầy la nó để uốn nắn nó nhưng nếu nó cứ đuợc nuông chiều, thì nó nổi đóa lên mà hư thêm. Đứa trẻ muốn người lớn phạt nó nhưng không ghét bỏ nó. Điều này lại làm em nhớ một lần có đọc một bài tự thuật của một người phạm tội, ông đó nói là hồi mới hư hỏng, ổng ước gì ba ổng rầy la, bắt phạt ổng để ghìm ổng lại nhưng ba ổng lại “sợ” ổng quá rồi chìu chuộng ổng quá làm ổng … bất mãn, biết mình sai mà lại cố làm cho … đã nư Eight Ball
Users browsing this topic
Guest (22)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.