quote:
Gởi bởi Tonka
Hay quá chị Huệ. Vậy rồi hồi nào giờ có ai phối hợp móc và đan chung với nhau chưa hay cái nào phải ra cái nấy?
Chị Mèo: Gặp người vụng về mà cứ múa hai ba cái kim đan lên thì nguy hiểm cho người xung quanh thiệt đó
Chị Thiên Thư: Em nghĩ em có thể làm được cái tròn đơn giản của chị. Những mũi con sò này thì ngày xửa ngày xưa em cũng có táy máy qua
Đang nghỉ giờ ăn trưa nha bà con. Từ máy của sở, Huệ vẫn có thể viết tiếng Việt có bỏ dấu, nhưng không xem hình tải vào từ photobucket được vì lý do kỹ thuật của sở. Ví dụ như hôm qua hình ảnh Thiên Thư dán vào khuya hôm 04/21/09, Huệ đi ngủ rồi nên không xem được, hôm qua ở sở chỉ đọc được mà không xem hình được, tối về nhà mới có server riêng của gia đình để mà xem ảnh photobucket, có hơi chậm trễ, Thiên Thư tha lỗi nha.
Trở lại chuyện đan và móc. Nhiều người phối hợp đan và móc từ lâu rồi chứ. Chúng ta có thể vừa đan vừa móc, tùy theo ý thích. Ví dụ như dọc theo hai bên nẹp áo trước ngực, quanh cổ tay, đan xong chúng ta có thể dùng móc để trang điểm cho áo bằng những đường viền như đăng ten, nằm chận lên phần len, hay nổi lên như mũi móc "bông gòn" (người Mỹ gọi là mũi puff). Hoặc là chúng ta có thể móc một cái cổ áo kiểu lá sen duyên dáng với những đường cong của bông hoa, trái dâu (thay vì đan cổ bẻ đan trơn, đan đều) rồi đến khi sẵn sàng đan phần cổ cho áo len (sau khi ráp vai rồi) thì vừa đan vừa khều kim đan xuyên qua chân của những mũi móc của miếng cổ lá sen mà đan nẹp cổ. Khi đan xong, áo len được trang điểm bằng những hàng móc sẽ điệu đàng, nhất là cổ lá sen lúc nào cũng làm cho người mặc áo có vẻ điệu điệu nhưng vẫn ngoan ngoan như các cô nữ sinh trường nội trú. Các bạn thử dùng mũi nụ (mũi picot của người Mỹ), móc ba mũi dây chuyền, rồi kết thúc ba mũi này ở ngay chân của mũi đầu tiên hay mũi thứ hai, tiếp tục như thế theo các quãng cách xa gần mà mình chọn, sẽ có những mũi điệu đơn sơ mà xinh lắm.
Nhưng kết hợp giữa đan và móc chưa "lợi hại" bằng kết hợp giữa đan và may hay giữa móc và may. Ví dụ như khi muốn làm tấm khăn trải mặt đàn dương cầm mà không có giờ nhiều, thay vì móc cả tấm khăn lớn, chúng ta có thể may một tấm khăn bằng vải cotton. Sau đó, chúng ta đan những sợi đăng-ten theo kiểu mình chọn (nên đan bề ngang là bề hẹp của sợi đăng-ten, bề dài chạy theo chiều của tấm khăn), rồi may vào tấm khăn bằng chỉ cùng màu. Chúng ta cũng có thể móc dải đăng-ten này, thay vì đan. Ngoài tác dụng làm duyên, làm dáng cho tấm khăn, dải đăng-ten giúp cho tấm khắn được trì xuống, không trơn tuột trên mặt gỗ, dễ thương và rất được việc. Cách này cũng có thể ứng dụng để làm đường nẹp cho màn cửa lớn, màn cửa sổ. Các bạn làm thử xem. Nếu màn cửa có nhiều màu hay có hoa mà được riềm ngoài mép bằng một dải đăng-ten, đan hay móc, có màu sắc thích hợp (lựa màu chính của vải hoa, hay một màu điểm điểm (accent) trong tấm vải) thì có phải là tuyệt cú mèo không nào. Nhà cửa sẽ nhìn ấm áp lắm, rõ ràng là có bàn tay dịu dàng của nàng chăm sóc.