Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages123>»
Những Hòn Đảo Bị Lãng Quên
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, December 13, 2007 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Không biết nên để những bài kiểu như thế này vào đâu cho hợp lý hơn cả, tôi xin phép quý BBT và quý bạn để vô trang này.


Xin thưa quý anh chị và quý bạn,

Cho phép tôi được dán vô đây một bài nhỏ, giúp tất cả những ai muốn tìm hiểu thêm những điểm cơ bản về Hoàng Sa và Trường Sa. Vì tôn trọng tác giả đăng tải bải bày, nên tôi xin được giữ nguyên văn toàn bài ! đa tạ !!


*******************



---------- Message transféré ----------
From: "Nieu Tran"
To: "HUYET HOA"
Date: Thu, 13 Dec 2007 20:04:37 -0600
Subject: [HUYET-HOA] LS Nguyen Huu Thong: Nói Với các Bạn Trẻ.... BIEN DONG DAY SONG





NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

[font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"]


L.S. NGUYỄN HỮU THỐNG
Dec 13, 2007
Cali Today News - Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Việt là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lý, về pháp lý và nhất là do chiến thuật hỏa mù của Trung Quốc. Do đó, chúng ta cần trình bày vấn đề minh bạch và đơn giản.


VỀ ĐỊA LÝ

Hoàng Sa gồm 13 đảo san hô tí hon tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãị

Trường Sa với 9 đảo nhỏ hơn nữa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Nam Cà Maụ Có khoảng 500 đảo, cồn, đá, bãi nằm rải rác trên biển cả, từ Việt Nam qua Phi Luật Tân, không có thường dân cư ngụ và không tựï túc về kinh tế. Trong số này chỉ có hơn 50 đơn vị có địa danh, gồm 28 cao địa và hơn 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm.

a) Từ 1974 Trung Quốc chiếm toàn thể HOÀNG SA gồm 13 đảo:

7 đảo phía Đông Bắc thuộc Nhóm Tuyên Đức (Amphitrite) trong đó có Đảo Phú Lâm (Woody Island) hình bầu dục, diện tích 1.3km2. Nếu là hình chữ nhật, bề dài có thể là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sạ

6 đảo phiá Tây Nam thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent), trong đó có Đảo Hoàng Sa (Pattel) rộng 0.56km2 bằng 1/2 Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc (568 km2).
b) Vùng biển TRƯỜNG SA bao la (180.000 dậm vuông) rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảọ

Việt Nam chiếm 3 đảo: Trường Sa (Spratley), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sincowe).

Phi Luật Tân chiếm 5 đảo: Bình Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn
(Nanshan), Bến Lộc (West York), Loại Tá (Loaita) và Thị Tứ (Thitu).

Đài Loan chiếm Đảo Thái Bình (Itu Aba).

Đảo Trường Sa diện tích 0.13km2, bằng 1/10 Phú Lâm.

Có tin mới đây Đài Loan đã rút quân khỏi Đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sạ

Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn (cay) là An Bang (Amboyna), Song Tử Tây (SouthWest) và Sơn Ca (Sand), cùng 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm, tổng cộng 22 đơn vị.

Ngoài 5 đảo, Phi Luật Tân còn chiếm 3 cồn , 2 đá nổi và 8 đá chìm, tổng cộng 18 đơn vị.

Trung Quốc chiếm 2 đá nổi (reef) là Đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Đá Ga Ven (Gaven), cùng 6 đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao từ 1974 khi Trung Quốc chiếm toàn thể Hoàng Sa, và nhất là từ 1988 khi xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo mà phải lấy một hòn đá (Đá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy ?

Thực ra Trung Quốc chỉ muốn thương thảo song phương với các quốc gia duyên hải về phương thức khai thác chung dầu khí tại thềm lục địa (không phải của họ).

VỀ PHÁP LÝ

Địa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước. Nếu có luật quốc tế cho các lãnh thổ thì cũng phải có Luật Biển cho vùng lãnh hảị Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Law of the Sea Convention hay Los Convention) trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

Sau đây là định nghĩa về biển lịch sử, đường căn bản, biển lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh te,á thềm lục địa, hải đảo và quần đảọ

1. Biển Lịch Sử ( historic waters).

Theo Toà Án Quốc Tế và Điều 8 Luật Biển, biển lịch sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lãnh thổ. Như vậy biển lịch sử không thể là Nam Hải cách lục địa Trung Hoa tới 2 000 cây số.

2. Đường căn bản (baselines) là lằn nước thủy triều xuống thấp.

3. Biển lãnh thổ (territorial sea) rộng 12 hải lý tính từ đường căn bản ra khơị

4. Nối tiếp biển lãnh thổ 12 hải lý là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để đánh cá. (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone).

5. Vùng Đặc Quyền Kinh Tế trùng điệp với Thềm Lục Địa (Continental Shelf) 200 hải lý để khai thác dầu khí.

Thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí. Quyền này không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố (declaration) (Điều 77). Do đó việc Trung Cộng chiếm đóng một số đảo, đá, bãi tại Hoàng Sa và Trường Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địạ

6. Hải đảo và quần đảo

Các hải đảo (như Đài Loan hay Tích Lan) được quyền có biển lãnh thổ 12 hải lý, và quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng SaTrường Sa) không được hưởng quy chế nàỵ (Điều 121).

Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa, dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.

Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi tọa lạc (như các quần đảo Nam Dương hay Phi Luật Tân).

Như vậy:

1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là “quần đảo” luật định vì có diện tích quá nhỏ (4 dặm vuông) trong một vùng biển bao la (180 ngàn dặm vuông).

2) Các tiểu đảo (trên 20 hòn) tại Hoàng Sa Trường Sa không phải là “đảo” luật định, và không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.

ĐẤU LÝ VÀ ĐẤU PHÁP

Năm l982 với tư cách một ngũ cường, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước về Luật Biển. Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Những điều khỏan trong Công Ứóc đã quá rõ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kể từ biển lãnh thổ.

Trong khi đó Trường Sa cách lục địa Trung Hoa khoảng 750 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoạ Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục lối 270 hải lý.
Tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hoàng SạVề địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù Lao Ré ra khơị Đây là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học Ạ Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: “VỀ MẶT ĐIA CHẤT, NHỮNG ĐẢO HOÀNG SA LÀ THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM” (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

Tại Trường Sa cũng vậỵ Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo cồn đá bãi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính , nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, và tại vùng đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lý. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4.600m.

Bị ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, Trung Hoa tung ra CHIẾN DỊCH HỎA MÙ, gây bất ổn, tranh chấp lung tung, thao diễn, phóng hỏa tiễn, lấn chiếm bừa bãi tại miền bờ biển để gây tiếng vang. Mục đích để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực, hù dọa và khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hãy tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC DÂÙ KHÍ CHUNG TẠI THỀM LỤC ĐỊA VÀ ĐÁNH CÁ CHUNG TẠI VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ.

BIỂN LICH SỬ: THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO KHÁM PHÁ

Năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí: Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân

Trung Quốc đưa ra nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng từ đời Hán Vũ Đế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám đã khám phá các đảo Nam Hảị Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.

Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy:

1. Chính sách bế quan tỏa cảng.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.

Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khám phá các đảo san hô tí hon tại Nam Hảị Rất có thể đó chỉ là 10 vạn quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du đánh tan trong trận Xích Bích.

Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Việt Nam. Lịch sử đã ghi việc Lê Đại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trừng nhà Tống, quân Trần Hưng Đạo bắn chết Toa Đô và bắt sống Ô Mã Nhi nhà Nguyên, Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung phá tan hải quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh đời Minh Thành Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Châu nếu có, cũng không có tác dụng thủ đắc chủ quyền tại các hải đảọ Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco de Gama và Magellan đã đi xuyên 3 đại dương từ Đại Tây Dương, vượt Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, khám phá hàng ngàn hải đảo kể cả Phi Luật Tân và Guam. Nhưng Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo nàỵ

2. Danh xưng Nam Hảị

Theo chính các học giả Trung Hoa, Nam Hải là tên biển của Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dậm về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn cho tiện nên gọi đó là Biển Nam Hoa (South China Sea) (ngọai nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Theo Tự Điển Tối Tân Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 thì “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”. (The Southern Sea stretching from the Taiwan Straits to Kwantung.)

Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948, thì Nam Hải thuộc chủ quyền hải phận chung của 5 nước là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan.

DO ĐÓ NAM HẢI KHÔNG PHẢI LÀ BIỂN CỦA TRUNG HOA VỀ PHÍA NAM. CŨNG NHƯ ẤN ĐỘ DƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DƯƠNG CỦA ẤN ĐỘ.

Năm 1983, Trung Quốc vẽ lại bản đồ, đòi chủ quyền hải phận toàn thể vùng biển Đông Nam Á. Họ coi Nam Hải là một thứ nội hảiï theo kiểu Đế Quốc La Mã coi Địa Trung Hải là biển của chúng tôi (Mare Nostrum).

3. Luật pháp và án lệ.

Theo Tòa Án Quốc Tế, biển lịch sử chỉ là nội hảị Hơn nữa, Điều 8 Công Ước về Luật Biển (l982) đã kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quy định: “Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lãnh thổ” [The International Court of Justice has defined historic waters as internal waters. “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State” Art.8 Los Convention (1982)].

Như vậy Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa, vì nó là ngoại hải và cách bờ biển Trung Hoa tới hai ngàn cây số.

Và công trình 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Quốc chỉ là công “dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!”

THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO CHIẾM CỨ

Theo công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:

a) Chiếm cứ thực sự

Tại Trường Sa trong số 28 cao địa, Trung Hoa chỉ chiếm 2 đá nổi, trong khi Việt Nam chiếm 13. Và trong hơn 50 đơn vị có địa danh, Trung Hoa chỉ chiếm 8, so với 22 của Việt Nam.

b) Chiếm cứ hòa bình.

Trong những năm 1974 và 1988 Trung Hoa dùng võ trang chiếm Hoàng Sa và một số đá, bãi tại Trường Sạ Tuy nhiên sự chiếm cứ không có tính hòa bình nên không được luật pháp bảo vệ. Cũng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản chiếm Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có chủ quyền hợp pháp.

c) Chiếm cứ liên tục và trường kỳ

Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sạ Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:

République Francaise (Cộng Hòa Pháp)
Empire d'Annam (Vương Quốc Việt Nam)
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa)

Lịch sử Trung Hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Mãn Thanh.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Nhật Bản rút lui, Trung Hoa chiếm một phần Hoàng Sa (Nhóm Tuyên Đức phía Đông Bắc). Năm 1974 họ dùng võ trang chiếm nốt Nhóm Nguyệt Thiềm phía Tây Nam. Tại Trường Sa lần đầu tiên, năm l988, họ chiếm một số đá, bãi bằng võ lực. Sự chiếm cứ này vô hiệu vì không có tính hòa bình. Vả lại tới l974 và l988 các đảo Hoàng Sa-Trường Sa đã do Việt Nam chiếm đóng, nên không thể coi là đất vô chủ (terra nullius).

d) Hơn nữa sự chiếm cứ phải được thừa nhận bởi các quốc gia liên hệ.

1) Năm 1951 tại Hội Nghị Cựu Kim Sơn, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nàọ Đại biểu Liên Xô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Hoạ Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống. Sau đó phái đòan Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nàọ

2) Sự thừa nhận chỉ có nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải liên hệ. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay tất cả các quốc gia Đông Nam Á không nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa Trường Sạ

3) Tuy nhiên Bắc Kinh còn viện dẫn văn thư ngày 14-9-1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chủ trương rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sạ

Về mặt pháp lý sự thừa nhận này vô giá trị. Vì Trường Sa HoàngSa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòạ Vấn đề lãnh thổ và lãnh hải thuộc thẩm quyền của quốc dân do quốc hội đại diện, chứ không thuộc hành pháp là cơ quan chấp hành luật pháp của quốc hộị Vả lại Quốc Hội Việt Nam trong những năm 1956 và 1966 đã công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sạ Một văn thư của Chính Phủ Hà Nội năm 1958 không có hiệu lực thừa nhận chủ quyền các hải đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hồi đó.

THỀM LỤC ĐỊA

Vấn đề thực sự tại Trường Sa Hoàng Sa là vấn đề thềm lục địa nơi khai thác dầu khí.

Về Trường Sạ

Tại Trường Sa bãi dầu khí Tứ Chính (Vanguard) cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách bờ biển Trung Hoa lối 780 hải lý, nên thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Về Hoàng Sạ

Hoàng Sa cách bờ biển Trung Hoa khoảng 270 hải lý và cách bờ biển Việt Nam lối 155 hải lý nên thuộc thềm lục địaViệt Nam. Khỏang cách từ cù lao Ré (Quảng Ngãi) ra đảo Tri Tôn chỉ có 123 hải lý. Về mặt địa hình đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của dẫy Trường Sơn từ đất liền chạy ra biển. Có thể nói Hoàng Sa là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Chiếu Luật Biển 1982 quyền của các quốc gia duyên hải tại thềm lục địa không tùy thuộc vào sự chiếm cứ (Điều 77). Do đó sự chiếm đóng võ trang của quân đội Trung Hoa không có tác dụng tước đoạt chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa Hoàng Sạ

CÁC TIÊU CHUẨN:

Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế đưa ra 10 tiêu chuẩn để phân ranh hải phận hay đồng hóa hải đảo vào lục địa:

1) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận. Tại vùng Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách lục địa Việt Nam 135 hải lý, trong khi đảo Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa tới 270 hải lý.

2) Diện tích các hải đảo so sánh với chiều dài bờ biển tiếp cận. Đảo Hoàng Sa quá nhỏ bé (0.56km2) chỉ bằng 1/1000 đảo Phú Quốc (568km2), trong khi bờ biển Việt Nam dài gấp 10 lần bờ đảo Hải Nam phía tiếp giáp Hoàng Sạ

3) Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên từ lục địa Việt Nam ra biển. Độ sâu tại Hoàng Sa là 900m và tại Trường Sa là 200m. Từ Hoàng Sa Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu hơn 2300m và 4600m.

4) Về mặt địa chất, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc, năm 1925 Tiến Sĩ Khoa Học Ạ Krempt xác nhận rằng “Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam “.

5) Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ, và không thể tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp mười số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.

6) Về sinh thực học và khí hậu tại Hoàng Sa và Trường Sa, các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới (Việt Nam ), chứ không thấy ở vùng ôn đới (Trung Hoa).

7) Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế (để đánh cá), Biển Đông (với Hoàng Sa và Trường Sa) là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hải phận về phía Tây, Đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý để đánh cá về phía Đông thông qua Thái Bình Dương,.

8) Tại thềm lục địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm giữa Vịnh Bắc Việt và khu bãi Tứ Chính phía Đông Nam Cà Maụ Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long đổ ra biển từ hàng triệu năm naỵ Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục. Hơn nữa, ngoài hải phận về phía Tây, Đảo Hải Nam còn được 200 hải lý thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía Đông thông qua Thái Bình Dương.

9) Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Hoạ Vì Trung Hoa còn có biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông qua Thái Bình Dương.

10) Các tài liệu, sách báo, họa đồ, các chứng tích lịch sử v...v...
phải có tính xác thực. Dầu sao các tài liệu này không có giá trị bằng các yếu tố khách quan khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, dân số, sinh thực học, khí hậu cùng những yếu tố về ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

VỀ VỊNH BẮC VIỆT

Vấn đề phân ranh thềm lục địa hay hải phận tại Vịnh Bắc Việt cũng phải được giải quyết theo 8 tiêu chuẩn: 1) Vị trí và sự hiện diện của các đảo 2) chiều dài bờ biển 3) mật độ dân số 4) độ sâu và địa hình đáy biển 5) địa chất 6) vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá 7) thềm lục địa để khai thác dầu khí 8) ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

Đây là những điểm đặc thù ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hảị Nếu đưa nội vụ ra trước Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế, Việt Nam sẽ có ưu thế.

KẾ HOẠCH THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Theo Công Ước về Luật Biển, các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lý, vừa là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá, vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Trong khi đó Hoàng Sa tọa lạc ngoài lục địa Trung Hoa khoảng 270 hải lý, và Trường Sa cách Hoa Lục lối 750 hải lý, nên không thuộc hải phận của Trung Quốc.
Đuối lý về pháp luật, Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền toàn vùng Nam Hảị

Tuy nhiên Tòa Án Quốc Tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển đã bác bỏ thuyết nàỵ

Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đề ra kế hoạch 4 bước để thôn tính Biển Đông về kinh tế:

1) Ký Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh (theo
đó Việt Nam được 63% hải phận và Trung Hoa được 37%).
Nếu theo đường trung tuyến, Việt Nam sẽ được 53%. Tuy nhiên trên thực tế, phe Cộng Sản không theo đường trung tuyến và đã đưa ra 21 điểm phân định theo đó Việt Nam chỉ còn 45%.

2) Ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùng Đánh Cá Chung rộng 61 hải lýù. Và trên thực tế Việt Nam chỉ còn 25% tại vĩ tuyến 17 và 32% tại vĩ tuyến 20. Với các tầu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, với các lưới cá dài 50 hải lý, và nhất là với sự đồng lõa cấu kết của đội tuần cảnh duyên hải, toàn thể Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu vực đánh cá tự do cho đội kình ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch, và cạn tầu ráo máng.

3) Từ đánh cá chung đến hợp tác khai thác dầu khí chỉ còn một bước. Trong Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí.

Ngày nay tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đề ra nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí, như “Dự Án Quỳnh Hải” phía Tây đảo Hải Nam và “Dự Án Vịnh Bắc Bộ” phía Bắc vĩ tuyến 20. (Khi dùng danh xưng “Vịnh Bắc Bộ”, Trung Quốc mặc nhiên nhìn nhận đó là Vịnh của Việt Nam về phía Bắc. Vì nếu là củaTrung Quốc thì phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng địa lý).

4) Với chính sách vết dầu loang, sau khi hoàn thành kế hoạch hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại Vịnh Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt. Điều đáng lưu ý là vùng lãnh hải này thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam.

Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể lãnh hải Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến miền duyên hải Trung và Nam Việt tại Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự thú của đương sự).

Như vậy, thuyết Biển Lịch Sử từng bị Tòa Án Quốc Tế và Công Ước về Luật Biển bác bỏ, nay lại có cơ hội trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước của Trung Quốc để thôn tính Biển Đông.

XÂM LẤN VÀ THÔN TÍNH

Sau đây là tiến trình xâm lấn và thôn tính Biển Đông của Trung Quốc trong 60 năm quạ

Năm 1945, sau Thế Chiến II, quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật đã thừa cơ chiếm cứ các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức.

Năm 1946 Trung Hoa đổi tên vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam, và đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sạ

Năm 1956, để phát động chiến tranh võ trang thôn tính Miền Nam, Hà Nội phải trông cậy vào sự yểm trợ của Bắc Kinh. Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Liên Xô muốn chuyển sang đường lối Chung Sống Hòa Bình. Trong khi đó Mao Trạch Đông vẫn chủ trương “giải phóng 1000 triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản”.

Theo luật vay trả, muốn được cưu mang yểm trợ, phải có sự cam kết đền ơn trả nghĩạ

Ngày 15-6-1956, Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố:

“Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”.
Ngày 14-9-1958 do văn thư của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai,
Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sạ
Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, một tháng sau khi Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản, trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên”.

Và hồi tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm naỵ Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !”.

Có 3 lý do được viện dẫn cho lời cam kết của Hồ Chí Minh năm 1958:

a) Vì Hoàng Sa, Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị-
Nam Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòạ Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu!

b) Sau này, do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì mấy hòn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ Việt Nam?

c) Giả sử cuộc “giải phóng Miền Nam” không thành, thì việc Trung
Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa cũng có tác dụng làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng.

Năm 1972, sau thất bại Tết Mậu Thân (1968), để phát động chiến dịch Tổng Tấn Công Xuân Hạ hay Mùa Hè Đỏ Lửa, Hà Nội huy động toàn bộ các sư đoàn chính qui vào chiến trường Miền Nam. Để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Hà Nội đã nhờ 300 ngàn quân Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt.

Trong thời gian này, với thế thượng phong của người thầy cưu mang (và với sự ưng thuận mặc nhiên của Bắc Việt) Trung Quốc tự tiện ấn định Vùng Biển Cấm (Hands-Off Area) tại Vịnh Bắc Việt, cấm ngư dân Việt Nam không được lai vãng. Đây là vùng biển sâu giữa Vịnh có nhiều cá lớn và nhiều tiềm năng dầu khí.

Vùng Biển Cấm diện tích 7200 hải lý vuông, rộng 60 hải lý (1 kinh độ) từ kinh tuyến 107 Đông (phía Việt Nam) tới kinh tuyến 108 Đông (phía Hải Nam), và dài 120 hải lý (2 vĩ độ), từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh Bình) đến vĩ tuyến 18 Bắc (Hà Tĩnh).

Theo lời thú nhận của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng từ đầu thập niên 1970, trong những cuộc thương thảo phân định lãnh hải, Trung Quốc “kiên trì” đề nghị thiết lập vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Việt.

Với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá năm 2000, Vùng Biển Cấm 60 hải lý từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh chồng lấn hay trùng điệp với Vùng Đánh Cá Chung 61 hải lý từ Ninh Bình đến Quảng Bình.

Năm 1974 sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, Trung Quốc thừa cơ chiếm nốt các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm. Nếu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh chiến đấu thì Bắc Việt chỉ làm thinh. Rồi trơ trẽn ngụy biện: “Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !” (Báo Saigon Giải Phóng).

Năm 1979 Chiến Tranh Việt Trung bùng nổ làm đình hoãn cuộc thương nghị về lãnh thổ và lãnh hảị

Tranh chấp Việt Trung kéo dài từ 1979 đến 1988. Trong thời gian này, ngày 12-11-1982 bằng văn thư gởi Liên Hiệp Quốc để công bố Đường Căn Bản của Biển Lãnh Thổ, Hà Nội đã xác định chủ quyền lãnh thổ Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh (1887) theo đó Việt Nam được 63%.

Từ 1988, khi Liên Xô bị sa lầy tại A Phú Hãn và bị bối rối tại Đông Âu do phong trào Giải Thể Cộng Sản, Gorbachev đưa ra chủ trương không can thiệp vào công việc của các quốc gia đồng minh. Lúc này Hà Nội cũng bị sa lầy tại Căm Bốt. Vì Liên Xô không còn là chỗ tựa, Hà Nội phải muối mặt quay lại thần phục Bắc Kinh. Tháng 4, 1988, một tháng sau khi Trung Quốc xâm lấn Trường Sa, Báo Nhân Dân còn ngụy biện rằng Việt Nam đã nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc để ngăn chận Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên!

Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam xin tái lập bang giao với Trung Quốc. Và năm 1992 khi Trung Quốc chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, Việt Nam cũng chỉ phản kháng chiếu lệ.

Năm 1999, với Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung, Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 km2 lãnh thổ Bắc Việt.

Năm 2000, với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, Hà Nội nhượng cho Bắc Kinh từ 12.000 km2 đến 21.000 km2 hải phận.

Ngày 25-12-2004 các phái bộ Trung-Việt tổ chức liên hoan ngày kỷ niệm 4 năm ký kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp tác Nghề Cá.

Hai ngày sau, ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo đã bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp. Các ngư phủ phản đối, nói họ vẫn truyền nối hành nghề đánh cá tại vùng biển này từ đời ông, đời chạ Nhưng lính tuần duyên Trung Quốc trả lời đã có hiệp định mới, và vùng biển này chính thức thuộc về Trung Quốc. Các ngư phủ không chịu, đòi báo cáo lên đội biên phòng Việt Nam. Lính hải quân Trung Quốc cười ngạo nghễ, ném thuốc nổ gần tàu, rồi lái tầu tuần duyên tông vô các tàu đánh cá khiến 23 ngư dân Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi bị chết chìm, 6 người bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Một số ngư dân khác tại Bình Định và Khánh Hòa cũng bị xua đuổi không được đến đánh cá tại ngoài khơi vùng biển Hoàng Sạ Những vụ sát hại dã man này không được phổ biến trên báo chí.

Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, tại Vịnh Bắc Bộ, các tàu tuần duyên Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt đem đị

Khi nội vụ phát giác, nhà cầm quyền Hà Nội còn muốn đổ tội cho “bọn hải tặc”. Trong khi đó, một vài tờ báoViệt Nam lại loan tin các ngư phủ Việt Nam bị “tàu nước ngoài" bao vây và dùng súng bắn xối xả. Và các hãng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters đã xác định rằng đó chính là những tàu tuần duyên Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội chỉ dám phản kháng lấy lệ, chỉ lên án những hành động tự phát của các binh sĩ Trung Quốc và yêu cầu trừng phạt những cá nhân phạm pháp.

Thực ra đây không phải là những hành vi tự phát lẻ loi của một số binh sĩ vô trách nhiệm mà là cả một chính sách khủng bố của Trung Quốc để ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được đến đánh cá tại vùng biển sâu, dành cho Trung Quốc độc quyền đánh cá, thăm dò và khai thác dầu khí. Hồi tháng 11, 2004, Trung Cộng còn ngang nhiên đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa Việt Nam chỉ cách bờ biển 63 km.

Ngày nay mọi người mới nhìn thấy ý đồ của Trung Quốc: Vùng Đánh Cá Chung quy định trong Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá chỉ là sự biến hình của Vùng Biển Cấm, cấm địa hay cấm hải do Trung Quốc ấn định từ đầu thập niên 1970. Mãi tới tháng 8, 2002 chính phủ Việt Nam mới lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ấn định Vùng Biển Cấm đánh cá tại Vùng Đánh Cá Chung.

Từ sau ngày 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực thi hành, Trung Quốc tự ban cho họ độc quyền thao túng tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh BắcViệt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt. Theo ghi nhận của đội biên phòng Việt Nam, nội trong năm 2004, riêng tại vùng biển Đà Nẵng, các tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập hải phận Việt Nam 1017 lần. Vậy mà không thấy có phản ứng nào về phía Việt Nam.

Thừa thắng xông lên, từ tháng 10 đến tháng 12/2004, lính hải quân Trung Quốc đã sát hại 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãị

Ngày 8-1-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc lại dùng đại liên bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trong Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt. Đây là những hành động cố sát có dự mưu trong đó Việt Cộng là kẻ đồng lõa bằng cách giúp phương tiện.

Một tuần sau vụ khủng bố 8-1-2005, Trung Quốc đổi giọng, bịa đặt rằng lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn chết những kẻ cướp có vũ khí khi những người này định cướp tàu đánh cá của Trung Quốc. Độc đáo hơn nữa, các tàu đánh cá (tí hon) của Việt Nam đã nổ súng trước vào các tàu tuần duyên (có trang bị súng đại liên) của Trung Quốc! Vừa đánh trống vùa ăn cướp, Trung Quốc muốn biến vụ cố sát của họ thành vụ cướp biển của hải tặc để đòi quyền tự vệ chính đáng. Theo qui định của Ủy Ban Liên Hợp, đối với các ngư dân hoạt động bình thường, các tàu biên phòng không được dùng võ khí để hăm dọa, bạo hành, đả thương hay cố sát. Các biện pháp xử lý chỉ có tính cách hành chánh như bắt giữ các ngư thuyền vi phạm qui luật, nhưng phải trả tàu và trả tự do cho ngư dân khi có sự bảo lãnh thích đáng.

Trong vụ khủng bố tại Vịnh Bắc Việt và vùng biển Hoàng Sa, lính tuần duyên Trung Quốc đã giết người vô tội vạ trong chính sách “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một số ngư dân vô tội khiến hàng vạn người khác sợ không dám đi đánh cá tại miền duyên hải xa bờ).

TRƯỚC TÒA ÁN QUỐC DÂN
[font="arial, helvetica, sans-serif"]

Tháng 6, 2004 khi các Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có hiệu lực thi hành, thay mặt đồng bào trong nước không còn quyền được nói, Ủûy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền tại hải ngoại đã kết án Đảng Cộng Sản Việt Nam về 4 tội phản bội tổ quốc, với phần chủ văn như sau:

“Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc.

“Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp...
viethoaiphuong
#2 Posted : Friday, December 14, 2007 7:41:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chuyển tiếp : Trường Sa - Hoàng Sa!!

********************

http://www.vietnamexodus.org/vne/index.php

Biếm Họa của HatKa


Chủ Quyền Lãnh Hải Của Việt Nam Ở Đâu?





Bản đồ chủ quyền lãnh hải do Trung Cộng tuyên bố


Vào giữa tháng 07, 2006 chúng tôi có đăng một bài viết nói về việc tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng tài vùng biển Đông. Hôm nay, chúng tôi xin đăng lại bài viết này để quý bạn đọc tham khảo. Ngoài ra quý bạn đọc có thể tham khảo các bản đồ biên giới chính thức do Trung Cộng đưa ra tại trang nhà điển tử này của trung Cộng

http://www.sbsm.gov.cn/

Xin quý bạn đọc vào trang trong để đọc lại bài viết chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng.

Xin quý bạn đọc bấm vào link này để đọc bài viết về chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng

http://www.vietnamexodus...ews&file=article&sid=560
viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, December 14, 2007 10:15:29 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chuyển đến quý bạn !!


http://www.rfa.org/vietn...hts_Activists_in_VN_HVy/

Rose pour toi HV !!
viethoaiphuong
#4 Posted : Friday, December 14, 2007 11:41:27 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Những chiến cuộc đẫm máu trên biển cả. Người Việt Nam không bao giờ quên lãng Trường Sa - Hoàng Sa !!

chuyển tiếp quý bạn đoạn phim thật ngoạn mục :


http://nz.youtube.com/wa...BmEguDCw&feature=related
viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, December 15, 2007 7:47:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Những nỗi đau thành tên và thành tuổi của dân tộc Việt Nam ta hôm nay!!!

http://thongtin.brinkste...ruongsthuocvevietnam.htm
camel
#6 Posted : Saturday, December 15, 2007 1:07:29 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
Nói với con về Tổ Quốc

Từ blog của nhà báo tự do Xuân Bình

http://www.bbc.co.uk/vie...11_dad_son_protest.shtml


Hôm nay con là người trẻ tuổi nhất trong đoàn biểu tình phản đối TQ xâm lược Việt Nam. Lần đầu tiên con đi biểu tình. Lần đầu tiên bố muốn dạy con bài học về tình yêu Tổ Quốc.
Bố định sẽ viết “ Tổ Quốc” sau khi xem xong chương trình thời sự của VTV để nghe ngóng động thái chính thức từ phía chính phủ sau sự kiện này.

Vẫn biết là là vô vọng và đến cuối chương trình không hiểu sao bố đã thiếp đi (Con vẫn biết là bố chưa bao giờ đi ngủ sớm)... Hình như bên tai bố còn vẳng tiếng ông phó thủ tướng kêu gào đội mũ bảo hiểm để…bảo trọng?!

Thật hãi hùng trong giấc mơ bố nhìn thấy có hai Tổ Quốc. Một Tổ Quốc của bố con mình. Nơi có đảo Ngọc Vừng với lũ chim ruồi có mỏ nhọn và rất dài. Nơi có bầy cá nhiều màu bơi tung tăng dưới biển Ninh Vân.

Nơi chúng mình có những lần trượt cát vô cùng lý thú ở mũi Né. Nơi có Đà Lạt mây bay lẫn trong bờm ngựa…

Còn một Tổ Quốc khác của các chú công an, những người lạnh lùng nhìn những người đi biểu tình như tội phạm. Những người xua đẩy bố con mình ra khỏi vỉa hè 46 Hoàng Diệu, một con đường mang danh một người dân Việt đã tuẫn tiết khi đất nước bị nạn ngoại xâm.

Chúng ta đã bị đẩy khỏi đường biên của tình yêu nước bằng những lời quát tháo, hích đẩy và cả những lời nói ngớ ngẩn. Một chú mắt trợn ngược nói như quát: Chỉ có các ông các bà biết yêu nước? Yêu nước phải đúng pháp luật chứ!?

Bố tiếc cho thái độ ứng xử của những người ra lệnh và những người chỉ biết thừa lệnh. Để có uy quyền như cảnh sát Anh ( một nước dân chủ và giàu có) hay đàng hoàng như quân cảnh Nepal (một quốc gia đói nghèo, độc tài) cũng cần phải mất nhiều thời gian.

Nhưng mà thôi Phim ạ, chuyện đó nhỏ, chúng ta bỏ qua. Hôm nay bố muốn trao đổi với con về Tổ Quốc- Chiến Tranh và Thái độ của chúng ta.

Dân tộc Việt Nam

Bố không nhớ rõ ai đó đã từng ví dân tộc ta như nàng Kiều. Nay ngã vào tay Sở Khanh, mai không thoát Tú Bà, mốt thoảng qua chút danh giá Từ Hải… Một số kiếp trầm luân đầy ô nhục.

Chúng ta từng chịu 1000 năm Bắc thuộc, hơn một trăm năm Pháp thuộc và hơn nửa thế kỷ bị Trung cộng, Nga Xô, Mỹ xâu xé.

Thế hệ ông bà con từng cay đắng vì câu thơ: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa". Ôi sao có một thời người ta ngây thơ, hồn nhiên đến vậy.

Thực lòng bố nhìn đất nước ta mấy chục năm qua thật giống như những quân cờ trong cuộc chơi của những đại bá mà thôi. Những quân cờ trong bàn cờ bố con mình vẫn chơi sau mỗi bữa ăn. Những quân cờ chẳng thể tự nó làm nên chiến thắng.

Chúng ta có Tổ Quốc. Chúng ta phải gìn giữ nó. Nhưng chúng ta đừng điên khùng hoằng dương thần chiến tranh. Nói như nhà thơ Nguyễn Duy, người thua trận đầu tiên luôn là người dân chúng ta. Huân chương ái quốc thì đỏ rực trên ngực những người… xa trận mạc, không bao giờ gần mũi tên hòn đạn. Máu ở đây còn hoa ở đâu?

Trên blog của mình chú Huy Đức có đưa ra bài học Thái Lan một dân tộc tự hào là không phải đương đầu những đế quốc to.

Bố đã từng mua cho con những robot rất đẹp trên đường Rama 2, con đường mang tên ông vua mở đầu cho lịch sử của dân tộc Thái với những hòa ước Bồ, Hà, Anh. Lịch sử dân tộc Thái hôm nay được viết lên từ hòa bình.

Vậy bố viết những dòng chữ này có gì mâu thuẫn với việc đưa con đi biểu tình không? Câu trả lời là : Không!

Lúc này đây, dù ông Lê Dũng có nói chúng ta tụ tập, hoạt động chưa có phép thì chúng ta phải có tiếng nói, hành động của mình để có áp lực cho bản thân và cả cộng đồng cùng tìm kiếm những giải pháp tốt nhất trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ít nhất thì cũng phải để cho những kẻ xâm lược hiểu rằng đi cướp đất không phải là việc thò tay vào túi quần đùi.

Biểu tình để làm gì?

Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền chắc sẽ cam go lâu dài và chẳng dễ dàng chút nào. Chúng ta đi biểu tình để ít nhất cũng “hiểu” và… “cảm thông” với những “khó khăn” trong nội bộ những người cầm quyền.

Có nhóm thân Mỹ. Có người thân Trung cộng. Có những người trong số họ đang được chính Trung cộng bảo hiểm cho chiếc ghế quyền lực. Ở Bắc Hàn có người trong số họ còn cầm văn bản và đọc ê a câu: “Nhân dịp này tôi đề nghị chúng ta nâng cốc”.

Có những người thật tươi tắn ở xứ Phù Tang khi khói hương chưa tan lạnh trên nấm mồ bao người xấu số ở cầu Cần Thơ. Có người còn lên truyền hình đổ vấy cho phương pháp tính toán sai về mức độ của tình trạng lạm phát …Những người này hạnh phúc thật. Chắc vợ con họ chẳng bao giờ phải đi chợ với cái đầu đầy toan tính, với cái miệng leo lẻo mặc cả như mẹ của con.

Chúng ta đi biểu tình cũng là để có cơ hội bộc lộ rõ mình hơn.

Bố dốt tiếng Anh. Trước khi viết khẩu hiệu bố đã cẩn thận gọi điện cho một chú giỏi tiếng Anh để biên tập lại. Vậy mà chúng ta đã viết gì? "Truong Sa- Hoang Sa of Viet Nam".

Khi hình ảnh của chúng ta được pốt lên không biết bao tờ báo và blog thì cũng là lúc bố cay đắng, nhục nhã khi đọc được một comment: đại diện cho trí thức VN là thế này sao? Chúng ta kém cỏi từ câu nói, từ chữ viết. Chúng ta thua ngay từ những phút khát khao chiến thắng nhất.

Vậy là bài học đầu tiên bố con mình phải học là tự nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại Tổ Quốc, nhìn nhận lại phép hành xử của kẻ yếu trong thời loạn lạc. Khi thiếu tri thức, nghèo tiền bạc chúng ta phải nhẫn nhục nhiều, nhiều năm để học cách chiến thắng thôi con ơi!

Khi viết đến đây bố đọc được lời một số người kêu gọi chiến đấu hay loan tin họ đã đánh sập một vài trang web của Trung cộng. Con có đồng tình không? Riêng bố thì không!

Đau thương và mất mát

Bố nhớ lại những ngày đau thương năm 1979. Bao người dân đã gục ngã trước mũi súng kẻ thù. Ở hậu phương bọn học sinh như bố và tất cả mọi người cứ hát váng bài ca "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." Đài tiếng nói VN phát đi phát lại "Sức mạnh của người VN chúng ta" - bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân của ông Hoàng Tùng.

Bố không kìm được nước mắt khi nhớ lại bác Minh con đã khóc khi kể về những người đồng đội trong hải đoàn của bác đã chết thảm trước đại pháo của hải quân Trung cộng ở Trường Sa năm 1988. Kể từ đó đến nay, hải quân ta vẫn không đủ sức vượt qua hình ảnh của những tấm bia tập trận của hải quân Trung cộng.

Làm sao để họ không bắt nạt khi mình thua kém về mọi điều? Đã đánh phải thắng. Đánh để thua thì chỉ nướng dân chứ không phải là yêu nước. Con hãy tự nghĩ về việc cần làm của mình.

Bản thân bố sẽ tiếp tục đi Trung Quốc nhiều hơn để hiểu vì sao Trương Khiên mở đường sang Tây vực? Vì sao Trịnh Hòa vượt Ấn Độ Dương? Vì sao Lý Bạch viết thơ... say?

Sáu năm qua bố đã đi từ Thượng Hải qua Cam Túc Đôn Hoàng, từ đáy bể tắm của hoàng hậu Trung Hoa tới đỉnh Everest, từ hạ nguồn tới thượng nguồn Hoàng Hà hay nhiều điểm quan trọng của Vạn Lý Trường Thành...

Bố luôn tự hào là một trong những nhà báo có nhiều bài viết nhất về văn hóa Trung Quốc. Cần phải học cách để trở thành một dân tộc lớn.

Lúc đó chúng ta sẽ tính sổ Tam Sa mà không phải đổ máu dân đen. Phải tìm mọi cách để dụ người Tàu vào một thế trận nào mà ở đó sức mạnh của người VN chúng ta là vượt trội!

Bài học ấy ông Lý Thường Kiệt vẫn để lại ở gần đền bà chúa Kho nơi gia đình mình hay đi lễ. Bài học ấy ông Trần Hưng Đạo còn cất dưới đám cỏ bên bờ sông Lục Đầu Giang nơi con vẫn hay vầy bùn mỗi lần bố con mình đi Kiếp Bạc. Bài học ấy ông Trần Khánh Dư vẫn để lộ trong những con sóng vỗ mạn tàu những lần bố con mình lang thang Vân Đồn...

À tí nữa thì quên, thứ bảy tuần trước chúng mình đạp xe một vòng quanh hồ Tây. Chúng mình đọc lại rất nhiều tư liệu lịch sử. Con có kế nào như Khổng Minh Không lấy hết đồng đen của Tàu đúc một cái chuông xong rồi lùa con trâu đại bá xuống đáy hồ Tây chơi một lần cho đã. Học xong bài đi rồi nghĩ kế nhá! Bố đợi!






viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, December 15, 2007 4:17:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bài Quốc Ca Cuối Cùng !!

(video clip)

http://www.freewebtown.c...H/BaiQuocCa-CuoiCung.swf


***************

**Và đây, một thời Tuổi Trẻ của một nửa dân tộc hào hùng = một nửa trái tim đã đổ máu cho Tự Do của Mẹ Việt Nam yêu thương!
Khi tôi xem đoạn video này, tôi đã nhận ra gương mặt của rất nhiều bạn bè tôi nơi cõi ảo, mà tôi đã, hay chưa - một lần gặp mặt ! Và đó là gì bạn biết không, nếu không gọi là tình thương vô biên và là Bạn !!


HTMT
viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, December 16, 2007 7:19:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp: Nạn Ngoại Xâm !! tin ngày 16 Dec 2007


http://radiochantroimoi.com/spip.php?article3128
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, December 17, 2007 1:59:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, December 17, 2007 5:25:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp !!

*********************


http://blog.360.yahoo.co...y_PYSPvm1VnOVpUuw--?cq=1

Nhà báo tự do bị bắt giữ và bị hành hung thô bạo.

Cuộc biểu tình chấm dứt, Câu lạc bộ chúng tôi đến 57 Phạm Ngọc Thạch để lấy xe ra về. Chờ anh em lấy xe ra hết, tôi mới ra sau, mọi người còn dừng lại trước cổng thân ái dặn dò nhau. Lên xe gắn máy, tôi vừa chạy khoảng hơn 100m, tới ngã ba Phạm Ngọc Thạch và Võ Thị Sáu ngay góc cây xăng thì bất ngờ một chiếc Honda @ cúp chắn ngay đầu xe, từ phía sau hai chiếc xe máy khóa hậu, tất cả đều mặc thường phục. Tôi hiểu ngay chúng muốn gì rồi. Lập tức, hai tên từ phía sau giữ chặt hai tay tôi, chúng cố gắng bẻ quặt ra sau, tôi vùng mạnh và hô to: "Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp, bà con hãy giúp tôi". Hai tên nữa nhảy xổ vào, một tên kẹp cổ và bóp mạnh yết hầu tôi, hai tên khác túm chặt hai chân tôi bê bổng lên, một tên liên tiếp đấm mạnh vào bụng tôi. Lấy hết sức, tôi vùng vẫy và cố la lên cho bà con biết nhưng tiếng la không phát ra được vì yết hầu đã bị bóp mạnh nghẹt thở. Một người đàn ông đi qua thấy cảnh bắt giữ công khai bèn dừng xe và hỏi : "Sao lại bắt người?". Một trong bọn chúng trả lời : "Trộm", một tên khác tiếp : "Buôn ma túy". Tôi lại cố lồng lên nhưng vô vọng, hai bàn tay của tên đồ tể như gọng kềm bằng thép ra sức bóp chặt yết hầu tôi. Chúng đẩy tôi lên yên sau xe máy và một tên ngồi kèm phía sau nhưng tôi cố đạp vào xe máy để vùng ra, bàn tay bóp yết hầu chợt lỏng ra, tôi la lớn : "Bà con ơi! Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp." Bọn chúng xông vào lần nữa, lần này cả 6 tên chúng kẹp chặt cổ tôi và bóp mạnh. 4 giờ chiều, con đường Võ Thị Sáu tấp nập bị dồn cục lại, rất đông người dân hai bên đường đứng nhìn lũ "đầu trâu mặt ngựa" hoành hành giữa thanh thiên bạch nhật. Biết không dùng được xe máy chúng kêu 1 chiếc taxi. Tôi vẫn vùng vẫy rất mạnh nhưng do ngạt thở quá lâu, tôi lịm đi, chìm vào giấc ngủ...
Tôi như người vừa ra khỏi giấc ngủ và thấy mình bị đè sấp mặt ở khe giữa hai hàng ghế taxi, tay trái bị bẻ quặt ra sau, hai chân bị gấp lên và đè chặt, một tên dùng khuỷu tay đè mạnh trên gáy. Tôi không nhớ chúng đã làm cách nào để nhét được tôi vào cái taxi.
Ý nghĩ đầu tiên chợt đến với tôi là chúng đã hiện nguyên hình để đàn áp biểu tình và CLBNBTD, như vậy là không chỉ riêng mình tôi, còn anh em nào bị bắt nữa không? Anh em ở ngoài có biết tin này để thông tin cho truyền thông thế giới. Tôi nghe loáng thoáng tiếng chúng chỉ đường cho người lái taxi : "Phường Đa Kao"... Chiếc taxi chạy hẳn vào trong sân trụ sở công an phường ĐaKao, Quận 1, xe vừa đỗ chúng bật cửa xe lôi chân tôi ra, một tên có vẻ là chỉ huy quát: "Thu ngay điện thoại, không để nó trả lời phỏng vấn, hai tên giữ hai tay tôi và thọc tay vào túi quần tôi lấy ngay điện thoại và chiếc máy ảnh. Chúng đưa tôi vào ngồi ở phòng phía bên phải, trên bàn để chiếc điện thoại của tôi cùng chiếc máy ảnh.
Bất ngờ chiếc điện thoại của tôi đổ chuông, tôi chụp vội và hét vào máy: "Anh bị bắt! Anh bị bắt". Lập tức bốn tên xông vào đè tôi ngã xuống đất, chúng vừa quát nạt vừa giành giật chiếc điện thoại nơi tay tôi. Tôi giữ chặt điện thoại và vẫn la lớn hô hào cướp máy. Một tên chỉ huy vào nói bọn chúng dừng lại và mời tôi ngồi lên ghế. Tôi vẫn ngồi dưới đất và nói : "Các anh muốn làm việc với tôi phải đưa giấy mời, không thể hành xử với tôi như vậy được, dù sao tôi cũng là một cựu chiến binh". Một tên cao to hùng hổ sấn tới :"Mày đóng góp được gì, nhà tao chết hai người đây, tao đấm bỏ mẹ mày bây giờ". Tên chỉ huy can ra, chúng mang điện thoại của tôi đi mất.
Người làm việc với tôi khoảng gần 50, tóc hớt ngắn kiểu đầu đinh. Anh ta hỏi tôi vài câu xã giao, tôi phản ứng ngay : "Các anh muốn làm việc với tôi các anh phải gửi giấy mời trước, tôi đang là công dân tự do không thể chặn bắt tôi giữa đường kiểu bắt cướp giật như thế được". Hắn chối ngay : "Cái đó tôi không biết"!
-Thế các anh đưa tôi về đây bằng cách gì vậy?
- Chuyện đó nói sau!
Rồi hắn hỏi tôi về biểu tình, ai tổ chức, biểu tình thì phải có tổ chức chứ? Cái áo của các anh ai vẽ, ai in? Các anh có sự chuẩn bị đúng không?...
Tôi trả lời
- Tôi vẽ lên bìa rồi dùng dao lam khắc, áp lên áo rồi chấm màu lên.
- Anh cho tôi một cái kỷ niệm được không?
- Nếu anh thích tôi còn một cái, tặng anh cái tôi vừa mặc.
-Anh có biết ai tổ chức cuộc biểu tình này không?
-Tôi nghe ông Nguyễn Thành Tài nói giao cho Thành đoàn tổ chức, trang web của chính phủ cũng có thông tin biểu dương những người biểu tình nên đi để hưởng ứng.
- Anh có đọc thông báo của CATP?
- Tôi không biết thông báo đó!
- Vậy mà anh nói thường xuyên đọc tất cả các báo!!!
Anh ta đưa cho tôi một tờ giấy A 4 in một đoạn thông báo của báo CATP, có đăng trên báo Tuổi Trẻ.
- Đây là một bài trên báo CATP được Tuổi Trẻ đăng lại. Nó không được gửi cho tôi ở dạng này làm sao tôi biết được!
-Vậy anh thấy thông báo đó đúng không?
-Tôi thấy nó sai, cả ngày nay chúng tôi biểu tình ôn hòa và không có ai đến gần để kích động hay giật dây gì cả. Các anh để máy quay bên Nhà Văn hóa quay liên tục chúng tôi suốt buổi biểu tình nên các anh có thể mở ra coi lại, nếu có cứ việc xử lý.
Kẻ cầm máy ghi âm hỏi tôi:
- Sao các anh biểu tình không xin phép?
- Hiến pháp quy định công dân Việt nam có quyền tự do biểu tình, luật không cấm nên chúng tôi cứ làm.
- Nhưng các anh phải xin phép, các anh đã xin phép chưa?
- Tôi chưa nghe quốc hội thông qua Luật Biểu tình nên chưa biết xin phép ở đâu! Anh biết có thể chỉ cho tôi tên và số của văn bản pháp luật đó.
-Thì các anh ra phường xin. (!!!???)
Thật bó tay với thông tin này, nghe shoc quá! Như vậy, cấp phường được cấp phép biểu tình...Chắc mấy ngày nữa cấp phường nhộn nhịp nhận đơn đây.
- Các anh tự ý biểu tình không xin phép là vi phạm pháp luật!
- Hiến pháp cho - Luật không cấm, tôi cứ làm. Bao giờ có Luật Biểu tình hoàn chỉnh tôi theo luật chứ nói như anh thì nhà nước mình cấm biểu tình à?
-Không không, nhà nước không cấm nhưng phải xin phép. Các nước bên Tây cũng vậy!
-Nhưng họ có Luật Biểu tình.
Cuộc thẩm vấn tiếp tục diễn ra trước hai nhân viên an ninh, một quay phim và một ghi âm.
- Nhóm anh có mấy người, gồm những ai? Anh kể ra coi, tự nhận là yêu nước thì sợ gì mà không dám kể...
- Nhóm tôi có tôi và Tạ Phong Tần!
- Tôi thấy nhiều thế mà chỉ có hai người thôi à?
- Chỉ có vậy! Tôi không thích nói về người khác và không thích trả lời câu hỏi này. Các anh tự tìm lấy. Đó là nguyên tắc của tôi. Vả lại các anh nói biết hết còn hỏi làm gì!
- Chúng tôi biết hết nhưng chúng tôi muốn anh nói ra kia
- Tôi không có trách nhiệm phải nói chuyện đó!
- Anh cứ suy nghĩ kỹ đi rồi trả lời
Anh ta bỏ đi ra ngoài cho tôi suy nghĩ. Tôi nghĩ chắc còn làm việc lâu nên tranh thủ chống tay vào bàn ngủ một chút và tôi ngủ thật. Anh ta để tôi ngủ khá lâu mới quay lại. Anh ta đánh thức tôi dậy:
- Nào anh em mình làm việc, anh ngủ nãy giờ khỏe rồi chứ?
- Tôi cũng ngủ một chút, quạt ở đây mát quá!
- Anh có biết ông Lê Trí Tuệ không? Tại sao máy của anh có tin nhắn của Lê Trí Tuệ?
- Tôi không biết ông này, tôi chưa hề gặp
- Tại sao có tin nhắn của Lê Trí Tuệ ở máy anh nhờ giúp gì đó?
- Ai nhắn làm sao tôi biết được
(Tôi có một anh bạn học từ hồi còn để chỏm ở HP tên là Nguyễn Trí Tuệ, Kiến trúc sư, chắc lưu danh bạ không để họ nên anh ta tưởng vậy)
- Anh có biết Nguyễn Tiến Trung không?
- Biết, chúng tôi đi uống cafe với nhau hoài.
- Anh nhận xét thế nào về Nguyễn Tiến Trung? Tại sao anh biết Nguyễn Tiến Trung?
- Anh ta là một người tốt! Tôi biết anh ta khi coi trên trang Diễn đàn của BBC về bức thư gửi Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục. Nếu đất nước có nhiều người như Nguyễn Tiến Trung mới mau phát triển.
Anh ta hỏi tiếp nhưng tôi không muốn trả lời nên nhắc lại : "Các anh tự tìm hiểu, tôi không muốn nói thêm nữa".
Tôi chống tay xuống bàn và nhắm mắt lại... một nỗi đắng cay, chua xót và cả sự đau đớn dâng lên. Tôi, một công dân, một cựu chiến binh đã 55 tuổi. Chỉ vì khát khao trong tim lòng yêu Tự do và tình yêu nước. Tôi đã bị bắt giữ ngay giữa đường phố Sài Gòn như bắt một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm, đã bị đánh đập thô bạo và bị thẩm vấn hoàn tòan trái pháp luật do chính những người đại diện luật pháp. Và họ chỉ có thể quy tội của tôi là đã tham gia biểu tình không xin phép! Liệu có còn nơi nào như vậy không? Liệu các anh chị em của tôi có sức chịu đựng nổi như tôi không???
Tags: chínhtrịxãhội, biểu_tình Monday December 17, 2007 - 03:25pm (ICT) Permanent Link | 3 Comments
Tường trình trực tiếp, cập nhật liên tục từ Sài Gòn cuộc biểu tình ngày 16/12/2007

Sáng sớm 16/12 bầu không khí tại Sài Gòn vẫn yên ắng lạ, dù từ trưa hôm qua, thứ bảy 15/12 dọc tuyến đường Phạm Ngọc Thạch các sắc phục công an đã triển khai dàn hàng để "đón chào" những sinh viên, thanh niên và những người yêu nước. Từ góc đường Nguyễn Văn Chiêm (Diamond Plaza) cho đến ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch từng tốp công an cơ động, công an chống bạo động với hàng rào, máy bộ đàm... đang căng thẳng đợi chờ. Tất cả những hình ảnh đó thật tương phản với không khí của một chiều cuối tuần và trong mùa lễ hội cuối năm với những cặp tình nhân khoác tay nhau duới hằng hà sa số đèn màu... ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Những bộ sắc phục lăm le công cụ trấn áp đang gợi lên bầu không khí của chiến tranh.
Còn những người yêu nước đang làm gì??? 7 giờ sáng, liên tục trên các trang mạng là những lời cảnh báo, là những dặn dò khuyên nhủ nhau "Hãy cẩn thận, hãy tỉnh táo, hãy ôn hoà... " và ai cũng hiểu có cả một bộ máy với vũ khí và bạo lực đang sẵn sàng trấp áp họ - những người tay không một tấc sắt, những người chỉ có một trái tim rực đỏ lòng yêu nước và trái tim ấy đang đau đớn... Vâng, những trái tim hừng hực tình dân tộc đang bị xúc phạm bởi những câu nói sỉ nhục quốc thể, những câu nói xấc láo của kẻ đại diện nước bá quyền Trung Quốc. Trái tim ấy cũng xót xa, phẫn nộ khi thấy những kẻ đang đối đầu, đang sẵn sàng đàn áp họ không phải là một kẻ ngoại bang nào mà chính là những người cùng tiếng nói, cùng dân tộc và thậm chí cùng huyết thống với mình!
7.30 phút sáng, lác đác những nhóm người gọi nhau uống cafe sáng và ăn vội món điểm tâm... Thật lạ, những khuôn mặt ấy chẳng hề sợ hãi mà sáng rỡ niềm hy vọng.
8 giờ sáng, nhiều ngả đường hướng về trung tâm thành phố xuất hiện những kẻ đáng ngờ, họ lén lút dùng máy quay phim rình rập cổng các ký túc xá lớn. Những cuộc điện thoại vội vàng...
8.30 sáng từng nhóm thanh niên đến gần "điểm nóng", có hơn 100 thanh niên tụ tập ở công viên bên hông nhà thờ Đức Bà, có nhiều khuôn mặt quen thụôc của ngày 09/12. Ở số 5 đường Hàn Thuyên, rất nhiều công an, an ninh triển khai lực lượng... Có vẻ như đạn đã lên nòng và họ sẵn sàng trấn áp. Nhà văn hoá Thanh Niên đóng cổng và treo bảng "vì lý do sửa chữa, NVHTN đóng cửa..." , những người bên Thành đoàn đứng chung với hàng đoàn công an, các quán Cafe lớn như Sao, Napoli bị đóng cửa; các trạm thu, phá sóng điện thoại di động hoạt động hết công suất...
9.00 sáng, vẫn chưa có động tĩnh gì, ngòi nổ cho cuộc biểu tình chưa nổ ra. Có tin Ls Bùi Kim Thành và một số dân oan bị đánh đập dã man khi họ có ý định tiến về trung tâm nhập cuộc với giới trẻ yêu nước. Họ đang bị giam lỏng ở 154/43A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh...
Hà Nội,
Ngày hôm nay khu vực ĐSQ Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu bị phong tỏa hoàn toàn. Ở 2 đầu đoạn đường trước cổng ĐSQ có băng chắn và biển cấm vượt qua. Toàn bộ khu vực vườn hoa Lê nin phía đối diện cũng bị phong tỏa. Lực lượng an ninh đứng dàn quanh chu vi khu vực này với khoảng cách trung bình 2m/người, một số nhân viên an ninh mang áo chống đạn nhưng không thấy nét căng thẳng nào trên mặt họ, công an có vẻ khá ôn hoà. Ước tính có khoảng 100 nhân viên công lực
Số người tập trung tại khu vực này cũng khoảng 100 người thành mấy nhóm chính, tập trung chủ yếu trên vỉa hè phố Điện Biên Phủ và trong quán cafe Highland Cột Cờ. Trong đoàn ngưởi thỉnh thoảng lại có dân thường đứng xem rồi họ cũng gia nhập vào, có cả vài chục người già và trẻ em.
Trên đoạn phố này có một điểm gửi xe. Một sự tình cờ là ở bảo tàng quân đội cũng có một đoàn học sinh phổ thông tham quan khá đông.
Vào lúc 8:45 có cuộc phỏng vấn công khai trước cơ sở y tế số 28B ĐBP
9.55h, SV từ hai ngả đường đang nhập lại thành 1, họ đang tiến lại ĐSQ TQ nhưng bị ngăn chận, đoàn người hát vang và hô lớn "Hoàng Sa - Trường Sa", lực lượng công an đang ra sức trấn áp...
10.45 SV chuẩn bị xếp hành diễu hành thì...một vài xe cảnh sát bắt loa dẹp xe cộ, 1 lực lượng hùng hậu toàn cảnh sát cơ động cầm dùi cui, áo giáp, mũ sắt dàn hàng ngang dồn ép đoàn người áo đỏ về phía đường Nguỹen Tri Phương, ngăn ko cho tiến đến phiá sứ quán Tàu...Mọi người ban đầu rối loạn nhưng sau đó đã nhanh chóng tập hợp hô to các khẩu hiệu yêu nước, khẳng định chủ quyền của VN trên 2 quần đảo HS-TS, thu hút được sư chú ý của người đi đường. Họ chuyển hướng diễu hành với 1 màu đỏ của lòng yêu nước, phát tờ rơi cho mọi người bên đuờng và rẽ sang phố Tôn Thất Thiệp rồi tiếp tục lan tỏa ko khí trên các phố phường của HN.
Công An phân tán lực lượng biểu tình thành nhiều tốp nhỏ và ngăn không cho trở lại khu vực . Hàng ngàn anh chị em tập trung ở ngã tư Nguyễn Thái Học - Tôn Đức Thắng (gần miếu Hai Cô) sau đó diễu hành qua Cát Linh, Giảng Võ. Đoàn đi mỗi lúc một đông, các luôn luôn nhắc nhau bình tĩnh, chấp hành luật giao thông khi đi qua các ngã ba ngã tư. Các tầng lớp nhân dân bên đường bình luận, thông tin cho nhau rất hào hứng ý nghĩa cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Công An cầm loa kêu gọi giải tán , sinh viên trả lời :" KHÔNG GIẢI TÁN" . Sau 10.30 thì công an dồn đoàn người lại và chia cắt đoàn.
BS Phạm Hồng Sơn bị bắt giữ tại đồn Công an Thuỵ Khue, cũng có người thấy 2 SV bị bắt, người này xác nhận công an vừa đe doạ sẽ bắt hết . Nhóm sinh viên tổ chức cho biết vào lúc 10:48 phút tại Hà Nội :"HÔM NAY ĐỦ RỒI, CHÚNG TA HẸN KỲ SAU" Và Sinh viên đã chính thức cùng nhau giải tán vào lúc 10:49 sáng kết thúc ở Khách sạn Hà Nội, cơ động vây ép khá căng nên anh em sau một hồi phản đối đã kết thúc trong hòa bình. Tuy nhiên vẫn còn những nhóm đi sau tiếp tục tuần hành quanh khu vực ĐSQTQ, bây giờ là 12h43 phút sáng
Sài Gòn: 10h sáng. biểu tình đang diễn ra ở trước công viên đối diện Diamond Plaza. Có khoảng hơn 200 người tham gia vào cuộc biểu tình này. Các bãi giữ xe xung quanh khu vực này đang chật kín. Có nhiều người mặc áo thun trắng in bản đồ Việt Nam cùng hình người nắm tay giơ cao và dòng chữ "BỌN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, HÃY CÚT KHỎI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA"; có những tiếng hát " Máu ta từ thành Văn lang dồn lại, xương da thịt này cha ông miệt mài..." có vài hành động xô xát nhẹ
Người tham gia biểu tình đang hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc chiếm Trường Sa, các biểu ngữ đang được giương cao, cảnh sát đang cô lập toàn bộ các tuyến đường xung quanh đoàn người biểu tình, nội bất xuất, ngoại bất nhập...
10.35h. Trước lãnh sự quán tại Saigon đã có trên 200 người đứng trước Lãnh Sứ Quán Trung Quốc . Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã đóng cửa hôm nay để cho nhiều công an và xe tải bắt người trú đóng , trên 6 sinh viên đã bị công an bắt . Công an tràn ngập khắp khu vực . Một số lớn khoảng 800 người đã bị chận lại không cho vào khu vực biểu tình .
Một thầy giáo đã đến trước đoàn biểu tình để kêu gọi sinh viên giải tán nhưng bất thành . Sinh viên vẫn cố bám trụ . Công An thổi còi hăm dọa đoàn biểu tình và những người chung quanh . Một số xe bắt người tạp kết tại NVH Thanh niên. Khu hồ Con rùa tới Nguyễn T Minh Khai hoàn toàn bị cô lập. Có tin 1 SV bị công an đánh.
Lực lượng cựu chiến binh vây lấy blogger Điếu Cày để "khuyên răn", ôn hoà nhưng cương quyết, bác ĐC ko bỏ cuộc, họ vận động con trai anh ra thuyết phục bố (!). Có tin nhạc sĩ Tuấn Khanh bị đánh (chưa phối kiểm)
11.00 Thanh niên vẫn hát. Điện thoại di động bị phá sóng, rất khó gọi
11.35 Vẫn cố gắng nhập 2 nhóm thành 1 nhưng bất thành.
11.50 Tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vẫn vang lộng ngay Diamond Plaza.
12.02 Có xô xát phía Diamond Plaza, 1 SV ngã xuống liền đứng vùng dậy. 2 nhóm SV đã nhập vào làm 1, xe bít bùng đã đến...
13.10 Mọi người vẫn ở Diamond Plaza và đang tạm giải lao và kiếm gì ăn trưa (khó kiếm quá)
13.20 Đoàn người quây thành vòng tròn , có vài kẻ định nhảy vào gây rối đã bị phản đối kịch liệt. Cán bộ thành đoàn đến giải thích, các sinh viên có những ý kiến phản bác rất hay. Rất nhiều máy quay phim, chụp hình chỉa vào đoàn người.
14.00 Cuộc biểu tình tại Sài Gòn chấm dứt trong ôn hoà, mọi người thấm mệt và giải tán. Hoan hô nhiệt tình yêu nước của đông đảo nhân dân. Bạo lực đã không thể thắng tình yêu nước. Hẹn nhau vào chủ nhật tới?



Hình biểu tình



Một số người được đặc cách vào khu vực nhạy cảm để hót cho chế độ, họ hầu như đều bị điếc thông tin và có lẽ chưa bao giờ vào internet

Nhưng họ vẫn diễn thuyết một cách say sưa và hùng hồn
Anh chàng mặc áo xanh, mũ trắng đi mua cơm hộp tiếp tế đã bị chặn lại ngay lập tức

ba CA chìm cùng dẫn đi, nhiều khả năng được hỏi CMND và vào đồn CA để ăn hết số cơm này một mình

Giả vờ như chụp hình kỷ niệm để nhìn rõ cái tòa LSQ TQ được bao bọc bởi hàng rào sắt và hàng rào CA (trước đó các anh ấy rất kiên quyết không cho chụp hình hướng về chỗ này)

CA chìm có thằng áo trằng ngồi giữa được đào tạo quy củ nhất (để ý cái tay nó tạo hình cái âm hộ phụ nữ)


Phía Diamond Plaza và công viên có tiếng xôn xao (lúc ấy khoảng 12h)

Họ (SV) đã dám băng qua đường quả là một sự liều lĩnh khi ấy (sau đó khoảng 10 phút đã có xô xát, có người bị xô ngã ra đường)

ngay lập tức CA bao vây nhóm này

Họ (SV) lại cả gan hô to những câu Trường sa, Hoàng Sa

Anh Huỳnh Công Thuận trong giơ cao chiếc áo như một tín hiệu cho nhóm bên Diamond Plaza, nhưng CA và lực lượng trật tự vội che kín

hàng rào sắt lập tức giăng ngang đường để tách rời và cô lập các nhóm

chán quá nhìn sang đường thấy có bảng thông báo ngồ ngộ



khi này nhóm đã tự rời bỏ vị trí đắc địa để qua Diamond Plaza
cậu CA chìm áo rêu đẹp giai này có thể nói vài câu tiếng Anh để xua đuổi và cấm người nước ngoài chup hình, cậu em chống nạnh kia cũng là CA chuyên chĩa máy chụp hình vào anh em

cậu ấy luôn nhăn nhó vì dị ứng với chuyện biểu tình chống TQ

chiếc xe phá sóng màu trắng này được mua bằng tiền của nhân dân đã làm tất cả ĐT bị tê liệt, kể cả nhắn tin
công an cả hai phía đường

cả một xe tăng cường lực lượng đằng xa

quay lại hướng cũ nhìn thấy cả tòa nhà Đoàn Thanh niên gì đó ngạo nghễ quá

Mệt mỏi vì đói và khát được ngồi xuống bãi cỏ mới thấy hạnh phúc làm sao !

có cả người nước ngoài cũng thích chỗ này mà đến chơi ?


Sau đó tự nhiên tạo thành một vòng tròn thật lớn và một diễn đàn tự phát về lòng yêu nước khoảng chừng 30-40 phút hết sức sôi nổi nhưng sớm tàn từ khi cô bé Thành đoàn chất vấn rằng:

- Các bạn có biết mua vé số để ủng hộ vật chất kỹ thuật cho Trường sa chưa ? - đó mới là lòng yêu nước cụ thể
- Các bạn vẫn còn trốn nghĩa vụ quân sự mà sao lại nói là vì Trường Sa Hoàng Sa.
Đám SV nghe thấy hình như sắp có đợt nghĩa vụ quân sự mới tự nhiên hoang mang...
Sau cùng đám CA chìm cứ nhao nhao phá đám. Chúng gào lên bài hát "năm mười mười lăm hai mươi.." trong khi diễn đàn đang nóng bỏng dần lên. Ai nấy cảm thấy xung quanh mình có ai đó đang chơi một trò vui nhạt nhẽo thay vì biểu lộ lòng yêu nước cháy bỏng, căm phẫn bọn Trung quốc ngang ngược lấn biển chiếm đất.... Thế rồi đám đông tự nhiên bỏ về từ giữa vòng tròn. Các anh CA chìm này khi ấy đã lộ ra nguyên một nhóm và còn tiễn đưa vui vẻ bằng cách hô vang khẩu hiệu "về mát-xa, mát-xa" rồi cùng nhau cười hí hố theo một kiểu hết sức xôi thịt mà là đàn ông tôi cũng đã từng biết đến...
Các anh ấy đã thành công theo chiến lược không đánh mà quân địch tự lui vì đói, vì chán chường khi lòng yêu nước trong tình trạng bị chế diễu, phỉ báng bởi lực lượng quan trọng và hiệu quả nhất của ngành Công an đã được dùng đúng nơi đúng chỗ.
Vâng mọi hiểm nguy bắt bớ đối với chúng tôi lúc ấy, khi ra về không còn ý nghĩa gì nữa. Mệt, đói, chán chường và cảm giác nhục nhã tăng dần trong chính tôi.
__________________________________________________________

* Sau khi ra về (khoảng 15h) tôi đã lập tức nhận được một loạt tin tức về những người bị công an bắt bao gồm:
1. Blogger Điếu Cày (đã về buổi tối)
2. Nhà báo Hà Vũ Trọng (đã về buổi tối).
3. Hồ Điệp - Blogger (đã về buổi tối).
4. Tạ Phong Tần - Blogger Công lý và Sự Thật (đã về buổi tối).
5. Lê Quốc Quyết (em LS Lê Quốc Quân) bị bắt từ 10h30p sáng, đã về nhà lúc khoảng 15h.
6. Lê Đình Tràng, bị bắt tại công viên phía trước Diamond Plaza lúc 10h30' do hát quốc ca quá hăng say, anh về lúc khoảng gần 16h.
7. Trần Bá An, mất tích khoảng 11h30p tại khu vực trước NVHTN, hiện chưa có tin tức.
TÌM NGƯỜI MẤT TÍCH II - URGENT !!!

Tôi có một người bạn có tên là Trần Bá An. Người đứng thứ tư từ phải qua (không đội mũ bảo hiểm). Sáng nay tham gia đoàn biểu tình cùng với anh em trước tòa tổng lãnh sự quán TQ ở Sài Gòn hiện đang không biết ở đâu. Bị mất liên lạc từ lúc 10h sáng và điện thoại không liên lạc được. Xin ai biết lần cuối cùng thấy An ở đâu liên lạc với Luật sư. Lê Quốc Quân. Tel: 84913222109.

Chính tôi Blogger Anhbasg - Tên thật là Phan Thanh Hải (Luật Gia - Tel 0903702410) đã thấy cậu ấy còn ở khu vực gần chỗ bức hình (đối diện nhà VHTN). Cậu ấy có cầm 1 máy quay Video đã quay khá nhiều cảnh. Tôi không còn thấy cậu ấy ở đấy vào khoảng 11h30 ngày biểu tình chống Trung quốc 16/12/2007.
Xin ai biết, kể cả các anh công an cao cấp, chỉ giùm, xin tri ân.
Có thể liên hệ với LS Quân hoặc tôi.



Cau em nay la nguoi dau tien quay phim voi dung y xau


Cac anh nhan vien trat tu nay cung den thuyet phuc va yeu cau di ra cho khac vi day la khu vuc nhay cam ?! Ai nay deu thắc mắc như thế nào là nhạy cảm và xin cho biết nội dung văn bản nào quy định như thế ?


Đã mặc áo đồng phục vào (có 3 nguoi dang chup hinh)

Cậu em này là CA chìm hay cán bộ VHTT, an ninh nội chính gì đây

Có thêm nhà báo Xuân Lập va Blogger Cuongnhabaotudo (chỉ chụp hình chung rồi đi thôi)

PhíaDiamond Plaza có vẻ xôn xao, lúc này SV đang ở phía đối diện


Bây giờ phố đã vắng đi thành khu phố đi bộ

Nhìn về Hồ Con Rùa

Cậu em cán bộ này chẳng hiểu gì mà cứ "ní nuận" - có lẽ bọn TQ mớm sẵn

Có "ní nuận" gì mà tranh luận được với Tạ Phong Tần !

Công an nghe mà cũng ko hiểu cụ thể TS hay HS nó như thế nào đâu nước Tàu và nước ta là đồng minh mà còn biểu tình cái gì



Cậu em này chỉ lý luận linh tinh

Bà chị này nói là bên Hội nhà báo VN đến xem mặt CLB nhà báo tự do !?

vẫn tranh luận về cái chữ khu vực nhạy cảm là gì


Phát hiện kẻ quay phim lén

hắn đây

Họ được đứng giữa đường được, mình thì không !

có cả lực lượng quân đội

tay này là quan chức chụp hình anh em một cách trơ trẽn




PV nước ngoài cũng đã loan tin trên Herald Sun (Australia)
Tin từ Thông tấn AFP
CLBNBTD tường trình, ảnh CLB Nhà Báo Tự Do



Create your own visitor map!

Sunday December 16, 2007 - 09:33am (ICT) Permanent Link | 10 Comments
HÃY CẢNH GIÁC VỚI KẺ XẤU LỢI DỤNG BIỂU TÌNH

HÃY CẢNH GIÁC VỚI KẺ XẤU LỢI DỤNG BIỂU TÌNH
Gởi đến tất cả các bạn thanh niên sáng chủ nhật ngày mai (16/12/2007) sẽ biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tôi vừa được tin sáng ngày mai sẽ có nhiều kẻ tâm địa bất lương trà trộn vào đám đông biểu tình rồi đập phá, kích động, chửi bới, đánh người, ném đá v.v… gây mất an ninh trật tự chung.
Thanh niên là rường cột nước nhà, thanh niên là những người quyết định tương lai, vận mệnh đất nước. Thanh niên Việt Nam ngày nay không những yêu nước nồng nàn mà còn có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng nâng cao.
Quyền biểu hiện chính kiến, suy nghĩ, tình cảm của mình đối với phần lãnh thổ của đất nước mình là một trong số quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định.
Các bạn đi biểu tình là để bày tỏ lòng yêu nước trước vấn nạn ngoại xâm đe dọa, nhưng cũng phải chứng tỏ cho mọi người trong và ngoài nước biết rằng người Việt Nam luôn yêu chuộng công bằng, công lý và hòa bình, phải tỏ ra mình là những người trí thức chớ không phải là một lũ ô hợp và hiếu chiến.
Thanh niên Việt Nam "trẻ người" nhưng quyết không "non dạ".
Vì vậy, các bạn đừng bao giờ để cho bất cứ kẻ nào lợi dụng mình vào những âm mưu, mục đích xấu xa. Các bạn hãy đi chung với nhau thành từng nhóm bạn quen biết với nhau. Trường hợp phát hiện có người lạ mặt chen vào nhóm mình thì để ý cẩn thận hành vi của người đó. Hỏi rõ anh (chị) là ai? Ở đâu? Làm nghề gì? Có quen ai trong nhóm biểu tình? tại sao không đi chung với người quen?...
Nếu người lạ này hô hào những câu kích động, chửi bới hay đập phá, bạo lực gì đó (nói chung là có biểu hiện quá khích, lưu manh, côn đồ) thì lập tức khống chế và báo ngay cho lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự.
Các bạn có thể đối phó với hành vi bạo động bằng cách bất bạo động, cùng nhau ngồi xuống tại chổ để phát hiện kẻ gian.
Quân đội ta từ nhân dân mà ra. Ngay từ ngày thơ ấu, nhà trường XHCN đã dạy tất cả mọi người (kể cả quân nhân) rằng "Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam". Tôi tin rằng trong lòng những thanh niên Việt Nam khoác áo lính, bất kể họ mặc quân phục gì, thuộc lực lượng nào, thì trong lòng họ vẫn đang dâng trào một tình yêu Tổ Quốc và họ cũng căm phẫn hành vi xâm lược, bành trướng, bắn giết đồng bào vô tội mình của chính quyền Trung Quốc giống như các bạn.
Đoàn kết là sức mạnh. Hãy cho những kẻ có mưu đồ đen tối biết thế nào là lòng ái quốc của người Việt Nam. Hãy có thái độ nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng đối với những người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự.
Tags: chinhtrixahoi Saturday December 15, 2007 - 09:54pm (ICT) Permanent Link
Bão nổi lên rồi (tường thuật đầy đủ cuộc biểu tình 09/12/2007)

Phần 1 : Lòng yêu nước bất diệt khi Tổ Quốc lâm nguy
Có lẽ chưa bao giờ lòng yêu nước của tất cả mọi từng lớp trong xã hội và đặc biệt là giới trí thức trẻ như thanh niên - sinh viên lại dâng trào đến mạnh mẽ và quyết liệt đến vậy. Vì sao ư? Chính vì tất cả mọi người đều phẫn nộ trước sự lộng hành và bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh - vốn từ lâu là một người bạn " môi hở răng lạnh" của Việt Nam ta. Và phẫn uất vì sự im lặng và thái độ phản đối một cách yếu ớt của chính phủ. Nên họ đã xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ phản kháng của mình trước sự việc Trung Quốc đã lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa

Liên tục mấy ngày trước đó, YIM của tôi và các bạn đều nhận rất nhiều lời kêu gọi, nội dung ấy của những YH ấy là như sau

"Hãy phản đối việc Quốc vụ viện TQ vừa phê chuẩn thành lập TP hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Đúng 9h, Chủ nhật, ngày 09/12/2007, tổ chức biểu tình hòa bình. Tai TPHCM: Tổng lãnh sự quán CHND Trung Hoa, số 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1.
Tại Hà nội: Đại sứ quán CHND Trung Hoa, số 46 Hoàng Diệu. Khi đi mang theo biểu ngữ, quốc kỳ".
...
Chúng tôi cũng có mặt để ghi nhận và hưởng ứng lời kêu gọi trên bằng cách cùng có mặt với giới trẻ Sài Gòn xuống đường.

Chúng tôi có mặt trước Nhà Văn Hóa Thanh Niên khá sớm, lúc đó còn rất vắng vẻ ... Đối diện với NVHTN - phía bên kia tòa Lãnh sự Trung Quốc chỉ có 2 anh công an. Mọi việc vẫn bình thường như không có chuyện gì sắp xảy ra.

Cá nhân tôi vẫn tưởng " tin biểu tình" chỉ là tin vịt và định quay xe trở về nhà.. Bổng nhiên tôi nhận được phone của người bạn báo tôi biết phải chạy ra ngay NVHTN. Quay xe trở lại, vội vã đi tìm chổ gởi xe tôi dần dần tiến đến trước cổng NVHTN. Lúc này, tôi đã thấy rất đông người tụ tập trước đó..nhưng hoàn toàn không biết họ là ai cả. Nhưng tôi đã thấy có một số người cầm cờ tổ quốc đứng đó. Linh tính cho tôi biết... sắp sửa xãy ra điều gì đó rồi chăng.

Và sự thật là như vậy, đúng như sự dự đoán của tôi. Bỗng nhiên một thanh niên bình thản trải 1 lá cờ ra ngay trên vỉa hè trước lề đường của NVHTN một là cờ của Trung Quốc, rồi anh ta điềm nhiên ngồi lên. Vài người khác chuyển lá cờ ra gần mé đường và hè nhau đạp lên. Hai thanh niên xung kích quanh quẩn gần đó vội chạy đến ngăn cản thì 1 thanh niên khác giắt một góc lá cờ vào cạp quần rồi băng qua đường, lá cờ TQ bị kéolê giữa lòng đường xen giữa hàng xe cộ. Lại thấy 2 bộ sắc phục nhào đến kè 2 bên và xô đẩy thanh niên này vào cổng NVHTN. Thế là bao nhiêu cặp mặt đều đổ đồn vào đó. Và cũng không biết từ đâu mọi người đã ùa ra đứng trước cổng NHVTH . Mang theo bên mình là nhưng băng-rôn, khẩu hiệu như : Đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam ... Các hình ảnh về quần đảo Hoàng - Trường Sa .. và trên tay một số người là lá cờ của tổ quốc Việt Nam. Theo tôi nghĩ, có lẽ họ cũng giống như tôi, đã có mặt từ rất sớm nhưng lại " lảng vảng" ở đâu đó " âm thầm quan sát" tòa nhà của Lãnh sự Quán Trung Quốc. Việc trải dài lá cờ và có một số người đứng dẫm chân lên lá cờ cũng như là " phát súng nổ" để mở màn cho cuộc biểu tình tự phát này. Và dù không biết ai là ai , nhưng chúng tôi đã nhận dạng ra nhau trong tình yêu nước nồng nàn.
Nhanh chóng gia nhập vào đoàn người, chúng tôi tiến đến gần các em sinh viên. Song song lúc đó chúng tôi bị lực lượng bảo vệ của NVHTN đuổi không cho phép chúng tôi đứng biểu tình trước cửa. Và đoàn người sau khi đã hội ý .. tất cả mọi người đã kéo về góc bên kia đường nơi đối diện với lãnh sự quán Trung Quốc.

Và lực lượng tham gia biểu tình .. mỗi ngày một đông thêm.

Đối diện trước lãnh sự quán Trung Quốc, mọi người đã giăng cờ xí, băng rôn các hình ảnh và khẩu hiệu và đồng thanh hô thật to

" Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam "

" Trả lại Hoàng Sa , trả lại Trường Sa

" Đã đảo Trung Quốc "

" Việt Nam muôn năm "

Và sau đó, những bài hát lại vang lên một cách mãnh liệt, như tất cả lòng yêu nước và sự phẩn uất này đều dồn vào trong từng câu , từng lời của bài hát : " Quốc ca" " Dậy mà đi" " Lên Đàng" , " Như có bác trong ngày vui đại thắng" " Nối vòng tay lớn"

Cuộc biểu tình diễn ra rất " ôn hòa" nhưng khí thế của mọi người rất sục sôi ... tất cả chỉ vì Hoàng Trường Sa thân yêu của chúng ta. Lòng yêu nước sự tự hào của một dân tộc " quật cường và bất khuất" trước " ngoại bang " này đã được kế thừa của 4000 năm văn hiến. Các em thanh niên - sinh viên và mọi người đã vào cuộc. Mọi người đến đây, " không ai bảo ai" hoặc " bị lôi kéo" bởi ai cả. Sự hiện diện của mọi người có mặt ngày hôm đó chỉ vì LÒNG YÊU NƯỚC thế thôi.

Đáp lại sự phẩn nộ chính đáng này của mọi người thì lực lượng an ninh, dân quân, CSTT và bảo vệ tòa nhà lại kéo đên đông nghẹt. Tôi đếm được chắc khoảng có hơn 200 người. Họ không có dấu hiệu trấn áp hay đàn áp cuộc biểu tình tự phát này.. nhưng mọi góc đường để đi vào Lãnh Sự Quán Trung Quốc đều bị phong tỏa lúc đó. Bốn góc đường đều bị lực lượng an ninh " trấn giữ" . Và mặc dù không cho những ai gia nhập vào đoàn người biểu tình nhưng đoàn người vẫn tìm cách nào đó len lỏi vào đám đông và hòa nhập cùng với mọi người đang đứng sẵn đó với đầy đủ những câu khẩu hiệu, băng rôn và cờ xí rợp 1 góc đường. Và số lượng người tham gia càng ngày đông hơn và nhiều hơn và đồng thanh hơn trong những tiến la to " Hoàng Sa là của Việt Nam, Trường Sa là của Việt Nam" ...

Trước thái độ phản kháng rất mạnh mẽ và quyết liệt của đoàn người biểu tình. Lực lượng an ninh đã cử người sang điều đình với các em thanh niên - sinh viên lúc đó. Họ đề nghị " giải tán". Nhưng các em vẫn "đồng tâm và đồng lòng " đứng tại đó vẫn hô to " đã đảo Trung Quốc". Thấy sự giàn xếp không " êm xuôi " Bên Công An đã cử người mang 1 cái bàn to đặt ngay trong đoàn người và đề nghị mọi người ký tên phản đối và sau đó nên giải tán cuộc biểu tình này. Tuy nhiên, lực lượng trí thức trẻ thanh niên - sinh viên ký tên phản đối thì đồng ý nhưng để giải tán cuộc biểu tình thì KHÔNG.
Điều không ngờ đối với cá nhân tôi là, các em đã lấy " lá cờ của tổ quốc" trải lên mặt bàn và thay nhau kí tên vào đó. Điều này thể hiện sự phẩn uất trong lòng các em thật mãnh liệt hơn bao giờ hết. Lá cờ tổ quốc còn đó, nhưng lá cờ này đã từ lâu rồi không còn bay phất phới trên Hoàng Đảo Trường Sa và Hoàng Sa nữa. Nhưng chỉ được 20 phút, có một công an bắt dẹp cái bàn đi! Hình ảnh xúc động nhất theo tôi là các em còn quấn lá cờ vào người để cho các bạn ký tên của mình vào. Hành động ký tên vào lá cờ lần này khác hẳn với việc ký tên vào lá cờ như những lần " ủng hộ seagames, hoặc ký tên vì công lý cho chất độc màu da cam." Hành động thì như nhau, nhưng ý nghĩa của nó " thật to lớn gấp bao nhiêu triệu lần". Dũng cảm thay những lời hô to đòi Trường Sa và Hoàng Sa đầy" bất khuất và can đảm này". Các em đã không sợ gì cả... ngay những khi đối diện với các em (phía bên kia đường khoảng mười mấy mét thôi) lực lượng an ninh " dày...
viethoaiphuong
#11 Posted : Monday, December 17, 2007 4:14:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, December 17, 2007 7:18:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Kinh chuyen 3 Bai Tho cua Giang Mac Tu viet ve Hoang Sa, Truong Sa. Quy vi co toan quyen pho bien va su dung.
Tran trong
Thau Tam Can


Nhị Sa yêu kiều

- Viết, thương Hoàng - Trường, quần đảo Việt Nam
- Viết, thương Nhị Sa - biển Đông nước Việt
- Viết, tô nét Yêu Kiều gấm vóc Miền Trung

Này Trường Sa em hỡi, em ở đâu
Này Hoàng Sa em hỡi, em ở đâu
Em ở phương trời nào
Cao nguyên
Đồng bằng
Núi cao
Hay hải đảo
Ta nghe tên em
Của đất nước Việt Nam từ thuở
Khi tiền nhân mở bờ cõi Miền Trung
Dưới đất, trên không, biển cả một vùng
Nhị Sa gắn liền với địa dư xứ Quảng
Ngược thời gian, vào thế kỷ mười bảy
Xuôi thời gian, đã mấy trăm năm
Tô thắm giang san, xương máu cha ông
Sử sách Đông - Tây
Khắc ghi lịch sử theo dòng
Nhị Sa Hoàng - Trường
Là của Việt Nam, nhất tề khẳng quyết
Không những, chỉ có cột bia, điểm mốc
Không những, lại qua biển cả, giông bão trú thân
Mà dân ta đã sinh sống, đóng quân, bảo vệ ân cần
Cả mộ phần, cũng thấm sâu nòi giống
Năm 1974, Trung Cộng đã một lần gây hấn
Năm 2007 hôm nay, lại tiếm danh, xây mộng bá quyền
Việt Nam - Trung Hoa
Đã trải qua bao thời nghiệt ngã oan khiên
Sử sách còn ghi
Ta chưa hề quên
Đống tro tàn quá khứ
Hoàng - Trường em ơi
Ta vẫn còn đây
Quyết không để cho Cộng Tàu chiếm cứ
Dân tộc hùng anh
Quyết đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm
Non nước Việt Nam, gìn giữ tên em
Dân tộc Việt Nam, muôn đời bất khuất
Hoàng Sa hỡi, em đứng giữa trùng khơi hải đảo
Trường Sa ơi, em đứng giữa sóng biếc đại dương
Em là của Việt Nam, địa chí Miền Trung
Em là của Việt Nam, là của quê hương
Nhị Sa Hoàng - Trường, gắn liền tên tuổi
Này Tàu Cộng, đừng bạo tàn nông nỗi
Ngươi, không thể cướp em ta
Tiếm vị, tiếm danh
Ta đưa em về, tổ quốc trời Nam
Ta không hề quên, ngàn năm phương Bắc
Hoàng Sa hỡi, em có nghe
Trường Sa ơi, em có nghe
Non nước Việt Nam
Trải dài năm ngàn năm văn hiến
Lịch sử huy hoàng
Quật khởi quật cường
Hồn thiêng khói quyện
Chữ “S” dư đồ, liền sông liền biển
Dưới đất trên không, liền núi liền non
Ta quyết một lòng, son sắt keo sơn
Bảo vệ Hoàng - Trường
Nhị Sa yêu kiều
Là của Việt Nam, non sông gấm vóc.


Tháng 12 – 2007
Giang Mặc Tử

Bão thổi lên rồi

- Viết, vì Cộng Tàu tiếm danh tiếm vị quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Viết, cất lên tiếng nói biểu tình phản kháng của người Việt Nam tại Sài Gòn, Hà Nội ở trong nước, và nhiều nơi ở ngoài nước.
- Viết, như lời hịch, báo cho Tàu Cộng, hoặc bất cứ ai mang mộng xâm lăng.

Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này dân tộc Việt Nam hùng anh
Giòng giống Lạc Hồng
Năm ngàn năm Văn Hiến
Rợp bóng cờ bay
Hồn thiêng khói quyện
Non nước Việt Nam
Vùng biển, vùng trời
Thung lũng, đồi cao, núi cả, ruộng đồng
Tấc đất chất chồng máu xương lịch sử
Từ Quảng Ninh, ngược lên Việt Bắc
Từ Bản Giốc, thẳng tắp xuôi Nam
Từ Trường Sơn ra tới Biển Đông
Gĩn giữ muôn đời, là sông là núi
Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này con dân tổ quốc Việt Nam
Ta bảo vệ Trường Sa
Ta bảo vệ Hoàng Sa
Dưới đất, trên không, hải đảo, sơn hà
Là xương là máu, bao thế hệ Ông Cha
Không một thế lực nào mạo xưng cưỡng chiếm
Ai bá quyền xâm thực
Ta nhất tề phản kháng
Ai ngang tàn hống hách
Ta đánh đuổi không tha
Ai tôn trọng chủ quyền
Ta giao kết thái hòa
Đó là tiếng hịch muôn đời
Không bao giờ thay đổi
Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này con dân tổ quốc Việt Nam
Bất khuất, kiên cường, son sắt, đan thanh
Tiếp nối huy hoàng trang sử hùng anh
Giòng giống Lạc Hồng, non nước ngàn năm
Ngạo nghễ, ngẩng đầu, dõng dạc, tiến lên
Không phản bội ông cha
Không bao giờ khuất phục
Chết, chết vinh, không bao giờ sống nhục
Khí, khí hùng, không nhắm mắt, khoanh tay
Từ ngàn xưa đến mãi hôm nay
Từ hôm nay đến mãi ngàn sau
Giòng giống Lạc Hồng
Đất nước Vua Hùng
Không thuở nào phai.


Tháng 12 – 2007
Giang Mặc Tử

Lời hịch muôn đời

- Viết, theo lịch sử xưa nay
- Viết, báo cho ai mang mộng xâm thực
- Viết, báo cho ai tiếm vị tiếm danh

Hoàng Sa cùng với Trường Sa
Hai vùng quần đảo là nhà Việt Nam
Đã nhiều thế kỷ đan thanh
Biết bao sử sách rành rành khắc ghi
Cộng Tàu, ngang ngược kiêu kỳ
Bá quyền xâm thực, cướp đi, dễ nào
Bảo cho, không nhớ hay sao
Ngàn năm cuốn chạy, kêu gào trời mây
Nguyên Mông, hớt hãi mặt mày
Hán Minh, xốc xếch, xéo dày tan hoang
Nhà Thanh, xơ xác rã hàng
Hỡi người phương Bắc, xềng xàng khéo quên
Nếu ta điểm mặt, chỉ tên
E rằng sỉ nhục, ê mình khó coi
Bảo cho, nhớ kỹ mấy lời
Ta đây không nỡ mà khơi tro tàn
Theo dòng lịch sử băng ngang
Cha ông ngươi đã ê càng nước ta
Ta không kể tội can qua
Nay ngươi lại động Nhị Sa, coi chừng
Bao phen khiếp đảm, kinh hồn
Chạy chui ống cống, ống đồng, nhớ không
Bạch Đằng, xác nghẽn dòng sông
Chi Lăng, Vạn Kiếp, xương chồng núi cao
Bao phen, rồi cũng bôn đào
Nói ra hổ mặt anh hào biết chưa
Hịch ban, ngươi nhớ thì chừa
Nếu không, sỉ nhục thêm thừa mai sau
Việt Nam không có dễ đâu
Bao mộng xâm thực, ê đầu, ố danh
Việt Nam không chuộng chiến tranh
Nhưng ai cưỡng chiếm, tơ mành ra tro
Bao thời, tháo chạy, vắt giò
Bao thời, tháo chạy, xin – cho – quy – hàng
Việt Nam lẫm liệt đường đường
Bảo cho, đừng đụng giang sơn nước này
Dù cho Nam – Bắc – Đông – Tây
Bảo cho, không dễ xéo dày Việt Nam.


Tháng 12 – 2007
Giang Mặc Tử
viethoaiphuong
#13 Posted : Tuesday, December 18, 2007 11:21:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(repost)

Tổ Quốc Lâm Nguy


Trần Nhu

Thư này được viết cho những người trẻ,
những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả
công dân Việt Nam trong và ngoài nước
thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào
.

Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,

Dù muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến cái thiêng liêng căn bản tối cao của con người là Tổ Quốc.

Thưa quý vị cùng các bạn,
Ðứng trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường sa, Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta với một sự ngạo mạn ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức như vậy đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ta có thể tiếp tục im lặng và nhẫn nhục được nữa không?

Thưa quý vị cùng các bạn,
Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi. Hơn 84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh của đất nước là do hành động của chúng ta, và thuộc về quyền định đoạt của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào.

Tôi ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các vật cản trở nó. Vân mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân dân
.
“Trong Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không thể tưởng tượng được. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế, chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ không phải bằng lý thuyết”(1).

Trong hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9-12 trước cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, chúng ta chứng kiến thấy luồng sinh khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.

Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau sót!
(Thơ của Phạm Lê Phan
Tết Giáp Dần 1974)

Hỡi đồng bào,
Hoàng Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không thể nhượng lại cho bất cứ kẻ nào. Hơn 84 triệu đồng bào cùng một lòng bảo vệ. Trọng trách bảo vệ Tổ Quốc được giao phó cho mọi người dân Việt, không phải chỉ cho một nhóm người nào.
Ðối với những người cộng sản Việt Nam, giờ phút này nhiều người có thể biết được con người thực sự của họ.

Nhân đây tôi cũng muốn nói với các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam rằng: Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc là cùng đứng trong hàng ngũ nhân dân để giữ nước.

Tổ Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít ngoại bang từ lâu rồi.

Giặc đã vào nhà bắng bạo lực, mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn là: “Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Muốn nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cần phải dựa vào nhân dân, vì những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Hãy chấm dút nhắc lại 16 chữ vàng, lặp lại theo lời phát biểu của Tề Kiến Quốc đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-1-2005. : “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tương lai”.

Ðừng có hy vọng hão, tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp đấy. Năm 1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ tin vào vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng, quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước mắt, mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa bình với Bắc Kinh gì nữa đây, hay các anh muốn giữ: “Mối tình thắm thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em” như lời nói của Hồ chí Minh.

Ðây là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng. Các anh đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa sao? Không hề có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ cướp cả.

Mất Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm muốn cả nước Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước… Chúng cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Yêu nước, biểu thị lòng yêu nước, không cần có giấy phép.
Trong lúc tổ quốc lâm nguy, ta không thể để cho con người nhu nhược, ngập ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc. Con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa của dân tộc. Họ hèn hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, nhưng vẫn kiên trì nhẫn nhục “theo đuổi tình hữu nghị.” Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng túng không thuyết phục được ai.

Hãy trả lại cho nhân dân sự can đảm và niềm tin yêu tổ quốc, sự khao khát nhân bản của con người và sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.

Nhân đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng tôi chán ghét sự thù nghịch, và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải lựa chọn, thì đó là sự đại bất hạnh.

Các ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình. Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình sao? Nhưng điều sỉ nhục này rất lớn và chúng tôi sẽ phải trả giá, như ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt quân xâm lăng. Chúng tôi có liều thuốc dũng cảm, anh dũng. Những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng: phải bảo vệ tổ quốc với bất cứ giá nào!
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm

Công dân Trần Nhu.

Lưu Ý:
Bạn đọc muốn tìm hiểu về chính sách: Diễn Biến Hòa Binh của Trung Quốc xin xem bài “Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao”, hoặc “Cuộc chạy đua giữa ÐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ” và “Bức Giác Thư Gửi Các Vị Tướng Lãnh Và Binh Sĩ Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam” đó là những vấn đề thời sự nóng bỏng.
(1) Dẫn lời ông Lê Dũng phát ngôn nhân
Bộ Ngoại Giao VN, ngày 11-12-07 tại Hà Nội.
(2) Dẫn sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”,
tập 1, tr. 486 của tác giả Nguồn Sống xuất bản 2005


KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM

(Kính nhờ quí vị làm công tác truyền thông báo chí
và các mạng Internet phổ biến rộng rãi bài viết
này đến các bạn trẻ trong và ngoài nước) - TranNhu
viethoaiphuong
#14 Posted : Wednesday, December 19, 2007 12:10:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chuyển tiếp : Hoàng Sa - Trường Sa !!

Trần Trung Đạo
Tuổi trẻ Việt Nam, học lịch sử để làm lịch sử
Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng Giêng ba mươi ba năm trước. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, chiều 20 tháng 1 năm 1974, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Vũ Văn Bang, Ngô Chí Thành và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân của bao nhiêu anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Sài Gòn ngày tháng đó buồn như một đám ma. Những cụm mai vàng chào đón xuân sang không làm phai đi màu đen tang chế đang phủ trùm lên cả miền Nam. Những cuộc biểu tình rầm rộ từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ không làm vơi đi nỗi buồn nhược tiểu trong lòng những người đang ưu tư cho vận nước. Những bản hùng ca xen lẫn với những tiếng kèn truy điệu của các chương trình phát thanh quân đội đã làm người dân rơi nước mắt xót thương cho số phận hẩm hiu của tổ quốc mình. Hạm đội thứ bảy hùng hậu của Mỹ khóa súng an toàn nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ chối lời kêu gọi của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tố cáo Trung Quốc xâm lăng. Đồng minh dửng dưng, đồng bào ngoảnh mặt. Có nỗi xót xa nào lớn hơn nỗi xót xa của số phận một tiền đồn và có vết thương tâm linh nào sâu hơn, đau hơn vết thương của một người mẹ bị bỏ rơi bởi chính những đứa con yêu quý của mình.

Chiều năm đó ngồi trong thư viện tôi có làm một bài thơ và viết một đoản văn. Tôi không còn nhớ bài thơ nhưng đoản văn tôi còn nhớ rất rõ, và sau này khi làm website xuQuang tôi có ghi lại trong phần tưởng niệm Hoàng Sa: “Mỗi người Việt Nam phải ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam. Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ hôm nay không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung cộng bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”

Ba mươi ba năm sau. Cũng những ngày cuối năm, ngồi xem hình ảnh các cuộc biểu tình ở Hà Nội, đọc bản tin được viết vội vàng trên đường phố Sài Gòn, đọc danh sách của những người ký tên, trong đó đa số là tuổi trẻ, để phản đối Trung Quốc vi phạm lãnh thổ Việt Nam trên Internet, tôi vui mừng và cảm động. Trung Quốc không phải vì các cuộc biểu tình của các em mà trao trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bá quyền của họ trên biển Đông. Để duy trì mức phát triển kinh tế hiện nay và chạy đua với các cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang cần sự ổn định chính trị và kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng.

Nhìn các em tôi lại nhớ đến chính mình. Đường phố Sài Gòn, nơi các em đang đứng hôm nay cũng là nơi tôi đã đứng đọc từng tên của những người đã ở lại trong lòng biển cả. Khẩu hiệu “Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng là khẩu hiệu mà sinh viên chúng tôi đã hô ba mươi ba năm trước. Chúng ta có thể còn vài điểm khác nhau nhưng có chung một tổ quốc. Đó là điều hệ trọng. Lòng yêu nước đã thúc giục các em vượt qua bức tường sợ hãi, bất chấp sự ngăn cản của Đảng, của nhà nước, của ban lãnh đạo trường để cùng xuống đường nói tiếng của một người Việt Nam khi tổ quốc lâm nguy. Lịch sử bao giờ cũng mang tính thời đại, và trang sử Việt Nam hôm nay đang được viết bởi các em, những người Việt Nam đang đứng trước toà đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Và cũng qua những biến cố lịch sử này, các em sẽ có cơ hội thấy những sự thật đắng cay, những bài học bẽ bàng mà từ trước đến nay đã bị che lấp bởi hệ thống tuyên truyền lừa dối của Đảng. Các em đang học lịch sử và đang làm lịch sử.

Trong các cuộc xung đột về lãnh thổ, bằng chứng và di tích lịch sử thì bên nào cũng có thể có nhưng văn kiện pháp lý được cả hai bên xung đột công nhận thì thường rất hiếm hoi. Tôi nhớ có đọc đâu đó một câu chuyện bên lề các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri. Theo câu chuyện này, mỗi lần có một cuộc họp giữa hai nước, phái đoàn Trung Quốc thường chở theo cả một toa xe lửa chứa đầy tài liệu và đồ vật để chứng minh chủ quyền Trung Quốc trên các đảo này. Trung Quốc là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển rất sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những tài liệu phía Trung Quốc đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục được Liên Xô về chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ đang bị tranh chấp. Sau hơn 20 năm đánh rồi đàm, một hiệp ước biên giới Nga - Hoa đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1995 và lần nữa vào tháng 10 năm 2004. Theo nội dung hiệp ước, phần thắng nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Trung Quốc được kiểm soát cả hai đảo Trân Bảo, Ẩn Long và một nửa Hắc Hạt Tử. Giả thiết hiệp ước này được ký kết vào năm 1969, với nội dung tương tự, có lẽ nhân dân Trung Quốc đã được nghỉ một tuần lễ để ăn mừng chiến thắng và ngày ký đã trở thành ngày lễ lớn của quốc gia. Nhưng hiệp ước ký kết vào tháng 10 năm 2004 trôi qua gần như trong âm thầm. Cả Trung Quốc và Nga đều biết, ngay từ trong căn bản, lý do chính của xung đột không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực, uy thế của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế. Về phía Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, họ cần sự ổn định để phục hồi nền kinh tế gần như bị phá sản, và do đó sự xung đột chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào đã không còn lý do để kéo dài thêm.

Việc xung đột lãnh thổ với Việt Nam thì khác. Để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Trung Quốc không cần phải chở một toa xe lửa tài liệu hay bằng chứng nào cả. Những lời tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc dù nói vòng vo từ chuyện đời xưa đến đời nay cho có lệ, cuối cùng cũng chỉ rút trong túi ra một văn kiện khá mới mẻ, rất hợp pháp, dài vỏn vẹn 121 chữ tính cả phần chào hỏi nhưng lại đầy thuyết phục, đó là công hàm của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng. Nội dung chính của công hàm: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Khi đọc bản tuyên bố này lần đầu cách đây khá lâu thú thật tôi không tin đó là văn bản thật mà là tài liệu giả mạo do Trung Quốc viết hay chỉ là sản phẩm tuyên truyền của một tổ chức chống cộng nào đó dựng lên để bêu xấu Đảng. Hai tiếng Hoàng Sa và Trường Sa thân thương quen thuộc từ bao đời là một phần của ngôn ngữ Việt Nam như hai quần đảo vẫn được xem là phần da thịt, máu xương bất khả phân ly của thân thể Việt Nam.

Các chính phủ Trung Quốc, Philippines, Malaysia có quyền không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam hay hoàn toàn của Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei cũng có thể cho rằng Trường Sa là đất của họ. Tình cảm đất nước là một tình cảm thiêng liêng nhưng cũng ít nhiều bảo thủ mà dân tộc nào cũng có. Tình cảm đó cũng cần được xem xét và tôn trọng. Các quốc gia tranh chấp phải giới thiệu các bằng chứng lịch sử, các văn kiện pháp lý trong một hội nghị quốc tế đa phương để thương thảo và tìm một giải pháp phù hợp với công pháp quốc tế cũng như quyền lợi của các nước trong vùng tranh chấp. Những hòn đảo không người ở, những triền đá nhọn nhô lên giữa đại dương mênh mông từ mấy ngàn năm, trong thời đại dầu hoả bỗng trở thành quan trọng, việc xung đột vì thế là điều khó tránh, tuy nhiên, sự kiện một ông thủ tướng Việt Nam nhân danh nước Việt Nam để công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc mà không cần phải đưa ra trước quốc hội để biểu quyết, không cần tranh luận, hội họp, không cần phải bắn nhau một viên đạn nào, quả là một việc không thể nào tin được và đương nhiên cũng không thể nào chấp nhận được.

Văn bản do ông Phạm Văn Đồng ký là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc và tên tuổi ông Phạm Văn Đồng cũng sẽ dơ như chữ ký của ông. Tuy nhiên, thật bất công nếu chỉ đổ tội lên một mình ông Phạm Văn Đồng. Trong cương vị Thủ tướng, ông phải là người ký công hàm gởi cho Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhưng ông Phạm Văn Đồng không phải là người tự quyết định mà chỉ thừa hành quyết định chung của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vào thời điểm tháng 9 năm 1958, những người sau đây phải chịu trách nhiệm cho việc triều cống hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, và danh sách của họ được sắp xếp theo thứ tự trong Bộ Chính trị Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan.

Tại sao họ đã làm như thế? Họ bị áp lực của Trung Quốc? Không. Không có một tối hậu thư nào của nhà cầm quyền Trung Quốc buộc Việt Nam phải thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, nếu không họ sẽ dùng võ lực để tiến chiếm hai quần đảo, vượt biên giới Lạng Sơn hay đổ bộ lên Hải Phòng. Cho dù có tối hậu thư đi nữa thì cũng không phải lần đầu Việt Nam nhận tối hậu thư của quân xâm lược. Trước đây, các vua Lý, vua Trần đã nhận và mới đây Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đã nhận, và các anh hùng dân tộc đã chọn chiến đấu tới cùng và đã chết trên nắm đất của tổ tiên thay vì dâng thành cho giặc.

Trên thế giới chưa có một cuộc phân định biên giới nào giữa hai quốc gia mà không phải trải qua những hội nghị, những cuộc thảo luận, đo đạc cần thiết về các giới hạn trên biển cả cũng như lằn ranh trên đất liền. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất là quan trọng nhất. Câu “tấc đất tấc vàng” không chỉ đúng cho trường hợp một nước đất hẹp người đông như Việt Nam mà đúng cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hãy lấy trường hợp Bắc Hàn làm ví dụ. Nếu theo dõi các hội nghị về biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chúng ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc muốn gì chắc là được nấy, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ. Không. Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Quốc không những chính trị, ngoại giao mà cả từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Quốc một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới dài 1416 kilomét giữa hai nước. Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, cha con Kim Nhật Thành ít ra có một điểm đáng khen mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không có, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.

Nhiệt tình cao độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chắc đã làm không chỉ Mao mà cả Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phải ngạc nhiên hết sức. Tôi tin bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn đã tốn rất nhiều thời gian, tổ chức nhiều phiên họp tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng để xem phía Việt Nam có ẩn ý gì trong 121 chữ đó không, chẳng lẽ Việt Nam tự nguyện dâng hai quần đảo một cách dễ dàng như thế. Không, không có ẩn ý, âm mưu nào cả ngoài việc chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam với Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cấp lãnh đạo Trung ương Đảng thời đó còn lo ngại đàn anh Trung Quốc không tin vào lòng dạ chí thành của mình nên đã cho đăng toàn bộ nội dung công hàm trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa. Không giống như hiệp ước biên giới Việt Trung vào các năm 1999 và năm 2000 được ký kết lén lút đến mức ngay cả những ông bà đại biểu quốc hội khi đưa tay phê chuẩn cũng không biết nội dung hiệp ước nói gì, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, qua công hàm 1958, chẳng những “ghi nhận”, “tán thành” mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của lục địa Trung Hoa, có đính kèm luôn bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa.

Tại sao họ đã làm như thế? Họ không rành lịch sử Việt Nam? Chẳng lẽ họ chưa thấm thía câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” và không cảm thông cho sự chịu đựng vô bờ bến của tổ tiên suốt một ngàn năm qua bốn lần Bắc thuộc, phải xuống biển tìm ngọc trai, lên non tìm sừng tê, ngà voi, bạc vàng châu báu hay sao? Tôi không nghĩ vậy, vì ít nhất trong số 11 ủy viên Bộ Chính trị thời đó cũng có một người đã từng dạy sử. Họ làm thế chỉ vì niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa cộng sản. Niềm tin mù quáng vào một xã hội đại đồng đã làm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và những người cộng sản Trung Quốc mà họ đang thần phục là những bậc thánh hiền chứ không phải là giống dân đã hàng ngàn năm đày đoạ tổ tiên Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận sự lệ thuộc vào Trung Quốc hay đúng hơn là quan hệ chủ tớ này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992: “Tình hữu nghị Việt - Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.” Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc mà ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc trong buổi họp báo nêu trên, tương tự như khi ông Phạm Văn Đồng trả lời báo Far Eastern Economic Review tháng 3, 1979 hay hầu hết các lãnh đạo Đảng khác đã nhiều lần viện dẫn là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”, thế nhưng, năm 1958, ngoại trừ một số ít nhân viên thuộc Nhóm Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group), làm gì có quân Mỹ để mà chống?

Tại sao họ đã làm như thế? Khi đem hai quần đảo vô cùng quan trọng của đất nước về chiến lược quân sự cũng như về tiềm năng kinh tế dâng hiến cho Trung Quốc để gọi là “ bảo vệ tổ quốc” thì tổ quốc mà các giới lãnh đạo Đảng cần phải bảo vệ là tổ quốc nào? Như giải thích trong hầu hết tài liệu học tập, giáo trình trung, đại học tại Việt Nam, người cộng sản không có tổ quốc theo nghĩa thông thường mà chúng ta thường hiểu. Khái niệm tổ quốc đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là dải giang sơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà bao nhiêu thế hệ tiền nhân đã dày công gìn giữ, không phải chỉ gồm 40 triệu người ngày đó hay 80 triệu người ngày nay có cùng huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một lịch sử, mà phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một đất nước bị thống trị trong bàn tay sắt của Đảng Cộng sản. Mụch đích của Đảng như đã đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ II tại Tuyên Quang bao gồm giai đoạn từ 1951 đến 1960: “Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.” Năm 1958, một nửa nước chưa trở thành chủ nghĩa xã hội và do đó mục đích của Đảng chưa hoàn thành. Để thôn tính miền Nam và hoàn thành mục đích cộng sản hóa cả nước, họ cần súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa là giá mà giới lãnh đạo Đảng phải ứng trước để đổi lấy nhiều vạn trái mìn, mấy trăm ngàn khẩu AK, mấy ngàn chiếc tăng đủ loại để đem về cày xéo lên các thành phố miền Nam, đốt cháy thôn làng miền Nam và tàn sát nhiều triệu dân miền Nam vô tội.

Tuổi trẻ phải làm gì?

Đứng trước sự phân hóa, chia rẻ do hậu quả của mấy trăm năm phong kiến, đế quốc thực dân và cộng sản, chọn lựa duy nhất của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay là đoàn kết và vượt qua mọi thử thách để đoàn kết thành một khối đúng như khẩu hiệu “Ta là một” mà các em đang phát động trong nước. Lịch sử như một dòng sông. Dòng sông Việt Nam vẫn chảy dù phải băng qua bao nhiêu ghềnh đá cheo leo. Tương tự, các thế hệ Việt Nam lớn lên và vẫn phải tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm lịch sử của thế hệ mình. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần một ngọn hải đăng của bất cứ cường quốc nào để rọi sáng đêm tối trời dân tộc, nhưng ngay từ trong lòng họ đã bùng cháy lên ngọn đèn tự chủ được thắp sáng bằng tâm thức Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần chờ đợi một minh quân ra đời hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Lãnh đạo Đảng đã, đang và chắc sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để ngăn cản các cuộc biểu tình dù ôn hoà và bất bạo động của tuổi trẻ Việt Nam. Tuần trước họ ra chỉ thị cấm biểu tình, tuần này họ chụp mũ các em chống phá trật tự xã hội, tuần sau họ sẽ đem xe chữa lửa đến đàn áp và tuần sau nữa có thể trục xuất khỏi trường, bắt giam, kết án, tù đày. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kệp để duy trì quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian. Hành động tuyệt vọng của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó. Lãnh tụ cộng sản Slobodan Milosevic một thời là tổng thống Serbia đầy quyền lực nắm trọn quyền sinh sát trong tay, cuối cùng cũng phải chết trong tù. Erich Honecker hung thần Đông Đức, Idi Amin đao thủ phủ của Uganda hay Mobuto bạo chúa của Uganda đều đã gởi tấm thân tàn trên đất khách, để lại tiếng xấu muôn đời. Nếu giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam còn nghĩ đến tương lai của chính họ và còn biết lo cho tương lai của đất nước, họ phải chọn đứng về phía dân tộc.

Con đường duy nhất để đạt đến một tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng là con đường dân tộc và cũng chỉ có một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng thì các thế hệ Việt Nam mai sau mới có cơ may giành lại được Hoàng Sa và Trường Sa.


© 2007 talawas
viethoaiphuong
#15 Posted : Wednesday, December 19, 2007 8:46:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

http://www.rfa.org/vietn...nam_to_prevent_protests/


Trung Quoc yeu cau Viet Nam ngan ngua cac cuoc bieu tinh chong Bac Kinh. Tin Tuc dai A Chau Tu Do ngay

2007.12.19
viethoaiphuong
#16 Posted : Thursday, December 20, 2007 12:21:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
bài chuyển tiếp !!

******************



Máu thắm đảo Hoàng Sa

(Kính dâng nén nhang lòng đến hương hồn các tử sĩ đã anh dũng bảo vệ Lãnh Hải Tổ Quốc Việt Nam,Hải Quân QL/VNCH. Kính tặng toàn thể các Chiến Sĩ Hải Quân, QL/VNCH khắp nơi trên toàn Thế Giới)

Hoàng Sa ơi hỡi! Hoàng Sa ơi!
"Nhật Tảo" tang thương oán góc trời (1)
Một mảnh giang sơn hồn Nước Việt
Bao đời ngạo nghễ giữa trùng khơi

Tinh thần tiết tháo Hải Quân ta (2)
Anh dũng máu loang tô thắm nhà
Chiến tích kiêu hùng năm Bảy Bốn!
Uy danh Hạm Trưởng Ngụy văn Thà.

Hoàng Sa hải đảo! vẫn trơ gan!
Ngậm đắng nuốt cay hận giặc càn (3)
Lấn chiếm ngang tàng quân rợ cướp
Nhận chìm hải đảo cảnh tan hoang.

Hải đảo thân yêu máu lệ nhòa
Hoàng Sa oan nghiệt, hỡi Hoàng Sa!
Sao không chôn giặc: Bạch Đằng trận?
Tiếp nối vang lừng Hải Chiến tạ

Ray rức linh hồn cách biển sông
Sơn Hà mây nước rộng mênh mông
Giữa lòng hải đảo lưu danh tiếng
Trải mật phơi gan một tấc lòng.

Tổ Quốc nghìn năm giống Lạc Hồng
Ngậm cười chín suối nức Cha Ông
Bóng trăng chênh chếch hồn Nam Quốc
Đáy nước Hoàng Sa hận biển Đông!

Khai Trinh


(1) Hộ Tống Hạn HQ10 mang tên Nhật Tảo do Hạm Trưởng Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, đã tuẫn tiết theo Chiến Hạm, và Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí Hạm Phó đã hy sinh trong cuộc giao chiến với 4 chiến Hạm Kronstadt 271,274,389, 396 của Trung Cộng ngày 19-1-74.
(2) Các Chiến Sĩ Hải Quân Trung Sĩ Lê Văn Tây Trung Sĩ Đinh Hoàng Mai đã nêu cao gương anh dũng theo Truyền Thống bất khuất và đã đền nợ nước trong trận hải chiến 19-1-74 trên Hộ Tống Hạm HQ10.
(3) Năm 1958 Hồ Chí Minh đã cúi đầu làm tôi tớ cho Trung Cộng ra lệnh cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký hiệp ước dâng đảo Hoàng Sa cho Trung Cô.ng. Kể từ đó TC đem quân ồ ạt chiếm quần đảo Đông Bắc
Amphibious, dần dần theo kế hoạch "Tầm ăn dâu" đổ quân chiếm xuống các quần đảo phía Tây Nam Croisant : đó là Duy Mộng(Duymont) và Quang Hòa, và sẽ dần đến các quần đảo phía trái là Robert và Money rồi chiếm nốt Pattern. Biết được tin này Đại Tá NGẠC Tư Lệnh Lực Lượng chỉ huy ra lệnh Tuần-
Dương Hạm HQ16 cùng Hộ Tống Hạm HQ10 đến thị sát và ngăn chận mọi sự xâm nhập bất họp pháp của Trung Cộng nếu có. Nhưng trong thời gian còn điều nghiên tình hình thì bọn Trung Cộng cho lệnh tập trung 4 chiến hạm của chúng dồn hỏa lực mạnh và tấn công.
Trước tình thế nguy ngập chiến đấu đơn phương HQ10 chống trả mãnh liệt, nhưng rồi HQ10 bị trúng đạn Đại
bác 130 ly và hỏa tiễn nên Hộ Tống Hạm ngấm chìm vào lòng Đại Dương, và Hạm Trưởng Thiếu Tá Ngụy Văn Thà phải đành tuẫn tiết theo Hạm tại Hải Đảo Hoàng Sa.

viethoaiphuong
#17 Posted : Thursday, December 20, 2007 4:07:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp !!

************************


"Hoàng Sa và Trường Sa là máu xương của VIỆT NAM"



Những toan tính mới của Hoa Kỳ



Châu Lan

Tâm Thức Việt Nam

November 22, 2007



Cả Hoa Kỳ lẫn CSVN đều thay Đại sứ mới cùng một lúc. Chuyện gì đang xảy ra ?


Điều đập vào mắt các nhà quan sát là gần như cùng một lúc, Hoa Kỳ gửi Đại sứ mới tới Việt Nam (Michael Michalak) và CSVN cũng gửi Đại sứ mới tới Hoa Kỳ (Lê Công Phụng). Một thế trận ngoại giao mới có đang được giàn bày ra hay không? Để hiểu rõ, chúng ta cần nắm vững một số dữ kiện.


Một viên chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết trong tình hình mới, chiến lược của Hoa Kỳ cho toàn vùng Á Châu để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc rất cần đến sự hợp tác chặt chẽ của CSVN, không những trong lãnh vực kinh tế, mà cả ngoại giao, quốc phòng và chống khủng bố. Lời tiết lộ này thật ra không làm cho ai ngạc nhiên vì rõ ràng trong những thập niên tới, đối thủ chính của Hoa Kỳ sẽ không phải là khủng bố mà là Trung quốc.


Một số chỉ dấu đang hiện ra trước mắt chúng ta:


- Song song với phái đoàn điều tra về tự do tôn giáo, Hoa Kỳ đã gửi sang VN hai phái đoàn nặng ký, một là để phát triển giao thương giữa hai nước (do Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez cầm đầu), và một là để cải thiện sự hợp tác lao động với VN. Điều này có nghĩa rằng, tuy nhân quyền là một vấn đề được cộng đồng người Việt hải ngoại nhắc tới nhiều nhất, nhưng trên thực tế Hoa Kỳ mong muốn một sự hợp tác toàn bộ với CSVN trên mọi mặt.


- Vì sự hợp tác với Hà Nội sẽ tạo nhiều điểm khúc mắc đối với Bắc Kinh, cho nên tân Đại sứ Michalak mới được chọn đi Hà Nội, vì ông Michalak là một nhà ngoại giao lão luyện đã từng làm việc lâu năm tại Trung quốc, hiểu rõ Trung quốc và còn có nhiều cánh tay nối dài tại đó.


- Song song, ông Lê Công Phụng được Hà Nội đưa sang Hoa Thịnh Đống vì ông là một người được Bắc Kinh ưa chuộng. Trước kia ông là người đã từng thương thuyết các thỏa ước biên giới giữa VN và Trung quốc, hiến dâng nhiều điểm lợi cho Trung quốc.


- Ông Lê Công Phụng cũng được giới ngoại giao Hoa Kỳ chấm điểm khá tốt vì: (1) có con ruột đã từng đi du học tại một nước Tây phương, (2) chơi golf giỏi, (3) có nhiều liên hệ với giới ngưòi Việt gốc Mỹ làm ăn với CSVN, (4) thân thiết với Thượng nghị sĩ Chuck Hagel là người đã chống đối Dự luật Nhân quyền tại VN của Hạ nghị viện Mỹ.


- Cùng lúc, CSVN gửi ông Lê Văn Bằng qua Bắc Kinh làm Đại sứ. Ông Bằng có nhiều quen biết trong chính giới Mỹ, đặc biệt là Thượng nghị sĩ John McCain, cũng là một người đã từng bầu chống Dự luật Nhân quyền. Ông Bằng là người lý tưởng để giảm thiểu sự chống đối của Bắc Kinh đối với sự xích lại gần giữa Mỹ và CSVN.


- Hoa Kỳ đã cho phép CSVN đẩy mạnh những dịch vụ quảng bá thông tin và tuyên truyền của họ sang Mỹ. Gần đây, Tổng cục Bưu chính Viễn thông VN được đặt trụ sở tại San Fancisco và người ta dự đoán các dịch vụ điện thoại giữa hai nước sẽ bùng nổ trong những năm tới. Hãng hàng không Việt Nam Airlines không sớm thì muộn cũng sẽ có chuyến bay thẳng nối liền hai quốc gia. Nhưng quan trọng hơn cả là nguồn tin cho biết Hà Nội đang dự tính phát hình miễn phí hai đài truyền hình của họ là VTV và HTV qua hệ thống vệ tinh và internet trên toàn cõi Hoa Kỳ và Canada. Đồng thời, nguồn tin trên cũng cho biết trong tương lai gần, một số tờ báo do CSVN nắm vốn sẽ xuất hiện với sự tiếp tay của một số thành phần Mỹ gốc Việt, đặc biệt chung quanh hai khu vực California và Texas.


Tất cả những tin trên đặt lại toàn bộ sự suy nghĩ của người Việt dân chủ dưới một ánh sáng mới.


Thứ nhất, chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ cần đến sự cộng tác của Hà Nội để thành hình. Chiến lược này nhằm "bao vây" Trung quốc. Tại vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã liên kết được với Nhật, Nam Hàn và Úc. Tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ liên kết với Singapore, Phi Luật Tân và Thái Lan, tuy nhiên rất cần đến Việt Nam. Tại Nam Á, Hoa Kỳ cố gắng liên kết với cả Ấn Độ lẫn Pakistan.


Về phiá Trung quốc, Bắc Kinh đã nỗ lực phá vòng vây đó bằng cách một đằng vừa ve vãn vừa hăm doạ các đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật, Pakistan, Ấn,... và đằng khác chấn chỉnh lại quan hệ với các đồng minh của mình như CSVN, Bắc Hàn, Miến Điện, Cam Bốt,... Song song, Bắc Kinh đang cố tái lập quan hệ hữu nghị với Nga là nước hiện đang có ảnh hưởng tại Trung Đông qua các nước thù địch của Do Thái là Iran, Syria,... Đồng thời Bắc Kinh tấn công ngoại giao sang những vùng xa qua những chương trình viện trợ có điều kiện, như với các quốc gia Phi Châu và các đảo quốc Đại Tây Dương.


Thứ hai, trong thế trận toàn cầu đó, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam chỉ là một vấn đề rất nhỏ đối với Hoa Kỳ. Nói cho chính xác, đây là một vấn đề mà Hoa Thịnh Đốn cần phải quản lý một cách khôn khéo để khỏi làm mất lòng cộng đồng người Việt tại Mỹ. Để khỏi bị người Việt hải ngoại chống đối, Mỹ sẽ đưa ra một số dự án "ăn khách" như điều tra nhân quyền, hỗ trợ cho một số đảng phái người Việt hải ngoại đối thoại với CSVN, thậm chí là có thể tổ chức một hội nghị nhân quyền tại VN với sự tham dự của các đảng phái này dưới con mắt thiện cảm của Hà Nội. Một hội nghị như thế sẽ có lợi cho cả Mỹ lẫn Hà Nội - cho Mỹ vì sẽ được tiếng là đẩy mạnh dân chủ, và cho Hà Nội vì được tiếng là đẩy mạnh xã hội dân sự.


Nhưng bên trong, Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại bật đèn xanh cho Hà Nội củng cố quyền lực độc đảng của họ trong nước và đẩy mạnh công tác tuyên truyền của họ ngoài nước. Một chỉ dấu rất rõ ràng là CSVN đã ngừng tấn công cái mà họ gọi là "diễn biến hòa bình" vì những sự tấn công này bị Mỹ xem là thù địch. Hà Nội cũng sẽ đáp ứng thuận lợi đối với Bộ trưởng Gutierrez đang thèm muốn VN giúp đỡ cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ đặt bàn đạp tại VN. Ngược lại, Hoa Kỳ đã ngấm ngầm đồng ý cho CSVN làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, với động cơ chính là xác định thế đứng của Hà Nội trên trường quốc tế nhất là đối với Bắc Kinh.


Người Việt quan tâm tới dân chủ cần phải nhận định rõ ràng những biến chuyển đang xảy ra.

viethoaiphuong
#18 Posted : Thursday, December 20, 2007 4:59:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp!!

***********************





Tình Trạng "quá bán"của con đường nổi dậy


Nguyễn Ðạt Thịnh

Những cuộc biểu tình (được sinh viên gọi né đi là "tuần hành") tại Sài Gòn và Hà Nội trong 2 ngày Chủ Nhật 9 và 16 tháng Chạp cho thấy tình trạng của con đường nổi dậy đã "quá bán" –tình trạng của một chuyến bay đã vượt quá nửa không trình để không còn khả năng quay trở về phi trường khởi bay.

Sinh viên, thanh niên, và cả những công dân Việt Nam không còn thanh niên nữa đã mặc áo đỏ sao vàng xuống đường tuần hành để làm công việc xé cờ đỏ sao vàng. Họ xé cờ Việt Cộng bằng cách đòi Việt Cộng yêu nước.

Thoạt nghe thì tưởng là đòi hỏi này ngây ngô và sẽ bị hoá giải nhanh chóng, vì Việt Cộng là bậc thầy trong việc cãi chầy cãi cối, nhưng chỉ cần vài phút ngẫm nghĩ cũng đủ giúp tìm ra độc chất ẩn trong đòi hỏi này là Việt Cộng khó phủ nhận tính chất bán nước của những "zụ ziệc" bán biển, bán đất chúng đã làm từ hơn nửa thế kỷ nay.

Võ trang bằng tình yêu nước, chống Trung Cộng chiếm đất, chiếm biển Việt Nam, người Việt Nam đang xuống đường "định kỳ" hàng tuần.

Một bản tin từ quốc nội gởi ra viết về việc kỹ sư Ðỗ Nam Hải tham gia biểu tình kể là anh Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, cũng xuống đường. Ngay từ 8g sáng ngày 16-12, anh đã ra khỏi nhà ở đường Nguyễn Kiệm, và ngay lập tức anh bị 5 tên công an mặc thường phục chận lại. Nghe anh nói là đi ăn sáng, chúng mới dãn ra.

Vào lúc gần 12g trưa, giờ cao điểm của cuộc biểu tình, kỹ sư Hải lại lấy xe máy ra đi, và lại bị 5 tên công an quen mặt bao vây. Lần này anh bảo chúng: "Tôi đi tham dự biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các anh không biết sự kiện này à?

"Biết chứ."

"Biết sao các anh còn chặn tôi, ngăn chặn yêu nước à? Các anh không phải là người Việt Nam ư?"

"Chúng tôi đã được lệnh trên. Xin anh đừng làm khó cho chúng tôi. Nếu là một người thường thì không có vấn đề gì. Nhưng anh là một người đặc biệt, nên chúng tôi phải chặn anh lại. Vậy thì một là anh về lại nhà, hai là mời anh về sở công an thành phố."

"Về nhà thì tôi nhất định không về rồi. Thôi thì tôi đến sở công an thành phố với các anh."

Vậy là 5 tên công an, đi trên 3 chiếc xe máy, kèm hai bên anh Hải. Nhưng mới đi một đoạn, chúng lại nói:

"Thôi, mời anh về đồn công an phường 8, quận Phú Nhuận. (Đồn này đóng tại 181 đường Hoàng Văn Thụ).

Vừa thấy anh Hải xuất hiện, viên trung tá trưởng đồn vui mừng ra mặt:

"À! Lần này anh Hải mau mắn chấp hành mệnh lệnh!"

"Làm gì mà có chuyện chấp hành mệnh lệnh," kỹ sư Hải trả lời. "Tôi cố ý đến đây là để chất vấn các anh thôi."

Thế là kỹ sư Hải bắt đầu dạy cho cả đồn công an một bài học về lòng yêu nước. Đại ý anh nói:

"Trung Quốc đang xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Nhà nước đã không phản kháng mạnh mẽ và hữu hiệu, lại còn che giấu mọi thông tin, và hôm nay cũng như Chúa Nhựt tuần trước, ngăn cản đồng bào mình, nhất là các bạn sinh viên ở Hà Nội lẫn Sài Gòn đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước. Các anh có biết không? Sở dĩ Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm hai quần đảo, chính vì ông Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng cho họ mảnh đất ấy từ năm 1958 cơ. Đến tháng 12 năm 1999 lại dâng một phần biên thùy phía Bắc, trong đó có Ải Nam Quan, thác Bản Giốc. Tháng 12 năm 2000 lại dâng tiếp cho Trung Quốc gần 10.000 cây số vuông trên biển. Thế là chúng nó cứ tiến thêm nữa. Các anh không rõ à ?

Có tên gật gù ra vẻ thông hiểu, có tên lại trố mắt ngạc nhiên. Anh Hải nói tiếp:

"Các anh là công an, ăn lương của nhân dân, sao các anh lại chặn nhân dân bày tỏ lòng yêu nước. Tổ quốc lâm nguy, sao các anh không bảo vệ? Ngoại bang xâm chiếm đất nước, sao các anh không lên án? Nhà nước ta nhu nhược trước kẻ thù lại còn ra lệnh cho công an ngăn chận nhân dân biểu tình phản đối chúng, sao các anh lại cúi mặt vâng phục? Các anh có phải là người Việt Nam không? Đất nước này đã nhờ ai mà có? Đã nhờ ai xây dựng? Và nay ai có trách nhiệm bảo vệ?

Cả đồn công an ngồi im re, chẳng nói được lời nào. Tuy nhiên kỹ sư Hải vẫn bị nhốt cho tới 15g, lúc cuộc biểu tình đã hoàn toàn giải tán, anh mới được thả."

Dịch nghĩa thái độ của đồn công an Phú Nhuận: vì "ăn cơm chúa" nên công an không thể không múa, không giữ anh Hải cho đến lúc anh không còn tham gia cuộc biểu tình tại Sài Gòn được nữa, nhưng họ không có lập luận để phản bác những điều anh nói.

Tâm trạng "tình trong như đã" bị sự thật chua chát thuyết phục, thì thái độ tạm giữ anh Hải, hay sau này, thái độ đàn áp biểu tình cũng sẽ chỉ là "mặt ngoài" làm lấy lệ. Nói cách khác, việc Việt Cộng dâng lãnh thổ, lãnh hải quốc gia cho Trung Cộng đã làm tê liệt hóa lực lượng công an, một trong hai cánh tay đàn áp của chúng.

Chờ xem Việt Cộng có tìm ra lối thoát nào khác đối phó với cuộc xuống đường thứ ba, ngày Chủ Nhật 23 này không. Nhưng người Việt hải ngoại cũng không chỉ ngồi khoanh tay "wait and see", họ đang vận động dư luận quốc tế yểm trợ nỗ lực quốc nội.

Nguyễn Ðạt Thịnh

viethoaiphuong
#19 Posted : Thursday, December 20, 2007 11:33:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp!!

****************


Xin gíới thiệu bài viết “Trường Sa & Hoàng Sa : Biển Đông Nổi Sóng” của Ls Hoàng Duy Hùng.
Trân trọng,
P.Thiên Ân



TRƯỜNG SA & HOÀNG SA: BIỂN ĐÔNG NỔI SÓNG

Ls. Hoàng Duy Hùng

Ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập cơ quan hành chánh tỉnh Tam Sa. Tam Sa gồm có Trung Sa (Tungsha), Tây Sa (Hisha) và Nam Sa (Nansha). Trung Sa gồm các quần đảo Penghu gần Đài Loan. Tây Sa tức là quần đảo Trường Sa, tiếng Anh gọi là Spratly Archipelago và Nam Sa tức là quần đảo Hoàng Sa, tiếng Anh gọi là Paracel Archipelago.
Báo chí của CSVN loan tin này một cách ngắn ngủi, không có những bài bình luận phản bác lại sự xâm lăng của Trung Cộng. Nhưng thời đại này là thời đại của điện tử, tin tức của những nhà yêu nước được chuyển trên paltalk và các diễn đàn điện tử; do đó, nhiều sinh viên quyết định có những cuộc biểu tình tự phát trước hai tòa tổng lãnh sự của Trung Cộng tại Sài Gòn và Hà Nội.
Thay vì yểm trợ cho sinh viên phát huy lòng yêu nước của mình chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, CSVN lại tìm cách ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc biểu tình với những lý do rất mơ hồ đó là cuộc biểu tình gây sự sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt hoặc các cuộc biểu tình gây tắc nghẽn giao thông. Các sinh viên trao đổi với nhau trên net nói rằng tình hữu nghị của Hoa Việt như răng với môi, nhưng Trung Cộng là răng và Việt Nam là môi, môi chỉ lo bao che cho răng nhưng răng đợi có cơ hội là cắn lấy môi.

I. Nguyên Do CSVN Ngăn Chận Cuộc Biểu Tình Tự Phát Của Sinh Viên: Đức Lê Thánh Tôn (1460-1497) căn dặn các triều thần: “Một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được! Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng.” Lời phủ dụ của Vua Lê Thánh Tôn vang vọng xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt vì tổ tiên chúng ta qua bao ngàn năm đã đổ máu xương để bảo tồn bờ cõi, phát huy truyền thống dân tộc.
Trước đây những đế quốc xâm lăng như Trung Hoa và Pháp tìm cách ngăn chận cao trào yêu nước bảo toàn lãnh thổ của dân Việt, nhưng giờ đây đau đớn thay chính những kẻ mang giòng máu Việt đang ở trong ĐCSVN lại rắp tâm theo ngoại xâm tìm bằng mọi cách vô hiệu hóa làn sóng yêu nước bảo vệ chủ quyền đất nước của sinh viên. Ngày 9/12/2007, lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản nói với các sinh viên ở Sài Gòn: “Đất mình thì chật, đường nhỏ, kẹt xe nên không thể tổ chức biểu tình làm rối trật tự giao thông.” Sinh viên đã trả lời lại: “Nếu đất của chúng ta đã chật và hẹp thì đừng để mất đi một tấc đất nào nữa.” Có những sinh viên kêu gọi trên mạng mỗi người hãy cầm một quả cam đến trước sứ quán Trung Cộng và bóp nát trái cam này để nói lên tinh thần yêu nước và bất khuất như anh hùng Trần Quốc Tuấn.
Tại sao ĐCSVN lại cuống cuồng phản ứng tìm cách vô hiệu hóa làn sóng yêu nước của sinh viên biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Cộng? Tại vì ĐCSVN là thủ phạm bán nước cho Trung Cộng từ năm 1958 để nhờ đó Trung Cộng viện trợ quân trang quân dụng tấn chiếm Nam Việt Nam, và sau này, ĐCSVN tiếp tục bán nước để được Trung Cộng giúp giữ vững ngôi vị cai trị độc tôn trên toàn lãnh thổ nước Việt.

II. Địa Dư Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel) cách xa bờ biển Trung Phần Việt Nam về phía đông khoảng chừng 400 cây số, và cách xa đảo Hải Nam về phía Nam khoảng chừng 350 cây số. Hoàng Sa có trên dưới 130 đảo lớn nhỏ. Hoàng Sa có 2 nhóm quần đảo chính: The Crescent Group ở phía tây và the Amphitrite Group ở phía đông. Diện tích của Hoàng Sa là 7.6 kilômét vuông, và hòn đảo lớn nhất là the Woody Island có chu vi khoảng 2 cây số vuông. Hải âu và ba ba là những sinh vật đông đúc ở nơi này. Hoàng Sa có nhiều mỏ dầu lớn nhỏ. Trung Cộng, Đài Loan, và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền ở quần đảo này. Trước năm 1975, Việt Nam kiểm soát khoảng hơn 100 hòn đảo ở Hoàng Sa, nay con số đó tụt xuống chỉ còn khoảng 20.
Quần Đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) nằm khoảng chính giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tân. Quần Đảo Trường Sa đa phần là san hô (reefs) và có 12 đảo lớn và chính. Hòn đảo lớn nhất của Trường Sa chỉ có 90 acres. Cũng như Hoàng Sa, nơi đây có số lượng rùa và hải âu sinh sống và nơi đây cũng có số lượng lớn dầu hỏa ở trong lòng đất. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Nam Dương đang tranh chấp chủ quyền của quần đảo này.

III. Diễn Tiến Bán Nước Của ĐCSVN: Năm 1956, ĐCSVN bí mật hứa dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng để nhờ Trung Cộng viện trợ quân nhu, vũ khí và ngay cả một số sư đoàn đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Báo Far Eastern Economic Review ngày 2/10/1979, dưới tiêu đề Paracels Islands Dispute, tác giả Frank Ching cho biết tháng 6 năm 1956, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Biệt) Ung Văn Khiêm đến gặp ông Li Zhimin, đặc sứ của Trung Quốc tại Hà Nội, bàn thảo xin Trung Quốc ủng hộ ĐCSVN vũ khí và nhân sự để ĐCSVN thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản cưỡng chiếm Nam Việt Nam. Trong lần gặp gỡ này, để lấy lòng Trung Quốc, Ung Văn Khiêm nói: “Theo các dữ kiện lịch sử Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.” Đây là bước đầu của sự bán nước của ĐCSVN.
Nhưng bên phía Trung Quốc không dễ dàng gì mắc mưu ĐCSVN, họ yêu cầu phải có những nhân vật cao cấp hơn xác nhận chuyện này thì họ mới chịu chấp thuận giúp quân trang, quân nhu, và nhân sự cho CSVN. Vài ngày sau, Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ Tướng, xác nhận những lời của Ung Văn Khiêm: “Căn cứ trên sử quan, những hòn đảo này nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.” (Bejing Review, March 30, 1979 trang 20).
Sau đó khoảng 2 năm trời, Trung Cộng và ĐCSVN đã có những cuộc họp bí mật của các giới chức cao cấp, và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong, ngày 4-9-1958, Thủ Tướng Chu Ân Lai công bố lãnh thổ Trung Quốc nới rộng thêm 12 hải lý gồm có các quần đảo Trung Sa của Đài Loan, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan phản đối việc làm ngang ngược này của Trung Cộng. Ngày 14-9-1958, Bộ Chính Trị ĐCSVN quyết định cử Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đánh điện quốc thư gởi cho Chu Ân Lai chúc mừng Trung Cộng và tán đồng quyết định chủ quyền của Trung Cộng trên Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nguyên văn lá thư bán nước đó như sau:
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa
Thưa Đồng chí Tổng Lý:
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ:
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa, quyết định về hải phận của Trung-Quốc.
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng./.
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
(ký tên)
Phạm Văn Đồng
Thủ Tướng Chính Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa
Kính gởi:
Đồng Chí Chu Ân Lai
Tổng Lý Quốc Vụ Viện
Nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa tại Bắc Kinh.
Năm 1979, khi Chiến Tranh Việt - Trung bùng nổ, người ta hỏi Phạm Văn Đồng tại sao lại ký văn bản bán nước như vậy, ông trả lời: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như vậy.” (Far Eastern Economic Review 16/3/1979 trang 11). Quả thật là một nói vô ý thức và vô trách nhiệm của một tên đồ tể cao cấp trong ĐCSVN!
Đầu thập niên 1970s, dầu hỏa được khám phá ở Biển Đông. Công ty Mobil dò la và biết được Bạch Hổ có một lượng dữ trữ dầu hỏa rất lớn. Họ còn phỏng đoán có dầu hỏa ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lòng tham của Trung Cộng nổi lên. Ngày 17 tới ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải Quân xuống đánh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm đóng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Tá Ngụy Văn Thà của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các thủy thủ trong chiến hạm của ông đã bất chấp thế ít người cô lập tức chống trả cách anh dũng lại sự xâm lăng này của Trung Quốc. Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng các hải quân Nguyễn Thành Trí, Lê Anh Dũng, Nguyễn Tấn Sĩ, Lê Văn Tày, Đinh Hoàng Mai, v.v. đã hy sinh trong chiến trận Hoàng Sa nêu gương sáng cho các thế hệ sau quyết tâm bảo toàn lãnh thổ của cha ông. Trong khi Nam Việt Nam phản ứng dữ dội chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, Bắc Việt lặng thinh. Trung Cộng chiếm lấy Woody Islands, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, và hiện nay đã xây xong một phi đạo 2700 mét đủ sức để cho các chiến đấu cơ lên xuống một cách dễ dàng.
Sau khi Việt Cộng chiếm được miền Nam năm 1975, Trung Cộng liền lấn chiếm một số đảo Trường Sa. Đài Loan cũng bắt chước Trung Cộng công bố Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Các nước khác lập tức vây máu ăn phần, nhào vào trân tráo đòi chủ quyền của hai quần đảo mà họ không có chứng cớ nào. Năm 1983, Mã Lai chiếm lấy một vài đảo ở Trường Sa. Phi Luật Tân và Nam Dương cũng nhào vào chiếm một vài đảo ở Trường Sa. Tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa hải quân vào Trường Sa để đóng cột mốc, hải quân Việt Nam ngăn chận chuyện này, lập tức bị Trung Cộng bắn trả dữ dội. Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, 72 hải quân bị bắn chết, 9 người bị bắt và 3 chiến thuyền bi đánh chìm. ĐCSVN chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ. Ngày 8-5-1992, Trung Cộng một lần nữa công bố bức điện thư của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, sau đó ngang nhiên đưa thêm quân xuống chiếm đóng thêm một số đảo nữa và ĐCSVN như thường lệ không dám phản đối. Ngày 19-1-1994, Trung Cộng dùng vũ lực chiếm cứ xây dựng trạm biên phòng ở Hoàng Sa, thì ngày 20-1-1994, không những không phản đối, ĐCSVN còn đón tiếp nồng nhiệt phái đoàn bóng bàn của Bắc Kinh đến Hà Nội. Cuối năm 2004, Bắc Kinh đưa đội chuyên viên và dàn khoan dầu hỏa Kantan vào Vùng Vịnh Bắc Bộ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, ngày 9/1/2005, các ngư phủ của Việt Nam, vì không hề hay biết chuyện này nên vẫn đi đánh cá bình thường tới vùng biển này lập tức bị hải quân Trung Cộng bắn chết 9 người, 8 người bị thương và bị bắt đem về Trung Quốc. Như thường lệ, ĐCSVN lặng thinh trước tội ác này của Trung Cộng. Nắm được nhược điểm của CSVN, ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập hành chính tỉnh Tam Sa, thay vì hỗ trợ cho sinh viên biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, ĐCSVN còn tìm cách đàn áp và vô hiệu hóa các cuộc biểu tình này.

III. Chủ Quyền của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa Là Điều Hiển Nhiên: Ngày 11/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của Trung Quốc là ông Tần Cương khẳng định: “Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa.” Trung Quốc nêu ra 4 điểm để bảo vệ lập trường của họ: 1/ Những đồ gốm, nhất là các chén sành và sứ, hiện diện trên hai quần đảo này có niên đại từ thời kỳ nhà Hán và do người Hán làm; 2/ Hiệp Ước Pháp - Hoa (Sino-French 1887 Treaty) năm 1887 thỏa thuận Trung Quốc có chủ quyền từ phía đông 43 phút độ dọc 105, vẽ đường thẳng chớ không phải vẽ theo họa đồ đất liền; 3/ Năm 1909, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chiếm đóng hai quần đảo này; 4/ Năm 1958, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam bán hai quần đảo này cho họ để lấy quân trang tấn chiếm Nam Việt Nam.
1. Lý luận chứng cớ đồ sành đồ gốm của nhà Hán trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên hai quần đảo này là của Trung Quốc thì quả thật hồ đồ và ấu trĩ. Ai biết được sự khám phá nơi này có đồ sành đồ gốm từ thời nhà Hán là thật hay giả, hay là do chính Trung Cộng đưa vào đây rồi đánh trống la làng lên? Hơn nữa, các thương thuyền mang các đồ sành đồ gốm này bị bão đánh chìm dạt vào Hoàng Sa và Trường Sa thì đây cũng là bằng chứng người Hán sống tại đây? Ở bên Trung Quốc có nhiều phẩm vật Việt Nam, nhất là Tử Cấm Thành xây ở Bắc Kinh là do người Việt vậy thì Bắc Kinh là của Việt Nam hay sao?
2. Hiệp Ước Pháp Hoa 1887 vạch định hải phận giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Vùng Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin) mà thôi. Nếu nó vạch định đường thẳng phía đông 43 phút đường dọc 105 kéo dài tới quỹ xích đạo thì không những Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, cả một phần đất trung phần của Việt Nam từ Đà Nẳng tới Phan Thiết đều thuộc về Trung Quốc luôn!!
3. Năm 1909 Trung Quốc mới chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng chiếm đóng thôi thì không đủ nói lên chủ quyền của mình, mà phải tuyên bố và thiết lập hành chánh chủ quyền quốc gia thì mới đủ yếu tố công pháp quốc tế. Việt Nam đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã hàng mấy trăm năm trước Trung Quốc.
Về chủ quyền của Đại Việt trên Quần Đảo Hoàng Sa, thời Vua Lê Thánh Tôn, Đỗ Bá tự là Đạo Phủ, người Bích Triều, đã nhận chỉ dụ của nhà vua, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức, soạn thảo bộ Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư. Trong tác phẩm này, Đỗ Bá đã ghi chép khá rõ về Bãi Cát Vàng tức Quần Đảo Hoàng Sa. Về sau, Lê Quý Đôn (1726-1784), trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục quyển thứ nhì ghi chép rõ chủ quyền của Đại Việt trên quần đảo Hoàng Sa.
Về phần Quần Đảo Trường Sa, trong cuốn Hoàng Việt Địa Dư Chí, tác giả Phan Huy Chú (1782-1840) có vẽ bản đồ Việt Nam bao gồm Quần Đảo Trường Sa dưới tên là “Vạn Lý Trường Sa.” Bản Đồ này thường được gọi là Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ.
Các vua triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Tự Đức đều cắt cử người ra lập bia miếu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho tới năm 1994, tại hai quần đảo vẫn còn nhiều vết tích của những bia miếu đó. Nhưng khi quân của Trung Cộng chiếm lấy hai đảo này, họ đập phá hầu không cho một di tích lịch sử nào tồn tại để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

Thời kỳ Pháp Thuộc, nhà cầm quyền Pháp đã thành lập đài khí tượng ở hai quần đảo này. Ngày 15-6-1932, Pháp còn nhân danh là chính phủ Bảo Hộ để ký nghị định thành lập một cơ quan hành chính cho hai quần đảo này. Toàn Quyền Pháp Pierre Pasquier, ngày 21-7-1933, ban hành nghị định sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Về phía chính phủ Nam Triều, Hoàng Đế Bảo Đại cũng ra đạo dụ số 10 ngày 20-3-1933 để quy định Quần Đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Khi Nhật Bản hùng mạnh, Nhật Bản manh tâm chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản đổi tên Trường Sa thành Shinna Guto, và ngày 30-3-1939 chính thức công bố Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Đế Quốc Nhật. Lập tức ngày 21-4-1939, tòa Đại Sứ Pháp ở Tokyo đánh công hàm phản đối hành động cướp chủ quyền này của Nhật. Sau khi Nhật Bản thua trận cho Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến, tại San Francisco, ngày 8-9-1951, Nhật ra tuyên cáo từ bỏ danh nghĩa có chủ quyền trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tại Hội Nghị Quốc Tế ở San Francisco năm 1951, chắc chắn Trung Quốc đã phải lên tiếng phản bác lại 51 quốc gia ký nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương, ngày 22-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra thông cáo thay đổi danh xưng các địa giới. Theo thông cáo này, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Kế tiếp, ngày 13-7-1961, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh 174 ấn định Quần Đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngay từ thời xa xưa những người ngoại quốc cũng đã công nhận. Năm 1635, tạp chí Journal de Batavia của Hòa Lan ghi lại câu chuyện ba chiếc tàu thuộc Công Ty Đông Ấn bị gặp bão. Hai chiếc thoát được đến Đài Loan, còn một chiếc bị chìm gần vùng đảo Hoàng Sa. Theo tạp chí này, quần đảo Hoàng Sa thuộc phạm vi điều hành của Chúa Nguyễn, vị Chúa cai quản Địa Phận Đàng Trong. Trong quyển “Vũ Trụ, Lịch Sử và Sự Miêu Tả Về Tất Cả Những Dân Tộc” của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1852) người Pháp, ông đã ghi rất rõ Quần Đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Địa Phận Đàng Trong tức của Việt Nam.
4. ĐCSVN bán hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng ngay từ lúc đầu không có hiệu lực:
A. Năm 1958, có hai nước Việt Nam: Bắc Việt và Nam Việt. Bắc Việt không có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên Bắc Việt không thể bán những gì mà Bắc Việt không có.
B. Sự mua bán của Trung Cộng và Bắc Việt có tính cách giữa hai đảng phái Cộng Sản vì Phạm Văn Đồng kính gởi “đồng chí” Tổng Lý Chu Ân Lai hơn là kính gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai. Bằng chứng cho lập luận này là ĐCSVN không hề đưa vấn đề này ra Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết. Quốc Hội không phê chuẩn thì sự thỏa thuận giữa một quốc gia và một quốc gia không thành. Tương tự như vậy, sau năm 1975, dầu ĐCSVN nắm quyền cai trị cả nước, nhưng những Hiệp Ước Biên Giới Hoa - Việt và Hiệp Ước Lãnh Hải giữa Việt Nam và Trung Cộng ký kết năm 2000 cũng không thành vì ĐCSVN chưa hề đưa những hiệp ước này ra thảo luận và biểu quyết trước Quốc Hội.
C. Trung Cộng đem quân xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa năm 1974 trong khi hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Nam Việt Nam. Ngay từ lúc đầu đây là sự xâm chiếm nên tất cả những tiến trình sau đó, theo luật pháp, đều không có hiệu lực vì nó bị ô nhiễm (tainted).
D. Một hiệp ước không thành nếu hiệp ước đó được ký kết bởi áp lực (duress). Trung Cộng là một quốc gia lớn luôn làm áp lực lên trên Việt Nam. Ngay từ đầu, ĐCSTQ có “nhiệm vụ” làm “nghĩa vụ trong sáng quốc tế vô sản” với đàn em ĐCSVN thì không thể đặt điều kiện nào để giúp ĐCSVN. Tất cả những điều kiện thì đều vi phạm đến nguyên tắc “quốc tế vô sản” này của chính họ đặt ra. Trung Cộng rõ ràng làm áp lực với ĐCSVN, bề ngoài nói giúp đỡ ĐCSVN nhưng thực chất nếu ĐCSVN không chịu nhận lời thì có thể bị chính Trung Cộng xâm lăng. Bằng chứng năm 1979 Trung Cộng xua quân chiếm lấy 6 tỉnh Bắc Việt, sau khi rút quân về, họ vẫn chiếm đóng những mấu chốt quan trọng và làm áp lực CSVN phải nhượng khoảng 792 km2 lãnh thổ và khoảng 11,000 km2 lãnh hải. Với áp lực liên tục này mà dân tộc Việt Nam lại không được thông tin để bàn thảo và biểu quyết đúng tầm quan trọng của nó thì tất cả những ký kết ngay từ lúc đầu là vô hiệu lực (invalid). Hiến Chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 Điều 2 khoản 4 cấm một quốc gia sử dụng vũ lực xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác. Nghị Quyết 26/25 của Liên Hiệp Quốc năm 1970 cũng ngăn cấm các quốc gia không được đe dọa dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia: “Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp.”

Lời Kết: Rõ ràng ĐCSVN là thủ phạm giúp cho Trung Cộng có cớ xâm lăng Trường Sa và Hoàng Sa. Chính vì lý do đó nên ngày 3/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của CSVN là ông Lê Dũng chỉ phản đối Trung Cộng một cách yếu ớt và có lệ: “Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực.” Thế nào là “thương lượng hòa bình” và “thực tiễn quốc tế” thì chóp bu của ĐCSVN quá hiểu đó là luồn cúi và nhẫn nhịn để cho Trung Quốc dần dần kiểm soát cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ đó khống chế nền an ninh của toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhận thức được điều này nên sinh viên ở Việt Nam đã xuống đường. Người Việt hải ngoại khắp năm châu lập tức có những cuộc biểu tình và hội thảo để yểm trợ cho sinh viên trong nước.
Riêng tại thành phố Houston, ngày 14/12/2007, Cộng Đồng đã có phiên họp khoáng đại khẩn cấp thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Trường Sa và Hoàng Sa do cựu Đại Tá Nguyễn Văn Nam và cũng là Chủ Tịch tiên khởi của Cộng Đồng Người Viêt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận làm Trưởng Ban. Ủy Ban sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trước sứ quán Trung Cộng tại Houston trong những ngày tháng tới và sẽ vạch rõ các kế hoạch phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng cũng như có những chương trình hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong nước cách cụ thể trong những ngày tháng tới.
Sinh viên trên mạng đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ của tiền nhân Lý Thường Kiệt để làm sống dậy tinh thần bảo vệ non sông:
Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư,
Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nghĩa là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời,
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Năm 1974, khi Trung Cộng xâm lăng Trường Sa và Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phát động chiến dịch để mọi tầng lớp quốc dân đứng lên phản đối Trung Cộng. Sinh viên du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản, Âu Châu, Úc, và Hoa Kỳ đồng loạt hưởng ứng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biểu tình rầm rộ khắp nơi lên án hành vi bá quyền và xâm lăng của Trung Cộng. Hiện nay người Việt hải ngoại có khoảng 3 triệu người, chúng ta hãy có những chiến dịch rầm rộ vạch trần bộ mặt tham vọng bá quyền của Trung Cộng và đồng thời đây cũng là cơ hội chúng ta giúp cho người dân trong nước thấy rõ bộ mặt buôn dân bán nước của Hồ Chí Minh và ĐCSVN. Khi người dân nhận chân được bộ mặt thật này của Hồ Chí Minh và ĐCSVN thì đó cũng chính là ngày tàn của cơ chế Cộng Sản trên quê hương của chúng ta./.

Houston ngày 20/12/2007

Năm 2005, trong quyển A Common Quest For Vietnam's Future, tôi có viết về sự bán nước của Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN, xin trích lại bài này để làm tài liệu tham khảo thêm.
THE SPRATLYS AND PARACELS DISPUTE

Ls. Hoang Duy Hung

In order to achieve its ambitious goal using military forces to “re-unify” the country, the Vietnamese Communist Party needed colossal aid from the People’s Republic of China. Understanding the Vietnamese communists’ situation, China cunningly informed that it would help the Democratic Republic of Vietnam if the Democratic Republic of Vietnam would concede to it some “controversial border territories” as well as some islands and sea rights. VCP’s Politburo secretly discussed the matter.
In June 1956, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khiem informed Mr. Li Zhimin, Beijing’s Charge d’Affaires of the Chinese Embassy in Ha Noi as follows: “According to Vietnamese data, the Xisha (Paracels) and Nansha (Spratly) archipelagos are historically part of Chinese territory.” [1] A couple of days later, to win the Chinese Communist’s military support, DRV’s Prime Minister Pham Van Dong again reaffirmed: “From historical point of view, these islands are Chinese territory.” [2]
Based on the above affirmations by the Vietnamese communist leaders, on September 4, 1958, Beijing issued a water territorial map in which it extended its sovereignty to 12 nautical miles. To Red China, the 12 nautical included Taiwan, the Paracels and Spratly archipelagos, as well as many other islands in the South China Sea. No other countries agreed to such subjective imposition by the PRC, except the Democratic Republic of Vietnam.
On September 14, 1958, Pham Van Dong, as Prime Minister of the Democratic Republic of Vietnam, with the approval of Ho Chi Minh and the VCP’s Politburo, sent an affirmation note to Prime Minister Zhou Enlai as follows: “The Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration of the Government of the People’s Republic of China on its decision concerning China territorial sea made on September 4, 1958.” [3] Later on in 1979, Pham Van Dong justified the Communist Party’s treasonous act as follows: “That was the war period and I had to say that.” [4]
The Paracels archipelago is a group of about 130 islands located about 400 km east of Da Nang, Central Vietnam, and about 350 km southeast of Hainan, China. Turtles and seabirds are its perpetual occupants. The Paracels consist of two islands groups: The Crescent Group to the west, and the Amphitrite Group to the east. The entire land area of the Paracels is 7.6 square kilometers, and the largest island, the Woody Island, is about 2 square kilometers.
The Spratly Archipelagos are a group of reefs, about 200 features, in the South China Sea located midway between Vietnam and the Philippines. There are about 12 main islets and the largest one is about 90 acres. The entire land area is less than three square kilometers. The permanent inhabitants there are mostly seabirds and turtles. Right now, China, Vietnam, Taiwan, Philippines, and Malaysia are disputing over the ownership of these islands.
In the early 1970s, rumour was that Paracels and Spratly archipelagos have a lot of oil in its ocean floor. China’s greed was woken-up by the rumour. Actual, Mobil already discovered oil in the Con Son Basin which later on in the 1980s, Vietsopetrol drilled and produced a large quantity of oil at the Bach Ho (White Tiger) Field. On January 19, 1974, the People’s Republic of China sent its navy to invade the Paracels islands. The Republic of Vietnam’s Navy immediately resisted the attack. China captured the islands and occupied there up until this day. China already constructed a 2,700 meter runway on Woody Island capable of serving a number of fighter aircrafts.
Early 1956, Saigon Government issued a communique reaffirming Vietnam’s sovereignty over the Paracels and Spratly Archipelagos. After the invasion of the People’s Republic of China in 1974 on Paracels Islands, on February 14, 1974, Republic of Vietnam’s Department of Foreign Affairs immediately published a lengthy Proclamation attached with all documents to prove Vietnam’s historical ownership on these two archipelagos. [5] Ironically, after 1975, unbeknownst to them that their leaders had committed the treasonous crime selling the archipelagos to China in 1958, Vietnamese communist writers used this source to prove that Vietnam has the sovereignty over these islands.
Beijing did not challenge arduously the authenticity of these historical documents, especially documents before the 19th century. Beijing provided four arguments to prove their sovereignty over the Paracels and the Spratlys; however, the most persuasive argument was that the Vietnamese communists had sold the islands to them. These are the four arguments: 1/ China asserted that they had documents dated back to the Han Dynasty supporting their sovereignty over the islands citing recent discoveries of Chinese pottery in the area. Vietnam denounced this argument because such items in the areas were indications of shipwrecks rather than sovereignty. Vietnam also argued that if China had its silverwares in Japan, that would not be an indication that it had sovereignty over Japan; 2/ China stated that the 1887 Sino-French treaties pertaining to the Gulf of Tonkin gave them the right to all islands east of the longitude, 105 degrees and 43 minutes east of the Paris meridian, even they are not within the Gulf. Vietnam rejected such argument and claimed clearly that the 1887 Sino-French treaties were only confined to the Gulf of Tonkin; 3/ China affirmed that in 1909, it was the first to occupy the islands. Vietnam argued that mere occupation would not be suffice to indicate such sovereignty because by law, one had to occupy and had to officially claim ownership for sovereignty; 4/ China said that the Vietnamese communist leaders, through the affirmation of Prime Minister Pham Van Dong on September 14, 1958, had sold the two archipelagos to them, and Beijing already helped the Vietnamese Communist Party to “reunify” the country, thus, Beijing is the rightful owner of these two archipelagos, and “small brother” Vietnamese Communist cannot just play a trick on “big brother” China. [6] Vietnamese communist leaders said that they were under the pressure of war, and they needed help, so, the transaction should be voided. This argument was not persuasive at all. Rather, Vietnam should assert that China invaded the two archipelagos infringing on the Sovereingty of South Vietnam and thus from the beginning it is void and invalid.
To exercise its “rights” on the Spratly Islands which the Vietnamese communists had sold to them, on March 1988, China sent Marine troops to these islands. Vietnamese Communist Navy men fought back. Chinese Communist Navy sunk 3 Vietnamese communist’s boats, killed 72 Vietnamese Communist Marine men, and captured another 9. China continuously criticized Vietnamese communists for swallowing their words. On February 2, 1992, Chinese National People’s National Assembly passes a “Law of the People’s Republic of China on the Territorial Sea and the Contiguous Zone,” in which it claimed the Paracels, the Spratlys, and most of the rest of South China sea as their territory.
Ridiculously, China also argued that its sovereignty over the Spratlys also gives it the right to the Tu Chinh Bank (Wan-an Bei 21 in Chinese, Vanguard Bank in English) of Con Son Basin which is within Vietnam’s exclusive economic zone. [7] Oil was discovered in the Con Son Basin in 1974, and in the 1980s, Vietnam entered a joint venture with the Soviet Union to form Vietsopetrol producing more than 100,000 barrels a day at Bach Ho (White Tiger) Oil Field, and optimistic production at Thanh Long (Blue Dragon) and Dai Hung (Big Bear) and Tu Chinh Banks. Tu Chinh Bank or Wan-an Bei 21 has a potential of 17.6 tons of oil. In May 1992, China Offshore Oil Company signed an agreement with an American firm based in Denver, Creston Energy Corporation, to explore the 25,000 km2 of Wan-an Bei 21’s ocean floor. Vietnam protested and China sent naval vessels to the area claiming that if necessary, it had to “protect the U.S. crews.” Eight Ball
Furthermore, in 1992, China issued a proclamation that it would settle the disputes over these islands with other countries such as Philippines and Malaysia, but not with Vietnam because Vietnamese Communists had already sold their parts of the share to China in 1958. [9] In November and December 2004, China gathered its professional team and sent the oil drill Kantan to the Gulf of Tonkin to find oil within Vietnam’s maritime boundary, and on January 9, 2005, Red China’s Navy shot to death 9 Vietnamese fishermen in this Gulf; nevertheless, the SRV only sent weak words to protest such invasion! As usual, China ignored this protest. This is a bitter lesson for Vietnamese people because of Hoà Chí Minh and the VCP’s betrayal in selling the country’s land and sea territory.

Footnote:
1. Far Eastern Economic Review, Paracels Islands Dispute, Feb. 10, 1994, author Frank Ching.
2. Beijing Review March 30, 1979, p.20.
3. Beijing Review Sept. 19, 1958 p. 21.
4. Far Eastern Economic Review, March 16, 1979, p.11.
5. White Paper on the Paracels and the Spratly, Republic of Vietnam, February 14, 1974, Paracels Forum.
6. Frank Ching, Paracels Islands Dispute of the Far Eastern Economic Review, February 10, 1994.
7. Covington and Burton, Opinion Reference Competing Claims of Vietnam and China in the Vanguard Bank and Blue Dragon Areas, pages 5-95.
8. Henry J. Kenny, Shadow of the Dragon, Ibid. Page 71.
9. Frank Ching, Paracels Islands Dispute, Ibid.
viethoaiphuong
#20 Posted : Friday, December 21, 2007 3:09:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp !!

**************


http://www.dantoc.net/ma...=view&id=1603&Itemid=160

Nhan vu Trung Cong chinh thuc sap nhap 2 quan dao Hoang Sa va Truong Sa vao Tam Sa cua Trung Cong.
Au dio Tam Thu cua Dai Tuong Nguyen Khanh, keu goi To Quoc Lam Nguy.



http://www.dantoc.net/ma...=view&id=1603&Itemid=160

Users browsing this topic
Guest (19)
5 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.