Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

89 Pages«<6667686970>»
Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui
Huệ
#1341 Posted : Monday, November 2, 2009 12:18:23 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


méo meo meo mèo Kisses

Chào tái ngộ các anh chị em và các bạn. Dù bận, Huệ cũng đã đọc xong quyển Oskar Schindler và thở phào nhẹ nhõm khi thần tượng vẫn đứng vững không chút lung lay, chỉ thật thương xót khi cuộc đời của cả hai ông bà về sau là những long đong, lận đận và khó khăn chồng chất. Huệ làm tới luôn, tìm đọc lịch sử dân tộc Do Thái từ thời Abraham và lịch sử những người Do Thái lưu vong trên các xứ châu Âu, ráng tìm hiểu xem tại sao họ bị kỳ thị và thù ghét đến thế, không phải chỉ bởi Hitler và Đức Quốc Xã, nhưng tại rất nhiều quốc gia. Lại nhớ đến năm xưa, ngay trên đất Hoa Kỳ, nhà doanh nghiệp Leo Frank bị treo cổ chết vì người ta nhất định không bỏ qua một cơ hội nào để quật ngã một người Do Thái thành công, lại một trường hợp kỳ thị Do Thái (1913-1915). Nhưng dù cho biết bao nhiêu người kỳ thị người Do Thái, Huệ vẫn luôn luôn giữ cảm tình và nhất là lòng khâm phục, cùng kính trọng những con người biết thân phận lưu đày của dân tộc mình nên cố vươn lên bằng sức mình và biết tự trọng mình.

Thời gian bỏ ra để đọc về người Do Thái thật là không uổng công.

Ba Tê
#1342 Posted : Monday, November 2, 2009 1:55:04 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Hồi trước mình đọc rải rác thì nghe rằng người Do Thái ngòai những lỗi lầm gì đó với Thiên Chúa ra , dân tộc họ là giòng giống thông minh ,và giàu có (?) nên "bị" dân tộc khác vì cạnh tranh không nỗi nên bài xích chăng ?Question Lý do vì sao họ giàu thì mình hổng biết , có lẽ do thông minh nên họ có những phương cách để lànm giàu chăng? Có thể đó là một vài lý do khiến cho các dân tộc khác ganh tỵ, rồi ghen ghét, rồi...thù hận vv...Cái nì mình hổng biết cho lắm , chỉ nghĩ cạn thế thôi !Tongue Huệ sưu tầm tìm hiểu thì cho mọi người biết với nha.

Mình có cô bé học trò làm fashion designer và có shop ở Philadelphia. Có lần ghé thăm ở shop cô ta nói khách hàng sộp của cô ta phần nhiều là các vị nữ lưu lắm tiền nhiều bạc người Do Thái. Họ hà tiện ở đâu thì không biết , chứ ăn mặc thì chi tiêu không tiếc tiền. Họ trả công hậu hỉ miễn may đồ cho đẹp là họ "khóai" lắm. Smile
Huệ
#1343 Posted : Monday, November 2, 2009 12:04:41 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ba Tê

Hồi trước mình đọc rải rác thì nghe rằng người Do Thái ngòai những lỗi lầm gì đó với Thiên Chúa ra , dân tộc họ là giòng giống thông minh ,và giàu có (?) nên "bị" dân tộc khác vì cạnh tranh không nỗi nên bài xích chăng ?Question Lý do vì sao họ giàu thì mình hổng biết , có lẽ do thông minh nên họ có những phương cách để lànm giàu chăng? Có thể đó là một vài lý do khiến cho các dân tộc khác ganh tỵ, rồi ghen ghét, rồi...thù hận vv...Cái nì mình hổng biết cho lắm, chỉ nghĩ cạn thế thôi !Tongue Huệ sưu tầm tìm hiểu thì cho mọi người biết với nha.

Mình có cô bé học trò làm fashion designer và có shop ở Philadelphia. Có lần ghé thăm ở shop cô ta nói khách hàng sộp của cô ta phần nhiều là các vị nữ lưu lắm tiền nhiều bạc người Do Thái. Họ hà tiện ở đâu thì không biết , chứ ăn mặc thì chi tiêu không tiếc tiền. Họ trả công hậu hỉ miễn may đồ cho đẹp là họ "khóai" lắm. Smile

Dạ chào chị Ba Tê. Cảm ơn chị đã ghé đọc và để lại vài giòng. Chị cho phép Huệ bàn xa chút ha. Dân Do Thái tự gọi mình là dân tuyển, nghĩa là được chọn lựa để nối dõi tổ tông của loài người. Theo sử sách của Do Thái thì hậu duệ đời thứ 10 từ Adam là Noah, vị trưởng lão đã được báo trước cơn Đại Hồng Thủy, rồi hậu duệ 10 đời sau của Noah là Abraham. Abraham là tằng tổ của dân Do Thái. Theo sử sách thì dân Do Thái đã bị kỳ thị và thù ghét từ thời xa xưa lắm, có lẽ là thời A-Lịch-Sơn Đại Đế, hơn 300 năm trước Công Nguyên. Tại sao họ bị kỳ thị và thù ghét? Đầu tiên là vì lý do tôn giáo. Dân Do Thái có lẽ là giống dân đầu tiên không theo đa thần, lên án đa thần, lại thêm những tục lệ khắt khe của tôn giáo của người Do Thái làm trái tai, gai mắt những người đương thời. Họ đi tới đâu là bị xua đuổi, bị bắt bớ, giết hại tới đó. Rồi sự nghịch ý về tôn giáo dẫn đến các sự làm khó về kinh tế, như phong tỏa tất cả các nghề nhiệp, không cho người Do Thái được hành nghề, chỉ chừa lại những nghề mà thời bấy giờ người ta khinh miệt, coi là hạ tiện, như nghề thâu thuế, nghề cho vay lãi (hi hi không cho họ làm nghề vay lãi thì lấy ai mà đến mượn nợ đây, chắc phải đợi hàng thế kỷ sau đi kiếm mấy ông Chà Và). Có những giai đoạn rất dài trong lịch sử, người Do Thái bị mất đất, phải ăn nhờ, ở đậu, bị tập trung vào những ghetto, hoặc phải đeo băng vải để thiên hạ nhìn là biết ai là dân Do Thái, làm như Do Thái là thứ hạng bét. Có lẽ vì cuộc sống lưu vong của họ không biết lấy gì làm vững chắc, ngoài động sản, và cũng có lẽ họ đã quen nghề cho vay lãi, nên đầu óc chỉ nghĩ đến chuyện lấy vốn liếng tiền mặt làm chỗ dựa lưng, thế là sinh ra thói quen dành dụm. Người Do Thái rất thực tế trong việc chi tiêu. Họ chi tiêu theo nhu cầu, chứ không theo ước muốn, nghĩa là họ đắn đo và chỉ mua sắm khi cần (need), không phải mua sắm vì thích (want). Và những đồng tiền dành dụm của họ, họ dùng làm vốn để làm ăn hoặc cho vay.

Còn lý do tại sao họ có thể làm giàu "dễ dàng" hơn người khác có thể là vì họ chí thú làm ăn và muốn có cuộc sống đầy đủ nhân vị. Người Do Thái khi đến ăn nhờ ở đậu nơi đâu cũng lo mở một cửa hàng buôn bán nhỏ và giữ sự mua bán có trung tín. Khi có lời, họ lại dùng lời đắp vào vốn, khuếch trương công việc làm ăn. Trong gia đình, họ giữ gìn truyền thống và dạy dỗ con cái lòng tự hào, không nhờ vả ai, cuộc sống phải tự lực, phải đầy đủ, phải tươm tất. Thật ra, Do Thái cũng có người nghèo, như mọi dân tộc khác, nhưng có lẽ họ không chịu để lộ cái nghèo để người khác phải thương hại. Trong những phim holocaust và Đức Quốc Xã, thường thấy là những người Do Thái dù có đi vào trại tập trung, họ vẫn tươm tất, quần áo chỉnh tề, nón mũ đàng hoàng, tay xách va-li. Cái ấn tượng mà Huệ thấy, khi xem phim The Murder of Mary Phagan (xem ba lần), là Leo Frank vẫn giữ lòng tự trọng, dầu bị hàm oan và bị xử tội chết, ông ta vẫn bình tĩnh và yên lặng chịu đựng, không van xin, không hạ mình. Những đoàn người bị giết ở trại tập trung cũng tương tự.

Sự chắt chiu của người Do Thái đã ngày càng lớn phồng. Ngày nay người Do Thái ở Hoa Kỳ là một thế lực chính trị ngầm mà lớn nhất. Những tài phiệt nắm thực quyền của các ngân hàng lớn củ thế giới, kể cả các ngân hàng Thụy Sĩ, một số là những người Do Thái. Nhà bác học đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1921, Albert Einstein, là người Do Thái. Nhà ngoại giao và cũng là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1973, Henry Kissinger, tuy sinh ra và lớn lên ở Đức, nhưng ông chính là người Đức gốc Do Thái, cha mẹ là người Do Thái.

Chuyện Do Thái thì còn dài giòng lắm, chị Ba Tê. Huệ kể sơ sơ vậy thôi nha.


Huệ
#1344 Posted : Tuesday, November 3, 2009 1:55:59 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ba Tê
Mình có cô bé học trò làm fashion designer và có shop ở Philadelphia. Có lần ghé thăm ở shop cô ta nói khách hàng sộp của cô ta phần nhiều là các vị nữ lưu lắm tiền nhiều bạc người Do Thái. Họ hà tiện ở đâu thì không biết , chứ ăn mặc thì chi tiêu không tiếc tiền. Họ trả công hậu hỉ miễn may đồ cho đẹp là họ "khóai" lắm. Smile

Hôm nay mình nói tiếp chuyện các vị nữ lưu đi mua sắm nha chị Ba Tê. Huệ đoán các vị nữ lưu người Do Thái này chi tiêu không tiếc tiền cho việc ăn mặc thì cũng...tương tự như các vị nữ lưu thuộc các gốc dân khác. Big Smile Huệ cũng có nghe đồn là người Do Thái hà tiện mười đồng để xài bạc triệu, chẳng biết có đúng không, hoặc câu này có nghĩa là gì khác. Thỉnh thoảng Huệ đi shopping ở các thương xá, thấy mua sắm rất xịn phải kể thêm phụ nữ Trung Đông, mặc dầu họ đi mua sắm trong trang phục Âu Mỹ hay trang phục cổ truyền. Họ mua kìn kìn kìn, rồi ôm ra xe cất, lại trở vào mua sắm tiếp. Và ở bên Trung Đông, ai nghèo cứ nghèo, ai giàu cứ giàu thêm...cũng như nhiều xứ khác, chị Ba Tê nhỉ?


Huệ
#1345 Posted : Thursday, November 5, 2009 2:39:51 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hôm nay không nói chuyện đi thương xá, mà nói chuyện đi chợ. Bắt đầu là ngôi chợ nhà quê ở Phú Vinh, trên con đường Quốc Lộ số 1, cách nhà Huệ một cây số, gọi là Cây Số 5. Chỗ Cây Số 5 có một cái trụ xi măng sơn trắng và có đánh dấu đàng hoàng. Ngay Cây Số 5 là một rạp hát nhỏ để các đoàn hát bội và đoàn cải lương nhỏ về đây trình diễn. Trước mặt rạp hát có cái giếng nước ngọt, cả làng rủ nhau đến đây gánh nước về làm nước uống. Và bên kia đường Quốc Lộ là ngôi chợ Phú Vinh.

Từ ngoài đường muốn vào chợ, mọi người phải bước qua chiếc cầu tre hơi lắc lẻo, bên trên một giòng nước nhỏ, phủ rợp bóng mát bởi những cây xoài sơn ca thật cao và nặng trĩu trái xanh. Giữa chợ là một nhà lồng lợp ngói, với thềm xi măng khá cao. Những bạn hàng buôn bán quanh năm thì dọn hàng ở đây, một hai sập vải nhỏ, hàng guốc dép, vài hàng xén, vài hàng đậu gạo, mắm muối, vài gánh hàng ăn, gánh bún, gánh bánh canh, vài hàng quà vặt, rổ khoai, sàng bắp, rồi vài thớt thịt...Những hàng tôm cá và hàng rau dọn bên dưới thềm nhà lồng, cùng với những bạn hàng thỉnh thoảng vãng lai một hai hôm rồi mất dạng. Ạ, đó mới là những bạn hàng đáng kể, vì cô bé Huệ mới lên năm, lên sáu, chỉ ngóng đợi những người bạn hàng này.

Liêu thái thái
#1346 Posted : Thursday, November 5, 2009 9:24:30 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Kisses méo meo meo mèo
liêu chỉ biết chuyện liêu thái, rồi do... dự, kiếm hông ra chỗ báo cáo vắng mặt từ giờ tới thứ hai Big Smile
Đi bày cho người ta múa Càn Khôn, mà cứ ngóng cô bé Huệ... ngóng đợi những người bạn hàng trong chợ Phú Vinh
Vũ Thị Thiên Thư
#1347 Posted : Thursday, November 5, 2009 9:51:45 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái

Kisses méo meo meo mèo
liêu chỉ biết chuyện liêu thái, rồi do... dự, kiếm hông ra chỗ báo cáo vắng mặt từ giờ tới thứ hai Big Smile
Đi bày cho người ta múa Càn Khôn, mà cứ ngóng cô bé Huệ... ngóng đợi những người bạn hàng trong chợ Phú Vinh



Chị Liêu
PQ nhờ AB bày cho chuyện Ôm vũ trụ , bây giờ rất chăm ngoan múa...Wink
TT mược nhà chị Huệ chia niềm vui hén

Chị Huệ rảnh rang vào ngắm hoa lá ??
Huệ
#1348 Posted : Friday, November 6, 2009 3:13:47 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Hi Thiên Thư và Liêu!
méo meo meo mèo Kisses Kisses

Những buổi sớm mai đi học, phải đi ngang qua Cây Số 5, rồi rẽ vào đường làng đi một quãng nữa Huệ mới tới được trường. Buổi trưa tạm tan học, Huệ về nhà ăn cơm, rồi lại trở lại trường để học nốt buổi chiều. Hà hà, thế là một ngày Huệ được hai lần rảo qua chợ, bên hông chợ còn có một ngõ vào đường làng để đến trường.

Những người bạn hàng của Huệ lâu lâu mới ghé chợ quê một lần. Họ dựng chiếc xe đạp gần đó để bán hàng ngay trên xe đạp, hay trải ra đất một tấm ny-lông. Khi Huệ rảo qua thì mọi việc đã bày sẵn hết rồi. Nhiều hàng hay, lạ và đẹp lắm. Mới năm, sáu tuổi đầu, Huệ không hiểu từ đâu mà những người bạn hàng của Huệ đem về bữa thì đồ chơi, bữa thì bánh kẹo...Đồ chơi là hàng xa xỉ phẩm của trẻ nhà quê. Thuở đó, búp bê còn nghèo, tóc không có, mắt sơn trên mặt nhựa, mặc áo đầm xoè nhưng tay chân dính sát vào người, không co duỗi được. Tóm lại là em búp bê chỉ là một hình dạng rỗng đúc bằng nhựa mềm, em nào sang lắm thì có cái nút gắn ở gót giầy, các chị nhỏ bóp một cái kêu toe. Cùng với búp bê cho các bé gái, các bé trai được ngắm ngẩn ngơ những cây súng nhựa, bắn nước, họa hoằn lắm mới thấy một vài cây súng lục bằng kim loại, sơn đen, kẹp vào một giải đạn giấy đỏ, có bọc thuốc pháo, lảy cò súng cũng kêu tạch, rất oai. Các bé trai cũng được mua dàn ná và những viên bi ve, viên thì bé, viên thì to. Những viên bi ve mới trong bóng, láng mịn, chờ vào tay các chú bé để lăn trên mặt đất và trở thành xù xì. Đồ chơi thuở ấy có khi đơn giản chỉ là những chiếc chong chóng giấy màu bốn cánh, mua xong cầm chạy một chuyến là cánh quạt quay tít, thích mê. Có hôm, người bạn hàng bán còi nhựa để các chú bé tập làm cảnh sát, bán mặt nạ đủ loại để chú thì làm Tôn Ngộ Không, chú thì làm Trư Bát Giới, đứa giả làm hiệp sĩ Zoro. Thỉnh thoảng họ cũng bán đồ chơi làm bằng đất nung, cái bếp nấu củi tí hon, có ba đầu ông Táo, vài cái trách, cái nồi, cái ấm nhỏ bằng bàn tay. Huệ chưa tới tuổi chơi nấu nướng, nên mỗi lần ông bán hàng đồ gốm về, Huệ chỉ ráng kiếm coi có con gà trống đất, nhỏ nhỏ, sơn màu đỏ tía, chen lẫn màu xanh lục. Giữa mình gà đất bị cắt ngang và được nối lại bằng giấy bản dầy, trẻ con hai tay ép vào, ép ra, gà thành chiếc đàn kêu vài tiếng ọt, ọt, vậy mà đứa nào cũng ưa. Nhưng Huệ thích nhất là những hôm người ta đem về bán những chiếc lược cái tóc và những chiếc kẹp nơ đủ màu. Có những chiếc kẹp nơ này, về nhà soi gương, rẽ mớ tóc bum bê ngắn ngủn qua một bên, cài lên mà ngắm nghía thì phải biết. Chỉ phải tội là những chiếc kẹp tóc rõ đẹp này mau sút lắm, các cô bé chạy tung tăng một hồi là kẹp rớt mất tiêu. Huệ cũng thích những hôm hàng bánh kẹo về. Chẳng nhớ là bánh gì, Huệ chỉ mua kẹo, những chiếc kẹo màu bọc giấy kiếng trắng trong vắt, để lộ bên trên mỗi chiếc kẹo là một chiếc nhẫn bằng nhựa có mặt nhẫn là hình cơ, rô, chuồn, bích.

Những hôm như vậy, Huệ phải chạy đến trường. Trước khi vào lớp 15 phút, ông Cai đánh trống thùng thùng thùng, đứa nào còn cà rà ở đó là bắt đầu ba chân, bốn cẳng...

Binh Nguyen
#1349 Posted : Friday, November 6, 2009 11:06:28 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Welcome back, chị Huệ! Kisses

BN.
Huệ
#1350 Posted : Friday, November 6, 2009 11:27:53 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hi Bình Nguyên Kisses Mùa bận của chị cũng qua rồi, nên chị lại vào tâm tình cùng các bạn. Bên Bình đã lạnh chưa? Hôm trước chị chụp hình đường đi làm, những rặng hoa còn đỏ thắm, những vòm cây còn xanh um, mà bận quá không vào dán được. Nay vòm cây lá rụng, đường giát vàng một thảm, những rặng hoa phai màu, chắc chị phải để dành hình chờ sang năm.

Chị vắng mặt khá lâu, nhưng chỉ ở chỗ viết thôi, chớ vẫn vào đọc mỗi ngày. Hôm nay trời thu, nắng trong, đẹp quá. Một cuối tuần vui và ấm áp nha Bình. Một cuối tuần ấm áp và vui nha các chị và các bạn. Thân mến cùng tất cả. Kisses


ngodong
#1351 Posted : Friday, November 6, 2009 11:38:43 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị viết ngắn quá. Em đợi nhiều hơn.
Binh Nguyen
#1352 Posted : Sunday, November 8, 2009 11:23:03 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Chị Huệ, bên em hơi lành lạnh rồi. Thỉnh thoảng lái xe trên đường nhìn cảnh mùa thu thấy đẹp quá, mà không lẽ dừng xe lại để chụp hình? Trong khi mình thì lúc nào cũng tất bật với cơm áo, sinh hoạt, không còn thì giờ để mà ngắm nữa, thì còn thì giờ đâu để chụp hình?

Thấy thiên nhiên thiệt hay hen chị? Đủ thứ màu sắc, càng nhìn lại càng mê. Nhưng mà đến mùa đông thì ôi biết nhau ngay, nên không dám mơ mộng nữa. Chị có chuyện gì vui kể cho mọi người nghe với, vắng chị lâu thấy nhớ!

BN.
Huệ
#1353 Posted : Monday, November 9, 2009 12:17:01 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chị cũng thấy cảnh mùa thu đẹp quá, càng về phía Bắc mùa thu càng đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp quyến rũ. Không biết bên Bình thì sao, bên chị mỗi năm du khách đến đông nhất là hai mùa xuân, thu. Mùa xuân du khách lũ lượt kéo về xem hội hoa anh đào ở thủ đô Wahington DC. Mùa thu ai nấy rủ nhau về Virginia để xem mùa thu lá đổi màu, thường là vào giữa tháng 9. Trên suốt 100 dặm đường đèo dọc theo rặng núi Blue Ridge, gọi là Skyline Drive, một bên là núi, một bên là thung lũng, nghìn muôn lá thay màu, rực rỡ hơn cả trời xuân, nhất là đoạn Shenandoah Valley, cách nhà chị chừng 25 dặm về phía Tây (gần hơn đường chị đi làm ở Washington DC - 40 dặm về phía Đông, đi từ nhà chị). Thung lũng này, Shenandoah Valley, đã được nhà văn Doãn Quốc Sĩ tả lại trong tác phẩm Sầu Mây, xuất bản năm 1970. Nhà văn Doãn Quốc Sĩ cho rằng Shenandoah Valley là thắng cảnh đẹp nhất nước Mỹ. Dĩ nhiên đây chỉ là sự đánh giá chủ quan của một người, dầu là sự đánh giá của một nhà văn. Nhưng chị hiểu là, cũng như mội người, khi đứng trên triền núi nhìn xuống thung lũng muôn màu, trăm hồng, nghìn tía, màu gì cũng có trong kia, hồn ai mà chẳng choáng ngợp, nhất là trước muôn màu lá lấp lánh dưới nắng trong của một chớm thu.

Ngẩn ngở trước khung cảnh thiên nhiên của Shenandoah Valley, chị mới thấy chưa biết muôn hồng nghìn tía của mùa thu và muôn hồng nghìn tía của mùa xuân, mùa nào hồng hơn, tía hơn đó nha Bình. Đây là mình nhìn tận mắt muôn hồng nghìn tía của mùa thu, còn muôn hồng nghìn tía của mùa xuân thì chị chỉ nghe qua trong sách vở thôi.

Chị trích lại đây chia xẻ với Bình và các bạn:

"Thế kỷ XV-XVI, Ngô Chi Lan (quê Kim Anh) nổi tiếng với chùm thơ Tứ thời khúc, trong đó có bài Mùa xuân (Xuân tứ), lại đến khoa Mậu Thìn - 1508, Nguyễn Giản Thanh (làng Ông Mạc, Từ Sơn) có bài phú Phụng thành xuân sắc. Phụng thành là Phượng thành, tức Thăng Long thành. Bài phú ca ngợi mùa xuân ở kinh đô tươi đẹp, cửa vàng điện ngọc, muôn tía nghìn hồng, nhưng ông cũng có ý sâu sắc: cậy hiểm không bằng cậy đức, không thành trì nào bền bằng nhân nghĩa... Tương truyền, chính nhờ bài phú chữ Nôm xuất sắc này mà ông được Trạng nguyên.

Thế kỷ XIX, Bắc Ninh có Cao Bá Quát (làng Phú Thị, nay thuộc Gia Lâm) tài năng lỗi lạc, vua Nguyễn khen văn chương của ông và Nguyễn Văn Siêu, đến thời Tiền Hán (T.Q) nhiều tác giả lừng lẫy nhưng cũng chẳng có ai được như thế: Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán... Cao Bá Quát lều chõng lận đận, mãi cũng chỉ đỗ đến cử nhân, làm ở Hàn Lâm viện, thơ chữ Hán của ông, người ta sưu tập được đến 1,353 bài, trong đó có nhiều bài thơ xuân, Đêm xuân đọc sách (Xuân dạ độc thư), Nắng mới sau hôm lập xuân một ngày (Lập xuân hậu nhất nhật tân tình), Trồng mai (Tài mai)... Chỉ cầm mấy hạt mai ném ra đầu núi, thi sĩ họ Cao cũng được một tứ thơ hay, vượt ra khỏi loại thơ thù tạc xướng họa xu thời nịnh thế: Đầu non nắm hạt mai gieo/ Giống thanh gửi chốn núi đèo xanh tươi/ Nữa mai xuân điểm bầu trời/ Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung (4). Đến bài Nắng mới... sau lập xuân, ý thơ càng vượt phóng, đằm thắm nhân tình, xuân tới “phá cựu hàn” - phá cái rét năm cũ, bộc lộ nguyện ước khát khao không phải cho riêng ông mà cho cả trăm họ:

Hôm qua xuân đến rét tan
Sáng nay hồng tía muôn ngàn khoe tươi
Việc hoa ước giống việc người
Qua mưa gió lại sáng ngời núi sông.

Huệ Chi dịch lại từ:

Khứ nhật xuân lai phá cựu hàn
Kim chiêu hồng tử đấu thiên ban
Hà đương thế sự như hoa sự?
Phong vũ giang sơn tận cải quan."


Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu chúng ta cũng có thấy chữ "muôn hồng nghìn tía" để chỉ những vẻ đẹp mỗi người một vẻ:

"Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần."


Mới đây nữa, nhà văn Trùng Dương cũng viết một bài dùng từ "muôn hồng nghìn tía" để chỉ sự giàu có và đa dạng của các ngòi bút miền Nam, so với nền văn học "cúc vạn thọ" của miền Bắc:

"Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hà Nội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975. Thứ hai là cuốn số 4 của bộ sách 4-tập khá đồ sộ tựa là Văn Học Miền Nam Nơi Miền Đất Mới ("đất mới" đây có nghĩa là miền nam Việt Nam, xưa quen gọi là "xứ đàng trong", chứ không phải "đất mới" của người Việt tị nạn, đặc biệt người tị nạn tại Mỹ) của Nguyễn Q. Thắng, riêng bàn về văn học miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, do nhà Văn Học xuất bản ở Hà Nội năm ngoái.
 
Thẳng thắn mà nhận xét thì phải nói đây là những nỗ lực đáng khích lệ. Nói về văn học Việt Nam thời cận đại mà chỉ được bàn về sách báo được sản xuất dưới chế độ Cộng sản toàn một loại "cúc vạn thọ", trừ loại văn chương gọi là phản kháng đã hẳn, là một thiếu xót lớn. Trong khi một điều không ai từ miền Bắc đặt chân vào miền Nam lần đầu sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bây giờ còn có thể phủ nhận: đó là cả rừng sách báo, từ sáng tác tới dịch thuật, muôn hồng nghìn tía phơi bầy ra trước mắt họ trước khi có cái chiến dịch man ri mọi rợ "đốt sách" của nhà nước Cộng sản vào cuối năm 1975. Đã hẳn là có vàng có thau, nhưng giới thưởng ngoạn đủ thông minh để lọc ra những gì với họ là vàng để giữ lại, hoặc dấu nếu cần, không cần chính quyền làm hộ cái việc tuyển lựa."

Tiện đây, chị ghi thêm tiểu sử nhà văn Trùng Dương, theo tài liệu của VOA:

"Trùng Dương, tên khai sinh là Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1944 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bà nguyên là chủ nhiệm-chủ bút nhật báo Sóng Thần (Sài Gòn, 1971-75), và tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài, biên khảo, phóng sự, minh hoạ, và một vở kịch ba màn, Các Con Tôi Đã Về (1978) ghi lại những ngày cuối cùng ở Sài Gòn vào mùa xuân 1975. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, bà trở lại trường học và tốt nghiệp ngành báo chí, công quyền và các vấn đề quốc tế tại Đại học Tiểu Bang California, Sacramento. Từ 1991-93, bà làm phóng viên cho tờ The Mountain Democrat, Placerville, California, sau đó về cộng tác với nhật báo The Record, Stockton, California, từ cuối năm 1993 tới khi về hưu vào giữa năm 2006. Bà hiện cư ngụ tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ."

Tuyển Tập PNV năm nay chọn tên thật có ý nghĩa và làm bìa quá đẹp, nhờ sự đóng góp nhiệt tình của nhiều người. Không dè trang Phụ Nữ Việt có một nữ họa sĩ tài hoa như Ngọc Thể. Bao nhiêu tranh của Ngọc Thể chị đều cóp hết. Người đâu mà nhiều tài đến thế, nào họa, nào nhạc, nào thơ, nào óc khôi hài...

Chị chờ để được cầm trên tay tuyển tập Muôn Hồng Nghìn Tía. Và mở ra để được thưởng thức nghìn tía, muôn hồng.



Tài liệu:

http://www.vietnamtouris...n-xua-voi-tho-xuan.html

http://www.voanews.com/v...de012bf1c60e134c1a75606

Huệ
#1354 Posted : Monday, November 9, 2009 12:22:17 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Ngô Đồng ơi, chị lượm bài của các bậc tiền bối viết thêm cho dài vầy cũng kể là viết dài à nha.

ngodong
#1355 Posted : Monday, November 9, 2009 10:39:06 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ


Ngô Đồng ơi, chị lượm bài của các bậc tiền bối viết thêm cho dài vầy cũng kể là viết dài à nha.





Dạ có dài, có hay nữa - em cám ơn chị.
Liêu thái thái
#1356 Posted : Tuesday, November 10, 2009 2:32:07 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Trời Paris ủ dột... chờ cô bé Huệ đi chợ tiếp cũng gần bằng hồi xưa mong mẹ về chợ á!

méo meo meo mèo Kisses
Huệ
#1357 Posted : Tuesday, November 10, 2009 6:40:32 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


méo meo meo mèo Kisses

Hồi xưa đi học thì cứ rảo chợ. Bây giờ đang đi chợ mà nghe tiếng trống thùng thùng thùng của ông Cai thì lại muốn ghé về trường. Liêu ơi, đi tới trường với Huệ chút đi. Trường này không giống những trường khác đâu. Đi trường về mình sẽ đi chợ tiếp.

Trường xây bên cạnh đường làng, quận Vĩnh Xương, xã Vĩnh Thạnh, thôn Phú Vinh. Cổng trường nằm giữa hai trụ xi măng xây thật cao, có hai cánh cổng sắt mở ra, dẫn vào trụ cờ ở giữa sân. Khác những trường tiểu học khác ở chỗ cổng trường khắc rõ "Trường Tiểu Học Cộng Đồng Dẫn Đạo Phú Vinh".

Liêu có thấy loại trường "cộng đồng dẫn đạo" này ở Thôn Bọ Ngựa, hay ở Thái Liêu, hay ở những nơi khác trên đất nước Việt Nam bao giờ không? Thời đó, tổng thống Ngô Đình Diệm mới chấp chánh. Ông có nhiều chương trình để làm mới nông thôn. Chỗ Cây Số 5 đi vào trường Phú Vinh có Trụ Sở Hội Đồng Xã Vĩnh Thạnh. Ban ngày có những bữa thanh niên ra chận đường đố chữ để khuyến học, tuổi thanh niên, thanh nữ phải biết đọc chữ quốc ngữ mới được cho đi qua. Buổi tối, tại trụ sở xã có những lớp dạy chữ quốc ngữ hay lớp học bình dân cho người lớn. Lâu lâu trước trụ sở xã lại có những chương trình văn nghệ ngoài trời để các chính sách và chương trình mới về văn hóa, y tế và xã hội được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng tới nông thôn. Huệ mới có năm, sáu tuổi thôi nha, đã được leo lên sân khấu, hát bài Em Bé Chăn Trâu và Nhớ Bến Đà Giang đó.

Gọi là "trường tiểu học cộng đồng dẫn đạo" là vì trường được xây lên để làm thí điểm cho một chương trình giáo dục thực tiễn để sống ở nông thôn, nơi trẻ em vào lớp học đầu tiên, lớp năm, có thể là đã vào lứa tuổi 12 đến 15 rồi, chưa biết chữ nào hết. Học trò nhà quê đi học chai chân đất. Trong trường chỉ có một mình Huệ và con gái thầy hiệu trưởng là mang guốc gỗ, quai nhựa. Mang guốc thiệt là mắc cở, đứa nào cũng xúm lại chọc ghẹo, Huệ sợ quá, đến cổng là xách guốc bỏ vào cặp cất. Lại thêm bé Bắc Kỳ ăn cá rô ky nói tiếng Bắc rặt, cũng bị chọc ghẹo luôn. Huệ phải học tiếng địa phương, đi dìa, đi dô, bự, ở trển, lụm, lụm mót...Trường có tất cả năm lớp, từ lớp năm đến lớp nhất, lớp nào cũng đông học trò, quảng 50 chục học sinh một lớp. Huệ vào trường phải học thiếu tuổi, vì ở nhà rảnh quá, chỉ nghịch ngợm, phá phách, nhàn cư vi bất...tiện. Thầy giáo của Huệ là thầy Sầm, ở Phú Vinh ai cũng biết tiếng thầy. Thầy là vị giáo chức duy nhất còn đội khăn đóng, mặc áo lương đen, quần ta trắng và mang giầy Gia Định. Vào lớp thầy là tập viết i, u, ư, o, ô, ơ, viết một hàng chừa một hàng, rồi viết tiếp. Học trò học bao nhiêu giờ một tuần thì Huệ không còn nhớ. Nhưng Huệ nhớ có những giờ học sinh học ngoài trời. Trường có hai cái giếng kéo nước bằng giàn tre và hai cái giếng có máy bơm. Học sinh, tùy theo lớp và tuổi, học trồng bắp, khoai, rau cải, cà chua, cà rốt và nuôi thỏ, nuôi bò, nuôi gà, nuôi vịt, nuôi ngỗng, nuôi cá phi...Phải biết, trường nằm trong một khuôn đất rộng biết bao là rộng.

Thuở đó, trường vẫn còn cái trống lớn để ông cai đánh thùng thùng thùng...
Trống ra về đã đánh thùng thùng thùng rồi đó Liêu ơi.
Túa ra...

méo meo meo mèo Kisses

Liêu thái thái
#1358 Posted : Wednesday, November 11, 2009 5:48:05 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)

có có Huệ ơi! liêu cũng nhớ tiếng trống trường Tiểu học Lái thiêu ghê!
Ở Búng, cũng thuộc quận Liêu thái euh... Lái thiêu, có một trường Cộng đồng (wên mất có dẫn đạo đằng sau không!), hình như là bán công. Búng cách Lt 7 cây số, nên liêu mù tịt sinh hoạt của trường Cộng đồng. Mà thấy chữ dẫn đạo, lại nghĩ là trường của các ông cha bà sơ chứ! Big Smile

Cũng nhớ những bữa chận đường đố chữ và những lớp bình dân học vụ buổi tối nữa. liêu theo mẹ, là cô giáo trường tiểu học, giúp các chú bác cô dì anh chị... viết chữ, vui hết biết vì được réo cô giáo nhỏ ơi! liên tục Big Smile

méo meo meo mèo Kisses
Huệ
#1359 Posted : Tuesday, November 17, 2009 2:19:21 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


méo meo meo mèo Kisses
Hay quá, mẹ của Liêu là cô giáo. Hồi xưa đi học, hễ thấy thầy cô đi ngang qua, đi xe hay đi bộ, tất cả học trò trong trường, có học với thầy cô hay không cũng vậy, trò nào cũng giở nón xuống và kính cẩn chào. Bữa nay cho Huệ giở nón (béret mùa lạnh) kính cẩn chào cô giáo mẹ và chào cô giáo con nha.

Vậy là trường cộng đồng cũng có mặt ở nhiều nơi trên đất nước đó chớ. Huệ thích ng\hất những hôm được nhổ cà rốt, củ nào sút càng gẫy gọng thì được đem vào chuồng thỏ để mời thỏ xơi. Còn cá phi là loại cá rô do tổng thống Magsaysay của Phi Luật Tân viện trợ để người Việt mình nuôi thì học trò nuôi trong hồ, làm thí điểm. Không biết sao sau này không nghe nói đến cá phi nữa. Không biết người Việt mình có chuộng cá (rô) phi không hè?

Chợ Phú Vinh thì khi nhỏ Huệ chỉ tha thiết có chừng đó, vì chưa tới tuổi đi chợ. Chợ nhỏ và chỉ lèo tèo vài gian hàng mỗi thứ. Buổi sáng chợ còn đông đông, gà vịt còn quang quác. Buổi chiều, những người bạn hàng rảnh quá, chỉ ngồi phe phẩy quạt.

Huệ
#1360 Posted : Tuesday, November 17, 2009 2:58:47 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cũng trên Quốc Lộ số 1, từ nhà Huệ nếu không đi về hướng Cây Số 5 để lên Thành, rồi đi lên Cam Ranh, qua Phan Rang, rồi Phan Thiết, tới Sài Gòn, mà đi về phía biển đông, xuống thị xã Nha Trang, đi chừng hơn một cây số thì đến Cầu Dứa, bắc qua sông Nha Trang. Gần đến Cầu Dứa, về bên phải có một rẻo đất trống nhỏ là chợ Cây Dừa. Chợ chỉ nhóm buổi chiều, chỉ có vài hàng cá tươi mới từ biển lên và vài hàng rau nấu canh chua. Huệ thường theo mẹ đi chợ Cây Dừa vào buổi chiều, sau khi mẹ tan sở. Mẹ mua những lát cá thu cắt ngang, thịt cá cũng óng ánh vì tươi quá. Mẹ thường chiên cá thu lên, cá tươm ra những mỡ trắng và dòn tan ở cạnh. Những con cá liệt xuôi, những con cá cá liệt ngang chiều nào cũng hãnh diện phơi màu biêng biếc trên những tấm tràng úp cong, bên cạnh từng bầy cá cơm mắt không là mắt. Bữa thì cá liệt, bữa thì cá cơm, từng bầy chui vào giỏ của mẹ. Mẹ bước qua hàng rau ngồi xổm, chọn mua cà chua, đậu bắp, bạc hà, hành ngò, giá, ngổ, ớt. Thỉnh thoảng có cá mú bông, mẹ cũng mua nấu canh, đổi bữa cho gia đình. Những con cá hố, cá chuồn, cá sơn, cá hồng, cá kim, cá sòng, cá nục, cá bạc má...chiều nào cũng có mặt ở đây. Chỉ có cá lóc, cá sặc, của sông nước miền Nam là không chịu đi chợ Cây Dừa.

Cách đây hơn năm mươi năm, chợ Cây Dừa chỉ nhóm chồm hổm là thế. Cách đây nửa thế kỷ, Cầu Dứa còn gập ghềnh đóng đinh là thế. Nghe nói Cầu Dứa nay đã trở thành bê tông cốt sắt và vùng Cầu Dứa trở thành một địa điểm du lịch với những nhà hàng, quán ăn đặc sản. Chắc cái chợ Cây Dừa nhỏ xíu của mẹ con Huệ nay cũng mất đã dấu hết rồi.

Users browsing this topic
Guest (9)
89 Pages«<6667686970>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.