Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages<12345>
Những Hòn Đảo Bị Lãng Quên
viethoaiphuong
#41 Posted : Wednesday, December 26, 2007 5:20:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

Ngày 24/12/2007 - Đỗ Thái Nhiên




Từ các năm 1974,1988, Trung Quốc đã sử dụng bạo lực quân sự để cưởng đoạt Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đầu tháng 12/2007, lần đầu tiên Bắc Kinh chính thức khẳng định chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách mang hai quần đảo này sáp nhập vào huyện Tam Sa, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Biến cố này đã làm cho người Việt Nam trong cũng như ngoài nước thực sự công phẩn. Saigon, Hà Nội, Nam, Bắc California và các cộng đồng Việt Nam trên thế giới đã bùng lên những cuộc biểu tinh chống TQ xâm lược. Trước tình thế vừa kể trong dư luận đã có lời kêu gọi đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Trung Quốc. Đoàn kết nhưng không lạc bước vào con đường hòa hợp, hòa giải với Cộng Sản. Tuy nhiên, trước khi thảo luận vấn đề đoàn kết đấu tranh chống xâm lăng , chúng ta hãy tìm hiểu xem ngưới VN nên làm gì trước họa xâm lược từ Bắc phương. LÀM GÌ sẽ cho chúng ta câu trả lời: LÀM VỚI NHỮNG AI .

Trước quốc biến, trách nhiệm đề ra những ứng xử cần thiết phải là trách nhiệm hàng đầu của nhà cầm quyền. Không cần phải suy nghĩ nhiều ngày, chế dộ Hà Nội thấy ngay là họ có bốn phản ứng sau đây cần phải thực hiện ngay và thực hiện đồng bộ:

ỨNG XỬ THỨ NHẤT:

Chứng minh Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Bắc Kinh ra tuyên bố qui định lãnh hải của Trung Quốc. Tuyên bố này gồm HAI CHỦ DIỂM: Lãnh hải của Trung Quốc là 12(mười hai) hải lý. 12 hải lý này tính từ làn ranh tiếp giáp giữa lãnh thổ TQ và nước biển.

Nếu lảnh thổ Trung Quốc là hải đảo thì lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ bờ hải đảo. Các hải đảo của Trung Quốc bao gồm:Đông Sa, Trung Sa, HOANG SA(TQ gọi là Tây Sa), TRƯỜNG SA(TQ gọi là Nam Sa) Ngày 14 thang 9 năm 1958 Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN với sự cho phép của Hồ Chí Minh đã vội vàng ký công hàm xác nhận CSVN tán thành và cam kết tôn trọng công bố 4/9/1958 của TQ. Điều này có nghĩa là CSVN đã mang Hoàng Sa-Trường Sa dâng tặng TQ từ 1958.

Ngày 2/12/1992 , tại Hà Nội Nguyễn Mạnh Cầm, cựu bộ trưởng ngoại giao CSVN đã giải thích về công hàm 1958 của Phạm V Đồng như sau: “Vào lúc ấy, tình hữu nghị Việt Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẩn nhau...Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với TQ không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả”. Kiểu lý luận của Nguyễn Manh Cầm hiển nhiên là kiểu lýluận của một người có tâm thần bất bình thường. ((quả thật không có sai tí nào !!))

Tháng 02/1972, cục Đo Đạc và Bản Đồ thuộc phủ thủ tướng CSVN nhân khi ấn hành bản đồ thế giới đã xóa tên Hoàng Sa và Trường Sa, thay vào đó là hai tên Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc. Một lần nữa CSVN lại dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc.

Các sự kiện kể trên cho thấy CSVN đã hai lần mang Hoàng Sa-Trường Sa cống hiến cho Trung Quốc. Vì vậy ngày nay, CSVN hoàn toàn không có tư cách để minh xác Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam.

ỨNG XỬ THỨ HAI:

Nhà cầm quyền phải đoàn kết với toàn dân để có nội lực chống Trung Quốc xâm lược.

Dân tộc phải tự cứu trước khi nhận được sự trợ giúp của quốc tế. Chỉ có dân tộc Việt Nam mới yêu thương Việt Nam và cứu Việt Nam thoát khỏi họa ngoại xâm. Truyền thống lịch sử Việt Nam đã cho thấy Diên Hồng là biểu tượng của kết hợp keo sơn giữa chính quyền và nhân dân trong nổ lực chống ngoại xâm. Chế độ Hà Nội vẫn thường xuyên lớn tiếng xác nhận họ là chính quyền của nhân dân. Thế nhưng trong thực tế cái gọi là chính quyền nhân dân của Hà Nội bao giờ cũng tập trung thời gian và lực lượng để thống trị nhân dân thông qua chính sách khủng bố nhân dân dưới các hình thức đàn áp sau đây:

Đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Đàn công nhân đình công chống chủ bóc lột

Đàn áp dân oan bị đảng viên CS cướp nhà cướp đất.

Đàn áp nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ.

Đàn áp những người yêu nước bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền một cách ôn hòa.

Mới đây nhất, ngày 9 và 16 tháng 12/2007 ,nhân dân Saigon và Hà Nội đã biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược, thay vì cùng với nhân dân chống Trung Quốc, CSVN lại quay ra ủng hộ Trung Quôc bằng cách đàn áp nhân dân biểu tình. Ngày 17/12/2007, trước đại hội toàn quốc lần thứ 63 của ngành Công An, Nông Đức Mạnh đã hết lời ca tụng công an đã “Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kích động biểu tình, gây rối, gây bạo loạn, không để hình thành, công khai hóa các tổ chức phản động trong nội địa”

Tin tức mới nhất từ BBC cho biết Saigon sáng nay Chủ nhật 23/12/07 vẫn co biểu tình chống Trung Quốc. Cuộc biểu tình này đã bị công an giải tán thẳng tay, rất nhanh. CSVN hiển nhiên là nội ứng của Trung Quôc trong mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì vậy mong muốn CSVN đoàn kết toàn dân để chống Trung Quốc chắc chắn chỉ là hy vọng hảo huyền.

ỨNG XỬ THỨ BA: Xây dựng quốc phòng hùng mạnh. Hơn hai thập niên qua do mãi mê chay theo kinh tế thị trường bộ Quốc Phòng CSVN gần như chỉ biết chăm chỉ làm giàu cho cá nhân và cho gia đình. Trong hoạt động của bộ Quốc Phòng, kho hàng hóa thương mãi được coi trọng hơn kho vũ khí đạn dược. Hơn thế nữa số tiền vào túi riêng của viên chức tham ô cao hơn tiền dành dể trang bị vũ khí tối tân cho binh lính. Đó là lý do giải thich tại sao trước họa xâm lăng từ Bắc Triều, CSVN không hề nhắc tới binh hùng, tướng mạnh.

ỨNG XỬ THỨ TƯ: Liên kết ngoại giao để lập thế đối trọng thích nghi nhằm giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Trên lãnh vực vận dụng thế ngoại giao để chống ngoại xâm, có hai trường hợp đáng suy nghĩ:

SENKAKU: hải đảo, rộng 7 km vuông, không cư dân, 170 km bắc Nhật, 186 km đông bắc Đài Loan, 410 km Okinawa Nhật Bản. 1970 khám phá ra Senkaku có trữ lượng dầu hỏa.Từ đó Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản tranh chấp chủ quyền. Mỹ công khai ủng hộ Nhật Bản. Senkaku ngày nay là lãnh thổ của Nhật.

ĐÀI LOAN: hải đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc, 22 triệu 800 ngàn dân. Trung Quốc không dám chiếm đóng Đài Loan chỉ vì Đài Loan là đồng minh mật thiết của Hoa Kỳ.

Liên minh với Hoa Kỳ là thế ngoại giao tốt đẹp nhất có thể giúp CSVN chống lại Bắc xâm. Tuy nhiên CSVN không dứt khoát bước vào liên minh vừa kể chỉ vì mãi cho tới ngày nay giới lãnh đạo Hà Nội vẫn tin chắc là chấp nhận làm đàn em của Trung Quốc, ngôi vị lãnh đạo của CSVN tại Việt Nam sẽ được Bắc Kinh bảo vệ.

Ngày 9/7/07 Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Thay vì mạnh mẽ phản đối Trung Quốc, ngày 17/07/2007, CSVN tìm cách làm vui lòng Trung Quốc bằng cách đột ngột chấm dứt công tác nhân đạo của tàu bệnh viện Hoa Kỳ đang cứu giúp bệnh nhân Việt Nam tại Đà Nẵng. Sự kiện này cho thấy liên minh Hoa Kỳ và CSVN là điều không bao giờ có trong dự tính của CSVN.

Tóm lại, về mặt bang giao quốc tế, công hàm của Phạm Văn Đồng 14/09/1958 đã làm cho CSVN không có tư cách pháp lý để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. CSVN không có khả năng đoàn kết dân tộc để có nội lực chống ngoại xâm. CSVN không thể xây dựng một bộ máy quốc phòng hùng mạnh. CSVN không tạo được thế ngoại giao kiểu Nhật Bản, Đài Loan trong mưu tính chống Bắc xâm. Trong khi đó, do nhu cầu sống còn của một tỉ ba trăm ngàn dân Trung Quốc, và nhất là do tình trạng khan hiếm nhiên liệu dành do bộ máy kinh tế phát triển ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền, Bắc Kinh đang toan tính biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ hai trong tương lai rất gần. Hoàng Sa-Trường Sa chỉ là phát súng khởi đầu. Đứng trước bốn không của CSVN và nhất là đứng trước bức tranh buồn thảm của Tây Tạng thứ hai, TTCSVNCH/HN đòi hỏi:

Thứ nhất: CSVN hãy chấm dứt tức thời và vô điều kiện mọi hành dộng đàn áp, bóp méo lòng yêu nước nhiệt thành và trong sáng của nhân dân, đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Thứ hai: tiên khởi CSVN hãy phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng cách công bố quyết định tẩy chay thế vận hội do Trung Quốc đăng cai tổ chức sẽ khai mạc lúc 8 giơ sáng, ngày 8, tháng 8 năm 2008.

Thứ ba: CSVN hãy nhanh chóng khiếu kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Hội Đồng Bảo An LHQ. Vụ khiếu kiện này không trực tiếp giúp Việt Nam lấy lại HoàngSa-TrườngSa nhưng chí ít nó cũng là cái loa tố cáo âm mưu bành trướng của Trung Quốc trước dư luận quốc tế.

Thứ Tư: CSVN hãy công bố tất cả những mật ước về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có như vậy nhân dân Việt Nam mới thấy được chi tiết và toàn bộ trận địa tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có như vậy nhân dân Việt Nam mới có thể hoạch định kế hoạch đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược một cách hợp lý và thích đáng. Đất nước Việt Nam là của Tổ Tiên Việt Nam, của toàn dân Việt Nam, CSVN không có quyền cất dấu những văn kiện có liên hệ đến lãnh thổ Việt Nam như những tài sản riêng của Cộng đảng.

Thứ năm: CSVN hãy tôn trọng tự do báo chí, tự do lập hôi, lập đảng của nhân dân Việt Nam. Nó là bước đầu cho sự hình thành chế dộ dân chủ tại Việt Nam. Chỉ có thể chế dân chủ mới có khả năng tạo đoàn kết cho dân tộc Việt Nam, đoàn kết giữa dân với dân, giữa dân với nhà cầm quyền. Không đoàn kết không thể có nội lực để đánh thắng ngoại xâm.

Dĩ nhiên không phải CSVN dễ dàng chấp thuận năm đòi hỏi nêu trên của TTCSVNCH/HN, vì vậy TTCSVNCH/HN cần quyết liệt đấu tranh buộc CSVN phải tuân phục ý dân.

LÝ LUẬN ĐẤU TRANH

Từ hơn ba thập niên qua, người Việt trong cũng như ngoài nước không ngừng nghỉ đòi hỏi tự do dân chủ cho Vệt Nam. Biến cố Tam Sa 12/2007 đã làm cho tình hinh chính trị tại Việt Nam sôi nổi hẳn lên với cuộc đấu tranh toàn dân chống Trung Quốc xâm lược. Đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh chống Trung Quốc có những tương quan chính trị như sau:

1) Mục tiêu ưu tiên trong đấu tranh:

Đấu tranh dân chủ ưu tiên phế bỏ chế độ CSVN độc tài. Chế độ độc tài là tảng đá cực lớn nằm chắn lối trên con đường tiến tới tự do dân chủ.

Đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược sẽ vô nghĩa nếu nhân dân Việt Nam không ưu tiên đào thải chế độ CSVN, người quản gia phản chủ.

Như vậy đấu tranh cho tự do dân chủ và đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược có cùng mục tiêu là xóa bỏ sinh mệnh chính trị của CSVN.

2) Tính chất chính trị của hai cuộc đấu tranh:

Đấu tranh cho tự do dân chủ bị CSVN gây trở ngại bằng các lý luận kiểu: ổn định trước, dân chủ sau. Phát triển kinh tế trước, dân chủ sau. Dân chủ Á châu khác với dân chủ Âu Mỹ. Thêm vào đó là đường lối ngu dân, bưng bít tin tức, chính sách chén cháo tiến lên chén cơm cộng với lý luận: CSVN có công thực hiện cách mạng dân tộc nên có quyền cai trị đất nước Việt Nam vĩnh viễn. Các sự kiện vừa nêu làm cho dân chúng thờ ơ đối với dân chủ, nhân quyền .Cuộc đấu tranh cho dân chủ nhiều khi dậm chân tại chỗ, mặc dầu chiến sĩ dân chủ chấp nhận hy sinh cao độ. Lửa đấu tranh cho dân chủ là lửa âm ỉ, lửa than.

Đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược có các đặc tính kể sau: Dân tộc Việt Nam bị thiệt hại cụ thể: mất Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc, mật ước 1999, 2000, ngư dân bi giết hại trên lãnh hải của Việt Nam. Mất Hoàng Sa, Trường Sa 12/2007.. Dân tộc Việt Nam có kẻ thù cụ thể và truyền kiếp ở phương Bắc, có mối hận 1000 năm bi giặc Tàu đô hộ. Thiệt hại cụ thể và kẻ thù cụ thể là tất cả lý do khiến cho cuộc đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược bao giờ cũng có lửa, lửa ngọn, lửa bùng.

3)Kết hợp đấu tranh:

Hoàn cảnh lịch sử đã tạo điều kiện để đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh chống ngoại xâm kết hợp làm một. Mất nước, đấu tranh cho dân chủ lập tức vô nghĩa. Trước 12/2007 đấu tranh cho dân chủ có chủ đích tạo một Việt Nam giàu, mạnh. Sau 12/2007 đấu tranh cho dân chủ trở thành đấu tranh cứu nước, đấu tranh loại bỏ một tập đoàn phản quốc. Nói cách khác đấu tranh chống ngoại xâm mang lại lửa bùng cho đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Bù lại, đấu tranh dân chủ đưa dẫn đấu tranh chống ngoại xâm đi vào nhiều trận địa khác nhau: tôn giáo, lao động, dân oan, tự do báo chí...Đó là nội dung kết hợp giữa đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh chống ngoại xâm.

HÀNH ĐỘNG ĐẤU TRANH

Như đã trình bày ở trên đấu tranh dân chủ nhân quyền phối hợp với đấu tranh chống ngoại xâm, trong đó đấu tranh chống ngoại xâm là chủ yếu. Muốn chống ngoại xâm hữu hiệu, người Việt Nam cần tiên liệu thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong tương lai. Trung Quốc có hai con đường tương lai.

1) Trung Quốc tìm đường tồn tại: Trung quốc có 1 tỉ ba trăm triệu dân không ngừng gia tăng nhân số. Trung quốc có guồng máy kinh tế khổng lồ, phát triển vô trật tự, hàng hóa Trung Quốc nhất là thuốc men, thực phẩm nổi tiếng có chứa chất độc. Trung Quốc ngày đêm lo lắng chạy tìm nhiên liệu để nuôi sống guồng máy kinh tế rối reng của qui vị con Trời. Trung Quốc thực sự gặp khó khăn gần như bế tắc trước nhu cầu sinh tồn. Để phá vỡ bế tắc kia Trung Quốc không thể không ăn tươi nuốt sống những con cá bé. Con cá bé dễ nuốt nhất chính là con cá bị cai tri hà khắc bởi một chế độ độc tài dối với nhân dân nhưng lại là tôi tớ trung thành của Trung Quốc. Đó là CSVN và dất nước Việt Nam . Đó là lý do của sự tiên liệu Trung Quốc với sự toa rập của Cộng Sản Việt Nam sẽ biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ hai. Muốn thoát khỏi thân phận con cá bé Việt Nam phải mạnh.

2) Trung Quốc tiêu vong: Đừng bao giờ quên rằng tất cả những gì không bình thường đều không thể trường tồn với thời gian. Trung Quốc là một quốc gia không bình thường về dân số vĩ đại, lãnh thổ mênh mông, kinh tế vô phuong kiểm soát, tham ô là phong tục tập quán có tính truyền thống. Mặt khác, tính chất không bình thường của Trung Quốc không phải không gây trở ngại lớn cho đời sống của xã hội quốc tế, cho hoạt động của tổ chức Liên Hiêp Quốc. Do đó Không phải do tình cờ mà hàng năm Đài Loan tổ chức những cuộc tập trận với vô số vũ khí tối tân. Mới đây nhất, ngày 15/10/2007 không phải vì lý do thuần túy đạo đức mà cả Quốc Hội Hoa Kỳ lẩn tổng thống Mỹ đã long trọng vinh danh Đức Dalai Lama bằng cách ban tặng cho vi Giáo Chủ Tây Tạng này giải thưởng về hòa bình, nhân quyền và tự do tôn giáo cao quí nhất của Hợp Chúng Quốc. Hẳn nhiên Hoa Kỳ có thừa khôn ngoan để biết trước là tin tức này sẽ làm cho Trung Quốc vô cùng tức giận. Hậu quả là Trung Quốc trả đủa Hoa Kỳ bằng cách cấm chiến hạm Mỹ vào cảng Hông Kông để mừng Thanksgiving 2007. Câu chuyện Đài Loan, Tây Tạng bao giờ cũng là sự nhấn mạnh về hiểm họa thường trực của phong trào các dân tộc trong nội địa của Trung Quốc nổi dậy đòi độc lập. Một ngày nào đó Trung Quốc tan vỡ kiểu Liên Bang Sô Viết đầu thập niên 1990 thế giới sẽ không ngạc nhiên. Trong tinh huống Trung Quốc tan vỡ, Việt Nam phải nhanh tay lấy lại lãnh hại, lãnh thổ đã mất, đặc biệt là lấy lại Hoang Sa, Trường Sa. Muốn “nhanh tay”, Việt Nam phải mạnh.

Tóm lại, muốn không là Tây Tạng 2, muốn lấy lai lãnh hải, lãnh thổ, Việt Nam phải mạnh. Muốn mạnh người Việt Nam phải loại bỏ chế độ CSVN, tên quản gia phản chủ, phải xây dựng dân chủ. Như vậy, đấu tranh cho dân chủ là cứu nước khỏi nanh vuốt của Trung Quốc. Không đấu tranh cho dân chũ, không cứu nước là phản quốc. Chính vi đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược nhập làm một cho nên phương pháp đấu tranh gồm những điểm căn bản như sau:

1) Thông tin tuyên truyền:

a)Thường xuyên theo dõi và tố cáo tội ác xâm lược của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam, tội ác bán nước của CSVN

b)Truyền bá lý luận đấu tranh cho dân chủ là cứu nước thoát họa ngoại xâm.

Dân chủ để cứu nước là tối ưu tiên. Ưu tiên cho ổn định chính trị hay cho phát triển kinh tế chỉ là chiêu bài cản dường chống Trung Quốc. c) Kêu gọi giới văn nghệ sĩ sáng tác văn, thơ, nhạc, hoa cổ vũ cho đấu tranh chống ngoại xâm 2) Gia tăng cường đô, tốc độ chống đối CSVN trên các mặt: tôn giáo, công nhân, dân oan, chống tham nhũng, chống bán nước cho Trung Quốc 3) Xây dựng đều khắp hải ngoại phong trào hải ngoại bảo trợ chiến sĩ đấu tranh quốc nội trên căn bản cá nhân hải ngoại bảo trợ cá nhân quốc nội qua sự thu xếp của các đoàn thể đấu tranh tại hải ngoại... Trên đây chỉ là những gợi ý tổng quát. Hẳn nhiên đấu tranh chống kẻ thù đông đảo và nham hiểm kiểu Trung Quốc đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều kỷ thuật và nghệ thuật đấu tranh mạnh mẽ và thích ứng. Tìm đâu ra những nghệ thuật và kỷ thuật đấu tranh thần diệu kia? Thưa rằng câu trả lời nằm ở ngay trong cuộc hội thảo chân thành và nồng nhiệt ngày hôm nay, tại hội trường này./.
viethoaiphuong
#42 Posted : Wednesday, December 26, 2007 5:48:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp !!

******************


Kinh chuyen den qui vi mot bai viet"Doi dieu suy tu".Kinh mong qui vi doc va tiep tay chuyen den cac bao dien tu hay dien dan de kip thoi canh giac am muu cua Viet Cong loi dung van de Hoang Sa va Truong Sa de nhuom do cong dong nguoi Viet o hai ngoai.
Kinh
Thien Thanh







Đôi điều suy tư


Trong sự kiện Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đã dấy lên một cơn thịnh nộ của người dân Việt Nam. Riêng Việt Cộng thì muốn che đậy hành vi bán nước nên chỉ lên tiếng lấy lệ về mặt ngoại giao để xoa dịu lòng căm phẩn của người dân Việt Nam. Vì đã bán đất và biển cho Trung Cộng, nên ngày nay dù cho người dân có phẩn nộ đến tột cùng, thì đảng CSVN cũng phải bằng mọi cách đàn áp dẹp tan người dân Việt Nam trong nước chứ làm sao đòi lại đất đã bán cho Trung Cộng. Chính vì lý lẽ này mà Trung Cộng yêu cầu Việt Cộng phải đàn áp và dẹp các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và đồng bào trong nước. Việc làm này đối với CSVN dễ như trở bàn tay, vì CSVN có một đội ngũ Công An còn đông hơn dân biểu tình và có đủ mọi phương tiện và vũ khí trong tay.
Đảng CSVN ngày nay tứ bề thọ địch, nhưng không phải vì thế mà CSVN ngồi yên trong thế lúng túng, mà ngược lại CSVN bàn tính âm mưu quỉ kế, tương kế tựu kế, mượn gió bẻ măng.
Một mặt lên tiếng cho rằng các cuộc biểu tình ở trong nước là "tự phát", nhưng cũng gửi đến Trung Cộng một tín hiệu là dân Việt Nam phản đối hành động xâm chiếm lãnh thổ của Trung Cộng, để Trung Cộng giảm bớt tham vọng đòi hỏi thêm những phần đất và biển khác. Tuy nhiên Việt Cộng cũng đàn áp các cuộc biểu tình để làm vừa lòng theo sự đề nghị của Trung Cộng. Như vậy cái thế của Việt Cộng giải quyết lưỡng nan ở trong và ngoài vẹn toàn. Nhưng cái ngại của CSVN là đồng bào người Việt ở hải ngoại không nằm trong vòng cương toả nên CSVN bó tay. Tại hải ngoại, đồng bào Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, các cuộc biểu tình nở rộ khắp các quốc gia có toà đại sứ hay toà lãnh sự của Trung Cộng. Điều này cũng giống như kim đâm vào tử huyệt làm cho Trung Cộng bực dọc, nhức nhối và mất mặt với thế giới. Trung Cộng lại phàn nàn và bắt Việt Cộng phải giải quyết bài toán đau đầu này. Việt Cộng rất thâm độc và nham hiểm, họ đã mang chiêu bài "dẹp bỏ dị biệt về chính trị để cùng nhau đoàn kết chống ngoại bang xâm lược". Cờ đỏ sao vàng cùng với cờ vàng 3 sọc đỏ cùng nhau giương lên tại hải ngoại trong các cuộc biểu tình trước các toà đại sứ hay toà lãnh sự Trung Cộng. Nếu người Việt ở hải ngoại đồng ý đứng chung với cờ đỏ sao vàng thì xem như CSVN đã thắng thế trong chiến lược nhuộm đỏ cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Các ký giả ngoại quốc sẽ chụp hình, Việt Cộng cũng sẽ chụp hình để làm tư liệu về sau như một vi bằng cho những cuộc tranh cải về cở đỏ sao vàng hay cờ vàng ba sọc đỏ, nhất là Việt Cộng sẽ có chứng cớ để xin treo cờ trong các trường học có du học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đó. Nếu đồng bào ở hải ngoại nhất định không đồng ý những du học sinh mang cờ đỏ sao vàng cùng biểu tình thì một làn sóng phẩn nộ của đồng bào nổi lên chống lại cờ đỏ sao vàng tại hải ngoại, như vậy thì sẽ sai lạc mục tiêu chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa vì phải bận tâm chống cây cờ đỏ sao vàng đang được du học sinh xử dụng. Như vậy Việt Cộng cũng sẽ giải quyết được những bế tắt mà quan thầy Trung Cộng giao nhiệm vụ để giải quyết bài toán hóc búa này.
Chính vì lẻ đó, chúng ta cần phải nhận định một cách rõ ràng giữa DIỆN và ĐIỂM:
DIỆN:
- Làm sáng tỏ vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa để toàn dân biết được sự thật về hành vi bán nước của đảng CSVN.
- Làm sáng tỏ hành vi ngang ngược của Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải nước Việt Nam. Lên án trước dư luận quốc tế hành vi xâm phạm lãnh thổ nước Việt Nam. Yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải chú ý đến sự kiện này.
- Kêu gọi Đoàn Kết Dân Tộc chống ngoại bang. Nhưng cần phải cảnh giác ý đồ thâm độc của CSVN. Nhất là ý đồ muốn nhuộm đỏ cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Không chấp nhận ngay từ đầu việc dùng cờ đỏ sao vàng trong các cuộc biểu tình, yêu cầu các du học sinh tham gia biểu tình chống Trung Cộng với tinh thần là một người Việt Nam, không được mang cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng. Ở hải ngoại chỉ có một ngọn cờ vàng ba sọc đỏ.
- Đồng bào càng biểu tình chống Trung Cộng càng bền bỉ thì sự xức mẻ giữa Trung Cộng và Việt Cộng càng rạn nức. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân Việt Nam.
ĐIỂM:
- Toàn dân lên án hành vi phản quốc và buôn dân bán nước của đảng CSVN.
- Kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền Tự Quyết Dân Tộc.
- Thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng một chế độ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản.
- Đồng bào trong và ngoài nước đồng tâm sát cánh đấu tranh và vạch mặt, bẻ gảy các âm mưu thâm độc của CSVN đối với dân tộc và đất nước Việt Nam.
- Việt Cộng ngày nay dựa vào Trung Cộng làm hậu thuẩn để tồn tại. Khi không còn hậu thuẩn thì Việt Cộng sẽ hoàn toàn bị suy yếu và phá sản.

Muốn lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, người dân Việt Nam phải thay đổi sinh mệnh đất nước, thay thế chế độ độc tài đảng trị CSVN bằng một chế độ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản. Xây dựng một quốc gia độc lập, cường thịnh và có nền pháp trị nghiêm minh. Từ đó sẽ tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước bán đất và biển của CSVN với Trung Cộng. Đem tất cả nội vụ tranh chấp này ra toà án quốc tế để phân xử, lúc đó Việt Nam sẽ mang những chứng cớ về lịch sử, địa lý và các hiệp ước mà nhà nước bảo hộ Pháp đã ký kết với triều đình nhà Thanh… Việt Nam phải tranh tụng trong một tư thế bình đẳng với Trung Cộng trước công pháp quốc tế.

Cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho công cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ được thành công.

Nguyễn Thanh Nam
Giáng Sinh 2007

viethoaiphuong
#43 Posted : Wednesday, December 26, 2007 8:42:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
ca khúc Hoàng Sa - nhạc Nguyen Van Thanh

http://vietnamlibrary.in...rary-network-dt1539.html
bienchet
#44 Posted : Wednesday, December 26, 2007 9:41:13 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

NHÌN LẠI LỊCH SỬ CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM

Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (phần 1)



Lời Tòa Soạn:

Chúng tôi vừa nhận được hung tin: Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, đã đột ngột từ trần tại Dallas, Texas vào hồi 10 giờ 30 sáng Thứ Sáu ngày 12 tháng 2 năm 1999, hưởng thọ 64 tuổi.

Trong khoảng 10 năm vừa qua, chúng tôi liên lạc rất thường xuyên với Ðại Tá Ngạc để yêu cầu ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa, nhưng vì nhiều lý do, ông vẫn do dự. Mãi tới cuối năm 1998, vào dịp Lễ Giáng Sinh, ông mới gửi tới Tòa Soạn Nguyệt San Ðoàn Kết bài "Tường Thuật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa" do chính ông viết nhân dịp kỷ niệm 25 năm trận đánh lịch sử này. Ngoài ra, ông cũng đã cho phép chúng tôi phỏng vấn và cung cấp nhiều hình ảnh hiếm có cùng những chi tiết qúi báu về vị trí của các chiến hạm tham chiến để Tòa Soạn có thể sửa lại các phóng đồ về trận hải chiến cho thêm chính xác.

Chúng tôi dự định xuất bản số đặc biệt về trận Hải Chiến Hoàng Sa nhân ngày Quân Lực 19 tháng 8 năm nay, nhưng chưa kịp thực hiện thì Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc đã vội vã giã từ các chiến hữu. Xin thành thật phân ưu cùng tang quyến.

Ðúng 25 năm trước, vào mùa Xuân Giáp Dần năm 1974 , Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc đã anh dũng chỉ huy các chiến hạm Hải Quân VNCH chận đánh quân xâm lăng Trung Cộng tại Hoàng Sa. Giờ đây, hương linh chiến hữu Hà Văn Ngạc vừa trở lại với Hoàng Sa để tiếp tục bảo vệ chủ quyền chính đáng của Tổ Quốc Việt Nam tại Biển Ðông.

Trân trọng.

Trần Ðỗ Cẩm
Chủ Nhiệm Nguyệt San Ðoàn Kết, Austin Texas


Ðôi lời trước khi viết :

Ðã 25 năm kể từ ngày tôi tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng trình bầy hay viết mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đã thất hứa với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc đụng-độ. Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối cãi được là các chiến-hữu các cấp của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa trong trận hải-chiến đã anh-dũng chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lãnh-thổ của Tổ-quốc. Trước một thù-địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc-chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường-tập của đối-phương để tìm-kiếm một cơ-hội thuận-tiện khác hầu khôi-phục lại phần đất đã bị cưỡng-chiếm.

Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ-Mão, tôi viết những giòng này để tưởng-niệm anh-linh các liệt-sĩ đã hy-sinh khi cùng tôi chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc-Tổ, một số đã vĩnh-viễn nằm lại trong lòng biển Hoàng-Sa như để thêm một chứng-tích lịch-sử của chủ-quyền quốc-gia, một số khác đã bỏ mình trên biển cả khi tìm đường thoát khỏi sự tàn-bạo của người phương bắc.

Có nhiều chiến-hữu Hải-quân đã từng hăng-say viết lại một trang-sử oai-hùng của Hải-quân và toàn Quân-lực Việt-Nam của nền Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, nhưng đã thiếu-xót nhiều chi-tiết chính-xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ-biến, và cũng vì phải lưu-lạc khắp thế-giới tự-do nên các chiến-hữu đó đã không thể liên-lạc để tham-khảo cùng tôi.

Nhiều chi-tiết về giờ-giấc và về vị-trí bạn và địch, cũng như tên họ của các cấp có liên-hệ tới biến cố, vì không có tài-liệu truy-lục, nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất. Tôi chỉ tường-thuật trung-thực những chi-tiết theo khía-cạnh của một người chỉ-huy chiến-thuật được biết và cũng mong-mỏi các chiến-hữu nào còn có thể nhớ chắc-chắn các chi-tiết quan-trọng khác, tôi sẽ sẵn-sàng tiếp-nhận qua tòa-soạn này, để sửa lại tài-liệu này cho đúng.

Hà-Văn-Ngạc


o O o

"Tân xuân Giáp-Dần Hoàng-Sa-chiến
Nam-ngư hải-ngoại huyết lưu hồng"


Hai câu thơ với lối hành-văn vận theo sấm Trạng-Trình đã được truyền-khẩu rất nhanh khi Hải-đội Ðặc-nhiệm Hoàng-Sa trở về tới Ðà-nẵng vào sáng sớm ngày 20 tháng 4 năm 1974. Và câu thơ này do chính Hải-quân Ðại-Tá Nguyễn-Viết-Tân (thủ-khoa Khóa 5 của tôi) lúc đó đang giữ chức-vự Chỉ-huy-trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-hải, đọc cho tôi nghe. Từ ngày đó tới nay đã đúng 25 năm, và do sự khuyến-khích của các bậc thượng-trưởng của Hải-quân Việt-Nam, những chi-tiết về diễn-tiến chưa tùng tiết-lộ của trận hải-chiến cần được ghi lại để làm chứng-liệu lịch-sử.

Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp. Vì vậy một vài điều nếu có nêu ra tại đây thì chỉ để ghi lại tình-trạng và khả-năng khi Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa khi đã phải đương đàu với Trung-cộng, là một quốc-gia vào thời-điểm đó, đã sẵn có một lực-lượng hùng-hậu về hải-lục-không-quân gấp bội của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Một điểm hãnh-diện cho Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa lúc bấy giờ là đã không những phải sát-cánh với lực-lượng bạn chống lại kẻ nội-thù là cộng-sản miền bắc trong nội-địa, lại vừa phải bảo-vệ những hải-đảo xa-xôi, mà lại còn phải chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng, đã từng biết bao lần dầy xéo đất nước trong suốt lịch-sử lập-quốc và dành quyền độc-lập của xứ sở.

So-sánh với các cuộc hành-quân ngoại-biên vào các năm 1970-71 của Quân-lực VNCH sang đất Kampuchia va Hạ-Lào, thì quân-lực ta chỉ chiến đẵu ngang ngửa vơi cộng-sản Việt-Nam ẩn náu trên đất nước láng-giềng mà thôi. Phải thành-khẩn mà nhận rằng Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa ngoài nội-thù còn phải chống ngoại-xâm mà đã rất khó tiên-liệu để chuẩn-bị một cuộc chiến chống lại một lực-lượng hải-quân Trung-cộng tương-đối dồi-đào hơn cả chúng ta về phẩm cũng như lượng. Hải-quân Việt-Nam ta đã có những gánh nặng về hành-quân để yểm-trợ lực-lượng bạn và hành-quân ngăn-chận các vụ chuyển-quân lén-lút của Việt-cộng qua biên-giới Miên-Việt trong vùng sông ngòi cũng như các vụ tiếp-tế quân-dụng của chúng vào vùng duyên-hải.

Trước khi đi vào chi-tiết của trận hải-chiến lịch-sử này, chúng ta thử nhắc sơ-lược lại cấu-trúc nhân-su của thượng-tầng chỉ-huy và của các đơn-vị tham-chiến của Hải-quân vào lúc biến-cố:

- Tư-lệnh Hải-quân: Ðề-Ðốc Trần-văn-Chơn
- Tư-lệnh-phó Hải-quân: Phó Ðề-Ðốc Lâm-ngươn-Tánh
- Tham-mưu-Trưởng Hải-quân: Phó Ðề-Ðốc Diệp-quang-Thủy
- Tư-lệnh Hạm-đội: HQ Ðại-tá Nguyễn-xuân-Sơn
- Tư-lệnh HQ Vùng 1 Duyên-hải: Phó Ðề-Ðốc Hồ-văn Kỳ-Thoại
- Chỉ-huy-trưởng Hải-đội tuần-dương: HQ Ðại-tá Hà-văn-Ngạc, (Hải-đội 3) và là Sĩ-quan chỉ-huy chiến-thuật trận hải-chiến.
- Hạm-trưởng Khu-trục-hạm HQ4: HQ Trung-Tá Vũ-hữu-San
- Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ5: HQ Trung-Tá Phạm -trọng- Quỳnh
- Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16: HQ Trung-Tá Lê-văn-Thự
- Hạm-trưởng Hộ-tống-hạm HQ10: HQ Thiếu-Tá Ngụy-văn-Thà (truy-thăng HQ Trung-Tá)
- Trưởng toán Hải-kích đổ-bộ: HQ Ðại-Úy Nguyễn-minh-Cảnh.

Lý-do tôi đã có mặt tại Hoàng-Sa :


Rất nhiều chiến-hữu trong Hải-quân đã không rõ nguyên-cớ nào mà tôi đã có mặt để đích-thân chỉ-huy tại chỗ trận hải-chiến Hoàng-Sa. Sự có mặt của tôi bắt nguồn từ khi tôi được Hội-đồng Ðô-đốc chỉ-định tôi tăng-phái cho Vùng I duyên-hải khoảng từ cuối năm 72 đầu 1973. Lý do tăng-phái của tôi đến Vùng I duyên-hải tôi không được biết trước cho đến khi tôi tới Quân-Khu 1, tôi mới được biết nhiệm-vụ chính của tôi là chuẩn-bị một trận thư-hùng giữa Hải-quân VNCH và hải-quân Bắc-Việt mà lúc đó, tin tình-báo xác-nhận là cộng-sản đã được viện-trợ các cao-tốc-đĩnh loại Komar của Nga-sô trang-bị hỏa-tiễn hải-hải (surface to surface). Vào thời-gian đó Hải-quân VNCH chỉ có khả-năng chống-đỡ thụ-động loại vũ-khí này. Cuộc hải-chiến tiên-liệu có thể xẩy ra khi lực-lượng hải-quân cộng-sản tràn xuống để hỗ-trợ cho quân-bộ của chúng khi chúng muốn tái-diễn cuộc cường-tập xuất-phát từ phía bắc sông Bến-Hải như vào ngày cuối tháng 3 năm 1972 để khởi phát các cuộc tấn-công suốt mùa hè đỏ lửa 1972.

Tôi lưu lại Vùng I duyên-hải chừng hai tuần lễ hầu nghiên-cứu để thiết-kế. Kế-hoạch chính của cuộc hải-chiến này là xử-dụng nhiều chiến-hạm và chiến-đỉnh (WPB và PCF) để giảm bớt sự thiệt-hại bằng cách trải nhiều mục-tiêu trên mặt biển cùng một lúc. Song-song với việc này là các chiến-hạm và chiến-đĩnh phải xử-dụng đạn chiếu-sáng và hỏa-pháo cầm-tay như là một cách chống hỏa-tiễn thụ-động. Ngoài ra Hải-quân cũng cần đặt ra sự yểm-trợ của pháo-binh của Quân-đoàn I để tác-xạ ngăn-chặn và tiêu-diệt lực-lượng hải-quân cộng-sản tại phía bắc Cửa Việt trước khi họ tràn xuống phía nam để đủ tầm phóng hỏa-tiễn.

Sau khi đã thuyết-trình tại Bộ-Tư-Lệnh Hải-quân Vùng I duyên-hải cùng các Chỉ-huy-trưởng các đơn-vị duyên-phòng và duyên-đoàn, Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải chấp-thuận kế-hoạch và đưa kế-hoạch lên thuyết-trình tai Bộ-Tư-Lệnh Quân-đoàn I và Quân-Khu I. Buổi thuyết-trình tại BTL/Quân-đoàn I do đích-thân Trung-Tướng Ngô-quang-Trưởng chủ-tọa, ngoài Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải còn có Ðại-Tá Hà-mai-Việt Trưởng Phòng 3 Quân-đoàn, Ðại-tá Khiêu-hữu-Diêu, Ðại-Tá Nguyễn-văn-Chung Chỉ-huy-trưởng pháo-binh Quân-đoàn và một số rất ít các sĩ-quan phụ-tá. Nhu-cầu yểm-trợ pháo-binh cho cuộc hải-chiến được chấp-thuận ngay và Chỉ-huy-trưởng pháo-binh quân-đoàn hứa sẽ phối-trí pháo-binh, đặc-biệt là pháo-binh 175 ly để thỏa-mãn kế-hoạch của Hải-quân, khi được yêu-cầu.

Kể từ khi được chỉ-định tăng-phái, tôi thường có mặt tai Vùng I duyên-hải mỗi tháng chừng hai tuần tùy theo công-việc của tôi tại Hải-đội, nhưng chưa lần nào Bộ-Tư-lệnh HQ, Bộ-Tư-lệnh Hạm-đội hoặc Vùng I Duyên-hải chỉ-thị tôi phải có mặt trong vùng. Khi có mặt tại vùng tôi thường tìm-hiểu tình-hình tổng-quát tại Quân-Khu I cũng như đi hoặc tháp-tùng Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải thăm-viếng các đơn-vị lục-quân bạn cấp sư-đoàn, lữ-đoàn hay trung-đoàn.

Trở lại trận hải-chiến Hoàng-Sa, vào khoảng ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Kissinger rời Trung-cộng, thì đột-nhiên Ngoại-trưởng Trung-cộng lại một lần nữa tuyên-bố về chủ-quyền của họ trên các quần-đảo Hoàng và Trường-Sa. Tôi rất lưu-ý tin này vì tôi đã chỉ-huy công-cuộc đặt quân trú-phòng đầu tiên trên đảo Nam-Yết vùng Trường-Sa vào cuối mùa hè 1973. Vài ngày sau, vì Ngoại-trưởng VNCH Vương-văn-Bắc còn bận công-cán ngoại-quốc, thì phát-ngôn-viên Bộ Ngoại-giao VNCH bác-bỏ luận-cứ của Trung-cộng và tái xác-nhận một lần nữa chủ-quyền của VNCH trên các quần-đảo đó.

Ngày 16 tháng giêng năm 1974, tôi từ Sàigòn đi Vũng-Tầu để chủ-tọa lễ trao-quyền chỉ-huy Tuần-dương-hạm HQ5 Trần-bình-Trọng đang neo tại chỗ, cho tân-hạm-trưởng là Hải-quân Trung-tá Phạm-trong-Quỳnh (tôi không còn nhớ tên cựu hạm-trưởng). Khi trở về Sàigòn, lúc theo dõi bản tin-tức hàng ngày của đài truyền-hình thì thấy Ngoại-trưởng Vương-văn-Bắc hùng-hồn và nghiêm-trọng khi tuyên-bố chủ-quyền của VNCH trên 2 quần-đảo Hoàng và Trường-Sa. Tôi thấy có chuyện bất-ổn có thể xẩy ra tại Vùng I duyên-hải nhất là Việt-cộng có lẽ được Trung-cộng hỗ-trợ tạo ra tình-thế rắc-rối ngoài hải-đảo để thu-hút lực-lượng của Hải-quân Việt-Nam, và đương nhiên cộng-sản sẽ lợi-dụng để tràn-xuống dưới vĩ-tuyến 17 như đã dự-liệu.

Nên sáng sớm ngày 17, không kịp thông-báo đến Tư-lệnh Hạm-đội; tôi lên phi-trưởng Tân-sơn-Nhứt và đến thẳng ngay Trạm hàng-không quân-sự. Tôi gặp ngay một vị Thượng-sĩ không-quân trưởng-trạm và nói là tôi cần đi gắp ra Ðà-nẵng. Vị Thượng-sĩ trình với tôi là danh-sách hành-khách đã đầy-đủ cho chuyến bay và giới-thiệu tôi gặp vị Trung-úy phi-công-trưởng phi-cơ C130. Sau khi trình-bầy lý-do khẩn-cấp đi Ðà-nẵng của tôi, vị phi-công-trưởng trang-trọng mời tôi lên phi-cơ ngồi vào ghế phụ trong phòng phi-công.

Ðến Ðà-nẵng khoảng 9:00 sáng, tôi mới kêu điện-thoại cho HQ Ðại-tá Nguyễn-hữu-Xuân, Tư-lệnh-phó Vùng cho xe đón tôi tại phi-trường. Ðến BTL/HQ Vùng I duyên-hải tôi mới được biết chi-tiết những gì đang xẩy ra tại Hoàng-Sa, và được biết thêm là chiếc tuần-dương-hạm HQ5, mà tôi vừa chủ-tọa trao quyền chỉ-huy ngày hôm qua tại Vũng-Tàu sẽ có mặt tại quân-cảng vào buổi chiều tối cùng với biệt-đội hải-kích.

Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải cũng cho tôi hay và giơ một tờ giấy nhỏ nói là ông có thủ-bút của Tổng-thống vừa tới thăm bản-doanh trước đây, nhưng tôi không hỏi về chi-tiết cũng như xin xem thủ-bút vì tôi nghĩ đó là chỉ-thị riêng tư giữa Tổng-Thống và một vị Tướng-lãnh. Vị Tư-lệnh này còn cho tôi hai chọn-lựa: một là chỉ-huy các chiến-hạm ngay tại Bộ-Tư-lệnh Vùng, hai là đích-thân trên chiến-hạm. Tôi đáp trình ngay là: Tôi sẽ đi theo các đơn-vị của tôi. Từ ngày được thuyên-chuyển về Hạm-đội, không như các vị tiền-nhiệm, tôi thường xa Bộ-chỉ-huy để đi theo các chiến-hạm trong công-tác tuần-dương. Mỗi chuyến công-tác, sự hiện-diện của tôi đã mang lại cho nhân-viên chiến-hạm niềm phấn-khởi sau nhiều ngày phải xa căn-cứ. Tôi thường lưu ý các vị hạm-trưởng đến việc huấn-huyện nội-bộ hoặc thao-dượt chiến-thuật với chiến-hạm khác khi được phép.

Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa. Chiếc Hộ-tống-hạm (PCE) HQ10 Nhựt-Tảo đựơc chỉ-định xung vào Hải-đoản đặc-nhiệm, với lý-do chính là chiếc Hộ-tống-hạm này đang tuần-dương ngay khu-vực cửa khẩu Ðà-nẵng nên giảm bớt thời-gian di-chuyển, chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi. Ngoài ra vị Tư-lệnh HQ vùng còn tăng-phái cho tôi HQ Thiếu-Tá Toàn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang), mà tôi chưa biết khả-năng nên trong suốt thời-gian tăng-phái tôi chỉ trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh cho vị sĩ-quan này. Tôi dùng cơm chiều gia-đình cùng Tư-lệnh HQ Vùng tại tư-thất trong khi chờ đợi Tuần-dương-hạm HQ5 tới. Sau bữa ăn, Tư-lệnh HQ Vùng đích-thân đi bộ tiễn-chân tôi ra cầu quân-cảng. Sau trận-chiến, vị Ðô-đốc này có thổ-lộ cùng tôi là ông đã tưởng đó là bữa cơm cuối cùng của ông với tôi. Như vậy là trận hải-chiến đã dự-liệu là sẽ có thể xẩy ra, và chắc vị Ðô-đốc đã mật-trình về Tư-lệnh Hải-quân thường có mặt tại Bộ-Tư-lệnh.

Tuần-dương-hạm HQ5 rời bến khoảng 09:00 tối và tôi trao nhiệm-vụ đi tới Hoàng-Sa cho Hạm-trưởng HQ5 là vị hạm-trưởng thâm-niên hơn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ5 và HQ10 cùng đi Hoàng Sa, Hạm Trưởng HQ5 là Trung Tá Quỳnh thuộc khóa 11 SQHQ Nha Trang, thâm niên hơn Hạm Trưởng HQ5 là Thiếu Tá Thà thuộc khóa 12 SQHQ Nha Trang). Sự hiện-diện của tôi trên chiến-hạm này đã làm tân-hạm-trưởng, vừa nhậm-chức 2 ngày trước, được vững-tâm hơn vì chắc tân-hạm-trưởng chưa nắm vững được tình-trạng chiến-hạm cũng như nhân-viên thuộc-hạ. Các chiến-hạm đều giữ im-lặng vô-tuyến ngoại trừ các báo-cáo định-kỳ về vị-trí.

Những diễn-tiến ngày hôm trước trận hải-chiến
Khoảng 8 hay 9:00 giờ sáng ngày 18, hai chiến-hạm HQ5 và HQ10 đã đến gần Hoàng-Sa, và trong tầm âm-thoại bằng máy VRC46 (hậu-thân của máy PRC25 nhưng với công-xuất mạnh hơn) để liên-lạc bằng bạch-văn, vì tầm hữu-hiệu của máy chỉ ở trong vùng Hoàng-Sa mà thôi, tôi nói chuyện với Hạm-trưởng HQ4 HQ Trung-tá Vũ-hữu-San, lúc đó đang là sĩ-quan thâm-niên hiện-diện, để được am-tường thêm tình-hình cũng như thông-báo về sự hiện-diện của tôi, vừa là Chỉ-huy-trưởng Hải-đội vừa là để thay-thế quyền chỉ-huy mọi hoạt-dộng, theo đúng thủ-tục ghi trong Hải-quy. Sau khi được trình bầy chi-tiết các diễn-tiến, tôi có lời khen ngợi Hạm-trưởng này và chia sẻ những khó-khăn mà vị này đã trải qua trong những ngày trước khi tôi có mặt tại vùng.

Vào khoảng xế trưa, thì cả 4 chiến-hạm (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16) đều tập-trung trong vùng lòng chảo của quần-đảo Hoàng-Sa và Hải-đoàn đặc-nhiệm được thành hình. Nhóm chiến-binh thuộc Tuần-dương-hạm HQ16 và Khu-trục-hạm HQ4 đã đổ-bộ và trương quốc-kỳ VNCH trên các đảo Cam-Tuyền (Robert), Vĩnh-Lạc (Money) và Duy-mộng (Drummond) từ mấy ngày qua vẫn được giữ nguyên vi-trí phòng-thủ để giữ đảo. Sau khi quan-sát các chiến-hạm Trung-cộng lởn vởn phía bắc đảo Quang-Hòa (Duncan), tôi quyết-định ngay là hải-đoàn sẽ phô-trương lực-lượng bằng một cuộc thao-diễn chiến-thuật tập-đội để tiến về phía đảo Quang-Hòa với hy-vọng là có thể đổ-bộ hải-kích như các chiến-hạm ta đã làm trước đây. Lúc này trời quang-đãng, gió nhẹ và biển êm. Tất cả chiến-hạm đều phải vào nhiệm-sở tác-chiến, nhưng các dàn hải-pháo và vủ-khí đại-liên phải ở trong thế thao-diễn. Khởi hành từ nam đảo Hoàng-Sa để tiến về đảo Quang-Hòa, 4 chiến-hạm vào đội-hình hàng dọc, dẫn đầu là Khu-trục-hạm HQ4, theo sau là tuần-dương-hạm HQ5 làm chuẩn-hạm đã có trương hiệu-kỳ hải-đội, thứ ba là tuần-dương-hạm HQ16 và sau cùng là Hộ-tống-hạm HQ10, tốc-độ chừng 6 gút, khoảng cách giữa các chiến-hạm là hai lần khoảng cách tiêu-chuẩn (tức 1000 yard), phương-tiện truyền-tin là kỳ-hiệu và quang-hiệu, và âm-thoại bằng VRC46 hoặc PRC25 chỉ xử-dụng để tránh hiểu-lầm ám-hiệu vận-chuyển chiến-thuật mà thôi.

Chừng nửa giờ sau khi hải-đoàn vận-chuyển vào đội-hình hướng về phía đảo Quang-Hòa thì hai chiến-hạm Trung-cộng loại Kronstad mang số-hiệu 271 và 274 bắt đầu phản-ứng bằng cách vận-chuyển chặn trước hướng đi của hải-đoàn, nhưng hải-đoàn vẫn giữ nguyên tốc-độ, trong khi đó thì hai chiếc chiến-hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là hai trục lôi hạm tức là tầu vớt mìn loại T43) cùng 2 chiếc ngư-thuyền ngụy-trang 402 và 407 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: ngư thuyền số 402 mang tên Nam Ngư) của họ vẫn nằm nguyên vị-trí sát bờ bắc đảo Quang-Hòa. Tôi đã không chú-tâm đến 2 chiếc chiến-hạm nhỏ của địch vì cho rằng, hai chiếc này chỉ là loại phụ mà thôi (sau này, khi sưu tầm tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa, HQ Thiếu-Tá Trần-Ðỗ-Cẩm truy ra theo số-hiệu là loại trục-lôi-hạm và chắc trang-bị vũ-khí nhẹ hơn) còn hai chiếc tầu tiếp-tế ngụy-trang như ngư-thuyền thì không đáng kể. Hành-động chận đường tiến của chiến-hạm ta đã từng được họ xử-dụng trong mấy ngày trước đây khi các chiến-hạm ta đổ quân lên các đảo Cam-tuyền, Vĩnh-lạc và Duy-mộng để xua quân của Trung-cộng rời đảo. Chiếc Kronstad 271 bắt đầu xin liên-lạc bằng quang-hiệu để xin liên-lạc, Tuần-dương-hạm HQ5 trả lời thuận và nhận công-điện bằng Anh-ngữ: "These islands belong to the People Republic of China (phần này tôi nhớ không chắc-chắn) since Ming dynasty STOP Nobody can deny" (Phần này tôi nhớ rất kỹ vì tôi có phụ nhận quang-hiệu). Tôi cho gởi ngay một công-điện khái-quát như sau: "Please leave our territorial water immediately"

Công-điện của chiến-hạm Trung-cộng được lập đi lập lại ít nhất 3 lần sau khi họ nhận được công-điện của Hải-đoàn đăc-nhiệm VNCH, và chiến-hạm ta cũng tiếp-tục chuyển lại công-điện yêu-cầu họ rời khỏi lãnh-hải của VNCH.

Vì 2 chiến-hạm Kronstad Trung-cộng cố-tình chặn đường tiến của Hải-đoàn đặc-chiệm với tốc-độ khá cao, nếu Hải-đoàn tiếp-tục tiến thêm thì rất có thể gây ra vụ đụng tầu, tôi đưa Hải-đoàn trở về phía nam đảo Hoàng-Sa và vẫn giữ tình-trạng ứng-trực cũng như theo dõi các chiến-hạm Trung-cộng, họ cũng lại tiếp-tục giữ vị-trí như cũ tại phía bắc và tây-bắc đảo Quang-Hòa. Sự xuất-hiện thêm 2 chiến-hạm của Hải-quân Việt-Nam vào trong vùng chắc-chắn đã được chiếc Kronstad 271 của Trung-cộng, được coi như chiến-hạm chỉ-huy, báo cáo về Tổng-hành-dinh của họ, và việc tăng-viện có thể được coi như đã được chuẩn-bị.

Với hành-động quyết-liệt ngăn-chặn ta không tiến được đến đảo Quang-Hòa, tôi cho rằng họ muốn cố-thủ đảo này. Việc đổ-bộ quân để xua đuổi họ ra khỏi đảo, lúc đó tôi hy-vọng, chỉ có thể phải thực-hiện bất-thần để tránh hành-động ngăn-chặn của họ và có lực-lượng hải-kích với trang-phục người nhái, may ra họ có thể phải nhượng-bộ, như Tuần-dương-hạm HQ16 và Khu-trục-hạm HQ4 đã thành-công trong mấy ngày trước đó. Nếu họ tấn-công thay vì nhượng-bộ, Hải-đoàn đặc-nhiệm buộc phải sẵn-sàng chống-trả.

Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng. Phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I do Thiếu-tá Hồng hướng-dẫn đã vào gặp tôi tại phòng ăn Sĩ-quan có theo sau Ông Kosh thuộc cơ-quan DAO Hoa-Kỳ tại Ðà-nẵng. Tôi cho cả hai hay là tình-hình sẽ khó tránh khỏi một cuộc đụng-độ nên tôi không muốn các nhân-viên không Hải-quân có mặt trên chiến-hạm và tôi sẽ đưa họ lên đảo. Tôi cũng yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ5 cấp cho tất cả một ít lưong-khô. Riêng ông Kosh thì tôi yêu-cầu Hạm-trưởng HQ5 đưa cho ông 1 bịch thuốc lá 10 bao Capstan. Tôi tiễn chân tất cả phái-đoàn xuống xuồng và vẫy tay chào họ khi xuồng bắt đầu hướng về đảo Hoàng-Sa. Kể từ giờ phút đó tới nay tôi không có dịp nào gặp lại ông Kosh để thăm hỏi ông và yêu-cầu ông cho trả lại Tuần-dương-hạm HQ5 bịch thuốc lá Capstan vì thuốc lá này thuộc quân-tiếp-vụ của chiến-hạm xuất ra ứng trước. Riêng Thiếu-tá Hồng thì tôi đã có dịp thăm hỏi ông tại Los Angeles vào năm 1996, cũng theo lời ông thì ông đã viết xong vào trước năm 1975, một cuốn ký-sự về thời-gian bị bắt làm tù-binh trong lục-dịa Trung-Hoa nhưng không được Tổng Cục Chiến-tranh Chính-trị cho xuất bản vì chưa phải lúc thuận-tiện.

Vào khoảng 10 giờ tối, tôi trực-tiếp nói chuyện bằng vô-tuyến với tất cả hạm-trưởng để cho hay là tình-hình sẽ khó tránh được một cuộc đụng-độ, và yêu-cầu các vị này chuẩn-bị các chiến-hạm và huy-động tinh-thần nhân-viên để sẵn-sàng chiến-đấu. Tôi biết rõ cuộc chiến nếu xẩy ra thì tất cả nhân-viên đều không đủ kinh-nghiệm cho các cuộc hải-chiến, vì từ lâu các chiến-hạm chỉ chú-tâm và đã thuần-thuộc trong công-tác tuần-dương ngăn-chặn hoặc yểm-trợ hải-pháo mà thôi, nếu có những nhân-viên đã phục-vụ trong các giang-đoàn tại các vùng sông ngòi thì họ chỉ có những kinh-nghiệm về chiến-đấu chống các mục-tiêu trên bờ và với vũ-khí tương-đối nhẹ hơn và dễ-dàng trấn-áp đối-phương bằng hỏa-lực hùng-hậu.

Vào khoảng 11:00 giờ tối ngày 18, một lệnh hành-quân, tôi không còn nhớ được xuất-xứ, có thể là của Vùng I duyên-hải, được chuyển mã-hóa trên băng-tần SSB (single side band) (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là công điện Mật/Khẩn chiến dịch mang số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74 do BTL/HQ/V1ZH gửi với tiêu đề: Lệnh Hành Quân Hoàng Sa 1) . Lệnh hành-quân vừa được nhận vừa mã-dịch ngay nên không bị chậm-trễ, và lệnh này ghi rõ quan-niệm hành-quân như sau: tái-chiếm một cách hòa-bình đảo Quang-Hòa. Lệnh hành-quân cũng không ghi tình-hình địch và lực-lượng trừ-bị nhưng những kinh-nghiệm từ trước tới nay nhất là trong hai năm tôi đảm-nhận trách-vụ Tham-mưu-phó hành-quân tại BTL/HQ, tôi dự-đoán Trung-cộng, vì đã thiết-lập một căn-cứ tiền-phưong tại đảo Phú-lâm thuộc nhóm Tuyên-đức nằm về phía đông-bắc đảo Hoàng-Sa sát vĩ-tuyến 17, nên họ đã có thể đã phối-trí tại đây lực-lượng trừ-bị, và hơn nữa trên đảo Hải-Nam còn có một căn-cứ Hải-quân rất lớn và một không-lực hùng-hậu với các phi-cơ MIG 19 và 21 với khoảng cách gần hơn là từ Ðà-nẵng ra. Việc Trung-cộng lấn-chiếm những đảo không có quân trú-phòng của ta trong vùng Hoàng-Sa, đã phải được họ chuẩn-bị và thiết-kế chu đáo từ lâu trước khi tái tuyên-bố chủ-quyền. Trong khi đó việc Hải-quân VNCH phát-hiện sự hiện-diện của họ chỉ có từ khi Tuần-dương-hạm HQ16 được lệnh đến thăm-viếng định-kỳ và chở theo phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I ra thám-sát đảo để dự-kiến việc thiết-lập một phi-đạo ngắn.

Ngay sau khi hoàn-tất nhận lệnh hành-quân, tôi chia Hải-đoàn thành hai phân-đoàn đặc-nhiệm: Phân-đoàn I là nỗ-lực chính gồm Khu-trục-hạm HQ4 và Tuần-dương-hạm HQ5 do Hạm-trưởng Khu-trục-hạm HQ4 chỉ-huy; Phân-đoàn II là nỗ-lực phụ gồm Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 do Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16 chỉ-huy. Nhiệm-vụ là phân-đoàn II giữ nguyên vị-trí trong lòng chảo Hoàng-Sa để tiến về đảo Quang-Hòa vào buổi sáng. Phân-đoàn I khởi hành vào 12:00 đêm đi bọc về phía tây rồi xuống phía nam sẽ có mặt tại nam đảo Quang-Hòa vào 06:00 sáng ngày hôm sau tức là ngày 19 để đổ-bộ biệt-đội hải-kích. Phân-đoàn I phải đi bọc ra phía tây quần-đảo thay vì đi thẩng từ đảo Hoàng-Sa xuống đảo Quang-Hòa là để tránh việc các chiến-hạm Trung-cộng có thể lại vận-chuyển ngăn-chặn đường tiến của chiến-hạm như họ đã làm vào buổi chiều, vả lại việc hải-hành tập-đội về đêm trong vùng có bãi cạn và đá ngầm có thể gây trở-ngại cho các chiến-hạm, nhất là Khu-trục-hạm còn có bồn SONAR (máy dò tiềm-thủy-đĩnh), hy-vọng hải-trình như vậy sẽ tạo được yếu-tố bất ngờ. Hơn nữa về mùa gió đông-bắc, việc đổ-bộ vào phía tây-nam sẽ tránh được sóng biển cho xuồng-bè. Nên ghi-nhận tại điểm này là kể từ năm 1973, toán cố-vấn HQ Hoa-kỳ tại Hạm-đội mà trưởng toán là HQ Ðại-tá Hamn (tên họ) đã nhiều lần yêu-cầu tháo gỡ máy Sonar trên các khu-trục-hạm. Phó Ðề-đốc Nguyễn-thành-Châu (lúc đó còn mang cấp HQ Ðại-tá) Tư-lệnh Hạm-đội đã trao nhiệm-vụ cho tôi thuyết-phục họ giữ máy lại để dùng vào việc huấn-luyện. Mãi đến khi HQ Ðại-tá Nguyễn-xuân-Sơn nhận chức Tư-lệnh Hạm-đội một thời-gian, tôi vẫn tiếp-tục liên-lạc với toán cố-vấn, và sau cùng họ mới bằng lòng giữ máy lại với tính-cách để huấn-luyện. Thực ra một khu-trục-hạm mà thiếu máy thám-xuất tiềm-thủy-đĩnh thì khả-năng tuần-thám và tấn-công sẽ giảm đi nhiều.

Diễn-tiến trận hải-chiến ngày 19 tháng giêng năm 1974
Ðúng 6:00 sáng ngày 19, trời vừa mờ sáng, Phân-đoàn I đã có mặt tại tây-nam đảo Quang-Hòa, thủy-triều lớn, tầm quan-sát trong vòng 1.50 đến non 2.00 hải-lý, trời có ít mây thấp nhưng không mưa, gió đông-bắc thổi nhẹ, biển tương-đối êm tuy có sóng ngầm. Phân-đoàn I tiến sát đảo khoảng hơn 1 hải-lý, Tuần dương-hạm HQ5 nằm gần bờ hơn một chút để thuận-tiện đổ-bộ hải-kích. Hai chiếc Kronstad 271 và 274 bị bất ngờ rõ-rệt nên thấy họ đã vận-chuyển lúng-túng và không thực-hiện được hành-động ngăn-cản như họ đã từng làm vào chiền hôm trước. Tôi cũng bị bất-ngờ là hai chiếc chủ-lực địch lại có mặt cùng một nơi để sẵng-sàng đối đầu mà tôi không phải tìm-kiếm họ, như tôi đã coi họ như là muc-tiêu chính. Họ đã phải luồn ra khỏi khu lòng chảo vào ban đêm, nhưng không hiểu là họ có theo dõi được đuờng tiến-quân của Phân-đoàn I hay không. Vào giờ này thì họ đã phải biết rõ là Tuần-dương-hạm HQ5 là chiến-hạm chỉ-huy của ta và cũng đã phải biết được hỏa-lực của chiếc khu-trục-hạm.
Biệt-đội hải-kích do HQ Ðại-úy Nguyễn-minh-Cảnh chỉ-huy đã được tôi chỉ-thị là không được nổ súng và lên bờ yên-cầu toán quân của họ rời đảo. Trong biệt-đội này có một chiến-sĩ hải-kích Ðỗ-văn-Long và luôn cả HQ Ðại-Úy Nguyễn-minh-Cảnh là những chiến-sĩ đã tham-dự cuộc hành-quân đầu-tiên Trần-hưng-Ðạo 22 (nếu tôi không lầm) cũng do tôi chỉ-huy để xây-cất doanh-trại và đặt quân trú-phòng đầu-tiên trên đảo Nam-Yết thuộc quần-đảo Trường-Sa vào cuối mùa hè năm 1973.

Một lần nữa, khi biệt-đội hải-kích xuồng xuồng cao-su, tôi đích-thân ra cầu thang căn-dặn và nhấn mạnh về việc đổ-bộ mà không được nổ súng, và khi bắt liên-lạc được với họ thì yêu-cầu họ rời khỏi đảo.

Tôi không chắc là cuộc đổ-bộ sẽ thành-công vì quân Trung-cộng trên đảo đã phải tổ-chức bố-phòng cẩn-mật tiếp theo sự thất-bại của họ trên các đảo khác đã nói ở trên, trong khi đó biệt-đội hải-kích lại không có được hỏa-lực chuẩn-bị bãi đổ-bộ. Một lần nữa tôi lại chỉ-thị cho các hạm-trưởng chuẩn-bị để chiến-đấu. Nếu cuộc đổ-bộ thất-bại thì với hỏa-lực của 2 khẩu 76 ly tự-động trên Khu-trục-hạm HQ4, một chiến-hạm chủ-lực của Hải-đoàn đăc-nhiệm, sẽ có đủ khả-năng loại ít nhất là hai chiến-hạm chủ-lực Trung-cộng ra khỏi vòng chiến không mấy khó-khăn, còn quân-bộ của Trung-cộng trên-đảo thì tôi tin chỉ là một mục-tiêu thanh-toán sau cùng. Tôi còn có ý-định là sẽ điều-động chiếc khu-trục-hạm vượt vùng hơi cạn trực-chỉ hướng bắc vào thẳng vùng lòng chảo để tăng-cường cho Phân-đoàn II nếu cần sau khi đã loại xong 2 chiếc Kronstad mà tôi luôn-luôn cho là mục-tiên chính. Tôi rất vững lòng vào hỏa-lực của chiến-hạm chủ-lực vì tôi đã được tường-trình đầy-đủ về khả-năng của hải-pháo 76 ly tự-động khi Khu-trục-hạm này yểm-trợ hải-pháo tại vùng Sa-hùynh trong nhiệm-kỳ hạm-trưởng của HQ Trung-Tá Nguyễn-quang-Tộ.

Biệt-đội hải-kích tiến vào đảo bằng 2 xuồng cao-su, từ chiến-hạm ta, việc quan-sát sự bố-phòng của Trung-cộng trên đảo không được rõ ràng. Các chiến-hạm Trung-cộng cũng không có phản-ứng gì đối với xuồng của hải-kích. Theo báo-cáo của Biệt-đội-trưởng hải-kích thì chiến-sĩ hải-kích Ðỗ-văn-Long là người đầu-tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đã bị hỏa-lực trong bờ bắn tử-thương ngay tại bãi-biển. HQ Trung-Úy Lê-văn-Ðơn (xuất-thân từ bộ-binh) tiến vào để thâu-hồi tử-thi của liệt-sĩ Long cũng lại bị tử-thương ngay gần xuồng nên tử-thi vị sĩ-quan này được thâu-hồi ngay. Việc thất-bại đổ-bộ được báo-cáo ngay về Bộ-Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải và chừng ít phút sau đó (vào khoảng 09:30 sáng) thì đích thân Tư-lệnh HQ VNCH hay Tư-lệnh Vùng I duyên-hải ra lệnh vắn-tắt có hai chữ: "khai-hỏa" bằng bạch-văn cho Hải-đoàn đặc-nhiệm và không có chi-tiết gì khác hơn. Tôi nhận biết được khẩu-lệnh trên băng siêu-tần-số SSB (single side band) không phải là của nhân-viên vô-tuyến mà phải là của cấp Ðô-đốc, nhưng từ đó đến nay tôi vẫn tin rằng là của Tư-lệnh Hải-quân mà tôi đã quen-thuộc giọng nói, nên tôi đã không kiểm-chứng thêm về sau. Tôi trở nên yên-tâm hơn vì khẩu-lệnh khai hỏa đã giải-tỏa trách-nhiệm của tôi ghi trong phần quan-niệm của lệnh hành-quân là tái-chiếm một cách hòa-bình. Tôi đích-thân vào máy siêu-tần-số trình ngay là chưa có thể khai-hỏa được vì phải chờ triệt-thối Biệt-đội hải-kích về chiến-hạm, họ còn trên mặt biển và ở vào vị-thế rất nguy-hiểm. Riêng tử-thi của liệt-sĩ hải-kích Ðỗ-văn-Long tôi lệnh không cho vào lấy vì có thể gây thêm thương-vong. Tôi tin rằng tử-thi của Liệt-sĩ Long sẽ không khó-khăn để thâu-hồi khi toán quân-bộ Trung-cộng được tiêu-diệt sau đợt các chiến-hạm của họ bị loại hoàn-toàn khỏi vòng chiến.

Vào khoảng gần 10:00 giờ sáng, biệt-đội hải-kích được hoàn-tất thu-hồi về Tuần-dương-hạm HQ5 với HQ Trung-Úy Lê-văn-Ðơn tử-thương. Trong khi đó thì tôi chỉ-thị cho các chiến-hạm chuẩn-bị tấn-công, mỗi chiến-hạm tấn-công một chiến-hạm địch, và bám sát địch trong tầm hải-pháo 40 ly (khoảng 3 cây-số), vì loại hải-pháo này có nhịp tác-xạ cao, dễ điều-chỉnh và xoay hướng nhanh hơn. Tôi không tin-tưởng nhiều vào hải-pháo 127 ly và khả-năng điều-khiển chính-xác của nhân-viên vì hải-pháo chỉ có thể tác-xạ từng phát một, nạp đạn nặng-nề và chậm xoay hướng nên tốt hơn là trực-xạ.

Tất cả các chiến-hạm phải cùng khai-hỏa một lúc theo lệnh khai-hỏa của tôi để tạo sự bất ngờ và sẽ gây thiệt-hại trước cho các chiến-hạm Trung-cộng. Vì tầm quan-sát còn rất hạn-chế, nên từ Tuần-dương-hạm HQ5 không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 cũng như hai chiến-hạm khác và hai ngư-thuyền ngụy-trang của Trung-cộng nên tôi không rõ các chiến-hạm này bám-sát các chiến-hạm Trung-cộng được bao nhiêu, nhưng tôi đã tin rằng Phân-đoàn II không có bận tâm về việc đổ-bộ nên có nhiều thì-giờ hơn để thi-hành kế-hoạch tấn-công và sẽ dễ-dàng chế-ngự được hai chiến-hạm phụ của địch cùng hai ngư-thuyền. Riêng Tuần-dương-hạm HQ5 và Khu-trục-hạm HQ4 đã nghiêm-chỉnh thi-hành lệnh. Trước khi ban-hành lệnh khai-hỏa tôi lần nữa hỏi các chiến-hạm đã sẵn-sàng chưa và nhấn-mạnh một lần nữa là phải khai-hỏa đồng-loạt để đạt yếu-tố bất-ngờ. Các hạm-trưởng đích-thân trên máy VRC46 lần-lượt báo-cáo sẵn-sàng. Tôi rất phấn-khởi vì giờ tấn-công hoàn-toàn do tôi tự-do quyết-định, không phải lệ-thuộc vào lệnh của thượng-cấp và vào ý-đồ chiến-thuật của địch. Ðịch lúc này đã tỏ ra không có một ý-định gì cản-trở hay tấn-công chiến-hạm ta.

Hải-quân Ðại-Tá Ðỗ-Kiểm, Tham-mưu-phó hành-quân tại Bộ-Tư-lệnh Hải-quân còn đặc-biệt cho tôi hay là có chiến-hạm bạn ở gần, nhưng với sự hiểu-biết của tôi, tôi không có một chút tin-tưởng gì vào đồng-mình này vì kể từ tháng 2 năm 1972 khi Hoa-Kỳ và Trung-cộng đã chấm-dứt sự thù-nghịch nên Hải-quân của họ sẽ không một lý do gì lại tham-dự vào việc hỗ-trợ Hải-quân Việt-Nam trong vụ tranh-chấp về lãnh-thổ. Họa chăng họ có thể cứu-vớt những người sống-sót nếu các chiến-hạm HQVN lâm-nạn. Nhưng thực-tế cho thấy trong suốt cuộc tìm-kiếm những nhân-viên từ Hộ-tống-hạm HQ10 và các toán đã đổ-bộ lên trấn giữ các đảo đã đào-thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành-động nhân-đạo nào từ phía đồng-minh kể cả của phi-cơ không-tuần.

Khoảng 10:24 sáng thì lệnh khai-hỏa tấn-công được ban-hành và tôi vào trung-tâm chiến-báo trực-tiếp báo cáo bằng máy siêu-tần-số SSB, tôi đã cố ý giữ ống nói sau khi tôi chấm-dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải-pháo cũng được truyền đi trên hệ-thống này. Cuộc khai-hỏa...
bienchet
#45 Posted : Wednesday, December 26, 2007 9:50:14 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (phần 2)


Hải Quân Hà Văn Ngạc
Tác gỉa bài viết


Kết-quả của trận-hải-chiến :


Một cách tổng-quát thì sự thiệt hại của hai đối-thủ được kể như tương-đương trong trận hải-chiến. Mỗi bên bị tổn-thất một chiến-hạm, như đài BBC loan tin vào sáng sớm ngày 20 tháng giêng, phía VNCH là Hộ-tống-hạm HQ10, phía Trung-cộng là chiếc Kronstad 271(được coi là chiến-hạm chỉ-huy) còn một số khác thì chịu một sự hư-hại trung-bình hoặc trên trung-bình. Hai chiếc nhỏ hơn 389 và 396 cùng hai ngư-thuyền ngụy-trang theo tôi ước-lượng chỉ hư-hỏng hơi nặng mà thôi vì tầm hỏa-lực của ta trội hơn. Riêng chiếc Kronstad 271 có thể bị tổn-thất nhiều nhân-viên hơn vì trúng nhiều hải-pháo của Tuần-dương-hạm HQ5 vào thương-tầng kiến-trúc, trong khi đó chiếc 274 thì tổn-thất được coi là nhẹ hơn cả vì chỉ bị tấn-công nhiều bằng đại-liên và ít hải-pháo về sau này. Tuy-nhiên trong các trận hải-chiến thì người ta thường kể về số chiến-hạm bị loại khỏi vòng chiến hơn là số thương-vong về nhân-mạng. Riêng trên Hộ-tống-ham HQ10, theo các nhân-viên đã đào-thoát về được đất liền, thì vị Hạm-trưởng và Hạm-phó đều bị thương-nặng, nhưng Hạm-trưởng đã từ-chối di-tản và quyết ở lại tuẫn-tiết cùng chiến-hạm của mình theo truyền-thống của một sĩ-quan hải-quân và một nhà hàng-hải. Hạm-phó được nhân-viên dìu đào-thoát được nhưng đã phải bỏ mình trên mặt biển vì vết thương quá nặng. Vụ này làm tôi nhớ lại, theo lời kể của các bậc tiên-sinh, thì khi hải-quân Pháp hành-quân trên sông (nếu không lầm thì là Sông Ðáy) một chiến-hạm loại trợ-chiến-hạm (LSSL) hay Giang-pháo-hạm (LSIL) đã bị trúng đạn đài-chỉ-huy, làm tử-thương cả hai hạm-trưởng và hạm-phó cùng một lúc, sĩ-quan cơ-khí đã phải lên thay thế tiếp-tục chỉ-huy. Sau kinh-nghiệm này, hải-quân Pháp không cho hạm-trưởng và hạm-phó có mặt cùng một nơi khi lâm-trận. Cá-nhân tôi lúc đó đã không có chút thì giờ để nhớ tới kinh-nghiệm mà các bậc tiên-sinh đã truyền lại tôi mà áp-dụng.
Một điều lạ là Trung-cộng có đủ khả-năng tuy khiêm-nhượng, vào lúc cuối trận-chiến, vì có thêm tăng-viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy-kích khi lực-lượng ta triệt-thoái, hay xử-dụng hỏa-tiễn hải-hải vì lực-lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu-hiệu của loại vũ-khí này. Tôi cho rằng có thể họ đã bận-tâm vào việc cứu vãn chiếc Kronstad 271 và quân bộ trên đảo Quang-Hòa, hoặc họ đã không nhận được lệnh tấn-công, và chỉ đương-nhiên chống-trả tự-vệ mà thôi. Tôi nhận rằng ước-tính của tôi về phản-ứng của địch đã cao hơn như thực-tế đã xẩy ra. Việc Hải-quân Viêt-Nam khai-hỏa tấn-công sau khi thất-bại đổ-bộ đã tạo cho Trung-cộng có nguyên-cớ vì bị tấn-công mà phải hành-động, nên đã dùng cường-lực cưỡng-chiếm các đảo vào ngày sau.

Theo các quân-nhân trú-phòng trên đảo Hoàng-Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng giêng, Trung-cộng đã huy-động một lưc-lượng hùng-hậu kết -hợp hải-lục-không-quân đổ-bộ tấn-chiếm đảo Hoàng-Sa và các đảo kế-cận mà các chiến-binh hải-quân đang chiếm-giữ. Theo ký-giả Lê-Vinh, một cựu sĩ-quan hải-quân, đã từng đảm-trách chức-vụ thư-ký cũa ủy-ban nghiên-cứu trận hải-chiến cho biết, thì vào thời-gian trận hải-chiến, Hải-quân Hoa-Kỳ đã chuyển cho Hải-quân Việt-Nam một tin-tức về 42 chiến-hạm Trung-cộng với 2 tiềm-thủy-đĩnh đang tiến xuống Hoàng-Sa. Dù nhiều hay ít thì lực-lượng của họ sễ trội hẳn lực-lượng Hải-quân Việt-Nam có thể điều-động tới. Nếu hai chiến-hạm còn lại của Hải-đoàn đặc-nhiệm phải lưu-lại Hoàng-Sa như lệnh ban ra lúc đầu, với khả-năng chiến-đấu đã bị giảm-sút nhiều thì sự bảo-tồn của hai chiến-hạm này rất mong-manh. Thế cho nên phản-lệnh cho hai chiến-hạm phải trở về căn-cứ được kể như là đúng lúc và sát với thực-tế hơn.

Trung-cộng đã bắt giữ tất cả quân-nhân và dân-chính Việt-Nam trên đảo Hoàng-Sa và toán hải-quân đổ-bộ thuộc Khu-trục-hạm HQ4 trên đảo Vĩnh-Lạc (sát phía nam đảo Hoàng-Sa) mà trưởng toán là HQ Trung-Uý Lê-văn-Dũng (sau được vinh-thăng HQ Ðại-Uý tại mặt-trận), làm tù-binh đưa về giam-giữ đầu tiên tại đảo Hải-nam. Riêng ông Kosh là nhân-viên của cơ-quan DAO Hoa-Kỳ tại Ðà-nẵng thì được trao trả cho Hoa-Kỳ sớm nhất tại Hồng-Kông. Còn các nhân-viên Việt đã bị họ nhồi-sọ về chủ-nghĩa của họ trong suốt thời-gian tại Quảng-Ðông, và trao trả về Việt-Nam tại ranh-giới HồngKông và Trung-cộng. Ðô-đốc Tư-lệnh-phó HQ đã được đề-cử đích-thân đến HồngKông tiếp-nhận. Các chiến-sĩ từ Trung-cộng hồi-hương đều được đưa vào Tổng-Y-viện Cộng-Hòa điều-trị về các bệnh-trạng gây ra do các hành-động ngược-đãi trong khi bị giam-cầm trên lục-địa Trung-Hoa.

Thế là cuối cùng thì Việt-Nam Cộng-Hòa đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt-Thiềm phía nam của cả quần-đảo Hoàng-Sa cho tới ngày hôm nay.

Các chiến-sĩ Hải-quân đào-thoát từ Hoàng-Sa, sau nhiều ngày trôi-dạt trên mặt biển, một số đã được chính các tuần-duyên-đĩnh của Hải-quân cứu vớt, một số đã được các thương-thuyền trên hải-trình Singapore HồngKông bắt gặp. Tất cả các chiến-sĩ thoát-hiểm được đưa về diều-trị tại các Tổng-y-viện Duy-Tân (Ðà-nẵng) hay Cộng-Hòa, và còn được Thủ-tướng chính-phủ, các vị Tư-lệnh Quân-đoàn, và các vị Ðô-đốc Hải-quân đến thăm hỏi và úy-lạo.

Công-cuộc chuẩn-bị tái-chiếm Hoàng-Sa

Khi phần thăm-viếng của thượng-cấp kết-thúc, thì tất cả các chiến-hạm bắt tay ngay vào việc sửa-chữa và tái tiếp tế đan-dược đề chuẩn-bị tấn-kích tái-chiếm Hoàng-Sa. Một toán thợ thượng-thặng của Hải-quân công-xưởng cũng đã được điều-động từ Sàigòn ra để phụ-lực với chuyên-viên của Thủy-xưởng Ðà-nẵng. Riêng Tuần-dương-hạm HQ16, tuy không bị hư-hại nhiều trên thượng-tầng kiến-trúc, nhưng các chuyên-viên đã tháo-gỡ được đần viên đạn đã xuyên lủng hầm máy. Viên đạn này là một loại đạn xuyên-phá và không nổ 127 ly của Tuần-dương-hạm HQ5 bị lạc. Kinh-nghiệm cho thấy là loại đầu đạn không nổ nếu trúng nước thì đạn-đạo sẽ thay đổi rất nhiều vì đầu đạn nhọn bị nước làm chuyển hướng đi rất xa. Tin này do đích thân Tư-lệnh phó Hải-quân mang đến cho tôi. Ðó là một điều không may-mắn cho Hải-đoàn đặc-nhiệm Hoàng-Sa, nhưng trong bất cứ một cuộc chiến-tranh nào, sự nhầm-lẫn về mục-tiêu, về bạn và địch, về vị-trí tác-xạ đều đã xẩy ra ít nhất là tại chiến-trường Việt-Nam. Hơn nữa trong cuộc hải-chiến này, Tuần-dương-hạm HQ5 đã tác-xạ cả trăm đại-pháo 127 ly, mà chỉ có một viên bị lạc, nên vẫn còn là điều may-mắn. Việc chiến-hạm bị trúng 1 viên đạn của bạn cộng với việc hai khẩu hải-pháo 76 ly tự-động trên khu-trục-hạm HQ4 đã bị trở-ngại kỹ-thuật ngay từ phút đầu của cuộc chiến, là hai nhược-điểm chiến-thuật mà Hải-quân VNCH chỉ muốn phổ-biến hạn-chế vào đầu năm 1974 là thời điểm, mà nhiều sự phân-tích đáng tin cho rằng Tổng-Thống Nguyễn-văn-Thiệu đã lợi-dụng biến-cố Hoàng-Sa để tránh-né sự chỉ-trích của các phần-tử đối-lập lúc đó đang rất-mạnh.

Sau ít ngày sửa chữa, thì Tuần-dương-hạm HQ16 chỉ đủ khả-năng tự hải-hành về quân-cảng Sàigòn và được đón-tiếp trọng-thể. Khu-trục-hạm HQ4 không sửa chữa tại chỗ được hai khẩu 76 ly tư-động. Tuần-dương-hạm HQ5, sau khi tái tiếp-tế đạn và hàn vá các hư-hại đã cùng HQ6 ra khơi tìm-kiếm các nhân-viên đào-thoát khỏi vùng Hoàng-Sa. Các phi-cơ C130 đã bay lượn trong một vùng duyên-hải hạn-chế để tránh sự hiểu nhầm về hành-động khiêu-khích của Việt-Nam đối với Trung-cộng. Các phi-cơ hướng-dẫn các chiến-hạm xem xét các vật trôi trên mặt biển nhưng vẫn chưa cấp-cứu được nhân-viên nào ngoại trừ vỏ một thùng xăng dự-trữ . Tôi vẫn có mặt trên Tuần-dương-hạm HQ5 để tham-dự cuộc tìm-kiếm. Riêng hộ-tống-hạm HQ10, vì mất liên-lạc nên tôi đã không biết được tình-trạng cuối cùng của chiến-hạm, nhưng chúng tôi vẫn còn một hy-vọng tuy mong-manh là chiến-hạm này chưa chìm hẳn và có thể trôi dạt về phía duyên-hải miền Trung trong mùa gió đông-bắc.

Với Tuần-dương-hạm HQ6 đã có mặt trong vùng và vừa hoàn-tất hộ-tống Tuần-dương-hạm HQ16 từ nửa đường Hoàng-Sa Ðà-nẵng về bến, cộng với HQ17 (Hạm-trưởng HQ Trung-Tá Trần-đình-Trụ) điều-động từ Trường-Sa tới tăng-cường đã kết-hợp với Tuần-dương-hạm HQ5 thành một Hải-đoàn đặc-nhiệm mới với nhiệm-vụ chuẩn-bị tái-chiếm Hoàng-Sa. Mặc dầu nhiều sĩ-quan thâm-niên hơn tôi có mặt tại chỗ, nhưng tôi vẫn được chỉ-định tiếp-tục chỉ-huy. Một cuộc thao-dượt chiến-thuật và thực-tập tác-xạ đã diễn ra trong vòng một ngày tại vùng một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng Cù-lao Chàm phía đông-nam Ðà-nẵng. Sau cuộc thao-dượt, tôi trình bầy kết-quả việc huấn-luyện trong các buổi thuyết trình hành-quân tại Bộ-Tư-lệnh Hải-quân vùng, vẫn được Tư-lệnh-phó Hải-quân chủ-tọa.

Nhưng cuối cùng thì công-cuộc tái-chiếm Hoàng-Sa được hủy-bỏ. Tuy vẫn được tín-nhiệm để chỉ-huy, nhưng tôi tin rằng cuộc phản-kích tái-chiếm sẽ thất-bại ngoại trừ đó là một chiến-thuật thí-quân nằm trong một chiến-lược cao hơn. Với các tuần-dương-hạm cũ-kỹ (WHEC) xử-dụng trong lực-lượng phòng-vệ duyên-hải Hoa-Kỳ (US Coast guard) từ lâu, được trang-bị vào công-tác tuần-tiễu hơn là để chiến-đấu, vừa chạm-chạp và vận-chuyển nặng-nề, nên khó chống trả lại với các chiến-hạm chiến-đấu tối-tân hơn. Loại này chỉ có một hải-pháo 127 ly, còn 2 hải-pháo 40 ly đã được Hải-quân Việt-Nam đặt thêm vào lái tầu là nơi đã được dùng làm sàn đáp trực-thăng.

Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng. Tôi chưa bao giờ thảo-luận hoặc trình bày chi-tiết với bất cứ một ai hay một tổ chức nào, về những yếu-tố đã đưa đến các quyết-định chiến-thuật của tôi trong trận đánh.

Tôi lưu-lại Vùng I duyên-hải chừng hơn một tuần-lễ, đã được cùng Phó Ðề Ðốc Tư-lệnh HQ vùng I Duyên-hải xuất-hiện trên đài chỉ-huy cũng của Tuần-dương-hạm HQ5 để thực-hiện một phóng-sự cho đài truyền-hình quân-đội. Sau đó tôi trở về nhiệm-sở chính tại Sàigòn. Tôi còn được đến phòng thâu-hình của quân-đội cùng các vị hạm-trưởng và một vài hạ-sĩ-quan trưởng pháo-khẩu để trình bầy các chiến-tích. Tuy nhiên tôi không đề-cập nhiều chi-tiết và nhường lời lại nhiều hơn cho các hạm-trưởng vì tôi nghĩ rằng các vị này đáng được đề-cao vì đã đích-thân huy-động tinh-thần nhân-viên và can-dảm trực-tiếp chiến-đấu. Ít lâu sau tôi phải theo học Khóa Chỉ-huy Tham-mưu đặc-biệt tại Long-Bình, đặc-biệt vì khóa gồm nhiều các sĩ-quan đang đảm-trách những vai-trò then-chốt của quân-lực và các đại-đơn-vị. Khi Phó-Ðề-đốc Phụ-tá hành-quân biển của Tư-lệnh-Hải-quân đến thuyết trình tại trường về tổ-chức của Hải-quân Việt-Nam, thì một câu hỏi đầu-tiên của khóa-sinh là về hải-chiến Hoàng-Sa. Ðô-đốc đã chuyển câu hỏi này cho tôi đang ngồi trong hội-trường, quả thật vị này đã trao cho tôi một trái banh khó đỡ. Tôi đáp lại câu hỏi vỏn-vẹn ngay là: Các quí-vị đã nghiên cứu về trận đánh Ấp-Bắc, thì trận hải-chiến Hoàng-Sa cũng gần tương-tự. Sau câu trả lời của tôi thì không một câu hỏi nào về trận Hoàng-Sa được nêu ra thêm. Xin ghi thêm vào nơi này, trận Ấp-Bắc đã làm cho quân-lực bị bất ngờ về chiến-thuật cửa địch, có sự sai lầm về ước-tính tình-báo và nhầm-lẫn về chiến-thuật điều-quân.

Vào những năm tháng cuối cùng của cuộc-chiến Việt-Nam tôi được biệt-phái giữ chức-vụ Phụ-Tá Hải-quân cho Trung-tướng Chỉ-Huy-trưởng Trường Chỉ-huy Tham-mưu Liên-quân đồn-trú tại Long-Bình.

Phần sau trận hải-chiến

Sau trận hải-chiến, Hải-quân được nhiều vinh-danh nhờ trận-chiến đã nêu cao và nối-tiếp được tinh-thần chống bắc-xâm của dân-tộc. Trận hải-chiến được liên-tục ca-ngợi hàng ngày trên các phương-tiện truyền-thông của quân-đội cũng như ngoài dân-sự để thêm vào với: Bình-long anh-dũng, Kontom kiêu-hùng v.v....

Hoàng-Trường-Sa với Việt-Nam là một

Cũng nhờ trận hải-chiến mà phần đông nhân-dân Việt-Nam mới được biết đến phần lãnh-thổ nằm xa vời trong Biển-Ðông mà Hải-quân VNCH từ ngày thành-lập đã âm-thần bảo-vệ và tuần-tiễu.
Nói về trận hải-chiến, dù Hải-quân VNCH giả thử có thắng được trận ngày đầu, thì chúng ta khó lường được sự tổn-thất nếu Hải-quân còn ở lại để cố-thủ Hoàng-Sa. Phó Ðề-Ðốc Chủ-tịch Ủy-Ban nghiên-cứu về trận hải-chiến khi vị này đích thân thăm-viếng Khu-trục-hạm HQ4, khi đang nằm trong ụ lớn sửa chữa đã nói riêng với tôi: thế là vừa đủ, ý của vị này nói là không nên tiếp-tục chiến-đấu thêm ít nhất là vào thời-điểm đó Hải-quân còn phải đảm-nhận nhiều công-tác tiễu-trừ cộng-sản trong đất liền. Ðó là chưa kể việc tấn-chiếm phần còn lại của quần-đảo Hoàng-Sa có thể đã nằm trong các đường lối đi-đêm chiến-lược của các cường-quốc. Tôi nghĩ rằng nếu chiếc khu-trục-hạm HQ4 không bị trở-ngại kỹ-thuật và trận-chiến đã xẩy ra gần như tôi đã dự-liệu và mong-muốn, nghĩa là ta thắng trận đầu, thì cường-lực hải-lục-không quân của chúng huy-động ngày hôm sau không những đủ sức tràn ngập quân trú-phòng và lại còn đủ sức truy-kích Hải-quân VNCH trong một vùng rộng lớn hơn. Tôi đã tin-tưởng rằng Quân-đoàn I/Quân-khu I đã phải đặt trong tình-trạng báo-động đề-phòng sự tấn-công của Trung-cộng ngay sau khi trận hải-chiến diễn ra. Một phi-tuần chiến-đấu-cơ F5 của Sư-đoàn I Không-quân tại Ðà-nẵng đã sẵn-sàng trên phi-đạo nhưng không được lệnh cất cánh từ cấp cao để yểm-trợ cho Hải-quân vì có thể là e-ngại sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến mới, hoặc chỉ hạn-chế trận-chiến tới mức có thể chấp-nhận được trong một thế chính-trị.

Một lần nữa, giả-dụ rằng ta cứ để Trung-cộng có mặt trên đảo Quang-Hòa, trận hải chiến đã không xẩy ra thì chúng ta vẫn có thể tiếp-tục hiện-diện trên đảo Hoàng-Sa, tuy nhiên có thể phải trải thêm quân trên các đảo Cam-Tuyền, Vĩnh-Lạc và Duy-Mộng, để tránh sự lấn-chiếm, cộng thêm là Hải-quân Việt-Nam phải thường-xuyên tuần-tiễu với một hải-đoàn tương-đối mạnh. Nhưng dần dà họ cũng sẽ lấn chiếm theo kế hoạch bành trướng thế lực của họ trong vùng Ðông Nam Á. Có thể Trung-cộng đã trả đũa hay dập theo khuôn-mẫu Việt-Nam Cộng-Hòa khi ta đã đặt quân trú-phòng trên đảo Nam-Yết và Sơn-Ca nằm phía nam và đông cùng trên một vòng-đai san-hô với đảo Thái-Bình, đã bị Trung-Hoa Dân-quốc (Ðài-Loan) chiếm-đóng từ khi Nhật-Bản thua trận đệ-nhị thế-chiến. Người Trung-Hoa dù là lục-địa hay hải-đảo, đã từng nhiều lần tuyên-bố là lãnh-thổ của họ, không những vùng này mà thôi mà cả toàn vùng Hoàng-Sa Trường-Sa. Phải thành-khẩn mà nhận rằng, khi Việt-Nam Cộng-Hòa đặt quân trú-phòng trên các đảo còn bỏ trống trong vùng Trường-Sa như Nam-Yết, Sơn-Ca, Song-Tử-đông, Song-Tử-tây, Trường-Sa v.v.., chúng ta đã không gặp một hành-động đối-kháng về quân-sự nào từ phía Trung-Hoa Dân-quốc hoặc Phi-Luạt-Tân hay Mã-Lai-Á.

Một suy-luận nữa là có thể trận hải-chiến là một cuộc điều-chỉnh sự nhường quyền chiếm-giữ từ một nhược-tiểu đến một cường-quốc theo một chiến-lược hoàn-cầu mà vài cường-quốc đã ngầm thỏa-thuận trước. Chúng ta có thể nhớ lại cuộc tấn-công hùng-hậu của Anh-quốc trong cuộc tranh-chấp đảo Falkland (Nam Mỹ-Châu) vào thập-niên 80, mà Á-căn-đình (Argentina) vẫn luôn coi như lãnh-thổ của họ. Họ đã chiến-đấu mạnh-mẽ trên mặt ngoại-giao và buộc phải chiến-đấu trên mặt quân-sự sau khi ngoại-giao thất-bại. Về mặt quân-sự, họ biết trước là khó chống lại Anh-quốc với lực-lượng khá dồi-dào, nhưng họ đã phải chiến-đấu trong khả-năng của họ, họ biết tự kiềm-chế cường-độ chiến-tranh để giảm-thiểu tổn-thất. Kết-quả là đảo Falkland đã về tay Anh-quốc. Tuy đảo Falkland rộng lớn hơn về diện-tích và nguồn-lợi cũng như dân-số, quân-lực hai đối-thủ đưa vào cuộc đụng-độ hùng-hậu hơn, mức-độ chiến-tranh nặng hơn, nhưng hai trận Falkland và Hoàng-Sa đã gần tương-tự nhau về tính-chất của một cuộc chiến.

Người Pháp, trong chiến-tranh tại Ðông-dương sau 1945, vì chiến-cuộc gia-tăng tại nội-địa, đã phải bỏ-ngỏ hoàn-toàn nhóm đảo Tuyên-đức phía bắc, và bỏ-ngỏ nhóm Nguyệt-thiềm phía nam trong vài năm. Riêng nhóm Tuyên-đức phía bắc đã do Trung-Hoa Dân-quốc cưỡng-chiếm trong ít lâu, nhưng sau đó họ đã phải rút về vì sự thất-trận củu họ trong lục-địa. Về sau, hiệp-định Balê 1954 lại đề ra khu phi-quân-sự dọc theo vĩ-tuyến 17, đã làm cho Việt-Nam Cộng-Hòa đã không thể tích-cực hiện-diện tại nhóm Tuyên-Ðức bắc đảo Hoàng-Sa thuộc nhóm Nguyệt-thiềm.

Xét về sự phòng-thủ, so sánh với đảo Thái-Bình trong vùng Trường-Sa thì thế bố-trí trên đảo Hoàng-Sa của VNCH đã thua kém rất xa, và không thể đủ sức để cố-thủ chống lại một cuộc cường-kích thủy-bộ. Trên đảo không có công-sự nặng, chỉ có khỏang một trung-đội địa-phương-quân với vũ-khí cá-nhân và một vài quan-sát viên khí-tượng. Trong khi đó Ðảo Thái-Bình, khi Nhật chiếm-đóng trong đệ-nhị thế-chiến, họ đã xây-cất nhiều công-sự nặng. Sau này khi Trung-Hoa dân-quốc (Ðài-Loan) chiếm-đóng, chắc-chắn họ đã tăng-cường mọi cơ-cấu phòng-thủ, lại có trang-bị các khẩu đại-pháo chống chiến-hạm, đưa quân-số trú-phòng có thể tới cấp hơn tiểu-đoàn và do một vị Ðại-tá Thủy-quân lục-chiến chỉ-huy.

Ngoài ra việc tuyên-bố chủ-quyền của Trung-cộng trên cả hai quần-đão Hoàng-Sa và Trường-Sa được nhận-xét chỉ diễn ra sau cuộc thăm-viếng Trung-cộng của Ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Kissinger. Ít nhất là Hoa-Kỳ và Trung-cộng đã ngầm có nhiều thỏa-thuận về chiến-lược hay ít nhất cũng đồng-ý là Hoa-kỳ sẽ không can-thiệp vào các hành-động của Trung-cộng trong vùng. Ðối với Việt-Nam Cộng-Hòa, Hoa-Kỳ đã không muốn can-dự vào sự bảo-vệ lãnh-thổ. Trong ngày hải-chiến thì các đối-tác-viên tại Bộ-Tổng-Tham-mưu đã khẳng-định đó là công chuyện riêng của Việt-Nam .

Quan-niệm của Hoa-Kỳ trong việc mở-rộng lưc-lượng Hải-quân chỉ là vừa đủ để hành-quân yểm-trợ hỏa-lực và ngăn-chặn trong vùng sông-ngòi và duyên-hải mà thôi. Cộng-cuộc xây-cất một hệ-thống thám-báo liên-tục từ Bến-Hải đến Vịnh Thái-lan là một công-tác cao, cả về kỹ-thuật lẫn tài-chánh với mục-tiêu duy-nhất là kiểm-soát hữu-hiệu sự xâm-nhập lén-lút bằng đường-biển của cộng-sản Bắc-Việt vào vùng duyên-hải. Việc viện-trợ hai chiếc khu-trục-hạm, vì là loại tấn-công, nên sau 1973 họ đã nhiều lần đòi tháo gỡ máy dò tiềm-thủy-đĩnh như đã trình-bầy, làm như vậy là sẽ giảm khả-năng của loại này một nửa. Vũ-khí tấn-công trên mặt biển và trên không của khu-trục-hạm là hai dàn hải-pháo 76 ly tự-động với nhịp tác-xạ khỏang 60 viên một phút. Với hỏa-lực tấn-công mạnh-mẽ như vậy, Hải-quân Hoa-Kỳ, vào những năm cuối của cuộc chiến, song-song với kế-hoạch rút lui, đã không bỏ sót cơ-hội cắt đứt hay ít nhất cũng trì-hoãn việc tiếp-tế cơ-phận thay-thế cho loại hải-pháo tối-tân này.

Sau trận hải-chiến, để nêu gương hy-sinh của các chiến-sĩ bỏ mình trên đại-dương, Bộ-Tư-lệnh HQ đã có nghiên-cứu một kiến-trúc dự-định xin phép Ðô-thành Saigòn Chợ-lớn xây cất trong khu-vực cột-cờ Thủ-Ngữ bên sông Sàigòn. Riêng Hội-đồng Ðô-thành đã đồng-ý trên nguyên-tắc là sẽ có một đường-phố mang tên Ngụy-văn-Thà. Một buổi lễ kỷ-niệm lần thứ nhất trận hải-chiến Hoàng-Sa đã được tổ-chức vào ngày 19 tháng giêng năm 1975 do Tư-lệnh Hải-quân, Ðề-Ðốc Lâm-ngươn-Tánh chủ-tọa nhưng tôi không được thông-báo để đến tham-dự.

Hàng năm cứ mỗi Tết nguyên-đán đến, dù vào tháng giêng hay không, tôi luôn luôn có ít phút tưởng-niệm dành cho các liệt-sĩ đã hy-sinh và cũng tưởng nhớ tới chiến-sĩ đã anh-dũng cùng tôi chiến-đấu trong trận-hải-chiến Hoàng-Sa, mà số đông đang lưu-lạc trong vùng đất tự-do. Họ là những anh-hùng đã xả-thân để bảo-vệ lãnh-thổ của tiền-nhân xây-dựng từ bao thế-kỷ. Mong rằng tài-liệu này sẽ mang lại niềm hãnh-diện cho toàn-thể các chiến-sĩ Hải-quân đã tham-dự trận đánh mà tôi đã có vinh-dự chỉ-huy.


Dallas, Texas , mùa Xuân Kỷ-Mão
Hà Văn Ngạc


Trang Blog Tổ Quốc Việt Nam của BCh
bienchet
#46 Posted : Wednesday, December 26, 2007 12:11:18 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO


Danh Nhân Nước Việt : Nguyễn Trãi

http://www.freewebtown.c...y/339536/aud-223460.mp3
xin click vào link để nghe toàn văn do giọng đọc Huyền Thoại

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
Bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.

Vừa rồi :

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả,
Chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen,
Nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;

Ta đây :

Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì :

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.

Thế mà :

Trông người, người càng vắng bóng,
Mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cỏi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phất phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Trọn hay :

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh
Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.

Bởi thế :

Thằng nhãi con Tuyên đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng
Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên
Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa
Quân Vân Nam nghi ngờ
khiếp vía mà vỡ mật !
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau
Chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại,
thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kỳ diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

Than ôi !

Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.


Trang Blog Tổ Quốc Việt Nam của BCh
bienchet
#47 Posted : Wednesday, December 26, 2007 12:17:06 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0


Danh Nhân Nước Việt : Nguyễn Trãi
Tiếng Tàu

平吳大告
Bình Ngô đại cáo
Cáo Bình Ngô (Người dịch: Ngô Tất Tố)

代天行化皇上若曰。

蓋聞﹕
仁義之舉,要在安民,
弔伐之師莫先去暴。
惟,我大越之國,
實為文獻之邦。
山川之封域既殊,
南北之風俗亦異。
自趙丁李陳之肇造我國,
與漢唐宋元而各帝一方。
雖強弱時有不同
而豪傑世未常乏。
故劉龔貪功以取敗,
而趙好大以促亡。
唆都既擒於鹹子關,
烏馬又殪於白藤海。
嵇諸往古,
厥有明徵。
頃因胡政之煩苛。
至使人心之怨叛。
狂明伺隙,因以毒我民;
惡黨懷奸,竟以賣我國。
焮蒼生於虐焰,
陷赤子於禍坑。
欺天罔民,詭計蓋千萬狀;
連兵結釁稔惡殆二十年。
敗義傷仁,乾坤幾乎欲息;
重科厚歛,山澤靡有孑遺。
開金場塞冒嵐瘴而斧山淘沙,
採明珠則觸蛟龍而緪腰汆海。
擾民設玄鹿之陷阱,
殄物織翠禽之網羅。
昆虫草木皆不得以遂其生,
鰥寡顛連俱不獲以安其所。
浚生靈之血以潤桀黠之吻牙;
極土木之功以崇公私之廨宇。
州里之征徭重困,
閭閻之杼柚皆空。
決東海之水不足以濯其污,
罄南山之竹不足以書其惡。
神民之所共憤,
天地之所不容。

予﹕
奮跡藍山,
棲身荒野。
念世讎豈可共戴,
誓逆賊難與俱生。
痛心疾首者垂十餘年,
嘗膽臥薪者蓋非一日。
發憤忘食,每研覃韜略之書,
即古驗今,細推究興亡之理。
圖回之志
寤寐不忘。
當義旗初起之時,
正賊勢方張之日。

奈以﹕
人才秋葉,
俊傑晨星。
奔走先後者既乏其人,
謀謨帷幄者又寡其助。
特以救民之念,每鬱鬱而欲東;
故於待賢之車,常汲汲已虛左。

然其﹕
得人之效茫若望洋,
由己之誠甚於拯溺。
憤兇徒之未滅,
念國步之遭迍。
靈山之食盡兼旬,
瑰縣之眾無一旅。
蓋天欲困我以降厥任,
故與益勵志以濟于難。
揭竿為旗,氓隸之徒四集
投醪饗士,父子之兵一心。
以弱制彊,或攻人之不備;
以寡敵眾常設伏以出奇。

卒能﹕
以大義而勝兇殘,
以至仁而易彊暴。
蒲藤之霆驅電掣,
茶麟之竹破灰飛。
士氣以之益增,
軍聲以之大振。
陳智山壽聞風而;褫魄,
李安方政假息以偷生。
乘勝長驅,西京既為我有;
選兵進取,東都盡復舊疆。
寧橋之血成川,流腥萬里;
窣洞之屍積野,遺臭千年。
陳洽賊之腹心,既梟其首;
李亮賊之奸蠹,又暴厥屍。
王通理亂而焚者益焚,
馬瑛救鬥而怒者益怒。
彼智窮而力盡,束手待亡;
我謀伐而心攻,不戰自屈。
謂彼必易心而改慮,
豈意復作孽以速辜。
執一己之見以嫁禍於他人,
貪一時之功以貽笑於天下。
遂靈宣德之狡童,黷兵無厭;
仍命晟昇之懦將,以油救焚。
丁未九月柳昇遂引兵猶邱溫而進,
本年十月木晟又分途自雲南而來。
予前既選兵塞險以摧其鋒,
予後再調兵截路以斷其食。
本月十八日柳昇為我軍所攻,計墜於支稜之野;
本月二十日柳昇又為我軍所敗,身死於馬鞍之山。
二十五日保定伯梁銘陣陷而喪軀,
二十八日尚書李慶計窮而刎首。
我遂迎刃而解,
彼自倒戈相攻。
繼而四面添兵以包圍,
期以十月中旬而殄滅。
爰選貔貅之士,
申命爪牙之臣。
飲象而河水乾,
磨刀而山石鈌。
一鼓而黥刳鱷斷,
再鼓而鳥散麇驚。
決潰蟻於崩堤,
振剛風於稿葉。
都督崔聚膝行而送款,
尚書黃福面縛以就擒。
僵屍塞諒江諒山之途,
戰血赤昌江平灘之水。
風雲為之變色,
日月慘以無光。
其雲南兵為我軍所扼於梨花,自恫疑虛喝而先以破腑;
其沐晟眾聞柳昇為我軍所敗於芹站,遂躪藉奔潰而僅得脫身。
冷溝之血杵漂,江水為之嗚咽;
丹舍之屍山積,野草為之殷紅。
兩路救兵既不旋踵而俱敗,
各城窮寇亦將解甲以出降。
賊首成擒,彼既掉餓虎乞憐之尾;
神武不殺,予亦體上帝孝生之心。
參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散;
總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。
彼既畏死貪生,而修好有誠;
予以全軍為上,而欲民之得息。
非惟謀計之極其深遠,
蓋亦古今之所未見聞。
社稷以之奠安,
山川以之改觀。
乾坤既否而復泰,
日月既晦而復明。
于以開萬世太平之基,
于以雪天地無窮之恥。
是由天地祖宗之靈有
以默相陰佑而致然也!

於戲!
一戎大定,
迄成無兢之功;
四海永清,
誕布維新之誥。

播告遐邇,
咸使聞知。

Trang Blog Tổ Quốc Việt Nam của BCh
bienchet
#48 Posted : Wednesday, December 26, 2007 12:41:26 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Phản ứng của du học sinh Việt Nam về vụ Trường Sa-Hoàng Sa

http://www.freewebtown.c...y/339536/aud-223462.mp3
xin click vào link này để nghe buổi phát thanh

2007.12.26
Hưng Yên, thông tín viên RFA


Câu chuyện Hoàng Sa Trường Sa trong những ngày qua đã gây xôn xao dư luận trong ngoài nước. Sinh viên trong nứơc đã bày tỏ thái độ đối với Trung quốc qua các cuộc biểu tình. Và người Việt hải ngoại cũng gióng lên tiếng nói của mình qua các cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Thế còn sinh viên Việt đang du học nước ngoài thì sao? Phóng viên Hưng Yên của ban Việt ngữ có bài tường trình sau đây, mời quý thính giả theo dõi.


Hàng trăm sinh viên du học biểu tình chung với cộng đồng người Việt trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở London hôm thứ Bảy 21-12-2007. Photo courtesy BBC Vietnamese.

Sau khi Quốc Vụ Viện Trung Quốc tuyên bố thành lập cơ cấu hành chính Tam Sa cấp quận huyện trên đảo Hải Nam để trực tiếp quản lí các quần đảo trên biển Đông trong có 2 quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà theo tên gọi của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trong giới thanh niên sinh viên Việt Nam, mà cụ thể nhất là bốn cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội trong 2 ngày 9 và16 tháng 12 vừa qua.


Lịch sử tranh chấp :

Cách đây 19 năm vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Nghị quyết này được đưa ra sau một tháng từ ngày hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ một số đảo tại quần đảo Trường Sa.

Trong trận hải chiến này ba tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm và 74 lính hải quân Việt Nam đã thiệt mạng. Ngược dòng thời gian vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc cũng đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ chiếm giữ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và 58 binh sĩ của hải quân Việt Nam cộng Hòa cũng đã hi sinh.

Tại thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tức là chính phủ Bắc Việt lại không lên tiếng phản đối. Vào tháng 9 năm 1958 ông Phạm Văn Đồng là Thủ tướng chính phủ Bắc Việt gửi công hàm cho chính phủ Trung Quốc công nhận hải phận 12 hải lí của Trung Quốc.

Nhiều quan điểm cho rằng chính điều này đã đưa chính quyền Việt Nam vào thế kẹt trong việc tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.


Ỷ mạnh hiếp yếu :

Nhiều sinh viên trong nước du học tại Hoa Kỳ rất quan tâm về sự kiện này, hầu hết đều cho rằng việc Trung Quốc thành lập cơ cấu hành chính Tam Sa thể hiện sự bành trướng, ỷ mạnh hiếp yếu của chính quyền Trung Quốc.

Thảo một sinh viên du học tại Houston bày tỏ sự bức xúc về việc này, cô cho rằng vì Trung Quốc cậy thế mạnh đi xâm chiếm các nước nhỏ:

“Thảo rất là bức xúc khi nghe được tin đó. Vì từ trước đến giờ Trường Sa và Hoàng Sa vẫn biết là thuộc địa phận Việt Nam, mà bây giờ không hiểu sao Trung quốc tuyên bố của Trung Quốc. Thảo nghĩ rằng Trung Quốc ỷ lớn xâm chiếm những địa phận nhỏ của các nước xung quanh.”


Hàng trăm sinh viên du học biểu tình chung với cộng đồng người Việt trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở London hôm thứ Bảy 21-12-2007. Photo courtesy BBC Vietnamese.

Cũng là một sinh viên du học, Phương thừa nhận không hiểu nhiều về chính trị nhưng Phương gọi đây là một sự ăn hiếp của Trung Quốc đối với Việt Nam..

“Trung Quốc thể hiện một nước lớn ăn hiếp nước nhỏ lân cận. Họ cố tình muốn lấy hai quần đảo đó mặc dù chưa chính xác là của nước nào.”

Kiều Chi cho biết là một người Việt Nam, cô rất bức xúc khi biết được sự kiện này:

“Khi nghe được tin này thì tất nhiên là mình là người Việt Nam cảm thấy rất là bức xúc, mình nghĩ rằng bất cứ ai là người Việt Nam nên tỏ thái độ chống lại bằng bất cứ hành động nào đó có thể để nói lên tiếng nói của mình.”

Ngoài ý nghĩa quan trọng về quân sự và an ninh của biển đông đối với khu vực, tại đây còn có trữ lượng dầu khí rất lớn và nguồn hải sản đa dạng và phong phú.

Theo một số nguồn tin thì ước tính của Bộ Địa chất và tài nguyên khoáng sản Trung Quốc vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt lên đến gần 18 tỷ tấn so với 13 tỷ của Kuwait ở Trung Đông, và là một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới, giá trị lên đến hàng nghìn tỉ đô la.

Vào những thập niên 80, Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua Kênh Suez và lớn hơn 5 lần lượng tàu qua Kênh đào Panama;gần 20% lượng dầu thô thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông. Hiện nay không chỉ Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa mà còn có 4 quốc gia khác nữa là Phi luật Tân, Mã lai Á, Brunei và Đài Loan


Phản ứng với thái độ Hà Nội?

Phương, một du học sinh tại Houston nhận xét phản ứng của chính quyền Việt Nam chưa cương quyết, mà cô gọi điều đó là rất kỳ, cô nói:

Việt Nam thấy không có cương quyết lắm, chỉ nói là có bằng chứng hai quần đảo đó là của Việt Nam. Nhưng thấy là không cương quyết đâu, em thấy rất là kỳ lắm, không cương quyết lắm.”

Những sinh viên du học tại Hoa Kỳ cho rằng chính quyền Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ toàn vẹn vùng lãnh hải này. Trang khẳng định điều này:

“Điều đó thuộc về những người lãnh đạo thì họ phải có trách nhiệm, họ phải có biện pháp để đấu tranh. Em nghĩ điều đó phải do chính phủ giải quyết.”

Kiều Chi, một người trẻ tuổi đang sống tại Houston cho rằng chính quyền Việt Nam cần phải mạnh dạn hơn trong việc phản đối trực tiếp với Trung Quốc, sữa đổi suy nghĩ và hành động hợp lý hơn cũng như kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế:

“Mình thấy là chính quyền rất là hèn nhát, không có dám nói đại diện cho tất cả người Việt Nam, qua đó người Việt mình khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài nên tỏ thái độ mạnh dạn hơn để làm cho chính quyền thay đổi suy nghĩ và có hành động hợp lý hơn. Bản thân họ tôi nghĩ là họ nên mạnh dạn hơn, bày tỏ thái độ một cách tích cực hơn, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài và mạnh dạn hơn trong việc phản đối trực tiếp với nhà cầm quyền Trung Quốc.”

Đối với Thảo, cô sinh viên này cho rằng chính quyền Việt Nam cần phải đưa vụ việc ra Tòa án quốctế:

“Thảo mong là chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn, chẳng hạn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế để nêu lên tiếng nói của mình, dành lại phần lãnh thổ của mình.”

Thảo cũng chia sẻ nếu Việt Nam nhượng bộ không đưa vấn đề ra tòa án quốc tế thì cô rất thất vọng về chính phủ Việt Nam.

“Nếu mà chính phủ nhượng bộ không đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế để dành lại lãnh thổ của mình thì Thảo rất thất vọng về chính phủ Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam khẳng định, Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thời chúa Nguyễn thế kỷ 17 đến thời vua Gia Long Triều Nguyễn với hơn 30 tư liệu, bản đồ khẳng định 2 quần đảo này thuộc lãnh hải của Việt Nam.

Thế thì tại sao Hoàng Sa và Trường Sa vẫn bị Trung Quốc chiếm đóng? Phải chăng vì Trung Quốc là nước lớn, đông dân, Việt Nam là nước nhỏ, ít dân hơn? Ngày nay có nhiều quốc gia nhỏ bé trên thế giới nhưng không một nước nào dám xâm phạm đến, như đảo quốc Singapore nhỏ bé trong vùng Đông Nam Á chẳng hạn.

Hưng Yên xin rời làn sóng và hẹn quí vị trong chương trình lần tới.

Trang Blog Tổ Quốc Việt Nam của BCh
bienchet
#49 Posted : Wednesday, December 26, 2007 1:30:37 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

http://www.youtube.com/watch?v=YKSyEe5kqsQ&eurl=
Click vao link để nghe những người tuổi trẻ trong nước

Trang Blog Tổ Quốc Việt Nam của BCh
viethoaiphuong
#50 Posted : Wednesday, December 26, 2007 5:45:16 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
chuyển tiếp !!

****************


Văn Tế Anh Hùng Tử Sĩ

34 năm ngày giỗ trận hải chiến Hoàng Sa
Đây Hoàng Sa. Đây Hoàng Sa
Trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử
Bảo vệ quốc gia - Vẹn toàn lãnh thổ
Vinh quang thay - Hải lực Việt oai hùng
Giữa biển khơi, bao chiến sĩ hy sinh
Máu tô thắm dệt thành trang hùng sử
Ba mươi bốn năm xưa
Một ngày rực lửa
Trung Cộng ngang tàng
Xua chiến hạm tính nuốt trôi đảo Việt
Nào Soái Hạm, Trục Lôi, Hộ Tống
Nào Phi Tiễn Đĩnh, nào Hải Vận Hạm chở quân (1)
Tiến ầm ầm, dậy sóng biển Đông
Hải đội xung kích Hải Quân ta
Trực chỉ Hoàng Sa
Quần đảo hoang sơ, ẩn hiện khói sương mờ
Nằm án ngữ nơi bao lơn nước Việt
Lãnh hải xa, bao đời ông cha ta trấn thủ
Bia đá rành rành, văn bản vẫn còn ghi
Thế mà nay, quân xâm lược lăm le
Loài cuồng khấu, ôm giấc mơ Nam tiến
Ta sẵn sàng nghênh chiến
Dù lực lượng lệch chênh
Dàn đội hình quần thảo một phen
Quyết không hổ danh
Hậu duệ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo
Lực lượng ta:
Trần Khánh Dư (Khu Trục Hạm)
Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, (Tuần Dương Hạm)
Nhựt Tảo, (Hộ Tống Hạm) oai phong (2)
Biển động sóng cuồng
Súng gầm khạc lửa
Chiến hạm địch quay cuồng bốc cháy (3)
Bộ Tham Mưu tan xác banh thây
Đô Đốc, Tá, Úy, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên (4)
Thương vong vô số kể
Địch cố thoát vòng vây
Điên cuồng chống trả
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo trúng pháo địch
Lửa cháy bùng thượng từng kiến trúc
Nhiều ổ súng ngả nghiêng
Đài chỉ huy tan nát
Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà (5)
Dáng dấp thư sinh - Chỉ huy quyết liệt
Dạn dầy hải nghiệp - Sói biển phong sương
Bị trọng thương, quyết theo tầu vào lòng biển
Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí
Trọng thương nhưng tinh thần bất khuất
Xin được chết theo tầu
Hạm trưởng lắc đầu:
''Anh phải đi
Xuồng đào thoát cần một vị chỉ huy
Hãy để một mình tôi ở lại''
Ôi khẳng khái
Những anh hùng biển cả
Chiến sĩ Hải Quân oai hùng bắn tới viên đạn cuối
Trước khi chìm vào lòng biển Mẹ mênh mông
32 Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên
đã vị quốc vong thân.
26 mất tích
Ngày hôm nay, 19 tháng Giêng năm 2008
Nhớ ngày các anh em đã xả thân vì Tổ Quốc
Chúng tôi, bạn bè cùng trang lứa
Quân chủng Hải Quân, tình chiến hữu năm xưa
Trước bàn thờ bài vị trang nghiêm
Ba mươi bốn năm ngày giỗ trận
Thắp nén nhang thơm tưởng niệm
Dâng ly rượu lễ chí thành
Cúi mong các bạn hiển linh
Hồn thiêng về đây chứng giám
Xin được nghiêng mình vinh danh
những anh linh tử sĩ oai hùng:

Hải Quân Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà (5)
Hải Quân Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí
Hải Quân Trung Úy Vũ Văn Bang
Trung Úy Cơ Khí Ngô Chí Thành
Trung Úy Cơ Khí Hàng Hải Thương Thuyền
Huỳnh Duy Thạch
Hải Quân Trung Úy Vũ Đình Huân
Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Đông
Hải Quân Thiếu Úy Lê Văn Đơn
Một Hải Quân Thiếu Úy không rõ tên
Hải Quân Thiếu Úy Nguyễn Phúc Xạ
Thượng Sĩ Quản Nội Trưởng Châu
Thượng Sĩ Vận Chuyển Lễ
Trung Sĩ Cơ Khí Nguyễn Tấn Sĩ
Trung Sĩ Thám Xuất Lê Anh Dũng
Trung sĩ Điện Tử Trung
Trung Sĩ Giám Lộ Vương Thương
Trung Sĩ Quản Kho Tuấn
Trung Sĩ Trọng Pháo Nam
Hạ sĩ Vận Chuyển Lê Văn Tây
Hạ Sĩ Trọng Pháo Trứ
Hạ sĩ Trọng Pháo Hùng
Hạ sĩ Giám Lộ Ngô Văn Ơn
Hạ sĩ Vận Chuyển Trứ
Hạ Sĩ Nguyễn Thành Danh
Hạ Sĩ Quản Kho Nguyễn Văn Duyên
Hạ sĩ Đỗ Văn Long
Thủy thủ Trọng Pháo Đức
Thủy thủ Điện Tử Thanh
Thủy thủ Trọng Pháo Thi Văn Sinh
Thủy thủ Trọng Pháo Mến
Thủy thủ Cơ Khí Đinh Hoàng Mai

Và hai mươi sáu chiến hữu Hải Quân mất tích
Nhớ chư linh xưa
Tung hoành dọc ngang - Biển Đông vùng vẫy
Lướt sóng kình ngư - Giữ gìn lãnh hải
Hỡi ơi
Một ngày biển Đông sóng dậy
Hải âu gẫy cánh trùng dương
Các anh đi
Để nhớ để thương
Cho Mẹ, cho Cha, cho vợ, cho con, cho anh. cho em
Cho bạn bè các cấp
Gương tuẫn quốc, muôn đời ghi sử sách
Lòng hy sinh, sáng mãi đến ngàn thu
Trước bàn thờ
Đèn nến lung linh
Hương trầm ngào ngạt
Hồn linh thiêng về chứng giám lòng thành
Con Rồng cháu Lạc hy sinh
Xứng danh Liệt Tổ, Liệt Tông
Tổ Quốc muôn đời ghi nhớ
Cung duy - Thượng hưởng


(Trần Quán Niệm và Phạm Tứ Lang)

(1) Lực lượng HQ địch:
Hộ Tống Hạm Kronstadt 271, hạm trưởng HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy tử trận, Kronstadt 274 hạm trưởng HQ Đại Tá Quan Đức tử trận, chiến hạm này là soái hạm trên có chở Đô Đốc Phương Quang Kinh, Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải của HQ Trung Cộng. Trong trận chiến ông và toàn bộ tham mưu tháp tùng tử trận. Trục Lôi Hạm 389, hạm trưởng HQ Tr/Tá Triệu Quát tử trận, Trục Lôi Hạm 396, hạm trưởng HQ Đại tá Diệp Mạnh Hải tử trận, 4 Phi Tiễn Đỉnh (PTĐ) Komar trang bị hỏa tiễn địa địa, đó là PTĐ 133 hạm trưởng HQ Th/Tá Tôn Quân Anh, PTĐ 137 hạm trưởng HQ Th/Tá Mạc Quang Đại, PTĐ 139 hạm trưởng HQ Th/Tá Tạ Quỳ, PTĐ 145 hạm trưởng HQ Th/Tá Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân.
(2) Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 hạm trưởng HQ Tr/Tá Vũ Hữu San, Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5, hạm trưởng HQ Tr/Tá Phạm Trọng Quỳnh, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 hạm trưởng HQ Tr/tá Lê Văn Thự, Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 hạm trưởng HQ Th/tá Ngụy Văn Thà.
(3) Tổn thất chiến cụ, Kronstadt 274 chìm với toàn bộ SQ Tham Mưu tử thương (liệt kê ở phần (4)) Kronstadt 271 hư hại nặng,ủi bãi, sau đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương. 2 Trục Lôi Hạm 389, 396 hư hại nặng, ủi bãi và sau đó bị phá hủy 4 ngư thuyền chở quân bị chìm, không rõ thiệt hại nhân ma.ng.
(4) Tổn thất nhân mạng, HQ Trung Cộng tử thương 24 Sĩ Quan gồm 1 Đô Đốc, 7 Đại Tá, 7 Trung Tá, 2 Th/Tá, 7 cấp Úy. Số Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên không rõ (ước chừng Các dữ kiện trong (1), (2), (3) dựa theo tài liệu của G/Sư Trần Đại Sĩ, Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của viện Pháp Á thuyết trình về Lịch Sử VN và việc cắt lãnh thổ Ông tìm thấy tên các Sĩ Quan HQ Trung Cộng tử trận, ghi trên mộ bia tại nghĩa trang của Quân Đội Trung Cộng.
(5) cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, khóa 12 Đệ nhất Song Ngư - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 bị chìm, HQ 4, HQ 5, HQ 16 hư hại nhẹ, sau khi sửa chữa đã hoạt động trở lại.
viethoaiphuong
#51 Posted : Wednesday, December 26, 2007 6:16:03 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Những suy tư và trăn trở trước thềm năm mới 2008 !!

VHP
*******************************************




---------- Message transféré ----------
From: "Van Phong LMDCNQVN 2006" <vplmdcnqvn@gmail.com>
To: <Undisclosed-Recipient:;>
Date: Wed, 26 Dec 2007 18:53:56 -0700
Subject: Phai doi CSVN cho phep moi dam dau tranh sao?



Phải đợi CSVN cho phép
chúng ta mới dám đấu tranh sao?




Gửi các Bạn thanh niên, sinh viên, học sinh


Trước nạn xâm lăng của quân Nguyên thế kỷ 13,
vua quan nhà Trần quyết tâm cùng toàn dân chống xâm lăng.
Vua Trần Nhân Tông đã triệu tập Hội Nghị Diên Hồng
để kêu gọi toàn dân cùng tham gia chống giặc.
Nay tình trạng nước nhà bị xâm lăng lại xảy ra:
Trung Quốc xâm lăng Việt Nam.
Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
chẳng những không triệu tập toàn dân chống giặc,
mà người dân nào đứng lên chống xâm lăng
thì bị họ ra tay đàn áp, ngăn cản.
Họ cấm sinh viên, học sinh biểu tình chống Trung Quốc,
Tại sao?
Vì chính họ là kẻ mở cửa đất nước
cho Trung Quốc vào xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải,
qua những công hàm và hiệp định bán nước.

Hiện nay, giặc ngoại xâm Trung Quốc

và giặc nội xâm CSVN đang cấu kết với nhau.

Trước tình trạng bi đát này,

giới thanh niên, sinh viên, học sinh,
rường cột của đất nước,
phải làm gì?
Chẳng lẽ phải đợi họ cho phép
chúng ta mới dám tranh đấu?
Nếu họ chính là kẻ mở cửa cho Trung Quốc vào xâm lăng,
thì ngu gì họ cho phép?
Khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam
và nhiều tổ chức khác như đảng Thăng Tiến, Đảng Dân Chủ Việt Nam,
Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông,
Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam, báo Tự Do Ngôn Luận…
có chờ họ cho phép mới thành lập không?
Bất chấp bị đàn áp và ngăn cản,
Khối 8406 và nhiều tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ khác
vẫn ra đời, vẫn tồn tại
vẫn tranh đấu và hoạt động cho đến hôm nay…
Dẫu biết trước:
tranh đấu… là sẽ bị vùi dập, bị vào tù,
nhưng có phải vì thế
mà Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
đành khoanh tay câm lặng không?
Những tổ chức đấu tranh trên gồm rất nhiều người
tương đối đã lớn tuổi, có nhiều vị đã đến tuổi “cổ lai hy”,
nhưng cũng không thiếu những người còn trẻ
như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
– chỉ ra trường trước các bạn mấy năm thôi –
đã từng tỏ ra thật can cường…
Họ đang là những con người làm nên lịch sử.
Thế còn tuổi trẻ của các bạn?
Các bạn đành chịu thua trí, dũng và lòng yêu nước
của bậc đàn anh sao?
Bọn tay sai tiếp tay cho xâm lược mới chỉ hù dọa
mà các bạn đành chấp nhận bỏ cuộc sao?
Thế thì…
tương lai đất nước sẽ đi về đâu?
Tuổi trẻ mà hèn yếu như thế
thì dân tộc mình chắc là còn phải tiếp tục
chấp nhận sống kiếp nô lệ mãi thôi…
Nhưng cả dân tộc đang hy vọng nơi các bạn,
những người trẻ đã ý thức được
trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc…
Các bậc đàn anh đi trước
và cả dân tộc đau khổ này
đang kỳ vọng vào các bạn,
kỳ vọng rất nhiều!
Các bậc đàn anh ấy như lá vàng sẽ tàn héo…
nhưng trước khi tàn, họ hy vọng có các bạn,
một thế hệ lá xanh khác sẽ mọc ra tiếp nối họ
bảo vệ giang sơn và xây dựng đất nước
cho hùng mạnh và phồn thịnh…
Họ hy vọng các bạn… sẽ anh hùng hơn họ…
Vì con hơn cha, em hơn anh… là nhà có phúc!
Các bạn có anh hùng hơn họ,
thì dân tộc mình mới đúng là có phúc!
Tuy nhiên,
Chỉ có thể là anh hùng
nếu quyết vượt thắng trở ngại…!
Thật vậy:
Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?
(Nguyễn Công Trứ)
Cũng vậy:
Ví phỏng tranh đấu mà được phép
Cần chi đến tuổi trẻ anh hùng?
Ví phỏng biểu tình không đàn áp
Tuổi trẻ lấy chi tỏ anh hùng?
Càng bị đàn áp,
lòng yêu nước và chí khí anh hùng của các bạn
càng được tỏ lộ…
khiến giặc ngoại xâm và nội xâm phải e dè!
Anh hùng cũng cần phải liên đới với nhau
để tồn tại và tiến tới.
Một người lên tiếng, kẻ đàn áp sẽ dập tắt dễ dàng!
Hai người lên tiếng, chúng dập tắt khó hơn!
Ba người lên tiếng, chúng bắt đầu sợ!
Trăm, ngàn, vạn, ức, triệu… người lên tiếng,
Chúng đành phải thua thôi!
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao…
Hãy xác tín rằng:
Bạn có chính nghĩa
khi biểu tình chống ngoại bang xâm lăng!
Chính nghĩa thuộc về các bạn!
Kẻ cản trở các bạn
là kẻ cố tình tiếp tay cho bọn giặc xâm lăng
Họ không có chính nghĩa… họ là những kẻ phản quốc!
Họ có tội trước quốc dân đồng bào!
Chính nghĩa bao giờ cũng sẽ thắng!
Bạn ạ!



Gửi các bạn công an, bộ đội
còn tấm lòng đối với tổ quốc,


Chắc chắn các bạn biết rất rõ
đất nước mình đang bị Trung Quốc xâm lăng
mà kẻ tiếp tay “cõng rắn cắn gà nhà”
chính là đảng Cộng Sản Việt Nam!
Các bạn không cảm thấy nhục nhã xấu hổ
với lương tâm, với gia đình, với bạn bè, với tổ quốc
khi chấp nhận cúi đầu vâng lệnh đảng phản quốc này
đàn áp những thanh niên sinh viên học sinh yêu nước
đang biểu tình để bảo vệ giang sơn sao?
Bạn đành chấp nhận đồng lõa tội phản quốc với họ
để cùng với họ phản bội nhân dân sao?
Bạn không cảm thấy lương tâm cắn rứt sao?
Nếu các thanh niên, sinh viên, học sinh
tỏ chí khí anh hùng,
tỏ lòng yêu đất nước,
muốn bảo vệ giang sơn,
thì lẽ ra bạn phải tiếp tay với họ,
phải ủng hộ họ mới đúng…
Sao bạn lại dập tắt hào khí của họ?
Bạn chưa dám tỏ hào khí của bạn,
thì ít ra bạn hãy để cho họ
được tự do bày tỏ hào khí của họ chứ!
Bạn NHÁT, không sao cả!
nhưng bạn đừng chấp nhận HÈN,
bạn nhé!

Việt Nam, ngày 27/12/2007

Nguyễn Chính Kết

Thành viên Khối 8406, và
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam.

viethoaiphuong
#52 Posted : Wednesday, December 26, 2007 6:29:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
---------- Forwarded message ----------
From: Golden Pen <butvang.golden@gmail.com>
Date: Dec 26, 2007 8:20 PM
Subject: HA NOI HAY NGUNG NGAY KHONG LAM THEM XA LO CHO TRUNG CONG!!!!
To: thuan do <butvang.golden@gmail.com>



(video clip)

http://www.nguoiviet4phu...k=view&id=1930&Itemid=1


viethoaiphuong
#53 Posted : Wednesday, December 26, 2007 6:57:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Quốc nạn Hoàng Sa-Trường Sa

Trách nhiệm thuộc về những ai ?

* cuốn hồi ký có giá trị * những kẻ mắc lỡm * tự chui vào tròng
* nhân dân cần biết cặn kẽ * cuộc đấu tranh chính của năm 2008

Quốc nạn Hoàng sa - Trường Sa đang diễn ra. Trong nước, ngoài nước cùng thức tỉnh. Vì sao ra nông nỗi này ? Làm thế nào để thoát nạn, giành lại đất, biển, đảo, tài nguyên, chủ quyền đã mất ? Nhiều suy nghĩ, lý lẽ, giải pháp được đề xuất. Việc nước không phải của riêng ai. Từ các bậc thức giả, nhà sử học, luật học, văn học đến các nhà báo, nhà bình luận, các bạn trẻ đã vào cuộc. Các cuộc biểu tình và hội luận sôi nổi.
Qua một bài báo trước, tôi đã nêu rõ trách nhiệm của 4 kỳ lãnh đạo của bộ chính trị, từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội X và hiện nay, với các tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và chỉ ra 2 nhân vật nguy hiểm nhất bán mình cho thế lực bành trướng nước lớn và đến nay vẫn còn dùng uy lực chính trị để cưỡng bức đảng cộng sản theo con đường phụ thuộc Bắc kinh, là cựu tổng bí thư Đỗ Mười và cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Theo tôi đó là chìa khóa để hiểu cặn kẽ nguồn gốc của tình hình, hiểu sâu mọi diễn biến cụ thể thường bị che dấu kỹ, tránh sự hiểu biết đại khái chung chung, từ đó nhận ra những ai chịu trách nhiệm, lâp luận được vững chắc.

Một tư liệu có giá trị: Xin giới thiệu với các bạn một tài liệu chúng ta cần đọc kỹ nói riêng về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt nam và Đảng Cộng sản Trung quốc từ 1975 đến 1995, từ mối quan hệ chí cốt, đến rạn nứt và đối kháng và chiến tranh tháng 2-1979 dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc, gắn liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Nam, Việt nam - Cam-bốt, thực tế cũng là cuộc chiến tranh Việt - Trung nữa thông qua lính Khơme Đỏ được Bắc kinh nuôi dưỡng và chỉ huy.
Tài liệu này mang tên ''Hồi Ức và Suy Nghĩ'' của Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Trần Quang Cơ, người cộng tác tin cẩn nhất của bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người sau đại hội VII được cử làm bộ trưởng ngoại giao, nhưng đã từ chối chức vụ ấy, trả lại luôn cả chức uỷ viên trung ương đảng, cũng như chức uỷ viên bộ chính trị được tổng bí thư Đỗ Mười hứa hẹn (!), vì không đồng tình sâu sắc với đường lối đối ngoại phụ thuộc Bắc kinh.
Ông Cơ từng làm đại sứ ở Bangkok, tham dự từ đầu các cuộc đàm phán với phía Mỹ ở Paris, cầm đầu cơ quan CP87 của Bộ ngoại giao chuyên nghiên cứu về Cam-bốt. Ông được giao nghiên cứu về đường lối đối ngoại và đặc biệt là về mối quan hệ Việt nam - Trung quốc từ sau Đại hội VI (1986) đến Đại hội VII (1991) và sau Đại hội VII, đặc biệt là về bình thường hóa quan hệ với Trung quốc. Sau khi tự nguyện rút khỏi trung ương treo ấn từ quan tháng 11-1993, ông nằm nhà cạnh Hồ Tây viết hồi ký và ngẫm nghĩ sự đời.
7 năm sau, Trần Quang Cơ hoàn thành xong tập hồi ký, ông công bố tập '' Hồi Ức và Suy Nghĩ '' vào dịp đầu thế kỷ, ngày 23-1-2001; hơn 2 năm sau, ông lại bổ xung và hoàn chỉnh, công bố ngày 22-5-2003 cùng với Phụ lục 7 trang và Bảng niên đại 12 trang nữa.
Tập hồi ký dài hơn 60 trang, chia ra 20 đoạn, những đoạn lý thú nhất là :
'' Từ chống diệt chủng đến"giải pháp đỏ" ''; ''Thuốc đắng nhưng không dã được tật ''; '' Một sự lựa chọn thiếu khôn ngoan ''; ''Thành Đô là thắng lợi hay thất bại? ''; ''Món nợ Thành Đô''; '' Đại hội VII và cái giá phải trả cho bình thường hóa quan hệ với Trung quốc ''; '' Kết thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang ''. [ trên mạng ''Đối thoại '' hiện có lưu giữ toàn bộ hồi ký này; ở hải ngoại, tạp chí '' Truyền thông '' ở Canada do ông Trần Giao Thủy chủ biên cũng in toàn bộ Hồi ký này trong số Xuân 2005 ].

Những kẻ mắc '' lỡm '': Trong tập Hồi ký, Trần Quang Cơ nhiều lần nhận xét và phê phán những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt nam non nớt về chính trị, nhẹ dạ cả tin đối với những kẻ nuôi đầy tham vọng bành trướng với đất nước ta, ''mắc lỡm'' những tay bợm già Bắc kinh. Với thái độ thẳng thắn ngay thật, ông chỉ rõ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sao mà nhẹ dạ một cách lạ kỳ đến thế, vừa đến Thành Đô, Giang Trạch Dân vừa đưa ra công thức cho Hội đồng Dân tộc Tối cao ở Cambốt là 6+2+2+2+1, ông Linh đã vội xum xoe nhanh nhẩu :'' vâng, cũng được, chúng tôi thấy thế là được !''. 6 là của phía Hun Xen, 2 là của phe Xihanúc, 2 là của phe Son San, 2 là của phe Khơme Đỏ, còn 1 là Xihanúc, đóng vai chủ tọa. Mới 2 tháng trước khi trợ lý bộ trưởng ngoại giao Từ Đôn Tín đưa ra công thức này ở Hànội đã bị trần Quang Cơ bác bỏ và yêu cầu giữ công thức 6+2+2+2 như HunXen đã thỏa thuận, đây là công thức 6 +6, cân bằng cho 2 bên, Việt nam ủng hộ nhóm 6 người của Hun Xen, Trung quốc ủng hộ nhóm 2+2+2 của Xihanúc, Son San và Khơme Đỏ.
Phía Trung quốc chỉ chờ có thế. Họ ghi âm lời Nguyễn Văn Linh và in ra gửi rộng rãi đi khắp nơi, đến Pnom Penh, Vientiane, Bangkok ... mặc dù trước đó họ cam kết đây là cuộc họp tuyệt mật, xa Bắc kinh, ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Để dử Phạm Văn Đồng đến Thành Đô, đại sứ Trung quốc ở Hànội Trương Đức Duy còn nói nửa úp nửa mở rằng ''đồng chí Đặng Tiểu Bình chúng tôi cũng có ý muốn gặp đồng chí Phạm văn Đồng vào dịp này''. Khi ông Đồng đến Thành Đô rồi, họ lờ tịt chuyện này. Họ dử mồi vậy đó.
Một điều xấc xược nữa là họ không nhắc gì đến ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch, ủy viên bộ chính trị phụ trách đối ngoại, trong lời mời đến Thành Đô, cho rằng với cam kết của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng là quá đủ. Họ cũng nghĩ rằng 3 vị này của Việt nam mà đồng ý thì tất Hun Xen phải đồng ý, không ngờ rằng sau vụ Thành Đô, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh đều vấp phải thái độ cứng cỏi của Hun Xen, không cho phép ai mặc cả sau lưng mình.
Theo Trần Quang Cơ, tại Thành Đô, các nhà lãnh đạo Việt nam đã bị ăn quả lừa to tướng, bị dử vào xiếc, bị mắc lỡm to, bị hớ, bị thua thiệt đủ đường.

Cái nhục của giải pháp đỏ: '' Giải pháp đỏ '' là gì ? Là sáng kiến của 3 vị:
Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh. Đỗ Mười và Lê Đức Anh là do tính toán, do mưu đồ liên kết mọi thế lực cộng sản, dù có ít nhiều hơi hướng cộng sản, để trụ lại và tồn tại trong phong ba bão táp. Nguyễn Văn Linh thì do giản đơn, ấu trĩ. Ông ta như người trên trời rơi xuống, ít bản lĩnh, ngả ngiêng, khi được ông Trần Độ tán và thuyết phục, liền hăng máu vịt: '' văn nghệ sỹ, hãy tự cứu, chớ bẻ cong ngòi bút, hãy tự giành lại tự do! '' ; nhưng khi thấy chính quyền cộng sản Balan rung rinh, tường Berlin sập, ông liền hô hoán : đa nguyên là nguy khốn. Đỗ Mười và Lê Đức Anh được Nguyễn Đức Bình và Đào Duy Tùng làm quân sư quạt mo, chủ trương tập họp thật chặt, thật gấp mọi thế lực cộng sản, dù là khơme đỏ, dưới lá cờ lãnh đạo của đảng cộng sản Trung quốc đông đảo có 60 triệu người.
Chính Lê Đức Anh là kẻ mặn mà nhất trong đề xướng và truyền bá '' giải pháp đỏ ''. Trong bộ chính trị, có lần Lê Đức Anh nói: '' mọi lực lượng cộng sản, dù là đỏ, hay hồng, hay cả xanh đi nữa, miễn là cộng sản, đều cần đoàn kết lại ''. Ngày 6-6-1990, Lê Đức Anh mời cơm thân mật đại sứ Trương Đức Duy, không có phiên dịch, nhưng phía Trung quốc ghi âm lén hết, lưu ở biên bản lời nói như sau: '' ở Cambốt Xihanúc chỉ đóng vai trò tượng trưng, còn lực lượng chủ chốt của 2 bên là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot. Trung quốc và Việtnam sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để 2 bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn bình thường. Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi''. Xin ghi kỹ lời nói này.
Chính Lê Đức Anh chỉ thị cho cán bộ ngoại giao và báo chí không dùng 2 chữ '' diệt chủng '' để chỉ bọn Polpot nữa, lại còn ép Hun Xen chấp nhận, nhưng bị Hun Xen phản ứng dữ dội và bác bỏ dứt khoát. Hun Xen còn dạy lại phía Việt nam rằng: nếu bỏ tội diệt chủng của Polpot thì việc bộ đội Việt nam vào Cambốt mất ngay chính nghĩa! Hun Xen cũng bực tức nói rằng ở Thành Đô người ta đã thương lượng sau lưng chúng tôi một cách vô nguyên tắc, vì trước đó các bên đều nhất trí là chuyện nội bộ của Cambốt phải do người Cambốt giải quyết với nhau, không có sự can thiệp của bên ngoài.

Bắc kinh cũng quay lưng lại với '' giải pháp đỏ '': Đỗ Mười và Lê Đức Anh tưởng đâu Bắc kinh sẽ vồ vập lấy ''giải pháp đỏ ''. Hai vị bị tẽn tò. Giang Trạch Dân ranh khôn, đã lặng lẽ để sang một bên con chủ bài ''giai cấp'' tiêu biểu của chủ nghĩa Mác để khoác chiếc áo ''dân tộc'', với ''chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc ''. Đặng, Giang và Hồ Cẩm Đào đã quên khẩu hiệu trung tâm của Mác là ''giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại''. Nay họ chủ trương liên minh giai cấp, hợp tác giai cấp, hài hòa giai cấp. Hàng lọat tư bản đỏ, tư sản mới, chủ ngân hàng mới, tỷ phú mới là đảng viên cộng sản, vào đảng cộng sản, còn vào ban chấp hành trung ương nữa.
Sau khi Liên Xô tan vỡ, Đảng cộng sản Liên xô cáo chung, cuộc đảo chính chống Góocbachốp tháng 8-1991 ở Moscow thất bại, Đỗ Mười và Lê Đức Anh lại xum xoe van xin đảng cộng sản Trung quốc đứng ra làm trụ cột cho phong trào cộng sản quốc tế, làm ông Anh Cả thay cho Liên xô. Trung quốc lại mỉm cười im lặng. Giang Trạch Dân còn dạy khôn cho Đỗ Mười rằng các đảng cộng sản nay đều trưởng thành, tự lập, gắn bó quá với nhau chỉ gây bất lợi, bị các nước phương Tây sẽ e ngại và chống phá.
Cho nên khác với Việt nam, Trung quốc không còn tỏ ra gắn bó chí cốt với ''Cuba xã hội chủ nghĩa'', cũng không quá vồ vập với Hugo Chavez - người hùng chống Mỹ ở Tây bán cầu, lại đi cầu thân với các nước độc tài - dầu lửa ở Tây Phi và Trung đông, mang hàng trăm tỷ Mỹ kim đi đầu tư, giao du thân thiết với các nước độc tài dầu mỏ ở châu Phi và Nam Mỹ.


Chiến lược ''đánh lấn'': Trong Hồi ký của mình, Trần Quang Cơ nhiều lần than phiền về thái độ mù mờ, vô nguyên tắc của các quan chức cao nhất trong cung đình cộng sản ở Hànội, bị dụ dỗ, lừa dối hết keo này đến keo khác, hết công thức '' 6 - 7 '' lép vế đến '' sớm bình thường hóa toàn diện '', '' sớm trở lại hợp tác anh em '', và đặc biệt là '' sớm ký kết những hiệp định về biên giới và lãnh thổ ''.
Từ 1996 đến 2000 khi thương lượng về biên giới Việt - Trung, phía Việt Nam bị lép vế, xỏ mũi, lừa bịp, dụ dỗ, mua chuộc không biết bao nhiêu mà kể.
Những người xưa kia từng khoe khoang hợm hĩnh là có nền ngoại giao tài giỏi, đương đầu trên bàn đàm phán với Pháp, với Mỹ cứng cỏi, khôn khéo, thì trong hơn 4 năm đàm phán với Bắc kinh lại chỉ phơi bày thái độ bạc nhược, co thủ, hèn kém. Trước hết họ bị Bắc kinh dở trò ''đánh lấn'', ngoạm từng miếng một. Bắc kinh đề ra tách việc bàn biên giới trên bộ trước, trên biển tiếp theo, trên đảo sau cùng. Phía Việt nam vâng dạ ngay. Họ ngoạm được chừng 800 cây số vuông trên bộ ngon ơ, gồm cả vùng Ải Nam Quan, thác Bản Dốc, núi Mã Sơn, và hơn 30 điểm khác đều có xê dịch cột mốc từ thời có chiến sự.. Sau đó họ ngoạm miếng thứ 2 to hơn nhiều : hơn 10 ngàn cây số vuông trên biển.Từ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm rồi Nguyễn Dy Niên cho đến thứ trưởng Lê Công Phụng nắm trong tay hồ sơ đàm phán, đều nhận chỉ thị của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, rồi Trần Đức Lương là thương lượng nhanh gọn, vì đã chót hứa hẹn với Giang Trạch Dân là ký xong hiệp định trên bộ trong năm 1999 và hiệp định trên biển trong năm 2000. Có đời thủa nhà ai lại đi cam kết trước về mốc thời gian chứ không phải về nội dung thương lượng! Cho nên cả 2 hiệp định đều ký vội vã, chớp nhoáng đảo nhoàng vào những ngày cuối năm, ngày 30 -12-1999 và ngày 25-12-2000 cho đúng hạn đã chót hứa, chỉ còn 1 ngày và 6 ngày là hết năm. Họ ép từng ngày như vậy đó.
Cách thức thương lượng do Bắc kinh quy định. Nội bộ bàn với nhau ''trên tình anh em''. Không công bố nội dung từng phiên thương lượng. Nghĩa là bàn lén, là đi đêm, sau lưng nhân dân và quân đội 2 nước, sau lưng quốc hội 2 nước, sau lưng công luận thế giới. Không dám làm theo kiểu khi thương lượng với Pháp và Mỹ, mỗi phiên đều có thông báo tỷ mỷ nội dung và kết quả. Họ sợ công luận. Họ sợ báo chí quốc tế. Họ sợ các nhà sử học, địa lý, hải dương học tìm hiểu, chất vấn. Họ sợ những ông nghị khui chuyện. Thế là cả một lô nhà ngoại giao và nhà lãnh đạo lại ''mắc lỡm'', chui vào bẫy bợm già bành trướng, nhẹ dạ, biếu không, dâng hiến họ biết bao của quý của quốc gia, mắc không biết bao nhiêu tội nặng đối với quê cha đất tổ, dù có chém chừng 50 cái đầu Bộ chính trị từ khóa VII đến khóa X này cũng không hết tội.
Mắc lừa cuối cùng là chuyện tranh dành ở các đảo. Bắc kinh hẹn bàn chuyện trên bộ cho xong, sau bàn trên biển, sau cùng sẽ bàn về đảo, nhưng cuối cùng họ qụit, họ chạy làng, họ vênh mặt: xong rồi, khỏi phải bàn, là của ta hết, như thứ trưởng ngoại giao và thủ tướng các người long trọng công nhận. Người quân tử chỉ nói một lần. Quân tử nhất ngôn. Xong. Lại bị mắc quả ''lỡm'', há miệng mắc quai.

Lối thoát duy nhất: Cuối năm 2007, Bắc kinh lên cơn kiêu ngạo. Hơn 10 năm phát triển 2 con số hằng năm. Quốc tế tín nhiệm giao cho đăng cai Đại hội Olympic 2008. Nam bang cộng sản triều cống đều đều. Trước và sau Đại hội đảng, bộ sậu cung đình Hànội đều lên Kinh Bắc thỉnh thị và mật tâu mọi sự, từ đường lối đến nhân sự. Chủ tịch nước định đến thủ đô Washington trước Bắc kinh, thấy đàn anh nhăn mặt, đã vội thay đổi lộ trình.
Trưởng ban tuyên huấn Tô Huy Rứa và bộ trưởng thông tin - viễn thông Lê Doãn Hợp tỏ ra mặn mà đặc biệt với những kinh nghiệm và chỉ dẫn của các bậc đàn anh. Xong kỳ họp quốc hội, phó chủ tịch Tòng Thị Phóng cũng bay ngay lên phương Bắc mật báo mọi sự.
Bắc kinh hiểu rõ nhóm lãnh đạo Nam bang đã chịu tự nguyện thắt chặt mình với cỗ xe của Thiên triều bằng 16 chữ vàng chóe do họ dử : '' Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ''; lại còn thêm 4 điều răn ''4 tốt'' như cho học trò mẫu giáo : ''Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ''. Và những ngày cuối năm, họ chơi bài ngửa :'' Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc trọn về ta''. Cấm cãi !
Lòng yêu nước của 84 triệu con em đất Việt đang được thử thách.
Hãy biến Quốc nạn thành dịp may hiếm có.
Biểu tình liên tiếp, bền gan, ngày càng lớn hơn trước sứ quán và lãnh sự quán Trung hoa. Lôi cuốn ngày càng đông. Và cả trước nhà các lãnh đạo chính của cung đình cộng sản suy tôn bành trướng là thày.
Nhưng gấp hơn, mạnh hơn là buộc nhóm lãnh đạo bộ chính trị phải giải trình rõ ràng tỷ mỷ 2 hiệp định bất bình đẳng trên bộ và trên biển, chịu sự chất vấn và phản biện của nhân dân, đúng theo phương châm do chính họ đề ra: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Họ phải giải trình sớm trước một phiên họp quốc hội công khai, được nhân dân theo dõi chặt và giám sát. Họ phải công bố công khai những tập bản đồ phân định biên giới trên bộ và trên biển, đến nay vẫn giữ kín.
Ngay từ đầu năm 2008, mối quan hệ Việt - Trung phải là chủ đề quan trọng hàng đầu mà lãnh đạo của đảng cộng sản phải trả lời rõ ràng, minh bạch cho nhân dân trong và ngoài nước.Trong việc bàn luận, người Việt nam ta cần đi đến kết luận là giới lãnh đạo phương Bắc là ''anh em, là đồng chí thân thiết của nhân dân Việt nam, là những người cách mạng chân chính'' như bộ chính trị cộng sản thêu dệt, hay họ tỏ ra là những con người mang bản chất bành trướng nước lớn tệ hại. Chính đây là đề tài mà ông Trần Quang Cơ đã nghiền ngẫm suốt hơn 20 năm trời quan hệ và làm việc với họ để đi đến kết luận là mặt chính bản chất của họ là tham lam vô độ, lừa lọc, hiếp đáp và bành trướng, cảnh giác bao nhiêu với họ cũng không vừa.
Con đường giữ gìn an ninh, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc chỉ có thể là con đường trả lại tự do trọn vẹn cho nhân dân, trả lại toàn dân ngay lúc này quyền tự do báo chí, lập hội và bầu cử trong trật tự và luật pháp, hội nhập trọn vẹn với thế giới dân chủ văn minh, thoát nhanh khỏi những thứ hạng thấp kém, dưới hơn một trăm nước về mọi chỉ tiêu cơ bản của thế giới.
Cái đích toàn dân Việt ta sẽ đạt tới trong năm nay là: từ bỏ dứt khoát một lần cho tất cả cái mô hình tệ hại độc quyền đảng trị kiểu Trung quốc, đàn áp dân mình và hiếp đáp các nước láng giếng bé nhỏ hơn mình.
Bùi Tín
Paris 27-12-2007.
viethoaiphuong
#54 Posted : Wednesday, December 26, 2007 9:41:29 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ NGỌN CỜ ĐẠI NGHĨA CỦA DÂN TỘC VIỆT TRƯỚC NHU CẦU VÀ SỨ MẠNG LỊCH SỬ CỦA THỜI ĐẠI


Nguyễn Anh Tuấn (Political Scientist)



Trong thời gian qua, tức ngày 13 và 14.6.2003 một phái đoàn gồm 70 người do một Thứ trưởng ngoại giao CS là Nguyễn đình Bin hướng dẫn đến Hoa Kỳ để thực thi cái mà họ gọi là ‘ Vươn tay ngàn dặm và chiến lược phất cờ hoà giải, làm cho dân đoàn kết nhau hơn’. Phái đoàn này đã gặp dăm ba ‘trí thức hải ngoại’ để loan truyền chính sách của đảng CSVN tại Johns Hopkins University và Ngân Hàng Thế Giới tại Washington DC.


Những đề tài chính được đưa ra thảo luận đều là chiến lược và chính sách của đảng và nhà nước đã quyết định nên phái đoàn chỉ là chiếc loa để phát thanh lại mà thôi. Tất cả những người trong phái đoàn đã lập đi lập lại những gì những người khác muốn họ nói như một cái máy với những bản nhạc đã chơi hoài đến nhàm chán từ nửa thế kỷ nay của Hồ chí Minh và đảng CSVN. Những con người làm nên chính sách quốc gia và nắm vận mệnh của 80 triệu người, và những con người đi thực thi chính sách ấy, đường lối ấy vẫn cai trị Việt Nam như lái một chiếc tầu chập chờn trong sương đêm vì lạc lối (Le Dossier Noir Du Communisme). Tất cả những người làm nên chính sách (policymaking) và những người thực hành chính sách (Implementation) đều đã đánh mất khả năng sáng tạo. Ngày nào họ lăm le cầm súng, và ngày nay (2003) thì tay đầy bạc tiền để vẫy gọi Hào Kiệt Thời Đại Trong Thiên Hạ về giúp đảng tiếp tục thống trị Dân tộc Việt Nam.



Cái cao quý của con người trí thức đâu chỉ căn cứ trên bằng cấp, hay sự thành đạt danh vọng, của cải vật chất mà còn cả đức độ, tâm hồn và nhân cách, nhất là khả năng sáng tạo. Muốn có những giá trị đó, con người phải có tự do, độc lập và ý thức trách nhiệm đối với tha nhân, với quốc gia xã hội và các thế hệ tương lai. Trên căn bản đó mới thấy đảng CSVN không có tương lai vì kềm hãm phát triển trí thức. Họ lãnh đạo đất nước như sống trong rừng xanh mà không biết lối ra. Họ lạc lối vì họ đã và đang chết trên ngụy tín và ảo tưởng. Tôi không trách họ vì họ đã được nhào nặn và uốn nắn trên một định hướng hoàn toàn sai lầm, và đầy ngụy tín của Marx, Engels, Lenine, Stalin, Mao trạch Đông hay Hồ chí Minh. Ngụy tín CS truyền từ người này qua người khác và từ thế hệ này qua thế hệ khác. chính Marx và Engels đã tự thú nhận sai lầm trước khi họ chết. Nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn cố bám lấy sự sai lầm ấy để làm khổ đất nước. Họ đã dìm chết tức tưởi tự do của con người, trí tuệ của con người, đức độ của con người và tâm hồn của con người. Đây là một tội ác vĩ đại của ngụy tín CS và HCM đối với con người.



Văn hoá dân chủ của nước Anh - nơi Marx đã được tự do, đôc lập để ngồi viết Tuyên Ngôn Cộng Sản và Tư Bản Luận (1848-1895) để chửi tư bản Âu Châu, có một câu rất đáng nhớ: ‘Đừng thèm để ý đến hắn sinh ra từ đâu, hắn có bao nhiêu tiền, sự thành đạt của hắn ra sao và hắn học hành tới đâu và địa vị xã hội của hắn nằm ở chỗ nào. Hãy nhìn thật kỹ xem hắn có lương thiện tốt lành như bao người khác không?’ Vì vậy lương thiện và bất lương mới chính là điều chúng ta cần quan tâm cho thời đại và tương lai của dân tộc. Đặc biệt là thành phần lãnh đạo quốc gia mà chỉ biết âm mưu và gian trá thì người dân lương thiện sẽ khó mà sống được.



Trên hành trình tìm kiếm trí thức và kiến thức để xây dựng cách mạng vô sản, Marx đã bỏ quên con người, hay hiểu biết rất lờ mờ về bản chất con người. Khi Marx sống ở Đức, người ta tước đoạt tự do của ông ấy, và Marx đã tìm về Bruxells và Paris, ở đó Marx cũng đã bị cấm đoán. Chỉ đến khi sống tại Anh, nơi Marx đã chửi rủa thậm tệ, lại chính là nơi để Marx sống tự do độc lập, tự do ngồi viết chống tư bản. Như vậy lẽ ra Marx phải biết tôn trọng tự do và độc lập của người khác, ngược lại CS đã nô lệ hoá con người khắp nơi.



Hôm nay phái đoàn ngoại giao CSVN đến đây với những con người Việt Nam quyền cao chức trọng và tiền bạc đầy túi để thảo luận về kinh tế, văn hóa và tài chánh. Buổi thảo luận cho biết đầu tư tại VN đã giảm 44% vào năm 2002 và 33% vào năm 2003. Họ cho biết:’ Dân chúng vẫn nghèo đói và bệnh tật’. Vì thế mục tiêu của đảng CSVN là mời gọi người Việt hải ngoại về đầu tư và kêu gọi ‘chất xám và trí tuệ’ về ‘xây dựng đất nước’. Đảng sẽ chấm dứt cái lạc hậu của người Việt hải ngoại bằng cách đưa sách vở, báo chí trong nước ra cho đọc. Rồi sau đó sẽ đưa các đoàn văn công ra nước ngoài để giúp vui. Đảng sẽ làm sách giáo trình để cộng đồng hải ngoại dậy con em tiếng Việt và văn hóa. Đảng sẽ thành lập quỹ giúp cộng đồng hải ngoại phát triển và kêu gọi cộng đồng, đưa các thiếu niên về nước du lịch để đảng dậy dỗ cho. Đảng muốn dậy cho trẻ em tiếp tục trở thành vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc và chỉ muốn các em trung thành với đảng cộng sản mà thôi hay sao?



Riêng đối với dự luật nhân quyền và hiện tượng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới tại các tiểu bang Hoa Kỳ, đối với CSVN là ‘xúc phạm’ và ‘nổi cộm’ đã làm trở ngại cho bang giao Việt - Mỹ, đó ‘là điều không thể chấp nhận được’. Cuối cùng đảng ra lệnh cho ‘trí thức’ trong và ngoài nước phải cùng với đảng ‘phất cờ hòa giải và và làm cho dân tộc chúng ta đoàn kết nhau hơn’.

Trên làn sóng phát thanh của đài Việt Nam Hải Ngoại phát đi từ Washington DC, chúng tôi và anh Nguyễn Đình Toàn đã tha thiết muốn được đối thoại công khai với những người CSVN, và những người ‘trí thức’ hải ngoại nào đó đang âm thầm tiếp tay với đảng CSVN để thực thi ‘chiến lược phất cờ hòa giải và làm cho dân tộc chúng ta đoàn kết nhau hơn’. Tiếc thay và thảm thương thay, nhân viên phụ trách của đài Việt Nam Hải Ngoại chỉ nhận được những tiếng chửi thề rất tục tằn, rất bẩn thỉu và rất hạ cấp.



Đối với kẻ sĩ hay các sĩ phu thì ‘phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di và uy vũ bất năng khuất’. Nhưng xưa Hồ chí Minh và đảng CSVN đã lấy cường quyền bạo lực để săn đuổi và hãm hại bao sĩ phu của đất Việt. Ngày nay thì dùng bạc tiền danh vọng để nhử trí thức và mời gọi cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản về đầu tư để giúp đảng vững mạnh trên ghế cường quyền và bạo lực. Như người CS đã nói: ‘Đất nước còn nghèo đói, bệnh tật còn nhiều’. Tại sao đảng CSVN không dùng tiền với 3 tỉ đollar của hải ngoại gửi về hàng năm để lo công ăn việc làm cho dân và đào tạo thêm bác sĩ để chữa bệnh cho dân mà đem tiền để thành lập ‘quỹ giúp cộng đồng hải ngoại ?’. Nói như thế mà cũng nói được à? Hải ngọai là chỗ ăn không hết. Còn người dân trong nước thì bao triệu kẻ lần không ra. Đây là một chính sách thiếu thực tế và đây là một hành vi mang tính chất tuyên truyền. (Propaganda) hơn là thực (realism). Muốn cho đất nước bớt nghèo đói thì phải cần tiền của hải ngoại (capital) và chất xám, trí tuệ của hải ngoại (brain power). Trong lúc đảng CSVN lại muốn chỉ sử dụng chất xám của người trí thức như vắt một trái chanh, vắt xong thì quăng đi, hay cho đi cải tạo thì đó là một chính sách lầm lẫn đầy tội ác. Cho đến nay chính sách lầm lạc này chưa có dấu hiệu thay đổi. Tại sao thế? Muốn kéo dài tội ác đến bao giờ?



Khi những kẻ nắm quyền hành chính trị quốc gia (national political power) không tạo được một định hướng cho cho quốc gia (national direction) thì tất cả chính sách sẽ vận hành trên sự mất định hướng đó. Tại sao mất định hướng như thế? Mất định hướng vì chính bản chất của chế độ cộng sản. Đây là một nỗ lực ‘cách mạng’ nhằm phá hủy toàn bộ con người và tất cả giá trị của xã hội cũ, để cổ súy cho triết lý vô thần, cổ súy cho hận thù giai cấp. Khi đã thành công thì chẳng biết làm gì để xây dựng xã hội mới, vì thế ‘cách mạng’ đã trở nên đồi trụy thoái hóa như một chiếc xe không thắng lao vùn vụt xuống hố thẳm tội lỗi và xấu xa. Với một chế độ chính trị chỉ biết khai thác và sử dụng cường quyền bạo lực thì tất cả mầm sống, sinh lực và tiềm lực của con người đã bị kềm chế và tiêu hủy. Khi ấy chất xám và trí tuệ của xã hội sẽ rơi vào hai lối: một là bị hủy diệt, hay tự tàn tạ vì không còn tự do, độc lập và điều kiện tăng trưởng. Hai là trở thành nô lệ hay công cụ của cường quyền bạo lực để trấn áp toàn bộ xã hội còn lại. Vì thế, thân phận của những người trí thức thật thê thảm và nhục nhã như luật sư Nguyễn hữu Thọ trước khi chết đã than thơ với ông Trần Bửu Kiếm như sau: ’Thấy sai mà không được sửa. Thấy tội ác mà không được tránh. Tất cả phải cúi đầu tuân theo lệnh đảng’ (Lê Tùng Minh). Vì vậy trước khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, ông Nguyễn Hữu Thọ đã viết lại một di chúc gửi cho người con trai là Nguyễn Hữu Phước, trong đó có đoạn như sau:



‘Bài học thất bại trong cuộc đời làm cách mạng của cha là bài học chọn lầm lý tưởng CS và chủ nghĩa CS, và sai lầm lớn nhất của cha là tự nguyện trở thành đảng viên CSVN. Nhưng điều đáng lên án nhất là tính cách phục tùng mù quáng đến hèn nhát của cha đối với những mệnh lệnh phi nhân bất nghĩa của tập đoàn lãnh tụ độc tài chuyên chế đã mất hết tình tự dân tộc’ (Lê tùng Minh). Đây là một bài học quá cần thiết cho trí thức muốn hòa giải với đảng CSVN.



Ngày nay thấy phái đoàn ngoại giao của Hà Nội ra hải ngoại để thực thi chính sách ‘Vươn Tay Ngàn Dặm’, chúng tôi muốn được đối thoại với họ về nguyên nhân đưa đến nghèo đói và bệnh tật cho xã hội Việt Nam. Không phải để hơn thua với ai cả mà muốn đóng góp với cộng đồng dân tộc trong nước và hải ngoại, và những tầng lớp tiêu biểu cho chất xám và trí tuệ của VN tại hải ngoại và trong nước để cùng nhau tìm thấy một lối thoát chung cho dân tộc khổ đau và bất hạnh này. Còn đảng CSVN đang đi tìm lối thoát cho họ mà thôi. Tất cả chúng ta đều đã quá ngao ngán vì cảnh khổ đau của dân tộc mà vẫn chẳng làm được gì để giảm thiểu hay chấm dứt sự đau khổ cho toàn dân. Tất cả chỉ bởi cảnh tranh danh đoạt lợi, tranh quyền cướp nước và tranh bá đồ vương mà ra nông nỗi này. Hy vọng chỉ vươn lên khi cảnh này chấm dứt và khi nào dân tộc khổ đau này nắm được sự thật và lẽ phải.



Chiến tranh giai cấp (class war) là nguồn gốc của sự hận thù, bởi vì tất cả những ai không phải là cộng sản thì đều bị họ xếp vào kẻ thù giai cấp (class enemies). Trong đó tất cả những ai có của cải, hay các thành phần tinh hoa, có chất xám và trí tuệ đều là kẻ thù của CS. Nếu CS không hủy diệt thì cũng tìm mọi cách để khai thác trục lợi thật tàn nhẫn để đưa đất nước đến hận thù triền miên như hôm nay. Vì vậy đã đến lúc chính đảng CSVN phải chấm dứt ngay lập tức sự hận thù với ngay dân tộc của họ. Dân tộc vốn là một danh từ trừu tượng. Mối tương giao giữa người và người làm thành dân tộc. Vì thế cứu vãn mối tương giao là cứu vãn xã hội và cứu vãn dân tộc. Kẻ đi réo gọi hận thù trong lòng dân tộc này là HCM và đảng CSVN, còn lại tất cả 80 triệu người đều là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của họ. Không có hận thù giai cấp thì không có chiến tranh giai cấp. Không có chiến tranh giai cấp thì không có cuộc chiến Việt Nam. Và, không có Làn Ranh Quốc Cộng. Đây là một âm mưu nhuộm đỏ Việt Nam và Thế giới của tập đoàn tân thực dân Xô Viết, đã phá tan nền độc lập tự do và thống nhất của Việt Nam vào năm 1945 và 1948. Vì thế mới có bao triệu người phải bỏ nước ra đi để có cộng đồng tỵ nạn hải ngoại hôm nay. Đây là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Đảng CSVN đang có chiến lược phất cờ hòa giải, nhưng cờ này là cờ gỉ? Nếu lá cờ đó là cờ đỏ sao vàng thì chưa nhìn thấy con người đã muốn ù té chạy chối chết, thì làm sao mà hòa với hợp được với ai? Trong lúc cường quyền bạo lực mà lá cờ đỏ sao vàng là hiện thân của nó lại là một ám ảnh hãi hùng đối với dân tộc và đối với cộng đồng hải ngoại. Đây là lá cờ được đảng CSVN gọi là ‘lá cờ của tổ quốc’, nhưng không phục vụ dân tộc, mà phục vụ Quốc Tế Cộng Sản. Và nay thì phục vụ cho quyền lợi ích kỷ cho riêng mình mà thôi.



Khi lá cờ đã dẫn dắt người CSVN đến hận thù thì dẹp bỏ lá cờ đó chắc chắn hận thù sẽ tiêu tan. Đó là điều khó khăn của người CSVN. Muốn chấm dứt hận thù và muốn xây dựng đất nước thì đảng CSVN bắt buộc phải trả ngay tự do, trả ngay lại độc lập và quyền tự quyết cho đất nước và toàn dân Việt Nam. Chế độ chính trị của CS với cường quyền bạo lực đã kềm hãm và tiêu hủy toàn bộ sinh lực của dân tộc Việt. Khi chế độ đó dẹp bỏ cường quyền bạo lực thì chắc chắn dân tộc sẽ hồi sinh để sống lại một đời sống mới tự do hơn độc lấp hơn và hạnh phúc hơn. Bởi vì từ hơn nửa thế kỷ qua, đảng CSVN chỉ nghĩ đến đảng, cho đảng và vì đảng. Đảng khinh bỉ dân tộc lầm than này quá lắm! Trong lúc đảng vừa lầm đường lạc lối, vừa không thể tự mình giải quyết được chuyện xã hội. Trong khi ấy nhân tài của đất nước thì quá nhiều, nhất là cộng đồng hải ngoại, vừa giầu có vừa nhiều tài năng lỗi lạc. Họ sẵn sàng đoàn kết dân tộc và sẵn sàng phục vụ đất nước, nhưng đoàn kết với đảng và phục vụ đảng thì không bao giờ còn nữa đâu. Đảng chỉ là một đảng phái chính trị và đảng không bao giờ đại diện cho toàn thể dân tộc. Cho đảng là dân tộc, là cưỡng từ đoạt lý không chấp nhận được nữa. Dân tộc là dân tộc, dân tộc không phải đảng.



Riêng đối với tầng lớp mà CS gọi là ‘chất xám và trí tuệ’ thì lại càng phải tôn trọng tự do và độc lập của họ. Không có tự do và độc lập, tài năng và giá trị sáng tạo không bao giờ phát triển được. Họ vừa là nền móng căn bản vừa là ánh đuốc soi đường cho xã hội. Từ khi đảng CSVN loại họ ra khỏi sinh hoạt văn hoá, chính trị, xã hội và giáo dục, xã hội đã rơi vào bao thảm hoạ. Đảng CSVN đã đến lúc phải tự biết mình là ai? Nếu đảng còn đủ sáng suốt và tỉnh táo thì họ phải tự nhận ra cái hình ảnh con tàu mà họ đang lèo lái đang chập chờn trong sương đêm vì lạc lối, thì hãy mau mau trao tay lái lại cho dân tộc để tìm kiếm cho ra người lái khác có khả năng đưa nó vào một định hướng mới cho quốc gia và có lợi cho toàn dân, không phải cho đảng. Đã lạc lối mà cứ kéo hết người này đến người khác lên tàu thì chết cả lũ sao?



Nói về giáo dục, đảng CSVN vẫn chưa một lần tìm kiếm cho ra giá trị đích thực của con người là gì để thay thế cái quan niệm của Marx coi con người chỉ là một công cụ sản xuất. Cứ nhìn CS chà đạp con người dân tộc thì đủ thấy họ có coi giá trị nhân bản của con người dân tộc ra gì đâu! Đã biết rằng hiện nay tại hải ngoại có 300,000 chuyên gia và trí thức các nghành. Họ là những triết gia, sử gia, các nhà chính trị học, xã hội học, nhân chủng học, luật học, các khoa học gia, hành chánh gia, quản trị gia, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ và tiến sĩ, nhà văn, nhà báo, học giả, nhạc sĩ và nghệ sĩ...v..v... Tại sao CSVN lại muốn đem sách báo trong nước ra hải ngoại để họ khỏi ‘lạc hậu’? Và lại muốn viết giáo trình học tập văn hoá và tiếng Việt cho con em tại hải ngoại. Trong lúc ấy thì sách và báo hải ngoại lại cấm hẳn không cho vào trong nước. Tại sao họ lại sợ sách báo hải ngoại? Chính xã hội Việt Nam hiện nay đang cần mở rộng cửa để đón nhận những giá trị toàn cầu (global values) do khối người Việt hải ngoại đưa về từ khắp nơi trên thế giới. Đảng CSVN muốn kềm hãm và bưng bít con người và xã hội VN đến bao giờ?



Trong khi ấy, khi nghiên cưú và khảo sát sự phát triển trên thế giới mới thấy xã hội VN hiện nay vẫn nằm vào thời trung cổ, nghĩa là tụt hậu sau thế giới gần 500 năm. Xã hội đó đã đánh mất những giá trị cũ và chưa tìm được những giá trị hiện đại mà Tây phương đã có từ 5 thế kỷ qua. Từ cuộc cải cách tôn giáo (Reformation) của Luther và Calvin đến cuộc cacùh mạng khoa học của Galilei và Newton (Scientific revolution). Từ cách mạng kỹ nghệ (Industrial Revolution) đến thời kỳ ánh sáng (Enlightenment) , sau cùng đến các cuộc cách mạng xã hội (Social revolution) của Pháp vào 1789. Sau đó là hàng loạt các cuộc cải cách xã hội để đi vào tiến trình dân chủ nhắm bảo đảm quyền tự do chính trị cho toàn dân. Tất cả các cuộc cách mạng đều vì con người, cho con người và bởi con người.

Trong khi ấy đảng CSVN và Hồ chí Minh không cần biết gì cả. Cả nhân loại đều tiến bộ vượt bực mà VN thì cho đến nay ‘vẫn nghèo đói và bệnh tật’. Cách mạng CS không xây dựng được gì cả, chỉ đem đến hận thù và đổ vỡ. Tại sao lại ra nông nỗi này? Không có một chính quyền nào trên trái đất này lại khinh bỉ dân, hiếp đáp dân và tàn độc với dân như xã hội VN dưới thời CSVN. Trong khi dân là dân tộc, dân tộc chính là dân. Hiếp đáp dân là hiếp đáp dân tộc. Làm cách mạng hơn nửa thế kỷ và đất nước đã thanh bình gần 30 năm mà xã hội vẫn không gượng dậy được. Đây là lỗi ở hận thù giai cấp. Xã hội càng ngày càng đồi trụy hư hỏng. Kẻ có quyền thì hống hách, bạo tàn, độc ác. Kẻ có tiền thì sống nhầy nhụa trong nhục dục nhảm nhí. Còn lại đa số thì nghèo đói sơ xác và bệnh tật. Trong bối cảnh giáo dục XHCN, đa số tuổi trẻ ngày nay thường sống vất vưởng bơ vơ không định hướng. Hiện tượng đĩ điếm và nghiện hút đang dìm chết tương lai của tuổi trẻ, vì cuộc sống quá khó khăn và bế tắc trên mọi phương diện. Đây là hậu quả tất nhiên do hoàn cảnh kinh tế và đường lối giáo dục XHCN tạo ra.



Tại sao đảng CSVN ‘Vươn tay ngàn dặm’ để lập quỹ giúp cộng đồng hải ngoại’ để lập ‘giáo trình’ giảng dậy tuổi trẻ hải ngoại hay đem thiếu niên hải ngoại về nước để cho đảng CSVN ‘dạy dỗ’? Đảng CSVN đã lạc lối từ văn hoá đến chính trị, từ triết lý đến lịch sử, từ kinh tế đến xã hội và cuối cùng là lạc lối trong giáo dục. Văn hoá, chính trị, luật pháp, lịch sử, triết lý, tôn giáo, kinh tế, xã hội và giáo dục phải vì con người, cho con người và bởi con người. Khi CS đã khinh bỉ dân, hiếp đáp dân và tàn độc phũ phàng với dân đang sống trong vòng tay của đảng và đảng đang hiếp đáp dân tộc thì giờ đây đảng ‘vươn tay ngàn dặm’ ra hải ngoại có ý nghĩa gì? Phải chăng ‘vươn tay ngàn dặm’ ngày nay cũng mang ý nghĩa của bàn tay Miền Bắc vươn vào Miền Nam trước tháng 4, 1975 của đảng CSVN? Tất cả vẫn chỉ là những nỗ lực khai thác trục lợi và âm mưu khống chế toàn khối dân tộc để cho đảng CSVN được sống an toàn và yên ổn trên quyền uy, quyền lực, quyền hành và quyền lợi độc tôn cho riêng họ. Mới ngày nào đây đảng CSVN đã hết lời phỉ báng và lăng nhục khối người Việt tỵ nạn Cộng sản, như họ đã phỉ báng lăng nhục toàn quân và toàn dân Miền Nam trước và sau chiếm được Miền Nam. Rồi ngày nay cũng chính đảng CSVN lại vờ vĩnh gọi cộng đồng tỵ nạn CS này là ‘Khúc ruột thắm thiết’. Đây là một âm mưu để khai thác, trục lợi; tuyệt nhiên không phải một chính sách quốc gia nghiêm chỉnh và thành thật. Đã đến lúc chúng ta cần phân biệt chính sách của đảng (party policy). Khác hẳn với chính sách quốc gia (national policy). Như vậy ‘chiến lược phất cờ hoà giải’ là chính sách của đảng, cho đảng và vì đảng mà thôi.



Tình trạng đất nước hiện nay rất lâm nguy vì lạc lối mà đảng CSVN thì không cần biết sự lâm nguy này của dân tộc. Họ chỉ ưu tư tới địa vị của đảng mà thôi. Vì thế chiến lược phất ngọn cờ hoà giải không phải đảng muốn thật sự đoàn kết dân tộc mà đoàn kết với đảng mới là quan trọng. Đảng sẽ hoà giải với bất cứ ai nếu họ giúp đảng củng cố địa vị độc tôn của đảng. Đảng càng vững mạnh thì dân càng khốn khổ. Đảng phải chết thì dân mới thoát khổ được mà thôi. Dân tộc với đảng là hai con đường nghịch chiều.

Do đó tất cả những ai thực sự muốn hòa hợp hòa giải dân tộc thì hãy coi chừng đảng - bởi vì dân tộc có chia rẽ thì đảng mới đứng vững được. Dân tộc mà có hòa hợp hòa giải thực sự thì đảng phải ra đi - đảng đâu muốn thế. Nên luôn luôn đảng tìm mọi cách để làm cho dân tộc càng chia rẽ nhiều thì đảng càng mừng chừng ấy. Khi đảng kêu gọi đoàn kết dân tộc thì phải hiểu đảng là dân tộc. Đoàn kết với đảng tức là đoàn kết với dân tộc rồi. Khi đảng tuyên bố ‘phất ngọn cờ hòa giải để làm cho dân tộc ta đoàn kết nhau hơn’. Điều đó có nghĩa rằng hòa giải với ngọn cờ đỏ sao vàng do đảng đang phất lên. Một khi trong và ngoài ngước đã đứng dưới lá cờ đó thì đó mới thực sự là dân tộc được đoàn kết theo quan niệm của đảng. Đây là bộ mặt quỷ quyệt của đảng CSVN được che dấu dưới nhãn hiệu ‘hòa giải’.



Sau cùng đảng CSVN vẫn nhìn luật nhân quyền và hiện tượng treo cờ vàng ba sọc đỏ khắp nơi tại các tiểu bang Hoa Kỳ là một ‘xúc phạm’ và’ không thể chấp nhận được’. Tại sao dự luật nhân quyền lại làm đảng lo sợ, phẫn chí? Á thì ra thế đấy. Khi nhân quyền được tôn trọng, thì đảng mất đi cái quyền hiếp đáp dân tộc, chà đạp dân tộc và tàn độc phũ phàng với dân tộc. Từ sự thật đó mới chỉ cho chúng ta thấy một sự thật thê thảm trong thực tế xã hội và lịch sử Việt Nam. SỰ THẬT ĐÓ LÀ ĐẢNG CSVN LUÔN LUÔN ĐỨNG TRÊN DÂN TỘC VÀ ĐỨNG TRÊN CẢ TỔ QUỐC VIỆT NAM. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua (1945 - 2003) ĐẢNG CSVN VÀ HỒ CHÍ MINH ĐÃ KHAI THÁC TRỤC LỢI THẬT LẠNH LÙNG TÀN NHẪN TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM - bởi vì HIẾP ĐÁP ANH EM VÀ HIẾP ĐÁP NGƯỜI DÂN CHÍNH LÀ HIẾP ĐÁP DÂN TỘC. NGƯỢC LẠI TÔN TRỌNG ANH EM VÀ TÔN TRỌNG NGƯỜI DÂN CHÍNH LÀ TÔN TRỌNG DÂN TỘC. KHÔNG CÓ ANH EM VÀ KHÔNG CÓ NGƯỜI DÂN THÌ KHÔNG CÓ DÂN TỘC, hay hai chữ DÂN TỘC KHÔNG CÓ NGHĨA GÌ CẢ - bởi vì dân tộc vốn là một danh từ trừu tượng, nhưng dân tộc trở thành một thực thể xã hội khi mối tương quan liên hệ giữa người và người được thiết lập. Mối tương quan này đặt trên nền tảng nào? Có phải nó được thiết lập trên sự hiểu biết cảm thông, lòng bao dung độ lượng, tình yêu, công lý và luân lý đạo đức - hay nó được thiết lập nên từ những độc ác phũ phàng, bạo động, lật lọng, dối trá, bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất tín? HCM và đảng CSVN đã xây dựng mối tương quan liên hệ với hàng ngũ dân tộc của họ trên nền tảng nào? Bởi vì nếu mối tương quan liên hệ đó có sự cảm thông, có lòng trắc ẩn bao dung, có luân lý đạo đức và công lý thì dân tộc này đâu có tan tác, tơi tả buồn bã như ngày hôm nay. Khi những con người nắm quyền uy, quyền lực và quyền hành quốc gia không dùng CON ĐƯỜNG NHÂN NGHĨA để AN DÂN; đã không an được dân mà lại còn hiếp đáp dân, độc ác tàn tệ với dân thì đúng họ là kẻ PHẢN BỘI DÂN TỘC, hay họ chỉ là LŨ BỘI TÌNH của dân tộc.



Hồ chí Minh và đảng CSVN đều biết không dựa vào dân thì làm sao họ sống được. Dân chính là nguồn sống của họ. Nhưng cũng chính HCM và đảng CSVN sau khi nhờ dân để nắm trọn quyền lực quốc gia lại quay qua lạnh lùng hiếp đáp và hành hạ dân đủ điều. Truyền thống chính trị của Hùng Gia Đại Việt từ ngàn xưa để lại thường dặn dò những người đi chăn dân giữ nước phải biết tôn trọng Đức Hiếu Sinh, nghĩa là quý sự sống và mạng sống của muôn dân. Ngày nay HCM và đảng CSVN coi mạng sống và sự sống của muôn dân như cỏ rác - nên ngày nay dân có quay lưng với HCM và đảng CSVN thì cũng là điều dễ hiểu và khi ấy đảng phải chết.



Đảng CSVN bơi lội trong dân như những con cá bơi trong hồ nước. Nếu hồ nước bị tát cạn thì bày cá sống vào đâu? Hình ảnh đất nước VN do đảng CSVN lèo lái như ‘chiếc tàu chập chờn lạc lối trong sương đêm’. Vì thế đảng CSVN không còn lựa chọn nào khác là hãy làm cho con tàu dừng lại, bời vì con tàu đó còn cưu mang gần 80 triệu sinh mạng trên đó. Nghĩa là đã đến lúc đảng CSVN phải can đảm thú nhận sự lạc lối lầm đường đó và trao lại tay lái cho cộng đồng dân tộc để họ xác định lại con đường để đi tới cho tương lai. Nhu cầu cấp thiết của lịch sử, là thay đổi tầng lớp lãnh đạo quốc gia kém cỏi, độc tài và bất lương hiện nay, bằng lớp người lãnh đạo mới có đủ tài năng và đức độ qua một tiến trình dân chủ thực sự. Thay vì sợ hãi và phẫn chí vì dự luật nhân quyền thì hãy thực thi những điều căn bản nhất: tôn trọng tự do, độc lập, tài sản, tính mạng và quyền tự do chính trị của toàn dân. Đó là ý định chủ hướng mới của con tàu.



Lá cờ treo trên con tàu ngày nay là LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ: Cờ Đại Nghĩa của dân tộc. Tuy nhiên hiện tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới tại các tiểu bang Hoa Kỳ - đối với đảng CSVN là một ‘xúc phạm’ và ‘không thể chấp nhận được’. Đối với đảng CS thì cờ đỏ sao vàng là lá cờ ‘chiến thắng’ nên họ vẫn muốn sử dụng lá cờ đó để ‘ phất cờ hòa giải’. Lời nói của người CS phải chăng muốn ngụ ý rằng chỉ có lá cờ đỏ sao vàng mới có thể làm cho dân tộc VN đoàn kết nhau hơn? Không, ngàn lần không và vạn lần không - bởi vì lá cờ đó chỉ là đảng kỳ, cờ của Mặt Trận Việt Minh, tiền thân của đảng CSVN (Party flag). Đảng CSVN đã sử dụng lá cờ của họ để cướp chính quyền VN vào tháng 8, 1945 và sau 30.4.1975 thì cưỡng chiếm luôn Miền Nam. Đối với đại khối dân tộc VN thì lá cờ đỏ sao vàng cũng như cờ đỏ búa liêm là một biểu tượng về một tai nạn khủng khiếp trong lịch sử Việt nam (1945- 2003). Xin phân định giữa dân tộc VN và đảng CSVN đúng là hai con đường nghịch chiều. Đảng càng chiến thắng thì dân tộc càng đau khổ. Sự thành công, thành danh và thành đạt của đảng hoàn toàn xây trên sự mất mát của dân tộc, sự nhục nhã của dân tộc và sự đổ vỡ thảm khốc của dân tộc này. Chính lá cờ đó là nguyên nhân của sự bất hòa, nguyên nhân của mọi hận thù và nguyên nhân đã đem đến muôn vàn cái chết đắng cay cho dân tộc VN. Truyền thống chính trị chăn dân giữ nước từ ngàn xưa của Hùng Gia Đại Việt muôn đời không chấp nhận lá cờ đầy cường quyền bạo lực ấy của đảng CSVN, khi họ đã chà đạp lên hồn non nước và đạo lý của tổ tiên và tiền nhân. Làm sao dân tộc này có thể đem cờ của Ngụy Triều cộng sản đã phản bội quê hương để cho hàng ngũ Chính Thống phải phục tùng suy tôn nó? Đó là cái nghịch lý của lịch sử không ai chấp nhận được.



Ngược lại lá cờ vàng ba sọc đỏ có thể được đảng CSVN coi là ‘cờ của ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân’ tại Miền Nam Việt nam. Đó cũng là một hành vi cưỡng từ đoạt lý - bởi vì lá cờ này đã có trước khi nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam ra đời. Cớ gì mà gọi đó là ’cờ của ngụy quân ngụy quyền’ miền Nam ? Sự thật đó là lá cờ mang biểu tượng của một nước Việt Nam độc lập, tự do và thống nhất từ 1948. Đây mới chính là lá cờ của một quốc gia Việt Nam (National Flag) để phân biệt với đảng kỳ của một đảng phái chính trị (political Party Flag), dù đó là đảng Cộng Sản (Communist Party Flag). Chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã đưa ngọn cờ đỏ búa liềm của quốc tế cộng sản từ Moscow về để vạch ra làn ranh quốc cộng và gây ra cuộc chiến thảm khốc cho đất nước. Họ lạnh lùng vùi dập và phỉ báng HỒN NON NƯỚC mà biểu tượng chính là Lá Quốc Kỳ NỀN VÀNG BA SỌC ĐỎ. Ngược lại, toàn quân và toàn dân Miền Nam Việt Nam, dù phải đối đầu với muôn vàn cái chết đắng cay, vẫn muôn đời trung thành với Lá Quốc Kỳ linh thiêng đó, để cùng chịu chung với HỒN NON NƯỚC những thăng trầm tủi nhục và đắng cay - Cũng như chiến đấu vô cùng anh dũng trong cô đơn dưới lá Quốc Kỳ đó. Chính Tổng thống Nixon đã nói: ’Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Toàn Dân Miền Nam Việt Nam đã thắng oanh liệt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đã thua nhục nhã trong hòa bình vì thái độ vô trách nhiệm của một số dân biểu, nghị sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, giới truyền thông, tầng lớp trí thức Tây phương và Hoa Kỳ, cũng như phong trào phản chiến khắp nơi’. (No more Vietnams). Hình như không có một gia đình nào tại Miền Nam Việt Nam mà không có một hay hai người con thân yêu của họ đã gục chết dưới lá Quốc Kỳ đó. Chính những anh hồn tử sĩ ấy sẽ làm cho hồn non nước trên lá cờ Đại Nghĩa hôm nay linh thiêng hơn và màu nhiệm hơn trong sứ mạng lịch sử của thời đại, là làm cho dân tộc khổ đau này sống lại trong vinh quang.



Trong cuốn Con Rồng Việt Nam của Hoàng Đế Bảo Đại có ghi vào ngày 5-6-1948 trong Hiệp Ước Vịnh Hạ Long. Trước mặt Hoàng Đế Bảo Đại. Ông Bollaert nói:



‘Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, được tự do thực hiện nền thống nhất của mình gồm Nam Kỳ, Trung kỳ và Bắc Kỳ’.



Ngày 2.6.1948, chính phủ Nguyễn văn Xuân công bố bản quốc ca và quốc kỳ Việt Nam : Ba vạch đỏ song song tượng trưng cho ba Kỳ (Bắc-Trung- Nam), trên nền vàng là màu của hoàng gia (trang 317).

Trong khi ấy, đối với nước Pháp, Hoàng Đế Bảo Đại giữ căn nguyên chính thống của ngôi Thiên Tử, Ngài nói: ‘Vị trí chính thống này, có lẽ chỉ mình tôi cảm thấy... Hồ chí Minh thì ý thức được rõ rệt được sự chính thống ấy... lúc nào ông cũng muốn khoác cho mình, nhưng chẳng bao giờ có được, mặc dù tôi không quan tâm tới vấn đề phục hưng ngôi vua. (CRVN trang 311 - 324).



Giá trị chính thống sẽ được toàn dân tôn trọng và nghe theo nếu những người nắm quyền uy chính trị quốc gia không đi ngược lại quyền lợi của dân, nhất là truyền thống chính trị của Hùng Gia và Đại Việt. Đó là nến móng căn bản để chúng ta phân biệt giữa chính thống và ngụy triều. Theo quan niệm của Hoàng Đế Bảo Đại thì: ‘Trên lãnh vực quốc gia, một thể chế cho đất nước phải phù hợp với lòng dân là một vấn đề quan trọng. Danh dự của tổ quốc, buộc chúng ta phải hành động sao cho xứng đáng để được nước ngoài trông vào thấy bộ mặt thực sự của Việt Nam, biết tôn trọng trật tự và tôn trọng công lý. Quyền năng chính trị dù tốt đẹp đến mấy, cũng không có nghĩa lý gì, nếu không đem lại kết quả nào trên toàn quốc, người dân còn phải ăn đói, và không đủ quần áo che thân’.( CRVN) trang 365). Đây mới đúng hướng đi của NGỌN CỜ ĐẠI NGHĨA..



Từ hơn nửa thế kỷ qua, biết bao nhiêu nhà ái quốc đã đứng chung với Mặt Trận Việt Minh và lá cờ đỏ sao vàng vì tưởng HCM và Đảng Lao Động thực tâm lãnh đạo kháng chiến dành độc lập, nhưng tất cả đã bị HCM và đảng CSVN phản bội. Ngay cả Hoàng Đế Bảo Đại cũng đã hy sinh cả ngai vàng để hy vọng cùng HCM và đảng Lao Động củng cố nền thống nhất do Nhật trao lại 1945. Ngài đã tâm sự: ‘Tôi đã trao quyền và đứng chung với hàng ngũ của họ, chính là để góp phần kiến tạo nền độc lập thống nhất của VN, và để tránh cho dân tộc tôi nội chiến tương tàn. Việt Minh vì lý do làm tay sai cho CS đã phản lại hy vọng của chúng tôi’.



Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam VN, vào năm 1979 Hoàng Đế Bảo Đại trong kiếp sống cô đơn buồn bã tại Paris đã ngước nhìn lại quê hương dưới lá cờ đỏ sao vàng và ngài buồn bã nói: ‘Đây là một dân tộc đã bị hướng dẫn lầm lạc bởi bọn chăn cừu kém cỏi’... Hỏi dân tộc VN đã được lợi lộc những gì. Đã mất cả tự do, lại bị kết án lưu đày, đuổi ra khỏi quê hương đất tổ...’. Còn quê hương, ngài nói tiếp: ‘Máu đã đổ, tang tóc đã đầy, đớn đau, hận thù 30 năm càng đào hố thêm sâu sắc... Trên bình diện luân lý, triết lý của CS quả là độc hại, bởi nguyên lý CS đưa đến sự phá sản về nền móng luân thường đạo lý, mà nước VN đã dày công xây dựng trong suốt 20 thế kỷ qua’. (CRVN trang 561).

Ngày nay, để chứng minh về giá trị chính thống của cờ vàng ba sọc đỏ, chúng tôi phải dở lại từng trang sử cũ để nhìn lại những con người đã khai sinh ra lá cờ đó. Hình ảnh của các nhà ái quốc Việt Nam đã bị HCM và CS hãm hại và hình ảnh của một đấng quân vương của đất Việt vào thế kỷ XX làm tôi ứa nước mắt. Trời ạ! Sao dân tộc này khổ đau đến như thế? Sợi dây oan nghiệt này bởi đâu mà ra. làm sao thời đại này giải cho xong cái sợi dây oan nghiệt đó, khi đảng CSVN không bao giờ muốn dân tộc này đoàn kết cả. Tất cả nỗ lực đêm ngày của họ là tiếp tục xé nát dân tộc này ra từng mảnh. Họ vẫn xúi con bỏ cha, vợ bỏ chống, tôn giáo này chống tôn giáo khác, xúi người quốc nội chống người hải ngoại. Bất cứ chỗ nào có dấu hiệu đoàn kết dân tộc là đảng cho người tới để mua chuộc, xúi siểm, đe dọa, phao tin thất thiệt để đừng ai tin ai nữa.



Cả một dân tộc lúc nào cũng mấp mé bên bờ vực thẳm mà đảng thì vẫn lạnh lùng chai đá như những kẻ không tim, không óc. Ngược lại với những thái độ của đảng CS, một bậc đế vương đang sống trong cô quạnh, đơn côi vời vợi trong chốn lưu đày nơi đất lạ vẫn muôn đời một lòng một dạ với quê hương và dân tộc của ông - người đó chính là Hoàng Đế Bảo Đại, và ngài đã thở than: ‘Sự u sầu cô thân chích ảnh. Trong thời gian đó, tim tôi không ngớt đập cùng một nhịp tim với các đồng bào khác đang sống trong lo âu khắc khoải. Tự đặt mình vào hoàn cảnh họ, tất cả tư tưởng của tôi đều hướng về họ, nuôi chung một nguyện cầu hay niềm hy vọng. (Paris tháng 7.1979).



Và người viết lên bản văn này cũng chỉ là một người dân như bao triệu người dân VN khác. Hôm nay vì sự thật và lẽ phải mà viết. Và đây là một con người như Lý Đông A đã tiên tri thửa nào:



Từ chiến tranh đau khổ và nghèo đói

Từ lam lũ và cheo leo

Từ những phản tỉnh thâm uyên

Từ những thử thách kinh hoàng

Từ những cơn lốc...



... Chúng tôi ra đời và lớn dậy hôm nay để nói với những con người đang cầm cờ đỏ sao vàng để ‘phất cờ hòa giải’: tại hải ngoại hôm nay, đúng như một giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Sử Học Hà Nội đã viết ra mới đây về ngọn cờ đỏ này: ‘Ngọn cờ đã rũ, cờ tang. Tư tưởng HCM đã cáo chung cùng xác ướp của ông ta, và đã đến lúc phải đem thiêu đi rồi. Thiêu xác HCM cùng với thiêu xác Xã Hội Chủ Nghĩa là yêu cầu tất yếu của lịch sử hiện đại Việt Nam’ (Lê Tùng Minh).



Trên đây là lời nói của một trí thức CS, không không phải của chúng tôi. Những dòng chữ này tôi viết cho chính tôi, cho anh em bạn bè của tôi, và cho sự khổ đau nhục nhã của cả dân tộc này.



cờ đỏ sao vàng đã gây khiếp đảm kinh hoàng triền miên cho cả một dân tộc bây giờ đảng CS lại muốn dân tộc này tiếp tục tôn vinh lá cờ của những kẻ phản bội đó hay sao? Chiếc mặt nạ của cách mạng và cờ đỏ sao vàng đã rớt xuống, mà dân tộc này chưa ra khỏi sự...
viethoaiphuong
#55 Posted : Wednesday, December 26, 2007 10:00:52 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Lời nhắn của Hòa Thượng Thích Quảng Độ !!

!!!!!!!!!!!!!!!!!!


http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=923

Hoi Dong Luong vien Giao hoi Phat giao Viet Nam Thong Nhat len tieng ve viec Trung quoc xam lan hai quan Dao Hoang Sa va Truong Sa

http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=923
viethoaiphuong
#56 Posted : Thursday, December 27, 2007 12:16:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
---------- Message transféré ----------
From: "Nieu Tran" <dtnieus@houston.rr.com>
To: "HUYET HOA" <huyethoa@yahoogroups.com>, "BIENTHUYQUAN" <btq2@yahoogroups.com>, "TVBKBC4027" <tvbkbc4027@yahoogroups.com>
Date: Tue, 25 Dec 2007 20:52:36 -0600
Subject: [HUYET-HOA] Fw: TRAN DO CAM : Tran Hai Chien Tai Quan Dao Hoang Sa (Re-send vo+'i Pho'ng D-o^` Ha?i Chie^'n)





Trận Hải Chiến tại QUẦN ÐẢO HOÀNG SA



Ngày 19 tháng 1 năm 1974


Trần Ðỗ Cẩm



ÐÔI LỜI CẢM TẠ



Muốn ghi lại chính xác một sự kiện lịch sử đã xảy ra khá lâu trong quá khứ, cần tham khảo nhiều phúc trình chính thức, sách vở liên quan v.v... được phổ biến rồi kiểm chứng bằng lời tường thuật của những nhân chứng mắt thấy tai nghe. Tài liệu trên giấy trắng mực đen cho chúng ta biết chính xác những chi tiết về không gian và thời gian, nhưng thường khô khan vì thiếu phần nhân sự. Mặt khác, lời mô tả của nhân chứng tuy sống động nhưng lại thiếu trung thực vì yếu tố chủ quan và dựa vào ký ức dễ phôi pha theo thời gian. Tuy nhiên, nếu phân tích cặn kẽ rồi tổng hợp cả hai nguồn tài liệu, chúng ta có thể có một bức tranh vừa trung thực vừa sống động.



Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu sưu tầm bài vở, giấy tờ ghi chép về trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra cách đây trên một phần tư thế kỷ. Rất tiếc, những tài liệu này hiện không có nhiều. Các hình ảnh, lệnh hành quân, phúc trình chính thức v.v... của HQ/VNCH liên quan tới trận hải chiến, nếu tồn tại, đều nằm trong tay Việt Cộng. Về phía Hoa Kỳ, chúng tôi không tìm được một tài liệu chính thức nào, ngoại trừ vài ba bản tin nhỏ không mấy quan trọng đăng trong các tờ tuần báo hay nhật báo như Times, Newsweek, New York Times v.v... Khi viết thư hỏi phòng quân sử của Hải Quân Hoa Kỳ, họ đều từ chối với lý do "không tìm ra manh mối". Phần Trung Cộng cũng chỉ có một số sách báo tuyên truyền lố bịch theo kiểu Cộng Sản, đại khái như bài thơ tả cảnh ngư dân Tàu Đỏ trèo lên chiến hạm Việt Nam liệng lựu đạn vào "lỗ châu mai". Vì vậy, bài viết như một tài liệu tham khảo này phần lớn dựa vào những cuộc phỏng vấn và hồi ký rải rác chưa hẳn chính xác của một số nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới trận hải chiến.


Trong suốt khoảng thời gian sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp quí báu của một số người liên hệ. Tác giả chân thành cảm tạ những nhân chứng sau đây đã sốt sắng trả lời các cuộc phỏng vấn và cung cấp tài liệu để chúng tôi có thể hoàn thành bài viết này:


1. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Đội Trưởng Hải Đội HQ/VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Trên cương vị một cấp chỉ huy ngoài chiến trường, ông đã cung cấp những chi tiết chính xác về trận hải chiến cũng như những lý do đưa đến nhiều quyết định chiến thuật quan trọng. Đại Tá Ngạc cũng đã có những bài viết về Hoàng Sa nhân dịp kỷ niệm 25 năm rất giá trị.


2. HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4[1]. Trung Tá San là Sĩ Quan thâm niên hiện diện trên biển tại Hoàng Sa trước khi Đại Tá Ngạc nhận quyền Hải Đội Trưởng. Là người luôn ưu ái hải quân, "mến đồng đội, thương con tàu", những lời tường thuật, hồi ký v. v... của ông là nguồn tài liệu vô giá.


3. HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cựu Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5. Là Hạm Trưởng của Soái Hạm, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Hải Đội, Trung Tá Quỳnh đã cho biết nhiều diễn biến quan trọng hiếm có liên quan tới trận hải chiến cũng như những hoạt động của HQ-5 tại Hoàng Sa.


4. Hải Quân Trung Úy Nguyễn Đông Mai, Sĩ Quan Hải Pháo của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10. Trung Úy Mai là người sống sót lúc HQ-10 bị chìm trong trận hải chiến. Sau khi được vớt từ bè đào thoát đưa về bệnh viện, Trung Úy Mai đã ghi vào nhật ký nhiều chi tiết chưa từng được tiết lộ liên quan tới HQ-10. Có thể nói đây là những lời tường thuật trung thực và sống động duy nhất về những giây phút cuối cùng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo.


5. Hạm-Trưởng Nguyễn Văn Tánh, Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11. Là thành phần tăng viện cùng với Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6, HQ-11 không tới Hoàng Sa kịp thời để tham dự trận hải chiến. Tuy nhiên Hạm Trưởng Tánh đã cung cấp nhiều chi tiết chính xác về trường hợp tham dự của HQ-11 cũng như một số chi tiết sau khi trận hải chiến đã xảy ra.


Ngoài những nhân chứng kể trên, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu và hồi ký về trận hải chiến tại Hoàng Sa. Tập sách "Hạm Đội HQ/VNCH" của tác giả Bảo Biển ghi chép tổng quát về trận hải chiến và một số chiến hạm, chiến đĩnh thuộc HQVNCH. Bài viết của tác giả Đào Dân là sĩ quan trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 kể lại nhiều chi tiết giá trị về hoạt động của chiến hạm này. Đây là những tài liệu nghiên cứu hữu ích. Ngoài ra, cuốn sách biên khảo giá trị "Ðịa Lý Biển Ðông Với Hoàng Sa Và Trường Sa" của tác giả Vũ Hữu San cũng là nguồn tài liệu tham khảo quí báu.


Lời cám ơn đặc biệt được chân thành gửi tới một số bạn trẻ chúng tôi chưa từng gặp mặt nhưng đã sốt sắng trợ giúp để loạt bài về trận hải chiến Hoàng Sa được trang trọng ra mắt độc giả. Những bạn trẻ này, ngoài tài năng và thiện chí, còn có nhiều điều đáng khâm phục hơn. Tuy trưởng thành và hấp thụ nền học vấn tại ngoại quốc, nhưng họ đã biểu lộ một tinh thần quốc gia vững chắc và nặng lòng với các chiến sĩ QLVNCH cũng như đất mẹ Việt Nam.


Trước hết là JW Nguyen, người chủ trương website "Việt Nam Chiến Tranh và Lịch Sử" (http://vietnam.glypto.com/) hiện được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận và hoan nghênh nồng nhiệt trên Internet. Với tài năng sáng tạo tuyệt vời và trực giác thẩm mỹ bén nhậy, "webmaster" JW Nguyen đã tích cực cố vấn và trợ giúp phần kỹ thuật trình bày các "webpages" khiến những giòng chữ khô khan, hình ảnh rời rạc phối hợp chặt chẽ thành những bức tranh vô cùng linh hoạt.


Ngoài mặt trình bày, chúng tôi còn được sự trợ giúp quí báu về phần hình ảnh của một bạn trẻ có nhiều năng khiếu thiên bẩm khác. Đó là anh Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Australia đã cung cấp một số hình ảnh hiếm có dùng trong bài viết. Anh Quang có đặc tài sưu tầm hình ảnh, tài liệu, và xây dựng những mô hình bằng plastic liên quan tới các Quân Binh Chủng VNCH. Đặc biệt về Hải Quân, anh có một bộ sưu tập gồm đầy đủ các hình ảnh về chiến hạm, chiến đĩnh cũng như huy hiệu của các đơn vị Hải Quân VNCH. Anh đã thực hiện nhiều cuộc triển lãm mô hình và hình ảnh QLVNCH được giới thưởng ngoạn nhiệt liệt hoan nghênh.


Ngạn ngữ có câu: "Một tấm hình bằng ngàn chữ viết". Nếu độc giả nhận thấy những tấm hình do hai người bạn trẻ nói trên sưu tầm, tô điểm và sắp đặt còn giá trị hơn chính bài viết, điều này cũng không lấy gì làm lạ!


Sau cùng, chúng tôi cũng cám ơn nhiều thân hữu, bạn bè khác đã trợ giúp và khuyến khích để bài viết được thành hình. Tác giả cũng cám ơn quí độc giả đã bỏ thì giờ quí báu theo dõi trận hải chiến tại Hoàng Sa. Những ý kiến phê bình và chi tiết đóng góp sẽ được trang trọng đón nhận để bài viết thêm đầy đủ và chính xác.


Trân trọng.

(Viết năm 1998, tu chỉnh tháng 1 năm 2004)



I. PHẦN MỞ ÐẦU


Vào đầu năm 1974, trong lúc tình hình chiến sự tại Việt Nam trở nên vô cùng sôi động với các trận đánh lớn diễn ra trên khắp bốn vùng chiến thuật, ngoài khơi Biển Đông đã xảy ra một trận hải chiến có tầm vóc lịch sử giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận hải chiến này có hậu quả vô cùng quan trọng, không những liên quan tới cục diện an ninh Việt Nam, vùng Ðông Nam Á mà cả toàn cầu.


Về phương diện lịch sử, đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 13 khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dưới thời nhà Trần đánh thắng quân Mông Cổ, Nam quân lại đụng độ với Bắc quân trên mặt biển. Về mặt hậu quả, sau khi lấn chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng đã công khai gây hấn với các quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á, thực hiện kế hoạch bành trướng tại Biển Đông nhằm khống chế và uy hiếp toàn vùng. Riêng đối với Việt Nam, việc Trung Cộng ngang nhiên xua quân xâm lấn quần đảo Hoàng Sa lại càng quan trọng, vì đây mới chỉ là bước đầu đưa tới hành động tiến xa hơn về phía Nam, thôn tính luôn quần đảo Trường Sa và làm bá chủ Biển Đông. Mất Hoàng Sa và Trường Sa, hai tiền đồn chiến lược che chở trước mặt, không những Việt Nam bị mất hết quyền lợi kinh tế tại Biển Đông mà còn bị hoàn toàn khống chế về mặt phòng thủ chiến lược.


Cũng như những lần đụng độ trước đây với kẻ thù truyền kiếp, tuy lực lượng xâm lăng phương Bắc mạnh hơn gấp nhiều lần, các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã noi gương Thánh Tổ Trần Hưng Ðạo anh dũng chiến đấu, gây cho địch những tổn thất nặng nề. Qua dòng lịch sử của hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi kẻ thù mạnh thì chúng ta kiên nhẫn lùi bước, lãnh thổ quốc gia tạm thời bị ngoại nhân xâm chiếm. Nhưng Việt Nam ta "hào kiệt thời nào cũng có", sớm muộn gì gia sản của tổ tiên cũng sẽ được khôi phục, và các quần đảo thân yêu Hoàng Sa cùng Trường Sa sẽ mãi mãi là phần lãnh thổ bất khả phân của tổ quốc Việt Nam.


Tuy nhiên, trong thời đại giao thông tiến bộ vượt bực như ngày nay, mọi tranh chấp giữa các quốc gia không chỉ đơn thuần liên quan tới những phe liên hệ, mà không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng tới nền an ninh của toàn vùng hay toàn cầu. Việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về quần đảo Hoàng Sa cũng không ngoại lệ. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa, chúng ta cần biết rõ bối cảnh quân sự cũng như chính trị tại vùng Đông Nam Á cũng như trên thế giới lúc bấy giờ.



II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Vào thời điểm năm 1972, qua sự trung gian của Ngoại Trưởng Kissinger, Hoa Kỳ đã dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" để ve vãn Trung Cộng. Thế giới lúc đó gồm các cường quốc Hoa Kỳ, Nga Sô và Trung Cộng được chia ba theo thế "chân vạc" như thời Tam Quốc. Phe nào chiếm được đa số sẽ nắm phần lợi thế.


Đối với Hoa Kỳ, tuy cả Nga Sô lẫn Trung Cộng đều là các quốc gia Cộng Sản, nhưng Nga Sô vẫn luôn luôn là kẻ thù chính cần phải loại bỏ trước. Vì vậy, nếu thuyết phục được Trung Cộng trở thành đồng minh, phe Hoa Kỳ sẽ có hai trong ba chân vạc, Nga Sô bị cô lập ở thế "lưỡng đầu thọ địch" không sớm thì muộn cũng sẽ bị sụp đổ. Lúc đó, Hoa Kỳ sẽ tay đôi "một chọi một" với Trung Cộng và có lẽ sẽ không cần dùng sức tới mạnh quân sự mà chỉ cần mở mặt trận kinh tế cũng đã đủ chi phối được một nước Trung Hoa tuy rộng lớn, đông dân nhưng nghèo đói. Khi Trung Hoa đã nằm trong quĩ đạo kinh tế thị trường do Hoa Kỳ chủ động, ngoài việc Hoa Kỳ sẽ mặc tình thao túng mà còn mở cửa được một thị trường tiêu thụ khổng lồ trên một tỷ dân khiến nền kinh tế thêm thịnh vượng. Ðề cập tới tầm quan trọng của sự bành trướng thị trường này, một chuyên gia trong giới kinh tế, tài chánh Hoa Kỳ thường ao ước: "Chỉ cần mỗi người dân Trung Cộng uống một lon Coca Cola và ăn một cái Hamburger mỗi năm, nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ".


Về phía Trung Cộng, tuy biết rõ âm mưu thôn tính bằng kinh tế của Hoa Kỳ, nhưng cũng không thể làm gì hơn. Sau hơn một nửa thế kỷ cùng người anh em Nga Sô theo chế độ Xã Nghĩa Mác Lê, Trung Cộng đã không tìm được thiên đường Cộng Sản mà chỉ thấy địa ngục đói khổ, dân chúng ngày càng ta thán nên cuối cùng cũng phảitheo tiếng gọi của bao tử. Thà theo kẻ thù "Tư Bản" mà được ăn no còn hơn đọc thánh kinh của họ Mao với chiếc bụng rỗng.


Vì vậy, cuộc viếng thăm thủ đô Bắc Kinh của Tổng Thống Nixon đã đánh dấu sự thành công của chính sách "ngoại giao bóng bàn". Ngoài những quyền lợi về kinh tế và chính trị, kể từ nay Hoa Kỳ cũng không còn phải bận tâm về "lò thuốc súng Đông Nam Á" vì đã có đồng minh mới Trung Cộng ghé vai gánh vác. Được Hoa Kỳ chính thức bàn giao, Trung Cộng cũng thấy đây là cơ hội bằng vàng để thực hiện giấc mộng bá chủ vùng Đông Nam Á của mình. Hành động đầu tiên trong tham vọng này là xua quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Về phía Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh chính sách bỏ rơi vùng Đông Dương bằng cách bán đứng miền Nam Việt Nam chỉ vài năm sau đó.


Do đó, khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào năm 1974, đồng minh Hoa Kỳ chẳng những đã không trợ giúp Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) về phương diện quân sự cũng như ngoại giao, mà trước đó, còn dọa dẫm và khuyến cáo Hải Quân VNCH đừng tham chiến. Chính các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không giám nghĩ rằng Hải Quân Việt Nam sẽ ra khơi vì lực lượng đôi bên quá chênh lệch. Những "cố vấn" kiêm chuyên gia về Hải Quân này dự đoán rằng các chiến hạm Việt Nam sẽ lặng lẽ rút lui bỏ mặc quần đảo Hoàng Sa thân yêu êm thấm rơi vào tay giặc. Những ước đoán trên được căn cứ vào thái độ của Hải Quân Hoa Kỳ lúc đó đang làm bá chủ Biển Đông nhưng cho biết họ đứng ngoài vòng tranh chấp. Ngoài ra, họ cũng không đồng ý việc xử dụng các khinh tốc đĩnh (PT boat) tại Đà Nẵng, tuy với thủy thủ đoàn Việt Nam điều khiển nhưng lại do Hoa Kỳ kiểm soát. Ngay tới khi trận hải chiến đã kết thúc, lực lượng HQ Hoa Kỳ vẫn còn từ chối tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam lâm nạn, một điều trái ngược hẳn với qui luật của người đi biển. Cho tới nay, chúng tôi đã nhiều lần viết thư yêu cầu phòng Quân Sử của Hải Quân Hoa Kỳ cung cấp những dữ kiện đã được giải mật về trận Hải Chiến Hoàng Sa, nhưng lúc nào họ cũng trả lời "không có bất cứ một tài liệu nào liên quan trong hồ sơ lưu trữ". Đây là một điều rất khó tin vì lúc đó, Hải Đoàn 77 (Task Force 77) của HQ Hoa Kỳ gồm nhiều mẫu hạm và các chiến chạm yểm trợ tổng cộng gần 20 tàu chiến đang hoạt động tại vị trí "Yankee" (Yankee Station) trong Vịnh Bắc Việt, cách Hoàng Sa về phía Đông Bắc không xa. Thật sự Hoa Kỳ có hoàn toàn "không biết" hay đứng ngoài vụ tranh chấp hay không? Hoa Kỳ đã "mũ ni che tai" vì lý do gì? Mời độc giả tuần tự theo dõi các diễn biến của trận hải chiến tại Hoàng Sa, hy vọng sẽ tìm được câu trả lời.


Nhưng ngoài sự dự đoán của Hoa Kỳ cũng như của Trung Cộng, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dù đơn độc và cô thế "lưỡng đầu thọ địch" cũng đã dùng hết sức tham chiến. Các chiến sĩ áo trắng đã can đảm nổ súng vào quân xâm lăng và chiến đấu đến tận cùng khả năng của mình. Sau trận hải chiến, dư luận báo chí quốc tế đã bày tỏ nhiều thiện cảm qua những bài bình luận rất thuận lợi cho Việt Nam trong khi lên án quân xâm lược Trung Cộng.


Trước khi đi sâu vào chi tiết trận hải chiến, tưởng cũng cần nêu lên một vài điểm liên quan đến việc sưu tầm tài liệu. Nói chung, đây là việc rất khó khăn vì đa số đã bị thất lạc hoặc vùi chôn trong quá khứ.


Thứ nhất, trận hải chiến xảy ra cách đây đã lâu nên những chi tiết ngay cả đối với những người đã trực tiếp tham dự không ít thì nhiều cũng bị mai một với thời gian. Vả lại, mỗi nhân chứng tùy theo vị trí và hoàn cảnh sẽ có tầm nhìn và nhận xét khác nhau, do đó việc tường thuật trung thực mọi chi tiết như một máy quay phim thiết tưởng không thể nào thực hiện được. Thứ hai, tuy đã có một số bài viết về Hoàng Sa nhưng những tài liệu này phần lớn dựa vào ký ức nên thiếu chính xác và chưa đủ để nói lên tầm vóc quan trọng của biến cố lịch sử này. Thứ ba, vì miền Nam đã bị Cộng Sản xâm chiến nên những tài liệu chính thức như các phúc trình hậu hành quân của các chiến hạm tham chiến cũng như của BTL/HQ rất khó sao lục lại. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, báo Le Courier du Vietnam cho biết ngày nay còn có một bản Tổng Kết Hải Chiến Hoàng Sa của BTL/HQ trình BTTM/QLVNCH lưu giữ tại Hà Nội.


Vì những lý do trên, tuy khả năng và hoàn cảnh hạn hẹp, chúng tôi cũng cố gắng thuật lại trận hải chiến tại Hoàng Sa, càng gần với sự thật càng tốt, căn cứ vào những tài liệu thâu thập được phối kiểm với lời kể lại của các nhân chứng. Tác giả may mắn và hãnh diện được là bạn cùng khóa 11 SQHQ Nha Trang với hai trong số bốn vị Hạm Trưởng tham chiến, đó là HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5. Hai Hạm Trưởng còn lại là HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16) thuộc khóa 10 SQHQ Nha Trang và cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà thuộc khoá 12 SQHQ Nha Trang là các khóa sinh sát trên và dưới trong lúc cùng học tại Nha Trang nên cũng có dịp quen biết ít nhiều.


Ngoài ra, chúng tôi cũng có dịp tiếp chuyện nhiều lần với HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật trong trận hải chiến tại Hoàng Sa. Chúng tôi cũng cám ơn anh bạn trẻ Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Úc Châu đã trợ giúp sưu tầm nhiều hình ảnh và chi tiết hiếm có. Nhưng dù sao, bài viết này chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót và kém chính xác, tác giả mong mỏi sẽ được những người biết chuyện thẳng thắn phê bình xây dựng và bổ túc để phần tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa được thêm đầy đủ. Chúng tôi hoàn toàn ý thức được rằng dù bao nhiêu báo chí sách vở cũng không sao tường thuật đầy đủ và nói hết được tầm quan trọng của biến cố lịch sử Hoàng Sa. Vì vậy bài viết này chỉ mang mục đích đóng góp nhỏ nhoi vào kho tài liệu hải sử, với kỳ vọng những người khác hoặc thế hệ mai sau sẽ thực hiện một pho Hải Sử đầy đủ xứng đáng với tinh thần hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ Hoàng Sa.


Để dễ dàng theo dõi, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về vị trí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa, sau đó trình bày chi tiết về trận hải chiến và cuối cùng sẽ nêu lên một số nhận xét và bình luận.


Bản đồ Biển Đông. Quần-đảo Hoàng-Sa ở phía Bắc, quần-đảo Trường-Sa ở phía Nam.

III. KHÁI LƯỢC VỀ QUẦN ÐẢO HOÀNG SA

(xem bản đồ Biển Đông)


1. BIỂN ÐÔNG, XÁC ÐỊNH MỘT DANH TỪ


Trên các bản đồ cũng như hải đồ quốc tế, vùng biển cực Tây của Thái Bình Dương nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa thường được gọi là South China Sea. Theo thông lệ, các nhà hàng hải thời xưa thường lấy tên khu vực đất liền lân cận để đặt tên vùng biển tiếp giáp. Vì vậy, trên bản đồ, chúng ta thấy những tên biển quen thuộc như: Biển Ấn Độ hay Ấn Độ Dương (Indian Ocean), Biển Nhật Bản (Sea of Japan), Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin), Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) hay Vịnh Mễ Tây Cơ (Gulf of Mexico) v.v...
Do đó, South China Sea chỉ đơn thuần được dùng để chỉ vùng biển nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa. Tuy có chữ "China" trong đó nhưng danh từ này không bao hàm ý nghĩa "của" hay "thuộc về" Trung Hoa, cũng như Vịnh Mễ Tây Cơ không phải là tài sản riêng của Mexico. Sở dĩ cần xác định như trên để tránh những hiểu lầm, vì rất có thể khi thấy chữ "China", một số người có thể vội vàng ngộ nhận là "của Trung Hoa".


Riêng đối với người Việt Nam, tuy South China sea ở phía Nam Trung Hoa, nhưng lại nằm về hướng Đông của Việt Nam, nên thiết tưởng "Biển Đông" là tên chính xác để mệnh danh vùng biển thân yêu này. Hơn nữa, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã có danh từ Biển Đông. Bằng chứng là những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc như:


"Dã tràng xe xát Biển Đông,

Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì"


Hoặc "Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn". Trong bài "Văn Tế Cá Sấu" bằng tiếng Nôm của đại học sĩ Nguyễn Thuyên cũng có câu như sau:


"Ngạc ngư kia hỡi mày có hay,

Biển Đông rộng rãi là nơi mày,

Phú Lương đây thuộc nơi Thánh vực,

Lạc lối đâu mà lại tới đây?"


Nhận xét như trên, chúng tôi mạnh dạn đề nghị các sách báo của người Việt nên dùng danh xưng Biển Đông để thay thế cho từ ngữ Nam Hải hay South China Sea. Đây không những là một việc làm "danh chính ngôn thuận", mà còn nhắc nhở chúng ta luôn luôn nhớ đến vùng biển thân thiết nằm về phía Ðông nước Việt đã gắn liền với vận mạng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử.




2 . VỊ TRÍ


Trên bản đồ hàng hải, quần đảo Hoàng Sa là một chuỗi gồm trên 100 đảo nhỏ nằm ngoài khơi Việt Nam, giữa kinh tuyến 111 độ - 113 độ Đông và vĩ tuyến 15 độ 45 - 17 độ 05 Bắc. Nói khác đi, quần đảo này cách bờ biển Đà Nẵng chừng 170 hải lý (khoảng 300 cây số) về hướng Đông và có khoảng cách đều từ 400 hải lý đến 500 hải lý (720 cây số đến 900 cây số) đối với các hải cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Hương Cảng và Manila. Theo truyền thuyết, toán thám sát dưới triều vua Gia Long báo cáo quần đảo này có nhiều bãi cát vàng, vì vậy nên được đặt tên là Hoàng Sa.




3. ÐỊA THẾ


Trên các hải đồ quốc tế, quần đảo Hoàng Sa được gọi là Paracel Islands hay Paracels. Có người cho rằng tên Paracel bắt nguồn từ chữ Bồ Đào Nha "Paracel" có nghĩa là "đá ngầm". Giả thuyết này nghe cũng khá hợp lý vì mấy thế kỷ trước đây, dân Bồ Đào Nha (Portugal) và Tây Ban Nha (Spain) có rất nhiều hải thuyền nổi tiếng chu du thám hiểm vòng quanh thế giới. Đi tới đâu, họ dùng ngôn ngữ của nước mình để đặt tên cho những vùng biển hay đất lạ chưa được ghi chép trên bản đồ. Hơn nữa, các đảo trong vùng Hoàng Sa thường rất thấp, chỉ cao chừng vài ba thước trên mặt biển nên trông như những bãi đá ngầm khi thủy triều lên. Giả thuyết thứ hai cho rằng "Paracel" là tên một thương thuyền thuộc công ty Đông Ấn của người Anh bị mắc cạn và chìm tại vùng Hoàng Sa vào khoảng thế kỷ thứ 16. Chúng tôi thiết nghĩ giả thuyết thứ hai này có vẻ hữu lý hơn, vì trong quần đảo Hoàng Sa còn có nhóm đảo Amphitrite lấy tên của một tàu Pháp gặp nạn tại Hoàng Sa khi vượt biển buôn bán với Trung Hoa vào thế kỷ thứ 17.


Theo các bản đồ cổ của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa mang tên bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng vì cát tại đây thường có màu vàng, nhất là tại đảo Quang Hòa. Người Trung Hoa gọi vùng Hoàng Sa là Hsisha hay Xisha Quandao tức là Tây Sa quần đảo.


Quần đảo Hoàng Sa gồm có rất nhiều đảo lớn, đảo nhỏ, cồn cát, bãi cát, đá ngầm v.v... nên rất khó xác định tổng cộng có bao nhiêu "đơn vị". Đảo cao nhất là Rocky Island nhô cao khỏi mặt nước chừng 20 thước. Sách cổ Việt Nam cho biết có cả thảy chừng 130 đảo, cồn, bãi v.v... Tuy nhiên, trên các hải đồ quốc tế chúng ta thấy chỉ ghi nhận vài ba chục đảo lớn. Tưởng cũng cần nói thêm, ngoài các đảo, cồn và đá nổi cao khỏi mặt nước, vùng Hoàng Sa còn có hai bãi ngầm (Bank hay Shoal) rất lớn luôn luôn chìm dưới mực nước biển, đó là Macclesfield và Scarborough Shoal nằm về hướng Đông. Những bãi ngầm hay vùng nước cạn giữa biển này rất nguy hiểm cho các tàu bè qua lại vì khi thời tiết tốt, mặt biển trông rất phẳng lặng bình yên không có dấu hiệu de dọa nào, chỉ khi trời nổi sóng gió mới thấy những lượng sóng bạc đầu trên các vùng bãi hay đá ngầm.


Nếu chỉ kể riêng những đảo (đá, đất, bãi cát, cồn ... cao hơn mặt biển), quần đảo Hoàng Sa được các nhà hàng hải chia thành hai nhóm chính: đó là nhóm Trăng Khuyết và nhóm An Vĩnh.


A. Nhóm Trăng Khuyết (Crescent Group - xem bản đồ quần đảo Hoàng Sa)


Những đảo thuộc nhóm này kết hợp lại thành một hình cánh cung hay lưỡi liềm nên được đặt tên là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, tên quốc tế là Crescent hay Croissant. Đây là nhóm đảo quan trọng nhất nằm về phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, tức là gần với đất liền Việt Nam nhất. Nhóm này gồm 7 hòn đảo chính và một số bãi ngầm.


1. Đảo Hoàng Sa (Pattle Island)

Đây là hòn đảo chính của quần đảo, nhưng lại không phải là đảo lớn nhất. Đảo này hình bầu dục, chiều dài khoảng 950 thước, rộng khoảng 650 thước. Các cơ sở quân sự, đài khí tượng, hải đăng, cầu tàu ... được đặt trên hòn đảo này. Những cơ sở nói trên đa số được thiết lập từ thời Pháp, đều thuộc quyền sở hữu của VNCH. Ngoài ra còn có các kiến trúc khác như Miếu Bà, Nhà Thờ, bia chủ quyền Việt Nam và đường xe goòng dẫn ra cầu tàu để chuyển vận phân bón. Vì là đảo chính có nhiều cơ sở hành chánh nên được dùng làm tên chung cho cả quần đảo.


Đảo Hoàng Sa đủ lớn để thiết lập một phi đạo ngắn tầm. Vào đầu năm 1974, VNCH dự trù xây cất một phi trường tại đây nhưng khi toán công binh thám sát được tàu Hải Quân chở ra tới nơi thì đảo bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Dưới thời VNCH, có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Hòa Vang thuộc tiểu khu Quảng Nam đồn trú thường trực.


2. Đảo Cam Tuyền (hay Hữu Nhật - Robert Island)

Đảo mang tên một xuất đội dưới triều nhà Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Nhật. Diện tích đảo này chừng 0.32 cây số vuông, nằm cách đảo Hoàng Sa chừng 3 hải lý về hướng Nam. Đảo có một vòng san hô bao chung quanh, có chỗ ăn liền tới bờ đảo.



3. Đảo Duy Mộng (Drummond Island)

Hình bầu dục, cao chừng 4 thước trên mặt biển, diện tích chừng 0.41 cây số vuông. Nước tương đối sâu, tàu lớn có thể vào sát bờ chỉ cách vài ba trăm thước. Trước trận hải chiến tại Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, đa số các chiến hạm Trung Cộng tập trung quanh đảo này.


4. Đảo Quang Ảnh (hay Vĩnh Lạc - Money Island)

Quang Ảnh là tên một vị đội trưởng dưới triều Nguyễn tên thật là Phạm Quang Ảnh. Vào thời vua Gia Long, vị đội trưởng này thường đem hải thuyền ra Hoàng Sa để thu lượm hải vật. Đảo cao chừng 6 thước, diện tích gần nửa cây số vuông. Chung quanh đảo có nhiều đá ngầm và san hô rất nguy hiểm cho tàu bè.


5. Đảo Quang Hòa (Duncan Island)

Là hòn đảo lớn nhất trong nhóm Trăng Khuyết với diện tích chừng nửa cây số vuông. Quanh đảo là bãi cát mầu vàng, có lẽ vì vậy mà cả quần đảo mang tên Hoàng Sa, bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có nhiều đảo nhỏ nối liền với nhau bằng giải cát chìm ngầm dưới biển khi nước lớn nên có một số hải đồ chia đảo này thành hai đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây. Chung quanh đảo có vòng san hô bao bọc.

Trong trận hải chiến giữa HQ/VNCH và Trung Cộng, chiến hạm đôi bên đã đụng độ tại mặt Tây của đảo này, chỉ cách mấy hải lý.


6. Đảo Bạch Quỷ (Passu Island)

Đảo cấu tạo bằng san hô, rất thấp, chỉ nhú lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Đảo rất trơ trọi khiến người khó có thể sinh sống.


7. Đảo Tri Tôn (Triton Island)

Gần với đất liền Việt Nam nhất. Đảo trơ trọi toàn đá và san hô chết.


8. Các Bãi Ngầm

Ngoài các đảo chính nêu trên trong vùng biển thuộc nhóm Trăng Khuyết còn có một số bãi ngầm đáng kể và rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại sau đây:

- Bãi Antelope Reef: gồm toàn san hô ngầm, nằm về phía Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông đảo Quang Ảnh.

- Bãi Vuladdore: nằm về hướng Đông Nam của nhóm Trăng Khuyết, các chừng 20 hải lý.
- Bãi Discovery Reef: là bãi ngầm lớn nhất. Đây là một vòng rộng toàn san hô, chiều dài chừng 15 hải lý và rng chừng 5 hải lý.


B. Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group)


Nằm về hướng Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. An Vĩnh nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước. Sách Đại Nam Thực Lục Tiên Biên chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát kéo dài tới không biết mấy ngàn dậm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa Châu ... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn có đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi ... "

Nhóm An Vĩnh còn có tên là Amphitrite hay Tuyên Đức, gồm nhiều đảo tương đối lớn và cao. Sau đây là một số đảo chính:

- Đảo Phú Lâm.

- Đảo Cây, còn gọi là đảo Cù Mộc.

- Đảo Lincoln.

- Đảo Trung.

- Đảo Bắc.

- Đảo Nam.

- Đảo Tây.

- Đảo Hòn Đá.



Hải đảo quan trọng nhất trong nhóm An Vĩnh là đảo Phú Lâm, còn gọi là Woody Island nằm cạnh đảo Hòn Đá nhưng diện tích lớn hơn nhiều.



Trước đệ nhị thế chiến, ngưới Pháp tại Đông Dương đã khai thác những đảo thuộc nhóm An Vĩnh. Họ cũng thiết lập tại đây một đài khí tượng giống như trên đảo Hoàng Sa. Sau thế chiến thứ hai, người Pháp tại Ðông Dương phái chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm lại các đảo tại vùng Hoàng Sa từ tay người Nhật vào tháng 6 năm 1946. Nhưng sau đó vì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Pháp phải rút quân về đất liền. Lợi dụng cơ hội Hoàng Sa bị bỏ trống, Trung Hoa lấy cớ giải giới quân Nhật đã lén đổ quân lên đảo Phú Lâm rồi chiếm đóng đảo này. Ngoài ra, họ cũng tiến xa hơn về phía Nam, chiếm luôn đảo Thái Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Vào ngày 13 tháng 1 năm 1947, người Pháp tại Đông Dương chính thức phản kháng hành động chiếm đóng các hải đảo bất hợp pháp của Trung Hoa và phái chiến hạm Le Tonkinois ra Hoàng Sa. Thấy đảo Phú Lâm đã bị chiếm đóng và phòng thủ kỹ lưỡng, chiến hạm này quay về đảo Hoàng Sa (Pattle Island) để đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam lên giữ đảo. Khi Trung Hoa Dân Quốc phải bỏ Hoa Lục chạy sang Đài Loan, họ cũng rút quân ở đảo Phú Lâm và Thái Bình về. Mãi tới 7 năm sau khi làm chủ được lục dịa, Trung Cộng mới cho quân chiếm đóng Đảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.


Trong nhóm An Vĩnh, ngoài Phú Lâm còn có một hòn đảo quan trọng khác, đó là đảo Lincoln, nằm về phía Đông của nhóm. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa với diện tích chừng 1.6 cây số vuông hay tương đương 400 acres, bề cao chừng 3 - 4 thước.
Hiện nay, dự đoán có chừng 4,000 quân Trung Cộng chiếm đóng trên các đảo tại vùng Hoàng Sa.





4. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI QUẦN ÐẢO HOÀNG SA


Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách "Phủ Biên Tạp Lục" của ông Lê Quí Đôn đã đề cập tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ "Hoàng Việt Địa Dư Chí" được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và cuốn "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" của Phan Huy Chú (1782 - 1840).


Hơn nữa, bộ "Đại Nam Nhất Thống Chí" trong cuốn nói về tỉnh Quảng Ngãi có kể việc Chúa Nguyễn cho thành lập đội Hoàng Sa gồm 70 người cứ mỗi năm vào tháng 3 thì ra đảo thu lượm hải vật rồi trở về vào tháng 8. Vào năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua cũng sai quan quân dùng thuyền chở gạch đá ra dựng một ngôi chùa và bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa có khắc hàng chữ nôm "Minh Mạng năm thứ 16".


Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách "Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của họ" (Universe, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:


"Tôi không kể dài dòng vềnhững đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây".


Trong tác phẩm "Hồi ký về Đông Dương", ông Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816.


Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.
Các quốc gia trong vùng Đông Nam Á cũng mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Vào đầu thế kỷ 20, một công ty Nhật tên Motsli Bussan Kaisha đã đệ đơn xin chính quyền Pháp tại Đông Dương cấp quyền đặc nhượng khai thác phosphate tại đây. Năm 1925, tàu Lanessan chở phái đoàn nghiên cứu của Hải Học Viện Nha Trang ra thám sát quần đảo Hoàng Sa. Phái đoàn này xác nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam vì dính liền với thềm lục địa Việt Nam.


Tại hội nghị San Francisco vào ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam cũng đã lên tiếng xác nhận chủ quyền Việt Nam tại các hải đảo thuộc Biển Đông. Ông tuyên bố trước hội nghị: "Chúng ta cần phải lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt mầm mống chiến tranh, vì vậy chúng tôi xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay vẫn luôn luôn là những thành phần của lãnh thổ Việt Nam". Trong tổng số 51 quốc gia tham dự, không một quốc gia nào - kể cả Trung Hoa - lên tiếng phản đối nên lời tuyên bố này đã được ghi vào biên bản của hội nghị.


Dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đã thiết lập những cơ sờ hành chánh tại Hoàng Sa qua nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Đông Dương. Trong đạo dụ số 10 ký ngày 30-3-1938, Hoàng Đế Bảo Đại sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.


Ngày 5-5-1938, Toàn Quyền Đông Dương thiết lập hai đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đó làđơn vị Trăng Khuyết và phụ cận (délégation du Croissant et dépendences) và đơn vị Tuyên Đức và phụ cận (délégation de l'Amphitrite et dépendences).


Ngày 13-7-1961 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và đặt tên là xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang.


Dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nghị định số 709-BNV-HC ngày 21-10-1969 của Thủ Tướng Chính Phủ đã sát nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.



IV. NHỮNG DIỄN BIẾN TRƯỚC...
viethoaiphuong
#57 Posted : Thursday, December 27, 2007 12:19:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Message transféré ----------
From: "Nieu Tran" <dtnieus@houston.rr.com>
To: "HUYET HOA" <huyethoa@yahoogroups.com>, <kbc4027tvbqgvn@yahoogroups.com>
Date: Mon, 24 Dec 2007 22:32:24 -0600
Subject: [HUYET-HOA] TRAN DO CAM : Tran Hai Chien Tai Quan Dao Hoang Sa (Part 2)




Trận Hải Chiến tại QUẦN ÐẢO HOÀNG SA (2)



Ngày 19 tháng 1 năm 1974


Trần Ðỗ Cẩm



VI. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG


Nếu chỉ so sánh về vũ khí, phía VNCH có phần trội hơn vì các Tuần Dương Hạm được trang bị hải pháo 127 ly, trong khi các Kronstadt của Trung Cộng chỉ được gắn súng cỡ 100 ly[5], nhưng trong một trận hải chiến khi đôi bên gần nhau, cỡ súng lớn chưa chắc đã chiếm được lợi thế vì không tận dụng được tầm bắn xa, hơn nữa nhịp bắn lại chậm. Phần các chiến hạm Trung Cộng có vận tốc cao lại nhỏ nhẹ dễ vận chuyển nên chiếm được ưu thế trong lúc cận chiến. Ngoài ra, các chiến hạm VNCH không những vừa to, cao lại xoay trở tương đối chậm nên là mục tiêu rất dễ dàng cho địch thủ nhắm bắn. Chính Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ-4 cho biết vì các chiến hạm Trung Cộng nằm rất thấp gần sát mặt nước nên rất khó bắn trúng. Trong khi các khẩu hải pháo VNCH vì nằm trên cao nên phải xoay trở rất khó khăn, có khi phải hạ cao độ xuống dưới đường chân trời (góc độ trừ) mới có thể nhắm trúng mục tiêu nằm gần. Các chiến hạm Trung Cộng vì thấp hơn nên dễ dàng nâng cao độ của những khẩu đại bác chừng dăm ba độ là đã có thể tác xạ hữu hiệu.


So sánh những sở trường và sở đoản của từng loại chiến hạm, trong trận hải chiến một chọi một tại Hoàng Sa, lực lượng đôi bên có vẻ tương đồng, việc hơn thua phần lớn sẽ do các cấp chỉ huy và tinh thần của thủy thủ đoàn quyết định. Tuy nhiên, kể về lực lượng trừ bị ứng chiến, phía Trung Cng chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là về mặt không yểm. Có thể nói dù đánh chìm hết các tàu Trung Cng trong ngày 19/1, các chiến hạm HQ/VNCH cũng khó ở lại Hoàng Sa vì không thể đương đầu với lực lượng tăng viện của địch.




VII. TRẬN HẢI CHIẾN


Sáng sớm ngày 19 tháng 1, thấy các chiến hạm VNCH bất thần bao vây và dàn đội hình tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng TC cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt còn lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Hòa.


Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng VNCH vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa. Tới 7 giờ 42 sáng, vì gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu võ trang lên mặt Bắc đảo.


Tuy gặp khá nhiều khó khăn vì gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Hòa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lý để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.


Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của HQVN. Toán Biệt Hải do HQ Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy, gồm những quân nhân "người nhái" thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Toán Hải Kích chuyên về phục kích và đánh bộ do HQ Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy. Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn đàn áp. Địch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các gia thông hào và công sự phòng thủ kiên cố để yểm trợ khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. Tình hình lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng VNCH, nhưng vì tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo. Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự phòng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Nguyễn Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. Còn toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. Lúc 10 giờ sáng, soái hạm HQ-5 ở vị trí cách đảo Quang Hòa 5000 yards (khoảng 3 hải lý) về hướng Tây Nam (245 độ).


Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước tình hình bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ-huy-trưởng Phân-đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết-định rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải kịp thời về chiến hạm,[6] với sự đồng-ý của SQ/CHCT. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử-thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.


Trước những biến chuyển kém thuận lợi, SQ/CHCT ban hành chỉ thị mới. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa. Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards[7] đều ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt nhau.



Hình Kronstadt 271 và 274 của Trung-Cộng, chụp từ HQ.4 trước trận hải-chiến chừng một giờ.

Lúc đó, vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Hòa. Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lý, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lý. Vị thế tác chiến của các chiến hạm Việt Nam thiết lập thành hình vòng cung phia bên ngoài, thứ tự từ Bắc xuống Nam được ghi nhận như sau:


- HQ-16 chiếm vị trí cực Bắc của đội hình, sau đó là HQ-10.

- Kế tiếp là HQ-4 và HQ-5 ở vị trí cực Nam.


Các chiến hạm Trung Cộng cũng ở vị thế nghênh cản một chọi một như sau:

- Kronstadt 274 đối đầu HQ-5.

- Kronstadt 271 đối đầu HQ-4.

- MSFEight Ball 396 đối đầu HQ-10.

- MSF 389 đối đầu HQ-16.



Trên soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầu. Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. Trận hải chiến tại Hoàng Sa khởi đầu.
Đến đây, cần mở một dấu ngoặc để tìm câu trả lời đúng nhất cho nghi vấn quan trọng: chiến hạm VNCH hay Trung Cộng đã khai hỏa trước mở đầu trận hải chiến?
Theo các tài liệu của VNCH trước năm 1975, các chiến hạm Trung Cộng đã bắn trước, phía VNCH chỉ phản ứng để tự vệ. Thí dụ như ngay sau khi xảy ra trận hải chiến vào ngày thứ bảy 19 tháng 1, phát ngôn viên quân sự của VNCH là Trung Tá Lê Trung Hiền đã tuyên bố trong một buổi họp báo có các thông tín viên quốc tế tham dự rằng:" Hồi 10 giờ 22 phút sáng nay, một chiến hạm Trung Cộng đã nổ súng bắn vào một tàu tuần dương (cutter) của VNCH tại Hoàng Sa. Chiến hạm VNCH bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị cháy. Tàu VNCH chỉ bị hư hại nhẹ". (Sài Gòn - tin Reuter ngày 19 tháng 1 năm 1974). Chiếc tàu tuần dương của HQ/VNCH mà Trung Tá Hiền nói tới là loại tàu "WHEC" (White High Endurance Cutter) nguyên của Coast Guard Hoa Kỳ, khi chuyển giao cho HQVN được gọi là "Tuần Dương Hạm" như HQ-5 Trần Bình Trọng, HQ-16 Lý Thường Kiệt tham chiến tại Hoàng Sa. Trong Bản Thông Tin (Communique) chính thức của Bộ Ngoại Giao VNCH phát hành ngày 19/1/74 cũng loan báo nguyên văn như sau: "Sáng nay, ngày 19/1/74, vào hồi 10 giờ 20 sáng, một hộ tống hạm Trung Cộng loại Kronstadt đã nổ súng vào Khu Trục Hạm "Trần Khánh Dư" HQ-04 của VNCH. Chiến hạm VN bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị hư hại" (Trích Bản Thông Tin của Bộ Ngoại Giao ngày 19/1/74 loan báo về việc Trung Cộng khơi mào những hành động quân sự tại vùng Hoàng Sa). Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư đúng ra mang chiến số "HQ-4" chứ không phải là "HQ-04" như đã đăng trong bản tin. Trong HQVN, chiến hạm mang số "HQ-04" là Hộ Tống Hạm (PC - Patrol Craft) Tụy Động lúc đó đã phế thải. Chúng tôi chỉ muốn nói lại cho đúng vì các vị phát ngôn quân sự thường là sĩ quan bộ binh không mấy quen thuộc với các loại chiến hạm của Hải Quân, còn vị phát ngôn viên dân sự của Bộ Ngoại Giao lại càng dễ lẫn lộn hơn.


Nhưng những lầm lẫn "kỹ thuật nhỏ" như HQ-4 và HQ-04 hay chiến hạm VNCH bị tàu Trung Cộng bắn là Tuần Dương Hạm hay Khu Trục Hạm đều không quan trọng. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh các nguồn tin chính thức của VNCH thời đó đều cho biết các chiến hạm Trung Cộng đã nổ súng trước. Tuy nhiên, những lời tuyên bố chính thức, nhất là về mặt ngoại giao, lại chưa chắc đã là sự thật mà nhiều khi chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, tìm thêm hậu thuẫn cho mình. Vì vậy, tới đây, vẫn chưa dứt khoát trả lời được câu hỏi "chiến hạm bên nào đã bắn trước?".


Gần đây, rất may, thay vì sự thật mỗi ngày một mai một với thời gian, chúng ta lại có câu trả lời chắc chắn. Câu trả lời đó nằm trong bài nói chuyện mới đây vào ngày 17/1/1998 nhan đề "Sau 24 năm, nhớ về Hải Chiến Hoàng Sa, tưởng niệm các Liệt Sĩ hy sinh vì Tổ Quốc" của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng HQ-4. Trong bài nói chuyện rất cảm động này, Trung Tá San đã cùng với Trung Tá Quỳnh "xác nhận việc các chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 và HQ-10 chúng tôi đã bắn trước vào kẻ xâm lăng". Trung Tá San và Trung Tá Quỳnh, những Hạm Trưởng xuất sắc và quân nhân gương mẫu thuần túy đã đưa ra lý do rất chính đáng và hùng hồn để cần nói lên sự thật này rằng:" Sợ gì mà không nói Hải Quân Việt Nam bắn trước? Giặc vào nhà, ta phải đẩy lui chúng!" Lý do các vị Hạm Trưởng đáng kính này nêu ra cũng oai dũng như khi họ đứng trên đài chỉ huy, ra lệnh cho chiến hạm bắn thẳng vào tàu địch năm xưa tại Hoàng Sa. Để kiểm chứng thêm, mới đây chúng tôi cũng nói chuyện khá nhiều lần với cựu HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh và được ông xác nhận việc các chiến hạm VNCH bắn vào tàu địch trước là đúng vì chính ông đã ra lệnh cho tàu Ông tác xạ mở đầu trận hải chiến tại Hoàng Sa theo lệnh của SQ/CHCHT.


Ðặc biệt, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải Quân VNCH/V1DH tiết lộ thêm chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trao ông một thủ bút cho phép toàn quyền quyết định, kể cả việc xử dụng biện pháp quân sự. Phó Ðề Ðốc Thoại cho biết như sau: "Tôi là người duy nhất và trực tiếp ra lệnh cho Ðại tá Ngạc "Khai Hỏa" và tôi làm việc này đúng chỉ thị của Tổng Thống Thiệu trong một tài liệu do chính Tổng Thống viết tay chỉ thị trực tiếp cho tôi."


Trở lại các diễn tiến của trận hải chiến Hoàng Sa. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ chuyển đi từ soái hạm HQ-5, các chiến hạm VNCH đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu được chỉ định là các chiến hạm địch đối đầu. Các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly tác xạ rất chính xác và hiệu quả vì có nhịp bắn nhanh và mục tiêu lớn lại nằm trong tầm tác xạ hữu hiệu. Các khẩu đại bác 76 ly trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tác xạ cũng rất chính xác nhưng nhịp bắn không được nhanh vì hệ thống radar kiểm xạ viễn khiển bị hỏng từ lâu. Những giàn đại pháo 127 ly trên các Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng và Lý Thường Kiệt có nhịp bắn chậm hơn trong lúc các chiến hạm đôi bên vận chuyển với vận tốc cao nên rất khó nhắm vào mục tiêu. Riêng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 vì chỉ còn một máy chánh nên xoay trở rất khó khăn và chậm chạp, giàn radar bất khiển dụng, tình trạng kỹ thuật không được khả quan nên lâm vào tình thế rất bất lợi.


Với chiến thuật "tốc chiến, tốc thắng", các chiến hạm VNCH chiếm được thượng phong vì bắn trước với cỡ súng lớn hơn. Các tàu Trung Cộng bị thiệt hại nhiều trong những phút đầu tiên này nhưng cũng chống trả mãnh liệt.


Trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 thuộc phân đội Bắc, lệnh tác xạ của Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Lê Văn Thự, được đáp ứng ngay bằng quả đạn đầu tiên của khẩu đại pháo 127 ly do Trung Úy Ðoàn Viết Ất làm trưởng khẩu. Sau đó, các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly từ trước mũi đến sau lái thi nhau bắn vào tàu địch. Giống như như HQ-5, vũ khí chính của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt là khẩu đại pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước. Cũng ở sân trước, đàng sau của khẩu đại pháo là giàn đại bác 40 ly đôi (2 nòng) nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Sau đây là lời tường thuật của của một nhân chứng, sĩ quan hải hành Đào Dân (khóa 18 SQ/HQNT?) có mặt trên đài chỉ huy HQ-16 trong lúc xảy ra trận hải chiến:


"Cả chiến hạm như bị giật lùi vì tiếng khai hỏa của đại pháo 127 ly. Những người trên đài chỉ huy chú tâm đến nỗi ai cũng có cảm tưởng mình nhìn thấy được đường đi của viên đại bác dầu tiên. Rồi tiếng nổ dồn dập của khẩu đại bác 40 ly đôi trước mũi và khẩu 40 ly đơn sau lái hữu hạm, cùng với tiếng nổ liên hồi của đại bác 20 ly làm thành một hòa âm khó tả. Khói thuốc súng từ trước mũi, sau lái, boong trên phía sau và ngay đài chỉ huy phía dưới bay lên làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm ... Từ lỗ tròn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung Úy Ất đã đứng hẳn người lên, nhô cả thân mình lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi còn nghe được. "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút". Cả đài chỉ huy cùng chăm chú theo dõi từng viên đại pháo phát nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên như ong vỡ tổ:" Trúng rồi!" Tôi nhìn lên, chếch về phía bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. Có lẽ là khói của viên đạn nổ tung ngay đài chỉ huy vì sau đó, dường như hoạt động của tàu này có phần chậm lại".


Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 là một hành phần của phân đội Bắc dưới quyền điều động của HQ-16. Trong lúc hải chiến, HQ-10 nằm chếch về hướng Nam, cách HQ-16 chừng 1 hải lý. Vì là một tàu loại rà mìn được biến cải nên là chiến hạm chậm và nhỏ nhất trong số các đơn vị VNCH tham chiến. Ngoài ra, ngay từ khi gia nhập Hải Đội Hoàng Sa, tình trạng kỹ thuật của HQ-10 đã không được khả quan vì chỉ còn một máy chánh, radar lại bị hư. Trước đây, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vào ngày 18/1, soái hạm HQ-5 đã phải rời đội hình, bỏ HQ-10 lại phía sau vì chạy quá chậm. Tuy cần đi trước cho kịp giờ hẹn với các chiến hạm bạn tại Hoàng Sa, HQ-5 vẫn dùng radar của mình để hướng dẫn HQ-10 hải hành trong đêm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu trọng pháo 76.2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau.


Theo kế hoạch lúc ban đầu, phân đội Bắc có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo để phân đội Nam đổ quân chiếm đảo Quang Hòa. Nhưng sau khi cuộc đổ bộ bất thành vì quân Trung Cộng trên đảo quá đông và tàu yểm trợ của chúng cũng rất nhiều - tổng cộng 11 chiếc đủ loại - nên sau khi thảo luận kỹ càng, lực lượng VNCH quyết định tiêu diệt các chiến hạm địch trước. Đây là một quyết định rất sáng suốt vì nếu phá được đoàn tàu yểm trợ, địch quân trên đảo sẽ bị cô lập và sẽ bị đánh tan dễ dàng. Do đó, HQ-10 cũng được chỉ định một mục tiêu tác xạ, đó là chiếc tàu Trung Cộng mang số 396. Theo lời tường thuật của các nhân chứng, chỉ trong vòng 5 phút đầu, các khẩu hải pháo trên HQ-10 đã bắn tê liệt chiến hạm địch, phòng lái và hầm máy bị cháy khiến chiếc tàu này không còn điều khiển được nữa, cứ chạy vòng vòng làm mồi cho hỏa lực chính xác của HQ-10. Tuy nhiên, vì chỉ còn một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch. Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tàu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị hy-sinh. Một số nhân viên xuống được bè đào thoát mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, Đại Úy Trí cũng đền nợ nước vì bị mất máu quá nhiều.


Về việc Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo bị chìm, có một số tài liệu nói rằng chiến hạm bị hỏa tiễn từ chiến hạm Trung Cộng bắn trúng đài chỉ huy. Tuy hải quân Trung Cộng có loại tàu Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải (surface to surface missile) Styx nhưng lúc đó chưa có mặt tại Hoàng Sa, còn các loại tàu Kronstadt và T-43 tham chiến chỉ trang bị hải pháo cổ điển thông thường, hỏa tiễn nếu có cũng chỉ là loại cá nhân (rocket) cầm tay do toán bộ binh đổ bộ mang theo. Vả lại, nếu có loại phi tiễn đĩnh Komar tham chiến thì có lẽ mục tiêu sẽ là những chiến hạm chủ lực lớn hơn chứ không phải HQ-10 là chiếc nhỏ và kém quan trọng nhất. Theo lời thuật lại của Trung Tá Vũ Hữu San, sau khi trận hải chiến đã chấm dứt, các chiến hạm ta quan sát thấy có 4 lượng sóng bạc đầu rất lớn đang từ hướng Đông Bắc tiến lại rất nhanh. Rất có thể đây mới là các phi tiễn đĩnh Komar hay khinh tốc định Swatow của Trung Cộng từ căn cứ hải quân Yulin thuộc đảo Hải Nam kéo xuống trợ chiến. Nói tóm lại, có nhiều phần vì HQ-10 vận chuyển khó khăn, bất lợi trong lúc hải chiến nên mới bị chìm vì trúng đạn của tàu địch.


Trong số các tàu VNCH tham chiến, có lẽ chỉ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh "chiến hạm". Trong khi các "chiến hạm" khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tàu rà mìn của Hoa Kỳ. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar phòng không tối tân (DER - destroyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Đó là nói về loại DER nguyên thủy của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng khi chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, những trang bị tối tân đều đã bị tháo gỡ hay không còn xử dụng được nữa vì thiếu bảo trì hoặc cơ phận thay thế. Tuy hai khẩu đại pháo 76.2 ly, một tại sân trước và một tại sân sau vẫn còn, nhưng hệ thống kiểm xạ đã bất khiển dụng nên các vũ khí chính mất đi rất nhiều hiệu quả. Nếu các khẩu súng 76.2 ly còn chính xác và bắn nhanh như khi được đài kiểm xạ điều khiển giống như trong hải quân Hoa Kỳ, HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đã bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Cộng. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi Hoa Kỳ đã phủi tay và cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đã giảm sút nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ các trên dưới một hải lý, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm.


Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đã xứng đáng mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đã chuẩn-bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đã bị chìm. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Tuy-nhiên các máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt. Đặc biệt, Trung Tá San cho biết vì HQ-4 là một chiến hạm khá lớn có nhiều tầng nên được trang bị một hệ thống quạt hút khổng lồ để các tầng bên dưới bớt nóng. Khi tác chiến, một viên đạn địch khi phát nổ đã thổi bay hệ thống quạt hút khổng lồ này. Tuy nhiên, những thiệt hại của HQ-4 được coi là nhẹ so với các chiến hạm bạn khác và vẫn còn khả năng tác chiến.


Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ dòn dã hướng về tàu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc vận chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến.Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến. Để dễ bề lẩn tránh, tàu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu. Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm. Tuy đã loại được đối thủ, nhưng tình trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan. Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không còn trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm còn lại của Trung Cộng tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất còn lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại. Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước tình thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đã bị hư hại, Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đã ra lệnh cho các chiến hạm VNCH rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng.


Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VNCH cũng chia làm hai cánh. HQ-16 vì hoạt động ở khu phía Bắc và đã bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị chìm nên đã đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Đà Nẵng. Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Đông Nam. Phía Trung Cộng cũng không còn sức để đuổi theo vì tất cả các chiến hạm tham chiến đều đã bị chìm hay lên cạn. Theo Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc sau này cho biết, phân đội Nam đi về hướng Ðông Nam để có thể đến căn cứ Hải Quân Subic Bay yêu cầu Hoa Kỳ sửa chữa nếu cần.


Khoảng ba tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 nhận được lệnh của Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh HQVNCH lúc đó có mặt tại Ðà Nẵng, quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đã xảy ra trận hải chiến hồi sáng. khi đã gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Đà Nẵng. Về lệnh "cố thủ" này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã viết trong bài nói chuyện kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Hoàng Sa, đọc tại San José vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 nguyên văn như sau:


"Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi còn sống và vẫn đi tìm trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đã không thể nào tìm thấy được cái lý tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua hình ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác mình. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Đến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn còn đang rỉ máu, được về Đà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đã hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm . . .".


Những lời nói hào hùng đầy khí tiết của Trung Tá San tưởng đã diễn tả quá đủ tinh thần chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, vì nước quên mình của các chiến sĩ HQ/VNCH. Mới đây, chúng tôi được hân hạnh phỏng vấn vị cựu TL/HQ/VNCH. Ðề Ðốc Chơn cho biết về lệnh "quay trở lại Hoàng Sa" như sau: "Vì sau trận hải chiến, hệ thống truyền tin của các chiến hạm không được toàn hảo nên tôi không biết rõ tình hình tại Hoàng Sa do đó đã ra lệnh cho các chiến hạm trở lại để bảo vệ lãnh thổ. Khi hệ thống truyền tin được sửa chữa xong, tôi biết rõ hơn về tình trạng các chiến hạm nên đã ra lệnh trở về Ðà Nẵng."
Đến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Đà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hối 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sa thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng.




VIII. TỔNG KẾT THIỆT HẠI ÐÔI BÊN


1. PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA


Thiệt hại về phía HQ/VNCH được ghi nhận ở mức trung bình, gồm 1 chiến hạm bị chìm và 3 chiếc khác bị hư hại. Về phần nhân mạng, số tử thương và bị thương tương đối nhẹ.
Ngoài ra, còn một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Cộng oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng bì giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đòi hỏi hợp lý quả VNCH và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Cộng đã phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh còn lại.


Sau đây là chi tiết về những thiệt hại về phía HQ/VNCH:


a. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

Đây là chiến hạm nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm VNCH tham chiến. Ngoài ra, tình trạng kỹ thuật còn không được khả quan khiến HQ-10 lại càng thêm bất lợi. Khởi đầu trận chiến, trong lúc hai chiến hạm Trung Cộng 389 và 396 dồn hỏa lực vào HQ-16 là chiến hạm lớn hơn, HQ-10 đã tận dụng hỏa lực cơ hữu bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, sau đó còn bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến chiếc 389 bị tê liệt không còn vận chuyển được nữa. Tuy nhiên, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương, hệ thống truyền tin bị tê liệt và hầm máy bị cháy. Vì vậy, đã có lúc Hộ Tống Hạm Việt-Nam HQ-10 và Trục-lôi-Hạm Trung-Cộng T-389 trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đã đụng vào nhau. Khi các chiến hạm VNCH rời trận chiến vào khoảng 11 giờ sáng, HQ-10 vẫn còn trôi nổi trong vùng. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, hai chiến hạm Kronstadt của Trung Cộng mang số 281 và 282 vừa nhập vùng, dùng hải pháo tác xạ dữ dội vào HQ-10 không còn tự vệ được nữa. Mãi tới khoảng 3 giờ chiều, HQ-10 mới bị chìm. Tài liệu của Trung Cộng nói rõ về trường hợp HQ-10 như sau: "Trong lúc hải chiến ác liệt, tuy Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng Trục-lôi-hạm 389 (T-389) cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên còn lại vẫn không sợ chết, kiên trì giữ vững vị trí chiến đấu. Vì hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đã bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không còn dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đã dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo vì khoảng cách đôi bên quá gần.


Trong lúc đó, TDH Lý Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, Trục-Lôi-Hạm (TLH) 389 vẫn chống trả mãnh liệt. Vì sợ bị bắn trúng, TDH Lý Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lý Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo vì bị hư hại nặng chỉ còn trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không còn đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là Kronstadt 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý rưỡi về phía nam của bãi san hô Antelope."
Một số nhân chứng từ các chiến hạm bạn quan sát còn cho biết chiếc máy chánh duy nhất còn lại có lẽ cũng bị hư hại nên HQ-10 không thể vận chuyển được nữa, do đó chiến hạm đã bị tàu địch bắn chìm. Số nhân viên còn lại gồm 23 người, trong đó có Hạm Phó lúc đó bị trọng thương đã xuống 4 chiếc bè cấp cứu đào thoát. Trong lúc trôi dạt trên biển cả, vị Hạm Phó và một nhân viên khác từ trần nên đã được thủy táng. Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên đại dương không đồ ăn và nước uống, nhóm thủy thủ gặp nạn được chiếc tàu dầu SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt tại vị trí các Đà Nẵng chừng 150 hải lý về hướng Đông.


b. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16

HQ-16 thuộc Phân Đội Bắc cùng với HQ-10 nên cũng bị thiệt hại khá nặng. Trong lúc dùng các khẩu hải pháo 127 ly và 40 ly loại chiếc tàu Trung Cộng mang số 389 ra khỏi vòng chiến, HQ-16 cũng bị trúng đạn. Hầm đạn 127 ly phía trước mũi bị trúng đạn khiến nước tràn vào mỗi khi mũi tàu chúc xuống nên sau đó đã phải cô lập. Một máy điện bị bắn hư và giây điện đứt làm hệ thống điện khiến hầm máy chỗ nào cũng bị điện giật, do đó nhân viên cơ khí và điện khí phải di tản. Nguy hiểm hơn cả là hông tàu ngang hầm máy chánh tả bị thủng một lỗ lớn ngay tầm nước khiến nước biển tràn vào như thác lũ. Chiến hạm mỗi lúc một nghiêng thêm về bên trái và có nguy cơ bị chìm nếu không bịt được lỗ thủng. Nhưng sau cùng, nhờ sĩ quan cơ khí trưởng là Đại Úy Trần Văn Hiệp điều động nhân viên phòng tai và cơ khí cô lập được hầm máy tả, chiến hạm vẫn tự vận chuyển được dù chỉ còn máy chánh hữu. Vì hầm đạn đã bị cô lập khiến khẩu 127 ly không còn bắn được nữa, ngoài ra chỉ còn một máy và vì tàu bị mất điện hoàn toàn nên hệ truyền tin và tay lái điện cũng bị tê liệt. Vì Các tàu địch lúc đó cũng đã bị cháy hay bị chìm, nên HQ-16 rời vòng chiến, di chuyển về hướng Bắc để giữ an toàn.


Riêng toán nhân viên 15 người thuộc HQ-16 do Hải Quân Trung Úy Lâm Trí Liêm chỉ huy đổ b lên đảo Cam Tuyền (Robert) vào ngày 17-1 đã bị mất liên lạc với chiến hạm sau trận hải chiến nên phải tự rút khỏi đảo bằng xuồng cao su. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển cả, những người này đã được ghe đánh cá cứu thoát đưa về Qui Nhơn nhưng có một người bị chết vì kiệt lực, đó là Hạ Sĩ Nhất Quản Kho Nguyễn Văn Duyên. Toán đổ bộ 15 người này sau đó đã được đặc cách thăng một cấp.


c. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4

Là chiến hạm có thủy-thủ-đoàn thiện-chiến với hai đại bác 76 ly nên HQ-4 tiêu diệt mục tiêu không mấy khó khăn. Theo báo cáo, soái hạm địch là chiếc chiếc Kronstadt 271 đã bị HQ-4 bắn cháy, sau đó phát nổ và chìm ngay từ những phút đầu của cuộc hải chiến. Tuy nhiên, trong hải-chiến tương-đối ngắn ngủi đó, HQ-4 cũng bị trúng nhiều phát đạn của địch quân. Thiệt hại về nhân mạng không đáng kể; thiệt hại vật chất trên chiến hạm được ghi nhận tới gần ngàn vết đạn đủ loại. Tưởng cũng nên nói thêm, vì cấp chỉ huy Trung Cộng và tình-báo Quân-Ủy Trung-Ương của họ lầm tưởng HQ.4 là soái hạm của Hải Ðội VNCH nên đã bị hai chiến hạm TC 271 và 274 dùng toàn lực tấn công ngay từ phút đầu.


Trong số các chiến hạm HQ/VNCH tham chiến, tuy về mặt vỏ tàu bị nặng nhất nhưng về kỹ-thuật, HQ-4 chỉ thiệt hại tương đối nhẹ nhàng nhờ nhân-viên phòng-tai ưu-hạng của chiến-hạm[9]. Hai khẩu trọng pháo 76 ly trở ngại vì không có radar khiển-pháo, vẫn tác xạ đều trong lúc tác chiến. Máy chánh, máy điện và hệ thống truyền tin khiển dụng tốt. HQ-4 sau khi hàn gắn vỏ tàu, coi như vẫn còn đầy đủ khả năng tác chiến.


d. Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5

HQ-5 là nơi HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đặt bộ tham mưu nên được coi là soái hạm. Theo bản...
viethoaiphuong
#58 Posted : Thursday, December 27, 2007 12:27:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
---------- Message transféré ----------
From: "Nieu Tran" <dtnieus@houston.rr.com>
To: "HUYET HOA" <huyethoa@yahoogroups.com>, <kbc4027tvbqgvn@yahoogroups.com>
Date: Mon, 24 Dec 2007 22:34:23 -0600
Subject: [HUYET-HOA] TRAN DO CAM : Tran Hai Chien Tai Quan Dao Hoang Sa (Part 3)



Trận Hải Chiến tại QUẦN ÐẢO HOÀNG SA

(Part 3)



Ngày 19 tháng 1 năm 1974


Trần Ðỗ Cẩm





TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA THEO TÀI LIỆU TRUNG CỘNG


Trần Ðỗ Cẩm


- Kính tặng thủy thủ đoàn các chiến hạm

HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 HQ/VNCH

đã anh dũng tác-xạ vào tàu địch trong trận hải chiến lịch sử lẫy lừng nhất của quân sử HQ/VNCH.

- Kính dâng hương hồn các tử sĩ Hoàng Sa.



MỞ ÐẦU



Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (HQ/TC) tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, tình đến nay đã được tròn 30 năm. Ngay sau đó, phát ngôn viên quân sự VNCH đã công bố một số chi tiết liên quan tới trận hải chiến. Báo chí tại Miền Nam Việt Nam cũng viết nhiều bài tường thuật dựa theo nguồn tin chính thức. Riêng Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH đã dành riêng một số báo Lướt Sóng viết về biến cố quan trọng này.


Gần đây tại hải ngoại, một số các nhân chứng trực tiếp tham dự cũng đã viết nhiều bài khá trung thực và giá trị. Tuy nhiên đa số những bài viết kể trên đều căn cứ vào tài liệu và quan điểm của VNCH. Vì cần phù hợp với tình hình chính trị và đường lối uyển chuyển trên lãnh vực ngoại giao vào thời điểm 1974, một số chi tiết quan trọng đã không được tiết lộ chính xác. Điển hình, phát ngôn viên quân sự VNCH trong một cuộc họp báo chính thức cho biết các chiến hạm TC đã nổ súng trước nên phía VNCH phải bắn trả để tự vệ. Thật ra, nhiều nhân chứng có mặt tại chỗ đã xác nhận trong những bài viết sau này, chính các chiến hạm VNCH đã nổ súng trước để đánh đuổi bọn xâm lăng. "Giặc đến nhà thì phải đánh", hành động đầy chính nghĩa, hợp lý và hợp pháp này nếu chưa thích hợp để công bố vào năm 1974, thì bây giờ rất cần làm sáng tỏ để chứng minh người Việt Nam, nhất là HQ/VNCH dù phải đối đầu với quân xâm lược mạnh hơn gấp bội, vẫn không ngần ngại nổ súng để bảo vệ bờ cõi.


Tuy nhiên, dù đã có nhiều bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa, thiết tưởng việc tường thuật trung thực vẫn không thể đầy đủ nếu thiếu phần tài liệu của "phía bên kia" tức là TC. Vào thời điểm 1974, vì có sự cách biệt quá lớn về ý-thức-hệ giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản nên những tin tức trao đổi giữa đôi bên rất giới hạn. Hầu như những tin tức từ phía Cộng Sản đều bị chế độ độc tài đảng trị cố tình ngăn chặn bởi bức "màn sắt", "màn tre" nên khó lọt ra ngoài. Thảng hoặc, nếu có chi tiết nào cố tình được "Đảng và Nhà Nước" công bố thì cũng chỉ thuộc loại tuyên truyền quá lố như "dân quân TC bò tới gần các chiến hạm VNCH ném lựu đạn vào lỗ châu mai", vì vậy chẳng có một giá trị nào trong việc truy nhận sự thật. Rất may mắn, trong vòng mấy năm gần đây, cao trào Tự Do Dân Chủ đã khiến các nước khối Cộng hoặc tự động bị tan rã như Nga Sô và một số quốc gia Đông Âu. TC và VN cũng bắt buộc phải "đổi mới" để sống còn. Dân chúng TC nhờ thế, đỡ bị "bịt mồm, bóp miệng", có thể nói lên phần nào sự thật.


Lại nữa, phương tiện truyền thông qua mạng lưới điện tử toàn cầu đã khiến việc trao đổi tin tức trở nên dễ dàng hơn. Vả lại, trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra đã khá lâu, khía cạnh tuyên truyền không còn được đặt nặng bằng nhu cầu tìm hiểu sự thật. Vì vậy trong khoảng thời gian gần đây, chúng tôi đã may mắn tìm được một số các tài liệu TC liên quan tới trận hải chiến do chính những nhân chứng tham dự thuật lại. Nhìn chung, tuy vẫn còn nặng mang hơi hướm "Mao Chỉ Tịch", nhưng nếu gạn bỏ khía cạnh tuyên truyền như đề cao dân quân quá đáng, che dấu thiệt hại, dành phần thắng về mình v.v…, chúng ta vẫn có thể tìm được một số chi tiết khá giá trị. Khi tổng hợp những chi tiết này với những tài liệu đã được công bố từ trước, chúng ta có thể nhìn được khá gần sự thật.


Do đó, mục tiêu của bài này không phải tường thuật lại những chi tiết liên quan tới trận hải chiến Hoàng Sa là điều các tác giả khác đã viết khá chi tiết và đầy đủ. Chúng tôi chỉ muốn bổ túc một số chi tiết về trận hải chiến Hoàng-Sa dựa theo các tài liệu của TC mới sưu tầm được để tìm hiểu một số quyết định quan trọng của họ liên quan tới trận hải chiến như: kế hoạch lấn chiếm Hoàng Sa, các chiến hạm tham chiến, diễn-tiến trận hải chiến, hệ-thống chỉ-đạo, chiến lược chiến thuật, trường hợp hy sinh bi hùng của Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo… Ngoài ra chúng ta cũng có thể suy đoán được khá chính xác về những thiệt hại của phía TC.


Ðể dễ theo dõi, tưởng cũng cần nhấn mạnh đa số những điểm chính nêu lên trong bài này đều là những ghi nhận và quan điểm căn cứ vào tài liệu và nhãn quan của TC. Phụ thêm vào đó là một số nhận định riêng của người viết.


Khi đề cập tới những chiến hạm VNCH, phía TC thường dùng tên hiệu như Tuần Dương Hạm (TDH) Lý Thường Kiệt, Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư v.v…, trong khi các bài viết của chúng ta lại hay sử-dụng chỉ số như HQ-16, HQ-4 thay vì tên hiệu như họ. Ðây là sự khác biệt khá quan trọng. Vì bài viết này căn cứ vào tài liệu TC nên chúng tôi cũng xử dụng tên hiệu của các chiến hạm VNCH để phần tường thuật được nhất quán.



KẾ HOẠCH LẤN CHIẾM HOÀNG SA


Sau khi cưỡng chiếm nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) vào ngày 21 tháng 12 năm 1956, đến năm 1974, dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" bang giao được với Hoa Kỳ, TC đã chuẩn bị khá kỹ càng kế hoạch bành trướng tại Biển Đông. Ngoài tầm quan trọng về mặt quân sự, với dân số quá đông trên 1 tỷ người, TC cần tận dụng các tài nguyên về ngư sản và khoáng sản tại vùng biển chưa được khai thác này để sống còn. Người Mỹ lúc đó đã rút quân khỏi Việt Nam và cũng đã có kế hoạch triệt thoái khỏi toàn vùng Đông Nam Á bằng cách đóng cửa các cơ sở quân sự quan trọng tại Phi Luật Tân như căn cứ Không Quân Clark Air Base, căn cứ Hải Quân Subic Bay. Lo ngại rằng sự vắng mặt của mình sẽ tạo cơ hội tốt cho Nga Sô bành trướng nên Hoa Kỳ cũng muốn có một lực lượng tương đối mạnh khả dĩ có thể thay thế họ ngăn chặn và cầm chân lực lượng đối thủ chiến tranh lạnh hàng đầu. TC đang có tham vọng bành trướng tại Biển Đông, còn Hoa Kỳ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Nga Sô tại vùng này nên chúng ta không ngạc nhiên khi "kẻ cắp bà già" bắt tay nhau, Hoa Kỳ đã ngầm thỏa thuận để TC ngang nhiên lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH và sau này tiến xa hơn tới tận Trường Sa, cách lãnh thổ TC cả ngàn cây số.


Để mở đầu kế hoạch lấn chiếm, trên mặt ngoại giao, Bộ Ngoại Giao TC đột nhiên lên tiếng đòi chủ quyền tại Hoàng Sa, đồng thời lén lút cho ngư thuyền võ trang chở quân lính giả dạng dân đánh cá đổ bộ lên một số đảo do VNCH kiểm soát từ lâu trong vùng Hoàng Sa. Dự đoán thế nào phía VNCH cũng phản ứng mạnh mẽ, chính phủ TC từ các giới chức cao cấp nhất như Chủ Tịch Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình, Châu Ân Lai và toàn bộ Quân Ủy Trung Ương đã đồng thanh quyết định sẽ dùng biện pháp quân sự để đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH nếu cần. Khởi đầu, họ đổ quân lên các đảo, đồng thời cho tàu bè và chiến hạm khiêu khích lực lượng VNCH. Nếu các chiến hạm VNCH lặng lẽ cúi đầu bỏ đi như lời một viên chứa Hoa Kỳ tại Việt Nam đe dọa "nếu các chiến hạm Việt Nam nổ súng tại Hoàng Sa, HQ/VNCH sẽ bị xoá tên ngay", TC sẽ ngang nhiên chiếm Hoàng Sa theo chiến thuật tiệm tiến "tầm ăn dâu" lấy từng đảo một như họ làm tại Trường Sa sau này. Ngược lại, nếu VNCH tham chiến, dù các HQ/VNCH có chiến thắng đánh chìm tất cả các chiến hạm TC tại chỗ nhưng vẫn không thể giữ được Hoàng Sa vì lực lượng tăng viện TC gồm nhiều chiến hạm tối tân và có cả phi cơ tham chiến sẽ kéo tới đánh chìm các chiến hạm VNCH dễ dàng. Vì vậy, khi TDH Lý Thường Kiệt được phái ra Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 1 năm 1974 để thám sát, chính phủ TC liền lập tức xử dụng phương tiện quân sự. Tài liệu TC tóm lược kế hoạch lấn chiếm này như sau:


"Lo ngại VNCH điên cuồng khiêu khích để chiếm Hoàng Sa, quân trên đảo báo cáo về Trung Ương và lập tức được trình lên thượng cấp. Các đồng chí Zhou Enlai và Phó Chủ Tịch nhà nước Ye Jianying đệ trình một kế hoạch phản công bằng quân sự và được chủ tịch Mao Zedong mau chóng chấp thuận. Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường chiến hạm tuần tiễu và dùng biện pháp quân sự để giữ đảo. Đồng chí Đặng Tiểu Bình cùng giới lãnh đạo quân sự thảo kế hoạch đánh chiến hạm địch, tái chiếm các đảo bị VNCH xâm lấn, đồng thời kiểm soát hoàn toàn vùng Hoàng Sa."


Như vậy, chúng ta thấy rõ sách lược bành trướng tại Biển Đông đã được TC chuẩn bị kỹ càng, khởi đầu bằng việc gây hấn tiến chiếm Hoàng Sa. Đây là một quốc sách quan trọng đã được hoạch định từ lâu nên trận hải chiến tại Hoàng Sa đã được cố ý dự trù, tiên liệu, chuẩn bị và thiết kế chu đáo. Về phía VNCH, trong lúc phải đối đầu trong trận chiến một mất một còn với Việt Cộng trong nội địa, việc tham chiến tại Hoàng Sa chỉ là một sự tình cờ, cũng như TDH Lý Thường Kiệt HQ-16 ra Hoàng Sa với nhiệm vụ chính chở phái đoàn Công Binh thám sát thiết lập phi trường, tình cờ phát hiện ngư thuyền và quân TC trong vùng. Sau đó, VNCH mới hối hả phái các chiến hạm khác ra tăng cường. Đến đây tưởng cũng nên ghi nhận một điểm son về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đã đích thân thăm viếng BTL/HQ/V1DH để duyệt xét tình hình và ra lệnh bằng thủ bút cho phép Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH được toàn quyền hành động, kể cả việc xử dụng võ lực để bảo vệ Hoàng Sa. Phó Ðề Ðốc Thoại đôi lúc cũng cảm thấy đơn độc, đã thi hành đúng đắn chỉ thị của thượng cấp khi ra lệnh "Khai Hỏa". Trong lúc chiến trường quốc nội gay go sôi động, ngoài biển TC đe dọa lấn chiếm Hoàng Sa; hành động "quyết chiến" đối đầu với kẻ thù truyền kiếp để bảo vệ lãnh thổ của vị nguyên thủ VNCH phải được coi là quyết định lịch sử, có thể đem so sánh với thời "Hội Nghị Diên Hồng". Sau đó, TL/HQ/V1DH và các chiến sĩ HQ/VNCH nhất nhất tuân-hành quân lệnh do vị Tổng Tư Lệnh ban-hành, chiến đấu rất anh dũng tại Hoàng Sa theo đúng truyền thống chống ngoại xâm của tiền nhân Việt-tộc.



CÁC CHIẾN HẠM THAM CHIẾN


Khi các chiến hạm VNCH được phái tới Hoàng Sa, phía TC cũng tăng cường lực lượng hải quân của họ. Lúc đầu chỉ có 2 ngư thuyền võ trang 402 và 407, sau đó thêm nhiều chiến hạm nhập vùng.Về tổng số chiến hạm tham chiến, tài liệu của TC ghi rất rõ ràng. Họ cho biết như sau:


"Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T-396 và T-389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstad 271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K-274) thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh (TTÐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam còn phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Hòa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu còn phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm lực thành phần tiếp ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ. Nếu nhìn vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch."


Khi phân đội K-271 và K-274 trên chở một Trung Đội Bộ Binh tới vùng Hoàng Sa cũng là lúc hai KTH Trần Khánh Dư và TDH Lý Thường Kiệt của VNCH đang săn đuổi và đe dọa các ngư thuyền 402 (Nam Ngư 1) và 407 (Nam Ngư 2) của TC. Các chiến hạm TC lập tức phản ứng bằng cách gửi tín hiệu yêu cầu chiến hạm VNCH rời vùng. Tối 17 tháng 1, TDH Trần Bình Trọng (HQ-5) và HTH Nhựt Tảo (HQ-10) rời quân cảng Đà Nẵng và tới Hoàng Sa vào buổi chiều ngày 18 tháng 1. Phía TC dùng chiến thuật "khiêu khích", cho các ngư thuyền bám sát chiến hạm VNCH để cản đường. Về những vận chuyển cắt đường và những hành động khiêu khích trên biển, tài liệu TC tường thuật như sau:


"Sáng ngày 18 tháng 1, sau khi tuần tiễu vùng Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH một lần nữa lại có những hành động thù nghịch, tiến gần ngư thuyền 407 và dùng loa phóng thanh đuổi ngư thuyền này ra khỏi vùng. Tuy phải đối diện với tàu lớn và đại pháo, thuyền trưởng ngư thuyền 422 vẫn không sợ hãi trả lời: “Đây là lãnh hải Trung Quốc, các anh phải rời xa ngay”. Phía VNCH có một sĩ quan đe dọa: “Nếu các anh không lập tức rời vùng sẽ bị đánh chìm”. Khi thấy ngư thuyền 407 vẫn không bỏ đi, chiến hạm Trần Khánh Dư trở nên giận dữ, dùng hết tốc lực đụng vào khiến phòng lái ngư thuyền 407 bị thủng một lỗ lớn. Lúc này toán chiến hạm K-271 cũng nhập vùng, lại gửi tín hiệu yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi vùng biển Hoàng Sa. Tới đêm 18 tháng 1, tình hình rất căng thẳng, đôi bên canh chừng lẫn nhau nhưng không có đụng độ."


Phía TC đã tả lại khá rõ ràng biến cố KTH Trần Khánh Dư cố ý đụng vào ngư thuyền 407 khiến đài chỉ-huy bị phá-hủy, phòng lái bị thủng một lỗ lớn, nhưng chi tiết "dùng hết tốc lực" có vẻ hơi quá đáng. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng KTH Trần Khánh Dư, cho biết lúc đó , tình hình rất căng thẳng, các ngư thuyền TC cố ý vận chuyển chận đường các chiến hạm VNCH, ngăn cản không cho lại gần hải-đảo để bảo vệ quân TC trên đó. Thoạt đầu HQ.4 đã dùng mọi biện pháp "hòa bình" đúng theo luật đi biển yêu cầu họ rời khỏi lãnh hải VNCH nhưng các ngư thuyền này vẫn không bỏ đi.
Muốn tìm hiểu thêm về quyết định cố ý “đụng tàu” có tính toán này, chúng ta cần biết rõ nhiệm vụ của Hạm-Trưởng HQ.4 lúc bấy giờ. Theo đúng lệnh Hành-Quân, cho tới ngày 18 tháng 1, Hạm Trưởng HQ-4 vẫn còn kiêm nhiệm chức vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hành Quân bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Để chu toàn trọng trách, chiến hạm VNCH phải đổ quân để lấy lại các đảo đã bị quân TC chiếm đóng bất hợp pháp. Vì tàu TC đang tuần tiễu quanh các đảo có thể liều lĩnh đụng chìm hay bắn vào các xuồng đổ bộ nên trước hết phải tìm cách cô lập hóa lực lượng yểm trợ này để bảo đảm an toàn cho toán đổ bộ. Thượng cấp lại đã ra lệnh “chiếm lại các đảo bằng biện pháp hòa bình” trước khi xử dụng vũ lực. Do đó Hạm Trưởng HQ-4 chỉ có thể biểu lộ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng cách ủi vào ngư thuyền TC như một hành động cảnh cáo có tính toán buộc chúng phải rời vùng, trong lúc hải pháo sẵn sàng yểm trợ cho toán đổ quân nếu TC nổ súng trước.


Vì vậy, Hạm Trưởng San mới ra lệnh dùng mũi tàu "ủi nhẹ" vào ngư thuyền 407 thấp hơn để cảnh cáo và cũng tượng trưng việc "đẩy" ngư thuyền TC ra khỏi hải phận VNCH. Nếu bị KTH Trần Khánh Dư cao lớn "dùng hết tốc lực" đụng vào, chắc ngư thuyền 407 đã về với hà bá, đâu còn cơ hội để kể lại chuyện này. Theo lời các thủy thủ trên các chiến hạm VN, các thủy thủ trên tàu TC đều có những cử chỉ khiêu khích thô tục, chửi bới khiến nhân viên VN rất tức giận, nhưng vì tuân lệnh "chạm trán hòa bình" nên buộc phải tự chế. Việc KTH Trần Khánh Dư đụng vào ngư thuyền 407 đã khiến các thủy thủ VN "lên tinh thần", hăng hái như đã trả được thù.


Về biến cố "đụng tàu" này, tác giả Ðào Dân hiện diện trên TDH Lý Thường Kiệt được chứng kiến tận mắt, thuật lại như sau: "Bốn chiếc tàu, 2 lớn ở ngoài, 2 nhỏ ở giữa vẫn thả trôi bình yên để mặc cho con người đấu khẩu. Có lẽ không còn kiên nhẫn được nữa, HQ 4 nổ máy đâm thẳng ngang hông tàu địch, đẩy nó ra khơi. vì vận tốc chậm, có lẽ khoảng 2 máy tiến 1, nên không có thiệt hại nào cho bên địch, nếu có, có lẽ bát đũa nồi nêu cơm nước bị đổ bể tùm lum trong phòng ăn và nhà bếp. Trước thái độ quyết liệt của HQ 4, tàu Trung Quốc đành nhượng bộ, mở máy, từ từ tăng tốc độ chạy về phía Nam của 2 đảo Duy Mộng và Quang Hòa, để lại chiến trường một vùng nước bọt trắng xóa. Chúng tôi toàn thắng mà không tốn một viên đạn (chỉ tốn một cái húc của Trung Tá Vũ Hữu San). Ðến đây người viết cần phải ngừng lại một chút vừa để hoan nghênh Hạm-Trưởng San …"


Riêng đối với Hạm Trưởng San, chuyện đụng tàu trên biển này chắc cũng đã gây ra không ít suy-tư, vì theo công pháp quốc tế, chiến hạm hay thương thuyền của một quốc gia được coi như lãnh thổ của quốc gia đó. Như trước đây, Hoa Kỳ đã buộc Nhật Bản ký văn bản đầu hàng vô điều kiện chấm dứt thế chiến II tại Thái Bình Dương trên Thiết Giáp Hạm Missouri bỏ neo trong vịnh Tokyo, một hành động tượng trưng coi như Nhật Bản đã phải ký hòa ước trên đất Hoa Kỳ. Làm Hạm Trưởng, việc để chiến hạm mắc cạn hay đụng vào tàu khác là điều tối kỵ thường đưa tới việc mất chức. Hạm Trưởng San đã cố ý đụng tàu TC, chẳng khác nào tự ý "xâm lăng" Trung Quốc có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường-hợp có đối-thoại hay dàn-xếp thương-thuyết Việt-Hoa, Ông rất có thể trở thành “vật hy-sinh” và bị cả hai quốc-gia kết tội là kẻ gây nên chiến-tranh.
Thiết tưởng đây là một hành động can đảm tuy tự chế, chẳng khác danh tướng Trần Quốc Toản đời Trần đã vì tức giận giặc Tàu xâm lăng đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết!


Một chi tiết khác khá quan trọng là TC cũng gửi 2 tiềm thủy đĩnh tham dự chiến dịch Hoàng Sa, nhưng sau khi trận chiến đã kết thúc. Tác giả Lu Qi Minh trong bài viết nhan đề "Tiềm Thủy Ðĩnh TC Ðầu Tiên Tham Dư Chiến Dịch" cho biết như sau: "Vì lo ngại Hoa Kỳ và VNCH không chịu rút lui dù đã bị thất bại, nên Hạm Ðội TC vẫn phải gửi chiến hạm tăng cường lực lượng tại Hoàng Sa. Lúc đó trời bão, biển động mạnh nên các chiến hạm không rời bến được, do đó hai tiềm thủy đĩnh được lệnh công tác tại Hoàng Sa. Ðây là lần đầu tiên tiềm thủy đĩnh dược dùng vào công tác chiến đấu nên phải có sự chấp thuận đặc biệt của chủ tịch Mao Trạch Ðông. Hai tiềm thủy đĩnh dùng trong công tác mang số hiệu 282 và 289."


Tóm lại về lực lượng tham chiến, phía TC có 2 ngư thuyền võ trang mang số 402 và 407, hai TLH mang số 389 và 396, hai Kronstadt mang số 271 và 274 và hai Kronstadt 281 và 281 tăng viện. Trong số này, chỉ có 4 chiến hạm T-389, T-396, K-271 và K-274 trực tiếp tham chiến. Còn K-281 và K-282 tới Hoàng Sa vào hồi 11 giờ 49 ngày 19 tháng 1, lúc đó trận hải chiến đã kết thúc (vào hồi 11 giờ). Chính hai chiến hạm mới đến này đã bắn chìm HTH Nhựt Tảo. Hai tiềm thủy đĩnh mang số 282 và 289 cũng tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiễu và đề phòng lực lượng VNCH trở lại tái chiếm quần đảo.


TRẬN HẢI CHIẾN


Tài liệu TC nói về trận hải chiến được tóm lược như sau:

"Rạng sáng ngày 19 tháng 1, các chiến hạm VNCH chia thành hai phân đội. TDH Lý Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo hoạt động trong vùng lòng chảo, từ phía Bắc gần đảo Hoàng Sa tiến về hướng Nam gần đảo Quang Hòa. Trong khi đó, KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần Bình Trọng bọc từ phía ngoài biển cũng tiến về đảo Quang Hòa từ hướng Tây Nam. Nếu nhìn vào tầm cỡ và trọng tấn, phía VNCH gồm 3 chiến hạm lớn, trọng tấn khoảng 1,770 tấn mỗi chiếc và một chiến hạm nhỏ trọng tấn khoảng 650 tấn, như vậy tổng cộng trọng tấn phía VNCH khoảng 6,000 tấn, trong khi phía TC có hai chiến hạm loại Kronstad trọng tấn 570 tấn và hai Trục Lôi Hạm (TLH) loại T-43 trọng tấn 300 tấn, tổng cộng khoảng 1760 tấn. Về vũ khí, phía TC cỡ súng lớn nhất là 85 ly đôi trong khi VNCH có súng cỡ 127 ly. Như vậy về hỏa lực, phía VNCH cũng trội trội hơn. Các chiến hạm VNCH với hải pháo lớn chiếm vị trí bên ngoài lợi thế hơn, trong khi các chiến hạm TC ở phía trong gần các đảo.


Trước ý đồ gây hấn của VNCH, theo chỉ thị của Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu đã đặt các đơn vị trực thuộc trong tình trạng báo động khẩn cấp, đồng thời ra lệnh cho các chiến hạm tại Hoàng Sa sẵn sáng đối phó nếu bị tấn công. Các chiến hạm TC được lện phối trí tại vùng đảo Quang Hòa để bám sát các chiến hạm VNCH. Trước các họng đại pháo của chiến hạm VNCH, các chiến hạm TC tuy nhỏ hơn nhưng không hề nao núng.


Hai TLH T-396 và T-389 có nhiệm vụ bám sát TDH Lý Thường Kiệt. Mặc dù nhỏ hơn với trọng tấn chỉ bằng một phần tư, T-396 vẫn không giảm tốc độ khi cản đường. TDH Lý Thường Kiệt ỷ vào súng lớn và vỏ tàu dầy hơn, chẳng những không đổi hướng mà còn dùng mũi đụng vào T-389 khiến sườn tàu và pháo tháp bị hư hại, sau đó còn cắt ngang đội hình TC. Các chiến hạm VNCH còn tiến về phía đảo Quang Hòa thả xuống 4 xuồng cao su trên chở khoảng 40 quân VNCH để đổ bộ. Tuy lần đầu tiên đụng độ, nhưng dân quân TC vẫn nổ súng khiến VNCH bị chết 1, bị thương 3 khiến toán đổ bộ VNCH phải rút lui. Khi thấy cuộc đổ bộ bị thất bại, phía VNCH đổi chiến thuật, lợi dụng ưu thế về hỏa lực và vị trí thuận lợi để tấn công các chiến hạm TC.


Trước hỏa lực hùng hậu của phía VNCH, các chiến hạm TC lần lượt bị trúng đạn. Phía TC lập tức phản công. Các HTH K-271 và K-274 tấn công các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần Bình Trong của VNCH, trong khi các TLH T-396 và T-389 đối đầu TDH Lý Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Các chiến hạm VNCH khai triển đội hình cố giữ khoảng các lớn hơn hầu tận dụng hải pháo tầm xa, nhưng các chiến hạm TC có vận tốc cao hơn nên khoảng cách đôi bên mỗi lúc càng giảm, có lúc gần như sát vào nhau. Vì vậy, các chiến hạm TC tuy cỡ súng nhỏ, nhưng có nhịp bắn cao hơn nên chiếm được lợi thế. Sau mười ba phút giao tranh, hàng ngũ chiến hạm VNCH đâm ra rối loạn.


KTH Trần Khánh Dư là Soái Hạm của Hải Đội VNCH nên bị hai HTH K-271 và K-274 dồn nỗ lực vây đánh. Mặc dầu KTH Trần Khánh Dư đã tận dụng hỏa lực dữ dội để mong làm chủ chiến trường, nhưng vẫn bị yếu thế vì hỏa lực TC tập trung vào các giàn hải pháo chính và bị trúng đạn hư hại nhiều nơi khác, khói đen tỏa ra nhiều nơi, vì vậy phải rời vòng chiến. K- 274 không bỏ lỡ cơ hội, theo sát KHT Trần Khánh Dư. Thấy vậy TDH Trần Bình Trọng vội chận đánh K-274 ngay bên ngang hông để cứu nguy cho Soái Hạm. Bị hỏa lực của hai chiến hạm VNCH tấn công cả hai phía trước và sau, K-274 bị trúng đạn nhiều nơi, tay lái bị bất khiển dụng phải dùng hệ thống lái tay, nhưng vẫn chạy hết tốc lực, cuối cùng chiếm lại được thế thượng phong. Tuy được lợi thế trong lúc cận chiến, nhưng cũng dễ bị trúng đạn đại pháo của các chiến hạm VNCH. K-274 bị một viên đạn bắn trúng đài chỉ huy khiến nhiều người chết và bị thương nên hệ thống truyền tin bị rối loạn nên phải dùng thủ lệnh. Tuy vậy, chiến hạm vẫn phản công khiến KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn tại nhiều chỗ, hiệu kỳ bị bằn đứt bay xuống biển.


Xa hơn về phía Bắc, các TLH T-396 và T-389 nghênh cản TDH Lý Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Lúc đầu, chiến hạm TC tập trung hỏa lực vào mục tiêu lớn hơn là TDH Lý Thường Kiệt, nhưng bị HTH Nhựt Tảo chận bắn dữ dội. Các chiến hạm TC chuyển xạ nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến kho đạn phát nổ, hầm máy bị cháy không còn vận chuyển được nữa. TDH Lý Thường Kiệt cũng bị trúng đạn nên rời vòng chiến. Thấy vậy, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng cũng hối hả rời vùng."


Phần tường thuật của TC về cuộc hải chiến, tuy có đôi chút trung thực, nhưng nặng hơn về mặt tuyên truyền. KTH Trần Khánh Dư đã không rời vùng dù bị hai chiến hạm TC vây đánh gây thiệt hại, có tới 912 vết đạn trên vỏ tàu. KTH Trần Khánh Dư là loại chiến-hạm tấn-công, kiến-trúc khoẻ nhất trong hải-đội với 4 phòng hầm máy chánh và nhiều phòng kín nước khác, sức chịu-đựng rất cao. Khi tàu Trung-Cộng bắt đầu rút về hướng Tây, rơi vào đúng ngay tầm bắn hữu-hiệu của hải-pháo 76.2 ly, các chiến hạm TC, đặc biệt K-274 bị trúng thêm mấy trái đạn lớn nữa, đến độ tê liệt.



CHIẾN LƯỢC CHIẾN THUẬT


Ðể đối đầu với hai phân đội chiến hạm VNCH, phía TC cũng chia các chiến hạm thành hai phân đội. Các HTH K-271 và K-274 phối trí tại vùng Tây Nam đảo Quang Hòa để đối đầu với các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần Bình Trọng, trong khi các TLH T-389 và T-386 chiếm vị trí xa hơn về phía Bắc để ngăn chặn các TDH Lý Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Nhìn chung, các chiến hạm VNCH chiếm vị trí hình cánh cung bên ngoài đảo Quang Hòa, trong khi các chiến hạm TC cũng dàn hình cánh cung đối đầu, nhưng nằm bên trong, gần đảo hơn. Các chiến hạm TC tuy nhỏ, nhưng có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hơn nên đã xử dụng chiến thuật "cận chiến". Tài liệu TC mô tả như sau:
"Chiếm được lợi thế vì phối trí ở vòng ngoài và lợi dụng hải pháo có thể bắn xa hơn[10], các chiến hạm VNCH khai triển đội hình, gia tăng khoảng cách. Các chiến hạm TC nhỏ và hỏa lực yếu hơn lại ở vào vị thế bên trong bất lợi nên phải thu hẹp chiến trường bằng cách mở hết tốc lực tiến về phía chiến hạm địch nhiều khi như cập vào nhau nên cỡ súng tuy nhỏ nhưng bắn nhanh nên các loạt đạn đều trúng mục tiêu."


Trong lúc cận chiến, các chiến hạm TC cũng "Tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch “Dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu não địch”, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch, trong lúc các TLH 396 và 389 hướng mọi họng súng vào TDH Lý Thường Kiệt. Do đó, hai chiến hạm VNCH bị thiệt hại nặng nề."


Ðến đây, chúng ta thấy rõ cấp chỉ huy TC đã sai lầm khi xác quyết "KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch" nên đã tập trung hỏa lực quyết tiêu diệt chiến hạm này. Thực tế, chúng ta đều biết soái hạm của hải đội VNCH là TDH Trần Bình Trọng. Vì sự nhận định không chính xác nói trên nên lúc khởi đầu trận chiến, các chiến hạm TC đã bám sát "soái hạm" Trần Khánh Dư và "tập trung hỏa tiêu diệt các giàn hải pháo chính và thượng tầng kiến trúc khiến hệ thống truyền tin bị hư hại ."


Vì bị hai chiến hạm TC dồn nỗ lực chặn đánh nên KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn khá nặng bên tả hạm. Theo báo cáo chính thức của BTL/Hành Quân Biển, tổng cộng KTH Trần Khánh Dư đếm được 37 lỗ đạn đường kính 4 tấc hay lớn hơn và 44 lỗ đạn khác nhỏ hơn 4 tấc. Giàn radar phòng-không bị suy-giảm năng-lực phát-thâu và radar hải hành tạm thời bất khiển dụng trong vòng hai giờ sau đó. Ðổi lại, soái hạm K-271 của TC cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo tài liệu chưa được phối kiểm của Trần Ðại Sỹ, Tư Lệnh mặt trận và toàn bộ tham mưu của TC bị tử thương. K-274 còn lại coi như không còn khả năng tác chiến.



TRƯỜNG HỢP HTH NHỰT TẢO (HQ-10)


Tài liệu TC cho biết:

"Xa hơn về hướng Bắc, thừa lúc các TLH T-396 và T-389 dồn nỗ lực tấn công TDH Lý Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo tương đối rảnh rang liền bắn dữ dội vào hai chiến hạm TC. Bị tấn công ác liệt, hai chiến hạm TC chuyển xạ, tập trung hỏa lực nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến hầm đạn bị phát nổ. T-389 liền bám sát và tác xạ dữ dội vào chiến hạm đã bị thương này, không để chạy thoát. Tưởng cũng nên nói T-389 vừa được sửa chữa xong tại thủy xưởng ngày hôm trước thì đêm sau đã nhận được ra Hoàng Sa nên chưa đủ thì giờ để thử máy đường trường cũng như bắn thử hải pháo. Vì vậy, trong lúc hải chiến ác liệt, tuy HTH Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng T-389 cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên còn lại vẫn không sợ chết, kiên trì giữ vững vị trí chiến đấu. Vì hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đã bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không còn dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đã dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo vì khoảng cách đôi bên quá gần.


Trong lúc đó, TDH Lý Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, TLH 389 vẫn chống trả dữ dội. Vì sợ bị bắn trúng, TDH Lý Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lý Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo vì bị hư hại nặng chỉ còn trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không còn đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là HTH 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý rưỡi về phía nam của bãi san hô Antelope."



HTH Nhựt Tảo lên đường ra Hoàng Sa cùng với TDH Trần Bình Trọng vào tối 17 tháng 1. Theo lời kể lại của Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc trong bài "Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa "HTH HQ-10 Nhựt Tảo được chỉ định xung vào Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm, với lý do chính là chiếc HTH này đang tuần dương ngay khu vực cửa khẩu Ðà Nẵng nên giảm bớt thời gian di chuyển, chiến hạm chỉ có một máy chánh khiển dụng mà thôi." Như vậy, HTH Nhựt Tảo không những là chiến hạm nhỏ, có hỏa lực yếu nhất trong Hải Ðội Ðặc Nhiệm mà tình trạng kỹ thuật cũng kém khả quan, chỉ còn một máy chánh. Trong phúc trình "Diễn Tiến Hành Quân Hoàng Sa" ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần Bình Trọng cũng ghi rõ "Ngày 18-01-1974 lúc 0315H (chi chú của người viết: 3 giờ 12 phút sáng), chiến hạm đế điểm hẹn với HQ.10 tại vị trí 083 độ đèn Tiên Sa 090 (ghi chú của người viết: hướng đông của hải đăng Tiên Sa, cách 9 hải lý). Hồi 0327H vì tình trạng kỹ thuật của HQ.10 kém và để đúng giờ hẹn tại Hoàng Sa theo như đã dự trù, chiến hạm đươc lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội 3) cho tăng máy, tách khỏi đội hình với HQ.10, trưc chỉ đảo Cam Tuyền." Trong một trận hải chiến, ngoài hỏa lực hải pháo, việc vận chuyển mau chóng vào vị trí thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Tình trạng kỹ thuật kém "chỉ còn một máy" của HTH Nhựt Tảo gây khó khăn trong việc vận chuyển có lẽ đã là nguyên nhân chính khiến chiến hạm này bị đánh chìm. Chúng ta tự hỏi nếu HTH Nhựt Tảo còn đủ hai máy chánh, dù bị bắn thiệt hại còn một máy vẫn có thể tự vận chuyển được, biết đâu có thể tới vùng an toàn, vì lúc đó các chiến hạm TC đều đã bị hư hại nặng, không còn khả năng truy kích.



Tuy là chiến hạm yếu nhất, nhưng HTH Nhựt Tảo đã chiến đấu hăng hái và dũng cảm nhất. Khi thấy hai TLH T-389 và T-396 dồn nỗ lực tấn công TDH Lý Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo lập tức can thiệp, dùng hải pháo tác xạ chính xác chiến hạm TC khiến T-389 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, Hạm Trưởng tử thương, phòng máy bị cháy. T-389 cũng bị hư hại nặng, trôi nổi trên mặt biển tương tự như HTH Nhựt Tảo, có lúc hai đối thủ đụng vào nhau như Trung Úy Nguyễn Ðông Mai thuộc HTH Nhựt Tảo diễn tả trong bài viết "Lần Ðào Thoát Tại Hoàng Sa: "Rồi chừng 15 phút sau, một tiếng va chạm mạnh khiến chúng tôi té nhào trên sàn tàu. Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn vì vì vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ.10 đâm vào tả hạm chiếc 396".



Tài liệu TC cũng xác nhận thêm "Nếu T-389 không dạt vào một bãi san hô, chắc chắn cũng sẽ bị chìm". Như vậy HTH Nhựt Tảo tuy bị chìm, nhưng đối thủ cũng bị thiệt hại tương tự, coi như một đổi một.



Trận hải chiến khởi đầu lúc 10 giờ 23 phút, khoảng nửa giờ sau đó các chiến hạm VNCH rời vùng, chỉ còn lại HTH Nhựt Tảo bị hư hại nặng trôi nổi trên mặt biển, nhân viên đã xuống bè đào thoát, không còn ai trên tàu. Về những giây phút cuối của HTH Nhựt Tảo, tài liệu TC ghi rõ: "Tới 11 giờ 49 phút, hai HTH K-281 và K-282 do Phân Ðoàn Trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy từ căn cứ hải quân Shantou tăng viện đến vùng Hoàng Sa. K-281 tập trung hỏa lực bắn vào xác HTH Nhựt Tảo. Mãi đến 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo mới bị chìm tại vị tri Nam bãi san hô Antelope, khoảng cách chừng 2.5 hải lý."



Sau này một số bài viết cho rằng HTH Nhựt Tảo bị trúng hỏa tiễn TC vào đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng hy sinh. Tuy nhiên, các chiến hạm TC tham chiến cũng không được trang bị hỏa tiễn hải - hải và tài liệu TC cũng nói rõ không có Phi Tiễn Ðĩnh (PTÐ) Komar tại Hoàng Sa. Dĩ nhiên, chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của họ, nhưng có thể suy đoán tìm câu trả lời hợp lý. Trước hết, PTÐ Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải Styx là loại Ai Cập đã dùng để bắn chìm Khu Trục Hạm Eilat của Do Thái vào tháng 10 năm 1967 gần cảng Port Said. Nếu hỏa tiễn Styx có thể đánh chìm một chiến hạm lớn nhất và cũng là soái hạm của HQ Do Thái thì đối với HTH Nhựt Tảo là chiến hạm nhỏ hơn, bị trúng hỏa tiễn Styx chắc không trôi nổi trên mặt biển, mãi mấy tiếng đồng hồ sau mới bị chiến hạm tăng viện của TC bắn...
viethoaiphuong
#59 Posted : Thursday, December 27, 2007 5:16:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tu DanOan kinh chuyen !

Neu Mot Mai....

http://www.youtube.com/watch?v=0Cf10nEFfiA

Đồng bào kính mến…

Ông em đi lính Việt Nam Cộng hòa, nhưng bố em lại phải đi nghĩa vụ quân sự cho nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, còn em thì cắp sách đến trường để nghe người ta giảng về sự oai hùng của quân đội bố em khi đánh bại đội quân của ông em. Em ngồi đó mà nghe chết lặng cả tâm hồn.

Năm tháng lặng lẽ trôi qua ông em đã ra người thiên cổ, bố em nay tuổi cũng già. Thế hệ chúng em giờ đây chỉ biết có một điều là kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền để có đủ tiền mua tất cả, từ những viên thuốc lắc trong vũ trường đến cả những công lý ở đời thường.

Em luôn tự hỏi không biết rồi đây tiền có mua được sự toàn vẹn lãnh thổ không? [Xem thêm]


http://www.youtube.com/watch?v=0Cf10nEFfiA

Trường Sa - Hoàng Sa - Ta Là Một

Xin phổ biến trên báo chí và Email đến các bạn trẻ trong và ngoài nước.

Tha thiết….


www.voiceofvietnam.org/






viethoaiphuong
#60 Posted : Thursday, December 27, 2007 6:44:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
"Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" bất ngờ xuất hiện trên đường phố Sài Gòn

2007.12.27
Thiện Giao, phóng viên đài RFA



Sau 32 năm vắng bóng, "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" lại bất ngờ được hát vang lên trong các cuộc biểu tình của sinh viên Việt Nam tại Sài Gòn.

Xin bấm vào link dưới này đọc và nghe toàn bộ bài của RFA

http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=347076
Users browsing this topic
Guest
5 Pages<12345>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.