Chào các bạn,
Một thân hữu của SL, Dược sĩ Trần Việt Hưng có gửi đến SL một bài viết về Sung Ưu Đàm và các dược tính của hoa qua cái nhìn và sự phân tách của một người dược sĩ.
Anh Hưng có nói với SL rằng Ưu Đàm và Vô Ưu khác nhau. Anh đang nghiên cứu và sẽ viết một bài về Vô Ưu sau.
SL xin chờ sự góp ý của các anh chị để chúng mình cùng tìm hiểu thêm về hoa Ưu Đàm và hoa Vô Ưu.
SL xin phép mượn các hình ảnh cũa các anh chị ( LH, NP, gdt, PC, NĐ, HH_Liên, Vô Ưu, NT, Nguyên v... post bên mục Cỏ cây Hoa Lá đem về đây kèm theo bài viết của anh Hưng để quí vị cùng thưởng thức.
SL xin cám ơn DS Trần Việt Hưng và các anh chị đã post các hình ảnh về hoa Vô Ưu ( còn gọi Mạn Đà La Ni và Ngọc Kỳ Lân??).
*Topic về Mục Lục Cỏ Cây Hoa Lá
http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=4850(Chị NT và PC ơi- Anh TVH có gửi lời khen cách trình bày mục lục và hình ảnh ở mục này đẹp quá!) *Topic về hoa Ưu Đàm trong PNV:
http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=3361Các hình ảnh về hoa Vô Ưu và Ngọc kỳ Lân
Gởi bởi LH và NĐ
Gởi bởi HH_Liên
CÂY " NGỌC KỲ LÂN "
Nụ Hoa
-
Và đây là bài viết của DS trần Việt Hưng về Sung Ưu Đàm:SUNG ƯU ĐAM (Cluster Fig)
DS Trần Viết Hưng
Trong giống Ficus, ngoài cây Bồ đề còn có cây Sung Ưu đàm (Ficus racemosa = F. glomerata ) là cây có khá nhiều liên hệ đến Phật giáo.
Cây và Hoa của Ficus racemosa đều được ghi chép trong Kinh sách Phật dưới tên Udumbara (Phạn ngữ = Umbar). Danh từ Udumbara cũng có thể để chỉ hoa của cây Sen xanh(Ưu Bát La hoa).
Hoa Udumbara đã được ghi chép trong các chương 2 và 27 của kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), một Kinh sách quan trọng của Phật giáo Đại thừa (Mahayana) Từ ngữ Nhật Udonge đã được Thiền sư Dògen dùng để chỉ hoa của cây udumbara trong chương 68 của tập Kinh 'Chánh Pháp Nhãn tàng' (Treasury of the Eye of the True Dharma). Dògen đả bàn đến Hoa Udonge trong Kinh Pháp Hoa do Đức Phật Cồ Đàm giảng trên Núi Linh Thứu (Vulture Peak).
Hoa ưu đàm là loại hoa rất quý, khó thể nhìn thấy. Theo truyền thuyết Phật giáo thì phải 3000 năm hoa mới nở một lần (biểu tượng cho một vật quý báu, vô giá). Hoa ưu đàm không phải là hoa trong thế giới này.. mà là hoa cõi Phật. Theo Kinh điển Phật giáo : hoa ưu đàm nở là một điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay Bậc Luân vương xuất thế..
Từ điển Phật học Huệ Quang ghi (Tập VII, trang 5.943) ; Ưu đàm, tên khoa học Ficus glomerata, thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3m, lá có hai loại, hoa có hoa đực hoa cái khác nhau..'
Từ điển Phật học Hán -Việt (Nhà XB Khoa Học Xã Hội) ghi : Cây Ưu đàm..không thuộc loài hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya, Cao nguyên Deccan, Sri Lanka.. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa.. nên thường nhầm là loài cây không.hoa..'
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (theo bản dịch của Kumarajiva= Cửu Ma La Thập) có đoạn kệ trùng tụng nhắc nhở nhiều đến cây Ưu đàm..
...
Mọi Đức Phật đều đến trong thế giới này
Nhưng gặp được Họ là điều hiếm và khó
Và khi Họ xuất hiện trên thế giới
Rất khó cho Họ khi nói về Diệu pháp
...
Và cũng rất khó để nghe Diệu pháp
Rất hiếm ngưới nghe được Diệu pháp
Giống như bông Hoa Ưu đàm
Với tất cả vẻ đẹp tuyệt diệu
Chỉ nở một lần trong suốt một thời gian rất dài, rất lâu.
.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa còn ghi thêm là gặp được Phật ( một người đã hoàn toàn ngộ Đạo) là điều cực hiếm, còn hiếm hơn là thấy một Hoa Ưu đàm nở.
Tại Chùa Từ Hiếu (Huế), có một bức trướng viết : 'Hoa Ưu đàm, tuy rời khỏi cuống, vẩn tỏa hương thơm'.. Theo TT Nhất Hạnh : Vỉ hương của Hoa Ưu đàm bất diệt, nên khả năng 'ngộ đạo' của chúng ta luôn hiện hữu. Phật đã dậy là mọi người đều là phật, mọi người đều là một bông hoa Ưu đàm..
Trong Kinh sách Phật còn có một cây linh thiêng khác là cây Vô Ưu, có lẽ là một cây khác hẳn với cây Ưu đàm..
(BS Nguyễn Lê Đức, một cư sĩ Phật giáo tại Jacksonville, Florida cho biết các học giả nghiên cứu về Phật giáo đã đi tìm và thấy ở Nepal có giống dây leo có hoa đỏ, lớn hơn cái chén ăn cơm, nở vào tháng tư (tại Ấn độ) và thấy ở cả vùng Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là chỗ Phật Thích Ca ra đời (trong Kinh nói Hoàng Hậu Ma-Gia nắm cành hoa Vô ưu và Đức Phật ra đời..).
Tên khoa học và các tên khác :
Ficus glomerata (đồng nghĩa: Ficus racemosa) thuộc họ thực vật Moraceae.
Tên Anh Mỹ : Cluster fig, Country fig tree ; Pháp : Figuier glomerulé
Trung Hoa : Ưu đàm. Ấn độ : Gular (Hindi); Umbar (Bombay)
Đặc tính thực vật :
Cây mộc thuộc loại trung bình, có thể cao 15-20 m, không rễ phụ. Cành mềm có vẩy, u lồi và nhiều thẹo. Cành non có lông mềm màu nâu nhạt. Lá hình mũi giáo hay bầu dục, mọc so le, dài 8-20 cm rộng 4-8 cm, đầu có mũi nhọn, gốc tù. Phiến lá màu lục xậm, cả hai mặt đều nhẵn, thường bị một loài sâu bọ ký sinh tạo thành những nốt u nhỏ, gọi là vú sung. Lá bẹ cao 1 cm.
Cụm hoa mọc rất nhiều, dày đặc ở thân và cành già nơi không có lá. (Cụm hoa ở trên một đế hoa lõm, phát triển hành túi kín bao lấy hoa ở bên trong)
Quả thuộc loại phức (thật ra là đế hoa bao lấy quả thật ở bên trong), có cọng, lớn chừng 2-4 cm : xanh lục nhạt khi còn non, khi chín màu đỏ hay đỏ nâu, vị ngọt. Hạt rất nhỏ và nhiều, không đếm được.
Thành phần hóa học :
Lá chứa : Tetracycliene- triterpene glaunol acetate.
Quả chứa : Glauanol, Hentriacontane, Ester tiglic của taraxasterol, Beta-Sitosterol, Guanol acetate, Đường hữu cơ như glucose, sucrose..
Vỏ thân : Lupeol, Sitosterol, Stigmasterol, Tannins, Flavonoids như Kaempferol, Rutin, Bergapten, Psoralen, Bergenin..
Vỏ đọt (Stem bark) : Leucoanthocyanins, ceryl behenate, Lupeol và amyryl acetate, Lupeol-glucoside, Friedelin
Nhựa mủ : Bergenin, Lupeol acetat, Beta-sitosterol.
Các nghiên cứu khoa học về Ficus glomerata :
Hoạt tính giúp hạ đường trong máu :
Nghiên cứu tại Phân khoa Dược, ĐH Dharka, Bangladesh, thử nghiệm trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin, chuột được cho ăn thực phẩm trộn thêm các phần trích từ Ficus bằng petroleum-ether (xấy khô trong chân không) trong 10 ngày. Kết quả ghi nhận phần trích bằng ether của đọt thân (A) có hoạt tính khá mạnh gây giảm mức đường trong máu, trong khi đó các phần trích từ quả và nhựa cây (B) không có tác dụng. Phần (A) ức chế hoàn toàn các men glucose-6-phosphata se và arginase đồng thời kích khởi hoạt động củamen glucose-6-phosphata se dehydrogenase trong gan của chuột. Phần (B) chỉ ức chế glucose-6-phosphata se..(Pure & Applied Chemistry Số 66-1994).
Lá Ficus glomerata dùng làm thực phẩm gia súc :
Theo các phân chất của FAO : lá Ficus glomerata được dùng tại Ấn độ và Pakistan làm thực phẩm cho trâu bò và dê trừu rất tốt. Lá tươi chứa từ 10-11.2 % chất đạm thô, 2-4 % calcium, 0.1 đến 0.3 Phosphorus. Gia súc có thể tiêu hóa đến 60% chất sơ trong lá Ficus.
Hoạt tính bảo vệ bao tử của chất trích từ quả Ficus glomerata :
Tại Ấn độ quả Ficus glomerata được dùng trong dân gian để trị thiếu máu và các bệnh về bao tử. Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thực Vật Quốc Gia Ấn độ dùng nước chiết bằng ethanol 50% quả F. glomerata, cho chuột, bị gây ung loét bao tử bằng nhiều phương thức khác nhau, uống theo những liều 50, 100 và 200 mg/ kg, ngày 2 lần trong 10 ngày.. Kết quả ghi nhận Chất trích từ F. glomerata có thể ngừa được các hư hại do phản ứng oxy-hóa trên màng nhầy bao tử bằng cách ngăn chặn phản ứng peroxy hóa các lipid và bằng cách làm giảm hoạt động của các men superoxide dismustase, H+ K+ ATPase , và bằng gia tăng hoạt động của Catalase (Journal of Ethnopharmacology Số 115-2008)
Khả năng bảo vệ gan và chống oxy-hóa của Ficus glomerata
Nghiên cứu tại Khoa Hóa Dược, ĐH Dược Tamil Nadu ghi nhận dịch chiết từ vỏ Ficus glomerata bằng methanol có các hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy-hóa khi thử trên chuột (bị gây hư hại gan bằng CCl4). Các liều dùng 250 và 500 mg/kg có khả năng giúp nghịch đảo các thay đổi sinh hóa gây ra do CCl4 trên gan và thận (so sánh với chuột đối chứng). Các hoạt tính bảo vệ này có thể so sánh với hoạt tính của sylimarin, dùng làm tiêu chuẩn)(Journal of Natural Medicine Số tháng 10-2007)
Ficus glomerata trong Y học Ayurvedic :
Ficus glomerata là một trong số những dược thảo được ghi chép hầu như trong tất cà sách thuốc cổ của Ayurveda. Ficus glomerata hay Udumbara được xem là một cây linh thiêng dành cho Thần Dattaguru. Có nhiều danh từ đồng nghĩa với Udumbara như yajnanga, yajnayoga.. để chỉ cây được dùng trong các nghi lễ hiến tế.
Theo dược học Ayurvedic, Udumbara có vị chát, hơi ngọt, cay có tác động hậu tiêu hóa và gây nóng. Cây giúp chuyển hóa, làm dịu các chức năng kapha và pitta.. giúp trị tiêu chẩy, làm vết thương mau lành..
Các bộ phận : vỏ thân, quả, nhựa và lá của Udumbara đều có các giá trị chữa bệnh. Cây được dùng cả trong nội và ngoại khoa.
Khi dùng ngoại khoa (thoa đắp bên ngoài) : Nhựa được thoa trên các vết thưong lâu lành để làm giảm sưng phù, đau nhức và giúp vết thưong chóng lành hơn. Chồi non của lá được đắp trên da, dưới dạng thuốc nhão (paste) để làm da sáng, đẹp hơn.Nước sắc của lá dùng để rửa vết thương. Nước sắc của vỏ thân dùng súc miẹng trị sưng đau cổ họng và nướu răng. Nhựa đắp trên nơi đau sưng để làm bớt phù trướng, đau răng.
Khi dùng nội khoa, Udumbara giúp trị khá nhiều trường hợp bệnh : Nước sắc từ vỏ rất hữu hiệu để trị tiêu chẩy, kiết lỵ và đau sưng ruột. Nước sắc từ quả chín và vỏ cây được dùng trị tiểu đường, đồng thời giảm tiểu tiện. Nước sắc từ lá giúp chống sưng hạch, áp-xe, vết thương kinh niên. Nước sắc từ vỏ được dùng trong các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, trụy thai.xuất huyết nơi bộ phận sinh dục. Nhựa trộn với đường được xem là một phương thuốc trợ dương cho nam giới.. Nước ép từ quả trị đưọc nấc cục.
(Theo Herbalcure India)
Vài phương thức sử dụng :
Tại Việt Nam : theo Nam dược lá Sung ưu đàm có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có các tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng và bổ máu. Vỏ cây có vị chát.
- Nhựa sung : Dùng chữa mụn nhọt, lở loét, tự máu và sưng đau..
- Lá sung : thường dùng loại lá bị sâu ký sinh (vú sung) dùng làm thuốc bổ, giúp tăng sữa.
- Vỏ sung : sắc dùng trị sốt rét, tê thấp..
Tại Ấn độ : Rễ dùng trị kiết lỵ; nhựa rễ để trị tiểu đường. Lá , tán mịn trộn với mật ong để thoa mụn nhọt. Quả để trị ho ra máu, rong kinh, kiện vị và thu liễm.
Tải liệu sử dụng :
- Ficus recemosa in Buddhism (Wikipedia)
Medicinal Plants of India (S.K. Jain & R. A. DeFilipps)
Cây thuốc và Động vật làm thuốc tại Việt Nam (Viện Dược liệu)
CRC Handbook of Ayurvedic Medcinal Plants ( L.D Kapoor)
.